Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc có vai trò gì với thượng đỉnh Trump – Kim lần 2 ? (RFI, 28/02/2019

Trước thượng đỉnh lần 2 Trump - Kim ở Hà Nội ngày 27 và 28/02/2019, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, vai trò của Trung Quốc dường như không được chú ý nhiều. Tuy nhiên, thượng đỉnh hôm 28/02 bất ngờ khép lại, không theo kịch bản dự kiến. Hai bên không ra được thỏa thuận, tổng thống Mỹ phải về sớm. Ảnh hưởng quan trọng của Bắc Kinh đột ngột được nêu bật trở lại.

backinh1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Đại Liên (Dalian) tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh do THX công bố ngày 08/05/2018) Reuters

Trong cuộc trả lời báo giới trước khi lên đường về nước, ông Donald Trump khẳng định việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chấp nhận một thỏa thuận với Mỹ, nếu không đạt được việc dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn, là hoàn toàn xuất phát từ quyết định của Bình Nhưỡng, "họ không nhận lệnh từ bất cứ ai", tổng thống Mỹ nhấn mạnh. Thế nhưng, tổng thống Trump cũng tái khẳng định vai trò rất lớn của Trung Quốc đối với kinh tế Bắc Triều Tiên, bởi 93% hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào nước này là qua biên giới với Trung Quốc.

Trung Quốc có ảnh hưởng thực sự ra sao đối với Bình Nhưỡng trong các thương thuyết nói chung giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, và đặc biệt là cuộc thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai ?

Hiện tại còn rất ít thông tin có thể giúp giải mã vấn đề này. Vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh việc dự án ra Tuyên bố chung đột ngột bị hủy. Tuy nhiên, những người cho rằng Bắc Kinh chỉ đóng một vai trò bên lề trong các thương thuyết về phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã không chú ý đến những trao đổi âm thầm, nhưng tấp nập trong hậu trường giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, vốn có một vị trí hết sức quan trọng. Trong các đàm phán Mỹ - Bắc Triều Tiên, Trung Quốc là bên thứ ba có ảnh hưởng nhiều nhất. Bà Yun Sun (1), chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã ví Bắc Kinh như một tài xế cùng lái cỗ xe đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, nhưng ngồi ở ghế sau.

Sau đây là phần tóm lược các phân tích của chuyên gia Yun Sun, qua bài viết "The Second Trump Kim Summit Where is China ?"  (2).

***

Trung Quốc tự tin

Việc Trung Quốc chỉ ngồi ở "ghế sau" trong các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên và đàm phán Liên Triều khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh bị gạt sang bên lề trong các thương thuyết đang diễn ra liên quan đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ trên các tuyên bố và hành động mới đây của Bắc Kinh, Trung Quốc tỏ ra không đặc biệt lo ngại về vị trí "bên lề" hiện tại trong các thương thuyết Mỹ-Bắc Triều Tiên, bao gồm cả thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai.

Về mặt chính thức, bộ Ngoại Giao và các giới chức chính quyền Trung Quốc liên tục bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng đỉnh và hy vọng thượng đỉnh có kết quả tốt. Theo tác giả, nếu như Trung Quốc "thực sự cảm thấy bị loại" ra khỏi tiến trình này, thì Bắc Kinh đã "khó mà giữ được thái độ bình tĩnh và độ lượng đến như vậy".

Có nhiều lý do giải thích được thái độ bình thản của Trung Quốc trước các thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. "Điều quan trọng nhất" là Bình Nhưỡng duy trì các liên lạc và tham vấn mật thiết với Bắc Kinh trong suốt tiến trình, từ khi chuẩn bị mở các đàm phán đầu tiên với Mỹ cho đến trước thềm thượng đỉnh lần thứ hai.

Năm 2018, trước cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hai lần sang Trung Quốc, vào tháng 3 và tháng 5. Nếu như chuyến đi đầu tiên là nhằm để tái lập quan hệ giữa hai bên ở cấp cao nhất, sau 6 năm "quan hệ song phương lạnh lẽo", chuyến đi thứ hai rõ ràng có mục tiêu nhờ cậy đến sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với thượng đỉnh. Chuyến đi lần thứ hai của Kim Jong-un đến Bắc Kinh diễn ra ngay sau cuộc thượng đỉnh Liên Triều lần thứ nhất và vào thời điểm Bình Nhưỡng đang ráo riết đàm phán với Washington để chuẩn bị thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore.

Người lái ở "ghế sau"

Sự tin cậy hay sự phụ thuộc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc cũng thể hiện qua việc Kim Jong-un dùng máy bay của hàng không Trung Quốc để đi Singapore, cũng như việc chỉ một tuần sau cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ, lãnh đạo họ Kim đã lại sang Trung Quốc lần thứ ba, để thông báo với Bắc Kinh về tiến trình và các kết quả của hội nghị.

Thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai tại Hà Nội cũng tương tự. Tháng Giêng 2019, Kim Jong-un đi Bắc Kinh lần thứ tư vào thời điểm mà Bình Nhưỡng và Washington đang thương lượng về cuộc thượng đỉnh này. Rất nhiều khả năng Kim Jong-un sẽ đến Bắc Kinh lần thứ năm, ngay sau cuộc thượng đỉnh với tổng thống Mỹ tại Hà Nội. Việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục sang Trung Quốc tham vấn trước và sau thượng đỉnh với Mỹ là một động thái không chỉ cho thấy "vị trí không thể thay thế được" của Trung Quốc, với tư cách là bên "thúc đẩy" các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, mà còn để thể hiện với Bắc Kinh là Bình Nhưỡng chỉ có thể thổ lộ những điểm yếu của mình với riêng Trung Quốc, hoàn toàn tin cậy ở Trung Quốc.

Như vậy, có thể nói là, cho dù Bắc Kinh không phải là một bên chính thức tham gia các thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng là các thỏa thuận của Bắc Triều Tiên với Mỹ sẽ không thể gây tác hại đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và thậm chí còn có lợi cho các kế hoạch của Trung Quốc.

Ngoài thái độ của chính quyền Bình Nhưỡng, việc Trung Quốc rất tự tin còn dựa trên vào diễn biến thực tế của quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên, cho thấy tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ mong muốn hoàn toàn không hề nhanh chóng và đơn giản. Việc hai bên không đạt được các cam kết cụ thể trong thượng đỉnh Singapore, cũng như tiến trình đàm phán song phương chuẩn bị cho thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam gây thất vọng, là những điều khiến Bắc Kinh an tâm. Bởi tiến trình "phi hạt nhân hóa" càng kéo dài và theo từng bước một, thì Bắc Kinh càng dễ bề chi phối, càng tạo ra nhiều cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng.

Trên thực tế, cho đến nay Washington và Bình Nhưỡng vẫn còn rất nghi kị nhau và đây chính là điều cản trở việc Bắc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Chừng nào mà Hoa Kỳ vẫn là mối đe dọa với Bình Nhưỡng, thì chừng đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì được vị trí là người bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên và qua đó tác động đến các đàm phán.

Lợi thế và giới hạn

Bắc Kinh xem việc Mỹ-Bắc Triều Tiên hai lần tổ chức thượng đỉnh, để tìm kiếm một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là một điểm sáng hiếm có trong hợp tác Mỹ-Trung trong bối cảnh quan hệ song phương rơi vào tình trạng có thể coi là tồi tệ nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Bắc Kinh tự cho mình đã đóng góp tích cực bằng cách gây áp lực buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán, với việc "áp dụng nghiêm ngặt" các trừng phạt quốc tế trong năm 2017. Trung Quốc cũng sẵn sàng đứng ra môi giới, nếu đàm phán Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Khi cần thiết, Bắc Kinh có thể mô tả là đã giúp Hoa Kỳ trong vấn đề này.

Theo tác giả, gắn liền "phi hạt nhân hóa" Bắc Triều Tiên và tái lập "hòa bình" và "ổn định" trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên của Trung Quốc. Việc chế độ Bình Nhưỡng quá phụ thuộc vào Trung Quốc là một gánh nặng đối với Bắc Kinh. Một chế độ Kim Jong-un mở ra với bên ngoài được cho là sẽ giảm nhẹ phần "trách nhiệm của Trung Quốc đối với tương lai chính trị, kinh tế cũng như uy tín" của đàn em Đông Bắc Á.

Nhà phân tích Yun Sun cũng đề cập đến các giới hạn trong khả năng can thiệp của Trung Quốc đến lập trường của Bắc Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ, một vấn đề tương đối ít được chú ý.

Ít ngày trước thềm thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ nhất tháng 6/2018, tổng thống Trump tung ra nhận định là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thay đổi lập trường, sau cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào thời điểm đó, ông Trump còn đặt cho chủ tịch Trung Quốc biệt danh là "một tay chơi xì phé cỡ thế giới". Chưa biết điều này có đúng hay không, nhưng ngay sau đó, ngày 23/05, chính quyền Mỹ đã hủy bỏ dự định ký một thỏa thuận không gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, và ngày hôm sau 24/05, quyết định đơn phương đình chỉ thượng đỉnh lần thứ nhất dự kiến, trước khi chấp nhận tổ chức trở lại.

Những ứng xử nói trên của Mỹ mang lại cho Trung Quốc một bài học về những giới hạn cần tránh. Một can thiệp bị coi là "chọc gậy bánh xe" có thể sẽ dẫn đến các phản ứng khó lường, và rất có thể là tiêu cực từ Mỹ, cả về phía quan hệ Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên, cũng như quan hệ song phương Mỹ - Trung.

Quan hệ khó lường

Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc Yun Sun khép lại bài phân tích với một nhận định đáng chú ý. Theo bà, có rất nhiều khả năng Washington không hiểu được thực sự mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, các tuyên truyền của chế độ Bình Nhưỡng về một nước Triều Tiên từng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lăng từ Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, có thể khiến Hoa Kỳ nuôi hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia thân Mỹ, chống Trung.

Nhà phân tích Yun Sun nhấn mạnh : Trong quan hệ tay ba này, việc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc "không hiểu rõ" quan hệ của Bắc Triều Tiên với phía bên kia chắc chắn sẽ dẫn đến các đánh giá sai, và hệ quả là "các tính toán sai lầm nghiêm trọng" trong phương thức đối xử với chế độ Bình Nhưỡng. Cảnh báo của nhà phân tích được đưa ra một hôm trước cuộc thượng đỉnh Trump – Kim, với kết quả như chúng ta đã biết, là Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ khăng khăng quan điểm vốn có, thượng đỉnh không ra được thỏa thuận.

Trọng Thành

Ghi chú :

1. Bà Yun Sun là giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm tư vấn về hòa bình và an ninh thế giới Stimson Center (Washington).

2. Bài đăng tải ngày 26/02/2019 trên trang mạng 38 North (chuyên về Bắc Triều Tiên).

*******************

‘Bàn tay’ Trung Quốc làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội ? (VOA, 28/02/2019)

Các chuyên gia và nhà quan sát nói với VOA rng vic Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un không đt được mt thỏa thuận Hà Ni hôm 28/2 là mt điu "đáng tiếc", nhưng không loi tr kh năng có "bàn tay" Trung Quc làm hng thượng đnh M-Triu.

backinh2

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ngày 28/2/2019 tại Hà Nội.

Tổng thng Donald Trump và Ch tch Triu Tiên kết thúc hi ngh thượng đnh ln hai ti Hà Ni vào trưa 28/2 mà không đt được mt tha thun chung. Ti bui hp báo bt đu vào lúc 2 gi chiu, Tng thng M cho biết "bt đng v lnh cm vn chính" là lý do hi ngh thượng đnh gia ông và Ch tch Triu Tiên không đt kết qu như mong đi.

Nhà quan sát chính trị Quang Hu Minh thành ph H Chí Minh trao đi vi VOA :

"Phát biểu ca Tng thng Donald Trump v vic không ký được tha thun vi Triu Tiên nhưng ông li nhc đến Trung Quc. Trung Quc không có mt nhưng Trung Quc được nhc đến… Đó là mt li phê bình khéo léo là ông đ trách nhim tht bi trong vic ký kết này là do có s tham gia ca Trung Quc".

backinh3

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo chiều ngày 28/2/2019 tại Hà Nội.

Ông Dương Đi Triu Lâm, nhà báo đc lp Vit Nam, cho VOA biết nhn đnh ca ông v s "bt thành" ca thượng đnh M - Triu ln 2.

"Tôi nghĩ có tác động ca Trung Quc trong việc hai nhà lãnh đạo M-Triu gp nhau ti Vit Nam trong hai ngày qua. Trung Quc da vào đa chính tr ca mình cũng như s nh hưởng ca mình đi vi Triu Tiên đ lng ghép chương trình ht nhân ca Triu Tiên trong các tha thun v thương mi ca h để mang lại li thế cho h trong các tha thun vi phía Hoa Kỳ.

"Tôi nghĩ có bàn tay Trung Quốc trong vic cuc đàm phán thượng đnh ca hai bên b tht bi ngày hôm nay".

Tại cuc hp báo ti Hà Ni vào chiu ngày 28/2, Tng thng Donald Trump nói Trung Quc có nh hưởng rt ln đi vi Triu Tiên :

"Tôi nghĩ Trung Quốc là mt nước ln, cung ng đến 93% lượng hàng hóa cho Triu Tiên, và do đó đóng vai trò ln. Nhưng tôi tin rng Triu Tiên có lp trường riêng ca h. H không nhn mnh lnh t bt kỳ ai. Ông y (ông Kim) là mt người mnh m và Triu Tiên đã làm được nhng điu khá kỳ diu. Nhưng có đến 93% hàng hóa nhp t Trung Quc. Trung Quc có nh hưởng ln và Trung Quc là mt nước đã h tr nhiu cho Triu Tiên, Nga cũng vy".

Ông Tong Zhao, học gi ht nhân ca Trung Quc, nói vi VOA :

"Tôi nghĩ Trung Quốc không đóng mt vai trò trc tiếp nào trong các đàm phán song phương gia M và Triu Tiên. Tuy nhiên mi quan h thân thiết gia Triu Tiên và Trung Quc li làm cho cng đng thế gii nghĩ rng Triu Tiên nhn được s hu thun ca Trung Quc. Tôi nghĩ rng Triu Tiên đã có chiến lược riêng đ thiết lp v thế ca h trong vic đàm phán vi Hoa Kỳ".

Bộ Ngoi giao Trung Quc hôm 28/2 nói rng h hy vng đi thoi và liên lc gia Hoa Kỳ và Triu Tiên vn có th tiếp din.

Reuters dẫn li phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói trong cuc hp báo thường kỳ ti Bc Kinh rng c hai bên đu đã th hin s chân thành, sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un không đt được tha thun phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên ti hi ngh thượng đnh Vit Nam.

Tiến sĩ Trần Văn Luyến, chuyên gia đin nguyên t ca Vit Nam, cho VOA biết nhn đnh ca ông v mc tiêu ca hai bên đàm phán ti thượng đnh Hà Ni :

"Việc Triu Tiên có ht nhân và tên la và vn đ mà Triu Tiên mang ra mc c vi M đ đi ly vic ni b cm vn. M cũng có con bài là nếu như ông dp b ht nhân thì chúng tôi mi b cm vn. Hai bên đang thương lượng chuyn đó. M luôn luôn đưa ra điu kiên tiên quyết là Triu Tiên phi ht nhân hóa nhưng phi kim chng được, nghĩa là phi có thanh sát quc tế hay mt phái đoàn nào đó vào đ chng minh được Triu Tiên phi ht nhân hóa mt cách tht tình ch không ch qua li tuyên b".

Ông Dương Đi Triu Lâm cho biết :

"Việc ông Trump và ông Kim Jong-un không đt được mt tha thun là mt điu đáng tiếc. Tht đáng bun cho nhân dân Triu Tiên vì nếu không đt được các tha thuận và ông Kim vẫn tiếp tc theo đui đường li chính tr ca ông thì người dân Triu Tiên vn tiếp tc sng trong nn kinh tế kém phát trin, nghèo đói và lc hu. Người Triu Tiên chu s thit thòi nhiu nht vì tha thun không được ký kết".

Ông Quang Hữu Minh nói việc ông Kim đi tàu ha đến Trung Quc ri mi đến Vit Nam d thưởng đnh cho thy "thái đ lng nghe" ca Bình Nhưỡng đi vi Bc Kinh.

"Việc Hi ngh thượng đnh ln này t chc Vit Nam, tôi nghĩ phía Trung Quc cũng không thích lm. Kim Jong-un đã đi máy bay qua Singapore được thì không có lý do gì đ ông không đi máy bay qua Vit Nam được. Vì vy vic ông đi tàu ha qua ngõ Trung Quc được xem như là mt đng thái gi là ông lng nghe Trung Quc không chính thc trước khi ông đến Vit Nam".

********************

Trung Quốc : Hy vọng đối thoại Mỹ-Triều Tiên có thể tiếp tục (VOA, 28/02/2019)

Bộ Ngoi giao Trung Quc Trung Quc hôm 28/2 nói rng h hy vng đi thoi và liên lc gia Hoa Kỳ và Triu Tiên vẫn có th tiếp din.

backinh4

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Lc Khng.

Reuters dẫn li phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói trong cuc hp báo thường kỳ ti Bc Kinh rng c hai bên đu đã th hin s chân thành, sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un không đạt được tha thun phi ht nhân hóa bán đo Triu Tiên ti hi ngh thượng đnh Vit Nam.

Trong khi đó, tại cuc hp báo sau khi kết thúc thượng đnh, Tng thng Donald Trump nói rng ông và nhà lãnh đo Triu Tiên đã nói rt nhiu v Trung Quốc ti thượng đnh, nhưng Triu Tiên không nhn lnh t bt kỳ ai.

"Trung Quốc đã ‘giúp đ rt nhiu’ v chuyn Triu Tiên", Reuters dn li ông Trump nói.

********************

Trung Quốc : Thượng đỉnh Trump - Kim là một "bước quan trọng" tiến tới phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên (RFA, 27/02/2019)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư 27 tháng 2 lên tiếng cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể là một "bước quan trọng" tiến tới phi hạt nhân hóa và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

backinh5

Ảnh minh họa : Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, hôm 21/2/2019. AFP

AFP loan tin vừa nêu hôm 27/2/2019.

Bắc Kinh là đồng minh lớn duy nhất của Bắc Triều Tiên và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đi hơn hai ngày bằng xe lửa qua ngã Trung Quốc để đến Hà Nội.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần thứ tư vào tháng 1, cho thấy Bắc Kinh vẫn giữ vai trò chủ chốt trong lần đàm phán này.

Phát biểu sau cuộc hội đàm với các đối tác Nga và Ấn Độ tại thành phố Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị cho biết, thượng đỉnh Trump-Kim lần này ở Hà Nội không chỉ làm tăng tiến thực tiễn nồng ấm lên của tình thế, mà khó khăn mới đạt được như hiện nay, mà còn để có thể thực hiện một bước quan trọng để thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập một cơ chế hòa bình.

**********************

Thất bại của thượng đỉnh Hà Nội không có gì là bất ngờ (RFI, 28/02/2019)

Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt được một thỏa thuận này, trái với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Thất bại còn ê chề đối với Mỹ ở chỗ Nhà Trắng đã chuẩn bị một lễ ký kết tuyên bố chung của hai lãnh đạo, thế mà hai phái đoàn đã rời khỏi khách sạn Metropole không kèn không trống, bỏ cả ăn trưa.

backinh6

Tổng thống Mỹ họp báo tại Hà Nội sau thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên, ngày 28/02/2019. Reuters/Leah Millis

Những hứa hẹn của tổng thống Trump về một tương lai "tươi sáng" cho Bắc Triều Tiên, nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, rốt cuộc vẫn không thuyết phục được lãnh đạo họ Kim.

Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, thất bại của thượng đỉnh Hà Nội thật ra không có gì là bất ngờ. Trên mạng Twitter hôm nay, ông Joe Cirincione, chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức vì hòa bình và an ninh thế giới của Mỹ, nhận định đây là một "thất bại lớn", và nó cho thấy hạn chế của các cuộc họp thượng đỉnh, như ở Hà Nội, do cả hai bên đều không đủ thời gian và nhân lực để soạn thảo một thỏa thuận.

Cũng trên mạng Twitter, chuyên gia Ankit Panda, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cảnh báo rằng Nhà Trắng hy vọng sẽ có các cuộc đàm phán kế tiếp, nhưng phía Bắc Triều Tiên lại không nghĩ như vậy. Theo nhận xét của ông Panda, do quá bực bội, có thể là ông Kim Jong-un sẽ không muốn tiếp tục đàm phán.

Còn theo nhà phân tích Adam Mount của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, đây là thất bại của đàm phán theo kiểu "được ăn cả, ngã về không". Nhà phân tích này nói : "Trong khi Bình Nhưỡng vẫn chống lại các biện pháp giải trừ vũ khí, ông Donald Trump lại không có phương tiện để đạt các thỏa thuận từng bước, nhằm tạo đà cho tiến trình đàm phán. Chính sách "được ăn cả, ngã về không" chẳng đi đến đâu".

Thật ra thì bản thân tổng thống Trump trước khi gặp lại lãnh đạo họ Kim đã nhiều lần nhấn mạnh là không nên chờ đợi một bước đột phá ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội và ông sẽ không vội vã ký kết một thỏa thuận, khi nào mà Bình Nhưỡng tiếp tục tạm ngưng thử hạt nhân và tên lửa.

Đối với ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Hoa Kỳ), thà không có thỏa thuận còn hơn là đạt một thỏa thuận tồi. Ông nói : "Mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nay đã là một thực tế. Nếu đạt một thỏa thuận mà không giải tỏa được mối đe dọa này, thì còn tệ hơn nhiều so với một thỏa thuận không hoàn hảo".

Dầu sau, thì việc thượng đỉnh Hà Nội không đạt được thỏa thuận nào là một vố đau đối với tổng thống Trump, vào lúc ông đang phải đối phó với những áp lực trong nước, do cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ và do dự án xây tường biên giới Mêhicô của ông đang bị chống đối ở Quốc hội.

Thượng đỉnh lần này lại diễn ra đúng vào lúc cựu luật sư Michael Cohen ra điều trần trước Hạ Viện, tố cáo tổng thống Trump là một kẻ dối trá, lừa đảo. Chủ nhân Nhà Trắng đã hy vọng sẽ giành được một thắng lợi ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội để dư luận ở Hoa Kỳ bớt chú ý đến những tuyên bố của ông Cohen. Thế mà ông đã trở về Washington tay không, thậm chí không chắc là sẽ gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Bây giờ thì không còn có thể nói về triển vọng ‘kinh tế Trung Quốc cất cánh’ được nữa, mà chỉ còn là vấn đề nền kinh tế nước này sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế mà thôi.

suythoai1

Rất nhiều thành phố 'ma' trong lòng Trung Quốc

Trong tháng 1 năm 2019, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất 3 năm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Caixin/Markit tháng 1 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc giảm còn 48,3, tệ nhất kể từ tháng 2/2016, từ mức 49,7 hồi tháng 12/2018. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI Caixin/Markit giảm. Các nhà phân tích trước đó dự báo PMI Caixin/Markit tháng 1 là 49,5.

PMI là khảo sát các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh. Số liệu này là một trong những thông tin đầu tiên giúp xác định tình hình kinh tế, thường được công bố hàng tháng. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao số liệu kinh tế Trung Quốc để xác định thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa kết thúc.

PMI trên 50 thể hiện sản xuất mở rộng và ngược lại.

Vào tháng 1 năm 2019, Michael Schuman viết trên Bloomberg Businessweek (bài " Forget the Trade War. China Is Already in Crisis ") đã gọi đây là một cuộc "khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc".Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ : bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao ?

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012-2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh cứng vào năm 2013". Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới gần đây, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ "ổn" và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố : tổng nợ quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng Tư, 2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016 và giảm xuống còn khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018. Chỉ có điều, con số 3.000 USD – 4.000 tỷ USD này chỉ bằng 1/7 – 1/9 so với gánh nặng tổng nợ quốc gia 28 ngàn tỷ USD.

Vào đầu năm 2017, đã có những phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách "Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc". Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định "kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do" trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là : Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD ; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng CNY (nhân dân tệ)…

Có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố : vào năm 2011, chính một cục trưởng Thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD. Còn đến tháng Mười năm 2018, tờ Financial Times công bố nợ của chính quyền địa phương đã lên đến 6.000 tỷ USD, chiếm tới 60% GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Một trong những gam màu xám không thể che giấu chính là bức tranh về thị trường chứng khoán Trung Quốc. Từ năm 2015 đến nay, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã liên tiếp lao dốc và suy giảm, mất hơn 40% giá trị so với đỉnh cao nhất của nó vào năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là mặc dù có nhiều thông tin cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đổ ra hơn 100 tỷ USD, hoặc gấp nhiều lần như thế để vực dậy chứng khoán nhưng lại khiến quỹ dự trữ ngoại hối nước này giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD trùng với giai đoạn chứng khoán Thượng Hải giảm thê thảm, vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy biểu đồ các chỉ số chứng khoán Trung Quốc sẽ chứng minh được sức khỏe của nền kinh tế nước này là phục hồi và ổn định bằng cách hướng lên. Ngược lại là đằng khác, các nhà đầu tư chứng khoán lúc nào cũng như chực chờ để bán tháo cổ phiếu.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 12/02/2019

Published in Diễn đàn

Nguồn : Người Việt, 11/02/2019

Published in Video

Kinh tế : GDP của Trung Quốc tăng ở mức thấp kỷ lục (RFI, 21/01/2019)

Theo thông cáo của Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc ngày 21/01/2019, GDP nước này cho cả năm 2018 tăng 6,6%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 28 năm qua. Giới quan sát cho rằng tình hình còn xấu đi thêm trong năm 2019.

dna3

Ảnh minh họa : Đồng tiền và quốc kỳ Trung Quốc Reuters

Một số nhà phân tích nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ giải thích một phần hiện tượng nói trên. Tăng trưởng bị chậm lại xuất phát từ chỗ Bắc Kinh quyết tâm giảm bớt nợ của Trung Quốc.

Dù vậy theo thông tín viên đài Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, trong cuộc họp báo sáng nay, giám đốc Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc ông Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) tin tưởng vào niềm năng tiêu thụ nội địa.

"Kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi từ trước khi Mỹ ban hành các biện pháp tăng thuế. Tổng sản lượng nội địa của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới tăng 6,4% quý tư vừa qua. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc bùng nổ.

Nhìn chung cho cả năm, GDP Trung Quốc tăng 6,6 % do các hoạt động kinh tế bị chựng lại và tiêu thụ nội địa sụt giảm. Trả lời báo chí sáng nay, giám đốc Tổng Cục Thống Kế Ninh Cát Triết cho biết : Tình hình quốc tế phức tạp và bấp bênh, kinh tế Trung Quốc chịu sức ép theo hướng sụt giảm. Dù vậy quan chức này tìm cách trấn an cử tọa khi cho rằng, tuy có bị chựng lại, nhưng kinh tế vẫn đủ vững để kháng cự trong trường hợp đọ sức thương mại với Mỹ kéo dài. Quan chức này nói thêm, tầng lớp trung lưu ước tính khoảng 400 triệu dân có điều kiện để mua xe hơi, tậu nhà và du lịch, nhờ đó kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách lành mạnh.

Trong bộ y phục sậm màu và cà vạt màu xanh nước biển, giám đốc Tổng Cục Thống Kế Trung Quốc đã không quên nhắc tới tỷ lệ thất nghiệp. 4,9 % trong năm 2018 là một thành tích ngoài mong đợi của chính quyền và đây là một tin vui vào dịp gần Tết Nguyên đán. Tin này được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn điện tử Foxconn của Đài Loan vừa thông báo không triển hạn 50.000 hợp đồng với nhân công Trung Quốc kể từ tháng 10 vừa qua. Quyết định này như vậy là được đưa ra sớm một tháng so với dự báo."

Thanh Hà

******************

Sau Brexit, Biển Đông vẫn là ưu tiên của Anh Quốc (RFI, 21/01/2019)

Mất điểm tựa là Châu Âu, Anh Quốc lại càng phải thiết tha hơn với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, với vùng Biển Đông, nơi "12 % tổng kim ngạch mậu dịch" của vương quốc Anh phải đi qua. Trên đây là nhận định được chuyên gia Carl Thayer, Học Viện quốc phòng Úc, đăng trên tạp chí The Diplomat trong ấn bản ngày 17/01/2019.

dna1

Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Anh và Úc trong cuộc họp báo tại Sydney, Úc ngày 27/07/2017PETER PARKS / AFP

Vào lúc nguy cơ không đạt được thỏa thuận ly dị với Liên Hiệp Châu Âu càng lúc càng cận kề, nguy cơ Anh Quốc mất hết những lợi thế kinh tế, thương mại và có thể là cả về mặt chiến lược với các đồng minh cũ ngày càng lớn, thiệt hại đối với nền kinh tế xứ này chưa biết đâu mà lường, thì câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn hậu Brexit, liệu rằng nước Anh có còn đủ sức củng cố vai trò tại vùng Viễn Đông như điều đã thấy từ hơn hai năm qua hay không ?

Trong bài viết, giáo sư Thayer điểm lại chiến lược Viễn Đông của Luân Đôn từ năm 2016, sau khi đa số người dân Anh đòi từ dã mái nhà chung Châu Âu. Năm 2016 thủ tướng Theresa May và ngoại trưởng Boris Johnson bắt đầu phác họa ra chính sách Global Britain, với tầm nhìn toàn cầu, đặc biệt là tăng cường vai trò của vương quốc Anh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, một cụm từ từng được chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump sử dụng. Chiến lược này chú trọng vào hai vế : kinh tế và quốc phòng. Theo giới chuyên gia, Luân Đôn đặc biệt muốn "thành lập một liên minh với Hải Quân tại các nền dân chủ trong khu vực như Úc, New Zealand, Nhật Bản Hàn Quốc và Singapore".

Một năm sau đó, cũng ngoại trưởng Johnson trong một chuyến công du Úc thông báo kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và chiếc HMS Prince of Wales đến Biển Đông vào năm 2020 nhân danh quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.

Vào những ngày cuối của năm 2018, bộ trưởng quốc phòng Anh, Gavin Williamson, tiết lộ kế hoạch mở căn cứ quân sự trong vùng Viễn Đông trong vòng "hai năm sắp tới" và rất có thể Luân Đôn sẽ chọn Singapore hoặc Brunei làm địa bàn. Trong mắt chuyên gia Học Viện quốc phòng Úc Carl Thayer, đây là một dấu hiệu mới cho thấy trong vế an ninh, Luân Đôn "trong thời gian gần đây, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Đông Nam Á".

Vẫn theo ông Thayer, Anh Quốc cũng đã tìm cách hâm nóng lại thỏa thuận mang tên "Five Power Defence Arrangements" (FPDA) từng ký kết với 5 thành viên trong vùng hồi năm 1971. Năm quốc gia đó gồm Anh Quốc, Úc, Malaysia, New Zealand, và Singapore. Các nước này đều là thành viên Khối Thịnh Vượng Chung.

Nhưng trước 1001 thách thức đang đặt ra trước ngày chia tay Liên Hiệp Châu Âu, liệu rằng Anh Quốc có đủ sức để tiếp tục theo đuổi chiến lược đông tiến nữa hay không ?

Chuyên gia Úc Carl Thayer nêu ra ba lý do giải thích rằng, chẳng những Luân Đôn phải tiếp tục chiến lược đó mà còn phải "nỗ lực hơn nữa" trong chính sách về Viễn Đông.

Thứ nhất là về mặt an ninh, do không còn bị ràng buộc vì chính sách chung của Châu Âu, Anh Quốc sau này sẽ dễ dàng tham gia, và đóng góp duy trì ổn định, an ninh cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Không nên quên là khoảng 12% tổng trao đổi mậu dịch của nước Anh được vận chuyển qua Biển Đông.

Lý do thứ hai là các nước trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ trở thành một điểm tựa kinh tế và thương mại của nước Anh trong thời kỳ hậu Brexit. Chuyên gia Carl Thayer cho rằng Luân Đôn cần nhanh chóng đàm phán về một hiệp định tự do thương mại với từ Úc đến Việt Nam... và nhất là cần tham gia CPTPP – Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương.

Cuối cùng, chuyên gia Học Viện quốc phòng Úc nhắc lại rằng, Hải Quân vương quốc Anh là một trong những lực lượng tinh nhuệ và lợi hại nhất thế giới. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để nước Anh trở thành một đối tác có uy tín với các đối tác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, Anh là nguồn cung cấp vũ khí lớn thứ sáu trên thế giới. Cách nay hai năm, Luân Đôn đã ký một hợp đồng quân sự với Indonesia trị giá hơn 11 tỷ đô la. Năm ngoái, đến lượt Canberra đặt mua 26 tỷ đô la trang thiết bị quân sự của Anh cho Hải Quân Úc.

Khó có thể tin rằng, trước ngần ấy những lợi thế, Luân Đôn vì một lý do này hay một lý do khác, sẽ kém vồn vã hơn với các đối tác Châu Á trong thời hậu Brexit.

Thanh Hà

***********************

Bị tố cáo là "hiểm họa", Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển (RFI, 2/01/2019)

Như thông lệ từ nhiều tháng nay, mỗi lần gặp chuyện không vừa ý từ Thụy Điển, là Bắc Kinh lại lớn tiếng công kích những ai có liên quan. Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm hôm thứ Sáu 18/01/2019 vừa qua đã cực lực phản đối các lời báo động trong dư luận Thụy Điển về các "mối đe dọa" về an ninh mà cường quốc Châu Á có thể đặt ra cho nước Bắc Âu nổi tiếng là hiền hòa này.

dna2

Thụy Điển : quan cảnh thành phố mỏ Kiruna, nơi Trung Quốc xây trạm vệ tinh.© Flickr/Chas B/CC by 2.0

Trong một bản thông cáo chính thức, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển cho biết đã ghi nhận được là trong thời gian gần đây "một số chính khách cao cấp và truyền thông" Thụy Điển đã cho rằng Trung Quốc là một "mối đe dọa về an ninh" " và đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài là "đáng lo ngại".

Đối với người phát ngôn sứ quán Trung Quốc, đó là những tuyên bố "vô căn cứ", được "cố tình ngụy tạo và thổi phồng", và "hoàn toàn vô trách nhiệm".

Bản thông cáo cũng nhắc lại rằng một vài người đã cáo buộc Trung Quốc về tội ‘kiểm soát’ mạng lưới và cơ sở hạ tầng viễn thông, nhưng chưa hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Theo phía Trung Quốc, đó là những suy đoán đầy "ác ý" và "hoàn toàn phi lý".

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 19/01, có hai sự kiện trong những tuần lễ đầu năm 2019 đã khiến cho Bắc Kinh phản ứng tức tối.

Trước hết đó là lời cảnh báo từ giới chuyên gia quốc phòng Thụy Điển, theo đó một trạm vệ tinh do Trung Quốc điều hành tại miền bắc quốc gia này có thể phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Bên cạnh đó là quyết định xem xét khả năng cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tham gia xây dựng mạng lưới di động 5G tại Thụy Điển.

Tính lưỡng dụng - dân sự và quân sự - của trạm vệ tinh Kiruna

Nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh dân sự ở Thụy Điển mà họ được giao quyền điều hành vào mục tiêu quân sự, đã được Cơ Quan Nghiên Cứu quốc phòng FOI trực thuộc bộ QuốcPhòng Thụy Điển nêu bật trong tuần qua, xem đấy là một mối đe dọa an ninh.

Cơ sở có liên quan là trạm vệ tinh mặt đất ở Kiruna, miền cực bắc Thụy Điển mà Trung Quốc đã xây dựng năm 2016 để dùng vào mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình SVT hôm Chủ Nhật, 13/01/2019 vừa qua, một trong những chuyên gia của Cơ Quan Nghiên Cứu quốc phòng Thụy Điển đã báo động rằng hợp tác trên danh nghĩa là dân sự đó rốt cuộc sẽ bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Theo báo South China Morning Post số ra ngày 14/01, thì giới nghiên cứu thuộc cơ quan FOI cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh – theo dõi vùng Bắc Cực – để bổ sung thông tin tình báo cho quân đội của họ, thậm chí hỗ trợ cho việc giám sát khu vực bằng vệ tinh nếu vệ tinh quân sự Trung Quốc không còn khả năng hoạt động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

Theo ông John Rydqvist, một nhà nghiên cứu của FOI, do việc Trung Quốc mập mờ về ranh giới giữa quân sự và dân sự, cần phải cẩn trọng trong việc hợp tác giữa cơ quan không gian Nhà nước Thụy Điển SSC với trạm vệ tinh Trung Quốc, vì thông tin thu thập được có một vai trò quân sự và chính quyền Thụy Điển phải quan tâm.

Đối với chuyên gia này, về phương diện tổ chức, hầu như tuyệt đại bộ phận chương trình không gian Trung Quốc mang tính chất quân sự.

Tram vệ tinh tại Thụy Điển đóng một vai trò trong chương trình vệ tinh Cao Phân (Gaofen) của Trung Quốc – một mạng lưới vệ tinh quan sát cung cấp cho Trung Quốc khả năng giám sát toàn cầu.

Theo website của chính phủ Trung Quốc, trạm vệ tinh ở Kiruna đã mất đến hai năm để hoàn tất, và là "trạm vệ tinh mặt đất đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài".

Trạm vệ tinh nằm dưới quyền quản lý của một viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, một định chế về danh nghĩa không có liên hệ với quân đội.

Cơ quan không gian Thụy Điển SSC, định chế đã ký thỏa thuận về trạm vệ tinh đã tìm cách trấn an, bác bỏ lời cảnh báo của FOI, khẳng định với đài SVT rằng là hợp tác với Trung Quốc mang tính chất thuần túy dân sự.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh giác, ông Rydqvist cho rằng cơ quan SSC nên giám sát trạm vệ tinh Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn, và "nếu có bất kỳ mối nghi ngờ nào về nguy cơ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự…thì không được làm", vì điều đó có thể trở thành một vấn đề cho Thụy Điển trong khâu quan trọng hơn nhiều là hợp tác an ninh với phần còn lại của Châu Âu và Hoa Kỳ.

Tẩy chay Hoa Vi

Giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Điển cũng đang đánh giá lại rủi ro tiềm tàng về mặt an ninh quốc gia đến từ quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Thụy Điển cùng với nhiều nước Châu Âu khác – trong đó có láng giềng Na Uy - đang xem xét liệu rằng có nên cấm tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia dự án công nghệ 5G hay không.

Vào tuần trước, Thụy Điển cùng Na Uy thông báo bắt đầu điều tra xem có thể sử dụng công nghệ học của Hoa Vi để xây dựng hệ thống 5G ở các nước Bắc Âu hay không.

Viking Bohman, một nhà phân tích ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Thụy Điển ghi nhận: "Thụy Điển đang mở mắt về thách thức của Trung Quốc". Theo ông đây là trào lưu quốc tế đáp trả Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến.

"Khi các quốc gia Châu Âu giới hạn thị trường của họ đối với Hoa Vi, thì Thụy Điển cũng tự hỏi có nên làm như vậy hay không".

Truyền thông Thụy Điển mới đây tiết lộ là một số công ty bán dẫn tiên tiến của Thụy Điển đã được bán lại cho các tập đoàn Trung Quốc, trong đó các các công ty chuyên về công nghệ lưỡng dụng, có khả năng ứng dụng về quân sự.

Ông Bohman kết luận: "Những lời nói được lập đi lập lại ở Thụy Điển cho thấy là chúng ta đã quá ngây thơ".

Truyền thông Trung Quốc tố cáo tâm lý bài Trung Quốc

Những cáo buộc từ phía Thụy Điển dĩ nhiên đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc đả kích, cho rằng những lo ngại về trạm vệ tinh Kiruna phản ánh tâm lý chống Trung Quốc nổi lên sau vụ Hoa Vi.

Theo South China Morning Post số ra ngày 19/01, Dương Miễn (Yang Mian), một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thông Tin Trung Quốc ở Bắc Kinh đã nhận định trên trang web thông tin Quan Sát (Guancha.cn) rằng các cáo buộc trên gắn liền với học thuyết về "mối đe dọa Trung Quốc".

Theo vị giáo sư này thì "các nước phương Tây hiện đang lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc" được thấy qua sự kiện Hoa Vi đã trở thành "nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với công nghệ tiên tiến".

Mai Vân

Published in Châu Á

Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty. 

crisis0

Các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc

Nhưng người Trung Quốc đã nhận thấy điều đó một thời gian trước. Ngay cả sau một đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn sụt giảm hơn một phần tư so với mức đỉnh năm 2018. Triển vọng cũng không sáng sủa hơn. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Một sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều đó đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột.

Một thỏa thuận thương mại, nếu xảy ra, có thể làm dịu lo lắng cho các nhà đầu tư, và thậm chí có thể giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, ít nhất là tạm thời. Nhưng nó sẽ không giúp chấm dứt các tai ương của Trung Quốc. Mặc dù thuế quan là một mối lo lớn, nhưng các vấn đề thực sự lại ăn sâu hơn, tồn tại chính trong cấu trúc tài chính của Trung Quốc.

Điều ít người chú ý là Trung Quốc thực tế đã lâm vào khủng hoảng. 

Không, đó không phải là kiểu sụp đổ sống còn mà Hoa Kỳ đã chứng kiến trong năm 2008 hay cuộc khủng hoảng dữ dội, đáng kinh ngạc mà các con hổ kinh tế Châu Á đã trải qua vào năm 1997. Tuy nhiên, đó là một cuộc khủng hoảng, với các ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu. Do Trung Quốc gọi mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước của mình là "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc", nên chúng ta hãy cứ gọi đây là một cuộc "khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc".

Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Nó đã diễn ra trong một thời gian và nếu xét các triệu chứng thì nó cũng sẽ không sớm biến mất. Cách cuộc khủng hoảng được (hoặc không được) giải quyết sẽ có tác động sâu rộng lớn hơn nhiều so với việc một vài quý có tốc độ tăng trưởng thấp. Cuộc khủng hoảng này là về tương lai kinh tế của Trung Quốc và liệu nước này có thể quản lý được quá trình chuyển đổi cơ cấu cần thiết để đưa nền kinh tế bước vào hàng ngũ những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới hay không. Và nó cũng sẽ xác định liệu Trung Quốc có thể trở thành một trụ cột tăng trưởng toàn cầu hay là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính thế giới.

Nhìn bề ngoài, ý kiến ​​cho rằng Trung Quốc đang gặp khủng hoảng nghe có vẻ vô lý. Tăng trưởng đã giảm dần nhưng vẫn tương đối cao nếu bạn tin vào số liệu của chính phủ. Các ngân hàng và công ty chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trên quy mô lớn. Đồng nhân dân tệ thậm chí đã có dấu hiệu tăng giá trở lại trong những ngày gần đây. Dù sự lo lắng về tình trạng của nền kinh tế đã gia tăng khiến người tiêu dùng Trung Quốc giảm chi tiêu, nhưng tâm trạng ở Trung Quốc vẫn chưa biến thành sự u ám điển hình của các cuộc khủng hoảng tài chính.

Vậy thì sao lại khủng hoảng ? Khủng hoảng kiểu gì ?

Thật vậy, Trung Quốc có thể không bao giờ phải chịu đựng nỗi hoảng loạn kinh hoàng như ở Phố Wall năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc không diễn ra giống như hầu hết các các cuộc khủng hoảng tài chính khác. Thay vì là một vụ nổ bất ngờ phá hủy các ngân hàng và công ăn việc làm, phiên bản khủng hoảng Trung Quốc sẽ kéo dài, diễn ra chậm đến mức khó có thể nhận thấy. Nhưng cuối cùng, phí tổn và hệ quả sẽ tương tự như – và thậm chí còn tồi tệ hơn – cả các cuộc khủng hoảng truyền thống mà chúng ta từng chứng kiến.

Một vài năm trước, một số nhà quan sát Trung Quốc (trong đó có tôi) dự đoán nền kinh tế nước này có thể sụp đổ theo kiểu tương tự như năm 2008. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ : bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Chúng ta đã theo dõi và chờ đợi một "khoảnh khắc Lehman Brothers" ở Trung Quốc – và cứ thế chờ đợi thêm. Nó không bao giờ xảy đến. Một số nhà phân tích đã nhận ra rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra bởi thực sự Trung Quốc đã lớn tới mức không thể đổ vỡ (too big too fail). Lập luận mới cho rằng chính phủ Trung Quốc có rất nhiều đòn bẩy trong việc kiểm soát các ngân hàng, các tập đoàn lớn và dòng vốn, họ có thể ngăn chặn khủng hoảng theo cách mà một nền kinh tế tự do hơn không thể ngăn chặn. Siêu cường này đã thể hiện điều đó vào năm 2015 sau khi một bong bóng thị trường chứng khoán nổ tung, đi kèm cùng việc quản lý cho vay yếu kém và sự bất lực của bộ máy quan liêu. Tiền chảy ra khỏi đất nước khi đồng nhân dân tệ loạng choạng. Những gì có thể đã khiến các thị trường mới nổi khác sụp đổ đã được giải quyết chỉ bằng một ngày làm việc của các quan chức đầy quyền lực của Trung Quốc. Chính phủ đã tổ chức một gói cứu trợ chứng khoán và kiểm soát dòng vốn. Cuộc khủng hoảng được ngăn chặn.

Cách tiếp cận đó đại diện cho chiến lược tổng thể của Bắc Kinh về vấn đề nợ. Chính phủ – vốn bị ám ảnh về sự ổn định xã hội – không cho phép trái bom phát nổ. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc vẫn đang gây ra thiệt hại cho nền kinh tế như bao cuộc khủng hoảng khác.

Như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào khác, sức khỏe của các ngân hàng Trung Quốc đang bị xói mòn một cách nguy hiểm.

Mặc dù tỉ lệ nợ xấu đạt mức cao nhất trong một thập niên vào cuối năm 2018, nhưng chúng vẫn ở mức dưới 2% tổng dư nợ theo số liệu chính phủ. Hầu như không ai tin vào thống kê này. Charlene Chu, một giám đốc cao cấp của công ty Autonomous Research và là một trong các chuyên gia hàng đầu về rủi ro tín dụng tại Trung Quốc, ước tính rằng mức nợ xấu phải lên tới 24% tổng tín dụng, trị giá khoảng 8,5 nghìn tỷ đô la. Điều đó nghe có vẻ thái quá, nhưng trong cuộc khủng hoảng năm 1997, các khoản nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đã lên tới một phần ba tổng số các khoản vay.

Như thường thấy trong các cuộc khủng hoảng, mức độ thực sự của nợ xấu và thiệt hại có lẽ cao hơn mức mà người ta có thể dự đoán. Trong một nghiên cứu vào tháng 10, S&P Global Ratings lưu ý rằng số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn, vì rất nhiều trong số đó được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán. Khoản nợ ngầm đó có thể gấp nhiều lần con số được tiết lộ công khai. S&P gọi nó là "phần nổi của một tảng băng rủi ro tín dụng khổng lồ". Các chính quyền địa phương thường tìm cách chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng, nhưng với một núi nợ, vai trò đó đang đạt đến mức giới hạn.

Trung Quốc cũng đang đối phó với một đặc điểm khác của một cuộc khủng hoảng tài chính : dòng vốn chảy ra ngoài.

Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, dòng tiền không thể tháo chạy nhanh như nó có thể dưới một chế độ ít mang tính kiểm soát hơn. Nhưng dù sao dòng tiền cũng sẽ chảy ra nước ngoài. Người Trung Quốc đã đứng đầu danh sách người nước ngoài mua nhà đất ở Hoa Kỳ trong sáu năm liên tiếp, theo Hiệp hội Bất động sản Quốc gia. Trong 12 tháng tính đến hết tháng 3 vừa qua, họ đã mua hơn 30 tỷ đô la giá trị nhà đất ở Mỹ. Người Canada chỉ mua một phần ba mức đó ; còn người Anh và người Ấn Độ chỉ mua bằng một phần tư.

Về lý thuyết, cuộc khủng hoảng tài chính theo kiểu Trung Quốc có những "lợi thế" nhất định so với các loại khủng hoảng thông thường. Bằng cách duy trì tăng trưởng và việc làm, Bắc Kinh có thêm thời gian để sửa chữa hệ thống. Các nhà quản lý đang cố gắng dọn dẹp một số vấn đề : Các công ty phá sản đã tăng mạnh vào năm ngoái. Nhưng trong thực tế, chính phủ đang khiến cuộc khủng hoảng kéo dài bằng cách dọn dẹp rác tài chính quá chậm. Những điều cần làm có lẽ là phải đại tu quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Nhưng thậm chí tệ hơn, các nhà hoạch định chính sách đang tiếp tục đổ thêm vào đống rác đó. Họ vẫn cố tìm cách đạt được các mục tiêu tăng trưởng vốn không thể đạt được nếu không bơm thêm tín dụng. Trung Quốc là một kẻ nghiện nợ, và giống như bất kỳ con nghiện nào, họ cần thêm liều tín dụng để tiếp tục phát triển. Khi các liều cứu trợ ngắn hạn đó mất đi, nền kinh tế lại bắt đầu chậm lại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại bị lung lay, mất quyết tâm xử lý nợ và lại chích thêm một liều tín dụng mới.

Họ lại đang thử lại cách đó. Phần lớn tăng trưởng chậm lại gần đây là do những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế nợ. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, như thường lệ, lại đang mở van tín dụng trở lại. Hồi đầu tháng Một, ngân hàng trung ương đã giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra thêm nhiều nợ xấu. Theo Dinny McMahon, tác giả cuốn sách "China’s Great Great Wall of Debt", thêm nhiều khoản nợ được tạo ra và các khoản nợ đó được sử dụng để tạo ra tất cả những thứ gây nên vấn đề suốt thập niên qua.

Theo nghĩa đó, chính phủ đang khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng tài chính tiêu chuẩn.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Cuối cùng, nhà nước sẽ phải can thiệp và giải quyết mớ hỗn độn đó, giống như chính phủ Hoa Kỳ đã phải làm trong năm 2008. Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Trong khi đó, nền kinh tế bị đè nặng. Quá nhiều khoản nợ của Trung Quốc đã được tích tụ theo một cách không hiệu quả – các nhà máy không cần thiết, các công ty xác sống mất khả năng thanh toán – và sự phân bổ tài nguyên sai lệch đó đang ăn mòn các động lực tăng trưởng chính. Conference Board – một hiệp hội nghiên cứu có trụ sở tại New York, tính toán rằng mức tăng năng suất của Trung Quốc đã âm từ năm 2012.

Tất cả điều này dẫn đến một vòng xoáy đi xuống. 

Với việc Trung Quốc đã bị chôn vùi trong nợ nần, mỗi nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng tín dụng mới lại có tác dụng ngày càng nhỏ hơn. Như công ty nghiên cứu Fathom Consulting đã giải thích trong một nghiên cứu vào tháng 10, mô hình kinh tế cũ của Trung Quốc "đang cho thấy mức lợi nhuận cận biên giảm dần". Có những dấu hiệu cho thấy điều đó đang xảy ra. Mặc dù có nhiều tháng cho vay nới tay nhưng tăng trưởng tín dụng đã không tăng mạnh như các nhà hoạch định chính sách mong muốn. Nỗi lo sợ gia tăng về tình trạng nền kinh tế kết hợp với mức nợ đáng kinh ngạc đang khiến chính phủ gặp khó khăn hơn trong việc dựa vào tín dụng bổ sung để duy trì mức tăng trưởng của Trung Quốc.

Có lẽ sẽ đến một thời điểm mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng nhận ra rằng núi nợ này nguy hiểm đến mức việc kiểm soát nó phải được ưu tiên hơn so với tăng trưởng. Mặc dù vậy, thật khó để tưởng tượng điều gì có thể đánh thức họ. Lạm phát cao hơn có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, vì điều đó sẽ khiến ngân hàng trung ương khó có thể tiếp tục bơm vào số tiền mặt mà hệ thống cần có để duy trì hoạt động. Nhưng điều đó khó có khả năng xảy ra, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát giảm mạnh đang làm dấy lên mối lo rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ giảm phát, khiến cho núi nợ của nước này thậm chí còn trở nên nặng nề hơn.

Giải pháp thực sự duy nhất, như McMahon lưu ý, là thay đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Các nhà kinh tế và chính sách đã tranh luận về việc Trung Quốc cần phải "cân bằng lại" – chuyển động lực tăng trưởng từ đầu tư sang tiêu dùng. Điều đó không xảy ra đủ nhanh. Mỗi lần chính phủ sử dụng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng, nó lại tạo ra trở ngại cho cải cách hệ thống kinh tế. Theo công ty Fathom Consulting, Bắc Kinh đang "né tránh các thực tế kinh tế của việc tái cân bằng trong khi tích tụ thêm các vấn đề cho tương lai".

Vấn đề cơ bản là các cải cách tự do hóa vốn có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng lành mạnh hơn đã biến mất, và không có sự hồi sinh nào cho chúng trong tương lai gần. Ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là áp đặt sự kiểm soát của Đảng Cộng sản lên mọi thứ, vì vậy, ông duy trì chương trình nghị sự kinh tế dựa vào đầu tư và các doanh nghiệp quốc doanh vốn là trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc này. Các chính sách công nghiệp mới nhất của ông có thể mang lại các sản phẩm hấp dẫn hơn như robot, vi mạch, xe điện, nhưng chúng có thể tạo ra một mớ hỗn độn cũ : quá nhiều nhà máy, quá nhiều nợ, quá nhiều thứ bỏ đi.

Ngay cả khi cách tiếp cận của Tập khai sinh ra các ngành nghề mới và tăng trưởng kinh tế, điều đó vẫn không nhất thiết giúp giải quyết các tác hại đã được gây ra. Các khoản nợ xấu đã không biến mất một cách thần kỳ. Sự khác biệt thực sự duy nhất giữa một cuộc khủng hoảng tài chính thông thường và một cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc là thời gian. Hầu hết các biến động tài chính bình thường sẽ chấm dứt trong mấy tháng ; nhưng khủng hoảng của Trung Quốc có thể kéo dài nhiều năm. Là nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, Trung Quốc nên là một nguồn hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới đang tuột dốc. Nhưng nếu Trung Quốc không giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính của mình thì nó lại là một gánh nặng cho toàn cầu.

Michael Schuman

Nguồn : "Forget the Trade War. China Is Already in Crisis", Bloomberg Businessweek, 17/01/2019.

Lê Hồng Hiệp biên dịch

Nguồn : VNTB, 22/01/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc dùng trí thông minh nhân tạo kiểm soát Biển Đông

Sau thành công chinh phục không gian, trị dân trong nước, Trung Quốc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong hàng loạt dự án đầy tham vọng, trên danh nghĩa nghiên cứu khoa học, nhưng thực chất là kiểm soát Biển Đông, nơi Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền hơn 80% diện tích.

tq1

Tàu tự hành của Trung Quốc tại Triển lãm Đại dương học Quốc tế Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. (Ảnh chụp ngày 23/10/2018)STR / AFP

Trong bài viết về Trí thông minh nhân tạo ở Biển Đông (Artificial Intelligence in the South China Sea) trên trang Global Risk Insights (28/12/2018), Jonathan Hall, chuyên gia phân tích rủi ro chính trị và an ninh chuyên về địa chính trị Á-Âu, lược lại những dự án ở Biển Đông được Trung Quốc sử dụng trí thông minh nhân tạo, từ thăm dò dưới biển sâu, đầu tư quốc tế, cho đến hoạt động quân sự và an ninh mạng.

Lập căn cứ trí thông minh nhân tạo dưới đáy Biển Đông

Các nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch lập một căn cứ đầu tiên trên thế giới do trí thông minh nhân tạo điều hành và nằm dưới biển sâu. Dự án mang tên Hades (từ chỉ địa ngục trong thần thoại Hy Lạp) được khởi động vào tháng 11/2018 tại Viện Khoa Học Trung Quốc sau chuyến thăm hồi tháng Tư của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Viện Nghiên cứu Hải dương ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Ông Tập đã kêu gọi các nhà khoa học, kỹ sư thực hiện một việc chưa từng có : "Không có con đường nào dưới đáy biển. Chúng ta không cần phải đuổi theo các nước khác, chúng ta tự làm đường".

Dự án trị giá khoảng 160 triệu đô la. Trên lý thuyết, khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nơi neo đậu cho các thiết bị lặn không người lái phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng hẳn Trung Quốc sẽ sử dụng căn cứ này phục vụ mục đích quân sự.

Khu vực đang được nghiên cứu là Rãnh Manila (Manila Trench), nơi duy nhất ở Biển Đông có độ sâu trên 5.000 mét. Nằm gần bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm từ Philippines vào năm 2012, Trung Quốc sẽ lấy cớ lập căn cứ nhân đạo để triển khai lực lượng mang lợi ích chiến lược ở khu vực này.

Nằm tại điểm giao nhau giữa khối lục địa Á-Âu và Châu Đại Dương, Rãnh Manila là địa điểm hoàn hảo để ghi lại hoạt động địa chấn. Ở một trong những vùng xảy ra động đất nhiều nhất thế giới, Trung Quốc lại càng có khả năng đẩy nhanh lịch trình "lợi cả đôi đường" : một mặt, theo dõi động đất và sóng thần nhằm giúp giới chuyên gia lập biện pháp khẩn cấp ở mỗi nước, mặt khác, tiến hành những chiến dịch đối kháng và theo dõi tầu bè nước ngoài.

Thiết bị lặn không người lái

Vẫn sau chuyến thăm vào tháng 04/2018 của ông Tập Cận Bình, Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc bắt đầu theo đuổi kế hoạch lập một đội tầu lặn tự hành, hay còn được gọi là "Phương tiện không người lái dưới nước" (Extra Large Underwater Unmanned Vehicles, XLUUV).

Những con tầu này có khả năng làm nhiệm vụ từ theo dõi cá voi đến hoạt động chống tầu sân bay. Tất cả hoạt động nhờ vào trí thông minh nhân tạo. Có thể vượt qua hàng nghìn hải lý, tùy thuộc vào kích cỡ của đội tầu mà Trung Quốc có thể xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực. Khi di chuyển dưới đại dương, đội tầu ngầm tự hành này sẽ có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng lớn, từ chiến tranh điện tử đến rà mìn (mine warfare), cũng như nhiều khả năng tấn công khác.

Chuyên gia Jonathan Hall không loại trừ khả năng một thiết bị ngầm tự động không người lái, bị mất kiểm soát, vì công nghệ trí thông minh nhân tạo vẫn còn chưa hoàn chỉnh, nên có thể bắn vào tầu hải quân hoặc tầu dân sự. Trung Quốc có thể sẽ gây ra một cuộc tấn công quy mô nhỏ kiểu như vậy nhắm vào các tầu nước ngoài, sau đó tuyên bố tại nạn xảy ra ngoài ý muốn vì "sự cố công nghệ".

Phát triển hệ thống thiết bị tự động dưới lòng biển nằm trong chiến lược "Vạn lý trường thành dưới nước" của Trung Quốc. Dự án bao gồm cả một mạng lưới máy dò, được đặt ngầm trong khu vực Biển Đông, nhằm phục vụ cho quốc phòng. Lợi ích chiến lược chính của dự án này là nhằm phát hiện tầu ngầm của Mỹ, Nga, đồng thời loại bỏ lợi thế hiện nay của những nước này trong lĩnh vực hải quân.

Công nghệ "2 trong 1"

Theo Tổng công ty Đóng tầu Nhà nước Trung Quốc (China State Shipbuilding Corporation), cơ quan phụ trách dự án, một mục tiêu khác là cung cấp cho khách hàng "một giải pháp trọn gói về giám sát và thu thập dữ liệu môi trường dưới nước, theo dõi trực tiếp các mục tiêu trên mặt nước và dưới lòng biển, cảnh báo động đất, sóng thần và những thảm họa khác, cũng như những nghiên cứu hải dương".

Dự án có lợi cho tất cả các bên tham gia nhưng, một thực tế không được nêu lên, đó là lợi ích mang tính quyết định mà lực lượng hải quân Trung Quốc có thể được hưởng. Với hệ thống giám sát trực tiếp trên khắp Biển Đông, tiềm lực chiến thuật là gần như vô hạn.

Công nghệ trí thông minh nhân tạo còn được phát triển rộng hơn nhờ khả năng dễ dàng chuyển từ ứng dụng tư nhân sang ứng dụng quân sự. Nếu thuật toán lập trình được phát triển trong lĩnh vực dân sự có khả năng dễ dàng thích ứng trong ứng dụng quân sự, thì toàn bộ cộng đồng khởi nghiệp trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc cũng có thể tham gia vào quá trình phát triển các ứng dụng bảo mật của công nghệ trí thông minh nhân tạo.

Lấy ví dụ thiết bị lặn không người lái, một thuật toán thông minh nhân tạo sẽ được sử dụng để điều khiển những con tàu đó khi chúng đi tìm tài nguyên và những dữ liệu khoa học hữu ích khác. Được thiết kế để kết hợp với nhau, thuật toán lập trình có thể dễ dàng giúp tìm ra thêm cách sử dụng trong khuôn khổ gọi là "kỹ thuật quần thể" (swarming techniques), có nghĩa là cho phép các thiết bị lặn không người lái hoạt động đồng bộ và thích ứng dễ dàng với mọi thay đổi trong môi trường chiến đấu. Những thuật toán như vậy đã tồn tại trong lĩnh vực tư nhân, quân đội chỉ cần thích ứng để có được khả năng sử dụng trọn vẹn trong các chiến dịch hải quân.

Thảo chính sách nhờ hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo

Những tiến bộ trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc là một ví dụ khác cho thấy rõ lợi ích kép của trí thông minh nhân tạo. Một bản mẫu (prototype), đang được thử nghiệm, cung cấp cho đội ngũ lãnh đạo một hệ thống ngoại giao được trí thông minh nhân tạo hỗ trợ. Phiên bản này hiện đang được sử dụng để giảm tải cho các nhà hoạch định dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Với hơn 70 nước và khoảng 65% dân số thế giới liên quan đến dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc, rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc khi đưa ra quyết định. Nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo giúp tổng hợp các dữ liệu và đưa ra những đề xuất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có lẽ đã thu được những lợi ích quan trọng về mặt hiệu quả và độ chính xác trong phán đoán.

Ngoài hữu ích cho đầu tư nước ngoài, hệ thống này đã được quân đội Trung Quốc sử dụng cho hoạt động quân sự.

Triển vọng của trí thông minh nhân tạo

Năm 1997, phần mềm Deep Blue của IMP đã đánh bại Garry Kassparov, kiện tướng cờ vua người Nga. Dù chưa phải là một công nghệ trí thông minh nhân tạo thực thụ, nhưng nó đã tổng hợp được vài nghìn cử động mỗi giây. Đây là một trong những thành công đầu tiên trong loạt thử nghiệm như vậy.

Năm 2016, phần mềm AlphaGo của Google đã đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới. Chưa đầy một năm sau, Google công bố AlphaGo Zero. Trong khi phiên bản đầu AlphaGo học chơi cờ bằng cách phân tích các trận đấu giữa trí thông minh nhân tạo và con người, thì AlphaGo Zero tự chơi. Sau ba ngày, AlphaGo Zero đã có thể thắng phiên bản trước và khẳng định khả năng tự học của trí thông minh nhân tạo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố vào năm 2017 rằng "bất kỳ nước nào trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực này thì sẽ trở thành nước lãnh đạo thế giới". Dường như không nước nào chú ý đến lời phát biểu đó, trừ Trung Quốc.

RFI tiếng Việt

***********************

Trung Quốc lại cảnh báo về hiểm họa "cách mạng màu" (RFI, 18/01/2019)

Công an Trung Quốc phải cảnh giác trước các cuộc "cách mạng màu", hay các cuộc nổi dậy của quần chúng và coi việc bảo vệ hệ thống chính trị Trung Quốc là trọng tâm trong công việc của mình. Lời nhắc nhở này đã được bộ trưởng bộ Công An Trung Quốc Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) đưa ra ngày hôm 17/01/2019 và công bố trên trang mạng của bộ.

tq2

Robot tuần tra an ninh tại một khu dân cư ở Hohhot, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, ngày 18/01/2019. Reuters/Stringer

Phát biểu của lãnh đạo ngành Công An Trung Quốc được hãng tin Anh Reuters trích dẫn không có gì mới lạ, vẫn là phải bảo vệ vững chắc "quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa của đất nước", chống lại mọi âm mưu "xâm nhập và lật đổ của các thế lực thù địch nước ngoài…".

Theo Reuters, Đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu nay đã giao cho lực lượng Công An nhiệm vụ dập tắt mọi mầm mống của một phong trào xã hội hoặc chính trị. Tuy nhiên, nỗ lực đàn áp đã tăng lên dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, người đã cảnh báo rằng Bắc Kinh cần làm nhiều hơn để chống lại ảnh hưởng của Phương Tây vốn có thể làm suy yếu quyền cai trị của đảng.

"Cách mạng màu" là thuật ngữ được dùng để chỉ các cuộc nổi dậy của người dân tại một số nước Liên Xô cũ, chẳng hạn như ở Ukraina, vốn đã góp phần lật đổ các chế độ tồn tại lâu đời. Chế độ Bắc Kinh vẫn thường nêu các cuộc nổi dậy đó thành ví dụ để cảnh cáo người dân về tình hình rối loạn có thể xảy ra do lật đổ các chính phủ lâu đời.

Theo ghi nhận của Reuters, từ năm 2014 đến nay, ngân sách an ninh nội địa của Trung Quốc không được chính quyền tiết lộ, nhưng giới phân tích ước tính là đà chi tiêu tiếp tục tăng vọt, với việc xây dựng các công trình liên quan đến an ninh đã tăng gấp ba lần trong năm 2017 ở vùng Tân Cương, nơi hàng trăm ngàn cư dân thuộc các sắc tộc thiểu số Hồi Giáo bị giam giữ trong các trại cải tạo.

Các tài liệu mua sắm của chính phủ Trung Quốc cho thấy là ngành Công An cũng đã tăng chi tiêu trên toàn Trung Quốc để mua các thiết bị công nghệ cao mới, như máy quét điện thoại chẳng hạn, để dùng trong việc giám sát dân chúng.

Mai Vân

*******************

Trung Quốc cảnh báo Canada không nên cấm công nghệ 5G của Hoa Vi (RFI, 18/01/2019)

Đại sứ Trung Quốc tại Canada hôm 17/01/2019 đã cảnh báo Ottawa là có thể bị trả đũa nếu cấm Hoa Vi (Huawei) cung cấp thiết bị cho mạng lưới 5G.

tq3

Ông Lư Sa (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Canada, phát biểu về dự án Con đường Tơ lụa mới tại đại học Carleton, Ottawa, ngày 14/12/2018. Reuters/Chris Wattie

Ông Lư Sa (Lu Shaye) tuyên bố như trên trong cuộc họp báo, nhưng không cho biết chi tiết, và đòi hỏi Canada nên có một "quyết định khôn ngoan". Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, ngoại trưởng Canada - bà Chrystia Freeland vốn chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh - khi tham dự Diễn đàn Davos tuần tới không nên cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của các nước.

Theo ông Lư Sa, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đã bị Canada giam giữ trong điều kiện tệ hại. Ngược lại, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) nhà sáng lập Hoa Vi và là cha của bà Mạnh, nói rằng bà được Canada đối xử tử tế, và ngoại trưởng Canada hôm 17/01 hoan nghênh nhận xét của ông Nhậm.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Canada đã xấu hẳn đi sau khi bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Hoa Vi bị bắt tại Vancouver hôm 01/12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì nghi vấn vi phạm lệnh cấm vận với Iran.

Để trả đũa, Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada, và mới đây đã kết án tử hình một người Canada vì cáo buộc buôn ma túy - án tử được tuyên nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Thủ tướng Canada Justin Trudeau tố cáo Bắc Kinh áp dụng tùy tiện án tử hình và kêu gọi sự trợ giúp của các nhà lãnh đạo khác trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ hôm thứ Tư 16/1, một nhóm dân biểu lưỡng đảng đã đệ trình dự luật cấm các công ty Mỹ bán chip điện tử và các linh kiện khác cho Hoa Vi, ZTE và các công ty Trung Quốc khác vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.

Trường đại học danh tiếng Oxford của Anh ngày 18/01 loan báo ngưng nhận mọi tài trợ của Hoa Vi, do "quan ngại của công chúng".

Về tình hình kinh tế, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2018 xuống đến mức thấp nhất kể từ 30 năm qua do thương chiến Mỹ-Trung và tiêu thụ nội địa sụt giảm. Con số chính thức sẽ được công bố vào đầu tuần tới, nhưng theo 13 nhà phân tích được AFP tham khảo, tỉ lệ tăng trưởng không quá 6,6%, và nợ cả công lẫn tư của Trung Quốc đã vượt quá 250% GDP.

Thụy My

******************

Đài Loan gia tăng theo dõi báo chí thân Trung Quốc (RFI, 18/01/2019)

Đài Bắc sẽ gia tăng điều tra các tờ báo thân Bắc Kinh đe dọa an ninh hải đảo và tung tin thất thiệt chống các nhà hoạt động chính trị có tinh thần độc lập với Trung Quốc. Một viên chức thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Đài Loan cho biết như trên.

tq4

Dân biểu đảng Dân Tiến La Chí Trình (Lo Chih Cheng) chụp ảnh với bài viết của hai tờ báo Hồng Kông, Tạ Công báo và Văn Hội báo, sau buổi họp báo tại Đài Bắc, ngày 18/01/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo bản tin Reuters ngày 18/01/2019, phó giám đốc một đơn vị an ninh tại Đài Bắc cho biết ưu tiên số một của an ninh hải đảo là theo dõi các hoạt động của "thế lực nước ngoài"thù địch với Đài Loan và kêu gọi dân chúng, truyền thông hợp tác giúp phát hiện các hành vi này.

Phản ứng trên đây của an ninh Đài Bắc phát xuất từ một số bài viết trên báo Hồng Kông có lập trường thân Trung Quốc. Cụ thể là Văn Hội báo, trong một bài phóng sự tiết lộ một số sinh hoạt của nhiều nhà hoạt động chống Trung Quốc trong tuần qua đã đến Đài Loan. Bên cạnh đó là Tạ Công báo, một tờ báo bình dân phản ảnh lập trường của Bắc Kinh, thường phê phán gay gắt các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông và chính khách Đài Loan, tung tin thất thiệt, xâm phạm luật lệ Đài Loan, theo tố cáo của phát ngôn viên văn phòng tổng thống.

Trong số báo ngày 14/01, Tạ Công báo và Văn Hội báo đồng loạt đăng bài với hình ảnh đính kèm, tường thuật chi tiết các cuộc họp và sách mà hai thành viên nhóm sinh viên dân chủ Hồng Kông đứng đọc trong một nhà sách. Điều này là "chuyện khủng khiếp", theo nhận xét của một học sinh, là ngay Đài Loan mà dân chúng bị Bắc Kinh theo dõi 7 ngày trên 7.

Theo Reuters, tổng thống Thái Anh Văn cảnh báo công luận đề phòng chiến dịch tung tin giả của Trung Quốc khi Đài Loan bầu lại tổng thống trong hơn một năm nữa.

Một dân biểu của đảng Dân Tiến bài tỏ lo ngại : "Báo chí Hoa lục theo dõi, giám sát hoạt động tại Đài Loan, đây là một vấn đề cho an ninh quốc gia".

Tú Anh

Published in Châu Á

Trung Quốc và hiểm họa một năm Hợi tồi tệ

Với tựa lớn trang bìa dịch nguyên văn thành "Trung Quốc : Thời tiết "xấu như heo" (Chine : Un temps de cochon)", tức là thời tiết cực kỳ tồi tệ, tuần báo Pháp Courrier International số ghi ngày 17-23/01/2019 đã dành hồ sơ chính của mình cho tình hình cường quốc Châu Á vào thời điểm đầu năm dương lịch 2019, lúc sắp bước vào năm Hợi âm lịch.

hiemhoa1

Trang bìa tuần báo Courrier International từ 17-23/01/2019 - với tựa chính "Trung Quốc : Thời tiết 'xấu như heo'" - Copie Ecran

Hình một con rồng đang phải đi dưới đất, người bị băng bó, hai chân trước phải chống nạng, nêu bật ý chính của hồ sơ, được tóm gọn trong tiểu tựa : "Lần đầu tiên Tập Cận Bình bị phản đối trong lúc chiến dịch đàn áp tiếp diễn và nền kinh tế đã đến lúc hụt hơi".

Trong bài xã luận mang tựa đề "Trung Quốc : Sau Mặt Trăng là thực tế trên Trái Đất", Courrier International đã nêu bật những hiểm nguy đang rình rập Trung Quốc trong năm nay

Mở đầu bài xã luận, Courrier International ghi nhận : Ngày 5/02, Trung Quốc sẽ bước vào năm Hợi, một năm có vẻ rất hoành tráng với sự kiện là ngày 1/10, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ mừng 70 năm Cách Mạng, một dịp để cho thấy sức mạnh đã tìm lại được. Và tháng Giêng đã bắt đầu với sự kiện Trung Quốc gởi được một con robot lên mặt khuất của Mặt trăng, một kỳ công được ghi lại cho thời nay và mai sau qua một bức ảnh toàn cảnh đã đi vòng quanh thế giới.

Thế nhưng một thời tiết kinh tế thất thường đang làm cho những giấc mơ đầu năm âm lịch của ông Tập Cận Bình ảm đạm đi.

Các động cơ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang hụt hơi. Tháng 12 vừa qua, xuất-nhập khẩu đã giảm sụt, gánh chịu những hậu quả đầu tiên của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Dấu hiệu của thời thế : Lượng xe hơi bán ra năm ngoái đã giảm, lần đầu tiên từ 12 năm qua.

Câu hỏi đặt ra là liệu con tàu Trung Quốc có thể chìm hay không ? Khi nổ ra khủng hoảng Châu Á năm 1997, hay khủng hoảng tài chánh năm 2008, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tránh được tình hình tồi tệ bằng cách bơm tiền, chi tiêu ồ ạt hoặc hiện đại hóa đất nước.

Theo Courrier International, là người độc đoán, không mấy thích cải cách, ông Tập Cận Bình giờ đang bị đẩy vào chân Vạn Lý Trường Thành. Người ta thường nói là năm nay con heo, mệnh thổ có hai đức tính : biết che chắn và bền bỉ. Tuần báo Pháp kết luận : "Đây là hai đức tính mà chủ tịch Trung Quốc sẽ cần đến để vượt qua một năm nguy hiểm".

Trung Quốc : Tăng trưởng năm 2018 có thể chỉ bằng số không

Về thực trạng của nền kinh tế Trung Quốc, trong bài viết mang tựa đề "Điềm dữ cho tăng trưởng", Courrier International đã giới thiệu bài nói chuyện của một giáo sư kinh tế và rất có uy tín tại Trung Quốc, đã không ngại bác bỏ con số về tăng trưởng trong năm 2018 đã được chính phủ thổi phồng lên thành 6,5%, để cho rằng tỷ lệ thực thụ chỉ ở mức tối đa là 1,67% mà thôi.

Trong bài diễn văn đọc ngày 16/12/2018 tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, giáo sư Hướng Tùng Tộ (Xiang Songzuo), phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiền tệ Quốc tế của trường đại học này, nguyên trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Trung Quốc, đã nhấn mạnh rằng : "Sự kiện quan trọng nhất năm 2018 ở Trung Quốc là đà khựng lại của nền kinh tế".

Giáo sư Hướng tố cáo : "Cục Thống Kê Quốc Gia cho là tăng trưởng GDP đạt mức 6,5%, nhưng một báo cáo nội bộ của một nhóm nghiên cứu thuộc một tổ chức hàng đầu, đã đưa ra hai số liệu khác, ước tính đầu tiên cho thấy tăng trưởng đạt mức 1,67%, và con số thứ hai là một tỷ lệ tăng trưởng âm".

Đối với vị giáo sư này, trong năm 2018 Trung Quốc đã phạm ba sai lầm về mặt đánh giá nền kinh tế. Ngoài những sai lầm về mức độ của sự đình đốn kinh tế, còn có những đánh giá sai về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trên nền kinh tế.

Báo chí Trung Quốc, theo ông, đã quá lạc quan về cơ hội chiến thắng trước Washington, trong khi mà lúc này, hai bên đã xung đột với nhau trên vấn đề "giá trị", một cuộc xung đột vẫn "chưa tìm ra lối thoát".

Sai lầm thứ ba, theo ông, là đã đánh vào ngành tư doanh tại Trung Quốc khi luôn luôn nhắc đến ý thức hệ Mác-xít chính thống vốn chủ trương xóa bỏ khu vực tư nhân trong khi mà khu vực này chiếm khoảng 70% GDP.

Video ghi lại bài phát biểu của giáo sư Hướng Tùng Tộ, ngay lập tức được đăng trên mạng xã hội Trung Quốc, nhưng đã nhanh chóng bị kiểm duyệt và chỉ còn lại trên YouTube - vốn bị cấm ở Trung Quốc – và đã có được 1,5 triệu lượt người xem. Một bản ghi chép lại bài nói chuyện của ông đã được đăng trên trang web Tân Thế Kỷ (Xinshiji) của Hồng Kông.

Nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc cũng được tuần báo L’Obs chú ý trong hồ sơ chính nêu lên thành tựa lớn trang bìa dưới dạng câu hỏi : "Phải chăng sắp có một cuộc khủng hoảng mới ?" về tài chánh. Tuần báo Pháp như đã trả lời trong hàng tiểu tựa bên dưới : "10 lý do để lo ngại".

Trong số một chục lý do có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tạp chí L’Obs đã nêu lên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung, cộng thêm với tình trạng tại chính hai quốc gia này.

Mỹ đã kinh qua 114 tháng liên tiếp tăng trưởng, gần đạt mức kỷ lục 120 tháng từ năm 1991 đến năm 2001. Nhưng tình hình đó sẽ không kéo dài vô tận. Đó là chưa kể đến vấn đề nợ.

Trong lãnh vực nợ, Trung Quốc sẽ không thoát khỏi hiểm nguy. Tổng số nợ của Trung Quốc, từ 130% GDP năm 2008, giờ đã lên đến 260%.

Vào năm 2017, tình trạng nợ của thế giới đã đạt mức kỷ lục 184.000 tỷ đô la, cao hơn đến 40% so với trước giai đoạn khủng hoảng subprimes ở Mỹ.

Nguy cơ, theo L’Express, cũng đến từ tầm cỡ quá lớn của nhiều ngân hàng trên thế giới, nếu chẳng may các cơ sở này bị phá sản, thì các nước dựa vào các ngân hàng đó cũng bị khủng hoảng theo. Trên thế giới có 29 ngân hàng loại này, trong đó có 4 ngân hàng Pháp.

Ngoài ra, cũng vẫn có những "nhà bác học điên rồ của tài chính", luôn luôn sẵn sàng đầu cơ để trục lợi bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm nguy hiểm, độc hại.

Nước Pháp không thể cai trị được ?

Trong lúc L’Obs lo âu vì tình hình tài chánh thế giới, đồng nghiệp L’Express thì lại quan ngại về tình hình chính trị nước Pháp, cũng với một câu hỏi đặt thành tựa lớn trang bìa : "Phải chăng Pháp là nước không thể cai trị ?", kèm theo hai tiểu tựa : "Uy lực của các mạng xã hội" và "Tổng thống trên miệng núi lửa".

Ngay trang bìa, tuần báo Pháp đã giới thiệu hồ sơ dài 14 trang về tình trạng nước Pháp, nơi mà mọi thứ đều xấu đi. L’Express nhận xét : "Uy quyền của giới lãnh đạo chính trị bị thoái hóa, trọng lượng ngày càng lớn của các mạng xã hội, xã hội bị phân mảnh, các cơ chế trung gian bị suy yếu và đối lập tơi tả… Điều hành đất nước vào lúc dư luận đang nổi giận quả là một việc còn hơn cả rắc rối".

Với phong trào Áo Vàng đang bùng lên, theo L’Express, "Chính phủ Macron đã thành nạn nhân của một cơn địa chấn mà những người tiền nhiệm đã thoát, và kể từ nay phải "cam chịu" và hành xử theo một số yếu tố vốn làm cho việc điều hành thêm gai góc. Trong số các yếu tố này, có sự vươn lên của các mạng xã hội, có chức năng giống như điểm hội tụ của dư luận bị kích động đến cùng cực".

Trong bài viết "Cuộc đời màu vàng là ở trên Facebook", L’Express ghi nhận tính chất quan trọng của mạng xã hội này trong phong trào Áo Vàng Pháp, và chính thông qua phương tiện đó mà những người biểu tình biết được thời gian và địa điểm tập hợp.

Vấn đề, theo L’Express là các mạng xã hội giờ đây đầy rẫy những thông tin thất thiệt, những mưu toan lũng đoạn dư luận, những luận điểm cực đoan, không còn là nơi để bảo vệ các quyền tự do nữa…

Nghệ thuật đàm phán trong mọi lãnh vực

Khi tất cả các đồng nghiệp chú ý đến những chủ đề nghiêm trọng, tuần báo Le Point lại có vẻ như chú ý một đề tài rất nhẹ nhàng. "Nghệ thuật thương thuyết" là tựa lớn trang bìa của tạp chí Pháp kèm theo ghi chú hóm hỉnh bên dưới : "Với người chủ của mình, với người hôn phối, với con cái, trong kinh doanh, trong chính trị (có hoặc không có những người Áo Vàng)".

Đối với Le Point, cái dở của người Pháp chính là không thấy rõ được khía cạnh tích cực của việc đàm phán thương thuyết, đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình hay ngoài xã hội.

Theo giáo sư khoa học chính trị Aurélien Colson tại trường Essec, phụ trách Viện Nghiên cứu và giảng dạy về Đàm Phán, người Pháp thường đồng hóa sự thỏa hiệp, kết quả tự nhiên của một cuộc đàm phán, với một hành vi nhượng bộ hay lùi bước. Tuy nhiên, ở những nước Châu Âu khác, ở Đức hay ở các nước Bắc Âu, đàm phán trái lại là một hoạt động cao cả gắn liền với lợi ích chung, góp phần nâng cao giá trị của những người tham gia.

Đối với Le Point, đàm phán có thể là thuốc giải độc cho bạo lực, cho phép giải quyết trong danh dự những xung đột vốn có trong bất kỳ xã hội loài người nào, từ những trắc trở trong cuộc sống hàng ngày, đến các xích mích ngoại giao giữa các quốc gia.

Theo tuần báo Pháp, bất kể mục tiêu hơn thua, bối cảnh, số lượng các bên tham gia, nghệ thuật đàm phán tốt đều tuân theo một số nguyên tắc được áp dụng trong mọi lĩnh vực. Lionel Bellenger, cựu giáo sư triết học, hiện giảng dạy môn đàm phán tại trường cao đẳng thương mại HEC xác định : "Đàm phán có vị trí trung tâm trong mọi quan hệ xã hội và đòi hỏi một số đức tính bất di bắt dịch nơi người tham gia, cho dù đó là đàm phán ngoại giao, đàm phán thương mại hay chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm một thỏa hiệp trong hôn nhân".

Đức tính đầu tiên là biết lắng nghe, vì giải pháp cho vấn đề hầu như lúc nào cũng nằm trong những gì mà đối phương nói.

Đức tính thứ hai là tôn trọng đối phương. Tốt hơn hết là không nên tận dụng quá mức lợi thế mà mình đã giành được, bởi vì nếu đè bẹp đối thủ, ta có nguy cơ phải trả giá về sau về hành vi sỉ nhục đó.

Đức tính thiết yếu cuối cùng theo Lionel Bellenger là tính chất thực tế, biết thích nghi : "Đàm phán không phải là để chứng tỏ rằng mình đúng, mà là để có được sự đồng ý của đối phương. Đây là hai điều rất khác nhau".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Quan chức công an Trung Quốc Lý Kinh Sinh nói rằng nước này là "một trong các quốc gia an toàn nhất thế giới".

Ông nói tội phạm liên quan tới súng đã giảm 27,6% trong năm 2018.

chịna1

Lý Kinh Sing (Li Jingshen), Giám đốc Cục trật tự, Bộ An ninh công cộng Trung Quốc

Hãng tin chính thức của nhà nước, China News Service, chia sẻ một đoạn video ông Lý tuyên bố mức giảm, và video này đã được xem hơn 1 triệu lượt.

Vậy so sánh Trung Quốc với các nước khác thì thế nào, chúng ta có tin được vào các số liệu mà giới chức nước này nêu ra không ?

china2

Các thành phố của Trung Quốc nhìn chung được coi là an toàn, nhưng các công dân bị giới chức theo dõi gắt gao

Tội phạm liên quan tới súng ở Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc nói từ 2012 đến 2017, mức phạm tội liên quan tới súng giảim 81,3%, từ 311 vụ xuống 58 vụ.

Các số liệu này liên quan tới toàn bộ các vụ phạm tội có mang theo hoặc có sử dụng súng, theo Tiến sĩ Xu Jianhua, một chuyên gia về tội phạm từ Đại học Macau.

"Nói về tội phạm có sử dụng súng thì Trung Quốc có thể là một trong các nước có tỷ lệ thấp nhất, bởi chính phủ có những hạn chế rất nghiêm ngặt đối với súng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các loại tội phạm khác cũng thấp", Tiến sĩ Xu nói.

Dữ liệu trên được nhiều chuyên gia xem xét một cách thận trọng.

Borge Bakken từ Đại học Quốc gia Australia, người nghiên cứu về tình trạng phạm tội ở Trung Quốc, thì chỉ trích mạnh mẽ.

"Có những lời dối trá, những lời dối trá trắng trợn, và những số liệu thống kê về tình trạng phạm tội ở Trung Quốc. Đó là sự tuyên truyền và dữ liệu sai được đưa ra từ từng đồn cảnh sát cho tới cấp cao nhất", ông nói.

Có những lý do khiến tỷ lệ phạm tội liên quan tới súng ở Trung Quốc thấp, ngay cả khi bản thân các số liệu đó cũng là không đáng tin cậy.

Tại Trung Quốc, cá nhân các công dân không được phép sở hữu súng, và chính phủ đã có chiến dịch nghiêm khắc nhằm tịch thu vũ khí.

Những nơi khác trên thế giới

Số liệu về tội phạm liên quan tới súng ở Châu Âu và Hoa Kỳ là những tư liệu có thể dễ dàng tiếp cận hơn nhiều so với số liệu từ Trung Quốc.

Tại Hoa Kỳ, trong 2017, có 314.931 vụ đươc ghi nhận gồm các tội ngộ sát, cướp, hành hung có liên quan tới súng, theo FBI.

Trong cùng năm, tại Anh và Đức, nếu tính cả các vụ dùng súng để đe dọa thì có 6.375 vụ và 8.935 vụ được cảnh sát ghi nhận tại hai nước này.

Các số liệu trên không thể đem so sánh trực tiếp với số liệu mà Trung Quốc đưa ra, nhưng có thể nhìn thấy dễ dàng là truyền thông Trung Quốc thích lấy các câu chuyện tội phạm ở Mỹ ra để chứng minh cho sự nguy hiểm tại các thành phố nước Mỹ.

Việc tổng hợp và báo cáo về các số liệu thống kê tội phạm là chủ để gây tranh cãi tại nhiều quốc gia.

Những số liệu khác nhau được đưa theo kiểu gì thì phụ thuộc vào việc công chúng sẵn lòng tới đâu trong việc trình báo với giới chức về các vụ tội phạm, cũng như vào việc định nghĩa về các hành vi tội phạm được thay đổi ra sao.

****************

Tường thuật về tội phạm mang tính bạo lực tại Trung Quốc

Hầu như ngày nào trong tuần báo chí lá cải do nhà nước kiểm soát tại Trung Quốc cũng đều nói về các vụ đâm dao, bắn súng và các vụ tấn công tình dục xảy ra tại các nước phương Tây.

Họ đặc biệt bị ám ảnh về tội phạm liên quan tới súng ở Hoa Kỳ.

Thông điệp ẩn dưới mà họ muốn đưa ra : Thế giới phương Tây không hề an toàn. Hồi tháng Bảy năm ngoái, Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo du khách Trung Quốc tới Mỹ hãy "tránh đi ra ngoài một mình vào ban đêm".

china3

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo - Ảnh minh họa (AFP)

Bắc Kinh muốn bảo vệ công dân của mình, đúng vậy, nhưng họ cũng muốn tranh thủ khoa trương về các chính sách an ninh trong nước của mình. Các chính sách này nhằm bảo hộ công dân, tuy nhiên cũng lại là công cụ để duy trì quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản.

Tỷ lệ phạm tội trông có vẻ thấp bên trong Trung Quốc giúp chính phủ biện minh cho việc áp dụng một hệ thống theo dõi ngày càng dày đặc, không ai thoát được ở nước này.

Hồi 2015, giới chức Bắc Kinh công bố rằng mọi ngóc ngách trong thành phố đều bị theo dõi bởi hệ thống camera an ninh của cảnh sát. Và tới 2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, nước này sẽ hoàn thành việc triển khai hệ thống camera theo dõi trên toàn quốc, với công nghệ nhận dạng mặt người.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường nói đến các vụ mà hệ thống theo dõi, được gọi là 'Shar Eyes', được áp dụng để chặn các vụ phạm tội.

Tháng Sáu năm ngoái, báo chí đăng chuyện có một cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra giữa hai người trong một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, liên quan tới tiền bạc. "Ngay khi một phụ nữ trẻ định rút dao ra thì cảnh sát đã tới nơi, ngăn chặn được một vụ lẽ ra đã thành một vụ tắm máu", một bài báo khi đó viết.

Cũng không ngạc nhiên gì khi một số công dân Trung Quốc nói với những người khác trên mạng xã hội rằng họ ưa đi nghỉ ở bên trong Trung Quốc hơn, bởi đó là "nơi an toàn".

Áp lực chính trị

Tại Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng ở các cấp bậc khác nhau trong chính quyền, các quan chức được khuyến khích tiến hành thay đổi các số liệu về tội phạm.

Cảnh sát báo về tình trạng phạm tội đầu tiên là ở mức thành phố cho tới mức tỉnh thành, rồi sau lên cấp quốc gia.

"Số liệu thống kê về tội phạm là rất quan trọng trong việc xác định thành tích hoạt động cảu cảnh sát và chính quyền địa phương - và các cơ quan khác nhau ở cấp địa phương sẽ điều chỉnh, sửa chữa số liệu", Tiến sĩ Xu hnói.

Nếu được coi là hoạt động tốt thì các viên chức địa phương sẽ có cơ hội được tăng lương, thăng chức nhiều hơn, ông nói thêm.

Số liệu thống kê về tình trạng tội phạm trên toàn quốc được tổng hợp từ các báo cáo của cảnh sát địa phương, và một số loại tội phạm chỉ được báo cáo nếu các vụ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

china4

Quảng Châu, một trong các thành phố chính của Trung Quốc

Cũng có những khác biệt giữa số các cuộc điện thoại gọi tới đường dây khẩn cấp với số liệu tội phạm được công bố chính thức, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Xu.

"Nếu bạn so sánh các vụ tội phạm được báo qua đường dây nóng, tất nhiên không phải là vụ nào cũng là tội phạm thật, nhưng bạn sẽ thấy trên 90% các cuộc điện thoại đó không được trình báo", ông nói.

Việc đưa tin về số liệu tội phạm của Trung Quốc có thể là điều khiến người ta đặt câu hỏi, nhưng nhìn chung các thành phố của nước này được đánh giá là khá an toàn, ít xảy ra tình trạng tội phạm mang tính bạo lực.

Celia Hatton

biên tập viên chuyên về vùng Châu Á- Thái Bình Dương của BBC, phân tích

Published in Diễn đàn

AMTI : Dân quân biển Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh Biển Đông (RFI, 12/01/2019)

Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng với việc nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, tăng cường bố trí các vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, đe dọa còn đến từ "dân quân biển", một lực lượng vốn ít được chú ý. Tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) vừa tiến hành một cuộc điều tra công phu, với kết quả ban đầu cho thấy lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đang hiện diện ngày càng đông đảo và là một mối đe dọa lớn đối với an ninh khu vực.

tenlua1

Tàu cá Trung Quốc hiện diện quy mô lớn ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông được xem là nhân tố gây bất ổn, theo đánh giá của Stratfor. (Ảnh : (ChinaFotoPress/Getty Images)

Hôm 09/01/2019, trong buổi khai trương dự án "Môi trường Đại dương và An Ninh Toàn cầu" của Trung Tâm CSIS, tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải đã trình bày về thực trạng "dân quân biển" ở Biển Đông, đặc biệt là dân quân biển Trung Quốc, dựa trên kết quả 6 tháng nghiên cứu trong năm 2018, với sự cộng tác của Vulcan’s Skylight Maritime Initiative. Nghiên cứu của AMTI được thực hiện với nhiều phương tiện như Bộ đo bức xạ hình ảnh hồng ngoại (Visible Infrared Imaging Radiometer Suite/VIIRS), Rađa khẩu độ tổng hợp (Synthetic Aperture Radar/SAR), Hệ thống nhận dạng tự động(Automatic Identification System/AIS).

Kết luận ban đầu được giám đốc AMTI Gregory Polling đưa ra là : các hoạt động của dân quân biển của Trung Quốc ở Biển Đông có quy mô quan trọng hơn nhiều so với những gì được biết. Sự hiện diện đông đảo của dân quân biển Trung Quốc, thường là các tàu cá vừa đánh bắt hải sản, vừa tham gia vào các hoạt động quân sự, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Trường Sa, làm tăng khả năng va chạm giữa các tàu thuyền và nguy cơ đụng độ giữa lực lượng vũ trang các nước ven Biển Đông.

Giám đốc AMTI cho biết cụ thể là ngày càng có nhiều tàu cá mang danh khai thác hải sản, nhưng chỉ dành một phần thời gian cho hoạt động này, và được sử dụng như một phương tiện của lực lượng dân quân biển chính thức của Trung Quốc. Lãnh đạo AMTI kêu gọi các nước quan tâm thích đáng hơn đến vấn đề dân quân biển tại Biển Đông.

Nghị sĩ Philippines lên án Bắc Kinh

Ngày 11/01/2019, một nghị sĩ đối lập Philippines, ông Gary Alejeno, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới của AMTI, đã lên án việc ngư dân Trung Quốc gia tăng các hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển Tây Philippines (tức Biển Đông), thuộc chủ quyền của Philippines. Đối với nghị sĩ Gary Alejeno, đây là những hành động "trộm cướp", đồng thời ông nhấn mạnh đến mối nguy dân quân biển Trung Quốc, một phương tiện mà Bắc Kinh sử dụng để thực thi chiến lược lấn chiếm từng bước một, để tiến đến khẳng định chủ quyền tại khu vực này.

Trọng Thành

**********************

Trung Quốc triển khai tên lửa sau khi tàu chiến Mỹ đi tuần ở Biển Đông (RFA, 12/01/2019)

Truyền hình Trung Quốc và tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 9/1 cho biết quân đội nước này đã triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu DF-26 đến khu vực sa mạc Gobi, và cao nguyên Tây Tạng ở vùng tây bắc nước này.

tenlua2

Hình minh hoạ. Tên lửa DF-26 của Trung Quốc ở cổng Quảng trường Thiên An Môn trong lễ duyệt binh ở Bắc Kinh hôm 3/9/2015 - AFP

Trước đó, vào ngày 7/1, Hoa Kỳ vừa điều tàu chiến USS McCampbell đi vào khu vực 12 hải lý thuộc các đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Người phát ngôn của hạm đội, bà Rachel McMarr được CNBC dẫn lời cho biết Hoa Kỳ đang thực hiện họat động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và hoạt động này không nhắm đến một quốc gia nào hay đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính trị nào. Đồng thời bà McMarr cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện những vụ tuần tra trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng tàu Mỹ đã xâm phạm vào vùng nước thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hoàn Cầu Thời Báo trích lời một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh nói rằng việc triển khai tên lửa DF-26 là một nhắc nhở rằng Trung Quốc có khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tên lửa DF-26 còn được mệnh danh là kẻ huỷ diệt Guam có tầm bắn khoảng 3.400 miles và vì vậy có thể đặt căn cứ không quân Andersen của Mỹ ở Guam vào vòng nguy hiểm.

Theo trang tin Stars and Stripes, hồi tháng trước, Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc Lou Yuan còn lên tiếng nói rằng việc đánh đắm một đôi tàu sân bay của Mỹ sẽ giải quyết được vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.

Trong khi đó, một học giả thuộc Viện nghiên cứu Hải quân của Trung Quốc, Zhang Junshe, mới đây nói với hãng tin ABS - CBN rằng nếu có bất cứ xung đột nào xảy ra trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc thì Mỹ là nước phải chịu trách nhiệm.

****************

Trung Quốc "vi phạm" quyền miễn trừ ngoại giao của công dân Canada (RFI, 12/01/2019)

Ngày 11/01/2019, thủ tướng Canada Justin Trudeau cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền miễn trừ ngoại giao của một công dân Canada, ông Michael Kovrig, bị giam tại Trung Quốc từ một tháng nay vì bị nghi làm gián điệp.

tenlua3

Logo tập đoàn Huawei tại một trụ sở ở Ottawa, Canada. Reuters/Chris Wattie/File Photo

Là một nhân viên của Bộ Ngoại giao Canada, ông Kovrig đã xin nghỉ không ăn lương để cộng tác với một cơ quan tham vấn, International Crisis Group. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ ông ngày 10/12 năm ngoái, sau vụ bắt giữ tại Canada, theo yêu cầu của tư pháp Mỹ, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei).

Cũng như đồng hương Canada Michael Spavor, bị bắt ở Trung Quốc ngày 12/12, ông Kovrig bị xem là đã có những hoạt động "đe dọa an ninh quốc gia", cụm từ mà Bắc Kinh thường sử dụng đối với những người bị tình nghi làm gián điệp.

Trong một cuộc họp báo hôm 11/01, thủ tướng Trudeau khẳng định Trung Quốc đang giam giữ trái phép hai công dân Canada, trong đó có một trường hợp đã không tôn trọng quyền miễn trừ ngoại giao, ám chỉ trường hợp của ông Michael Kovrig.

Theo Công ước Vienna, những người mang hộ chiếu ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao khi họ ở nước ngoài. Tuyên bố nói trên của thủ tướng Trudeau cho thấy là ông Kovrig có mang theo hộ chiếu ngoại giao cho dù ông đang nghỉ không ăn lương.

Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định là vụ bắt giữ hai công dân Canada nói trên là không liên quan gì đến vụ Mạnh Vãn Châu, nhưng nhiều nhà quan sát xem đó là một biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh tỏ ra giận dữ khi thấy con gái của người sáng lập tập đoàn Hoa Vi bị bắt ở Canada.

Đầu tháng Hai tới, bà Mạnh Vãn Châu sẽ trình diện trước một thẩm phán để nghe quyết định về việc dẫn độ bà sang Mỹ. Ngành tư pháp Hoa Kỳ nghi ngờ giám đốc tài chính của Hoa Vi đồng lõa gian lận để lách các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc hôm nay loan tin là tập đoàn Hoa Vi vừa thông báo sa thải nhân viên của tập đoàn này bị bắt tại Ba Lan hôm thứ Ba 08/01 vì tội làm gián điệp.

Thanh Phương

Published in Châu Á

2019 : Năm khởi đầu chu kỳ xuống dốc của Trung Quốc ?

Áo Vàng trên Le Point, Thuế trên L’Express, Fake News trên L’Obs, Rác thải trên Courrier International…, tít chính trang bìa các tạp chí Pháp ra mắt trong tuần thứ hai của năm 2019 này rất đa dạng, với những chủ đề hoàn toàn khác nhau.

tq1

Với việc đưa rô-bốt Thỏ Ngọc 2 lên phần khuất của Mặt Trăng, Trung Quốc muốn khẳng định vị thế siêu cường công nghệ không gian. Ảnh chụp ngày 04/01/2019. China National Space Administration/CNS via Reuters

Đầu năm cũng là dịp để đưa ra các dự báo, và tuần báo Pháp Le Point đã có một phân tích đáng chú ý liên quan đến Trung Quốc, mà năm 2019 có thể là khởi điểm của một chu kỳ đi xuống.

Lấy ý từ thành công khoa học của Trung Quốc, liên quan đến việc đưa được một phi thuyền thăm dò đáp xuống mặt khuất của mặt trăng hôm mồng 3 tháng Giêng 2019 vừa qua, Le Point đặt tựa cho bài xã luận "Mặt khuất của Trung Quốc". Gọi là mặt khuất, nhưng ý của Le Point chính là mặt trái, mặt bị che giấu đằng sau bề mặt hào nhoáng.

Đối với Le Point, cho dù có bề ngoài uy phong đến đâu, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 70 tuổi vào năm nay, đang bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế hoạt động chậm lại, khiến cho chế độ độc tài thêm tàn nhẫn.

Tuần báo Pháp giải thích : Nhân dịp đầu năm này, Trung Quốc đã phô trương một hình ảnh đầy uy lực : Phóng được robot lên mặt khuất của mặt trăng và chứng tỏ tư cách gia nhập vào giới ưu tú công nghệ thế giới. Đe dọa dùng sức mạnh với Đài Loan để thống nhất lãnh thổ, cho thấy thái độ mất kiên nhẫn trước ý chí độc lập của đảo. Thử nghiệm một quả bom công phá bunker quy ước rất to, hay triển khai một loại hỏa tiễn hạt nhân mới xuyên lục địa, để bắn đi tín hiệu là khi cần Trung Quốc vẫn có khả năng quân sự để thực hiện tham vọng của mình.

Chiến lược lớn mà ông Tập Cận Bình muốn thực hiện là soán đoạt ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ, mà không đối đầu quân sự, đúng với binh pháp Tôn Tử cách nay 25 thế kỷ, theo đó người tướng giỏi nhất là người quy phục được kẻ thù mà không cần chiến đấu.

Hai kỷ niệm : 70 năm chế độ cộng sản và 30 năm Thiên An Môn

Trong cuộc đấu cấp hành tinh này giữa chủ nghĩa chuyên chế Á Châu chống lại nền dân chủ tự do, năm 2019 là thời điểm rất nhạy cảm cho Trung Quốc.

Trước tiên họ sẽ mừng sinh nhật thứ 70 của nước Trung Hoa cộng sản vào ngày 01/10/2019, một tuổi thọ đã vượt Liên Xô, chỉ sống được 69 năm. Kế đến Trung Quốc sẽ phớt lờ kỷ niệm 30 năm vụ đàn áp phong trào Thiên An Môn. Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn đứng vững sau vụ thảm sát đó, nhờ bảo đảm được cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông một mức sống được tăng lên đều đặn. Nhưng kinh tế chậm lại đang đe dọa khế ước bất thành văn đó.

Cho dù chính phủ đã tung ra nhiều biện pháp kích thích, kinh tế Trung Quốc vẫn có nhiều yếu tố bất lợi : cải cách thiếu vắng, dân chúng già đi, bong bóng nợ phình to, gánh nặng của doanh nghiệp nhà nước gia tăng, chưa kể đến tệ nạn tham nhũng, thói chạy theo lợi nhuận của đảng viên, quân đội, và cuộc đối đầu thương mại với Mỹ.

Tăng trưởng Trung Quốc năm 2018 thực ra chỉ là 1,67% ?

Giáo sư kinh tế Hướng Tùng Tộ (Xiang Songzuo), thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, trong tháng 12/2018 đã tỏ ý lo lắng trước việc thổi phồng quá đáng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc. Trong một tham luận, ông cho rằng thay vì 6,5% như chính quyền thông báo, mức tăng GDP "tối đa chỉ là khoảng 1,67%" cho năm 2018.

Le Point nhắc lại binh pháp Tôn Tử, theo đó "nghệ thuật chiến tranh là dựa trên sự lừa dối", và lời chỉ trích của giáo sư Hướng đã bị chính quyền nhanh chóng kiểm duyệt. Thế nhưng, trường hợp này đã chứng tỏ rằng có một sự phản kháng thường trực trong lòng Trung Quốc.

Ngoài ra, như tờ báo ghi nhận, kinh tế càng trì trệ thì đảng cộng sản càng siết chặt quyền kiểm soát nhắm vào người dân, sợ rằng phong trào Thiên An Môn tái diễn… Nhưng việc dùng đến vũ khí cưỡng chế lại tác hại đến phát triển kinh tế và đè nặng lên triển vọng tương lai.

Đối với tuần báo Pháp, phương Tây từng sai lầm khi cho rằng sau cái chết của Mao vào năm 1976, Trung Quốc sẽ mở cửa, sẽ tự do hóa. Ngày nay, họ cũng sẽ sai lầm như vậy nếu nghĩ rằng sự vươn lên của Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đà của 40 năm qua.

Le Point kết luận : Cho dù Tôn Tử có nhiều binh pháp đã được sử dụng thành công, nhưng việc chủ nghĩa chuyên chế có thắng được chủ nghĩa tự do hay không thì chưa có gì là chắc chắn.

Nga và Trung cố hồi sinh huyền thoại đế chế

Trung Quốc cùng với Nga cũng là chủ đề được tuần báo Courrier International bàn thảo trong bài xã luận mang tựa đề "Nga và Trung Quốc cố làm sống lại huyền thoại đế chế qua hai khái niệm "Thế Giới Nga" và "Giấc Mơ Trung Hoa"…

Nhận định của Courrier International rất gay gắt : Đã từ lâu, cả Moskva lẫn Bắc Kinh đều thấy rằng ý thức hệ cộng sản không còn làm ai mơ ước nữa. Do đó, cả hai ông Vladimir Putin - người đã được rèn luyện trong cơ quan tình báo KGB - và Tập Cận Bình - con trai của một anh hùng cách mạng thời Mao Trạch Đông, đã hiểu rằng để huy động quần chúng, không nên dựa vào giá trị dân chủ, mà phải kích động tinh thần dân tộc.

Hai nhân vật chuyên chế này không những biết cách kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo của họ - Putin đã cai trị nước Nga từ năm 2000, còn ông Tập thì đã có thể giữ ghế lãnh đạo Trung Quốc suốt đời – mà còn biết sử dụng và lạm dụng những khái niệm mơ hồ và khẩu hiệu rỗng tuếch.

Thế nhưng dù là "Thế Giới Nga" của ông Putin, hay "Giấc Mơ Trung Hoa" của ông Tập, thì mục đích vẫn giống nhau : Đó là làm sống lại huyền thoại đế chế và vẽ nên một câu chuyện vĩ đại có thể làm cho công dân của họ quên đi những nỗi khổ cực trong cuộc sống hàng ngày.

Việc sát nhập Crimea năm 2014 đã giúp Putin tô son trở lại uy tín của mình. Nhưng việc Giáo hội Chính thống giáo Ukraine độc lập được thành lập ngày 05/01 với phép lành của thượng phụ Constantinople, bất chấp phản đối của thượng phụ Moskva… đã cho thấy thất bại của Putin trong việc mở rộng "Thế Giới Nga". Từ nhiều năm qua, Putin đã liên minh với thượng phụ Moskva trong mục tiêu để Giáo hội Chính thống giáo Nga bao trùm toàn bộ đế chế Liên Xô cũ.

Ở Trung Quốc, việc bành trướng lãnh thổ cũng nằm trong chương trình, được thể hiện trong phát biểu của ông Tập Cận Bình ngày 02/01, hứa hẹn thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc, và yêu cầu quân đội sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng, điều đó chỉ làm cho căng thẳng với Đài Bắc thêm gay gắt.

Đối với Courrier International, bước vào một năm nhạy cảm (với cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine, cùng với kỷ niệm 30 năm vụ đàn áp Thiên An Môn và 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), hai điểm nóng đã bắt đầu nhấp nháy trên bản đồ thế giới.

Trang nhất các tuần báo

Le Point tiếp tục chú ý đến phong trào Áo Vàng tại Pháp, trong lúc L’Express thì quan tâm đến hồ sơ "Thuế thu tận gốc", một cải cách mới được áp dụng kể từ đầu năm nay.

Trái với hai đồng nghiệp vừa kể đã tập trung cho thời sự Pháp, L’Obs dành trang bìa cho một "chứng bệnh ung thư" đang lan rộng trên thế giới mang tên "Fake News – tức là tin thất thiệt", còn Courrier International thì đề cập đến hồ sơ gai góc là "Rác thải".

Riêng tuần báo Anh The Economist thì đã xoáy vào kỳ công chinh phục mặt trăng của Trung Quốc với hàng tít lớn trang bìa : "Trăng đỏ đang lên", bên trên một câu hỏi đầy lo ngại : "Phải chăng Trung Quốc sẽ thống trị khoa học ?".

Áo Vàng Pháp : Bao giờ thì dứt thù hằn ?

Thời sự nóng bỏng tại Pháp là phong trào Áo Vàng tiếp tục được báo chí theo dõi, với một hồ sơ lớn của tuần báo Le Point nêu bật thái độ bất bình trước tình trạng bạo động bùng lên mỗi thứ Bảy.

Trên trang nhất, trên nền một bức ảnh cho thấy một người biểu tình (nguyên là một cựu vô địch quyền anh) đang đấm vào mặt một cảnh sát dã chiến đầu đội mũ bảo hiểm, tay cầm khiên chắn, Le Point chạy tít đầy phẫn nộ "Áo Vàng : Bao giờ thì kết thúc đây !", kèm theo hai nhận định : "Nước Pháp bên miệng núi lửa" và "Cuộc Thảo luận toàn quốc : Bản hướng dẫn về những ý kiến sai lạc".

Đối với Le Point, nước Pháp quả là đang rơi vào tính trạng vô chính phủ. Và câu hỏi được đặt ra là các hành vi thể hiện sự thù hằn sẽ còn như thế nào nữa. Khi mô tả cảnh phá phách chiều 05/01 gần khu phố Saint-Germain ở Paris, nhà báo của Le Point rất ngán ngẩm :

"Chúng ta đang ở bên trong Paris, thế mà ta phải tự nhủ là bất kỳ cái gì cũng có thể xẩy ra, vì không khí hỗn loạn bao trùm. Nếu muốn đập tủ kính thì cứ đập và lấy đồ trong đó. Nếu muốn đốt xe thì cứ đốt và thản nhiên reo mừng về hành động của mình. Nếu muốn ném một khúc rào sắt chắn cây về phía cảnh sát thì cứ ném mà không bị bất kỳ trừng phạt nào…".

Những cáo buộc của Le Point nhắm vào những phần tử quá khích trong đoàn biểu tình Áo Vàng rất nhiều, và những hành vi bạo lực của những kẻ này thể hiện một ước muốn trả thù, chống lại một trật tự mà họ cho là bị áp đặt. Có điều là - bài viết lưu ý - :

"Trật tự mà những người biểu tình bạo động đó thách thức có đặc điểm là người cảnh sát đối diện với họ, chỉ có mức lương 2.200 euro mỗi tháng. Các phương tiện truyền thông mà những kẻ này đả phá, thì mang dáng dấp của một nhà báo viết thuê, đầu đội mũ bảo hộ chìa micro để phỏng vấn họ, và nhà báo này lương cao nhất cũng chỉ là 2.500 euro mỗi tháng. Còn giới tài chánh mà họ căm ghét, là nữ nhân viên của ngân hàng Société Générale chẳng hạn, với đồng lương vỏn vẹn 1.800 euro mỗi tháng, nhưng đã bị buộc phải nghỉ ở nhà vì nơi làm việc của cô đã người biểu tình đập phá.

Khi bị chất vấn về những điều trên, một người Áo Vàng đã bực tức trả lời : Chúng tôi rất tiếc cho họ. Tốt nhất là họ nên gia nhập hàng ngũ của chúng tôi".

Fake News – tin giả và những thuyết âm mưu

Cũng liên quan phần nào đến phong trào Áo Vàng, tuần báo L’Obs của Pháp trở lại với chủ đề tin thất thiệt trong một hồ sơ dài 14 trang. Trang bìa tờ báo chạy tít "Căn bệnh ung thư của Fake News", rồi đặt một câu hỏi : "Nó đã tấn công nền dân chủ như thế nào".

Tuần báo Pháp chua chát ghi nhận rằng cho đến nay, người ta có thể thấy đủ mọi thứ trên các mạng xã hội, cái tốt nhất cũng như cái tồi tệ nhất. Vấn đề là ngày nay, cái tồi tệ đang đe dọa cái tốt, cái giả đang qua mặt cái thật, lời nói dối lấn lướt thông tin thật đã được kiểm chứng.

Theo L’Obs, tin giả và những thuyết âm mưu đang "đầy rẫy trên các mạng xã hội" và tuần báo đã điều tra xem ai là người đã chế tạo các tin đồn thất thiệt, tìm hiểu các tin này lan truyền ra sao, và đề ra một số biện pháp ứng phó với tình trạng lũng đoạn thông tin có tổ chức này.

Lấy ví dụ về phong trào Áo Vàng và vụ khủng bố ở Strasbourg ngày 11 tháng 12 vừa qua, khiến nhiều người chết, với việc Daech gọi thủ phạm là chiến binh của họ, L’Obs đã nêu rõ một số luận điệu thất thiệt được loan truyền quanh sự kiện này.

"Trên Twitter, Marc cho rằng "Quả là khôn khéo để chặn phong trào Áo Vàng. Chơi hay đấy". Alfonso thì gọi sự kiện đó là "một âm mưu, một cuộc đảo chính" và chính quyền sẽ viện cớ để trấn áp biểu tình. Nhiều người khác thì nhìn thấy là có "bàn tay cơ quan tình báo". Maxime Nicole, biệt hiệu Fly Rider, một gương mặt cực đoan của phong trào Áo Vàng, cũng lên tiếng trên Facebook : "Phải hiểu là kẻ thực sự muốn khủng bố, thì sẽ không chỉ đợi có 3 người lảng vảng trên đường vào lúc 20 giờ để ra tay, mà sẽ đến giữa đại lộ Champs-Elysées khi có cả triệu người tại đó và kích nổ bom tự sát".

Một điểm đáng ngại được L’Obs nêu lên là sau những hình ảnh giả, Fake News, bây giờ đến lượt video thất thiệt, gọi là "deepfakes", tức là những video có vẻ rất thật, nhưng đã bị thao túng bằng những phần mềm tinh vi. Người ta có thể dàn dựng bất cứ chuyện gì, cho bất kỳ ai nói bất cứ cái gì. Để hạ nhục, bắt bí, thao túng đối phương, thì cái nguy hiểm nhất đang ở trước mặt chúng ta với những hậu quả chính trị dễ tưởng tượng ra.

Xưởng làm fake news ở Macedonia với 150 trang web thân Trump

L'Obs đã cử người đến làm phóng sự điều tra tại trong một "cơ xưởng làm fake news", ở thị trấn Vélès xứ Macedonia, nơi fakes news được sản xuất như theo dây chuyền công nghiệp. Phóng viên L’Obs ghi nhận : Bị tình nghi can dự vào cuộc bầu cử Mỹ, đất nước nhỏ bé này, do ảnh hưởng các nhóm thế lực thân Trump và thân Nga, đã trở thành vùng của những "sự thật được sản xuất hậu kỳ"

Vélès là một thị trấn rất nhỏ bé, chỉ có một dãy quán cà phê tập trung trên con lộ, hai bên là chung cư bằng bê tông. Dân cư tại đây rất ghét nhà báo đến soi mói thị trấn chỉ có 45.000 dân của họ. Thế nhưng Vélès có đến 150 trang web ủng hộ Donald Trump. Một người dân than rằng : "Các người đã giết chết con gà đẻ trứng vàng của chúng tôi". Dưới sức ép, Facebook đang truy lùng những trang đến từ Macedonia.

Thuế thu tận gốc : Lo ngại vô lý hay có cơ sở ?

Về một vấn đề được người Pháp rất quan tâm, L’Express tuần này đã dành nguyên một hồ sơ 12 trang cho biện pháp mới được áp dụng từ năm 2019 : "Thu thuế tận gốc" là tựa lớn ngay trang bìa tờ báo bên trên nhận định "Công cuộc cải cách căng thẳng".

Nhưng đây là một chủ đề đã được bàn thảo từ nhiều tháng qua, không có cái gì quá ‘sốt dẻo’. Tuần báo nhìn thấy là bối cảnh chính trị và xã hội rất căng thẳng, nhưng đến giờ mọi việc có vẻ êm xuôi, và truyền thông có vẻ bất an hơn là người Pháp, nếu tin vào các kết quả thăm dò dư luận.

Nhật Bản già đi nhanh chóng

L’Express nhìn sang Nhật Bản, trong một hồ sơ 20 trang, với ghi nhận đầu tiên : Nước Nhật già đi nhanh chóng.

Vào năm 2060, số người cao niên sẽ chiếm 40% dân chúng, theo các ước tính về dân số. Nhật sẽ chỉ còn 80 triệu dân so với 128 triệu hiện nay. Ít đi 40 triệu dân, một con số đáng ngạc nhiên. Ước tính này dựa trên tỷ lệ sinh đẻ rất thấp (1,44).

Tỷ lệ thất nghiệp 2,4% tại Nhật Bản đã xuống đến mức thấp nhất từ 25 năm nay. Nhưng số liệu này không phản ảnh sức khỏe tốt của kinh tế Nhật Bản, mà là sự thiếu nhân công lao động : cứ 140 việc làm thì chỉ tìm được 100 người xin việc.

Rác thải : Trung Quốc đóng cửa, Đông Nam Á lãnh hết

Tuần báo Pháp Courrier International đã dành hồ sơ lớn cho vấn đề xử lý rác thải đang được liệt vào diện một cuộc khủng hoảng thế giới. Ngay trang bìa, trên nền ảnh chụp rác thải chất thành núi, tờ báo chạy tựa lớn : "Rác : Một bài toán nhức đầu cấp thế giới", kèm theo một câu hỏi "Làm gì với rác do chúng ta thải ra khi mà Trung Quốc đã quyết định thôi không nhập nữa ?". Câu trả lời là một phóng sự điều tra dài của nhật báo Anh Financial Times được Courrier International trích dịch.

Theo đó, Trung Quốc không còn muốn làm thùng rác của thế giới nữa. Từ năm 2018, họ đã cấm nhập rác, và giờ đây thì Đông Nam Á trở thành nơi thu nhận vật phế thải của các nước phát triển, trong điều kiện môi sinh và vệ sinh rất tồi tệ.

Số liệu của Ngân Hàng Thế Giới đưa ra cho thấy mỗi năm có đến hơn 270 triệu tấn rác được xử lý trên thế giới. Và từ khi có quy định sàng lọc rác trong những năm 1980, thì việc xử lý rác được rao bán như giải pháp sinh thái cho số rác ngày càng lớn được thải ra, và đó cũng là một công việc kinh doanh trị giá 175 tỷ euro trên toàn cầu…

Cho đến ngày 31/12/2017, Trung Quốc còn là "trung tâm" xử lý rác thải quốc tế. Nhưng vào năm 2018 thì tất cả đã thay đổi, Trung Quốc quyết định không nhận vật liệu để xử lý, với lý do là phần lớn vật liệu này "bẩn" hay nguy hiểm, và là một mối đe dọa cho môi trường.

Chính sách mới của Trung Quốc nghiêm ngặt đến nỗi mà những người trong ngành nghĩ là sẽ không thể được áp dụng. Thực tế rất khác : Trung Quốc và Hồng Kông, vẫn còn mua đến 60% rác thải nhựa từ các nước khối G7 vào 6 tháng đầu năm 2017, thì một năm sau chỉ còn nhập có 10%.

Financial Times đã lần theo dấu vết rác plastic và giấy cũ mà nhóm G7 xuất khẩu, và thấy rằng sau quyết định của Trung Quốc, số lượng chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á đã tăng vọt.

Trong vòng vài tháng, Malaysia đã trở thành quốc gia nhập rác thải nhựa hàng đầu với khối lượng cao gấp đôi lượng nhập của Trung Quốc và Hồng Kông. Từ giữa sáu tháng đầu 2017 và sáu tháng đầu 2018, lượng rác nhựa nhập vào Việt Nam cũng đã tăng gấp đôi, và tăng vọt 56% ở Indonesia, nhưng ngoạn mục nhất là Thái Lan, với mức tăng 1.370%.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á