Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc : Thảo luận thẳng thắn nhưng không có tiến triển cụ thể

Trọng Nghĩa, RFI, 08/12/2023

Đúng như dự báo của giới quan sát, hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc lần thứ 24 diễn ra tại Bắc Kinh ngày hôm qua 07/12/2023 đã cho phép hai bên thảo luận về những bất đồng mọi mặt trong quan hệ song phương, đặc biệt là nhu cầu tái cân bằng quan hệ thương mại giữa hai bên.

chine1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, trước cuộc họp thượng đỉnh tại Bắc Kinh, ngày 07/12/2023. AP - Huang Jingwen

Theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, các cuộc thảo luận đã diễn ra một cách thẳng thắn, nhưng trước mắt không có tiến triển cụ thể nào được ghi nhận :

"Một lần nữa tiếng Anh lại được sử dụng làm ngôn ngữ chung tại hội nghị thượng đỉnh giữa Châu Âu và Trung Quốc vào hôm qua tại Bắc Kinh, một ngày họp đã bắt đầu trong bầu không khí rộn ràng, với các thượng khách Châu Âu di chuyển trong những chiếc xe Hồng Kỳ màu đen sang trọng được nước chủ nhà cung cấp.

Trong cuộc họp báo của các lãnh đạo Liên Âu bắt đầu sau 8 giờ tối một chút, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Layen khẳng định : "Châu Âu không muốn tách rời với Trung Quốc". Bà đồng thời nêu bật tình trạng bất cân đối trong thương mại song phương : "Có 2,3 tỷ euro hàng hóa được trao đổi mỗi ngày giữa Trung Quốc và Châu Âu, nhưng EU cũng ghi nhận mức thâm hụt 400 tỷ euro, cao hơn gấp 10 lần so với 20 năm trước". Tuy nhiên, người đứng đầu ngành hành pháp Liên Âu vẫn tuyên bố "hài lòng" trước việc đã nhất trí được với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự cần thiết của một quan hệ thương mại cân bằng hơn.

Thái độ hài lòng cũng được vụ trưởng Vụ Châu Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thể hiện. Trong một khu nhà phụ của tòa nhà kiên cố dùng làm trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào lúc 18 giờ ngày hôm qua, ông Vương Lỗ Đồng (Wang Lutong) đã hoan nghênh cuộc trao đổi kéo dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ giữa ông Charles Michel, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, bà Ursula von der Leyen và chủ tịch Trung Quốc.

Ông Vương Lỗ Đồng khẳng đinh : "Chúng ta (tức là EU và Trung Quốc) là đối tác", trước khi né tránh không trả lời câu hỏi liên quan đến việc Bruxelles đã yêu cầu Bắc Kinh khuyên Moskva thay đổi lập trường trên vấn đề Ukraine".

Trọng Nghĩa

******************************

Ông Tp Cn Bình cnh báo Châu Âu ‘đng đi đu’ vi Trung Quc

Reuters, VOA, 08/12/2023

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình hôm 7/12 nói vi các quan chc hàng đu ca EU rng Trung Quc và Châu Âu không nên coi nhau là đi th hoc ‘đi đu nhau do chế đ chính tr khác bit, trong cuc gp thượng đnh mt đi mt đu tiên gia Trung Quc và EU trong bn năm.

chine2

Các nhà lãnh đo Châu Âu trong cuc gp vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình

Trong mt cuc gp đ tho lun v các vn đ t mt cân bng thương mi cho đến Ukraine, ông Tp cũng cho biết Trung Quc sn sàng đưa Liên minh Châu Âu tr thành đi tác kinh tế và thương mi ch cht ca h và hp tác v khoa hc và công ngh, trong đó có trí tu nhân to.

Trong các cuc đàm phán ti Nhà khách Quc gia Điếu Ngư Đài Bc Kinh, ông Tp đã kêu gi EU loi b tt c các hình thc can thip vào quan h song phương, đài truyn hình nhà nước CCTV cho biết.

Ông Tp nói c hai bên cn xây dng nhn thc đúng đn v nhau, và khuyến khích s hiu biết và tin tưởng ln nhau.

Ch tch y ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Ch tch Hi đng Châu Âu Charles Michel và người đng đu chính sách đi ngoi ca EU Josep Borrell cũng đã hi kiến Th tướng Trung Quc Lý Cường trong chuyến thăm kéo dài mt ngày.

Ông Lý nói vi các nhà lãnh đo EU rng Trung Quc phn đi vic chính tr hóa và an ninh hóa rng rãi các vn đ kinh tế và thương mi, vi phm các nguyên tc cơ bn ca kinh tế th trường, theo đài truyn hình nhà nước Trung Quc.

"Chúng tôi hy vng EU s thn trng khi đưa ra các chính sách kinh tế và thương mi mang tính gii hn cũng như trong khi s dng các bin pháp phòng v thương mi nhm gi cho th trường thương mi và đu tư ca EU luôn m", ông nói.

Các cuc hp hôm 7/12 là cơ hi cui cùng ca các quan chc EU gp mt các lãnh đo Trung Quc trước khi cuc bu c Ngh vin Châu Âu bt đu vào năm ti đ thay đi thành phn lãnh đo ca khi gm 27 quc gia.

Trong mt đòn giáng khác vào quan h EU-Trung Quc, Ý, mt nước thành viên trong khi, đã chính thc thông báo cho Trung Quc trong nhng ngày gn đây rng h s ri khi Sáng kiến Vành đai và Con đường do ông Tp đ xut, các ngun tin chính ph Ý nói vi Reuters hôm 6/12.

EU mun Bc Kinh dùng nh hưởng đi vi Nga đ chm dt cuc chiến Ukraine và trng tâm chính ca chuyến đi là kêu gi ông Tp ngăn các công ty tư Trung Quc xut khu các mt hàng lưỡng dng do Châu Âu sn xut sang Nga đ nước này s dng cho chiến tranh. Brussels ban đu đã loi các công ty Trung Quc này ra khi gói trng pht Nga mi nht được công b hi tháng trước, các quan chc Châu Âu cho biết.

Khi này cũng lo ngi v điu mà h cho là quan h kinh tế mt cân đi và cho biết thâm ht thương mi gn 400 t euro vi Trung Quc cho thy nhng hn chế đi vi các doanh nghip EU làm ăn Trung Quc.

Trung Quc trước đó đã chng li cuc điu tra chng tr cp ca EU đi vi xe đin ca h và chính sách gim ri ro ca EU nhm gim s ph thuc vào hàng hóa nhp t Trung Quc, nht là các nguyên liu thô quan trng.

"Phía Trung Quc cho rng cuc điu tra này... phá v và bóp méo nghiêm trng chui sn xut ca ngành ô tô toàn cu... và s có tác đng tiêu cc đến quan h kinh tế và thương mi Trung Quc-EU", ông H Á Đông, phát ngôn nhân B Thương mi Trung Quc, cho biết trong mt cuc hp báo hôm 7/12.

Tháng trước, Ngoi trưởng Vương Ngh nói vi người đng cp Pháp Catherine Colonna rng ri ro ln nht là s bt đnh do chính tr hóa gây ra và rng s ph thuc cn ct gim nht là ch nghĩa bo h.

Trong chuyến thăm ca bà Colonna, Trung Quc cũng đ xut min th thc nhp cnh cho công dân ca năm nn kinh tế ln nht EU trong n lc thúc đy du lch sau đi dch và ci thin hình nh ca Trung Quc phương Tây, sau khi quan h xu đi trong đi dch Covid-19.

Reuters

Nguồn : VOA, 08/12/2023

*****************************

Thượng đỉnh EU–Trung Quốc : Bruxelles kêu gọi Bắc Kinh giải quyết các "bất đồng"

Trọng Thành, RFI, 07/12/2023

Các lãnh đạo của Liên Hiệp Châu Âu, gồm chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, 07/12/2023 tại Bắc Kinh.

chine3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel trong cuộc gặp tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07/12/2023. AP - Liu Bin

Theo AFP, trả lời báo giới, sau cuộc tiếp xúc trưa nay tại Điếu Ngư Đài, chủ tịch Ủy Ban Ursula von der Layen đã bày tỏ sự "hài lòng" về việc hai bên đạt thỏa thuận về điều chỉnh để quan hệ thương mại song phương trở nên "cân bằng hơn". Lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu cũng khẳng định giữa hai bên có "những mất cân bằng và khác biệt rõ ràng mà chúng ta phải giải quyết".

Về phía chủ tịch Trung Quốc, theo đài nhà nước Trung Quốc CCTV, trong cuộc hội kiến nói trên ông Tập Cận Bình đã kêu gọi hai bên hướng tới "hợp tác song phương cùng có lợi", và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc từ bỏ "lập trường thù địch, đối đầu".

Từ nhiều tháng nay, Bruxelles và Bắc Kinh nỗ lực chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh này. Tổng cộng tám ủy viên Châu Âu đến Bắc Kinh từ đầu năm đến nay. Bắc Kinh cũng đã có một số cử chỉ tỏ thiện chí trong những tuần qua, cụ thể như với việc dỡ bỏ thị thực nhập cảnh ngắn hạn với công dân nhiều quốc gia Châu Âu hay xóa bỏ một số trừng phạt với Litva, thành viên Liên Âu.

Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh ghi nhận nỗ lực song phương tìm kiếm một số thỏa hiệp, tránh tái diễn cuộc đối thoại giữa những người điếc như thượng đỉnh lần trước :

Phía Trung Quốc cố gắng làm nhòa đi các khác biệt, ngược lại Liên Âu làm nổi rõ. Điều mà hai bên nỗ lực là tránh để tái diễn cuộc đối thoại giữa những người điếc, từng xảy ra tại cuộc thượng đỉnh trực tuyến lần trước (tháng 4/2023). Theo nhiều nhà ngoại giao, các khâu chuẩn bị đã được xúc tiến công phu. Vấn đề còn lại là xem ở những điểm nào hai bên có thể đạt được các tiến bộ.

Các vấn đề địa-chính trị và căng thẳng thương mại là nội dung chính của bữa ăn trưa vừa diễn ra giữa các lãnh đạo Châu Âu với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và bữa ăn tối nay với thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Các bất đồng song phương đặc biệt liên quan đến cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và các mất cân bằng về kinh tế cần được điều chỉnh, với việc khắc phục tình trạng Châu Âu nhập siêu từ Trung Quốc, cho đến chính sách "giảm thiểu nguy cơ" (de-risking) mà Bruxelles chủ trương.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, cho biết Châu Âu có các công cụ để bảo vệ thị trường của khối, ngụ ý nhắc đến cuộc điều tra Châu Âu có thể tiến hành về lĩnh vực hàng hóa liên quan đến y tế, cũng như khả năng Trung Quốc trợ giá cho xe ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc.

Cuộc điều tra này gây bất mãn tại Trung Quốc. Theo ông Vương Nghĩa Ngôi (Wang Yiwei), giám đốc Viện nghiên cứu về Châu Âu, Đại học Nhân Dân Bắc Kinh, khi công nghệ Trung Quốc vượt mặt Châu Âu trong lĩnh vực xe ô tô điện, năng lực cạnh tranh của Châu Âu sụt giảm, tuy nhiên Châu Âu đã không chấp nhận việc này, và tìm cách giảm bớt các nguy cơ từ Trung Quốc. Giám đốc Viện nghiên cứu về Châu Âu, Đại học Nhân Dân Bắc Kinh cảnh báo là Bắc Kinh "có thể sẽ tìm cách trả đũa, và đó là điều mà ở đây không ai muốn".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Theo AFP,  trong chuyến công du Bắc Kinh, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell, ngày 13/10/2023, đánh giá "niềm tin lẫn nhau giữa Liên Âu và Trung Quốc đã bị xói mòn", đồng thời ông cũng nêu những khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc.

euchine1

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu (trái) và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/10/2023. AP - Andres Martinez Casares

Ông Josep Borrell công du Trung Quốc từ hôm thứ Năm (12/10) với mục đích bảo vệ chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu về "giảm thiểu rủi ro" với Bắc Kinh, đồng thời để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh thường niên giữa hai bên.  

Phát biểu tại một trường Đại học danh tiếng ở Bắc Kinh, ông Borrell khẳng định Bruxelles và Bắc Kinh giờ đây cần phải nỗ lực "tái lập lại lòng tin".

Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh đến tình trạng mất cân đối thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc, không chỉ ở số lượng mà cả chất lượng.

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Josep Borrell đã bị hoãn lại 2 lần trong năm nay. Nhân dịp này, ông sẽ đề cập với các đồng nghiệp Trung Quốc nhiều vấn đề như quan hệ song phương, các hồ sơ quốc tế và thương mại.

Bruxelles cố gắng dung hòa được ý định giảm lệ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn duy trì chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Đầu tháng 10 này, Liên Hiệp Châu Âu đã công bố danh sách các lĩnh vực chiến lược cần được bảo vệ tốt hơn để đối phó với các quốc gia được cho là đối thủ, mà chủ yếu nhắm tới Trung Quốc.

Quan hệ Trung Quốc - Liên Âu trở nên căng thẳng từ sau cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga. Bắc Kinh không lên án Nga, kêu gọi tất cả các nước tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của nhau. Điều này được ngầm hiểu là kể cả Ukraine.

Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh : "Chúng tôi không yêu cầu Trung Quốc áp dụng quan điểm giống như Liên Hiệp Châu Âu" về cuộc chiến.  "Nhưng chúng tôi cho rằng điều Trung Quốc phải nỗ lực đáng kể để thuyết phục người dân Ukraine rằng mình không phải là đồng minh của Nga trong cuộc chiến này".

Anh Vũ

Published in Quốc tế

EU hướng đến một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc

Trọng Thành, RFI, 13/05/2023

Ngoại trưởng của khối 27 nước, họp hôm 12/05/2023, tại Stockholm, Thụy Điển, đã "nhất trí" với bản dự thảo điều chỉnh chính sách của Liên Âu với Trung Quốc, do cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) đề xuất. Chính sách với Trung Quốc được điều chỉnh nói trên nhấn mạnh nhiều hơn đến việc coi Bắc Kinh như một "đối thủ mang tính hệ thống". Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và đòi hỏi Bắc Kinh kiên quyết hơn với Nga trong hồ sơ Ukraina là các nội dung chính.

euchina1

Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu chụp ảnh kỷ niệm trước cuộc họp, ngày 12/05/2023, Stockholm, Thụy Điển. AP - Jonas Ekströmer

Theo AFP, một trong những căng thẳng lớn nhất giữa Liên Âu và Trung Quốc là "lập trường mập mờ" của Trung Quốc về cuộc xâm lăng Ukraina của Nga, Bắc Kinh đã không lên án Nga trong lúc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã giúp Nga lách các trừng phạt của Châu Âu. Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, Joseph Borell, cảnh báo : "Chúng ta sẽ không thể có được quan hệ bình thường với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga để chấm dứt cuộc chiến tranh này". 

Trả lời AFP, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna xác nhận : văn bản được cơ quan ngoại giao Liên Âu đề xuất đã được 27 ngoại trưởng Liên Âu thông qua. Theo ngoại trưởng Pháp, chính sách điều chỉnh đã được tất cả nhìn nhận là "hoàn toàn phù hợp". 

Từ năm 2019, Liên Âu đã xác định chính sách ứng xử ba mặt với Bắc Kinh, khi coi Trung Quốc vừa là "đối tác" trong nhiều lĩnh vực, vừa là đối thủ cạnh tranh về các ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng cũng là "đối thủ mang tính hệ thống" về mô hình chính trị. Theo tài liệu của cơ quan ngoại giao Liên Âu, đường hướng chung nói trên không thay đổi, nhưng "cần được điều chỉnh" trong bối cảnh "thế đối địch với Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây".

Văn bản vừa được các ngoại trưởng EU thông qua, trong ngày họp không chính thức đầu tiên theo công thức "Gymnich", là cơ sở cho chính sách chính thức với Trung Quốc, sẽ được các lãnh đạo 27 nước Châu Âu thông qua trong thượng đỉnh cuối tháng 6. Hội nghị không chính thức ngoại trưởng Châu Âu theo công thức Gymnich diễn ra hai năm một lần. Quốc gia chủ tịch luân phiên Liên Âu phụ trách tổ chức. Gymnich là tên của địa danh Đức, nơi diễn ra hội nghị đầu tiên năm 1974.

Trung Quốc kêu gọi Liên Âu "từ bỏ tâm lý thời Chiến tranh Lạnh"

Cuộc họp không chính thức của các ngoại trưởng EU diễn ra đúng lúc ngoại trưởng Trung Quốc có vòng công du Châu Âu. Hôm qua, tại Oslo, Na Uy, ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) cảnh báo "nếu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới xảy ra, các hậu quả sẽ ghê gớm hơn" lần trước. Ông Tần Cương kêu gọi Liên Âu và Trung Quốc nên cùng nhau "từ bỏ tâm lý thời Chiến tranh Lạnh".

Trọng Thành

***********************

Chính sách với Trung Quốc : 27 nước Liên Âu tìm tiếng nói chung

Trọng Thành, RFI, 12/05/2023

Các ngoại trưởng của 27 quốc gia thành Liên Hiệp Châu Âu có cuộc họp không chính thức hai ngày tại Stockholm, Thụy Điển. Nội dung chủ yếu của ngày họp đầu tiên hôm 12/05/2023 là điều chỉnh lập trường chung của khối này đối với Trung Quốc.

Participation of Valdis Dombrovskis, Executive Vice-President of the European Commission, and Mairead McGuinness, European Commissioner, to a high level Economic Dialogue EU–China

 Liên Âu siết chặt hơn nữa đối với đầu tư và xuất khẩu để giảm bớt sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

Hãng tin Anh Reuters tiếp cận được bản tài liệu 7 trang được dùng làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách với Trung Quốc, mà cơ quan ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã chuyển đến các quốc gia thành viên. Từ năm 2019, Liên Âu đã xác định chính sách ứng xử ba mặt với Bắc Kinh, khi coi Trung Quốc vừa là "đối tác" trong nhiều lĩnh vực, vừa là đối thủ cạnh tranh về các ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng cũng là "đối thủ mang tính hệ thống" về mô hình chính trị.

Theo tài liệu của cơ quan ngoại giao Liên Âu, đường hướng chung nói trên không thay đổi, nhưng "cần được điều chỉnh" trong bối cảnh "thế đối địch với Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm gần đây". Trong một thư đi kèm với tài liệu, cũng được gửi đến các ngoại trưởng 27 nước, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Joseph Borrell nhấn mạnh "việc điều chỉnh" là cần thiết, đặc biệt do "gia tăng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác động đến tất cả các lĩnh vực chính trị".

Liên Âu "không thể để bị cuốn vào cuộc đối đầu Mỹ - Trung", cho dù việc duy trì các hợp tác mật thiết với Hoa Kỳ luôn luôn là điều "căn bản" đối với Liên Âu, cũng là một điểm được nêu bật trong bản tài liệu của cơ quan ngoại giao Liên Âu.

Tài liệu này cũng nêu khả năng Liên Âu siết chặt hơn nữa đối với đầu tư và xuất khẩu để giảm bớt sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, đồng thời kêu gọi toàn khối "đa dạng hóa các nguồn cung ứng trong các lĩnh vực chủ chốt, đặc biệt là những lĩnh vực hệ trọng đối với chính sách chuyển đổi sang kinh tế xanh và kỹ thuật số".

Theo AFP, ngày mai, các ngoại trưởng 27 nước Liên Âu sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh, với tâm điểm là căng thẳng tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, theo một giới chức cao cấp Châu Âu, cuộc họp ngày mai "sẽ thảo luận về xây dựng các quan hệ đối tác", và chủ trương của Liên Âu là "duy trì nguyên trạng giữa Trung Quốc và Đài Loan để tránh căng thẳng gia tăng".

Trọng Thành

*************************

Châu Âu chuẩn bị đưa thêm trừng phạt mới đối với Nga, Trung Quốc cũng rơi vào tầm ngắm

Chi Phương, RFI, 09/05/2023

Tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga do xâm lược Ukraine, hôm 08/05/2023, Ủy Ban Châu Âu cho biết đã gửi tới các nước thành viên Liên Âu đề xuất gói trừng phạt thứ 11 nhằm ngăn chặn Nga lách các trừng phạt. Trong danh sách gồm 542 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp Nga, lần đầu tiên có 9 doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc xuất khẩu cho Nga những mặt hàng điện tử hoặc chất bán dẫn, phục vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

euchine2

Cờ Liên Hiệp Châu Âu tại trụ sở Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles, Bỉ. Ảnh minh họa chụp ngày 01/03/2023. Reuters – Johanna Geron

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet tường trình :

"Ủy Ban Châu Âu đã gửi một đề xuất trừng phạt, tức gói trừng phạt thứ 11. 27 nước đã nhận được đề xuất này từ thứ Sáu tuần trước, nhưng không nước nào muốn chính thức xác nhận trong danh sách này có 9 doanh nghiệp Trung Quốc có trụ sở ở Hồng Kông và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và chất bán dẫn. Tuy nhiên Ủy Ban Châu Âu bóng gió xác nhận rằng những trừng phạt theo kiểu mới này nhằm chống lại những doanh nghiệp của các nước khác ngoài Nga, đó là những doanh nghiệp dường như liên can tới việc lách các trừng phạt và hỗ trợ Nga. Phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu, Eric Mamer cho biết : "Quả thực, gói trừng phạt này tập trung vào việc thực thi các trừng phạt, hiệu quả của chúng và làm sao để ngăn chặn những trừng phạt này bị lách và làm sao để ngăn chặn những hàng hóa vốn đã bị cấm xuất khẩu sang Nga vẫn tìm được đường tới Nga để phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng của Moskva".

Ngoài Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở vùng Kavkaz hay Trung Á là nơi có các công ty bị tình nghi đã giúp Nga lách các lệnh trừng phạt. Cuộc thảo luận chính thức đầu tiên về gói trừng phạt thứ 11 này diễn ra vào ngày mai, 10/05, tại Bruxelles, trong cuộc họp giữa 27 đại sứ, đại diện thường trực của các nước thành viên Liên Âu". 

Trước thông báo này, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ có biện pháp trả đũa, nếu Châu Âu trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc, và đề nghị Châu Âu "không nên đi nhầm đường". Hãng tin AFP trích dẫn một nguồn tin ngoại giao, cho biết sẽ cần nhiều cuộc họp để thông qua gói trừng phạt được cho là rất kỹ thuật này. Lãnh đạo 27 nước thành viên có thể sẽ thảo luận về gói trừng phạt này nhân thượng đỉnh Liên Âu ngày 30/06.

Chi Phương

**************************

Liên Âu cân nhắc trừng phạt công ty Trung Quốc giúp Nga trong cuộc chiến Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 09/05/2023

Đúng vào lúc tân ngoại trưởng Trung Quốc lên đường công du Châu Âu với ba chặng ngừng là Đức, Pháp và Na Uy, truyền thông Anh ngày 08/05/2023 đã tiết lộ sự kiện Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu xem xét khả năng trừng phạt một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc đã giúp Nga chế tạo vũ khí sử dụng trong cuộc chiến Ukraine.

euchine3

Một quân nhân Nga đang chuẩn bị drone trinh sát Orlan-10. Ảnh do bộ quốc phòng Nga cung cấp ngày 08/08/2022. AP

Đây là một diễn biến mới có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh, và ngay ngày 08/05, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã lên tiếng cảnh cáo Liên Âu là không nên "đi sai đường".

Danh sách đen các công ty Trung Quốc

Nhật báo Anh Financial Times là tờ đầu tiên cho biết là trong tuần này Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ thảo luận về một loạt trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân và thực thể giúp Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Trong số các đối tượng bị trừng phạt, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc là đã bán qua Nga các thiết bị có thể được sử dụng trong vũ khí.

Hãng tin Anh Reuters sau đó đã trích dẫn nhiều nguồn tin ngoại giao xác nhận rằng ngày 10/05, 27 thành viên EU sẽ bắt đầu thảo luận đề nghị của bộ phận đối ngoại thuộc Ủy Ban Châu Âu liên quan đến gói trừng phạt kể trên, trong đó có việc đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen bị Liên Âu phong tỏa tài sản.

Theo Financial Times, danh sách doanh nghiệp Trung Quốc bị EU đề nghị trừng phạt bao gồm hai công ty tại Hoa Lục - 3HC Semiconductors và King-Pai Technology, đều ở Thẩm Quyến – và năm công ty tại Hồng Kông : Sinno Electronics, Sigma Technology,Asia Pacific Links, Tordan Industry and Alpha Trading Investments. (Riêng hãng tin Pháp AFP còn nói đến một công ty thứ 8 : Allparts Trading ở Hồng Kông).

Đề xuất trừng phạt từ Ủy Ban Châu Âu chẳng hạn đã tố cáo công ty sản xuất chip máy tính 3HC Semiconductors là đã "cố trốn tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để mua hoặc tìm cách mua các mặt hàng xuất xứ từ Mỹ để hỗ trợ cho quân đội và/hoặc các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga".

Trung Quốc giận dữ

Cho đến nay, Bruxelles vẫn tránh nhắm vào Trung Quốc, lập luận rằng không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh trực tiếp cung cấp vũ khí cho Moskva. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà các doanh nghiệp Trung Quốc bị phương Tây trừng phạt về tội giúp Nga trên bình diện vũ khí.

Trong số 7 thực thể nằm trong danh sách đen của Liên Âu, có 4 công ty đã bị Hoa Kỳ trừng phạt : 3HC Semiconductors, King-Pai Technology ở Thẩm Quyến và Sinno Electronics, Sigma Technology ở Hồng Kông.

Theo bộ tài chính Mỹ, công ty King-Pai Technology chẳng hạn đã cung cấp cho Nga các linh kiện vi điện tử có thể được dùng trong việc chế tạo vũ khí như hệ thống dẫn đường cho tên lửa hành trình.

Đối với Financial Times, động thái của EU có thể sẽ khiến Trung Quốc tức giận vì cho đến nay, Bắc Kinh đang cố ngăn chặn việc Bruxelles đứng hẳn về phía Washington. Thông tin về khả năng EU trừng phạt các công ty Trung Quốc vì giúp Nga vừa được tiết lộ đã lập tức bị Bắc Kinh đả kích.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai, 08/05, phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã nhắc nhở EU là không nên đi theo "con đường sai lầm" và cảnh cáo rằng Bắc Kinh sẵn sàng hành động để bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo nhân vật này thì "Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng công cuộc hợp tác giữa Trung Quốc và Nga làm một cái cớ để áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp hoặc quyền tài phán ngoài lãnh thổ đối với Trung Quốc".

Linh kiện Trung Quốc trong vũ khí Nga ngày càng nhiều

Dẫu sao thì không có lửa làm sao có khói ? Hãng Reuters ngày 17/04 vừa qua đã trích dẫn nhiều nguồn tin từ phía Ukraine xác nhận rằng họ đã tìm thấy ngày càng nhiều các linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Trung Quốc trong vũ khí Nga dùng trên chiến trường Ukraine.

Trả lời Reuters, ông Vladyslav Vlasiuk, một cố vấn cấp cao thuộc văn phòng của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định : "Trong các vũ khí Nga tịch thu được trên chiến trường, chúng tôi tiếp tục tìm thấy các thiết bị điện tử khác nhau… Xu hướng bây giờ là linh kiện do phương Tây sản xuất ít hơn trong lúc linh kiện do một nước khác làm ra nhiều hơn - không khó (để) đoán đó là quốc gia nào - tất nhiên là Trung Quốc".

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc gửi thiết bị quân sự qua Nga kể từ khi Moskva tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Cuộc tấn công đã kích hoạt các biện pháp trừng phạt của phương Tây, trong đó có việc cấm gửi công nghệ quân sự và lưỡng dụng như các loại vi mạch có thể được sử dụng cả trong các thiết bị thông thường hoặc trong vũ khí.

Thông tin tình báo do các chuyên gia Ukraine thu thập từ chiến trường và chia sẻ với Reuters cho biết sản phẩm Trung Quốc đã được tìm thấy trong hệ thống định vị của loại drone Orlan trước đây sử dụng hệ thống của Thụy Sĩ. Linh kiện Trung Quốc cũng bị phát hiện trong hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Nga, trước đây dùng các bộ phận do Pháp sản xuất.

Ukraine đã trừng phạt một công ty Trung Quốc

Về phần mình, ông Vlasiuk đã nêu đích danh hai nguồn cung cấp cho Nga : Tập đoàn sản xuất vũ khí Trung Quốc Bắc Phương Công Nghiệp (Norinco) ở Bắc Kinh, và nhà cung cấp thiết bị quân sự Tân Hưng Quảng Châu (Xinxing Guangzhou Import & Export Co). Tuy nhiên nhân vật này không nói họ đã cung cấp những gì.

Theo Reuters, Ukraine đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Comnav Technology của Trung Quốc vì đã cung cấp thiết bị định vị và radar cho Nga, những phương tiện có thể được sử dụng để hỗ trợ drone và tên lửa của Nga và Iran.

Reuters không thể kiểm chứng các thông tin tình báo nói trên, trong đó có việc làm rõ xem là liệu các linh kiện có liên quan đã được bán qua Nga để dùng cho mục đích dân sự, hay liệu đã được một bên thứ ba chuyển đến Nga.

Khi được hỏi liệu các công ty Trung Quốc có cung cấp linh kiện cho Nga để chế tạo vũ khí hay không, văn phòng phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết : "Trong suốt lịch sử của mình, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác thương mại bình thường với tất cả các nước, kể cả Nga, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Đối với việc xuất khẩu các mặt hàng quân sự, Trung Quốc luôn có thái độ thận trọng và có trách nhiệm. Lập trường và hành động của Trung Quốc luôn như vậy".

Trọng Nghĩa

Published in Diễn đàn

Đối thoại kinh tế với Trung Quốc, thông điệp Liên Âu gửi tới Mỹ

Thanh Hà, RFI, 11/04/2023

Hơn ba năm sau đại dịch Covid, Liên Âu vẫn loay hoay đi tìm chiến lược giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Hai tuần sau khi công bố chiến lược công nghiệp, Bruxelles đưa ra khái niệm de risking - giảm thiểu rủi ro trước một quốc gia vừa là "đối tác, một nguồn cạnh tranh và một đối thủ có hệ thống". Nói dễ hơn làm và có thể là cả Trung Quốc lẫn Liên Hiệp Châu Âu thực ra cùng muốn nhắm tới Hoa Kỳ.

eu1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen họp báo tại văn phòng đại diện của Liên Âu tại Bắc Kinh, trong chuyến công du Trung Quốc ngày 06/04/2023. AP - Andy Wong

"Trung Quốc vẫn là một địa điểm tiêu thụ lớn hàng của các hãng Châu Âu. Thị trường chung của Liên Hiệp Châu Âu là một thị trường sống còn của các nhà sản xuất Trung Quốc. Nếu như vì một lý do này hay một lý do khác, Liên Âu hạn chế hoặc đóng cửa với hàng Trung Quốc, lập tức tăng trưởng của Trung Quốc bị tác động, GDP sụt giảm từ 4 đến 5 điểm và chúng ta biết, đây sẽ là một tai họa".

Ủy viên Châu Âu Thierry Breton, đặc trách về Thị trường Nội địa Liên Âu, đã phát biểu như trên hôm 03/04/2023 hai ngày trước khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu công du Trung Quốc, và trước cuộc hội đàm tay ba giữa chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula Von der Leyen, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Bruxelles nhắc khéo nước chủ nhà về trọng lượng thương mại của 27 nước thành viên trong khối đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Kết thúc ba ngày công du Trung Quốc, phái đoàn hơn 50 doanh nhân Pháp tháp tùng ông Macron ra về với nhiều hợp đồng : tập đoàn chế tạo máy bay Châu Âu Airbus thông báo mở thêm một nhà máy lắp ráp thứ nhì tại Thiên Tân. Cơ sở mới sẽ bắt đầu hoạt động từ 2025 và cho phép "nhân lên gấp đôi" khả năng sản xuất tại Hoa Lục. Công ty điện lực quốc gia Pháp EDF và CHN Energy cùng SPIC hợp tác trong một dự án lắp đặt quạt chế tạo năng lượng gió trên biển và trên đất liền.

Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, đôi bên ký kết tổng cộng 15 hợp đồng cho phép "đẩy mạnh xuất khẩu của Pháp sang Trung Quốc". Trái với thông lệ, cả phía chính phủ lẫn các doanh nghiệp Pháp không ồn ào thông báo về những thành tích nói trên và đã tránh công bố trị giá các hợp đồng thu hoạch được sau chuyến đi của tổng thống Emmanuel Macron lần này.

Nhà báo Baptiste Fallevoz đài truyền hình France 24 ghi nhận dù từng là đầu tàu thúc đẩy Liên Âu bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng tựa như đối với thủ tướng Đức, Olaf Scholz hồi mùa thu năm ngoái, kinh tế và thương mại vẫn là một ưu tiên trong đối thoại giữa Emmanuel Macron với Tập Cận Bình : 

"Từ 2019 chính tổng thống Macron là người đã thúc đẩy Liên Âu phải có những quy định rõ ràng để giám sát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu và tổng thống Pháp đã phải nỗ lực thuyết phục Berlin chia sẻ quan điểm này, bởi Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Đức. Thành thử tôi không nghĩ Emmanuel Macron ngây thơ. Song lần này tổng thống Pháp mời một phái đoàn hơn 50 doanh nhân tháp tùng ông sang Trung Quốc. Dù muốn hay không thì đây cũng là một thị trường lớn, mà các doanh nghiệp Pháp không thể bỏ qua".

Mùa thu năm ngoái, báo chí Berlin cũng khá kín đáo về những thành tựu kinh tế của các doanh nghiệp Đức sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Scholz. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu các nước trong Liên Âu lúng túng trong chiến lược về kinh tế, thương mại và đầu tư với Bắc Kinh.

Ảo tưởng "đàm phán lại" quan hệ với Bắc Kinh ?

Một tuần trước khi đến Bắc Kinh chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula Von der Leyen chủ trương một khối Liên Âu "tự chủ hơn" "mạnh dạn hơn" trước ông khổng lồ Trung Quốc đang xích lại gần với Nga. Với nhiệm kỳ tổng bí thư đảng Cộng Sản thứ ba, ông Tập Cận Bình không còn úp mở về quyết tâm kiến tạo một trật tự thế giới mới đe dọa "đến lợi ích của Liên Âu". Vào lúc Trung Quốc vừa là "đối tác vừa là một đối thủ cạnh tranh, vừa là một đối thủ có hệ thống" hơn bao giờ hết, Liên Hiệp Châu Âu cần tăng cường khả năng "tự vệ" qua chiến lược mà bà Von der Leyen gọi là de-risking giảm thiểu rủi ro lệ thuộc quá nhiều vào một đối tác. Baptiste Fallevoz giải thích khác biệt giữa chủ trương decoupling của Mỹ với de-risking của Liên Âu

"Mỹ chủ trương tách rời khỏi Trung Quốc có nghĩa là làm thế nào để kinh tế ít bị chi phối nhất, ít lệ thuộc nhất vào những quyết định từ Bắc Kinh. Liên Âu thì theo đuổi mục tiêu giảm thiểu rủi ro đối với Trung Quốc. Qua đó giảm bớt nguy cơ kinh tế của khối này ‘bị động’ vì đối tác Trung Quốc. Cụ thể là giảm thiểu rủi ro trong một số lĩnh vực như đầu tư của Trung Quốc vào Liên Âu, đầu tư của Châu Âu tại Hoa Lục với vấn đề chuyển giao công nghệ. Trong chiến lược giảm thiểu rủi ro này bao hàm luôn cả việc giảm nguy cơ các cơ quan nghiên cứu của Châu Âu, các chuyên gia Châu Âu bị kiểm duyệt, bị trừng phạt. Nói cách khác Châu Âu tự vệ, tránh để rơi vào khủng hoảng, trong lúc mà Mỹ thì có những biện pháp mạnh tay hơn".

Đối tác thương mại số 1 nhưng không có trọng lượng về địa chính trị 

Trên đài truyền hình Pháp Đức Arte, chuyên gia Marc Julienne, đặc trách về Trung Quốc Trung Tâm Châu Á thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, IFRI nhắc lại mức độ quan trọng về kinh tế giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa lục :

"Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc, không phải là Mỹ. Từ 2-3 năm trở lại đây Bruxelles định hướng lại chiến lược hành động đối với Trung Quốc và đã quyết định là đàm phán lại với Bắc Kinh trên một số điểm. Chúng ta có thể hiểu rằng, Liên Âu nêu lên vế thương mại để nhắc nhở về trọng lượng của toàn khối đối với Trung Quốc qua đó Bruxelles muốn gia tăng áp lực với Trung Quốc trên vấn đề Ukraine. Châu Âu cũng tỏ rõ lập trường là khác với Mỹ, khối này tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ. Bruxelles tiếp tục mở cửa thị trường chung toàn khối, nhưng với một chính sách về thương mại và công nghiệp cứng rắn hơn". 

Tách rời khỏi Trung Quốc : điều không tưởng

Dù vậy không một ai tin rằng, Pháp hay Liên Hiệp Châu Âu dại dột mang lá bài thương mại ra để mặc cả với Bắc Kinh hay chỉ với hy vọng thuyết phục Trung Quốc bỏ rơi nước Nga của Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh Ukraine. Nhà nghiên cứu Marc Julienne : 

 "Ursula Von der Leyen ngày 01/04/2022 đã nhắc lại trong khuôn khổ đối thoại giữa Liên Âu và Trung Quốc là mỗi ngày tổng trao đổi mậu dịch hai chiều lên tới 2 tỷ euro, trong lúc giao dịch giữa Bắc Kinh với Nga là 300 triệu euro. Đó là những con số hồi mùa xuân năm ngoái. Đây là cách nhắc khéo Trung Quốc rằng về thương mại, kinh tế, Trung Quốc chủ yếu giao dịch với ai".

Kinh nghiệm cho thấy, Châu Âu chỉ mới phụ thuộc vào dầu khí, than đá của Nga, mà đã mất hơn một năm trời vẫn chưa tự chủ được về vấn đề năng lượng. Huống chi là với Trung Quốc khi mà đúng 20 năm trước Bruxelles đã xem Bắc Kinh là "đối tác chiến lược toàn diện".

Trên thực tế, đối với Liên Hiệp Châu Âu -và kể cả là với Hoa Kỳ, rất khó để chóng "tách rời" hay giảm rủi ro lệ thuộc vào hàng rẻ Trung Quốc. Chuyên gia viện IFRI phân tích : 

"Trong một số lĩnh vực, rất khó để tìm nguồn thay thế bởi vì Trung Quốc chiếm một vị trí mang tính sống còn. Trái lại đối với một số khác, thì Châu Âu hoàn toàn có thể giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Đấy là tất cả mục tiêu mà chiến lược De risking bà Ursula Von der Leyen đã nhắc đến hôm 30/03/2023. Liên Hiệp Châu Âu không thể bỏ tất cả trứng vào một giỏ mà cần đi tìm các nguồn cung cấp khác, cần tìm các đối tác thương mại khác ngoài Trung Quốc. Những giải pháp thay thế có thể đang được đặt ở Châu Á, Châu Phi".

Trong bối cảnh đó giới quan sát đưa ra một số nhận định chính như sau về đối thoại giữa Châu Âu với Trung Quốc trên địa hạt kinh tế và thương mại. Thứ nhất, sau bài học với Nga và sau kinh nghiệm Covid làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, Liên Âu tìm mọi cách giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào chế độ ở Bắc Kinh.

Thứ hai là có lẽ Bắc Kinh và Bruxelles dù "nói chuyện" với nhau về thương mại và kinh tế nhưng cả hai đều chỉ chú trọng đến phản ứng của Hoa Kỳ.

Tương tự như Mỹ, Trung Quốc, chỉ xem Washington mới là đối thủ xứng tầm cỡ với mình. Giáo sư Samuel Furfari trường cao đẳng thương mại Paris phân tích trên tạp chí Conflits (ngày 11/04/2023) : "Về mặt địa chính trị, Trung Quốc không coi Liên Âu là một đối tác có trọng lượng". Chẳng qua là, ở vào thời điểm đang bị Mỹ bao vây về công nghệ cao, về thương mại, thì các công ty Trung Quốc cần công nghệ của Châu Âu, cần một số kỹ thuật của Châu Âu như là "bí quyết" chế tạo động cơ máy bay của Airbus chẳng hạn. Ngoài những tính toán thuần túy về kinh tế thì như thường lệ Bắc Kinh ít khi bỏ lỡ cơ hội khai thác những rạn nứt trong khối các nền dân chủ phương Tây, hay áp dụng chính sách "chia để trị" miễn sao có lợi cho mình. Thuyết phục được Liên Hiệp Châu Âu "giữ khoảng cách với Mỹ" về công nghệ chẳng hạn sẽ là một thắng lợi lớn đối với Bắc Kinh.

Còn về phía Châu Âu, Bruxelles đang bực mình vì luật chống lạm phát (Inflation Reduction Acte – IRA) của Mỹ, một công cụ bảo hộ trá hình để Washington thu hút đầu tư nước ngoài và cạnh tranh bất bình đẳng, phá hoại chính sách vực dậy ngành công nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu. Bruxelles muốn Nhà Trắng hiểu rằng, Mỹ cần nương nhẹ "đồng minh" Châu Âu khi Washington muốn dùng cả đòn kinh tế và thương mại, đầu tư kềm tỏa đối thủ nguy hiểm nhất là Trung Quốc.

Có lẽ cũng vì ý thức được thế trên đe dưới búa giữa hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc và nhất là trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang lao vào một cuộc đối đầu về mọi mặt, mà trên đường từ Bắc Kinh trở lại Paris, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã nhấn mạnh đến sự "tự chủ về mặt chiến lược", tránh để Liên Âu bị lệ thuộc vào "nguyên tắc ngoài lãnh thổ của đồng đô la", Liên Âu phải là "một cực thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc".

Sau Bắc Kinh, tổng thống Pháp hôm 11/04/2023 tại Amsterdam tiếp tục quảng bá chiến lược "tự chủ kinh tế", để Liên Âu không phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác nào trong những lĩnh vực mang tính sống còn đối với an ninh, kinh tế của 27 thành viên.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 11/04/2023

****************************

Đằng sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Macron ở Quảng Châu

Minh Đức, Người Đưa Tin, 08/04/2023

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày vào ngày 7/4, chính phủ hai nước đã đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ các nỗ lực hòa bình và phản đối các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân ở Ukraine.

1250852529

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hội đàm không chính thức ở Quảng Đông, ngày 7/4/2023. Ảnh : Getty Images

Tuyên bố cho biết, Trung Quốc và Pháp "ủng hộ mọi nỗ lực khôi phục hòa bình ở Ukraine trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Hai bên tán thành các nỗ lực của cơ quan hạt nhân Liên Hợp Quốc (IAEA) nhằm thúc đẩy an ninh của "các cơ sở hạt nhân hòa bình", bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, nơi đã nhiều lần bị pháo kích trong cuộc chiến kéo dài hơn một năm qua.

Tuyên bố do chính phủ Pháp đưa ra kêu gọi "tất cả các bên trong cuộc xung đột tuân thủ nghiêm ngặt luật nhân đạo quốc tế" và "cung cấp khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo an toàn, nhanh chóng và không bị cản trở".

Quan tâm phát triển quan hệ với Pháp

Ông Macron và ông Tập đã đến thăm thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc hôm 7/4, chuyển sự chú ý sang các mối quan hệ kinh tế của hai nước.

Hai bên đồng ý nối lại các cuộc đàm phán cấp cao về chiến lược, kinh tế và văn hóa trong năm nay, đồng thời tăng cường hợp tác để đối phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine.

Rất hiếm khi ông Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Do đó, cuộc hội đàm không chính thức ở Quảng Châu nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm của ông Macron trong bối cảnh quan hệ của Trung Quốc với Mỹ ngày càng xấu đi. Những căng thẳng đó đã gia tăng trong tuần này khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California hôm 5/4.

"Việc ông Tập đến Quảng Châu để gặp ông Macron một lần nữa cho thấy Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác và ổn định với Pháp", ông Li Mingjiang, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết.

"Bắc Kinh hy vọng rằng ông Macron cũng có thể đóng một vai trò trong việc ổn định quan hệ Liên Âu-Trung Quốc", ông Li nói thêm. "Đây là một mục tiêu ngoại giao rất quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng xấu đi và những nỗ lực của Washington trong việc tập hợp các đồng minh và đối tác chống lại Trung Quốc".

Nhưng cuộc "tấn công quyến rũ" của Trung Quốc chỉ có giới hạn. Trong cuộc hội đàm chính thức hôm 6/4, nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy rằng ông sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của ông Macron nhằm "thức tỉnh Nga và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán" về vấn đề Ukraine.

Thay vào đó, ông Tập cho biết ông sẵn sàng đưa ra lời kêu gọi chung với ông Macron về một giải pháp chính trị ở Ukraine đáp ứng "mối quan tâm an ninh hợp pháp của tất cả các bên" – ngôn ngữ lặp lại lập luận của Bắc Kinh và Moscow rằng việc NATO mở rộng vào Đông Âu là nguồn cơn của cuộc xung đột.

Đề phòng kịch bản xấu

Ông Tập cũng cho biết ông sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi "có điều kiện và thời điểm thích hợp", theo Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, người đi cùng ông Macron tới Bắc Kinh.

Bà von der Leyen, người đã kết thúc chuyến thăm hôm 6/4, được đón tiếp lạnh lùng hơn ông Macron vì quan điểm "diều hâu" hơn của bà đối với Trung Quốc, được nhấn mạnh trong một bài phát biểu hồi cuối tháng 3, trong đó bà von der Leyen kêu gọi các nước Liên Âu "giảm thiểu rủi ro" do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Trong cuộc hội đàm hôm 6/4, bà von der Leyen nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng mặc dù bà không coi việc tách khỏi Trung Quốc là một chiến lược khả thi hoặc đáng mong đợi đối với Liên Âu, nhưng "đồng thời, tôi có thể thấy một số rủi ro mà Châu Âu nên giải quyết".

eu3

Quang cảnh hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Bắc Kinh, ngày 6/4/2023. Ảnh : Xinhua

Trong một lời quở trách rõ ràng, ông Tập nói với bà von der Leyen rằng Liên Âu nên "tránh hiểu lầm và đánh giá sai", theo nội dung cuộc họp của hai nhà lãnh đạo.

Trung Quốc đang hy vọng sẽ tách Châu Âu và Mỹ ra bằng cách "quyến rũ" các nhà lãnh đạo Châu Âu như ông Macron – những người ủng hộ sự tự chủ cao hơn trong chính sách đối ngoại. Nỗi sợ hãi của Bắc Kinh là Châu Âu có thể áp đặt các hạn chế thương mại và đầu tư đối với Trung Quốc giống như những hạn chế do Mỹ áp đặt.

Để ngăn chặn kịch bản đó, Trung Quốc đang tìm cách khai thác sự chia rẽ trong nội bộ Châu Âu về cách đối phó với Bắc Kinh, tập trung sự chú ý vào các quốc gia như Pháp và Đức, những quốc gia có hành lang kinh doanh mạnh mẽ muốn tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc.

Ông Tập, trong một bài phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-Pháp hôm 6/4, đã kêu gọi các công ty Pháp tăng cường sự hiện diện của họ ở đất nước ông và cảnh báo chống lại việc "tách rời", khi Washington kêu gọi chính sách rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro an ninh mà họ cảm nhận thấy.

Minh Đức (theo New York Times, South China Morning Post)

Nguồn : Người Đưa Tin, 08/04/2023

Published in Quốc tế

Liệu Pháp và Liên Âu có thể lay chuyển được Trung Quốc trong vấn đề Ukraine ?

Chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, khởi sự từ hôm 05/04/2023, dĩ nhiên là đề tài rất được báo giới Pháp quan tâm. Bên cạnh đó, hệ quả của sự kiện Phần Lan được chính thức kết nạp vào NATO hôm qua là một chủ đề khác được chú ý, cũng như cuộc gặp hôm nay giữa thủ tướng Pháp Elisabeth Borne với các công đoàn vào lúc phong trào phản đối kế hoạch cải tổ hưu trí chưa nguôi.

laychuyen1

Tổng thống Emmanuel Macron nói chuyện với cộng đồng Pháp, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 05/04/2023. AP - Thibault Camus

Cả hai tờ Le Monde La Croix đều dành trang nhất cho chuyến thăm Trung Quốc của hai nhà lãnh đạo Châu Âu. Le Monde nêu bật trong hàng tựa lớn : "Macron đến Trung Quốc để tìm cách thúc đẩy Tập Cận Bình thay đổi thái độ".

Đối với Le Monde, khi cùng nhau đến Bắc Kinh, hai nhân vật lãnh đạo Liên Âu (Liên Âu) hy vọng khuyên được chủ tịch Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình tác động lên Nga để tìm ra một giải pháp cho cuộc chiến ở Ukraine. Trước xu hướng ngày càng cứng rắn hơn của Bắc Kinh trên chính trường quốc tế, Châu Âu chủ trương duy trì đối thoại với Trung Quốc, nhưng cũng muốn "tái cân bằng" các mối quan hệ.

Riêng về phía Pháp, Le Monde ghi nhận sự kiện có một phái đoàn chủ doanh nghiệp Pháp tháp tùng theo tổng thống Macron. Mối quan tâm đến lãnh vực thương mại cũng dễ hiểu vì từ ba năm nay, thâm thủng mậu dịch giữa Pháp và Trung Quốc càng lúc càng nặng nề thêm.

Tuy nhiên, theo tờ báo, dù muốn mở cửa về phía Trung Quốc, Pháp vẫn thận trọng vì đà tăng trưởng của Trung Quốc đang có dấu hiệu hụt hơi, trong lúc thị trường nước này vẫn khép kín với nhiều rủi ro.

Liên Âu - Trung Quốc, một sự mặc cả lớn

Về phần mình, nhật báo công giáo La Croix ghi nhận trong hàng tựa lớn trang nhất : "Liên Âu-Trung Quốc, một sự mặc cả lớn". Tờ báo đã giải thích rõ hơn về mục tiêu mà Pháp và Liên Âu muốn đạt được khi đích thân tổng thống Pháp và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cùng đến Bắc Kinh.

Trong bài "Ukraine, tâm điểm cuộc đối thoại Trung Quốc-Liên Âu", tờ báo công giáo cho rằng : "Để đổi lấy một sự hợp tác tối thiểu trên hồ sơ chiến tranh Ukraine, Emmanuel Macron muốn trấn an Trung Quốc về việc mở cửa thị trường Châu Âu cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Để tăng thêm sức nặng cho đề nghị có đi có lại này, ông đã đến Bắc Kinh cùng với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen.

Thế nhưng trong bài "Một nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục", La Croix cũng thấy rằng : "Sau ba năm thực hiện chính sách zero Covid, được dỡ bỏ vào tháng 12 năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và triển vọng tăng trưởng "khoảng 5%" cho năm 2023 sẽ khó đạt được"

Liên Âu phải dùng vũ khí thương mại

Trong bối cảnh kể trên, tờ báo công giáo cho rằng Liên Âu phải biết sử dụng "Vũ khí thương mại" - tựa bài xã luận – để gây sức ép, buộc Trung Quốc thay đổi thái độ trên vấn đề Ukraine.

Theo La Croix, quả đúng là "hòa bình ở Ukraine sẽ không có được nếu không có Bắc Kinh. Hiện tại, thực tế hiển nhiên là Trung Quốc, trong một chừng mực nào đó, thấy không có lợi trong việc tái lập hòa bình ở Ukraine. Cuộc xung đột đang thu hút một phần sự chú ý của Mỹ vào Châu Âu và Nga, khiến Washington không tập trung được vào cuộc đấu tay đôi với đối thủ Châu Á của họ. Trung Quốc, tất nhiên, không muốn cuộc chiến Ukraine diễn ra, nhưng sẽ là ngây thơ nếu cho rằng Bắc Kinh có thể bỏ công sức, dù là tối thiểu, để chấm dứt cuộc chiến, chừng nào mà họ còn thu lợi được".

Xuất phát từ nhận định đó, La Croix cho rằng Châu Âu phải dùng đến đòn bẩy kinh tế để tác động lên Trung Quốc. Tờ báo giải thích : "Trung Quốc không thể thiếu thị trường của các nước phát triển, đặc biệt là Châu Âu. Đây là một trong số đòn bẩy hiếm hoi mà Liên Âu có được để thúc đẩy Bắc Kinh thay đổi thái độ (trên hồ sơ Ukraine)… Chỉ có việc kiên quyết dùng vũ khí thương mại mới có thể ngăn Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga. Đó là điều tối thiểu".

Tuy vậy, trên bình diện đạo đức, tờ báo công giáo Pháp cũng tự hỏi là "Liệu chúng ta có thể tiếp tục đánh đổi quá nhiều với một cường quốc đã thích ứng rất tốt với chiến tranh trên đất Châu Âu hay không ?"

Rất khó đối thoại với Trung Quốc ?

Cũng về chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Pháp Macron, dù không nêu bật thành tựa lớn trang nhất, nhưng cả nhật báo thiên tả Libération cũng như nhật báo kinh tế Les Echos đều đã dành một hồ sơ lớn cho đề tài này.

Trong một hàng tựa nhỏ trang nhất, Libération ghi nhận : "Trung Quốc-Pháp : Một thượng đỉnh hàm chứa chông gai". Ở bên trong, tờ báo nêu bật những khó khăn đang chờ đợi tổng thống Pháp trong khoảng một chục tiếng đồng hồ gặp mặt trực tiếp và hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đối với Libération, tại Trung Quốc, tổng thống Macron sẽ phải "đi dây" giữa nhu cầu ký kết nhiều hợp đồng thương mại và việc tìm giải pháp cho một loạt căng thẳng từ vấn đề Ukraine, Đài Loan, cho đến khí hậu hay mở cửa thị trường…

Để tăng thêm trọng lượng trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, theo Libération, tổng thống Pháp đã đến Bắc Kinh cùng với bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu. Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc của Tập Cận Bình có chịu đối thoại hay không.

Trả lời Libération, chuyên gia về Trung Quốc Alice Ekman, phụ trách Châu Á tại Viện Nghiên Cứu An Ninh Liên Âu EUISS cho rằng vấn đề hiện nay là Đảng cộng sản Trung Quốc luôn hung hăng bác bỏ mọi chỉ trích, khiến cho không thể có đối thoại giữa Liên Âu và Trung Quốc.

Trung Quốc không thể làm trung gian trong hồ sơ Ukraine

Tương tự như Libération, Les Echos cũng dành nhiều trang bài để phân tích về chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Pháp. Trong một khung nhỏ trên trang nhất, tờ báo ghi nhận là sau một thời gian dài bất động vì dịch Covid-19, Emmanuel Macron đã trở lại thăm Trung Quốc. Ông chủ trương phô bày sự thống nhất của Liên Âu trước một cường quốc đã khẳng định được vai trò trên trường quốc tế, nhưng lại trở nên cứng rắn hơn nhiều trong chính sách đối nội.

Điều mà Les Echos đặc biệt ghi nhận là từ một vài ngày nay, bà Ursula von der Leyen, người đi cùng với tổng thống Pháp sang Trung Quốc, đã bày tỏ một lập trường phê phán mạnh mẽ hơn đối với Bắc Kinh.

Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo kinh tế Pháp, giáo sư François Godement, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Quốc không ngần ngại cho rằng Trung Quốc "không thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột tại Ukraine".

La Croix : Nga trong thế thủ sau khi Phần Lan vào NATO

Về thời sự Châu Âu, báo La Croix đã đặc biệt chú ý đến sự kiện "Nga ở trong thế thủ sau khi Phần Lan gia nhập NATO", tựa bài phân tích ở trang quốc tế.

Theo tờ báo, sau ba thập kỷ không liên kết quân sự và quan hệ thân thiện với Nga, Phần Lan đã gia nhập NATO ngày 4 tháng Tư. Điện Kremlin bị dao động giữa mong muốn giảm nhẹ tầm mức quan trọng và tung ra nhưng lời đe dọa ngấm ngầm.

Điều chắc chắn là là việc Phần Lan gia nhập NATO đã không hề thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông lớn tại Nga. Ngay buổi sáng ngày sự kiện với những hậu quả chiến lược quan trọng này diễn ra, chủ đề này đã vắng bóng trên trang nhất của các nhật báo chính và các trang tin tức trực tuyến. Hai nhà tuyên truyền chính của chế độ, Vladimir Soloviev và Margarita Simonian, nổi tiếng là thường xuyên đề cập đến những mối đe dọa của NATO, cũng giữ thái độ im lặng.

Tình trạng thiếu quan tâm tương đối này có thể được giải thích một phần bằng tình trạng lúng túng của chính quyền Nga khi đối mặt với việc Phần Lan trở thành thành viên NATO, điều này có thể được coi là một cái tát vào mặt Vladimir Putin. Trong số nhiều lý do được dùng để biện minh cho việc tấn công xâm lược Ukraine, đó là vì nước này mong muốn gia nhập NATO, trong khi đơn ứng cử của Kiev không có triển vọng thành công ngay lập tức.

Với việc Phần Lan vào NATO, kể từ ngày 4/4, Nga sẽ tăng gấp đôi số km đường biên giới với các quốc gia trong liên minh, với nguy cơ kế tiếp là khả năng quân đội nước ngoài trú đóng trên đất Phần Lan.

Các mối đe dọa khủng bố cực hữu

Liên quan đến thời sự nước Pháp, Libération đặc biệt chú ý các mối đe dọa khủng bố cực hữu vốn không được chính quyền và cánh hữu quan tâm.

Trang nhất tờ báo giới thiệu : "Điều tra : Các mối đe dọa khủng bố từ phe cực hữu" và nói rõ : "Các nhóm cực đoan đang tự tổ chức trên mạng xã hội Telegram để chuẩn bị các hành động bạo lực chống lại các cộng đồng xã hội, các đại biểu dân cử hoặc nhà báo bị chỉ địch danh. Đây là một mối nguy hiểm được các cơ quan tình báo coi trọng nhưng lại bị chính phủ phớt lờ".

Theo Libération : "Trong số mười cuộc tấn công vì động cơ chính trị gần đây nhất bị phá vỡ ở Pháp, bảy vụ có liên quan đến phe cực hữu. (…) Và bộ trưởng bộ Nội vụ, Gérald Darmanin đã tố cáo cánh cực tả thay vì một phong trào ngày càng đáng lo ngại, qua đó nuôi dưỡng một cách nguy hiểm sự thông cảm của ông với phe cực hữu".

Đối thoại chính phủ-công đoàn về hưu trí khó thành

Cũng về nước Pháp, Le Figaro dành tựa lớn trang nhất và hồ sơ đặc biệt cho cuộc tiếp xúc mở ra hôm nay giữa thủ tướng Pháp Elisabeth Borne và các đại diện công đoàn. Tờ báo chạy tựa : "Bề ngoài giả tạo của cuộc họp Borne-Berger" (Berger là lãnh đạo công đoàn CFDT, một thành tố quan trọng trong phong trào chống cải cách chế độ hưu bổng hiện nay).

Đối với Le Figaro, sự kiện này có khả năng kết thúc rất sớm vì lẽ cả hai bên đều khăng khăng giữ lập trường của mình về cải cách hưu trí.

Tờ báo giải thích : Thủ tướng chính phủ, vốn đang chờ quyết định của Hội đồng Bảo hiến dự kiến ​​vào ngày 14 tháng 4, không có ý định hy b bin pháp kéo tui v hưu lên thành 64, trong lúc đó thì hai công đoàn CFDT và CGT lại coi việc hủy bỏ biện pháp này là điều kiện tiên quyết để nối lại đối thoại.

Đối với Le Figaro, dù rất được chú ý, nhưng cuộc họp hôm nay sẽ hoàn toàn vô ich và có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Trả giá vì dựa vào khí đốt Nga, Liên Âu cố tránh "phụ thuộc" vào Trung Quốc

Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Châu Âu đến Trung Quốc trong những ngày đầu tháng 04/2023. Mục tiêu chính là thúc đẩy hợp tác kinh tế nhưng cũng muốn có "những luật chơi công bằng", đồng thời tránh nguy cơ "phụ thuộc" năng lượng vào Trung Quốc như từng phụ thuộc vào dầu khí Nga. Cuộc chiến do Moskva phát động ở Ukraine buộc Bruxelles tăng cường năng lực tự chủ chiến lược.

eu1

Khu điện gió ở Frankfurt, Đức, ngày 15/09/2020. AP - Michael Probst

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, nước sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên EU từ ngày 01/07, hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 31/03. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du cùng chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen từ ngày 05-08/04. Người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell cũng xác nhận chuyến thăm Bắc Kinh với báo giới hôm 24/03. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cũng được mời, nhưng thời điểm cụ thể chưa được biết. Theo trang Euractiv, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh, dự kiến diễn ra trước mùa hè tại Bắc Kinh. 

Liên Âu phụ thuộc vào Trung Quốc để chuyển đổi xanh 

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn, nhưng cũng là "đối thủ mang tính hệ thống" ngay từ năm 2019. Bruxelles muốn tránh phụ thuộc vào Trung Quốc về năng lượng tái tạo sau khi rút bài học từ Nga về năng lượng hóa thạch. Dù không trực tiếp nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc nhưng cường quốc Châu Á - nhà khai thác, tinh chế các nguyên liệu thiết yếu - là nhà cung cấp chính để Châu Âu thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng. 

Theo danh sách năm 2020 về các nguyên liệu quan trọng cho Liên Hiệp Châu Âu, được Ủy Ban Châu Âu lập ba năm một lần, 98% đất hiếm tiêu thụ ở Châu Âu được nhập từ Trung Quốc, tiếp theo là 93% magnesium, 69% wolfram, 66% scandium và 49% bismuth. Liên Hiệp Châu Âu cũng phụ thuộc vào nhiều nước khác, nơi lĩnh vực khai thác mỏ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, như Cộng hòa dân chủ Congo, nước xuất khẩu 68% khối lượng khai thác cobalt cho Liên Âu. 

Theo trang Slate ngày 05/02, vai trò của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi xanh nền kinh tế Châu Âu còn vượt qua cả vấn đề nguyên liệu. Năm 2021, 89% pin mặt trời và 64% tuốc-bin gió được nhập vào Liên Hiệp Châu Âu đều đến từ Trung Quốc. Năm nhà sản xuất lớn nhất biến tần năng lượng mặt trời (Hoa Vi, Sungrow, Growatt, Ginlong Solis, GoodWe), chiếm hơn 60% thị phần năm 2021 và đứng đầu là Hoa Vi (Huawei, 23%), cũng là của Trung Quốc. Thị trường pin ô tô điện cũng do Trung Quốc thống lĩnh, trong đó chỉ hai công ty CATL và BYD đã chiếm hơn 50% thị trường năm 2022. 

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng lithium và đất hiếm, trong tương lại gần, sẽ quan trọng hơn cả dầu lửa hoặc khí đốt. Liên Hiệp Châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc kể từ khi nổ ra chiến tranh Ukraine, song song với những dự án của khối nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh (điện mặt trời, pin, khí hydro…) để chống biến đổi khí hậu. 

Mở rộng mạng lưới đối tác 

Dường như Bruxelles đã rút được bài học lệ thuộc dầu lửa Nga và xác định được những điểm lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Theo bà Ursula von der Leyen, Liên Hiệp Châu Âu "không muốn bị phụ thuộc về những nguyên liệu có ý nghĩa quyết định đó". Trả lời phỏng vấn nhóm European Newsroom gồm nhiều cơ quan thông tấn Châu Âu, trong đó có AFP, ngày 13/03 tại Strasbourg (Pháp), sau chuyến công du Mỹ, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cho biết khối 27 nước "đa dạng hóa và tăng cường các chuỗi cung ứng với những đối tác có chung ý tưởng". 

Khi gặp tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 10/03, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã nhất trí với tổng thống Mỹ là bắt đầu đàm phán "ngay" một "thỏa thuận tập trung vào các kim loại chiến lược" cho quá trình chuyển đổi năng lượng để giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh. Thế nhưng, trong lúc chờ tìm được tiếng nói chung với Liên Âu, ngày 27/03, Mỹ và đồng minh thân thiết Nhật Bản đã ký một thỏa thuận củng cố "các chuỗi cung ứng khoáng chất quan trọng để chế tạo các loại pin cho ô tô điện". 

Liên Hiệp Châu Âu cũng hướng sang Cộng hòa dân chủ Congo, Indonesia và Úc để mở rộng nguồn cung khoáng sản quý hiếm trong khuôn khổ những thỏa thuận "đôi bên cùng có lợi". Còn tại Nam Mỹ, Bruxelles đã ký hiệp định tự do thương mại với Chile. Nói một cách khác, theo ông Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch điều hành thương mại Châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu muốn "hình thành một câu lạc bộ nguyên liệu trọng điểm tầm cỡ thế giới với những đối tác tin cậy muốn phát triển những ngành công nghiệp này". Và đặc biệt là để "Liên Hiệp Châu Âu giảm phụ thuộc như hiện nay vào một nước duy nhất hoặc một vài nước", theo phát biểu của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen. 

Tăng cường tái chế và sáng tạo 

"Mở rộng hợp tác đối tác" để bảo đảm nguồn cung là một trong ba trụ cột chính của dự luật về Nguyên liệu Quan trọng (Critical Raw Materials Act) được Ủy Ban Châu Âu đề xuất ngày 16/03/2023. Hai giải pháp tiếp theo tập trung vào "tinh chế, chuyển đổi và tái chế nguyên liệu thô tại Châu Âu". 

Trên trang Euractiv, ông Fatih Birol, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Pascal Canfin, chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị Viện Châu Âu, cho biết sẽ cần đầu tư nhiều hơn để đưa các khu mỏ mới vào hoạt động, tăng khả năng tinh chế công nghiệp trong khối Liên Âu cũng như ở các nước đối tác để đề phòng nguy cơ thiếu nguồn cung. 

Ngoài ra, Liên Hiệp Châu Âu sẽ chú trọng đến cải tiến công nghệ về sản xuất cũng như về nhu cầu, được cho là có ích cho việc bảo đảm cung ứng, và gia tăng hiệu quả sử dụng các nguyên liệu và chất thay thế. Hai tác giả bài viết lấy ví dụ việc pin mặt trời được phát triển nhanh chóng trong thập niên gần đây là nhờ giảm được 40-50% lượng bạc và silicon trong quá trình sản xuất pin mặt trời. Về pin, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu giảm lượng khoáng sản cần thiết trong pin như cobalt và lithium.

Về lâu dài, tái sử dụng và "tái chế sẽ đóng góp đáng kể cho việc bảo đảm nguồn cung ứng và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Châu Âu", theo bà Margrethe Vestager, phó chủ tịch điều hành vì một Châu Âu thích ứng với thời đại số. Giải pháp này có lợi ích lớn ở những vùng như Liên Hiệp Châu Âu, nơi có nguồn năng lượng sạch lớn nhưng lại có ít tài nguyên. Việc triển khai hệ thống thu gom, ban hành những quy định thống nhất về rác thải và một khuôn khổ vững chắc cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế là yếu tố căn bản giúp Liên Hiệp Châu Âu đi đầu trong lĩnh vực này. Ví dụ, từ nay đến năm 2027, các quy trình sản xuất pin mới phải cho phép tái chế ít nhất 90% lượng cobalt và nickel được sử dụng và khoảng 50% lithium. 

Ủy viên Châu Âu phụ trách thị trường nội địa Thierry Breton so sánh nguyên liệu như "một loại dầu lửa mới", hiện đóng vai trò trọng tâm trong nền kinh tế khiến nhu cầu tăng vọt và dẫn đến một cuộc đua toàn cầu. Liên Hiệp Châu Âu kỳ vọng vào chương trình quy mô, toàn diện như vậy để dung hòa nhu cầu bảo toàn năng lượng, đáp ứng mục tiêu về khí hậu và những tham vọng phát triển công nghiệp. Theo hai ông Fatih Birol và Pascal Canfin, "không nên nhìn những nguyên liệu trọng điểm này là một vấn đề thứ yếu mà phải coi đó là một thách thức riêng trên con đường để Liên Hiệp Châu Âu trung hòa được khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 30/03/2023

Published in Quốc tế

Serbia, cửa ngõ vào Châu Âu cho Bắc Kinh

Cuộc chiến mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Serbia, sân sau của Châu Âu, là đề tài được Le Monde quan tâm qua bài phóng sự dài có tiêu đề "Serbia, cửa ngõ vào Châu Âu cho Bắc Kinh".

serbia1

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic là người thường ngợi ca Tập Cận Bình và cho ký kết nhiều hợp đồng xây dựng hạ tầng cơ sở với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 02/04/2017 tại Beograd.  Reuters/Antonio Bronic

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã trở thành người ngợi ca tình hữu nghị Serbia - Trung Quốc, cho dù Serbia đang là ứng viên gia nhập Liên Âu và nhận được rất nhiều khoản hỗ trợ tài chính của Bruxelles. Có những phát biểu ủng hộ Liên Âu, mơ ước đưa Serbia trở thành thành viên Liên Hiệp, nhưng ông Aleksandar Vucic cũng là người đã ký rất nhiều hợp đồng với các tập đoàn công nghiệp của Trung Quốc, góp phần làm tỏa sáng hình ảnh của Tập Cận Bình ở cửa ngõ Châu Âu.

Đối với đặc phái viên của Le Monde tại Beograd và thành phố Bor, miền đông Serbia, vụ công ty Tử Kim (Zijin) của Trung Quốc đầu tư 1,3 tỉ đô la mua lại một khu mỏ và công ty khai thác quặng và luyện đồng ở thành phố Bor, đưa lao động Trung Quốc đến làm việc, gây nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người Serbia phải rời đi… là một trong những hệ quả nặng nề nhất từ chính sách thân Bắc Kinh của tổng thống Serbia.

Kịch bản vay nợ tương tự như Châu Phi

Ngoài các thương vụ đầu tư gây tranh cãi của giới tư nhân Trung Quốc, Le Monde còn liệt kê hàng loạt hợp đồng xây dựng hạ tầng cơ sở nhà nước mà tổng thống Serbia dành cho Trung Quốc, không qua gọi thầu theo luật định Châu Âu.

Cũng như ở Châu Phi, Bắc Kinh cho Serbia vay với điều kiện các công ty của Trung quốc phụ trách xây dựng. Ở Serbia, Trung Quốc đã xây dựng một số đường cao tốc, một cây cầu, một nhà máy điện mới… theo phương thức này. Một nhà đối lập Serbia thuộc phe thân Châu Âu lo ngại nếu một ngày nào đó, Serbia không thể trả nợ, Trung Quốc sẽ đòi sở hữu một công ty điện hay một doanh nghiệp trong một lĩnh vực chiến lược để trừ nợ.

Le Monde còn lấy một ví dụ đáng ngại khác : Trong khi ngành đường sắt Serbia tổ chức cho đặc phái viên báo Le Monde đến thăm trụ sở một công ty Trung Quốc, các nhân công Trung Quốc đã chặn lối vào ở phút cuối mà không một lời giải thích. Chính quyền Serbia cũng bất lực, không can thiệp nổi…

Covid-19, cánh cửa nối Trung Quốc với Serbia

Le Monde nhắc lại đại dịch Covid-19 là cơ hội để Bắc Kinh trở thành một người bạn mới của Beograd, thậm chí vượt mặt cả đồng minh truyền thống của Serbia là Nga. Vào tháng 03/2020, khi phải đấu tranh để có được khẩu trang từ Liên Âu, tổng thống Serbia tuyên bố "sự đoàn kết của Châu Âu không tồn tại" và ca ngợi Trung Quốc là nước duy nhất đã giúp đỡ, cung cấp khẩu trang cho Serbia. Sau khi Bắc Kinh cho một máy bay chở dụng cụ y tế đến Serbia, đường phố Beograd giăng đầy áp-phích lớn với biểu ngữ ca ngợi Tập Cận Bình.

Liên quan tới vac-xin ngừa Covid-19, trong khi Nga chỉ bán cho Serbia vài chục ngàn liều Sputnik V, đầu tháng 03, Trung Quốc đã chuyển đến Beograd 2 triệu liều vac-xin của Sinopharm, nhờ đó Serbia trở thành một trong những nước có tỷ lệ dân số tiêm ngừa Covid-19 cao nhất Châu Âu.

Bất chấp việc vac-xin Sinopharm không được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu bật đèn xanh, cũng như kết quả thử nghiệm vac-xin Sinopharm không được công bố trên một tạp chí khoa học quốc tế uy tín nào, người Serbia vẫn đang đổ xô đi tiêm phòng bằng vac-xin Trung Quốc, kể cả những nhà đối lập với tổng thống Aleksandar Vucic. Vị tổng thống Serbia giờ đây còn tự cho phép mình "chơi sang", gửi vac-xin cho các nước láng giềng thuộc Nam Tư cũ và đề nghị tiêm chủng cho tất cả các nhà ngoại giao nước ngoài tại Beograd, thậm chí là với vac-xin Pfizer.

Ngoài y tế, Trung Quốc đang phát triển chính sách gây ảnh hưởng về văn hóa : Trong một tòa nhà mới tráng lệ ở khu New Beograd, một Viện Khổng Tử hoành tráng đang chờ đến hết dịch để mở cửa. Hợp tác cũng diễn ra trong lĩnh vực an ninh. Tòa thị chính Beograd đã lắp đặt hơn 1.000 camera nhận dạng khuôn mặt của tập đoàn Hoa Vi. Gã khổng lồ công nghệ thông tin và truyền thông của Trung Quốc đã biến thủ đô Serbia thành ví dụ đầu tiên về công nghệ "thành phố an toàn" ở Châu Âu.

Đối với Le Monde, tại một quốc gia mà nền dân chủ vẫn còn rất mong manh, thiết lập quan hệ liên minh với việc sử dụng công nghệ giám sát từ một chế độ độc tài như vậy là rất đáng lo ngại. Vấn đề là Liên Âu vẫn chưa biết làm cách nào để bảo vệ "sân sau" khỏi sự thâm nhập của Trung Quốc.

Nga : Lạm phát - khủng hoảng xã hội có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị

Nhìn sang nước Nga, Le Monde chú ý đến tình trạng lạm phát. Trong vòng 1 năm, giá đường tăng 70%, dầu hướng dương tăng 24%, khoai tây tăng 40%... Theo Cơ quan thống Nga Rosstat, tính trung bình, giá lương thực tăng 8,2%. Có rất nhiều nguyên nhân : giá cả trên thị trường thế giới tăng ; đồng rúp giảm giá làm tăng giá nguyên liệu đầu vào và thúc đẩy các nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa, mùa đông khắc nghiệt làm giá rau quả trồng trong nhà kính tăng, dịch cúm gia cầm khiến giá gia cầm và trứng tăng cao... Lạm phát đã lên mức cao nhất kể từ năm 2015.

Mức sống của người Nga đã giảm hơn 10% kể từ năm 2013. Mỳ sợi không phải là biểu tượng của ẩm thực Nga, nhưng đã trở nên phổ biến với các gia đình có điều kiện khiếm tốn và trở thành biểu tượng cho một mùa đông khó khăn tại Nga. Chưa bao giờ nước Nga trải qua một thời kỳ nghèo đói kéo dài như vậy kể từ những năm 1990 : các kệ hàng siêu thị trống rỗng. Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy 12% người dân không có đủ tiền mua thực phẩm, 25% phải dồn toàn bộ thu nhập để mua thực phẩm. Trong quý 2 năm 2020, số người sống dưới mức nghèo khó tăng 1,3 triệu, lên thành 20 triệu (13,5% dân số). Trung bình, 38,16% ngân sách hộ gia đình dành cho thực phẩm, mức cao kỷ lục kể từ năm 2010.

Trong bối cảnh đó, giá cả tăng cao được coi là mối quan tâm số một của người Nga, theo một cuộc thăm dò của Viện Levada vào tháng Ba. Tiếp theo là nạn nghèo đói, tham nhũng, thất nghiệp, bất bình đẳng giàu nghèo và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Đối với nhà chức trách, đây không chỉ là vấn đề xã hội, mà còn là mang tính chính trị, khi chỉ còn nửa năm nữa là đến kỳ bầu cử lập pháp dự kiến diễn ra vào mùa thu.

Sự bất mãn xã hội cũng là động lực mạnh mẽ cho các cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức vào tháng 01/2021 sau khi nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị bỏ tù. Mức sống sụt giảm là một trong những chủ đề được những người biểu tình đề cập tới. Vào cuối tháng 2, Bloomberg công bố một phân tích đáng chú ý theo đó Nga trở thành một trong 5 quốc gia trên thế giới có rủi ro xã hội cao nhất từ ​​giá lương thc, cùng vi n Độ hay Nigeria.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt với khủng hoảng di dân

Nhìn sang nước Mỹ, báo thiên hữu Le Figaro quan tâm đến thử thách mà tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối phó : cuộc khủng hoảng di dân. Từng chỉ trích tổng thống Donald Trump về những biện pháp "vô nhân tính" trong chính sách nhập cư, giờ đây đến lượt vị tổng thống thuộc đảng Dân Chủ phải đối mặt với hồ sơ di dân, trong khi hàng trăm ngàn người nước ngoài đang dồn lại ở biên giới phía nam nước Mỹ.

Ở biên giới Mỹ - Mexico, trong những tuần qua, số người vượt biên giới trái phép vào Mỹ đã tăng nhanh chóng. Hồi tháng 02, lực lượng biên phòng đã thẩm vấn hơn 100.000 người nhập cư lậu, con số này đã tăng 20% so với tháng trước đó. Trong số những người nhập cư lậu, chính quyền liên bang ghi nhận có 15.000 trẻ vị thành niên mà chính quyền Mỹ không thể trục xuất như dưới thời Donald Trump. Hôm 21/03, bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, Alejandro Mayorkas, thông báo đóng cửa biên giới với người nhập cư nhưng không thông báo biện pháp này kéo dài bao nhiêu lâu. Bộ trưởng Alejandro Mayorkas cũng khẳng định sẽ không trục xuất những trẻ vị thành niên hiện đang ở trên lãnh thổ Mỹ và hứa tăng khả năng tạo chỗ ở cho nhóm đối tượng này. Ông Mayorkas còn đổ lỗi cho chính quyền Trump vì đã dỡ bỏ hệ thống nhập cư thông thường.

Thế nhưng, báo thiên hữu Le Figaro nhận định chính chính quyền Biden đã góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng di dân mới này khi hứa hẹn một chính sách chào đón người nhập cư nhân từ hơn, nhưng lại không cung cấp phương tiện để đối phó với dòng người nhập cư ồ ạt. Chính quyền Biden đã có nhiều biện pháp mà người nhập cư và các mạng lưới buôn người ở Mexico hiểu rằng Mỹ gần như đã mở biên giới. Lãnh đạo phe thiểu số của đảng Cộng hòa tại Hạ Viện Kevin McCarthy đã gọi đây là "cuộc khủng hoảng Biden" và chỉ trích là chỉ trong vài tuần, chính quyền Biden đã biến "một thắng lợi của quốc gia thành một thảm kịch quốc gia".

Nước Pháp đặt cược vào biện pháp "phong tỏa thoáng khí"

Về tình hình nước Pháp, báo công giáo La Croix quan tâm đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ ngày thứ Bảy 20/03/2021, 21 triệu dân Pháp ở 16 tỉnh, trong đó có vùng Paris, bước vào đợt phong tỏa thứ 3 chống dịch Covid-19.

Phong tỏa thường gắn với hình ảnh mọi người phải ngồi nhà bí bách, nhưng báo công giáo La Croix hôm nay chơi chữ gọi đợt phong tỏa lần thứ 3 tại Pháp là "phong tỏa thoáng khí". Chính phủ dựa trên các kết quả nghiên cứu theo đó nguy cơ lây nhiễm Covid ở không gian ngoài trời thông thoáng thấp hơn nhiều so với khi mọi người tụ tập trong không gian khép kín.

Theo nhà dịch tễ học Dominique Costagliola, chính phủ tin cậy vào tinh thần tự giác, ý thức của người dân. Nhưng Jean-Paul Stahl, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Đại học Grenoble nhấn mạnh rủi ro là người Pháp háo hức chờ đón những tin tức tích cực, nên chỉ hướng đến những biện pháp mang lại cho họ nhiều sự tự do hơn, thậm chí là những biện pháp lỏng lẻo.

Tổng thống Pháp Emmanuel không muốn một biện pháp phong tỏa triệt để như hồi mùa xuân năm ngoái, theo ông từ "phong tỏa" là không phù hợp. Điều chính quyền Pháp muốn là kiềm chế đà lây lan của virus corona nhưng không để người dân bị nhốt trong nhà, mà cho phép họ có hoạt động ngoài trời trong vòng bán kính 10 km, không giới hạn thời gian và không cần giấy phép. La Croix đặt câu hỏi đây có thực sự là phong tỏa hay không.

Đối với báo La Croix, chiến lược này vẫn là một sự đặt cược đầy rủi ro. Tờ báo kết thúc bài viết bằng lời cảnh báo của Arnaud Fontanet, thành viên của Hội đồng Khoa học, cơ quan cố vấn cho chính quyền về đại dịch Covid-19 : "Tại vùng Paris, Hauts-de-France và Paca, không có chỗ cho sai lầm" bởi các khoa Hồi sức đã bão hòa gần như 100%.

Đầu tư vào công nghệ sạch một lần nữa đạt đỉnh vào năm 2020

Vẫn liên quan đến đại dịch Covid-19 tại Pháp, nhưng trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, Les Echos quan tâm đến đầu tư vào công nghệ sạch với nhận định "Đầu tư vào công nghệ sạch một lần nữa đạt đỉnh vào năm 2020".

Khủng hoảng Covid đã không cản trở sự đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực môi trường. Với 1,2 tỷ euro đầu tư vào 94 công ty, năm 2020 thậm chí là năm đầu tư tài chính nhiều thứ hai trong vòng 10 năm qua. Như vậy, công nghệ sạch bảo vệ môi trường là lĩnh vực mà khủng hoảng Covid không hề gây suy yếu.

Sau khi đại dịch bùng phát kéo theo đó là đợt phong tỏa đầu tiên hồi tháng 3/2020 tại Pháp, các nhà đầu tư đã trở lại. Bà Sophie Paturle, chủ tịch Ủy ban khí hậu của France Invest, giải thích là ngành này thích ứng rất nhanh và rất cởi mở với sự đổi mới. Quá trình chuyển đổi năng lượng, lĩnh vực của các công nghệ sạch, cũng sẽ hưởng lợi và tăng tốc nhanh nhờ kế hoạch phục hồi kinh tế 100 tỷ euro do chính phủ Pháp triển khai để ứng phó với khủng hoảng.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Châu Âu không còn lóa mắt trước thị trường khổng lồ Trung Quốc

Theo Le Monde, trong bối cảnh Hoa Kỳ đe dọa một cuộc chiến tranh lạnh và tách rời nền kinh tế khỏi Trung Quốc, Tập Cận Bình đã sai lầm khi do dự không nắm lấy bàn tay chìa ra của Châu Âu, cho dù bàn tay ấy nay trở nên cứng rắn hơn.

euchina1

Thủ tướng Đức Angela Merkel họp báo cùng với hai nhà lãnh đạo Châu Âu Charles Michel và Ursula von der Leyen tại Berlin ngày 14/09/2020, sau cuộc họp thượng đỉnh EU-Trung Quốc. © Reuters/Michele Tantussi/Pool

Đại dịch corona làm các trường đại học chật vật trong mùa khai giảng, Châu Âu chuẩn bị đón một đợt dịch thứ hai, việc phổ biến công nghệ 5G tại Pháp, đó là tựa chính của các báo Paris hôm nay 16/09/2020.

Trong bài xã luận "Liên Hiệp Châu Âu -Trung Quốc : Một sự tái cân bằng cần thiết", Le Monde nhận định quan hệ đôi bên rõ ràng đã bước vào một giai đoạn mới. Liên Hiệp Châu Âu (EU) lâu nay mù quáng trước một thị trường khổng lồ, rốt cuộc không còn có thể chấp nhận những thỏa thuận bất bình đẳng. Châu Âu muốn chấm dứt tình trạng cạnh tranh bất chính của một đối tác mà từ nay cần phải đề cao cảnh giác.

Sự cứng rắn trước Bắc Kinh là rất cần thiết để làm cân bằng trở lại mối quan hệ, mà hội nghị thượng đỉnh vừa qua đã cho thấy. Dù có vài bước tiến về kỹ thuật, có ký kết tôn trọng chỉ dẫn địa lý cho khoảng 100 loại nông sản, nhưng đôi bên không đạt được thỏa thuận về việc mở cửa rộng hơn nữa thị trường Hoa lục. Có hạn chế được đôi chút việc buộc chuyển giao công nghệ, minh bạch hơn một chút về trợ giá của nhà nước, nhưng đòi hỏi của Châu Âu trong lãnh vực xe hơi, viễn thông hay vấn đề sản xuất thừa vẫn còn bị treo.

Tuy vậy các nhà lãnh đạo EU, đặc biệt là Đức, đã ý thức được giới hạn của xu hướng chỉ chú trọng đến thương mại. Hồi năm 2019 EU đã bước qua một ngưỡng quan trọng khi đánh giá Trung Quốc là "đối thủ mang tính hệ thống", và rồi đại dịch corona đã cho thấy bộ mặt xấu xí của Bắc Kinh. Không minh bạch về nguồn gốc con virus, thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuyên truyền thô bạo ở Châu Âu, cộng với sự khủng hoảng khi nhận ra Châu Âu lệ thuộc Trung Quốc đến mức nào về trang thiết bị y tế, đã làm dư luận đổi chiều.

Châu Âu nay phải trả giá cho sự ngây thơ trước Bắc Kinh, cũng như sự mất đoàn kết trong khối. Trong một thời gian quá dài, ai nấy đều tìm cách "kéo chiếc mền về phía mình". Khác với lệ thường, lần này Châu Âu phải cám ơn ông Donald Trump vì đã cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

Tiếc rằng tổng thống Mỹ đã "chinh chiến" một mình mà không tìm cách phối hợp với Châu Âu, vốn sẽ có lợi cho cả đôi bên. EU đành phải tự tìm ra phương cách để vừa bảo vệ được lợi ích, vừa trung thành với các giá trị dân chủ. Các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Hai đã đòi hỏi Tập Cận Bình để cho các quan sát viên độc lập đến Tân Cương, và nhắc lại quan ngại đối với việc vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông.

Tuy chỉ mang tính hình thức vì Bắc Kinh có thói quen làm ngơ, nhưng Trung Quốc đã ý thức được rằng đối tác của mình giờ đây đòi hỏi nhiều hơn. Theo Le Monde, trong lúc Hoa Kỳ đe dọa một cuộc chiến tranh lạnh và tách rời nền kinh tế khỏi Trung Quốc, Tập Cận Bình đã sai lầm khi do dự không nắm lấy bàn tay chìa ra của Châu Âu, cho dù bàn tay ấy nay cứng rắn hơn.

Vatican và Trung Quốc gia hạn thỏa thuận

La Croix dành trang nhất cho quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc. Theo nguồn tin riêng của nhật báo công giáo, thỏa thuận năm 2018 giữa Tòa Thánh với Bắc Kinh sẽ được gia hạn thêm hai năm nữa.

Nội dung thỏa thuận vẫn được giữ bí mật, nhưng theo những gì được tiết lộ, thì Đức giáo hoàng là người quyết định cuối cùng về việc phong chức giám mục, và đổi lại, Roma cam kết không phong chức cho các giám mục trong giáo hội "ngoài lề". Tất cả 9 giám mục do Bắc Kinh phong đều đã được Tòa Thánh nhìn nhận – 7 người ngay sau khi ký kết và 2 từ năm ngoái.

Tuy nhiên cha Bernardo Cervellera, người phụ trách trang Asia News cho biết trong những tháng gần đây, đã có những thông tin về việc phá hủy các công trình tôn giáo, bắt cóc các linh mục hay công an đứng canh trước nhà thờ để ngăn trẻ em vị thành niên đi lễ. Theo cha Cervellera, việc giữ bí mật thỏa thuận thực sự là một vấn đề, vì chính quyền có thể lấy cớ là Vatican đã cho phép để hành động.

Tập Cận Bình thành người hùng, người cảnh báo virus ở Vũ Hán bị bỏ quên

Tại Hoa lục, Le Figaro có bài viết dài nói về việc "Tập Cận Bình dàn dựng ‘‘chiến thắng’’ trước Covid". Buổi lễ hoành tráng tại Đại sảnh đường Nhân Dân tuần trước nhằm tăng cường tính chính danh của đảng và quyền lực của ông Tập, trong bối cảnh đang căng thẳng với các nước phương Tây.

Tập Cận Bình được mô tả có dáng vẻ như một đại đế La Mã, là nhân vật chính trong ngày lễ trang trọng vinh danh 1.500 "người hùng" trong "cuộc chiến tranh nhân dân" chống lại "con yêu quái virus" corona. Bài diễn văn dài của ông Tập chiếm hết phân nửa buổi lễ, chương trình thời sự buổi tối của CCTV dành đến 30 phút cho sự kiện, Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận ca ngợi Tập Cận Bình đến tận mây xanh. Tân Hoa Xã khẳng định : "Với không đầy 0,006% dân số bị lây nhiễm, Trung Quốc đã kiểm soát được con virus, tạo ra phép lạ trong lịch sử nhân loại".

Đại dịch đã được nhào nặn thành một chiến thắng vẻ vang về chính trị, tuyên truyền bước sang một ngưỡng mới về tôn sùng cá nhân lãnh tụ. Tuy nhiên không phải tất cả người dân Trung Quốc đều bị lừa bịp. Vào lúc ông Tập bệ vệ trên thảm đỏ Đại sảnh đường, hàng triệu cư dân mạng đã đăng lên Vi Bác (Weibo) những lời thương tiếc đối với bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên cảnh báo về đại dịch ở Vũ Hán, bị bắt giam và sau đó bị con virus giết chết. Tên người bác sĩ trẻ không hề được nhắc đến trong buổi lễ hoành tráng, nhưng xuất hiện dày đặc trên "Bức tường than khóc" kiểu Trung Quốc.

Nạn thất nghiệp đe dọa Trung Quốc

Về kinh tế, thống kê chính thức công bố hôm qua 15/08 nói rằng tỉ lệ thất nghiệp trong tháng Tám chỉ còn 5,6%, giảm 0,1%. Tuy nhiên theo Les Echos, con số thất nghiệp giảm xuống là nhờ Trung Quốc khéo léo "phù phép" số lao động làm những công việc thời vụ bấp bênh.

Thống kê không tính đến số lao động nhập cư không hộ khẩu và số nông nhàn. Con số này lại càng giả tạo khi từ tháng Bảy, Trung Quốc đã chế ra một loại công việc mới dưới cái tên "chuyên viên tiếp thị trên mạng", gồm tất cả những ai buộc lòng phải buôn bán qua internet. Thủ thuật này làm dân số hoạt động tăng lên một cách giả tạo, vì chỉ cần làm việc một tiếng đồng hồ mỗi tuần để được tính đến.

Chính quyền Trung Quốc nhìn nhận thất nghiệp là một vấn đề lớn. Trong số 8,4 triệu cử nhân mới tốt nghiệp năm nay, hơn một phần tư vẫn đang đi tìm việc làm, và theo một số ước đoán, thì có đến 80 triệu người Trung Quốc thất nghiệp. Toàn bộ hệ thống gồm công ty quốc doanh và các cơ quan các cấp được huy động để tránh bất bình lan rộng trên toàn quốc.

Dù làm ăn thất bát, bốn ngân hàng quốc doanh lớn vẫn nhận thêm người. Với những người trình độ thấp, Bắc Kinh đề nghị làm công việc giao hàng hay bán hàng trên mạng. Còn sinh viên được khuyến khích về quê để "đóng góp vào sự phát triển của đảng, của đất nước và nhân dân" - theo lời Tập Cận Bình, một sự chuyển đổi không hề dễ dàng.

Số phận 12 nhà hoạt động Hồng Kông "vượt biên" trong móng vuốt Bắc Kinh

Trên lãnh vực nhân quyền, Libération có bài phóng sự nói về "Mười hai người Hồng Kông bị tư pháp Trung Quốc nhấn chìm". Bị bắt vào cuối tháng Tám khi đang định vượt biển sang Đài Loan, các nhà hoạt động này bị bắt giam vì "xâm nhập bất hợp pháp" vào Trung Quốc, và đến nay thân nhân không có tin tức gì về họ.

Chiếc tàu nhỏ bé chở 12 người Hồng Kông từ 16 đến 33 tuổi trong đó có một nữ, đã bị chận lại chỉ vài giờ sau khi ra khơi. Trong nhóm có một người mang quốc tịch Bồ Đào Nha và ít nhất hai người có hộ chiếu Anh hải ngoại. Tờ Washington Post cho biết các nhà hoạt động không nhờ đến môi giới, tự mua tàu và tự điều khiển, hy vọng sẽ vượt được khoảng cách 410 hải lý với Đài Loan, trên Biển Đông dày đặc tàu Trung Quốc.

Sáu luật sư được thân nhân mời đã đến Thâm Quyến, nơi họ bị giam giữ, nhưng bị từ chối cho gặp thân chủ, nói rằng tù nhân đã nhờ đến các luật sư chỉ định. Nỗi đau của các gia đình càng sâu sắc khi không ai quan tâm đến những nạn nhân đang trong móng vuốt của tư pháp Hoa lục. Chính quyền Hồng Kông không ngó tới, lãnh sự quán Bồ Đào Nha phụ trách Hồng Kông và Macao không trả lời nhật báo Pháp, còn Đài Loan cũng giữ im lặng.

Cho đến nay, chỉ duy nhất ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ quan ngại về số phận của 12 tù nhân Hồng Kông. Trang web La Croix cho biết, từ cáo buộc ban đầu là "nhập cảnh trái phép", hôm thứ Hai 14/09 tội danh đã chuyển thành "ly khai" với khung hình phạt lên đến chung thân, tử hình !

Nhà hoạt động Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) than thở : "Tình hình ngày càng tồi tệ. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, hàng trăm người đã vượt biển để đến Hồng Kông và sang các nước khác. Ngày nay, chính người Hồng Kông phải chạy trốn chế độ Bắc Kinh. Nhưng khác với năm 1989, người tị nạn được trợ giúp và được nhiều nơi ủng hộ, ngày nay chúng tôi không còn lối thoát nào khác ngoài việc vượt biên bằng đường biển hết sức nguy hiểm".

Mỹ : "Cơn thịnh nộ", cuốn sách gây sốc trước cuộc bầu cử tổng thống

Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro đề cập đến cuốn sách "Rage" (tạm dịch "Cơn thịnh nộ") đang gây chấn động, ảnh hưởng đến chiến dịch vận động tranh cử của tổng thống Donald Trump.

Nhà báo nổi tiếng Bob Woodward đã có 17 cuộc nói chuyện điện thoại với tổng thống Mỹ, và đã có những tiết lộ hết sức bất lợi cho ông Trump trong cuốn sách. Tác phẩm này chỉ khẳng định thêm quan điểm của cả hai phe ủng hộ và công kích Donald Trump lâu nay : một bên ngưỡng mộ sự can đảm của một nhân vật dám đi ngược lại truyền thống, và trái lại, bên kia cho rằng Trump là một người bất tài nguy hiểm. Các cố vấn của ông Trump không thể hiểu được vì sao ông lại bất cẩn đến mức cung cấp đạn dược cho đối thủ, chỉ vài tuần trước kỳ bầu cử tổng thống.

Thụy My

Published in Quốc tế

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc (RFI, 18/05/2020)

Le Monde ngày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung Quốc. Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.

lienau1

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia

Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là "Ủy ban R", còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

Hợp đồng tư vấn

Cuộc điều tra cho thấy giám đốc Viện Khổng Tử tiếp xúc với hai thành viên đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles, báo cáo công việc tuyển mộ các nhân vật có thể gây ảnh hưởng thân Bắc Kinh.

Những cái loa mang tuyên bố của Bắc Kinh đến rao giảng ở Châu Âu đa số là từ cộng đồng người Hoa sống tại Bỉ. Nhưng người ta còn nhận ra sự hiện diện của những người Châu Âu, là sinh viên hoặc giảng viên, được Trung Quốc mời sang tham quan văn hóa.

Khi trở về Bỉ, họ nhận được số tiền hoàn trả vượt xa chi phí chuyến đi, rồi sau đó là những món quà đắt tiền, và dần dần trở nên bị chi phối. Những hợp đồng tư vấn cũng được ký kết với các giảng viên và chuyên gia với các điều kiện hào phóng, khiến họ trở nên phụ thuộc.

Ông Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế ở trường đại học VUB, nhớ lại một người "rất lịch sự và có văn hóa, đôi khi phát biểu chỉ trích chế độ Trung Quốc, có lẽ là để trấn an người đối thoại và âm thầm tiến lên…". Đối với vị giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, "vấn đề nằm ở chỗ phản gián Bỉ còn yếu trong khi nguy cơ liên quan đến toàn Châu Âu ; chúng ta chỉ có thể thắng được khi cùng nỗ lực. Trung Quốc tập trung vào các chủ đề kinh tế : công nghệ 5G, vấn đề kết nối, cơ sở hạ tầng, giao thông, ‘con đường tơ lụa’…".

Cơ quan di trú Bỉ hôm 30/07 đã báo cho Tống Tân Ninh việc ông bị từ chối gia hạn giấy phép cư trú có thời hạn 8 năm. Biện pháp này có giá trị tại tất cả các nước thuộc không gian Schengen. Tống Tân Ninh chối cãi việc làm gián điệp. Trả lời báo chí Hoa lục, ông ta khẳng định rằng quyết định trên đây có liên quan đến việc hồi tháng 4/2019 ông đã từ chối lời mời của một nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp chống lại Trung Quốc, và bị đe dọa sẽ trả đũa.

Được Le Monde chất vấn, đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles cũng bác bỏ cáo buộc gián điệp. Tòa đại sứ cho rằng "cựu giám đốc Viện Khổng Tử của VUB, ông Tống Tân Ninh, đã kiện cơ quan di trú Bỉ ra trước tòa án vì đã cấm ông di chuyển trong khu vực Schengen".

Giả dạng nhà báo

Giờ đây những nghi ngờ còn liên quan đến các cơ sở công và tư, các trường đại học và cơ quan tư vấn có liên quan đến Trung Quốc. Chẳng hạn Collège d’Europe ở Bruges, được tình báo Bỉ coi là "gót chân Achille và là ngõ vào của ảnh hưởng Trung Quốc tại Châu Âu". Quan hệ của các chính khách Bỉ cũng được quan sát kỹ.

Cuối năm 2018, nhà lãnh đạo cực hữu Filip Dewinter đã trở thành "cố vấn" cho một công ty Trung Quốc tại Anvers, do Thiệu Thường Thuần (Shao Changchun), một người chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa làm giám đốc. Chi phí xăng dầu, ăn uống, khách sạn và đi nước ngoài đều được công ty chi trả. Đổi lại, ông ta thường gặp gỡ giám đốc cảnh sát liên bang Bỉ, theo yêu cầu của Trung Quốc. Cựu bộ trưởng Nội vụ Jan Jambon cũng có mặt trong một bức hình chụp năm 2014 với Thiệu Thường Thuần.

Đối với cơ quan an ninh Bỉ, những khuôn mặt tình báo Trung Quốc rất đa dạng : các điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao, nhiều nhà báo giả hiệu đăng ký hoạt động tại Bruxelles, sinh viên Trung Quốc thực chất làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, các chương trình hợp tác đại học đáng ngờ, và việc thành lập những công ty khởi nghiệp nhằm xâm nhập mạng lưới kinh tế.

Một người có trách nhiệm của cơ quan tình báo Bỉ cho biết : "Các doanh nhân hay nhà ngoại giao Trung Quốc thường có những thái độ khả nghi : ngay khi vừa đến nơi là họ thay đổi phòng ở, thậm chí cả khách sạn ; sửa đổi thời điểm chuyến đi, và liên tục thay đổi hành trình".

Quá bức xúc, cơ quan an ninh Bỉ năm 2019 đã tuyên bố : "Tình báo Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng lên quan hệ song phương với Bỉ để các nhà lãnh đạo phải thuận theo tham vọng của Bắc Kinh. Do một lượng lớn chính khách và viên chức Bỉ sang làm việc cho các định chế quốc tế, cơ quan tình báo Trung Quốc rất quan tâm đến cá nhân của những người này, vào giai đoạn họ mới khởi đầu sự nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ".

Nhân cuộc tranh cãi về việc thiết trí mạng lưới 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Bỉ và Châu Âu, ông Jaak Raes, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia hôm 30/01 đã làm đậm thêm vấn đề trước Quốc Hội liên bang. Theo ông : "Gián điệp công nghệ thông qua việc lạm dụng cơ sở hạ tầng 5G mang lại những khả năng chưa từng có (…). Đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu của chính quyền và bí mật kinh doanh, cuộc sống riêng tư cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu".

Gián điệp sinh học Trung Quốc

Một lãnh vực khác cũng gây nhiều lo ngại là "gián điệp sinh học". Trang web EUobserver hôm 06/05 tiết lộ báo cáo của tình báo Bỉ về các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến các chuyên gia về vaccin và nhân tố sinh học, dược phẩm, công nghệ cao. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu về thời kỳ 2010-2016, nhưng những công dân Trung Quốc liên can tình nghi là gián điệp vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ Bỉ.

Tình báo Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ một chương trình bí mật của Bắc Kinh về vũ khí sinh học, vừa mang tính chất "thủ" (ngăn dịch) vừa "công (sản xuất vũ khí sinh học). Một công ước quốc tế cấm vũ khí sinh học có hiệu lực từ năm 1975 và được 180 quốc gia phê chuẩn, nhưng hiệu quả rất hạn chế vì Mỹ phản đối và không có cơ chế kiểm tra.

Các nhà khoa học tại Bỉ nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Một trong số đó, ông Jean-Luc Gala, cựu quân nhân và là chuyên gia về virus Ebola, phụ trách Trung tâm công nghệ phân tử ứng dụng (CTMA) chuyên nghiên cứu về các nhân tố sinh học nguy hiểm và phương tiện trị liệu. Hai công ty Trung Quốc được cho là khả nghi đã đặt trụ sở gần văn phòng ông Gala ở trường đại học Công giáo Louvain (UCL). Giám đốc của một trong hai công ty này có quan hệ với bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Louvain-la-Neuve cũng là nơi được chọn để đặt Trung tâm Công nghệ Bỉ-Trung (CBTC), với khoảng 20 công ty chuyên về khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo. Về lâu về dài, khoảng 800 chuyên gia Trung Quốc đến làm việc tại đây. Theo tình báo Bỉ, CBTC được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014, là "nguy cơ gián điệp kinh tế gây thiệt hại cho các trường đại học và nhiều công ty công nghệ cao".

Các nguồn tin lưu ý là CBTC còn nằm gần một nhà máy của GlaxoSmithKline (GSK) Biological, trong đó có trung tâm nghiên cứu vaccin của tập đoàn đa quốc gia Anh. GSK vừa thỏa thuận với Sanofi để tìm kiếm vaccin chống virus corona chủng mới. Đã từng nhiều lần là mục tiêu gián điệp của Trung Quốc tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, tập đoàn khẳng định đã có những biện pháp bảo vệ thích hợp.

Một nhà khoa học Bỉ khác được Trung Quốc đặc biệt quan tâm là Martin Zizi, - chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lãnh vực vũ khí sinh học, cựu giáo sư VUB - hiện đang lãnh đạo một công ty ở California. Một trong những nữ sinh viên cũ của ông, được cho là gián điệp Trung Quốc, cố gắng lôi kéo, nhưng ông Zizi luôn tỏ ra cảnh giác, ý thức rằng công việc của ông thu hút sự chú ý của nhiều nước.

Tất nhiên là phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles chối bỏ tất cả những hoạt động bất hợp pháp. Theo tờ La Libre Belgique, cơ quan an ninh Bỉ bối rối vì các báo cáo được tiết lộ do một cựu nhân viên tình báo đã từ chức năm 2018 soạn thảo - người này bất mãn vì cấp trên im lặng trước các hồ sơ rất nhạy cảm. Tuy nhiên lãnh đạo tình báo Bỉ khẳng định vẫn thường xuyên lưu ý chính quyền về nguy cơ gián điệp kinh tế từ Bắc Kinh.

Dù sao thì vụ này cũng khiến Ủy Ban Châu Âu rất lưu tâm, sắp tới sẽ công bố những đường hướng chỉ đạo cho các trường đại học để tự vệ trước sự xâm nhập của Trung Quốc.

Thụy My

********************

Covid-19 : Liên Hiệp Châu Âu lật tẩy lá bài chia rẽ nội bộ của Trung Quốc (RFI, 18/05/2020)

Từ đầu 2019, Liên Hiệp Châu Âu ý thức được tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, xác định Trung Quốc là một "đối tác" và "đối thủ cạnh tranh" về kinh tế và công nghệ trong "Tầm nhìn chiến lược 2019". Nhưng phải chờ đến dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự thức tỉnh trước những thâm ý của Bắc Kinh.

lienau2

Tiếp nhận thiết bị tế do hãng hàng không Trung Quốc China Eastern chuyển đến, sân bay Fiumiciono Roma, Ý, ngày 13/03/2020 AFP - STRINGER

"Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thay đổi nhanh hơn kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19". Nhận định này được đích danh người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell nêu trong bức thư gửi đến nhiều cơ quan truyền thông thế giới hôm 15/05/2020. Sự kiện hiếm hoi này cũng cho thấy Bruxelles nhận ra là phải lên tiếng cảnh báo về chiến lược bóp méo thông tin và gây chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu được Trung Quốc tiến hành từ khi nước này tạm khống chế được dịch.

Một ví dụ được ông Josep Borrell nêu là điểm khác biệt về cứu trợ nhân đạo. Liên Hiệp Châu Âu làm nhưng không nói nhiều ; còn Trung Quốc tặng ít nhưng quảng bá rầm rộ.

Vào tháng Hai, khi các bệnh viện ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, bị quả tải, Liên Hiệp Châu Âu gửi 12 tấn trang thiết bị và hỗ trợ 10 triệu euro để giúp nghiên cứu về virus corona (trang China.org.cn ngày 07/02). Pháp gửi 17 tấn vật tư bảo hộ trên chuyến bay của Air France sang Vũ Hán đưa kiều dân về nước (thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 19/02). Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng quyên góp tài chính, gửi tặng trang thiết bị bảo hộ y tế cho thành phố Vũ Hán và nhiều vùng bị dịch khác. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này chỉ dừng ở những dòng thông cáo của các nước gửi tặng và lời cảm ơn ngoại giao của Bắc Kinh.

"Sau này, khi đến lượt Châu Âu trở thành ổ dịch chính, Trung Quốc gửi hàng cứu trợ, nhưng quảng bá đến độ để cả thế giới phải biết". Người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh tương trợ lẫn nhau luôn là điểm được Liên Hiệp Châu Âu chú trọng nhưng Bruxelles luôn "tránh chính trị hóa viện trợ nhân đạo".

Khai thác bất đồng để dễ giật dây

Vẫn theo ông Josep Borrell, hơn ai hết, "Trung Quốc hiểu rõ những bất đồng giữa các nước thành viên và không ngần ngại khai thác chúng để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc". Hình ảnh đoàn chuyên gia của Trung Quốc, trên chuyến bay chở thiết bị vật tư y tế, đến Roma vào giữa tháng Ba được quảng bá rầm rộ. Khi cả Châu Âu vẫn loay hoay trong thời gian đầu với dịch Covid-19, Ý, nạn nhân đầu tiên, có cảm giác bị Liên Hiệp Châu Âu bỏ rơi, chỉ có Nga, Trung Quốc và Cuba đến giúp đỡ.

Trung Quốc là một đối tác và đối thủ về mọi lĩnh vực của Liên Hiệp Châu Âu và Bruxelles đề ra một chính sách nhất quán về điểm này, nhưng để áp dụng được cho tất cả các nước thành viên lại làm nhiệm vụ không dễ dàng gì vì mỗi nước có những lập trường và ưu tiên riêng.

Điểm lo lắng này của người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu được chứng minh một lần nữa qua cuộc điện đàm ngày 15/05 giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hungary Victor Orban. Liên Hiệp Châu Âu, mà Hungary là một thành viên, trở thành vô hình trong cuộc điện đàm, theo báo mạng South China Morning Post. Chỉ có hợp tác của nhóm "17+1" được đề cập và tổng thống Victor Orban khẳng định sẵn sàng ủng hộ nhóm "17+1", cũng như gia tăng hợp tác tài chính, thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, Bruxelles luôn cho rằng Trung Quốc sử dụng nhóm 17 nước Trung và Đông Âu làm quân cờ để chia và trị nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Trước một Trung Quốc không ngừng khẳng định tham vọng, giải pháp được ông Josep Borrell đưa ra là "cần duy trì kỷ luật tập thể cần thiết". Đoàn kết là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể gây ảnh hưởng vì dù đó có là một nước thành viên mạnh nhất trong khối, thì cũng không thể tạo được ảnh hưởng nếu hành động một mình.

Thu Hằng

*******************

Virus corona : Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán (RFI, 18/05/2020)

Nhiều vận động viên quân đội của các nước Châu Âu đã nhiễm virus corona trong Đại hội thể thao quân đội thế giới được tổ chức tại Vũ Hán hồi tháng 10/2019 ? Giả thuyết này đang đặt ra một vấn đề nan giải cho quân đội Pháp vì có thể hỗ trợ chiến dịch làm sai lệch thông tin từ chính quyền Trung Quốc. Trên đây là nhận định của báo Pháp Le Monde ngày 13/05/2020 trong bài viết "Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán". 

lienau3

Mô hình virus corona SARC-CoV-2, do Trinity College Dublin, xây dựng. via Reuters- Social Media

Tất cả bắt nguồn từ tin nhắn Twitter của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) ngày 12/03/2020 : "Có thể là quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Quý vị hãy rõ ràng, minh bạch. Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích". Báo chí Nhà nước Trung Quốc lập tức dẫn lời quan chức ngoại giao này. Trong bài viết "Quân đội Hoa Kỳ, nạn nhân hay người truyền virus ?", Hoàn Cầu thời báo giải thích : "Ông Triệu Lập Kiên đề cập đến Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán".

Le Monde ngày 12/05/2020, nhận định đây là "nỗ lực thô thiển" của Trung Quốc để đáp trả việc chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus corona là "virus Trung Quốc". Bắc Kinh cũng bị Washington tố cáo là đã "bịt miệng" những bác sĩ cố gắng báo động về dịch bệnh, và sau đó là trì hoãn thông báo với thế giới là virus corona có thể lây truyền từ người sang người. Mưu đồ của ngành ngoại giao Trung Quốc không phải là không có tác dụng : ở Trung Quốc, tin nhắn Twitter của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lan truyền rộng rãi. Không ít công dân Trung Quốc tự hỏi liệu virus corona có phải là nỗ lực của Mỹ để gây bất ổn cho đất nước Trung Quốc hay không.

Trong cuộc chiến thông tin này, theo Le Monde, mọi điều đều đáng lưu ý. Ngay trong tháng Hai, các báo cáo về năm lần nhập viện của các vận động viên nước ngoài trong thời gian họ lưu lại Vũ Hán đã được đưa ra. Bác sĩ Trương Định Vũ (Zhang Dingyu), giám đốc một bệnh viện lớn ở thành phố Vũ Hán khi đó đã phải nói rằng các vận động viên bị sốt rét. Từ đó trở đi, có nhiều chuyện được các vận động viên nước ngoài kể lại. Một số vận động viên đó tự hỏi liệu có phải họ đã bị nhiễm bệnh trong thời gian ở thủ phủ tỉnh Hồ Bắc hay không. Le Monde cho rằng điều này không phải là không thể xảy ra ! Bởi vì Trung Quốc đã xác định là có một ca nhiễm virus từ ngày 17/11/2019, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đó là ca bệnh đầu tiên.

Chỉ thị "giữ im lặng"

Trong một cuộc phỏng vấn ban đầu không được mấy người chú ý và được phát trên kênh truyền hình địa phương Télévision Loire 7 của Pháp hồi cuối tháng 3, vận động viên năm môn phối hợp Elodie Clouvel của quân đội Pháp kể lại rằng cô bị ốm sau Đại hội thể thao quân đội thế giới diễn ra từ ngày 18 đến ngày 27/10/2019 tại Vũ Hán, với những triệu chứng bệnh mà trước đó cô chưa từng thấy. Bạn đời của cô, nhà vô địch thế giới năm môn phối hợp, Valentin Belaud, cũng cảm thấy sức khỏe rất tệ trong giai đoạn này. Vận động viên Elodie Clouvel phát biểu : "Có rất nhiều vận động viên ở Đại hội thể thao quân đội thế giới đã bị ốm rất nặng. Gần đây, chúng tôi đã liên lạc với bác sĩ quân đội và bác sĩ nói với chúng tôi : ‘‘Tôi nghĩ rằng anh chị đã nhiễm virus, bởi vì có nhiều người trong đội này đã bị ốm.’’" 

Sau đó, vận động viên giữ im lặng và đài Television Loire 7 cũng gỡ bỏ bài phỏng vấn trên trang web, với lý do "để lưu trữ". Báo Le Monde đã tìm cách liên lạc với các vận động viên Pháp tham gia Đại hội thể thao quân đội thế giới nhưng tất cả đều cho biết họ đã nhận được chỉ thị giữ im lặng. Các vận động viên này nói là báo chí nên liên lạc với cơ quan truyền thông của quân đội và khẳng định là họ không bị ốm trong hoặc sau thời gian thi đấu.

Quay trở lại với Đại hội thể thao quân đội thế giới 2019, lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội kể từ khi được tổ chức vào năm 1995, 10.000 vận động viên tham gia Đại hội được ở trong khu phức hợp kiểu làng Olympic, bao gồm khoảng mười lăm tòa nhà với các khu tập luyện và ăn uống. Đoàn thể thao quân đội Pháp, với khoảng 400 vận động viên, chiếm hai trong số các tòa nhà này. Một số vận động viên đã tranh thủ đi thăm quan thành phố Vũ Hán. Một số người khác chỉ đơn giản đến nơi thi đấu xong rồi về.

Alexis Bodiot, người đoạt huy chương đồng trong môn đạp xe đạp, nhớ lại là đã đến thăm thành phố và đi tàu điện ngầm. Anh ấy nói không mắc bệnh ở đó, cũng như những người khác trong đội đua xe đạp của Pháp. Sau đó, anh trở về căn cứ quân đội ở Creil... nơi Covid-19 lây lan vào tháng 02/2020. Cựu tay đua xe đạp chuyên nghiệp nói với Le Monde : "Chính ở chỗ tôi làm việc có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm huyết thanh học. Tôi đã không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu chẳng may tôi bị nhiễm bệnh, thì đó là ở Creil, chứ không phải ở Vũ Hán vào tháng Mười (năm ngoái)".

Tại nước Ý, chỉ thị không nói chuyện với báo chí cũng được đưa ra cho các vận động viên tham dự Đại hội thể thao quân đội thế giới. Nhưng trước đó, vận động viên đấu kiếm Fencer Matteo Tagliariol đã khẳng định với nhật báo Ý Gazzetta dello Sport rằng đội tuyển quốc gia "gần như tất cả đều ngã bệnh (…) Dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, phải mất 3 tuần tôi mới khỏi bệnh nhưng tình trạng mệt mỏi sau đó vẫn kéo dài". Theo cựu vô địch Olympic, bệnh xá tại Đại hội thể thao quân đội thế giới ở Vũ Hán khi đó "không phát thuốc aspirine nữa. Trong kho không còn thuốc trong khi có quá nhiều người cần". Hôm thứ Năm (07/05), cơ quan phụ trách thể thao của quân đội Ý lại cho biết trong số những vận động viên trở về từ Trung Quốc không có trường hợp nghi nhiễm virus corona nào. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh học đã không được thực hiện.

Tại Thụy Điển, cảnh báo được đưa ra sớm nhất là vào giữa tháng 4 từ căn cứ Boden. Một bác sĩ quân đội nói với báo chí địa phương rằng một số vận động viên bị sốt, mệt mỏi và không thể tập luyện trong suốt nhiều tuần sau khi trở về từ Vũ Hán. Các căn cứ khác của Thụy Điển báo cáo hiện tượng tương tự. Năm vận động viên sau đó được xét nghiệm huyết thanh học. Chỉ có một người có kết quả dương tính với virus corona. Anders Nystedt, chuyên gia về truyền nhiễm đặc trách dịch Covid-19 ở miền bắc Thụy Điển, nói rằng ông thận trọng vì những kết quả xét nghiệm này có nhiều điều không chắc chắn, kết quả xét nghiệm cho biết một người đã nhiễm bệnh, nhưng không xác định được họ bị nhiễm virus trong giai đoạn nào.

Những lời chứng này được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một cư dân mạng viết trên Weibo (còn được gọi là mạng xã hội Twitter của Trung Quốc) là nếu nước Pháp nghĩ rằng mọi chuyện bắt đầu từ Đại hội thể thao quân đội thế giới, thì virus corona thực sự có thể đã được quân đội Mỹ mang đến.

Thế khó của quân đội Pháp

Hôm 06/05, quân đội Pháp cho biết là các vận động viên của đoàn thể thao quân đội Pháp đã không và cũng sẽ không được xét nghiệm. Bộ Quân Lực Pháp cho biết Cơ quan y tế liên quân (SSA) không xác nhận có vận động viên trong đoàn Pháp mắc bệnh cúm hoặc phải nhập viện trong thời gian diễn ra Đại hội cũng như sau Đại hội và có thể là có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Vấn đề khó đặt ra cho quân đội Pháp là thực hiện các xét nghiệm huyết thanh học cho tất cả các vận động viên của đoàn sẽ chỉ cho phép biết liệu một số người có bị nhiễm bệnh hay không, nhưng lại không thể xác định ngày họ nhiễm virus, trong khi virus corona đã lây lan rộng rãi ở Pháp trong những tháng gần đây. Vì vậy, rất có thể là trong số bốn trăm vận động viên trong đoàn thi đấu, có một số người đã bị nhiễm bệnh ở Pháp sau chuyến đi đến Vũ Hán chứ không phải họ nhiễm bệnh ở Vũ Hán.

Hiện giờ vẫn còn nhiều nghi ngờ, đồn đoán, nhưng Le Monde kết luận là ở Trung Quốc, những người chủ trương bóp méo thông tin chắc chắn sẽ không ngần ngại coi đây là một yếu tố mới cần khai thác để hỗ trợ giả thuyết của Bắc Kinh theo đó virus lây lan từ nước ngoài đến Trung Quốc. Ngược lại, việc quân đội Pháp từ chối cho tiến hành các xét nghiệm cho dù nhiều nghi vấn đang được các vận động viên trong đoàn công khai đặt ra lại có thể mang lại cảm giác quân đội Pháp không muốn đi đến tận cùng, và điều này càng có nguy cơ "nuôi dưỡng các thuyết âm mưu".

Thùy Dương

Published in Quốc tế