Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bổn cũ soạn lại

Những ngày gần đây, khi Đảng cộng sản Việt Nam đang vào thời kỳ chuẩn bị cho một cuộc Đại hội cứ "đến hẹn lại lên" để phân chia chiếc ghế trong đảng, để các phe nhóm có dịp đấu đá với nhau giành quyền kiểm soát quyền lực thì người ta lại thấy dàn đồng ca báo đảng đưa lại những lời sáo rỗng, nhàm chán và hết sức phản cảm.

npt02

Ngày 13/3/2024, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề : "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Nó nhàm chán, bởi người dân Việt Nam đã quá quen thuộc, đã nghe không biết bao nhiêu lần những lời này không chỉ một năm, không chỉ là một chục năm, mà là nhiều chục năm qua, khi Đảng cộng sản Việt Nam nói về Đảng cộng sản Việt Nam. Cách nói, phương thức tuyên truyền không có gì mới, chẳng có gì lạ, vẫn nhừa nhựa như nhau bao năm qua mà người dân Việt chỉ nghe qua đã cười mỉa : Thói tự sướng và hô khẩu hiệu.

Những tưởng những điều đó đã quá nhàm chán bao nhiêu năm nay, thì với "đội ngũ đông đảo các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của đảng" có cách gì mới trong cách tuyên truyền, trong cách nói, cách hành động chăng ?

Nhưng không.

Dù có thời đại được hô hào là 4.0, thời đại "thế giới phẳng" hay "cách mạng thông tin", "số hóa"… như những lời leo lẻo của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông kiêm Phó ban Tuyên giáo của đảng là Nguyễn Mạnh Hùng. Dù đổ vào hệ thống tuyên truyền của đảng không biết cơ man nào là tiền dân, biết bao nhân lực, vật lực được đổ vào những phong trào, những chiến dịch với hàng ngàn tờ báo, truyền hình… thì cách làm, cách nói, cách hành động chẳng hơn gì những điều đảng đã nói, đã làm mấy chục năm trước, vẫn là cách làm bất chấp, vẫn là "cả vú lấp miệng em".

Cả hệ thống vẫn cách tuyên truyền xưa cũ theo cách của Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels là lời nói dối khi được nhắc đến hàng ngàn lần thì sẽ trở thành sự thật.

Chẳng cần nói đâu xa xôi. Chỉ cần nhìn vào cái lưỡi của Tổng bí thư qua những phát biểu gần đây được báo chí, hệ thống tuyên truyền nhắc lại, chúng ta sẽ thấy.

Theo báo chí Việt Nam, tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 13/3/2024, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề : "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Tại cuộc họp đó, báo chí nhà nước nêu ý kiến một nhân vật là Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải, Tỉnh Yên Bái. Ông Yên này nói rằng : "muốn Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động thì từng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải là người tiêu biểu về mọi mặt. Cụ thể, người đó phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, xuất phát từ lòng trung thành tuyệt đối với đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, với lợi ích của quốc gia - dân tộc. Người đó phải luôn có khát vọng đưa đất nước phát triển ; có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, luôn vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồng thời là người có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được nhân dân tín nhiệm thông qua việc đi đầu nêu gương, làm gương, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám chịu trách nhiệm ; quyết liệt trong hành động và tâm huyết, tận tụy với công việc. Không có biểu hiện giàu nhanh bất thường mà không giải trình rõ được nguồn gốc ; không có biểu hiện của lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính".

Hẳn nhiên, đọc những lời này, tờ báo không nói rõ khi đọc những lời đó ông ta có mang giấy để đọc không, nhưng người ta khen được một điều là ông Bí thư huyện ủy này học thuộc bài.

Tuy nhiên, người ta cũng chỉ nghĩ rằng đây là những lời của một tay Bí thư đảng vùng dân tộc thiểu số vùng Mù Cang Chải, chỉ học và đọc bài như con vẹt mà thôi chứ chẳng có ý thức gì trong các nội dung đó. Anh ta đọc lại những lời này, chỉ là để cho đồng bào dân tộc không hiểu tiếng Kinh người ta nghe thôi, chứ bình thường thì ai nghe.

Và những lời này, chỉ là những lời hiếm hoi của một ít người trong thực tế là những người thiếu nhận thức được rằng người dân sẽ chỉ mỉm cười ngao ngán với khả năng nhận thức của họ mà thôi. Để rồi thay vào đó những nhận định về nội dung cần chú ý, thì đó là sự thương hại đến một người mang chức vụ đứng đầu một huyện mà nhận thức kém cỏi, hoặc bỏ qua mất cả sĩ diện để đến mức nói ra mà không hề ngượng.

npt01

Tổng bí thư "nhai lại"

Thế nhưng, không chỉ anh chàng Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải mới không đủ khả năng quan sát thái độ người xung quanh khi nói những điều ấy, mà ngay cả Nguyễn Phú Trọng, chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản hẳn hoi, cũng cứ nhai lại những điều này không biết ngượng.

Tại cuộc họp mới đây của Tiểu ban Nhân sự khóa XIV ngày 13/3/2024 này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng : "không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV những người có một trong các khuyết điểm sau : (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng ; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng ; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm ; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ; (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán ; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình ; (3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị ; (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm ; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút ; (5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc ; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính ; (6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay".

Điều hết sức ngạc nhiên, là bài phát biểu này, Nguyễn Phú Trọng đã "nhai lại" bài viết đã đăng từ 26/04/2020, dưới tựa đề "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng".

Bài phát biểu ngày 13/3/2024 mới đây, chính là bài mà Nguyễn Phú Trọng đã viết và được các loại báo đảng từ ngày 26/04/2020 nguyên xi.

Chỉ trích một đoạn làm dẫn chứng : "không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong các khuyết điểm sau : (1) Bản lĩnh chính trị không vững vàng ; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng ; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm ; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh ; (2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán ; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình ; (3) Để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị ; (4) Không chịu nghiên cứu học hỏi ; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm ; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút ; (5) Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc ; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính ; (6) Vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay".

Thấy gì trong các nội dung của 4 năm trước ?

Chúng ta thấy gì ở nội dung bài phát biểu ngày 13/3/2024, Nguyễn Phú Trọng đọc lại nguyên văn bài viết cách đây 4 năm ?

Điều đó có nghĩa là những vấn đề mà Nguyễn Phú Trọng hô hào 4 năm trước về nguy cơ, về hư hỏng trong đảng, về mục đích, về nội dung chọn cán bộ, chọn nhân sự… qua một thời kỳ đại hội đảng là không hề có tiến bộ nào.

Điều đó, cũng có nghĩa là hệ thống đảng, hệ thống chính trị, hàng ngũ cán bộ từ thấp đến cao, từ trên xuống dưới, đã qua một nhiệm kỳ, dưới sự "lãnh đạo sáng suốt" của Nguyễn Phú Trọng, là "Trường hợp đặc biệt lần thứ hai", là "Hồng phúc dân tộc" - như lời của Nguyễn Hồng Diên, thợ nịnh, được đưa làm Bộ trưởng Công thương sau câu nịnh ấy – vẫn cứ thối tha, vẫn cứ bẩn thỉu và thậm chí còn thối tha hơn giai đoạn trước.

Dẫn chứng :

Ngày 29/06/2022. Ban Nội chính Trung ương đảng cho biết : Trong 10 năm của hai nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, số đảng viên bị kỷ luật là hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên.

Con số này có nghĩa là trong hai nhiệm kỳ đầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì mỗi năm trung bình có 16.800 đảng viên bị kỷ luật.

Thế rồi đến khi Đảng ra sức quyết tâm làm công tác nhân sự. Bởi theo Nguyễn Phú Trọng thì "trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định ; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".

Và thành quả của sự quyết tâm ấy là :

- Năm 2022, cả nước có gần 22.000 đảng viên bị kỷ luật (tăng 31% so với trung bình 10 năm trước đó).

- Trong năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, hơn 24.160 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022, tăng 44% so với trung bình của hai nhiệm kỳ trước đó).

Điều đó có ý nghĩa gì ?

Nó có ý nghĩa là càng chống, thì hệ thống tham nhũng trong đảng ngày càng bành trướng khủng khiếp hơn, Nên nhớ rằng với con số tăng 44% đảng viên bị lỷ luật, trong đó có hàng chục Ủy viên Trung ương, hàng loạt Ủy viên Bộ Chính trị, tướng tá công an, quân đội… đó chỉ là "Những đồng chí bị lộ".

Và điều đó khẳng định rằng : Cái gọi là công tác nhân sự, là chọn lựa, là chống tham nhũng… chỉ là một trò hề không chỉ là vô bổ, mà là những màn bi hài kịch, lừa đảo.

Việc Nguyễn Phú Trọng với vai trò Tổng bí thư đảng với đội ngũ Tuyên giáo hùng hậu, với cả hệ thống Ban Lý luận Trung ương và hàng vạn tay viết thuê, mà buộc phải "nhai lại" bài viết cũ cách đây 4 năm, để "Chuẩn bị nhân sự’ cho Đại hội mới, phản ảnh được một điều rằng : Đảng đã đến bước đường cùng của cuộc khủng hoảng không chỉ trong hành động, mà cả trong nhận thức, lý luận, tư tưởng.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 31/03/2024

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Không ch có Thông tn xã Vit Nam (TTXVN), va có và có l s còn có nhiu bài như thế v "bài viết ca Tng bí thư". Ví d kế tiếp là Đài Truyn hình Vit Nam (VTV). Theo VTV thì "Quc tế n tượng vi bài viết ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng".

tbt1

Ông Nguyn Phú Trng tiếp ông Tp Cn Bình ti Hà Ni hôm 12/12. (Nhac Nguyen/Pool via AP)

Dường như h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam đang lên đng tp th sau khi Đảng cộng sản Việt Nam công b bài "T hào và tin tưởng dưới lá c v vang ca Đng, quyết tâm xây dng mt nước Vit Nam ngày càng giàu mnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" được cho là ca ông Nguyn Phú Trng(1).

Chng hn TTXVN hết tuyên b "Bài viết ca Tổng bí thư - Khơi dy nim t hào, tin tưởng vào Đng và dân tc" (2) đến khng đnh "Bài viết ca Tổng bí thư- Tiếp thêm sc mnh cho mc tiêu phát trin đt nước" (3). Thm chí khi khng đnh như va đ cp, TTXVN bo rng đó là ý kiến ca "nhiu nhà khoa hc".

V lý, hai đã thuc s nhiu ! Có th vì vy nên TTXVN ch cn hi ý kiến hai người : Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Quý Qunh và Tiến sĩ Trn Quang Đu. "Nhà khoa hc" Hà Quý Quỳnh hin là Trưởng Ban T chc Cán b và Kim tra thuc Vin Hàn lâm Khoa hc và Công ngh Vit Nam, còn "Nhà khoa hc" Trn Quang Đu hin làm vic ti Văn phòng Đng y ca B Tài nguyên và Môi trường. Có l ch Vit Nam mi có nhng "nhà khoa hc" làm các loi vic như ông Quýnh, ông Đu và nên dành chút thi gian đ xem link bên dưới bài này ri t đánh giá v tính cht, mc đ "khoa hc" khi hai "nhà khoa hc" nhn đnh v "bài viết ca Tng bí thư".

Không ch có TTXVN, va có và có l s còn có nhiu bài như thế v "bài viết ca Tng bí thư". Ví d kế tiếp là Đài Truyn hình Vit Nam (VTV). Theo VTV thì "Quc tế n tượng vi bài viết ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng". Nếu ch cn tính ngoài Vit Nam đã là "quc tế" thì VTV không nói ngoa.

VTV dn ý kiến ca ba người. Người th nht là "Giáo sư Valeria Vershinina, Hc vin Quan h quc tế Moskva". K viết bài này không biết tiếng Nga nên ch có th da vào điu mà VTV cho là ý kiến ca bà giáo sư này. Bà khen ý ca ông Trng nêu trong bài viết (tp trung ưu tiên xây dng đng b th chế phát trin, bo đm hài hòa gia kiên đnh và đi mi ; kế tha và phát trin) là : "Mt tư tưởng có vai trò quan trng nhm cng c nim tin vng chc ca nhân dân vi s lãnh đo ca đng". C ý kiến ca ông Trng ln nhn xét ca bà giáo sư người Nga đu thuc loi "đúng thì không mi và mi thì không đúng".

Cách nay hàng chc năm "tp trung ưu tiên xây dng đng b th chế phát trin, bo đm hài hòa gia kiên đnh và đi mi ; kế tha và phát trin" đã được xác đnh là mc tiêu phi sm đt nhưng đến gi, hot đng được "tp trung" nhiu nht và "ưu tiên" hàng đu ch là t chc các hi ngh bt thường. Đến nay, 9/13 hi ngh c chính thc ln bt thường ca Ban Chp hành Trung ương đng khóa này là loi b các cá nhân tng được khng đnh là "tinh hoa". Chng l "tư tưởng" mà bà giáo sư người Nga khen là "quan trng" ch to được kết qu là sau khi t khen đã rt "sáng sut" mi la chn được như vy, ri tiếp tc t khen là "kiên quyết" khi loi b hàng lot như vy ?

Chưa k làm sao có th tin Đảng cộng sản Việt Nam s "cng c" được nim tin ca nhân dân vào s lãnh đo ca mình khi s v án liên quan đến "tuyên truyn chng nhà nước" hay "li dng các quyn t do, dân ch xâm phm đến li ích ca nhà nước" tăng vt ? Đ t tin vào kh năng "cng c nim tin" thì đâu cn trn áp đ b ch trích d di như vy.

Người th hai được VTV dn ý kiến nhm khng đnh "Quc tế n tượng vi bài viết ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng" là "Nhà báo MAmiad Horowitz". Dùng Google có th tìm thy nhng thông tin cho biết nhà báo này là "hc viênchuyên ngành v Vit Nam và H Chí Minh ca Hc vin Báo chí và Truyn thông thuc Hc vin Chính tr Quc gia H Chí Minh", có bài được đăng trên mt s t báo n Đ và People's World có mc tiêu là vn đng cho ch nghĩa xã hi M(4). VTV cho biết nhà báo đã sng Vit Nam hơn mt thp niên này "tin tưởng dưới s lãnh đo ca đng, nhân dân Vit Nam có th tiến ti hoàn thành thng li nhng mc tiêu chung ca đt nước".

Người th ba được VTV dn ý kiến là bà Jung Rina Ph trách Văn phòng thường trú ca Asia Today (mt cơ quan truyn thông ca Nam Hàn) ti Vit Nam. Bà Jung Rina bo rng : "'Năm 2023, Vit Nam đã khi t mi hơn 730 v án vi hơn 2.100 b can phm ti v tham nhũng. Tôi nghĩ không d đ vch trn mt tiêu cc. Thông đip trong bài viết ca Tổng bí thư th hin ý chí ca đng và nhà nước Vit Nam trong vic x lý các v án tham nhũng mt cách toàn din, nghiêm minh và nghiêm khc".

Tuy 730 v án vi hơn 2.100 b can phm ti v tham nhũng không phi là ít nhưng chng l ch có nhng người như ông Nguyn Xuân Phúc (y viên B Chính tr, Ch tch Nhà nước), ông Trn Tun Anh (y viên B Chính tr, Trưởng Ban Kinh tế ca BCH TƯ đng khóa 13), nhn "trách nhim chính tr", còn ông Nguyn Phú Trng vô can ?

Chng tham nhũng chnh đn đng ch bng "thông đip", dt khoát không nhn "trách nhim chính tr" dù là "người đng đu" khi tham nhũng gia tăng, hin trng kinh tế - xã hi càng ngày càng ti t, s người bế tc v sinh kế càng ngày càng đông nên dt díu nhau đi tìm cơm áo ngoi quc càng ngày càng nhiu, ch riêng Nam Hàn, năm 2018, người ta còn kinh ngc khi hơn 11.000 người ghi danh tham d mt k thi tiếng Hàn đ được sang Nam Hàn làm thuê (6) thì năm nay, chuyn riêng Ngh An, mi ngày có hơn 1.000 người đ đến ghi danh tham d k thi chn người sang Nam Hàn làm thuê đã tr thành bình thường(6), mà vn là nghiêm minh và nghiêm khc" ?

***

H thng truyn thông chính thc ti Vit Nam hành x ging như lên đng tp th mi khi Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam phát hành sách hay có bài viết đã tr thành thông l, bt chp thc trng kinh tế - xã hi, bt k nhân tâm dân ý, thm chí các h thng ti Vit Nam còn lôi c các "nhà khoa hc" và "cng đng quc tế" ri "công lun quc tế" vào cuc tng ca. Điu đó cho thy ông Nguyn Phú Trng có ch hơn người ! Ch còn thiếu chuyn Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nói gì đám đông cũng đng lot rút s tay, cm ci ghi chép "li vàng, ý ngc" ca ông Nguyn Phú Trng là ông Trng có th sánh vai vi ông Kim Jong-un Bc Triu Tiên !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/02/2024

Chú thích

(1) https://baochinhphu.vn/tu-hao-va-tin-tuong-duoi-la-co-ve-vang-cua-dang-quyet-tam-xay-dung-mot-nuoc-viet-nam-ngay-cang-giau-manh-van-minh-van-hien-va-anh-hung-102240131102655106.htm

(2) https://www.vietnamplus.vn/bai-viet-cua-tong-bi-thu-tiep-them-suc-manh-cho-muc-tieu-phat-trien-dat-nuoc-post927073.vnp

(3) https://vtv.vn/chinh-tri/quoc-te-an-tuong-voi-bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-20240206182432327.htm

(4) https://www.peoplesworld.org/authors/amiad-horowitz/

(5) https://thanhnien.vn/hon-11600-nguoi-xep-hang-thi-tieng-han-185767672.htm

(6) https://tuoitre.vn/hang-ngan-nguoi-doi-mua-ret-dang-ky-thi-di-han-quoc-lao-dong-20240130152024529.htm

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Vì sao càng gần đại hội, Nguyễn Phú Trọng càng lộng quyền ?


Lộng quyền là một hình thức sử dụng quyền lực ngoài quy định của luật pháp. Muốn cấm gì là cấm, muốn bắt ai thì bắt mà không cần phải sợ phạm luật hay vi hiến. Đã từ lâu người dân đã xác định bản chất ngành công an cộng sản rằng "tao là luật". Ý nói công an muốn làm gì thì làm, những gì nó làm nó tự xem như là một thứ luật pháp. Đó là trò lộng quyền. Nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng càng ngày càng lộng quyền lộ liễu không khác gì công an.

tongbithu1

Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng lộng quyền

Theo một số tờ báo nước ngoài thì người ta ví mệnh lệnh đưa những thông tin nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật" là một thứ mệnh lệnh mang tính chất đối phó tình huống không xét đến nó có hợp lý không ? Không xét đến tính hợp pháp của nó.

Mệnh lệnh này nó nằm trong Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do ông Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020.

Do gần đây mạng xã hội thường xuất hiện tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng sẽ về vườn. Vì người dân nghĩ rằng theo điều lệ đảng thì không lý do gì ông Trọng có thể còn bám ghế được nữa. Với bản chất tham quyền cố vị thì ông Trọng cảm thấy khó chịu về những thông tin như vậy. Có thể nói ông quyết định đưa thông tin nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư vào diện tin tuyệt mật cũng là một hình thức đáp trả của ông với tin đồn bất lợi. Ông Trọng đã dùng văn bản dưới luật một cách vô tội vạ để phục vụ mưu đồ riêng. Nói thẳng ra, với mệnh lệnh trên ông Trọng đã cấm dân không được bàn tán về đại hội đảng. Đây là một hành động lộng quyền của ông Trọng, bởi lẽ người dân Việt có quyền biết được người lãnh đạo đảng và nhà nước là ai, vì việc điều hành đất nước của người này có liên quan đến đời sống của họ. Không lý do gì cấm dân được biết cả.

Ông Trọng chặn tin có ý đồ gì ?

Ông Trọng muốn được tiếp tục giữ ghế thì phải dập tắt tin đồn ông về hưu. Mà thực chất mạng xã hội là công cụ để các phe cách đánh nhau. Việc đối thủ ông Trọng lợi dụng mạng xã hội tung tin ông sẽ về hưu sẽ là một bất lợi cho ông, đó là lí do tại sao ông Trọng ban ra băn bản quy định những thông tin "tuyệt mật" như vậy.

Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.

Cụ thể, những kết luận, tờ trình, báo cáo, thông báo, biên bản, công văn của Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra, xác minh khi có dấu hiệu vi phạm, đề nghị thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa công khai thuộc bí mật nhà nước độ Tuyệt mật.

Thông tin về công tác tổ chức xây dựng đảng, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai cũng được đưa vào độ Tuyệt mật.

Nhiều người nghĩ sẽ có hội nghị 15 trước thềm đại hội 13 để chia chác các chức vụ trong tứ trụ. Nếu chia chác ngã ngũ thì lúc đó những quy định về "tin tức tuyệt mật" ấy không còn giá trị gì nữa và rất có thể người dân được biết.

Không biết vừa rồi Bộ Công an có yêu cầu công an Cần Thơ bắt một facebooker nổi tiếng có phải là chiến dịch dập tắt những tin đồn ngoài ý muốn của ông Trọng hay không ? Ở Việt Nam, có một số hot facebooker là những người chuyển những thông tin nội bộ ra ngoài công chúng. Nếu không chặn những facebooker đó sớm, biết đâu ông Trọng lại bị những thông tin nội bộ gây bất lợi cho ông thì sao ?

tongbithu2

Tô Lâm sẵn sàng hỗ trợ Nguyễn Phú Trọng bắt nhốt ai tung tin bất lợi

Nguyễn Phú Trọng tham quyền cố vị đến đàn em thân cận giờ cũng thành đối thủ

Việc ban hành quy định như vậy nó là cái cớ để công an có thể bắt và truy tố những ai mà dám tung "tin tuyệt mật" ấy ra công chúng. Ông Nguyễn Phú Trọng làm gì cũng tính toán rất kỹ, văn bản đi trước công an đi sau, ai hiểu thì phải câm mồm, ai không hiểu sẽ bị trừng trị mạnh tay.

Trên trang web của Trung tâm Báo chí thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Sài Gòn cho hay, ông Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 2238/QĐ-TTg ban hành Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2020. Điều này có nghĩa là mệnh lệnh được đưa xuống từng địa phương để quán triệt. Một sự đe dọa bao trùm cả trong và ngoài đảng.

Đây được cho là lần đầu tiên Nhà nước đặt phương án nhân sự cao cấp trước Đại hội đảng vào dạng Tuyệt mật. Nhưng có vẻ nó mang tính tạm thời đúng hơn là lâu bền. Ai cũng biết, văn bản này ra đời là mục đích che đậy những trận đấu đá khốc liệt trên thượng tầng chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, một hình ảnh không đẹp đẽ gì.

Tuyệt mật về danh sách tứ trụ càng làm cho người dân cảm thấy mình chẳng có quyền hành gì ở cái đất nước này, kể cả quyền được biết về những người có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của mình. Ông Trọng vốn đã coi 90 triệu dân là cừu và bây giờ ông ta lại còn coi khinh lộ liễu hơn.

Mặt trái của việc lộng hành cấm cản dân tìm hiểu tin tức lãnh đạo như thế nó cho thấy tình hình nhân sự cấp cao đang rối ren nên chính phủ phải ra những quyết định như vậy để đối phó với dư luận. Đồng thời đây cũng là một sự răn đe. Nếu như những thông tin lủng củng mà bị bung ra ngoài thì có thể họ sẽ bỏ tù những người đưa tin.

Cái sự ban hành này nó cho người dân thấy rằng, đây là một hành động mang tính đối phó. Từ đó cho thấy trong nội bộ cấp cao chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng của nhà cầm quyền đang có sự rối rắm chưa thể giải quyết ổn thỏa. Phần tứ trụ là gay cấn nhất, hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng nếu không không đoạt được ghế của ông Trọng thì có nguy cơ rớt khỏi Bộ Chính Trị như ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Lê Hồng Anh cách đây 5 năm.

tongbithu3

Trọng – Vượng hết thời làm thầy trò giờ chuyển thành đối thủ

Chỉ cách đây chừng 2 tháng, người ta còn thấy vai trò của ông Trần Quốc Vượng nổi lên ở các kì hội nghị Trung Ương, nhưng giờ đây thì rõ ràng ông Trọng không muốn ông Vượng kế vị mà giữ họ với nhau đang là đối thủ.

Sự lúng túng để lộ nội bộ rối ren

Dù có bí mật như thế nào thì trước sau gì dân cũng biết. Không thể có chuyện bầu tứ trụ rồi nhưng không ai được phép ra mặt trước công chúng. Về mặt khoa học thì cái quy định ấy nó không có logic, bởi việc bảo vệ bí mật nó phải có một khoảng thời gian quy định rất dài mới công bố chứ không phải bí mật chỉ trong 1 tháng rồi cuối cùng cũng phỉa công bố.

Theo dự kiến, Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 25 tháng 1 năm 2021 và bế mạc vào ngày 2 tháng 2 năm 2021 tại thủ đô Hà Nội. Trước đó, hội nghị Trung ương lần thứ 15, dự kiến diễn ra ngày 15 tháng 1 năm 2021 để Bộ Chính trị báo cáo các ‘trường hợp đặc biệt’ để Trung ương quyết định.

Trước mỗi kỳ Đại hội, các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước thường có những nhận định, phân tích tình hình nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ tới. Năm nay cũng không ngoại lệ cho đến khi Quyết định 1722 được ban hành làm tất cả điều mù tịt mặt dù đại hội đã cận kề.

tongbithu06

Dù rất kín nhưng cũng không thể che đậy được trận đấu tay ba Trọng – Phúc – Vượng

Việt Nam đã có luật bảo vệ bí mật. Nhưng thực tế thì có rất nhiều văn bản đóng dấu mật bị tung lên mạng tràn lan. Những cổng thông tin điện tử của nhiều cơ quan đơn vị có thể có các lỗ hổng trong bảo mật cho nên chuyện lộ bí mật rất nghiêm trọng. Nó là một mê trận làm việt vị các thông tin chính thống. Cho đến nay, người dân vẫn thường hóng tin ngoài luồn nhiều hơn là tin chính thống, vì rất nhiều văn bản đóng dấu mật đã được các facebooker tung lênh mạng làm công cụ đấu đá giữa cách phe cánh trong đảng.

Hội nghị Trung ương 15 là trận quyết đấu cuối cùng, kẻ lộng quyền Nguyễn Phú Trọng sẽ ra sao ?

Ngày 15 tháng 1 năm 2021 tới đây sẽ khai mạc hội nghị trung ương 15, chỉ trước ày khai mạc đại hội 15 chỉ có 10 ngày, đây là trận quyết đấu. Hội nghị Trung ương 15 được ví như những đối thủ đang đưa nhau lên chấm phạt đền để giải quyết. Tại hội nghị này nếu Bộ Chính Trị chuẩn thuận trường hợp đặc biệt cho người quá 2 nhiệm kỳ lẫn quá tuổi thì xem như Nguyễn Phú Trọng thắng vào ngồi lại ghế, còn nếu không chuẩn thuận thì xem như ông Trọng thua.

Theo báo chính nhà nước cộng sản thì những trường hợp đặc biệt so với quy định chung sẽ được các cấp có thẩm quyền cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt thông qua quy trình chặt chẽ trước khi trình Ban chấp hành Trung ương khóa XII xem xét.

Thực ra những trường hợp này nếu đồng tình thì việc chốt danh sách không khó, tuy nhiên cho đến bây giờ thì danh sách tứ trụ vẫn bỏ ngỏ mà nguyên nhân là ông Trọng nhất quyết không chịu rút lui.

Ông Nguyễn Phú Trọng là người chủ trì và điều khiển ủy ban soạn thảo văn kiện, là người tác động vào việc lựa chọn nhân sự cho đại hội 13 ấy vậy mà ông cũng không thể nào dễ dàng giữ ghế. Có thể nói trong 2 ông hoặc Nguyễn Xuân Phúc hoặc Trần Quốc Vượng đang là thế lực mới đang lên thách thức vị trí độc tôn của ông Nguyễn Phú Trọng. Xưa nay ai cũng thấy ông Trọng có thế độc tôn nhưng thực sự qua vụ giằng co trước đại hội 13 mới thấy, 2 ông kia cũng không phải là vừa. Vậy nên khả năng ông Trọng ở lại cũng có nhưng không thể chắc chắn được.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 02/01/2021

*******************

Nguyễn Phú Trọng : Kỷ luật vài người bỏ qua muôn người

Tại hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng 28/12 vừa qua, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, ông không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình mà trái lại rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung nên phải kỷ luật vài người để cứu muôn người. Tuy nhiên điều này chưa hẳn đúng, vì chỉ có quan chức của Đảng cộng sản mới có thể tham nhũng và cướp đi quyền lợi của nhân dân. Con số hàng triệu đảng viên Đảng cộng sản vẫn còn đó, bắt xử vài trăm người không thấm vào đâu với lớp tham nhũng tiếp tục sinh sôi nảy nở tầng tầng, lớp lớp.

tongbithu5

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu đến dự tại điểm cầu Hà Nội trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 khai mạc sáng 28/12

Truyền thông trong nước đưa tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có những tâm sự đặc biệt về công tác tổ chức cán bộ, phòng chống tham nhũng khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương.

Tổng bí thư nêu rõ : "Theo số liệu thống kê trong nhiệm kỳ Đại hội XII, có 113 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, thậm chí có một số đồng chí bị xử lý hình sự. Trong đó, có 53 đồng chí công tác cơ quan chính quyền, 31 cán bộ ở lực lượng vũ trang, với các vi phạm phần lớn thuộc các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực nêu trên".

"Nhắc tới con số này chúng ta rất đau lòng. Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí của mình mà rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật, kỷ luật vài người để cứu muôn người".

Đây không phải lần đầu ông Nguyễn Phú Trọng nói câu này. Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của đảng năm 2016 được tổ chức hôm 24/02/2017 tại Hà Nội, ông Trọng cũng có phát biểu tương tự, là ‘phải kỷ luật vài người để cứu muôn người’.

RFA đánh giá câu nói của ông Trọng mang tính chung chung. Một số người cho rằng ý ông Trọng là chỉ kỷ luật vài người tượng trưng để làm gương cho những người khác ; một số khác lại cho rằng ông Trọng muốn làm trong sạch đội ngũ cán bộ để cứu dân.

Người dùng facebook tên Lạc Việt bình luận : "Trong thời gian qua, ông đã kỷ luật 113 người thuộc diện trung ương quản lý, mà có cứu được ai đâu. Ai tin thì tin chứ bản chất của chế độ là thối nát thì nó vẫn là thối nát thôi".

"Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm còn biết cả nguồn gốc sai phạm đến từ đâu nên ông đã nhấn mạnh nơi nào tội phạm lộng hành, gây bất an trong nhân dân thì phải xem xét trách nhiệm và thay thế người đứng đầu nơi đó. Vậy thì đất nước luôn bất an, tội phạm khắp nơi, tội phạm ngay cả trong guồng máy hành chánh quốc gia, ở những bộ, ngành, từ cấp thấp đến cấp cao đều có cả, thì nên kỷ luật ai đây ? Điều này ông Tô Lâm biết, ông Trọng đều biết nhưng không thể nói và cũng không thể xử.

Chừng nào mà lời nói đi đôi với thực hành thì lúc đó muôn người mới được cứu !".

Trong hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật trong nhiệm kỳ qua có 27 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương và 4 Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị kỷ luật là ông Đinh La Thăng. Ông Thăng bị kỷ luật vào ngày 07/05/2017 bằng hình thức cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khi ông Thăng đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy viên Bộ Chính trị thứ hai bị kỷ luật là ông Hoàng Trung Hải. Đầu năm 2020, khi đang là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông bị Bộ Chính trị cảnh cáo sau khi xem xét vi phạm của ông liên quan dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Gần đây nhất, ngày 08/11/2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Văn Bình (Trưởng ban Kinh tế Trung ương) bị cảnh cáo do các vi phạm trong giai đoạn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ Đại hội 12 còn có một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật là ông Lê Thanh Hải. Ông Hải bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2010 – 2015) do vi phạm trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

tongbithu6

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Con số 113 cán bộ kỳ Đại hội 12 bị kỷ luật có 53 cán bộ trong chính quyền, 31 cán bộ trong lực lượng vũ trang. Đa số bị xử lý kỷ luật do tham nhũng. Đây cũng là nhiệm kỳ có số cán bộ bị kỷ luật cao nhất từ trước đến nay.

Cách đây gần 1 năm, vào thời điểm ngày 06/01/2020 ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư đã có bài phát biểu tại "Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020" của Ban Nội chính Trung ương và cho biết "Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay đã thi hành kỷ luật Đảng, xử lý hành chính, hình sự gần 80 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng", tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu đã dự đoán một tỷ lệ choáng váng về tội phạm trong chính quyền cộng sản Việt Nam ở cấp cao nhất.

Ông viết : "Không có số liệu chính xác con số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính thô như sau. Nếu tính cán bộ Trung ương quản lý là diện từ thứ trưởng trở lên, thì theo thống kê ngày 16/10/2017 của VnExpress, Việt Nam có 106 thứ trưởng và 22 bộ ngành (theo Dantri ngày 23/09/2015 có 122 thứ trưởng, 242 phó chủ tịch tỉnh). Như vậy con số bộ trưởng và thứ trưởng dao động xung quanh 150. Có khoảng 200 cán bộ ủy viên trung ương và cỡ 150 cán bộ cấp chủ tịch tỉnh và phó bí thư trực của 64 tỉnh thành. Từ đó tạm dự đoán có khoảng 500 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đương nhiệm. Nếu tính cả người đã về hưu đang sống thì con số này có thể dao động trên dưới 1.500 người.

Như vậy, 80 cán bộ bị kỷ luật chiếm khoảng 5% cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu tính cán bộ đang đương chức bị kỷ luật thì tỷ lệ này khoảng 10% – là một tỷ lệ rất cao. Đó là chưa nói đến sự thật, rằng đang có nhiều tội phạm bị bỏ sót.

Nếu tính đúng, theo bạn, thì tỷ lệ sẽ là bao nhiêu ? Chắc chắn là một tỷ lệ choáng váng !".

Con số 113 cán bộ do trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật cũng được dư luận Việt Nam nhìn nhận chỉ phần nổi của tảng băng chìm. Còn phần chưa bị lộ thì nhiều lắm. Ở Việt Nam có câu đùa tếu là người đọc diễn văn khai mạc hội nghị sẽ mở đầu bằng câu ‘kính thưa các đồng chí chưa bị lộ’ để chào những người ngồi dự trong khán phòng.

tongbithu08

Ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư

Facebooker Tân Phong nhận định "cái lò ông Trọng" chẳng làm nhụt chí đám quan chức tham lam chút nào.

Ông Trọng tuổi cao sức yếu, có cố công "đốt lò" cũng chỉ thêm được "một vài trống canh", còn sự nghiệp "ăn tàn phá hại" của đảng viên là… mãi mãi.

Chưa kể, "lò ông Trọng" chỉ đốt "củi địch" chứ không bao giờ đốt "củi ta". Cho nên, "kẻ thức thời là trang tuấn kiệt", cứ nêu cao tinh thần "học tập tấm gương đạo đức bác Trọng", thì có thể yên tâm "sự nghiệp cách mạng" sáng ngời, thênh thang quan lộ.

Chả thế mà những quan chức cộng sản không may "bị lộ" và biến thành "củi đốt lò" đều sớm "xin lỗi bác Tổng Bí Thư, xin lỗi đảng" sau khi "thành khẩn" đem dâng phần lớn tài sản cho "đồng chí bác", mong bảo toàn tấm thân béo mầm.

Có thể nói, quan chức ủy viên trung ương dù có đi tù vẫn hưởng điều kiện "họp có người ghi, đi có người rước, ăn có người bón, nằm có người đấm bóp". Quan chức cộng sản có đi tù, bất quá cũng chỉ như đi dưỡng lão… cưỡng bức mà thôi. Còn thân phận dân đen, dân oan bị tước đoạt hết mọi tài sản và đẩy vào tù đày, những người đấu tranh vì dân chủ… họ mới thực sự là đối tượng bị bộ máy tù đày cộng sản Việt Nam chà đạp, nghiền nát không chút nương tay.

Sau vài năm học tập lại… "đạo đức Hồ Chí Minh" với thân phận "tù thượng lưu", họ có thể tiếp tục hưởng lạc với dinh thự mênh mông và tài sản còn lại ở ngoài đời cho đến chết.

Những Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Trương Minh Tuấn… xét cho cùng chỉ là những vai kép phụ trong vở tuồng của chế độ. Họ bị phe cánh khác mạnh hơn làm vật thí thân để "cơ cấu lại quyền lực", là đối tượng để đảng "đấu tranh", "làm trong sạch bộ máy" và nêu cao tính chính danh "đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh".

Giáng Sinh này, có lẽ những kẻ từng một thời "hô phong hoán vũ" ấy trong xà lim cũng không thiếu rượu bia tràn ngập, em út nâng ly, để ôn lại "thời oanh liệt" đã qua.

tongbithu7

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông Trương Minh Tuấn trong phiên toàn xử trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG tháng 12/2019. Do sức khỏe yếu, bị cáo Tuấn được ngồi trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử

Tại Hội nghị trực tuyến cuối năm mới diễn ra, ông Trọng còn đồng thời tự khen rằng, trong nhiệm kỳ vừa qua "công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu và hiệu quả. Tham nhũng tiêu cực tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng suy giảm, nhiều vụ việc được điều tra, xét xử nghiêm minh được nhân dân đánh giá cao, đồng tình ủng hộ".

Phân tích việc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản có làm dân tin hay không, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói với RFA hôm 22/12/2020 :

"Tạm chia dân thành hai tầng lớp theo lao động. Tầng lớp lao động phổ thông và tầng lớp lao động bậc cao. Phần lớn lao động phổ thông chỉ nghe tuyên truyền một chiều từ tuyên giáo của đảng, họ chỉ mong giữ được yên ổn để làm ăn, họ bằng lòng với hiện tại, sợ chính quyền, không biết và không dám phản biện. Nếu có ai hỏi họ có tin đảng không thì họ vui vẻ nói là có tin, nhưng đó chỉ là câu nói cửa miệng, còn thật lòng họ chẳng biết mình có tin hay không.

Tầng lớp lao động bậc cao có nhu cầu chủ yếu là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, họ có nhiều thông tin, một số ít có nhu cầu phản biện. Hỏi họ có tin đảng không thì đa số người trung thực trả lời không tin.

Đa số Lao động phổ thông tin rằng đảng quyết tâm chống tham nhũng, còn đa số lao động bậc cao nhận định rằng đảng không muốn và không thể chống tham nhũng triệt để mà chỉ dùng biện pháp chống tham nhũng để đấu đá nội bộ giữa các phe phái".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống đề xuất để được lòng tin của dân, đảng phải thay đổi từ một đảng thống trị thành đảng chính trị cầm quyền, mà đảng Hành động Nhân dân của Singapore là một mẫu mực.

Theo ông, trước hết đảng phải làm được hai việc : Thứ nhất là trả lại quyền chính trị cho dân (để dân tổ chức bầu ra một Quốc hội thực sự đại diện cho trí tuệ toàn dân). Thứ hai là phải công khai, minh bạch trong các hoạt động, phải để cho tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do thực hiện nhân quyền, dân quyền.

Thế nhưng cho đến nay, thời điểm trước thềm Đại hội 13 của Đảng, không hề có một dấu hiệu nào cho việc mở rộng dân chủ tại Việt Nam. Nhà báo Đỗ Ngà bình luận : Đảng lại hô hào "lấy ý kiến toàn dân" cho Đại hội 13. Vẫn bổn cũ soạn lại, Đảng cộng sản hoặc đưa dự thảo văn kiện cho đám đoàn thanh niên, các hiệp hội thuộc cánh tay nối dài của đảng "góp ý". Thế là xong vở kịch. Đảng cộng sản với tư cách là kẻ có đặc quyền "dân chủ hơn" đã ép buộc nhân dân phải "dân chủ" theo ý họ. Thế là xong, cái gọi là "ý đảng lòng dân" nó như thế, kẻ "dân chủ hơn" đã gò ép cho "kẻ ít dân chủ hơn" phải vào khuôn khổ của nó. Nói cho dễ hiểu thì ý đảng là cái rọ, lòng dân là con lợn thịt, đảng bắt lòng dân nhốt vào rọ ý đảng là thành nên món "ý đảng lòng dân", thế thôi.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 02/01/2021

**********************

Nhân sự lãnh đạo đảng căng thẳng đến phút chót trước Đại hội 13

Tại hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 15, dự kiến diễn ra ngày 15/1/2021, Bộ Chính trị sẽ báo cáo các ‘trường hợp đặc biệt’ để Trung ương quyết định, giới thiệu ra Đại hội XIII của Đảng.

Đó là thông tin ông Nguyễn Đức Hà, chuyên gia Xây dựng Đảng thuộc Ban Tổ chức Trung ương, cho biết hôm 28/12 tại hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho các cơ quan báo chí.

tongbithu8

Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (Nguồn : TTXVN)

Liệu nhân sự đảng sẽ được quyết tại Hội nghị Trung ương 15 ?

Trả lời RFA hôm 29/12, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á – Iseas, Singapore, nhận định :

"Ngay từ Hội nghị Trung ương 12 họ đã định ra cái 13, 14… 15 làm gì, chứ không phải là bất ngờ.

Vào ngày 28/12 lại cho đưa lên báo thì tôi cho rằng chỉ là tình cờ chứ không thay mặt cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Điều này đã được thông báo từ trước, từ ngày cuối Hội nghị 14 họ cũng có nói, nhưng họ sẽ để Hội nghị 15, và nếu vẫn không xử lý được, thì bắt buộc họ phải có Hội nghị 16…

Thế nhưng họ tin rằng Hội nghị 15 họ sẽ chốt được những cái tên của những người đặc biệt quá tuổi để ở lại".

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ​​din ra t ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021, ti Hà Ni vi 1.590 đại biểu, tăng 80 người so với Đại hội XII.

Trong số này có 194 đại biểu đương nhiệm, 1.381 đại biểu được bầu và 15 đại biểu chỉ định.

Các thay đổi nhân sự được thông qua tại đại hội đảng, thông thường sẽ nằm trong nhóm lãnh đạo chính phủ mới được thành lập ngay sau đại hội, để lãnh đạo đất nước cho đến năm 2026.

Tuy nhiên, chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xem xét cho 4 vị trí đứng đầu đất nước, hay còn gọi là ‘tứ trụ’.

Theo chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các ủy viên Bộ Chính trị hiện tại đã đủ 65 tuổi trước thời điểm tháng 9/2020 sẽ phải nghỉ hưu, ngoại trừ người được chọn để giữ vị trí tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo.

Vậy liệu sẽ có bao nhiêu vị lãnh đạo quá tuổi được tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 ?

tongbithu9

Các lãnh đạo đảng giơ tay biểu quyết trong hội nghị 14 Ban chấp hành Trung ương đảng hôm 14/12

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đưa ra suy đoán của mình :

"Có một số khả năng sẽ có 2 trường hợp đặc biệt, khóa 12 chỉ có 1, lần này thậm chí có thể có 3 thậm chí 4 trường hợp.

Nếu mà suy đoán thì những trường hợp đặc biệt ở lại là sẽ làm trong ‘Tứ trụ’, chứ không làm nhỏ hơn.

Có thể xảy ra trường hợp quá tuổi như ông Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, còn nếu trường hợp 3 người thì có thể có thêm Nguyễn Thị Kim Ngân, nếu 4 trường hợp hay 3 rưỡi thì có thể có thêm ông Nguyễn Phú Trọng".

Tuy nhiên Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng nếu có ở lại, cũng có thể sẽ không ở lâu mà chỉ một thời gian ngắn.

Do đó ông cho rằng dư luận có thể đã nói sai, khi nói về việc nếu ông Trọng muốn ở lại thì Bộ Chính trị phải sửa Điều lệ Đảng. Ông giải thích :

"Họ nói ông ấy làm 2 khóa rồi thì không thể ở lại theo điều lệ Đảng, điều này đúng…

Thế nhưng ông Trọng có làm hết khóa 13 đâu mà phải sửa điều lệ. Vì Đại hội 13 này chắc chắn người ta không sửa điều lệ, người ta sẽ nói nếu cần ông Trọng ở lại thì không cần ở hết nhiệm kỳ, chẳng hạn 1 năm rồi bàn giao, thì không phải sửa điều lệ nhưng vẫn có thể để ổng ở lại.

Bởi vì có thể họ chưa tin tưởng người mới nên để ông Trọng ở lại một thời gian rồi bàn giao chức Tổng bí thư.

Còn một khả năng nữa là ông Trọng không ở lại ngày nào nhưng vẫn giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương, thì không phải sửa điều lệ Đảng và cũng không phải sửa Luật Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó là những phỏng đoán của tôi".

Ngay từ nhiều tháng trước, rất nhiều thông tin được báo chí nhà nước Việt Nam loan tải mà dư luận cho rằng là đang ‘rào trước, đón sau’ việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục tại vị.

Đơn cử như vào ngày 27/5/2020, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 đã nói : "Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Hay vào ngày 24/6/2020, tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Hà Nội, bà Nguyễn Xuân Thắng – một cử tri từ quận Hoàn Kiếm – được truyền thông trong nước dẫn lời là "mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa".

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de tại Đức, khi trả lời RFA liên quan việc này vào tháng 6 năm 2020 cho rằng :

"Đây là sự giáo điều, rào trước của ông Nguyện Phú Trọng đối với các ủy viên trung ương khác.

Có thể ổng vẫn ở lại làm thêm một nhiệm kỳ nữa… các bạn cũng đã biết, lòng tham của những người đứng đầu đảng cộng sản thì vô cùng lắm, nhất là về tham nhũng quyền lực, nó còn tệ hơn tham nhũng.

Nó loại gần 100 triệu người dân ra khỏi việc điều hành đất nước, chỉ có một nhóm nhỏ trong đảng, họ nắm cái này, họ tham nhũng cái này.

Điều này rất tệ hại vì sẽ dẫn đến đường lối không dân chủ, mất tự do và ngày càng trở nên độc tài".

Theo Nhà báo Lê Trung Khoa, ông Nguyễn Phú Trọng có thể cũng muốn ở lại, nhưng có được hay không còn do những phe cánh trong đảng cộng sản, liệu họ có cách nào để thay đổi những mong muốn của ông Trọng hay không thì phải đợi thêm một thời gian nữa.

Cũng tại hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Đức Hà cho biết, về quy trình công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII, các cơ quan sẽ chuẩn bị nhân sự khóa mới với cơ cấu 3 độ tuổi để đảm bảo kế thừa.

tongbithu10

Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gần đây thường xuất hiện với hình ảnh đi không vững khiến nhiều người phải đỡ, do đã từng bị đột quỵ hồi năm ngoái.

Cụ thể, nhân sự tham gia Trung ương lần đầu không quá 55 tuổi ; nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi ; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi ; ‘trường hợp đặt biệt’ là nhân sự trên 65 tuổi.

Liên quan đến việc quy định độ tuổi này, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng khi trả lời RFA hôm 29/12 từ Hà Nội, giải thích :

"Tại sao cái Đảng cộng sản này lại khắt khe về tuổi tác như vậy, trong lúc đó nhiều nước trên thế giới người ta rất thoải mái, như Mỹ chẳng hạn, lớn tuổi nhưng nhân dân vẫn tín nhiệm bầu như thường…

Còn Việt Nam như thế là do có vấn đề lịch sử, vài chục năm trước đây các ông đi làm cách mạng, khi thành công thì tranh nhau chức quyền, trình độ không có nhưng cứ ngồi giữ chức đấy không chịu về hưu.

Nhưng không đẩy ra được vì họ là chiến sĩ kỳ cựu có thành tích… nên người ta mới nghĩ ra mẹo dùng tuổi để khống chế, 60 tuổi bắt buộc phải về hưu, chỉ có trường hợp đặc biệt mới cho phép kéo dài thêm".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng đó là một điều không hay, vì tại sao phải dùng tuổi tác khống chế nhau mà không đưa ra năng lực ? Ông nói tiếp :

"Bây giờ họ lại dùng trò ưu tiên kéo dài tuổi cho một số nào đấy, đó chẳng qua là thủ đoạn đối với nhau thôi.

Theo tôi, quan trọng là năng lực, người ta nếu giỏi thì dù tuổi trẻ thì cũng có thể dùng, còn tuổi già rồi mà sức khỏe vẫn tốt, vẫn được tín nhiệm bình bầu… thì vì sao không chấp nhận người ta. Ở đây có một vấn đề phản dân chủ rằng, Trung ương cũ phải quyết định danh sách Trung ương mới, Bộ chính trị mới.

Vì giành quyền nên mới ngần ngại chỗ này chỗ kia, còn nếu dân chủ thoải mái thì cứ ứng cử trước Đại hội, có già mà khỏe được tín nhiệm thì được làm thôi".

Vì vậy Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, việc kéo dài độ tuổi để xem xét tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo, chỉ là một trò để bịp bợm và chẳng hay ho gì.

tongbithu11

Pa nô cổ động chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 tại Huyện Lệ Thủy Quảng Bình trong những ngày nước ngập lụt do cơn bão số 7.

"Có 8 Ủy viên Bộ Chính trị đều quá độ tuổi tái cử theo quy định", Blogger Bùi Thanh Hiếu đưa ra phân tích của mình hôm 28/12.

"Cụ thể, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, 77 tuổi) ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, 67 tuổi) ; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1954, 67 tuổi) ; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954, 67 tuổi) ; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016 – 2021 Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953, 68 tuổi) ; Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954, 67 tuổi) ; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (sinh năm 1953, 68 tuổi) ; Phó thủ tướng Trương Hòa Bình (sinh ngày 13/5/1955, cũng trên 65 tuổi).

Trong 8 trường hợp này ông Trọng sẽ về vì lần này nhấn mạnh về sức khoẻ đảm bảo công việc, ông Trọng không thể làm tổng bí thứ lần thứ ba liên tiếp, trừ khi sửa điều lệ đảng.

Ông cũng không thể giữ chức Chủ tịch nước tiếp vì chức này cần thực hiện nhiều nghi lễ, mà ông thì không đủ sức đi đứng được.

Ông Nguyễn Thiện Nhân bị loại khỏi chức bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, không còn là nắm được đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, cơ hội cho ông Nhân hầu như chẳng còn.

Bà Tòng Thị Phóng quá mờ nhạt, cho nên kỳ này bà về không có gì tranh cãi.

Vậy còn 5 ông quá tuổi là Phúc, Lịch, Vượng, Trương Hòa Bình và bà Ngân.

Cả 5 người này đều đòi ở lại, trong khi ban đầu ông Trọng dự tính có một trường hợp đặc biệt để dành cho ông Vượng làm Tổng bí thư.

Nếu cả 5 đều đòi được, thì chức thủ tướng đương nhiên ông Phúc làm tiếp, chức chủ tich quốc hội bà Ngân làm tiếp. Chức tổng bí thư cũng đương nhiên thuộc về ông Vượng.

Hai chức thường trực Ban bí thư và Chủ tịch nước sẽ do ông Ngô Xuân Lịch và Trương Hòa Bình chia nhau.

Ông Trương Hòa Bình có kinh nghiệm làm tư pháp nhiều hơn, ở chức phó thủ tướng thường trực, ông có cơ hội tiếp xúc ngoại giao nhiều hơn, nên cơ làm chủ tịch nước của ông Bình sẽ lớn hơn ông Lịch rất nhiều.

Cơ hội cả 5 người này ở lại đều rất lớn vì họ đang có quyền lực, biết đâu vì e sợ trung ương và dư luận dị nghị vì số người đặc biệt quá nhiều, cho nên Bộ Chính Trị khóa 12 để dành phút chót mới đưa các vị này thành đặc biệt hết, lúc đó có phản ứng cũng đã xong rồi". Blogger Bùi Thanh Hiếu đưa ra nhận định.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 02/01/2021

****************************

Cuộc chiến giữ ghế của Nguyễn Phú Trọng đến hồi gay cấn

Đến hôm nay là chỉ còn đúng 25 ngày nữa là tới đại hội 13 của Đảng cộng sản. Đang có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đang ác liệt chứ chưa ngã ngũ. Ngày 30/12, báo chí cộng sản đồng loạt loan tin rằng "Các phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước là tuyệt mật". Thực tế những đại hội lần trước, khi cận đại hội thì nhân sự chủ chốt đã công bố rồi nhưng lần này họ vẫn kín bưng và đồng thời còn lại xem những thông tin này là "bí mật". Đó là một trường hợp bất thường.

Thực ra nhân sự chủ chốt thì trước sau gì dân cũng biết, Đảng cộng sản đang dùng cái gọi là "bí mật nhà nước" để hoãn công bố nhân sự thôi. Một số ý kiến trên mạng xã hội lại cho rằng, thực ra đây là dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chưa ngã ngũ nên họ dùng cái gọi là bí mật nhà nước để hoãn binh chứ không có gì là bí mật cả. Như vậy là trong 25 ngày sắp tới có nhiều chuyện để mà xem.

tongbithu07

Ông Nguyễn Phú Trọng quyết giữ ngai không buông

Trận chiến này được BBC gọi là Trò chơi vương quyền vì nó thực sự sự tranh giành để kế vị ‘Ngai Vàng’, tương tự như nội dung bộ phim.

Khát vọng quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng là cực lớn, nhưng tham vọng quyền lực của ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng cũng không hề nhỏ, nên chính trường của Đảng cộng sản Việt Nam trước ngày đại hội nó vẫn còn đang ở thế chân vạt. Thực sự bên trong nội bộ Đảng cộng sản không thể nào tránh khỏi những trận đấu đỉnh cao để giành lấy ‘vương quyền’. Họ chiếm đoạt, tranh giành, chuyển giao… là những trò chơi với các âm mưu và thủ đoạn khốc liệt trong các thiết chế khác nhau.

Chế độ đảng cộng sản toàn trị mang những đặc điểm khác biệt so với chế độ dân chủ. Ở chế độ dân chủ, lá phiếu người dân là quyết định còn ở bên trong Đảng cộng sản, thế lực của phe cánh người nào mạnh thì người đó sẽ thắng, và không loại trừ khả năng ai là người được Bắc Kinh ủng hộ nữa.

Thực tế cuộc chiến khốc liệt hơn nhiều người tưởng

Trước thềm Đại hội 13, không ai ngờ ‘trò chơi vương quyền’ chuyển giao ‘tứ trụ’ lại gay cấn như vậy. Năm 2016, khi đó Nguyễn Phú Trọng đấu với Nguyễn Tấn Dũng rất dữ dội nhưng ngã ngũ rất sớm, còn nay sự đấu đá nhìn bề nổi có vẻ không ác liệt như cách đây 5 năm nhưng thực tế chi thấy đến giờ vẫn chưa ngã ngũ. Điều đó cho thấy cuộc chiến vương quyền kỳ này khốc liệt không kém lần trước, có đều nó ngầm chứ nó không nổi mà thôi.

Mỗi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt ở Bộ Chính trị, được dư luận quan tâm vì nó liên quan đến vận mệnh đất nước và số phận của người dân Việt Nam. Vì thế, việc kém công khai minh bạch trong chế độ đảng trị, khép kín bởi những quy định riêng thường làm cho người dân càn tò mò hóng chuyện.

Phải nói rằng, sau bầu cử Mỹ thì chuyện sắp xếp nhân sự cho đại hội 13 làm cho người dân quan tâm nhất. Người dân đã theo dõi rất sát tình hình. Đặt biệt là từ đầu năm, cụ thể là ngày 9/1/2020 Bộ Chính Trị đã cảnh cáo một ủy viên, đó là ông Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải và điều chuyển làm Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng. Ngày 7/2 một uỷ viên Bộ Chính Trị khác là ông Phó Thủ tướng được phân công thay thế giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội… Kể từ đó dâu hiệu đấu đá đã xuất hiện rồi. Và cho đến hôm nay, những ngày kế cận đại hội mà đấu đá làm sao không khốc liệt chứ ?

Trò chơi vương quyền đã ngã ngũ cho Vương Đình Huệ khi ông này đã thay ông ông Hoàng Trung Hải đầu năm 2020, và ông Nguyễn Văn Nên thay ông Nguyễn Thiện Nhân mới đây. Đấy ! ‘Trò chơi vương quyền’ lúc đó đã đến hồi quyết liệt rồi huống hồ chi những ngày cận đại hội ? !

Cao điểm của bất ổn được cho là diễn ra vào nhiệm kỳ trước đại hội 12, khi đa phần Ủy viên Trung ương khóa 11 đã không đồng thuận trước một số quyết định của Bộ Chính trị, như việc bổ sung hai chức danh trưởng Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế trung ương vào Bộ Chính trị năm 2013 và không kỷ luật nguyên thủ tướng, ‘đồng chí X’, năm 2014.

Mặc dù Đại hội 12 đầu năm 2016 diễn ra căng thẳng, nhưng ‘nút thắt’ đã được gỡ, khi sự đồng thuận, ‘cân bằng’ cũng đạt được với 180 Ủy viên Ban chấp hành trung ương, 19 Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn tiếp tục nhiệm kỳ 2 giữ cương vị Tổng bí thư. Nhưng nay không phải vậy.

Nguyễn Phú Trọng có ước mơ được cầm quyền lâu như các đại công thần trong chế độ cộng sản

Ở Liên Xô cũ, Stalin nắm quyền cho đến chết hơn 31 năm ở Trung Quốc Mao Trạch Đông (1893–1976) giữ chức Chủ tịch Đảng cũng nắm quyền cho đến chết, ở Việt Nam Lê Duẩn (1907-1986) cũng nắm quyền cho đến chết vv…

Chế độ đảng cộng sản toàn trị ra đời bởi cách mạng chuyên chính, trong đó cá nhân ‘lãnh tụ’ có vai trò to lớn. Bởi vậy, thế hệ ‘khai quốc công thần’ được sùng kính. Họ thường nắm quyền lãnh đạo suốt đời. Tuy nhiên cho đến hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng là hậu sinh rất xa thế hệ khai quốc công thần nhưng vẫn có tham vọng được như thế hệ cộng sản đời đầu vậy và ông đang cố thực hiện điều đó.

Khi chuyển đổi sang thị trường, chế độ toàn trị gặp phải vấn đề ‘ngụy vương’, nhất là việc chuyển giao từ thế hệ ‘khai quốc công thần’ đến các thế hệ kế tiếp. Đó là năng lực của lãnh đạo kế nhiệm vương quyền. Làm sao có thể chọn được ‘vị vua anh minh’ để duy trì ‘vương triều’ ? Liệu có cơ chế nào để đảm bảo rằng ông ta sẽ giúp tái hiện những ‘nhân vật anh minh’ nối tiếp hết thế hệ này sang thế hệ khác ? Tuy nhiên, đó chỉ là những điều hoang tưởng. Hiện nay ngoài ông Nguyễn Phú Trọng thì không còn mấy ai tin vào cái tư tưởng cộng sản đó nữa. Họ chỉ tin vào quyền lực và tiền bạc, chính vì vậy, với ông Nguyễn Phú Trọng thì trong trận chiến này ông như là một chiến binh để giữ lấy hệ tư tưởng nguyên bản.

Đảng cộng sản cũng có giới hạn về nhiệm kỳ công tác và độ tuổi, lựa chọn dựa vào phẩm chất và năng lực và coi trọng thử thách thực tế qua các vị trí công tác… Tuy nhiên, việc nảy nở các quan hệ phức tạp của xã hội tư bản thân hữu, sự cấu kết giữa các quan chức với doanh nghiệp để chiếm đoạt tài nguyên và tài sản công, những hiện tượng ‘thái tử đỏ’‘cả họ làm quan’‘bảo trợ chính trị’‘nhóm lợi ích’, trục lợi, tham nhũng … đã phá vỡ các quy định trên. Và nay cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng vì tham quyền cố vị ông cũng đang ra tay phá nát những quy định ấy chứ nói chi ai ? Ông Trọng nếu hất được Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng thì bản thân ông danh cũng không chính và ngôn cũng không thuận nữa. Tuy nhiên, ông sẽ phớt lờ tất cả.

Thế thượng phong của ông Trọng trước Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc

Hiện nay Đảng cộng sản đang xem mặt trận tư tưởng như là chiến trường, với 800 tờ báo luôn mở hết công suất chống lại "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Bởi vậy, tăng cường chiến dịch chống tham nhũng và củng cố tổ chức đảng là lựa chọn nhằm tập trung quyền lực cho Bộ chính trị, Ban bí thư và cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2017 ông kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.

Việc củng cố chế độ ‘vương quyền’ là để giải cứu cho nguy cơ sụp đổ chế độ bằng sự chuyển biến chuyển hóa. Thế nhưng kết quả chống tham nhũng không được như móng muốn, giờ vẫn còn nhiều con cá mập chưa tóm được. Tuy nhiên chỉ cần nhiêu đó thì ông Trọng cũng chiếm được uy tín của các đảng viên dành cho ông.

Vì lý do giới hạn tuổi, nhiệm kỳ công tác và sức khỏe ông Trọng có lẽ coi việc chuyển giao ‘vương quyền’ là một trọng tâm. Ngoài việc điều động, bố trí nhân sự chuẩn bị cho đại hội, nhiều quy định về đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, nêu gương của lãnh đạo cấp cao… cũng được ban hành. Mới đây, ngày 2/2/2020 Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố Quy định 214, thay thế Quy định 90 năm 2017, của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp. Theo các nhà phân tích, Quy định 214 cụ thể hơn đối với nhiều chức danh lãnh đạo cao cấp, đồng thời tiêu chuẩn mới cho chức Tổng bí thư ‘được hạ bớt’ trước Đại hội Đảng 13…

Việc đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp với cản trở những người khác chứ không thể cản trở được ông Nguyễn Phú Trọng, bởi vì ông đang ở ‘thế thượng phong’ trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể để đạt đồng thuận theo ‘quy hoạch’.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người cán bộ là lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng, và lý tưởng, mà điều đó thì ông Trọng có thừa. Với những lợi thế vậy thì làm sao ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng chống lại ông nổi ?

Cần loại bỏ ông Nguyễn Phú Trọng khỏi ngai vàng để kiểm soát quyền lực

Cần đặt việc chống tham nhũng, tập trung quyền lực và củng cố tổ chức đảng trong bối cảnh cải cách thể chế, trong đó quyền lực ở mọi vị trí, kể cả ‘vương quyền’. Tuy nhiên khi lãnh đạo cộng sản nắm quyền quá lớn thì cũng cần có cơ chế kiểm soát. Việc loại ông Trọng khỏi chức vụ tổng bí thư đại hội 13 cũng là cách giảm bớn sự lộng quyền.

Khi quyền lực được tập trung càng cao, thì càng lạm quyền, vì thế một người chiếm 2 ghế cao nhất cần phải loại bỏ để đưa về quy tắc tứ trụ trước đây.

Việc kiêm nhiệm chức tổng bí thư và chủ tịch nước dẫn đến hậu quả là quyền lực ngày càng bị tha hoá, mà biểu hiện rõ nhất là việc lạm dụng bạo lực và quản trị yếu kém của bộ máy tập trung quan liêu, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, thông tin và kiến thức đầy đủ, kịp thời.

‘Trò chơi vương quyền’ tác động đến cuộc sống của đất nước, của mọi người, bởi vậy cần có sự tham gia của họ. Tuy nhiên không đời nào Đảng cộng sản cho dân tham gia, nếu dân tham gia vào trò chơi vương quyền thì hóa ra chính trị Việt Nam thay đổi sao ? Không bao giờ.

Lập đại hội chia quyền của Đảng cộng sản là trò ăn chia với nhau trên đầu người dân thôi. Người dân Việt Nam muốn có dân chủ để tự cầm lá phiếu chọn người đứng đầu đất nước thì cần phải loại bỏ Đảng cộng sản chứ không phải loại bỏ Nguyễn Phú Trọng. Vì nói cho cùng, dù loại Nguyễn Phú trọng thì cộng sản vẫn còn cộng sản chứ không gì khác.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/01/2021

*************************

Liệu Nguyễn Xuân Phúc có khả năng tái nhiệm ?

Người Buôn Gió, 31/12/2020

Đại hội 13 cũng giống như đại hội 12 là những lãnh đạo chủ chốt trong tứ trụ đều quá tuổi. Trước tình thế đó ông Trọng nều ra ý kiến trong hội nghị trung ương đảng 12 khóa 12, cần người quá tuổi trong nhóm tứ trụ cần ở lại để duy trì sự ổn định, kế tiếp. 

tongbithu12

Ông Phúc đã buộc ông Trọng phải nới rộng thêm mọi cửa ngõ, để ông Phúc có cơ hội ở lại khóa sau.

Đến ở hội nghị trung ương 13 khóa 12, có ba phương án được đưa ra là ;

- Tổng bí thư , chủ tịch nước, thủ tướng đều ở lại.

- Tổng bí thư, chủ tịch nước ở lại

- Riêng tổng bí thư ở lại.

Từ giữa trung ương 12 và trung ương 13, đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng được gửi tới tấp về Bộ Chính Trị từ những giáo sư của học viện Hồ Chí Minh, Phan Diễn cựu uỷ viên Bộ Chính trị, Trịnh Văn Lâu cựu uỷ viên trung đảng. Tất cả những đơn thư này nhằm đến mục đích muốn trung ương đảng thực hiện phương án 2 là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều ở lại. Trương Tấn Sang sử dụng trang mạng Quan Làm Báo, phối hợp với các cây viết khác như Trương Huy San, Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn...và một số cây viết hải ngoại tạo thành làn sóng tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Lúc này Trần Đại Quang cũng muốn vào tứ trụ, vì thế trang Chân Dung Quyền Lực ra đời và công bố nhiều hồ sơ về tài sản và những mối quan hệ lợi ích nhóm của nhiều lãnh đạo cao cấp, đặc biệt là Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.

Tình thế rất căng thẳng, chưa có giải pháp nào phù hợp, nếu như trong lúc đó Nguyễn Tấn Dũng thể hiện quyết tâm ở lại bằng được. Có lẽ đảng cộng sản Việt Nam đã vào thế tan thành mấy mảnh.

Thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng lại chọn một cách an toàn cho cả mình và đảng, đó là ông ta đề nghị chỉ nên trọn phương án tổng bí thư ở lại và tất cả về hết. Bộ Chính Trị quyết định ngay hôm đó, chỉ mình ông Trọng là trường hợp đặc biệt tái cử giữ chức tổng bí thư.

Đại hội 13 lần này cũng giống lần trước là các lãnh đạo chủ chốt đều quá tuổi, các uỷviên Bộ Chính trị đang độ tuổi không đủ phiếu để giới thiệu làm tổng bí thư. Trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại sẽ gần như chắc chắn là sẽ có, chỉ có điều khả năng ông Trọng ở lại là chuyện cực kỳ thấp.

Nếu vậy ai sẽ là người đặc biệt ở lại ở khóa 13 tới đây ?

Nếu phân tích thông thường thì không ai khác ngoài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc mới làm thủ tướng một nhiệm kỳ. Khi ông Quang chết và ông Trọng lâm bệnh không đi lại được, ông Phúc là người hoạt động năng nổ nhất trong bộ máy lãnh đạo. Bản thân ông Phúc có chân trong tiểu ban nhân sự đại hội đảng khóa 13. Ông có một bộ sậu lợi ích nhóm các đại gia ngàn tỷ dài dằng dặc sẵn sàng ủng hộ ông như Don Lam, Nguyễn Duy Hưng, Trần Bá Dương, Thân Đức Nam, Đặng Văn Thành... và lực lượng an ninh trong bộ công an. Điều đáng chú ý là cho đến giờ phút trước thềm đại hội 13, ông Phúc không hề bị một cây viết nào có tên tuổi từ trong đến ngoài nước tấn công như Nguyễn Tấn Dũng trước kia.

Ông Trần Quốc Vượng là lựa chọn độc đoán của mình ông Trọng, ông đưa ông Vượng làm thường trực ban bí thư và nâng tầm cái ghế này lên hàng tứ trụ, thuận tiện đưa ông Vượng vào danh sách chủ chốt. Nhưng lựa chọn cho Trần Quốc Vượng của ông Trọng đã không thành công, lựa chọn ấy chỉ phần nào thành công ở chỗ nó được gọi là phương án, có nghĩa nó như nhiều phương án khác sẽ đem ra bàn ở trung ương 15.

Như lần trước đích danh chốt được trước thềm đại hội là "một trường hợp duy nhất đặc biệt quá tuổi ở lại tái cử trong bộ chính trị". Lần này đảng cộng sản Việt Nam không mạnh mồm nói "trường hợp duy nhất". Thay vào đó họ dùng từ "những trường hợp đặc biệt quá tuổi sẽ xem xét".

Từ "một trường hợp "đến "những trường hợp "và vẫn vẫn chưa quyết được ai, đó là thành công của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc đã buộc ông Trọng phải nới rộng thêm mọi cửa ngõ, để ông Phúc có cơ hội ở lại khóa sau. Đồng thời ngay sau khi họp Bộ Chính trị mới đây, ông Phúc ký ngay quyết định "tuyệt mật "để ngăn chặn những thông tin có thể làm hại cho mình.

Cứ thử nghĩ xem, ông Phúc là thủ tướng, dính đến nhiều chính sách kinh tế, vợ con và anh em nhà ông lẫn nhà vợ ông đều lợi dụng ảnh hưởng của ông để trục lợi. Trong khi đó con ông Vượng chỉ dính đến án nhỏ được Bùi Văn Cường bí thư Daklak nâng đỡ. Ông Vượng từng là chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương, nay là thường trực ban bí thư. Bây giờ nếú có đơn tố cáo tung ra về hai ông, hẳn nhiên ai cũng biết đơn thư tố cáo, quyết định thanh tra về ông Phúc sẽ gấp ngàn lần ông Trần Quốc Vượng.

Nhìn lại quãng đường của ông Nguyễn Xuân Phúc đi đến chức thủ tướng, đó là một con đường có rất nhiều việc không tưởng, dường như mọi cản trở hay cạnh tranh với ông ta đều bị trời diệt hay người diệt . Cái đặc biệt là khi ông đến chức thủ tướng, lúc đến tuổi về hưu thì ngoảnh lại chẳng còn ai thay thế được ông. Khi ông đi lên những kẻ ngáng đường đều chết, khi ông phải về những kẻ muốn thế ông đều lãnh án kỷ luật.

Con đường như thế, không đơn giản là may mắn của một thằng niễng ngu đần, đọc cờ lờ mờ hay nói năng lung tung về đầu tầu, thủ phủ. Nó là con đường rất đặc biệt của người có thủ đoạn phi phường, của những bậc đế vương lập nghiệp. Chỉ có những kẻ đi qua những con đường như thế mới đủ khả năng làm thay đổi quốc gia. Làm sao những kẻ bình bình như Ngô Xuân Lịch, Trần Quốc Vượng chỉ nhờ vào sự yêu mến của ông Trọng, không phải kinh qua gian khó mà nghiễm nhiên hưởng ngôi báu, những kẻ như thế liệu có tầm để quyết đoán việc gì cho quốc gia.

Quê hương Quảng Nam của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây nổi lên hai hiện tượng là cồn cát và hào quang. Không nói về mê tín, nhưng khi hai hiện tượng này xuất hiện, báo chí và người dân rất hưng phấn khi nghĩ nó liên quan đến vận khí của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Nguyễn Xuân Phúc trong dân lớn hơn nhiều các lãnh đạo cao cấp khác, kể cả Nguyễn Phú Trọng.

Tôi xin đặt cửa 10 nghìn usd cho việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được ở lại, dựa trên những phân tích của mình. Nếu tôi được, sẽ dùng số tiền thắng trao cho một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, đó là ân đức của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Còn nếu tôi thua, xin chồng đủ tiền ngay tức khắc.

Bây giờ phân tích bình luận là phải đưa ra nhận định của mình và xuống tiền để khẳng định nhân định của mình, tránh cho chuyện không mất mát gì, cứ nói khơi khơi, thiên hạ người ta chửi cho là chém gió, là phá hoại, là xuyên tạc.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 31/12/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Duy, Thu Thủy, Người Buôn Gió
Published in Diễn đàn

Nhân chuyện cơ cấu nhân sự mà các vị đầu não của Bộ Chính trị bàn luận trong phiên họp nguyên tuần lễ đầu tháng 10, tôi cho rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên mạnh dạn rũ bỏ tâm lý tự ti, và ông cần toàn tâm, toàn ý để xây dựng một đảng thực sự vững mạnh, thay cho việc ‘đi hàng hai’ khi cứ mãi xen vô chuyện của Quốc hội và chính phủ.

Với cái chết đột ngột của ông Trần Đại Quang, thì các tiêu chuẩn để chọn chủ tịch nước, là một trong những tự ti dễ thấy nhất lúc này của Đảng cộng sản Việt Nam.

tuti1

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa. Ảnh : CSM

Căn cứ Hiến pháp 2013, Điều 28.1 "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước", bài viết này không ám chỉ, hay yêu cầu cần thay đổi thể chế chính trị, mà chỉ yêu cầu cả Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam tôn trọng những gì mà Hiến pháp và luật pháp quy định.

Vì không có Tòa Bảo hiến nên Đảng cộng sản đã lộng quyền ?

Hiến pháp 2013, Điều 86 ghi : "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại". Điều 87 quy định : "Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số Đại biểu quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước".

Vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định như sau : "1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (trích Điều 1, Luật Tổ chức Quốc hội 2014)

Cho đến nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật hợp pháp và hợp hiến nào quy định các ứng viên Đại biểu quốc hội phải là đảng viên. Do vậy việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký một văn bản yêu cầu ứng viên chủ tịch nước phải "Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trong một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành trung ương quyết định)" là một yêu cầu vi phạm Hiến pháp đầy thô bạo.

Trong văn bản có tên Quy định 90-QĐ/TW về "tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý", do ông Nguyễn Phú Trọng ký phát hành ngày 4-8-2017, tại mục I.2.4 quy định về tiêu chuẩn chủ tịch nước : "Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư [*], đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực : Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng ; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trong một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành trung ương quyết định).

Trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc phải là tối thượng và duy nhất

Nội dung Quy định 90-QĐ/TW cho biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu tất cả các chức danh từ chủ tịch Quốc hội, chủ tịch nước đến thủ tướng cùng nội các ‘phải tuyệt đối trung thành’ theo thứ tự ưu tiên như sau : lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu tất cả những chức danh đó phải ‘dốc sức bảo vệ’ theo thứ tự ưu tiên như sau : Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Cần nhớ rằng trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, cho đến nay chưa có bất ký văn bản hợp pháp, hợp hiến nào quy định về việc trao cho Đảng cộng sản quyền quyết định nhân sự về Quốc hội và chính phủ - ngoại trừ đúng một câu trong Điều 4.1, Hiến pháp 2013 : Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

tuti2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : Asia Time

Rõ ràng ở đây là sự tư ti của Đảng cộng sản. Nghiễm nhiên ở thế "lãnh đạo độc tôn", nhưng đảng lại không đủ tự tin để ban hành một Luật về các hoạt động của Đảng. Trong khi đó, Đảng cộng sản lại lập ra hàng loạt các tổ chức : Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ trực thuộc Bộ Chính trị, ban cán sự đảng bộ, ngành trực thuộc Ban Bí thư...

Không chỉ vậy. Cứ mỗi lần chuẩn bị bầu cử Quốc hội là người đứng đầu Đảng cộng sản lại ra chỉ thị yêu cầu mọi việc bầu bán phải nhớ là răm rắp tuân theo sự đặt để trước đó của đảng, chứ không phải lệ thuộc vào lá phiếu chọn lựa của cử tri. Văn bản đánh số 51-CT/TW có tên "Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021" mà ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 4-1-2016 là một dẫn chứng.

Đâu là giới hạn của Đảng cộng sản Việt Nam ?

Giáo sư Phan Xuân Sơn, người từng giữ chức vụ quản lý ở Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong một bài viết trên Tạp chí Cộng sản đã chia sẻ về những giới hạn của chính Đảng mà ông tham gia.

Trả lời câu hỏi : "Đâu là giới hạn của Đảng cộng sản Việt Nam ? Bởi đảng hoạt động toàn bằng nghị quyết, chỉ thị chứ chưa có một hệ thống chế định luật chung nằm trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam", giáo sư Phan Xuân Sơn nói rằng "Giới hạn quyền lực của Đảng là "lực lượng lãnh đạo", có nghĩa Đảng không phải là Nhà nước, không làm thay Nhà nước, không ra các văn bản quy phạm pháp luật như Nhà nước".

Giáo sư Phan Xuân Sơn nhìn nhận cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, dù trong thực tế có tác động lớn đến đâu, cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật, tức không có bộ máy cưỡng chế hợp pháp đi kèm đằng sau những văn bản đó. Chúng tác động đến xã hội thông qua thể chế hóa, hoạt động tuyên truyền, vận động, tổ chức của Đảng, thông qua tính đúng đắn và sức hấp dẫn của cương lĩnh, đường lối, chủ trương đó.

Thứ hai, vẫn theo lời của giáo sư Phan Xuân Sơn, Điều 4 của Hiến pháp quy định "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Nội dung này đặt Đảng bình đẳng trước pháp luật như mọi đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Đảng được làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng không thể vượt qua được khung khổ pháp luật quốc gia. Nội dung Điều 4 Hiến pháp năm 2013 còn quy định thêm, "Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình".

"Chế tài quan trọng nhất đối với kiểm soát quyền lãnh đạo của Đảng là lòng tin của nhân dân, của những người đi theo Đảng. Mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng sẽ dẫn đến nguy cơ mất vai trò lãnh đạo và sẽ mất quyền lãnh đạo của Đảng, dù quyền đó có thể được chế định bằng những hình thức pháp lý". Giáo sư Phan Xuân Sơn kết luận. Và phải chăng chính lo ngại về thực tế niềm tin của dân chúng mỗi lúc lại sút giảm nghiêm trọng, nên nhóm những người đứng đầu Đảng cộng sản vẫn chưa đủ tự tin để soạn thảo và trình Quốc hội một luật về hoạt động của đảng cầm quyền ?

Trần Thành

Nguồn : VNTB, 04/10/2018

Chú thích :

[*] Tiêu chuẩn chung :

1.1. Về chính trị tư tưởng : Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc ; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân ; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

1.2. Về đạo đức, lối sống : Mẫu mực về phẩm chất đạo đức ; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc ; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm ; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.

1.3. Về trình độ : Tốt nghiệp đại học trở lên ; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp ; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp ; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

1.4. Về năng lực và uy tín : Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược ; phương pháp làm việc khoa học ; nhạy bén chính trị ; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận ; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn ; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức ; nói đi đôi với làm ; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

1.5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm ; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp ; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

(Trích phần I- Tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý, Quy định 90-QĐ/TW)

Published in Diễn đàn

Có những thách thức lớn vẫn tìm đến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và hai trong số đó bao gồm cả tham nhũng lẫn vấn đề đặc khu. 

dackhu1

Sự ra đời của 3 đặc khu vẫn phải chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc

Về vấn đề đặc khu, mặt dù trên danh nghĩa là Bộ Chính trị quyết, tuy nhiên, với tư cách người đứng đầu, ông cũng cho thấy trách nhiệm và cái gật đầu quan trọng của mình đối với dự án này, lớn đến mức, bà Chủ tịch Quốc hội phải nhanh chóng hối thúc các vị Đại biểu quốc hội mau chóng thông qua Luật đặc khu. Và khi cuộc biểu tình nổ ra, với sự đông đảo của nhân dân, ông đã nhanh chóng có nhận xét mang tính hà khắc đối với người biểu tình : đó toàn là thành phần bất hảo. Người dân lo ngại đặc khu bởi vấn đề Trung Quốc và an ninh - chủ quyền đối với lãnh thổ, trong bối cảnh bản thân hai ngành bảo vệ chính trị nội bộ và đối ngoại là công an và quân đội đang đối diện với chính những vấn đề tham nhũng bên trong. 

Thường thì, đảng và nhà nước Việt Nam sẽ phủi tay về mối lo này, và thực tế, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như các quan chức đầu đảng và nhà nước đã lên tiếng trấn an, trong đó : Mong cử tri hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì nước vì dân thôi chứ không có mục đích nào khác, không ai dại dột, ngây thơ giao đất cho nước ngoài để người ta vào đây. Tuy nhiên, sự 'ngây thơ' hay không cũng cần thời gian kiểm chứng, còn kiểm soát những rủi ro dù nhỏ nhất cũng cần phải thực hiện. 

Mặc dù không đề cập đến một cách rộng rãi, nhưng sự ra đời của 3 đặc khu vẫn phải chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, trong đó có cả sự phủ bóng của sáng kiến 'Một vành đai - Một con đường'. Sự phủ bóng này đặc biệt hiện diện đậm nét tại khu vực Phú Quốc, nơi gần gũi với dự án kênh đào Kra (kênh đào Thái Lan) mà Trung Quốc nỗ lực vận động bằng tiền lẫn ảnh hưởng chính trị, gần nhất là cuộc hội thảo vào tháng 02/2018. 

Tiếp đó, Quảng Ninh - nơi đang đẩy mạnh cải cách hành chính - kinh tế cũng mong mỏi sự hiện diện của đặc khu, lãnh đạo tỉnh này cử nhiều đoàn qua thăm và học tập Trung Quốc, hối thúc Quốc hội sớm thông qua Luật đặc khu, một phần trong đó có nỗ lực của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức trung ương lúc đó là Bí Thư tỉnh ủy Quảng Ninh, người đã chỉ đạo và cùng các cơ quan của tỉnh quyết liệt xây dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn [1].

Vậy nguy cơ ở đây là gì ? Mới đây, Thời báo Tài chính (Financial Times) trong một bài viết ngắn gọn ngày 14/08/2018 đã dẫn nguồn tin từ FireEye, cáo buộc Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' để gián điệp. Theo các chuyên gia tổ chức này, Bắc Kinh sử dụng dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để theo dõi các công ty và quốc gia cũng như giảm bớt bất đồng. 

'Một trạm chuyển phát dữ liệu' nằm trong tổ hợp dự án thương mại điện tử, Viện Khổng Tử, mạng viễn thông, công ty vận tải, khách sạn, tổ chức thanh toán tài chính và công ty logistics sẽ gửi dữ liệu qua back-end đến một trung tâm phân tích tập trung ở Trung Quốc. 

Hãy tưởng tượng dự thảo Luật đặc khu không có chữ Trung Quốc nào, nhưng tâm thế dựa vào sáng kiến 'Một vành đai - một con đường' đã hiện diện, và bản thân những nhà đầu tư Trung Quốc khá thoáng tay trong việc chi tiền xây các dịch vụ - thương mại tại một nơi mà được 'ưu đãi và bình đẳng', sẽ không có sự phân biệt giữa công ty Trung Quốc hay Nhật Bản, chỉ có thương mại. Cái khác là Trung Quốc chi nhiều tiền và một 'trạm chuyển phát dữ liệu' trên sẽ mọc không chỉ ở Phú Quốc hay Vân Đồn, mà cả Bắc Vân phong. Sự bảo mật và sự sẵn sàng, tiềm lực cho cuộc chiến tranh điện tử của Việt Nam hoàn toàn yếu kém. Việt Nam chỉ có luật về an ninh mạng nhằm 'bảo vệ chế độ', trong đó nhắm đến các mục tiêu bất đồng chính kiến hơn là các chủ thể bên ngoài. 

Ngoài ra, nhiều quan điểm cho rằng, ba đặc khu kinh tế lần này là phòng thí nghiệm cho cải cách thể chế, tuy nhiên - liệu có đủ thời gian để nghiệm ra đường đi cho cải cách thể chế, hay tất cả sẽ trở thành thí nghiệm cho một tổ hợp mất an ninh - đầu cơ đất và đe dọa chủ quyền quốc gia ?

Vấn đề thứ hai là tham nhũng, vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Chiến dịch đốt lò chạm đến các vị tướng tá trong quân đội trong công an, đó là điều đáng mừng. Nhưng để sử dụng cụm từ 'đang được kiềm chế' là còn quá sớm. Để cụm từ này được hiện diện, thì Yên Bái hay các trạm BOT, thậm chí là câu chuyện của ông Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá tên Trịnh Văn Chiến - phải được đặt lên bàn chiến dịch. Nhưng không, hiện giờ những yếu tố này đã không còn hiện diện nhiều về mặt báo chí, và thậm chí như vụ Biệt phủ Yên Bái hoàn toàn chìm. Nó cho thấy, chiến dịch đốt lò vẫn chưa thực sự trọng tâm vào mục tiêu chống tham nhũng. 

dackhu2

Đặc khu hiện nay nổi bật vấn đề chủ đạo : đầu cơ đất

Tiếp đấy, 'kê khai tài sản' là khâu đầu tiên và quan trọng bậc nhất của kiềm chế và đẩy lùi tham nhũng, nhất là trong giải quyết bài toán liên quan đến BOT hay biệt phủ Yên Bái. Tuy nhiên, ông Tổng Bí thư lại cho rằng, kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm. Rõ ràng, nếu một người đứng đầu còn tư duy nhạy cảm, thì lấy cớ gì để bảo rằng, 'chống tham nhũng là không có vùng cấm' ? Khi kê khai tài sản chưa được thực hiện, thì lấy cớ gì để khẳng định rằng, 'tham nhũng đang được kiềm chế'. Nói cách khác, cuộc chiến chống tham nhũng hiện tại có xu hướng thực hiện ở phần 'ngọn'. Chưa kể, bản thân ông Tổng Bí thư - người được là 'thanh liêm', tuy nhiên, ông lại phớt lờ đề nghị đòi công khai tài sản cá nhân từ nhóm trí thức trong nước. Vậy thì, 'kê khai tài sản' cán bộ dưới quyền ông (về mặt đảng) thế nào cho được ? 

Bây giờ hãy trộn lẫn cả hai vấn đề 'đặc khu' và 'tham nhũng' vào một để cho thấy tính cộng sinh của nó. Đất đai ở ba đặc khu được làm giá trên trời, và đầu cơ đang tiếp tục diễn ra một cách sôi động, ngay cả trong đội ngũ quan chức cấp cao. Và chuyện đầu cơ (hay dưới lớp từ mỹ miều là 'sốt đất) lại được ông Bộ trưởng Bộ TN&MT đánh giá là 'đương nhiên'. Người dân nhìn vào 3 đặc khu chỉ nổi lên mỗi cụm từ 'mua đất - bán đất', thậm chí, có một thông tin được kháo nhau giữa các nhà báo trong nước, là đặc khu sẽ được thông qua vì quan chức nhà nước nhờ người đứng tên những lô đất lớn. 

Những phi vụ 'mua đất' ở đặc khu, bởi những quan chức đảng và nhà nước lại đặt ra câu hỏi : tiền đâu ? Khi câu trả lời không mang tính thuyết phục, thì câu hỏi sẽ đặt tiếp ra : làm thế nào ? Vậy thì lúc này sẽ phải tiến hành kê khai tài sản những người mua đất nhiều nhất ở 3 đặc khu này, như một quá trình đầu tiên để chống tham nhũng, thậm chí gián tiếp là chống 'đầu cơ đất'. Dù thế, có vẻ vấn đề này vượt quá tầm với, ngay cả với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và vì vậy, lợi dụng đặc khu để tham nhũng hay tham nhũng để hình thành đặc khu trở thành hai thách thức lớn nhất, về cả mặt 'nói và làm' đối với 'người đốt lò vĩ đại' - Nguyễn Phú Trọng, không chỉ bây giờ, mà cả về sau. 

Khi không trả lời được cả hai thách thức này, thì mọi phát ngôn 'vì dân' sẽ tiếp tục được đánh dấu hỏi. Và có lẽ, đây là một thách thức không hề dễ dàng vượt qua nỗi với thể chế hiện tại.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 19/08/2018

Chú thích :

[1] http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=398458

Published in Diễn đàn

Do tính chất nghiêm trọng của vấn đề, xin thông báo rộng rãi đến công luận quốc tế và trong nước hai lời tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây :

1. Vào tháng 1/2018, trước Quốc hội và đông đảo nhà báo, ông Trọng phát biểu : “Những đảng viên đòi đa nguyên, đa đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thực hiện tam quyền phân lập là lạc hậu, bị tác động của bọn phản động, cần phải bị khai trừ ra khỏi đảng”.

2. Trong tháng 7/2018, ông Trọng lại tuyên bố : “Những kẻ đòi dân chủ đa nguyên, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, tam quyền phân lập… đều là bọn bất hảo”. (Theo định nghĩa là những kẻ gian manh, trộm cướp, lừa bịp, đĩ điếm, lưu manh).

bt3

Những tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đây là hai lời phát biểu nghiêm trọng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mang tính chất đe dọa, chụp mũ, vu cáo một số lớn đảng viên cao cấp, trí thức, đòi tự do dân chủ, nhân quyền, là những giá trị phổ quát của nền văn minh chính trị của nhân loại. Ông là một con người nổi tiếng về giáo điều, bảo thủ, kiêu ngạo và tự mãn.

Chúng tôi yêu cầu các đảng viên có lập trường dân chủ, đa nguyên, thảo luận rộng rãi về hai lời phát biểu trên, có tính chất khiêu khích, chụp mũ, khi chính đảng cộng sản nêu ra mục tiêu là xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng văn minh và phát triển.

Mong rằng các tổng bí thư, đảng viên cộng sản toàn thế giới lưu ý dến lập trường chính trị của ông Trọng, xúc phạm lương tâm chính trị, danh dự của các đảng viên cộng sản toàn thế giới.

3. Chúng tôi yêu cầu khẩn thiết các đảng viên cộng sản Việt Nam đòi dân chủ, tự do cho toàn dân, lưu ý, Ủy ban Kiểm tra trung ương thanh tra kiểm soát đảng xem xét hai lời phát biểu trên đây, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Điều lệ đảng ; yêu cầu chức năng của Tổng bí thư phải không tham quyền, khiêm tốn, có thái độ dân chủ, bình đảng, tôn trọng pháp luật, biết đoàn kết toàn đảng, thực thi dân chủ, nhân quyền, từ đó xem xét chức trách Tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, để bảo vệ uy tín của lãnh đạo ở trong nước, cũng như ở ngoài nước, đưa đất nước ta đến ổn định, bình an và phát triển trong tự do, dân chủ, bình đẳng, hội nhập với thế giới dân chủ, văn minh.

Với một Tổng bí thư, việc này không thể dễ dãi bỏ qua. Ông Trọng thiếu một lời xin lỗi vì đã xúc phạm, hạ nhục hàng triệu đảng viên Cộng sản đòi dân chủ.

Bùi Tín

(28/07/2018)

*******************

bt1

bt2

Ảnh chụp hai trang viết tay của Bùi Tín

Published in Diễn đàn

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD (BBC, 27/03/2018)

Tập đoàn Bouygues vừa ký hợp đồng 1,5 tỷ euro để xây dựng và vận hành một tuyến metro cho Hà Nội nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

npt1

FLC đã ký hợp đồng thỏa thuận chính thức về việc mua 24 máy bay với Airbus cho hãng hàng không Bamboo Airways

Tin từ Phủ Tổng thống Pháp đưa ra chiều 27/03 cũng nói một tập đoàn khác của Pháp là EDF đồng ý tham gia tổ hợp xây dự án nhiệt điện chạy bằng khí đốt trị giá 1,5 tỷ euro ở Sơn Mỹ, theo Reuters.

npt2

Vietjet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD

Cùng ngày, cũng hãng Reuters đưa tin từ Paris cho hay nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam.

Tập đoàn GECAS của Pháp cũng ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu chiếc Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.

Vẫn về quan hệ thương mại trong ngành hàng không, Air France KLM hôm thứ Hai 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam.

Chuyến đi mở cửa

Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysée. Là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Pháp có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào Châu Âu, theo nhà báo Lisa Sankari

npt3

Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysée.

npt4

Hội đàm Việt - Pháp hôm 27/03 : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysée, Paris

Nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Pháp, một biên tập của tờ báo L'Humanite thuộc đảng Cộng sản Pháp, Việt Nam, bà Lisa Sankari, nói với BBC Tiếng Việt hôm 26/03 rằng chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng.

"Pháp, thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào Châu Âu".

Ngoài các vấn đề chính trị, bà Sankari nói hai nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác như năng lượng và môi trường.

Cùng ngày 26/03, truyền thông Việt Nam đăng tải bài của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà họ nói là đã đăng trên tờ Le Monde ở của Pháp, trong đó Giáo sư Trọng viết :

"Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hóa và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá".

"Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU".

Nguồn tin từ Bộ Công thương Việt Nam được báo nước này đăng tải hôm 24/03/2018 nói tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Pháp vào năm 2016 đạt 4,136 tỷ USD.

Sang năm 2017, con số này tăng lên, đạt hơn 4,6 tỷ USD.

******************

Việt Nam đặt mua 24 phi cơ Airbus trị giá hơn 3 tỷ đô la (RFI, 27/03/2018)

Kinh tế là một trong những trong tâm của chuyến thăm Pháp của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 26/03/2018, tập đoàn máy bay Airbus cho biết FLC đã ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 chiếc Airbus A321Neo. Thỏa thuận đã được chính thức ký kết dưới sự chứng kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc Hội Pháp ông François de Rugy.

npt5

Airbus A321 LR Neo bán cho tập đoàn FLC của Việt Nam. ERIC PIERMONT / AFP

Tổng trị giá hợp đồng theo giá catalog lên đến 2,5 tỷ euro, tương đương với hơn 3,1 tỷ đô la. Thông cáo của Airbus cho biết thêm là các chiếc Airbus đời mới này sẽ được giao cho một hãng hàng không mới Bamboo Airways.

Hãng hàng không này đang chờ được cấp phép hoạt động vào năm 2019, chủ yếu khai thác các tuyến bay thẳng từ quốc tế tới các điểm du lịch Việt Nam, và một số đường bay quốc nội.

Cuộc gặp với chủ tịch Quốc Hội Pháp là một phần trong chương trình làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng vào hôm qua, bao gồm nhiều cuộc tiếp xúc với các yếu nhân Pháp, từ thủ tướng Edouard Philippe, cho đến chủ tịch Thượng Viện Gérard Larcher, bên cạnh các cuộc đi thăm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm thị xã Choisy Le Roi, và Montreuil ở ngoại ô Paris, hai nơi từng gắn bó với Việt Nam.

Một sự kiện hiếm thấy là nhật báo Le Monde rất có uy tín tại Pháp đã giành nguyên một trang quảng cáo đăng bài của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nêu bật "Triển vọng tươi đẹp cho quan hệ Việt-Pháp", khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược song phương sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững và có hiệu quả trong những thập niên tới đây.

Vấn đề nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được 3 tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp nêu bật vào hôm qua. Trong một lá thư ngỏ gởi tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Liên Đoàn Quốc Tế Nhân quyền FIDH (Fédération Internationale des Droits de l’Homme), Liên Đoàn Nhân Quyền LDH (Ligue des Droits de l’Homme) và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã yêu cầu tổng thống Pháp gây sức ép trên lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam để đòi Việt Nam tôn trọng và bảo đảm "các quyền căn bản" tại Việt Nam.

Trọng Nghĩa

**********************

VN Airlines, Air France KLM ký hợp đồng bảo dưỡng trị giá 500 triệu đô (VOA, 27/03/2018)

Vietnam Airlines và Công ty kỹ thut và bo dưỡng máy bay ca Air France (AFI KLM E&M) va ký kết hợp đng bo dưỡng tr giá 500 triu đôla, tương đương vi hơn 11.000 t đng.

npt6

Một máy bay 787-9 Vietnam Airlines mua ca Boeing, M

Một thông cáo ca hãng hàng không quc gia Vit Nam cho hay trong khuôn kh hp đng ký hôm 26/3 Paris, AFI KLM E&M s bo dưỡng đng cơ GEnx ca máy bay Boeing 787 trong đi bay của Vietnam Airlines trong 12 năm.

Tổng cng s có 20 đng cơ được hãng Pháp bo dưỡng, trong đó có đng cơ ca 8 máy bay mà Vietnam Airlines đang khai thác, còn li là đng cơ ca 4 máy bay d phòng.

Ngoài việc bo dưỡng, hãng Pháp cũng cam kết h trợ cung cấp thêm đng cơ d phòng cho Vietnam Airlines trong trường hp cn thiết.

Vietnam Airlines và AFI KLM E&M đã có 25 năm hợp tác cùng nhau. Trước đây, hãng ca Pháp đã cung cp dch v bo dưỡng toàn b cho đng cơ GE90 ca đi máy bay Boeing 777-200ER.

Năm 2015, hai bên cũng đã thỏa thun AFI KLM E&M cung cp các dch v h tr ph tùng, vt tư cho đi máy bay 787 ca Vietnam Airlines.

(Reuters, Enternews.vn)

**********************

Biểu tình chống Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Paris (RFA, 27/03/2018)

Theo lời mời của Tổng thống Pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng một phái đoàn gồm nhiều viên chức cao cấp đến Pháp nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược. Chuyện viếng thăm kéo dài từ ngày 25-28/3. Sáng ngày 26/3, người Việt tại Pháp đã biểu tình để phản đối chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

npt7

Người Việt tại Pháp biểu tình phản đối Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Paris hôm 26/3/2018 Tương Anh - Screen capture

Sáng thứ hai 26/3, từ 6 giờ sáng, dọc từ tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp ở đường Miromesnil cho đến Phủ Tổng thống ở điện Elysée, cảnh sát canh chừng nghiêm ngặt. Trong khi đó, tại Place du Pérou, góc đường Miromesnil và Messine, người Việt tại Paris đang chuẩn bị cho cuộc biểu tình để phản đối sự hiện diện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Pháp từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Tổng thống Pháp Emanuel Macron nhân dịp kỷ niệm 45 quan hệ Pháp-Việt và 5 năm đối tác chiến lược.

Từ 3 giờ sáng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã lái xe từ Rennes lên Paris để tham dự cuộc biểu tình. Ông Nghĩa cho biết tại sao ông nhất quyết vượt đoạn đường trên 400 cây số để có mặt ở đây :

"Chúng ta biết là người tị nạn không thể nào nói chuyện với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, cho nên chúng tôi chỉ muốn nhắn nhủ với vị Tổng thống của nước Pháp : Mỗi sự bang giao, nhất là vấn đề thương mại, những người cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm những nguồn lợi cho cá nhân họ và cho đảng phái của họ chứ họ không vì người dân. Và điểm thứ nhì mà quan trọng nhất : Tổng thống Pháp cần phải phân biệt giữa người dân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam thì lợi dụng lòng yêu nước của người dân cũng như dùng mọi phương thức để bóc lột người dân và hiện nay người dân đang là nạn nhân thì họ đang cố gắng để chống lại".

Là một ngày thứ hai trong tuần, dù bận đi làm, nhưng anh Phan Lâm Khanh cũng lấy ngày nghỉ để :

"Phản đối những hành động phản nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với những người yêu nước, phản đối sự đàn áp dã man những người dân đòi hỏi nhân quyền, công quyền và công lý tại Việt Nam, để cho Trung cộng tàn phá môi trường Việt Nam".

Đoàn biểu tình đưa cao hình ảnh của các tù nhân lương tâm cũng như những biểu ngữ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt nói lên chính kiến của mình. Những khẩu hiệu đòi Nhân quyền, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam cũng được hô vang.

Dù bệnh, bà góa phụ Đoàn văn Linh cũng đến để góp tiếng nói :

"Hôm nay chị có bệnh hoạn gì chị cũng phải tới. Họ dâng đất cho Tàu, họ dâng nước Việt Nam cho Tàu, họ làm tay sai cho Tàu. Cho nên bổn phận người Việt Nam ngày hôm nay là phải tố cáo bọn bán nước cộng sản Việt nam. Chị nói thật ngày hôm nay chị bệnh nhưng chị ráng chị bò tới đây…".

Một người mới đến Pháp được 3 năm, tình cờ thấy biểu tình, sau khi hỏi lý do và được giải thích, cô cũng đồng ý về việc lên tiếng nói này :

"Hay quá hả cô ? Tự nhiên cháu vô tình lên cháu thấy, nếu mà lát cháu có thời gian cháu đi với cô ! Con thấy bên đây mình có tự do nên mình phải tận dụng nó để mình làm chứ ở Việt Nam bị cái này, cái kia… Ở Việt Nam thì vì nhân quyền, vì môi trường, tất cả các thứ đều không có. Con bên công giáo thì con thấy công giáo bị chèn ép nhiều quá".

Trước đó, 3 tổ chức nhân quyền tại Pháp, các hội đoàn người Việt tại Pháp và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã gửi 2 thư ngỏ và Thông cáo báo chí với nội dung yêu cầu Tổng thống Macron áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các người hoạt động xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ mọi điều luật chống-nhân-quyền, yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ Hiệp Ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

Chị Dung Nghi bày tỏ cho biết lý do tham gia cuộc biểu tình này :

"Bổn phận của tất cả người Việt Nam đã bỏ xứ ra đi vì 2 chữ tự do phải có mặt tại buổi biểu tình này để lên tiếng cho những người Pháp biết là chúng tôi phản đối Nguyễn Phú Trọng tại Pháp. Chúng tôi luôn nghĩ về những người trong nước và cùng đồng hành với các anh em dân chủ trong nước".

Trước đó, Văn Phòng Liên Lạc các Hội đoàn tại Paris đã gửi thư yêu cầu được gửi một Thư Ngỏ đên tận tay Tổng thống và Quốc hội Pháp. Đúng 9g20, một nhân viên của Bộ Nội Vụ đã tiếp xúc với đại diện của đoàn biểu tình là ông Nguyễn Quốc Nam. Người đại diện đã được dẫn đến điện Elysée và trao tận tay văn phòng thư ký của Phủ Tổng thống Thư Ngỏ của các hội đoàn tại Pháp.

"Khi đến cửa Elysée thì có người ra mở cửa vì mình đã xin phép đem Thỉnh nguyện thư đó đến. Chúng tôi đã trao Thư đó lại cho Văn phòng của Phủ Tổng thống"

Ông Nguyễn Quốc Nam cho đài RFA biết nội dung của Thư Ngỏ gửi lên Phủ Tổng thống và Quốc hội :

"Đây có lẽ là Thỉnh nguyện Thư số 4. Thỉnh nguyện thư gồm có nhiều phần : Phần thứ nhất là mình thông tin cho phủ Tổng thống biết Nguyễn Phú Trọng là ai. Nước Việt Nam có 4 người đứng đầu trong nước nhưng Nguyễn Phú Trọng là người cầm quyền. Thứ hai : Đảng cộng sản đã làm gì trong nước Việt Nam ? Mình đưa ra những chứng cớ từ những vụ đàn áp nhân quyền, có những người chỉ vì viết một bài báo mà có thể ở tù từ 9-10 năm. Bên cạnh đó, họ đã cấu kết với hiểm họa phương Bắc mà ai cũng biết đó là Trung Cộng. Sau nữa là vấn đề ô nhiểm môi trường lớn nhất của nước Việt Nam là Formosa. Vì Đảng cộng sản Việt Nam không cho biết nên chúng ta phải báo động với thế giới mà nước Pháp là một trong những quốc gia đã ký kết hiệp định về khí hậu tại Paris thì nước Pháp cần phải biết những thông tin đó. Kết luận của mình là khi quý vị biết những thảm trạng đó đối với nước Việt Nam của chúng tôi thì mỗi khi trao đổi bất kỳ về phương diện gì, từ thương mại, kinh tế cho đến khoa học với Việt Nam thì quý vị quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho đất nước của chúng tôi vì Biển Đông là nơi mà quý vị cũng có quyền lợi ở đó. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ hữu ích cho họ khi họ trao đổi với chính quyền Việt Nam hiện nay".

Được biết phái đoàn của ông Nguyễn Phú Trọng đã không đi trên đoạn đường từ tòa đại sứ đến Phủ Tổng thống ngang qua đoàn biểu tình mà đã dùng một con đường khác. Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 10g30 cùng ngày.

Tường An

*******************

Đăng bài của Tổng bí thư Trọng trên báo Pháp tốn 4 tỉ đồng ? (VOA, 27/03/2018)

Một s trang tin ln ca Vit Nam ti 26/3 tường thut rng báo Le Monde đã đăng mt bài viết dài ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng trong thi gian ông đi thăm nước Pháp. Không lâu sau, nhiu người s dng mng xã hi ch ra rng bài viết được in trên trang quảng cáo ca t báo rt có uy tín ca Pháp, vi chi phí có th lên đến hơn 4 t đng.

tbt1

Bài viết ca Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng đăng trên trang qung cáo (Publicité) ca báo Pháp Le Monde

Dưới hàng tít "Trin vng tt đp ca quan h Vit - Pháp", bài viết hơn 2.400 t ca người đng đu Đảng cộng sản Vit Nam nhn mnh là trong sut 45 năm qua, "Pháp luôn là đối tác hàng đu ca Vit Nam", và nhn đnh rng trong giai đon hin nay hai nước "có nhiu điu kin thun li đ tăng cường quan h".

Theo quan điểm ca ông Trng, vic tăng cường quan h hp tác Vit-Pháp nay tr thành "mt yêu cu khách quan và cần thiết vì li ích ca c hai nước".

Nhà lãnh đạo đng – người có thc quyn cao nht trong h thng chính tr Vit Nam – kêu gi hai nước "cn to đng lc mi làm sâu sc hơn quan h đi tác chiến lược Vit-Pháp". Ông nêu ra mt lot các vic cn làm gồm tăng cường s tin cy chính tr ; m rng hp tác trên các lĩnh vc chính tr, ngoi giao, quc phòng, an ninh ; thúc đy mnh m hp tác kinh tế, thương mi, đu tư, khoa hc-công ngh, năng lượng, y tế, văn hoá, giáo dc, du lch, tư pháp, và bo vi trường, bên cnh mt s lĩnh vc khác.

Vài giờ sau khi bài viết ca ông Trng xut hin trên t Le Monde xut bn chiu ngày 26/3 nhưng đ ngày 27/3, trang mng Din Đàn có giy phép Pháp tung ra thông tin cho thy bài viết đã được in trên trang qung cáo, nm gia trang 10 và 12.

Theo biểu giá ca báo, s tin đ đăng mt bài dài trên c mt trang như vy lên đến khong 151.000 Euro, tương đương hơn 4 t 200 triu đng.

Từ Paris, nhà báo Bùi Tín xác nhn thông tin này vi VOA :

"Đúng như thế. Đăng trang qung cáo. Không nhng là cái điu này nó l thường mà còn đáng chê trách. Đây là mt vic làm đáng xu h. Báo Le Monde mà trng th thì phi đăng trên trang chính ch, sao li đăng trên trang qung cáo ? Có th nói là mt vic làm tôi có th nói là kỳ quc và ô nhc na".

VOA không thể kết ni liên lc vi quan chc ph trách truyn thông ca Đảng cộng sản Vit Nam đ hi ý kiến ca h v vn đ này.

Ngoài bàn luận v vic đng chi mt s tin ln đ đăng bài ca ông tng bí thư, người dùng mng xã hi cũng bình phm v thc tế là báo chí Pháp dường như không đưa tin v chuyến thăm ca ông Trng ti nước h.

Ông Bùi Tín, người cũng thường bình lun về chính tr Vit Nam và thi s quc tế, nói v vn đ này :

"Chuyến đi ca ông Trng, sut 3 ngày hôm nay trên TV Pháp không có mt giây phút nào có hình nh ca ông y c".

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng bt đu thăm chính thc Cng hòa Pháp t ngày 25 đến ngày 27/3. Mt thông báo ca đin Elysée nói Tng thng Pháp Emmanuel Macron d kiến ăn trưa vi ông Trng và s ra mt tuyên b chung vi ông vào ngày 27/3.

Trước khi ông Trọng đến Paris, T chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) có tr s ti Pháp hôm 24/3 kêu gi chính ph Pháp lên tiếng vi v tng bí thư đng cng sn v vic Vit Nam trn áp các nhà báo và blogger đc lp.

Published in Việt Nam

Cuối năm 2017 vụ án Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã gây sự chú ý lớn trong và ngoài nước, khi nhân vật từng đứng đầu tổng công ty này, ông Đinh La Thăng, từng là một trong 19 Ủy viên Bộ chính trị có quyền nhất nước, bị bỏ tù với mức án 13 năm.

chong0

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, người có quyền lực chính trị nhất Việt Nam trong mấy mươi năm qua. Ảnh chụp tháng 6/2017.  AFP

Tuy nhiên không khí yên lặng lại bao trùm đầu năm 2018, khi không thấy báo chí của nhà nước nhắc nhiều đến các vụ án tham nhũng vẫn còn đang được xét xử, hoặc những quan tâm của dư luận về những bê bối có thể liên quan đến tham nhũng.

Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra sao, và tương lai quyền lực của ông như thế nào ?

Chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị nội bộ Việt Nam sống ở Sài Gòn cho rằng đây có thể chỉ là khoảng yên lặng trước một cơn bão, như trước đây trong hai tháng 10 và 11, năm 2017, người ta cũng đã từng không nhắc nhiều đến ông Đinh La Thăng để rồi sau đó ông bị kêu án tù giam vào cuối năm. Ngoài ra ông Dũng còn đưa ra lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng hiện nay, ông Trọng nói vào dịp trước Tết nguyên đán rằng trong trong lúc Tết thì không nên làm cho không khí nặng nề.

Ông Phạm Chí Dũng đưa ra một số vụ án có thể được đem ra xử trong thời gian ngắn sắp tới đây :

"Sẽ có những động thái liên quan đến những mặt trận khác, chẳng hạn như "Vũ nhôm", 12 đến 13 dự án trùm mền ngàn tỉ liên quan đến cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, và cũng có thể liên quan đến vụ đất Kiên Giang liên quan đến bí thư ở đó là Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng. Mà nói gì thì nói thì năm 2018 được đảng nói là sẽ đưa ra 21 vụ đại án để xử".

21 vụ đại án mà ông Phạm Chí Dũng đề cập đã được báo chí Việt Nam nhắc tới vào ngày 22/1/2018, khi ông Nguyễn Phú Trọng điều khiển cuộc họp của Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương. Trong 21 vụ án đó sẽ có vụ án ông Đinh La Thăng liên quan đến ngân hàng Đại Dương, được dự kiến đem ra xét xử vào ngày 19/3/2018.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng cho biết đã có những thông tin là nhiều nhân viên viện kiểm sát đã về hưu được huy động trở lại làm việc, vì sắp tới sẽ có một khối lượng lớn công việc liên quan đến điều tra.

Việc xét xử ông Đinh La Thăng, nhân vật cao cấp nhất của Đảng cộng sản bị công khai xử tù trong lịch sử của đảng này đã đem lại những nhận xét tích cực cho Việt Nam. Vào ngày 22/2/2018, tổ chức Minh bạch quốc tế có trụ sở tại Đức đã tăng hai điểm cho Việt Nam về tính minh bạch trong việc điều hành đất nước.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, làm việc tại Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam ở Đại học quốc gia Hà Nội, viết trên tạp chí chính trị Châu Á Diplomat thì bằng việc phát động chiến dịch chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng giành được sự ủng hộ lớn trong và ngoài đảng cộng sản, được xem như là một người liêm khiết, không tham nhũng.

Quyền lực của đương kim Tổng bí thư

Mặt khác, cũng theo ông Giang, ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật chính trị nhiều quyền lực nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam đương đại, nắm việc kiểm soát cả ba bộ phân có thực quyền nhất đất nước là Đảng cộng sản, công an, và quân đội.

Chia sẻ quan điểm này của ông Nguyễn Khắc Giang, ông Phạm Chí Dũng nói :

"Đang xuất hiện khuynh hướng là ca ngợi, tụng ca Nguyễn Phú Trọng, đưa lên thành một thần tượng chính trị, cho nên khả năng rất nhiều là không có khả năng Nguyễn Phú Trọng rời bỏ chức Tổng bí thư vào đại hội giữa nhiệm kỳ, nếu có cái đại hội đó. Và thậm chí cũng sẽ không có đại hội giữa nhiệm kỳ mà chỉ là những đại hội trung ương thôi. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn là sẽ ngồi đến mãn nhiệm kỳ của khóa 12, nếu không muốn nói là cả khóa 13".

Sở dĩ ông Dũng nói như vậy là vì vào đầu năm 2016, lúc ấy ông Trọng đã 71 tuổi, được cho là vượt quá tuổi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đảng, cho nên đã có những lời đồn đãi là ông chỉ giữ phân nữa nhiệm kỳ tổng bí thư.

Ngay lúc này lại có thông tin là Đảng cộng sản Trung Quốc đang sửa hiến pháp để cho ông Tập Cận Bình có thể trở thành một nhà lãnh đạo suốt đời.

Vậy với tình hình hiện nay là ông Trọng là nhân vật duy nhất có quyền lực, và truyền thống lâu nay là Đảng cộng sản Việt Nam hay làm theo những mô hình của Đảng cộng sản Trung Quốc, liệu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục cầm quyền sau năm 2021, và Việt Nam sẽ tiến tới mô hình Trung Quốc với quyền lực tập trung vào tay một người hay không ?

Ông Phạm Chí Dũng cho rằng còn sớm để có thể xảy ra điều đó :

"Chính trường Việt Nam khác Trung Quốc, là các mối tương quan quyền lực chưa ngã ngũ. Với quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay thì mặc dù đã về cơ bản nắm hết, nhưng đó là trên bề mặt thôi, còn chiều sâu thì ông cần ít nhất vài ba năm để gia cố để có thể giống như Tập Cận Bình bên Trung Quốc".

Ông Nguyễn Khắc Giang thì cho rằng Việt Nam đang dần chuyển sang chế độ một người cai trị như Trung Quốc, mặt dù theo truyền thống từ trước đến nay, sự cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, với mô hình quyết định tập thể, có tính dân chủ tốt hơn Đảng cộng sản Trung Quốc.

Tuy không loại trừ khả năng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền sau năm 2021, nhà báo Phạm Chí Dũng đánh giá việc Việt Nam theo bước Trung Quốc một cách thận trọng :

"Cho tới nay thì ở Việt Nam chưa có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ theo chân Tập Cận Bình trong việc có nhiệm kỳ thứ ba Tổng bí thư. Chưa có dấu hiệu rõ ràng về chuyện này. Nhưng trước mắt đang có trào lưu và xu thế nhất thể hóa. Xu thế này sẽ không dừng lại ở cấp quận huyện mà sẽ đưa lên cấp tỉnh thành, chắc chắn sẽ lên cấp trung ương. Liệu nó sẽ xảy ra như kịch bản từng xảy ra ở Trung Quốc hay không ?".

Nhất thể hóa là nói về việc sát nhập bộ máy song trùng đảng – nhà nước trùng lắp lên nhau gây ra sự cồng kềnh và lãng phí.

Trả lời câu hỏi ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2021, ông Phạm Chí Dũng nói rất khó đoán định việc này vì hiện thời cái bóng quyền lực của ông Trọng là quá lớn, người ta thậm chí không nói đến ai sẽ là người kế nhiệm ông Trọng sắp tới đây, như người ta đã từng bàn đến ông Phạm Quang Nghị vào năm 2015, ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang trong năm 2017.

Một nhà nghiên cứu chính trị tại Việt Nam xin ẩn danh nói với chúng tôi rằng ông Nguyễn Phú Trọng không có khả năng ở lại nắm quyền sau năm 2021 vì đã lớn tuổi gây ra nhiều sự phản đối, và cũng theo nhà nghiên cứu này, người kế tiếp có khả năng cao nhất để giữ chức Tổng bí thư là ông Phạm Minh Chính, một đồng minh hiện nay của ông Trọng, từng làm việc ở ngành công an, và đã từng thí nghiệm thành công mô hình nhất thể hóa tại tỉnh Quảng Ninh, trước khi thăng tiến vào Bộ chính trị đảm nhận chức vụ Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 01/03/2018

Published in Diễn đàn