Với người dân Thủ Thiêm, Sài Gòn, tên Tất Thành Cang là tên gọi của cái ác, của tội phạm, là tên cướp ngày đã cướp nhà, cướp đất, cướp nguồn sống, cướp cuộc sống bình yên của hàng ngàn gia đình, hàng chục ngàn người dân.
Với người dân Sài Gòn, người dân cả nước, tên Tất Thành Cang là tên gọi của một loại sâu dân mọt nước và người dân đã phiên cái tên riêng Tất Thành Cang thành tên chung của một hiện tượng tự nhiên, một quá trình đào thải, tống tháo nặng mùi : Tan Thành C., tan thành bã thải của quá trình tiêu hóa.
Tất Thành Cang (trái) đã cùng anh "Hai Nhựt" Lê Thanh Hải cướp hàng trăm hecta đất Thủ Thiêm của hàng ngàn gia đình - Ảnh minh họa
Khi là bí thư kiêm chủ tịch quận Hai, Sài Gòn, Tất Thành Cang làm lên kỉ lục địa ngục về sự nhẫn tâm, tàn ác, táng tận lương tâm với dân. Đứng đầu băng cướp đất cấp quận, Cang cùng băng cướp đất cấp thành phố do bí thư Lê Thanh Hải đứng đầu đã cướp hàng trăm hecta đất Thủ Thiêm của hàng ngàn gia đình, đẩy hàng chục ngàn người dân vào cảnh không còn nguồn sống, không chốn dung thân, màn trời chiếu đất năm này qua năm khác suốt hơn chục năm trời. Có người dân phẫn uất phải thắt cổ chết. Nhiều người bị đẩy đến khốn cùng mang bệnh thể xác không tiền chữa chạy và mang bệnh nặng hơn về tinh thần, đau đớn, uất hận, tuyệt vọng mà chết khi tuổi đời đang độ phát tiết tinh hoa
Khi là giám đốc sở Giao thông Vận tải, Cang thông đồng với nhà đầu tư làm lên kỉ lục thế giới về chi phí làm đường cao đến vô lí, đến không tưởng, đến rùng rợn. Làm một kilomet đường tốn 1000 tỉ đồng. Cang kí mua của nhà đầu tư Đại Quang Minh 12 kilomet đường Thủ Thiêm với giá 12. 000 tỉ đồng. Trong khi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam, rộng gấp đôi đường Thủ Thiêm một kilomet đường chỉ 250 tỉ đồng. Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương rộng hơn đường Thủ Thiêm lại phải qua nhiều vùng đất yếu hơn đất Thủ Thiêm vì đất ngập nước, đất sình lầy kênh rạch mà một kilomet đường cũng chỉ 220 tỉ đồng.
Theo luật "cưa đôi" đang là luật hiện hành phân chia đồng tiền bẩn trong thế giới ngầm tội phạm thì số tiền chênh lệch dôi ra giữa tiền thu được do hợp đồng mang lại và tiền thực phải chi làm công trình sẽ được cưa đôi cho hai bên kí hợp đồng. Như ông cò cảnh sát giao thông ăn chia với người vi phạm giao thông. Đáng ra lỗi vi phạm phải phạt 2 triệu đồng, ông cò cảnh sát chỉ ghi giấy phạt 1 triệu đồng. 1 triệu đồng được ông cò ra ơn giảm phạt được "cưa đôi". Ông cò cảnh sát có 500 000 đồng đút túi và người vi phạm giao thông cũng giảm nhẹ thiệt hại được 500 000 đồng tiền phạt. Giám đốc sở Giao thông vận tải Sài Gòn Tất Thành Cang phóng tay kí chi ra mười hai ngàn tỉ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân mua 12 kilomet đường Thủ Thiêm do Đại Quang Minh làm thì tiền "cưa đôi" Đại Quang Minh phải lại quả cho Cang cũng phải ở con số ngàn tỉ đồng.
Ông quan đảng Tất Thành Cang chẳng làm được tích sự gì cho dân cho nước chỉ ăn tàn phá hại nhưng bóng cả Lê Thanh Hải còn rậm rạp xanh tốt che chở, đàn anh Lê Thanh Hải còn quyền uy bao bọc thì đàn em Tất Thành Cang sâu dân mọt nước cứ nhảy cóc trên bậc thang công danh với tốc độ thần kì. Bí thư thành đoàn. Bí thư kiêm chủ tịch quận. Giám đốc sở Giao thông Vân tải. Phó chủ tịch thành phố. Phó bí thư thành ủy. Chặng đường vạn dặm đó, dưới trướng lãnh chúa Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang chỉ mất có 12 năm, 2004 – 2016. Nhảy tót vào ban chấp hành trung ương đảng cộng sản cai trị. Chễm chệ trên ghế phó bí thư thường trực thành ủy đầy quyền uy. Cang càng ăn bạo, ăn đậm.
Bằng thực tế cuộc đời, bằng kinh nghiệm sống, dân gian đã đúc kết và chỉ ra rằng : Lắm sãi bỏ ngỏ cửa chùa. Và : Cha chung không ai khóc. Cái gì thuộc về sở hữu của nhiều người đều là vô chủ. Học dân gian, nhà nước cộng sản liền làm ra luật vô chủ của đất đai : Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí. Đảng cộng sản cai trị vốn đã coi đất nước Việt Nam là của riêng đảng. Nay có luật đất đai vô chủ đã cho các tổ chức đảng từ đảng ủy phường, xã trở lên có sơ sở pháp lí để biến đất của dân, của nước thành đất của tổ chức đảng. Hơn 32 ha đất công của nước, đất hương hỏa ngàn đời của người dân Phước Kiển, Nhà Bè, Sài Gòn bỗng trở thành đất của doanh nghiệp đảng trực thuộc thành ủy Sài Gòn.
Liền sát khu quí tộc Phú Mỹ Hưng, hơn 32 ha đất vàng Phước Kiển xây building, xây villa bán cho đại gia, xây office cho nước ngoài thuê sẽ có nguồn thu vô cùng lớn và ổn định lâu dài. Chỉ cắt ra vài ha đất bán đi là đủ tiền xây cất trên phần đất còn lại. Nhưng thời gian xây cất phải mất vài năm. Vài năm sau lại thuộc triều đại khác, lãnh chúa khác rồi. Dại gì lại chịu cốc mò cò xơi. Hơn 32 ha đất vàng đâu phải ít tiền. Tiền "cưa đôi" cũng không nhỏ. Thôi bán béng đi, biến đất của doanh nghiệp đảng thành tiền riêng trong tài khoản cá nhân cho chắc ăn.
Hơn 32 ha đất Phước Kiển là miếng đậm không kém gì miếng đậm 12 kilomet đường Thủ Thiêm. Phải làm lẹ và không thể để nhiều người biết. Nhiều người dính vào, lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng, lại thêm rách việc và miếng đậm lại phải chia cho nhiều người thì đâu còn đậm nữa. Dù biết rằng hơn 32 ha đất là tài sản lớn. Quyền quyết định với tài sản lớn đó phải là thành ủy. Nhưng ham thứ gì cũng thành con nghiện của thứ đó. Những chục tỉ, trăm tỉ tiền đất, tiền đường Thủ Thiêm đã làm ông quan cộng sản Tất Thành Cang "tự diễn biến" thành con nghiện tối tăm, mê mẩn của đồng tiền rồi. Nghiện tiền cũng như nghiện heroin thôi. Đã nghiện heroin làm sao cưỡng lại được sự cám dỗ ma mị, ngất ngây, vật vã của nó. Trong cơn say tiền, đồng chí phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang đã mau lẹ chấp thuận cho doanh nghiệp đảng thuộc thành ủy bán hơn 32 ha đất vàng Phước Kiển chỉ với giá 419 tỉ đồng trong khi bán đúng giá thị trường lúc đó, tháng sáu năm 2017 phải thu về hơn 2.000 tỉ đồng.
Để lại dấu chân tội ác, dấu chân nhớp nhúa máu dân ở Thủ Thiêm, Tất Thành Cang thay đôi giầy đế sắt dẫm đạp lên đầu dân của quan địa phương bằng đôi giầy bóng lộn của chính khách quốc gia, ung dung bước vào nhà đỏ ban chấp hành trung ương đảng cộng sản, nhảy tót lên ghế phó bí thư thường trực thành ủy Sài Gòn. Với chức bự, quyền lớn, Tất Thành Cang tiếp tục để lại dấu chân tham nhũng ở Phước Kiển.
Thấy rõ dấu chân tội phạm của ông quan cộng sản Tất Thành Cang, pháp luật nhà nước cộng sản cũng chỉ biết giương mắt ếch nhìn và chờ đảng xử lí ông quan đảng tội phạm, chờ đảng cho phép mới được vào cuộc. Điều 16 Hiến pháp nhà nước cộng sản : Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật là vậy đó.
Ông Tất Thành Cang từng có khoảnh khắc thân mật với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. (Hình : Zing)
Với đảng cai trị bằng tham nhũng quyền dân thì quan đảng Tất Thành Cang, tội phạm Tất Thành Cang cũng chỉ là sai phạm, dù là sai phạm rất nghiêm trọng cũng chỉ là sai phạm, không phải là tội phạm.
Mấy ông tướng công an, dù là tướng cũng chỉ trên mặt bằng xã hội thông thường, chưa bước lên được thềm cao ùy viên trung ương đảng lại mắc tội tày trời, là tội phạm cỡ bự, lôi kéo, xô đẩy hàng chục ngàn người dân cả nước vào vòng tội phạm đỏ đen cờ bạc. Mỗi ông tướng đều đút túi cả chục tỉ tiền bẩn mà mỗi ông tướng tội phạm cũng chỉ bảy, tám năm tù, thấp hơn cả án tù của mấy ông nông dân ít học bị ma men xui khiến đã bắt trộm con vịt về làm mồi nhậu. Quan đảng Tất Thành Cang, trên thềm cao nhà đỏ chỉ sai phạm, đâu phải tội phạm.
Không phải tội phạm, quan đảng Tất Thành Cang vẫn bình chân trên ghế phó bí thư thường trực thành ủy, vẫn ngồi ô tô Toyota Camry biển xanh tiền tỉ đi ăn nhậu cùng những đàn em thân tín : Tăng Hữu Phong vốn cũng từ bệ phóng thành đoàn, nhà trẻ của thành ủy, Lê Trương Hải Hiếu, quí tử của lãnh chúa Lê Thanh Hải. Ăn nhậu khuya khoắt với quan đảng Tất Thành Cang còn có cả người đẹp tổng biên tập tờ báo Đàn Bà miền đất Bến Thành mới thấy thế lực của quan đảng Tất Thành Cang còn tỏa rộng và mạnh mẽ như thế nào.
Một phần dự án khu dân cư Phước Kiển do Quốc Cường Gia Lai đầu tư
Không phải là tội phạm, quan đảng Tất Thành Cang vẫn tươi cười lên diễn đàn hội trường thành ủy tặng hoa cho những nhân sự mới được cất nhắc, thăng tiến ở Hội Đồng Nhân Dân thành phố.
Tội phạm ở Thủ Thiêm, ở Phước Kiển. Gây tội ác tày trời với người dân Thủ Thiêm rồi bình thản trước nỗi khổ đau, lầm than, rên xiết của người dân Thủ Thiêm. Vẫn vô tư bám ghì chiếc ghế quyền lực chính khách nhà đỏ, phó đảng thành phố. Vẫn nhơn nhơn kéo cả đám đàn em đi ăn nhậu. Vẫn hớn hở lên diễn đàn Hội Đồng Nhân dân thành phố. Đó là sự vô liêm sỉ của quan đảng Tất Thành Cang
Đảng cai trị dung dưỡng cho quan đảng Tất Thành Cang, một tội phạm với dân với nước nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đảng cai trị đang thách thức người dân, thách thức lương tâm con người, thách thức đạo lí xã hội. Với sự cai trị đó, làm sao văn hóa, đạo lí xã hội không suy đồi !
Phạm Đình Trọng
(01/12/2018)
Một năm sau vụ kỷ luật và loại khỏi ban chấp hành trung ương đối với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, giờ đây dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang - Ủy viên trung ương, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của tuyên ngôn ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’.
Tất Thành Cang thời còn vinh quang bên cạnh Đinh La Thăng ? Ảnh infonet
Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả động Thủ Thiêm ?
Cho đến nay, rất tương đồng thời gian khiếu nại tố cáo vụ ‘ăn đất’ của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Thiêm đã kéo dài vượt quá mọi giới hạn, vụ xử lý Tất Thành Cang và phía sau đó là ‘phe cánh chính trị’ Lê Thanh Hải đã nhùng nhằng, ‘nâng lên hạ xuống’ quá lâu, hoặc nói trắng ra là đã liên tiếp xảy đến những hành vi chạy chọt và thỏa hiệp giữa những đối tương tham nhũng với các ‘cơ quan chức năng’ và ngay trước mắt người vừa ngồi vào ghế chủ tịch nước của kẻ đã ‘chẳng may qua đời dù được tận tình cứu chữa’.
Tháng Năm năm 2018 đã có một bằng chứng hết sức hùng hồn để tố cáo âm mưu của một thế lực chính trị nào đó muốn dùng vụ Thủ Thiêm, bắt đầu từ vụ mất tích tấm bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm, nhằm ‘tống tiền’ nhóm lợi ích Lê Thanh Hải theo cách phải ‘ói ra’. Trong suốt một tuần lễ, báo chí nhà nước được đăng bài thả ga, báo có tâm cũng như báo đánh hôi và báo lợi dụng đã như thể lên đồng trong một cơn rên rỉ sướt mướt. Song sang tuần sau đó, báo chí chợt câm bặt như vừa bị một bàn tay bóp nghẹt miệng. Từ đó đến nay, tham nhũng Thủ Thiêm vẫn nguyên trạng một mớ hổ lốn, còn dân oan vẫn nguyên trạng những kẻ chỉ thiếu điều cạp đất mà ăn.
Cũng cho tới nay, hiện tượng hết sức lạ lùng là dư luận và người dân vẫn tuyệt đối không nghe Nguyễn Phú Trọng đả động đến vụ Thủ Thiêm dù chỉ một từ, tuy trong các cuộc tiếp xúc cử tri của ông ta tại Hà Nội luôn có những câu hỏi của giới tướng lĩnh về hưu và cựu thần trung thành về câu chuyện kinh thiên động địa này. Chứng kiến thái độ im lặng đầy kiên định và như thể cố ý như thế, rất nhiều người dân đã và đang cho rằng ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng, nếu không dính dáng đến vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm, thì cũng cố gắng ‘bảo kê’ cho những quan chức tham nhũng trong vụ này.
Chỉ ‘kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang’ ?
Quá nhiều bằng chứng chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã cho thấy bất kỳ lúc nào vụ Thủ Thiêm cũng có thể bị một thế lực chính trị - lợi ích nhóm trong nội bộ đảng cầm quyền nhấn cho chìm xuồng, nếu không luôn có sự hiện diện một phong trào đấu tranh của mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và người dân không cho chìm xuồng một cách dễ dàng như thế.
Từ tháng Năm năm 2018 khi tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm ‘vô tình’ bị báo chí nhà nước phát hiện đã bị biến mất, cho đến nay cái điều nghịch lý kinh khủng ấy vẫn còn là một bí mật khổng lồ mà không có bất kỳ cơ quan hay cá nhân quan chức nào phải chịu trách nhiệm.
Cũng cho tới nay, những bản kết luận kiểm tra và thanh tra của cơ quan Thanh tra chính phủ đã không hề làm rõ được việc ít nhất 160 ha đất dành cho tái định cư ở Thủ Thiêm ‘biến’ đi đâu hoặc biến vào túi ai. Trong khi đó, những đối tượng bị xem là ‘ăn đất’ bẫm nhất như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua… vẫn ung dung phè phỡn trên nước mắt và xương máu của hàng chục ngàn dân oan Thủ Thiêm, còn những tờ báo nhà nước muốn mở miệng về vụ này thì lại bị cơ quan Tuyên giáo trung ương kềm nén theo phương châm ‘cho sủa mới được sủa’.
Chỉ đến tháng Mười Một năm 2018, mới xuất hiện một ít tin tức về khả năng (chỉ là khả năng) ‘sẽ kỷ luật Tất Thành Cang’, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương về mức độ sai phạm của Cang trong hai vụ ‘ăn đất’ ở Nhà Bè và Thủ Thiêm là ‘rất nghiêm trọng’.
Đến cuối tháng Mười Một, ngay cả nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân - thân là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại chưa hề làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo - cũng phải lần đầu tiên thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.
Vì sao phải là tháng Mười Hai ? Và tháng Mười Hai có gì đặc biệt ?
Theo lịch trình đã được xác định ngay sau Hội nghị trung ương 8 vào tháng Mười năm 2018, sẽ có thêm một hội nghị trung ương nữa - Hội nghị 9 - được tổ chức vào tháng Mười Hai cùng năm. Hội nghị này nhắm tới mục tiêu sẽ lấy phiếu tín nhiệm các thành viên bộ chính trị và ủy viên trung ương - tương tự Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015.
Cũng tại Hội nghị trung ương 9, khả năng nhiều là vụ ủy viên trung ương Tất Thành Cang sẽ được lôi ra, tuy chưa biết Nguyễn Phú Trọng sẽ dành cho Cang tư thế gì - ‘cẩu đầu trảm’ hay một thứ gì đó đỡ nhục hơn.
Giờ đây, hy vọng còn lại của Tất Thành Cang lại là… Nguyễn Xuân Anh.
Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng ?
Vào tháng Mười năm 2017, trong bối cảnh cuộc đấu đá dữ dội của ‘hai hổ không thể cùng rừng’ ở ‘thành phố đáng sống nhất Việt Nam’ là Đà Nẵng, quan chức bí thư Nguyễn Xuân Anh - nhân vật được đồn đoán ‘thân’ với chủ tịch nước khi đó là Trần Đại Quang - đã bị đo ván trước Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và được đồn đoán là ‘người nhà’ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, Nguyễn Xuân Anh bị cách chức và bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương tại Hội nghị trung ương 6.
Tuy thế, thân phận của Nguyễn Xuân Anh là có thể chấp nhận được trong bối cảnh ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng rừng rực cháy và có vẻ sẵn sàng thiêu đốt những quan chức nhúng chàm, đặc biệt là quan chức thuộc ‘phe địch’ chứ không phải ‘phe ta’.
Không bị vướng vòng lao lý, Nguyễn Xuân Anh đã yên bình cho tới nay và có lẽ đang tính kế vui thú điền viên khi tuổi về hưu còn lâu mới tới.
Nhưng Tất Thành Cang lại không hề muốn số phận ông ta phải kết thúc như người đã từng kè vai bá cổ với Cang : Đinh La Thăng.
Bởi số phận của Đinh La Thăng là quá tệ…
Vào cuối tháng Tư năm 2017, Đinh La Thăng đã bị một cú trời giáng : trong khi Thăng vẫn chứng nào tật đó khi tiếp tục chuỗi ba hoa bán trời không văn tự trên mặt báo chí, cùng lúc xuất hiện tin hàng lang ‘anh Thăng đã ‘thu xếp’ được với Hà Nội, không sao đâu’, thì Ủy ban Kiểm tra trung ương của Trần Quốc Vượng bất ngờ quy mức ‘sai phạm rất nghiêm trọng’ cho Thăng vào thời ông ta còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chỉ hai tuần sau đó, Hội nghị trung ương 5 diễn ra, Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất luôn cái ghế bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đầy quyền lực và đầy cơ hội khoe mẽ, dù vẫn giữ được chức ủy viên trung ương và được đưa về Ban Kinh tế trung ương để ‘nhốt quyền lực vào lồng’.
Tuy nhiên cái ghế ủy viên trung ương cho có ấy thật chẳng là gì. Chỉ ăn không ngồi rồi ở ghế Phó trưởng ban kinh tế trung ương được bảy tháng, Đinh La Thăng đã bị khởi tố và tống giam vào tháng Mười Hai năm 2017, để tròn ba tháng sau ông ta phải rền rĩ một triết lý chấn động’tâm thức cộng sản’ : ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người !’ khi phải nhận hai mức án tổng cộng đến 31 năm tù giam.
Còn giờ đây, ngay trước mắt của Tất Thành Cang cũng là một hội nghị trung ương…
Tất Thành Cang sẽ biến thành Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng ?
Nhưng lại có một khác biệt khá lớn giữa Nguyễn Xuân Anh với Tất Thành Cang : tuy cùng là cấp ủy viên trung ương, nhưng khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, tài sản nổi của Nguyễn Xuân Anh chỉ mới bị phát hiện có một căn nhà phố do Phan Văn Anh Vũ ‘tặng’, chứ không phải là gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang - theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.
Nếu luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ như vào tháng Mười Một năm 2018, hẳn số biệt thự trên của Tất Thành Cang - ước tính giá trị hàng chục triệu USD - sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến cho ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 30/11/2018
Chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng từ bỏ đảng vì lý tưởng không phù hợp (RFA, 21/11/2018)
Truyền thông Việt Nam vào ngày 21/11 trích thông tin từ Ban tổ chức Quận ủy Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng đang tiến hành các thủ tục quy trình để xóa tên đảng viên đối với ôn Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng. Courtesy FB Tan Vinh
Lý do đề nghị xóa tên đảng viên đối với ông Huỳnh Tấn Vinh được Quận ủy Hải Châu đưa ra là vì ông Vinh không chuyển hồ sơ đảng viên và đã bỏ sinh hoạt đảng trong nhiều năm.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do về việc này, ông Huỳnh Tấn Vinh cho biết :
"Tôi thấy chuyện đó bình thường thôi bởi vì cái gì đến sẽ đến, thật ra cái chuyện này đã xảy ra từ năm 2014 và bởi vì tôi thấy rằng lý tưởng đó không còn phù hợp với tôi nữa và tôi không sinh hoạt đảng để còn làm mấy việc khác của xã hội".
Trên thực tế, ông Huỳnh Tấn Vinh đã từ bỏ đảng từ trước khi có quyết định của chi bộ. Ông Vinh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình rằng :
"Thật ra mình không muốn mọi chuyện quá ồn ào gây khó xử cho tổ chức nên đã lặng lẽ ra khỏi đảng từ năm 2014.
Vì sao ư ? Vì những điều đang diễn ra không còn phù hợp với lý tưởng ban đầu mà mình đã tin đã theo, đã chiến đấu, bị thương như một nguời lính và gia nhập đảng ở chiến trường K. từ 1980".
Ông Huỳnh Tấn Vinh là một người khá nổi tiếng ở Đà Nẵng trong thời gian vừa qua khi thể hiện quan điểm cá nhân về nhiều vụ việc mà ông cho là bất công trên mạng xã hội.
Ngoài chức Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, ông Vinh còn được nhiều người biết đến khi lên tiếng công khai phản đối những vi phạm trong quy hoạch mà ông cho là sẽ tàn phá bán đảo Sơn Trà, lá phổi xanh của Đà Nẵng.
Không rõ là những lên tiếng phản đối về bán đảo Sơn Trà có tác động thế nào đối với quyết định xóa tên khỏi đảng của Quận ủy Hải Châu hay không. Ông Huỳnh Tấn Vinh không muốn trả lời Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này.
Trong lần trả lời phỏng vấn với Báo Giao Thông số đăng ngày 11/6/2017, ông Vinh có chia sẻ rằng, sau nhiều diễn biến liên quan đến quy hoạch Sơn Trà, Tổng cục du lịch và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu ông thôi chức Chủ tịch Hiệp hội du lịch vì cho rằng ông có những kiến nghị vượt cấp làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của chính phủ.
Ông Vinh còn cho rằng vì không đồng ý thôi chức và vẫn tiếp tục lên tiếng nói để bảo vệ Sơn Trà nên phía gia đình ông đã gặp nhiều rắc rối, hăm dọa khiến cuộc sống không yên ổn.
Những đảng viên lên tiếng phản biện trong xã hội thường gặp phải những chỉ trích ngày trong đảng, thậm chí bị kỷ luật, khai trừ đảng. Trường hợp điển hình là của Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đối với Giáo sư Chu Hảo được công bố hôm 25/10 cho rằng giáo sư Chu Hảo đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Tiếp theo sau đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vào ngày 15/11, Ủy ban này đã có thông báo chính thức quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng đối với Giáo sư Chu Hảo.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, hiện là chủ tịch hội nhà báo độc lập sống tại Sài Gòn và cũng là người từng tuyên bố ra khỏi đảng từ năm 2013 trong lần hội luận cùng với phóng viên Kính Hòa RFA rằng, từ lâu nhiều đảng viên đã bỏ sinh hoạt đảng, không đóng phí cũng như họ không tuyên bố ra khỏi đảng nhưng tên vẫn nằm trong danh sách đảng viên của chi bộ.
"Tôi cho rằng có một thành phần rất lớn, họ không chính thức công khai tuyên bố là từ bỏ đảng nhưng âm thầm từ bỏ đảng từ lâu rồi thì chúng ta gọi đó là khái niệm thoái đảng đấy. Từ năm 2013, ban tuyên giáo trung ương lúc đó cũng thừa nhận là có đến 40% các đảng viên trong các tổ chức sinh hoạt đảng tại địa phương rơi vào tình trạng thoái đảng. Tôi cho là sau gần 6 năm cho tới đây thì phải cao hơn khá nhiều, thậm chí lên tới 50%-60% và cũng rất nhiều người nói với tôi tình trạng sinh hoạt tại các địa phương èo ụt như thế nào và nhiều đảng viên tìm cách để thoái đảng và bằng cái cách dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất là sau khi về hưu nhận hồ sơ đảng và mang luôn về nhà cất trong ngăn kéo ở nhà mình mà không nộp cho chi bộ".
Sau vụ việc Giáo sư Chu Hảo có ít nhất 14 đảng viên có tên tuổi khác cũng lên tiếng tuyên bố từ bỏ đảng như diễn viên Kim Chi, phó giáo sư tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc và một số đảng viên khác. Có những người đã từng nghỉ sinh hoạt đảng đã lâu nhưng chưa tuyên bố chính thức từ bỏ đảng như trường hợp của nghệ sĩ Kim Chi.
Theo truyền thông trong nước thủ tục quy trình để xóa tên ông Huỳnh Tấn Vinh sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Ông Vinh cho biết, việc xóa tên khỏi đảng không ảnh hưởng đến chức danh Chủ tịch hiệp hội du lịch Đà Nẵng và ông sẽ tiếp tục đấu tranh cho bán đảo Sơn Trà tới cùng.
Trong dòng trạng thái ở Facebook viết sau khi có thông tin về quyết định xóa tên đảng, ông Vinh viết rằng : "Nếu đảng Cộng sản dũng cảm thay đổi theo hướng tốt hơn : vì Nhân dân, vì đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng. Biết đâu, ngày đó mình sẽ xem lại".
*******************
Luật Phòng chống tham nhũng chỉ để xử lý trong nội bộ đảng ? (BBC, 21/11/2018)
Ý kiến luật sư rằng luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ yếu để xử lý trong nội bộ đảng chứ chưa mang tính phổ quát.
Đinh La Thăng, một trong những thành viên cao cấp trong Bộ Chính trị, hầu tòa vì tội tham nhũng
Một trong những nội dung được bàn thảo nhiều tháng trời là "quy định xử lý tài sản bất minh", cuối cùng không được đưa vào Luật Phòng chống Tham nhũng được Quôc hội Việt Nam thông qua hôm 20/11.
Tuy nhiên, Luật này lại có thêm quy định cán bộ đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực sẽ bị xử lý về mặt Đảng và Nhà nước nếu bị phát hiện.
"Dù không xử lý được tài sản bất minh, luật lại buộc cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng. Nghe có vẻ mâu thuẫn đôi chút về logic, nhưng trên thực tế chúng ta đều thấy khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước", luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC hôm 21/11.
"Cần hoàn thiện quy định kê khai tản sản cá nhân trước"
Ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia bị khai trừ Đảng và bị kết án tử hình
"Tôi cho rằng chính phủ không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật Phòng chống Tham nhũng cũng là bước đi khôn ngoan, thận trọng".
"Bởi vì rất nhiều quy định bị đưa vào luật cho vui chứ không có văn bản nào hướng dẫn thi hành, hoặc không có biện pháp liên quan đến dân sự và kinh tế thì không thể xử lý được".
"Không đưa quy định này vào luật sẽ tránh được nguy cơ gây oan sai về mặt pháp lý, trong bối cảnh các luật hiện hành và quy định liên quan đến sở hữu tài sản cá nhân còn nhiều bất cập", luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội.
Theo ông Tuấn, trong bối cảnh toàn dân đều mong mỏi chính phủ xử lý quan tham, việc có thêm các luật như Luật Phòng chống Tham nhũng nếu nhìn tích cực có thể hiểu là hướng đi tốt của chính phủ để đáp ứng mong mỏi này.
"Tuy nhiên, do còn thiếu những quy định hướng dẫn việc kê khai, quản lý tài sản, nên trước hết cần hoàn thiện các quy định này trước".
"Nếu ta không xử lý được gốc rễ từ vấn đề quản lý, kê khai tài sản thì không thể xử lý được tài sản bất minh".
"Cần nhớ rằng cải cách ruộng đất ngày xưa là một bài học rất lớn cho việc áp dụng một cách bừa bãi các quy định mà không có hướng dẫn cụ thể".
"Nếu không có quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng thì việc xử lý đó có thể đưa đến những tiêu cực khác. Ví dụ có thể đưa đến tham nhũng trong quá trình xử lý tham nhũng".
Cũng theo ông Tuấn, Luật phòng chống tham nhũng từ trước tới nay vốn không xử lý được nhiều về vấn đề tham nhũng", trong khi đó các luật chuyên ngành khác có thể xử lý được các hành vi tham nhũng bị phát hiện".
"Thậm chí không có luật này thì vẫn xử lý được tham nhũng nếu chính phủ mạnh mẽ áp dụng những luật chuyên ngành khác đã có. Luật phòng chống tham nhũng không phải là tất cả, là duy nhất để xử lý tham nhũng".
"Ví dụ một quan chức tham nhũng thì căn cứ vào mức độ, hành vi, có thể xử lý trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự".
Ông Tuấn cũng cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan điều tra và tiến hành tố tụng phải có nhiệm vụ chứng minh rằng những tài sản của một cá nhân là bất minh, để cấu thành hành vi tham nhũng. Chứ không thể "bắt người ta kê khai không được thì xử lý tài sản đó".
"Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thể làm minh bạch trong kê khai, quản lý tài sản, như tài sản hình thành từ đâu, và giao dịch thế nào. Ở Việt Nam có những giao dịch lớn vẫn trả bằng tiền mặt nên không quản lý được. Người ta không muốn hoặc chưa thể làm triệt để việc này thì làm sao bắt buộc họ kê khai đúng được".
"Luật chỉ có tính xử lý nội bộ đảng"
Bình luận về quy định cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng nếu không sẽ bị xử lý về mặt Đảng, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC :
"Tôi cho rằng chính phủ mong muốn không chỉ dừng lại trong xử lý đảng viên và cán bộ công chức tham nhũng, mà thậm chí cả người dân. Nhưng khi chưa làm được vào thời điểm này thì trước mắt họ đưa ra quy định với người trong tổ chức của họ".
"Về logic thì có một chút gì đó mâu thuẫn nhưng việc áp dụng điều này thực tế đã có từ lâu, và khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước".
"Các xử lý về mặt đảng còn khiến cán bộ sợ hơn là các quy phạm pháp luật".
"Ví dụ trong ứng cử đại biểu quốc hội thì quy định này đã được đưa vào rồi. Và đã từng có người bị xử lý, như nguyên đại biểu quốc hội Châu Thị Thu Nga, bị xử lý do bị phát hiện khai báo tài sản không đúng thực tế".
"Có thể hiểu ở đây chính phủ đang muốn xử lý trong nội bộ các đảng viên mà thôi chứ chưa xử lý ra bên ngoài. Giống như họ tách biệt giữa quy định của đảng và quy định pháp luật của nhà nước, khi mà quy định của nhà nước còn chưa đủ để xử lý".
Luật sư Tuấn cho rằng đây chỉ là quy định mang tính nội bộ, chỉ có giá trị răn đe với đảng viên hơn là xử lý về mặt pháp luật.
"Họ thanh lọc, xử lý trong nội bộ trước, nếu không được thì mang ra xử ly theo pháp luật, có thể hiểu như vậy".
"Về cơ bản, dù sử đổi, nhưng Luật này không có sự thay đổi nhiều".
"Thực tế các quy định của luật thì luôn cứng nhắc, và luật có thể chỗ này chỗ khác còn chưa hoàn thiện nhưng quan trọng vẫn là thực thi của cơ quan tố tụng. Kể cả không sửa đổi nhưng nếu làm mạnh mẽ thì các quy định và luật hiện hành đã đủ để xử lý hành vi tham nhũng của những người có chức quyền", luật sư Tuấn nói với BBC.
Đại biểu quốc hội nói gì ?
Giải thích lý do vì sao không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật, dù đã bàn nhiều, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói do đại biểu còn "rất băn khoăn" và "họp nhiều kỳ rồi vẫn thế".
"Chúng tôi thấy rằng cần có thời gian để quá trình thực hiện cho chín thì mới đưa vào luật", ông Phúc được trích lời trên VTC.
Ông Phúc cũng nói việc đưa quy định đảng viên phải kê khai trung thực nếu không sẽ xử lý về mặt đảng là "biện pháp mạnh hơn trước".
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đồng tình rằng Luật này "quy định rất chặt chẽ, minh bạch hơn các biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập, qua đó thực hiện tốt hơn việc kê khai tài sản thu nhập".
Theo Luật hiện hành, nếu tài sản được xác định do tham nhũng mà có thì có thể bị thu hồi hoặc truy thu thuế.
Còn theo Luật sửa đổi, đảng viên bị phát hiện kê khai tài sản không đúng sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử chức đại biểu quốc hội, Hội đồng Nhân dần, hoặc bị đưa ra khỏi danh sách lãnh đạo đã được quy hoạch.
*******************
Tại sao khó xử lý tài sản bất minh ? (RFA, 20/11/2018)
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần thứ 4. Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho việc xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.
Tại sao khó xử lý tài sản bất minh ? Ảnh minh họa. AFP
Trước khi quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày về việc "xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc", theo đó việc xử lý tài sản thu nhập này là vấn đề mới và lần đầu tiên Quốc hội đặt vấn đề xử lý đối với loại này nên rất khó đưa ra quy định xử lý tại kỳ họp lần này.
Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế. Những ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan chức năng chứng minh được là do phạm tội và vi phạm pháp luật mà có.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng đây cũng là vấn đề khó để Quốc hội đưa ra quyết định bởi vì có hai quan điểm khác nhau :
"Bản thân cá nhân tôi cũng thông cảm cái việc xử lý các nguồn ý kiến khác nhau này của quốc hội. Theo thông lệ của Việt Nam nếu thường không giải quyết được thì đều cho là giải quyết vào đợt sau. Tôi cho rằng quy định xử lý tài sản này nếu cần phải chống tham nhũng thì cần có những quyết định thật chặt chẻ bởi vì mọi tài sản đều phải được giải thích từ nguồn gốc nếu không giải thích được thì nó có thể bắt nguồn từ việc hình thành tài sản không đúng với sức lao động của mình. Tôi thì tôi buồn khi mà quốc hội không đưa ra được quyết định cuối cùng trong luật phòng chống tham nhũng về các tài sản bất minh".
Đồng ý với điều này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam giải thích với chúng tôi rằng khi đưa ra điều luật mà không chứng minh và không thực hiện được thì thật sự rất khó. Phải chứng minh các tài sản đó là bất minh bằng cách xác định rõ mới xử lý được.
"Nếu mình đưa những tài sản là bất minh thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mượn cớ để lạm quyền nên rất là khó. Theo tôi thấy riêng cái này thì cần phải có thời gian, bởi vì khi dự thảo vấn đề này thì nó phải mang tính thực tiễn, phải rõ ràng, khi mình định tội một người nào đó thì phải làm cho người đó tâm phục khẩu phục. Chứ giờ mình đưa ra một điều mà không thể thì không được".
Theo kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu tương đương 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. 156/456 ý kiến đại biểu, khoảng 32,16% đại biểu đồng ý với phương án thu thuế. 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.
Như vậy, kết quả ý kiến không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.
Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội và là một blogger tại Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, để trả lời vì sao quốc hội không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh tại kỳ họp này thì nên lật ngược lại quá trình bầu cử cách đây vài năm.
"Tất cả những người là ứng cử viên tự do là những người có đủ năng lực pháp lý để có thể tự ra ứng cử thì đều bị chính quyền Việt Nam đấu tố, làm khó và rất nhiều hành động để ngăn chặn các đại biểu tự do cho nên quyết định của quốc hội cũng không có gì là ngạc nhiên cả, bởi vì học đã dàn xếp hết rồi toàn là người của họ hết. Đương nhiên với một thể chế của Việt Nam hiện nay thì họ ăn cây nào rào cây đấy, bảo vệ lợi ích và quyền lợi mà họ đang có. Cho nên kết quả của quốc hội nó đúng như những gì chúng tôi đã từng chứng kiến trong các kỳ bầu cử quốc hội".
Sau cuộc họp Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ông Nguyễn Mạnh Cường cho báo chí biết, bỏ nội dung này không có nghĩa là không xử lý mà vẫn xử lý tài sản bất minh nếu phát hiện và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc xử lý vấn đề này. Ông giải thích rằng, từ thời bao cấp trước đây cũng có xử lý là kiểm tra hành chính và nếu không giải thích được tài sản hình thành như thế nào thì nhà nước sẽ tịch thu. Nhưng :
"Từ khi đổi mới cho đến nay đã hơn 30 năm, do hoàn cảnh khi đổi mới Việt Nam kêu gọi các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế và cũng không cần xem xét nguồn gốc tài chính đó như thế nào. Đến lúc này, Việt Nam cũng đã phát triển được quảng đường khá dài thì cũng là lúc chúng ta nghĩ đến chuyện tham nhũng vừa rồi được đánh giá là cái quốc nạn, nếu không xử lý thì nó lại kiềm hãm phát triển, tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý".
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để phát hiện tham nhũng, xác định các tài sản bất minh, cần phải có sự tham gia tích cực của cơ quan truyền thông và người dân.
"Bởi vì người dân tai mắt lắm nên không thể giấu được và với sự giám sát của người dân là chính xác. Thường thường các vụ tham nhũng xuất phát từ báo chí và dư luận nhiều hơn, bởi vì người nói không có lửa sao có khói, người dân là không thể qua mặt được họ, cho nên cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra là hay nhất".
Blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng dù có phát hiện tài sản bất minh đi nữa, nếu có ý kiến chỉ đạo từ trung ương thì mọi chuyện cũng bị chìm.
"Một cơ chế độc đảng mà đảng lại không có cơ chế pháp luật điểu chỉnh các hoạt động của đảng. Cho nên khi mọi người quan sát thấy các vụ trọng án thì người ta không xử theo pháp luật mà người ta xử lý theo nghị quyết xử lý theo chỉ đạo từ trung ương. Nếu như có phát hiện một tài sản bất minh thì ngay cả những người trong hệ thống nếu như thật sự người ta muốn làm cho nó đúng theo pháp luật thì cũng rất là khó. Cho dù đưa ra các bằng chứng thông tin như thế nào mà có ý kiến từ trung ương đảng thì nó cũng bị chìm".
Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2017 đã phát hiện ông Phạm Sỹ Quý nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái đã kê khai tài sản thiếu trung thực hàng ngàn m2 đất, nhiều nhà cửa, biệt phủ và tiền bạc với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng, ông Quý khai rằng có nhiều tiền như vậy là nhờ ông buôn bán chổi đót. Tuy nhiên, hình thức xử lý đối với ông Quý là chỉ gián chức từ giám đốc sở Tài nguyên Môi trường xuống cấp phó.
Ngoài ra, có nhiều vụ việc bị người dân phát hiện tố cáo tham nhũng nhưng hình xử lý đối với các trường hợp này thì chỉ giơ cao đánh khẽ giống như vụ ông Quý.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham Nhũng năm 2017 được công bố đầu năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
***************
Quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang (BBC, 21/11/2018)
Chủ tịch HĐND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật Đảng với ông Tất Thành Cang.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang 'vi phạm rất nghiêm trọng'
Trước đó ngày 15/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm 15/11 công bố kết luận sai phạm của Phó bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang, nói ông này vi phạm "rất nghiêm trọng".
Sáng 21/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm dẫn đầu đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh gặp cử tri quận 9.
Tại đây, có cử tri hỏi về sai phạm của ông Tất Thành Cang.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay : "Ban thường vụ Thành ủy đã họp nguyên ngày chủ nhật 18/11 để kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang và cũng kết luận cần phải thi hành kỷ luật".
Bà tiết lộ sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về sai phạm của ông Tất Thành Cang, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã hai lần họp kiểm điểm.
Bà giải thích với cử tri về quy trình kỷ luật của Đảng Cộng sản, theo đó, cuộc họp của Ban thường vụ Thành ủy chỉ là chính kiến của đơn vị này.
Theo quy trình, ông Cang sẽ tiếp tục kiểm điểm với Ban chấp hành Đảng bộ thành phố.
Sau đó, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ họp bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Cang.
Ông Tất Thành Cang sinh tháng 2/1971 tại Long An.
1990-1998 : Ông đi bộ đội và học tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
2009-2012 : Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh
2012-2014 : Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
2014-2015 : Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
2015-2018 : Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả sẽ được Thành ủy gửi cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị sẽ là nơi quyết định việc xử lý ông Cang.
"Quá trình kiểm điểm đồng chí Tất Thành Cang chúng tôi đã làm rất nghiêm túc, trách nhiệm. Các thành viên Ban thường vụ phát biểu ý kiến căn cứ những đóng góp cũng như những vi phạm để kết luận đồng chí có ưu điểm, khuyết điểm gì", bà Tâm nói.
Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang đã vi phạm "rất nghiêm trọng" trong nhiều sự vụ.
Thông cáo nêu rõ : "Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
******************
Tiếng nói công luận làm đổi chiều công lý trong vụ lùi xe trên cao tốc ? (VOA, 21/11/2018)
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội hôm 21/11 thông báo họ đưa ra quyết định kháng nghị đối với 2 bản án gây tranh cãi của một tòa án ở tỉnh Thái Nguyên về một vụ tai nạn trên đường cao tốc.
Chiếc xe của một nữ doanh nhân Ngô Oanh Phương vận động cho tự do và công bằng cho lái xe Lê Ngọc Hoàng
Báo chí Việt Nam đưa tin lãnh đạo tòa cấp cao "đã ký quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án hình sự" của tòa cấp tỉnh để điều tra lại vụ tai nạn xảy ra cách đây 2 năm, trong đó một xe tải chở container đâm vào một xe gia đình làm 4 người chết tại chỗ.
Trong các phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm trước đây, tòa án tỉnh Thái Nguyên xác định rằng lái xe tải có tên Lê Ngọc Hoàng có lỗi và kết án ông này 6 năm tù giam và phải đền bù thiệt hại.
Ngược lại, ông Hoàng cùng gia đình và luật sư bào chữa cho rằng bản án như vậy là "bất công" đối với ông. Dựa vào các bằng chứng trong hồ sơ về vụ việc, họ lập luận rằng lỗi dẫn đến tai nạn không thể tránh khỏi thuộc về người lái chiếc xe gia đình nhãn hiệu Toyota Innova, vì người đó say rượu và lùi xe trên đường cao tốc.
Gia đình ông Hoàng đã "kêu cứu" tới công luận, vợ ông thỉnh cầu mọi người "lên tiếng" để bảo vệ sự công bằng cho ông nói riêng, và trên bình diện rộng hơn, là tránh tạo ra một "tiền lệ sai lầm", gây bất lợi cho những người khác khi rơi vào hoàn cảnh tương tự sau này.
Lời kêu gọi đã nhận được làn sóng ủng hộ từ đông đảo mọi người, trong đó có giới tài xế, doanh nhân, luật sư, nhà báo, v.v…
Hàng trăm cuộc thảo luận đã diễn ra trên các diễn đàn mạng, kể cả Facebook, với đa số áp đảo trong hàng nghìn ý kiến cho rằng lái xe Lê Ngọc Hoàng không có lỗi và kêu gọi tòa án hủy bỏ bản án, trả tự do cho ông.
Hàng chục bài viết trên báo chí chính thống của những người thuộc các giới khác nhau cũng bày tỏ bức xúc về bản án và để nghị hủy bỏ.
Sau nhiều ngày công luận gây sức ép, các báo trong nước đưa tin rằng hôm 12/11, Tòa án Nhân dân Tối cao "đã chỉ đạo rút hồ sơ lên để xem xét và đánh giá lại".
Tin cho hay, sau một cuộc họp với các chuyên gia, Chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình kết luận là "chưa đủ chứng cứ để chứng minh tài xế xe container có tội hay không có tội", và ông giao hồ sơ cho tòa cấp cao tại Hà Nội "nghiên cứu".
Sau 9 ngày làm việc, tòa cấp cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm để điều tra lại.
Tin tức này ngay lập tức được công chúng đón nhận như một thắng lợi ban đầu. Những người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội như các nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Đào Tuấn, hay nhà văn kiêm doanh nhân Trần Quốc Quân thận trọng nhận định rằng "công lý có chút hi vọng".
Chị Ngô Oanh Phương, một doanh nhân tích cực vận động cho lái xe Lê Ngọc Hoàng, chia sẻ với VOA rằng chị và những người ủng hộ ông Hoàng "chưa thấy vui" về quyết định mới nhất của tòa cấp cao.
Facebooker Trần Quốc Quân thận trọng nhận xét về quyết định mới của tòa đối với vụ của lái xe Lê Ngọc Hoàng
Mặc dù vậy, theo chị, những nỗ lực để đưa đến kết quả này vẫn đáng "tự hào". Chị nói :
"Người dân bây giờ bắt đầu quan tâm và họ chịu lên tiếng nói. Tất cả là nhờ cộng đồng mạng, nhờ người dân họ ý thức và đồng lòng lên tiếng".
Viết trên Facebook cá nhân tối 21/11, nhà báo Đào Tuấn gọi việc tòa án Thái Nguyên quy cho tài xế Hoàng "không giữ khoảng cách an toàn" với xe Innova đi lùi sai luật để kết án là "lập luận ngu dốt và khốn nạn".
Nhà báo này đề xuất rằng giờ đây nhà chức trách cần "thay đổi biện pháp ngăn chặn" đối với tài xế Hoàng sau 21 tháng ông này bị giam giữ.
Chị Phương có chung quan điểm với ông Tuấn. Chị nói với VOA :
"Mọi người kể cả các tài xế và bản thân tôi đều nghĩ là đúng cái công bằng, đúng cái pháp luật thì anh Lê Ngọc Hoàng là trắng án và được thả tự do ngay lập tức và phải được bồi thường cho thời gian anh bị tạm giam mất gần hai năm".
Nữ doanh nhân cho biết đỉnh điểm của việc chị vận động công lý cho lái xe Hoàng là chị đã cùng một số nhà báo và bạn bè vừa đi xuyên Việt từ thành phố Hồ Chí Minh tới tòa án Thái Nguyên trên xe riêng dán đề-can đòi "trả tự do" và "trả công bằng" cho ông Hoàng.
Theo lời kể của chị, công an địa phương ban đầu đã gây phiền phức cho chị khi tìm cách khép chị vào vi phạm về quảng cáo trên thân xe. Nhưng bằng những lập luận chặt chẽ căn cứ vào luật pháp, chị đã bác bỏ và công an không thể buộc chị gỡ bỏ đề-can hay ngăn chặn chuyến đi của chị.
Chuyến đi đã được người dân dọc chiều dài Việt Nam "ủng hộ, hoan nghênh", cũng như "tạo dư luận tốt" cho ông Lê Ngọc Hoàng, chị Phương cho hay.
Đánh giá về sức nặng của công luận không chỉ trong riêng vụ việc hiện nay mà xét đến tác động của nó tới các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, chị Phương đưa ra nhận định với VOA :
"Bắt đầu là sự lan tỏa của mạng xã hội, của truyền thông, thì người dân có ý thức. Đầu tiên họ tìm hiểu, nhìn nhận đúng sai. Sau đó, mặc nhiên họ sẽ lên tiếng. Người dân không vô cảm. Chỉ là khi nào, lúc nào cần và đủ thì họ lên tiếng. Và đó là sự khả quan cho xã hội, và sắp tới có thể có nhiều sự tốt đẹp từ sự đồng lòng từ người dân nữa".
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có ít bài viết đề cập đến ông Tất Thành Cang trong nhiều vụ việc tiêu cực, sai trái liên quan đến vai trò của một phó bí thư thường trực Thành ủy. Không phải nghiệp vụ kém, mà là 'vuốt mặt nể mũi' với cơ quan chủ quản là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Những sai phạm của ông Tất Thành Cang "có vẻ" vắng bóng trên báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : chụp màn hình
Người đảng viên thành đạt (!?)
Điều 31.1, Hiến pháp 2013 ghi rằng : "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Như vậy tính đến hiện tại, ông Tất Thành Cang có thể được xem là một người đàn ông thành đạt theo nghĩa có quyền lực, danh vọng, tài sản và... chưa bị kết án về tội danh nào đó.
Thông cáo Báo chí Kỳ họp 31 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, viết (trích) :
"Đồng chí Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.
Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông và vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật" (1).
Người ta hay nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ", người viết cho rằng nếu chiếc tổ ấy là "tổ tham nhũng", thì điều đó càng được nhân lên gấp bội trong một số trường hợp cặp vợ chồng đều là những đảng viên có quyền lực. Ví dụ như vợ chồng ông Lê Thanh Hải – Trương Thị Hiền, như vợ chồng ông Tất Thành Cang – Nguyễn Thị Ngọc Bích.
Lý lịch phần liên quan đường học vấn của ông Tất Thành Cang mà báo chí đăng tải, có nội dung khó hiểu (2) : Ông Tất Thành Cang là đảng viên chính thức từ ngày 7/9/1991. Từ tháng 6/1993 - 9/1998, ông Tất Thành Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, Tất Thành Cang là Chủ tịch Hội sinh viên Trường, phó Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.
Gọi là khó hiểu vì không rõ ông Tất Thành Cang học khoa gì, hệ đào tạo ra sao mà có thể cùng lúc đảm nhiệm vừa chức chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Tổng hợp, vừa là phó bí thư đoàn trường Đại học Luật, rồi còn thêm phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.
Mặt khác, vào ngày 30/03/1996, theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được chia tách thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và hai trường đều là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy thực sự là ông Tất Thành Cang học trường nào trong thời gian này ?
Từ năm 1999 đến năm 2001, ông học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Học vị trong lý lịch được công bố của ông Tất Thành Cang thì học vị là cử nhân chính trị, học hàm thạc sĩ luật. Tuy nhiên không rõ là do trường đại học nào cấp, và thạc sĩ chuyên ngành hẹp gì ?
Đường hoạn lộ của ông Tất Thành Cang được báo chí đăng tải như sau : Từ tháng 12/2004 đến năm 2009, là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII.
Từ năm 2009 đến năm 2012, Tất Thành Cang là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông giữ chức vụ Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ; Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.
Từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2015, ông Tất Thành Cang là phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2015 đồng thời là phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 12 năm 2015, ông được miễn nhiệm chức danh phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ngày 26/1/2016, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Tháng 2/2016, ông được Thành ủy phân công làm phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Võ Văn Thưởng. Tháng 5/2016, ông Tất Thành Cang trúng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX với 68,1% số phiếu bầu hợp lệ.
Sau lưng người đàn ông thành đạt
Từ số liệu ở trên cho thấy rằng ông Tất Thành Cang là một đảng viên thành đạt, và sau lưng ông cũng là một người vợ đảng viên thành đạt.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Bích phát biểu trong buổi gặp gỡ buổi gặp gỡ, đối thoại với hơn 130 cán bộ, hội viên phụ nữ tiêu biểu trên địa bàn Thành phố ngày 17/10/2017.
Trang web của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết "Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích sinh năm 1975, quê quán tỉnh Long An, là Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa ; từng đảm nhiệm các chức vụ : phó Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 8, phó Chủ tịch UBND quận 8. Từ tháng 10/2014 đến 3/2017, đồng chí là phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan, phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh" (3).
Cũng theo bản tin trên website Thành ủy, chiều 20/03/2017, "Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần 4, nhiệm kỳ 2016-2021 bầu Chủ tịch Hội Liên hệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại biểu đã nhất trí 100% bầu đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức danh Chủ tịch Hội thay cho đồng chí Tô Thị Bích Châu vừa nhận nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh".
Câu hỏi đặt ra là mai này nếu đảng viên Tất Thành Cang bị quy kết tham nhũng, thì đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích có là đồng phạm, vì là người vợ - đồng thời còn là một cán bộ cao cấp của Thành Hội Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, tin rằng bà phải hiểu rõ số tài sản, bất động sản mà gia đình bà có là từ đâu ?
Tuy nhiên nếu căn cứ vào Quyết định số 102-QĐ/TW "về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm" do Bộ Chính trị ban hành ngày 15/11/2017, thì bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn ‘trắng án’ trong liên đới với đảng viên Tất Thành Cang, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Còn nếu xét thuần theo quan hệ dân sự, ngoại trừ trường hợp chỉ là quan hệ vợ chồng mang tính hình thức trên giấy tờ pháp lý, bằng không thì khó thể nào đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích – người vợ lại không nhận ra những sai phạm của người chồng đảng viên Tất Thành Cang ; nhất là trình độ học vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích được ghi là "Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa", từng trải qua chức vụ phó chủ tịch UBND quận 8.
"Của chồng công vợ" là câu thành ngữ nêu vai trò quan trọng của người vợ đối với thành công của người chồng. Người chồng có làm nên việc gì cũng đều có công sức đóng góp của người vợ, vì thế giữa vợ chồng không nên tách bạch, rạch ròi. Cho dù người vợ không làm gì liên quan đến công việc của chồng, nhưng cũng nhờ có người vợ là hậu phương vững chắc, biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình, thì người chồng mới có thể yên tâm làm việc, có động lực phát triển sự nghiệp để đạt được thành công. Lẽ ấy nên người vợ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của người chồng.
"Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ". Thành ngữ phương Tây nói như vậy. (Behind the success of the men is shadows of women). Một câu tục ngữ cũng nói lên ý nghĩa quan trọng của tình cảm vợ chồng là : "Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn".
Ngay cả những tiết rao giảng đạo đức người cộng sản thường thấy ở những lần ‘học’ nghị quyết đảng, tuyên giáo vẫn ra rả những kiểu nội dung tương tự như các tham vấn đời sống hôn nhân, "tham vọng có thể thiêu rụi chúng ta và dễ dẫn đến những quyết định vội vàng. Một người vợ thông minh có thể giúp bạn lựa chọn và đi đến quyết định đúng đắn".
Lẽ nào ở đây người vợ đảng viên Nguyễn Thị Ngọc Bích cam phận gái 12 bến nước, không khuyên nhủ được người chồng là đảng viên Tất Thành Cang về những sai trái mà ông này đã vi phạm suốt thời gian dài ? Hay là do đây là chuỗi sai phạm mang tính hệ thống trong bộ máy cầm quyền của đảng, nên bà chủ tịch, bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, dù có trình độ Thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tư tưởng văn hóa, cũng đành lực bất tòng tâm ?
Mai này nếu đảng viên Tất Thành Cang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa XII bị ‘kết tội’, thì trách nhiệm ‘đồng phạm’ lớn nhất ở đây xem ra không ai khác ngoài người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Nhà dột từ nóc dột xuống. Nếu không giải quyết được vấn đề tận gốc, tin rằng rồi đây sẽ còn nhiều đảng viên Tất Thành Cang khác.
Trúc Giang
Nguồn : VNTB, 20/11/2018
Chú thích :
Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vốn chẳng xa lạ gì với công chúng Việt Nam.
Ông Tất Thành Cang. Photo : VietnamNet.
Đa số dân chúng Việt Nam nhớ mặt, biết tên ông Cang sau khi Công ty Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (một trong những doanh nghiệp của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Quốc Cường Gia Lai tự nguyện hủy bỏ thương vụ mua bán 34,2 héc ta đất ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Trong thương vụ đó, Công ty Quốc Cường Gia Lai chỉ phải trả 419 tỉ đồng để được "quyền sử dụng" thửa đất mà giá trị được cho là tới 2.400 tỉ đồng. Sở dĩ Công ty Quốc Cường Gia Lai lời chừng… 2.000 tỉ đồng qua thương vụ béo bở ấy vì Công ty Đầu tư và xây dựng Tân Thuận được ông Cang cho phép bán đất với giá rẻ.
Đa số dân chúng Việt Nam quan tâm tới ông Cang còn vì ông là người lựa chọn chủ đầu tư kiêm nhà thầu bốn tuyến đường chính trong Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tổng chiều dài chưa tới 12 km nhưng tổng vốn đầu tư lên tới 12.182 tỉ. Tính ra, chi phí cho mỗi cây số hơn… 1.000 tỉ đồng ! Dẫu 79 héc ta công thổ đã được giao cho chủ đầu tư kiêm nhà thầu từ 2014 nhưng đến giờ này, bốn tuyến đường chính ấy chưa xong.
Dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh biết ông Cang sớm hơn đồng bào trên toàn quốc.
Tốt nghiệp cấp ba, thi rớt đại học, ông Cang phải đi nghĩa vụ quân sự. Thi hành xong nghĩa vụ quân sự, ông Cang được ưu tiên tuyển vào đại học và vì đã từng phục vụ quân đội, ông được chọn vào Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của trường đại học, rồi được rút về Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cán bộ đặc trách sinh viên. Sáu năm sau khi tốt nghiệp đại học, ông Cang trở thành Bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm năm sau, ông Cang được sắp đặt làm Bí thư kiêm Chủ tịch quận 2, rồi được chọn làm Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Cang rời khỏi quận 2 năm 2012, sau khi đã tổ chức đập bỏ gần như toàn bộ công trình gia cư, công trình công cộng (miếu, đền, đình, chùa, nhà nguyện, trường học) ở Thủ Thiêm, đuổi gần như sạch dân chúng ra khỏi khu vực đã được qui hoạch làm khu đô thị mới.
Dân Thủ Thiêm xem ông Cang như một thứ tay sai của những anh Hai, anh Ba vốn là vua không ngai ở Thành phố Hồ Chí Minh và oán ông Cang bởi tay sai có nhiều loại, phần lớn còn chút ít nhân tính nhưng ông Cang dường như thiếu hẳn. Có anh Hai mở đường phía trước, anh Ba chặn ở phía sau, ông Cang tiếp tục bước tới như mang hia bảy dặm : Làm Giám đốc Sở Giao thông và vận tải Thành phố Hồ Chí Minh hai năm là bước lên làm Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm hai năm nữa, ông Cang trở thành Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Bi thư Thường trực của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn một cách tổng quát, ông Cang là một thứ "huyền thoại" trong "thời đại mà Hồ Chí Minh vẫn còn quang vinh". Ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều giới vẫn kháo với nhau về chuyện ông Cang sành cả ăn lẫn chơi, xuất sắc trong chuyện nịnh trên, tàn nhẫn với dưới, cao thủ về các loại ám khí. Chẳng rõ từ bao giờ, Tất Thành Cang được dân gian diễn dịch là Tan thành C… Song có oán hay khinh thì cũng chẳng ai làm gì được ông Cang – nhân vật mà chỉ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam mới có quyền định đoạt chuyện thăng, giáng.
***
Không phải tự nhiên mà kết luận nội dung kỳ họp lần thứ 31 của Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được công bố hồi giữa tuần này, liệt kê hàng loạt vi phạm trước nay của ông Cang kèm xác định, những vi phạm đó "rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật"... khiến thiên hạ tỏ ra thập phần hoan hỉ.
Có facebooker như Hoàng Dũng hào hứng dự đoán : Nếu nhanh, ngay chiều mai, Câu lạc bộ Juventus (câu lạc bộ bóng đá mà đồng phục có kẻ sọc giống như quần áo dành cho tù nhân tại Việt Nam) sẽ tiếp nhận Tất Thành Cang, cầu thủ mới đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Trước nay, bắt giam vào chiều thứ sáu đã trở thành nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc ta vì đối tượng sẽ có hơn 48 giờ đơn độc, không ai nhòm ngó (1).
Cũng có những facebooker như Ngọc Vinh cho đó là luật nhân quả. Ông Cang đã gieo nhiều "nhân", trong đó có cả chuyện gieo oan khiên cho dân Thủ Thiêm thì giờ phải nhận quả. Vinh nói thêm, trước đây, sau khi Vinh nêu nhận xét về thương vụ mua bán đất Phước Kiển trên facebook, báo Tuổi Trẻ nhận được một công văn đóng dấu "Mật" yêu cầu xác minh về tác giả và đó là khởi đầu của nhiều rắc rối mà Vinh phải chịu sau đó nhưng Vinh không oán, chỉ chúc ông Cang "thượng lộ bình an", cho dù con đường đó có dẫn vào các lồng sắt đặt tại tư gia như ông Hồ Đức Phớc – một đại biểu Quốc hội mới đề nghị nhằm giảm đưa phạm nhân vào tù (2).
Tin ông Cang bị Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định có nhiều vi phạm "rất nghiêm trọng" được công bố vào lúc dân chúng Thủ Thiêm tiếp tục đổ đến điểm tiếp dân ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Châu Hữu Danh tường thuật trên facebook : Dân oan đổ về đòi gặp lãnh đạo đông quá nên chỉ một phần được vào bên trong. Những người còn ở bên ngoài tiếp tục trèo qua cánh cổng sắt để vào dù chông sắt tua tủa... Suốt một thời gian dài, xã hội bị cày nát dưới bàn tay của những Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín,... giờ là lúc những lãnh đạo mới dẹp đống đổ nát do những kẻ suy thoái để lại.
Trương Châu Hữu Danh bày ra một loạt ảnh chụp những người khốn khổ leo hàng rào vào bên trong gặp lãnh đạo, các sĩ quan an ninh chỉ đứng nhìn, kèm bình luận : May mà Tất Thành Cang hết thời. Nếu không, dân có trèo vào rồi cũng bị khiêng ra. Ngày trước hiếp dân, bây giờ tiếp dân (3).
Thật ra những cái tên như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín,... đã được các nạn dân ở Thành phố Hồ Chí Minh xướng lên từ lâu nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam làm ngơ trong một thời gian rất dài. Cách nay năm tháng, hồi trung tuần tháng 6, khi Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm điểm ông Cang về việc cho phép bán rẻ 34,2 héc ta đất ở Phước Kiển và đề nghị giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét chuyện ông Can, Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công an, từng bảo rằng, qua vụ ông Cang, ông thấy công tác đào tạo cán bộ không hiệu quả như báo cáo hàng năm !
Theo ông Cương, ông Cang đã từng trải qua nhiều chương trình đào tạo về chính trị, chính ông Cương từng dạy ông Cang nhưng chính ông Cang khiến ông Cương tin rằng, chất lượng giảng dạy và đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị Việt Nam có vấn đề. Ông Cương cảnh báo thêm rằng, rõ ràng hệ thống giám sát sơ hở và lỏng lẻo (4).
Có một thực tế mà rất nhiều người người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam vui quá nên quên, đó là ông Cang chỉ mới bị Ủy ban Kiểm tra thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là "vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Chỉ có Trời mới biết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam có quyết định kỷ luật ông Cang không, kỷ luật kiểu nào (khiển trách, cảnh cáo, tước bỏ hết các chức vụ đã từng mang, khai trừ,…), rồi sau khi thi hành kỷ luật trong nội bộ đảng, hệ thống bảo vệ pháp luật có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ? Nếu có thì về những tội gì ? Ngoài ông Cang còn nhiều kẻ thủ ác khác, đảng sẽ tha hay sẽ tính, tính đến mức nào ?...
Đó là lý do bên cạnh hàng triệu người vui, có những facebooker như Nguyen Lan Thang thắc mắc : Cang vi phạm rất nghiêm trọng thì trách nhiệm của Tổng Bí thư thế nào (5). Cũng nhìn vấn đề như thế, Đặng Bích Phượng chửi thề : Tới giờ mới nhìn ra là sai phạm rất nghiêm trọng thì đảng sáng suốt… c.c.c ! Cang do đảng chọn, dựng lên, hư hỏng, đảng vô can à ?
Nguyen Binh Nguyen, một trong những thân hữu của Đặng Bích Phượng, dựa trên thực tế mà ai cũng biết, thách thức : Theo logic thì đảng không thể vô can khi có cả lố đảng viên sai phạm nghiêm trọng nhưng xưa nay đảng đã trót vĩ đại rồi, nên đảng cứ… vô can đấy ! Làm gì được đảng nào ? Nguyễn Tùa Lỹ, một thân hữu khác, lý giải có vẻ căn cơ hơn : Không phải vi phạm nghiêm trọng rồi mới phát hiện mà đã thấy ngay vi phạm nhưng phải tính cách giải quyết êm đẹp. Cuối cùng, nó bầy hầy quá, không thể xếp xó được nên phải hi sinh. Các vị tưởng mỗi lần đưa củi vào lò người ta không đau lòng à (6) ?
Cho dù Tất Thành Cang có Tan Thành C... như mong muốn mà hàng triệu người đã bày tỏ trên facebook thì lõi của vấn nạn vẫn như Trần Thiên Thị nhận định : Cang không phải là hiện tượng riêng lẻ nó phổ quát trong toàn hệ thống. Đó là sai lầm hết sức nghiêm trọng của cả hệ thống (7). Chỉ có Cang… tan rõ ràng chưa đủ !
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 17/11/2018
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/photo.php ?fbid=1997745426976213&set=a.102617796488995&type=3&theater
(2) https://www.facebook.com/ngoc.vinh.315/posts/1834471963330502
(3) https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/1630653150368419
(5) https://www.facebook.com/nkmh2011/posts/10156774517823808
(6) https://www.facebook.com/phuong.dangbich/posts/1581918585243272
(7) https://www.facebook.com/tranhoandmc/posts/2051652021522955
Sau gần 4 tiếng lắng nghe người dân, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp nhấn mạnh Chính phủ rất quan tâm vấn đề ở Thủ Thiêm.
Ông Tất Thành Cang sẽ gánh hoàn toàn trách nhiệm trong sai phạm Thủ Thiêm ?
‘Tôi mong bà con rộng lòng tha thứ cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, cùng chính quyền Thành phố giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho bà con’, ông Điệp nói. Ông cam kết thành phố sẽ giải quyết cơ bản quyền lợi người dân trước Tết Kỷ Hợi, nhất là vấn đề nơi ở và đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Như vậy, quan điểm chung giữa chính quyền trung ương và phía thành phố Hồ Chí Minh là ‘xin lỗi bà con’ và mong bà con ‘rộng lòng’ để đón nhận lời xin lỗi như một hình thức của sự tha thứ.
Dân Việt Nam, hay những người dân oan đã rất nhiều lần tha thứ cho chính quyền, kể cả trong thời kỳ chính quyền cách mạng nhân dân tại miền Bắc. Khi những sai phạm khiến hàng trăm nghìn người lao đao, số phận của tầng lớp địa chủ bị phân rã gần như kiệt quệ bởi cuộc cách mạng ruộng đất, thì ‘những giọt nước mắt’ của người đứng đầu đảng và nhà nước lúc ấy, những hình thức kỷ luật những người tiến hành cuộc cách mạng đó đã phần nào xoa dịu người dân.
Sáu mươi hai năm (62 năm) sau (1956 - 2018), sự kiện Thủ Thiêm có vẻ tái lặp lại về hình thức sửa sai, khi vào cuối tháng 11, có thể Tất Thành Cang – một nhân tố trọng điểm liên quan đến sai phạm Thủ Thiêm sẽ bị kỷ luật đảng với hình thức cao nhất là cách chức hoặc thậm chí khai trừ khỏi đảng.
Trước đó, vào ngày 14.11, phía UBND Tp. Hồ Chí Minh đã mời 5 chủ tịch Tp qua các thời kỳ, cùng 25 phó chủ tịch tới làm việc liên quan đến Thủ Thiêm, nhưng theo báo giới, một số Phó Chủ tịch liên quan trực tiếp đến dự án khu đô thị lại vắng mặt. Trong khi đó, quan điểm mới nhất từ phía thành phố, theo lời ông Trần Vĩnh Tuyến (Phó Chủ tịch) thì là sai phạm trong quy hoạch xuất phát từ thiếu cơ sở pháp lý hoặc pháp lý không chặt, và chính quyền hiện tại sẽ cố gắng khắc phục, sửa sai. Và kết thúc, vẫn là lời ‘xin lỗi’ gửi đến dân.
Quan điểm của Tp. Hồ Chí Minh có vẻ khớp với những nguyên tắc chịu trách nhiệm mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề ra trong vụ Đồng Tâm, theo đó, dù ‘tinh thần minh bạch, khách quan’, nhưng ‘nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai, thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.’. Điều này có thể hướng tới 1 phương pháp giải quyết mang tính dung hòa là ông Tất Thành Cang sẽ bị xử lý mức độ nặng về mặt đảng như nêu trên, và thành phần còn lại núp bong dưới tổ chức thành ủy Tp. Hồ Chí Minh sẽ nhận ‘khiển trách’, đồng nghĩa với việc ‘hiến tế 1 người để cứu chục người’. Bởi khi chủ trương xử lý như vậy, thì các nhân tố khác có liên quan trọng điểm như cựu Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải sẽ thực sự ‘thoát tội’. Như vậy, từ ‘nhóm cướp có tổ chức’, với số tiền tham nhũng chính sách và lợi dụng quyền hạn, chức vụ lên đến đơn vị USD sẽ được đẩy sang cá nhân ?. Bản thân kết luận vào ngày 15/11 của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Đcộng sản Việt Nam sử dụng cụm từ ‘làm ảnh hướng lớn đến uy tín của Thành ủy’ : Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Và với nếu phương án xử lý nêu trên thì rất có thể, thành phố sẽ ép dân theo phương án dung hòa, tức sai phạm đã xảy ra thì kỷ luật người đó, còn những gì đã diễn ra rồi (phân chia đất đai) thì tạm giữ lại như cũ, tiến hành tái định cư số hộ dân còn lại để đảm bảo một mức số tối thiểu như ông Nguyễn Hồng Điệp nêu ra ?
Trong khi lãnh đạo thành phố liên tục ‘xin lỗi dân’ thì những viên an ninh thuộc sự quản lý của chính quyền lại có những hành vi đi ngược lại, khi mới đây, theo Facebooker Nguyễn Thùy Dương miêu tả, vào ngày 14.11, khi bà con muốn trực tiếp gặp Chủ tịch Nguyễn Thành Phong bắt tay và tiếp xúc thân thiện thì đã bị hàng rào an ninh ngăn cản, trong sự hỗn loạn, hai ‘chị gái xinh đẹp’ (người viết đặt vấn đề là nhân viên công vụ nhà nước phụ trách về an ninh) đã tấn công vật lý bà con, và khi bà con phản ứng lại thì hai người phụ nữ này đã chạy về phía khu vực cấm (mà người dân không được bén mảng tới). Chính vì vậy, Facebooker Nguyễn Thùy Dương cay đắng đặt tiêu đề chia sẻ đầy tính nghịch lý : Xin lỗi bà con ! Cho tui đạp bà con vài phát.
Ánh Liên
********************
Sau cách chức, Tất Thành Cang có bị bắt ? (VNTB, 16/11/2018)
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
Tất Thành Cang bị đồn đoán sở hữu đến gần một chục ngôi biệt thự ở Sài Gòn...
Phải mất đến hơn nửa năm kể từ khi vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè bị phát hiện, quan chức đang bị đồn đoán sở hữu đến gần một chục ngôi biệt thự (chỉ trên bề nổi) - Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang - mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’.
Mức độ trên mang đến tương lai chắc chắn Tất Thành cang sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương.
"Kịch bản tháng Tư Đinh La Thăng" vào năm 2017 đang có dấu hiệu được lặp lại trong "Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" vào tháng Mười Một năm 2018 - liên quan không chỉ vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè mà còn cả vụ vừa ăn vừa phá nát khu Thủ Thiêm và ‘kiến tạo’ hàng chục ngàn dân oan nơi đây.
Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương - về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Cú té thất thần trên xảy ra chỉ ít lâu sau khi ông Thăng hào hùng tuyên bố "Thành phố Hồ Chí Minh phải phấn đấu đạt giải Nobel y học".
Trong trường hợp tồi tệ nhất đối với Tất Thành Cang, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.
Tất Thành Cang "trưởng thành" từ cán bộ đoàn ở Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh được bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thời đó là Lê Thanh Hải "đặt" vào ghế bí thư quận 2 - nơi có dự án Thủ Thiêm khổng lồ với 160 ha đất vàng, cũng là nơi đã phát sinh vô số vụ đền bù bất công, tạo chênh lệch đến vài chục lần giữa giá thị trường và giá đền bù cho người dân, cũng là nơi đã xảy ra không ít cái chết của dân oan đất đai do phẫn uất.
Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy khi còn là bí thư quận 2, Tất Thành Cang đã đắc lực giúp cho "Anh Hai Nhựt" (bí danh của Lê Thanh Hải) nhằm ‘nuốt" đất Thủ Thiêm.
Không chỉ bị phát hiện đã chỉ đạo vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè với giá rẻ mạt mà do đó mang dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng rõ rệt, Tất Thành Cang còn đang bị mạng xã hội và sau đó là báo chí nhà nước phanh phui vụ ông ta - vào thời còn là giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - đã trực tiếp ký hợp đồng với Công ty Đại Quang Minh (một công ty đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm) để thực hiện cơ chế BT (đổi đất lấy hạ tầng cơ sở), mà đã dẫn đến việc Đại Quang Minh được nhận hơn 100 ha đất vàng của Thủ Thiêm, còn giá của mỗi trong số 4 con đường thuộc hợp đồng này đã thuộc loại ‘đắt nhất hành tinh’ - hơn 1 ngàn tỷ đồng cho mỗi km !
Còn Lê Thanh Hải lại bị nhiều dư luận đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam.
Nếu Tất Thành Cang bị mất chức, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một đàn em - con cờ chủ chốt mà ông ta đã dày công "cài cắm" trong cơ quan thường trực thành ủy, càng khiến cho nguy cơ ông Hải bị "hồi tố" về trách nhiệm điều hành và tài sản cá nhân trong thời gian tới trở nên rõ như ban ngày.
Vào tháng Năm năm 2018, một facebook mang tên Ngọc Bảo Châu đã tung ra tư liệu về ‘gần chục căn biệt thự rải khắp Sài Gòn’ của Tất Thành Cang : "Căn biệt thự xây theo kiểu kiến trúc Tây âu có cái chòi canh gác ở bên dưới, hàng ngày anh sinh sống ở đấy. Nó là căn VIP nhất ở khu đô thị City Land quận 7, cạnh Phú Mỹ Hưng. Còn ba căn biệt thự liền kề nhau ở khu đô thị Himlam, cũng quận 7, anh thường khoe với bạn bè, chiến hữu là của má anh và má vợ anh…".
Tư liệu trên kèm cả hình ảnh về ngôi biệt thự xa hoa được xem là của Tất Thành Cang.
Nếu tư liệu của Facebook Ngọc Bảo Châu về khối tài sản khủng của Tất Thành Cang là đúng, ông Cang sẽ làm sao chứng minh được với cơ quan kiểm tra đảng của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Kiểm tra trung ương là những ngôi biệt thự ấy là do tiền từ ‘mồ hôi nước mắt’, ‘lao động đến thối móng tay’ hay ‘nuôi heo’ mà có.
Bình sinh, Tất Thành Cang là quan chức luôn đi đầu trong cuộc vận động ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và ‘làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên’. Tất Thành Cang cũng là một quan chức nắm khối an ninh nội chính và đã chỉ đạo trấn áp, đàn áp rất nặng nề đối với phong trào dân chủ và nhân quyền ở Sài Gòn. Trong cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và phản đối Formosa vào tháng Năm năm 2016, hàng trăm người biểu tình đã bị công an và thanh niên xung phong dồn vào sân vận động Hoa Lư, đánh đập đến đổ máu và bỏ đói cả ngày trời.
Nếu khối tài sản gần một chục ngôi biệt thự của Tất Thành Cang được cơ quan chức năng xác minh là có thật, ông Cang gần như chắc chắn sẽ bị rơi vào trường hợp ‘kê khai tài sản không trung thực’, để sau đó có thể bị truy thu tài sản bất minh.
Một chi tiết đáng chú ý là kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương về Tất Thành Cang có đoạn "để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố".
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
Minh Quân
**************
Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm ? (BBC, 16/11/2018)
Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc "vi phạm rất nghiêm trọng" trong công tác điều hành ở TPHồ Chí Minh, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 15/11.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Tất Thành Cang 'vi phạm rất nghiêm trọng'
Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang đã vi phạm "rất nghiêm trọng" trong nhiều sự vụ.
Thông cáo nêu rõ : "Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ mới cách đó vài tuần, hôm 7/11, ông Cang được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho kiêm thêm chức Trưởng Ban chỉ đạo của thành phố để thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính.
- Ông Tất Thành Cang sinh tháng 2/1971 tại Long An.
- 1990-1998 : Ông đi bộ đội và học tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
- 2009-2012 : Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh.
- 2012-2014 : Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
- 2014-2015 : Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
- 2015-2018 : Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Bốn tuyến đường 'dát vàng' ở Thủ Thiêm
Một phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Tất Thành Cang được cho là đã phê duyệt dự án và ký hợp đồng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bốn tuyến đường này gồm đại lộ vòng cung dài 3,4 km ; đường ven hồ trung tâm dài 3km ; đường ven sông Sài Gòn 3km ; đường vùng Châu thổ, đường Châu thổ, đường ven sông - khu dân cư dài 2,5 km.
Bốn tuyến đường này được coi là xương sống của Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng chiều dài 12 km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
Như vậy, mỗi km đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng. Được cho là đắt gấp bốn lần số tiền đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam và đắt gấp ba lần tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Nhiều chuyên gia giao thông đánh giá, suất đầu tư này "đắt khủng khiếp", theo VnExpress.
Ông Cang cũng được cho là "vượt thẩm quyền" khi ký kết với Đại Quang Minh vì thành phố chỉ được phê duyệt các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.
Bán, đổi đất 'vàng' với giá rẻ
Ông Tất Thành Cang đã dùng 79 ha 'đất vàng' ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh.
Ông Tất Thành Cang được cho là liên quan đến nhiều sai phạm tại khu đô thị Thủ Thiêm
Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn nói Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp".
Ông Cang cũng "thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố".
Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin ông Cang đã để Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với 'giá bèo'.
Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về hơn 419 tỷ đồng, trong khi giá thị trường là hơn 2.000 tỷ đồng.
Ông Cang được cho là thậm chí không báo cáo Thường vụ Thành ủy khi đồng ý với chủ trương chuyển nhượng đất này.
Vụ việc đã khiến Ban Thường vụ Thành ủy TPHồ Chí Minh thống nhất đề xuất kỷ luật ông Cang và gửi hồ sơ lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý từ hồi tháng 6/2018.
Ông Tất Thành Cang từng hứa gì ?
Khi ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Tất Thành Cang được cho là đã đưa ra nhiều hứa hẹn.
Ông hứa luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân ; thường xuyên đi cơ sở để gặp gỡ, tìm hiểu nguyện vọng bà con nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của họ.
Ông Cang cũng hứa không ngừng rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức để "xứng đáng với niềm tin của cử tri và Nhân dân thành phố".
Ông cũng hứa quyết liệt thực hiện cải cách hành chính và công khai, minh bạch để dân giám sát nhằm "nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực" và "phòng, chống tham nhũng, lãng phí..".
Mạng xã hội nói gì ?
Long Dang : Đối với Tất Thành Cang, cần phải có một kỷ luật phù hợp, thích đáng để củng cố niềm tin, làm trong sạch đội ngũ cán bộ. Cần tìm ra những người trong "lợi ích nhóm" với ông Tất Thành Cang để xử lý trước pháp luật. Bởi những sai phạm của ông này liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm, đất đai ở quận 7 đã làm mất lòng tin trong nhân dân, gây bức xúc dư luận.
Lê Dũng Vova : Thử làm một phép so sánh đơn giản thôi cũng đủ thấy cái phi vụ "đổi đất lấy hạ tầng" đã đem lại cho Đại Quang Minh cùng những người âm thầm ký hợp đồng này khoản lãi khủng như thế nào.... Tức là mỗi km đường tại Thủ Thiêm họ đã "nuốt" cả gần 700 tỷ đồng ? Tự hỏi, ông Tất Thành Cang, người đặt bút kí hợp đồng, bây giờ đang nghĩ gì về con số 1.023 tỉ đồng để xây dựng 1km đường ?
******************
Trung ương sẽ tiếp tục xử lý ông Tất Thành Cang (RFA, 16/11/2018)
Trung ương sẽ tiếp tục quy trình xử lý những vi phạm bị cho ‘rất nghiêm trọng’ của ông Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy of thanhtra.com.vn
Đây là chia sẻ của bà Lê Thị Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương bên lề hành lang Quốc hội sáng ngày 16/11 và được truyền thông trong nước loan đi cùng ngày.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, hình thức kỷ luật Đảng viên bao gồm : Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Khai trừ đảng. Ngoài ra, Kỷ luật Đảng không thay thế cho Kỷ luật Hành chính, Kỷ luật đoàn thể, và các hình thức xử lý của Pháp luật.
Sau khi bị Kỷ luật đảng thì đảng viên mới bị phía nhà nước kỷ luật hành chính theo quy trình.
Vào ngày 15/11, Ủy ban kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Theo kết luận, ông Tất Thành Cang đã vi phạm quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sỡ hữu Đảng bộ và vi phạm quy định pháp luật trong việc hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng các dự án và quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, kết luận còn cho biết ông Cang đã vi phạm trong việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, gây ra nhiều vi phạm pháp luật làm thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.
Trong kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương cũng cho biết trong thời gian giữ cương vị giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai, quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bốn tuyến đường chính này dài gần 12 kilomet và khoản kinh phí đầu tư lên đến 12 ngàn tỷ đồng. Truyền thông trong nước mệnh danh đó là con đường ‘dát vàng’.
"Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là một câu trong diễn văn của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đọc tại Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, diễn ra tại Hội trường Thành ủy ngày 15 và 16/10.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động các ban của Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Văn phòng Thành ủy đã tham gia soạn tin nhắn ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Ảnh : PLO
Người cộng sản hô hào rất… sướng tai (!?)
Ông Nguyễn Thiện Nhân có một ưu điểm là nếu báo chí ngồi làm tin ở cuối hội trường (hay là ‘buồng báo chí’ tại Hội trường Thành ủy), chỉ ‘nghe’ mà không ‘ngước nhìn’ ông Nhân đang đăng đàn, ít ai ngờ rằng ông ấy đang đọc diễn văn. Cái tài của ông Bí thư là ‘đọc’, mà cứ tưởng như đang ‘nói’, không chuẩn bị giấy tờ… "Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là câu đọc như nói ấy.
Trong bài diễn văn đó, đoạn huấn thị nêu trên có ngữ cảnh đầy đủ là vầy: "Tập trung nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm về tăng trưởng, thu ngân sách và đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Phải làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc thái độ chính trị của Thành ủy, các đồng chí cán bộ chủ chốt của thành phố, của các sở/ngành, quận/huyện với sự phát triển của thành phố trước đồng bào. Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục".
Mẫu câu "nhìn thẳng…" rất hay được ông Nguyễn Thiện Nhân sử dụng trong các diễn văn ở những hội nghị đảng, đoàn. Tại buổi lễ biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng 15-5-2018, trong diễn văn của ông Bí thư Thành ủy có đoạn: "Đặc biệt là phải nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém và quyết tâm khắc phục, sửa chữa để giữ gìn, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ".
Hậu trường bếp núc cho các nội dung bản tin về Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, các biên tập viên bởn cợt rằng có lẽ ông Bí thư nói cho sướng cái lỗ miệng, chứ ông và cả bộ sậu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đều thích ‘nhìn nghiêng’. Nếu đã ‘nhìn thẳng’ thì ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, không thể tiếp tục chểm chệ ngồi ghế phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
…Nhưng làm thì rất tệ !
Tạm gác qua lùm xùm các ‘triều đại’ Võ Viết Thanh, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, câu hỏi lớn nhất đặt ra cho chuyện vì sao Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân từ chối ‘nhìn thẳng’ sai phạm ở khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) ; hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận, 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy, mà nhân vật Tất Thành Cang đương chức ‘trực tiếp nhúng chàm’ ?
Vì ‘nhìn nghiêng’ nên Ban Thường vụ Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân tự biện minh rằng "việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế" do kịp thời thu hồi. Thành ủy không biết hay không chịu làm phép tính ? 32 hecta đất đã đền bù nếu chuyển nhượng đúng cách, đấu giá theo thị trường, sẽ thu về gấp bao nhiêu lần tiền ? Trong một năm thì lãi suất của phần chênh lệch này là cả trăm tỷ đồng. Phải chăng vì ‘đồng hội, đồng thuyền’ nên chỉ có mỗi con chốt thí là Chánh Văn phòng Thành ủy Thái Thị Bích Liên bị kỷ luật với lý do ‘vi phạm trong công tác tham mưu’ cho phó Bí thư Thường trực, Ủy viên Trung ương Đảng Tất Thành Cang ?
Sở dĩ cần nhấn mạnh vai trò của ông Tất Thành Cang trong vụ lem nhem quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, vì từ năm 2009 đến năm 2012, ông là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2.
Lý lịch của ông Tất Thành Cang cho biết ông có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật. Ông từng là phó Bí thư Đoàn trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Một người được cho là được đào tạo bài bản và có học vị thạc sĩ luật, chắc chắn Tất Thành Cang sẽ nhận ra rất rõ những khuất tất về quy hoạch Thủ Thiêm, khi ông có thời gian rất dài ngồi ghế Quận trưởng và Đảng trưởng quận 2, nơi có bán đảo Thủ Thiêm.
Đừng xí gạt nhau nữa
Nhà báo Đặng Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nhắc lại một câu chuyện cũ, thời ông còn làm phóng viên chính trị của báo Tuổi Trẻ. Ông nói lúc tiến hành quy hoạch Thủ Thiêm, cũng là lúc thành phố tiến hành nhiều hoạt động chỉnh trang phát triển đô thị. Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Văn phòng kiến trúc sư trưởng thực hiện công bố công khai định hướng quy hoạch, rồi sau đó thực hiện cuộc triển lãm quy hoạch ở Nhà Văn hóa Thanh niên.
"Tham gia trực tiếp thực hiện sáng kiến này của Tuổi Trẻ và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, với sự chỉ đạo, đốc thúc của Kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm, giám đốc sở xây dựng Vũ Hùng Việt…, tôi muốn nhắc lại như một cơ sở nhận thức chung về thông tin quy hoạch, cũng như thông tin thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm. Báo Tuổi Trẻ khi đó cũng tăng lượng phát hành, trên cơ sở lợi ích chính đáng của bà con được đáp ứng.
Câu chuyện Thủ Thiêm, cắt nghĩa đùi là cấp chính quyền đã làm thông tin quy hoạch giả, biến báo, làm sai lệch quy hoạch của Thủ tướng. Đó chính là nguồn gốc của thảm họa Thủ Thiêm hiện nay". Nhà báo Đặng Tâm Chánh chia sẻ đầy phẫn nộ, khi nhớ lại một thời bản thân ông đã bị chính quyền ‘mượn ngòi bút báo chí’ để lừa gạt người dân.
Nói một cách hình tượng, báo chí chỉ biết truyền đạt khẩu dụ của lãnh đạo, của đảng. Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo đảng thời đó chính là ông Lê Thanh Hải. Ông Tất Thành Cang được biết đến là thân tín của phe nhóm chính trị Lê Thanh Hải.
‘Nhìn thẳng’ vào Tất Thành Cang sẽ hiểu rõ Thành ủy là ai ?
Hồ sơ thưa kiện của dân oan Thủ Thiêm cho thấy suốt thời gian ông Tất Thành Cang ‘trấn giữ’ quận 2, trong quá trình thu hồi đất, chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế hết sức cứng nhắc, khiến nhiều người uất ức và tâm lý mất niềm tin vào chính quyền.
Sau khi chuyển qua làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang tiếp tục được báo chí ghi nhận là thêm nhiều khuất tất liên quan đến các hợp đồng đầu tư hạ tầng ở khu đô thị Thủ Thiêm.
Vụ điển hình nhất mà tòa soạn báo chí nào ở Sài Gòn cũng có hồ sơ, đó là một văn bản ghi ngày 28-10-2013, ông Tất Thành Cang khi ấy là Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đã ký quyết định số 5872/QĐ-UBND về việc duyệt dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức ‘đổi đất lấy hạ tầng’.
Công ty Đại Quang Minh là đối tác duy nhất của hợp đồng đó. Doanh nghiệp này được nhận phần đất lên tới 789.866,6 m2 (gần 79 ha), thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, quận 2.
Mong rằng khi không còn bận tâm giữ kẽ để ‘tranh’ chiếc ghế chủ tịch nước, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ dũng khí ‘nhìn thẳng’ vào chính nội bộ ban thường vụ Thành ủy, ‘nhìn thẳng’ vào phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang.
Mong rằng người cộng sản Nguyễn Thiện Nhân không chỉ biết hô hào suông, mà còn biết làm người thật tử tế. Song cũng công bằng mà nói, rất có thể ông Nhân lực bất tòng tâm, vì ông Tất Thành Cang là Ủy viên Trung ương Đảng, thuộc quyền ‘sinh sát’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Áo mặc sau qua khỏi đầu.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 17/10/2018
Tất Thành Cang sẽ bị kỷ luật đến mức nào ? (CaliToday, 05/06/2018)
Bà Lê Thị Thủy-phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cơ quan này đã làm việc với Thành ủy Hồ Chí Minh để bàn về vấn ông Tất Thành Cang, sau khi nhận được đề nghị kỷ luật từ phía lãnh đạo Thành ủy.
Ông Tất Thành Cang. Ảnh : Dân Trí
Bà Lê Thị Thủy đã nói điều này vào sáng 5/6 và được rất nhiều tờ báo trong nước thuật lại.
Ông Tất Thành Cang là Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, chức vụ hiện nay phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hồ Chí Minh. Do đó, ông là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý. Nên việc xử lý hay đưa ra quyết định kỷ luật không thuộc quyền của Thành ủy Hồ Chí Minh hoặc Ủy ban Kiểm tra trung ương, mà do Bộ Chính trị.
Cũng trong lần trả lời báo chí bên lề cuộc họp Quốc hội, bà Lê Thị Thủy không cho biết ông Cang sẽ bị kỷ luật đến mức nào.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra tTrung ương trước đó, ông Tất Thành Cang là người phải chịu trách nhiệm trong việc làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng ngân sách trong việc bán Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.
Vào năm 2009, chính quyền thành phố Sài Gòn đồng ý cho Công ty Đầu tư và Xây dựng
Tân Thuận làm chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Phước Kiển. Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp làm bộ phận kinh tài cho Thành ủy Hồ Chí Minh. Do đó, những dự án béo bỡ đều được chính quyền bàn giao cho công ty này. Trong khoảng thời gian từ 2009-2013, công ty này đã thảo luận để bồi thường, chuyển nhượng số đất 331.100m2 tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè, Sài Gòn). Vậy nhưng đến cuối năm 2013, công ty này vẫn không thể hoàn tất thủ tục đầu tư. Lý do là không xoay sở đâu ra số tiền để làm công tác bồi thường, di dời…Do đó, đến năm 2017, Công ty Tân Thuận đề nghị với Thành ủy Hồ Chí Minh cho hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai để xây dựng Dự án Khu dân cư Phước Kiển. Toàn bộ diện tích 331.100m2 được định giá 358 tỷ đồng (tương đương với 1,1 triệu/m2).
Vậy nhưng đến tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận lại thay đổi, chuyển nhượng toàn bộ đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Văn bản chuyển nhượng được chính ông Tất Thành Cang-phó Bí thư Thường trực Thành ủy phê duyệt. Giá đất được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai chỉ với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu lại 419 tỷ đồng. Trong khi đó, theo giá thị trường thì toàn bộ diện tích khu dân cư Phước Kiển phải có giá lên đến 2.000 tỷ đồng.
Cũng cần nói thêm rằng, vào thời điểm mà ông Tất Thành Cang ký quyết định phê duyệt cho Công ty Tân Thuận bán toàn bộ lô đất Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là thời điểm mà ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Và, lúc đó, ông Nguyễn Thiện Nhân-đương kim bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh chưa được phê chuẩn để về làm lãnh đạo cao nhất của thành phố Sài Gòn. Tất Thành Cang đã lợi dụng thời điểm đó, với chức vụ phó Bí thư Thường trực Thành ủy, ông đã ký quyết định phê duyệt cho Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai. Dư luận không rõ ông Cang kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đặt bút ký, nhưng chắc chắn phần lại quả sẽ không hề nhỏ.
Vào ngày 4/6/2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã ra đề xuất kỷ luật đối với ông Tất Thành Cang. Cùng với đó là kỷ luật một loạt lãnh đạo trong Công ty Tân Thuận.
Ông Trần Công Thiện-Tổng giám đốc công ty Tân Thuận bị cách hết các chức vụ trong đảng, tạm thời đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc. Ông này cũng bị đề nghị cách chức Thành viên Hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Kiểm soát viên Công ty Tân Thuận nhận hình thức Cảnh cáo. Còn các lãnh đạo khác của công ty, như : Trần Tấn Hải, phó Tổng giám đốc ; Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng kinh tế Tổng hợp ; bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, kế toán trưởng đều nhận hình thức kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.
Ngoại trừ ông Tất Thành Cang, những lãnh đạo trên của Công ty Tân Thuận đều thuộc quyền quản lý của Thành ủy Hồ Chí Minh, do đó cơ quan này đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với cán bộ của mình. Khi nhìn vào mức kỷ luật mà Thành ủy Hồ Chí Minh đưa ra không quá khó để dự đoán được mức kỷ luật mà ông Tất Thành Cang sẽ phải nhận lãnh. Đó là hình thức Khiển trách, mức kỷ luật nhẹ nhất đối với đảng viên cộng sản Việt Nam. Với mức kỷ luật này, ông Tất Thành Cang sẽ có thể tiếp tục tại vị phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hồ Chí Minh.
Người Quan Sát
*****************
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn bao che cho Tất Thành Cang ? (CaliToday, 05/06/2018)
Phải gần một tháng sau lời hứa sẽ hoàn tất và công bố kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra thành ủy vào ngày 8/5/2018 về vụ bán giá bèo 30 ha đất Nhà Bè, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mới có báo cáo gửi Ủy ban Kiểm tra trung ương và thông báo một phần nội dung của báo cáo này cho công luận biết.
Tất Thành Cang (trái) chúc mừng Nguyễn Văn Hiếu (giữa) nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều dư luận cho rằng Nguyễn Văn Hiếu đã chịu ơn nâng đỡ của Tất Thành Cang, mà như thế thì làm gì có chuyện Ủy ban Kiểm tra thành ủy làm công tâm, nếu không nói là có hành vi che chắn trong vụ đất Nhà Bè và vụ Thủ Thiêm. Ảnh : Thanh Niên
Theo báo cáo trên, "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang – ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy – vì những vi phạm : quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Ban thường vụ Thành ủy giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng".
Trước đó, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ kết luận nhẹ nhàng và… trơn tuột : "Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 30 ha đất đã đền bù của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo thường trực Thành ủy và Ban thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Đồng thời, ông Cang thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố".
Vậy trong thực tế, Tất Thành Cang đã ‘quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản…’ như thế nào ?
Với vai trò phó bí thư thường trực Thành ủy và lợi dụng khoảng thời gian tranh tối tranh sáng khi bí thư thành ủy khi đó là Đinh La Thăng bị điều chuyển ra Ban Kinh tế trung ương, còn bí thư mới là Nguyễn Thiện Nhân chưa về Sài Gòn, Tất Thành Cang đã "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".
Nhưng nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành "vượt đề xuất", cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.
Do đó, Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.
Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.
Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).
Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?
Căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này, trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Việc không cho các đơn vị thẩm định giá trị tài sản trước khi chuyển nhượng tài sản của Nhà nước là dấu hiệu sai phạm hết sức nghiêm trọng, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, nội dung báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – đứng đầu là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân – lại không hề làm rõ những sai phạm rất rõ ràng và hành vi cố ý làm trái trên của Tất Thành Cang. Cái cách báo cáo và công bố thông tin như thế đang khiến nhiều dư luận phải đặt dấu hỏi nghiêm khắc về một sự bao che có chủ ý của Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với Tất Thành Cang. Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra trung ương cần mổ xẻ vì sao Phó bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Quyết Tâm vẫn khăng khăng cho rằng 30 ha đất Nhà Bè không phải là tài sản công – như một động tác ngụy biện rất lộ liễu cho người đồng cấp là Tất Thành Cang.
Vụ ‘bao che’ trên của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là hành vi ‘xù’ trách nhiệm lần thứ hai trong vòng một tháng, sau báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm.
Bản báo cáo trên đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘Ủy ban nhân dân TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Vào trung tuần tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu độ thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và một quyết định bị xem là ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Những vụ việc ngập ngụa dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng ở Sài Gòn đang tràn ngập nguy cơ chìm xuồng. Một trong những ‘vật cản’ lớn nhất hiện thời có lẽ là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu – nhân vật có ‘quá trình trưởng thành cách mạng’ gần tương tự với đàn anh của ông Hiếu là Tất Thành Cang, tức cũng từng là bí thư thành đoàn và sau đó là bí thư quận 2. Và nhiều dư luận cho rằng Nguyễn Văn Hiếu đã chịu ơn nâng đỡ của Tất Thành Cang, mà như thế thì làm gì có chuyện Ủy ban Kiểm tra thành ủy làm công tâm, nếu không nói là có hành vi che chắn trong vụ đất Nhà Bè và vụ Thủ Thiêm.
Thiền Lâm
**********************
Kỷ luật Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn (Người Việt, 05/06/2018)
Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn "thống nhất đề xuất kỷ luật" ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực và gửi báo cáo để Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam "xem xét xử lý".
Khu đất rộng hơn 30 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, bán không qua đấu giá với giá 1.29 triệu đồng/mét vuông cho công ty Quốc Cường, Gia Lai. (Hình : Thanh Niên)
Báo Thanh Niên loan tin, bên lề họp Quốc hội sáng 5 tháng Sáu, bà Lê Thị Thủy, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, cho biết : "Ðoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung Ương đã vào Sài Gòn ‘làm việc xung quanh việc ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy, bị đề xuất kỷ luật.’"
Theo bà Thủy, "…do ông Cang là cán bộ trực thuộc Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quản lý, nên Ủy ban Kiểm tra Trung Ương sẽ phải làm việc trước. Các biện pháp tiếp theo sẽ tiến hành theo quy trình". Tuy nhiên, các công việc cụ thể chưa được bà Thủy tiết lộ.
Trước đó, chiều 4 tháng Sáu, Ủy ban Kiểm tra Thành Ủy Sài Gòn đã ra thông báo kết quả kiểm tra, khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, tại công ty Đầu Tư và Xây Dựng Tân Thuận về trách nhiệm tại "Dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè".
Thông báo này có đề cập đến việc Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn họp ngày 2 tháng Sáu, đã kết luận ông Tất Thành Cang có 4 vi phạm cụ thể : "Quyết định không đúng thẩm quyền ; vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản ; không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của đảng bộ thành phố ; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình".
Ban Thường vụ thành ủy Sài Gòn thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao Ủy ban Kiểm tra thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Trung ương xem xét xử lý theo quy định của đảng.
Kết luận của Ban Thường vụ thành ủy Sài Gòn cũng cho biết, cho đến nay, qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra thành ủy "chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực liên quan đến lợi ích cá nhân".
Sai phạm của Tất Thành Cang liên quan đến vụ bán đất cho công ty Quốc Cường Gia Lai.
Trong thương vụ công ty Đầu Tư và Xây Dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn Phòng Thành Ủy Sài Gòn) bán khu đất ở huyện Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ 1.290.000 đồng (56,7 USD)/mét vuông hồi tháng Sáu, 2017, ông Cang bị cáo buộc chịu trách nhiệm chính về việc "gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng (hơn 87,9 triệu USD).
Trong buổi họp hôm 6 tháng Năm, Thành Ủy Sài Gòn loan báo sẽ "thanh tra toàn diện" công ty Tân Thuận và "yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm" của ông Cang.
Ban Thường Vụ Thành Ủy Sài Gòn đưa ra kết luận ông Cang "đã chấp nhận chủ trương chuyển nhượng không đúng thẩm quyền" và rằng công ty Tân Thuận "đã sang nhượng trái phép tài sản có giá trị lớn", "không đặt lợi ích của Đảng Bộ thành phố lên hàng đầu", "vi phạm nghiêm trọng". (Tr.N)
******************
Khôi hài : Vẫn kỷ luật dù Trần Bắc Hà đã vượt biên ! (CaliToday, 05/06/2018)
Câu chuyện Trần Bắc Hà – tưởng như đã rơi vào quên lãng trong cơn sóng dồn của khá nhiều sự kiện và bắt bớ chính trị ở Việt Nam, bỗng nhiên hồi sinh và biến thành một giai thoại không khác mấy vụ Trịnh Xuân Thanh.
Ảnh minh họa : Zing.vn
‘Liệu có kỷ luật được Trần Bắc Hà nếu ông Hà không có mặt ở Việt Nam ?’ – vài tờ báo nhà nước bắt đầu cắc cớ đặt ra câu hỏi này.
Câu trả lời là ‘được chứ’ – theo ý kiến một số quan chức, tướng lĩnh và cán bộ lão thành. Đảng ta muốn làm gì mà chẳng được.
Vào cuối năm 2016 khi Trịnh Xuân Thanh đã ‘ra đi tìm đường cứu nước’ và còn viết tâm thư thể hiện sự thiếu tin tưởng vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thanh đã phải nhận án kỷ luật bằng hình thức nặng nhất – khai trừ khỏi Đảng cộng sản Việt Nam.
Không biết Trịnh Xuân Thanh có giây phút nào hối hận vì bị khai trừ đảng hay không, chỉ biết rằng trong phiên tòa của Tòa án Thượng thẩm Đức xử nghi can Nguyễn Hải Long trong đường dân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, những nhân chứng là vợ của Thanh và em họ của Thanh là Vũ Đình duy khai rằng trước khi bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, Trịnh xuân Thanh sống ung dung ở Berlin với lịch sinh hoạt là… uống bia và đánh golf.
Trần Bắc Hà có thể đã trở thành cái tên tiếp theo của những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng khi ‘ra đi tìm đường cứu nước’.
Đầu năm 2018, vụ án Phạm Công Danh – Ngân hàng Xây Dựng – Trầm Bê mà dẫn đến thất thoát 6.000 tỷ đồng đã được xét xử. Phạm Công Danh bị kêu án rất nặng. Tuy bị triệu tập đến phiên tòa này nhưng Trần Bắc Hà đã không có mặt.
Một điều tra của Tuổi Trẻ Online đã cho biết theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam. Theo nguồn tin này, dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng cho thấy lần cuối cùng ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11/2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài.
Nhưng trang điện tử Zing.vn lại tung ra một điều tra riêng dẫn đến một kết luận ngược lại Tuổi Trẻ Online. Trang này dẫn ra bản chụp hộ chiếu được hợp pháp hóa lãnh sự cho thấy ông Trần Bắc Hà đã dùng hộ chiếu được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Lào) cấp vào tháng 11/2017. Tại một trang hộ chiếu cho thấy ngày 7/12/2017, ông Trần Bắc Hà xuất cảnh rồi sau đó nhập cảnh vào ngay cửa khẩu La Lay từ Quảng Trị qua tỉnh Saravan (Lào). Trong thời gian cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, ông Trần Bắc Hà đi lại giữa Thái Lan và Lào bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Vang Tao. Ngày 7/1/2018, ông Trần Bắc Hà tiếp tục đi qua cửa khẩu Vang Tao qua Thái Lan, rồi từ đó đáp chuyến bay từ Bangkok đi Singapore…
Như vậy, một khả năng lớn là ông Trần Bắc Hà đã từ Lào qua Thái Lan và bay đến Singapore.
Tại sao phải đi một đường lòng vòng quá mất công như thế, trong khi từ Hà Nội chỉ mất hơn một giờ đồng hồ lại đáp xuống sân bay Singapore ?
Lào – Thái Lan – Singapore lại là lộ trình rất có thể được thực hiện bởi Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – tức đại gia Vũ "Nhôm", vào những này cuối năm 2017 khi nhân vật này chính thức "ra đi tìm đường cứu nước".
Còn giờ đây, không phải ngẫu nhiên mà vài tờ báo nhà nước bắt đầu cắc cớ đặt dấu hỏi ‘Liệu có kỷ luật được Trần Bắc Hà nếu ông Hà không có mặt ở Việt Nam ?’.
Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương phát đi bản thông cáo báo chí sau kỳ họp cuối tháng Năm năm 2018, kết luận những vi phạm của ‘đồng chí Trần Bắc Hà’ là ‘rất nghiêm trọng’, dư luận đã ồn ào về việc Trần Bắc Hà đã ‘đào thoát thành công’.
Thậm chí đại gia này đã vượt biên ngay sau vụ ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và phải ta tay vào còng vào đầu tháng Mười Hai năm 2017.
Một thông tin trên mạng xã hội cho biết vào đầu tháng Giêng năm 2018, tại ngôi biệt thự rộng hơn 1.000m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Lào), nơi Trần Bắc Hà và những người thân thuê để ở, làm việc mỗi khi sang đây, biển hiệu đã được đổi và không còn ai, kể cả chiếc xe mà Trần Bắc Hà hay đi cũng biến mất.
Được xem là một con cáo già trong thương trường và chính trường ở Việt Nam, Trần Bắc Hà đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình, để từ đó quyết định đào tẩu như Trịnh Xuân Thanh và Phan Văn Anh Vũ đã từng.
Nếu quả thật Trần Bắc Hà đã ‘biến’, việc kỷ luật đảng đối với ông ta chỉ còn mang tính hình thức và trở nên vô nghĩa, bởi mục tiêu chính của Tổng bí thư Trọng là bắt được Trần Bắc Hà nhằm ‘truy thu tài sản tham nhũng’ để nuôi bộ máy đảng.
Nhưng sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, triển vọng Interpol quốc tế đáp ứng yêu cầu của Bộ Công an về phát lệnh truy nã đặc biệt đối với Trần Bắc Hà là gần như vô vọng. Đó cũng là cơ hội trời cho để Trần Bắc Hà có thể trốn chui nhủi trong xó xỉnh nào đó trên thế giới để… uống bia và đánh golf.
Thiền Lâm
Ông Tất Thành Cang bị đề nghị kỷ luật (RFA, 04/06/2018)
Ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) vừa bị Ban thường vụ Thành ủy thành phố này đề nghị kỷ luật vì có quyết định không đúng thẩm quyền liên quan việc bán khu đất hơn 320.000 m2 huyện Nhà Bè cho công ty Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Tất Thành Cang (trái) sắp theo Đinh La Thăng vào lò
Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng ông Cang đã quyết định không đúng thẩm quyền ; vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản ; không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ thành phố và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.
Ủy ban kiểm tra Thành ủy cho biết cũng đang tập hợp hồ sơ gửi Ủy ban kiểm tra Trung ương để xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
Xin nhắc lại ngày 5 tháng 6 năm ngoái, ông Cang cho phép Công ty Tân Thuận chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Đây là khu đất được nói có vị trí đẹp nhưng giá bán lại rẻ, chỉ có 1,29 triệu đồng/m2, thu về 419 tỷ đồng cho ngân sách. Trong khi đó khu đất này được ước tính có giá khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
Sau đó, Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá lại khu đất và cho biết giá trị là hơn 574 tỷ đồng, tức Công ty Tân Thuận đã gây thất thoát 150 tỷ đồng.
**********************
'Gửi hồ sơ Tất Thành Cang ra trung ương' (BBC, 04/06/2018)
Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp hồ sơ để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
Đất đai là câu chuyện được chú ý ở Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Cang là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
Chức vụ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thường được xem là nhân vật số hai tại thành phố.
Thông cáo ngày 4/6 của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nói về kết quả kiểm tra vụ công ty Tân Thuận (thuộc Thành ủy) chuyển nhượng Dự án khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè.
Ông Tất Thành Cang bị Thành ủy kết luận đã có một loạt vi phạm : "Quyết định không đúng thẩm quyền ; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản ; không đảm bảo quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ Thành phố ; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình".
Hồ sơ vụ việc liên quan ông Cang sẽ được Thành phố Hồ Chí Minh gửi ra Hà Nội cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng liên quan vụ việc, Tổng giám đốc công ty Tân Thuận, Trần Công Thiện, bị cách hết chức vụ trong đảng.
Việc này có nghĩa là việc ông Thiện mất chức lãnh đạo công ty chỉ là vấn đề thời gian.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị tiếp tục thanh tra để xem nếu ông Thiện có hành vi cố ý làm trái thì sẽ xử lý theo pháp luật.
Phó tổng giám đốc Trần Tấn Hải, cùng hai người khác bị khiển trách.
Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận chính thức của Thành ủy hôm 4/6 mô tả Dự án Khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư, được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư năm 2009.
Công ty này đã thực hiện thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân với diện tích 331.100,6 m2 từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp để thực hiện Dự án.
Tuy nhiên, Công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư, dẫn đến Dự án hết hạn vào cuối 2013.
Thành ủy nói công ty này đã sai phạm khi chuyển nhượng dự án với giá thấp cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Ngày 18/4/2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã kết luận yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.
Gần một tháng sau vụ mua bán giá bèo 32 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (100% vốn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai bị phát hiện, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang – nhân vật được xem là ‘đệ ruột’ của cựu ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiêm ‘đại gia tư bản đỏ’ Lê Thanh Hải – còn phải đối mặt với nguy cơ bị khởi tố và bị truy thu tài sản bất minh.
Tất Thành Cang và Đinh La Thăng vai kề vai tươi cười lúc còn là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 - Ảnh : Infonet
Ngày 11/5/2018, một facebook mang tên Ngọc Bảo Châu đã tung ra tư liệu về ‘gần chục căn biệt thự rải khắp Sài Gòn’ của Tất Thành Cang :
"Căn biệt thự xây theo kiểu kiến trúc Tây âu có cái chòi canh gác ở bên dưới, hàng ngày anh sinh sống ở đấy. Nó là căn VIP nhất ở khu đô thị City Land quận 7, cạnh Phú Mỹ Hưng. Còn ba căn biệt thự liền kề nhau ở khu đô thị Himlam, cũng quận 7, anh thường khoe với bạn bè, chiến hữu là của má anh và má vợ anh…".
Tư liệu trên kèm cả hình ảnh về ngôi biệt thự xa hoa được xem là của Tất Thành Cang.
Công ty Đại Quang Minh được nhận hơn 100 ha đất vàng của Thủ Thiêm qua cơ chế BT (đổi đất lấy hạ tầng cơ sở)
Tuy chưa thể biết về tính xác tín của tư liệu trên, nhưng cần chú ý Facebook Ngọc Bảo Châu là địa chỉ đầu tiên đưa tin về Tất Thành Cang phải nhập viện Chợ Rẫy ngay sau khi xuất hiện một bài viết trên báo Người Tiêu Dùng về vụ mua bán 32 đất Nhà Bè. Sau đó, chính một tờ báo nhà nước là Tiền Phong đã xác nhận tin ‘nhập viện’ trên.
Bản thân người viết bài này cũng được một người quen cho biết Tất Thành Cang nhập viện Chợ Rẫy vì bị cao huyết áp đột ngột. Nhưng nằm điều trị chưa được bao lâu, ông Cang đã bất ngờ bị chụp hình bởi một phóng viên nhà nước dùng nghiệp vụ báo chí thâm nhập Chợ Rẫy. Chỉ 5 phút sau cú chụp hình ấy, Tất Thành Cang đã vội vã rời khỏi Bệnh viện Chợ Rẫy.
Vào lúc này, một câu hỏi nhức nhối đặt ra là nếu tư liệu của Facebook Ngọc Bảo Châu về khối tài sản khủng của Tất Thành Cang là đúng, ông Cang sẽ làm sao chứng minh được với cơ quan kiểm tra đảng của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Kiểm tra trung ương là những ngôi biệt thự ấy là do tiền từ ‘mồ hôi nước mắt’, ‘lao động đến thối móng tay’ hay ‘nuôi heo’ mà có.
Không chỉ bị phát hiện đã chỉ đạo vụ mua bán 32 ha đất Nhà Bè với giá rẻ mạt mà do đó mang dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng rõ rệt, Tất Thành Cang còn đang bị mạng xã hội và sau đó là báo chí nhà nước phanh phui vụ ông ta – vào thời còn là giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh – đã trực tiếp ký hợp đồng với Công ty Đại Quang Minh (một công ty đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm) để thực hiện cơ chế BT (đổi đất lấy hạ tầng cơ sở), mà đã dẫn đến việc Đại Quang Minh được nhận hơn 100 ha đất vàng của Thủ Thiêm, còn giá của mỗi trong số 4 con đường thuộc hợp đồng này đã thuộc loại ‘đắt nhất hành tinh’ – hơn 1 ngàn tỷ đồng cho mỗi km !
Bình sinh, Tất Thành Cang là quan chức luôn đi đầu trong cuộc vận động ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và ‘làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên’. Tất Thành Cang cũng là một quan chức nắm khối an ninh nội chính và đã chỉ đạo trấn áp, đàn áp rất nặng nề đối với phong trào dân chủ và nhân quyền ở Sài Gòn. Trong cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và phản đối Formosa vào tháng Năm năm 2016, hàng trăm người biểu tình đã bị công an và thanh niên xung phong dồn vào sân vận động Hoa Lư, đánh đập đến đổ máu và bỏ đói cả ngày trời.
Nếu khối tài sản gần một chục ngôi biệt thự của Tất Thành Cang được cơ quan chức năng xác minh là có thật, ông Cang gần như chắc chắn sẽ bị rơi vào trường hợp ‘kê khai tài sản không trung thực’, để sau đó có thể bị truy thu tài sản bất minh.
Hiện nay, cuộc tranh luận làm cách nào để truy thu tài sản bất minh vẫn chưa đến hồi kết trong đảng cầm quyền. Một số ý kiến cho rằng nếu xác định tài sản của quan chức không thể chứng minh được nguồn tài chính, tỷ lệ thu hồi có thể đến 45%.
Cũng đang có thông tin không chính thức về việc Cơ quan điều tra của Bộ Công an đã ‘vào cuộc’ vụ Tất Thành Cang.
Một năm trước, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã phải chịu ‘hạn lớn’ khi bí thư thành ủy khi đó là Đinh La Thăng bất ngờ bị loại khỏi Bộ Chính trị, để đến cuối năm 2017 phải tra tay vào còng.
Vào thời còn là bí thư quận 2 (nơi có dự án khu đô thị Thủ Thiêm), và sau đó là Phó chủ tịch thành phố phụ trách về đô thị, Tất Thành Cang đã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Thanh Hải để quy hoạch và giải tỏa lố 160 ha đất, cưỡng chế đẩy đuổi hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, dẫn đến nhiều cái chết của người dân bởi quá phẫn uất.
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 12/05/2018