Khi việc tử hình ông Lê Văn Mạnh đã được chính quyền Việt Nam xem như tất nhiên, không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào ở Việt Nam nhắc đến ông nữa, kể cả lá thư ông gửi cho gia đình trước khi bị hành quyết.
Facebooker Thái Hạo và anh Hoàng Tuấn Công bên mộ Lê Văn Mạnh.
Thân nhân ông Lê Văn Mạnh (1982 – 2023) đã chia sẻ lá thư ông viết cho họ trước khi ông bị hành quyết (22/9/2023).
***
Tháng 3/2005, tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có một bé gái 14 tuổi bị giết. Theo công an, trước khi bị giết, nạn nhân đã bị cưỡng hiếp. Tháng 4/2005, Công an Thanh Hóa bắt ông Mạnh theo lệnh truy nã của Công an Đồng Nai vì "cướp tài sản". Ba ngày sau khi bị bắt, ông Mạnh "viết thư" gửi cho cha, kể rằng chính ông đã giết bé gái. Do có một phạm nhân bị giam chung "tố cáo", Công an Thanh Hóa đã tịch thu "thư" này và dùng "thư" đó để buộc ông Mạnh là thủ phạm vụ "hiếp dâm" và "giết người".
Vụ án Lê Văn Mạnh "hiếp dâm", "giết người" được đưa ra xét xử... bảy lần. Trừ Tòa Thanh Hóa khăng khăng cho rằng ông Mạnh phạm tội, cả Tòa án Tối cao lẫn Viện Kiểm sát Tối cao đều lưỡng lự trước việc xác định ông Mạnh có tội. Đó là lý do ở phiên xử phúc thẩm lần một Tòa án Tối cao đã hủy bản án sơ thẩm thứ nhất và lúc xem xét vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, Tòa án Tối cao tuyên hủy cả bản án sơ thẩm thứ hai lẫn bản án phúc thẩm thứ hai. Viện Kiểm sát Tối cao cũng thế nên đã từng kháng nghị, đề nghị Tòa án Tối cao xem xét vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, hủy cả bản án sơ thẩm thứ hai lẫn bản án phúc thẩm thứ hai.
Sở dĩ những cơ quan cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp lưỡng lự vì có những dấu hiệu cho thấy dường như ông Mạnh ngoại phạm (vào thời điểm nạn nhân bị giết, ông đang giúp em gái dọn nhà). "Thư nhận tội" - bằng chứng được dùng để cáo buộc ông Mạnh "hiếp dâm", "giết người" – không chỉ phi logic (chỉ ba ngày sau khi bị tạm giam để điều tra ông Mạnh đã có thể viết thư gửi gia đình) mà còn là dấu hiệu của tra tấn, ép cung (ngoài tố cáo của ông Mạnh còn một số nhân chứng khác cho biết, công an đã dùng phạm nhân tra tấn nghi can, ép nghi can viết thư nhận tội). Đó cũng là lý do năm 2015, Tòa án tỉnh Thanh Hóa phải hoãn thi hành án tử hình ông Mạnh...
Vụ án Lê Văn Mạnh đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, chính phủ nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã nhiều lần đề nghị hệ thống công quyền Việt Nam xem xét lại tiến trình điều tra – truy tố - xét xử ông Lê Văn Mạnh. Tháng 9/2022, tháng 9/2022, ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án Tối cao loan báo Tổ Công tác liên ngành tư pháp đang xác minh đơn kêu oan của tử tù Lê Văn Mạnh. Tuy không có bất kỳ cá nhân hay cơ quan hữu trách nào dám xác định ông Mạnh có tội nhưng trung tuần tháng trước, Tòa án tỉnh Thanh Hóa loan báo sẽ thi hành án tử hình ông Mạnh và bản án tử hình đã được thi hành sau đó vài ngày, khiến thiên hạ cả trong lẫn ngoài sửng sốt !
***
Lá thư ông Mạnh viết cho thân nhân đã được một số cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam giới thiệu. Thư viết : "Con không làm gì nên tội nên con không có gì phải hổ thẹn với lương tâm cả.Con chết rồi, bố mẹ và các em, các con vẫn phải tiếp tục giúp con kêu nỗi oan này lên các cơ quan pháp luật của nhà nước đến cùng. Cho đến khi nào con được minh oan thì thôi, vì con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ !"...
Bên cạnh sự thương cảm, qua trang Facebook của VOA, có người than như Sang Ho :Việt Nam là xứ sở mà nhân mạng thật mong manh. Hoặc ngậm ngùi như Duy Tân :Cũng chỉ là tiếng vọng trong hư không mà thôi ! Tất cả rồi sẽ chìm vào im lặng và quên lãng !Luật xứ mình ngộ quá phải không anh ? Người vô tội chết thay cho kẻ có tội.Hay vừa phẫn nộ, vừa tuyệt vọng như Mưa Rừng :Oán hận từ dân oan bên ngoài còn không khiến loại vô cảm, tàn bạo sợ hậu quả, huống chi từ ngục tối (1).
Tương tự, trên trang Facebook của RFA, Corruption Eraser cảm thán :Tôi có cảm giác mình như cá trong chậu, chim trong lồng, gà vịt trong chuồng. Họ muốn bắt hay muốn giết sao cũng được ! Bien Nguyen xem câu chuyện gây ám ảnh này là hệ quả của :Một chế độ tàn ác và hèn. Nguyen Tan nhận định :Không phải là NGƯỜImớicố tình giết người vì sự ngu dốt, vô dụng của băng đảng. Với Dao Tran, việc tử hình ông Mạnh là bằng chứng :Một xã hội thối nát, mạng người không đáng kể (2).
Theo Lâm Bình Duy Nhiên : Chắc chắn Lê Văn Mạnh không phải là trường hợp đầu tiênbị tử hình dẫu bị cáo liên tục kêu gào vô tội. Mạnh cũng sẽ không phải là tử tù sau cùng của cái gọi là nền tư pháp Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bất chấp việc gia đình kêu oan gần 20 năm cũng như các cuộc vận động kêu gọi ngừng thi hành án của cộng đồng, của các tổ chức dân sự và của giới luật gia, Việt Nam vẫn kiên quyết thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh. Đó là sự phỉ báng nền tư pháp của Việt Nam và chứng minh cho dư luận thấy rằng các thủ tục tố tụng vẫn chứa đựng rất nhiều bất công. Chính quyền Việt Nam sẵn sàng chà đạp những biện pháp căn bản nhất của quá trình tố tụng. Bị cáo không hề được bảo vệ dẫu vụ án còn nhiều dấu hỏi và phi lý !
Lâm Bình Duy Nhiên nhắc đến ngạn ngữ La tinh "In dubio pro reo" (một điểm nghi ngờ cũng cần được giải thích vì lợi ích của bị cáo) và cũng là nguyên tắc pháp lý, theo đó, nếu không chắc chắn, phải đưa ra phán quyết có lợi cho người bị truy tố và cảm thấy tiếc vì "nguyên tắc pháp lý này không hề được áp dụng trong trường hợp của tử tù Lê Văn Mạnh". Ông Nhiên nhấn mạnh :Đọc lá thư sau cùng của tử tù Lê Văn Mạnh mới thấy sự tàn nhẫn tột cùng của một nền tư pháp vốn luôn tự hào bảo vệ nhân dân, siêu việt và nhân đạo. Đến phút chót, Lê Văn Mạnh vẫn không ngừng kêu oan. Tiếng gào thét của anh và gia đình rơi vào quên lãng vì mọi việc đã an bài, "mission accomplished" - nhiệm vụ đã hoàn thành đối với những kẻ đang nắm quyền sinh sát trong tay. Lên án những sai lầm của nhà nước là điều cấp bách để tránh những "tội ác có hệ thống" của nền tư pháp Việt Nam".Chọn thái độ chính trị đối lập với nhà cầm quyền là lương tâm và trách nhiệm của mọi công dân. Chỉ có một xã hội đa nguyên, đa đảng thì tiếng nói của người dân mới thực sự được tôn trọng và luật ph áp mới thực sự đứng về kẻ cần được bảo vệ.Bằng không, sau Lê Văn Mạnh sẽ là Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải và bao nạn nhân khác trong sự bất lực của tất cả chúng ta !
***
Không ít cơ quan truyền thông chính thức ở Việt Nam từng đề cập đến trường hợp ông Lê Văn Mạnh khi những bản án xác định phải tử hình ông bị Tòa án Tối cao hủy hay bị Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị nên hủy. Tuy nhiên, khi việc tử hình ông Lê Văn Mạnh đã được chính quyền Việt Nam xem như tất nhiên, không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào ở Việt Nam nhắc đến ông nữa, kể cả lá thư ông gửi cho gia đình trước khi bị hành quyết.
Vào thời điểm này, thiên hạ chỉ thấy các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam hăm hở đưa tin : Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa Tối cao - người cương quyết làm ngơ trước số phận của các tử tù mà đa số công chúng tin rằng đã bị kết án oan như Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải,... - vừa trở thành...Ứng viên duy nhất của năm nay đủ tiêu chuẩn để Hội đồng Giáo sư Nhà nước xét tặng học hàm... Giáo sư ngành Khoa học an ninh (4).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/10/2023
Chú thích
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc ‘bàng hoàng’ trước vụ hành quyết Lê Văn Mạnh của Việt Nam
Một chuyên gia của Liên Hợp Quốc bày tỏ sự thất vọng trước việc Việt Nam xử tử một tù nhân bị kết án tử hình bất chấp những lời kêu gọi từ các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế đòi ngừng thi hành bản án mà họ cho là oan sai.
Gia đình kêu oan cho Lê Văn Mạnh trước văn phòng tiếp dân của Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội trước khi tử tù này bị hành quyết hôm 22/9.
Tử tù Lê Văn Mạnh bị hành quyết hôm 22/9 sau khi bị giam giữ hơn 18 năm. Gia đình của tử tù này không được thông báo về ngày giờ ông bị xử tử trong khi vẫn đang đi kêu oan cho ông.
"Tôi cảm thấy lo ngại về việc hành quyết Lê Văn Mạnh bất chấp những lời kêu gọi khoan hồng trước những nghi ngờ sâu sắc về tính công bằng của quá trình xét xử ông ấy và những cáo buộc đáng tin cậy về việc ông (Mạnh) bị tra tấn hoặc bị ngược đãi để buộc phải nhận tội", ông Morris Tidball-Binz, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết phi luật lệ, cẩu thả và tùy tiện, nói trong mộttuyên bố được Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm 2/10.
Ông Mạnh bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết tội giết người vào tháng 7/2005. Ông không nhận tội trong toàn bộ 7 phiên tòa xét xử và gia đình gửi hàng trăm lá thư kêu oan cho ông trong suốt gần 2 thập kỷ. Gia đình ông Mạnh nói với VOA rằng ông bị tra tấn và nhục hình để phải viết lời "thú tội" và được dùng làm bằng chứng chống lại ông, dẫn đến việc ông bị kết án tử hình.
"Theo luật nhân quyền quốc tế, bất kỳ tuyên bố nào được chứng minh là do bị tra tấn đều không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào", ông Tidball-Binz nói trong tuyên bố.
Các luật sư đại diện cho gia đình ông Mạnh khi gửi thỉnh nguyện thư lên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng trước nói rằng họ "thực sự nhận thấy… các vấn đề được coi là sai sót, vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng, bao gồm việc chứng minh và việc đánh giá các chứng cứ buộc tội trong vụ án này".
Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc còn nêu lên quan ngại về việc gia đình ông Mạnh không được thông báo về ngày thi hành án cũng như không có cơ hội đến thăm tử tù trước khi bị thi hành án. Thay vào đó, gia đình ông Mạnh được yêu cầu nộp đơn lên tòa án tỉnh để nhận hài cốt của ông chỉ trong thời hạn 3 ngày.
Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, khi đưa ra tuyên bố lên án việc hành quyết ông Mạnh vào tháng trước, nói rằng "việc không cung cấp thông báo kịp thời cho các cá nhân bị kết án tử hình về ngày thi hành án, theo quy định, cấu thành một hình thức ngược đãi, khiến việc thi hành án sau đó trái với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị".
"Tôi quan ngại sâu sắc về tính chất bí mật của việc thi hành án tử hình ở Việt Nam", ông Tidball-Binz nói trong tuyên bố. "Kết quả là dữ liệu và số liệu thống kê về các vụ hành quyết trong nước (ở Việt Nam) không được công khai".
Luật sư Đặng Đình Mạnh, trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước với VOA, nói rằng chính quyền Việt Nam không công bố chi tiết số người bị xử tử hàng năm và coi đó là thông tin mật.
Ông Tidball-Binz nói rằng tính minh bạch là yêu cầu tối thiểu trong việc áp dụng hình phạt tử hình.
Ngoài Lê Văn Mạnh, hiện còn hai tử tù được xem là bị xử oan sai mà cộng đồng quốc tế đã lên tiếng kêu gọi hoãn thi hành án, gồm Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng – đều bị giam giữ trong hơn một chục năm qua. Gia đình ông Chưởng vào đầu tháng 8 cũng nhận được thông báo về việc thi hành án tử hình đối với ông nhưng không được biết ngày thi hành án.
Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, công bố thông tin về việc sử dụng hình phạt tử hình và thông tin về việc sử dụng hình phạt này hàng năm, trong đó đưa ra số người bị kết án tử hình và số bản án tử hình được hủy bỏ hoặc giảm nhẹ khi kháng cáo.
Ông Tidball-Binz kêu gọi chính phủ Việt Nam xem xét việc tạm ngừng áp dụng hình phạt tử hình và tiến hành rà soát một cách có hệ thống tất cả các trường hợp sử dụng hình phạt tử hình.
Hàng chục quốc gia của khối Liên minh Châu Âu vào tháng trước cũng đã kêu gọi Việt Nam bãi bỏ án tử hình. Các yêu cầu bình luận của VOA gửi tới Bộ Ngoại giao Việt Nam về lời kêu gọi của các nước phương Tây cũng như lên án của Liên Hiệp Quốc trước việc hành quyết ông Mạnh không được hồi đáp.
Nguồn : VOA, 03/10/2023
…để quan tòa ngạo nghễ thắng dân, thắng cả công lý
Phải xác định ngay rằng bản án không có vật chứng, chỉ căn cứ vào lời cung đầy mâu thuẫn và bất nhất là bản án mờ ám, oan sai, bất lương và thất đức. Cả xã hội cùng gia đình tử tù oan sai đang đồng lòng, bền bỉ và khẩn thiết kêu cứu về bản án tử hình oan với tử tù Lê Văn Mạnh thì tòa án bất ngờ thi hành bản án oan sai còn đang kêu oan. Bản án oan dẫn đến cái chết oan của Lê Văn Mạnh gây bàng hoàng, nhức nhối và bất an cho cả xã hội.
Không để lương tâm con người và nỗi đau của người dân kịp lên tiếng, bản án tử hình oan sai với Lê Văn Mạnh đã được thi hành lặng lẽ, mau lẹ.
Mỗi vụ việc xảy ra, dù lớn hay nhỏ đều để lại dấu vết và dấu vết là vật chứng khách quan, vô tư, xác đáng nhất vì không bị chi phối và phụ thuộc vào tâm lí, cảm xúc thất thường của con người. Khác với lời khai cung là tiếng nói con người trong tình thế phải ứng biến, đối phó, trong trạng thái tinh thần căng thẳng và tình cảm bị chi phối, bị nhiều yếu tố tâm lí, cảm tính áp đặt và bị tác động rất lớn của ngoại cảnh. Tác động của nghiệp vụ điều tra để mớm cung. Tác động của bạo lực nhục hình để ép cung, đánh tráo sự thật.
Trong điều tra và trong xét xử hình sự có một nguyên tắc cao nhất, một đòi hỏi bắt buộc phải có để chứng minh tội phạm là vật chứng. Chỉ vật chứng mới có đủ căn cứ xác đáng, khách quan chứng minh tội phạm. Lời cung dù có phù hợp với vụ việc cũng chỉ để minh hoạ, chỉ để củng cố thêm cho sự xác minh vụ việc.
Dù lời cung có đúng sự thật thì cũng chỉ là một nửa sự thật. Mà một nửa sự thật thì chưa hẳn là sự thật. Được thời gian thử thách, câu ngạn ngữ phương Tây có từ thời cổ đại tồn tại đến ngày nay đã trở thành một định lí : Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng nửa sự thật không phải là sự thật. Chỉ có lời cung mà không có vật chứng thì chưa đủ căn cứ pháp lí xác đáng, khách quan xác minh sự việc. Càng không thể đáp ứng đòi hỏi của lương tâm con người khi người làm công việc điều tra và phán xử còn chút lương tâm. Với những tội phạm phải chịu mức án tử hình càng không thể chỉ căn cứ vào lời cung.
Chỉ vật chứng mới khách quan chỉ ra sự thật. Khai thác lời cung là để tìm hướng truy tìm vật chứng mang dấu vết đích thực của sự thật, mang bằng chứng đích thực của sự thật. Vật chứng mới là mục đích của điều tra sự thật và lời cung chỉ là phương tiện dẫn dắt đi đến mục đích. Từ xa xưa pháp đình đã đúc kết, khái quát thành một tiên đề như một chân lí, một lời nguyền của những người có lương tâm và danh dự nghề nghiệp làm công việc truy tìm cái ác, xét xử cái ác, bảo vệ luật pháp, bảo vệ cuộc sống bình yên là : Trọng chứng hơn trọng cung. Diễn đạt cách khác là : Chứng là vật thể có thật, cung là giá trị ảo và phi vật thể. Cái ảo có thể thay đổi. Vật thể không thể thay đổi.
Kẻ gây tội ác bao giờ cũng chu đáo và tinh vi giấu nhẹm vật chứng. Tìm vật chứng không khi nào dễ dàng và nhanh chóng. Còn lời cung thì có ngay. Với quyền lực nhà nước, với sức mạnh công cụ và sức mạnh bạo lực nhà nước có thể dễ dàng tạo ra lời cung theo ý muốn của người điều tra.
Khó tìm vật chứng, dễ dàng tạo lời cung, những người làm công việc điều tra cái ác, xét xử cái ác, bảo vệ luật pháp, bảo vệ cuộc sống bình yên ở ta thời đương đại do năng lực yếu kém, lương tâm con người thiếu vắng lại say mê chạy theo thành tích để bon chen công danh nên chỉ căn cứ vào lời cung vì bị nhục hình phải nhận tội do điều tra viên áp đặt đã liên tục, dồn dập tạo ra những bản án tử hình oan sai Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long... gây chấn động rộng lớn trong đời sống xã hội và trong lương tâm người dân.
Khi những tử tù oan Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long... được minh oan, cả xã hội kinh hoàng về một nền tư pháp man rợ, bất lương, không còn tính người đã liên tiếp tạo ra những bản án tử hình oan cho người dân vô tội. Cả xã hội bàng hoàng thức tỉnh về những bản án tử tình chỉ căn cứ vào lời cung nguỵ tạo.
Nhưng cả hệ thống tư pháp Việt Nam đương đại từ điều tra án đến xét xử án vẫn không thức tỉnh. Vẫn bình thản làm án, kết án theo lối mòn dễ dãi, mau lẹ. Vẫn lạnh lùng buộc tội chỉ bằng lời cung. Vẫn vô cảm tuyên án chỉ căn cứ vào những bản cung nguỵ tạo.
Điều tra án vẫn say mê lập thành tích phá án nhanh để thăng tiến công danh bằng nhục hình, ép cung. Chỉ bằng nhục hình ép cung lại phù phép biến những người dân vô tội thành những tội phạm giết người Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải.
Cả xã hội bất an, đồng loạt và kiên trì lên tiếng chỉ ra sự mờ ám, bất minh, sai trái của những bản án phi pháp chỉ căn cứ vào những lời cung ngụy tạo mà khép tội tử hình Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải.
Nhưng các cấp tòa vẫn cố thủ trong sự vô cảm, vẫn ngạo nghễ trong quyền uy, vẫn quyết duy trì, y án những bản án tử hình oan sai Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải. Quyết giết oan những mạng người dân vô tội chỉ để giữ thanh danh, quyền uy cho những quan tòa rô bốt không có trái tim người.
Để buộc Hồ Duy Hải phải nhận tội giết hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An đêm 13/1/2008, những người điều tra vụ án đã vứt bỏ, thiêu hủy con dao và cái thớt dính máu hai cô gái là vật chứng đich thực rồi mua dao, thớt mới ngoài chợ về làm vật chứng giả thay thế vật chứng thật. Thiêu hủy vật chứng dính máu nạn nhân đương nhiên thiêu hủy cả dấu vết kẻ gây án để buộc tội giết người cho Hồ Duy Hải chỉ bằng bản cung nhận tội do bị nhục hình ép cung.
Vậy mà đứng giữa hội đồng mười sáu quan tòa rô bốt trong phiên tòa Giám đốc thẩm, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình lại ráo hoảnh cho rằng thay vật chứng thật dính máu nạn nhân bằng vật chứng giả mới mua ở chợ dù có sai sót cũng không làm thay đổi bản chất vụ án rồi tuyên y án tử hình Hồ Duy Hải !
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình - Ảnh minh họa
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao còn lì lợm, trắng trợn, bất lương, nhận thức pháp luật kém cỏi, lương tâm con người chết dẫm, coi thường luật pháp, coi thường mạng sống người dân như vậy thì cả hệ thống tòa án dưới trướng Nguyễn Hòa Bình còn tạo ra nhiều bản án oan Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải…
Hàng loạt án tử ình oan sai là sự yếu kém thảm hại của người đứng đầu chốn pháp đình. Mở mắt nhìn vào những bản án tử hình oan sai rành rành là thú nhận với tổ chức trung ương, nơi phân chia quyền lực, phân chia phẩm hàm cho quan chức về năng lực yếu kém, không làm được việc sẽ không được tổ chức tin dùng, không thể thăng tiến trên bậc thang quyền lực. Mở mắt nhìn vào những bản án tử hình oan sai rành rành là chấp nhận thua dân, là thú nhận chức cao quyền lớn mà năng lực trống rỗng.
Không thể thua dân. Không thể để cho tổ chức trung ương thấy những bản án tử hình oan sai. Phải nhắm mắt kí lệnh đòi thi hành ngay những bản án tử hình oan sai để không còn tồn tại oan sai, xóa sạch dấu vết oan sai.
Nhưng để thi hành những bản án tử hình oan sai không thể thực hiện như tòa án Hải Phòng thi hành án với tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng. Thông báo cho gia đình làm đơn xin nhận thi hài, tro cốt người bị thi hành án tử hình sẽ kích hoạt dư luận xã hội và dư luận xã hội có thời gian kịp lên tiếng. Không thể thi hành được án khi nỗi đau người dân và lương tâm con người trở thành những đợt sóng công phẫn của cả xã hội.
Không để lương tâm con người và nỗi đau của người dân kịp lên tiếng, bản án tử hình oan sai với Lê Văn Mạnh đã được thi hành lặng lẽ, mau lẹ.
Lê Văn Mạnh phải nhận cái chết oan trong âm thầm để quan tòa ngạo nghễ thắng dân, thắng cả công lí và quan tòa chứng tỏ với quyền lực rằng quan tòa luôn đúng, để ông quan tòa giấu kín được sự thiếu năng lực và tàn ác, để ông vẫn giữ được chiếc ghế quyền lực và tiếp tục thăng tiến !
Phạm Đình Trọng
(02/10/2023)
Hành quyết ‘tùy tiện’ Lê Văn Mạnh : Vì sao Việt Nam thi hành án tử tù bất chấp công luận
VOA, 29/09/2023
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án gay gắt việc Việt Nam hành quyết tử tù được cho là bị kết án oan Lê Văn Mạnh, một quyết định mà luật sư cho rằng có thể là "phép thử dư luận" của chính quyền nhưng gây phẫn nộ trong công luận.
Mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh kêu cứu cho con trai mình trong hơn 18 năm nhưng không ngăn được việc ông bị hành quyết.
Ông Mạnh bị tử hình bằng thuốc độc, một hình thức hành quyết đang bị thế giới lên án và kêu gọi bãi bỏ, hôm 22/9. Gia đình ông Mạnh chỉ được thông báo việc ông đã bị hành quyết một ngày sau đó. Gia đình không được thăm gặp ông trong nhiều tháng trước khi ông bị tử hình vì tội "hiếp dâm" và "giết người", một bản án mà họ cho là oan sai và đi kêu oan cho ông trong hơn 18 năm.
Ân xá Quốc tế cùng 4 tổ chức nhân quyền khác hôm 27/9nói rằng họ "lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể được đối với việc hành quyết tùy tiện ông Lê Văn Mạnh". Các tổ chức, bao gồm cả tổ chức bảo vệ nhân quyền People in Need có trụ sở ở Cộng hòa Czech, nói rằng ông Mạnh bị hành quyết chỉ 4 ngày sau khi gia đình ông nhận được thông báo từ tòa án tỉnh và không được thăm gặp gia đình lần cuối trước khi bị tử hình.
Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo cho gia đình về quyết định thi hành án tử hình ông Mạnh hôm 18/9. Sau đó vào ngày 23/9, gia đình ông nhận được thông báo về việc ông đã bị hành quyết tại một địa điểm thi hành án ở Hòa Bình và được đưa về chôn ở một nghĩa trang ở TP Thanh Hóa.
"Thư thông báo gửi cho gia đình không đề cập đến ngày thi hành án tử hình và gia đình không có cơ hội được thăm gặp lần cuối – một các đối xử tàn ác, vô nhân đạo và hèn hạ mà các cơ quan nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên án", các tổ chức, trong đó có cả Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV) và Người Việt Ủng hộ sự Thay đổi (VAC), nói trong tuyên bố chung.
Các tổ chức này còn nói rằng ông Mạnh "bị xử tử bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy rằng ông "đã bị công an đánh đập dã man và bị tra tấn nhằm lấy được ‘lời nhận tội’ để tòa án dựa vào đó để kết tội ông".
VOA đã gửi yêu cầu bình luận đến Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hồ sơ chính thức của vụ án được truyền thông trong nước trích dẫn nói rằng nạn nhân Hoàng Thị Loan, lúc đó 14 tuổi, bị hiếp dâm rồi bị sát hại vào tháng 3/2005. Sau đó khoảng 1 tháng, ông Mạnh, lúc đó 23 tuổi, bị bắt tạm giam theo lệnh của Cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai về một vụ việc hoàn toàn khác trước đó trong tháng.
Theo hồ sơ, chỉ 3 ngày sau khi bị giam giữ, một lá thư "nhận tội" được cho là do ông Mạnh viết, khi đang bị công an bắt giam, gửi cho cha ông, trong đó "thừa nhận" đã hiếp dâm và giết Hoàng Thị Loan. Lá thư bị công an thu giữ và dùng làm bằng chứng cho "tội ác" của ông Mạnh.
Từ 2005 đến 2008, ông Mạnh trải qua 7 phiên tòa – gồm 3 phiên sơ thẩm, 3 phiên phúc thẩm và 1 phiên giám đốc thẩm. Trong tất cả các phiên tòa này, ông Mạnh phủ nhận mọi cáo buộc và rút lại "lời thú tội" trước đó, đồng thời nói rằng ông "nhận tội" vì bị cảnh sát điều tra và cả những người bạn tù, được cho là hành động theo chỉ đạo của công an, đánh đập.
"Không có bằng chứng, vật chứng nào chứng minh ông Mạnh phạm tội hiếp dâm và giết người. Bằng chứng duy nhất được công tố đưa ra là lá thư ‘thú tội’ của ông Mạnh mà ông đã rút lại vì cho là phải nhận tội vì bị ép cung và tra tấn", 5 tổ chức viết trong tuyên bố và cho rằng bất chấp những điều đó chính quyền vẫn kết tội và tuyên án tử hình ông.
‘Phép thử dư luận’
Luật sư Đặng Đình Mạnh – người từng bào chữa cho nhiều dân oan, các nhà hoạt động và cả tử tù ở trong nước nhưng hiện đang sống lưu vong ở Mỹ – cho rằng việc thi hành án ông Mạnh là một "hành vi khinh xuất" của chính quyền Việt Nam.
"Có thể khẳng định đây là một vụ án oan mà lại mang ra xử lý theo hình thức tử hình, loại hình phạt mà không thể nào khắc phục được nếu sau này chúng ta nhìn nhận ra là nó sai", Luật sư Mạnh nói. "Theo tôi đây là hành vi rất đáng phê phán".
Lê Văn Mạnh là một trong 3 tử tù được các tổ chức xã hội dân sự nhắc đến, gồm cả Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, trong bức thư ngỏ mà họ gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden trước chuyến thăm của ông tới Hà Nội trong tháng này. Các tổ chức khẩn cấp thúc giục ông Biden yêu cầu ngừng thi hành án đối với 3 tử tù nêu trên, mà họ cho là bị kết án oan sai, khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.
Theo Luật sư Mạnh, việc Việt Nam đưa ông Mạnh ra hành quyết chỉ hơn một tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Biden cho thấy Việt Nam không sợ bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền, vốn là một trụ cột trong chính sách ngoại giao quốc tế của Chính quyền Biden.
"Việc làm của (chính quyền Việt Nam) phải nói là hết sức quả quyết và có vẻ như là chính quyền Việt Nam ý thức được vị thế của họ ở giai đoạn này rằng họ có thể làm được những điều như vậy và do đó nó thúc đẩy họ đưa Lê Văn Mạnh ra hành quyết", Luật sư Mạnh nói.
Mặc dù vấn đề nhân quyền được Tổng thống Biden đề cập khi gặp mặt các lãnh đạo Việt Nam nhưng nó bị lấn át bởi những chủ đề hợp tác về kinh tế và thương mại. Phát biểu của Tổng thống Biden tại Hà Nội về vấn đề nhân quyền đã bị truyền thông do nhà nước Việt Nam kiểm soátcắt cụt. Theo nhận định của giới quan sát và các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền bị gạt ra lề khi Mỹ thắt chặt quan hệ hơn với Việt Nam vì mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.
Việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh, theo đánh giá của Luật sư Mạnh, là chính quyền Việt Nam đang "dùng một phép thử" để xem dư luận phản ứng như thế nào.
"Sự phản ứng của dư luận yếu ớt hoặc cho rằng việc đó chẳng đáng quan tâm thì rất có thể nó sẽ thành một tiền lệ xấu để họ áp dụng cho những trường hợp còn lại, như Nguyễn Văn Chưởng hoặc Hồ Duy Hải", Luật sư Mạnh nói.
Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng nhận được thông báo thi hành án tử hình đối với ông hồi đầu tháng 8. Ngay sau khi gia đình công bố thông tin này, công luận lên án mạnh mẽ và kêu gọi chủ tịch nước Việt Nam ngừng thi hành bản án. Cũng như gia đình ông Mạnh, gia đình ông Chưởng đi kêu oan cho ông gần 17 năm qua. Tuy nhiên, hai trường hợp của tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng được chú ý hơn và từng được nêu ra trong các phiên chất vấn tại cuộc họp Thường vụ Quốc hội ở Ba Đình.
Luật sư Mạnh cho rằng thi hành án tử tù Lê Văn Mạnh, mà gia đình kêu oan trong gần hai thập niên qua và được cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng, đã tạo ra một tiền lệ không nên có.
"Tôi đã từng nghe một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp nói rằng : ‘Nếu mà cứ mang đi tử hình hết số án oan thì sau đó chúng ta sẽ không còn án oan nữa", Luật sư Mạnh nói và cho biết Việt Nam không công bố chi tiết về số người bị xử tử hàng năm và coi đó là thông tin mật.
Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, nói với VOA rằng gia đình ông lo lắng sau khi Lê Văn Mạnh bị hành quyết vì tiếp theo có thể sẽ đến lượt con trai ông.
Tư pháp ‘không phục vụ công lý’
Án oan, theo giới chuyên môn, là một thực trạng phổ biến tại Việt Nam. Án oan sai đặc biệt làm dậy sóng dư luận sau vụ ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do hồi tháng 10/2013 sau 10 năm thụ án tù chung thân về tội danh giết người. Tuy nhiên, ông Chấn được giải oan là nhờ có hung thủ ra đầu thú.
Luật sư Mạnh cho rằng có nhiều vụ án oan ở Việt Nam bởi "cách điều tra hình sự tùy tiện bất chấp những quy định luật pháp" với mục tiêu có án thì phải có người nhận tội.
"Cách điều tra hiện nay hầu như chỉ có cách duy nhất là họ tra tấn người bị tình nghi đến khi người bị tình nghi đau quá, không chịu nổi sự dùng nhục hình và họ sẽ khai bất cứ nội dung gì cơ quan điều tra mong muốn và như vậy cơ quan điều tra đã hoàn thành được một vụ án", Luật sư Mạnh nói. "(Cơ quan điều tra) tìm mọi cách để có ai đó phải chịu trách nhiệm dù người đó không phải là thủ phạm".
Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2022 của Mỹ nói rằng những người bị giam giữ ở Việt Nam thường báo cáo bị tra tấn bởi công an hoặc nhân viên an ninh mặc thường phục trong khi bị giam giữ. Những lời tố cáo từ các nhà hoạt động đượcbáo cáo nêu ra cho biết cán bộ công an "hành hung tù nhân" để lấy lời thú tội hoặc "chỉ đạo các bạn tù" hành hung họ để buộc họ phải nhận tội trên các giấy tờ viết tay.
Một thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từng thừa nhận rằngcó tệ nạn bức cung nhục hình trong quá trình điều tra, lấy cung và cho biết để xảy ra án oan là do "chưa tập trung tôn trọng việc chứng minh khách quan mà chủ yếu tập trung vào lời khai, trọng cung hơn trọng chứng cứ".
Theo Luật sư Mạnh, người từng tham gia bào chữa cho tử tù khi còn làm việc ở Việt Nam, án oan có thể được xét xử lại nhưng vẫn có các vụ án oan như trường hợp của ông Mạnh, vì quan điểm xét xử của tòa lấn át việc xem xét chứng cứ.
Công luận ở Việt Nam phản đối các bản án của tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh bởi các chứng cứ được đưa ra để kết tội tử hình họ đều không thuyết phục. Nhưng theo Luật sư Mạnh, đối với những vụ án được công chúng quan tâm như vậy, thẩm phán không xét xử theo quan điểm độc lập.
"Họ xét xử theo chủ trương hoặc theo yêu cầu chính trị và trong nhiều trường hợp có sự can thiệp của Ban Nội chính (Trung ương) – gồm cơ quan Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra", Luật sư Mạnh nói. "Khi người thẩm phán tuyên một bản án thì bản án đó không phải là tác phẩm, quan điểm hay đánh giá của họ nữa mà là quan điểm, đánh giá của Ban Nội chính. Mà chúng ta biết Ban Nội chính không phục vụ công lý mà họ phục vụ những yêu cầu về chính trị. Cho nên những bản án được tuyên không mang dáng dấp của công lý".
Ông Chinh, người đã kêu oan cho Lê Văn Mạnh như đứa con tử tù thứ hai của ông, nói rằng ông không còn tin vào nền tư pháp Việt Nam nữa sau khi chính quyền hành quyết ông Mạnh.
"Nền tư pháp Việt Nam bê bối và thối nát rồi", ông Chinh nói nhưng cho biết ông không buông bỏ việc kêu oan cho con trai Nguyễn Văn Chưởng, người cũng luôn nói mình vô tội và bị công an bức cung nhục hình để phải nhận tội giết người. "Còn một hơi thở cuối cùng, tôi còn kêu oan. Họ cố tình giết con tôi thì tôi cũng sẽ chết để cứu nền tư pháp Việt Nam".
Luật sư Mạnh, người phải rời bỏ Việt Nam sang Mỹ sau khi bị cáo buộc tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ" – một hành động được xem là trả đũa của chính quyền trong nước vì những hoạt động của ông và đồng nghiệp để bảo vệ công lý trong vụ Tịnh thất Bồng lai – cũng cho rằng nền tư pháp Việt Nam "không thể cứu vãn được nữa".
Người đứng đầu ngành tư pháp Việt Nam, chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình trong tháng này nói rằng 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ,được phép sai do lỗi chủ quan. Ông Bình biện minh rằng vì "nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc".
Theo Luật sư Mạnh, điều này có thể khiến bất kỳ vụ án nào sau khi được xét xử cũng có thể bị nghi ngờ nằm trong số 9.000 bản án sai sót và làm người dân "mất hoàn toàn lòng tin vào hệ thống ban phát công lý mà chính quyền thiết lập".
"Nó sẽ đưa đến việc là sau này người ta không còn trông chờ vào hệ thống công lý của nhà nước nữa", Luật sư Mạnh nói. "Người dân sẽ tự thực hiện việc ban phát công lý cho chính mình. Đây là những mầm mống cho rối loạn xã hội sau này mà xã hội chúng ta sẽ phải gánh chịu".
Nguồn : VOA, 29/09/2023
****************************
Vai trò của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong vụ tử hình Lê Văn Mạnh
Gió Bấc, RFA, 28/09/2023
Ngày 22/9/2023, cái chết của tử tù oan Lê Văn Mạnh chấn động như vết dao đâm vào tim của mọi người. Đau đớn trước cuộc đời bất hạnh oan trái của Mạnh, thương xót cha mẹ em 18 năm kêu oan, hy vọng đợi chờ công lý sáng soi nhưng kết quả quá thảm khốc. Dư luận xã hội, giới luật gia trong nước, các tổ chức nhân đạo, cơ quan ngoại giao quốc tế đồng loạt lên tiếng kêu oan.
Những người thân khóc thương trước nấm mồ của tử tù Lê Văn Mạnh - Facebook
Vì sao, ai đã cố tình giết Lê Văn Mạnh ? Mọi ý kiến đều quy về Nguyễn Hòa Bình, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Không chỉ với Lê Văn Mạnh, nếu không ngăn chặn, kẻ thủ ác sẽ tiếp tục giết oan Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và bao nhiêu người khác nửa.
Xem lại hồ sơ vụ án, có thể khẳng định không chút hồ nghi, Lê Văn Mạnh bị kết án oan. Mạnh bị kết tội hiếp dâm, giết người mà không có một chứng cứ nào. Công An Thanh Hóa đã ép cung, dùng bọn tù hình sự tra tấn buộc Mạnh viết thư thú tội gửi cho cha và lấy lá thư ấy làm chứng cứ duy nhất cáo buộc tội.
Đó không phải là suy luận chủ quan mà chính là kết luận từ hồ sơ tố tụng của các cơ quan pháp luật cao nhất là Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao và Tòa Án Nhân Dân Tối Cao trước đây (thời điểm, ông Trần Quốc Vượng là Viện Trưởng, ông Nguyễn Văn Hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
Báo chí trong nước đã nhiều lần đưa tin khẳng định : sau bốn phiên tòa sơ và phúc thẩm, ngày 23/4/2007, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng "cơ quan điều tra mắc nhiều thiếu sót, mâu thuẫn và chưa có cơ sở vững chắc để kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội Giết người, Hiếp dâm trẻ em".
Theo Viện Kiểm sát, vật chứng duy nhất là chiếc quần sooc rách được Mạnh thay ra vứt bỏ gần hiện trường khi đi mò xác Linh được xác định mất giá trị chứng cứ buộc tội với Lê Văn Mạnh (1).
Thực hiện kháng nghị này, ngày 04/06/2007, Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã mở phiên Giám Đốc Thẩm. May mắn là trang mạng Cộng Đồng Dân Luật đã lưu trữ toàn văn Quyết Định Giám Đốc Thẩm này
Nội dung Quyết Định Giám Đốc Thẩm đã bác bỏ hoàn toàn mọi cáo buộc và vạch ra những sai trái, mâu thuẫn trong hồ sơ án còn hơn một bài bào chữa cho Lê Văn Mạnh. Xin trích một phần nhận định về vụ án.
"Trong lời khai nhận tội của bị cáo có nhiều mâu thuẫn và thiếu thống nhất nhưng chưa được điều tra hoặc không cho đối chất làm rõ và quá trình tố tụng còn một số thiếu sót ; cụ thể như sau :
- Lê Văn Mạnh khai khi thấy cháu Hoàng Thị Loan ở bờ sông (thuộc địa phận xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), Mạnh nảy sinh ý định hiếp cháu Loan. Khi bị cháu Loan chống cự thì Mạnh đấm, đập đầu cháu Loan cho đến khi cháu Loan bất động và bế cháu Loan qua sông Cầu Chày (thuộc địa phận xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) để dấu xác (BL 127). Quá trình điều tra, cơ quan điều tra không xác định hiện trường chính nơi xảy ra hành vi tấn công đầu tiên của Mạnh đối với cháu Loan để thực hiện hành vi hiếp dâm là ở chỗ nào và nếu cháu Loan kêu cứu thì có ai phát hiện được không ?
Khi thấy cháu Loan bất động, Mạnh bế cháu trên tay lội qua sông Cầu Chày, đầu và người nạn nhân ở trên mặt nước, nước sông lúc đó chỉ sâu khoảng 1m (BL 119). Theo kết quả giám định pháp y tỉnh Thanh Hóa thì cháu Loan "chết ngạt do thắt cổ, trên nạn nhân có ngạt nước và bị hiếp dâm". Cơ quan điều tra không cho thực nghiệm điều tra để làm rõ Mạnh bế cháu Loan qua sông như thế nào và cũng chưa có văn bản yêu cầu Tổ chức giám định pháp y giải thích rõ cháu Loan chết do nguyên nhân trực tiếp nào ? Lê Văn Mạnh nhận tội "Giết người" nhưng không có lời khai nào nhận có hành vi hiếp dâm cháu Loan, Cơ quan điều tra cũng chưa yêu cầu Cơ quan giám định giải thích rõ nếu trường hợp bị đánh, bị ngạt thở thì tử cung người phụ nữ có thể ra máu không ?
- Ở giai đoạn điều tra, Lê Văn Mạnh có khai nhận tội, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm Mạnh lại phản cung, chối tội cho là bị các phạm nhân cùng phòng giam là Nguyễn Kế Hiền, Hoàng Văn Dương, Mai Xuân Tình, Nguyễn Trọng Tuấn và Nguyễn Thành Nam đánh đập bắt phải nhận tội (BL 258). Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại, mặc dù Cơ quan điều tra có lấy lời khai các phạm nhân cùng buồng giam về việc có đánh Mạnh hay không nhưng không cho Mạnh đối chất với các phạm nhân nói trên để làm rõ là chưa khách quan.
- Về lá thư Lê Văn Mạnh viết gửi về cho gia đình (ghi ngày 23/4/2005), thì ngày 28/4/2005 phạm nhân Lê Văn Dũng chuyển cho cán bộ Trại giam bức thư của Mạnh, nhưng Cơ quan điều tra không hỏi gì về lá thư này. Khi xét xử sơ thẩm Mạnh khai do phạm nhân Hiền ép phải viết thư và nhờ Hiền chuyển ra ngoài. Cơ quan điều tra không hỏi phạm nhân Hiền có ép buộc Mạnh viết bức thư không ? Vì sao Mạnh nhờ Phạm nhân Hiền chuyển thư ra ngoài nhưng người giao lá thư cho cán bộ Trại giam lại là phạm nhân Dũng.
- …
- Cơ quan điều tra cũng chưa xác định sơ đồ hiện trường khu vực nhà ở của gia đình Mạnh như thế nào ? Cháu Lệ ngồi ở vị trí nào mà quan sát được Mạnh đi từ vườn vào nhà tắm ? Ngày 21/3/2005, Đài truyền hình tỉnh Thanh Hóa có phát hành phim "Phong Vân" không ?
Việc điều tra làm rõ những vấn đề trên là cần thiết bảo đảm cho việc có đủ căn cứ kết luận Lê Văn Mạnh phạm tội "Giết người" và tội "Hiếp dâm trẻ em" hay không.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285, Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH :
1. Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 756/2006/HSPT ngày 26/7/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 61/2006/HSST ngày 13/3/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2).
Theo một nền tư pháp văn minh thì đến đây, khi không có đủ chứng cứ kết tội bị cáo thì tòa có quyền và trách nhiệm tuyên vô tội và trả tự do cho Lê Văn Mạnh. Nhưng theo ràng buộc của nền tố tụng Việt Nam thì Tòa lại trả hồ sơ cho Viện, Viện lại trả cho Công an Thanh Hóa để điều tra xét xử lại từ đầu.
Người có quyền lực không ai tự vả vào mặt mình, Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án Thanh Hóa vẫn tiếp tục lập lại hồ sơ cũ. Năm 2008 hai phiên tòa của hai cấp sơ phúc thẩm lần thứ ba, tòa án vẫn xác định Mạnh có tội, tiếp tục tuyên án tử hình. Trong tất cả các phiên tòa, Mạnh đều phản cung, tố cáo bị điều tra viên và các bạn cùng phòng đánh và bắt nhận tội.
Theo Mạnh, tại thời điểm xảy ra án mạng, anh đang đi làm giúp em gái Lê Thị Nhài nên có bằng chứng ngoại phạm. Hội đồng xét xử căn cứ chủ yếu vào bức thư để khép tội, trong khi thư là do bị hai phạm nhân cùng buồng ép viết.
Theo luật sư đại diện kêu oan cho Mạnh, trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. "Điều này đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 : Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội", luật sư trình bày trong đơn đề nghị hoãn thi hành án tử hình với Mạnh (3).
Năm 2015, Tòa Án Thanh Hóa đã từng ra quyết định thi hành án Lê Văn Mạnh tạo ra làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ. Nhiều luật sư (trong có luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Thị Huệ, và Hà Minh Tú) ký đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án với tử tù Lê Văn Mạnh để "tránh hàm oan người vô tội". Tổ chức Ân xá Quốc tế viết thư kêu gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoãn xử tử Lê Văn Mạnh. Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) gửi thư tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi ngừng ngay kế hoạch tử hình phạm nhân Lê Văn Mạnh và cho mở cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc nói Mạnh đã bị cảnh sát tra tấn bắt nhận tội. Tòa án Thanh Hóa đã thông báo tạm hoãn thi hành án.
Từ đó đến nay Tòa tối cao và các cơ quan liên ngành cũng nhiều lần xem xét lại hồ sơ vụ án.
Chiều 13/9/2022, trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án Nhân dân năm 2022, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, hiện nay, có trường hợp đơn kêu oan của bị cáo Lê Văn Mạnh bị kết án tử hình về tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa.
Theo ông Bình, đây là vụ án phức tạp về đánh giá chứng cứ, vì vậy, Tổ công tác Liên ngành Tư pháp Trung ương đang tiếp tục xác minh để báo cáo lãnh đạo liên ngành theo quy định (4).
Thế nhưng từ đó đến nay chưa hề có thông tin nào về kết quả xác mình thì đột nhiên ngày 18/9 gia đình Lê Văn Mạnh nhận thông báo của Tòa án Thanh Hóa về việc thi hành án. Một lần nữa dư luận lại dậy sóng. Gia đình Lê Văn Mạnh tất tả nộp đơn cầu xin khắp các cơ quan. Ông Nguyễn Trường Chinh, thân phụ của tử tù oan Lê Văn Chưởng từ Hải Dương, bà Nguyễn Thị Loan thân mẫu của tử tù oan Hồ Duy Hải từ miền Nam xa xôi cũng bay ra Hà Nội đồng hành cùng ông Lê Văn Chính kêu cứu hoãn tử hình cho Lê Văn Mạnh.
Ngày 20/09/2023, Liên hiệp Châu Âu và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh ở Việt Nam đã "kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Lê Văn Mạnh".
Thế nhưng bất chấp những giọt nước mắt thương tâm của những người cha, người mẹ đau khổ, bất chấp lòng dân sục sôi phản ứng, bất chấp tiếng nói của các đối tác ngoại giao quan trọng, người ta vẫn xuống tay nhẫn tâm nhân danh "thi hành án" giết Lê Văn Mạnh dù không có chứng cứ buộc tội nào.
Vì sao cùng là Tòa án nhân dân tối cao nhưng năm 2007 đã ra Quyết định Giám đốc thẩm chặt chẽ, công minh như bài bào chữa, năm 2022 vẫn còn xác minh vụ án, nay chưa công bố kết quả xác minh lại cho thi hành án tử hình ? Xin thưa, có một sự khác nhau nho nhỏ mà không hề nhỏ đó là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2007 là ông Nguyễn Văn Hiện và đương kim Chánh án hiện nay là đồ tể Nguyễn Hòa Bình (5).
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, vào ngày 12/1/2021. Hình : Quốc hội
Hoàn toàn không suy luận chủ quan, Facebooker Nguyễn Anh Tuấn đã trích từ văn bản thông báo gửi cho gia đình Lê Văn Mạnh cho thấy căn cứ mới nhất mà Tòa Án Thanh Hóa "thi hành án Mạnh thể theo yêu cầu của Vụ I, Tòa án nhân dân tối cao (Tòa án nhân dân tối cao) thông qua công văn đề ngày 11/8/2023.
Trong hệ thống thứ bậc của bộ máy quyền lực ở Việt Nam, chúng ta biết rằng Vụ I không thể gửi công văn này nếu không có sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình" (6).
Cùng quan điểm này, Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh cũng viết trên fb : "Chính Công văn số 189, ngày 11/08/2023 của Tòa án nhân dân tối cao mới là văn bản chỉ đạo giết người dưới danh nghĩa tử hình.
Tôi nói ra nơi chỉ đạo, các bạn tiếp tục đoán ra người chỉ đạo nhé ? Và đó mới đích thị là kẻ "sát nhân". Lúc này, hắn đang mỉm cười đắc thắng vì ý nguyện của công chúng đối với hắn, hóa ra chả là "cái đinh" gì sất".
Luật sư Đặng Đình Mạnh còn đưa ra nhận định làm người ta lạnh sống lưng "Tôi đã từng nghe "Tử hình sạch đám kêu oan, thì sẽ không còn án oan nữa ! ! !" cứ nghĩ là câu đùa quá trớn. Hóa ra, nó là chủ trương. Cho nên, sau khi giết Lê Văn Mạnh như một phép thử, mà công chúng vẫn bàng quan, thì sẽ đến lượt Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải…" (7).
Nguyễn Hòa Bình từng nổi tiếng tổ chức "Hội Đồng dao thớt" với 17 thẩm phán tối cao Giám Đốc Thẩm vụ án Hồ Duy Hải bằng kết luận rợn người y án tử hình vì "hồ sơ án có vi phạm tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án".
Nguyễn Hòa Bình từng luôn khẳng định tòa án không có án oan nhưng mới đây khi đề xuất sửa đổi luật Tổ chức tòa án lại cho rằng "nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan, tức là khoảng 9.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan. "Bây giờ cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc" (8).
Tất cả những điều đó cho thấy trong đầu Nguyễn Hòa Bình không có ý niệm nào về pháp luật mà chỉ có ý niệm của tên đồ tể. Y mang hình thể con người nhưng có trái tim chó sói. Không thể dùng ngôn ngữ, lý lẻ để thuyết phục. Không hy vọng vào phép màu để cảm hóa.
Càng không thể dùng những lời kêu gọi chung chung, không thể lên án bằng dư luận.
Người dân trong nước, các tổ chức dân sự xã hội, công đồng quốc tế cần có hành động, biện pháp chế tài có hiệu lực, vận dụng luật pháp quốc tế bảo vệ nhân quyền, ngăn chặn bàn tay sát nhân dưới danh nghĩa thi hành án ! Nếu không, Lê Văn Chưởng, Hồ Duy Hải và bao nhiêu người oan ức khác sẽ tiếp tục là vật tế thần.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 28/09/2023
Tham khảo :
1. https://vtc.vn/vi-sao-tu-tu-le-van-manh-keu-oan-ar228228.html
2. https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/quyet-dinh-giam-doc-tham-v...
3. https://vnexpress.net/vi-sao-tu-tu-le-van-manh-keu-oan-3302228.html
5. https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/ca/chanh-an-tien-nhiem
Diễm Thi, RFA, 26/09/2023
Tử tù Lê Văn Mạnh kêu oan đã 19 năm, và bị thi hành án tử hình vào cái ngày mà gia đình ông vẫn còn ở Hà Nội để tiếp tục kêu oan cho ông - ngày 22/9/2023.
Ảnh : Facebook Nguyễn Trường Chinh
Cái chết của Lê Văn Mạnh khiến dư luận xã hội nóng lên khi nhiều người cho rằng, mục đích của Đảng cộng sản trong việc tử hình ông Lê Văn Mạnh là muốn chứng minh cho công chúng thấy quyền lực tối thượng của mình : phớt lờ mọi yêu cầu, kêu gọi hoãn thi hành án từ người dân trong nước cho đến các tổ chức quốc tế.
Nhà báo Song Chi ở Anh Quốc nói với RFA suy nghĩ của bà sáng 26/9/2023 về cái chết của tử tù Lê Văn Mạnh :
"Ví dụ với một người có lương tri bình thường, người ta sẽ suy nghĩ rằng, khi có một vụ án kêu oan thì họ hoặc phải đình chỉ để điều tra, xét xử lại từ đầu, hoặc phải thả người kêu oan ra theo nguyên tắc "thà thả nhầm còn hơn giết oan" của các nước có nền luật pháp công bằng và văn minh.
Còn theo suy nghĩ của những quan chức trong một chế độ độc tài, đặc biệt là chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì họ không nghĩ như vậy.
Với họ, lùi dân một bước có nghĩa là thua dân. Họ không chấp nhận thua dân. Kêu oan thì họ sẽ dập cho đến khi nào không còn ai lên tiếng thì thôi. Đó là thủ đoạn, thủ pháp của một chế độ độc tài. Họ bẻ gãy ý chí của dân để không còn ai lên tiếng nữa".
Bà nói thêm, Việt Nam vừa ký kết nâng cấp quan hệ với Mỹ xong là bắt thêm ngay một nhà hoạt động môi trường tài năng Ngô Thị Tố Nhiên, hành quyết liền sau đó một tử tù ròng rã kêu oan hàng chục năm Lê Văn Mạnh, quyết tâm phá hủy cho bằng được hơn 600 hecta rừng tự nhiên ở Bình Thuận và, bất chấp mọi lời phản đối để chỉ nhắm vào một mục đích là khẳng định quyền cai trị tối thượng của Đảng cộng sản Việt Nam. Cái quyền mà theo vị nhà báo này là tiêu diệt mọi phản biện, mọi niềm hy vọng dù là nhỏ nhất về sự thay đổi của chế độ theo con đường tiến bộ hơn, dân chủ hơn. Nhà báo Song Chi kết luận :
"Tất cả mọi sự ký kết, mọi hiệp định, hiệp ước bắt tay với các nước cho dù là Trung Cộng hay Mỹ, mở cửa kết nối với thế giới… cũng chỉ là để bảo vệ sự tồn tại, sự độc tôn lãnh đạo của Đảng cộng sản. Khi nào họ thay đổi chính sách của họ : thay đổi cách đối xử với người dân : chừng nào họ hòa giải với chính dân tộc : hòa giải với quá khứ thì lúc đó người Việt Nam mới có thể tin là họ thực tâm muốn thay đổi.
Và tất cả sẽ hoàn toàn không có nghĩa lý gì khi Đảng cộng sản còn hành xử tàn ác, phi nhân tính đối với chính người dân của mình, khi đảng cộng sản còn viết lại lịch sử, đổi trắng thành đen, đen thành trắng, khi đảng cộng sản còn quyết tâm thua đủ với nhân dân từng chút một".
Hai ngày trước khi ông Lê Văn Mạnh bị hành quyết bằng cách tiêm thuốc độc, 27 cơ quan đại diện ngoại giao của các nước thành viên Liên minh Châu Âu cùng các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Na Uy và Vương Quốc Anh đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngừng thi hành bản án đối với ông Mạnh, người bị kết án tử hình vào năm 2005 vì tội "giết người" và "hiếp dâm trẻ em".
Tuyên bố chung viết : "Chúng tôi cực lực phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình vào mọi lúc, mọi hoàn cảnh, loại hình phạt tàn án, vô nhân đạo, hèn hạ và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời ủng hộ Việt Nam tạm dừng mọi hình thức hành quyết".
Nhìn nhận về việc thi hành án tử với Lê Văn Mạnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức nói với RFA quan điểm của ông :
"Theo quan điểm của tôi, Đảng cộng sản Việt Nam trước sau vẫn "dẫm đạp" lên những ý kiến của người dân, của các chuyên gia luật và ngay cả những công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết bằng mọi cách để họ chứng tỏ quyền lực của họ. Họ muốn chứng minh họ là chủ của đất nước, chứ không phải nhân dân là chủ đất nước.
Chính vì vậy họ tìm mọi cách họ làm bằng được những gì mà quốc tế hoặc người dân lên án, đó là việc tử hình Lê Văn Mạnh vừa qua. Tất nhiên khi Đảng cộng sản Việt Nam làm những việc như thế, họ đã tính toán rất kỹ. Chắc chắn đây là cái lộ trình để không phải chỉ những người tử tù sắp tới, những người đã có án tử hình, sẽ bị tử hình như họ muốn, mà họ sẽ tiếp tục có những bản án khác theo đường lối độc tài và tàn ác với người dân như vậy trong thời gian tới".
Cách đây hơn một tháng (ngày 4/8/2023), gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng đã nhận được Thông báo từ Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, yêu cầu trong ba ngày gia đình phải làm thủ tục nhận xác, tro cốt của ông Chưởng. Thông báo này được gia đình đưa lên mạng xã hội và đã tạo ra một làn sóng kêu gọi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phải ra lệnh hoãn thi hành án vì bản án còn đang kêu oan.
Việt Nam hành quyết Lê Văn Mạnh bất chấp phản đối của các nước phương Tây và gia đình
VOA, 25/09/2023
Chính quyền Việt Nam vừa hành quyết tử tù Lê Văn Mạnh bằng thuốc độc sau hơn 18 năm giam giữ ông bất chấp gia đình kêu oan cho ông và những lời kêu gọi ngừng thi hành án từ các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền trong nhiều năm qua.
Tử tù Lê Văn Mạnh tại trại giam ở Thanh Hóa trong một lần được thăm gặp gia đình. Chính quyền Việt Nam cho biết họ đã hành quyết ông hôm 22/9.
Gia đình ông Mạnh hôm 25/9 cho VOA biết họ nhận được thông báo việc ông bị thi hành án hôm 23/9 dù gia đình đã và đang đi kêu oan không ngừng nghỉ cho ông Mạnh, người bị kết án tử hình tội "giết người" và "hiếp dâm", trong gần hai thập niên qua.
"Nhận được tin như vậy gia đình cực kỳ sốc, không bao giờ ngờ lại như vậy", ông Lê Văn Cường, em trai ông Mạnh, nói với VOA và cho biết trong nhiều tháng trước đó gia đình không được thăm gặp anh trai ông tại trại giam ở Thanh Hóa. "Họ giấu, lúc thì bảo là trại có COVID không cho thăm gặp, lúc thì bảo trại đang họp, rồi thì họ lại bảo đang sửa chữa trại. Họ tạo lý do (để) không cho gặp".
Trong các giấy tờ mà gia đình ông Mạnh nhận được về việc thi hành án mà VOA được xem, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết bản án tử hình ông Mạnh "được thi hành hồi 7 giờ 00 ngày 22 tháng 9 năm 2023". Thông báo, do gia đình cung cấp, cho biết ông Mạnh đã được chôn cất tại nghĩa trang Chợ Nhàng ở thành phố Thanh Hóa.
Kèm thêm thông báo thi hành án là giấy chứng tử do Ủy ban Nhân dân xã Thu Phong của tỉnh Hòa Bình cấp, trong đó cho biết ông Mạnh "đã chết lúc 08 giờ 45 phút, ngày 22 tháng 09 năm 2023". Theo trích lục khai tử này, ông Mạnh chết tại "nhà thi hành án tử hình" của Công an tỉnh Hòa Bình, cách Thanh Hóa, nơi ông sinh sống và sau đó được chôn cất, khoảng 150 km.
Gia đình Lê Văn Mạnh khóc bên mộ, nơi ông được chôn sau khi bị thi hành án, ở Nghĩa trang Chợ Nhàng ở TP Thanh Hóa.
Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thi hành án tử hình ông Mạnh hôm 18/9 nhưng theo gia đình cho biết, họ không thông báo thời gian thi hành án. Thông báo này cho gia đình biết họ có thể làm đơn xin nhận tử thi của ông Mạnh với hạn chót vào ngày 21/9. Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của ông Mạnh, hôm 19/9 nói với VOA rằng gia đình bà không chấp nhận quyết định này vì cho rằng con trai bà bị kết án oan.
Vào ngày 20/9, phái đoàn Liên minh Châu Âu và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Na Uy và Anh Quốc đưa ra lờikêu gọi tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ dừng thi hành án tử hình ông Mạnh. Cùng ngày, nhóm các luật sư ở Hà Nội đại diện cho gia đình ông Mạnh gửi thư tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị đình chỉ việc thi hành án và yêu cầu xem xét lại bản án mà họ cho là có "sai sót" và "vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng".
Ông Mạnh bị kết án tử hình vào năm 2005, lúc 23 tuổi, vì bị kết tội "hiếp dâm" rồi "giết hại" Hoàng Thị Loan, sinh năm 1991, trong vụ án ở xã Yên Thịnh thuộc huyện Yên Định ở Thanh Hóa. Trong 7 phiên tòa xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, ông Mạnh đều nói mình vô tội. Tòa án Thanh Hóa kết tội ông Mạnh dựa trên lời khai "nhận tội" của ông mà ông nói là ông bị tra tấn và nhục hình để phải nhận tội.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hồi năm 2015 đã kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép một cuộc điều tra độc lập trước các cáo buộc về việc ông Mạnh bị bức cung để phải nhận tội.
Sau những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế và phản đối từ gia đình, án tử hình ông Mạnh được hoãn lại vào cuối năm 2015. Nhưng tử tù này cuối cùng đã bị hành quyết mà gia đình không được biết.
"Vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam", ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á Châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/9, và cho rằng "Việt Nam đang cố che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia sử dụng án tử hình nhiều nhất ở Châu Á và trên thế giới".
Ông Robertson kêu gọi chính phủ Việt Nam "cần ngay lập tức giảm bớt tất cả các án tử hình để ngăn chặn những vụ xét xử sai lầm này và tiến tới bãi bỏ án tử hình ngay lập tức".
Trước đó, các phái đoàn ngoại giao của 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu cùng 3 nước Canada, Na Uy và Anh cũng kêu gọi Việt Nam xóa bỏ hình phạt tử hình khi thúc giục chính quyền ngừng thi hành án ông Mạnh, vì cho rằng hình phạt tử hình không có tác dụng răn đe tội phạm hơn hình phạt tù và không thể sửa chữa được nếu có sai sót mà một khi được thi hành.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của VOA về lời kêu gọi của các nước phương Tây và đề nghị của các luật sư tới Chủ tịch nước.
Ông Cường cho biết gia đình ông sẽ tiếp tục đi kêu oan cho anh trai ông dù đã bị hành quyết.
"Lời dặn của anh (tôi) là khi con chết rồi thì bố mẹ với các em vẫn phải đi kêu oan cho con", ông Cường cho biết về lời dặn của anh trai ông với mẹ trong những lần thăm gặp trước đây. "Cái án oan này, nếu họ giết con rồi mà bố mẹ không đi kêu oan cho con, thì bản án oan này cả đời sẽ đi theo con và theo gia đình mình".
Nguồn : VOA, 25/09/2023
*****************************
RFA, 25/09/2023
Các tổ chức quốc tế lên tiếng sau khi tử tù Lê Văn Mạnh bị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc bất chấp sự lên tiếng của các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế.
Nguyễn Trường Chinh/ RFA edited
Bà Chiara Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của tổ chức Ân xá Quốc tế, trong email gửi tới RFA trong ngày 25/9 khẳng định, mặc dù biết chi tiết rằng vụ án Lê Văn Mạnh có nhiều vi phạm nghiêm trọng và vi phạm quyền được xét xử công bằng, trong đó có cáo buộc tra tấn để buộc nhận tội nhưng chính quyền Việt Nam vẫn xử tử ông chỉ vài ngày sau khi báo cho gia đình biết việc làm đơn nhận thi hài.
Và điều này theo bà Sangiorgio thì "thật là kinh tởm", bà nói :
"Việc nhẫn tâm theo đuổi việc thi hành án sau các thủ tục tố tụng bất công khiến cho việc tước đoạt mạng sống trở nên tùy tiện.
Vụ án này thật đau lòng và phẫn nộ, đồng thời là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy Việt Nam sẵn sàng coi thường hoàn toàn các biện pháp bảo vệ cơ bản nhất của thủ tục tố tụng hợp pháp, ngay cả khi mạng sống bị đe dọa".
Đại diện của tổ chức quốc tế hoạt động nhằm xóa bỏ án tử hình trên toàn thế giới, cho rằng Việt Nam đang tụt lại phía sau vì vẫn duy trì hình phạt tàn khốc và hèn hạ nhất vào thời điểm mà các nước khác đang xoá bỏ nó.
"Chúng tôi phản đối án tử hình trong mọi trường hợp. Việt Nam phải dừng tất cả các vụ hành quyết như một bước quan trọng đầu tiên trước khi thiết lập lệnh cấm và tiến tới bãi bỏ như hơn 2/3 số quốc gia trên thế giới đã làm.
Các quốc gia không được giết người nhân danh an toàn xã hội và án tử hình không bao giờ là giải pháp cho tội phạm", đại diện tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London (Anh Quốc) nói.
Trong ngày 23/9, ngay sau khi có thông tin các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh sau 19 năm kêu oan, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã có phản ứng. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW, nói trong tuyên bố gửi đến RFA :
"Việt Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất ở Châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam.
Việc công an thường xuyên sử dụng biện pháp tra tấn và hệ thống tòa án không độc lập khác xa với hệ thống tòa án độc lập dẫn đến loại hình phạt cao nhất không thể thay đổi được trong trường hợp bằng chứng ngoại phạm mạnh mẽ của bị cáo bị coi thường".
Ông kêu gọi Việt Nam ngay lập tức giảm bớt án tử hình để ngăn chặn những vụ án oan và tiến tới bãi bỏ án tử hình ngay lập tức.
Hãng tin AFP dẫn phát biểu của tổ chức Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) cho rằng, việc xử tử Lê Văn Mạnh "là vi phạm quyền sống và quyền tự do khỏi những hình phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục theo luật nhân quyền quốc tế".
Người phát ngôn của ICJ khẳng định, "Việt Nam phải tham gia vào xu hướng toàn cầu hướng tới việc bãi bỏ án tử hình và thiết lập lệnh cấm sử dụng án tử hình".
Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng báo động về tình trạng của con ông và tử tù Hồ Duy Hải đang rất nguy cấp sau khi Lê Văn Mạnh bị tiêm thuốc độc.
Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/9 :
"Hiện nay tôi rất lo lắng cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vì mục tiêu của chúng nó là giết thằng Mạnh trước để thăm dò dư luận rồi giết tiếp thằng Chưởng và thằng Hải".
Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, người liên tục kêu oan trong 19 năm qua sau khi bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm hiếp dâm và giết chết một bé gái trong năm 2005 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, đã bị thi hành án vào sáng ngày 22/9.
Ba ngày trước đó, toà án tỉnh Thanh Hoá có thông báo thi hành án gửi cho gia đình căn cứ vào công văn của Tòa án nhân dân tối cao ngày 11/8/2023, đồng thời yêu cầu làm đơn nếu muốn nhận xác về để mai táng.
Trong khi đó, Hồ Duy Hải bị kết án tử hình trong vụ án Bưu điện Cầu Voi với hai nhân viên nữ của cơ quan này bị giết chết. Việc kết án người thanh niên này có nhiều sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra và kết án, tuy nhiên, bản án vẫn được giữ nguyên qua nhiều phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm ở bốn cấp, kể cả giám đốc thẩm thực hiện bởi Toà án Nhân dân Tối cao.
Ông Nguyễn Trường Chinh nói rằng ông rất bức xúc với cách hành xử độc ác của nhà chức trách, vì ngày 18/9 toà án mới thông báo cho gia đình và chiều 21/9 mới hết hạn nộp đơn mà họ đã tiến hành tiêm thuốc độc ngay trong sáng sớm ngày 22/9.
Ông kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục lên tiếng và mạnh hơn nữa để cứu lấy cuộc sống của hai tử tù còn lại.
"Rất mong cộng đồng mạng và mọi người yêu công lý và tự do trên thế giới cố gắng lên tiếng cứu giúp hai từ tù còn lại, hai tử tù oan là Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vì hiện nay cuộc sống của họ là tính từng giây từng ngày".
Bà Nguyễn Thị Việt cho RFA biết gia đình bà rất bất ngờ về việc con trai Lê Văn Mạnh bị thi hành án nhanh như vậy.
Ngay khi gia đình nhận được thông báo làm đơn đăng ký nhận xác, bà đã đi ra Hà Nội để kêu oan cho con trai mình ở một số cơ quan trung ương như Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước.
"Sáng 23/9, gia đình tôi mới nhận được cái giấy nói thi hành Lê Văn Mạnh rồi, thi hành án ở ngoài nhà tiêm thuốc độc tỉnh Hòa Bình, đem xác về chôn cất ở (nghĩa trang-PV) Chợ Nhàng, thành phố Thanh Hóa.
Hắn đưa giấy thông báo Lê Văn Mạnh đã thi hành rồi cho con trai tôi ở nhà, có kèm theo trích lục án tử.
Gia đình tôi không được gặp mặt lần cuối mà nó cũng không thông báo là ngày thi hành án. Gia đình tôi đâu có biết mãi đến khi có giấy thông báo thi hành án và chôn xác ở (nghĩa trang-PV) Chợ Nhàng thôi".
Bà cho biết trong hai tháng qua, gia đình bà có đến trại giam để thăm con trai nhưng trại giam không cho gặp, nói là đề phòng lây lan COVID. Bà nghẹn ngào cho biết, gia đình cũng không được mời đến để chứng kiến việc thi hành án bằng tiêm thuốc độc.
Trước đó, Phái đoàn ngoại giao của Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam và Đại sứ quán các nước Vương quốc Anh, Vương quốc Na Uy và Canada đã ra một thông cáo chung kêu gọi Việt Nam dừng thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh và điều tra về cáo buộc tra tấn để bức cung người này, tuy nhiên Việt Nam phớt lờ kiến nghị này.
Nguồn : RFA, 25/09/2023
Trong tuyên bố chung của nhiều quốc gia, đưa ra vào ngày 20/9/2023, về án tử hình của ông Lê Văn Mạnh, có đoạn rất đáng chú ý. Trong đó, việc tử hình Mạnh, được nhận định rằng "đây là hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hèn hạ và không bao giờ có thể biện minh được".
Chiếc áo mà ông Lê Văn Mạnh viết chi chít lời kêu oan và tìm cách gửi ra ngoài
Đây là đoạn văn nói về án tử hình của Việt Nam được nói một cách mạnh mẽ nhất, kể từ thời án tử hình dành cho các ngài Thích Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát… vào giai đoạn những bản án được đưa ra chỉ thể hiện ý chí của nhà cầm quyền, chứ không có ý nghĩa luật pháp hay lý cứ đúng nghĩa.
Đoạn văn nói trên là tuyên bố chung của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam cùng với các phái đoàn ngoại giao của Canada, Na Uy và Vương quốc Anh, đồng loạt phản đối quyết định thi hành án số 02/2015/QD-CA, đối với ông Lê Văn Mạnh, vì chuyện buộc tội ông Mạnh, được coi cũng là việc hoàn toàn duy ý chí của cơ quan điều tra tỉnh Thanh Hóa. Những chứng cứ ngoại phạm của Mạnh, thậm chí có cả nhân chứng về tình trạng ngoại phạm của Mạnh đều bị tòa làm ngơ trong vụ án đã kéo dài suốt hơn 18 năm.
"Hèn hạ" là một cách diễn đạt thú vị, nó diễn đạt việc quyết định tử hình Mạnh của công an tỉnh Thanh Hóa như để nói rằng, cơ quan điều tra của tỉnh này không đủ dũng khí để nhìn vào sự thật, và việc bất ngờ ra án tử hình Mạnh, ẩn chứa những điều có thể là sâu xa hơn.
"Hèn hạ", bởi vì một vụ án oan, đã nức tiếng về khả năng điều tra của công an tỉnh Thanh Hóa, bắt cho có một người gần nơi xảy ra án mạng, gán cho tội giết người để báo công. Mạnh đã khóc kêu oan trước tòa nhiều lần, vì bị đánh trối chết để bắt viết thư về gia đình thú tội. Bà Lê Thị Việt sững người khi đọc lá thư đó, vì ngày xảy ra án mạng, Mạnh đang ở cùng với bà và chị gái. Mạnh bị bà giục cùng mọi người đi ra phụ tìm vớt xác nạn nhân. Cái ngày định mệnh đó, đã khiến Mạnh bỏ lại chiếc quần rách trên bờ, và bất ngờ trở thành chứng cứ cho các điều tra viên khăng khăng Mạnh là hung thủ.
"Hèn hạ", bởi vì trong cả vụ án, không có một chứng cứ nào ngoài lời khai nhuộm máu của Mạnh. Thậm chí khi tìm thấy tinh dịch trong xác nạn nhân, Mạnh và gia đình, luật sư kêu nài cho đi lấy mẫu ADN để xác định thủ phạm, điều ra viên và tòa đều làm ngơ. Thậm chí, khi ra tòa, Mạnh nói mình bị đánh nhiều quá nên mới viết lá thư nhận tội, tòa cũng phớt lờ, hèn hạ phớt lờ.
Đây là một vụ án được xác định là "hèn hạ". Bởi vì những tiếng kêu oan của gia đình nạn nhân, sự đau đáu theo dõi của lương tâm xã hội trong suốt nhiều năm, được đổi trả bằng cách giết vội, giết lạnh lùng một con người để kết thúc một sự việc chứa đằng sau đó bao nhiêu là dấu hỏi về sự hèn hạ.
Trước vài ngày án tử thi hành, bà Việt cùng những gia đình nạn nhân đang kêu oan sau song sắt đến trước cửa Tòa án Tối cao và Ủy ban Tư pháp ở Hà Nội để nộp đơn xin cứu xét. Mọi thứ im lặng. Im lặng trong sự phát triển rộn rịp của xã hội đầy son phấn nhưng thiếu những trần trụi cần thiết. Ngày 22/9, một văn bản trắng bệch gửi đến cho gia đình Lê Văn Mạnh, thông báo án tử hình đã thi hành lúc 7g00 sáng, và được mai táng ở nghĩa trang Chợ Nhàn, Thành phố Thanh Hóa. Những câu hỏi về sự hèn hạ đã được khép lại trên bia đá tảng, là tiếng kêu gào công lý còn vọng đến mai sau.
Ngày 22/9, một văn bản trắng bệch gửi đến cho gia đình Lê Văn Mạnh, thông báo án tử hình đã thi hành lúc 7g00 sáng, và được mai táng ở nghĩa trang Chợ Nhàn, Thành phố Thanh Hóa
Và tại sao là tử hình Lê Văn Mạnh, dứt khoát và gấp rút như vậy ? Nhiều người tin rằng đây chỉ là tiếng kèn xung trận cho đợt tử hình sắp tới với Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng… trước khi tiếng nói phẫn nộ của đám đông có thể bùng lên một lần nữa. Tử hình Lê Văn Mạnh chứng minh sức mạnh của tòa án, của những người quyết tâm kết tội, quyết tâm chứng minh cơ quan công quyền phải đúng, và nhân dân phải sai. Việc tử hình cũng bất chấp Viện Kiểm sát tối cao từng phản đối, và yêu cầu xét xử lại.
Chỉ biết chết lặng khi đọc được văn bản về việc thi hành án tử hình Mạnh. Buổi sáng mây mù Tháng Chín Việt Nam, như dày đặc hơn trong tiếng kèn xung trận ráo riết giữa đời nhân dân.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 23/09/2023
Tử tù Lê Văn Mạnh bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9
RFA, 23/09/2023
Trong ngày 23/9 một ngày sau khi Việt Nam thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong tuyên bố về việc xử tử Lê Văn Mạnh đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam cần ngay lập tức giảm bớt tất cả các án tử hình để ngăn chặn những vụ xét xử sai lầm và tiến tới bãi bỏ án tử hình ngay lập tức.
Tử tù Lê Văn Mạnh khi còn ở với gia đình - Công An Thành phố Hồ Chí Minh
"Việt Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia sử dụng án tử hình nhiều nhất ở Châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Việc công an thường xuyên sử dụng biện pháp tra tấn và hệ thống tòa án độc lập khác xa với hệ thống tòa án độc lập dẫn đến hình phạt cuối cùng không thể thay đổi được trong trường hợp này chứng tỏ bằng chứng ngoại phạm mạnh mẽ của bị cáo bị coi thường", ông Phil Robertson viết.
Tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9 sau hơn 18 năm kêu oan trong một vụ án có nhiều tình tiết, bằng chứng không rõ ràng mà theo các luật sư là không đủ để kết tội.
Luật sư Lê Văn Luân thuộc Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ở Hà Nội - nơi gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã đến nhờ nộp đơn kêu oan hôm 20/9 - vừa đăng dòng trạng thái trên Facebook cá nhân với nội dung : "Tin và văn bản chính thức cho biết, bị án Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án tử hình vào sáng ngày 22/9/2023".
Trên các trang mạng Facebook đồng thời đăng tải một văn bản "Trích lục khai tử" đề ngày 22/9/2023 của UBND xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình cho biết tử tù Lê Văn Mạnh (sinh năm 1982) đã chết vào 8 giờ 45 phút ngày 22/9/2023 tại nhà thi hành án tử hình, Công an tỉnh Hòa Bình, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Trích lục khai tử
Trước đó, vào ngày 18/9, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã nhận được giấy báo có chữ ký của Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đối với Lê Văn Mạnh.
Ngay sau khi nhận được tin này, gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đã nói họ không chấp nhận bản án vì đây là án oan sai và tiếp tục ra Hà Nội để kêu oan cho con.
Năm 2005, khi mới 23 tuổi, Lê Văn Mạnh bị kết tội tử hình về hành vi "hiếp dâm và giết" một nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong vụ án xảy ra hồi đầu năm đó.
Mẹ của Mạnh là bà Nguyễn Thị Việt cho biết, trong đúng ngày xảy vụ án, bà cùng Mạnh giúp chuyển đồ cho con gái bà cả ngày, và khi trở về nhà vào chiều muộn thì mới nghe tin thiếu nữ ở cùng thôn tên Lan bị giết chết. Bà đã giục con trai và chồng ăn cơm rồi cùng bà con trong thôn đi mò xác của người xấu số trên con sông ở làng.
Bà cho biết vì quần áo của con trai mình đã đem đi giặt trước đó nên Mạnh buộc phải mặc quần đùi rách để đi phụ giúp.
Người trong thôn mò được xác, Mạnh lên bờ với cái quần rách đó nhưng sau đó cởi ra vứt vào bụi cây để mặc quần khác vì bị trêu.
Khi công an về khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường, họ tìm thấy cái quần đùi rách của Mạnh cách đó không xa, cho rằng đó là quần của thủ phạm và từ đó họ bắt người thanh niên này.
Vụ án xảy ra từ ngày 21/3/2005 nhưng đến ngày 20/4 công an Thanh Hóa mới bắt Mạnh về cáo buộc "cướp tài sản" trong một vụ án khác xảy ra ở Đồng Nai.
Sau bốn ngày bị tạm giam, Lê Văn Mạnh tiếp tục bị khởi tố bị can về cáo buộc "giết người, hiếp dâm trẻ em" vì một lá thư gửi cho gia đình thú nhận hành vi phạm tội.
Bà Việt cho biết, con trai bà kể lại là bản thân đã bị điều tra viên tra tấn, đánh vào chỗ hiểm để buộc phải nhận tội, và Mạnh phải viết giấy nhận tội theo ý của điều tra viên nếu không khó có thể bảo toàn tính mạng.
Trong các phiên tòa, Mạnh liên tục kêu oan. Luật sư của Mạnh yêu cầu giám định thân thể của bị cáo để xác định liệu có bị tra tấn trong quá trình điều tra không nhưng tòa bác bỏ.
Hôm 21/9, Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) cùng với Đại sứ quán của Canada, Vương quốc Anh và Vương quốc Na Uy tại Việt Nam ra tuyên bố chung kêu gọi Hà Nội dừng việc thi hành án đối với ông Lê Văn Mạnh.
Tuyên bố chung đăng tải trên trang Facebook của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, đại diện ngoại giao của khối 27 quốc gia và ba quốc gia khác viết :
"Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình".
Đây là tuyên bố chung thứ hai của EU và Anh quốc, Na Uy và Canada về án tử hình ở Việt Nam trong hai tháng gần đây. Cuối tháng trước, các quốc gia trên đã ra tuyên bố kêu gọi nhà chức trách Việt Nam dừng thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng, người cũng bị kết tội giết người trong một vụ án hình sự ở Hải Phòng năm 2007.
Nguồn : RFA, 22/09/2023
RFA, 22/09/2023
Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) cùng với Đại sứ quán của Canada, Vương quốc Anh và Vương quốc Na Uy tại Việt Nam ra tuyên bố chung kêu gọi Hà Nội dừng việc thi hành án đối với ông Lê Văn Mạnh, người bị kết án tử hình từ năm 2005 nhưng liên tục kêu oan.
Fb Nguyễn Trường Chinh
Tuyên bố được đưa ra trong ngày 21/9, là thời hạn chót Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa yêu cầu gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đăng ký nhận xác người thân cho dù cơ quan này không ấn định thời điểm thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Trong Tuyên bố chung đăng tải trên trang Facebook của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, đại diện ngoại giao của khối 27 quốc gia và ba quốc gia khác viết :
"Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình".
Tuyên bố cũng nói hiện nay án tử hình được bãi bỏ trong luật pháp hoặc trên thực tiễn của hơn hai phần ba các quốc gia trên thế giới và ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình là xu hướng toàn cầu.
Theo đó, không có bằng chứng nào cho thấy hình phạt tử hình có tác dụng răn đe tội phạm hiệu quả hơn hình phạt tù.
Tuyên bố chung cho rằng khi áp dụng án tử hình thì bất kỳ sai sót nào- điều có thể xảy ra với mọi hệ thống luật pháp, đều không thể đảo ngược.
Các phái đoàn ngoại giao cũng cho biết, "sẽ tiếp tục tích cực nỗ lực để thúc đẩy xu hướng chung hướng tới loại bỏ hình phạt tử hình và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên con đường tiến tới việc xóa bỏ này".
Đây là tuyên bố chung thứ hai của EU và Anh quốc, Na Uy và Canada về án tử hình ở Việt Nam trong hai tháng gần đây. Cuối tháng trước, các quốc gia trên đã ra tuyên bố kêu gọi nhà chức trách Việt Nam dừng thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng, người cũng bị kết tội giết người trong một vụ án hình sự ở Hải Phòng năm 2007.
Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Tuyên bố chung nói trên, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Như tin đã đưa, ngày 18/9, gia đình nhận được thông báo của tòa án về việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh.
Kể từ hôm đó tới nay, mẹ của ông Mạnh là bà Nguyễn Thị Việt, cùng những người thân trong gia đình ra Hà Nội kêu oan cho người tử tù sinh năm 1982.
Bà Việt cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết bà đã đưa đơn đề nghị xem xét lại bản án tới Văn phòng Quốc hội và nhiều cơ quan trung ương khác.
Trong ngày 22/9, bà cùng ba con gái đến Ban tiếp dân của Chủ tịch nước. Bà nói qua điện thoại :
"Gia đình có nguyện vọng gặp Ban tiếp dân của Chủ tịch nước để đề nghị xem xét lại bản án, xem xét lại hồ sơ vụ án của Lê Văn Mạnh, xét xử cho nó một cách minh bạch đúng người đúng tội.
Qua bảy phiên tòa, vừa sơ thẩm vừa phúc thẩm và giám đốc thẩm vẫn chưa đưa ra được cái bằng chứng thuyết phục (nào) để gia đình tôi cảm thấy vụ án đó xử nghiêm minh. Bảy phiên tòa đó đang còn nhiều uẩn khúc".
Cũng trong ngày 21/9, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ở Hà Nội gửi Thỉnh nguyện thư tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với đề nghị người đứng đầu nhà nước ra quyết định tạm dừng/tạm đình chỉ việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh.
Trong bức thư, trưởng văn phòng luật sư cho rằng trong vụ án của Lê Văn Mạnh có những sai sót và vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng hình sự, bao gồm việc chứng minh và việc đánh giá các chứng cứ buộc tội trong vụ án này.
"Việc kết tội tại các bản án vốn còn chưa bảo đảm sự chắc chắn sẽ cần phải được xem xét lại ; và do đó, chúng tôi khẩn thiết đề nghị Ngài ra quyết định tạm dừng/tạm đình chỉ việc thi hành án tử hình đối với bị cáo/bị án Lê Văn Mạnh trong thời hạn rất ngắn ngủi còn lại, bởi đó là một điều cấp thiết đầu tiên và hiển nhiên cũng thuộc thẩm quyền ngay lập tức của Ngài".
Luật sư Nguyễn Hà Luân, người đứng đầu Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long, cũng là người đã đề nghị Chủ tịch nước hoãn thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh trong năm 2015 sau khi Tòa án Thanh Hóa gửi thông báo cho gia đình với yêu cầu đăng ký nhận thi hài.
Việc tử tù Lê Văn Mạnh kêu oan với những sai sót trong tố tụng nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế, bên cạnh hai trường hợp của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng.
Năm 2015, Ân xá Quốc tế gửi thư ngỏ kêu gọi Chủ tịch nước khi đó Trương Tấn Sang dừng thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh và ra lệnh điều tra cáo buộc tra tấn đối đối với ông này.
Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa sau đó đã dừng quyết định thi hành án để rà soát lại vụ án.