Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhân ngày 2 tháng 9 cũng nói vài lời về tiêu chuẩn của chức Tổng bí thư

1. Một tiêu chuẩn thật nấp sau 7 tiêu chuẩn giả

Bàn về Tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt (Tứ trụ) của Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Quy định 90-QĐ/TW) nhà báo Trần Minh Thảo nhận xét đó là "bộ máy cai trị do một người nắm giữ" và trong cái vỏ Mác-Lê thực chất là cái ruột Đại Hán !

Đó là một nhận xét chính xác, nên xin được tiếp lời, mạn đàm quanh tiêu chuẩn và đặc điểm của ngôi vị quan trọng nhất này, ngôi vị Tổng bí thư.

tbt2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa (viettimes.vn)

Đọc 7 tiêu chuẩn thấy Tổng bí thư phải là một con người tài đức vẹn toàn, nhìn xa trông rộng, ở đỉnh cao thời đại, một lòng vì nước vì dân…, nhưng xét trong thực tế đó chỉ là những tiêu chuẩn giả tạo. Thực tế khắp trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay chẳng tìm đâu ra một con người như thế, và trớ trêu là giả thử có một người xấp xỉ đạt tiêu chuẩn tài đức cao như vậy thì chẳng những không thể trúng cử vào chức Tổng bí thư, mà muốn làm một chức quèn như Tổ trưởng dân phố cũng chẳng được, vì một đảng viên tiến bộ như vậy sẽ bị đảng quy vào tội "tự diễn biến, tự chuyển hóa" hay biến thành lực lượng thù địch chống phá đảng. Ví dụ trước mắt như ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm kiên quyết đứng về phía người dân thì lập tức bị đảng cho người đánh gẫy đùi và bị An ninh Quốc phòng triệu tập lên "làm việc" !

Nhưng, đằng sau 7 tiêu chuẩn giả vờ ấy có một tiêu chuẩn ngầm cho chức Tổng bí thư, tuy không nói ra nhưng lại quan trọng nhất, và được tuân thủ nghiêm ngặt : Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một người thân Tàu ! Có thể có người không tin như vậy, thì dân chúng tôi dám thách thức đảng, thử bầu một người dám bộc lộ khí phách chống Tàu xâm lược, dám tập hợp quanh mình lực lượng toàn dân sẵn sàng chống Tàu xâm lược xem nào ! Nguyện vọng khẩn thiết ấy của toàn dân chắc chắn đi ngược với phẩm chất thật của tất cả các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đúng như ông Trần Minh Thảo nhận xét : Tổng bí thư và Tứ Trụ phải mang cái "ruột Đại Hán". Nhưng trong những người thân Tàu (được Trung quốc duyệt) thì người nào thắng cử còn phụ thuộc tương quan phe nhóm và mẹo điều hành bầu cử như Đại hội XII cho thấy.

Trong bài "Lọc ngược" tôi đã viết :

"Vvì bị chất men cộng sản dẫn dụ, tất cả các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trong bây giờ, tất cả đều phá tan kế sách giữ nước của cha ông (phương châm Kính nhi viễn chi - HSP) trước họa xâm lăng phương BắcDưới sự dẫn dắt của các đời Tổng bí thư đã gần gũi và nhờ vả Trung Quốc đến mức gắn bó như môi với răng, như chui vào vòng tay của Tàu, trở thành con nợ của Tàu, để cho lão khổng lồ ôm lấy vai, choàng lấy cổ, thọc tay vào sườn… thì khi kẻ khổng lồ ấy ra tay làm sao mà chống đỡ ? Chưa kể còn chủ động ôm lấy nó để nhờ nó làm chỗ tựa chống giông bão dân chủ. Tất cả các đời Tổng bí thư đều là người thân Tàu quá mức (kể cả Lê Duẩn, mặc dù có tình huống chiến tranh biên giới 1979), không chú ý gì đến khoảng cách an toàn trước con ác thú truyền kiếp Đai Hán. Về chiến lược giữ nước trước Đại Hán thì tất cả sự tuyển chọn ra các Tổng bí thư đều là "lọc ngược", bầu ra người dẫn giặc Tàu vào nhà". Như vậy thì đất nước và nhân dân có thể trông mong gì ? Chẳng trông mong gì, chỉ xem cuộc bầu như ta xem hài kịch.

2. Dở ông dở thằng

Dân ta thường dùng hai từ "ông""thằng" để chỉ hai loại người đáng trọng và đáng khinh. Chức vụ Tổng bí thư đứng đầu hệ thống quyền lực thì chẳng những là "ông" mà còn phải là ông lớn chứ nhỉ ? Chẳng thế mà Tổng Trọng vẫn lên giọng đạo mạo, đạo đức "dân chi phụ mẫu", mà đặt ra 7 tiêu chuẩn cao siêu cho cái ghế của ông. Nhưng liệu ông có biết rằng trong xã hội hiện nay, những người đứng đắn, còn biết "ưu thời mẫn thế" ngồi trao đổi với nhau về hiện tình đất bước thì đều gọi ông là "thằng", ví dụ (xin lỗi) : "việc liều lĩnh bắt cóc thằng Trịnh Xuân Thanh chắc là thằng Trọng chứ ai, việc đầu hàng thằng Tàu nhục nhã ở bãi Tư Chính của mình chắc cũng do thằng Trọng chứ gì", đại loại như thế…

Tình trạng dân chúng gọi các ông lớn đứng đầu quốc gia là "thằng" báo hiệu điều gì ? Là tín hiệu ngầm cho một xã hội bất an, một chế độ suy đồi vì mất niềm tin ! Tất nhiên công khai người ta vẫn gọi "đồng chí" là "ông" nhưng ngôn ngữ thầm sau lưng mới là ngôn ngữ có giá trị đo lường thực chất. Ngày xưa vua chúa phải đóng giả thường dân đi "vi hành" trong dân chúng chính là để nghe được tiếng nói thầm trong dân chúng.Vậy ở tình trạng "dở ông dở thằng" bây giờ thì thiết nghĩ quan phụ mẫu tối cao Tổng Trọng cũng chẳng nên lên giọng dạy dỗ cán bộ và dân chúng toàn những mẫu mực khuôn vàng thước ngọc nhiều quá làm gì, thật giả trắng đen dân biết cà !

Đúng là :

Trời bày một trận nhố nhăng,

Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông (HSP)

3. Những câu hỏi

Thông minh hay lú lẫn, khôn ngoan hay đầu hàng, liêm khiết hay tham nhũng, đứng đắn hay ti tiện ? Vị trí và đặc điểm Tổng Trọng thế nào trong dãy những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay ?

Đó là những câu hỏi và cách đánh giá khác nhau trong dân chúng về đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thảo luận những đề tài này sẽ rất rôm rả, mà bài viết nhỏ này không thể đề cập thấu đáo. Chỉ xin nói sơ lược như sau :

- Trong số những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thì ông Trọng có vẻ có học hơn cả, là Tiến sĩ (mặc dù là Tiến sĩ Xây dựng đảng) nên con đường độc tài và theo Tàu có nhiều màu sắc "học thuật" hơn cả. Đủ thứ lý luận, phát ngôn rắc rối gây ấn tượng, nhưng vì bản chất bên trong có những mâu thuẫn không ổn nên không thể đem các mỹ từ che lấp. Ví dụ : Nói "phải nhốt quyền lực vào lồng" vì nếu để quyền lực vô hạn sẽ sinh lạm quyền nguy hiểm. Nhưng ai sẽ nhốt quyền lực Tổng bí thư vào lồng, lồng nào (ông có bị nhốt trong cái lồng Đại Hán không), để ông cứ tự do xếp đặt mọi nhân sự của Chính phủ và Quốc hội ? Ông tự do nhốt các quyền lực khác vào lồng, tự tiện "nhóm lò" liệu có bị cái lò khác của nhân dân biến ông thành củi ?...

- Nhưng trong dãy các Tổng bí thư và Chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam, ông Trọng và ông Hồ có vị trí riêng. Một ông gây mầm, đặt đường ray, một ông kết thúc, kết thúc thời gian trị vì của Đảng cộng sản một cách cộng sản điển hình, về vĩ mô là thời kỳ tạm ổn định. Ông Trọng giữ vị trí cái bản lề trong giai đoạn cuối mà hai cặp xung đột "dân chủ hay độc tài" "thoát Trung hay theo Tàu" đang đòi hỏi phải được giải quyết rõ ràng.

Tôi đã nhiều lần nói rõ khái niệm NỘI XÂM. Nhân dân không được làm chủ đất nước thì nhân dân bị mất nước. "Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước !" (1). Mất nước vào tay người trong nước là bị Nội xâm, nền Chuyên chính cộng sản nắm quyền toàn diện và tuyệt đối, giữ "sổ đỏ" trên toàn lãnh thổ chữ S, dân không có quyền sở hữu trên chính mảnh đất của ông cha Việt Nam để lại. Vậy ngay từ khi Đảng cộng sản nắm quyền toàn trị là Việt Nam bị nạn Nội xâm, bị mất nước bởi một chế độ độc đảng độc tài. Thực tế là Việt Nam đã là nước độc lập trước khi cộng sản cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim nên ngày 2 tháng 9 không thể là ngày Quốc khánh. Cuộc nội chiến Nam Bắc 1956-1975 không thể mang danh cuộc "Chống Mỹ cứu nước" được vì đoạn khởi đầu cũng như đoạn kết thúc chỉ có người Việt Nam với nhau.

Một loạt những sự kiện chính trị đã được bạch hóa, ông Trọng làm Tổng bí thư đúng vào lúc "chuyển giao lịch sử, chuyển giao nhận thức" như thế nên ông Trọng phải đương đầu với giai đoạn bản lề dù muốn hay không.

Ông Trọng mặc dù lúc đầu được coi là một "nhân viên thư lại" hay một "ông giáo làng", nhưng thời cuộc đặt ông vào vị trí bản lề phải thay đổi, tốt hơn hoặc rất xấu hơn, mà xem chừng chính ông đã bị "nhốt vào lồng" không còn tự do lựa chọn ?

Vì ở vị trí lịch sử như vậy, ông Trọng muốn khéo léo, ngụy trang, đu dây cũng không được. Rất nhiều mặt trái đã bộc lộ quyết liệt, khiến cho một số đảng viên phải bỏ đảng vì lý do đại ý "ông Trọng, Tổng bí thư đảng bây giờ không xứng đáng với cụ Hồ ngày xưa". Nhưng ông Trọng chỉ là kẻ hậu duệ, mặc dù rất tồi tệ, dù tâm địa tồi tệ, thì cũng là một anh lái tàu trên một đường ray đã được thiết kế đúng quy trình, quy trình biến "đoàn tàu" Việt Nam thành một "đoàn Tàu" từ lúc nào không biết.

Vận mệnh đất nước chỉ còn nằm trong tay dân, nhưng tay nhân dân bị bọn Nội xâm khóa chặt. Thoát khóa cũng là vượt ngục, những người cộng sản trước đây rất nhiều kinh nghiệm vượt ngục, nay nếu tỉnh ngộ, nhận rõ sai lầm quá khứ thì hãy cùng nhau, hiệp lực vượt khỏi cái "nhà ngục cộng sản một cổ hai tròng do nội xâm và ngoại xâm kết hợp", để thoát ra "vùng Tự do" với thế giới văn minh, chứ lại trở về với bác nọ bác kia của quá khứ thì chỉ là cái vòng luẩn quẩn, rất luẩn quẩn không có lối ra mà thôi.

Đà Lạt, 2/9/2017

Hà Sĩ Phu

Nguồn : boxitvn, 04/09/2017

(1) http://www.hasiphu.com/baivietmoi_16.html

Published in Diễn đàn

Việt Nam kêu gọi Đông Nam Á đoàn kết dù có căng thẳng Biển Đông (VOA, 24/08/2017)

Lãnh đạo quyn lc nht Vit Nam kêu gi các nước Đông Nam Á đoàn kết hơn na vào lúc Vit Nam ngày càng thân cô thế cô hơn trong vic chng li các tuyên b ch quyn lãnh th ca Trung Quc Bin Đông.

dna1

Tổng thng Indonesia (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng duyt đi danh dự, Jakarta, 23/8/2017

Một bn tin ca Reuters cho hay trong chuyến chuyến thăm đu tiên ca mt tng bí thư đng cng sn Vit Nam đến Indonesia, ông Nguyn Phú Trng nói trong bài phát biểu được chiếu trên truyn hình trong nước hôm 23/8 rng Hip hi các Quc gia Đông Nam Á cn đoàn kết trong vic gii quyết tranh chp lãnh th.

Ông Trọng phát biu : "Đng đ ASEAN tr thành mt con bài trong cuc cnh tranh gia các nước ln", nhưng ông không nói rõ thêm ý ông là gì.

Việt Nam lâu nay là nước ln tiếng nht phn đi các tuyên b ca Trung Quc v Bin Đông, nơi lượng hàng hóa giá tr hơn 3 nghìn t đôla đi qua hàng năm.

Dù Trung Quốc khó chu, Vit Nam đã đòi mt hi ngh ca ASEAN trong tháng này phải đưa vào trong mt tuyên b nhng li văn th hin quan ngi v vic xây đo và ch trích đng thái quân s hóa Bin Đông.

Trung Quốc đã gây áp lc buc Vit Nam ngng khoan du hi tháng trước trong mt lô du khí ca Vit Nam mà Trung Quốc tuyên b là thuc ch quyn ca h. Bc Kinh cũng đã tc gin v mi quan h quc phòng ngày càng tăng ca Vit Nam vi Hoa Kỳ, Nht Bn và n Đ.

Một s quc gia Đông Nam Á dè chng v nhng hu qu có th xy ra do thách thc Bc Kinh vi vic nêu ra lập trường mnh m hơn v Bin Đông.

Trung Quốc đòi ch quyn đi vi hu hết Bin Đông, trong khi Vit Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei tuyên b ch quyn v nhiu phn ca vùng bin, là nơi có các tuyến đường bin chiến lược, cũng như các ngư trường có sn lượng ln, cùng vi các m du khí.

Sau Indonesia, dự kiến ông Trng s thăm Myanmar.

Theo Reuters

********************

Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết vào lúc Bắc Kinh lấn lướt ở Biển Đông (RFI, 24/08/2017)

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 23/08/2017 đã lên tiếng kêu gọi ASEAN đoàn kết hơn nữa. Lời kêu gọi được đưa ra tại Jakarta, nhân ngày đầu tiên trong chuyến công du Indonesia 2 ngày của ông Nguyễn Phú Trọng. Hãng tin Anh Reuters đã gắn liền tuyên bố trên với bối cảnh được cho là Hà Nội ngày càng đơn độc trong cố gắng chống lại các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông.

dna2

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp tại Hà Nội, năm 2016.Na Son Nguyen / AFP

Theo ghi nhận của Reuters, đây là lần đầu tiên, một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Indonesia, và trong một phát biểu được truyền hình trực tiếp về Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á cần có lập trường thống nhất trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Không nêu đích danh nước nào, lãnh đạo Việt Nam đã kêu gọi là "đừng nên để cho ASEAN trở thành một con bài trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn".

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã trở thành nước lên tiếng mạnh mẽ nhất chống lại các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, đã bất chấp phản ứng của Bắc Kinh để thúc giục ASEAN đưa lại những lời lẽ cứng rắn vào thông cáo chung mới đây của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN, bày tỏ thái độ quan ngại đến việc bồi đắp đảo tại Biển Đông, và chỉ trích việc quân sự hóa khu vực này.

Việt Nam đã bị Trung Quốc đe dọa dùng võ lực nếu không đình chỉ việc khoan dò dầu khí tại một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh cho là của họ. Trước sức ép này, Việt Nam đã phải cho ngưng khoan dò. Trung Quốc cũng bất bình trước việc Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong bối cảnh đó, thì một số quốc gia Đông Nam Á, dù cùng trong hiệp hội ASEAN với Việt Nam, lại lo ngại trước những hậu quả có thể xảy ra với họ nếu có lời lẽ chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Nhanh chóng phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế

Về quan hệ song phương Việt Nam-Indonesia, chuyến thăm Jakarta của ông Nguyễn Phú Trọng cũng là dịp để hai bên cải thiện quan hệ và giải tỏa căng thẳng nẩy sinh từ hai vụ đối đầu trên biển gần đây do vấn đề đánh cá ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia.

Cuộc hội đàm giữa tổng thống Indonesia Joko Widodo với tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho phép thông qua một số thoả thuận quan trọng trong các lĩnh vực như giáo dục, năng lượng, phát triển làng xã, luật pháp, hàng hải và thủy sản.

Điểm quan trọng nhất trong các thỏa thuận đạt được là quyết định của hai nước đẩy nhanh việc phân định ranh giới các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa hai nước, để tránh những vụ đối đầu như vừa xẩy ra.

Trong một thông cáo báo chí chung, tổng thống Indonesia cho biết là Việt Nam cũng đã đồng ý hợp tác với Indonesia nhằm hạn chế nạn đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Số liệu chính thức của Indonesia cho thấy trong tổng số 75 tàu bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép trong năm nay trong vùng biển Indonesia, có đến 63 chiếc đến từ Việt Nam.

Riêng về Biển Đông, tổng thống Jokowi cho rằng hai nhà lãnh đạo đồng ý biến ASEAN thành động lực của hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trọng Nghĩa

**********************

Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết giải quyết chuyện Biển Đông (RFA, 24/08/2017)

Trước khi rời Indonesia để sang thăm Miến Điện, ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS ở Jakarta, trong đó ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết giữa các nước ASEAN, để cùng giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo.

dna3

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Jakarta vào ngày 23 tháng 8 năm 2017. AFP photo

Trong bài diễn văn đọc tối ngày 23 tháng 8, ông Trọng nói rằng đừng để ASEAN trở thành lá bài cho các cường quốc sử dụng, nhấn mạnh quả có bất đồng nhưng ASEAN phải tiếp tục thảo luận với nhau để có quan điểm chung.

Ông cũng bảo thêm rằng tương lai của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng nếu các nước trong tổ chức không có cùng quan điểm.

Ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam không nêu tên quốc gia nào trong bài nói chuyện, nhưng được ngầm hiểu là ông muốn nói tới Trung Quốc và áp lực ngoại giao lẫn kinh tế mà chính phủ Bắc Kinh đang sử dụng với một số nước ASEAN, nhắm thúc đẩy những nước này đứng ngoài cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang xảy ra giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.

Một số nhà quan sát cho rằng mới tháng trước khi ASEAN nhóm thượng đỉnh tại Philippines, phía Việt Nam đã vận động thành công để bản tuyên bố chung có nói đến quan ngại về những hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông, ghi rõ những hành động này có thể làm xói mòn niềm tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, ổn định của khu vực..

Thông cáo chung của ASEAN cũng yêu cầu các bên tranh chấp không được có những hoạt động mang tính quân sự hóa.

Tất cả những lời lẽ này cũng được hiểu là nhằm nói tới Trung Quốc.

Sáng 24 tháng 8, ông tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam rời Jakarta để đến Miến Điện để thảo luận với các nhà lãnh đạo nước bạn về mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư.

Bản tin được truyền thông Việt Nam phổ biến cho biết buổi chiều cùng ngày, ông Trọng đã gặp Tổng Thống Miến Điện Htin Kyaw.

Published in Châu Á
mardi, 22 août 2017 14:31

Cái lò ông Trọng

Ông Trọng miệt mài nhen củi nhóm lò. 5 năm rồi, từ bận rút khăn sụt sùi bất lực không kỷ luật được "đồng chí X". Khái niệm "nhóm lò", được ông nhắc lần đầu, sau hội nghị trung ương 6 (2012).

lo1

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng sẵn sàng thiêu đốt bất cứ "đồng chí" nào.

Lặng lẽ, âm thầm, nín chịu. Đến đầu 2016 mới loại được Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cái lò ấy vẫn không nghe nhắc lại dù chỉ một lần. Nó chỉ được nhắc đến, và lửa lò chỉ thật sự bùng cháy mới đây, khi bắt Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và kỷ luật tước hàm Bộ chính trị Đinh La Thăng.

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng đang vào độ nóng hơn lúc nào hết, như thể sẵn sàng thiêu đốt bất cứ "đồng chí" nào. Trước, ông sụt sùi, giờ ông hả hê, lời ông như lửa : củi khô củi ướt rồi sẽ chun hết, cháy hết !

Hẳn dễ hiểu, những thanh củi khác ông Trọng nhắm đến không chỉ dừng ở Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, mà cái đích, mồi lửa đang lan gần, rất gần đến cánh cửa tư gia cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Diệt trừ tham nhũng, không ai không ủng hộ. Thậm chí, nếu tước được hàm cựu Thủ tướng và trước khi lôi X ra tòa, tôi muốn được tận tay đấm vào giữa mặt thằng X ăn tàn vét tận ấy một phát mới hả dạ.

Nhóm lò thiêu X, tôi ủng hộ. Nhưng, để triệt tiêu những mầm mống hậu X, cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản trị quốc gia thật sự minh bạch, dân chủ. Hay nói phớ ra là cải cách chính trị, thay đổi thể chế, nhen một cái "lò" thiêu đốt mớ "lý luận hồng" chết tiệt ấy đi.

Đấy mới là cái "lò" quốc gia này, dân tộc này cần. 

Quản trị quốc gia, không phải túc tắc ê a nhóm củi như cái cách một lão làng đốt lò vậy.

Nhân loại đã tiến đến mức chỉ một nút ấn, trong tích tắc có thể thiêu vùi một lãnh thổ/quốc gia. Ông Trọng nhà ta lại vẫn miệt mài nhóm củi đốt lò. Cái lò than củi mông muội chết tiệt, với tư duy chổng mông thổi lửa ấy sẽ kéo dân tộc thụt lùi tới đâu ?

Với thứ tư duy lò liếc ấy, thì diệt xong X, sẽ đến phiên chính các "đồng chí" đang nhóm củi bây giờ biến thành những thế hệ hậu X nay mai. Những cái lò, rồi sẽ chỉ trở thành công cụ để thiêu đốt các thế lực đối thủ của các "đồng chí" Cộng sản với nhau, chứ không vì mục tiêu cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Trọng, dường như mới chỉ nhìn ra nguy cơ cho đảng, cho chính ông và các "đồng chí" của mình, chứ chưa nhìn ra nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội hôm 6/8, sau khi ví von lại chuyện cái "lò", ông bảo : "tham nhũng đã bức xúc đến mức thành nguy cơ mất chế độ, mất đảng".
Nhìn trong cái lò diệt thiêu các "đồng chí" của ông thì đúng. Nhưng trên bình diện lợi ích quốc gia, dân tộc thì ông vẫn chưa vượt qua tư duy một giáo viên trường đảng.

Mất đảng (cộng sản), sẽ có nhiều đảng khác. Mất chế độ này, sẽ có một chế độ khác dân chủ, tiến bộ hơn. Vì thế, nguy cơ của đảng lại chính là cơ hội cho quốc gia, dân tộc.

Cái "lò" cần nhen lúc này là để cứu nước, chứ không phải cứu đảng. 

Tôi biết, ông Trọng muốn làm sạch đảng. Cái lò ông muốn nhen lên, cũng vì mục tiêu này. Trong khi chưa mất đảng, cái đảng của ông chưa chết, thì thiêu đốt những rác rưởi cho đảng sạch hơn là đúng. Nhưng đấy chỉ là cho đảng, vì đảng. Nếu thật sự biết nhìn, dám nhìn ra lợi ích và sự sống còn của quốc gia, dân tộc lớn hơn lợi ích và sự sống còn của đảng, thì có thể phải chấp nhận mất đảng để cứu nước - tại sao không ?

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 22/05/2017 (truongduynhat's blog)

Published in Diễn đàn

Chuyến thăm Indonesia và Myanmar tuần này của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam có mục tiêu lớn hơn là chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể nào như hồ sơ Biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao của Việt Nam từ Hà Nội.

mucdich1

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam  Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia và Myanmar từ 22-26/8/2017.

Đồng thời chuyến đi tiếp tục thi triển chính sách ngoại giao 'kênh đảng' mà đảng cộng sản Việt Nam đang tiến hành trong suốt thời gian gần đây mà vẫn theo ý kiến này việc này cũng có ý nghĩa tầm vóc quốc gia.

Bình luận với BBC Việt ngữ hôm 22/8/2017 về chuyến thăm hai quốc gia ở ASEAN của ông Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam nói :

"Thực chất chuyến đi này là một chuyến đi cấp cao và rất hiếm có dịp như vậy", nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu chuyến thăm có liên quan hay không đến việc vận động của Việt Nam trong ASEAN nhằm nhận được hỗ trợ 'thuận lợi hơn' cho lập trường ở Biển Đông, nhất là trước Trung Quốc.

"Do vậy mà mục đích của chuyến đi lớn hơn rất là nhiều, không chỉ tập trung vào giải quyết một vấn đề", ông nói tiếp.

Tiến sĩ Trần Việt Thái bình luận chuyến thăm Indonesia và Myanmar của Tổng bí thư Trọng.

"Thứ nhất, chuyến đi nhằm tăng cường tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo cũng như là nhân dân của Việt Nam với hai nước Indonesia và Myanmar, riêng với Indonesia thì làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ trước. Với Myanmar là xây dựng một khuôn khổ quan hệ mới để đưa quan hệ này đi vào hợp tác một cách sâu sắc và thực chất hơn".

"Cả Indonesia và Myanmar là những đối tác ngày càng quan trọng đối với Việt Nam, trong khuôn khổ khu vực, nhất là trong ASEAN, do vậy mà hai bên Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Myanmar đều có nhu cầu tăng cường phối hợp, hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, cũng như trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

"Do vậy nếu nói về vấn đề Biển Đông, thì vấn đề Biển Đông chỉ là một phần trong tổng thể cả chiến lược của chuyến đi", Tiến sĩ Thái nói.

Ngoại giao kênh đảng

Trước câu hỏi ngoại giao kênh đảng có liên hệ ra sao và thể hiện thế điều gì qua chuyến thăm hai nước trên của Tổng bí thư Trọng, Tiến sĩ Thái nêu quan điểm :

"Thực ra trong quan hệ đối ngoại hiện nay của Việt Nam với các nước, thì quan hệ không chỉ có kênh nhà nước với nhà nước, hay chính phủ với chính phủ, mà Đảng và nhà nước Việt Nam đều chủ trương mở rộng và đa dạng hóa các loại hình quan hệ với các đối tác ở trong và ngoài khu vực.

"Quan hệ kênh đảng bao gồm quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới, cũng như là quan hệ của Đảng cộng sản Việt Nam với các chính đảng cầm quyền trên thế giới, thì đang ngày càng được mở rộng.

mucdich2

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang mới có hai bài viết được công bố trên truyền thông Việt Nam từ ngày 19/8/2017.

"Do vậy, chúng tôi cho rằng quan hệ kênh đảng cũng là một kênh quan trọng để góp phần vào duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác, cũng như quan hệ ngày càng thực chất giữa hai bên.

"Hơn nữa, ở Việt Nam thì Đảng Cộng sản Việt Nam  là đảng cầm quyền và đảng duy nhất, cho nên yếu tố quan hệ kênh đảng cũng không chỉ giao lưu thúc đẩy giữa các đảng mà nó còn có ý nghĩa ở tầm quốc gia".

Trả lời câu hỏi về việc liệu các nhà lãnh đạo là tổng thống Indonesia và tổng thống Myanmar có mời Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, sang thăm chính thức các nước này hay không và nếu có thì khi nào, Tiến sĩ Thái đáp :

"Hiện tại tôi không có thông tin, nhưng riêng về vấn đề này, tôi cho rằng đây là những lời mời chính thức, và chỉ trên cơ sở những lời mời chính thức như vậy, thì các chuyến đi mới được tiến hành, vì ở cấp cao không thể không có những lời mời", chuyên gia chiến lược ngoại giao của Việt Nam nói với BBC hôm 22/8/2017.

Cũng hôm thứ Ba, báo Điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam đưa tin cho hay :

"Chiều 22/8, tại trụ sở Quốc hội Indonesia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân (tức Hạ viện) Indonesia Setya Novanto...

"Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Indonesia là hai nước có vai trò quan trọng trong ASEAN, là đối tác tin cậy của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng. Hai bên cần nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ trên cả kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức nhân dân, góp phần tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Setya Novanto nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 8 tỷ USD vào năm 2018 và sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD..".

Theo truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Indonesia (22-24/8) và Myanmar (24-26/8) theo lời mời của tổng thống hai nước này.

Published in Việt Nam

"Lò đã nóng và quyết tâm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" là tựa đề bài viết trên Tuần Việt Nam của tác giả Nhị Lê, được giới thiệu là "Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản". Theo tôi, bài viết này nên đọc, cho những người muốn tìm hiểu những quyết tâm và ưu tiên chính trị của ông Trọng là gì.

lo1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Ảnh: Đại đoàn kết

Dẫn :

"Có một dịp, vinh dự được trao đổi với Tổng Bí thư. Ông nói, cần phải giữ vững sự ổn định. Tôi thưa rằng, ổn định lúc này là phát triển, phát triển là đẳng cấp của ổn định, ổn định lúc này là phải hành động. Ông hỏi : Cụ thể như thế nào ? Tôi thưa : Chúng ta cần lựa chọn một số việc mang tính chất đột phá, có khả năng làm rung động toàn bộ hệ thống : cải cách bộ máy và chống tham nhũng. Sao nữa ? Phương châm là, đề cao dân chủ, cổ vũ đức trị và tôn vinh pháp trị. Đấy là cả một nghệ thuật chính trị. Và, để thực hiện nó, phải với bản lĩnh chính trị rất cao, một quyết tâm đến cùng, một lộ trình phù hợp và cổ vũ một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo. Không có những điều đó, rất khó thành !".

Hết dẫn.

Vậy là công cuộc "cải cách bộ máy" và "đốt nóng lò" để tiêu diệt tham nhũng của ông Trọng bắt nguồn từ những ý kiến của tác giả Nhị Lê.

Tôi nghĩ rằng những gì tác giả đã viết ở đây đều là sự thật. Nếu xét lại những diễn tiến đã xảy ra gần đây, ta thấy hai vấn đề chính trị nổi cộm mà ông Trọng nói đi nói tới nhiều lần, ngay tại Quốc hội, hay trên báo chí, là các việc việc "kiểm soát quyền lực" và "diệt tham nhũng".

Về ý kiến thứ nhứt của tác giả Nhị Lê : "ổn định là phải hành động".

Trong suốt nhiệm kỳ lần một, ông Trọng vì lo "ném chuột sợ bể bình" hay "đánh tham nhũng là ta đánh vào ta", nên đã không làm cái gì ra hồn.

Đất nước tuyệt đối "ổn định", yên tĩnh - static - như mặt nước trong hồ.

Nhưng trên trường quốc tế, "ta tuyệt đối ổn định" trở thành việc "ta dậm chân tại chỗ". Việt Nam đứng yên thì các nước tuần tự qua mặt thôi.

Chẳng có quốc gia nào phát triển bằng cái ổn định "static - tĩnh" hết cả. Vì vậy tác giả hô hào "hành động" là hợp lý. Vấn đề là "hành động" thế nào để phát triển ?

Ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, sự "ổn định xã hội" luôn đến từ dao động tổng hợp "win-win" (dynamic) ở những thành tố trong xã hội.

Trong một xã hội tư bản phát triển, phe "chủ" luôn có khuynh hướng "bóc lột" lớp làm công. Phe này sử dụng tiền bạc để "bảo trợ" (lobbying) cho các vị dân cử để lớp người này ra những điều luật có lợi cho phía mình.

Để đối kháng, phe "thợ" thường xuyên chóng đối, "biểu tình", gây sức ép trong xã hội để lớp cầm quyền để ý tới mình. 

Những đạo luật khác, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho phe lao động, như tăng lương bỗng, bảo hiểm an sinh xã hội… được ra đời.

Cái "ổn định" trong các xã hội phát triển tương tự như một người đi đường. Chân phải (tượng trưng cho giới làm chủ) tiến tới một bước thì chân trái (tượng trưng cho giới lao động) cũng tiến tới một bước.

Xã hội ngày càng tiến bộ, chân phải không tìm cách chặt bỏ chân trái. Chân trái cũng không làm "cách mạng vô sản" để tiêu diệt "chân phải". Không phe nào chủ trương "tiêu diệt" phe nào.

Bên Mỹ, phe Cộng hòa (chân phải) lên vài nhiệm kỳ thì cũng bị phe Dân chủ (chân trái) kéo xuống. Hai phe cạnh tranh với nhau. Chân trái bước một bước thì chân phải cũng bước một bước. Bên Châu Âu cũng vậy. Đất nước ngày càng tiến bộ.

Nhưng tôi e rằng cái "hành động" mà tác giả cổ súy cho ông Trọng ở trong bài, chỉ làm cho đất nước càng "tụt hậu" nhanh hơn.

Theo tác giả, dẫn ý từ bài viết, "hành động" gồm hai phần. Một là "chống tham nhũng" và hai là "kiểm soát quyền lực.

Về hành động "chống tham nhũng", thông điệp của ông Trọng đã thấy trên báo chí gần đây : "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…".

Theo tác giả Nhị Lê, thông điệp đó "là sự kết tinh, thể hiện tầm nhìn, sự kiên định và cả tâm huyết của ông (Trọng). Cái Ngọn lửa Dân chủ, Đức trị và Pháp trị phải cháy lên trong cái lò ấy !"

Thì ra "lò" nóng lên là nhờ các "ngọn lửa" "dân chủ, đức trị và pháp trị".

Điều ghi nhận đầu tiên trong những ý kiến của tác giả Nhị Lê, là các cụm từ "pháp quyền" hay "nhà nước pháp quyền" đã không còn sử dụng nữa. Điều này cũng đã thấy ở một số bài viết của học giả khác trong nước.

Đây là điều "mừng", "cái đúng" đã được vinh danh.

Từ lâu tôi đã chỉ ra rằng các cụm từ "pháp quyền" và "nhà nước pháp quyền", mà các học giả trong nước đã sử dụng để chuyển ngữ và nghĩa cho "the Rule of Law" và "l’Etat de Droit", là hoàn toàn sai. Về cả hai mặt "ngữ" và nghĩa".

Các nước có ngôn ngữ bắt nguồn từ nền tảng Hoa văn, như Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật và Việt Nam Cộng Hòa (trước 75)... đều sử dụng "pháp trị" và "nhà nước pháp trị" để chuyển nghĩa "the Rule Of Law" và "l’Etat de Droit".

Việt Nam trở lại "cái đúng", từ nay không còn ai dị nghị.

Nhưng những cái sai, mâu thuẩn của tác giả Nhị Lê, trong bài viết, sẽ trình bày tuần tự dưới đây, sẽ làm cho "cái lò" không bao giờ "nóng" lên như mong đợi.

Thứ nhứt, "dân chủ" không thể, và không bao giờ, đi đôi với "đức trị".

Cũng vậy, "pháp trị" không bao giờ dung thứ "đức trị".

Như "nước với lửa", như "dầu với nước", những thứ từ bản chất đã đối kháng với nhau. Làm sao sử dụng chúng để "đốt lò" ?

Dân chủ là gì ?

Từ trong bài viết tác giả đã có nhận thức đúng về dân chủ : 
"Quyền lực không phải của riêng ai, của nhân dân, nhân dân trao cho những người làm công bộc của dân."

Đúng vậy. Quyền lực của quốc gia, Hiến pháp đã qui định "thuộc về nhân dân".

"Dân chủ" là thể thức để nhân dân "trao quyền lực quốc gia" cho những người "làm công bộc của dân".

Ở các nước "bình thường", dân chủ được thể hiện qua hình thức "tuyển cử". Người dân nào thấy mình "có khả năng kinh bang tế thế" thì làm thủ tục "ra ứng cử". Nhân dân lựa chọn người nào "có tài" thì bỏ phiếu bầu người đó. Mỗi lá phiếu tượng trưng cho "quyền lực" của mỗi người dân. Người "đắc cử" là người được người dân trao phó "quyền lực" để "lãnh đạo" (hay "đại diện") quốc gia, hay vùng, miền, tỉnh, huyện…

Tính chính đáng của "quyền lực", ở các nước bình thường, đến từ nền tảng "dân chủ".

"Đạo đức" không phải là một tiêu chuẩn có qui ước, hay hiến định.

Các tiêu chuẩn về đạo đức thay đổi tùy xã hội, do khác biệt về văn hóa, tôn giáo.

Vì vậy "đạo đức" không là một yếu tố "không thể thiếu", để khẳng định tính chính đáng của người nắm quyền lực.

Thứ hai, "pháp trị" không bao giờ đi chung với "đức trị".

Nếu ta đọc lịch sử về sự chuyển biến các chế độ chính trị theo thời gian, ta thấy rằng chế độ "pháp trị" sinh ra từ sự đối kháng chế độ "đức trị".

Pháp trị xuất hiện ở phương Tây như là một học thuyết trị quốc, do Platon khởi xướng (thế kỷ thứ tư trước CN). Phương Đông do Hàn phi tử khởi xướng (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên). Ý nghĩa của "pháp trị" vào thời kỳ này là vua, hoàng đế, người chủ thượng… "dựa vào pháp luật mà trị nước".

Lý thuyết này được khai sinh nhằm chống lại sự tự tiện của chủ trương "đức trị". Theo đó ông vua là "luật".

Ngày xưa, ông vua Louis XIV xứ Tây có câu nổi tiếng "l’Etat, c’est moi - Quốc gia là tao !". Việt Nam thời cận đại có (ông vua) Lê Duẩn có câu (nổi tiếng không kém) "luật pháp là tao - La loi c’est moi".

Gặp vua hiền thì không nói làm chi. Gặp hôn quan bạo ngược (kiểu Lê Duẩn) thì dân tình khốn đốn. Hết đánh Pháp thì sang đánh Mỹ. Đánh Mỹ vừa xong thì đánh liền một lúc Trung cộng ở phương bắc và Campuchia ở phương tây. Có nước nào đánh liên tục 4 cuộc chiến, trong đó có 3 đại cường trên thế giới hay không ? Vinh quang đâu không thấy, chỉ thấy đất nước nát bét không còn chi lành lặn.

"Pháp trị" hiện đại không còn mang ý nghĩa cũ từ hơn hai ngàn năm trước nữa. Nó được bổ túc bởi hai nền tảng (tương đồng) về xây dựng quốc gia : "the Rule of Law" và "l’Etat de Droit". Theo đó, "pháp luật là tối thượng". Từ người dân đến người lãnh đạo : "Làm cái gì cũng theo luật mà làm". Bất kỳ ai, tư cách pháp nhân nào, đều "bình đẳng trước pháp luật". Không một ai, kể cả người lãnh đạo tối cao của quốc gia, có thể đứng ngoài, hay đứng trên pháp luật.

Pháp trị luôn đi đôi với "dân chủ". Không bao giờ "pháp trị" lại đi chung với "đức trị".

Ông Lê Duẩn "luật pháp là tao". Tất cả mọi quyền hành được thu về một mối. Điển hình cho chế độ quân quyền "đức trị".

Trở lại việc "đốt nóng lò" của ông Trọng bằng các "cây củi" dân chủ, pháp trị và đức trị.

"Dân chủ" và "đức trị" như dầu với nước. "Đức trị" với "pháp trị" như nước với lửa. Làm sao chúng có thể "hòa lẫn" vào nhau ? Làm sao có thể đốt nóng lò, khi lửa vừa cháy lên thì tạt nước vô lò ? !

Thứ ba, tác giả Nhị Lê viết : "Suy cho cùng là, quyền lực phải gắn với trách nhiệm một cách dân chủ và kỷ luật, theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước" (hết dẫn).

Ý kiến của tác giả ở đoạn này thật là "hỗn mang", không biết dựa vào đâu, nền tảng nào để mà đưa kỷ luật đảng vào đứng chung với "dân chủ" ; đưa "kỷ luật đảng" lên trên "pháp luật của nhà nước" ?

Khi nói đến "pháp trị", tức là "pháp luật là tối thượng", thì làm sao "kỷ luật đảng" lại đứng chung, hay đứng trên "pháp luật quốc gia" ?

Tác giả tự mâu thuẩn, dẫn từ bài viết :

"càng hội nhập quốc tế, càng phải kiểm soát quyền lực, càng phải đề cao thượng tôn pháp luật. Không thể làm khác, nếu không muốn thất bại. Từ cơ chế kiểm soát thì sẽ có cơ chế phát hiện, cơ chế khắc trị… và trị thật nghiêm, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Nghĩa là dân chủ và pháp trị phải được thượng tôn !" (Hết dẫn).

Khi nói tới "pháp trị" thì đảng và đảng viên phải tuân thủ luật lệ nhà nước. Ngay trong Hiến pháp cũng đã qui định qui định như vậy.

"Pháp luật" phải được "thượng tôn", thì làm gì có chỗ cho "kỷ luật đảng" ?

Thứ tư, tác giả đưa trường họp Trịnh Xuân Thanh.

Rõ ràng chuyện lùm xùm ngoại giao giữa Việt Nam và Đức về vấn đề bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nguyên nhân đến từ ông Nguyễn Phú Trọng.

Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, làm đơn xin tị nạn ở Đức. Trong khoảng thời gian này Trịnh Xuân Thanh có công bố một số tài liệu, về chính kiến cá nhân như tuyên bố bỏ đảng. Về chính trị, ông Thanh bạch hóa những tài liệu về cá nhân ông Trọng, ảnh hưởng tới uy tín chính trị của ông này.

Ông Trọng từ lâu có nói "Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu".

Ông Trọng vào đảng ủy trung ương của bộ công an, là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử đảng cộng sản. Nhưng chuyện gì cũng có "nguyên nhân" của nó.

Báo chí (VOA) vừa đưa tin, Interpol cho biết họ không hề can dự vào việc truy lùng Trịnh Xuân Thanh, như cơ quan công an trong nước đã tuyên bố.

Nếu Trịnh Xuân Thanh bị truy nã vì "tham nhũng", chắc chắn Interpol sẽ vào cuộc. Vì đây là chính sách chung của các nước trên thế giới.

Tức là việc tố cáo Trịnh Xuân Thanh về tội tham nhũng là không có căn cứ pháp lý.

Ông Trọng mọi cách phải bắt Trịnh Xuân Thanh. Ông đã đặt "thù oán cá nhân" lên trên quyền lợi quốc gia. Cái gọi là "diệt trừ tham nhũng" chỉ là cái cớ.

Ông Trọng đã vận dụng "quyền lực của nhà nước", "pháp luật của nhà nước" để phục vụ cho ý đồ cá nhân. Trong khi ông này không nắm "quyền lực nhà nước" theo hiến định.

Do nắm cả công an và quân đội, ông Trọng mới có "thẩm quyền" chỉ đạo những "mật thám" Việt Nam qua Đức "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh.

Vấn đề "trả thù cá nhân" được ông Trọng nâng tầm trở thành "bí mật quốc gia".

Như tất cả các điệp vụ bắt cóc, phá hoại... đã từng xảy ra trên thế giới, điệp vụ Trịnh Xuân Thanh thuộc về phạm vi "bí mật quốc gia".

Ngay cả Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga, Đức, Do Thái…. tất cả đều có lần dính vào các vụ "bắt cóc", hay các "điệp vụ tồi tệ" như "nghe lén" đối phương, hay bạn bè, đặt bom mìn, gài bẫy… trong lãnh thổ quốc gia bạn (hay đối phương). Các cơ quan "mật thám" của các nước bày ra không phải để "ngồi chơi". Mục đích của chúng là để "bảo vệ quyền lợi quốc gia" trong vòng "bí mật".

Điệp vụ Trịnh Xuân Thanh thành công. Mật thám Việt Nam đã bắt được ông Thanh và giải về nước. Nếu tất cả "thủ khẩu như bình", "bí mật quốc gia" kiểu Trung Quốc, thì vụ bắt cóc không thể bị "quốc tế hóa" tồi tệ như vậy.

Chính quyền Đức không thể "tố cáo" Việt Nam "bắt cóc người trên nước Đức", vì không có bằng chứng. Việt Nam có thể thủ tiêu ông Thanh để triệt đường điều tra, nếu phía Đức muốn làm lớn chuyện.

Ông Trọng muốn "bạch hóa" vụ Trịnh Xuân Thanh trước công chúng để lấy lại uy tín qua câu nói : "Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu".

Dĩ nhiên, ông Tô Lâm, bộ trưởng bộ công an, vốn là người được Mỹ đánh giá là "có trí óc", đã biết rằng đây là vấn đề "bí mật quốc gia", không thể tiết lộ.

Nhưng ông Trọng đã "bật đèn xanh" để nhà báo Huy Đức bắn phát "súng lịnh".

Nhà báo Huy Đức viết trên facebook cá nhân đại khái rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt, sao báo chí không đăng tải tin tức.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Tô Lâm cho biết là "không biết gì về vụ này".

Ngày hôm sau bộ công an ra thông cáo cho biết Trịnh Xuân Thanh đã về đầu thú.

Rõ ràng sau "phát súng lịnh" của Huy Đức, báo chí, bộ công an đã biết "ý" của ông Trọng.

Việc "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh trở thành "xì căng đan" tầm mức "quốc tế". Việt Nam đã vi phạm công pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền nước Đức.

Trịnh Xuân Thanh, chuyện "cá nhân" của ông Trọng, trở thành chuyện "nội bộ" của quốc gia. Bây giờ trở thành "khủng hoảng quốc tế", giữa Châu Âu và Việt Nam.

Quyền lợi của quốc gia Việt Nam trong vụ này chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Trong một quốc gia "pháp trị", pháp luật được tôn trọng, thì lý ra ông Trọng làm gì cũng phải theo luật mà làm. Ông Trọng làm "lộ bí mật quốc gia", làm tổn hại đến uy tín quốc gia, thiệt hại quyền lợi của nhân dân, nhưng tình hình là ông này không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dầu vậy ông Trọng cũng muốn dùng Huy Đức như là "cái cầu chì" để bảo vệ bản thân, trước "kỷ luật" của đảng.

Lò nóng hay lò ướt, ta còn chờ tiến trình Việt Nam "xét xử" Trịnh Xuân Thanh. Trước mắt là "trăm dâu dổ đầu tằm". Chuyện bê bối của ông Trọng bây giờ đá sang bộ ngoại giao để gỡ rối.

Dầu thế nào thì người dân Việt Nam cũng phải trả nợ cho những hành vi ngu xuẩn của lãnh đạo.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/08/2017

Published in Diễn đàn

Chuyện nghe rồi phát ói trong bản án 10 năm cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là lời tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.

10nam1

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị tòa án Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù

Cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam mới thay (mà đã rè) cho rằng "Phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra công khai đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam… mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam".

Cái loa rè nói vậy, không lẽ sự phản đối của hàng chục nước văn minh, như Mỹ, Châu Âu… qua các công hàm ngoại giao, là sai ?

Những lời phê phán nghiêm khắc của hàng chục bài báo đăng trên các cơ quan truyền thông nước ngoài là sai ?

Và cũng không lẽ Tòa án Khánh Hòa là "công lý", là điểm cuối cùng của nền tư pháp quốc gia Việt Nam ? Bà Quỳnh "hết cửa" để lên Tòa trên, yêu cầu xử lại hay sao hả cái loa rè ngu xuẩn vô tri kia ? 

Thật là còn thua cả con vẹt.

Tháng mười năm ngoái, khi ông Trọng lú vừa vào đảng ủy trung ương Công an, tức khắc sau đó công an Khánh Hòa ra lệnh "bắt khẩn cấp" bà Quỳnh về tội "chống chính quyền nhân dân" theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Nếu ai đó có xem cái clip video (chính thức) của công an Khánh Hòa phát tán trên mạng, quay cảnh lúc công an đọc biên bản xét nhà và bắt bà Quỳnh. Người ta không thấy đâu là tang chứng cho việc "chống chính quyền nhân dân" của bà Quỳnh. Mà chỉ thấy những tờ giấy truyền đơn, những biểu ngữ nghi : "KHỞI TỐ FORMOSA", "FORMOSA GET OUT", "YÊU CẦU KHỞI TỐ FORMOSA", "CÁ CẦN NƯỚC SẠCH! NƯỚC CẦN MINH BẠCH!"...

Những thứ ghi trong "bản cáo trạng" của Viện kiểm sát tỉnh Khánh Hòa, tôi đã viết sơ lược hôm qua. Những thứ như việc tồn trữ "Bài thơ một vần" của Bùi Chát, việc sử dụng tiền bạc đến từ giải thưởng Civil Rights Defenders của Thụy Điển, hay giữ CD của nhạc sĩ Tuấn Khanh (mà tôi quên nhắc)... đều là những thứ "vơ bèo vạt tép". Kiểu "không khai đánh cho khai", "không tội làm cho có tội", nếu cần giết luôn để bịt miệng… những chiêu trò bẩn thỉu thường ngày của công an.

Rốt cục những khẩu hiệu của bà Quỳnh chống Formosa, nhờ ông Trọng lên làm công an, chúng trở thành các việc "chống chính quyền nhân dân", là "nói xấu" đảng và nhà nước, "xuyên tạc đường lối chính sách" của đảng và nhà nước, "xuyên tạc lịch sử cách mạng", "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc"...

Nghe (Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu) nói là ông Trọng "ẳm" của Formosa bức tượng ông Hồ bằng vàng ròng.

Bức tượng này chắc "khẳm", vài trăm ký trở lên. Đã lỡ "tiêu hóa", ông Trọng mọi cách phải "bịt miệng" những người phản đối Formosa. Bà Quỳnh trở thành cái đích tiêu biểu.

Ông Trọng đứng về phía Formosa, chủ trương bắt bớ, bỏ tù những người yêu nước.

Từ khi mà ông Trọng "ẳm" tượng "bác" bằng vàng, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam đã được đổi thành nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Formosa.

Điều 88 Bộ Luật hình sự vì vậy phải thay đổi. Cụm từ "chính quyền nhân nhân" phải bỏ đi, thế vào đó là "chính quyền Formosa".

Pháp luật của cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam rõ ràng có vấn đề. Điều này hiển nhiên. Nhiều lần tôi đã nói, "nhà nước pháp quyền" là con đẻ của "nhà thiến heo" Đổ Mười. Thế giới Châu Á (văn minh Hán) đều gọi (the Rule of Law - l’Etat de Droit) là "pháp trị" chớ không ai gọi là "pháp quyền" như Việt Nam. 
Tư tưởng của "nhà thiến heo" ra sao thì triết lý "pháp quyền" phản ảnh ra như vậy.

Nếu xã hội chủ nghĩa là một sai lầm về mô hình chính trị của nhân loại. Thì cái gọi là "pháp quyền", sản phẩm tư tưởng của "nhà thiến heo", độc quyền của "đỉnh cao trí tuệ" Việt Nam, là một sai lầm thê thảm về mô hình xây dựng quốc gia.

Nghĩa đen (lẫn nghĩa bóng) của "pháp quyền" là "dùng pháp luật để khẳng định quyền lực cho đảng". Pháp luật nền tảng thể hiện qua Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp  khẳng định quyền lực của đảng. 

Hệ quả làm cho những kẻ có tiền (như Formosa), khi mua được kẻ nắm quyền lực, ở đây là ông Trọng. Họ sẽ dùng tiền để ngồi trên pháp luật. Họ sẽ sử dụng pháp luật để "trừng trị" những kẻ chống lại, hay đi ngược lại tiến trình.

Chống Formosa trở thành "chống chính quyền nhân dân" là vậy.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 01/07/2017

*******************

Tư pháp của Việt Nam chỉ là một công cụ của nhà nước công an trị

Nguyên nhân vì sao bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm thực ra đã được ghi rõ trong "bản cáo trạng" của Viện Liểm sát tỉnh Khánh Hòa.

Nó không phải là việc tồn trừ bài thơ có tựa đề " Bài thơ một vần" của tác giả Bùi Chát.

Bởi vì bài thơ phổ biến đã khá lâu. Có vô số người đọc và tồn trữ bài thơ này như bà Quỳnh (mà tôi đây là một). Cũng chưa thấy lệnh nào cấm bài thơ cũng như tác giả của nó chưa hề (vì bài thơ này mà) rắc rối với pháp luật.

Viện Kiểm sát đưa bài thơ vào Bản cáo trạng, xem như là một "yếu tố ghép thành tội", rõ ràng là không ổn.

Cũng không phải do việc bà Quỳnh sử dụng tiền thưởng 50.000 đô la sai mục đích (?), "vi phạm hợp đồng" (?) với Civil Rights Defenders của Thụy Điển, như bản Cáo trạng đã ghi.

Bởi vì Tổ chức này vừa mới lên tiếng trên báo chí, cho biết "không bình luận về chi tiết cáo trạng" đồng thời "ủng hộ và tin tưởng" bà Quỳnh.

Đây là việc "nội bộ" giữa hai pháp nhân. Một bên "tin tưởng và ủng hộ" việc làm của bên kia.

Viện Kiểm sát dẫn việc "sử dụng tiền không đúng mục tiêu" vào "bản cáo trạng" như là một yếu tố "ghép thành tội" rõ ràng là việc gắp lửa bỏ tay người.

Lại càng không phải những việc "đăng tải, soạn thảo, chia sẻ" những bài viết có nội dung "nói xấu" đảng và nhà nước, "xuyên tạc đường lối chính sách" của đảng và nhà nước, "xuyên tạc lịch sử cách mạng", "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc"...

Bởi vì, có vô số người Việt không chỉ đã và đang làm những việc như bà Quỳnh, mà còn làm "nặng" hơn nhiều lần.

Đơn giản vì người ta chỉ "nói lên sự thật", "thiết lập lại công lý", "trả lại sự thật cho lịch sử"... Chuyện người dân "đéo mẹ" đảng và nhà nước là chuyện chót lưỡi đầu môi.

Trong khi việc "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc" thì lại là nền tảng cốt lõi của mọi chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi thành lập đảng đến nay. Các vụ Cách mạng văn hóa kiểu Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm... đều sử dụng một thành phần dân tộc này để tiêu diệt, đọa đày một thành phần dân tộc khác. Các vụ Học tập cải tạo, Cải tạo công thuơng nghiệp, đánh tư sản mại bản... cũng đều thể hiện chính sách chia rẽ dân tộc, dùng một thành phần dân tộc này để diệt trừ một thành phần dân tộc khác. Hàng triệu người vượt biên tị nạn là bằng chứng cụ thể của chính sách chia rẽ dân tộc.

Yếu tố ghép thành tội thực sự, khiến bà Quỳnh bị kết án 10 năm, thực ra là "bản cáo trạng" (mà bà Quỳnh cùng nhiều người khác) lập ra để tố cáo tội ác của ngành công an Việt Nam.

Phiên tòa xử bà Quỳnh không hề thể hiện công lý. Pháp luật không hề áp dụng hay thực thi. Thực tế đó chỉ là màn kịch rẻ tiền của công an. Màn kịch càng vĩ đại vì ông chủ tịch nước là trùm công an : Trần Đại Quang, còn gọi là Quang Độc. Độc là độc ác, độc địa.

Tòa án trở thành công cụ của công an để bóp miệng người dân.

Hôm kia tôi có dẫn vài dòng ở một bài phỏng vấn của RFI với Giáo sư Vũ Quốc Thúc từ năm 2012. Nội dung như sau :

"Trước sự mâu thuẫn quá phũ phàng giữa thực tế và lý thuyết, dù hiếu hòa đến đâu chăng nữa, kẻ học luật vẫn đi tới kết luận phải thay đổi chính quyền mới thay đổi được hệ thống pháp luật."

Thực sự tôi cũng như Giáo sư Thúc là người "hiếu hòa", tức yêu chuộng hòa bình.

Bản án dành cho bà Quỳnh nói lên hết bản chất của nền tư pháp của Việt Nam.

Tư pháp của Việt Nam chỉ là một công cụ của nhà nước công an trị.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 30/07/2017

Published in Diễn đàn

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại quyết tâm xử lý các vi phạm của quan chức cao cấp trong Đảng.

npt1

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu chiều 23/6 khi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 2 quận Đống Đa, Hà Nội.

"Vụ việc mà các đồng chí, đồng bào quan tâm là ông Đinh La Thăng thôi Ủy viên Bộ Chính trị, bị cảnh cáo, chuyển công tác luôn", Tổng Bí thư nhắc lại.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói các quan chức vi phạm không chỉ bị xử lý về Đảng mà cả về mặt chính quyền.

'Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’

"Tôi cũng đã trả lời khi tiếp xúc cử tri lần trước ở quận Hoàn Kiếm, đây mới chỉ là xử lý kỷ luật Đảng còn về hành chính, hình sự, cơ quan chức năng còn phải khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật".

"Trên thực tế, đồng chí Vũ Huy Hoàng đâu chỉ bị kỷ luật về Đảng mà đã xử lý cả về mặt chính quyền, rồi các ông nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường".

"Trường hợp ông Võ Kim Cự, cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, thôi cả đại biểu Quốc hội", Tổng Bí thư Đảng Cộng sản nói.

Ông Trọng tỏ ra day dứt : "Tôi đã nói nhiều lần là không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí là rất day dứt, đau xót, nhưng có vi phạm phải kỷ luật, phải xử lý".

" Tôi nói vấn đề còn gian nan, không bằng lòng được, còn làm tiếp, làm lâu dài".

Trong một diễn biến mới nhất, ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, vừa bị cách chức.

Nguyên do đưa ra là vì trách nhiệm của ông Hạnh trong Dự án Formosa Hà Tĩnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa thông tin về việc thi hành kỷ luật đồng chí Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường vì những sai phạm liên quan đến sự cố môi trường Formosa.

Published in Việt Nam

Ngày 05/05/2017, Hội nghị trung ương 5, khóa 12 khai mạc tại Hà Nội. Trong những nội dung chính của Hội nghị có việc xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng và bàn về thể chế kinh tế, gồm thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân.

cau1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp bà Christine Lagarde khi đó là Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thăm VN tháng 3/2016

Đây không phải là vấn đề mới, nó được thảo luận qua nhiều hội nghị, hội thảo do các cơ quan Đảng và Nhà nước chủ trì, tuy nhiên cách đặt vấn đề trong diễn văn khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy đánh giá tình hình có vẻ 'nhìn sự thật', nhưng khó hy vọng về sự đột phá trong tư duy lý luận và thực tiễn.

Có thể dự đoán rằng 'kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa' vẫn là đường lối lý luận của Đảng, vai trò của doanh nghiệp nhà nước vẫn được đề cao là 'nòng cốt', và may chăng 'kinh tế tư nhân' có thể được cân nhắc liệu có là động lực phát triển và cần 'hỗ trợ và tạo điều kiện' như thế nào.

Nhân dịp này, trên báo điện tử Vietnamnet.vn có bài với tiêu đề : "Câu hỏi lớn của Tổng bí thư".

Cụ thể, báo này trích dẫn : Có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là, vì sao những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn ?

Nếu tiếp tục sa lầy vào lý luận xã hội chủ nghĩa giáo điều, dù cho gần đây đã cố gắng diễn giải nội hàm của khái niệm này, song chưa thuyết phục khi kinh tế đang chuyển sang thị trường và hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thì không thể có giải pháp đột phá, hoặc có một nghị quyết để cứu vãn tình hình như nêu trong 'câu hỏi lớn' về lâu dài.

Đã mất vai trò ?

cau2

Ông Đinh La Thăng (trái) vừa mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị và chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị trung ương 5. Hình chụp ông trên một máy bay của Vietnam Airlines

Trước hết, vai trò 'dẫn dắt' kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước đã không còn, đặc biệt từ giai đoạn tăng trưởng nóng, khi các chủ trương 'quả đấm thép' bị phá sản, đỉnh điểm là năm 2012, dẫn đến việc xét xử các đại án, trong đó điển hình, 'đình đám' là Vinashin, Vinalines…, đến nay là các dự án 'khủng' của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty thép… thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đang 'trình lên Bộ chính trị xin ý kiến chỉ đạo'. doanh nghiệp nhà nước đã và đang để lại di sản nặng nề, cản trở tăng trưởng kinh tế.

Những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tiền tệ, thay đổi chính sách điều hành ngân sách, đầu tư công… được ghi nhận, song chưa bắt kịp đà tăng của thời kỳ trước, chưa ổn định và phát sinh nhiều vấn đề khác như ô nhiễm môi trường, nhiều vấn đề xã hội, như chất lượng giáo dục giảm, an toàn thực phẩm, vấn đề đất đai căng thẳng, mất dân chủ cơ sở, tham nhũng, tiêu cực…

Việc ban hành và thực thi Nghị quyết trung ương 4 về chỉnh đốn Đảng chứng tỏ quyền lực đã tha hóa nghiêm trọng, bộ máy và cán bộ lãnh đạo suy thoái nặng nề về tư tưởng, phẩm chất và lối sống. Để lấy lại niềm tin dân chúng và tránh nguy cơ sụp đổ chế độ Đảng đã tiến hành chống tham nhũng.

Trước hết, Đảng trừng phạt các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước 'cố ý làm trái về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người đã bị kết án, như nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình 20 năm tù, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, chủ tịch và tổng giám đốc Vinalines tử hình về tội "tham ô"…

Trong một series các diễn biến đình đám do Tổng bí thư phát động gần đây từ năm 2016, sau Đại hội 12, một loạt nguyên lãnh đạo PVN bị kỷ luật, truy tố và một số vị từng là lãnh cấp cao có liên quan ở Bộ Công Thương, Ban Tổ chức trung ương, Bộ Nội vụ, và đỉnh điểm là Đinh La Thăng, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị Đảng kỷ luật mức 'cảnh cáo' và mất chức ủy viên Bộ chính trị tại Hội nghị trung ương 5 này.

Đấu đá, tranh giành ?

Dư luận cho rằng Đảng đang quyết tâm, tuy nhiên với cách kỷ luật 'riêng có' của Đảng, khi chính phủ và quốc hội chưa có những động thái tương xứng, khiến người ta suy luận đây là 'đấu đá nội bộ' hay 'tranh giành quyền lực'.

Nếu như các án kỷ luật không phải do Ủy ban kiểm tra của Đảng đưa ra, mà do các viện công tố độc lập điều tra, được các tòa án độc lập xét xử công khai, công bằng thì các bị cáo và dư luận sẽ ít 'nghi ngờ' hoặc 'hiểu sai', tính thuyết phục sẽ cao hơn nhiều.

Đã qua 30 năm đổi mới, chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã cứu được sự sụp đổ chế độ và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội và những sai lầm trong điều hành kinh tế trong thập kỷ gần đây đang cản trở đổi mới, lúng túng trong cải cách kinh tế và các biện pháp điều hành.

cau3

Một con tàu vận tải của Vinashin bị 'đắp chiếu' ở cảng Hải Phòng sau khi tập đoàn này mắc nợ phải sa thải 14 nghìn công nhân viên

Tình hình trầm trọng có thể giảm bớt, khi dân chúng được phần nào thỏa mãn khi 'các con sâu' bị loại bỏ, nhưng khi không diệt được tận gốc thì căn bệnh 'chủ nghĩa cơ hội của người đại diện tài sản nhà nước' và 'chủ nghĩa cơ hội chính trị' sẽ làn rộng, nguy hiểm và không thể kiểm soát nổi. Chi phí cải cách thể chế sẽ tiếp tục tăng cao, tốn kém.

Tình trạng 'nước đôi' trong cải cách, vừa cố duy trì các giá trị và chuẩn mực chủ nghĩa xã hội giáo điều, chủ nghĩa tập thế, lòng vị tha, đạo đức lý tưởng với nền tảng sở hữu toàn dân, vừa tìm cách 'dung hòa' với những nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị của kinh tế thị trường không thể có được giải pháp đột phá.

Đã cam kết chuyển đổi sang kinh tế thị trường cần theo đuổi và thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực của nó. Thể chế chính trị phải cải cách theo nó chứ không phảỉ ngược lại.

Đã rất cấp thiết để đặt ra vấn đề cải cách thể chế kinh tế song hành với thể chế chính trị. Hội nghị trung ương 5 này chưa thể có câu trả lời đột phá cho 'câu hỏi lớn của Tổng bí thư'. Liệu có thể hy vọng có một cam kết mạnh mẽ và lộ trình tổng thể và nhất quán cải cách thể chế chính trị trong các Hội nghị trung ương tiếp theo ?

Tác giả là một nhà nghiên cứu Chính sách công đang làm việc tại Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam.

Published in Diễn đàn

Hình ảnh dây kẽm gai vây kín nhà máy thép Hưng Nghiệp-Formosa tại Hà Tĩnh với sự bảo vệ của lực lượng chức năng, ngư dân và giáo dân ở miền Trung tuần hành cùng rất nhiều gương mặt trẻ biểu tình tại Sài Gòn vào hôm mùng 5 tháng 3, phản ảnh rõ nét sự không đồng thuận giữa chính phủ và người dân trong việc giải quyết hậu quả sự cố thảm họa môi trường biển xảy ra gần tròn 1 năm.

Đấu tranh bảo vệ môi trường

npt1

Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều...

Cuộc biểu tình bị giải tán chóng vánh với sự đánh đập và bắt bớ. Tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do ghi nhận những tiếng nói vì một môi trường sống trong sạch của dân chúng tại Việt Nam không bị dập tắt mà càng hun đúc tinh thần bảo vệ môi trường mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Những tiếng nói đó lại cất lên phản biện chủ trương của chính phủ Hà Nội qua chỉ thị vừa được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ban hành vào ngày 8 tháng 3, cần phải giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường của Formosa đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải.

Một thính giả từ trong nước nói rằng thật khó hiểu với những chỉ thị như thế : "Chất thải lỏng, chất thải rắn của Formosa vẫn thải ra đều đều. Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều... Còn nhà nước thì cũng đều đều ra chỉ thị giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải của Formosa. Sao mà khó hiểu vậy ?" .

Thính giả Dong Le lý giải cần phải hiểu chỉ thị này có ý nghĩa là "giám thị chặt chẽ người dân, đừng làm lớn chuyện nữa, mọi việc đã có nhà nước lo".

Trong khi đó, qua trang Facebook RFA, rất nhiều ý kiến khẳng định Chính phủ Việt Nam phải đóng cửa Formosa theo ý nguyện của đa số người dân. Thính giả Michael Tran bày tỏ "Chẳng cần phải giám sát làm gì. Tốt nhất theo ý dân là đóng cửa Formosa vì gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển. Tôm cá chết. Dân cũng sắp chết theo rồi. Yêu cầu dẹp ngay Formosa".

Hô hào chống tham nhũng

Kể từ khi thảm họa môi trường xảy ra tại khu vực biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái, dư luận cho rằng công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động càng có bằng chứng cho thấy đây chỉ là những lời hô hào sáo rỗng dù Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố điều tra, kỷ luật quan chức vi phạm liên quan và chính ông Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu "Kỷ luật một vài người để cứu muôn người".

Sau đây, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến của quý khán thính giả và độc giả xoay quanh lời phát biểu vừa rồi của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam :

"Thưa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ nêu ra một trường hợp của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, đã ký quyết định bổ nhiệm 97 người vào các chức vụ lãnh đạo của Bộ này. Tôi không biết rõ mỗi chức vụ cao cấp đáng giá bao nhiêu, nhưng người dân chúng tôi tin rằng ông Vũ Huy Hoàng thu về một số tiền rất lớn qua việc bổ nhiệm đó. Một con sâu tham nhũng khổng lồ như thế mà ông Tổng bí thư cứ loay hoay mãi không xử lý một cách dứt điểm, công tâm và thỏa mãn đúng mức theo sự mong đợi của dân chúng. Hay là ông sợ bứt dây động rừng ? Cuối cùng, ông chống cái gì, vậy ông ?"

"Hệ thống đã mục nát thì khiển trách vài người làm gì mà cứu được muôn người, thưa ông Nguyễn Phú Trọng ! Lời ông nói thiếu thực tế quá đi ! Thêm 5 năm nữa, tôi cam đoan ông cũng chẳng làm được gì khá hơn bây giờ đâu".

"Chào quý vị ! Tôi nghe tin tức từ Đài Á Châu Tự Do nói quý vị đang cầm quyền trong nước cổ súy, cổ động diệt trừ tham nhũng. Nhưng quý vị kiếm những tham nhũng đó không ra đâu. Nếu có ra thì cũng chỉ là le ke, lục chốt mà thôi.

Nếu quý vị thật tình, thật tâm thì quý vị yêu cầu đồng hương hải ngoại cung cấp các tài liệu của những tay tham nhũng trong nước chuyển tiền ra quốc ngoại mua từng khu thương mại ở các nơi trên toàn thế giới.

Nếu quý vị muốn, quý vị cứ nói lên đi. Đồng hương quốc ngoại, họ sẽ cung cấp các tài liệu nhà cửa, phố xá, khu thương mại làm ăn như thế nào của những cán bộ tham nhũng ở trong nước. Rồi họ cho con, cho cháu của họ ra nước ngoài du học để về lại trong nước tiếp tục tham nhũng.

Khi muốn đả hổ thì phải đả cho đến nơi đến chốn. Thành ra, hy vọng ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nếu thật tình các ông thương dân thương nước thì các ông hãy thực hiện điều này đi".

"Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy ; chứ dân tộc Việt không phải mất thời gian một cách vô bổ vào việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ lẩn quẩn trong cái vòng ‘thấy sai thì sửa mà càng sửa thì lại càng sai’".

"Giờ này tại Việt Nam, bất cứ người dân nào yêu quê mẹ cũng phải xót xa đau lòng. Người dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Thúy Nga-Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh".

Những phụ nữ can trường

npt2

Từ trái qua : bà Trần Thi Nga, bà Cấn Thị Thêu, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, blogger mẹ Nấm. RFA

Trong ngày kỷ niệm 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ - những cái tên : Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Minh Thúy được nhiều người Việt trân trọng nhắc đến. Họ bị chính quyền Hà Nội giam giữ vì những hoạt động cho dân quyền-nhân quyền và xã hội tại Việt Nam. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái chuyển lời tri ân của quý thính giả Đài RFA đến những người phụ nữ can trường này cũng như tất cả nhà hoạt động nữ giới vì tự do, dân chủ cho Việt Nam với thông điệp "Lòng can đảm của quý vị vì sự đổi thay cho quê hương, đất nước luôn được sự ủng hộ của những người yêu nước Việt Nam".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/03/2017

Published in Diễn đàn

Vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh : "vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật ; kỷ luật một vài người để cứu muôn người". Câu nói này nhanh chóng tạo ra nhiều tranh luận, nhất là trên các trang blog và mạng xã hội.

kyluat1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, ngày 24 tháng 2 năm 2017.

 ‘Sát nhất miêu, cứu vạn thử’

Bất kỳ ai theo dõi diễn biến trong nước từ những tháng cuối của năm 2016 đến nay đều nhận thấy có rất nhiều cán bộ và quan chức cao cấp nhà nước bị kỷ luật dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đầu tiên là vụ Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây Dựng Dầu Khí Việt Nam. Ông này hiện đang bị truy nã và vụ việc hiện đang được điều tra mở rộng.

Tiếp theo đó, vào ngày 2 tháng 11, cuộc họp do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 đối với nguyên bộ trưởng Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng.

Hình thức xử lý đối với ông Vũ Huy Hoàng khi không còn tại chức vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận thì Bộ Công thương ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam kể từ ngày 15 tháng 11.

Có vẻ như tất cả những động thái trên được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết lại trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2016 như một kết luận : Kỷ luật vài người để cứu muôn người.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương đưa ra cái nhìn chung về lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng :

"Cách nói như thế là não trạng của Tàu. Tàu có câu nói là "sát nhất miêu, cứu vạn thử’ là giết 1 con mèo để cứu vạn con chuột. Ông ấy học cách nói của Tàu và nói lại kỷ luật vài người để cứu muôn người. Tôi đang nghĩ đến cái não trạng mèo chuột của ông này".

Cũng không phải vô tình ông Nguyễn Khắc Mai nhắc đến hình ảnh mèo, chuột khi đưa ra ý kiến. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có câu phát biểu ấn tượng khi nói về việc chống tham nhũng, đó là đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình.

Không có ‘tinh thần pháp quyền’

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Mai, ẩn chứa bên trong câu phát biểu trên là một nhận thức yếu kém về mặt pháp lý, không xây dựng được pháp quyền, tuỳ ý phát ngôn, từ đó dẫn đến sai lầm về pháp trị :

"Đây là một tư duy, một trình độ về mặt pháp quyền, tinh thần pháp quyền rất thấp kém thì mới nói như vậy".

Nhìn lại hàng loạt những quyết định và hình thức kỷ luật đối với cán bộ quan chức cao cấp nhà nước đã về hưu hoặc đang còn đương nhiệm để thấy rõ ‘tinh thần pháp quyền’ mà ông Nguyễn Khắc Mai đề cập đến.

kyluat2

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, ngày 24/02/2017. Courtesy sav.gov.vn

Ngay cả cách xử lý do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra quyết định đối với những trường hợp được Bộ chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam gọi là làm trái với lợi ích quốc gia, cụ thể là hình thức kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng, cũng từng bị ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong phiên họp chất vấn đại biểu thừa nhận rằng có rất nhiều khó khăn.

Quan sát và phân tích việc cách chức một cán bộ quản lý cấp cao, đứng đầu mộ bộ khi không còn đương vụ, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang cách lấy đi những gì người ta không còn có nữa :

"Tức là lấy đi một cái mà người ta không có. Và điều này trở nên một cái khôi hài trong con mắt của nhân gian".

Đối với sai phạm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng từng cho biết sẽ xử lý "tương xứng về mặt chính quyền" đối với ông này. Cách xử lý này được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng hiểu rằng ông Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong thời gian còn tại chức.

Tuy nhiên ông có nhấn mạnh thêm, hình thức xử lý như thế đã từng được nêu ra đối với vụ Nguyễn Xuân Thanh, bằng cách khai trừ Đảng. Thế nhưng, trước khi khai trừ Đảng đối với Trịnh Xuân Thanh thì ông này đã biến mất :

"Và sau đó thì một Tổng bí thư phải đứng ra chủ trì một cuộc họp để khai trừ một Đảng viên rất bình thường và không thể xử lý bất kỳ một trách nhiệm nào về chính quyền".

Kỷ luật ai ?

Tất cả những vụ việc liên quan đến cán bộ cấp cao như Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Vũ Kim Cự, cùng với sự kiện ô nhiễm biển miền Trung do nhà máy gang thép Formosa gây ra và chưa kể những vụ án tham nhũng khác, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng về người chịu trách nhiệm cao nhất.

Nếu đặt "tinh thần pháp quyền" vào hiện trạng của bộ máy cầm quyền hiện tại và xử lý một cách nghiêm minh thì ông Nguyễn Khắc Mai chưa đồng tình với lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, không phải chỉ kỷ luật một vài người là đủ, mà phải là những quan chức có quyền hạn cao hơn trong bộ máy nhà nước :

"Bộ chính trị, ban lãnh đạo hiện nay chứ còn ai nữa ? Chính họ đã đưa dân tộc này đến sự yếu hèn, đến sự rối loạn, không có văn minh, không có dân chủ".

"Cái trừng phạt ấy không phải để cứu người này hay người kia, mà để làm rõ ai gây lỗi thì phải chịu trách nhiệm, chịu trừng phạt. Đó là chuyện công bằng của thế giới".

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A từ Hà Nội đưa ra nhận định bằng cách phân tích trường hợp của Formosa, ông nhấn mạnh :

"Tôi đã nói rất nhiều lần rồi, tất cả mọi việc quyết định ở đất nước này, những việc lớn cuối cùng là Đảng Cộng sản Việt Nam".

"Nó là quyết định của một tập thể, mà tập thể đó thì dưới sự chỉ đạo răm rắp của Đảng Cộng sản Việt Nam, và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải là người chịu trách nhiệm tất cả về việc này".

Câu chuyện "Giết một mèo cứu vạn chuột" của Trung Hoa ngày xưa được ông Nguyễn Khắc Mai nhắc lại có tương tự với "Kỷ luật vài người người để cứu muôn người" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày nay hay không đang là đề tài thú vị trong dân chúng lúc trà dư tửu hậu.

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 03/03/2017

Published in Diễn đàn