Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiều tướng lĩnh hàng đu Trung Quc va b loi khi danh sách đi biu quân đi tham d Đi hi Đng Cng sn Trung Quc ln th 19 sp ti.

tuong1

Sự vng mt ca nhiu tướng lĩnh hàng đu trong danh sách đi biu ca kỳ Đi hi Đng Cng sn ln th 19 khiến nhiu người Trung Quc bt ng.

Điều này, theo nhn đnh ca gii quan sát quc tế, chc chn s giúp Ch tch Tp Cn Bình, người lên nm quyn kể t Đi hi 18 (năm 2012), đưa nhng người ông tín nhim vào các v trí quan trng ti Đi hi 19, din ra t ngày 18/10.

Hôm 6/9, tờ báo quân đi Trung Quc, PLA Daily, công b danh sách 303 đi biu quân s tham d Đi hi. Trong danh sách này, nhiu tướng lĩnh hàng đu như Thượng tướng Phòng Phong Huy-Cu Tng tham mưu trưởng quân đi Trung Quc, y viên Quân y Trung ương, và Thượng tướng Trương Dương-Ch nhim Công tác Chính tr ca quân đi, li không nm trong danh sách đi biu.

Đây là điều bt ng đi vi nhiu người Trung Quc, nhưng theo t The Diplomat, li không my ngc nhiên đi vi gii quan sát quc tế.

Tướng Phòng Phong Huy, 66 tui, là người đã tháp tùng Ch tch Tp Cn Bình trong chuyến đi gp Tng thng M Donald Trump Florida hi tháng 4.

Cuối tháng trước, Trung Quc bt ng "thay tướng" Lý Tác Thành vào v trí Tng tham mưu trưởng ca ông Phòng Phong Huy. Bloomberg hôm 23/8 dn hai ngun tin thông tho cho biết v s thay đi này, mc dù Trung Quc không h ra thông báo chính thc.

Ông Từ Quang D, mt quan chc cp cao v hưu và cũng là nhà nghiên cu cao cp ca Hip hi Gii giáp và Kim soát Vũ khí Trung Quc, nhn đnh vi Bloomberg rng : "Nếu mt thành viên trong Quân y Trung ương chưa đến tui ngh hưu mà li không được tham dự Đi hi đng, thì phi có mt s lý do đc bit".

Sự vng mt ca hai tướng cp cao, theo Reuters và báo chí Hng Kông, là do h đang phi đi mt vi mt cuc điu tra tham nhũng.

Hôm 8/9, Reuters dẫn ngun Tân Hoa Xã và PLA Daily bt ng đ cp đến Đô đốc Miêu Hoa, Chính y Hi quân Trung Quc trong tư cách Ch nhim công tác chính tr ca quân đi, mc dù không có thông báo chính thc nào v vic Tướng Trương Dương đã b thay thế.

Tại Đi hi 18, không mt tướng cp cao nào vng mt trong danh sách đi biu.

Trong danh sách đại biu quân đi ca Đi hi 19 còn vng mt nhiu tướng lĩnh thuc din "con ông cháu cha", theo tường thut ca t Hoa Nam Bui Sáng ngày 7/9.

Trong số 5 "thái t Đng" b loi khi Đi hi 19, đáng chú ý nht là Thiếu tướng Mao Tân Vũ, cháu nội ca Mao Trch Đông.

Sự vng mt ca nhiu "thái t Đng" trong danh sách đi biu d Đi hi 19 có kh năng là do ông Tp Cn Bình không yên tâm và tin tưởng h có th đm trách các v trí quan trng, theo nhn đnh ca nhà quan sát quân sự Anthony Wong Dong vi Hoa Nam Bui Sáng.

4 vị tướng "con ông cháu cha" khác không nm trong danh sách gm có : Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai c Ch tch nước Trung Quc Lưu Thiếu Kỳ, Đô đc Lưu Hiu Giang, con r c Tng bí thư H Diu Bang, Thượng tướng Trương Hi Dương, con trai Trương Chn - c Phó Ch tch Quân y Trung ương và Thượng tướng Lưu Á Châu - con r c Ch tch nước Lý Tiên Nim.

Trong những tun gn đây, ông Tp Cn Bình đã thay thế các ch huy ca quân đi, hi quân và không quân Trung Quc.

Tổng cng s có 2.300 đi biu tham d Đi hi Đng Cng sn Trung Quc ln th 19, trong đó có khong 300 đi biu quân đi.

Hồi tháng 5, Bloomberg dẫn ngun tin PLA Daily cho biết các đi biu phi tri qua vic "kim tra sc khe chính tr" đ đm bo rng h đi theo lý tưởng, trung thành và tôn trng ông Tp và quyn lc ca Đng trên quân đi.

Published in Châu Á

Muốn giúp các công ty ni đa cnh tranh, cách đây 4 năm Trung Quc tuyên b m các hành lang thương mi trên khp Châu Á, và đt tên cho d án đy tham vng này là ‘Con đường Tơ la mi’, theo tên của ‘Con đường Tơ la’ mà 2.000 năm v trước, Trung Quc đã s dng đ kết ni vi Trung Đông. Con đường Tơ la thi nay nhm mc đích xây dng các cu trúc h tng s to điu kin thun li đ giúp Trung Quc giao thương vi 68 quc gia.

ban1

Tên lửa chng hm C-802 ca Trung Quc.

Nhưng chính quyn Bc Kinh đã bt đu buôn bán vũ khí dc theo tuyến đường này Đông Nam Á. Theo các s liu ca Vin Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm, k t năm 2006 cho đến nay, Trung Quc đã bán vũ khí cho ít nht 7 nước Đông Nam Á. Viện nghiên cu này đánh giá tng doanh s bán vũ khí ca Trung Quc cho các nước trong khu vc vượt quá na t đôla M.

Bán vũ khí giúp các nhà sản xut Trung Quc, như Công ty Đóng tàu và Hàng hi Quc tế, thu v li nhun, đng thi đào sâu các quan h thương mi vi khu vc Đông Nam Á, nơi mà theo truyn thng Hoa Kỳ là nước bán vũ khí ln nht. Trung Quc là cường quc quân s th ba trên thế gii sau Hoa Kỳ và Nga, –li không quan ngi v nguy cơ b các quc gia láng ging dùng các vũ khí đã mua ca Trung Quốc đ tn công nước này, bt chp tranh chp ch quyn lãnh th vi mt s nước thân ch.

Theo ông Carl Thayer, giáo sư danh d Đi hc New South Wales ca Úc chuyên nghiên cu các vn đ Đông Nam Á, Trung Quc đang có tham vng tr thành nhà cung cấp vũ khí ch yếu ca khu vc Đông Nam Á. Hoa Kỳ bán thiết b quân s cho Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Vit Nam. Trong mt phúc trình ngày 30/8, Giáo sư Thayer nhn đnh : "Vũ khí ca Trung Quc mnh, có giá cnh tranh, có thể bao gm phn chuyn giao công ngh, và có th được vay tin khi mua, được cung cp vũ khí mà không qua quy trình phê duyt nghiêm ngt như vũ khí ca Hoa Kỳ".

Những khách hàng như Campuchia và Lào chưa gì đã nm trong tay ca Bc Kinh. Vic các nước này mua sắm thiết b quân s như máy bay vn ti, ch tăng cường thêm quan h thương mi trong khi giúp hai nước này chng li các cường quc khác và dp tt nhng tiếng nói bt đng trong nước. Myanmar, mt khách hàng ln ca Trung Quc, có th s không sử dng tên la chng hm ca Trung Quc, chng hn, đ đy lùi mt cuc tn công do Bc Kinh ch đo.

Nhưng các nước khác có lý do đ lo ngi v lc lượng vũ trang ca Trung Quc, và ngược li.

Indonesia chẳng hn, đã đt mua tên la chng hm C-802, và các tên lửa đt đi không và radar t Trung Quc t năm 2005 đến năm 2009. Trong khi Indonesia ngày càng mun đy bt tàu Trung Quc ra khi qun đo Natuna gn đo Borneo, nước này có th dng nhng vũ khí đã mua ca Trung Quc đ chng li Trung Quc.

Cũng tương t, Malaysia đang cng tác vi Trung Quc đ đóng bn tàu đc v tun tra ven bin. Người Malaysia đã chán phi chng kiến thy tàu Trung Quc và phi xua các tàu này ra khi vùng bin Borneo, nơi c hai nước đu tuyên b ch quyn. Tht là ma mai nếu mt chiếc tàu do Trung Quc sn xut mt ngày nào đó s xua đui tàu tun duyên ca Bc Kinh ra khi vùng đc quyn kinh tế dài 370 km ca Malaysia trên Bin Đông.

Philippines được biết là đang cân nhc vic mua vũ khí Trung Quc vi khon vay 500 triệu đôla t Bc Kinh, vì mua vũ khí ca M đi kèm vi nhiu điu kin gt gao. Manila mun hin đi hoá quân đi. Trung Quc là mi quan ngi hàng đu ca Philippines v mt an ninh vì nhng yêu sách ch quyn lãnh hi chng chéo vi Manila, cho đến khi hai nước bt đu thiết lp quan h thân thin hơn hi năm ngoái.

Giới phân tích nói Trung Quc vn gi riêng cho mình mt s thiết b quân s tiên tiến đ phòng th khi cn. Trung Quc có đ kh năng đ bán vũ khí ra nước ngoài thm chí cho các nước bt mãn với nhng tham vng chính tr ca Trung Quc.

Nhà nghiên cứu các vn đ chính tr Châu Á Fabrizio Bozzato thuc Hip hi nghiên cu Chiến lược Đài Loan, nhn đnh :

"Thật là ma mai, mt nghch lý nhưng vn hp lý. Làm ăn là làm ăn. Tôi s lo lng hơn nếu Trung Quốc không chu bán vũ khí. Làm như vy là du hiu v mt thái đ thù nghch cao đ".

Published in Châu Á

Human Rights Watch tố cáo Trung Quốc phá hoại nỗ lực của Liên Hiệp Quốc (RFI, 05/09/2017)

Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch một mặt lên án Bắc Kinh cản trở nỗ lực phát huy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, một mặt chỉ trích cơ quan quốc tế này thường xuyên đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc.

tq1

Chủ tịch Trung Quốc phát biểu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc -Genève. Ảnh ngày 18/01/2017. Denis Balibouse/Reuters

Theo AFP, trong bản thông báo công bố ngày 05/09/2017, Human Rights Watch cho rằng Trung Quốc tham gia vào sinh hoạt quảng bá nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhưng kỳ thực là để ngăn chận các nhà hoạt động dấn thân bảo vệ nhân quyền tại Hoa lục. Nhìn nhận không phải chỉ có Trung Quốc hành xử như thế nhưng Human Rights Watch thẩm định với vai trò thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, với ảnh hưởng lớn trên thế giới, Trung Quốc là tấm gương xấu khi thực hiện chính sách trấn áp.

Trong bản thông báo, cơ quan nhân quyền Mỹ liệt kê một loạt hành động chống nhân quyền của Bắc Kinh từ truy bức hay cấm xuất cảnh những nhà hoạt động tìm cách tham gia sinh hoạt, hội thảo nhân quyền do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Đại diện của chính quyền Trung Quốc chụp ảnh những người tham dự, quay phim vi phạm các nguyên tắc của tổ chức quốc tế.

Bắc Kinh cũng gây áp lực buộc Liên Hiệp Quốc cấm các tổ chức phi chính phủ chỉ trích Trung Quốc tham gia sinh hoạt nhân quyền.

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét trường hợp Trung Quốc vào năm tới 2018.

Tú Anh

***********************

HRW cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền (RFA, 05/09/2017)

Trong bản thông cáo mới phổ biến sáng nay tại Geneve, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cáo buộc Bắc Kinh tìm mọi cách để uy hiếp những nhà hoạt động muốn trình bày về tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc trước Diễn Đàn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

tq2

Hơn 200.000 người biểu tình ủng hộ dân chủ đối mặt với công an bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 22/4/1989.  AFP photo

Bản phúc trình nêu lên những trường hợp các nhà hoạt động bị theo dõi, kiểm soát và uy hiếp có hệ thống, với mục đích ngăn cản không cho họ sang Geneve để tố cáo trước dư luận quốc tế về tình trạng đàn áp nhân quyền xảy ra tại Hoa Lục.

Phúc trình còn viết rằng tình từ năm 1989 khi biến cố Thiên An Môn xảy ra tới giờ, đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc đang ở mức tệ hại nhất.

Trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc vừa nói, gọi đó là các cáo buộc không chứng cớ.

Published in Châu Á
mardi, 05 septembre 2017 20:01

Trung Quốc và Nhóm BRICS

Hôm Chủ Nhật mùng ba, Chủ tịch Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh của nhóm BRICS với tư thế lãnh đạo năm quốc gia có nền kinh tế mới nổi của thế giới, nhưng thời sự thực tế lại cho thấy vài sự thật khác về nhóm quốc gia này. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu tại sao….

brics1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đối thoại những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển bên lề Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, Trung Quốc hôm 5/9/2017 - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Chủ Nhật mùng ba vừa qua, nhóm BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi đã có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc dưới sự chủ tọa long trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng tình hình thế giới lại có nhiều biến động, kể cả vụ khủng hoảng vì Bắc Hàn, khiến ít ai chú ý đến sự kiện đó. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế xin đề nghị ông tổng hợp lại một số dữ kiện về nhóm quốc gia nói trên cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là người bất bình nhất !

Năm nay nhóm BRICS tổ chức thượng đỉnh tại thành phố Hạ Môn của Phúc Kiến là nơi mà Tập Cận Bình từng là Ủy viên Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hơn 30 năm trước, rồi lên dần tới vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc như hiện nay. Chủ trì một hội nghị quốc tế với tâm trí chuẩn bị cho Đại hội khóa 19 của đảng vào ngày 18 tháng tới, ông ta có thể nghĩ đến sự vinh quang của đảng và sự nghiệp của bản thân sau năm năm lãnh đạo từ Đại hội 18 vào cuối năm 2012. Khốn nỗi thực tế lại cứng đầu hơn ước mơ viển vông, như ta đã thấy qua việc Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm loại mạnh nhất từ xưa đến nay, và làm đảo lộn nghị trình của nhóm khiến họ phải nhắc tới trong tuyên bố chung. Thật ra cả ước mơ về sức mạnh kinh tế của nhóm BRICS cũng là chuyện viển vông !

Nguyên Lam : Chúng ta khởi đi từ đó, thưa ông nhóm BRICS là gì mà ông gọi là viển vông ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có thời gian nhìn lại thì ta thấy các nước bị uống nước đường mà say !

Số là vào năm 2001 có ông Jim O’Neill là nhân viên người Anh của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs tại Hoa Kỳ, tiên báo rằng mươi năm tới bốn nền kinh tế trong các nước loại tân hưng hay đang lên sẽ là đầu máy tăng trưởng của các nước. Bốn nền kinh tế đó là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, viết tắt theo Anh ngữ là BRIC. Sau đấy, bốn nước tưởng thật và muốn liên kết với nhau nên từ năm 2009 thì họp thượng đỉnh, qua năm sau thì mời Cộng hòa Nam Phi tham dự, cho nên nhóm BRICS ra đời và tuần qua có thượng đỉnh thứ chín tại Trung Quốc.

Một cách phũ phàng, tôi trộm nghĩ tập đoàn Goldman Sachs muốn quảng cáo cho việc đầu tư vào các nền kinh tế đang lên mà các nước này lại tưởng rằng họ sẽ trở thành một nhóm đầy thế lực khi nội tình lại có quá nhiều khác biệt khó dung hòa. Thật ra bốn nước kia đều muốn buôn bán với Trung Quốc mà ít buôn bán với nhau và khó đưa ra quan điểm thống nhất khả dĩ thay thế vai trò đầu máy về tư tưởng và sức mạnh của các nền kinh tế công nghiệp hóa.

Nguyên Lam : Ông có thể giải thích thêm về nhận xét bi quan này không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhìn trong dài hạn, mọi nền kinh tế vừa chuyển hướng đều tăng trưởng cao trong vài thập niên đầu, nhưng mà tăng trưởng chưa là phát triển hay sức mạnh bền vững về tài sản. Quả nhiên là từ hai năm nay, ba nền kinh tế của nhóm BRICS bị suy trầm, suy thoái, thậm chí khủng hoảng. Đó là Brazil, Liên bang Nga và Nam Phi. Còn lại, hai nước đông dân nhất Châu Á của nhóm BRICS thì vẫn đầy mâu thuẫn sâu sắc, thậm chí đụng độ quân sự dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn vào tháng trước, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Sự thật thì cả nhóm đều đề cao quy luật thị trường mà bên trong vẫn duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch để bảo vệ một số khu vực trọng yếu của họ chứ chưa xây dựng nổi cơ chế thống nhất cho một thị trường chung. Mặc cảm hay ác cảm của cả nhóm với Hoa Kỳ hay khối dân chủ Tây phương chưa là chất keo sơn gắn bó với nhau. Thứ nữa, nếu muốn là đầu máy kinh tế và có ảnh hưởng trong luồng giao dịch của thế giới thì đồng bạc của họ phải là ngoại tệ được các nước sử dụng một cách phổ biến, như đồng Mỹ kim, Euro hay đồng Yen Nhật, là điều chưa thể có, kể cả với đồng Nguyên của Trung Quốc. Tại thượng đỉnh của nhóm BRICS vừa rồi, khi Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga kêu gọi các nước trao đổi với nhau mà không sử dụng Mỹ kim thì ta thấy ngay sự viển vông đó. Người ta dùng một đồng bạc vì sự tiện dụng, mức an toàn khi dự trữ tài sản và vì khả năng giao hoán rộng rãi, không vì loại phản ứng duy ý chí của quốc gia phát hành.

Nguyên Lam : Trở lại vai trò trọng yếu của Trung Quốc trong nhóm BRICS, ông nhận xét ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Rốt cuộc, khái niệm BRICS chỉ cho Bắc Kinh diễn đàn và bệ phóng để tung ra vài sáng kiến phát huy ảnh hưởng, như Con Đường Tơ Lụa Nhất Đới Nhất Lộ hay Tân Ngân hàng Phát triển, New Development Bank, với tham vọng thay thế Ngân hàng Thế giới. Có lẽ vì vậy, từ Tháng Ba rồi, Bắc Kinh còn muổn mổ rộng nhóm BRICS để mời thêm nhiều nước khác tham dự, như Thái Lan, Mexico hay Ai Cập v.v…. Nhìn từ quan điểm chiến lược, Trung Quốc đang nuôi tham vọng lãnh đạo một trật tự mới của thế giới như một đối thủ của Hoa Kỳ và Chủ tịch Tập Cận Bình còn đề cao tự do mậu dịch và chủ trương toàn cầu hóa, trái ngược với lập trường hiện hành của Chính quyền Donald Trump là coi quyền lợi của Mỹ là trên hết sau khi triệt thoái khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Thành phốP.

Nhưng đấy chỉ là việc chiêu dụ và rao bán mà thôi. Thứ nhất, so sánh với những hứa hẹn hay cam kết từ năm ngoái thì đóng góp tiền bạc của Bắc Kinh cho các sáng kiến quy mô đó vẫn còn quá ít và gây thất vọng cho các nước đang cần đầu tư nước ngoài, điển hình trường hợp Brazil chưa ra khỏi khủng hoảng khi hai Tổng thống tiền nhiệm bị truy tố vì tham nhũng. Thứ hai là vụ Bắc Hàn tiếp tục hung hăng khiêu khích mà Bắc Kinh không kiềm chế nổi. Thứ ba, ngay trong nhóm BRICS, một đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ lại đang củng cố quan hệ với Nhật Bản và dự tính xây dựng một "Hành Lang Tự Do" nhắm vào Châu Phi với tư bản và kỹ thuật của Nhật và quan hệ kinh tế của Ấn Độ trong khu vực. Tháng Chín này, hai nước sẽ khai triển sáng kiến đó và sự bành trướng của Bắc Kinh ngoài Đông Hải rồi sự hung hăng của Bắc Hàn càng thúc đẩy sự hợp tác ấy, mà Bắc Kinh chẳng thể nào đẩy Ấn Độ ra khỏi nhóm BRICS !

Nguyên Lam : Khi nhìn vấn đề trên toàn cảnh như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta cũng thấy rằng quan hệ giữa các nước không chỉ có yếu tố kinh tế mà còn bao gồm cả khía cạnh an ninh vì hành lang kinh tế mà Nhật Bản và Ấn Độ mong muốn thực hiện cũng mặc nhiên giảm tầm ảnh hưởng của Con Đường Tơ Lụa mà Trung Quốc đang muốn thực hiện. Thưa ông Nghĩa, kết luận ở đây là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Các nước đang phát triển đã hão huyền tin vào khẩu hiệu viển vông mà không tự cải cách từ bên trong cho người dân của mình. Khi thấy thiên hạ vẽ ra nhãn hiệu dán lên một chai rỗng thì chui đầu vào chai. Vào trong rồi họ mới thấy quá nhiều khác biệt nên không thể sống chung, rồi mới bắt đầu lục đục. Với sản lượng kinh tế hạng nhì thế giới, Trung Quốc có thể dùng nhãn hiệu BRICS để tuyên truyền cho thế lực của mình qua một số sáng kiến huê dạng hào nhoáng. Nhưng màn tuyên truyền ấy lại gây nghi ngại cho nước khác. Vào đúng ngày khai mạc thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn thì Bắc Hàn lại gây rối với việc thử bom khinh khí và di chuyển hỏa tiễn liên lục địa khiến an ninh lại trở thành một ưu tiên cho các nước. Người ta có thể chơi chữ mà gọi nhóm BRICS là một đống gạch, nhưng lại thiếu xi măng và bị trái bom của Bắc Hàn thổi vào cõi ảo !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy tính châm biếm kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Đóng góp khiêm tốn của Trung Quốc (RFI, 04/09/2017)

Khai mạc thượng đỉnh nhóm 5 nền kinh tế đang trỗi dậy tại Hạ Môn (Xiamen), chủ tịch Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh tự do mậu dịch và thông báo đầu tư thêm 80 triệu đô la cho các chương trình hợp tác của nhóm BRICS. Giới quan sát coi đây là một sự đóng góp quá nhỏ so với kế hoạch Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21.

brics1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại buổi khai mạc thượng đỉnh BRICS, ngày 3/9/2017 - © Reuters

Theo hãng tin Reuters, trong ngày làm việc chính thức đầu tiên 04/09/2017 tại Hạ Môn với nguyên thủ bốn nước còn lại gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đóng góp 500 triệu nhân dân tệ, tương đương với 76,4 triệu đô la vào kế hoạch hợp tác kinh tế và kỹ thuật của khối BRICS. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tài trợ 4 triệu đô la cho dự án thành lập Ngân Hàng Phát Triển Mới (NDB).

Khoản đầu tư trên 80 triệu đô la này, không thấm vào đâu so với con số 124 tỷ đô la đã được lãnh đạo Trung Quốc thông báo hồi tháng 5/2017, nhân thượng đỉnh Bắc Kinh, quy tụ 29 nước tham gia sáng kiến "Một Vành Đai, Một Con Đường".

Trong diễn văn gần 45 phút ngày hôm qua 03/09/2017, ông Tập Cận Bình một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh tự do mậu dịch. Bắc Kinh quan niệm, một nền kinh tế mở rộng là chìa khóa đem lại thịnh vượng chung. Trung Quốc đưa ra lập trường như trên vào lúc tại Mỹ đang xét lại các thỏa thuận tự do mậu dịch với các đối tác thương mại chính. Tổng thống Trump đắc cử với khẩu hiệu "America First" và Nhà Trắng thiên về một chính sách bảo hộ.

Trong cương vị chủ nhà, lãnh đạo Trung Quốc có ý định mở rộng nhóm BRICS đến nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy khác. Thái Lan, Mexico, Ai Cập… được mời đến Hạ Môn với tư cách quan sát viên. Trong lúc tổng thống Trump đòi xét lại thỏa thuận tự do mậu dịch NAFTA với hai đối tác Bắc Mỹ là Canada và Mexico, ông Tập Cận Bình tiếp đón trọng thể tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto với hai hồ sơ chính là thương mại và đầu tư.

Thanh Hà

**********************

Thượng đỉnh BRICS khai mạc trong bầu không khí ảm đạm (RFI, 03/09/2017)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 03/09/2017 khai mạc thượng đỉnh nhóm BRICS tại Hạ Môn, Trung Quốc. Cuộc họp quy tụ lãnh đạo năm nền kinh tế mới trỗi dậy, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi, kéo dài đến ngày 05/09. Thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm.

brics2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc thượng đỉnh BRICS, Hạ Môn (Xiamen), ngày 03/09/2017 - Reuters

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt tường thuật :

"Chỉ còn có 7 tuần nữa là diễn ra đại hội Đảng quan trọng để có được một nhiệm kỳ mới, Tập Cận Bình sẽ không để vuột mất niềm vui đảm nhiệm thêm một chức danh mới ưa thích : đó là nghiễm nhiên trở thành chủ nhân một nước Trung Quốc hùng mạnh, tông đồ của toàn cầu hóa.

Lãnh đạo 5 nước họp tại Hạ Môn đại diện cho 40% dân số toàn cầu và chiếm đến 50% tăng trưởng thế giới, với hai đầu tàu là Ấn Độ và Trung Quốc.

Và cũng vì thế mà mọi cặp mắt giờ đây sẽ đổ dồn về hai nguyên thủ đó. Liệu rằng thủ tướng Ấn Độ Modi và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột biên giới đã đầu độc quan hệ song phương trong hai tháng vừa qua ?

Một câu hỏi khác : Năm nước này sẽ thông qua những biện pháp nào để tái thúc đẩy nền kinh tế của mình ? Brazil vô vọng tìm kiếm các nhà đầu tư, Nam Phi đang bị suy thoái, Nga hụt hơi vì lệnh cấm vận của quốc tế, trong khi mà cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc cũng không có được tăng trưởng ngoạn mục.

Do đó, thượng đỉnh tại Hạ Môn lần này phải mở ra những hướng phát triển mới, nhất là cho các doanh nghiệp của Trung Quốc".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề "Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam" (tạm dịch : Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

taptran1

Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.

Bài viết ghi rõ như sau "Kể từ đầu tháng Tám, Thủy quân lục chiến Trung Quốc cho thấy đang hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, bằng cách tiến hành một loạt các chiến dịch cứu hộ hỏa hoạn".

Thế nhưng đó chỉ là bề ngoài của một cuộc tập trận quy mô với lệnh giới nghiêm, cấm mọi sinh hoạt qua lại của thường dân cũng như báo chí mà thời gian tập trận kéo dài từ ngày 1/8, cho đến ngày 23/8 vẫn còn dấu hiệu thao dượt.

taptran2

Bài báo viết "Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét".

Dựa trên các hình ảnh quân sự chính thức phát đi của phía Trung Quốc nhưng không tiết lộ rõ địa điểm, người ta thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc đã dàn ra các loại xe bọc thép, như pháo tự hành PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05 hoặc xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05.

Theo một phóng sự trên kênh TV CCTV-7, một 'chiến dịch đào tạo đổ bộ' đã được tổ chức khoảng 30 phần diễn tập khác nhau, bao gồm phá hủy dưới nước, tiềm thủy công, tiến công đổ bộ…

Các bức ảnh khác được công bố vào ngày 21/8 cho thấy một lữ đoàn không quân của Quân đội Trung Quốc, thuộc Bộ tư lệnh miền Đông (Commandement du théâtre de l’Est), cũng có mặt trong việc thực tập đáp máy bay trên biển. Đặc biệt, máy bay trực thăng chiến đấu Z-10 cũng xuất hiện bên cạnh 998 Kunlun Shan, chiến hạm lớp 071 của Hạm đội Nam Hải.

taptran3

Một nguồn tin khác từ RFI, cho biết các cuộc diễn tập cận bờ này khởi đầu có vẻ là nội bộ của Trung Quốc, nhưng rồi vùng tập trận đã lặng lẽ dịch chuyển về hướng gần biên giới Việt Nam. Vòng ra biển rồi sau đó tiến vào một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.

Giờ thì cuộc đại diễn tập của Trung Quốc chỉ còn cách bờ biển Đà Nẳng 75 hải lý.

taptran4

Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 31/8, trước các câu hỏi dồn dập của giới phóng viên về tình hình căng như dây đàn trên biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao lại cũng chỉ nói bằng một giọng điệu buồn chán, rằng "Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông".

Trên thực tế, Trung Quốc đã đẩy mọi thứ trở nên hết sức phức tạp, từ tháng 6/2017 cho đến hiện nay chứ không phải chỉ riêng chuyện diễn tập. Đến lúc này, tin về việc Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực với Hà Nội để buộc ngừng khoan thăm dò ở lô 136/03, đuổi hãng Repsol chạy khỏi Việt Nam chắc không còn là đồn đoán. Cách mà Bắc Kinh muốn nhắc nhở Việt Nam một lần nữa qua cuộc tập trận rầm rộ trên biển này, cho thấy người đàn anh cộng sản không vui trước tin tức Việt Nam định khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở lô 118 vào tháng 11 này. Con số hải quân Trung Quốc chỉ còn 50 cây số nữa là đến Đà Nẳng, là một thông điệp rất rõ, vì lô 118 Cá Voi Xanh cũng chỉ cách bờ biển Việt Nam hơn 80 cây số mà thôi.

Quả là ngôn ngữ "quan ngại" thường dùng của Hà Nội giờ đây trở thành một trò hề trước các hành động rất cụ thể của Bắc Kinh. Và "quan ngại" cũng không thỏa mãn được hàng triệu người Việt đang xao xuyến trước vận mệnh đất nước mình, đặc biệt là những người từng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc lại bị chính nhà cầm cầm quyền Việt Nam đánh đập hay cầm tù.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 01/09/2017 (tuankhanh's blog)

http://www.eastpendulum.com/bientot-un-mois-dexercice-amphibie-devant-la...

Published in Diễn đàn

Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là "băng cháy" ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.

bangchay1

Trung Quốc thí điểm khai thác băng cháy ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 09/07/2017. Reuters/Stringer

Cụ thể, bộ Tài Nguyên và Đất Đai của Trung Quốc, cùng với tập đoàn dầu khí Nhà nước CNPC và tỉnh Quảng Đông đã quyết định liên kết với nhau để thực hiện một dự án thí điểm thăm dò nguồn methane hydrate ở vùng Biển Đông.

Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.

Còn được gọi là "băng cháy", methane hydrate là loại khí bị đông lại thành dạng rắn giống như băng, nằm chôn dưới đáy đại dương. Tuy là một loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng băng cháy thải ra lượng CO2 chỉ bằng phân nửa dầu hỏa và than đá, cho nên được xem là năng lượng sạch. Ngoài Trung Quốc, một số nước khác như Nhật Bản cũng đang cố gắng khai thác nguồn nhiên liệu này tại các vùng biển của họ.

Thông tin của CNPC không nêu ra chi tiết về thời hạn cũng như về đầu tư tài chính vào dự án thí điểm nói trên. Chính phủ Trung Quốc đã cho biết sẽ "tích cực phát triển" methane hydrate trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù theo các chuyên gia công nghiệp, hiện chưa có công nghệ để giúp khai thác thương mại nguồn tài nguyên này. Giới chuyên gia dự đoán là phải đến 2030 Trung Quốc mới có thể khai thác thương mại methane hydrate.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Nhân vụ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau khi Bắc Kinh, vào trung tuần tháng 6 này, cho lính tiến vào cao nguyên Doklam trên lãnh thổ Bhutan để xây đường, một chuyên gia Ấn Độ về quốc phòng, nữ tiến sĩ Namrata Goswami, đã có bài phân tích trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 18/08/2017 về thủ đoạn của Bắc Kinh : Ký kết các "Nguyên tắc chỉ đạo việc duy trì nguyên trạng ở các vùng tranh chấp" để ràng buộc láng giềng, để rồi sau đó phớt lờ thỏa thuận đã ký để ngang nhiên đòi xâm lấn vùng lãnh thổ tranh chấp

boiuoc1

Bản đồ nới tranh chấp - Doklam - giữa Bhutan và Trung Quốc.© RFI

Trong bài viết mang tựa đề "Có nên nghiêm túc tin vào ‘lời hứa’ đàm phán về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc hay không - Can China Be Taken Seriously on its ‘Word’ to Negotiate Disputed Territory ?", tác giả đã lần lượt phân tích thủ đoạn của Bắc Kinh tại ba vùng tranh chấp : Doklam ở Bhutan, Arunachal Pradesh ở Ấn Độ và Biển Đông.

Tại vùng cao nguyên Doklam ở Bhutan, nơi binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đang gờm nhau ở vùng biên giới với Trung Quốc từ trung tuần tháng Sáu, Bắc Kinh đã gây căng thẳng khi đưa công binh đến xây một con lộ trên lãnh thổ Bhutan chạy từ Dokola đến Jampheri, nơi có căn cứ quân sự Bhutan.

Đối với Bộ Ngoại giao Bhutan, hành động của Trung Quốc đã "vi phạm các thỏa thuận song phương, tác động đến tiến trình phân định biên giới hai bên". Bhutan đồng thời hy vọng là "nguyên trạng của vùng Doklam như trước ngày 16/06/2017 được duy trì".

Tuy Bhutan và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao nhưng hai bên đã tiến hành 7 vòng đàm phán và chủ trương giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Năm 1988, hai nước đã ký một thỏa thuận về "Các nguyên tắc chỉ đạo", và đến năm 1998 thì ký thỏa thuận "Duy trì hòa bình và sự yên ổn ở biên giới Trung Quốc - Bhutan".

Qua hai thỏa thuận này, hai quốc gia cam kết giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại, và không có bất kỳ hành động nào đe dọa hòa bình. Hai bên cam kết giữ nguyên trạng, không thay đổi gì ở biên giới.

Nhưng Trung Quốc gần đây đã khẳng định thỏa thuận về vấn đề biên giới với Bhutan không liên quan đến vùng Doklam, vì đứng trên mặt lịch sử vùng này thuộc Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 28/06, khẳng định : "Doklam là một vùng của Trung Quốc từ thời xa xưa, chứ không phải là của Bhutan, và càng không phải là của Ấn Độ. Đó là điều không thể chối cãi và được lịch sử chứng minh. Trung Quốc xây dựng một con đường ở Bhutan là một hành động chủ quyền trên lãnh thổ của mình."...

Theo tác giả bài viết, việc Trung Quốc đột nhiên vào Bhutan xây đường có thể làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng khi nhìn những gì Trung Quốc đã làm đến nay, liên quan đến lãnh thổ đang tranh chấp, từ Ấn Độ qua Bhutan rồi đến Biển Đông, thì dường như Bắc Kinh theo đúng một mô hình, tiến hành một cách có hệ thống.

Trung Quốc ký "nguyên tắc chỉ đạo" hay "thỏa thuận duy trì hòa bình và ổn định" với quốc gia tranh chấp, thiết lập như vậy một cái khung, với quy tắc rõ rệt, ràng buộc nước ký kết và che mắt đối thủ về những kế hoạch tương lai của Trung Quốc đòi chủ quyền một cách hung hăng.

Ấn Độ

Một ví dụ là trường hợp Ấn Độ. Năm 2005, Trung Quốc và Ấn Độ ký thỏa thuận mang tên "Thông số chính trị và các nguyên tắc chỉ đao việc giải quyết vấn đề biên giới Ấn-Trung". Điều IX của thỏa thuận này quy định hai bên tôn trọng đường ranh hiện hữu và cùng duy trì ổn định vùng biên giới.

Nhưng năm 2006, đại sứ Trung Quốc tại Ấn Đô, Tôn Ngọc Tỉ (Sun Yuxi) tuyên bố là "cả bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và nơi tranh chấp, vùng Tawang, chỉ là một bộ phận của Arunachal. Chúng tôi đòi cả bang. Đó là quan điểm của chúng tôi".

Sau tuyên bố này, quân đội Trung Quốc thường xuyên thâm nhập vào khu vực, tìm cách dựng trại, căn cứ tại đây. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho in bản đồ Arunachal Pradesh trên hộ chiếu Trung Quốc cũng như những vùng tranh chấp ở Biển Đông, coi như thuộc về Trung Quốc.

Biển Đông

Mô hình mà Trung Quốc sử dụng ở 3 nơi tranh chấp chủ quyền y hệt như nhau : Yêu sách chủ quyền dựa trên nền tảng lịch sử xa xưa, tiếp theo là đưa quân thâm nhập, xây đường xá, bất chấp thỏa thuận đã ký kết là bảo đảm duy trì nguyên trạng và giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình.

Trường hợp Biển Đông cũng vậy. Trung Quốc cũng đồng ý với ASEAN về một khung ứng xử (CoC-Code of Conduct) vào tháng 5 vừa qua. Theo bản dự thảo (CoC), các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh lắp đặt vũ khí tấn công trên các đảo.

Năm 2002 trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử (DoC-Declaration of Conduct) mà Trung Quốc và ASEAN đã thông qua, có phần ghi rõ "các bên tự kềm chế trong hoạt động có thể làm tranh chấp phức tạp hay leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó có việc cư ngụ trên các đảo, đá, vốn không người ở hay những thực thể địa lý khác"...

Nhưng Trung Quốc đã sử dụng sự hiện diện của họ và những yếu tố khác tại hiện trường để đưa ra yêu sách chủ quyền, mặc dù đã ký kết bản tuyên bố 2002, và đã lập ra những vùng cấm, những vùng quân sự ở Biển Đông.

Tháng Giêng 2014, tàu Trung Quốc ồ ạt nạo vét cát, tiến vào bên trong các rạn san hô ở 7 thực thể ở Trường Sa : Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Vành Khăn (Mischief Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Xu Bi (Subi Reef), Gạc Ma (South Johnson Reef), và Tư Nghĩa (Hughes Reef).

Một khi các đảo nhân tạo được hoàn tất, bước tiếp theo là các công trình xây dựng cơ sở, bến cảng, phi đạo, đài rađa, nơi đóng quân, tóm lại, tất cả hoạt động xác định chủ quyền và kiểm soát lãnh thổ tranh chấp.

Yêu sách chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc cũng dựa trên lịch sử ; thủy thủ Trung Quốc thời xa xưa đã khám phá ra các đảo Nam Sa (Nansha), tức là các đảo Biển Đông bây giờ. Theo Bắc Kinh, đó là từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, và ngư phủ Trung Quốc luôn qua lại vùng này từ thời nhà Minh và nhà Thanh.

Tóm lại, theo chuyên gia Goswami, chiến lược của Trung Quốc là luôn đi ngược lại với những gì chính họ ký kết. Họ đưa quân xây đường ở vùng tranh chấp với Bhutan, thâm nhập vùng tranh chấp với Ấn Độ, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông trong lúc vẫn cổ vũ duy trì nguyên trạng.

Câu hỏi là tại sao ký "nguyên tắc chỉ đạo", "thỏa thuận khung" để rồi vi phạm sau đó ? Có lẽ là để kềm chế, ràng buộc nước tranh chấp với Trung Quốc, còn Bắc Kinh thì hành động ngược lại, sử dụng lịch sử, che mắt đối phương trên các đường biên giới không rõ ràng.

Bài viết kết luận : Điều rõ nét qua chiến lược của Trung Quốc ở 3 nơi tranh chấp trên là Trung Quốc không hề tôn trọng "những thỏa thuận khung", những cam kết, khiến người ta nghi ngờ về tính nghiêm túc, đáng tin cậy của Trung Quốc trong đàm phán.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 23/08/2017

Published in Diễn đàn

Để tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trên biển, Trung Quốc vừa loan báo thành lập một công ty liên doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng Biển Đông.

nuclear0

Ảnh minh họa : Dự án nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn Nhà nước Trung Quốc - CNNC được trưng bày ở bắc Kinh. Reuters

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Quốc, thành lập một công ty liên doanh mới để xây các nhà máy điện hạt nhân nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở điện hạt nhân trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.

Theo thông cáo của CNNP, công ty liên doanh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc và phù hợp với tham vọng của nước này là trở thành một "cường quốc biển".

Thông cáo của CNNP không nói rõ là các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được xây như thế nào và đặt ở đâu, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng các cơ sở này sẽ được triển khai ở những vùng như Biển Đông.

Vào đầu năm nay, một lãnh đạo của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đã tuyên bố với báo chí rằng việc tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) của Trung Quốc. Ông cũng cho biết là Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển để hỗ trợ cho các hoạt động dầu khí ngoài khơi cũng như củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.

Trong Sách Trắng được công bố năm ngoái, chính phủ Bắc Kinh cũng đã nói đến kế hoạch phát triển các nhà máy điện nguyên tử nổi để hỗ trợ việc khai thác các nguồn tài nguyên biển. Cũng vào năm ngoái, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan báo là nước này dự kiến xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo đó và tăng cường tuần tra trên biển để khẳng định chủ quyền của họ ở vùng biển này.

Theo các chuyên gia, ngoài việc sản xuất điện cho các cơ sở của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn giúp giải quyết các vấn đề về cung cấp nước, nhờ các thiết bị khử muối nước biển. Như vậy, các nhân viên dân sự và các binh lính sống trên các đảo xa có thể tự cung tự cấp tốt hơn , tức là sẽ sống ở đây lâu hơn, củng cố sự hiện diện thường trực của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nói cách khác, Bắc Kinh xem việc phát triển công nghệ điện hạt nhân trên biển là biểu hiện cho tư thế một cường quốc biển, củng cố thêm những đòi hỏi chủ quyền của họ và dĩ nhiên là nếu cầu họ sẳn sàng sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho những cơ sở hạt nhân thiết yếu này. Như vậy, nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông sẽ càng gia tăng cùng với đà triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Khi các tập đoàn tin học lớn của Mỹ "thần phục" Trung Quốc

Báo Le Monde số ra ngày 08/08/2017 có hai bài viết đáng chú ý phê phán các tập đoàn tin học của Mỹ như Google, Amazon, Facebook, Apple – gọi tắt là GAFA - vì miếng lợi đã nhượng bộ, trước đòi hỏi kiểm duyệt của Bắc Kinh, để có được thị phần tại Trung Quốc.

tapdoan1

Logo của bốn tập đoàn Google, Amazon, Facebook và AppleCopy d'ecran : glossaire-international.com/

Mở đầu bài xã luận có đề tựa "Các tập đoàn tin học khổng lồ nhượng bộ Bắc Kinh", Le Monde nhắc lại : Cách nay gần 10 năm, bà Hillary Clinton, lúc đó là ngoại trưởng Mỹ, đã tố cáo nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, ngày càng tỏ rõ quyết tâm áp đặt kiểm duyệt và lập biên giới tin học ngăn chặn công dân nước họ.

Ở thế kỷ 21 này, chính quyền Trung Quốc đã dựng lên một bức trường thành điện tử, nhằm kiểm soát các tác động chính trị của mạng internet. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã bị cấm tại Trung Quốc.

Thế nhưng, nhiều tập đoàn tin học lớn không thể bỏ qua thị trường hàng trăm triệu cư dân mạng này và chấp nhận các thỏa hiệp về những giá trị cơ bản, vốn là bản sắc của các xã hội phương Tây.

Hai tập đoàn có tính biểu tượng cao trong lĩnh vực tin học và công nghệ số của Mỹ là Apple và Amazon đã chấp nhận đòi hỏi của Bắc Kinh, rút bỏ ứng dụng VPN cho phép tránh kiểm duyệt. Tập đoàn quả táo ngụy biện là phải tuân thủ luật lệ các quốc gia, những nơi mà Apple làm ăn.

Đối với Le Monde, đây là một tiền lệ nguy hiểm. Khi đạt được điều họ muốn đối với Apple, Bắc Kinh đã giành được hai thắng lợi. Một là chọc thủng khối các giá trị phương Tây và hai là tránh không bị tụt hậu trong lĩnh vực mang tính chiến lược này. Điều tệ hại là Nga đang theo bước Trung Quốc, cũng ra lệnh cấm VPN. Rồi thủ tướng Hungary cũng coi mô hình Trung Quốc là đáng xem xét.

Để kết luận, Le Monde nhấn mạnh là cần nhắc lại với các tập đoàn tin học khổng lồ này một khẩu hiệu khá nổi tiếng trước đây của Google : "Đừng mất đạo đức".

Apple : "Khôn nhà dại chợ"

Còn trong bài "Các tập đoàn GAFA đối mặt với bức Trường thành của Nhà nước Trung Quốc", Le Monde vạch trần thái độ hai mặt của Apple trong lĩnh vực kiểm duyệt : Tập đoàn quả táo lùi bước trước Bắc Kinh, nhưng lại tỏ ra cứng rắn với chính quyền Mỹ.

Đầu năm 2016, FBI đã đề nghị Apple phá mã của một điện thoại di động của một trong những tên khủng bố tấn công ở San Bernardino (California). Vào thời điểm đó, Apple đã từ chối, nhân danh nguyên tắc bảo vệ đời tư của công dân.

Ông André Loesekrug Pietri, sáng lập viên quỹ đầu tư A Capital, làm việc tại Trung Quốc từ một thập niên qua, nhận định : Apple có thái độ chắc ăn tại Hoa Kỳ, bởi vì chống lại chính quyền liên bang thì tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp. Thế nhưng, tại Trung Quốc thì ngược lại.

Ngoài việc bắt các tập đoàn nước ngoài phải nhượng bộ nhằm mục đích tăng cường kiểm duyệt, Bắc Kinh còn tìm mọi cách bảo vệ các tập đoàn tin học Trung Quốc. Trên thị trường nội địa, 100% là công nghệ tin học Trung Quốc.

Bắc Kinh không cho phép đối tác nước ngoài mua các doanh nghiệp tin học hàng đầu của Trung Quốc và buộc họ phải ký các hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong lúc, Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài, mua lại các công ty ngoại quốc.

Câu hỏi đặt ra là liệu có quá muộn hay không đối với phương Tây ? Có một điều chắc chắn là Trung Quốc coi công nghệ là một trong những trụ cột của tăng trưởng và muốn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030. Trung Quốc hiện có 900 triệu người dùng internet và có một nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển lĩnh vực trí thông minh nhân tạo : đó là nguồn dữ liệu khổng lồ. Và không có gì bảo đảm là Bắc Kinh chia sẻ nguồn dữ liệu này cho bất kỳ ai.

Bắc Triều Tiên thách thức thế giới bất chấp trừng phạt

Một chủ đề khác cũng được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên. Nhận định đầu tiên một số báo Pháp đưa ra là Trung Quốc đã có những thay đổi trên hồ sơ này. Không như những lần trước, luôn vấp phải quyền phủ quyết của Bắc Kinh và Moskva, trong phiên họp hôm thứ Bảy 05/8 vừa qua, toàn thể Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết siết chặt trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc dự trù giảm đến 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Bắc Triều Tiên, ước tính gây thất thu cho nước này mỗi năm khoảng 3 tỷ đô la. Tại Liên Hiệp Quốc, "Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt và kêu gọi nối lại đối thoại" như tựa thông báo của Le Monde. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố "sẽ áp dụng đầy đủ và nghiêm ngặt" các lệnh trừng phạt.

Thế nhưng, Bình Nhưỡng "bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vẫn từ chối mọi đối thoại về hạt nhân". Tựa một bài viết trên Les Echos. Bắc Triều Tiên giận dữ phản ứng cho rằng những biện pháp trừng phạt này đã "vi phạm mạnh mẽ chủ quyền quốc gia". Thông qua hãng thông tấn KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định không nhường bước trước các áp lực, "không đặt việc giải trừ hạt nhân" lên bàn đàm phán.

Trước thái độ cương quyết này của Bắc Triều Tiên mà bài xã luận có tựa đề "Răn đe Bắc Triều Tiên", trên La Croix, đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên mở cửa. Tờ báo tin chắc rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có mấy hiệu quả.

Bởi vì, hạt nhân chính là vũ khí răn đe tốt nhất để bảo toàn sự sống còn của chế độ cộng sản nhà họ Kim. Đó còn là một sự bảo đảm cho nền độc lập của đất nước giữa sự bủa vây của những cường quốc khác : Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, mà còn có cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vũ khí hạt nhân được xem như là một yếu tố của niềm tự hào dân tộc, đòi hỏi sự hy sinh của người dân Bắc Triều Tiên. Và những lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đưa ra từ năm 2006 chẳng thể nào làm dịch chuyển quyết tâm này của chế độ. Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân và chắc chắn không từ bỏ vị thế này.

Tuy nhiên, La Croix cho rằng cần phải đưa Bình Nhưỡng đến với các mối quan hệ xung quanh, không chỉ bằng mối tương quan lực lượng, mà còn dựa trên những trao đổi. Bắc Triều Tiên không thể nào tiếp tục là "một vương quốc khép kín" như cách đây 20 năm. Xã hội cần được mở cửa để đời sống của người dân được cải thiện.

Kinh tế trỗi dậy bất chấp cấm vận

Về điểm này, Le Monde trong một bài phóng sự ghi nhận có "Những dấu hiệu kinh tế trỗi dậy tại đất nước của Kim Jong-un". Bất chấp các lệnh cấm vận, sự cô lập và sự trấn áp của chế độ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân. Theo quan sát của Ngân hàng Triều Tiên (tại Seoul), tăng trưởng của Bình Nhưỡng có lẽ ở mức 3,9%.

Le Monde buộc phải công nhận Bắc Triều Tiên có một sức sống đáng ngạc nhiên. Nhiều tòa nhà chọc trời cao từ 20-30 tầng đây đó mọc lên ở Bình Nhưỡng. Nhiều đại lộ, trung tâm thương mại hay nhà hàng nhan nhản khắp nơi. Đất nước có nhiều sản phẩm sản xuất trong nước hơn và bắt đầu có dấu hiệu của sự cạnh tranh giữa cùng một loại mặt hàng.

Một mô hình kinh tế linh hoạt cũng dần xuất hiện, một sự hòa trộn giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế tư nhân sơ khai. Xã hội Bắc Triều Tiên tiến triển dĩ nhiên sẽ kéo theo hệ quả bất bình đẳng do có sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, thậm chí giữa các khu phố ngay trong lòng thủ đô.

ASEAN : 50 tuổi nhưng chưa trưởng thành

Hôm nay, ASEAN mừng sinh nhật 50 tuổi. Sự kiện này không được các báo Pháp đề cập đến, ngoại trừ nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo mỉa mai : "Đã 50 tuổi rồi, ASEAN mãi mơ về thị trường chung".

Trước hết, tờ báo ghi nhận có sự mất đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Giống như mọi phiên họp hàng năm, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) không ra được một thông cáo chung có thái độ cứng rắn với chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, bất chấp mong đợi của một số nước thành viên.

Les Echos trích nhận xét của Gareth Leathers, thuộc công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn cho rằng ASEAN, tuy là một thị trường lớn có đến 620 triệu dân, nhưng "khó có thể nhanh chóng chuyển mình để tạo thành một thị trường chung hay một vùng sản xuất có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc". Nguyên nhân là do định chế này đã không có được một đường hướng chính trị rõ ràng, mỗi thành viên ưu tiên lợi ích riêng của mình bất chấp các thiệt hại cho cả nhóm.

Bất đồng đó trong nội bộ ASEAN cũng phần do ảnh hưởng quá khứ lịch sử. Mỗi một thành viên đều mang đậm một dấn ấn ảnh hưởng thuộc địa riêng. Số thì chịu tác động từ Tây Ban Nha, Hà Lan hay Trung Quốc. Số khác thì mang ảnh hưởng của đế chế Anh. Thêm vào đó là nhịp độ phát triển của mỗi nước một khác, cách thực hành mỗi nơi một kiểu…

Dẫu sao thì Les Echos cũng công nhận rằng ASEAN trong 50 năm qua đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Trao đổi thương mại không bị áp thuế trong khu vực là 70%. Từ năm nước thành viên nay trở thành 10. Kinh tế nông nghiệp dần được thay thế bằng kinh tế công nghiệp. "Trọng lượng kinh tế" của khu vực trong những lĩnh vực trọng điểm giờ cũng ngang bằng với kinh tế Anh Quốc. Đà tăng trưởng này có thể sẽ còn tiến triển với tỷ lệ tăng cao nhất thế giới, nhất là đối với các nước Philippines, Miến Điện và Việt Nam.

Phần còn lại phải làm là trên phương diện chính trị. Kế hoạch năm 1997 có tiêu đề "Tầm nhìn ASEAN 2020" đã nuôi dưỡng tham vọng xây dựng một cộng đồng thật sự có chung những giá trị và hoàn thiện hội nhập khu vực. Vậy mà 20 năm đã trôi qua, cảm giác thuộc khối ASEAN giờ không còn phổ biến ở tầm mức khu vực nữa. Tờ báo cho rằng cần phải xây dựng thành công một bản sắc ASEAN, để sau đó một quyền lực chính trị có thể dựa vào.

"Lào, biên giới mới của Trung Quốc"

Bên cạnh những chủ đề trên, loạt bài phóng sự mùa hè về "Những con đường tơ lụa mới của Trung Quốc" trên báo Le Monde hôm nay ra tiếp số thứ hai, lần này liên quan đến "Lào, biên giới mới của Trung Quốc". Tờ báo cho rằng dự án đường sắt mà Trung Quốc đang xây dựng tại đất nước nghìn voi buộc chính quyền Vientiane ngày càng lệ thuộc nhiều vào Bắc Kinh.

Nga – Mỹ : Hờn giận còn dai dẳng

Về thời sự quốc tế, trên mục Ý kiến, Le Figaro đăng bài nhận định của nhà báo Renaud Girard, giải thích vì sao "Bất hòa Mỹ-Nga sẽ kéo dài".

Theo tác giả, quan hệ Washington-Moskva lên cơn sốt cao là do hai nguyên nhân hoàn cảnh. Trước tiên là việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Do Kremlin thù ghét Hillary Clinton, tình báo Nga đã tìm cách moi móc thông tin của đảng Dân Chủ, thực hiện các vụ tấn công tin học vào các tài khoản, hộp thư điện tử của bà Clinton, đảng Dân Chủ, rồi tung lên mạng những thông tin bất lợi cho ứng viên đảng Dân Chủ.

Lý do thứ hai là sự khao khát trả thù mãnh liệt của truyền thông và giới tinh hoa trí thức Mỹ thuộc xu hướng "tự do" (liberal) - bên Pháp gọi là giới trí thức "tiến bộ" (progressiste) - không hề muốn Donald Trump trúng cử tổng thống. Thay vì tự cật vấn lương tâm, truyền thông và giới tinh hoa Mỹ mơ tưởng đến tiến trình "impeachment – phế truất" tổng thống, dựa trên cái gọi là sự cấu kết với các lợi ích của ngoại bang.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi. Có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn giải thích sự bất hòa kéo dài giữa Mỹ và Nga.

Trước hết, về mặt tâm lý, Moskva không bao giờ có thể chấp nhận là Nga đã không còn vị thế ngang hàng với Hoa Kỳ. Quá trình này được khởi đầu từ hội nghị Teheran – Iran, tháng 11/1943 và kết thúc tháng 12/1991, với sự sụp đổ của Liên Xô.

Nguyên nhân thứ hai là Nga muốn áp dụng học thuyết mà Mỹ đã từng áp dụng đối với các nước Nam Mỹ trước kia : đó là tạo dựng khu vực ảnh hưởng đối với các nước Cộng Hòa Xô Viết cũ.

Điểm thứ ba : Nga và Mỹ tuy là hai siêu cường, nhưng chỉ giống nhau về bề ngoài. Hai nước này không có cùng hệ thống chính trị và do vậy, không thể hiểu biết nhau. Nga là một chế độ chuyên chế cổ điển. Moskva dường như muốn có một hội nghị thượng đỉnh để tái thúc đẩy quan hệ song phương. Thế nhưng, đây là điều bất khả thi vì khả năng hành động của Donald Trump hạn hẹp hơn đồng nhiệm Vladimir Putin.

Do vậy, bất hòa Mỹ-Nga sẽ còn kéo dài. Đây không phải là tin tức tốt lành và hoàn toàn không có lợi gì cho người Pháp chúng ta.

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde, ngoài thông báo sau kỳ nghỉ hè "Điện Elysée, đang chuẩn bị cho ngày trở lại đầy khó khăn", còn đưa ra một dự báo khá lý thú "Vào năm 2100, 40% dân số thế giới sẽ là người Châu Phi". Dự phóng của Liên Hiệp Quốc còn cho thấy là vào năm 2050, trong một thế giới có đến 9,8 tỷ dân, cứ ba người trẻ có một người là gốc Châu Phi. Đến năm 2100, dân số Châu Phi và Châu Á sẽ ngang bằng với nhau là 4,5 tỷ người, so với con số 1,7 tỷ trong năm 2017.

Le Figaro, bên cạnh tít nhỏ "Quy chế Đệ Nhất Phu Nhân : Điện Elysée, muốn dập tắt tranh luận", là đề tài "Brexit : Những người Anh này muốn có một quốc tịch khác". Từ năm 2016, sau kết quả trưng cầu dân ý với thắng lợi của phe ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, số lượng người Anh xin quốc tịch Pháp và Đức đã tăng vọt. Giải thích về hiện tượng này, Le Figaro cho rằng hơn một triệu người dân Anh đang sinh sống tại Châu lục cảm thấy như bị chính phủ bỏ rơi trong các cuộc đàm phán về Brexit, vào lúc mà chính phủ thủ tướng Theresa May lại không có những đường lối rõ ràng cho cuộc thương lượng.

Libération, cũng như Le Figaro, quan tâm đến vị thế của bà Brigitte Macron với hàng tít nhỏ : "Đệ Nhất Phu Nhân, một quy chế vẫn còn chưa được công nhận". Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất của tờ báo thiên tả này là việc bà Carla del Ponte, công tố viên của Ủy ban điều tra về Syria thuộc Liên Hiệp Quốc đã quyết định từ chức do quá nản lòng. Nhật báo đặt câu hỏi : "Tội ác chống nhân loại, ai sẽ phán xử Bachar al-Assad ?".

Les Echos có bài điều tra dài đề tựa : "Những con đường mới của nạn buôn đồ giả". Bùng nổ thương mại điện tử đang tạo thuận lợi cho các khả năng buôn hàng giả, hàng nhái trên quy mô lớn. Lần đầu tiên, một bản đồ nghiên cứu chung của Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE và Cơ Quan Sở Hữu Trí Tuệ Châu Âu EUIPO đã được lập cho thấy các tổ chức buôn lậu đang tăng cường các điểm trung chuyển nhằm che giấu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Cuối cùng, nhật báo công giáo La Croix trên trang nhất đặt câu hỏi lớn : "Liệu chúng ta có thể được chọn vắc-xin hay không ?". Bộ Y tế Pháp đang nghiên cứu về khả năng đưa vào luật một điều khoản cho phép các bậc phụ huynh được phép phản đối việc cung cấp 11 loại vắc-xin bắt buộc sắp tới đây.

Minh Anh

Published in Quốc tế