Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không ? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….

no1

Tỉ giá hối đoái trong ngày 29 tháng 1,2019 cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa đồng Boliviar của Venezuela và Mỹ kim - AFP

Khủng hoảng tại Venezuela

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, kể từ đầu năm 2014, xứ Venezuela tại Nam Mỹ lâm vào một vụ khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF dự đoán năm ngoái là lạm phát lên tới 10 triệu phần trăm và người dân đói ăn phải moi thùng rác tìm lương thực khi bạo lực và tham nhũng hoành hành khắp nơi. Nhưng từ mươi ngày qua, cuộc khủng hoảng lên tới chính trị, khi Chủ tịch Hạ viện được bầu lên từ đầu năm 2015 đã căn cứ trên Hiến pháp mà tuyên bố là tạm xử lý trách nhiệm của tổng thống, trong khi ông Nicolás Maduro vẫn giữ vai trò Tổng thống sau một cuộc bầu cử được đa số cho là có gian lận. Lập tức, vào tuần trước, Chính quyền Hoa Kỳ cùng nhiều nước dân chủ đã công nhận Chủ tịch Hạ viện Juan Guiando là Quyền Tổng Thống, trong khi Liên bang Nga và Trung Quốc và vài xứ khác vẫn cố bênh vực chế độ Maduro.

Ngày Thứ Hai 28 vừa qua, Chính quyền Mỹ tăng áp lực và phong tỏa nguồn giao dịch của tập đoàn dầu khí quốc doanh có tên tắt là PDVSA và chi nhánh Mỹ của doanh nghiệp này là công ty Citgo tại Houston. Tình hình Venezuela có thể biến chuyển nhưng câu hỏi được người ta nêu lên là sau này ai sẽ thanh toán các món nợ của chế độ độc tài Venezuela ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Trước hết, về bối cảnh thì Venezuela có lắm tài nguyên tại Mỹ Châu La Tinh, với trữ lượng dầu hỏa cao nhất thế giới, chiếm tới 95% số xuất khẩu, đa số là bán vào thị trường Mỹ. Nhưng xứ này chưa có cơ chế dân chủ trừ 40 năm ngắn ngủi từ 1959 tới 1999. Từ năm đó, sau khi ông Hugo Chavez nắm quyền và tiến hành cách mạng cộng sản thì Venezuela tụt hậu và sau khi Chavez mắc bệnh và tạ thế năm 2013 thì xứ này tụt dốc. Ngày nay, tổng sản lượng toàn năm của hơn 30 triệu dân chưa tới 100 tỷ đô la, lợi tức bình quân một người sụt hai phần ba, chỉ còn chừng ba ngàn đô la và 87% dân chúng sống dưới mức bần cùng, đói ăn thiếu thuốc và thực sự sống trong cảnh địa ngục trần gian.

Chúng ta không có thời lượng để nói về nguyên nhân của thảm kịch, trừ sự kiện là chế độ Hugo Chavez rồi Nicolás Maduro đã lấy tài nguyên trời cho để chia cho tay chân, kể cả bộ máy an ninh và quân đội sau khi quốc hữu hóa ngành dầu khí. Ngày nay, Venezuela đang mắc nợ có thể hơn 150 tỷ đô la và khó dùng dầu khí trả nợ cho các xứ độc tài đã bảo vệ mình, như Nga và Trung Quốc.

Những món nợ đáng tởm

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đi ngay vào các món nợ đó mà người dân xứ này sẽ phải thanh toán trong tương lai, thí dụ như dưới dạng dầu khí hay bằng cách nào khác. Chế độ độc tài đã tàn phá kinh tế và xã hội, thưa ông, khi nền dân chủ tái xuất hiện sau này, thì ai sẽ thanh toán những món nợ đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Chúng ta lại phải trở về một bối cảnh còn xa xưa hơn nữa và nói đến "những món nợ đáng tởm".

Lần đầu tiên mà vấn đề được đặt ra rồi trở thành án lệ là tiền lệ pháp lý làm cơ sở cho các phán quyết về sau, do giáo sư luật khoa Alexander Nahum Sack tại Paris vào năm 1927, cách nay hơn 90 năm. Là Tổng trưởng của chế độ Sa hoàng Nga, ông Sack lưu vong tại Pháp sau cuộc cách mạng cộng sản năm 1917, và trở thành giáo sư. Khi chính quyền Xô Viết thẳng tay phủ nhận mọi khoản nợ của chế độ Sa hoàng, ông nghiên cứu chuyện nợ nần sau mỗi lần thay đổi chế độ và thấy nhiều khoản nợ chính đáng mà chế độ sau không thể xoá bỏ và thoái thác. Nhưng cũng có những khoản nợ không chính đáng mà chế độ mới có thể nhân danh quyền lợi người dân để chối bỏ. Từ "dettes odieuses" do Alexander Sack đặt ra là tiếng Pháp, sau này mới được dịch qua Anh ngữ là "odious debts".

Chuyện này sở dĩ trở thành án lệ vì xảy ra nhiều lần tại Âu Châu và nơi khác sau khi chế độ thực dân cáo chung, nhiều quốc gia giành lại độc lập rồi gặp nạn độc tài quân phiệt, phát xít, cộng sản, và chuyển sang dân chủ. Khi có thay đổi chế độ trên một lãnh thổ thì phải xử lý thế nào về khoản nợ cũ để khỏi gây khủng hoảng dây chuyền trong luồng giao dịch quốc tế với nhau ? Về nguyên tắc, chế độ mới phải tôn trọng các cam kết vay mượn của chế độ cũ thì mới có thể nói chuyện giao dịch bình thường. Trong thực tế, giáo sư Sack cho rằng các khoản nợ không thật sự phục vụ người dân thì phải được coi là bất chính và đáng tởm.

no2

Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido và Tổng thống Nicolas Maduro. AFP

Nguyên Lam : Ông nói tới chuyện xa xưa, liệu ngày nay còn xứ nào công nhận chuyện ấy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thật ra giáo sư luật khoa gốc Nga này không phát minh ra lý luận đó mà chỉ áp dụng những trường hợp xảy ra từ trước, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Mỹ và đầu thế kỷ 20 tại Âu Châu, chủ yếu là do tác động của Hoa Kỳ rồi các nước khác.

Số là sau cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Tây Ban Nha, thuộc địa Cuba của Tây Ban Nha được giải phóng. Nhân danh quyền lợi của dân Cuba, Hoa Kỳ vận động việc chối bỏ các khoản nợ mà Hoàng đế Maximilan của Tây Ban Nha đã vay các nước Anh, Pháp, Bỉ để củng cố chính quyền tại Cuba và tài trợ nhu cầu chiến tranh của Tây Ban Nha. Vì vậy, sau Hòa ước Paris năm 1898, Tây Ban Nha đành xác nhận rằng trước năm 1860 đã lấy tài nguyên của Cuba để yểm trợ chiến tranh ở Âu Châu và từ 1861 đến 1880 thì chính quyền của họ tại Cuba đã đi vay để bành trướng ảnh hưởng qua Mexico và nơi khác. Sau năm 1880 lại còn vay thêm để trả nợ cũ và để bảo vệ quyền lực của họ tại Cuba. Vì vậy, Hoa Kỳ và Cuba chẳng trả một đồng dù các chủ nợ tại Âu Châu có phàn nàn và phản đối !

Nguyên Lam : Câu chuyện này thật ly kỳ vì dẫn ta về xứ Cuba, một xứ cộng sản đang cố bảo vệ chế độ Maduro của Venezuela. Xin đề nghị ông giải thích tiếp !

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Phải nói là án lệ tại Cuba từ sau cuộc chiến Hoa Kỳ với Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19 còn tái diễn tại Âu Châu sau Thế chiến I : Thỏa ước Versailles kết thúc Đại chiến năm 1919 có khoản quy định là Ba Lan không phải trả các khoản nợ do Đức-Phổ vay mượn để chiếm đóng xứ này !

Sau đó, trong vai trò tài phán cuộc tranh tụng về món nợ của chế độ độc tài Frederico Tinoco tại Costa Rica với ngân hàng Royal Bank of Canada, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (cũng là cựu Tổng thống Mỹ), Howard Taft cũng ra phán quyết tương tự : ngân hàng chủ nợ đã biết mục tiêu đi vay của chính quyền Tinoco là bất chính nên chế độ mới có quyền phủ nhận món nợ này. Bối cảnh ấy cho thấy các "món nợ đáng tởm" đã được quốc tế chú ý từ lâu, và trở thành một nền tảng của công pháp quốc tế trong quan hệ tài chánh giữa các quốc gia.

Nguyên Lam : Chúng ta đã qua Thế kỷ 21, thưa ông, trong thế kỷ 20, người ta có những vụ kiện nào về các khoản nợ không chính đáng đó không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong Thế kỷ 20, các nước đã có ba chục vụ kiện liên quan đến các khoản nợ đó, nổi tiếng và gần gũi nhất là vụ Hoa Kỳ tranh cãi cho chính quyền mới tại Iraq để phủ nhận mấy trăm tỷ đô la mà chế độ Saddam Hussein đã vay các nước khác, kể cả các nước Âu Châu, để bảo vệ quyền lực và đàn áp người dân !

Đáng nói hơn thế, trên chính trường và trong doanh trường của các nước, cả hai xu hướng thiên tả và bảo thủ đều có lúc ủng hộ việc vận động ấy. Mục tiêu thật ra rất đa dạng : nhằm xoá nợ cho các nước nghèo - như quan điểm của Giáo hội Vatican với"chương trình "Jubilee 2000" – hoặc hỗ trợ các chế độ dân chủ mới thành hình, ngăn cản hiện tượng vay tiền để tài trợ khủng bố, giải trừ nạn tham ô của các tổ chức quốc tế khi nhắm mắt trước các nghiệp vụ tài trợ bất chính, v.v... Mỗi xu hướng lại quan tâm đến một khía cạnh và hiểu ra sự nhạy cảm của họ là tìm ra cách vận động hữu hiệu trong một hệ thống luật lệ phức tạp.

Bài học cho Việt Nam

Nguyên Lam : Chúng ta trở lại chuyện Venezuela, thưa ông, trong tương lai thì tình hình của các khoản nợ này sẽ xoay chuyển ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Các lực lượng đấu tranh cho dân chủ tại Venezuela học kinh nghiệm thất bại của họ từ những năm 2002 là phân tán, thiếu phối hợp và không xuống tới quần chúng nên lần này đã có nhiều cuộc tiếp xúc với dân chúng từ dưới cơ sở và vận động quốc tế khiến cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm năm có thể sẽ có kết quả. Khi để mất lòng dân, chế độ Maduro biến chất ra ách độc tài và bị lân bang kết án nên sẽ khó tồn tại, nhất là khi binh lính trong quân đội cũng là nạn nhân của tình trạng đói khổ. Từ những bài học đó, những người lãnh đạo Venezuela sau này cũng nghĩ đến gánh nợ sẽ phải trả cho chế độ tiền nhiệm.

Tôi nghĩ hoạt động quốc tế vận của họ sẽ giải thích và thương thảo rằng việc trừng phạt của các nước cần nhắm vào tay chân của chế độ cũ chứ không thể làm người dân là nạn nhân của việc phong tỏa kinh tế. Sau đó là nêu câu hỏi then chốt, rằng khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân và con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không ?

Nguyên Lam : Nhưng chủ nợ của Venezuela là các cường quốc độc tài hay các ngân hàng quốc tế có dễ gì xóa nợ hay bị mất vốn hay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thế giới đã nghiên cứu và nâng trình độ pháp lý tinh vi để khai triển thành một học thuyết có cơ sở khai thông các vấn đề tài chánh khi một chế độ độc tài chuyển sang một chế độ dân chủ. Chuyện quan trọng ở đây gồm có ba điều kiện đã được quốc tế công nhận. Thứ nhất khoản nợ xuất phát từ một chế độ độc tài đã cam kết bí mật, ngoài sự hiểu biết của người dân. Thứ hai, khoản vay mượn không đem lợi ích cho người dân mà chỉ tập trung vào tay chân của chế độ. Thứ ba, các chủ nợ đều có biết khi thương thuyết mà vẫn cho chế độ vay tiền. Rất nhiều khoản nợ của Venezuela đã hội đủ ba điều kiện ấy nên trong một tương lai không xa, giới chuyên gia về luật pháp và tài chánh có thể nghiên cứu và chuẩn bị để sau này dân Venezuela khỏi trả nợ oan uổng cho một chế độ đáng ghê tởm ! Và bài học sắp tới của Venezuela cũng là điều mà người Việt mình nên suy ngẫm cho tương lai…

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 29/01/2019

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ cảnh cáo Maduro ‘không được đụng tới Guaido’ (BBC, 28/01/2019)

Hoa Kỳ cảnh báo Venezuela rằng bất kỳ đe dọa nào gửi đến các nhà ngoại giao Mỹ hoặc lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido sẽ kích hoạt những ''phản ứng quan trọng".

maduro1

Ông Maduro tham gia tập luyện cùng quân đội ở Carabobo hôm Chủ nhật

Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton nói rằng bất kỳ sự ''đe dọa'' nào sẽ là một ''công kích đối với pháp trị''

Lời cảnh báo của ông diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia khác công nhận ông Giaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Trong khi đó, ông Guaido kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ từ người dân vào thứ tư và thứ bảy.

Guaido, chủ tịch Quốc hội đang do phe đối lập kiểm soát, tuyên bố mình là tống thống lâm thời vào ngày 23 tháng 1.

Khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng thêm căng thẳng khi phe đối lập tiếp tục nỗ lực để truất quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Ông Maduro đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình vào đầu tháng này, một cuộc bầu cử bị tẩy chay bởi phe đối lập và bị cáo buộc gian lận phiếu bầu, dẫn đến các cuộc biểu tình.

maduro2

Nicolás Maduro (trái) và Juan Guaidó

Chủ nhật vừa qua, tùy viên quân sự của Venezuela ở Hoa Kỳ, Đại tá Jose Luis Silva đã đào thoát khỏi chính quyền Maduro, nói rằng ông công nhận Guaido là tổng thống.

Không lâu sau, ông Bolton đã lên Twitter để làm rõ lập trường của Washington, cảnh báo các bên về bất kỳ hình thức ''bạo lực và đe dọa'' nào.

Cũng trên Twitter, ông Guaido kêu gọi một cuộc biểu tình "ôn hòa" diễn ra trong hai giờ vào thứ tư, và một cuộc ''tập hợp trong và ngoài nước'' hôm thứ bảy.

Chuyện gì sẽ xảy ra ?

Một số quốc gia ở Châu Âu bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh nói rằng họ sẽ công nhận luôn ông Guaido là tổng thống nếu bầu cử không xảy ra trong tám ngày tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Maduro đã từ chối, và cho rằng tối hậu thư cân phải được rút lại.

Ông Maduro cũng cho rằng ông sẵn sàng ''tham gia đối thoại'' với những bên phản đối ông. Ông nói rằng ông đã nhiều lần viết thư cho Tổng thống Trump, mặc dù ông nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ ''khinh thường chúng tôi''.

Ông Maduro chấm dứt quan hệ với Hoa Kỳ trong ngày thứ năm vừa rồi sau khi Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ ông Guaido, và ra lệnh các đặc sứ ngoại giao của Mỹ rời Venezuela ngay lập tức trong vòng 72 giờ đồng hồ tiếp theo.

Tuy nhiên, khi thời hạn sắp hết vào tối thứ bảy vừa qua, bộ Ngoại giao Venezuela cho biêt sẽ rút lệnh trục xuất, và thay vào đó cho phép 30 ngày để hai bên thiết lập các ''văn phòng lợi ích'' ở nước sở tại.

Cùng lúc đó, ông Guiado nói với Washington Post rằng ông đang làm việc với một số quan chức quân đội ở Venezuela để xây dựng sự ủng hộ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Ai ủng hộ ông Maduro ?

Nga, Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng công khai ủng hộ ông Maduro.

Tuy nhiên, hơn mười hai quốc gia Latin và Canada đã lên tiếng ủng hộ ông Guaido.

Ở Châu Âu, chính phủ thiên tả của Hy Lạp ủng hộ ông Maduro.

Venezuela đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát cũng như thiếu thốn về lương thực đã khiến hàng triệu người bỏ chạy.

Ông Maduro vấp phải nhiều sự phản đối từ nội bộ và chỉ trích quốc tế vì các vi phạm nhân quyền và cách điểu khiển kinh tế của mình.

Ông được bầu lại vào nhiệm kỳ thứ hai của mình trong năm ngoái, tuy nhiên cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, khi nhiều ứng viên phe đối lập bị bỏ tù hoặc cấm tranh cử.

*************************

Về hội chứng chống Hoa Kỳ ở Venezuela và các nước Nam Mỹ (BBC, 28/01/2019)

Khủng hoảng Venezuela đang đem lại những con số, hình ảnh kinh khủng tràn ngập màn hình tin tức toàn cầu.

maduro3

Simon Bolivar (cưỡi ngựa trắng) sau trận Carabobo năm 1821 trong tranh của Arturo Michelena

Quốc gia này hiện có hai tổng thống, hai quốc hội và hai trưởng công tốđối nghịch nhau.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm.

Có trên 4 triệu dân Venezuela đã vượt biên, và chỉ ở một khu lều trại bên Colombia, chừng hơn 1 triệu người tỵ nạn đang sống cực khổ.

Sự phá sản của chế độ Nicolas Maduro đã rõ nhưng hiện cũng chưa rõ nếu phe Juan Guaido thắng lợi thì tình hình có dễ tiến bộ.

Vì tuy là đối thủ của nhau, hai ông Maduro và Guaido (35 tuổi), đều tôn thờ các biểu tượng của cuộc cách mạng Bolivar.

Để hiểu được các vấn đề của riêng Venezuela và rộng ra là vùng Nam Mỹ, ta cần xem chủ nghĩa Bolivar là gì.

Chủ nghĩa Bolivar và quan điểm bài Mỹ

Simon Bolivar (1783-1830) sinh ra trong một gia đình quý tộc gốc Tây Ban Nha ở Caracas đã giành độc lập cho Venezuela, làm tổng thống Colombia (1819-30) và nhà độc tài Peru (1823-26).

Ông cũng có tham vọng lập ra Liên bang Granada độc lập ở vùng Trung và Nam Mỹ nhưng không thành, và vùng này sau chia ra thành Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Panama và một phần Peru ngày nay.

Kinh tế Venezuela sắp 'đặt mức' lạm phát 10 triệu phần trăm

Chết vì lao phổi ở tuổi 47, ông để lại một di sản vĩ phức tạp mà các thế hệ sau diễn giải theo nhiều nghĩa, gồm cả ý tưởng chống Hoa Kỳ.

Cố tổng thống Hugo Chavez từng rất thích trích dẫn câu nói của Simon Bolivar :

"Hoa Kỳ tự cho họ sứ mệnh nhận từ Thượng Đế đem dịch bệnh tai quái đến cho Nam Mỹ nhân danh tự do".

Ông Chavez hồi 1999 đã đổi tên nước Venezuela thành CH Bolivar Venezuela, gương cao ngọn cờ cách mạng khu vực chống Hoa Kỳ.

Tượng Bolivar không chỉ có ở Caracas mà còn được dựng ở Buenos Aires, Havana, México City, Panama, Paramaribo, San José, Santo Domingo, Bogotá...

Bên cạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Bolivar cũng có cả phần di sản quân phiệt (militaristic legacy), thiên về dùng bạo lực.

Sau khi chiếm được Caracas năm 1813 Bolivar cho bắt giam nhiều người và xử bắn họ không xét xử.

Quân cách mạng cũng tiêu diệt người lai thổ dân (Creole).

Tuy thế, kể từ thế kỷ 18 đến nay, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đều tôn thờ di sản quân đội trên hết của Bolivar.

Hình ảnh 'đàn ông đầy nam tính' (macho) phổ biến ở Nam Mỹ cũng làm tăng tâm lý đề cao 'thủ lĩnh, tướng quân' (caudillos).

Chống Mỹ vì nhiều lý do

maduro4

Tượng Simon Bolivar ở Central Park, New York

Cựu bộ trưởng văn hóa Argentina, học giả Marcos Aguinis từng lý giải về hiện tượng bài Mỹ ở Châu Mỹ La Tinh.

Theo ông, Hoa Kỳ là nền dân chủ đầu tiên ở Tây Bán Cầu và là mô hình của thể chế hiện đại, tự do, dân chủ, bao dung tôn giáo.

Các nước Nam Mỹ đều sao chép lại hiến pháp Hoa Kỳ với mong ước đạt thành tựu như vậy.

Nhưng trên thực tế, Simon Bolivar không hề bài Mỹ và rất ngưỡng mộ George Washington.

Có gốc đại quý tộc, ông chỉ đánh giá mô hình Anh Quốc với vua, Viện Nguyên lão (House of Lords) cao hơn "dân chủ bình dân" kiểu Hoa Kỳ.

Đổi lại, nước Mỹ trẻ tuổi cũng tôn trọng Bolivar và một bức tượng lớn của ông được đặt ở Central Park, New York.

Nhưng sau thời Bolivar, quan hệ giữa các nước Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ là "vừa yêu vừa ghét".

Phản ứng tiêu cực

Tiếp thu di sản phong kiến của Tây Ban Nha, nhiều nước Nam Mỹ chậm phát triển hơn Mỹ và thường 'đoàn kết' trong cảm xúc tiêu cực với Washington.

Dù độc lập từ thế kỷ 19, cả khu vực này không trở thành trung tâm công nghệ của thế giới và sang thế kỷ 21 vẫn có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

Ở các nước giáp biên giới với Hoa Kỳ như Mexico, tinh thần bài Mỹ còn có lý do lịch sử.

Cuộc chiến lập quốc của Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc vùng dân cư gốc tiếng Tây Ban Nha bị đẩy dần xuống phía Nam.

Nhiều người Mexico nay cho rằng việc di dân của họ "quay trở lại Hoa Kỳ" dù bất hợp pháp, vẫn có thể lý giải được như một thứ "đòi lại công lý".

Tự do với dân nghèo có nghĩa là đòi bình đẳng chứ không phải tự do cá nhân như cách hiểu ở Anh, Mỹ, Pháp, Canada.

Giáo hội Công giáo Châu Mỹ La Tinh cũng ủng hộ tư duy 'chống bất công' này.

Thời Chiến tranh Lạnh, Nam Mỹ có Thuyết tự do giải phóng (Liberation Theory) được sinh viên học sinh và nhiều linh mục Công giáo, nhà truyền giáo ủng hộ.

Một số cha dòng Tên (Jesuits) còn ủng hộ các nhóm du kích vũ trang thiên tả chống lại giới chủ đất địa phương.

Trong nhiều năm, Washington thường ủng hộ các chế độ quân nhân, độc tài bản địa nên càng trở thành đối tượng của sự căm ghét.

maduro5

Dòng người bỏ chạy khỏi Venezuela sang Colombia lên tới cả triệu

Nhiều đảo chính quân sự của phe hữu được Hoa Kỷ ủng hộ vì sau cách mạng Cuba, Washington kiên quyết muốn ngăn ảnh hưởng của Liên Xô tại Nam Bán Cầu.

Di sản này khiến tâm lý bài Hoa Kỳ trong các giới thiên tả, sinh viên, và cả giáo hội Công giáo tại Châu Mỹ La Tinh vẫn còn rất mạnh.

Bài Mỹ trong thế kỷ 21

Ngày nay, tâm lý bài Mỹ, theo Marco Aguinis viết hồi 2006, còn có nguồn gốc tự thân và mang màu sắc dân tuý.

'Sức mạnh của ghen tỵ (power of envy) và tính phụ thuộc cũng là lý do bài Mỹ"…

Chống Mỹ còn là biểu hiện của "mâu thuẫn giữa tư duy hiện đại và chống hiện đại" và dễ thành chống bao dung và tự do ngôn luận.

Mặc dù lãnh đạo Venezuela hay lên án Mỹ, người dân của họ lại không ghét Mỹ như người Argentina, nước có đa số dân gốc Âu, theo Marco Aguinis.

Hiện còn rất sớm để đánh giá về 'tổng thống tự phong' Juan Guaido của Venezuela.

Có vẻ như cả phe Maduro và đối lập đều không đi xa khỏi di sản Bolivar.

Không như một số hình ảnh 'bình dân' mà báo chí quốc tế thích nêu ra, các lãnh đạo đối lập chống Maduro đều xuất thân từ cầm lớp cầm quyền.

Người thầy của Juan Guaido, ông Leopoldo Lopez, lãnh đạo đối lập Venezuela bị cầm tù, chính là một hậu duệ của gia tộc Bolivar.

Cụ ngoại của ông là Juana Bolivar, em gái nhà cách mạng Simon Bolivar, và Lopez cũng là cháu của tổng thống Cristóbal Mendoza.

Còn Juan Guaido sinh ra trong một gia đình trung lưu có ông là sĩ quan cao cấp trong hải quân và đã tốt nghiệp Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido đã ôm tấm hình Simon Bolivar.

Điều này khiến một tờ báo Anh nói tinh thần 'cách mạng bạo động' sẽ không hề bị xóa đi với phái của Guaido, và Venezuela sẽ "còn đầy xáo trộn".

Cùng lúc, dù chế độ nào lên cầm quyền thì quan hệ mật thiết 'vừa yêu vừa ghét' của Venezuela với Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục.

*******************

Các nước lớn Châu Âu sắp công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela (VOA, 26/01/2019)

Các nước ln Châu Âu bày t s ng h lãnh đo đi lp Venezuela Juan Guaido hôm th By, nói rng h s công nhn ông là tng thng lâm thi nếu Nicolas Maduro không loan báo bu c trong vòng tám ngày ti.

maduro6

Juan Guaido, 35 tuổi, tuyên b ông là tng thng lâm thi ca Venezuela hôm th Tư. K t khi đó, Mỹ, Canada và hu hết các nước M Latin khác đã công nhn ông.

Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đu cho biết h sẽ công nhn ông Guaido tr phi các cuc bu c mi được loan báo.

Venezuela đã chìm trong hỗn lon dưới thi ông Maduro vi tình trng thiếu thc ăn và biu tình hàng ngày trong bi cnh khng hong kinh tế và chính tr đã khiến người dân t di cư và lạm phát dự báo tăng 10 triu phn trăm trong năm nay.

Ông Maduro tái đắc c vào tháng 5 năm ngoái vi s lượng c tri đi b phiếu thp và gia nhng cáo buc chính ph mua phiếu. Phe đi lp trong nước, M và các chính ph M Latin đã t chi công nhn kết quả bu c.

Ông Guaido tuyên bố mình là tng thng lâm thi vào ngày th Tư mc dù ông Maduro, người lãnh đo quc gia giàu du m này t năm 2013 và được lc lượng vũ trang ng h, đã t chi thoái lui.

Đầu tun này, M tuyên b ng h ông Guaido, vi việc Phó Tổng thng Mike Pence gi ông Maduro là "k đc tài nm quyn bt chính". K t khi đó, hu hết các quc gia M Latin và Canada đu nói h ng h nhà lãnh đo 35 tui ca phe đi lp.

Ngày thứ By, thêm bn nước Liên minh Châu Âu gia nhp.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố ng h ông Maduro và hu thun đng minh Nam M xã hi ch nghĩa này và cáo buc M tìm cách tiếm quyn Venezuela.

Mỹ hôm th Sáu nói đã sn sàng tăng cường các chế tài kinh tế đ nhm lt đ ông Maduro.

Published in Quốc tế

Venezuela : Đọ sức từ trong ra ngoài nước

Thời sự quốc tế được các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều là những diễn biến của cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, hiện trong tình trạng chế độ hai tổng thống.

dosuc1

Những người ủng hộ tổng thống tự xưng Juan Guaido biểu tình ở gần một căn cứ quân sự, Caracas, Venezuela, 27/01/2019 - Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Tình hình ở đất nước Nam Mỹ vốn đã kiệt quệ về kinh tế, chính trị xã hội rối ren từ cả năm qua đang căng thẳng thêm từng ngày. Trong khi đó ở bên ngoài, các cường quốc cũng tìm kiếm sự hậu thuẫn cho mỗi vị "tổng thống" của họ.

Nhật báo Le Monde với bài xã luận có tựa đề viết : "Từ ngày 24 tháng Giêng, Venezuela thức dậy với hai tổng thống… Một bên là ông Nicolas Maduro, đương nhiệm tổng thống vừa tái đắc cử hồi tháng 05/2018, trong một cuộc bầu cử bị đối lập phản đối và một bộ phận cộng đồng quốc tế không công nhận tính chính đáng. Bên kia là một lãnh tụ đối lập mới 36 tuổi, Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội, hôm 23/01, đã tự tuyên bố làm tổng thống lâm thời. Vài tháng trước, Juan Guaido vẫn còn là nhân vật không mấy ai biết đến, nhưng khi tự xưng là tổng thống tạm quyền Venezuela, lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này ngay lập tức được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Nam Mỹ công nhận.

Le Monde nhận xét : "Cho dù việc dân biểu trẻ tuổi tự xưng tổng thống đã làm dấy lên một vài hy vọng ở Caracas, nhưng nhiều người vẫn không mấy tin vào chế độ hiện tại bị lật đổ. Ít ra là ngay tức thì…".

Theo le Monde, "kể cả ông Maduro hành xử như một kẻ độc tài, duy trì quyền lực bằng vũ lực, nhưng người ta không thể dùng đảo chính này để đáp trả đảo chính khác. Cộng đồng quốc tế cần áp đặt bầu cử tự do cho đất nước đang bị xé nát và hấp hối này tìm được con đường dân chủ, có được một vị tổng thống có tính chính danh không thể chối cãi".

Venezuela : Chia rẽ tranh giành từ bên ngoài

Nhật báo Le Figaro nhìn sự kiện Venezuela trên bình diện quốc tế. Xã luận của Le Figaro nhận thấy : "Giờ đây, dường như không gì có thể ngăn cản được cuộc đấu tranh vì tự do của người dân Venezuela. Đối mặt với một chế độ tham nhũng đẩy đất nước vào đổ nát, sau nhiều năm chia rẽ cuối cùng đối lập đã tập hợp thành công để ủng hộ một người, vị lãnh đạo quốc hội trẻ Juan Guaido".

Nhưng số phận đất nước Venezuela phụ thuộc một ván bài khác, vượt ra ngoài khát vọng của nhân dân. Đó là ván bài của một thế giới bị chia thành hai khối. Không phải cuộc đối đầu giữa những nền dân chủ phương Tây với chế độ cộng Sản như thời chiến tranh lạnh mà đó là "sự rạn vỡ giữa mô hình tự do và các chế độ toàn trị, dưới sự lãnh đạo của những nhân vật quyền uy. Nicolas Maduro, người kế vị, Hugo Chavez, cha đẻ của cuộc cách mạng Bolivar, đứng về phía Nga, Trung Quốc, Cuba, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Lãnh đạo cái "câu lạc bộ" đó, Moskva và Bắc Kinh cùng chia sẻ những lợi ích về tư tưởng và địa chiến lược : Xuất khẩu mô hình lãnh đạo toàn trị của họ và vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước này".

Le Figaro kết luận : "Ở Venezuela, trật tự thế giới của ngày mai sẽ hình thành. Thế giới tự do không thể khuất phục".

Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho cuộc chơi Venezuela

Những diễn biến tình hình trong vài ngày gần đây cho thấy lãnh tụ đối lập Venezuela đang có cơ thắng thế. Các báo Pháp đều có chung một nhận định là đến giờ không còn ai nghi ngờ vị dân biểu trẻ tuổi này dám làm mạnh là có sự đồng tình của Mỹ. Le Figaro khẳng định qua hàng tựa : "Trump đã lên kế hoạch ván cờ với Maduro".

Le Figaro quan sát thấy : "Trái hẳn với kiểu ngẫu hứng đôi khi vẫn thấy trong các quyết định, lần này chính quyền Trump cố đọ sức với Nicolas Maduro như chơi một ván cờ, bằng việc chuẩn bị trước các nước đi. Dù chú ngựa non Juan Guaido của họ vẫn còn chưa thắng cuộc, Washington nhận thấy sự thận trọng là có ích".

Theo Le Figaro : "Giữa tháng 12, bằng con đường bí mật qua Colombia và Brazil, Juan Guaido đã đến Washington kín đáo gặp John Bolton, cố vấn An ninh Nhà Trắng. Sau một cuộc họp tại Nhà Trắng, ông ta đã nhận được điện thoại của phó tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định với ông rằng Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên công nhận nếu ông tự tuyên bố làm tổng thống ngay ngày mai. Kế hoạch để ủng hộ ông Guaido như vậy đã sẵn sàng".

Giờ đây người ta đã thấy, vẫn theo Le Figaro, "để huy động cộng đồng quốc tế, hôm thứ Bảy ngoại trưởng Pompeo tới New York, trong suốt 6 giờ ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối mặt với Nga và Trung Quốc, hai nước vẫn đứng về phía Maduro. Trong bầu không khí như chiến tranh lạnh, ông Pompeo lên án chế độ Maduro là "Nhà nước mafia phi pháp" và kêu gọi "mỗi quốc gia hãy chọn phe cho mình : hoặc các vị ủng hộ lực lượng tự do, hoặc các vị đồng lõa với Maduro và sự hỗn loạn ông ta gây ra".

Ngoại trưởng Mỹ trước đó đã chỉ định Elliot Abrams làm đặc phái viên theo dõi "tiến trình dân chủ ở Venezuela". Ông này là quan chức cũ dưới chính quyền Bush và Reagan, từng được giao nhiệm vụ giám sát "các nỗ lực của Mỹ để tái lập dân chủ" ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vụ bê bối Iran-Contra đã làm ông bị kết án nhưng sau đó đã được ân xá.

Để tăng áp lực, Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến hành chuyển tiền của Venezuela cho vị "tân tổng thống", trong đó có thu nhập của Citgo, một chi nhánh của công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA, đóng trụ sở tại Houston (Texas). Le Figaro trích dẫn dân biểu đảng Cộng hòa của Florida, Mario Diaz-Balant tỏ ra vui mừng tuyên bố : "Điều mà các vị đang chứng kiến đó là một lần nữa dân chủ lại tiến bước. Một phần lớn của việc đó là nhờ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ".

Nga cố hết sức bảo vệ chế độ Nicolas Maduro

Trong khi đó ở bên phe ủng hộ Maduro, "Nga lo sợ thay đổi chế độ (Maduro)", như tựa một bài bài báo khác trên Le Figaro. Bài báo ghi nhận: "Từ đầu cuộc khủng hoảng hôm 21 tháng Giêng, Moskva dồn tất cả sức vào cuộc đấu nhằm ngăn cản mưu đồ 'đảo chính tại Caracas' do Washington đỡ đầu…".

Cùng với đồng minh Trung Quốc, chính quyền Nga đã cố gắng làm thất bại cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Bẩy vừa qua. Nga lên án sự can thiệp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ của Venezuela. Trong khi đó, Le Figaro dẫn nguồn của Reuters cho hay đã có ít nhất hàng chục lính đánh thuê thuộc nhóm Wagner, một tổ chức có quan hệ mật thiết với bộ quốc phòng Nga, dường như đã tới Caracas qua ngả La Havana để bảo vệ cho tổng thống Maduro.

Tờ báo nhắc lại, Venezuela được coi như là một đồng minh chiến lược duy nhất trong vùng của Moskva, giúp Nga ngăn chặn ảnh hưởng của Washington trong khu vực Nam Mỹ. Hugo Chavez trong bảy năm cầm quyền đã 8 lần tới Moskva cũng như Nicolas Maduro đều là những vị khách quý của tổng thống Vladimir Putin. Sự ủng hộ của Nga với chế độ Maduro càng được gia tăng khi đất nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo Le Figaro, từ năm 2006, Nga đã cho Venezuela vay không dưới 17 tỷ đô la. Tháng 12 vừa qua, trong chuyến thăm Moskva, ông Maduro hoan hỉ thông báo được Nga đầu tư bổ sung 6 tỷ đô la và các dự án khai thác dầu.

Ngoài ra, Nga đã trở thành nhà cung cấp độc quyền vũ khí cho chế độ Venezuela kể từ khi Mỹ rút ra. Năm 2001, Moskva đã ký với Hugo Chavez một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương, trong đó có việc cung cấp hầu như toàn bộ các loại trang thiết bị, khí tài quân sự cho Venezuela, từ chiến đấu cơ Sukhoi hiện đại, tên lửa, xe bọc thép cho đến cả những súng bộ binh. Le Figaro còn cho biết, gần đây nhiều thông tin nói Nga đang xây dựng một căn cứ quân sự tại nước này. Thông tin này sau đó đã bị đại sứ Nga ở Caracas bác bỏ. Mặc dù vậy người ta vẫn có thể mường tượng được Nga sẽ mất nhiều nếu chế độ hiện nay ở Caracas thay đổi.

Diễn đàn Davos : Hơn cả thất bại là thất vọng

Chuyển qua một sự kiện quốc tế khác. Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos vừa khép lại trong sự thờ ơ và lạnh nhạt của các cường quốc kinh tế thế giới cũng như dư luận.

Nhật báo kinh tế Les Echos có bài phóng sự dài với tiêu đề : "Davos, diễn đàn của một thế giới bị xé nát". Bài phóng sự điều tra dài của tờ báo khẳng định : Cuộc gặp thượng đỉnh Davos hàng năm được khởi xướng từ gần 50 năm nay, với lý tưởng trở thành một diễn đàn cho một thế giới mở, cùng nhau chia sẻ những giá trị dân chủ. Thế nhưng diễn đàn Davos lần thứ 49 vừa khép lại này đã cho thấy điều ngược lại cùng sự vắng mặt của Hoa Kỳ và nhiều nguyên thủ các nước lớn khác. Nhiều công trình sự nghiệp mang quy mô thế giới bị đẩy xuống hàng thứ yếu nhường chỗ cho việc bảo vệ lợi ích của các quốc gia cá thể.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Venezuela : Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực (RFI, 27/01/2019)

Được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới, tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido hôm nay 27/01/2019 kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường, đồng thời đề nghị ân xá cho tất cả các quân nhân quay lưng với chế độ Nicolas Maduro.

maduro1

Lãnh tự đối lập, chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido phát biểu với những người ủng hộ tại Caracas ngày 26/01/2019. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Từ hôm qua, ông Guaido đã khởi động các cuộc tham vấn nhân dân trên toàn quốc, nhằm phổ biến đường lối của đối lập trong khi toàn bộ báo chí đã bị chính quyền Nicolas Maduro khống chế. Thông tín viên RFI Benjamin Delille đã đến quảng trường Alfredo Sadell ở Caracas, nơi thủ lãnh đối lập thu thập ý kiến về luật ân xá, tường thuật :

Trong suốt buổi sáng, các dân biểu thay nhau lên diễn đàn để giải thích về nội dung luật ân xá. Đến trưa, luật này được công chúng bỏ phiếu tượng trưng.

Vanessa, 34 tuổi đứng vào một hàng dài người đang xếp thứ tự. Cô nói : "Chúng tôi xếp hàng để ký tên đồng ý với luật ân xá do Quốc hội thông qua". Cô đến tham gia vì sợ rằng đạo luật sẽ khoan hồng cho tất cả những tội mà một số thành viên chính phủ đã phạm trong những năm gần đây. Tuy nhiên Vanessa nhìn nhận các dân biểu đã nói rõ đối tượng của luật là những ai bị cầm tù, truy nã hoặc lưu vong vì lý do chính trị.

Dân biểu Leonardo Regnault giải thích các nguyên tắc của luật : "Chính phủ tiếm quyền Maduro đã bỏ tù nhiều người qua việc sáng tác ra đủ loại tội phạm để gán cho họ. Sắp tới khi khôi phục nền dân chủ, các nhà tù sẽ mở cửa để kết thúc tình trạng vô nhân đạo này".

Các cuộc tham vấn tương tự diễn ra khắp nước, và mỗi người tham gia được phát tài liệu chi tiết về luật để về phổ biến cho người thân".

Tùy viên quân sự tại Mỹ quay lưng lại với Maduro

Đó là ân xá đối với các nhà hoạt động chính trị, còn với quân đội, ngay từ đầu thủ lãnh đối lập đã đề nghị khoan hồng cho các quân nhân rời bỏ hàng ngũ, ngưng phục vụ chế độ Maduro. Ông Juan Guaido cho biết cũng đã gặp gỡ một số thành viên chính phủ Maduro nhằm thuyết phục tổ chức bầu cử.

Hôm qua tùy viên quân sự của Venezuela tại Washington, đại tá José Luis Silva tuyên bố không nhìn nhận ông Nicolas Maduro là tổng thống hợp pháp, và kêu gọi "các anh em quân nhân" ủng hộ ông Juan Guaido.

Về phía ông Maduro loan báo mở đàm phán với Hoa Kỳ để duy trì liên lạc tối thiểu giữa hai nước, sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cuba và Mỹ từng giữ quan hệ loại này cho đến tháng 7/2015, khi mở lại đại sứ quán.

Thụy My

***********************

Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Châu Âu ủng hộ thủ lãnh đối lập Venezuela (RFI, 27/01/2019)

Sau năm tiếng đồng hồ tranh luận hôm qua 26/01/2019, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn không tìm được tiếng nói chung cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido, trong bối cảnh Châu Âu đưa ra tối hậu thư cho ông Maduro trong vòng 8 ngày phải tổ chức bầu cử tự do. Hai chủ nợ lớn của Venezuela là Nga và Trung Quốc ngăn trở việc đưa ra thông cáo chung.

maduro2

Phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình Venezuela, tại New York ngày 26/01/2019 -Reuters/Carlo Allegri

Cuộc họp khẩn cấp này diễn ra theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Peru và Cộng hòa Dominicana, Nga phản đối nhưng chỉ thu thập được 3/15 phiếu nên không ngăn cản được.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :

 Mike Pompeo không cần phải nghe phát biểu từ đồng nghiệp của quốc gia Venezuela, mà Mỹ không còn công nhận tổng thống. Ông rời phòng họp Hội đồng Bảo an chẳng bao lâu sau khi đưa ra lời cảnh báo.

Ngoại trưởng Mỹ nói : "Bây giờ là lúc mà mỗi nước cần chọn lựa đứng về phía nào, không còn có thể trì hoãn hay dùng chiến thuật đánh lạc hướng. Hoặc là đứng về phía lực lượng tự do, hoặc Maduro cùng với sự hỗn loạn của phía ông ta".

Dù vậy Hoa Kỳ vẫn không đạt được việc đưa ra một bản tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an để ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido, chủ yếu do Nga và Trung Quốc phản đối. Moskva còn cáo buộc Washington xúi giục đảo chính.

Jorge Arreaza, ngoại trưởng Venezuela khẳng định có được bằng chứng, ông nói : "Hoa Kỳ không phải đứng phía sau vụ đảo chính mà còn đi đầu. Họ không chỉ ra lệnh cho đối lập Venezuela mà cả những chính phủ chư hầu của Mỹ trong khu vực, tại Châu Âu và các nước khác trên thế giới".

Caracas bác bỏ tối hậu thư của các nước Châu Âu hạn định cho Venezuela trong vòng 8 ngày phải tổ chức bầu cử, tuy nhiên nói rằng luôn sẵn sàng đối thoại với Washington.

Bên lề hội nghị, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vassily Nebenzia cho rằng cần tránh việc nước ngoài can thiệp quân sự vào Venezuela bằng mọi giá. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi tiếp xúc báo chí đã cổ vũ tất cả các nước chấm dứt giao dịch tài chính với chế độ Nicolas Maduro.

Thụy My

*******************

Pompeo : 'Thử nghiệm xã hội chủ nghĩa' khiến kinh tế Venezuela sụp đổ (BBC, 27/01/2019)

Hoa Kỳ hôm 26/1 kêu gọi quốc tế hãy chọn một bên ở Venezuela và giục các nước ngừng giao dịch với chính phủ Nicolas Maduro, trong khi các cường quốc Châu Âu đưa chỉ dấu sẽ theo Washington công nhận Juan Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của nước này.

maduro3

Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido vẫy tay với những người ủng hộ ông tại Caracas, Venezuela, ngày 26/1

Theo Reuters, trong các cuộc trao đổi gay gắt tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chiến dịch do Venezuela và Nga (quốc gia đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela) dẫn dắt, cáo buộc Washington định đảo chính và chỉ trích yêu cầu của Châu Âu về việc tiến hành bầu cử ở Venezuela trong vòng tám ngày

Guaido, người nắm quyền lãnh đạo Quốc hội ngày 5/1, tuyên bố ông là tổng thống lâm thời hôm 23/1. Hoa Kỳ, Canada và một loạt nước Mỹ Latinh mau chóng công nhận nhà lãnh đạo trẻ.

Maduro, người lãnh đạo quốc gia giàu dầu mỏ từ năm 2013 và có sự trợ giúp của lực lượng vũ trang, từ chối từ chức.

Nhưng hôm 26/1, ông Guaido, 35 tuổi, nhận được sự ủng hộ từ một quan chức cấp cao. Đại tá Jose Luis Silva, tùy viên quốc phòng Venezuela tại Washington,, nói rằng ông đã ngưng quan hệ với chính phủ Maduro và công nhận Guaido là tổng thống lâm thời.

maduro4

Biểu ngữ của người biểu tình : "Tôi chiến đấu cho tự do"

Phát biểu tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ kêu gọi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết "cuộc thử nghiệm xã hội chủ nghĩa" của Maduro đã khiến nền kinh tế sụp đổ và đẩy người dân Venezuela đến đường cùng phải bới rác tìm đồ ăn.

"Bây giờ là lúc để mọi quốc gia chọn một bên. Hoặc là quý vị đứng về phía lực lượng tự do, hoặc quý vị liên minh với Maduro và tình trạng hỗn loạn của ông ta", ông Pompeo nói trước hội đồng. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ quá trình chuyển đổi dân chủ của Venezuela và vai trò của Tổng thống lâm thời Guaido".

Ông Pompeo cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế ngắt kết nối hệ thống tài chính của họ với chính phủ Maduro. Washington đưa chỉ dấu rằng họ đã sẵn sàng đẩy mạnh các biện pháp kinh tế để tước quyền lực khỏi tay ông Maduro, nhưng hôm 26/1, ông Pompeo từ chối cho biết về bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

*********************

Washington tăng áp lực với Caracas, Moskva ủng hộ Nicolas Maduro (RFI, 26/01/2019)

Trong khi tình hình tại Venezuela đang nóng lên từng ngày, hôm qua, 25/01/2019, Washington tiếp tục tỏ quyết tâm gia tăng các áp lực nhằm buộc ông Nicolas Maduro phải rời bỏ quyền lực, trong khi đó Nga khẳng định sự ủng hộ với tổng thống kế thừa của Chavez.

maduro5

Biểu tình chống chính quyền Nicolas Maduro tại Caracas ngày 23/01/2019. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Nhà Trắng cho biết đang nghiên cứu mọi lựa chọn giải pháp để có thể loại bỏ Nicolas Maduro. Tuy nhiên, giải pháp can thiệp quân sự hay can thiệp vì lý do nhân đạo của Mỹ vào Venezuela để lật đổ chế độ Chavez hiện tại là hầu như không khả thi. Áp lực khả dĩ có hiệu quả chủ yếu là về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, thứ vũ khí mà Mỹ có thể dùng chống lại chế độ Maduro là phong tỏa tài sản của Venezuela hoặc ngừng nhập dầu mỏ của Venezuela.

Hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ định ông Elliot Abrams làm đặc sứ với sứ mệnh "tái lập dân chủ" tại Venezuela. Vị đặc sứ này, hôm nay cùng với ngoại trưởng Mỹ sẽ dự phiên họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để "kêu gọi các nước ủng hộ quá trình chuyển tiếp dân chủ tại Venezuela".

Ông Mike Pompeo cũng đã hứa sẽ thông báo cách thức cung cấp cho tổng thống tự phong Juan Guaido "các nguồn lực mà ông Guaido cần để thúc đẩy chính phủ của Venezuela".

Về phía Moskva, hôm qua trong cuộc họp báo tại Rabat, Morocco, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng Nga phản đối "chính sách phá hoại" của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Venezuela. Lãnh đạo ngoại giao Nga lên án Washington đã "kêu gọi đảo chính" ngay sau khi ông Nicolas Maduro đắc cử tổng thống Venezuela từ hồi tháng Năm vừa qua.

Trong khi một số các nhà ngoại giao Mỹ hôm qua đã bắt đầu rời Caracas, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết những ngày qua, nhiều nhân viên an ninh tư nhân Nga từng tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài đã tới Caracas để tăng cường bảo vệ an ninh cho tổng thống Maduro.

Anh Vũ

*******************

Quân đội Venezuela : Chỗ dựa cho Maduro (RFI, 26/01/2019)

Mặc cho những náo động dữ dội, ông Nicolas Maduro vẫn luôn là người đứng đầu Venezuela, nhờ sự ủng hộ của một đồng minh hết sức quan trọng : quân đội. Hôm 24/01/2019, các tướng lãnh đã tái khẳng định sự trung thành với Maduro, sau khi chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tự xưng là tổng thống lâm thời.

maduro6

Bộ trưởng quốc phòng Venezuela, Vladimir Padrino Lopez trong cuộc họp báo tại Caracas ngày 24/01/2019. Reuters/Manaure Quintero

Tổng tư lệnh quân đội khẳng định Nicolas Maduro là "tổng thống hợp pháp" của Venezuela, cho rằng việc lãnh tụ đối lập Juan Guaido tuyên bố nhận chức vụ tổng thống là một "vụ đảo chính".

Bộ trưởng quốc phòng, tướng Vladimir Padrino, bao quanh là những tướng lãnh cao cấp tố cáo trong cuộc họp báo : "Họ tìm cách thành lập một chính phủ thứ hai trên thực tế".

Hôm thứ Tư 23/1, chủ tịch Quốc hội 35 tuổi Juan Guaido đã tự uyên bố là "tổng thống đương nhiệm" của Venezuela trước hàng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập. Ngay lập tức ông nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và khoảng 12 nước Châu Mỹ la-tinh.

Nhà chính trị học Luis Salamanca, được AFP trích dẫn, phân tích : "Khi dấn lên một bước, cần phải biết rằng mình có thể được những ai ủng hộ, đặc biệt là giới quân sự".

Thủ lãnh đối lập đã đề nghị khoan hồng cho những quân nhân từ bỏ hàng ngũ của nhà lãnh tụ phe xã hội 56 tuổi. Ông Guaido cũng khẳng định là do ủng hộ tổng thống Venezuela mà ông gọi là "kẻ tiếm quyền", bản thân tổng tư lệnh quân đội cũng bất hợp pháp.

Giới quân sự : Quyền hành lớn, mặc sức làm giàu

Nicolas Maduro, mà hôm 10/01 đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vốn bị đối lập và phần lớn cộng đồng quốc tế phản đối vì cho là gian lận bầu cử, trong những năm gần đây không ngừng tưởng thưởng lòng trung thành của các tướng lãnh bằng cách cho họ quyền hành chính trị và kinh tế ngày càng lớn.

Dưới thời cố tổng thống Hugo Chavez (1999-2013), vốn là cựu quân nhân, giới quân sự chiếm 25% trong bộ máy chính quyền. Đến thời ông Maduro, tỉ lệ này lên đến 43% vào năm 2017, sau đó lại xuống còn 26% - theo tổ chức phi chính phủ Control Ciudadano.

Trong số 32 bộ trưởng của Venezuela, có đến 9 người là tướng tá. Họ nắm những bộ chính yếu như quốc phòng, Nội Vụ, Nông Nghiệp và Thực Phẩm. Các tướng lãnh cũng giám sát tập đoàn dầu khí quốc gia PDVSA, nơi mang lại đến 96% thu nhập cho đất nước, và kiểm soát bộ máy tình báo.

Bà Rocio San Miguel, chủ tịch Control Ciudadano nhận định, việc giới quân sự hiện diện ít hơn trong chính phủ là do "các bộ không còn là nơi béo bở để làm giàu như trước đây. Các tướng lãnh chuyển sang nhập khẩu và bán những mặt hàng được trợ giá".

Một kênh truyền hình, một ngân hàng, một nhà máy lắp ráp xe hơi, một công ty xây dựng hoặc khai thác quặng mỏ, dầu khí : có những lãnh vực giúp cho giới quân nhân tăng cường ảnh hưởng, mà theo các nhà phân tích, không ngừng tăng lên cùng với việc uy tín của ông Maduro đi xuống.

Tổng thống cánh tả coi quân đội là "cột sống" của đất nước mà trước đây là một trong những quốc gia giàu có nhất Châu Mỹ la-tinh, nhưng nay chìm sâu trong khủng hoảng. Venezuela với 31 triệu dân, có 365.000 quân nhân và 1,6 triệu quân dự bị.

Quốc hội, định chế duy nhất trong tay phe đối lập - và do đó các quyết định mặc nhiên bị Tòa án Tối cao thân Maduro bác bỏ - trên thực tế đã bị thay thế bằng một Quốc hội lập hiến với 100% thành viên về phe với chính quyền.

Theo ông Luis Salamanca, "Maduro dựa vào giới quân sự, còn các tướng lãnh thì lợi dụng ông Maduro để thủ lợi về kinh tế, và tránh nguy cơ bị truy tố trong trường hợp chế độ sụp đổ".

Tướng tá còn ủng hộ Maduro được bao lâu ?

Mặc cho các nỗ lực nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trong quân đội, bộ trưởng quốc phòng nhìn nhận rằng "quỷ sứ đang rảo quanh các doanh trại". Hôm thứ Hai 21/1, có 27 quân nhân đã nổi dậy chống chế độ, kêu gọi người dân xuống đường, nhưng sau đó họ đã bị bắt.

Đáng chú ý là trong số 25 người bị tống giam và cáo buộc tổ chức tấn công tổng thống hôm 04/08/2018, có hai vị tướng. Khoảng 180 quân nhân khác bị cho là âm mưu chống chính quyền cũng đã bị bắt giam trong năm 2018, theo Rocio San Miguel.

Hồi tháng 9/2018, tờ New York Times viết rằng các viên chức Mỹ đã gặp gỡ các quân nhân Venezuela nổi dậy để nêu ra việc lật đổ Nicolas Maduro. Sau đó tổng thống Donald Trump tuyên bố chế độ Venezuela "có thể nhanh chóng bị quân đội lật đổ, nếu giới quân sự quyết định làm điều đó".

Trong một đất nước khan hiếm thực phẩm, thuốc men trầm trọng, trong năm 2018 đã có trên 4.300 người lính rời bỏ Vệ binh quốc gia, theo một tài liệu của cơ quan này, được Control Ciudadano trích dẫn. Tổ chức phi chính phủ ước lượng từ năm 2015 đến nay đã có khoảng 10.000 quân nhân xin ra khỏi quân đội.

Đối với nhà phân tích Luis Salamanca, các tướng lãnh cao cấp đang lâm vào thế lưỡng nan. Hoặc tiếp tục theo Maduro với nguy cơ bị mắc nạn cùng với ông ta, hoặc tự cứu mình bằng cách tự trình diện trước tư pháp các nước khác, như Hoa Kỳ chẳng hạn.

Washington vốn đã nhắm vào một số tướng lãnh, qua các biện pháp như cấm nhập cảnh vào Mỹ, đóng băng tài khoản ; đe dọa sẽ tăng cường trừng phạt.

Thụy My

********************

Venezuela : Được quân đội ủng hộ, Maduro tố cáo Mỹ xúi giục đảo chính (RFI, 25/01/2019)

Từ hai ngày qua, Venezuela có hai tổng thống : ông Nicolas Maduro, bị phương Tây tố cáo là đắc cử nhiệm kỳ thứ hai nhờ gian lận ; và tổng thống tự phong Juan Guaido, nhà đối lập vừa lên làm chủ tịch Quốc hội. Có được sự ủng hộ của quân đội, hôm nay 25/01/2019 ông Maduro lớn tiếng tố cáo đối thủ làm đảo chính với sự trợ giúp của Mỹ.

maduro7

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (P) và chủ tịch Quốc hội lập hiến Diosdado Cabello tại Tòa Án Tối Cao, Caracas, ngày 24/01/2019 Reuters

Trước đó Nicolas Maduro đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington, hạn định cho các đại diện Mỹ 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi Venezuela. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đáp trả là ông Maduro "không có quyền hạn hợp pháp" để ra lệnh như thế. Tuy nhiên hôm qua Washington đã yêu cầu những nhà ngoại giao giữ nhiệm vụ không thiết yếu về nước, đồng thời khuyến cáo công dân Mỹ không nên ở lại Venezuela. Hoa Kỳ cũng đề nghị đưa vấn đề Venezuela ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày mai 26/1.

Thông tín viên Benjamin Delille từ Caracas cho biết tình cảm trái ngược của người dân Venezuela đối với Mỹ :

"Tổng thống Mỹ Donald Trump là nguyên thủ đầu tiên công nhận ông Juan Guaido như tổng thống lâm thời, sau đó nhiều nước khác cũng theo gương Hoa Kỳ. Đối với Luis, một người phản đối Nicolas Maduro, việc nhìn nhận này đúng theo khuynh hướng dân chủ. Ông nói : Các nước ấy đang đi đúng hướng, họ tôn trọng Hiến pháp và luật pháp của chúng tôi.

Nhưng những người ủng hộ chế độ không tin như vậy, họ cho rằng phe đối lập chỉ là công cụ của Hoa Kỳ để lật đổ ông Nicolas Maduro. Một người nói : Đối lập làm theo chiến dịch tuyên truyền do một nhân vật khùng là Donald Trump chỉ đạo. Yankee, hãy cuốn gói !

Một nghịch lý là tình cảm chống Mỹ được nuôi dưỡng qua khủng hoảng kinh tế - theo Maria, một người ủng hộ Maduro. Bà này khẳng định : Khủng hoảng là do Mỹ và nhiều nước đã phong tỏa nền kinh tế chúng tôi, tung ra nhiều tin giả.

Được kẻ yêu người ghét, Hoa Kỳ có thể coi như biểu tượng cho sự chia rẽ ở Venezuela".

Tối qua, ông Juan Guaido cho biết muốn tổ chức cuộc bầu cử càng sớm càng tốt, tuyên bố sẵn sàng mở lối cho khủng hoảng qua việc ân xá cho ông Nicolas Maduro. Phó tổng thống Brazil Hamilton Mourao cũng đề nghị một "hàng lang sơ tán" cho Maduro.

Nhà đối lập trẻ tuổi Juan Guaido được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Nam Mỹ. Khoảng 50 nước vẫn coi nhiệm kỳ thứ hai của ông Maduro là bất hợp pháp, Liên Hiệp Châu Âu đòi hỏi tổ chức bầu cử tự do nhưng không chính thức công nhận ông Guaido. Còn ông Maduro được sự hỗ trợ của Nga, Trung Quốc, Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô, Bolivia.

Canada hôm qua cho biết sẽ tiếp đón hội nghị sắp tới của Nhóm Lima về Venezuela, nhưng thời điểm chưa được ấn định. Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi "tránh gây thêm đau khổ cho người dân Venezuela".

Kể từ thứ Hai 21/1 đến nay, đã có 26 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ tại Venezuela, theo tổ chức phi chính phủ Observatorio Venezolano de Conflictividad Social.

Thụy My

Published in Quốc tế
samedi, 26 janvier 2019 17:42

Thiên hạ luận gì về Venezuela ?

Biểu tình bùng phát trên din rng vi s tham d ca hàng triệu người Venezuela đã tr thành mt trong nhng ch đ chính trên mng xã hi Vit ng.

vene1

Biểu tình chng tng thng Maduro ti Caracas, Venezuela.

Không phải t nhiên mà người Vit dành cho quc gia cách mình na vòng trái đt s quan tâm đc bit đến như vy.

Cuối thp niên 1990, sau khi Hugo Chavez – người đc bit ái m Karl Marx, Vladimir Lenin và Mao Trch Đông – tr thành tng thng ca Venezuela, quc gia Nam M này đt nhiên được h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam tán tng hết li. Lý do : Chavez tìm mi cách đ chng minh s ưu vit ca ch nghĩa xã hi, biến Venezuela tr thành quc gia đi tiên phong trong vic phát trin "ch nghĩa xã hi thế k 21".

Chavez làm tổng thng ca Venezuela cho đến khi tt th (1999 - 2013). Sau 14 năm vay mượn đ đu tư vào nhng d án vô b, lao theo quốc hu hóa, kinh tế Venezuela sp đ khi giá du trên th trường thế gii liên tc st gim. Chavez đã nhn Venezuela chìm trong n nn, lm phát phi mã, dân chúng chết dn, chết mòn vì thiếu đ th. Nicolás Maduro – người được Chávez ch đnh kế nhim - tiếp tc phát trin "ch nghĩa xã hi thế k 21" bng đàn áp đi lp nhm duy trì s lãnh đo "toàn din, tuyt đi" ca mình.

Mâu thuẫn gia dân chúng Venezuela vi chính quyn do Maduro điu hành càng ngày càng trm trng. Sau tng tuyn c din ra hồi giữa năm ngoái, đt nhiên Maduro tuyên b thng c, tiếp tc làm Tng thng Venezuela nhim kỳ th hai. Đng Xã hi ch nghĩa thng nht Venezuela ca Chávez, nay là ca Maduro tiếp tc là đng cm quyn. Tuy nhiên dân chúng Venezuela không chp nhn kết quả bu c do chính quyn Venezuela công b.

Các cuộc biu tình càng lúc càng nhiu, s người tham d càng lúc càng đông, đàn áp càng lúc càng khc lit nhưng mc đ phn kháng ch tăng ch không gim. Gia tun này, Juan Guaido – Ch tch Quc hi Venezuela, một trong nhng th lĩnh đi lp – tuyên b gii nhim Maduro vì Tng thng đương nhim dùng bu c gian ln đ tiếm quyn. Guaido tình nguyn đm nhân vai trò Tng thng lâm thi đ thành lp mt chính ph chuyn tiếp nhm đưa Venezuela thoát ra khi cuộc khng hong toàn din…

Nhiều triu người Venezuela đ ra đường ng h Guaido. Không ch có M, hàng chc quc gia khu vc Nam M đã công nhn vai trò Tng thng lâm thi ca Guaido. Mâu thun gia dân chúng Venezuela và Maduro gi đã lên đến đnh. Cho dù máu đã đổ, hàng chc người đã mt mng nhưng đàn áp không chn được dân chúng Venezuela đ ra đường đòi thay đi th chế chính tr, h thng công quyn ngay lp tc…

***

Hiếm có biến đng chính tr ca quc gia nào trên thế gii li được người Vit quan tâm đặc bit như biến đng chính tr đang xy ra ti Venezuela. Hàng ngàn facebooker người Vit đã và đang liên tc cp nht thông tin, hình nh liên quan đến Venezuela, bày t s đng cm, tán thành, cũng như chúc mng dân chúng Venezuela. Trong vòng na ngày, 1.300 facebooker tán thành nhn đnh ca Nguyn Đình Bn : Biến đng chính tr ti Venezuela là "tin vui cht ngt" (1) !

Vì sao người Vit quan tâm và thi nhau bày t nim vui, chúc mng dân chúng Venezuela ?

Rất nhiu facebooker người Vit, chng hn như Luan Le Quang gii thích : Vì khâm phc tinh thn yêu nước, s can đm ca Guaido và ý chí mnh m ca dân chúng Venezuela. Luan Le Quang tin rng, đó là cách duy nht đ chm dt mt th chế toàn tr ch to ra bt công, nghèo đói và đi nn tham nhũng. Phương thc y phù hp vi quy lut tiến hóa ca nhân loi nên được nhiu quc gia ng h (1).

Đã có rất nhiu facebooker so sánh Venezuela vi Vit Nam. Kinh nghim là mt trong nhng yếu t to ra đng cm cao. Vuong Tran – mt trong nhng thân hu của Luan Le Quang – góp thêm : Ch nghĩa cng sn chng to ra được gì ngoài mt lũ chuyên cướp tài sn ca c quc gia ln dân chúng. Cht lượng cuc sng thp, an sinh xã hi ti t, phân hóa giàu nghèo cc đim đu là đc trưng ca các quc gia mà ch nghĩa cộng sn còn ng tr.

Nếu Chavez, ri Maduro vi nhng tuyên b và n lc không ngưng ngh nhm xây dng "ch nghĩa xã hi thế k 21" Venezuela tng đem li cm hng đ h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam da vào đó tán dương ch nghĩa cng sn thì nay, s kin dân chúng Venezuela lũ lượt tràn ra đường, đòi li quyn được t quyết v vn mnh quc gia, tương lai dân tc, quyn được ăn no, mc m,… là hng khi ca nhiu triu người Vit.

Nguyễn Văn Chương Mt dùng hàng lot thán t "nhit liệt" – vn ch nhm bày t s hoan nghênh – đ… "phn đi hàng trăm ngàn người dân Venezuela đi theo thế lc thù đch xúi gic, xung đường biu tình đòi tng c đng chí Maduro vĩ đi", hay… "phn đi nhiu quc gia hè nhau tế sng đng chí Maduro" (công nhận vai trò Tng thng lâm thi ca Guaido). Cũng theo kiu na đùa, na tht như vy, Nguyn Hu Hi Dân va cười, va nhn đnh : Venezuela phn đng… toàn quc (2) !

Tương t, trên facebook ca Nguyen Chi Tuyen – nơi gii thiu hàng lot thông tin, hìnhnh liên quan đến s kin nhiu triu người Venezuela đ ra đường, đòi Maduro và Đng Xã hi ch nghĩa thng nht Venezuela ri khi chính trường, Dang Hung nhn đnh : Chế đ nào đ dân đói kh thì phi b đào thi. Xã hi ch nghĩa – khái nim m miu đã đánh cắp và tước đot không biết bao nhiêu xương máu và tương lai ca con người. Nhng k nhân danh nó là nhng k tàn bo và ngu dt nht (3) !

Nếu Cop Maxx – mt trong nhng người bn ca Nguyen Chi Tuyen – ch nhn đnh chung chung : Biu tình trên din rng vi nhiu triu người Venezuela tham gia làm thun d… các chính th đc tài thì Nguyen Quang Tuy – mt trong nhng người bn ca Luan Le Quang – khẳng đnh : Sp đến lượt "ta" ri ! Cũng vi suy nghĩ như vy, Hng Ghi - mt trong nhng người bn cua Tinh Vo – tin rng : Venezuela và Vit Nam s cùng nhau đi trên mt con đường, ch là trước sau thôi (4) !

***

Song song với hng khi v nhng biến động chính trị ti Venezuela trên mng xã hi Vit ng, mt s trang facebook mà ai cũng biết là ca ai như Quyết chiến – Quyết thng đang c gng đnh hướng dư lun, bng nhng nhn đnh, hàm ý cnh cáo kiu như : S có nhng cuc trn áp lp li trt t bo loạn mnh tay bi đa s nhân dân Venezuela ng h ông Maduro… Hy vng nhân dân Venezuela, Tng thng Maduro và quân đi s nhanh chóng dp tt bo lon, n đnh đt nước, đ không biến mình thành Syria th hai (5).

Tuy nhiên cũng có không ít facebooker như Trn Đình Thu tường thut rt cn k nhng din biến thc tế Venezuela trong vài tun gn đây, Guaido kêu gi quân đi đng bn vào dân chúng mà hãy cùng dân chúng bo v quyn ca mi người Venezuela. Sau đó là đo chính do mt nhóm quân nhân thc hiện, những quân nhân này nhn vi dân chúng, h đã châm ngòi n. Vic nhng quân nhân y b bt khiến biu tình lan rng, thúc nhiu triu người đ ra đường (6).

Chẳng riêng Trn Đình Thu, tương quan phc tp gia đc tài – quân đi – dân chúng cũng là lý do khá nhiều facebooker chia s mt video clip do An Nam Yakukohaiyo gii thiu : Nhng người lính Venezuela được chính quyn điu đng ngăn chn biu tình đã h súng và b đi, nhường đường cho dân chúng tràn ti – kèm nhn đnh : Đó mi là Quân đi Nhân dân. Không kẻ đc tài tàn bo nào có th khiến nhng người lính đúng nghĩa thm sát thường dân (7).

Trong một status phân tích sâu v biến đng và tương lai ca Venezuela, Thuan Van Bui gi ý, ti sao gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam luôn đòi hỏi – qung bá "quân đi trung vi đng, bo v đng" ? Ti sao phong tướng tràn lan ? Ti sao dung dưỡng cho quân đi làm kinh tế... Đó là âm mưu biến quân đi thành đi quân riêng ca đng, gn li ích ca đng vi li ích riêng ca nhóm tướng lãnh chóp bu quân đội (8).

Chưa biết kết qu ra sao, ch có th đoan chc, Maduro và Đng Xã hi ch nghĩa thng nht Venezuela s tìm mi cách đ tiếp tc nm gi đc quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi nhưng có được hay không li là chuyn khác. Giá mà dân chúng Venezuela phải tr cho t do, dân ch có th rt cao nhưng vn có rt nhiu facebooker như Diu Hng cho rng, nhìn bin người đông như kiến chng li Maduro là biết Venezuela có th sng li ri (9) !

Thiên Hạ Luận

Nguồn : VOA, 26/01/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/dinhbon.nguyendinhbon/posts/2275739865813652

(2) https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/614078302359487

(3) https://www.facebook.com/N.AnhChi/posts/10210569532309514

(4) https://www.facebook.com/tinh.vo.777/posts/1306927499446698
(5) https://www.facebook.com/Quyetchienquyetthang0447/posts/2306603516019600

(6) https://www.facebook.com/luuquang.thu/posts/1362977080512147

(7) https://www.facebook.com/530224519/posts/10156906434329520/

(8) https://www.facebook.com/thuan.nguoimuong/posts/2351977861700824

(9) https://www.facebook.com/Lunardhyana/posts/217406889213937

Published in Diễn đàn

Venezuela : Thiếu tiền thừa tổng thống

Một chế độ xã hội chủ nghĩa phá sản, lạm phát dự báo 10.000.000% trong năm 2019, hơn 2,5 triệu dân tìm đường tị nạn, đối lập gia tăng sức ép chống tổng thống Maduro sau khi chủ tịch Quốc hội 35 tuổi, Juan Guaido tự phong "tổng thống đương nhiệm". Nguy cơ nội chiến tại Venezuela là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ngày 25/01/2019.

vene1

Lãnh đạo đối lập Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội Venezuela, tự phong "tổng thống lâm thời". Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Venezuela : Hai tổng thống cho một nước hỗn loạn

Dân chúng nổi dậy chống chế độ độc tài, nguy cơ nội chiến tăng cao, Juan Guaido, nhà đối lập muốn nhanh chóng sang trang chế độ Chavez… báo chí Pháp từ tả đến hữu không ngạc nhiên trước những biến động tại Venezuela.

Trên trang nhất, Le Monde thông báo ngắn gọn Venezuela : "Đối lập đảo chính" kèm theo các tiểu tựa "Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, 35 tuổi, tự tuyên thệ làm tổng thống Venezuela". Nicolas Maduro tái đắc cử hồi tháng 5/2018 trong một cuộc bầu cử bị phần lớn cộng đồng quốc tế xem là không chính danh. Juan Guaido lập tức được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước châu Mỹ Latinh công nhận, trừ Cuba và Mexico.

Cũng trên trang nhất, Le Figaro đăng bức ảnh dân chúng chống chế độ tràn ngập đường phố với hàng tựa : "Nhân dân nổi dậy". Libération chơi chữ "Lạm phát tổng thống tại Venezuela" và cho biết thêm : sau cuộc biểu dương lực lượng của đối lập, chính quyền Nicolas Maduro cảm thấy bị đe dọa.

Trong các bài phân tích, Le Monde khẳng định "Washington ủng hộ hành động của Juan Guaido". Tổng thống Donald Trump gia tăng áp lực lên chính quyền Nicolas Maduro. Câu hỏi đặt ra là tại sao từ hai năm nay, Mỹ tiến hành chính sách cứng rắn ? Thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela đã gây ra khủng hoảng nhân đạo, tạo ra một làn sóng di dân 2,5 triệu người. Thứ hai, là vấn đề thời cơ, bởi vì kể từ năm 2018, một loạt bầu cử ở châu Mỹ Latinh đã đưa các đảng chính trị có xu hướng bất lợi cho Venezuela lên cầm quyền.

Báo Le Figaro thì nhắc lại là ngay từ đầu nhiệm kỳ, tổng thống Donald Trump đã "tính chuyện thay đổi chế độ ở Caracas". Tuy chủ nhân Nhà Trắng có xu hướng thích chơi với những lãnh đạo độc tài nhưng ông rất ghét cộng sản. Ông nhanh chóng công nhận Juan Guaido có thể làm nhiều người bất ngờ nhưng thực tế Mỹ đã tính chuyện này từ lâu.

Trong cuộc thảo luận đánh giá tình hình tại Nhà Trắng tối thứ Ba 22/01, tất cả những người hiện diện từ phó tổng thống Mike Pence cho đến cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và bốn đại biểu dân cử ở Florida đều thống nhất phương án hành động trong trường hợp "Maduro không từ chức hay sử dụng vũ lực đàn áp".

Chính danh ?

Juan Guaido đảo chính nhưng liệu Nicolas Maduro có chính danh hay không ? Câu trả lời của Le Figaro và Libération rất dứt khoát : Đối với nhật báo thiên hữu, một chế độ dùng súng bắn vào dân để tồn tại không phải là một chế độ dân chủ. Do vậy không thể xem chuyện "tái đắc cử" của tổng thống Nicolas Maduro hồi năm 2018 là "chính danh".

Đã vậy, 20 năm của chế độ Chavez, do trung tá Hugo Chavez dựng lên, đã phá hoại hầu hết các định chế quốc gia. Maduro cấm các chính trị gia đối lập tranh cử, giải thể Quốc hội lập pháp do dân bầu lên vì nghị viện này nằm trong tay đối lập. Ông đàn áp người dân biểu tình chống đời sống đắt đỏ, đòi lương thực và nhân quyền. Cuộc cách mạng "xã hội chủ nghĩa" đã làm cho quốc gia có trữ lượng dầu khí số một thế giới phải phá sản. Từ 2,5 đến 3,5 triệu dân phải bỏ nước ra đi. Venezuela giờ đây có nguy cơ trở thành một điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh mới.

Nhưng theo Le Figaro, nhân danh gì mà người ta có quyền đàn áp một dân tộc bày tỏ khát vọng và can đảm đứng lên tự giải phóng khỏi một chế độ hung bạo. Do vậy, cũng theo Le Figaro, các nền dân chủ ở châu Âu ủng hộ đối lập Venezuela và thúc giục chính quyền Maduro thương lượng.

Cùng nhận định, nhật báo thiên tả Libération không xem hành động "tự xưng tổng thống của chủ tịch Quốc hội lập pháp" định chế duy nhất còn độc lập ở Venezuela, là phương án lý tưởng nhất để mang lại dân chủ. Nhưng với một chế độ "mị dân quá đáng" của tổng thống Maduro, nắm quyền mà xem đối lập khác chính kiến là kẻ thù phải tiêu diệt thì giải pháp duy nhất để ra khỏi bế tắc là trả tiếng nói lại cho dân chúng, tức là tổ chức bầu cử tự do, như Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi.

Chủ nghĩa xã hội của những kẻ bất tài

Les Echos giải thích vì sao chế độ của trung tá Hugo Chavez sẽ cáo chung cùng với người kế nhiệm Nicolas Maduro : Ván cờ đã đến hồi kết, Nicolas Maduro không ngồi được bao lâu nữa trên đầu một quốc gia bị phá sản. Venezuela mà một bài học thực tế : không thể phân phát tài sản mà bản thân mình không làm ra.

Lên thay Hugo Chavez qua đời vào năm 2013, Nicolas Maduro nghĩ rằng cần phải dựa vào quân đội để tồn tại. Thế là giới sĩ quan được cung ứng mọi đặc quyền đặc lợi, cho lãnh đạo các công ty xí nghiệp thực phẩm, dầu hỏa và quặng mỏ…

Nhưng bây giờ thì tình thế đã đổi thay. Kinh tế lạm phát 10.000.000%. Nicolas Maduro vô kế khả thi, tiếp tục vơ vét những đô la cuối cùng cung ứng cho quân đội, phát súng cho đám dân quân tham ô với hy vọng sẽ cứu được chế độ qua biện pháp đàn áp. Nhưng một quân đội như thế có thể là tường thành bảo vệ chế độ được chăng ?

Les Echos trở lại hình ảnh tổng thống Maduro và quân đội Venezuela hốt hoảng và làm trò cười cho cả thế giới vào ngày 04/08/2018. Chủ tọa một cuộc diễn binh, tổng thống Maduro đang vinh danh thành tích chế độ thì từ trên không trung một chiếc "drone" bay đến va vào một bức tường và phát ra tiếng nổ nhỏ. Thế là trên khán đài, tổng thống xanh mặt, mồm há hốc hoảng loạn, sợ hãi.

Trong khi đó thì trung đoàn vừa đi đến khán đài danh dự cũng vội vàng thi nhau chạy trốn một cách thảm hại. Vụ việc này, theo Les Echos, làm nhớ đến cuốn phim hài giải trí của vua hề Charlot, Le Dictateur (Nhà Độc Tài), mô tả tâm trạng yếu hèn của Hitler khi mất hết quân binh. Đó cũng là trường hợp của tổng thống Maduro khi mà lực lượng võ trang không đủ can đảm bảo vệ lãnh tụ.

Davos : Bắc Kinh một mình một chợ

Diễn đàn kinh tế Davos kết thúc, Mỹ vắng mặt tạo cơ hội cho Trung Quốc thao túng. Nhưng luận thuyết của phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn không thuyết phục được giới doanh nhân.

Theo Le Monde, phó chủ tịch Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội để quảng cáo cho "chủ trương đa phương" của Trung Quốc và chỉ trích thái độ đơn phương của Donald Trump. Tuy nhiên, thông điệp trấn an này không làm cho doanh nhân quốc tế bớt lo âu nhất là nếu chỉ có guồng máy kinh tế Trung Quốc điều hành thương mại thế giới.

Bởi lẽ, kinh tế Trung Quốc ngày nay dựa trên tiêu dùng. Mà người tiêu dùng, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung hiện nay, người dân nào cũng lo âu, mà lo âu thì sẽ bớt mua sắm. Tại Davos, không ai tin là xung khắc Mỹ-Trung sẽ được giải quyết nhanh chóng. Bởi vì, như nhận định của chuyên gia Kevin Sneader với Le Monde, tranh cãi về thuế quan chỉ là bề nổi. Ván bài thật sự là ai sẽ kiểm soát, sẽ khống chế thị trường công nghệ thế giới ngày mai.

Thêm vào đó là tình trạng "bất trắc" theo một chuyên gia Trung Quốc ở đại học Thanh Hoa. Dù đạt được thỏa thuận, thì hiệp định có giá trị trong bao lâu với một tổng thống Mỹ như Donald Trump : hai tuần hay ba tuần ? "Ngày nào Donald Trump còn đó thì bất trắc vẫn còn".

Cũng trong lĩnh vực công nghệ điện tử của Trung Quốc, La Croix cho biết Pháp rất lo ngại "gián điệp". Nhiều công ty đã có biện pháp đề phòng, không trang bị linh kiện của tập đoàn Hoa Vi (Huawei).

Giáo Hoàng : Hãy diệt sâu "tham nhũng"

Trong bối cảnh Giáo Hoàng tông du Panama, tham dự Đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới, La Croix nhắc lời kêu gọi của lãnh đạo Giáo hội Hoàn vũ cảnh báo các nhà chính trị châu Mỹ la tinh bài trừ tệ nạn tham nhũng đang đụt khoét châu lục. Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi giới trẻ chưa bị "ô nhiễm" hãy kêu gọi người lớn hun đúc đức tính phù hợp với phẩm chất và xứng đáng với chức vụ. Thiếu niên Pháp, cũng được khuyến khích phát huy tình nhân loại. Theo La Croix, trong chương trình trợ giúp di dân, một nhóm học sinh Công giáo đang tham gia hỗ trợ các hội đoàn giúp di dân đang tạm trú ở miền bắc.

Thái Lan : Vì sao lúc này ?

Thái Lan sẽ bầu cử Quốc hội, 5 năm sau ngày đảo chính và nhiều lần trì hoãn. Vì sao vào lúc này ? Le FigaroLe Monde phân tích : Sau khi chuẩn bị chia rẽ được đối lập, điều chỉnh các đơn vị bầu cử để làm yếu các đảng lớn, đến lúc chính quyền quân sự tự tin có thể tổ chức bầu cử.

Tuy nhiên, theo Le Figaro, dân chúng ở khu vực nông thôn miền bắc Thái Lan chiếm đến phân nửa số cử tri. Mà dân miền bắc Thái rất ủng hộ anh em thủ tướng bị truất phế : Thaksin và Yingluck Shinawatra. Một thủy triều "Áo Đỏ" có thể làm cho tướng Prayuth Chan- Ocha mất đi thế áp đảo.

Cùng nhận định, Le Monde cho là tập đoàn quân sự bắt buộc phải tránh động thái chọc tức 30 triệu dân luôn có thành kiến với thành phần quân đội và bảo hoàng ở Bangkok.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Đổi tiền để chống lạm phát : Dân Venezuela hoang mang

"Lạm phát năm nay có thể lên đến một triệu phần trăm, muốn mua xăng giá bao cấp phải trình "Sổ yêu nước". Từ đồng "bolivar mạnh" đổi sang đồng "bolivar giữ vững chủ quyền", bỏ đi năm số 0. Đồng tiền mới tương đương với "100.000 bolivar mạnh", kể từ hôm nay thứ Hai 20/08/2018. Chính phủ đã ra lệnh cho các ngân hàng đóng cửa trong bốn ngày để đổi tiền, gây hoang mang trong dân chúng".

venezuela1

Con gà bày bán trong một chợ nhỏ ở Caracas ngày 16/08/2018 có giá 14.600.000 bolivar. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Các gia đình hai miền Triều Tiên bị chia cắt được hội ngộ, Hy Lạp lại có được chủ quyền về tài chính sau tám năm khủng hoảng, cuộc đời và sự nghiệp cố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan là các chủ đề được báo chí Pháp đề cập nhiều nhất hôm nay.

Liên quan đến Châu Mỹ la-tinh, Le Figaro nhận xét "Người Venezuela khủng hoảng vì những cải cách của ông Maduro". Nhiều biện pháp của chính phủ đưa ra bị phản đối, cũng như việc phát hành tiền mới.

Từ "bolivar mạnh" đổi sang "bolivar chủ quyền"

"Tôi muốn đất nước lành bệnh, tôi có phương thuốc, hãy tin tôi". Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro đã phát biểu trực tiếp trên truyền hình hôm thứ Sáu 17/08/2018 để loan báo về "hệ thống mới về kinh tế của Venezuela". Người kế nhiệm Hugo Chavez cố vẫy vùng để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, nhưng tuy các biện pháp được loan báo rất quy mô, thì phương tiện để thực hiện vẫn hết sức mơ hồ.

Bên cạnh đó là việc đổi tiền. Venezuela chuyển từ đồng "bolivar mạnh" sang đồng "bolivar giữ vững chủ quyền". Đồng tiền mới được bỏ đi năm số 0, một "bolivar chủ quyền" tương đương với "100.000 bolivar mạnh", kể từ hôm nay thứ Hai 20/08/2018. Chính phủ đã ra lệnh cho các ngân hàng đóng cửa trong bốn ngày để đổi tiền, gây hoang mang trong dân chúng.

Nhà nghiên cứu Paula Vasquez của CNRS giải thích : "Người dân muốn rút tiền từ hôm thứ Năm 16/8 để mua những thứ cần thiết cho cuối tuần. Tôi thấy những hàng người dài hơn một cây số trước các ngân hàng. Nhưng số tiền rút được tối đa là 100.000 bolivar, còn chưa đủ để mua vé xe buýt trở về nhà". Lạm phát năm nay có thể lên đến một triệu phần trăm, và ông Maduro còn loan báo muốn mua xăng giá bao cấp phải trình "Sổ yêu nước".

Không "yêu nước" không được mua xăng trợ giá

"Sổ yêu nước" có giá trị như thẻ căn cước, dùng để mua nhu yếu phẩm theo giá bao cấp, được xác nhận theo mỗi kỳ bầu cử và không phải người dân Venezuela nào cũng có. Giá một lít xăng bán theo sổ chưa tới hai xu theo đô la Mỹ, còn nếu không có "Sổ yêu nước" giá trung bình lên đến 1,16 đô la. Hiện nay giá xăng ở Venezuela rẻ một cách kỳ lạ. Bà Vasquez cho biết vì quá rẻ nên khi đổ xăng khó tìm ra tiền mệnh giá thấp để trả, có lần người bán đã cho không.

Tổng thống Maduro cũng loan báo tăng lương tối thiểu từ 3 triệu "bolivar mạnh" sang 1.800 "bolivar chủ quyền", tức 6.000%. Đồng tiền ảo petro dựa trên giá một thùng dầu thô được lập ra hồi đầu năm, được ấn định là 3.800 "bolivar chủ quyền". Chính phủ cũng nhìn nhận giá trị thực của đồng tiền so với chợ đen, cho giảm giá 96%, hứa hẹn không thâm hụt thuế khóa.

Các đảng đối lập Primero Justicia, Voluntad Popular và Causa R kêu gọi tổng đình công và bất tuân dân sự vào ngày 21/8 để chống lại kế hoạch của chính phủ. Theo họ, đó chỉ là "một tổng thể các biện pháp hổ lốn, càng làm tăng thêm khủng hoảng" ; cho rằng việc tăng lương sẽ làm cho hàng triệu công ty phải đóng cửa. Người dân Venezuela tự hỏi bao giờ mới đổi tiền, vì chưa ai thấy tờ giấy bạc mới ra sao cả, thậm chí nghi ngờ tiền còn chưa được in ra.

Các nước láng giềng lao đao vì khủng hoảng Venezuela

Nhà phân tích Luis Vicente Leon cho biết không lạc quan trước mục tiêu kiểm soát lạm phát, nhưng ghi nhận rốt cuộc chính quyền cũng đã công nhận sự hiện diện của đô la chợ đen và sự quan trọng của thị trường. Chuyên gia Siobhan Mordel trên Les Echos thì cho rằng việc giảm trợ giá xăng và xác định lại giá trị đồng tiền là hướng tốt, nhưng không giúp Venezuela trả được nợ trái phiếu.

Chỉ riêng trong năm nay có 440.000 người Venezuela phải chạy sang Colombia để kiếm sống. Nhưng Le Figaro nhắc nhở, cuộc khủng hoảng Venezuela bắt đầu đè nặng lên các nước láng giềng. Tại Brazil hôm thứ Bảy 18/8, những cuộc đụng độ đã nổ ra ở Pacariuma (bang Roraima) giữa dân địa phương và người tị nạn Venezuela. Cư dân đã buộc người tị nạn phải quay về nước, sau khi đốt những thùng carton mà họ dùng làm nơi trú ngụ trên đường phố, lý do là bốn người Venezuela đã tấn công một người bán hàng để trộm cắp. Cũng từ hôm thứ Bảy, Ecuador buộc phải trình hộ chiếu để qua biên giới.

Dù giá dầu tăng (chiếm 95% nguồn thu nhập của Venezuela) nhưng sản xuất công nghiệp sụt giảm nghiêm trọng. Các công ty tư nhân sợ bị quốc hữu hóa và bị kiểm soát giá cả, đã giảm tối đa sản xuất. Nhưng theo Les Echos, chính phủ Venezuela tiếp tục đổ cho "các thế lực thù địch" đã tiến hành "chiến tranh kinh tế" làm cho vật giá tăng lên.

Triều Tiên : Sáu giờ gặp gỡ sau nửa thế kỷ đợi chờ

Tại Châu Á, La Croix nói về "Các gia đình hai nước Triều Tiên sẽ có cuộc gặp gỡ ngắn ngủi", còn Libération trích câu nói của một người Hàn Quốc sẽ được gặp anh ruột ở miền Bắc "Tôi biết rằng chúng tôi gặp nhau lần này là lần cuối".

Ông Lee Soo Nam, 77 tuổi cho Libération biết : "Tôi chuẩn bị một ít quà như dụng cụ điện gia đình, mỹ phẩm, những tấm ảnh cũ… và vì anh tôi đã lớn tuổi rồi, nên thêm thực phẩm chức năng". Ông là một trong số 93 người Hàn Quốc bị chia cắt với thân nhân từ gần 60 năm qua, sẽ gặp 88 thành viên gia đình ở Bắc Triều Tiên từ ngày 20 đến 26/8.

Theo La Croix, những người ruột thịt ở hai miền chỉ được tiếp xúc với nhau trong hai bữa ăn, và có hai tiếng đồng hồ để hàn huyên. Tổng cộng là sáu tiếng đồng hồ sau nửa thế kỷ chờ đợi, và họ biết rằng sẽ không bao giờ còn gặp lại nhau nữa trong đời.

Vị đắng của lần gặp cuối trong cuộc đời

Libération dẫn số liệu của bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết, từ 1998 đến nay có 132.114 người đăng ký xin gặp người thân ở Bắc Triều Tiên, nhưng nay chỉ còn 57.000 người trong số đó còn sống. Máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên, và theo Hồng thập tự Hàn Quốc, thì tỉ lệ được chọn là 1/569. Tuy nằm trong số những người may mắn này, nhưng ông Lee tâm sự : "Niềm vui xen lẫn nỗi buồn ly biệt. Chúng tôi đều đã già, đây là lần cuối cùng gặp nhau".

Ông Jae Eun Jung, Hội Hồng thập tự nhìn nhận theo với thời gian, đa số những người "trúng số" đều cảm thấy vị đắng, vì người thân mà họ muốn gặp thường đã qua đời. Rốt cuộc họ chỉ gặp con cháu, những người mà họ chỉ biết sơ qua hoặc chưa hề biết mặt. Cụ Kim Seon Gu, 87 tuổi kể lại, tất cả thành viên trong gia đình đã chết, cụ chỉ gặp được hai em trai hồi chia đôi đất nước mới 4 và 7 tuổi, chẳng có kỷ niệm nào chung.

Đối với Sim Gu Seop, chủ tịch Hiệp hội các gia đình Triều Tiên bị chia cắt, địa điểm gặp gỡ không còn quan trọng nữa. Ông mong rằng các gia đình ở hai miền có thể trao đổi thư từ và nhìn được mặt người thân qua smartphone. "Nhiều người đã qua đời rồi, không còn mấy thời gian nữa".

Kofi Annan, tông đồ hòa bình lạc lõng trong thế kỷ 21

Một nhân vật vừa khuất núi được tất cả các báo vinh danh : cố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. "Kofi Annan, cái chết của một tông đồ hòa bình" (Le Figaro), "Lương tâm của Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan qua đời" (Les Echos), "Kofi Annan, một cuộc đời chiến đấu cho hòa bình" (La Croix), "Kofi Annan, nhà ngoại giao của một thời kỳ đã qua" (Libération).

Theo Libération, cùng với sự ra đi của ông Kofi Annan, là sự biến mất của một cung cách ngoại giao lịch sự, lặng lẽ, tôn trọng cả tập thể và cá nhân, niềm tin vào thương lượng và chủ nghĩa đa phương. Nói chung, là tin vào năng lực của con người đấu tranh với những xu hướng xấu. Ông là hiện thân cho sự hoàn hảo của tổ chức mà ông đã lãnh đạo từ năm 1997 đến 2006.

Đấu tranh không mệt mỏi cho nhân quyền và hòa bình, ông Kofi Annan là nhà ngoại giao của cuối thế kỷ 20, lạc lõng trong cơn bão cuồng điên của đầu thế kỷ 21. Ông qua đời ở tuổi 80, vào lúc Liên Hiệp Quốc yếu hơn bao giờ hết, trước những ích kỷ dân tộc chủ nghĩa, xu hướng cực đoan và ý hướng tự khép kín.

Giải Nobel hòa bình 2001 là người đầu tiên báo động về hậu quả của tình trạng trái đất nóng lên và bất bình đẳng xã hội – hai vết thương của thế giới hiện đại. Kofi Annan tâm đắc câu châm ngôn của tổng thống Mỹ Harry Truman : "Trách nhiệm của các Nhà nước lớn là phục vụ chứ không phải thống trị các dân tộc" - một công thức chưa bao giờ xa rời thực tế như bây giờ.

Hy Lạp sang trang mới nhưng nhiều giấc mơ đã tan vỡ

Trên lãnh vực kinh tế, "Hy Lạp sang trang mới, không còn bị giám hộ về tài chính", là tựa đề bài viết của Le Figaro. "Hy Lạp rốt cuộc cũng được vực dậy sau tám năm cầm cự", nhận định của Les EchosTuy nhiên các báo đều cho rằng tương lai hãy còn nhiều bất định, và cái giá phải trả về kinh tế cũng như xã hội cho chương trình thắt lưng buộc bụng trong thời gian qua là khá cao.

Trong bài "Hy Lạp, sau giảm phát là trầm cảm", Libération nhận xét, trong khi thủ tướng Alexis Tsipras vui mừng vì đất nước ra khỏi chương trình trợ giúp của Châu Âu, người dân Hy Lạp vẫn bi quan. Hưu bổng ở mức tối thiểu, lớp trẻ di cư đi các nước, tỉ lệ sinh đẻ ở mức thấp nhất Châu Âu… những chỉ số xã hội là đáng báo động.

Khoảng 300.000 đến 500.000 trên tổng số 10 triệu dân Hy Lạp đã bỏ đất nước ra đi từ năm 2010, chủ yếu là những thanh niên dưới 25 tuổi. Phân nửa trong số 900.000 công ty có dưới 10 nhân viên đã đóng cửa ; tỉ lệ thất nghiệp từ 10% tăng lên gần 28% trong năm 2013, nay đã giảm dưới mức 20% nhưng số người trẻ không có việc làm lại tăng gấp đôi. Chỉ có 8% người thất nghiệp được hưởng trợ cấp, những người khác phải sống nhờ gia đình hoặc bán đi tài sản với giá rẻ mạt.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng tiêu thụ thuốc tâm thần tăng lên 35 lần, thuốc an thần tăng 19 lần, thuốc chống trầm cảm tăng 11 lần. Nhiều người thấy giấc mơ của mình tan vỡ : một phụ nữ, chủ một công ty địa ốc sắp đóng cửa được Libération hỏi chuyện cho biết phải quay về nhà cha mẹ, người yêu sang nước khác kiếm sống, dự tính cưới hỏi và sinh con phải hoãn lại không biết đến bao giờ. Cô kết luận : "Đất nước đã trở thành siêu thị cho người nước ngoài đến mua bất động sản, còn chúng tôi thành lao động giá rẻ".

Thụy My

Published in Quốc tế

Lời người dịch : Trên tờ The Atlantic có một bài viết giải đáp cho câu hỏi tại sao Maduro cố vẫn nắm quyền tại Venezuela.

Venezuela Crisis in the Barracks

Tổng thống Nicolas Maduro trong một cuộc duyệt binh tại Fort Tiuna, thủ đô Caracas, Venezuela, nhân ngày Quân lực 24/06/2017 - (AP Photo/Fernando Llano, File)

Maduro thực sự không còn cả ảo tưởng tiếp tục nắm quyền, sở dĩ ông ta tiếp tục cầm quyền là vì ông ta bị kẹt trong quyền lực. Thậm chí Maduro còn không thể đặt niềm tin vào Cuba - một đồng minh thân cận và nơi ông ta có thể tìm đến sống lưu vong. Cơ hội tìm kiếm cách hạ cánh an toàn ở quê nhà của mình cũng hoàn toàn tuyệt vọng khi đối lập Venezuela không có dấu hiệu sẽ bảo vệ ông ta khỏi kết cục tàn khốc khi Maduro rời khỏi vị trí tổng thống. Ông ta chọn cách tiếp tục duy trì cầm quyền bằng cách kiểm soát nhà nước và quân đội, một chọn lựa chọn hiểm nghèo nhưng duy nhất còn lại.

Mong các bạn cho ý kiến về trường hợp Venezuela, liệu phe đối lập đất nước này cần làm gì để chấm dứt tình trạng tiến thoái lưỡng nan này ? Liệu cách đối đầu đến cùng với Maduro có phải là một lựa chọn khôn ngoan ?

…………………………………

Thật khó để miêu tả tình trạng của Venezuela ngày hôm nay mà không đề cập tới những điều hãi hùng. Những cụm từ như "xác sống", "địa ngục sau ngày tận thế" thường xuất hiện trong lời tường thuật của những người đến nơi này gần đây, họ hoảng loạn chứng kiến một xã hội đã đạt tới độ mục ruỗng giống như thời loạn lạc, dù chẳng có một cuộc chiến tranh nào tại đây.

Trong một lời thuật lại tỉ mỉ, Anotoly Kurmanaev của tờ Wal Street - người tường thuật tại Caracas (thủ độ Venezuela) từ năm 2013 cho tới một vài tuần trước đã so sánh tình trạng của nước này tệ như tình trạng của Siberia những năm 1990.

"Sự sụp đổ của Venezuela tệ hơn những bất ổn mà tôi đã trải qua trong cuộc khủng hoảng hậu Liên Xô. Khi tôi còn là một chàng trai trẻ tuổi, tôi vẫn có thể có được giáo dục tốt tại một trường công với những bữa ăn được trợ cấp và hưởng điều trị miễn phí tại bệnh viên. Trái lại, khi suy thoái xảy ra tại Venezuela, chính phủ tự xưng là Xã Hội Chủ Nghĩa đã không có cố gắng nào để duy trì và bảo đảm dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục, hai thứ tưởng chừng là trụ cột của chế độ".

Số liệu về Venezuala có thể khiến người ta nổ tung đầu ngay lập tức nhưng ở một mức độ nào đó, nó không phản ánh đúng hết những điều kinh hoàng xảy ra tại đây. Trong một đất nước từng là mẫu mực của Nam Mỹ về hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển trong nửa sau thế kỉ 20, thì giờ đây khoảng 2/3 dân số cho hay họ phải bắt buộc giảm cân để giảm đói khát. Trong những người báo cáo về tình trạng giảm cân, có những người sụt gần 9 cân chỉ trong năm ngoái.

Với tất cả những khó khăn của đất nước, tổng thống đương nhiệm trở lại cầm quyền với 68% tổng phiếu bầu như một trò đùa lố bịch. Cuộc bầu cử, không cần bàn cãi, đã bị lũng đoạn. Đối lập lên án cuộc bầu cử, và gần như tất cả các nền dân chủ lớn, các tổ chức đại diện cho dân chủ đều lên án tình trạng thiếu dân chủ và từ chối công nhận cuộc bầu cử : Liên Minh Châu Âu, Mỹ, Canada, G7 và mọi nước lớn ở Mỹ La Tinh. Một số nước vẫn còn công nhận Venezuela như : Cuba, Nga, Nicaragua, Bolivia và Iran. Thậm chí Bashar al-Asssad còn gửi cho Maduro một bức thư chúc mừng.

Dù "thắng cử" nhưng Maduro chẳng còn hy vọng nào để lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kì nữa. Là một người tài xế xe bus và cũng là một người Mác-xít có đường lối cứng rắn được huấn luyện bởi Cuba, Maduro đã đau đớn rơi xuống vực thẳm từ khi ông nắm quyền vào tháng 3 năm 2013. 5 năm sau đó ông không có thành tựu gì để phô diễn trong thời gian nắm quyền, cũng chẳng có một chiến công đáng kể nào để tiếp tục nắm quyền và giúp ông đánh bại dù là một đối thủ dù chỉ ở hạng trung bình.

Maduro đơn giản không còn cơ hội để đảo ngược những khủng hoảng chồng chất mà ông ta đã khởi động và nhai lại những lời hứa để rồi tiếp tục gây thất vọng trong nhiều năm trời. "Chiến dịch" của ông năm nay tập trung vào cam kết rằng một nhiệm kì nữa là tất cả những gì ông cần để đánh tan những âm mưu ngầm về kinh tế mà ông quy chụp một cách vô cớ cho nguồn cơn của siêu lạm phát và tình trạng sụp đổ nền kinh tế. Và ông sẽ thực hiện lời hứa của mình như thế nào ? Khi mà nguyên nhân thực tế của siêu lạm phát được các nhà kinh tế từ mọi trường phái đánh giá là do việc tăng cường kiểm soát giá và in tiền bừa bãi.

Sự vắng mặt của các chính sách mới đáng tin cậy cộng với sự từ chối thừa nhận sự đau khổ mà các chính sách của Maduro đã gây ra cho người dân đang thể hiện bộ mặt trơ trẽn của chế độ.

Tại sao mà ông ta vẫn còn muốn giữ một chức vụ đã ngoài tầm với của ông ?

Bởi vì Maduro đã tự đào hố chôn mình quá sâu, và nếu buộc phải rời chiếc ghế tổng thống rất có thể ông phải ngồi tù. Hoặc còn tệ hơn.

Bóng ma của nhà độc tài Panama Manuel Noriega còn đó, nó đặt ra cuộc thảo luận về tương lai của Maduro. Như Noriega, Maduro tham gia vào các cuộc buôn bán thuốc cấm có sự dính dáng của chế độ, và một vụ đã bị đưa vào giám sát của DEA (tổ chức chống ma túy) trong hàng năm trời. Hai đứa cháu của bà đệ nhất phu nhân bị kết tội ở Mỹ năm ngoái vì tội trao đổi ma túy với nhân viên mật vụ của DEA 800 kg cocaine tại Haiti một vài năm trước. Phó tổng thống của Maduro, Tareck El Aissami cũng được ủy nhiệm vào vị trí đầu mối trung tâm trong giao dịch ma túy.

Bất kể vai trò nào của Maduro trong những giao dịch ma túy này, rất có thể nhân viên điều tra Mỹ đã nắm được bằng chứng. Noriega đã chết năm ngoái khi vẫn bị quản thúc sau ba thập kỉ ở những nhà tù khác nhau tại khắp các châu lục, Maduro xem chừng khó thoát được.

Và các vụ buôn bán ma túy và thuốc cấm mới chỉ là bắt đầu. Maduro và những thành viên trong mạng lưới của ông ta đang bị cấm vận quốc tế vì một loạt những hành vi sai trái. Trong nhiều năm, các thành viên của chế độ đã bị tố cáo về việc xâm phạm nhân quyền, rửa tiền, hối lộ và tham nhũng cấp Olympic, trợ giúp Hezbolla, trợ giúp chương trình hạt nhân Iran (vào năm 2016), các tội ác liên quan đến môi trường mức độ lớn, cáo buộc bỏ tù người trái luật, hành động tra tấn…danh sách các tội ác còn nhiều vô kể. Vào tháng hai của năm nay, luật sư tố tụng tại tòa án tội phạm quốc tế đã tuyên bố rằng văn phòng của bà đang tổ chức các cuộc điều tra sơ bộ về những tội ác nhân quyền mà Venezuela đã gây ra từ năm 2017. Trước khi tất cả những điều đó được nói ra và thực hiện, Maduro không tránh khỏi cảm thấy mình đã bị dồn tới đường cùng.

Đó là một trong những lý giải, tại sao một người chẳng còn lý tưởng nào lại rất kiên quyết bảo vệ quyền lực, ông ta sợ. Và ông ta có những lý do hợp lý để sợ.

Ở thế hệ trước, mọi thứ dường như rất khác. Có truyền thống đảm bảo hạ cánh mềm cho những kẻ độc tài với một lý do chẳng hạn như cần nhiều thời gian hơn trong việc điều tra về gia đình của họ. Idi Amin, một kẻ độc tài nổi tiếng của Uganda đã kết thúc những ngày cuối cùng của ông ta trong một khu tổ hợp sang trọng tại Saudi Arabia. Tuy không còn quyền lực nhưng ông vẫn còn được sống một cuộc sống khá xa hoa. Nhà độc tài Filipino Ferdinand Marcos dùng những năm tháng tuổi già để uống cocktail tại Haiwaii và Guam. Mobutu Sese Seko nghỉ dưỡng tại Haiti và Duvalier có cuộc sống mới tại Riviera, Pháp. Đó là khoảng thời gian mà những kẻ độc tài tồi tệ nhất vẫn có thể được van nài từ bỏ quyền lực để đổi lấy những căn biệt thự xinh đẹp và một tài khoản ngân hàng hào phóng. Giờ điều đó đã kết thúc.

Câu chuyện về số phận của Maduro thường bao gồm suy đoán về Cuba như một địa điểm lưu vong của ông. Rất dễ giải thích : Cuba từ lâu đã là một đồng minh quan trọng nhất của chế độ. Thực tế "đồng minh" vẫn chưa phải một từ đúng để miêu tả mối quan hệ sâu sắc của hai chính quyền : cuộc khởi nghĩa Venezuela đôi khi người ta cảm tưởng như hoàn toàn được tài trợ từ chế độ Castro, với hàng ngàn chuyên gia huấn luyện, tư vấn và gián điệp đến từ Cuba đã được xâm nhập vào nhà nước Venezuela, và chẳng có một quyết định nào được đưa ra mà không thông qua Havana. Ví dụ, những ngày đầu tiên của Maduro, phóng viên Reuters cho hay dù kinh tế về công nghiệp dầu mỏ suy sụp, và thậm chí dù chính phủ thiếu tiền mặt để mua thuốc men quan trọng, Venezuela vẫn mua dầu tại thị trường quốc tế để chuyển tới Cuba với một điều khoản tín dụng ưu đãi : một nguồn doanh thu có giá trị cho chế độ Cuba.

Và dường như thật xa vời để Maduro có một viễn cảnh được sống lưu vong và xa hoa : Giữ Nicolas Maduro ở lại vị trí quyền lực có giá trị hơn nhiều với Cuba so với việc giúp ông ta rút lui. Saudi Arabia chưa từng phụ thuộc vào việc giữ Idi Amin ở lại vị trí quyền lực tại Kampala, Uganda để trục lợi như trường hợp Cuba với Venezuela. Nguồn dầu mỏ và trợ giúp về ngoại giao của Venezuela là những chiến lược sống còn với chế độ Cuba. Nếu viễn cảnh mà Cuba cho phép Maduro thoái lui, Maduro sẽ nhanh chóng trở thành món hời mà Cuba có thể lợi dụng. Biết đâu được họ sẽ bán ông ta cho Mỹ để đổi lấy sự nới lỏng cấm vận thương mại chẳng hạn.

Một sự nghỉ hưu thầm lặng tại quê nhà dường như là không thể với một nhà lãnh đạo đã gây ra quá nhiều tội ác với quá nhiều người : cảnh tượng bị truy tố luôn xuất hiện mập mờ. Thậm chí dù ông có thể chọn những người nối nghiệp tin cậy sẵn sàng đảm bảo an ninh cho ông thì ông vẫn khó có thể quên rằng Đại tướng Chile Augusto Pinochet đã trải qua những năm tháng cuối cùng của cuộc đời để vật lộn với sự truy tố ở cả quê nhà lẫn nước ngoài.

Thực tế, thật khó để cảm thấy được một kế hoạch rút lui đáng tin cậy mà Maduro, một nhà độc tài còn ở độ tuổi khá trẻ khi mới 55, sẽ tin tưởng lựa chọn để bảo vệ cho bản thân từ 2 đến 3 thập kỉ nữa trong tương lai. Do đó, Maduro đã chọn cách đặt niềm tin vào sự bảo vệ của lực lượng vũ trang quốc gia Bolivarian khi mà quân đội sở hữu tất cả sức mạnh vũ trang và lực lượng tình báo quốc gia.

Nicolas bám lấy quyền lực bởi vì ông ta mắc kẹt ở trong đó. Mọi sắp đặt thay thế đều là nhà tù với ông. Do đó dù không còn đủ sức lãnh đạo Venezuela, ông ta vẫn cố sử dụng nhà nước như một công cụ bảo vệ bản thân. Đây là giải pháp cuối cùng thay vì một cuộc đời sau song sắt.

Nguyên tác : Why Nicolas Maduro Clings to Power, The Atlantic, 30/05/2048

Nguyễn Việt Anh biên dịch

(01/06/2018)

Additional Info

  • Author Nguyễn Việt Anh
Published in Quan điểm

Khi các điều kiện sống ở Venezuela ngày càng xấu đi, cần phải xét đến những giải pháp mà trước đây không thể nào tưởng tượng được. Chuyển đổi chính trị thông qua đàm phán vẫn là lựa chọn được nhiều người ưa thích, nhưng can thiệp bằng quân sự của liên minh các lực lượng trong khu vực có thể là biện pháp duy nhất, nhằm chấm dứt nạn đói do con người tạo ra, đang đe dọa mạng sống của hàng triệu người.

Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đang chuyển động không ngừng nghỉ, từ thảm hoạ đến không thể tưởng tượng nổi. Cảnh nghèo đói, đau khổ và tàn phá đã đạt đến điểm mà cộng đồng quốc tế phải suy nghĩ lại về những biện pháp giúp đỡ.

Hai năm trước, tôi đã cảnh báo nạn đói đang tiến vào Venezuela, tương tự như Holomodor ở Ukraine trong những năm 1932-1933. Ngày 17 tháng 12, tờ The New York Times đưa lên trang nhất những bức ảnh về thảm hoạ do chính con người gây ra.

Tháng 7, tôi mô tả tính chất có một không hai của thảm hoạ kinh tế ở Venezuela, bằng cách trưng ra sự sụp đổ về sản lượng, thu nhập, mức sống và chăm sóc y tế. Có lẽ số liệu thống kê mà tôi trích dẫn làm người choáng váng nhất là lương tối thiểu (lương của người công nhân trung bình) được đo bằng số calorie từ những món ăn rẻ nhất đã giảm từ 52.854 calo/ngày vào tháng 5 năm 2012 xuống còn 7.005 calo/ngày vào tháng 5 năm 2017 (tức là giảm 7,5 lần trong vòng 5 năm – ND) - không đủ để nuôi một gia đình gồm 5 nhân khẩu.

vene1

Tỷ lệ lạm phát của Venezuela vượt qua 220%, theo Viện Johns Hopkins. Đồng 100 bolivar - chỉ trị giá 0,04 đô la vào cuối năm ngoái.

Từ đó trở đi, các điều kiện ngày càng xấu đi nhanh chóng. tháng trước, lương tối thiểu đã giảm xuống chỉ còn 2.740 calo/ngày. Protein còn được cung cấp ít hơn nữa. Tất cả các loại thịt đều khan hiếm đến nỗi giá một kg trên thị trường còn cao hơn lương tối thiểu trong một tuần.

Điều kiện y tế cũng đã và đang xấu đi, đấy là do thiếu dinh dưỡng và quyết định của chính phủ không cung cấp sữa bột cho trẻ sơ sinh, không cung cấp vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm, thuốc chữa AIDS, ghép tạng, ung thư và bệnh nhân chạy thận và không cung cấp cho các bệnh viện thông thường nữa. Kể từ ngày 1 tháng 8, giá của một đô la Mỹ đã tăng thêm một chục lần, và từ tháng 9, lạm phát cao hơn 50%/ tháng.

Theo số liệu của OPEC, sản lượng dầu của nước này đã giảm 16% kể từ tháng 5, tức là giảm hơn 350.000 thùng/ngày. Nhằm ngăn chặn đà suy giảm, chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro đã không biết làm gì ngoài việc bắt giữ 60 nhà quản lý cao cấp của công ty dầu quốc khí doanh PDVSA và bổ nhiệm Bộ trưởng quốc phòng chẳng có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này làm tổng giám đốc.

Không những không thực hiện những bước đi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo, mà chính phủ còn sử dụng cuộc khủng hoảng để thắt chặt quyền kiểm soát về chính trị. Trong khi từ chối những khoản trợ giúp, thì chính phủ nước này lại dành nguồn lực để mua các hệ thống kiểm soát đám đông, do Trung Quốc sản xuất, nhằm ngăn cản các cuộc biểu tình của dân chúng.

Nhiều nhà quan sát bên ngoài tin rằng nền kinh tế xấu đi thì chính phủ sẽ mất quyền lực. Nhưng, phe đối lập chính trị có tổ chức hiện yếu hơn so với hồi tháng 7, mặc dù đã có những nỗ lực ngoại giao to lớn. Sau đó, chính phủ đã thành lập Hội đồng Lập hiến không phù hợp với hiến pháp với đầy đủ quyền lực, xóa tên ba đảng đối lập chính, sa thải các thị trưởng dân cử và đại biểu được bầu và làm giả kết quả ba cuộc bầu cử.

Với tất cả các giải pháp hoặc không thực tế, không khả thi, hoặc không thể chấp nhận, hầu hết người dân Venezuela đều muốn một deus ex machina (vị thần từ trên trời rơi xuống – ND) để cứu họ thoát khỏi tình trạng bi thảm này. Kịch bản tốt nhất là các cuộc bầu cử tự do và công bằng để bầu ra chính phủ mới. Đây là Kế hoạch A để cho phe đối lập Venezuela tổ chức xung quanh Mesa de la Unidad Democratica (Liên minh bàn tròn Thống nhất Dân chủ), và đang được người ta tìm kiếm trong các cuộc đàm phán ở Cộng hòa Dominica.

vene2

Đói : người dân phải lục tìm thức ăn trong các bao rác thải - Ảnh minh họa

Nhưng không thể tin được là chế độ sẵn sàng để cho hàng triệu chết đói nhằm nắm giữ quyền lực lại sẵn sang trao quyền trong các cuộc bầu cử tự do. Ở Đông Âu trong những năm 1940, các chế độ Stalinist đã củng cố được quyền lực mặc dù bị thua trong các cuộc bầu cử. Sự kiện là, chỉ trong năm 2017, chính phủ Maduro đã giả mạo kết quả ba cuộc bầu cử và đã ngăn cản không cho các đảng phái mà chính phủ đang đàm phán tham gia tranh cử, bất chấp sự quan tâm của cộng đồng quốc tế - cho thấy rằng các cuộc bầu cử trong tương lai sẽ không thành công.

Một cuộc đảo chính quân sự do các lực lượng trong nước tiến hành nhằm khôi phục lại chính quyền hiến định là phương án không dễ chịu đối với nhiều chính trị gia dân chủ , vì họ sợ rằng sau đó binh lính có thể không trở về doanh trại. Quan trọng hơn, chế độ của Maduro là chế độ độc tài quân sự, các sĩ quan đang nắm giữ nhiều cơ quan của chính phủ. Các sĩ quan cấp cao của Lực lượng Vũ trang đã suy thoái đến tận xương tủy, dính líu với buôn lậu suốt nhiều năm liền, phạm tội về tiền bạc và mua sắm, buôn bán ma túy và giết người mà không qua xét xử, tỷ lệ những vụ giết người như thế trên đầu người cao gấp ba lần so với tỷ lệ ở Philippin thời Rodrigo Duterte. Nhiều sĩ quan cao cấp tử tế đã bỏ nước ra đi.

Những biện pháp trừng phạt theo mục tiêu, do Văn phòng Quản lý Tài sản Nước ngoài của Hoa Kỳ (US Office of Foreign Assets Control - OFAC) điều hành, đang làm cho nhiều kẻ cai trị ở Venezuela đau khổ. Tuy nhiên, với hàng chục ngàn người có thể tránh được cái chết và hàng triệu người tị nạn Venezuela nữa phải ra đi trước khi lệnh trừng phạt mang lại hiệu quả mong muốn, thì phải coi những biện pháp này là quá chậm, đấy là nói trong trường hợp tốt nhất. Còn trong trường hợp xấu nhất, những biện pháp này sẽ chẳng có tác dụng gì. Xét tới cùng, những biện pháp trừng phạt đó đã không dẫn tới thay đổi chế độ ở Nga, Bắc Triều Tiên hay Iran.

Chỉ còn biện pháp can thiệp quân sự quốc tế, giải pháp làm cho đa số chính phủ các nước Mỹ Latin sợ hãi, vì trong quá khứ từng có những hành động hiếu chiến nhằm chống lại quyền lợi quốc gia của họ, đặc biệt là ở Mexico và Trung Mỹ. Nhưng đây có thể là phép loại suy sai lầm. Xét cho cùng, Simón Bolívar đã giành được danh hiệu Người Giải Phóng của Venezuela do có cuộc xâm lăng năm 1814 được Nueva Granada (hiện nay là Colombia) tổ chức và tài trợ. Trong giai đoạn 1940 đến 1944, Pháp, Bỉ, và Hà Lan không thể giải thoát khỏi chế độ áp bức nếu không có hành động quân sự quốc tế.

Hàm ý là rõ ràng. Tình hình Venezuela đang trở nên không thể tưởng tượng được, cần phải xét đến những giải pháp phi thường. Quốc hội được được bầu một cách hợp lệ, với phe đối lập chiếm tới 2/3 số ghế, đã bị Tòa án Tối cao được bổ nhiệm một cách vi hiến pháp tước đoạt quyền lực một cách vi hiến. Còn quân đội thì sử dụng sức mạnh để đàn áp các cuộc biểu tình và buộc nhiều nhà lãnh đạo, trong đó có các thẩm phán Tòa án Tối cao do Quốc hội bầu vào tháng 7, phải lưu vong.

vene3

Các nhà chức trách Venezuela đã cố gắng ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính phủ bằng cách bắt giữ các nhà lãnh đạo phe đối lập gồm : Leopoldo Lopez, Antonio Ledezma và Henrique Capriles.

Khi tìm giải pháp, tại sao lại không xem xét giải pháp sau đây : Quốc hội có thể luận tội Maduro và phó tổng thống Tareck El Aissami, một kẻ buôn lậu ma túy, đang bị OFAC trừng phạt và bị chính phủ Hoa Kỳ tịch thu hơn 500 triệu USD. Quốc hội có thể bổ nhiệm chính phủ mới và đến lượt mình, chính phủ này có thể yêu cầu giúp đỡ về quân sự từ liên minh các nước có thiện chí, trong đó có các nước Mỹ Latin, Bắc Mỹ và các nước ở Châu Âu. Lực lượng này sẽ giải phóng Venezuela, tương tự như người Canada, người Úc, người Anh và người Mỹ giải phóng Châu Âu trong những năm 1944-1945. Gần hơn, sẽ tương tự như Hoa Kỳ đã giải phóng Panama khỏi chính phủ áp bức của Manuel Noriega, dẫn tới chế dân chủ và kinh tế phát triển nhanh nhất ở Mỹ Latin.

Theo luật pháp quốc tế, không có sự kiện nào trong đó cần phải được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua (Nga và Trung Quốc có thể phủ quyết), vì lực lượng quân sự sẽ được mời bởi chính phủ hợp pháp đang tìm sự ủng hộ nhằm duy trì bản hiến pháp của đất nước. Lựa chọn như thế thậm chí có thể thúc đẩy triển vọng của các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Cộng hòa Dominica.

Vụ sụp đổ của Venezuela không có lợi cho hầu hết các nước. Và những điều kiện sống ở đây là tội ác chống lại loài người, phải được chấm dứt trên cơ sở đạo đức. Sự thất bại của Operation Market Garden vào tháng 9 năm 1944 (Chiến dịch Market Garden là chiến dịch của quân đội Đồng Minh, bắt đầu ngày 17 tháng 9 năm 1944, tấn công vào các cầu lưu thông tại Hà Lan và phía tây nước Đức. Đây là cuộc tấn công bằng lực lượng lính dù lớn nhất trong lịch sử quân sự từ trước đến nay – ND) - đã được cuốn sách và bộ phim mang tên A Bridge Too Far biến thành bất tử - dẫn tới nạn đói ở Hà Lan vào mùa đông năm 1944-1945. Nạn đói của người Venezuela hiện nay còn tệ hại hơn. Bao nhiêu người nữa sẽ phải chết trước khi lực lượng trợ giúp đến được nước này ?

Ricardo Hausmann, là cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch của Venezuela và cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển liên Mỹ, hiện là Giám đốc trung tâm phát triển quốc tế ở đại học Harvard (Harvard University) và Giáo sư kinh tế ở Harvard Kennedy School.

Nguồn Project-Syndicate

Phạm Nguyên Trường dịch

Published in Quốc tế

Venezuela : Mỹ lơ là, Iran âm thầm cắm rễ

Chiếc vòi của Iran không chỉ vươn rộng trong khu vực Trung Cận Đông, mà còn đang ngấm ngầm cắm rễ tại Nam Mỹ, điển hình nhất là tại Venezuela. Tuần san L’Express, trong bài viết đề tựa "Venezuela, chi nhánh của Trung Đông", nhận định rằng đối với tổng thống Nicolas Maduro, trục kết nối Caracas với thế giới Hồi giáo ả rập là thiết yếu cho sự sống còn chế độ của ông đang trên đà bị phá sản.

vene1

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro (P) và đồng nhiệm Iran Hassan Rohani, tại Téhéran, ngày 10/01/2015. Reuters/Miraflores Palace/Handout via Reuters

Đầu tiên hết bài viết nhận định kể từ khi Hoa Kỳ không quan tâm đến "sân sau" của mình vì cho rằng khu vực này không còn là một ưu tiên, một thế tương quan lực lượng mới đã được hình thành tại Nam Mỹ.

Ban đầu là Liên Minh Bolivar vì Châu Mỹ (Alba) do Cuba và Venezuela đứng đầu thành lập năm 1999, quy tụ các nước chống Mỹ như Bolivia, Nicaragua và Ecuador. Tiếp đến là Trung Quốc. Vì cũng muốn gây dựng ảnh hưởng của mình tại đây, nên Bắc Kinh đã ồ ạt đầu tư và cấp các khoản cho vay tín dụng, mà Bắc Kinh vẫn hy vọng một ngày có thể thu hồi được vốn.

Nga cũng không muốn mất phần, nên sau nửa thế kỷ vắng bóng đã quay trở lại Venezuela. Moskva trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Caracas. Nhất là trong năm 2018, một xưởng sản xuất súng trường và đạn dược của Nga tại Venezuela sẽ đi vào hoạt động, trong khuôn khổ một thỏa thuận song phương.

Nhưng trong cuộc chơi lớn này, điều ngạc nhiên nhất chính là sự trỗi dậy của trục chiến lược Caracas và thế giới Hồi giáo ả rập. Trên góc nhìn lịch sử, cộng đồng người Hồi giáo tại Nam Mỹ đã có từ thế kỷ 19 với sự xuất hiện của những thương gia gốc Liban-Syria, chủ yếu theo Công giáo.

Trong quá khứ, vùng Nam Mỹ cũng đã từng có hai nhân vật gốc Trung Đông làm lãnh đạo. Ông Carlos Menem, tổng thống Argentina giai đoạn 1989 - 1999 ; và ông Abdala Bucaram lãnh đạo Equateur chỉ được 6 tháng trước khi bị phế truất vì bị thiểu năng tâm thần vào tháng 02/1997.

Nhìn lại trường hợp Venezuela, L’Express cho biết trong hàng ngũ lãnh đạo hiện tại của Caracas có nhiều nhân vật có nguồn gốc Trung Đông. Đặc biệt là phó tổng thống Tareck El Aissami là người gốc Liban-Syria. Nhân vật này là con trai của nhà sáng lập đảng Baas tại Venezuela và là cháu nội của một trong người sáng lập đảng chính trị cùng tên tại Syria.

Ông Tareck El Aissami hiện nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ, vì bị cáo buộc rửa tiền từ buôn ma túy và nhất là vì mối quan hệ của ông với phe Hezbollah, mà Hoa Kỳ xem là khủng bố. Trong trường hợp tổng thống Nicolas Maduro bị phế truất, phó tổng thống sẽ là người thay thế điều hành đất nước.

Nam Mỹ : Ổ khủng bố ?

Theo ghi nhận của các cơ quan tình báo Mỹ và Israel, sự hiện diện của Hezbollah tại thành phố Ciudad del Este của Paraguay đã có từ 30 năm qua. Đây là khu giao thương sầm uất của các băng đảng ở biên giới giữa Brazil với Argentina.

Mỹ và Israel nghi ngờ rằng, với các hoạt động buôn lậu tại đây, cộng đồng Liban-Syria có thể tài trợ cho các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Trung Đông mỗi năm từ 300 - 500 ngàn đô la. Nhưng dường như dưới thời Hugo Chavez, Ciudad del Este của Paraguay đã bị thay thế bằng đảo Margarita của Venezuela để trở thành một thiên đường cho khủng bố và buôn thuốc phiện.

Tuy nhiên, L’Express nhìn nhận là quan hệ song phương gắn kết giữa Iran và Venezuela đã có từ những năm 1960, khi cả hai đều là những nước thành viên sáng lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEP). Cùng với thời gian, mối quan hệ này chưa bao giờ suy giảm thông qua hàng trăm thỏa thuận đối tác kinh tế và thương mại.

Giờ đây, trong bối cảnh Venezuela đang chìm ngập trong nợ nần, khan hiếm lương thực nhu yếu phẩm và trong sự chuyên chế, Nicolas Maduro vẫn tiếp tục theo đuổi nhiệm vụ thiêng liêng : tăng cường kết nối với thế giới ả rập nhằm củng cố vị thế của Venezuela trên trường quốc tế.

Với ý đồ này, liệu rằng một ngày nào đó Hoa Kỳ có thể nhìn thấy chiến hạm của Iran lướt trên những làn sóng xanh biếc của vịnh Mexico ngay trước mũi mình hay không ?

Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ : Châu Âu nên chọn ai ?

Cũng liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, tuần báo L’Obs có bài bình luận khá thú vị đề tựa : "Phải chăng nên lựa chọn Trung Quốc thay vì Mỹ ?" của Nicolas Colin, giảng viên thuộc Học viện Nghiên cứu chính trị Paris.

Đầu tiên hết tác giả nhìn nhận rằng ý tưởng về một nước Trung Hoa lớn mạnh không phải là mới. Từ lâu phương Tây đã bị hớp hồn về mức độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và ngày nay, sức tăng trưởng đó đang chuyển hóa thành sức mạnh chiến lược. Trung Quốc giờ là tác nhân ngự trị trên phạm vi toàn cầu.

Trong khi đó, Châu Âu và Mỹ ngày càng có nhiều điểm bất đồng và khác biệt trên các lĩnh vực chính trị, nhân quyền, văn hóa và xã hội, kể từ thời George Bush và nhất là dưới thời Donald Trump. Vậy thì tại sao trong một thời gian dài, Châu Âu lại cảm thấy gần gũi với nước Mỹ ?

Theo tác giả, lý do của sự đồng thuận giữa Châu Âu và Mỹ là hai bên quyết định vượt qua những bất đồng để cùng bảo vệ các lợi ích chung trên sân khấu chính trị quốc tế. Với kế hoạch Marshall, Hoa Kỳ giúp Châu Âu tái thiết sau Đệ Nhị Thế Chiến. Với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, Hoa Kỳ bảo đảm an ninh và sự phồn thịnh cho Châu Âu.

Là quê hương của nền kinh tế vận hành theo phương pháp dây chuyền Ford, Hoa Kỳ quyết định cách thức Châu Âu sản xuất và tiêu dùng trong thế kỷ 20. Với hệ thống các trường đại học cũng như Hollywood, Hoa Kỳ tạo dựng hệ thống giá trị và cách sống của Châu Âu.

Trung Quốc soán ngôi Mỹ ?

Do vậy, câu hỏi liên quan đến Trung Quốc cần phải được đặt lại và thảo luận : Liệu Châu Âu có thể liên kết với Trung Quốc trong thế kỷ 21 như đã làm với Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 ? Theo tác giả, có nhiều luận điểm ủng hộ quan điểm này.

Sau nhiều thập niên phát triển về kinh tế, hiện nay Trung Quốc đã đạt tới biên giới của lĩnh vực sáng tạo. Alibaba, Đằng Tấn (Tencent), Bách Độ (Baidu) là những tập đoàn tin học lớn mạnh nhất trên thế giới. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại quan trọng.

Đặc biệt là Bắc Kinh định ra phương hướng trong chính sách kinh tế. Các nỗ lực sáng tạo, về tin học cũng như trong các lĩnh vực khác, là nhằm phục vụ các mục tiêu rõ ràng và hợp lý. Trên sân khấu chính trị quốc tế, Trung Quốc đã dấn thân và hành động sao cho các nước khác có thể đi theo phương hướng đó và chia sẻ các mối lợi do chính sách này tạo ra.

Vào thời điểm Hoa Kỳ đóng cửa biên giới, rút khỏi nhiều định chế quốc tế và giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia đối với bên ngoài, dường như Trung Quốc đóng vai trò thay thế Mỹ. Giờ đây, Trung Quốc trong hàng ngũ các nước đi đầu đối phó với những thách thức toàn cầu (trong lĩnh vực biến đổi khí hậu), giải quyết các khủng hoảng (căng thẳng Bắc Triều Tiên), hỗ trợ phát triển kinh tế của các vùng chậm phát triển (Đông Nam Á, Châu Phi) và thúc đẩy sự xuất hiện tầng lớp trung lưu trong tương lai.

Có thể nói, Trung Quốc đã chọn đúng thời điểm để khẳng định vị trí của mình : đó là lúc kinh tế thế giới đang trong giai đoạn chuyển đổi. Thế giới rời bỏ nền kinh tế theo mô hình sản xuất dây chuyển Ford để bước vào nền kinh tế số. Và ở mỗi thời kỳ công nghệ-kinh tế mới trong lịch sử thì đều có một quốc gia cụ thể thống trị : đó là nước đã đi trước các quốc gia khác trong việc lập ra các định chế cần thiết để làm cho phương thức tăng trưởng mới bền vững hơn và tùy thuộc lẫn nhau hơn.

Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thống trị kỷ nguyên tin học và mạng. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính Trung Quốc có thể trở thành cái nôi chính của nền kinh tế số toàn cầu.

Hiện vẫn tồn tại nhiều khác biệt về chính trị và văn hóa giữa Trung Quốc và Châu Âu, nhất là về tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của công dân. Nếu như có thể thúc đẩy Trung Quốc thay đổi, dấn thân nhiều hơn, chấp nhận luật chơi quốc tế hơn thì lúc đó Châu Âu có thể quay sang với Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ.

Hồ sơ di dân : Khi Liên Hiệp Châu Âu giở trò đạo đức giả

Courrier International trên trang nhất chạy tít lớn : "Di dân : Hãy chấm dứt thói đạo đức giả". Tuần san dành nhiều trang báo lược thuật lại nhận định của các báo nước ngoài về cách xử lý làn sóng di dân tị nạn đến Châu Âu của Liên Hiệp Châu Âu và một số quốc gia Châu Phi có liên quan.

Đầu tiên, tuần san đưa ra một quan sát chung : Số lượng thuyền nhân đến từ Châu Phi vào Châu Âu đã giảm hẳn đáng kể, nhất là kể từ khi có thỏa thuận giữa Liên Hiệp Châu Âu và Libya, được ký vào tháng 02/2017.

Thế nhưng, một phóng sự gần đây của đài truyền hình Mỹ CNN lại cho thấy một thực tế khác hẳn. Di dân tị nạn tại Libya bị nhốt ở những trại tạm giam do dân quân tự vệ Lybia quản lý trong những điều kiện bất nhân và còn bị đem bán đấu giá như những nô lệ. Tiết lộ này đã khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Vì sao như vậy ?

Theo giải thích của tờ Irish Times (Thời báo Ireland), sở dĩ Châu Âu và nhất là Roma có được kết quả này là nhờ vào việc mua chuộc các lãnh chúa và các dân quân tự vệ có liên kết với đường dây buôn người và vờ như không biết đến tình trạng bi thương của những người tị nạn đang bị giam giữ trong các trại tạm giam.

Một nhận định cũng được tờ Middle East Eye tại Luân Đôn đồng chia sẻ. Tờ báo lược lại lời thuật của một số nhân chứng cho biết các trại tạm giam đó chẳng khác gì các trại lao động cưỡng bức. Dân quân tự vệ dùng vũ lực cướp bóc tài sản của di dân. Phụ nữ và trẻ em bị hãm hiếp, đánh đập. Tình trạng đói khát và nạn lạm dụng là thường xuyên.

Trước thảm nạn này, lãnh đạo các nước Châu Phi có liên quan chỉ nhỏ "nước mắt cá sấu", là lời tố cáo trên tờ Le Pays của Burkina Faso. Không chỉ vô tâm, tham nhũng mà còn tính toán ích kỷ. Bất lực vì không thể giải quyết nạn thất nghiệp triền miên, lãnh đạo một số nước Châu Phi xem những đợt di tản đó như là một luồng dưỡng khí.

Đây cũng là cách giúp các vị lãnh đạo này xua tan được một mối nguy tiềm tàng : Những người thất nghiệp đó phần đông là giới trẻ, có thể sẽ là những người nổi dậy phản đối, nguy hiểm. Đổi lại, họ có thể yên tâm hy vọng đất nước nhận được ngoại tệ từ những ai liều lĩnh "bán mạng" để đến được thiên đường Châu Âu.

Pháp : "Gái gọi" ở tuổi 16

Trong lĩnh vực xã hội, L’Express có bài điều tra báo động một hiện tượng đáng lo ngại đang có xu hướng phát triển mạnh tại Pháp. Ước tính có khoảng từ 6.000-8.000 thiếu niên đã bán thân thể của mình để đổi lấy những món quà đắt giá hay tiền bạc. Bài viết đề tựa "Tại Pháp, gái gọi ở tuổi 16".

Điều đáng lo là các bậc phụ huynh, cảnh sát, thẩm phán và các nhà giáo dục cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn tệ nạn do việc các em từ chối sự trợ giúp. Điều tra của L’Express còn cho thấy vấn nạn này không chừa một tầng lớp xã hội nào, kể cả con cái các gia đình khá giả.

Bài viết trích giải thích của chuyên gia về tình dục học, bà Claude Giordanella, có nhiều động cơ thúc đẩy các em lao vào con đường bán thân : ham thích thời trang hàng hiệu, điện thoại thông minh iPhone, gia nhập một "nhóm xã hội" nào đó, khẳng định khả năng quyến rũ, trả thù cánh mày râu, thậm chí làm cho sợ để cảm thấy mình tồn tại.

Vẫn theo tuần báo, chính sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội đã tạo thuận lợi cho sự phát triển vấn nạn này. Thêm vào đó là văn hóa tiêu thụ, hình ảnh khiêu dâm lan tràn trên mạng, quảng cáo tình dục công khai hay các trang mạng mời gọi ngoại tình… Tất cả những điều đó đã đẩy biết bao nam thanh nữ tú "bị cháy túi" lao vào tìm kiếm những "bố già" hào phóng.

Sự tiếp tay giữa internet và các trang mạng xã hội đã giúp cho các em thoát dễ dàng tầm kiểm soát của bố mẹ. Theo nhận định của một nhà giáo dục, "Tất cả những em tham gia làm gái gọi hay mãi dâm đều có những điểm yếu chung : thiếu tự tin, thiếu tình thương gia đình, học hành khó khăn, thậm chí là bị bạo hành trong gia đình hay bị xâm hại tình dục".

Hollywood : Một đấu trường khác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ?

Trở lại với tuần báo Courrier International, nhưng trong lĩnh vực điện ảnh. Vào lúc Hollywood đang tìm cách vượt qua cơn sóng dữ "Harvey Weinstein", làm chao đảo kinh đô điện ảnh này vì những cáo buộc sách nhiễu tình dục, một mối đe dọa khác cũng đang lởn vởn tại kinh đô điện ảnh này.

Trong bài viết đề tựa "Mối đe dọa Trung Quốc không phải là bóng ma", Courrier International tổng hợp một số bài nhận định trên các báo Mỹ cho thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau trên lĩnh vực này để tìm cách phân phối các sản phẩm điện ảnh cũng như là áp đặt tầm nhìn của mình về thế giới lên toàn cầu.

Minh Anh

Published in Quốc tế