Chủ tịch ASEAN 2020 : Cơ hội cho Việt Nam chống tham vọng bá quyền Trung Quốc
Trong cương vị Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ trong năm 2020, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút sự chú ý của khu vực, theo Viện Nghiên cứu Lowy, trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập có trụ sở đặt tại Sydney, Úc Châu.
Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN 2020 - Ảnh VOV (Web screenshot)
Báo Điện tử chính phủ Việt Nam dẫn lời Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.
Thứ trưởng Dũng nêu bật năm ưu tiên chính sẽ được Việt Nam thúc đẩy : "Tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN ; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN ; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới ; nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN".
Cơ hội
Theo Viện nghiên cứu Lowy, năm 2020 sẽ là một năm bận rộn đối với Việt Nam, với nhiều lợi thế có thể nhân rộng ảnh hưởng của chính sách đối ngoại Việt Nam nếu Hà nội biết tận dụng hai vai trò đó để hối thúc cộng đồng quốc tế giải quyết một số vấn đề khu vực nan giải, trong đó có Biển Đông và tham vọng ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc.
Trong khi các trách nhiệm ngoại giao vừa kể đi đôi với áp lực to lớn, Viện Lowy cho rằng đây cũng là một cơ hội tốt cho Hà nội kêu gọi sự dấn thân của cộng đồng quốc tế theo hướng có lợi cho các lợi ích an ninh hàng hải của Việt Nam.
Theo Viện Lowy, các cuộc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển sẽ ngự trị năm 2020, trước khi bộ Quy tắc được phê chuẩn vào năm 2022 như dự kiến. Với ghế Chủ tịch, Hà nội sẽ đại diện cho ASEAN với các bên khác, chủ yếu là Bắc Kinh, và có phần chắc sẽ có thái độ quyết liệt hơn so với các chủ tịch tiền nhiệm vốn không phải là một trong các nước tranh chấp ở Biển Đông, hoặc là không muốn làm phật lòng Bắc Kinh.
2020 cũng là tròn năm đầu tiên ASEAN áp dụng "Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương" theo đó, Biển Đông không nên được hiểu như chỉ là các tranh chấp chủ quyền, biển đảo và tài nguyên giữa các nước ven Biển Đông, mà Biển Đông cần được nhìn nhận như một "vùng biển kết nối giữa các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các nước trong và ngoài khu vực, là nơi các quốc gia mong muốn duy trì sự thượng tôn của luật pháp quốc tế, là nơi các nước trong và ngoài khu vực đối thoại, phát triển hợp tác".
Thách thức
Viện Lowy cảnh giác những lợi thế như vừa kể không giảm bớt những khó khăn mà Hà nội phải đối phó trong cương vị Chủ tịch ASEAN.
Như đã xảy ra vào năm 2012 và năm 2016, có nguy cơ Campuchia sẽ lại cản trở ASEAN ra tuyên bố chung để bảo vệ đồng minh của họ ở Bắc Kinh. Dù đã đạt được một số tiến bộ với Pnom Penh, Hà nội khó có thể thay đổi cán cân này, theo Viện Lowy.
Một khó khăn khác mà nhiều nhà phân tích nêu bật là các cuộc thương thuyết về bộ Quy tắc Ứng xử trên biển rất phức tạp vì những bất đồng về cách giải quyết xung đột, và về quy chế pháp lý của bộ Quy tắc.
Theo Viện Lowy, Bắc Kinh sẽ không bao giờ đồng ý với một tài liệu pháp lý có thể giới hạn nỗ lực nhằm củng cố quyền kiểm soát của họ trong khu vực.
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nói rằng Trung Quốc cố tình thúc đẩy yêu sách "đường lưỡi bò" khi ngang nhiên tuyên bố đây là "khu vực có các nguồn tài nguyên của Trung Quốc bị các nước khác cướp".
Giáo sư Thayer nói Trung Quốc muốn trở thành cường quốc mới nổi tại khu vực châu Á, và Biển Đông là tâm điểm trong tham vọng đó.
Thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ về địa chính trị, mà còn giúp Bắc Kinh chiếm và khai thác nguồn dầu khí dồi dào tại đây", theo Giáo sư Thayer.
Đối với Việt Nam, một cách thực tiễn khả dĩ có thể chặn hoặc cản trở ý đồ của Bắc Kinh là yêu cầu sự can thiệp của Tòa án Trọng tài Quốc tế. Nhưng bất chấp khuyến nghị của nhiều chuyên gia và học giả, bày tỏ tin tưởng Việt Nam có cơ may thắng nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, trong nhiều năm qua Hà nội vẫn giữ im lặng về giải pháp này, mãi cho tới tháng trước.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo Biển Đông lần thứ 11 vào ngày 6/11/2019, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, tuyên bố rằng Việt Nam đang cân nhắc các biện pháp giải quyết căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc, trong đó có cơ chế trọng tài và khởi kiện, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung liệt kê các giải pháp chọn lựa của Việt Nam :
"Các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện tụng. Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này".
Vai trò lớn hơn của Việt Nam trên trường quốc tế đương nhiên không thể giải quyết những khó khăn mà Việt Nam phải đối phó. Nhưng viện Lowy nói vai trò đó có thể được dùng để làm đòn bẩy ngoại giao mà Hà Nội khai thác để bảo vệ tốt hơn các lợi ích quốc gia.
Viện Lowy nhận định Hà Nội hình như đang xác định vị thế chống các chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sách trắng Quốc phòng năm 2019 của Việt Nam nhấn mạnh hơn tới sự hội nhập quốc tế và quyền qua lại vô tội, rõ ràng bác bỏ cách diễn giải của Bắc Kinh cho rằng đây là một vấn đề song phương phải được giải quyết giữa hai nước, và như vậy là Việt Nam đã gián tiếp bác bỏ cố gắng của Bắc Kinh gạt Hoa Kỳ ra khỏi khu vực.
Viện Lowy nói dựa vào đó, có thể trông chờ Hà Nội sẽ tiếp tục có những hành động và tuyên bố tương tự trong năm 2020.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 19/12/2019
Phỏng vấn cựu Thẩm phán Phan Quang Tuệ
Sau hai tuần lễ điều trần công khai, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ giờ đang cân nhắc những bước tiếp theo trong tiến trình luận tội Tổng thống Trump. Chủ tịch Ủy ban, Dân biểu Adam Schiff, hôm 25/11 cho biết 3 ủy ban Hạ viện đã tiến hành điều tra luận tội Tổng thống- gồm Ủy ban Tình báo, Ủy ban Đối ngoại, và Ủy ban Giám sát, sẽ gửi phúc trình lên Ủy ban Tư pháp vào đầu tháng 12, tức là vào tuần tới, ngay sau khi quốc hội tái nhóm ở Washington sau Lễ Tạ Ơn.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler (D-NY) chờ phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi Hạ viện biểu quyết thông qua các quy định cho cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump tại Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 31/10/2019. Reuters/Joshua Roberts
Luận tội Tổng thống được các vị công thần lập quốc Mỹ ghi vào hiến pháp cách đây hơn 230 năm. Các nhà lập hiến đã cố ý sắp đặt để thủ tục luận tội phải được tiến hành một cách nghiêm túc, và để quốc hội khó khăn lắm mới có thể truất phế một Tổng thống tại chức. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có hai Tổng thống bị chính thức luận tội để truất phế, Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton.
Ngoài hai ông Johnson và Clinton, có hai tổng thống khác bị điều tra luận tội : Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Donald Trump. Cho tới nay, chưa một tổng thống Mỹ nào từng bị truất phế qua thủ tục luận tội.
VOA-Việt ngữ tham khảo ý kiến của một luật gia, Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ, cựu Thẩm phán Tòa Di trú Liên bang tại San Francisco.
Diễn biến tiến trình luận tội Tổng thống Trump
Ủy ban Tư pháp do ông Jerry Adler đứng đầu, đã ấn định ngày thứ Tư 4/12 để mở phiên điều trần trong đó, các luật gia chuyên môn sẽ xem xét vụ việc trên căn bản hiến pháp trước khi ủy ban quyết định có lập hồ sơ luận tội Tổng thống hay không, và nếu có, thì dựa trên cơ sở nào.
Trước đó, trong một bức thư gửi đến các đồng viện ở quốc hội, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff cho biết nội dung của phúc trình đưa lên Ủy ban Tư Pháp sẽ đề cập tới một ‘chiến dịch cản trở công lý chưa từng thấy’ của Tòa Bạch Ốc, giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump ra lệnh cho các quan chức không hợp tác với cuộc điều tra của các ủy ban Hạ viện.
Trong bức thư, ông Schiff viết : "Đây là một ‘vấn đề cấp bách không thể chờ đợi nếu Mỹ muốn bảo vệ an ninh quốc gia và các cuộc bầu cử của mình".
Diễn tiến cuộc điều tra luận tội
Ủy ban Tư pháp Hạ viện do ông Jerry Adler đứng đầu, đã ấn định ngày thứ Tư 4/12 để mở phiên điều trần đầu tiên của ủy ban. Trước đó Ủy ban Tình báo Hạ viện đã cho công bố thêm hai bản ghi chép lời khai của các nhân chứng khác, kể cả lời khai của một quan chức ngân sách Tòa Bạch Ốc, nêu lên những quan ngại của quan chức này và các đồng nghiệp khi được lệnh của Tổng thống Trump, qua trung gian các môi giới, phải đình chỉ việc tháo ngân tiền viện trợ cho Ukraine.
Đây là vấn đề nằm ở tâm điểm cuộc điều tra luận tội có thể dẫn tới truất phế Tổng thống Trump. Trong tháng 11/2019, nhiều nhân chứng gồm các nhà ngoại giao và quan chức khác đã làm chứng trước Ủy ban Tình báo Hạ viện, khẳng định Tổng thống Trump đã chỉ thị cho ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông, dẫn đầu chính sách đối với Ukraine, và rằng ông Giuliani là nhân vật đằng sau một kênh ngoại giao "bất thường".
Các nhân chứng cho rằng Tổng thống Trump đã ra lệnh này để tăng sức ép, buộc Tổng thống Ukraine điều tra cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden, lúc bấy giờ là đối thủ chính trị nổi bật nhất của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Trong khi đó thì chính quyền Tổng thống Trump vẫn tỏ thái độ thách thức sau các cuộc điều trần công khai của nhiều quan chức, phần lớn đều bất lợi cho Tổng thống Trump.
Phát biểu trên chương trình "Face the Nation" của đài CBS hôm Chủ nhật 24/11, Cố vấn cấp cao của Tòa Bạch Ốc Kellyanne Conway tuyên bố chính phủ Trump đã sẵn sàng để phát động một chiến dịch pháp lý và chính trị mạnh mẽ hầu bảo vệ Tổng thống Trump, nếu phe Dân chủ tại Hạ viện biểu quyết luận tội Tổng thống, và Thượng viện mở phiên xét xử xem có nên truất phế Tổng thống hay không.
Để tìm hiểu các khía cạnh pháp lý của cuộc điều tra luận tội, VOA-Việt ngữ phỏng vấn cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, người được Tổng trưởng Tư Pháp Janet Reno bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa Di trú Liên bang tại San Francisco vào năm 1995.
Dựa trên những lời khai của các nhân chứng trong hai tuần qua, liệu đã có đủ bằng chứng và cơ sở để tiếp tục thủ tục luận tội ?
Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ nói câu trả lời tùy thuộc vào bản chất của thủ tục luận tội, liệu đây là một thủ tục hành chánh, một thủ tục hình sự hay một thủ tục chính trị.
Ông giải thích :
"Trước các tòa án hành chánh thì cái level of evidence – cái mức độ bằng chứng nó không phải là ‘beyond reasonable doubt’ như trước tòa án hình sự, mà nó chỉ là ‘bằng chứng đầy đủ vừa phải là đủ. Bằng chứng trước tòa hình sự thì nó phải tuyệt đối, không còn nghi ngờ gì. Về chính trị, thủ tục chính trị thì thực sự ra nó không có một cái level of evidence nào cả, ngoại trừ mức độ bằng chứng đó nó nằm ở trong dư luận của quần chúng".
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu đây là một thủ tục hành chính, hình sự hay chính trị ?
Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói muốn trả lời câu hỏi đó, cần tham khảo Điều 2, Khoản 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Điều 2, Khoản 4 viết : "The President, Vice President and all civil Officers of the United States, shall be removed from Office on Impeachment for, and Conviction of, Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors".
Xin tạm dịch :
"Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị bãi nhiệm nếu bị luận tội và bị kết tội phản quốc, hối lộ hay các trọng tội và khinh tội khác".
Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói dựa trên điều 2 khoản 4 của hiến pháp, thì đây là một thủ tục chính trị, chứ không phải là một thủ tục hình sự. Ông nói luận tội giai đoạn đầu thuộc thẩm quyền của Hạ viện, Hạ viện sẽ biểu quyết theo đa số thường. Lên tới Thượng viện để quyết định có bãi nhiệm hay không, thì thủ tục luận tội phải đạt 2/3 số phiếu, Tổng thống mới bị truất quyền".
Luận tội và viễn kiến của các nhà lập quốc Mỹ
Điều đáng khâm phục là làm cách nào mà cách đây hơn 230 năm, các nhà soạn hiến pháp và các vị công thần lập quốc đã có cái viễn kiến phân quyền ra làm 3 nhánh : 1. Lập pháp : quy định trong Điều khoản 1 của hiến pháp, 2. Hành pháp Điều khoản 2, và 3. Tư pháp. Impeachment, thủ tục luận tội, nằm trong điều 2, khoản 4.
Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói : "Họ phân chia ra là để Hạ viện, cơ quan đại diện trực tiếp gần nhất với dân chúng, đứng ra và làm cuộc điều tra đặc biệt để luận tội. Nhánh thứ hai là Thượng viện thì sẽ đóng vai trò bồi thẩm đoàn, tức jury. Và nhân vật chủ tọa phiên xử về luận tội đó là Chủ tịch Tối cao Pháp viện".
Tại sao có sự phân quyền như vậy ?
Thẩm phán Phan Quang Tuệ : "Sở dĩ họ phân ra như vậy là vì họ muốn tránh tình trạng một người hoặc một cơ quan vừa đóng vai trò công tố, vừa đóng vai trò xử án", nhằm bảo đảm không một nhà lãnh đạo nào có thể ngồi trên luật pháp, và trở thành một nhà độc tài".
Ông Phan Quang Tuệ nói muốn tìm hiểu ý định của các công thần lập quốc về thủ tục luận tội, phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, trong đó có bức thư luân lưu số 65 của Alexander Hamilton.
Trách nhiệm của người dân Mỹ
Thẩm phán Phan Quang Tuệ nêu bật trách nhiệm của mọi công dân Mỹ là phải bảo đảm hiến pháp được tôn trọng, bởi vì văn kiện đó ‘chính là yếu tố làm nên sức mạnh của Hoa Kỳ’.
"Cái trách nhiệm của thế hệ của chúng ta ngày nay, được đại diện qua những đại biểu của chúng ta tại Hạ viện và Thượng viện, phải coi tôn trọng hiến pháp nó quan trọng tới mức nào, hay là chúng ta chỉ chú trọng tới đời sống kinh tế, hay là chúng ta chỉ chú trọng tới các lĩnh vực như luật di trú, bảo hiểm y tế, hay là chúng ta chỉ chú ý tới cái sức mạnh quân sự của nước Mỹ ?"
Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói tuy hiến pháp "chỉ là một tờ giấy, chỉ có 7 điều hiến pháp, và 27 tu chính án, nhưng văn kiện này là chiếc chìa khóa đã mở cửa, dọn đường đưa nước Mỹ tới vị trí số một thế giới.
"Chính bản hiến pháp đó nó mới là căn bản cho xã hội, cho sự cường thịnh của nước Mỹ, và nó khiến cho chúng ta có cái vị trí đặc biệt ở trong thế giới ngày hôm nay".
Thủ tục luận tội Tổng thống Trump đang gây chia rẽ trầm trọng trong xã hội Mỹ. Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ cho rằng muốn bảo vệ nước Mỹ và các giá trị Mỹ, mỗi một người dân phải bảo vệ hiến pháp.
"Chúng ta phải tôn trọng hiến pháp nếu chúng ta muốn bảo vệ đất nước Mỹ và vị trí đặc biệt của quốc gia Hoa Kỳ và tôi thấy đó là điều quan trọng vì trong một thế giới hỗn loạn như thế này, chúng ta cần có một quốc gia đóng cái vai trò lãnh đạo sáng suốt được hướng dẫn bởi một người lãnh đạo ôn tồn và sáng suốt. Đó là mục đích của thủ tục luận tội và bãi nhiệm".
Tại cuộc điều trần của Ủy ban Tư pháp vào ngày 4/12, các luật gia chuyên môn sẽ xem xét thủ tục luận tội trên căn bản hiến pháp trước khi ủy ban tư pháp quyết định có lập hồ sơ luận tội Tổng thống Trump hay không, và nếu có, thì dựa trên cơ sở nào.
Các thành viên Đảng Dân chủ muốn có biểu quyết chung cuộc trước Giáng Sinh năm nay, dọn đường cho phiên xét xử tại Thượng viện vào tháng Giêng năm tới.
VOA Việt ngữ xin cảm tạ Thẩm phán Phan Quang Tuệ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Hoài Hương thực hiện
Nguồn : VOA, 28/11/2019
Thẩm phán Phan Quang Tuệ được Tổng trưởng Tư pháp Janet Reno bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa Di trú Liên bang tại San Francisco vào năm 1995. Trước đó ông là thẩm phán tại Bộ Lao động, và Tùy viên Công tố (Assistant Attorney General) Bộ Tư pháp tiểu bang Iowa.
Hội nghị ASEAN + tổ chức tại Thái Lan vừa bế mạc vào đêm 4/11. Dịp này, nước chủ nhà đã chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN lại cho Việt Nam vì năm 2020 là tới lượt Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha trao búa Chủ tịch ASEAN cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/11/2019.
Nhiều người Việt theo dõi hội nghị cấp cao khu vực với hy vọng khối ASEAN sẽ đưa ra một lập trường mạnh mẽ để phản đối những hành động của Bắc Kinh, vi phạm vùng dặc quyền kinh tế của một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nhất là sau những gì diễn ra ở bãi Tư Chính. Một số bày tỏ thất vọng vì thông cáo chung chỉ nhắc qua loa tới Biển Đông với những lời lẽ mà nhiều người cho là đã 'quá nhàm tai'. Hai nhà quan sát chia sẻ quan điểm với VOA-Việt ngữ về hội nghị ASEAN vừa kết thúc, và nhận định về những khó khăn cũng như những cơ hội thuận lợi mà Việt Nam có thể nắm bắt trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát và đoàn tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở các hoạt động dò tìm và khai thác dầu khí của Việt Nam đã gây phẫn nộ trong công chúng, và khiến nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam lần đầu tiên chính thức lên tiếng phản đối. Thế mà bản thông cáo chung 18 điểm của ASEAN và Trung Quốc chỉ lặp lại những điều mà ai cũng đã nghe qua nhiều lần, như : "hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải bên trong và bên ngoài Biển Đông", và thông cáo nhấn mạnh tới việc "tăng cường niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau", các bên phải "tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình…".
VOA-Việt ngữ tìm hiểu ý kiến của các nhà quan sát tình hình Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy từng giảng dạy tại Đại học Paris 7, nói :
"Tôi không ngạc nhiên là cái thông cáo chung của ASEAN không nhắc gì tới Biển Đông. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc luôn luôn tìm mọi cách làm áp lực buộc các quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, để họ không bao giờ có một tiếng nói chung, tại vì nếu có tuyên bố chung mạnh mẽ thì Trung Quốc không thể áp đặt cái đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò đó".
Tiến sĩ Huy nói trong 10 nước ASEAN, phần lớn vẫn là các chế độ chuyên chế, do đó rất dễ để bị Trung Quốc chi phối.
"Đối với các chế độ chuyên chế, việc tranh thủ sự ủng hộ rất là giản dị, chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo cao cấp nhất là xong. Trung Quốc lấy đồng tiền ra để mua chuộc lãnh đạo các quốc gia đó để chống lại Việt Nam trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và bãi Tư Chính".
Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, nhận định :
"Tổ chức ASEAN là chỗ để nói chuyện thôi, cho nên nếu một hay hai bên không đồng ý thì cả nhóm khó mà lên tiếng mạnh mẽ, nhưng tôi nghĩ lần này các thành viên của ASEAN cũng thấy Trung Quốc đã quá lố, không những ăn hiếp Việt Nam, mà còn ăn hiếp cả Malaysia và Philippines. Hai nước này bây giờ cũng tỏ ý rất lo ngại, mặc dù họ không nói thẳng ra".
Giáo sư Ngô Vĩnh Long nêu bật một điểm sáng của hội nghị ASEAN năm nay, đó là lập trường dứt khoát và những lời lên án thẳng thắn của Mỹ về hành động hiếp đáp của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng nhỏ hơn trên Biển Đông.
"Tôi chưa bao giờ thấy Mỹ nói thẳng như vậy. Mặc dù ông Trump không đến nhưng tiếng nói của Cố vấn An ninh quốc gia của Nhà Trắng còn mạnh hơn. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp một số nước trong khu vực thấy rằng bất chấp những khó khăn về nội bộ, giữa quốc hội và Nhà Trắng v.v... nhưng lợi ích về xa về dài của Mỹ, đặc biệt về vấn đề an ninh, thì Mỹ vẫn lên tiếng mạnh mẽ. Tôi cho đây là một cái đà để Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN trong năm tới, Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh hơn".
Việt Nam đang đứng trước một cơ hội ngàn năm, đến rất đúng lúc khi đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2020, và mặt khác trở thành thành viên (không thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Vậy Việt Nam nên làm gì để tận dụng cơ hội hiếm có để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích quốc gia đang bị Trung Quốc đe dọa ?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : "Chính quyền cộng sản Việt Nam từ trước tới nay luôn luôn có sự gắn kết chặt chẽ với Trung Quốc. Việt Nam mà muốn tận dụng cơ hội này để vận động thì phải thật tâm mở cửa đối với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tôi thấy Việt Nam chỉ mở cửa hí hí, hé ra chút xíu để được giúp đỡ mà thôi. Sự thành tâm không nên các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả Ấn Độ nữa cũng ủng hộ chừng mực mà thôi".
Giáo sư Ngô Vĩnh Long thì cho rằng Việt Nam không có gì để mất trong tình hình hiện tại và vì vậy, Việt Nam nên mạnh dạn tận dụng dịp này để vận động quốc tế ủng hộ.
"Tôi nghĩ Việt Nam nên vận động mạnh hơn. Đằng nào Trung Quốc cũng đã gây rối hết sức rồi, Việt Nam mà không la làng, không vận động thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ rất là khó khăn".
Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói như những gì xảy ra ở bãi Tư Chính đã chứng minh rằng cả các nước ngoài ASEAN như Mỹ và EU, cũng sẽ ủng hộ, nếu Việt Nam có phản ứng quyết liệt và rõ ràng để tố cáo các hành vi ‘cá lớn nuốt cá bé’ của Bắc Kinh.
Giáo sư Long nói trong cương vị Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, Việt Nam nên tăng cường các nỗ lực vận động để được thế giới chống lưng.
"Sang năm Việt Nam ở trong một vị thế rất tốt. Tôi nghĩ Việt Nam nên vận động không những các thành viên trong Hội đồng Bảo an, mà Việt Nam cũng nên đến gặp các nước trong Liên Hiệp Quốc để vận động".
Trong quá khứ Hà Nội đôi khi tỏ ra quá thận trọng, quá rụt rè do dự và do đó rơi vào tình trạng cô lập trên trường quốc tế và ngay cả ở trong nước, khi những người biểu tình phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc bị đàn áp, có người bị bỏ tù. Việt Nam cần làm gì để vận động sự ủng hộ ở trong nước cũng như trên trường quốc tế để tránh bị cô lập trước Trung Quốc ?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long : "Phải để cho báo chí, phải để cho trí thức nói ra những vấn đề mà Việt Nam phải đối phó thì thế giới mới biết. Đàn áp dân chúng, không cho dân chúng và trí thức có tiếng nói thì sẽ có hại về lâu về dài cho đất nước".
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : "Đây là cơ hội để Việt Nam tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ, nhưng tôi thấy Việt Nam vẫn dùng chính sách đi nước đôi và không dám có một thái độ rõ ràng thì tôi nghĩ rằng trong năm 2020 sắp tới tình hình cũng sẽ không thay đổi bao nhiêu".
Tiến sĩ Huy nói trong khi dân thực sự muốn thoát Trung, thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đi hàng hai.
"Người trong nước thì rất muốn Việt Nam thoát khỏi Trung Quốc để xích lại gần với Mỹ, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam không muốn như vậy. Sự giằng co này nó sẽ còn kéo dài trong suốt năm 2020".
Trong các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam có lẽ là nước chịu nhiều thiệt thòi nhất vì tham vọng bành trướng của nước láng giềng phương Bắc. Trong khi Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy tỏ ra bi quan về tương lai Biển Đông vì hoài nghi thực tâm của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành vi gây hấn của Trung Quốc, thì Giáo sư Ngô Vĩnh Long bày tỏ lạc quan, nói rằng nên nhìn lại lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Ông nói với vị thế trên trường quốc tế hiện nay, Việt Nam ngày nay không có lý do gì để nhượng bộ Trung Quốc hơn so với các bậc tiền nhân trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, và người Việt Nam phải tận dụng vị thế đặc biệt thuận lợi trong năm tới để tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới. Ông nói trong năm tới, Việt Nam phải tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN và tư cách thành viên của Hội đồng Bảo an để bảo vệ các lợi ích quốc gia trong cuộc đọ sức bất cân xứng với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc.
VOA-Việt ngữ xin chân thành cảm tạ Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Maine, và Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy từ Paris đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 05/11/2019
Một bài báo trên tạp chí Forbes hôm 7/8 cho rằng Việt Nam có một chiến lược "thông minh" để ngăn Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, khi hợp tác với Nga khai thác dầu khí trong Biển Đông, bởi vì Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh không thể làm phật lòng tại thời điểm này. Nhưng liệu Việt Nam có thể trông cậy vào Nga để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc ?
Một nhà phân tích các vấn đề Việt Nam đồng ý rằng Hà Nội đã ‘đi đúng nước cờ’ khi chọn Nga, một cường quốc ‘nặng ký hơn’ làm đối tác khai thác dầu khí trong Biển Đông, nhưng ông cảnh giác Việt Nam phải hết sức thận trọng. Một nhà quan sát khác nói nếu đụng độ quân sự diễn ra ở bãi Tư Chính hay nơi nào khác trên Biển Đông thì không có gì bảo đảm là Nga, hoặc Mỹ, sẽ can thiệp để giúp Việt Nam và như vậy sẽ làm phật lòng Trung Quốc, nếu Việt Nam không có thái độ dứt khoát.
Hoài Hương phỏng vấn Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy ở đại học Harvard, Hoa Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, từng dạy học ở đại học Paris 7.
Theo bài báo trên tạp chí Forbes thì cho tới nay, Việt Nam đã tỏ ra can đảm khi cho triển khai các lực lượng của mình ra đối đầu với các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Trước đó Hà Nội đã hối thúc để có được một thỏa thuận nhằm bất hợp hóa một số hoạt động của Trung Quốc trong Biển Đông kể cả xây đảo nhân tạo, phong tỏa sự đi lại của tàu bè các nước, triển khai vũ khí, phi đạn vv.., Việt Nam cũng vận động để đưa ra một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
Hà Nội còn thách thức Trung Quốc bằng cách dò tìm dẩu khí trên Biển Đông trong khu vực gọi là "đường 9 đoạn" – dân thường gọi là đường lưỡi bò- mà Trung Quốc vẽ ra để giành chủ quyền các vùng biển có trữ lượng tài nguyên phong phú trong khu vực.
Bài báo viết rằng trong quá khứ, Việt Nam đã chọn những đối tác được cho là không mấy có trọng lượng, như Tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ (ONGC), và tập đoàn khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha. Cả hai tập đoàn này cuối cùng đã phải bỏ dự án khai thác dầu khí liên doanh với Việt Nam vì áp lực từ Bắc Kinh.
Tạp chí Forbes dẫn một tài liệu của nhà nghiên cứu Bennett Murray đăng trên tạp chí Foreign Policy, nhận định :
"Lần này, một đối tác đáng gờm hơn đã vào cuộc : đó là tập đoàn Rosneft mà cổ đông chính là chính phủ Nga".
Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Đại học Harvard, nói ông đồng ý với nhà nghiên cứu rằng Việt Nam nên chọn những đối tác nặng ký hơn, có khả năng bảo vệ các quyền lợi của mình.
"Tôi thấy câu nói của ông (Murray) trong tạp chí Foreign Policy là đúng bởi vì Nga là một cường quốc đang có quyền lợi tại bãi Tư Chính, thì chính phủ Nga đời nào lại rút lui ? Thế nào Nga cũng phải bảo vệ quyền lợi dầu khí của họ ở Tư Chính, thế nào cũng nói những câu có lợi cho Việt Nam. Sau khi tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha phải rút lui vào năm 2017, 2018, tôi đã khuyên Việt Nam tại sao không giao du với những cường quốc có lực lượng hải quân bảo vệ được các giàn khoan của họ ? Tây Ban Nha làm sao bảo vệ được ? Thì phải chơi với những cường quốc ‘ngáo ộp’, tôi đã dùng chữ đó !"
Giáo sư Tạ Văn Tài nói tuy vậy Việt Nam phải cẩn thận bởi vì Nga cũng bang giao hữu nghị với Trung Quốc, và trong các điều kiện không bán được dầu sang các nước Tây Âu vì các nước này trừng phạt Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina nên phải bán dầu cho Trung Quốc, nước có nhu cần năng lượng cao.
Giáo sư Tạ Văn Tài :
"Muốn bán dầu cho Tàu cho nên Nga có thể có thái độ ôn hòa hơn tại vùng Tư Chính và ở Biển Đông. Phản đối ông Tàu đi quanh trên Biển Đông ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Nga sẽ không nói gì mấy đâu. Gần đây Nga cũng chẳng tuyên bố gì. Chỉ khi nào Tàu bắt đầu đục, khoen một điểm nào đó trong thềm lục địa Việt Nam gần bãi Tư Chính thì Việt Nam nên phản đối quyết liệt, lúc đó Nga vì quyền lợi, mới có thể nói mạnh hơn".
Theo Giáo sư Tạ Văn Tài thì Nga có thể tuyên bố Trung Quốc có quyền qua lại trên Biển Đông, ngay cả trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bởi vì đó là quyền tự do hàng hải được công nhận cho tất cả các nước, nhưng Nga sẽ lên tiếng mạnh mẽ hơn nếu Trung Quốc bắt đầu ‘đục khoét xuống thềm lục địa Việt Nam’, nơi mà Việt Nam và Nga đang hợp tác khai thác dầu khí.
Giáo sư Tạ Văn Tài nói Việt Nam không nên bỏ qua giải pháp kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế bởi vì theo lời ông, các cường quốc sẽ không muốn xen vào chuyện của nước khác, nếu chính nước đó không lên tiếng, hoặc không có hành động nào để tự cứu lấy mình.
Ông nói : "Khi Việt Nam lên tiếng phản đối, cầu cứu các cường quốc, và nếu an ninh quốc tế bị đe dọa, thì cầu cứu Hội đồng Bảo an, thì các cường quốc mới lên tiếng mạnh mẽ được".
Tuy nhiên nếu chọn giải pháp kiện Trung Quốc, Việt Nam "phải kiện sao cho đúng cách", Giáo sư Tạ Văn Tài :
"Phải kiện dúng lúc khi họ bắt đầu ngăn cản hoạt động khai thác của liên doanh của Việt Nam với Nga tại khu Tư Chính hay là khi họ bắt đầu khoan trong thềm lục địa Việt Nam thì phải nộp đơn kiện liền. Phải chuẩn bị hồ sơ ngay bây giờ".
Bài báo trên tạp chí Forbes nói sự hiện diện của Nga tại Biển Đông có thể giúp Việt Nam xoay chuyển tình thế, dựa trên lập luận là Bắc Kinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu đối đầu với hải quân Nga, trong khi nước này sẵn sàng bảo vệ các quyền lợi của Moscow trong khu vực. Và như vậy, Trung Quốc buộc lòng phải kiềm hãm bớt các cao vọng trên Biển Đông để có thể duy trì hòa bình khu vực.
Từ Paris, Tiến sĩ Nguyễn văn Huy, từng giảng dạy tại Đại học Paris 7, nhận định về các lợi ích của Nga ở Châu Á :
"Đây là một khu vực chiến lược mà Nga không thể vắng mặt. Việt Nam chỉ là một lý cớ để sự hiện diện của Nga cụ thể hơn qua hình thức là liên doanh, giúp Việt Nam khai thác dầu hỏa ở khu vực Bãi Tư Chính hoặc quanh các lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam".
Theo Tiến sĩ Huy thì Trung Quốc sẽ tránh, không đụng độ với Nga, nhưng ngược lại, nếu xảy ra đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Nga, theo ông, sẽ chỉ đóng vai trò trung gian :
"Nếu xảy ra đụng độ quân sự thật sự thì Nga sẽ không giúp gì Việt Nam đâu. Nga chỉ khuyên can và làm sao để hai bên bớt căng thẳng. Thành ra bây giờ tranh chấp ở bãi Tư Chính chỉ là vấn đề của người Việt Nam, nếu người Việt Nam quyết tâm thì Trung Quốc sẽ dừng lại".
Giáo sư Nguyễn Văn Huy nói muốn các cường quốc can thiệp, dù là Nga hay Mỹ, Việt Nam phải có lập trường rõ ràng hơn đối với Trung Quốc.
"Nếu Việt Nam cứ đi dây, hàng hai hàng ba, thì người ta không biết thái độ của Việt Nam thế nào, nhất là Nga với Mỹ hiện nay cần Việt Nam phải có một thái độ dứt khoát. Tôi nghĩ cái thế cò cưa trong vụ tranh chấp ở bãi Tư Chính sẽ còn kéo dài. Sự can thiệp của Nga hoặc Mỹ vào Biển Đông để giúp Việt Nam chỉ là một ảo tưởng của những người ngoài đảng cộng sản mà thôi. Không một nước nào có thể giúp Việt Nam, nếu Việt Nam không có một thái độ rõ ràng".
Hôm thứ Năm 8/8 vừa rồi, một cảnh tượng cảm động bất ngờ diễn ra tại phi trường Dallas Love Field, bang Texas, Hoa Kỳ, khi phi trường bình thường vẫn ồn ào tấp nập bỗng dưng hoàn toàn im lặng trong vài phút, để chứng kiến cảnh một quan tài được khiêng xuống giữa hai hàng quân danh dự từ một chiếc máy bay thương mại của Hãng Hàng Không Southwest.
Theo hãng tin AP, Đại tá Roy Knight Jr., hưởng dương 36 tuổi, cuối cùng đã trở về nguyên quán trên chuyến bay do chính con trai ông, Bryan Knight, phi công của Southwest Airlines, điều khiển. Dallas Love Field cũng chính là phi trường mà Bryan, thời còn là một cậu bé lên 5, tiễn cha lên đường sang chiến trường Việt Nam.
Trong một video do Hãng Hàng Không Southwest phổ biến, nhiều phi công mặc quân phục chào nghiêm hai bên trong khi nhiều người khác trịnh trọng khiêng chiếc quan tài phủ lá cờ Mỹ. Nhân viên của Southwest ngưng mọi hoạt động, im lặng nhìn theo.
Tạp chí Business Insider tường thuật rằng Cơ quan đặc trách Tù nhân chiến tranh và Quân nhân mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay hài cốt của cố Đại tá Roy Knight đã được tìm thấy vào tháng 6 năm nay. Viên phi công thời chiến đã được nhận diện qua hồ sơ nha khoa.
Theo Military.com, một khi nhận được tin, Bryan Knight khởi sự tiến trình hồi hương hài cốt của cha. Trước tiên bộ hài cốt được đưa lên chuyến bay sang Honolulu, rồi chuyển tới Oakland. Phi công Bryan Knight dàn xếp với Hãng Hàng Không Southwest của ông để bảo đảm ông là người đích thân lái máy bay chở cha về Texas. Bryan được giao trách nhiệm lái chuyến bay WN 1220 từ phi trường Oakland về Dallas Love Field.
Theo NY Post, khi gần tới phi trường Dallas, hành khách được nghe qua hệ thống âm thanh :
"Chuyến bay Southwest 1220, chúng tôi có một thông điệp cho bạn. Thay mặt cho toàn đội, chúng tôi xin đón mừng cha ông, Đại tá Knight, trở về quê hương. Tuy ông đã ra đi, nhưng ông sẽ không bao giờ bị quên lãng".
Trong video của Hãng Hàng Không Southwest, một thành viên phi hành đoàn loan báo :
"Phi công đã điều khiển chuyến bay của quý vị chính là cậu bé 5 tuổi đã tới phi trường Love Field này cách đây 52 năm để tiễn biệt cha".
Ống kính quay sang những hàng ghế hành khách trên chuyến bay, nhiều người cảm động, không ngăn được dòng lệ.
Trưởng phòng báo chí ở Washington của tờ Global News của Canada, Jackson Proscow, đang trên đường về nước sau khi tường trình về vụ xả súng ở El Paso, tình cờ có mặt tại phi trường Dallas, tường trình những điều ông trông thấy :
"Phi trường hiếm khi có giây phút nào im lặng- nhưng trong vài phút ngắn ngủi, phi trường Dallas Love Field hoàn toàn im lặng", nhà báo kể. "Không có loan báo trên loa, không có tiếng vali bị lôi đi trên sàn gạch, không nghe ai hét lên trong điện thoại cầm tay. Mọi người lặng nhìn ra cửa sổ trong im lặng, nhiều người quẹt vội hàng nước mắt, lặng người theo dõi cảnh tượng mà hiếm ai được chứng kiến. Giây phút đó thật yên bình, thật đẹp, quả là một đặc ân được chứng kiến".
Báo New York Post dẫn lời phi công Byran Knight, phát biểu trong video của Hãng Hàng Không Southwest :
"Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, tôi nhớ lúc ấy hãy còn nhỏ, tôi đã dõi mắt nhìn theo mỗi tù nhân chiến tranh bước ra khỏi máy bay. Tôi theo dõi từng người một".
Ông nói tiếp : "Được làm điều này cho cha tôi, đưa ông về nhà, tôi cảm thấy vinh dự, rất vinh dự. Tôi là người may mắn, rất may mắn. Có bao nhiêu người có cơ hội để làm như vậy ?"
Máy bay của Đại tá Roy Knight bị bắn rơi trên không phận nước Lào vào năm 1967. 52 năm sau, thứ Bảy 10/7/2019, người quá cố cuối cùng đã được chôn cất ở quê nhà, Dallas, với đầy đủ lễ nghi quân cách. Tham gia tang lễ có nhiều thân nhân ra đời nhiều thập niên sau khi Đại tá Knight tử nạn.
Gia đình hoàng gia Monaco hôm 26/07/2019 vừa qua đã rước về nhà một nàng dâu mới, đó là Marie Chevallier, một cô gái Việt Nam lai Pháp có tên Việt là Hoa. Chồng mới cưới của Marie Hoa là Louis Ducruet, con trai trưởng và duy nhất của Công chúa Stephanie, em gái Hoàng thân Albert II, vua xứ Monaco, vương quốc nhỏ bé, xinh đẹp nằm ở miền Nam nước Pháp.
Đám cưới của Marie Hoa Chevallier, cô gái Pháp gốc Việt và Louis Ducruet, cháu trai Vua Monaco Albert II.
Tạp chí Paris Match của Pháp tường thuật rằng lễ thành hôn được cử hành trong hai ngày, lễ cưới tôn giáo được cử hành long trọng nhưng ấm cúng với sự hiện diện của toàn thể gia đình hoàng gia dòng họ Grimaldi tại ngôi giáo đường Notre-Dame-Immaculée de Monaco, nơi từng diễn ra ‘đám cưới thế kỷ’ vào năm 1956 của Vua Rainier III với cựu minh tình màn bạc người Mỹ Grace Kelly, Hoàng hậu xứ Monaco.
Ảnh chụp gia đình Hoàng gia Monaco trong ngày đám cưới của Marie Hoa Chevallier và Louis Ducruet, con trai trưởng của Công chúa Stéphanie de Monaco
Lễ cưới dân sự của Marie Hoa và Louis, cả hai đều 27 tuổi, được tổ chức trong vòng thân mật một ngày trước đó tại Cung điện hoàng gia, khách mời theo tạp chí People, chỉ có khoảng 200 người.
Chú rể Louis Ducruet gọi Vua Albert là Bác, và là người thứ 12 trên danh sách kế vị ngai vàng Monaco.
Cô dâu tốt nghiệp Trường Kinh doanh Skema ở Pháp, với văn bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh. Sau này theo học môn tiếp thị tại Đại học Western Carolina, bang North Carolina, Hoa Kỳ. Trở về nước năm 2015, Marie là phối hợp viên tổ chức sự kiện tại Hermitage, một khách sạn hạng sang ở Monaco.
Cặp vợ chồng gặp nhau vào năm 2011 thời còn là sinh viên, cả hai thú nhận đã gặp "tiếng sét ái tình" ngay từ cái nhìn đầu tiên trong một hộp đêm ở Cannes.
Cặp tình nhân trẻ cùng tuổi, đều yêu thể thao và thích đi du lịch và thường chia sẻ những hình ảnh khi cùng nhau chu du khắp nơi. Louis Ducruet cầu hôn Marie Hoa trong một chuyến đi thăm Việt Nam.
Loan báo qua Instagram lễ đính hôn với Marie Hoa vào ngày 12/02/2018, Louis hân hoan chia sẻ :
"Tôi xin giới thiệu với tất cả bà Ducruet tương lai… Cô ấy đã bằng lòng và giờ chúng tôi là vợ chồng sắp cưới".
Chia sẻ đó đi kèm với một tấm ảnh Ducruet quỳ gối trên cát ở một bãi biển Hội An, người xem chỉ thấy phía sau lưng Marie Hoa nhưng qua dáng điệu, ai cũng có thể đoán được nỗi hạnh phúc mà cô chia sẻ sau đó, cũng qua Instagram.
"Tôi rất tự hào loan báo tôi đã nói YES với tình yêu của đời tôi, @louisducruet. Em rất yêu anh".
Tạp chí Paris Match cho biết trước khi cầu hôn, Ducruet đã xin phép hai anh trai lớn của Marie, vì cha cô đã qua đời.
Marie Hoa Chevallier trong áo cưới - Đám cưới Hoàng gia Monaco
Báo chí ở Âu Châu, kể cả UK Express, Daily Mail, Paris Match có đề cập tới nàng dâu mới của Monaco, nhưng không cho biết nhiều chi tiết về gia đình Marie Hoa, ngoại trừ cha cô là Maurice Chevallier, người Pháp đã qua đời, và mẹ cô là người Việt.
Trên trang mạng xã hội, Marie Hoa có đăng hình ảnh của bố ẵm cô lúc còn bé, và ảnh của mẹ, khi bà sang North Carolina thăm con gái.
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi hôm 31/7 sau lễ cưới của con trai duy nhất của mình, Công chúa Stéphanie de Monaco chia sẻ nỗi xúc động của bà khi chứng kiến ngày hạnh phúc của hai con. Trang mạng programme-tv.net dẫn lời Công chúa xứ Monaco nói : "Tôi đã nói với Marie : Con đã là người trong gia đình từ lâu lắm rồi, nhưng bây giờ, con chính thức là một thành viên trong gia đình".
Ducruet quỳ gối trên cát ở một bãi biển Hội An : "Tôi xin giới thiệu với tất cả bà Ducruet tương lai… Cô ấy đã bằng lòng và giờ chúng tôi là vợ chồng sắp cưới".
Bà ngoại của chú rể, Grace de Monaco, là cựu minh tinh màn bạc Mỹ Grace Kelly, đã qua đời trong một tai nạn xe hơi thảm khốc vào năm 1982, để lại 3 người con, ngoài Stéphanie, con gái út, còn có Caroline de Monaco, và Albert II, người kế vị ngai vàng Monaco sau khi Vua Rainier III băng hà vào tháng Tư năm 2005.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 03/08/2019
Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ và Ủy ban Tình báo Hạ viện trong hai cuộc điều trần liên tiếp hôm 24/7. Đây là lần đầu tiên ông Mueller bị chất vấn công khai về cuộc điều tra kéo dài 22 tháng của ông vào nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ ở Điiện Capitol, ngày 24/7/2019 tại Washington. (AP)
Báo Wall St. Journal (WSJ) tường thuật rằng ông Mueller đôi khi do dự như không nắm vững các chi tiết trong báo cáo của ông, và những câu trả lời ‘nhát gừng’, đi kèm với trục trặc trong hệ thống âm thanh, nhất là trong cuộc điều trần đầu tiên, buộc ông Mueller yêu cầu nhắc lại câu hỏi nhiều lần, không mấy gây ấn tượng. Nhưng cuộc điều trần có một số điểm nhấn quan trọng, mà ông Mueller đã nêu bật.
Mối đe dọa từ Nga vẫn tiếp diễn
Cựu công tố viên đặc biệt Mueller cảnh báo Moscow có thể lại xen vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kế tiếp vào năm 2020.
Báo Financial Times ghi nhận ông Mueller mạnh mẽ phản bác phát biểu của Tổng thống Trump, khen ngợi Wikileaks trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016 giữa lúc trang mạng này phát tán các email bị lấy cắp của Đảng Dân chủ.
Ông Mueller, cựu Giám Đốc FBI, nói :
"Nói (hành vi của TT Trump) ‘có vấn đề’ là giảm nhẹ quá đáng tính nghiêm trọng của nó… về mặt tăng sức hoặc tôn lên một hoạt động phải được coi là bất hợp pháp".
Tuy phúc trình của ông Mueller kết luận là không thu thập đủ chứng cớ để có thể buộc tội Tổng thống Trump thông đồng với chính quyền Nga, nhưng phúc trình này phơi bày chi tiết những liên lạc giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với Moscow, giữa lúc Nga tích cực can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler, ông Mueller nhắc lại rằng phúc trình của ông "không minh oan cho Tổng thống Trump về những hành động mà ông bị cáo buộc đã thực hiện", và một lần nữa cảnh báo Nga có thể can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020.
"Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi đã chứng kiến một số thách thức đối với nền dân chủ của chúng ta, nhưng nỗ lực của chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất".
Ông khuyến cáo "nhiều quốc gia khác cũng đang phát triển khả năng để có thể thực hiện điều mà người Nga đã thực hiện". :
"Họ đang làm điều đó giữa lúc chúng ta đang ngồi ở đây, họ dự kiến sẽ thực hiện ý đồ trong chiến dịch bầu cử kế tiếp".
Báo cáo của ông Mueller công bố cách đây vài tháng kết luận rằng Nga đã can thiệp một cách có hệ thống vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 vì tin rằng Tổng thống Trump đắc cử sẽ có lợi cho nước Nga.
Những điểm nhấn khác
Trả lời ông Nadler rằng liệu chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ theo đó một Tổng thống đương nhiệm không thể bị truy tố, có cho phép truy tố ông Trump về tội cản trở công lý, khi ông rời khỏi nhiệm sở hay không ?
Ông Mueller trả lời : "Chính xác".
Dân biểu Ted Lieu, thành viên Đảng Dân chủ từ California, hỏi có phải chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ là lý do ông không truy tố Tổng thống Trump ? Thoạt tiên ông Mueller trả lời : "Đúng vậy", nhưng trước khi bước vào cuộc điều trần với Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vào buổi chiều, ông đính chính lại, rằng "chúng tôi không đưa ra kết luận liệu Tổng thống có phạm tội hình sự hay không".
Tổng thống Trump vẫn miêu tả cuộc điều tra của công tố viên Mueller là một cuộc "săn lùng phù thủy" bới lông tìm vết, không có cơ sở, do những đối thủ chính trị của ông phát động, ông Mueller thẳng thừng gạt bỏ lập luận đó và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc điều tra và tính cách nguy hại của vai trò của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Về câu hỏi "tại sao ông không tống trát yêu cầu Tổng thống Trump trả lời chất vấn ?
Mueller trả lời : "Chúng tôi quyết định không sử dụng quyền ra trát hầu tòa để buộc Tổng thống ra thẩm vấn vì vào lúc cuối, chúng tôi phải đẩy nhanh để kết thúc điều tra".
Được hỏi liệu có công bằng không, nếu nói rằng những câu trả lời của Tổng thống Trump bằng văn bản "không những không đầy đủ vì ông Trump không trả lời nhiều câu hỏi" mà còn vì "ông Trump không luôn luôn nói thật", ông Mueller trả lời : "Nói chung thì đúng".
Tuy vậy, theo WSJ, những thành viên Đảng Dân chủ đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc điều trần này sẽ làm tăng sự ủng hộ đối với giải pháp luận tội Tổng thống Trump sẽ cảm thấy thất vọng, bởi vì cuộc điều trần không cung cấp "thêm đạn dược" để giúp phe Dân chủ tăng mức độ ủng hộ cho tiến trình luận tội Tổng thống Trump, và mặt khác gây thất vọng cho phe Cộng hoà mong cuộc điều trần sẽ làm tăng mối hoài nghi về độ tin cậy của cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt và các cộng sự của ông.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 26/07/2019
Mật ước Trung Quốc - Cambodia sẽ để lại hệ quả ‘nghiêm trọng’
Hoài Hương, VOA, 24/07/2049
Báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin Phom Penh đã ký một thỏa thuận mật cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân của Campuchia gần Sihanoukville, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu, và tận dụng sức mạnh kinh tế cũng như quân sự tích lũy bấy lâu để cố tìm cách thay đổi trật tự toàn cầu, đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vị trí cường quốc số 1 hiện nay. VOA-Việt ngữ phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị của Đại học Occidental, một chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao, và các vấn đề quốc tế.
Tiến sĩ Sophal Ear, Phó Giáo sư Occidental College, đọc tham luận tại Hội Heritage, Washington DC. Ảnh chụp ngày 13/9/2018. (Sreng Leakhena/VOA Khmer)
WSJ hôm 21/7 tường thuật rằng theo thỏa thuận mật được ký kết vào mùa xuân năm nay và được cả hai nước giữ kín, Trung Quốc được độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, không xa một sân bay lớn đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/7 cực lực bác bỏ tin này.
"Đây là tin tức bịa đặt tồi tệ nhất đối với Campuchia từ trước đến nay. Không thể có chuyện đó vì việc đặt các căn cứ quân sự nước ngoài trái với hiến pháp Campuchia".
Ông Hun Sen chất vấn lại :
"Tại sao Campuchia lại cần sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ của mình chứ ?"
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Campuchia cũng bác bỏ thông tin này, nói rằng đây là tin thất thiệt.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh, ngày 28/6/2019. Ảnh tư liệu.
Ông Chum Socheat :
"Chúng tôi đã nói đi nói lại nhiều lần, chúng tôi không hề phê chuẩn bất cứ căn cứ nào cho quân đội Trung Quốc hoạt động trên đất của Campuchia".
Vậy tin này là tin có thật hay tin bịa đặt ?
Một nhà khoa học chính trị chuyên về Campuchia và các vấn đề quốc tế, Phó Giáo sư Sophal Ear, trả lời VOA-Việt ngữ qua email.
"Tôi không tin là tình báo Mỹ loan truyền tin bịa đặt. Thông tin tình báo do Mỹ thu thập được qua trung gian các nhân viên tình báo cũng như các tín hiệu điện tử và những liên lạc giữa hai bên đã cung cấp một bản sao của dự thảo mật ước. Tất nhiên, tôi không có bản sao ấy trong tay. Nhưng nội sự việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia không kiện tờ Wall St. Journal cho thấy là không có cơ sở để kiện tờ báo này".
Một số chi tiết của thỏa thuận cuối cùng không được xác định rõ rệt, nhưng theo dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc được sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, và sau đó mỗi 10 năm, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn. Trong thời gian này, Trung Quốc có toàn quyền đưa binh sĩ, trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này.
Trả lời câu hỏi của VOA-Việt ngữ, về những ảnh hưởng hay hệ quả có thể có đối với Đông Nam Á của mật ước Campuchia-Trung Quốc, nếu mật ước này được thi hành ? Phó Giáo sư Sophal Ear nhận định :
"Những hệ quả của một mật ước như chúng ta vừa nói, tôi cho là rất nghiêm trọng. Campuchia thỏa thuận cho Trung Quốc duy trì khí tài trên đất Campuchia là một biến chuyển lớn. Đây sẽ là căn cứ đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á".
Các hoạt động quân sự từ căn cứ hải quân này, phối hợp với sân bay đang được một công ty Trung Quốc xây dựng gần căn cứ Ream, sẽ tăng cường khả năng của Bắc Kinh để thực thi các yêu sách lãnh thổ và lợi ích kinh tế ở Biển Đông, trực tiếp đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược.
WSJ tường thuật rằng theo dự thảo mật ước, nhân viên quân sự Trung Quốc không những có quyền mang vũ khí mà còn được mang sổ hộ chiếu Campuchia, và đáng quan tâm hơn nữa, muốn vào khu vực độc quyền của Trung Quốc tại căn cứ Ream, người Campuchia sẽ phải xin phép người Trung Quốc. Liệu điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã nhường lại "chủ quyền" của mình tại khu vực liên hệ trong thời gian thỏa thuận kín có hiệu lực ?
Giáo sư Sophal Ear không dấu được lo ngại :
"Nếu xảy ra thì đây sẽ là một bước nhượng bộ không thể được chấp nhận đối với bất cứ quốc gia nào. Các bạn có thể tưởng tượng người Mỹ được phép xài hộ chiếu Nhật trên đảo Okinawa không ? Không ! Chủ quyền sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu sổ hộ chiếu Campuchia được phân phát bừa bãi kiểu ấy. Campuchia sẽ là một nước thuộc địa của Trung Quốc. Và quả vậy : thỏa thuận có hiệu lực 30 năm, rồi sau đó cứ tự động gia hạn sau mỗi 10 năm, thì thử hỏi có gì khác với một hiệp ước vĩnh viễn ?"
Liệu Việt Nam và Đài Loan có nên lo ngại ? Việt Nam là một trong những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, còn Đài Loan là đảo quốc mà Bắc Kinh coi là một tỉnh lỵ ly khai của Trung Quốc mà một ngày nào đó, sẽ trở về với mẫu quốc -dù muốn hay không ?
Giáo sư Sophal Ear :
"Việt Nam và Đài Loan nên lo lắng là đúng, bởi vi với những bước hành động mới nhất, Trung Quốc rõ ràng đã vươn ra và phóng sức mạnh quân sự của mình sâu vào lãnh thổ Campuchia, sát với Việt Nam, và đồng thời Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ ý định thâu tóm Đài Loan, kể cả bằng vũ lực. Mà không những chỉ có Việt Nam và Đài Loan phải lo, mà tất cả các nước khác cũng nên lo ngại, kể cả và nhất là người Campuchia".
Theo WSJ, các quan chức Mỹ đang tìm cách thuyết phục Phom Penh thay đổi ý định. Ngoài ra, Washington còn bày tỏ lo ngại về ý đồ của Trung Quốc ở Campuchia, Mỹ không dấu thái độ hoài nghi đối với một công trình nhiểu tỉ đô của tập đoàn UDG của Trung Quốc, để phát triển điều mà họ gọi là một "dự án du lịch", đầy đủ với môt phi đạo dài và một cảng nước sâu ở tỉnh Koh Kong, phía Tây Preah Sihanouk.
Sân bay quốc tế Dara Sakor dự kiến sẽ mở cửa hoạt động vào năm 2020. Sân bay vừa xây phi đạo dài nhất Campuchia, tới 3,2 km, có thể được sử dụng vào các mục đích quân sự.
Washington lo ngại tới mức Phó Tổng thống Mike Pence phải viết thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào tháng 11 năm ngoái, bày tỏ quan ngại về dự án này và khả năng Trung Quốc có thể thiết lập một căn cứ quân sự ở Campuchia.
Vừa rồi là nội dung chính trong cuộc trao đổi giữa Phó Giáo sư Sophal Ear và VOA-Việt ngữ. Phó Giáo sư Sophal Ear là một nhà khoa học chính trị, một chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao, và các vấn đề quốc tế. Là một người gốc Campuchia, ông đã từng theo mẹ chạy sang Việt Nam tị nạn, rồi sau đó sang Pháp, và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ từ năm lên 10. Ông lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Princeton, Tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley, và là tác giả của nhiều sách nghiên cứu có giá trị trong đó có "The Hungry Dragon", "Rồng đói" bàn về cách mà Trung Quốc tìm cách thay đổi trật tự quốc tế, để đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vị thế cường quốc số 1 thế giới.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 24/07/2019
****************
Bộ Quốc phòng Campuchia chứng minh không cho Trung Quốc thuê căn cứ
VOA, 26/07/2019
Cố gắng bác bỏ một bản tin nói Campuchia có thỏa thuận bí mật trao cho Trung Quốc quyền tiếp cận một căn cứ hải quân, Bộ Quốc phòng Campuchia đưa các phóng viên đến xem cầu cảng và các tòa nhà của căn cứ Ream ở miền nam Campuchia hôm thứ Sáu 26/7.
Một hoạt động của hải quân Campuchia và Trung Quốc tại căn cứ Ream hồi năm 2007 (ảnh tư liệu)
"Các bạn nhà báo, hãy căng mắt mũi ra. Hôm nay chúng tôi cho các bạn xem mọi thứ", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Chhum Socheat nói. "Chúng tôi không thể giấu bất cứ điều gì ... vì có các vệ tinh mà".
Wall Street Journal đưa tin hôm 21/7 rằng Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận bí mật với Campuchia trong năm nay cho phép họ bố trí lực lượng tại Ream. Bản tin dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ và đồng minh.
Campuchia phủ nhận về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy và nói rằng việc cho lực lượng nước ngoài trú đóng là trái hiến pháp Campuchia.
Tại căn cứ Ream, 6 tàu tuần tra của hải quân Campuchia sơn màu xám neo đậu tại cầu cảng. Các thủy thủ mặc quân phục đứng nghiêm khi xe buýt báo chí đi qua. Phóng viên không được phép xuống xe.
Bộ quốc phòng Campuchia chỉ ra rằng không có dấu hiệu gì về sự hiện diện của Trung Quốc, cũng như không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào.
Các phóng viên cũng được đưa đến một tòa nhà nơi có một tấm biển viết : "Tòa nhà này do nhân dân Hoa Kỳ tặng, một biểu hiện về tình hữu nghị và hợp tác". Bên trong là các xuồng cao tốc trang bị súng do Mỹ viện trợ.
Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại với Campuchia về kế hoạch liên quan đến Ream sau khi lời đề nghị của Mỹ chi trả cho việc cải tạo cơ sở này đã bị chính phủ Campuchia từ chối vào tháng 6.
"Điều này khiến chúng tôi phân vân liệu có phải kế hoạch của giới lãnh đạo Campuchia về căn cứ hải quân Ream cũng bao gồm khả năng cho khí tài và quân nhân nước ngoài được trú đóng hay không", phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Campuchia Emily Zeeberg nói trong một tuyên bố.
Ông Chhum Socheat cho biết tòa nhà được đề cập đến sẽ được bàn giao cho hải quân Campuchia chứ không phải cho phía Trung Quốc.
Ngày Tị nạn thế giới với tác giả "Người di tản buồn"
Hoài Hương, VOA, 20/06/2019
Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20 tháng 6 hàng năm làm Ngày Tị nạn Thế giới-World Refugee Day, để nâng cao nhận thức về tình trạng của những người tị nạn trên khắp thế giới. Nghệ sĩ Nam Lộc, tác giả của hai nhạc phẩm tiêu biểu nói lên tâm trạng của người tị nạn Việt Nam sau năm 1975, "Sài Gòn ơi Vĩnh Biệt", và "Người di tản buồn", chia sẻ tâm trạng của ông trong những ngày đầu tị nạn, và bàn về ý nghĩa của ngày Tị nạn Thế giới 2019.
Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20 tháng 6 hàng năm làm Ngày Tị nạn Thế giới-World Refugee Day, để nâng cao nhận thức về tình trạng của những người tị nạn trên khắp thế giới
Nam Lộc là một tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, là một nhà hoạt động xã hội, MC của Trung tâm Asia, ông từng là Giám đốc của Cơ quan Từ thiện Công giáo Hoa Kỳ - USCC Los Angeles. Và nhắc đến tên ông, nhiều người liên tưởng ngay tới "người di tản buồn", một trong những ca khúc diễn tả được tâm trạng của những người Việt tị nạn đã bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/1975. Trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ, Nam Lộc chia sẻ :
"Tôi cũng là một người tị nạn, thành ra khi đặt bút viết những câu hát đầu tiên, tôi vẫn cho đó là những lời an ủi mình mỗi đêm trong thời gian bỏ nước ra đi và ở trong trại tị nạn".
Khánh Ly hát Người di tản buồn
Ông nói tâm trạng của ông cũng giống như tâm trạng của bao nhiêu người tị nạn khác :
"Khoảnh khắc đó, thời gian đó, cái tâm tư đó, cái hoàn cảnh đó có lẽ là cái nỗi khổ đau nhất của một con người đã phải bỏ đất nước mình ra đi, bỏ gia đình mình lại và ở trong hoàn cảnh lạc loài nơi xứ lạ quê người. Nó gần như là một người đã mất đi tất cả, mất đi cả hy vọng, mất cả niềm tin, mất cả sự nghiệp."..
Năm nay, Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi phải tăng gấp đôi tình liên đới và đoàn kết sau khi phúc trình về Xu hướng Toàn cầu cho thấy số người phải dời cư, bỏ lại nhà cửa và quê hương đi tị nạn, đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua.
Trang mạng của UNHCR trích dẫn phúc trình về Xu hướng Toàn cầu, cho biết 70,8 triệu người đã bị buộc phải dời cư trong năm 2018, con số cao nhất trong lịch sử gần 70 năm của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc.
Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, chiến tranh, bạo lực, và đàn áp ở khắp nơi đã đẩy một con số kỷ lục người dân thường phải bỏ xứ ra đi. Làn sóng tị nạn diễn ra trong bối cảnh sự nổi dậy của các phong trào dân túy, đã tạo điều kiện cho những tình cảm kỳ thị, làm dấy lên những nghi ngờ về hoàn cảnh người tị nạn.
Trong các điều kiện đó, ông Nam Lộc cho rằng người tị nạn ngày nay còn khổ hơn người tị nạn Việt Nam cách đây mấy thập niên.
"Những người tị nạn ngày nay trên thế giới có lẽ còn bất hạnh hơn những người tị nạn người Việt chúng ta. Người Việt chúng ta đã khổ rồi, đã trải qua biết bao nhiêu là gian truân tức tưởi, thậm chí phải hy sinh trên biển cả, trong rừng già, hy sinh cuộc đời trong những trại tị nạn, ấy thế mà so với những người tị nạn hiện nay ở Phi Châu, ở Trung Đông v.v… nó còn thê thảm hơn gấp vạn lần".
Ngày Tị nạn Thế giới, theo ông, cũng là một dịp để cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người từng là người tị nạn, ôn lại kỷ niệm, và tỏ lòng biết ơn các quốc gia đã cưu mang và cho chúng ta một cơ hội thứ nhì để làm lại cuộc đời ở các xứ sở tự do. Ông nói "cách trả ơn hay nhất là giúp những người bất hạnh hơn mình", những người tị nạn từ nhiều nước trên thế giới, và gần gũi hơn, những người Việt Nam còn kẹt lại ở Đông Nam Á.
"Cách trảơn hay nhất là giúp những người bất hạnh hơn mình" - Ảnh minh họa
Vẫn theo Nam Lộc thì người Việt có một đức tính đáng quý là nhớ ơn trọng nghĩa, nhiều người mong muốn được trả ơn đất nước và người dân các nước tự do đã đưa tay đón nhận mình trong những ngày đen tối nhất.
Các cộng đồng người Việt ở nhiều nơi đã tìm cách trả ơn mỗi khi có dịp. Nghệ sĩ Nam Lộc kể lại một trường hợp nổi bật khi ông được mời sang Úc để tiếp tay với cộng đồng người Việt Úc Châu tổ chức ngày "Thank you Australia".
"Trong một buổi tối, người Việt chúng ta đã quyên góp trên nửa triệu đôla để tặng cho một bệnh viện nhi đồng (bệnh viện Royal Children Hospital ở Melbourne) để trả ơn nước Úc. Ở các quốc gia khác cũng có những hành động tương tự".
Ông bày tỏ tự hào về một số gương sáng trong cộng đồng như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Tướng Lương Xuân Việt, Tiến sĩ Đinh Việt, tác giả của Đạo luật Patriot Act, và nhiều người khác là những người đã phần nào trả được món nợ tinh thần đối với nước Mỹ, nhưng ông nhấn mạnh rằng mỗi người tị nạn, đều có những đóng góp riêng. Làm ăn hay đi làm đóng thuế, nuôi dạy con cái thành người hữu dụng, đóng góp cho xã hội và quê hương thứ hai, cũng là một cách trả ơn.
"Cộng đồng người tị nạn nói chung, và cộng đồng người Việt chúng ta nói riêng cũng đang trả ơn nước Mỹ, trả ơn các quốc gia đã đón nhận họ, và tôi tin rằng người Việt chúng ta là một trong những cộng đồng có những đóng góp tích cực nhất".
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 20/06/2019
*******************
Di dân gốc Á sắp trở thành nhóm di dân đông nhất tại Mỹ (VOA, 21/06/2019)
Hơn 1 triệu di dân mới tới Mỹ mỗi năm và nhiều nhất trong số này đến từ Ấn Độ.
Trẻ em di dân tại một trạm xe buýt ở Texas.
Năm 2010, số di dân gốc Á bắt đầu áp đảo con số di dân gốc Hispanic tới Mỹ hằng năm. Số người tới Mỹ từ Châu Mỹ Latin giảm mạnh sau khởi điểm của Đại Suy thoái đầu năm 2008.
Năm 2017 có 126 ngàn người tới Mỹ từ Ấn Độ. Kế sau Ấn Độ là số di dân từ Mexico, 124 ngàn người. Kế đến là Trung Quốc, 121 ngàn người, và Cuba là 41 ngàn người.
Tới năm 2055, dự kiến di dân gốc Á sẽ trở thành nhóm di dân đông nhất tại Mỹ, vượt qua các di dân gốc Hispanic, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Tuy nhiên, hiện nay, nhóm di dân lớn nhất tại Mỹ - hơn 19 triệu người chiếm 44% tổng số cư dân Mỹ có nguyên quán ở nước ngoài - là người gốc Hispanic hay Latino.
Tổng cộng có hơn 44 triệu người sống ở Mỹ nhưng nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, chiếm gần 14% dân số Mỹ. Họ đến đây từ khắp nơi trên thế giới.
***************
Dân biểu Mỹ lên tiếng vụ nhà hoạt động Hà Văn Thành sắp bị trục xuất (VOA, 20/06/2019)
Một nhà hoạt động Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Mỹ đang đối mặt với việc bị trục xuất bất cứ lúc nào sau khi hồ sơ của ông bị bác trong khi các dân biểu Quốc hội Mỹ đang lên tiếng mạnh mẽ kêu gọi nhà chức trách xem xét lại quyết định đối với ông.
Ông Hà Văn Thành bị Cơ quan Thực thi Di trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE) câu lưu tại một cơ sở ở thành phố Chaparral, bang New Mexico từ tháng 7 năm 2018 đến nay.
Ông Hà Văn Thành hiện đang bị câu lưu tại một nhà tù di trú ở thành phố Chaparral thuộc bang New Mexico ở Tây Nam kể từ tháng 7 năm 2018, khi ông vượt qua biên giới phía Nam của Mỹ với Mexico để vào Mỹ xin tị nạn, luật sư của ông cho biết.
Ông Thành được nói là một trong những người tham gia tổ chức và đồng hành cùng các giáo dân giáo xứ Song Ngọc ở Nghệ An vào năm 2017 khi họ đi kiện Formosa Hà Tĩnh vì những thiệt hại từ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do công ty này gây ra. Một số nhà hoạt động trong cuộc biểu tình này đã bị nhà chức trách Việt Nam bắt giữ và tuyên án tù.
Gia đình và những người quen biết xác nhận ông Thành gặp "nhiều trở ngại" với công an địa phương và vì lo lắng có thể bị bắt giam, ông đã rời Việt Nam ra nước ngoài xin tị nạn, theo RFA. Ông đi tới các nước Lào, Thái Lan, Panama rồi Mexico, nơi ông nhập cảnh Mỹ qua một cửa khẩu biên giới.
Ông Thành nộp đơn xin tị nạn nhưng bị từ chối. Đơn kháng cáo của ông cũng bị bác, hôm 10 tháng 5. Giờ ông có thể bị Mỹ trục xuất bất cứ lúc nào.
"Lúc mà quan tòa hỏi những câu hỏi thì có nhiều lúc anh Thành không xác định lại được thời gian và trả lời không phù hợp với câu hỏi", luật sư di trú Khanh Phạm, đại diện pháp lý cho ông Thành trong các phiên tòa di trú vừa qua, cho VOA Việt ngữ biết. "Về vấn đề tị nạn thì bây giờ nói chung họ làm khó hơn".
Luật sư Khanh nói thêm rằng những thẩm phán di trú ở khu vực Tây Nam - nơi hiện là điểm nóng của cuộc khủng hoảng di dân với hàng chục ngàn người Mỹ Latin đổ vào Mỹ xin tị nạn - có xu hướng chấp thuận yêu cầu xin tị nạn thấp hơn những khu vực khác ở Mỹ.
Trường hợp của ông Thành đã khơi lên lo ngại từ bốn dân biểu Quốc hội Mỹ, tất cả đều thuộc Đảng Dân chủ và đại diện các địa hạt mà người Việt tập trung đông đảo ở bang California.
Tuần trước, bốn dân biểu này đã gửi thư tới lãnh đạo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải Quan (ICE) yêu cầu đình chỉ các thủ tục trục xuất ông Thành.
"Xét lịch sử của ông Hà với nhà chức trách địa phương, việc ông ấy tham gia trong các cuộc biểu tình ôn hòa, lời chứng của Cha Nguyễn Đình Thục thuộc Giáo xứ Song Ngọc, cũng như sự đối xử với những người biểu tình đồng cảnh ngộ và việc họ bị bỏ tù, có đủ bằng chứng để suy luận rằng ông ấy đối mặt với nguy cơ lớn bị bức hại nếu ông ấy quay trở về Việt Nam", bức thư viết.
Trả lời phỏng vấn của VOA Việt ngữ qua điện thoại hôm 18/6, dân biểu Alan Lowenthal, Chủ tịch Nhóm làm việc về Việt Nam trong Quốc hội Mỹ (Congressional Caucus on Vietnam), cho biết ông và các nhà lập pháp khác quyết định can dự "ngay lập tức" khi biết tin ông Thành sắp sửa bị trục xuất.
"Tất cả chúng tôi đều quyết định đây là một trường hợp rất quan trọng", ông Lowenthal nói. "Một công dân Việt Nam đến Mỹ để xin tị nạn là điều rất bất thường. Khi nghĩ đến chuyện xin tị nạn, chúng ta thường không nghĩ đến những người từ Việt Nam đến Mỹ hồi gần đây".
"Chúng tôi nghĩ [anh Thành] là một điển hình hoàn hảo của một người nên được cấp quy chế tị nạn", ông nói.
Dân biểu Lowenthal cho VOA Việt ngữ biết tuần trước ông đã liên lạc với một quan chức của Bộ An ninh Nội địa, cơ quan chủ quản của ICE, để lên tiếng về trường hợp của ông Thành cùng với việc gửi bức thư nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức nào.
Một phát ngôn viên của ICE trả lời email của VOA Việt ngữ hôm 19/6 cho biết cơ quan sẽ phản hồi thư của các dân biểu, nhưng không nói vào lúc nào.
"ICE sẽ hồi đáp thư của Quốc hội thông qua các kênh chính thức. Chúng tôi không có bình luận nào để đưa ra về trường hợp cụ thể này [của ông Thành] vào lúc này", Jennifer D. Elzea, người phát ngôn của ICE, nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết họ có hay biết về trường hợp của ông Thành hay không khi được liên lạc qua email và đề nghị VOA chuyển các câu hỏi qua cho Bộ An ninh Nội địa.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tăng cường siết chặt di trú bằng những biện pháp quyết liệt hơn, bao gồm thắt chặt các quy định đối với những người xin tị nạn trong khi cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới phía Nam ngày càng trầm trọng.
Luật sư di trú Khanh Phạm nói có phần chắc bức thư của các vị dân biểu sẽ không giúp được gì nhiều để đảo ngược quyết định đối với hồ sơ của ông Thành. Ông cho biết đang cùng một số nhà vận động khác nghiên cứu thu thập bằng chứng để củng cố lập luận rằng ông Thành sẽ bị bức hại nếu bị trả về Việt Nam.
"Nếu không thì nói chung hơi khó cho anh Thành", luật sư Khanh nói.
Trong suốt hai năm qua, một nhân vật đặc biệt thu hút sự chú ý của công luận Mỹ và quốc tế. Kín đáo đến mức có thể được coi như bí ẩn, Robert Mueller được trao chức vụ công tố viên đặc biệt để giám sát cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Theo học luật tại Đại học Virginia, bản thân là một người ủng hộ Đảng Cộng hoà, ông Mueller nổi tiếng là một người chính trực, độc lập và không bị bất cứ phe phái nào chi phối. Ông từng đứng đầu Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ -FBI, phục vụ dưới quyền các vị Tổng thống thuộc cả hai chính đảng lớn của Mỹ, Cộng hòa và Dân chủ. VOA-Việt ngữ phác họa chân dung của công tố viên Mueller, nhân dịp ông từ nhiệm sau khi hoàn tất báo cáo gửi lên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller phát biểu về cuộc điều tra vào nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 tại thủ đô Washington, hôm 29/5/2019. REUTERS/Jim Bourg
Hầu như ai cũng công nhận ông Robert Mueller là một người chính trực, không thể bị mua chuộc, và bất chấp những lời chỉ trích mang động cơ chính trị, không ai thực sự tranh cãi về uy tín cá nhân của ông, và những thành tích của ông trong tư cách một người đã từng cầm súng chiến đấu cho đất nước, và cống hiến cuộc đời còn lại cho công vụ. Việc ông chiếm được lòng kính trọng của hầu hết mọi người, không phân biệt đảng phái chính trị, là một thành tích đáng nể trong một xã hội Mỹ nhiều chia rẽ dưới ‘thời đại Trump’, và bất chấp báo cáo của công tố viên đặc biệt vẫn tiếp tục gây chia rẽ và tranh cãi.
Ông Mueller là ai ?
Robert Mueller, trong cương vị Giám đốc FBI, điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hla Kỳ tại Điện Capitol ở Washington, ngày 13/6/2013.
Câu hỏi đó đã được thường xuyên đặt ra từ khi ông Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt, giám sát cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, và liệu chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với phía Nga hay không ?
Được Tổng thống Đảng Cộng hòa George W. Bush bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc FBI 1 tuần trước khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, trong cương vị này, ông Mueller là "một trong những nhân vật chủ chốt đã giúp cho nước Mỹ được an toàn sau biến cố 11/9/2001", theo tạp chí UVA Lawyer.
Ông cải cách toàn diện cơ quan FBI từ một tổ chức điều tra những tội ác đã diễn ra, thành một tổ chức có khả năng phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật khác và cộng đồng tình báo, để chặn trước những mối đe dọa.
Thành tích của ông dẫn tới quyết định của Tổng thống Barack Obama, người của Đảng Dân chủ, vận động để ông duy trì chức vụ quá giới hạn 10 năm cho phép.
Năm nay 74 tuổi, Robert Swan Mueller III ra đời vào ngày 7/8/1944 tại thành phố New York nhưng ông lớn lên tại một vùng ngoại ô thành phố Philadelphia. Ông là con trai duy nhất trong một gia đình 5 con, được miêu tả là giàu có và có truyền thống phục vụ quân đội. Cha ông từng chỉ huy một tàu ngầm trong Thế chiến II, trước khi làm việc với tập đoàn Dupont ở New York.
Chiến tranh Việt Nam
Thời thanh niên, sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton, Robert Mueller tình nguyện gia nhập quân ngũ và được điều động sang Việt Nam. Ông phục vụ quân chủng Thủy quân Lục chiến trong tư cách sĩ quan pháo binh. Nhờ thành tích chiến đấu và lòng quả cảm, ông được trao tặng Anh dũng Bội tinh, Huân chương sao Đồng và Chiến thương Bội tinh.
Ông Marschall Smith, một bạn đồng môn trường Luật của ông Mueller, nói mặc dù đạt được nhiều thành tích trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, nhưng Mueller hiếm khi nhắc tới giai đoạn này.
Biến cố 11/9 và công cuộc cải cách FBI
Mueller đang làm việc trong lĩnh vực tư khi Tổng thống Trump bãi nhiệm Giám đốc FBI James Comey vào ngày 9/5/2017. Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein bổ nhiệm ông Mueller vào chức vụ Công tố viên đặc biệt của Bộ Tư pháp trong cố gắng nhằm duy trì tính độc lập của cuộc điều tra.
Lúc đó, Giáo sư John C. Jeffries, cựu Khoa trưởng phân khoa Luật Đại học Virginia, từng là bạn đồng môn của Mueller tại trường luật, nói :
"Robert Mueller là lựa chọn tốt nhất. Quan trọng nhất là tính chính trực của ông. Đối với Bob, chính trực không chỉ là chính sách hay một lối hành sử, mà là một phần trong cá tính một người. Ông tuyệt nhiên không thể gian dối. Ngoài ra, ông còn có kỹ năng và kinh nghiệm để làm việc một cách hữu hiệu. Quyết định bổ nhiệm ông đáng được tất cả mọi người hoan nghênh".
Các đồng nghiệp của ông mô tả Mueller là một người luôn luôn bình thản, có tính kỹ lưỡng và tập trung cao độ vào công việc trước mắt. Theo họ, ông rất công bằng, không thiên vị đảng phái cho dù ông là một ủng hộ viên Đảng Cộng hoà. Ông nói tính trung lập đã giúp ông trở thành một công bộc tốt hơn.
Tạp chí UVA Lawyer dẫn lời Tổng thống Obama ca ngợi ông Mueller vào năm 2013, trong buổi lễ vinh danh sự đóng góp của ông, khi ông mãn nhiệm chức Giám đốc FBI, để nhường chức cho James Comey.
Tổng thống Obama nói : "Như một quân nhân Thủy quân Lục chiến, Bob không bao giờ sao nhãng trong sứ mạng được giao phó".
Uy tín cá nhân và phương châm sống
Theo trang mạng của UVA, trường đại học Virginia, nơi ông được đào tạo, ông Mueller đề cập tới cách dạy con của cha ông, là "phải luôn luôn nói sự thật, và sống đạo đức".
Theo một bài viết về ông Mueller đăng trên tạp chí Wired, ông Mueller từng nói "Tệ hại nhất là tội nói dối", cho thấy ông thấm nhuần giáo lý của gia đình.
Được mời phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Trường William & Mary thời ông còn là Giám đốc FBI, Mueller đề cập tới những mối liên hệ quan trọng nhất trong đời ông :
"Tôi được ơn trên ban cho 3 gia đình : gia đình tôi- vợ và hai con gái, gia đình Thủy quân Lục chiến của tôi, và trong 11 năm qua, gia đình FBI của tôi. Từ mỗi gia đình, tôi đã được học những bài học để đời... Thượng đế biết rõ tôi đã được trao biết bao nhiêu là cơ hội để phát triển trong phạm vi 3 gia đình ấy".
Lời khuyên nào cho sinh viên ra trường ?
"Bất kể làm gì, chúng ta cũng phải hành động với lòng thành thật và chính trực, và bất kể chọn theo duổi ngành nghề nào, chúng ta sẽ được đánh giá qua việc liệu lời nói của mình có đáng tin cậy hay không. Nếu không thành thực, uy tín của chúng ta sẽ bị tổn hại, một khi uy tín bị tổn hại, thì không bao giờ, không bao giờ chúng ta có thể lấy lại được".
Cả đời mình, công tố viên Mueller đã sống theo đúng phương châm đó. Theo chủ biên của tạp chí UVA Lawyer, ông Mueller xây dựng uy tín của ông tới mức không ai có thể nghi ngờ, thoạt tiên trong tư cách một công tố viên, và sau đó trong vai trò một Giám đốc FBI đã thay đổi sâu rộng tổ chức này sau biến cố 11/09/2001.
Bước kế tiếp tùy thuộc vào quốc hội
Sau gần 2 năm điều tra, công tố viên Mueller kết luận rằng đặc vụ Nga đã thu thập thông tin và dùng truyền thông xã hội để phát động một chiến dịch nhằm gây ảnh hưởng và tạo tranh cãi giữa các quan điểm chính trị Mỹ, xâm nhập email và kho dữ liệu của phe Dân chủ, phổ biến thông tin với mục đích gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton.
Ông Mueller đã truy tố nhiều giới chức điều hành chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, gồm các phụ tá trong vòng thân cận nhất của ông Trump, về nhiều hành vi sai trái, kể cả cản trở công lý và nói dối về các liên hệ với Nga.
Từ trái hàng trên, Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Trump ; Michael Flynn, cựu Cố vấn An ninh quốc gia, Paul Manafort, cựu Trưởng Ban Vận động tranh cử của ông Trump ; Hàng dưới bên phải : Roger Stone, Cố vấn chính trị
Ê-kíp của công tố viên đặc biệt đã đạt được thỏa thuận với luật sư cá nhân của ông Trump, Michael Cohen, và một số nhân vật khác trong vòng thân cận của Tổng thống Trump, để cung cấp những bằng chứng về những liên hệ với Nga, như cuộc thương thuyết về dự án kinh doanh của tập đoàn Trump với các quan chức Nga, được xúc tiến giữa và ngay cả sau chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
Một người bạn lâu năm của ông Trump, Roger Stone, bị cáo buộc tội nói dối về những liên hệ với Wikileaks, đường dây mà phía Nga đã sử dụng để phát tán những tài liệu mật đã đánh cắp của Mỹ.
Hôm 29/5, trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra hồi tháng 5 năm 2017, công tố viên Mueller nói chính sách của Bộ Tư pháp không cho phép truy tố một Tổng thống còn tại chức, nhưng hàm ý ông không tin Tổng thống Trump hoàn toàn vô can :
"Nếu chúng tôi chắc chắn rằng Tổng thống rõ rệt không phạm tội hình sự, thì chúng tôi đã nói như vậy".
Báo cáo của ông Mueller không phán xét liệu ông Trump có cản trở công lý hay không mặc dù bản báo cáo liệt kê ra 10 trường hợp trong đó ông Trump đã tìm cách cản trở điều tra, kể cả nhiều lần tìm cách sa thải công tố viên Mueller. Văn kiện này chỉ ra rằng có những cách khác để buộc một Tổng thống Mỹ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, bởi vì không có ai có thể "ngồi trên công lý".
"Hiến pháp đòi hỏi phải có quy trình khác ngoài hệ thống tư pháp hình sự để chính thức cáo buộc một Tổng thống đương quyền về hành vi sai trái", ông Mueller nói khi ông loan báo từ chức và tỏ ý từ nay muốn lui vào hậu trường.
Ông tuyên bố sẽ không nói thêm gì ngoài những gì đã trình bày trong bản báo cáo.
Tòa Bạch Ốc và một số thành viên Cộng hòa nói đã đến lúc nên bỏ lại cuộc điều tra sau lưng để tập trung vào những vấn đề khác trong khi nhiều người trong phe Dân chủ, kể cả một số ứng viên Tổng thống, hối thúc nên xúc tiến tiến trình luận tội. Trong các điều kiện đó, liệu ông Mueller có được lùi vào bóng tối theo ý nguyện hay không, vẫn còn là một dấu hỏi.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 07/06/2019
**********************
Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói 'muốn thấy ông Trump vào tù' (BBC, 07/06/2019)
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với các đảng viên Dân chủ cao cấp rằng bà muốn thấy Tổng thống Donald Trump vào tù, theo tin của Politico.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
Câu nói trên được đưa ra khi bà Pelosi đụng độ với Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler trong một cuộc họp vào tối thứ Ba về việc có nên tiến hành tố tụng luận tội ông Trump hay không.
Pelosi gặp dân biểu Jerry Nadler (New York) và một số đảng viên cao cấp của đảng đang ráo riết vận động Hạ viện theo đuổi các cuộc điều tra rộng mở về tổng thống.
Nadler và giới lãnh đạo các ủy ban khác của Hạ viện trong nhiều tuần qua đã bị lôi kéo vào một trận chiến ở hậu trường để dành quyền sở hữu cuộc điều tra của đảng Dân chủ với Trump.
Nadler nằng nặc yêu cầu Pelosi cho phép ủy ban Tư pháp khởi sự một cuộc điều tra luận tội (Impeachment) chống lại Trump - đây là lần thứ hai ông đưa ra yêu cầu này trong những tuần gần đây, và một lần nữa lại bị các nhà lãnh đạo cấp cao khác của đảng từ chối.
Chủ tịch Hạ viện giữ vững lập trường, nhắc lại rằng bà không đồng ý với ý tưởng luận tội Trump vào thời điểm này.
Bà Nancy Pelosi nói với các nhà lãnh đạo rằng bà thà thấy Trump bị đánh bại trong cuộc tái tranh cử vào năm 2020, rồi phải đối mặt với việc bị truy tố sau khi rời nhiệm sở.
"Tôi không muốn thấy ông ta bị luận tội, tôi muốn thấy ông ta vào tù", Politico trích lời bà Pelosi nói với Nadler.
Phát ngôn viên của Pelosi, Ashley Etienne, nói với Politico rằng Pelosi và chủ tịch các ủy ban của Hạ viện đã có một cuộc họp hữu ích về việc nên làm gì với bản báo cáo của Mueller.
Pelosi bày tỏ sự đồng lòng với những thành viên đảng Dân chủ ủng hộ việc luận tội, nhưng không cho rằng bây giờ là thời gian thích hợp để làm việc đó.
Bà chủ tịch Hạ viện từ lâu đã lập luận rằng một số điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội - sự ủng hộ của công chúng và sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng , cho đến nay chưa có điều kiện nào được thực hiện.
Các đảng viên Dân chủ khác cho rằng xác nhận 'thà thấy ông Trump vào tù' của Pelosi không gây ngạc nhiên, xét về những lời chỉ trích trước đây của bà về tổng thống, bao gồm việc nói Trump đang tham gia vào một vụ che đậy, rằng nhân viên và gia đình của ông nên can thiệp, và hành động của tổng thống là tội ác với Hiến pháp Hoa Kỳ.
Về áp lực phải luận tội ông Trump từ một số người trong đảng, bà Pelosi đã nhiều lần nói rằng bà không nghĩ rằng nỗ lực dành cho việc luận tội Trump có giá trị.
Như nhiều đảng viên Dân chủ hàng đầu khác, bà Pelosi lo rằng theo đuổi việc luận tội sẽ tràn ngập chương trình nghị sự lập pháp của Hạ viện, và thúc đẩy căn cứ của đảng Cộng hòa, có thể khiến đảng Dân chủ phải mất ghế vào năm tới, và đảm bảo cho việc tái đắc cử của Trump năm 2020.
Tổng thống Trump công khai tấn công Chủ tịch Hạ viện sáng sớm thứ Năm, sau khi nghe tin bà muốn thấy ông vào tù, CNN đưa tin.Theo CNN, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, khi được hỏi nghĩ gì về câu nói của bà Pelosi, ông Trump nói bà là "một người khó chịu, đầy hận thù, và khủng khiếp".