Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo Hồng Kông nói sẽ không mù quáng tuân lệnh Bắc Kinh (RFA, 22/12/2017)

Nhà lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) khẳng định rằng sẽ không mù quáng tuân theo mệnh lệnh của các nhà lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh.

tq1

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phát biểu trong một sự kiện hôm 16/11/2017 ở Hồng Kông.  AFP

Khẳng định này được người đang lãnh đạo Hồng Kông đưa ra sau một cuộc khảo sát gần đây ở Hồng Kông cho thấy bà Nguyệt Nga nổi tiếng hơn những người tiền nhiệm trước đây, tuy nhiên có nhiều người cáo buộc bà là con rối cho chính quyền Bắc Kinh giật dây.

Đặc biệt một số người chỉ trích bà vì đã để lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc áp dụng luật của Bắc Kinh trong quá trình xây dựng một nhà ga xe lửa ở Hồng Kông.

Trong một buổi trả lời phỏng vấn đài truyền hình RTHK hôm 22 tháng 12, bà Nguyệt Nga khẳng định rằng bà có trách nhiệm đối với cả hai chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông nhưng bà sẽ không mù quáng tuân theo bất cứ mệnh lệnh nào của Trung Quốc. Bởi vì theo bà, có trách nhiệm không đồng nghĩa với việc làm bất cứ điều gì được sai khiến.

Bà Nguyệt Nga còn phân trần thêm rằng nếu chính quyền Hoa Lục đòi hỏi điều gì quá đáng hay đi ngược lại lợi ích của Hồng Kông thì bà có trách nhiệm đàm phán với Hoa Lục hoặc đấu tranh cho điều gì có lợi với Hồng Kông.

Đề cập đến cơn sốt bất động sản ở Hồng Kông, bà Nguyệt Nga thừa nhận là chính phủ không thể kiềm chế giá cả đất đai và thú nhận là chính quyền đã đưa ra một số giải pháp nhưng chẳng những không hiệu quả mà nhiều người còn phản ánh là phản tác dụng.

Giá cả thị trường bất động sản ở Hồng Kông trong năm vừa qua đã tăng 12% và dự tính còn tăng tiếp 10% vào năm tới, 2018.

**************************

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ đừng trở thành một ‘thẩm phán nhân quyền’ (RFA, 22/12/2017)

Hôm thứ Sáu 22 tháng 12, Trung Quốc lên tiếng thúc giục Hoa Kỳ đừng nên tự cho mình là một "thẩm phán nhân quyền" và đồng thời tố cáo Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt một quan chức an ninh Trung Quốc do lạm dụng quyền hạn.

tq2

Người dân biểu tình tưởng nhiệm khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba và vợ của ông bên ngoài văn phòng liên lạc của Trung Quốc ở Hong Kog hôm 30/8/2017- AFP

Tuyên bố do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra tại cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh, nói rõ Trung Quốc phản đối Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các công dân của các quốc gia khác dựa trên luật pháp của họ.

Theo lời bà Hoa Xuân Oánh, Washington nên có cái nhìn khách quan và chính xác về vấn đề phát triển nhân quyền của Trung Quốc. Bà nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ nên chấm dứt những quyết định được xem như một thẩm phán nhân quyền. Bà cũng nói thêm rằng cảnh sát Trung Quốc sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ duy trì an ninh công cộng theo luật pháp của quốc gia này.

Thứ Tư vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra lệnh trừng phạt hành chính bằng biện pháp đóng băng tài sản của những người nước ngoài tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền, và tin từ Reuters cho biết ông Gao Yan, là một trong những người phải chịu trừng phạt này

Ông Gao Yan là người từng làm việc ở trại tạm giam Chaoyang, Bắc Kinh, nơi giam giữ nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, Cao Shunli. Các nhóm nhân quyền nói bà Cao đã bị tra tấn và từ chối những vấn đề chăm sóc y tế trong thời gian giam trong tù, dẫn đến cái chết của bà vào tháng 3 năm 2014.

Bấy lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường bác bỏ những lời chỉ trích của nước ngoài liên quan vấn đề nhân quyền của nước này và nói rằng người dân của họ được đánh giá cao nhất về tình hình nhân quyền và Trung Quốc là rằng quốc gia được điều hành bởi luật pháp.

Published in Châu Á

Trung Quốc : Đảng cộng sản ngược đãi dân nghèo

Bóng đen Trung Quốc đe dọa an ninh Úc, thất bại chính trị của Donald Trump, Vladimir Putin gặp thế cờ khó ở Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thừa nước đục thả câu ở Trung Đông, ba mặt trận của tổng thống Pháp từ khí hậu, cải cách Châu Âu cho đến chống khủng bố quốc tế là những chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 14/12/2017.

danngheo1

Các ngôi nhà bị phá dỡ tại làng lao động Baiqiangzi ở Bắc Kinh, ngày 13/12/2017. Reuters/Thomas Peter

Như tên gọi, Le Monde với những tựa lớn tóm lượt đầy đủ nhất những sự kiện thế giới trong 24 giờ qua : "Donald Trump và phe cực bảo thủ thua ngược tại Alabama", "Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng", "Thượng đỉnh khí hậu không làm các tổ chức phi chính phủ thỏa lòng", "Bóng đen Trung Quốc tại Úc, Canberra tăng cường vũ khí luật pháp ngăn chặn Bắc Kinh mua chuộc tầng lớp tinh hoa của Úc".

Le Monde cũng dành cho một chuyên gia về Trung Quốc phân tích chính sách đối với dân nghèo của một chế độ tự xưng là xã hội chủ nghĩa. Vụ hỏa hoạn ở ngoại ô nam thành phố Bắc Kinh thiêu sống 19 dân làng ngày 18/11 vừa qua minh họa cho chính sách này mà đối tượng cũng là nạn nhân của chủ trương một bộ phận có ưu quyền "làm giàu trước đã".

"Đảng cộng sản là đảng của dân nghèo ?"

Chloé Froissard qua bài "Đảng cộng sản Trung Quốc truy đuổi dân đen" cho biết, chính quyền Bắc Kinh lợi dụng vụ hỏa hoạn ra lệnh giải tỏa và phá hủy hàng loạt khu nhà bị xem là bất hợp pháp nhưng kỳ thực là muốn đuổi di dân lên thành phố kiếm sống trở lại nông thôn.

Hàng trăm ngàn người bị trục xuất mà nhà nước không có biện pháp tái định cư, đừng nói chi đến chuyện bồi thường. Người dân vô sản bị đuổi nhà, trục xuất cho thấy sự gian trá của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhất là đại hội đảng lần thứ 19 vừa qua kết thúc với lời hứa vinh danh chủ nghĩa Mác là bảo đảm đời sống tốt lành cho mọi công dân theo Hiến pháp. Thế nhưng, di dân Trung Quốc không ngây thơ và ở Trung Quốc chẳng ai là không biết lý do an toàn phòng ngừa hỏa hoạn chỉ là cái cớ để chính quyền "loại trừ thành phần dân chúng không có tay nghề" ra khỏi thủ đô, để chỗ ở cho bộ phận có ưu quyền.

Mục tiêu của kế hoạch ngũ niên thứ 13 (2016-2020) là giảm 15% dân số ở 6 quận trung tâm để giải phóng mặt bằng bán lại với giá vàng, xây cao ốc văn phòng và căn hộ cho thành phần lắm bạc nhiều tiền xứng đáng sống ở thủ đô theo quan điểm của đảng cộng sản Trung Quốc.

Dư luận không để bị lừa

Vụ tai tiếng này đã gây ra một làm sóng phẫn nộ trong dư luận trước thái độ và phương pháp được xem là "thâm hiểm và man rợ của Nhà nước". Bởi vì đây là tột đỉnh của hệ quả "làm giàu trước đã" của Đặng Tiểu Bình. Bắt đầu từ thập niên 1980, chính sách cải cách hộ khẩu cho phép nông dân lần đầu tiên có quyền bỏ làng lên tỉnh cư ngụ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để được "hộ khẩu" càng ngày càng khó khăn, chỉ có giới đầu tư và lương thật cao mới có đủ điều kiện.

Thâm ý của Đảng cộng sản Trung Quốc là tạo tình trạng "đồng nhất kinh tế-xã hội", người giàu sống chung với nhau, ở các thành phố lớn để làm đầu tàu phát triển. Chính sách phát triển đất nước theo mô hình kim tự tháp được mô tả là cuối cùng mọi thành phần xã hội đều được hưởng lợi nhuận. Thế nhưng, số người bị luận điểm của chế độ đánh lừa càng ngày càng ít. Chính sách giải phóng mặt bằng, trục xuất dân nghèo ở Bắc Kinh làm lộ rõ thái độ khinh thường dân chúng của đảng cộng sản Trung Quốc.

Donald Trump thua ngược

Trên trang nhất, nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến trận đấu Brexit tại Châu Âu với quan điểm thiết thực : Macron muốn mời gọi nhân tài quốc tế có thu nhập cao về Paris, Bộ tài chính chuẩn bị cải cách thuế vụ để thu hút giới ngân hàng. Trong khi đó, Libération lo lắng về tình trạng hàng loạt thị trấn nhỏ tiêu điều, cửa hiệu bỏ hoang vì các khu thương mại lớn tràn ngập chung quanh. Hiện tượng này buộc chính phủ phải tung ra một "kế hoạch cứu nguy" nhưng không đủ tầm cỡ.

Về thời sự nước Mỹ, báo chí Pháp đồng loạt khai thác thất bại của đảng Cộng Hòa Mỹ trong cuộc bầu cử ở bang Alabama. "Donald Trump thua cược", tựa của Le Monde. "Trump và phe đa số của ông bị yếu đi", nhận định của Les Echos.

Libération phác họa chân dung tân thượng nghị sĩ Dân Chủ Doug Jones "mầu nhiệm", con ngựa về ngược làm phe tổng thống Trump ở Thượng Viện chỉ còn hơn đảng Dân Chủ có một phiếu. Libération gọi chiến thắng bất ngờ này là "cơn động đất" một năm trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, tạo hy vọng cho đảng Dân Chủ đang bị mất phương hướng từ sau thất bại cũng bất ngờ của bà Hillary Clinton năm 2016.

Nhật báo công giáo La Croix cũng nhập trận với bài "Donald Trump thua đậm tại Alabama". Bên cạnh sự kiện chính trị nội bộ này, Hoa Kỳ dường như cũng thay đổi chiến thuật với Bắc Triều Tiên để tránh leo thang đến chiến tranh. Ngoại giao Mỹ nói là sẵn sàng thảo luận với Bình Nhưỡng. Hư thực ra sao ?

Washington-Bình Nhưỡng : Cánh cửa đối thoại hé mở ?

Nhìn chung, báo chí Pháp tỏ ra có ít nhiều hy vọng về tin Mỹ "sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng".

Le Monde trích lời mời của ngoại trưởng Rex Tillerson hôm 12/12 : Hãy gặp nhau. La Croix cũng đưa cùng tựa kèm theo một số chi tiết để chứng minh viễn ảnh này không phải là hư ảo. Theo nhật báo công giáo thì một "cửa sổ" đang được hé mở nhằm tránh xảy ra xung đột võ trang. Nào là phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman, sau năm ngày thăm Bắc Triều Tiên, đã báo cáo mật kết quả với Hội Đồng Bảo An, nào là tổng thống Hàn Quốc công du Bắc Kinh, đồng minh của Bình Nhưỡng và sau cùng là có tin đặc sứ Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên, ông Joseph Yu sang Bangkok trong tuần này để gặp đại diện của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, một cách thận trọng, La Croix lưu ý trong phần kết luận : chính sách đối ngoại của Mỹ do… Trump quyết định.

Syria : Pax Putina

Thời sự Trung Đông nổi bật với hai sự kiện : Nga tuyên bố Syria được giải phóng khỏi phe Daesh trong khi tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ tự cho là anh hùng bảo vệ người Hồi giáo bị Mỹ xem nhẹ.

Triệu tập hội nghị bất thường Tổ chức các quốc gia Hồi giáo (OCI), tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dõng dạc tuyên bố "Jesusalem là thủ đô của Palestine". Tuy nhiên, theo Le Figaro, bản thông cáo chung không đưa ra một biện pháp nào.

Tại Syria, tình trạng hòa bình theo kiểu Putin đang bị khó khăn. Bài xã luận của Le Monde điểm qua các động thái của tổng thống Nga nhằm "áp đặt hòa bình tại Syria" như tuyên bố "Syria hoàn toàn được giải phóng", thông báo triệt thoái một phần lực lượng tham chiến trong khi Daesh vẫn hoạt động.

Trong tuần, Putin lần lượt đến Syria, sang Ai Cập và qua Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu của tổng thống Putin là chứng minh nước Nga, cho dù kinh tế mong manh, đã lấy lại vị thế không thế thiếu ở Trung Đông, xóa đi hình ảnh ô nhục đoàn cố vấn quân sự Liên Xô bị tổng thống Ai Cập al-Sadate trục xuất vào năm 1970 khi Cairo đi theo Tây phương.

Vấn đề là cho dù cứu được chiếc ghế tổng thống của Bachar al-Assad, nền hòa bình của Putin gặp khó khăn trăm bề, theo Le Monde. Nỗ lực ngoại giao của tổng thống Nga, dự định tổ chức một "hội nghị hòa giải giữa phe chính quyền và đối lập Syria" ở Sochi đã ba lần bị đình hoãn. Vấn đề gai góc thứ hai là tài chính. Để tái thiết Syria, cần phải huy động từ 200 tỷ đến 400 tỷ đôla, phần lớn là vốn của Tây phương. Do vậy, Tây phương sẽ có tiếng nói trong tiến trình chính trị. Hòa bình tại Syria sẽ không theo kịch bản của Putin, tiếp tục duy trì một chế độ độc tài bởi vì Tây phương đòi hỏi một cuộc "chuyển tiếp đúng nghĩa". Câu hỏi đặt ra là liệu Tây phương có quyết tâm đến đâu ?

Châu Phi : Macron muốn nhanh chóng thắng thánh chiến

Nga là ám ảnh của Châu Âu thì Trung Quốc là nỗi lo của Châu Á-Thái Bình Dương. Đó là nội dung bản tin "bóng đen Trung quốc tại Úc". Trong khi những lời cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ tràn ngập báo chí quốc tế thì tại Úc tai tiếng nhiều chính khách Úc bị Trung Quốc giật dây được phơi bày.

Một trang báo của Le Monde tường thuật chi tiết các nhân vật bị liên can đã không ngần ngại phục vụ chính sách của Bắc Kinh như từ chối tiếp xúc với các nhà dân chủ, bênh vực hành động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, thậm chí tiết lộ thông tin mật cho "cá voi" Trung Quốc làm áp lực hành lang trong chính giới Úc. Để chống lại nguy cơ đe dọa an ninh quốc phòng, chính quyền Úc chuẩn bị nhiều biện pháp cụ thể là pháp luật để đối phó và công khai cảnh báo Mỹ "không nên rút chân khỏi Châu Á-Thái Bình Dương, bỏ ngỏ cho Trung Quốc".

Úc sợ Mỹ bỏ ngỏ Thái Bình Dương, Pháp sợ Châu Phi mất an ninh. Tường thuật hội nghị G5 Sahel, ngày 13/12 tại ngoại ô Paris để thành lập lực chống thánh chiến gồm 5.000 quân của 5 nước Châu Phi, Libération tóm ý của tổng thống Pháp : Macron muốn chiến thắng thánh chiến vào năm 2018. Kết quả đầu tiên là hai nước dầu hỏa vùng Vịnh đóng góp 130 triệu euro, Châu Âu 50 triệu, Mỹ và Pháp lãnh phần trang thiết bị có thể lên đến 60 triệu. Mỗi nước Châu Phi trong nhóm G5 mỗi nước 10 triệu… cho ngân sách đầu tiên 450 triệu euro.

Kết quả có thể xem là khích lệ vì từ 5 năm nay, 4.000 quân Pháp gần như một mình chống đỡ cho 5 nước Châu Phi - Nam Sahara.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Trung Quốc tập dượt "bao vây hải đảo" gần Đài Loan (RFI, 12/12/2017)

Thêm một bước căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Trung Quốc cho biết đang gia tăng các hoạt động "trắc nghiệm khả năng bao vây hải đảo" gần Đài Loan, theo một nguồn tin quân sự được Reuters trích dẫn hôm nay, 12/12/2017.

tq1

Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017.Reuters

Theo phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, ngày 11/12, các chiến đấu Su-30, J-11, oanh tạc cơ H-6K và máy bay trinh sát đã tham gia các cuộc tuần tra "thường lệ" và "có kế hoạch" để "bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ".

Các cuộc tập dượt được mô tả là để "trắc nghiệm khả năng chiến đấu và bao vây hải đảo"được tiến hành ở hai nơi : eo biển Miyako, nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan ở phía bắc và eo biển Bashi, giữa Đài Loan và Philippines ở phía nam.

Các hoạt động quân sự này của Hoa lục được tiến hành ba ngày sau khi một đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ, đe dọa sẽ "giải phóng" Đài Loan bằng vũ lực nếu chiến hạm Mỹ đến thăm hải đảo.

Tuy nhiên, theo Reuters, Đài Bắc không tỏ ra một chút lo sợ. Bộ trưởng quốc phòng Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan) cho biết máy bay và chiến hạm Đài Loan được bố trí theo dõi các động thái quân sự của Trung Quốc, nhưng không thấy gì đáng báo động.

Thứ Sáu tuần trước, trong một cuộc tiếp xúc với sinh viên Trung Quốc và một số kiều dân Đài Loan tại Mỹ, tham tán công sứ Lý Khắc Tân tuyên bố : "Ngày nào một chiến hạm Mỹ ghé cảng Cao Hùng, thì ngày đó giải phóng quân Trung Quốc sẽ thống nhất lãnh thổ bằng quân sự".

Tháng 9 năm nay, Quốc hội Mỹ khi thông qua ngân sách quốc phòng 2018 đã cho phép hải quân Mỹ giao lưu với hải quân Đài Loan và chiến hạm đôi bên thăm viếng lẫn nhau.

Tú Anh

*******************

Trung Quốc xây trại tị nạn đề phòng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ (RFI, 12/12/2017)

Ít nhất 5 khu tạm cư đang được lặng lẽ xây dựng tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Jilin) để Trung Quốc có thể đối phó với làn sóng di dân Bắc Triều Tiên trong trường hợp chế độ Kim Jong Un sụp đổ. Thông tin trên mới đây được một số trang mạng phương Tây đăng tải.

tq2

Ảnh chụp ngày 21/11/2017, tại một Đặc khu Kinh tế của Bắc Triều Tiên ở biên giới Trung Quốc. Ed JONES / AFP

Trang mạng The Guardian của Anh hôm nay, 12/12/2017, dẫn nguồn từ một số tài liệu phát tán trên các mạng xã hội, trong đó có những trang mạng Trung Quốc hải ngoại, cho biết "vì lý do căng thẳng tại biên giới, đảng ủy và chính quyền huyện Trường Bạch (Changbai) đã đề xuất xây năm trại tị nạn trên địa bàn huyện". Tuy nhiên, trang báo Anh cho biết chưa kiểm chứng được thông tin này.

Năm khu trại nằm trải dài trên 1.416 km biên giới với Bắc Triều Tiên, trong đó có ít nhất ba khu đã được nhật báo The New York Times nêu tên vào tuần trước : Changbai Riverside, Changbai Shibalidaogou và Changbai Jiguanlizi. Ngoài ra, các trại khác được dự định xây ở thị xã Đồ Môn (Tumen) và Hồn Xuân (Hunchun), đều ở tỉnh Cát Lâm.

Những thông tin trên được nêu trong một tài liệu lưu hành nội bộ, và dường như bị lộ từ tập đoàn viễn thông Trung Quốc China Mobile. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từ chối khẳng định với báo giới về sự tồn tại của các khu tị nạn, vì ông "chưa thấy các báo cáo như vậy". Câu hỏi của các nhà báo nước ngoài cũng bị loại khỏi biên bản chính thức của Bộ Ngoại giao về cuộc họp báo, vì bị coi là nhạy cảm về mặt chính trị hoặc bất lợi.

"Trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên tác động đến cứu trợ nhân đạo"

Trên lĩnh vực cứu trợ nhân đạo tại Bắc Triều Tiên, trong phiên họp hàng năm của Hội Đồng Bảo An ngày 11/12/2017 về tình trạng nhân quyền ở nước này, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhận định các biện pháp trừng phạt kinh tế "kìm hãm các chiến dịch cứu trợ của Liên Hiệp Quốc" tại quốc gia khép kín này.

Cuộc họp thường niên đã diễn ra (với 10 phiếu ủng hộ tại Hội Đồng Bảo An) bất chấp nỗ lực ngăn cản của Trung Quốc. Theo trợ lý đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, "ưu tiên của Hội Đồng Bảo An là hòa bình và an ninh quốc tế" và "không nên biến thành một diễn đàn nói về nhân quyền". Ông cũng cho rằng cuộc họp này là "phản tác dụng", trong khi cộng đồng quốc tế đang tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng đầu về nhiệt điện

Thượng đỉnh Vì Một Hành Tinh (One Planet Summit) là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ngày 12/12/2017. La Croix trên nền ảnh mầu xanh lá đưa tít : "Tài chính chuyển sang mầu xanh". Le Figaro trên trang nhất ghi nhận : "Khí hậu : các doanh nghiệp trên tuyến đầu".

nhietdien1

Nhà máy nhiệt điện chạy than của tập đoàn năng lượng Ngoại Cao Kiều (Waigaoqiao) tại Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 06/03/2017. Johannes EISELE / AFP

Hai năm sau thượng đỉnh khí hậu Paris COP 21, tổng thống Pháp hôm nay tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh mới tại Paris nhằm huy động mọi tác nhân trong lĩnh vực nhà nước và tư nhân cùng chống biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh này, ngành năng lượng Pháp tham gia như thế nào vào công cuộc chống biến đổi khí hậu ? Les Echos tìm cách giải đáp "Sáu câu hỏi về bước chuyển đổi đầy tham vọng của EDF trong năng lượng mặt trời".

Libération trên trang nhất đăng ảnh tổng thống Macron đạp xe trên phố và bình luận : "Bảo vệ môi trường bất đắc dĩ". Bởi vì trước sự thoái lui của Donald Trump rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris được ký cách đây hai năm, và một số nước Châu Âu thì không còn hăng hái, Emmanuel Macron buộc phải lèo lái con thuyền chống biến đổi khí hậu.

Dù chưa bao giờ tỏ thiện chí ủng hộ "môi trường xanh", nhưng trong lần thượng đỉnh khí hậu này, "Macron trải thảm xanh", đặt trọng tâm vào nguồn tài chính cho việc chuyển tiếp năng lượng. Libération nghi ngờ đặt câu hỏi : "Liệu đó có thật sự là một cú thúc đẩy hay đơn giản chỉ là công cụ tuyên truyền ?".

Trung Quốc : "Đen người, Xanh ta"

Về phần mình, Le Monde trên trang nhất thông báo mở một hồ sơ dài 10 trang về khí hậu mang tựa đề "Bão tố trên hành tinh". Trong số các bài, đáng chú ý nhất là bài viết có tựa đề : "Trung Quốc trên con đường than đá".

Tờ báo cho biết, Trung Quốc lànước phát thải khí CO2 hàng đầu thế giới, và đang đầu tư rất nhiều để phát triển năng lượng sạch trên lãnh thổ quốc gia, nhưng lại xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện khắp thế giới.

Vốn là "đế chế" của nhà máy nhiệt điện dùng than đá (đáp ứng tới 58% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia), Trung Quốc đang thực hiện nhiều nỗ lực to lớn để chuyển đổi xu hướng này. Năm 2016, Trung Quốc chỉ "bổ sung" 48 gigawatt nhiệt điện vào tổng sản lượng điện quốc gia và có kế hoạch giới hạn nguồn nhiệt điện này ở mức 1100 gigawatt vào năm 2020.

Nếu như hàng trăm nhà máy nhiệt điện vẫn sẽ được xây dựng ở Trung Quốc, thì điều đáng báo động là các tập đoàn Trung Quốc tài trợ và xây dựng loại nhà máy này khắp nơi trên thế giới. Và dự án "Con đường tơ lụa mới" nhằm nối liền Trung Quốc với Châu Âu, được tiến hành từ năm 2013, là một trong những yếu tố thúc đẩy "Con đường than đá" của Bắc Kinh.

Le Monde nêu ra nhiều ví dụ. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện công suất 450 megawatt ở Tuzla cho công ty điện lực quốc gia Bosnia-Herrzégovina (11/2017), nhà máy nhiệt điện Hamrawein của Ai Cập (2016) và một loạt các nhà máy khác ở Châu Á, cũng như ở Iran, Gruzia, Malawi hay Kenya…

Một chuyên gia Đài Loan, thuộc tổ chức phi chính phủ Bankwatch, khẳng định Trung Quốc chắc chắn đứng đầu thế giới trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than đá và tài trợ cho các dự án này ở bên ngoài biên giới. Viện Nghiên Cứu Môi Trường Thế Giới (Global Environmental Institute) hồi tháng 05/2017, ước tính đến cuối năm 2016, tại 25 quốc gia, Trung Quốc đang tiến hành 106 dự án nhà máy nhiệt điện dùng than đá.

Trong số này, có 52 dự án trong giai đoạn chuẩn bị và 54 nhà máy đang được xây dựng. Như vậy, các dự án của Bắc Kinh chiếm tới một phần ba tổng số các nhà máy nhiệt điện mới, được xây dựng trên toàn thế giới.

Le Monde trích dẫn nhận xét của chuyên gia Jean-François Huchet, thuộc Inalco, các tập đoàn lớn của Trung Quốc buộc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm dự án, bởi vì nhu cầu năng lượng trong nước giảm và sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Vào năm 2009, khi thực hiện kế hoạch tái thúc đẩy kinh tế, Trung Quốc đã dự tính xây dựng quá nhiều nhà máy nhiệt điện. Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh cũng tỏ ra quyết tâm kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng loại nhà máy này.

Quyết định của các nhà tài trợ quốc tế, như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Châu Âu, không chu cấp tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện nữa, đã mở ra một đại lộ thênh thang cho các tập đoàn Trung Quốc. Những doanh nghiệp này tranh thủ nguồn tài chính của Bắc Kinh, nhân danh kế hoạch "Con đường tơ lụa mới", để thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài.

Năm 2016, tổ chức phi chính phủ Mỹ Hội Đồng Bảo Vệ Các Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên (Natural Resources Defense Council - NRDC) đã tố cáo Trung Quốc và Hàn Quốc tài trợ mạnh mẽ cho các dự án nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài. Cụ thể, Trung Quốc tài trợ 3,49 tỷ euro, Nhật Bản 3,63 tỷ euro.

Giới chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ cũng nghi ngờ Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, do Trung Quốc khởi xướng năm 2016, sẽ tài trợ cho các dự án tương tự, thông qua các quỹ đầu tư.

Theo các chuyên gia của Bankwatch, hai ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc – China Development Bank (CDB) và Exim Bank - đã có những chính sách tài trợ ngược lại với những cam kết được đưa ra trong cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015, trước Hội nghị Khí hậu Paris.

Theo các chuyên gia đó, cần nhanh chóng kiểm soát các khoản đầu tư của Nhà nước vào những dự án phát thải nhiều CO2. Mặc dù có một quy định buộc các doanh nghiệp phải cung cấp tất cả các thông tin liên quạn đến những dự án gây ra các tác động lớn về môi trường và đối với con người, hai ngân hàng nói trên cũng như các ngân hàng thương mại Trung Quốc, thường xuyên cất giấu nhiều thông tin.

Sự thâm nhập của các nhà sản xuất và tài chính Trung Quốc vào vùng Balkan đã gây bất ngờ, đặc biệt là Châu Âu. Trong năm 2013, Trung Quốc tiến hành nhiều dự án trong khu vực, mở đàm phán tại Monténégro, Serbia, Bosnia, Rumani. Nhiều dự án được trình bày như là sự hỗ trợ về công nghệ sạch. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đó chỉ là giả hiệu : đó là những công nghệ giúp kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu.

Trung Quốc : Tập Cận Bình đưa tôn giáo vào khuôn phép

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lĩnh vực xã hội. Le Figaro có bài điều tra đề tựa "Tại Trung Quốc, chính quyền tăng cường kiểm soát tôn giáo".

Trên nguyên tắc, chính quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tôn giáo. Nhưng theo quan sát của thông tín viên nhật báo tại Bắc Kinh, Phật giáo và Lão giáo được đối xử ưu ái hơn so với Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo Tây Tạng, được cho là "chịu nhiều ảnh hưởng của nước ngoài". Vì sao lại có sự phân biệt đối xử này ?

Bởi vì, với chính quyền Trung Quốc, Phật giáo ít nhiều cũng mang đậm nét đặc trưng Trung Hoa. Đặc tính này có thể giúp bù đắp cho sự thiếu vắng tinh thần ở một bộ phận lớn người dân Trung Quốc, chỉ chạy theo đồng tiền, chứ không còn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Thêm vào đó, các lãnh đạo Phật giáo lại chấp nhận phục tùng hơn những tôn giáo khác.

Vì vậy, khi đề cao đạo Phật, Tập Cận Bình cùng một lúc muốn thuyết phục những người theo Công giáo từ bỏ sự độc lập về tinh thần của mình và tuân theo những chỉ dẫn của đảng cộng sản, như nhận định của ông Willy Lam, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Trung Hoa ở Hồng Kông.

Trong khi đó với các tôn giáo khác, chính quyền Bắc Kinh theo dõi nghiêm ngặt và "trấn áp" thẳng tay. Vào tháng 9/2017, Trung Quốc ban hành các thông tư nghiêm cấm nhận tiền quyên góp từ nước ngoài và đưa ra những mức phạt nặng trong trường hợp tổ chức các sự kiện trái phép.

Quan ngại tình hình tại Tân Cương, nơi tập trung gần 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo, Trung Quốc cho triển khai nhiều biện pháp an ninh nghiêm ngặt và tăng cường các lệnh cấm.

Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ với các nhà sư Tây Tạng và dọa dẫm các linh mục công giáo "trái phép", những người từ chối tuyên thệ trung thành với nhà nước. Dấu hiệu cho thấy rõ thái độ nghi kỵ này là tại Chiết Giang, hơn một ngàn thánh giá trên nóc nhà thờ, phần đông là đạo Tin lành, đã bị gỡ bỏ trong vài năm gần đây, vì chính quyền địa phương cho rằng quá "lòe loẹt".

Theo quan sát của ông Willy Lam, sự việc cho thấy một nỗi ám ảnh lớn của đảng cộng sản Trung Quốc trước việc "cộng đồng Công giáo, có tổ chức, có thể sẽ vượt quá con số 90 triệu tín đồ trong chưa đầy mười năm. Một con số gần như ngang bằng với số đảng viên hiện nay của đảng Cộng sản Trung Quốc".

Với đà tăng như hiện nay, Trung Quốc gần như chắc chắn là quốc gia có đông tín đồ công giáo nhất hành tinh từ nay đến năm 2030, vượt qua cả Hoa Kỳ, theo như ông Yang Fenggang.

Hoa Kỳ mệt mỏi sau 70 năm cầm còi tại Cận Đông

Về thời sự quốc tế, mục Ý Kiến của Le Figaro có bài bình luận của nhà báo Renaud Girard về quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của tổng thống Mỹ Donald Trump. Bài viết mang tựa đề "Chấm dứt vai trò trọng tài của Hoa Kỳ tại Cận Đông".

Nhà báo Renaud Girard đặc biệt quan tâm đến thông báo chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jérusalem. Theo ông, tuy tuyên bố này đáp ứng đề nghị của Quốc Hội Hoa Kỳ cách nay 20 năm, nhưng lại đặt ra hai vấn đề lớn về ngoại giao.

Trước tiên, quyết định này đi ngược lại nội dung tất cả các văn bản của Liên Hiệp Quốc mà Hoa Kỳ đã ký. Kế hoạch chia sẻ Palestine năm 1947 (lúc đó dưới sự ủy trị của Anh) dự tính đến việc có một Nhà nước Do Thái và một Nhà nước Ả Rập và Jérusalem có quy chế quốc tế, với tư cách là thành phố thánh địcủa ba tôn giáo lớn cùng tôn thờ một chúa, đó là Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.

Thế nhưng, sau thất bại một loạt các nghị định của Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận Oslo, Cận Đông chưa bao giờ có hòa bình. Do đó, khi công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel, Donald Trump đã phá hủy con đường đàm phán nhằm đạt một hiệp ước hòa bình giữa Israel và Palestine, mà Hoa Kỳ đã đỡ đầu ngay từ thủa ban đầu.

Vấn đề thứ hai đặt ra chính là quyết định đó đã chấm dứt vai trò trọng tài của Mỹ trong cuộc xung đột này. Cho đến lúc này, dù là nước bảo trợ cho Israel từ năm 1948, Hoa Kỳ vẫn luôn duy trì vị thế cân bằng, cho phép Mỹ trở thành một nhà "trung gian hòa giải nghiêm túc".

Giờ đây với việc Hoa Kỳ chấm dứt vai trò trọng tài của mình trong cuộc xung đột triền miên thì đây quả thật là một tin xấu cho khu vực.

Nghi án Nga can thiệp bầu cử : Mỹ điều tra về Assange

Trong bản báo cáo được giải mật và công bố hồi đầu tháng Giêng 2017, trước khi Donald Trump nhập chức tổng thống, các cơ quan CIA, FBI và an ninh quốc gia NSA Mỹ đã kết luận rằng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Matxcơva đã can thiệp để tạo thuận lợi cho Donald Trump thắng đối thủ là Hillary Clinton, bị đánh giá là không có lợi cho các lợi ích của Nga.

Nằm trong tầm ngắm của các cơ quan điều tra liên bang có nhiều chính khách Mỹ đã tiếp xúc với Julian Assange, sáng lập viên WikiLeaks. Giới điều tra nghi ngờ là website WikiLeaks đã chủ ý làm việc cho Nga và nhóm cộng sự vận động tranh cử của Donald Trump, khi website này cho đăng vào tháng 07/2016, nhiều tài liệu gây bất lợi cho Hillary Clinton.

Minh Anh

Published in Châu Á

Một cuộc đối thoại chính trị cấp cao quy mô lớn với hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh nhằm ca ngợi thành quả của Trung Quốc và sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lại chỉ là một sự kiện 'tốn nhiều tiền của' của người dân nước này, theo một nhà báo từ BBC Tiếng Trung.

Mục đích chính của ông Tập Cận Bình là muốn 'nâng cao vị thế', 'tạo nên sức ảnh hưởng lớn hơn' trên chính trường quốc tế của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đầy tính thách thức đặt ra với cả ông Tập lẫn ban lãnh đạo của nước này, theo nhà báo Howard Zhang, Chủ biên BBC Tiếng Trung.

Trước câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm hôm 07/12/2017 về đâu là mục đích chính của cuộc Đối thoại cao cấp về chính trị do ông Tập Cận Bình chủ trì với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị trên thế giới và liệu ông Tập Cận Bình có đạt được mục đích đó hay không, nhà báo Howard Zhang cho BBC Tiếng Việt hay :

tap1

Cuộc đối thoại chính trị cấp cao quy mô lớn với hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh từ ngày 30/11 đến 03/12/2017

"Từ những gì mà tôi nghe được sau khi nói chuyện với giới phân tích ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, hơn một trăm đảng phái từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một số cựu thủ tướng, cựu tổng thống của nhiều nước khác nhau đã tới Trung Quốc, tham dự Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới tại Bắc Kinh.

"Chính phủ Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền cho các khoản như vé máy bay, chi phí khách sạn và quà tặng cao cấp cho các đoàn đại biểu tham dự. Và tất cả chi phí chi tiêu rộng rãi này đều lấy từ nguồn thu thuế của người dân Trung Quốc.

"Mục đích chính của ông Tập ở đây là vì Trung Quốc chưa có tiếng nói mang tầm vóc quốc tế mà nước này nên có vào thời điểm này.

"Ví dụ như ở các cuộc họp của Liên hiệp Quốc thì Trung Quốc chỉ có thể đưa ra ý kiến và tiếng nói của nước này không có ảnh hưởng mấy, mặc dù Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và thường xuyên có những quan điểm bất đồng, bế tắc với Mỹ, thành viên mà tiếng nói có sức ảnh hưởng mạnh hơn.

"Ngay cả ở các diễn đàn liên quan đến Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc mặc dù là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng tiếng nói chưa có sức ảnh hưởng nhiều so với Mỹ, thành viên có quyền phủ quyết mạnh nhất trong các diễn đàn thế giới.

"Có thể diễn giải từ góc độ chính quyền của ông Tập thì đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc nâng cao vị thế, tao nên sức ảnh hưởng lớn hơn trên chính trường quốc tế bằng cách sử dụng đồng tiền của nước này để xây dựng và mở rộng mạng lưới ảnh hưởng trên thế giới".

Những câu hỏi lớn

tap2

Hội nghị các đảng phái thế giới tại Bắc Kinh : theo báo chí Trung Quốc, Chủ tịch Tập không muốn "xuất khẩu mô hình Trung Quốc" nhưng sẵn sàng để các nước đến học hỏi

Nhà báo Howard Zhang trong dịp này cũng lưu ý tới một diễn biến đáng lưu ý khác xảy ra đồng thời với cuộc Đối thoại cao cấp chính trị ở Bắc Kinh, ông cho hay :

"Đồng thời trong thời gian này, Trung Quốc cũng tổ chức một Hội nghị về Công nghệ và tương lai của Công nghệ với tất cả các công ty lớn hàng đầu về internet trên thế giới. Hội nghị Công nghệ này diễn ra gần Thượng Hải, và hai Hội nghị này diễn ra song song với nhau.

"Một bên là gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị của thế giới, bên còn lại là đối thoại với các lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook và tất cả những nhân vật quan trọng của nền kinh tế mới của Trung Quốc như Doanh nhân Jack Ma và các ông trùm lớn của nền kinh tế Trung Quốc.

"Như vậy đây có thể được xem như một động thái thiết lập diễn đàn kinh tế chính trị tương lai cho Trung Quốc trên lãnh thổ và theo luật định của nước này.

"Nhưng liệu cuộc chạy đua về vị thế và sức ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc với cường quốc giữ vị thế và ảnh hưởng lớn hiện tại như Mỹ có thành công hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn.

tap3

Các đảng phái tụ về ngợi ca Chủ tịch Tập Cận Bình và thành quả của Trung Quốc

"Nếu những dự đoán hiện tại của cộng đồng quốc tế chính xác thì chỉ trong năm hoặc 10 năm tới, thì đồng tiền của Trung Quốc sẽ mạnh nhất và sức mua tương đương của đồng tiền Trung Quốc lớn gấp đôi đồng tiền Mỹ. Một đất nước mà có tỷ giá hối đoái gấp đôi đồng đô-la Mỹ thì có sức mạnh và tiếng nói và đó là điều Trung Quốc đang đánh cược trong cuộc chạy đua này.

"Như cuộc trao đổi trước đây với một chương trình Bàn tròn thứ Năm, có thời điểm giá trị vốn hóa thị trường của WeChat vượt xa Facebook. Đó chỉ là một ví dụ.

"Nhưng một ngày nào đó có thể Alibaba sẽ lớn mạnh hơn Amazon. Nghĩa là các nhà đầu tư cần phải lựa chọn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.

"Nếu Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế chính trong tương lai, thì liệu thế giới có lựa chọn Trung Quốc để đầu tư kinh doanh ? Đó cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra".

Được biết trong Hội nghị đối thoại cấp cao lần đầu diễn ra từ 30/11 đến 3/12, với hơn 200 nhân vật chính trị, gồm cả các vị đương nhiệm và cựu lãnh đạo đã tới Bắc Kinh tham dự.

Đại biểu khách mời là đại diện của ban lãnh đạo đảng Việt Nam là ông Phan Đình Trạc, người được Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm chức Trưởng Ban Nội chính trung ương hồi tháng 2/2016.

Trong số các khách châu Á khác còn có bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn cao cấp của nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Choo Mi-ae lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền ở Nam Hàn.

Từ châu Âu, tới dự Đối thoại được cho là khá quy mô này còn có các lãnh đạo đảng phái chính trị đến từ Nga, Serbia và cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đến từ Pháp và nhiều chính khách, cựu lãnh đạo tổ chức chính trị khác tới từ nhiều nơi trên thế giới.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 10/12/2017

Published in Diễn đàn

Chính sự hỗ trợ cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao của Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng toàn trị ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Cam Bốt, nơi mà chính quyền Hun Sen đã triệt tiêu phe đối lập, bất chấp sự lên án của phương Tây.

doctai1

Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc tại Manila, 13/11/2017-Reuters

Hôm nay, 29/11/2017, thủ tướng Hun Sen rời Cam Bốt sang Trung Quốc dự một cuộc họp thượng đỉnh từ ngày 30/11 đến ngày 03/12, do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức. Theo lời một cố vấn của thủ tướng Cam Bốt, nhân dịp này, ông Hun Sen sẽ hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như tiếp xúc với các nhà đầu tư Trung Quốc để bàn về viện trợ và đầu tư nhằm tạo thêm công ăn việc làm ở Cam Bốt.

Theo hãng tin Reuters, phát biểu với các phóng viên, ông Sry Thamrong, cố vấn của thủ tướng Hun Sen, cho biết là Cam Bốt cần xây thêm cầu trên sông Mekong, xây thêm đường xá, xe lửa… Hiện giờ, Trung Quốc đã là nhà tài trợ lớn nhất cho Cam Bốt và chính sự hỗ trợ của Bắc Kinh khiến ông Hun Sen có thể hành động bất chấp những chỉ trích của phe đối lập rằng lãnh đạo Cam Bốt đang phá hủy nền dân chủ ở xứ chùa tháp.

Hãng tin Reuters nhắc lại rằng, theo yêu cầu của chính phủ Phnom Penh, ngày 16/11 vừa qua, Tòa án tối cao Cam Bốt đã ra lệnh giải thể Đảng Cứu nguy dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập chính ở nước này. Trước đó, lãnh đạo của đảng, ông Kem Sokha, đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc có âm mưu lật đổ chính quyền với sự trợ giúp của Mỹ. Trước hành động này của chính phủ Phnom Penh, Hoa Kỳ đã ngưng chương trình tài trợ cho bầu cử vào năm tới ở Cam Bốt và đã dọa sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt khác.

Trong khi đó, cho tới nay, Trung Quốc vẫn ủng hộ chính sách đàn áp đối lập của chính quyền Hun Sen, một trong những đồng minh quan trọng nhất của Bắc Kinh trong khu vực. Tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản hôm nay đã dành một bài để nói về sự yểm trợ này của Trung Quốc đối với chính phủ Cam Bốt.

Tờ báo này nhắc lại rằng, ngoài việc bị giải thể và lãnh đạo đảng bị bắt giam, Đảng Cứu nguy dân tộc còn bị còn bị mất ghế ở Quốc hội : 55 ghế của đảng này (chiếm 44% tổng số ghế) đã được chia cho các đảng nhỏ hơn, trong đó có 41 ghế được trao cho đảng hoàng gia mà trước đây không hề có ghế nào.

Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã lên án việc giải tán Đảng Cứu nguy Dân tộc là một hành động "phi dân chủ" và đã dọa thi hành các biện pháp trừng phạt chính quyền Phnom Penh. Nhưng thủ tướng Cam Bốt đã không hề nao núng trước những lời đe dọa đó. Trong bài phát biểu với 5.000 công nhân ngành dệt may, ông Hun Sen đã thách Washington cắt đứt mọi viện trợ cho Cam Bốt.

Theo Nikkei Asian Review, chính sự hỗ trợ của Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Cam Bốt dám thách thức Hoa Kỳ như thế. Việc chính quyền Phnom Penh dẹp bỏ phe đối lập chính là đi theo xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á, hiện vẫn tiếp diễn bất chấp các chỉ trích của quốc tế. Phần lớn động lực của xu hướng này là do sự hỗ trợ về kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.

Trong một thập niên qua, trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc với Cam Bốt đã tăng mỗi năm 26%. Trung Quốc hiện cũng là nhà đầu tư hàng đầu của Cam Bốt, bỏ rất nhiều vốn vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, xây dựng, dệt may và năng lượng. Về du lịch, năm ngoái đã có đến 830 ngàn du khách Trung Quốc đến tham quan xứ chùa tháp, tăng đến 20% so với năm 2015.

Theo Nikkei Asian Review, mối quan hệ Cam Bốt - Trung Quốc không chỉ quan trọng về mặt kinh tế, mà còn về mặt ngoại giao, chiến lược. Đặc biệt là Phnom Penh vẫn tích cực ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia.

Tình hình cũng tương tự như đối với Miến Điện, nơi mà các chiến dịch đàn áp thô bạo của quân đội đã khiến hàng trăm ngàn người thiểu số Hồi giáo Rohingya phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn. Mặc dù cộng đồng quốc tế chỉ trích ngày càng gay gắt, Bắc Kinh vẫn ủng hộ lập trường của chính quyền Naypyitaw rằng cuộc khủng hoảng này là chuyện nội bộ của Miến Điện.

Tuy vậy, Trung Quốc cũng cố tìm một giải pháp ngoại giao và đã tự đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng này. Vài ngày trước cuộc họp giữa các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN tại Naypyitaw (20-21/11), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Bangladesh thảo luận về vấn đề người tị nạn với thủ tướng Sheikh Hasina. Sau đó, ông Vương Nghị cũng đã gặp các quan chức Miến Điện, kể cả bà Aung San Suu Kyi.

Cùng với việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao, Trung Quốc còn tăng cường quan hệ kinh tế với Miến Điện. tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã khánh thành một đường ống dẫn dầu băng ngang qua Miến Điện đến vùng Ấn Độ Dương. Từ ngày 21 đến 26/11 vừa qua, tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện Aung Hlaing cũng đã viếng thăm Trung Quốc để thắt chặt quan hệ hợp tác song phương.

Theo Nikkei Asian Review, giữ quan hệ tốt với Miến Điện, cửa ngỏ rất quan trọng dẫn ra Ấn Độ Dương, là một yếu tố chủ chốt trong sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" do lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng, nhằm xây dựng "Con đường Tơ lụa" thời hiện đại từ Trung Quốc sang Châu Âu. Sự hỗ trợ của Bắc Kinh khiến chính quyền Naypyitaw cảm thấy yên tâm, vào lúc mà họ đang ngày càng bị cô lập trở lại trên trường quốc tế.

Bà Aung San Suu Kyi cũng dự trù sẽ viếng thăm Trung Quốc trong nay mai, cho thấy là dường như giới lãnh đạo Miến Điện đang rời xa phương Tây để quay nhiều hơn về phía một láng giềng vẫn rất " thông cảm" với họ trong vấn đề người tị nạn.

Chính quyền quân sự Thái Lan cũng tỏ dấu hiệu nghiêng về phía Bắc Kinh. Quan hệ giữa Thái Lan với đồng minh truyền thống Hoa Kỳ đã trở nên nguội lạnh dưới thời tổng thống Barack Obama, vì chính quyền Obama vẫn thường xuyên chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền. Tổng thống kế nhiệm Donald Trump thì cũng không mấy hài lòng với đồng minh Đông Nam Á này, vì thâm thủng mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Thái Lan vẫn rất lớn.

Trong bài phát biểu tại thượng đỉnh APEC vừa qua ở Đà Nẳng, Việt Nam, tổng thống Trump đã nói rõ là Hoa Kỳ sẽ can dự nhiều hơn vào vùng mà ông gọi là "Ấn Độ-Thái Bình Dương". Nhưng theo Nikkei Asian Review, một số chính phủ Đông Nam Á nay có vẻ không mấy "hào hứng" với đường lối của Washington, vốn vẫn thường quan ngại về vấn đề nhân quyền, mà "có cảm tình" nhiều hơn với cái chính sách cố hữu của Bắc Kinh là không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Chủ tịch Trung Quốc muốn ‘cách mạng hóa’ nhà vệ sinh (VOA, 27/11/2017)

Trung Quốc cn n lc đ "cách mng hóa" nhà v sinh cho đến khi nhim v hoàn thành, báo chí nhà nước Trung Quc trích li Ch tch Tp Cn Bình nói hôm 27/11, trong n lc thúc đy ngành du lch trong nước và ci thin cht lượng cuc sng, theo Reuters.

chaua1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình

Ông Tập Cn Bình bt đu tiến hành "cuc cách mng nhà v sinh" vào năm 2015 trong mt phn n lc nâng cao tiêu chun du lch ni đa ti Trung Quc, nơi mà ông nói là phi gánh chu nhng vn đ sâu xa vì tình trng thiếu lch s.

"Vấn đ nhà v sinh là không còn là nhỏ na, đó là mt khía cnh quan trng trong vic xây dng nông thôn và thành ph văn minh", Tân Hoa Xã dn li Ch tch Tp nói.

"Là ngành công nghiệp mi ni, du lch Trung Quc cn phi nâng cp c phn cng và phn mm đ tiếp tc tăng trưởng mnh m", vn li ông Tp.

Cục Qun lý Du lch Quc gia Trung Quc gn đây thông báo kế hoch xây dng và nâng cp 64.000 nhà v sinh trong khong t năm 2018 đến năm 2020.

Nhưng "hơn c vic mang li cho du khách mt tri nghim du lch tt hơn, cuộc cách mạng nhà v sinh còn to ra mt xã hi văn minh hơn", Reuters dn ngun Tân Hoa Xã.

Kể t khi lên nm quyn vào năm 2012, ông Tp Cn Bình thường xuyên đến thăm các gia đình nông thôn và kim tra xem người dân đa phương có s dng h xí không, và nhấn mnh rng hin đi hóa thôn bn đòi hi phi có nhà v sinh sch s, Tân Hoa Xã cho biết thêm.

Trong bài phát biểu ti Đi hi Đng Cng sn hi tháng 10, Ch tch Tp Cn Bình tái xác đnh "mâu thun chính" mà xã hi Trung Quc phi đi mt ln đu tiên kể t năm 1981, nói rng nhu cu hin ti không ch là tăng trưởng, mà còn là tăng trưởng bình đng hơn đ tha mãn ước mun ca mi người v "mt cuc sng tt đp".

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nâng cp 68.000 nhà v sinh, hoàn thành khong 19% nhiệm v, Reuters dn ngun Tân Hoa Xã nói vic này "được hoan nghênh rng rãi".

****************

Philippines : Người Hồi giáo biểu tình lớn vì hòa bình (RFI, 27/11/2017)

Một cuộc biểu tình lớn của phong trào nổi dậy người Hồi giáo đã diễn ra tại Philippines ngày 27/11/2017, trong nỗ lực chung với chính phủ để tái lập hòa bình.

chaua2

Một chiến binh thuộc phong trào Hồi giáo nổi dậy Mặt trận Giải Phóng Hồi giáo Moro. Ảnh minh họa (Wikimedia)

Tổng thống Rodrigo Duterte trong chiều cùng ngày có bài phát biểu tại trại Darapanan, căn cứ chính của phong trào Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (Milf), gần thành phố Cotabato, vùng Mindanao.

Phong trào Hồi giáo Moro này có khoảng 10 000 chiến binh cùng với chính phủ hy vọng việc thiết lập hòa bình sẽ xua tan mối đe dọa đến từ nhóm tổ chức Nhà Nước Hồi giáo Daech.

Vào năm 2014, chính quyền Manila đã ký một thỏa thuận với nhánh Hồi giáo nổi dậy này, trù tính cấp quyền tự quyết cho thiểu số Hồi giáo sống rải rác ở một số nơi tại Mindanao. Tuy nhiên, dự luật này chưa bao giờ được Quốc Hội thông qua để có thể được áp dụng.

AFP nhắc lại những người theo Hồi giáo đã phát động một cuộc nổi dậy trong những năm 1970 để đòi quyền tự trị hay độc lập cho vùng đất phía nam Philippines, quần đảo có đông dân theo Công giáo nhưng những người Hồi giáo lại xem đấy như vùng đất tổ tiên của mình

RFI tiếng Việt

*****************

Cuba : Đối lập bị đẩy ra rìa các cuộc bầu cử (RFI, 27/11/2017)

Ngày Chủ nhật 26/11/2017, cử tri Cuba được mời đi bầu chính quyền địa phương trong bối cảnh chế độ bước vào tiến trình thay thế chủ tịch Raoul Castro vào năm… 2021. Tuy gọi là bầu cử nhưng không một tổ chức đối lập nào được ứng cử.

chaua3

Tại một địa điểm họp để chỉ định các ứng viên cho cuộc bầu cử hội đồng địa phương tại thủ đô La Havana, Cuba, ngày 4/09/2017. Reuters/Alexandre Meneghini

Được RFI đặt câu hỏi, nhà hoạt động Felix Llerena, tố cáo trò dàn dựng trong bầu cử của đảng Cộng sản Cuba :

"Với chúng tôi từ năm 1959 đến nay không có cuộc bầu cử thực sự nào. Vì thế mà chúng tôi yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý cho sự thay đổi thực sự Hiến pháp Cuba bởi vì hiện tại, bản Hiến Pháp này buộc chúng tôi phải sống theo chế độ Xã hội chủ nghĩa mãi mãi.

Giờ đây với việc mở cửa với Mỹ, với sự thay đổi chính sách của các nước Châu Âu. Nhiều người nghĩ mọi chuyện sẽ thay đổi, đất nước sẽ dấn bước vào chuyển tiếp sang dân chủ khi Raul Castro rút khỏi chính trường, giống như người ta đã tin tưởng khi Fidel Castro qua đời.

Thế nhưng thực tế ở Cuba vẫn như vậy. Người ta không thể nói đến bầu cử khi mà các đảng phái chính trị bị cấm, khi mà những nhà đối lập bị đuổi khỏi trường đại học, như tôi , các giáo sư cũng bị đuổi chỉ vì họ suy nghĩ theo cách khác, chỉ vì họ muốn có một tương lai khác cho đất nước chúng tôi".

Tú Anh

******************

Cuba kỷ niệm một năm ngày Fidel Castro qua đời (RFI, 25/11/2017)

Hôm 25/11/2017 là đúng một năm ngày chủ tịch Fidel Castro qua đời, Cuba tổ chức lễ kỷ niệm một cách đơn giản, vào lúc mà nước này đang hướng về một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, chấm dứt 6 thập niên anh em nhà Castro thay nhau cầm quyền.

chaua4

Cảnh tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro tại một trường học ở La Havana. Ảnh ngày 24/11/2017. Reuters/Stringer

Lúc sinh thời, người được mệnh danh là Lider Maximo rất ghét tệ sùng bái cá nhân, cho nên hôm nay Cuba không tổ chức một buổi lễ rầm rộ nào nhân ngày giỗ đầu tiên của Fidel Castro. Tuy nhiên, từ một tuần qua, đã có nhiều sự kiện "chính trị và văn hóa" được tổ chức trên khắp Cuba để kỷ niệm "cái chết về thể xác" của vị cha đẻ Cách mạng Cuba. Ngôn từ chính thức này hàm ý rằng, tuy đã qua đời, Fidel Castro vẫn còn hiện hữu trong tâm ý của hàng mấy thế hệ người Cuba vốn chỉ biết đến ông là người lãnh đạo đất nước.

Vào lúc tình hình kinh tế Cuba vẫn rất đáng quan ngại, với mức tăng trưởng năm 2017 được dự báo chỉ đạt 1%, ngày mai, 26/11, nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Đây là bước đầu tiên của một tiến trình rất dài sẽ dẫn đến việc bầu chọn người kế nhiệm ông Raul Castro, 86 tuổi, vào năm tới.

Chính thức nhậm chức chủ tịch Cuba từ năm 2008, người em của cố lãnh tụ Fidel Castro đã báo trước là ông sẽ nhường chỗ cho một lãnh đạo thuộc thế hệ mới. Hiện giờ, phó chủ tịch thứ nhất và là nhân vật số hai của chính phủ Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, được xem là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế ông Raul Castro.

Tuy nhiên, ông Raul Castro sẽ không rút lui hoàn toàn, bởi vì theo dự kiến, ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba cho đến đại hội kỳ tới vào năm 2021. Khi ấy ông sẽ 90 tuổi, bằng tuổi của người anh Fidel Castro khi ông qua đời cách đây đúng một năm.

Thanh Phương

*****************

Pakistan : Dưới áp lực của Hồi giáo cực đoan, bộ trưởng Tư Pháp từ chức (RFI, 27/11/2017)

ruyền thông Nhà nước Pakistan ngày 27/11/2017 loan báo bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid, trước áp lực của những người biểu tình theo Hồi giáo cực đoan, đã xin từ chức.

chaua5

Một người biểu tình Pakistan đối mặt với cảnh sát trong một vụ đụng độ hôm thứ Bảy 25/11/2017, tại Islamabad. Reuters/Caren Firouz

Hãng thông tấn AFP khẳng định "bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid đã đệ đơn xin từ chức lên thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng". Thông tin này đã được loan báo rộng rãi trên kênh truyền hình nhà nước PTV.

AFP nêu rõ bộ trưởng đã đưa ra quyết định này "một cách tự nguyện" và sẽ có những tuyên bố cụ thể sau đó. Cho đến sáng ngày hôm nay, vẫn còn khoảng 2.000 – 3.000 người chiếm đóng cầu vượt, con đường chính dẫn vào thủ đô.

Những người biểu tình này, thuộc một nhóm tôn giáo ít được biết đến, có tên gọi là Tehreek-i-Labaik Yah Rasool Allah Pakistan (TLYRAP), đã chiếm trục xa lộ chiến lược này từ hôm 06/11.

Họ yêu cầu bộ trưởng từ chức sau một tranh luận về việc sửa đổi đạo luật về báng bổ đạo Hồi gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chương trình sửa đổi đạo luật cuối cùng đã bị từ bỏ.

Sau nhiều tuần thương lượng vô ích, lực lượng an ninh thử dùng khí ga để giải tán đám đông nhưng bất thành, khiến 7 người chết và hơn 200 người bị thương. Vụ việc đã gây ra một làn sóng bất bình tại nhiều thành phố khác của Pakistan.

Ngay sau khi bộ trưởng Tư Pháp thông báo từ chức, lãnh đạo phe Hồi giáo cực đoan này kêu gọi chấm dứt biểu tình ngồi, đồng thời tuyên bố "mọi đòi hỏi của phong trào sẽ được đền đáp xứng đáng".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Từ khi nối lại bang giao với Mỹ, Trung Quốc đã phát triển, tiến bộ vượt bực về hết mọi mặt : quân sự, kinh tế, tài chính nhờ vào kỹ thuật, tiền bạc, thị trường Mỹ.

lat1

Live Design Show của công ty Trung Quốc tại Las Vegas, Hoa Kỳ : Nhờ quan hệ với Mỹ, Trung Quốc nay vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới

Cho nên ngày nay Trung Quốc đã mạnh đủ để lật ngược thế cờ, ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc thay đổi từ hòa bình sang tấn công như thế nào thì mọi người đều đã biết và chúng ta hiện còn đang chứng kiến từng ngày.

Song song với cường độ gây hấn của Trung Quốc là nhịp tăng tốc chiến lược xoay trục của Mỹ.

Và khi Mỹ xoay về Biển Đông thì Việt Nam lại trở về chỗ đứng lịch sử : đó là địa điểm chiến lược quan trọng nhất tại khu vực này.

Đầu thập niên 2000 Trung Quốc đã có những hành động ra mặt khiêu khích Mỹ, bắt đầu với việc tuyên bố chủ quyền về khu vực khí đốt gần đảo Natura phía đông bắc Sumatra (Nam Dương) và tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku ở Đông hải.

Từ thời điểm đó tới nay đã có tới bốn tổng thống Mỹ liên tục chính thức thăm viếng Việt Nam.

Sự khác nhau là hai tổng thống Clinton và Obama đã tới Hà Nội vào năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ hai (Clinton : 16/11/2000 và Obama : 20/5/2016). TT Bush tới vào năm thứ sáu (17/11/2006).

Lần này, Tổng thống Trump chính thức công du nội trong 11 tháng kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc.

Việt Nam lại là nước đầu tiên trong nhóm quốc gia ở Biển Đông trên lộ trình của ông. Sự sắp xếp về thời điểm thăm viếng, và thứ tự trước sau trong các chuyến đi của một lãnh đạo luôn có một ý nghĩa sâu xa về chính sách ngoại giao.

Mục đích công du của Trump tại Việt Nam

222222222222222222222

Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối Châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Trong chuyến đi này, khác với muc đích thăm viếng Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, ông tới Việt Nam không phải để thuyết pháp về 'mậu dịch công bằng đối với Mỹ," hay chống lại hiểm họa Bắc Hàn, hay chỉ để bán vũ khí, mục đích chính là về chiến lược.

Tại hội trường APEC, ông nói đến ý nghĩa của giấc mơ này là để "tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình".

Nhưng mọi người đều biết rằng "cùng nhau phát triển thịnh vượng" thì dễ nhưng "trong tự do và hòa bình" thì khó.

Khó là vì Trung Quốc gây hấn gia tăng ngày một nhanh. Cho nên, quyền lợi hỗ tương quan trọng nhất đối với Việt Nam và Mỹ là ngăn chận sự bành trường mau lẹ của Trung Quốc.

333333333333333333333333

Thương hiệu Trump được Trung Quốc phê duyệt cho đăng ký

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, ông Obama khéo léo thúc đẩy Việt Nam qua việc nhắc lại câu thơ của Lý Thường Kiệt, rằng : "Sông núi nước Nam vua Nam ở".

Nhưng trong chuyến công du này thì ông Trump - con người bộc trực, nghĩ sao nói vậy - đã nhắc thẳng đến Hai Bà Trưng từng đánh đuổi Trung Quốc từ gần 2000 năm trước.

Ông nói : "Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn".

Trong một hội trường gồm lãnh đạo của cả 21 thành viên và ngay trước mặt ông Tập Cận Bình mà nhắc đến như vậy thì cũng không phải là chỉ để nói bâng quơ.

Chắc cố vấn của ông Trump cũng đã cho ông xem hồ sơ của Tòa Bạch Ốc (9/7/1971) ghi lại lời Thủ tướng Chu Ân Lai nói về Hai Bà Trưng :

"Hai nghìn năm trước đây, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, và Trung Quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng".

Ông Trump ưu ái Việt Nam ?

Tờ Forbes (12/11/2017) vừa có bài nhận xét rằng Việt Nam là nước có lợi nhiều nhất trong chuyến đi vừa qua của Tổng thống Trump.

Đó là vì Việt Nam nhận được cả hai cái YES từ ông Trump. Tờ này cho rằng : Việt Nam muốn hai điều - một là Mỹ thực sự quan tâm đến sự lo ngại của Việt Nam về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ; và hai là Mỹ tiếp tục ngoại thương tự do đối với Việt Nam mặc dù đã rút khỏi TPP, vì ngoại thương chiếm tới 89% tổng sản xuất GDP của nước này (201 tỷ USD, năm 2016).

Forbes biện luận : về điểm thứ nhất, trước chuyến công du, ông Trump đã cho chiến hạm đi xuyên qua biển, sát cạnh những hòn đảo Trung Quốc đang xây dựng hoặc tranh chấp với Việt Nam.

Ngày Chủ Nhật, ngay trước chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình, ông Trump lại đề nghị có thể giúp làm trung gian hay trọng tài về tranh chấp Biển Đông.

Ông Trump đề nghị như vậy dù đã biết rõ rằng Trung Quốc luôn chống lại vấn đề trọng tài do một trung gian thứ ba chứ đừng nói tới Mỹ.

44444444444444444444

Hình hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Hong Kong

Thật vậy, ngày 13/11/2017 báo South China Morning Post từ Hồng Kông đã bình luận rằng việc ông Trump đề xuất làm trung gian tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu và phủ bóng xuống quan hệ của ông Trump với ông Tập.

Nhưng sở dĩ ông Trump cứ đề nghị như vậy là "để cho thấy rằng Mỹ thừa nhận sự lo lắng của Việt Nam và tối thiểu là không phải là không đứng về phía Việt Nam".

Về điểm thứ hai, dù ông Trump tấn công các nước rất nặng nề (nhất là Trung Quốc) tại APEC về mậu dịch bất công đối với Mỹ, nhưng tại Hà Nội ông đã nhân nhượng, chỉ nói rằng sẽ chờ mong để tiến tới thương mại hai chiều một cách "công bình và hỗ tương" (fair and reciprocal), và kêu gọi phải "minh bạch hơn" (more transparent).

Đây là mặc dù cán cân thương mại Mỹ - Việt càng ngày càng thâm thụt đối với Mỹ : nguyên 9 tháng đầu của năm 2017 đã lên tới gần 29 tỷ so với 32 tỷ USD của cả năm 2016 và 31 tỷ, năm 2015.

Liệu Việt Nam có được thuyết phục hay không ?

Ngoài áp lực nặng nề của Trung Quốc, lại còn vấn đề khả tín của Hoa Kỳ. Chắc rằng Việt Nam cũng đã có câu hỏi : làm sao chúng tôi tin được rằng các ông sẽ không bỏ rơi chúng tôi như các ông đã tháo chạy khỏi Miền Nam ?

Đây là vấn đề nhức nhối nhất cho nước Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trong vùng.

Để trả lời phần nào câu hỏi này thì Tổng thống Obama đã xác nhận :

"Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau".

Rồi một cách tế nhị, như để cam kết sự chung thủy, ông trích Nguyễn Du trong Truyện Kiều :

"Rằng trăm năm cũng từ đây.

Của tin gọi một chút này làm ghi"

Tổng thống Trump thì không mấy văn hoa, cho nên ông nói thẳng rằng sự xích lại gần nhau là dựa trên nền tảng của quyền lợi hỗ tương của cả hai nước.

Phát biểu ở Hà Nội, ông nói : "Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó".

Thông cáo chung cũng nhắc lại việc "mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở …các lợi ích và mong muốn chung".

Ta có thể giải thích rộng ra rằng thông điệp của cả ông Obama lẫn ông Trump là :

"Quyền lợi quan trọng nhất của cả hai bên Việt - Mỹ là ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Mà tham vọng này thì từ đây sẽ không bao giờ chấm dứt, cho nên chúng tôi sẽ không bao giờ làm cái lầm lỡ thứ hai là ôm ông Trung Quốc vào lòng (và bỏ rơi Việt Nam nữa). Đầu thập kỷ 1970 chúng tôi ôm Trung Quốc mà không e ngại vì lúc ấy nước này còn đứng vào hàng nghèo nhất thế giới, chưa mạnh về quân sự : năm 1969 xuýt nữa còn bị Liên Xô tấn công nguyên tử nếu không có sự can thiệp của Mỹ".

Thật vậy, tất cả cũng chỉ là vấn đề quyền lợi : chẳng có bạn bè vĩnh viễn (và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn) mà chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, như Lord Palmerston, Thủ tướng Anh đã từng nhấn mạnh.

Về quyền lợi thì phía Việt Nam cũng đã biết rõ hai điều : thứ nhất, từ Thế Chiến II, không một nước nào từ Âu tới Á đã giàu mạnh lên được mà không phải nhờ Mỹ ; và thứ hai, chỉ có Mỹ mới đối lại được với Trung Quốc.

Mở ra hướng đi mới cho Việt Nam

55555555555555555555555

Một quán ở Đà Nẵng trang trí bằng hình ông Trump và các biểu tượng của Hoa Kỳ như Tượng Thần Tự do

Khi đặt Việt Nam vào trung tâm của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, một khu vực mà chắc chắn ông Trump sẽ tập trung để phát triển, ông đã gián tiếp mở ra một lối đi mới cho Việt Nam.

Đó là dù bị kẹt giữa hai cường quốc, nước này cũng vẫn có cách để xích lại gần Mỹ. Ngoài việc tiến thẳng tới quan hệ đối tác chiến lược lại còn một lối đi vòng : đó là khi Việt Nam nối tay chặt chẽ hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Úc thì cũng là gián tiếp nối tay chặt hơn với Mỹ, vì 'bạn của bạn tôi là bạn của tôi.'

Mới nghe thì cho rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chỉ là viễn tượng của một khu kinh tế, thương mại tự do và mở rộng - như chính ông Trump nói - nhưng rất có thể là nó còn có một ý nghĩa sâu xa hơn - một chủ đề chúng tôi sẽ đề cập tới trong một dịp khác.

Để đáp lại thịnh tình của Tổng thống Trump trong chuyến công du kỳ này, thì Việt Nam cũng đã có ba hành động tượng trưng :

1. Về kinh tế : ký hợp đồng 12 tỷ USD mua sản phẩm của Mỹ ;

2. Về quân sự : "hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng (Cam Ranh) của Việt Nam trong năm 2018" và "khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ trong giai đoạn 2018-2020". (ông Trump nhấn mạnh sẽ bắt đầu ngay việc sửa soạn chiến thuật này).

3. Về chính trị, ngoại giao : đã sắp xếp mời ông Trump đến Hà Nội, dự yến tiệc, phát biểu, ra thông cáo chung một ngày trước khi ông Tập tới, dù đón tiếp ông Tập long trọng hơn ông Trump nhiều.

Điểm thứ 2 và 3 : nghe thì đơn giản nhưng là những điểm rất nhạy cảm đối với ông Tập.

Để biết rõ hơn liệu Tổng thống Trump có thành công ở Việt Nam hay không, ta phải theo dõi những hành động có thực chất của cả hai bên trong những ngày tháng sắp tới.

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn : BBC, 20/11/2017

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

Published in Diễn đàn

Trung Quốc tung ra lượng tiền lớn trước căng thẳng nợ nần (RFI, 18/11/2017)

AFP hôm 17/11/2017 cho biết Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) tuần này đã bơm số tiền tương đương 104 tỉ euro vào hệ thống tài chính, lớn nhất từ 10 tháng qua, nhằm đối phó với lãi suất trái phiếu tăng.

tq1

Logo của Ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị ở Canada, 19/10/2017. Reuters/Chris Helgren/File Photo

Trong thông cáo, PBOC giải thích muốn "duy trì ổn định tình trạng tiền mặt của hệ thống ngân hàng". Theo các chuyên gia, chủ yếu là nhằm trấn an thị trường, sau khi lãi suất trái phiếu Nhà nước kỳ hạn 10 năm hôm thứ Ba 14/11 đã tăng lên 4%, lần đầu tiên từ ba năm qua.

Việc lãi suất tăng là hệ quả của tình trạng trái phiếu bị bán ra ồ ạt, do các nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào sức khỏe của nền tài chính Trung Quốc và viễn cảnh chính sách tiền tệ bị siết lại. Theo các nhà phân tích của Moody’s Investor Service, PBOC muốn cung cấp cho các ngân hàng số tiền mặt mà nay họ phải vất vả mới huy động được trên thị trường.

Nhằm kìm hãm các nguy cơ về tài chính liên quan đến số nợ công và tư khổng lồ, Bắc Kinh cố gắng làm giảm bớt nợ xấu của các ngân hàng, bóp nghẹt "tín dụng đen", siết chặt đầu cơ địa ốc và giảm chi tiêu công trong lãnh vực cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc, vốn không đề ra chỉ tiêu tăng trưởng sau năm 2020, dường như sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ khiêm tốn hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Thụy My

********************

Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử (RFI, 18/11/2017)

Tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một "tài sản vô giá" đối với nhân dân hai nước. Bắc Kinh đã tuyên bố như trên về cuộc gặp gỡ hôm qua 17/11/2017 tại Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Tống Đào (Song Tao) và một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, và không hề nêu cuộc khủng hoảng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra.

tq2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh chụp màn hình website express.co.uk)(Capture d'image express.co.uk)

Trong thông cáo ngắn được báo chí Trung Quốc công bố hôm nay, Ban liên lạc đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTrung Quốc) cho biết trưởng ban là ông Tống Đào, thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình, đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại Bình Nhưỡng. Tống Đào đã thông báo kết quả Đại hội Đảng 19, và hai bên đã thảo luận về quan hệ Trung-Triều.

Thông cáo cho biết đôi bên "khẳng định tình bằng hữu lâu đời đã được các cựu lãnh đạo hai nước xây dựng và bồi đắp, là tài sản vô giá (…). Hai bên cần chung sức đào sâu quan hệ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước".

Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối. Còn hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo ông Tống Đào đã thông báo "chi tiết" về Đại hội 19, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài Trung-Triều.

Thời gian lưu lại Bình Nhưỡng của ông Tống Đào, cũng như việc đặc sứ của Tập Cận Bình có gặp gỡ Kim Jong-un hay không, đều không được thông báo. Hôm qua phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã từ chối trả lời

AFP dẫn nhận định của chuyên gia Yuan Jingdong, trường đại học Sydney, rằng không nên chờ đợi kết quả nào đáng kể của chuyến đi này, có thể chỉ là những cam kết chung chung.

Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington còn cho rằng "Trung Quốc không hề có ảnh hưởng gì đối với chính trị Bắc Triều Tiên, quan hệ đôi bên hết sức căng thẳng". Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không phải giải trừ hạt nhân

Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là "một động thái quan trọng", và kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Hôm qua ở Genève, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae Song đã bác bỏ mọi thương lượng với Washington về chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện là Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách thù địch và chấm dứt các cuộc tập trận nhắm vào Bình Nhưỡng.

Thụy My

Published in Châu Á

HRW lên án "trị liệu sốc" với người đồng tính tại Trung Quốc (RFI, 18/11/2017)

France 24 dẫn lại một báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) công bố hôm 15/11/2017, cho hay chính quyền Trung Quốc tiếp tục làm ngơ cho trước việc sử dụng "các trị liệu sốc" nhắm vào những người đồng tính, để buộc họ phải thay đổi định hướng tính dục của mình.

homo1

Một cuộc tuần hành vì quyền của người đồng tính ở Hong Kong năm 2011. AFP PHOTO / Dale de la Rey

Các "trị liệu sốc" nói trên bao gồm các biện pháp như các buổi sốc điện, nhục mạ, chửi bới hay dùng thuốc tâm thần, vốn dành cho những người bị bệnh trầm cảm hay hưng trầm cảm. Các nạn nhân bị giam giữ tại các trung tâm y tế hay bệnh viện.

Tổng cộng 17 người đã chấp nhận làm nhân chứng với HRW, về vấn đề nhạy cảm này. Tất cả đều nhấn mạnh đến các áp lực gia đình và xã hội mà họ phải chịu đựng.

Anh Zhang Zhikun, một nhân chứng, kể lại : "Các bác sĩ cho tôi xem các hình ảnh người đồng tính khỏa thân, cùng lúc đó, một nữ y tá tiêm một chất lỏng…, thường là ở tay tôi. Tôi cảm thấy cơ thể ngay lập tức bỏng rát. Tôi cảm thấy buồn nôn trong suốt buổi điều trị… Tôi cảm thấy đau đầu, nhưng các bác sĩ… buộc tôi tiếp tục theo dõi màn hình". "Những người trị liệu" nói với Zhang Zhikun đồng tính luyến ái là bệnh hoạn, vô đạo đức, và nguy hiểm cho sức khỏe.

Về mặt chính thức, Bắc Kinh đã rút đồng tính luyến ái khỏi danh sách các tội phạm trong bộ luật hình sự, vào năm 1997, và rút khỏi danh sách các bệnh tâm thần vào năm 2001. Và kể từ năm 2013, luật về sức khỏe tâm trí yêu cầu y bác sĩ – trong các chẩn đoán và điều trị - tôn trọng các quyền căn bản của mỗi cá nhân và phẩm giá con người.

Báo cáo điều tra của HRW một lần nữa cho thấy khoảng cách rất lớn giữa lời nói và việc làm tại Trung Quốc. Trên thực tế, theo HRW, chính quyền nước này đã không hề có biện pháp nào để ngăn cản các cơ sở y tế hay các nhân viên ngành y trong các trị liệu nhằm thay đổi định hướng tình dục.

Về phía các nạn nhân, đa số không dám khiếu nại, vì lo ngại định hướng tình dục cá nhân được cả xã hội biết đến.

Trọng Thành

**********************

Trung Quốc phải chấm dứt điều trị bắt buộc với người đồng tính (RFA, 15/11/2017)

Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế hôm 15/11 lên tiếng thúc giục chính phủ Trung Quốc nên chấm dứt việc để các bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện các biện pháp đảo ngược giới tính mong muốn của những người thuộc nhóm LGBT, tức cộng đồng những người đồng tính luyến ái.

homo2

Biểu tình yên cầu chính phủ Trung Quốc nên chấm dứt việc để các bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện các biện pháp đảo ngược giới tính mong muốn của những người thuộc nhóm LGBT, tức cộng đồng những người đồng tính luyến ái. (Ảnh minh họa chụp trước đây) - AFP

Báo cáo của Human Rights watch dựa trên những cuộc phỏng vấn của 17 người đã phải chịu những điều trị đảo ngược giới tính kể từ năm 2009 đến nay. Điều trị bao gồm sốc điện, bắt giam cách biệt và bắt phải uống thuốc.

Về mặc chính thức, Trung Quốc đã không coi đồng tính là một bệnh phải điều trị, nhưng trên thực tế, nhiều gia đình ở Trung Quốc vẫn đăng ký cho con em mình vào các điều trị nhằm đảo ngược giới tính mong muốn của họ.

Báo cáo của Human Rights Watch cho biết nhiều người sau khi bị bắt đưa đến bệnh viện đã bị các bác sĩ lăng mạ, gọi họ là những kẻ bệnh tật, bẩn thỉu. Họ bị uống những loại thuốc gây nôn trong khi phải xem những đoạn phim tình dục đồng giới để khiến họ cảm thấy ghê tởm tình dục đồng giới.

Chi phí cho điều trị đảo ngược giới tính mong muốn ở Trung Quốc theo báo cáo hiện tại có thể lên đến 4.500 đô la. Vì vậy đây được coi là một nghề kinh doanh béo bở tại Trung Quốc.

Published in Châu Á