Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 13 août 2019 16:06

Hồng Kông & Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Những cuộc tình duyên Budapest

Thanh Tâm Tuyền

1956 uprising in colour, Budapest, Hungary

"Cuộc nổi dậy ở Hungary" : Xe tăng Liên Xô tràn vào thủ đô Budapest sáng ngày 4/11/1956 - Ảnh minh họa 

Ngày qua, trên trang FB của Ngô Nhật Đăng có ghi lại đôi dòng chữ ngắn về "một linh mục người Hungary bị bắt đưa đi Siberia năm ông 90 tuổi thì Liên Xô sụp đổ ông mới được thả và quay về Budapest, một nhà báo hỏi về những người Soviet, ông trả lời : Tôi đang ở đây mà họ thì đâu rồi".

Vị linh mục này, có lẽ, bị bắt trong "Cuộc nổi dậy 1956 ở Hungary" – The Hungarian Revolution of 1956. Về sự kiện này, nhà báo Trần Khải có đôi dòng tóm lược :

Những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 1956. Đất nước Hungary đang bị cai trị bởi một chính phủ bàn tay sắt do Liên Xô dựng lên. Nhà văn, sinh viên và rồi toàn dân xuống đường đòi tự do. Đó là cuộc nổi dậy Hungary 1956. Khởi đầu là nhà văn, và rồi sinh viên, và rồi toàn dân xuống đường, khởi sự bùng nổ cuộc nổi dậy toàn quốc. Và rồi nhiều ngàn xe tăng Liên Xô tiến vào…

Năm sư đoàn Liên Xô đồn trú tại Hungary trước ngày 23 tháng 10 được tăng lên thành 17 sư đoàn. Quân đoàn cơ giới số 8 dưới sự chỉ huy của trung tướng Hamazasp Babadzhanian và Quân đoàn số 38 dưới sự chỉ huy của trung tướng Hadzhi-Umar Mamsurov từ căn cứ quân sự Carpathia bên cạnh được triển khai tới Hungary thực hiện chiến dịch. Một số binh sĩ Liên Xô tin rằng mình được gửi tới Berlin để chiến đấu với quân phát xít Đức. Tới 9g30 tối ngày 3 tháng 11, Quân đội Liên Xô đã bao vây hoàn toàn Budapest…

Và một vài tuần sau, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền từ Sài Gòn phổ biến bài thơ có tựa đề rất dài "Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest"… và toàn văn bài thơ như sau :

Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Những cuộc tình duyên Budapest

Anh một trái tim em một trái tim

Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác

Hãy cho anh giận bằng ngực em

Như chúng bắn lửa thép vào

Môi son họng súng

Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em

Trời mai bay rực rỡ

Chúng nó say giết người như gạch ngói

Như lòng chúng ta thèm khát tương lai

Hãy cho anh run bằng má em

Khi chúng đóng mọi đường biên giới

Lùa những ngón tay vào nhau

Thân thể anh chờ đợi

Hãy cho anh ngủ bằng trán em

Đau dấu đạn

Đêm không bao giờ không bao giờ đêm

Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em

Trong dây xích chiến xa tội nghiệp

Anh sẽ sống bằng hơi thở em

Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em

(Những cuộc tình duyên Budapest, 12/1956)

budapest2

Hỡi những người kế tiếp, Hãy cho anh khóc bằng mắt em

Sáu mươi ba năm sau một cuộc nổi dậy khác đang xẩy ra ở Hồng Kông, với tương quan lực lượng chênh lệch gần tương tự giữa hai phe : đối kháng và đàn áp. Lịch sử tưởng chừng như đang lập lại. Chỉ "tưởng" vậy thôi chứ "không phải vậy" đâu. Thời gian, thời thế, và thời đại đã khác hẳn rồi. Phe phe xe tăng không còn đất nữa.

Toàn thể nhân loại đều đang hướng về Hương Cảng với ánh mắt lo âu cùng chia sẻ. Ngay cả báo giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng vậy, cũng trích dịch từ những nguồn tin với ít nhiều hảo cảm dành cho những công dân ở hòn đảo nhỏ bé này :

Theo South China Morning Post, giới chức sân bay Hong Kong đã hủy bỏ tất cả các chuyến bay kể từ 16g (giờ địa phương), đổ lỗi cho những cuộc biểu tình đã "làm gián đoạn nghiêm trọng" việc vận hành của sân bay, ngăn cản hành khách làm thủ tục check-in và kiểm tra an ninh.

"Tất cả dịch vụ check-in cho các chuyến bay đi đã bị hủy bỏ. Trừ những chuyến bay đã hoàn thành check-in và những chuyến bay đang đến Hong Kong, tất cả các chuyến bay khác đã bị hủy bỏ đến hết ngày 12/8", bộ phận vận hành sân bay Hong Kong nói trong một tuyên bố.

Những con đường dẫn tới sân bay đang kẹt cứng. Trong số những người biểu tình khác đang bắt xe buýt để tới đây, một số đã xuống xe để đi bộ đến sân bay.

Đây là ngày thứ tư của cuộc biểu tình tại sân bay Hong Kong trên đảo Lantau, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Vào hôm 11/8, xung đột đã leo thang giữa người biểu tình và cảnh sát, với các đám biểu tình chơi trò "mèo vờn chuột" với cảnh sát khắp các khu vực của Hong Kong như Tsim Sha Tsui, Sham Shui Po, Kwai Chung và Causeway Bay.

Ngày 11/8 kết thúc bằng cảnh tượng chưa từng có khi cảnh sát bắn hơi cay vào một trạm tàu điện ngầm ở Kwai Fong.

Khoảng 40 người đã nhập viện, trong đó có 1 phụ nữ bị bắn đạn cao su và có thể bị mù mắt. Vào lúc 15g (giờ địa phương), hàng nghìn người biểu tình đã tọa kháng tại sảnh đến của sân bay. Một số người giơ biểu ngữ : "Trả lại con mắt cho tôi, cảnh sát tàn bạo".

budapest3

Ông Wong nói cảnh sát đã chôn cất nhân tính của họ. Photo : Sum Lok-kei, SCMP

Tất nhiên là không thiếu những lời cảnh cáo từ Trung Hoa Lục Địa :

- Hong Kong protesters have been warned

- China warns Hong Kong protesters not to 'play with fire'

- China Says Hong Kong Protests Show ‘First Signs of Terrorism’

Kiểu rung cây dọa khỉ này xem chừng đã không mang lại kết quả mà còn gây ra hậu quả như thêm dầu vào lửa, khiến đám cháy có thể lan xa. Hãng thông tấn ABC đặt câu hỏi : Sau Hồng Kông, liệu có đến Đài Loan ? (After Hong Kong protests, is Taiwan the next flashpoint in our region ?).

AFP có một câu hỏi khác : Trung Hoa dám liều lĩnh thêm một Thiên An Môn khác ở Hồng Kông chăng ? (Would China risk another Tiananmen in Hong Kong ?).

Cái thời mà Mao Trạch Đông có thể cưỡi đầu cưỡi cổ dân tộc Trung Hoa, coi họ như súc vật đã qua rồi. Cái thời mà Đặng Tiểu Bình có thể mang xe tăng vào Thiên An Môn cán qua xác người như ruộng mía cũng thế.

Nhà báo Kent Ewing (Hong Kong Free Press) đặt câu hỏi : "Liệu Joshua Wong sẽ sống qua năm 2047 để chứng kiến dân chủ toàn diện ở Kồng Kông không ?" ("Beyond 2047 : Will Joshua Wong live to see full democracy in Hong Kong ?").

Hoàng Chí Phong sinh năm 1996. Tập Cận Bình sinh năm 1953. Đến năm 2047 thì Phong sẽ 50 tuổi, Bình 94 tuổi, và đảng cộng sản Trung Hoa 126 tuổi. Những con số này có thể dùng để trả lời cho câu hỏi thượng dẫn mà khỏi cần phải biện luận dài dòng.

Còn nếu "lỡ" đến thời điểm 2047 mà họa cộng sản vẫn tồn tại (ở bất cứ nơi đâu) thì hành tinh này không còn là một nơi đáng sống – đối với bất cứ ai – chứ chả riêng chi với người dân Trung Hoa, Việt Nam hay Bắc Hàn !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 13/08/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 01 août 2019 23:11

Những bước lùi ngoạn mục

Tao vui vì luôn nhìn thấy Đảng loạng choạng lùi trước thằng… Thằng Thời Đại.

Trần Đĩnh

lui1

Tuy hơi muộn màng nhưng vào ngày 19 tháng 7 năm 2019 vừa qua, trên trang FB của nhà báo Huynh Ngoc Chenh , độc giả đã đọc được những lời phân ưu vô cùng trang trọng :

Vĩnh biệt giáo sư Hoàng Tụy

Ông là một nhà toán học lỗi lạc, một trí thức yêu nước nhiệt tình. Ông và những người cùng thế hệ của ông hay trước ông như các triết gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ... Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Phùng Quán... vì yêu nước nên hồn nhiên theo đảng, phục vụ đảng, nhưng đảng không cần đến tài năng và trí thức của các ông.

Các ông lần lượt ra đi để lại trong lòng thế hệ chúng tôi sự cảm phục và tiếc nuối…

Tháng trước chia tay nhà giáo Phạm Toàn, hôm nay chia tay ông và nhà thơ Phan Vũ.

Tôi không sinh cùng thời, và sống khác nơi, với tam vị thức giả vừa từ giã cõi trần. Sự hiểu biết của tôi về những công trình biên khảo, hay sáng tác, của họ cũng có phần giới hạn. Tuy thế, chỉ cần đọc những dòng chữ ưu ái mà bạn bè, thân hữu, môn sinh hay độc giả dành cho Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Phạm Toàn, và thi sĩ Phan Vũ (và được xem hình ảnh trang trọng qua tang lễ) cũng đủ khiến kẻ hậu sinh cảm thấy ấm lòng và vô cùng cảm động.

Nghĩ cho cùng thì cả ba ông đều là những người may mắn. Ít nhất thì cũng may mắn hơn nhiều nhân vật khác (cùng thời) cũng chỉ mới lìa đời, không lâu, trước đó.

Tôi đoán chưa chắc đã đúng nhưng có lẽ cũng không sai (lắm) là nhà thơ Phan Vũ chưa bao giờ vì những câu thơ của mình mà phải "rượu chịu, cá trộm, văn chui" hay phải ngồi tù hằng chục năm trời như hai ông bạn khác : Phùng Quán và Tuân Nguyễn.

Tương tự, tuy chưa bao giờ Giáo sư Phạm Toàn được trọng thị (hay ưu đãi) nhưng ông vẫn được sống yên thân, và cũng được nhiều người xung quanh kính mến. Với chế độ hiện hành thì có những ông giáo đã phải lâm vào cảnh tệ bệ rạc hơn, trông cứ "như anh hề làm xiếc" vậy :

"Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen…

Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây rợ xong, bật lên thấy đang chiếu cảnh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to, được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu. Toàn cán bộ cấp cao, có danh giá đến dự.

Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc ! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người…".

Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo này thì sống cơ cực trần ai – bà cụ chép miệng thương cảm : Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên… Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện : ‘Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti-vi…’. Bà già bĩu môi : ‘Ông đừng cho tôi già cả mà nói lỡm tôi !" (1).

Với Giáo sư Hoàng Tụy thì dường như suốt đời không có những chuyện vui (cười ra nước mắt) tương tự. Mọi người đều biết ông là thành viên sáng lập, và là chủ tịch Hội đồng của IDS, cũng như chuyện Viện Nghiên Cứu Phát Triển này đã bị Nhà nước Việt Nam o ép đến độ phải "tự giải thể" ra sao. Điều đáng mừng là giải thể xong thì thôi, chả ai bị đụng tới một sợi lông chân nào cả. Không những thế, nghe nói, Nguyễn Xuân Phúc còn mang hoa hòe và quà tặng đến thăm Giáo sư Hoàng Tụy – đến đôi ba lần – sau đó.

Tôi có đọc cuốn Un Excommunié – Hanoi 1954-1991 : Procès d’un intellectuel (2) nhưng không thấy Phạm Văn Đồng – trong suốt 32 năm giữ chức Thủ Tướng – đến viếng thăm Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường một lần nào cả mà chỉ nhớ đến những câu chữ được viết bởi "những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm" của tác giả thôi :

Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu : đó là cái đói.

Cả mấy tháng qua, buộc phải mua thực phẩm và những thứ nhu yếu trên chợ đen vì tôi không còn được phát tem phiếu kể từ khi tôi bị loại, mặc dù với tất cả dành dụm có được, số tiền dự trữ ngày càng thu hẹp. Ngay từ lúc đầu, với viễn tượng những ngày khó khăn trước mắt, với dự trữ ít oi, chúng tôi bắt đầu một giai đoạn hạn chế, tiết kiệm… Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng.

Chung cuộc, Wikipedia (tiếng Việt) cũng có đôi dòng ngắn ngủi : "Ngày 13 tháng 6  năm 1997, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua đời vì tuổi già tại nhà số 34 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thọ 88 tuổi".

Chỉ giản dị thế thôi. Không ai phân ưu, cũng chả ai trống kèn gì ráo trọi. Tang ma của Giáo sư Hoàng Tụy thì lại hoàn toàn khác, đình đám hơn thấy rõ :

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiễn biệt người con Quảng Nam

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiễn biệt giáo sư Hoàng Tụy

- Thủ tướng viếng giáo sư Hoàng Tụy

- Nhiều lãnh đạo cấp cao tiễn biệt giáo sư Hoàng Tụy

Những bản tin trang trọng thượng dẫn khiến tôi thốt nhớ đến cái hôm đưa Phan Khôi đến nơi an nghỉ cuối cùng :

Quan tài cha tôi đặt trên chiếc xe song mã màu đen. Đó là loại quan tài xấu nhất được mua phân phối giá hai đồng bảy hào năm xu. Sáu mảnh gỗ tạp, bào qua loa, vênh vẹo đóng đinh qua loa, không sơn phết,tấm thiên, tấm địa và bốn góc đều hở. Trên nóc quan tài chỉ có ba nén nhang cắm vào quả trứng luộc để trong chén cơm. Không nến, không hoa. Không có một vòng hoa, một bông hoa nào trong đám tang cha tôi. Ngoài con ngựa già kéo xe, chỉ có 10 người đưa đám, kể cả hai nhân viên dịch vụ mai táng và người đánh xe ngựa. Người bạn, người đồng nghiệp duy nhất của cha tôi là nhà thơ Yến Lan, còn lại là người trong gia đình. Chúng tôi bấu víu vào nhau, đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp ra khỏi con hẻm, đi về hướng cửa Đông. Người hàng phố đứng nhìn đám tang vội vã quay đi. Không ai dám tới dự và đưa cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng …

Về sự kiện đắng lòng này, nhà phê bình văn học Thụy Khuê có lời bình luận :

Nếu ngày nay có một sự xám hối nào đó về phía chính quyền, hẳn không phải là những lễ kỷ niệm, với những bài ca tụng vô bổ, mà là việc tìm lại hài cốt Phan Khôi trong đám mộ ở Yên Kỳ, xác định ADN, để dựng lại ngôi mộ Phan Khôi, cho xứng đáng với địa vị của một trong những nhà văn, nhà trí thức và tư tưởng hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ XX.

Tôi thì e rằng đã quá muộn rồi. Thời gian không đứng về phía Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thời đại và thời thế cũng vậy nên họ buộc phải có "những bước lùi ngoạn mục" (hay nói theo nhà văn Trần Đĩnh là phải "loạng choạng lùi") như hiện cảnh. Họ sẽ ngã trước khi có cơ may "xám hối".
 

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/08/20149 (tuongnangtien's blog)

------------------

(1) Phùng Quán, "Chuyện Vui Về Triết Gia Trần Đức", Ba Phút Sự Thực. Nhà xuất bản Văn Hóa – Văn Nghệ, Việt Nam, 2018.

(2) Kẻ Bị Mất Phép Thông Công Hà Nội, 1954-1991 : Bản Án Cho Một Trí Thức  – translated by Nguyễn Quốc Vỹ.

Published in Diễn đàn
vendredi, 26 juillet 2019 14:50

Phụ mẫu chi dân

Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi

Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối !

Nguyễn Chí Thiện

phumau1

Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ.

Tháng này, chị Kim Bintliff – Houston TX – biểu tôi đến làng Kor K’ek, cách Kampong Luong Floating Village (thuộc tỉnh Pursat) chừng hai giờ ghe máy. Tôi đã đến đây đôi ba lần trước, vì chuyện làm trường học, và không hề bị phiền nhiễu gì ráo trọi. Lần này, trưởng ấp ngỏ lời xin thêm mấy phần gạo (cho chính gia đình và vài người nữa) khiến tôi hơi khó chịu. Tuy thế, ngay khi lên bước chân lên cái nhà nổi ọp ẹp và chật hẹp của ông ta thì thái độ của tôi thay đổi hẳn. Họ cũng cùng quẫn, có khác chi những đồng bào trôi sông lạc chợ của mình đâu.

Anh chị Hồ Minh & Châu (Westminster, California) thì kêu tôi đến thăm xã Phsar Chhnang, nằm cuối đuôi Biển Hồ. Địa phương này chỉ cách Phnom Penh chừng trăm cây số nên nếp sinh hoạt khả kham hơn thấy rõ. Giới chức địa phương không ai đòi hỏi gì mà có ý tán thưởng vì hội của chúng tôi (Vidan Foudation) luôn phát phiếu nhận quà cho mọi người thiếu thốn, không phân biệt Miên, Chàm hay Việt.

Xong xả, tôi mời qúi vị chức sắc trong làng dùng một bữa cơm trưa thanh đạm. Có lẽ vì cả cuộc đời bềnh bồng trên sông nên họ thích vào những quán ăn vườn, mỗi bàn được đặt trong một cái chòi riêng, có cây cao bóng mát, với chó mèo và vịt gà "thân mật" xung quanh.

Thực đơn thường rất khiêm tốn : gỏi lòng bò, canh gà (toàn là cổ cánh với xương xẩu) và cá nướng (tanh rình) nhưng ai cũng ăn uống rất nhiệt tình và nói cười rôm rả. Tui thì không vui vẻ mấy vì bất đồng ngôn ngữ (và khẩu vị) nên xoay ra chăm sóc cho một đàn gà đang quanh quẩn cạnh bàn.

Anh gà tre sặc sỡ trông chỉ bằng một con quạ lớn, chị gà ri lông trắng ngà ngà cũng thế, cũng bé bỏng đến thương, đàn con thì lút chút đủ mầu vui mắt. Điều lạ lùng là những thìa cơm mà tôi kín đáo rải xuống đất gà mẹ đều chỉ mổ qua loa lấy lệ rồi ("cúc cúc") gọi con đến để chia phần. Gà trống thì tuyệt nhiên không màng chi đến chuyện gạo cơm. Chàng hoàn toàn đứng ngoài vòng tục lụy, chỉ nghiêm trang đưa mắt quan sát xung quanh và giám sát vợ con. Thật là đường bệ, nghiêm trang, tư cách và đàng hoàng thấy rõ.

phumau2

Ảnh internet

Chăm chút con cái là bản năng được lưu truyền trong máu huyết của mọi sinh vật. Tuy biết thế nhưng lần đầu tiên được nhìn cảnh tận tụy nuôi con của một cặp gà (khác giống) vẫn khiến tôi cảm thấy vô cùng cảm động, và không khỏi có đôi chút băn khoăn, khi thốt nhớ đến một bài báo ("Pháp quyền đấu ‘Pháp tưởng’ : câu chuyện không của riêng người Hong Kong") vừa xuất hiện trên Tạp Chí Luật Khoa.

Xin ghi lại đôi ba đoạn ngắn :

Nói về những người biểu tình, bà Carrie Lam dùng một hình ảnh ẩn dụ.

"Tôi cũng là một người mẹ. Tôi có hai đứa con trai. Nếu mỗi khi con tôi đòi làm gì đó và tôi phải nhường theo ý nó, tôi chắc là vào lúc đó, quan hệ mẹ con sẽ rất hòa hợp vui vẻ. Nhưng khi bạn nhỏ này trưởng thành, hối hận về những việc làm nông nổi của mình, sẽ quay lại oán trách mẹ, sao lúc đó không nhắc nhở con ?"

Ẩn dụ dễ hiểu này của người đứng đầu chính quyền thể hiện tất cả vấn đề của Hong Kong, hay chính xác hơn, vấn đề của những người cầm quyền ở đây.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Ðối ngoại của Quốc hội, cũng được cho là từng chia sẻ ý tưởng lớn này khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, chủ quyền đất nước tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ở Washington, Mỹ : 

"Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi". 

Ý niệm "quan phụ mẫu" – quan là cha là mẹ của dân – không phải là sản phẩm riêng của văn hóa Á Đông. Nó là tác dụng phụ của quyền lực. Bất kỳ ai nắm giữ quyền lực đều dễ rơi vào ảo tưởng, cho rằng mình ở bậc cao hơn, có toàn quyền sinh sát đối với người khác.

Khi người Hy Lạp phát minh ra khái niệm và áp dụng hình thức "dân chủ" (democracy) từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, mô hình này sau đó lan rộng ra Châu Âu và toàn thế giới. Nó được đa số mọi người tiếp nhận vì đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa tất cả (so với những thể chế khác).

Mọi người dần nhận ra "quyền lực" thực chất chỉ là một thứ được phân công, và "quan chức" chỉ là một công việc, được người khác trả công để làm thay việc của họ.

Tuy vậy, ở những nước tiếp nhận dân chủ rất muộn như Trung Quốc và Việt Nam, một bộ phận rất lớn những người nắm quyền vẫn còn sót lại thứ não trạng "phụ mẫu" của vài ngàn năm trước.

phumau3

Ảnh internet

Nói cho khách quan thì "não trạng phụ mẫu" không hẳn đã luôn luôn tồi tệ. Lịch sử loài người ghi nhận không ít những vị minh quân, nhân đức. Còn với những tội ác diệt chủng tầy trời, giết hại vô số lương dân của đám người cộng sản Trung Hoa (và cộng sản Việt Nam) mà cả hai vẫn dám tự nhận cái vai trò phụ mẫu chi dân thì rõ ràng là họ đã xúc phạm không chỉ đến tiền nhân mà còn ngay cả đến loài vật – như chó mèo, gà vịt, chim chóc… nữa.

Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà ăn dân không từ một thứ gì ?

Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà cướp đất của dân trên mọi miền đất nước ?

Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà áp đặt 14 thứ thuế phí trên một quả trứng gà ?

Có thứ vua quan nào phụ mẫu nào mà để cho ngoại nhân khai thác tài nguyên đất nước một cách vô tội vạ, biến xứ sở thành một đống bùn nhầy nhụa hay một nơi xả thải những hoá chất độc hại, huỷ hoại môi trường, giết hại mọi sinh vật xung quanh ?

Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà chỉ chăm chăm huy động tiền vàng của dân nhưng chỉ bám bờ để mặc cho dân bám biển ?

Có thứ vua quan phụ mẫu nào mà phung phí tiền thuế má của người dân như rác rồi hô hào "phải đồng cam cộng khổ với chính phủ để trả nợ công" ?

Có thứ vua quan phụ mẫu nào có thể bán thân xác thịt con dân với giá mỗi ký còn rẻ hơn một cân thịt bò ?

Gọi họ là bọn mặt người dạ thú sợ cũng không được đúng. Thú vật, xem ra, cũng đâu đến nỗi.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 24/07/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 21 juillet 2019 11:46

Chùa xưa người cũ

Một thứ Phật Giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thích Tuệ Sỹ

chua1

Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư tiêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sĩ hơi quá sớm, thế thôi !

Thưở ấy, thưở mười ba mười bốn, tôi mới bước chân vào trung học mà đã giáp mặt với nàng thơ rồi. Có hôm, tôi vừa hối hả rời sân bóng đá (chạy vào phòng học) mồ hôi chưa kịp ráo lưng, đã nghe vị thầy phụ trách môn Việt Văn trầm giọng đọc bài Thăng Long Hoài Cổ :

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn chau mặt với tang thương…

Tôi vừa cắm cúi ghi chép, vừa khuých tay thằng ngồi cạnh :

- Cuộc hý trường là cuộc gì vậy cà ?

- Không biết.

- Thăng Long ở đâu ?

- Không biết luôn.

Thằng bạn chung bàn của những ngày xưa thân ái đã xa xôi và phôi phá ấy (nay) chả hiểu đã lưu lạc phương nào, sống chết ra sao ? Còn tôi, sau cái cuộc hý trường (1975) thì lâm vào cảnh đời tha phương cầu thực và tha hương cho mãi đến bây giờ. Chiều qua, ở một góc trời xa, tôi tình cờ đọc lại một truyện ngắn ("Mái Chùa Xưa") của Võ Hồng và mới chợt hiểu (thấm thía) thế nào là nỗi niềm hoài cổ :

Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm…, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm.

Ngoại trừ cái áo nâu dài mặc đi ra đường là tươm tất, còn khi ở chùa thì thầy mặc áo vải thô vạt hò màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chỏ. Cái vạt áo nhọn làm cho dáng thầy từ mảnh mai trở nên gầy gò… Đi ra đường thì thầy mang guốc sơn, còn ở chùa thì mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy. Quai guốc là một mảnh da trâu cứng.

Một cảnh chùa nghèo nàn như vậy không thể ban phát lợi lộc vật chất cho ai hết, nhưng nhờ đó mà nó trở nên thân mật với mọi người. Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, của Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm cắp…

Trải qua cuộc chiến giằng co, ấp Quảng Đức của tôi đã thành bãi chiến trường. Đồng bào bỏ nhà cửa ruộng vườn lũ lượt gồng gánh ra đi. Ngôi chùa xưa chắc còn tịch liêu tàn phế hơn xưa, những con chim chào mào chìa vôi chắc cứ ngang nhiên làm tổ ngay ở chái sau, hiên trước.

Cuối cùng "cuộc chiến giằng co" rồi cũng đến lúc kết thúc, hòa bình được tái lập. Chùa chiền nhiều nơi được trùng tu với qui mô lớn, đạt kỷ lục thế giới bởi những quần thể tu viện mênh mông và những pho tượng phật khổng lồ. Đây đều là những công trình tập thể, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều thành phần xã hội – theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện :

"Để tạo thành được những Chùa Bái Đính, Chùa Ba Vàng, Chùa Tam Chúc, Chùa Yên Tử như hiện nay, phải hội đủ ba mặt : Chức sắc Phật giáo + Chính quyền huyện đến tỉnh sở tại + Đại gia. Thiếu một trong ba thì không thể nào vẽ ra được các khu kinh doanh như vậy".

chua2

Từ Đại Nam, Bái Đính đến Tam Chúc : Những ngôi đại tự mới được đầu tư trên dưới 10.000 tỷ đồng gây xôn xao dư luận, mô hình du lịch tâm linh đang kiếm tiền từ đâu ? (Ảnh Doanh Nghiệp)

Sau khi đã "vẽ" xong "các khu kinh doanh như vậy" thì vấn đề kế tiếp là điều hành, quản lý. Đây là giai đoạn cần sự "can thiệp" của Chính quyền Trung ương và Bộ Nội vụ, với những ban ngành "có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật Giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc".

Phương thức tổ chức này được nhập khẩu (nguyên con) từ nước bạn Trung Hoa Vĩ Đại : "Tất cả các nhóm tôn giáo dựa trên đức tin ở Trung Quốc, bao gồm 41 viện nghiên cứu Phật giáo trên toàn quốc, đều được Ban Tôn giáo Chính phủ [State Administration of Religious Affairs] giám sát" (1).

Chỉ có điều hơi khác là ta "can thiệp" rất vụng về và "giám sát" quá sống sượng nên đã gây rất nhiều điều tiếng :

Từ Thức : "Qua cửa BOT của chùa Việt Nam ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘vong’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ".

Nguyễn Văn Tuấn : "Thuở đời nay nhà sư đã xuất gia mà ăn thịt chó, uống tiết canh, hút thuốc lào, uống rượu Tây, say xỉn bí tỉ. Đó không phải là nhà sư nữa (chưa nói đến bậc chân tu), mà là dân ‘giang hồ’ rồi".

Đặng Văn Sinh : "Có những hòa thượng vốn là nhân viên công lực hàm cấp cao tót vời, khoác áo cà sa trụ trì ở những chùa lớn theo dõi nhất cử nhất động của giới tăng ni phật tử".

Mạnh Kim : "Những gì đang diễn ra khiến diện mạo Phật giáo ngày càng bi thảm là kết quả của chính sách ‘nhuộm đỏ’ Phật giáo, trong lớp áo ‘Đạo pháp và Dân tộc’ ra đời từ đầu thập niên 1980".

Vương Trí Nhàn : "Ngày Phật đản... Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở các mặt trận".

Những vị sư "có nét mặt trông như một trung đoàn trưởng nào đó" – đôi lúc – vẫn tưởng rằng mình đang ở giữa mặt trận nên đã phát biểu như một chiến sĩ (thự thụ) khiến công luận không khỏi bàng hoàng : "Chúng ta phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".

chua3

Ảnh : vietnamnet

Bây giờ thì còn tìm đâu ra một ngôi chùa nhỏ bé, nghèo nàn nhưng thân thiết như chùa Châu Lâm trong ký ức tuổi thơ của Võ Hồng :

"Ai muốn ghé chơi chùa cũng được, ghé vào giờ nào cũng được, của Tam quan gần như không bao giờ đóng. Nhà chùa không phải coi chừng kẻ trộm cắp vì chẳng có chi đáng để trộm… Sự liên hệ giữa dân xóm và nhà chùa là một liên hệ tinh thần, dầu không sâu đậm thiết tha nhưng mà lúc nào cũng sẵn sàng hiện diện. Khi có niềm đau nỗi buồn quá sức giải quyết của người thì về chùa để tìm sự an ủi và hy vọng. Nhà có tang mời thầy tụng kinh siêu độ, nhà có người đau ốm trầm kha mới thầy tụng kinh cầu an.

Mười năm một lần, ban trị sự Ấp tổ chức đàn tràng mời thầy hành lễ, làm chay múa lục cúng suốt ba ngày đêm để cầu an cho dân chúng cả Ấp. Người lớn trẻ con, thanh niên thiếu nữ dập dìu tới dự, áo quần tươm tất tắt mặt mày tươi vui khiến tôi nghĩ rằng đây vừa là lễ Tạ Ơn cho mười năm đã qua vừa là Lễ Cầu An cho mười năm sẽ tới. Cỗ bàn dọn ra, ai có mặt cũng được mời ngồi và cầm đũa thọ trai, không phân biệt kẻ lớn người nhỏ kẻ sang người hèn. Y như trong những ngày lễ lớn làm chay ở chùa vậy".

Những vị tu sĩ "mặc áo vải thô vạt hồ màu xám có nhiều mụn vá nơi vai hoặc nơi cùi chõ, mang guốc bằng gỗ cây sầu đông tự thầy đẽo lấy" cũng đều đã biệt tăm/biệt tích.

Những người muôn năm cũ

Hôn bây giờ ở đâu ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 21/07/2019 (tuongnangtien's blog)

(1) "The decline and fall of Chinese Buddhism : how modern politics and fast money corrupted an ancient religion ". South China Morning Post, Sep. 21, 2018 translated by Hoàng Kim Bảo

Published in Diễn đàn

Đề nghị chúng ta hãy làm dân thường một vài giờ thì sẽ thấy tính mạng, nhân phẩm và tài sản của người dân dễ bị xâm hại, dễ bị xúc phạm như thế nào.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

dat1

Sinh lão bệnh tử là lẽ tự nhiên của kiếp người. Tuy thế, khi còn trẻ, tôi vẫn cứ tưởng rằng đó là chuyện của người nào khác (thôi) chớ không mắc mớ gì ráo tới mình. Tưởng vậy, tất nhiên, là Tưởng Tầm Bậy. Mấy năm nay, những năm cuối đời, tôi phát bệnh tùm lum (suyễn, thống phong, cao huyết áp…) nên mới chợt nhận ra là cái chết – ngó bộ – cũng không còn xa xôi mấy.

Từ đó, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện hậu sự với không ít âu lo. Dù gần cả đời sống ở Hoa Kỳ nhưng tôi nói tiếng Anh không được rành rẽ lắm. Cứ hình dung ra cảnh một đêm trăng ngà, trong cái nghĩa trang toàn là ma (Mỹ) đang chuyện trò rôm rả mà mình lại ngồi thu lu (ở một góc xa) thì buồn bã và cô đơn hết biết luôn.

Vậy là tôi lật đật hỏi thăm giá cả mộ phần ở quê nhà. Thằng con ông anh hồi đáp tức thì, qua email : “Hai mét vuông đất ở nghĩa trang Thánh Mẫu, phường 8, Đà Lạt hiện đang có giá là 300 triệu đồng. Chú nhắm có khả năng chôn thì hãy chết, bằng không thì thôi nhá”.

Thôi sao được, Trời. Sinh lão bệnh tử mà! Suy nghĩ cả buổi tôi mới tìm ra một giải pháp vẹn toàn. Đốt. Xong dặn con cái bỏ tro vô cái lon sữa bò mang gửi về Việt Nam đặt ké trong phần mộ của song thân.

Khoẻ !

Khỏi tốn kém cắc nào mà còn được hưởng lợi nữa nha. Lợi cái là khi tụi nhỏ đốt vàng mã cho ông bà thì làm gì mà hai người không chia cho tui chút ít. Con mà ai lại không thương chớ, kể cả cái thứ con cái hư đốn và tệ bạc như tui, đúng không ?

Thiệt là một phát kiến thần tình. Ai cũng “chơi” kiểu đó thì xứ sở đỡ hao tốn đất đai, lại còn bớt được nạn ô nhiễm môi sinh vì số vàng mã mang đốt hàng năm sẽ giảm đi không ít. Cứ như thế, không chóng thì chầy, cái phố Hàng Mã ở Hà Nội sẽ  đi đong là cái chắc.

Vấn nạn nghìn tỷ vàng mã mang đốt hằng năm, như thế, kể như xong. Vấn đề còn lại, nan giải hơn, là phải giải quyết dứt điểm mớ đồ mã của Đảng cộng sản Việt Nam kìa – một đảng chuyên làm hàng giả và làm rất khéo.

Xin nói qua về vài ba mặt hàng tiêu biểu, đã được bầy bán khắp nơi: 

Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chả hạn. Nó được nặn ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, và nặn khéo đến độ khiến có người tưởng là đồ thật. Ðến khi được mang ra đốt, nó cháy như điên. Sự nghiệp cách mạng của nhiều người miền Nam cũng cháy theo (luôn) như đuốc! Đám tro tàn còn lại đã được Đảng bỏ vô Mặt trận Tổ quốc để khỏi vương vãi tùm lum.

Cái Mặt Trận này mới thực sự là một sản phẩm đặc sắc của dân làng Ba Ðình, có mặt từ tháng 9 năm 1955, tập hợp nhiều món đồ mã linh tinh khác (Hội Cựu Chiến binh, Ủy ban Tôn giáo, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng Công đoàn...) khác. So với mặt hàng chiến lược này thì những thứ đồ mã vớ vẩn như Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Mặt trận Giải phóng Tây Nguyên, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ & Hòa bình... đều là chuyện nhỏ, nếu chưa muốn nói là đồ bỏ, chỉ có tính cách giai đoạn mà thôi. 

Điều 9 của mước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội ; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Tất nhiên là nói chơi vậy chớ không phải vậy đâu. Ai mà tưởng vậy là Tưởng Tầm Bậy, và hậu quả rất khó lường. Trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc, vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư  Nguyễn Mạnh Tường lỡ góp ý với Đảng cộng sản Việt Nam (“Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất”) nên ông bị bị vùi dập thê thảm cho mãi đến khi nhắm mắt lìa đời.

Sáu mươi ba năm sau, sau hôm Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc diễn văn trước Mặt trận Tổ quốc, bà Nguyễn Thị Thùy Dương (một dân oan ở Thủ Thiêm) uất ức cho biết: 

“Cả đêm 18 đến rạng sáng 19/6/2019, tôi thức trắng sau bao nổ lực cố gắng giành cho được 2 lá phiếu để phát biểu trong lần tiếp xúc cử tri. Mặt trận tổ quốc Quận 2 cho đến Mặt trận tổ quốc phường Bình Trưng Đông nơi tôi sinh sống nhất quyết không cho tôi đăng kí. Họ đổ lỗi lẫn nhau, họ chặn mọi con đường để tôi không thể nói.”

Nói cách khác kể từ năm 1955 cho đến nay, cái gọi là Mặt trận Tổ quốc không làm gì khác hơn là mượn danh nhân dân để bịt mồm của chính họ bằng nhiều phương cách mà điển hình nhất là “tổ chức hiệp thương” (đảng cử dân bầu) – theo nhận xét của ông Hà Sỹ Phu :

“Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bầy đặt cái gì cũng được, anh có dành cho nhân dân một hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy sang phụ trách luôn... cho nhất quán ?” 

Do sự “nhất quán” này mà bi kịch Thủ Thiêm đã kéo dài gần hai mươi năm qua trong nín lặng. Cho đến khi sự việc không thể ém nhẹm được nữa, Đại biểu quốc hội phải lộ diện thì họ hành sử trơ tráo đến độ khiến cho người dân phải ném giầy vào mặt.

dat2

Ảnh : báo Nghệ An

Blogger Trân Văn kết luận :

“Hệ thống công quyền như thế chính là hậu quả của một hệ thống chính trị ‘ưu việt’ hơn phần còn lại của nhân loại. Dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng, ba đại biểu của Quốc hội đại diện cho cơ quan đại diện ‘ý chí, nguyện vọng của toàn dân’ chỉ làm được một chuyện : Mỗi năm vài lần, trước và sau các kỳ họp Quốc hội phơi mặt để dân chửi như một cách giúp họ hạ hỏa, đồng thời cũng là để xiển dương thể chế ‘dân chủ gấp vạn lần thiên hạ’. Mặt trận Tổ quốc – tập hợp các tổ chức chính trị đại diện cho tất cả các giới, các thành phần khác nhau trong xã hội – cũng thế và cũng vì thế, mới bị cô Dương tố cáo : Cử tri muốn tiếp xúc với đại diện của mình tại Quốc hội phải… đăng ký với Mặt trận Tổ quốc và nỗ lực duy nhất của là… ngăn cản.”

Đã thế, người dân còn phải đóng thuế để nuôi dưỡng cái “lực cản vỹ đại” này. Trang Quản Lý Nhà Nước (State Management Review) tiết lộ :

“Nghiên cứu gần đây về ngân sách cho các hội, đoàn thể của Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, ngân sách nhà nước ước tính chi khoảng 14 nghìn tỉ đồng cho toàn bộ khối này, gấp đôi dự toán cho Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế và gấp 5 lần cho Bộ Khoa học và Công nghệ… Nếu tính cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỷ đồng. Hầu hết các hệ thống hội đoàn, trong đó đặc biệt là các tổ chức công tác xã hội được tổ chức theo mô hình hành chính, có biên chế, trụ sở, xe…”.

Thế còn Quốc hội ?

Đại biểu Trần Quốc Tuấn từ tỉnh Trà Vinh cho biết ông có được nghe một chuyên gia cung cấp thông tin rằng : “nếu mỗi một phút chúng ta ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu đồng, bình quân mỗi một kỳ họp như thế một ngày chúng ta mất khoảng 1 tỷ đồng.”

Blogger Trân Văn chi tiết hơn xíu nữa : “Nếu cộng thêm khoản lương phải trả cho cả các đại biểu Quốc hội lẫn hệ thống tham mưu, giúp việc và chi phí kinh tế - xã hội (bao gồm : đất đai, nhà cửa, xe cộ, các tài sản khác) dành cho Văn phòng Quốc hội và 63 Đoàn Đại biểu quốc hội, tổng chi phí hàng năm cho việc vận hành, duy trì hoạt động của Quốc hội Việt Nam có lẽ không dưới mức ngàn tỉ”.

Toàn là Đồ Mã không mà mắc dữ vậy, mấy cha ? Mang đốt hết đi cho rảnh nợ. Mà dù không muốn đốt chăng nữa thì cũng đã đến lúc chúng phải cháy thôi.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 17/07/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mardi, 09 juillet 2019 21:39

Ông Thủ tướng

Nếu nói thời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã để lại di sản ghê gớm nhất là tham nhũng thì thời của đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là giai đoạn mà sự yếu kém của bộ máy bộc lộ rõ nhất về năng lực quản lý và điều hành đất nước từ trên xuống dưới.

Thiên Điểu (VNTB)

ong1

Tôi có chút giao tình (chả đậm đà gì cho lắm) với Người Buôn Gió nên không biết rằng đương sự là một người khó tính. Tuần rồi, trên trang FB của ông có hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngồi (rìa) giữa Hội nghị Thượng đỉnh G 20, cùng với đôi ba lời bình khe khắt :

Thanh Hieu Bui : Chúng ta nhìn thấy nhiều hình ảnh thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc với các nguyên thủ quốc tế, đặc biệt là bên lề. Vậy thực sự ông ta có khả năng như ghi trong lý lịch là Anh Văn bằng B hay không. ?

Phúc học đại học bên Sing bằng tiếng gì ?

Một nguyên thủ kê khai học vấn như vậy và thực tế như những gì diễn ra trước mắt, đó là một sự lừa dối hiển nhiên.

Một nguyên thủ đứng đầu chính phủ mà dối trá học vấn một cách công khai như vậy, toàn dân và toàn bộ máy quan chức, đảng đều không ý kiến gì.

Nếu đất nước này thực sự kêu gào đổi mới, chưa cần nói đến chuyện cải cách thể chế, chỉ cần những vị trí lãnh đạo như thủ tướng, chủ tịch nước là những vị trí vốn hay giao tiếp quốc tế, phải là những người biết ngoại ngữ đủ giao tiếp thông thường đã.

Tôi thì trộm nghĩ khác. Qúi vị lãnh đạo cấp cao của nước ta cứ ngồi im thin thít, mặc cho thiên hạ nghi ngại vẫn hay hơn là họ phát biểu linh tinh (cờ lờ vờ mờ) gì đó, có thể làm phương hại đến thể diện quốc gia.

Thế chả lẽ đi dự Hội nghị mà chả mở miệng nói năng gì cả hay sao ?

Vâng, nên vậy. Thà im lặng để bị thiên hạ nghi ngờ là dốt, vẫn hơn là mở miệng ra khiến mọi người đều biết là mình dốt thật và dốt lắm.

Im lặng là vàng. Ai cũng đồng ý thế. Trong mọi hoàn cảnh, lắng nghe luôn luôn là một thói quen rất tốt. Vấn đề là ông Phúc chỉ làm bộ nghe thôi nên bị chỉ trích tơi bời. FB Từ Đức Minh chì chiết :

Tai nghe của máy phiên dịch chế tạo khá đơn giản. Nó bao gồm dây cắm xuống máy và chiếc loa tròn để sát vào lỗ tai được giữ bằng miếng nhựa vòng qua vành tai.

Nhìn hình ông Phúc kia gắn tai nghe xuống tận má thế này thì ai cũng biết rằng là sai và không thể nghe được. Vậy chúng ta có thể đưa những giả thuyết sau.

1. Ông Phúc rất giỏi tiếng Anh nên không cần dùng tai nghe máy phiên dịch.

2. Ông Phúc là người quá ngu đần không biết sử dụng những thiết bị tối đơn giản như chiếc tai nghe này.

3. Ông Phúc ngồi như một đống thịt thối và chẳng quan tâm gì tới cuộc họp hết. Việc đi họp chỉ như có lệ mà thôi. Họp hay không thì ông Phúc vẫn giàu và người Việt Nam vẫn mãi nghèo hèn.

ong2

Ảnh : internet

Nói thế e hơi quá lời. Đi họp cho có lệ và giả vờ nghe là tình trạng chung của cả nước, chứ đâu phải riêng gì qúi vị dân biểu quốc hội hay cá nhân ông Phúc. Người Việt còn có khả năng giả vờ làm việc nữa cơ – kể cả công việc chuyên môn – như những ông/bà "lương y" vừa đeo ống nghe (ngoài tai) vừa vờ vĩnh khám bệnh, vẫn  nhan nhản hành nghề ở đất nước này.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ giả vờ đi họp, hay giả vờ làm việc – không chừng – lại còn là chuyện may cơ đấy. Chứ ngài mà cũng xăng sái, hăng hái, năng nổ (dựng nhà máy lọc dầu, cất nhà máy điện hạt nhân, khai thác mỏ Bauxit, tạo những quả đấm thép Vinashin (…) như mấy ông Thủ tướng trước thì mới thật là tai họa.

Điều may mắn hơn nữa là ông Phúc chả hề có chủ trương, hay sách lược gì ráo trọi trong bất cứ lãnh vực nào mà chỉ thường hô khẩu hiệu (chung chung) không đụng chạm hoặc phiền lòng ai cả :

- Cần khắc phục tình trạng nói không ai nghe.

- Công chức cần xoá bỏ văn hoá sáng cắp ô đi chiều cắp ô về.

- Văn hóa công sở là phải phục vụ nhân dân tốt hơn.

- Làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội

Chỉ có mỗi tội là ông trông dáng vẻ hơi lon ton và hay ra những chỉ thị (con con)  vớ vẩn, thế thôi :

- Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ giang hồ bao vây nhóm công an ở Đồng Nai

- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ thanh tra 'vòi tiền

- Thủ tướng chỉ đạo điều tra vụ đầu độc gần 11ha rừng ở Lâm Đồng

- Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ điểm thi bất thường ở Hà Giang

- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Nói tóm lại là ông Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn vô hại, so với những người tiền nhiệm. Ông không có cái gì hay, và cũng không có điều chi (quá) dở. Tài sản chìm nổi – sân trước, sân sau – cũng chỉ thuộc loại bậc trung thôi, không nổi trội hơn ai. Về mặt tai tiếng cũng không đến nỗi gì cho lắm. Thiên hạ hay cười chê những phát biểu nghô nghê của ông nhưng họ quên rằng đó là lỗi do thằng đánh máy, chứ ông thì hoàn toàn vô can.

Với cái nội các gồm những ông Phó Thủ Tướng (cỡ như Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Trương Hoà Bình, Trịnh Đình Dũng) và dàn Bộ Trưởng  (kiểu như Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Văn Thể, Trần Tuấn Anh, Trần Hồng Hà,  Phùng Xuân Nhạ …) bất tài và vô liêm sỉ đến thế thì ông Phúc đúng là một kẻ xứng tầm, vô cùng vừa vặn. Không có gì đáng để phàn nàn hay chê bai cả.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 09/07/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Tiền vàng & đàn bà nước Việt

Tưởng Năng Tiến, RFA, 01/07/2019

Bọn nào mỗi khi tụ họp, không biết suy nghĩ gì khác ngoài việc bàn mưu tính kế để moi tiền, lấy tiền của bá tánh ? Chỉ có thể là bọn cướp !

FB Nguyễn- Chương Mt

tien1

Tôi xem Hồi Ký  của Trần Thư, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, và Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đến năm lần (bẩy lượt) nên cứ tưởng rằng mình cũng tường tận về Vụ Án Xét Lại chả khác gì người trong cuộc. Bữa rồi, tình cờ, coi được "Điếu văn bà Nguyễn Thị Mỹ" (thứ nam Đặng Kim Sơn đọc trước mộ thân mẫu hôm 25/05/2019) mới biết đúng là Tưởng Tầm Bậy. Nước mắt của những nạn nhân (tràn lan) nhiều hơn tôi tưởng.

Theo nhà báo Huy Đức : "Điếu văn này có giá trị như một sử liệu". Nói thế (e) ông có hơi quá lời chút xíu, và cũng chỉ chút xíu thôi, chứ không nhiều lắm :

Bà Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch) tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.

Tốt nghiệp Thành chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy học ở thị xã Hà Đông. Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Cách mạng tháng Tám, như ngàn vạn trí thức đến với cách mạng, bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ trang sức xuống đường tham gia tuần hành giành chính quyền rồi làm việc tại Ủy ban Lâm thời Đà Lạt và tham gia ban Chấp hành phụ nữ Cứu quốc thành phố. Hưởng ứng "tuần lễ vàng" năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.

Cuối năm 1946, bà lập gia đình với ông Đặng Kim Giang. Năm 1967, cụ ông đang là thứ trưởng Bộ Nông trường Quốc doanh thì lâm nạn chính trị. Gia đình đang là cán bộ cao cấp trở thành đối tượng thù địch. Trong gian khó thời chiến tranh và kinh tế bao cấp, mọi người dân đều khổ, các đối tượng bị phân biệt đối xử lại càng gian nan hơn.

tien2

Ảnh : Wikipedia tiếng Việt

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - dường như - đã không tiện nói rõ cha ông "lâm nạn chính trị" trong hoàn cảnh nào, cả gia đình đã "trở thành đối tượng thù địch" của chế độ, và bị "phân biệt đối xử" ra sao ? Qua điếu văn (thượng dẫn) ông chỉ cho quan khách đến tham dự tang lễ biết rằng : thân mẫu đã "bị cách chức hiệu phó trường làng (sau 40 năm dậy học) bị đưa ra khỏi Đảng, và ngoài việc phải chạy chợ, nấu ăn, chăm sóc cả nhà, bà còn lo kiếm thêm tiền bằng trông trẻ, khâu vá thuê…" để sinh tồn.

Bạn bè của tướng Đặng Kim Giang ghi nhận mọi sự kiện đầy đủ và chi tiết hơn :

Tháng 10/1967, Đặng Kim Giang bị bắt ở Lim. Một trung đội lính súng ống tua tủa nhảy cả từ sau nhà vào trói nghiến rồi lôi đi ông tướng hậu cần từng lo cơm nước, súng đạn, thuốc men… cho mấy chục vạn quân lính và dân cồng ở Điện Biên Phủ. Tù ra, về lại Lim. Rồi chuyển tất cả nhà ra sống trong một túp nhà con ở góc sau chùa Liên Phái…

Tối hôm ấy tôi đến. Mất điện sau cơn mưa dữ. Cả khu chùa mù mịt, thê lương. Oàm oạp tiếng ễnh ương đòi trả lại chúng cái gì không rõ. Một ngọn đèn dầu với chị Mỹ lo lắng ngồi canh bên màn phủ kín. Oi nồng, ngột ngạt. Căn nhà rộng độ mười mét vuông tối tăm, ẩm ướt. "Li bì suốt thôi chú ạ… Thỉnh thoảng mới tỉnh một tí. Chả đâu nhận chữa. Vào đâu được bây giờ ?

Tôi về, chị Mỹ nói : ‘Những người theo anh đến đây đang lởn vởn ở sân chùa đấy. Khéo họ húc đổ xe’. Hai hôm sau đưa ma Đặng Kim Giang. Nghĩa trang Văn Điển. Lèo tèo hai chục người.

Hạ huyệt rồi, chị Mỹ đứng đầu huyệt khẽ nói :

- Thôi, chào vĩnh biệt người chồng tội nghiệp của tôi…

(Trần Đĩnh, Đèn Cù II, Westminster, CA, Người Việt, 2014).

Tướng Đặng Kim Giang qua đời năm 1983 nhưng oan khiên thì vẫn cứ tiếp tục theo đuổi gia đình và vợ con của ông mãi mãi. Mười hai năm sau, năm 1995, bà gửi "Thư Kêu Oan" đến các ông Tổng bí thư, Chủ tịch quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao :

Thưa các ông, tôi là Nguyễn Thị Mỹ, 77 tuổi, giáo viên nghỉ hưu, tại phòng 20, nhà C2 Khu tập thể Nghĩa Tân, Từ Liêm, Hà Nội, xin khiếu oan với các ông việc sau đây : Nếu ngày nay còn cái "trống kêu oan" của xưa kia thì tôi cũng xin đội đơn này đến gióng ba hồi trống như bà Bùi Hữu Nghĩa để "kêu oan" cho chồng tôi. Oan khuất này tồn tại đã gần 30 năm nay nhưng vẫn chưa được ai khui ra và giải oan cho gia đình tôi cùng với nhiều gia đình khác.

Đối với những đồng chí cấp cao kể trên thì khoảng thời gian 30 năm (chắc) chưa đủ dài. Do thế, sau khi đợi thêm mười hai năm sau nữa - vào ngày 27/07/2017, khi sắp tròn trăm tuổi - bà Nguyễn Thị Mỹ (cùng "những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử 50 năm trước") lại tiếp tục lên tiếng qua một văn bản khác, dài 3.382 chữ :

Gửi tới mọi người Việt Nam và các ông, bà :

- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam

- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là "Vụ án Xét lại chống Đảng", một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Cũng như những đồng chí tiền nhiệm, quí vị lãnh đạo hiện hành (Tổng bí thư, Thủ tướng, và Chủ tịch quốc hội) không hề có chút mảy may khái niệm gì về công lý và pháp luật nên tất cả đều vẫn cứ im thin thít, vẫn nhất định không ai chịu trả lời (hay trả vốn) gì ráo trọi. Sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi một phiên tòa công khai trong vô vọng, ngày 22/05/2019 thì bà Nguyễn Thị Mỹ từ trần, giữa một xứ sở mà nhìn đâu người dân cũng thấy những khẩu hiệu ("Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật") ̣đỏ rực khắp nơi.

 Hình ảnh đẹp nhất mà bà để lại cho hậu thế - theo tôi - có lẽ là hôm "bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ trang sức xuống đường, hưởng ứng Tuần Lễ Vàng Năm 1945, và dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố".

Tôi nghe người ta nói là "lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử đàn bà". So với hằng chục ngàn lượng vàng của của bà Nguyễn Thị Năm, và bà Hoàng Thị Minh Hồ ủng hộ cho Chính Quyền Cách Mạng (vào cùng thời điểm) thì đôi ba món tư trang chắt chiu của bà Nguyễn Thị Mỹ - tất nhiên - chả có gì đáng kể nhưng cũng đủ để "thử" tấm lòng của riêng một cô giáo trường làng đối với quê hương đất nước.

Ôi, những người đàn bà cao quí (và tội nghiệp) nơi xứ Việt khốn khổ khốn nạn của tôi - nơi mà xương máu cũng như tài sản của người dân bị coi như là của riêng trong túi của một nhóm người. Họ đã từng có thể "huy động" bất cứ lúc nào, vào bất cứ việc gì (hoàn toàn) hoàn toàn tùy thích.

Năm 1945 vì quốc khố trống rỗng nên Chủ tịch nước Hồ Chí Minh phát động Tuần Lễ Vàng để tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Vì đất nước không chịu phát triển nên hai phần ba thế kỷ sau ngân khố quốc gia vẫn rỗng và nợ công thì vượt ngưỡng. Thế là bổn cũ bèn mang soạn lại :

- Người Lao Động : Chính phủ giao Ngân hàng nhà nước nghiên cứu sớm có giải pháp huy động vàng trong dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuổi Trẻ : Đề xuất huy động đất, vàng trong dân chuyển thành cổ phiếu chứng khoán.

- Dân Trí : Đại biểu quốc hội kiến nghị sớm tính giải pháp huy động vàng, USD trong dân.

- VnExpress : Thủ tướng nhắc ngân hàng huy động vàng, đô la trong dân.

Tiền vàng trong dân nhiều ít cũng vẫn còn nhưng những người phụ nữ Việt Nam chân chất như quí bà Hoàng Thi Minh Hồ, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Thị Mỹ… thì đã khuất núi từ lâu. Với con cháu của họ ngày nay thì "giải pháp huy động vàng trong dân" e sẽ vô phương thực hiện. Ăn cháo đá bát là thứ hành vy khó có thể thực hiện được đến hai lần.

Bạn có thể lừa gạt tất cả mọi người vào một lúc nào đó, và lừa gạt một số người suốt đời nhưng không thể lừa dối tất cả mọi người mãi được - Abraham Lincoln(1) .

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/07/2019 (tuongnangtien's blog)

(1) You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time. 

**********************

Điếu văn bà Nguyễn Thị Mỹ - quả phụ tướng Đặng Kim Giang

Kính thưa các ông bà, cô bác họ hàng, láng giềng, quí vị quan khách. Gia đình chúng tôi vô cùng cảm kích được đón tiếp quí vị đến vĩnh biệt Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi : Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch), tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.

Một đời làm mẹ. Ông ngoại tôi sang Lào làm việc, sinh ra mẹ tôi ở thành phố Luang Pharabang. Gia đình về Việt Nam để lại bà khi đó mới mười mấy tuổi, suốt 7 năm một mình thay bố mẹ nuôi dạy hai em trên xứ người. Năm 1944, bà về Đà Lạt học trường cao đẳng nữ công thì chiến tranh nổ ra, mất liên lạc với lũ em nhỏ, bà trở về quê hương ở làng Kim Lũ, phủ Hà Đông.

Cuối năm 1946, bà lập gia đình với ông Đặng Kim Giang. Hạnh phúc đến đúng lúc toàn quốc kháng chiến, bà phải làm mẹ từ lúc chưa sinh con. Chồng gánh nhiệm vụ chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Hà Đông, bà phải một mình nuôi con chồng, nuôi cháu chồng, chạy giặc từ quê hương Hà Đông đi xa dần ra Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc. Kiếm sống gian nan mà mẹ vẫn mở lòng đón thêm con nuôi đang cảnh bơ vơ.

Đàn con đầu đã lớn lên đi học và tham gia kháng chiến. Bà một mình sinh con gái ở vùng tự do Thanh Hóa trong lúc chồng đang đánh chiến dịch Biên Giới, sinh con trai trong khi ông đang chỉ huy hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1954, Hà Nội hòa bình, hai ông bà được ở bên nhau khi hai con giai và gái ra đời và đón thêm con gái chồng về cùng gia đình, tưởng như phúc phận người mẹ đã đủ đầy nhưng những biến động chính trị một lần buộc bà tiếp tục thiên chức làm mẹ.

Năm 1967, cụ ông đang là thứ trưởng Bộ Nông trường Quốc doanh thì lâm nạn chính trị. Gia đình đang là cán bộ cao cấp trở thành đối tượng thù địch. Trong gian khó thời chiến tranh và kinh tế bao cấp, mọi người dân đều khổ, các đối tượng bị phân biệt đối xử lại càng gian nan hơn. Con cái phải phiêu bạt đào than ngoài mỏ Quảng Ninh, đi xuất khẩu lao động xứ người, lên nông trường trên Yên Thế, vào khai hoang trong Hà Tiên… Bà chìa đôi vai nhỏ bé gánh mọi sức nặng, làm trụ cột cho cả nhà.

Bà một mình chăm ông và làm mẹ nuôi dạy cả lũ 6 đứa cháu nội, cháu ngoại. Chăm cháu ốm, dạy cháu học, chạy chợ, nấu ăn, chăm sóc cả nhà, bà còn lo kiếm thêm tiền bằng trông trẻ, khâu vá thuê. Đúng lúc gia cảnh tối tăm, người ngoài xa lánh, bà vẫn dang tay cưu mang thêm con nuôi - con người bạn chiến đấu đang gặp nạn là cháu Tân con bác Kỳ Vân.

Tình mẹ nhân hậu và vô tư ấy đã làm rung động mọi trái tim của 9 người con và dâu rể, cháu, chắt và làm chúng tôi thay đổi dù rất khác nhau về tính cách. Trong gia đình chúng tôi, mẹ là mẹ chung. Di chúc của mẹ kể tên cả 9 đứa con và căn dặn : "Mẹ không có tiền của để lại cho các con nhưng để lại cho các con muôn vàn tình thương yêu và nếu quả thật có linh hồn và có quyền lực thì sẽ hết sức giúp đỡ con cái sau khi chết". Cả đến khi đã đi xa mẹ vẫn dốc lòng chăm sóc đàn con.

Suốt đời làm thầy. Tốt nghiệp Thành chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy học ở thị xã Hà Đông. Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Năm 1953, kháng chiến trở nên quyết liệt, bà tạm biệt học trò, theo chồng lên chiến khu.

Hòa bình lập lại, tháng 11 năm 1954 bà rời quân ngũ với tấm Huy chương kháng chiến hạng nhất và huy chương Chiến Thắng hạng nhì, về với bục giảng Hà Nội. Cô giáo Mỹ dạy trường Thanh Quan, Đống Đa, Nguyễn Công Trứ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Năm 1966, gia đình lại rời Hà Nội về Bắc Ninh, bà dạy học sinh nông thôn ở trường cấp 2 Việt Đoàn, trường Hiên Vân. Dù trường tỉnh, thủ đô hay trường làng, ở đâu những bài giảng văn học, những câu chuyện lịch sử, những kiến thức địa lý của cô giáo Mỹ cũng thổi vào hồn học sinh tình người, nghĩa nước.

Cuộc chiến cam go nhất cho sự nghiệp giáo dục của bà là đòi quyền học hành cho con mình. Suốt 40 năm "trồng người" nhưng bà bị cách chức Hiệu phó trường làng, bị đưa ra khỏi Đảng. Người phụ nữ gày yếu, nhỏ bé kiên cường gõ mọi cánh cửa từ trung ương đến địa phương đòi quyền học hành cho con cái. Chỉ nhờ sự dũng cảm của mẹ và lòng tử tế của những người trong cuộc mà cánh cửa đại học, cao đẳng tưởng như đã sập lại hẳn, mới hé mở cho 3 người con nhỏ nhất trong nhà.

Thật vinh hạnh là anh chị em nhà tôi có những ngày được học lớp do mẹ mình truyền dạy. Trước lớp, con cái vẫn "thưa cô" với mẹ. Người thày trong mẹ đã nâng giữ nhịp cầu để chúng tôi tiếp cận nền học vấn hiện đại, có cơ hội thành đạt bằng trí tuệ. Điều quan trọng hơn cả là truyền thống văn hóa của Bố, gương sống của Mẹ đã hướng cho đội ngũ học trò và các lớp cháu con lẽ đời tử tế, tiếp sức mạnh của tình người mà chẳng một ngôi trường danh tiếng nào khắp thế giới truyền dạy nổi.

Một lòng giữ nước, cứu nhà.

Đến Đà Lạt học đúng lúc miền Bắc chìm trong nạn đói 1945, cô nữ sinh trường Pháp ngày đêm đi quyên tiền cứu giúp người. Cách mạng Tháng Tám, như ngàn vạn trí thức đến với cách mạng, bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ trang sức xuống đường tham gia tuần hành dành chính quyền rồi làm việc tại Ủy ban Lâm thời Đà Lạt và tham gia ban Chấp hành phụ nữ Cứu quốc thành phố. Hưởng ứng "tuần lễ vàng" năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.

Hồ hởi đến với cách mạng, bà giáo vào quân ngũ và thấm dần nỗi đớn đau cùng cực của chiến tranh. Ngày Hà Nội chìm trong lửa kháng chiến 1947, bà trực tiếp giữ kho vũ khí 300 ở Hà Đông và dẫn dắt đám học trò nhỏ đẩy toa tàu điện chở đạn từ Hà Đông ra tiếp tế cho mặt trận. Khi cuộc chiến trở nên quyết liệt năm 1953, bà gia nhập quân đội, đánh máy cho Tổng cục Hậu cần và làm báo địch vận tiếng Pháp trên chiến khu Việt Bắc.

Nhân thế đảo lộn dạy bà rằng cách mạng là hy sinh chứ không phải là ngày hội và phải cuộc chiến áo cơm tàn ác chẳng kém đạn bom. Nhà tan cửa nát, kiếm ăn từng bữa, bà vẫn kiên cường trước đe dọa, dụ dỗ quyền lợi, một lòng bảo vệ chồng con. Lũ con đi xuất khẩu lao động xa xứ đổi mồ hôi, nước mắt gửi hàng hóa về, bà ở nhà một mình nhận hàng, bán đồ, tả xung hữu đột với đám buôn bán giang hồ, tích cóp cho con cái về mua xong nhà, xin được việc.

Một chiều năm 1996, cuối cùng gánh nặng công việc, sức ép chính trị, nỗi lo gia đình đã xô ngã bà giáo già 77 tuổi, bà gục xuống một mình trong căn bếp nhỏ. Mấy tiếng mê man, đợi cháu đi học về, bà còn cố bò ra, đu lên mở cửa, hoàn thành nhiệm vụ cuối. Suốt 23 năm nằm liệt, bà kiên cường chiến đấu với bệnh tật, vẫn vui vẻ bình luận thời sự, nói chuyện đời xưa cho đến ngày im lặng, nhẹ nhàng ra đi.

Mẹ yêu quí của chúng con, nhìn lại 100 năm cuộc đời, đi qua 2 cuộc chiến tranh, chịu đựng bao biến động bể dâu, chứng kiến nhiều lẽ đời ngang trái nhưng không ai hiểu nổi người mẹ vóc hạc, sức mây làm sao có được sức lực, tinh thần để vượt qua sóng gió, chịu bao tủi nhục, xây hậu phương vững chắc cho bố yên tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lẽ phải ; cho 16 con cái, dâu rể và 59 cháu chắt nội ngoại lớn khôn và rộng đường tiến tới tương lai.

Mẹ Mỹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường : thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc : "Các con ! các cháu ! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt".

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy !

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.

(Đặng Kim Sơn, thứ nam,  đọc trước mộ mẹ ngày 25/05/2019)

********************

Chỉ huy hậu cần Điện Biên Phủ : Chuyện 60 năm mới kể

Trần Thanh Hằng, Khampha.vn, 05/05/2014

Để theo sát việc cung ứng hậu cần toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, vị Chủ nhiệm hậu cần liên tục phải đi lại trên địa bàn chiến trường núi non trải rộng. Vì quá mệt, hễ leo lên xe là ông ngủ gà ngủ gật, bất kể lên dốc xuống đèo. Xe không có cửa, lái xe phải lấy dây buộc chặt ông vào ghế.

tien3

Thiếu trướng Đặng Kim Giang (1910 – 1983). (Ảnh tư liệu : Kiều Mai Sơn).

Sinh thời, Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Đặng Kim Giang, rất ít kể về mình, dù ước nguyện cuối cùng của ông trước khi nhắm mắt là được đeo trên ngực tấm "Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên".

tien4

Bộ chỉ huy kiêm Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ họp tại sở chỉ huy Mường Phăng. Từ trái sang phải: Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Tư lệnh kiêm Bí thư Võ Nguyên Giáp. (Ảnh VNTTX).

Cứ tưởng là người phụ trách dân công

Năm nay, ngày giỗ của ông Đặng Kim Giang trùng với dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Dù năm nay, người bạn đời của vị chỉ huy hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đã 96 tuổi và phải ngồi xe lăn, con cháu của ông vẫn cố đưa bà tới để thắp hương tưởng nhớ ông. Như mọi lần, bà lại khóc. Chỉ có điều, năm nay bà nói : "60 năm rồi ông ạ, các con của ông đã lớn, đã trưởng thành, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay, chúng nó đã tìm lại bạn bè ông năm ấy để nghe lại chuyện xưa...".

Đặc biệt, dự ngày giỗ năm nay có hai vị khách đặc biệt : ông Nguyễn Bội Giong và ông Đỗ Ca Sơn, những chiến sĩ từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 60 năm về trước.  

Nhang vừa thắp lên thì trời mưa. Khi các vị khách đến chào và "báo cáo" với người đồng đội, người cấp trên cũ của mình thì cả không gian mênh mông của nghĩa trang như dồn nén vào khu mộ đơn sơ có ngôi mộ chí với tấm bia đề Thiếu tướng Đặng Kim Giang...

Trò chuyện với hai cựu chiến binh Điện Biên Phủ, những ký ức xúc động về người chỉ huy hậu cần lại ùa về, trong đó có những chi tiết mà gia đình Tướng Đặng Kim Giang cũng chưa bao giờ được nghe.

Ông Nguyễn Bội Giong, từng là Bí thư quân sự của Tham mưu trưởng chiến dịch, năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, lời nói khúc chiết, rõ ràng. Ông Bội Dong khẳng định đã thường xuyên gặp gỡ ông Giang trong những ngày tháng cam go nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông kể rành rọt về sự kiện 26/1/1954, tại cuộc họp Đảng ủy mặt trận, Tướng Giáp đã đưa ra "quyết định khó khăn nhất trong đời" : Thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" và ra lệnh toàn mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lui về địa điểm tập kết xây dựng trận địa kiên cố để đánh dài ngày, tất cả lực lượng pháo binh kéo trở lại vị trí tập kết ban đầu.

Từ chuyện thay đổi cách đánh, ông Giong dẫn đến chuyện ông Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương. Ông Giong nhớ lại, khi nhận lệnh chuyển sang phương án tác chiến "đánh chắc, tiến chắc" có nghĩa là hậu cần phải đáp ứng nhu cầu của bộ đội trong 3 đêm 2 ngày sang một chiến dịch kéo dài cả vài tháng trời. Thế là cả một núi việc ập đến.

Điều hành hơn 33.000 dân công hỏa tuyến và thanh niên xung phong để vận chuyển hơn 20.000 tấn hàng hóa vượt hàng trăm kilomet đường núi dưới bom đạn, phục vụ cho gần 54.000 bộ đội chiến đấu trên một địa bàn rộng 120km2 là một nhiệm vụ tưởng như khó có thể làm được. Đây cũng là chiến dịch đầu tiên huy động hàng trăm xe ô tô làm lực lượng vận tải chủ lực. Phải tổ chức bố trí xăng dầu, trạm sửa chữa, cung tuyến vận tải, tổ chức kho, rải trạm vận tải, kết hợp với những phương thức vận chuyển cổ truyền hơn như xe đạp thồ, hay sáng tạo mới như mở đường sông vận chuyển hàng, tổ chức các hình thức vận tải đa dạng mà người thời nay khó hình dung được. "Ông Giang bàn bạc với các cán bộ địa phương tổ chức huy động lương thực, thực phẩm tại chỗ. Cứ ngỡ là vùng núi, đồng bào dân tộc nghèo khổ rất khó huy động, nhưng kết quả lại rất tốt. Chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được 6.000 tấn gạo thịt, hiệu quả rất cao vì không phải nuôi dân công dọc đường vận chuyển dài.

tien5

Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch Đặng Kim Giang (ngoài cùng bên phải) họp tại Sở chỉ huy chiến dịch. (Ảnh trong phim tài liệu của Cacmen).

Trong ký ức của ông Giong, Chủ nhiệm hậu cần Đặng Kim Giang là chỉ huy có bản lĩnh, tài đức, sáng tạo. "Chẳng thấy khi nào ông ấy phàn nàn. Khó mấy vẫn lặng lẽ làm. Vì phải bảo đảm hậu cần trải rộng trên khắp địa bàn nên ông ấy phải liên tục đi công tác... Mỗi khi gặp ông xuống từng đơn vị kiểm tra, chỉ đạo, thoạt trông cứ ngỡ là một đồng chí cán bộ phụ trách dân công. Chỉ huy Sở Hậu cần nằm gần tuyến vận chuyển, xa khỏi Sở Chỉ huy chiến dịch. Ngay tại Sở Chỉ huy cũng gắn với bộ phận của Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Lai Châu. Làm thì phối hợp với đồng chí, nhân dân nhưng khi đi công tác thì lặn lội một mình. Khi ông đến Sở Chỉ huy, chào hỏi xong là vào bàn luận với ông Thành (Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng chiến dịch), rồi qua báo cáo anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), xong lại một mình ra đi. Ông ấy không có thư ký giúp việc nên đi đâu cũng chỉ một mình...", ông Giong kể lại.

tien7

Dân công tải gạo bằng xe đạp thồ lên Điện Biên. Ảnh : Internet. 

Chuyện này, các con cháu trong nhà đã được chú Việt, lái xe cho ông kể lại. Rằng để theo sát việc cung ứng hậu cần toàn chiến dịch trong điều kiện thông tin liên lạc khó khăn, địa bàn chiến trường trải rộng, nhiều ngày đêm chú phải lái xe đưa ông đi đốc chiến tại các cung đường giao thông, các kho đạn, bệnh viện dã chiến… bằng chiếc xe Jeep lấy được của địch. Vì quá mệt, hễ leo lên xe là ông Giang ngủ gà ngủ gật bất kể đường xóc, ngoằn nghèo lên dốc xuống đèo, mưa rừng hay nắng bụi. Xe mui trần, không có cửa, chú lấy dây buộc chặt ông vào ghế để thủ trưởng ngủ, chỉ tháo ra khi đến nơi hoặc khi bị máy bay tấn công.

Lo quân lương đạn dược… và cả vải liệm cho liệt sĩ

Người khách đặc biệt thứ hai trong buổi lễ hôm đó là ông Đỗ Ca Sơn. 60 năm trước, ông mới 23 tuổi, là chiến sĩ trung đoàn 174, Đại đoàn 316, chiến đấu suốt 38 ngày đêm trên đồi A1.

Ông kể rằng, những người đồng đội còn sống sót của Trung đoàn 174 khi ấy, giờ đây tuổi đều đã ngoại bát tuần, vẫn còn điều khắc khoải vì thấy những người như ông Giang và những chiến sỹ hậu cần, công lao thì thật lớn mà vắng bóng: "Anh em chúng tôi truyền rằng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ba người phó đều tài ba, như ba cánh tay, mà đều mạnh như cánh tay phải. Vì thế nên thắng lợi mới lớn đến vậy. Công lao của họ lớn lắm. Phải nói rõ điều này với mọi người".

Đã nhiều năm, ông và anh em cựu binh Điện Biên tìm mọi cách liên lạc với các thành viên trong gia đình chỉ huy hậu cần Đặng Kim Giang và đến hôm nay ông đã toại nguyện. Ông nói rằng, thật cảm động khi được đến tham gia nghi lễ viếng mộ Chủ nhiệm Hậu cần Đặng Kim Giang để nói lên những lời tri ân của mình, nói lên suy nghĩ của những người lính dưới chiến hào về những người phục vụ công tác hậu cần ở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông nói rằng, chuyện hậu cần ở Điện Biên Phủ không chỉ là lo ăn, lo mặc.... "Mà trong trận đánh đồi A1, bộ đội ta thương vong nhiều quá. Bị thương thì phải có người tải về tuyến sau, còn anh em hy sinh thì phải khâm liệm rồi chôn cất tại chỗ. Chiến sỹ hậu cần không chỉ có lo cơm ăn, áo mặc, lo đạn dược mà phải lo bao thứ khác. Như lo đủ hàng vạn cuốc xẻng cho bộ đội đào hầm, đào hào vây lấn ròng rã suốt hai tháng trời, lo thuốc men cho thương binh  và phải lo chuẩn bị đủ cả vải liệm cho liệt sĩ. Đây là cái lo đau đớn nhất. Nào ai dự trù được vải liệm mà chuẩn bị. Có đêm, đơn vị hàng trăm người hy sinh thì lấy đâu ra vải liệm. Chúng tôi biết ông Giang vất vả và khổ tâm lắm..." - người lính già 83 tuổi khóc nấc lên khiến chúng tôi không cầm được nước mắt.

tien6

Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch Đặng Kim Giang (thứ 3 từ trái sang), đồng chí Việt lái xe (thứ 4 từ trái sang) và các chiến sỹ trên chiến trường Điện Biên Phủ sau ngày chiến thắng.

Hãy làm điều gì đó để tri ân

Trải qua biến cố phi thường và sau đó là những ngày tháng gian lao cùng cực, người vợ hiền và 7 người con của ông Giang vẫn giữ vững niềm tin và phấn đấu vươn lên… Thay mặt gia đình, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, người con trai thứ 5 của ông, nay là Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, cảm ơn những người đồng đội cũ của cha về những câu chuyện về cha mình mà lần đầu tiên cả nhà mới được nghe.

Hóa ra, sinh thời, ông Giang rất ít kể về mình, kể về những ngày gian lao và vinh quang ở Điện Biên Phủ. Mặc dù ước nguyện cuối cùng trước khi ông nhắm mắt là được đeo trên ngực tấm "Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên". Cả hai người lính già Nguyễn Bội Giong và Đỗ Ca Sơn đều mong muốn gia đình thu thập tư liệu, gặp gỡ nhân chứng… để có thể làm điều gì đó tri ân Thiếu tướng Đặng Kim Giang và bày tỏ, nếu cần gì thì các "thân già" đều sẵn sàng hỗ trợ…

Thiếu tướng Đặng Kim Giang

Thiếu tướng Đặng Kim Giang tên thật là Đặng Rao, quê tại xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1928. Năm 1930, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị thực dân Pháp kết án 12 năm tù giam, giam tại các nhà lao: Hoả Lò, Hoà Bình, Sơn La. Ông vượt ngục Sơn La, tiếp tục hoạt động xây dựng phong trào cách mạng, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Hà Đông năm 1945, sau đó trở thành Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Đông, Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sau: Ủy viên Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Khu 2, Phó bí thư khu ủy Khu 2, Thường vụ khu ủy, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 3, Phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Liên khu 3. Năm 1949, ông chuyển sang quân đội. Năm 1951, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, tham gia các chiến dịch Thượng Lào, Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc, Hà Nam Ninh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là Chủ nhiệm hậu cần, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp tiền phương, là một trong bốn thành viên của Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ.

Năm 1954, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương. Năm 1958, ông được phong quân hàm thiếu tướng. Năm 1959 - 1960 ông giữ cương vị Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Ông mất năm 1983.

Trần Thanh Hằng 

Nguồn : Khampha.vn, 05/05/2014

Published in Diễn đàn

Theo Ngân hàng Thế giới và số liệu của chính quyền Trung Quốc, ở tại đất nước này chưa đầy 1% dân số lại chiếm đến 60% của cải toàn quốc.

Hồi ký Triệu Tử Dương (RFI)

suc1

Tôi chưa đến Úc Châu lần nào, và cũng chưa bao giờ thoáng có ý định lai vãng đến một chốn xa xôi (tuốt luốt dưới tận dưới Nam Bán Cầu) như vậy. Ngoài việc ngại đặt chân đến nơi xa lạ, tôi còn cảm thấy không mấy thoải mái gì cho lắm khi tiếp xúc với những người khó tính và hay nghi ngại. Chung đụng với họ chắc phiền, phiền chắc, và e rằng phiền lắm.

Coi : hồi đầu tháng 6 năm nay, có vài chiếc Tầu Trung Quốc ghé qua Sydney nghỉ chơi vài bữa. Chuyện nhỏ (cỡ con thỏ) vậy thôi mà cả nước Úc rẫy nẩy lê đành đạch, lao nhao lên phản đối um xùm, theo như tường thuật của Việt Nam Thời Luận :

Nhật báo Sydney Morning Herald cho rằng chính phủ Úc đã đánh giá hời hợt chuyến thăm của 3 tàu chiến Trung Quốc.

Tờ Daily Mail gọi đó là một "chuyến thăm bí mật".

Tờ Seven News cho rằng đây là một "chuyến thăm bất ngờ".

Truyền thông và nhiều người dân Úc cho rằng chuyến thăm của 3 tàu chiến Mỹ là một cách thể hiện sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.

Ông Rory Medcalf – người đứng đầu trường An ninh Quốc gia tại đại học quốc gia Úc thể hiện sự không hài lòng của mình về chuyện này trên Twitter : "Điều này thực sự có vấn đề…".

Có "vấn đề" khỉ khô gì đâu, cha nội ? Sao mà đa nghi dữ vậy ? Chỉ vài bữa sau, tờ Washington Examiner – số phát hành ngày 8 tháng 6 năm 2019 – cho hay : "Chinese warships collect baby formula in Australia". Nói gọn lỏn thế thôi sợ dân Úc chưa tin nên bỉnh bút Joel Gehrke phải lật đật viết thêm :

"China was rocked by a scandal involving tainted baby formula in 2008, when testing showed that a toxic chemical was being used in milk powder that resulted in the death of six children and illness for 300.000 more, including more than 50.000 babies who required hospitalization… Baby formula made in Australia, the US and Europe has been highly sought in China for the past decade".

Cả nước Úc (liền) thở phào nhẹ nhõm. Té rứa sao ? Tội quá hè ! Ai mà dè sữa bột Trung Hoa "độc" dữ vậy cà. Uống vô khiến "6 em bé chết liền, 300.000 mắc bệnh, hơn 50.000 phải nhập viện" cấp kỳ. Hèn chi mà thủy thủ của đất nước này hễ có dịp xuất dương là thế nào cũng ("tranh thủ") ghé qua đâu đó, tìm mua mỗi người vài chục thùng sữa để về bán lại, kiếm thêm chút cháo !

suc2

Ảnh : Dailymail

Theo đúng "truyền thống xã hội chủ nghĩa" nên Trung Quốc không chuyên chú lắm trong việc làm sữa với đường vì ở xứ sở này – cách đây chưa lâu – đường với sữa vẫn còn là hai món hàng cao cấp (chỉ bán cho cán bộ cấp cao) vào dịp lễ tết hay vào ngày sinh nhật của lãnh tụ thôi. Dân Trung Hoa chỉ chuyên về kỹ nghệ nặng, sản xuất sắt thép mới là sở trường của họ, công luận vẫn thường tin như ṿây.

Huyền thoại này cũng mới tan biến cách đây chưa lâu, như tường thuật của South China Morning Post, đọc được vào hôm 26/11/2017 : "Chinese would-be robber’s knife snaps in two after woman he targeted grabs hold of blade ". Má ơi ! Dao kiếm gì mà kỳ chục vậy, Trời ? Dùng để đi ăn trộm mà gặp con mẹ chủ nhà thứ dữ, nó qươ tay một cái là gẫy làm đôi ngay tức khắc ! Té ra kỹ nghệ sắt thép cũng không phải là thế mạnh của Trung Hoa.

Sau này, qua truyền thông và báo chí, thiên hạ mới biết (hóa ra) là người Tầu có năng khiếu đặc biệt trong những ngành công nghệ kỹ thuật điện tử. Họ qua mặt đối thủ vù vù, dẫn đầu thế giới một cách vô cùng ngoạn mục trong Thời đại thông tin :

- Huawei Again Overtakes Apple as Global Smartphone Market

 - Huawei beats Samsung to become top smartphone vendor

- Huawei will be World’s Number One smartphone manufacturer by 2020

- Huawei aiming to be biggest smartphone brand by 2020

Cả Samsung lẫn Apple, xem ra, đều yếu cơ thấy rõ. Bị Huawei cạnh tranh là rụng tới tấp như sung. Hèn chi mà Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Đảng Tập Cận Bình ăn nói vô cùng mạnh miệng : ("Trung Quốc sẽ đứng hiên ngang ở phương Đông - China would stand tall and strong in the East ") khiến cả nước "vỡ oà" vì vui sướng.

Niềm vui, cũng như ngày vui – tiếc thay – thường ngắn. Huawei đang sống hùng, sống mạnh, sống dũng mãnh (bỗng) trở nên yếu xìu, y như cái bánh xe cán trúng đinh mười phân vậy !

Sự cố này được FB Khách Huyền Đao diễn giải và ví von một cách rất dung dị nhưng thấu đáo :

Để tiếp tục sản xuất và bán điện thoại, Huawei phải tự tạo nên một kiến trúc mới (bất khả thi trong vòng chỉ vài năm), sau khi có kiến trúc mới rồi thì sẽ sản xuất con chip mới (Dòng chip Kirin hiện tại phải hủy bỏ), sau khi có được con chip mới thì mới bắt đầu nghĩ đến việc viết một hệ điều hành mới, rồi sau đó bắt đầu cúng vái và cầu nguyện các nhà phát triển viết ứng dụng cho hệ điều hành mới của mình...

Tóm lại, nếu ví cái điện thoại như một ổ bánh mì thịt thì chiếc xe bánh mì thịt hiệu Huawei từ nay sẽ phải tự pha nước tương, tự làm pate, đồ chua, thịt jambon, mở nhà máy làm bột mì, mở lò nướng bánh mì và phải tự trồng lấy hành, ngò, ớt để tiếp tục có được một ổ bánh mì thịt mà người tiêu dùng chấp nhận.

Nói cách khác là Trung Hoa chỉ "chuyên trị" phần cứng hay phần vỏ thôi, đúng không ?

Cũng không luôn ! Cứ nhìn vào hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, niềm hãnh diện vô biên của Hải quân Trung Quốc, là khắc biết rằng đất nước này vỏ ruột gì cũng đều phải đi mượn hay đi mua ráo trọi :

Tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc là khu trục hạm chở trực thăng Varyag được Liên Xô khởi công chế tạo từ năm 1985, sau khi Liên Xô sụp đổ nó thuộc sở hữu của Ukraine. Do thiếu kinh phí, dự án đã bị đình chỉ và bỏ mặc từ năm 1992 - 1998...

Khi mới kéo về... (nó) trông như đống sắt vụn. Toàn bộ phần thân dưới ngập trong nước của con tàu bị đóng hà, rong rêu bao phủ, phần thân trên hoen rỉ trông như một con tàu đắm vừa được trục vớt.

Sau quá trình đánh hà, cạo rỉ, tẩy rửa và làm sạch, trông con tàu đã bớt tồi tệ hơn nhưng trên thân vẫn còn những vết rỉ sét, mặt dưới mũi tàu vẫn còn phù hiệu của hải quân Liên Xô.

Sau khi làm sạch thân tàu, người Trung Quốc đã lắp đặt giàn giáo, chia ô trên thân tàu để tu sửa, gia cố và cải tạo phần khung thân tàu. Sau đó, tiến hành sơn sửa để trông ra dáng một con tàu sân bay…

Hèn chi mà tin tức liên quan đến cái chiến hạm này tuy rất rôm rả nhưng hoàn toàn không được "hồ hởi" hay "phấn khởi" gì cho lắm :

- Tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố làm thủy thủ chạy tán loạn

- Hai phi công Trung Quốc tử nạn trên tàu sân bay Liêu Ninh

- Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc bị chê ‘khiếm khuyết bẩm sinh’

- Nga, Mỹ chê tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

- Trong mắt các nhà quân sự Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ là món "đồ đồng nát" không hơn không kém.

- Nhật Bản tuyên bố chỉ cần 30 phút để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh

Thế là thế nào ?

Sữa bột Trung Hoa làm ra con nít uống vô là lăn ra chết tốt. Dao rựa của xứ sở này hễ đụng tới là gẫy làm đôi. Điện thoại chỉ có cái vỏ là dùng tốt. Còn hàng không mẫu hạm lại phải mua cái khung cũ của thiên hạ về sài.

Vậy đâu là sản phẩm Made in China ? Câu trả lời có thể tìm thấy trong những tiệm tạp hóa (99 Cents Stores) có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng hóa ê hề và rẻ rề hà. Khỏi có đối thủ luôn.

suc3

Ảnh : dailysignal

Cái giá để Trung Quốc có thể sản xuất ra những món hàng tiêu dùng với giá rẻ vô địch như hiện nay là mồ hôi cùng nước mắt của rất nhiều triệu tù nhân trong những trại lao cải, và sự tàn phá hủy hoại không gian sinh tồn của nguyên cả một lục địa. Không đâu còn không khí trong lành để thở, cũng chả nơi nào còn nước sạch để uống vì mọi sông suối đều ô nhiễm và chứa đầy rác rưởi.

Đúng là cách sống không có ngày mai của những kẻ đã đến bước đường cùng, phải bán máu để mưu sinh ! Tuy họ chết chậm nhưng chết chắc mà chả cần phải có bất cứ cuộc thương chiến hay chiến tranh nóng (lạnh) nào ráo trọi, với bất cứ ai. Vậy mà thiên hạ vẫn có kẻ sợ Tầu, và sợ lắm lận, sợ tới độ bị nó đá cho hoài mà cũng không dám "ẳng" lên một tiếng. Đúng là China-phobia. Bịnh thiệt !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 19/06/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Tưởng Năng Tiến

con1

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù – vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một stt ngắn : "Con Nhà Người Ta". Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính :

Hoàng Chi Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…

Hoàng Chi Phong ra tù. Hàng loạt hãng thông tấn quây quanh anh phỏng vấn. Những câu trả lời của anh đầy trí tuệ, nhiệt huyết và dũng cảm. Tôi tin, nếu những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta được phép tự do tiếp xúc báo chí, họ cũng thể hiện khí chất không kém.

Nhưng. Họ không được thể hiện những gì mà Hoàng Chi Phong thể hiện. Vì sao, ai cũng biết câu trả lời.

Bởi vậy. Tôi rất ghét nghe những lời bình luận : Bao giờ Việt Nam mới được như Hong Kong, người ta đã tự do bao nhiêu năm, còn mình thì thế này thế kia. Thế hệ trẻ nước người ta như thế, chứ bọn trẻ Việt Nam thì chỉ biết điên rồ vì một trận cầu hoặc yêu đương vớ vẩn. Ở Hong Kong mới thế chứ Việt Nam thì có mà mơ...

Tôi hỏi, Các anh chị đã làm gì để tuổi trẻ đất nước này thay đổi ? Có dám chia sẻ, bàn luận với chính anh em, con cháu mình về những gì đã và đang xảy ra trước mắt hay chỉ muốn con người ta đổ máu còn con mình hưởng bình an ? 

Nhưng hãy nhớ cho, tụi nhỏ bị nhồi sọ cho tới tê liệt khả năng phản kháng, từ mẫu giáo đã phải hưởng một nền giáo dục đóng khuôn tư duy, bắt học tập gương ông này ông nọ, hoàn toàn không được tự do phát triển như "con người ta". Bởi vậy, ca ngợi tuổi trẻ Hong Kong thì tốt rồi, nhưng học được như "bố mẹ người ta" đi đã rồi hãy buông lời thất vọng.

Cô giáo Thảo Dân khiến tôi thốt nhớ đến đôi ba nhà giáo mà mình có quen, hoặc biết :

Nguyễn Chí Thiện (1939 - 2012). Sau khi nhà thơ qua đời, nhà phê bình văn học Thụy Khuê  đã ghi lại vài dòng về tiểu sử của ông :

Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai, Nguyễn Chí Thiện phạm tội "phản tuyên truyền", bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến 1964. Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả. Năm 1979 đến tòa đại sứ Anh gửi hay "ném" tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến 1991. Trước sau tổng cộng 27 năm.

con2

Về "sự cố" này ("trót giảng cho học trò đúng sự thật") có hôm tôi cũng được nghe Nguyễn Chí Thiện nói thêm – đôi câu – khi ông vui miệng : "Mình đi dậy thế cho người bạn vài buổi, chứ có phải là thầy giáo đâu. Tiện dịp thì cũng giải thích cho học sinh biết rằng Nhật đầu hàng trong cuộc Thế Chiến vừa qua là vì hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nagasaki và Hiroshima, chứ không phải vì thua trận với Nga. Vậy mà hồi 61 bị đi tù vì tội phản tuyên truyền".

Đúng sáu mươi năm sau thì đến lượt nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh vào tù. Bản tin của BBC ("Thầy giáo dạy trò bài hát ‘Trả lại cho dân’ bị khởi tố") đọc được hôm 31 tháng 5, có đoạn như sau :

Sau tin ông Tĩnh bị bắt, mạng xã hội lan truyền video ông Tĩnh dạy học sinh hát bài "Trả lại cho dân", một trong những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang hiện đang tị nạn tại Mỹ.

Được hỏi về bài hát này, bà Nguyễn Thị Tình (phu nhân ông Nguyễn Năng Tĩnh, phụ chú của tnt) nói "bài hát đấy rất hay, không có gì xấu xa", rằng bà cũng ‘rất thích’ và hai con bà đều thuộc lòng những lời bài hát.

"Trả lại đây cho nhân dân tôi

Quyền tự do, quyền con người

Quyền được nhìn, được nghe, được nói

Quyền được chọn chân lý tự do

Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn…"

Chồng tôi là một người hoạt động tự do, là giảng viên nhạc, thường ngày vẫn đi dạy. Bản tính anh là một người rất nhiệt tình với cộng đồng, xã hội. Tất cả những ai cần giúp thì anh đều giúp hết mình trong khả năng của anh. Tôi khẳng định chồng tôi không làm gì sai. Tôi luôn ủng hộ lý tưởng của anh. Ví dụ vụ Formosa, anh tham gia phản đối điều xấu đó thì tôi thấy là hợp lý…

Nguyễn Chí Thiện bắt đầu cuộc đời tù tội (tổng cộng đến hai mươi bẩy năm) chỉ vì "trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử". Nguyễn Năng Tĩnh đang bị giam giữ chờ ngày ra toà vì dậy cho học sinh một bài há́t, có đề cập đến quyền căn bản của con người : "quyền được nhìn, được nghe, được nói…" Bà Nguyễn Thị Tình vì "luôn ủng hộ lý tưởng của chồng" nên bị xách nhiễu thường xuyên, "bán hàng online để kiếm tiền nuôi con mà người ta không mua vì nói tôi phản động".

con3

Con nhà người ta & Con cháu nước mình

Phong trào Dù vàng và Tuổi trẻ Hồng Kông (trái) - Tuổi trẻ tha hóa Việt Nam (phải). Ảnh lấy từ Tạp Chí Luật Khoa

Tôi hoàn toàn không biết gì về gia cảnh những học sinh trong ban lãnh đạo của Thế Hệ Dù Vàng ở Hồng Kông. Tuy thế – với ít nhiều chủ quan – tôi vẫn tin rằng cô thầy (cũng như cha mẹ) của các em chưa ai phải vào tù, cũng chưa có ai bị bắt giữ điều tra, hay bị xách nhiễu vì "giảng cho đúng một sự kiện lịch sử", hay chỉ vì dậy cho học sinh một bài hát về quyền con người.

Sự dị biệt căn bản này khiến cho Việt Nam không thể có những thanh niên như Joshua Wong : Hoàng Chi Phong 黃之鋒, Nathan Law : La Quan Thông 羅冠聰), Raphael Wong : Hoàng Tạo Minh 黃浩銘, Châu Vĩnh Khang : Alex Chow 周永康

Một đất nước chỉ "được phép" vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 18/06/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Cây quýt này vốn mọc ở một địa phương nọ thì rất to và ngọt, đem trồng ở một nơi khác, không hợp thủy thổ, thì vừa nhỏ vừa chua.

Bá Dương

tcb1

Nhà văn Bá Dương phàn nàn rằng đồng bào của ông bị "dị ứng" với hai chữ cám ơn

"Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người TQ ra cái câu cám ơn ông e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được".

Ngoài cái bệnh dị ứng với chuyện ơn nghĩa, vẫn theo như lời của tác giả Người Trung Quốc Xấu Xí (The Ugly Chinaman) dân Tầu còn mắc cái tật hơi lớn tiếng :

"Nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp".

Những ghi nhận đọc được qua trang FB của Nguyễn Chương về người Đài Loan lại hoàn toàn khác :

- Tại bến xe mọi người đều tự giác xếp hàng. Khi lên xe, nhân viên nhiệt tình hỏi bạn muốn đi đâu, và khi thu tiền hoặc thối lại tiền, họ đều nói "cảm ơn" vì bạn đã thịnh tình chiếu cố.

- Khi mua cơm ở cửa hàng, mỗi lần kêu món hoặc đến lúc trả tiền, tôi đều nghe nhân viên nói "cảm ơn" luôn miệng. 

Kinh nghiệm của tôi ở Singapore cũng thế, cũng khác. Có lần bước vào một tiệm ăn ở Đảo Quốc này, tôi rất ngạc nhiên khi thấy hình một tô hoành thánh mì, cùng dòng chữ song ngữ (Please Keep The Volume Down While Eating After 10:30 PMdán ngay trên tường.

tcb2

Ảnh (tnt) chụp năm 2019

Thảo nào mà quán đông nhưng không ồn. Hóa ra không phải ở đâu người Trung Quốc cũng là những kẻ vô ơn, và lúc nào họ cũng lớn họng, như lời than phiền của Bá Dương. Có nơi – và có lúc – họ cũng thường "cảm ơn luôn miệng" và cũng ăn nói nhỏ nhẹ, đàng hoàng, rất mực.

Thế mới rõ là có nhiều giống người Hoa chứ không phải một : Tầu Singapore, Tầu Hồng Kông, Tầu Đài Loan, Tầu Đại Lục… Và họ khác nhau một trời/một vực – theo như ghi nhận của một người cầm bút khác, Tạ Duy Anh :

"Không phải vô cớ mà người Đài Loan kiên quyết không nhận mình là Trung Quốc, dù họ phần lớn từ Phúc Kiến sang. Người Đài Loan hiền lành, tinh tế, trung thực thuộc loại nhất thế giới. Trong khi người Trung Quốc đại lục thì luôn tạo ra ác mộng cho bất cứ đâu họ đặt chân đến".

Ở bình diện thể chế cũng thế: "Điểm khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật tại Đài Loan và Trung Quốc sâu và rộng gấp mấy lần vài trăm dặm eo biển chia cắt hai quốc gia này. The gulf between legal systems across the Taiwan Strait is far wider than a hundred miles" (1). 

Sao kỳ vậy cà ?

Tác giả Huy Phương lý giải như sau : "Cũng giống quýt đó, trồng ở Giang Nam thì chua, trồng ở Giang Ðông thì ngọt. Ðó chính là nhờ phân, nước, khí hậu mỗi nơi cho những thứ trái có phẩm chất khác nhau… Bây giờ hầu hết giống quýt đều muốn được trồng ở Giang Ðông, chứ không muốn mọc ở Giang Nam".

Tương tự, "bây giờ hầu hết" người Trung Quốc cũng đều muốn "được trồng" lại ở một nơi nào khác, cho nó bớt chua, chớ không phải ở nơi quê hương (bản quán) của mình :

- Số liệu cho thấy "cơn lốc" người di cư khỏi Trung Quốc vẫn chưa dừng lại

- Philippines lo ngại làn sóng lao động nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc

- Làn sóng dân Trung Quốc ồ ạt đến Canada

- Dân Trung Quốc di cư sang Mỹ đông nhất

- Người Trung Quốc ồ ạt mua nhà tại Australia

- Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở Việt Nam'

- Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào

- Trung Quốc di dân tới  Châu Phi

Đất lành chim đậu. America, Canada, Australia thì không nói làm chi, chớ ngay tới  Châu Phi mà cũng được người Tầu coi như là đất lành thì ai cũng phải thấy rằng Trung Hoa Lục Địa (quả) là dữ thiệt, và dữ lắm – trừ ông Tập Cận Bình.

Chủ quan và kiêu ngạo cộng sản là chứng bệnh chung của rất nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao, chớ chả riêng chi bác Tập. Bởi thế, bác ấy rất bất bình (và bị chạm tự ái) vì người dân Trung Cộng đã bỏ chạy tá lả bùng binh – theo tôi – là điều hoàn toàn thông hiểu và thông cảm được.

Tôi chỉ phàn nàn mỗi ở điểm là ông Chủ tịch nước đã có cái thái độ quá đáng, hay nói chính xác hơn là quá quắt, khi đòi hỏi Nước Trung Hoa Là Một – One  China Policy . Ổng muốn thâu tóm tất cả vô cái phần đất dữ dằn (và chua lè) của mình cơ.

Ngày 1 tháng 7 năm 2017, Tập Cận Bình đến dự lễ kỷ niệm Hai Mươi Năm Trao Trả Hồng Kông – Hong Kong Handover 20th Anniversary . Bữa đó, tôi tình cờ cũng có mặt tại Hương Cảng và đang ngồi ăn mì (nên suýt ói) khi nghe thằng chả nói –  y như thiệt – trên TV rằng : "Hong Kong has always been in my heart".

tcb3

Biểu tình phản đối Tập Cận Bình tại Hongkong. Ảnh : South China Morning Post - 01 July, 2017

Tui quen cả đống người dân Hồng Kông, đủ mọi thành phần, chả hề nghe ai nói là trong trái tim họ lại có Tập Cận Bình cả. Họ cũng hoàn toàn không có chút xíu xiu thiện cảm, hay gắn bó gì với Trung Hoa Lục Địa. Giới truyền thông cũng phản ảnh y như thế :

– Reuter s : Người trẻ Hong Kong muốn tất cả biết họ là người Hong Kong, không phải Trung Quốc.

– Le Monde : Thất bại của một đất nước, hai chế độ.

– RFI : Hồng Kông trong bàn tay thép của Trung Quốc.

– BBC : Đừng ảo tưởng rập đầu trước Trung Quốc.

– RFA : Người Hong Kong xin hộ chiếu Anh quốc vì lo sợ tương lai.

Người Đài Loan cũng vậy, cũng sợ thấy bà luôn. Đối với họ (chắc) hai chữ "cộng sản" cũng có nghĩa tương tự như "dịch tả" hay "dịch hạch", chớ không là gì khác cả – dù Tập Cận Bình vẫn luôn miệng trấn an :

 "Sau khi thống nhất hòa bình, Đài Loan sẽ có hòa bình lâu dài và người dân sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng. Với sự hỗ trợ tuyệt vời của ‘mẫu quốc,’ nền an ninh của đồng hương Đài Loan sẽ còn tốt hơn nữa, và không gian phát triển của họ sẽ còn lớn hơn nữa".

Chuyện của thiên hạ nhưng FB Nguyễn – Chương Mt  (VN) vẫn nhất định xía vô, và bàn ra, cho bằng được :

"Cái này kêu bằng ‘nằm mơ giữa ban ngày’ từ phía Bắc Kinh… Đài Loan đã và đang là một lãnh thổ độc lập gần 70 năm rồi đa ! Bảy thập kỷ (từ 1950 tới nay) sống mình ên, mọi chính sách đối nội lẫn đối ngoại do Đài Bắc tự quyết định (Bắc Kinh chớ hề được phép nhúng tay vào mà ‘chỉ đạo’). Ở đời, có ai đang độc lập mà không chịu sướng, lại đi chui vào một thiết chế để cho người khác chỉ đạo ? Mà phải chi Bắc Kinh văn minh hơn, mức sống dân chúng cao hơn, an sinh xã hội tốt hơn thì... cũng dám xin thôi độc lập để được nâng khăn sửa túi lắm à".

Nguyễn – Chương Mt còn làm tài hay, cầm đèn chạy trước ô tô, mau mắn cho độc giả biết rằng: "Danh xưng ‘Cộng hòa Đài Loan’ (tức ‘Đài Loan dân quốc’ 台灣民國) đang rục rịch để một ngày đẹp trời thế chỗ, không còn xài danh xưng ‘Trung Hoa dân quốc’ (中華民國), khỏi dính tới vòng kim cô ‘One China’ làm chi cho má nó khi…".

Theo VOA, nghe được hôm 02/01/2019, Tổng thống Thái Anh Văn cũng mới vừa tuyên bố : "Đại đa số người dân Đài Loan kiên quyết chống đối khái niệm ‘một quốc gia, hai chế độ,’ đây là sự đồng thuận tại Đài Loan". Hai tháng sau, ngày 8 tháng 4, Taiwan News đưa tin : "Thousands of Taiwanese protest against ‘one country, two systems’ in Kaohsiung. Hàng ngàn người Đài Loan xuống đường phản đối ‘một nhà nước, hai chế độ ’ở Cao Hùng".

Chưa hết, RFI nghe được hôm 7 tháng 5 năm 2019, lại vừa hớn hở cho hay : "Hạ Viện Mỹ thông qua luật bảo vệ Đài Loan… Với 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống".

Tui thì không rành (và cũng không mặn mà) chuyện chính trị/chính em nên không dám xía vô, hay bàn ra gì ráo, chỉ trộm nghĩ rằng : hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1.418.804.794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội ? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình và cả cả loài người đang nhăn mặt hay sao ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 12/06/2019 (tuongnangtien's blog)

(1) Margaret K. Lewis. "Taiwan’s Human Rights Revolution and China’s Devolution ", The Diplomat, 10 Mar 2017 translated by Quỳnh Vi

Published in Diễn đàn