Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồi này ông Trump luôn "hục hặc" với đồng đô la Mỹ ! Nó lên cao, lên hoài, làm ông Trump khó chịu ! Tổng thống Mỹ mới nói phải tìm cách hạ thấp giá trị đồng đô la để chống lại hành động "thao túng ngoại hối" của các nước khác. Nếu "chúng chơi xấu" tại sao mình phải "chơi sạch" làm gì ?

dola1

Mặc dù các nước khác có thể "chơi xấu" nhưng nước Mỹ khó bắt chước để đồng đô la Mỹ xuống giá. (Hình : Dan Kitwood/Getty Images)

Nhưng ông Trump khó làm cho đồng đô la Mỹ xuống giá.

Mặc dù các nước khác có thể "chơi xấu" nhưng nước Mỹ khó bắt chước. Vì Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (gọi tắt là Fed) độc lập với chính phủ. Họ lo bảo vệ giá trị đồng tiền không để cho lạm phát xói mòn. Họ cũng lo sao cho kinh tế chạy đều, không suy thoái. Họ không thể "chơi xấu".

Người ta làm giá trị đồng tiền nước họ xuống thấp bằng cách nào ? Cách đơn giản nhất là hạ lãi suất trong nước mình. Nhiều người sẽ đem tiền nước lãi suất thấp đổi lấy, tức là mua, đồng tiền nước nào lãi suất cao hơn, cho vay kiếm lời nhiều hơn. Thế là đồng tiền bị đem bán sẽ mất giá. Nhưng làm trò này gây nhiều ảnh hưởng phức tạp khó tiên đoán, cái lợi của đồng tiền thấp chưa chắc bù lại với những cái hại khác có thể gây nên. Cho nên phải tìm cách khác, là chơi xấu !

Thí dụ, Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng tìm cách nâng giá đô la Mỹ, họ có thể in thêm đồng nguyên, tiền của họ, để ào ạt mua đô la Mỹ trong thị trường. Trong thị trường, bất cứ món nào nhiều người mua quá thì sẽ lên giá. Cứ như vậy, Trung Cộng có thể nâng giá đồng đô la, hạ thấp giá trị đồng nguyên xuống.

Hạ giá đồng tiền của mình thì có ích lợi gì ?

Hiệu quả trước mắt là làm cho hàng xuất cảng bán với giá rẻ hơn. Thí dụ, hối suất đang là 6 đồng nguyên đổi được một đô la ; giờ làm sao cho đồng nguyên mất giá, phải đổi 7 nguyên được một đô la. Trước đây, một món hàng bán ra 6 nguyên, trả một đô la mua thì đúng giá. Sau khi xuống giá, sáu đồng nguyên chỉ còn giá trị 86 cent Mỹ.

Thí dụ có một món hàng bán với giá $1, một đô la, dù làm ở Mỹ hay ở bên Tàu cũng bán cùng một đô la. Nhà nhập cảng ở Mỹ trả người Trung Quốc giá 6 nguyên. Bây giờ đồng nguyên xuống giá, người Tàu xuất cảng vẫn thu 6 nguyên, nhưng chỉ cần bán với giá 86 xu (cent) Mỹ cũng đủ rồi. Món hàng nhập cảng từ bên Tàu làm tự nhiên rẻ hơn (bớt 14%), trong khi cùng món đó mà làm ở Mỹ thì vẫn phải bán giá một đô la mới sống được !

Ngược lại, một món hàng Mỹ giá một đô la xuất cảng sang Trung Quốc, trước đây người Tàu chỉ cần trả 6 đồng nguyên, nay phải trả bảy đồng, họ sẽ mua ít hơn.

Đó là trò Bắc Kinh "thao túng hối suất" để cạnh tranh giá cả. Việc chơi xấu này có lợi cho nước Tàu trên khắp thế giới. Vì các nước khi xuất nhập cảng đều dùng đồng đô la Mỹ để thanh toán với nhau, cho nên món hàng từ một đô la giảm xuống 86 xu sẽ bán giá rẻ hơn, ở bất cứ nước nào.

Không cần phải thao túng hối suất một cách lộ liễu như trên mới làm cho đồng đô la lên giá. Có khi chỉ cần một câu nói. Tháng trước, ông chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu chỉ tuyên bố một câu thôi, cũng có tác dụng. Ông Mario Draghi nói rằng nếu kinh tế Châu Âu chậm lụt thì ông sẽ cho tiền lưu thông nhiều hơn, bằng cách đem đồng Euro mua trái phiếu trong thị trường để kích thích tiêu thụ và đầu tư. Khi nhiều đồng Euro quá, tất nhiên giá trị nó sẽ giảm.

Ngay sau khi ông Draghi tuyên bố, giá Euro đã xuống liền, tức là giá đô la Mỹ lên cao. Từ đầu năm 2018 đến giờ đồng Euco đã tụt giá $10 so với đô la Mỹ. Bữa đó ông Donald Trump đã lên tiếng ngay lập tức, đả kích ông Draghi "chơi xấu". Nhân dịp, ông Trump lại chỉ trích ông Jerome Powell, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, đã không hạ thấp lãi suất như ông Trump kêu gọi ! Ông Powell lờ đi như mọi lần, coi như không nghe thấy. Khi ông Trump hỏi ý kiến người chung quanh có cách nào sa thải ông Powell, do chính ông bổ nhiệm, đồng đô la Mỹ xuống giá ngay ; mặc dù sau đó nó lại lên vì thiên hạ biết ai cũng can ông Trump không nên làm.

Ông Trump thúc giục ông Powell hạ lãi suất bao nhiêu lần, một lý do là ông muốn hạ giá trị đồng đô la xuống cho hàng Mỹ xuất cảng dễ bán hơn. Vì khi đồng tiền nước nào xuống giá thì hàng hóa bán ra ngoài sẽ rẻ hơn. Nhưng xuất cảng chỉ là một cách kiếm ra tiền. Nếu xuất cảng không tăng mà người ta vẫn đem thêm nhiều tiền vào thì có thể lại ích lợi hơn, vì đồng tiền đầu tư mới sẽ giữ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng !

Nhưng dù sao ông Trump cũng khó làm cho đồng đô la Mỹ xuống giá.

Thứ nhất, lãi suất ở các nước kinh tế lớn khác vẫn thấp hơn ở Mỹ. Trái khoán mười năm của chính phủ Mỹ trả 2% tiền lãi, rất thấp so với các khoản vay nợ khác. Nhưng công trái 10 năm của Đức chỉ trả 0.4% vì chính phủ Đức không vay nợ nhiều như chính phủ Mỹ ! Giới đầu tư quốc tế dư tiền sẽ đổi Euro lấy mỹ kim để mua công trái Mỹ. Thế là thị trường đẩy giá đô la lên. Hơn nữa, ngân hàng trung ương các nước lớn đều giữ chính sách tiền tệ theo cùng nhịp với Fed, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, để tránh xáo trộn. Đầu năm 2019, Fed giảm lãi suất thì họ cũng làm theo.

Thứ hai, những cuộc tấn công bằng thuế quan của ông Trump trên các nước khác, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, các nước Âu Châu, đến Canada và Mexico đã tạo một mối bi quan lan rộng khắp các nước này. Kinh tế các nước đó trở thành bấp bênh. Trong khi đó kinh tế Mỹ đã tăng trưởng từ năm 2009 đến nay vẫn tiếp tục. Từ năm đó tới nay đồng đô la dần dần tăng giá trị. Trong Tháng Sáu vừa qua, kinh tế Mỹ tạo thêm 224,000 công việc làm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm đã vượt qua các kỷ lục cũ. Ngay khi số thống kê nhân dụng được công bố, đồng đô la Mỹ lên giá thêm.

Thứ ba, bình thường thì đem tiền cho chính phủ Mỹ vay vẫn là cách đầu tư an toàn nhất. Các nước dư tiền, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến các nước dầu lửa vẫn đem đổi lấy tiền Mỹ khi muốn để dành, thay vì tiền nước khác. Trong khối dự trữ ngoại tệ của các nước có 60% là đô la Mỹ. Đổi lấy đô la rồi, họ lại đem tiền vào nước Mỹ cho vay.

Dân đầu tư khắp thế giới vẫn thích cho Mỹ vay hoặc đầu tư vào nước Mỹ vì nền kinh tế đó lớn và vững chắc nhất. Đặc biệt, trong cả năm vừa qua khi các nước khác sính vính trước cuộc chiến tranh thương mại do ông Trump khởi xướng. Càng lo lắng trước tương lai bất trắc, người ta càng chuộng đem tiền cất vào chỗ trú ẩn an toàn, là các trái khoán do Mỹ phát hành, tốt nhất là đem tiền cho Mỹ vay. Muốn cho vay, họ phải mua đô la Mỹ. Thế là đồng đô la lại tăng giá.

Tổng Thống Trump càng lớn tiếng đòi "trừng phạt" kinh tế các nước khác, bạn cũng như thù, thì tình trạng bất trắc càng lên cao. Ông Trump không thể nào vừa gây chiến vừa kêu gọi cho đồng đô la xuống giá !

Dân Mỹ phải thấy đô la lên là một dấu hiệu cho thấy họ may mắn : Kinh tế vẫn tăng trưởng. Chỉ có một cách làm đô la mất giá là kinh tế Mỹ phát triển chậm lại hoặc đi xuống trong lúc các nước khác đi lên. Nhưng đó là điều ông Trump chắc chắn không muốn ! Khi ông chịu thua, không làm cách nào cho đồng mỹ kim xuống giá được, thì ông phải thấy rất đáng mừng ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 05/07/2019

Published in Diễn đàn

Nữ sinh giao gà Điện Biên : Mẹ nạn nhân bị bắt vì nghi mua bán ma túy (BBC, 27/05/2019)

Bà Trần Thị Hiền, mẹ của nữ sinh xấu số Cao Mỹ Duyên bị sát hại khi di giao gà, vừa bị công an Điện Biên khởi tố và bắt tạm giam về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, theo báo Tuổi Trẻ.

me1

Bà Trần Thị Hiền cùng con gái Cao Mỹ Duyên

Hôm 27/5, công an Điện Biên đã có căn cứ xác định bà Hiền liên quan đến vụ án sát hại con gái bà hồi tháng Hai vì bà ở trong đường dây buôn bán ma túy với nhóm người đã sát hại con gái bà.

Chính tổ chức ma túy là nguyên nhân gây ra cái chết của Cao Mỹ Duyên.

"Bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý ở tỉnh Điện Biên", lãnh đạo Công an Điện Biên nói với Tuổi Trẻ.

Cùng tổ chức ma túy với kẻ sát hại con gái

Sáng 27/5 Sùng A Hồng, Giám đốc Công an Điện Biên cho biết cơ quan điều tra có căn cứ kết luận bà Hiền ở trong đường dây buôn bán ma túy với vợ chồng Vi Văn Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hồng và "đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Cao Mỹ Duyên", theo Tuổi Trẻ.

Theo thiếu tá Sùng A Hồng, đường dây ma túy này hoạt động từ lâu, có các đối tượng đã bị xử lý và sẽ tiếp tục xác minh thông tin bà Hiền nợ tiền nhóm buôn ma túy.

Ông Hồng con cho biết bà Hiền khi khai báo đã không trung thực khiến cơ quan điều tra bị đánh lạc hướng.

Theo như trình báo của bà Hiền, sau khi con gái Mỹ Duyên bặt vô âm tín hai tiếng sau khi đi giao gà, bà Hiền ngay lập tức khóc lóc khẳng định con gái bị mất tích.

Theo Tuổi Trẻ, người dân địa phương cho rằng trời tối, địa hình đồi núi thì việc giao gà hai tiếng chưa về là bình thường cho nên việc bà Hiền vội vàng đăng Facebook và trình báo công an tìm con gái là "bất thường".

Đến hôm 7/2 khi phát hiện nhận dạng thi thể con gái tại nhà hoang, bà Hiền "đã kêu gào khi thấy con gái nghi bị hãm hiếp. Nhưng sau đó, bà Hiền bất ngờ bình tĩnh và vẫn livestream nói về những hình ảnh hiện trường nơi con gái bà bị hiếp dâm và sát hại", Tuổi Trẻ tường thuật.

Một tháng sau, khi công an khởi tố bắt tạm giam 8 nghi phạm đầu tiên, trước khi bắt được Vi Văn Toán thì bà Hiền "tiếp tục lên Facebook cá nhân đăng thông tin kẻ chủ mưu bắt cóc, sát hại con gái bà vẫn chưa bị 'sa lưới', theo Tuổi Trẻ.

"Chồng của bà Hiền là người nghiện ma túy khoảng hơn 10 năm nay và thuộc diện theo dõi của công an và chính quyền địa phương. Kinh tế gia đình bà Hiền chủ yếu dựa vào nghề làm long nhãn và nuôi gà nhỏ lẻ, nhưng gần đây gia đình bà có biểu hiện giàu lên nhanh chóng", Hà Bích Nhung, phó chủ tịch UBND xã Thanh Hưng nói với Tuổi Trẻ.

Bà Hiền đã nói gì với BBC ?

BBC từng phỏng vấn bà Hiền vào 20/2, khi đó dư luận xã hội tranh cãi về việc khen thưởng các cán bộ công an điều tra.

"Công an cũng giúp đỡ nhiệt tình, từ bữa đó đến nay họ cũng mất ăn mất ngủ, thì cũng như gia đình thôi, chứ người ta cũng chẳng phải sung sướng gì cả", bà Hiền nói qua điện thoại.

"Và công an thưởng thế thì thưởng một triệu, và mấy đồng bạc còm cõi nó chẳng là gì cả. Thế nhưng mà theo cô, thưởng cho anh em để người ta có tinh thần phấn đấu, để người ta vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm, điều tra. Vậy mà cộng đồng mạng lại lên chửi rủa như thế".

"Trước thì nói xấu gia đình và giờ thì nói xấu công an... Cộng đồng mạng ác lắm, bảo cô khoe của, họ bảo cô giết em, bảo mẹ thuê người giết con, rồi bảo cô nó đòi tiền chuộc mà cô không trả nên nó giết con.

Bà nói công an đang trong quá trình điều tra, "nên xem tình hình vụ án sẽ còn tiếp diễn như thế nào, chứ không nên đồn thổi linh tinh".

Bà còn nói thêm rằng bà làm long nhãn 26 năm nay, là nghề chính. Ngày trước bà buôn hoa ở chợ Điện Biên và gia đình bà "không giàu cũng không nghèo, ở dạng bình thường".

me2

Cao Mỹ Duyên - nạn nhân của vụ sát hại ở Điện Biên

Xác định lại kẻ chủ mưu

Đến thời điểm này đã có tới 9 nghi phạm bị bắt giữ liên quan đến vụ bắt cóc, hãm hiếp và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên, 22 tuổi, sinh viên đại học vào mùng 3 Tết.

Đến 31/3, công an Điện Biên xác định Vi Văn Toán, 37 tuổi, mới là người chủ mưu trong vụ nữ sinh bị sát hại.

Khác với giai đoạn đầu, công an cho rằng Bùi Văn Công, 44 tuổi, đã bàn bạc với Vương Văn Hùng, 35 tuổi, để bắt cóc, cướp tài sản.

Tuy nhiên sau đó cơ quan điều tra phát hiện ra rằng Toán và Hùng đã quen biết nhau trong tù. Khi ra tù thì làm "bạn nghiện" của nhau. Hùng, Công cùng các nghi phạm còn lại thường xuyên mua ma túy của vợ chồng Toán.

Công an đang điều tra theo hướng Toán thuê nhóm Công để bắt cóc Cao Mỹ Duyên.

Các nghi phạm khác là Phạm Văn Nhiệm, 47 tuổi, Lường Văn Lả, 26 tuổi, Phạm Văn Dũng, 47 tuổi, Cầm Văn Chương, 45 tuổi.

Tất cả đều bị khởi tố về các tội giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ người trái pháp luật và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Bùi Thị Kim Thu, vợ Bùi Văn Công, 44 tuổi, bị khởi tố để điều tra về tội không tố giác tội phạm.

*****************

Bắt giam mẹ ‘nữ sinh giao gà’ bị sát hại ở Điện Biên (Người Việt, 25/05/2019)

Khi điều tra mở rộng vụ cưỡng bức, sát hại nữ sinh giao gà ở Điện Biên, công an đã khởi tố, bắt tạm giam mẹ của nữ sinh này với cáo buộc dính đến một đường dây ma túy.

te1

Công an đọc lệnh bắt bà Trần Thị Hiền - mẹ "nữ sinh giao gà" ở bị sát hại ở Điện Biên. (Hình : VietNamNet)

Ngày 25 tháng Năm, 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên) về tội "Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy".

Theo báo VietNamNet, việc bắt giữ bà Hiền khiến dư luận vô cùng bất ngờ, bởi vì người phụ nữ này chính là mẹ của nữ sinh Cao Mỹ Duyên (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên) – nạn nhân bị nhóm nghiện ma túy Bùi Văn Công cùng bảy đồng phạm khác do Vì Văn Toán thuê bắt cóc, hiếp dâm và sát hại hôm Mùng Ba Tết Kỷ Hợi.

"Bà Hiền là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy ở tỉnh Điện Biên. Tại địa phương, bà Hiền sống khá kín tiếng, không có biểu hiện bất thường. Chồng bà này nằm trong diện theo dõi người nghiện ma túy", ông Vì Văn Biến, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Hưng, nói với báo VietNamNet.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên cho hay cơ quan điều tra sẽ xác minh mối quan hệ của bà Hiền với nhóm người nghiện đã tổ chức bắt cóc, sát hại con gái của bà.

Bà Hiền bị bắt giữa lúc vụ Vì Văn Toán và tám đồng phạm bắt cóc, hiếp dâm và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên đang trong giai đoạn tố tụng, khiến dư luận đặt nghi vấn về việc người phụ nữ này có liên quan gì đến vụ án ?

Đáng chú ý, báo Điện Biên Phủ dẫn lời một số người dân chứng kiến quá trình đọc lệnh bắt bà Hiền, rằng người phụ nữ này vẫn kêu oan và một mực cho rằng "tôi không buôn ma túy".

Những người hàng xóm của bà Hiền cho biết gần đây bà có nhiều biểu hiện đáng ngờ, giàu lên nhanh chóng, có mối quan hệ làm ăn phức tạp, nhiều lần xảy ra cãi vã…

Ngoài ra, bà Hiền cũng được xác định đã rơi vào "tầm ngắm" của công an từ nhiều ngày nay, khi có những lời khai không trung thực trong vụ án mà con gái bà là nạn nhân.

Trước đó, Công an tỉnh Điện Biên lần lượt khởi tố, bắt giam chín bị can trực tiếp liên quan đến cái chết của con gái bà Hiền, trong đó có Bùi Văn Công (44 tuổi) và Vì Văn Toán (38 tuổi, cùng trú tại huyện Điện Biên). Tuy nhiên, nhiều lần trả lời báo chí, bà Hiền liên tục khẳng định cả Công và Toán đều không phải là chủ mưu của vụ án, chắc chắn còn có người đứng sau.

Người phụ nữ này cho biết công việc chính của mình là làm long nhãn, có chăn nuôi thêm gà để bán vào dịp cuối năm. Bà đánh giá những bị can bị bắt đều là "thành phần bất hảo, nghiện ngập", do vậy gia đình chưa từng giao du hay buôn bán gì với họ.

Đặc biệt, sau khi Vì Văn Toán bị bắt, một số thông tin cho rằng gia đình nữ sinh có nợ nần tiền bạc của bị can này nên đã thuê người bắt giữ để tạo sức ép.

Nhưng bà Hiền đã phủ nhận thông tin trên vì cho rằng nó hoàn toàn vô căn cứ. Bà khẳng định chưa từng gặp Vì Văn Toán, nên không thể có chuyện mượn tiền.

Người phụ nữ cho biết ở địa phương, gia đình bà không có bất bình hay thù oán gì với hàng xóm láng giềng. Con gái của bà cũng là người rất ngoan hiền, không có nhiều mối quan hệ xã hội.

te2

Chín bị can liên quan vụ sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên. (Hình : Zing)

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, liên quan đến vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên – con gái bà Trần Thị Hiền, bị bắt giữ, hiếp dâm rồi sát hại dã man, Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố tổng cộng chín bị can được xác định có liên quan trực tiếp.

Những người này gồm : Vì Văn Toán (38 tuổi), Bùi Văn Công (44 tuổi), Bùi Thị Kim Thu (44 tuổi, vợ Công), Phạm Văn Nhiệm (43 tuổi), Lường Văn Hùng (28 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi), Phạm Văn Dũng (47 tuổi), Cầm Văn Chương (45 tuổi, cùng trú tại huyện Điện Biên) và Vương Văn Hùng (35 tuổi, trú tại huyện Tuần Giáo).

Các bị can bị khởi tố về các tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, tàng trữ trái phép chất ma túy và không tố giác tội phạm.

Theo Công an tỉnh Điện Biên, đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan chức năng đánh giá là rất phức tạp, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã câu kết xóa dấu vết, dựng hiện trường giả, tung tin giả đối phó với lực lượng công an.

Nói với báo Zing, Trung Tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, nhận định ngay từ đầu, bà Hiền cũng có thể đã biết nguyên nhân vì sao con gái mất tích ; ai có liên quan đến việc Duyên gặp nạn. Việc khởi tố bà Trần Thị Hiền có thể gợi mở thêm nhiều nghi vấn để điều tra.

"Bị can Vì Văn Toán khai bà Hiền nợ mình một khoản tiền. Sau đó, Toán nhờ Bùi Văn Công tổ chức bắt cóc Cao Mỹ Duyên, giữ lại vài ngày để gây sức ép buộc bà Hiền trả nợ. Toán hứa trả công bằng tiền và ma túy nên nhóm của Công đồng ý. Từ đó, có căn cứ để nghĩ đến khả năng bà Hiền bị bắt có thể có liên quan đến vụ án nữ sinh bị sát hại", ông Hiếu phân tích.

Nhiều độc giả báo Zing cũng bày tỏ sự bất ngờ sau khi bà Trần Thị Hiền bị khởi tố.

"Thật bất ngờ, có thể đây là sự trả thù vì đường dây ma túy còn chuyện giao gà chỉ là phụ", bạn đọc Dorry viết.

Còn bạn đọc Như Hiếu băn khoăn : "Ngay từ đầu tâm lý bà mẹ đã gây khó hiểu. Bà vẫn thường xuyên đăng Facebook sau khi con gái bị sát hại".

Độc giả Linh Googles phán đoán cho rằng, từ việc bà Hiền bị bắt vì ma túy thì nữ sinh bị bắt cóc để đòi nợ không phải là không có cơ sở : "Khả năng bà Hiền biết con gái bị nhóm Vì Văn Toán bắt cóc nhưng không khai báo vì nghĩ rằng nhóm này không dám làm gì con gái bà ta".

Bạn đọc Le Vinh nhận định : "Không loại trừ khả năng cô gái bị sát hại có thể vì mục đích trả thù hoặc tranh giành trong việc buôn bán ma túy". (Tr.N)

*****************

Một bị can ở Cần Thơ nhập viện vì ‘tự té vào cửa buồng giam’ (Người Việt, 25/05/2019)

Sáng 25/5/2019, Công an quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ) tổ chức họp báo để thanh minh về việc anh Võ Minh Thuận (21 tuổi, ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) đang bị tạm giam tại Trại Tạm Giữ Công an quận Cái Răng về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy" thì phải cấp cứu tại bệnh viện.

te0

Công an quận Cái Răng cho rằng "bị can Võ Minh Thuận bất tỉnh do té va đập vào cửa buồng giam, không có ai đánh đập hay tác động vào thân thể như thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội". (Hình : Zing)

Theo báo Zing, hai ngày nay, trên trang Facebook Mẩn Tiên đăng đoạn viết "tố" công an với nội dung : "Công an quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ tạm giam em trai tôi tên Võ Minh Thuận tội ‘Tàng trữ trái phép chất ma túy’ từ tháng 12/2018 cho đến nay vẫn chưa kết án. Trong quá trình điều tra như thế nào mà đến hôm nay em tôi nhập viện trong tình trạng chỉ còn 20% sống. Người nhà hỏi thì bác sĩ và công an chỉ nói bị phổi. Phổi như thế nào mà mặt mày tay chân bầm tím, miệng vẫn còn máu me, chỉ đợi chờ chết… Mong thẩm quyền tối cao sớm vào cuộc cứu sống em tôi… Làm ơn vào cuộc sớm lấy lại công bằng cho em tôi…".

Trong khi đó, theo giải thích của Công an quận Cái Răng, khoảng 7 giờ 30 phút tối 21/5, hai bị can Nguyễn Minh Đạt Em và Nguyễn Minh Hùng (đang bị tạm giam chung buồng với anh Thuận) phát hiện anh Thuận bị "mệt, khó thở, có biểu hiện nôn ói" nên báo với cán bộ trại.

te4

Anh Võ Minh Thuận lúc bị bắt. (Hình : Thanh Niên)

"Sau đó, cán bộ y tế cấp phát thuốc, Thuận uống thuốc và sinh hoạt bình thường. Đến 12 giờ 45 phút khuya ngày 22/5, Thuận tiếp tục báo bệnh, trong lúc đứng dậy đi đến cửa buồng giam thì Thuận té ngã xuống, phần trán đập vào cửa buồng. Cán bộ trực trại đưa Thuận ra bên ngoài kiểm tra tình trạng bệnh ban đầu, xem xét các dấu vết trên người Thuận", theo báo Thanh Niên.

"Cán bộ trại tạm giam báo lãnh đạo đưa Thuận đến Trung tâm Y tế quận Cái Răng để khám bệnh với triệu chứng ban đầu là mệt, khó thở, vã mồ hôi. Đến khoảng 4 giờ 30 chiều cùng ngày, Thuận được chuyển đến Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ điều trị. Theo kết quả xác nhận tạm thời về tình trạng bệnh nhân Thuận : ‘ngưng tim, ngừng thở trước khi nhập viện, suy hô hấp, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp,’" vẫn theo báo Thanh Niên.

te3

Trang Facebook của người dùng tên Mẩn Tiên đăng tải nội dung "tố" Công an quận Cái Răng. (Hình : Thanh Niên)

Báo Thanh Niên cho hay, khoảng 1 giờ trưa 24/5, gia đình anh Thuận có đến Công an quận Cái Răng để hỏi rõ tình tiết và nguyên nhân vì sao anh Thuận nhập viện. Tại đây, đại diện công an quận cũng cho rằng anh Thuận nhập viện "do bệnh lý".

Riêng dấu vết xuất hiện trên vùng trán là do "Thuận tự té va đập vào cửa buồng giam".

Thế nhưng, tại cuộc họp báo còn có sự xuất hiện của bà C., dì ruột và là người nuôi anh Thuận từ nhỏ, cho biết trước khi bị bắt cháu mình hoàn toàn khỏe mạnh.

Công an cho biết sẽ "xác minh làm rõ nội dung người dùng Facebook tên Mẩn Tiên đăng tải trên mạng xã hội về bị can Thuận để xử lý theo quy định". (Tr.N)

Published in Việt Nam

Cả một thời gian dài-những năm tháng trong chiến tranh ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cả nước trong thời kỳ bao cấp, người Việt đa số là nghèo khổ, đói ăn thiếu mặc. Đến khi mở cửa về kinh tế, chỉ vài thập niên sau đời sống của đại đa số người Việt đỡ hơn hẳn, tầng lớp trung lưu xuất hiện và cả số người giàu, thậm chí rất giàu cũng xuất hiện.

giau1

Tiền, nhiều tiền - Ảnh minh họa: Tiền Việt Nam - AFP

Người giàu ở Việt Nam họ là ai?

Trong các quốc gia có một nền kinh tế phát triển ổn định, minh bạch đi kèm với một thể chế chính trị dân chủ, pháp trị, tam quyền phân lập, người giàu thường là những người thật sự có tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm, bản lĩnh, vì họ phải nỗ lực vươn lên, cạnh tranh một cách sòng phẳng với những người khác. Họ không chỉ làm giàu trong những lĩnh vực chỉ nhằm kiếm tiền như kinh doanh sòng bạc, nhà hàng, siêu thị, bất động sản… Họ còn đầu tư vào những lĩnh vực khó thu lời nhưng giúp ích cho con người như y tế, giáo dục, sinh học…, hoặc mới mẻ, như công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại… nhằm tạo ra những sản phẩm mới, góp phần thay đổi cuộc sống của con người và đưa xã hội tiến lên. Ví dụ như Microsoft, Facebook, Apple, Google…

Người ta thường nói, một người giàu trong một xã hội dân chủ, văn minh, pháp trị sẽ giúp cho hàng ngàn, hàng vạn người khác có công ăn việc làm và giúp cho cả quốc gia, thậm chí cả thế giới.

Còn ở Việt Nam ? Trong một môi trường kinh doanh nhập nhèm sáng tối, với một thể chế chính trị độc tài là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng, nạn làm ăn theo kiểu con ông cháu cha, vây cánh bè phái… không lạ khi phần lớn người giàu ở Việt Nam là đám quan chức, tư bản "đỏ" có những mối quan hệ tốt với bộ máy cầm quyền và con cháu họ. Chỉ một số ít thực sự là do nỗ lực tự thân và tài năng.

Họ làm giàu bằng cách nào ? Quan chức làm giàu từ chính cái vị trí, cái ghế của mình. Một cái gật đầu, một chữ ký thông qua một dự án, chính sách nào đó đổi lại là bao nhiêu tiền, vàng. Làm giàu bằng kinh doanh-nhiều nhất là đất đai, bất động sản, kế đến là đầu tư vào những lĩnh vực dễ ăn như nhà hàng, khách sạn, siêu thị... Cũng có những người đầu tư vào ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, hay mở nhà máy này nọ. Nhưng số người đầu tư vào những lĩnh vực khó thu lợi hơn như y tế, giáo dục, hay những lĩnh vực tiên phong rất hiếm. Không chỉ vì khả năng sinh lợi mà còn vì những yêu cầu về kiến thức, đầu óc, tài năng.

Như trên vừa nói, một người giàu ở nước ngoài thì mở ra công ăn việc làm cho bao nhiêu người, còn ở Việt Nam, một người giàu lên nhờ kinh doanh đất đai, bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng… là kéo theo bao nhiêu người bị mất đất, mất nhà, người chặt cây khai thác gỗ thì khiến cho rừng bị mất, nạn lũ lụt thêm hoành hành… Chưa kể, nhiều người làm ăn nhưng không chú ý đến đạo đức kinh doanh, ví dụ như không quan tâm đến môi trường, ngược lại còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên, hoặc không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng v.v… ; hoặc cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng đồng tiền tìm cách bóp chết những "đối thủ" khác như vụ tập đoàn Masan từng dùng tiền mua truyền thông "bẩn" giết chết ngành sản xuất nước tương truyền thống của Việt Nam, sau đó lại 2 lần toan giết chết ngành làm nước mắm truyền thống, may mà dư luận lên tiếng nên nước mắm truyền thống vẫn còn sống sót !

Không phải người Việt không có tài năng, cũng không phải người Việt không có khát vọng tạo ra những sản phẩm uy tín và giữ được đạo đức trong kinh doanh. Nào phải đâu xa, trước đây nền kinh tế miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã từng có rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt được người tiêu dùng tin cậy, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước như xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos, nước ngọt xá xị Con Cọp, dầu cù là Mac Phsu, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột Bích Chi, xe hơi La Dalat…

Thành công đó sở dĩ có được là do các nhà sản xuất tư nhân thời đó đã đặt tiêu chí chất lượng, uy tín sản phẩm lên trên hết, cộng với lòng tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Thời bây giờ, tìm được những người kinh doanh biết nghĩ xa và giữ được những tiêu chí trên rất hiếm.

Người giàu ở Việt Nam dùng tiền để làm gì ?

Ở một số quốc gia tự do, dân chủ, văn minh, phát triển, khi con người giàu lên họ thường nghĩ cách đền đáp, trả nợ lại cho xã hội vì nhớ lại thuở ban đầu mình đã đi lên từ những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên, người nghèo của chính quyền, hoặc từ sự hào phóng của những người tốt khác. Nên nhiều tỷ phú thay vì để lại toàn bộ gia tài cho con, đã để dành rất nhiều tiền cho những hoạt động từ thiện, hoặc đầu tư vào giáo dục, y tế… Ví dụ vợ chồng Bill Gates ông chủ Microsolf, Steve Jobs, ông chủ của iphone Apple và vô số người khác.

giau2

Còn ở Việt Nam, khi giàu lên, họ thường lo cho bản thân, gia đình, con cái mà ít khi nghĩ đến việc trả nợ lại cho xã hội và đầu tư cho các thế hệ tương lai. Âu đó cũng là hệ quả từ cái hệ thống chính trị xã hội khiến con người phải chăm chăm lo cho mình, vì có ai lo cho mình đâu, nhà nước có chính sách gì hỗ trợ, giúp đỡ người dân đâu. Ai cũng giành giựt, thủ thân cho mình, vậy tại sao họ phải nghĩ cho người khác?

Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều bất công, phi lý, quá nhiều rủi ro, bấp bênh, thiên tai thì ít mà nhân họa thì nhiều, nhưng con người lại không thể tin cậy vào luật pháp, chính quyền, cũng không biết bấu víu vào đâu ngoài những thế lực siêu hình, điều đó lý giải tại sao người Việt Nam ngày càng trở nên mê tín dị đoan, siêng đi chùa, đền cúng bái. Không chỉ người nghèo đi chùa để cầu mong may mắn, thoát khỏi cảnh nghèo. Người giàu, có chức vị cao lại càng bất an.

Nên một trong những điều mà rất nhiều người giàu ở Việt Nam chăm làm đó là đi chùa cúng bái, cúng dường. Không phải vô cớ mà chùa chiền ở Việt Nam ngày càng giàu, ngày càng hoành tráng, nhiều sư thầy sống sung túc, no đủ chẳng có chút gì phù hợp với cuộc sống giản dị, đạm bạc của bậc tu hành. Tiền do Phật tử, người đi chùa cúng dường chứ ở đâu ra. Rồi nhiều ngôi chùa lại tìm đủ cách trục lợi từ sự mê tín dị đoạn của người đi chùa, với những hoạt động chẳng khác nào "buôn thần bán Phật", mà vụ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội hay mức độ lớn hơn, là vụ "thỉnh vong", cúng "oan gia trái chủ" ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh chỉ là những "trường hợp bị lộ" mà thôi.

Rồi thì đầu tư cho con cái đi học ở nước ngoài, vì không tin tưởng vào hệ thống giáo dục trong nước, hay như người ta thường nói đùa, đi "tỵ nạn giáo dục". Con cháu các quan chức cộng sản bây giờ đều đi học ở các nước tư bản có nền giáo dục tiên tiến. Ví dụ như ở Mỹ, số lượng du học sinh Việt Nam đứng trong top 15 quốc gia có số lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất năm 2016-2017, 2017-2018 (theo Ceoworld Magazine : "Top 15 Countries Of Origin For International Students In The United States In 2016-17", theo trang Statista "Number of international students studying in the United States in 2017/18, by country of origin"). Tin từ trang web của U.S. Embassy&Consulate in Vietnam, số lượng du học sinh tại Việt Nam liên tục tăng trong 17 năm "Vietnamese Students in the United States Increase for 17th Straight Year"...

giau3

Rồi thì tìm đường ra đi cho chính mình và gia đình theo nhiều cách, với những người giàu thì phổ biến nhất là bỏ tiền đầu tư kinh doanh ở một quốc gia phát triển nào đó nhằm kiếm cái thẻ xanh. Ngay từ trong đám quan chức cộng sản từ trên xuống dưới, không hiếm người có sẵn nhà cửa, cơ ngơi hoặc ngay cả quốc tịch của nước khác, chỉ chờ lúc "hạ cánh an toàn" là…lên đường, hưởng tuổi già ở một quốc gia đáng sống nào đó.

Cho nên số người giàu tăng lên mà đất nước vẫn nghèo, thậm chí nạn chảy máu lao động, chảy máu chất xám, tài năng ngày càng nhiều hơn.

Không ai trách người dân tìm một môi trường sống tốt hơn cho mình và con cái, nhưng điều chua chát là chính các quan chức cộng sản, những người đang ra sức giữ cho cái chế độ thối nát do cha ông họ tạo ra này tồn tại càng lâu càng tốt, để tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ nhân dân và vơ vét tài sản của đất nước, song chính họ cũng lại tìm cách chuồn, để lại sau lưng một đống Rác về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và một đống Nợ cho các thế hệ tương lai.

Cứ nhìn vào tầng lớp người giàu hoặc vừa giàu vừa có quyền lực trong một xã hội, họ là ai, họ làm giàu bằng con đường nào, cách họ sử dụng đồng tiền ra sao, người ta có thể thấy được đất nước đó liệu có thể trở thành một cường quốc giàu mạnh hay không.

Song Chi

Nguồn : RFA, 01/04/2019

Published in Diễn đàn

Từ ngày internet trở nên phổ biến, báo chí, truyền thông online phát triển mạnh tới mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội. Nhiều forum, diễn đàn, trang mạng, hội, nhóm... được thành lập, tin tức được cập nhật nhanh chóng, rộng rãi, đồng thời phát triển văn hóa tranh luận vốn dĩ thiếu thốn trong cộng đồng người Việt, trong nước cũng như hải ngoại.

vanhoa0

Tổng thống Donald Trump vẫy lá cờ Việt Nam trong khi Thủ tướng Phúc vẫy lá cờ Mỹ tại một buổi đón tiếp nguyên thủ Mỹ ở Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội hôm 27/2.

Với những tờ báo, diễn đàn, hội, nhóm... kín chỉ cho đọc, không cho đóng góp ý kiến phê bình, tranh luận thì không có vấn đề gì phải bàn. Tuy nhiên, sự tranh luận ở những tờ bào, diễn đàn - như Tiếng Dân, Đàn Chim Việt infos, báo Người Việt, Dân Làm Báo... - cho đóng góp ý kiến nẩy sinh ra một vấn đề gây nhức nhối, khó chịu cho ban biên tập, đồng thời cho thấy nhận thức, hiểu biết thế nào là tranh luận của người Việt rất yếu kém.

Đó là sự phê bình, chỉ trích, vu khống, nhục mạ, chửi bới... của một số độc giả với lời lẽ rất bất lịch sự, vô văn hóa, thiếu giáo dục. Họ không những chỉ tấn công ban biên tập, tác giả, dịch giả bài viết mà ngay cả người khác chính kiến cũng bị họ ném đá tối tăm mặt mũi.

Điều đầu tiên mà người đóng góp ý kiến thường quên đi rằng các tờ báo, diễn đàn online bằng Việt ngữ thường là báo chùa theo nghĩa bóng - ai cũng có thể đọc được, không phải trả tiền, đọc bất cứ lúc nào (trừ khi tờ báo bị hacker phá hoại), thích thì đọc, không thích thì đi ra, không có bổn phận, trách nhiệm gì với tờ báo, diễn đàn.

Thế thì độc giả lấy tư cách gì để phỉ báng, bôi nhọ, vu khống ban biên tập và cộng tác viên hay người khác chính kiến ?

Suy đoán nhân thân, lý lịch, tuổi đời, giới tính, nhận thức chính trị, hiểu biết, kiến thức... của tác giả, dịch giả bài viết hoặc ném đá, nhục mạ, phỉ báng, vu khống ban biên tập thay vì phân tích, lý luận, chứng minh những sai lầm trong bài viết của tác giả, dịch giả bằng lý luận, dữ kiện, con số, link dẫn... là thói quen của nhiều người trong các diễn đàn, báo chí Việt Nam online.

Thử điểm qua vài ý kiến trên các tờ báo như Tiếng Dân, Đàn Chim Việt, Người Việt…

"QX10/03/2019 at 10:12 am

Dịch dzật Mai V Phạm a.k. Thạch Đạt Lang không lo làm ăn, tối ngày đi nghe bọn báo lá cải nói nhảm. Vừa rồi Melania kiện một tờ lá cải của Anh trắng mắt, coi chừng nay mai gia đình lão Trump kiện đám lá cải kia cho trắng mắt luôn. Nhưng mà kệ bọn báo kia đi, gia đình Trump mà kiên Báo Tiếng Dân với cộng tác dziên Thạch Đạt Lang thì có mà chết. Không tiền trả thì dzô tù ngồi. Dzô tù rồi thì có faux trong lý lịch. Có faux trong lý lịch thì bị trục xuất. Hai dà, đừng tưởng xứ Mỹ muốn a tòng mạt sát thoải mái nha, coi chừng lãnh đủ đó. Qx (1)

Bài viết này, dịch giả Mai V. Phạm bị độc giả QX gọi là Dịch Dzật, đổi giới tính thành Thạch Đạt Lang, lại còn hăm dọa cảnh cáo coi chừng bị Trump kiện ra tòa, bị trục xuất về Việt Nam. Không biết độc giả QX này sống ở đâu mà trình độ nhận thức không khác gì Donald Trump ?

Phê bình một tác phẩm, bản dịch từ một ngôn ngữ khác, người đọc chỉ có thể kết luận là tác phẩm, bản dịch hay hoặc dở, không chính xác, không diễn tả chân thật, hết ý người viết..., không ai chỉ trích nhân thân, giới tính hoặc lên án người dịch.

Báo Đàn Chim Việt*infos ngày 25/02/2019 đăng bài của tiến sĩ Âu Dương Thệ tựa đề : " Đầu năm Kỷ Hợi, Việt Nam và thế giới đang chứng kiến : Heo tìm heo, ngưu tìm ngưu !" - có bình luận sau đây :

Nguồn : Đỗ Thị Phương 28/02/2019 at 2:55 am

Đỗ Thị Phương • 2 days ago

Nếu đảo chánh TT Trump, thành công bọn Dân Chủ đã làm rồi, nếu thành công thì bọn dân chủ vui mừng đại thắng, nhưng đừng quên rằng mừng nhiều hơn vẫn là Tập Cặn Bình, và bọn CSVN mừng ké. Nói rằng TT Trump không làm được gì qua 2 năm, chỉ toàn khoác lác, chỉ toàn tệ hại. Đúng là người đui, điếc, một tầm nhìn cao "không quá ngọn cỏ"

Đỗ Thị Phương28/02/2019 at 2:58 am  :

Một tựa đề vô giáo dục, mất dạy.

Cũng trên Đàn Chim Việt, ca sĩ Mai Khôi, trong bài Tại Sao Mai Khôi (lại) Phản Đối Trump bị ném đá tới tấp với những bình luận sau đây :

Charlie 05/03/2019 at 10:49 pm

Vòng một của Mai Khôi hơi bị mẩy đấy, nếu Mai Khôi cứ lột trần ra để biểu đạt quan điểm chính trị chính em thì mọi người chả ném đá em làm gì. Còn ông Trump biết đâu ổng lại chẳng mời em qua Mỹ thăm và VC có cơ hội ăn theo.

kimkiến 28/02/2019 at 6:57 pm

Hết chuyện rồi nen DCV lại dở chuyện củ đưa con ĐƯỢI mai khôi lên tô c** bôi nước đ** cho NÓ. Thối hoẳng cả diển đàn. Chim dù là CHIM Việt cũng chào THUA ?.Câu hoi của 01 phản hồi viên là "so sanh vói nhưng bạn trẻ đấu tranh khác,chưa ra quân đã bị tóm gọn mà sao con MK lại dược đối xử khác.Hay no lấy Tây ? Hay Nó có nhiều "địa" ? Hay Nó, mặc dầu có chông TÂY,vẫn "xã giao rộng rải,thông thoáng" vói mọi cấp ?

Hay đây là hình thức chống Mỹ kiểu mới ? (2)

Bài viết của Mai Khôi nhận được nhiều những lời thô tục, vô văn hóa khác, độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể vào nguồn và link ở trên để đọc.

Một bài của tác giả Cổ Lũy tựa Tổng thống Donald Trump hụt vốn chính trị trên báo Người Việt có bình luận của Minh Khánh chụp mũ tờ báo là tay sai của đảng Dân chủ Mỹ :

Đây là cách tuyên truyền dối trá của đám truyền thông thổ tả. Nào là ông Trump khùng điên, nào là ông Trump nói năng bậy bạ, nào là ông Trump kỳ thị chủng tộc v.v... làm truyền thông theo cách nầy bị ông Trump gọi là "Fake News", nhứt là đài CNN một thời đứng đầu ngành truyền thông ở Mỹ, hiện tại nhiều người Mỹ không còn xem nữa, số khán giả của đài nầy sụt giảm thảm hại. Cách đưa tin sai sự thật vì lý do đảng phái đã bị chính khán giả của họ tẩy chay !

Những trích dẫn trên chỉ là một số rất ít, tiêu biểu văn hóa tranh luận của một số người Việt ồn ào nhất, to tiếng nhất, thường xuyên có mặt, góp ý trên báo mạng, diễn đàn online. Không ít những người trong họ là trí thức có học, có bằng cấp, kiến thức sâu rộng, hiểu biết uyên bác hoặc từng ở tù cộng sản vì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Đặc biệt là đối với phụ nữ, một số các tác giả, dịch giả như Mai V. Phạm, Lam Kiều Lam, Mai Khôi... khi bài viết có quan điểm chính trị khác biệt hoặc động chạm đến thần tượng của một số người như Donald Trump, lập tức sẽ bị ném đá, vu khống, nhục mạ không tiếc lời.

Nhựng ngôn từ thô tục, vô văn hóa thuộc loại đầu đường, xó chợ, những phỉ báng cá nhân thấp hèn, những chụp mũ đê tiện được những độc giả trên sử dụng để tấn công các tác giả này, đánh phá quyền tự do ngôn luận mà họ đang kêu gào, tranh đấu, đòi hỏi chế độ cộng sản Việt Nam phải thực thi.

Tại sao vậy ? Phải chăng chỉ có đàn ông Việt Nam mới có thẩm quyền tranh luận, nêu ý kiến, viết bài…về chính trị ? Nếu đúng như thế thì đàn ông Việt Nam như họ quả thật mang tâm lý bệnh hoạn cần được chữa trị.

Trong một đất nước tự do, dân chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được luật pháp bảo vệ nhưng khi lên tiếng thực thi quyền hạn của mình người ta cần phân biệt nhân vật cộng đồng (public figure) và cá nhân độc lập (privat person).

Chỉ trích, phê bình, lên án một nhân vật cộng đồng khác với bôi nhọ, vu khống, nhục mạ cá nhân. Sự chỉ trích, phê bình, chế diễu một nhân vật cộng đồng như Donald Trump không có giới hạn, hoàn toàn khác với sỉ nhục, bôi nhọ Mai Khôi, Mai V. Phạm, Lam Kiều Lam... là những cá nhân độc lập, có thể bị kiện tụng, đưa ra tòa xử phạt hành chính…

Núp sau màn hình, ẩn danh, không dám sử dụng tên thật để được tự do nhục mạ, vu khống, chụp mũ, bôi nhọ người khác có phải là phương thức tranh luận chính thống của những người thật sự muốn đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho đất nước, dân tộc Việt Nam ?

Độc giả có thể vào link dưới đây để coi Lễ Hội Xe Hoa Karneval 2019 ở Đức và những hình ảnh chế diễu Donald Trump (4).

Thạch Đạt Lang

(10/03/2019)

(1) https://baotiengdan.com/2019/03/10/chu-tiem-mat-xa-ban-ve-tiep-can-trump-cho-cac-doanh-nhan-trung-quoc/

(2) http://www.danchimviet.info/vi-sao-mai-khoi-lai-phan-doi-trump/02/2019/13986/

(3) https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/tong-thong-trump-hut-von-chinh-tri/

(4) https://de.images.search.yahoo.com/yhs/search ;_ylt=AwrIRlHeD4VcPzcAyQBfCwx. ;_ylu=X3oDMTByZmVxM3N0BGNvbG8DaXIyBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNzYw?p=trump+and+karneval+2019&fr=yhs-adk-adk_sbyhp&hspart=adk&hsimp=yhs-adk_sbyhp

Published in Diễn đàn

Số doanh nghiệp ở Việt Nam ‘chết’ nhiều hơn số mới thành lập (Người Việt, 02/03/2019)

Lần đầu tiên số doanh nghiệp ở Việt Nam giải thể và "chết lâm sàng" vượt số thành lập mới, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.

doanhnghiep1

Hàng chục ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam giải thể do bị "làm phiền". (Hình : Thanh Niên)

Báo Thanh Niên ngày 1 tháng Ba, 2019, dẫn phúc trình từ Tổng cục Thống kê cho hay, trong hai tháng đầu năm 2019, ở Việt Nam có 13.692 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể ; 3.156 doanh nghiệp đã giải thể, 13.519 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng gần 21% so cùng kỳ năm 2018) trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 15.979 doanh nghiệp.

Như vậy, số doanh nghiệp đã chết và đang "chết lâm sàng" nhiều hơn số doanh nghiệp được thành lập mới là 869 doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung hầu hết ở các lĩnh vực : bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe hơi, xe gắn máy, công nghiệp chế biến, xây dựng.

Đây cũng là lần đầu tiên thống kê cho thấy, số doanh nghiệp của Việt Nam giải thể và chờ giải thể lại cao hơn số thành lập mới với khoảng cách khá lớn.

Về lĩnh vực hoạt động, trong hai tháng qua, số doanh nghiệp mới thành lập tại một số lĩnh vực đầu tư kinh doanh đều có tỷ lệ giảm sút so cùng kỳ. Trong đó, có 6.000 doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe hơi, xe gắn máy (giảm 7,3%) ; 2.100 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 9,4%) ; 2.000 doanh nghiệp xây dựng (giảm 17,2%)…

Tin cho biết, trong năm 2018, Việt Nam có 131.275 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn ghi danh lên đến 1.478 tỷ đồng (63,7 triệu USD), là năm thứ tư liên tiếp có lượng doanh nghiệp thành lập mới và vốn ghi danh "đạt kỷ lục". Thế nhưng về hiệu quả kinh doanh ra sao thì chưa thấy cơ quan hữu trách thống kê.

Nói về nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, bày tỏ với báo Thanh Niên, bạn đọc Đoàn Công Nam cho rằng : "Việc giải thể doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân người dân chúng tôi nêu ra đây mong cơ quan nhà2019) nước nên suy ngẫm : Quá nhiều cơ quan kiểm tra doanh nghiệp (thuế, tài nguyên môi trường, cảnh sát môi trường, lao động …) mà cơ quan nào cũng nêu điều nọ, nghị định kia để nhằm phạt là tiền doanh nghiệp. Tôi có ông bạn làm doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng than phiền : ‘Họ không xem doanh nghiệp là bạn để giúp đỡ, hướng dẫn mà xem doanh nghiệp như tội phạm, vòi vĩnh’".

Trong khi đó, bạn Việt chỉ nói ngắn gọn : "Môi trường kinh doanh ô nhiễm, nên số doanh nghiệp ‘chết và chết lâm sàng’ nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới là điều tất nhiên". (Tr.N)

**********************

Hàng triệu công nhân dệt may Việt Nam sống lây lất (Người Việt, 02/03/2019)

Tại Việt Nam hiện nay có tới 99% công nhân dệt, may không được trả lương đủ sống, theo phúc trình được Oxfam và Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn công bố tại buổi tọa đàm "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy" diễn ra hồi 26 tháng Hai, 2019, tại trụ sở của Oxfam Việt Nam.

doanhnghiep2

Hàng triệu công nhân may Việt Nam làm việc hết sức nhưng vẫn đói khổ. (Hình : Người Lao Động )

Oxfam là liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia để tìm giải pháp lâu dài nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói và bất công trên thế giới.

Báo Người Lao Động ngày 1 tháng Ba cho biết, phúc trình của Oxfam là kết quả khảo sát doanh nghiệp may có quy mô trên 200 công nhân, với 70- 80% số người lao động trực tiếp, trong đó 85-90% là nữ, ở nhiều khu vực.

Các doanh nghiệp trên cung ứng hàng cho các thương hiệu nổi tiếng như : K.hey, Target, GU, Uni Clo, Carrefour, SFG, Forevernew, Cotton On, Peacocks, Tesco, DP Garments, Gap, Splat, Camel, BVH, New Look, Primax, Morrison, Jorge, CK, Zara, Posco, Arcadia, Dunnes, Mango, Jamax…

Phúc trình nêu rõ : "Tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương Châu Á là 8,.9 triệu đồng/tháng (384 USD) và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu là 5,2 triệu đồng/tháng (225 USD). Ước tính lương cơ bản trung bình của 2,5 triệu lao động trong 60.000 doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam chỉ 3,7 triệu đồng/tháng (160 USD)".

Chị Thu Hà (35 tuổi, ở Hải Dương), làm công nhân may 18 năm cho biết, công việc vất vả nhưng tiền lương nhận được thậm chí không đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, chứ nói gì đến việc chăm lo cho hai đứa con có cuộc sống tốt đẹp. Do vậy, chị Hà muốn nghỉ việc đi "xuất khẩu lao động" ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, giám đốc sản xuất của công ty nơi chị làm việc từ chối ký vào đơn xin nghỉ việc, yêu cầu chị sang gặp phòng nhân sự. Tại đây, chị Hà và nhiều đồng nghiệp khác bị từ chối đơn. Nếu tự ý thôi việc sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm của mình.

Câu chuyện của chị Hà cho thấy, một thực tế là công ty rất muốn giữ công nhân nhưng họ không giữ bằng động lực "tiền lương" mà bằng biện pháp hành chính.

Cũng theo phúc trình của Oxfam, 69% công nhân dệt may cho biết, họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình ; 28% công nhân nói rằng "tiền lương không đủ để bảo đảm chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, thường 50% phải vay tiền để mua thức ăn ; 53% không đủ khả năng điều trị khi ốm đau và có tới 94% công nhân không dám nghỉ ốm khi cần".

"Cuộc khảo sát cho thấy rất nhiều công nhân may có mức lương chưa đủ sống. Họ phải chi tiêu ở mức dè xẻn và hiếm khi chi tiền vào những khoản chưa thực sự cần thiết. Các chi tiêu cho giải trí, hoạt động xã hội và thậm chí về quê thăm gia đình và bạn bè, ít công nhân có thể dám chi trong tiền lương hàng tháng của họ. Có công nhân nhận mức lương sản phẩm đạt 10-12 triệu đồng/tháng (431-517 USD), nhưng họ thường làm việc hết sức. Mong đợi của công nhân may hiện nay là lương đủ sống trong điều kiện làm việc bình thường, trong giờ làm việc tiêu chuẩn và cường độ làm việc phù hợp", phúc trình nhận định.

Chưa hết, có tới 65% công nhân may tại Việt Nam thường xuyên phải làm thêm giờ và 37% công nhân cho biết họ thường xuyên phải vay mượn bạn bè, người thân hoặc hàng xóm để bù đắp chi tiêu.

Đặc biệt, phúc trình cũng cho thấy không chỉ thiếu thốn về vật chất, tiền lương không đủ sống còn đem tới những hệ lụy về tâm lý, sức khỏe của người lao động và doanh nghiệp cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Chị Nguyễn Thanh Phụng (37 tuổi, công nhân may ở Sài Gòn) hiện đang mắc bệnh tim mãn tính và huyết áp cao, sức khỏe rất kém nhưng vẫn thường xuyên phải làm thêm giờ chỉ để đạt đủ định mức và được hưởng mức lương tối thiểu.

Hay chị Lê Thị Hậu (27 tuổi, công nhân may ở Long An), hàng ngày vẫn tiếp tục cuộc sống tằn tiện, cần mẫn làm việc với cái bụng rỗng để tích góp từng đồng, vẫn đang chờ đợi những thay đổi tích cực và cụ thể hơn cùng với mong mỏi một mức lương đủ sống, một tương lai khá hơn cho bản thân và gia đình.

"Lương không đủ sống" là một bóng đen đang phủ lên, kìm hãm sự phát triển của ngành may xuất cảng của Việt Nam và kéo dài chuỗi ngày sống khó khăn của những công nhân, dù họ ngày ngày cần mẫn tới xưởng, thậm chí chấp nhận làm thêm giờ hay sống xa gia đình.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, phó giám đốc tổ chức Oxfam tại Việt Nam khẳng định : "Tình trạng tiền lương thấp trong chuỗi cung ứng ngành may ở Việt Nam đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Mức lương không đủ sống khiến người lao động bị bần cùng hóa, không được hưởng những nhu cầu sống tối thiểu, buộc họ phải làm thêm giờ dẫn đến những tổn hại về sức khỏe và thậm chí rơi vào nợ nần". (Tr.N)

Published in Việt Nam
vendredi, 01 mars 2019 00:24

Người Việt và bệnh hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng (Paranoia Illness) là một chứng bệnh thuộc dạng tâm thần. Bệnh hoang tưởng phát sinh do một quá trình suy nghĩ, lo lắng hoặc sợ hãi quá nhiều, bệnh cũng có thể gây ra do bẩm sinh hoặc ảnh hưởng xã hội tác động quá mạnh mẽ khiến cho người bệnh mất hết khả năng nhân định, suy nghĩ để biết đâu là sự thật.

hoantuong0

Người mắc bệnh hoang tưởng sẽ không bao giờ chấp nhận sự thật.

Cho dù những bằng chứng, dữ kiện, data, facts… chứng minh trái ngược những điều bệnh nhân quả quyết, người mắc bệnh hoang tưởng sẽ không bao giờ chấp nhận sự thật. Họ sẽ tìm đủ mọi cách để biện hộ, lý luận ngược lại những gì xẩy ra trong thực tế.

Một thí dụ đơn giản là hiệp định Paris ký vào năm 1973, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam được 4 thành viên ký là Mỹ - Bắc Việt - Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam - Việt Nam Cộng Hòa đến nay đã gần 46 năm. Hai thành viên ký vào hiệp định này từ ngày 30/04/1975 đến nay không còn tồn tại nữa là Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có một số người Việt Nam, ở hải ngoại cũng như trong nước - không ít trong họ là trí thức, luật sư, bác sĩ, kỹ sư...- tin tưởng rằng hiệp định Paris vẫn còn giá trị, nếu Mỹ và các thế lực quốc tế chịu gây sức ép kinh tế, quân sự mạnh mẽ lên chế độ cộng sản Việt Nam thì chế độ Việt Nam Cộng Hòa sẽ được phục hồi.

Với suy nghĩ của họ, nếu điều này thành công, chế độ Việt Nam Cộng Hòa với lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ tái xuất hiện tại Sài Gòn, một chính quyền độc lập có lãnh thổ, dân chúng, hiến pháp... từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam như trước tháng tư năm 1975 sẽ được thành lập.

Theo nhận định của những người mắc bệnh hoang tưởng, điều này rất khả thi, chẳng qua chưa được Mỹ (cố gắng) thực hiện vì một nguyên nhân nào đó. Nếu chịu khó đi một vòng trên các trang báo online, mạng xã hội như facebook, rất dễ dàng nhận ra không ít những người mắc bệnh hoang tưởng đang cố gắng truyền bá tối đa những nhận định, hi vọng của họ vời đủ mọi hình thức.

Đã có dạo một ông luật sư ở Úc thành lập ủy ban xin tái xét hiệp định Paris, nhờ ông Ngô Thanh Hải ở Canada vận động quốc hội Canada, yêu cầu quốc tế gây áp lực với chế độ cộng sản Việt Nam thi hành lại hiệp định này, để rồi sau đó chìm xuồng nhanh chóng.

Tuy nhiên, niềm hi vọng của những người bị hoang tưởng tăng gấp bội khi ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Với bản chất gian dối, láo lừa, mị dân sẽ tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, các tuyên bố, hành động của ông Trump khiến bệnh hoang tưởng của những người Việt Nam nói trên phát triển mạnh mẽ không còn thuốc chữa.

Họ ca ngợi, tôn sùng, phong thánh cho ông Donald Trump, gọi ông là thiên sứ nhà trời.. bất chấp sự thật, lẽ phải. Họ trở nên mâu thuẫn với chính họ. Khi đến Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un ở Hà Nội, Trump cầm cờ đỏ sao vàng phất phất bên cạnh thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của cộng sản Việt Nam vào ngày 27/02/2019 thì họ reo mừng, vỗ tay trước hành động của Trump, ca ngợi Trump là có đường lối ngoại giao khôn khéo.

Thử tưởng tượng có người Việt Nam nào đó (chơi dại) cầm cờ đỏ sao vàng phất phất đi lang thang vào phố Bolsa hay khu mua sắm Phước Lộc Thọ của người Việt ở Little Sài Gòn thì chuyện gì sẽ xẩy ra ? Nếu may mắn gặp một bác Việt Nam Cộng Hòa hiền lành, bác sẽ gọi cảnh sát đến "làm việc", yêu cầu kẻ chơi dại dẹp ngay là cờ nếu không muốn bị bặt về đồn cảnh sát về tội gây bất ổn trong khu vực, còn không may chắc chắn sẽ bị đánh cho mềm xương.

Xem đoạn phim Donald Trump đứng cùng Nguyễn Xuân Phúc trước đoàn tiếp đón, cầm cờ đỏ sao vàng, tươi cười, hớn hở phất phất trên tay, lòng chợt hoang mang tự hỏi : "Tại sao cùng một hành động, chỉ khác người làm lại nhận được phản ứng khác nhau từ cùng một cộng đồng ?

Nghĩ cũng lạ, dường như những người tổ chức biểu tình, những người tham gia không hề để ý đến mục đích của Trump và Kim là gì khi đồng ý gặp nhau bàn chuyện giải giới vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.

Trở lại vấn đề. Báo Người Việt ở Orange County vừa có bài Tổng thống Trump đến Hà Nội, hải ngoại xuống đường đòi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Nhìn đoàn biểu tình rực rỡ cờ vàng cùng với một số người cầm ảnh bán thân của Trump, người ta thấy rõ sự tương phản của đoàn biểu tình với hình ảnh Trump phất cờ đỏ ở Hà Nội.

Cuộc xuống đường biểu tình của người Việt hải ngoại ở Orange County có 3 đòi hỏi chính :

1. Yêu cầu Tổng thống Donald Trump lên tiếng đòi hỏi nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

2. Kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm vô điều kiện.

3. Lên tiếng mạnh mẽ về những ác tâm của Trung Cộng mưu mô thôn tính đất đai, biển đảo Việt Nam.

Khi đưa ra những yêu cầu này, những ngưởi tổ chức, tham gia dường như chẳng hiểu biết gì về tình hình chính trị, xã hội trong nước, đồng thời hoang tưởng hoặc cuồng tìn, đặt niềm tin vào Donald Trump – một kẻ háo danh cùng cực, thiếu bản lĩnh chính trị nhưng thừa gian dối, lưu manh, côn đồ, tiểu nhân và hoang tưởng không kém (1).

Một người có lý trí, hiểu biết chắc chắn phải nhận ra con người và mục đích của Trump để từ đó có một thái độ chính trị đúng đắn. Đó là không thể đi biểu tình với lá cờ vàng đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam lại ủng hộ, cổ võ, hoan hô một người cầm cờ đỏ phất phất trên tay, cho dù đó là tổng thống của Mỹ.

Theo báo VNEXPRESS, cuộc họp giữa Trump và Kim kết thúc sớm hơn dự định 30 phút, hai bên không có thông báo chung. Cho dù Sarah Huckabee Sanders, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc ca ngợi cuộc họp thành công nhưng ai cũng thấy rõ là hoàn toàn thất bại. Hai phái đoàn không có bữa ăn trưa chung như đã dự tính. Donald Trump sẽ rời khỏi Việt Nam trở về Mỹ sớm hơn kế hoạch vài tiếng đồng hồ (2).

Cuộc họp giữa Trump – Kim đã xong, kết quả đã rõ ràng. Đoàn biểu tình của người Việt hải ngoại ở Orange County cũng đã tan. Mấy điểm yêu sách chắc rồi cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng nhưng căn bệnh hoang tưởng của một số người Việt (hải ngoại lẫn trong nước) chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi mãi theo giòng lịch sử.

Thạch Đạt Lang

(01/03/2019)

(1) https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/tt-trump-den-ha-noi-hai-ngoai-xuong-duong-doi-dan-chu-nhan-quyen-cho-vn/?fbclid=IwAR14epfDpJnWXgl9Jy0_FREPST_DPUUK51Qn6rMMzL5f1htm6HXA5XIQQuo

(2) https://vnexpress.net/hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu/trump-kim-roi-hoi-nghi-som-khong-dat-duoc-thoa-thuan-3887423.html

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Người nghiện ma túy lộng hành ở Sài Gòn (Người Việt, 06/09/2018)

Nhiều "điểm nóng" tiêm chích ma túy ở Sài Gòn vẫn tái diễn cảnh người nghiện tiêm chích ma túy tràn lan tại một số điểm nóng như công viên, bờ kênh, gầm cầu…

nan1

Trên cầu Chà Và, ngày 4 tháng Chín, 2018, một người đàn ông chích ma túy trước sự chứng kiến của nhiều người đi đường. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, hiện nay Sài Gòn có hai "điểm nóng" tiêm chích ma túy là đường Hoàng Sa (quận 1) và Cầu Chà Và (nối quận 5 với quận 8) hiện vẫn còn nhiều người nghiện tiêm chích ma túy khiến người dân không khỏi bất an.

Tại "điểm nóng tiêm chích ma túy" trên đường Hoàng Sa (đoạn gần cầu Hoàng Hoa Thám, phường Tân Định, quận 1), là quận trung tâm của Sài Gòn, nhưng ban ngày cũng như ban đêm, người nghiện vẫn công khai tiêm chích ma túy.

Một thanh niên khoảng 30 tuổi, mặc áo sơ mi xanh, tấp xe vào lề không kịp tháo nón bảo hiểm, chạy ra ghế gần bờ kênh rồi tỉnh bơ chích ma túy, mặc cho có người tập thể dục đi qua. Thỏa cơn "phê", người này quăng luôn ống kim tiêm xuống lòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè rồi chạy xe đi.

Cũng tại khu vực này, hai người nghiện đang chích ma túy trên đường Hoàng Sa (đoạn gần cầu Điện Biên Phủ, quận 1). Người đàn ông mặc áo trắng đội nón lưỡi trai, tay cầm ống kim tiêm xóc lắc một lúc rồi dùng bật lửa hơ nóng ống tiêm cho thuốc nhanh tan. Thấy gió mạnh, "bạn chơi ma túy" ngồi cạnh dùng nón che gió. Một lúc sau, cả hai cùng kéo tay áo giúp nhau phê.

Tương tự, khu vực cầu Chà Và (giáp ranh quận 5 và quận 8), người nghiện cũng tấp vào tiêm chích ma túy giữa thanh thiên bạch nhật.

nan2

Thanh niên này cho biết đã "chơi" ma túy hơn chục năm và không bỏ được. (Hình : Thanh Niên)

Mặc dù tại nơi này, chính quyền địa phương đã treo băng rôn trên, dưới cầu Chà Và với nội dung "Khu vực cấm tụ tập hút chích", kèm theo số điện thoại công an phường, cảnh sát khu vực.

Tuy nhiên, khi phóng viên báo Thanh Niên có mặt tại gầm cầu Chà Và (đường Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) thì chỉ trong một giờ đồng hồ đã ghi nhận có gần chục người nghiện đến đây tiêm chích.

Ngày 9 tháng Tám, 2018, khoảng 12 giờ trưa, ba thanh niên dừng xe máy sát lề rồi đi nhanh đến gần cầu thang bộ cầu Chà Và (quận 8) thản nhiên rút ống tiêm pha thuốc. Khi thấy người dân đến gần, một thanh niên nhanh chóng xoay người che chắn rồi tiếp tục thay nhau tiêm chích. Khoảng 15 phút sau, ba thanh niên mới chịu rời đi.

Sau đó 10 phút, một thanh niên tấp lại tìm góc khuất tại cầu thang bộ cầu Chà Và, lấy trong cặp táp ống kim tiêm, ngồi xuống pha chế, rồi tiêm vào lưng bàn tay.

Ở phía đối diện dưới chân cầu Chà Và (quận 5), một thanh niên khác cũng phóng xe lên lề, rút trong túi ống kim tiêm rồi tỉnh bơ "phê" trước sự chứng kiến của nhiều người đi đường.

Sau đó không lâu, một người đàn ông khoảng 40 tuổi, mặc áo nâu, dáng vẻ gấp gáp, chạy xe vào một góc kín đáo gần một trường tiểu học (đường Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) rồi lấy "đồ nghề" ra "chơi".

nan3

Một con nghiện thản nhiên tiêm chích ma túy dưới chân cầu Chà Và (quận 5) trưa ngày 4 tháng Chín, 2018. (Hình : Thanh Niên)

Ngày 10 tháng Tám, cũng khoảng 12 giờ 30 phút trưa, một thanh niên đi xe tay ga khi đến cầu Chà Và (quận 8) liên tục ngó nghiêng rồi tấp vào lề, chọn một góc gần cầu thang bộ, lấy ống kim tiêm ra pha thuốc, tiêm chích.

Quay lại khu vực này vào trưa 12 tháng Tám, một người đang tiêm chích ma túy cho biết đã có "kinh nghiệm" mười mấy năm trong "nghề".

"Nói chung chơi thì phải chịu thôi ông ơi, tốn kém lắm nhưng có bỏ được đâu. Tui một ngày mà không có nó thì vật vờ lắm". "Thế một ngày ông chơi mấy cữ ?" "Như hôm nay là cữ đầu nè, một ngày chơi nửa đĩa phân ra làm năm cữ. Đâu có tiền mà chơi nhiều, đang động nên mắc lắm".

Trưa 4 tháng Chín, vẫn tại cầu Chà Và, tình trạng người nghiện xuất hiện tại đây rất đông. Lúc 12 giờ 30 phút trưa, một thanh niên mặc áo sơ mi dừng xe máy tại chân cầu Chà Và (quận 5) sau đó rút trong túi ra ống kim tiêm. Thanh niên này nhanh chóng pha thuốc, liên tục xóc lắc ống tiêm rồi chích vào bắp tay phải.

Ở phía đối diện dưới chân cầu Chà Và (quận 8) lúc này cũng xuất hiện nhiều người nghiện đến rồi đi. Một thanh niên với vẻ gấp gáp cho xe dựng sát cầu thang bộ dưới chân cầu Chà Và, vừa bước xuống xe, thanh niên này rút trong túi ra ống tiêm rồi thản nhiên tiêm chích trước sự chứng kiến của nhiều người dân đi qua.

Trên cầu thang bộ lúc này cũng xuất hiện một thanh niên khác đang thản nhiên tiêm chích ma túy. Khi hai người này rời đi, ở lối cầu thang bộ đi lên cầu Chà Và cũng có một người đàn ông mặc áo đỏ khác đang thản nhiên ngồi tiêm chích ngay lối dành cho người đi bộ. (Tr.N)

*******************

Cả trăm học viên cai nghiện ở Đồng Tháp nổi loạn, nhiều người bỏ trốn (Người Việt, 06/09/2018)

Hàng trăm học viên tại trung tâm cai nghiện ở Đồng Tháp gây rối, đập phá và hàng chục học viên đã bỏ trốn.

nan4

Số học viên quậy phá, bỏ trốn đã được đưa trở lại trung tâm. (Hình : Người Lao Động)

Ngày 6 tháng Chín, 2018, Công an tỉnh Đồng Tháp vẫn đang tiếp tục truy tìm nhiều học viên tại Trung Tâm Cai Nghiện đóng tại xã Mỹ Long (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã bỏ trốn.

Theo báo Người Lao Động, khoảng 5 giờ chiều 5 tháng Chín, cả trăm học viên đang cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện này bất ngờ "gây rối trật tự, đập phá cửa phòng, chống đối cán bộ của trung tâm, tràn ra khu vực sân gây náo loạn". Sau đó, hàng chục người đã bỏ trốn ra ngoài.

Công an tỉnh Đồng Tháp đã huy động lực lượng đến hiện trường giữ trật tự, truy bắt và vận động những học viên bỏ trốn quay lại trung tâm.

Đến trưa cùng ngày, có 22 trong số 38 người bỏ trốn đã bị bắt hoặc vận động, đưa quay trở lại trung tâm. Hiện công an đang truy bắt những người còn lại ở bên ngoài, nhằm "ổn định tình hình và làm rõ nguyên nhân".

Trước đó, cũng theo báo Người Lao Động, trưa 11 tháng Tám, hơn 100 người thuộc Công an tỉnh Tiền Giang và Công an huyện Châu Thành phải "phong tỏa tạm thời quốc lộ 1 qua địa bàn huyện này, nổ súng khống chế bắt hàng chục học viên trốn trại tại Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy bắt buộc".

nan5

Nhóm học viên cai nghiện quậy phá, gây náo loạn, trở lại trung tâm. (Hình : Zing)

Trung tâm này nằm ở xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, thuộc Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Tiền Giang.

"Sáng sớm cùng ngày, do cán bộ của trung tâm cai nghiện phát cơm sớm hơn 10 phút cho học viên thì xảy ra mâu thuẫn giữa cán bộ trung tâm và một vài học viên. Sau đó, hàng chục học viên khác manh động đánh luôn cán bộ. Dù được giải thích rõ ràng nhưng số học viên quá khích ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng hơn 100 học viên trốn trại," báo Người Lao Động dẫn nguyên nhân vụ trốn trại.

Việc hàng trăm người nghiện ma túy bỏ trốn khỏi các trại đã có tiền lệ tại các địa phương ở Việt Nam và xảy ra đều đặn mỗi năm. Nguyên do được cho là các trại này hoạt động không khác trại tù dù người nghiện "không có án," thêm vào đó là nạn quản giáo "làm tiền," bạo hành, cưỡng bức lao động diễn ra tại hầu hết các trại.

Chẳng hạn như Trung Tâm Cai Nghiện Đồng Nai, có sức chứa chỉ 800 người, nhưng phải chứa hơn 1,400 học viên, trong đó trên 30% là những người có tiền án, tiền sự. Việc quá sức chứa cùng với cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp là nguyên nhân chính khiến học viên đập phá, đòi trở về.

Hồi tháng Bảy, báo Hà Nội Mới cho biết: "Thực tế chứng minh, bản thân người nghiện ma túy và gia đình họ tự nguyện đi cai nghiện thường đạt hiệu quả tích cực hơn so với hình thức cai nghiện bắt buộc. Vì vậy, trong những năm gần đây, các mô hình cai nghiện tự nguyện được Hà Nội khuyến khích phát triển, nhân rộng".

Ở Việt Nam hiện có khoảng 130 trung tâm cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, truyền thông trong nước cho biết tỷ lệ tái nghiện được ghi nhận đến 90%. (Tr.N)

*****************

Chính quyền cho thuê sông, dân Bến Tre khốn khổ với ô nhiễm (Người Việt, 06/09/2018)

Hơn bảy năm qua, khoảng 60 nhà dân ở cồn Cái Gà, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm và chịu đựng mùi tanh hôi từ các bè cá trên sông Hàm Luông.

nan6

Những bè cá nằm sát mép bờ, nơi người dân đặt miệng ống dẫn nước vào nhà sử dụng. (Hình : Thanh Niên)

Kể với báo Thanh Niên, ông Trần Anh Duy, sống ở cồn Cái Gà, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cho biết trước đây gia đình ông cùng hàng trăm người dân sống bình lặng với cây lành trái ngọt ở cồn Cái Gà. Nhưng hơn bảy năm nay, các bè cá quanh cồn đã gây nhiễm môi trường nước, khiến tất cả người dân trên cồn phải hứng chịu.

"Các chủ bè cá vớt những con cá chết trong bè cùng hàng trăm ký cá chết từ nơi khác chở đến để xay nhuyễn ra trộn với thức ăn rồi rải xuống cho cá ăn. Cá ăn không hết, thức ăn thừa trôi dạt vào bờ khiến nước sông ở đây luôn nổi màng, mùi tanh bốc lên suốt ngày đêm…", ông Duy bất bình nói.

Người dân đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến xã, huyện vì phải dùng nguồn nước này vào việc ăn uống, sinh hoạt trong gia đình mà chưa được chính quyền địa phương giải quyết.

Nói về nguyên nhân, bà Nguyễn Thị Hoài Nguyên, cán bộ nông nghiệp và môi trường xã Long Thới, cho biết diện tích của cồn Cái Gà khoảng 90 hécta. Trong đó, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre đã cho công ty Hùng Vương Miền Tây và công ty Vạn Đức thuê nuôi cá tổng cộng 30.5 hécta, phần còn lại người dân sinh sống. Bên cạnh đó, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông tỉnh Bến Tre cũng cấp giấy phép nuôi cá lồng bè cho bốn nhà với 21 lồng bè, mỗi lồng có diện tích từ 144 đến 288 mét vuông, thả dọc ngay mặt tiền cồn.

Theo bà Nguyên, ủy ban xã đã nhận được thông tin phản ảnh của người dân, có đến kiểm tra và phát hiện nhiều lồng có xay xác cá chết và lập biên bản "nhắc nhở", buộc các nhà lồng cam kết không tái phạm.

"Mùi hôi thối là có thật. Nhưng việc xác định nguồn nước có ô nhiễm hay không và do đâu thì phải do các cơ quan chức năng chuyên môn thực hiện…", bà Nguyên nói thêm.

Thế nhưng, hôm 4 tháng Chín, 2018, nói với báo Thanh Niên, ông Huỳnh Văn Cung, chi cục trưởng Chi Cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre, khẳng định ông chưa từng nghe thông tin nào về việc người dân địa phương phản ảnh tình trạng như trên. "Tôi sẽ cử đoàn công tác xuống địa phương kiểm tra ngay", ông Cung nói.

Trong lúc chờ đợi, người dân nơi đây lại phải tiếp tục chịu đựng không biết cho đến khi nào mới thoát khỏi cảnh chịu đựng mùi tanh hôi từ các bè cá và dòng nước sông luôn nặng mùi. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Tội phạm ở ‘đảo ngọc Phú Quốc’ ngày càng ‘manh động và liều lĩnh’ (Người Việt, 02/09/2018)

Trong năm 2018, huyện đảo Phú Quốc xuất hiện thêm các băng nhóm bảo kê trong tranh chấp đất đai, cho vay nặng lãi, khai thác khoáng sản trái phép…

toipham1

Công an bắt quả tang một vụ khai thác cát trái phép ở bờ biển thuộc xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc. (Hình : Thanh Niên)

Sáng 1 tháng Chín, 2018, báo Thanh Niên trích lời ông Lê Văn Mót, trưởng Công An huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho biết tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm "vẫn còn diễn biến phức tạp".

Ông cho hay, trong năm 2018, tình hình trật tự xã hội ở huyện đã xảy ra 80 vụ, tội phạm ma túy phát hiện 27 vụ, tội phạm kinh tế xảy ra hai vụ. Ngoài ra, công an đã phát hiện một vụ, bắt bốn người tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, thu giữ một súng AR15 và 38 viên đạn.

Trong 80 vụ án ở huyện, "dù số liệu có giảm 28 vụ so với cùng kỳ năm 2017 nhưng phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội manh động và liều lĩnh hơn", báo Thanh Niên cho hay.

toipham2

Rác trên bãi biển Phú Quốc. (Hình : Thanh Niên)

Cũng theo báo Thanh Niên, sáng 31 tháng Tám, ông Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc, cho biết : "Phú Quốc phát triển kéo theo nhiều hệ lụy".

Theo ông Nghiệp, "đảo ngọc Phú Quốc" khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường, khiến người dân Phú Quốc đang phải đối mặt hằng ngày.

Trong năm qua Phú Quốc có trên 33,000 người nhập cư. Con số này gây áp lực rất lớn đối với chính quyền địa phương.

"Điều đáng nói là đến thời điểm này, Phú Quốc vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và rác thải tập trung", báo này cho hay. (Tr.N)

****************

Dân Đà Nẵng 10 năm sống khổ bên dòng kênh đen (Người Việt, 02/09/2018)

Người dân sống dọc bờ kênh Khuê Trung-Đò Xu (tổ 68, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) suốt 10 năm qua phải chịu cảnh ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt.

toipham3

Kênh Khuê Trung-Đò Xu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, kênh hở Khuê Trung-Đò Xu được xây dựng từ năm 2007, chảy qua khu vực giáp phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu) và phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ). Dòng kênh dài 300 mét (từ đường Hồ Nguyên Trừng đến hồ điều tiết Đò Xu), nước đen sì, bốc mùi hôi thối. Hai bên bờ kênh đã được xây bao bằng đá nhưng phía dưới cỏ cây vẫn mọc um tùm, chặn đứng dòng chảy.

Bà Phạm Thị Trọng (57 tuổi, nhà bên bờ kênh) cho biết dòng kênh bốc mùi hôi rất khó chịu suốt cả ngày. Vào mùa nắng nóng, nước kênh cạn, mùi hôi càng nồng nặc. Bà đã mở một quán ăn ngay trước nhà nhưng vì mùi hôi dưới kênh bốc lên, khách đến một lần là không dám trở lại.

"Hơn 10 năm tôi sống ở đây chỉ thấy người ta nạo vét dòng kênh có một lần. Ô nhiễm khiến gia đình tôi không thể buôn bán gì được", bà Trọng than phiền.

Tương tự, ông Nguyễn Tấn Liêm (47 tuổi, tổ 68, phường Hòa Cường Nam) bực tức nói : "Con kênh này bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, nặng nhất là lúc trời mưa rồi nắng trở lại. Lúc mưa to khiến nước tại miệng cống thoát không kịp, mùi hôi thối bốc lên càng kinh khủng hơn, chúng tôi không thể nuốt nổi bữa cơm".

toipham4

Người dân khổ vì 10 năm sống chung với dòng kênh ô nhiễm. (Hình : Thanh Niên)

Theo ông Nguyễn Văn Nhật, tổ trưởng tổ 68, phường Hòa Cường Nam, kênh Khuê Trung-Đò Xu ô nhiễm ảnh hưởng đến hơn 50 nhà dân thuộc tổ 68 và học sinh tại trường trung học Nguyễn Khuyến. "Hiện cơ quan chức năng có đặt hệ thống bơm tại miệng cống để khử mùi hôi, nhưng giải pháp này không hiệu quả. Nước ô nhiễm của kênh là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển, nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết", ông Nhật nói.

Nói với báo Thanh Niên hôm 30 tháng Tám, 2018, ông Mai Mã, giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho biết "công ty đã dùng khoáng hóa xử lý mùi, tại cửa xả kênh Đò Xu đã có hệ thống phun khử mùi tự động định thời".

"Các nhà dân nơi đây đề nghị xây cống hộp để khỏi bốc mùi hôi, đồng thời tận dụng mặt bằng trên cống để làm việc khác. Nếu làm cống hộp kín sẽ kiểm soát được vấn đề mùi hôi, tạo được không gian nơi đây tốt hơn. Nhưng vấn đề này là do Sở Xây Dựng tham mưu rồi trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định", ông Mã cho biết thêm. (Tr.N)

***************

Dân Đồng Tháp dùng xung điện ‘tàn sát’ cá, bất chấp tính mạng (Người Việt, 01/09/2018)

Đầu tháng Tám, 2018, trên một cánh đồng ở xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, một người dân tử vong do bất cẩn khi đánh bắt cá bằng xung điện.

toipham5

Bộ xung điện dùng để đánh bắt cá. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, thay vì dùng ngư cụ bình thường đánh bắt cá thì nhiều người ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, lại dùng xung điện bắt cá, bất chấp cảnh báo nguy hiểm tính mạng.

Báo này cho hay, tại nhiều nơi ở miền Tây còn tồn tại cách đánh bắt dùng xung điện (hay còn gọi là xiệc điện). Chỉ với khoảng 1 triệu đồng (hơn $42), người dân sẽ "trang bị" được một bộ xung điện để đánh bắt cá, gồm bình ắc quy, cục biến thế, dây điện…

Giá cả vừa túi tiền, dễ mua, dễ làm, đánh bắt hiệu quả cao nhất nên phương thức đánh bắt cá này ngày càng nở rộ, bất chấp mạng sống.

Những ngày cuối tháng Tám, 2018, mương Út Gốc (thuộc xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) đã được rút nước. Nước cạn nên cá trong mương dễ thấy hơn, và thế là nhiều người dân đã dùng ngư cụ để đánh bắt. Điều đáng nói là thay vì dùng các ngư cụ thông thường thì không ít trong số đó dùng xung điện để đánh bắt cá theo kiểu tận diệt, tiềm ẩn nguy cơ an toàn tính mạng.

toipham6

Mương Út Gốc cạn nước cũng là lúc dập dìu người đánh bắt cá bằng xung điện. (Hình : Người Lao Động)

Từ rất sớm, nhiều phương tiện xuồng nhỏ sử dụng xung điện đánh bắt cá dập dìu tại đây. Mỗi phương tiện có trang bị bình ắc quy cỡ lớn, dây điện và một cây sào tre. Phần đầu sào tre này có một cái vợt được dẫn điện để làm tê liệt cá, sau đó vợt này dùng để vớt cá. Theo một người sử dụng xiệc điện "bật mí" rằng dùng cách này có khi một ngày bắt được cả chục kg cá là bình thường.

Cách sử dụng thì đơn giản và theo nhiều người thì rất hiệu quả, thế nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị điện giật rất cao, bởi vì những người đi xiệc đều đang tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Hơn nữa, cách đánh bắt cá này đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, dù ngành nông nghiệp cấm sử dụng.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tử vong liên quan đến xung điện, thế nhưng vì sự "tiện lợi" của nó nên nhiều người đã bất chấp để sử dụng. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Thủy điện xả lũ để tránh vỡ đập nên nhà trôi, cầu sập (Người Việt, 03/09/2018)

Những người đứng đầu của đập thủy điện Bản Vẽ tỉnh Nghệ An nhìn nhận việc xả lũ với lưu lượng lớn để tránh vỡ đập đã gây ra thảm họa nhà trôi, cầu sập cho khu vực hạ du.

thuydien1

Thủy điện Bản Vẽ xả lũ. (Hình : VietnamNet)

Báo điện tử VietnamNet kể lại cuộc "trao đổi" với ông Tạ Thanh Hùng, phó giám đốc công ty thủy điện Bản Vẽ ngày 2 tháng Chín thì được cho biết, "Ngày cuối tháng Tám và đầu tháng Chín, lòng hồ thủy điện Bản Vẽ lần thứ 2 chứng kiến mực nước đổ về cao nhất trong lịch sử. Lượng nước đổ về từ 930m3/s đến gần 4,300m3/s, gây thiệt hại nặng cho nhà máy".

Trước lưu lượng nước dồn về hồ chứa tăng quá nhanh "chưa từng có" cho nên ông Hùng nói "buộc nhà máy phải xả lũ bằng lưu lượng nước đổ về".

Thủy điện Bản Vẽ là công trình thủy điện xây dựng tại thượng nguồn Nậm Nơn tức sông Lam, lớn nhất miền Trung với công suất 320MW. Đập chính và nhà máy điện đặt tại bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Nhiệm vụ của đập thủy điện Bản Vẽ là vừa cung cấp điện vừa giúp các khu vực hạ du "cắt lũ". Nhưng những gì đang xảy ra lại trái ngược.

thuydien2

Cầu sập vì thủy điện xả lũ. (Hình : Vietnamnet)

Ông Hùng nêu ra các chi tiết thúc đẩy công ty thủy điện Bản Vẽ phải xả tối đa vì "mái đá gia cố dưới cao trình 92m bị xói, bóc sâu hư hỏng gần như hoàn toàn. Mái bê tông gia cố bờ phải bị xói, sập khoảng 120m. Mái đất tự nhiên bờ phải bị sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ sạt tiếp vào nền đường vận hành N3, N4".

Nói cách khác, ông gián tiếp nhìn nhận phải vội vã xả lũ tối đa để tránh vỡ đập, bất chấp những hệ quả gây ra cho khu vực cư dân bên dưới. Chỉ trong hai ngày 30 và 31 tháng Tám, tại huyện Tương Dương đã có 239 nhà bị thiệt hại, trong đó 5 nhà bị sập, 10 nhà bị cuốn trôi, 37 nhà phải di dời khẩn cấp, 185 nhà bị ngập. Chiếc cầu "dân sinh" dài 150 mét gần nhà máy đã bị lũ cuốp trôi hai nhịp giữa.

Ngày 31 tháng Tám, rất nhiều xã của huyện Tương Dương bị ngập sâu, hàng ngàn người dân hối hả bỏ chạy lên núi để giữ lấy mạng sống.

Ngày 15 tháng Chín năm ngoái, báo chí trong nước tường thuật lời ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đi thị sát ở Quảng Bình ra lệnh cho Bộ Công Thương (chủ của các công ty thủy điện) "không để các hồ thủy điện xả đập gây ra lũ".

Các đập thủy điện vẫn hối hả xả lũ, gây ra ngập lụt với đủ mọi thứ hệ quả bắt người dân hứng chịu. Chỉ trong mấy ngày cuối tháng Tám sang đầu tháng Chín, thống kê cho thấy có 11 người chết và sáu người còn mất tích tại các tỉnh miền núi miền Bắc và bắc miền Trung. (TN)

**************************

Lũ lụt, thủy điện xả lũ làm 11 người chết, 6 người còn mất tích (Người Việt, 02/09/2018)

Thiên tai phối hợp với nhân tai đã làm thiệt mạng 11 người và còn sáu người ghi nhận mất tích không kể những thiệt hại to lớn về tài sản vật chất chỉ trong mấy ngày vừa qua.

thuydien3

Dân huyện Tương Dương, Nghệ Anh, bỏ nhà chạy lên núi để giữ lấy mạng. (Hình : Lao Động)

Tờ Người Lao Động hôm Chủ Nhật căn cứ vào "báo cáo nhanh" của các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An, cho hay "thiệt hại tính đến hết ngày 1 tháng Chín, mưa lũ đã làm 11 người chết (Sơn La một người, Yên Bái một người, Lạng Sơn một người, Hòa Bình một người, Thanh Hóa bảy người). Hiện còn sáu người tại tỉnh Thanh Hóa mất tích".

Bên cạnh các thiệt hại nhân mạng nghiêm trọng, "mưa lũ còn khiến 297 nhà ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An bị sập đổ, thiệt hại ; 828 nhà phải di dời khẩn cấp ; 3.978 ha lúa, hoa màu, thiệt hại ; hàng chục ngàn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi ; hơn 600 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị cô lập, chia cắt, hư hỏng nặng nề do ngập và sạt lở đất, đá".

Không thấy báo chí trong nước tường thuật gì về các đập thủy điện miền núi phía Bắc xả lũ ra sao. Chỉ thấy họ nói đến các vụ xả lũ hối hả với lưu lượng lớn nước của các đập thủy điện nhỏ tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đang làm người dân tại hai tỉnh này khốn đốn.

Dự báo thời tiết cho thấy "Mưa lớn diện rộng ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc còn kéo dài đến đêm 3 tháng Chín", nên các đập thủy điện nhiều phần sẽ còn tiếp tục xả lũ để tránh vỡ đập.

Tờ Người Lao Động đưa tin công an huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An đã "triệu tập 6 người" bị cáo buộc "tung tin thủy điện Bản Vẽ vỡ khiến nhiều người hoảng sợ, tháo chạy lên núi lánh nạn". Nhưng tin đập thủy điện Bản Vẽ "tiến hành xả lũ với lưu lượng lớn 4.200 m3/giây" là có thật và làm ngập lụt một khu vực dân cư rộng lớn.

Hàng ngàn người dân Nghệ An tháo chạy lên núi do "tin đồn" nhưng tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 2 tháng Chín cho biết nhà cầm quyền huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa đã "phải tổ chức sơ tán 1.574 hộ đến nơi an toàn" khi nước sông Bưởi "vượt mức báo động 3 gần một mét". Sông Bưởi chảy qua các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, và cả thành phố Thanh Hóa "nước lũ lại dâng cao, gây ngập nhiều nơi".

Thủy điện Trung Sơn đặt tại xã Trung Sơn huyện Quan Hóa trên thượng nguồn sông Mã nhằm "cung cấp điện và kiểm soát lũ cho các vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hóa nhưng sợ vỡ đập đã phải liên tục xả lũ.

Ngày 31 tháng Tám, 2018, tờ Lao Đông đưa tin "Do mưa lớn trong nhiều ngày, cộng với việc các nhà máy thủy điện xả lũ khiến nước sông Mã dâng nhanh và cao vượt đỉnh lũ 2007, hàng nghìn hộ dân tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã phải sơ tán trong đêm. Nhiều gia đình không kịp mang theo tài sản, cuồng chân chạy lũ".

Báo Lao Động thuật lời một người địa phương tên Nguyễn Văn Hợi (45 tuổi, trú tại tổ 1, thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nước lũ dâng nhanh chưa từng thấy. Đặc biệt, rạng sáng ngày 31 tháng Tám, lũ dâng từng phút. "Ở đây, ngót nửa đời, tôi chưa từng trải qua cơn lũ nào lớn như thế, may còn giữ được mạng sống. Chẳng biết rồi đây, tôi cùng nhiều gia đình khác sẽ sống sao khi tất cả tài sản đều bị chìm và cuốn theo dòng nước". (TN)

******************

Nước tràn đê sông, hàng ngàn nhà dân ở Thanh Hóa bị đe dọa (Người Việt, 02/09/2018)

Do lũ lớn, nước sông Mã, sông Bưởi lên cao khiến hàng chục ngàn ngôi nhà ở huyện Thạch Thành và Lang Chánh bị ngập sâu trong nước. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có bảy người chết, mất tích do lũ.

lu1

Nhà dân gần đê sông Bưởi bị ngập đến nửa nhà. (Hình : Lao Động)

Sáng 1 tháng Chín, 2018, mực nước trên sông Bưởi (đoạn qua xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) là 12,61 mét (trên mức báo động là 61 cm), khiến một đoạn đê sông Bưởi dài khoảng 1 cây số ở xã Thạch Định đã bị tràn với mực nước tràn có đoạn sâu khoảng 30 cm.

Theo báo Lao Động, nước đê sông Bưởi tràn bờ khiến hàng ngàn nhà dân tại xã Thạch Định phải nhanh chóng di chuyển đồ đạc, tránh tình huống xấu xảy ra. Trước tình hình trên, huyện Thạch Thành đã phát lệnh báo động, di tản các nhà dân có nguy cơ bị ngập đến nơi an toàn.

Huyện Thạch Thành có 15 xã, thị trấn với hơn 1,000 nhà dân bị ngập. Số nhà dân đã di tản đến nơi an toàn là 1.574, trong đó riêng xã Thạch Định là 630 nhà.

Báo này cho biết, đến chiều 1 tháng Chín, hàng ngàn nhà dân ở các xã Thạch Định, Thạch Đồng, Thành Kim, Thành Trực đang di chuyển đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn nếu tình trạng tràn đê vẫn tiếp tục gia tăng.

Được biết, sau khi nước lũ tràn đê sông Bưởi, chính quyền huyện Thạch Thành đã huy động hàng trăm cán bộ, dân quân tiến hành đắp đê bao, hạn chế nước lũ vượt đê tràn vào khu vực trũng thấp của xã Thạch Định.

Hiện tại, mực nước trên sông Bưởi vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vì vậy, chính quyền huyện Thạch Thành luôn phải ứng trực, sẵn sàng hỗ trợ các nhà dân trong vùng lụt nếu có tình huống xấu xảy ra.

Trong khi đó, Phòng Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy và Tìm Kiếm Cứu Hộ Cứu Nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến chiều 1 tháng Chín, toàn tỉnh có bảy người chết, mất tích trong cơn lũ khi đang vận chuyển đồ đạc chạy lũ, trong đó các nạn nhân đều ở huyện Cẩm Thủy. Tuy nhiên, hiện chỉ mới tìm thấy thi thể hai nạn nhân, còn năm người vẫn đang mất tích. (Tr.N)

****************

Sợ vỡ đập thủy điện, dân Nghệ An nháo nhào chạy lên núi (Người Việt, 01/09/2018)

Lượng nước đổ về quá lớn khiến thủy điện Bản Vẽ phải xả lũ gây ngập úng nhiều nơi ở huyện Tương Dương. Người dân huyện này nhìn thấy nước lũ chảy cuồn cuộn trên sông và nghe mọi người kháo nhau "vỡ đập thủy điện", nên dân nháo nhào chạy lên núi lánh nạn.

lu2

Gỗ bị nước lũ cuốn trôi ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. (Hình : VietnamNet)

Theo báo VietnamNet, Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho biết, thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây ngập úng ở nhiều xã như thị trấn Hòa Bình, Thạch Giám, Tam Thái, Tam Quang…

"Nhiều xã bị ngập, quốc lộ 7 ngập năm đoạn chưa thể đi qua. Một cây cầu dẫn lên thủy điện Bản Vẽ bị gãy, nhiều nhà bị cuốn trôi", vị lãnh đạo văn phòng ủy ban huyện cho hay.

Báo VnExpress dẫn tin, hơn 9 giờ sáng 31 tháng Tám, 2018, trên mạng xã hội rộ tin với nội dung "vỡ đập thủy điện Bản Vẽ ở huyện Tương Dương (Nghệ An)", khiến nhiều người dân ở huyện này hoảng hốt.

lu3

Một ngôi nhà ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bị ngập sâu. (Hình : VietnamNet)

Các nhà dân ở thị trấn Hòa Bình, xã Xá Lượng, Yên Na, Tam Quang… nháo nhào gọi nhau chạy lên chỗ cao. Người lớn bế trẻ nhỏ, dắt người già ôm đồ đạc di chuyển lên các ngọn núi gần nhà để tránh lũ.

"Tôi thấy nước lũ ở sông chảy cuồn cuộn dâng nhanh. Cùng lúc này mọi người nói với nhau có thông tin vỡ đập thủy điện nên tay chân run bần bật rồi chỉ biết gọi mọi người cùng chạy lên điểm cao", chị Thái Thị Tú, ở xã Xá Lượng, nói.

Nhận tin báo về sự hoảng loạn của nhiều người dân, ông Nguyễn Văn Hải, chủ tịch huyện, "đã tới khu vực thủy điện Bản Vẽ để kiểm tra ; đồng thời chỉ đạo phòng văn hóa dùng xe hơi gắn loa chạy dọc các tuyến đường để bác bỏ thông tin thất thiệt về việc vỡ đập thủy điện", báo VnExpress tường thuật.

Theo báo này, tại các khối, xóm, do điện lưới bị mất nên cán bộ phụ trách được yêu cầu dùng máy phát điện để lên loa phóng thanh thông báo cho người dân biết "đập thủy điện vẫn an toàn". Lực lượng công an, quân đội cũng được giao nhiệm vụ dùng điện thoại, trực tiếp gặp dân hoặc có thể lên mạng xã hội đăng thông tin chính thức về thủy điện Bản Vẽ.

lu4

Người dân thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nháo nhào chạy lên núi lánh nạn. (Hình : VietnamNet)

"Ước tính có cả ngàn người dân bị hoảng loạn bởi thông tin thất thiệt, hàng trăm người chạy lên núi tránh lũ. Đến chiều nay, người dân khi có thông tin chính thức đều đã trở về nhà", ông Hải nói và cho biết công an đang vào cuộc xác minh người đăng thông tin thất thiệt nêu trên.

Nằm ở hạ du thủy điện Bản Vẽ, nhiều người dân huyện Con Cuông cũng lo lắng gọi điện thoại hỏi nhau về tình hình mưa lũ.

Để trấn tĩnh người dân, ông Nguyễn Đình Hùng, bí thư Huyện Ủy Con Cuông, đã viết thông báo trên mạng xã hội với nội dung : "Hiện tại có một thông tin thất thiệt về vỡ đập thủy điện. Đề nghị cấp ủy chính quyền và các đoàn thể tuyên truyền cho nhân dân hết sức bình tĩnh…".

Nói với báo VnExpress, ông Tạ Hữu Hùng, phó giám đốc phụ trách nhà máy thủy điện Bản Vẽ, cho biết : "Tôi đang ở khu vực nhà máy thì bất ngờ có nhiều cuộc điện thoại từ lãnh đạo các huyện, xã gọi tới tấp để xác minh thông tin vỡ đập thủy điện. Chúng tôi khẳng định công trình vận hành an toàn".

lu5

Người dân xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, căng bạt tá túc trên núi. (Hình : VietnamNet)

Chiều cùng ngày, thủy điện Bản Vẽ giảm lưu lượng xả từ 4,200 mét khối/giây xuống còn 3,.800 mét khối/giây.

Mặc dù ông Hùng khẳng định "công trình vận hành an toàn", nhưng theo báo VietnamNet dẫn tin của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai-Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh Nghệ An cho hay : "Lũ dâng khiến 15 ngôi nhà tại huyện Tương Dương bị ngập sâu, 10 nhà bị sụt lún, sạt lở phải di dời ; 13 nhà dân ở thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, đang bị ngập sâu".

Ngoài một cây cầu dẫn lên thủy điện Bản Vẽ bị gãy thì "Nhiều vị trí trên quốc lộ 7A bị ngập. Có đoạn ngập sâu 2.5 mét. Hiện tuyến quốc lộ 7A từ huyện Tương Dương lên cửa khẩu Nặm Cắn (huyện Kỳ Sơn) có nhiều đoạn đang bị ngập sâu 30-50 cm gây tắc nghẽn giao thông", ông Nguyễn Việt Phương, chi cục trưởng Chi Cục Quản Lý Đường Bộ II.2, được báo VietnamNet trích lời nói. (Tr.N)

Published in Việt Nam

‘Quả Đấm Thép’ thúc thủ trước người biểu tình chống ‘Luật Đặc Khu’ (Người Việt, 11/06/2018)

Loạt hình ảnh được mạng xã hội facebook loan tải cho thấy, lực lượng Cảnh Sát Cơ Động, vốn được mệnh danh là ‘Quả Đấm Thép’ của Bộ Công An cộng sản Việt Nam, đã thúc thủ trước những người biểu tình chống luật đặc khu và đôi khi biến thành bạo động tại Phan Thiết, Phan Rí của tỉnh Bình Thuận và Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Pouyuen), huyện Bình Chánh, Thành phố Sài Gòn trong ngày ngày 11 tháng Sáu 2018. Dân không đánh đập Cảnh sát cơ động vì cho rằng bọn họ chỉ là làm theo lệnh.

cscd1

Hàng trăm Cảnh sát cơ động buộc cởi bỏ quân trang và được dân thả về. 

cscd2

Dân giúp Cảnh sát cơ động trèo tường bỏ chạy ra ngoài

cscd3

Sau nửa ngày Cảnh sát cơ động tan hàng.

cscd4

Người dân đối xử ôn hòa sau khi Cảnh sát cơ động thất trận

cscd5

Cảnh sát cơ động đối đầu với người dân trước cổng UBND Tỉnh và Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận.

cscd6

Nhiều xe bị đốt cháy và nhiều người hai bên bị thương. Không có thiệt mạng.

cscd7

Ngày 11/6/2018 Công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh, Sài Gòn tiếp tục đình công và xảy ra bạo động.

cscd8

Cảnh sát cơ động và công nhân hãng Pouyen (Khu công nghiệp Tân Tạo), Bình Chánh.

Nhiều công nhân và người dân bị tấn công khi Cảnh sát cơ động phong tỏa cổng chính nhà máy. Cảnh sát cơ động đã tung lựu đạn cay để trấn áp, các công nhân tháo chạy tán loạn.

Uyên Vũ

*******************

Bạo động, biểu tình, đình công tiếp diễn ở Bình Thuận, Sài Gòn : Hơn 200 người bị bắt (Người Việt, 11/06/2018)

Bạo động tiếp diễn sang ngày thứ hai tại tỉnh Bình Thuận và biểu tình cùng với đình công vẫn còn tại Sài Gòn. Nhà cầm quyền loan báo đã bắt hơn 200 người tại Phan Thiết và Sài Gòn.

cscd9

Cơ quan Phòng Cháy Chữa Cháy ở Phan Rí bị người dân đốt. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

Các cuộc biểu tình tiếp diễn sang ngày thứ hai, phản đối dự luật "Đặc khu kinh tế" mà người dân đòi dẹp bỏ trong khi nhà cầm quyền chỉ hoãn đến kỳ họp tới. Đồng thời họ cũng chống luôn dự luật "An ninh mạng" dự trù sẽ thông qua tại quốc hội vào ngày Thứ Ba, 12 tháng Sáu 2018, dùng để bóp nghẹt quyền tự do thông tin và phát biểu dù hiến pháp của chế độ công nhận.

Các địa phương khác xảy ra biểu tình hôm Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, đã có vẻ lắng xuống trong khi không khí vẫn sôi sục tại Sài Gòn và đặc biệt tại tỉnh Bình Thuận, bạo động tiếp diễn.

Một số video clips được truyền đi trên Facebook và YouTube cho thấy dân địa phương đã tấn công trụ sở công an tỉnh Bình Thuận hôm 11 tháng Sáu.

Facebooker Van Pham đưa ra clip với lời chú thích : "14 giờ chiều 11 tháng Sáu, đám đông biểu tình đã tấn công trụ sở công an tại Bình Thuận. Cảnh Sát Cơ Động (Cảnh sát cơ động) cố thủ nhưng hết đạn dược và lương thực, hàng chục ô tô bị đốt cháy làm khói mù mịt khiến toàn bộ Cảnh sát cơ động Bình Thuận hoàn toàn thất thủ, vứt bỏ khiên-giáp để về nhà. Lãnh đạo bỏ chạy, số Cảnh sát cơ động còn lại cởi bỏ quân phục đầu hàng trong tiếng hò reo phấn khích của người dân".

Đoạn chú thích của FB Van Pham không biết chính xác được bao nhiêu phần trăm. Trong khi đó FB Ngô Nguyệt Hữu thì có clip tương tự và chú thích là "Trưa nay, 11 tháng Sáu 2018, người dân tham gia bạo loạn ở Phan Rí (Bình Thuận) đã dùng bom xăng tấn công trụ sở Phòng cháy Chữa cháy thị trấn Phan Rí Cửa, đốt xe công vụ và một phần trụ sở của đơn vị này. Để tránh tình hình phức tạp hơn, các chiến sĩ cơ động chấp nhận yêu cầu của người dân, giải giáp và rút lui".

cscd10

Áo giáp, mũ nhựa và các trang bị bảo vệ khác của Cảnh sát cơ động vất ngồn ngang trước khi bỏ chạy. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

Có vẻ lời chú thích của FB Ngô Nguyên Hữu rõ rệt hơn. Trong một số video clips phổ biến trên Facebook và YouTube ngày hôm qua, người ta thấy dân biểu tình và Cảnh sát cơ động ở thị xã Phan Rí ném nhau với gạch, đá. Có đoạn clip thấy hai phe "đấu gậy" với nhau khi nhóm Cảnh sát cơ động bị dồn đến sát một chiếc xe tải.

Trong khi đó, thì báo điện tử VnExpress đưa tin "Sáng 11/6, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã tạm giữ 102 người để điều tra việc đập phá trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành xung quanh" vào chiều và tối ngày Chủ Nhật, 10 tháng Sáu 2018.

Bản tin của VnExpress nói không có ai thiệt mạng nhưng "hàng chục cảnh sát làm nhiệm vụ đã bị thương".

cscd11

Một người biểu tình ở Phan Thiết bị đánh gẫy mấy đốt ngón tay và đổ máu. (Hình : FB Đồng Chương Tử)

Về thiệt hại sau vụ đập phá chiều tối Chủ Nhật, "vọng gác bảo vệ trụ sở UBND tỉnh bị đập phá tan hoang, hàng rào bị xô ngã. Bên trong vẫn còn ngổn ngang gạch đá, nhiều phòng bị ném bom xăng cháy đen, kính vỡ tung tóe. Khoảng chục xe máy bị đốt cháy nham nhở nằm trước cổng Sở Kế hoạch và đầu tư, cạnh trụ sở UBND tỉnh. Một số trụ sở ngành xung quanh ủy ban cũng bị đập phá, hư hỏng", nguồn tin viết.

Biểu tình tiếp tục ở Sài Gòn

Trong khi đó, tại Sài Gòn, video clip trên FB Nam Quốc Sơn Hà cho thấy một lực lượng rất lớn Cảnh sát cơ động đã được tăng cường tới một khu vực ở Sào Gòn có nhiều người dân tụ tập tính biểu tình tiếp. Hàng rào kẽm gai giăng ngang đường tại khu vực trung tâm thành phố.

Clip cho thấy tên góc đường Võ Văn Tần, quận 3 Sài Gòn. Lời chú thích trên clip của Nam Quốc Son Hà : "Mọi người có nghe âm thanh rất lớn được phát ra này không ? Nó được tạo ra để làm choáng người nghe và không để cho điện thoại thu âm được âm thanh thật khi có người đang nói".

Cùng với cuộc biểu tình đang bị nhà cầm quyền dùng một lực lượng rất lớn công an, Cảnh sát cơ động và những lực lượng tay chân để khống chế, hàng ngàn công nhân của công ty Pouyuen (Phúc Nguyên, vốn đầu tư Trung Quốc) đã biểu tình đình công ngay trước trụ sở công ty tại khu công nghệ Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài Gòn.

cscd12

Công nhân đình công, chống dự luật "Đặc khu kinh tế" trước Công ty Pouyuen ngày 11 tháng Sáu, 2018. (Hình : VnExpress)

Trên một clip, người ta nghe thấy lời công nhân đình công đòi hỏi huỷ bỏ dự luật "Đặc khu kinh tế", không phải "lùi" thời gian biểu quyết như kế hoãn binh của quốc hội cộng sản Việt Nam.

Khoảng 50.000 ngàn công nhân làm tại cơ sở Pouyuen tại khu công nghệ Tân Tạo bắt đầu đình công từ ngày Thứ Bảy, 9 tháng Sáu, 2018.

Báo mạng VnExpress thuật lời ông đại tá công an Nguyễn Sỹ Quang kêu rằng "Sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá. Ông tướng công an Phan Anh Minh, phó giám đốc Công an Sài Gòn xác nhận "Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát cơ động… được tăng cường" để đối phó với dân.

VnExpress ngày 11 tháng Sáu 2018 viết là "Từ 9 giờ sáng nay, rất đông công nhân nữ hò hét "yêu cầu bỏ Luật Đặc khu"… và nói thêm rằng "Đến chiều nay, cảnh sát đã tạm giữ hơn 100 người có hành vi đập phá, làm 2 chiến sĩ và một thanh niên tình nguyện bị thương". (TN)

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 4