Nhưng dù Putin có còn đó hay không thì rất nhiều người Nga vẫn thích điều mà họ xem là một nước Nga oai hùng trỗi dậy nhờ chủ nghĩa Putin.
Trung úy Putin - Ảnh minh họa
Giữa lúc cuộc chiến tàn bạo của Nga diễn ra ở Ukraine, không ít lần tôi thấy người ta nguyền rủa Tổng thống Vladimir Putin. Có người còn cầm biểu ngữ ngay tại trung tâm London với dòng chữ "Putin chết rồi, Nga tỉnh dậy đi".
Nhiều người nghĩ rằng Putin chết là sẽ hết những hành vi ngang ngược và đẫm máu của nước Nga. Nhưng liệu có nhất thiết sẽ như vậy không ?
Không nhất thiết nếu quý vị đọccuốn sách về "dân chủ toàn trị của Putin" của hai tác giả Kate Langdon và Vladimir Tismaneanu.
Các tác giả cho rằng người Nga thực sự ủng hộ Tổng thống Nga Putin và những giá trị mà ông trưng ra, có thể gọi là chủ nghĩa Putin. Ngay cả ở Việt Nam cũng có nhiều người ủng hộ chủ nghĩa này.
Nói ngắn gọn, chủ nghĩa Putin có thể được hiểu là sự kết hợp của một loạt các chủ nghĩa cực đoan trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa sô-vanh, chủ nghĩa quân sự, thái độ chống lại phương Tây và điều được coi là vị trí đặc biệt của Nga trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Cuộc chiến hiện nay do Putin phát động chống lại Ukraine và được đa số người dân ủng hộ được gọi là chiến dịch đặc biệt. Nó cho thấy Nga tự xem mình là quốc gia "đặc biệt" và có thể ngồi xổm lên luật pháp quốc tế ; người Nga là người "đặc biệt" và có thể đi đàn áp các sắc dân khác mà người Ukraine chỉ là nạn nhân mới nhất sau người Chechnya, Georgia và Syria.
"Chủ nghĩa Putin đáng chú ý nhất ở chỗ công dân Nga liên tục ủng hộ Putin ngay cả khi ông hạn chế tự do của họ, làm kinh tế trệ và đưa bạn bè và người thân của họ vào quân đội để rồi có thể hy sinh cuộc sống của họ vì những cuộc gây hấn quốc tế không cần thiết," hai tác giả Kate Langdon và Vladimir Tismaneau viết trong cuốn sách của họ. Các tác giả cho rằng bối cảnh xã hội và văn hóa Nga đã đẻ ra Putin cũng như sự ủng hộ chủ nghĩa Putin và điều này đáng chú ý hơn chỉ bản thân Putin.
Họ viết tiếp : "[C]hỉ phế truất Putin không thôi sẽ không đủ để đảm bảo tự do ở Nga. Người Nga không chỉ tin vào một mình Putin : họ tin vào ý thức hệ lớn hơn mà tình cờ ông [Putin] cũng chia sẻ và là hiện thân [của ý thức hệ đó]. Sự cai trị của Putin là có điều kiện và sẽ kết thúc khi ông chết… các hành động tội phạm và hung hăng của nhà nước Nga theo yêu cầu của Putin là điều mà người dân Nga có nhiều khả năng sẽ tiếp tục ủng hộ cho dù họ sống dưới [sự cai trị] của Putin hay một nhà lãnh đạo kế tiếp mà họ có thể ủng hộ".
Những người viết sách cho rằng nhiều người ở phương Tây đã không hiểu chế độ của Putin khiến vị tổng thống lợi dụng điều này để củng cố niềm tin của người Nga rằng chỉ có ông ta mới đủ mạnh để chống lại một phương Tây kiêu ngạo.
Phương Tây cũng có truyền thống có những hành động muộn mằn mỗi khi Putin đi những nước cờ trái luật. Nhiều người chỉ ra rằng nếu phương Tây hành động cứng rắn hơn nữa ngay từ khi Nga chiếm Crimea, cuộc chiến hiện nay ở Ukraine có thể đã không diễn ra. Các chính trị gia Đức đã thừa nhận họ đánh giá sai về Putin nhưng Đức cùng các nước EU khác vẫn bỏ ra trên 36 tỷ euro để mua nhiên liệu của Nga kể từ khi cuộc chiến nổ ra hôm 24/2 so với sự ủng hộ nhỏ hơn rất nhiều lần của họ đối với Ukraine.
Nhưng không chỉ có các chính trị gia Đức đánh giá sai về Putin.
Khi ông này lên cầm quyền hồi năm 2000, Thủ tướng Anh Tony Blair tuyên bố việc người Nga bầu ông Putin "mang lại hy vọng không chỉ cho nước Nga mà còn cho cả thế giới". Còn Tổng thống George W. Bush từng mời Putin tới trang trại gia đình để "thấy được tâm hồn" của người mà người ta nói rằng đã bán tâm hồn cho ác quỷ từ khi trở thành mật vụ Liên Xô nhiều thập niên trước.
Hiện nay các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga khiến nhiều người Nga đã bỏ ra nước ngoài trong đợt chảy máu chất xám mà người ta cho rằng thuộc hàng lớn nhất kể từ khi Putin lên cầm quyền hồi năm 2000. Nhưng các thăm dò của Nga, dù phải trừ hao đi khá nhiều, vẫn cho thấy phần đông người Nga ủng hộ cuộc chiến hiện nay. Khủng khiếp và phản cảm hơn, mới đây còn xuất hiện đoạn ghi âm cuộc trò chuyện giữa cô vợ Nga và người chồng là lính được điều tới Ukraine trong đó cô vợ tuyên bố cho chồng hãm hiếp phụ nữ Ukraine.
Người dân Nga ủng hộ Putin vì nhiều lý do có trong chủ nghĩa Putin trong khi kinh tế phát triển chỉ là một trong số rất nhiều điều kiện giúp Putin tại vị. Không ít người tin rằng Vladimir Putin khó có thể cầm quyền lâu thêm nữa sau cuộc chiến thảm họa hiện nay. Nhưng dù Putin có còn đó hay không thì rất nhiều người Nga vẫn thích điều mà họ xem là một nước Nga oai hùng trỗi dậy nhờ chủ nghĩa Putin. Đây là khó khăn lớn cho những người muốn Nga đi theo con đường dân chủ và tự do.
Nga từ một chế độ cường quyền tương đối rộng mở phần nào (open authoritarianism) nay chuyển dần sang chế độ độc tài khép kín, theo Economist.
Bài "Màn trình diễn của Putin" trên tạp chí The Economist cho thấy Putin hiểu rất rõ vai trò then chốt của truyền thông trong việc ảnh hưởng, định hình, chuyển hóa và quyết định quyền lực của mình. Hình minh họa.
Cuộc bầu cử tại Phi Luật Tân vào đầu tháng Năm vừa qua cho thấy thông tin nắm vai trò quyết định. Ai điều khiển hay ảnh hưởng được truyền thông, có khả năng dùng nó để định hình suy nghĩ của người dân, thì tranh thủ được lá phiếu và tiếp tục thao túng dư luận.
Ferdinand Marcos Jnr. tại Phi Luật Tân chắc đã học khá nhiều cách đối phó với truyền thông từ những guồng máy, chế độ và cá nhân độc tài trong một thế kỷ qua : từ Adolf Hitler đến Joseph Stalin, từ Vladimir Putin đến Tập Cận Bình thời nay.
Bài "Màn trình diễn của Putin" (The Putin Show) trên tạp chí The Economist ngày 17 tháng Năm cho thấy Putin, hơn ai hết, hiểu rất rõ vai trò then chốt của truyền thông trong việc ảnh hưởng, định hình, chuyển hóa và quyết định quyền lực của mình lúc vừa mới lên làm Tổng thống Nga năm 2020, cho đến nay.
Khi Putin lên thay thế Boris Yeltsin, ông thay đổi một chút bàn làm việc của tổng thống. Nơi thường đặt bút, Putin thay thế vào đó bộ điều khiển TiVi từ xa (remote control). Tân Tổng thống Nga mê mẫn truyền thông, dành thời gian cuối ngày để xem những thông tin tường trình về mình. Một trong những điều đầu tiên Putin ban hành là đưa nguyên hệ thống truyền hình dưới sự điều khiển của điện Kremlin, bao gồm NTV, một kênh truyền hình độc lập do một nhà tài phiệt Nga sở hữu, vì kênh này có một chương trình châm biếm Putin có tên Kukly, tức những con rối (Puppets).
Hơn hai thập niên nắm quyền trong tay, Putin bây giờ là người điều khiển con rối (puppet master). Nhà nước Nga, mà đứng đầu mọi sự là Putin, kiểm soát tất cả các kênh truyền hình, báo chí, truyền thanh của nước này. Kremlin cung cấp cho những chủ bút và nhà sản xuất metodichki, tức những hướng dẫn về những gì cần phổ biến và cách làm thế nào. Với thế hệ trẻ chuyển sang trực tuyến, Economist cho rằng "Điện Kremlin tìm cách kiểm soát cuộc trò chuyện ở đó, dựa vào các mạng xã hội và nơi tổng hợp tin tức, chặn hoặc phá hoại các phương tiện kỹ thuật số không hợp tác và tràn ngập các phương tiện phổ biến, chẳng hạn như ứng dụng Telegram, với nội dung được nhà nước phê duyệt. Tuyên truyền từ lâu đã ủng hộ chế độ của ông Putin. Bây giờ nó tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của ông ta".
Từ khi tiến hành cuộc xâm lăng Ukraine, 24 tháng Hai đến nay, luật kiểm duyệt cấm trích dẫn các nguồn không chính thức (tức những gì không thuộc nhà nước hay được nhà nước cho phép). Đến độ ai gọi chiến tranh là "chiến tranh" là một tội phạm. Nhiều phương tiện truyền thông mạng quốc tế, và một số cơ quan truyền thông độc lập còn sót lại, đã không còn hoạt động hay phải tạm ngưng.
Nếu trước đây tuyên truyền tại Nga mang tính thụ động, nuôi dưỡng tính tiêu cực, tạo nghi ngờ về thực tế và nản lòng những ai muốn tham gia chính trị, thì bây giờ truyên truyền nhắm đến tranh thủ vận động sự ủng hộ của đông đảo người dân. Thông điệp đưa ra là vì Nga đang bị tấn công cho nên chiến thắng là cách duy nhất.
Bài trên The Economist dẫn chứng một số sản phẩm truyền thông tiêu biểu trong ngày mà người dân Nga sử dụng. 8g sáng mở báo sẽ thấy gì ; 11g30 sáng mở mạng xã hội VK phổ biến nhất tại Nga sẽ thấy gì ; 6g chiều lái xe thì sẽ nghe gì trên truyền thanh ; 9g tối mở TiVi ra thì sẽ xem các hội luận/talk show bàn về những gì.
Bài báo nêu một trường hợp thú vị. Mikhail Katsurin, một chủ nhà hàng ở thủ đô Kyiv, khi thức dậy thì nghe thấy tiếng nổ vào ngày 24 tháng 2. Vài ngày sau, anh gọi cho cha mình, người đang sống ở một thị trấn nhỏ ở Nga. Anh Katsurin nhớ lại : "Tôi gọi và nói : ‘Bố, họ bắt đầu ném bom chúng ta, Nga xâm lược Ukraine’". Ông ấy nói, "Không có Misha, đó là tất cả tuyên truyền của Ukraine - trên thực tế đó là một hoạt động hòa bình và các anh hùng Nga đang cứu con khỏi Chủ nghĩa Quốc xã".
Một người tiêu thụ những thông tin như thế qua một ngày thì chắc cái nhìn về cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ khác hẳn với một người không tiêu thụ những thông tin này.
Còn nếu tiêu thụ ngày này qua tháng nọ, và nhiều năm trời, hay cả đời, những gì trong đầu họ trở thành thực tế. Nó trở thành một phần, nhiều phần, hay toàn phần sự thật tùy theo mức độ sử dụng và tùy theo tư duy của mỗi cá nhân. Không có óc phán xét (critical thinking) thì những gì họ nhận mà không gạn lọc trở thành tin thật, tin tưởng và sau cùng là niềm tin khó di dịch.
Cho nên không có gì lạ nếu người dân tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, và nhiều quốc gia tại Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi vẫn cứ tin vào các lãnh đạo độc tài, dù họ nói dối ra rả hàng ngày.
Ian Garner, một học giả chuyên về lịch sử và tuyên truyền của Nga, đã viết hai bài trên Foreign Policy trình bày những nhận định về cách Putin nói riêng và nước Nga nói chung đã tuyên truyền và muốnthay đổi lịch sử như thế nào. Bài viết trên Foreign Policy của Garner đầu tháng Ba nhận định rằng "Bộ máy tuyên truyền của Nga đang thất bại trước Ukraine".
Tôi nghĩ rằng nhận định của Garner tuy đúng vào lúc đó nhưng dường như hơi vội. Vì cũng vào đầu tháng Ba, khi mạng truyền thông xã hội Tây phương như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube v.v. bắt đầu hạn chế các tài khoản nào có xu hướng ủng hộ Kremlin và giảm thiểu nạn tin giả, thì Putin và quốc hội Nga đã ra tay để thông qua luật trừng phạt những ai phát tán "tin giả", nhất là liên quan đến chiến tranh Ukraine. Án tù có thể lên đến 15 năm. Nhiều người nhận định rằng đạo luật này dường như làm ra để hình sự hóa quá trình độc lập của truyền thông. Các cơ quan truyền thông ngoài nước như BBC phải ngừng hoạt động tạm thời và các cơ quan trong nước, như bài trên Economist trình bày ở trên, cũng phải chấp nhận chung số phận.
Nga từ một chế độ cường quyền tương đối rộng mở phần nào (open authoritarianism) nay chuyển dần sang chế độ độc tài khép kín, theo Economist.
Nhưng vấn đề chính vẫn là ý thức của dân Nga. Tuy chế độ xiết chặt thông tin và hình sự hóa nó để ngăn cấm họ đưa tin bất lợi cho chế độ, người Nga dù sao vẫn có rất nhiều phương tiện độc lập để họ cập nhật thông tin nếu muốn. Telegram là phương tiện khá phổ biến. YouTube vẫn còn cập nhật được.
Yếu tố quyết định sau cùng có lẽ vẫn là dân trí và dân khí. Vấn đề là bao nhiêu người dân quan tâm và ý thức đủ để tự tìm kiếm thông tin ngoài luồng, không chính thức nhưng lại đa chiều, rộng mở và khả tín hơn ?
Ở nhiều khía cạnh, ngay cả dưới thời Putin cầm quyền trên hai thập niên qua, truyền thông Nga vẫn đa dạng và rộng mở hơn Việt Nam và Trung Quốc. Theo chỉ sốtự do truyền thông của tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF năm 2022 thì Nga có chỉ số 38.82 trên 100 điểm, đứng hạng 155 ; Trung Quốc 25.17, đứng hạng 175 ; Việt Nam, khá hơn Trung Quốc một bậc, 26.11, hạng 174.
Những ai quan tâm đến tình hình Việt Nam cần theo dõi các chính sách của Putin hiện nay. Các chế độ chuyên quyền độc tài thường học hỏi lẫn nhau, đọc và học từ những sách vở bài bản của nhau. Như thế nó giúp cho chúng ta nhìn ra được sách lược của kẻ chuyên quyền chuyển sang độc tài, và ngược lại, và xã hội dân sự nói chung giới truyền thông độc lập nói riêng cần làm gì để đối phó với những chủ trương và sách lược này.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 24/05/2022
Thằng hề nào, thằng nào là thằng hề ?
Tôi là người lớn tuổi, đã từng sống, học tập, làm việc rất lâu năm ở cả hai bên : cộng sản và tư bản. Tôi đã từng du học ở Liên Xô và Pháp, đã từng đặt chân lên đến tất cả các nước tư bản lớn, hầu như tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Nửa cuộc đời tôi là sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi nói qua như vậy để các bạn biết là tôi đã từng có trải nghiệm cả ở hai phía.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc
Ở các nước tư bản "giẫy chết", nói chung tôi không thấy có sự miệt thị về nghề nghiệp. Bạn đi ăn ở nhà hàng, bạn vẫn phải ăn nói rất đàng hoàng lịch sự với các nhân viên phục vụ. Tôi đi làm ở công sở, vẫn chào hỏi người quét dọn như những người bình thường khác và thường xuyên bắt tay nói chuyện vui vẻ với họ. Ngược lại, khi các quan chức to của cơ quan có tình cờ gặp chúng tôi trong thang máy hay ở hành lang, họ cũng chào hỏi chúng tôi như thường. Không biết trong bụng họ thế nào, nhưng ít ra đều có một nét lịch sự tối thiểu. Khi phải trực tiếp gặp các chef thì cũng vẫn cứ bình thường, vẫn dùng những từ từ bình thường để giao tiếp, chẳng cần khúm núm hay dùng những từ đặc biệt…
Luật pháp cũng nghiêm minh với các trường hợp miệt thị hay phân biệt đối xử. Các chính khách thì phải vô cùng thận trọng khi phát biểu chứ không thể nói khơi khơi như ở ta. Chỉ một lần lỡ lời về chuyện này là có thể cuộc đời chính trị đi đứt vì ở đó người ta rất nhậy cảm với vấn đề miệt thị và vì là một thể chế đa nguyên nên các đối thủ có thể tận dụng tối đa để hạ gục nhau.
Trở lại với thời sự nóng bỏng chiến tranh Nga-Ukraine. Tất nhiên là ở Việt Nam ta cũng như ở các nước khác, cũng có hai phe : phe ủng hộ Putin và phe ủng hộ Ukraine. Phe ủng hộ Putin, đa số, tôi nhắc lại là đa số, có trình độ rất thấp, không biết tiếng nước ngoài (hoặc chỉ biết tiếng Nga). Phe Putin chỉ nghe tin theo một kênh và vì họ không có suy nghĩ nhiều cũng như không có sáng tạo gì trong ngôn ngữ, nên khi diễn đạt, họ thường chỉ lặp đi lặp lại một số từ mà điển hình là từ "thằng hề" để chỉ tổng thống Ukraine, Zelenski. Ông Zelenski là ai thì tôi để các bạn tự tìm hiểu cho bài đỡ dài. Mà phải cố mà đọc những nguồn tin khác nhau nhé.
Nhờ có chiến tranh Nga-Ukraine, nhiều người trở nên nổi tiếng và đặc biệt là ở nước ta có nhà chiến lược quân sự đại tài Lê Văn Cương. Ông cũng chỉ nhai lại đúng như những gì tôi nói bên trên : "Nó không hiểu lịch sử… Ngờ nghệch, ấu trĩ về chính trị quốc tế, một thằng hề 43 tuổi làm sao đối đầu với ông Putin KGB 70 tuổi".
Khác biệt văn hóa và văn minh thể hiện rất rõ ở lời nói và hành động. Nghe ông Cương này nói là đủ biết trình độ và và mức độ văn hóa, văn minh của ông đến đâu. Ông là sản phẩm của một chế độ xã hội đã sinh ra ông. Chúng ta không thể nói đó là một xã hội văn minh hơn xã hội tư bản "giẫy chết" được, muốn nói gì thì nói.
Để kết thúc bài này tôi xin được dẫn một câu rất nổi tiếng trong tiếng Pháp khi nói về nghề nghiệp và dịch nguyên văn câu nói đó :
"Il n’y a pas de sots métiers, il n’y a que de sottes gens".
Dịch nguyên văn là : "Không có nghề ngu, chỉ có những thằng ngu".
Vậy, ai là thằng hề diễn vở ngu cho chúng ta xem đây ?
Tổng thống Nga Vladimir Putin với khuôn mặt đanh thép nói về "Chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine
Cựu chống phát xít trở thành phát xít chống phát xít giả
Nước Nga của Putin đang ráo riết chuẩn bị cho ngày đại lễ ngày 9/05. Muốn gì thì gì, Putin cũng phải làm lễ thật to vì nhiều mục đích. Chẳng ai lạ gì mấy bài của cộng sản để lên dây cót nhân dân. Ngày lễ này là một dịp may hiếm có để lên dây cót nhân dân và bính lính đang thua trận ở Ukraine. Putin đã quá sai lầm trong cuộc chiến này vì đã đánh giá quá sai về nhiều chuyện. Trong binh pháp, người ta thường nói "Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng".
1. Putin đã không biết MÌNH, đã tưởng rằng quân đội của mình là một quân đội rất mạnh, bách chiến, bách thắng. Nhưng thực tế cho thấy quân đội của Putin là một đội quân rệu rã, hoàn toàn không có tinh thần chiến đấu. Vũ khí, khí tài lạc hậu, hợp đồng tác chiến kiểu thể kỷ trước. Hậu cần Logistique là một con số không, lính không có cả đồ ăn, xe không có xăng… Quân đội và khí tài yếu kém còn có cả lý do bị rút ruột bởi các vụ tham nhũng…
2. Putin đã không biết NGƯỜI, đã tưởng rằng Ukraine là một "tỉnh" nhược tiểu, dân Ukraine là bọn hèn nhát bị đập một phát là chết tươi. Thực tế cho thấy dân Ukraine vô cùng anh dũng dám chống lại cả nước Nga, khi mà cả thế giới còn chưa dám ủng hộ vì cho rằng Ukraine sẽ thất bại nhanh chóng. Putin cũng không biết người ở chỗ cho rằng thế giới sẽ không phản ứng. Ngược lại hầu như toàn thế giới đã đoàn kết, phẫn nộ trước cuộc xâm lăng này của Putin, đặc biệt mà Mỹ và tây Âu với khối phòng thủ NATO.
Chưa bao giờ các nước NATO lại đoàn kết chặt chẽ như ngày hôm nay. Chưa bao giờ nhiều nước khác lại muốn vào NATO như bây giờ. Mấy hôm nay Nga vẫn liên tục dọa bằng lời và còn dùng máy bay xâm phạm vùng trời của Thụy Điển và Phần Lan, một hình thức dọa bằng hành động. Hai nước này không hề sợ, biết rằng Nga còn hơi sức nào nữa mà đánh nhau với họ. Cứ làm xong vụ U đi rồi tính ?.
Thực tế đã cho thấy một mình Nga đang đánh nhau với tất cả các cường quốc trên thế giới, quá là chênh lệch. Chỉ cần so sánh Nga với Mỹ đã thấy quá chênh lệnh :
Mỹ có 11 tầu sân bay, Nga có 1.
Mỹ có 14.000 máy bay chiến đấu các loại, Nga có 4.000.
Ngân sách quốc phòng Mỹ là 700 tỷ USD, Nga 60 tỷ USD.
Chưa kể mức độ hiện đại và khả năng tác chiến của quân đội.
Nếu tính cả NATO vào đây thì còn chênh thế nào. Đánh đấm gì.
Putin đã định trong cuộc duyệt binh ngày 9/5 tới sẽ báo cáo kết quả với toàn dân Nga là đã diệt được Ukraine, nhưng thực tế tại chiến trường lại hoàn toàn khác nên mục đích của ngày lễ này có rất nhiều khả năng sẽ được thay đổi hoàn toàn :
1. Tuyên chiến với Ukraine. Cộng sản đạt đến đỉnh cao của sự dùng từ. Mang quân xâm lược trắng trợn nước người ta thì lại dùng từ chiến dịch đặc biệt. Khi chiến dịch đặc biệt hoàn toàn thất bại thì lúc đó mới đổi sang từ chiến tranh để :
- Khi tuyên chiến với Ukraine, Putin có thể tổng động viên các thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự (khoảng 250.000 người).
- Lôi kéo các nước trong Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể vào cuộc chiến. Các nước này gồm : Armenia, Belarus (Bạch Nga), Kazakhstan, Kirghizistan, Nga, Tadjikistan.
2. Nhân dịp này, đánh lận con đen kêu gọi toàn dân Nga ủng hộ Putin trong cuộc chiến chống "phát xít".
Đúng là thế giới điên đảo : bọn phát xít lại nhân danh chống phát xít.
Liên Xô đã rất anh hùng trong cuộc chiến chống phát xít Đức và đã làm nên những chiến công hiển hách, quyết định thắng lợi của phe đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ II.
Ukraine là nước lớn thứ hai trong Liên Xô. Thắng lợi của Liên Xô chống phát xít Đức cũng là thắng lợi của nhân dân Ukraine. Và tôi tin rằng lần này, nhân dân Ukraine cũng sẽ chiến thắng bọn phát xít mới, đó chính là Putin và các cộng sự của ông ta. Viva Ukraine.
Cặp bài trùng Vladimir : Gundyayev và Putin
Chuyện đạo và đời ở các nước cộng sản
Chuyện các sư, thầy ở nước ta ăn nói còn hơn cả tuyên huấn thì nhiều lắm. Các đảng viên, công an đội lốt sư cũng đầy ra, chưa kể những sư, tuy không phải đảng viên, nhưng cũng thấm nhuần đường lối của đảng hơn là "đường lối" của Phật. Chính vì vậy mới có khái niệm "Đạo quốc doanh" hay "Đạo mậu dịch".
Chuyện tương tự cũng có ở nước Nga của Putin nhưng ở mức độ cao hơn nhiều. Vladimir Mikhailovich Gundyayev, giáo chủ số một Chính thống giáo của Nga bây giờ là một nhân viên của KGB, hiện giờ vẫn là bạn rất thân của Vladimir Putin.
Gundyayev cũng là một giáo chủ mậu dịch, có tài sản riêng lên tới 4 tỷ USD. Ông ta là một nhân viên KGB với một cái tên khác. Gần đây Gundyayev cũng đã gây nhiều ồn ào trên các mạng xã hội vì ông ta đã làm lễ ban phước lành cho các vũ khí của Nga để cho nó giết được nhiều người hơn… Đúng là đạo mậu dịch. Ông cũng bị tố cáo đeo một cái đồng hồ trị giá 20.000 USD. Sau đó các đồ đệ của ông đã làm photoshop để xóa cái đồng hồ đi, nhưng lại không xóa cái bóng của đồng hồ trên mặt bàn nên cuối cùng vẫn lộ cái đuôi dối trá.
Thật thà mà nói mình vô cùng ghét cái tên Vladimir ở nước Nga. Rất nhiều Vladimir khốn nạn gây đại họa cho nước Nga và thế giới
Hoàng Quốc Dũng
(08/05/2022)
Lê Hoàng, Thoibao.de, 25/04/2022
Ông Vladimir Putin có vẻ ngoài bất bình thường đã làm dấy lên những tin đồn về việc sức khỏe không tốt vào đêm qua khi người ta thấy ông cắn môi, bồn chồn mất tập trung và tỏ ra loạng choạng trong một buổi lễ ở nhà thờ.
Putin bồn chồn và có vẻ mất tập trung khi đứng gần bàn thờ
Bạo chúa Putin- bị đồn thổi bị Parkinson hoặc ung thư giai đoạn cuối – đã loạng choạng trong khi ôm ngọn nến gần bàn thờ vào lúc nửa đêm cho Lễ Phục sinh của nhà thờ Chính thống giáo.
Ông có vẻ yếu ớt và không vững khi bước đi một cách chậm rãi
Hình ảnh này xuất hiện chỉ vài ngày sau khi người ta thấy vẻ bối rối, nắm chặt cạnh bàn và gõ chân trong đoạn video mà những người theo dõi Điện Kremlin cho rằng thể chất của ông đã suy giảm nghiêm trọng.
Đêm qua, ông ta có vẻ ít phập phồng hơn so với những tuần gần đây khi đứng hiên ngang tại Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Moscow cùng với thị trưởng thành phố Sergei Sobyanin.
Đoạn phim ngắn trên truyền hình cho thấy rất ít dấu hiệu rõ ràng về chứng run thường liên quan đến bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, người xem thấy ông ta có vẻ khó chịu thay đổi, thè lưỡi và bặm môi.
Ông cũng nhìn lên trần nhà và nhìn xuống sàn nhà trong một buổi lễ do linh mục Kirill dẫn đầu, người đã ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine.
Tại một thời điểm, người ta thấy Putin bước đi chậm rãi, tỏ ra hết sức thận trọng để kiểm soát chuyển động.
Ông ta không nói gì khác ngoài việc tham gia vào hội thánh với câu trả lời "Quả thật Chúa đã sống lại", theo Reuters.
Sự xuất hiện trước công chúng diễn ra vài ngày sau khi Putin được chiếu trên truyền hình Nga ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu về cuộc bao vây Mariupol.
Các nhà quan sát cho biết bạo chúa bị cô lập trông "yếu ớt và hầu như không thể giữ mình thẳng đứng" trên ghế của mình.
Đó là một trong những lần xuất hiện gây sốc nhất của Putin cho đến nay, không có sự dũng cảm mạnh mẽ thường thấy của ông ta.
Putin trông có vẻ thất thần, đau đớn và mất tập trung khi bảo Shoigu phong tỏa nhà máy thép Azovstal, nơi có hơn 1.000 quân trú phòng và dân thường Ukraine.
Các chuyên gia nói với The Sun Online rằng đoạn phim "không phải là chân dung của một Putin khỏe mạnh".
Trong đoạn video, người ta thấy Putin xuất hiện với khuôn mặt phập phồng trong khi ngồi thụp xuống ghế.
Chân của ông ta dường như liên tục gõ và tay ông ta đang nắm chặt cạnh bàn.
Các ngón tay của ông ta được đan bên dưới bàn trong khi ngón tay cái co giật ở phía trên và ông ta dành phần lớn thời gian trao đổi để gõ vào cả hai bàn chân của mình.
Sức khỏe của Vlad từ lâu đã trở thành nguồn gốc của tin đồn và suy đoán – nhưng có thông tin cho rằng tình báo phương Tây tin rằng Putin không phải là người khỏe mạnh.
Các quan chức Điện Kremlin luôn phủ nhận có bất cứ điều gì sai trái với nhà lãnh đạo của họ, người sẽ bước sang tuổi 70 vào tháng 10.
Giáo sư Erik Bucy, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể từ Đại học Công nghệ Texas, nói với The Sun Online : "Đó là một Putin suy yếu một cách đáng kinh ngạc so với người đàn ông mà chúng tôi đã quan sát vài năm trước".
"Một tổng thống có thể hình tốt sẽ không cần phải chống đỡ bằng một bàn tay đưa ra để làm đòn bẩy và sẽ không lo lắng về việc giữ cả hai chân trên mặt đất".
Ông sử dụng ví dụ về thời điểm Richard Nixon xuất hiện trong cuộc tranh luận tổng thống năm 1960 chống lại JFK.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa tỏ ra yếu ớt và phải gồng mình trong khi hồi phục chấn thương đầu gối và kiệt sức.
"Các chuyển động bắt buộc"
Bucy nói thêm : "Đây không phải là chân dung của một Putin khỏe mạnh mà là một người trông ngày càng yếu ớt và hầu như không thể giữ mình thẳng đứng trên một chiếc bàn hội nghị nhỏ.
"Đôi chân của Putin cũng có vẻ khá gầy, như thể ông ấy đang bị sụt cân hoặc mất cơ do một căn bệnh không báo trước".
"Khuôn mặt của ông ta phồng lên củng cố vẻ ngoài không khỏe mạnh, đặc biệt là so với những bức ảnh và video về buổi ra mắt ở Nga từ vài năm trước".
Ông nói thêm rằng Putin cũng có vẻ tránh ánh nhìn của Shoigu – có vẻ là một người đàn ông lảng tránh, sợ hãi, thiếu tự tin và không thoải mái.
Giáo sư Patrick Stewart, từ Đại học Arkansas, cũng lưu ý rằng ông Putin tỏ ra rất căng thẳng và gần như thể hiện phản ứng "bay".
Ông cũng bắt đầu gõ chân, cho thấy đây là "sự rò rỉ" khi Putin cố gắng giữ mình trong tầm kiểm soát – với cử động chân của ông có thể xuất hiện không tự chủ.
"Hai tay giơ lên dưới bàn đang ở tư thế gần như van xin, trong khi tay khác giữ bàn khác với những gì tôi đã thấy trước đây – chắc chắn giữ chặt trên bục làđiều mà chúng ta đã thấy từ Putin khi xem xét một vấn đề căng thẳng trước mặt của báo chí tự do", Giáo sư Stewart nói.
Một số chuyên gia quan sát trên mạng xã hội cũng tập trung vào hành vi kỳ lạ của Putin trong những điều có thể là một trong những lần xuất hiện đáng chú ý nhất về sức khỏe của ông cho đến nay.
Louise Mensch, cựu nghị sĩ Tory, người trước đây đã báo cáo về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của Putin, đã viết : "Putin mắc bệnh Parkinson và ở đây bạn có thể thấy ông ấy nắm chặt bàn đến nỗi không nhìn thấy bàn tay run rẩy nhưng ông ấy không thể ngừng gõ bàn chân của mình".
Vấn đề sức khỏe
Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt ra những câu hỏi về sức khỏe của những kẻ chuyên quyền Nga.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Putin trông "phì phèo" và "yếu đi" trong những lần xuất hiện trước công chúng gần đây và thậm chí ông còn được gặp bác sĩ chuyên về ung thư tuyến giáp.
Báo cáo của cơ quan truyền thông điều tra Proekt – vốn bị chặn ở Nga – nói rằng bác sĩ phẫu thuật Yevgeny Selivanov, thuộc Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Moscow, đã bay tới nhà lãnh đạo Nga không dưới 35 lần ở khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen.
Chuyên môn của bác sĩ được kính trọng là ung thư tuyến giáp.
Khám phá này phản bác những giả thuyết gần đây cho rằng Putin tuyên chiến khi ông đang mắc các vấn đề y tế mà người dân Nga giấu kín.
Vào tháng 11 năm 2020, nhà phân tích chính trị Valery Solovei tiết lộ lý thuyết về bệnh ung thư và bệnh Parkinson cho rằng ông Putin cũng cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
Ông nói vào thời điểm Putin về các vấn đề sức khỏe : "Một là vấn đề tâm lý thần kinh, hai là vấn đề ung thư".
"Nếu bất cứ ai quan tâm đến chẩn đoán chính xác, tôi không phải là bác sĩ, và tôi không có quyền đạo đức để tiết lộ những vấn đề này".
"Chẩn đoán thứ hai nguy hiểm hơn rất nhiều so với chẩn đoán thứ nhất vì Parkinson’s không đe dọa trạng thái thể chất, mà chỉ hạn chế xuất hiện trước công chúng".
"Nhưng có một chẩn đoán gây tử vong".
"Dựa trên thông tin này, mọi người sẽ có thể đưa ra kết luận về cuối đời của ông ấy, điều này thậm chí không yêu cầu giáo dục y tế chuyên khoa".
Ông nói thêm rằng Tổng thống Nga đã trải qua một cuộc phẫu thuật với một nguồn tin khác khẳng định đây là một cuộc phẫu thuật ung thư ổ bụng.
Đoạn video cho thấy chân của Putin cử động liên tục và các ngón tay co giật, ủng hộ giả thuyết Parkinson.
Putin cũng bị ho trong một cuộc họp trên truyền hình nhưng những tuyên bố về sức khỏe của ông đã bị Điện Kremlin phản bác.
Báo cáo tiếp tục xác định các bác sĩ thường xuyên đi cùng Putin trong các chuyến công du, đặc biệt là ở Sochi mà ông thích Moscow hơn.
Cùng với Selivanov, nhà lãnh đạo Nga cũng được theo dõi bởi một bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Một bác sĩ phẫu thuật khác, Tiến sĩ Alexey Shcheglov "theo dõi Putin không ngừng đến nỗi trong các sự kiện công khai, ông bị cáo buộc chụp ảnh chung với nguyên thủ quốc gia".
Ông được coi là "bác sĩ, trong số những thứ khác, có thể là người đầu tiên phát hiện ra các vấn đề với tuyến giáp, bao gồm cả những vấn đề về ung thư", nó được tuyên bố.
Kẻ chuyên quyền bị cô lập đã liên tục gõ vào chân của mình và bị trượt chân trong cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng của mình.
Một Vladimir Putin ốm yếu trông đau đớn khi nắm chặt chiếc bàn trước mặt trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng của ông vào tuần trước
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 25/04/2022
Kẻ độc tài đã liên tục gõ vào chân của mình và bị trượt chân trong cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng của mình
Người ta nhìn thấy Vladimir Putin nắm chặt một góc bàn khi ngồi xuống và gõ vào chân liên tục trong cuộc họp Bộ trưởng quốc phòng Nga làm dấy lên tin đồn rằng ông ta mắc bệnh Parkinson.
Kẻ độc tài già cỗi tỏ ra "yếu ớt và hầu như không thể giữ mình thẳng đứng" khi ông ta ngồi đối diện với Sergei Shoigu và trao đổi về cuộc bao vây Mariupol.
Từ lâu, người ta đã nghi ngờ rằng Putin có một cuộc chiến bí mật về sức khỏe với các giả thuyết khác nhau, từ ung thư đến Parkinson.
Và lần xuất hiện mới nhất này là một trong những điều gây sốc nhất vì ông ta không toát ra bất kỳ vẻ dũng cảm mạnh mẽ nào thường thấy của mình.
Putin trông có vẻ thất thần, đau đớn và mất tập trung khi bảo Shoigu chặn nhà máy thép Azovstal, nơi hơn 1000 lính bảo vệ và dân thường dũng cảm của Ukraine đang nương náu, "để một con ruồi không thể vào".
Các chuyên gia nói với The Sun Online rằng lần xuất hiện mới nhất này của Vlad "không phải là chân dung của một Putin khỏe mạnh".
Trong đoạn video, người ta thấy Putin xuất hiện với khuôn mặt phập phồng trong khi ngồi thụp xuống ghế.
Chân của ông ta dường như liên tục gõ và tay thì nắm chặt một góc bàn.
Tên bạo chúa điên cuồng ngồi nắm chặt góc bàn trong suốt cuộc họp kéo dài 12 phút.
Các ngón tay của gã được đan bên dưới bàn trong khi ngón tay cái ngồi co giật ở phía trên và lão ta dành phần lớn thời gian trao đổi để gõ vào cả hai bàn chân của mình.
Sức khỏe của Vlad từ lâu đã trở thành nguồn gốc của tin đồn và suy đoán, nhưng có thông tin cho rằng tình báo phương Tây tin rằng Putin không phải là người khỏe mạnh.
Các quan chức Điện Kremlin luôn phủ nhận có bất cứ điều gì sai trái với nhà lãnh đạo của họ, người sẽ bước sang tuổi 70 vào tháng 10.
Giáo sư Erik Bucy, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể từ Đại học Công nghệ Texas, nói với The Sun Online: "Đó là một Putin suy yếu một cách đáng kinh ngạc so với người đàn ông mà chúng tôi đã quan sát vài năm trước.
Một tổng thống có thể hình tốt sẽ không cần phải chống đỡ bằng một bàn tay đưa ra để làm đòn bẩy và sẽ không lo lắng về việc giữ cả hai chân trên mặt đất".
Ông sử dụng ví dụ về thời điểm Richard Nixon xuất hiện trong cuộc tranh luận tổng thống năm 1960 chống lại JFK. Người của Đảng Cộng hòa tỏ ra yếu ớt và phải gồng mình trong khi hồi phục chấn thương đầu gối và kiệt sức.
Bucy nói thêm : "Đây không phải là chân dung của một Putin khỏe mạnh mà là một người trông ngày càng yếu ớt và hầu như không thể giữ mình thẳng đứng trên một chiếc bàn hội nghị nhỏ.
Đôi chân của Putin cũng có vẻ khá gầy, như thể ông ấy đang bị sụt cân hoặc mất cơ do một căn bệnh không báo trước.
Khuôn mặt của ông ấy phồng lên củng cố vẻ ngoài không khỏe mạnh, đặc biệt là so với những bức ảnh và video về buổi ra mắt ở Nga từ vài năm trước".
Ông nói thêm rằng Putin cũng có vẻ tránh ánh nhìn của Shoigu – có vẻ là một người đàn ông lảng tránh, sợ hãi, thiếu tự tin và không thoải mái.
Giáo sư Patrick Stewart, từ Đại học Arkansas, cũng lưu ý rằng ông Putin tỏ ra rất căng thẳng và gần như thể hiện phản ứng "bay".
Ông cũng bắt đầu gõ chân, cho thấy đây là "sự rò rỉ" khi Putin cố gắng giữ mình trong tầm kiểm soát, với cử động chân của ông có thể xuất hiện không tự nguyện.
"Hai tay giơ lên dưới bàn ở tư thế gần như van xin, trong khi giữ bàn khác với những gì tôi đã thấy trước đây,
chắc chắn giữ chặt trên bục là điều mà chúng ta đã thấy từ Putin khi xem xét một vấn đề căng thẳng trước mặt của báo chí tự do", Giáo sư Stewart nói.
Một số chuyên gia quan sát trên mạng xã hội cũng tập trung vào hành vi kỳ lạ của Putin trong những điều có thể là một trong những lần xuất hiện đáng chú ý nhất về sức khỏe của ông ta cho đến nay.
Louise Mensch, cựu nghị sĩ Tory, người trước đây đã báo cáo về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của Putin, đã viết : "Putin mắc bệnh Parkinson và ở đây bạn có thể thấy ông ấy nắm chặt bàn đến nỗi không nhìn thấy bàn tay run rẩy nhưng ông ấy không thể ngừng gõ bàn chân của mình".
Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt ra những câu hỏi về sức khỏe của những kẻ chuyên quyền Nga.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Putin trông "phì phèo" và "yếu đi" trong những lần xuất hiện trước công chúng gần đây và thậm chí ông còn được gặp bác sĩ chuyên về ung thư tuyến giáp.
Báo cáo của cơ quan truyền thông điều tra Proekt – vốn bị chặn ở Nga – nói rằng bác sĩ phẫu thuật Yevgeny Selivanov, thuộc Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Moscow, đã bay tới nhà lãnh đạo Nga không dưới 35 lần ở khu nghỉ mát Sochi ở Biển Đen.
Chuyên môn của bác sĩ được kính trọng là ung thư tuyến giáp.
Khám phá này phản bác những giả thuyết gần đây cho rằng Putin tuyên chiến khi ông đang mắc các vấn đề y tế mà giấu kín đối với người dân Nga.
Vào tháng 11 năm 2020, nhà phân tích chính trị Valery Solovei tiết lộ lý thuyết về bệnh ung thư và bệnh Parkinson cho rằng ông Putin cũng cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
Ông nói vào thời điểm Putin về các vấn đề sức khỏe : "Một là vấn đề tâm lý thần kinh, hai là vấn đề ung thư.
Nếu bất cứ ai quan tâm đến chẩn đoán chính xác, tôi không phải là bác sĩ và tôi không có quyền đạo đức để tiết lộ những vấn đề này.
Chẩn đoán thứ hai nguy hiểm hơn rất nhiều so với chẩn đoán thứ nhất vì Parkinson’s không đe dọa đến trạng thái thể chất, mà chỉ hạn chế xuất hiện trước công chúng.
Nhưng có một chẩn đoán gây tử vong.
Dựa trên thông tin này, mọi người sẽ có thể đưa ra kết luận về giai đoạn cuối cùng của đời ông ta, điều này thậm chí sẽ không yêu cầu giáo dục y tế chuyên khoa".
Ông nói thêm rằng Tổng thống Nga đã trải qua một cuộc phẫu thuật với một nguồn tin khác khẳng định đây là một cuộc phẫu thuật ung thư ổ bụng.
Đoạn video cho thấy chân của Putin cử động liên tục và các ngón tay co giật, ủng hộ giả thuyết Parkinson.
Putin cũng bị ho trong một cuộc họp trên truyền hình nhưng những tuyên bố về sức khỏe của ông đã bị Điện Kremlin phản bác.
Báo cáo tiếp tục xác định các bác sĩ thường xuyên đi cùng Putin trong các chuyến công du, đặc biệt là ở Sochi mà ông thích hơn là Moscow.
Cùng với Selivanov, nhà lãnh đạo Nga cũng được theo dõi bởi một bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Một bác sĩ phẫu thuật khác, Tiến sĩ Alexey Shcheglov "theo dõi Putin không ngừng đến nỗi trong các sự kiện công khai, ông bị cáo buộc chụp ảnh chung với nguyên thủ quốc gia".
Ông được coi là "bác sĩ, trong số những thứ khác, có thể là người đầu tiên phát hiện ra các vấn đề với tuyến giáp, bao gồm cả những vấn đề về ung thư", nó được tuyên bố.
Minh Tâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2022
Vladimir Putin và Viktor Orban
Ngô Nhân Dụng, VOA, 11/04/2022
Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ.
Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu ; giống như học trò phục thầy.
Nói những điều dối trá trắng trợn là cố ý sỉ nhục người nghe. Đó cũng là một cách thử thách xem người kia đã chịu khuất phục mình hay chưa.Sử Ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, kể chuyện "chỉ lộc vi mã". Thời Trần Nhị Thế, Thừa tướng Triệu Cao nói muốn dâng vua con ngựa, nhưng sai đem đến một con hươu. Ông vua lắc đầu, bảo con ngựa làm gì có sừng ! Triệu Cao chỉ con hươu hỏi các đại thần ; nhiều người công nhận đó chính là một con ngựa. Nhị Thế chịu thua.
Thứ Tư tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống Hungary Viktor Orban, mới thắng cử lần nữa. Theo báoThe Moscow Times, trong cuộc điện đàm ông Putin đã tố cáo chính phủ Ukraine gây hấn một cách "thô bạo và trâng tráo" bằng cách bịa đặt ra hình ảnh những xác chết ở Bucha sau khi quân Nga rút đi.
Không ai có thể "bịa đặt" được hai hố chôn tập thể với 320 thi hài đã sình thối rải rác trên đường trong một hai ngày sau khi quân Ukraine chiếm lại được Bucha. Phóng viên báoThe Economist kể sau khi đi một vòng kiểm chứng trở về quần áo còn thấy mùi.
The Moscow Times không cho biết ông Orban phản ứng thế nào khi nghe ông Putin nói dối trắng trợn. Có lẽ ông Orban không phản đối, như mấy ông quan Tần nghe Triệu Cao "chỉ hươu nói ngựa".
Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu ; giống như học trò phục thầy. Orban làm tổng thống Hungary 10 năm sau khi Putin lên ngôi ở Nga ; đã học được ông thầy các mánh khóe củng cố địa vị độc tài. Orban học được đủ các ngón nghề. Nắm lấy các cơ sở truyền thông công và tư để kiểm soát dư luận. Các đại gia chịu làm tay sai được thả cho làm giàu, trúng những mối thầu lớn ; rồi mua hết các báo, đài lớn của tư nhân. Từ đó nói cùng một luận điệu như các báo, đài chính phủ. Dối trá, vu cáo, dựng lên những mối đe dọa từ bên ngoài khiến dân sợ hãi cầu mong một lãnh tụ anh minh đứng ra cứu nước. Thay đổi hiến pháp và luật bầu cử để bảo đảm phe đảng của mình chiếm được nhiều ghế nhất trong quốc hội. Trấn áp những người đối lập để ngoài mình ra dân không còn thấy ai để lựa chọn. Dùng tài sản quốc gia để ban phát ân huệ.
Trước ngày bỏ phiếu ông Orban đã gia tăng trợ cấp cho người già về hưu. Ông ra lệnh cấm tăng giá thực phẩm và thuốc men, cắt thuế cho những người lợi tức thấp, chuyện lạm phát đang tăng lên 8.3% và ngân sách khiếm hụt sẽ tính sau. Ông đe dọa dân chúng rằng nếu phe đối lập thắng họ sẽ kết thân với Cộng Đồng Âu Châu hơn, sẽ ủng hộ Ukraine mạnh hơn. Nếu muốn Hungary không bị lôi cuốn vào chiến tranh thì hãy bỏ phiếu cho đảng Fidesz !
Những biện pháp mua chuộc lòng dân và các lời đe dọa đó giúp Fidesz thêm phiếu, nhưng Viktor Orban đã tin chắc sẽ thắng vì trong các năm qua đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để thao túng các cuộc bầu cử. Đảng đã Fidesz được 53% số phiếu, nhưng chiếm 135 ghế, hai phần ba số ghế trong quốc hội, phần lớn nhờ những đơn vị ở nông thôn ! Phe đối lập chiếm 35% nhưng chỉ được 56 ghế. Các luật lệ về bầu cử được ban hành trong 10 năm qua giúp Fidesz chiếm địa vị này.
Trước ngày bầu cử, nhật báoThe New York Times kể chuyện ở trong ngôi làng Kispalad nhỏ bé, nằm phía Đông Bắc, giáp giới Ukraine. Năm 2014, ông xã trưởng thuộc đảng Fidesz đang lo bị thất cử. Ông mời bà Jozsefne Sanko đến nói chuyện. Bà chuyên nghề hái dưa, khi có việc làm, khi không. Ông xã trưởng nói với bà rằng xã có thể sắp xếp để cả gia đình bà có việc làm chắc chắn. Ông chỉ yêu cầu bà ký tên xác nhận 135 người đang sống trong nhà bà, họ sẽ là cử tri, có quyền bỏ phiếu. Những người đó là dân Ukraine, không sao. Con trai bà, Adam Sanko, nói với nhà báo, "Ở đây không có việc làm. Cho nên mẹ tôi đã chịu ký những tờ giấy chứng nhận đó".
Đến ngày bỏ phiếu, các "cử tri" đã qua bỏ phiếu vì họ có địa chỉ ở Hungary. Họ đi bằng xe hơi, xe đạp hay xe buýt, bỏ phiếu xong lại về nước. Phương pháp dùng "cử tri du khách" này rất thịnh hành ở các vùng quê Hungary.
Trước ngày dân Hungary bỏ phiếu lãnh tụ đối lập Peter Mari-Zay đã được đảng Xanh, đảng Xã hội, đảng Thiên Chúa Giáo Bảo Thủ, tất cả sáu đảng ủng hộ. Nhưng ông Mari-Zay chỉ được lên truyền hình công cộng vận động dân chúng một lần duy nhất, trong 5 phút ! Còn đảng cầm quyền thì được đề cao quanh năm suốt tháng. Ông mỉa mai nói cám ơn chính phủ, trong bốn năm trời, đã cho phép ông được nói 5 phút.
Bà Klara Dobrev, một đại biểu của Hungary trong quốc hội Âu Châu tố cáo : "Gian lận bầu cử không phải chỉ bắt đầu lúc 7 giờ sáng khi phòng phiếu mở cửa. Nó đã diễn ra từ bao nhiêu năm rồi !" Các báo, đài công cộng do tiền thuế của người dân nuôi dưỡng chứ không phải tiền của đảng Fidesz. Bà Dobrev lên án : "Sử dụng tài nguyên chung của quốc gia để tuyên truyền cho một đảng chính trị là cái gì ? Rõ ràng là gian lận bầu cử".
Những lãnh tụ độc tài kiểu Vladimir Putin và Viktor Orban coi tài sản quốc gia như của riêng mình. Họ ban phát ân huệ cho phe đảng bằng các chức vụ trong các doanh nghiệp nhà nước. Họ ưu đãi cho đàn em khai thác tài nguyên quốc gia, rừng, biển, quặng mỏ. Họ dùng tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước để quảng cáo cho chính mình và đảng mình. Mỗi chế độ độc tài đều là một "chế độ ăn cướp".
Tại sao những quốc gia đã có các hiến pháp dân chủ có thể đưa các thủ lãnh độc tài lên như vậy ? Chúng ta không quên rằng nước Pháp đã thiết lập chế độ dân chủ nhiều lần trong lịch sử, rồi quay trở lại vương chế, có lúc còn suy tôn một hoàng đế mang tên Napoleon, hai lần. Adolf Hitler lần đầu lên cầm quyền cũng vì được dân Đức bầu dưới chế độ Cộng Hòa. Napoleon và Hitler còn mất công sửa đổi bản hiến pháp trước khi cai trị chuyên chế. Nhiều tay lãnh tụ khác không mất thời giờ như vậy. Họ củng cố địa vị độc tài bằng cách thao túng chế độ trong khuôn khổ của bản hiến pháp.
Cần phải phân biệt hai khái niệm Dân Chủ và Tự Do. Thể chế Dân Chủ chỉ là một cái khung nhà, cái vỏ bọc bên ngoài. Nội dung căn bản là Tự Do. Khi nào một chính quyền bắt đầu cấm đoán quyền tự do của người dân, tất cả phải thấy đó là một dấu hiệu báo động. Vladimir Putin và Viktor Orban đã gậm nhấm dần dần các quyền tự do của dân Nga và dân Hungary từ khi lên nắm quyền. Hai quyền quan trọng nhất là tự do báo chí và tự do hội họp.
Bắt bỏ tù một nhà báo, các nhà chính trị đối lập. Triệt hạ một đài truyền hình bằng cách gây khó khăn cho công ty chủ nhân trong các hoạt động kinh doanh khác ; để sau cùng thương lượng cho phe đảng mình mua lại. Đàn áp các cuộc biểu tình. Ngăn cản các hội đoàn trong xã hội công dân. Đó đều là những tiếng chuông báo nguy.
Mất tự do thì không còn dân chủ. Vậy trong khuôn khổ ngôi nhà hiến pháp dân chủ, cái gì có thể giúp bảo vệ các quyền tự do ? Thể thức phân quyền có thể vẽ ra coi rất đẹp, nhưng chưa đủ. Các lãnh tụ độc tài biết cách thao túng cả ba ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp.
Yếu tố quan trọng nhất trong các bản hiến pháp dân chủ không phải chỉ là phân quyền mà là đặt ra các định chế nhằm giới hạn quyền hành của những chức vụ nắm quyền. Giới hạn bằng luật pháp chưa đủ, còn phải giới hạn bằng dư luận và phản ứng của người dân nữa. Do đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp cần tôn trọng nhất. Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ.
Không thể để Vladimir Putin ngồi yên
Ngô Nhân Dụng, VOA, 07/04/2022
Thế giới đã kinh ngạc trước đức dũng cảm của dân Ukraine, đã ghê tởm trước những chứng cớ tội ác của quân Nga. Bây giờ ai cũng thấy chế độ Putin phải chấm dứt.
kr-embed="true" href="https://www.flickr.com/photos/181610326@N07/52002103418/in/photostream/" title="putin2">
Nhân viên tang lễ và các nhà điều tra tại Bucha. Cuộc thảm sát Bucha khiến thế giới phẫn nộ.
Hai khúc quẹo trong cuộc chiến khiến loài người thấy phải giúp dân Ukraine chống quân Nga. Lần đầu, khi thấy dân Ukraine quyết tâm chiến đấu "dùng trứng chọi đá" chặn đoàn quân cướp nước. Trước đó, ai cũng tưởng Nga sẽ chiếm được thủ đô Kyiv trong vài ngày và cả nước trong một tuần, quân đội Ukraine sẽ tan rã. Ngạc nhiên, rồi kính trọng, khâm phục, ai cũng thấy phải hết lòng giúp dân Ukraine.
Lần thứ nhì, một tháng sau, nỗi kinh ngạc chuyển thành phẫn nộ, kinh tởm, khi nhìn hình ảnh những xác chết trên đường phố sau khi quân Nga rút khỏi thị xã Bucha. Không thể tưởng tượng trong thế kỷ 21 đạo quân của một cường quốc mạnh nhất thế giới có thể thản nhiên tàn sát thường dân như vậy. Không phải chỉ là xâm lăng trên một nước, mà là tấn công vào cả nền văn minh nhân loại.
Bucha, 28 ngàn dân, được gọi là "Srebrenica Mới", nhắc lại tên một thị xã, nơi quân Serbia đã giết hơn 8,000 thường dân năm 1995, khi người Bosnia theo Hồi Giáo, nổi lên đòi độc lập, tách ra khỏi Liên bang Nam Tư.
Chị Yulia Truba nói chuyện với chồng lần chót vào bốn tuần trước, anh Andriy Dvornilov báo tin đang lái xe thì bị quân Nga bắt. Chị biết tin chồng chết khi nhìn hình ảnh trên một trang Facebook, chị kể với tuần báoEconomist : "Tôi nhận ra cái quần anh mặc, cái lưng anh, những hình xăm tattoos…"
Người chứng kiến anh Dvornilov bị bắn là Vanya Skyba, bị bắt cùng lúc với 7 người đàn ông khác. Quân Nga đem họ xuống hầm một ngôi nhà, bắt cởi quần áo, nằm sấp xuống và chọn một người thấp bé, đeo kính trắng, dân làng Ivano – Frankivsk, đem ra bắn để đe dọa. Sau đó họ đánh đá, tra tấn trong mấy giờ. Lính Nga đưa tất cả ra ngoài, đứng dựa tường, rồi bắn. Skyba còn sống nhờ đã nằm yên giả bộ chết. Viên đạn chỉ chạy xuyên qua xương sườn. Anh chờ cho đến khi không nghe tiếng người nói nữa mới đứng dậy, leo tường trốn.
Cậu Yuriy Nechyporenko dân Bucha, 14 tuổi, kể với đài BBC. Ngày 17 tháng Ba, hai bố con cậu đi tới trụ sở làng vì nghe ở đó phát thuốc và thức ăn. Đi tới đường Tarasivska họ bị quân Nga chặn lại. Ruslan, ông bố, bị bắn hai phát vào ngực, đúng trái tim. Yuriy bị bắn trúng bàn tay trái, bắn thêm phát nữa vào cánh tay, cậu té xuống. Một phát nữa nhắm vào đầu Yuriy nhưng viên đạn chỉ xuyên qua cái mũ. Người lính bắn vào đầu ông bố thêm phát nữa. Yuriy nằm đè trên bàn tay bị thương, nhìn máu chảy. Khi thấy người lính đã đi rồi cậu mới đứng lên, chạy.
Theo hãng tin AP, đã tìm thấy 410 thi hài thường dân bị quân Nga giết ở các thị xã chung quanh thủ đô Kyiv. Ở thị xã Bucha, hơn 320 xác chết nằm rải rác ngoài đường, trong hai hố chôn tập thể chưa lấp. Có người bị trói tay đằng sau lưng, có người bị trói cả chân, vết đạn bắn vào gáy. Có người bị bắn khi ngồi trong xe, ở đó cho tới khi quân Ukraine chiếm lại thị xã. BáoDaily Mail kể theo một nguồn tin rằng ngày 1 tháng Hai, ba tuần trước khi tấn công, quân đội Nga đã được huấn luyện cách đào các mồ chôn tập thể, có thể chôn 1,000 xác chết trong ba ngày.
Đại sứ Ukraine ở Liên Hiệp Quốc đã chiếu một phim ngắn cho các nước thành viên Hội đồng Bản an coi. Phim dài dưới một phút, chụp các hình ảnh bi thảm, có xác đàn bà không còn quần áo, bị đốt cháy dở dang. BáoDaily Mail thuật lời Taras Kuzio, thuộc một tổ chức nhân quyền, "Cảnh quân Liên Xô cướp bóc, cưỡng hiếp ở Đông Âu và nước Đức thời Đại chiến Thứ Hai đã tái diễn ở Ukraine".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cải chính, coi những người chết ở Bucha là do quân Ukraine bắn. Còn nói các bức hình là giả tạo. Nhưng các vệ tinh của công ty tư nhân Maxar ghi lại hình ảnh các xác chết đã nằm trên đường từ ngày 18 tháng Ba, hai tuần trước khi quân Nga rút khỏi Bucha.
Bà Kaja Kallas, thủ tướng Estonia viết trên báo Economist, "Những hình ảnh kinh hoàng ở Bucha và Irpin… khiến dân Estonia nhớ lại chế độ Xô Viết, (mật vụ) NKVD, guồng máy khủng bố nhà nước cũng giết thường dân như vậy. Ukraine không phải là một chiến trường, đó là một phạm trường. Nga đánh Ukraine là đánh vào cả loài người".
Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) đã bắt đầu điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Ông Karim Khan, công tố viên của Tòa đã đi Ukraine và Ba Lan thâu lượm các chứng cớ. Các nước Pháp, Anh, Mỹ, vân vân, cũng mở cuộc điều tra của họ. Ngay chính phủ Ấn Độ, một nước chưa lên án Nga, và Cộng sản Trung Quốc, cũng phải lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế.
Tòa Hình sự Quốc tế có thể truy tố và xử những người chỉ huy quân Nga, từ trên xuống dưới, dù khiếm diện. Người chịu trách nhiệm cao nhất là bộ trưởng quốc phòng Nga và chính ông Vladimir Putin. Sau Đại chiến Thứ Hai, Tướng Tomoyuki Yamashita đã bị xử về tội ác chiến tranh quân Nhật Bản đã phạm ở Philippines. Ông tự biện hộ rằng ông không ra lệnh và không biết gì về những vụ giết thường dân của binh sĩ. Nhưng cuối cùng ông vẫn bị tử hình, tổng thống Mỹ Harry Truman bác đơn xin ân xá và Yamashita bị treo cổ. Chính phủ Ukraine đang cử ra hàng ngàn biện lý phỏng vấn dân chúng các nơi đã thoát nạn. Người ta hy vọng quân sĩ và tướng tá Nga biết tin này sẽ dè dặt hơn trong thời gian sắp tới.
Mặc dù không thể đem tất cả các người lãnh đạo chiến tranh ở Nga ra tòa, nhưng guồng máy tư pháp quốc tế vẫn phải hành động để xác nhận lại rằng loài người không thể chấp nhận các tội ác thời chiến.
Ông Garry Kasparov, một kỳ thủ cựu vô địch thế giới gốc Nga viết trên nhật báoThe Wall Street Journal ngày 3 tháng 4 năm 2022 : "Mềm mỏng với những kẻ phạm tội ác chiến tranh là lập lại chính sách cầu hòa nhơ nhuốc đã đưa chúng ta đến cảnh chết chóc bây giờ". Ông nói rõ, "Để cho ông Putin giữ một tấc đất của Ukraine sau khi đã đánh bom trên nhà cửa thường dân là điều không thể tưởng tượng. Nhường một vùng đất phía Đông Ukraine… để được ngưng bắn tức là cho ông Putin thêm thời gian củng cố quân lực tấn công lần sau, mà thế nào cũng có lần sau". Ông Kasparov thuật lại lời bộ trưởng quốc phòng Latvia, Artis Pabriks đã nói với ông tuần trước, "Chúng tôi không sợ xe thiết giáp Nga, chỉ sợ phương Tây mềm yếu".
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng thấy không thể nhân nhượng cầu hòa với Vladimir Putin. Ông Morawiecki hỏi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron : "Có thể nào thương thuyết với Hitler, với Stalin, với Pol Pot được không ?"
Ông Kasparov đồng ý với Tổng thống Joe Biden : Giới lãnh đạo các nước tự do phải nói thẳng rằng nếu ông Putin không nắm quyền nữa thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn. "Phải nói rõ cho dân Nga hiểu rằng khi nào còn ông Putin thì nước Nga sẽ còn bị thế giới coi là hạ tiện (pariah) để những người trí thức, chỉ huy quân sự và dân Nga bình thường phải ngưng ủng hộ Putin". Cuộc phong tỏa kinh tế toàn diện kéo dài khiến kinh tế Nga suy sụp sẽ thúc đẩy họ.
Trên tạp chí Atlantic, Bà Anne Applebaum cũng viết, "Nhiều người Mỹ muốn chú trọng đến cuộc chạy đua lâu dài với Trung Quốc, điều này có thể thông cảm. Nhưng khi nào vẫn còn bị ông Putin cầm đầu thì nước Nga còn đang gây chiến với chúng ta. Cũng như Belarus, Bắc Hàn, Venezuela, Iran, Nicaragua, Hungary...".
Ngày quân Nga đánh Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thay đổi chính sách hòa hoãn với Nga suốt 70 năm, ông gọi đây là một "Khúc Quanh Lịch sử" (Zeitenwende). Ngày 6 tháng Tư 2022, ông Olaf Scholz nói với các đại biểu quốc hội ở Berlin rằng nước Đức có thể cùng các nước khác đứng ra "bảo đảm an ninh" cho Ukraine nếu có một hòa ước. Một khúc quanh lịch sử đang diễn ra.
Thế giới đã kinh ngạc trước đức dũng cảm của dân Ukraine, đã ghê tởm trước những chứng cớ tội ác của quân Nga. Bây giờ ai cũng thấy chế độ Putin phải chấm dứt. Bởi vì, "Cuộc chiến Ukraine không phải chỉ là cuộc xung đột giữa hai quốc gia mà là chiến trường quyết định tương lai của tự do dân chủ", như ông Francis Fukuyama mới viết trên tạp chí Foreign Affairs. "Nếu ông Putin thắng thế khi tấn công nền độc lập và dân chủ của Ukraine, thế giới sẽ quay trở lại thời kỳ đầu thế kỷ 20 của chủ nghĩa dân tộc độc tôn cuồng bạo".
Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng
Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm : khí đá phiến.
Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ "đá phiến" đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.
Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở Châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Trong cả hai vấn đề trên, Putin đều đúng. Nhưng ông lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi dự đoán phản ứng của Châu Âu trước cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine, Yergin khẳng định. Người Châu Âu đã phản ứng mạnh mẽ, bất chấp việc đang phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Giờ đây, Putin đã phá hủy chính nền kinh tế mà ông gây dựng, vị chuyên gia năng lượng kết luận.
Dưới đây là bản biên tập của cuộc phỏng vấn :
Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng
Hỏi : Cuộc khủng hoảng Ukraine ảnh hưởng đến thị trường năng lượng như thế nào ?
Đáp : Chẳng còn cái gọi là "mọi việc như thường" sau những gì đã xảy ra. Putin đã phá hủy những gì ông ta dành 22 năm gây dựng cho nền kinh tế Nga. Hầu như không ai thực sự có thể tưởng tượng được quy mô trừng phạt đối với cuộc xâm lược của Nga.
Đây là một tính toán sai lầm rất lớn của Putin. Ông cho rằng sự phụ thuộc của Châu Âu vào năng lượng của Nga sẽ đủ để ngăn người Châu Âu phản ứng mạnh mẽ, như những gì họ đã làm.
Một trong những mục tiêu chính của ông là chia rẽ và phá vỡ NATO. Nhưng kết quả là điều ngược lại.
Chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi 180 độ ở Đức. Bước đầu tiên trong các biện pháp trừng phạt là tạm hoãn, hay về cơ bản là hủy bỏ, dự án Nord Stream 2. Và thế, đường ống trị giá 11 tỷ đô la này sẽ chỉ nằm yên dưới Biển Baltic. Nó từng là một trong những mục tiêu tuyệt vời của Putin, nhưng nay trở thành một ví dụ khác về tính toán sai lầm của ông ta.
Hỏi : Liên Xô có cẩn thận hơn trong việc sử dụng vũ khí năng lượng thời Chiến tranh Lạnh ?
Đáp : Ngay cả trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Nga luôn muốn gửi một thông điệp rằng "nguồn cung cấp năng lượng của chúng tôi không mang tính chính trị", rằng "chúng tôi là nhà cung cấp đáng tin cậy". Một hậu quả lớn của [xung đột Ukraine] là người Châu Âu sẽ nỗ lực hết mình để giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Họ sẽ làm điều đó theo ba cách khác nhau. Một là nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bổ sung. Thứ hai là nguồn cung khí đốt nội bộ, và theo đó sẽ có một số nỗ lực, đặc biệt là ở Biển Bắc, nhằm thúc đẩy sản xuất của Châu Âu và Anh.
Và thứ ba, đây sẽ là một động lực lớn thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Đang có quan ngại về mùa đông sắp tới ở Châu Âu. Châu lục sẽ bước vào mùa đông với năng lượng dự trữ thấp và họ sẽ cần phải tích lũy những thứ đó. Vì vậy, trong ngắn hạn, đó là một thách thức đối với Châu Âu. Không ai biết kết cục rồi sẽ là gì.
Hỏi : Còn dầu mỏ thì sao ?
Đáp : Nga xuất khẩu 7,5 triệu thùng dầu mỗi ngày – khoảng một nửa trong số đó đi đến các nước NATO. Hiện có vài triệu thùng dầu đang bị mắc kẹt. Các tàu chở dầu ở Biển Đen rời đi với dầu của Nga, nhưng không được phép cập bến dỡ hàng, vì các công ty nói rằng họ sẽ không mua dầu của Nga.
Ngành dầu mỏ của Nga sẽ bị xáo trộn trong tương lai gần. Họ sẽ không thể nhận được thư tín dụng. Và các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro. Ngoài ra còn có một yếu tố mới xuất hiện : vấn đề danh tiếng và giá trị.
Không chỉ các công ty dầu mỏ, các công ty khác cũng đang rút lui. Mọi cố gắng để hội nhập Nga vào nền kinh tế toàn cầu đang bị đảo ngược. Về cơ bản, Nga đang bị ‘rút phích cắm’ hay mất kết nối với nền kinh tế thế giới.
Tôi sợ rằng chúng ta có thể sẽ lao vào một cuộc tranh giành nguồn cung dầu. Đó là lý do tại sao, lúc này đây, sự phối hợp giữa các chính phủ và ngành công nghiệp là vô cùng quan trọng.
Hỏi : Nếu một cuộc tranh giành dầu xảy ra, dầu thay thế sẽ đến từ đâu ? Ai sẽ thay thế Nga ?
Đáp : Ứng viên số một là các nước vùng Vịnh Ả Rập. Ngoại giao bây giờ đang rất quyết liệt. Chúng ta có thể nhận được thêm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ các nước vùng Vịnh.
Thứ hai, việc đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran – mà có vẻ như đã gần đạt được rồi – sẽ mang lại cho thị trường thêm 1 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Thứ ba là các nguồn dự trữ chiến lược, vốn được tạo ra phòng khi có gián đoạn nguồn cung.
Và thứ tư, trong năm nay, chúng ta sẽ thấy có sự tăng trưởng sản lượng đáng kể từ Mỹ. Sản lượng của Mỹ trong năm có thể tăng khoảng 900.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Đó là những con số quan trọng.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ nhận được nhiều dầu hơn, dù với khối lượng nhỏ, từ Canada, Brazil và Guyana.
Hỏi : Trong cuốn The New Map : Energy, Climate, and the Clash of Nations (Bản đồ mới : Năng lượng, Khí hậu và Cuộc Đụng độ giữa Các Quốc gia), ông đã viết rất nhiều về Ukraine.
Đáp : Vào cuối Chiến tranh Lạnh, Nga, Ukraine, Châu Âu và khí đốt tự nhiên chính là những trọng tâm của cuộc tranh luận. Chúng là chủ đề gây căng thẳng lớn giữa Nga và phương Tây.
Putin tin rằng phương Tây đang suy tàn. Ông cho rằng Mỹ đang bận tâm với các vấn đề trong nước, và Châu Âu cũng đang bận tâm với các vấn đề trong khối.
Những gì xảy ra trong các cuộc khủng hoảng quốc tế thường là do tính toán sai lầm, và người ta không thực sự nhìn ra hậu quả. Putin đang bị cô lập, và có lẽ ông ta đang ở trong tình trạng mà mọi người chỉ dám nói với ông những gì ông muốn nghe.
Ông không gặp gỡ nhiều người. Rõ ràng là ông chỉ để một nhóm nhỏ, những người có xuất thân tương tự từ KGB, ở cạnh mình. Có vẻ như các cố vấn kinh tế của ông đã hoàn toàn bị đẩy ra ngoài.
Khi mọi người đến gặp Tổng thống Nga, ông ta sẽ tiếp họ ở chiếc bàn dài đến kỳ cục. Ông rất sợ COVID. Có nhiều lời đồn, phải chăng ông mắc một chứng bệnh nào đó khiến bản thân bị suy giảm miễn dịch ?
Vladimir Putin đã rất tức giận trước sự tan rã của Liên Xô, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, chẳng ai được lợi hơn ông ta cả. [Nếu Liên Xô vẫn còn tồn tại] Putin hẳn vẫn là một sĩ quan KGB, chứ không phải là một Tổng thống Nga với nhiều quyền lực và nguồn lực như hiện tại.
Hỏi : Đâu là tầm quan trọng của dầu đá phiến Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine ?
Đáp : Tôi đã từng bị Vladimir Putin hét vào mặt trước 3.000 người vì hỏi về đá phiến. Sự kiện đó đã có một tác động rất lớn đến tôi.
Tôi nhận ra có hai lý do. Một là ông ta biết rằng, khí đá phiến đang cạnh tranh với khí đốt của Nga ở Châu Âu, và ông ta đã đúng.
Hai là ông cũng hiểu rằng đây sẽ là một tài sản địa chính trị cho Mỹ. Nó sẽ mang lại cho Mỹ sự linh hoạt trong các vấn đề thế giới, thứ mà nước này không có nếu phải nhập khẩu 60% lượng dầu của mình.
Tôi vẫn luôn thấy rõ rằng, nếu vị thế năng lượng của Mỹ thay đổi, thì họ sẽ có tầm quan trọng địa chính trị lớn. Hãy tưởng tượng nếu không có cuộc cách mạng dầu đá phiến, cũng không có LNG, và Mỹ không tự cung cấp được dầu mỏ. Khi ấy, thế giới sẽ là một thế giới khác !
Nếu nhìn lại cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970, thời đó tất cả các nước công nghiệp đã tham gia vào một cuộc tranh giành điên cuồng để tìm nguồn cung dầu. Nhưng giờ đây, Mỹ không phải cạnh tranh với Nhật Bản hay Tây Âu.
Hỏi : Các chính sách môi trường của chính phủ Mỹ có mâu thuẫn với nhu cầu thúc đẩy sản xuất dầu đá phiến không ?
Đáp : Chính quyền Biden không quan tâm nhiều – thật ra thì họ chẳng buồn quan tâm – đến ngành công nghiệp dầu mỏ, mãi tới tận tháng 11/2021. Rồi sau đó, vào cuối năm, bộ trưởng năng lượng thực ra lại đã khuyến khích sản xuất nhiều dầu hơn. Lúc đó, trọng tâm lớn vẫn là chống biến đổi khí hậu. Nhưng hiện nay đã có sự công nhận rằng dầu khí thực sự quan trọng về mặt chiến lược và chính trị.
Đã có những chính sách trái ngược nhau, và nếu anh là chủ một công ty và sắp sửa đầu tư, ít nhất anh cần hình dung được một cách chắc chắn rằng sắp tới mọi thứ sẽ đi về đâu.
Ryosuke Hanafusa
Nguyên tác : Energy guru Yergin : Putin has destroyed the economy he built, Nikkei Asia, 21/03/2022.
Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/03/2022
Một sự kiện cách đây 50 năm đã làm thay đổi thế giới đó là chuyến thăm của tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972. Mỹ sau đó đã mở ra cánh cửa thế giới cho Trung Quốc. Quốc gia một tỉ dân này đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đến từ phương Tây cũng như cho người dân lẫn Đảng cộng sản Trung Quốc.
Putin trong Điện Cẩm Linh – Ảnh minh họa
Phong trào toàn cầu hóa và sau đó là chủ nghĩa tân phóng khoáng đã ra đời và nhanh chóng đè bẹp các giá trị như dân chủ, tự do và nhân quyền. Mỹ và các nước phương Tây đã đặt quyền lợi kinh tế ngắn hạn lên trên tất cả trong các cuộc đàm phán, giao thương và quan hệ quốc tế.
40 năm sau Trung Quốc đã vươn lên và trở thành cường quốc số 2 thế giới về kinh tế. Trung Quốc không hề thay đổi về phía dân chủ như mọi người mong đợi mà ngược lại ngày trở nên chuyên chế và toàn trị hơn. Không chỉ thế, Trung Quốc đang còn muốn soán ngôi bá chủ số 1 thế giới của Mỹ.
Nước Nga sau 2 nhiệm kỳ ngắn ngủi, hỗn loạn nhưng tương đối cởi mở dưới thời Boris Yeltsin đã nhanh chóng rơi vào chế độ độc tài của Vladimir Putin, một cựu sĩ quan KGB. Mặc dù được hưởng lợi rất lớn khi mở cửa làm ăn, giao thương với Mỹ và các nước phương Tây nhưng chính quyền Putin vẫn luôn chống đối các giá trị dân chủ. Putin đã dồn mọi nỗ lực để nước Nga trở thành một cường quốc về quân sự thay vì phát triển nền kinh tế một cách lành mạnh. Putin đã làm được điều đó nhờ nguồn tài nguyên vô tận của nước Nga, điển hình là dầu mỏ, khí đốt và kim loại thô.
Như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã phân tích, làn sóng dân chủ thứ ba đã khựng lại bởi chủ nghĩa tân phóng khoáng và phong trào toàn cầu hóa. Cả thế giới, dẫn đầu là Mỹ đã bất chấp các giá trị đạo đức, mải mê chạy theo tăng trưởng GDP. Họ sẵn sàng hợp tác và làm ăn với các nước độc tài như Nga và Trung Quốc mà bỏ qua sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại các quốc gia này. Tuy nhiên khi kinh tế phát triển mà chính trị không theo kịp thì các mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Sự mâu thuẫn trong các xã hội và giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Nền chính trị thế giới đã tụt hậu so với sự phát triển và tiến hóa của nhân loại. Kết quả là các nước dân chủ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn khi làn sóng chủ nghĩa dân túy tràn dâng khắp thế giới. Đỉnh điểm của làn sóng dân túy là việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 và sau đó là cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ tháng 1/2021.
Các nước độc tài như Trung Quốc và Nga lại càng khốn đốn hơn. Cuộc xâm lăng Ukraine của Putin là hành động tự sát vì bế tắc của một chế độ không còn lối thoát. Chưa ai biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào nhưng thất bại của Putin đã quá rõ ràng. Chế độ độc tài của Putin sẽ sớm sụp đổ. Liên bang Nga có thể tan vỡ thành nhiều quốc gia độc lập. Belarus, Kazakhstan sẽ sớm dân chủ hóa theo gương của Ukraine. Các nước Trung Á khác trong vùng sẽ hoàn toàn tách khỏi quĩ đạo Nga. Từ nay trở đi Nga chỉ còn là một quốc gia hạng trung và không còn đe dọa được ai nữa. Dù nước Nga có một chính quyền mới nhưng tương lai của quốc gia này vẫn là một dấu hỏi lớn. Đáng buồn là nước Nga không có các nhà tư tưởng chính trị và các đảng phái chính trị tại Nga không hề có bất cứ dự án chính trị nào cho đất nước. Tương lai của nước Nga rất ảm đạm.
Tổng thống Zelensky được mời phát biểu trước Quốc hội các cường quốc hàng đầu thế giới như EU, Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật, Ý, Israel, Pháp...
Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã làm thức tỉnh lương tri nhân loại. Chưa bao giờ thế giới trở nên đoàn kết và đồng thuận như vậy. Sự ủng hộ dành cho Ukraine lớn chưa từng có. Tổng thống Zelensky được mời phát biểu trước Quốc hội các cường quốc hàng đầu thế giới như EU, Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật, Ý, Israel, Pháp... Đây là một đặc ân và là một sự ủng hộ lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Gần 3,5 triệu người Ukraine tị nạn chiến tranh đã được các nước EU đón tiếp ân cần, chu đáo và đầy đủ. Hơn 400 công ty đa quốc gia đã rút khỏi thị trường Nga. Các biện pháp cấm vận sâu rộng chưa từng có đã áp đặt lên nước Nga. Nền kinh tế Nga sớm muộn gì cũng phải sụp đổ. Phong trào phản kháng của người dân Nga ngày càng dâng cao. Trung Quốc, đồng minh của Putin đã bị Mỹ cảnh báo nếu ủng hộ và đứng về phía Nga. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc và bỏ rơi Putin dù không công khai nói ra điều đó.
Hiện tại nội tình Trung Quốc cũng đang có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhiều ngành nghề đang đứng trước tình trạng phá sản như xây dựng, đóng tàu và tàu điện cao tốc... Theo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì Trung Quốc đang trong tình trạng khủng hoảng nên sớm muộn cũng phải co cụm lại trước khi tan vỡ.
Cuộc hôn nhân ‘đồng sàng dị mộng ' giữa các nước dân chủ và độc tài đã đến hồi kết thúc. Làn sóng dân chủ thứ tư đang trào dâng mạnh mẽ, tiến trình này sẽ tăng tốc sau sự thất bại thảm hại của Putin.
Điều đáng nói là Đảng cộng sản Việt Nam vẫn u mê và tăm tối khi không nhận ra rằng thế giới đã thay đổi. Họ vẫn tiếp tục chọn đứng về phía các nước độc tài. Họ vẫn ủng hộ Putin thay vì ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Ukraine.
Thời kỳ đu dây của cộng sản Việt Nam sắp chấm dứt. Có vẻ họ đã chọn làm nạn nhân thay vì tác nhân của lịch sử. Buồn cho họ và cho cả dân tộc Việt Nam.
Việt Hoàng
(24/03/2022)
Hồng Dân, VNTB, 12/03/2022
Nga lên kế hoạch tịch thu tài sản của những công ty phương Tây rút khỏi nước này nhằm đối phó với lệnh cấm vận của các nước và ngăn chặn làn sóng di dời của các doanh nghiệp quốc tế vì Ukraine.
Dĩ nhiên phương thức cho chuyện tịch thu đó vẫn đang là bàn bạc có ‘đánh tiếng’ trước của nhà cầm quyền liên bang Nga.
Quốc hữu hóa các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài ngừng hoạt động
Báo chí Việt Nam đưa tin, trong cuộc họp trực tuyến với các thành viên nội các hôm 10/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Điện Kremlin có thể tìm ra những cách khả thi về mặt pháp lý để kiểm soát những công ty nước ngoài và "chuyển cho những ai thật sự muốn làm việc".
Còn Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thì cho biết trong khi đa số doanh nghiệp tạm thời ngừng hoạt động, chính phủ đang theo dõi sát tình hình và thực thi các bước phù hợp.
"Nếu chủ sở hữu nước ngoài đóng cửa công ty bất hợp lý, thì trong những trường hợp như vậy, chính phủ sẽ đề xuất quản lý từ bên ngoài vào. Tùy thuộc vào quyết định của chủ sở hữu, điều đó sẽ quyết định số phận tương lai của doanh nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm sẽ là duy trì hoạt động của các tổ chức cũng như việc làm. Hầu hết doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động trong khi vẫn duy trì việc làm và tiền lương. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình này", ông Mishustin nói.