Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày càng có nhiều cảnh báo của phương Tây về kế hoạch tương lai của Vladimir Putin – nhưng chúng vẫn không thuyết phục hơn chút nào.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu qua điện thoại tại văn phòng của ông ở Saint Petersburg vào ngày 15/12/2018. Alexey Nikosky/Sputnik/AFP via Getty

Các thành viên chủ chốt của giới tinh hoa chính sách đối ngoại phương Tây hẳn phải là những người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác : Họ tuyên bố mình biết chính xác ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là gì. Các quan chức nổi tiếng và các nhà bình luận chính trị ngày càng đồng ý rằng tham vọng của ông ấy là vô hạn và Ukraine chỉ là mục tiêu đầu tiên của ông mà thôi.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin từng phát biểu "Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine". Cựu Giám đốc CIA David Petraeus trả lời Christiane Amanpour của CNN : "Putin sẽ không dừng lại ở đó". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo "Litva, Latvia, Estonia, Moldova sẽ là những nạn nhân tiếp theo", còn Đại sứ Mỹ tại Anh Jane Hartley nói rằng "bất kỳ ai nghĩ rằng Nga có thể dừng lại sau chuyện này… đều sai lầm". Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cũng thể hiện quan điểm tương tự khi nói "Nga sẽ không dừng lại. … [Putin] rõ ràng đã có kế hoạch tiến xa hơn". Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra cảnh báo tương tự vào tháng 12/2023 và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng vậy. Các quan chức phương Tây không chắc chắn khi nào Nga sẽ tấn công NATO, nhưng ngày càng có nhiều người tin rằng chiến tranh mở rộng là điều không thể tránh khỏi nếu Moscow không bị đánh bại hoàn toàn.

Như Walter Lippmann đã cảnh báo, "Nếu tất cả mọi người đều nghĩ giống nhau, thì không ai thực sự suy nghĩ cả". Sự thật rõ ràng là không ai trong số những người này biết Putin hay Nga sẽ làm gì nếu chiến tranh ở Ukraine kết thúc với việc Nga kiểm soát một số lãnh thổ từng thuộc về Ukraine trước năm 2022. Tôi cũng vậy, và bất kỳ ai khác cũng vậy, ngoại trừ chính Putin (nhưng có lẽ ông ấy cũng không biết chắc chắn). Đúng là có khả năng Putin có tham vọng lớn hơn và sẽ cố gắng nối tiếp thành công tốn kém ở Ukraine bằng một cuộc tấn công mới ở nơi khác. Nhưng cũng hoàn toàn có khả năng tham vọng của ông không vượt quá những gì Nga đã giành được – với cái giá khổng lồ – và ông không có nhu cầu hay mong muốn đánh cược nhiều hơn nữa. Chẳng hạn, Putin gần đây đã tuyên bố rằng Nga sẽ không tấn công NATO, dù ông cũng nhấn mạnh rằng F-16 hoặc các máy bay khác được cung cấp cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp một khi chúng được triển khai ở Ukraine. Không nên vội vàng tin những lời đảm bảo của Putin, nhưng cũng không nên tự động cho rằng mọi điều ông ấy nói đều là dối trá.

Tất nhiên, các chuyên gia phương Tây đưa ra những cảnh báo khủng khiếp về hành động trong tương lai của Putin đang cố gắng thuyết phục công chúng phương Tây (và Quốc hội Mỹ) tăng thêm viện trợ cho Ukraine và ngân sách quốc phòng cho Châu Âu. Xin nói rõ, tôi cũng ủng hộ việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, và tôi muốn thấy các thành viên Châu Âu của NATO tăng cường khả năng răn đe bằng cách xây dựng lực lượng quân đội thông thường của họ. Điều làm tôi khó chịu là việc phóng đại các mối đe dọa theo phản xạ, từ đó dẫn đến những tuyên bố kiểu như trên, cùng với xu hướng xem những dự báo ảm đạm này như thể chân lý đã được xác lập, và gán cho bất kỳ ai dám nghi ngờ chúng là kẻ ngây thơ, tay sai của Nga, hoặc cả hai.

Niềm tin rằng Putin có tham vọng không giới hạn một phần được dựa trên tuyên bố quen thuộc của chủ nghĩa tự do, rằng tất cả các nhà độc tài đều có bản chất hung hăng và khó ngăn chặn. Logic rất đơn giản : "Mọi nhà độc tài đều tìm cách bành trướng ; Putin là một nhà độc tài ; do đó, Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine". Tam đoạn luận này là một niềm tin cơ bản trong giới tinh hoa theo chủ nghĩa tự do, nhưng có rất ít bằng chứng ủng hộ nó. Chắc chắn một số nhà độc tài – chẳng hạn như Napoléon hay Adolf Hitler – là những kẻ xâm lược hàng loạt nguy hiểm, và đó là lý do tại sao bất kỳ nhà độc tài nào mà chúng ta gặp phải ngày hôm nay cũng đều bị gắn mác là "Hitler thứ hai". Nhưng vẫn có những nhà độc tài cư xử tương đối tốt trên trường quốc tế, bất kể hành vi của họ ở quê nhà nghiêm trọng đến mức nào. Ví dụ, theo bất kỳ định nghĩa nào, Mao Trạch Đông cũng là một bạo chúa, và các chính sách của ông đã dẫn đến cái chết của hàng triệu đồng hương, nhưng cuộc chinh phạt duy nhất của Mao là để chiếm Tây Tạng vào năm 1950. Nước Phổ của Otto von Bismarck đã tham gia ba cuộc chiến riêng biệt chỉ trong vòng tám năm, nhưng nước Đức thống nhất được thành lập vào năm 1871 là một cường quốc kiên quyết giữ nguyên trạng đến hết phần còn lại của thế kỷ. Như Stanislav Andreski từng lập luận nhiều năm trước, nhiều chế độ độc tài quân sự có khuynh hướng hòa bình bởi vì việc tham chiến sẽ yêu cầu họ trang bị vũ khí cho chính công dân của mình và làm vậy có thể đe dọa khả năng nắm giữ quyền lực của họ. Việc Putin là một nhà độc tài tàn nhẫn, người đã bỏ tù hoặc giết hại nhiều đối thủ trong nước của mình, cũng như tham gia vào các hành vi hèn hạ khác, hầu như không thể cho chúng ta biết liệu ông có muốn chinh phục một loạt các nước láng giềng của Nga, hay tin rằng ông ta có thể làm vậy được hay không. Và cũng không nhất thiết phải là một nhà độc tài thì mới có thể phát động một cuộc chiến tranh phi nghĩa, bất hợp pháp, và gây tàn phá nặng nề ; tôi có thể kể tên một số nền dân chủ tự do nổi bật đã làm việc đó nhiều lần.

Thứ hai, Nga sẽ không có khả năng phát động các cuộc chiến xâm lược mới khi chiến tranh Ukraine cuối cùng cũng kết thúc. Tình báo Mỹ tin rằng hơn 300.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine, cùng thiệt hại hàng nghìn xe bọc thép, hàng chục tàu và máy bay. Putin vẫn chần chừ ra lệnh động viên bổ sung (dù ông có thể làm vậy sau khi kết thúc "tái tranh cử"), đều là vì các biện pháp này sẽ làm suy yếu nền kinh tế Nga hơn nữa và có nguy cơ gây bất bình trong dân chúng. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây không gây tổn hại cho nền kinh tế Nga nhiều như Mỹ và các đồng minh hy vọng, nhưng hậu quả kinh tế lâu dài đối với Nga vẫn sẽ rất nghiêm trọng. Tham gia một cuộc chiến kéo dài là việc làm rất tốn kém, và tiến hành một cuộc chiến mới ngay sau khi cuộc chiến hiện tại kết thúc thậm chí còn liều lĩnh hơn quyết định ban đầu của Putin, phát động điều mà ông tin rằng sẽ là một "chiến dịch quân sự đặc biệt" dễ dàng. Chẳng phải sẽ hợp lý hơn nếu nói những khó khăn của Nga ở Ukraine sẽ khiến Putin thận trọng hơn nhiều trong tương lai, ngay cả khi quân đội của ông cuối cùng vẫn giành chiến thắng dù phải trả giá đắt ?

Thứ ba, nếu lý do chính khiến Putin quyết định xâm lược là để ngăn Ukraine bước vào quỹ đạo của phương Tây và một ngày nào đó gia nhập NATO, thì ông có thể hài lòng nếu khả năng đó bị loại bỏ trong một hiệp định hòa bình hậu chiến. Các quốc gia thường gây chiến vì sợ hãi hơn là vì lòng tham, và nếu nỗi sợ về an ninh của Nga giảm bớt thì động cơ của nước này nhằm xâm lược các quốc gia khác ở Châu Âu có lẽ cũng sẽ giảm theo. Tất nhiên, các thành viên NATO không nên coi khả năng này là đương nhiên, nhưng nó cũng hợp lý như khi giả định rằng các mục tiêu của Putin là không có giới hạn.

Một số nhà quan sát ở phương Tây cho rằng việc mở rộng NATO là không liên quan, và nhấn mạnh rằng Putin xâm lược vì ông tin rằng người Ukraine và người Nga có chung nguồn gốc văn hóa và lịch sử, và do đó phải liên kết với nhau về mặt chính trị, nếu không muốn nói là thống nhất về mặt chính thức. Theo quan điểm này, việc mở rộng NATO không liên quan gì đến quyết định bắt đầu chiến tranh của ông, nhưng đây chỉ là một ví dụ về chủ nghĩa đế quốc văn hóa Nga đã có từ xưa. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy, thì điều đó hàm ý rằng Ukraine là một trường hợp độc nhất trong suy nghĩ của Putin, và những lý do khiến ông xâm lược (và nghĩ rằng việc đó sẽ dễ dàng) không thể áp dụng được ở bất kỳ nơi nào khác. Điều thú vị là kết luận này nhất quán với quan điểm mà William Burns đưa ra vào năm 2008 khi còn là Đại sứ Mỹ tại Nga, khi ông cảnh báo Washington rằng "Việc Ukraine gia nhập NATO [là] lằn ranh đỏ nhất trong tất cả các lằn ranh đỏ đối với giới tinh hoa Nga (chứ không chỉ Putin)". Nga đã miễn cưỡng chấp nhận các đợt mở rộng NATO trước đó, nhưng Ukraine thuộc một trường hợp rất khác. Dù người ta nghĩ gì về những tuyên bố vòng vo của Putin xoay quanh "sự thống nhất lịch sử giữa người Nga và người Ukraine", ông không nhìn nhận Phần Lan, Thụy Điển, hay Ba Lan hay bất kỳ nước nào khác theo cách tương tự. Tình trạng của các nhóm thiểu số nói tiếng Nga ở các nước vùng Baltic có thể trở thành cái cớ cho lần can thiệp tiếp theo của Nga, nhưng liệu Putin có chấp nhận đánh cược vào khả năng xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp với NATO ở các quốc gia mà hầu hết người dân không phải là người Nga và kiên quyết phản đối việc tái hợp nhất với Nga ?

Quan điểm của tôi là nếu bạn tin rằng Putin xâm lược chủ yếu vì ông ấy cho rằng người Nga và người Ukraine là "một dân tộc", thì bạn có thể kết luận một cách hợp lý rằng tham vọng của ông ấy chỉ giới hạn trong trường hợp duy nhất đó.

Cuối cùng, tuyên bố rằng Putin là kẻ xâm lược không ngừng nghỉ, người sẵn sàng phát động các cuộc chiến mới nếu không bị đánh bại hoàn toàn, sẽ cản trở những nỗ lực chấm dứt chiến tranh và giảm thiểu thiệt hại cho Ukraine. Nếu bạn tin rằng thất bại hoàn toàn là điều duy nhất sẽ ngăn Putin bắt đầu một cuộc chiến mới, thì trên thực tế, bạn đang nói rằng cuộc giao tranh hiện tại phải tiếp tục cho đến khi Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình. Tôi rất muốn thấy điều đó xảy ra, nhưng kịch bản đó đang ngày càng xa vời, bất chấp việc sắp có thêm viện trợ của phương Tây. Và nhân tiện, có ai trong nhóm lạc quan mù quáng, những người đã dự đoán sai rằng cuộc phản công của Ukraine vào mùa hè năm ngoái sẽ thành công, đã xin lỗi về sai sót của mình và giải thích tại sao mình lại sai hay chưa ?

Xin nhắc lại : Tôi không nói rằng tôi biết Putin sẽ làm gì – vì tôi không biết. Tôi cũng không nghĩ chúng ta nên đơn giản cho rằng ông ấy có ý tốt, hoặc ông ấy sẽ duy trì hiện trạng ở Châu Âu một cách đáng tin cậy sau khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc. Điều tôi phản đối là tất cả những nhân vật có ảnh hưởng đang tự cho là mình biết chính xác những gì Putin sẽ làm và đang dựa vào phỏng đoán đơn thuần để theo đuổi những mục tiêu không thực tế.

Nếu cuộc chiến ở Ukraine kết thúc với một điều gì đó không phải là một chiến thắng hoàn toàn cho Ukraine, thì phản ứng thích hợp là giảm thiểu khả năng các quốc gia khác sẽ phải chịu chung số phận với Ukraine trong tương lai. Bởi chẳng ai trong chúng ta biết Putin có thể làm gì, nên các thành viên Châu Âu của NATO cần tăng cường khả năng phòng thủ và khắc phục mọi điểm yếu dễ thấy của họ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mỹ và các đồng minh NATO nên thừa nhận những quan ngại an ninh chính đáng của Nga (giống như mọi quốc gia, Nga thực sự có quan ngại an ninh) và xem xét những gì họ có thể làm để xoa dịu những quan ngại đó. Một nỗ lực như vậy sẽ gây tranh cãi và gặp nhiều khó khăn, vì người ta vẫn muốn "bắt Nga phải trả giá" cho những gì họ đã làm. Nhưng chiến lược khôn ngoan là phải hướng tới tương lai, và việc ngăn chặn chiến tranh trong tương lai nên được ưu tiên. Điều này sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng răn đe đáng tin cậy và trấn an đáng tin cậy để Putin hoặc những người kế nhiệm ông không có nhu cầu cân nhắc việc sử dụng vũ lực, và cũng không tin rằng làm như vậy sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho Nga.

Stephen M. Walt

Nguyên tác : "Nobody Actually Knows What Russia Does Next", Foreign

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/04/2024

Stephen M. Walt là chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

Published in Diễn đàn
jeudi, 21 mars 2024 00:59

Putin thắng cử và nghị hòa

Hin nay quân Ukraine không c đánh chiếm li các vùng đt b mt mà ch s dng đi bác hoc ha tin tn công nhng nhà máy lc du và kho đn bên trong nước Nga.

putin1

Trong hơn 20 năm ông Putin đã loi tr tt c nhng người đi lp.

Tng thng Nga Vladimir Putin tái đc c vi 87% s phiếu. Năm 2018, có 67% c tri Nga đi b phiếu. Năm nay Chechnya, ông Putin nâng t s lên 75%. Ông Putin thng d dàng vì ch có ba ng c viên khác, không được dân Nga biết đến. Trong đó ch có mt người, Vladislav Davankov, dám đưa ra ch trương chm dt chiến tranh Ukraine bng thương thuyết hòa bình. Hai nhà chính tr đi lp Boris Nadezhdin và Yekaterina Duntsova, b cm không được tranh c, vì h chng cuc xâm lăng Ukraine.

Khi ông Putin lên nm quyn, ngày 31/12/1999, hiến pháp Nga cho phép chc tng thng ch được làm hai nhim k. Năm 2008, Putin đi ch vi Dmitry Medvedev, người ông chn cho làm th tướng được đưa lên làm tng thng, ri bn năm sau đi ngược li. Putin đã sai quc hi tu chính hiến pháp đ ông có th làm tng thng ít nht đến năm 2036 nếu ông còn sng.

Trong hơn 20 năm ông Putin đã loi tr tt c nhng người đi lp : bt giam, th tiêu hay cưỡng bách ra nước ngoài. Alexey Navalny, nhân vt đi lp tng ng c tng thng năm 2018 nhưng b b tù, đã qua đi mt cách bí n trong tháng trước.

Trước khi qua đi, Alexey Navalny đã đ ngh dân Nga phn đi chế đ đc tài ca Putin bng cách ch đi ti phòng phiếu vào 12 gi trưa ngày Ch Nht, 17/3. Và nhiu người Nga đã hưởng ng, bày t bng các cuc "B phiếu Bui Trưa" chng Putin. H kéo nhau đến b phiếu đúng 12 gi trưa mc dù chính quyn đã đe da. Nhiu người đã đưa lên mng xã hi hình nh nhng lá phiếu vi các hàng ch "Navalny là tng thng ca tôi", "Không Chiến tranh, Không Putin", hoc "Putin sát nhân !". Nhiu người đã chy trn ra nước ngoài cũng đến b phiếu vào bui trưa ti các s quán Nga Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quc, Portugal, Anh Quc, vân vân. Bà Yulia Navalnaya, qu ph ca ông Navalny đã ti b phiếu s quán Nga Berlin, th đô Đc, lúc 12 gi trưa.

Trong nước Nga, báo chí loan tin hai ph n ngoi ô Moscow b bt vì đ phm màu xanh vào trong thùng phiếu. Hãng thông tn Tass cho biết 8 phòng phiếu đã b đt, vi 214 lá phiếu b hy. T chc nhân quyn OVD-Info loan tin mt nhân viên làm vic ti đa đim b phiếu trong th đô Nga b bt giam vì mc chiếc áo thun T-shirt viết tên "Navalny".

Nhng người ng h Navalny đã đưa lên mng trc tuyến (live stream) cnh dân Nga bày t thái đ chng Vladimir Putin. Người điu khin chương trình là Leonid Volkov, mt cng tác viên lâu đi ca Navalny, gn đây đã b hành hung bng búa trước ca nhà mình ti Vilnius, th đô Lithuania. Ông xut hin trên trang YouTube ca mình, vi cánh tay được băng bó treo lên vai.

Ông Vladimir Putin đã bt ng nhc đến tên Navalny trong cuc hp báo khi thng c. Mt nhà báo đt câu hi v cái chết ca nhà đi lp đã b cm tranh c tng thng năm 2018, Putin tuyên b, "Vế phn ông Navalny, ông đã qua đi, tht là mt "biến c đáng bun". Putin nói tiếp, "Có nhiu người cũng tng chết trong tù. M có ai chết trong tù hay không ? Có, mà không phi ch có mt người".

Ông Putin còn tiết l trước khi ông Navalny chết, có người đ ngh trao đi, cho Navalny ra nước ngoài đ các nước Tây phương th mt s tù nhân Nga. Putin nói, "Tôi đng ý ngay lp tc. Tôi ch đt điu kin, không cho ông ta tr v li nước Nga". Ông quên rng Navalny đã tng qua Đc cha bnh vì b đu đc ri nht quyết tr v nước.

Putin nói Navalny chết là mt "biến c đáng bun". Nhưng không biết ông có thy bun không khi mt nhân vt quan trng khác, Vitaly Robertus, phó ch tch công ty Lukoil mi chết bt ng. Đã làm vic cho Lukoil 30 năm, mi 54 tui mà chết "bt đc k t" ngay trong phòng làm vic, Robertus là người lãnh đo th tư ca công ty đã chết như vy.

Công ty du khí ln th nhì nước Nga không ng h cuc chiến tranh Ukraine. Putin đánh Ukraine, tháng 2 năm 2022. Ngay tháng sau, hi đng qun tr Công ty Lukoil đã công khai lên tiếng phê bình là cuc chiến không cn thiết. Qua tháng 5 người ta tìm thy Alexander Subbotin, mi 44 tui, mt người lãnh đo công ty, nm chết dưới căn hm nhà mình. Ngày 1/9, ch tch Lukoil, Ravil Maganov rt t ca s mt bnh vin Moscow xung đt chết luôn. Tháng 10 năm 2023, Vladimir Nekrasov, ch tch hi đng qun tr công ty chết bt thình lình, nhà nước nói vì bnh tim. Đó ch k tên nhng v chết bí n ca gii lãnh đo mt công ty du khí. Còn hàng trăm "biến c đáng bun" khác, mà người ta nghi do cùng mt bàn tay gây ra.

Vladimir Putin vn là mt sĩ quan KGB vi b máy ám sát tinh vi tng gi người đi khp thế gii thanh toán nhng người b tình nghi là phn đi chiến tranh Ukraine. Ông mun đc c nhim k tng thng th năm đ chng t dân Nga ng h cuc xâm lăng do tham vng tái lp mt th "Liên bang Xô Viết" hay đế quc ca các Nga hoàng trước năm 2017.

Bài din văn ca ông sau khi đc thng nói vi dân chúng Nga : "Tôi tin tưởng quý v đt nước chúng ta đang tri qua mt giai đon khó khăn. Nhân dân Nga là mt đi gia đình !" Nhưng dân Nga đang mun chm dt cuc chiến gia hai dân tc cùng mt gc "Slavic" (người Vit gi là Tư Lp Phu, theo phiên âm ch Hán). Th By va qua, ngày th nhì dân đi b phiếu, các bà có chng b đng viên gi qua chiến trường Ukraine, đã biu tình đòi tr chng v. H đến đt hoa bên ngoài Đin Kremlin, b mt v gii tán và bt b.

Đ làm du làn sóng phn chiến, Putin mi đưa ra mt đ ngh lp mt "vùng trái đn" trong nước Ukraine, gia quân đi hai nước. Quân Nga đã chiếm mt phn năm lãnh th Ukraine và Putin mun biến vùng đt đó thành ca nước Nga. Tng thng Volodymyr Zelenskyy chng âm mưu này, tuyên b cn đưa Putin ra trước Tòa án Hình s Quc tế (ICC) Den Haag (The Hague), Hòa Lan. Năm ngoái, tòa án ICC đã ra lnh tm nã Putin v "Ti ác Chiến tranh".

Nhưng Putin đang thng thế ; quân Nga đã chiếm được hai thành ph quan trng, Bakhmut và Avdiivka. Trên chiến tuyến kéo dài 1,000 cây s, Nga đã xây dng các công s phòng th kiên c. Quân Ukraine đang thiếu khí gii, súng đn.

Các nước Anh, Pháp và Đc tăng cường sn xut vũ khí đ giúp Ukraine. Liên Hiệp Châu Âu (EU) quyết đnh s dùng s tin ca Nga gi trong các ngân hàng  Châu Âu đang b "cm dùng" đ mua vũ khí cho Ukraine. Tng thng Emmanuel Macron đã nói chính ph Pháp không loi b ý kiến đưa quân đi sang giúp Ukraine. Putin phn ng, da nếu các nước NATO gi quân giúp Ukraine thì s xy ra i Chiến Th Ba" và có th dùng bom nguyên t.

H vin trong quc hi M chưa đem ra bàn d lut v ngân khon vin tr nhưng chính ph M đã dùng quyn hành pháp gi vũ khí cho Ukraine dù d lut chưa được thông qua. Ngày 19/3, b trưởng quc phòng Lloyd Austin đã gp các đng s Âu Châu căn c không quân Ramstein, nước Đc và tuyên b s gia tăng vin tr.

Hin nay quân Ukraine không c đánh chiếm li các vùng đt b mt mà ch s dng đi bác hoc ha tin tn công nhng nhà máy lc du và kho đn bên trong nước Nga. Nhiu nhóm quân người gc Nga sng Ukraine đã m các cuc đt kích qua biên gii đánh vào mt s th xã. Nhưng Ukraine đang thế bt li. Nước Nga đông người hơn, các nhà máy sn xut vũ khí tăng hot đng trong lúc công nghip quc phòng các nước Âu Châu và M chưa khi đng như tình trng đang lâm chiến.

Nếu dân Ukraine được M và Châu Âu giúp va đ đ cm c tht lâu dài thì h vn hy vng s chuyn ngược thế c. Cuc chiến quá tn người, hi ca trong lúc kinh tế Nga b cm vn s yếu dn s khiến dân Nga ngày càng chán ghét. Đó có th là lý do va mi thng c xong ông Vladimir Putin đã đ ngh thương thuyết. Chính Putin cũng không biết s sng đến nhim k th sáu hay không !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/03/2024

Published in Diễn đàn

Putin, tù nhân của điện Kremlin

Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga là chủ đề chính được các báo Pháp đề cập ngày 18/03/2024. Les Echos nhận thấy giới an ninh "siloviki" có thể thống trị ít nhất thêm sáu năm nữa, Putin tập trung thêm quyền hành và tiếp tục cuộc chiến. Theo một nhà quan sát, Putin và phe nhóm bị kẹt trong chính cái bẫy của mình : không thể bỏ rơi quyền lực vì sợ mất tất cả.

putin1

Ứng cử viên tổng thống Nga kiêm tổng thống mãn nhiệm Vladimir Putin phát biểu sau khi các phòng phiếu đóng cửa tại Moskva ngày 18/03/2024. Reuters - Maxim Shemetov

"Giờ Ngọ chống Putin" : Vũ khí duy nhất của công dân

Les Echos cho rằng hoạt động "Giờ Ngọ chống Putin", là vũ khí duy nhất của công dân. Vào đúng giữa trưa Chủ nhật, hàng ngàn người tụ tập tại các phòng phiếu để phản kháng cuộc bầu cử tổng thống. Vài phút trước 12 giờ trưa, phóng viên ghi nhận tại phòng phiếu số 1766 đặt trong một trường học, cử tri đến rải rác, đa số là người về hưu. Rồi bỗng dưng trong im lặng, hàng người nối dài, đa dạng hơn và trẻ trung hơn. Đó là một cách để giảm bớt gian lận - một cử tri cho biết - dù chính quyền đã cảnh cáo rằng hoạt động này là bất hợp pháp.

Libération đánh giá những hình ảnh ấn tượng nhất trong ngày bầu cử thứ ba là những hàng dài cả trăm mét hình thành hầu như đồng thời trước các phòng phiếu ở Moskva, Saint-Petersburg, Kazan… theo các nhân chứng. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Nga trên khắp thế giới cũng tràn ngập người vào lúc 12 giờ trưa. Hình ảnh những hàng dài vô tận người Nga sống ở nước ngoài thực hiện một trong những lời kêu gọi cuối cùng của Alexei Navalny tràn ngập trên mạng xã hội suốt cả ngày Chủ nhật.

Bộ máy tuyên truyền của Kremlin không thiếu sáng kiến : tung lên mạng xã hội những tin giả nói rằng đối lập dời lại chiến dịch vào 17 giờ, hay từ lúc 12 giờ rưỡi các kênh truyền hình của Kremlin dùng hình ảnh những hàng dài người để nói rằng người dân hăng hái đi bầu. Và không hề chiếu cảnh ở nghĩa trang nơi Alexei Navalny được an táng, giữa vô số đóa hoa, những công dân vô danh đặt vào những lá phiếu tượng trưng ghi tên thủ lãnh đối lập. Những người hưởng ứng chiến dịch biết rằng tuy không thể cấm đi bầu vào đúng 12 giờ trưa, nhưng camera được gắn khắp nơi.

"Đắc cử" với tỉ lệ kỷ lục

Để tăng tỉ lệ tham gia, những ngày gần đây cư dân nhận được thông báo của chính quyền địa phương nhắc nhở nghĩa vụ đi bầu ; cơ quan, xí nghiệp thúc giục người lao động. Thủ trưởng cơ quan phải báo cáo cụ thể những nhân viên nào đã đi bầu cũng như thời điểm, còn số quan sát viên bị giảm tối đa. Golos, tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát bầu cử đã bị cấm hoạt động. Nhà báo Alexei Venediktov ước tính 15-20% số phiếu là bị ép buộc (như giới công nhân viên lệ thuộc Nhà nước), hay gian lận - có những nhóm được chi tiền để bỏ phiếu ở nhiều nơi.

Theo như công bố, Vladimir Putin đạt đến 87% số phiếu và số cử tri đi bầu cũng lên đến 75%. Như vậy mỗi lần bầu cử, Putin lại tăng vọt thêm đến 10 điểm (năm 2012 là 64%, năm 2018 là 76%). Les Echos mỉa mai, như vậy đến năm 2030 Putin sẽ gần như đạt 100%. Và theo Hiến pháp mà ông đã cho sửa đổi, lại có thể ra ứng cử và tại vị đến tận năm 2036 - lúc đó ông chủ điện Kremlin 83 tuổi. Những con số khác gây chóng mặt : Tại các vùng đất của Ukraine bị chiếm đóng như Luhansk, Zaporijia, số phiếu bầu cho Vladimir Putin vượt quá 90%.

"Siloviki" tiếp tục thống trị

Les Echos phân tích : "Ở trung tâm chiến thắng của Putin là quyền lực của các siloviki". Xung quanh tổng thống tái đắc cử lần thứ năm, giới này thở phào nhẹ nhõm. Đó là những người của lực lượng an ninh, nhân viên FSB như Vladimir Putin, và cả ủy ban điều tra, cảnh sát, vệ binh quốc gia và các tổ chức khác phụ trách duy trì trật tự. Trong ít nhất sáu năm nữa, họ có thể tiếp tục bảo vệ quyền hành, lợi ích kinh tế và an ninh chính trị của mình.

Một nhà quan sát nhận xét : "Theo một cách nào đó, họ bị kẹt trong chính cái bẫy của mình : không thể bỏ rơi quyền lực vì sợ mất tất cả. Thủ lãnh của họ là Putin cần phải tại vị". Cuộc bầu cử tổng thống kỳ này là một sự biểu dương lực lượng của Vladimir Putin và các siloviki. Đồng thời cũng là sự thú nhận điểm yếu : sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, tổng thống đã thất bại trong việc xây dựng được một Nhà nước vững chắc.

Với Vladimir Putin, giới siloviki kiểm soát huyết mạch chính trị, kinh tế và văn hóa của Nga và kỹ nghệ quốc phòng, lãnh vực ưa thích của họ đã trở thành động cơ cho tăng trưởng kinh tế. Để đổi lấy sự trung thành của họ, tổng thống phân phối các chức vụ béo bở, lương cao và nhiều lợi ích khác ; con cái của bạn bè được thăng tiến. Từ khi khởi động "chiến dịch quân sự đặc biệt", Putin và giới chóp bu không có đường lui.

Nỗi sợ bao trùm

Trong những nhiệm kỳ đầu còn có sự đấu đá trong hậu trường giữa phe tự do và siloviki, nhưng trừng phạt của phương Tây đã làm phe tự do yếu đi. Đối với họ, chiến tranh là cú sốc ngang với bom nguyên tử, và họ phải lo thủ thế. Một cựu viên chức so sánh cuộc sống trong nước Nga của Putin như trong một gulag : ai dám chỉ trích chúa ngục ? Dù có đi nữa, Putin sẽ sa thải, cho là bị ảnh hưởng của kẻ thù phương Tây.

Các phe nhóm chiếm lĩnh những lãnh vực riêng, Vladimir Putin đóng vai trọng tài khi có tranh chấp. Chẳng hạn những quyết định quan trọng về kinh tế được dành cho Elvira Nabiullina, người phụ nữ từ mười năm qua vẫn là thống đốc ngân hàng trung ương. Bà Nabiullina không có quyền gì về quân sự, ngược lại Putin không để phe siloviki áp đặt quan điểm về lãi suất hay chính sách chống lạm phát. Còn các thống đốc vùng chỉ là người thi hành mệnh lệnh của trung ương. Trên toàn bộ hệ thống, nỗi sợ bao trùm. Trong trường hợp bất đồng, không thể cầu viện đến một cơ quan trung lập, báo chí độc lập hay tư pháp công minh, mà chỉ có siloviki quyết định.

Putin, tù nhân của Kremlin

Theo Le Figaro, "Tái đắc cử ngay trong chiến tranh, Putin chuẩn bị gia tăng tập trung quyền hành". Nhà chính trị học Mikhail Vinogradov nhận thấy đa số các quan chức đã nắm quyền từ rất lâu, như các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ, ngoại giao, giám đốc FSB, chánh văn phòng tổng thống… Cũng sẽ có những thay đổi nhưng không đáng kể, các "thái tử" - con cái bạn bè tổng thống được ưu tiên. Trò chơi quyền lực là chuyện của giới ăn trên ngồi trước : một số thăm dò cho thấy chỉ có 1% dân Nga coi bầu cử tổng thống là sự kiện quan trọng trong tuần.

Trị vì lâu hơn Stalin và chuẩn bị vượt qua Catherine Đại đế, Putin mạnh mẽ hay dễ tổn thương hơn bao giờ hết ? Cái chết của 300.000 thanh niên Nga trên mặt trận Ukraine, và nền kinh tế chiến tranh đã không gây ra hỗn loạn. Khoảng 10.000 phiên tòa trong nhiệm kỳ vừa qua - nhiều hơn cả thời Khrushchev hay Brejnev - buộc người dân phải nói theo chủ trương của Nhà nước. Và Nhà nước là Putin !

Xã luận của Le Figaro nhận định Putin là "Tù nhân của Kremlin". Phía sau những bức tường cao của cung điện Vladimir Vladimirovich Putin vẫn ngự trị trên nước Nga mênh mông, với vinh quang quá khứ và đau buồn hiện tại. Uy quyền làm cô lập, và quyền uy toàn trị cầm tù. Với hệ thống độc tài đã thiết lập và cuộc chiến tranh đã khởi động, nhân vật bất khả xâm phạm ở Kremlin không có cách nào khác là dấn tới.

Những mặt trận sắp tới

Le Figaro điểm qua "Moldova, Châu Phi, Syria... những mặt trận khác của Vladimir Putin". Tổng thống Nga đã lao vào những cuộc xung đột khác, có thể gây ra những cuộc chiến tranh mới. Trong đó Moldova là quốc gia "đầu tiên trong danh sách". Nằm trong biên giới NATO giữa Romania và Ukraine đang chiến tranh, dưới cái nhìn của Moskva, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này là vùng ảnh hưởng của Nga. Tại vùng Transnistria ly khai năm 1992 hiện có 1.500 quân Nga đang đóng với nhiều kho đạn dược lớn. Lợi dụng nạn tham nhũng, các tài phiệt thân Nga và thiểu số người Nga, Moskva tìm đủ cách gây bất ổn.

Với các nước vùng Baltic, cảnh sát Nga ra lệnh truy nã nữ thủ tướng Kaja Kallas của Estonia để gây sức ép. Cả ba nước Estonia, Latvia và Litva đều có những cộng đồng nói tiếng Nga mà Kremlin tuyên bố sẵn sàng bảo vệ. Tình báo Estonia gần đây lo ngại vì quân Nga tăng cường gần biên giới. Tại Armenia, khi Azerbaijan tấn công 3.000 lính Nga đóng tại đây không hành động gì khiến nước này bị chiếm mất Thượng Karabakh. Ở Gruzia, từ khi bị Moskva chiếm mất vùng Abkhazia và Nam Ossetia năm 2008, 4.000 quân Nga vẫn đóng tại đây.

Châu Phi trở thành sân chơi của lính đánh thuê Nga. Ban đầu Moskva còn núp sau tổ chức Wagner của Yevgeny Prigozhin, thao túng Libya, Mozambique, Trung Phi, Mali… Nay lực lượng này được đổi tên thành Africa Corps. Còn Syria trở thành ngõ vào Cận Đông cho Moskva, nhờ cảng Tartus, hải quân Nga có nơi tiếp liệu hậu cần, với 4.000 quân trú đóng. Bắc Cực là biên giới mới : từ 2021 Hạm đội Phương Bắc đã trở thành một quân khu riêng. Moskva cho mở lại hàng trăm căn cứ quân sự từ thời Liên Xô cũ và xây thêm phi trưởng, cảng nước sâu, thử nghiệm vũ khí mới. NATO cũng đang quan sát các hoạt động Trung Quốc, lo ngại Bắc Cực những năm tới sẽ là nơi xung đột.

Drone Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu Nga

Trong khi đó Libération cho rằng những vụ tấn công liên tục của drone Ukraine vào các nhà máy lọc dầu Nga trong những ngày gần đây là "những nhát roi quất vào quân đội của Putin".

Sáng hôm Chủ nhật 17/03, chính quyền Krasnodar cho biết drone đã gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu ở Slaviansk-na-Kubani, tây nam nước Nga làm một người chết. Thứ Bảy, một vụ tấn công khác làm bốc cháy nhà máy lọc dầu Samara, nằm cách biên giới Ukraine 1.000 kilomet, cho thấy những cuộc không tập này có thể đánh sâu vào đất Nga. Thứ Tư tuần trước, một nhà máy khác ở Riazan nằm cách Moskva 200 kilomet bị drone tấn công và hôm trước đó là ở Nijni-Novgorod, rồi Orel.

Trước đó vào đầu năm, drone bắt đầu đánh vào khu phức hợp dầu khí ở Ust-Luga trên biển Baltic, nhà máy lọc dầu Tuapse trên Hăc Hải, rồi Volgograd. Những cú đánh này ngăn trở việc tiếp liệu xăng dầu cho quân Nga, giảm nguồn thu dầu khí vốn rất quan trọng để chi cho cuộc xâm lăng Ukraine. Nhà nghiên cứu Sergey Vakulenko của Fondation Carnegie nhận định những vụ tấn công này đặt ra vấn đề cốt tử về năng lực của kỹ nghệ năng lượng Nga trước áp lực chiến tranh.

Kiev có thể đe dọa đến phân nửa sản lượng của Nga

Nhắm vào các nhà máy lọc dầu, nơi chế biến dầu thô thành nhiều sản phẩm, là một cách để đánh vào nhiều lãnh vực trên thị trường thế giới. Xăng, dầu diesel, dầu lửa rất cần thiết cho kỹ nghệ sản xuất, vận tải và nông nghiệp. Bên cạnh đó còn là cách gây bất ổn từ bên trong : xăng dầu vốn ưu tiên cho xe tăng, chiến đấu cơ, nếu tấn công dồn dập thường dân sẽ bị thiếu nhiên liệu nhất là vùng quê cần diesel cho nông cơ. Moskva đã cấm xuất khẩu dầu trong sáu tháng kể từ 01/03. Loạt oanh kích mới đây đã làm giá xăng dầu tăng vọt trên thị trường Nga.

Theo tính toán của Sergey Vakulenko trên Libération, nếu những drone nhỏ bé đã đánh được tới tận Ust-Luga, thì "18 nhà máy lọc dầu Nga với tổng công suất 3,5 triệu thùng dầu một ngày (phân nửa năng lực Nga) là các mục tiêu tiềm tàng". Những nhà máy này đặc biệt kiên cố, chịu đựng được oanh tạc và trang bị cứu hỏa. Lúc bình thường việc sửa chữa toàn bộ chỉ mất vài tháng, nhưng vào thời chiến và bị cấm vận thì khác. Không chỉ các ống dẫn dầu, mà máy nén, van, bộ phận kiểm soát và các thiết bị khác khó thay thể được vì bị phương Tây trừng phạt.

Chiến thuật của Kiev cũng giống như mùa đông 2022, khi Moskva liên tục đánh vào mạng lưới điện Ukraine, nhưng hồi đó Kiev nhanh chóng phục hồi và tìm kiếm được thiết bị. Ukraine có thể nhắm vào các cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược hơn, như khu vực xuất khẩu sản phẩm hóa dầu ở cảng Primorsk trên biển Baltic, hay Novorossiisk ở Hắc Hải. Chuyên gia Mark Williams khi trả lời Bloomberg cho rằng Kiev có thể làm cú đúp, vừa làm giảm thu nhập của Kremlin, vừa gây áp lực lên các đồng minh phương Tây nhờ tác động đáng kể lên giá thế giới.

Thụy My

Published in Quốc tế

Putin đang trên thế thắng trong cuộc đối đầu phương Tây - Nga ?

Anh Vũ, RFI, 13/02/2024

Cuộc chiến tranh tại Ukraine sắp bước qua năm thứ ba. Đó cũng là quãng thời gian nước Nga của tổng thống Putin đối đầu toàn diện với phương Tây. Cho đến thời điểm này, ở phương Tây câu hỏi "phải chăng Putin đang có cơ hội giành chiến thắng ?" đang được đặt ra không còn dè dặt.

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn Tucker Carlson, cựu dẫn chương trình kênh truyền hình Fox New, tại Moskva, ngày 06/02/2024 via Reuters - Tucker Carlson Network

Ngày 24/02/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, đồng thời mở ra chương mới cuộc đọ sức không khoan nhượng giữa Nga và phương Tây.

Những tháng đầu của cuộc xung đột, đúng là quân đội Nga đã thất bại trong ý đồ chiếm các thành phố lớn của Ukraine bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng chỉ trong mùa đông. Cùng lúc các nước phương Tây không tiếc tiền của ủng hộ vô điều kiện công cuộc kháng chiến Ukraine, đã nhất là loạt trừng phạt, cô lập Nga về mọi mặt với mục đích đánh sập nguồn lực phục vụ cỗ máy chiến tranh của Moskva.

Nhưng ông chủ của điện Kremlin giờ đây ngày càng tỏ đắc thắng sau gần hai năm duy trì cuộc chiến tranh hao mòn với phương Tây. Trên mặt trận quân sự, quân Nga đã vô hiệu hóa được cuộc phản công lớn mùa hè 2023 của Ukraine nhằm giành lại phần lãnh thổ bị chiếm. Mặc dù Ukraine đã dồn mọi nguồn lực cho cuộc phản công nhưng phần đất rộng lớn ở miền nam và đông đất nước vẫn nằm trong tay quân Nga.

Tình hình trên chiến trường ngày càng có nhiều bất lợi cho Kiev. Ngày 12/02 này, tình báo Na Uy đã đưa ra cảnh báo rằng Nga đang có xu thế chiếm ưu thế về mặt quân sự ở Ukraine, nhờ vào nguồn hỗ trợ từ nhiều nước đặc biệt trong đó có Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Trong một báo cáo hàng năm về an ninh của Na Uy, lãnh đạo tình báo quân sự Nils Andreas Stensønes đánh giá, "trong cuộc chiến này, Nga hiện ở thế mạnh hơn một năm trước và đang giành được lợi thế".

Lãnh đạo tình báo Na Uy cho biết, Nga "có thể huy động quân số gấp ba lần so với Ukraine", và "Moskva đang thích ứng với các lệnh trừng phạt tốt hơn dự kiến" và ngành công nghiệp của nước này hiện có khả năng sản xuất đạn dược, thiết bị chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa, cho phép lực lượng của mình "duy trì nỗ lực chiến tranh quanh năm".

Trên bình din kinh tế, dù b phương Tây cô lp t b, nước Nga vn m rng được nhng mi quan h mi vi nhiu quc gia khác. Du la, khí đốt Nga được chuyn hướng sang th trường Châu Á vn tiếp tc là ngun tài chính quan trng để nuôi cuc chiến tranh lâu dài.

Một quan chức cấp cao ẩn danh của phương Tây, được AFP trích dẫn, đã cảnh báo trong một cuộc họp rằng "tổng thống Putin tin chắc rằng ông ta có thể cầm cự lâu hơn phương Tây. Do đó, chúng ta buộc phải chứng tỏ quyết tâm để chứng minh ông ta đã sai".

Những phát biểu của tổng thống Nga những tuần gần đây càng ngày càng tỏ ra lạc quan. Mới đây trong cuộc trả lời phỏng vấn Tucker Carlson, cựu dẫn chương trình truyền hình Mỹ, Fox News, ông Putin đã khẳng định rằng một thất bại chiến lược của Nga "trên nguyên tắc là không thể". Trong khi đó, câu khẩu hiệu của các lãnh đạo phương Tây là "không để Nga thắng".

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tin rằng chỉ có sự hỗ trợ tăng cường từ phương Tây cho Ukraine mới có hy vọng thay đổi cục diện tình hình. Nhưng sự ủng hộ này ngày càng trở nên bất trắc, khi mà các nghị sĩ Mỹ đang bị chia rẽ về gói viện trợ mới cho Ukraine, trong viễn cảnh rất có thể Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ cuối năm nay, còn Châu Âu thì ngày càng chia rẽ hơn về sự nghiệp chính nghĩa của người Ukraine.

Andrea Kendall Taylor, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ, có trụ sở tại Washington, giải thích với AFP phương Tây cũng như Nga "đang chạy đua phục hồi năng lực tấn công của mình. Nếu nguồn ngân quỹ phương Tây viện trợ cho Ukraine không được giải tỏa. Nếu giành được lợi thế bằng cách này hay cách khác, Nga sẽ có cơ hội tiến thêm hơn nữa". Nhà phân tích này cho biết : "Động lực đã thay đổi" trong năm nay.

Năm 2024 mở ra cho ông Putin cơ hội rộng rãi để tận dụng những điểm yếu của phương Tây, theo phân tích của bà Tatiana Stanovaya, người sáng lập cơ quan tư vấn R. Politik. Chiến dịch bầu cử tại Hoa Kỳ có thể khiến chính quyền Mỹ giảm nhiệt huyết hậu thuẫn cho Kiev. Về phần mình, Châu Âu, vốn nội bộ không mấy khi thống nhất, có thể một mình bù đắp khoản thiếu hụt viện trợ cho Ukraine.

Các nước phương Tây chỉ duy nhất có một lý do để lạc quan đó là tình hình nội bộ nước Nga bất ổn, do kinh tế sa sút vì chiến tranh, người dân quá mệt mỏi với cuộc chiến kéo dài gây tổn thất về người quá lớn.

Chuyên gia Dara Masicot, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế dù nhận thấy giọng điệu của lãnh đạo Nga có vẻ "tự tin thái quá" nhưng bà khẳng định, không có hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây thì không biết "Ukraine sẽ ngồi vào đàm phán trong thế như thế nào. Đó mới là điều đáng sợ".

Anh Vũ

************************

Hoa Kỳ : Các dân biểu thân Trump tiếp tục phản bác dự luật viện trợ cho Ukraine

Anh Vũ, RFI, 13/02/2024

Những người ủng hộ viện trợ cho Ukraine tiếp tục thất bại. Chủ tịch Hạ Viện Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, tối ngày 12/02/2024, đã khẳng định văn kiện đạt được thỏa thuận tại Thượng Viện dự trù gói viện trợ 60 tỷ đô la viện trợ cho Ukraine sẽ không được xem xét tại Hạ Viện.

nga2

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Mike Johnson trong một buổi họp báo tại Quốc Hội, Đồi Capitol, Washington, ngày 06/02/2024. AP - Jose Luis Magana

Dự luật liên quan đến viện trợ cho Ukraine mà Thượng Viện chấp nhận đã được chuyển sang Hạ Viện cùng ngày để xem xét, trước khi các thượng nghị sĩ chính thức thông qua, rồi Hạ Viện bỏ phiếu lần cuối.

Tối hôm qua, Mike Johnson, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ Viện, một người được cho là trung thành với Donald Trump, ra thông cáo, tỏ thất vọng : "Dự luật về viện trợ cho các nước của Thượng Viện vẫn không nói gi về vấn đề khẩn cấp nhất mà đất nước đang đối mặt".

Ý ông chủ tịch Hạ Viện muốn nói đến cuộc khủng hoảng nhập cư ở biên giới Mỹ - Mêhicô. Phe Cộng hòa vẫn giữ lập trường là chỉ thông qua gói viện trợ cho Ukraine, nếu chính quyền Joe Biden cứng rắn hơn trong chính sách nhập cư.

Ông Mike Johnson quả quyết sẽ không xem xét dự luật tại Hạ Viện khi văn bản thiếu các điều khoản liên quan đến việc thay đổi chính sách nhập cư.

Cũng như nhiều nghị sĩ Cộng hòa, chủ tịch Hạ Viện theo các chỉ đạo từ xa của Donald Trump. Hôm thứ Bảy, 10/02, ông Trump tuyên bố, Hoa Kỳ phải "chấm dứt đưa tiền mà không hy vọng được hoàn lại".

Từ nhiều tháng qua, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã bất hòa sâu sắc tại Quốc Hội Mỹ về vấn đề viện trợ cho đồng minh Ukraine tiếp tục cuộc kháng chiến chống Nga.

Tại Hạ Viện, phe Dân chủ ủng hộ khoản viện trợ này. Trong khi đó, đảng Cộng hòa, chiếm đa số, bị chia rẽ giữa những người ủng hộ Ukraine với những thành phần thân Donald Trump kiên quyết phản đối viện trợ thêm cho Kiev.

Viện trợ cho Ukraine trở thành đề tài trung tâm của cuộc vận động tranh cử giữa tổng thống Joe Biden, cựu tổng thống Donald Trump, hai ứng viên có nhiều khả năng sẽ lại đối đầu nhau trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024. 

Anh Vũ

**************************

Lần đầu tiên, Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Zircon ở Ukraine

Thu Hằng, RFI, 13/02/2024

Nga có thể đã sử dụng một tên lửa siêu thanh Zircon trong vụ tấn công thủ đô Kiev ngày 07/02/2024 khiến ít nhất 5 người thiệt mạng. Đây là là đầu tiên sau gần hai năm phát động chiến tranh, Nga sử dụng loại vũ khí tối tân, một thách thức mới cho hệ thống phòng không Ukraine trong bối cảnh bất trắc về viện trợ của phương Tây.

nga3

Tên lửa siêu vượt âm Zircon của Nga được cho là có tốc độ bay gấp 9 lần âm thanh (Ảnh : EPA).

Kết luận điều tra sơ bộ của Viện nghiên cứu Khoa học về khám nghiệm pháp y Kiev được viện trưởng Oleksandr Ruvin đăng trên tài khoản Telegram ngày 12/02, kèm theo một đoạn video về xác tên lửa được cho là của 3M22 Zircon với "những chi tiết và mảnh vỡ của động cơ, bộ phận điều hướng mang những dấu hiệu đặc biệt".

Theo Reuters, tên lửa Zircon được tổng thống Nga Vladimir Putin coi là loại vũ khí chiến lược đời mới vô song và được hoàn tất thử nghiệm vào tháng 06/2022. Zircon có tầm bắn 1.000 km và có thể bay nhanh hơn 9 lần vận tốc ánh sáng, ban đầu được thiết kế bắn từ biển, sau đó có thêm phiên bản bắn từ mặt đất. Giới phân tích quân sự cho rằng vận tốc siêu thanh có thể tác động đáng kể đến thời gian phản ứng của hệ thống phòng không, cũng như khả năng tấn công các mục tiêu lớn, sâu, kiên cố.

Ukraine sống theo nhịp còi báo động hàng ngày

Nga tiếp tục các vụ oanh kích Ukraine. Ngày 13/02, thành phố miền trung Dnipro bị trúng tên lửa và drone của Nga, làm hư hại nhà máy điện DTEK, chính quyền buộc phải đóng cửa trường học và sơ tán một bệnh viện. Lực lượng phòng không Ukraine chỉ bắn hạ được 16 trên 23 drone.

Các thành phố Ukraine sống theo nhịp độ còi báo động không kích của Nga, như tại thành phố nhỏ Nikopol, ngay sát chiến tuyến đông nam, theo ghi nhận qua phóng sự của đặc phái viên RFI Nathanaël Vittrant và Jad El Khoury.

"Chúng tôi vừa đến Nikopol, một thành phố nhỏ nằm bên bờ Dnipro với điểm đặc biệt là quân Nga ở ngay bên kia bờ sông và đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia.

"Cuộc sống ở đây thế nào ư ? Đó là bom rơi hàng ngày". Đứng bên sạp bán vài loại rau ít ỏi, ông Volodymyr cho biết : "Tôi sống ngay vùng mà họ (quân Nga) không ngừng oanh kích : ở đó không có quân nhân, chỉ có dân thường thôi".

Giống như ở tất cả các thành phố ở Ukraine, người dân Nikopol chịu các cuộc tấn công bằng rocket và drone. Vì quân Nga ở ngay đối diện nên thành phố nằm trong tầm bắn và sáng nay (13/02) vẫn bị oanh kích.

Louba, một cụ bà "babouchka", 94 tuổi, cho biết : "Tôi sống qua Thế Chiến II, nhưng ít ra lúc đó khi quân Đức oanh kích chúng tôi, không một thường dân nào thiệt mạng, không một ngôi nhà nào bị đốt. Giờ thì quân Nga nhắm đến cả phụ nữ và trẻ em".

Vừa nói chuyện với chúng tôi xong, tiếng còi báo động lại vang lên trên đường phố Nikopol trước sự tuyệt vọng của Kostya. Ông nói : "Giá như Châu Âu cho chúng tôi thêm vũ khí và đạn dược, chúng tôi có thể sẽ thắng cuộc chiến này".

Thu Hằng

 

Published in Quốc tế

Ứng cử viên chống Putin được người Nga phản chiến hết lòng ủng hộ

La Croix  Le Figaro ngày 25/01/2024 nói về "Những người Nga chống chiến tranh đoàn kết phía sau Boris Nadezhdin". Cựu dân biểu phản chiến đã khiến công chúng phấn khởi chưa từng thấy, trong vòng chưa đầy 1 tháng đã thu thập được trên 100.000 chữ ký để có thể ra tranh cử, dù cơ hội rất mong manh.

boris1

Người dân xếp hàng dài trước văn phòng vận động tranh cử của Boris Nadezhdin ở Moskva để ký tên ủng hộ cựu dân biểu phản chiến ra ứng cử tổng thống Nga. Ảnh chụp ngày 23/01/2024. Reuters – Yevgenia Novozhenina

100.000 chữ ký cho ứng cử viên chống Putin

Về cuộc bầu cử tổng thống Nga, La Croix cho biết "Những người Nga chống chiến tranh đoàn kết phía sau Boris Nadezhdin". Cựu dân biểu cần thu thập được 100.000 chữ ký trước ngày 31/01 để có thể ra tranh cử. Le Figaro mô tả "Nadezhdin, ứng cử viên "chống Putin"", cho dù cơ hội rất mong manh nhưng ông đã khiến công chúng phấn khởi chưa từng thấy.

Sự kiện hiếm hoi sau hai năm "chiến dịch quân sự đặc biệt" : Văn phòng của ứng cử viên này tại Moskva và tại nhiều địa phương khác biến thành nơi tập họp những người phản đối cuộc chiến Ukraine. Những hàng người kéo dài cả trăm mét nhiệt tình chờ đợi trong thời tiết giá lạnh, cảnh ồn ào ở bên trong với những tình nguyện viên giúp thu thập chữ ký, trà nóng và những nụ cười ấm áp. Những cảnh tương tự có thể thấy trên khắp nước Nga, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, từ việc mướn văn phòng đến đào tạo người tình nguyện.

La Croix nhận thấy tại trụ sở ở Moskva, thuê được sau khi đã bị 800 chủ sở hữu các nơi khác từ chối, khoảng 50 tình nguyện viên tất bật bên những chiếc bàn dài, hay trong tuyết lạnh bên ngoài. Với nhịp độ khoảng 3.000 chữ ký một ngày, mỗi tờ khai in sẵn phải được điền một cách hoàn hảo, chỉ cần viết tràn ra khỏi khung một chút sẽ bị coi là bất hợp lệ. Đến hôm qua, ngưỡng 100.000 chữ ký đã vượt qua, nhưng Boris Nadezhdin vẫn tiếp tục nỗ lực để phòng khi có những tờ khai bị loại. Nhiều người chưa hề biết đến ông nhưng vẫn đến ký ủng hộ để "chống lại Putin và cuộc chiến của ông ta".

Nadezhdin : Sẽ phóng thích tù chính trị, hưu chiến với Ukraine 

Cựu dân biểu không đảng phái 60 tuổi gần đây xuất hiện trên truyền thông với những phát biểu chống Putin, công khai ủng hộ hòa bình với Ukraine. Một quan điểm gây ngạc nhiên trên chính trường đơn điệu nước Nga, vì có thể bị đưa thẳng vào tù. Boris Nadezhdin tuyên bố trên trang web độc lập Nemoskva : "Ngay ngày đầu tiên, tôi muốn phóng thích tù chính trị và đề nghị hưu chiến với các nhà lãnh đạo Ukraine". Trước đó ông từng nói rằng việc can thiệp vào Ukraine là "sai lầm chết người" của Vladimir Putin, và nước Nga "cần phải bầu ra một tổng thống mới".

Le Figaro cho biết thêm, Boris Nadezhdin thân cận với nhà đối lập Boris Nemtsov, bị ám sát năm 2015. Những năm gần đây ông xích lại gần với những tổ chức thân Kremlin, nhưng không hoàn toàn đi theo họ. Hiện là ủy viên hội đồng Dolgoprudny, một thành phố ngoại ô Moskva, Nadezhdin nhấn mạnh "Putin nhìn thế giới bằng quá khứ và đưa nước Nga vào quá khứ, trong lúc đất nước cần có tương lai". Đả kích những lý lẽ hoang tưởng của Vladimir Putin về NATO, nhưng Nadezhdin không muốn nhượng bộ về lãnh thổ từ Crimea đến Donbass, bác bỏ việc bồi thường chiến tranh cho Kiev.

Theo tin đồn thì Kremlin cho phép ông vận động với tư cách ứng cử viên tự do và phản chiến, nhưng chỉ là hình thức để làm hài lòng một số cử tri hạn chế, củng cố thêm cho Vladimir Putin. Trang web Meduza nói rằng phó văn phòng tổng thống Sergey Kirienko là bạn của Nadezhdin. Nhưng Boris Nadezhdin có chỗ dựa vững chắc là đa số phe đối lập, trong đó có những người ủng hộ Alexei Navalny, và từ phía bà Yekaterina Duntsova - một nhà báo tháng trước đã bị từ chối cho tranh cử. Vấn đề hiện nay là liệu Ủy ban bầu cử trung ương có chấp thuận hay không. Hay là như nhà báo lưu vong Alexander Nevzorov nói, "việc tranh cử này hữu ích, nhưng giờ đây cuộc chơi đã kết thúc".

Moskva tố cáo Kiev bắn hạ phi cơ chở tù binh Ukraine

Liên quan đến Ukraine, một sự kiện đang đặt ra nhiều nghi vấn là Moskva cáo buộc Kiev bắn hạ một phi cơ quân sự chở 65 tù binh. Chiếc phi cơ này đã bị rơi hôm qua tại Belgorod gần biên giới Ukraine, theo phía Nga là do hỏa tiễn phòng không Ukraine được Đức cung cấp. Như thường lệ, Kiev và Moskva mỗi bên nói một kiểu.

Libération  Le Figaro dẫn tuyên bố của bộ quốc phòng Nga, nói rằng trên chiếc máy bay Il-76 có "65 tù binh Ukraine được đưa đi trao đổi, phi hành đoàn 6 người và 3 người đi kèm", "không ai sống sót". Đồng thời tố cáo Ukraine đã có "hành động khủng bố", Kiev "biết rõ" là Nga đưa tù binh bằng phi cơ đến Belgorod rồi chuyển sang một điểm hẹn ở biên giới là Kolotilovka.

Theo chủ tịch ủy ban quốc phòng Quốc hội Nga Viacheslav Volodin, chiếc máy bay đã bị trúng ba hỏa tiễn địa-không của hệ thống Patriot hay Iris-T của Đức, bắn đi từ Kharkiv. Vài tờ báo Ukraine đưa tin chiếc phi cơ Nga chở theo các hỏa tiễn S-300 đã bị bắn hạ, nhưng sau đó rút bài vì "nguồn tin khác không xác nhận". Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay đâm thẳng xuống đất, một tiếng nổ lớn và cột khói đen hình nấm bốc lên trời.

Cáo buộc của Nga khó đứng vững

Nhưng theo nhiều nhà quan sát, trong video dài vài giây nói trên không có gì chứng tỏ chiếc phi cơ đang bay thì bị hỏa tiễn bắn trúng. Sau đó nhanh chóng có thêm một số chi tiết mới khiến cáo buộc của Nga khó đứng vững : chiếc Il-76 không phải bay về phía biên giới Ukraine mà ngược lại, hướng về phía nội địa Nga. Mark Voyger, cựu cố vấn đặc biệt của quân đội Mỹ tại Châu Âu, khẳng định có thể loại ngay khả năng dùng loại máy bay đắt tiền này chở tù binh.

Khuôn mặt tuyên truyền số một của Nga, tổng biên tập RT Margarita Simonyan công bố danh sách 65 tù binh Ukraine mà theo bà ta là có mặt trên chiếc Il-76. Không ai xác nhận danh sách này, nhưng kênh Telegram "Mariupol Now" cho biết có ít nhất 17 người được nêu tên đã trở về Ukraine trong khuôn khổ cuộc trao đổi ngày 03/01. Maks Kolesnikov, một cựu tù binh Ukraine đã được trao trả tố cáo Moskva "nói láo 100%". Trên X (Twitter), anh khẳng định không thể nào có việc chỉ 3 quân nhân Nga đi áp giải 65 tù binh Ukraine. "Khi tôi được đưa từ Briansk đến Belgorod, có khoảng 20 quân cảnh Nga áp giải 50 tù binh".

Đến cuối ngày hôm qua, Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo chiếc máy bay bị bắn hạ chở theo đạn cho hệ thống địa-không S-300, và hứa hẹn sẽ tiếp tục trừ khử mối đe dọa khủng bố vào lãnh thổ Ukraine. Tình báo quân đội Ukraine công nhận có dự trù một cuộc trao đổi tù binh ngày 24/01, nhưng không có thông tin nào về những người trên chiếc máy bay. Tổng thống Volodymy Zelensky đã yêu cầu mở điều tra quốc tế.

Tàu tốc hành Trump đang lao nhanh về đích

Nhìn sang Hoa Kỳ, tất cả các báo đều nhận định Donald Trump đang trên đường chiến thắng. Một tuần sau khi thắng áp đảo ở Iowa, Trump thắng tiếp ở New Hampshire. Tuy chỉ mới là bang thứ hai, nhưng giờ đây chừng như không có ai cản nổi cựu tổng thống. Trong bài xã luận "Trump tốc hành", Le Figaro lưu ý, bình thường thì các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra chậm chạp và khó đoán được kết quả. Nhưng khi chuyến tàu tốc hành Donald Trump lao đến, chỉ cần hai ván xúc xắc tại hai bang ít mang tính đại diện cho nước Mỹ rộng bao la, ông đã gần như trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.

Để chính thức trở thành ứng cử viên của đảng, phải tập hợp được 2.429 đại biểu. Như vậy Donald Trump cần ít nhất 1.215 đại biểu nữa để ra tranh cử lần thứ ba. Hiện ông chỉ mới có 31, Nikki Haley được 16. Ngày 24/02 tại Nam Carolina, nếu giành được 50 đại biểu ở đây bà Haley có thể rút ngắn một phần khoảng cách. La Croix cho rằng trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế rất khó, cử tri hai bang trên rất khác nhau nhưng Trump đều thắng lớn. Ngày "Super Tuesday" (Siêu thứ Ba), khi 17 bang cùng bỏ phiếu vào 05/03, có lẽ không còn ai hồi hộp vì có thể Donald Trump sẽ chấm dứt mùa bầu cử sơ bộ trước khi mở ra mùa kiện cáo.

Đối với Nikki Haley, con đường có thể kết thúc tại South Carolina của bà vì là bang bảo thủ dễ ngả theo "MAGA", trong khi Haley có xu hướng ôn hòa. Các cuộc thăm dò dự báo Donald Trump sẽ cao hơn 30 điểm. Nếu thất bại ngay trên sân nhà, bà sẽ rất khó tiếp tục. Năm 2016, Marco Rubio, niềm hy vọng của đảng Cộng Hòa đã bỏ cuộc sau khi bị đánh bại tại bang của mình là Florida. Nikki Haley cũng không có lợi gì khi chọc giận Donald Trump, nhất là nếu như một số ứng cử viên khác đã quy hàng, bà nghĩ đến chức phó tổng thống.

Phó tổng thống tương lai : Haley, DeSantis

Nhưng theo Les Echos, "Donald Trump hàm ý là đã chọn một phó tổng thống" cho mình, nhưng không muốn công bố ngay vì "chẳng có gì gấp". Như vậy có nghĩa là Trump không đặc biệt tìm kiếm một người phó mang tính bổ sung : da đen, phụ nữ, trẻ tuổi, kỹ trị...

Lòng trung thành được đặt lên trên tất cả. Ông không muốn một nhân vật số hai độc lập như cựu tổng thống Mike Pence, đã từ chối phản đối kết quả bầu cử tháng 1/2020. Trump đã loại ngay bà Nikki Haley, còn Ron DeSantis bị coi là kẻ phản bội. Dù đã mang lại một số phiếu cho Trump, DeSantis không đến dự cuộc mít tinh ủng hộ ở New Hampshire như ba đối thủ đã rơi đài trước đó là Doug Burgum, Vivek Ramaswamy và Tim Scott.

Tuy nhiên, dù ngoan ngoãn, chưa chắc các cựu địch thủ này được Trump ghé mắt xanh, mà có thể là cựu chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy - người luôn đến vấn kế ông khi tại chức, được cựu tổng thống gọi là "Kevin của tôi". Dân biểu Georgia, bà Marjorie Taylor Greene cũng có hy vọng, hoặc thượng nghị sĩ Ohio, J. D. Vance đang được giới công nhân ủng hộ.

Trump có thêm lợi thế nhờ một vụ ly dị

Le Figaro cho biết "tại Georgia, cuộc điều tra hướng vào Donald Trump bị lung lay vì những tiết lộ về đời tư của công tố viên". Thêm một may mắn cho cựu tổng thống : nhờ vào một vụ… ly dị, một lần nữa ông có thể tự coi là nạn nhân của một cuộc "săn lùng phù thủy". Năm 2021, Fani T. Willis, công tố viên hạt Fulton mở một cuộc điều tra quy mô chống lại Donald Trump. Bà tuyển mộ một ê-kíp có sự tham gia của ba luật sư từ bên ngoài, trong đó có một người tên Nathan Wade.

Đầu năm nay, ông này bị tố cáo là có "quan hệ lén lút" với bà Willis, dựa theo những chứng cứ chi xài trong hồ sơ luật sư của vợ cũ ông Wade. Một cựu thành viên trong ê-kíp Donald Trump kêu gọi hủy điều tra vì công tố viên có "xung đột lợi ích". Được biết luật sư Nathan Wade chưa bao giờ phụ trách những hồ sơ hình sự quan trọng, trong hai năm qua ông đã được trả thù lao 653.000 đô la cho việc điều tra. Fani Willis không chối bỏ mối quan hệ, nhưng ca ngợi "khả năng tuyệt vời" của đồng nghiệp, và cho rằng việc cáo buộc là do kỳ thị chủng tộc : cả hai đều là người da đen.

Thụy My

Published in Quốc tế

Cuộc chạy đua vào điện Kremlin, kết quả đã được báo trước

Nhiều báo số ra hôm 29/12/2023, quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Nga, dự trù diễn ra vào tháng Ba năm sau. Mặc dù phải đối mặt với ít nhất 16 ứng viên khác, nhưng kết quả dường như đã được báo trước : Người thắng cử không ai khác ngoài Vladimir Putin.

kremlin1

Tổng thống Putin đang rất tự tin ra tranh cử lần thứ 5. Ảnh ngày 14/12/2023 tại Moskva. AP - Alexander Zemlianichenko

Le Figaro điểm lại những gì mà tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm được trong năm nay, từ kinh tế, ngoại giao đến tình hình chiến sự. Dù đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế liên tiếp, kinh tế Nga vẫn trụ vững và thậm chí còn đạt được những kết quả tích cực, ngoài dự đoán. Trên phương diện ngoại giao, Putin cũng hài lòng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa các nước Liên Hiệp Châu Âu trong việc xem xét đơn xin gia nhập của Kiev hay các viện trợ nhỏ giọt của phương Tây dành cho Ukraine. Chiến tranh Gaza nổ ra hồi tháng 10 cũng làm lu mờ đi cuộc chiến tại Ukraine và làm suy yếu khả năng viện trợ của Hoa Kỳ. Cuộc chiến mà điện Kremlin gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" cũng đạt được nhiều kết quả khi Moskva "gặm nhấm" được lãnh thổ của Ukraine còn các cuộc phản công của đối thủ thì gặp thất bại.

Cận kề những ngày cuối năm, báo chí Pháp đã đưa ra nhiều nhận định cho cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra vào năm tới. Phần xã luận của báo thiên hữu Le Figaro trích lời Putin, nêu lý do ông ra ứng cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ năm vì "không còn lựa chọn khả dĩ nào khác". Theo tờ báo này, kể từ khi cải cách Hiến pháp vào năm 2020, Putin có thể tại vị từ giờ cho đến năm 2036, tức là khi ông 84 tuổi. Người đứng đầu điện Kremlin vì vậy đã đặt ra mục tiêu dài hạn nhằm xây dựng một nước Nga "tự chủ", "tự cung tự cấp" để chống lại một thế giới "thù địch" bên ngoài.

Nhưng ông Putin cũng sẽ phải đối mặt với một vài ứng cử viên khác. Theo Le Figaro, tính đến tối qua đã có 16 người nộp đơn ứng cử với những hồ sơ lý lịch "đáng ngạc nhiên". Đơn cử như trường hợp của ông Leonid Slutsky, ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do Nga. Ông Slutsky cũng nhiều lần từng bị cáo buộc vì tội tham nhũng hay tấn công tình dục, và chính bản thân ông cũng không mong muốn đánh bại Putin.

Cũng liên quan đến cuộc chạy đua vào điện Kremlin, xã luận của nhật báo công giáo La Croix lại khai thác một vấn đề khác. Dưới hàng tựa : "Vào tù hay bị trục xuất", tờ báo này giải thích lý do vì sao các cuộc đàn áp ngày càng gia tăng ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Với những hành vi như "đọc thơ chống lại cuộc xung đột tại Ukraine", "thay thế bảng giá trong siêu thị bằng những thông điệp phản đối cuộc chiến tại Ukraine" nhiều người đã phải đối mặt với án tù từ 5-7 năm. Tờ báo nhận định lý do của các cuộc đàn áp này là để bảo đảm "không có bất kỳ tiếng nói (đối lập) nào xuất hiện trước cuộc bầu cử vào tháng Ba tới".

Le Figaro cho rằng "cuộc bầu cử với kết quả đã được định sẵn". Hơn nữa, giả thuyết về việc cựu tổng thống Donald Trump trở lại chính trường sẽ là "một món quà tuyệt vời" dành cho Nga khi mà "Hoa Kỳ giờ sẽ chỉ tập trung vào những vấn đề nội bộ và cuộc đối đầu với Trung Quốc", tờ báo dẫn lời nhà nghiên cứu chính trị Alexey Naumov. Ông cũng giải thích thêm : "Mong muốn ngăn cản Nga xích lại gần với Trung Quốc sẽ khiến Washington không có những động thái quá khiêu khích Nga".

Giấc mơ trở lại Gaza của những người định cư Do Thái

Về thời sự Trung Đông, cuộc chiến giữa Israel và Hamas vẫn là chủ đề khiến các báo tốn nhiều giấy mực. Trong một bài với tựa đề "Giấc mơ trở lại Gaza của những người định cư Do Thái", Le Monde cho biết nhiều người Israel đã buộc phải sơ tán khỏi Gaza từ năm 2005 đang mong muốn quay trở lại dải đất này. Với một số người, Gaza được so sánh như đảo Hawaii của Hoa Kỳ với các bãi biển dài và những địa điểm mua sắm. Một số khác thì lưu luyến với những gì họ đã xây dựng ở đó từ những năm 1980, trường học, thư viện, bệnh xá… Phóng sự của Le Monde chỉ ra rằng nhiều người trong số hơn 500 gia đình đã phải di tản khỏi Gaza sau cuộc xung đột 2005, đã đăng ký tình nguyện quay trở lại đó "ngay khi có thể". Họ tổ chức các cuộc họp, thảo luận về kế hoạch tái định cư.

Hãng bất động sản Israel Harey Zahav rao bán dự án nhà ở tại Gaza

Le Monde cũng nhắc lại bài đăng của hãng bất động sản Israel Harey Zahav, rao bán các dự án nhà ở Gaza, được xây dựng ngay trên các khu chung cư bị bom đạn phá hủy, gây tranh cãi trên mạng xã hội. Tại Israel, tổ chức Nachala, chuyên thiết lập các khu định cư Do Thái, dự trù tổ chức một cuộc biểu tình vào cuối tháng Giêng để kêu gọi tái thiết các khu định cư ở Gaza. Mặc dù thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định rằng việc đưa người Israel đến định cư ở Gaza là điều "không tưởng" sau chiến tranh, nhưng thăm dò chỉ ra rằng 44% người dân Israel ủng hộ ý tưởng này.

Trong một bài đăng khác, Le Monde đưa độc giả vào trong hệ thống đường hầm chằng chịt được xây dựng ở Gaza. Theo nhật báo Pháp, Hamas từ lâu đã chuẩn bị cho cuộc chiến dưới lòng đất. Lối vào của đường hầm chỉ cách bức tường thành bảo vệ của Israel, 400 mét, vốn được cho là kiên cố, nghiêm ngặt nhất thế giới. Cũng chính tại nơi đây, những chiến binh Hamas đã vượt tường, xâm nhập vào lãnh thổ Israel, tấn công binh lính và thường dân, khiến hơn 1000 người thiệt mạng, và bắt giữ nhiều con tin. Quân đội Israel cho biết người anh của lãnh đạo nhóm Hồi giáo Hamas, Mohamed, là người cho xây dựng hệ thống đường hầm này dài hàng trăm km, có nơi sâu đến 60 mét, nhiều khu vực được lắp đặt cửa kiên cố, có nơi ô tô có thể chạy qua cùng với nhiều gian hầm chứa đạn dược vũ khí…

Nhật báo cũng khẳng định không một quốc gia nào trên thế giới có công nghệ tiên tiến để có thể phát hiện hệ thống đường hầm này từ xa và quân đội Israel cũng chỉ mới khám phá ra cách nay vài tuần khi thực hiện chiến dịch trên bộ vào vùng Gaza. Le Monde trích dẫn một báo cáo của quân đội Hoa Kỳ, nhận định rằng quân đội Israel trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Nếu không phá hủy được hệ thống đường hầm này thì Israel sẽ vẫn có nguy cơ bị xâm nhập một lần nữa. Thế nhưng để truy dấu vết phá hủy cái bẫy dưới lòng đất mà Hamas dành 20 năm để xây dựng thì Israel sẽ phải kéo dài cuộc xung đột.

Nếu như Les Echos đề cập đến tình hình tại biên giới giữa Israel và Lebanon, mô tả cuộc xung đột leo thang giữa quân đội Israel và nhóm Hồi giáo do Iran hậu thuẫn, ủng hộ Hamas thì báo Libération quan tâm đến cuộc biểu tình của gần 50 người trẻ Israel trước căn cứ quân sự Tel HaShomer, gần Tel-Aviv. Họ ủng hộ hòa bình, phản đối chiến tranh và chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza. Một số người đã từ chối tòng quân hoặc các chương trình học quân sự, dù có bị ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp tương lai hay phải lãnh án tù. Nhật báo cánh tả cho rằng dù chỉ chiếm số ít nhưng hành động của những người trẻ này cho thấy sự thay đổi trong tư tưởng của thế hệ trẻ Israel về cuộc xung đột hiện nay.

Cải cách tại Argentina

Nhìn sang Châu Mỹ, nhiều báo quan tâm đến vị tân tổng thống của Argentina, Javier Milei, mới nhậm chức cách nay vài tuần. Cả Libération, Les Echos Le Monde đều nêu ra các biện pháp cực đoan mà ông Milei đã đưa ra trong chương trình tranh cử, cải cách kinh tế, hệ thống giáo dục, cũng như quy cách bầu cử. Một trong những biện pháp gây sốc mà Javier Milei đưa ra là phá giá đồng peso hơn 50%, để khiến nền kinh tế năng động hơn, giảm chi tiêu công, nhất là các hỗ trợ trong lĩnh vực giao thông cũng như năng lượng. Theo Les Echos, điều này khiến giá cả tiếp tục tăng chóng mặt, nhưng Milei bảo đảm rằng 6 tháng đầu nhiệm kỳ của ông sẽ khiến mọi người khó khăn, nhưng sẽ thu được thành quả sau đó.

Theo Libération, các biện pháp được xem như "một cuộc cách mạng bảo thủ và độc tài", khi muốn tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tăng thời gian thử việc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn sa thải nhân viên, nới lỏng quy định về giá thuê nhà. Chính phủ của Milei cũng đề xuất hạn chế các quyền tổ chức biểu tình, thậm chí bỏ tù những nhà hoạt động xã hội nếu họ dựng rào chặn đường trong các cuộc biểu tình.

Tuy nhiên để thông qua các cải cách này, Javier Milei cần phải được Quốc hội phê duyệt, nhất là khi vị tân tổng thống không nắm đa số. Tân lãnh đạo Argentina cũng đã thông báo nếu các cải cách của ông bị Quốc hội bác bỏ, thì sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để thông qua. Libération kết luận rằng tại một đất nước mà tỷ lệ lạm phát lên đến hơn 160% trong vòng một năm, tỷ lệ đói nghèo trên 40%, "cú sốc tự do" từ các chính sách của tân tổng thống có thể gây ra một thảm họa xã hội.

Các cải cách gồm hơn 600 điều luật dài 183 trang đã được gửi đến Quốc hội Argentina hôm thứ Tư vừa qua, vào lúc mà những người biểu tình phản đối chính phủ dần rời khỏi thủ đô nước này. Các tổ chức công đoàn tiếp tục kêu gọi tổ chức một cuộc đại biểu tình tại Buenos Aires để bày tỏ phản đối vào ngày 21/01/2024.

Pháp : Làm sao cân bằng giữa vấn đề nhập cư và tinh thần nhân đạo

Về thời sự nước Pháp, trở lại với luật nhập cư, dù đã được thông qua từ vài tuần trước, nhưng đây hiện vẫn là một chủ đề được nhiều báo Pháp chú ý. Nhật báo cánh tả Libération đã đưa ra quan điểm về những thiếu sót của bộ luật này. Tờ báo nhận định nước Pháp sợ người nhập cư nhưng đồng thời nước Pháp cũng cần họ, đặc biệt là những người lao động nước ngoài, những người sẵn sàng làm các công việc "nặng nhọc nhất mà rất ít người bản xứ muốn làm".

Vậy tại sao vấn đề nhập cư lại gây nhiều lo ngại như vậy ? Libération đặt câu hỏi. Vì chính phủ Pháp thiếu những quy định hiệu quả : thiếu đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, thiếu thể chế giúp người nhập cư hòa nhập xã hội, thiếu các trung tâm tạm giữ hành chính, v.v. Và tất cả những thiếu sót này đều dẫn tới một hệ quả : biến nhập cư hợp pháp thành nhập cư bất hợp pháp. Tờ báo này cũng nhấn mạnh, chính điều đó lại càng gây thêm nhiều lo ngại và rồi khiến chính phủ đưa ra các điều luật ngày càng "cứng rắn hơn mà lại thiếu thực tiễn hơn".

Vấn đề nhập cư cần được đặt song song với một vấn đề khác : vấn đề nhân đạo. Những người lao động nước ngoài, vốn đã phải sống trong điều kiện bấp bênh, nếu giờ lại bị tước đi những khoản trợ cấp cũng như cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc cơ bản, như luật mới đã đưa ra, thì liệu tình hình có khả quan hơn không ? Theo tờ báo, để giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng, chính phủ cần phải dung hòa được tình trạng nhập cư với tinh thần nhân đạo, thay vì chỉ tính toán về tài chính. Cụ thể, Libération đưa ra một vài việc cần làm như : tạo điều kiện đón tiếp người nước ngoài tốt hơn, thay đổi cái nhìn tiêu cực của người dân trong nước về những người nước ngoài, giúp họ được đoàn tụ gia đình, vv...

2023, bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Nhật - Hàn

Nhìn sang Châu Á, La Croix điểm lại sự kiện đáng chú ý trong năm 2023 trong quan hệ Nhật Hàn khi hai nước quyết định giảng hòa vào tháng Năm vừa qua, giải quyết những bất đồng trong quá khứ chiến tranh. Cụ thể, quan hệ giữa hai nước không mấy tốt đẹp, nhất là trong giai đoạn Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng. Nhiều vụ việc khiến nhiều người dân Hàn Quốc bị ám ảnh trong chiến tranh, nhất là vụ hơn 200 000 phụ nữ, chủ yếu là người Hàn, bị quân đội Nhật bắt giữ, hãm hiếp, trở thành nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật. Về chủ đề này, hai bên đã tìm được giải pháp vào năm 2015 thông qua hình thức bồi thường tài chính. Trong bối cảnh địa chính trị, hai nước từng là "kẻ thù không đội trời chung" đã thực hiện cuộc giảng hòa mang tính lịch sử, để cùng nhau xây dựng một mặt trận đoàn kết, dưới sự thúc đẩy của Hoa Kỳ, nhằm chống lại mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên và những tham vọng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Vẫn về thời sự Châu Á, nếu như Le Monde nói đến bẫy nợ mà Trung Quốc giăng ra trong dự án "Con đường tơ lụa" nhưng các con nợ – chủ yếu các nước đang phát triển, thu nhập thấp, khó có khả năng hoàn trả, khiến Trung Quốc có nguy cơ "gậy ông đập lưng ông", thì Les Echos đề cập đến chiến thắng của Bắc Kinh tại Hồng Kông.

Les Echos coi 2023 là năm đánh dấu sự suy tàn của nền dân chủ tại đặc khu hành chính. Trong bối cảnh phiên tòa xét xử nhà sáng lập Apple Daily, Lê Trí Anh (Jimmy Lai) mở ra cách nay hai tuần, một trong những đảng đối lập tại Hồng Kông, đảng Dân sự, còn được gọi là đảng của các vị luật sư vì nhiều người làm trong lĩnh vực tư pháp đã tuyên bố giải tán. Từ khi Bắc Kinh áp đặt Luật an ninh vào năm 2020, nhiều thành viên trong đảng đã bị truy tố hoặc bỏ tù. Trả lời hãng tin AFP, lãnh đạo của đảng, Alain Leong cho biết thời thế đã thay đổi và hiện thực chính trị đã dẫn đến quyết định này.

Minh Phương – Chi Phương

Published in Quốc tế

Thăm Việt Nam, tổng thống Putin không lo bị bắt theo lệnh truy nã của CPI - Tòa Hình sự Quốc tế ?

Tổng thống Vladimir Putin "vui vẻ nhận lời mời" thăm Việt Nam của chủ tịch Võ Văn Thưởng trong cuộc gặp ngày 17/10/2023 bên lề Diễn đàn Vành Đai và Con Đường ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông Thưởng "khẳng định Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ" của nhân dân Nga trong công cuộc xây dựng đất nước trước đây và ngày nay. Việt Nam có đường lối "đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa" và "luôn coi Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu".

putin1

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau bên lề Diễn đàn Vành đai và Con Đường (BRI) tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 17/10/2023.  AP - Grigory Sysoyev

Lời mời được đưa ra không lâu sau chuyến công du Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, trong khi ông Putin cũng đang phải đối mặt với lệnh truy nã quốc tế do Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ban hành. Một chuyến công du như vậy có thể diễn ra trong bối cảnh như thế nào ? Việt Nam có gặp trở ngại gì nếu tiếp đón tổng thống Putin ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp (École Normale supérieure de Lyon).

---------------------

RFI : Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận lời mời sớm thăm Việt Nam. Căn cứ vào bối cảnh chính trị thế giới hiện nay, liệu chuyến thăm có thể "sớm" diễn ra không ?

Laurent Gédéon : Để trả lời cho câu hỏi này cần nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ Nga-Việt. Người ta nhớ rằng sự kiện ông Vladimir Putin lên nắm quyền đã đánh dấu một bước khởi đầu mới trong quan hệ giữa hai nước. Chuyến công du đầu tiên đầy ấn tượng của tổng thống Nga diễn ra ngay tháng 03/2001. Hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Đây cũng là thỏa thuận đầu tiên theo hình thức này của Việt Nam, tập trung tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, hạt nhân, công nghệ, quân sự, văn hóa và học thuật.

Kể từ năm 2008, hai bên đã thiết lập cơ chế Đối thoại quốc phòng thường niên. Năm 2012, Đối tác chiến lược được nâng cấp thành Đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2013, một bản ghi nhớ về hợp tác hải quân được thông qua. Đến năm 2015, dưới sự bảo trợ của Nga, Việt Nam ký một thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh Kinh tế Á-Âu. Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng được hai nước ký năm 2016.

Mối quan hệ song phương vẫn không ngừng tăng cường sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2022, ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov đã công du Việt Nam hai ngày. Một năm sau đến lượt chủ tịch Tòa Án Tối Cao Liên bang Nga Vyatcheslav Lebedev. Ông Dmitry Medvedev, chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cũng thăm Việt Nam vào tháng 05/2023.

Mối quan hệ song phương có thể được tóm lược như sau. Về mặt kinh tế, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khối ASEAN. Moskva cung cấp gần như toàn bộ dầu khí mà Việt Nam sử dụng. Về mặt quân sự, Moskva là đối tác chính của Hà Nội. Nga giúp Việt Nam phát triển năng lực phòng chống tên lửa trên bộ và trên biển. Nga tham gia tích cực vào quá trình hiện đại hóa đội tầu chiến Việt Nam và tăng khả năng tấn công của quân đội Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, tổng thống Vladimir Putin có thể trông cậy vào sự ủng hộ không lay chuyển của chính phủ Việt Nam. Ví dụ, Hà Nội đã không lên án cuộc xâm lược Ukraine. Tháng 04/2022, Việt Nam cũng bỏ phiếu chống một dự thảo nghị quyết loại Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Trở lại câu hỏi, dù khó đoán chính xác ngày công du nhưng dựa vào bối cảnh thuận lợi cho mối quan hệ Việt-Nga, có lẽ năm 2024 là thời điểm phù hợp cho chuyến công du chính thức Việt Nam của tổng thống Nga. Lý do là 2024 là năm quan trọng cho cả hai nước vì đánh dấu tròn 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga (1994/2024).

RFI : Tổng thống Nga Putin bị Tòa Án Hình sự Quốc tế (CPI) phát lệnh bắt vì bị cáo buộc cưỡng ép đưa trẻ em Ukraine sang Nga hoặc các vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng. Nhưng dường như ông Putin có thể hoàn toàn yên tâm nếu đến thăm Việt Nam ?

Laurent Gédéon : Việt Nam, cũng như Nga, không tham gia Công ước Roma. Theo một sắc lệnh tổng thống ký ngày 16/11/2016, Nga đã rút khỏi.

Tuy nhiên, cần nhắc đến một tiền lệ về trường hợp cựu tổng thống Sudan Omar El-Béchir. Tháng 06/2015, ông Omar El-Béchir, bị truy tố vì tội diệt chủng ở Darfour, đến Nam Phi dự thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi. Dù ký Công ước Roma nhưng Nam Phi đã từ chối bắt ông Omar El-Béchir trước khi ông vội rời khỏi nước này. Chính quyền Pretoria lập luận rằng họ bị khó xử giữa việc tôn trọng quy định của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế với chính luật pháp của Nam Phi liên quan đến bảo đảm quyền miễn trừ của tổng thống. Đáp lại, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế cho rằng Pretoria đã không làm tròn bổn phận quốc tế vì không bắt tổng thống Sudan lúc ông có mặt trên lãnh thổ Nam Phi. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế nhắc lại rằng Nam Phi, cũng như bất kỳ quốc gia thành viên nào khác, có nghĩa vụ bắt giữ một cá nhân bị Tòa Án Hình Sự Quốc Tế truy nã.

Ngoài ra cũng cần nhắc lại trường hợp của cựu tổng thống Chilê Augusto Pinochet dù khuôn khổ pháp lý không hẳn giống nhau. Ông Pinochet là đối tượng trong lệnh bắt quốc tế của một bồi thẩm đoàn quốc gia Tây Ban Nha. Bồi thẩm đoàn này tuyên bố có thẩm quyền dựa trên nguyên tắc thẩm quyền chung sau khi các nạn nhân chịu tra tấn và ép mất tích ở Chilê đệ đơn kiện. Tướng Pinochet bị chính quyền Anh bắt vào tháng 10/1998 khi đến nghỉ ở Anh Quốc. Bị quản thúc tại gia, nhà cựu độc tài trở thành đối tượng bị dẫn độ theo quyết định của các thẩm phán Anh. Nhưng biện pháp này chưa bao giờ được thi hành cho đến khi ông Pinochet được trả tự do và trở về Chilê năm 2000.

Liên quan đến tổng thống Vladimir Putin, vấn đề từng được nêu lên hồi tháng 08/2023 nhân thượng đỉnh BRICS ở Pretoria. Chính quyền Nam Phi tỏ ra do dự, thậm chí còn nêu khả năng rút khỏi Quy chế Roma. Cuối cùng, họ đã không là gì. Còn tổng thống Nga quyết định không công du Nam Phi vì phần nào không muốn đẩy đối tác Nam Phi vào thế khó xử.

Trong trường hợp của Việt Nam, bối cảnh có thể sẽ khác bởi vì ông Putin là khách mời chính thức chứ không phải đến nhân dịp nào đó, ví dụ trong khuôn khổ một cuộc họp thượng đỉnh quốc tế. Ngoài ra, ông Putin là người đứng đầu một Nhà nước không tham gia Quy chế Roma, là khách mời của một nước cũng không phải là thành viên Quy chế Roma. Trong bối cảnh đó, khả năng Tòa Án Hình Sự Quốc Tế gây sức ép có lẽ sẽ rất hạn chế bởi vì Việt Nam không bị ràng buộc phải tuân theo những quy định của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.

Trong những điều kiện nói trên, có thể thấy rằng không phải khía cạnh pháp lý sẽ đè nặng lên việc đánh giá rủi ro cho chuyến công du mà là khía cạnh chính trị.

RFI :Việt Nam ngỏ lời mời nhưng liệu có thực sự muốn ông Putin đến thăm vào thời điểm này không ?

Laurent Gédéon : Trong bối cảnh như vậy, Hà Nội có lẽ sẽ bị gây sức ép từ hai đối tác chính : Hoa Kỳ và Trung Quốc. Về phía Bắc Kinh, khó có thể thấy Trung Quốc nhất quyết yêu cầu Việt Nam dẫn độ đồng minh thân cận nhất của họ.

Liên quan đến Hoa Kỳ, cần phải tính đến chủ đích của Washington muốn xích gần Việt Nam về mặt địa chiến lược, trong đó minh chứng mới nhất là chuyến công du Hà Nội của tổng thống Joe Biden trong hai ngày 10 và 11/09. Mỹ chủ trương vượt một bước trong mối quan hệ song phương và tiến tới hợp tác đối tác chiến lược toàn diện và việc này đã được thực hiện. Cho đến hiện nay, Việt Nam chỉ ký mô hình hợp tác này với các nước Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cho nên đối với Washington, đó là một thắng lợi ngoại giao đáng kể.

Trong những điều kiện đó và căn cứ vào tầm quan trọng của Việt Nam đối với Washington trong quá trình cạnh tranh toàn cầu giữa hai siêu cường, rất có thể Mỹ chỉ gây sức ép mang tính biểu tượng thông qua tuyên bố về chuyến công du của tổng thống Nga nếu chuyến công du diễn ra.

RFI :Ông Putin từng tuyên bố là không muốn đẩy "bạn hữu" vào thế khó xử khi quyết định không đến dự thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi. Liệu có thể suy luận là ông Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm thích hợp ?

Laurent Gédéon : Tôi không nghĩ là bối cảnh giống với bối cảnh chuyến công du Nam Phi từng dự kiến của tổng thống Nga. Ông Putin nhận lời mời đích danh từ đồng nhiệm Việt Nam. Cần phải coi cử chỉ này không phải là một lời mời thông thường mà có ý nghĩa về mặt ngoại giao và địa-chính trị.

Qua lời mời tổng thống Nga, Hà Nội gửi đi ba thông điệp. Trước tiên là thông điệp gửi đến Nga, bày tỏ mong muốn của Việt Nam tiếp tục quá trình hợp tác được gây dựng từ nhiều năm qua trong bối cảnh hai nước thông hiểu nhau. Lời mời này cũng thể hiện sự coi trọng của chính quyền Việt Nam, muốn nói rằng Nga không bị loại khỏi cuộc chơi và Nga luôn giữ tiềm năng địa-chính trị quan trọng trong mắt Việt Nam.

Thông điệp thứ hai được gửi đến Trung Quốc. Hà Nội muốn cho Bắc Kinh thấy là họ duy trì mối quan hệ đặc quyền với Nga, quốc gia mà Trung Quốc cũng có mối quan hệ gần gũi sâu sắc. Điều này tăng cường vị thế của Việt Nam đối với Bắc Kinh trong khi hai bên tranh chấp chủ quyền gay gắt ở Biển Đông.

Thông điệp cuối cùng được gửi đến Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau chuyến công du Việt Nam của ông Biden mà Hà Nội mời tổng thống Nga đến thăm. Khi mời ông Putin, Hà Nội muốn đánh dấu sự khác biệt và tự chủ trong quyết định đối với Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định rằng Việt Nam không đi theo chương trình hành động của Washington.

Tất cả những yếu tố trên cho phép nghĩ rằng chuyến công du của tổng thống Nga sẽ diễn ra khi Hà Nội và Moskva thấy có lợi, dù là về mặt đối ngoại, đối nội, quân sự hay bất kỳ lý do nào khác và có thể là vào năm 2024.

RFI :Trung Quốc, nước không tham gia Quy chế Roma, đã trải thảm đỏ đón "thượng khách" Putin tại Diễn đàn Vành Đai và Con Đường. Liệu mối quan hệ song phương được tăng cường có tác động đến mối quan hệ với Việt Nam ?

Laurent Gédéon : Người ta thấy chính quyền Nga thường chủ trương trung lập về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam và những cạnh tranh giữa hai nước này ở Biển Đông. Nhìn chung, Moskva không lên án những hành động của Hải Quân và hải cảnh Trung Quốc, hai lực lượng vẫn thường có sự cố với tầu tuần tra và tầu cá Việt Nam trong những năm gần đây.

Nga phản đối quốc tế hóa xung đột ở Biển Đông, như vậy là đứng về lập trường của Trung Quốc vì nước này cũng phản đối. Luận điểm này có thể khiến Hà Nội khó xử, thêm vào đó là Nga và Trung Quốc gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quân sự, chẳng hạn các cuộc diễn tập hải quân thường xuyên giữa hạm đội Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là Nga được lợi khi chú ý đến mối quan hệ với Hà Nội vì Việt Nam cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh quan trọng của Trung Quốc ở trong vùng. Do đó, Moskva có thể dựa vào mối quan hệ với Hà Nội để hạn chế nguy cơ đối đầu trực diện với Bắc Kinh. Nhìn vào mối quan hệ không cân bằng về tổng thể giữa Trung Quốc và Nga, việc này không hẳn có lợi cho Nga về lâu dài. Do đó, Moskva có lợi khi đa dạng hóa các liên minh và các điểm hỗ trợ trong khu vực. Với chất lượng của mối quan hệ chặt chẽ Việt Nam và Liên bang Nga, rõ ràng Hà Nội là đối tác có chủ đích của Moskva. Do đó, trong những điều kiện hiện nay, Việt Nam không có gì phải lo trước sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 30/10/2023

Published in Diễn đàn

Quyết định không đến Thượng đỉnh BRICS của Putin cho thấy, vị thế và vai trò của Nga đã giảm sút một cách thảm hại. Cùng đó là vai trò luật pháp quốc tế đang dần được nâng cao. (BRICS là một khối các nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Tôi biết có không ít người vẫn ủng hộ ông ta một cách mù quáng đang tự lừa dối chính bản thân mình để đưa ra những bài viết, lời nói nhằm bảo vệ ông ta rằng "vì ông ấy không thèm đến".

Và có thật là ông ấy "không thèm đến" không ?

- Thứ nhất : BRICS là Tổ chức có Nga là quốc gia sáng lập. Tức có nghĩa, về góc độ nào đó thì BRICS là "con đẻ" của Nga chứ có phải của bọn Tây, bọn Mỹ hay bọn "không thân thiện" đâu mà ông ấy "không thèm đến" ?

- Thực tế ông ấy rất thèm đến. Dẫn chứng cụ thể : Khi chính quyền Nam Phi đề xuất để Lavrov, Ngoại trưởng Nga đi thay thì Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng phản ứng gay gắt và quyết liệt. Ở đó, họ khẳng định Nga không chấp nhận đề xuất đó và Putin vẫn sẽ tham gia.

Tiếp đó, Tổng thống Nam Phi buộc phải điều đình và thượng lượng với ICC rằng hãy tạm ngừn lệnh bắt giữ đối với Putin. Theo giải thích của Nam Phi là Nga ra tuyên bố nếu bắt giữ Putin, tức tuyên bố chiến tranh. Tuy nhiên, ICC không thay đổi quyết định

Và chỉ trước 1 ngày tuyên bố không tham dự Thượng đỉnh BRICS, chính Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga vẫn khẳng định Putin sẽ tham gia. Nhưng sau đúng 14 tiếng, Nga đã thay đổi bằng tuyên bố Lavrov đi thay, còn Putin tham dự "bằng hình thức trực tuyến".

Vậy rõ ràng là thèm đi quá ấy chứ.

- Thứ 2 : Các thành viên sáng lập cũng như các thành viên của tổ chức BRICS đều là "những quốc gia thân thiện" của Nga, nếu không muốn nói là đồng minh, là đối tác. Do đó, sự xuất hiện trực tiếp của Putin vào dịp này để tìm kiếm được sự "cảm thông", "chia sẻ" hoặc "giúp đỡ" trong lúc khó khăn là đặc biệt quan trọng đối với Nga, khi đang bị thế giới cô lập hoàn toàn. Và chẳng giúp nhau lúc này thì còn giúp lúc nào ? Vậy sao lại "không thèm đến" ?

Kỳ thực thì cực chẳng đã, và Putin cũng dường như nhận ra sự yếu thế của mình, của Nga lúc này nên không thể mạo hiểm để rồi phải tự đưa ra một quyết định cay đắng cho mình.

Và như vậy nó cũng phản ánh một thực tế không thể chối cãi là Tổ chức BRICS không thể, hoặc không muốn bảo vệ hay trợ giúp Putin. Nói rộng ra là Nga. Hoặc có thể họ ngầm thừa nhận ICC đang đúng. Tức có nghĩa một tổ chức mà ở đó rất thân, thân đến độ "thân ai nấy lo"

Qua đó cho thấy, vai trò cũng như vị thế của Nga đang thảm bại trên trường quốc tế. Nó đi ngược lại tất cả sự tính toán của Putin.

putin0

Thay vì làm cho nước Nga vĩ đại trở lại thì Putin đang nhấm chìm nước Nga vào vũng lầy không lối thoát.

Vậy Putin đã tính toán những gì ?

- Thay đổi trật tự thế giới sang đa cực. Mà ở đó, Nga là một cực đủ đối trọng với các cực còn lại.

- Đưa vị thế và quyền lực nước Nga trở lại thời Liên Xô - Tức chia đôi thế giới, mà ở đó Nga có 1/2.

- Không để bất cứ quốc gia nào gần Nga dám gia nhập NATO và EU.

- Buộc các quốc gia thuộc Liên Xô cũ phải nằm dưới sự kiềm chế và thao túng của Nga.

- Khiến Mỹ và NATO phải tôn trọng Nga hơn…

Nhưng thực tế thì :

- Chưa thấy đa cực đâu mà chỉ thấy Mỹ, EU và các đồng minh của họ bỗng chốc gắn chặt thành một khối. Còn các đồng minh, đối tác, các tổ chức do Nga sáng lập hoặc tham gia sáng lập hầu hết đứng cách xa để nhìn Nga quay cuồng, nếu không muốn nói là họ quay lưng với Nga.

Trong khi trước thời điểm Nga xâm lược Ukraine thì hầu như mọi vấn đề quốc tế thì Mỹ, G7, NATO và EU đều phải mời Nga, xem ý Nga hoặc thoả hiệp với Nga trước khi ra quyết định. Và ở trường quốc tế, không ai dám xem thường Nga.

- Vị thế và quyền lực của Nga lúc này chúng ta đều thấy rõ là gần như bằng không. Nó minh chứng từ quan hệ đa phương hay song phương. Từ quốc tế đến khu vực thì Nga hầu như không còn tiếng nói. Đến độ, những quốc gia nhỏ bé như Singapore, Litva, Latvia… họ sẵn sàng trừng phạt, cô lập Nga. Hơn nữa là họ sẵn sàng gửi vũ khí một cách công khai cho Ukraine chiến đấu.

- Trước ngày 24/02/2022, Mỹ, NATO và các quốc gia sát Nga hầu như không dám bàn đến chuyện NATO. Nhưng lúc này thì Phần Lan, Thuỵ Điển đã gia nhập NATO. Còn Ukraine cũng sẽ vào NATO và họ bàn thảo một cách công khai chứ không còn là điều "cấm kỵ".

- Ngoại trừ Belarus, các quốc gia còn lại thuộc Liên Xô cũ đã hoặc đang "thoát Nga". Và việc Nga xâm lược Ukraine càng khiến họ quyết liệt "thoát Nga" hơn bao giờ hết.

- Mỹ và NATO bây giờ họ xem mọi tuyên bố, lời đe doạ của Nga không còn trọng lượng. Kể cả những đe doạ của Nga về chiến tranh hạt nhân.

Vậy đấy. Những gì người ta ca ngợi và tung hê ông Putin lên bậc thánh nhân, hay "Đại đế" trong hơn 20 năm qua đã bị những toan tính của chính ông Putin huỷ hoại hoàn toàn, kể từ ngày 24/02/2022. Và có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử Liên Xô, ngày nay là Nga mà uy tín và vị thế bị thê thảm như lúc này. Ngay cả khi so sánh với thời điểm Liên Xô sụp đổ.

Và đến bây giờ, nguyên thủ của một siêu cường không thể ra khỏi biên giới quốc gia mình.

Khôi Nguyên sưu tầm

(21/07/2023)

Published in Diễn đàn
samedi, 08 juillet 2023 16:36

Bước đường cùng của Putin

Chính ph các nước Âu M đu đang bàn kín nhng kế hoch đi phó vi mt nước Nga "hu Putin". Có l người đang lo tính toán nhiu nht là Tp Cn Bình.

putin1

Ch tch cộng sản Trung Quc có th cu ng bn chí thân" Putin bng cách bt đu nhng cuc đàm phán đ chm dt cuc chiến tranh Ukraine. Nhưng Putin có chp nhn hay không là điu không ai biết chc.

Nhng truyn trinh thám, gián đip thường k nhng màn rt ly k, rc ri, khó hiu trước khi kết thúc. Câu chuyn Vladimir Putin đang din ra đúng theo cách này.

Gn hai tun l sau khi Yevgeny Prigozhin dn đo lính đánh thuê Wagner v đe da Matskva ri rút quân, t mình chy qua x Belarus, bng có tin Prigozhin đã tr v thành ph St. Petersburg ri, và có th đã có mt th đô Nga : Chính Alexander Lukashenko, tng thng Belarus, xác nhn tin này trước mt hàng chc phóng viên, mt vic xưa nay ít khi ông ta làm, nht là có c my nhà báo ngoi quc.

Ông ta còn nói chính mình đã đin thoi vi Prigozhin nhiu ln, bàn chuyn tương lai nhóm Wagner s làm gì. Khi được hi liu Putin s giết Prigozhin hay không, Lukashenko qu quyết Prigozhin vn hoàn toàn t do, còn bào cha rng Putin "không thù hn và đc ác" như vy. Ai cũng biết hàng trăm người b nghi ng chng đi Putin đã chết mt cách bí mt, phn ln rt t trên lu cao xung, hoc nhy lu t sát, bên trong nước Nga cũng như khi đang n Đ.

S tht Prigozhin có qua x Belarus hay không cũng chưa chc, dù Lukashenko nói như vy khi giàn xếp vi Putin cho tay này chy qua t nn. Mt viên chc b Quc phòng M nói vi báo Newsweek rng sau cuc ni dy bt thành Prigozhin có th vn trong nước Nga.

Mt điu khó hiu khác, là bn tin cơ quan Tình Báo Nga FSB St. Petersburg đã tr li cho Prigozhin nhiu tài sn, k c vũ khí, đã tch thâu sau cuc khám nhà. Cuc khám xét dinh th tráng l ca Prigozhin được phơi bày trên ti vi cho thy c nhng m tóc gi và qun áo đ ông ta hóa trang, vi các hình nh chp sn. Theo Newsweek, mng Fontanka St. Petersburg loan báo theo ngun tin mun giu tên, cnh sát đã tr li cho Prigozhin nhng thoi vàng và tin mt tng cng 10 t đng rúp, gm 80 thùng giy cha đy tin tr giá $66.7 triu m kim trong mt xe ti nh, minivan ; cùng vi $47 triu trong mt chiếc van khác.

Nhng tài sn trên được tr li như thế nào, trong khi Prigozhin còn "t nn" Belarus ? Theo s cnh sát thành ph, tt c được trao cho mt người tài xế ca ông trùm Wagner. Bác tài đã ược y quyn" ngày 2 tháng 7 : Bng cách nào Prigozhin có th y quyn cho bác tài xế ? Không ai biết :

Vn theo "tin mt" ca Fontanka, cnh sát không mun tr li nhng tài sn nng my tn này nhưng phi chu thua "vì có lnh t trên xung :" Ai t trên đã ra lnh ? Ch mt người có kh năng này là Vladimir Putin. Trong khi đó, các báo, đài ca chính ph Nga vn liên tiếp đ kích Prigozhin và loan tin cuc điu tra ti li ca ông u bếp ca Putin" vn đang tiến hành : Điu này li mâu thun vi nhng li ca Dmitry Peskov, phát ngôn viên đin Kremlin nói trước đây, khi loan báo chính ph Nga s b qua không truy t ti ni lon vì Prigozhin đã chu thua chy qua Belarus.

Tn kch din ra trong hai tun vi mâu thun này chng lên trên mâu thun khác. Bui sáng ngày 24 tháng 6, khi quân Wagner trên đường tiến v th đô, ông Putin lên ti vi kết ti nhng "tên phn bi" và th s "cương quyết trng tr". Bui ti, Dmitry Peskov loan báo nhóm Wagner đã rút đi và cuc điu tra đã kết thúc, không còn ai b truy t na. Lukashenko báo tin Prigozhin đã chu qua nước mình nhưng không ai thy mt hình nh nào ca ông ta đang Belarus. Ti vi còn chiếu hình nh mt tri lính cũ đang được tu sa chun b cho quân Wagner v trú đóng, nhưng cui cùng không thy mt binh sĩ đánh thuê nào ri khi các căn c min Nam nước Nga. Prigozhin li phát hành mt đon phim trong đó ông ta ha hn nhng chiến thng mi ca đo quân Wagner, mà không tiết l ông ta đang đâu.

T khi bt đu đánh Ukraine, Vladimir Putin đã sai quc hi làm lut trng tr, pht tù đến 15 năm, tt c nhng ai phê bình, ch trích cuc chiến. Nhưng lính đánh thuê Wagner đã bn h my trc thăng và mt chiến đu cơ ti tân, giết hàng chc sĩ quan và binh lính, ti sao không h b hi ti ? Prigozhin không nhng đã ch trích mà còn vch ra rng không có lý do nào phi đánh Ukraine, nhng li t cáo chế đ Kyiv theo ch trương "quc xã" là hoàn toàn ba đt : Hơn na, Prigozhin còn nói thng rng cuc chiến Ukraine sau 16 tháng qua đã hoàn toàn tht bi ; dân Nga không biết ch vì b che giu : Prigozhin vn hoàn toàn t do sau khi nói nhng s tht trng trn như vy :

Nhng điu mâu thun khó hiu trên đây ch là nhng chuyn nh so vi mt nim bí mt ln nht, là "Ti sao trong sut thi gian đám quân Wagner ni lon, tt c gung máy quân s, cnh sát, mt v ca Putin vn không h ra mt, phn ng ?" Ti sao tt c b máy quân s thành ph Rostov đã không chng c mà hu như đng lõa, quy hàng vi quân Wagner ? Mt điu khó hiu khác : Putin vn là cu sĩ quan mt v KGB, chung quanh quy t các đng nghip mt v t hơn 20 năm nay, ti sao đin Kremlin li hoàn toàn không biết tin trước đám lính đánh thuê sp tiến v th đô làm lon ?

Nhng điu khó hiu trên đây ch có th gii thích bng mt lý do, là Vladimir Putin không còn nm vng quyn lc trong tay na. Mt lãnh t đc tài thường tiêu dit ngay nhng mm mng chng đi trước khi ngóc đu, Putin đã không làm được. Ông ta biết không th ra lnh cho gung máy quân s và an ninh, cũng không dám trng pht nhng người không tuân theo mnh lnh ca mình.

Mt lý do khiến Putin phi đ cho Prigozhin được t do, xut hin hai thành ph ln nht nước Nga, là vì ông ta thy vn cn nh đám quân Wagner trong cuc chiến Ukraine. Đám lính đánh thuê này, trong đó có nhiu người được tuyn m t nhà tù đem ra, là lc lượng duy nht đã thng trn Ukraine. Trong lúc quân đi Ukraine bt đu cuc phn công toàn din, lc lượng chính quy ca quân đi Nga hoàn toàn bt lc, ch trông nh vào nhng bãi mìn và hm h đào sn đ phòng th. Putin có th mc c đ đám quân Wagner tr li chiến trường Ukraine cu vãn nhng gì còn li.

Hơn na, Putin biết rng không th nào "gii gii" đám lính đánh thuê này. B quc phòng Nga đã cho phép các lính Wagner được gia nhp quân đi, nhưng không my người hưởng ng vì không ai tin tưởng. Quân Nga không th dùng sc tn công quân Wagner vì nếu gii như thế thì h đã không cn dùng đám lính đánh thuê này Ukraine : Cũng không th dùng bom và ha tin tiêu dit quân Wagner, vì sau đó s ly ai đánh nhau Ukraine ?

Putin đang tìm cách to nên mt lc lượng quân s mi có th thay thế đám lính Wagner. Sau ngày 24 tháng 6, Putin bt đu cp cho Đo binh V Quc (Rosgvardiya) nhng vũ khí hng nng, như xe thiết giáp, đ có th gi ra chiến trường, theo báo Newsweek.

Nhưng lc lượng Wagner không phi ch đánh nhau Ukraine mà còn tri ra khp thế gii, t Venezuela, Syria đến các nước Phi châu : Làm cách nào Putin có th gi lính đi na vòng trái đt qua tước khí gii đám quân Wagner đang hot đng ri rác hàng chc nước, như Syria, Cng hòa Trung Phi hay Libya ?

Chính Putin thú nhn trong năm qua đã tr cho Prigozhin hai t m kim, đ nuôi đo lính đánh thuê và cung cp thc phm cho quân đi Nga. Nhưng Prigozhin đang s dng nhng đám lính Wagner này đ "kinh tài",có th t sng được dù Putin không ký hp đng thuê mướn na. Đó là nhng hot đng phi pháp, t buôn khí gii đến bán thuc lá lu, và giúp các t phú Nga ra tin, chuyn ngân ra ngoi quc. Quân Wagner cũng làm ch nhiu qung m các nước châu Phi, mt ngun li không cn khai báo :

Cuc chiến Ukraine làm chế đ Putin đang suy sp v quân s. Mt trn kinh tế còn đáng lo hơn. Dân Nga thiếu hàng hóa vì b c thế gii cm vn, ch còn gi được giao thương vi Trung Quc và n Đ. Nước Nga vn sng nh xut cng du la, nhưng t khi Putin đánh Ukraine, các nước Âu châu đã ngưng mua du khí ca Nga, mt ngun ngoi t b ct đt. Giá du la khi lên khi xung, hin nay đang xung thp. Nói chung, c thế gii đang tìm các ngun năng lượng mi, nhng nước xut cng du không có tương lai.

B trưởng ngoi giao khi Liên hip Âu châu, Josep Borrell mi bày t mi lo ngi, trước khi đến d cuc hp 2 ngày ca 27 quc gia ti Brusselles. Ông nói, khi Vladimir Putin thy đa v ca mình lung lay thì s tr thành mt con người nguy him hơn. "Putin đã mt đc quyn điu đng vũ lc nhưng mt nước Nga bt n là điu đáng lo nht !"

Chính ph các nước Âu M đu đang bàn kín nhng kế hoch đi phó vi mt nước Nga "hu Putin". Có l người đang lo tính toán nhiu nht là Tp Cn Bình. Ch tch cộng sản Trung Quc có th cu ng bn chí thân" Putin bng cách bt đu nhng cuc đàm phán đ chm dt cuc chiến tranh Ukraine. Nhưng Putin có chp nhn hay không là điu không ai biết chc.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 08/07/2023

Published in Diễn đàn
vendredi, 07 juillet 2023 19:45

Khởi đầu của kết thúc cho Putin ?

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã hủy hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin.

begin1

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Putin đã tiếp tay cho sự trỗi dậy của Prigozhin và phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo về Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân của Prigozhin vốn đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi quân Nga gặp khó khăn ở Ukraine, vận may của Prigozhin đã xuất hiện và đạt đến đỉnh điểm khi Wagner chiếm được thành phố Bakhmut cho Nga vào tháng 5. Prigozhin đã khai thác không gian chính trị không bị kiểm duyệt cuối cùng còn sót lại ở Nga – mạng xã hội Telegram – để phát biểu trước công chúng Nga. Suốt nhiều tháng, ông ta đã tiết lộ âm mưu đảo chính của mình: công khai tranh cãi với lãnh đạo các lực lượng quân sự của Nga, chỉ trích nỗ lực chiến tranh, và nghi ngờ những lời biện minh chính thức cho cuộc chiến, vốn do đích thân Putin đưa ra. Tuy nhiên, Moscow vẫn bị bất ngờ khi Prigozhin yêu cầu binh lính của mình nổi dậy và tham gia vụ binh biến chống lại Bộ Quốc phòng Nga.

Sự ngạo mạn và thiếu quyết đoán của Putin là câu chuyện nổi bật của chiến tranh Ukraine. Giờ đây, chúng trở thành câu chuyện của chính trị trong nước Nga. Bất kể động cơ và ý định của Prigozhin là gì, cuộc nổi dậy của ông ta đã vạch trần một lỗ hổng nghiêm trọng của chế độ Putin: sự khinh miệt của nó đối với dân thường. Putin đã quá thông minh khi không để chiến tranh ảnh hưởng đến Moscow và St. Petersburg, hay ảnh hưởng xấu đến tầng lớp tinh hoa ở những thành phố này. Tuy nhiên, chính sự thông minh của ông đã mang về một cuộc chiến cho những người dân không thuộc tầng lớp tinh hoa của đất nước. Họ đã bị kéo vào một cuộc tranh giành thuộc địa khủng khiếp, với mạng sống của họ bị Moscow hoặc khinh thường hoặc đối xử nhẫn tâm. Nhiều người lính Nga vẫn không biết họ đang chiến đấu và hy sinh vì điều gì. Prigozhin đã nói thay cho những người đàn ông này. Ông ta không có phong trào chính trị nào đứng sau mình, và cũng không có ý thức hệ rõ ràng. Nhưng bằng cách trực tiếp chỉ ra những mâu thuẫn với tuyên truyền của chính phủ, ông đã nêu bật tình cảnh khốn khổ ở chiến trường và sự xa cách của Putin, người chỉ thích nghe Bộ Quốc phòng nói về vinh quang quân sự của Nga.

Nếu sự khinh miệt của Putin và sự tức giận của binh lính Nga hội tụ và trở thành biểu tượng cho đất nước mà Putin cai trị, thì Điện Kremlin có lẽ đang gặp rắc rối, ngay cả khi không có một cuộc đảo chính nào được thực hiện. Cuộc binh biến của Prigozhin có thể là thách thức lớn đầu tiên đối với chế độ Putin, nhưng nó không phải là thách thức cuối cùng. Cuộc nổi loạn này có thể được theo sau bởi làn sóng đàn áp gia tăng ở Nga. Một nhà lãnh đạo sợ hãi, người vừa sống sót sau một cuộc đảo chính trong nước, còn nguy hiểm hơn một nhà độc tài thời chiến tin rằng mình được an toàn ở nhà.

Đối với phương Tây, chẳng có gì nên làm ngoài việc để vở kịch chính trị này – vốn có những dấu hiệu của một vở hài kịch – tiếp tục diễn ra ở Nga. Phương Tây không quan tâm đến việc duy trì nguyên trạng chế độ Putin, nhưng họ cũng không nên tìm cách lật đổ chế độ Putin một cách đột ngột. Đối với phương Tây, biến động ở Nga có hàm ý quan trọng nhất đối với Ukraine, nơi bất ổn ở Nga có thể mở ra các lựa chọn quân sự mới. Ngoài việc khai thác các lựa chọn này song song với Kyiv, phương Tây không thể làm gì khác hơn là bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho sự bất ổn bên trong và bên ngoài biên giới nước Nga.

Tình thế bấp bênh ?

Điều trớ trêu trong cuộc nổi dậy của Prigozhin là nó bắt nguồn từ những nỗ lực của Putin nhằm "ngừa đảo chính" cho chế độ của mình. Nền tảng cho quyền lực của Putin là dân số Nga ủng hộ ông – hoặc chí ít là giữ im lặng. Trên nền tảng vững chắc này, luôn tồn tại các phe phái đối địch trong giới tinh hoa và các cơ quan an ninh, mà Putin luôn tìm cách để họ chống lại nhau.

Để duy trì cấu trúc này, Putin đã phải ngăn chặn sự bất mãn của dân chúng, và giữ cho giới tinh hoa chính trị tuân phục mình. Ông thích làm việc với những người mà ông đã biết từ những ngày còn ở KGB vào thập niên 1980, hoặc những ngày còn ở chính quyền St. Petersburg vào thập niên 1990, vốn là điểm khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của ông. Những người này chịu trung thành bởi họ chỉ có thể tận hưởng sự giàu có và quyền lực dưới sự lãnh đạo của Putin. Một rủi ro lớn hơn đối với Putin là các nhân vật có liên hệ với an ninh và quân đội, nhưng lại không phải là phụ tá lâu năm của ông. Họ phải được giám sát và kiểm soát thông qua các âm mưu diễn ra liên tục đến mức chúng trở thành một thói quen. Các quốc gia khác có thị trường chứng khoán lên xuống thất thường, còn Điện Kremlin có một thị trường chứng khoán nội bộ, nơi vận may chính trị của các quan chức cũng lên xuống thất thường.

Thông lệ này vẫn tiếp tục trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Các nhà lãnh đạo quân sự bị xáo trộn vị trí một phần vì cuộc chiến diễn ra không suôn sẻ, một phần vì Putin phải đảm bảo rằng không "Napoléon" nào có thể nổi lên giữa các tướng lĩnh và thách thức ông ta. Putin đã để cho Wagner và Bộ Quốc phòng Nga đọ sức với nhau, xem bên nào có thể đạt được kết quả tốt hơn ở Ukraine, đồng thời tìm cách kiểm tra quyền lực của quân đội và bộ trưởng quốc phòng. Prigozhin chính là đối trọng với bộ chỉ huy cấp cao của quân đội, và ông ta đã làm những gì được yêu cầu – lấy ví dụ là thành phố Bakhmut của Ukraine, cho đến nay vẫn là thành công chiến trường lớn nhất của Nga trong năm ngoái. Hiệu quả của binh lính Wagner đã gây áp lực lên quân chính quy Nga kém hơn.

Putin vẫn đang đứng trên tất cả như ông đã làm suốt nhiều năm qua, như một kỳ thủ cờ vua di chuyển quân cờ một cách thành thạo. Hoặc có vẻ như vậy, cho đến khi ai đó đến và lật đổ bàn cờ.

Cẩn thận canh chừng ngai vàng

Các sự kiện trong ba ngày qua báo trước một tương lai đen tối cho nước Nga. Trong vài giờ ngắn ngủi, cuộc nổi dậy vũ trang của Prigozhin đã tạo ra hỗn loạn khủng khiếp. Chiến tranh đã làm suy yếu khả năng của nhà nước Nga, và cuộc nổi dậy đã làm kiệt quệ khả năng đó thêm nữa, khiến Moscow phải đối mặt với một thách thức mới trong nước. Suốt nhiều năm, Điện Kremlin đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn một cuộc cách mạng tự do. Nhưng hóa ra mối đe dọa lớn hơn lại là một cuộc cách mạng phi tự do: một cuộc nổi dậy dân túy được quân sự hóa cao độ, không phải do các nhà cải cách quốc tế, mà do chính những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga thúc đẩy. Chủ nghĩa dân tộc từ trên xuống, được nuôi dưỡng trong chiến tranh có thể chống lại chế độ Putin, và Prigozhin có thể không phải là người cuối cùng làm điều đó.

Prigozhin đã chứng minh rằng pháo đài của Putin có thể bị tấn công. Trong cuộc nổi dậy cực ngắn này, gần như toàn bộ giới tinh hoa đều thể hiện lòng trung thành với Putin, nhưng chúng chỉ là hành động bề ngoài. Những người khác, những kẻ can đảm hơn có thể sẽ học hỏi từ Prigozhin, kết hợp chủ nghĩa dân túy của ông ta với một chương trình chính trị có thể thu hút một nhóm rộng hơn, ngoài những tên lính đánh thuê nổi loạn, chẳng hạn như những nhân vật trong giới tinh hoa Nga. Giới tinh hoa ở đây không phải giới trí thức hay giới kinh doanh, mà là những người có liên hệ với bộ máy an ninh. Động cơ của họ có thể là quyền lực, nhận thức về sự yếu kém của Putin, hoặc nỗi sợ về một cuộc thanh trừng sắp xảy ra. Nếu Putin có khả năng bị lật đổ, thì sẽ có động cơ để trở thành người lật đổ ông ta – hoặc chí ít là người thân cận với người đó. Tương tự, cũng có một động cơ để tiếp tục chờ đợi, đặc biệt là nếu Putin quyết tâm trả thù. Nếu "Đêm của những con dao dài" diễn ra trong giới tinh hoa Nga, nó có thể khiến những nhân vật quyền lực tập hợp lại trong một kế hoạch lật đổ Putin.

Tốc độ nhanh chóng của Prigozhin khi tiến về Moscow có thể truyền cảm hứng cho các lãnh chúa tiềm năng khác, hoặc cho các chính trị gia mới nổi đang tìm kiếm lợi thế ở địa phương, không ai trong số này đủ mạnh để lật đổ sa hoàng ở Moscow, nhưng tất cả đều mong muốn tước đoạt quyền lực và uy tín của nhà nước. Hậu quả có thể làm tê liệt chính phủ và làm suy yếu vị thế quân sự của Nga ở Ukraine. Theo thời gian, Prigozhin đã chuyển từ chỉ trích cách tiến hành chiến tranh sang chỉ trích mục đích của chiến tranh. Những gì đã được công khai – rằng một cuộc chiến thất bại có thể là mối đe dọa sống còn đối với niềm tự hào của người Nga, chứ không phải đối với nước Nga – sẽ không thể được thu hồi.

Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Putin và những người thân cận với ông ta có thể cố đổ lỗi rằng cuộc nổi loạn của Prigozhin là do nước ngoài gây ra. Nhưng ngay cả đối với một chế độ đã thành thạo nghệ thuật đổ lỗi cho phương Tây, điều này cũng là quá sức. Washington gần như không có đòn bẩy nào đối với chính trị trong nước của Nga. Chưa kể, vào năm 1991, khi Tổng thống George H. W. Bush tới Ukraine, trong bài phát biểu nổi tiếng của mình, ông đã khuyến nghị rằng cuộc cách mạng nên diễn ra chậm lại. Sự bất ổn bên trong nước Nga không phải là điều mà người Mỹ có thể bật-tắt dễ dàng. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để mang lại hiệu quả trên chiến trường Ukraine. Sau cuộc nổi loạn, sẽ xuất hiện sự phân tâm, đổ lỗi, và bất định, vì Putin không chỉ phải giải quyết công việc hậu cần để đưa mọi thứ trở lại bình thường, mà còn giải quyết cả sự sỉ nhục mà ông vừa phải gánh chịu, và đòn trả thù mà ông có thể sẽ theo đuổi. Không điều nào trong số này sẽ trôi qua nhanh chóng.

Trong những tuần gần đây, Ukraine đã phát động một cuộc phản công được chờ đợi từ lâu, nhưng nước này đã không có bước tiến quân sự lớn nào kể từ tháng 11/2022. Ở nhiều nơi, lính Nga đã củng cố lực lượng, và cuộc phản công cho đến nay vẫn diễn ra chậm chạp. Nhưng Ukraine đã sẵn sàng tấn công các vị trí của Nga ; họ có tinh thần cao, một loạt các quốc gia ủng hộ, và một lộ trình chiến lược rõ ràng. Nếu không có bất ổn chính trị, vị thế quân sự của Nga ở Ukraine về cơ bản đã bấp bênh. Với bất ổn chính trị, họ có thể sụp đổ.

Trải nghiệm cận kề cái chết của Putin là một nghịch lý đối với Mỹ và các đồng minh. Chế độ của Putin đại diện cho một vấn đề an ninh lớn của Châu Âu, và việc ông rời khỏi chính trường quốc tế, bất cứ khi nào điều đó xảy ra, cũng sẽ không gây tiếc nuối gì. Tuy nhiên, một nước Nga thời hậu Putin – điều mà chỉ một tuần trước đây tưởng như đã có thể đến sớm hơn nhiều so với dự kiến – sẽ đòi hỏi sự thận trọng cao độ và lập kế hoạch cẩn thận.

Trong khi hy vọng điều tốt nhất, là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và một nước Nga bớt độc đoán hơn, thì cũng hợp lý khi chúng ta lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất : một nhà lãnh đạo Nga cực đoan hơn Putin, cánh hữu hơn và phản động hơn, một người với nhiều kinh nghiệm quân sự hơn Putin từng có, một người đã được định hình bởi sự tàn khốc của chiến tranh. Tháng 2/2022, Putin đã chọn tội ác chiến tranh. Sẽ là công bằng nếu ông trở thành nạn nhân chính trị của cuộc chiến này, nhưng người kế nhiệm ông không thể không là "đứa trẻ lớn lên từ cuộc chiến này", và chiến tranh luôn sản sinh ra những đứa trẻ rắc rối.

Mỹ và các đồng minh sẽ phải tìm cách quản lý và giảm thiểu hậu quả của sự bất ổn ở Nga. Trong mọi kịch bản, phương Tây sẽ cần tìm kiếm sự minh bạch về việc kiểm soát vũ khí hạt nhân và khả năng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Nga, báo hiệu rằng họ không có ý định và mong muốn đe dọa sự tồn tại của nhà nước Nga. Đồng thời, phương Tây phải phát đi thông điệp răn đe mạnh mẽ, tập trung vào việc bảo vệ NATO và các đối tác. Bất ổn ở Nga khó có thể chỉ ở yên trong nước Nga. Nó có thể lan rộng khắp khu vực, từ Armenia đến Belarus.

Cuộc binh biến của Prigozhin đã truyền cảm hứng cho một loạt các phép so sánh lịch sử. Có lẽ đây là nước Nga năm 1905, cách mạng nhỏ trước cách mạng lớn. Hoặc có lẽ là nước Nga tháng 2/1917, gồng mình dưới sức ép chính trị vì chiến tranh, như chính Putin đã ám chỉ. Cũng có thể nó là Liên Xô năm 1991, theo đó biến Putin thành một phiên bản của Gorbachev, người đã đánh mất cả một đế chế.

Một phép so sánh chính xác hơn sẽ đặt Prigozhin vào vai Stenka Razin, kẻ nổi dậy chống lại quyền lực sa hoàng, người đã tập hợp một đội quân nông dân và cố gắng hành quân đến Moscow từ miền nam nước Nga vào năm 1670-1671. Razin cuối cùng đã bị bắt và bị phanh thây trên Quảng trường Đỏ. Nhưng ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong văn hóa dân gian chính trị Nga. Ông đã vạch trần sự yếu kém trong chính phủ sa hoàng vào thời của mình, và trong những thế kỷ tiếp theo, những người khác đã được truyền cảm hứng từ câu chuyện của ông. Đối với nhà độc tài ở Nga, đây rõ ràng là một bài học : ngay cả một cuộc nổi loạn bất thành cũng gieo mầm cho những nỗ lực tương tự trong tương lai.

Liana Fix & Michael Kimmage

Nguyên tác : "The Beginning of the End for Putin?," Foreign Affairs, 27/06/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 07/07/2023

Liana Fix là Nghiên cứu viên Châu Âu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên cấp cao thuộc Chương trình Châu Âu, Nga, và Âu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Ban Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên về Nga-Ukraine.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 6