Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm qua báo chí đăng tin ông Phúc niểng vừa ký duyệt "đề án" đưa "quyền con người" vào dạy ở các chương trình giáo dục, từ cấp mẫu giáo cho tới đại học.

quyen1

Đề án đưa "quyền con người" vào dạy ở các chương trình giáo dục, từ cấp mẫu giáo cho tới đại học ?

Nghe qua nửa mừng nửa lo.

Bởi vì mình không biết "quyền con người" đề cập ở đây là các quyền của con người được ghi rõ trong bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, đã được hầu hết các nước trên thế giới ký nhận năm 1948 ; hay là thứ "quyền con người" được qui định là "được công nhận, tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và pháp luật", như đã ghi trong hiến pháp (chương hai, Hiến pháp 2013) ?

Đăt vấn đề là cần thiết, bởi vì những gì Việt Nam ký kết và hứa hẹn với "quốc tế", luôn "thấy vậy mà không phải vậy".

Chương hai bản Hiến pháp 2013 qui định rõ rệt các "quyền con người", nếu xét trên đại cương, không khác chi các quyền cơ bản của con người được ghi nhận trọng bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948.

Một thí dụ. Điều 16 khoản 2 Hiến pháp ghi "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".

Nhưng thực tế thì sao ?

Tối hôm qua, ngay sau khi ông Phúc niểng ký duyệt "đề án", thì công an đã bắt bớ và đánh đập dã man một tài xế xe, chỉ vì lý do chiếc xe ông này lái sơn vàng, trên ca pô có ba sọc đỏ, giống như lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa trước kia.

quyen0

Giả sử chiếc xe kia sơn cờ Việt Nam Cộng Hòa, (mà điều này còn phải chứng minh), thì người tài xế kia vi phạm vào điều luật nào ?

Hiến pháp đã ghi : không ai bị phân biệt đối xử vì khác biệt chính kiến. Cũng không có điều luật nào cấm cờ vàng.

Nguyên tắc luật của một nước dân chủ pháp trị (mà Việt Nam gọi là pháp quyền), thì nhân viên công chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm. Luật càng áp dụng gắt gao cho người thi hành luật. Những người này chỉ có quyền làm những gì luật cho phép.

Rõ ràng công an thi hành luật rất "tự tiện", muốn làm gì thì làm.

Người ta treo "cờ vàng" thì đó là quan điểm chính trị của người ta. Đây là quyền của người ta được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Vì vậy, để lấy lòng tin ở mọi người, tôi đề nghị ông Phúc ký thêm một đề án khác, là bắt buộc toàn bộ nhân viên quan chức nhà nước phải học tập về "nhân quyền". Trước tiên là thành phần công an, những người thi hành luật.

Sau đó là giáo viên, giáo sư các cấp.

Đây là những đề nghị mang tính "cơ bản". Công nhân viên chức nhà nước không biết về nhân quyền thì làm sao có thể hiểu (triết lý sâu xa) của luật, để bảo vệ và thi hành luật ?

Thầy cô không có kiến thức về nhân quyền thì lấy gì để dạy cho học trò ?

Tôi hy vọng vụ này sẽ không như "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", v.v…

Cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" thục tế là cái gì, tới nay không học giả xã hội chủ nghĩa nào phác họa được hình thù nó ra sao. Ông Tổng lú có thú nhận là không biết 100 năm nữa có đi tới xã hội chủ nghĩa hay chưa.

Bởi vậy những thứ như "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" hay "pháp quyền xã hội chủ nghĩa"... là bóng trăng dưới nước, là mây bay trên trời. Làm sao mà "nắm bắt" được ?

Từ bao nhiêu năm nay, trọn chương hai của bản hiến pháp 2013 chỉ để "làm cảnh", viết cho có. Trong khi một "nhà nước pháp trị" (mà Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) là mô hình nhà nước được xây dựng trên hiến pháp và pháp luật.

Khi hiến pháp không được tôn trọng, khi kẻ cầm quyền sử dụng (hay diễn giải) pháp luật một cách tự tiện, nhà nước đó không phải là "nhà nước pháp trị" (Etat de Droit - Rule of law).

Nghĩ lại, ông Thiệu có nói một câu (trở thành chân lý muôn đười) : đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.

Vì vậy, những thứ "nhân quyền" sẽ được dạy, theo tôi sẽ là thứ "nhân quyền xã hội chủ nghĩa". Theo đó giá trị con người không khác con vật.

Dân Tàu có lời nguyền độc địa. Ai có coi tập truyện chưởng "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung thì biết bà Diệt Tuyệt sư thái. Trước phút lâm chung bà truyền chức vị chưởng môn cho đệ tử là Chu Chỉ Nhược. Bà buộc cô đệ tử này thề độc, đại khái nếu (cô này) lấy Trương Vô Kỵ thì cháu con muôn đời, con trai thì làm nô, con gái làm tì cho thiên hạ.

Nghiệm lại thì ta thấy lời nguyền này đã thể hiện trên dân tộc Việt Nam hiện nay : con gái thì đi làm đỉ, làm con ở ; con trai thì làm lao nô… cho dân các nước trên thế giới.

Theo tôi đây là hậu quả của giáo dục không coi trọng con người, kéo con người "xuống hàng chó ngựa" của chủ nghĩa duy vật mác-lênin và tư tưởng hồ chí minh.

Vì vậy, theo tôi, mọi người nên theo dõi và thúc đẩy "đề án" đưa "nhân quyền" vào giáo dục của ông Phúc được thành công, như nội dung "nhân quyền" của bản "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948".

Đây cũng là một cách cứu dân cứu nước thoát khỏi vòng nô lệ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 09/09/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 07 septembre 2017 18:02

Quyền lực nặc danh

Khái niệm "nhà nước pháp trị" (état de droit - rule of law) được hiểu đại khái là "nhà nước xây dựng trên nền tảng hiến pháp và luật lệ".

"Pháp trị" ở đây là "dân chủ pháp trị", phân biệt với nền "pháp trị" thời cổ đại của Pháp gia ở Đông phương (đồng thời với các tư tưởng Tây phương Socrate, Aritote, Cicéron…).

nacdanh1

Quyền lực nặc danh thì bán nước, phá nước tan hoang cũng không ai chịu trách nhiệm - Ảnh minh họa 

Hiến pháp có mục đích phân định quyền lực nhà nước. Mọi hình thức thể hiện quyền lực nhà nước (của kẻ cầm quyền) phải tuân thủ những qui định của hiến pháp (và pháp luật). Quyền lực của nhà nước pháp trị được phân lập (tam quyền phân lập), nhằm mục đích hạn chế và kiểm soát quyền lực.

Pháp luật có mục đích điều hòa những sinh hoạt của người dân trong xã hội. Người dân có quyền làm những thứ mà pháp luật không cấm.

Bản chất của nền "dân chủ pháp trị" là... "dân chủ". Dân chủ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện (sine qua non) để nhà nước xây dựng nền pháp trị. Nhà nước pháp trị vì vậy có mục đích bảo vệ và thực thi dân chủ.

Trong một nền cộng hòa (quốc gia), quyền lực chủ tể (souveraineté) của quốc gia thuộc về toàn dân. Tức là mọi quyền lực nhà nước đều thuộc nhân dân. Trong thể chế dân chủ, người dân "giao phó" quyền lực của mình cho (một nhóm) người đại diện qua thể thức bầu cử tự do. Nhóm người "dân cử" này thành lập "quốc hội". Quốc hội làm ra pháp luật.

Vì vậy, trong một nhà nước pháp trị, quốc hội là nơi đại diện cho "quyền lực quốc gia" và pháp luật thể hiện ý chí của toàn dân.

Hệ quả của "nhà nước dân chủ pháp trị", của dân do dân và vì dân, nên hiến pháp và luật pháp có mục đích bảo vệ "dân quyền" (như Pháp) hay "nhân quyền" (như Đức).

(Trường hợp đặc biệt nước Đức. Quốc gia này không có (hay chưa có) hiến pháp mà chỉ có bộ luật nền tảng. Do thua trận Thế chiến II, tương tự Nhật, quốc gia này phải chấp nhận bộ luật nền do Đồng minh đề nghị. Theo đó bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền được lấy làm luật cơ bản. Vì vậy nhiều học giả Việt Nam (nhiễm văn hóa Đức) thường hiểu lầm rằng "rule of law - etat de droit" có mục đích bảo đảm quyền con người).

Nhưng con người càng văn minh, các giá trị về "nhân quyền" trở thành phổ cập. "Dân quyền" lần hồi đồng hóa thành "nhân quyền".

Việt Nam hiện nay không có khái niệm về "nhà nước dân chủ pháp trị" mà có khái niệm về "nhà nước pháp quyền".

Từ "pháp quyền" bắt nguồn từ 2 câu thơ "Bẩy xin hiến pháp ban hành - Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" (nói là) của ông Hồ.

Nếu có tìm hiểu nguyên thủy các câu thơ này phát xuất từ đâu tôi dám chắc là các "học giả" xã hội chủ nghĩa sẽ không dám dựng lên "cái gọi là tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh".

Ý nghĩa của câu thơ là xin mẫu quốc (Pháp) ban hành hiến pháp nhằm cải cách nền pháp lý ở các xứ thuộc địa để người dân bản xứ được hưởng quyền tài phán bình đẳng như là người Pháp. 

Tức là "tư tưởng pháp quyền" của ông Hồ (nếu gọi đây là "tư tưởng"), thì tư tưởng này là nội dung của bản "Revendications du peuple annamite – Yêu sách của nhân dân An Nam" (của một số học giả Việt Nam) viết năm 1919.

Từ đó các "học giả" Việt Nam chế biến vào "pháp quyền", ghép vào nó đủ thứ các khái niệm tạp pín lù.

Điều này không che giấu được xã hội Việt Nam đang lùi dần đến xã hội sơ khai, nơi mà những thành tố cấu thành xã hội chỉ lo lắng, bận rộn cho việc sinh tồn.

Lúc đó "quyền lực chính trị" (tức quyền lực nhà nước) không còn hiện hữu mà thế vào đó một dạng "quyền lực lan tỏa", không thấy ai cầm đầu mà ai cũng tuân thủ. Các học giả Pháp gọi đó là "quyền lực nặc danh" (pouvoir anonyme).

Thật vậy, hiến pháp qui định "đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội". Vậy thì trách nhiệm của đảng trước pháp luật là gì ?

Hiến pháp và luật pháp không có dòng nào nói về trách nhiệm của đảng trước pháp luật.

Và "đảng" là ai ? Ta thấy ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt chủ tịch nước, thủ tướng… dẫn đầu đoàn đại biểu nhà nước đi thăm "cấp nhà nước" ở các quốc gia. Vai trò tổng bí thư của ông Trọng không được hiến pháp và pháp luật xác định rõ rệt, nhưng ông nắm trọn quyền lực của nhà nước.

Ông này có quyền làm cái gì và chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật ? Ông Trọng "can thiệp" vào đủ thứ vấn đề của nhà nước. Từ "chỉ đạo" việc chống tham nhũng cho tới "chỉ đạo" các vụ án.

Điều này trái với nền tảng của "nhà nước pháp trị".

Quyền lực trong tay ông Trọng là "quyền lực nặc danh", một thứ quyền lực thể hiện trong xã hội bán khai. Ông Trọng có "quyền" làm đủ thứ, thể hiện quyền lực một cách bất kỳ, ở bất cứ nơi nào, lãnh vực nào.

Quyền lực của ông Trọng là "nặc danh", vì không hề thông qua ý chí của toàn dân (tức không chịu trách nhiệm trước pháp luật).

Không biết đất nước về đâu nhưng rõ ràng đảng cộng sản Việt Nam đã đưa xã hội Việt Nam trở vê thời bán khai.

Vì chỉ ở xã hội này, con người chỉ lo tứ khoái, các việc còn lại có đảng và nhà nước lo.

Quyền lực nặc danh thì bán nước, phá nước tan hoang cũng không ai chịu trách nhiệm.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 07/09/2017

Published in Diễn đàn

Nguyên tắc "non bis in idem", có nghĩa là một người "không bị xét xử hai lần vì một tội", là nền tảng pháp lý ở các xứ dân chủ pháp trị.

nonbis1

Trong vụ "chỉ đạo" Trịnh Xuân Thanh, lý ra ông Trọng đã ở tù

Cũng ở các xứ pháp trị văn minh này, ai đó nếu (hai lần) phạm hai tội khác biệt nhau, thì luật pháp sẽ (hai lần) trừng trị người đó vì hai tội đó.

Vụ tranh cãi um sùm vụ án "buôn lậu" mấy ngày qua cho ta thấy thảm trạng của nền "pháp quyền" ở Việt Nam.

Ta thấy chánh án nhặp nhằng áp dụng nguyên tắc "non bis in idem", để xử các phạm nhân duy nhứt về tội "buôn lậu". Trong khi thực chất vụ án, các phạm nhân đã lần lượt phạm ít nhứt hai tội : buôn lậu và bán hàng giả.

Chánh án nhặp nhằng việc "không xử hai lần về một tội" với việc "phạm hai tội khác nhau".

Người ta không phản đối bản án "nhẹ" so với "hình phạt" theo luật định, nếu (và chỉ nếu) các phạm nhân chứng minh được yếu tố "giảm khinh" ở các hành vi tội phạm của họ.

Nhưng ở vai trò của người "thực thi công lý", thì công lý chỉ có thể thiết lập nếu việc áp dụng luật được thể hiện đúng mức.

Nghe báo chí đăng tin là "chờ tổng bí thư" có ý kiến chỉ đạo.

Sự nhặp nhằng của vị chánh án vì vậy có thể giải thích.

Nhưng tổng bí thư là "cái đ." gì mà có thể "chỉ đạo" vào việc thiết lập công lý ?

Bởi vậy, đã nói nhiều lần, "pháp quyền" của Việt Nam có nghĩa là kẻ có quyền sử dụng pháp luật một cách "quyền biến", sao cho phù hợp với lợi ích của kẻ "có quyền".

Ở các xứ dân chủ pháp trị, pháp luật là ý chí của toàn dân. Còn "pháp quyền" của Việt Nam, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.

Trường hợp Việt Nam, tổng bí thư có quyền "chỉ đạo" ở mọi việc, kể cả việc thi hành luật, cho thấy tính" quyền biến" của pháp luật Việt Nam.

Dĩ nhiên, người ta sẽ không phản đối nếu hiến pháp qui định rõ rệt quyền hạn và trách nhiệm của tổng bi thư, trước pháp luật, về những hành vi của ông đối với bộ máy nhà nước.

Vụ "chỉ đạo" Trịnh Xuân Thanh, lý ra ông Trọng đã ở tù.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 05/09/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 05 septembre 2017 13:38

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, rồi sao nữa ?

Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện Việt Nam kết quả ra sao mà không thấy các trang báo Việt Nam như VOA, RFA.... tường thuật tiếp ? Nghe nói vụ xử đã kết thúc vào này 31 tháng tám vừa qua. Độc giả tay ngang như tôi hiển nhiên là "nóng ruột" quá chừng.

tvb2

Vụ kiện đã mở màn trên VOA, RFA... rình rang như... "hát bội", kèn trống um sùm. Trên VOA, vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình được viết như truyện dài nhiều tập. Các bài viết để lên trang nhứt, với phông chữ đặc biệt, như để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.

tvb1

Theo tôi, báo chí Việt Nam hải ngoại lần nữa là "nạn nhân" cho người ta lợi dụng để truyên truyền. Lần này là ông Trịnh Vĩnh Bình. Ông này lợi dụng báo chí và các phóng viên "tài tử" (nhưng ham nổi tiếng) để chuyển tải thông điệp của mình.

Dĩ nhiên ông Bình cần sự hậu thuẩn của "dư luận" cho vụ kiện.

Tuồng hát bội đã vãn. Không lẽ báo chí đăng tin vụ án theo kiểu "tưng bừng khai trương" rồi khép lại "không kèn không trống" ?

Cá nhân tôi cho rằng, với các nguyên tắc trọng tài và hòa giải của Phòng thương mại quốc tế (Chambre de Commerce Internationnale) ở Paris, Pháp, ta sẽ không biết gì về nội dung hòa giải gữa Trịnh Vĩnh Bình và nhà nước Việt cộng về vụ kiện.

Dĩ nhiên cho tới khi có một bên "phản thùng", bên kia buộc lòng phải đưa ra dư luận để bảo vệ quyền lợi của mình.

Vụ kiện (trước kia), theo Trịnh Vĩnh Bình "kể lể" trước báo chí, là do phía nhà nước cộng sản "bội ước".

Giả sử nhà nước cộng sản không bội ước, trả lại cho Trịnh Vĩnh Bình những thứ đã cam kết, thì muôn năm ta không biết Trịnh Vĩnh Bình đã từng kiện nhà nước cộng sản với những "kết quả theo như lời kể lể của Trịnh Vĩnh Bình trên báo chí".

Bây giờ cũng vậy thôi. Nguyên tắc "bí mật thông tin" của trọng tài hòa giải sẽ làm cho các báo VOA, RFA... lâm vào thế kẹt.

Nhưng mang danh "báo quốc tế", ăn tiền nhà nước Mỹ, đâu phải "rình rang" loan tin như vậy, để rồi như truyện không có hồi kết ? Đơn giản vì tác giả bị "tai nạn xe cộ" ?

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 05/09/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 septembre 2017 15:42

Bao giờ thì "Quốc khánh" ?

Theo lịch thì ngày mai, ngày 2 tháng chín là ngày "quốc khánh (國慶)", tức ngày lễ lớn, vui mừng đất nước "độc lập".

dau1

Tất cả "sinh khí" của lãnh đạo Việt Cộng từ hơn 4 thập niên qua là nhờ vào các mỏ dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu và các "quĩ đất".

Nhưng với sức nặng "nợ công" như hiện nay (khoảng 450 tỉ đô la), mỗi người dân Việt Nam, kể cả những đứa trẻ trót sinh ra, đều mang khoảng nợ 4.500 đô la. Điều lo là số nợ này (lời mẹ sinh lời con) ngày càng lớn.

Thế hệ hiện tại, ngoài rau quả, cá mắm…, thành quả sản xuất của các chính sách "trồng cây gì nuôi con gì" từ nhiều thập niên qua, thì chưa làm ra được sản phẩm công nghệ nào ra hồn. Công nhân cả nước hầu hết đều làm mướn cho tài phiệt nước ngoài. 

Tình hình làm ăn như vậy thì đóng góp vào GDP quả là không bao nhiêu. Tay làm hàm nhai, tiền đâu trả nợ ?

Trong khi chi phí, chỉ tính lương hưu cho bộ sậu sĩ quan quân đội, tướng lãnh, đảng viên cộng sản về hưu, đã ngốn phần lớn ngân sách quốc gia.

Tất cả "sinh khí" của lãnh đạo Việt Cộng từ hơn 4 thập niên qua là nhờ vào các mỏ dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu và các "quĩ đất".

Mà hiện tại các mỏ dầu đang khai thác ngày càng cạn kiệt. Muốn mở các dầu mới phải đi ra ngoài xa, lại gặp Trung Quốc hăm dọa. Vụ giàn khoan Repsol khoan trên lô 136-03 bị dọa "mầy không rút tao đánh" vài tuần trước là thí dụ điển hình.

Còn các "quĩ đất" thì rõ ràng trở thành con dao hai lưỡi. Chính sách "làm giàu theo đường tắt" qua việc "thổi phồng" giá địa ốc thực ra đã làm cho một số nông dân, ngày trước ngày sau, trở thành triệu phú. Nhiều ông nông dân bán ruộng ôm được cục đô la tiền triệu. Việc này cũng giúp cho tầng lớp cán bộ đảng viên "có cơ hội làm giàu lớn". Vì vậy mới có khẩu hiệu "đảng viên phải biết làm giàu".

Vấn đề là ông nông dân, hay cán bộ đảng viên (xuất thân từ dép râu nón cối ở trong rừng), khi có cục tiền (bạc triệu đô la) trong tay, thì ngoài việc nhậu nhẹt và chơi gái cho đã đời, tới khi hết tiền. Chớ bọn họ biết cái gì mà "kinh doanh" với "làm kinh tế" ?
Rốt cục chính sách "làm giàu tắt bằng địa ốc" đã đưa đất nước vào tình trạng vật giá đắt đỏ kinh hồn. Ngoài kinh doanh bằng "vốn tự có", qua các hình thức "thi hoa hậu", "tuyển lựa hoa khôi", du hí... là "thịnh". Các thứ khác "điêu tàn". Trong khi lương công nhân (ở các xí nghiệp nước ngoài) một tháng không đủ trả chầu nhậu.

Nhưng cuộc "vui" sắp tàn. Dầu khí đã hút cạn kiệt trong lúc giá cả trên thế giới sụt thê thảm. Còn "bong bóng" địa ốc, các đại gia chổng đít thổi, cách nào thì nó cũng phải xì.

Khi cuộc vui "tàn" thì "Quốc khánh 國慶" trở thành "Quốc khánh - 國罄".

"Khánh" ở đây tĩnh từ, có nghĩa hết nhẵn. Chữ "khánh" ghép với chữ "tận" (khánh tận) có nghĩa là "không còn gì cả".

Người ta thường nghe một đại gia bị "khánh tận", khi đại gia này tuyên bố "phá sản", tất cả tài sản bị "tịch biên" để trả nợ cho người ta.

"Quốc khánh-國罄" ở đây có nghĩa là một quốc gia khánh tận, không có tiền trả nợ, phá sản.

Hiện tượng báo trước về một đất nước sắp "phá sản" có nhiều, mà dấu hiệu rõ rệt nhất là sự "rã đàn" của dân tộc.

Lịch sử thế giới người ta thường thấy các phong trào di dân to lớn. Dân chúng từ vùng lãnh thổ (bất ổn) này di chuyển sang một vùng lãnh thổ khác bình yên hơn. Chỉ nói các hiện tượng gần đây nhất, những cuộc di dân lớn lao hiện nay đều đến từ các quốc gia đang sụp đổ, như Irak, Syrie, Libye... Việc này đã làm xáo trộn địa chính trị trong khu vực Châu Âu.

Người ta cũng thấy một hiện tượng di dân khác, ở mức độ nhỏ hơn, di dân về lý do kinh tế. Một vùng đất (quốc gia) trù phú luôn thu hút dân chúng ở các nơi hội tụ về đó. Nước Mỹ và các nước tiên tiến Tâu u là những thí dụ điển hình như các trung tâm trù phú thu hút di dân về lý do kinh tế. Dân chúng các nước Nam Mỹ có khuynh hướng di về phía Bắc Mỹ. Dân các khu vực Châu Phi, Đông Âu… thì có khuynh hướng di về Tây Âu (Đức, Pháp, Anh…).

Dân tộc Việt Nam không có thói quen "di dân" sang sinh sống ở một nước khác (có khác biệt về văn hóa, tiếng nói…), ngay cả lúc bị chiến tranh tàn phá hay bị nạn đói.

Trong suốt một thời kỳ lịch sử hơn 1 ngàn năm, dân tộc Việt Nam không bỏ nước đi đâu hết.

Cho đến sau 1975, dân tộc Việt Nam đã thay đổi.

Bằng nhiều phương cách khác nhau, một số đông đảo người Việt đã (thành công) bỏ nước ra ngoài sinh sống. Nếu không có rào cản từ các nước, con số người dân tình nguyện di dân sẽ vô cùng lớn.

Nguyện vọng của mọi người Việt Nam hiện nay là gì ?

Câu trả lời (chắc chắn) là được ra nước ngoài (nước Mỹ) sinh sống.

Người Việt Nam hiện nay ngày càng cảm thấy khó khăn để sinh sống trên đất nước của mình.

Đe dọa "quốc khánh" càng rõ rệt hơn, dân tộc Việt Nam sẽ phân rã nhanh hơn, nếu các nước chung quanh Việt Nam trở thành những trung tâm trù phú, thu hút di dân.

"Quốc khánh" vì vậy có hai nghĩa. Ngày đất nước mừng vui hay là ngày "quốc gia khánh tận", phá sản.

Người dân không còn tha thiết với đất nước mình. Phải giải thể quốc gia.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 01/09/2017

Published in Diễn đàn

Việc hải quân Trung Quốc đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của Việt Nam), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của Trung Quốc. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003, Trung Quốc đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014, Trung Quốc cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của Việt Nam là 120 hải lý.

biendao1

Hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt - Ảnh minh họa

Theo tôi, đã quá trễ để Việt Nam có thể "làm cái gì đó" để ngăn cản hành vi của Trung Quốc trong tương lai. Bởi vì các hành vi của Trung Quốc (từ sau Thế chiến II) thể hiện trên thực tế là phản ảnh yêu sách "chủ quyền" hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc.

Địa điểm của các giàn khoan Kantan 03, HD 981… đều thuộc về phía bên kia (bên Trung Quốc) đường trung tuyến phân chia giữa bờ biển Việt Nam với cụm đảo Hoàng Sa.

Tức là, Trung Quốc chủ trương cụm đảo Hoàng Sa vừa có hiệu lực "vùng nước quần đảo", vừa có hiệu lực đảo 100% theo điều 121 UNCLOS.

Việt Nam không có cách nào để đối phó.

Thứ nhứt, không ai có thẩm quyền để cấm Trung Quốc đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa có hiệu lực vùng biển kinh tế độc quyền. Đặc biệt là Việt Nam, bên không có tư cách để yêu cầu. Bởi vì Việt Nam đã có chủ trương tương tự như vậy. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, Việt Nam không thể cấm Trung Quốc làm cái mà Việt Nam đã (và đang) làm.

Thứ hai, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA- Permanent Court of Arbitration) tháng bẩy năm 2016 đã không được đa số các nước ủng hộ. Nguyên nhân là Tòa đã có ý kiến về hiệu lực biển (điều 121) của các đảo thuộc cụm Trường Sa.

Theo Tòa, không có cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa có hiệu lực là "đảo" để có thể yêu sách vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý).

Nếu điều này áp dụng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại yêu sách biển của họ.

Phán quyết của Tòa PCA đã đi ngược lại nội dung nhiều kết ước phân định biển giữa các nước trên thế giới đồng thời mâu thuẩn với nhiều "án lệ" của các Tòa quốc tế. Bởi vì thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều đảo, nhỏ hơn các đảo ở Trường Sa, cũng được hưởng 100% vùng Kinh tế độc quyền.

Đến nước này, Việt Nam bị dồn vào chân tường, là hệ quả của chính sách ngoại giao phá sản.

Cái gọi là "quốc tế hóa Biển Đông", hơn 10 năm nay tôi cho rằng nó sẽ thất bại. Thời điểm này cho thấy đã 100% là thất bại.

Kiện thì Việt Nam không có tư cách kiện. Cứ mỗi lần có "lùm xùm" với Trung Quốc, ta liền nghe các học giả Việt Nam "hốt thuốc an thần" Việt Nam sẽ đi kiện.

Nếu có nghiên cứu chút ít về lịch sử tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế. Ta phải (chua xót) nhìn nhận rằng Việt Nam hôm nay kiện là để thua.

Thật vậy. Chỉ cần xét các "bằng chứng" mà phía Trung Quốc đưa ra (tại Liên Hiệp Quốc năm 2014 nhân vụ giàn khoan HD 981), ta thấy tất cả các chứng cứ đều đến từ Việt Nam. Nào là công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, nào là sách giáo khoa, bản đồ do Việt Nam in ấn… Các tài liệu này khẳng định Việt Nam ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tập quán quốc tế cho thấy một quốc gia, một cách dễ dàng, bị mất chủ quyền lịch sử tại một vùng lãnh thổ. Trường hợp tranh chấp giữa Singapour và Mã Lai về chủ quyền đảo Pedra Branca là thí dụ điển hình.

Trường hợp quốc gia mất chủ quyền lịch sử phần lớn do "thái độ" của quốc gia và tính "efffectivité" của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó.

Xét cả hai phương diện, Việt Nam hiện nay thỏa mãn cả hai điều kiện (để mất chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa).

Từ hơn 15 năm trước tôi đã cảnh báo Việt Nam phải "khẳng định chủ quyền" Hoàng Sa và Trường Sa, qua biện pháp "hòa giải quốc gia" để "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ khi kế thừa Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam hôm nay mới có "chính danh" để đòi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Các học giả của Việt Nam, ba chớp ba nhoáng, "cóp py" các ý kiến của tôi. Nhưng không thấy ai "nên thân", vì hầu hết ai cũng xúi Việt Nam hôm nay "nhìn nhận" thực thể "quốc gia Việt Nam Cộng Hòa".

Họ làm vậy vì thể thức "hòa giải quốc gia" xem ra rất khó khăn. Vì nó đặt trên nền tảng thiết lập lại sự thật lịch sử.

Họ làm vậy là do các tài liệu của tôi công bố, trong đó có tài liệu học giả quốc tế đặt vấn đề "Việt Nam hiện nay làm sao có thể kế thừa quốc gia mà họ chưa bao giờ nhìn nhận ?"

Các học giả Việt Nam nghĩ rằng khi "nhìn nhận quốc gia Việt Nam Cộng Hòa" thì đã thỏa mãn các điều kiện để "kế thừa".

Đâu có đơn thuần như vậy. Việc này tôi đã nói nhiều lần, không nhắc lại.

Bởi vì, nếu kế thừa dễ như vậy, tại sao Việt Nam không đi kiện ? Trung Quốc đã có vô số các hành vi lấn lướt, như vụ buộc giàn khoan Repsol rút lui trong tháng này, hay việc Trung Quốc đang tập trận ở ngoài khơi Đà Nẵng… đều là các "cớ" để Việt Nam đi kiện.

Việt Nam vẫn tin tưởng vào các nhà ngoại giao và giàn học giả đại tài của mình.

Tôi chỉ mong muốn rằng những gì tôi nói và đã nói, từ 15 năm nay, là sai.

Điều đau đớn là mình thấy mất nước từ từ, như con trăn đang nuốt con mồi lớn. Từ từ, chầm chậm, như tầm ăn dâu, như xắt lát xúc xích...

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 02/09/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 26 août 2017 22:17

Nói về hòa giải quốc gia

Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 được gọi dưới nhiều tên khác nhau, tùy quan điểm chính trị, quan điểm ý thức hệ cũng như hoàn cảnh pháp lý của các bên lâm chiến.

hoagiai1

Khi người Việt đánh người Việt, trên đất Việt, bất kể lý do nào, bất kể bên nào đánh bên nào, cuộc chiến đó phải gọi là một cuộc "nội chiến".

Miền Bắc gọi đó là cuộc "chiến tranh giải phóng", "đánh Mỹ cứu nước". Trên quan điểm ý thức hệ thì đó là cuộc chiến tranh giữa hai khối cộng sản và tự do. Trên mặt trận ta thấy vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc, nói chung là khối xã hội chủ nghĩa, đánh với vũ khí của Mỹ. Phía miền Nam thì gọi đó là cuộc chiến bảo vệ tự do. Miền Nam đôi khi tự nhận là "tiền đồn của thế giới tự do", còn miền Bắc hãnh diện là "ngọn cờ đầu của thế giới vô sản". Người Mỹ gọi đó là "cuộc chiến Việt Nam". Phe xã hội chủ nghĩa gọi đó là cuộc chiến "chống đế quốc Mỹ"...

Gọi cách nào thì bản chất của cuộc chiến vẫn không thay đổi : người Việt đánh nhau với người Việt, trên đất nước Việt Nam. Và khi người Việt đánh người Việt, trên đất Việt, bất kể lý do nào, bất kể bên nào đánh bên nào (cho dầu có sự trợ giúp của nước này hay nước kia), cuộc chiến đó phải gọi là một cuộc "nội chiến".

Chiến tranh xảy ra trên đất nước đã làm cho "gà nhà bôi mặt", máu chảy thành sông, xương chồng thành núi, ruộng đồng tàn phá, đất nước điêu tàn, lòng người ly tán. Các bên tham gia tìm cách đặt tên cho cuộc chiến để dành "chính nghĩa" về mình, để sự can dự của mình phù hợp với các nguyên tắc về chiến tranh của "công pháp quốc tế".

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân một cuộc phỏng vấn báo chí nưóc ngoài, trả lời câu hỏi : ông có thấy tiếc nuối (hay hối hận) về 4 triệu người là nạn nhân cuộc chiến hay không ? Ông Giáp trả lời gọn : Không hề.

Không có sự tàn phá nào cho bằng một cuộc "nội chiến", nhứ là lý do cuộc chiến là khác biệt về "ý thức hệ". Vì ngoài những chết chóc, mất mát, đổ vỡ... gây ra do chiến tranh, sự khác biệt về "ý thức hệ" đã khiến những nạn nhân còn sống sót lại trở thành "kẻ thù ý thức hệ".

Báo chí thế giới có lần phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, thập niên 80, nhân cao trào vượt biên : ông nghĩ gì về những người Việt vượt biên ? Ông Đồng trả lời đại khái rằng (những người vượt biên) là thành phần đỉ điếm, cặn bã xã hội (sic !). Ông Đồng cũng có nói về số phận những người học tập cải tạo. Ông cho rằng họ là những người "có tội ác với nhân dân", không tử hình họ là (nhà nước) còn nhân đạo lắm (sic !).

Những người lính, công chức phục vụ cho bộ máy hành chánh Việt Nam Cộng Hòa, sau 30/4/1975 bị tập trung vào các trại "học tập cải tạo" trong rừng sâu, núi thẳm, xa cách với thành thị. Có người bị "cải tạo" 5 năm, có người mười năm, có người hai mươi năm. Đến nay, sau 40 năm, chắc chắc vẫn còn nhiều người trong thành phần này chưa thấy được tự do.

Qua nhiều nhân chứng còn sống, đời sống của người "học tập cải tạo" tệ hại hơn cả tù nhân khổ sai. Tù nhân khổ sai, khi bị kết án, là chịu những hình phạt qui định theo pháp luật. Người "học tập cải tạo", mọi tự do bị mất như người tù, nhưng làm việc cực nhọc cho đến khi kiệt sức, hơn cả tù khổ sai, mà không được ăn no như tù khổ sai. Rất nhiều trường hợp người "học tập cải tạo" bị chết do lao lực, bệnh hoạn, suy dinh dưởng do thiếu ăn…

Tù khổ sai không bị hành hạ, khủng bố tinh thần nhưng người "học tập cải tạo" thường xuyên chịu sự trừng phạt này. Đó là biện pháp "tẩy não" thường thấy ở các nước cộng sản. Hệ quả tuy không để dấu vết trên da thịt, nhưng những vết hằn tâm lý đến chết cũng không lành lặn được.

Trên phương diện pháp lý, những người này không được xếp vào loại "tù binh" hay "hàng binh" để được đối xử theo các công ước quốc tế. Họ cũng không phải là "tù nhân". Họ không hề bị kết án trước bất kỳ một tòa án nào.

Những người cộng sản Việt Nam kết tội thành phần quân nhân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa là những người "có tội với nhân dân". Bây giờ nhìn lại, "tội với nhân dân" đó là tội gì ? Nếu xem hai bên Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "hai quốc gia độc lập, có chủ quyền", thì cuộc chiến đó phía Việt Nam Cộng Hòa có chính nghĩa là "tự vệ chính đáng". Luật nào kết tội người "tự vệ chính đáng" là có tội ? Không có luật nào cả !

Nếu đó là cuộc "nội chiến", thì cuộc nội chiến Việt Nam giống trường hợp phân chia Nam, Bắc Hàn. Phe nào đúng phe nào sai ? ai chính ai ngụy ?

Ngạn ngữ phương đông có câu "không đánh người ngã ngựa". Trong một cuộc chiến, có bên thắng bên bại. Không ai giết người ngã ngựa hết cả. Những người cộng sản Việt Nam chủ trương "nhổ cỏ tận gốc". Họ không chỉ trả thù lên những thành phần cấu thành bộ máy Việt Nam Cộng Hòa, mà còn trả thù lên những thân nhân của họ. Thậm chí, toàn bộ người dân Việt Nam Cộng Hòa cũng bị trả thù, nhưng qua các hình thức tinh vi hơn. Đến hôm nay "vùng trũng giáo dục" là Đồng bằng sông Cửu Long là thí dụ về chính sách phân biệt trong giáo dục.

Biện pháp "học tập cải tạo" là một hình thức trả thù hết sức hiểm độc. Vì nó không để lại bằng chứng, dấu vết để sau này người ta có thể cáo buộc thành tội "tội ác chiến tranh".

Trong một cuộc nội chiến, những tàn phá về vật chất có thể xây dựng lại nhanh chóng. Nhưng tàn phá về tinh thần, đến từ sự khác biệt "ý thức hệ", sẽ không bao giờ hàn gắn nếu không có nỗ lực "hòa giải" ở cấp quốc gia.

Sau 30/4/1975, ta thường nghe các khẩu hiệu "hòa hợp dân tộc", "đoàn kết dân tộc"... Không hề nghe đến từ "hòa giải". Những khẩu hiệu đó thực ra chỉ nhằm che dấu, trước hết là một sự trả thù, sau đó là một sự cưỡng ép "sống chung" giữa phía thua và phe chiến thắng.

Người ta ngộ nhận giữa "hòa giải dân tộc" với "hòa hợp dân tộc" hay "đoàn kết dân tộc.

Vấn đề là không hòa giải trước thì làm sao hòa hợp ? Hai vợ chồng gượng ép chung sống với nhau, gọi là "hòa hợp" nhưng đồng sàng dị mộng. Họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Trong một quốc gia, mâu thuẩn giữa những người lãnh đạo và thành phần dân chúng bị trị ngày càng đào sâu. Nhà nước luôn giải quyết những mâu thuẩn trong xã hội bằng cách thúc đẩy một thành phần dân tộc này chống lại thành phần dân tộc kia. Mâu thuẩn này chồng chất lên mâu thuẩn kia. Xã hội lâu ngày trở thành một lò áp suất mà hành vi của nhà nước là đưa cũi thêm vào trong lò.

Một trong những hệ quả thấy được của "hòa giải quốc gia" là nhìn nhận sự bình đẳng về "quyền" giữa các thành phần trong khối dân tộc. Một thí dụ tiêu biểu thành công của "hòa giải quốc gia", trường hợp thống nhứt hai miền nước Đức. Bà Angela Merkel, một phụ nữ Đông Đức, được hấp thụ nền giáo dục của cộng sản, nhưng sau khi đất nước thống nhứt lại được dân chúng tín nhiệm để lãnh đạo nước Đức. Đến nay vẫn có người chỉ trích rằng Tây Đức sẽ không "gánh" nổi Đông Đức, vì chi phí cho việc thống nhứt sẽ rất lớn (nhiều ngàn tỉ đô la). Việc thống nhứt sẽ chỉ làm cho nước Đức kiệt quệ và suy thoái. Điều này đã không xảy ra. Nước Đức thống nhứt không hề gặp suy thoái, ngược lại, nước này trở thành đầu tàu phát triển của Châu Âu. Thử hình dung và so sánh trường hợp nước Đức với Việt Nam. Ta chưa hề thấy một người xuất thân từ miền Nam, không cộng sản, lên làm lãnh đạo một huyện nhỏ, chứ đừng nói việc lãnh đạo đất nước.

Một quốc gia bị chia rẽ trong một thời gian dài do chiến tranh, do xung đột ý thức hệ, sẽ không bao giờ là một quốc gia "thành công" nếu không qua quá trình "hòa giải quốc gia" để hàn gắn trước những đổ vỡ.

Hòa hợp gượng ép, như hai vợ chồng đồng sàng dị mộng, sẽ không bao giờ xây dựng được một cái gì dài lâu, bền vững. Kết quả sẽ là tan vỡ mà thôi.

Tháng giêng 2012

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. Nhantuan.truong, 28/08/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 29 août 2017 22:05

Nói thêm về pháp trị

Nguyên tắc của "pháp trị - rule of law" (hay Nhà nước pháp trị - Etat de droit) là quan chức nhà nước "làm gì thì cũng phải theo luật mà làm". Còn người dân thì "được quyền làm mọi thứ mà luật không cấm".

phaptri1

Nguyên tắc của "pháp trị là quan chức nhà nước "làm gì thì cũng phải theo luật mà làm"

Đơn giản chỉ có vậy nhưng quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không bao giờ ý thức được. Bởi vì, nguyên nhân là Việt Nam chỉ có "pháp quyền" và "nhà nước pháp quyền". Học giả Việt Nam đến bây giờ còn loay hoay tìm cách định nghĩa hai từ khái niệm này. Mỗi người diễn giải mỗi ý, theo cái cách của mình. Rốt cục ý ngày càng đi xa các khái niệm "the Rule of Law" và "l'Etat de droit".

Các vụ "ngồi xổm lên luật" như vụ Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sau này sẽ trả giá rất đắt. Hôm trước tôi có viết, vụ Trịnh Vĩnh Bình chỉ là "pháo tép" so với "bom nguyên tử" là vụ Trịnh Xuân Thanh.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, nghe "làng báo phe ta" loan tin là ông Bình đã thắng kiện. Vụ này có thiệt thì nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ phải đền bồi cho ông Bình 1 tỉ 250 triệu đô la.

Theo tôi, tập quán của các tòa quốc tế về kinh tế, ít khi nào có bên thắng 100% hay bên thua 100%. Thông thường là "chia hai trái táo, năm mươi, năm mươi. Tức là, trong vụ Trịnh Vĩnh Bình, tôi nghĩ là phía nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ "thương lượng" với ông Bình, "chia hai trái táo", xin được bồi thường 500 triệu, thí dụ vậy. (Dầu vậy tôi nghĩ nhiều lắm là 100 triệu max).

Vụ Trịnh Xuân Thanh, chứng tỏ nhà nước Việt Nam không phải là một nhà nước xây dựng trên nền tảng "Rule of Law" (hay Etat de droit). Việc cho gián điệp sang một quốc gia khác bắt cóc người, Việt Nam vi phạm đủ thứ luật.

Vụ này (nếu không giàn xếp ổn thỏa) sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến bang giao hai nước Việt Nam và Đức. Sau đó ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng điều quan trọng hơn hết, khi Việt Nam không coi luật quốc tế ra gì hệ quả là Việt Nam không còn được luật quốc tế bảo vệ nữa.

Không được luật quốc tế bảo vệ, Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông ?

Vụ Repsol rút giàn khoan vừa rồi cho ta thấy áp lực của Trung Quốc đồng thời sự "cô đơn" của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.

Giàn khoan Repsol khoan trên thềm lục địa của Việt Nam. Đây là "quyền" của Việt Nam được luật quốc tế bảo vệ. Vậy mà không có nước nào lên tiếng cảnh báo hành vi "côn đồ" của Trung Quốc qua việc hăm dọa Việt Nam "mầy không rút tao đánh".

Cái gọi là "pháp quyền" của Việt Nam (mà học giả Việt Nam đang mày mò diễn giải mỗi người một cách) thực ra là cán bộ cộng sản Việt Nam ngồi xổm lên luật, từ luật quốc gia đến luật quốc tế, dùng "luật" để bắt bớ những người không đồng tình với họ.

Tức là "pháp quyền" còn tệ hại hơn cả "rule by law", "dụng pháp trị", tức dùng luật để cai trị (nhưng người lãnh đạo đứng trên luật).

"Dụng pháp trị" dầu sao quan chức nhà nước cũng "làm đúng luật", tức có tôn trọng luật. Trong khi "pháp quyền" của Việt Nam thì, ô thôi loạn xạ cả lên. Nhà nước diễn giải theo cách (dĩ nhiên) có lợi nhứt để giữ quyền.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình, hay vụ Trịnh Xuân Thanh, đều là hệ quả của nền "pháp quyền" loạn xạ xà ngầu, trên bảo dưới không nghe.

Hy vọng là qua hai vụ này, nhà nước cộng sản Việt Nam và giàn học giả của mình "định vị" lại cho thống nhứt, thế nào là "pháp quyền" ?

Bởi vì người dân luôn lãnh búa trước những việc làm ngu xuẩn của kẻ cầm quyền.

Vụ Trịnh Vĩnh Bình mỗi người dân "móc túi", ít ra 15 đô la để trả.

Còn vụ Trịnh Xuân Thanh, mất biển mất đảo, ước tính hàng trăm ngàn, hàng triệu tỉ đô la. Cháu con Việt Nam đời đời không có biển, không có đảo.

Bởi vậy, so sánh thì vụ Trịnh Vĩnh Bình chỉ là "pháo tép" mà thôi. Mà nhìn xa, thì đó là hệ quả của việc nhặp nhằng khái niệm "pháp quyền" với "pháp trị", tức "Rule of Law" (hay Etat de droit).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 29/08/2017

Published in Diễn đàn

Những người cộng sản Việt không muốn người ta gọi họ là "Việt Cộng". Họ nói rằng gọi vậy là "xách mé".

vietcong1

Những chế độ cộng sản còn hiện hữu là những vấn đề "bức xúc" của dân tộc đó.

Thực ra ngày xưa trước thập niên 60, dân làng quê xa xôi trong Nam gọi "lính cộng hòa" để chỉ cho lính miền Nam và "bộ đội" cho lính miền bắc. Còn những người theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là "quân du kích".

Cho tới khi miền Bắc rập khuôn các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội với mô hình của Mao và áp dụng tư tưởng của Marx, đảng Lao Động cầm quyền ở miền Bắc hiện nguyên hình là một chi nhánh địa phương của hệ thống cộng sản trên thế giới. Mức độ khốc liệt của cuộc chiến tăng theo với các đạo quân từ miền Bắc gởi vô Nam.

Xã hội miền Bắc bị phân cực thế nào, các tập hồi ký được xuất bản gần đây của những nhà văn từng trải nghiệm cho ta một cái nhìn tương đối toàn diện và trung thực.

Từ đó từ "du kích quân" được gọi là "Việt Cộng". Với ý nghĩa là những người Việt theo cộng sản.

Sau 75, từ này được "mở rộng", dùng để gọi chung cho tất cả những người Việt theo cộng sản.

Thực tình tôi không thấy đâu là "nghĩa xấu" của từ "Việt Cộng". Ai thấy gọi vậy là "xách mé" thì cũng cần có những lời giải thích.

Riêng về quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn bị gọi một cách miệt thị "ngụy quân" và "ngụy quyền". Các từ này được dùng trong những văn bản hành chánh, hay những tập tài liệu, những bộ chính sử.

Mới đây, ông phó giáo sư tiến sĩ Trần Đức Cường, chủ biên tập chính sử 15 tập vừa xuất bản, có cho biết là các từ "ngụy quân, ngụy quyền" đã không dùng nữa, mà thay thế vào là "chính quyền Sài Gòn". Ông cũng nói thêm là bản chất của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là được "dựng lên từ đô la, vũ khí của Mỹ". Việt Nam Cộng Hòa là "thuộc địa kiểu mới của Mỹ". Quân đội Việt Nam Cộng Hòa là "đạo quân đánh thuê".

Thực sự đây mới là những lời nhục mạ, bóp méo lịch sử.

Nếu nói Việt Nam Cộng Hòa được dựng lên bằng "đô la và vũ khí của Mỹ" thì các nước Nhật, Nam Hàn, Tây Đức, Đài Loan, Singapour, Thái Lan, Phi… cũng đều như vậy cả. Nếu quân Việt Nam Cộng Hòa là "đạo quân đánh thuê" thì quân đội của Nam Hàn, Nhật, Tây Đức, Thái Lan v.v… cũng đều là đạo quân "đánh thuê". Trên các đất nước hay vùng lãnh thổ ở trên, đều đã từng có quân Mỹ hiện diện, như Việt Nam Cộng Hòa trước kia.

Nếu có thể so sánh, Nam Hàn và Việt Nam Cộng Hòa có hoàn cảnh chính trị, địa lý chiến lược giống y như nhau. Nếu mà Bắc Hàn điên cuồng "giải phóng miền Nam" thì bây giờ làm gì có Nam Hàn một cường quốc kinh tế và quân sự như đã thấy ?

Nói rằng quân Việt Nam Cộng Hòa là "quân đánh thuê", nhưng chưa bao giờ đạo quân này tuyên bố, như lãnh đạo miền Bắc đã từng tuyên bố, "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc".

Miền Bắc, từ cây súng tới viên đạn, từ hột gạo tới gói lương khô, đều đến từ Trung Cộng, Nga Xô. Lãnh đạo miền Bắc cầm súng Nga, ăn gạo Tàu thì phải có lời "đạo lý" như vậy.

Các chế độ cộng sản trên thế giới lần lượt sụp đổ. Những chế độ cộng sản còn hiện hữu là những vấn đề "bức xúc" của dân tộc đó.

Những người Việt theo cộng sản vì vậy cũng cảm thấy hỗ thẹn. Do đó khi nghe ai gọi họ là "Việt Cộng", tự nhiên mặc cảm dâng tràn, rồi cho rằng gọi vậy là xách mé.

Bên Tây có câu "on appelle un chat un chat, un chien un chien" - người ta gọi con mèo là con mèo, con chó là con chó.

Gọi Việt Cộng là gọi đúng tên "những người Việt theo cộng sản".

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 28/08/2017

Published in Diễn đàn

Ông Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn các cán bộ cao cấp. Theo đó các cán bộ này phải "tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân"...

loiich1

Theo Quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn các cán bộ cao cấp, cán bộ phải "tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân"

Lãnh đạo nước nào cũng vậy, trước khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với quốc gia, dân tộc ; tuyên thệ phục vụ vì quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

Không có nơi nào như Việt Nam buộc cán bộ cấp cao phải "trung thành với lợi ích của đảng".

"Lợi ích của đảng" là lợi ích của ai mà đứng trên lợi ích của quốc gia, dân tộc ?

Hiến pháp qui định "đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Vấn đề là đảng không có "tư cách pháp nhân".

Hiến pháp qui định "đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân" chớ không qui định đảng chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khi một chủ thể không chịu trách nhiệm trước pháp luật chủ thể đó không có "tư cách pháp nhân".

Tức là khi chủ trương, đường lối của đảng sai, gây đổ vỡ hay thiệt hại lớn lao cho quốc gia, dân tộc… thì dân lãnh đủ chớ đảng không có trách nhiệm trước pháp luật.

(Cũng như con chó, bản thân nó hay "cắn càn" nên nó có thể gây đổ vỡ thiệt hại cho người khác. Vấn đề là luật pháp không bắt con chó bỏ tù hay buộc nó bồi thường thiệt hại. Đơn giản vì con chó không có "tư cách pháp nhân").

Nếu đảng không có "tư cách pháp nhân" thì làm gì "đảng" có "lợi ích" ?

Chỉ có lợi ích của đảng viên mà lợi ích này đôi khi đối nghịch với quyền lợi của đất nước, của dân tộc.

Vì vậy khi nói "lợi ích của đảng" thì ta phải phân định rõ rệt : lợi ích của đảng là lợi ích của ai ?

VN có cái gọi là "dân chủ tập trung", số ít phục tùng số đông. Cấp dưới phục tùng cấp trên. Địa phương phục tùng trung ương. Rốt ráo lại, mọi người phải phục tùng ông Trọng.

Tức là "lợi ích của đảng" trở thành "lợi ích của đồng chí Nguyễn Phú Trọng".

Trở lại vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vốn là "ý chí" của ông Trọng. Nhờ cái gọi là "dân chủ tập trung", nó trở thành "ý chí của đảng". Cũng nhờ cái dân chủ đó nó trở thành "quyết tâm" của đảng và Nhà nước.

Quy định mà ông Trọng vừa ký, cán bộ cấp cao phải "trung thành với lợi ích của đảng", thật là đúng lúc. Nhờ nó mà ông Trọng phủi sạch mọi trách nhiệm về vụ Trịnh Xuân Thanh.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 16/08/2017

Published in Diễn đàn