Mặc dù thế giới tiếp tục ứng phó với đại dịch Covid-19, sau 76 ngày phong tỏa liên tiếp, Vũ Hán đã nối lại hoạt động vào thứ Tư, ngày 8 tháng 4 năm 2020. Hình ảnh những y tá hạnh phúc và nhân viên y tế từ các tỉnh khác đang chờ rời khỏi nhà của họ. Những cảnh nhóm nhân viên y tế tình cảm tạm biệt nhau tại sân bay quốc tế Vũ Hán và màn bắn pháo hoa chính thức để mở cửa trở lại được lan truyền khắp thế giới. Ô tô và xe đạp trở lại trên đường, và giao thông công cộng, cả xe lửa, đã nối lại hoạt động. Sự hồi sinh của những thành phố này và số người chết lớn nhất thực sự đã truyền tải một thông điệp tới thế giới rằng Covid-19 không phải là một căn bệnh bất khả chiến bại, miễn là các quốc gia này cho thấy quyết tâm cần thiết để vượt qua căn bệnh này.
Chúng ta đánh giá cao Vũ Hán đã bị tổn hại nghiêm trọng trong vài tháng qua và đã hoạt động trở lại, nhưng chúng ta cũng xem lại nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực sự sai lầm với cộng đồng quốc tế như thế nào.
Tôi nhớ rằng ở Trung Quốc, bác sĩ Lý Văn Lượng của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus này vào đầu tháng 12 năm 2019. Thật không may, ông đã chết vì virus vào cuối tháng Hai. Ông cảnh báo chính quyền Trung Quốc rằng nếu virus không bị dập tắt, dịch bệnh có thể sẽ trở nên không thể kiểm soát. Nhưng chính quyền Trung Quốc đã không đón nhận cảnh báo này một cách khách quan, mà chụp mũ bác sĩ Lượng truyền bá tin đồn sai lệch và bị điều tra. Họ yêu cầu ông ký một tuyên bố kiểm điểm, nói rằng cảnh báo trước đó của ông về dịch bệnh là không có cơ sở. Ngoài ông, các nhà báo công dân trẻ, cố phản ánh virus một cách trung thực cũng bị bắt giữ với cùng tội danh. Ngay cả học giả pháp lý Hứa Thế Trung (Xu Shizong) cũng bị bắt giam vì ông đã đưa ra một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của Đảng cộng sản Trung Quốc về virus.
Thực tế là chính quyền Trung Quốc đã biết về virus này vào đầu tháng 1 năm 2020 và đưa ra ước tính hợp lý rằng loại virus corona mới này có thể có ảnh hưởng xấu đến dân số Trung Quốc và thế giới. Nhưng Tập Cận Bình đã cố tình che giấu vì ông ta không muốn Trung Quốc được coi là quốc gia gây ra một loại virus chết người khác sau SARS năm 2002. Ngoài ra, vào ngày 8 tháng 2 năm 2020, hàng chục ngàn người đang háo hức chờ ăn Tết. Tết rất quan trọng đối với Trung Quốc, vì ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế, Trung Quốc cũng có thể nhân cơ hội này để chứng tỏ cơ hội trở thành một trong những nhà lãnh đạo kinh tế của thế giới. Do đó, cả Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc đều không muốn gây rủi ro cho cơ hội này, thậm chí với cái giá phải trả cho hành vi này là gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân trên khắp thế giới – đây là một ví dụ khác về tham nhũng đạo đức của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào thời điểm khi Trung Quốc đã đạt được mục tiêu cần có với Tết Nguyên đán và cộng đồng quốc tế vẫn còn bị che giấu về tình hình thực tế của Covid-19, khoảng 1.800 người ở Vũ Hán đã bị nhiễm virus và đã tản ra khắp mọi miền thế giới. Và dịch bệnh đã đi đến Ý, Iran, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, các nước châu Âu, châu Phi và châu Á và chẳng mấy chốc trở thành đại dịch đang càn quét nền kinh tế toàn cầu. Nói cách khác, mục tiêu của cái gọi là “Cộng đồng nhân loại tương lai chung” của Đảng cộng sản Trung Quốc đã được thay thế bằng “Cộng đồng virus corona”. Một số người thậm chí gọi đó là hiện thực ảo của giấc mơ Trung Quốc về sáng kiến Vành đai và con đường.
Tập Cận Bình và chính quyền của ông ta sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.
Trên thực tế, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra lời buộc tội gây sốc trên Twitter: “Có thể quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh này đến Vũ Hán, và Hoa Kỳ nợ chúng tôi một lời giải thích.” Nghe có vẻ lạ, nhưng đây gần như là cách ngoại giao Trung Quốc hoạt động.
Ngoài lập trường phi đạo đức của Đảng cộng sản Trung Quốc, điều đáng tiếc hơn là thái độ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, phản ứng của Trung Quốc đối với dịch SARS 2002-2003 gần giống như phản ứng hiện tại với Covid-19, nhưng trong dịch SARS, WHO đã nhanh chóng chỉ trích sự thiếu trung thực của Trung Quốc vì trì hoãn tiến độ hợp tác quốc tế. Điều này cuối cùng đã dẫn đến việc Trung Quốc cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế như một dấu hiệu thừa nhận. WHO cũng nhanh chóng đề xuất các hạn chế đi lại vì điều này sẽ hạn chế sự lây lan của virus SARS trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lần này, cách tiếp cập như vậy của WHO đã không được thực hiện. Trên thực tế, ngoài việc tỏ ra thận trọng, Tiến sĩ Tredo và nhóm của ông đã cố tình đánh giá thấp dịch bệnh và đánh lừa thế giới, một lần nữa cho thấy chế độ Trung Quốc hiện tại thao túng các thể chế quốc tế khác nhau như thế nào để mang lại lợi ích Bắc Kinh.
Những điều tệ hại bây giờ được bơi bày dần dần. Quốc tế ngày càng lên tiếng phản đối mạnh mẽ thái độ cẩu thả của Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) và Tập Cận Bình. Trong một báo cáo mô hình dịch tễ học của Đại học Southampton, đã phát hiện ra rằng nếu Trung Quốc hành động kịp thời và có trách nhiệm chỉ trong một, hai hoặc ba tuần nhanh hơn, thì số người nhiễm vi-rút sẽ giảm lần lượt 66%, 86% và 95%. Thất bại đã gây ra sự lan rộng toàn cầu, giết chết hàng ngàn người trên khắp thế giới. Tờ London Telegraph ngày 29 tháng 3 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Anh cáo buộc Trung Quốc che giấu sự thật về corona và gây nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế.
James Krasnka, một giáo sư nổi tiếng về luật hàng hải quốc tế tại Trung tâm Stockton ở Hoa Kỳ, và là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân cho biết trong một bài báo đăng trên tờ “War on rocks” vào ngày 23 tháng 3 rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm về Covid-19, trách nhiệm pháp lý với số tiền khiếu nại có thể lên tới hàng nghìn tỷ Mỹ kim. Liệu WHO đã thông đồng với Trung Quốc về Covid-19 sẽ sớm được phanh phui, nhưng hiện tại, không phải là người dân Trung Quốc, mà là Đảng cộng sản Trung Quốc nợ lời xin lỗi vì gây ra lầm than cho cộng đồng quốc tế.
John S. Shilshi
Nguyên tác : Covid-19 : Xi Jinping and Chinese Communist Party owe an apology to the world, NorthEast Now, 10/04/2020
Hoàng Quân dịch
Nguồn : VNTB, 14/04/2020
Bắc Kinh rối ren – Tập Cận Bình vội bắt "Nhậm đại bác"
Hoàng Lan, Thoibao.de, 11/04/2020
Vừa qua, thứ Ba, 07/04/2020, một cơ quan của Đảng cộng sản Trung Quốc thông báo ông Nhậm Chí Cường, người từng lên án chủ tịch Trung Quốc, được phát hiện mất tích từ ngày 12/03/2020 đang bị giam giữ để điều tra.
Ông Nhậm Chí Cường có biệt danh là ‘Nhậm đại bác’ bởi lối nói thẳng thắn
Tối ngày 7/4, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Bắc Kinh phát đi thông cáo cho biết, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Viễn Nhậm Chí Cường, liên quan đến vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, hiện đang bị Ủy ban giám sát kỷ luật khu Tây Thành (Bắc Kinh) xem xét kỷ luật và giám sát điều tra.
Cụm từ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", thường được chính quyền Trung Quốc sử dụng cho các vụ án liên quan đến chính trị hoặc tham nhũng.
Trước đó, ông Nhậm Chí Cường có một bài viết trên mạng với tiêu đề là "Chú hề lột đồ kiên quyết trở thành hoàng đế" nhằm châm biếm ông Tập Cận Bình nhưng không nói tên cụ thể. Bài viết này lên án bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại hội nghị truyền hình có 170.000 quan chức tham gia hôm 23/2, tiết lộ chính quyền Trung Quốc che giấu dịch viêm phổi, lên án Bắc Kinh chúc mừng chính mình đạt được thành tích trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh, mà không phải là xử lý sai lầm mà họ gây ra. Ông tố cáo tình trạng truyền thông nhà nước – bị bịt miệng – đã không đưa ra báo động với công chúng, và những người đơn độc đưa ra cảnh báo, như bác sĩ Lý Văn Lượng, đã bị buộc phải im lặng.
Ông viết : "ý đồ dùng các thành tích vĩ đại để che đậy đi chân tướng sự thật, giống như là tình hình dịch bệnh phải thông qua phê duyệt vào ngày 7/1 thì mới được bắt đầu. Vậy chuyện gì đã xảy ra vào tháng 12 năm ngoái ? Tại sao không công bố tin tức kịp thời ? Vì sao xuất hiện việc CCTV vào ngày 1/1 đã truy cứu 8 người ‘tung tin đồn’ ? Vì sao lại có bài khuyên nhủ vào ngày 3/1 ?…".
Bài báo chỉ ra, thực tế có thể thấy từ dịch bệnh này là "Đảng đang bảo vệ lợi ích của Đảng, các quan chức đang bảo vệ lợi ích của các quan chức, quân vương thì chỉ bảo vệ lợi ích và địa vị cốt lõi của mình". Chính là loại thể chế này, Đảng cộng sản Trung Quốc đã không công bố sự thật và chân tướng mà còn "tung tin đồn", hạn chế và ngăn chặn sự lan truyền của sự thật, vì vậy mới gây nên sự lây lan không thể kiểm soát của dịch bệnh.
Bài viết được chia sẻ không lâu thì ông Nhậm Chí Cường cũng mất tích và xuất hiện nhiều tin đồn xung quanh sự kiện này.
Nhiều bạn bè của ông xác nhận không liên lạc được với ông Nhậm từ ngày 12/3.
Từ khi ông Nhậm Chí Cường mất tích đến nay, các thông tin không chính thức liên quan đến tình cảnh ông gặp phải sau khi bị bắt cũng liên tục được lan truyền, có thông tin nói ông bị giam tại căn cứ địa Mãnh Sơn, Xương Bình, trực thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Bắc Kinh, ông tuyệt thực 2 ngày để kháng nghị.
Ngày 25/3, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) từng dẫn lời một người cung cấp thông tin nặc danh nói rằng, người nhà và thư ký của ông Nhậm Chí Cường cũng bị bắt.
Bản thân ông Nhậm Chí Cường hiện bị chính quyền giam giữ, bất kỳ ai cũng không được phép nhúng tay vào, không được phép can thiệp, không thể cầu xin, có thể cũng bao gồm cả Vương Kỳ Sơn – Phó chủ tịch Trung Quốc, người có mối quan hệ mật thiết với ông Nhậm Chí Cường.
Nhậm Chí Cường được cho là có mối quan hệ mật thiết với Vương Kỳ Sơn.
Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát đến nay, có thông tin cho rằng ông có mối liêns hệ bất thường với Vương Kỳ Sơn và ông cũng không ngừng tiết lộ tình hình về dịch bệnh, cáo buộc chính quyền che đậy sự thật.
Truyền thông Hồng Kông tiết lộ chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc công khai xử lý vấn đề của ông Nhậm Chí Cường, là do Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Kỳ chỉ đạo hôm 6/4.
Theo nguồn tin này, vụ án ông Nhậm Chí Cường do Ủy ban Kỷ luật khu Tây Thành xử lý, điều này cho thấy ông Thái Kỳ cũng không muốn làm sự việc lớn thêm, chỉ cần có để giao phó với Trung Nam Hải là được.
Thông tin chỉ ra, về việc xử lý ông Nhậm Chí Cường, xử lý về mặt đảng là nhất định có, xử phạt nghiêm trọng nhất là khai trừ đảng tịch, sau đó bàn giao xử lý theo pháp luật ; đến lúc sang trình tự tư pháp, thì sẽ phải phạt tù, do đó, bố trí tốt nhất có lẽ là xử lý về mặt đảng, sau đó thả ông ra, yêu cầu ông về sau không được nói, không tiếp tục phát biểu những ngôn luận tương tự.
Đây không phải lần đầu tiên ông Nhậm đối diện các rắc rối pháp lý.
Tháng 2/2016, trên Weibo, ông Nhậm Chí Cường công khai chỉ trích biểu ngữ "CCTV mang họ Đảng" khi đài căng biểu ngữ có nội dung "CCTV họ đảng, tuyệt đối trung thành, mong ngài kiểm duyệt" để chào đón ông Tập Cận Bình.
Sau đó, ông bị Ủy ban Kỷ luật khu Tây Thành (Bắc Kinh) cáo buộc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, xử lý lưu lại tổ chức đảng để quan sát 1 năm.
Tài khoản Weibo của ông này có 37 triệu người theo dõi nhưng sau đó bị khóa.
Giới quan sát cho rằng Tập Cận Bình đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan trong xử lý vụ việc của Nhậm Chí Cường.
Nếu xử nghiêm phạt nặng, thì sẽ gặp phải dị nghị và áp lực chính trị của các bên trong nội bộ đảng.
Nếu xử nhẹ và bỏ qua, thì có thể khiến cho nhiều người khác cũng làm theo ông Nhậm Chí Cường.
Đài phát thanh Pháp RFI cho rằng việc bắt giữ ông Nhậm Chí Cường là một nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích trong nội bộ, trong bối cảnh tính chính đáng của ban lãnh đạo bị thách thức, do để đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.
Tờ báo Libération của Pháp, ngày 08/04 dẫn lời của bà Yaqiu Wang, thành viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, nhận định : "Ông Nhậm là một doanh nhân giàu có, cũng như thành viên của giới tinh hoa trong Đảng, không phải là một ‘nhà hoạt động’, hay một ‘nhà ly khai’. Ông ta phê phán chính quyền, nhưng không thực sự phản đối sự lãnh đạo của Đảng. Việc bắt một người như ông ta cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây đã không còn chấp nhận bất cứ hình thức bất đồng chính kiến nào trong nội bộ".
Cũng như Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, Nhậm Chí Cường được coi là thuộc nhóm "Thái tử Đỏ" hay còn gọi là "Hồng nhị đại" (những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản Trung Quốc)
Ông Nhậm, biệt hiệu "Đại bác", 69 tuổi, quê tỉnh Sơn Đông, gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1974.
Bố của ông Nhậm là ông Nhậm Tuyền Sinh. Ông Nhậm Tuyền Sinh nằm trong số thế hệ nhà cách mạng đầu tiên lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nên con trai ông có nhiều mối quan hệ với giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc.
Ông Nhậm Tuyền Sinh (1918–2007) từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và vợ ông từng là một quan chức trong chính quyền Bắc Kinh.
Ông Nhậm Chí Cường gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1969, làm kỹ sư và sau đó trở thành trung đội trưởng. Ông này rời quân ngũ năm 1981, trở thành trưởng phòng Tập đoàn Hoa Viễn Bắc Kinh năm 1984.
Ông Nhậm trở thành phó chủ tịch tập đoàn này năm 1988 rồi chủ tịch tập đoàn năm 1993 và nghỉ hưu hồi tháng 3/2015. Ông này có bằng thạc sĩ luật (Đại học Nhân dân Trung Quốc).
Năm 2010, China Daily đưa tin, ông Nhậm với tư cách chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Hoa Viễn có mức lương cao nhất trong số lãnh đạo 258 công ty niêm yết. Mức lương của ông này là 7,07 triệu nhân dân tệ (1,04 triệu USD).
Ông có biệt danh là "Nhậm đại bác" bởi lối nói thẳng, quyết liệt hiếm có của ông trong Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ông Nhậm Chí Cường cũng không chỉ một lần phát biểu bài viết phê bình Đảng cộng sản Trung Quốc, ông từng nói "Trong tình trạng hiện tại của Trung Quốc, trách nhiệm xã hội duy nhất của chúng ta chính là tất cả các vị ngồi tại đây, các vị nỗ lực đứng lên, xô đổ bức tường trước mặt chúng ta, xây dựng chế độ xã hội dân chủ của chúng ta !".
Việc mất tích của Nhậm Chí Cường trước đó đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Bạn bè ông, những người có ảnh hưởng ở trong và ngoài nước cũng có những động thái để gây áp lực lên chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Vào ngày 13/3, Tiến sĩ Hàn Liên Triều, nghiên cứu viên thỉnh giảng của Sở nghiên cứu Hudson, Mỹ đã trích dẫn tin tức trên Twitter chỉ ra rằng, Nhậm Chí Cường vào ngày 12 đã bị Ban Kỷ luật Thanh tra Bắc Kinh giam giữ bí mật tại Trung tâm Đào tạo Ban Kỷ luật Thanh tra Thành phố Mãng Sơn ở ngoại ô Bắc Kinh (một số bộ phận trong đó thực ra là nhà tù bí mật).
Ngày 17/3, Hàn Liên Triều trích dẫn tin tức trên mạng ở Đại lục và những thông báo nội bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng vụ án Nhậm Chí Cường được coi là "vụ án lớn quan trọng của Ủy ban an toàn Quốc gia", bất kỳ ai cũng không được nhúng tay vào, gây can nhiễu đến việc phá án. Ông nói rằng ‘Nhậm Chí Cường’ bây giờ đã trở thành một từ nhạy cảm trên mạng, hơn nữa trên mạng ở Đại lục bắt đầu lan truyền các video của CCTV về Nhậm Chí Cường từ 4 năm trước, ông cảm thấy lo lắng cho Nhậm Chí Cường.
Một ‘Nhậm đại bác’ đi ngược lại với chỉ đạo của Đảng cộng sản thì dù có là hậu duệ của công thần lập nước cũng sẽ bị Tập Cận Bình trừng phạt. Phần đời còn lại của ông Nhậm sẽ ra sao vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết…
Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng siết chặt tự do ngôn luận trong nước, cũng lúc này đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang cướp đi bao nhiêu sinh mạng của người dân vô tội, bộ máy đàn áp của Bắc Kinh đang hoạt động hết công suất nhằm che đậy thông tin, giấu giếm tội ác với người dân Trung Quốc và thế giới.
Những đất nước theo thể chế Chủ nghĩa Cộng sản nào cũng như vậy, độc đảng, độc tài , độc quyền , ăn cắp của công và tham nhũng vô độ, nó đặc biệt độc ác với nhân dân.
Tại Trung Quốc hay Việt Nam, đảng cộng sản cần phải bị thải loại, để thay bằng thể chế dân chủ, tự do cùng một nhà nước pháp quyền, đem đến cho mọi người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hoàng Lan (Hà Nội)
Nguồn : Thoibao.de, 11/04/2020
********************
Trung Quốc bắt giam người gọi Tập Cận Bình là một "tên hề"
Trọng Thành, RFI, 09/04/2020
Ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), nổi tiếng về những phát biểu không kiêng dè nhắm vào lãnh đạo tối cao Trung Quốc, mất tích từ ngày 12/03/2020. Thứ Ba, 07/04/2020, một cơ quan của đảng cộng sản Trung Quốc thông báo người từng lên án chủ tịch Trung Quốc đang bị giam giữ.
Tỷ phú Nhậm Chí Cường, có biệt danh "Nhậm Đại Bác". Ảnh chụp năm 2012 Wikimedia Commons / Wang65
Theo Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Nhậm Chí Cường, 69 tuổi, đang bị điều tra "vì vi phạm nghiêm trọng" kỷ luật Đảng và luật pháp. Ông Nhậm Chí Cường, vốn là một doanh nhân giàu có ngành bất động sản, nổi tiếng vì các phát biểu mạnh mẽ trên mạng. Trang blog của Nhậm Chí Cường từng được 37 triệu người theo dõi. Dân mạng Trung Quốc ngưỡng mộ ông, gọi ông là "Nhậm đại bác".
Trong một bài viết đưa lên mạng hồi tháng 2/2020, đúng vào lúc chính quyền Trung Quốc đang lún sâu trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, ông Nhậm Chí Cường đã gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "tay hề lõa thể, cương quyết muốn tỏ ra mình là hoàng đế". Ông Nhậm đã lên án chính quyền Trung Quốc chậm trễ trong việc đối phó với dịch do virus corona mới. Ông tố cáo tình trạng truyền thông nhà nước - bị bịt miệng - đã không đưa ra báo động với công chúng, và những người đơn độc đưa ra cảnh báo, như bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), đã bị buộc phải im lặng.
Theo các nhà quan sát, việc bắt giữ ông Nhậm Chí Cường là một nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích trong nội bộ, trong bối cảnh tính chính đáng của ban lãnh đạo bị thách thức, do để đại dịch Covid-19 bùng phát. Bà Yaqiu Wang, thành viên của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, nhận định : "Ông Nhậm là một doanh nhân giàu có, cũng như thành viên của giới tinh hoa trong Đảng, không phải là một ‘nhà hoạt động’, hay một ‘nhà ly khai’. Ông ta phê phán chính quyền, nhưng không thực sự phản đối sự lãnh đạo của Đảng. Việc bắt một người như ông ta cho thấy chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây đã không còn chấp nhận bất cứ hình thức bất đồng chính kiến nào trong nội bộ" (Libération, ngày 08/04).
Ông Nhậm Chí Cường, từng phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, từ năm 1969 đến năm 1981. Cũng như Tập Cận Bình, Nhậm Chí Cường được coi là thuộc nhóm "Hoàng tử Đỏ", tức con cái của các lãnh đạo cao cấp.
Trọng Thành
Nguồn : RFI, 09/04/2020
Tình báo Mỹ tiết lộ - Trung quốc đã "giả mạo" số tử vong
Hoàng Lan, Thoibao.de, 03/04/2020
Những hũ tro cốt chất đống tại nhà quàn ở Vũ Hán, tỉ lệ hỏa thiêu chính thức của thành phố, và các báo cáo về hệ thống chăm sóc y tế quá tải đã gây nên những suy đoán là con số người chết thực sự vì Cúm Vũ hán có thể lên đến hàng chục ngàn người-dù rằng chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ có 2.535 người chết trong số hơn 50.000 ca lây nhiễm virus Cúm Vũ hán.
Virus Cúm Vũ hán bùng phát được ghi nhận lần đầu tiên tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, vào tháng 12 năm 2019, trước khi lây lan trên toàn cầu, giết chết hơn 33.000 người tính đến ngày 29/3.
Những biện pháp chế ngự tích cực của Trung Quốc đã làm chậm đà lây lan của cúm Vũ Hán trong nước, với số ca nhiễm hạ giảm trong vài tuần qua. Cho đến nay Bắc Kinh xác nhận gần 81.000 ca nhiễm và 3.300 người chết, hầu hết tại Vũ Hán, trung tâm bùng phát của cúm chủng mới. Tuy nhiên nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ cáo buộc Trung Quốc hạ thấp số người chết vì Cúm Vũ hán.
Những nghi ngờ của họ phát sinh từ những nỗ lực che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh từ ban đầu -trước khi bệnh này lây lan rộng rãi ra nước ngoài- và từ nhiều lần Trung Quốc duyệt xét lại cách thức đếm những ca trong nước.
Hệ thống y tế Vũ Hán quá tải trong thời kỳ dịch bệnh lên đến cao điểm tại Trung Quốc gây thêm những nghi vấn nữa về con số tử vong được chính thức báo cáo là 2.535 người.
Trong quý 4 năm 2019, Vũ Hán cũng chứng kiến 56.007 vụ hỏa thiêu, cao hơn 1.583 vụ so với quý 4 năm 2018, và hơn 2.231 vụ so với quý 4 năm 2017, theo dữ liệu do cơ quan dân sự vụ Vũ Hán công bố. Vào năm 2019, dân số Vũ Hán tăng chỉ có 1,1% so với năm 2018, theo ước tính của Liên hiệp quốc. Những con số này có thể cho thấy là cúm Vũ Hán xuất hiện vào tháng 12 làm cho con số người chết gia tăng-một khuynh hướng chắc là kéo sang quý một năm nay.
Các hình ảnh được loan truyền trên truyền thông xã hội Trung Quốc trong tuần này cho thấy những hũ tro cốt gửi về tâm dịch, sau khi các gia đình mất người thân vì virus Cúm Vũ hán được chỉ thị thu nhặt tro cốt tại một trong những nhà quàn địa phương trong thành phố.
Những hình ảnh này gây nên những nghi ngờ mới về con số tử vong thực sự vì cúm Vũ Hán tại Trung Quốc. Người dân trong nước và những chỉ trích quốc tế dựa vào số lượng các hủ tro cốt để cáo buộc chính phủ Trung Quốc gian dối về thống kê.
Newsweek liên lạc bằng email với văn phòng Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải để yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao cũng được tiếp xúc để yêu cầu đưa ra nhận xét, nhưng cho tới giờ báo phát hành vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Các xe tải giao khoảng 2.500 hũ tro cốt trong hai ngày 25 và 26/3 tại một trong tám nhà quàn địa phương, một tài xế nói với hãng tin Trung Quốc Caixin. Hãng tin này cũng công bố một ảnh khác cho thấy 3.500 hủ tro cốt khác chất đống trong cơ sở này. Con số các hủ tro cốt đưa về riêng một nhà quàn này thôi đã cao hơn nhiều so với tổng số tử vong vì Cúm Vũ hán do thành phố đưa ra.
Có tin nói số tử vong không tính đến những người chết trước khi được xét nghiệm về Cúm Vũ hán. Nhân viên y tế được phỏng vấn cũng cho biết nhiều người không được xét nhiệm vì bệnh viện Vũ Hán quá tải.
Ảnh : người dân đứng hàng dài trước cổng Nhà tang lễ ở Vũ Hán để nhận lại tro cốt người thân
Một số cư dân Vũ Hán ước lượng là tổng số người chết có thể là 26.000 người căn cứ vào số lượng các hủ tro cốt được chuyển giao và phân phối trên toàn tỉnh.
Những người sử dụng truyền thông xã hội Trung Quốc nói 7 nhà quàn Vũ Hán đã phân phối trung bình 3.500 hủ tro cốt mỗi ngày từ ngày 23/3 đến 4/4 là lễ Thanh Minh tảo mộ truyền thống. Với ước lượng này, 42.000 hủ tro cốt sẽ được giao trong thời gian 12 ngày.
Bằng cách hạ giảm con số tử vong tại Vũ Hán vào khoảng 16.000 người, căn cứ trên tỉ lệ tử vong hàng năm của Trung Quốc trong hai tháng rưỡi, họ ước đoán là các hủ tro cốt cho thấy là cúm Vũ Hán có thể gây ra khoảng 26.000 ca tử vong. Tuy nhiên hiện chưa rõ có cả thảy bao nhiêu hủ tro cốt được sử dụng.
Phép tính căn cứ trên các hủ tro cốt, giả thuyết và truyền thông xã hội không phải là chính xác tuyệt đối. Nhưng nó cho phép ước lượng số người chết thực sự và củng cố thêm hoài nghi của một số người về tính chính xác của các báo cáo chính thức từ chính phủ Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton ngày 29/3 nhắc đến việc chuyển giao những hủ tro cốt để cáo buộc Trung Quốc không trung thực về tác động của cúm Vũ Hán. "Chỉ riêng một nhà quàn tại Vũ Hán thôi được báo cáo đặt mua số hủ tro cốt trong hai ngày đã nhiều hơn con số Đảng Cộng sản Trung Quốc báo cáo về tử vong trên toàn quốc", ông viết trên Twitter. "Tôi chắc chắn là bạn bị sốc trước bằng chứng về sự gian dối của Trung Quốc".
Trung Quốc đã giảm hơn 21 triệu thuê bao điện thoại di động kể từ đầu năm 2020, theo tuyên bố vào ngày 19/3 của chính quyền Bắc Kinh. Nhiều nhận định cho rằng có khả năng những ca tử vong do virus Vũ Hán chiếm một phần trong số lượng thuê bao ngừng hoạt động này.
Điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Người dân sử dụng điện thoại di động để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày (mua sắm, mua vé tàu xe, thanh toán hoá đơn…) cùng các yêu cầu của chính phủ về lương hưu và an sinh xã hội.
Ông Tang Jingyuan, một nhà bình luận về Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, ngày 21/3 nói rằng chính quyền Trung Quốc yêu cầu tất cả người dân Trung Quốc sử dụng điện thoại di động của họ để tạo mã sức khỏe. Hiện tại, chỉ người Trung Quốc nào có mã sức khỏe xanh mới được phép di chuyển tại Trung Quốc. "Gần như là không thể hủy đi thuê bao điện thoại của mình", ông Tang nói.
Ngoài ra, tài khoản ngân hàng và tài khoản an sinh xã hội của người dân Trung Quốc cũng gắn liền với số thuê bao di động.
Theo dữ liệu của cả ba nhà mạng điện thoại di động Trung Quốc, số thuê bao di động liên tục tăng vào các tháng trước đó, nhưng giảm mạnh từ đầu năm 2020.
China Mobile là nhà mạng lớn nhất, nắm giữ khoảng 60% thị phần. China Mobile mất 8,116 triệu thuê bao trong tháng 1 và tháng 2. Sự sụt giảm mạnh này là một điều rất bất thường.
China Telecom với khoảng 21% thị phần di động, đã ghi nhận mất 5,6 triệu thuê bao trong tháng 1 và 2. China Unicom với khoảng 19% thị phần di động, mất 7,787 triệu người dùng trong 2 tháng.
Trước sự sụt giảm bất thường này, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong đó có nghi vấn liệu số lượng tài khoản điện thoại di động giảm mạnh có phải là do tài khoản của những người đã chết vì virus Vũ Hán bị đóng lại hay không.
Ông Tang cho biết có thể một số lao động nhập cư đã có hai số điện thoại di động. Vào tháng Hai, họ có thể đóng thuê bao công việc vì không thể đến thành phố làm việc do lệnh phong toả. Tuy vậy, ngày 17/3, Trung Quốc đã báo 90% lao động trên cả nước (trừ tỉnh Hồ Bắc) đã trở lại làm việc như bình thường.
"Nếu có 10% tài khoản điện thoại di động bị đóng vì người dùng đã chết vì virus Vũ Hán, thì số người chết sẽ là 2 triệu", ông Tang ước tính.
So sánh với tình hình ở Ý cũng cho thấy Trung Quốc đã không báo cáo đầy đủ về số người chết. Ý cũng đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khá tương tự như Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của Ý ở mức 9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 4% tại Trung Quốc.
Do thiếu dữ liệu, nên số người chết thực sự ở Trung Quốc vì dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn là một bí mật. Tuy nhiên, việc hơn 21 triệu số điện thoại di động "biến mất" đã cho thấy số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều so với số chính thức.
Ngày 5/3, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan - một trong những quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đến tỉnh Hồ Bắc, cùng với sự hộ tống của các quan chức địa phương, bà phó Thủ tướng đã đi thị sát khu phức hợp biệt lập ở quận Qingshan (Vũ Hán).
Nhưng khi các quan chức lãnh đạo đang dạo quanh khu phức hợp để đánh giá các biện pháp khử trùng, cũng như chế độ cung cấp thực phẩm cho người dân bị cách ly, có lẽ họ chẳng mong đợi phải nghe những tiếng la hét phẫn nộ từ các tòa nhà cao tầng dội xuống : "Đồ giả dối". Các cư dân trong khu phức hợp (vốn không được phép xuống dưới) đã mở cửa sổ ra hét lớn : "Giả, giả" ; "Tất cả đều là giả" ; "Chúng tôi phản đối" ; "Mọi người đang phải trả tiền cho thực phẩm đắt đỏ"…
Các cư dân đã hét lớn cho biết rằng, chính quyền Trung Quốc đã bỏ mặc người dân phải đối mặt với sự thiếu thốn các nhu yếu phẩm.
Các video mà Global Times đăng tải tương phản với những gì mà truyền thông nhà nước hằng ngày ra rả đưa tin, rằng chính quyền luôn "cung ứng đầy đủ, vật giá ổn định" cho nhân dân. Dối trá đã trở thành thói quen của Đảng cộng sản Trung quốc và được đem "ứng dụng" trong mọi hoàn cảnh.
Việc một quan chức cấp cao của Bắc Kinh đi thị sát tại Vũ Hán - "ổ dịch nguy hiểm nhất" thế giới đã gửi đến người dân Trung Quốc "thông điệp", rằng chính phủ đã nỗ lực đẩy lùi được dịch bệnh trên toàn quốc, và đã đến lúc các công ty, hãng xưởng và người lao động quay trở lại công việc kinh doanh như thường lệ.
Các quan chức tình báo Mỹ đã gửi báo cáo mật về cúm Vũ Hán cho Nhà Trắng hồi tuần rồi. Hãng tin Bloomberg ngày 1.4 dẫn lời các nguồn tin tiết lộ báo cáo của cộng đồng tình báo Mỹ kết luận chính phủ Trung Quốc cố tình công bố số liệu "không đầy đủ".
Hai quan chức tình báo Mỹ nói với Bloomberg rằng báo cáo kết luận số liệu công bố chính thức của Trung Quốc là "giả mạo".
Hoàng Lan (Hà Nội)
Nguồn : Thoibao.de, 03/04/2020
********************
Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu giám đốc WHO từ chức
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Martha McSally đang kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới từ chức vì những gì bà cho là giúp bao che báo cáo dịch bệnh corona của Trung Quốc.
Đảng Cộng hòa ở Arizona cho biết trên Fox Business hôm thứ Năm rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cần phải từ chức vì việc xử lý dịch bệnh của WHO.
Trong khi Trung Quốc tuyên bố về cơ bản họ đã giảm hẳn số ca nhiễm mới vốn đang cướp đi sinh mạng hàng ngàn người Mỹ, thì báo cáo mới đã nghi ngờ tuyên bố màu hồng của Trung Quốc.
"Tôi không bao giờ tin tưởng một tên cộng sản nào. Và việc họ che đậy dịch bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gây ra những cái chết không cần thiết trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới" - bà McSally nói.
Bà McSally yêu cầu WHO phải chấm dứt bao che cho Trung Quốc và cho rằng Tiến sĩ Tedros cần phải từ chức, vì theo bà đó là điều cần phải làm. Bà cho rằng những gì mà WHO đã làm là vô trách nhiệm và vô lương tâm.
Đầu tuần này, Thượng nghị sĩ Rick Scott đã kêu gọi một cuộc điều tra của Quốc hội về WHO và cho ra rằng có lẽ Hoa Kỳ nên ngưng tài trợ cho "việc bao che Trung Quốc".
Ngân Bình dịch
Nguồn : VNTB, 03/04/2020
_______________
(*) Cho tới thời điểm này, kiến nghị yêu cầu ông Tedos từ chức đã thu thập được gần 700.000 chữ ký *
Chú thích :
(*) https://www.change.org/p/united-nations-call-for-the-resign…
**********************
Trung Quốc đang dần tự lột mặt nạ
Diễm My, VNTB, 03/04/2020
Khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc được vận chuyển đến Châu Âu - Ảnh minh họa
Hà Lan "mua khẩu trang thường để làm khẩu trang y tế".
Chính phủ Hà Lan đã phải cho thu hồi lại số khẩu trang đặt mua từ Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. 600.000 trong số 1,3 triệu khẩu trang kém chất lượng vì khẩu trang không ôm vào mặt để có thể bảo vệ nhân viên y tế không bị truyền nhiễm, ngoài ra van lọc khí cũng không hoạt động.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là lên tiếng trên Twitter rằng chính phủ Hà Lan phải biết kiểm tra cho kỹ và chối bỏ đó là các khẩu trang kém chất lượng.
Bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố : nhà sản xuất Trung Quốc đã chỉ định rõ đây không phải là khẩu trang y tế và yêu cầu phải kiểm tra lại hướng dẫn để chọn và đặt mua đúng loại khẩu trang cần thiết. Bà Hoa Xuân Oánh còn khuyển cáo thêm rằng đừng có mua khẩu trang thường để làm khẩu trang y tế.
Trong khi đó, lô hàng test kit mà chính phủ Anh đã đặt mua từ Trung Quốc thông qua công ty Eurofins có trụ sở ở Luxembourg bị phát hiện đã nhiễm virus corona trước khi được vận chuyển đến Anh.
Để có thể đáp ứng nhu cầu xét nghiệm lên đến 25.000 người một ngày vào cuối tháng Tư này, Anh đã đặt một lô hàng từ Trung Quốc. Nhưng hôm thứ hai các phòng xét nghiệm cả nước Anh đã được thông báo các bộ xét nghiệm sẽ được giao trễ hơn dự định.
Công ty Eurofins cho biết các nhà cung cấp riêng khác cũng gặp vấn đề tương tự tuy nhiên vẫn không rõ làm thế nào mà các bộ xét nghiệm này lại nhiễm virus corona.
Bỉ nhận khẩu trang trong thùng chuối
Trong tuần rồi, chính phủ cũng gặp rắc rối với hàng trăm ngàn khẩu trang phát cho nhân viên y tế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Giám đốc một bệnh viện ở Antwerpen cho biết khẩu trang này có nguồn gốc từ Colombia và được đóng gói trong các thùng đựng chuối hay thùng cornflakes đã qua sử dụng. Ngoài ra họ còn phát hiện thấy chất thải động vật trong thùng.
Những khẩu trang này đã lọt lưới hải quan vì thế cần phải kiểm tra kỹ xem liệu các khẩu trang này có còn an toàn cho nhân viên y tế hay không.
Úc thu giữ thiết bị y tế bị lỗi
Các nhà chức trách đã bắt đầu thu giữ khẩu trang Trung Quốc và quần áo bảo hộ y tế bị lỗi đang được nhập vào Úc
ABC cho biết trong những tuần gần đây, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã chặn một số đợt giao hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) giả hoặc bị lỗi.
Ước tính ABF đã thu giữ 800.000 khẩu trang với giá trị tổng cộng hơn 1,2 triệu đô la trên thị trường Úc.
Các mặt hàng này được nhập ồ ạt vào Úc theo đường hàng không sau khi dịch corona ở Úc bùng phát.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ chỉ trích hàng lỗi của Trung Quốc và tuyên bố rằng hàng loạt các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động suốt ngày đêm để giúp các quốc gia trên thế giới cứu người.
Chính phủ Anh tức giận
Chính phủ Anh được cho là rất tức giận với việc xử lý dịch corona của Trung Quốc, hôm chủ nhật các quan chức Anh cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt với "trả giá" khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc.
Các quan chức chính phủ Anh tin rằng Trung Quốc đang đưa thông tin sai lệch về mức độ nghiêm trọng dịch corona.
Tờ the Mail on Sunday reports cho hay các nhà khoa học đã cảnh báo Johnson rằng Trung Quốc có thể đã hạ thấp số lượng ca nhiễm corona đã được xác nhận "theo hệ số từ 15 đến 40 lần". Trung Quốc đã báo cáo chỉ 81.439 nhiễm bệnh khi đó.
Tờ báo cho biết thêm rằng chính phủ Johnson giận tới mức thủ tướng có thể hủy bỏ quyết định cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei phát triển mạng lưới 5G của Anh trước đây.
Nghị sĩ Mỹ : Trung Quốc đang nói dối
Nghị sĩ Mỹ Tom Cotton nói rằng "Trung Quốc đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc ngay sau khi mở cửa lại. Ai tin được là họ đã kiểm soát được dịch bệnh hay không ? Tôi cũng không tin được. Trung Quốc đang nói dối".
Nghị sĩ Cotton cho rằng Trung Quốc đã gian dối ngay từ đầu và giờ vẫn tiếp tục gian dối.
Lời nhận xét của Nghị sĩ Cotton được đưa ra khi số người tử vong vì dịch corona ở Ý lúc đó đã cao gấp bốn lần số tử vong của Trung Quốc và Ý vẫn chưa ở đỉnh dịch.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng Trung Quốc sẽ phải vất vả để lấy lại niềm tin của các quốc gia phương Tây
Diễm My
Nguồn : VNTB, 03/04/2020
*******************
Trung Quốc bị tố lợi dụng lúc Châu Âu lâm nguy để bành trướng thế lực
Mai Vân, RFI, 02/04/2020
Trong nhiều tuần lễ gần đây, guồng máy tuyên truyền Trung Quốc đã ra sức ca ngợi lòng hào hiệp của Bắc Kinh, năng nổ giúp Ý và một số nước Châu Âu chống virus corona, đồng thời nhấn mạnh đến hiệu quả của chế độ Trung Quốc.
Nhân viên sắp xếp lại các thùng vật liệu y tế tại kho hàng sân bay quốc tế Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc để chuyển sang Ý. Ảnh chụp ngày 10/03/2020 Reuters - CHINA DAILY
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 30/03/2020, một số lãnh đạo Châu Âu không còn che giấu thái độ bực tức trước các động thái của Bắc Kinh, bị cho khoác vỏ hào phóng và nhân đạo cho những ý đồ bành trướng thế lực địa chính trị và viết lại lịch sử trận đại dịch đã bùng lên từ Trung Quốc.
Quốc vụ khanh Pháp đặc trách Châu Âu, bà Amélie de Monchalin, là quan chức Châu Âu gần đây nhất đã lên tiếng chỉ trích dụng tâm chính trị của Trung Quốc, và của Nga. Hôm 29/03, bà đã cho rằng hai nước này đã "công cụ hóa" và "phô diễn" những hoạt động trợ giúp quốc tế của họ.
Bóp méo thực tế, tỏ lòng hào phóng để giành ảnh hưởng
Nhận định của quốc vụ khanh Pháp được đưa ra vài ngày sau khi lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrel, hôm 24/03, đã lên tiếng rất gay gắt trước "cuộc chiến thế giới về chuyện kể" và "cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng" bằng cách "bóp méo" các sự kiện thực tế và "chính sách hào phóng".
Ông Borell đã nhắc lại rằng nếu ngày nay đang có "những nổ lực để hạ uy tín" Châu Âu, thì vào tháng Giêng vừa qua, khủng hoảng chỉ giới hạn ở Trung Quốc, ở tỉnh Hồ Bắc, nhưng "đã nghiêm trọng thêm do việc lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giấu diếm những thông tin thiết yếu", và Châu Âu đã lao vào trợ giúp Trung Quốc, như nước này đang làm hiện nay để trả lễ.
Ông Borell còn ghi nhận là Trung Quốc đã "hung hăng chuyển đi thông điệp là khác với Mỹ, Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy và hữu hiệu".
Bắc Kinh vào hôm thứ Hai 30/03, đã lập tức phản ứng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã thắc mắc : "Họ muốn gì ? Muốn Trung Quốc khoanh tay đứng nhìn trước nạn dịch nghiêm trọng này sao ?".
Bắc Kinh đòi Bruxelles kín đáo những bản thân lại khoe khoang
Đối với AFP, đại cường Châu Á quả là đang bị nghi ngờ tận dụng một kiểu "ngoại giao khẩu trang" để phô trương mô hình thế lực của mình.
Hãng tin trích dẫn nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, Hiệp Hội Nghiên Cứu Chiến Lươc Pháp FRS, trong một bản ghi nhận về "Con đường tơ lụa y tế", đã nêu bật thái độ hai mặt của Bắc Kinh, một mặt thì đã yêu cầu Châu Âu kín đáo khi đến giúp Trung Quốc, nhưng một mặt khác thì đã phô trương hành động trợ giúp của mình qua "một chiến dịch thông tin tuyên truyền chưa từng thấy".
Chuyên gia Pháp đã liệt kê một loạt động thái như tặng 20 triệu đô la cho WHO, cử chuyên gia y tế qua Iran và Ý, xây dựng phòng thí nghiệm ở Irak, chuyển thiết bị xét nghiệm đến Philippines, cung cấp thiết bị bảo hộ y tế đến Pakistan và Pháp.
Sứ quán Trung Quốc : Thiên hạ "thèm muốn" mô hình Trung Quốc
Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, theo AFP, cũng ngang nhiên mở chiến dịch phô trương hệ thống chính trị Trung Quốc và sự "thành công" trong việc chống virus corona chủng mới.
Trang web và tài khoản Twitter của đại sứ quán đã viết : "Một số người trong thâm tâm của họ, rất ngưỡng mộ thành công của cách điều hành của Trung Quốc. Họ thèm muốn sự hữu hiệu của mô hình chính trị của chúng ta và chán ghét sự bất lực của đất nước họ không làm được tốt như chúng ta".
Đối với ông François Heisbourg, chuyên gia Pháp về địa chính trị, những hành động trên của sứ quán Trung Quốc là điều "không thể chấp nhận được đứng trên mặt ngoại giao", vì "liên quan đến uy tín của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa", cho dù chính quyền trung ương ở Bắc Kinh không trực tiếp loan truyền những thông điệp này.
Trung Quốc muốn xóa bỏ "tội gốc" về đại dịch Covid-19
Theo AFP, cuộc chiến chung quanh Covid-19 quả đã tiếp nối theo cuộc chiến để kiểm soát đường hàng hải ở Biển Đông hay hệ thống 5G.
Bà Alice Ekman, chuyên gia phân tích đặc trách Châu Á tại Viện Nghiên Cứu An Ninh Châu Âu EUISS, giải thích là từ 7 năm qua, Bắc Kinh đã lao vào một cuộc đọ sức giữa các hệ thống chính trị và nắm bắt mọi cơ hội ở cấp quốc gia hay quốc tế để "phô trương" tính chất ưu việt của mô hình Trung Quốc.
Rút ra kết luận về tình hình trước mắt, François Heisbourg, nhận định là Trung Quốc "muốn xóa bỏ, cả ở trong nước lẫn ngoài nước, "tội gốc" của họ, tức là để virus lây lan từ vùng đất của họ.
AFP trích một nguồn tin ngoại giao, xin giấu tên, cho rằng vấn đề là giải thích của Trung Quốc về dịch Covid-19 có sức thuyết phục hay không. Nhưng nếu họ ra khỏi khủng hoảng này một cách nhanh chóng, nhất là trên bình diện kinh tế, thì sức mạnh và sự tự tin của họ sẽ tăng lên gấp bội.
Thu Hằng
Nguồn : RFI, 02/04/2020
****************
Covid-19 : Theo tình báo Mỹ, Trung Quốc gian dối về số liệu dịch
Thanh Phương, RFI, 02/04/2020
Theo hãng tin Bloomberg hôm qua, 01/04/2020, một báo cáo mật của tình báo Mỹ kết luận là Trung Quốc đã gian dối về số liệu của dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, đưa ra các con số thấp hơn thực tế.
Nhân viên y tế và cảnh sát trong trang phục bảo hộ vào giờ bế mạc một cuộc họp về dịch Covid-19, Vũ Hán, Hồ Bắc, ngày 09/03/2020. Reuters - Stringer.
Bloomberg cho biết báo cáo mật này của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ IC (tập hợp 17 cơ quan tình báo Mỹ) đã được gởi đến Nhà Trắng và đã được một số nghị sĩ Mỹ đề cập đến.
Phản ứng về báo cáo của tình báo Mỹ, thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse tuyên bố : "Đảng cộng sản Trung Quốc đã nói dối, đang nói dối và sẽ tiếp tục nói dối về virus corona để bảo vệ chế độ". Đối với dân biểu William Timmons ở Hạ Viện, "tình báo Mỹ kể từ nay xác nhận điều mà chúng ta đã biết : trong suốt nhiều tháng, Trung Quốc đã che giấu tầm mức nghiêm trọng của dịch Covid -19". Ông nói : "Cả thế giới hiện đang trả giá cho những sai lầm của họ". Về phần dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cao cấp của Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Mỹ, dựa theo báo cáo nói trên, ông cũng khẳng định chính quyền Bắc Kinh đã "che giấu con số thật sự về những người bị nhiễm bệnh".
Chính quyền tổng thống Donald Trump trong những tuần qua đã kịch liệt chỉ trích Bắc Kinh, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không tỏ ra minh bạch với thế giới về tình hình dịch virus corona ở nước đông dân nhất thế giới này. Cho tới nay, Nhà Trắng chưa hề cáo buộc một cách rõ ràng là Bắc Kinh gian dối về số liệu của dịch Covid-19. Nhưng hôm qua, chính tổng thống Trump đã cho rằng các số liệu thống kê của Trung Quốc "có vẻ hơi nhẹ". Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O'Brien thì cho biết là Washington không có cách nào để biết được các số liệu do Bắc Kinh đưa ra có chính xác hay không.
Nhiều chuyên gia cũng đã nghi ngờ các số liệu do Trung Quốc đưa thấp hơn thực tế rất nhiều. Mối nghi ngờ của họ dựa trên con số các gia đình trong những ngày qua đến nhận hũ tro cốt của thân nhân chết vì dịch Covid-19, sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch.
Phản ứng về báo cáo nói trên của tình báo Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay xem những nghi ngờ của phía Mỹ là những bình luận "sỗ sàng", khẳng định là Bắc Kinh vẫn minh bạch thông tin về dịch bệnh. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu chính quyền Trump đừng "chính trị hóa" một vấn đề y tế công cộng, và nên tập trung nhiều hơn vào việc bảo đảm an toàn cho công dân Mỹ.
Thanh Phương
Nguồn : RFI, 02/04/2020
****************
Virus corona : Đại sứ Trung Quốc giải thích vì sao có nhiều bình tro ở Vũ Hán
BBC, 02/04/2020
Đại sứ Trung Quốc ở Pháp lên tivi giải thích người dân xếp hàng nhận tro cốt ở Vũ Hán không phải là dấu hiệu Trung Quốc giấu số người chết do Covid-19.
Lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán tiến hành từ ngày 23/1
Đại sứ Trung Quốc ở Pháp nói khoảng 10.000 người qua đời tại Vũ Hán hai tháng qua, cộng thêm nạn nhân của Covid-19. Điều này giải thích vì sao người dân xếp hàng trước các nhà tang lễ sau khi mở cửa lại ngày 23/3.
Đại sứ Lu Shaye nói với kênh truyền hình Pháp BFM TV rằng tại Vũ Hán, 2.500 người chết vì virus, nhưng còn 10.000 người đã chết vì nhiều nguyên nhân khác.
"Các nhà tang lễ chỉ mở cửa lại từ ngày 23/3. Bạn thấy nhiều người xếp hàng vì trong hai tháng phong tỏa Vũ Hán, ngoài các ca tử vong vì virus corona, còn khoảng 10.000 người chết vì các nguyên do khác".
"Chúng tôi không giấu con số tử vong, các con số là chính xác".
Đại sứ Lu nói hạn chế đi lại tại Vũ Hán từ 23/1 đã khiến người dân không thể đến nhận tro cốt người thân.
Vì thế khi giao thông mở cửa lại mới đây, người dân mới xếp hàng dài như vậy trước nhà tang lễ.
Ông nói năm 2019, khoảng 51.200 người qua đời ở Vũ Hán, tức trung bình mỗi tháng 4.000 người qua đời.
Con số tử vong tháng Giêng và Hai cao hơn các tháng còn lại trong năm vì thời tiết lạnh.
Đến hôm 1/4 Trung Quốc nói đã có 3.199 ca tử vong vì virus corona, trong đó có 2.559 ở Vũ Hán.
Đã có những nghi ngờ và cáo buộc Trung Quốc che giấu số ca tử vong vì Covid-19.
Mới nhất, Bloomberg dẫn nguồn ba viên chức tình báo Mỹ giấu tên nói Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này, công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong.
Ba quan chức trên, theo Bloomberg, yêu cầu không được nêu tên, vì điều họ nói dựa trên một báo cáo bí mật được cộng đồng tình báo gửi cho Nhà Trắng, và từ chối tiết lộ thêm chi tiết.
Nhưng điều cốt yếu, những quan chức này nói, là báo cáo công khai của Trung Quốc về các trường hợp nhiễm và tử vong không đầy đủ.
Hai trong số họ cho biết báo cáo gửi Nhà Trắng kết luận rằng con số Trung Quốc đưa ra là giả.
Nhà Trắng nhận được báo cáo này từ tuần trước, một quan chức nói với Bloomberg
Tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ Tư, ông Trump nói rằng "chúng tôi chưa nhận được" bất kỳ báo cáo tình báo nào cho thấy Trung Quốc đã đánh giá thấp số lượng bị nhiễm virus corona của mình.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rằng kiểu đếm của Bắc Kinh có vẻ "hơi bị ít một chút, và tôi đang rất là tử tế khi nói như thế, so sánh những gì chúng ta đã chứng kiến và những gì được báo cáo".
Nguồn : BBC, 02/04/2020
****************
Virus corona : Trung Quốc che giấu sự bùng phát của bệnh dịch, tình báo Hoa Kỳ nói
BBC, 02/04/2020
Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này, công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong, Bloomberg tường trình, theo báo cáo của ba quan chức tình báo Hoa Kỳ.
Đời sống đang dần dà trở lại bình thường tại Trung Quốc. Một phụ nữ đeo hộ khẩu ở Bắc Kinh hôm 2/4. Chính quyền nước này nói họ đã vượt đỉnh điểm của virus corona từ ngày 12/3
Ba quan chức trên, theo Bloomberg, yêu cầu không được nêu tên, vì điều họ nói dựa trên một báo cáo bí mật được cộng đồng tình báo gửi cho Nhà Trắng, và từ chối tiết lộ thêm chi tiết.
Nhưng điều cốt yếu, những quan chức này nói, là báo cáo công khai của Trung Quốc về các trường hợp nhiễm và tử vong không đầy đủ.
Hai trong số họ cho biết báo cáo gửi Nhà Trắng kết luận rằng con số Trung Quốc đưa ra là giả.
Nhà Trắng nhận được báo cáo này từ tuần trước, một quan chức nói với Bloomberg
Tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ Tư, ông Trump nói rằng "chúng tôi chưa nhận được" bất kỳ báo cáo tình báo nào cho thấy Trung Quốc đã đánh giá thấp số lượng bị nhiễm virus corona của mình.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rằng kiểu đếm của Bắc Kinh có vẻ "hơi bị ít một chút, và tôi đang rất là tử tế khi nói như thế, so sánh những gì chúng ta đã chứng kiến và những gì được báo cáo".
Phản ứng của Trung Quốc
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về bản tin của Bloomberg.
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc "cởi mở và minh bạch" trong phản ứng với Covid-19.
"Một số viên chức Mỹ chỉ muốn đổ lỗi", bà nói.
"Chúng tôi không muốn cãi nhau với họ, nhưng đối diện với sự bôi nhọ đạo đức liên tục của họ, tôi phải nói ra sự thật lần nữa".
"Chúng tôi muốn giúp đỡ họ theo khả năng của mình. Nhưng các bình luận của các chính trị gia Mỹ chỉ đáng xấu hổ".
"Những sự bôi nhọ, đổ lỗi không thể bù lại cho thời gian đã mất mà sẽ chỉ làm tốn thời gian và sinh mạng".
Vẫn có nhiều hoài nghi đáng kể về các con số được Trung Quốc báo cáo.
Việc Trung Quốc có lẽ đã không báo cáo trung thực tình trạng lây lan của virus corona trên đất nước họ đã bị nghi ngờ từ nhiều tuần lễ nay.
Bình luận khác
Trong tuần qua, hình ảnh cũng như những khúc phim ngắn mô tả hàng ngàn chiếc hũ đựng tro cốt bên ngoài các nhà tang lễ ở tỉnh Hồ Bắc lại càng khiến công chúng nghi ngờ báo cáo của Bắc Kinh.
Biên tập viên James Palmer nhiễm trên cả nước vào tháng Hai. của Foreign Policy cho là rất có khả năng Bắc Kinh đang cố tình đánh giá thấp số người chết ở Vũ Hán, và tổng số trường hợp bị
"Những con số tồi tệ ở Trung Quốc luôn được báo cáo thấp xuống, đặc biệt là khi hình ảnh quốc gia bị đe dọa, và Trung Quốc hiện đang muốn chiến thắng virus này để tương phản với những thất bại của phương Tây". James Palmer viết.
Nhưng ông vạch ra : "Tuy nhiên, không phải như thể giới lãnh đạo Trung Quốc có một bộ sách bí mật chứa những số liệu chính xác hơn. Họ cũng vậy, đang phải vật lộn để tìm ra chính xác những gì đang diễn ra trong đất nước rộng lớn của mình".
Lý do, James Palmer giải thích, là vì : "Chính quyền địa phương một mặt được lãnh đạo khuyến cáo không được 'giấu các trường hợp bị nhiễm vì mục đích báo cáo bằng không', nhưng mặt khác lãnh đạo cũng đang yêu cầu gần như không có trường hợp nhiễm mới nào trong nước. Một loạt các cuộc thanh trừng trước đại dịch đã khiến các quan chức đứng ngoài cuộc, và bất kỳ chính quyền địa phương nào chẳng may mắn có một ổ dịch trên lãnh thổ của họ đều có thể gặp nguy hiểm chính trị nghiêm trọng".
Câu hỏi được đặt ra là trước tình trạng đó, giới phân tích có thể làm gì để có đánh giá tương đối xác thực về cơn bão dịch đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới.
James Palmer đề nghị hai giải pháp : Trước tiên là giải pháp "đo lường gián tiếp". Phương pháp này, theo Foreign Policy, được sử dụng bởi chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc, là việc xem xét dữ liệu thay thế, ít bị cố ý bóp méo để có được ước tính về con số thực.
Ví dụ, cư dân ở Vũ Hán đã ước tính số người chết thực sự ở đó, do những chiếc bình được trao cho các gia đình, dẫn đến suy đoán khoảng 40.000 người trở lên đã chết.
Tuy nhiên phải rất cẩn thận, vì phỏng đoán theo dự liệu thay thế chỉ đưa ra những con số rất võ đoán, khó chính xác.
Ước tính hũ đựng tro cốt ở Vũ Hán có thể bao gồm bất kỳ ai chết trong thành phố trong thời gian hai tháng phong tỏa, không chỉ những tử vong vì Covid-19.
Và đôi khi những dự đoán như vậy hoàn toàn sai, chẳng hạn như tuyên bố rằng việc mất đi 21 triệu thuê bao điện thoại di động cho thấy cái chết hàng loạt. Nhiều người ở Trung Quốc duy trì nhiều thẻ SIM, với các số cũ thường xuyên bị xóa khỏi hệ thống.
Giải pháp thứ hai là 'quan sát hành vi.
James Palmer giải thích : "Một cách khác để tìm ra những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là xem xét cách các nhà chức trách hành xử, thay vì những gì họ đang nói. Ngay bây giờ, thì đó là tin tốt : Cuộc sống đang trở lại gần như bình thường ở hầu hết Trung Quốc, và các biện pháp cách ly đã bị giảm nghiêm trọng. Các bệnh viện không tràn ngập, và nhân viên y tế đang bị rút ra khỏi Vũ Hán. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không hoàn hảo, vì cũng đã có những đảo ngược bất ngờ, chẳng hạn như các rạp chiếu phim được mở cửa lại và lại bị đóng cửa trong vòng một ngày".
Nói tóm lại, có rất nhiều nghi ngờ và suy đoán là Trung Quốc che giấu sự bùng phát của virus, nhưng không ai biết chính xác sự che giấu này nghiêm trọng đến đâu.
Nguồn : BBC, 02/04/2020
*******************
"Ngoại giao khẩu trang" của Trung Quốc gặp trắc trở vì hàng dỏm
Thụy My, RFI, 02/04/2020
Trung Quốc ra điều kiện cho bốn nước Châu Âu muốn được cung cấp khẩu trang phải thay đổi quan điểm về Hoa Vi (Huawei), vận động các nước G7 chống lại việc Hoa Kỳ gọi con virus corona xuất phát từ Vũ Hán là "virus Vũ Hán". Trang nhất báo chí Hoa lục tràn ngập hình ảnh những chuyến hàng y tế gởi đến các nước, tạo cảm giác Trung Quốc đang "cứu nhân độ thế"…
Nhân viên y tế mang khẩu trang làm việc tại khoa hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân virus corona tại dưỡng đường Ambroise Pare, ngoại ô Paris ngày 01/04/2020. © Reuters/Benoit Tessier
Chiến dịch "ngoại giao khẩu trang" của Bắc Kinh có vẻ đang trên đà thành công rực rỡ, tuy nhiên mới đây lại trục trặc vì tai tiếng hàng dỏm.
Cuối tuần rồi, Bộ Y tế Hà Lan đã phải cho thu hồi 600.000 khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng. Thứ Năm 26/3, chính quyền Tây Ban Nha rút lại 58.000 bộ xét nghiệm của công ty Trung Quốc Shenzhen Bioeasy Biotechnology vì độ tin cậy chỉ có 30%. Tại Cộng hòa Czech, các bộ xét nghiệm nhanh được giao cho một bệnh viện ở Ostrava cũng bị phát hiện chất lượng tồi.
Đây là những món hàng thuận mua vừa bán được giao theo đơn đặt hàng, chứ không phải là quà tặng của Bắc Kinh. (Trong khi lúc Trung Quốc khốn đốn vì con virus ở Vũ Hán, Châu Âu đã viện trợ 56 tấn trang thiết bị y tế trong đó có khẩu trang nhưng không hề tuyên truyền, để giữ thể diện cho Bắc Kinh).
Trước những chỉ trích, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng. Le Monde cho biết đại sứ Trung Quốc ở Amsterdam nói rằng sẽ hợp tác với cuộc điều tra đang diễn ra. Tại Madrid, đại sứ quán Trung Quốc ra thông cáo giải thích công ty ở Thâm Quyến (Shenzhen) không nằm trong danh sách các nhà cung cấp được chuyển cho Tây Ban Nha.
Còn tại Bắc Kinh, tờ Global Times liên tục có những bài xã luận và ý kiến đổ cho phương Tây muốn "chính trị hóa" vấn đề, nhưng đồng thời cũng kêu gọi chính quyền kiểm soát kỹ hơn hàng xuất khẩu. Thứ Hai 30/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tỏ ra không ngại miệng khi tuyên bố trong những tuần lễ đầu khi xảy ra nạn dịch, "có những nước gởi đến những vật liệu không hợp với tiêu chuẩn Trung Quốc".
Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược nhận xét những sự cố trên đây "thực sự tạo ra vấn đề cho hình ảnh của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn tránh bị ảnh hưởng chung đến các khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc và những món hàng trợ giúp của mình bị coi là đồ dỏm". Theo ông, đa số có chất lượng tốt, tuy nhiên vấn đề là sản xuất ồ ạt tăng lên, và xuất hiện thêm những khuôn mặt mới. "Như thường lệ tại Trung Quốc, xảy ra hiện tượng tham nhũng, làm ăn gian dối, cơ hội, cho dù đã tăng cường thanh tra".
Trong lúc dịch bệnh hoành hành, chính quyền vừa ra chỉ thị vừa kêu gọi ngành kỹ nghệ và các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang. Đủ loại nhà sản xuất, từ bình điện cho đến băng vệ sinh phụ nữ bèn lao vào cuộc chiến. Chuyên gia Bondaz cho biết : "Có đến 3.000 doanh nghiệp tham gia cùng với 4.000 công ty trong lãnh vực này", và sản lượng từ 20 triệu khẩu trang/ngày đến cuối tháng Hai đã tăng vọt lên 120 triệu chiếc/ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang loại FFP2.
Chiến dịch này nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, không chỉ khẩu trang mà cả những bộ kit xét nghiệm và máy thở. Nhưng trước tốc độ lây nhiễm giảm xuống vào tháng Ba, nhiều nhà sản xuất quay sang thị trường quốc tế, ngay cả trước khi được phép bán tại Hoa lục.
Có 102 công ty sản xuất bộ xét nghiệm được cho xuất sang Châu Âu, theo chủ tịch Hiệp hội chẩn đoán trong phòng thí nghiệm Trung Quốc, được South China Morning Post dẫn lại. Thế nhưng chỉ có 13 công ty trong số này được Hiệp hội sản phẩm y tế cho phép phân phối tại Trung Quốc. Tờ báo Hồng Kông nêu ra trường hợp một công ty ở Trường Sa (Changsha) chỉ có giấy phép sản xuất bộ xét nghiệm PCR (lấy mẫu thử ở mũi và họng) dành cho…thú vật, nhưng hôm 17/3 đã được sử dụng nhãn CE và chuẩn bị sản xuất 30.000 bộ xét nghiệm PCR Covid-19.
Coi mặt hàng khẩu trang là vũ khí địa chính trị, cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc rục rịch tung ra tài liệu mang tên "Đại Quốc Chiến Dịch" để tự ca ngợi thành tựu chống dịch. Nhưng chừng như "ngoại giao khẩu trang" đang bị khựng lại vì cách làm ăn chụp giựt.
Mai Vân
Nguồn : RFI, 02/04/2020
******************
Virus corona : Dường như chắc chắn có làn sóng dịch thứ hai tại Trung Quốc
Đức Tâm, RFI, 01/04/2020
Trang mạng tuần báo Courrier International ngày 25/03/2020, có bài viết "Sự lây lan thầm lặng : Tại Trung Quốc, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai dường như tất yếu xẩy ra" cho biết, vào lúc cuộc sống tại Bắc Kinh đang trở lại bình thường, một chuyên gia dịch tễ được nhật báo Canada Globe and Mail hỏi, lên tiếng báo động rằng tỷ lệ người Trung Quốc bị nhiễm virus corona trong mùa đông qua quá thấp để có thể hy vọng là dịch bệnh này đã chấm dứt tại Trung Quốc.
Hành khách chờ tàu tại bến xe lửa Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 28/03/2020 Reuters - Aly Song
Đó là những cảnh "không thể tưởng tượng nổi" cách nay một tuần, giờ đang diễn ra tại thủ đô Trung Quốc, phóng viên của nhật báo Canada Globe and Mail, tại Bắc Kinh viết : "Đông đảo người tụ tập trong các quán ăn. Giao thông nghẹt thở lại xuất hiện trên các tuyến đường. Tàu điện ngầm ngày càng đông hơn. Một cuộc chạy đua hối hả để quay lại sinh hoạt bình thường đang diễn ra trên toàn nước Trung Quốc". Hôm thứ Ba (24/03), một tờ báo thân chính quyền tuyên bố rằng "Trung Quốc đã chiến thắng dịch Covid-19".
Thế nhưng, theo các chuyên gia mà nhật báo Canada phỏng vấn, thì lịch sử các đại dịch cho thấy, thái độ tự đắc như vậy dường như là quá sớm : "Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã cảnh báo về việc Trung Quốc vội vã tái thúc đẩy nền kinh tế trong lúc một phần rộng lớn của lãnh thổ trước đây ít bị phơi nhiễm với virus và do vậy, vẫn còn có nguy cơ bị dịch Covid-19".
Benjamin Cowling, chuyên gia dịch tễ thuộc đại học Hồng Kông, giải thích tình hình một cách rõ ràng như sau : "Do một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc không thực sự có số người bị nhiễm cao trong đợt một, nên dân cư ở đó rất dễ bị nhiễm và có thể phải hứng chịu một đợt dịch nghiêm trọng. Sớm hay muộn, tất yếu sẽ có làn sóng dịch thứ hai. Đây là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi".
Sự lây lan thầm lặng
Chuyên gia Benjamin Cowling nói đến khả năng một sự "lây lan thầm lặng" từ phía những người không biểu hiện hoặc có ít triệu chứng. Họ chỉ được phát hiện vào thời điểm xuất hiện khá nhiều trường hợp và do vậy, làm cho việc ngăn chặn virus khó khăn hơn.
Tờ Globe and Mail lưu ý, nếu như chính quyền Trung Quốc vẫn giữ thái độ cảnh giác, họ cũng cho biết là các biện pháp cách ly đối với hàng chục ngàn du khách từ nước ngoài vào không hoàn toàn hiệu quả và vẫn còn phát hiện ra những trường hợp bị lây nhiễm.
Hiệu trưởng trường y tế công cộng thuộc đại học Jiaotong Thượng Hải thừa nhận với nhật báo Canada : "Cuộc đấu tranh chống virus corona sẽ là một cuộc chiến lâu dài". Ông nói : "Chúng tôi cần phải chuẩn bị không chỉ để đối phó với làn sóng dịch thứ hai mà phải đối phó mỗi ngày và mỗi tháng, cho đến khi có một vác-xin được bào chế thành công và được chứng minh là có hiệu quả".
Đức Tâm
Nguồn : RFI, 01/04/2020
Mặc dù cường độ và thời gian suy thoái sẽ còn kéo dài nhiều tháng nữa, nhưng rõ ràng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng này để củng cố quyền lực lãnh đạo nhà nước nhằm khôi phục Trung Quốc theo hướng : Trung Quốc xứng đáng là một cường quốc toàn cầu.
Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên khi xem xét phản ứng ban đầu của Tập Cận Bình đối với dịch bệnh. Vài ngày sau khi Bắc Kinh buộc phải thừa nhận virus, Tập Cận Bình đã biến mất trong hơn một tuần, làm dấy lên những suy đoán và chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội. Điều rất xấu cho Tập Cận Bình, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ lâu đã đặt tính hợp pháp của đảng vào quản trị quốc gia, bao gồm đạt tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện mức sống.
Vậy tại sao Tập Cận Bình hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này ?
Đầu tiên, khối doanh nghiệp nhà nước sẽ trở thành một kênh quan trọng để kích thích sau khi hết dịch. Tập Cận Bình giám sát sự hồi phục của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, buộc sáp nhập để tạo ra các quả đấm thép trong các lĩnh vực quan trọng như đường sắt, năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo và vật liệu xây dựng. Khi hoạt động kinh tế bị hạn chế bởi các biện pháp chống dịch bệnh, các doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng một vai trò lớn hơn. Với các liên kết với các ngân hàng quốc doanh, khối này có khả năng nhận được tài chính cần thiết. Bắc Kinh đang thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế, và các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này.
Trong khi các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ bị ảnh hưởng do phong tỏa trên toàn quốc, các doanh nghiệp có tiền vốn ít và gặp nhiều khó khăn trong việc khởi tạo lại kinh doanh lại sắp phá sản. Sức nặng kinh tế lúc này sẽ chuyển sang các doanh nghiệp nhà nước do Bắc Kinh kiểm soát, tập trung vào việc thực hiện các ưu tiên chính sách của Tập Cận Bình.
Thứ hai, khi khó phục hồi kinh tế, chính phủ sẽ giảm bớt áp lực xã hội bằng cách kêu gọi lòng yêu nước. Tập Cận Bình sẽ chỉ ra rằng việc Mỹ xử lý dịch bệnh không phù hợp vừa là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh tế kém của Trung Quốc vừa là dấu hiệu cho những sai sót của hệ thống tư bản dân chủ. Cách tuyên truyền này giúp Bắc Kinh lái công luận thay vì quan tâm đến khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh trở thành lòng tự hào về cơ chế ưu việt nhằm giúp Tập Cận Bình thâu tóm nhiều quyền lực.
Thứ ba, mặc dù là người lãnh đạo chống dịch, nhưng Tập Cận Bình đã hướng sự bất mãn về phía các quan chức cấp thấp hơn, tự cứu mình và quan chức cao cấp khác bằng cách cử các đoàn kiểm tra để vạch ra những sai phạm trong vài tuần đầu tiên xảy ra dịch bệnh, và đổ lỗi cho cấp dưới.
Sự khác biệt giữa phản ứng sai trong giai đoạn ban đầu và cường độ phản ứng của Tập Cận Bình, được truyền thông nhà nước khắc họa, sẽ tạo vỏ bọc chính trị cho Tập để trừng phạt bất cứ ai không giải quyết được vụ dịch. Tập Cận Bình yêu cầu vừa khống chế dịch vừa khởi động lại kinh tế. Như vậy Tập sẽ tránh được chỉ trích nếu dịch tái phát hoặc kinh tế tiếp tục suy yếu.
Đối với Tập Cận Bình, việc ngăn chặn thành công dịch bệnh cho đến nay nhờ phong tỏa triệt để. Nhưng theo nghĩa rộng hơn, nó biện minh cho một hệ thống chính trị tách biệt : một Chủ tịch nước với quyền lực vô biên đối với các quan chức cấp dưới, các cơ quan tuyên truyền và đòn bẩy quyền lực kinh tế.
Khi Trung Quốc bình thường trở lại sau nhiều tuần liền phong tỏa, Tập Cận Bình sẽ sử dụng thắng lợi này để mở rộng quyền lực của đảng lên kinh tế, đối thoại nhà nước và các quan chức cấp dưới. Ông ra sẽ tiếp tục được ủng hộ dù Trung Quốc bộc lộ những yếu kém về chính trị và kinh tế ngay khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc.
Andrew Coflan
Nguyên tác : The fallout from coronavirus will only make China's Xi Jinping more powerful, CNN Business Perspectives, 19/03/2020
Anh Khoa dịch
Nguồn : VNTB, 28/03/2020
https://edition.cnn.com/2020/03/19/perspectives/coronavirus-china-xi/index.html
Có lẽ chúng ta cần vượt qua lối nói chung chung "Đại dịch này là do nước Trung Quốc". Ta cần chỉ mặt đặt tên ai mới chính là kẻ có tội.
Để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta.
Một đất nước có bao giờ làm gì đâu, chỉ có những con người và nhóm người cụ thể, như Hitler, đảng Quốc xã, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Kissinger, Pol Pot… mới là những kẻ đã gây ra sự việc.
Không phải quốc gia Rwanda, mà chỉ một số người cụ thể mới chính là những kẻ đã thực hiện tội ác diệt chủng.
Đúng vậy. Chỉ một số kẻ ở Trung Quốc, phe nhóm của ông Tập Cận Bình và chính ông ta, đã cố tình giấu nhẹm thông tin và dập tắt những nỗ lực chống dịch kịp thời để rồi mãi cho đến nay ta vẫn không biết rõ thực chất điều gì đã xảy ra.
Quá trễ mất rồi ?
Riêng tôi, tôi nghi ngờ cái tuyên bố của họ rằng là "không có ca nào mới". Không phải chính quyền Bắc Kinh (mà cụ thể là Tập Cận Bình) cũng luôn khăng khăng rằng là làm gì có vụ Thảm sát Thiên An Môn và hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, rằng là toàn bộ vùng Biển Đông Nam Á đều "thuộc về" Trung Quốc đó sao. Ngây dại gì mà tin !
Mặc cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc Nhật Báo (China Daily) nhét tiền "bẩn" vào miệng mấy tờ báo Mỹ hay đăng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, vốn đang bị cho là suy đồi đạo đức, chúng ta cần phải buộc những thế lực hủ bại chịu trách nhiệm.
Cũng vậy, chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng "lập lờ đánh lận con đen" của ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và chính quyền liên bang nói chung.
Chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng "lập lờ đánh lận con đen" của ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và chính quyền liên bang nói chung. Ảnh GETTY IMAGES
Hơn hết, ta cần phải truy vấn tại sao hệ thống y tế công ở Mỹ và cả ở nhiều nước Châu Âu, vốn đáng lẽ là rất hiệu quả và hiện đại lại trở nên vô dụng khi đương đầu với đại dịch. Sự chuẩn bị xã hội và ngân sách công đâu rồi ?
Đã tiêu tán cho chiến tranh Iran, Afghanistan, gói giải cứu tài chính năm 2008, cắt giảm thuế cho giới siêu giàu hay đang nằm đâu đó trong những tài khoản ngân hàng bí mật. Năng lực của nhà nước đã và đang ở mức nào ?
Quá trễ mất rồi, trễ ít nhất là cả một thế hệ !
Điều không bao giờ được quên
Nhưng quan trọng là ta phải nhận ra rằng để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta.
Sự thật là nếu như các nhà chức trách ở Vũ Hán quản lý hiệu quả những khu chợ động vật hoang dã tiềm ẩn đầy dịch bệnh, vốn được cho mở lại trong suốt 17 năm (những 17 năm !) kể từ dịch SARS 1, và phản ứng một cách có trách nhiệm với những mối nguy hiểm cụ thể từ tháng 11 và 12/2019 và suốt cả tháng một năm 2020, thì chúng ta đã không phải chứng kiến hàng ngàn người đang chết, và có lẽ là hàng triệu người sớm sẽ phải bỏ mạng trên khắp thế giới.
Hàng triệu người trên thế giới nhiều khả năng sẽ chết vì sự sai lầm của Tập Cận Bình trong công tác quản lý chợ và trong việc đã đàn áp phản ứng hiệu quả, kể cả việc cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi được khởi hành từ tâm dịch. Đây là điều chúng ta không bao giờ được quên !
Chúng ta phải vạch mặt chiến dịch của chế độ Tập Cận Bình vốn đang ra sức ‘lòe’ cả thế giới về tuyên bố đại thắng dịch bệnh, tuyên bố về năng lực siêu phàm, đang nhìn xuống khinh mạn các nước đang chết dần và suy sụp về kinh tế lẫn xã hội trong cơn đại dịch mà chính chế độ hủ bại mà ông ta dung dưỡng, gây ra.
Cũng đừng ảo tưởng
Chúng ta đương nhiên cũng không quên rằng cũng có một số người Trung Hoa đại lục chân chính, kể cả một số đảng viên trong đảng của Tập và hàng ngàn người Trung Quốc khác, đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo và tiến hành những biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả.
Chính họ cũng đã bị bịt miệng và thậm chí đang chịu cảnh tù đày.
Ta cũng không nên ảo tưởng rằng những giá trị Khổng giáo hay độc đoán ít nhiều lại hiệu quả hơn trong việc dập dịch.
Đài Loan và Hàn Quốc là những xã hội dân chủ. Khổng giáo, như Lưu Hiểu Ba đã chỉ ra, là nguồn nguy hiểm chết người vì chính nó tạo điều kiện cho sự đàn áp một cách có hệ thống và đẫm máu, như vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989 và việc bôi xóa sự kiện này khỏi lịch sử.
Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hóa cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay.
Khả năng hợp tác vì lợi ích cộng đồng trong thời bình cũng như thời kỳ khủng hoảng cần phải có mức độ tín nhiệm xã hội nhất định, vốn đôi khi cao hơn ở Đông Á và một vài nước dân chủ xã hội Châu Âu so với những nơi khác.
Sô-vanh cộng sản, Khổng giáo và hành động cần làm ?
Chúng ta cần hỏi tại sao người Đài Loan và người Hàn Quốc sống trong những xã hội dân chủ và người Trung Quốc lục địa, người Singapore và Hồng Kông sống dưới những chế độ có phần độc tài hơn, lại có thể phối hợp với nhau khi cần vì lợi ích chung nhưng lại ít nhiều không hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng (chẳng hạn như Trung Quốc vẫn để cho môi trường bị ô nhiễm chết người, vẫn tiêu thụ chất melamine, sản xuất và xuất khẩu thuốc men và thức ăn độc hại hay như việc tạo điều kiện dẫn đến điều được cho là dơi lây bệnh sang người…).
Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hóa cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay.
Cần phải có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, nếu như chúng ta còn muốn sống trong một thế giới an toàn hơn.
Chúng ta cũng cần phải hỏi tại sao những người lên tiếng cảnh báo lại tiếp tục bị bịt miệng để rồi hệ quả là rủi ro lan rộng.
Nếu vị bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng và vị bác sĩ người Mỹ Helen Chu, những người sớm phát hiện ra dịch bệnh đang lan rộng ở nước họ mà không bị đàn áp thì chúng ta đã ở tình thế tốt hơn bây giờ.
Cả hai, cũng như tất cả chúng ta, đều là nạn nhân của chủ nghĩa sô-vanh sùng bái tinh thần bè phái cực đoan.
Nói cách khác, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như việc đổ lỗi cho toàn bộ các quốc gia không giúp giải quyết được vấn đề.
Tương tự, ca ngợi thể chế độc đoán hay ‘văn hóa Khổng giáo’ là một điều vô nghĩa. Đủ rồi, hãy thôi đi !
Thay vì vậy, hãy buộc những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm.
Hãy lên tiếng nói ủng hộ, bỏ phiếu và đòi hỏi một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm và hiệu quả.
Hãy nhớ người đàn ông vô danh đứng trước bánh xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn ngày đó. Hãy nhớ Rosa Parks* !
Jonathan London
Nguồn : BBC, 24/03/2020
* Rosa Louise McCauley Parks (1913 - 2005) là một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị đang giảng dạy tại Đại học Leiden, Hà Lan.
Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.
Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc - Ảnh minh họa
Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT.
Trên giấy tờ, liên minh này vẫn tồn tại, nhưng theo lời một quan chức cấp cao của Philippines, giờ đây trên thực tế nó vô dụng. Hành động bãi bỏ VFA mang tính hình thức và rất gây chú ý này là một động thái đậm chất cá nhân, bị chính trị hóa một cách trơ trẽn và nói thẳng ra là một quyết định hấp tấp, mà sẽ khiến Philippines dễ bị tác động trước một loạt thách thức an ninh, trong đó có mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia và các điều kiện thời tiết cực đoan đã tàn phá đất nước này trong những năm gần đây. Và không nước nào khác ngoài Trung Quốc, được dự đoán là kẻ thắng lợi lớn nhất trong nước cờ thí tốt gần đây của Duterte.
Trao đổi với Trung Quốc
Dù quyết định gần đây của Duterte dường như gây sốc, nhưng nó hoàn toàn không bất ngờ. Tác giả nhớ lại thời gian căng thẳng cuối cùng trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Philippines năm 2016, khi cựu Thị trưởng Davao từ một ứng cử viên ít tiếng tăm biến thành người có triển vọng thành công không thể tranh cãi. Đột nhiên, các bài phát biểu của ông, vốn thường pha trộn những tính từ đầy màu sắc và lời lẽ táo bạo, đã trở nên quan trọng chưa từng thấy, và giờ đây đáng được phân tích kỹ lưỡng và tỉ mỉ.
Về chính sách đối ngoại, 2 bài phát biểu công khai của Duterte đã khiến tác giả chú ý. Bài phát biểu thứ nhất là ở Palawan, hòn đảo cực Tây của Philippines, nằm trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và quần đảo Trường Sa có giá trị. Bài phát biểu này đặc biệt có liên quan, vì gần như cả thế giới chú trọng đến phần ít quan trọng nhất, đặc biệt là khi Duterte nói châm biếm về việc đi mô-tô nước và sẵn sàng mang theo cờ tổ quốc đến quần đảo Trường Sa để dụ Trung Quốc đến và chiến đấu bằng vũ lực hoặc súng ống nếu cần thiết để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của Philippines ở khu vực này.
Tuy nhiên, khi xem xét cẩn thận toàn bộ bài phát biểu này, nó cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, đó là thái độ tôn trọng không thể lý giải nổi, nếu không muốn nói là sự phục tùng rõ ràng của Duterte đối với Trung Quốc trước tâm điểm chú ý của toàn bộ công chúng. Khi nói chuyện với Trung Quốc, cựu thị trưởng Davao không hề dùng giọng điệu mỉa mai hay có bất kỳ nỗ lực nào nhằm tiết chế tuyên bố của mình, ông nêu rõ : "Nếu các ông xây dựng cho tôi một tuyến đường sắt bao quanh Mindanao, hãy xây dựng một tuyến đường sắt từ Manila đến Bicol … một tuyến đến Batangas, thì trong 6 năm làm tổng thống, tôi sẽ giữ im lặng về các tranh chấp trên Biển Đông".
Bài phát biểu thứ hai thậm chí còn thú vị hơn. Trong đó, kênh truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV-9 (sau đó được đổi tên thành CGTN – mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc) đã phỏng vấn hai ứng cử viên tổng thống dẫn đầu khi đó là Thượng nghị sĩ Grace Poe-Llamanzares và Duterte. Tại đây chúng ta có thể thấy một Duterte hoàn toàn khác : Ông là một nhà chính trị tài ba không thể nhận ra, nhất quán đầy ấn tượng và rất tôn trọng Trung Quốc (khi nắm quyền, nhìn chung ông hành động theo lối tương tự trong nhiều chuyến thăm đến Trung Quốc). Người sẽ sớm trở thành tổng thống đã trơ trẽn nhắc lại yêu cầu của mình : "Điều tôi cần từ Trung Quốc là giúp phát triển đất nước". Đổi lại, ông sẽ giảm bớt hợp tác an ninh với Mỹ, và điều quan trọng là xem thường phán quyết mang tính bước ngoặt chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người dẫn chương trình này là người Trung Quốc, tự tin nói : "Duterte nói ông sẽ không trông cậy vào việc người Mỹ đến giúp đỡ Philippines và thậm chí sẽ xem xét bác bỏ vụ kiện Trung Quốc của Chính quyền Aquino". Công bằng mà nói, nhìn chung Duterte minh bạch về tầm nhìn địa chính trị của mình, dù hầu như không ai ở trong nước coi trọng hay hiểu lời ông nói theo nghĩa đen. Ông đã giành chiến thắng một cách ngoạn mục, dễ dàng đánh bại 2 đối thủ hàng đầu từng đi du học ở Mỹ là Bộ trưởng Nội vụ Manuel Roxas II (học trường Đại học Wharton) và Thượng nghị sĩ Grace Poe (học trường Đại học Boston). Hai người này đều ủng hộ mối quan hệ khăng khít với Mỹ để kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo chân nhà lãnh đạo
Khi cầm quyền, Duterte đã làm chính xác những gì ông hứa hẹn trên chương trình truyền hình Trung Quốc. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của ông khi chỉ vừa nhậm chức được 1 tháng là bác bỏ chiến thắng lịch sử của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Tổng thống Philippines lạnh lùng tuyên bố rằng ông sẽ gạt phán quyết của Tòa trọng tài tại La Hay, bác bỏ đa số tuyên bố chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh ở các vùng biển lân cận sang một bên vì lợi ích phát triển mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.
Đồng thời, trong các chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình, bắt đầu với Trung Quốc, Duterte thậm chí còn thẳng thừng hơn về việc ông lợi dụng liên minh Mỹ-Philippines : "Tôi muốn, có thể trong 2 năm tới, đất nước của tôi sẽ không còn có sự hiện diện của binh lính nước ngoài. Tôi muốn người Mỹ biến mất khỏi đây". Một nửa chặng đường trong nhiệm kỳ 6 năm cầm quyền đã trôi qua, trên thực tế, Duterte đã thực hiện được lời đe dọa trước đây của mình. Ban đầu, tin tức về việc bãi bỏ VFA vấp phải sự hoài nghi, nhiều người tự hỏi rằng liệu Tổng thống có sẵn lòng liều lĩnh đẩy giới chức quốc phòng và nói rộng hơn là người dân Philippines, vốn coi trọng liên minh đã tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ, ra xa hay không.
Xét cho cùng, nhiều quan chức hàng đầu của Philippines, cũng như một vài tổng thống, đã được đào tạo ở Mỹ trong suốt hàng thập kỷ hợp tác quốc phòng giữa hai bên. Trong Chiến tranh Lạnh, Philippines là nơi có các căn cứ nước ngoài lớn nhất của Mỹ ở Subic và Clark. Chỉ một vài năm trước, người dân Philippines còn yêu thích nước Mỹ hơn chính người Mỹ. Hiện nay, Mỹ vẫn là đối tác nước ngoài được yêu thích nhất của Philippines. Trái lại, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc luôn ở mức âm, đạt mức thấp mới (-33%) vào năm 2019 trong bối cảnh diễn ra những tranh chấp âm ỉ ở Biển Đông và dòng chảy đầu tư bất hợp pháp của Trung Quốc vào Philippines.
Dù liên minh Mỹ-Philippines không hề hoàn hảo, nhưng Lầu Năm Góc là nguồn hỗ trợ then chốt cho quốc gia Đông Nam Á này trong suốt giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh. VFA đã tạo điều kiện cho gần 2 tỷ USD tiền viện trợ cho Philippines. Con số này không nhiều khi so với những gì các nước không phải đồng minh của Mỹ như Pakistan và Ai Cập nhận được trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, chất lượng viện trợ của Mỹ mang tính quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác an ninh phi truyền thống.
Đáng chú ý nhất là Mỹ vô cùng hữu ích trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, trong đó có việc triển khai 1 tàu sân bay, 66 máy bay và 13.400 binh lính đến Philippines khi siêu bão Hải Yến đổ bộ và tàn phá phần lớn khu vực trung tâm nước này vào năm 2013. Và gần đây hơn, Mỹ đã giúp huấn luyện Lực lượng đặc nhiệm, cung cấp vũ khí tiên tiến, hoạt động tình báo và giám sát trong thời gian thực vô cùng cần thiết trong vụ các tay súng Hồi giáo bao vây Marawi trong nhiều tháng.
Hơn nữa, Chính quyền Trump cũng tăng cường hỗ trợ an ninh trên biển cho Philippines, bao gồm thông qua hỗ trợ phòng thủ ngày càng tăng, những sự đảm bảo hỗ trợ rõ ràng hơn ở Biển Đông, và cải thiện một cách thích hợp các khả năng của Lực lượng bảo vệ bờ biển và khả năng giám sát của Philippines. Chắc chắn, vẫn còn có cơ hội lớn để cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, quan hệ song phương đã sụp đổ sau lời đe dọa của Tổng thống Philippines về việc cắt đứt quan hệ an ninh nhằm phản ứng trước tin Mỹ cấm cửa các quan chức Philippines vì những quan ngại về nhân quyền, đặc biệt là đối với cựu cảnh sát trưởng, đồng minh lâu năm của Duterte, Ronald dela Rosa.
Có khả năng Duterte hy vọng sẽ phỉnh phờ Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt đã và sắp được ban hành đối với giới thân cận của ông bằng cách thúc đẩy VFA. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rõ rằng ông đồng ý chấm dứt thỏa thuận nếu việc làm đó tiết kiệm nhiều tiền bạc cho Mỹ. Đây là một sự đảo ngược ấn tượng đối với hai đồng minh, từng tiến hành gần 300 hoạt động quân sự chung trong năm 2019, nhiều nhất trong số các đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Giờ đây, mọi thứ đều diễn ra đột ngột, ít nhất một nửa trong số 318 hoạt động quân sự chung theo kế hoạch trong năm 2020 đang có nguy cơ bị hủy bỏ. Các cuộc tập trận song phương có thể trở thành con số 0 trong những năm cuối cùng Duterte cầm quyền. Giờ đây, thậm chí còn có các cuộc thảo luận về khả năng có một VFA giữa Philippines với Nga và Trung Quốc, các đối thủ chính của Mỹ. Chúng ta cũng không thể loại bỏ khả năng về một sự thay đổi triệt để vào phút chót, khi các quan chức của cả hai chính quyền liều lĩnh tìm cách cứu vãn liên minh đã tồn tại cả thế kỷ này. Còn có một lý do khác để nghi ngờ bài luận "Sự cáo chung của lịch sử" trong một thế kỷ với sự bối rối về chính trị, sự pha tạp về hệ tư tưởng và tính khó lường trước đầy nguy hiểm.
Minh Anh giới thiệu
Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 10/03/2020
Richard Javad Heydarian là Phó Giáo sư về các vấn đề quốc tế, khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, từng là cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc đã biến mất trong những ngày gần đây.
Trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường 'mất tích' sau khi chỉ trích chính quyền xử lý dịch
Những người bạn của ông đã tiết lộ cho truyền thông quốc tế rằng họ đã không liên lạc được với ông kể từ ngày 12/3/2020.
Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/2 vừa qua, ông Nhậm đã chia sẻ với những người bạn một bài viết của chính ông lên tiếng chỉ trích bài phát biểu này.
Nữ doanh nhân Wang Ying, bạn thân của ông Nhậm cho biết trong tâm trọng rất lo lắng : "Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy".
Đồng thời, bà khẳng định : "Nhậm Chí Cường là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp, càng sớm càng tốt".
Ông Nhậm mất tích trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền cho hình ảnh ông Tập như một anh hùng đang lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh toàn dân nhằm chống lại cúm Vũ Hán.
Vào ngày 23/2, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về dịch viêm phổi Vũ Hán lớn nhất trong lịch sử. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại cuộc họp, và truyền thông Trung Quốc cho biết có tổng cộng 170.000 quan chức Trung Quốc đã tham dự cuộc họp.
Phát biểu trong hội nghị này, ông Tập Cận Bình yêu cầu tử thủ Bắc Kinh, nói rằng "Vũ Hán thắng thì Hồ Bắc sẽ thắng, Hồ Bắc thắng thì toàn quốc sẽ thắng", đồng thời nhấn mạnh rằng "phải dốc toàn lực làm tốt công tác phòng chống dịch ở Bắc Kinh, cần kiên trì giữ chặt hai nguồn lực phòng dịch từ bên trong và bên ngoài".
Đại gia bất động sản Nhậm Chí Cường, biệt danh ‘Nhậm Đại Pháo’ là một ‘thế hệ hồng thứ hai’ nhưng lại nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn, lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc từ nhiều năm nay.
Một thời gian ngắn sau đó, bài viết của ông Nhậm được lan truyền trong giới tinh hoa ở Trung Quốc và hải ngoại, trong đó, cáo buộc chính phủ nước này bịt miệng những người đưa ra thông tin cảnh báo về dịch bệnh và cố gắng che giấu sự bùng phát của dịch, bắt đầu ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Trong bài viết này, tuy không trực tiếp nêu tên ông Tập, nhưng ông Nhậm đã ám chỉ về nhà lãnh đạo Trung Quốc và liên tục nhắc đến bài phát biểu ngày 23/2 cũng hành động của ông Tập trong thời gian xử lý dịch bệnh bùng phát tại Hồ Bắc.
Ông Nhậm viết : "Tôi thấy không phải là một vị hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là một chú hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế".
Ông Nhậm cũng viết rằng việc Đảng cộng sản cầm quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận đã làm trầm trọng thêm dịch cúm Vũ Hán.
Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa hề lên tiếng về vụ việc ông Nhậm đột nhiên mất tích một cách bí ẩn như vậy trong khi chính quyền Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh kiểm duyệt gắt gao nội dung về cúm Vũ Hán trên mạng Internet.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ trong chuyến thăm Vũ Hán vào đầu ngày 10/3.
Nhậm Chí Cường xuất thân từ gia đình quan chức cấp cao của Trung Quốc, có cha là Nhậm Tuyền Sinh từng làm Thứ trưởng Thương mại.
Bản thân ông cũng từng là Chủ tịch Công ty Bất động sản Hoa Viễn tại Bắc Kinh, nghỉ hưu năm 2014.
Nhậm Chí Cường là người nổi tiếng dám nói thẳng, có lượng fan hâm mộ hơn 37 triệu trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Ngày 19/2/2016, ông Nhậm Chí Cường chất vấn trên trang weibo cá nhân về "tính Đảng trên truyền thông nhà nước" khiến ông bị giới truyền thông tấn công kiểu thời "Cách mạng Văn hóa".
Ngày 28/2/2016, Văn phòng Thông tin Internet Trung Quốc ra lệnh khóa tài khoản của ông Nhậm Chí Cường trên hai trang QQ và Sina. Ngày 29/2/2016 Ủy ban quận Tây Thành – Bắc Kinh lên tiếng cần "xử lý nghiêm đối với ông Nhậm Chí Cường".
Đến ngày 2/5/2016, Đảng cộng sản Trung Quốc đã áp dụng lệnh quản chế một năm với ông Nhậm. Quyết định này được cho là nhằm mục đích tạo ra một hiệu ứng gây sợ hãi trong giới đảng viên cũng như những người có ảnh hưởng lớn tới dư luận trong nước.
Cảnh sát Bắc Kinh đã chưa trả lời các đề nghị qua điện thoại và fax của Reuters hôm nay 15/3 để đưa ra bình luận về việc ông Nhậm mất tích.
Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng chưa trả lời ngay lập tức đề nghị qua fax của Reuters về vụ việc này.
Vụ ông Nhậm mất tích giữa khi việc thảo luận về dịch bệnh trên truyền thông địa phương và mạng xã hội đã bị thắt chặt kiểm duyệt trong những tuần gần đây tại Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu Citizen Lab tại Toronto mới đây đã phát hiện ra rằng ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc, WeChat đã chặn các nhóm từ khóa và chỉ trích về chủ tịch Tập Cận Bình.
Báo cáo cũng cho biết WeChat đang kiểm duyệt các từ khóa về dịch cúm Vũ Hán.
Việc kiểm duyệt này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2020.
Báo cáo cũng tìm ra rằng WeChat, do công ty Trung Quốc Tencent sở hữu, đã chặn thêm nhiều từ khóa khi dịch bệnh bùng phát.
Trung Quốc nhiều năm qua đã kiểm duyệt những cái gì người dân được nói và đọc trên mạng.
Nhưng báo cáo này cho hay Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt các cuộc thảo luận nhiều tuần trước khi giới chức nước này nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Trong một diễn biến tương tự, ngày 4/2/2020 vừa qua, Việt Nam đã chính thức ban hành Nghị định mới về xử phạt hành vi tung tin giả lên Facebook và các mạng xã hội. Trong bối cảnh dịch dịch cúm Vũ Hán bùng nổ trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã xử lý phạt tiền rất nhiều trường hợp trong cả nước, gây hoang mang dư luận bởi còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ, đặc biệt là định nghĩa thế nào là tin giả ? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xác minh đấy là tin giả ?
Công an Việt Nam được cho rằng đã lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nghị định mới của Chính phủ quy định mức xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tung thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
Một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng từng bị xử phạt mỗi người 10 triệu đồng vì cung cấp thông tin sai sự thật về dịch bệnh virus corona trên tài khoản mạng xã hội Facebook, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội.
Ngày 7/3, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) xử phạt hành chính 4 cô gái, mỗi người 10 triệu đồng về hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.
Trước đó, lực lượng an ninh phát hiện 4 tài khoản Facebook đăng các thông tin : "Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…", và "Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác".
Facebooker Hoàng Dũng cho rằng, cho đến lúc này, 4 cô gái Lào Cai đã đúng khi đưa tin về vụ việc và đặt ra vấn đề những cô gái này cần được nhận lại tiền và lời xin lỗi của chính quyền.
Xử phạt một phụ nữ kêu gọi "biểu tình" cho con nghỉ học vì cúm Vũ Hán tại Kiên Giang.
Sáng 12/3, Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang ra quyết định xử phạt chị L.T.K.X. (SN 1978, ngụ tại thị trấn Kiên Lương) số tiền 12,5 triệu đồng vì có những thông tin mang tính kích động, không đúng sự thật liên quan đến dịch bệnh cúm Vũ Hán.
Trong phần bình luận của mình, chị có kêu gọi mọi người "biểu tình" cho con nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh.
Facebooker Liên Hương Lena cho rằng : Biểu tình là quyền hiến định, công dân có quyền biểu tình hoặc mời công dân khác cùng biểu tình. Quốc hội Việt Nam chưa ra luật về biểu tình là mắc nợ với dân, việc Quốc hội nợ dân luật biểu tình không đồng nghĩa người dân bị cấm biểu tình.
Các công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết không có quy định nào cấm biểu tình.
Thực tế là công an về hưu cũng biểu tình để đòi nhà, sao họ không bị bắt, bị phạt ? Đăng tin sai là phạm trù khác. Không thể lồng ghép như thế này. Có thể nói, công an Việt Nam đang ngày càng quá đà, lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng.
Trong lịch sử đương đại thế giới, chỉ có chính quyền độc đảng toàn trị mới còn duy trì cách hành xử ‘man rợ’ như vậy. Tính mạng con người, quyền được sống, được tự do ngôn luận, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng của mình đã bị xâm phạm nặng nề để phục vụ cho cái gọi nhà nước xã hội chủ nghĩa mà thực chất đó chỉ là sự tồn vong của chế độ mà thôi.
Thể chế độc đảng dẫn đến độc tài như ở Việt Nam và Trung Quốc luôn tìm mọi cách đàn áp những người bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản, đây là chiêu bài không có gì mới trong suốt 75 năm qua.
Ngày nay, với sự toàn cầu hóa và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì sự thật đã được công bố rộng rãi đến từng người dân – Đảng không thể tiếp tục bịt mắt người dân được nữa.
Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : Thoibao.de, 18/03/2020
Từ Virus Vũ Hán đến Covid-19 : Chiến dịch "gắp lửa bỏ tay người"
Nguyễn Hoàng, RFA, 15/03/2020
Những ngày cuối tuần qua, những ai có lương tri đều không khỏi bất ngờ trước sự tráo trở đáng kinh ngạc của Trung Quốc.
Hình minh hoạ. Bệnh nhân bị nhiễm Covid - 19 đã bình phục xếp hàng chờ xét nghiệm lại tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hôm 14/3/2020 - AFP
Ngày 14/3/2020, chính phủ Mỹ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao để phản đối luận điệu của chính quyền Bắc Kinh : i) ám chỉ quân đội Mỹ gây ra đại dịch Covid-19 và ii) tìm cách làm cho thế giới quên khái niệm "Virus Vũ Hán". Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương David Stilwell, đã nêu lập trường nghiêm khắc của chính phủ Mỹ với đại sứ Thôi Thiên Khải.
Qua tuyên bố của người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Mỹ, vạch rõ Trung Quốc đang cố đánh lạc hướng các chỉ trích liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh gây ra đại dịch toàn cầu nhưng lại muốn "gắp lửa bỏ tay người", đổ trách nhiệm ấy cho phía Mỹ. Theo phát ngôn viên của chính quyền Trump, dựng lên thuyết âm mưu ấy là ý đồ nguy hiểm và nực cười của Trung Nam Hải. Chính phủ Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động này, vì lợi ích của chính dân Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế.
Và chính cái ngày 14/3/2020 đã đi vào lịch sử như một trong những ngày đáng ghi nhớ trong đợt chống dịch khẩn trương này. Ngày 14/3, chủ tịch Hiệp hội Y tế Ý vừa qua đời vì Virus Vũ Hán. Phu nhân của Thủ tướng Canada bị dương tính với con virus này và bản thân ông Thủ tướng cũng bị cách ly. Bộ trưởng Úc, bộ trưởng Pháp đều bị dương tính với Virus Vũ Hán cách đó vài ngày. Luật sư của Tổng thống Brazil bị lây nhiễm nhưng bản thân Tổng thống vẫn chối bỏ tin ông bị dương tính.
Ban Lan chính thức đóng cửa biên giới và cho cảnh sát đi tuần trên toàn quốc để bảo đảm không cho ai ra ngoài đường. Một số nước trên thế giới thừa nhận, cho đến thời điểm 14/3, chưa chữa được bất kỳ một ca Virus Vũ Hán nào. Con Virus này đã đổ bộ lên đất Châu Phi, nâng tổng các quốc gia bị lây nhiễm lên 146. Cho đến nay, Anh là nước duy nhất khá hờ hững với virus corona và dám tuyên bố, nước mình có cách đối phó chống dịch khác biệt với thế giới. Dư luận cho rằng, nước Anh sẽ hối hận và trả giá đắt vì điều này.
Từ hơn một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch ngoại giao và truyền thông, đã vận động cấp tập để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài, về nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của Virus Vũ Hán. Các đại sứ Trung Quốc ở các nước đều phải dùng tài khoản Twitter của mình (vốn bị cấm ở trong nước) để truyền đi thông điệp với nội dung "Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu
Đã có nhiều nghi vấn chủng virus mới này là nhân tạo và xuất hiện từ phòng thí nghiệm P4 của chính phủ Trung Quốc ở Vũ Hán. Hẳn nhiên Trung Quốc đã phản đối. Vừa qua là giai đoạn gieo rắc nghi ngờ để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng Virus Vũ Hán có nguồn gốc từ… Mỹ ! Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gửi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với "Virus Nhật Bản". Cứ như là con Virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Theo đà quán tính ấy, đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc phát sinh ra virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên hệ giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi và sau đó phải xoá bỏ mối liên hệ này ra khỏi tất cả sử sách và trí nhớ của loài người. Trong số những vụ tẩy xóa lịch sử khác kể từ năm 1949, Bắc Kinh thành công nhất là xóa được vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ra khỏi tâm trí của tất cả các thế hệ được sinh ra sau sự kiện đó.
Và như thường lệ, luận điệu được đưa ra sẽ là nhờ có Đảng cộng sản Trung Quốc mà đại dịch Covid-19 được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Hai giáo sư Tàu mới đây còn tuyên bố, chủ nghĩa Mác sẽ đánh bại con virus corona ! Tờ báo hung hăng nhất của Đảng cộng sản là "Global Times" tuần rồi còn nhấn mạnh "các nước Châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc". Ý muốn nói chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây.
Trước các chiến dịch tuyên truyền như vậy của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc từ London giải thích : "Đảng cộng sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Những "sự thật" theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại ở phương Tây. Chính tất cả thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền này của Đảng cộng sản Trung Quốc".
Lịch sử đã từng tiên tri và dự ngôn về năm 2020. Cuốn tiểu thuyết viễn tưởng kinh dị xuất bản gần 40 năm trước (1981) đang gây bão trên mạng khi mô tả về loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán. Tên cuốn sách "The Eyes Of Darkness" (Đối mắt của bóng đêm) đã dự báo về đại dịch Covid-19. Thật ra, đây là một cuộc thanh toán giữa cái thiện và cái ác chất chồng từ lịch sử. Quốc gia nào trên thế giới có lòng hổ thẹn sẽ không a dua theo các nhà độc tài Trung Quốc, còn những nhà lãnh đạo xứ nào đó, có thể hành động ngược lại. Điều này, tuỳ vào phúc phận dày hay mỏng, may hay rủi của từng quốc gia - dân tộc !
Nguyễn Hoàng
Nguồn : RFA, 15/03/2020
*********************
Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc
Trọng Nghĩa, RFI, 13/03/2020
Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung Quốc. Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi : "Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán".
Ảnh minh họa : Virus corona xuất phát từ Trung Quốc hay do Mỹ mang vào ? NEXU Science Communication/via Reuters
Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.
Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ : "Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ở Trung Quốc đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại hội Thể thao quân đội thế giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung Quốc.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.
Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung Quốc.
Trọng Nghĩa
Nguồn : RFI, 13/03/2020
********************
Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán
Thụy My, RFI, 11/03/2020
La Croix ghi nhận từ hơn một tuần qua, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc. Hai tháng sau khi dịch bệnh virus corona chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.
Hình ảnh Tập Cận Bình đi thăm Vũ Hán được chiếu trên màn ảnh rộng trước một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10/03/2020 Reutetrs/Thomas Peter
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng : ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.
Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán
Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.
Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau : "Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu".
Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc "chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch". La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.
Phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật
Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ… Mỹ !
Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với "virus corona Nhật Bản". Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.
Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.
Libération cũng nhắc lại sự kiện hôm 5/3 đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về "virus Nhật", và có cùng nhận định : Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong "cuộc chiến tranh nhân dân chống virus". Hôm 27/2, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố "virus corona có thể không phải từ Trung Quốc".
Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài "nhập khẩu" vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.
"Thế giới phải cám ơn Trung Quốc"
Cuối cùng, nhiều thông điệp chính thức kêu gọi "thế giới phải cám ơn Trung Quốc" vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : "Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước".
Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.
Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con virus corona lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.
The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa "Chỉ hươu, bảo ngựa" và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.
Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận : "Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên". Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.
Đảng cộng sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử
La Croix nhận xét, cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là "nhờ có Đảng cộng sản Trung Quốc" mà dịch bệnh virus corona đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh "các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc", nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.
Về từ ngữ "chiến tranh nhân dân chống virus" mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng : "Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ". Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng : làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích : "Đảng cộng sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng "sự thật" theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc".
Thụy My
Nguồn : RFI, 11/03/2020
‘Vương miện máu’ dành riêng cho Tập Chủ tịch
Khánh An, VNTB, 11/03/2020
Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Vũ Hán – trung tâm dịch bệnh vừa qua khiến hơn 3.000 người vô tội bị tử vong.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhà nước do ngài lãnh đạo đã giành chiến thắng trước virus, với số người lây nhiễm và tử vong đều giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. 19 trường hợp được báo cáo vào ngày 10/03, so với 444 trường hợp ngày 10/02.
Để dọn đường cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo nhân dân, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo trước đó được bật đèn xanh trong đổ lỗi trách nhiệm khủng hoảng cho chính quyền cơ sở (Vũ Hán), trong lúc nhấn mạnh chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Trung ương.
Chủ tịch Tập tìm đến thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, để ‘kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh’ trong khu vực và thăm hỏi các nhân viên y tế tuyến đầu, chỉ huy quân đội, nhân viên cộng đồng, công an cũng như tình nguyện viên, bệnh nhân và người dân, theo Tân Hoa Xã. Thế nhưng không gian thăm hỏi đó lại nămd trong một căn phòng đẹp đẽ, mang khẩu trang, và vẫy tay chào qua màn hình chiếu. Nói cách khác ngài không hề thực địa.
Chủ tịch Tập cẩn thận là đúng, vì ngài là nhà lãnh đạo nhân dân, là quốc hồn quốc tuý, và nếu ngài có mệnh hệ gì, thì đó là tổn thất cực kỳ to lớn cho hàng chục triệu đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc, những người đang hưởng lợi rất lớn vì bàn tay sắt máu của ngày.
Và nhằm tránh trường hợp dân la ó ‘tất cả là đồ giả’ như lúc Phó Chủ tịch Quốc Hội ghé thăm Vũ Hán. Lực lượng an ninh với áo quần phòng hộ đã được điều động ngồi ghế con canh từng cửa ra vào ở mỗi toà nhà, toà chung cư để ‘khống chế’ mọi biểu cảm của người dân Vũ Hán. Điều đó khiến cho sân khấu Vũ Hán trở thành của Chủ tịch Tập, ngài tha hồ tung tẩy phát ngôn mà không ngại một phản ứng ê mặt nào cả.
Không dừng tại đó, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo nhân dân được đánh giá là hành vi dũng cảm, chân thật, và gần gũi với nhân dân. Hệ thống tuyên giáo vào cuộc, hàng loạt bài viết đề cập đến sự lo lắng và các chỉ đạo của Tập Chủ tịch trong phòng chống dịch bệnh.
Tân bí thư Vũ Hán Vương Trung Lâm thậm chí còn tuyên bố người dân Vũ Hán nên biết ơn ông Tập và đảng Cộng sản vì đã kiểm soát Covid-19.
"Chúng ta phải giáo dục lòng biết ơn cho người dân, đảng viên trên toàn thành phố thông qua nhiều kênh khác nhau để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc, làm theo đường lối, chỉ thị của đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ", Bí thư thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm phát biểu hôm 7/3.
Hàng nghìn nhân viên y tế, bác sĩ, tình nguyện viên chiến đấu không mệt mỏi ở tuyến đầu, có người phải bỏ mạng giờ đây bị bộ máy quan chức nhà nước giành lấy vinh quang để trao vương miện đó cho Tập Cận Bình, Chủ tịch nước – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nhà lãnh đạo nhân dân, người yêu thương dân đầy mực thiết.
Và hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc.
Khánh An
Nguồn : VNTB, 11/03/2020
*******************
Lần đầu tiên Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán
Lily Kuo, VNTB, 11/03/2020
Tập Cận Bình đeo khẩu trang nói chuyện với một nhân viên y tế trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quân y ở Bắc Kinh. Ảnh : Ju Bành / AP
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã đến Vũ Hán vào thứ Ba (10/03/2020), nơi ông sẽ uý lạo đội ngũ nhân viên y tế, quân đội, nhân viên cộng đồng, cán bộ đảng địa phương, cũng như bệnh nhân và người dân.
Trước đó, việc vắng mặt phần lớn trong thời gian virus Vũ Hán càn quét đã tạo một thách thức không nhỏ đối với vai trò Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của Tập. Trong khi đưa ra nhiều tuyên bố và chủ trì các cuộc họp cấp cao về xử lý khủng hoảng, ông Tập Cận Bình chẳng thấy xuất hiện, việc này đặt ra câu hỏi liệu ông có đẩy trách nhiệm khủng hoảng cho người khác khiến người dân phẫn nộ.
Theo Tân Hoa Xã, khi hạ cánh ở Vũ Hán, Tập cận Bình đã đã đi thẳng đến bệnh viện Hoả Thần sơn, một bệnh viện dã chiến được lập nên để ứng phó với virus. Hình ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy, Tập ‘tiếp xúc’ với bệnh nhân và nhân viên y tế qua màn hình.
Chuyến thăm của Tập diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới được báo cáo ở Trung Quốc giảm xuống dưới 100, mức thấp so với gần 2.000 trước đó ba tuần. Hôm thứ Ba, Trung Quốc có thêm 19 trường hợp nhiễm mới, mức tăng ít nhất kể từ tháng 1.
Tính đến hết ngày thứ Hai, 3.136 người ở Trung Quốc đã chết vì virus này.
Giáo sư Trương Minh của Đại học Quốc dân cho biết, Tập không thể đến Vũ Hán sớm hơn vì nguy cơ lây nhiễm cao. Và giờ ông ta ở đó để gặt hái thành quả.
Màn trình diễn nhân viên y tế ăn mừng việc đóng cửa một bệnh viện tạm thời cho các bệnh nhân coronavirus ở Vũ Hán. Ảnh : Li Ke / EPA
Các nhà phân tích cho biết chuyến thăm có lẽ nhằm mục đích phát tín hiệu cho người dân rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Các quan chức Trung Quốc cũng đang tái khởi động lại nền kinh tế bị tê liệt và khuyến khích các doanh nghiệp và nhà máy mở cửa trở lại.
Hôm thứ Ba, tỉnh Hồ Bắc cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng một hệ thống điện thoại thông minh có tên Health Code, cho phép các cá nhân xác định mức độ rủi ro để tránh lây nhiễm cho người khác, và cho phép mọi người bắt đầu đi du lịch.
Dự kiến các khu vực trung bình hoặc có nguy cơ thấp trong tỉnh sẽ được phép di chuyển trở lại, theo Hồ Bắc Ngày nay. Trước đó lệnh cách ly đã cô lập 56 triệu cư dân trong hơn một tháng.
11/16 bệnh viện dã chiến sẽ đóng cửa vào cuối tuần này. Và các sân bay được phép hoạt động bình thường trở lại.
Trên toàn thế giới, hơn 4.000 người đã chết và hơn 110.000 người đã bị nhiễm bệnh, phần lớn là ở Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ ba đã đăng tải một loạt các bài viết ca ngợi chuyến thăm của Tập Cận Binhg để minh chứng sự quan tâm sát sâu của ông ta đến biến cố này. Và cá nhân Tập là nhà lãnh đạo nhân dân chống lại dịch bệnh, Hoàn cầu Thời báo đưa tin.
Tân Hoa Xã nói về sự xuất hiện của Tập tại Vũ Hán : Vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán, điều đó cho thấy rằng miễn chúng ta làm việc và chiến đấu cùng nhau, không có gì là không thể vượt qua.
Lily Kuo
Nguyên tác : Xi Jinping visits Wuhan for first time since coronavirus outbreak began, The Guarian, 10/03/2020
Diễm My dịch
Nguồn : VNTB, 11/03/2020
********************
Gọi ‘virus Vũ Hán’ là ‘phân biệt chủng tộc’ ?
Aljazeera, Ngân Bình, VNTB, 11/03/2020
Paul Gosar, nghị sĩ Hoa Kỳ, tự đặt mình vào khu vực tự cách ly vì nỗi sợ coronavirus mới [Mandel Ngân / AFP]
Tuyên bố mới đây của một nghị sĩ Hoa Kỳ về việc tự cách ly đã gây tranh cãi trên phương tiện truyền thông xã hội sau khi ông gọi virus Corona mới là ‘virus Vũ Hán’, ám chỉ gốc gác của loại virus này.
Một số người dùng Twitter hôm thứ Hai đã gọi quan điểm của Paul Gosar là ‘phân biệt chủng tộc’ và ‘thô thiển’ trong khi những người khác bảo vệ ông, nói rằng đó đơn giản chỉ là nói rõ một sự thật.
Twitter Eugene Gu : "Hầu hết mọi người gọi nó là virus Corona. Một số người gọi nó là Covid-19. Nhưng chỉ những kẻ ngu dốt và phân biệt chủng tộc nhất mới gọi nó là virus Vũ Hán".
"Điều này là vô trách nhiệm cũng như là lời nhắc nhở về sự định kiến", một người dùng Twitter khác, Jess Phoenix, nói.
Trong khi đó, một số người cố gắng biện minh cho nhận xét của Gosar.
"Ơ kìa ! Virus bắt nguồn từ đó. Đó là điều không ai phải tranh cãi. Bệnh dịch thường được gọi bằng nơi chúng bắt nguồn (ví dụ, Ebola). Ông ấy đang cố tình nhấn mạnh nó có nguồn gốc từ bên ngoài không ? Có, nhưng đó không phải là phân biệt chủng tộc", AJ Delgado bày tỏ.
Những người khác liệt kê các bệnh đã được đặt tên theo địa điểm, bao gồm Zika, Ebola, sởi Đức và cúm Tây Ban Nha.
Đầu tháng này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – đặt tên cho căn bệnh do virus Covid-19 – tuyên bố trong một tweet : "KHÔNG – gắn địa điểm hoặc sắc tộc với căn bệnh này".
"Đây không phải là ‘Virus Vũ Hán’, ‘Virus Trung Quốc’ hay ‘Virus châu Á’, cơ quan này cho biết.
Vào tháng 2, WHO đã nói rằng ‘CO’ là viết tắt của ‘corona’, VI là cho ‘virus’ và D là cho ‘disease’ (bệnh), trong khi ‘19’ là năm, vì dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 31/12/2019.
WHO cho biết tên đã được chọn để tránh tham chiếu đến một vị trí địa lý cụ thể, các loài động vật hoặc nhóm người phù hợp với các khuyến nghị đặt tên quốc tế nhằm ngăn ngừa sự kỳ thị.
Gosar, một thành viên của đảng Cộng hòa, cho biết ông đang tự cách ly mình sau khi xác định tiếp xúc với một người đàn ông dương tính với virus Vũ Hán trước đó.
Ngân Bình dịch
Nguyên tác : US congressman's 'Wuhan virus' remark stirs 'racism' debate, Aljazeera, 09/03/2020
Nguồn: VNTB, 11/03/2020
Khủng hoảng virus corona có thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh ?
Trọng Thành, RFI, 14/02/2020
Virus corona làm rung chuyển Trung Quốc. Cuối tháng 1/2020, chỉ sau vài ngày công bố dịch, Bắc Kinh phải ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, rồi tỉnh Hồ Bắc hơn 50 triệu dân, để ngăn chặn, nhưng dịch tiếp tục lan rộng. Số người nhiễm, người chết tăng vọt hàng ngày. Giữa tháng 2/2020, Bắc Kinh vẫn lúng túng trước làn sóng bất bình trong nước. Nhiều người dùng hình ảnh con virus nhỏ đe dọa chế độ độc tài cộng sản.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên tiếp xúc với người dân, gần 3 tuần sau khi chính quyền công bố dịch, Bắc Kinh ngày 10/02/2020. Xinhua via REUTERS
Khủng hoảng virus corona có thực sự thách thức sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh ? Khủng hoảng dịch bệnh do virus corona Covid-19 làm lộ rõ những khuyết tật trầm trọng của hệ thống chính trị Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng thông tin về thực trạng dịch bệnh bị bưng bít khiến ngành y tế trở nên thụ động, bộ máy chính quyền quan liêu hóa cao độ, một mặt răm rắp thực thi chỉ thị từ trung ương, mắt khác bịt tai, nhắm mắt trước các đòi hỏi của xã hội dân sự tại chỗ. Ba tuần lễ sau khi dịch lan ra khắp Trung Quốc, lo sợ trước virus mới, hàng loạt địa phương, trong đó có nhiều thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Thượng Hải cũng bị "phong tỏa một phần", để phòng dịch.
Hiện chưa rõ virus corona tác hại đến đâu đối với xã hội Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều người dự đoán tổn thất kinh tế nặng nề sẽ làm mất tính chính danh của chế độ độc tài toàn trị, vốn được xây dựng dựa trên những hứa hẹn sẽ mang lại sự thịnh vượng cho dân chúng. Lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình sẽ mất đi "mệnh Trời". Trung Quốc đang đứng trước một cuộc thay đổi lớn. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra góc nhìn khác, với dự đoán. Đó là chế độ toàn trị Trung Quốc sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, và gia tăng được khả năng kiểm soát đối với toàn xã hội.
Cuộc họp chưa từng có của Bộ Chính Trị
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo mạng Pháp Challenge.fr (ngày 11/02/2020), nhà sử học François Godement, chuyên gia về Trung Quốc và vùng Đông Á, thừa nhận trước hết là, đối diện với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có, thoạt tiên lãnh đạo tối cao Trung Quốc tỏ ra thận trọng. Ngày 25/01, "trong cuộc họp của Ban thường vụ Bộ Chính Trị (cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản), một video lần đầu tiên cho thấy 7 thành viên đều lên tiếng. Dường như, với hình ảnh này, ông Tập Cận Bình muốn đột ngột chứng tỏ với công chúng cơ chế lãnh đạo tập thể của hệ thống quyền lực Trung Quốc. Đây là một điều hiếm có và có thể là sự thừa nhận cho một tình thế mong manh nhất định" từ phía người nắm quyền tối cao.
Tạp chí về các điều tra kinh tế nổi tiếng Tài Tân (Caixin) tung ra hàng loạt bài viết mô tả tình trạng thê thảm tại các bệnh viện tại Vũ Hán, nhiều báo khác cũng đồng loạt lên tiếng phê phán dữ dội. Kiểm duyệt báo chí được nới lỏng một phần trong khoảng thời gian từ ngày 23/01 đến 03/02. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, lãnh đạo tối cao Trung Quốc khẳng định "phải gia tăng kiểm soát các phương tiện truyền thông và internet", phê phán trên báo chí cũng trở nên ít mạnh mẽ hơn nhiều so với trước. Mục tiêu của ban lãnh đạo Bắc Kinh là "không để khủng hoảng y tế trở thành một khủng hoảng chính trị", mà để làm được điều này, kiểm soát truyền thông là khâu quyết định.
Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên lên tiếng cảnh báo về hiểm họa virus với bạn bè, đồng nghiệp, có thể nói trên các mạng xã hội tại Trung Quốc dấy lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng có. Trong đêm thứ Năm qua ngày thứ Sáu 07/02, hơn một tỉ rưỡi lượt người vào xem các thông tin về cái chết của người bác sĩ, được coi là "anh hùng" dân tộc.
Nắm lại truyền thông
Ngày 10/02, lần đầu tiên truyền hình đưa hình ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp xúc với dân chúng tại một khu phố cổ ở Bắc Kinh, với khẩu trang phòng dịch. Cùng với sự xuất hiện trở lại của Tập chủ tịch, nhiều quan chức lãnh đạo ngành y tế và lãnh đạo đảng tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán bị cách chức. Lãnh đạo tối cao Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn. Chính quyền Bắc Kinh tổ chức điều tra về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng. Ông Tập Cận Bình dường như đang lấy lại thế thượng phong.
Làn sóng bất bình dâng cao tại Trung Quốc về tình trạng bệnh viện tại Vũ Hán quá tải, phương tiện xét nghiệm không đủ, khiến nhiều bệnh nhân không được công nhận nhiễm virus, buộc phải ở nhà, nhiều người qua đời mà không được coi là nạn nhân của virus Covid-19, nguy cơ lây lan ra cộng đồng khôn lường. Ngày 13/02/2020, chính quyền Trung Quốc quyết định thay đổi cách tính, khiến số người được coi là nhiễm Covid-19 tăng vọt lên 15.000 chỉ trong một ngày (tăng gấp 10 so với hôm trước).
Thực hư về số lượng người bị nhiễm và chết vì virus corona mới tại Vũ Hán là bao nhiêu ? Rất nhiều người nghi ngờ con số thống kê của chính quyền Trung Quốc, vì không có các nguồn độc lập để kiểm chứng. Tuy nhiên, cho dù sự thay đổi gây bất lợi trước mắt cho hình ảnh của chính quyền, ngay cả việc thay đổi cách tính, dẫn đến số lượng nạn nhân tăng vọt, cũng rất có thể sẽ được Bắc Kinh sử dụng như một biện pháp tuyên truyền, nhằm phê phán năng lực điều hành, quản lý phòng chống dịch của chính quyền địa phương, hợp thức hóa việc cách chức một số lãnh đạo địa phương, được sử dụng làm dê tế thần, để xoa dịu dư luận.
Covid-19 có giống Tchernobyl ?
Về ảnh hưởng của dịch virus corona mới đến sự tồn vong của chế độ toàn trị Trung Quốc, nhật báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Sylvie Kauffman, so sánh cuộc khủng hoảng do virus Covid-19 tại Trung Quốc hiện nay, với thảm họa hạt nhân Tchernobyl, được coi là đã dẫn đến sự sụp đổ của nước Liên Xô cộng sản. Bài viết mang tựa đề "Pour l’instant, la gestion du coronavirus par la Chine relève plus d’Orwell que de la glasnost" (tạm dịch là Trong hiện tại, cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona gần với tiểu thuyết giả tưởng của Orwell về chế độ toàn trị, hơn là giai đoạn Glasnost/minh bạch hóa thời Gorbachev).
Nhà báo Le Monde trước hết ghi nhận rất nhiều điểm tương đồng giữa dịch Covid-19 hiện nay với thảm họa hạt nhân Tchernonyl năm 1986. Cùng sự che giấu thông tin từ phía chính quyền, cùng một lối tuyên truyền bất chấp sự thật, cũng mối hoài nghi trong một bộ phận người dân. Số phận bi tráng của bác sĩ Lý Văn Lượng - người lên tiếng cảnh báo, bị chính quyền trừng phạt, và chỉ được phục hồi ít ngày trước khi chết, và đúng vào lúc dịch bệnh đã trở nên một vấn đề quốc tế - được so sánh với cái chết thảm thương của 12 nhân viên cứu hỏa, được điều đến nhà máy Tchernobyl, mà không hề được trang bị phương tiện bảo hộ… Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng và sự bất minh của chính quyền trong việc đối phó với dịch bệnh có thể dấy lên một làn sóng phẫn nộ ghê gớm tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng các phản ứng dây chuyền có thể thách thức đến tận gốc rễ uy thế của chế độ cộng sản toàn trị, tương tự như thảm họa Tchernobyl năm xưa.
Nhiều năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, cựu tổng thống Mikhail Gorbatchev nhận xét, "nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ của Liên Xô 5 năm sau đó, có phần do thảm họa Tchernobyl nhiều hơn là do chính sách cải tổ Perestroika".
"Minh bạch dưới sự quản lý của Đảng"
Tuy nhiên, nhà bình luận chính trị Le Monde nhấn mạnh đến sự khác biệt cao độ về chiến lược quyền lực của hai nhà lãnh đạo Gorbatchev và Tập Cận Bình. Theo nhiều nhà quan sát, chiến lược của lãnh đạo tối cao Trung Quốc, ngược hẳn với Gorbatchev, luôn luôn tìm cách thâu tóm quyền lực đến mức tối đa, dập tắt mọi tiếng nói phản kháng, khi nào tình hình cho phép. "Cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay thậm chí còn mang lại cho ông ta một cơ hội", để trắc nghiệm các phương tiện và gia tăng khả năng kiểm soát xã hội, đặc biệt với các biện pháp như cô lập, phong tỏa hoàn toàn một bộ phận dân cư lớn.
Bộ máy chính quyền, thông qua các công nghệ tân tiến thời kỹ thuật số, đang dần dần được áp dụng tại Trung Quốc, rất có khả năng sẽ ngày càng đặt xã hội Trung Quốc dưới sự kiểm soát toàn diện hơn, sau cuộc khủng hoảng dịch Covid-19. Chính quyền sẽ chứng minh với đông đảo dân chúng là họ rất minh bạch, tuy nhiên, đây là "sự minh bạch được quyết định từ bên trên", "sự minh bạch do Đảng quản lý". Kịch bản này càng có nhiều khả năng trở thành hiện thực bởi, ngược hẳn với Liên Xô cách nay ba thập niên, Trung Quốc hiện nay là một cường quốc đang lên.
Trọng Thành
Nguồn : RFI, 14/02/2020
*****************
Tập Cận Bình thiệt xứng danh ‘lãnh đạo nhân dân’
Trần Kiên, VNTB, 14/02/2020
Xã hội bắt đầu nghi ngờ vào ‘nhà lãnh đạo của nhân dân’, một danh hiệu có từ thời Mao Trạch Đông vừa được phong cho Tập Cận Bình vào đầu năm 2020
Tập Cận Bình nhà lãnh đạo toàn quyền và vĩnh viễn Trung Quốc
Lãnh đạo Vũ Hán đã bịt miệng những người được cho là ‘phát tán tin đồn’. Thế nhưng tin đồn có thực, vì vậy dịch đã khiến nền kinh tế và tổn thương xã hội chao đảo.
Dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sút giảm 1-4% trong quý tăng trưởng năm nay so với cùng kỳ quý năm trước.
Dự đoán tỷ lệ tử vong tổng thể là 1%, theo công bố của các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London, nhưng con số này có thể dao động từ 0,5% đến 4% và cảnh báo rằng ‘có sự không chắc đáng kể’, do mức độ giám sát và báo cáo dữ liệu khác nhau.
Quan trọng hơn, xã hội bắt đầu nghi ngờ vào ‘nhà lãnh đạo của nhân dân’, một danh hiệu có từ thời Mao Trạch Đông vừa được phong cho Tập Cận Bình vào đầu năm 2020.
Nhà lãnh đạo của nhân dân là danh hiệu đầy gần gũi với nhân dân, một ghi nhận xứng đáng với vai trò của một cá nhân trong lòng nhân dân, sau khi… mất đi. Thế nhưng ở các nước độc đoán, danh hiệu này là áp đặt lên đầu nhân dân, mặc định coi sự lãnh đạo đó là tất yếu, toàn diện và lâu dài.
Tập Cận Bình vắng mặt khi dịch bệnh hoành hoành. Và xuất hiện lại khi chiến dịch chống dịch bệnh mạnh lên, nhưng Tập không xuất hiện tại Vũ Hán, ông xuất hiện tại Bắc Kinh, mang khẩu trang và tuyên bố sẽ ‘chiến thắng’ dịch corona, và Trung Quốc sẽ cường thịnh hơn.
Ngôn ngữ chiến đấu, cường điệu pha chút tuyên truyền của ‘nhà lãnh đạo nhân dân’ chưa khiến nhân dân tin ngay. Và ông ta đã cách chức Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương.
Tình huống này không mới, dễ nhận biết, và Tưởng Siêu Lương cũng chỉ là nạn nhân.
Trong chế độ độc đoán, chuyên quyền, Tưởng Siêu Lương cũng như nhiều quan chức khác ‘sợ trách nhiệm’, nên mỗi một động thái quyết định phải chờ đợi ‘chỉ đạo từ Trung ương’. Lương đã thừa nhận như thế. Hiểu đơn giản, dịch bệnh bùng phát vượt quá giới hạn năng lực điều điều trị hiện nay tại Trung Quốc chính là do ‘nhà lãnh đạo nhân dân’ đánh giá sai tình hình.
Công thức giải quyết của Tập sẽ là, dù cai tri độc đoán, nhưng trách nhiệm cho thất bại chống corona lần này sẽ là của chinhs quyền cơ sở. Nhưng nếu chống dịch thành công là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt, quyết tâm, tài tình của ‘nhà lãnh đạo nhân dân’.
Bằng cách sử dụng thủ thuật đó, Tập ‘thí tốt’ để tránh nhân dân ‘chĩa mũi dùi’ vào chính quyền trung ương, và giữ bằng được ‘ổn định chính trị’.
Có một câu châm biếm người Việt hay sử dụng có thể dùng để khái quát tốt công thức mà Tập sử dụng để củng cố quyền lực trước sự phẫn nộ trong dân : mất mùa là tại thiên tai/ được mùa là do thiên tài đảng ta.
Tập giống như Mao đều là ‘nhà lãnh đạo nhân dân’, được tôn vinh bởi sự ‘lãnh đạo sáng suốt và tài tình, mạnh mẽ’. Còn nhân dân, những người dân trong tâm dịch Vũ Hán ? Họ đang trả giá vì sống trong thể chế nhân dân, và lỡ tin nhà lãnh đạo nhân dân.
Một video được Fber Hoàng Dũng đăng tải và được Fber Nguyễn Lân Thắng chia sẻ lại cho thấy, hình ảnh 3 em bé được cho là chết vì đại dịch Corona và bỏ bọc thiêu chung. Và có thể, cha mẹ em đã không còn.
Trong khi đó, video và hình ảnh ghi nhận ‘nhà lãnh đạo nhân dân Tập Cận Bình’ thăm nhân dân tại Bắc Kinh với khẩu trang, vui đùa với nhân nhân,… cách tâm dịch (Vũ Hán) 1.152km.
Người Trung Quốc đang trả giá vì một cơ chế không phục vụ con người ?
Tính đến ngày 13/02, tổng cộng 1.360 chết, 60.062 nhiễm (8.217 nguy kịch, 5.690 phục hồi) để ‘phục vụ quyền lực’ cho nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Con số này có vẻ ‘còn ít ỏi’ so với nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, người chỉ trong ba năm (1958-1960) thực hiện chủ trương xuất khẩu lương thực sang Liên Xô để đổi lấy kỹ thuật quân sự đã ‘hy sinh’ 38 triệu dân chết đói.
Có vẻ, ở Trung Quốc hay những quốc gia đang ‘thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản’, cái gì cũng thiếu, trừ con người
Trần Kiên
Nguồn : VNTB, 14/02/2020
Covid-19 : Những cái bắt tay gian xảo
Cánh Cò, RFA, 13/02/2020
Che giấu thông tin là bệnh kinh niên bất trị của người cộng sản, bất cứ cộng sản nước nào, và điển hình nhất là cộng sản Trung Quốc, nước được nhìn nhận là một cường quốc chỉ đứng thứ hai sau Mỹ, nhưng cũng là nước có kinh nghiệm che dấu thông tin bài bản nhất.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) đã nhiều lần lên tiếng khuyến khích thế giới không nên cô lập Trung Quốc vì nước này có những hành động chống Coronavirus rất hiệu quả
Trong thế giới tư bản rất nhiều người không thể hiểu tại sao chính quyền Trung Quốc tuy hùng mạnh là vậy lại không muốn cho người dân của họ biết những thông tin mà đáng ra họ có quyền được biết. Từ số liệu kinh tế đến những chính sách vĩ mô của chính phủ. Từ thực trạng đất đai cho tới những dự án mà chính phủ đang thực hiện tại nước ngoài…tất cả những thông tin này đều bị bưng bít và ngay cả những định chế thế giới cũng khó lòng vượt qua được những tấm màn bí ẩn mà chính phủ Trung Quốc buông xuống.
Tuy nhiên, khi một cơn dịch bệnh hay thiên tai xảy ra việc che dấu thông tin có thể làm cho vấn đề trầm trọng hơn vì xã hội sống trong một vòng vây phong tỏa mọi con số cần thiết để người dân hay ngay cả các cơ sở y tế có thể ứng phó với tình trạng người chết, bị thương hay bị lây lan một chứng bệnh truyền nhiễm nào đó.
Khi dịch bệnh Coronavirus xảy ra chính quyền Trung Quốc đã ngăn cản mọi tin tức có liên quan đến nó không được rò rỉ ra khỏi Vũ Hán nơi mầm bệnh bắt đầu. Công an sách nhiễu 8 nhân viên y tế của Vũ Hán trong đó có nhiều bác sĩ và y tá không cho họ cơ hội thông báo về con virus nguy hiểm này mặc dù họ là chuyên viên y tế hiểu rất rõ việc làm cần thiết là báo động về những gì mà Vũ Hán phải nhận lãnh. Chính phủ trung ương đã không chấp nhận tung tin này ra với cộng đồng và chấp nhận phương án bao phủ người dân với thế giới bên ngoài trong đó có cả những nước rất quan tâm và thừa khả năng nghiên cứu virus để tạo ra vaccine cần thiết.
Bên cạnh những thông tin nhỏ giọt và không chính xác, chính quyền còn bị cáo buộc là đã mua chuộc một tổ chức quan trọng nhất của thế giới là WHO (World Health Organization, Tổ chức y tế thế giới) để tổ chức này trong tư cách chính danh và đủ uy tín để xác nhận tình trạng khẩn cấp hay không của một trận dịch đang xảy ra tại một nước nào đó. Ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm báo động với thế giới về mức nguy hiểm của dịch bệnh và khi lệnh này được ban hành thì những biện pháp cách ly với nước bị dịch bệnh tấn công sẽ được cả thế giới áp dụng. Trung Quốc không muốn đất nước của mình bị cách ly với thế giới bên ngoài nên mọi nỗ lực dồn vào vận động WHO nhằm che bớt con số thật của nạn nhân bị nhiễm và đã chết trong cơn dịch.
Trung Quốc có thể giấu được người dân trong nước nhưng không thể giấu cả thế giới về sự thực đang xảy ra.
Cả thế giới chú ý tới mọi cử chỉ của WHO vì đây là nơi đầu tiên mà các con số về Coronavirus sẽ được công bố. Từ khi dịch bệnh xuất hiện người ta không thấy một dấu hiệu nhanh lẹ nào từ tổ chức này. Bà Satoko, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho rằng tất cả các trường hợp ca bệnh xâm nhập đến các quốc gia hiện nay đều có tiền sử đi từ Trung Quốc. Vũ Hán hoặc đã từng đến đây. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm nCoV tại Trung Quốc khoảng 3-4%, số ca bệnh nặng 20-25%.
Theo VOA thì trước đó ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO đã có những tuyên bố rõ ràng về quan điểm của WHO : chưa cần thiết tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông Tedros cho biết mặc dù đây là trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc nhưng nó vẫn chưa trở thành một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Do số lượng các trường hợp hạn chế đã lan ra bên ngoài Trung Quốc cho đến nay và Trung Quốc nỗ lực kiểm soát ổ dịch, WHO xác định vẫn còn quá sớm để sử dụng chỉ định. Vào thời điểm này, không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc.
Thế nhưng, ngày 30 tháng 1 đúng một tháng sau, WHO tuyên bố dịch bệnh do Coronavirus mới gây ra tại Trung Quốc là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã thông báo tin này trong cuộc họp báo vào tối thứ năm tại Geneva. Dịch bệnh mới, phát hiện lần đầu tại Trung Quốc vào ngày 31/12/2019 và đã lây lan qua 18 quốc gia.
Trước đó ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tới Trung Quốc và bức ảnh ông chụp chung với Chủ tịch Tập Cận Bình gây nghi ngờ cho người sử dụng mạng. Có điều gì đó khuất tất trong cái vội vã bắt tay mà người ta cho rằng để nhận bổng lộc hơn là cái bắt tay ngoại giao thông thường.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus còn nhiều lần lên tiếng khuyến khích thế giới không nên cô lập Trung Quốc vì nước này có những hành động chống Coronavirus rất hiệu quả. Không những thế ông Tedros còn vận động Nhân Hàng Thế giới cho Trung Quốc được vay gần 700 triệu USD để chống dịch cúm nhưng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết tổ chức này đang hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), và sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới nào.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong vai trò đại diện WHO chính thức thay tên gọi của Coronavirus mà thế giới quen gọi là Dịch Vũ Hán ("Wuhan's Epidemic" hay "Wuhan Epidemic") mà báo chí toàn cầu sử dụng trước đây bằng cái tên Covid-19. Ông Tedros nói rằng quyết định chính thức đặt tên cho virus corona là Covid-19 được đưa ra nhằm tránh sự kì thị về nơi bắt nguồn của virus.
Người ta đặt câu hỏi tại sao ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lại tỏ ra năng nổ với Trung Quốc như vậy và cuối cùng thì câu trả lời đã có : Ông Giám đốc WHO không làm tròn sứ mệnh y tế của mình mà ông ta đang đóng vai một chính trị gia thân cộng đang hết lòng bảo vệ chế độ Bắc Kinh thay vì bảo vệ sinh mạng của người dân Trung Quốc.
Và không ai ngạc nhiên khi một lá thư đòi ông phải từ chức có hơn 350 ngàn chữ ký đang được ký tiếp cho đủ số 500 ngàn để gửi cho Liên Hiệp Quốc. Có thể ông ta sẽ thoát vì Liên Hiệp Quốc cũng từng có những điều tiếng che giấu thông tin cho cánh hẩu, nhưng dù sao thì việc yêu cầu ông từ chức là lên tiếng cho Tập Cận Bình biết rằng người dân trong nước của họ có thể bị bịt miệng nhưng thế giới không bao giờ làm ngơ cho trò chơi gian xảo của Bắc Kinh nhằm đối phó với toàn thế giới này.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 13/02/2020 (canhco's blog)
*********************
Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát : Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin ?
Trọng Thành, RFI, 12/02/2020
Dịch virus corona mới (CoVid-19) trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, chỉ ba tuần lễ sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự xuất hiện virus gây viêm phổi cấp tính bí ẩn tại Vũ Hán. Vì sao virus corona mới thành đại dịch ? Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?
Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020. Reuters/Li Wenliang
Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố "ma". Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (1).
Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán.. Hector RETAMAL / AFP
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi "sự minh bạch" của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 - 2003.
Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?
Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường
Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, theo ghi nhận của tiến sĩ Trần Tuấn :
"Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học.
Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều.
Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh.
Từ đó, điều này sẽ giải thích việc khởi động bộ máy phòng chống dịch chậm, cùng với sự lúng túng của bệnh viện trong việc đáp ứng được các điều trị khi dịch nổ ra và bệnh nhân đổ dồn đến (cả trường hợp mắc bệnh và trường hợp nghi ngờ đến xét nghiệm). Và từ đó dẫn đến cái mà chúng tôi gọi là sự khủng hoảng nguồn lực y tế đáp ứng tình hình dịch".
Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng
Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus CoVid-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus. Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus CoVid-19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch. Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích :
"Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu "ổn định chính trị", hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm".
Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì CoVid-19.
Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus CoVid-19, tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020. STR / AFP
"Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus".
Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus CoVid-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus CoVid-19, sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus CoVid-19 tăng vọt (2).
Trận dịch phơi trần "bản chất" chế độ
Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này :
"Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì là dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy".
Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc, thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán.
Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019, thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01. Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của Đảng cộng sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.
Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus
Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.
Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao (việc Vũ Hán, và nhiều địa phương khác, bị cô lập đột ngột, trong tình trạng thiếu chuẩn bị, cũng bị nhiều người lên án, cho là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại các khu vực này thêm tồi tệ hơn). Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh vốn đang diễn biến hết sức khó lường trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với chế độ Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.
Trọng Thành
Nguồn : RFI, 12/02/2020
(1) Chloé Froissart, "Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois", Le Monde, 11/02/2020
(2) "Reporter's Notebook : Life and death in a Wuhan coronavirus ICU" (Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán), Straits Times, 06/02/2020
***************
Dịch Corona : Liệu Tập Cận Bình đã mất thiên mệnh ?
Tú Anh, RFI, 11/02/2020
Thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, cho dù đã kéo dài vì dịch, cuối cùng cũng kết thúc. Nguy cơ dịch gia tăng, khi sinh hoạt kinh tế tái lập, là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh những tiếng nói công kích chế độ ngày càng nhiều, những ngày tới đây sẽ có tác động quyết định trong lãnh vực y tế cộng đồng, kinh tế và chính trị. Tóm thu toàn bộ quyền lực trong tay, chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với nhiều bất trắc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang và để kiểm tra thân nhiệt khi xuất hiện tại Bắc Kinh ngày 10/02/2020. (Foto : AFP/XINHUA / JU Peng)
Hôm thứ Hai, Tập Cận Bình tới một bệnh viện ở Bắc Kinh để khuyến khích nhân viên y tế ngày đêm đối mặt với siêu vi corona chủng mới, mà số nạn nhân tử vong vừa vượt qua ngưỡng biểu tượng 1.000 người.
Nhưng sự kiện này đặt ra một loạt câu hỏi ? Vì sao một nhân vật thích xuất hiện với đám đông để chứng tỏ gần gũi với công chúng lại biến mất trong suốt năm tuần lễ ? Vì sao phải đến tuần lễ thứ sáu, tính từ khi dịch viêm phổi chủng mới được chính thức nhìn nhận, lãnh đạo Trung Quốc mới tỏ lòng nhân ái với bệnh nhân ?
Trước hết, về y tế cộng đồng. Ngày truyền hình Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ về sự kiện chủ tịch Trung Quốc thăm bệnh viện cũng là ngày người dân đi làm trở lại trong bối cảnh lệnh cách ly vẫn còn hiệu lực trên toàn quốc. Mặc dù số người chết vẫn tăng, số người bị lây vẫn cao nhưng báo cáo chính thức lần đầu tiên khẳng định "tình hình ổn định". Ổn định không có nghĩa là "được cải thiện".
Tuần lễ quyết định
Theo Frédéric Lemaître, thông tín viên của Le Monde từ Bắc Kinh, những ngày tới đây sẽ thời điểm quyết định : tình hình có thể tốt hơn nhưng cũng có thể tồi tệ hơn. Một dấu hiệu không cho phép lạc quan là Tổ Chức Y Tế Thế giới, cho dù không chỉ trích Trung Quốc, đã có hai quyết định. Thứ nhất là gửi một phái đoàn chuyên gia sang Hoa lục, đứng đầu là bác sĩ Bruce Ayward, người Canada, kinh nghiệm điều phối nỗ lực quốc tế chống dịch Ebola ở Châu Phi. Thứ hai là báo động nguy cơ dịch corona gia tăng lây nhiễm ngoài Hoa lục. Điều này chứng tỏ diễn biến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc không có dấu hiệu lạc quan.
Người dân Trung Quốc cũng rất lo âu. Từ cuối tuần qua, số nạn nhân tử vong do siêu vi corona chủng mới đã nhiều hơn số người chết trên thế giới (774) vì siêu vi SARS năm 2003 . Hôm nay, số người chết đã lên 1.004, chỉ tại Hoa lục. Từ chủ nhân cho đến công nhân tất cả đều phải làm việc vì nhu cầu kinh tế. Liệu có thể tránh được khả năng lây nhiễm leo thang ?
Nhưng liệu chủ tịch Tập Cận Bình, với quyền hạn tối đa, có một phép lạ nào để giải phương trình nát óc này ? Theo Reuters, chỉ mới hai tuần đình trệ mà hàng trăm xí nghiệp bị khốn đốn. Nguồn tin ngân hàng cho biết ít nhất 300 công ty, trong đó có Xiaomi, chờ vay hơn 8 tỉ đôla để giải quyết tình trạng khó khăn do hệ quả chính sách phong tỏa chống dịch gây ra. Theo ngân hàng đầu tư Nomura, những dấu hiệu này phản ảnh tình trạng kinh tế Trung Quốc bị tác hại nghiêm trọng trong hai tháng đầu năm 2020.
Hỏa sơn chuyển mình
Đại cường kinh tế số hai thế giới đứng trước một sự lựa chọn bất toàn mà người đứng đầu gió là ông Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao.
Nhưng vấn đề của chủ tịch Trung Quốc là uy quyền tối thượng đã bị dân chúng công kích trực tiếp. Theo nhà phân tích Renaud Girard của báo Pháp Le Figaro, người dân Trung Quốc không còn chấp nhận được tình trạng chính quyền nói dối triền miên. Công an mạng không biết cách nào đối phó với công dân mạng. Không xuống đường, nhưng từ trong nhà, qua máy vi tính và điện thoại thông minh, họ tuyên bố không tin cậy vào Đảng và Nhà nước. Xã hội Trung Quốc đã chuyển mình như núi lửa từ khi Corona xuất hiện.
Đã thế, từ khi sửa Hiến Pháp để có thể tập trung quyền lực và cai trị mãn đời như một hoàng đế đỏ, Tập Cận Bình dường như muốn gì cũng không xong, đụng đâu là kẹt đó. Hù dọa dân Hồng Kông, can thiệp vào bầu cử Đài Loan, thương chiến với Washington, nơi nào hoàng đế Tập Cận Bình cũng gặp sao khắc kỵ.
Liệu mệnh trời đã xoay ?
Đó là câu hỏi mà người dân Hoa lục loan truyền trên mạng xã hội.
Theo quan điểm của Mạnh Tử, trong ba yếu tố cấu tạo nên quốc gia là lãnh thổ, dân tộc và chính quyền thì dân là yếu tố quan trọng nhất : dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
Chủ tịch Trung Quốc đứng trước ba giải pháp : Bỏ thế độc tôn cá nhân lãnh đạo ? Nới tay để xây dựng một Nhà nước thượng tôn pháp luật và thi hành các quy định về nhân quyền và quyền công dân trong Hiến Pháp ? Hay trái lại sẽ gia tăng các biện pháp kềm kẹp, một khi qua được khủng hoảng corona ?
Tú Anh
Làm thế nào Corona đe dọa "giấc mơ Trung Hoa" của Tập Cận Bình
David Ignatius, VNTB, 13/02/2020
Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận bất thành văn với người dân Trung Quốc : Hãy cho tôi toàn quyền kiểm soát và tôi sẽ giải quyết các vấn đề của Trung Quốc và biến Trung Quốc thành một siêu cường toàn cầu.
Trước khi virus corona bùng phát, thỏa thuận ngầm này dường như hoạt động tốt.
Dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 đã xâm nhập vào cấu trúc xã hội của Trung Quốc.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28/1 tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: WSJ
Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch năm 2013, nó đã trở thành thách thức nghiêm trọng nhất và là mối đe dọa tiềm năng lớn nhất đối với lãnh đạo Trung Quốc, sau thảm hoạ Quảng trường Thiên An Môn.
Các cơ chế kiểm soát của nhà nước công an trị có thể khiến người dân sợ hãi, nhưng chúng không hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này – thương vong ngẫu nhiên là sự tấn công niềm tin của dân chúng vào các nhà lãnh đạo của đất nước.
Nguy cơ virus cuối cùng sẽ giảm khi vòng biểu đồ nhiễm trùng tăng lên, và sau đó giảm dần.
Một câu hỏi thú vị cho các nhà phân tích Trung Quốc là, sau cùng, những sự cố chính trị mà corona để lại là gì. Sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và chiến lược kiểm soát xã hội toàn diện của Tập tỏ ra dễ bị lỗi. Làm thế nào ông định hình lại hình ảnh của mình với phiên bản chính trị định trước và lấy lại niềm tin ?
"Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một thách thức lớn đối với Tập Cận Bình", Christopher K. Johnson, cựu viên CIA tại Trung Quốc, hiện là nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.
Với kinh nghiệm của Tập, Johnson dự đoán Tập có thể đi trước với những bước đi thông minh, nhưng ông cũng dẫn ra một số yếu tố có thể làm phức tạp sự phục hồi này.
Bản thân virus vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia dự đoán rằng số lượng các trường hợp mới sẽ sớm giảm, nhưng nếu không có giảm thì sao ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ nỗ lực bảo vệ nền kinh tế bằng cách buộc quay trở lại làm việc và gây ra một bệnh truyền nhiễm mới, hoặc nếu dịch bệnh tiếp tục vào mùa hè ?
Tập Cận Bình đã phải nhờ Đại tướng Quân đội Trung Quốc và nhóm chỉ huy an ninh khác giúp đỡ, nhưng Johnson nhận thấy một số gợi ý rằng quân đội đã phàn nàn về việc làm sáng tỏ tình trạng hỗn loạn đã bị ngăn chặn bởi một quyết định chính trị tồi tệ, làm bùng nổ dịch vào tháng 12.
Một khả năng khủng khiếp khác là dịch bệnh có thể lan rộng trong các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vì lý do an ninh, các quan chức cấp cao có xu hướng sống và làm việc trong các khu vực được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc xui xẻo, thì cách phân cụm và tập trung hóa như vậy có thể biến các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thành một vật thí nghiệm.
Vấn đề cuối cùng và quan trọng nhất là sự ổn định chính trị và xã hội, vốn luôn là mối quan tâm của Bộ Chính trị và các quan chức cấp cao.
Hiện tại, Bộ Chính trị Trung Quốc chắc chắn sẽ hỗ trợ Tập Cận Bình và tuân theo các quy tắc của chế độ độc tài. Nhưng thực tế trong quá khứ đã chỉ ra rằng sau khi cuộc khủng hoảng đã qua, Bộ Chính trị sẽ bước vào giai đoạn đánh giá hoạt động của hệ thống.
Sự củng cố quyền lực tàn nhẫn của Tập Cận Bình đã khiến ông trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ Mao Trạch Đông, nhưng ông cũng dễ bị chỉ trích vì đã vượt qua Mao Trạch Đông.
Tập Cận Bình xây dựng một mạng lưới kiểm soát thông qua cung cấp điểm tín dụng xã hội cho công dân, và giúp đàn áp bất đồng chính kiến. Ông đã phá vỡ mô hình lãnh đạo tập thể đã thắng thế kể từ cái chết của Mao Trạch Đông, và thay vào đó ủng hộ điều hành độc đoán.
Vai trò chính là thương hiệu của Tập Cận Bình.
Khi người dân Trung Quốc thắc mắc vấn đề corona, chắc chắn họ sẽ nghi ngờ vai trò của Tập, người thực hiện chuyến phiêu lưu ngắn ở Bắc Kinh vào thứ Hai này, được cho là ở "chiến tuyến" của dịch bệnh, đeo mặt nạ và đùa giỡn với cư dân
"Đây là một giai đoạn đặc biệt, vì vậy chúng tôi sẽ không bắt tay".
Tập cũng phải đối mặt với các vấn đề khác.
Tập đã không tìm ra cách nào để trấn áp các cuộc biểu tình dân chủ của Hồng Kông, bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái. Sau đó, vào tháng 1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã giành chiến thắng áp đảo, trực tiếp thách thức Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình cũng có một vấn đề khó chịu với Nhà Trắng.
Tổng thống Trump đang nán lại các chính sách về Trung Quốc, nhóm thuế quan, và sau đó hủy bỏ một phần thuế quan, và trong bất kỳ công bố nào, Tổng thống Trump cũng ca ngợi "Tập Cận Bình là bạn của tôi", nhưng những hành động tiếp theo làm suy yếu Trung Quốc.
Ngay cả các quan chức Nhà Trắng gần đây đã thảo luận về việc Bắc Kinh sở hữu "Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia" của Vũ Hán, với ý tưởng corona đã trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm vũ khí sinh học.
Tập Cận Bình đã giảng về cái mà ông gọi là "giấc mơ Trung Hoa", sự trỗi dậy của quốc gia. Và chúng sẽ thấy các nhà lãnh đạo độc đoán này đối mặt với những khó khăn nhất như thế nào trong những cơn ác mộng này.
David Ignatius
Nguyên tác : How the coronavirus threatens Xi’s ‘Chinese dream’, The Washington Post, 12/02/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 13/02/2020
*******************
Virus corona : Covid-19 đe dọa phá hủy chính trị, kinh tế Trung Quốc
John Sudworth, BBC, 12/02/2020
Vào buổi sáng lạnh giá ở Bắc Kinh, trên một đoạn đường tẻ nhạt ở sông Thông Huệ, người ta thấy một người cô đơn viết chữ khổng lồ lên tuyết.
Bác sĩ Lý Văn Lượng đã cố gắng cảnh báo các nhà chức trách về loại virus mới và đã chết sau khi bị nó xâm nhập
Thông điệp nhắc về một bác sĩ vừa qua đời : "Tạm biệt Lý Văn Lượng !".
Tác giả dòng chữ dùng cả thân mình để vẽ thành dấu chấm than trong câu viết.
Năm tuần trước đó, bác sĩ Lý Văn Lượng (1986/2020) đã bị cảnh sát phạt vì tìm cảnh cảnh báo cho đồng nghiệp về nguy hiểm của một loại virus mới, lạ tại bệnh viện của ông, ở Vũ Hán.
Rồi chính ông dính virus và chết. Các hình chụp dòng tưởng niệm tuyết đã lan nhanh trên mạng internet Trung Quốc, chụp lại khoảnh khắc cả nước sốc và giận dữ.
Vẫn còn nhiều điều ta chưa biết về Covid-19, tên chính thức hiện nay của virus.
Trước khi nó lây nhiễm con người đầu tiên, có lẽ nó đã ẩn bên trong sinh hóa của một loài động vật nào đó mà hiện không rõ.
Con vật này, có thể bị nhiễm sau khi virus bắt nguồn từ một con dơi, được cho là đã được giữ tại một chợ ở Vũ Hán, nơi buôn động vật trái phép.
Ngoài giả thiết này, giới khoa học vẫn còn đang cố gắng định vị và không thể nói gì chắc chắn.
Nhưng có một điều chắc chắn : Sau hơn một tháng phát hiện, Covid-19 đã làm lung lay gốc rễ xã hội và chính trị Trung Quốc.
Nó đã bộc lộ giới hạn của một hệ thống chính trị mà tại đây, kiểm soát xã hội mới là giá trị cao nhất. Nó đục vỡ rào cản kiểm duyệt bằng cơn bão buồn đau và phẫn uất.
Kết quả sắp tới phụ thuộc vào những câu hỏi mà chẳng ai biết trả lời : liệu chính phủ có thể kiểm soát bệnh dịch, và sẽ mất bao lâu ?
Trên thế giới, dư luận có vẻ cũng không biết nên làm gì với số ca nhỏ được phát hiện tại nước họ.
Tình cảm công chúng có thể ngả nghiêng, từ sợ hãi sang chủ quan.
Bằng chứng từ Trung Quốc có lẽ cho hay rằng cả hai phản ứng trên đều sai.
Cúm mùa đúng là có tỉ lệ tử vong thấp, khoảng 1% nhưng vẫn xấu vì ảnh hưởng nhiều người toàn cầu.
Số người chết vì cúm mỗi năm vẫn lên tới hàng trăm ngàn người.
Các ước đoán ban đầu cho rằng virus mới ít nhất sẽ gây tử vong bằng cúm - vì thế chúng ta đang phải cố gắng ngăn không cho nó biến thành đại dịch toàn cầu.
Nhưng lại còn một ước tính mới cho rằng nó còn ghê hơn thế, sẽ giết 1% những ai bị nhiễm.
Với từng cá nhân, rủi ro lây nhiễm vẫn tương đối nhỏ. Tất nhiên cần lưu tâm rằng mọi ước đoán chỉ mang tính trung bình ; người già, người ốm sẽ nguy nan hơn.
Tuy nhiên, trải nghiệm hiện nay của Trung Quốc đề ra hai việc.
Thứ nhất, nó hé lộ viễn cảnh đáng sợ khi hệ thống y tế đối diện với tình trạng lây nhiễm lan nhanh và rộng.
Thứ hai, nó cho ta thấy tầm quan trọng của thái độ phải rất xem trọng việc kiểm soát lây lan các loại virus mới.
Đa số chuyên gia đồng tình rằng cách hay nhất dựa vào minh bạch, niềm tin, có thông tin tốt, và hành động phù hợp, kịp thời của chính phủ.
Nhưng trong một hệ thống độc đoán, với kiểm duyệt gắt và nhấn mạnh vào ổn định chính trị, minh bạch và niềm tin thật khó kiếm.
Có nhiều bằng chứng rằng giới chức ban đầu đã bỏ qua tín hiệu cảnh báo.
Đến cuối tháng 12, nhân viên y tế ở Vũ Hán bắt đầu lưu ý triệu chứng lạ, gắn với mua bán động vật hoang dã trái phép.
Ngày 30/12, bác sĩ Lý Văn Lượng đăng lo ngại trong một nhóm chat riêng, khuyên đồng nghiệp cẩn thận.
Vài ngày sau, công an mời ông lên, bắt ký đơn thú tội.
Tivi nhà nước còn đưa tin tám người ở Vũ Hán bị điều tra vì "đưa tin đồn".
Thực ra nhà chức trách đã biết về vụ lây lan. Vì một ngày sau khi bác sĩ Lý đăng tin, chính Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Một ngày sau nữa, nguồn nghi ngờ, cái chợ, đã bị đóng cửa.
Nhưng nhà chức trách đã hầu như không làm gì để bảo vệ dân.
Tại cuộc họp chính trị hàng năm ở Vũ Hán, lãnh đạo không nói về virus.
Ủy ban Y tế Quốc gia thì tiếp tục nói số lượng lây nhiễm chỉ hạn chế, và không có bằng chứng bệnh này có thể lây từ người sang người.
Ngày 18/1, Vũ Hán cho tổ chức dạ tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình.
Hai ngày sau, Trung Quốc xác nhận đã xảy ra lây lan từ người sang người.
Khi chính quyền đóng cửa thành phố Vũ Hán ngày 23/1, đã quá muộn.
Tới lúc đó, dường như 5 triệu dân đã rời Vũ Hán để đi nghỉ ăn Tết.
So sánh với Chernobyl
Một số người bắt đầu gọi đây là Chernobyl của Trung Quốc.
Sự so sánh về thất bại thông báo tin xấu cho cấp trên, và động cơ đặt quyền lợi ngắn hạn về ổn định trước an toàn công chúng, có vẻ rõ ràng.
Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã khiến quần chúng phẫn nộ, đến mức giới kiểm duyệt Trung Quốc dường như không chắc nên xóa cái gì, cho phép cái gì.
Biết tình cảm dân chúng, Đảng bắt đầu ca ngợi bác sĩ Lý Văn Lượng, gọi ông là anh hùng dân tộc.
Trong lịch sử, các cuộc chiến, nạn đói và bệnh tật từng lay đổ các vương triều. Chuyện này khiến các nhà cai trị hiện nay có trí nhớ lịch sử rõ rệt về nguy hiểm của khủng hoảng bất ngờ.
Họ cũng sẽ hiểu Chernobyl đã làm gì với tính chính danh của Đảng cộng sản ở Liên Xô ngày đó.
Một dấu hiệu gợi ý rằng lãnh đạo nhận rõ rủi ro hiện nay, chính là vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuần này, lần đầu tiên từ khi có khủng hoảng, ông Tập đã ra ngoài phố gặp nhân viên y tế, thăm một bệnh viện và một trung tâm kiểm soát virus ở Bắc Kinh.
Ngược lại, Thủ tướng Lý Khắc Cường được cử tới tận Vũ Hán, được phong làm trưởng nhóm lãnh đạo đối phó bệnh dịch.
Một số nhà quan sát nhận định ông Tập có lẽ khôn ngoan khi đóng vai trò là giao phó trách nhiệm công tác.
Một nhà quan sát cho rằng ông Tập "rõ ràng lo ngại khủng hoảng có thể làm ông sa cơ, vì thế ông đưa cấp dưới ra làm gương mặt công chúng đại diện cho phản ứng của Đảng".
Cũng có dấu hiệu bộ máy kiểm duyệt tăng cường công suất, và ông Tập ra lệnh giới chức "thắt chặt kiểm soát truyền thông mạng".
Có một số dấu hiệu là các biện pháp cách ly nghiêm ngặt có thể có tác dụng. Ngoài tỉnh Hồ Bắc thì con số các ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm.
Nhưng với nhu cầu tái khởi động nền kinh tế, đã đóng băng cả tuần qua, Trung Quốc chỉ mới chầm chậm quay lại làm việc.
Trung Quốc khẳng định họ đang chiến đấu trên đà thắng, đã học được kinh nghiệm.
Các câu hỏi về thất bại hệ thống bị bác bỏ, gọi đó là thiên kiến của ngoại quốc.
Nhưng tầm mức của thảm họa có thể đe dọa thế giới này đã bộc lộ điều quan trọng.
Hàng ngàn người mất người thân, hàng triệu người đang bị cách ly, và các doanh nghiệp chịu thiệt hại tài chính, đã hỏi những câu hỏi khó.
John Sudworth
Nguồn : BBC, 12/02/2020
******************
Liệu Trung Quốc đã ăn cắp bằng sáng chế thuốc chữa Covid-19 ?
Đinh Yên Thảo, RFA, 12/02/2020
Trong thông cáo được Viện Virus học Vũ Hán vừa đưa ra trong ngày 4/2 tuần qua, giới y tế Vũ Hán cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan khoa học quốc gia và quân đội Trung Quốc đồng nghiên cứu thành công và đã đệ đơn cầu chứng bằng sáng chế loại thuốc đặc trị cúm Cororavirus từ hai tuần trước. Chỉ sau đôi tuần sau khi phát hiện ra cơn đại dịch vẫn còn đang hoành hành và gây chết người hàng ngày tại Hoa lục như hiện nay, dù vẫn chưa có khả năng cung cấp đủ khẩu trang cho người dân của mình, Trung Quốc đã nhanh chóng "nghiên cứu thành công" được thuốc chữa bịnh. Liệu có phải vậy ?
Hình minh họa. Mẫu thử virus corona Covid19 - Reuters
Câu chuyện quay lại cùng bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Mỹ. Đó là một người đàn ông 35 tuổi tại tiểu bang Washington, quay về Mỹ từ Vũ Hán, nơi xuất phát cơn đại dịch bên Trung Quốc. Nhập viện hôm 19/1 và bị phát hiện đã nhiễm virus, bệnh tình của anh có vẻ nguy cập hơn sau bảy ngày. Các bác sĩ chữa trị tại bệnh viện Providence Medical Center đã xin phép Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) được tiêm tĩnh mạch thuốc Remdesivir cho bệnh nhân. Một ngày sau khi tiêm thì bệnh nhân hồi phục và bốn ngày sau hết còn sốt cao. Bệnh nhân này đã được xuất viện và đang được cách ly tại nhà để giới chức y tế tiếp tục theo dõi.
Remdesivir là loại thuốc đang còn trong vòng thử nghiệm của hãng dược phẩm Gilead Sciences của Mỹ tại California, hãng chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc kháng virus để chữa trị HIV, viêm gan C cùng một số loại cúm dịch bệnh. Gilead Sciences thoạt đầu đã nghiên cứu tiền dược phẩm Remdesivir cho việc chữa trị Ebola sáu năm trước. Ứng dụng cùng các hoạt chất tương tự đã được hãng Gilead nộp bằng sáng chế và cầu chứng toàn cầu, kể cả tại Trung Quốc hồi 2016, tuy nhiên hồ sơ của họ vẫn chưa được thông qua tại Trung Quốc. Đến nay thì Remdesivir vẫn chưa được cơ quan y tế liên bang chấp thuận hay cấp giấy phép do các tiêu chuẩn an toàn gắt gao của Hoa Kỳ. Khi dịch nCov xảy ra, Remdesivir cho thấy có những tác dụng chữa trị khá tích cực với nCov trên súc vật. Theo đề nghị từ nhóm bác sĩ chữa trị và được FDA xem xét chấp thuận, nó được sử dụng lần đầu tiên với người, trong trường hợp khẩn cấp và đặc biệt với bệnh nhân tại Washington nói trên.
Khoa học đòi hỏi thời gian và sự chính xác nên chỉ một ca bệnh đầu tiên khó lòng xác định mức độ an toàn và hiệu nghiệm của thuốc. Dù vậy việc chữa trị này đã mang lại một tín hiệu lạc quan trong việc nghiên cứu thành công loại thuốc chữa nCov được sớm có mặt trên thị trường. Các bác sĩ tại bệnh viện Providence, hãng Gilead cùng các cơ quan y tế, viện đại học Mỹ và thế giới đều hy vọng Remdesivir sẽ mở đường cho việc sẽ có thuốc đặc trị dịch cúm nCov hiện nay.
Phối hợp cùng các cơ quan y tế liên bang Hoa Kỳ như FDA, CDC, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Gilead Sciences đã đề nghị giúp đỡ và mở rộng việc chữa trị thực nghiệm cho một số bệnh nhân giới hạn tại Vũ Hán và Bắc Kinh. Các liều thuốc Remdesivir đã được đưa sang Trung Quốc và cung cấp cho các bệnh viện địa phương.
Tuy nhiên chỉ một tuần sau khi các tin tức cho biết bệnh nhân tại Mỹ được chữa trị thành công và hãng Gilead đã bắt đầu chuyển thuốc sang Trung Quốc, cũng như đang phối hợp với giới chức y tế địa phương để chữa trị cho các bệnh nhân thì Viện Virus học Vũ Hán đưa ra thông cáo cho biết rằng họ đã "sáng chế" ra Remdesivir và cầu chứng để "bảo vệ quyền lợi quốc gia theo thủ tục quốc tế" như nói trên.
Họ cũng nói thêm rằng, dù vậy nhưng Trung Quốc sẽ "tạm thời không áp dụng tác quyền sáng chế của mình nếu các hãng dược phẩm ngoại quốc sẵn sàng đóng góp vào việc ngăn chặn cơn dịch". Có thể Trung Quốc lo ngại rằng sẽ tái diễn trường hợp như hãng Abbott Laboratories đã từng rút các thuốc chữa bệnh của mình ra khỏi Đông Nam Á sau khi bị Thái Lan xâm phạm đến các bằng sáng chế liên quan đến thuốc chữa trị HIV hồi 2006/2007.
Có những điểm tương tự bằng sáng chế của mình nhưng Gilead Sciences thận trọng từ chối bình luận về việc này vì cho rằng họ đã cầu chứng bằng sáng chế từ hơn ba năm trước trên khắp thế giới và tại Trung Quốc, chưa biết chính xác Viện Virus học Vũ Hán cầu chứng Remdesivir như thế nào vì thông thường những hồ sơ này chỉ được công bố sau khoảng 12 đến 18 tháng tại Trung Quốc. Bất luận thế nào thì Gilead vẫn tin rằng họ đã sở hữu bằng sáng chế căn bản về loại thuốc này và việc tranh chấp, nếu có xảy ra trong tương lai, chỉ đến khi Gilead biết chính xác Trung Quốc đã vi phạm điều gì. Còn mục tiêu lớn nhất hiện nay của họ là giúp cho cộng đồng y tế thế giới chống lại cơn dịch nCoV.
Những bằng sáng chế của các hãng Mỹ hay nước ngoài nộp tại Trung Quốc nhằm có thể được cấp giấy phép cho các thương phẩm của mình được bảo vệ và tiêu thụ tại thị trường này thường bị giữ lại rất lâu, đủ thời gian cho các hãng của Trung Quốc ăn cắp công nghệ hay bí mật của họ để tạo ra những sản phẩm, kỹ thuật tự cho là của mình. Thậm chí nhái theo đó để cầu chứng tay trên những bằng sáng chế.
Năm 2012, hãng Apple đã thua kiện tại Trung Quốc khi hãng Xinton Tiandi tại đây cầu chứng nhãn hiệu IPHONE cho túi xách và vỏ điện thoại của mình. Apple đã nộp đơn cho thương hiệu của mình năm 2002, nhưng không được chấp thuận cho đến năm 2013. Các tòa án Trung Quốc phán xét rằng Xinton Tiandi đã cầu chứng năm 2007, trước khi những iPhone đầu tiên vào thị trường Trung Quốc năm 2009 nên không thể xem thương hiệu iPhone là đã được cầu chứng độc quyền tại Trung Quốc trước đó.
Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO đặt văn phòng tại Geneva, Thụy Sĩ thì trong năm 2018, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc đã nhận đơn xin bằng sáng chế nội địa đến 1,54 triệu hồ sơ, dẫn đầu thế giới và cao hơn cả ba quốc gia theo sau là Mỹ, Nhật, Nam Hàn cùng Châu Âu cộng lại. Con số này không chứng tỏ sự tài ba hay trí tuệ của Trung Quốc mà cho thấy không biết có bao nhiêu sáng chế hay sản phẩm, kỹ thuật của thế giới có thể đã bị nhái hay đánh cắp rồi cầu chứng lại riêng trong nội địa. Bởi khi nộp ra nước ngoài thì chỉ còn lại khoảng hơn 60 ngàn hồ sơ, thấp hơn nhiều lần so với Mỹ và là một tỉ lệ rất thấp so với hàng triệu hồ sơ nội địa nói trên. Vì Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải đối diện với phán quyết của tòa quốc tế nếu vi phạm tác quyền, thay vì dựa vào các tòa án trong nước luôn tiếp tay cho việc ăn cắp bản quyền của thế giới.
Câu chuyện bằng sáng chế thuốc Remdesivir này đã một lần nữa cho cộng đồng thế giới thấy được rủi ro các tài sản sở hữu trí tuệ của mình sẽ bị chiếm đoạt rất cao tại Trung Quốc ra sao. Đó là nguy cơ mà chính phủ Hoa Kỳ hiểu rõ và đã đưa vào các nghị sự trong cuộc thương chiến vừa qua. Trong cuộc họp với các thống đốc tiểu bang vài ngày trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng tái cảnh báo về nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp các bí mật thương mại và quốc phòng khi làm ăn với nước này. Tuy nhiên công bố về thỏa thuận được ký kết giai đoạn một giữa hai quốc gia hồi tháng Một vừa qua dường như chưa nhắc đến việc Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ tác quyền tài sản trí tuệ và từ bỏ việc buộc các hãng Mỹ phải chuyển giao công nghệ ra sao, ngoài việc Trung Quốc chỉ hứa sẽ mua thêm 200 tỉ hàng hóa trong vòng hai năm tới.
Sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày nay cũng một phần nhờ vào việc đánh cắp từ các phát minh, sáng chế, cho đến công nghệ, bí quyết của thế giới trong nhiều lãnh vực. Tìm ra thuốc chữa trị dịch bệnh nCoV đã có những tia hy vọng nhưng việc đối phó với virus Trung Quốc lắm thủ đoạn xem ra còn nhiều thách đố và không ít việc phải làm trong tương lai.
Đinh Yên Thảo
Nguồn : RFA, 12/02/2020