Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kim loại hiếm là nguyên liệu của thế kỷ 21. Là nguồn cung cấp đến 95 % đất hiếm cho toàn thế giới, Trung Quốc nắm giữ vận mệnh của nhân loại trong tay. Trên đây là kết luận được nhà báo Guillaume Pitron đưa ra trong tác phẩm Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, Mặt Trái Của Tiến Trình Chuyển Đổi Năng Lượng và Kỹ Thuật Số - Nhà xuất bản LLL vừa ra mắt độc giả vào tháng Giêng 2018.

kimloai1

Kim loại hiếm tại tỉnh Giang Châu được xuất khẩu sang Nhật. AFP

Than đá là nguyên liệu của thế kỷ 19. Thế kỷ 20 là thời đại của dầu lửa. Bước vào thế kỷ 21, mọi hy vọng tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp mới được đặt vào hơn 30 kim loại hiếm - 17 trong số này thuộc dòng đất hiếm, mà tới nay đã được khám phá và bắt đầu được biết đến với những tên gọi khá lạ tai : beryllium, vanadium, gallium…

Tính chiến lược cao

Kim loại hiếm không chỉ là nguyên liệu của thế kỷ 21 do chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống hàng ngày, cho phép sản xuất từ bóng đèn LED đến tivi màn ảnh phẳng, từ điện thoại di động đến máy tính bảng, xe hơi điện hay pin mặt trời, mà chúng còn mang tính chiến lược cao. Từ ngành công nghệ không gian đến hạt nhân dân sự và quân sự đều không thể phát triển nếu thiếu đất hiếm, kim loại hiếm.

Trong phần mở đầu, Guillaume Pitron viết : Không phải vì lo cho trái đất bị hâm nóng mà các vị tướng lỗi lạc của Mỹ đã quan tâm đến vế chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Chính xác hơn là giới này chú ý đến "tiến trình chuyển đổi về mặt chiến lược" (tr. 19)

Năng lượng xanh nhưng không sạch

Điểm thứ nhì nổi bật trong cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm, tác giả nhận xét : Vào lúc mà nhân loại đang cuống cuồng đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế các năng lượng hóa thạch thải ra hàng tỷ tấn carbon làm hâm nóng trái đất, kim loại hiếm được xem là một vị cứu tinh.

Nhưng năng lượng xanh không đồng nghĩa với năng lượng sạch, bởi như tên gọi của chúng, đấy là những "kim loại hiếm", mà đã hiếm thì cần phải chắt lọc trước khi có được vài milligramme của chất lutecium, indium ...

Trung Quốc giữ chiếc chìa khóa chính

Một phần lớn cuốn sách của Guillaume Pitron đã tập trung để nói về Trung Quốc, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm. Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ đất hiếm được sử dụng trên hành tinh, chẳng những do được thiên nhiên ưu đãi, mà còn biết tung tiền ra mua những mỏ kim loại hiếm của các nước "bạn".

Bắc Kinh đã có những tính toán chiến lược tinh vi và đã đi trước phương Tây đến mấy nước cờ. Sau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liêu thiết yếu đến thành phẩm.

Tác giả cuốn Chiến Tranh Kim Loại Hiếm kết luận : "tất cả chúng ta rồi sẽ phải đi xe điện của Trung Quốc".

Cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những "ngôi làng ung thư" trong vùng Nội Mông, lò cung cấp đến ¾ đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng ; 80 % sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.

Mời quý thính giả theo dõi phần phỏng vấn nhà báo Pitron tác giả cuốn La Guerre Des Métaux Rares đã dành cho ban Việt ngữ RFI sau đây :

RFI : Cảm ơn Guillaume Pitron dành thời giờ cho buổi nói chuyện hôm nay. Tại sao ngay phần mở đầu cuốn sách, anh đã khẳng định rằng thế kỷ 21 là thời đại của các kim loại hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm cần để phát triển công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh. Trong tương lai chúng ta càng cần nhiều kim loại hiếm nơn nữa để tạo ra năng lượng sạch. Để sản xuất từ cánh quạt gió đến pin mặt trời hay xe hơi điện, chúng ta đều bắt buộc phải có kim loại hiếm. Mặt khác, cuộc sống mà được "connected" tức là càng kết nối chừng nào thì chúng ta lại càng sử dụng nhiều kim loại hiếm chừng nấy với những phương tiện như là điện thoại cầm tay, máy tính bảng ... Sau nữa là các mảng công nghệ mới từ thông minh nhân tạo đến công nghệ robot đều không thể phát triển nếu không có kim loại hiếm. Nói tóm lại, thể kỷ 21 là thế kỷ của kim loại hiếm và chúng ta ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm này.

RFI : Chỉ riêng với chất cobalt : Lãnh đạo tập đoàn khai thác cobalt Glencore đang thương lượng với Trung Quốc để bán lại mỏ cobalt tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo và một khi kim loại hiếm này rơi vào tay Trung Quốc thì "Châu Âu không còn sản xuất được đầu máy xe hơi điện nào hết". Vậy phải chăng tiến trình chuyển đổi năng lượng, giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính làm hâm nóng trái đất bị đe dọa ?

Guillaume Pitron : Chị nói đến chất cobalt, đúng là như vậy. Không có cobalt thì không thể nói tới chuyện chế tạo động cơ điện cho xe hơi. Để làm ra một chiếc xe điện, ta cần 22 kí lô cobalt. Mỗi cái điện thoại cầm tay cần 8 gr chất kim loại hiếm này. Mà đã gọi là kim loại hiếm tức là chúng ta phải đi qua các khâu sàng lọc rồi chắt lọc để từ hàng tấn đất, đá mới lấy ra được một lượng vô cùng nhỏ. Các khâu sàng lọc đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều chất hóa học khác, vừa độc hại vừa gây ô nhiễm cho môi trường. Tôi muốn nói rằng trước khi kim loại hiếm được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp xanh, thì chúng ta cũng đã gây ô nhiễm không ít cho thiên nhiên.

Khâu lọc kim loại hiếm từ đất, đá là cả một quá trình thải ra nhiều chất bẩn không thể tưởng tượng nổi. Đâu đó để đạt đến đích cuối cùng, là tạo ra năng lượng sạch, thì ngay từ phần gốc của dây chuyền sản xuất là đã hoàn toàn không sạch chút nào.

RFI : Do đâu Trung Quốc lại chiếm thế gần như là độc quyền trên thị trường kim loại và đất hiếm ?

Guillaume Pitron : Kim loại hiếm có ở khắp mọi nơi, nhưng chỉ có Trung Quốc từ những năm 1980 tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu. Để rồi giờ đây Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất và thậm chí là chiếm thế độc quyền. Khi mà cả một mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và ở đây còn có cả vấn đề địa chiến lược nữa. Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Tất cả vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.

RFI : Trung Quốc đã rất khéo khai thác lợi thế đó để bắt bí thiên hạ.

Guillaume Pitron : Trung Quốc do có đất và kim loại hiếm nên có được lợi thế ở nhiều cấp. Ở cấp thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán cho các khách hàng. Tức là "thách giá" đến cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần thì vẫn phải mua. Ở nấc thứ nhì là các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có. Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.

Ở trên chúng ta đề cập tới cobalt : Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Công hòa Dân Chủ Congo. Quốc gia này nắm giữ 60 % trữ lượng cobalt của toàn cầu, mà chủ yếu là để xuất khẩu. Trung Quốc vừa ký một loạt các hợp đồng mua trọn 80 % cobalt của Congo. Châu Âu, Pháp và Mỹ chậm bước, không hề có tầm nhìn xa và có một sự chuẩn bị nào từ trước để bảo đảm được các nguồn cung ứng. Ngược lại thì Trung Quốc không chỉ làm chủ các mỏ kim loại hiếm trên sân nhà, mà còn chi tiền ra để thâu tóm hết nguồn nguyên liệu này.

RFI : Nói cách khác, trong tương lai Trung Quốc sẽ kiểm soát từ đầu tới cuối những công nghệ sạch, chữ sạch ở đây được để trong ngoặc kép, và kể cả những ngành công nghệ mũi nhọn và chiến lược như năng lượng nguyên tử, không gian...

Guillaume Pitron : Đúng vậy. Trung Quốc không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để cho những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy mô tơ điện hay pin mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới. Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần ông khổng lồ Châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe hơi điện của thế giới ; Các hãng của Mỹ, Nhật hay Châu Âu có tài giỏi tới đâu đi chăng nữa mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe hơi điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ trọn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe hơi điện của Trung Quốc !

RFI : Một điểm cuối trong cuốn sách gần 300 trang của anh : La Guerre Des Métaux Rares đã đề cập tới thái độ giả dối của nhiều nước phương Tây, đẩy các ổ ô nhiễm sang Trung Quốc để rồi sẽ phải trả cái giá đắt thưa anh ?

Guillaume Pitron : Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia Tây phương nào khác. Nhưng từ những năm 1980 phương Tây đã chọn lấy hướng đi, tức là để cho Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này, bởi đơn giản Âu, Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người do công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm. Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm, "xuất khẩu" ô nhiễm sang Trung Quốc.

Thanh Hà thực hiện

Published in Châu Á

Người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong cũng không yên với Bắc Kinh

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị tạm giữ để thẩm vấn về nghi án nhận 50 triệu euro tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống 2007 từ chính phủ Lybia của Kadhafi. Thổ Nhĩ Kỳ làm tới, tấn công lực lượng nổi dậy người Kurdistan trước sự thờ ơ phương Tây. Thế giới phẫn nộ với việc Facebook để lộ dữ liệu thông tin cá nhân người sử dụng, nhà mạng xã hội số 1 thế giới mất cả tỷ đô la trong hai ngày. Đó là những chủ đề lớn của các báo Pháp ra hôm nay.

uighur1

Các nhà hoạt động biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Vienna ngày 01/08/2011, phản đối chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. AFP PHOTO/DIETER NAGL

Liên quan đến Châu Á, mối quan tâm của các báo vẫn như thường lệ là Trung Quốc. Nhật báo Le Monde dành sự chú ý đến số phận người Duy Ngô Nhĩ, sắc tộc theo Hồi giáo nạn nhân của chính sách truy bức của chính quyền Bắc kinh. Nhưng lần này Le Monde nói về những người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đang sống ở Châu Âu mà vẫn không thoát khỏi sự truy đuổi của Trung Quốc, qua bài viết : "Trung Quốc truy đuổi người Duy Ngô Nhĩ ở Châu Âu như thế nào ?".

Le Monde ghi nhận thực tế là Bắc Kinh đang liên tục làm áp lực đối với cộng đồng sắc tộc này ngay cả khi họ đã phải ra nước ngoài, ở rất xa với Trung Quốc, để sống lưu vong.

Theo Le Monde : "Ở Paris, Berlin hay Istanbul, những người Duy Ngô Nhĩ, dù là đã được nhập quốc tịch của nước đón nhận hay vẫn còn là kiều dân Trung Quốc, tất cả vẫn luôn là mục tiêu của chiến dịch răn đe quy mô chưa từng có của Bắc Kinh".

Le Monde đã tiếp cận được với ít nhất 6 nhân chứng người Duy Ngô Nhĩ cho biết đã bị mật vụ Trung Quốc gây sức ép, buộc họ làm các việc, như theo dõi cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong, buộc họ không biểu tình chống Trung Quốc hay phải cung cấp tài liệu cá nhân. Thậm chí một số người còn bị dọa đưa trở về Trung Quốc.

Vũ khí gây sức ép của mật vụ Trung Quốc là dọa bỏ tù gia đình họ còn ở lại Tân Cương. Mỗi khi sắp có các cuộc biểu tình của người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài là họ nhận được những tin nhắn đe dọa sẽ xử lý, bắt giam gia đình ở trong nước. Mọi hoạt động của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đều bị theo dõi rất sát không kém gì ở trong nước.

Abduweli Ayup, một nhà ngôn ngữ học người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết : "Những người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài cảm thấy lo lắng, bất an, họ không thể liên lạc được với gia đình mình ở trong nước, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ người thân của họ bị bỏ tù".

Tương tự, những người Duy Ngô Nhĩ sống ở Pháp hay Đức, dù đã được nhập quốc tịch nhưng cũng không được yên thân, an toàn. Họ thường xuyên nhận được tin nhắn đe dọa bắt về nước nếu không đáp ứng các yêu cầu của mật vụ Bắc Kinh. Như vậy, gia đình bị chính quyền sử dụng là con tin để gây sức ép truy bức những người Duy Ngô Nhĩ sống bên ngoài đất nước.

Cựu tổng thống Pháp bị tạm giữ vì nghi án nhận tài trợ của Kadhafi

Trở lại với sự kiện thời sự trên trang nhất các báo Pháp. Như vậy đã hơn một ngày ông Nicolas Sarkozy bị tạm giữ tại trụ sở của cảnh sát tư pháp, sự kiện đang gây xáo động dư luận Pháp.

Cựu tổng thống Pháp bị triệu tập để thẩm vấn từ sáng hôm qua (20/03) trong khuôn khổ cuộc điều tra nghi vấn nhận tiền tài trợ của chính phủ Libya cho chiến dịch tranh cử tổng thống 2007 mà ông đã giành thắng lợi. Thời hạn tạm giữ kéo dài 48 giờ, sau đó ông có thể phải ra trước tòa để được thông báo lệnh khởi tố. Sau 5 năm điều tra đây là lần đầu tiên ông Sarkozy bị cơ quan điều tra thẩm vấn về hồ sơ này. Hình ảnh của cựu nguyên thủ Pháp xuất hiện trên khắp các trang nhất báo ra hôm nay

Trang báo mạng Mediapart, nơi nắm giữ thông tin và tung ra vụ bê bối, cho hay, trong vụ scandal Libya bị phát giác từ năm 2011 này, "cuộc điều tra dưới sự chỉ đạo của một thẩm phán chuyên về vấn đề tài chính của Paris, giờ nhằm trực tiếp vào Nicolas Sarkozy và những người thân cận nhất của ông. Danh sách các tội trạng được điều tra tư pháp kê ra trong vụ này khá dài : Tham nhũng chủ động và thụ động, hối mại quyền thế, biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, giả mạo tài liệu, rửa tiền trốn thuế, oa trữ tài sản bất hợp pháp…".

Le Monde thắc mắc : "Quyết định tạm giữ để thẩm vấn Nicolas Sarkozy phải chăng có nghĩa là các thẩm phán thụ lý vụ án đã tập hợp được những bằng chứng mới về tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử tổng thống để có thể trực tiếp cáo buộc ông Sarkozy ? Phải chăng chính quyền Libya cuối cùng đã quyết định hợp tác (với các nhà điều tra Pháp) ? " Theo Le Monde, nhiều cựu quan chức của Libya dước thời Kadhafi có lẽ đã cung cấp những chi tiết mới cho phép khẳng định các nghi vấn. Từ nhiều tuần qua, tư pháp của Pháp đã có được nhiều tài liệu thư giữ trong lần khám nhà nhân vật người Thụy Sĩ Alexandre Djouhri (nhân vật trung gian trong vụ này) hồi 2015". Tuy nhiên từ trước đến giờ, ông Nicolas Sarkozy vẫn phản bác mọi cáo buộc là chiến dịch tranh cử tổng thống 2007 của ông đã được tài trợ bất hợp pháp.

Nhật báo Libération thì nhận thấy diễn tiến mới cho thấy vụ việc này vừa "đáng mừng" vừa"chán nản". Xã luận của Libération viết : "Đúng là chính trị là môn thể thao chiến đấu, nhưng tại sao ta cứ phải làm quen với việc đưa chính trị lên sàn đấu ? Chán nản vì cái cảnh cánh hữu cứ kêu gào tư pháp ngoan cố truy đuổi ông Sarkozy. Còn vui mừng vì không phải thấy cựu tổng thống bị câu lưu, việc này thậm chí còn đáng buồn, mà là việc này cho thấy các cảnh sát, thẩm phán vẫn tiếp tục công việc, theo nhịp độ của họ, một cách hoàn toàn độc lập để cố gắng trả lại công lý".

Phương Tây bỏ mặc đồng minh người Kurdistan

Chuyển sang một chủ đề chiếm trang nhất của tờ Le Figaro : "Tại Syria : Người Kurdistan bị phương Tây bỏ rơi".

Vấn đề liên quan đến sự kiện sau khi chiếm thành phố Afrin từ tay quân nổi dậy người Kurdistan, Thổ Nhĩ Kỳ được đà lấn tới mở rộng cuộc tấn công ở vùng đông bắc Syria, truy quét đến cùng lực lượng người Kurdistan, một đồng minh của các nước phương Tây trong cuộc chiếng chống Daesh, nhưng lại là kẻ thù không đội trời chung của Ankara.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng các nước phương Tây dường như bất lực, không ngăn cản được Ankara ngừng tấn công lực lượng người Kurdistan. Xã luận tờ báo mang tựa đề ngắn gọn : "Chối bỏ", để nói lên thái độ của các nước phương Tây trước đồng minh người Kurdistan, "những người đã phục vụ như là những người lính xung kích của phương Tây trên mặt trận chống Daesh. Vậy mà phương Tây lại bỏ rơi họ, hy sinh họ".

Chính những người lính Kurdistan này đã trực diện chiến đấu chống thánh chiến giúp phương Tây, nhưng giờ đây, khi họ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công thì các nước phương Tây im lặng làm ngơ bỏ rơi họ, thì quả thật đây là một thái độ "hèn kém", Le Figaro tỏ phẫn nộ.

Facebook, bị cáo toàn cầu

Tiếp tục với trang báo Le Figaro, đến với một thời sự đang nóng lên những ngày qua liên quan đến Facebook để lộ thông tin cá nhân của những người sử dụng mạng xã hội.

Vụ công ty Mỹ Cambridge Analytica thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân của hàng triệu người sử dụng Facebook đang gây lo ngại khắp toàn cầu. Facebook, không được cho là vô can, cũng phải hứng chịu nhiều sóng gió từ vụ việc này những ngày qua.

Le Figaro ghi nhận : "Facebook đối mặt với sự giận giữ của chính quyền Mỹ và Châu Âu". Các nhà điều tra Mỹ và Châu Âu đã mở các điều tra, vụ việc không còn chỉ liên quan đến công ty Cambridge Analytica, nữa mà bản thân Facebook cũng phải đối mặt với những cáo buộc nặng nề và sẽ còn phải gặp nhiều rắc rối như có thể sẽ phải chịu những khoản tiền phạt lớn vì không tôn trọng người sử dụng, hướng điều tra của Châu Âu đang nhằm vào nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội số một thế giới.

Theo Le Figaro, vụ việc đã làm tổn hại rất nhiều hình ảnh của Facebook dưới con mắt của công chúng, cũng như của chính quyền nhiều nước trên thế giới. Một viễn ảnh đáng lo ngại cho các nhà đầu tư vào Facebook. Từ thứ hai đến hôm qua, cổ phiếu của tập đoàn Facebook đã mất hơn 11% trên thị trường chứng khoán tương đương 60 tỷ đô la Mỹ. Trong vụ việc này, nội bộ của Facebook cũng đang gặp nhiều rắc rối.

Pháp : Không còn đất lành để chim đậu

Trong lĩnh vực môi trường, Libération lưu ý đến một hiện tượng đáng lo ngại liên quan đến đa dạng sinh học ở Pháp : "Tại những vùng thôn quê, quần thể chim giảm nghiêm trọng".

Hôm thứ Ba (20/03/2018), Viện Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp công bố một nghiên cứu về các loài chim ở Pháp cho thấy trong vòng 15 năm qua, 1/3 các loài chim ở Pháp đã bị biến mất trong các vùng đất nông nghiệp. Nguyên nhân không khó tìm đó chính là do việc đẩy mạnh hoạt động nông nghiệp và sử dụng ngày càng nhiều thuốc trừ sâu.

Các nhà khoa học Pháp khẳng định các loài chim đang biến mất khỏi các vùng nông thôn Pháp với "tốc độ nhanh chóng mặt", đến mức sự sụt giảm đó đang "đạt tới gần thảm họa sinh thái". Đây là một thực trạng đáng báo động về cách làm nông nghiệp từ vài ba chục năm trở lại đây. Các chuyên gia cho rằng "phải cấp tốc thay đổi mô hình để có một nền nông nghiệp vừa cao sản, vừa tôn trọng cá thể sống. Nếu cá thể sống bị tiêu diệt thì điều này cũng liên quan đến con người và nguy hiểm không kém gì hiện tượng biến đổi khí hậu".

Vẫn liên quan đến môi trường và đa dạng sinh học, Le Figaro cho biết con tê giác trắng Châu Phi vừa chết tại Sudan. Cá thể tê giác trắng đực cuối cùng này đã 45 tuổi bị nhiều biến chứng bệnh vì đã già. Hiện trên thế giới chỉ còn hai con cái cùng loài, khi con đực cuối cùng không còn thì tức là không còn hy vọng gì để duy trì giống loài tế giác quý hiếm này. Nếu như trường hợp của con tê giác trắng trên chết vì già yếu thì các loài tê giác khác ở Châu Phi đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi nạn săn bắt trộm để lấy sừng, một mặt hàng rất được giá và được ưa chuộng ở Châu Á.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Tập Cận Bình được tái bổ nhiệm làm chủ tịch Trung Quốc vô thời hạn (VOA, 18/03/2018)

quan lp pháp mang tính hình thc ca Trung Quc hôm th By đã đng lòng chp thun tái b nhim ông Tp cn Bình làm ch tch nước mà không có gii hn nhim kì phc v.

tap1

Ông Vương Kì Sơn (trái) và ông Tp Cn Bình bt tay ti Đi hi Đi biu Nhân dân Toàn quc ln th 13 trong Đi l đường Nhân dân Bc Kinh, ngày 17 tháng 3, 2018.

Đại hi Đi biu Nhân dân Toàn quc cũng b nhim ông Vương Kì Sơn, mt đng minh thân cn ca ông Tp, vào v trí phó ch tch mà trước đây ch mang tính hình thc.

Tại Đi l đường Nhân dân, ông Tp, ông Vương cùng các quan chc khác đã ln lượt bước lên bục, đt tay trái lên hiến pháp và giơ nm tay phi lên tuyên th trung thành vi hiến pháp, t quc và nhân dân.

Toàn bộ 2.970 thành viên ca Đi hi Đi biu Nhân dân Toàn quc có mt đã chun thun tái b nhim ông Tp, trong khi ông Vương ch nhn mt biểu quyết chng.

Ông Tập, người đng đu Đng Cng sn đương quyn vi 90 triu đng viên, cũng được tái b nhim làm người đng đu y ban chính ph ch huy quân đi. Ông hin đang đng đu mt cơ quan ca đng ging ht như vy cai qun mt lc lượng gm 2 triu thành viên.

Ông Tập, 64 tui, được coi là nhà lãnh đo quyn lc nht ca Trung Quc k t ông Mao Trch Đông. Cui tun trước, ông đã được trao quyn tiếp tc nhim kì vô thi hn sau khi cơ quan lp pháp bãi b gii hn nhim kì ca ch tch và phó chủ tch.

Các quan chức Trung Quc bênh vc bước đi này, nói rng nó s giúp chc v ch tch nước tương đng vi hai v trí chính yếu khác ca ông Tp là tng bí thư đng và tng tư lnh các lc lượng vũ trang.

Những người ch trích nói rng bước đi này, đảo ngược mt n lc th chế hóa các l li cai tr ca Trung Quc k t năm 1982, có phn chc s dn ti thêm các cuc trn áp chính tr và đu đá ni b gia các phe nhóm tìm cách thăng tiến các ng viên ca mình bên trong h thng khép kín.

Ông Tập, lên làm ch tch t năm 2013, được cho là s m rng chiến dch chng tham nhũng bên trong Đng Cng sn đ bao gm tt c công chc nhà nước thông qua y ban Giám sát Quc gia mi thành lp, trong khi tiếp tc theo đui mt chính sách đi ngoi cng rn và các chính sách nhm tăng tc nn kinh tế đang chm li.

Trong vai trò phó chủ tch, ông Vương, 69 tui, được nói s là mt nhân t quan trng trong vic thúc đy ch trương ca ông Tp là cng c quyn cai tr ca Đng Cng sn trong khi tiếp tc xóa bỏ tình trng tham nhũng và nghèo đói.

*******************

Tập Cận Bình chính thức được bầu lại nhiệm kỳ chủ tịch Trung Quốc (RFI, 17/03/2018)

2.970 Đại biểu quốc hội Trung Quốc ngày 17/03/2018 bỏ phiếu bầu lại ông Tập Cận Bình làm chủ tịch nước thêm một nhiệm kỳ. Tuần trước Quốc hội đã sửa đổi bản Hiến Pháp, cho phép ông Tập lãnh đạo đất nước vô hạn định.

tap2

Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn tại Quốc hội Trung Quốc ngày 17/03/2018. Reuters/Jason Lee

Ông Tập Cận Bình, 64 tuổi, là ứng viên duy nhất, nên không một ai ngạc nhiên về kết quả 100 % phiếu ủng hộ. Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, buổi lễ tuyên thệ trước Quốc hội hôm nay đã diễn ra một cách rất trọng thể. Lãnh đạo Trung Quốc, tay phải đặt ở ngang vai, còn tay trái đặt lên bản Hiến Pháp vừa được sửa đổi và ông đã thề tôn trọng bản Hiến Pháp này.

Không một đại biểu nào bỏ phiếu chống. AFP nhắc lại thành tích này cao hơn kỳ bỏ phiếu cho ông Tập Cận Bình ở nhiệm kỳ đầu năm 2013. Khi đó đã có một đại biểu bỏ phiếu chống và 3 người vắng mặt. Năm năm trước đây ông Tập Cận Bình được bầu với tỷ lệ 99,86 %. Lần này ông đã được 100 % các Đại biểu quốc hội tán đồng.

Dù vậy, mọi chú ý đang hướng về nhân vật Vương Kỳ Sơn, người vừa được bầu vào chức vụ phó chủ tịch. Ông này trở thành nhân vật số 2 trong chính quyền.

Thông tín viên Heike Schmidt từ Bắc Kinh phác họa chân dung nhân vật được xem là cánh tay phải của chủ tịch Trung Quốc :

Tháng 10 năm ngoái, nhân Đại Hội Đảng lần thứ 19, ông Vương Kỳ Sơn đã phải từ bỏ chiếc ghế trong Ban Thường Trực Bộ Chính Trị và chức lãnh đạo Ủy ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương.

Đây không phải do nhân vật này bị thất sủng mà vì, có một nguyên tắc bất thành văn tại Bắc Kinh là các lãnh đạo đến 69 tuổi phải về hưu. Dù vậy, quan sát hậu trường chính trị Trung Quốc, không ai ngạc nhiên khi thấy họ Vương trở lại chính trường.

Nổi tiếng là một người kiên định và thực tiễn, ông Vương Kỳ Sơn sẽ đóng vai trò "chữa cháy" cho ông Tập Cận Bình, như ghi nhận của tờ báo South China Morning Post. Tờ báo này cho rằng Vương Kỳ Sơn sẽ phải giúp đỡ ông bạn họ Tập để tìm ra đồng thuận với Mỹ, tránh để nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường là Hoa Kỳ vàTrung Quốc.

Liệu rằng trong lĩnh vực ngoại giao, ông Vương Kỳ Sơn sẽ có làm việc hiệu quả như trong nhiệm vụ bài trừ tham nhũng tại Trung Quốc hay không ?

Trong số nhiều đảng viên Trung Quốc, ông Vương là một vị hung thần. Tối thiểu, đã có100 lãnh đạo cao cấp đã ngã ngựa vì chính sách "đả hổ diệt ruồi" do ông Tập Cận Bình đề xướng. Ngoài những con "hổ" đó thì còn có khoảng một triệu rưỡi những con "ruồi" tức là những đảng viên hay cán bộ ở những cấp thấp hơn đã bị kỷ luật.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Báo chí Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng (RFI, 06/03/2018)

Hôm 06/03/2018, báo chí Nhà nước Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng cho năm 2018 và khẳng định là Bắc Kinh không hề muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ

budget1

Ảnh minh họa : Quân đội Trung Quốc tại căn cứ Chu Nhật Hòa (Zhurihe), Nội Mông. Ảnh ngày 30/07/2017. Reuters

Hôm qua, tại buổi khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội, chính phủ Trung Quốc thông báo là ngân sách quốc phòng sẽ tăng 8,1% trong năm 2018, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua, để tiếp tục hiện đại hóa quân đội. Như vậy, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2018 sẽ là 175 tỷ đôla.

Trong bài xã luận hôm nay, tờ China Daily nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới và cũng không có mức tăng cao nhất thế giới. Theo tờ báo này, nếu tính trên đầu người, ngân sách quân sự của Trung Quốc thua xa nhiều nước lớn trên thế giới.

Theo các số liệu chính thức, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chỉ bằng 1 phần 4 của Mỹ, nhưng các nhà phân tích ngoại quốc và các nhà ngoại giao cho rằng Bắc Kinh đưa ra con số thấp hơn thực tế.

Trong khi đó, Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định, nếu thật sự Trung Quốc muốn bành trướng về quân sự, ngân sách quốc phòng của nước này lẽ ra phải tăng từ 20% tới 30%. Theo tờ báo, Trung Quốc không hề có ý định lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Tờ báo này cho rằng chính những hành động "khiêu khích" của Mỹ ở Biển Đông, tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan và việc Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ thiết lập liên minh là những yếu tố khiến Trung Quốc phải tăng ngân sách quốc phòng.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng chi tiêu quân sự của nước này hoàn toàn minh bạch và không hề là một mối đe dọa với bất cứ ai. Theo Bắc Kinh, việc tăng ngân sách chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu tân trang thiết bị quân sự và bảo vệ các lợi ích chính đáng, mặc dù Trung Quốc trong những năm gần đây đã có nhiều hành động nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thanh Phương

****************

Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng (RFA, 06/03/2018)

Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong ba năm qua và không hề chạy đua vũ trang với Mỹ.

budget2

Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễu hành với cờ quốc gia trong lễ khai mạc Thế vận hội Quân đội 2017 ở Guangshui thuộc tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 năm 2017. AFP

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói như thế vào hôm 6/3/2018, nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn thấp và tương xứng với nền kinh tế quốc gia.

Tuy vậy con số tăng ngân sách quốc phòng 8.1% của năm nay mà Quốc hội Trung Quốc vừa công bố hồi hôm thứ hai 5/3 là con số mà theo các nhà quan sát nước ngoài,chứng tỏ một chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của Bắc Kinh, và điều đó gây lo ngại cho những lân bang của Trung Quốc như Nhật Bản và Đài Loan.

Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, trong khi Đài Loan bị Hoa Lục xem là một vùng đất thuộc Trung Quốc mà Bắc Kinh có thể thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.

Tờ Trung Hoa nhật báo của Trung Quốc bình luận rằng ngân sách quốc phòng của nước mình chỉ bằng một phần tư của Hoa Kỳ, và nếu so sánh trên đầu người thì còn kém xa nhiều quốc gia khác.

Trong khi đó thì người đứng đầu Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Đô đốc Scott Swiff nói rằng Trung Quốc không minh bạch trong chuyện quốc phòng của mình, và điều đó làm cho các quốc gia trong vùng lo lắng không biết Bắc Kinh gia tăng ngân sách để làm gì.

Ông Swift nói như thế ở Tokyo trong một cuộc thảo luận bàn tròn với báo chí sau khi gặp gỡ các viên chức Nhật Bản.

Trung Quốc nói rằng chuyện gia tăng quốc phòng của mình không đe dọa ai hết, còn tờ báo hay bình luận cứng rắn của Đảng cộng sản Trung Quốc là Hòan Cầu Thời Báo thì nói rằng chính sự khiêu khích của Hoa Kỳ cùng với sự tạo lập một liên minh với Nhật Bản, Úc, Ấn Độ tại Biển Đông và eo biển Đài Loan đã thúc đẩy Trung Quốc phải gia tăng ngân sách quốc phòng của mình.

Cũng xin nhắc lại là hồi năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố rằng sẽ xây dựng quân đội Trung Quốc trở thành có đẳng cấp quốc tế vào năm 2050.

*********************

Trung Quốc cố bành trướng thế lực quân sự, nhưng chưa thể bắt kịp Mỹ (RFI, 06/03/2018)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, một mặt củng cố thế lực trong nước qua việc trở thành chủ tịch suốt đời, mặt khác đẩy mạnh phát triển tiềm lực quân sự, để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, qua dự án triển khai đến 6 hàng không mẫu hạm đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng hiện giờ, Trung Quốc hãy còn thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở nước ngoài, theo nhận định của hãng tin Bloomberg hôm nay, 06/03/2018.

budget3

Ảnh minh họa : Hàn không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc đóng. Ảnh chụp nhân lễ hạ thủy ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 26/04/2017. Reuters/Stringer

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các tên lửa để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.

Bắc Kinh cũng đã bắt đầu gởi các tàu ngầm và các khu trục hạm đến vùng Ấn Độ Dương, mở căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti và bỏ ra rất nhiều vốn để đầu tư vào nhiều hải cảng trên thế giới, với ý đồ là sau này có thể dùng làm căn cứ hải quân.

Những hành động nói trên đã gây quan ngại cho một số nước trong khu vực, nhưng Trung Quốc trấn an rằng căn cứ quân sự ở Djibouti chỉ là nhằm chống hải tặc trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, còn các hải cảng mà họ bỏ vốn đầu tư là nằm trong khuôn khổ sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mới có một căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong khi Hoa Kỳ hiện có đến hàng chục căn cứ, chưa kể hàng trăm cơ sở quân sự nhỏ hơn.

Về ngân sách quốc phòng, hiện giờ Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ, nhưng theo báo cáo "2018 Military Balance" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS), kể từ năm 2000, 7 xưởng đóng tàu chủ yếu của Trung Quốc sản xuất nhiều tàu ngầm, khu trục hạm, tuần dương hạm và hộ tống hạm hơn là của Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại.

Về chương trình phát triển hàng không mẫu hạm, hiện giờ Trung Quốc chỉ mới có một chiếc đang hoạt động, đó là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng. Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn một chục hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc USS Carl Vinson hiện đang thăm Đà Nẵng.

Khi hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đi ngang eo biển Miyako lần đầu tiên vào năm 2016, sự kiện này đã được xem như là một bước đi ngàn dặm đối với Trung Quốc, vì như vậy coi như Bắc Kinh đã chọc thủng cái gọi là "First Island Chain" ( Chuỗi Đảo Đầu Tiên), bao gồm những đồng minh thân thiết của Mỹ (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Thế nhưng, hiện giờ Mỹ và các đồng minh vẫn có thể nắm được đường đi nước bước của các chiến hạm Trung Quốc, cho tới khi nào Bắc Kinh có các căn cứ hải quân ở nước ngoài để đặt một phần hạm đội của họ ở nơi khác. Trong khi đó, hạm đội của Mỹ có thể rời khỏi căn cứ San Diego mà không bị phát hiện và sau đó có thể mất dấu trong vùng Thái Bình Dương mênh mông.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Philippines đặt giới hạn mới trong hợp tác trên biển với Trung Quốc (VOA, 22/02/2018)

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte đã đt ra mt ranh gii trong quan h hu ngh đang phát trin nhanh chóng vi Trung Quốc bằng vic yêu cu Trung Quc không có thêm các hot đng ti bãi đá ngm ngoài khơi Thái Bình Dương và nhn mnh rng Bc Kinh không nên có thêm các công trình xây dng trong vùng bin tranh chp.

phi1

Người Philippines tun hành trước Lãnh s quán Trung Quc Makati, Metro Manila, ngày 10/2/2018.

Tổng thng Philippines hôm 6/2 nói ông s không đ cho các tàu nước ngoài vào thăm dò bãi đá ngm Philippine Rise, mt khu vc ngoài khơi đo Luzon phía đông th đô Manila. Trước đó, hi tháng 1 và mt ln vào cui năm 2016, ông đã đ cho Trung Quc khám phá khu vc này. Năm 2016, Tng thng Duterte đã thay đi chính sách đối ngoi ca Philippines bng cách theo đui mi quan h hu ngh vi Trung Quc-đ đi ly các khon vay, tr cp và đu tư ca Bc Kinh.

Một tun sau, phát ngôn viên ca ông Duterte cho biết trên trang mng ca tng thng rng các viên chc chính phủ "phn đi và không công nhn các tên Trung Quc" đt cho 5 bãi đá ngm trong khu vc này.

Hôm thứ Sáu 16/2, Ngoi trưởng Philippines nói rng hai bên đang tho lun v vic thăm dò chung các phn ca Bin Đông mà c hai bên đu có tuyên b chủ quyền. B Ngoi giao Philippines hôm 14/2 cho hay trong cuc tho lun này, Trung Quc đã cam kết không "xây dng trên các bãi đá không có người " như đã được ghi nhn trong mt tha thun đa quc gia vào năm 2002.

Theo nhà khoa học chính tr Antonio Contreras, thuộc Đi hc De La Salle, Philippines, nhng đng thái này đánh du s đo ngược vi s đng thun trước đây ca ông Duterte trước vic Trung Quc s dng các vùng bin thuc ch quyn ca Philippines.

Một s hc gi cho biết Philippines có th đang phản kháng Trung Quc đ bo v quyn li t bãi đá ngm này, vn được cho là giàu tr lượng khí đt.

Bãi đá ngầm rng 13 triu héc-ta, còn được gi là Benham Rise, nm đ sâu 35 mét dưới mt bin ti thm lc đa bên ngoài khu vc Bin Đông. Vào năm 2012, Ủy ban LHQ v Gii hn ca Thm lc đa đã chp thun tuyên b ch quyn ca Philippines đi vi bãi đá ngm này.

*******************

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển (RFI, 20/02/2018)

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt.

tq1

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka. ©LAKRUWAN WANNIARACHCHI / AFP

Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : "Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao".

Trang Nikkei ngày 20/02 cho biết thêm, tại Maldives, Bắc Kinh đã biến một đảo hoang thành căn cứ hải quân, bằng cách cắt ngang các rạn san hô xung quanh, tạo thành đường cho các tàu chiến đi qua. Trung Quốc cũng có thể xây các đảo nhân tạo tại đây và quân sự hóa, như đã làm tại Biển Đông.

Cũng nằm trong tính toán chiến lược của Bắc Kinh, ba tàu chiến Trung Quốc đã thăm Maldives cách đây sáu tháng, đậu ở cảng Male, Girifushi và huấn luyện cho quân đội nước này. Việc tăng cường sự hiện diện của hải quân tại Ấn Độ Dương có thể là một thông điệp cho New Delhi, nhằm ngăn chận một sự can thiệp quân sự vào Maldives.

Về kinh tế, sự tranh giành ảnh hưởng tại Maldives giữa Ấn Độ và Trung Quốc càng thêm đậm nét, sau khi tổng thống Abdulla Yameen ký kết tham gia dự án "Một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh.

Tổng thống đương nhiệm Yameen đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mua lại các hòn đảo của nước mình qua việc sửa đổi Hiến Pháp năm 2015, nhằm hợp pháp hóa việc nước ngoài sở hữu đất đai tại Maldives. Hiến Pháp tu chính dường như chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc : các dự án xây dựng phải có giá trị tối thiểu 1 tỉ đô la. Khi trao cho Bắc Kinh các hợp đồng tài trợ cơ sở hạ tầng, ông Yameen đã buộc đất nước phải gánh thêm một núi nợ nần.

Trong khi đó ông Mohamed Nasheed, tổng thống đầu tiên và duy nhất được bầu lên một cách dân chủ, khẳng định Maldives không thể hoàn trả nổi số nợ 1,5 đến 2 tỉ đô la cho Trung Quốc, tương đương 80% tổng nợ quốc gia. Ông than thở : "Trung Quốc không cần bắn một phát súng nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai tại Maldives hơn người Anh trong thế kỷ 19".

Trong số những hòn đảo không người ở mà Trung Quốc thuê lâu dài tại Maldives có Feydhoo Finolhu, nằm gần thủ đô Male, trước đây dùng làm nơi huấn luyện lực lượng cảnh sát ; đảo Kalhufahalufushi có chiều dài 7 km có nhiều rạn san hô tuyệt đẹp. Trung Quốc chỉ phải trả 4 triệu đô la cho đảo Feydhoo Finolhu, bằng cái giá một căn hộ sang trọng ở Hồng Kông, đảo Kalhufahalufushi thậm chí còn rẻ hơn.

Trung Quốc, nước duy nhất ủng hộ tổng thống độc tài Yameen của Maldives từ khi ông này lên nắm quyền năm 2013, khẳng định việc thuê mua dài hạn các hòn đảo của nước này chỉ nhằm mục đích thuần túy thương mại. Tuy nhiên các dự án cảng khác của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương, được cho là đơn thuần kinh tế, nay đã mang tầm vóc quân sự.

Chẳng hạn sau khi cho Djibouti vay nhiều tỉ đô la, năm 2017 Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, tại quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương. Tại Pakistan, Bắc Kinh huy động tàu chiến để bảo vệ cảng Gwadar do Trung Quốc xây dựng, và chuẩn bị lập một căn cứ quân sự gần đó.

Nikkei nhận định, mỗi món vay đều nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh, mà tờ báo gọi là "ngoại giao chủ nợ". Chính sách ngoại giao này đã gặt hái được thành công lớn vào tháng 12/2017, khi Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm với giá 1,12 tỉ đô la. Trước đó, sau khi mua lại phần lớn cảng container Colombo, các tàu ngầm Trung Quốc đã lặng lẽ vào trú đóng tại đây. Ở Miến Điện, cảng nước sâu Kyauk Pyu do Bắc Kinh tài trợ, cũng có thể được dùng vào mục đích quân sự.

Nhìn chung, không chỉ có Maldives, mà nhiều nước láng giềng của Ấn Độ và Trung Quốc như Bangladesh, Miến Điện, Nepal, Pakistan, Sri Lanka đều lọt bẫy nợ của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương.

Ông John Adams (1797-1801), vị tổng thống thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ từng nói : "Có hai cách để chinh phục và nô dịch một đất nước. Cách thứ nhất là bằng thanh gươm, và cách thứ nhì là nợ nần". Theo Nikkei, Trung Quốc đã chọn phương cách thứ hai. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có lần gọi Trung Quốc là "đế quốc mới", sử dụng các chính sách giống như thời kỳ Châu Âu đi chiếm thuộc địa.

Mao Trạch Đông từng khẳng định "chính quyền trên đầu nòng súng". Nhưng cũng theo Nikkei, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cường quốc đầu tiên trong lịch sử đương đại không hề có đồng minh thực sự, có thể thêm vào đó một nguyên tắc khác : mua tình hữu nghị bằng cách mở rộng hầu bao. Trung Quốc đang lôi kéo nhiều quốc gia vào vòng ảnh hưởng của mình, bằng cách nhấn chìm họ trong nợ nần.

Thụy My

*********************

Philippines lo ngại xung đột Mỹ - Trung ở Biển Đông (VOA, 20/02/2018)

Nguy cơ t "các tính toán sai lm" và xung đt đã gia tăng Bin Đông vì Trung Quc nay mnh hơn v quân s có th thách thc Hoa Kỳ, vn tng thng tr vùng bin chiến lược này, theo nhà ngoi giao hàng đầu ca Philippines Bc Kinh hôm 19/2.

tq2

Máy bay Mỹ bay trên hàng không mu hm USS Carl Vinson Thái Bình Dương hôm 20/1.

AP dẫn li Đi s Chito Sta. Romana nói rng cán cân quyn lc đang dch chuyn khi hai cường quc tìm cách kim soát vùng lãnh hi, đng thi nói thêm rng Philippines không nên b vướng vào cuc cnh tranh lãnh hải căng thng này.

Hoa Kỳ thời gian qua đã đưa tàu chiến ti gn các đo nhân to mà Trung Quc xây dng Bin Đông đ thc thi "quyn t do hàng hi" và vp phi phn đi ca Trung Quc.

"Trước đây, Hm đi 7 ca M thng tr Bin Đông, gi thì hi quân Trung Quốc đã bt đu thách thc s thng tr đó", Sto. Romana nói ti mt din đàn Manila. "Tôi nghĩ chúng ta s chng kiến mt s dch chuyn cán cân quyn lc".

Tuy nhiên, nhà ngoại giao này nói thêm, đ cp ti hàng không mu hm USS Carl Vinson mi tun tra Bin Đông và hin thăm Philippines : "Hoàn toàn không phi là Bin Đông gi đã là ao h ca Trung Quc. Hãy nhìn hàng không mu hm ca M vn băng qua Bin Đông".

Ông Sto. Romana so sánh cuộc đi đu ca hai cường quc như là hai con voi đánh nhau và dm đp nát c. "Điu chúng ta không mun là làm c", ông nói.

Đại s ca Philippines nói rng chính sách làm bn vi Trung Quc ca Tng thng Rodrigo Duterte đã có kết qu, vi vic Bc Kinh quyết đnh g b vic phong ta bãi Second Thomas Shoal mà Vit Nam gi là Bãi C mây.

Chính quyền ca Trump đã vch ra mt chiến lược an ninh mi, trong đó nhn mnh ti vic ngăn chn s tri dy ca Trung Quc và cng c s hin din ca M khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, nơi Bc Kinh và M thường ch trích nhau gây ra cuc chy đua vũ trang và tìm cách gây nh hưởng rng ln, theo AP.

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành đng quân s hóa các hòn đo nhân tạo ca Trung Quc trên Bin Đông, và s tiếp tc tun tra bt kỳ nơi nào "lut pháp quc tế cho phép" trên vùng bin chiến lược này, Thiếu tá Tim Hawkins, sĩ quan hi quân M, tuyên bố.

**********************

TT Philippines : Căn cứ Trung Quốc ở Biển Đông chỉ để chống Mỹ (RFI, 20/02/2018)

Trước các thông tin dồn dập về việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không ngần ngại khẳng định rằng các tiền đồn mà Bắc Kinh đang rốt ráo xây dựng ở Trường Sa chỉ nhằm chống Mỹ mà thôi.

tq3

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đón tiếp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại phủ tổng thống ở Manila, ngày 15/11/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp Philippines-Trung Quốc tổ chức ở Manila, ngày 19/02/2018, với sự tham dự của ông Triệu Giám Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, tổng thống Duterte đã giảm nhẹ hẳn mức độ nghiêm trọng của các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thậm chí, ông còn cho rằng các căn cứ quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông chỉ có mục tiêu phòng thủ trước nước Mỹ, chứ không phải nhằm đối phó với Philippines và các láng giềng Đông Nam Á.

Ông Duterte đồng thời phản bác những lời chỉ trích ông là "hèn nhát" trước Trung Quốc khi cho rằng ông sẽ không hy sinh mạng sống của người Philippines một cách vô ích, và "sẽ không bao giờ tham gia vào một cuộc chiến mà Philippines không thể thắng".

Hãng tin Anh nhận định : Philippines và Trung Quốc từng căng thẳng với nhau trong nhiều năm trời vì các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, dưới thời ông Duterte, quan hệ hai bên đã cải thiện hẳn lên, với việc lãnh đạo Philippines ra sức chiêu dụ Bắc Kinh để tranh thủ các lợi ích thương mại và kinh tế.

Lập luận cho rằng Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông chỉ để chống Mỹ cũng được đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Sta. Romana, khai triển thêm cũng tại diễn đàn ở Manila, với nhận định cho rằng tương quan lực lượng Mỹ-Trung tại Châu Á đang dịch chuyển, và cụ thể là ở Biển Đông : "Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu chống lại thế thống trị của hạm đội 7 Hoa Kỳ".

Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cho rằng "Biển Đông chưa phải là ao nhà của Trung Quốc" vì tàu sân bay Mỹ chẳng hạn vẫn đi ngang qua đó, ý muốn nói đến chiếc USS Carl Vinson vừa ghé cảng Manila. Thế nhưng theo ông, rủi ro xẩy ra xung đột võ trang trong vùng đang gia tăng do thế đối đầu Mỹ-Trung hiện nay.

Ông đã dùng đến hình tượng hai con voi đấu nhau làm cỏ dưới đất bị đạp nát để cho rằng "Có ai muốn làm bãi cỏ đâu".

Theo hãng tin Mỹ AP, đại sứ Romana đã ca ngợi lợi ích của chính sách xích lại gần Bắc Kinh của Manila, nêu lên ví dụ về việc Trung Quốc đã không còn phong tỏa bãi Cỏ Mây (Second Thoomas Shoal) ở Trường Sa, bên trên có một đơn vị thủy quân lục chiến Philippines thường trú, hay đã cho phép ngư dân Philippines đến đánh bắt tại bãi Scarborough Shoal mà Trung Quốc đã lấn chiếm vào năm 2012 sau khi xua đuổi tàu thuyền của Philippines.

Trọng Nghĩa

******************

Ông Duterte muốn Philippines thành tỉnh của Trung Quốc ? (VOA, 19/02/2018)

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/2 tìm cách gim bt s lo ngi v vic Trung Quc xây dng căn c quân s trên các hòn đo nhân tạo Bin Đông, đng thi bông đùa mun trao Philippines cho Bc Kinh.

tq4

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte.

Phát biểu trước các doanh nhân Trung Quc và Philippines, theo Reuters, ông Duterte cho rng Bc Kinh làm vy đ chng M thay vì đương đu vi các quc gia láng ging.

Nhà lãnh đạo được coi là trc ngôn này cũng đ li cho các chính ph tin nhim đã không xây dựng tuyến phòng th ca Philippines qun đo Trường Sa lúc Bc Kinh mi bt đu xây các đo nhân to và biến chúng thành các căn c quân s.

Trung Quốc và Philippines tng có thi đi đu nhau v Bin Đông, nhưng quan h song phương ci thin đáng kể dưới thi kỳ nm quyn ca Tng thng Duterte.

Về nhng li ch trích v vic không hành đng đ mnh trước Trung Quc Bin Đông, nhà lãnh đo này tng nói rng ông "s không đ người Philippines chết mt cách không cn thiết".

"Tôi sẽ không tham gia cuc chiến mà mình s không bao gi chiến thng", ông Duterte nói.

Theo Reuters, trước khi kết thúc bài phát biu hôm 19/2, ông Duterte bông đùa, đ ngh trao và biến Philippines thành mt tnh ca Trung Quc.

"Nếu quý v mun, quý v có th biến chúng tôi tr thành mt tnh như Phúc Kiến. Tnh Philippines, nước Cng hòa Trung Hoa", ông Duterte đùa.

**********************

Philippines và Trung Quốc thảo luận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông (RFI, 19/02/2018)

Vào tuần trước, Philippines và Trung Quốc đã họp tại Manila để thảo luận về khả năng thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông. Đó là thông báo của ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano với các phóng viên vào ngày 16/02/2018 và được hãng tin Bloomberg loan tải hôm qua.

tq5

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp đồng nhiệm Philippines Rodrigo Duterte nhân diễn đàn "Một vành đai, một con đường", Bắc Kinh ngày 15/05/2017. Reuters/Etienne Oliveau

Theo lời ngoại trưởng Philippines, trong vòng ba tháng tới, Manila sẽ cùng với Bắc Kinh đúc kết một hiệp định khung để hai nước có thể tiến hành thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông, tại các khu vực mà Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền. Ông Cayetano cho rằng dự án này là rất quan trọng đối với Philippines, vì mỏ khí Malampaya theo dự báo sẽ cạn kiệt vào năm 2024. Đây vẫn là nguồn cung cấp khí cho nhiều nhà máy điện của Philippines.

Theo ông Cayetano, các quan chức bộ Quốc Phòng, Năng Lượng và Ngoại Giao đang soạn thảo hiệp định khung cho phía Philippines, nhưng ông khẳng định ngay là văn bản này sẽ theo đúng tinh thần của Hiến Pháp Philippines và sẽ được Tòa Án Tối Cao xem xét kỹ lưỡng.

Ngoại trưởng Philippines nhắc lại là đã có tiền lệ về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông, chẳng hạn như vào năm 2004, ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đã tiến hành khảo sát địa chấn chung ở vùng biển này. Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, cho tới nay, Tòa Án Tối Cao Philippines vẫn còn đặt vấn đề về tính hợp pháp của dự án đó.

Ngày 15/02 vừa qua, đại sứ Philippines ở Bắc Kinh, Chito Sta. Romana cho biết, nhóm nghiên cứu về khả năng thăm dò dầu khí chung giữa Trung Quốc với Philippines sẽ công bố kết quả nghiên cứu trong năm nay.

Thanh Phương

****************

Các chiến binh ISIS xâm nhập Philippines (RFA, 20/02/2018)

Các chiến binh khủng bố ISIS ở Trung Đông đang xâm nhập Philippines.

tq6

Ông Ebrahim Murad, Chủ tịch Mặt trận Hồi giáo giải phóng Moro, nói chuyện tại một diễn đàn tại Manila ngày 20/2/2018. AFP

Ông Ebrahim Murad, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo ly khai Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro tại miền Nam Philippines nói như thế với các phóng viên vào ngày thứ ba 20/2/2018.

Trước đó, Mặt trận giai phóng Hồi giáo Moro đã ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ để đổi lấy quyền tự trị lớn hơn cho cộng đồng Hồi giáo tại miền Nam Philippines.

Ông Ebrahimm Murad còn nói là nhóm ISIS này đã lên kế hoạch tấn công hai thành phố nhỏ trên đảo Mindanao miền Nam Philippines là Iligan và Cotabato, nhưng kế hoạch này đã không thực hiện được.

Dựa trên những thông tin tình báo do nhóm ly khai Mặt trận Moro thu thập được, thì những phần tử Hồi giáo cực đoan tại Mindanao đang tuyển mộ tàn quân ISIS từ Trung Đông, tích cực tuyên truyền quan điểm cực đoan dưới vỏ bọc kinh thánh Koran tại các vùng làng mạc hẻo lánh.

Những thông tin được ông Ebrahim Murad đưa ra về mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố được đưa ra chỉ vài tháng sau khi quân đội Phi dẹp tan được cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố có quan hệ với ISIS vào thành phố Marawi miền Nam nước này vào năm ngoái.

Trận đáng ở đây kéo dài đến 5 tháng với khoảng 1100 người thiệt mạng.

Đứng trước mối đe dọa hiện nay ông Ebrahim Murad nói rằng Quốc hội Phi cần sớm thông qua dự luật cho phép miền Nam có nhiều quyền tự trị hơn của cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số tại đây.

Bản thân Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro, sau thời gian nổi dậy đòi ly khai với chính phủ trung ương tại Manila cũng đã ngồi vào bàn đàm phán, nhưng ông thận trọng nói rằng không thể chiến thắng được chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo nếu không kiến tạo được hòa bình ngay trong Quốc hội.

Published in Châu Á

Trung Quốc làm gì nếu có cuộc chiến thương mại với Mỹ ? (BBC, 25/01/2018)

Việc Tổng thống Trump ủng hộ tăng thuế nhập khẩu máy giặt và bảng năng lượng mặt trời sẽ giáng đòn mạnh mẽ xuống Trung Quốc và Hàn Quốc.

tq1

Tổng thống Trump ủng hộ tăng thuế nhập khẩu máy giặt và bảng năng lượng mặt trời

Và điều này đã mở ra khả năng trả đũa - đặc biệt từ Bắc Kinh.

Thông điệp cứng rắn của Trung Quốc đăng trên tờ Global Times cho biết sẽ "không có điều gì tốt đẹp" xảy ra nếu có cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump, và cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đáp trả.

Nhiều mối đe dọa có thể xảy ra.

Và theo ước tính của chính phủ Mỹ, thương mại hỗ trợ gần một triệu việc làm tại Mỹ.

Vậy Trung Quốc có thể làm gì ? Sau đây là một số lựa chọn :

1. Khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Trung Quốc nói thuế nhập khẩu của Mỹ là xấu đối với thương mại toàn cầu và nước này cũng cho biết đã từng nói sẽ làm việc với các thành viên WTO để tự bảo vệ mình.

Dĩ nhiên sẽ có rất nhiều người ở Washington không bỏ lỡ sự trớ trêu khi Trung Quốc - đất nước được biết đến về sự thâm hiểm trong chiến lược thương mại của mình - phàn nàn rằng họ đang gặp khó khăn.

2. Hạn chế nhập khẩu thịt bò Mỹ

Tháng 5/2017, Mỹ và Trung Quốc kí thỏa thuận cho phép nhập khẩu trở lại thịt bò Mỹ vào Trung Quốc sau 14 năm.

Tuy nhiên cũng có nhiều quy định cụ thể từ Trung Quốc mà các công ty thịt bò Mỹ cần tuân thủ.

Mặc dù thương mại mới chỉ bắt đầu, Trung Quốc có thể tăng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe và làm cuộc sống khó khăn hơn nhiều đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thịt bò Mỹ đang tìm cơ hội tiếp cận người tiêu dùng trung lưu tại Trung Quốc.

3. Kêu gọi khách hàng Trung Quốc không mua xe hơi Mỹ

Trung Quốc là thị trường xe hơi dân dụng lớn nhất thế giới. Tới năm 2022, nước này sẽ tiếp tục đóng góp hơn một nửa sự tăng trưởng xe hơi thế giới.

Trung Quốc cũng thường xuyên thuộc top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với xe hơi và phụ tùng xe hơi của Mỹ, vì vậy một chỉ thị từ chính phủ kêu gọi người dân ngừng mua xe Mỹ vì lòng trung thành với nhà nước Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất Mỹ.

Không phải chúng ta chưa từng nghe về việc Bắc Kinh bức chế cách tiêu tiền của người tiêu dùng Trung Quốc.

Ví dụ, nhà bán lẻ Hàn Quốc Lotte Mart đã phải chịu những tổn thất nặng nề ở Trung Quốc do sự căng thẳng bùng nổ giữa Bắc Kinh và Seoul về hệ thống chống tên lửa của Mỹ.

4. Kêu gọi khách du lịch không đến Mỹ

Trung Quốc là thị trường khách du lịch hàng đầu thế giới, với hơn 130 triệu người Trung Quốc du lịch trên toàn thế giới mỗi năm - một con số vẫn đang tiếp tục tăng.

Họ chi khoảng 260 tỷ USD một năm khi đi du lịch, và khi các nước Châu Á thường là những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất bởi khách du lịch Trung Quốc, Mỹ cũng hưởng lợi.

Các du khách Trung Quốc được dự đoán là chi 450 tỷ USD cho việc nghỉ dưỡng và mua sắm ở nước ngoài vào năm 2025, vì vậy Mỹ có thể chịu tổn thất nếu Bắc Kinh nói rằng Mỹ không phải một nơi đáng đi du lịch.

5. Bán trái phiếu Mỹ

Trung Quốc là chủ khoảng nợ hơn một ngàn tỷ USD của Mỹ.

Trước đây nước này từng đe dọa sẽ bán trái phiếu của Mỹ, và nhiều người lo ngại rằng mức nợ này có thể có nghĩa là Bắc Kinh có đòn bẩy so với nền kinh tế Mỹ.

Nhưng sự thật là ngay cả khi Trung Quốc bán nợ của Mỹ, hầu như chắc chắn khoản nợ này lại được chuyển sang cho những nước khác.

tq2

General Motors có doanh thu bán xe hơi tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ 70%

Nhưng liệu những điều đó có xảy ra ?

Thực tế là Trung Quốc không muốn một sự xung đột về thương mại phát triển thành sự đối đầu gây nhiều thiệt hại.

Nếu một cuộc chiến thương mại thật sự xảy ra với hai nước, sẽ không chỉ Bắc Kinh và Mỹ gặp thiệt hại.

Khu vực Châu Á cũng sẽ hứng chịu, đơn giản là do dây chuyền cung cấp toàn cầu đã trở nên chặt chẽ như thế nào.

Nhưng chúng ta cũng có thể đang đến rất gần với ngày tăng thuế nhập khẩu - khi Tổng thống Trump sẽ sớm quyết định có nên tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về cả hai mặt hàng trên.

tq3

Tổng thống Trump vẫn chưa cứng rắn với Trung Quốc như ông từng nói mình sẽ làm trong chiến dịch tranh cử - Ảnh : Getty Images

Và còn cuộc điều tra về việc Trung Quốc xâm phạm sở hữu trí tuệ, hay Điều 301, các kết luận điều tra sẽ sớm được công bố.

Hiện tại, Tổng thống Trump vẫn chưa cứng rắn với Trung Quốc như ông từng nói mình sẽ làm trong chiến dịch tranh cử - một phần vì ông cần Bắc Kinh bên cạnh để thúc đẩy Bắc Hàn từ bỏ chiến lược nguyên tử hung hăng.

Tuy nhiên với áp lực gia tăng từ những cử tri đã bầu cho ông, Tổng thống Trump có thể quyết định bây giờ chính là lúc cần phải thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ là trên hết" của mình.

*********************

Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác : Cơ hội vàng cho kinh tế tái chế ? (RFI, 25/01/2018)

Đầu tháng Giêng 2018, quyết định chính thức ngừng nhập khẩu 24 loại rác thải công nghiệp và gia dụng của chính quyền Trung Quốc gây một cơn sốc đối với thị trường các nước phát triển. Phụ thuộc nặng nề vào ngành tái chế Trung Quốc, các nền kinh tế phát triển sẽ xoay sở ra sao sau quyết định này ? Tuy nhiên, nhiều doanh nhân và chính trị gia phương Tây cũng nhìn nhận rằng tình thế khó khăn nói trên là một cơ hội vàng cho sự bật dậy của "kinh tế tái chế", đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh, gây tổn hại ít nhất cho môi trường.

tq4

Một tàu chở rác thải sang Trung Quốc qua ngả Hồng Kông. Ảnh : Getty Images/Gillian Tso

Chấn động

Trước hết về tác động gây sốc, hãng tin AFP có bài nhận định "Rác thải, Trung Quốc đóng cửa thùng rác ở nhà mình, hoảng loạn tại các nước giàu". Kể từ ngày 01/01/2018, nhà nhập khẩu rác số một thế giới đóng cửa với 24 loại rác thải rắn, trong đó có nhiều loại nhựa, giấy, vải vóc… Biện pháp này đã được Bắc Kinh thông báo trước đó sáu tháng, với lý do để bảo vệ môi trường.

Hiện tại hàng năm Liên Hiệp Châu Âu xuất khẩu khoảng một nửa rác thải nhựa đã qua tuyển lựa, trong đó 85% là xuất sang Trung Quốc. Về phần mình, Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc năm 2016 hơn một nửa lượng rác thải kim loại ngoài sắt, cùng với giấy và nhựa, tổng cộng khoảng 16,2 triệu tấn.

Về quyết định chính thức của Trung Quốc, ông Arnaud Brunet, giám đốc Văn Phòng Quốc Tế về Tái Chế (BIR), có trụ sở tại Bruxelles, phản ứng : "Đây là một cơn động đất… Nền công nghiệp chúng ta bị đặt trong tình trạng căng thẳng cao độ, bởi một điều đơn giản là Trung Quốc là thị trường số một thế giới về nguyên liệu tái chế".

Không có cửa đưa rác sang Trung Quốc, làm gì đây với các đồ thải này ? Giám đốc BIR hy vọng sẽ tìm ra các thị trường nhập khẩu mới để thay thế, cụ thể là Ấn Độ, Pakistan hay Cam Bốt. Tuy nhiên, chuyên gia về tái chế rác thải này cũng ghi nhận là điều này sẽ phải mất nhiều thời gian, và trong hiện tại, tình trạng rác thải ùn tắc tại Châu Âu chắc chắn sẽ là "một đe dọa lớn" về môi trường, bởi một số lớn trong lượng rác thải ùn tắc sẽ phải được đem đi chôn, một số khác sẽ bị đốt.

Riêng tại Mỹ, trả lời AFP, ông Brandon Wright - người phát ngôn của NWRA (Liên Đoàn Mỹ về Rác Thải và Tái Chế), cho biết "các doanh nghiệp đang tìm" nơi để đặt số chất thải dôi dư, thậm chí "một số buộc phải giữ tạm số rác thừa tại bãi đậu xe, hay tại các địa điểm của công ty ở xa".

Tiếp tục con đường cũ ?

Theo các ước tính "thận trọng" của Văn Phòng Quốc Tế về Tái Chế (BIR), ảnh hưởng trước mắt sẽ rất tiêu cực, khi lượng giấy thải xuất khẩu sang Trung Quốc dự kiến sẽ sụt giảm đến một phần tư năm nay so với 2016, lượng nhựa thải sẽ sụt giảm đến 80%, từ 7,35 triệu tấn xuống còn 1,5 triệu tấn.

Để hóa giải thách thức rất lớn này, một số doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về triển vọng trung hạn, với việc chuyển dịch thị trường xuất khẩu rác sang các nước Châu Á, láng giềng với Trung Quốc, thậm chí ở Châu Mỹ Latinh. Đây cũng là quan điểm của công ti tái chế rác thải dân dụng số một nước Mỹ Wast Managemet. Theo người phát ngôn của công ti này, từ nhiều năm nay, họ đã làm việc với các đối tác tại Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan.

Cái khó ló cái khôn

Trái ngược với quyết định chuyển dịch thị trường nói trên, thực chất vẫn nằm trong lô gic khai thác kiệt quệ môi trường, chuyển dịch các gánh nặng sinh thái ra nơi khác (1), nhiều quốc gia phương Tây đang hướng đến một giải pháp triệt để (2).

Hôm thứ Ba, 19/01, vừa qua, Ủy Ban Châu Âu công bố chiến lược giảm mạnh lượng bao bì nhựa chỉ dùng một lần, để hướng đến mục tiêu 100% bao bì tái chế, từ nay đến năm 2030. Quyết định mới đây của Ủy Ban Châu Âu thể hiện quyết tâm lớn chuyển sang kinh tế Xanh của Liên Hiệp.

Chúng ta biết, hiện tại mới chỉ có 30% bao bì nhựa ở Châu Âu được tái chế, 39% được sử dụng làm năng lượng, phần còn lại là rác chôn. Ông Francs Timmermans, chính trị gia người Hà Lan, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khuyến nghị : "Chúng ta cần sử dụng quyết định này (của Trung Quốc) để đặt chính mình thành vấn đề. Chúng ta hãy tự hỏi tại sao người Châu Âu chúng ta không thể tự tái chế rác thải của chính mình ?".

Không phân loại rác thải từ nguồn : Tổn thất khổng lồ

Việc Trung Quốc từ chối nhập rác quốc tế là một cơ hội lớn cũng là quan điểm của ông Arthur Lepage, chủ tịch công ty Pháp Excelrise chuyên về bao bì, một công ty đang được đánh giá là phát triển nhanh với nhiều hứa hẹn.

Trả lời tạp chí Environnement-magazine.fr : lãnh đạo công ti Excelrise nhấn mạnh đến một "cơ hội lịch sử", "một tiềm năng kinh tế thực sự". Bởi riêng về rác thải nhựa thị trường Pháp hàng năm phải chuyển sang Trung Quốc khoảng 500.000 tấn. Doanh nhân Pháp vạch rõ các nhược điểm lớn của ngành tái chế tại Pháp, và cũng là của nhiều nước Châu Âu nói chung. Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp, đó là việc các thiết bị và cơ sở "ít thích ứng" với việc tái chế rác nhựa. Thứ hai là, "thói quen của các đối tác truyền thống" trong lĩnh vực này là không đề cao việc phân loại rác thải ngay từ nguồn. Một thói quen xấu khiến, một mặt, rác thải giảm giá trị, và mặt khác giá thành xử lý lại tăng lên rất nhiều.

Theo ước tính của quỹ Ellen McArthur : chuyên về kinh tế tuần hoàn (circular economy), tổn thất toàn cầu hàng năm - riêng về kinh tế - do việc rác thải không được xử lý tốt nói trên là từ 80 đến 120 tỉ đô la.

Cần học hỏi "thói quen Thụy Điển"

Nhà doanh nghiệp Pháp cũng nhắc đến kinh nghiệm dẫn đầu của Thụy Điển, quốc gia được biết đến như là nơi mà 99% rác thải được tái chế. Theo một số thông tin mới đây, chính Thụy Điển đã phải tính tới việc nhập khẩu rác thải từ một số nước láng giềng, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tái chế đang phát triển mạnh. Bí quyết của mô hình thành công Thuỵ Điển là "văn hóa tái chế" đã bắt rễ trong đời sống xã hội, người Thụy Điển có thói quen phân loại rất tỉ mỉ mọi đồ thải loại trong đời sống hàng ngày, từ sách báo, bao bì đến kim loại…

Để tiến nhanh đến mục tiêu 100% bao bì được tái chế từ nay đến 2030, cũng như thúc đẩy nền kinh tế tái chế nói chung, nhà doanh nghiệp Pháp đề nghị áp dụng một số biện pháp kiên quyết hơn. Trước hết thực hiện nghiêm ngặt quy định phân 5 luồng rác thải, bao gồm đồ nhựa, gỗ, giấy, kim loại và thủy tinh (Quy định vốn được đưa ra từ năm 2016). Lập ra các khoản tiền thưởng "đóng góp môi trường" cho các doanh nghiệp nào sử dụng vật liệu tái chế từ 50% trở lên, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng 100% vật liệu tái chế…

Trọng Thành

----

(1) Cho đến gần đây, công luận mới có thêm thông tin về tình trạng ô nhiễm nặng nề của ngành vận tải đường biển, vốn rất ít được biết đến. Báo chí thường đưa ra con số một tàu vận tải cỡ lớn gây ô nhiễm tương đương với một triệu xe hơi, do sử dụng nguồn dầu giả rẻ chất lượng kém (Xem bài La pollution insidieuse des géants des mers, Le Figaro, 07/08/2017).

(2) Quyết định của tư pháp Châu Âu điều tra về việc các tập đoàn lớn, như Apple, Epson hay Samsung, "cố ý hạn chế tuổi thọ của sản phẩm" trong thời gian gần đây cũng cho thấy xu thế đảo chiều của chính giới Châu Âu, trong bối cảnh ngành xuất khẩu rác mất thị trường tại Trung Quốc (xem thêm : Lần đầu Pháp điều tra về cáo buộc doanh nghiệp "hạn chế tuổi thọ sản phẩm", RFI, 10/01/2018).

Published in Quốc tế

Ngày 20/01/2018, Trung Quốc thông báo đã phải điều một tầu chiến để đẩy lùi khu trục hạm Mỹ bị cho là "vi phạm" chủ quyền của nước này khi cắt ngang khu vực 12 hải lý của bãi cạn Scarborough, bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.

bd1

Một tàu của Hải Quân Mỹ hoạt động gần khu vực bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp 21/04/2015. AFP PHOTO/TED ALJIBE

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cáo buộc tầu khu trục USS Hopper đã đi qua bãi cạn Hoàng Nham (Huangyan), tên mà Trung Quốc đặt cho Scarborough, vào ngày 17/01/2018 mà không thông báo cho Bắc Kinh. Ông Lục Khảng lên án tầu chiến của Mỹ đã "vi phạm chủ quyền và lợi ích về mặt an ninh của Trung Quốc" và "đe dọa nghiêm trọng" đến an toàn của các tầu Trung Quốc hoạt động gần đó.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc, được AFP trích dẫn, khẳng định đã điều một tầu để lập tức nhận dạng, kiểm tra thông tin về tầu chiến của Mỹ và đẩy lùi chiến hạm USS Hopper ra khỏi khu vực.

Những thông tin trên được phía Trung Quốc đưa ra chỉ một ngày sau khi bộ Quốc Phòng Mỹ công bố Chiến lược Quốc Phòng. Theo tài liệu này, Trung Quốc và Nga bị đánh giá là "những mỗi đe dọa gia tăng", đồng thời Trung Quốc còn bị cáo buộc sử dụng "chiến thuật kinh tế hăm dọa các nước láng giềng, trong khi vẫn tiếp tục quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông".

Đáp trả những cáo buộc trên, ngày 20/01, bộ Quốc Phòng Trung Quốc tuyên bố rằng "tình hình Biển Đông không ngừng ổn định" và tố cáo Hoa Kỳ "thường xuyên điều chiến hạm một cách bất hợp pháp đến các khu vực gần các đảo và bãi cạn ở Biển Đông".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc là không thể ngăn cản. Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang sử dụng ngoại giao cứng và mềm để hăm dọa các nước Châu Á khác dám thách thức ý định của quốc gia này trong việc biến vùng biển giàu tài nguyên và quan trọng về mặt vận tải hàng hải thành ao nhà của nó.

Đó là một thách thức trực tiếp đối với sự bá chủ thế giới của Mỹ, một nguy cơ đối với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực, và một rủi ro địa chính trị lớn đối với các nhà đầu tư trong các thị trường tài chính trong khu vực.

Tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải là điều mới mẻ. Cái mới là sức mạnh của Bắc Kinh trong việc khẳng định những tuyên bố đó và quyết tâm kiểm soát toàn bộ vùng biển này.

"Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu khẳng định yêu sách của mình một cách mạnh mẽ hơn và hiện đang sẵn sàng để nắm quyền kiểm soát biển",, Ely Ratner viết trong số báo ra ngày 07/7/2017 của The Diplomat. "Nếu thành công, Trung Quốc sẽ gây ra một cú sốc lớn đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, nghiêng về sự cân bằng quyền lực trên khắp Châu Á về phía Trung Quốc".

Để ngăn chặn sự thay đổi địa chính trị quan trọng này xảy ra, Mỹ và các đồng minh Châu Á của họ đã tập luyện quân sự trong khu vực. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để chặn đứng tham vọng của Trung Quốc.

tq1

Diễn đàn An ninh Đông Nam Á Shangri-la, Singapore 2017

"Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và các liên minh vẫn tiếp tục ngăn cản Trung Quốc không cho quốc gia cộng sản này bắt đầu một cuộc đối đầu quân sự với Hoa Kỳ, nhưng họ đã không hạn chế sự leo thang của Trung Quốc ", Ratner cho biết. Thay vào đó, sự lo ngại rủi ro cuả Hoa Kỳ đã cho phép Trung Quốc đạt tới tình trạng toàn quyền kiểm soát Biển Đông".

Sau đó, liên minh của Trung Quốc cũng đáng quan ngại. "Chúng ta cũng nên tính đến mối quan hệ gần gũi đã phát triển trong nhiều thập kỷ qua giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên", Stathis Giannikos thuộc Viện Pushkin ở Athens, nói. "Triều Tiên là một trong những con bài của Trung Quốc".

Tuy nhiên, theo Ratner, có một cách để Mỹ ngăn chặn Trung Quốc, bằng cách tuyên bố công khai rằng Washington sẽ giúp các nước như Philippines trong việc bảo vệ các tuyên bố của họ ở Biển Đông.

"Cần có ngoại giao với việc ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông bằng cách cảnh báo Trung Quốc rằng nếu quốc gia này tiếp tục, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ sự trung lập của mình và giúp các nước trong khu vực bảo vệ các tuyên bố của họ", ông nói. "Washington nên làm rõ rằng nó có thể chịu đựng một bế tắc khó chịu ở Châu Á - nhưng không phải với sự bành trướng của Trung Quốc".

Điều đó có thể thuyết phục Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đưa ra một chính sách ngoại giao khác của Philipin, trong trường hợp có ai đó vẫn đang trông đợi.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ thị trường chứng khoán trong khu vực, vốn đã kém hiệu quả hơn so với Chỉ số Thị trường của MSCI.

Panos Mourdoukoutas 

Nguyên tác : How To Stop China's Rise In The South China Sea (forbes.com, 23/12/2017)

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 01/01/2018

Published in Diễn đàn

40 năm trước, Trung Quốc khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học sau hơn một thập kỷ rơi vào hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Hơn năm triệu thí sinh dự thi với hy vọng trúng tuyển vào đại học. Nhà báo Ngô Ngọc Văn của BBC Tiếng Trung kể lại câu chuyện của mình.

daihoc1

Bà Ngô Ngọc Văn năm 1978, năm bà trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh

Vào ngày 10/12/1977, tôi bắt chuyến xe buýt số 35 đi từ trường Trung học Quận hướng Tây thành phố Bắc Kinh để làm một việc mà thanh niên Trung Quốc chưa hề làm suốt 12 năm trước.

Tôi dự kỳ thi tuyển sinh đại học đầu tiên kể từ năm 1965.

Có một sự hào hứng lẫn mong đợi khẽ khàng nhưng rõ ràng trong tiết trời đông lạnh, bởi vì lần đầu tiên trong nhiều năm qua chúng tôi có thể quyết định lấy số phận của mình. Tôi nắm chặt lấy thanh kẹo sô cô la trong túi mà cha cho. Đó là cách mà cha ủng hộ tôi - tôi chưa bao giờ được ăn sô cô la.

Trong thời gian Cách mạng Văn hóa, việc học hành chính quy tại trường và đại học bị gián đoạn, giáo viên và tầng lớp trí thức bị nhục mạ công khai và đánh đập ; một số tìm đến con đường tự vẫn. Đó không phải là thời của những ai trân trọng giáo dục chính quy.

Năm của sự thay đổi

Hầu hết người dân xem năm 1978 là năm Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa, nhưng động lực cho sự thay đổi được nhen nhúm dần từ năm 1977- và kỳ thi tuyển sinh là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tháng Hai năm đó, tôi nhận được công việc là giáo viên dạy tiếng Anh cho một trường tiểu học ở Bắc Kinh.

Tôi vừa học xong ba năm tại một trường ngoại ngữ có đào tạo giáo viên, và cảm thấy mình thật may mắn khi được ở lại thành phố và không bị chuyển về vùng nông thôn, như bốn anh chị em của tôi và rất nhiều bạn bè cùng lớp.

daihoc2

Khoảng 5,7 triệu thí sinh tham dự kỳ thi năm 1977 - với tỷ lệ trúng tuyển chỉ 4,8%

Tất nhiên tôi luôn muốn được học đại học, nhưng nhận ra rằng điều này là không thể vào thời điểm đó, và có thể không bao giờ xảy ra, nên tôi quyết định đi làm.

Tôi được giao công việc dạy tiếng Anh cho 200 học sinh lớp ba, 10 tuổi, được chia thành bốn lớp. Trong vòng một tuần, tôi thuộc tên tất cả học sinh, và cố gắng truyền cho các em niềm say mê môn tiếng Anh, và các giáo viên khác hỗ trợ tôi rất nhiều.

Tôi còn đảm trách cả một lớp học nâng cao cho toàn trường, và có vẻ như tôi đã đi đúng hướng để trở thành một giáo viên giỏi.

Một ngày mùa thu ấm áp năm 1977, tôi trở về sau một tháng ở vùng nông thôn cùng học sinh, mẹ tôi báo cho tôi, bằng giọng rất phấn khởi, rằng chính quyền quyết định khôi phục kỳ thi tuyển sinh đại học mùa đông năm đó, và tôi có thể dự thi.

Quyết định lịch sử

Tôi không tin vào tai mình. "Có thực không hay đây chỉ là chuyện đùa ác ý ? Cuối cùng con cũng có cơ hội được học đại học sao ?"

Hóa ra ông Đặng Tiểu Bình, sau khi bị chủ tịch Mao Trạch Đông cách chức trong thời gian Cách mạng Văn hóa và sau này được phục chức Phó Thủ tướng năm 1977, đã quyết định ưu tiên đưa giáo dục lên hàng đầu.

Ông tổ chức một cuộc họp vào tháng 8/1977 để bàn về khả năng khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhiều người ủng hộ quyết định này, nhưng cũng có người không ủng hộ. Trở ngại chính là Chủ tịch Mao trước đây khuyến khích chọn học sinh đại học từ tầng lớp công nhân, nông dân và quân nhân, và nay có không đủ thời gian để chuẩn bị cho sự chuyển đổi.

Nhưng Chủ tịch Đặng đã ra quyết định lịch sử : bắt đầu hệ thống tuyển sinh mới vào năm đó, tạo nên một làn sóng hứng khởi khắp đất nước, trong đó có trường nơi tôi đang dạy.

Tám giáo viên trẻ muốn tham dự kỳ thi. Hiệu trưởng nhà trường ủng hộ chúng tôi nhưng không thể cho chúng tôi nghỉ phép để chuẩn bị cho kỳ thi. Do đó chúng tôi nên tiếp tục dạy như bình thường, nhưng có thể vắng mặt trong các cuộc họp.

Tiếp sau đó là những đêm dài chong đèn ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi cùng lúc với việc soạn giáo án lên lớp cho hôm sau. Nhưng tinh thần tôi rất hưng phấn và tôi không hề cảm thấy mệt mỏi. Mẹ cũng thức khuya cùng tôi, ngồi đan áo và thỉnh thoảng đặt câu hỏi ôn lại kiến thức lịch sử cho tôi.

Tôi nộp đơn thi vào ngành tiếng Anh tại Đại học Bắc Kinh theo lời khuyên của cha.

Ngày đầu tiên chúng tôi làm bài thi tiếng Trung ; đề bài tiểu luận yêu cầu chúng tôi kể lại những gì đã làm trong năm vừa qua.

Tôi trúng tủ - một công việc mới, dạy tiếng Anh cho 200 học sinh. Chúng tôi cũng thi môn tiếng Anh và toán sau đó.

Sau khi đỗ kỳ thi viết, tôi dự kỳ thi vấn đáp tại Đại học Bắc Kinh, trải qua một đợt kiểm tra sức khỏe, và chờ đợi đằng đẵng trước khi có kết quả cuối cùng.

Kết quả đến một cách đầy kịch tính.

daihoc3

Dưới thời Mao Trạch Đông, sinh viên được chọn dựa trên tiêu chí tư cách chính trị hơn là thi tuyển công khai

Ngày thứ Bảy cuối cùng của kỳ nghỉ đông tháng 2/1978, tất cả giáo viên, bao gồm tám người dự kỳ thi đại học, được yêu cầu chuẩn bị cho năm học mới, trong khi hiệu trưởng thay mặt chúng tôi đi nhận kết quả.

Nếu trúng tuyển, thì hôm đó có thể là ngày cuối cùng ở trường của chúng tôi ; nếu trượt, chúng tôi phải trở lại trường tiếp tục dạy học vào ngày thứ Hai.

Thông tin về Khóa '77

Kỳ thi tuyển sinh đại học bị tạm ngưng vào năm 1966 khi Phong trào Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông diễn ra trên toàn quốc. Sinh viên được huy động tham gia vào cuộc cách mạng, nên việc học chính quy bị tạm dừng.

Từ năm 1968, hàng triệu thanh niên được đưa về nông thôn để được "nông dân" giáo dục lại.

Khoảng đầu những năm 1970, các trường đại học và cao đẳng bắt đầu tuyển sinh trở lại, chủ yếu từ tầng lớp công nhân, nông dân và quân nhân, và họ được đề cử chủ yếu dựa vào tư cách chính trị tốt hơn là thi tuyển công khai.

Khoảng 5,7 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh năm 1977 và 273,000 trúng tuyển, tỉ lệ trúng tuyển 4,8% - thấp nhất trong lịch sử.

Tỉ lệ trúng tuyển đại học hiện nay - kỳ thi "gaokao" - cao hơn rất nhiều so với thời trước nhưng nguy cơ trượt vẫn cao.

Kết quả đến khoảng giữa ngày. Năm trong số chúng tôi trúng tuyển vào các trường đại học khác nhau. Tôi đậu Đại học Bắc Kinh. Mọi thứ dường như có phần kỳ ảo.

daihoc4

Đến năm 1982, bà Ngô Ngọc Văn đã trở thành giảng viên tại trường Đại học Bắc Kinh

Hiệu trưởng nhanh chóng tổ chức họp chia tay và mỗi người chúng tôi được tặng một quyển sách như quà chia tay.

Vài ngày sau, tôi đến Đại học Bắc Kinh, và mọi thứ còn lại trở thành lịch sử.

Chúng tôi được biết đến là Khóa '77 - mặc dù chúng tôi bắt đầu học vào năm 1978. Nếu bạn nhắc đến từ này với những người ở độ tuổi nhất định, họ sẽ lập tức gán cho bạn những đức tính như người từng trải, chăm chỉ, có trách nhiệm và may mắn.

"Các bạn lên được chuyến tàu đầu tiên", họ sẽ nói như vậy.

Tôi tự hào được làm một trong số các thành viên của Khóa '77 và là nhân chứng lịch sử cho một sự kiện của lịch sử Trung Quốc đương đại.

Kỳ thi tuyển sinh năm đó đánh dấu sự khởi đầu cho thời kì đổi mới và mở cửa của Trung Quốc và Khóa '77 trở thành lực lượng nòng cốt cho sự chuyển đổi của Trung Quốc trong suốt bốn thập niên về sau.

Họ là những giảng viên, nhà khoa học, luật sư, bác sĩ, nhà văn và nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình, trong đó phải kể đến Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường, từng học luật và kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, bạn đồng môn của tôi.

Rõ ràng đây là thế hệ ưu tú được trao nhiệm vụ đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ đen tối. Đã có những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế, nhưng đồng thời cũng có nhiều ý kiến hoài nghi tốc độ thay đổi về mặt chính trị.

Tôi đã hoàn thành giấc mơ đại học của mình và không thể chối cãi khi nói Trung Quốc đã có một bước tiến lớn để sửa chữa những sai lầm của cuộc Cách mạng Văn hóa.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 29/12/2017

Published in Văn hóa

Đảng cộng sản Trung Quốc xem xét sửa đổi hiến pháp (RFA, 27/12/2017)

Tháng tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thảo luận về sửa đổi hiến pháp và công tác chống tham nhũng. Truyền thông của nhà nước Trung Quốc loan tin vừa nói vào ngày 27/12/2017.

tq1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 25/10/2017 -  AFP

Tin không nêu thời gian cụ thể diễn ra cuộc họp cũng như nội dung sẽ sửa đổi trong bản hiến pháp hiện hành.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia Trung Quốc nhận định, việc sửa đổi hiến pháp nhằm hợp thức hóa việc thành lập các ủy ban giám sát và quyền của những ủy ban này.

Lần cuối cùng Trung Quốc sửa đổi hiến pháp là vào năm 2004.

Chống tham nhũng là một chính sách quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ nhiệm kỳ đầu của Ông và cuộc chiến chống tham nhũng sẽ mang một sắc thái mới với việc thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Ủy ban này sẽ tiếp quản Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương CCDI và hợp nhất nhiều đơn vị chống tham nhũng.

Việc Ủy ban Giám sát Quốc gia tiếp quản và hợp nhất nhiều cơ quan giúp cho việc chống tham nhũng của ông Tập sẽ không chỉ giới hạn ở các đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc mà còn đối với các viên chức nhà nước.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố, việc chống tham nhũng sẽ không dừng lại cho đến khi nào các viên chức mọi cấp không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng.

Hồi tháng 10 năm 2017, Ông Tập Cận Bình tuyên bố với các lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc rằng việc sửa đổi cấu trúc chồng chéo của các cơ quan chống tham nhũng sẽ bao gồm việc loại bỏ phương thức thẩm vấn bí mật, gọi là song quy đưa ra một hệ thống giam giữ mới và bổ sung thêm việc bảo vệ nghi phạm tham nhũng.

*******************

Tạm lắng năm 2017, liệu Biển Đông sẽ lại dậy sóng trong năm tới ? (RFI, 27/12/2017)

Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đưa ra.

tq2

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) Reuters

Tuy nhiên, nhiều thông tin liên quan đến các hành vi vẫn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được tiết lộ trong những ngày cuối năm này, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải.

Nhìn chung, giới quan sát đều thấy rằng thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhân Hội Nghị ASEAN lần thứ 31 về việc khởi động đàm phán bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) là một bước đi đúng hướng. Điều đó đã góp phần làm giảm bớt căng thẳng, cũng như các cuộc thương thuyết ASEAN-Trung Quốc về các biện pháp hợp tác hàng hải và xây dựng lòng tin trong khu vực, mà rõ nhất là việc hai bên chính thức áp dụng ở Biển Đông các quy tắc ứng xử tránh va chạm trên biển (CUES).

Trên bình diện song phương, sự hòa hoãn thấy rõ của Philippines đối với Trung Quốc, quyết định của Hà Nội và Bắc Kinh đẩy mạnh việc xử lý một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, được đưa ra nhân chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng giúp cho tình hình Biển Đông yên tĩnh hơn.

Thế nhưng, trong toàn cảnh bình lặng đó, mới đây, cơ quan Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington đã công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng trên các tiền đồn mà họ đã bồi đắp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Theo AMTI, dù Bắc Kinh không bồi đắp thêm một thực thể nào từ giữa năm 2017, nhưng họ vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự. Theo các chuyên gia quân sự, việc đó nằm trong chiến lược dùng căn cứ không quân và hải quân trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ vùng biển, làm bàn đạp cho Hải Quân và Không Quân Trung Quốc đi xa hơn, và bảo đảm an toàn cho hơn 60% lượng hàng hóa Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Cho dù Bắc Kinh luôn phô trương các mục tiêu hòa bình đằng sau việc bồi đắp và xây dựng cơ sở ở Biển Đông, các nước trong vùng vẫn nghi ngờ về thực tâm của Trung Quốc. Bản chất lưỡng dụng, vừa dân sự, vừa quân sự, của các cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh xây cất trên các hòn đảo họ kiểm soát, sẽ tiếp tục gây quan ngại cho các quốc gia trong khu vực, và có nguy cơ làm dấy trở lại căng thẳng nếu Bắc Kinh quá tự mãn và xem thường phản ứng của các láng giềng.

Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN ngày 26/12/2017, chuyên gia Greg Poling thuộc trung tâm AMTI cho rằng trong năm 2017, Bắc Kinh đã biết tranh thủ thời cơ căng thẳng với Bình Nhưỡng thu hút sự chú ý của Washington, buộc chính quyền Trump phải chuyển trọng tâm từ Biển Đông qua bán đảo Triều Tiên, để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc được cho là đã thành công, và các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trong năm 2017 hầu như không bị ai tố cáo.

Thế nhưng, theo ông Michael Fuchs, cựu phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tình hình có thể thay đổi trong năm tới, nếu Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt và khiến cho Hoa Kỳ và các đồng minh cảm thấy tự do hàng hải trong khu vực bị đe dọa thực sự.

Theo ông Euan Graham, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy (Úc), "không nên đánh giá thấp sức mạnh Mỹ, trong đó có nền kinh tế đang hồi phục". Mặt khác, ngay cả khi Washington tiếp tục thái độ như hiện nay, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản - các đồng minh của Mỹ - sẽ can thiệp nhiều hơn vào Biển Đông để bảo đảm sao cho các tuyến thương mại hàng hải được tự do.

Trọng Nghĩa

******************

Trung Quốc : Đài Loan nên "quen dần" với các cuộc diễn tập vây đảo (RFI, 27/12/2017)

Trước sự lo ngại của Đài Loan về các cuộc tập trận của không quân Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh vào hôm 27/12/2017, đã hàm ý cho rằng các cuộc tập trận này sẽ còn tiếp tục được tổ chức khi lên tiếng khuyên Đài Bắc làm quen dần với việc không quân Trung Quốc diễn tập bao vây Đài Loan.

tq3

Chiến đấu cơ Trung Quốc J-15 trên tầu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc diễn tập ngày 02/01/2017.STR / AFP

Theo hãng tin Anh Reuters, trong tháng này, báo chí Trung Quốc đã rầm rộ loan tin về những cuộc "tập trận bao vây" Đài Loan do không quân Trung Quốc tiến hành, công bố cả hình ảnh oanh tạc cơ Trung Quốc trên nền một ngọn núi được cho là đỉnh Ngọc Sơn (Yushan), ngọn núi cao nhất tại Đài Loan.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, khi được hỏi về các cuộc tập trận không quân liên tiếp gần Đài Loan, và các hình ảnh do chính không quân Trung Quốc cung cấp cho báo chí, ông An Phong Sơn (An Fengshan), phát ngôn viên Văn Phòng Các Vấn Đề Đài Loan cho rằng đó chỉ là những cuộc diễn tập thường lệ và "mọi người sẽ quen dần".

Trong một bản báo cáo công bố trong tuần, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết là trong năm, Trung Quốc đã cho tiến hành ít nhất 16 lần diễn tập gần Đài Loan, và cảnh báo rằng đe dọa quân sự của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan ngày càng gia tăng.

Theo thủ tướng Đài Loan Lại Thanh Đức (William Lai), các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang theo dõi sát sao các hoạt động của không quân Trung Quốc. Ông nhắc lại rằng Đài Loan luôn luôn mong muốn phát triển quan hệ hòa bình với Hoa Lục.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên với Đài Loan, không ngần ngại đe dọa dùng võ lực tấn công, sau khi Washington quyết định bán thêm vũ khí cho Đài Bắc cũng như không loại trừ việc cho chiến hạm Mỹ ghé thăm hữu nghị cảng Đài Loan.

Bắc Kinh cảnh cáo Tokyo về ý định biến tàu chở trực thăng thành tàu sân bay

Không chỉ tỏ thái độ cứng rắn với Đài Loan, Trung Quốc cũng lên giọng với Nhật Bản.

Sau khi có tin về việc Nhật Bản đang xem xét khả năng mua một loạt chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-35B của Mỹ, loại máy bay có thể dùng trên tàu sân bay, và khả năng Tokyo cải tiến tàu chở trực thăng để có thể thích ứng với những chiếc F-35B đó, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ngay lập tức lên tiếng cảnh cáo Tokyo là nên "hành động thận trọng".

Trong một cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm qua (26/12/2017), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, Tokyo nên đi theo con đường hòa bình và có hành động thận trọng trong lãnh vực an ninh.

Đối với phát ngôn viên Trung Quốc, việc Nhật Bản biến đổi các chiến hạm của thành tàu sân bay có thể vi phạm điều 9 trong Hiến Pháp hòa bình của Nhật Bản, ám chỉ đến việc cấm Tokyo sở hữu "tàu sân bay tấn công".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á