Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đôi khi Trung Quốc đưa ra những quyết định khôn ngoan. Vào những lúc khác, Bắc Kinh có khả năng mắc những sai lầm nghiêm trọng, thậm chí là có hành động xấu xa. Nhưng chính phủ Trung Quốc hiếm khi ngớ ngẩn. Đặc biệt, quan chức Trung Quốc không dám mạo hiểm với uy tín của lãnh đạo tối cao Chủ tịch Tập Cận Bình. Điều đó cho thấy nên xem xét lại các phản ứng bác bỏ của các nước đối với một động thái dù có vẻ khô khan nhưng lại quan trọng và bộc lộ nhiều điều.

china1

Động cơ gia nhập CPTPP của Trung Quốc từ ôn hòa đến đáng lo ngại

Vào ngày 16 tháng 9, Trung Quốc đã chính thức đề nghị được tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), khối thương mại gồm 11 quốc gia với 500 triệu người tiêu dùng ở Châu Á và Châu Mỹ. Mặc dù thời điểm đề nghị của Trung Quốc rất đột ngột, nhưng động thái này có thể đoán trước được. Nhiều tháng trước, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ "cân nhắc ủng hộ" việc nộp đơn. Lời của ông ấy là luật. Nhưng nhiều nhà phân tích nước ngoài (và một số quan chức chính phủ nước ngoài trong chỗ riêng tư) tự tin dự đoán rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ được kết nạp.

Người ta hoài nghi là điều dễ hiểu. Với danh nghĩa mở cửa thị trường và cạnh tranh bình đẳng, các thành viên hiện tại của CPTPP — Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam — đồng ý hạn chế trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, cho phép hầu hết các luồng dữ liệu xuyên biên giới và chống lao động cưỡng bức, trong số nhiều hứa hẹn khác. Nếu Trung Quốc khó đạt được tiêu chuẩn đó vì thay đổi theo hướng nhà nước kiểm soát phần lớn nền kinh tế, nỗi ám ảnh về an ninh trong những năm gần đây, thì tình trạng hoài nghi này không phải là ngẫu nhiên. CPTPP là đứa con mồ côi của một thỏa thuận trước đó do Mỹ dẫn đầu, TPP. Thỏa thuận TPP được chính quyền Bush và Obama tạo ra với mục đích biến Châu Á và Thái Bình Dương trở thành pháo đài thương mại tự do dựa trên luật lệ, khiến Trung Quốc phải lựa chọn cải tổ mô hình chủ nghĩa tư bản do nhà nước thống trị hoặc phải ở bên ngoài cuộc chơi. Rồi Tổng thống Donald Trump nắm quyền, ông khinh miệt thương mại tự do và luật lệ đã khiến ông từ bỏ TPP trong ngày đầu tiên nắm quyền. Khi Nhật Bản hướng dẫn các thành viên sáng lập khác tạo ra một giải pháp thay thế không có sự tham gia của ông Trump, CPTPP, Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội.

Quan chức ở Bắc Kinh đã bỏ ra hai năm nghiên cứu việc xin tham gia của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn ra sao. Họ kết luận là Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi xin gia nhập, đặc biệt là do mối quan hệ căng thẳng với các thành viên hiện có quyền phủ quyết, đặc biệt là Australia, Canada và Nhật Bản. Nhưng họ cũng tính toán rằng Trung Quốc sẽ còn phải đối mặt với sự giám sát gắt gao hơn nữa nếu Mỹ nằm trong CPTPP – hiện là một viễn cảnh xa vời do chính quyền Biden cam kết đặt công nhân Mỹ lên trên lợi nhuận doanh nghiệp và việc mở rộng thương mại toàn cầu.

Nói tóm lại, Trung Quốc rất nghiêm túc. Cách giải thích tốt nhất về tham vọng của họ là do lòng tự tin gia tăng dưới nhiều hình thức, có những hình thức này đáng báo động hơn những hình thức khác. Bắt đầu với sự lạc quan, thận trọng trong những người đôi khi được gọi là những người cải cách. Nhóm này đã từng thúc đẩy tự do hóa kinh tế. Trong một Trung Quốc tập trung vào kiểm soát chính trị, ổn định, an ninh và tự cường, những nhà cải cách giờ đây thấy an toàn hơn khi thúc đẩy một nhà nước hiệu quả hơn, chứ không phải một nhà nước nhỏ hơn. Học giả, quan chức kĩ trị và doanh nghiệp thuộc loại này lập luận rằng Trung Quốctrở nên mạnh mẽ và có công nghệ tiên tiến đến mức Trung Quốc sẽ có lợi khi dỡ bỏ các rào cản thương mại và duy trì các quy tắc quốc tế chung, chẳng hạn như để bảo vệ tài sản trí tuệ của Trung Quốc.

Những ủng hộ sự cởi mở như vậy tin rằng Trung Quốc có thể cạnh tranh trong một thế giới tự do thương mại, nhưng vẫn chưa sẵn sàng để tự viết ra các quy định. Họ hoan nghênh cơ hội giúp định hình các chuẩn mực trong quá trình đàm phán, chẳng hạn như quá trình gia nhập CPTPP, mà họ tin rằng sẽ mất nhiều năm. Họ hy vọng rằng áp lực bên ngoài sẽ vượt qua các nhóm lợi ích đặc biệt trong nước như khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.

Với sự đồng thuận chính thức ở Bắc Kinh rằng Mỹ đang cố gắng ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc, áp lực từ hiệp ước CPTPP không có Mỹ tham gia — được họ chào đón đặc biệt. Wang Huiyao điều hành Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn hỗ trợ việc nhập CPTPP. Ông cho biết kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng gấp 11 lần kể từ khi gia nhập WTO. CPTPP là một cơ hội mới để tham gia một WTO mini.

Một kiểu tự tin khác thúc đẩy những người theo chủ nghĩa dân tộc như lãnh đạo chính phủ ủng hộ CPTPP. Họ không chỉ nghĩ rằng hệ thống do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Họ tin rằng hệ thống đó vượt trội. Quan chức và học giả Trung Quốc có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cho rằng các lực lượng thị trường sẽ mang lại hiệu quả đáng mơ ước, nhưng ưu tiên của họ là sự ổn định, thứ mà họ coi là vũ khí bí mật của Trung Quốc.

Để minh chứng họ chỉ ra cách xử lý nghiêm khắc, theo hướng tập thể đối với đại dịch Covid-19, trái ngược với số ca tử vong lớn ở phương Tây tự do. Canh bạc của họ là việc tham gia CPTPP sẽ gia tăng thương mại nước ngoài và áp đặt những điều luật hữu ích mà không làm suy yếu sự kiểm soát chính trị mạnh mẽ đối với kinh tế. Họ cảm thấy một cơ hội lịch sử để đạt được một mục tiêu mà họ ấp ủ từ lâu, đó là làm cho thế giới tôn trọng hệ thống chính trị của Trung Quốc.

Những người hoài nghi về cơ hội của Trung Quốc khẳng định rằng các quy tắc của CPTPP trong việc cấm trợ cấp và viện trợ cho các công ty nhà nước. Trên thực tế, có những trường hợp miễn trừ cho các công ty nhà nước và những công ty cung cấp dịch vụ nội địa không sinh lời. Trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc có thể chấp nhận quy định đối với các công ty nhà nước hoạt động ở nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại sinh lợi, đồng thời nhấn mạnh rằng các công ty nhà nước hoạt động trong nước là cần thiết trong việc cung cấp việc làm, quản lý các nguồn lực quan trọng hoặc duy trì một hệ thống tài chính chỉn chu. Các quy định ngày càng khắt khe hơn bao giờ hết của Trung Quốc về dữ liệu xuyên biên giới sẽ khó thực hiện hơn, mặc dù các quy định miễn trừ về trật tự công cộng có thể hữu ích. Trung Quốc phủ nhận lao động động cưỡng bức, thách thức các đối tác thương mại không tin vào điều đó.

Mỹ hứa sẽ đồng hành với các đồng minh, rồi lại thất hứa

Rào cản lớn nhất đối với sự gia nhập của Trung Quốc không phải là quy tắc này hay quy tắc kia, mà là lòng tin. Một quan chức cấp cao của Nhật Bản tỏ vẻ lo lắng về việc Trung Quốc đề nghị sửa đổi luật trong nước theo hướng được cho là để tuân thủ CPTPP, nhưng trên thực tế, không đạt yêu cầu. Ông tiếc rằng việc thách thức những động thái như vậy sẽ dễ dàng hơn nếu có Mỹ. Lo sợ cũng đúng. Trung Quốc có hiệp định thương mại tự do với Australia, nhưng hiện đang chặn nhiều mặt hàng xuất khẩu của Úc, nhằm áp đặt việc tẩy chay không chính thức sau khi lãnh đạo Australia kêu gọi điều tra toàn cầu về nguồn gốc của Covid-19. Một số thành viên CPTPP cho rằng Trung Quốc là một kẻ bắt nạt quá lớn. Trung Quốc tin rằng một Trung Quốc quá lớn không thể nào bị bỏ qua.

The Economist

Nguyên tác : A Chinese vision of free trade, The Economist, 09/10/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 14/10/2021

Published in Diễn đàn

Tạp chí đặc biệt

Tại Trung Quốc, nạn cúp điện gây xáo trộn ngành công nghiệp và đời sống người dân ; Cựu thủ tướng Úc chỉ trích người kế nhiệm về vụ khủng hoảng tàu ngầm với Pháp ; Tại Anh Quốc, các y tá lo ngại không đi làm được do tình trạng khan hiếm xăng ; Các cơ quan tình báo Nga bị cáo buộc đã có hành động khủng bố nhắm vào các kho đạn ở những nước khác ; Người dân Afghanistan khốn khổ vì nạn khan hiếm tiền mặt.

cupdien1

Một siêu thị mini ở Thẩm Dương, tình Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, phải dùng máy phát điện chạy bằng dầu để thắp đèn, ngày 29/09/2021.  AP - Olivia Zhang

Đó là những sự kiện và vấn đề đáng chú ý trong tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này. 

Trung Quốc : Cúp điện gây xáo trộn công nghiệp và đời sống 

Do lượng than đá ngày càng ít, do việc áp dụng các tiêu chuẩn gắt gao về môi trường, do các nhà máy chạy hết công suất, nhiều thành phố lớn ở miền bắc Trung Quốc đang bị những vụ cúp điện thường xuyên, gây xáo trộn cho ngành công nghiệp và đời sống người dân, thậm chí có thể làm chậm lại tăng trưởng kinh tế của nước này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường trình ngày 28/09 : 

"Trên các mạng xã hội, người ta than phiền về nạn kẹt xe : ở miền bắc Trung Quốc, các vụ cúp điện trong những ngày qua đã gây hỗn loạn trên các trục lộ. Các hình ảnh được phát trên mạng Sina Weibo cho thấy những cột đèn đỏ ngừng hoạt động, nhất là trong cuối tuần qua, trên các đại lộ của thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh. Người dân ở đây đã không được thông báo trước về các vụ cúp điện này. 

Ở miền nam Trung Quốc cũng có nguy cơ bị cúp điện, nhất là ở tỉnh Quảng Đông, nơi mà người dân được khuyến cáo hạn chế sử dụng máy lạnh, nên đi thang bộ hơn là thang máy, đồng thời đi ngủ vào lúc trăng mọc. Các vụ cúp điện đang làm chậm lại các dây chuyền lắp ráp tại "công xưởng của thế giới" và đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo chí nhà nước cho biết khoảng 100 nhà máy phải đóng cửa đến ngày 7/10, ngày kết thúc kỳ nghỉ lễ quốc khánh Trung Quốc. Có nhiều lý do giải thích tình trạng này, trong đó có việc tăng giá than đá, một phần do khủng hoảng Úc-Trung và do việc Trung Quốc ngưng nhập than đá của Úc". 

"Khủng hoảng tàu ngầm" : Khi cựu thủ tướng Úc chỉ trích người kế nhiệm

Trong vụ khủng hoảng tàu ngầm, do việc chính phủ Úc hủy bỏ "hợp đồng thế kỷ" với Pháp để quay sang mua tàu ngầm của Mỹ, cho tới nay cựu thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn im lặng. Chính ông là người vào năm 2016 đã ký hợp đồng đó với nước Pháp, đã tiếp tổng thống Emmanuel Macron ở Sydney năm 2018, trong một chuyến đi mà nguyên thủ quốc gia Pháp đã gọi liên minh với nước Úc là trụ cột chiến lược của ông về vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hôm thứ tư, 29/09/2021, ông Turnbull công khai chỉ trích thủ tướng Scott Morrison là đã "cố tình đánh lừa" Paris khi hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm với Pháp. Người tiền nhiệm của ông Morrison cho rằng hành động của lãnh đạo chính phủ hiện nay sẽ gây những hậu quả lâu dài cho hình ảnh của Úc trên trường quốc tế.

Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse gởi về bài tường trình ngày 29/09/2021 :

"Tuy xuất thân cùng một chính đảng nhưng Scott Morrison et Malcolm Turnbull lại có quan điểm hoàn toàn đối lập với nhau về mọi chủ đề. 

Ông Turnbull hôm nay đã chứng tỏ điều đó, khi đặt lại vấn đề về sự cần thiết của việc trang bị tàu ngầm nguyên tử cho nước Úc, trong khi Úc lại chưa có một ngành công nghiệp hạt nhân dân sự. Nhưng chính cách ông Morrison đối xử với Pháp đã bị ông Turnbull lên án trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia. Bởi vì theo ông, không chỉ có quan hệ với Pháp, mà những phương pháp như vậy có thể sẽ gây tổn hại lâu dài cho hình ảnh của nước Úc trên thế giới.

Ông Turnbull nói : "Chính phủ Úc đã xem thường nước Pháp. Người ta sẽ không quên điều đó. Mỗi khi chúng ta tìm cách đạt sự tin cậy của một nước khác, họ sẽ tự hỏi mình có nhớ họ đã làm gì với Macron không ? Nếu họ đã đối xử với Pháp như vậy, đối với mình họ sẽ làm gì ?"

Trong bối cảnh mà nước Úc sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội trễ nhất là tháng 5/2022, ông Malcolm Turnbull bồi thêm một cú vào người kế nhiệm, khi từ chối nói là ông có sẽ bỏ phiếu cho Scott Morrison hay không. Cho dù ông này từng tham gia chính phủ vào thời ông Malcolm Turnbull còn làm thủ tướng".

Anh Quốc : Y tá sợ không đi làm được vì thiếu xăng

Tại Anh Quốc, cuộc khủng hoảng xăng dầu tiếp diễn đến mức chính phủ đã phải huy động quân đội tham gia cung ứng. Những người đi xe hơi đua nhau chạy đến các trạm xăng. Ngành y tế đang lo ngại là nếu tình trạng khan hiếm nhiên liệu kéo dài, một số nhân viên y tế không thể đến chỗ làm, bởi vì không tìm được xăng. Tại Luân Đôn, thông tín viên Marie Boëda đã gặp một y tá và gởi về bài tường trình ngày 28/09/2021 : 

"Elisabeth là y tá và trong công việc cô thường xuyên di chuyển trên đường. Cô vừa tìm được một chổ tại một trạm xăng. Cô cho biết : "Tôi làm việc ở cách đây 2 phút đi xe, nhưng tôi đã mất đến 55 phút để xếp hàng. Từ thứ sáu tuần trước tôi đã lo đi tìm xăng. Tôi làm việc cho Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS và tôi thường đến chăm sóc cho những người lớn tuổi".

Từ 4 ngày qua, những dãy xe xếp hàng trước các trạm xăng vẫn không giảm. Người dân hoảng loạn, nên ai cũng mua xăng về trữ. Elizabeth không dấu vẻ bực bội : "Thật buồn cười, không hề có khan hiếm xăng dầu, tự mọi người hoảng sợ và dĩ nhiên điều này gây khó khăn cho việc đi làm của chúng tôi, khiến chúng tôi không thể đổ xăng được".

Từ nhiều ngày qua, các đại diện của dịch vụ y tế rất lo ngại. Công đoàn lớn nhất của dịch vụ công Unison đã yêu cầu chính phủ dành các trạm xăng cho những người làm việc trong các ngành thiết yếu. Hiệp hội các nhân viên chăm sóc tại nhà cũng có cùng quan điểm. Các nhân viên y tế phải được ưu tiên : "Chúng tôi muốn chính phủ nhìn nhận là đang có nguy cơ đối với sức khỏe và sự an toàn của người dân. Năm ngoái, những người làm công việc chăm sóc tại nhà đã phải tự may các khẩu trang, chẳng lẽ bây giờ lại bắt họ xây nhà máy lọc dầu trong vườn của họ ?" 

Mười công ty dầu khí vừa ký một diễn đàn chung, khẳng định là không hề có chuyện khan hiếm nhiên liệu. Theo chính phủ Anh, chính những người mua vì quá sợ nên đua nhau đổ đầy bình xăng. Chính phủ hy vọng là tình hình sẽ lắng dịu. Từ đầu tuần đến nay, họ vẫn bị chỉ trích là không có hành động gì để giải quyết khủng hoảng". 

Tình báo Nga phạm tội khủng bố ?

Các cơ quan tình báo Nga phải chăng đã có hành động khủng bố nhắm vào các kho đạn ở những nước khác ? Ít ra đó là kết luận của ba quốc gia : Cộng hòa Séc, Ba Lan và gần đây nhất là Ukraina. Chính quyền Kiev vừa thông báo kết luận chính cơ quan tình báo Nga đã có hành động khủng bố khi cho nổ kho đạn khổng lồ ở miền tây Ukraina cách đây 4 năm. 

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan giải thích ngày 28/09/2021 : 

"Vào tháng 09/2017, trong suốt 4 ngày, hàng loạt vụ nổ đã phá hủy kho đạn Kalynivka, gần Vinnytsia, miền tây Ukraina, một trong những kho đạn lớn nhất của quân đội Ukraina, vào lúc mà nước này đã có chiến tranh với Nga từ 3 năm qua ở vùng Donbass. 

Hàng chục ngàn quả đạn, chủ yếu dùng để trang bị cho xe tăng, được trữ tại kho đạn này. Các vụ nổ phá hủy kho đạn không gây thương vong, nhưng khiến chính quyền phải sơ tán 30.0000 người. Đây là vụ nổ kho đạn thứ hai xảy ra trong năm đó.

Hôm thứ Hai vừa qua, ba năm sau vụ việc, chưởng lý Ukraina Iryna Venediktova thông báo là Viện công tố đã thâu thập đủ bằng chứng để chứng minh vụ nổ ở Kalynivka là do một hành động khủng bố, mà nghi can là GRU, cơ quan tình báo quân sự Nga. 

Ngành tư pháp Ukraina đã yêu cầu một sự hỗ trợ pháp lý quốc tế từ các nhà điều tra của Praha, những người đã điều tra về vụ nổ hai kho đạn ở Cộng hòa Séc vào mùa thu 2014, khiến 2 người chết và gây khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Praha và Moskva. 

Bulgari cũng đã tình nghi 6 công dân Nga đã gây ra ít nhất 4 vụ nổ, trong đó hai vụ mới nhất xảy ra năm 2015 và 2020. 

Trong cả ba trường hợp, dường như những kẻ ra lệnh muốn cắt nguồn cung cấp vũ khí, đạn dược cho quân đội Ukraina". 

Khan hiếm tiền mặt tại Afghanistan

Trong tuần này, cũng giống như Miến Điện, không có đại diện nào của Afghanistan được phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, mặc dù chính quyền taliban đã có yêu cầu. Như vậy là Afghanistan dưới quyền lãnh đạo của phe Hồi Giáo cực đoan vẫn còn bị cô lập trên trường quốc tế, vào lúc mà quốc gia Trung Á này ngày càng lún sâu vào nghèo khó, thậm chí nhiều người dân nay không có tiền mặt để tiêu xài. Hàng trăm người mỗi này vẫn xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ trước các ngân hàng với hy vọng rút được ít tiền afghani, đơn vị tiền tệ của Afghanistan. Từ Kabul, thông tín viên Sonia Ghezali gởi về bài phóng sự ngày 29/09/2021 :

"Tại ngân hàng Azizi, Mohammad Aslam đếm xấp tiền giấy 500 afghani. Ông nói : "Cuối cùng thì tôi cũng rút được tiền sau 25 tiếng đồng hồ đứng chờ. Tôi đã đến từ 5 giờ sáng hôm qua để đưa thẻ ngân hàng cho họ và tôi vừa rút được tiền lúc 18 giờ hôm nay. Tôi đã có thể rút được 20.000 afghani. Bao nhiêu đây vẫn chưa đủ. Bây giờ khó sống quá. Một số người đến từ các tỉnh để rút tiền. Tôi yêu cầu Nhà nước Hồi Giáo phải giải quyết vấn đề này".

Mỗi người chỉ được rút tối đa số tiền tương đương với 190 euro mỗi tuần, bởi vì ở Afghanistan hiện giờ không có đủ tiền mặt. 

Vẫn Mohammad Aslam thổ lộ : " Với số tiền này, tôi sẽ trả nợ cho các cửa hàng đã cho tôi mua chịu để nuôi gia đình tôi. Trả xong nợ thì tôi chỉ còn 3.000 afghani ( khoảng 30 euro )".

Người dân xếp hàng ngay từ nửa đêm trước các ngân hàng. Một số ngủ luôn tại chỗ. Cựu chiến binh Amanullah Paikar cho biết : "Tôi muốn rút hết tiền của tôi. Ngày nào tôi cũng đến đây, bởi vì tôi muốn thu hồi toàn bộ tiền của tôi. Ai cũng sợ mất tiền của mình. Cách đây 3 năm, ngân hàng Kabul đã phá sản và khách hàng đã mất sạch tiền trong tài khoản của họ".

Cũng như đa số các công chức chế độ cũ, ông đã không được trả lương từ 3 tháng qua. Nay ông chỉ còn ít tiền tiết kiệm trong ngân hàng để sống qua ngày". 

Thanh Phương

Published in Châu Á

Miến Điện có nguy cơ trở thành quốc gia "siêu phát tán" virus gây dịch

Trọng Nghĩa, RFI, 30/07/2021

Tình hình dịch bệnh tại Miến Điện phải chăng đã đến mức cực kỳ nguy hiểm ? Câu hỏi này đang được đặt ra sau lời báo động hôm qua, 29/07/2021 từ một quan chức Liên Hiệp Quốc, một hôm sau khi chính quyền quân sự tại Naypyidaw lên tiếng kêu gọi quốc tế khẩn cấp giúp Miến Điện chống dich.

asia1

Các nhân viên y tế tìm cách di chuyển một bệnh nhân nhiễm Covid-19 do tình trạng ngập lụt tại Myawaddy, bang Karen, Miến Điện ngày 26/07/2021  via Reuters – Karen Information Center

Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Anh The Guardian, ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện đã không ngần ngại cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có thể trở thành một nước "siêu phát tán" virus gây dịch Covid-19 – tiếng Anh gọi là "super-spreader", làm bùng phát dịch bệnh trên toàn khu vực.

Về số liệu tuyệt đối, Miến Điện không phải là nước bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với gần 300.000 ca nhiễm được thống kê tính đến hôm nay (30/07/2021), và hơn 8.500 ca tử vong được ghi nhận, Miến Điện vẫn thua xa Indonesia, với hơn 3,3 triệu ca nhiễm, hơn 92.000 người chết, hay là Philippines, với hơn 1,5 triệu ca nhiễm và hơn 27.000 người thiệt mạng.

Dù vậy, Miến Điện đang phải đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh đất nước đang gánh chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc do cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Hai, với những hệ quả nặng nề trên một nền y tế vốn đã không vững mạnh lắm. Chương trình tiêm chủng đã bị đình trệ, việc xét nghiệm đã sụp đổ và các bệnh viện công hầu như tê liệt.

Các bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc đình công chống chế độ quân sự và từ chối làm việc trong các bệnh viện nhà nước, đã bị buộc phải điều trị bí mật cho bệnh nhân vì họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị quân đội tấn công hoặc bắt giữ.

Theo ông Tom Andrews, số liệu về ca nhiễm và tử vong ở Miến Điện không thể chính xác do việc các nhà báo và bác sĩ bị chính quyền đàn áp, khiến cho việc thu thập thông tin chính xác trở nên khó khăn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là dịch bệnh tại Miến Điện đã lan mạnh một cách đột biến, với tốc độ cực nhanh.

Theo số liệu của Bộ Y Tế và Thể Thao do quân đội kiểm soát, chỉ riêng từ ngày 01/06 đến nay, tức là trong không đầy 2 tháng, đã có hơn 4.600 người chết vì Covid-19, một con số cao hơn gấp đôi số người chết trong gần 18 tháng kể từ đầu dịch. Và các số liệu chính thức được cho là thấp hơn nhiều so với thực tế.

Có rất nhiều chi tiết cho thấy tình hình rất nguy cấp. Trang mạng nhật báo độc lập Irrawaddy đã trích dẫn các phương tiện truyền thông do quân đội kiểm soát hôm 27/07 vừa qua cho biết là sẽ có thêm 10 lò hỏa táng mới tại các nghĩa trang ở Rangoon, thành phố lớn nhất của Miến Điện, để xử lý những ca tử vong.

Còn theo báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Andrews, ở Rangoon, người ta thường thấy ba loại dòng người xếp hàng, một trước máy rút tiền ATM, một để được cung cấp oxy (rất cần cho bệnh nhân Covid), và một trước các lò thiêu và nhà xác.

Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc cho rằng các chính phủ, bao gồm cả các nước láng giềng của Myanmar, cần phải hành động nhanh chóng, nếu không họ sẽ thấy hậu quả của một đợt bùng phát không kiểm soát được ở biên giới của họ.

Theo ông, Miến Điện đang trở thành nơi siêu lây lan Covid-19 với những biến thể rất độc hại - Delta và các dạng khác - cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ dễ lây lan, với nguy cơ gây tử vong cực cao. Miến Điện có thể trở thành mối nguy cho toàn khu vực vì virus "không hề biết đến quốc tịch, biên giới, ý thức hệ hay đảng phái".

https://youtu.be/1fI_Oh8j6w0

Đối với với các nước Đông Nam Á lục địa, cũng như các láng giềng của Miến Điện, từ Trung Quốc đến Bangladesh, Ấn Độ, nguy cơ còn gần gũi hơn so với tác hại từ các nước Đông Nam Á hải đảo như Philippines, hay Indonesia.

Trọng Nghĩa

***********************

Kinh tế Bắc Triều Tiên suy giảm ở mức mạnh nhất kể từ năm 1997

Thùy Dương, RFI, 30/07/2021

Kinh tế Bắc Triều Tiên trong năm 2020 đã suy giảm 4,5%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ sau năm 1997. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) hôm nay 30/07/2021 thông báo như trên.

asia2

Kim Tok-hun (giữa) thủ tướng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng Lao Động Triều Tiên, đi thị sát các nông trang. Ảnh do KCNA công bố, không ghi ngày.  © via Reuters - KCNA

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết báo cáo thường niên của Ngân hàng BOK dựa vào dữ liệu của các định chế Hàn Quốc đặc trách hồ sơ Bắc Triều Tiên. Theo báo cáo này, kinh tế Bắc Triều Tiên vốn đã bị tác động nặng nề do các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, trong năm 2020 lại có thêm nhiều thiệt hại vì các biện pháp đóng cửa biên giới để chống dịch Covid-19.

So với năm 2019, ngoại thương năm 2020 của Bắc Triều Tiên giảm 73,4%, chỉ còn 860 triệu đô la, do các chuyến hàng đến Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, bị dịch bệnh Covid-19 cản trở. Xuất khẩu của Bắc Triều Tiên chỉ đạt 90 triệu đô la vào năm 2020, giảm 67,9% so với trước đó 1 năm. Còn nhập khẩu giảm 73,9% so với năm 2019. Tổng thu nhập quốc dân của Bắc Triều Tiên bằng 1,8% của Hàn Quốc.

Cũng trong ngày hôm nay, theo Yonhap, Liên Hiệp Quốc một lần nữa gia hạn thêm một năm biện pháp miễn trừ trừng phạt đối với viện trợ của Chương trình Lương thực Thế giới cho Bắc Triều Tiên.

Về quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm nay thông báo, thông qua kênh liên lạc mới được khôi phục, Seoul đã chuyển tới Bình Nhưỡng đề xuất để thảo luận về cách thiết lập một hệ thống hội nghị trực tuyến nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán liên Triều trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Thùy Dương

***********************

Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng Interpol để bắt người "ly khai"

Thu Hằng, RFI, 30/07/2021

Bắc Kinh ráo riết bắt về nước những người Trung Quốc sống ở nước ngoại và bị coi là "ly khai", chống đối đảng Cộng Sản, kể cả những người sống ở Hoa Kỳ. Một nhóm luật sư Mỹ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng Interpol để triệt hạ các nhà bảo vệ dân chủ Trung Quốc buộc phải sống lưu vong.

asia3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên họp đại hội đồng Interpol lần thứ 86, kéo dài từ ngày 26-29/09/2017, được tổ chức tại Bắc Kinh.  AP

Theo trang AP ngày 30/07/2021, nhóm luật sư đã yêu cầu chính quyền Biden bãi lệnh tạm giam một nhà bảo vệ dân chủ Trung Quốc có nguy cơ bị trục xuất về nước và phải đối mặt với những cáo buộc sai lệch. Người đàn ông này bị bắt vào tháng Sáu do hết thị thực và bị giam trong một trung tâm của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE). Hãng tin Mỹ không nêu tên của người bị bắt vì một người thân vẫn sống ở Trung Quốc và bị dọa cáo buộc hình sự trừ khi anh trai của họ về nước.

John Sandweg, thuộc nhóm luật sư bảo vệ người đàn ông trên, khẳng định Trung Quốc đang khai thác hệ thống di trú Mỹ và Cơ quan Di trú có nguy cơ trở thành "một công cụ để Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh và ly khai tôn trọng luật pháp".

Theo nhóm luật sư, đây là một trong những trường hợp hiếm hoi Trung Quốc sử dụng thông báo đỏ (red notice) của Interpol để buộc những người trốn sang Hoa Kỳ về nước, do hai nước không có thỏa thuận dẫn độ. Washington thường xuyên lên án Bắc Kinh tiến hành các vụ bắt giữ tùy tiện để quấy rối và truy bắt các nhà bất đồng chính kiến.

Trước đó vài ngày, AP cũng đưa tin Trung Quốc đã lợi dụng Interpol để Maroc bắt Yidiresi Aishan, một nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong, khi từ Istanbul đến sân bay quốc tế Mohammed V ở Casablanca hôm 20/07.

Trước những hoạt động trấn áp và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương, ngày 29/07, một ủy ban lưỡng đảng của Quốc Hội Mỹ đã yêu cầu Hilton Worldwide không tham gia dự án khách sạn được xây tại một địa điểm trước đây là một đền thờ Hồi giáo bị phá năm 2018 ở địa khu Hòa Điền, Tân Cương.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trung Quốc : Vô địch về đầu tư, bitcoin và cả kiểm duyệt thông tin

Le Mondetrong bài "Đế quốc Trung Hoa, thế giới câm lặng", coi sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan) vừa qua là ví dụ mới nhất cho một Trung Quốc độc đảng luôn bóp nghẹt mọi thông tin.

bitcoin1

Nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan) ở Quảng Đông, Ảnh chụp ngày 17/06/2021.  AP

Đài Sơn không phải Tchernobyl hay Fukushima, và sự cố tại nhà máy điện nguyên tử - với lò phản ứng nước áp lực (EPR) do tập đoàn điện lực Pháp EDF giúp xây dựng – cũng không dẫn đến việc phóng xạ thoát ra không khí. Nhưng vì sao người ta lo ngại đến thế trước một vụ rò rỉ thậm chí không được xếp vào thang bậc quốc tế các sự kiện hạt nhân (INES) ? Chính là vì đó là vấn đề nguyên tử, sự kiện diễn ra tại Trung Quốc, thế giới của câm lặng, và tính minh bạch chỉ có trong mơ.

Sự cố được CNN tiết lộ, và đối tác Trung Quốc của EDF là China General Nuclear Power Group (CGN) khẳng định tình hình quanh nhà máy vẫn "bình thường", nhưng không cung cấp những dữ liệu mà phía Pháp đòi hỏi. Một tuần lễ sau khi có tin rò rỉ khí hiếm trong hệ thống làm lạnh lò phản ứng, EDF vẫn phải chờ đợi cuộc họp khẩn cấp của hội đồng quản trị. Dù chiếm 30% vốn, tập đoàn Pháp chừng như vẫn không được coi là đối tác ngang hàng.

Nhà nước độc đảng của Tập Cận Bình luôn kiểm soát mọi thông tin. Các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không hề có được những dữ liệu mong muốn khi đi điều tra ở Vũ Hán. Liệu một ngày nào đó sẽ biết được toàn bộ về vụ nổ ở cảng Thiên Tân (Tianjin) tháng 8/2015 mà theo số liệu chính thức đã làm 173 người chết và 800 người bị thương ?

Trong lãnh vực nhạy cảm như nguyên tử, sự mập mờ nuôi dưỡng thuyết âm mưu. Thế nhưng không ai phản đối vì sợ mất thị trường khổng lồ Trung Quốc. EDF hy vọng bán hai lò EPR cùng với Orano, một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân lên đến 10 tỉ euro. Các tập đoàn đa quốc gia cũng có sự thận trọng tương tự : H&M, Nike bị "ném đá", bị tẩy chay vì từ chối sử dụng nguyên liệu từ Tân Cương, còn Apple chấp nhận để dữ liệu khách hàng Trung Quốc đặt tại máy chủ do Nhà nước kiểm soát.

Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất thế giới năm 2020

Sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh được Les Echos chọn làm tựa trang nhất hôm nay "Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong năm 2020" với 133 tỉ đô la, qua mặt Nhật và Đức do đại dịch, mà tờ báo gọi là một nhà vô địch gần như tình cờ.

Vị trí hàng đầu này giành được trong lúc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới giảm 35% trong năm 2020, còn 1.000 tỉ đô la. Tuy nhiên đầu tư của Trung Quốc vào Châu Âu và Anh quốc lại thấp nhất kể từ 10 năm qua, giảm đến 45%. Đó là do các thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng hơn trước Bắc Kinh.

Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán khiến người ta nghi ngờ các công ty Trung Quốc ra khỏi khủng hoảng sớm hơn sẽ ồ ạt mua vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Rốt cuộc nỗi lo này không thành sự thực, một phần vì sự bất định do Covid gây ra khiến phía Trung Quốc có phần do dự, Bắc Kinh kiểm soát chặt luồng vốn, nhưng nhất là các nước EU nay xem xét kỹ càng các dự án, đặc biệt trong các lãnh vực thiết yếu.

Mười bốn quốc gia EU trong đó có Ý, Pháp, Ba Lan đã áp dụng cơ chế thanh lọc FDI, nhiều công ty được Trung Quốc mua lại đã bị các nước thành viên ngăn chặn. Hầu hết đầu tư của Trung Quốc tập trung vào ba nước lớn Đức, Anh, Pháp, riêng Litva đã chủ động rút khỏi nhóm "17+1" (gồm Trung Quốc và Trung Âu, Đông Âu) trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Bắc Kinh ngày càng xấu đi.

Thống trị về đào tiền ảo, Bắc Kinh trấn áp làm bitcoin sụt mất nửa giá

Cũng về kinh tế, Les Echos quan tâm đến việc Trung Quốc gia tăng cuộc chiến chống đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. Bốn khu vực "đào" tiền ảo lớn nhất nước đều tung ra các biện pháp hạn chế, hệ quả là giá bitcoin đã sụt đến 50% chỉ trong hai tháng : Trung Quốc chiếm đến 65% sản lượng bitcoin trên thế giới.

Cuối tuần trước, chính quyền Tứ Xuyên, tỉnh lớn thứ nhì trong lãnh vực tiền ảo ra lệnh đóng cửa lập tức 26 công ty chuyên "đào" bitcoin. Trước đó Tân Cương, Nội Mông, Thanh Hải và Vân Nam đã có những biện pháp trấn áp tương tự. Theo Global Times, 90% đơn vị sản xuất bitcoin ở Hoa lục đã đóng cửa trong tuần rồi.

Bắc Kinh tấn công vào các "mỏ" tiền ảo với lý do hoạt động này gây ô nhiễm, ngốn mất nhiều năng lượng cần thiết dành cho các nhà máy điện chạy bằng than. Nhưng lệnh cấm của Tứ Xuyên mới đây cho thấy không chỉ là vấn đề sinh thái, bằng chứng là ngân hàng trung ương đòi hỏi các ngân hàng lớn và các nền tảng chi trả trực tuyến như Alipay "điều tra và nhận diện" những tài khoản buôn bán tiền ảo, ngăn chặn mọi giao dịch liên quan. Bắc Kinh muốn công dân sử dụng e-yuan, đồng nhân dân tệ ảo đang được thử nghiệm với quy mô lớn.

Chế độ thần quyền Iran tăng cường quyền lực

Nhìn sang Trung Đông, tác giả Renaud Girard nhận định trên Le Figaro "Tại Iran, chế độ thần quyền được củng cố" qua kỳ bầu tổng thống ngày 18/06/2021, cuộc bầu cử mất dân chủ nhất trong lịch sử Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Sau khi mở rộng được ảnh hưởng sang bốn thủ đô Ả Rập khác (Baghdad, Damascus, Beyrut, Sanaa), chế độ thần quyền Shia ở Iran củng cố quyền lực. Không có ứng cử viên nữ nào được Hội đồng Vệ binh chấp nhận. Phó tổng thống cải cách mãn nhiệm Eshaq Djahanguiri và ứng viên cánh trung nhiều hy vọng Ali Laridjani, cựu chủ tịch Quốc hội cũng không được ra tranh cử. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi tỉ lệ cử tri đi bầu giảm mạnh, chỉ có 30% đến phòng phiếu. Ebrahim Raisi, nhân vật cực kỳ bảo thủ từng thất bại năm 2017, đắc cử chỉ với 2 triệu phiếu cao hơn lần trước.

Raisi đi vào lịch sử Trung Đông không chỉ với tư cách một tổng thống Iran với chiến thắng không lấy gì làm vẻ vang. Là người đứng đầu ngành tư pháp, ông ta ghi dấu ấn qua việc đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa tháng 11/2019, và hồi năm 1988 từng là thành viên "Ủy ban tử thần" đã tàn sát hàng ngàn tù nhân chính trị trong các trại giam Evin và Gohardasht ở Tehran.

Tân tổng thống Iran rộng tay hơn trong hồ sơ nguyên tử

Nhưng trong chế độ thần quyền Iran, Raisi có lợi thế : là một seyyed, tức dòng dõi của nhà tiên tri Mahomet, được phép quấn vành khăn đen trên đầu. Ông ta là đệ tử trung thành, được đại giáo chủ Ali Khamenei tin cẩn. Ở Iran, tổng thống không có được một quyết định chiến lược nào : chiến tranh hay hòa bình, chính sách đối ngoại, nguyên tử đều nằm trong tay giáo chủ. Điều quan trọng là Raisi có thể thay thế đại giáo chủ đã 82 tuổi, một khi ông này qua đời.

Giới trẻ có học ở Tehran, nói tiếng Anh, lướt mạng, quen thuộc với văn hóa phương Tây tất nhiên bất mãn, nhưng về mặt chính trị, họ không có tiếng nói trong hệ thống. Trên toàn thế giới Ả rập, các đền thờ Hồi giáo Tehran là nơi vắng tín đồ nhất trong những buổi lễ chiều thứ Sáu. Dân chúng tẩy chay để phản đối các lãnh đạo Hồi giáo tham nhũng liên can đến đủ mọi dạng buôn lậu.

Phải chăng sẽ là hồi kết của đàm phán nguyên tử tại Vienna ? Theo tác giả, thì không. Bởi vì giáo chủ và đệ tử Raisi hiểu rằng, cần cải thiện tình hình kinh tế để cứu vãn chế độ thần quyền, có nghĩa là được xuất khẩu dầu trở lại sau thời gian bị Donald Trump trừng phạt. Hôm qua 21/06, tổng thống tân cử Raisi tuyên bố ủng hộ đàm phán, lợi thế của ông ta là không bị phe bảo thủ chỉ trích.

Về phía chính quyền Biden không còn coi Iran là mối đe dọa quân sự nguy hiểm. Bằng chứng là việc rút hết các thiết bị phòng không tại Trung Đông, có lẽ để triển khai tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đối với phía Mỹ, việc ngăn chặn các chế độ độc tài Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không thiết yếu bằng chặn bước Trung Quốc.

Anh em Castro đã ra đi, Cuba vẫn bị Biden bỏ quên

Còn tại Châu Mỹ la-tinh, Le Mondecho rằng "Cuba bị Joe Biden bỏ quên trong khi đã lật sang trang Castro". Từ ngày 19/04/2021, Raul Castro đã nhường chỗ cho nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên Miguel Diaz-Canel, và đa số ủy viên thuộc thế hệ cách mạng 1959 đã ra khỏi Bộ Chính trị. Một loạt cải cách đã diễn ra, như kết thúc hệ thống hai đồng tiền song hành từ 30 năm qua, và cho phép tư nhân làm ăn trong hầu hết lãnh vực kinh tế.

Khi tranh cử, ông Joe Biden luôn chỉ trích "chính sách thất bại của Donald Trump làm thiệt hại cho người dân Cuba", nhấn mạnh đến việc cho phép công dân Mỹ đến đảo quốc vì họ là "các đại sứ tốt nhất cho tự do". Nhưng từ khi Biden nhậm chức cho đến nay, Nhà Trắng không hề động đậy, lời kêu gọi "đối thoại với sự tôn trọng lẫn nhau" của Raul Castro bị rơi vào khoảng không, chính quyền mới lịch sự nói rằng quan hệ với Cuba không phải là ưu tiên. Tập trung vào cuộc đối đầu quan trọng với Trung Quốc, Joe Biden muốn tránh một số hồ sơ quốc tế như ở Cận Đông gần đây.

Bầu cử cấp vùng Pháp : Đảng cầm quyền thất bại, tổng thống vẫn phải cải tổ

Kết quả cuộc bầu cử vừa qua vẫn được báo chí Paris tiếp tục bàn tán.Le Mondechạy tựa "Bầu cử khu vực : Nước Pháp dửng dưng" với nhận định : cánh hữu dẫn đầu, cực hữu thụt lùi trong vòng đầu được ghi dấu bởi tỉ lệ vắng mặt lịch sử. Ảnh bìa củaLa Croixlà những phòng phiếu vắng người, với câu hỏi "Vắng mặt, tình cờ hay định mệnh ?". Libérationđăng ảnh bà Marine Le Pen và tổng thống Emmanuel Macron mặt đối mặt, với dòng tựa "2022 : Nếu không phải là họ ?". Cũng với ảnh hai chính khách được cho là đối thủ trong kỳ bầu cử tổng thống 2022, Le Figaroghi nhận "Sau thất bại, đảng của bà Le Pen và ông Macron dưới cú sốc".

Tờ báo thiên tảLibération cho rằng tỉ lệ vắng mặt là "phản ứng lành mạnh" của người Pháp, vì đi bỏ phiếu là sự ủng hộ một đường hướng, trong khi những tuần lễ qua chỉ xoay quanh hai khuôn mặt nổi bật trong kỳ bầu cử tổng thống sang năm là nguyên thủ đương nhiệm và chủ tịch đảng cực hữu Marine Le Pen.

Theo nhật báo cánh hữu Le Figaro, đảng cầm quyền được coi là hiện thân của Macron, đây là điểm yếu đồng thời là điểm mạnh của tổng thống trẻ. Bài học rõ ràng là do đảng mới không bắt rễ được vào công chúng, và vì vậy Emmanuel Macron lại càng phải đặt dấu ấn cá nhân nhiều hơn nữa trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ.

Les Echos nhận định, Emmanuel Macron và đảng của tổng thống bị yếu đi sau cuộc bầu cử khu vực, nhưng ông buộc phải cải cách cho đến cùng. Phải chăng từ nay đến 2022 Macron chỉ nên tập trung cho việc ra khỏi khủng hoảng kinh tế và dịch tễ, với lý do người dân phản đối cải cách ? Tờ báo kinh tế cho rằng thái độ bất động là không hay đối với nước Pháp cũng như với một tổng thống được bầu lên để cải tổ, cho dù tỉ lệ tín nhiệm có bị sụt giảm.

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc là đại cường đang lên nhưng đã có vấn đề chảy máu chất xám nhất là trong ngành công nghệ trong thập kỷ qua.

chatxam1

Mobile World Congress Shanghai- những năm qua, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về công nghệ

Ta có thể viện dẫn trước hết một công bố gần đây của một viện nghiên cứu bên ngoài Trung Quốc về hiện tượng này.

Thinktank Marco Polo từ trường đại học Chicago Mỹ cách đây không lâu vừa làm một khảo sát về chuyên gia ngành trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới, dựa vào số bài nghiên cứu được chấp nhận tham gia hội thảo AI quyền uy nhất thế giới NeurIPS năm 2019.

Có 15.920 nhà nghiên cứu nộp 6.614 bài viết tham gia hội thảo với tỷ lệ chấp nhận là 21,6%. Marco Polo dựa vào số liệu của 21,6% bài viết được chấp nhận để khảo sát nghiên cứu tác giả của các bài viết, những người được coi là nhân tài AI hàng đầu thế giới (top-tier talent).

Kết quả khảo sát cho thấy gì ? Nó cho thấy rằng 59% nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới đang làm việc tại các trường đại học và công ty Mỹ, 2/3 trong số này học cử nhân ở các trường đại học bên ngoài Mỹ. Điều này cho thấy, Mỹ là nơi thu hút nhân tài công nghệ hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.

Đáng chú ý hơn, trong số các nhân tài công nghệ quốc tế hàng đầu đang làm việc ở Mỹ, đa phần đến từ Trung Quốc, 29% trong số họ học bậc cử nhân ở Trung Quốc và số đông tốt nghiệp từ Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Nhân tài làm việc ở đâu và xuất xứ ?

Trong số nhân tài AI hàng đầu thế giới vẫn theo nguồn này, 59% chọn đến Mỹ làm việc, 11% chọn Trung Quốc ; 29% nhân tài AI hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc, trong khi Mỹ chỉ chiếm 20%.

Khảo sát cũng quan tâm đến các thông tin quan trọng là các nhà nghiên cứu AI làm việc trong các trường đại học và công ty ở Mỹ đến từ đâu và bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu AI Trung Quốc làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp và có học vị Tiến sĩ (Ph.D) ở Mỹ.

Và các số liệu khảo sát cho thấy trong số các chuyên gia AI đang làm việc trong các trường đại học và công ty của Mỹ, 27% đến từ Trung Quốc.

Còn các chuyên gia AI người Trung Quốc sau khi được đào tạo bậc cử nhân ở những trường đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc, số đông lựa chọn ra nước ngoài, đặc biệt Mỹ, để học tiếp chương trình sau đại học. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ, 88% chọn ở lại Mỹ lập nghiệp, 10% trở về nước.

Trong số 25 trường đại học và công ty tập trung các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, Trung Quốc góp mặt Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh ; Mỹ có 18 gồm Google, Đại học Stanford, MIT, UC Berkeley, và Anh có một là đại học Oxford ; Châu Âu có ba và Canada có một.

Một xu thế được xác nhận

Thực tế này đã được tờ Bắc Kinh tuần bá北京周của Trung Quốc xác nhận, theo đó rất nhiều chuyên gia hàng đầu Trung Quốc đã sang Mỹ làm việc, tập trung trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đại học Thanh Hoa được cho là tổn thất nhiều nhất.

chatxam2

Dịch vụ của công ty mạng 360 tại TQ

Cuối tháng 4/2021, Viện khoa học Hoa Kỳ công bố danh sách các viện sĩ năm 2021, có 7 viện sĩ là người Hoa trong đó một người mang quốc tịch Trung Quốc.

Nhà khoa học Nhan Ninh (颜宁) là một ví dụ, cô đang là giảng viên của Đại học Thanh Hoa trước khi quyết định sang Mỹ định cư.

Năm 2019, cô được bầu là Viện sĩ quốc tịch nước ngoài của Viện khoa học Hoa Kỳ. Cô được coi là nhà sinh học hàng đầu thế giới hiện nay và khi được hỏi lý do chọn nước Mỹ, câu trả lời duy nhất của cô là "tự do".

Còn Trung tâm an ninh và công nghệ mới (Center for Security and Emerging Technology), một thinktank khác của Mỹ cho biết, năm 2018, tỷ lệ chuyên gia người Trung Quốc trong lĩnh vực AI sau khi lấy bằng Tiến sĩ chọn quay trở về Trung Quốc là dưới 10%.

Lý Phi Phi (飞飞) là trường hợp người Hoa điển hình thành danh ở Mỹ sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, cô là chuyên gia AI hàng đầu ở Google.

Trung Quốc 'xuất siêu', Mỹ 'nhập siêu'

Một nguồn khác cho thấy bức tranh chung về chảy máu chất xám ở Trung Quốc có thể thấy khi tham khảo một tạp chí về chính trị học.

Theo phân tích của Berkeley Political Review mới đây công bố hôm 28/5/2021, nhiều năm qua đã xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nhân tài công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc với Mỹ "nhập siêu" và Trung Quốc "xuất siêu".

Các lý do bao gồm những yếu tố chính sau :

- Lương và đãi ngộ cao : các trường đại học và công ty Mỹ trả lương cho chuyên gia công nghệ người nước ngoài với mức lương cao cạnh tranh và nhiều phúc lợi đi kèm là ưu thế nổi trội so với cùng vị trí khi họ làm ở những quốc gia khác, đặc biệt ở Trung Quốc.

- Chất lượng và môi trường làm việc chuyên nghiệp, tự do sáng tạo, dễ dàng kết nối với thế giới (đặc biệt các quốc gia nói tiếng Anh), là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc cũng là yếu tố khiến các bộ óc hàng đầu cân nhắc làm nơi lập nghiệp và sinh sống cho gia đình họ.

Cuối cùng, một nghịch lý là chính sách nhập cư bị kiểm soát chặt của Trung Quốc khiến nhà khoa học nhập cư không thể xin được quyền định cư ở nước này.

Trung Quốc đối phó thế nào ?

Để đối phó lại, Trung Quốc đã và đang tiến hành một số chính sách, trong đó có kế hoạch 'Nước chảy về nguồn' hay 'Chương trình 1000 nhân tài' là một ví dụ.

Năm 2003, Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập Ban điều hành vấn đề nhân tài trung ương (中央人才工作协调小组), tập trung giải quyết vấn đề chảy máu chất xám.

Năm 2007, ông Lý Nguyên Triều (李源潮) nguyên Bí thư tỉnh Giang Tô được đề cử là Trưởng ban tổ chức trung ương, sau đó làm Bí thư Ban bí thư. Sau ông được giao xây dựng Kế hoạch phát triển nhân tài trung dài hạn và Kế hoạch thu hút nhân tài người Hoa xuất chúng thành danh ở hải ngoại (海外高层次人才引进计划 - Overseas High-level Talent Recruitment Programs).

Để đảm bảo an toàn cho những người tham gia, Kế hoạch thu hút nhân tài người Hoa hải ngoại được đặt dưới tên gọi Kế hoạch 1.000 người (千人计划 - 1000 Talents Plan).

Nội dung của kế hoạch là bắt đầu từ năm 2008, trong vòng 5 đến 10 năm, thu hút khoảng 2.000 người Hoa ở hải ngoại là những chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực khoa học công nghệ, về nước tham gia các dự án khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia, vườn ươm công nghệ, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp nhà nước.

Tháng 12/2010, tại Quảng Châu, Lý Nguyên Triều giới thiệu Kế hoạch 1.000 tài năng trẻ (青年千人计划 - Young Thousand Talent Program) nhằm thu hút 2.000 tài năng trẻ người Hoa dưới 40 tuổi trên khắp thế giới trước năm 2015. Theo thống kê, năm 2012, các chương trình tổng cộng thu hút được 3.319 người trên mọi lĩnh lực, năm 2014 vượt trên 4.000 người.

chatxam3

Nguồn tài năng Trung Quốc được đào tạo ở con số hàng trăm nghìn những năm qua tại chính các đại học, viện nghiên cứu của Hoa Kỳ, Anh và các nước Phương Tây

Hàng ngàn người được thu hút

Tính đến năm 2018, chương trình thu hút ước tính khoảng 7.000 người tham gia. Những người tham gia chương trình đều làm việc toàn thời gian (full-time) ở Trung Quốc, khi về nước được nhận khoản tiền ổn định cuộc sống ban đầu từ 500.000 - 1 triệu RMB (Nhân dân tệ).

Trong quá trình làm việc sẽ nhận các khoản kinh phí nghiên cứu hàng triệu RMB từ ngân sách trung ương và địa phương, được cung cấp phòng thí nghiệm, đội ngũ hỗ trợ nghiên cứu.

Bên cạnh đó, người trúng tuyển còn được nhận rất nhiều phúc lợi khác như ưu tiên mua nhà, tiền lương cho vợ/chồng, tiền học cho con, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cả gia đình.

Năm 2010, Trung Quốc tiếp tục triển khai chương trình tuyển dụng part-time những nhân tài người Hoa xuất chúng trên thế giới.

Tham gia chương trình này, ứng viên vẫn giữ công việc ở nước ngoài, thỉnh thoảng về nước tham gia những dự án sáng tạo khoa học công nghệ trong nước.

Theo thống kê, năm 2011, có 374 Hoa kiều hải ngoại về làm trong các trường đại học và viện nghiên cứu ở Trung Quốc (99 người làm full-time - toàn thời gian, 275 người làm part-time - bán thời gian), chiếm 74,7% ; 45 Hoa kiều về làm cho doanh nghiệp nhà nước (36 người full-time, 9 người part-time), chiếm 9% ; 82 Hoa kiều về làm cho doanh nghiệp tư nhân (73 người làm full-time, 9 người part-time), chiếm 16,4%. Chương trình này còn mở rộng cho cả các nhà nghiên cứu quốc tịch nước ngoài không phải người gốc Hoa.

Yêu cầu cơ bản đối với những người trúng tuyển phải là giáo sư, chuyên gia cao cấp trở lên, có danh tiếng trên thế giới trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn của họ, đang làm việc tại những trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới ; kỹ sư IT (công nghệ thông tin) cao cấp hoặc nhân viên quản lý cấp cao trong các công ty công nghệ hay tập đoàn tài chính lớn ; những người sở hữu bằng sáng chế hoặc công nghệ tiên tiến.

Chảy máu tự nhiên hay nhân tạo ?

Với sự lớn mạnh nhanh chóng của các đại gia công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Baidu, Tencent, ByteDance, nhiều kỹ sư công nghệ và nhà khoa học người Hoa, đặc biệt trong lĩnh vực AI đã dần đầu quân về với những ông lớn công nghệ này.

Các công ty trên đều có trụ sở tại San Francisco, đội ngũ tuyển dụng của họ thu hút nhân tài người Hoa của Google, Facebook, Apple ngay trên đất Mỹ bằng mức lương hẫp dẫn, môi trường làm việc nói tiếng Hoa, thậm chí căng-tin của công ty cũng cung cấp đồ ăn Trung Quốc. Sau một thời gian, nhiều người trong số họ về Trung Quốc làm việc với vị trí cao và đãi ngộ hấp dẫn hơn khi làm ở Mỹ.

Vì vậy, những năm gần đây xuất hiện xu hướng, nhiều chuyên gia và nhà khoa học lĩnh vực AI người Trung Quốc sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ, ở lại Mỹ làm việc khoảng 5 năm sau đó quay về Trung Quốc làm việc.

Không thể bỏ qua yếu tố văn hoátrong quyết định lựa chọn nghề nghiệp của người Trung Quốc và người Mỹ gốc Hoa.

Người Hoa nói chung có tâm lý "lá rụng về cội", sự gắn kết trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại rất mạnh. Nếu mức độ đãi ngộ phù hợp, họ luôn muốn về Trung Quốc làm việc và "cống hiến" vì tình cảm gắn bó nguồn cội.

Lý Phi Phi từng tuyên bố, nếu một ngày tôi được nhận giải Nobel, tôi sẽ nhận giải với tư cách là người Trung Quốc.

Mỹ đối phó ra sao ?

Ngày từ năm 2015, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã để mắt tới Chương trình 1000 nhân tài của Trung Quốc. Đến năm 2018, FBI công khai việc bắt giữ các nhà khoa học người Hoa tham gia Chương trình 1000 nhân tài với cáo buộc những người này hoạt động gián điệp cho Trung Quốc, đánh cắp công nghệ tiên tiến của Mỹ chuyển về Trung Quốc.

Phía Trung Quốc ngay sau đó đã xóa danh sách những người tham gia chương trình. Tháng 6/2018, Chính phủ Mỹ rút ngắn thời hạn visa học tập của du học sinh Trung Quốc theo học một số chuyên ngành nhạy cảm như IT, AI, vũ trụ… từ 5 năm xuống còn một năm.

Tháng 9/2019, trên mạng xã hội Mỹ lưu truyền thông tin FBI đưa Chương trình 1.000 nhân tài của Trung Quốc vào diện trọng điểm điều tra, tiến hành điều tra từng người trong danh sách, nhiều người đã bị bắt. Đã có những kỹ sư công nghệ người Hoa từng làm việc cho Google, sau khi về nước đầu quân cho Baidu, ByteDance, Tencent nói, những ông lớn công nghệ Trung Quốc copy rất nhiều mô hình quản lý và công nghệ của Google.

Từ ngày 18/4/2020, từ khóa "千人计划" (Chương trình 1.000 nhân tài) biến mất trên các công cụ tìm kiếm như Baidu, Sougou và mạng xã hội như Wechat, Weibo của Trung Quốc.

Những biến động gần đây

Những biến động gần đây đối với người sáng lập Alibaba, Pinduoduo, ByteDance là rất đáng quan tâm. Ngày 10/9/2019, Jack Ma (马云-Mã Vân)) chính thức "nghỉ hưu", bàn giao chức vụ Chủ tịch tập đoàn Alibaba, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Alibaba không chỉ hoạt động mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, còn lấn sân sang thanh toán điện tử, tài chính, bảo hiểm...

chatxam4

Sinh viên Việt Nam chụp ảnh trước tấm pano có hình ảnh Jack Ma trước sự kiện "Đối thoại cùng Jack Ma" tại Hà Nội năm 2017

Sau đó Alipay, một nền tảng thanh toán trực tuyến nổi tiếng của Alibaba với 500 triệu người dùng vướng vào tranh cãi về vấn đề sở hữu, sau đó Jack Ma tuyên bố sẵn sàng "dâng" Alipay cho chính phủ Trung Quốc, mặc dù từ năm 2011 Jack Ma đã tách Alipay ra khỏi tập đoàn Alibaba.

Một sự kiện gây chấn động Trung Quốc và thế giới là Ant Group bị buộc ngừng phát hành cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong ngay phút thứ 89.

Nguyên nhân khởi phát được cho là do bài phát biểu của ông Jack Ma, đồng sáng lập Ant Group, ngày 24/10/2020 tại một diễn đàn về tài chính tại Thượng Hải.

Ông Jack Ma đã gây kinh ngạc khi chỉ trích trực diện và gay gắt lãnh đạo ngành tài chính Trung Quốc và gián tiếp phê phán sự lạc hậu trong tư duy của lãnh đạo Trung Quốc. Bài nói của ông Jack Ma được cho là khiến ông Tập Cận Bình vô cùng tức giận và trực tiếp "đập bàn" quyết trừng trị.

Từ sau bài nói này và sự cố đối với Ant Group, ông Jack Ma gần như biến mất.

Tháng 4/2021, Reuters đưa tin, Jack Ma bị ép bán lại toàn bộ cổ phần của ông tại Ant Group cho doanh nghiệp đại diện nhà nước. Tài sản của Jack Ma hiện ước tính 46,6 tỷ USD.

Tháng 3/2021, Hoàng Tranh (), người sáng lập nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo nổi tiếng Trung Quốc đột ngột tuyên bố rút khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của Pinduoduo. Ông từng học thạc sĩ chuyên ngành máy tính tại trường Đại học Wisconsin-Madison của Mỹ, sau khi tốt nghiệp đầu quân làm kỹ sư công nghệ của Google.

Năm 2006 Hoàng Tranh về nước tham gia thành lập văn phòng của Google tại Trung Quốc. Năm 2007 rời Gooogle khởi nghiệp, năm 2015 sáng lập trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Pinduoduo. Tài sản hiện nay của Hoàng ước tính 46,3 tỷ USD.

Siết chặt sau tấm màn nhung ?

Sự kiện gây "đứng tim" giới quan sát gần đây nhất là ngày 20/5/2021, Trương Nhất Minh (张一鸣), người sáng lập ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng Tik Tok đang làm mưa làm gió trên thế giới tuyên bố sẽ rút khỏi vị trí CEO của Bytedance vào cuối năm nay. Tài sản của Trương hiện ước tính 36 tỷ USD.

Các nhà quan sát quốc tế thường khó đoán những gì xảy ra "sau màn nhung" ở Trung Quốc và nguyên nhân của chúng. Những biến động dồn dập xảy ra với các ông lớn công nghệ Trung Quốc trong năm nay có phải là dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc đang siết chặt hơn gọng kìm kiểm soát lên các tập đoàn công nghệ.

Diễn giải theo cách khác, phải chăng đang có chiến dịch "thay máu" ngành công nghệ ở Trung Quốc ?

Không thể không cân nhắc tới những hệ luỵ của biến động trên đối với giới kỹ sư chuyên gia công nghệ Trung Quốc. Giả thiết cần đặt ra, tiếp sau làn sóng người giàu rời Trung Quốc đi định cư ở các quốc gia phát triển, sẽ xuất hiện làn sóng chảy máu nhân tài công nghệ Trung Quốc đổ về các trung tâm công nghệ của thế giới như Mỹ, Anh và các nước Châu Âu ?

Với sự bất thường và can thiệp ngày càng thô bạo sâu rộng của Đảng cộng sản Trung Quốc vào hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp công nghệ trong thời gian qua, tâm lý bất an là khó tránh khỏi.

Trong quan niệm của người Trung Quốc, "gia" luôn đứng trước "quốc".

Khi sự nghiệp, cuộc sống của cá nhân và gia đình bị thách thức, họ sẽ chọn nơi chốn "đất lành chim đậu" cho người thân của mình.

Ngô Tuyết Lan

Nguồn : BBC, 02/06/2021

Ngô Tuyết Lan là nhà nghiên cứu Trung Quốc học và Đông Phương học, cựu thành viên nghiên cứu Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Thành thị Hong Kong (City University Hong Kong)

Published in Diễn đàn

Truyền thông Trung Quốc xuất hiện lời kêu gọi nước này cần gia tăng tên lửa đầu đạn hạt nhân được phóng từ tàu ngầm làm nền tảng răn đe chiến lược trước áp lực quân sự ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ trên biển Đông.

rande1

Tên lửa của Trung Quốc trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc ở quảng trường Thiên An Môn hôm 1/10/2019 - AFP

Thông điệp được đưa ra từ Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo hôm 27/5, ông Hồ Tích Tiến nói : "Tôi muốn nhắc lại rằng chúng ta có rất nhiều nhiệm vụ cấp bách, nhưng trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất là tăng nhanh số lượng đầu đạn hạt nhân được đưa vào sử dụng, và tên lửa chiến lược DF- 41 có khả năng tấn công tầm xa trong kho vũ khí của Trung Quốc. Đây là nền tảng của khả năng răn đe chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ".

Người đứng đầu tờ báo của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhận định : "Trong kịch bản đó, một số lượng lớn tên lửa đạn đạo Dongfeng-41, JL-2 và JL-3 sẽ tạo thành trụ cột cho ý chí chiến lược của chúng ta. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc phải đạt đến mức khiến giới tinh hoa Mỹ rùng mình nếu họ có ý định tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc".

Hưởng ứng theo lời kêu gọi, tờ báo hiếu chiến này đăng ý kiến của chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho hay, "việc tăng cường khả năng răn đe hạt nhân chiến lược trên biển cũng là một hướng quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc, vì những vũ khí này có khả năng tàng hình và tấn công hạt nhân thứ cấp tốt hơn". 

Cũng theo nguồn tin trên, Trung Quốc vừa đưa ba tàu chiến vào hoạt động tại một cảng hải quân ở tỉnh Hải Nam, trong đó Changzheng 18 có khả năng là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trước đó, hôm 19/5, báo Al Jazeera đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân bí mật trên đảo Changbiao, dự kiến bắt đầu hoạt động lần lượt vào năm 2023 và 2026. Nguồn tin nói rằng, hai lò lò phản ứng hạt nhân này hoạt động theo chu trình nhiên liệu khép kín, sản xuất plutonium.

Plutonium có thể được sử dụng để sản xuất rất nhiều đầu đạn hạt nhân và sản xuất chúng rất nhanh.

Trung Quốc đã ngừng báo cáo về chương trình plutonium dân sự của mình cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế kể từ năm 2017. Bắc Kinh cũng từ chối đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Những lời kêu gọi gia tăng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc dường như được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của đề xuất ngân sách quốc phòng của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào hôm thứ sáu, ngày 28/5. Trong đó, Nhà Trắng công bố sẽ cấp khoảng một tỷ đô la cho phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos để hoạt động nghiên cứu plutonium cho nỗ lực sản xuất 30 lõi bom hạt nhân vào năm 2026.

Giới chuyên gia nhận định, đây là một tín hiệu rõ ràng của Tổng thống Biden lặp lại lời kêu gọi của những người tiền nhiệm nhằm hiện đại hóa kho dự trữ hạt nhân nhằm răn đe Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên.

Theo báo cáo vào tháng 3/2021 của Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân từ Washington, "bằng cách khai thác plutonium, uranium và tritium được làm giàu cao độ mà Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận hoặc chế tạo, đến năm 2030, Bắc Kinh có thể tập hợp một cách thận trọng kho vũ khí gồm 1.270 đầu đạn (gần bằng số lượng mà Hoa Kỳ hiện đã triển khai trên các tên lửa xuyên lục địa của mình)".

Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters : "Tốc độ và cách thức mà chính phủ Trung Quốc đang hiện đại hóa kho dự trữ của mình là đáng lo ngại, gây mất ổn định và cho thấy lý do tại sao nên đưa Trung Quốc vào khuôn khổ kiểm soát vũ khí toàn cầu".

Minh Luật

Nguồn : RFA, 30/05/2021

************************

Cả vú nhưng không lấp được miệng em đâu, bà Hoa Xuân Oánh !

Đông Phương, RFA, 28/05/2021

Trung Quốc là quốc gia "yêu chuộng hòa bình" ?

Trên tài khoản Twitter ngày 25/5/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết : "Dù có đường biên giới dài hơn, nhiều láng giềng hơn và có lịch sử phức tạp hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, song Trung Quốc đã thiết lập ranh giới với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng trên đất liền thông qua đàm phán hòa bình… Trong hơn 70 năm kể từ khi thành lập nước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ gây chiến hay xâm phạm một tấc đất nào của nước ngoài".

rande2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tại một họp báo ở Bắc Kinh hôm 21/1/2021 – Reuters

Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán

Có thực người Trung Quốc "hiền hậu" đến thế ?

Bất kỳ người Việt Nam nào cũng đều thấm nhuần lịch sử Việt Nam trước sự xâm lăng từ Trung Quốc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết lời trong bài hát "Gia tài của mẹ" nhắc tới "một ngàn năm đô hộ giặc Tàu". Giáo sư sử học Trần Văn Giàu tóm tắt lịch sử Việt Nam là "dựng nước luôn đi đôi với giữ nước", giữ nước thì chủ yếu là trước "giặc ngoại xâm phương Bắc".

Từ năm 221 trước Công nguyên, khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã cho người sang xâm lược Âu Lạc (Việt Nam thời bấy giờ), cho đến xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, không có triều đại nào mà Trung Quốc không đưa quân sang quấy nhiễu hoặc tìm cách xâm chiếm Việt Nam.

Người Trung Quốc từ xưa đã có tư tưởng gọi là "Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán". Năm 1979, Giáo sư Trần Đình Hượu đã tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao gồm : (i) Hiếu chiến, hống hách, ảo tưởng ; (ii) Ngụy thiện ; (iii) Trọng danh hơn trọng thực.

rande3

Twitter của bà Hoa Xuân Oánh hôm 25/5/2021

Giáo sư Trần Quốc Vượng thì mượn lời Lỗ Tấn để miêu tả người Trung Quốc là : Tàn bạo như con sư tử ; ranh mãnh như một con cáo và nhút nhát như một con thỏ đế.

Có lẽ ở khu vực Đông Nam Á, ít có dân tộc nào hiểu rõ bản chất của người Trung Quốc hơn người Việt Nam. Bởi vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc, Việt Nam cũng đã từng bị Trung Quốc đô hộ hơn một ngàn năm.

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) trước khi mất đã có di huấn : "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc đó, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn : "Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".

Gần 100 năm qua kể từ khi thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc (1921) và hơn 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đến nay không hề thay đổi, đó là biến Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 lãnh đạo thế giới. Có thể nói, cho đến nay, "Chủ nghĩa bành trước Đại Hán" không mất đi mà đặc biệt lại được khôi phục một cách mạnh mẽ dưới thời của Tập Cận Bình với cái gọi là "Giấc mộng Trung Hoa".

Tư tưởng Đại Hán của Trung Quốc thời hiện đại được thể hiện điển hình là phát biểu của ông Dương Khiết Trì trên cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc tại Singapore năm 2010 : "Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế".

rande4

Bản đồ Biển Đông có đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển. AFP

"Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán" hiện nay thể hiện rõ nhất là dã tâm của Trung Quốc trên biển Đông. Để thoả mãn dã tâm độc chiếm biển Đông của mình, Trung Quốc đã mập mờ đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý. Tất cả các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc hiện gói gọn quanh đường 9 đoạn, mở rộng ra hơn 1.000 hải lý, bắt đầu từ các bờ biển của Quảng Đông và đảo Hải Nam, kéo dài tới gần Borneo, quần đảo chung của Malaysia, Indonesia và Brunei ; bao gồm gần như toàn bộ vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố chủ quyền này chiếm hơn 90% diện tích biển, dù Trung Quốc (gồm cả hòn đảo Đài Loan) chỉ chiếm có hơn 20% đường bờ biển. Tất cả tuyên bố chủ quyền này dựa trên một cơ sở lịch sử về cơ bản là không tính đến sự tồn tại của các dân tộc khác, cũng như lịch sử đi lại, giao thương trên biển của họ trong vòng 2.000 năm qua, trước cả khi Trung Quốc bắt đầu đặt chân tới các vùng biển nằm ở phía Nam đất nước và xa hơn.

Có thật Trung Quốc không gây chiến ?

Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "chưa bao giờ gây chiến hay xâm phạm một tấc đất nào của nước khác". Một là bà Hoa không biết một chút gì về lịch sử ; hai là bà nói láo.

Trong lịch sử, tâm tính của người Trung Quốc được thể hiện qua nhân vật Tào Tháo, ông ta đã có câu nói nổi tiếng "thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta". Thực tế từ sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, trong 3 cuộc chiến tranh biên giới dù là với đối thủ lớn như Ấn Độ năm 1962, Liên Xô 1969 hay đối với đối thủ nhỏ yếu hơn như Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đều ra tay trước nhằm "tiên thủ hạ vi cường".

Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc ở Hoa Kỳ là Taylor Fravel đã thống kê các hành động chiến tranh của Trung Quốc và nhận thấy từ khi thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tới nay, Trung Quốc đã có 23 tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia khác (1), trong đó Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự đối với 6 tranh chấp. Trong 6 tranh chấp này, Trung Quốc đã 16 lần sử dụng sức mạnh quân sự

Một trong số "nạn nhân" của Trung Quốc chính là Việt Nam. Ngày 17/2/1979, hàng trăm nghìn quân Trung Quốc đã vượt biên giới vào Việt Nam. Sau này, các học giả Trung Quốc, trong đó có PGS Hoàng Tranh biện minh lý do dẫn đến việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới trên bộ của Việt Nam là do "VN chuẩn bị tấn công chiếm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc nên Trung Quốc phải tự vệ trước". Đây là một sự biện minh ngớ ngẩn cho một hành vi côn đồ, vi phạm luật quốc tế. Cuộc chiến này gây thiệt mạng cho 42.000 quân Trung Quốc và khoảng 50.000 quân Việt Nam. Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra lẻ tẻ cho đến năm 1991, gây thiệt mạng thêm hàng nghìn người. Năm 1974, quân đội Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, giết chết 74 chiến sĩ của Việt Nam Cộng hoà. Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam ở Trường Sa, giết chết 64 chiến sĩ công binh Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh tiếp tục sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để duy trì quyền kiểm soát các đảo và bãi đá ngầm ở đó, trái với luật pháp quốc tế.

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng gây chiến với Ấn Độ : Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát đối với Aksai Chin - phần phía Đông của khu vực Kashmir mà Ấn Độ tranh chấp cho đến ngày nay và các cuộc đụng độ biên giới bùng lên giữa hai nước vào năm ngoái.

Kết luận

Không phải ngẫu nhiên mà phong trào "bài Hoa" xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới gần đây, đó chính là vì để thực hiện "giấc mộng Trung Hoa" chính quyền Trung Quốc đã bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Chưa kể các hoạt động kinh tế của Trung Quốc cũng mang tính cưỡng đoạt, đe doạ an ninh, môi trường và ổn định xã hội của các quốc gia có quan hệ với Trung Quốc.

Đối với biển Đông, Trung Quốc luôn đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực dưới chiêu bài "chiến thuật vùng xám" để đe doạ các nước khu vực biển Đông, nhằm dùng sức mạnh để độc chiếm vùng biển này.

Mặc dù dùng các biện pháp "ngoại giao pháo hạm" như vậy, nhưng Trung Quốc muốn dùng các nhà ngoại giao kiểu như bà Hoa Xuân Oánh để thực hiện chiêu "cả vú lấp miệng em". Thế nhưng "một hành động hơn ngàn lời nói", thế giới không lạ bản chất xảo quyệt của Trung Quốc đâu. Và dù có "cả vú" nhưng khó "lấp được miệng em" đâu, bà Hoa Xuân Oánh ạ.

Đông Phương

Nguồn : RFA, 30/05/2021

(1) M. Taylor Fravel, Power Shifps and Escalation (Explaining China’s Use of Force in Territorial Dispute), International Security, Vol. 32, No. 3 (Winter 2007/08), tr. 44 - 83

Published in Diễn đàn

Chênh lệch giới tính tại Trung Quốc góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

51343014

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111,3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng "thừa nam" hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh.

Tỷ lệ giới tính khi sinh bình thường là khoảng 106 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Bởi vì trẻ em trai và nam thanh niên có tỷ lệ tử vong cao hơn một chút, và do người chồng có xu hướng lớn tuổi hơn vợ, nên tỷ lệ khi sinh này là cách mà tự nhiên giúp đảm bảo tỷ lệ cân bằng khoảng 1/1 vào thời điểm con người đến tuổi sinh sản.

Mặc dù tỷ lệ nam trên nữ khi sinh của Trung Quốc gần bằng tỷ lệ tự nhiên này vào những năm 1970, sự kết hợp của nhiều yếu tố đã khiến tỉ lệ nam so với nữ dần tăng theo thời gian. Các yếu tố quan trọng nhất là tâm lý "trọng nam khinh nữ" của các bậc cha mẹ, sự xuất hiện máy siêu âm và các công nghệ khác cho phép các bậc cha mẹ tương lai biết giới tính thai nhi, và việc chính phủ áp đặt chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt vào năm 1980 khiến hầu hết các gia đình không thể sinh nhiều con như họ muốn.

Một số phụ huynh đã lựa chọn phương pháp phá thai chọn lọc giới tính. Chính phủ đã cố ngăn cấm hoạt động này, nhưng rất khó để ngăn chặn việc này chừng nào việc phá thai còn được sử dụng như một phương tiện tuân thủ các quy định về kế hoạch hóa gia đình. Kết quả là tỷ lệ giới tính khi sinh tăng dần lên, đạt đỉnh khoảng 121 trẻ trai trên 100 trẻ gái vào năm 2009. Theo điều tra dân số gần đây, tỷ lệ này đã giảm xuống 111,3 trẻ trai trên 100 trẻ gái – cân bằng hơn so với trước đây, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với khi không có phá thai lựa chọn giới tính.

Tình trạng "dư thừa" con trai của Trung Quốc dẫn đến một số lượng lớn nam giới trẻ không thể kết hôn. Nói cách khác, khoảng một phần chín nam thanh niên ở Trung Quốc không thể tìm được bạn gái hoặc cưới vợ. Vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở các vùng như nông thôn An Huy và Quảng Đông, nơi cứ 6 nam thanh niên thì có đến một người gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời.

Trong một loạt bài nghiên cứu với nhiều đồng tác giả khác nhau, tôi đã ghi lại một số hậu quả kinh tế lớn và đôi khi đáng ngạc nhiên của tình trạng tỷ lệ giới tính méo mó này đối với Trung Quốc và thế giới. Trước tiên, các nam thanh niên trẻ – và đặc biệt là các bậc cha mẹ có con trai chưa lập gia đình – về cơ bản tăng tỷ lệ tiết kiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường hẹn hò và kết hôn. Trong một bài viết năm 2011, Xiaobo Zhang và tôi nhận thấy rằng sự gia tăng chênh lệch nam-nữ trong nhóm tuổi tiền hôn nhân của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2007 đã giúp lý giải cho khoảng một nửa mức tăng tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình trong thời kỳ đó.

Tỷ lệ tiết kiệm tăng tại một quốc gia có xu hướng thúc đẩy thặng dư thương mại của quốc gia đó. Vào năm 2013, Qingyuan Du và tôi đã chỉ ra rằng sự gia tăng chênh lệch nam-nữ tại Trung Quốc có thể đã góp phần vào khoảng một phần ba đến một nửa mức tăng thặng dư thương mại của nước này với các nước khác. Do đó, tình trạng mất cân bằng giới tính có thể là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, các trao đổi song phương hầu như ít chú ý đến nguyên nhân này.

Như tôi trình bày trong một nghiên cứu sắp xuất bản với Zhibo Tan và Xiaobo Zhang trên Journal of Development Economics (Tạp chí Kinh tế Phát triển), tỷ lệ nam-nữ không cân bằng của Trung Quốc cũng góp phần vào môi trường làm việc không an toàn, dẫn đến nhiều thương tật và tử vong có thể phòng tránh được. Tình trạng thiếu cô dâu khiến nhiều bậc cha mẹ có con trai trong độ tuổi kết hôn phải làm việc nhiều hơn và tìm kiếm những công việc được trả lương cao hơn nhưng có khả năng gây nguy hiểm trong các lĩnh vực như khai thác mỏ và xây dựng, hoặc những công việc khiến họ tiếp xúc với các vật liệu độc hại hoặc trong môi trường nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Vì nhiều người sẵn sàng chấp nhận những công việc như vậy hơn, người sử dụng lao động thường đầu tư ít hơn vào an toàn lao động, do đó làm tăng tỷ lệ tai nạn và tử vong liên quan đến công việc.

Chúng tôi nhận thấy rằng thương tích do tai nạn và tử vong tại nơi làm việc cao hơn đáng kể ở những khu vực có tình trạng chênh lệch giới tính nghiêm trọng hơn. Và các bậc cha mẹ có con trai trong độ tuổi kết hôn chiếm tỷ lệ cao hơn trong số các nạn nhân.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có thể tự điều chỉnh nhưng chỉ diễn ra từ từ. Nhận thấy bố mẹ có con trai chịu gánh nặng lớn hơn về tài chính và vật chất để giúp con trai có thể cưới vợ, nhiều cặp vợ chồng trẻ có thể nhận thấy rằng sinh con gái cũng tốt như sinh con trai, hoặc thậm chí tốt hơn. Nhưng cuộc tổng điều tra dân số mới nhất cho thấy tỷ số giới tính khi sinh vẫn chưa cân bằng, có nghĩa là tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em gái vẫn còn tồn tại.

Do lo lắng về tỉ lệ tăng dân số chậm lại, Trung Quốc đã dần nới lỏng (nhưng chưa chấm dứt) chính sách kế hoạch hóa gia đình của mình. Các nhà hoạch định chính sách bây giờ nên đi xa hơn, và cung cấp các khuyến khích tài chính đáng kể cho các bậc cha mẹ sinh con gái. Một biện pháp như vậy sẽ vừa giúp giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, vừa chặn đà giảm tỷ lệ sinh nói chung.

Tỷ lệ giới tính cân bằng hơn sẽ làm giảm nhu cầu của nhiều hộ gia đình Trung Quốc trong việc hy sinh mức tiêu dùng hiện tại để tiết kiệm nhiều hơn, và thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn hơn. Biện pháp này cũng sẽ giúp giảm căng thẳng thương mại của Trung Quốc với các nước khác.

Shang-Jin Wei

Nguyên tác : "Sex and the Chinese Economy", Project Syndicate, 18/05/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/05/2021

Shang-Jin Wei, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, là Giáo sư Tài chính và Kinh tế tại Trường Kinh doanh Columbia và Trường Các vấn đề Công và Quốc tế của Đại học Columbia.

Published in Diễn đàn

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

+ Khối G-7, EU lên án Trung Quốc đàn áp người Ngô Duy Nhĩ

+ EU ngưng ký hiệp ước "Tự Do Mậu Dịch" với Trung Quốc

+ Úc hủy bỏ Hiệp ước "một vành đai một con đường"

Nguồn : Hoangbach Channel 13/05/2021

Published in Video

Trung Quốc chưa giàu đã già, ‘Trung Hoa mộng’ của Tập Cận Bình khó thành

Les Echos ngày 12/05/2021 dành trang nhất cho chủ đề "Trung Quốc đối mặt với thách thức dân số lão hóa nhanh". Với con số chính thức 1,41 tỉ dân vào cuối năm 2020, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng dân ngày một giảm. Bắc Kinh đứng trước nguy cơ già đi trước khi giàu lên.

tq1

Ảnh minh họa chụp ngày 10/05/2021 tại Bắc Kinh. Dân số Trung Quốc đang bị lão hóa : sinh suất giảm trong khi số người trên 65 tuổi tăng nhanh, đến 2050 có thể chiếm đến 1/3 dân số Hoa lục.  AP - Andy Wong

Chậm công bố để chỉnh sửa số liệu nhằm duy trì vị trí nước đông dân nhất ?

Thể diện đã được cứu vãn nhờ những số liệu hẳn đã được "làm đẹp". Sau nhiều tuần lễ chần chừ với nhiều đồn đãi, hôm qua rốt cuộc Bắc Kinh đã công bố kết quả điều tra dân số rất được chờ đợi, tiến hành cứ mỗi 10 năm. Cuối tháng Tư, Cơ quan Thống kê Quốc gia đã bác bỏ thông tin của tờ Financial Times, theo đó dân số của nền kinh tế thứ nhì thế giới đã sụt giảm - lần đầu tiên kể từ nạn đói khiến hàng chục triệu người chết năm 1961. Trong năm kỷ niệm Đảng cộng sản Trung Quốc 100 tuổi, loan báo về việc dân số giảm – với nhiều hậu quả kinh tế xã hội – đã gây nghi ngờ về "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình.

Áp lực đang tăng lên đối với Bắc Kinh để tránh đất nước già đi trước khi trở nên giàu có. Với tỉ lệ 0,53% một năm, tỉ lệ tăng dân đang ở mức thấp nhất kể từ khi áp dụng chính sách mỗi gia đình chỉ có một con trong thập niên 70. Dù chận được Covid, số trẻ mới sinh năm ngoái chỉ còn 12 triệu, sau khi năm trước đó là 14,65 triệu – mức thấp nhất từ 1961. Ngược lại, số người lớn tuổi không ngừng tăng lên, với 264 triệu người Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên năm 2020, chiếm 18,7% dân số (năm 2010 là 13,3%). Trong khi đó dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) tiếp tục lao dốc, chỉ còn 63,3% năm 2020 (10 năm trước là trên 70%).

Các số liệu trên đây, dù một số nhà nghiên cứu cho rằng vẫn chưa đúng với thực tế, khẳng định dân số Trung Quốc đang bị lão hóa. Tháng 11 năm ngoái, một cơ quan tư vấn chính phủ ước tính dân số Trung Quốc đạt đỉnh năm 2027 (năm mà Ấn Độ sẽ chính thức trở thành nước đông dân nhất thế giới). Nhưng với số liệu vừa công bố, đỉnh này có thể đạt tới ngay trước năm 2025. Giáo sư Yi Fuxian ở trường đại học Wisconsin-Madison ước tính Trung Quốc hiện có thể đã mất đi thứ hạng đầu, với dân số chỉ còn 1,26 tỉ người, đứng sau Ấn Độ với 1,3 tỉ.

Lão hóa dân số quá nhanh mang lại nhiều hậu quả

Tháng trước Cai Fang, phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đã dự báo, Trung Quốc sắp sửa từ "dư thừa lao động trở nên thiếu nhân công, với nhịp độ nhanh nhất trong lịch sử".

Ngay cả Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo "Trung Quốc phải nhìn nhận tình trạng dân số đã thay đổi". Báo cáo của bốn nhà nghiên cứu thuộc ngân hàng này gây rúng động : "Trung Quốc đã trở thành một xã hội của người già trong vòng chỉ 20 năm, quá nhanh so với Pháp (140 năm), Thụy Điển (85 năm), Hoa Kỳ (72 năm)". Vấn đề là việc lão hóa diễn ra trong lúc GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ mới có 10.000 đô la/tháng, còn ở các nước phát triển là trên 30.000 đô la.

Hậu quả có thể khá nặng nề đối với một Trung Quốc đã phát triển kinh tế nhờ lực lượng nhân công dồi dào. Dân số già cộng với bong bóng địa ốc có thể kéo Trung Quốc vào một "thập kỷ mất mát" như Nhật Bản, khiến lời hứa hẹn của Tập Cận Bình - biến Trung Quốc thành một nước "xã hội chủ nghĩa hiện đại" năm 2035 - có nguy cơ không thể trở thành hiện thực.

Dân số giảm còn gây hậu quả trầm trọng hơn, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tranh giành vị trí đại cường số một thế giới của Washington : từ nay đến 2050 dân số Mỹ tiếp tục tăng. Trong khi bốn thập niên qua Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Hoa Kỳ nhờ lực lượng lao động rẻ và đông đảo, "giờ thì chúng ta có thể dựa vào đâu trong 30 năm tới ?" - Ngân hàng Trung ương lo lắng.

Tại sao việc kết thúc chính sách mỗi gia đình chỉ có một con lại không tạo ra bùng nổ trẻ em ở Trung Quốc, năm năm sau khi từ bỏ chính sách này, mà lại giảm đi ? Thông tín viên Le Figaro lý giải, các cặp vợ chồng trẻ lo ngại trước vô số chi phí : học hành, chữa bệnh, hoạt động ngoại khóa…chưa kể đến giá thuê nhà cao ngất ngưỡng ở các thành phố lớn.

Đến giữa thế kỷ, lớp người trên 65 tuổi sẽ chiếm 1/3 dân số Trung Quốc

Trước nạn lão hóa dân số, Bắc Kinh muốn kéo dài tuổi về hưu. Ý thức rằng chủ đề này sẽ gây bất mãn lớn, Đảng cộng sản Trung Quốc tỏ ra mơ hồ trong dịp trình bày kế hoạch 5 năm lần thứ 14 vào tháng Ba vừa qua. Thủ tướng Lý Khắc Cường trong bài diễn văn rất dài dòng chỉ nói thoáng qua là cần phải có chiến lược kéo dài từ từ tuổi về hưu theo luật định. Nhưng vài từ ngắn ngủi này đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội : chủ đề được đọc trên 300 triệu lượt và có gần 60.000 lời bình.

Tuổi về hưu cho nam ở Trung Quốc hiện nay là 60, và nữ là 55, không thay đổi kể từ bốn thập niên qua. Một cư dân mạng tố cáo, "Trung Quốc muốn theo tiêu chuẩn quốc tế về tuổi hưu nhưng vẫn giữ mô hình của mình về thời gian lao động và phúc lợi xã hội". Một người trẻ khác mỉa mai trên Vi Bác : "Với 12 tiếng đồng hồ làm việc mỗi ngày, tôi chẳng còn sống nổi đến lúc về hưu". Hầu hết dân Hoa lục cho rằng với việc làm lụng vất vả bất kể giờ giấc và phúc lợi xã hội quá kém, họ có quyền nghỉ hưu lúc 60 tuổi.

Đảng cộng sản Trung Quốc có thể làm gì hơn, khi dân số lao động từ nay đến 2035 sẽ thấp hơn mức trung bình của thế giới ? Theo các nhà kinh tế của ANZ, số lượng người trên 65 tuổi đang gia tăng nhanh chóng : từ 7% dân số năm 2000 nay đã chiếm 13,5%, và đến giữa thế kỷ này có thể lên đến 1/3 dân số Trung Quốc ! Một quả bom nổ chậm !

Xung đột đẫm máu từ Jerusalem đến Gaza

Tại Trung Đông, xung đột Israel-Palestine tái diễn là chủ đề được tất cả các báo quan tâm. Le Mondechạy tựa "Leo thang đẫm máu từ Jerusalem đến Gaza". Sáng thứ Hai, phe Hamas đã bắn 200 quả đạn rốc-kết, trên 90% được hệ thống Vòm Sắt của Israel chặn lại. Israel trả đũa bằng việc không kích vào 130 mục tiêu quân sự, làm 22 người chết ở dải Gaza.

Khi nhắm vào Jerusalem lần đầu tiên kể từ 2014, Hamas đứng trước nguy cơ lớn, nhưng theo Le Monde, phe này còn có gì để mất ? Việc chủ tịch Abbas hoãn lại vô thời hạn các cuộc bầu cử dự kiến tổ chức lần đầu tiên từ 15 năm qua tại Palestine là một đòn nặng cho chiến lược "bình thường hóa" của phong trào Hồi giáo vũ trang.

Với việc tham gia tranh cử, Hamas muốn trút bỏ gánh nặng quản lý 2 triệu dân ở dải Gaza đang bị Israel phong tỏa, đồng thời trở thành đối tác không thể thiếu của các nước trong ban lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Giờ đây hy vọng đã tắt, chỉ còn lại giải pháp bạo lực.

Cuộc khủng hoảng còn do khoảng trống quyền lực ở Israel. Sau bốn cuộc bầu cử trong vòng hai năm, không lập được chính phủ liên minh, thủ tướng Benyamin Netanyahou đang cô độc, nhiều bộ chưa có bộ trưởng, công việc đình đốn. Về phía Palestine cũng đang bế tắc. Ở Washington, chính quyền Biden ít muốn dính líu, Liên Hiệp Châu Âu và Pháp cũng không hơn.

Vừa thoát khỏi đại dịch, Israel lại phải bắt đầu một cuộc chiến mới

La Croix giải thích vì sao Hoa Kỳ muốn đứng ngoài. Ngược với các tổng thống tiền nhiệm, Joe Biden bước vào Nhà Trắng không với tham vọng giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine đã kéo dài hơn 70 năm qua. Tổng thống và ê-kíp muốn tập trung vào những mối đe dọa trực tiếp hơn đối với an ninh quốc gia Mỹ, như đối địch với Trung Quốc hay hồ sơ nguyên tử Iran. Không giống như Barack Obama hay Donald Trump, Joe Biden không bổ nhiệm đặc phái viên cho vùng Cận Đông, đại sứ tương lai tại Israel vẫn chưa được chọn ra, chính quyền mới không dự định tổ chức một hội nghị hòa bình nào.

Nhà phân tích Mairav Zonszein nhận định, có một sự đồng thuận ngầm rằng đó chỉ là nỗ lực vô ích. Cho đến nay, Biden vẫn kế tục chính sách của cựu tổng thống Donald Trump : không thay đổi quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đại sứ quán Mỹ vẫn đặt tại đây, tiếp tục quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Nhà nước Do Thái và các quốc gia Ả Rập. Chỉ có một thay đổi nhỏ là viện trợ kinh tế và nhân đạo trở lại cho Palestine.

Về tình hình tại chỗ, nhà chính trị học David Khalfa nhận xét trên La Croix, các bên thật ra không muốn lao vào một cuộc chiến tranh mở rộng. Cuộc xung đột mặc nhiên mang lại thế mạnh cho ông Netanyahou. Les Echos cho biết tối thứ Hai, chính giới Israel hầu như đều đứng chung một mặt trận, những bất đồng giữa những người ủng hộ và chống đối thủ tướng bỗng biến mất. Tất cả đều ủng hộ một giải pháp quân sự mạnh mẽ ở dải Gaza. Trong khi chờ đợi, 5.000 quân dự bị đã được động viên, quân đội hủy bỏ một cuộc tập trận quy mô. Vừa mới thoát khỏi đại dịch, Nhà nước Do Thái lại phải bắt đầu một cuộc chiến mới.

Pháp : Mại dâm thông qua internet gia tăng

Tại Pháp trên lãnh vực xã hội, Libérationdành tựa chính cho "Những mạng lưới mại dâm mới" qua internet. Ngày càng có nhiều phụ nữ, đôi khi là vị thành niên được tuyển mộ trên mạng cho dịch vụ này. Các cô không phải đứng ngoài đường mà hành nghề thông qua các căn hộ thuê tạm từ Airbnb, bọn ma cô săn mồi trên Instagram hoặc Snapchat.

Tờ báo nêu trường hợp Maria, một phụ nữ từ Colombia đến vào tháng 3/2020 với hy vọng đổi đời với công việc cô giữ trẻ trong một gia đình ở Pháp. Cô được đón từ sân bay, cả vé máy bay cũng đã được người chủ trả trước. Nhưng vừa vào nhà cô đã hiểu : một căn phòng 17 mét vuông với màn che và ba chiếc giường nhỏ, bốn phụ nữ đồng hương ăn mặc khêu gợi. Maria đã rơi vào bẫy của một mạng lưới mại dâm lớn có hệ thống camera theo dõi. Tiếng không biết, nước Pháp đang bị phong tỏa, biết đi về đâu ?

Tháng Hai vừa rồi, mạng lưới này đã bị cảnh sát Pháp phá vỡ, nhờ một cô gái chạy trốn được. Cảnh sát khám xét 17 địa điểm tại Pháp và bốn nước khác, bắt được 10 tên ma cô. Đây chỉ là một phần nhỏ của mại dâm hiện đại, các phụ nữ đến từ bốn nước chính là Colombia, Nigeria, Romania và Trung Quốc. Những mẩu quảng cáo được đăng trên nhiều mạng chuyên nghiệp khác nhau có trụ sở ở nước ngoài, địa điểm thay đổi thường xuyên qua các căn hộ Airbnb, bọn ma cô nắm việc trả lời điện thoại và thu tiền, khách hàng không thiếu. Kiếm tiền quá dễ qua vài cú nhấp chuột, cũng có những thiếu nữ nhỏ tuổi chủ động nhập cuộc.

Thụy My

Published in Châu Á

Có nhiều khả năng sự ngạo mạn sẽ đẩy Bắc Kinh đến chỗ điên rồ

china1

Các tòa nhà tại Trung tâm Tài chính Lujiazui ở Thượng Hải, ngày 15/4/2021 © VCG / Getty Images

Nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden chỉ mới được hơn 100 ngày, nhưng tại thời điểm này, hy vọng về sự tan băng giữa Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng tan biến ở Washington và Bắc Kinh.

Về bản chất, chính sách về Trung Quốc của chính quyền Biden không khác máy với chính sách của nội các tiền nhiệm. Chính quyền Biden coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất của Mỹ. Không cần phải nói, nhận thức về mối đe dọa như vậy hoàn toàn được đáp lại ở Bắc Kinh.

Rất ít nhà lãnh đạo Trung Quốc phủ nhận rằng Hoa Kỳ là mối đe dọa hiện hữu đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTrung Quốc) cũng như tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu của nước này. Câu hỏi duy nhất là làm thế nào để đặt giới hạn dưới cho mối quan hệ song phương ngày càng thù địch và tránh một vụ va chạm quân sự trực tiếp.

Trong cuộc đối đầu chiến lược không có hồi kết với Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ rút ra những bài học từ Chiến tranh Lạnh, cũng như những các đối tác của họ ở Washington.

Sẽ không mất nhiều thời gian để cả hai bên đạt được những đánh giá tương tự. Trung Quốc sẽ được khuyến khích – nhưng không sai – khi thấy rằng họ sở hữu một loạt các thế mạnh mà Liên Xô cũ không có. Về mặt kinh tế, hệ thống kinh tế hỗn hợp Trung Quốc hiệu quả hơn nhiều so với nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô. Vị trí trung tâm của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, vừa là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất vừa là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai – 2 nghìn tỷ USD vào năm 2020 – khiến Mỹ vô cùng khó khăn trong việc thực hiện ngăn chặn kinh tế toàn diện.

Xét về cán cân quyền lực tương đối, bất chấp sự yếu kém đáng kể của Trung Quốc về công nghệ trong một số lĩnh vực quan trọng, sức nặng của nước này là không thể phủ nhận. Tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nền kinh tế Mỹ. Tính theo đồng đô la, kinh tế Trung Quốc hiện gần bằng 75% của Hoa Kỳ. Vào thời kỳ đỉnh cao, nền kinh tế Liên Xô chỉ bằng 50% của Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn, vì Trung Quốc vẫn có động lực tăng trưởng mạnh hơn Mỹ, nhiều khả năng nền kinh tế của nước này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vượt qua Mỹ, tính theo đồng đô la trong vòng một thập niên. Nếu Liên Xô bị phá sản bởi một cuộc chạy đua vũ trang vượt quá khả năng chi trả với Hoa Kỳ, thì một chiến lược tương tự để làm khô máu Trung Quốc có thể mất nhiều thời gian hơn – nếu có hiệu quả – vì Trung Quốc có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục cuộc chơi.

china2

Tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu ở Đại Liên. Ảnh chụp tháng 11/2019 © Imaginechina / AP

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cảm thấy vui mừng hơn nữa bởi hoàn cảnh địa chính trị thay đổi lớn từ cuối những năm 1940 đến ngày nay. Vào cuối Thế chiến thứ hai, việc xây dựng một liên minh chống Liên Xô rộng rãi ít thách thức hơn vì Moskva đặt ra một mối đe dọa đối với sự tồn tại của các nước láng giềng và tích cực thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Ngày nay, mối đe dọa do Trung Quốc gây ra còn mơ hồ.

Chắc chắn, nhiều quốc gia dân chủ lo ngại sâu sắc về sự phát triển của một quần thể độc tài, nhưng các quốc gia đang phát triển dường như cũng chào đón một đối thủ cạnh tranh với vị thế bá chủ của Hoa Kỳ. Trong khi Trung Quốc gây ra mối đe dọa an ninh ngay lập tức đối với một số nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan – mà Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của mình – thì các quốc gia lớn khác không nhìn nhận Trung Quốc như vậy. Thật vậy, một số trong những nước này thậm chí có thể coi cuộc thập tự chinh địa chính trị mới của Washington chống lại Trung Quốc chẳng qua là một nỗ lực nhằm duy trì vị thế bá chủ của nước này, và do đó sẽ miễn cưỡng đứng về bất cứ phía nào.

Những yếu tố nghiêm trọng này sẽ gây khó khăn hơn nhiều cho Hoa Kỳ trong việc sử dụng vở kịch Chiến tranh Lạnh cũ để kiềm chế Trung Quốc. Trớ trêu thay, những hoàn cảnh thuận lợi như vậy có thể mang lại cho Bắc Kinh cảm giác cường điệu về sức mạnh, với những hậu quả tai hại có thể xảy ra. Đặc biệt, niềm tin của Bắc Kinh rằng ít quốc gia có đủ khả năng tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc có thể khuyến khích các hành động gây hấn khiến các bên trung lập rơi vào vòng tay của Mỹ.

Ví dụ, hành động gây hấn gần đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông – tập trung các tàu đánh cá xung quanh một bãi đá ngầm mà Philippines tuyên bố chủ quyền – đã khiến Manila tức giận và nếu hành vi hung hăng của Trung Quốc tiếp tục, có thể sẽ tạo ra một sơ hở chiến lược cho Mỹ. Việc Hải quân Hoa Kỳ quay trở lại Vịnh Subic sẽ là một sự thay đổi lớn và là một thất bại do chính Trung Quốc gây ra.

Tương tự, quan điểm cứng rắn của Trung Quốc đối với nhân quyền đã khiến vị thế trung lập chiến lược của EU ngày càng trở nên không thể duy trì. Tháng trước, Brussels đã trừng phạt một số ít quan chức Trung Quốc vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Thay vì phản ứng vừa phải, Bắc Kinh áp đặt các biện pháp đáp trả khiến hiệp ước đầu tư được đánh giá cao của Trung Quốc với EU gặp nguy hiểm.

Sự tự tin thái quá thậm chí có thể hủy hoại những cải cách rất cần thiết ở đại lục. Trên giấy tờ, Bắc Kinh vừa đưa ra một kế hoạch chi tiết – kế hoạch 5 năm mới – để định hướng lại nền kinh tế và đạt được khả năng tự cung cấp công nghệ. Nhưng thành công còn lâu mới được đảm bảo.

Những cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là những cải cách đòi hỏi giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và huy động khu vực tư nhân – vốn đòi hỏi phải giảm bớt sự kiểm soát của Đảng – sẽ thách thức niềm tin cốt lõi của Chủ tịch Tập Cận Bình vào chủ nghĩa tư bản nhà nước và quyền tối cao của Đảng. Nếu Tập Cận Bình cảm thấy rằng Trung Quốc đủ mạnh để không cần tiến hành những cải cách như vậy, chúng sẽ khó xảy ra. Hậu quả là Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ, giống như Liên Xô bắt đầu từ giữa những năm 1970.

Khả năng sự ngạo mạn sẽ khiến Bắc Kinh phạm một loạt sai lầm chiến lược không chỉ là có thực, mà là rất cao. Môi trường ra quyết định với sự tập trung quyền lực quá mức cũng như thiếu thông tin bất đồng và trái ngược, là mảnh đất màu mỡ cho những suy nghĩ viển vông và những giả định sai lầm.

Minxin Pei

Nguyên tác : China is its own worst enemy, Nikkei Asia Review, 29/04/2021

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 02/05/2021

Minxin Pei là giáo sư khoa chính phủ tại Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ.

Published in Diễn đàn