Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quc và Nga là hai ln làm ra tin gi trên thế gii. H thường làm âm thm kín đáo đ không l din. Nhưng gn đây dường như Trung Quc thy không cn giu na.

fake1

Cui tháng 11/2020, B Ngoi giao Trung Quc to ra hình gi ca mt người lính Úc cm dao dính máu k c mt em bé người Afghanistan đang ôm con cu, vi câu kèm ng s, chúng tôi đến đ mang hòa bình cho bn".

Cui tháng 11 năm 2020, B Ngoi giao Trung Quc to ra hình gi ca mt người lính Úc cm dao dính máu k c mt em bé người Afghanistan đang ôm con cu, vi câu kèm ng s, chúng tôi đến đ mang hòa bình cho bn".

S kin mt viên chc cao cp Trung Quc dùng hình thc này đ lên án cung cách hành x ca quân đi Úc ti Afghanistan ghi du mc đim thp nht trong quan h gia hai nước, k t khi ni li bang giao vào đu thp niên 1970s.

Th tướng Úc Scott Morrisonhp báo đ phê phán Trung Quc bng nhng li l thng thng và mnh m nht. Ông dùng t "ghê tm" (repugnant) đ din t hành đng này, yêu cu g b bài này trên Twitter, và li xin li chính thc t Bc Kinh.

Liên quan đến s kin tin gi này, các chuyên gia Úc và công ty chuyên v an ninh mng ca Do Thái có tên Cyabracho biết, hình nh này được lan rng trên mng, trong đó mt na nh các tài khon gi trên mng xã hi. Điu tra ca Cyabra cho biết, 57.5% các tài khon tiếp cn vi vn đ này là gi. Điu này cho thy đ chng c v mt chiến dch thông tin sai lch ch yếu đ dàn dng. Các chuyên gia cho rng, nhiu tài khon này đã tng được dùng đ nói v Hng Kông. Cuc điu tra cũng cho biết có khong 37 ngàn tài khon dùng đ tn công Úc k t tháng Sáu năm nay.

Lâu nay Bc Kinh biết khai dng các mng truyn thông xã hi ngoài Trung Quc, tc các mng ca M/Tây phương, cho các mc tiêu chính tr ca h. Nhng mc tiêu này xoay quanh tuyên truyn đ đánh bóng cho chế đ và phát tán tin gi đ lung lc mi vn đ. Trong trường hp hình gi nói trên, B Ngoi giao Trung Quc s dng Twitter và tiếng Anh. Nhưng đây là mt phn n lc mà Bc Kinh dành cho mt trn đi ngoi. Mt trn đi ni mi là ưu tiên ca Bc Kinh. Theo Yaqiu Wang, mt nhà nghiên cu v Trung Quc đang làm vic cho Human Rights Watch,chiến dch tung tin gi ca Đảng cộng sản Trung Quc ch yếu bng tiếng Hán. Nghĩa là la gt người dân nước khác cũng cn, nhưng chính người dân ca mình mi là quan yếu.

Tuyên truyn, bóp méo s tht, tung thông tin gi, v.v là ngh ca các chế đ đc tài, nhưng không ai qua mt được trò này bng chế đ cng sn. T thi ca Stalin đến Mao ri ti Tp, và các chế đ cng sn khp nơi. Vit Nam không ngoi l. Đi vi Bc Kinh, khi thông tin quan trng nào có kh năng gây bt li cho h, có nguy cơ làm mt uy tín, mt mt, hay vch trn sai trái và bn cht ca h, thì Bc Kinh s tìm mi cách và tp trung mi ngun lc h có đ x lý hay phn bác nó. Chng hn, khi nhn thc được rng chính hành đng ém nhm ca các cơ quan công quyn ti Vũ Hán, và sau đó t Bc Kinh, đã làm cho đi dch Covid-19 gây nhim toàn cu (tínhđến lúc viết bài này có gn 75 triu người b nhim, 1.662.127 người chết, trong đó 310.699 t M), Bc Kinh bt đu quan ngi v vic điu tra ngun gc Covid-19. H nhy chm lên và phn ng gay gt vi nhng ai đ ngh WHO tiến hành điu tra. H bt đu cácchiến dch rm r tung tin gi rng nó có th xu t phát t M hay các nơi khác.

Quan h gia Úc và Trung Quc trong nhng năm qua tt nht thì lnh nht, mà t nht là trng pht. Sau khi nước Úc ng h cuc điu tra v ngun gc ca Covid-19 t đu tháng 4 năm nay, Bc Kinh đã tr đũa bng vicngưng nhp tht t tháng 5 năm 2020. Gn đây là ngưng muaby mt hàng ca Úc bao gm than, lúa mch, qung đng và tinh qung, đường, g, rượu và tôm hùm, k t đu tháng 11 năm 2020. Ngày 8 tháng 12, quc hi Úc thông quacác lut cho phép ngoi trưởng/chính ph Úc kh năng ngăn chn các tha thun mi hoc đã ký trước đây gia các chính ph nước ngoài vi tám tiu bang và lãnh th ca Úc cũng như vi các cơ quan như chính quyn đa phương và các trường đi hc. Mc tiêu nhm đến đu tiên là đ ngăn chn bn ghi nh gia Bc Kinh và tiu bang Victoria ký vào năm 2018 v Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Tuy Bc Kinh đã biết ý đnh công khai này ca chính ph Úc vàotháng 8 năm nay, nhưng khi các điu lut này được chính thc thông qua, nó đã làm cho Bc Kinh v ô cùng phn n. Bc Kinh đã đáp tr bng cách quyết đnh chongưng nhp than đá, tr giá xut cng mi năm 14 t đô, vào đu tháng 12 năm 2020. Nhưng nó không xy ra qua kênh ngoi giao chính thc mà là qua bn tin trênThi báo Hoàn cu.

Vì vy, không có gì ngc nhiên khi nhân viên ca B Ngoi giao Trung Quc tung tin/hình gi v quân đi Úc ti Afghanistan, kèm theo đó là hàng lotcác bin pháp trng pht kinh tế. Richard McGregor, mt thành viên cao cp ti Vin nghiên cu Lowy, chuyên v Trung Quc,cho biết : "Trung Quc có v quyết tâm trng pht Úc và ly nước này răn đe các nước khác. H mun chng minh rng có mt cái giá phi tr cho nhng bt đng chính tr". Bt đng thì bin pháp bình thường là tho lun đ tìm gii pháp, nhưng Trung Quc thy không cn thiết tho lun gì c t bao lâu nay. Joe Hockey, cu B trưởng Ngân kh, tng là Đi s Úc ti M, khng đnh "Vn đ là Trung Quc không mun nói chuyn. Thay vào đó h ch mun phn ng hung hăng và c gng bt nt chúng tôi. Và bt nt không bao gi có tác dng vi Úc".

Tr liđ tài tin gi, các chiến dch tung tin sai lch thường là nhng n lc phi hp vi mc tiêu truyn bá nhng câu chuyn sai trái, tin tc gi mo và các thuyết âm mưu. Nhng câu chuyn này mang đc tính lp đi lp li, có v xut phát t nhiu ngun khác nhau, đ mun gia tăng s kh tín. Nhng câu chuyn này li có v đáng tin hơn khi được bn bè, gia đình, nhân vt cng đng hoc các nhà lãnh đo chính tr đáng tin cy đăng li.

Đu năm nay, Twitter cho biết h đã xóa b 23.750 tài khon dùng đ tuyên truyn nhng quan đim đa chính tr có li cho Đng Cng Sn Trung Quc, và 15 ngàn tài khon khác dùng đ gia tăng các thông đip này. Vào gia thi đim Covid-19 đu tháng 6 năm nay, Twitter đã xóa b 170.000 tài khon được các cơ quan nhà nước ti Trung Quc, Nga và Th Nhĩ K dùng đ tuyên truyn, trong đó có đến 150.000 ngàn được dùng đ gia tăng (amplifier) ni dung ban đu. Theomt báo cáo ca Vin Chính sách Chiến lược Úc APSI thì các viên chc nhà nước Trung Quc đã dùng các chiến lược nh hưởng quy mô và dai dng đ nhm vào nhng người nói tiếng Hán bên ngoài Trung Quc.

Theo báo cáo năm 2020 caFreedom House, Trung Quc là quc gia lm dng t do internet ti t nht trong sáu năm liên tiếp. Kim duyt và theo dõi đã b đy lên mc kinh khng chưa tng có khi chính ph tăng cường kim sóa t thông tin, bao gm c vic đi phó vi các cuc biu tình chng chính ph dai dng Hng Kông và đi dch coronavirus bt đu thành ph Vũ Hán.

Ti sao Bc Kinh hay các chế đ đc tài cng sn ch trương thông tin như thế ? Bi vì thông tin mang tính sng còn đi vi h. Đ duy trì quyn lc đc tôn. Đây là mt trn mà h s buc phi chiến đu cho đến hơi th cui cùng.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 21/12/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc bị nghi thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Mai Vân, 21/12/2020

Trước thềm năm 2021, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bất ngờ lâm vào cảnh không có chủ tịch. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhóm nước Châu Á, đến lượt lên làm chủ tịch luân phiên của Hội Đồng, đã không nhất trí được về người được toàn nhóm đề cử. Trung Quốc bị nghi ngờ là tìm cách gạt bỏ ứng viên không vừa ý để đưa người thân Bắc Kinh lên thay.

tq1

Đảo quốc Fiji ở Thái Bình Dương có triển vọng giành chiếc ghế chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2021.  AFP/File

Ngày 16/12/2020 vừa qua, chủ tịch mãn nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), nhà ngoại giao Áo Elisabeth Tichy-Fisslberger, đã lên tiếng kêu gọi cơ chế Liên Hiệp Quốc này khẩn cấp chọn ra một chủ tịch mới ngay từ đầu năm 2021 để điều hành Hội Đồng.

Hội đồng Nhân quyền là một cơ chế của Liên Hiệp Quốc, bao gồm 47 thành viên do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu lên và được phân bổ theo 5 khu vực địa lý : Châu Á -Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Caribê, Châu Phi, Đông Âu và Tây Âu. Các nhóm nước này luân phiên giữ chức chủ tịch trong vòng một năm.

Năm 2021 tới đây, chức lãnh đạo Hội đồng Nhân quyền về tay nhóm nước Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do những bất đồng trong nội bộ, cho đến cuối năm 2020, nhóm nước này vẫn chưa nhất trí được về đại diện cho nhóm ra ứng cử chức chủ tịch, thay thế nữ chủ tịch người Áo mãn nhiệm.

Trung Quốc muốn thao túng cơ chế

Đây là một sự kiện tương đối bất thường, vì nhìn chung cho đến nay, các khối nước thường thống nhất được ý kiến một cách dễ dàng về người đại diện để đảm nhận chức chủ tịch Hội Đồng. Nguyên nhân, theo một số nhà quan sát, là do Trung Quốc muốn thao túng cơ chế này.

Trong một bài phân tích ngày 16/12/2020, mang tựa đề : "Thấy Washington sắp thay đổi, Trung Quốc đang tập hợp đồng minh tại Liên Hiệp Quốc", tuần báo Anh The Economist đã gắn liền động thái của Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền với khả năng tổng thống Mỹ tương lai là ông Joe Biden quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Theo tuần báo Anh, khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2018, Trung Quốc đã bày tỏ tiếc nuối, một thái độ mà chẳng ai tin.

Đối với mọi người, diễn đàn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc chuyên trách một vấn đề luôn luôn khiến Trung Quốc cực kỳ khó chịu, thành ra sự vắng mặt của Mỹ tại các cuộc thảo luận sẽ có lợi cho Bắc Kinh, tránh được rất nhiều chỉ trích công khai về những hành vi chà đạp nhân quyền của Trung Quốc.

Thế nhưng, Joe Biden chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ, có rất nhiều khả năng Washington quay trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây chính là điều mà Bắc Kinh lo ngại và họ đã bắt đầu chuẩn bị đối phó ngay trong Hội Đồng.

Fiji trong tầm nhắm của Bắc Kinh

Theo phân tích của The Economist, ý đồ của Trung Quốc có thể được thấy qua những cuộc đấu đá ở hậu trường về việc ai sẽ lên làm chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới đây.

Trước tiên, tuần báo Anh nêu bật nỗ lực của Trung Quốc, với sự tiếp tay của Nga và Ả Rập Xê-Út - nhằm hạ bệ nước được cho là có triển vọng giành ghế chủ tịch, quốc đảo Fiji nhỏ bé ở Thái Bình Dương, và thúc đẩy một nước thích hợp hơn với Bắc Kinh vào vị trí đó. (Trung Quốc và Nga trong năm 2020 không phải là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhưng đã được bầu vào cơ chế này với một nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày 1 tháng 1 sắp tới).

Một cách cụ thể, vào năm 2021, chức vụ chủ tịch dự kiến ​​s do Fiji, mt thành viên ca nhóm Châu Á - Thái Bình Dương đảm nhim. Đại din ca Fiji rt được tôn trng nh lp trường v nhân quyn, và hu như không ai chng vic Fiji làm ch tch Hi Đồng.

Thế nhưng vào tháng 11, Bahrain chính thức đệ đơn tranh cử chức chủ tịch. Syria sau đó đã phản đối sự ứng cử của Fiji. Giới ngoại giao cho rằng những động thái này được Trung Quốc và các nước thân Bắc Kinh khuyến khích.

Tuy nhiên, qua tháng 12, khoảng 20 tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi các nước Châu Á bác đơn ứng cử của Bahrain vì những vi phạm nhân quyền tại nước này. Trong tình hình đó, Uzbekistan, một ứng cử viên thứ ba xuất hiện, và cũng được Trung Quốc chấp nhận.

Mưu toan của Trung Quốc đã bị các thành viên dân chủ trong Hội Đồng phản đối và các nước này đang hậu thuẫn cho Fiji, với hy vọng rằng ông Biden sẽ sớm đưa nước Mỹ trở lại Hội Đồng.

Các nước Châu Á - Thái Bình Dương đã không thống nhất được sự lựa chọn. Vì vậy, toàn bộ thành viên chính thức của Hội Đồng sẽ chọn một chủ tịch vào tháng Giêng. Điều này có thể có lợi cho Fiji.

Vai trò chủ tịch Hội đồng Nhân quyền

Vai trò chủ tịch Hội đồng Nhân quyền thoạt nhìn không mấy quan trọng vì chương trình hoạt động của cơ chế này do 47 thành viên ấn định chứ không phải chủ tịch, và rất nhiều thành viên Hội Đồng không dám thách thức Trung Quốc.

Ví dụ rõ nhất là cho đến lúc này, Hội đồng Nhân quyền vẫn chưa ra một nghị quyết nào về việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hoặc tước bỏ các quyền tự do của người dân Hồng Kông. Vào năm 2018, chính quyền Trump đã rút Mỹ ra khỏi cơ chế này sau khi không thuyết phục được Liên Hiệp Quốc đề ra những tiêu chuẩn cho thành viên của Hội Đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế, chủ tịch hội đồng là người có quyền bổ nhiệm các báo cáo viên đặc biệt, những người có nhiều quyền tự chủ và có thể trở thành cái gai trong mắt các chế độ độc tài.

Vào tháng 6 vừa qua, hơn 50 báo cáo viên đặc biệt và các chuyên gia do Hội đồng Nhân quyền chỉ định đã ký một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông. Trung Quốc đã nổi cơn giận dữ, cáo buộc những người này vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Gần đây hơn, ngày 16/12/2020, bà Mary Lawlor, báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, một chuyên gia được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, đã tố cáo Bắc Kinh về chiến dịch đàn áp kéo dài từ 5 năm nhắm vào giới luật sư đấu tranh cho nhân quyền tại Trung Quốc, với những biện pháp như "buộc tội, bỏ tù, bắt đi mất tích và tra tấn".

Nhìn chung, theo The Economist, đối với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay, nếu bổ nhiệm vào ghế chủ tịch một người xuất xứ từ một quốc gia mang tiếng về nhân quyền có thể làm sứt mẻ thêm hình ảnh vốn đã không mấy tốt của định chế này trong công luận phương Tây. Mọi người đều nhớ là vào năm 2003, tiền thân của Hội Đồng là Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đã bầu Libya làm chủ tịch.

Nếu điều tương tự xảy ra một lần nữa, ông Biden sẽ gặp khó khăn trong việc đưa Mỹ trở lại Hội Đồng.

Mai Vân

**********************

Trung Quốc siết chặt luật đầu tư nước ngoài

Thanh Hà, RFI, 20/12/2020

Vào lúc Bắc Kinh hy vọng nhanh chóng hoàn tất hiệp định bảo vệ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu trước cuối năm 2020, cơ quan đặc trách về các kế hoạch kinh tế NDRC của Trung Quốc thông báo chuẩn bị công bố các điều lệ giới hạn đầu tư ngoại quốc trong các lĩnh vực "nhậy cảm".

tq2

Đồng đô la và euro.  Getty Images

Thông báo hôm 19/12/2020 của cơ quan NDRC nói rõ các điều khoản mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 18/01/2021. Theo quy định mới, mọi dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Trung Quốc sẽ phải trải qua nhiều cuộc "kiểm tra thấu đáo" và phải có sự chấp thuận của chính quyền. Bắc Kinh quy định các lĩnh vực từ nông nghiệp đến năng lượng giao thông, internet và các ngành dịch vụ tài chính đều thuộc diện "nhậy cảm".

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, tại Trung Quốc từ đầu năm tới nay đã có một đạo luật bảo đảm "đối xử công bằng" với các nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc hoạt động. Giới quan sát cũng ngạc nhiên cho rằng Bắc Kinh đưa ra các quy định mới nhằm tăng cường kiểm soát các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đang ráo riết chạy nước rút để hoàn tất về hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và Liên Âu.

Tới nay Bruxelles luôn đòi Bắc Kinh tôn trọng các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Châu Âu và chấm dứt chính sách trợ giá, một biện pháp bảo hộ trá hình.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5), bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

mattrang1

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 (Chang’e 5) , bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước : "Bay vòng, Đổ bộ, Trở về", tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất : phóng các tàu Chang’e 1 (phóng tháng 10/2007) và Chang’e 2 (10/2010) làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai : phóng tàu thăm dò Chang’e 3 (12/2013) rồi Chang’e 4 (12/2018) đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất.

Giờ đây Trung Quốc đang thực hiện Sứ mệnh thứ ba – sứ mệnh lên Mặt Trăng rồi lại trở về Trái Đất. Lần này Thường Nga-5 (Chang’e 5) cũng hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng, thu gom mẫu đất đá trên đó, đóng gói và đem về Trái Đất. "Trở về" là nhiệm vụ khó nhất, phức tạp nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất. Nếu sứ mệnh này thành công thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô lấy được mẫu đất đá Mặt Trăng đem về Trái Đất. Sự việc này đánh dấu một thành tựu khoa học kỹ thuật lớn của Trung Quốc, cũng là của loài người. Vì thế toàn thế giới đều quan tâm theo dõi và hân hoan chúc mừng mỗi bước thắng lợi.

Các tàu vũ trụ (spacecraft) thăm dò Mặt Trăng nói trên đều lấy tên chữ Hán Thường Nga, tên nàng tiên trong một chuyện thần thoại Trung Quốc. Thường Nga nguyên là vợ của Hậu Nghệ, về sau bay lên cung Trăng và ở trên đó không về. Tên chữ Hán ban đầu của tiên nữ này là Hằng Nga (đọc Heng’e), đến đời Hán Vũ Đế, vì âm Hằng (héng) trùng âm tên Hằng của Hoàng đế, theo lệ kiêng huý, phải đổi là Thường (cháng). Dân Việt Nam vẫn quen gọi là Hằng Nga.

Tàu Chang’e 5 được phóng lên từ bãi phóng vũ trụ Văn Xương (Wenchang Spacecraft Launch Site, WSLS) trên đảo Hải Nam vào 4h30 ngày 24/11/2020 (giờ Bắc Kinh). WSLS là bãi phóng vũ trụ thứ 4 của Trung Quốc, có đặc điểm sát biển và gần đường xích đạo nhất (19 độ Vĩ), được sử dụng từ tháng 6/2016.

Chang’e 5 trọng lượng 8,2 T, nặng gấp đôi Chang’e 4, do đó phải dùng tên lửa mạnh hơn. Đó là tên lửa Trường Chinh-5 (Changzheng-5, tức CZ-5), mạnh nhất Trung Quốc, trọng lượng cất cánh 859-879T, cao 57m, đường kính 5m, gồm 2,5 tầng, lực đẩy 10524 kN, có thể đưa vật nặng 25T lên quỹ đạo gần Trái Đất (LEO).

Theo báo Trung Quốc, toàn bộ hành trình của Chang’e 5 gồm 11 giai đoạn :

1- Bay lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất ; 2- Bay theo quỹ đạo chuyển dịch Trái Đất-Mặt Trăng ; 3- Hãm giảm tốc độ khi tới gần Mặt Trăng ; 4- Bay trên quỹ đạo vòng quanh Mặt Trăng ; 5- Hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng ; 6- Làm việc trên bề mặt Mặt Trăng (thu gom đất trên bề mặt và khoan sâu 2 m lấy đất đá dưới sâu) ; 7- Bay từ bề mặt Mặt Trăng lên quỹ đạo vòng Mặt Trăng ; 8- Kết nối với bộ phận đang bay trên quỹ đạo và chuyển giao mẫu đất cho bộ phận đó ; 9- Bay chờ trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng (chờ thời cơ chuyển quỹ đạo) ; 10- Bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng-Trái Đất ; 11- Bay vào bầu khí quyển của Trái Đất và được thu hồi.

Toàn bộ chu trình trên hoàn thành trong thời gian 22~23 ngày tính từ thời điểm rời mặt Trái Đất (theo wikipedia là 21 ngày, 3 giờ, 6 phút). Tính đến ngày 10/12, sứ mệnh Chang’e 5 đã hoàn tất thuận lợi giai đoạn 8, tức bộ phận trở về của nó chờ thời cơ tốt nhất để bay lên quỹ đạo về Trái Đất. Đến ngày 12/12, bộ phận này đã bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng~Trái Đất, tức trên đường trở về nhà.

Theo dự kiến, bộ phận trở về của Chang’e 5 sẽ hạ cánh tại Nội Mông Cổ ngày 17/12/2020.

Hành trình chủ yếu đã thực hiện

Sáng sớm 24/11/2020, Chang’e 5 rời bãi phóng WSLS. Sau đó 2200 giây đồng hồ, nó lên tới quỹ đạo vòng Trái Đất, tiếp đó bay theo quỹ đạo chuyển dịch Trái Đất~Mặt Trăng, vượt chặng đường khoảng 380 nghìn km tiến về phía Mặt Trăng.

22h57 ngày 1/12, bộ phận hạ cánh của Chang’e 5 hạ cánh an toàn với vận tốc 1,7 km/s xuống bề mặt Mặt Trăng, trong khi đó bộ phận quỹ đạo vẫn bay tiếp trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng. Bộ phận hạ cánh là một tổ hợp gồm bộ phận đổ bộ và bộ phận bay lên, sau khi hạ cánh đã liên tục làm việc trong hai ngày, chủ yếu thu gom đất bề mặt và khoan sâu 2m để lẫy mẫu đất đá, tổng cộng lấy khoảng 2 kg mẫu đất đá, đóng gói bọc kín trong bộ phận bay lên. Sau đó (từ bộ phận hạ cánh), bộ phận bay lên cất cánh, tăng vận tốc từ zero tới 1,68 km/s, bay lên quỹ đạo cách Mặt Trăng khoảng 200 km. Tại đây nó gặp và kết nối với bộ phận quỹ đạo (đang bay), chuyển giao mẫu đất đá sang bộ phận trở về (là thành phần của tổ hợp bộ phận quỹ đạo). "Bàn giao" xong mẫu đất, bộ phận bay lên sẽ tách khỏi bộ phận quỹ đạo và bị bỏ lại trên quỹ đạo vòng Mặt Trăng.

Như vậy nghĩa là bộ phận trở về không bay thẳng từ bề mặt Mặt Trăng về Trái Đất, mà chia 2 bước, đầu tiên bay lên quỹ đạo vòng Mặt Trăng (ở độ cao 200 km), kết nối với bộ phận quỹ đạo, sau đó mới bay về Trái Đất. Cách này đỡ tốn năng lượng hơn cách bay thẳng. Thập niên 1970 các tàu Lunar của Liên Xô chọn cách bay thẳng nên cần năng lượng lớn, động cơ quá to nặng, thể tích bộ phận trở về phải thu nhỏ, do đó mang được quá ít đất đá Mặt Trăng.

Sau đó, tới thời điểm thích hợp, tổ hợp bộ phận quỹ đạo khai hoả động cơ để tăng tốc lên tới vận tốc 2,4 km/s, đưa bộ phận này rời khỏi quỹ đạo vòng Mặt Trăng, chuyển sang quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng–Trái Đất, bay thẳng về Trái Đất. Trên đường về, đến thời điểm thích hợp, bộ phận trở về sẽ tách khỏi bộ phận quỹ đạo, một mình bay về Trái Đất.

Theo tin của Trung Quốc, 9h51 sáng 13/12, tổ hợp bộ phận quỹ đạo và bộ phận trở về đã điểm hoả 4 động cơ trong 22 phút, đưa tổ hợp này bay vào quỹ đạo chuyển dịch Mặt Trăng–Trái Đất.

Dự kiến khoảng 3~4 h sáng ngày 17/12, bộ phận trở về sẽ đi vào bầu khí quyển của Trái Đất theo kiểu "thia lia", tức bay vào khí quyển với vận tốc 11,2 km/s, sau đó lại bị bật lên, "nảy" ra khỏi khí quyển, rồi lại trở vào khí quyển, cuối cùng khi hạ thấp tới độ cao nhất định, bộ phận trở về sẽ mở dù để hạ cánh mềm xuống một địa điểm định sẵn tại Khu Tự trị Nội Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc, và được thu hồi.

Bộ phận hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng chỉ được lưu lại trên đó 2 ngày và phải về ngay, không được ‘tham lam" lấy nhiều đất đá, bởi lẽ phải tránh "đêm Mặt Trăng" lạnh tới âm 170 độ, vì bộ phận hạ cánh không được trang bị để có thể hoạt động dưới cái lạnh như vậy.

Rõ ràng, mẫu đất đá Mặt Trăng mà Chang’e 5 đem về sẽ là thành quả quý giá nhất của sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc. Theo thiết kế, Chang’e 5 chỉ được phép đem về khoảng 2 kg khoáng sản vô giá này.

Kể từ chuyến bay của tàu vũ trụ Lunar-24 (Liên Xô, 8/1976), đã 44 năm nay chưa ai lấy được đất Mặt Trăng. Trong thời gian 1970-1976, ba tàu vũ trụ không người lái Lunar 16, 20, 24 của Liên Xô cũ đem về Trái Đất được tổng cộng 326,1 gam mẫu đất đá Mặt Trăng. Trong thời gian 7/1969 ~ 12/1972, các chuyến bay có người lái Apollo-11, 12, 13, 14, 15, 16 của Mỹ đem về được tất cả 381,7 kg mẫu đất đá Mặt Trăng. Chương trình Apollo dự kiến chi 7 tỷ USD, quyết toán năm 1973 là 25,4 tỷ USD. Đất Mặt Trăng đắt hơn bất cứ kim loại quý nào từng có trên Trái Đất.

Hành trình ly kỳ và thú vị của Chang’e 5 được người Trung Quốc và cả thế giới quan tâm. Nhiều thanh niên Trung Quốc vô cùng tự hào, phấn khởi say sưa theo dõi hành trình của nó. Một số người hiếu kỳ căn cứ vào các số liệu đã công bố tiến hành dự tính khá chính xác các bước tiếp theo trong hành trình của Chang’e 5. Dân chúng đang bàn tán chuyện sau đây Trung Quốc sẽ đem mẫu đất đá Mặt Trăng họ lấy được tặng cho những nước nào. Năm 1978, nhân dịp Cố vấn An ninh Mỹ Brzezinski thăm Trung Quốc, Chính phủ Mỹ có biếu nước chủ nhà 1 gam mẫu đất đá Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc đã lấy 0,5 gam ra để nghiên cứu, công bố được 14 bài báo viết về kết quả phân tích đất đá Mặt Trăng.

Bản tin phát lúc 7h41 ngày 16/12/2020 của Thời báo Hoàn cầu cho biết : bộ phận trở về của Chang’e 5 sắp đổ bộ xuống bãi đổ bộ Tứ Tử Vương Kỳ trên đồng cỏ trung bộ Nội Mông Cổ. Đơn vị làm công tác thu hồi vật thể đó đã sẵn sàng làm việc. Bộ phận trở về của Chang’e 5 có thể tích chỉ bằng 1/7 phi thuyền vũ trụ chở người của Trung Quốc, nhưng diện tích khu vực đổ bộ của nó lại rộng gấp 16 lần khu vực đổ bộ của phi thuyền. Rõ ràng sẽ có nhiều khó khăn khi tìm một vật thể nhỏ trong đêm đông giá lạnh trên một diện tích như vậy. Khu vực đổ bộ của bộ phận trở về rộng thế là do nó đi vào khí quyển theo kiểu thia lia. Đơn vị thu hồi phải dùng máy bay lên thẳng và ô tô có trữ sẵn số liệu đo đạc bằng rada để hướng dẫn các phương tiện đó tới gần vật thể đổ bộ, cũng như lắp đèn pha công suất lớn để dễ phát hiện vật thể. Cho tới nay, đơn vị làm nhiệm vụ thu hồi đã triển khai 3 đợt diễn tập tầm soát thu hồi vật thể đổ bộ vào ban đêm, một đợt vào đêm có tuyết dầy, một đợt giả thiết đổ bộ sai vị trí và 3 đợt diễn tập tổng hợp toàn hệ thống.

Việc thu hồi bộ phận trở về của Chang’e 5 nhiều khả năng sẽ hoàn thành như dự kiến và sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc sẽ thành công tốt đẹp.

Nguyễn Hải Hoành

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/12/2020

Nguyễn Hải Hoành tổng hợp theo các tin của báo mạng Trung Quốc và nước ngoài.

************************

Trung Quốc mang về Trái Đất những mẫu đất mặt trăng lần đầu tiên sau 44 năm

Mai Vân, RFI, 17/12/2020

Sau 23 ngày hoạt động trong không gian, tàu vũ trụ Hằng Nga -5 của Trung Quốc, vào khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay 17/12/2020, đã hạ xuống vùng thảo nguyên của tỉnh Nội Mông, mang về các mẫu đất mặt trăng. Trung Quốc là nước thứ ba làm được việc này, sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, nước cuối cùng mang về mẫu đất đá của mặt trăng vào năm 1976.

mattrang1

Tàu vũ trụ Hằng Nga -5 của Trung Quốc hạ xuống thảo nguyên Nội Mông, ngày 17/12/2020.  Reuters - China Daily

Người Trung Quốc rất tự hào về thành tích mới này. Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, tường thuật :

"Hằng Nga-5 đã quay trở lại Trái Đất và cả Trung Quốc đều hoan nghênh. Phản ứng phấn khởi bùng nổ qua sáu ký tự "hoan nghênh hồi gia" và "cung hỉ !" đến từ các cư dân mạng đã thức khuya đêm qua trước những hình ảnh do camera hồng ngoại quay được.

Một cảnh tượng huyền ảo như mặt trăng : Quả cầu vẫn còn nóng hạ cánh xuống vùng tuyết ở thảo nguyên Mông Cổ. Ngay cả trước khi các nhà khoa học và phương tiện kỹ thuật xuất hiện, người ta đã thấy bóng dáng một loài động vật ở bãi đáp.

Mạng xã hội đã băn khoăn : Đó là thỏ, cáo, hay sói thảo nguyên ? "Không, đúng hơn là một con chuột", một chuyên gia được mời trên trường quay CGTN, nhánh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đã nhận xét như trên.

Chuyến bay khứ hồi 760.000 km đã được thực hiện để mang về các mẫu đất mặt trăng hầu tìm hiểu thêm về nguồn gốc của vệ tinh của Trái Đất. Khoảnh khắc tự hào dân tộc này được chế độ đưa ra như một biểu tượng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc".

Mai Vân

Nguồn : RFI, 17/12/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc nhắc lại không thừa nhận phán quyết của Tòa La Haye

Minh Anh, RFI, 11/12/2020

Trung Quốc khẳng định sẽ không chấp nhận và không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông của Bắc Kinh.

biendong1

Ảnh tư liệu : Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ngày 18/06/2019 tại Manila.  AP - Aaron Favila

Hãng tin ABS-CBN, ngày 11/12/2020, trong thư trả lời báo chí, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) nhấn mạnh tranh chấp giữa đôi bên phải được giải quyết thông qua đối thoại và cho đó là "hướng đi tốt nhất", phù hợp với lợi ích của các bên tranh chấp trong khu vực.

Đại sứ Trung Quốc nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được một "đồng thuận quan trọng về cách xử lý đúng đắn vụ tranh chấp này, được cho là nền tảng cơ bản vực dậy quan hệ song phương. Lập trường của Trung Quốc trong vụ việc này là nhất quán và rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận và sẽ không tham gia vào quá trình phân xử, cũng như là không chấp nhận hoặc công nhận điều gọi là phán quyết của La Haye".

Theo đại diện ngoại giao Trung Quốc, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila vẫn "duy trì được đà phát triển lành mạnh và ổn định" đó là nhờ vào những hoạt động trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy "hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.

Cuối cùng, đại sứ Trung Quốc nhắc nhở rằng để quan hệ Trung Quốc và Philippines được bền vững, đôi bên nhất thiết phải "thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã được về hồ sơ Biển Đông".

Minh Anh

************************

Trung Quốc tố cáo Mỹ đưa máy bay do thám vào vùng nhận dạng phòng không

RFA, 11/12/2020

Không quân Mỹ vừa điều máy bay do thám đi vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông và đi qua khu vực bầu trời eo biển Đài Loan hôm 10/12 vừa qua. Sáng kiến theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết như vậy hôm 11/12.

biendong2

Máy bay F-25B của Mỹ đậu xuống tàu USS Wasp ở biển Hoa Đông hôm 5/3/2018 - Reuters

Theo SCSPI, máy bay do thám của hãng Lockheed chế tạo đã đi dọc suốt chiều dài ADIZ ở biển Hoa Đông trước khi quay lại cách tỉnh Phúc Kiến 52 hải lý và bờ biển Đài Loan 70 hải lý.

Hồi tháng trước, Hoa Kỳ cũng điều hai máy bay ném bom từ căn cứ hải quân Anderson ở Guam bay vào khu vực ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông khiến quân đội Trung Quốc phải điều máy bay lên theo dõi.

Theo SCSPI, Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi số lần điều máy bay do thám vào gần Trung Quốc kể từ năm 2009 trở lại đây. Không quân Mỹ đã cho máy bay bay vào khu vực Biển Đông hơn 1.500 lần một năm, trong khi Hải quân Mỹ có 1.000 ngày kỷ lục ở khu vực này trong một năm.

********************

Bộ trưởng quốc phòng ASEAN kêu gọi tránh leo thang tranh chấp

Trọng Thành, RFI, 10/12/2020

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN khai mạc hôm qua, 09/12/2020. Một tuyên bố chung, gồm 15 điểm, đã được thông qua tại hội nghị. Có ba điểm liên quan đến Biển Đông. Tuyên bố chung kêu gọi các bên "tự kiềm chế", "tránh leo thang tranh chấp" tại vùng biển này.

biendong3

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội ngày 12/11/2020. Reuters - Kham

Các bộ trưởng quốc phòng 10 quốc gia ASEAN họp hội nghị ADMM lần thứ 14 qua mạng trong bối cảnh đại dịch Covid. Việt Nam là nước chủ nhà. Điểm thứ ba trong Tuyên bố chung "tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, cũng như đòi hỏi tự kiềm chế trong các hoạt động có thể làm phức tạp hơn tình hình hay làm leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".

Tuyên bố chung của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng nhắc lại là các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các bộ trưởng ASEAN cũng nhấn mạnh đến việc "duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Hôm nay, các bộ trưởng ASEAN cũng họp qua mạng với các đồng nhiệm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và cùng với bộ trưởng quốc phòng một số quốc gia khác trong khuôn khổ cơ chế ADMM+, với ASEAN là trụ cột. ADMM+ được coi là diễn đàn chính thức duy nhất của các bộ trưởng quốc phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị ADMM+ mở rộng diễn ra trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung gia tăng.

Trọng Thành

**********************

Các căn cứ Trung Quốc ở Trường Sa không có giá trị về quân sự ?

Trọng Nghĩa, RFI, 09/12/2020

Trong bối cảnh các hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh tiếp tục gây quan ngại nơi các nước bên trong và bên ngoài khu vực, một tạp chí chuyên đề Trung Quốc mới đây đã có một phân tích bi quan khác thường về giá trị của các tiền đồn mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng ở Trường Sa, không ngần ngại cho rằng về mặt quân sự, các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông hầu như không có giá trị.

biendong4

Ảnh chụp Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef,) từ máy bay dọ thám Mỹ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.  Reuters

Theo đài truyền hình Mỹ CNN ngày 07/12/2020, và nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trước đó một hôm, đó là một bài viết đăng trên nguyệt san Naval and Merchant Ships của Tập Đoàn Đóng Tàu Nhà Nước Trung Quốc CSSC, trụ sở ở Bắc Kinh. Tập đoàn này là một nhà cung cấp quan trọng cho Hải Quân Trung Quốc.

Nội dung bài viết trên tạp chí quân sự Trung Quốc đã đã được CNN nêu bật trong hàng tựa : "Bắc Kinh có thể đã xây dựng các căn cứ ở Biển Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể bảo vệ các cơ sở này". SCMP thì đi sâu hơn vào chi tiết, ghi nhận các căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông "rất dễ bị tấn công" và "không đóng góp gì nhiều" trong trường hợp nổ ra xung đột.

"Những điểm yếu tự nhiên xét về khả năng tự vệ"

Theo CNN, Bắc Kinh đã bỏ ra nhiều năm để biến các đảo đá ở Biển Đông thành các căn cứ quân sự và sân bay, trên môt vùng biển rất xa Hoa Lục và các đảo lớn khác, trải rộng trên 3,3 triệu km vuông. Tuy nhiên, theo các tác giả trong bài phân tích trên tờ báo Trung Quốc, các căn cứ này "có lợi thế độc nhất vô nhị trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và duy trì sự hiện diện quân sự ở vùng biển xa", nhưng lại có "những điểm yếu tự nhiên xét về khả năng tự vệ".

Theo nguyệt san Naval and Merchant Ships, về vị trí địa dư chẳng hạn, các tiền đồn trên đây cho phép Trung Quốc mở rộng quyền kiểm soát ra tận khu vực Trường Sa, nhưng các căn cứ này lại ở rất xa những nơi có thể tiếp ứng trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

Một ví dụ được nêu bật là trường hợp Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở Trường Sa, cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 1.000 km, và cách quần đảo Hoàng Sa, cũng do Bắc Kinh kiểm soát, đến 800 km. Với khoảng cách này, các chiến hạm tiếp ứng nhanh nhất của Trung Quốc sẽ phải mất hơn 20 tiếng mới tới được bãi đá.

Chính vì khoảng cách quá xa đó mà Trung Quốc khó có thể triển khai chiến đấu cơ của họ đến nơi một cách hiệu quả, vừa do vấn đề tiếp tế nhiên liệu trên không, vừa có thể dễ bị chiến hạm đối phương đánh chặn hoặc tấn công. Bắc Kinh hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động, về lý thuyết có thể được triển khai tới Biển Đông, nhưng các con tàu này cũng cần phải ở gần khu vực vào thời điểm xảy ra bất kỳ sự cố nào.

"Mồi ngon cho đối phương"

Bài báo trên nguyệt san Trung Quốc còn nêu bật nguy cơ các tiền đồn này là mồi ngon cho tên lửa, máy bay và chiến hạm của đối phương khi nổ ra xung đột, do vị trí xa xôi của các căn cứ, khó nhận được sự yểm trợ từ đất liền.

Các tiền đồn Trung Quốc ở Trường Sa, theo bài báo, có thể là mục tiêu của cả hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ và Nhật Bản, hoặc lực lượng Hải Quân của hai nước này trong khu vực. Và ngay cả khi không bị trực tiếp tấn công, các căn cứ này sẽ dễ dàng bị phong tỏa, khiến cho các nguồn tiếp tế bị ngăn chặn.

Bài báo ghi nhận : "Các nơi trú ẩn trên đảo thiếu thảm thực vật, đất đá tự nhiên và các lớp phủ khác che chắn, lại không có độ cao cần thiết so mực nước biển, khiến cho nhân sự và tài nguyên không thể trụ lại lâu dài trong các công sự ngầm dưới đất". Chính vì lý do đó mà khả năng chống trả những cuộc tấn công "rất hạn chế".

Theo chuyên gia quốc phòng Malcolm Davis, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ASPI, còn có nhiều vấn đề khác khiến việc bảo vệ các hòn đảo trở nên đặc biệt khó khăn : "Điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Biển Đông - nước mặn ăn mòn, thời tiết xấu - khiến cho gần như không thể triển khai bất cứ thứ gì trên các đảo để bảo vệ các căn cứ này".

Theo chuyên gia Davis, các loại chiến đấu cơ rất đắt tiền và tối tân sẽ gần như không hoạt động được "trong vòng một tuần, hoặc lâu hơn một chút, trên những hòn đảo này". Ngoài ra, cho dù một số căn cứ có thể hữu hiệu trong việc bắn trả, các nơi này sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông.

Đối với chuyên gia Davis, "những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là thôn tính một vùng hàng hải quốc tế, kiểm soát và chiếm đoạt các vùng biển quốc tế, và để làm được điều đó, họ cần phải hiện diện thường xuyên trong khu vực". Các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo chuyên gia Úc, đủ để cho phép Trung Quốc áp đặt các yêu sách lãnh thổ trước mắt, nhưng rõ ràng là "Bắc Kinh không có một bước đi thực tế nào trong dài hạn, vì họ không thể thực sự bảo vệ những căn cứ đó".

Mối e ngại Bắc Kinh trả đũa

Vấn đề mà CNN ghi nhận là Bắc Kinh có thể dựa trên thực tế rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào một căn cứ của họ ở Biển Đông – kể cả vào một tiền đồn bị coi là phi pháp theo luật quốc tế - sẽ bị xem là một hành động chiến tranh chống lại một cường quốc hạt nhân với nguồn lực quân sự to lớn.

Mối đe dọa bị Trung Quốc trả đũa có thể đủ để khiến cho không nước nào dám tấn công vào các tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông.

CNN cũng đặc biệt ghi nhận rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có các căn cứ hiểm yếu ở xa đất liền có thể bị tiêu diệt bằng các cuộc tấn công phủ đầu. Đảo Guam của Mỹ hay đảo Okinawa của Nhật Bản, nơi có các căn cứ không quân lớn của Mỹ, đều nằm trong tầm tấn công tên lửa của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh đã nhắc nhở Washington trong quá khứ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, và kể từ năm 2014 đã xây dựng các bãi đá ngầm và bãi cát nhỏ thành các đảo nhân tạo kiên cố có tên lửa, phi đạo và hệ thống vũ khí.

Hoa Kỳ - xem các tuyên bố của Trung Quốc là bất hợp pháp - đã phản công bằng cách điều tàu chiến đến gần các đảo đá mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm đóng, trong những chiến dịch "bảo vệ tự do hàng hải". Washington và các đồng minh nói rằng các cuộc tuần tra như vậy chính là thực thi quyền đi lại tự do trong vùng biển quốc tế, trong khi Trung Quốc cho rằng đó là hành động vi phạm chủ quyền của họ.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Cội nguồn Covid : Trung Quốc cho phép chuyên gia WHO điều tra từ xa

Covid, Vac-xin, Chính trường Mỹ, Brexit, Khí hậu, những vấn đề được gọi là khủng hoảng hay bế tắc chiếm hầu hết các trang chính báo chí Pháp. Le Figaro đặc biệt tập trung vào cuộc điều tra cội nguồn Covid-19, vì sao bị khó khăn và cản trở.

covi1

Mô hình virus corona - Covid-19. Ảnh chụp ngày 11/11/2020 tại Triển lãm Y tế Thế giới, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.  AFP - STR

Trang nhất báo Pháp hôm nay khá đa dạng. Do hệ quả Covid, muc tiêu chống biến đổi khí hậu bị lãng quên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện chương trình xanh cho dù các nước đã phải chi ra 10.000 tỷ đôla, 12% GDP, để chống đỡ cho kinh tế, tựa và dẫn nhập của Le Monde.

La Croix Le Monde cùng giới thiệu chiếc hàng không mẫu hạm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân  "hầu đáp ứng với những thách thức trên biển trong tương lai và sẽ thay thế tàu sân bay Charles De Gaulle kể từ 2038 với những máy bay chiến đấu tương lai".

Libération giành trang bìa và 4 trang trong để khen ngợi cầu thủ bóng đá Câu lạc bộ Paris Saint-Germain, Pháp và Basaksehir, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thanh bỏ sân đấu để phản đối trọng tài Rumani gọi một huấn luyện viên da đen là "anh đen". Theo nhật báo thiên tả, đây là một hành động dũng cảm trong giới bóng đá dứt khoát dấn thân chống kỳ thị chủng tộc.

La Croix mời độc giả theo dõi hành trình của một liều vac-xin chống Covid, tựa trên trang nhất.

Một năm sau, nguồn gốc Covid-19 vẫn là điều bí ẩn. Trung Quốc không cho chuyên khoa học gia quốc tế nhập cảnh điều tra về loài vật trung gian đem siêu vi lây qua người. Le Figaro cống hiến ba bài báo.

Trung Quốc vẫn bế quan

1,5 triệu nạn nhân đã chết vì Covid-19 nhưng cuộc điều tra về cội nguồn của siêu vi thủ phạm gặp đầy khó khăn. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ làm mọi cách để truy tìm nguồn cội nhưng Bắc Kinh vẫn cho là siêu vi xuất phát từ bên ngoài và không cho chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc.

Con tê tê không còn bị nghi ngờ, nhưng tất cả các câu hỏi khác đều tồn tại : Bằng cách nào siêu vi Sars-CoV-2 qua được rào cản sinh vật học, lây nhiễm tràn lan trên địa cầu giết chết 1,5 triệu người ? Chính quyền Trung Quốc tiếp tục không cho các nhà khoa học nước ngoài đến Vũ Hán. Thái độ này chỉ làm chậm trễ tiến trình điều tra và cho phép Bắc Kinh nhấn mạnh vào giả thuyết gây tranh cãi là siêu vi không xuất phát từ Trung Quốc. Và sau đó, cho "siêu vi chìm xuồng".

Theo Le Figaro, phải chờ gần một năm cuộc họp đầu tiên trong giới chuyên gia được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trao nhiệm vụ điều tra mới được triệu tập lần đầu tiên, và qua truyền hình trực tuyến với các đồng nghiệp Trung Quốc hồi cuối tháng 10. Danh sách chuyên gia tham dự chắc chắn phải được Bắc Kinh chấp thuận.

Cho dù bác sĩ Mike Ryan, đặc trách tình trạng khẩn cấp của WHO yêu cầu Trung Quốc cho phép chuyên gia quốc tế được đến tận Vũ Hán và chợ động vật hoang dã để hợp tác với chuyên gia Trung Quốc nhưng không một người nào được tới. Cho đến nay, cuộc điều tra do chuyên gia Trung Quốc thực hiện trong khi đồng nghiệp nước ngoài ngồi ở nước ngoài xem báo cáo và lập trình "thủ tục nghiên cứu" truy tìm.

Theo những nhà khoa học Tây phương có thể siêu vi sống ký sinh trong loài dơi và "biến đổi" để có được khả năng lây cho người. Nhưng lây bằng cách nào và từ bao giờ ? Câu hỏi không có câu trả lời. Sinh vật trung gian bị nghi oan là con tê tê. Tại Trung Quốc đã từng xảy ra dịch viêm phổi cấp tính sát hại hàng loạt heo chăn nuôi vào năm 2003 mà siêu vi Sars-CoV-1 bà con của Sars-CoV-2 . Chính phủ Trung Quốc cần phải nói rõ chuyện gì xảy ra trong các trại chăn nuôi.

Donald Trump vẫn tố cáo Trung Quốc làm xẩy siêu vi từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, khẳng định có chứng cớ nhưng không cung cấp. Giả thuyết "có bàn tay con người" cũng khó có thể xảy ra vì đòi hỏi điều kiện mà khoa học chưa đủ khả năng xử lý.

Giả thuyết thì nhiều mà khả tín thì không có cái nào. Thời gian càng kéo dài thì dấu tích càng tan biến và lẫn lộn vào nhau : siêu vi đã lây qua người và người đã lây sang thú.

Theo bác sĩ Mike Ryan, mọi người đều muốn nhanh chóng tìm ra sự thật. Đồng nghiệp Trung Quốc cũng rất nôn nóng.

"Thế thì họ chứng tỏ đi", nhật báo thiên hữu khiêu khích.

Vac-xin Covid Mỹ và Anh : kết quả thử nghiệm được công bố

Một năm sau khi đại dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán, cho dù vac-xin đã có nhưng tiêm ngừa là một vấn đề. Kết quả đầu tiên đã được kiểm chứng và công bố, tựa của Le Monde Libération. Còn theo La Croix, tại Châu Âu, với những phương tiện dồi dào nhất, hoàn tất chiến dịch tiêm ngừa không phải là dễ.

Những kết luận khoa học về hiệu năng vac-xin của hai viện bào chế AstraZeneca (Anh) và Pfizer –BioNTech (Mỹ-Đức) đã được tạp chí khoa học có uy tín The Lancet xác nhận. Trong số những người tình nguyện có bao nhiêu người vẫn bị lây nhiễm, những ai bị phản ứng phụ, phản ứng phụ ra sao (sưng đỏ chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt nhẹ...) đều được báo cáo. Những ẩn số chưa có giải đáp cũng được trình bày (không rõ hiệu năng có hơn hai tháng hai không, vì thời gian theo dõi thử nghiệm chưa đủ dài đối với cả hai). Ẩn số khác là không biết người được miễn nhiễm, trong trường hợp bị lây, có (vô tình) truyền siêu vi cho người chung quanh hay không ?

La Croix đặt vấn đề hậu cần và tổ chức tiêm đại trà : Phải chờ đến mùa Xuân, ba hoặc bốn tháng nữa, mới có đủ vac-xin cho đông đảo dân chúng. Từ vận chuyển cho đến nơi tích trữ đều được giữ bí mật. Theo nhật báo công giáo, tại Châu Âu, 27 thành viên đã phối hợp phân phối thuốc tiêm, khoảng 2 tỷ liều đã được đặt hàng.  Ý dự trù tiêm cho 70% dân số, Tây Ban Nha huy động tất cả các trung tâm y tế công tư, Đức lập ra những "sân tiêm ngừa" dã chiến.

Dân Pháp chờ tin ngày 15/12/2020

Tại Pháp, người dân mong đến ngày 15/12 với hy vọng chính phủ  sẽ nới nhẹ biện pháp chống dịch để mọi người  vui vẻ đón Giáng sinh và Tất niên. Les Echos cảnh báo coi chừng thất vọng.

Trong một bài tường thuật dài và dựa theo số liệu mới nhất của Viện Pasteur, nhật báo kinh tế kêu gọi không nên giảm cảnh giác. Ngưỡng lây nhiễm hàng ngày 5000 ca mà tổng thống Macron đề ra để tiến hành bỏ phong tỏa khó có thể đạt được vào ngày 15 tháng 12. Tóm lại là phải từ bỏ hy vọng "phá rào" họp mặt trong dịp lễ cuối năm, Giáng sinh và  ăn Tết Tây.

Ngày 15 tháng 12, trên nguyên tắc, chính phủ sẽ cho phép các rạp hát, chiếu phim, kịch nghệ mở lại cùng với sinh hoạt thể thao của trẻ em cũng như bỏ lệnh xuất trình giấy xin di chuyển.

Tuy nhiên, vì vận tốc lây lan của Covid vẫn còn cao, 13 ngàn ca ngày hôm qua, theo Les Echos, chính phủ Pháp có thể ban hành lệnh giới nghiêm vào lúc 20 giờ sẽ gây khó khăn cho ngành giải trí. Chương trình dự thánh lễ nửa đêm đón sinh nhật Chúa và Giao thừa Tết tây sẽ bị xáo trộn vì đêm 24 và 31 vẫn bị giới nghiêm.

Phải cứu nền dân chủ Mỹ

Vì sao nền dân chủ Mỹ bị đe dọa và vì sao phải cứu, cứu bằng cách nào ? Đó là nội dung bài thời luận của Le Monde.

Theo nhà báo Sylvie Kauffmann, Donald Trump hết làm tổng thống là tin vui vẻ nhưng tin buồn là ông ấy vẫn ở đó. Đảng Cộng hòa đã nằm trong tay Donald Trump, ông cũng quyên được hơn 200 triệu đôla để tài trợ chiến dịch phản đối kết quả bầu cử. Cho đến nay chỉ có 27 dân biểu Cộng hòa trên 249 công nhận chiến thắng của Joe Biden.

Vì sao phải cứu nền dân chủ Mỹ vì từ Thế chiến thứ hai đến nay Mỹ là mô hình dân chủ của thế giới tự do làm gương và là niểm mong ước của nhiều nước khác. Để tiếp tục làm lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ phải đánh bóng chế độ dân chủ sau bốn năm Donald Trump. Vấn đề, như Barack Obama lo ngại, xu hướng mị dân đã là ngon sóng ngầm trước khi Donald Trump lao vào chính trường. Joe Biden chỉ có hai giải pháp một là phục hưng hay là cải cách. Theo Le Monde, không nên chọn giải pháp phục hưng vì phe Donald Trump còn đó.

Tú Anh

Published in Châu Á

Trung Quốc nguy hiểm cho thế giới hơn hẳn Liên Xô cũ

Trong bài "Mưu đồ toàn trị của Trung Quốc" đăng trên Les Echos hôm nay 07/12/2020, tác giả Dominique Moïsi nhận định trong suốt một thời kỳ dài, Châu Âu sống với sự đe dọa của Liên Xô và dưới sự bảo vệ của Mỹ. Ngày nay, mối đe dọa đến từ Trung Quốc, nghiêm trọng hơn, đáng lo hơn rất nhiều.

trungquoc1

Rượu vang Úc trưng bày tại hội chợ nhập khẩu nông sản Thượng Hải ngày 05/11/2020. Mặt hàng này bị Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu đến 220% để trả đũa việc Úc đòi điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona. AP - Mark Schiefelbein

Trung Quốc : Bậc thầy về ỷ mạnh hiếp yếu

Từ Hồng Kông cho đến Úc, Bắc Kinh tỏ ra là bậc thầy trong nghệ thuật đe dọa. "Nếu các vị coi Trung Quốc là kẻ thù, thì chúng tôi sẽ là kẻ thù" : Trước những cáo buộc, Bắc Kinh thường lật ngược lại như thế. Sự trả đũa thô bạo vì Úc "dám" đòi hỏi làm rõ nguồn gốc của virus gây dịch Covid-19, là một cảnh báo không chỉ đối với Úc mà còn cho cả thế giới.

Bắc Kinh tấn công vào tự do ngôn luận của người Úc, đối với tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc ; bằng những thủ đoạn từ áp lực kinh tế trắng trợn nhất cho đến chỉnh sửa ảnh để bôi nhọ quân đội Úc. Không đùa được với Bắc Kinh, nhất là đối với một nước phương Tây, dân số ít và gần gũi địa lý với đế quốc Trung Hoa.

Năm 1947, tướng De Gaulle ví von những chiếc xe tăng Xô-viết đã tiến gần nước Pháp, liệu công thức này có thể áp dụng cho Con đường tơ lụa ngày nay ? Đã hẳn thách thức từ Liên Xô và Trung Quốc có tính chất khác nhau, Trung Quốc ở xa hơn, và xe tăng Trung Quốc cũng không có ý định thay thế chiến xa Liên Xô. Tuy vậy, mối đe dọa từ Bắc Kinh là có thực, và nguy hiểm hơn rất nhiều so với Moskva.

Đế quốc Liên Xô cũ không có đủ phương tiện cho tham vọng của mình, và không nuôi ý định "phục hận" như Bắc Kinh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc diễn ra theo ba giai đoạn. Trước hết, ngay từ đầu thập niên 80, nhằm không để cho Nhật Bản độc chiếm phép lạ Châu Á. Thứ hai, từ cuối thập niên 90, đòi hỏi tư cách "đại huynh" ở Châu Á. Và phải chăng họ đang bước vào giai đoạn thứ ba : tham vọng Trung Quốc không dừng lại ở châu lục này, mà bao trùm lên toàn cầu, trong đó khẳng định ưu thế của chế độ toàn trị so với mô hình dân chủ ?

Nếu chỉ nói đơn thuần về mặt kinh tế, do gần gũi về địa lý, nên lâu nay nước Úc đã hưởng lợi với sự tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng về mặt địa chính trị, Úc lâm vào thế bất lợi.

Canberra cần có được sự ủng hộ của tất cả các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, và hơn nữa, của cả thế giới phương Tây. Úc kêu gọi "địa lý của các giá trị", tất nhiên không phải là việc mở rộng NATO sang Thái Bình Dương, nhưng xung đột Úc-Trung Quốc cho thấy cần phải mở mắt trước thách thức từ Bắc Kinh. Đối với thế giới dân chủ, tham vọng ngày càng lớn và thái độ ngang ngược của Trung Quốc cần phải được coi là mối đe dọa hàng đầu.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, động cơ cho mối quan hệ giữa Châu Âu và Hoa Kỳ nay đã được tìm thấy. Đó là phải đối mặt với Trung Quốc về kinh tế và công nghệ, ngoại giao và chiến lược, cuối cùng là ý thức hệ - một nhiệm vụ phức tạp. Và như vậy, trước hết không thể coi việc né tránh xung đột Mỹ-Trung là ưu tiên hàng đầu.

Vào thời buổi của Joe Biden và Tập Cận Bình, coi Washington và Bắc Kinh như nhau là diễn giải vô cùng sai lệch, hơn nữa sẽ là ngõ cụt chiến lược cho Châu Âu. Ai có thể thuyết phục được Berlin rằng xu hướng của Châu Âu là không chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Rõ ràng ưu tiên phải dành cho việc bảo vệ mô hình dân chủ trước thể chế độc tài mà Trung Quốc đứng hàng đầu.

Đối với những ai đã từng biết đến bức tường Berlin, các dấu hiệu toàn trị ngày càng thấy rõ trong thái độ Bắc Kinh. Khi nước Mỹ không còn như thời chiến tranh lạnh, và Trung Quốc nguy hiểm hơn nhiều so với Liên Xô, không nên đánh đồng Hoa Kỳ với Trung Quốc. Khi ra khỏi NATO, tướng De Gaulle đồng thời cam kết với nước Mỹ là Pháp luôn sẵn sàng hỗ trợ khi nào cần đến, và theo tác giả Moïsi, nay cũng cần khẳng định điều này.

Những người ủng hộ Trump vẫn tin vào chiến thắng

Về nội tình nước Mỹ, thông tín viên Les Echos cho biết tổng thống Donald Trump đã có cuộc mít-tinh đầu tiên sau bầu cử tổng thống tại Georgia. Ông tiếp tục tố cáo cuộc bầu cử ngày 03/11 là gian lận, đồng thời kêu gọi cử tri dồn phiếu cho hai ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào tháng Giêng.

Với cùng một khung cảnh : tại một đường băng sân bay, và những người ủng hộ nhiệt thành, Donald Trump khẳng định tiếp tục chiến đấu. Những người hâm mộ nhiều lần hô vang "Chấm dứt gian lận". Hai ứng viên Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler không giành được đủ số phiếu trong vòng đầu, nhưng chỉ cần một trong hai người chiến thắng lần này là đủ để đảng Cộng hòa chiếm được đa số ở Thượng Viện. Ngược lại, cả hai ứng cử viên Dân chủ đều phải thắng để đạt tỉ số 50-50.

Nhiều người trong cử tọa vẫn tin vào chiến thắng của tổng thống Trump, trong khi ngày mai là hạn chót các bang phải xác nhận kết quả và các đại cử tri sẽ bỏ phiếu ngày 14/12. Một người cho biết có thể vụ việc sẽ phải lên tới Tối cao Pháp viện. Hai thanh niên đến từ Florida nói với nhà báo Pháp, có thể đây là cuộc mít-tinh cuối cùng của chiến dịch và của ông Trump với tư cách tổng thống, nên họ nhất quyết phải tham dự. Một người ủng hộ từ Minnesota lặn lội tới thổ lộ đã rao bán nhà để chuyển đến "một bang đỏ" (thuộc Cộng hòa). Cần ghi nhận là ê-kíp của tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa đã huy động được đến 250 triệu đô la cho chiến dịch pháp lý.

Dân Mỹ nên đợi đến sang năm mới ăn Noël 2020 ?

Riêng về tình hình đại dịch Covid, Le Monde tỏ ra lo ngại khi "Nước Mỹ đã mất kiểm soát", còn Les Echos ghi nhận "Hoa Kỳ chuẩn bị tái phong tỏa".

Người dân Nam California và 5 hạt của San Francisco cùng với thành phố Berkeley được yêu cầu không ra khỏi nhà trong ba tuần. Trước đó, bất chấp khuyến cáo của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC), nhiều người Mỹ đã đi xa để mừng lễ Tạ Ơn với người thân, và một đợt dịch mới có thể xảy ra trong dịp lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch.

Les Echos trích dẫn đề nghị trên tạp chí Newsweek : dời việc mừng lễ Noël sang năm 2021 để tránh hậu quả của thảm họa, trong lúc sắp có vaccin.

Tuần báo Mỹ tỏ ra lo ngại, vì sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), số nạn nhân Covid đã tăng rất cao, thậm chí còn đưa ra so sánh : thứ Năm tuần trước số tử vong là 2.918 người, gần bằng số nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001 là 2.977 người. Giáo sư Jennifer Dowd, trường đại học Oxford (Anh) nhấn mạnh, việc mất đi một người thân trong gia đình vì con virus từ Vũ Hán sau lễ Noël sẽ là một bi kịch, càng đau xót hơn khi vaccin sắp được phân phối. "Không ai có thể chấp nhận bị hy sinh trong chiến hào vào ngày ký kết hiệp ước hòa bình !".

Theo tờ báo Pháp, lẽ ra Newsweek nên kể ra thêm tên Augustin Trébuchon, được một số nhà sử học coi là chiến binh Pháp cuối cùng tử trận vào ngày 11/11/1918, ngày kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Hay Henry Gunther, người lính Mỹ chết đúng 1 phút trước khi đình chiến. Với 283.000 người tử vong, nước Mỹ trả giá đắt cho đại dịch xuất phát từ Trung Quốc. Tại sao người Mỹ không thể chờ đến mùa xuân hay mùa hè tới, để tránh những cuộc di chuyển vào dịp lễ cuối năm ; một bữa tiệc thịt nướng (barbecue) thay vì gà tây ?

Venezuela : Đối lập bất lợi khi tẩy chay bầu cử Quốc Hội

Tại Châu Mỹ la-tinh, Le Figaro nói về "Thách thức nguy hiểm của việc các đảng đối lập Venezuela tẩy chay bầu cử", khi ông Juan Guaido và các đảng ủng hộ ông quyết định không tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội vào Chủ nhật 06/12 tới.

Tổng thống lâm thời được 50 quốc gia công nhận, và "G4" (tức bốn đảng lớn ủng hộ ông Guaido là Primera Justicia, Voluntad, Nuevo Tiempo, Accion Democratica) từ chối tranh cử, cho rằng các điều kiện không bảo đảm cho một cuộc bầu cử công bằng.

Theo MAS, một đảng nhỏ không tham gia tẩy chay, thì không nên tạo ra ảo tưởng là trừng phạt sẽ làm sụp đổ chế độ, hay can thiệp từ bên ngoài, đảo chánh. Còn với đảng Union et Progresso, "cách duy nhất để chống lại một chính phủ là bầu cho đối lập". Nhưng nhiều người dân nghi ngờ sự khả tín của các máy kiểm phiếu được mua từ…Trung Quốc. Một vấn đề nữa là làm thế nào Juan Guaido có thể tồn tại vì đến ngày 06/01, khi Quốc Hội mới bắt đầu hoạt động, thì nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc.

Pháp : Xét xử vụ sát hại gà trống Marcel

Cuối cùng là một câu chuyện pháp đình : Vụ sát hại gà trống Marcel hôm nay được đưa ra xét xử tai Ardèche, Pháp. Bản kiến nghị đòi "Công lý cho gà trống Marcel" đến nay đã thu thập được trên 86.000 chữ ký.

Hồi tháng Năm, chú gà trống tên Marcel quản lý sáu cô gà mái màu nâu đỏ, mỗi ngày vẫn gáy lên vài tràng kiêu hãnh, đã bị "sát hại một cách thô bạo". Và vườn rau của gia đình Verney bị rải một hóa chất nào đó khiến những quả phúc bồn tử, cà chua… đều biến thành màu nâu. Rốt cuộc một người láng giềng thú nhận là thủ phạm ám sát chú gà trống "bằng súng và gậy sắt". Chủ của gà Marcel hy vọng sẽ có một bản án thích đáng đối với những cư dân mới ở vùng quê không chấp nhận tiếng kêu của những chiếc lục lạc, tiếng hí của những con lừa. Những nạn nhân gần đây nhất có thể kể : gà lùn Bali, gà tây Marcel… tổng cộng khoảng 50 vụ trên cả nước Pháp trong năm qua !

Noël, dịch bệnh : Tựa chính báo Pháp

Về thời sự nước Pháp, Le Figaro lo âu khi "Trợ giúp y tế của nhà nước cho người cư trú bất hợp pháp tăng vọt" : hàng năm chính phủ Pháp phải chi hơn 1 tỉ euro để bảo hiểm y tế cho trên 330.000 người không giấy tờ. Libération chỉ trích "Sinh thái : Macron, người phản bội" do tổng thống Pháp hủy bỏ đến 60% những điều ông đã cam kết về môi trường sáu tháng trước. La Croix đăng ảnh một em bé với cây thông Giáng Sinh, chạy tít "Một Noël tái sáng tạo". Trong thời kỳ đại dịch, người dân Pháp mừng lễ trong điều kiện bị phong tỏa, và đây là dịp để suy ngẫm về ý nghĩa sâu sắc của lễ Chúa giáng sinh.

Còn về quốc tế, Les Echos chạy tựa "Trận chiến cuối cùng" : Vẫn chưa có được thỏa thuận Brexit giữa Liên hiệp Châu Âu với Luân Đôn, rất nhiều điểm bất đồng chưa giải quyết được, và Pháp sẵn sàng phủ quyết để bảo vệ quyền đánh cá. Le Monde nhận xét "Hoa Kỳ phân tán  trước đại dịch" : Covid hoành hành mạnh hơn nhiều so với đợt dịch trước, cơ quan y tế liên bang cảnh báo ba tháng tới sẽ là "thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử nước Mỹ về dịch tễ".

Thụy My

Published in Quốc tế

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

china1

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây : "làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng".

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc.

Giờ đây, khi chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp, bà Wang trở lại quê nhà của mình ở vùng núi. Năm ngoái, bà và gia đình đã dùng số tiền tiết kiệm nhỏ để mở một nhà nghỉ lấy tên là "Đến để tận hưởng – Meet Come Enjoy".

Ngay từ thời Mao Trạch Đông, những người dân nghèo ở vùng nông thôn đã được xem là lực lượng chiến lược để tiến hành cách mạng của Đảng cộng sản Trung Quốc ; những người này sau đó phải canh tác trong các hợp tác xã với năng suất thấp thảm hại. Nhiều thập niên sau, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, ông chuyển họ đến làm việc trong các nhà máy và công trường ở vùng thành thị. Ông Tập đang sử dụng lực lượng này lần thứ ba. Để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu có ở đô thị với những người nghèo ở làng quê Trung Quốc, ông cố gắng phục hồi dân số của các thị trấn vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây.

Ông Tập đã cam kết sẽ xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực trong năm nay trước thềm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2021, đây là một mục tiêu quan trọng nhằm cho thấy sự hiệu quả trong cách điều hành "chỉ đạo từ trên xuống" của ông. Để đạt được mục tiêu đó, ông đã dồn sự quan tâm của Đảng và ngân sách của Nhà nước vào các vùng quê như ngôi làng của bà Wang, những nơi đang chìm trong tình cảnh tồi tàn trong khi các thành phố lớn của Trung Quốc thì trở nên giàu có nhờ lao động nhập cư. Ông Tập quảng bá nỗ lực của mình sẽ san bằng những bất bình đẳng đang ngày càng hiện rõ có thể đe dọa đến tính chính danh của Đảng.

Ông Tập, người lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2012, cần một công thức mới để chuyển đổi nền kinh tế. Ông kế thừa mô hình tăng trưởng dựa trên việc sản xuất hàng loạt những hàng hóa rẻ tiền, mô hình này đã chứng tỏ được hiệu quả nhưng nó bắt đầu bộc lộ hạn chế khi chi phí sản xuất tăng lên và các nước bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất đi nơi khác. Ông Tập hy vọng mô hình thay thế sẽ là tăng trưởng tiêu dùng trong nước, điều đòi hỏi phải cải tạo lại nền kinh tế ở khu vực nông thôn.

Là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, ông Tập đang có tầm nhìn về những vùng nông thôn đầy hứa hẹn kinh tế có thể thuyết phục người dân địa phương rằng các thị trấn nhỏ cũng mang lại nhiều cơ hội không kém gì các thành phố lớn.

Ở Thượng Hải, vợ chồng bà Wang sẽ chẳng bao giờ đủ tiền để mua nổi một căn hộ. Công việc cuối cùng của bà là làmcông nhân trong một nhà máy đóng gói thực phẩm, lương tháng 6.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 990 USD, có hỗ trợ các bữa ăn miễn phí.

Một ngày năm 2016, chủ tịch Trung Quốc xuất hiện trên truyền hình quốc gia trong một chương trình phát sóng từ làng quê của bà ở tỉnh An Huy. Ông Tập ngồi quây quần bên dân làng trên những chiếc ghế gỗ. Ông hỏi họ về giá cả thịt heo và nói rằng Đảng sẽ không để bất kỳ ai bị lãng quên trong công cuộc chống lại đói nghèo.

Hai năm sau, ngôi làng được chứng nhận đã thoát nghèo. Những cái giếng ở sân sau các ngôi nhà được thay thế bằng hệ thống nước máy làm ấm bằng năng lượng mặt trời. Xuất hiện những ngôi nhà mới hai tầng và các trạm sạc cho ô tô điện.

Bà Wang, 49 tuổi, cùng chồng rất hứng khởi. "Chúng tôi thấy có tia hy vọng ở làng quê này" bà nói.

Con trai bà đã sống từ nhỏ ở Thượng Hải nhưng không đủ điều kiện để đi học trung học ở đây vì cha mẹ không phải là cư dân của thành phố. Vì vậy bà Wang và gia đình đã trở lại làng Dawan vào năm ngoái và mở một nhà nghỉ.

Hơn 20 Homestay phục vụ bữa sáng đã mọc lên ở Dawan (loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương), rất nhiều công trình được xây mới. Những ngày nhà nghỉ của bà Wang vắng khách, chồng bà có thể làm việc ở các công trường gần đó với mức lương lên đến 150 Nhân dân tệ một ngày, tương đương khoảng 23 USD.

Bert Hofman, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, người đã có 9 năm đảm nhiệm các vị trí cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc cho biết : "Chủ trương hiện tại của Trung Quốc là mang việc làm đến cho người dân thay vì đưa người dân đến nơi có việc làm".

Vào cuối những năm 1970, khi hầu hết người Trung Quốc sống ở khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 200 USD/năm. Đảng tôn vinh Đặng Tiểu Bình vì các chính sách kinh tế và xã hội của ông đã giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo.

Bốn thập kỷ tiếp theo, các thành phố nhanh chóng được hiện đại hóa và trở nên thịnh vượng. Cư dân thành thị chiếm 60% dân số nhưng đóng góp tới 93% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc năm 2018 theo công ty nghiên cứu High Frequency Economics tại White Plains, New York.

china2

Cơ cấu dân số Trung Quốc vùng nông thôn và thành thị từ năm 1950 đến nay.

Năm 1950 (Thành thị : 11%, Nông thôn 89%) : Mao Trạch Đông bắt đầu ghi dấu ấn của Đảng cộng sản Trung Quốc bằng những chính sách tập thể hóa các cộng đồng ở nông thôn (công xã nhân dân) và điều chuyển cư dân thành thị về các làng quê, khiến đất nước rơi vào tình cảnh nghèo đói.

Năm 1979 (Thành thị : 19%, Nông thôn 81%) : Trong lần "phá rào" đầu tiên khỏi kế hoạch tập trung, Đặng Tiểu Bình đề ra cuộc cải cách cho phép nông dân được trồng những gì họ muốn.

Năm 1992 (Thành thị : 27%, Nông thôn 73%) : Đặng Tiểu Bình ủng hộ những cải cách kinh tế táo bạo hơn. Lần đầu tiên dân số nông thôn giảm xuống khi mọi người đi đến các thành phố tìm việc

Năm 2001 (Thành thị : 38%, Nông thôn 62%) : Đảng chấp thuận chương trình xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn kéo dài 10 năm để giúp đỡ các khu vực "lạc hậu". "Chiến lược phát triển miền Tây" nhắm mục tiêu cụ thể đến sự phát triển của các vùng xa xôi nhất.

Năm 2011 (Thành thị : 51%, Nông thôn 49%) : Trung Quốc đặt mục tiêu "xóa nghèo về cơ bản" vào năm 2020 trong một chương trình tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn. Lần đầu tiên dân số thành thị vượt qua dân số vùng nông thôn.

Năm 2016 (Thành thị : 57%, Nông thôn 43%) : Tập Cận Bình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo năm 2020 với các sáng kiến cụ thể về thu nhập, lương thực, quần áo, giáo dục, y tế và nhà ở cho 128.000 ngôi làng, tiếp theo là chiến dịch phục hồi vùng nông thôn, khuyến khích sự phát triển của các thị trấn nhỏ.

Năm 2020 (Thành thị : 61%, Nông thôn 39%- dự báo) : Ông Tập tuyên bố rằng tình trạng nghèo cùng cực đã được xóa bỏ bất chấp các tác động không đều của đại dịch Covid-19 đối với tầng lớp những người nghèo nhất ở Trung Quốc. 

Theo Cục Thống kê Quốc gia, mặc dù GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt mức 10.000 USD/năm tuy vậy thu nhập khả dụng bình quân (thu nhập sau thuế) chỉ khoảng 4.300 USD, con số bị kéo xuống bởi thành phần dân số nghèo nhất, hầu như 600 triệu người dân vùng nông thôn ở Trung Quốc chỉ kiếm được khoảng 1.700 USD một năm.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết vào tháng Năm : "Số tiền đó thậm chí còn không đủ để thuê một căn phòng ở một thành phố trung bình của Trung Quốc".

Chủ tịch Tập thừa nhận rằng uy tín của Đảng đang bị đe dọa. Ông nói trong một bài phát biểu về chính sách vào năm ngoái rằng : "Nếu những người này bị bỏ lại phía sau trong quá trình hiện đại hóa với một bên là các thành phố phồn hoa và một bên là những ngôi làng hoang tàn thì chúng ta sẽ không thể đạt được sứ mệnh lãnh đạo của Đảng cũng như những yêu cầu thiết yếu của chủ nghĩa xã hội".

china3

Bảng thu nhập khả dụng (thu nhập sau thuế) trung bình hàng năm của Trung Quốc giữa nông thôn (cam) và thành thị (xanh) giai đoạn 2013-2019

Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, trong chiến dịch chống đói nghèo, chính quyền trung ương đã chi hơn 80 tỷ USD hàng năm cho các trường học, trạm y tế, nhà ở và trợ cấp tiền mặt, chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Ở Trung Quốc, sống ở vùng nông thôn có rất nhiều bất lợi. Trường trung học cho đến bây giờ mới bắt đầu phổ biến, chăm sóc y tế chỉ ở mức cơ bản và ở một quốc gia mà bất động sản là con đường chính để làm giàu thì nông dân lại nắm giữ rất ít quyền sở hữu đất đai.

Nguyên tắc cốt lõi trong việc quản lý dân cư của Đảng cộng sản Trung Quốc là hệ thống đăng ký hộ khẩu, nó ràng buộc hầu hết người Trung Quốc với nơi sinh của họ. Việc phân loại người dân ở khu vực thành thị hay nông thôn về cơ bản đã tạo ra hai tầng lớp, trong đó người sống ở nông thôn không được hưởng nhiều quyền lợi như ở thành thị, từ giáo dục đến chế độ hưu trí.

Đối với Liu Bin, người thanh niên lớn lên ở một ngôi làng trên dãy núi Thái Hành Sơn, tỉnh Hà Bắc, việc được nhận vào một trường đại học ở Bắc Kinh hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội cho anh. Anh có bằng kế toán và đã làm việc tại thủ đô hơn 20 năm trong lĩnh vực bảo hiểm, truyền thông và các công việc khác. Nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy mình hòa nhập được và chính quyền vẫn coi anh là người xuất thân nông thôn.

Năm 2017, sau khi chính phủ bắt đầu tái thiết vùng quê của anh và cung cấp các khoản trợ cấp, cho vay đối với những người trở về, anh đã chuyển về cùng với vợ và con gái 9 tuổi. Anh thuê 33 mẫu đất vườn (13,4 ha) và bắt đầu nuôi gà, trồng khoai tây cùng các loại thảo mộc để làm thuốc bắc. Anh được chính phủ cho vay 21.000 USD với các điều khoản khá dễ dàng.

"Hiện trang trại vẫn chưa cho thu hoạch được nhiều và chúng tôi phải làm việc khá vất vả, tuy vậy chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc", anh cho biết. Có lúc anh ấy thiếu tiền đến nỗi phải trả nợ bằng những quả trứng.

Scott Rozelle, giáo sư đại học Stanford, người đã trực tiếp đến tận nơi nghiên cứu về các làng quê Trung Quốc từ năm 1983, cho biết chỉ đầu tư nhiều tiền thì không thể giải quyết ngay các yếu kém ở vùng nông thôn Trung Quốc, chẳng hạn như hệ thống giáo dục không đạt chuẩn.

Ông cho biết : "Trung Quốc phát triển như hôm nay vì Đặng Tiểu Bình đã giúp cho 800 triệu nông dân biết chữ, biết đếm và có tính kỷ luật". "Điều này trở thành một động lực đáng kinh ngạc đưa Trung Quốc từ nghèo đói lên một nước có mức thu nhập trung bình". Bây giờ Trung Quốc cần phải thực hiện bước kế tiếp để đưa nền kinh tế lên mức thu nhập cao và "bỗng nhiên số dân vùng nông thôn trở thành một trở ngại tiềm tàng trong tiến trình toàn cầu hóa và tự động hóa" ông nói.

Giống như những người tiền nhiệm, ông Tập thường lãng mạn hóa vùng nông thôn Trung Quốc. Khi còn trẻ, ông đã sống bảy năm ở tỉnh Thiểm Tây trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Một ấn bản nói về quan điểm chính thức của ông Tập cho biết : "Nhiều năm làm việc vất vả cùng dân làng đã giúp ông hiểu rõ về vùng nông thôn và người nông dân. Khi đến ngôi làng ông còn là một cậu thiếu niên chưa có lý tưởng nhưng khi rời đi đã trở thành một chàng thanh niên 22 tuổi với quyết tâm làm điều gì đó cho nhân dân".

Nếu công cuộc hồi sinh vùng nông thôn của ông Tập thành công, nó sẽ mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc một động lực lớn. Ông Tập cũng xem các kỹ thuật canh tác hiện đại là giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo lên thành trách nhiệm của cả đất nước, ông Tập muốn dựa vào các công ty lớn của Trung Quốc để tạo công ăn việc làm ở vùng nông thôn. Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt (Dalian Wanda Group) đã xây dựng khách sạn và trung tâm đấu bò tót tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, hai gã khổng lồ thương mại điện từ Alibaba và JD.com thì cam kết giao hàng trên khắp Trung Quốc để thúc đẩy tiêu dùng ở vùng nông thôn.

china4

Dân số nhập cư vào Bắc Kinh (trái) và Số công nhân Trung Quốc đang sống xa quê hương (phải).

Các thành phố lớn của Trung Quốc đã bắt đầu đặt ra giới hạn về dân số, xem những người tạm trú là mối đe dọa đối với sự ổn định. Cảnh sát kiểm tra thẻ căn cước của những người bị nghi ngờ là dân nhập cư trên tàu điện ngầm và thường xuyên đóng cửa các trường học và doanh nghiệp của người nhập cư với lý do chưa được cấp phép. Ở cả Quảng Châu và Thượng Hải đều chứng kiến một làn sóng người rời đi trong năm 2018.

Các chiến dịch của ông Tập phần lớn dựa trên dòng tiền và những biện pháp khuyến khích về mặt chính trị. Tuy nhiên những biện pháp này không phải lúc nào cũng là tự nguyện. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, khoảng 10 triệu gia đình bị cho là đang sống trong những ngôi nhà không đạt chuẩn đã phải di dời, nhà cửa của họ và đôi khi là toàn bộ khu dân cư bị san phẳng.

Ông Tập đã sử dụng sự chiến dịch xóa đói giảm nghèo để củng cố sự hiện diện của Đảng cộng sản Trung Quốc ở khắp các vùng nông thôn và các quan chức Trung Quốc cũng thực hiện nhiều hành động gây tranh cãi dưới cái tên "xóa đói giảm nghèo". Trước sự chỉ trích của các nhóm nhân quyền và chính quyền Trump về việc bắt giữ và ngược đãi người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, chính phủ Trung Quốc cho biết giáo dục và đào tạo người dân tộc thiểu số là một phần trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của họ.

Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo của ông Tập, chính phủ Trung Quốc đã xác định 5,5 triệu người có mức thu nhập "chạm đáy" là vấn đề cuối cùng cần phải giải quyết, họ giám sát tiến độ xử lý trên một bản đồ điện tử lớn tại văn phòng xóa đói giảm nghèo của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh. Cán bộ địa phương theo dõi từng hộ gia đình theo các tiêu chí về thu nhập, giáo dục và các tiêu chuẩn khác đồng thời thúc đẩy họ gia tăng thu nhập, chẳng hạn như cho lời khuyên về loại cây trồng nên canh tác.

Tháng 1 năm nay, tỉnh Giang Tô, một khu vực tương đối giàu có gần Thượng Hải, đã tuyên bố rằng trong số 80 triệu dân của tỉnh, chỉ có 17 triệu người là vẫn còn nghèo khó và chính quyền tỉnh cam kết sẽ đưa 17 triệu người đó thoát nghèo vào cuối năm.

Những tuyên bố lặp đi lặp lại của ông Tập rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực trong năm nay khiến cho khả năng mà chính phủ báo cáo những con số đi ngược lại mục tiêu này rất khó xảy ra, mặc dù nhà chức trách thừa nhận người nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.

Zhang Tao, 25 tuổi, lớn lên cùng ông bà ở quận Jinzhai tỉnh An Huy trong khi cha mẹ anh làm việc ở Tô Châu, một thành phố sáu triệu dân cách đó 420 km về phía đông. "Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt, bạn phải rời làng quê đi làm công nhân ở thành phố ; tất cả chúng tôi ở đây đều là những đứa trẻ bị bỏ lại", anh nói.

Năm 16 tuổi, anh theo cha mẹ đến Tô Châu để thực hiện điều đó, công việc ban đầu là công nhân học việc và sau đó là thợ hớt tóc. Tiệm hớt tóc mà anh mở cùng với một người bạn kinh doanh không thành công. Năm ngoái, anh mở một tiệm hớt tóc khác gần quê nhà và trở thành một trong 850.000 người mà chính quyền tỉnh hy vọng sẽ thu hút trở lại quê hương trong vòng 5 năm. "Tôi biết sớm muộn gì tôi cũng phải trở về quê nhà", anh nói.

Anh Zhang băn khoăn về quyết định của mình. Tất cả bạn bè của anh ấy đều ở Tô Châu. Anh có cảm giác số người bán hàng đang ngày một nhiều so với lượng khách hàng. Anh cho biết : "Kiếm tiền tại quê nhà không phải là điều dễ dàng".

Guan Zheng, một người khác trở về An Huy, đang bắt đầu công việc kinh doanh trồng hoa của mình. Tuy nhiên anh khá thất vọng vì không thể tìm được loại phân bón phù hợp cũng như có ít người hiểu biết về hoa để giúp anh ấy tiếp thị trực tuyến.

Đối với bà Wang, quyết định rời bỏ làng Dawan khi còn là trẻ không có gì để bàn cãi. "Ở nhà, thậm chí còn không có một xu", bà nói. "Ở bên ngoài, chúng tôi có thể kiếm được 200 Nhân dân tệ một tháng và chí ít còn gửi được chút tiền mua gạo về cho cha mẹ ở quê".

Mọi thứ bây giờ đã khác. "Quê hương của chúng tôi gần giống như thành phố chứ không còn là nơi nghèo nàn như trước nữa", bà Wang cho biết.

Chuyến thăm của ông Tập phần nào đã giúp làng Dawan trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

Những chiếc ghế mà ông Tập ngồi quây quần bên dân làng trong chuyến thăm giờ đây đã được bắt vít cố định, cùng với đó là mô hình đậu phộng mà dân làng đã mời ông và miếng thịt khô treo trên tường phía sau chỗ ông ngồi.

Trong một buổi chiều gần đây, có ba chiếc xe buýt chở đầy khách du lịch đang leo đồi tiến vào ngôi làng.

James T. Areddy

Nguyên tác : "China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside", The Wall Street Journal, 17/11/2020.

Nguyễn Thanh Hải dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế : 26/11/2020

Bài viết có sự đóng góp của Yin Yijun, Jonathan Cheng và Liyan Qi.

Published in Diễn đàn

Trung Quốc lại tìm cách gieo nghi vấn về xuất xứ của virus

Mai Vân, RFI, 23/11/2020

Thoạt nhìn không có gì quan trọng, nhưng nếu được lồng vào trong một loạt động thái gần đây của một số quan chức y tế Trung Quốc khác, tuyên bố này dường như nằm trong một chiến dịch mới của Bắc Kinh nhằm phủ nhận thực tế là virus gây dịch Covid-19 có xuất xứ từ Trung Quốc.

covi1

Chữ "Covid-19" phản chiếu trên một giọt thuốc từ đầu kim ống chích. Ảnh chụp ngày 09/11/2020.  Reuters – Dado Ruvic

Theo SCMP, trong một hội nghị khoa học trực tuyến hôm 19/11 vừa qua, ông Tăng Quang (Zeng Guang), nguyên trưởng nhóm chuyên gia dịch tễ học thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trung Quốc (CDC), đã khẳng định trở lại rằng tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng con virus corona, vốn đã gây bệnh cho hơn 56 triệu người trên toàn thế giới, dù được nhận diện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nhưng không hề xuất xứ từ đó.

Virus có thể xuất hiện ở nước khác trước Vũ Hán ?

Phát biểu tại hội nghị do nhà xuất bản Mỹ Cell Press và Ủy Ban Khoa Học và Công Nghệ Bắc Kinh tổ chức, nhà khoa học thuộc diện hàng đầu của Trung Quốc này tuyên bố : "Vũ Hán là nơi virus corona được phát hiện đầu tiên, nhưng đây không phải là nơi con virus bắt nguồn".

Để bảo vệ cho lập luận của mình, ông Tăng Quang đã trích dẫn một công trình nghiên cứu Ý cho rằng Sars-CoV-2, tên chính thức của virus corona, đã lưu hành nơi những người không có triệu chứng bệnh tại Ý vài tháng trước khi được tìm thấy ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông, trong những tuần lễ gần đây, ông Tăng Quang là nhà dịch tễ học cao cấp thứ hai của Trung Quốc đã lên tiếng về chủ đề đang gây tranh cãi liên quan đến nguồn gốc con virus.

Virus nhập vào Trung Quốc qua thực phẩm đông lạnh ?

Vào tuần trước đó, ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), hiện là trưởng nhóm dịch tễ học của CDC Trung Quốc, đưa ra nêu lên ý kiến tương tự, cho rằng mầm mống gây dịch bệnh có thể đã xâm nhập vào Trung Quốc qua sản phẩm từ thịt hoặc hải sản đông lạnh.

Đối với chuyên gia về Trung Quốc Sari Arho Havrén, làm việc tại Bruxelles và Hồng Kông, Bắc Kinh quả là đang tung chiến dịch phủ nhận việc virus gây dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc. Trên mạng Twitter ngày 20/11, chuyên gia Châu Âu này cho rằng "kiểu nói bóng gió" liên tục gần đây tại Trung Quốc về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm virus corona chủng mới "bắt đầu có ý nghĩa", gợi lên khả năng Covid-19 từ nước nước ngoài du nhập vào Trung Quốc để rồi bùng lên tại Vũ Hán.

Nhật báo phổ thông đại chúng Mỹ The New York Post ngày 20/11 vừa qua, khi đề cập đến việc Trung Quốc nêu bật bản nghiên cứu Ý, đã cáo buộc đích danh : "Trung Quốc đang sử dụng một nghiên cứu mới về sự lây lan sớm và thầm lặng của virus corona ở Ý để gieo rắc nghi ngờ về giả thuyết vững chắc theo đó quốc gia Châu Á này là nơi sinh ra đại dịch".

Bài nghiên cứu về giả thuyết Covid-19 có mặt ở Ý trước Vũ Hán

Công trình nghiên cứu Ý được Trung Quốc nhắc đến đã phát triển một giả thuyết từng được gợi lên vào mùa xuân vừa qua, theo đó con virus chủng mới đã lưu hành bên ngoài Trung Quốc sớm hơn người ta nghĩ.

Theo hãng tin Anh Reuters ngày 18/11, đây là một nghiên cứu do Viện Ung Thư Ý tại Milano công bố, theo đó các kháng thể đặc thù của con virus corona chủng mới đã được phát hiện trong các mẫu máu được thu thập trong một chiến dịch thử nghiệm tầm soát ung thư phổi tại Ý từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2000.

Tính ra, trong số 959 người khỏe mạnh tham gia thử nghiệm, có 11,6% đã phát triển kháng thể của virus - có nghĩa là đã tiếp xúc với virus corona – đa số là trước tháng Hai, tức là trước ngày bệnh nhân Covid-19 đầu tiên được ghi nhận là hôm 21/02/2020.

Theo Reuters, nếu các dữ liệu trong bản nghiên cứu Ý chính xác, điều đó sẽ thay đổi lịch sử của đại dịch Covid-19, và đặt lại vấn đề về thời điểm và nơi virus xuất hiện, vì cho đến nay, quan điểm chung vẫn là virus gây dịch Covid-19 được nhận dạng lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào tháng 12.

Ý kiến dè dặt về công trình của Ý

Hãng tin Anh tuy nhiên cũng trích dẫn nhiều nhà khoa học đã tỏ ý rất dè dặt trước công trình của Viện Ung Thư Ý và cho rằng cần phải kiểm tra thêm để xác minh.

Giáo sư Mark Pagel, giảng dạy tại Trường Khoa học Sinh học tại Đại học Reading (Anh Quốc), nhận xét : "Những kết quả này đáng để báo cáo, nhưng cần phải được xem là một vấn đề cần phải bổ sung bằng những thử nghiệm khác".

Vị giáo sư nêu bật thắc mắc : "Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều không có triệu chứng Covid-19, mặc dù hầu hết đều từ 55-65 tuổi và đã từng hút thuốc. Đấy thường là nhóm có nguy cơ cao về nhiễm Covid-19, vì vậy thật khó hiểu là tại sao tất cả các bệnh nhân đều không có triệu chứng".

Nhiều nhà nghiên cứu cũng hoài nghi về tỷ lệ khá cao của người bị "nghi nhiễm" trong số những người tham gia thử nghiệm. Giáo sư trợ giảng Stephen Griffin tại Đại học Leeds (Anh Quốc) cho rằng : "Sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu quả thực là một dạng dịch bệnh (mặc dù dường như không có triệu chứng) tồn tại trên quy mô như vậy ở Ý một năm trước khi đại dịch bùng lên như đang diễn ra, mà không được chú ý".

Ngành ngoại giao Trung Quốc "gợi ý" về xuất xứ từ nước ngoài

Cho dù vậy, sau khi thông tin về "những phát hiện" của các nhà nghiên cứu Ý được loan báo, giới chức chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh đến công trình này để hàm ý rằng virus corona không hề xuất phát từ Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/11 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhanh chóng tuyên bố rằng công trình nghiên cứu của Ý và các nghiên cứu tương tự khác cho thấy nguồn gốc của virus của bệnh Covid-19 là một "vấn đề khoa học phức tạp" và việc truy tìm nguồn gốc là một quá trình liên tục.

Và phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm là nguồn gốc của con virus "có thể liên quan đến nhiều quốc gia".

Tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính nhà ngoại giao này vào tháng Ba vừa qua đã không ngần ngại rêu rao trên tài khoản Twitter của ông rằng "rất có thể là Quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán", lập lại luận điệu của một trang web chuyên về thuyết âm mưu.

Ngay cả ngoại trưởng Trung Quốc cũng gieo rắc nghi vấn

Lập luận phủ nhận xuất xứ của virus corona từ Vũ Hán đã được chính ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra, mà gần đây nhất là nhân chuyến công du Châu Âu cuối tháng 8 vừa qua.

Phát biểu với báo chí tại Na Uy, ông Vương Nghị cho rằng dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo sự tồn tại của virus corona chủng mới, nhưng "điều đó không có nghĩa là virus có nguồn gốc từ Trung Quốc". Và ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định : "Chúng tôi đã thấy các báo cáo cho thấy virus đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và có thể xuất hiện sớm hơn ở Trung Quốc".

Mai Vân

*************************

Covid và Bắc Triều Tiên : Những con đường lây nhiễm ngoài sức tưởng tượng

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Nếu tin vào chính quyền Bình Nhưỡng thì Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có một ca Covid-19 nào. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới thẩm định có hơn 6.000 trường hợp đáng nghi ngờ. Hư thực ra sao ? Điều chắc chắn là ở xứ sở khép kín này đang tràn ngập những tin đồn vượt trí tưởng tượng. Để giải thích siêu vi bằng đường nào lây vào Bắc Triều Tiên, truyền thông nhà nước phải cố sức thêu dệt.

covi2

Một nhân viên an ninh công cộng chận xe để buộc phải tẩy trùng nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 29/10/2020, trên đường dẫn vào thành phố Wonsan, tỉnh Kangwon (Bắc Triều Tiên).  AFP – Kim Won Jin

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường thuật :

"Trong số những lời giải thích thiếu cơ sở gần đây nhất là thứ Năm vừa qua, truyền thông Bắc Triều Tiên cho rằng hàng hóa nhập từ nước ngoài đã mang theo siêu vi của ác qủy vào lãnh thổ, theo cách gọi của Rodong nhật báo, tờ báo của nhà nước.

Giả thuyết hoang tưởng này được đài truyền hình trung ương loan truyền thêm qua một bài phỏng vấn một bác sĩ Bắc Triều Tiên.

Bác sĩ này khẳng định siêu vi corona có thể đã theo các trận mưa tuyết và chim di trú. Cuối tháng 10, chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra một giả thuyết khác : một đám mây bụi bí ẩn đã mang siêu vi vào Bắc Triều Tiên.

Thế là tất cả các công trình xây dựng ngoài trời đều ngưng lại hết, dân chúng trên toàn quốc bị bắt buộc ở trong nhà, cửa nẻo đóng kín.

Đám mây bí ẩn đó thật ra là bão cát từ sa mạc Gobi nằm giữa Trung Quốc và Mông Cổ, thường xuyên bao phủ miền bắc Hoa Lục và bay đến tận Hàn Quốc.

Đám mây cát này có thể mang theo hóa chất công nghệ đôc hại và kim loại nặng, nhưng xác quyết là nó mang theo siêu vi corona thì quả là một lời cáo buộc thiếu cơ sở".

Tú Anh

***********************

Covid-19 : Hàn Quốc chuẩn bị đối phó với làn sóng dịch thứ 3

Anh Vũ, RFI, 21/11/2020

Trong khi Châu Âu đang vất vả chống đỡ với làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 thì tại Hàn Quốc, liên tiếp trong 4 ngày qua, số ca nhiễm virus corona thường nhật đã vượt qua ngưỡng 300 người. Quốc gia Châu Á từng được đánh giá là thành công trong kiểm soát hai đợt dịch hồi đầu và giữa năm. Chính phủ đã chính thức khẳng định làn sóng dịch thứ 3 đã xuất hiện và khẩn trương hành động nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus.

covi3

Khách bộ hành tại trung tâm Seoul (Hàn Quốc) ngày 19/11/2020. Vùng thủ đô Seoul đang là nơi tập trung 1/3 số ca nhiễm Covid-19 mới  Reuters – Heo Ran

Thông tín viên Nicolas Rocca, tại Seoul :

"Hãy tránh tụ tập trong các lễn hội cuối năm" và "hãy hạn chế các hoạt động ở bên ngoài trừ khi thiết yếu", đó là thông điệp được thủ tướng Chung Sye-kyun chuyển đến dân chúng qua truyền hình tối hôm 20/11.Nhìn từ bên ngoài Hàn Quốc, mỗi ngày có thêm 300 ca nhiễm dường như là ít, nhưng thực tế này kéo theo việc gia tăng các biện pháp y tế.

Các hạn chế và giãn cách xã hội, quy định theo 5 cấp độ, giờ được đặt ở mức 1,5 trong nhiều thành phố, đặc biệt trong vùng thủ đô Seoul, nơi tập trung 1/3 số ca nhiễm mới. Việc nâng ngưỡng cảnh báo trước hết mang tính tượng trưng, bởi vì điểm mới duy nhất liên quan đến việc đeo khẩu trang được mở rộng ra những nơi tập thể thao ngoài trời. Mục đích là chuẩn bị cho dân cư chuyển sang mức báo động 2, nghiêm ngặt hơn.

Cho đến giờ, nguồn gốc của các ca nhiễm mới đều được xác định một cách hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những chìa khóa đối phó thành công với Covid-19 ở Hàn Quốc. Nhưng mới đây, hiệu quả kém dần, 15% các ca nhiễm mới không thể xác định được nguồn gốc. Những số liệu mới khiến người ta lo lắng trong khi mà 15 ngày nữa, gần 500 nghìn học sinh trung học sẽ bắt đầu kỳ thi vào đại học.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Indonesia đưa bộ chỉ huy tác chiến Hải quân đến quần đảo Natuna

Trọng Thành, RFI, 24/11/2020

Chính quyền Indonesia quyết định tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân, để đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Một lãnh đạo Hải quân Indonesia thông báo bộ chỉ huy lực lượng tác chiến của Hải quân nước này sẽ chuyển về quần đảo Natuna, khu vực mà tàu cá và tàu Hải quân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trong những năm gần đây.

bd1

Quân đội Indonesia được tăng cường khả năng tác chiến trên đảo Natuna. Ảnh minh họa chụp tháng 02/2020.  AFP - Handout

Hãng thông tấn Anadolu cho hay, phát biểu trước báo giới hôm 23/11/2020, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, đô đốc Yudo Margono cho biết trụ sở của Hạm đội 1 kể từ giờ sẽ được chuyển từ thủ đô Jakarta về quần đảo Natuna. Các đơn vị của Hạm đội 1 có nhiệm vụ sẵn sàng tác chiến trên biển, bảo đảm việc tuân thủ luật pháp trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nói chuyện với báo giới, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cho biết, quyết định này cho phép triển khai nhanh chóng chiến hạm để "phản ứng kịp thời" trước các sự cố bất ngờ. Việc Jakarta tăng cường lực lượng hải quân tại quần đảo Natuna ở Biển Đông diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại khu vực này.

Yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bao gồm cả một phần vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna. Tháng 1/2020, Indonesia huy động lực lượng chưa từng thấy, gồm 120 tàu đánh cá, cùng tàu chiến, phi cơ để ngăn chặn sự xâm nhập của tàu cá Trung Quốc có tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tại khu vực quần đảo Natuna. Tháng 5/2020, Jakarta đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, vốn đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ hồi 2016, trong vụ kiện của Philippines. Tháng 7/2020, 24 tàu chiến của Indonesia đã tham gia cuộc tập trận 4 ngày ở Biển Đông nhằm thách thức các yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh. 

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 24/11/2020

*********************

Đài Loan tự đóng tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc

Thụy My, RFI, 24/11/2020

Tổng thống Thái Anh Văn ngày 24/11/2020 loan báo Đài Loan sẽ tự đóng các tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc, một dự án quan trọng được Hoa Kỳ hỗ trợ.

bd2

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ phát lệnh khởi công đóng tàu ngầm tại Cao Hùng, Đài Loan, ngày 24/11/2020.  Reuters - Ann Wang

Trong lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, có sự hiện diện của ông Brent Christensen, thực chất là đại sứ Mỹ, bà Thái Anh Văn tuyên bố đây là một quyết định "lịch sử", sau khi đã vượt qua được "nhiều thử thách và nghi ngờ". Bà nói : "Dự án này chứng tỏ quyết tâm cao độ của Đài Loan nhằm bảo vệ chủ quyền. Tàu ngầm rất quan trọng để tăng cường năng lực chiến đấu của hải quân, nhằm răn đe các tàu địch bao vây Đài Loan".

Tập đoàn Đài Loan CSBC cho biết sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2025, trong số 8 chiếc được đặt hàng. Chủ tịch tập đoàn nói rằng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là việc mua thiết bị và những cản trở từ các thế lực bên ngoài.

Hải quân Đài Loan hiện có bốn tàu ngầm, trong đó có hai chiếc sản xuất tại Mỹ từ thập niên 40, không thể nào so sánh được với hạm đội hùng hậu của Trung Quốc gồm cả những tàu chiến trang bị vũ khí nguyên tử và cả hàng không mẫu hạm.

Trong những thập niên qua, hòn đảo này đầu tư rất lớn vào kỹ nghệ quốc phòng, do Bắc Kinh gây áp lực lên những nước bán vũ khí cho Đài Loan. Năm 2018, chính quyền Donald Trump đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất Mỹ tham gia cung cấp, nhưng không rõ là những công ty nào.

Quân đội Trung Quốc không ngừng đe dọa Đài Loan, với việc gia tăng các hoạt động quân sự sát hòn đảo. Năm nay các máy bay tiêm kích Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan. Nhiều nhà quan sát lo ngại nguy cơ Bắc Kinh sẽ đánh chiếm Đài Loan nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã "cực lực phản đối" mọi sự hợp tác quân sự giữa Đài Bắc và Washington, nhấn mạnh vấn đề Đài Loan là "hết sức nhạy cảm". Trước đó Reuters hôm Chủ nhật dẫn hai nguồn tin cho biết đô đốc Michael Studeman, phụ trách tình báo quân sự Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương đã bất ngờ đến thăm Đài Loan.

Thụy My

Nguồn : RFI, 24/11/2020

**********************

Chỉ huy tình báo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đến Đài Loan

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Theo Reuters, tướng hải quân Mỹ Michael Studerman đã âm thầm đến Đài Bắc vào chiều Chủ Nhật 22/11/2020. Đến sáng hôm nay, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương mới xác nhận chuyến viếng thăm bất ngờ của một lãnh đạo tình báo Mỹ thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa trả đũa.

bd3

Khu trục hạm Mỹ USS Barry (DDG 52) đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông ngày 21/11/2020. Ảnh US Navy.  © USS Barry (DDG 52) - Seaman Molly Crawford

Đề đốc Michael Studerman, chỉ huy trưởng đơn vị tình báo J2 Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, đã đến phi trường Tùng Sơn, Đài Bắc. Chuyến viếng thăm của viên tướng Mỹ hai sao chỉ được Đài Loan, qua trả lời báo chí của thủ tướng Tô Trinh Xương, xác nhận vào sáng thứ Hai, kèm theo lời giải thích : "Phải đặt nhà hàng, món ăn đãi khách, chuẩn bị xong rồi mới báo cáo với dân chúng". 

Lịch trình thăm viếng của tướng tình báo Michael Studerman tại Đài Loan không được thông báo, nhưng theo Reuters, sự kiện chính quyền Donald Trump tăng cường trợ giúp Đài Loan trên nhiều mặt đã gây phản ứng tức giận tại Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo sáng nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố "kiên quyết chống lại mọi hình thức trao đổi giữa Mỹ và Đài Loan hay quan hệ quân sự". Phát ngôn viên này đe dọa thêm : "Trung Quốc sẽ theo dõi diễn biến tình hình và sẽ có hành động chính đáng để trả đũa".

USS Barry trở lại Biển Đông

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hiện diện thường xuyên tại Biển Đông. Theo thông tin của Hạm Đội 7, khu trục hạm USS Barry, thuộc hải đội khu trục hạm số 15, đã trở lại Biển Đông với nhiệm vụ được giao phó là bảo vệ an ninh hàng hải và ổn định trong khu vực.

Trong năm nay, khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình này từ Nhật Bản đã bốn lần băng qua eo biển Đài Loan để xuống Biển Đông.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

**********************

Trung Quốc chỉ trích Mỹ gây mất ổn định Biển Đông

RFA, 24/11/2020

Đại sứ quán Trung Quốc ở hai nước Philippines và Việt Nam hôm 24/11 đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đang gây mất ổn định tình hình Biển Đông và chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng.

bd4

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11/2020 - Đại sứ quán Mỹ

Tuyên bố này của hai Đại sứ quán được đưa ra sau chuyến thăm mới đây của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đến Việt Nam và Philippines.

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đăng trên Fanpage nói rằng phát biểu của ông O’Brien tại Việt Nam là "hoàn toàn đi ngược lại sự thật khách quan, chứa đầy tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ mạnh mẽ".

Phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11, ông O’Brien đã nói đến mưu đồ của Trung Quốc trong các hành động nhằm kiểm soát sông Mekong và Biển Đông : "Từ biển Đông đến lưu vực sông Mekong, những nguồn tài nguyên phong phú dồi dào của đất nước các bạn thuộc về con cháu của các bạn".

Quyền thừa hưởng những nguồn tài nguyên này không thể bị cướp mất chỉ đơn giản vì một nước láng giềng lớn hơn và thèm muốn những gì thuộc về các bạn".

Ông O’Brien đồng thời cũng khẳng định cam kết của Mỹ với các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương : "Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc phản đối sự cưỡng ép bắt nạt của Trung Quốc tại biển Đông và các mối đe dọa an ninh trong khu vực Mekong".

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội khẳng định Trung Quốc luôn tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" (UNCLOS), đồng thời khẳng định Trung Quốc đang làm việc với các nước ASEAN để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình, không liên quan đến Mỹ.

Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ đã đặt vấn đề sông Mekong để vu khống Trung Quốc, phóng đại cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", mục đích để chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực sông Mekong.

Cũng trong ngày 24/11, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức đối thoại trực tuyến chính sách quốc phòng Việt - Mỹ 2020. Hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

Nguồn : RFA, 24/11/2020

**********************

Mỹ cam kết giúp Philippines bảo vệ chủ quyền

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ đến Manila ngày 23/11/2020 với lời khẳng định sẽ giúp Philippines chống lại các mối đe dọa biển đảo từ Trung Quốc. Robert O’Brien nhắc đến bổn phận của Mỹ qua hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ-Phi từ năm 1951.

bd5

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien và ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại lễ trao đạn dược, vũ khí của Mỹ cho Philippines tại Bộ Ngoại giao Philippines ở Pasay City, vùng thủ đô Manila (Philippines), ngày 23/11/2020.  Reuters – Eloisa Lopez

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đến Manila. Trong buổi lễ trao tặng cho quân đội Philippines nhiều loại vũ khí mới, được tổ chức trong ngày thứ Hai với sự hiện diện của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, ông Robert O’Brien tuyên bố Hoa Kỳ "sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và các nguồn tài nguyên trên biển của Philippines đúng theo quy định của luật quốc tế".

Lập trường của Mỹ tại Biển Đông, cũng theo ông Robert O’Brien, đã được ngoại trưởng Mike Pompeo xác quyết trong tuyên bố hồi tháng Hai năm nay : "Mọi cuộc tấn công quân sự vào quân đội Philippines, vào phi cơ hay thương thuyền của nước này trong vùng Biển Đông, sẽ buộc Hoa Kỳ thực hiện bổn phận tương trợ phòng thủ với Philippines".

Ngoài hiệp định 1951, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ còn xác quyết là Washington ủng hộ quyết định của Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye công bố ngày 12/07/2016 sau khi xem xét lập trường của Philippines, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đánh động tinh thần tự hào của người dân Philippines, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh "tài nguyên thiên nhiên của Philippines là của thế hệ con, cháu của qúy vị … mà không thuộc một nước nào khác, dù lớn hơn hay mạnh hơn Philippines, cũng không thể bị chiếm đoạt và mang đi được", theo tường thuật của báo mạng Inquier.net.

Viện trợ vũ khí

Cũng theo nguồn tin này, vũ khí mới của Mỹ viện trợ cho quân đội Philippines trị giá 18 triệu đô la gồm bom thường, bom bộc phá hầm bê tông, tên lửa TOW 2A. Theo tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, số vũ khí này được tổng thống Donald Trump hứa tặng cho Philippines để chống khủng bố Hồi Giáo nhân cuộc điện đàm hồi tháng Tư năm nay với tổng thống Duterte.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

*********************

Hoa Kỳ cung cấp tên lửa, gia hạn cam kết bảo vệ Philippines

RFA, 23/11/2020

Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa dẫn đường và các vũ khí khác để giúp Philippines chiến đấu với các tay súng liên kết cùng Nhà nước Hồi giáo và gia hạn hiệp ước cam kết bảo vệ đồng minh nếu nước này bị tấn công ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines. AP đưa tin hôm 23/11/2020.

bd6

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin tại văn phòng Bộ Ngoại giao ở Manila vào ngày 23/11/2020. AFP

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Robert O’Brien đã đại diện cho Tổng thống Donald Trump thông báo như vậy tại Manila. Chính quyền của Tổng thống Trump cam kết cung cấp số tên lửa trị giá 18 triệu USD trong cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào tháng 4 vừa qua.

Trong phát biểu của mình về việc cung cấp tên lửa cho Manila, ông O'Brien đã trích dẫn vai trò của chính quyền Trump trong việc đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông và vụ giết thủ lĩnh của nhóm này, Abu Bakr al-Baghdadi, ở Syria năm ngoái, và tiếp tục cam kết giúp Philippines đánh bại các tay súng có liên hệ với IS ở miền nam nước này.

Ông O'Brien bày tỏ hy vọng về việc duy trì một thỏa thuận an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu quy mô lớn ở Philippines. Ông nói rằng Hoa Kỳ sát cánh với Philippines trong nỗ lực bảo vệ các quyền chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tổng thống Phillipines đã bãi bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Hoa Kỳ vào đầu năm nay nhưng sau đó đã dời hiệu lực của quyết định này đến năm sau. Tháng trước, Philippines đã thông báo rằng họ sẽ nối lại các hoạt động thăm dò dầu khí trong hoặc gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào đầu năm nay rằng "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào máy bay hoặc tàu công cộng của lực lượng Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng vệ chung của chúng ta". Các đồng minh đã có hiệp ước phòng thủ chung 69 năm.

Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết rằng, "các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, đồng thời bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tự vẽ ra và lên án chính quyền Bắc Kinh đang bắt nạt các nước khác trong khu vực. Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc ứng xử với Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình".

Nguồn : RFA, 23/11/2020

*********************

M gia tăng mc đ ‘sn sàng’ Đông Nam Á

Trân Văn, 21/11/2020

Sau s kin Tư lnh Không quân khu vc Thái Bình Dương ca quân đi M yêu cu các đơn v thuc quyn ch huy ca ông phi sn sàng cho cuc chiến vi Trung Quc khu vc Thái Bình Dương (1), ti lượt hi quân và lc quân M thc hin hàng lot các kế hoch nhm gia tăng mc đ sn sàng ca nhng quân chng này.

bd7

Tàu khu trục USS Roosevelt (DDG-80). Hình minh ha.

***

Ông Kenneth Braithwaite, B trưởng Hi quân M, va gii thiu ý đnh tái thành lp Hm đi 1 đ nâng cao năng lc hi quân ca M khu vc n Đ - Thái Bình Dương nhm kim chế và đi phó vi tình trng Trung Quc dc sc phát trin b máy quân s trong khu vc này (2).

Hm đi 1 được thành lp hi đu năm 1947 và b gii th vào đu năm 1973. Nhim v và phm vi trách nhim ca Hm đi 1 được giao cho Hm đi 3 đm nhn. Vào lúc này, ti khu vc n Đ - Thái Bình Dương ch có Hm đi 7, đn trú căn c hi quân Yokosuta Nht.

Thnh thong, Hm đi 7 nhn thêm s h tr ca Hm đi 3 đóng San Diego (California, M) nhưng con s t 50 đến 70 chiến hm (bao gm c tàu ngm), 150 phi cơ quân s các loi, cng vói hàng không mu hm Ronald Reagan, không tương xng c vi bi cnh khu vc ln phm vi trách nhim (din tích khong 48 triu dm vuông, tri rng t ranh ca hi phn quc tế gia Thái Bình Dương đến hi phn ca n Đ, Pakistan và qun đo Kurin phía Bc Đi Tây Dương).

Ông Braithwait nhn mnh,thi gian va qua, Hm đi 7 còn phi thc hin các cuc tun tra bo v quyn t do hàng hi bin Đông, nơi Trung Quc bt chp các khuyến cáo ca cng đng quc tế, thn nhiên bi đp hàng lot bãi đá ngm thành đo ri xây dng mt chui các căn c quân s khu vc vn đang có tranh chp v ch quyn. Đó là lý do phi tái thành lp Hm đi 1, va nâng cao năng lc hi quân trong khu vc, va gia tăng mc đ răn đe.

Ti hi ngh thường niên v hat đng ca mng lưới tàu ngm, ngoài vic gii thiu d đnh tái thành lp Hm đi 1, ông Braithwait nói thêm,Hm đi 1 nên đn trú ngã tư nào đó gia khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, phù hp vi li ích ca c M ln các đng minh, đi tác ca M ti khu vc này.

Ông Braithwaith ch đ cp đến Singapore như mt trong nhng nơi có th s được chn làm ch đ Hm đi 1 trú đóng, song vài chuyên gia khng đnh, Singapore là v trí phù hp nht. T 2013 đến nay đã có khong 1.000 quân nhân M và nhân viên dân s ca B Quc phòng M thuc Lc lượng Đc nhim 73 và B Ch huy Hu cn Khu vc Tây Thái Bình Dương trú đóng ti Singapore đ h tr cho hot đng ca Hm đi 7 cũng như nhng hot đng khác ca hi quân M.

Ian Chong – Ging viên v Khoa hc Chính tr ca Đi hc Quc gia Singapore gii thích,s dĩ Singapore là đa đim lý tưởng nht vì hi đ c yêu cu v v trí đa lý ln nn tng sn có v h tng, cũng như tim năng phát trin các kh năng gia tăng mc đ h tr toàn din cho Hm đi 1.

Theo Chong, khu vc Đông Nam Á vn còn mt vài đa đim phù hp vi mc tiêu ca hi quân Hoa K nhưng vì nhiu lý do rt khó nhm ti. Ví d mt s v trí Indonesia, Malaysia s cn rt nhiu thi gian đ chun b v h tng. Vnh Subic Philippines dù thun li hơn nhưng bi cnh chính tr Philippines khiến la chn này thiếu chc chn.

Vnh Cam Ranh ca Vit Nam du là mt đa đim lý tưởng nhưng Chong tin là h thng chính tr, h thng công quyn ca Vit Nam không sn sàng. Ngay c Thái Lan quc gia vn là đng minh ca M có l cũng s không hào hng vi vic gt đu đ M đt căn c ca Hm đi 1.

Bi rt nhiu quc gia không loi tr Singapore s ngn ngi trong vic công khai bt tay vi M, can d trc tiếp vào vic răn đe, sn sàng đi đu vi s hung hăng ca Trung Quc, mt s chuyên gia phng đoán, hi quân Hoa K có th nhm ti vic đt căn c cho Hm đi 1 ti qun đo Andaman ca n Đ - mt nơi rt gn Singapore

***

Ging như không quân và hi quân, lc quân M va công b hàng lot kế hoch gia tăng mc đ sn sàng tham chiến Đông Nam Á. Mt trong by l đoàn ca B Ch huy H tr an ninh (Security Force Assistance Command - SFAC) va được điu đng đến Joint Readiness Training Center (JRTC) Fort Polk (tiu bang Louisiana) (3).

SFAC được thành lp hi gia năm 2018, nay có by l đoàn chuyên đm nhn vai trò h tr hun luyn các lc lượng ngoi quc bo v an ninh, quc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyn la nhng sĩ quan, h sĩ quan giàu kinh nghim, gii k năng trong lc quân M đ hun luyn thêm ri gi h đến hun luyn, gia tăng kh năng phi hp, k c v ha ym (ym tr bng pháo binh), không ym cho quân đi ca các quc gia hoc là đng minh, hoc là đi tác trên toàn thế gii.

Lc quân M có hai trung tâm hun luyn thc đa ni tiếng. Mt là National Training Center (NTC)  Fort Irwin (California) và mt là JRTC. Trong vài thp niên gn đây, đa s đơn v lc quân ch được gi đến NTC - nơi tp luyn chiến đu hoang mc đ làm quen, tp thích nghi vi đc đim các chiến trường khu vc Trung Đông. Gi, JRTC nơi tp luyn chiến đu khu vc rng rm nhit đi, đm ly vn là đc đim chung ca khu vc Đông Á bt đu được s dng thường xuyên.

Theo Army Times, s dĩ L đoàn 5 ca SFAC được gi đến JRTC vì vài tháng na, các đơn v ca l đoàn này s được gi đến mt s quc gia khu vc n Đ - Thái Bình Dương. Chun tướng Curtis Taylor, Ch huy trưởng L đoàn 5 thuc SFAC, tiết l, đơn v ca ông s h tr quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác gia tăng kh năng tương tác gia vin thám, phòng không, pháo binh, công binh ca các bên. Mt nhóm ca l đoàn này đã đến Thái Lan. Sau đó hai bên đã tp trn chung Hawaii.

Mc tiêu sp ti là s dng các SFAB nhm ci thin hơn na kh năng hp tác h tr v hu cn, thu thp chia s thông tin tình báo, h tr c ha ym, không ym và nâng cht lượng đi ngũ h sĩ quan ca quân đi các quc gia đng minh, đi tác Đông Nam Á. SFAC không đ cp đến vic s gi các SFAB đến nhng quc gia nào trong khu vc này, tuy nhiên tướng Taylor tha nhn, trên thc tế, quân đi ca mt s quc gia Đông Nam Á mun tht cht quan h vi c M ln Trung Quc.

Cho dù đã có nhng lo ngi rng vic h tr nhng quc gia như thế có th giúp Trung Quc d dàng thu thp thông tin v k thut, chiến thut ca M nhưng tướng Taylor trn an :Vào lúc này, ưu tiên hàng đu là nâng cao năng lc cho quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác. Các thành viên ca nhng SFAB ch hướng dn, h tr phi hp ch không được phép ép đng minh hay đi tác thc hin nhng tiêu chun ca M, theo kiu ca M.

Ch huy trưởng L đoàn 5 ca SFAC nhn mnh, điu mà SFAC mong mun là đ lãnh đo quân đi ca các quc gia đng minh và đi táchiu hơn v cách hot đng ca chúng ta, cách chúng ta chia s quyn hành cho cp dưới, cách chúng ta đu tư vào đi ngũ h sĩ quan. Chng có gì đáng phàn nàn nếu h mun chia s nhng yếu t đó vi Trung Quc. Chng có gì phi lo nếu h mun chia s nhng gì h tiếp nhn t chúng ta vi các đi tác khác ca h (3).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/11/2020

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/as-tensions-simmer-pacific-air-forces-leaders-say-troops-must-be-ready-for-conflict-with-china-1.651199

(2) https://www.stripes.com/news/pacific/navy-secretary-pitches-1st-fleet-revival-in-western-pacific-possibly-based-in-singapore-1.652617

(3) https://www.armytimes.com/news/your-army/2020/11/19/sfab-fends-off-an-invasion-in-exercise-ahead-of-indo-pacific-missions/

Published in Diễn đàn

RCEP tạo vị thế "chiến lược mạnh" cho Trung Quốc

Phạm Chi Lan, BBC, 20/11/2020

Trung Quốc có thể tận dụng tận dụng hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực RCEP vừa ký kết để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở khu vực, kể cả làm bàn đạp cho sáng kiến Vành đai, Con đường trong tình hình mới, theo một chuyên gia kinh tế từ Việt Nam.

rcep1

Có ý kiến trong giới quan sát từ Việt Nam cho rằg với RCEP được ký kết, Trung Quốc đã có một "bước tiến", trong khi Hoa Kỳ "lùi" ở khu vực

Trao đổi với BBC News tiếng Việt từ Hà Nội tuần này về động thái của Trung Quốc, ngay sau khi nước này và bốn đối tác khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ký kết kết cùng với các nước Asean, trong đó có Việt Nam, gia nhập RCEP hôm 15/11/2020, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bình luận :

"Tôi nghĩ Trung Quốc chắc chắn trong mỗi quyết định, họ đều tính toán kỹ lưỡng trước mắt và đường xa và họ rất khôn ngoan trong việc chớp những cơ hội vào những thời điểm, thời cơ nhất định để đưa ra được những quyết định chiến lược, quan trọng.

"Thực ra RCEP đã được đàm phán cũng từ nhiều năm nay rồi, 8 năm trời đàm phán chưa đi đến kết quả, thì lúc này kết thúc, tôi nghĩ đây cũng là một sự thúc đẩy khôn ngoan của Trung Quốc để phù hợp với chiến lược của họ vào thời điểm này.

"Nhưng tôi phải nói ở đây có vấn đề rất rõ đối với Trung Quốc là với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và với tất cả những đối đầu mang tính chất chiến lược về nhiều mặt để tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực này, thì tham gia RCEP đặc biệt từ thời điểm này đạt được yêu cầu chiến lược lớn của Trung Quốc là họ muốn khẳng định vị thế của họ ít nhất ở trong khu vực Châu Á và một phần Thái Bình Dương, riêng với cơ chế của RCEP.

"Thứ hai nữa là dù là về thương mại và các lĩnh vực khác, dù cả về công nghệ, Trung Quốc vẫn có thể giành vị thế có ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực này về công nghệ, trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Hoa Kỳ và với các nước khác.

"Và rõ ràng là với hiệp định RCEP này, sản phẩm, công nghệ của Trung Quốc sẽ có một thị trường rộng lớn hơn nhiều để Trung Quốc có thể vươn ra, kể cả trước mắt cũng như trong tương lai. Và như vậy, nó điều này có thể tạo cho họ một vị thế rất là tốt, kể cả trong cuộc cạnh tranh quan trọng về công nghệ lâu dài với Hoa Kỳ, với Liên minh châu Âu và những nước khác.

"Trung Quốc, như thế tôi cho rằng, bao giờ họ cũng tính đường dài, đường xa hơn nhiều so với một số nước khác, trong đó có Việt Nam, bởi vì dù sao họ cũng là một nước lớn với thế và lực trong và ngoài khu vực ngày càng tăng lên, tuy là trong thời gian gần đây họ có một số khó khăn hơn, nhưng họ vẫn sẽ luôn luôn tìm được cách để họ có thể vượt lên được nhằm đạt các mục đích, tham vọng đặt ra.

"Tôi nghĩ RCEP lần này, sau khi ký kết, đã có thể đáp ứng được với Trung Quốc về nhiều mặt , kể cả câu chuyện sáng kiến Vành đai, Con đường của họ cũng vậy, chiến lược đó thời gian vừa qua, nhất là với đại dịch Covid-19, làm cho nhiều nước phải suy nghĩ lại việc tham gia Vành đai, Con đường, nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn tận dụng cơ chế hiệp định RCEP này để thúc đẩy chiến lược Vành đai, Con đường của họ ít nhất ở trong khu vực này."

Làm gì khi có bên quá lợi, bên lại quá thiệt thòi ?

hi được hỏi trong trường hợp có một thành viên được thụ hưởng lợi thế nhiều hơn tới mức thiên lệch so với và gây thiệt hại, thiệt thòi cho các thành viên còn lại, thì liệu có thể có cơ chế gì để tái cân bằng nội khối hay không, bà Phạm Chi Lan nói:

"Tôi chưa nghiên cứu cụ thể, chi tiết hết văn bản Hiệp định, nhưng tôi cũng chỉ e ngại là trong thực tế, khi tham gia một khối chung, trong đó có một nước quá lớn, quá mạnh so với các nước khác, thì thường nước đó dễ là nước nắm vai trò chi phối, thống trị, khống chế khối đó trên một số mặt, các nước khác đôi khi tuy đã cố gắng hợp tác, phối hợp, nhưng chưa chắc đã chặn được hết những hoạt động có tính chi phối gây bất lợi cho các thành viên khác mà đồng thời đem lại lợi ích lớn cho một thành viên nhất định.

"Hơn nữa, trong quan hệ giữa các nước Châu Á lâu nay cũng có nhiều cam kết giữa các nước với nhau, nhưng quá trình thực thi của nó nhiều khi không thực là sòng phẳng hoặc theo những cam kết đã có được và nó vẫn thường xuyên có chuyện các nước mạnh thì vẫn dễ thắng thế hơn so với các nước yếu.

"Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ cơ chế đảm bảo việc kiểm soát quyền lực, vị thế của từng quốc gia một trong nội bộ khối RCEP như thế nào, hoặc tiếng nói trong các vấn đề lớn thì có thể đa số liệu có thể có tiếng nói áp đảo được hay không so với thiểu số của một vài nước có tiềm năng khống chế, chi phối nào đó."

RCEP giúp Trung Quốc kết liễu sự "bá chủ" của Mỹ ở khu vực ?

rcep2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trưng Sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký ngày 23/01/2017 tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC

Mới đây, có báo chí đối ngoại của Trung Quốc đưa ra thông điệp cho rằng hiệp định đối tác kinh tế khu vực RCEP là một bước chiến lược để Trung Quốc "kết liễu" sự bá quyền của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khi được đề nghị bình luận về điều này, đặc biệt nếu trong tình huống viễn cảnh tương lai khi Mỹ có thể tái hội nhập các hiệp định đa phương ở khu vực như CPTPP, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói:

"Nếu như có kịch bản như vậy, thì như Trung Quốc kỳ vọng là chấm dứt ngôi vị bá chủ của Mỹ, thì sự kỳ vọng ấy sẽ không còn như Trung Quốc chờ đợi nữa.

"Còn đối với các nước thành viên khác của RCEP, có lẽ kịch bản Hoa Kỳ tái hội nhập sẽ tốt hơn nhiều ở chỗ là không chấm dứt vai trò của bá chủ này mà lại thay bằng một bá chủ khác, bởi vì với cơ chế của RCEP này, rất dễ hình thành bá chủ khác, khi không còn có Mỹ làm bá chủ ở đây nữa.

"Đối với các nước thành viên RCEP hay Châu Á và khu vực Thái Bình Dương nói chung, tất cả các nước, đều có nguyện vọng và mong muốn, kể cả với các nước lớn, là khi tham gia vào các hiệp định, cơ chế ở khu vực này, thì tham gia với một tinh thần hợp tác cạnh tranh một cách lành mạnh và quan tâm đến lợi ích chung của các nước khác, kể cả các nước nhỏ, chứ không nên để xảy ra chuyện nước lớn bắt nạt, ăn hiếp nước nhỏ bằng bất cứ cách thức nào.

"Cũng không có ai có thể độc quyền làm bá chủ ở khu vực này được, ở khu vực này có rất nhiều các quốc gia với quy mô lớn nhỏ khác nhau đang sinh sống, đang tồn tại, họ phải có những chủ quyền, quyền hạn của mình, chứ không phải là bị biến trở thành các nước chư hầu của một vài bá chủ nào đó."

Mỹ có nên quay trở lại CPTPP để tái hội nhập ?

rcep3

Phó Tổng thống Joe Biden nói chuyện với một lớp học tiếng Hoa tại South Gate, California hôm 16/02/2012, trong một chuyến thăm Trung Quốc của ông Tập Cận Bình (trái), khi đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc

Khi được hỏi, sau sự kiện RCEP hình thành và được ký kết, Mỹ có nên quay trở lại và tái hội nhập với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như qua một khuôn khổ dạng Hiệp định toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không trong thời gian tới đây, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ nghiên cứu, tư vấn chiến lược và chính sách cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời kỳ trước đây, nói với BBC:

"Tôi nghĩ rằng đối với Mỹ, dù ông Joe Biden hay ông Donald Trump thắng cử lần này, mà chúng ta có thể chờ thêm một thời gian ngắn nữa để xem phía Mỹ công bố thế nào để rõ, thì dù ông nào đi chăng nữa, việc Trung Quốc thành công trong việc cùng với các nước khác ký RCEP lần này, cũng sẽ gây ra một thách thức trực tiếp đối với Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.

"Điều đó cũng cần nói rất thẳng ra, vì trước đây khi đàm phán TPP, thì một trong những động cơ của Mỹ cũng là tăng cường ảnh hưởng của Mỹ về kinh tế trong khu vực và từ đó có thể phần nào làm đối trọng với Trung Quốc đang lên.

"Tuy nhiên khi Mỹ quyết định rút ra khỏi TPP, tức là khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức đầu năm 2017, ông đã làm cho việc trên không thực hiện được.

"Và bây giờ khi Trung Quốc thành công với RCEP ký kết, hình thành vào thời điểm này, thì nó có thể làm cho Mỹ sớm muộn phải xem xét lại.

"Tôi cũng chỉ mong là dù ông nào đắc cử đi chăng nữa, thì Mỹ cũng nên thực sự xem xét lại quyết định của mình về việc trở lại TPP mà nay là CPTPP.

"Nhưng tôi cho rằng trở lại CPTPP thì chỉ có tốt cho Mỹ, bởi vì tôi rất tán thành suy nghĩ của ông Joe Biden là giữa các nước phải liên minh, liên kết với nhau thì mới có thể làm được những mong muốn của mình.

"Và nhất là khi Mỹ vẫn muốn bản thân có vai trò của một cường quốc, thì rất cần sự hợp tác, sự liên kết với các nước khác, chứ không phải là nước Mỹ tự mình tách ra khỏi các đối tác, các đồng minh trước đây của mình và một mình một sân mà vẫn có thể thắng được trong công cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trong toàn bộ giai đoạn này và tới đây," bà Phạm Chi Lan nói với BBC từ Hà Nội hôm 16/11/2020.

Nguồn : BBC, 20/11/2020

************************

RCEP trong chiến lược lớn của Trung Quốc

Andrew Scobell, Giang Nguyễn, RFA, 19/11/2020

RCEP là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới và được Trung Quốc hậu thuẫn nhưng lại không có sự tham gia của Hoa Kỳ.

1179902050

Lãnh đạo một số quốc gia tham dự thảo luận về RCEP tháng 11/2019 tại Thái Lan - Reuters

Việc này có ý nghĩa gì đối với siêu cường Châu Á đang trỗi dậy và các nước có lợi ích trong khu vực ? Giang Nguyễn trò chuyện với nhà khoa học chính trị cao cấp của Viện Nghiên cứu Rand Corporation của Hoa Kỳ, ông Andrew Scobell. Ông là tác giả chính trong bản báo cáo "Chiến lược Vĩ đại của Trung Quốc" viết cho Quân đội Hoa Kỳ để giúp hiểu rõ hơn chiến lược của Trung Quốc với tầm nhìn đến năm 2050.

rcep5

Giang Nguyễn : RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện) vừa được ký kết vào ngày 15/11. Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ ​​trước đến nay. Ai thng ai thua trong vic ký kết này ?

Andrew Scobell : Thành thật mà nói, kẻ thua cuộc lớn nhất có lẽ là Hoa Kỳ. Hiển nhiên Trung Quốc là một thành viên quan trọng và đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối. Nhưng khái niệm RCEP này ban đầu được đưa ra bởi các nước ASEAN. Những người chiến thắng là các nước tham gia RCEP, các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước khác. Hoa Kỳ vắng bóng một cách đáng chú ý, và do đó là kẻ thua cuộc vì không có phần trong khối thương mại rộng lớn này.

Giang Nguyễn : Hoa Kỳ bị cho là thua thiệt khi RCEP được ký kết, vậy lâu nay họ làm gì để rơi vào tình huống này ?

Andrew Scobell : Nó rất quan trọng, nhưng nó chỉ là một quá trình, một khối giao dịch. Tôi không nghĩ chúng ta nên suy diễn quá nhiều về việc này. Vâng, nó là một bước ngoặt đáng kể cho thấy Hoa Kỳ cần phải nỗ lực hơn, quan tâm hơn đến khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Theo tôi trong những thập niên gần đây, Hoa Kỳ có xu hướng quân sự hóa quá mức chính sách đối ngoại của mình. Nói cách khác là họ dựa nhiều hơn vào khía cạnh quân sự. Số lượng thách thức mà chúng ta, thế giới và Hoa Kỳ phải đối mặt chắc hẳn đã đòi hỏi Hoa Kỳ phải đáp ứng bằng quân sự. Nhưng còn rất nhiều thách thức khác và giải pháp quân sự không phù hợp trong mọi tình huống. Vì vậy đây, là một cú cảnh tỉnh đối với Hoa Kỳ để, thứ nhất, là quan tâm hơn đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và, thứ nhì, là để tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh tế.

Giang Nguyễn : Điều đáng chú ý nữa là RCEP là hiệp định tự do thương mại đầu tiên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn được ký trong khi các quốc gia này đang có những khác biệt về địa dư chính trị. Ông hiểu sao về điều này ?

Andrew Scobell : Tôi nghĩ điều này cho thấy rõ trong những năm gần đây Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán về mặt quân sự và mạnh tay trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ cũng như các vấn đề khác. Nhưng nếu chỉ nhìn Trung Quốc qua lăng kính đó thì tôi cho là quá đơn giản hóa sự việc. Trung Quốc sử dụng phương pháp "cây gậy và củ cà rốt". Gần đây, chúng ta thấy họ dùng "cây gậy" nhiều hơn, nhưng RCEP là một ví dụ điển hình của "củ cà rốt" mà Trung Quốc dành cho các nước láng giềng. Điều này cho thấy Trung Quốc vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với các quốc gia khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngay cả với những căng thẳng trong thời gian gần đây với Trung Quốc, tất cả các bên đều miễn cưỡng để cho nó leo thang. Hầu như tất cả các nước đều cố gắng quản lý những căng thẳng đó, và họ yên tâm hơn khi thấy Trung Quốc có thể hợp tác với các nước khác vì lợi ích chung. Nó cũng khiến họ miễn cưỡng hoặc do dự hơn trong việc phản đối quá mạnh đối với Trung Quốc khi nước này có những hành vi ép buộc trong các lĩnh vực khác. Mọi việc trong khu vực trở nên phức tạp hơn, nhưng tôi nghĩ theo đường hướng tốt vì nó cũng giúp giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác.

Giang Nguyễn : Trong bản báo cáo "Chiến lược Vĩ đại của Trung Quốc" ông và các tác giả khác đã phân tích về chiến lược của Trung Quốc tầm nhìn 2050. Ông có thể cho biết thêm về viễn cảnh này ?

Andrew Scobell : Đại chiến lược của Trung Quốc là một tầm nhìn dài hạn, bao trùm cho sự phát triển của Trung Quốc. Tất nhiên nó có khía cạnh quốc tế. Nhưng phần lớn cốt lõi của các kế hoạch quốc gia và chiến lược dài hạn mà Trung Quốc đang theo đuổi trong lãnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ vv, đều tập trung vào sự phát triển quốc nội. Trong lúc tập trung phát triển trong nước, họ hiểu rằng điều đó chỉ có thể xảy ra trong bối cảnh rộng hơn, nghĩa là Trung Quốc phải có những tương tác trên toàn cầu. Vì vậy, RCEP là một tin mừng trong bối cảnh Chiến lược Vĩ đại này, và theo tôi, cũng là tốt cho khu vực vì nó cho thấy Trung Quốc quan tâm và sẵn sàng hợp tác, mặc dù chắc chắn sẽ có những căng thẳng và xung đột.

rcep6

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc tại Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ ba giữa các nước đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sáng 22/5 tại Hà Nội. Courtesy of Bocongthuong

Giang Nguyễn : Trong báo cáo, quý vị viết rằng "Đến năm 2030 Trung Quốc có vượt qua được các tranh chấp, xung đột trên một phạm vi rộng lớn của khu vực. Quân đội Hoa Kỳ như một phần của lực lượng chung, cần có khả năng ứng phó ngay với các cuộc khủng hoảng". Quý vị đã viết báo cáo này để giúp Quân đội Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về Trung Quốc. Ông có thể giải thích thêm về việc này không ?

Andrew Scobell : Đối với sự phát triển quân sự của Trung Quốc, như tôi đã đề cập, họ có các mục tiêu trung hạn và dài hạn để Quân đội Giải phóng Nhân dân có khả năng thể hiện sức mạnh vượt ngoài ranh giới của Trung Quốc, và ngoài cả cái gọi là quần đảo đầu tiên. Đây là học thuyết của Quân đội Trung Quốc trong lúc này, bao gồm cái mà họ gọi là chiến tranh thông tin hóa và hợp tác chiến dịch. Nhưng đó là một học thuyết mong muốn. Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Hoa thừa nhận hiện giờ họ chưa làm được. Nhưng họ đang đầu tư vào việc tái cấu trúc và hiện đại hóa quân đội của mình với mục tiêu có thể làm được điều đó trong 10, 15, 20 năm nữa. Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực cần phải chuẩn bị cách đối phó với một Trung Quốc mạnh hơn không những chỉ về kinh tế, mà còn về quân sự.

Giang Nguyễn : Vậy thì đối với những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông như Việt Nam thì nên làm gì ?

Andrew Scobell : Tôi nghĩ họ nên tiếp tục làm những gì họ đang làm, đó là cố gắng có quan hệ tốt với Trung Quốc, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Thật khó khi phải sống trong cái bóng của Trung Quốc và có những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Và hầu như giống mọi quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc vừa là cơ hội vừa là mối đe dọa và đây là thách thức mà Hà Nội phải đối mặt, làm thế nào để đẩy lui Trung Quốc khi có xung đột lợi ích và làm thế nào để hợp tác với Trung Quốc khi có lợi ích hỗ tương, và duy trì được sự độc lập của mình, cũng như hợp tác với các nước khác mà không khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết. Do đó khối ASEAN thực sự quan trọng đối với Việt Nam, một khối với sức mạnh tổng hợp có khả năng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và có thể đàm phán từ một vị thế mạnh hơn. Vì vậy RCEP cũng là một tin vui cho Việt Nam.

Bạn biết đấy, ASEAN thường bị chê là một thực thể thiếu chặt chẽ không có tầm ảnh hưởng. Nhưng khối này có nhiều ảnh hưởng và tác động hơn nhiều người nghĩ.

Giang Nguyễn : ...và việc ký kết RCEP chắc chắn đã cũng nâng tầm quan trọng của ASEAN.

Andrew Scobell : Đúng vậy.

Giang Nguyễn : Rất cảm ơn thời gian của ông.

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 19/11/2020

Published in Diễn đàn