Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chuyện giờ mới kể : Nguyên do Tổng Trọng đá văng Trần Quốc Vượng. Huệ – Thưởng "cẩn thận củi lửa" !

Hiện nay ông Tổng Trọng đã cầm quyền sang nhiệm kỳ thứ 3, có vẻ như ông Trọng vẫn còn muốn ngồi lại chiếc ghế quyền lực mà ông bỏ cả đời ra để đạt được, nhưng xem ra sức khỏe của ông không cho phép. Ngày 5/8 vừa qua, ông Võ Văn Thưởng đã công bố Ngày Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Điều này làm cho giới phân tích nghi ngờ kỳ Hội nghị Trung ương 6 sắp tới sẽ có biến lớn trong Tứ Trụ.

nguyendo01

Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng là 2 nhân vật được xếp vào hàng ưu tiên nhất trong chức vụ Tổng bí thư

Nếu thay thế vị trí Tổng bí thư vào Hội nghị Trung ương 6 sắp tới thì Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng là 2 nhân vật được xếp vào hàng ưu tiên nhất nhì bởi vì ông Thủ tướng và Chủ tịch nước đang dính vết đen quá nặng vì vụ án Việt Á và nhiều vụ án khác. Nếu có thời gian đủ lâu, sức mạnh chính trị của phe cánh ông Thủ tướng sẽ hồi phục và trở lại với lợi thế trội hơn.

Trong quá khứ có 2 người tưởng chừng như với tới được chức Tổng bí thư nhưng rồi cuối cùng cũng bị vuột vì chính ông Tổng bí thư. Vì thế nhiều người đánh giá ông Tổng bí thư là người khó lường là vậy. Có thể hôm nay được ông Tổng sủng ái, nhưng ngày mai thành bại tướng dưới tay ông Tổng thì đấy là điều khá quen thuộc. Tham gia trò chơi chính trị, được ông Nguyễn Phú Trọng sủng ái là một lợi thế nhưng thực tế cho thấy đó cũng là một rủi ro không nhỏ.

Ông Đinh Thế Huynh bị gãy giữa nhiệm kỳ vì nguyên do gì không ai biết, và người ta không biết vì sao ông Đinh Thế Huynh lại bị ra tay mạnh đến thế. Ông Đinh Thế Huynh bị một chứng bệnh lạ, không bị xanh cỏ như Nguyễn Bá Thanh nhưng đầu óc lại không đủ tỉnh táo để đảm nhiệm chức vụ, vì thế ông Đinh Thế Huynh rút vào hậu trường không kèn không trống.

nguyendo02

Ông Đinh Thế Huynh bị gãy giữa nhiệm kỳ vì nguyên do gì không ai biết

Trường hợp của ông Trần Quốc Vượng là bị hất vào cuối nhiệm kỳ. Thời gian sau đại hội 13, người ta không biết chắc về nguyên do vì sao ông Tổng Trọng không chọn ông Trần Quốc Vượng mà gạt ông này ra để ông tiếp tục. Và mới đây, Thoibao.de nhận được một thông tin cho biết, sở dĩ ông Trần Quốc Vượng bị thất sủng là bởi ông đã thể hiện tư tưởng cổ hũ.

Ngày 27/3/2020, ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư, đã ra chỉ thị rằng "Bộ Chính Trị yêu cầu tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã ; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".

nguyendo3

Ông Trần Quốc Vượng là người làm chính trị thâm niên, khi đề cao vai trò kinh tế tập thể kiểu hợp tác xã như thế là xuôi theo tư tưởng bảo thủ của ông Tổng chứ không hẳn là chống.

Lúc ấy cộng đồng mạng đã phải ứng mạnh mẽ vì chính kinh tế tập thể kiểu hợp tác xã đã đưa đất nước đến với đói nghèo kinh hoàng. Một con người có triển vọng kế vị chức tổng bí thư mà thể hiện tư tưởng này chẳng khác nào kẻ phá hoại công lao của toàn dân đã làm 34 năm trước đó. Theo ý kiến của người cung cấp tin, thì chính tư tưởng này của ông Vượng đã bị ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng loại khỏi vai trò làm tổng bí thư. Như vậy là ý kiến này cho rằng, ông Tổng Bí Thư là người tiến bộ không phải theo trường phái bảo thủ.

Về ý kiến này, ban biên tập của Thoibao.de đưa ra góc nhìn khác như sau : Ông Trần Quốc Vượng là người làm chính trị thâm niên, và gần ông Tổng không ít, vậy thì tại sao ông lại không nhận ra tư tưởng cách tân nơi ông Tổng mà lại phát biểu câu trái ý sếp như thế ? Theo quan sát, nhiều nhà phân tích cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng theo trường phái bảo thủi chứ không cởi mở. Theo chúng tôi, ông Trần Quốc Vượng phát biểu như thế là xuôi theo tư tưởng bảo thủ của ông Tổng chứ không hẳn là chống. Việc ông Tổng không chịu về vườn là bởi ông tham quyền cố vị và phải giữ lửa cho cái lò mà ông dày công gầy dựng nhiều năm qua. Với ông Tổng Trọng, không có tình bạn mãi mãi, chỉ có quyền lợi của ông là trên hết. Nên Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng cẩn thận củi lửa.

Ngọc Bảo (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 09/09/2022

Published in Diễn đàn

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa có phát biểu về phong trào 'Dân vận khéo' ở Việt Nam từ hơn 10 năm qua và cảnh báo về các 'thế lực thù địch'.

tqv1

Ông Trần Quốc Vượng đang được xem là một ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư

Phát biểu tại Hội nghị Dân vận 11/10/2020 tại Hà Nội, ông Trần Quốc Vượng, một trong những ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ tới, Đại hội XIII, ca ngợi ngành dân vận của hệ thống chính trị Việt Nam.

Báo chí nước này trong các bài đăng tin về sự có mặt của ông Trần Quốc Vượng, dẫn lời ông nói rằng Việt Nam trong "hơn 10 năm qua, cả nước đã có hơn 900 nghìn mô hình, điển hình tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua 'Dân vận khéo' các cấp".

Theo ông Vượng, "đó là những cán bộ hưu trí, người cao tuổi, cựu chiến binh, già làng, trưởng bản, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang... đã không ngại khó khăn, bất kể ngày đêm, đồng cam, cộng khổ, gắn bó mật thiết, tận tụy giúp đỡ nhân dân, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân, vì tốt đẹp hơn cho đồng bào mình".

Về tình hình Việt Nam trong những tháng Đảng cộng sản cầm quyền chuẩn bị cho kỳ đại hội quan trọng mang tính thay đổi thế hệ đầu 2021, ông Trần Quốc Vượng nói Việt Nam "đứng trước nhiều thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức, cùng nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết".

"Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngày càng cao, vai trò làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, khoa học, các phương tiện truyền thống phát triển mạnh mẽ..".

Ngăn 'nhiễu loạn tư tưởng nhân dân' ?

Vì các yếu tố này đều tác động không nhỏ đến nhân dân, đến công tác dân vận, nên bộ máy lại càng "không để thế lực thù địch gây nhiễu loạn tư tưởng nhân dân", ông Vượng nói.

Hồi 2009, Đảng cộng sản Việt Nam phát động phong trào 'Dân vận khéo', lấy cảm hứng từ các phát biểu của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.

Ông Hồ từng nhấn mạnh : "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc", theo một bài trên tạp chí Tuyên giáo năm 2019 nhắc lại chủ đề này.

Thế nhưng càng về gần đây, việc kết hợp mang tính tìm tòi giữa kinh tế thị trường và cách quản trị theo mô hình Liên Xô cũ đã gây ra các bất cập lớn tại Việt Nam.

Là đảng cầm quyền duy nhất kiên quyết bác bỏ nguyên tắc kiểm soát quyền lực 'tam quyền phân lập', đảng CSVN chỉ còn cách đề cao đạo đức nói chung trong đội ngũ quan chức.

Một bài trên tạp chí Nội chính (08/2020) nói về nguy cơ "suy thoái" mà đảng này cho là nguyên nhân chính của nhiều vấn đề họ đang phải đối mặt :

"Tình trạng suy thoái này đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều mặt : thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân ; làm tha hóa cán bộ, đảng viên ; ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ ; làm suy yếu nội bộ Đảng và bộ máy Nhà nước, trở thành nguy cơ đe dọa đến sự ổn định về chính trị và sự tồn vong của Đảng và chế độ".

Công tác dân vận được cho là phương thức chữa các căn bệnh trên.

Tuy thế, chính các văn bản của Đảng CSVN cho thấy có sự khác biệt giữa cách nhìn nhận vai trò của người dân, đối tượng chính của công tác dân vận.

Một mặt, mọi văn kiện đều định nghĩa "nhân dân làm chủ", hoặc "nhân dân là người tổ chức, lãnh đạo và là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam".

Mặt khác, cũng vẫn những văn bản đó đặt người dân ở vị trí chỉ là "tham mưu cho Đảng, Chính phủ", và tiếng nói cùng "tâm tư, nguyện vọng, bức xúc" của họ cần được Đảng lắng nghe.

Cách nói của ông Trần Quốc Vượng, lo ngại các thế lực xấu nào đó "làm nhiễu loạn tư tưởng nhân dân", cũng phản ánh tư duy coi nhân dân là đối tượng dễ tổn thương, cần được bảo vệ về tinh thần chứ không phải là 'người làm chủ' của quốc gia.

Triển vọng lãnh đạo

Dù các phát biểu của ông Trần Quốc Vượng hôm 11/10 không có gì mới, nhưng dư luận chú ý đến sự hiện diện của ông trên truyền thông nhà nước Việt Nam vì ông là một người có cơ hội lên nắm chức lãnh đạo Đảng CSVN.

Hồi tháng 6/2020, một nhà quan sát Hoa Kỳ, tiến sĩ chính trị học Zachary Abuza dự đoán trong trả lời phỏng vấn của BBC rằng ông Trần Quốc Vượng "nhiều khả năng nhất" để trở thành tổng bí thư sau ông Nguyễn Phúc Trọng.

Sinh năm 1953, ông Trần Quốc Vượng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, từng làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và hiện là Thường trực Ban Bí thư.

Tuy thế, từ tháng 6 đến nay, lại có nhiều ý kiến khác dự đoán về những phương án nhân sự cao cấp khác nhau, gồm cả ý kiến nói việc lên nắm chức tổng bí thư sẽ không xảy ra dễ dàng với ông Vượng.

Trong tháng 9 vừa qua, cây bút David Hutt viết trên trang The Diplomat rằng "Thủ tướng đương nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc, được nhiều nhà quan sát cho là ứng viên sáng giá vào ghế tổng bí thư".

Gần đây nhất, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ở Hoa Kỳ viết trên trang VOA rằng ông tin là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn ở lại sau Đại hội XIII ít ra để giữ chức chủ tịch nước một thời gian.

Tất cả các dự đoán, đồn đoán về nhân sự cao cấp tại Việt Nam đều chỉ dựa trên quan sát cá nhân của người phát biểu và có thể không đúng với tiến trình chọn lãnh đạo, đơn giản vì chính việc lựa chọn này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không ngừng chuyển biến.

Từ nay đến Đại hội XIII, các kỳ hội nghị trung ương được tổ chức để hoàn tất các vấn đề văn kiện và nhân sự cao cấp.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 12/10/2020

Published in Diễn đàn

Nếu bạn để chính phủ điều hành sa mạc Sahara, trong 5 năm chúng ta sẽ thiếu cát.

Milton Friedman

binhthuy1

Tôi sống hơi dai, trải dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác nên đã có dịp đưa tiễn khá nhiều vật dụng tân kỳ (máy đánh chữ, máy fax, máy ảnh chụp phim, radio, akai cassette, DVD…) về nơi an nghỉ cuối cùng. Cứ tưởng như thế là tất cả đều đã mồ yên mả đẹp, và sẽ tiêu diêu nơi miền cực lạc nhưng thực tế lại không hẳn thế.

Bữa rồi, đang liếc mạng tôi chợt thấy loáng thoáng mấy từ ("các phích, bình thủy nước sôi") trong một stt ngắn của FB Nguyễn Đình Bổn  mà không khỏi ngạc nhiên :

Chuyện... không thể tin được tại một bệnh viện lớn nhứt miền Bắc ! Bênh viện Bạch Mai, hiện đang là ổ dịch số một tại Việt Nam, và đang lây nhanh ra cộng đồng, dự báo những ngày tới sẽ bùng phát mạnh hơn. Nguyên nhân được cho là từ... các phích (bình thủy) nước sôi mà dân phải mua từ công ty Trường Sinh, mà công ty này cung cấp dịch vụ cho khoa Dinh dưỡng.Tôi thực sự không hiểu sao cái thời mà mọi cán bộ đều dùng cụm từ "chúng ta đang ở thời kỳ... 4.0" mà cái bệnh viện số một la mã này vẫn... đun nước, rót vô bình để bán cho bệnh nhân theo cách 4... thủ công như vậy ?

Trời ! Phích nước (thermos) hay còn gọi là bình thủy được phát minh từ năm 1892, và trở thành mặt hàng thương mại thông dụng trên toàn cầu từ đầu thế kỷ thứ XX lận. Đã hơn trăm năm qua rồi, bây giờ thì còn đào đâu ra được cái thứ đồ antique đó nữa – hả Giời ?

Ở chỗ nào khác thì không biết, chớ ở miền Nam Việt Nam thì cái phích là một vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình cho tới khoảng giữa thập niên 1960. Đến thời điểm này thì không chỉ bếp điện mà cả bếp ga cũng đã tràn lan nhiều nơi. Nấu một ấm nước sôi chỉ cần vài phút đồng hồ thôi nên cái thermos đã trở thành demodée, và đã đi vào nghĩa địa lâu lắm rồi mà. Sao nó có thể lại đội mồ sống dậy (và sống hiên ngang) giữa một cái bệnh viện lớn nhất Hà Nội, vào Thế Kỷ XXI được vậy cà ?

FB Nguyễn Đình Bổn cho biết thêm :

Nếu nằm viện, người nhà bệnh nhân sẽ phải đăng ký nhận nước sôi hàng ngày. Phải trả tiền "thế chân" 100.000 đồng/phích, mỗi lần thay nước 5.000 đồng. Ngày thay 1-2 lần. Nếu ra viện, trả lại phích thì lấy lại được tiền thế chân ! Đây là bệnh viện lớn, luôn có bệnh nhân trên số ngàn, riêng việc này nhân lên là biết. Và cũng chính vì phải luân phiên đi tới đi lui đổi trả cho hàng ngàn người, các nhân viên công ty Trường Sinh một khi nhiễm bệnh sẽ trở thành con thoi, đi khắp các khoa, phòng, tiếp xúc mọi nơi.

Té rứa !

Rứa mới biết không phải mọi thứ cổ lỗ đều bị thiên hạ vứt vào thùng rác. Hoá ra đời không thiếu chi những người hoài cổ hay hiếu cổ, chứ chả riêng gì Bà Huyện Thanh Quan. Thường trực Ban Bí thư (& Tổng bí thư to be) Trần Quốc Vượng là một người như thế.

Ngày 9/3/2020 vừa qua, nhân vật này thay mặt bộ chính trị, ban hành kết luận "tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa IX về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã". Ông khiến cho lắm người hốt hoảng, và trong cơn hoảng hốt không ít kẻ đã "lỡ lời" xúc phạm đến những vị lãnh đạo cấp cao :

Phạm Minh Vũ : "Thế hệ Vượng, một thế hệ vứt đi !"

Ngô Trường An : "Đ* móa ! Kinh tế tập thể thì đã từng thực hiện hàng chục năm rồi, dân từng đói rã họng rồi, đổi mới gì nữa mấy cha ? Cướp thì nói cướp đi. Chiêu này xưa rồi Diễm !"

Mạc Văn Trang : "Cái kinh tế tập thể là thiết yếu theo nghị quyết của Bộ Chính trị làm cho nhiều người rất là sợ hãi. Bởi vì cái chữ ‘kinh tế tập thể, hợp tác xã’ ở Việt Nam diễn ra từ năm 1960 cho đến những năm 1986. Trong gần 30 năm, nó khủng khiếp quá. Người ta nghĩ rằng hợp tác xã, kinh tế tập thể là khủng khiếp lắm, vì kết quả đã làm cho toàn dân phải đói".

Nguyễn Tiến Dân : "Bế tắc về Lý luận, tất yếu, sẽ thất bại trên thực tế. Mọi giải pháp ‘hay ho’ nhất đã được đưa ra từ cái bọn ngạo mạn, tự mạo nhận là ‘đỉnh cao trí tuệ của nhân loại’. Trong đó, có cả ‘người giời’ Phú Trọng. Giờ, thất bại toàn tập, đành phải quay trở về với cái máng lợn sứt vậy".

Phạm Thành : "Cái hợp tác xã, sau gần 30 năm tồn tại, đến cứt nát cũng không còn để phân phối, nếu năm 1986 mà không bỏ nó đi, không cho nông dân mượn lại đất để sản xuất thì 1/3 người dân Việt Nam đã phải bỏ mạng vì đói ăn, rách mặc rồi. Trần Quốc Vượng, tên cộng sản lại giống độc ác".

Lê Công Định : "Đảng cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành nền kinh tế hiện đại bằng tư duy của các lãnh tụ Cộng sản thuộc thế hệ hơn 100 năm trước".

Ơ hay ! Thế cái thremos không đã từng xuất hiện cả trăm năm trước à ? Trăm năm sau nó vẫn sống hùng (sống mạnh) ngay giữa Thủ đô của Lương tâm Nhân loại, và vẫn có vai trò tích cực đấy thôi ! Đồ cổ nếu biết xử dụng đúng cách thì vẫn hữu dụng như thường. Phải đặt mọi thứ – từ cái Nghị quyết trung ương cho đến cái thermos – trong bối cảnh của nó thì mới hiểu được mọi chuyện một cách ngọn ngành !

binhthuy2

Ai chả biết là đặt những máy lọc nước nóng/lạnh là chuyện rất đơn giản và tiện lợi nhưng làm thế thì mất đi một nguồn lợi đáng kể cho rất nhiều người. Tương tự, mô hình kinh tế tập thể/hợp tác xã tuy không hiệu quả nhưng mức lại quả thì rất hấp dẫn, và chả gây thiệt hại cho ai cả :

- Lộ diện những doanh nghiệp lỗ khủng

- Kiểm toán chỉ ra hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ lớn, nợ chồng chất

- Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla

- Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng, nợ hàng chục ngàn tỉ khó đòi

Chục tỉ chứ ngàn tỉ khó đòi cũng chả khiến ai phải chịu trách nhiệm gì ráo trọi, và vì cha chung nên cũng chả ai buồn khóc. Chủ trương "phát triển kinh tế tập thể/hợp tác xã" tuy sẽ lại đưa kinh tế quốc gia vào cái vòng (bần cùng) lẩn quẩn nhưng cũng sẽ giúp cho xã hội toàn trị ổn định như thời xa xưa cũ.

Với kiểu cơ cở hạ tầng kiểm soát toàn tập này thì mới có thể ngang nhiên xếp sẵn ghế ngồi (trên đầu thiên hạ) trước khi bầu bán và "các anh ở trên" mới có thể tiếp tục múa gậy vườn hoang ("hiến pháp đứng sau cương lĩnh của đảng", "bộ công an hiệp đồng với quân đội góp phần bảo vệ đảng bảo vệ chế độ") mà không bị chúng vả cho vỡ mồm ra.

binhthuy3

Tiện lợi mọi mặt và mọi đường như thế nên với bất cứ đồng chí lãnh đạo nào thì "phát triển kinh tế tập thể" cũng đều là "xu thế tất yếu" cả, chứ chả riêng chi Tổng Bí Thư (to be) Trần Quốc Vượng. Dưới chế độ toàn trị hiện nay ở Việt Nam thì con chó nào mà không ăn cứt !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 16/04/2020 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới, đây là thời điểm đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng cộng sản tại Ba Đình để dành vị trí, điều đó đã đem đến nhiều dự đoán thú vị.

badinh1

Đây là hình ảnh "tam trụ" của Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội.

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt để thay đổi "tam trụ" này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.

Nhóm truyền thống là "tứ trụ", liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên vừa qua do ông Trần Đại Quang chết đột ngột một cách bí ẩn khi bị nhiễm virus lạ, nên rút xuống còn "tam trụ".

Trong hệ thống chính trị do đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam và cũng theo điều 4 hiến pháp thì đảng lãnh đạo, nên quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng sẽ do ai dành được ?

Vì Đảng cộng sản Việt nam không dám công khai vận động bầu cử và tranh luận trên truyền hình trực tiếp giữa các đối thủ, mọi việc đều được sắp đặt trong bóng tối, điều đó dẫn đến nhiều đồn đoán về tứ trụ trong kỳ đại hội tới có thể là những ai.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.

Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Một số gương mặt mang được đưa ra, họ có thể là những người đang được chú ý tại thời điểm này, nhưng sát Đại hội đảng vẫn có thể bị gạt vì bị đối thủ chính trị trong đảng tung đòn sát nút, thí dụ như nhân vật trong ảnh này.

badinh2

Đây là hình ảnh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Phạm Minh Chính

Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.

Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhược điểm lớn là bốc đồng, ăn nói thiếu chiều sâu và không biết ngoại ngữ, mời các bạn xem đoạn video ngắn sau đây để biết rõ điều này.

Đảng cộng sản Việt Nam thường bắt chước mô hình của Trung quốc, việc gộp Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước hiện nay cũng như vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.

Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.

Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.

Với các lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là một ứng viên nặng ký, tiếp tục tham gia cuộc chia chác quyền lực tứ trụ cho lần tới nếu ông biết tự điều các khiếm khuyết của mình

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, "thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó".

Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 - độ tuổi không phải là quá cao - đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Một công chức ăn lương nhà nước từng, bị tiết lộ có tới 300 bộ áo dài được thiết kế và may riêng cho mình cũng đang tham gia cuộc tranh giành quyền lực chính trị tại Ba Đình.

badinh3

Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng

Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động - thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.

Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.

Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.

Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, người ít ồn ào hơn các chính trị gia của Đảng cộng sản sẽ như thế nào trong cuộc đua này ?

Nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.

Ông nói : "Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay ngay cả khi ông vào Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.

Vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi".

Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị. Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.

Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.

Một đất nước với gần 100 triệu dân đã không thể phát triển được vì bị Đảng cộng sản áp dụng thể chế độc tài, phi nhân tính để cai trị người dân suốt 75 năm qua.

Điều tệ hại hơn là những người đứng đầu Đảng và nhà nước lại không phải do nhân dân bầu ra, dẫn đến hậu quả ngày càng tệ hại cho Đất nước hôm nay với nạn tham nhũng, ăn cắp công quỹ tràn lan, môi trường bị hủy hoại, xã hội suy đồi, y tế, giáo dục xuống cấp và hàng triệu công dân Việt nam bị đẩy ra ngoài lề của XH.

Một mùa xuân mới đã đến trên quê hương Việt nam và người dân sẽ nhìn lại, để cùng nhau thay đổi vận mệnh của dân tộc.

Hoàng Trung (Hà Nội) tổng họp

Nguồn : Thoibao.de, 27/01/2020

Published in Diễn đàn

Qua vụ AVG ông Trần Quốc Vượng, Thường trực ban bí thư, đột ngột "nổi" lên trên "chính trường" Việt Nam. Ông "hiện diện" trên khắp các mặt báo. Ý kiến của ông thấy được đăng đi đăng lại. Lời nói của ông được "phân tích" từ chữ từng câu. Tình hình 99% là ông sẽ lên thay cụ Tổng để "cầm chịch" trong đảng nhiệm ký 5 năm tới. Câu hỏi đặt ra là ông Vượng lên làm Tổng bí thư có "chính đáng" hay không ? và điều quan trọng là ông Vượng có "kế thừa" công trình "đốt lò" của cụ Tổng hay không ?

vuong1

Ông Trần Quốc Vượng trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 20/01/2019 - Ảnh minh họa

Xét về "lý lịch" trên Wiki tiếng Việt, ông Vượng gia nhập đảng năm 1979. Hoạn lộ của ông Vượng "hanh thông", lên như "diều gặp gió". Năm 2006 được bầu vô trung ương đảng. 10 năm sau, 2016 được vô Bộ chính trị, nắm chức "Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương". Đến năm 2017 thay thế ông Đinh Thế Huynh trong chức Thường trực Ban Bí thư.

Xét về tính "chính đáng", rõ ràng ông Vượng không có. Bởi vì "ba cục gạch nền tảng" tạo nên tính "chính danh" lãnh đạo đất nước của đảng cộng sản là : 1/ có công đánh Pháp đuổi Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhứt đất nước. 2/ là Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và 3/ chuyên chính vô sản với nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ông Vượng không có công lao, đóng góp gì trong các công cuộc "đánh Pháp, đuổi Mỹ". Ông cũng đứng ngoài công cuộc "giải phóng dân tộc, thống nhứt đất nước". Ông Vượng lại càng không phải là đại diện của "giai cấp lao động". Ông không làm "công nhân" ngày nào. Người ta cũng chưa từng thấy ông Vượng làm chuyện gì để bảo vệ quyền và lợi ích của "giai cấp", hay thành phần mà ông Vượng là "đại biểu".

Người ta không nghĩ với kiến thức cao học luật và "kiểm sát" cùng với bằng "cao cấp" về "lý luận chính trị" ông Vượng có đủ "tư cách" để ngồi vào ghế tổng bí thư.

Nhưng với các "kinh nghiệm" lúc làm viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao, có thể ông có tư cách để "kế thừa" di sản "đốt lò" của cụ Tổng.

Như vậy nguyên tắc về lựa chọn cán bộ lãnh đạo của đảng đã mâu thuẫn, không chỉ với Hiến pháp, mà còn đối nghịch với Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu xét theo nội dung hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam không còn lý do nào để tiếp tục lãnh đạo đất nước.

Thành phần "có công", những người tham gia thực hiện các việc "đánh Pháp, đuổi Mỹ", "giải phóng dân tộc và thống nhứt đất nước", không còn ai. Cũng không có người nào xứng đáng là "đội tiên phong" của các giai tầng trong xã hội. Và cũng không có ai thông hiểu lý thuyết Mác Lênin cũng như tư tưởng của ông Hồ là như thế nào.

Đảng do con người tập hợp nên. Nếu Đảng cộng sản Trung Quốc tự hào vì đã đưa hàng trăm triệu người Hoa thoát nghèo. Đã đưa Trung Quốc lên hàng "đại cường", thách thức vị trí độc tôn của Mỹ. Thì Đảng cộng sản Việt Nam, phiên bản cóp-py "mờ nhạt" của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã không làm được gì cả cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Thành quả "tiêu sản" của Đảng cộng sản Việt Nam nặng nề, nhiều hơn "tích sản". Đất nước "nát bét", rừng đã hết và biển đã chết. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm. Dân thì trai làm nô, gái làm tì !

Đảng cộng sản Việt Nam vì vậy đã mất "chính danh" để lãnh đạo đất nước. Từ nay không có đảng viên nào có đủ tư cách để "đảm nhận" những chức vụ của quốc gia. Tất cả đều không chính đáng.

Vì vậy công trình "đốt lò" của ông Vượng, nếu ông này kế thừa công trình của cụ Tổng, sẽ không thể thành công. Ông Vượng như "phù thủy" non tay ấn. Không diệt được ma quỉ thì ma quỉ sẽ vặn cổ chết ông phù thủy.

Vậy thì cụ Tổng, nếu đặt lợi ích của đất nước và dân tộc lên trên hết, như cụ đã từng nói, thì cụ phải sớm có quyết định vì lợi ích cho đất nước, dân tộc. Thay vì giao quyền lại cho một "phù thủy non tay ấn", quyền lực có thẻ bị cướp mất bởi ma quỉ. Cụ nên sớm lên kế hoạch trả lại quyền lực lại cho nhân dân (đồng thời tuyên bố giải tán đảng) và tổ chức bầu cử để "dân chủ hóa đất nước.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : facebook.nhantuan.truong, 29/12/2019

Published in Diễn đàn

Ít ngày sau khi Hội ngh trung ương 11 ca đng cm quyn Vit Nam kết thúc, quan chc Trn Quc Vượng - y viên B Chính tr, Thường trc Ban Bí thư - đã có mt chuyến công du va công khai va lng l đến Cng hòa Czech t ngày 22 đến 24 tháng 10, được báo đảng mô t là "theo li mi ca Phó ch tch Th nht H vin Czech, Ch tch Đng Cng sn Czech và Morava (KSCM) Vojtech Filip".

111111111111111

Trần Quc Vượng trong mt ln gp Tp Cn Bình, ngày 20/8/2018 - Photo Vnews.gov.vn

Bắt đu ‘xut cnh’

Kể t khi Trn Quc Vượng được Nguyn Phú Trng b trí vào ghế Ch nhim y ban kim tra trung ương và sau đó được đôn lên chc Thường trc Ban bí thư đ tr thành nhân vt s 2 trong đng, đây là mt trong hiếm hoi ln ông ta xut hin nước ngoài trên danh nghĩa ‘quan h kênh đng’.

Czech là quốc gia có tin thân là cng sn t thi Tip Khp và được xem là có mối quan h khng khít ‘anh em xã hi ch nghĩa’ vi Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam. Sau khi Liên Xô và h thng các nước xã hi ch nghĩa Đông Âu tan rã vào nhng năm 90 ca thế k XX, Czech vn được Vit Nam xem là ‘quc gia thin chí’ v quan h thương mi. Quc gia này cũng là bến đ ca hàng trăm ngàn người Vit, trong đó không thiếu mt dân giang h buôn lu và ra tin.

Vào năm 2017, cái tên Czech còn trở nên ni bt khi n ra v sân bay Bratislava th đô ca nước láng ging vi Czech là Slovakia bị gii cnh sát điu tra ca Slovakia và Đc nghi ng là trm trung chuyn cho nhóm bt cóc Trnh Xuân Thanh. Nhóm bt cóc này li b đc t là mt v Vit Nam và có dính dáng đến đương kim b trưởng công an Tô Lâm. Mt người Vit sng Czech tên là Nguyễn Hải Long, được cho là đã tiếp tay cho nhóm bt cóc Thanh, đã b đưa ra tòa án thượng thm Berlin x và phi nhn án tù giam. Quan h Czech - Vit cũng bi thế đã tr nên lnh nht và có phn căng thng trong mt thi gian khá dài.

Việc la chn Czech là đim đến cho quan chc ‘đng phó’ rt có th là do Czech ‘d chơi’ - theo cách nhìn ca B Ngoi giao và B Công thương Vit Nam. Nhng người lãnh đo ca Cng hòa Czech, tuy có th đã biết tng thói khôn li và ‘xin không được thì bt cóc’ ca gii quan chc Vit, dù sao vẫn còn đi x nh nhàng hơn nhiu so vi vic Nhà nước Đc đã thng tay tm đình ch quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam vào tháng 9 năm 2017, hai tháng sau khi n ra v bt cóc Trnh Xuân Thanh.

Chuyến công du Czech ca Trn Quc Vượng vào ln này, ngoài chuyện ‘quan h kênh đng’, còn là nhng cuc gp ca Vượng vi mt s quan chc bc trung cao ca Czech như Phó Th tướng Th nht kiêm B trưởng B Ni v Czech, đng thi là Ch tch Đng Dân ch Xã hi (CSSD) Jan Hamacek ; Phó Th tướng kiêm B trưởng B Công thương Karel Havlicek, hi đàm vi lãnh đo Đng Cng sn Czech và Morava (KSCM) "nhm thúc đy quan h hu ngh truyn thng gia Vit Nam và Cng hòa Czech thc cht, hiu qu và sâu sc hơn".

Tuy nhiên, đã không có tin tức nào v vic Trn Quc Vượng tiếp xúc vi cp cao hơn cp phó th tướng. Vi nhân vt có quyn lc đng th hai trong Đảng cộng sản Việt Nam, kết qu như vy là hơi đáng tht vng.

Nhưng dù gì vi chuyến công du trên, Trn Quc Vượng đã có chuyến ‘xut khu hình nh’ gn như đu tiên ca mình, bắt đu có th chy đua vi ‘hình nh đi ngoi’ mà hai ng c viên tng bí thư khác là Nguyn Th Kim Ngân và Nguyn Xuân Phúc đã có tha thi gian đ vun vén.

Đảng có ‘thay nga gia dòng’ ?

Từ năm 2017 đến nay, Ngân và Phúc đã dn dp đi châu Âu, đc bit là các nước Tây Âu, nhm vn đng cho Hip đnh thương mi t do Vit Nam - châu Âu (EVFTA). Sau nhng hình nh v nhiu b áo cánh diêm dúa ca Nguyn Th Kim Ngân được phô bày l lướt, hay tiếng n vang tri ca Th tướng Phúc ‘cho bn phn đng rã rời chân tay luôn’ vùng Đông Âu, c hai nhân vt này đu thu lượm kết qu đánh bóng không quá t trên mt báo đng v ‘vn đng EVFTA thng li’. Mà loi thành tích như thế li đc bit có ích khi cn vn đng tranh c tng bí thư.

Trong khi đó, những quan chức thun túy thuc khi đng, làm công tác đng và hình như chng biết gì ngoài đng như Trn Quc Vượng li không có danh nghĩa nhà nước đ xut ngoi và đ được chính ph các nước ‘mình phi như thế nào thì người ta mi tiếp đón như thế ch’.

Ngoài chuyến công du Cng hòa Czech, mt ch du khác cho thy Trn Quc Vượng vn được Nguyn Phú Trng ‘tin yêu’ và vn gi vai trò ng c viên s mt cho ghế tng bí thư Đại hội 13 là ti Hi ngh trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019, Vượng đã được Trng phân công chủ trì hai ngày hp ca ban chp hành trung ương, bng vi s ngày ch trì ca Phúc và Ngân. Tuy nhiên tính cht ch trì ca Trn Quc Vượng li được mt lung phân tích chính tr cho là ‘ch trì toàn din’ mà do đó ‘làm thay tng bí thư’, khác với Phúc và Ngân là ‘chủ trì thường’ và vn dưới bàn tay điu khin ca Nguyn Phú Trng.

Chuyến ‘xut khu hình nh’ ca Trn Quc Vượng ti Cng hòa Czech din ra trong bi cnh đng cm quyn Vit Nam đang chun b cho Hi ngh trung ương 12 vào cui năm 2019 hoặc đu năm 2020, mà nhiu kh năng s cht danh sách sơ b các y viên b chính tr cho khóa 13. Chuyến đi này cũng nm trong bi cnh ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng đang có nhng du hiu suy yếu sc khe khá rõ, không th đi M gp Trump và thm chí khó lòng trụ ni đến Đại hội 13.

Nếu kch bn Trng b ‘thay nga gia dòng’ xy ra, Trn Quc Vượng s là cái tên đu bng đ trám vào ghế tng bí thư.

Ngay khi chuyến xut cnh đu tiên ca Trn Quc Vượng din ra, mt du hi cũng theo đó xut hin : phi chăng trong tình thế không th đi M mà phi tìm mt người khác thay thế mình, Nguyn Phú Trng đang mun Vượng tp làm quen vi vic được chính gii phương Tây tiếp đón và hy vng sau đó s đến lượt Trump chìa tay ra vi Vượng, thay vì y quyn cho Phúc bước qua ngưỡng ca Phòng Bu Dc ?

Nhưng như thói đi kiêm thói đng, càng lên cao càng d b th phi và c ‘đâm dao sau lưng’. T năm 2018, cái tên Trn Quc Vượng bt đu xut hin trong vài bài viết trên mng xã hi và nhng bài viết đ kích y kéo dài cho đến nay vi tn sut ngày càng dày hơn.

Chỉ có điu, Trn Quc Vượng vn có th t an i mình : dù sao tên ông ta không rơi vào li sm Trng Trình Nguyn Bình Khiêm : "Bỉnh chúc vô minh, quang t dit ; Trng ngân bc phúc, sn tt vong" - mà đã cn lên như sóng thn bin khơi sau cái chết đy nghi vn ca Trn Đi Quang trên ghế ch tch nước vào tháng 9 năm 2018.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 04/11/2019

Published in Diễn đàn

Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - vừa có một chuyến công du khá lặng lẽ và chứa đựng một hàm ý nào đó đến Cộng hòa Czech từ ngày 22 đến 24 tháng 10, được báo đảng mô tả là "theo lời mời của Phó chủ tịch Thứ nhất Hạ viện Czech, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) Vojtech Filip".

tqv1

Trần Quốc Vượng (thứ ba từ phải) tại Czech 

Tại Czech, Trần Quốc Vượng đã có những cuộc gặp với một số quan chức bậc trung cao của Czech như Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Czech, đồng thời là Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (CSSD) Jan Hamacek ; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Karel Havlicek, hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Czech và Morava (KSCM) "nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech thực chất, hiệu quả và sâu sắc hơn".

Tuy nhiên, đã không có tin tức nào về việc Trần Quốc Vượng tiếp xúc với cấp cao hơn cấp phó thủ tướng. Với nhân vật có quyền lực đứng thứ hai trong Đảng cộng sản Việt Nam, kết quả như vậy là hơi đáng thất vọng.

Kể từ khi Trần Quốc Vượng được Nguyễn Phú Trọng bố trí vào ghế Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương và sau đó được đôn lên chức Thường trực Ban bí thư để trở thành nhân vật số 2 trong đảng, đây là một trong hiếm hoi lần ông ta xuất hiện ở nước ngoài trên danh nghĩa ‘quan hệ kênh đảng’.

Nhưng mục đích chuyến thăm Czech vào lần này của Trần Quốc Vượng là khá chung chung và trừu tượng. Phải chăng bên cạnh đó còn là một mục đích nào khác ?

Rõ ràng là việc Trần Quốc Vượng được cho ‘xuất cảnh’ phải nhận được sự chuẩn y của Nguễn Phú Trọng, hoặc do chính Trọng có chủ ý như vậy.

Chuyến ‘xuất khẩu hình ảnh’ của Trần Quốc Vượng tại Cộng hòa Czech diễn ra trong bối cảnh đảng cầm quyền ở Việt Nam đang chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 12 vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, mà nhiều khả năng sẽ chốt danh sách sơ bộ các ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Chuyến đi này cũng nằm trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng đang có những dấu hiệu suy yếu sức khỏe khá rõ, không thể đi Mỹ gặp Trump và thậm chí khó lòng trụ nổi đến Đại hội 13.

Cần nhắc lại, đa phần những luồng dư luận từ "thông tin không chính thức" sát Hội nghị Trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019 đều xác nhận về vị thế ứng cử viên số một không mấy suy suyển cho ghế tổng bí thư của Trần Quốc Vượng – hiện là thường trực Ban bí thư và được xem là người được Nguyễn Phú Trọng sủng ái nhất, thậm chí còn được cho là "bản sao" của Trọng về mặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đường lối đu dây không mệt mỏi giữa Trung Quốc và Mỹ và tính cách thâm trầm, dạn dày kinh nghiệm cùng thủ đoạn chính trị.

("Thông tin không chính thức" là một khái niệm mới của đảng cầm quyền nhằm ám chỉ những tin tức từ nội bộ đảng tuồn ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội, hoặc truyền khẩu để định hướng dư luận, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ cơ quan chức năng nào của đảng hay chính quyền thừa nhận).

tqv0000

Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Phú Trọng chọn ai ?

Ngoài Trần Quốc Vượng, hai ứng cử viên tổng bí thư còn lại là Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, và Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng chính phủ.

Từ năm 2017 đến nay, Ngân và Phúc đã dồn dập đi Châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu, nhằm vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Sau những hình ảnh về nhiều bộ áo cánh diêm dúa của Nguyễn Thị Kim Ngân được phô bày lả lướt, hay tiếng nổ vang trời của Thủ tướng Phúc ‘cho bọn phản động rã rời chân tay luôn’ ở vùng Đông Âu, cả hai nhân vật này đều thu lượm kết quả đánh bóng không quá tệ trên mặt báo đảng về ‘vận động EVFTA thắng lợi’. Mà loại thành tích như thế lại đặc biệt có ích khi cần vận động tranh cử tổng bí thư.

Trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng ‘đứt gánh giữa đường’ và nếu Đại hội 13 xếp cả ba trường hợp Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân – dù quá tuổi quy định là 65 – vào "trường hợp đặc biệt" và do đó được "ở lại", việc phân cao thấp trong cơ chế "tam trụ" (tổng bí thư kiêm chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) hoặc "tứ trụ" (tổng bí thư – chủ tịch nước – thủ tướng – chủ tịch quốc hội) sẽ khá phức tạp giữa những người này.

Cơ chế "tứ trụ" chỉ hình thành với điều kiện phải có thêm một nhân vật nữa trong Bộ chính trị ngoi lên. Người đó có thể là Trương Hòa Bình – hiện thời là Phó thủ tướng thường trực. Bình cũng có thể được xếp vào "trường hợp đặc biệt".

Khi đó, nếu Vượng là tổng bí thư, Ngân làm chủ tịch nước, hai cái ghế còn lại là thủ tướng và chủ tịch quốc hội sẽ do Phúc và Bình chia nhau.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 30/10/2019

Published in Diễn đàn

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : 'Không có chuyện khóa mới xới chuyện kỷ luật khóa cũ'.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phân trần như vậy tại Hội nghị lần thứ 32 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2015-2020, chiều 2/10.

nhan1

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : 'Thanh tra Chính phủ kết luận 5 khu phố nằm trong ranh giới

Ông Nhân nói rằng Ban chấp hành khóa này chỉ bàn những vấn đề đang đặt ra của cuộc sống, từ Thủ Thiêm, ngập nước, chuẩn bị đại hội...

Nguyễn Thiện Nhân chống Trần Quốc Vượng ?

Như vậy xem ra Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, công khai ra mặt về việc sẽ không có bất kỳ truy cứu trách nhiệm nào theo yêu cầu của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, "Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận ; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội dung nêu trong Quy định này" (1).

Ông Lê Thanh Hải là người của khóa cũ, và cũng từng là ‘quan thầy’ trực tiếp của ông Nhân, nên ông Nhân sẽ ‘không chấp’ những sai phạm của vị tiền nhiệm ấy. Xem ra mai đây nếu ông Lê Thanh Hải có xui rủi xộ khám giống như Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín…, thì đó không hề dính dáng gì đến đương kim bí thư Nguyễn Thiện Nhân.

Và nếu đúng như tuyên bố nói trên tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 32 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2015-2020, thì bí thư Nguyễn Thiện Nhân đang đứng trước đe dọa cáo buộc chống quy định của Đảng.

Hiện tại thì đúng là đảng viên Lê Thanh Hải chưa nhận bất kỳ kết luận về vi phạm pháp luật, song Lê Thanh Hải đã góp phần trong việc làm giảm uy tín của tổ chức đảng, đồng thời Lê Thanh Hải còn gây mất lòng tin trong nhân dân về khả năng vận hành bộ máy kỹ trị quốc gia của đảng cộng sản Việt Nam. 

Do đó, nếu thực sự ông Nguyễn Thiện Nhân toàn tâm, toàn ý phụng sự Đảng, thì ông hiểu cần chủ động ra sao trong xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật của đảng viên như Lê Thanh Hải, như Tất Thành Cang và cả những Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân… là đang hết sức cần thiết trong bối cảnh Đảng đang chịu quá nhiều tai tiếng về nhân sự, về cát cứ như thời ‘loạn sứ quân’ ngay trong chính nội bộ của đảng cầm quyền.

Đảng quy định gì về chuyện trị những đảng viên như Lê Thanh Hải ?

Dàn tham mưu cho bí thư Nguyễn Thiện Nhân chắc chắn nắm rất rõ, "Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận ; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước". Đây là những nội dung được nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. 

Theo đó, Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW ngày 22/3/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 cũng nêu rõ tại khoản 2 Điều 1 Quy định này là : Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu và đã chuyển sinh hoạt đảng mới phát hiện có vi phạm ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của các tổ chức đảng đó xem xét, xử lý theo quy định.

Trong trường hợp cụ thể đảng viên Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang ở dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, thì theo Khoản 5 Điều 2 Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 : Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không "xử lý nội bộ".

Nội dung này Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW ngày 22/3/2018 nêu : Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không được giữ lại để xử lý nội bộ. Đảng viên vi phạm pháp luật đang bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật, thì tổ chức đảng không được can thiệp để đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật về Đảng, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý về chính quyền, đoàn thể.

Ai dám nói Hải – Quân – Đua – Tài ‘ăn đất’ Thủ Thiêm ?

Các diễn biến trong những ngày gần đây cho thấy vụ việc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm liên quan đến các tố cáo sai phạm của Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân sẽ được bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân hóa giải theo hướng hòa cả làng, không ai sai phạm cả.

"Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : 'Thanh tra Chính phủ kết luận 5 khu phố nằm trong ranh giới'" là tựa bài báo trên tờ Infonet, chuyên trang của báo điện tử Vietnamnet thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, phát hành lúc 20 :39 ngày 01/10/2019.

"Thông tin trên được người đứng đầu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết bên lề một cuộc họp diễn ra ngày 1/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nhân cũng cho biết, UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không làm lại chính sách cho khu vực này". Bài báo viết, và tường thuật rằng, "Mình mở bản đồ Thủ Thiêm ra sẽ thấy, 5 khu phố hoàn toàn không nằm giáp ranh mà nằm ở trong. Không có cơ sở nhưng người dân thắc mắc thì mình phải trả lời, còn kết luận đã nói rõ rồi" – ông Nhân cho hay. 

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, kế hoạch bồi thường cho khu vực này đã làm từ lâu và hiện đã xong. "Chính sách đã công bố rồi và không làm lại nữa" – ông Nhân khẳng định (2).

Như vậy thêm một lần nữa ở vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, người dân đã sai, chính quyền luôn đúng.

Dĩ nhiên người dân Thủ Thiêm không đồng ý với kết luận kiểu "Mình mở bản đồ Thủ Thiêm ra sẽ thấy…" của ông Nguyễn Thiện Nhân, vì người dân cũng mở bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm với các con dấu và những chữ ký xác lập tính hợp pháp, lại cho thấy là "5 khu phố ngoài ranh". Hồ sơ chuyện trong – ngoài ranh này, thì báo chí đã đăng rất nhiều bài, và trục phe nhóm của Hải – Quân – Đua – Tài cũng được hồ sơ xác định rõ về chứng cứ sai phạm pháp lý.

Có ý kiến, ngay cả đất đai khu "Vườn rau Lộc Hưng" ở quận Tân Bình vào năm 2018, mà bí thư Nguyễn Thiện Nhân vẫn làm ngơ cho chính quyền dẫm đạp lên pháp luật để cướp trắng trợn giữa ban ngày, cận kề ngày tết cổ truyền, thì sá gì chuyện Thủ Thiêm dằng dai cả hai mươi năm qua với dích dắc hồ sơ pháp lý.

Có lẽ bí thư Nguyễn Thiện Nhân hiểu rõ lời dân gian về ‘chân mình thì lấm mê mê’, nên ông ấy không dám cầm nghị quyết Đảng mà rê chân Hai Nhựt, Ba Đua, Hai Quân... (!?)

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 04/10/2019

(1) Trích Điều 2, Quy định 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 15/11/2017

(2) http://bit.ly/2oKn0cc

Published in Diễn đàn

Tính toán sơ bộ, có 9/16 ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ cho Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư lên ngôi vương. Nếu không có phép mầu nào xuất hiện thì "phe đối lập" chỉ còn cách chấp nhận an bài.

vuong1

16 vị còn lại, mỗi khi ngồi trên chiếc ghế của mình, có lẽ đều chung cảm giác rờn rợn vì không biết có bóng ma nào cùng ngồi trên đó hay không.

Phép mầu trông chờ ở ma quỷ, hay Trời sẽ hiển linh ?

Ma quỷ trong cung đình Việt là điều đã được lịch sử nghìn đời ghi nhận. Không phải tiện miệng mà Trần Bình Trọng trước khi bị giặc Tàu chém, lại nói, "ta thà làm quỷ đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc" (?!).

Mỗi khi thời loạn, âm khí lại tràn ngập ở cái đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, đau thương.

19 ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ Đại hội khóa 13, chưa qua nửa nhiệm kỳ đã rụng 3, rụng một cách ly kỳ chưa từng có trong lịch sử.

16 vị còn lại, mỗi khi ngồi trên chiếc ghế của mình, có lẽ đều chung cảm giác rờn rợn vì không biết có bóng ma nào cùng ngồi trên đó hay không.

Lúc này, các ông, bà nào cứ xì xụp hương khói là tự mình hại mình, có mưu sâu kế hiểm nào sẽ đều ra lộ cả theo làn khói hương.

Cuộc chiến phe phái, từ sau cái chết của Trần Đại Quang, đã chính thức chuyển sang tổng động viên rầm rộ… âm binh. Người như ma, ma như người. Kẻ đã chết và kẻ sắp chết đều được dựng dậy xung trận.

Hãy nhìn vào "âm binh" Lê Đức Anh. Lê Đức Anh có tình cảm đặc biệt với Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng, quý Dũng như con. Chính Anh hồi Đại hội Đảng XI đã lăn lê khắp nơi vận động các lão thần ủng hộ cho Dũng.

Tướng chột Lê Đức Anh vừa tuyên bố chết, nói một cách chính xác là "hy sinh", bởi nhiều năm qua, ông Anh có thể chết lúc nào cũng được, khi đã gần như chỉ sống thực vật. Nay chờ được đúng lúc để "hy sinh".

"Hy sinh" để buộc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải "lộ diện", hay nói hữu hảo, là tạo điều kiện, như có đại biểu quốc hội từng tán tụng Chủ tịch nước Trần Đại Quang là, "Chủ tịch nước xuất hiện rạng ngời, đập tan tin đồn xuyên tạc trên mạng xã hội".

Ông Trọng đến cũng dở, vì tà khí ngự trị ở đám ma, lúc người đang yếu, thì sẽ càng khó gượng. Không đến, đương nhiên, dở.

Và Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã không thể xuất hiện rạng ngời tại đám tang ông Anh. Tình trạng sức khỏe của ông Trọng sa sút là thực tế không thể phủ nhận.

Dù sau đây xuất hiện trở lại, vẫn tại vị, nhưng ông Trọng nói sẽ không còn đứa nào thèm nghe, nó sẽ lấy cớ, "giữ gìn long thể cho hoàng thượng".

Nguyễn Phú Trọng, một sĩ phu Bắc Hà đích thực. Bất luận điều ong tiếng ve, trong một giai đoạn lịch sử nhất định, ông sẽ vẫn được ghi nhận là "anh hùng dân tộc" vì thành tích chống tham nhũng ấn tượng chưa từng có.

Bản thân ông là người duy nhất còn lại trong chính trường này là "sạch".

Ông cũng là người thấu hiểu hơn hết thảy nỗi chua xót của hàng chục triệu dân Việt khi chứng kiến cảnh quân thần đề cao "miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu".

Nhưng, "cái tuyệt hay là tử thù của cái hay". Ông sạch đến mức điên cuồng. Như khi nói về chuyện sắp ghế cho Đại hội 13, ông nói, "không lấy người chạy chức chạy quyền. Chạy là phải loại ngay. Cần gì phải chạy ? Mình thế nào, dân biết cả, hữu xạ tự nhiên hương".

Tấn Dũng đã có "công" dựng lên thời đại kim tiền", rễ sâu bền gốc" đều là tiền cả, lấy đâu ra hữu xạ tự nhiên hương ?

Ông Trọng cũng nghĩ ra đủ loại vòng kim cô cho cán bộ "nêu gương". Đeo những vòng kim cô này, đứa nào cũng sẽ thành Đường Tăng sang Tây Thiên cả.

Kết quả là cả bộ máy, không ai muốn động cựa chân tay. Việc của họ giờ là chỉ nhìn ngó và nín thở nhận… đơn kiện họ, như thổ lộ công khai của Võ Văn Thưởng, Trưởng ban tuyên giáo trung ương, gặp nhau một tay thì bắt, một mặt thì mừng nhưng tay còn lại để sau lưng cầm đơn kiện.

Dù các thành tích được tung hô cao ngất trời, cũng không che giấu được sự đình đốn của đất nước. Bao trùm đâu đâu trong bộ máy, cũng là thái độ dè chừng, cảnh giác, nghi kỵ lẫn nhau, đề phòng lẫn nhau để chờ thời khắc ăn thịt lẫn nhau.

Ông Trọng không tin thần phật hay ma quỷ. Đó là điểm yếu chết người của ông, bởi ma quỷ là thứ có thật ở cái đất nước có tới ít nhất hơn 300 nghìn người chết qua các cuộc chiến mấy thập niên gần đây, chết mà không biết vì sao mình chết, ngày đêm vật vờ ở cõi nhân gian. (Thống kê chính thức của Nhà nước, có tới hơn 300 nghìn liệt sĩ chết không tìm được mộ).

Cũng như các hoàng đế người Tàu, chỉ tin vào Trời, ông Trọng nghĩ, "mình thế nào, ông Trời biết cả".

Và ông lẩy Kiều, "nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn ; khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay".

"Thế thiên hành đạo", ông bất cần tất cả, chẳng hạn, trời nắng, ông không cần đội mũ, trời mưa, ông không cần che ô, "trời mưa thì mặc trời mưa ; ta không có áo trời chừa ta ra". Ông luôn cho rằng, chân mệnh thiên tử thì có cao xanh che chở.

Nhưng Trời có mà ma quỷ cũng có. Nếu không thì sao không chọn chỗ nào cho ông Trọng đột quỵ, mà lại là ở Kiên Giang, nơi công tằng tổ khảo, công tằng tổ tỷ nhà Tấn Dũng ngụ tại. Ai mà không biết nhiều tiền như Tấn Dũng sao không chiêu nạp được đủ mọi loại âm binh ?

Tất nhiên, không có "thể lực thù địch" nào khiến ông Trọng đột quỵ được nếu như ông không quá ngạo mạn, coi thường tất thảy.

Nhưng "các thế lực thù địch" biết phải tận dụng ngay cơ hội Trời cho.

Tướng chột Anh có thăng thiên hay xuống địa ngục cũng lấy làm mãn nguyện.

Trần Đại Quang cũng bước đầu mãn nguyện. Vì Quang lúc chết có tâm nguyện và cũng dựng đủ thứ bùa ngải để, "đừng hòng đứa nào sống sót khi ngồi vào cái ghế của ông đây. Ông đây chết nhưng hết nhiệm kỳ này vẫn cứ là Chủ tịch".

Có ai trong số các ủy viên Bộ Chính trị từng đến thắp hương cho Đại Quang mà không từng thấy xa xẩm mặt mũi, lông tơ ở cổ ở gáy đều dựng vì "ông đây" ?

Trở lại chuyện của dương gian.

Các "thế lực thù địch" vu cho ông Trọng tham quyền cố vị, không chịu chọn người kế nhiệm, là oan cho ông.

Tâm nguyện luôn canh cánh của ông là "ngôi vương phải giữ cho người miền Bắc".

Để giữ ổn định cục diện, ông gạt đi việc sáp nhập hai chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước vào nhiệm kỳ tới.

Ông cũng đề ra các luật bất thành văn như Tổng bí thư phải là người từ Đảng đi lên, không lấn sân, ví như, từ Chính phủ lại chòi sang Đảng.

Theo đó, Trần Quốc Vượng là lựa chọn hàng đầu của ông Trọng để nhường ngôi. Khi đã được lựa chọn thì cũng chẳng cần điều kiện "cứng" có đủ hay không, "trường hợp đặc biệt" cơ mà ?

Hàng dự bị là Hoàng Trung Hải.

Giờ hãy xem khi ông Trọng "tĩnh dưỡng", ai sẽ bị "thịt" đầu tiên ?

Đó là Hoàng Trung Hải. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi là Bộ trưởng Công nghiệp đối với dự án gang thép Thái nguyên đã luôn là cái thòng lọng treo trên đầu ông này. Đó còn chưa kể các đại dự án bê bối khác đủ để chặn Hải không còn đường bước tiếp.

Vượng thì khác. Vượng quả thật là "ngôi sao may mắn". Bỗng nhiên, ông này được ẵm thẳng lên ghế Thường trực Bí thư khi Đinh Thế Huynh bỗng nhiên không ra người, cũng chẳng ra ma, biến mất trong cung đình Việt.

Vượng cũng không phải "ngôi sao cô đơn", bởi Vượng là đại diện duy nhất khả thi cho ngôi vương miền Bắc. Hãy xem có bao nhiêu người miền Bắc trong Bộ Chính trị.

Đó là tướng Ngô Xuân Lịch, tướng Tô Lâm, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Tòng Thị Phóng.

Tướng Lịch một lòng với ông Trọng.

Tướng Lâm thời trước trong ngành công an chủ yếu ở lĩnh vực đối ngoại, ít quan tâm tình hình trong nước, ký văn bản mật vụ AVG cũng do chủ quan, vị tình, được ông Trọng "nhân văn", "để một con đường cho người ta cống hiến".

Phạm Bình Minh không phục ai, nhưng nể Trọng là người duy nhất ở chính trường liêm khiết, "nên thôi thì em chiều theo bác".

Tòng Thị Phóng mở miệng ra là "anh bảy, anh bảy", thực tế cũng chỉ để trêu ngươi cấp trưởng của mình, vì cấp trưởng ghét "anh bảy", thì bà đây càng phải đề cao, chứ trong lòng cũng chỉ duy nhất có Tổng bí thư.

Nguyễn Văn Bình lúc cô đơn như chưa bao giờ cô đơn đến thế, được Trần Quốc Vượng giang tay ra cho vịn vào, thử hỏi, Bình không theo Vượng, còn theo ai ?

Như vậy, có thể thấy miền Bắc đã tương đối là một thể thống nhất. Đó là còn chưa kể có Nguyễn Thị Kim Ngân, tức "cấp trưởng" của Phóng, luôn ủng hộ ngôi vương cho Vượng.

Ủng hộ không phải quý hóa gì nhau, mà đơn giản Ngân cần ủng hộ ai đó để chống lại ai đó.

Ai đó cần chống, là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tức "anh bảy", cũng là ứng viên cho ngôi vương.

Bà Ngân không ưa ông Phúc một cách rất tự nhiên, một cách rất đàn bà, bởi bà ta cũng có ông chồng hói như ông Phúc. Mà bà Ngân rất lấy làm cảm thán vì thói trăng hoa của ông chồng hói. Tất cả các anh hói, đều sẽ thuộc giới tuyến bên kia của bà ta.

Hẳn là còn rất nhiều điều khác để không ưa, nhưng không cần đi sâu. Chốt lại, nữ Chủ tịch QH không bao giờ có lá phiếu nào cho đương kim Thủ tướng.

Một số nhân tố miền Trung, miền Nam sẵn sàng quy phục người đất Bắc như Vương Đình Huệ hay là Võ Văn Thưởng. Đơn giản, họ cơ hội và đứng về đám đông.

Một trong các thư ký của Huệ là con rể của Vượng. Hồi đại hội 12, Vượng và Huệ cùng chung chiến hào, chia nhau đi khắp các đoàn đại biểu để vận động ủng hộ loại Tấn Dũng. Chừng đó đã đủ để họ thuộc về nhau chưa ?

9/16 sẽ là lá phiếu trong Bộ Chính trị ủng hộ cho Trần Quốc Vượng lên Tổng bí thư. Nếu không có phép mầu nào cho "phe đối lập", thì tỷ lệ này còn tăng lên và "phe đối lập" chỉ còn một lựa chọn là chấp nhận an bài.

Và nếu miền Bắc thực sự là một thể thống nhất, thì Hoàng Trung Hải sẽ bình yên.

Lại trở về chuyện của các bóng ma.

Ma quỷ sẽ ủng hộ ai ?

Thủ từ ở Hoàng Thành Thăng Long thường xuyên mang vẻ mặt nhăn nhó vì ngựa nghẽo, áo mũ, võng lọng của các ông lớn, bà lớn cung tiến "nuôi quân"mấy nhà kho để không hết, không biết để cái nào lên trước, cái nào sau, để của người này sợ mất lòng người khác.

Rất nhiều nơi khác thờ tự cũng không khí "nuôi quân" như vậy.

Ma quỷ thì nhận tất cái gì mà người trong thế gian "kính biếu".

Có phải ngẫu nhiên không mà chùa Bà Vàng hồi tháng 3 ầm ĩ, sư "giải sao" tố sư "giải vong" náo loạn cả thiên hạ ?

Chẳng qua là các thế lực âm binh cũng giống như quần thần, "mất ăn một miếng lộn gan lên đầu" mà thôi.

Quần thần tranh giành vương vị thì ma quỷ tranh giành đồ cung tiến.

Còn ông Trời, sẽ ủng hộ ai ?

Ông Trời không biết đến đúng, sai, chỉ biết thắng, thua. Ai thắng thì ông ta ủng hộ.

Nhưng ông Trời cũng đoái hoài đến sinh linh. Nếu không, thì ông Trọng đã không đột quỵ. Bởi ông Trọng còn, làn sóng nêu gương của ông Trọng còn. Dân không còn.

Không phải dân không ủng hộ làn sóng nêu gương. Chỉ có điều, dân ghét quan nhưng vẫn phải dựa vào quan, dựa vào bộ máy này.

Thời nay, họ không còn năng lực tự làm một cuộc cách mạng cho mình, vẫn phải dựa vào "chế độ".

Mà "chế độ", vì "nêu gương", cả hệ thống, như trên đã nói, đều đóng băng. Tiếp tục kéo dài, không ai làm gì, ngắc ngoải trước hết vẫn là dân.

Nếu ông Trời đã thương dân như vậy, biết đâu, phép mầu có thể đến từ dân gian ?

Hãy chờ xem.

6/5/2019

Sao Băng

Nguồn : vietstudies, 07/05/2019

Published in Diễn đàn

Mục đích của chuyến đi Trung Quốc của ông Trần Quốc Vượng là gì ? (CaliToday, 20/08/2018)

Hơn 20 giờ tối ngày 20/8, bản tin trên đài truyền hình quốc gia cộng sản Việt Nam cho biết, ông Trần Quốc Vượng đã được diện kiến Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình. Tiếp đó, ông còn hội đam với Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Trung Cộng. Chuyến sang thăm Trung Quốc của ông Vượng khiến dư luận đặt ra câu hỏi : Mục đích của chuyến đi là gì ?

tqv1

Trong khi lãnh đạo cộng sản Việt Nam gặp Tập Cận Bình thì ngoài khơi, ngư dân Việt trở thành nạn nhân của "tàu lạ". Ảnh : Dân Trí

Theo đài truyền hình quốc gia cộng sản Việt Nam, việc ông Vượng sang thăm Trung Quốc là theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao giữa hai đảng, nhưng không rõ những thỏa thuận này đã có trước đó hay đây là chuyến đi đột xuất vì những biến động chính trị trong nước cũng như quốc tế trong thời gian qua. Mặc dù từ ngày 19/8, ông Trần Quốc Vượng đã lên đường sang thăm Trung Quốc, nhưng mãi đến tối ngày 20/8, đài truyền hình mới loan tin chuyến thăm này.

Cho dù không nằm trong "tứ trụ" quyền lực, nhưng xếp về vai vế trong đảng cộng sản Việt Nam, ông Vượng là người chỉ đứng sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ khi được Nguyễn Phú Trọng đưa vào Bộ Chính trị, cho nắm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trần Quốc Vượng đã trở thành tay sai đắc lực trong việc thanh trừng những lãnh đạo đối lập. Đã có thời điểm mỗi khi ông Vượng đăng đàn là có ít nhất vài cán bộ cấp cao bị kỷ luật. Với việc Đinh Thế Huynh, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, cựu Thường trực Ban bí bị thất sủng, ông Vượng còn kiêm nhiệm luôn cả chức vụ này. Như vậy, phần nào cho thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn sẵn người kế nhiệm cho mình trong nhiệm kỳ sau.

Còn nhớ, trong cuộc chạy đua đến chiếc ghế Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII, dù tuổi tác đã cao nhưng để nắm chắc phần thắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng chiêu Tổng bí thư "phải là người miền Bắc và có lý luận". Chính nhờ vào điểm này mà ông được tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa.

Nhìn vào "tứ trụ triều đình" hiện nay, ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắc sẽ về hưu trong nhiệm kỳ tới thì chỉ còn lại 3 ứng cử viên. Đó là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông Phúc là người gốc Quảng Nam, còn bà Ngân là người Bến Tre. Theo truyền thống lâu nay, người miền Nam không thể làm tổng bí thư thì ứng cử viên sáng giá nhất là ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, trong cuộc thanh trừng mà Nguyễn Phú Trọng khởi xướng gần đây khiến mười mấy viên tướng công an, người bị kỷ luật, kẻ bị vào tù chắc chắn ông Quang phải dính líu đến trách nhiệm. Vì tất cả những sai phạm của các tướng công an đều nằm vào nhiệm kỳ 2011-2016, thời điểm mà ông Trần Đại Quang làm Bộ trưởng Công an. Hay nói khác hơn, việc thanh trừng, xử lý các tướng công an là nhằm bít lối lên làm tổng bí thư của ông Trần Đại Quang.

Hơn nữa, ông Trần Đại Quang liên tiếp không xuất hiện trên truyền hình quốc gia, trên truyền thông trong nước rất nhiều lần với khoảng thời gian rất dài. Các tin đồn được tung ra cho biết ông đã phải sang Nhật Bản điều trị căn bịnh ung thư. Và khi trở về ông Quang trở nên hốc hác, già nua. Trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cho thấy, rất nhiều ứng cử viên tổng bí thư đã phải ôm hận thất thủ trước những tin đồn về sức khỏe của mình. Ông Trần Đại Quang chắc chắn cũng không ngoại lệ. Với những sai phạm trong thời kỳ làm Bộ trưởng công an cũng như tình hình sức khỏe cho thấy rằng, ông Trần Đại Quang đã không còn "cửa" để ngồi vào ghế tổng bí thư.

Ông Trần Đại Quang là người miền Bắc (gốc Ninh Bình) là ứng cử viên sáng giá, nhưng lại mắc nhiều sai phạm, trong khi cả Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân lại là người miền Nam (tính từ vỹ tuyến 17 trở vào) cho thấy cả ba người này đều không thể trở thành ứng cử viên cho chiếc ghế tổng bí thư, mà người sáng giá nhất hiện nay chỉ có thể là Trần Quốc Vượng.

Giới quan sát cho rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng cử Trần Quốc Vượng sang thăm Trung Quốc như là để giới thiệu "thiên triều" người được chọn để ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, trong cuộc thanh trừng nội bộ Nguyễn Phú Trọng đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Trung Cộng nên ông cử Trần Quốc Vượng sang Trung Quốc nhằm gia tăng trợ giúp từ phía Tập Cận Bình.

Mặt khác, lá cờ "chống tham nhũng" do Nguyễn Phú Trọng giương lên, mà mục đích là thanh trừng phe phái đã khiến cho ông ngày càng có nhiều kẻ thù. Bên cạnh đó, uy tín của ông trong đảng đang xuống thấp vì vụ bê bối liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Các đối thủ của ông đã tận dụng điểm yếu này nhằm hạ uy tín của Nguyễn Phú Trọng. Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức chỉ nhằm chứng minh sức mạnh, quyết tâm của Nguyễn Phú Trọng trong việc "chống tham nhũng", nhưng ông không ngờ rằng những hệ lụy của nó mang lại vô cùng ghê gớm.

Trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra thị trường chứng khoán ở Việt Nam liên tục chao đảo, giá cổ phiếu liên tục rớt giá. Cho đến nay, Việt Nam đã mất đến vài chục tỷ Mỹ kim. Đang trong thời điểm khó khăn, eo hẹp về kinh tế, lại liên tục bị các chủ nợ quốc tế đòi tiền, trong khi không thể tìm đâu ra được các khoản vay mới, một số ý kiến nhận định, chuyến thăm của ông Trần Quốc Vượng có thể xin được viện trợ hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do cuộc chiến thương mại mà Hoa Kỳ khởi xướng.

Trong khi Trần Quốc Vượng sang thăm Trung Quốc thì trên Biển Đông, vào 4 giờ sáng ngày 20/8, tàu cá mang số hiệu BDD31052 (Bình Định) do ông Nguyễn Văn Tâm (48 tuổi, thôn Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát) đã bị "tàu lạ" đâm chìm tại vùng biển chỉ cách thành phố Vũng Tàu 7 hải lý. Cũng như mọi lần, truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam không dám thẳng mặt chỉ rõ kẻ đã đâm chìm tàu cá của ngư dân, bỏ mặc 6 thuyền viên lênh đênh trên biển là ai. Song, người dân trong nước thừa hiểu "tàu lạ" là nước nào.

Đã như thành lệ, mỗi khi có lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Trung Quốc thì tàu cá của ngư dân Việt Nam lại bị đâm chìm trên biển. Qua điều đó Trung Cộng muốn cho thấy rằng, cho dù có cuộc gặp gỡ giữa các lãnh đạo cấp cao, nói với nhau những lời đường mật, nào là hữu nghị, láng giềng tốt nhưng họ rất cương quyết trong các tranh chấp trên Biển Đông.

*******************

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : ‘đạt hàng loạt đồng thuận’ với ông Trọng (VOA, 21/08/2018)

Chiều ngày 20/8, ông Trn Quc Vượng, Ủy viên B Chính tr, Thường trc Ban Bí thư ca Đng Cng sn Vit Nam đã gp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đ ‘vun đp’ cho mi quan h Hà Ni – Bc Kinh.

tqv2

Ông Trần Quc Vượng và ông Tp Cn Bình, ngày 20/8/2018. (Photo Vnews.gov.vn)

Tân Hoa Xã hôm 21/8 loan tin rằng ti Nhà khách Quc gia Điếu Ngư Đài Bc Kinh, Ch tch Tp Cn Bình đã tiếp ông Trn Quc Vượng, thông báo cho nhà lãnh đo ca Vit Nam rng "hin đang din ra nhng thay đi phc tp và sâu sc liên quan đến tình hình quc tế và khu vc".

Ngoài ra, cũng theo Tân Hoa Xã, ông Tập còn phát biu rng gia ông và Tng Bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng đã "đt được mt lot s đng thun quan trng v vic tăng cường quan h gia hai bên và hai nước".

tqv3

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình và Tng Bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng, tháng 11/2017.

Ông Tập còn nói thêm rng Bc Kinh sn sàng làm vic vi Hà Ni v các cuc hi thoi chuyên sâu bàn v các vn đ tng th và chiến lược, cũng như "tăng cường các hướng dn chính tr v quan h song phương" để thúc đy hơn na quan h hai bên.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quc không nêu rõ các "hướng dn chính tr" mà hai bên có kế hoch bàn tho là gì.

Trang ECBS của Trung Quc trích li ông cho biết ông hy vng rng "vic phát trin chung trong lĩnh vc hàng hải gia hai nước s đt được tiến b trong mt ngày không xa". Ngoài ra, ông Tp nhn mnh rng Trung Quc và Vit Nam cn qun lý hiu qu s khác bit thông qua đi thoi và tham vn.

Truyền thông Vit Nam cho biết, ti cuc gp vi nhà lãnh đo Trung Quốc, ông Vượng đ ngh hai bên "tăng cường và nâng cao hiu qu các cơ chế hp tác gia hai Đng, hai nước ; thúc đy hiu qu các lĩnh vc hp tác, gii quyết tha đáng các vn đ trên bin, gi vng đà phát trin ca quan h hai nước".

Trang VOV cho biết ông Trn Quc Vượng đang thăm Trung Quc 5 ngày t ngày 19 đến ngày 23/8.

https://youtu.be/dTFbow3v3w4

******************

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định '4 tốt' với Việt Nam (RFA, 21/08/2018)



Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đón tiếp ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, vào chiều ngày 20 tháng 8.

tqv4

Ông Tập Cận Bình tiếp đón ông Trần Quốc Vượng vào chiều ngày 20/08/18 - Courtesy : Ảnh chụp màn hình vov.vn

Tin cho biết tại buổi gặp gỡ, ông Tập nhấn mạnh về tình hình khu vực và quốc tế đang có thay đổi sâu sắc và phức tạp, do đó mối quan hệ song phương và cùng ý thức hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội cũng như là thách thức. Ông Tập Cận Bình khẳng định rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam qua các cuộc thảo luận thoại chuyên sâu về những vấn đề tổng thể và chiến lược, đồng thời tăng cường hướng dẫn chính trị về quan hệ song phương để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Chủ tịch Trung Quốc nhắc đến năm 2018 đánh dấu 10 năm kỷ niệm thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt Nam theo phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.

Ông Tập cũng lên tiếng hai nước sẽ tiếp tục đối thoại và tham vấn, quản lý sự khác biệt, đảm bảo rằng sự phát triển chung về lãnh hải sẽ sớm đạt được tiến bộ đáng kể và Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam chia sẻ quan điểm chung về xây dựng đảng, tiếp tục thúc đẩy trao đổi với nhau và nâng cấp khả năng quản trị của cả hai phía.

Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội 19 và Kỳ họp thứ nhất Nhân đại và Chính hiệp toàn quốc khóa 13.

Tin cũng nói Ông Trần Quốc Vượng đánh giá cao tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc và khẳng định chính sách ngoại giao hàng đầu của Việt Nam là phát triển mối quan hệ với Trung Quốc. Ông Trần Quốc Vượng nói rằng Việt Nam sẵn sàng làm việc với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Bắc Kinh để thúc đẩy phát triển bền vững trong hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Bên cạnh buổi gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trần Quốc Vượng còn có các cuộc làm việc với một số cơ quan thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề được nói hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cùng quan tâm.

Chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Trần Quốc Vượng diễn ra từ ngày 19 đến 23 tháng 8.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2