Một sử gia nổi tiếng thế giới người Đức Leopold von Ranke (1795-1886), người để lại cho thời đại của ông một số lượng khổng lồ tác phẩm sử học (51 cuốn), đã cho một lời khuyên rất giá trị đối với giới nghiên cứu sử học, đó là : "Sử gia phải viết lại sự việc như chính nó đã xảy ra" (Historians should tell thing as it was). Câu nói này đặt ra cho lương tâm người viết sử trách nhiệm phải tôn trọng sự thật, nhưng thử hỏi từ xưa tới nay hỏi có mấy ai tuân thủ lời khuyến cáo nghiêm túc này ?
Quyền viết sử là quyền của phe thắng trận trong một cuộc chiến vì kẻ đã chết bao giờ cũng là người thiệt thòi
Đã có rất nhiều chủ trương cho rằng quyền viết sử là quyền của phe thắng trận trong một cuộc chiến vì kẻ đã chết bao giờ cũng là người thiệt thòi, bởi thế mà trong lịch sử thế giới có biết bao câu chuyện đầy gian dối, lừa bịp sai chân lý lịch sử được dựng nên từ đời này sang đời khác. Vấn đề chính tà cũng xuất hiện dưới ngòi bút của sử quan hay chuyên viên chép sử theo lệnh của nhà cầm quyền, trong các cơ quan chuyên viết lịch sử cho nhà nước, chẳng hạn thời nhà Nguyễn, sau khi Gia Long đánh bại Tây Sơn, thống nhất đất nước, triều đại Tây Sơn được ngòi bút sử quan triều Nguyễn gọi là "ngụy Tây" hay "Tây tặc" v.v.
Những ngày tháng gần đây, dư luận đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đã dấy lên nhiều ý kiến khi Viện Sử học Hà Nội cho tái bản bộ sách có tên Lịch sử Việt Nam trong đó không dùng hai chữ đầy miệt thị "ngụy quyền" "ngụy quân để chỉ các cơ chế của Việt Nam Cộng Hòa nữa mà gọi là chính quyền Sài Gòn hay quân đội Sài Gòn. Cùng vào thời điểm này bộ phim The Vietnam War của hai nhà làm phim người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick đưa ra chiếu công khai ngày 17/9/2017 cũng đã làm khuấy động không ít dư luận hải ngoại và trong nước.
Có sự ngẫu nhiên chăng khi giữa bộ sử của chế độ cộng sản Việt Nam với bộ phim của nhóm người Mỹ xuất hiện cùng một thời điểm và đều nói về chủ đề lịch sử của Việt Nam ?
Bộ sách Lịch sử Việt Nam (2017)
Lịch sử Việt Nam gồm 15 cuốn do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam tại Hà nội phát hành tháng 8 năm 2017
1. Nhận định của Giáo sư Trần Anh Tuấn
Trước hết, xét từng sự kiện thì đó là một bộ sách có tên Lịch sử Việt Nam gồm 15 cuốn do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam tại Hà nội phát hành tháng 8 năm 2017. Bộ sách do 30 người viết đều là cán bộ của Viện Sử học mà nhiệm vụ của họ là viết sử theo sự chỉ đạo của Đảng, và như thế họ không viết theo tư cách sử gia. Đó là nhận định tiên vàn của Giáo sư Trần Anh Tuấn mà cũng là nhận định của nhiều người trong nước cũng như hải ngoại.
Ghi nhận thứ hai cũng của vị giáo sư họ Trần là : "Hầu hết - nếu không muốn nói là tất cả - tên tuổi của giới nghiên cứu sử cũng đồng thời là giới giáo sư đại học ngành Sử trong nước, những người từ nhiều năm nay đã chuyển hướng nghiên cứu từ thông tin tuyên truyền sang trình bày sự kiện quá khứ, đều vắng bóng… Quan niệm viết sử của Viện Sử học Hà Nội là nhằm phục vụ chính trị, khác với quan niệm viết sử của Thế giới tự do dân chủ là trình bày lại quá khứ y như nó đã xảy ra".
Đây là điều mà những ai học sử theo tinh thần tôn trọng sự thật đề tìm hiểu ở bên trong những lời dạy dỗ hữu ích, bởi vì như Cicero (106-43 B.C.) từng nói : "Lịch sử là thầy dạy của cuộc đời" (Historia magistra vitae), thì trái lại các người viết sử của cộng sản dùng sử học đề phục vụ các mưu đồ chính trị cho nên bộ sách mà Trần Đức Cường, Tổng Chủ biên, cũng phải được đánh giá theo tiêu chuẩn của một bộ sách thuộc loại tuyên truyền không hơn không kém. Bộ sách này được in lần đầu năm 2013, theo sự đánh giá của nhiều độc giả trong nước là quá kém, không ai mua nên Viện Sử học đã cho in lại hoành tráng hơn trong thời điểm 2017 để cố đẩy mạnh sản phẩm vào lãnh vực tuyên truyền.
Trong lãnh vực chuyên môn về Sử, Giáo sư Trần Anh Tuấn cho biết :
"Phương pháp viết sử của Viện Sử học Hà Nội là biên soạn sao cho đúng với lý thuyết cộng sản quốc tế. Điển hình của phương pháp này là tác giả Vũ Duy Mền khi trình bầy về thời đại Hùng Vương.
Nguyên văn thế này, nơi trang 117 trong Tập 1 : Họ (tầng lớp quý tộc gồm Hùng Vương, Lạc hầu, Lạc tướng…TAT chú) lợi dụng chức vụ và chức năng của mình để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của công làm tài sản riêng. Dần dần họ tập trung trong tay nhiều của cải và quyền lực… Trên thực tế, họ đã bóc lột nô tỳ và được quyền "ăn ruộng" của dân Lạc, nghĩa là tự thu cho mình một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới hình thức lao dịch hay cống nạp sản phẩm".
Và Giáo sư Trần Anh Tuấn thẳng thắn ghi nhận :
"Đây là sự tưởng tượng của người cộng sản thế kỷ XXI khi viết về quá khứ của ngàn năm trước, đã lập lại ý niệm "thặng dư giá trị" mà không hề dẫn một sự kiện nào làm chứng cứ".
Đã không có gì chứng minh cho việc vua Hùng đã "chiếm đoạt sản phẩm thặng dư" nơi trong trang 117, mà trang 116 ngay trước đó, tác giả này đã có những chi tiết khác hẳn. Nguyên văn thế này : Vua cùng làm cùng ăn với dân. Vua Hùng dạy dân cấy lúa, cùng làm cho đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay… Có câu chuyện kể về việc : vua Hùng dạy dân đi săn, khi săn được chim thú cùng chia cho mọi người, vua chỉ dành cho mình bộ lòng".
Tại sao một tác giả lại có lập luận mâu thuẫn đến vậy ? Phải chăng đó là hiện thân của một người trình bầy sự kiện quá khứ căn cứ vào tài liệu xưa nơi trang 116 và ngòi bút của một người nhân viên hay đảng viên trung thành khi được Đảng giao công tác viết sử cho Đảng nơi trang 117 ?" (1).
2. Nhận định của Linh mục Sử gia Nguyễn Phương
Một bậc thầy trong ngành sử học Việt Nam, Linh mục sử gia Nguyễn Phương (1921-1993) đã giải rõ vấn nạn mà Giáo sư Trần Anh Tuấn thắc mắc trong một cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh, nhan đề "The Ancient History of Việt-Nam, A New Study" cách đây 41 năm.
Từ năm 1976, trong cuốn sách viết bằng Anh ngữ này, Linh mục sử gia Nguyễn Phương đã phê bình phương pháp viết sử của chế độ Hà Nội bằng nhận xét như sau : "A recent text, History of Vietnam, written in 1971 by a group of social scientists of North Vietnam, proclaimed the period from Hồng-bàng to Hồ-chí-minh as being a period full of sacrifices, distress, hopelessness and shame, but also of fame and glory. The thinking of the Committee who wrote the book is clear. They put Hồng-bàng, a dynasty based mainly on legend, on the same ground with Hồ-chí-minh, one of the most important and recent political figures of Southeast Asia. It seems that there is no vacillation in the mind of these authors when they spoke about the life of the Vietnamese people during that period of 4.000 years. They suggested that in the time of Hồng-bàng, that is, in 2879 B.C., there was already a nation of Vietnam and a Vietnamese people, with its organization, political and otherwise, almost exactly as it is found today. They gave, no doubt, a good example of a non-historical approach to history, because it seems that in their understanding there is little room for evolutionary change ".
(Dịch nghĩa : "Gần đây, một cuốn sử có tên Lịch sử Việt Nam, viết năm 1971, do một nhóm chuyên ngành xã hội của miền Bắc cho biết thời kỳ từ Hồng-bàng đến Hồ-chí-minh là một thời kỳ đầy dẫy những biến cố hy sinh, đau buồn, thất vọng và tủi nhục, nhưng cũng đầy danh dự và vinh quang. Quan điểm của Ủy Ban đó rất rõ ràng. Họ đặt thời kỳ Hồng-bàng, một triều đại phần lớn dựa trên truyền thuyết vào trên cùng một mảnh đất với Hồ-chí-minh, một trong những khuôn mặt chính trị quan trọng và nổi bật nhất của Đông Nam Á. Dường như không có sự đổi thay gì trong đầu óc các tác giả đó khi họ nói về đời sống dân Việt trong thời kỳ hơn 4000 năm. Họ đã gợi ý rằng từ thời đại Hồng-bàng, nghĩa là vào năm 2879 trước Công Nguyên, đã có một nước Việt Nam và một dân tộc Việt Nam, với tất cả guồng máy tổ chức, chính trị và hơn nữa, hầu như toàn bộ cơ chế đó được tìm thấy giống hệt như ngày nay. Không nghi ngờ gì nữa, họ đã cho một thí dụ rất hay đó là đi tới lịch sử bằng hình thức tiếp cận không mang tính lịch sử gì hết, bởi vì dường như, trong sự hiểu biết của họ, chỉ có chút xíu thôi về sự đổi thay mang tính chất tiến hóa").
Một điều làm cho chúng ta có quyền đánh giá rất thấp tác phẩm sử học đồ sộ này của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội khi họ bịp bợm bỏ các chữ ngụy quân, ngụy quyền để thay vào là "quân đội Sài Gòn", "chính quyền Ngô Đình Diệm hay chính quyền Sài Gòn", nhưng đó chỉ là thay đổi chữ, còn nghĩa thì vẫn y nguyên, hoặc những nơi khác họ vẫn sử dụng các chữ "ngụy quân, ngụy quyền". Thí dụ Tập I, trang 166, ghi "thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ" ; trang 167 "ngụy quân, ngụy quyền… đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam".
Dư luận bên ngoài xin hãy bình tĩnh và cảnh giác về thái độ bịp bợm của chế độ cộng sản Hà Nội hiện nay. Chính Trần Đức Cường cũng tiết lộ quan điểm của mình khi được báo chí "hót đảng" phỏng vấn đã nói rằng trong bản chất chế độ Sài Gòn vẫn là tay sai của Mỹ hoặc chính quyền tay sai đại biều quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo dân tộc dân chủ. Một điều rất trơ trẽn là trong cuộc chiến 1961, 1962, 1963, 1964, 1965, 1966, 1967, và riêng chỉ trong 6 tháng mùa khô 1966-1967 bọn cộng sản đã loại khỏi vòng chiến 175.000 tên địch, trong đó có hàng trăm lính Mỹ và lính đánh thuê, phá hủy hơn 1.800 máy bay, phá hỏng 1.783 xe quân sự và 340 khẩu đại bác, bắn chìm và bắn cháy 100 xuồng, và đánh sập, đánh hỏng 270 cầu mà không hề ghi thiệt hại của bên "bộ đội" (Trần Anh Tuấn).
Nói chung, từ khi phe cộng sản khai chiến năm 1959 đến 1975, quân cộng sản không thiệt hại một tên lính nào cả.
Ghi nhận này đã được nhà văn Nguyễn Văn Lục trong bài báo viết về nền giáo dục Việt Nam, ở một tiểu mục có tên "Về những con số ảo, con số bịp bợm", sau khi nhận định về việc các tác giả sách sử lớp 12 của Việt Cộng bỏ qua các thiếu sót thí dụ không viết về khu tự vệ Phát Diệm, không nói đến các lực lượng giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, các chính quyền của Quốc trưởng Bảo Đại, qua các đời Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu…
Nguyễn Văn Lục viết : "Thật là hiếp đáp lịch sử quá đáng". Tính từ 1965 đến 1972, theo Nguyễn Văn Lục, "nếu làm một tổng kết cả bốn đợt thì có khoảng 500.000 địch bị loại khỏi vòng chiến. Gần một nửa quân số miền Nam ? Đặc biệt không thấy nói đến số quân nhân bị tử thương trong dịp 30/4/1975. Nhưng một điều quá đặc biệt không kém là không có ghi số tổn thất của binh đội cộng sản dù chỉ một người cũng không có" (2).
Thật là một cuộc chiến thần thánh ! Thật là một bộ sách sử vĩ đại do cộng sản Hà Nội viết !
Phim The Vietnam War
The Vietnam War của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick trải qua 10 năm thực hiện, gồm 18 tập chiếu trong vòng 10 tiếng đồng hồ, trình chiếu hạ tuần tháng 9/2017
Thứ đến, đó là bộ phim The Vietnam War của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick trải qua 10 năm thực hiện, gồm 18 tập chiếu trong vòng 10 tiếng đồng hồ, trình chiếu hạ tuần tháng 9/2017. Cuốn phim này là một nối tiếp của những cuốn phim về trước do một số người Mỹ thực hiện, dĩ nhiên, cũng là một sự nối tiếp về gian dối, lừa đảo trong mục đích chạy tội cho chính quyền Mỹ, bằng cách bôi nhọ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Thoạt đầu chúng ta thấy cần điểm lại các bộ phim trước đây từng xuất hiện nói về cuộc chiến tranh Việt Nam.
1. Bộ thứ nhất "Vietnam : The Ten Thousand Day War" (Việt Nam, cuộc chiến 10.000 ngày) của Michael Maclear trình chiếu năm 1980, gồm 13 tập.
Dưới bút hiệu Trúc Long, Linh mục sử gia Nguyễn Phương trong bài báo viết cho tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, trong mục "Tiếng vọng miền Tây" (khoảng năm 1981) đã cho biết như sau :
"…Không lâu trước đây, đài truyền hình số 5 cho chiếu cuốn phim về cuộc "Chiến tranh mười ngàn ngày" của Mỹ. Thật là một cuốn phim thiên lệch. Theo cuốn phim đó, người Mỹ muốn đổ tất cả tội lỗi cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa về sự thất bại ở Việt Nam. Nhiều người đã lên tiếng phản đối, trong đó đáng kể nhất là Phó Đô đốc hải quân Đặng Cao Thăng… Riêng ông Trần Huỳnh Châu, một người mới vượt biên sau khi đã ở trại cải tạo cho biết là ở trại ông đã được xem những phim tuyên truyền loại đó. Chi tiết này cho thấy rằng cuốn phim của Mỹ cũng thuộc về loại tuyên truyền, nhưng tiếc một điều là không biết muốn tuyên truyền cho ai. Còn việc đổ tội cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì thật là một công việc giấu đầu hỡ đuôi. Đổ tội cho Việt Nam, nghĩa là muốn nói rằng người Mỹ vô tội trong trận thất bại ê chề ở Việt Nam chứ gì ? Nhưng giả sử người Mỹ vô tội thật, cớ sao chính quyền Mỹ từ rảy các chiến sĩ Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam, kẻ chết cũng như người sống. Mãi cho đến tháng 11 này ? Người Mỹ vô tội ư ? Cớ sao họ lại hỗ thẹn trước sự hy sinh tính mạng của hơn 57 ngàn con cái của họ ? và mấy chục ngàn thương phế binh ? Họ từ rảy chính con cái của họ, rõ ràng vì một lẽ là bấy nhiêu người đó là hiện thân của sự thất bại của chính họ".
2. Bộ phim thứ hai là "Vietnam : A Television History", (Việt Nam, chuyện sử qua truyền hình) gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston phổ biến năm 1983.
Cũng nhờ ngòi bút Trúc Long, một lần nữa chúng ta có được một số ghi nhận khi xem cuốn phim của Stanley Karnow có tên "Vietnam : A Television History".
Sử gia Trúc Long Nguyễn Phương viết : "Raph Ellison, giám đốc đài truyền hình WGBH, đã bỏ ra 5 triệu rưỡi Mỹ kim để cùng với ký giả Stanley Karnow thực hiện bộ phim đó. Karnow này cũng là tác giả tập sách : Vietnam : A History, The First Complete Account of Vietnam At War (Việt Nam : Một chuyện sử, Chuyện đầy đủ đầu tiên về Việt Nam trong thời chiến). Tập sách cũng như bộ phim ra đời trong năm 1983. Vào cuối năm, khi bộ phim được chiếu lần đầu tiên, dư luận rất là sôi nổi, giữa người tị nạn cũng như giữa người Mỹ, vì những sai lạc trắng trợn của nó. Nhưng đang khi đại chúng Mỹ đối chiếu về vấn đề chiến tranh Việt Nam, các chủ nhân của bộ phim PBS dường như đã đâm lao phải theo lao. Mùa hè này, họ đem phim đó chiếu lại, và chiếu ngay ở Quận Cam quy tụ đông người tỵ nạn nhất. Các đài truyền hình địa phương 28 và 50 nhằm hạng khách nào khi họ dở dói lại cái vấn đề cũ rich đó ? Nhằm khán giả Mỹ ư ? Thiết tưởng người Mỹ đã chán ngấy vấn đề này. Mới đây trong báo Mercury News, Michael Novak, một tên trùm phản chiến, đã "nhận thực rằng phong trào phản chiến hồi đó hoàn toàn sai lầm – hay ít ra chính tôi đã sai lầm - về vấn đề Việt Nam". Cuốn phim này đã dùng thông dịch viên cộng sản, tên Ngô Vĩnh Long đã công khai hoạt động cho cộng sản cùng với bè lũ phản chiến tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim đã chỉ dùng những tài liệu phim ảnh của cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế. Những thành tích tiêu diệt cộng sản của chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không hề được nhắc tới, coi như con số không trong sử trình giữ nước và dựng nước Việt Nam. Những tội ác của cộng sản như tàn sát dân lành, tàn sát tập thể, pháo kích vào các khu dân cư v.v… đều không được nêu lên".
Tháng 5/1985, cuốn phim này được đưa vào trại cải tạo Nam Hà chiếu cho các tù nhân chính trị xem, mọi người vừa xem vừa lắc đầu khinh bỉ vì rất nhiều chỗ sai sự thật.
3. Bộ thứ ba "Last days in Vietnam" (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.
4. Lần này, bộ thứ tư với mang tên "The Vietnam War" gồm 18 tập, chiếu trong 10 tiếng đồng hồ, các đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick đã bỏ ra 30 triệu dollars và tốn hơn 10 năm để đọc tài liệu, phỏng vấn nhiều người với hy vọng mà, theo đài RFI của Pháp ngày 22/9/2017, là " hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam". Có rất nhiều người xem cuốn phim này và có ý kiến trên mạng.
Ở đây chúng tôi trích dẫn bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng xung đột mầu da và sắc tộc đã có từ trước ở Mỹ do nạn kỳ thị da đen, da mầu. Nước Mỹ bị xé nát, chia rẽ không phải vì cuộc chiến Việt Nam mà vì các vấn đề nội bộ nói trên. Phim không nói đến sự thật "là vì sợ phải đi lính nên đa số thanh niên đi biểu tình để chống quân dịch. Cuốn phim tập trung vào biểu tình, thương vong, và hoàn cảnh bi đát của những người quân nhân Mỹ trên chiến trường. Họ đã không được hậu phương ủng hộ, cho nên lẫn lộn về sứ mệnh của mình : "Tôi đang chiến đấu cho cái gì đây" (What do I fight for ?). Cuốn phim cho rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu độc tài : "Ken Burns và Lynn Novick không biết rằng Sài Gòn có tới cả chục đảng phái, mấy chục tờ báo, luôn luôn chỉ trích, công kích chính phủ ? Rồi ca nhạc phản chiến tràn lan, sinh viên xuống đường biểu tình thoải mái. Quân đội không hữu hiệu, trốn quân dịch ? Sau trên 40 năm với bao nhiêu nghiên cứu đặt lại vấn đề thành công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa mà phim vẫn lập lại luận điệu xưa cũ. Trước khi phê bình như vậy, thiết tưởng Ken Burns và Lynn Novick phải cho nghiên cứu (vì ngân sách 30 triệu USD rất lớn) xem có dân tộc nào trên thế giới này đã chịu chấp nhận cho gần một phần ba số thanh niên nam ở tuổi lao động (1,2 triệu trên 3,9 triệu) đi quân dịch hay không ? Quả thật đã có nạn lính ma, lính kiểng nhưng chỉ là số rất nhỏ, đại đa số đã vui lòng nhập ngũ. "Hành động nói to hơn lời nói". Chính Đại sứ Graham Martin là người có mặt tại Sài Gòn đến giờ phút cuối cùng đã phải cải chính trước Quốc hội rằng (sau khi Mỹ rút hết quân từ mùa Xuân 1973) : "miền Nam chỉ mất một tỉnh đầu tiên là Phước Long vào tháng 1/1975 khi các ngài đã cắt hết viện trợ". Lúc ấy quân đội chỉ còn đủ đạn dược để chiến đấu 30-45 ngày. Cho nên nếu ngày 30/4 không xảy ra thì muộn lắm cũng sẽ xảy ra hai tháng sau, vào ngày 30/6/1975".
Chính phủ miền Nam là bù nhìn của Mỹ ? Cáo buộc này đã được nhiều người phản biện. Nơi đây, chúng tôi chỉ nhắc lại như thế này : tuy dù vì hoàn cảnh thật nghèo sau mười năm chiến tranh của Pháp (1945-1955), Việt Nam Cộng Hòa đã phải lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ nhưng không phải vì thế mà lãnh đạo của họ trở thành bù nhìn.
Như đã đề cập trong cuốn "Khi Đồng minh nhảy vào", thời Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã yêu cầu Tổng thống Kennedy rút cố vấn đi, và cũng không muốn cho Mỹ đưa quân đội tác chiến vào miền Nam. Khi thấy Mỹ bỏ Lào, ông nhìn thấy chân trời tím và biết rằng trước sau thì Mỹ cũng bỏ rơi miền Nam nên muốn điều đình với miền Bắc để tìm một giải pháp hòa bình... Ông đã chống lại Mỹ và sau cùng đã hy sinh tính mạng để giữ được chính nghĩa quốc gia.
Thời Đệ nhị Cộng hòa, Tổng thống Thiệu đã nhất quyết chống lại Tổng thống Nixon, không chấp nhận bản dự thảo Hiệp định Paris cho dù bị đe dọa sẽ có đảo chính giống như 1963, rồi Tổng thống Nixon còn tàn nhẫn đến mức nói "cắt cổ ông Thiệu nếu cần thiết". Nhưng Tổng thống Thiệu vẫn cưỡng lại. Sau cùng Tổng thống Nixon phải bí mật cam kết để bảo đảm hòa bình và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam để đổi lấy sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. Nhưng cam kết thì cũng chỉ là mánh khóe để bỏ rơi miền Nam".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, bộ phim này "không giải thích rõ tại sao thương vong lên cao". Con số 58.200 tử thương vì thứ nhất Mỹ muốn trực chiến, tức Mỹ giành lấy nhiệm vụ chiến đấu và quân đội miền Nam bị buộc giữ an ninh hậu phương. Cho đến năm 1969, quân đội Việt Nam Cộng Hòa mới được trang bị súng M-16 ; thứ hai Mỹ áp dụng chiến tranh quy ước (conventional warfare) để đánh chiến tranh du kích. Cuốn phim "không nói hết sự thực về lý do "biểu tình phản chiến", vì ở Mỹ lúc bấy giờ lẫn lộn rất nhiều cuộc biểu tình với nhiều mục tiêu khác nhau như tranh đấu tăng công ăn việc làm, yêu cầu cung cấp nhà cửa cho loại người có lợi tức thấp, chống bất bình đẳng nam nữ, tranh đấu cho người đồng tính luyến ái và biểu tình ủng hộ quân giải phóng Symbionese, Đảng, Black Panthers, Malcolm X…
Cuốn phim "không đề cập đến kịch bản tháo chạy" và cũng không nói về vai trò của Kissinger làm việc một mình bốn năm trong bóng tối, thao túng nền ngoại giao Hoa Kỳ. Hắn là tay đao phủ đối với Việt Nam Cộng Hòa. Hắn từng nguyền rũa khi Đà Nẵng vừa mất "Sao đám dân này không chết phứt đi cho rồi".
Ngoài ra có rất nhiều bậc thức giả như Luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng "cuốn phim dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm Việt Nam Cộng Hòa quá ít…".
Luật sư Hoàng Duy Hùng đã nêu ra 11 điểm dựa trên sử liệu để chứng minh cuốn phim của Ken Burns và Lynn Novick được xây dựng trên một chuỗi những sự kiện dối trá, bịp bợm, dù đối tượng họ nhắm là người Mỹ.
Theo Luật sư Hoàng Duy Hùng, khi chính Lê Duẩn sau này tuyên bố : "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống thực dân Pháp của Hồ và của Đảng cộng sản Việt Nam là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn".
Tranh biện
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng đã được đại diện đài truyền hình PBS và Thư viện địa phương mời vào ban Điều hành thảo luận (discussing panel) về phim The Vietnam War, đã có ý định để nói lên quan điểm của Người lính Việt Nam Cộng Hòa về Chiến tranh Việt Nam. Một nhà văn phe Cộng, Bảo Ninh, một cựu chiến binh Bắc Việt, tác giả cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" (có dịch ra Anh ngữ) khi được phỏng vấn, cho rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, KHÔNG có người thắng. Người điều khiển chương trình hỏi về vấn đề này, ông Sẵng trả lời muốn biết ai thắng ai thua phải dựa trên ba điều căn bản : mục tiêu tham chiến của các bên, sự tổn thất mà họ phải trả giá, và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra. Theo Tiến sĩ Sẵng, Hoa Kỳ thắng vì kiềm chế được Trung Cộng, Bắc Việt thua vì trả giá quá đắt trong cuộc chiến, Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng vô điều kiện là người thua.
Theo bài phỏng vấn của tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 "thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh".
Theo ông Sẵng, "cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành…".
Thật sự mà nói, như Tom Polgar, một nhân vật cao cấp thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở miền Nam đã phát biểu ý kiến : "Đây là một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua". Lịch sử có những dữ kiện thực tế cần phải được lưu ý.
Với phương cách phân tích khá rành rọt tỉ mỉ, hai tác giả Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái và Thiếu tá Liên Thành đã cho biết : "Các đạo diễn bộ phim The Vietnam War, Ken Burns và Lynn Novick, đã nêu ra hai tiền đề là sự phi lý và tính vô luân của cuộc chiến tranh Việt Nam làm nền tảng cho bốn mục đích (công nhận và thông cảm sự tủi nhục và niềm đau của những cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ ; đưa ra quan điểm là người Mỹ đã chọn lầm phe để đánh giặc ; kết án chính quyền Mỹ đã thực hiện một chính sách hoàn toàn sai lầm về cuộc chiến Việt Nam đưa đến những hệ quả đau thương cho nhân dân cả hai nước, Mỹ và Việt Nam ; biện luận cho một chính sách hòa hợp hòa giải vì sau những đau thương đó, người từ hai chiến tuyến đã nhận chân ra được ai ai cũng đầy ắp tình người".
Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái
Nhưng quan trọng nhất là phần phản biện đối với bộ phim của hai tác giả, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái, nguyên Giáo sư thỉnh giảng University of Pennsylvania, St. Joseph’s University, Chestnut Hill College và ông Liên Thành, cựu Thiếu tá Cảnh sát quốc gia.
Chiến tranh Việt Nam, theo Ken Burns và Lynn Novick, là cuộc chiến tranh phi lý : Việt Nam ở xa Mỹ 10.000 dặm và dân Việt Nam muốn sống yên lành, không động chạm gì tới Mỹ, thì sao Mỹ lại mang quân đến đánh Việt Nam ; người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam không biết rõ tại sao họ phải đánh giặc, và đánh giặc để làm gì ; người Mỹ đổ máu cho miền Nam trong khi chính quyền miền Nam tham nhũng, binh lính hèn nhát. Chiến cuộc Việt Nam đã giết hơn 58.000 lính Mỹ và 3 triệu dân Việt.
Chiến tranh Việt Nam, theo Ken Burns và Lynn Novick, là vô luân vì : Chính quyền Mỹ lừa dối nhân dân về sự thật của cuộc chiến. Cấp tướng và tá lừa đối chính quyền Mỹ. Lính Mỹ ăn căp đồ tiếp viện tung ra bán trên thị trường miền Nam, tạo cảnh phồn vinh giả tạo. Hình ảnh lính Mỹ chết bọc trong bao, các vùng tự do hỏa lực được tính vào sổ những thành công về quân sự, cảnh thảm sát Mỹ Lai, hằng hà vô số các chiến binh thương tật chịu tác hại về thể xác và tâm thần.
Mục đích của cuốn phim The Vietnam War nêu ra hai tiền đề phi lý và vô luân là để :
- Công nhận và thông cảm niềm đau của quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh một cách vô ích trong cuộc chiến. Cuốn phim cho biết đa số lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam là dân nghèo và da đen. Những người mang thương tật trở về với những hội chứng hậu chiến tranh cùng gia đình, không thấy lý do chính đáng của cuộc chiến.
- Cốt đưa vào tiềm thức của khán giả việc bỏ rơi miền Nam là một việc làm đúng đắn, hợp lý và có đạo đức, không có gì phải mang mặc cảm tội lỗi như một số người từng suy nghĩ. Biện luận cho quan điểm thầm kín này là nước Mỹ đã chọn lầm phe để đánh giặc. Quan điểm nầy có nghĩa là lẽ ra nước Mỹ phải chọn miền Bắc làm đồng minh của mình và cũng hiểu ngầm là chính quyền và nhân dân miền Nam phải là kẻ thù của người Mỹ mới đúng. Những đoạn phim đều tản mạn ý tưởng miền Bắc thực sự đã đấu tranh cho một lý tưởng, lính miền Bắc kiên trì, can đảm, có kỷ luật. Còn lính miền Nam thì hèn nhát, bất lực, không có khả năng chiến đấu và chính quyền thì tham nhũng, thối nát.
- Chứng minh nhân dân Hoa Kỳ, lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam là những nạn nhân vô tội bị chính quyền Hoa Kỳ lừa dối, gạt gẫm để thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế và chính trị của tập đoàn lãnh đạo. Giới tài phiệt trở nên giàu có thêm vì các dịch vụ cung cấp quân nhu, vũ khí, chiến cụ, xăng dầu. Các chính khách lợi dụng chiến tranh để đắc cử các chức vụ cần thiết, mị dân qua chiến cuộc Việt Nam.
- Nêu cao giá trị tình người sau cuộc chiến : Các cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau cùng hội ý là cuộc chiến thật phi lý, biết cùng khóc thương cho những người bạn đã nằm xuống. Đỉnh điểm của toàn bộ 10 đoạn phim là một lời kêu gọi "Tha thứ và Hòa giải" (Forgiveness and Reconciliation".
Phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái và Thiếu tá Liên Thành
Việc cuốn phim chỉ tập trung vào người Mỹ (dĩ Mỹ vi trung) và nhân dân, quân đội và chính quyền miền Nam được dùng làm bối cảnh với thì giờ rất giới hạn và khi cuốn phim nói đến nhân dân, quân đội và chính quyền miền Nam thì người ta chỉ nghe thấy phần lớn là những điều tiêu cực đáng ghét. Thái độ này không những vừa chối bỏ sự thật vừa nhục mạ nhân dân, quân đội và chính quyền miền Nam đã cùng chung vai thích cánh chiến đấu bên cạnh quân nhân Hoa Kỳ, vừa nhục mạ hơn 1 triệu rưỡi người miền Nam đã liều mạng sống vượt biên, vượt biển để tránh sự hà khắc gian ác của chế độ độc tài cộng sản.
Hai tiền đề phi lý
1. Lý do người Mỹ tham chiến ở Việt Nam
Có phải người Mỹ tham chiến ở Việt Nam là phi lý vì không có lý do chính đáng cho cuộc chiến hay không ? Thưa không phải.
Mỹ tham chiến tại Việt Nam vì lý do sau Thế chiến 2, sợ rằng Nga Tàu một khi chiếm được Việt Nam sẽ xua quân xuống chiếm vùng Đông Nam Á trong đó có Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã Lai Á, Singapore, Indonesia… theo thuyết domino.
Mỹ tham chiến vì quyền lợi Mỹ, dĩ nhiên trong đó có sự cấu kết giữa quân sự và kỹ nghệ. Quân nhân Mỹ nói chung không được biết lý do tham chiến vì trong học trình của họ không có vấn đề huấn luyện chính trị. Dĩ nhiên người lính Hoa Kỳ biết rõ lý tưởng cao quý của họ là bảo vệ tự do cho miền Nam nhưng kỹ thuật dàn dựng bộ phim đã biến họ thành những tác nhân vô ý thức. Chắc chắn họ phải biết lý tưởng đó cao đẹp bằng chứng là ngày nay họ vẫn trân quý nhãn hiệu lá cờ Việt Nam Cộng Hòa.
2. Cuộc chiến Việt Nam có vô luân hay không ?
Trên thực tế không có cuộc chiến tranh nào là hợp đạo đức cả nếu chỉ nhìn bề mặt đau thương của sự chết chóc. Tranh ảnh về chiến tranh thường gây xúc động.
Bức ảnh của Eddie Adams chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp gây chấn động thế giới nhưng theo điều 4 Thỏa ước Genève thì hành động hành quyết của tướng Loan hợp pháp vì Bảy Lốp không mang quân phục, đã tàn sát sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa và thường dân vô tội. Lý do của cuộc chiến đối với nhân dân miền Nam đó là lý do thật chính đáng vì lẽ phải tự vệ. Nhân dân miền Nam chỉ chống lại sự xâm lăng của phe cộng sản miền Bắc. Họ chiến đấu để bảo vệ quyền sống, quyền con người.
Phản biện mục đích thiên lệch của bộ phim
Vì hai tiền đề phi lý và vô luân nói trên, Ken Burns và Lynn Novick đề ra bốn mục đích đã nêu ở trên và được phản biện như sau :
- Không cần ai phải lặp lại sự tủi nhục của cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam cũng như không cần ai phải nêu lên sự thông cảm đối với họ. Sách vở các học giả và của chính các cựu quân nhân Hoa Kỳ đã rửa sạch mối nhục đó và hàn gắn vết thương tinh thần của họ.
- Mục đích điều hướng tư duy của người Mỹ vào việc chấp nhận lập trường cho rằng người Mỹ đã chọn lầm phe để đánh giặc là một sự kiện chứng tỏ nhóm làm phim thiếu sức mạnh trí tuệ (bản tiếng Anh dùng chữ incongruously, không đáp ứng được).
Ken Burns và Lynn Novick không hiểu được chính sách tuyên truyền với mục đích ngu dân (obscurantism) của chế độ miền Bắc. Họ bị nhồi sọ là Ngô Đình Diệm lê máy chém đi khắp nơi, người Mỹ là quái vật ăn thịt người và hãm hiếp phụ nữ. Nhóm làm phim cố tình không biết các vụ thảm sát dân lành của cộng sản tại Huế, lính trẻ vị thành niên bị xích chân vào ổ súng phòng không của Việt Cộng.
Nhóm làm phim cho rằng lính miền Nam hèn nhát, không có khả năng chiến đấu. Đây luận điệu quá sai lạc. Từ năm 1969 đến 1975, khi lính Hoa Kỳ rút hết, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại sao có thể đẩy lui địch quân trong nhiều đợt tấn công ? Tại Ấp Bắc, Bình Giả, Ia Drang, Đắk Tô… Oanh tạc của Mỹ dữ dội sao Mỹ lại thua trong lúc quân đội Việt Nam Cộng Hòa lại đẩy lui các cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ và tái chiếm tiền đồn Quảng Trị ?
Nhóm làm phim cho rằng Hồ Chí Minh trước tiên là người quốc gia yêu nước, thứ đến mới là người cộng sản trong khi tiên vàn họ Hồ là đệ tử trung thành của Đệ Tam Quốc Tế.
Nhóm làm phim cho rằng chính quyền miền Nam tham nhũng, thối nát, thực tế không có chính quyền nào trên thế giới mà không có tham nhũng. Cứ nhìn vào hiện trạng ngày nay của chế độ cộng sản tại Việt Nam thì rõ hiểu tham nhũng như thế nào.
Sau đó nhóm làm phim cho rằng chính quyền Mỹ thực hiện chính sách sai lầm khi tham chiến ở Việt Nam và đã dối gạt nhân dân Mỹ để hơn 58 ngàn người lính Mỹ phải chết. Việc chính quyền Mỹ đưa quân đội vào chiến đấu ở miền Nam có phải là đề ngăn chặn sự gian ác, độc tài của cộng sản quốc tế hay không, có phải để bảo vệ tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam hay không thì chỉ chính phủ Mỹ mới có được những câu trả lời.
Mục đích cuối cùng của nhóm làm phim là cần phát huy tình người bằng hành động tha thứ và hòa giải hòa hợp thì, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái và Liên Thành, đó là một lập trường hời hợt, thiếu suy nghĩ. Các tác giả này muốn nhắc lại là bộ phim có thể được dùng làm tài liệu giáo khoa trong các khu học chánh Hoa Kỳ, các đại học Mỹ là những tài liệu sai lạc sẽ có ảnh hưởng rất tai hại cho giới trẻ Hoa Kỳ vì thiếu trung thực, sai sự thật.
Sự thiên lệch của Ken Burns và Lynn Novick trong bộ phim thật là trắng trợn, lố bịch chứng tỏ tính cách vô liêm sỉ của nhóm làm phim khi họ viết về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm rằng "Ông là đấng cứu thế không có thông điệp". Hai kẻ này đúng là đồng hội đồng thuyền với nhóm viết sử của Hà Nội hiện nay. Họ chính là những kẻ làm phim có mục đích, viết sử có hậu ý.
Năm 1988, trong một lần phát biểu tại Đại học Paris VII, ông Văn Tạo, Viện trưởng Viện Sử học Hà Nội (hiện còn sống) đã nói : "Chúng tôi không viết sử để làm công trình sử học mà là để góp phần xây dựng chế độ mới". Chính vì quan điểm này mà giới sử học cộng sản không cần sự thật khi cầm bút viết sử.
Ngày 28/9/2017, nhà báo Lữ Giang trong bài viết "Phim Vietnam War và mặt trái đàng sau" cho biết "chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để "hàn gắn vết thương chiến tranh" mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ biến cộng sản Việt Nam thành "đồng minh" thay thế Việt Nam Cộng Hòa trước đây".
Những sai lầm đầy dẫy trong bộ phim cùng những sự thật lịch sử đã bị hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick cưỡng hiếp một cách trắng trợn qua những sự cáo buộc đầy thuyết phục của các tác giả gần đây như Trần Anh Tuấn, Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Ngọc Sẵng Nguyễn Văn Thái, Liên Thành cùng rất nhiều cây bút trên mạng, cho thấy rõ sự kiện "một đồng một cốt" giữa các cây bút cộng sản với những bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Họ là những kẻ đồng hội đồng thuyền với nhau, cùng ở trong một trường phái vì làm việc theo đơn đặt hàng và nhận định của nhà báo lão thành Lữ Giang không phải là không có cơ sở.
Từ năm 1963, sau khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị Hoa Kỳ dùng một nhóm côn đồ đề lật đổ và sát hại, giới nghiên cứu sử học chính thống Hoa Kỳ đã cố dìm tất cả mọi sự thật của giai đoạn Đệ I Cộng Hòa (1955-1963), bôi nhọ lịch sử một cách trắng trợn. Ngoại trừ một vài cuốn sách của Suzanne Labin, của tướng Lansdale, Ellen J. Hammer… còn đại đa số theo phái chính thống đều viết rất sai lạc, nghiệt ngã về cố Tổng thống Diệm. Gần đây cuốn sách Triumph Forsaken của Mark Moyar, rồi cuốn Misalliance : Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam của Edward Miller, và nhiều sách vở khác thuộc phái phi chính thống đã viết lại giai đoạn của thời Đệ I Cộng Hòa với tinh thần trung thực, đứng đắn và công bằng hơn. Sách của họ đã có tiếng vang trên thế giới vì họ đã biết chọn con đường đúng của sử học để đi theo trong khi đó giới làm phim ảnh của Hoa Kỳ xuyên qua phim The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick đi ngược lại đà tiến của lịch sử nghĩa là mặc dù họ là người của một đất nước Tự do, Dân chủ vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương của giới sử học cộng sản đó là chỉ "làm công trình sử học để xây dựng chế độ mới". Cuốn phim The Vietnam War cũng chỉ là một sản phẩm trong nỗ lực chuẩn bị cho vai trò mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam thời gian sắp tới mà thôi.
Nhà đại văn hào Nga Solzhenitsyn trong lời kết thúc khi nhận giải thưởng Nobel năm 1970 đã nói : "Một lời của sự thật cân nặng hơn vũ trụ" (A word of truth outweighs the world).
Bộ Lịch sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học xã hội do Tiến sĩ Trần Đức Cường chủ biên vừa được tái bản tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội chứa đựng không biết bao nhiêu điều dối trá không đúng với sự thật, cũng như bộ phim The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick dựa trên biết bao gian trá, lừa lọc cốt để phục vụ cho những ý đồ chính trị giai đoạn của nhóm làm phim, trong một ý nghĩa nào đó so với vũ trụ chỉ là một vài cơn gió thoảng, không hơn không kém. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo khi đụng đến vấn đề lịch sử, nhưng có điều ta cũng còn chấp nhận được là những người như Trần Đức Cường và nhóm 30 người cầm bút viết sử của chế độ Hà Nội vì đồng tiền bát gạo cần sống hàng tháng. Tuy nhiên việc đáng quan tâm chú ý là những người làm phim trẻ Hoa Kỳ như Ken Burns, Lynn Novick, sinh ra từ một quốc gia trưởng thành trong tự do, dân chủ đựng vào vị thế lãnh đạo thế giới, tương lai cá nhân họ còn dài lại đánh mất lương tâm chức nghiệp của mình trước lợi nhuận một cách dễ dàng đến thế hay sao ?
Philadelphia, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Nguyễn Đức Cung
Chú thích :
(1) Trần Anh Tuấn, Về bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử học Hà Nội, bài lấy trên mạng, tháng 9/2017.
(2) Tham khảo : Từ Phong Nguyễn Đức Cung, Bản cương lĩnh tập huấn 2016, bản lưu hành nội bộ, trang 87.
Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập "The Vietnam War" của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.
Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản (lần thứ 5) tại Moskva năm 1921 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và Leon Trotsky (thứ 4) - ảnh Hanoi @ Agence Vietnam Press
Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6, hay 8 bức thư và điện cho tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh dành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam.
Bộ phim còn nói lên thiện chí của ông Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ trong bản Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 ở Hà Nội.
Điều này phản ánh suy nghĩ của nhiều người cho rằng nếu hồi đó Hoa Kỳ đáp ứng lời chìa tay hữu nghị của Hà Nội thì chiến tranh có thể không xảy ra, Việt Nam được độc lập như Ấn Độ, Miến Điện… mà không phải đổ máu.
Cũng theo luồng suy nghĩ này, nhiều người cho rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa yêu nước, có chú tâm giành độc lập dân tộc, do Hoa Kỳ không đáp ứng lời kêu gọi ủng hộ và kết thân mà ông Hồ phải buộc lòng quay sang tìm sự ủng hộ của Trung Cộng và Nga Xô, ngả vào lòng thế giới cộng sản.
Trên đây chính cũng là lầm lẫn của tôi từ khi ở trong nước, được tự đính chính sau khi nghiên cứu nhiều hồ sơ lịch sử ở Moscow, Paris, London, Washington DC, trong các kho tư liệu của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản ở Nga, của "Phòng Nhì" và thư viện Montpellier / Pháp, của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ…
Ngay từ khi còn ở trong nước, tháng 5/1990, tôi gặp ông Archimede Patty tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ ở hội trường Ba Đình, chính ông A. Patty từng ở trong tổ Con Nai của tình báo Mỹ đột nhập Việt Bắc để bắt liên lạc và giúp huấn luyện quân sự bộ đội Việt Minh, cho tôi biết rằng ông không tiếc gì việc lỡ làng mối quan hệ Mỹ - Việt, vì sự thể ắt phải như thế. Theo ông tìm hiểu, hồi đó, tổng thống F.D. Roosevelt và tổng thống H.S. Truman cùng các ngọai trưởng E. Stentinius và J. Byrns nắm rất chắc lý lịch của ông Hồ, qua trao đổi tin tức rất đầy đủ kịp thời giữa tình báo Pháp, Anh và CIA. Từ đầu năm 1945 họ đã thông báo cho nhau rằng ông Hồ là cán bộ quốc tế ăn lương của Quốc tế Cộng sản, được huấn luyện kỹ ở Moscow từ năm 1924, cầm đầu Đảng Cộng sản Đông Dương và sớm muộn sẽ thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, Lào và Cam-bốt.
Năm 1992 tôi cùng nhà sử học Stanley Karnow gặp các nhà ngoại giao Mỹ tại trụ sở bộ ngoại giao, khi trao đổi về vấn đề này, các bạn Mỹ cho rằng cả 6 bức thư của ông Hồ gửi tổng thống Truman đều được nghiên cứu nhưng cố tình không trả lời, vì chả lẽ lại nói rằng chúng tôi đang thực hiện "Chiến lược be bờ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản" - "Containment Strategy", mà các ông đích thị là cộng sản trá hình, không thể chơi với nhau.
Các bạn nhà báo Pháp, Anh, Đức, Nhật của tôi được trao đổi về vấn đề này cũng chung một ý nghĩ là ông Hồ là con người rất khôn ngoan, nhiều mưu mẹo, rất "già jeu" về chính trị. Ông có thủ thuật "lạt mềm buộc chặt" là thế.
Năm 1945, khi thế chiến II kết thúc, phe xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa cộng sản vừa phôi thai ở Châu Âu, ở Châu Á chưa có nước nào theo chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Trung quốc chưa nắm được chính quyền, nên ông Hồ phải che giấu thật kỷ bản chất cộng sản của mình. Ở trong nước số đảng viên cộng sản chỉ có 1 vài nghìn, yếu ớt lắm. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 với các khẩu hiệu cực đoan, bạo động "đả trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" không được lòng dân, còn gây phản cảm mạnh trong mọi giới.
Ngay từ năm 1941 phong trào Việt Minh – "Việt Nam độc lập đồng minh hội" do đảng cộng sản chủ trương đã dấu kỹ bản chất cộng sản, tất cả các tỏ chức của Mặt trận đều mang tên "cứu quốc". Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Binh sĩ cứu quốc, Công nhân cứu quốc… với tiêu chí giành độc lập dân tộc, không nói gì đến giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Cuối năm 1946 đảng cộng sản Đông dương còn giả vờ tuyên bố tự giải tán để cố tập họp các nhân sĩ, quan lại cũ, trí thức tham gia kháng chiến, học đòi thủ thuật của Staline giải thể Đệ tam quốc tế cộng sản năm 1943 để bắt tay với thế giới dân chủ chống phát xít.
Chỉ sau khi nối liền biên giới với đảng cộng sản Trung Quốc đã nắm được chính quyền tháng 10/1949, đảng Cộng sản Đông dưong mới bắt đầu hé lộ bản chất cực đoan phi dân tộc, bè phái của mình, qua cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, chống Nhân văn giai phẩm, qua vụ án xét lại chống đảng, thải lọai các nhân sĩ trí thức trong 2 đảng Xã hội và Dân chủ, nắm trọn chính quyền về mình không chia xẻ cho ai, dẫn đến sự thoái hóa, rồi tha hóa toàn diện, phụ thuộc làm tôi đòi cho đảng cộng sản Trung quốc, bế tắc, mất trọn niềm tin của xã hội như hiện nay.
Bài học rút ra từ vấn đề trên đây là Việt Nam hiện nay nếu muốn có nền độc lập chân chính, trọn vẹn, hòa nhập với thế giới hiện đại để phát triển vững chắc mang lại phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân, chỉ có một con đường là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mù mờ, từ bỏ con đường chia rẽ dân tộc, hèn với giặc ngoại xâm ác với dân, tham nhũng lan tràn bất trị, hòa nhập trọn vẹn với thế giới dân chủ, thật lòng thực hiện đòan kết hòa giải dân tộc, không có con đường nào khác.
Vấn đề thứ hai cần phản biện là trong cuốn phim và trên các mạng thông tin từng đưa ra con số thổi phồng quá đáng về số quân nhân Trung Quốc có mặt ở Việt Nam trong thời chiến. Có nơi đưa ra con số 320.000, cứ như quân Tàu có mặt khắp nơi để Quân đội nhân dân đổ vào Nam hết. Không có gì gian dối bằng !
Tôi từng ở bộ Tổng tham mưu trong thời chiến. Con số quân nhân Trung Quốc luôn được cập nhật để có các đoàn thăm viếng quà cáp khi có ngày lễ lớn của mỗi bên. Số lựong, tên đơn vị, địa điểm đóng quân ghi rõ trên bản đồ để cho Cục Tuyên huấn hàng tháng cử tổ chiếu phim đến phục vụ bộ đội "bạn," và đôi khi cử Đoàn văn công quân đội của Tổng Cục chính trị đến múa hát cho bạn.
Phần lớn là các đơn vị phòng không sang để luyện tập, học hỏi kinh nghiệm chiến trường. Khi cao nhất là 22 tiểu đoàn gồm có chừng 140 ụ súng, với quân số từ 8.000 đến 12.000. Họ đóng quân trong rừng, nhà gỗ ở tạm, tránh quan hệ với nhân dân địa phương, xa các thị trấn. Chỉ ở vài tỉnh thuộc quân khu 1.
Còn ở phía Nam sông Hồng, ở các Quân khu 3, 4, 5, 7, 8, 9, vào miền Trung và Nam bộ, - chừng 92% diện tích thì tuyệt nhiên không có 1 quân nhân Trung Quốc nào.
Đây là kiểu thống kê gian xảo của Trung Quốc. Mỗi đợt quân Trung Quốc được luân phiên phái sang chỉ 3 đến 4.000, thời gian mỗi đợt chỉ có 3 đến 4 tháng, nếu cộng lại trong 10 năm là 120 tháng, có 40 đợt cộng lại mới là 160.000 người. Họ tùy tiện thổi phồng lên 2 hay 3 lần nữa cho có vẻ đông đảo lắm. Anh Tàu hay ngoa ngôn, phóng đại, thổi phồng là thế !
Nên hồi đó trong cả nước, rất ít người thấy, gặp mặt lính Trung Quốc. Phòng tùy viên quân sự trong Sứ quán khi đông nhất chỉ có 130 người.
Vài tỉnh phía Bắc thuộc quân khu 1, người dân rất vui nhộn khi thấy các đơn vị phòng không Trung quốc bắn máy bay Mỹ, đó là họ bắn vô tội vạ, không hề tiết kiệm, bắn từ rất xa, có khi chưa nhìn thấy máy bay, một tay bấm cò một tay giơ cao Mao tuyển bìa đỏ chót ; miệng đọc lời ông Mao thuộc lòng như đọc kinh. Và có hạ được chiếc nào đâu, dù vãi đạn lên trời. nếu hạ được 1 chiếc họ đã khoe khoang hết mức.
Họ ngủ dậy là đọc Mao tuyển, trước khi cầm đũa ăn cơm, trước khi đi ngủ đều đọc Mao tuyển, làm nhà, đào hầm hố đều niệm Mao tuyển…
Quả thật phía Trung Quốc có lần yêu cầu để cho họ vào tham gia vận chuyển trên đường Hồ Chí Minh, nhưng lãnh đạo Việt Nam không chịu, vì biết rằng họ vào dễ, trở về thì khó, sẽ bị mắc mưu thâm.
Đó là điều cảnh giác đáng khen, không như hiện nay mở toang cửa cho tràn ngập vào trên mọi địa bàn, tận Tây Nguyên, Nam bộ, với các phố xá, hàng giả, hàng độc hại tràn vào khắp nơi.
Trên đây là 2 điều thực tế cần phản biện qua bộ phim "The Vietnam War" để tránh những hiểu sai, hiểu lầm về cuộc chiến này.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 21/10/2017
Sau khi xem bộ phim "The Vietnam War" của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi có nhiều băn khoăn, kỷ niệm, suy nghĩ về cuộc chiến dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm, muốn chia sẻ rộng rãi để cho cuộc thảo luận thêm sôi nổi và có ích.
Một cảnh trong Vietnam War, PBS.
Đã có nhiều nhà bình luận đến nay vẫn còn nêu lên vấn đề : "Trong cuộc chiến tranh Việt Nam phía Hoa Kỳ có thể nào thắng không ?". Và thắng như thế nào ? vào lúc nào ?
Cũng có ý kiến khẳng định đây là cuộc chiến mà Hoa Kỳ không có cách nào, không bao giờ thắng được. Đã có cuốn sách viết theo đề tài "Một cuộc chiến bất khả chiến thắng" nói lên sự bế tắc của phía Hoa Kỳ, các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đã chọn nhầm đối thủ, do không am hiểu lịch sử lâu dài của Việt Nam.
Đã có ý kiến nêu lên hai sự kiện có tính chất rủi ro, đáng tiếc ở phía Việt Nam Cộng Hhòa và Hoa Kỳ đã xảy ra, việc Hoa Kỳ chủ trương loại bỏ hai anh em ông Diệm và ông Nhu cuối năm 1963 và sự kiện Watergate dẫn đến tổng thống R. Nixon bị mất chức năm 1974, khi cuộc chiến tranh ở thời kỳ gay gắt nhất.
Theo tôi có những khả năng chiến tranh sẽ diễn ra một cách khác, rất có thể Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ không bị thua hoàn toàn như đã xảy ra.
Xin kể một kỷ niệm khó quên để dẫn chứng và minh họa.
Năm 1963 - 1964 tôi tham gia đoàn nghiên cứu dài ngày của Bộ quốc phòng - Tổng tư lệnh kéo dài hơn 1 năm. Đoàn vào địa bàn Quân khu V và vùng Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Ban Mê Thuột, đi qua nhiều binh trạm trên đường mòn Hồ Chí Minh. (Năm 1961 tôi đã vào đường mòn Hồ Chí Minh khi mới mở ở Trị - Thiên. Lúc ấy vận chuyển chính là thồ bằng vai và lưng người, mỗi người khoảng trên dưới 50, 60 kg, rất vất vả).
Năm 1963 đường Hồ Chí Minh đã vào sâu tới Nam bộ, chủ yếu là thồ bằng hàng vạn xe đạp đẩy bằng chân tay, tay lái nối dài bằng một chiếc gậy. Mỗi xe thồ được chừng trên dưới 1 tạ. Khi đi thì đẩy, khi trở về trạm cũ thì đạp cho nhanh. Đã có vài binh trạm ở Trường Sơn Tây đường mở rộng, chạy được ô tô.
Khi trở ra chúng tôi nghỉ chân ở thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Tại đây tôi dự cuộc họp có mặt đại tướng Võ Nguyên Giáp với đại tá Đồng Sỹ Nguyên, tư lệnh của đường Hồ Chí Minh. Cuộc họp bàn kỹ đến mở rộng, hiện đại hóa, cơ giới hóa đường mòn, lập các trạm đỗ xe, sửa xe tải lớn, mở rộng đường ra 6 - 7 mét để tránh nhau, lắp đường ống cho xăng dầu, lập thêm các ụ cao xạ, trạm thông tin, điện thoại, rađa, các nhà nghỉ, trạm xá ở mỗi binh trạm. Bản đồ các binh trạm cũ và mới được phác họa.
Tướng Giáp rất băn khoan lo nghĩ vì cái thế của đường mòn có vẻ rất mong manh, như một sợi chỉ căng ra, nhỏ bé, đơn độc, dễ bị cắt đứt, không có thế bề ngang để dựa vào nhau. Khi hỏi về khả năng bảo vệ, duy trì lâu dài thường xuyên đường vận chuyển chiến lược, mạch máu chủ duy nhất nối liền Bắc Nam, (tuy cũng có đường vận chuyển ven biển, nhưng còn nhỏ bé lắm) vị tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên thú nhận rằng : "Nếu đối phương chỉ dùng không quân bắn phá thả bom, dù tăng cường gấp bội B52 thả bom thảm thì không đáng lo. Vì cho đến nay, theo thống kê bom B52 thả từ rất cao, 4.000 đến 6.000 mét, máy bay lại bay rất nhanh, nên bom tản mạn lớn, trung bình chỉ có 3/1.000 trái bom đụng đến đường Hồ Chí Minh. Bom phá, đất đá có sẵn để sửa đường rất nhanh".
Nhưng đáng lo nhất là nếu như phía Hoa Kỳ dùng hẳn 1 vài lữ đoàn hay 1 sư đoàn chiếm hẳn 1 hay 2 binh trạm thì thành vấn đề rất lớn, rất đáng lo.
Vì địa bàn một binh trạm chỉ lớn bằng 1 xã. Binh trạm lại có quá nhiều đầu mối. Kể ra có đến gần 30 cơ quan, tổ chức. Mỗi binh trạm có 1 Chỉ huy trưởng, 6, 7 chỉ huy phó mà vẫn không nắm được hết tình hình. Nào là bãi đóng quân cho các đơn vị ra vào, đơn vị công binh và thanh niên xung phong mở đường, sửa đường, nhà khách cho cán bộ ra vào, các nhà kho, hầm kho đủ thứ, kho súng đạn, kho quân nhu, kho thuốc men, kho lương thực, kho gạo, kho nhu yếu phẩm, trạm giao liên chuyển công văn, không thể nhận chuyển thư riêng vì không kham nổi, rồi còn ụ cao xạ, kho đạn cao xạ, các trạm gác quân báo bảo vệ xung quanh, dự kiến đường ống chuyển xăng dầu, bãi xe tải, trạm sửa xe, hệ thống thông tin điện tử, điện thoại, rađa, trạm thông tin…
Mỗi chỉ huy trưởng là một chỉ huy các binh chủng hợp thành, công việc phải quán xuyến, giải quyết hàng ngày trong các mối quan hệ với cấp trên, với các binh trạm kề bên, với các đơn vị đi qua, với chính quyền và đảng ủy cấp tỉnh, huyện, xã địa phương…
Chỉ nhìn sơ đồ tổ chức một binh trạm là đã đủ để hoa mắt.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên tỏ ý rất lo âu, kết luận rằng cho đến nay đối phương có vẻ chỉ ưu tiên dùng không quân. Về bộ binh chỉ có những tốp thám báo nhỏ, vài chục người, chưa có trận nào dùng hàng tiểu đoàn, trung đoàn hay lớn hơn chiếm lĩnh hẳn 1 binh trạm. "Xin nói thật rằng tôi lo nhất nếu điều đó xảy ra, khi ấy cả binh trạm sẽ như bầy ong vỡ tổ, mỗi đơn vị chạy đi một hướng, rất khó liên lạc với nhau để khôi phục tình hình. Tôi lo đến mất ngủ vì khi ấy liên lạc chỉ huy nắm tình hình sẽ mất ổn định lâu dài, vận chuyển chiến lược sẽ bị đình đốn một thời gian chưa ước đoán được".
Sau này nhiều lần gặp lại tướng Giáp, tôi thấy ông vẫn giữ một nỗi lo âu dai dẳng, tỏ ý rất băn khoăn lo ngại phía Hoa Kỳ dùng 1 hay 2 lữ đoàn chiếm giữ hẳn 1, 2 binh trạm thì sẽ khó khăn lớn, phức tạp lớn, ảnh hưởng nhiều đến mọi chiến trường ở miền Nam. Có lần, vào năm 1970, ông dặn chúng tôi - tổ chuyên viết bình luận quân sự trên báo Quân đội nhân dân - là không nên nói nhiều đến tầm quan trọng quyết định của đường Hồ Chí Minh, không được nói đến tổ chức phức tạp của các binh trạm, không được để lộ cái có thể tạm gọi là gót chân A-sin của quân đội miền Bắc, vẽ đường cho hươu chạy… Chúng tôi theo đúng như thế.
Đầu năm 1971, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 trên đường 9 – Nam Lào, đụng đến đường Hồ Chí Minh nhưng lúc này đường đã mở rộng xuống phía Nam, lại thất bại ngay, vì rơi vào trúng kế chuẩn bị sẵn của bộ tổng tư lệnh ở Hà Nội, trong vòng một tháng rưỡi phải rút lui khỏi Khe Sanh – Tchepone – Bản Đông, không có ảnh hưởng gì đến đường Hồ Chí Minh đã hiện đại hóa, cơ giới hóa, mở rộng, kéo dài về phía Nam.
Cho đến năm 1974, 1975, Hoa Kỳ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa, giảm đáng kể chi phí, rút dần quân Hoa Kỳ, tôi nghĩ tổng tư lệnh Giáp và tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên mới thở dài khoan khoái, nhẹ nhõm khi thấy đường Hồ Chí Minh đã an toàn, thành đại lộ dẫn đưa đại quân vào miền Nam.
Tôi nhắc lại nỗi lo âu dai dẳng của tướng Giáp suốt gần 10 năm (1963–1971) để nói rằng nếu như Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa mở một cuộc tấn công lớn chiếm hẳn 1, 2 binh trạm, một đoạn dù nhỏ con đường Hồ Chí Minh, hậu quả sẽ là đình đốn kéo dài việc vận chuyển quân lính, vũ khí, quân nhu quân dụng ra các mặt trận, diễn biến chiến tranh sẽ diễn ra khác hẳn thực tế đã diễn ra, cuộc chiến có thể giằng co kéo dài và kết thúc một cách khác.
Tôi đã kể qua chuyện này với tướng Westmoreland hồi 1998 ở Washington DC, ông buồn bã nói rằng, chúng tôi có nghĩ đến cắt đứt đường đó bằng đơn vị bộ binh hay thủy quân lục chiến cỡ sư đoàn, nhưng Lầu Năm góc không duyệt. Họ tin tưởng ở lực lượng không quân, nhất là B52 rải thảm bom, theo quan điểm vũ khí luận, cốt làm sao tiết kiệm tính mạng binh lính, điều hết sức nhạy cảm ở hậu phương nước Mỹ hồi ấy. Ông cũng phàn nàn là tình báo quân sự Hoa Kỳ không biết gì về đối phương, nhất là về những điều cơ mật ở đại bản doanh.
Cũng có anh bạn nhà báo Mỹ thổ lộ với tôi rằng, đó là vì phía Hoa Kỳ có những nhà chiến lược lo đánh lớn vào đường Hồ Chí Minh sẽ đụng chạm với Trung Quốc, vì có tin đoàn xe tải trên đường là do Trung Quốc đảm nhiệm, với xe tải Bát Nhất, người lái là sĩ quan quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, đường ống dẫn xăng dầu cũng do Trung Quốc giúp điều hành. Một sự phán đoán vu vơ, suy diễn do nghèo nàn về tin tức tình báo chuẩn xác, vì thật ra không hề có lính Trung Quốc nào trên đường Hồ Chí Minh.
Xin chớ ai chụp mũ cho tôi là phản động, chỉ đường cho hươu chạy khi tôi nói lên điều này. Vì chiến tranh không thể làm lại từ đầu. Lịch sử đã sang trang.
Chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm. Nay nhìn lại có thể nói lên những bí mật quân sự thời chiến để cùng nhau nhìn lại cuộc chiến một cách chuẩn xác nhất, khi 2 bên đã bình thường hóa, kết bạn về mọi mặt, nhìn đến tương lai một cách tin cậy nhau trong mối quan hệ chiến lược lâu bền, hai bên đều có lợi.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 18/10/2017
Coi bộ phim 10 tập của PBS về chiến tranh Việt Nam
Điện ảnh và truyền hình không phải là môi trường thích đáng trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp. Và chiến tranh Việt Nam lại là một trong những vấn đề phức tạp nhất từ trước tới nay. Thành ra tôi không đặt nhiều hy vọng là bộ phim của hệ thống truyền hình công cộng PBS của Mỹ sẽ mang lại một cái gì mới để giúp người ta hiểu thêm về cuộc chiến.
Nhưng với bộ phim này đuợc ca tụng như là bộ phim khách quan nhất và đã có những cố gắng để tham khảo cả về phía người Việt thành ra tôi cũng hy vọng rằng bộ phim này ít nhất cũng không như những bộ phim khác của Mỹ về chiến tranh Việt Nam, như Platoon, hoặc Born on the Fourth of July chỉ có tập trung vào phía Mỹ với Việt Nam chỉ là môt bối cảnh phụ thuộc.
Platoon - Ảnh minh họa
Born on the Fourth of July - Ảnh minh họa
Nhưng tôi đã thất vọng.
Tâm lý học dậy cho ta biết rằng thành kiến là những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến suy tư và hành động của con người. Có những thành kiến trở thành vô thức và nằm ngay trong khung suy tư của người ta. Và đó là điều đầu tiên ta nhận thấy trong hầu như tất cả những gì người Mỹ viết hoặc làm phim về chiến tranh Việt Nam.
Cái thành kiến vô thức thể hiện qua việc bộ phim tập trung vào các vấn đề của người Mỹ về những gì cuộc chiến đã tạo ra cho nước Mỹ. Thành ra nó không phải là một bộ phim về cuộc chiến Việt Nam mà phải nói nó là một bộ phim về cuộc chiến của người Mỹ tại Việt Nam. Toàn thể 10 tập của bộ phim về chiến tranh Việt Nam này có đến 90% là về Mỹ, Việt Nam như là một đất nước và nhất là chính thể Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam chỉ là bối cảnh phụ thuộc. Có thể rằng các nhà làm phim làm như vậy là vì họ nhắm chính vào khối khán thính giả người Mỹ trên đất Mỹ, nhưng làm như vậy không thể nào nói là khách quan được.
Cái thành kiến vô thức thể hiện qua việc bộ phim tập trung vào các vấn đề của người Mỹ về những gì cuộc chiến đã tạo ra cho nước Mỹ.
Quan trọng hơn nữa là những thành kiến cố ý của các nhà làm phim. Có ba quyển sách đã ảnh hưởng mạnh đến cái nhìn của nguời Mỹ về chiến tranh Việt Nam và những luận đề mà họ đưa ra đã trở thành tiêu chuẩn ngay cả trong các chuơng trình lịch sử về Chiến tranh Việt Nam dậy cho các học sinh trung học. Hai cuốn đầu "The Best and the Brightest" (1972) của David Halberstam và "Vietnam : A History" (1983) của Stanley Karnow đều đã bán hơn một triệu quyển, còn cuốn thứ ba "A Bright Shining Lie" (1988) của Neil Sheehan thì đã đuợc cả giải Pulitzer và giải National Book Award.
Các chủ đề của các cuốn này đều đã được bộ phim này đưa vào nội dung : chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa có tính cách thuộc địa nhằm trói buộc một dân tộc chỉ muốn giải phóng khỏi ách thống trị của ngoại bang. Thành ra việc tham gia vào cuộc chiến này của Hoa Kỳ đã không những tạo ra một bi kịch cho Việt Nam mà còn tạo ra một bi kịch cho chính nước Mỹ. Và để biện minh cho quan điểm đó của mình, cuốn phim phải mô tả chính quyền và quân đội miền Nam như là hủ hóa, tham nhũng và hoàn toàn tùy thuộc vào nước ngoài, trong lúc ngợi khen những người bên kia.
Ngay từ những phút ban đầu ta có thể thấy chủ ý của các tác giả. Trong một loạt những "flashback" hầu như tất cả những hình ảnh bi thảm của cuộc chiến đuợc chớp lại trong qua một cách kích thích sự chú ý của khan giả. Những mẩu phim này được quay lại theo thứ tự ngược với thời gian tỷ như ta thấy cảnh nổi tiếng cô gái trần truồng chạy bom napalm nhưng chạy giật lùi chứ không phải chạy về phía truớc. Ngay cả đoạn phim này cũng là một sự gian lận vì trên thực tế cô gái này chạy về phía quân đội Việc Nam Cộng Hòa như là nơi an toàn chứ không phải là trốn chạy quân đội Việt Nam như những nguời phản chiến vẫn thường giải thích.
Trên thực tế cô gái này chạy về phía quân đội Việc Nam Cộng Hòa như là nơi an toàn chứ không phải là trốn chạy quân đội Việt Nam như những nguời phản chiến vẫn thường giải thích - Ảnh minh họa
Sau đó là đến một đoạn kể lại lịch sử Việt Nam. Nhưng đó lại là một tường thuật lịch sử rất một chiều. Đầu tiên là nhà văn Bảo Ninh nói đến truyền thống kháng chiến bảo vệ dân tộc của Việt Nam, sau đó là một lược kể lịch sử Việt Nam từ 1858 cho đến 1961 nhưng trong đó hầu như chỉ hoàn toàn tập trung vào Hồ Chí Minh và những nguời cộng sản, chen vào đó là những mẩu phim "flash forward" về những hình ảnh cuộc chiến sau 1960 khi Hoa Kỳ tích cực tham gia vào cuộc chiến. Thông điệp mà các tác giả bộ phim đưa ra thực rõ ràng : lịch sử Việt Nam không quan trọng, đây là cuộc chiến tranh của Mỹ.
Những tập sau mới chính thức đi vào cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam vì tuy rằng các tác giả bỏ qua không nói đến, nhưng cuộc chiến của Việt Nam, cuộc nội chiến thực sự giữa hai phe Quốc-Cộng vốn bắt đầu từ trước khi chiến tranh thứ hai kết thúc và Pháp trở lại Việt Nam. Sự can thiệp của nước ngoài – Pháp hoặc Mỹ - chỉ làm việc quốc tế hóa cuộc chiến mà thôi.
Bắt đầu với tập hai khi tổng thống John F. Kennedy quyết định gởi lính biệt kích Mỹ sang Việt Nam. Hầu hết các quyết định về cuộc chiến đuợc tả lại là từ Washington, trong đó những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa không có quyền tham dự cộng với những hình ảnh về cuộc chiến trong đó có những câu mà người Việt mình khi nghe cảm thấy tủi hổ tỷ như câu của một thiếu tá Mỹ được dẫn lời nói :
"Tụi bay có thể bắn mấy thằng nhỏ da nâu bên ngoài hàng rào kẽm gai. Bay không được bắn đám ở trong. Chúng là của tao" (You can shoot the little brown men outside the wire. You may not shoot the little brown men inside the wire. They are mine).
Khái niệm rằng cuộc chiến này là của Mỹ lại càng được làm tăng thêm khi trong toàn bộ mười tập của bộ phim hầu như tất cả cảnh quay các trận đánh chỉ có lính Mỹ đánh với quân cộng sản, một sự ngầm hiểu là Quân đội Việt Nam Công Hòa không có chiến đấu vì hèn nhát và bất lực.
Với chiến dịch Tết Mậu Thân vốn là một thất bại lớn về quân sự của phía cộng sản nhưng lại là một chiến thắng lớn về tâm lý đối với Mỹ, bộ phim tập trung vào những xáo trộn xã hội tại Mỹ, phong trào phản chiến gia tăng trong giới thanh niên và các trường đại học cùng với các cố gắng của chính phủ Mỹ để rút chạy ra khỏi Việt Nam.
Tập chót của bộ phim bỏ ra ít hơn là 15 phút để nói đến con số khổng lồ những người Việt bỏ nước ra đi cũng như là cuộc sống của những người dân miền Nam sau 1975. Tuy rằng đề tài của tập này là "hòa giải hòa hợp". Nhưng hòa giải hòa hợp này là cho người Mỹ. Nguời Việt không có phần. Rất nhiều thời giờ được dành cho đài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam tại Washington DC và những câu chuyện của các cựu chiến binh Mỹ trở về Việt Nam hai mươi năm sau cuộc chiến để coi lại các chiến truờng cũ và bắt tay với kẻ cựu thù. Ta có cảm tuởng rằng người miền Bắc mới là bạn của Mỹ còn người miền Nam là kẻ thù.
Nhưng có lẽ ta cũng không nên quá chê trách các nhà làm ra bộ phim này. Khán giả mà Burns và Novick nhắm vào là đại đa số những người Mỹ, nhất là những người Mỹ da trắng. Người Việt chúng ta không phải là mục tiêu của các tác giả dù rằng là người Mỹ gốc Việt.
So sánh với những bộ phim khác của Mỹ về chiến tranh Việt Nam thì bộ phim này có những tiến bộ. Burns và Novick quả là đã có đi phỏng vấn một số người Việt cả ở miền Bắc và miền Nam, nhưng đó chỉ là một thiểu số đặc biệt là tiếng nói của những người miền Nam. Và bộ phim đã thu thập đuợc một số khổng lồ những hình ảnh và tài liệu của cuộc chiến giúp ta có thể tiêu khiển nếu chỉ coi phim này như là một bộ phim chiến tranh thuần túy.
Riêng tôi khi coi tập phim này là một sự đau đớn, một kinh nghiệm không muốn phải lập lại.
Lê Mạnh Hùng
(16/10/2017)
Tình thế dẫn đến tôi có những người bạn Mỹ. Trong chiến tranh tôi đã kết thân với nhà nghiên cứu Murray Hiebert, nhà báo Nayan Chanda, nhà sử học Stanley Karnow… qua một số cuộc họp ở Bangkok / Thái lan, Kuala Lampur / Malaysia, ở trụ sở Liên Hợp Quốc / New York và Hà Nội.
Poster phim tài liệu The Vietnam War.
Sau chiến tranh, tôi lại có thêm nhiều bạn Mỹ nữa, bạn thân và rất thân. Luôn gửi thư cho nhau, gửi thư thiếp chúc Tết đều cho nhau. Trong đó có 2 thượng nghị sỹ John McCain và John Kerry. Đây là 2 chính khách nổi tiếng, ông J. Kerry thuộc đảng Dân chủ, từng chiến đấu bị thương ở miền Nam, về sau là người chống chiến tranh, từng là ngoại trưởng dưới tổng thống Barack Obama. Ông J. McCain vốn là phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh ở Hỏa lò Hà Nội một thời gian. Hồi đó tôi có gặp và nhiều lần phỏng vấn ông. Ông McCain từng là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, nay là Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Thượng viện Hoa Kỳ.
Năm 1992 khi tôi sang thăm Hoa Kỳ, các bạn Mỹ dẫn tôi đến trụ sở Quốc Hội ở trên đồi Capitol, tham quan dự thính các cuộc họp, sau đó gặp các Nghị sĩ. Tôi gặp lại 2 ông Kerry và McCain. Cuộc gặp kéo dài, thân tình, thích thú. Hai ông yêu cầu tôi ra điều trần tại một ủy ban của Quốc Hội về vấn đề tù binh Hoa Kỳ, tôi chuẩn bị kỹ, chân thật, biết gì nói nấy, còn biếu tặng 6 cuốn sổ tay riêng ghi các cuộc phỏng vấn hơn 60 phi công Mỹ từng bị tù, để họ làm kỷ niệm và nghiên cứu.
Sau đó chúng tôi lại gặp nhau tại gia đình nhà sử học Stanley Karnow, có thứ trưởng ngoại giao H. Salomon tham dự. Lúc này Liên Xô đã tan vỡ, phe XHCN đã tự giải thể. Một cuộc gặp thân mật ấm cúng. Cô con gái Catherine Karnow, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chụp nhiều ảnh kỷ niệm. Hôm sau cô đưa tôi ra Bức tường kỷ niệm ghi tên của hơn 50.000 quân nhân Mỹ tử trận tại Việt Nam để chụp bức ảnh quý làm bìa cho cuốn sách "From Enemy to Friend" của tôi được Naval Institute – Học viện Hải quân Hoa Kỳ nhận in và phát hành.
Tôi còn nhớ mãi sau khi ăn tiệc thịnh soạn chúng tôi ra uống càphê ở phòng khách, tôi nêu lên vấn đề ở Việt Nam hiện nay chúng tôi đấu tranh tập trung đòi dân chủ và nhân quyền, chính là những giả trị then chốt của nước Mỹ mà hơn 50.000 quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam cũng vì các giá trị ấy.
Ông McCain cao hứng nói : Vậy tại đây chúng ta cùng nhau cam kết chung sức đấu tranh cho dân chủ hóa ở Việt Nam cho đến khi thắng lợi, chính là để vinh danh tất cả các quân nhân của các bên đã hy sinh trong cuộc chiến, làm cho các sự hy sinh đó thêm ý nghĩa và không uổng phí. Tôi ghi nhanh, đại thể là "We joint all efforts in our common struggle for the whole democratization in Viet Nam, so we will glorify the sacrifice of our soldiers of all sides, that make greater sense to those heroes of the war".
Thế rồi chúng tôi chia tay trong niềm vui cam kết và cùng nhau hứa hẹn, các bàn tay Mỹ - Việt úp chồng lên nhau : "Hòa chung sức để đấu tranh cho Việt Nam có dân chủ hóa hoàn toàn, thật sự, thì lúc ấy mới coi như chiến tranh thật sự kết thúc, thắng thua rõ ràng. Lúc ấy Hoa Kỳ toàn thắng, ngăn chặn, thủ tiêu Chủ nghĩa cộng sản hoang dại, nhân dân Việt Nam - cả miền Bắc cùng miền Nam – cùng toàn thắng, có độc lập, dân chủ, hòa hợp thống nhất trọn vẹn, ba bên cùng toàn thắng, chỉ có chủ nghĩa và đảng Cộng sản là thua, và đại đa số đảng viên rồi sẽ trở nên những công dân yêu nước, lương thiện, như ở Cộng hòa liên bang Đức, Ba Lan … hiện nay. Họ cũng thắng vì họ cũng được giải phóng".
Tôi hiểu hai ông bạn của tôi không quên lời cam kết thân thiết trên đây. Hai ông đều là những nhân vật quan trọng rất quý mến nhân dân Việt Nam và mong thắt chặt quan hệ chiến lược toàn diện. Gần đây ông McCain còn đến thăm cảng Cam Ranh và báo tin hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ sẽ cập bến thăm hải cảng quân sự quan trọng và đẹp đẽ này. Rất tiêu biểu cho hòa giải Mỹ - Việt sau cuộc chiến.
Một điều quan trọng là ông đại sứ Hoa Kỳ mới được cử sắp sang nhận nhiệm vụ ở Hà Nội, Daniel J. Kreitenbrink đã phát biểu tại quốc hội Hoa Kỳ rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của ông "sẽ là vấn đề tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam" và còn nói rõ rằng "xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, xét xử với những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động trong 18 tháng qua là rất đáng lo ngại". Đây cũng là một nét minh họa cho sự cam kết Mỹ - Việt chung sức phấn đấu cho dân chủ hóa thật sự ở Việt Nam.
Nhân bàn tán về bộ phim Hoa Kỳ "The Vietnam War" của Ken Burns và Lynn Novick tôi nhớ lại lời cam kết thân thiết Mỹ - Việt 25 năm trước và trình làng như một lời nhắn nhủ chung hãy kết nghĩa Mỹ - Việt thêm chặt để hành động mạnh mẽ theo như lời cam kết bạn bè tại Washington năm 1992.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 11/10/2017
Ánh lửa từ những bó đuốc của đoàn người da trắng đi tuần hành tại Charlottesville tháng 8 vừa qua làm sáng rực bầu trời khuôn viên trường Đại Học Virginia (UVA) gợi lại cho chúng tôi bao nhiêu kỷ niệm về vấn đề da màu và biểu tình trong suốt bảy năm theo học tại nơi đây, 1958-1965.
Cựu binh, chính trị gia Chuck Hagel trong một buổi khai trương 'Vietnam War Exhibit' ở Arlington, Virginia năm 2016
Xung đột sắc tộc và màu da ở Mỹ đã có từ trước
Đại học Virginia là trường của người da trắng vì không nhận sinh viên da đen. Và sinh viên da trắng phải là phái nam. Muốn vào UVA, nữ sinh viên phải theo học ở Mary Washington College tại Fredericksburg, cách Charlottesville 66 dặm.
Vừa tới thành phố này chúng tôi đã thấy phòng vệ sinh dành cho "White" và "Black". Thoạt đầu cũng lúng túng, không biết mình nên chọn phòng nào ?
Cái gì phải đến thì đã đến. Năm năm sau, ngày 10/09/1962, một cuộc nổi loạn ở Oxford, Mississipi làm hai người chết và một số bị thương.
Tổng thống JF Kennedy phải điều động tới 16.000 vệ binh tới để dẹp loạn và bắt chấp nhận một sinh viên da đen vào học tại Đại học Mississipi. Cả thành phố Oxford bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội. Làm sao mà ở nước Mỹ lại có thể có cái cảnh này, chúng tôi tự hỏi ?
Trong tất cả các cuộc biểu tình phản chiến, kể cả biến cố vệ binh bắn vào sinh viên biểu tình tại Đại học Kent State ngày 4/5/1970 vừa được nhắc lại trong bộ phim The Vietnam War của Ken Burns và Lynn Novick, không bao giờ có cả một thành phố bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội như vậy.
Ngày 11/06/1963 mọi người ngỡ ngàng khi thấy TV chiếu cảnh Thống đốc Alabama, ông George Wallace đứng chặn ngay trước cửa Đại học Alabama (Tuscaloosa) không cho hai sinh viên da đen vào lớp học. Tổng thống John F. Kennedy lại phải đưa vệ binh tới, và cảnh sát tháp tùng hai sinh viên nhập học.
Khi được bầu lên thống đốc ông Wallace đã tuyên bố : "Tách biệt bây giờ, tách biệt ngày mai, tách biệt mãi mãi" (segregation now, segregation tomorrow, segregation forever).
Tiếp theo là cuộc biểu tình vĩ đại "March on Washington" ngày 28/08/1963 do Mục sư Martin Luther King lãnh đạo. Thông điệp của ông về "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) và phản ứng của đoàn người biểu tình ước tính tới 250.000 người. Ngày hôm sau, một nhà lãnh đạo nhân quyền bị ám sát ở Jackson, Mississipi.
Bộ đội miền Bắc ở Quảng Trị
Những biến cố liên tục này làm cho nước Mỹ bất an, chia rẽ không kém gì những cuộc biểu tình phản chiến trong bộ phim The Vietnam War.
Năm 1963 thì Ken Burns mới lên mười tuổi và Lynn Novick mới lên một, không để ý tới biểu tình. Có thể vì vậy mà trong phim này, đã hàm ý rằng chỉ vì chiến tranh Việt Nam nên mới có biểu tình xé nát nước Mỹ. Phim không nói đến sự thật là vì sợ phải đi lính, một số khá đông thanh niên đi biểu tình là để chống quân dịch như chúng tôi sẽ đề cập dưới đây.
Phần II của phim The Vietnam War đề cập về cùng một thời gian với cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy (Khi Đồng Minh Tháo Chạy), đó là từ Tết Mậu Thân cho tới khi Miền Nam sụp đổ. Trong cuốn sách này, chúng tôi tập trung vào việc Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam như thế nào.
Còn phim The Vietnam War, tuy có đề cập tới những sự kiện theo dòng lịch sử, nhưng tập trung vào biểu tình, thương vong, và hoàn cảnh bi đát của những người quân nhân Mỹ trên chiến trường. Họ đã không được hậu phương ủng hộ, cho nên lẫn lộn về sứ mệnh của mình : "Tôi đang chiến đấu cho cái gì đây ?" (What do I fight for ?).
Trong khuôn khổ giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ đề cập vắn gọn tới một số sai lầm và thiếu sót của bộ phim.
Trung thực hay thiên lệch ?
Phần II của phim vẫn tiếp tục phán xét, còn nặng hơn Phần I. Phim đã lặp lại những luận điệu của phe thiên tả rằng chính phủ Sài Gòn tham nhũng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hành động độc tài như ông vua trong một nước bé nhỏ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa không hữu hiệu, nạn trốn quân dịch.
Nặng nề nhất là đã một cách gián tiếp làm cho khán giả hiểu lầm rằng chính phủ miền Nam chỉ là bù nhìn của Mỹ.
Về tham nhũng, chúng tôi miễn bình luận vì trong những năm vừa qua, độc giả đã nghe và xem quá nhiều về tham nhũng ở ngay Washington, hay thống đốc Virginia vào tù.
Cựu binh Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt tỵ nạn ngày nay
Tổng thống Thiệu độc tài : Ken Burns và Lynn Novick không biết rằng Sài Gòn có tới cả chục đảng phái, mấy chục tờ báo, luôn chỉ trích, công kích chính phủ ? Rồi ca nhạc phản chiến tràn lan, sinh viên xuống đường biểu tình thoải mái.
Quân đội không hữu hiệu, trốn quân dịch ? Sau trên 40 năm với bao nhiêu nghiên cứu đặt lại vấn đề thành công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa mà phim vẫn lập lại luận điệu xưa cũ.
Trước khi phê bình như vậy, thiết tưởng Ken Burns và Lynn Novick phải cho nghiên cứu (vì ngân sách 30 triệu USD rất lớn) xem có dân tộc nào trên thế giới này đã chịu chấp nhận cho gần một phần ba số thanh niên nam ở tuổi lao động (1,2 triệu trên 3,9 triệu) đi quân dịch hay không ?
Quả thật đã có nạn lính ma, lính kiểng nhưng chỉ là số rất nhỏ, đại đa số đã vui lòng nhập ngũ.
"Hành động nói to hơn lời nói" : Chính Đại sứ Graham Martin là người có mặt tại Sài Gòn đến giờ phút cuối cùng đã phải cải chính trước Quốc Hội rằng (sau khi Mỹ rút hết từ mùa Xuân 1973) :
"Miền Nam chỉ mất một tỉnh đầu tiên là Phước Long vào tháng 1/1975 khi các ngài đã cắt hết viện trợ".
Lúc ấy quân đội chỉ còn đủ đạn dược để chiến đấu 30-45 ngày. Cho nên nếu ngày 30/4 không xảy ra thì muộn lắm cũng sẽ xảy ra hai tháng sau, vào ngày 30/6/1975 ?
Chính phủ miền Nam là bù nhìn của Mỹ ? Cáo buộc này đã được nhiều người phản biện. Nơi đây, chúng tôi chỉ nhắc lại như thế này : tuy dù vì hoàn cảnh thật nghèo sau mười năm chiến tranh của Pháp (1945-1955), Việt Nam Cộng Hòa đã phải lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ nhưng không phải vì thế mà lãnh đạo của họ trở thành bù nhìn.
Như đã đề cập trong cuốn Khi Đồng Minh Nhảy Vào, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã yêu cầu Tổng thống Kennedy rút cố vấn đi, và cũng không muốn cho Mỹ đưa quân đội tác chiến vào miền Nam.
Khi thấy Mỹ bỏ Lào, ông nhìn thấy chân trời tím và biết rằng trước sau thì Mỹ cũng bỏ rơi miền Nam nên muốn điều đình với miền Bắc để tìm một giải pháp hòa bình. Ông đã chống lại Mỹ và sau cùng đã hy sinh tính mạng để giữ được chính nghĩa quốc gia.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng thống Thiệu đã nhất quyết chống lại Tổng thống Nixon, không chấp nhận bản dự thảo Hiệp định Paris cho dù bị đe dọa sẽ có đảo chính giống như 1963, rồi Tổng thống Nixon còn tàn nhẫn đến mức nói "cắt cổ ông Thiệu nếu cần thiết". Nhưng Tổng thống Thiệu vẫn cưỡng lại. Sau cùng Tổng thống Nixon phải bí mật cam kết để bảo đảm hòa bình và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam để đổi lấy sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. Nhưng cam kết thì cũng chỉ là mánh khóe để bỏ rơi miền Nam (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy).
Không giải thích cho rõ tại sao thương vong lên cao ?
Tử thương lên tới 58.200 người là vì hai lý do :
Thứ nhất : Mỹ muốn trực chiến. Mặc dù cả hai tổng thống Việt Nam Cộng Hòa - Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu - đều đã yêu cầu là Mỹ chỉ cần yểm trợ phương tiện, vật chất và huấn luyện quân đội miền Nam để họ tự bảo vệ, rồi chỉ yểm trợ khi nào bị tấn công, nhưng Mỹ đã không nghe, cứ mang thật nhiều quân vào rồi đưa họ ra chiến trường.
Ngay từ lúc Mỹ mới nhúng tay vào miền Nam cũng đã có sự bất đồng ý về chiến thuật giữa cố vấn Mỹ và tuớng lãnh miền Nam. Trong một buổi họp, viên tư lệnh Mỹ ở miền Nam đã nói toạc ra là "ai chi tiền thì người đó chỉ huy" (who pays, commands). Rồi tới khi chiến tranh leo thang, sứ mệnh của quân đội Hoa Kỳ được xác định là chiến đấu, sứ mệnh quân đội miền Nam là gìn giữ an ninh ở hậu phương.
Lễ đưa thi hài quân nhân Mỹ về nước năm 1965 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Vì thế Tướng Westmoreland đã theo một chiến thuật gọi là "tìm và diệt địch" (search and destroy). Người lính Mỹ đi tìm địch phải lội vào bùn lầy, trực thăng thả họ xuống những nơi hẻo lánh, núi đồi hiểm trở. Trận Đồi 937 (còn gọi là Hamburger Hill) ờ Thung lũng A Shao có tới 56 tử thương và 480 bị thương.
Vì quân đội Mỹ đã chủ động, nên quân đội miền Nam không được huấn luyện tối đa cho tới năm 1969 khi Mỹ bắt đầu rút. Lúc ấy mới có chương trình Việt Nam Hóa, giúp tân trang và đẩy mạnh huấn luyện. Ta nên nhớ chỉ sau Tết Mậu Thân quân đội Việt Nam Cộng Hòa mới được trang bị súng M-16, còn trước đó chỉ là loại cổ, súng Garrant M-1 và súng Carbine từ thời Đệ nhị Thế chiến.
Thứ hai, Mỹ áp dụng mô hình chiến tranh quy ước (conventional warfare) để đánh chiến tranh du kích. Mô hình này dựa vào hai yếu tố chính yếu, đó là "di động tính và hỏa lực" (mobility and fire power). Di động tính là dùng nhiều trực thăng để chuyển quân, nhưng trực thăng bay thấp, dễ bị bắn trúng. Hỏa lực : máy bay thả nhiều bom đạn và đại pháo gây nhiều thương vong cho người dân Việt và có khi còn cho cả người lính Mỹ.
Không nói hết sự thực về lý do 'biểu tình phản chiến'
Trong suốt thập niên 1960, chúng tôi - trước là sinh viên, sau là giáo sư - đã sinh hoạt gần gũi với các sinh viên : phản chiến có, ủng hộ có. Đôi khi còn đi lẫn vào đám đông để quan sát, nghe ngóng, cho nên đã thấy ngay sự thiếu sót của bộ phim về 'biểu tình phản chiến.' Phim lại dành nhiều thời giờ cho phong trào này.
Như đã đề cập trên đây, những cuộc nổi loạn, xung khắc về da màu đã châm ngòi phong trào biểu tình ngay từ năm 1962, ba năm trước khi quân đội Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng (3/1965). Khi cuộc chiến bùng nổ, phong trào phản chiến nhập luôn với phong trào nhân quyền, làm cho những cuộc biểu tình trở nên náo động và xáo trộn hơn, như :
Độc giả lưu ý là vào ngày 4/4/1970 cũng có cuộc biểu tình lớn nữa, nhưng với khẩu hiệu là "Tuần hành cho chiến thắng" (March for Victory) : có tới 50.000 người tham dự.
Qua hình ảnh và dẫn giải, phim cho khán giả cái ý niệm là biểu tình sôi động như vậy chỉ vì chiến tranh Việt Nam.
Thực ra thì có nhiều phong trào xen kẽ với nhau. Nhiều khi những người đi biểu tình còn mang cả biểu ngữ khác nhau.
Ngoài nhân quyền của Mục sư Luther King, các cuộc tuần hành còn có nhiều mục tiêu khác, thí dụ như :
Quân nhân Việt Nam Cộng Hòa cứu giúp người tỵ nạn
Liên kết với phong trào này là nhiều nhóm đi biểu tình làm cho chính chúng tôi cũng lẫn lộn, như : Quân giải phóng Symbionese, Đảng Black Panthers, Malcolm X, Malvina Reynolds, Ron Paul, Noam Chomsky, Bernie Sanders, John Lennon, K-Rino, Anti-Flag, Terminator X, Gil-Scott Heron.
Rất ồn ào là phong trào Hippy với khẩu hiểu "Giao hoan, không giao chiến" (Make love not war).
Tuy rằng đa số thanh niên Mỹ đã tự nguyện, nhưng còn thành phần - tuy nhỏ nhưng rất ồn ào - sợ bị gọi nhập ngũ, nên tham gia biểu tình, thực ra là để chống chế độ quân dịch, nhưng cứ hô lên lý do phản chiến là vì cuộc chiến này 'vô nghĩa' (meaningless), 'phí phạm' (wasteful), chính phủ nói dối...
Chứng cớ là khi Tổng thống Richard Nixon chấm dứt chế độ quân dịch vào ngày 1/7/1973, thay thế bằng chế độ tự nguyện, thành lập quân đội tình nguyện (All votunteer army) thì phong trào biểu tình hầu như biến mất.
Cuộc chiến hiện nay tại Iraq - Afghanistan đã kéo dài tới 16 năm và chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, tốn phí tới 2,4 ngàn tỷ (trillion) USD. Theo ước tính của Đại học Harvard thì sẽ có thể tới 4 ngàn tỷ USD tới 6 ngàn tỷ USD, tốn hơn chiến tranh Việt Nam rất nhiều (khoảng 250 tỷ USD - tương đương 1,7 ngàn tỷ USD tính theo mãi lực 2017).
Số quân nhân được điều động thay nhau tới chiến trường này ước tính cũng đã tới 2,5 triệu người (xấp xỉ bằng chiến tranh Việt Nam) mà sao trong 16 năm qua, biểu tình chống chiến tranh chỉ xảy ra trong hai năm đầu (2001-2002) : thí dụ như ở Los Angeles (2.500) ; San Francisco : 10.000 người. Lớn nhất là tại Washington (tháng 2/2002) khoảng 75.000 người.
Từ đó, tức là trong 12 năm qua, không thấy có biểu tình. Dĩ nhiên là cuộc chiến này được biện luận với lý do chống khủng bố (war on terror) nhưng Tổng thống George W. Bush nhảy vào Iraq và những cáo buộc rằng ông đã nói dối về lý do của cuộc chiến thì vẫn còn là những vấn đề tranh luận (như đánh giá của Bob Woodward trong State of Denial).
Không đề cập đến kịch bản tháo chạy
Henry Kissinger và Richard Nixon - 'Vì sao bộ phim của Ken Burns và Lynn Novick không phỏng vấn ông Henry Kissinger ?'
Phần II của bộ phim nói về giai đoạn từ đầu 1969 tới tháng 4/1975 : đó là thời gian mà Cố vấn (rồi kiêm Ngoại trưởng) Henry Kissinger đóng vai trò chính yếu của Hoa Kỳ về 'The Vietnam War'. Thế mà phim không phỏng vấn ông Kissinger cho kỹ để tìm hiểu về kịch bản phản bội và tháo chạy.
Hầu như một mình, chỉ một mình ông Kissinger đã làm việc trong bóng tối, thao túng nền ngoại giao Hoa Kỳ. Có lần ông tâm sự với ký giả Oriana Fallaci :
"Điểm chính là lúc nào tôi cũng hành động một mình. Người Mỹ thích cái đó vô cùng. Người Mỹ thích hình ảnh một gã chăn bò dẫn đầu một toán di dân, một mình trên lưng ngựa, thủng thẳng tiến vào một tỉnh lỵ, một thị xã ; chỉ mình với ngựa thôi... Có thể là không có cả súng nữa…" (Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 66-67).
Ông là một nhà ngoại giao thiên tài, nhưng đồng thời cũng là một con người mưu mô, gian dối - chúng tôi gọi là 'Đao phủ Henry II', người có trách nhiệm lớn trong việc bức tử Việt Nam Cộng Hòa ('Đao phủ Henry I' là ĐS Henry Cabot Lodge, người đã xúi bẩy tướng lãnh đảo chính và sát hại Tổng thống Diệm). Như vậy là miền Nam đã thật xui vì gặp phải hai tay Henry.
Năm 1968 : Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và trẻ em trong một trại tỵ nạn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phim không nói gì tới - mà rất có thể là Ken Burns và Lynn Novick cũng không biết - sự kiện rất quan trọng là 'bốn năm mật đàm của Kissinger (từ đầu 1969 tới cuối 1972) là hư vô' vì cuối cùng ông đã chấp nhận tất cả những đòi hỏi gói ghém trong 10 điểm của Mặt Trận Giải Phóng đưa ra từ năm 1969.
Kissinger còn nhượng bộ nhiều hơn đòi hỏi, đó là chấp nhận rút hết quân đội Mỹ nội trong 60 ngày.
Lập trường đàm phán 10 điểm của Mặt Trận Giải Phóng đâu có đòi hỏi điều này ? Và trong bốn năm ấy, có tới gần 21.000 người quân nhân Mỹ thiệt mạng, tương đương bằng 36% tổng số tử thương của Mỹ trong cả cuộc chiến (58.200).
Trong bốn năm ấy, bao nhiêu thương vong, tàn phá, cho cả hai miền Nam, Bắc. Vụ ném bom B-52 tại Hà Nội cuối năm 1972 còn đào sâu thêm nữa hận thù Nam Bắc.
Khi tôi hỏi Tổng thống Thiệu về vụ này, ông trả lời :
"Nếu Kissinger có thể ném bom Dinh Độc Lập thì ông ta (Tổng thống Thiệu dùng chữ khác) cũng đã không ngần ngại".
Ông Thiệu cho rằng nếu Mỹ cứ rút quân đi và không có Hiệp định Paris thì có lợi hơn nhiều cho miền Nam, vì ít nhất Quốc Hội Mỹ còn chút lương tâm, sẽ không cúp viện trợ quá đột ngột và quá nhanh chóng với lý do là miền Nam đã có cả hòa bình, cả danh dự, như thế là đủ rồi.
Kissinger nhất quyết phải có được một hiệp định để chứng tỏ rằng ông đã thành công và giữ được sự tin cậy (credibility) của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Sự thực là ngược lại.
Vì phim không soi sáng về những sắp xếp xảo quyệt của ông Kissinger để tháo chạy cho nên đã làm cho khán giả tiếp tục hiểu lầm về những gì đã dẫn tới bi kịch trong phần kết của cuốn phim : Sài Gòn sụp đổ và ngày cuối cùng là thê lương ảm đạm.
Các nhà lãnh đạo phe thắng cuộc : từ trái sang : Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Thọ và Lê Đức Thọ ở Sài Gòn năm 1975
Trong cuốn The Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập) (1986) chúng tôi có đề cập tới những sắp xếp của Kissinger (Chương 5 và 9).
Chắc chắn rằng những nhà bình luận của phim The Vietnam War đã đọc cuốn này, vì có nhắc tới một câu nói đến việc Tổng thống Thiệu phàn nàn về "Mỹ đã tìm được nhân tình mới (Trung Quốc)…" nhưng không dẫn nguồn, mà chỉ nói "Ông Thiệu nói với một phụ tá". Và chỉ có thế, không nhắc tới những tài liệu và bằng chứng về phản bội.
Đây là một thiếu sót quan trọng vì cuốn The Palace File đã được William Safire của tờ New York Times đánh giá là "Một cuốn sách làm ta mở mắt", và The New York Times/ Book Review còn chọn nó cho các ứng cử viên Tổng Thống phải đọc : "Vừa Đọc Vừa Vận Động : Một Lớp Cấp Tốc Cho Chức Vị Tổng Thống". Sách cũng được Tổng thống Ronald Reagan và cựu ngoại trưởng George Schultz trân trọng.
Mười năm sau cuộc chiến, Đại sứ Martin đã đi tới kết luận : "Rút cuộc chúng ta chỉ phủi tay và tháo chạy" (In the end we simply cut and ran).
Trong một buổi làm việc tại Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ có Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân khu I tham dự, Tướng William Westmoreland, cựu Tư lệnh quân lực Mỹ tại Việt Nam đã tóm gọn sự sụp đổ bằng ba chữ : "We betrayed you !" - Chúng tôi đã phản bội các ông.
Kết luận
Điểm son của phim The Vietnam War là đã phần nào lấy lại danh dự cho người quân nhân Mỹ vì họ đã phải chiến đấu trên một chiến địa khó khăn, hiểm trở, chấp nhận thương vong, rồi trở về thấy quê hương mình bị chia rẽ. Họ không được chào đón hân hoan như đoàn quân chiến thắng sau Thế Chiến II. Nhiều khi còn bị chế riễu.
Tuy nhiên bộ phim thiếu trung thực và thiên lệch. Burns và Novick chỉ nói đến 'một nửa ly nước vơi' (half empty). Chúng tôi thấy đã có bài trên internet với chủ đề "Burns và Novick, những người thày của quân bình sai lầm" (Burns and Novick, masters of false balancing).
Phim lấy tên là The Vietnam War mà lại không nói về lý do tại sao có cuộc chiến, và những gì đã thực sự xảy ra - Why Vietnam War ? What happened ?
Như chúng tôi đã đề cập trong bài trước : lý do nhảy vào Việt Nam của năm đời tổng thống Hoa kỳ (Ngoại trưởng Foster Dulles còn dùng ba chữ "Take the plunge" - phải lao vào) là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không phải để bảo vệ tự do của người Miền Nam.
Sau cùng, thật đáng tiếc là bộ phim đã không rút ra được những bài học quan trọng cho nước Mỹ và đồng minh - What Lessons from the War ? Chúng tôi đã tóm gọn một số bài học trong cuốn Khi Đồng Minh Nhảy Vào (Chương 28) và Khi Đồng Minh Tháo Chạy (Chương 20), thí dụ như 'đừng can thiệp quá sâu vào nội bộ chính trị và quân sự của nước khác.'
Ta có thể đặt ra một câu hỏi : liệu bài học này có thể giúp cho nước Mỹ tránh được những lầm lỗi trong tương lai như đã lầm lỗi khi can thiệp quá sâu vào việc lật đổ chính phủ Mossadeq ở Iran và việc giải tán quân đội Iraq sau khi lật đổ Sadham Hussein, dẫn đến tình trạng sình lầy của nước Mỹ ngày nay ở Trung Đông hay không ?
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng
Nguồn : BBC, 09/10/2017
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).
Bộ phim tài liệu The Vietnam War gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick, vừa được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service), mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình trên khắp Hoa Kỳ. Sau đó, The Vietnam War đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet toàn cầu, ai cũng có thể coi được.
Poster phim tài liệu The Vietnam War.
Bộ phim nhiều tập nói về cuộc chiến tranh Việt Nam này, đã được sự quan tâm của giới truyên thông, người dân Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, với những cảm nhận và phản ứng tâm lý, tình cảm, đánh giá khác nhau.
Bài viết này không nhằm nhận xét phê bình bộ phim nhiều tập The Vietnam War nên không đi sâu vào các chi tiết của bộ phim, mà chỉ tìm cách lý giải vì sao người xem đã có những cảm nhận và phản ứng tâm ký, tình cảm khác nhau, qua chủ đề : The Vietnam War là chiến tranh gì ?
1. The Vietnam War là "cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" hay là "cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc", không phải là "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam ?
Đó là tên gọi cuộc chiến Việt nam của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng là một bên trong cuộc chiến hôm qua, cho đến bây giờ vẫn gọi như thế. Nghĩa là Việt cộng không coi đó là "Cuộc nội chiến" giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt cộng).
Như thế, Việt cộng tự coi chính quyền, quân đội của chế độ Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) trong cuộc chiến là chính danh, đại diện cho dân tộc để có quyền phát động và tiến hành "chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước". Đồng thời Việt cộng coi chính quyền và quân đội Việt quốc trong chế độ Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là "ngụy quyền và ngụy quân" tay sai do "đế quốc Mỹ" dựng lên và cưu mang. Nói cách khác, Việt cộng đã đồng hóa Hoa Kỳ như thực dân Pháp xâm lược đô hộ Việt Nam ; chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như chính quyền, quân độ dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1858-1954).
Nhận định :
Cách gọi trên hiển nhiên là chủ quan, một chiều, không đúng với thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến Việt Nam. Tất nhiên không được người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chấp nhận. Vì ai cũng biết đó chỉ là kịch bản "ngụy dân tộc" để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ"Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc" ; để nhân dân trong nước và quốc tế lầm tưởng cuộc chiến tranh này chỉ là sự tiếp nối "cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập".
Kịch bản "ngụy dân tộc" này từng được dùng để che đậy "cái đuôi cộng sản" ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh (mặt nạ của Việt cộng), dưới ngọn cờ"giải phóng dân tộc" hòng khơi dạy lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân để huy động "Sức người, sức của" toàn dân vào cuộc chiến. Vì ngay từ thời đó, chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và đã là nỗi sợ hãi của dân chúng Việt Nam khi nghe nói về một chủ nghĩa ngoại lai "Tam Vô" (vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo). Thế nên, sau khi thống trị một nửa nước Miền Bắc, Việt cộng tiếp tục dùng bảng hiệu "ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa"cho chế độ là "Việt Nam Dân Chủ CộngHòa" có từ sau 1945. Đồng thời đã dùng tên đảng Lao Động Việt Nam làm mặt nạ cho đảng cộng sản Việt Nam (từ 1951). Tất cả bộ mặt "ngụy dân tộc" và "ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa" này đều đã lộ nguyên hình trước là Việt Minh, sau là Việt cộng, chỉ là công cụ của cộng sản quốc tế, đánh Tây, đánh Mỹ không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà để giành chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản, phi dân tộc. Vì thế, sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đã đưa cả nước tiên lên "xã hội chủ nghĩa" (tức giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản !).
Vì ngay khi cuộc chiến tranh đang diễn ra, chính lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định "Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản". Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, sau cuộc chiến cũng từng tuyên bố"Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…" Một sự tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành "chiến tranh cách mạng(đỏ)", núp dưới chiêu bài "Chiến tranh giải phóng dân tộc" để nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, tiến đến mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Tàu (thực tế nay đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).
Thế nhưng đến nay, Việt cộng vẫn trơ trẽn đeo mặt nạ cộng sản cho chế độ "đỏ vỏ xanh lòng" bằng bảng hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Mặc dầu "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô" và hầu hết "các nước xã hội chủ nghĩa anh em" đã chết từ 27 năm rồi (1990-2017).Thành ra, vai trò của cộng sản Liên Xô là gì và Cộng sản Bắc Việt phát động và tiến hành chiến tranh xâm chiếm Miền Nam cho ai, không cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời là gì rồi.
Đến bây giờ, sau nhiều ngày im lặng, báo chí Việt Nam hôm 21/9/2017 vừa qua đã đăng thông tin liên quan tới bộ phim tài liệu The Vietnam War của Mỹ, khi trích lại tuyên bố chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói : "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước".
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên về bộ phim nhiều tập The Vietnam War đang được nhiều người trong nước theo dõi. Nội dung bộ phim phản ánh thực chất cũng như thực tế không phải là cuộc chiến mà bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền lừa bịp ; trong đó có những hình ảnh, sự thật bất lợi liên quan đến các lãnh tụ Việt cộng hàng đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… và những tội ác chiến tranh không thể biện minh (như vụ thảm sát hàng ngàn người cùng màu da sắc máu Việt tộc trong cuộc tổng tiến công vào các đô thị Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968…). Sau hơn 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975-2017) đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn gọi cuộc chiến Việt Nam theo kịch bàn ngụy dân tộc là "Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa…" như lời người phát viên Lê Thị Thu Hằng nói, hoàn toàn duy ý chí, trái với thực chất và thực tế của cuộc chiến tranh này.
2. The Vietnam War là "Cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt" hay là "cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng", không phải là "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" ?
Đó là cách gọi cuộc chiến Việt Nam của một số người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản từng sống ở Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng là một bên trong cuộc chiến. Những người này vẫn không coi là môt "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam. Những người gọi tên như thế, đã dựa trên căn cứ pháp lý là bản Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời phân chia hai Miền Bắc và Nam Việt Nam ; và Hiệp Định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.
Theo đó, với hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, đã tạo ra hai thực thể hội đủ yếu tố cấu thành hai quốc gia (lãnh thổ, dân cư và chính quyền) theo công pháp quốc tế.Vì vậy cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc gia nên không thể coi là "nội chiến" được ; mà phải gọi là cuộc "Cuộc chiến tranh xâm lăng" của quốc gia Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đối với quốc gia Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Do đó, về phía Việt quốc cũng có thể gọi là "cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt" hay là "Cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng"….Cuộc chiến tranh này đã kết thúc vào ngày 30/4/1975 sau khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc dùng bạo lực xâm chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Như tế là đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 và cả Hiệp Định Genève 1954 mà Việt Minh hay Việt cộng đã ký kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước.
Nhận định :
Dường như những người Việt Quốc nào, muốn dựa trên căn cứ pháp lý trên để không coi cuộc chiến giữa Việt Cộng và Việt Quốc là nội chiến, là để có cơ sở pháp lý đấu tranh đòi các cường quốc đóng vai trò bảo đảm việc thực thi hai bản Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973, "buộc Việt Cộng" phải thi hành những cam kết trong hai bản Hiệp Định này vì đã vi phạm trắng trợn khi dùng bạo lực cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Nghĩa là đòi phải tái lập nguyên trạng Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc Việt Nam và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, như trước 30/4/1975, ngày Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam, để thống nhất đất nước môt cách hòa bình... Để từ đó và sau đó có cơ sở pháp lý "Đòi trả lại" các hải đảo thuộc hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt năm 1974 và sau đó, khi các đảo này thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, thực tế liệu các cường quốc có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 có "buộc được Việt cộng" tái thi hành các hiệp định này ; hay có căn cứ pháp lý "đòi Trung Cộng trả lại" các đảo đã cưỡng đoạt của Việt Nam Cộng Hòa hay không ?
Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản. Vì cả hai Hiệp Định này đều được hình thành trong bối cảnh khác nhau, song đều do sự chủ động của các cường quốc liên quan để "thoát hiểm nhất thời" nhằm thành đạt lợi ích chiến lược riêng nào đó, chứ họ không cần để các Hiệp ước đó được thực thi.
Vả lại, nên nhớ là chính quyền Quốc gia và kế tục là Việt Nam Cộng Hòa, đã từ chối cùng với Mỹ đã không ký vào văn bản Hiệp Định Genève 1954 thì không có quyền nại ra để coi là tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia dược. Vì thực tế cả hai chính quyền cộng sản Bắc Việt và chính quyền quốc gia Nam Việt đều coi nước Việt Nam là một, với một đất nước, hai chế độ chính trị đối nghịch, không thừa nhận nhau, đều tự nhận là chính danh, đại diện dân tộc Việt Nam để phủ định nhau, tiêu diệt nhau…
3. The Vietnam War là "cuộc chiến tranh ủy nhiệm"(proxy war) không phải là "cuộc nội chiến" (domestic warfare)
Những người gọi tên cuộc chiến như thế,có thể là những người Việt Nam không cộng sản từng sống dưới hai chế độ đối nghịch trong cuộc chiến trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Những người này căn cứ vào thực tế cuộc chiến diễn ra trên hai miền đất nước Việt Nam trong bối cảnh "cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu" (Global war of Ideology ) giữa tư bản chủ nghĩa (Capitalism) và cộng sản chủ nghĩa (Communism), hình thành sau Thế Chiến II (1939-1945).
Theo đó :
- Chính quyền cộng sản Bắc Việt được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên-Xô (có sự cạnh tranh của Trung Cộng), nhận chi viện mọi mặt của Liên Xô, Trung Quốc và các nước "Xã hội chủ nghĩa anh em" như vũ khí, đạn dược, kinh tế, tài chánh và cả nhân lực nữa… để làm nhiệm vụ "tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa", chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam ; đóng vai trò tên lính xung kích để mở mang bờ cõi cho cộng sản quốc tế, cộng sản hóa Miền Nam và các nước trong vùng thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, tiến đến một thế giới đại đồng mà đỉnh cao là "Thiên đường cộng sản" vốn là mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa cộng sản.
- Chính quyền quốc gia Nam Việt, được sự ủy nhiệm của các cường quốc tư bản quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhận viện trợ mọi mặt như vũ khí, đạn dược,kinh tế, tài chánh và cả nhân sự …của hoa kỳ và các nước đồng minh, để làm nhiệm vụ"tiền đồn Thế giới Tự do", thực hiện một "cuộc chiến tranh tự vệ" để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lăng của CSBV, bảo vệ chế độ dân chủ, xây dựng và phát triển Miền Nam theo kiểu tư bản chủ nghĩa.v.v…
Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ, diễn ra dưới hình thức "Chiến tranh Nóng" cục bộ diễn ra trên đất nước Việt nam, với hai công cụ đều là người Việt Nam. Nhưng đó không phải là "cuộc nội chiến" mà là "Chiến tranh ủy nhiệm". Vì Việt cộng nhận sự ủy nhiệm của Liên Xô và cộng sản quốc tế ; còn Việt quốc thì được ủy nhiệm của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh tư bản, để thực hiện chiến tranh xâm lần lãnh thổ (Việt cộng) và chiến tranh ngăn chặn, đẩy lùi (Việt quốc). Chính Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đã từng nói "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…" hay Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm từng nói "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17…". Vì thế, những người có quan niệm này không coi chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" là thế.
Nhận định :
Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam.Vì thực tế cũng như thực chất đó là một "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng". Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (Global War of Ideology) giữa hai khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam.Tuy hai cuộc chiến này trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoại cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng không là một vì khác ý đồ muốn thành đạt thông qua cuộc hiến này.
Chính vì thế mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 cuộc nội chiến ý thức hệ Việt Nam vẫn chữa chấm dứt. Bên thất trận Việt Quốc vẫn tiếp tục chống cộng để thành đạt mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị là "dân chủ hóa đất nước". Bên thắng cuộc Việt cộng vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu là xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình (mà nay đã thất bại hoàn toàn phải quay qua con đường kinh tê 1thò trường tư bản chủ nghĩa…) . Mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay là "Chiến tranh Lạnh"( theo cách gọi của Tây phương) giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt từ lâu, thế giới đã đi vào chiến lược toàn cầu mới.
4. The Vietnam War là một "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản.
Đó là cách gọi có lẽ là của hầu hết những người Việt Nam từng ở hai bên cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua (1954-1975). Vì cách gọi này đúng với ý nghĩa chung của từ ngữ nội chiến (domestic warfare) và diễn tả đúng thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến
Theo ý nghĩa từ ngữ, nội chiến là xung đột vũ trang (chiến tranh quân sự) hay tâm lý (chiến tranh chính trị) trên quy mô cả nước, giữa người trong một nước, có tên gọi khác nhau tùy theo nguyên nhân đưa đến nội chiến. Tỷ như cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1761-1765) có tên gọi riêng "The Civil War" khác với từ ngữ chung về nội chiến (The domestic warfare) ; nguyên nhân là mâu thuẫn về vấn đề nô lệ chủng tộc người da đen giữa chính quyền các tiểu bang Miến Bắc chủ trương bãi bõ chế độ nô lệ, với chính quyền các tiểu bang Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Cuộc chiến tranh Việt Nam nguyên nhân là sự đối kháng ý thức hệ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản nên gọi là "Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng".
Tên gọi này cũng đã được thể hiện qua bộ phim nhiều tập The Vietnam War của hai nhà đạo diễn Mỹ đang được trình chiếu rộng rãi. Tuy nhiên nếu bộ phim phần nào thể hiện được tính khách quan, thì lại thể hiện mờ nhạt, không rõ nét tính chất "Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam, đưa đến sự ngộ nhận chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến giữa Mỹ và Việt cộng ; làm lu mờ vài trò chính quyền quốc gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam vốn là chủ thể chính trong cuôc nội chiến mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ ; tương tự như vai trò của Liên Xô đối với chính quyền Cộng sản Bắc việt là một bên chính yếu trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Chính vì vây mà nhiều người Việt quốc khi xem bộ phim The Vietnam War đã có phản ứng bất bình đến phẫn nội.
Dẫu sao bộ phịm The Vietnam War cũng nói lên được phần nào thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến tranh "cốt nhục tương tàn này" chỉ vì khác biệt ý thức hệ. Ý thức hệ Quốc-Cộng đúng hay sai, lợi hại cho đất nước và và dân tộc thế nào thì đã có câu trả lời bằng chính thưc tế sau khi Việt cộng phát động, tiến hành chiến tranh "giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước" đưa cả nước tiến lên "xã hội chủ nghĩa" với hậu quả ra sao ?
Thiết tưởng không cần phải nói thêm những khác biệt về ý thức hệ đã đưa đến nội chiến, thì mọi người cũng đã biết và chúng tôi cũng đã lý giải tổng quát ở các phần trên bài viết này.
Thay lời kết, người viết xin đưa ra một số cảm nhận sau khi xem bộ phim tài liệu nhiều tập The Vietnam War do hai đạo diễn người Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện.
Những hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, những khuôn mặt lãnh đạo, điều hành, chỉ huy gián tiếp nay trực tiếp cuộc chiến tranh Việt Nam ở mọi phía (Diễn viên chính : Việt quốc và Việt cộng- Diễn viên phụ : Hoa Kỳ và Liên Xô…) đối với người viết cũng như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng như người dân Hoa Kỳ có quan tâm đến cuộc chiến đều đã quá quen thuộc.
Đối với người dân Hoa Kỳ quan tâm, họ cũng đã từng coi nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trước đây do các nhà làm phim của họ, với nhiều hình ảnh của chiến tranh được lặp lại nhiều lần, hiển nhiên là họ cũng đã có những cảm nghĩ, phản ứng tâm lý khác nhau về cuộc chiến ngoài nước Mỹ, mà con em, cha anh họ đã chiến đấu hy sinh (58.000 tử sĩ) vì lý tưởng "tự do, dân chủ" muốn thành đạt cho người dân Việt Nam mà đã không thành. Thế nhưng đó không hẳn là thất bại đối với những nhà hoạch định chủ trương, chính sách, mục tiêu tham gia cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng đầu phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc…) trong cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu, khi mà các mục tiếu chiến lược họ đã đạt được tho6ngqua cuộc chiến tranh cục bộ này.
Đối với cá nhân người viết và có lẽ cũng của nhiều người Việt Nam hầu hết đã từng sống, chứng kiến hay từng là là nạn nhân của cuộc chiến, khi coi lại những hình ảnh chiến tranh quen thuộc, dù đã 42 năm sau cuộc chiến, vết thương lòng vẫn chưa lành, không khỏi cảm thấy đau sót, lòng quặn dau khi nhìn lại cảnh tàn sát giết hại nhau trong những trận chiến đẫm máu giữa người cùng màu da sắc máu Việt tộc ở cả hai bên chiến tuyến. Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiếu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến "Nồi da sáo thịt" với núi xương sống máu của hàng triệu con người Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam, tàn phá tan hoang đất nước, làm phân hóa dân tộc, di hại toàn diện và lâu dài cho các thế hệ mai sau..
Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30/4 hàng năm, ngày chấm dứt "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày "Chiến thắng !" nữa ; mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng" này ; là cái đuôi của The Vietnam War. Vì đó là mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua. Nếu nay nhà đương quyền Việt Nam (thực chất và thực tế không còn làt cộng sản nữa) tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện được mục tiếu tối hậu này của Viêt quốc cũng là ý nguyện chung của toàn dân Việt, "cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng"tại Việt Nam sẽ chấm dứt tức thì, một cách hòa bình, không đổ máu. Tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại ; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày 27 tháng 9 năm 2017
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 29/09/2017
Với gần 200 giờ phỏng vấn, hàng ngàn giờ tư liệu và hàng chục ngàn tấm ảnh, hai nhà đạo diễn Mỹ Lynn Novick và Ken Burns sau 10 năm nghiên cứu, sản xuất đã cho ra loạt phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam.
Đạo diễn Lynn Novick (thứ nhì từ trái sang), đứng giữa các ông Chuck Hagel và John McCain, và đạo diễn Ken Burns ở giữa hình
Hôm 30/9, phóng viên Thùy Linh của BBC Việt Ngữ có một buổi phỏng vấn riêng với một trong hai đạo diễn của series The Vietnam War là bà Lynn Novick.
Thùy Linh : Bộ phim đã được công chiếu trong vài tuần qua. Vậy bà đã nhận được những phản ứng gì từ phía khán giả ?
Lynn Novick : Phản ứng mà chúng tôi nhận được thì khá là tích cực. Hầu hết đều nói họ rất trân trọng bộ phim chúng tôi làm và cách mà chúng tôi cho thấy nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc chiến.
Họ nói họ rất trân trọng tính chân thực, sự thảm khốc và đau đớn của cuộc chiến mà chúng tôi đã thể hiện được trong bộ phim.
Chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản ứng tiêu cực nào từ phía người xem. Có vẻ như bộ phim khiến nhiều người xúc động.
Phim 'The Vietnam War' (Cuộc chiến Việt Nam) - hình do đoàn làm phim cung cấp
Thùy Linh : Đây không phải là bộ phim tư liệu đầu tiên làm về Chiến tranh Việt Nam. Điều gì khiến The Vietnam War khác biệt với những bộ phim khác ?
Lynn Novick : Tôi nghĩ chưa có bộ phim tài liệu nào đã có thể thể hiện được nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm từ những con người bình thường sống sót trong cuộc chiến.
Bộ phim bao gồm nhiều cá nhân khác nhau, gồm cả những người tham chiến và cả những người phản đối cuộc chiến.
Bộ phim cũng cho thấy một cái nhìn cận cảnh hơn về bối cảnh chính trị tại Washington, Sài Gòn cũng như Hà Nội.
Thùy Linh : Bà có thể chia sẻ về quá trình sản xuất bộ phim được không ? Một số người phân vân về quyết định lựa chọn một số cá nhân đã xuất hiện trong bộ phim. Xin bà lý giải thêm.
Lynn Novick : Chúng tôi đã dành suốt 10 năm để gặp gỡ làm quen với nhiều người và thu thập tư liệu. Nhiều tư liệu chưa bao giờ được trình chiếu trước công chúng.
Chúng tôi dành vài năm ở Việt Nam, tìm kiếm được hơn 1000 người, phỏng vấn 100 người và chọn được 79 người để tham gia vào bộ phim.
Những người xuất hiện trong bộ phim là những người cởi mở, những người có thể kể câu chuyện của họ và sẵn sàng kể câu chuyện của họ trước máy quay. Và chúng tôi cũng lựa chọn những người có câu chuyện phù hợp với mạch chuyện của bộ phim.
Chúng tôi may mắn gặp được nhà sản xuất tên Hồ Đăng Hòa, để giúp đỡ thu thập tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Quân đội và ông cũng gặp từng nhiếp ảnh gia thời chiến, xem qua bộ ảnh của họ.
Thùy Linh : Bà có gặp khó khăn hay nhận được sự giúp đỡ gì từ phía chính phủ Việt Nam ?
Lynn Novick : Chúng tôi không gặp bất cứ khó khăn gì từ phía chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đơn giản chỉ giải thích là chúng tôi muốn làm một bộ phim về những câu chuyện về các cá nhân từ mọi phía của cuộc chiến và muốn được tiếp xúc với những người muốn nói lên câu chuyện của mình. Họ hỗ trợ chúng tôi với vấn đề hậu cần, xe cộ…
Chính quyền Việt Nam đã giúp đỡ nhưng không can thiệp.
Thùy Linh : Có một số người thắc mắc vì sao bộ phim không được công chiếu ở Việt Nam. Có phải vì lý do gì nhạy cảm ?
Lynn Novick : Chúng tôi đã có một số buổi công chiếu nhỏ ở Hà Nội và Sài Gòn.
Chúng tôi cũng không cần hay xin phép chính phủ để được chiếu ở Việt Nam.
Bộ phim này không phải là loại phim để chiếu ở rạp chiếu, mà phù hợp trên tivi và xem trực tuyến. Chúng tôi đang có hàng triệu khán giả theo dõi bộ phim từ Việt Nam trên trang PBS.
Thùy Linh : Rất nhiều nhà làm phim đã làm phim về Chiến tranh Việt Nam, lý do gì mà bà và ông Ken Burns lại tiếp tục sản xuất một bộ phim khác về chủ đề này ?
Lynn Novick : Rất nhiều người Mỹ vẫn không hiểu về cuộc chiến, đây là một phần quan trọng của lịch sử Hoa Kỳ, và chúng tôi cảm thấy nước Mỹ cần biết điều gì đã xảy ra.
Với lý do khác với người Mỹ, nhưng tôi nhận ra nhiều người Việt cũng không biết nhiều về cuộc chiến, họ cũng không nói nhiều về nó.
Nhiều người trẻ sau khi xem phim nói họ không biết nhiều về cuộc chiến, và rằng họ rất tò mò về những gì đã xảy ra. Tôi nghĩ bộ phim này cũng đóng một vài trò quan trọng với người Việt.
Ở Mỹ cũng vậy, rất nhiều người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi cũng muốn xem nó và nói chuyện với cha mẹ lần đầu tiên về cuộc chiến… Tôi nghĩ nhiều người Nam Việt Nam cảm thấy họ bị lãng quên. Vì hầu hết các bộ phim mà người Mỹ làm tập chung vào những người dành chiến thắng, họ không đề cập nhiều đến cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam… Cho nên có một sự trân trọng rằng chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện của họ. Chúng tôi nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng này.
Thùy Linh : Trong suốt quá trình làm phim, điều gì để lại ấn tượng với bà nhất ?
Lynn Novick : Điều tuyệt vời nhất mà tôi học được từ bộ phim này là một sự thấu hiểu sâu sắc về sức chịu đựng của con người.
Tôi đã lắng nghe một người phụ nữ kể lại việc bà đã mất hai con trai và cả tám người anh em trai trong cuộc chiến. Người phụ nữ nhỏ bé 90 tuổi này đã làm sống lại những khoảnh khắc đau đớn nhất của bà. Trải nghiệm đó thực sự thay đổi tôi. Thật không thể diễn tả thành lời. Thật sự rất đáng ngưỡng mộ và cũng rất đau lòng. Tất nhiều người kể lại cách họ vượt qua nỗi đau và điều đó sẽ đeo bám tôi mãi.
Tôi cũng nhận ra rằng tất cả những cựu chiến binh khi nói về trải nghiệm của họ và nếu họ nói cùng một ngôn ngữ, thì khi bạn nhắm mắt lại... bạn nhận ra không có chút sự khác biệt gì giữa những người lính Việt Nam và Hoa Kỳ… về những gì họ trải qua như một người lính, giữa những giết chóc và sống còn.
Tôi nhớ sau một buổi công chiếu nhỏ, tôi hỏi một cựu chiến binh là ông học được gì sau khi xem xong bộ phim, thì người cựu chiến binh này nói : "Đây là lần đầu tiên sau hàng chục năm trời, tôi nhận ra sự nhân đạo từ trong chính những người mà tôi từng muốn giết chết."
Tôi nghĩ đây là bài học lớn cho chúng ta, rằng luôn có sự nhân đạo và vô nhân đạo từ mọi phía của cuộc chiến.
Thùy Linh : Thách thức lớn nhất của bà khi làm bộ phim này là gì ?
Lynn Novick : Thách thức lớn nhất đối với chúng tôi là làm sao để thống nhất những bất đồng giữa các học giả và nhân chứng về những gì đã thực sự xảy ra. Chúng tôi rất chú trọng đến sự thật. Cố gắng tập trung vào điều đã thực sự diễn ra. Chúng tôi biết vẫn còn có rất nhiều câu hỏi về cuộc chiến mà đến giờ vẫn chưa có lời giải, thật sự khó khăn khi cố gắng muốn hiểu một cuộc chiến phức tạp như chiến tranh Việt Nam.
Và thật dễ dàng để gọi tên cuộc chiến này là một cuộc giải phóng, một cuộc xâm lăng, một cuộc nội chiến hay một cuộc chiến chống đế quốc. Tôi nghĩ nó phụ thuộc vào việc bạn là ai. Chúng tôi nghĩ đó không phải là việc của chúng tôi để gọi tên. Rất nhiều gia đình bị chia rẽ bởi cuộc chiến này. Ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam. Nhiều người đã cống hiến cuộc đời họ vào cái họ tin là thống nhất và giải phóng đất nước…
Chúng tôi rất công bằng. Tôi nghĩ không ai trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ, miền Bắc hay miền Nam Việt Nam thực sự thẳng thắn với người dân của mình, cho họ biết chuyện gì thực sự diễn ra…
Thùy Linh : Nhiều người cho rằng bộ phim có mang tư tưởng chống chiến tranh, thiên tả. Có người thấy bộ phim có vẻ như ca ngợi Hồ Chí Minh, và xây dựng hình tượng Ngô Đình Diệm một cách khá tiêu cực. Bà nghĩ như thế nào về ý kiến này ?
Lynn Novick : Chúng tôi không hề có động cơ chính trị nào, hay cố gắng thuyết phục người xem thiên về bên nào. Chúng tôi chỉ lắng nghe các chuyên gia và cố gắng xây dựng một bộ phim mà chúng tôi nghĩ là chính xác nhất có thể. Một nơi mà những con người với những quan điểm khác nhau có thể chia sẻ.
Chúng tôi sẽ để khán giả tự quyết định thông điệp của bộ phim là gì. Và chúng tôi rất muốn nghe xem những cuộc thảo luận, trao đổi được nảy sinh từ bộ phim này.
Thùy Linh thực hiện
Nguồn : BBC, 04/10/2017
Phim nhiều tập The Vietnam War được trình chiếu lật lại nhiều dữ kiện lịch sử, gây ra cơn bão tình cảm của cộng đồng người việt. Đặc biệt những người từng có liên can tới cuộc chiến. Vắng tiếng khen nặng tiếng chê, nhiều giận dữ và thù nghịch với nhóm làm phim. Rất nhiều người thất vọng.
Người Mỹ anh hùng là dám nhìn lại sai lầm của mình một cách không khoan nhượng.
Họ thất vọng vì uẩn ức người Mỹ phản bội không được tố cáo, sự hào hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa không được ghi nhận, sự xảo trá tàn bạo của cộng sản không bị vạch mặt, và dường như ngược lại, phơi bày những dữ kiện xấu mà người ta cố quên đi. Đây là một hội chứng tâm lý của người Việt mà tôi đặt tên là hội chứng cô Tấm. Bất chấp sự tàn bạo vô lương, cô Tấm đối với nhiều người vẫn là hiền thục nết na.
Đành rằng nếu so sánh hai chế độ, chế độ miền bắc vượt hẳn chế độ miền Nam về sự tàn bạo và thua hẳn về sự cởi mở. Nhưng sự hơn thua đó có giá trị gì trong quá khứ, trong hiện tai và tương lai. Người Việt chưa biết ăn năn.
Đặc điểm chung dẫn đến quan điểm của mọi người về bộ phim là ý thức ta địch, thắng thua, một chiến lũy vô hình nhưng bền chặt trong lòng người. Hay ít nhất cũng là ý thức cộng đồng người Việt quốc gia hay cộng sản. Nó tố cáo một thực tế, niềm đau sự chia rẽ trong lòng người việt rất lớn.
Tôi từng nghe không phải một người lớn tiếng giận dữ phim này của bọn phản chiến, chúng nó làm để tiếp tay cho cộng sản, chúng nó muốn đi đêm với cộng sản, phải tẩy chay. Trong con mắt họ, phản chiến đã là một hành động xấu xa của những con người tồi tệ. Có thể việc phản chiến xuất phát từ mục đích rất cá nhân, nhưng chống chiến tranh đã là hành động đúng. Chống chiến tranh là một hành động nhân bản.
Có nhiều sai xót trong phim như học giả Đỗ Thông Minh đã thống kê 25 lỗi. Nó là lý do để nhiều người tuyên bố đây không phải là nửa cái bánh mì, đây là nửa sự thật, không đáng để xem. Nhưng tôi hiểu lý do chính vẫn là niềm đau, họ không chấp nhận sự thật phũ phàng về giá trị Việt Nam Cộng Hòa, chỗ dựa tinh thần của họ.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng vị khách mời tham gia ban điều hành thảo luận cuốn phim tuyên bố "…Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem", "cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rich". Tôi rất ngạc nhiên về nhận xét này, học vị và vị trí xã hội đã không giúp cho ông vượt thoát để hiểu được tâm ý của đạo diễn.
Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc nói về phim The Vietnam War ngắn gọn bằng một câu : "Chúng ta thua trên từng thước phim". Ông là người có tâm tham gia vào việc giúp đỡ người tỵ nạn, nghiên cứu tài liệu dựng lên Bảo tàng viện thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa, chắc chắn so với phần đông ông có sự hiểu biết vượt hơn hẳn phần đông người Việt. Dù vậy ông vẫn chìm trong nỗi đau của niềm thua.
Có người xem phim không phải để biết phim nói gì. Họ xem phim để tìm những điều họ muốn. Họ muốn tìm thêm bằng chứng để củng cố giá trị tinh thần trong họ. Họ muốn người khác (người Mỹ) cùng họ tố cáo lên án cộng sản.
Trong hội thảo bàn tròn của BBC, cựu sinh viên Mai Doãn Đông nhận xét : bộ phim là một khối lượng tư liệu khổng lồ sống động về cuộc kháng chiến chống Mỹ của người dân Việt Nam. Bạn khuyên giới trẻ phải mở rộng tầm nhìn, đa dạng hóa tư liệu : "Phải nhìn ra được cái gì gần với mình, đâu là điều quan trọng với mình, với gia đình mình, với đất nước, với văn hóa của mình, để giúp bảo vệ xây dựng kiến thiết đất nước. Mái trường xã hội chủ nghĩa đã rất thành công trong việc trang bị cặp kính đỏ cho sinh viên".
Thế giới, cuộc chiến chỉ còn hiện hình dưới lăng kính cộng sản trong con mắt họ. Nhân sinh quan bị bó gọn trong nhận thức mẹ hát con khen hay. Đã qua bậc đại học mà Mai Doãn Đông vẫn có thể hồn nhiên chỉ dậy cho các bạn trẻ "mở rộng tầm nhìn, đa dạng hóa tư liệu" nhưng lại chốt hạ quan điểm vị thân, bất chấp những giá trị khách quan.
Blogger nhà báo Khải Đơn đã kỳ vọng bộ phim sẽ cung cấp thêm cho cô nhiều tư liệu về cả hai chiều miền Nam miền Bắc. Sự thiếu tư liệu, sự không trung thực có lẽ là nguyên nhân dẫn đến kỳ vọng của cô. Cô cho rằng tâm điểm của bộ phim là cho khán giả người Mỹ. Bộ phim làm cho người Mỹ.
Không thể đồng ý với cô Khải Đơn, nước Mỹ đa chủng tộc, và tự do, họ có cái nhìn phóng khoáng nhân bản. Đúng là họ làm phim về vấn đề người Mỹ, nhưng không có tinh thần cục bộ. Việc thiếu tư liệu là việc của chúng ta. Người ta thường than chúng ta không có người viết sử. Đây là lỗi của chúng ta. Có lẽ tôi không chờ đợi người Mỹ cung cấp thêm tư liệu lịch sử Việt Nam nên tôi đã không thất vọng và cũng không phẫn nộ vì những dữ liệu sai. Rất đáng buồn có nhiều người Việt không đủ tự tin vào những điều mình biết, mình tin là đúng. Họ cần một sự bảo chứng sự cấp phép của Âu của Mỹ. Chúng ta đâu có quyền đòi hỏi người khác hiểu về chúng ta khi chính chúng ta cũng đã không hiểu đúng về chúng ta. Không có ai ngăn trở chúng ta nói lên, viết lên những trang sử về mình.
Cái tôi tâm đắc với phim đó là người làm phim đã nhận ra nước Mỹ chia rẽ sâu sắc vì cuộc chiến, người Mỹ nhận diện được cần phải hòa giải sau nửa thế kỷ. Nếu so sánh Việt Nam với Mỹ, dù tổn thương đến đâu nước Mỹ vẫn là một cơ thể cường tráng. Ngược lại Việt Nam là một cơ thể đầy bệnh tật nan y. Người Mỹ anh hùng là dám nhìn lại sai lầm của mình một cách không khoan nhượng. Hành động ăn năn không làm người Mỹ yếu đi mà ngược lại nó giúp cho người Mỹ vượt qua nỗi đau của quá khứ.
Người Mỹ đã bước vào cuộc chiến Việt Nam với vẻ hào hùng của quá khứ Thế chiến hai, mang một sứ mệnh ngăn làn sóng đỏ. Họ đã sa lầy, đã bất lực, đã tổn thương. Ngày nay người Mỹ đã can đảm tự vấn, đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa cuộc chiến, xét lai những giá trị nền tảng, tính chính danh, lòng yêu nước, nhân từ với bạo tàn, khiêm nhường với ngạo mạn.
Nhìn thực tế Việt Nam, cả "bên thắng và bên thua" đều say sưa với chủ nghĩa anh hùng và đi tìm sai lầm ở người khác. Họ mang tâm thức đó vào nhận định về phim. Tư kiến không chỉ làm mọi người quá khác nhau, chia rẽ thành tập thể những con người cô đơn, mà còn đào sâu hố ngăn cách thù hận cũng như sẵn sàng bạo lực.
Sự chia rẽ sau cuộc chiến với người Mỹ là vết thương thì với Việt Nam là tai họa. Tai họa này không chỉ có trong và sau cuộc chiến. Nó là hằng số theo suốt quá trình hình thành lập nước Việt Nam. Hơn ai hết người Việt chúng ta cần hòa giải nếu thực sự chúng ta muốn thay đổi tương lai của mỗi chúng ta trong tương lai chung mang tên Việt.
Vượt lên sự khác biệt những biểu hiện bề nổi, chúng ta gắn bó với nhau bằng định mệnh Việt Nam. Nhận thức về nhu cầu hòa giải không chỉ là điều cần thiết bắt buộc cho Việt Nam hiên tại, mà còn cho ta ý thức không được khởi lên cuộc chiến. Đấu tranh bất bạo động là lựa chọn lương thiện trên tinh thần nhân bản.
Hy vọng xem phim The Vietnam War, chúng ta ý thức hơn về vấn đề Việt Nam, vượt lên nỗi đau để chia sẻ giá trị mà mỗi chúng ta sinh ra ai cũng có : ngôn ngữ, văn hóa, di sản lịch sử... Đó là những giá trị mà không một quyền năng con người nào có thể tước đi được. Mọi hành động hành chính như tước quốc tịch của giáo sư Phạm Minh Hoàng, hay nhiều hành động khác chỉ cho thấy thấp kém vô luân của nhà cầm quyền.
Nhận thức được chúng ta ràng buộc với nhau trong số phận chung, ý thức về tương lai chung, chúng ta hoàn toàn có khả năng và xứng đáng với một tương lai khác :
"Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn.
Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện.
Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát".
(trích Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2)
Praha, 30/9/2017
Đỗ Xuân Cang
Thành Viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
Bộ phim tài liệu The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick vừa được trình chiếu rộng rãi từ trung tuần tháng Chín. Có nhiều tin tức nói rằng Hà Nội không hài lòng với nội dung phim. Một trong các lý do là vì nhắc đến vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn, lấn át ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp mất ngày 4 tháng 10, 2013, ở tuổi 103. Sau đây là bài viết của nhà báo Bùi Tín, người từng có nhiều dịp gần gũi với tướng Giáp, nhân dịp công chiếu The Vietnam War.
Tướng Giáp trong một lần tiếp cựu Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Robert McNamara.
***
Tướng Giáp đã đi vào huyền thoại trong lịch sử Việt Nam, trong lịch sử chiến tranh của thế giới. Đã có những bản tiểu sử chính thức của ông.
Cũng có những tin tức thêu dệt về ông, ví dụ có những bài báo, cuốn sách trong nước viết rằng ông từng được Hội đồng Hoàng gia Anh Quốc tuyên dương là một trong 10 thiên tài quân sự thế giới, được đúc tượng đặt trong bảo tàng quân sự Anh quốc. Tôi đã sang London, tìm hiểu, đây chỉ là tin vịt không có thật, nhưng bộ máy tuyên truyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hề cải chính.
Vậy tướng Giáp là con người ra sao trong cái cơ chế chính trị Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo theo chế độ toàn trị ?
Tôi có nhiều dịp tiếp cận ông, đôi lúc còn cùng ông tâm sự, do tin cậy quý mến nhau, vì cùng trưởng thành qua nền văn hóa học đường Pháp, tôn trọng quyền tư duy độc lập, theo luận lý. Hơn nữa ông sống kín đáo, ít tâm sự cùng ai, sống nội tâm rất mạnh, giàu suy nghĩ, không rượu chè, không thuốc lá, không bia bọt, giải trí hầu như duy nhất là đọc sách, suy ngẫm và chơi nhạc nhẹ piano, mà ông ưa nhất là bài "Sông Đa-núyp xanh" - Le Danube bleu.
Tôi nhiều lần được đi các chuyến xuất ngoại của ông, làm thư ký báo chí, giúp ông trả lời phỏng vấn của các nhà báo Pháp, Anh, Nga, Trung quốc, Ba lan, Đức, Hung… Chuyến đi lý thú nhất là vào năm 1977 ông cầm đầu phái đoàn quân sự đi cám ơn các nước sau khi chiến tranh kết thúc, trao huân chương cho nhiều chuyên gia quân sự từng giúp Việt Nam. Đoàn được mời nghỉ ở Sochi bên bờ Hắc hải, trong dinh thự nghỉ hè sang trọng của Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô. Tại đây, bên bờ biển, tôi có dịp hỏi chuyện ông, gợi ý dò hỏi nhiều chuyện ít ai biết, do bản tính tò mò của nhà báo. Sau đó có vài ngày thăm Berlin, tôi nhớ nhất là cuộc hội ngộ mật của 3 ông tướng 3 châu : Fidel Castro của Cuba, đại tướng Hoffman của Cộng hòa dân chủ Đức và tướng Giáp, sau khi Fidel rất cao hứng vừa đi thanh tra 20 ngàn quân tình nguyện Cuba ở các nước Châu Phi như Angola, Congo, Mozambique… Ngày 1/5/1977, đoàn trở về Moscow, tướng Giáp là khách danh dự duy nhất đứng bên ông Brezhnev trên lễ đài cuộc duyệt binh hoành tráng.
Một kỷ niệm khó quên là hồi năm 1978 tôi có dịp nghe ông nói chuyện về những kinh nghiệm quân sự tại Học viện quân sự cao cấp do tướng Hoàng Minh Thảo làm hiệu trưởng. Nghe nói chuyện có các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An rất gần ông Giáp. Ông từng nghiên cứu về Napoleon, Kutuzov, Zhukov, Frounzé, đọc Binh gia yếu lược, Vạn kiếp tông bí. Ông say sưa nói về "ngụ binh ư nông", dân binh, dân quân, về chủ trương "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" thời đầu đến Đại Đoàn Công – pháo trước chiến dịch Điện Biên, thành lập các Quân đoàn 1, 2, 3, 4 trước 30/4/1975. Ông giảng về nguyên lý "đánh chắc thắng", về yếu tố nghi binh, bất ngờ - Pháp không bao giờ nghĩ đối phương có thể mang đủ lương thực từ đồng bằng lên vùng núi xa Điện Biên, cũng không bao giờ nghĩ đối phương có thể kéo pháo nặng lên sườn núi cao hiểm trở quanh Điện Biên ; đánh Buôn Ma Thuật mở đầu chiến dịch cũng bất ngờ… Binh thư của ông là tổng hợp nhiều kinh nghiệm thực tế được đúc kết. Ông có năng khiếu của giáo sư sử học, lại có tư duy luận lý của một cử nhân Luật. Đúng là một trí thức toàn diện cầm quân, hiểu quy luật.
Ông Giáp có nhiều nỗi buồn dai dẳng. Tôi cố tìm hiểu vấn đề này.
Trước hết ông không được ông Trường Chinh đánh giá cao. Mà ông Đặng Xuân Khu – Trường Chinh - lại là Tổng bí thư. Ông Trường Chinh có xu thế thân Trung Quốc, sùng bái Trung Quốc. Cái bí danh ông chọn đã cho thấy điều đó, chỉ có Trung Quốc có cuộc vạn lý Trường chinh. Hai cuốn sách kinh điển của ông là "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" và "Nền dân chủ mới" đều là bản dịch 2 cuốn "Trì cửu chiến" và "Tân dân chủ chủ nghĩa" của ông Mao.
Ông Trường Chinh hồ hởi đón các đoàn chuyên gia Tàu của bác Mao gửi sang, một mực nghe theo họ trong Cải cách ruộng đất – tàn sát gần 170.000 trung nông yêu nước có học bị chụp mũ là địa chủ ác bá chui vào đảng. Trong lúc đó ông Giáp một mực chống lại ý kiến của La Quý Ba, Trần Canh và cả của Mao Trạch Đông là dùng chiến thuật biển người để tấn công ở Điện Biên Phủ, theo phương châm tác chiến "tốc chiến - tốc quyết" - đánh nhanh - giải quyết nhanh.
Ông Giáp đã suy nghĩ rất kỹ và quyết định thay hẳn phương châm trên thành "đánh chắc, tiến chắc", rút pháo ra, chuẩn bị kỹ, kéo pháo lên các sườn núi cao chĩa thẳng xuống vị trí địch (không bắn cầu vồng), đánh dũi, đánh lấn dần từng bước, từng trận nhỏ đến lớn, đánh chắc tiến chắc, mà ít tổn thất. Không thay đổi phương châm tác chiến thì có nguy cơ thất bại nặng nề cho cả cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự thay đổi phương châm có ý nghĩa quyết định.
Số phận tướng Giáp thật sự lâm nguy khi ngay sau đó vấp phải cặp Lê Duẩn - Lê Đức Thọ có ý định hạ bệ ông để giành quyền lãnh đạo trên cao nhất khi ông Hồ sức bắt đầu suy yếu. Sau khi phát hiện sai lầm kinh khủng trong Cải cảch ruộng đất, ông Trường Chinh chịu trách nhiệm chính mất chức tổng bí thư, ai sẽ là người thay ? Thoạt đầu ông Hồ nghĩ đến ông Giáp, uy tín đang lên sau đại thắng Điện Biên. Ông Hồ chọn ông Giáp để thay mặt đảng nói chuyện với nhân dân đông đảo ở sân vận động Hàng Đẫy nhận sai lầm và hứa hẹn sửa sai, ổn định tình hình. Nhưng Lê Đức Thọ lại có ý đồ khác. Thọ rất thân thiết với Duẩn cùng ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva 1954, do có chung ý định phải ưu tiên đấu tranh bằng bạo lực để thống nhất đất nước, nên quyết gạt ông Giáp ra khỏi quyền lực tối cao. Lê Đức Thọ cùng Lê Duẩn tranh thủ Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Võ Chí Công thực hiện âm mưu này, bằng cách phịa ra "vụ án xét lại chống đảng, làm tay sai cho nước ngoài", vu cáo tướng Giáp có mưu đồ đảo chính, lần lượt bắt giam hơn 30 cán bộ cao cấp, từ tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Vịnh, đại tá Đỗ Đức Kiên, đại tá Lê Trọng Nghĩa, đại tá Lê Minh Nghĩa, viện trưởng triết học Hoàng Minh Chính, vụ trưởng Vũ Đình Huỳnh, bộ trưởng Lê Liêm… Cậy thế là Trưởng ban Tổ chức trung ương đảng, Lê Đức Thọ dự định khai trừ tướng Giáp ra khỏi Bộ Chính trị nhưng ông Phạm Văn Đồng không đồng tình, đặc biệt là ông Hồ lên tiếng bảo vệ ông Giáp khi ông Hồ nói rõ trong cuộc họp của Bộ Chính trị khi ông Thọ tố cáo ông Giáp nhiều lần tiếp riêng đại sứ Liên Xô Serbatov, rằng "đó là các cuộc gặp xã giao, chú Văn (Giáp) đều báo cáo với bác".
Sau chiến thắng Điện biên Phủ trong cuộc chỉnh huấn chính trị, chấn chỉnh tổ chức do các chuyên gia Trung Quốc điều khiển, phía Trung Quốc đã đưa ra danh sách cho 2 ông Trường Chinh và Lê Đức Thọ yêu cầu loại bỏ các cấp chỉ huy không có nguồn gốc công nông, nhất là bần cố nông, loại bỏ hết các sỹ quan gốc gác tiểu tư sản, cầu an hưởng lạc, bảo mạng, không thuần, trong đó có ông Giáp, nhưng ông Hồ đã kiên quyết tự mình xé bỏ, một thái độ rất sáng suốt.
Thế rồi nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh… ngày càng thắng thế, hạ thấp vai trò của ông Hồ - vin cớ rằng Bác cao tuổi, bát đầu lầm lẫn rồi, ốm đau cần nghỉ ngơi, hạ thấp vai trò chỉ huy quân sự của tướng Giáp, vin cớ là ông Giáp chưa hề vào miền Nam, nâng cao vai trò bao biện của Lê Đức Thọ, vừa cầm đầu cuộc đàm phán ở Paris, vừa trực tiếp vào chiến trường miền Nam để giành toàn thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong một số lần tâm sự với tôi, tướng Giáp không bao giờ tỏ ra cay cú bực tức vì cá nhân mình bị đối xử bất công, nhưng ông luôn tỏ ra đau buồn khi nói đến sinh mạng binh sỹ bị hy sinh quá nhiều trong và sau cuộc tiến công Mậu Thân.
Theo báo cáo mật do Cục tác chiến báo cáo riêng cho tướng Giáp, trong năm 1968 sau các đợt tiến công tháng 1, tháng 5 rồi tháng 9, quân miền Bắc hy sinh ở miền Nam lên đến 170.000, cộng với 32.000 quân địa phương miền Nam và 30.000 cán bộ đảng viên của đảng bộ miền Nam. Những con số này tướng Giáp dặn tôi giữ kín vì chắc là chưa đầy đủ, nay tôi xin hé ra, vì là con số đã quá nửa thế kỷ để độc giả tham khảo. Theo ông Giáp, sau đợt 1 thất bại, chỉ có bề nổi là một nhóm vào được trong tòa Sứ quán Mỹ, không nên đánh thêm đợt 2, tháng 5 và đợt 3 tháng 8-1968, càng đánh càng thua to, lộ hết cơ sở.
Tôi cảm thấy rất rõ là tướng Giáp tỏ ra không mặn mà mà còn phản đối cuộc tấn công Mậu Thân, ông cho là mạo hiểm, không chắc thắng, khi ở miền Nam chưa có những quả đấm mạnh cỡ Sư đoàn, cỡ Quân đoàn như về sau này. Qua cuộc mạo hiểm liều lĩnh vô trách nhiệm này, bao nhiêu vốn liếng quân sự ky cóp từ năm 1963 đến năm 1968 bị thủ tiêu gần hết, 17.000 quân nhân trai tráng miền Bắc bị chết oan "sinh Bắc tử Nam", phải 3, 4 năm sau mới tạm hồi phục, mà không hề có nổi dậy, không có tổng khởi nghĩa như mong muốn và kêu gọi.
Ông kể khi Mậu Thân nổ ra ông đang ở Hungary để mổ sỏi mật và ông Hồ thì sang Bắc Kinh dưỡng bệnh. Họ đã cố tình cách ly 2 vị để không có một trở ngại nào cho kế hoạch ngông cuồng vô trách nhiệm của họ.
Sau 30/4/1975, vị trí ông Giáp ngày càng lu mờ. Kể từ sau Mật ước Thành Đô (tháng 9/1990), 5 đời Tổng bí thư đều ngả hẳn về phía Trung Quốc, từ Nguyễn Văn Linh, qua Đỗ Mười rồi Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh cho đến Nguyễn Phú Trọng, cái thế của ông Giáp bị mất dần cho đến bị triệt tiêu hẳn.
Đầu năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Giáp cố làm một cuộc phản công cuối đời khi ông đã hơn 90 tuổi. Đó là một loạt kiến nghị tâm huyết gửi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng về "Vụ án siêu nghiêm trọng ở Tổng Cục 2", về "Không nên khai thác mỏ bauxit ở Tây Nguyên", nhưng không có một hồi âm nào, dù cho các lá thư tâm huyết của ông được hơn 30 tướng lĩnh đồng tình. Họ coi ông không còn tồn tại. Vì ông nói lên khá rõ là vụ Tổng cục 2, vụ Bauxit đều có bàn tay lông lá của bành trướng Trung Quốc.
Điều những người quý mến đúng giá trị của tướng Giáp được an ủi nhiều là khi ông mất ở tuổi đại thọ cực hiếm 103, đông đảo người dân tiễn đưa, lưu luyến xót thương, vào tận gần Đèo Ngang để tiễn đưa ông về cõi vĩnh hằng, vượt qua tất cả các cuộc tiễn đưa ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh… Một sự công bằng đáng quý.
Bài báo này cũng là bó hương tôi thắp để tưởng nhớ một vị tướng tài ba, có tâm, có tầm nhưng không gặp thời thế, để vừa là anh hùng, vừa là nạn nhân bi thảm của một chế độ thiếu tình yêu thương, thiếu tôn trọng trí thức, lại thiếu vắng luật pháp và sự công bằng.
Nguồn : VOA, 29/09/2017