Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Du khách Trung Quốc lập nhóm để trộm điện thoại ở Nha Trang (Người Việt, 08/06/2018)

Một nhóm du khách Trung Quốc bị tiểu thương ở chợ Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, vây không cho đi vì cho rằng đã ra tay trộm điện thoại ở chợ, nhưng chính quyền "chưa giải quyết rốt ráo".

dukhach1

Nhóm khách Trung Quốc bị người dân Nha Trang vây lại ở chợ Vĩnh Hải. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, thời gian gần đây trên mạng xã hội rộ lên clip một nhóm du khách Trung Quốc bị người dân vây kín ở chợ Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, vì cho rằng nhóm người này chuyên trộm điện thoại và ví tiền của người đi chợ. Ban quản lý chợ Vĩnh Hải xác nhận sự việc là có thật.

Cụ thể, hồi đầu tháng Ba, Tổ Trật Tự của chợ Vĩnh Hải nhận được tin báo một tiểu thương bị mất điện thoại. Chiếc điện thoại này có bật chế độ định vị nên người nhà truy theo. Khi ra đến đường 2 tháng Tư thì phát hiện tín hiệu ngay trong một nhóm người Trung Quốc, liền sau đó mất tín hiệu cũng bị mất. Tiểu thương trong chợ tri hô, vây nhóm khách Trung Quốc lại. Người dân cho rằng nhóm khách Trung Quốc đã lấy, tắt điện thoại và chuyền tay nhau nên không tìm được.

Ban Quản Lý chợ Vĩnh Hải đã đưa toàn bộ nhóm khách về công an phường Vĩnh Hải để làm việc. "Sau đó tiểu thương vẫn không nhận lại được chiếc điện thoại đã mất", đại diện Tổ Trật Tự cho biết.

Về phía công an phường Vĩnh Hải cũng xác nhận và cho rằng "có sự việc trên nhưng không thể cung cấp thông tin vì vướng quy chế phát ngôn".

Như truyền thông Việt Nam loan tin, tỉnh Khánh Hòa hiện đang là "ổ chứa" các nhóm tội phạm Trung Quốc, song do lượng người Trung Quốc quá lớn nên không thể kiểm soát hết.

Báo Người Lao Động dẫn tin từ Sở Du Lịch tỉnh Khánh Hòa, cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, khách ngoại quốc đến Nha Trang ước đạt 1,17 triệu lượt, trong đó riêng khách Trung Quốc liên tục tăng mạnh đạt 719,700 lượt, chiếm khoảng 60% cơ cấu khách ngoại quốc đến Nha Trang. Nếu năm 2016, chỉ đạt 525.000 lượt thì năm 2017 đạt 1,2 triệu lượt và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 25 chuyến bay từ Trung Quốc đến phi trường Cam Ranh, với hàng ngàn du khách, khiến khách du lịch như Pháp, Úc, Mỹ, Nam Hàn, Nhật Bản… giảm mạnh. Điều này dẫn đến việc mất cân đối thị trường khách quốc tế đến Nha Trang. (Tr.N)

******************

Bắt hai trùm xã hội đen Trung Quốc ở Khánh Hòa (Người Việt, 07/08/2018)

Công an Việt Nam đã bàn giao cho công an Trung Quốc hai người bị Trung Quốc truy nã đặc biệt. Đây chỉ là một trong nhiều vụ bàn giao tội phạm người Trung Quốc đang lẩn trốn ở Khánh Hòa.

vn3

Hai ông Xie Jin Ping và Xie Ying Po tại công an tỉnh Khánh Hòa. (Hình : Báo Khánh Hòa)

Xác nhận với báo Khánh Hòa ngày 7 tháng Sáu, ông Võ Đức Thân, công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã bắt hai nghi can người Trung Quốc là ông Xie Jin Ping (43 tuổi) và ông Xie Ying Po (40 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, là hai anh em ruột, thường trú tại thị trấn Sa Viện, quận Điện Bạch, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị truy nã đặc biệt, đang lẩn trốn tại thành phố Nha Trang.

Cả hai người này có lệnh truy nã quốc tế của công an Trung Quốc với các tội danh : "Tổ chức, chỉ đạo băng nhóm tội phạm có tính chất xã hội đen, mở trái phép sòng bạc, buôn lậu động vật quý hiếm, cố ý gây thương tích, giam giữ người trái pháp luật, phá hoại bầu cử và hủy hoại tài sản", do liên quan đến hàng loạt hoạt động phi pháp của một nhóm giang hồ khoảng 40 tên tại thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông".

Tin cho biết, đây chỉ là vụ mới nhất, bởi những năm gần đây, Khánh Hòa trở thành "ổ chứa" lý tưởng thu hút khách du lịch và cả bọn tội phạm người Trung Quốc. Theo ước tính của ngành du lịch Khánh Hòa, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này đã đón hơn 700,000 lượt du khách Trung Quốc.

Trước đó, các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đã nhiều lần phát hiện các đối tượng phạm pháp bị truy nã ở nước sở tại tìm cách đến Khánh Hòa thông qua đường du lịch để lẩn trốn dài hạn.

Cụ thể, hồi tháng Mười Một, 2017, công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt giữ ông Điền Nhị Kiệt (33 tuổi) và ông Trương Đại Thuyên (62 tuổi). Hai ông này bị công an thành phố Quảng Châu, Trung Quốc truy nã vào tháng Mười, 2017 do bán hàng đa cấp lừa đảo.

Trước đó nữa, vào tháng Sáu, 2017, hai người khác là ông Liu Kang Jian (41 tuổi) và ông Liu Ze Chong (24 tuổi) người tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã ra đầu thú tại công an tỉnh Khánh Hòa, sau khi bị công an Trung Quốc phát lệnh truy nã về tội "Kinh doanh trái phép". (Tr.N)

Published in Việt Nam

Kêu gọi biểu tình ở Sài Gòn phản đối Luật Đặc Khu (Người Việt, 06/06/2018)

Hôm Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, dự trù tại Sài Gòn sẽ diễn ra cuộc biểu tình phản đối việc Quốc Hội cộng sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ bấm nút thông qua Dự Luật Đặc Khu vào ngày 15 tháng Sáu, 2018.

bieutinh1

Linh Mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc, Giáo Phận Vinh, phản đối việc cho thuê đất 99 năm. (Hình : Facebook Giáo Xứ Thái Hà)

Lời kêu gọi phát đi trên trang "Đô Thành Sài Gòn" diễn ra trong bối cảnh mạng xã hội đang sục sôi những ý kiến bất bình về việc các giới chức cao cấp của cộng sản Việt Nam nhất quyết bao biện nhằm thông qua Luật Đặc Khu ngay trong kỳ họp Quốc Hội này và bỏ ngoài tai lời cảnh báo về đại họa mất nước của các nhân sĩ.

Trên trang "Đô Thành Sài Gòn" đã có hàng ngàn lượt share và comment bên dưới lời kêu gọi này.

Theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, lời kêu gọi biểu tình tập trung từ công viên Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, mang tính tự phát và hiện chưa có tổ chức hoặc hội nhóm nhà hoạt động nào đứng ra kêu gọi với tính chính danh cũng như đưa ra khuyến cáo rủi ro về việc bị trấn áp cho những người xuống đường.

Trong một diễn biến khác, hôm 6 tháng Sáu, hàng chục dân oan biểu tình phản đối Luật Đặc Khu ngay trước trụ sở Tiếp Công Dân Trung Ương ở Hà Nội. Việc biểu tình cũng diễn ra với quy mô nhỏ lẻ tại các giáo phận ở miền Trung. Cũng có lời kêu gọi biểu tình hôm 15 tháng Sáu tại Hà Nội và biểu tình hôm 10 tháng Sáu tại trước sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Thay cho lời kêu gọi đám đông cùng xuống đường vào một ngày nhất định, nhà hoạt động Hoàng Dũng gợi ý trên trang Facebook cá nhân : "Các bạn hãy rủ rê bạn bè thân tín (từ ba đến năm người là đủ, thậm chí chỉ cần hai) đi biểu tình du kích chớp nhoáng. Đứng cầm biểu ngữ A3, A4 ở một nơi công cộng nào đó, chụp xong cái hình rồi rút về đăng Facebook. Hiện ở Sài Gòn, các bạn trẻ đang lan truyền cách đứng chụp hình 1m dưới bảng tên đường là những nhân vật lịch sử chống Trung Cộng. Một cách khác là in và dán các biểu ngữ lên nơi công cộng : nhà chờ xe bus, nơi cho dán tờ rơi…"

Lần gần nhất tại Sài Gòn diễn ra biểu tình quy mô là vào hồi tháng Năm, 2016, khi hàng trăm người xuống đường để phản đối nhà máy Formosa gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung.

Trong sự kiện này, công luận bức xúc trước việc blogger Hoàng Mỹ Uyên ôm con nhỏ xuất hiện trong đoàn biểu tình đã bị lực lượng an ninh đánh bầm dập.

Đáng lưu ý, cũng trong tháng Sáu này, lần đầu tiên người ta thấy giới nghệ sĩ Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản đối Luật Đặc Khu : hoa hậu Diễm Hương, MC Phan Anh, diễn viên hài Cát Phượng, ca sĩ Cẩm Vân… Đã có hơn 1.000 lượt share post của diễn viên Cát Phượng : "Trước mắt là đặc khu. Sau này sẽ là khu đặc trị của Trung Quốc". Cùng thời điểm, hàng trăm người cũng nhấn like ủng hộ ca sĩ Cẩm Vân, người nổi tiếng nhờ dòng "nhạc đỏ", thay avatar với dòng chữ "Phản đối cho thuê đất đặc khu". (T.K.)

***********************

Dân Việt phẫn nộ vì bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư ‘bênh’ Trung Quốc (Người Việt, 06/06/2018)

"Dự thảo [Luật Đặc Khu] không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", phát ngôn mới nhất của Bộ Trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng bên lề cuộc họp Quốc Hội cộng sản Việt Nam ở Hà Nội khiến mạng xã hội hôm 6 tháng Sáu dấy lên phẫn nộ.

bieutinh2

Bộ Trưởng Kế hoạch và đầu tư cộng sản Việt Nam Nguyễn Chí Dũng. (Hình : Thanh Niên)

Ông Dũng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời : "Mọi người đang hiểu sai và có người cố tình hiểu sai. Cái đúng thì các cơ quan phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa. Cái gì chưa rõ thì giải trình, giải thích. Có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại. Phải làm khách quan, không thì sau này lịch sử phải trả lời lại về việc trong thời khắc lịch sử ai là người phải chịu trách nhiệm, không phải cứ nói cho sướng mồm không có suy nghĩ, tư duy. Cái gì cũng sợ thì không làm được".

Tờ báo cũng tường thuật Bộ Trưởng Dũng nhắc lại phát ngôn của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình : "Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa !" về việc xây dựng đặc khu ở Thẩm Quyến năm 1988 và cho biết thêm rằng lời nói này "được khắc trên bia đá ở Thâm Quyến".

Nhiều blogger phát hiện tuy văn bản Dự Luật Đặc Khu không có chữ "Trung Quốc" nhưng lại có khái niệm "nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" khi đề cập chuyện công dân Trung Quốc sẽ được miễn thị thực khi vào đặc khu Vân Đồn.

Trước khi có phát ngôn về Luật Đặc Khu và bày tỏ quan ngại về việc công luận có thể "chia rẽ quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh", ông Dũng, người được ghi nhận có bằng tiến sĩ kinh tế, từng gây hoang mang với câu nói : "Không đầu tư vào Việt Nam là thiệt thòi cho nhà đầu tư Mỹ !"

Bộ Kế hoạch và đầu tư do ông Dũng đứng đầu cũng vừa bị cộng đồng mạng chỉ trích kịch liệt do tổ chức cho một đoàn phóng viên Việt Nam đi thăm Thẩm Quyến, Trung Quốc, để những người này sau đó viết "nội dung tích cực về đặc khu" trên mặt báo và mạng xã hội.

Một trong những người tham gia chuyến đi này, phóng viên Lê Kiên của báo Tuổi Trẻ, được ghi nhận viết trên Facebook sau đó rằng : "Những người phản đối đặc khu là đặc ngu !".

Phóng viên tự do Ngô Nguyệt Hữu bình luận trên mạng xã hội : "Bữa trước, ông Nguyễn Văn Tuấn, tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch thì sợ xử lý du khách Trung Quốc mặc áo thun có đường lưỡi bò ảnh hưởng đến đại cục. Nay thì Bộ Trưởng Dũng thì vu người cố tình hiểu sai việc cho thuê đất 99 năm đẩy vấn đề lên để chia rẽ mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc. Thằng nào bắn ngư dân của mình, cướp đảo của mình, chiếm thác của mình mới là thằng ảnh hưởng đến đại cục, mới là phá hoại mối quan hệ, hai ông cố nội ơi".

Trong khi đó, lên tiếng trên Facebook, Luật Sư Lê Công Định kêu gọi Bộ Trưởng Dũng từ chức và viết thêm : "Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ gì và thế nào mà Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng sợ bị chia rẽ vậy ? Oan hồn của những chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến tranh biên giới, trong những cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và của các ngư dân bị bắn chết bởi Trung Quốc, không đáng để ông bộ trưởng đếm xỉa hay sao ?"

Ông từng là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2004-2011 và 2011-2016.

Sự nghiệp chính trị của ông gắn bó hầu hết với công tác tại Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư. Ông lần lượt giữ các chức vụ tại bộ này như phó vụ trưởng Vụ Quản Lý Dự Án Đầu Tư Nước Ngoài, phó cục trưởng Cục Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa, vụ trưởng Vụ Thương Mại và Dịch Vụ.

Ông Nguyễn Chí Dũng từng là thứ trưởng Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư. Năm 2009 ông được Đảng cộng sản Việt Nam điều về làm phó bí thư Tỉnh Ủy Ninh Thuận, rồi chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận. Đến tháng Chín năm 2010 làm bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận. Đến tháng Giêng năm 2014 ông Dũng trở lại vị trí thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư và đến ngày 9 tháng Tư, năm 2016, trở thành bộ trưởng của bộ này. (T.K.)

Published in Việt Nam

Đêm 15 tháng Tư, mạng xã hội rộ tin ông Lê Trương Hải Hiếu, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 của Sài Gòn và là con trai của ông Lê Thanh Hải (cựu bí thư Thành Ủy Sài Gòn), bị kỷ luật.

Résultat de recherche d'images pour "Ông Lê Trương Hải Hiếu"

Ông Lê Trương Hải Hiếu (người đứng trong hình). (Hình : VietNamNet)

Tuy vậy, theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, việc kỷ luật ông Hiếu về "sai phạm trong đời tư" đã diễn ra từ tháng Mười Một, 2017 nhưng không được các báo "lề phải" đưa tin.

Một ngày trước, cũng có tin đồn diễn viên Lý Nhã Kỳ "bị bắt vì rửa tiền" cho gia đình ông Lê Thanh Hải. Bà Kỳ được biết đến là đang có quan hệ tình cảm với ông Lê Trương Hiền Hòa (giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Sài Gòn và là con trai khác của ông Hải). Bà Kỳ sau đó đã bác tin đồn trên trang Facebook cá nhân.

Dường như truyền thông Việt Nam thời gian qua đã được Ban tuyên giáo "bật đèn xanh" khi liên tục đưa tin về những sai phạm trong gia đình của ông Hải. tháng trước, các báo công khai tin ông Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn (Sagri) và là em trai ông Hải, bị kỷ luật đảng vì "vi phạm nguyên tắc kế toán".

Theo báo Người Lao Động hôm 12 tháng Tư, Thanh tra thành phố Sài Gòn đang "kiến nghị giao cơ quan chức năng điều tra làm rõ hành vi ký và chi khống 13,3 tỷ đồng (585.200 USD) của ông Hùng cho hai công ty du lịch".

tindon2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lê Thanh Hải và ông Võ Văn Thưởng

Cùng với các tin đồn, mạng xã hội cũng dấy lên cáo buộc ông Hiếu và ông Hùng, người từng làm chỉ huy trưởng lực lượng Thanh Niên Xung Phong Sài Gòn, từng điều động quân trấn áp người xuống đường trong các đợt biểu tình chống Trung Quốc và phản đối Formosa tại Sài Gòn diễn ra các năm trước.

Thời điểm mới được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 12 hồi năm 2015, ông Hiếu được báo Tuổi Trẻ dẫn lời : "Khi nhận quyết định bổ nhiệm, tôi xúc động, nhiều trăn trở về trách nhiệm. Tôi cũng bất ngờ nhưng về chuyện mình có được ưu ái hay không thì không dám tự đánh giá. Nhưng tôi thấy các quy trình hồ sơ, thủ tục của mình đều như những người khác. Cha tôi là bí thư Thành Ủy, tôi cảm thấy mình càng phải trách nhiệm hơn để ngoài giữ uy tín cho bản thân còn giữ uy tín cho gia đình nữa".

tindon3

Ông Lê Thanh Hải bị khui có quan hệ "lợi ích nhóm" với Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan.

Có suy đoán những tin đồn trong thời gian qua sẽ dẫn đến việc ông Lê Thanh Hải trở thành "củi" trong "lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì bị "khui ra" các vụ bê bối tham nhũng đất đai khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 của Sài Gòn và quan hệ "lợi ích nhóm" với Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan.

Vạn Thịnh Phát được truyền thông Việt Nam mô tả là "đế chế" vì tập đoàn này làm chủ những dự án đất vàng của Sài Gòn. Đáng lưu ý, các thành viên trong gia đình bà Lan từng có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 2014. (T.K.)

Published in Diễn đàn

Đào móng làm nhà ở Quảng Nam, trúng nhiều cổ vật quý hiếm (Người Việt, 04/04/2018)

Trong lúc đào móng làm nhà, chủ nhà vô tình phát hiện nhiều cổ vật có giá trị.

Theo báo Thanh Niên, ngày 30 tháng Ba, gia đình ông Hôih Chơu (ở thôn Chờ Nét, xã A Ting, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) trong lúc đào móng làm nhà bất ngờ phát hiện ngôi mộ bên dưới, cùng nhiều cổ vật quý hiếm như chén, đĩa, đồng đen, vòng tay đồng… Trong lúc thi công, một số hiện vật đã bị hư hỏng.

guong1

Những cổ vật được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Quảng Nam. (Hình : Thanh Niên)

Ông Pơloong Nhong, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã A Ting, cho biết khi tiếp cận hiện trường, các già làng nhận định có thể đây là ngôi mộ của vợ người Cơ Tu có niên đại hơn 100 năm.

Tất cả cổ vật này đang được chủ nhà cất giữ cẩn thận. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên bán cổ vật trước khi cơ quan chuyên môn đến tìm hiểu, nghiên cứu.

guong2

Chiếc bình cổ hồ lô bát tiên "Đại Minh Tuyên Đức", có niên đại từ thời nhà Minh Tuyên Tông 1425-1435, được tìm thấy tại Thừa Thiên-Huế. (Hình : VTC News)

Trước đó, theo VTC News, ngày 8 tháng Ba, ông Nguyễn Văn Ng. (69 tuổi, ở làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã đào được ba bức tượng bằng đồng dưới nền nhà nghi là cổ vật.

Ông Ng. Cho hay, do nền ngôi nhà rường cổ có từ thời ông nội bị hư hỏng nên ông đã đào lên sửa lại. Trong lúc đào, ông Ng. Bất ngờ phát hiện ba đồ vật bằng đồng bao gồm một bức tượng Phật Di Lặc, một tượng hình gà trống và một chiếc bình hồ lô bát tiên. Phía đáy của ba đồ vật này đều khắc chữ Hán.

Trả lời báo VTC News, một nhà sử học là hội viên Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam cho biết, căn cứ vào các chữ Hán khắc trên các đồ vật thì có thể đây là những cổ vật có từ thời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc.

Trong đó, chiếc bình cổ hình hồ lô bát tiên và tượng gà trống có bốn chữ Hán khắc dưới đáy là "Đại Minh Tuyên Đức", tức chiếc bình được đúc từ thời nhà Minh, dưới đời vua Tuyên Đức (Minh Tuyên Tông 1425-1435). Riêng tượng Phật Di Lặc có thể là được chế tác từ đời vua Càn Long nhà Thanh. (Tr.N)

*****************

Sư cô nghèo tụng kinh kiếm tiền nuôi nhiều trẻ bị bệnh (Người Việt, 03/04/2018)

Một bà 60 tuổi tu tại gia, sống trong căn nhà nhỏ nằm trong hẻm xa tít giữa lòng thành phố Châu Đốc, đã cưu mang tám đứa trẻ nghèo, cơ nhỡ nhiều năm nay. Để có tiền lo cho các em ăn học, bà phải đi tụng kinh kiếm tiền và xin cơm, gạo của các chùa…

guong3

Bà Sáng với các em mồ côi được bà nuôi dưỡng nhiều năm nay. (Hình : Tuổi Trẻ)

Trong căn nhà nhỏ chưa đến 30 mét vuông ở khóm Châu Long 2, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, bà Phạm Thị Kim Sáng (60 tuổi), pháp danh Hiền Liên, đã cưu mang tám trẻ mồ côi hơn 15 năm qua.

Kể với báo Tuổi Trẻ, bà Sáng cho biết ngay từ nhỏ lúc 16 tuổi bà đã lén gia đình đi xuất gia, nhưng bị gia đình phát hiện rồi bắt về. Năm 21 tuổi, bà quyết định lên tỉnh Lâm Đồng xuất gia trong một ngôi chùa. Đến năm 2003 mẹ mất nên bà phải quay về nhà lo tang gia. Cũng từ đây, bà Sáng bắt đầu nhận những đứa trẻ mồ côi không người nuôi khi bà đi tụng kinh tại các đám tang.

Hơn 15 năm qua, bà Sáng đã nhận nuôi chín em. Một em trong số này đã được gia đình nhận lại nên hiện còn lại tám em. Tuy có em còn cha mẹ nhưng cũng cho bà nuôi vì hoàn cảnh nghèo khó. Song số đông còn lại là trẻ mồ côi ở nhiều tỉnh thành từ Kiên Giang, Gia Lai, Đồng Tháp, An Giang, Long An…

Trong số này có ba em có giấy chứng nhận tâm thần của bệnh viện, một em bị đau não chỉ mới 5 tuổi nhưng phải nhập viện thường xuyên, hai em theo học cấp 1 và cấp 2 ở trường cấp 2 Thủ Khoa Huân, hai em còn lại chưa được đi học vì không làm được giấy tờ nhập học.

Nhắc đến những đứa con nuôi của mình, bà Sáng rưng rưng nước mắt kể về trường hợp bé Phan Thị Ngọc Diễm (4 tuổi). Vào một ngày đầu năm 2013, khi bà vừa mở cửa thì thấy một em bé hơn bảy tháng được ai đó bỏ trước nhà mình trong tình trạng sắp chết. Bà trình báo công an rồi đưa bé vào bệnh viện chăm sóc và làm thủ tục nhận nuôi em đến nay. Tuy nhiên, các bác sĩ nói em không được bình thường do bị đau não từ nhỏ. Mỗi lần em phát bệnh phải nằm viện vài ngày mới khỏi.

guong4

Bà Sáng không chỉ lo cho các em ăn học mà còn dạy các em tụng kinh. (Hình : Tuổi Trẻ)

"Tôi cũng không biết cha mẹ cháu bé là ai. Từ lúc nuôi nó đến giờ đã tốn không biết bao nhiêu tiền. Nhiều khi thấy cháu phát bệnh nằm lăn lóc mà lòng tôi đau lắm. Tôi phải đi tụng kinh để kiếm tiền lo cho nó. Sau này nhờ nó được hưởng bảo hiểm y tế và trợ cấp của nhà nước nên cũng đỡ", bà nói.

Vừa xoa đầu em Nguyễn Thị Cẩm Tú, 5 tuổi, bà nói : "Còn bé này mẹ chết, cha bỏ nên bơ vơ ở với bà ngoại tận Phú Quốc. Thấy vậy bà này cho tôi nuôi. Bây giờ nó gần tuổi đi học mà chưa làm giấy tờ gì được nên cũng lo lắm".

Hằng ngày để có tiền nuôi chục miệng ăn, bà Sáng phải đi tụng kinh ở các đám tang hay đến các tịnh xá xin gạo, tiền lo cho các em ăn, thậm chí tiền đóng học phí cho các em cũng được bà chắt mót từ tiền tụng kinh đám tang.

Khi được hỏi về cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu trước hụt sau, chỗ ở chật hẹp thì làm sao nuôi dưỡng các em nên người, bà Sáng nói : "Trước mắt, nhờ tôi tu tại gia nên nhiều người ghé cúng Phật. Nhờ chút tiền này đã giúp tôi lo cho các con. Tâm nguyện tôi từ đó đến giờ là cứu giúp mấy em mồ côi, cơ nhỡ này. Khi nào tôi ngã xuống thì lúc đó mới ngừng nhận nuôi các em. Còn đủ sức lực thì bằng mọi cách tôi sẽ giúp các em được ăn học, được có mái nhà chứ không thể để các em cơ nhỡ không ai nuôi dưỡng".

Em Phan Thị Kim Phụng, 15 tuổi, đã ở với bà Sáng từ khi lên 2 tuổi đến nay. Em cho biết từ nhỏ cha mẹ mất sớm nên hằng ngày lang thang khắp nơi. Trong một lần tình cờ bà Sáng gặp em đang bị trẻ cùng lứa ăn hiếp nên nhận về nuôi đến nay.

"Bà không chỉ lo lắng cho em như con mà còn cho em ăn học. Bà còn sắm xe đạp cho em đi học hằng ngày ở trường Thủ Khoa Huân. Nếu không có bà, không biết cuộc đời em sẽ ra sao", Phụng nói. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Ông Stephen Hawking, người có một đầu óc thông minh trải dài thời gian và không gian mặc dù thân thể bị bại liệt, vừa qua đời hôm Thứ Tư, hưởng thọ 76 tuổi, phát ngôn viên đại học University of Cambridge nói.

stephen0

Nhà vật lý Stephen Hawking. (Hình : Philip Toscano/PA via AP)

Ông qua đời một cách yên bình tại nhà riêng ở Cambridge, Anh.

Là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng nhất thời đại của mình, ông Hawking từng viết một cách dễ hiểu về những bí ẩn của không gian, thời gian, và những hố đen trong cuốn sách của ông, "A Brief History of Time" (Lịch sử vắn tắt về thời gian).

Cuốn sách này sau đó trở thành ăn khách nhất thế giới, làm ông trở thành một trong những nhân vật khoa học nổi tiếng nhất sau Albert Einstein.

"Ông là một nhà khoa học vĩ đại và là một người đàn ông rất đặc biệt, mà các công trình nghiên cứu và lý thuyết của ông sẽ còn được nhắc tới trong nhiều năm", các con của ông, Lucy, Robert, và Tim, nói như vậy trong một bản tuyên bố.

Họ viết thêm : "Sự can đảm và kiên trì của ông, cùng với sự thông minh và khôi hài, là niềm cảm hứng cho con người khắp thế giới. Ông từng nói : ‘Vũ trụ này sẽ không là gì nếu nó không phải là ngôi nhà mà con người yêu mến’. Ông sẽ được mọi người nhớ mãi".

22222222222222222

Nhà vật lý Stephen Hawking gặp Đức Giáo Hoàng Francis ngày 28 tháng Mười Một, 2016. (Hình : L’Observatore Romano/pool photo via AP, File)

Ngay cả sau khi thân thể bị căn bệnh "amyotrophic lateral sclerosis" (ALS) hoành hành bắt đầu lúc 21 tuổi, ông Hawking làm các bác sĩ kinh ngạc khi tiếp tục sống với căn bệnh này thêm hơn 50 năm nữa.

Hồi năm 1985, ông bị bệnh phổi nặng, và từ đó phải thở bằng một cái ống, và ông phải nói chuyện qua một hệ thống điện tử tổng hợp giọng nói, và bị đổi giọng luôn từ đó.

Thế nhưng, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học, xuất hiện trên truyền hình, và lập gia đình lần thứ nhì.

Là giáo sư toán với danh hiệu "Lucasian Professor" cao quý tại đại học Cambridge University, và được coi là một trong những người nối nghiệp nhà toán học thiên tài Isaac Newton, ông Hawking tham gia cuộc nghiên cứu đi tìm mục tiêu vĩ đại của vật lý – một "lý thuyết thống nhất".

Một lý thuyết như vậy sẽ giải quyết được sự đối nghịch giữa Thuyết Tương Đối của Einstein, mô tả định luật hấp dẫn, tạo ra chuyển động của các vật thể lớn như các hành tinh, và Thuyết Lượng Tử, liên hệ với thế giới của các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles).

Đối với ông Hawking, sự tìm tòi này gần như là một tham vọng mang tính tôn giáo – ông nói rằng tìm ra được "lý thuyết của mọi thứ" có thể giúp con người "biết được suy nghĩ của Thượng Đế".

"Một lý thuyết thống nhất hoàn tất, vững vàng, mới chỉ là bước đầu tiên : Mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn toàn các sự kiện xung quanh chúng ta, và chính sự hiện hữu của chúng ta", ông viết như vậy trong cuốn "A Brief History of Time".

Tuy nhiên, những năm sau này, ông cho rằng một lý thuyết thống nhất có lẽ không hiện hữu.

Ông Hawking sinh ngày 8 tháng Giêng, 1942, tại Oxford, và lớn lên ở London và St. Albans, thuộc vùng Tây Bắc thủ đô.

Năm 1959, ông vào học cử nhân tại đại học Oxford University và sau đó học cao học tại đại học Cambridge University.

Ông lập gia đình với bà Jane Wilde năm 1965, và họ có ba người con Robert, Lucy, và Tim.

Bà Jane chăm sóc cho ông Hawking trong 20 năm cho tới khi Hoa Kỳ cung cấp cho ông một ngân khoản để ông được chăm sóc 24 giờ mỗi ngày, theo yêu cầu của ông.

Ông trở thành thành viên của Royal Society năm 1974 và nhận giải thưởng Albert Einstein Award năm 1978.

Năm 1989, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị ban cho ông thứ bậc "Companion of Honor", một sự biệt đãi cao nhất của nữ hoàng.

Năm 1991 ông ly dị bà Jane Wilde, và bốn năm sau cưới bà Elaine Mason, từng một thời là y tá chăm sóc ông.

Năm 2006, hai người ly thân sau một loạt tố cáo là bà hành hung ông, mặc dù ông cho rằng chuyện này "hoàn toàn giả tạo". (Đ.D.)

Published in Quốc tế

Tính đến đêm 24 tháng Hai (giờ Việt Nam), một nguồn tin thân cận với gia đình tướng Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, xác nhận với nhật báo Người Việt rằng, ông Lê Đức Anh hiện vẫn đang điều trị ở Bệnh viện trung ương quân đội 108 chứ không "qua đời" như tin đồn ông chết vào hôm 23 tháng Hai, 2018.

lda1

Cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Chủ tịch cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang đến thăm ông Lê Đức Anh trong bệnh viện. (Hình : Facebook Triet Nguyen)

Trước đó, hôm 23 tháng Hai, trang Facebook Triet Nguyen của ông Nguyễn Minh Triết, con trai của cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, đưa hình ông Dũng và Chủ tịch cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang đến thăm ông Lê Đức Anh bên giường bệnh. Ông Triết sau đó đã gỡ ảnh này nhưng một số trang mạng đã kịp chia sẻ lại ảnh.

Ông Lê Đức Anh, chủ tịch nước thứ tư của Nhà cầm quyền Việt Nam sau 1975, năm nay đã 98 tuổi, được ghi nhận là đang mắc "bệnh già" và đã nằm trong bệnh viện từ trước Tết Mậu Tuất.

Trong một việc được cho là nhằm xóa tan tin đồn, hôm 24 tháng Hai, Facebook Lê Mạnh Hà, con trai của ông Lê Đức Anh, post ảnh ông Hà tươi cười với chú thích : "Cà phê trong một ngày rộn rã những tin đồn".

Bản tin gần đây nhất về ông Lê Đức Anh trên truyền thông "lề phải" là "Đại Tướng Ngô Xuân Lịch thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội" đăng trên báo quân đội Nhân Dân hôm 2 tháng Hai, 2018.

Bản tin viết : "Đến thăm và chúc Tết Đại Tướng Lê Đức Anh, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch đã báo cáo tình hình kết quả công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại quốc phòng trong năm 2017. Đại Tướng Lịch chúc Đại Tướng Lê Đức Anh mạnh khỏe, trường thọ. Đại Tướng Lịch mong muốn Đại Tướng Lê Đức Anh tiếp tục đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đảng, nhà nước và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc".

Do tình trạng sức khỏe của ông Lê Đức Anh cùng các lãnh đạo và cựu lãnh đạo cộng sản Việt Nam không được công bố chính thức, nên mạng xã hội có nhiều đồn đoán.

Khác với tin về ông Phan Văn Khải, tin về ông Lê Đức Anh gần như không nhận được sự thương cảm hay ca tụng từ cộng đồng mạng.

Ông Lê Đức Anh thường được mô tả là "thái thượng hoàng chột mắt" và là người ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Khi tin đồn ông Lê Đức Anh qua đời hôm 23 tháng Hai, nhiều blogger lặp lại cáo buộc ông này "là người đã quyết định không cho các lính hải quân Việt Nam bảo vệ đảo Gạc Ma bắn trả lại quân Trung Quốc cướp đảo, vì vậy mà 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị bắn chết và đảo này rơi vào tay Tàu cộng từ ngày 14 tháng Ba, 1988".

Một bài trên trang chủ Đài Á Châu Tự Do hồi tháng Ba, 2015 dẫn lời Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh : "Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm bộ trưởng Quốc Phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc. Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành bộ trưởng Quốc Phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước".

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh từ Hà Nội bình luận trên trang Facebook cá nhân : "Lê Đức Anh không đáng được chết nhẹ nhàng như thế, ông ta phải sống để sám hối và trả giá cho tội ác đã cùng với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh bán rẻ tổ quốc qua cái Hiệp Ước Thành Đô 1990, và tội ra lệnh hải quân không được nổ súng, khiến 64 chiến sĩ hy sinh, để mất Gạc Ma vào tay Trung Quốc hôm 14 tháng Ba, 1988. Chắc chắn một nơi khác đang đợi ông ta chứ không phải thiên đàng !"

Một số blogger khác còn nhắc lại chuyện ông Lê Đức Anh cùng các ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười "phải chịu phán xét của lịch sử về những tội lỗi liên quan đến Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đầy ô nhục". Ba ông này bị mô tả là nhóm "Trần Ích Tắc của thế kỷ 20" và "là vết nhơ khó có thể gột rửa của lịch sử". (T.K.)

Published in Việt Nam

Việt Nam sắp mua nhiều loại vũ khí của Mỹ ? (Người Việt, 29/01/2018)

Chuyến thăm Việt Nam của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có thể mở đường cho việc bán các loại võ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ chủ quyền trước sự bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

kho1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis thăm và dâng hương tại chùa Trấn Quốc ở Hà Nội hôm 25 tháng Giêng, 2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Cải thiện quan hệ có thể tiến đến việc Việt Nam mua võ khí của Mỹ, theo nhận định của ông Murray Hiebert, phụ tá giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC.

Trong khi đó, theo nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, Việt Nam đang muốn thay thế đội máy bay Mig-21 đã phải cho nghỉ hưu cách đây hơn một năm vì đã quá tuổi sử dụng.

Cả hai chuyên viên vừa kể nêu ý kiến qua các cuộc phỏng vấn của đài VOA hôm 29 tháng Giêng, 2018, về chuyến thăm viếng hai ngày của Bộ Trưởng Mattis tại Hà Nội, trong đó, ông đã họp với Bộ trưởng quốc phòng cộng sản Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Ông Mattis cũng đã gặp cả Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi sang Việt Nam, ông Mattis nói với các ký giả tháp tùng ông rằng ông sẽ lắng nghe xem phía Việt Nam nói gì. Nội dung các cuộc thảo luận giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và các giới chức Việt Nam không được tiết lộ gì ngoài sự loan báo hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson sẽ cập cảng và thăm viếng Đà Nẵng vào đầu tháng Ba tới đây.

Khi đến thăm Việt Nam hồi tháng Năm, 2016, Tổng Thống tiền nhiệm Barack Obama loan báo Mỹ bãi bỏ hoàn toàn cấm vận võ khí cho Việt Nam, mở đường cho nước này mua sắm các loại võ khí tối tân, một điều các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khi đến Hoa Kỳ đều nhất mực đòi hỏi.

Tuy nhiên, đến nay, người ta vẫn chưa thấy gì đáng kể diễn ra dù Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần tra cỡ lớn và một ít xuồng cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam. Đang có tin bán chính thức Mỹ sẽ trao thêm cho Việt Nam thêm một tàu tuần tra nữa cùng lớp với chiếc Việt Nam đã nhận năm ngoái.

Khi Nghị Sĩ John McCain cùng phái đoàn các nghị sĩ trong tiểu ban đối ngoại Thương Viện Mỹ đến Việt Nam hồi tháng Tám năm 2014, tin cho hay phía Hà Nội đã trao cho ông một danh sách dài các trang bị võ khí mà Việt Nam đang cần mua. Thời điểm này, vẫn còn bị giới hạn bán các loại võ khí sát thương.

Nhưng tháng Mười Một, 2017, Tổng Thống Donald Trump đã "đánh bài ngửa" ở Hà Nội khi công khai nói với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang là Mỹ muốn Việt Nam mua các loại võ khí tối tân của Mỹ, kể cả các loại hỏa tiễn. Ông Trump sốt ruột muốn giảm nhanh thâm thủng mậu dịch với Việt Nam.

Đến giờ không thấy gì hé lộ. Một phần, Việt Nam có ngân sách quá nhỏ bé về an ninh quốc phòng. Phần khác, lại còn phải ngó chừng về phương Bắc, không muốn cái ông bạn khổng lồ "16 chữ vàng" nổi giận và trả thù.

Vũ khí của Mỹ tuy tối tân nhưng mua mới lại quá đắt. Hà Nội nhiều phần chỉ tính tới chuyện mua các loại trang bị "cũ người mới ta" cho họp với khả năng tài chính.

Các máy bay săn ngầm tuần tra biển Orion P-3 nằm ụ tại sa mạc Arizona hoặc các trực thăng tấn công Super Cobra AH-1W sắp được thải loại mà Mỹ mới rao bán công khai, các khu trục cơ F-15, F-16 dư thừa có được nêu ra trong cuộc họp của Bộ Trưởng Mattis hồi tuần qua, hoặc cuộc họp của bà Tina Kaidanow đang diễn ra tại Hà Nội, dư luận muốn được biết.

Theo nhận định của ông Sean King, phó chủ tịch tổ chức tham vấn chiến lược Park Strategies consultancy ở New York được thuật lại trong bài viết của VOA, chuyến đi Việt Nam của ông Mattis là tín hiệu "cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh" về vấn đề Biển Đông so với chính phủ tiền nhiệm Obama. Tuy nhiên theo ông như vậy là "quá muộn".

"Các quan hệ với Việt Nam bây giờ cốt yếu hơn bao giờ vì có vẻ như chúng ta đã mất Philippines về vấn đề Biển Đông". Ông King được dẫn lời trên VOA, "Có thể là đã quá muộn vì (kế hoạch) Bắc Kinh bành trướng lãnh thổ tại Biển Đông coi như đã hoàn tất". (TN)

************************

Các quốc gia Đông Á chạy đua phát triển hỏa tiễn (Người Việt, 29/01/2018)

Kế hoạch vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn đã kéo theo một cuộc chạy đua phát triển lực lượng hỏa tiễn phòng thủ cũng như tấn công ở tất cả các nước Đông Á.

kho2

Hỏa tiễn bình phi tấn công AGM-158 JASDSM phóng đi từ máy bay mà Nhật Bản muốn mua của Mỹ. (Hình : USAF/via Wikipedia)

Bắc Hàn

Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền lực tháng Mười Hai, năm 2011, Bắc Hàn đã đẩy mạnh chương trình phát triển hỏa tiễn và nhịp độ thử nghiệm tăng lên đáng kể so với thời ông bố là Kim Jong-il. Sau những lần thất bại năm 2016, hiện nay Bắc Hàn đạt nhiều tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng và Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng trong vòng năm 2018 có thể có được hệ thống hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử nhắm tới lục địa Mỹ.

Số lượng hỏa tiễn mà Bắc Hàn hiện có vẫn còn là bí ẩn và nhiều loại mới chỉ thử nghiệm chưa tới giai đoạn sản xuất và sử dụng. Nhiều loại hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung có khả năng bắn tới tất cả mục tiêu trên lãnh thổ Nam Hàn và Nhât Bản. Hỏa tiễn tầm xa Hwasong-10 hay Musudan triển khai từ năm 2010, hiện nay được cải tiến, có tầm bắn 3.200 km đủ đe dọa tới Guam.

Ngoài việc hoàn thiện các loại hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung, mục tiêu chính của Bắc Hàn là phát triển hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn xa từ 10.000 đến 13.000 km. Trong năm 2017, bất chấp lệnh cấm vận Bắc Hàn đã thử nghiệm các hỏa tiễn hạng này bao gồm Hwasong-14, 15, 16 với mức độ thành công chưa thể biết chính xác. Là một đất nước quá nhỏ bé, Bắc Hàn phải thử nghiệm hỏa tiễn bằng đường phóng thẳng lên cao để tránh bay qua không phận các quốc gia khác, do đó khó đánh giá khả năng đánh trúng mục tiêu.

Trung Quốc

Cho tới đầu thế kỷ này, triển khai hỏa lực chiến thuật tầm xa của Trung Quốc đặt căn bản trên hỏa tiễn đạn đạo thay vì dùng máy bay oanh tạc hay chiến hạm. Do đó quốc gia này đã sản xuất hàng trăm loại hỏa tiễn tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa.

Các hỏa tiễn tầm trung DF-21 tầm bắn 1.700 km và DF-26 trên 3.000 km, đặt trên xe di động, có khả năng tấn công đến tất cả các mục tiêu ở Đông Bắc Á, Đài Loan, Nhật Bản, Guam. Hai kiểu hỏa tiễn này cũng có phiên bản được biến thể thành hỏa tiễn diệt hạm chuyên dùng vào mục đích tấn công các chiến hạm kể cả hàng không mẩu hạm.

Trung Quốc cũng đang chú trọng phát triển các loại hỏa tiễn bình phi như DF-10A có tầm bắn xa 1.500 km đặt căn cứ trên mặt đất hay chiến hạm. Hỏa tiễn bình phi bay thấp chỉ có vận tốc cận thanh với động cơ phản lực như một máy bay thường, nhưng có ưu điểm là tránh bị radar phát hiện và được điều khiển suốt hành trình cho tới mục tiêu.

Hỏa tiễn đạn đạo đi theo quỹ đạo cố định, nếu là liên lục địa thì lên rất cao ra ngoài khí quyển nhưng không vào quỹ đạo thành một vệ tinh nhân tạo, còn nếu là tầm xa hay tầm trung thì không ra ngoài khí quyển. Trong hầu hết thời gian bay, hỏa tiễn đạn đạo không có lực đẩy, chỉ nhờ trọng lực và sức cản của không khí, và chỉ có sự hướng dẫn trong một khoảnh khắc rất ngắn khi gần đến mục tiêu.

Mỹ, Nga, Trung Quốc đều đang nỗ lực phát triển loại hỏa tiễn "bội thanh" (hypersonic) nghĩa là bay với vận tốc trên 5 lần vận tốc âm thanh khi đi đến mục tiêu, và đến nay dường như Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về kỹ thuật. Hồi tháng Mười Một năm ngoái, lực lượng hỏa tiễn của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã thử nghiệm hỏa tiễn mới DF-17, đầu tiên thuộc loại này, và tình báo Mỹ dự đoán sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2020.

Hỏa tiễn bội thanh sẽ là mối đe dọa nặng nề vì có thể vượt qua tất cả tất cả những hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn đạn đạo và bình phi thông thường.

Nam Hàn, Nhật, Đài Loan

Từ trước đến nay các quốc gia này đều chỉ chú trọng đến mục tiêu phòng thủ với các hệ thống hỏa tiễn mua của Mỹ.

Theo hiến pháp hòa bình, Nhật không chủ trương trang bị vũ khí tấn công, nhưng gần đây bị đe dọa bởi thái độ hiếu chiến của Bắc Hàn, Nhật muốn mua loại hỏa tiển bình phi AGM-158 JASSM-ER của Không Quân Mỹ, phóng đi từ máy bay chiến đấu tới mục tiêu xa trên 1,000 km với đầu đạn mang chất nổ quy ước nặng 470 kg.

Nam Hàn có các hỏa tiễn đạn đạo Hyunmoo trong đó Hyunmoo-4 có tầm bắn xa 1.000 km mang đầu đạn 1,000 kg thuốc nổ. Ngoài ra các hỏa tiễn bình phi KEPD 350 mua của Đức, phóng từ máy bay đánh các mục tiêu dưới đất và hỏa tiễn bình phi Hyunmoo 3 do Nam Hàn sản xuất với tầm xa trên 500 km.

Đài Loan sản xuất hoả tiễn bình phi Hsiung Feng IIE (HF-2E) đặt căn cứ trên mặt đất phóng đi từ xe di động, nhằm mục đích phòng thủ eo biển, nhưng với tầm xa tối đa 600 km có thể tần công vào lục địa Trung Quốc qua eo biển bề ngang trên 200 km. Đài Loan cũng đang phát triển hỏa tiễn bình phi Vạn Kiếm (Wan Chien) phóng đi từ máy bay chiến đấu với tầm bắn xa 2.000 km đẩ có thể đe dọa Bắc Kinh.

Trong tình thế mỗi quốc gia đều bí mật sản xuất hay đặt mua những hệ thống hỏa tiễn mới, hậu quả sẽ là sự gia tăng nguy cơ chiến tranh tới mức độ lớn trong khu vực. 

Hà Tường Cát

*************************

Mỹ có thể giao thêm tàu tuần duyên cho Việt Nam (Người Việt, 28/01/2018)

Mỹ có thể sắp chuyển giao thêm một tàu tuần duyên cùng lớp với chiếc đã chuyển giao năm ngoái cho cảnh sát biển Việt Nam, giúp tăng cường khả năng tuần tra hiện đang cần cải thiện nhiều.

kho3

Tàu tuần tra Sherman (WHEC 720) dự trù chuyển giao cho Việt Nam. (Hình : wikimedia)

Báo "Naval Today" cho hay, chiếc tàu tuần tra USCGC Sherman (WHEC 720) của Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ (US Coast Guard) vừa mới hoàn thành chuyến hải trình cuối cùng kéo dài 76 ngày trên vùng biển Bering, Alaska vào hôm 23 tháng Giêng, 2018. Chiếc tàu này đã quay lại căn cứ tại Honolulu, tiểu bang Hawaii và chờ nghỉ hưu vào ngày 29 tháng Ba tới đây sau 50 năm hoạt động.

Naval Today nói rằng chiếc USCGC Sherman (WHEC 720) "có tin cho biết sẽ được chuyển giao cho Việt Nam. Nếu việc này xảy ra, tàu Sherman sẽ tái hợp với chiếc tàu chị em cùng lớp (USCGC Morgenthau) đã được đổi tên thành tàu cảnh sát biển CSB 8020 sau khi đã được chuyển giao".

Tin này đã có từ năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa trở thành tin chính thức được Mỹ hay Việt Nam loan báo.

USCGC Sherman (WHEC 720) cũng giống như USCGC Morgenthau (WHEC 722) thuộc lớp tàu Hamilton trọng tải 3,200 tấn, từng được cho nghỉ hưu nhưng sau lại được tân trang nhiều lần và tiếp tục làm nhiệm vụ tuần tra biển khắp nơi cho đến nay.

Đây cũng là con tàu được đưa sang Việt Nam thời chiến tranh trước 1975 làm nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn sự xâm nhập và chuyển vận võ khí của quân đội Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam bằng đường biển.

USCGC Sherman WHEC 720 từng được thưởng nhiều huy chương trong chiến tranh Việt Nam và các hoạt động chống ma túy. Tàu này đã bắt được vụ chuyển vận bạch phiến lớn nhất từ trước tới giờ khi bắt chiếc tàu mang cờ Panama chở 17 tấn bạch phiến trị giá $600 triệu mua bán trên thị trường hồi năm 2007.

Theo Wikipedia, chiếc USCGC Sherman được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine khí, vận tốc tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 14,000 hải lý và có thể hoạt động trên biển liên tục 45 ngày.

Điều khiển tàu là một lực lượng gồm 167 cả sĩ quan và thủy thủ. Võ khí trang bị gồm radar tìm kiểm trên không, pháo hạm Oto Breda 76mm, pháo phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS 20mm, pháo tự động M242 Bushmaster cỡ 25 và một số súng liên thanh. Theo thông lệ, nhiều phần chiếc USCGC Sherman (WHEC 720) sẽ được tu sửa và gỡ bỏ một số võ khí trước khi giao cho phía Việt Nam cũng như chiếc tàu tuần tra hiện mang số hiệu CSB 8020.

Tin về số phận tương lai của chiếc USCGC Sherman có cùng thời điểm với tin một phái đoàn do bà Tina Kaidanow, phó phụ tá chính về chính trị, quân sự của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dẫn đầu tới Việt Nam tham dự cuộc đối thoại về chính trị, an ninh và quốc phòng lần thứ 9. Phái đoàn của bà tới Việt Nam ngày 28 tháng Giêng, 2018 và ở đây một tuần lễ đến ngày 4 tháng Hai, 2018, thảo luận với đối tác nhiều mặt từ "hợp tác anh ninh và mua bán võ khí, an ninh đường biển, chương trình bảo vệ hòa bình Liên Hiệp Quốc, chống khủng bố và các vấn đề nhân đạo", theo bản thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Chuyến đến Việt Nam của Đại Sứ Tina Kaidanow diễn ra chỉ ba ngày sau khi Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis rời Hà Nội, trong đó, hai bên đã lập chương trình cho hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng thăm viếng vào tháng Ba tới đây. Đây là một dấu hiệu của mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước tiến thêm một bước.

Phái đoàn của bà Kaidanow thảo luận những gì trong mục "mua bán trang bị quân sự" là điều được dư luận ngóng chờ tin tức. (TN) 

Published in Châu Á

Phiên tòa Trầm Bê lộ ra những lỗ hổng chết người về ‘dòng tiền cho vay’ (Người Việt, 27/01/2018)

"Phần xét hỏi ở phiên tòa đại án Phạm Công Danh-Trầm Bê đang lộ ra những lỗ hổng chết người về ‘dòng tiền cho vay,’ chắc hẳn phần tranh luận sẽ nảy lửa và gay cấn".

vn1

Ông Trầm Bê (giữa) được đại diện Ngân Hàng Sacombank xin giảm án. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Luật Sư Phạm Hoài Nam, một trong những người tranh tụng tại phiên tòa này, viết trên trang Facebook cá nhân như vậy, và viết thêm : "Đại án Phạm Công Danh-Trầm Bê sẽ là ‘cuộc chiến’ của nhóm luật sư bào chữa cho các bị cáo và luật sư bảo vệ cho các ngân hàng (BIDV, Sacombank, TP Bank) bên cạnh các cáo buộc của Viện Kiểm Sát".

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, phiên tòa vụ Trầm Bê bắt đầu từ hôm 8 tháng Giêng, quy tụ đến 70 luật sư tham dự. Tuy nhiên, đến ngày 23 tháng Giêng, phiên tòa mới đến phần tranh luận, dự trù kéo dài khoảng 10 ngày.

Đến nay, Viện Kiểm Sát vẫn bảo lưu đề nghị thu hồi 6.000 tỷ đồng (hơn 264,1 triệu USD) của ba ngân hàng Sacombank, TP Bank và BIDV.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật phiên tòa hôm 27 tháng Giêng : "Viện Kiểm Sát khẳng định không gây bất lợi cho bị cáo, đều nắm rõ hành vi của các bị cáo trong giai đoạn một, trên cơ sở các hành vi phạm tội của vụ án giai đoạn hai, Viện Kiểm Sát đã xem xét rõ tất cả các vấn đề. Từ đó, Viện Kiểm Sát bảo lưu quan điểm cáo buộc với các bị cáo vì hoàn toàn có cơ sở. Mức án đề nghị với Phạm Công Danh (cựu chủ tịch VNCB, tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và Trầm Bê (cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank) là thỏa đáng".

Khoản tiền thiệt hại của vụ án là hơn 6.000 tỷ đồng được đề nghị thu hồi "vì đó là vật chứng vụ án". Trước đó, đại diện các ngân hàng và những người liên quan đều không đồng ý với quan điểm của Viện Kiểm Sát về trách nhiệm dân sự của họ trong vụ án này.

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Sacombank "xin tòa giảm án cho bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang (cựu tổng giám đốc Sacombank) để các bị cáo nhanh được trở về đoàn tụ với gia đình với lý do vô tình vi phạm".

Báo Người Lao Động cùng ngày cho hay, đại diện Viện kiểm sát yêu cầu Hội đồng xét xử kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam "chấn chỉnh các luật sư tham gia phiên tòa vì không tôn trọng các cơ quan tố tụng". Tuy vậy, bài báo không nói rõ tên các luật sư và biểu hiện nào cho thấy họ "không tôn trọng cơ quan tố tụng".

Trước đó, báo Dân Trí tường thuật : "Trong phần tự bào chữa, ông Trầm Bê bật khóc và cho rằng chỉ mong muốn làm những điều có lợi cho xã hội, không muốn làm hại ai cả nên đề nghị xem xét giảm mức án mà Viện Kiểm Sát đã đề nghị". Trong phiên tòa này, ông Trầm Bê đã bị đề nghị mức án 5-6 năm tù, ông Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù. (T.K.)

*******************

Cây trái gần bãi xỉ Nhiệt điện Vĩnh Tân chết hàng loạt (Người Việt, 27/01/2018)

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cây trôm bị chết ở khu vực thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân là do bị ngập úng. Đây là khu vực người dân sống chung với bãi xỉ của nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân.

vn2

Cây trôm thối gốc chết hàng loạt do bãi thải xỉ chặn đường thoát nước. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng Giêng, ông Nguyễn Hữu Phước, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Thuận, thông tin về việc 13 nhà dân ở sống xung quanh bãi xỉ Nhiệt Điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, được Tổng công ty Phát Điện 3 hỗ trợ hơn 120 triệu đồng (hơn 5.283 USD) nhưng được ghi là hỗ trợ do thiên tai, trong khi kết luận là do con người gây ra.

Ông Phước cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cây trôm bị chết ở khu vực thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, là do bị ngập úng, không phải do bị nhiễm mặn.

"Nguyên nhân gây ngập úng cục bộ ở khu vực này ngoài lượng mưa gia tăng đột biến, thì điều kiện tiêu thoát nước ở khu vực kém. Hệ thống cống thoát nước bề mặt ngang qua tuyến đường sắt Bắc-Nam không được duy tu bảo dưỡng tốt, cây cối mọc nhiều phía trước miệng cống làm cản trở dòng chảy, giảm năng lực thoát nước", tin cho hay.

Ngoài ra, theo kết luận của Viện Môi trường và tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia ở Sài Gòn, do chưa có tuyến kênh thoát lũ ở phía Bắc bãi xỉ nên nước mưa từ trên sườn núi cao đổ xuống không có đường tiêu thoát, bị thấm hết xuống đất làm gia tăng dòng chảy ngầm và mực nước ngầm tầng nông.

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hồi tháng Hai, 2017, một số nhà dân sinh sống tại khu vực phía Tây Nam bãi thải xỉ nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân, phản ảnh về tình trạng cây trồng lâu năm và hoa màu bị chết, nước giếng nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Để xác định nguyên nhân dẫn đến ngập úng, cây chết, nước bị nhiễm mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã chọn đơn vị độc lập là Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc Đại học Quốc gia ở Sài Gòn xác định nguyên nhân.

Kết quả khảo sát thực tế kết hợp phân tích bản đồ địa hình đã xác định được khu vực bị ngập úng cục bộ với diện tích khoảng 13,2 hécta. Trong khu vực này, nước thường tồn đọng lại thành từng cụm nhỏ trên bề mặt, mực nước trong các giếng đào đã dâng lên xấp xỉ gần bằng với mặt đất tự nhiên và phần lớn diện tích cây trôm bị thiệt hại đều nằm trong vùng này.

Trong đó đáng chú ý là sự hình thành bãi thải xỉ làm thay đổi địa hình tự nhiên, thay đổi chế độ dòng chảy bề mặt và dòng chảy ngầm ngang qua khu bãi xỉ, dẫn đến sự dồn đọng nước tập trung về khu vực trũng thấp phía Tây bãi xỉ và gây ra ngập úng.

Đặc biệt, về nguyên nhân gây nhiễm mặn đất và nguồn nước ở khu vực xung quanh bãi xỉ hoàn toàn không có nguồn gốc nào từ tự nhiên mà đều do tác động của con người.

Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu, Viện Môi Trường và Tài Nguyên kết luận : "Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cây trôm bị chết là do bị ngập úng (dấu hiệu phổ biến là rễ cây bị hư thối), không phải do bị nhiễm mặn".

Từ kết quả công bố này, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận đề nghị Tổng công ty Phát Điện 3 thực hiện các giải pháp để hạn chế tình trạng ngập úng, ngăn ngừa việc nhiễm mặn nước dưới đất, nước mặt trong khu vực, xác định mức độ thiệt hại của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Sau đó ủy ban tỉnh Bình Thuận buộc Tổng công ty Phát Điện 3 phải hỗ trợ khắc phục thiên tai cho người dân. (Tr.N)

*****************

Mỹ cử đại diện đến Việt Nam bàn chi tiết bán võ khí ? (Người Việt, 27/01/2018)

Một viên chức cấp cao Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bà Tina Kaidanow, phó phụ tá ngoại trưởng về quan hệ chính trị-quốc phòng Mỹ, đến Việt Nam đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng song phương từ 28 tháng Giêng đến 4 tháng Hai.

vn3

Đại sứ Tina Kaidanow. (Hình : Jim Watson/AFP/Getty Images)

Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết : "Đại sứ Kaidanow sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại lần thứ chín về chính trị, an ninh và quốc phòng. Các cuộc họp này sẽ cổ võ hơn nữa mối quan hệ song phương ngày càng phát triển mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đồng thời phản ảnh sự cam kết chung để bảo đảm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và an toàn".

Trong chuyến đi Việt Nam kéo dài một tuần lễ của bà Kaidanow, theo thông cáo, sẽ gồm nhiều đề tài và lãnh vực được thảo luận từ an ninh quốc phòng, rà phá bom mìn đến tẩy rửa chất khai quang và thăm viếng cả chiếc tàu cảnh sát biển lớn nhất của Việt Nam do Hoa Kỳ cung cấp.

Bản thông cáo báo chí nói tóm tắt các đề tài được thảo luận gồm "hợp tác anh ninh và mua bán võ khí, an ninh đường biển, chương trình bảo vệ hòa bình Liên Hiệp Quốc, chống khủng bố và các vấn đề nhân đạo".

Chuyến đến Việt Nam của Đại sứ Tina Kaidanow diễn ra chỉ ba ngày sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis rời Hà Nội, trong đó, hai bên đã lập chương trình cho hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng thăm viếng vào tháng Ba tới đây. Đây là một dấu hiệu của mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước tiến thêm một bước.

Hồi tháng Mười Một, 2017, Tổng thống Donald Trump đã công khai "chào hàng" các loại võ khí tối tân của Mỹ khi ông gặp Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang. Trước đó, khi thăm viếng Việt Nam, tổng thống tiền nhiệm Barack Obama đã gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt nam, một điều Hà Nội từng lặp đi lặp lại đòi hỏi những năm trước đó trong các cuộc thăm viếng, gặp mặt cấp cao song phương.

vn4

Lính cộng sản Việt Nam lên tàu tuần tra lớp Hamilton được Mỹ chuyển giao cho Cảnh Sát Biển Việt Nam. (Hình : US Embassy)

Nhưng đến nay, các tin tức chính thức chưa cho thấy có dấu hiệu gì Hà Nội đã đề nghị mua gì của Mỹ dù người ta biết họ cần rất nhiều và cần đủ thứ trong nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước một nước Trung Quốc ngày càng lộ rõ bản chất bá quyền trành trướng.

Chi tiết nội dung cuộc họp của ông Mattis với Tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Phòng cộng sản Việt Nam, tại Hà Nội ngày 25 tháng Giêng không được tiết lộ ngoài chuyện thăm viếng của mẫu hạm Vinson. Tương tự, người ta cũng không tin nội dung cuộc họp của Đại sứ Tina Kaidanow với phía Hà Nội được tiết lộ gì đáng kể. Hà Nội có thói quen giấu kín các thỏa thuận về mua bán võ khí.

Nhiều nhà bình luận thời sự từng cho rằng Hà Nội rất muốn mua một số máy bay tuần tra biển săn ngầm Orion P-3, radar phòng vệ bờ biển của Mỹ từ lâu. Các cuộc họp theo nhau diễn ra có thể liên quan đến các vấn đề này. Mới tuần trước, người ta thấy có tin Mỹ muốn bán lại cả trăm chiếc trực thăng tấn công Supra Cobra AH-1W để thay thế bằng những chiếc AH-1Z Viper tối tân hơn. Hà Nội cũng có nhu cầu yểm trợ tác chiến từ trên không cho lực lượng "lính thủy đánh bộ" hiện còn thiếu.

Ngày 13 tháng Tư, 2016, một phái đoàn gồm sáu sĩ quan Hải Quân cấp cao và một nhân viên dân sự của Việt Nam đã đến căn cứ của Mỹ tại Kaneohe Bay, Hawaii, nơi đồn trú của phi đội tuần tra biển có tên là Ðội Tuần Tra Kiếm Sĩ Vàng 47 (Golden Swordmen of Patrol Squadron (VP) 47).

Phái đoàn của Việt Nam đã quan sát và nghe thuyết trình về chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion để hiểu nhiều hơn về nhiệm vụ và các khả năng của loại máy bay tầm xa này, theo bản tin của Hải Quân Hoa Kỳ. (TN)

Published in Việt Nam
dimanche, 14 janvier 2018 21:23

Bụi than Thanh Hóa, cháy núi Nha Trang

Chính quyền Thanh Hóa bất lực để dân bị bụi than ‘đầu độc’ (Người Việt, 13/01/2018)

Nhiều năm nay, hàng trăm nhà dân ở phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, bị bụi than làm đảo lộn cuộc sống, hao mòn sức khỏe. Thế nhưng, kiến nghị, phản ánh với chính quyền địa phương cũng bằng không.

bui1

Người dân phải dùng bạt che chắn khắp nhà để giảm độc hại từ bụi than. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, gần 10 năm nay, hơn 200 nhà dân ở phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phải sống trong cảnh cửa đóng then cài, khắp nơi đầy bạt, nylon che chắn nhà cửa, quần áo, bát đũa… cả ngày lẫn đêm vì bụi than từ các bãi tập kết, xay than của nhiều công ty tại khu vực cảng Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa.

Báo này cho hay, từ đường ngõ, cây cối, rau màu cho đến từng gian phòng của người dân, khắp nơi đều có bụi than đen kịt, xuất phát từ bãi than rộng 7,000 mét vuông của công ty Than Thanh Hóa trong khu vực cảng Lễ Môn, Thanh Hóa.

Ông Lưu Doãn Quế (70 tuổi, khu phố 4, phường Quảng Hưng) tức giận nói : "Chúng tôi ở đây quá khổ, bởi lúc nào trong nhà, ngoài ngõ, bụi than cũng phủ khắp. Đến rửa mớ rau xong cũng phải cho vào túi nylon chờ nước sôi mới lấy ra luộc. Khổ vô cùng. Chưa hết, người lớn tuổi, trẻ nhỏ liên tục mắc bệnh về đường hô hấp, khó thở, vì bụi than hành hạ ngày đêm".

Còn bà Nguyễn Thị Dung (40 tuổi, cùng khu phố 4) cho biết, bình thường cứ sáng ra cầm chổi quét sân là gom được cả ký bụi than. Trời mưa còn đỡ, hôm nào trời khô nắng là bụi than bay mù mịt.

"Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương đề nghị xử lý những cơ sở kinh doanh than gây ô nhiễm, nhưng hết năm này qua năm khác tình trạng vẫn không được khắc phục", bà Dung nói.

Nói với báo Thanh Niên, ông Lê Huy Bảng, giám đốc công ty Cảng Thanh Hóa, biện minh : "Trong hợp đồng, chúng tôi chỉ cho họ thuê kho bãi chứa than, vận chuyển, chứ không cho thuê để họ sản xuất, chế biến, nên việc các đơn vị của công ty Than Thanh Hóa xay than trong khu vực cảng là hoàn toàn sai. Do người dân phản ánh, chúng tôi đã tổ chức họp dân hai lần và đã yêu cầu công ty Than Thanh Hóa không được xay than, đồng thời dùng các biện pháp che chắn, phun nước để khắc phục tình trạng bụi than bay vào nhà dân".

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ sau các cuộc họp dân đến giờ, hoạt động xay than trong khu vực cảng Lễ Môn vẫn chưa chấm dứt.

Ông Nguyễn Ngọc Thọ, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Quảng Hưng, xác nhận tình trạng các bãi than nằm trong cảng Lễ Môn gây ô nhiễm cho khu dân cư đã nhiều năm qua.

"Chính quyền địa phương cũng đã mời các đơn vị có liên quan đến làm việc, tìm biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi than, nhưng vẫn không thể khắc phục. Bởi với quyền hạn và trách nhiệm của mình, chúng tôi cũng chỉ đôn đốc, yêu cầu các đơn vị kinh doanh than che chắn các bãi than, chứ không thể yêu cầu dừng hoạt động. Do vậy, chúng tôi đã kiến nghị lên ủy ban thành phố Thanh Hóa và các cơ quan chức năng để có hướng giải quyết dứt điểm", ông nói. (Tr.N)

*********************

Cháy lớn trên núi ở Nha Trang, chủ tịch phường vẫn ngồi quán cà phê (Người Việt, 13/01/2018)

Dù đang cháy lớn trên ngọn núi sau lưng trụ sở phường Vĩnh Hòa, thanh phố Nha Trang, nhưng ông chủ tịch phường vẫn vừa ngồi uống nước tại quán cà phê, vừa xua tay đuổi báo chí.

bui2

Núi Cô Tiên cháy ngùn ngụt phía sau lưng trụ sở phường Vĩnh Hòa, Nha Trang. (Hình : Lao Động)

Theo báo Lao Động, tối 12 Tháng Giêng, núi Cô Tiên nằm phía sau lưng Ủy Ban Nhân Dân phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, xảy ra cháy lớn rất lớn. Ngọn lửa kéo dài hàng giờ đồng hồ, lan rộng với chiều dài hàng cây số trên ngọn núi. Do gió thổi mạnh, ngọn lửa không ngừng lan rộng.

Biết có cháy, báo Lao Động đã đến phường Vĩnh Hòa để nắm thông tin sự việc nhằm loan tin cho người dân phòng tránh.

Thế nhưng, mặc cho lửa cháy, ông Trần Văn Đông, chủ tịch phường Vĩnh Hòa, vẫn "ngồi ở quán cà phê vừa uống nước vừa dùng điện thoại… chỉ đạo chữa cháy".

Ông Đông cầm điện thoại gọi cho ai đó nói về việc nhà dân ở gần khu vực cháy, nếu cần thì gọi xe chữa cháy hỗ trợ.

Điều đáng nói, khi các nhà báo tìm đến hỏi ông Đông cho thông tin về vụ cháy thì ngay lập tức ông này xua tay và nói : "Không báo chí gì hết".

Tin cho biết, đến trưa 13 Tháng Giêng, cả một ngọn núi bị thiêu rụi, chạy dài từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác với chiều dài hàng cây số.

Ông Trần Minh Thu, phó chi cục trưởng Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Khánh Hòa, cho biết lực lượng chữa cháy đang tìm các vị trí có nguy cơ bùng phát lửa trở lại ở núi Cô Tiên để dập tắt hoàn toàn vụ cháy này. Diện tích bị cháy khá lớn, tuy vậy hiện vẫn chưa có thống kê diện tích cụ thể, cũng như nguyên nhân xảy ra vụ cháy. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Hơn 50% cán bộ, đảng viên huyện ở Đắk Lắk chiếm đất rừng (Người Việt, 06/01/2018)

Sáng 6 tháng Giêng, nói với báo Tuổi Trẻ, ông Y Giang Gry Knơng – phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk – cho biết hơn 50% cán bộ, đảng viên huyện Ea Súp chiếm 2.000 hécta đất rừng

vn1

Nhiều nạn nhân bị đâm chém trong các cuộc tranh chấp đất rừng ở Đắk Lắk. (Hình : Tuổi Trẻ)

Trước đó, ngày 5 tháng Giêng, ông Nguyễn Văn Đông, chủ tịch huyện Ea Súp, thừa nhận thời gian qua, tại huyện "có nhiều cán bộ, đảng viên sử dụng nhiều hécta diện tích đất rừng có nguồn gốc lấn chiếm".

Ủy ban huyện Ea Súp đã yêu các cán bộ, đảng viên kê khai việc quản lý, sử dụng đất rừng. Đến nay, khoảng 50% cán bộ, đảng viên cấp huyện, xã đã kê khai đang sử dụng khoảng 2.000 hécta đất rừng, phần lớn diện tích này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

"Đối với 50% cán bộ, đảng viên còn lại chưa kê khai, huyện đang tiếp tục yêu cầu kê khai, sau đó sẽ rà soát, phân loại, xác định mốc thời gian sử dụng đất. Theo đó, những diện tích nào phù hợp thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại sẽ kiên quyết thu hồi, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm", ông Đông nói.

Cũng theo ông Đông, thống kê chưa đầy đủ tại địa phương hiện có hơn 10.000 hécta đất rừng bị lấn chiếm trái phép. Trong số này có lãnh đạo cấp huyện, xã, kiểm lâm, công an. Năm qua, tại huyện Ea Súp đã xảy ra bốn vụ tranh chấp đất rừng làm hai người chết, nhiều người bị thương. (Tr.N)

**********************

Hành khách bôi bẩn các phòng vệ sinh, phi cơ phải hạ cánh (Người Việt, 06/01/2018)

Các hành khách trên một chuyến bay của hãng hàng không United Airlines đã bị lâm vào tình cảnh thật bất ngờ khi một người đàn ông trét phân đầy trong mấy phòng vệ sinh của chiếc phi cơ trên đường bay từ Chicago tới Hồng Kông, theo giới hữu trách.

vn2

Phòng vệ sinh trên máy bay (Hình minh họa: Getty Images)

Chuyến bay 895 của hãng hàng không United buộc phải chuyển hướng đáp xuống phi trường Anchorage ở Alaska tối ngày Thứ Năm, theo đài truyền hình KTVA thuộc hệ thống CBS.

Các giới chức cảnh sát phi trường Ted Stevens International Airport nói rằng việc hạ cánh này là do "một hành khách trét phân khắp nơi".

Nguồn tin cũng cho hay người này làm dơ vài phòng vệ sinh trên phi cơ và cũng tìm cách nhét áo mình xuống một bồn cầu.

United Airlines chỉ nói rằng chuyến bay phải đổi hướng vì "có một hành khách quậy phá".

Công ty cho hay người này được cảnh sát chờ sẵn ở phi trường tại Anchorage.

Staci Feger-Pellessier, một nữ phát ngôn viên văn phòng FBI tại Anchorage, nói với đài truyền hình KTUU thuộc hệ thống NBC rằng họ được báo cáo có hành khách gây rối.

Người này hiện chưa bị truy tố nhưng được đưa tới bệnh viện để được khám nghiệm tâm thần.

Chiếc phi cơ phải đậu lại qua đêm để dọn dẹp sạch sẽ. Các hành khách được đưa vào khách sạn để nghỉ ngơi và tiếp tục cuộc hành trình vào ngày hôm sau. (V.Giang)

Published in Việt Nam