Dấu hỏi lớn
Một dấu hỏi lớn vẫn tồn tại sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Mười Một năm 2017 : Vì sao trong khi ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ mãn nguyện với giá trị thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai nước trong chuyến đi này lên tới 12 tỷ USD (tuy chưa biết có thật hay không, hoặc nếu là thật thì có được thực hiện hay không), đã chẳng có một thỏa thuận nào và càng không hiện ra hợp đồng nào về việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ, cho dù Tổng thống Trump đã trổ "ngón nghề" về đàm phán.
Tổng thống Trump trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, 12 tháng 11, 2017.
Bloomberg còn dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết Tổng thống Mỹ khi "chào hàng" tên lửa và các hệ thống vũ khí khác của Mỹ thậm chí nói ông Phúc "còn chần chờ gì nữa" khi ông (Trump) đã lên nắm cương vị đứng đầu nước Mỹ được 10 tháng rồi.
Một số trong giới quan sát chính trị nhận định rằng việc "chào hàng" không thành trên có thể được xem là một thất bại của Trump - về thể diện cũng như khiến ảnh hưởng tiêu cực đến một trong những sở trường tái tranh cử tổng thống của Trump là các thương vụ bán vũ khí cho các nước khác.
Thế còn về phía giới chóp bu Việt Nam thì thế nào ? Chẳng lẽ sau hàng loạt chuyến đi Mỹ trong năm nay của các tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng quốc phòng, và Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng quốc phòng có liên quan đến việc mua vũ khí, Việt Nam lại chẳng nhìn ngó một cơ hội mười mươi mà Tổng thống Mỹ mang đến tận Hà Nội ?
Trong khi đó cửa đã mở, và quan trọng không kém là hành lang pháp lý cho việc mua vũ khí Mỹ đã thông thoáng.
Vào tháng Năm năm 2016, trong một cử chỉ rất bất ngờ, tổng thống Mỹ khi đó là Barak Obama đã tuyên bố tại Hà Nội rằng nước Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tức từ đó trở đi, Việt Nam có thể được mua một số loại vũ khí tối tân của Mỹ mà không bị chế tài mua bán như trước đây.
Bằng chứng quan tâm đến vũ khí phương Tây là sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm mua vũ khí sát thương, Việt Nam đã âm thầm mua chịu nửa tỷ USD tín dụng quân sự của Ấn Độ và hỏa tiễn của Israel - đều là những đồng minh quân sự của Mỹ.
Một luồng quan điểm về vũ khí Mỹ
Cho tới nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp đến 90% vũ khí chủ lực cho Việt Nam. Nhưng từ khoảng năm 2013 đến nay và đặc biệt gần đây, đã xuất hiện quan điểm trong giới chuyên gia quốc phòng rằng sẽ rất rủi ro nếu Việt Nam chỉ phụ thuộc vào một hay một số ít các đối tác, vì vậy Việt Nam nhất thiết phải đi tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và bổ sung thêm vào biên chế những khí tài có xuất xứ "ngoài Nga".
Quan điểm trên cũng đánh giá rằng vũ khí Nga tuy rất tốt - không thua kém, thậm chí có nhiều điểm còn mạnh hơn cả của NATO - tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm yếu như : năng lực sản xuất giới hạn, tiến độ giao hàng chậm, và các khí tài của Nga cũng ít khi được thiết kế theo kiểu mô-đun như phương Tây nên rất khó bảo trì và nâng cấp (ngược lại, vũ khí do các thành viên NATO chế tạo rất dễ dàng tùy biến, nâng cấp, nhờ vào nguồn cung đa dạng). Ngoài ra, một yếu tố nữa mà Việt Nam cần tính đến là giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang có những bất đồng về chủ quyền biển đảo, mà Trung Quốc cũng là một nước nhập khẩu lớn và sử dụng vũ khí theo "hệ Nga". Với tiềm lực tài chính eo hẹp hơn nhiều, chắc chắn Việt Nam không thể chạy đua với Trung Quốc về số lượng khi những gì Nga bán cho Việt Nam thì cũng có thể bán cho Trung Quốc nhưng với số lượng lớn hơn rất nhiều, vì vậy không có gì để đảm bảo bí mật và lợi thế của Việt Nam nếu xảy ra xung đột (tức chiến tranh giữa hai nước)…
Trong thời gian Trump ở Việt Nam vào tháng 11/2017, một số tờ báo nhà nước cũng có xu hướng cổ vũ cơ chế mua bán vũ khí với Mỹ như "Quân đội Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi Mỹ thể hiện thiện chí muốn cung cấp những vũ khí tối tân nhất theo yêu cầu của chúng ta".
Những tờ báo này cũng khuyến nghị rằng nếu có mong muốn mua thêm các vũ khí phương Tây vào thời điểm này, Việt Nam nên tập trung vào cải thiện năng lực cảnh giới điện tử, giám sát hàng hải và chống ngầm - điểm yếu lớn nhất hiện nay của hải quân. Máy bay tuần tiễu P-3C Orion hay SC-130J Sea Hercules (biến thể nâng cấp từ dòng máy bay vận tải hạng trung C-130) sẽ là một miếng ghép hoàn hảo cho năng lực phòng thủ, bảo vệ lãnh hải của Việt Nam. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng là giá thành của C-130J lẫn SC-130J đều không quá đắt, phù hợp với ngân sách mà Việt Nam có thể đáp ứng cho công tác đào tạo, huấn luyện cũng như duy trì, nâng cấp. Ngoài ra, với mối quan hệ đang cực kỳ nồng ấm với Nhật Bản, trong trường hợp Mỹ bán máy bay nhưng không trang bị vũ khí, cũng không quá khó khăn để Việt Nam có thể tìm kiếm sự thay thế từ các đối tác Nhật (với nền công nghệ quốc phòng hùng mạnh và cũng sử dụng vũ khí hệ Mỹ-NATO).
Và nếu điều kiện tài chính cho phép, Việt Nam cũng có thể xem xét mua thêm 1 hoặc 2 phi đội tiêm kích F-16 đã qua sử dụng và được nâng cấp lên chuẩn Block 52 của Mỹ, như là một giải pháp lý tưởng để tăng cường sức mạnh không quân trong bối cảnh những cựu binh én bạc MiG-21 (khoảng 100 chiếc) mới nghỉ hưu và khoảng trống vẫn chưa được lấp đầy. Bên cạnh đó, phương án này cũng giúp không quân Việt Nam dần làm quen, trước khi sử dụng nhiều hơn các thế hệ máy bay chiến đấu của phương Tây…
Nguyên nhân sâu xa nào ?
Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã tăng từ 1,3 tỷ đôla lên đến 4,6 tỷ đôla (tăng 258%) trong vòng 10 năm, từ năm 2006 - 2015, và hiện thời chiếm khoảng 9% tổng chi ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều thông tin cho biết ngân sách quốc phòng phải "giật gấu vá vai" trong những năm qua, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách quốc gia có xu hướng cạn kiệt nhanh chóng và Việt Nam đặc biệt thiếu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và trả nợ nước ngoài.
Nhưng "thiếu tiền" có phải là nguyên nhân chính khiến Việt Nam không quá mặn mà mua vũ khí Mỹ ?
Vào tháng Tám năm 2017, đài VOA dẫn lại một phát hiện độc đáo trong bài viết có tựa đề "Quan chức Việt Nam đòi Mỹ ‘lại quả’ từ các hợp đồng mua vũ khí".
Theo đó, một hãng tin tình báo quốc phòng của Anh đã tiết lộ rằng các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí.
Thông tin của Shephard Media trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ ở Hà Nội rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được "lại quả" 1/4 của tổng giá trị. Cũng theo nguồn tin này, cuộc họp đã "đột ngột dừng lại" sau khi phía Việt Nam đưa ra yêu cầu đó. Nguồn tin quốc phòng Mỹ cho Shephard Media biết thông tin này tại một Hội nghị và triển lãm phòng thủ hàng hải IMDEX được tổ chức ở Singapore tháng 5/2017…
Cũng có thể còn một nguyên do nữa : giới chóp bu Việt Nam không dám làm mích lòng Tập Cận Bình bằng một hợp đồng mua vũ khí Mỹ khi cả Tập và Trump đều hiện diện ở Hà Nội vào tháng 11/2017, chỉ cách nhau vài ba tiếng đồng hồ. Cũng bởi thế, việc Trump cố thuyết phục Phúc mua vũ khí đã chứng tỏ Trump không mấy am hiểu về nội tình chính trị Việt Nam, cho dù Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA có thể đã báo cáo cho Trump cặn kẽ về vấn đề này.
Ai mới có quyền quyết định ?
Trong thực tế, Thủ tướng Phúc của Việt Nam không phải là thủ tướng Israel để có quyền quyết định những vấn đề lớn, cho dù ông Phúc có thực lòng muốn mua vũ khí của Mỹ chăng nữa.
Trong thực tế, quyền quyết định ngân sách quốc phòng chi cho cái gì và chi bao nhiêu thuộc về Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bí thư quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng.
Trong Quân ủy trung ương và trong cơ cấu chính trị chằng chịt và chồng chéo giữa khối đảng lẫn chính quyền ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuy vượt hẳn bộ trưởng quốc phòng về chức vụ nhưng lại chỉ là ủy viên thường trực, tức chỉ là "cấp dưới" của Phó bí thư quân ủy trung ương Ngô Xuân Lịch.
Muốn bán nhanh được vũ khí, lẽ ra Trump cần mời chào trực tiếp với Nguyễn Phú Trọng, thay vì nói với Trần Đại Quang - Chủ tịch nước "thống lĩnh các lực lượng vũ trang" nhưng cũng chỉ là ủy viên thường trực Quân ủy trung ương như Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng hình như Trump không biết và cũng chẳng thèm quan tâm đến mối quan hệ quá đỗi phức tạp trên…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 25/11/2017
Học giả Lê Hồng Hiệp mới trả lời phỏng vấn trên BBC. Theo tôi, cái gì cũng đổ thừa cho ASEAN và Trung Quốc là không đúng.
Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Ảnh minh họa
Lãnh đạo Trung Quốc, cũng như những lãnh đạo các nước trong ASEAN, đều có những vận động riêng của họ, phục vụ cho lợi ích của đất nước họ. Điều này không ai có thể phản đối.
Vấn đề là, trong hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam luôn "xé lẻ", "đi đêm" với Trung Quốc, không thèm đếm xỉa gì tới khối ASEAN.
Bằng chứng là bản Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002 thường xuyên bị Việt Nam "bỏ xó".
Lãnh đạo Việt Nam, qua các bản tuyên bố chung ký kết với Trung Quốc từ 1991 đến nay, cho thấy họ đã đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của đất nước. Và cũng từ những bản tuyên bố này ta thấy phía Việt Nam, một bên của khối ASEAN, chủ động đàm phán riêng với Trung Quốc về Biển Đông, ký kết những thỏa thuận đi ngược lại tinh thần DOC.
Dĩ nhiên các việc này tiềm tàng những nguy cơ, không chỉ cho Việt Nam (về toàn vẹn lãnh thổ) mà còn làm cho khối ASEAN bị phân rẽ sâu sắc.
Bây giờ Việt Nam bị "lép về" trước Trung Quốc, "học giả" trách khối ASEAN không có tiếng nói chung về Biển Đông.
Theo tôi, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Sự việc (nếu tồi tệ xảy ra) hoàn toàn là do đảng CSVN gây ra. Qui trách nhiệm cho khối ASEAN là việc làm thiếu tự trọng của một người làm công tác khoa học.
Bằng chứng Việt Nam "xé lẻ", bỏ qua ASEAN để đi đêm với Trung Quốc :
Xét Tuyên bố Việt Nam-Trung Quốc 2008, giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào :
"Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Ðông ; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được ; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp".
Xét thêm Tuyên bố chung 2011, giữa Nguyễn Phú Trọng và Hồ cẩm Đào :
"Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ; cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này."
Câu hỏi đặt ra (cho ông Nông Đức Mạnh và bộ sậu Bộ chính trị cùng thời), từ đâu có cái gọi là "nhận thức chung của lãnh đạo về Biển Đông" ? Những "nhận thức" này là gì ?
Và cho Nguyẽn Phú Trọng và bộ sậu Bộ chính trị, vì sao Việt Nam ký kết riêng với Trung Quốc về cái gọi là "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ?
"Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" gồm có những thứ gì ?
Đã có DOC rồi, làm gì thì cũng dựa theo tinh thần đó mà làm. Điều này cho thấy Việt Nam đã không coi ASEAN và DOC ra cái gì.
Còn về phán quyết của tòa CPA về vụ kiện Phi-Trung Quốc. Nhà "học giả" cũng không thể qui trách nhiệm cho Phi, hay cho nước nào đó trong ASEAN.
Từ lâu, ngay cả trên BBC, tôi có viết rằng phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực (PCA), về "pháp thể" của các đá ở Trường Sa cũng như hiệu lực biển các đá này, là "LUẬT".
Lý ra Việt Nam phải vận động hết mình để phán quyết (luật) này được áp dụng cho Biển Đông. Không, Việt Nam lại "đi đêm", hết với Trung Quốc đến Mỹ ; hết Phi lại đến Nhật.
Chuyện của mình mà mình không lo. Lại "đổ thừa" cho nước này nước nọ làm cản trở. Theo tôi, việc này nặng về tính cách tuyên truyền hơn là một "học thuật".
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017
Trung Quốc đang lặp lại vụ Crestone từ năm 1992
Vụ này đại khái Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21", có diện tích 10.000 hải lý vuông. Bãi này có tên Việt Nam là Tư Chính, chỉ cách bờ biển Việt Nam 160 hải lý trong khi cách bờ đảo Hải Nam đến 600 hải lý.
Trung Quốc ký giấy phép cho công ty Crestone của Mỹ được phép khai thác dầu khi tại vùng mà Trung Quốc gọi là "Vạn An Bắc 21"
Một bản đồ "tin hành lang" được đưa lên net, cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc đang có mặt đông đảo trong một khu vực rộng lớn. Tiếp theo tin tức do học giả Carle Thayer tiết lộ trên báo chí, Trung Quốc điều khoảng 40 chiếc tàu vào khu vực, ta có thể kết luận rằng "nguồn tin hành lang" là có cơ sở.
Giả sử rằng vị trí tàu hải giám của Trung Quốc ghi trên bản đồ là chính xác, thì ta thấy tàu hải giám của Trung Quốc đã không chỉ có mặt ở Tư chính (tức Vạn an bắc 21 của Trung Quốc) mà còn (có thể) cũng có mặt ở các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch, Rồng đôi..., thuộc "bồn trũng Côn sơn", cận bờ Việt Nam hơn, mà Việt Nam đã khai thác các mỏ này từ năm 1994. Các hệ thống ống dẫn từ các mỏ này về các nhà máy (Gò dầu, Mỹ xuân) trong lục địa cũng đã đặt từ lâu.
Với sự việc ngoại bang xâm phạm chủ quyền trầm trọng như vậy mà báo chí trong nước im xo. Ngay cả các "tòa" báo Nhân dân xuất bản ở Luân Đôn, ở Paris, ở Washington... cũng "đói tin". Có báo phải xào nấu tin tức của Tân hoa xã. Có báo thì "nghe nồi chõ" hoặc "tin hành lang".
Cái loa tuyên truyền của Việt Nam, hàng ngày vốn phát ra rất mạnh mẽ, thì nay đã bị ông tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc "giao thiệp nghiêm khắc" làm cho im miệng. Ngay cả Trọng lú, Quang độc, Phúc niểng... sau khi diện kiến với "thái thú" của thiên triều, cũng đều ngậm thẻ qua đèo. Đéo ai dám hó hé điều gì.
Chuyện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa tháng giêng 1974, sau đó các bãi đá ở Trường Sa tháng ba 1988, nhờ ơn "đảng và nhà nước" nên đã được xem như "chuyện đã rồi". Cho tới năm 2013, khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo "hoành tráng" trên các bãi đá chiếm được của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988, sau đó biến chúng thành những căn cứ quân sự quan trọng đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam, thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), chúng đã trở thành "chuyện đã rồi". Riêng vùng biển Trường sa (rộng lớn), bao gồm các bãi Tư chính, Vũng mây, Thanh long, Bạch hổ, Mộc tinh, Lan tây, Lan đỏ, Sư tử vàng, sư tử trắng... thì (cũng nhờ ơn đảng và nhà nước), được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhìn nhận là "có tranh chấp" với Trung Quốc. Vụ này phía Trung Quốc đề nghị từ năm 1994.
Đéo mẹ (ai chửi tui nghe), chuyện của đất nước mà tụi chó đẻ xem như là chuyện "anh em trong nhà" (lời của Phùng đại tướng, sic !). Tụi nó đóng cửa giải quyết với nhau. Dân chúng, đứa nào léng phéng biểu tình, phản đối nọ kia thì bỏ tù rục xương. Còn thằng nào ở nước ngoài hó hé, cấm tiệt không cho chúng về nước.
Bây giờ chuyện đã sắp "công khai". Con giun xéo mãi cũng oằn. Huống chi mấy cái mỏ dầu khí là "tài nguyên" của đảng.
Nhưng vấn đề là đảng không biết lấy đâu ra người để biểu tình, bày tỏ uy thế ủng hộ "đảng và nhà nước" như thời điểm giàn khoan 981.
Người bỏ tù hết, còn đâu ?
Mà ngay cả khi "có chiến tranh", chắc cũng không có người nào sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ quyền lợi của đảng.
Ai chửi tui nghe, không chừng để cho bọn Trung Quốc "quậy tưng" mấy cái mỏ Mộc tinh, Lan Tây, Thanh long, Bạch hổ, Đại hùng... không chừng lại "tốt" cho dân tộc Việt Nam.
Bọn Trung Quốc có thể "quậy nát bét", nhưng không thể khai thác được những mỏ dầu khí này. Còn đảng cộng sản Việt Nam mà không có mấy cái mỏ này thì sụp.
Không có tiền trả lương bọn chó săn thì phải sụp thôi.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/06/2017
Nghe nói Trung Quốc đang chuyển giàn khoan tới lô 136 trên thềm lục địa của Việt Nam để khai thác dầu. Không biết giàn khoan này là giàn khoan nào ? Giàn khoan (nổi tiếng) 981 thì hiện đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt.
Lô 136 thuộc các bãi Tư Chính và Vũng Mây (cũng như các lô 133,134 và 135). Theo các bản đồ đã công bố (của PetroVN), yêu sách thềm lục địa của Indonesia có chồng lấn ở chỏm tây nam, thuộc lô 136. Dĩ nhiên các bãi này nằm lọt thỏm trong đường chín đoạn của Trung Quốc.
Nếu tin này đúng thì Trung Quốc đang lặp lại chiêu trò từ nhiều năm trước, như vụ cắt cáp tàu Bình Minh hay vụ cho hãng Cresstone của Mỹ khai thác ở bãi Vạn an bắc.
Việc này (và vụ giàn khoan 981 đang cắm ở cửa vịnh Bắc Việt) xảy ra vừa khi (hay đang lúc ?) ông tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy trung ương của Trung Quốc họp với tứ trụ Việt Nam ở Hà nội. Cũng nghe nói ông Long rời Hà nội trong giận dỗi.
Nghe lời bình loạn của các "học giả" Việt Nam thì vụ này (Trung Quốc làm dữ) đến từ chuyến đi Mỹ, sau đó đi Nhật của ông Phúc. Việt Nam được Nhật hứa hẹn trợ giúp tăng cường khả năng phòng thủ biển.
Tôi thì nghĩ khác.
Ông Long tới gặp tam trụ Trọng lú, Quang độc và Phúc niểng, có dặn dò mấy ông này rằng các đảo ở Nam Hải (Nam hải chư đảo), tức các đảo ở biển Đông, thuộc về Trung Quốc từ thời thuợng cổ. Dĩ nhiên ông Long đưa bằng chứng cho tứ trụ Việt Nam coi.
Vụ này hơi bị kẹt. Bằng chứng của ông Long đã được "bác" Hồ phê chuẩn (qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng). Viên chức Việt Nam trước kia cũng chia sẻ quan điểm lịch sử của Trung Quốc : Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống.
Gần đây, lãnh tụ của "ta", ông Lê Khả Phiêu cũng cam kết rằng vùng biển Trường Sa của Việt Nam có "tranh chấp" với Trung Quốc.
Thì việc làm của các giàn khoan của Trung Quốc, hoạt động ở thềm lục địa Việt Nam trong vùng Vịnh Bắc Việt, hay ở lô 136, chỉ thể hiện quan điểm của lãnh đạo "ta".
Thật là lưỡng nan. Nếu không dựa vào bọn "ngụy" Việt Nam Cộng Hòa thì lấy gì làm bằng chứng chủ quyền của Việt Nam bây giờ ?
Mà dựa vào thì cũng kẹt.
Những người chuyên nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ đất nước, như cá nhân tôi, thì bị "cấm visa", chỉ vì nguồn gốc xuất thân từ Việt Nam Cộng Hòa. Nhà nưóc Việt Nam còn "truất quốc tịch" của những người Việt Nam, chỉ vì họ có ý kiến khác.
Bây giờ nhà nước Việt Nam lấy tư cách gì để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam tại Biển Đông ?
Lý lẽ không có. Ngoại trừ những lý lẽ mà phía Trung Quốc đã lấy làm bằng chứng chống lại Việt Nam. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ còn cách đem máu xương Việt Nam để "bảo vệ đất nước". Mà thực ra là lấy xương máu của dân lành để che đậy cái lật lọng của mình.
Bổn cũ (sắp) lặp lại. Cụ Trần Trọng Kim có phê phán ông Hồ như vầy : "Để sửa chữa cái sai lầm của mình, ông Hồ đã đưa cả nước vào biển máu". Sai lầm ở đây là vụ ông Hồ ký hiệp định sơ bộ với Pháp.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 21/06/2017
Vừa đi Mỹ về liền vội vã bay sang thăm Nhật ngay, quả thật là chúng tôi rất ‘thông cảm’ cho sự vất vả của ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ ánh mắt nụ cười, những lời ‘có cánh’ cho đến các hợp đồng mua hàng hóa Mỹ lên đến 8 tỉ USD mà ông Phúc mang đến cho ông Trump toát lên một điều rằng Việt Nam đang cần Mỹ hơn bao giờ hết.
Thời ‘còn cái lai quần cũng đánh Mỹ’ chỉ còn rơi rớt lại ở Quốc hội chứ không ở nơi ông Phúc - Tranh tuyên truyền trước 1975 (vspa.com)
Thói ‘kiêu ngạo cộng sản’ và tinh thần ‘còn cái lai quần cũng đánh Mỹ’ chỉ còn rơi rớt lại ở Quốc hội chứ chắc không còn nơi ông Phúc, nhất là khi Mỹ cứ đem chuyện Việt Nam xuất siêu vào Mỹ 32 tỉ USD mỗi năm để ‘nắn gân’ ông Phúc và chính quyền Việt Nam liên tục.
Không khó để nhận ra rằng Việt Nam đang hết tiền. Nguyên nhân thì vô số :
- Tham nhũng đã đến hồi hết thuốc chữa. Tham nhũng chỉ có tăng chứ không thể giảm vì tiền là chất keo duy nhất gắn kết các đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu đảng không ban phát và cho phép cán bộ đảng viên tham nhũng thì không có lý do gì để họ làm việc và trung thành với chế độ. Chỉ cần một ngày ‘không tham nhũng’ là bộ máy chính quyền Việt Nam dừng hoạt động ngay lập tức. Tham nhũng làm thất thu ngân sách nghiêm trọng và làm băng hoại mọi giá trị đạo đức nền tảng trong xã hội. Tham nhũng tàn phá mọi quốc gia một cách kinh khủng nhất và nhanh nhất.
- Sự hoàng hoành của các nhóm lợi ích đã đến lúc công khai và không cần che đậy. Một cái sân golf chình ình bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất thiếu chổ đỗ máy bay là một ví dụ. Việt Nam hiện nay không chỉ có loạn 12 sứ quân mà là loạn hàng ngàn, hàng vạn sứ quân trên khắp đất nước. Việc một số quan chức địa phương bị báo chí đảng tố cáo tham nhũng và có cơ ngơi khủng nhiều tỉ đồng như ở Yên Bái không phải là ‘chống tham nhũng’ mà là bắt chủ nhân ‘lại quả’ một ít tiền kiếm được rồi đâu sẽ vào đấy. Vụ ông cựu tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị báo chí lề phải làm ầm ĩ một thời gian rồi chìm xuồng là một ví dụ.
- Ngân sách phải nuôi 3 bộ máy cùng lúc : Chính phủ, Đảng và Mặt trận tổ quốc Việt Nam (bao gồm các tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam). Ngoài ra còn phải kể đến hai lực lượng đặc biệt là Quân đội và Công an. Sự sống còn của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn biết dựa vào hai lực lượng này vì Ban tuyên giáo và hệ thống tuyên truyền của đảng gần như là đã thất bại hoàn toàn trước mạng xã hội và ‘lề dân’. Ông Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã thừa nhận điều đó : "Báo chí tụt hậu với mạng xã hội là nguy cơ hiện hữu" (1).
Khi ‘thuyết phục’ thất bại thì đàn áp sẽ lên ngôi. Chưa bao giờ trong suốt lịch sử 72 năm cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam mà lực lượng công an ‘còn đảng còn mình’ lại lộng hành và sử dụng nhiều bạo lực nhiều đến như vậy. Tình trạng đàn áp chỉ có thể gia tăng vì càng bất lực thì càng phải dùng nhiều bạo lực. Vai trò và quyền lực của lực lượng công an, nhất là những bộ phận được gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ sẽ ngày càng có ‘trọng lượng’ và tiếng nói quyết định trong mọi quốc sách và chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.
Dự án ‘nhất thể hóa’ hai bộ máy đảng và chính quyền lại với nhau để tiết kiệm ngân sách sẽ không thể nào thực hiện được. Nếu bộ máy đảng nhảy sang nắm chính quyền thì chính quyền sẽ tê liệt do nhân sự của đảng không thạo việc vì họ chỉ được đào tạo để học nghị quyết chứ đâu có biết gì về quản lý nhà nước. Còn nếu bên chính quyền nhảy sang nắm bên đảng thì có nghĩa là hàng vạn người trong bộ máy đảng phải về vườn và đây là điều mà các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương không thể nào chấp nhận và họ sẽ chống đối đến cùng. Ngay cả khi chỉ mới có ý kiến là nên ‘giải tán’ các hội đoàn ăn lương từ ngân sách nhà nước thì ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã dọa phá trụ sở của Hội, đang tọa lạc tại trung tâm thủ đô (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để xây khách sạn và nhà hàng (2).
Nói tóm lại là Đảng cộng sản Việt Nam không thể làm được gì nữa, không thể thay đổi bất cứ điều gì được nữa vì họ ‘không thể’ chứ không phải vì ‘không muốn’. Như vậy việc cứu đảng là không nên đặt ra nữa. Xin xem lại bài : Ai có thể cứu được Đảng cộng sản Việt Nam (3) ?
Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc và bộ máy chính quyền Việt Nam đã nhận ra một điều rất cơ bản trong chính trị rằng việc điều hành bộ máy nhà nước là không hề đơn giản vì quản lý nhà nước khác với cai trị. Không phải tự nhiên mà các chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm vẫn bị đào thải để nhường chổ cho các chế độ dân chủ. Cũng không phải tự nhiên mà các quốc gia trên thế giới phải bỏ ra một số tiền khổng lồ cùng bao công sức để tổ chức các cuộc bầu cử 4-5 năm một lần. Những người không hiểu biết thì cho rằng đây là các cuộc tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị với nhau, nhưng thực tế là các chính đảng dân chủ luôn cố gắng thuyết phục người dân để tìm kiếm sự đồng thuận nhằm thực hiện những dự án chính trị mà họ đã đề nghị trước đó.
Một đảng cầm quyền chỉ có thể thành công khi nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn của đa số dân chúng. Chúng ta có thể thấy được rằng các chính đảng ‘thua cuộc’ đều vui vẻ chấp nhận kết quả bầu cử chứ không khiếu nại hay chống đối gay gắt đảng thắng cử. Họ hiểu là họ vẫn chưa thuyết phục được người dân.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một chính đảng đối lập của Việt Nam và cách ‘hành động’ của chúng tôi khiến nhiều người khó hiểu đó là ‘cặm cụi’ nghiên cứu và chỉnh sửa ‘dự án chính trị’ của mình ‘năm lần bảy lượt’ rồi kiên nhẫn thuyết phục người dân Việt Nam suốt bao năm qua. Nhiều người không tin khi chúng tôi nói rằng Tập Hợp chỉ tham gia vào liên minh cầm quyền khi nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của người dân Việt Nam qua dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Nếu không có một cuộc bầu cử dân chủ và minh bạch để biết được lòng dân thì cho dù Đảng cộng sản Việt Nam có ‘nhường’ chính quyền cho chúng tôi thì chúng tôi cũng không nhận. Chúng tôi sẽ thất bại, không sớm thì muộn, nếu không nhận được sự đồng thuận của người dân. Chúng tôi sẽ không làm cái việc mà biết rõ là nó sẽ thất bại.
Đảng cộng sản Việt Nam đang mong có một phép màu giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách trước mắt để tiếp tục cai trị Việt Nam - Tranh vẽ minh họa (namvietnews)
Đảng cộng sản Việt Nam đang cưỡi trên lưng hổ và cầu mong có một phép màu giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách trước mắt để tiếp tục cai trị Việt Nam nhưng đó là điều không tưởng. Họ không những bị người dân chống đối mà còn bị tàn phá dữ dội từ chính bên trong nội bộ đảng. Không ai còn niềm tin và hy vọng vào tương lai của chế độ mà tất cả những ai có điều kiện và cơ hội đều cố gắng vơ vét tối đa trước khi con tàu đắm hoàn toàn.
‘Hiện tượng Trump’ và phong trào dân túy đang nổi lên khắp thế giới là hậu quả do những chính trị gia né tránh sự thật, thiếu viễn kiến và can đảm chính trị gây ra. Họ chiến thắng trong các cuộc bầu cử nhờ mị dân và ‘chém gió’. Rồi họ sẽ nhận ra các ‘khẩu hiệu’ hô hào mị dân sớm muộn cũng mất tác dụng và không giúp ích được gì cho bất cứ ai. Lãnh đạo và chèo lái quốc gia trong một thế giới ngày càng rộng mở và phát triển nhanh chóng là không hề dễ dàng chút nào. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết cai trị chứ không biết quản lý. Họ vẫn xem họ là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo Việt Nam đến muôn năm vì họ đã có công dành được độc lập. Đây là một sự ngộ nhận tai hại và nguy hiểm.
Các ‘khẩu hiệu’ hô hào mị dân sớm muộn cũng mất tác dụng và không giúp ích được gì cho bất cứ ai. Ảnh báo công an nhân dân điện tử
Các triều đại phong kiến chỉ có thể tồn tại được một thời gian dài trong lịch sử nhờ sự mông muội và lạc hậu của con người. Khi kỷ nguyên ánh sáng được khai sáng bởi các nhà tư tưởng chính trị (trong thế kỷ 18) thì thành trì các chế độ phong kiến nhanh chóng bị tan vỡ và cuốn trôi đi như những lâu đài xây trên cát.
Thời đại của những ‘minh chủ’ và ‘vĩ nhân’ cũng đã đi qua. Một cá nhân tài giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chỉ là một cá nhân. Đấu tranh chính trị trong thời đại này là dựa vào tư tưởng, trí tuệ và tổ chức. Nếu không có các tổ chức dân chủ đối lập hùng mạnh và có tầm vóc để làm đối trọng và thay thế thì dù kinh tế Việt Nam có sụp đổ thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đó. Ai sẽ thay thế cho họ ?
Dân tộc Việt Nam nói chung và đặc biệt là trí thức Việt Nam cũng kỳ lạ và không giống ai. Nếu không thích cộng sản thì phải tìm hiểu và ủng hộ cho các tổ chức dân chủ đối lập khác chứ không thể dừng lại ở chổ phê phán hay chửi bới vì chúng ta có chửi thế chứ chửi nữa thì cộng sản cũng không sụp đổ nếu trước mặt nó không có một tổ chức đối lập nào.
Như vậy muốn cứu được dân tộc và đất nước Việt Nam thì người dân Việt Nam phải lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức chính trị đối lập. Đất nước không thể không có người lãnh đạo. Nếu người dân và trí thức Việt Nam vẫn im lặng và cam chịu sự cai trị độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam thì e rằng một tương lai vô cùng đen tối đang chờ tất cả chúng ta ở phía trước. Không ai có thể giúp được chúng ta ngoài chúng ta. Hãy cho các tổ chức chính trị đối lập một cơ hội thay vì hoài nghi và xa lánh.
Việt Hoàng
(12/06/2017)
(1). http://www.phapluatplus.vn/bo-truong-truong-minh-tuan-bao-chi-tut-hau-voi-mang-xa-hoi-la-nguy-co-hien-huu-d45504.html
(2). http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161217/thieu-kinh-phi-hoi-nha-van-tinh-lay-tru-so-lam-khach-san/1237534.html
(3). http://thongluan2016.blogspot.com/2017/05/ai-co-cuu-uoc-ang-cong-san-viet-nam.html
Dư luận đã theo dõi sát chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam vào tuần qua với nhiều cách đánh giá tương đối là thuận lợi cho phía Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế thẩm xét lại chuyến công du đặc biệt này trong bối cảnh chung của quan hệ giữa hai quốc gia.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào chiều ngày 31 tháng 5 năm 2017. AFP
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, tuần qua Thủ tướng Hà Nội đã viếng thăm Hoa Kỳ trong ba ngày và hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Chuyến thăm viếng của người cầm đầu Chính phủ Việt Nam được dư luận mọi nơi theo dõi vì nhiều lý do. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN có lãnh đạo hội kiến tân Tổng thống Mỹ khi vùng biển Đông Nam Á đang có nhiều bất trắc ; Việt Nam cũng đạt xuất siêu quá lớn với Mỹ khi Tổng thống Trump lại ưu tiên quan tâm đến hồ sơ mậu dịch và công ăn việc làm của người dân Mỹ. Trong khung cảnh đó, ông đánh giá thế nào về chuyến thăm viếng này ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Qua những gì được công bố thì nhiều người cố đánh giá chuyến viếng thăm của Thủ tướng Hà Nội, đại để như bên nào đạt thắng lợi hơn bên nào, hoặc liệu đôi bên có cùng thắng lợi không. Tôi thiển nghĩ là ta có thể nhìn sự việc từ nhiều giác độ khác nhau thì may ra thẩm định được một phần của kết quả, mà chỉ một phần thôi. Do đó, việc đánh giá sẽ mang tính cách tương đối, chưa kể đến sự chủ quan dễ hiểu của từng người quan sát. Phần mình, tôi xin được nhìn vào bối cảnh chung với những yếu tố có thể giúp ích cho sự thẩm xét.
Thứ nhất, Hoa Kỳ vừa có thay đổi lớn với một Chính quyền mới đang có nhiều ưu tiên khác về an ninh, kinh tế và ngoại giao trong một cơ chế chính trị mới là đảng Cộng Hòa kiểm soát Hành pháp lẫn Lưỡng viện Quốc hội và cả Tối cao Pháp viện trong khi đảng Dân Chủ đối lập lại bất định về tương lai và Tổng thống Donald Trump lại khá bất thường trong từng phản ứng. Tổng thống Hoa Kỳ không có toàn quyền như nhiều người lầm tưởng nên ông Trump phải củng cố hậu thuẫn chính trị trong quần chúng đã tín nhiệm ông để vận động các cơ chế quyền lực kia ủng hộ những đề nghị của ông trước sự hoài nghi và đả kích của đa số báo chí. Phong cách thất thường của ông là một trở ngại đáng kể khi nhiều người đã nghĩ tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới. Chúng ta không nên quên bối cảnh chính trị đó của nước Mỹ khi đánh giá những phát biểu hay thậm chí cái bắt tay một vị Tổng thống Hoa Kỳ.
Thứ hai, Việt Nam có cơ chế chính trị độc đảng, với Thủ tướng vẫn chịu sự lãnh đạo của một Bộ Chính trị và Tổng bí thư đảng, Quốc hội không có thực quyền và báo chí chưa được tự do. Vì vậy, cách phản ứng hay phản ảnh chưa hẳn là sự thật. Ưu tiên của Việt Nam hiện nay là tìm thế tăng trưởng kinh tế trong ổn định giữa nhiều đổi thay của thế giới và dưới sức ép hết còn ngấm ngầm của Bắc Kinh. Việc nâng cấp bang giao lên trình độ Tăng cường Đối tác Toàn diện với Hoa Kỳ có thể đáp ứng yêu cầu ấy, miễn sao là vượt qua được khó khăn là mức xuất siêu tới hơn 30 tỷ Mỹ kim với kinh tế Hoa Kỳ, một vấn đề được Chính quyền Mỹ quan tâm.
Nguyên Lam : Xin cảm tạ ông Nghĩa đã nhắc lại bối cảnh của cuộc gặp gỡ và chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Hà Nội trong khi những ưu tiên của Tổng thống Mỹ về đối nội lẫn đối ngoại, và về kinh tế hay an ninh, lại có những điều khá bất thường, mới lạ. Trong bối cảnh đó, ông đánh giá thế nào về quan hệ Việt-Mỹ sau chuyến thăm viếng vừa qua ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho là đề mục ưu tiên cần có một chút thành quả vẫn là kinh tế và phía Việt Nam khéo tạo cơ hội cho Tổng thống Mỹ gây được ấn tượng rằng ông đã tích cực tranh đấu cho quyền lợi của giới lao động Hoa Kỳ với các hợp đồng trị giá 15 tỷ Mỹ kim. Đấy chỉ là ấn tượng nhằm tác động vào cảm quan chứ sự thật lại chẳng nhiều như thế và bề nào thì thời gian khai triển các dự án đầu tư hay thương mại sẽ phải mất nhiều năm. Thứ hai, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP, Việt Nam vẫn tiếp tục là thành viên của nhóm TPP-11 với 11 quốc gia còn lại. Đấy là một quyết định sáng suốt vì vẫn tạo điều kiện cho việc đàm phán một Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ. Nhưng qua nội dung được thông báo trong bản Tuyên bố chung dài hơn 1.700 chữ bằng Anh ngữ và những phát biểu của ông Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ trong Nội các Donald Trump, người ta chưa thấy đôi bên nói gì về tiến trình đàm phán đó. Vì vậy, tôi không đánh giá cao kết quả kinh tế của chuyến thăm viếng vừa qua, nhưng lại nhìn thấy nhiều thắng lợi khác của Việt Nam.
Nguyên Lam : Thính giả của chúng ta đã quen với lối nhìn có nhiều nghịch lý của ông Nghĩa. Thưa ông, thắng lợi khác mà ông vừa nói tới là gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi trộm nghĩ phía Việt Nam tìm hiểu và nắm vững nội tình Hoa Kỳ hơn xưa nên biết gây ấn tượng tốt đẹp cho mình, dù đó chỉ là ấn tượng không là thực chất. Thứ nhất, nhược điểm của Việt Nam là nạn độc tài và tình trạng quá tồi tệ về nhân quyền. Xưa nay, đấy là mối quan tâm của Quốc hội Hoa Kỳ với tiếng nói mạnh từ xu hướng can thiệp quốc tế bên đảng Dân Chủ làm Hành pháp Mỹ không thể bỏ qua mà nêu thành vấn đề trong quan hệ giữa đôi bên. Lần này, đảng Dân Chủ lại có ưu tiên khác nên hồ sơ nhân quyền "được bỏ qua" trong khi đảng Cộng Hòa lại nhìn vào hồ sơ an ninh tại Đông Á và nhân vật có ảnh hưởng trong đảng là Nghị sĩ John McCain thăm Việt Nam với nhiều phát biểu có lợi cho Hà Nội.
Thứ hai, Hà Nội khéo khai thác nền tự do đa nguyên của Mỹ và sử dụng hệ thống vận động hành lang lẫn báo chí để tranh thủ dư luận. Việt Nam vận dụng bộ máy lobby hay du thuyết bên phía Dân Chủ để tác động vào doanh giới Mỹ lẫn các trung tâm nghiên cứu theo xu hướng bảo thủ và có ảnh hưởng trong Chính quyền Trump. Điển hình là việc phái bộ chuẩn bị dư luận qua quảng cáo trên tờ Washington Times và Thủ tướng Hà Nội gặp doanh giới rồi tham dự hội thảo tại viện The Heritage Foundation. Đây là "thành quả" trong ngoặc kép của nhiều người.
Nguyên Lam : Như vậy ông Nghĩa có theo dõi bài phát biểu và cuộc hội thảo của Thủ tướng Việt Nam do viện Heritage Foundation tổ chức. Ông đánh giá thế nào về cuộc hội thảo này ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Cuộc hội thảo tiến hành song ngữ, với phần phiên dịch Anh và Việt nên hơi dài, đến hơn 47 phút, nhưng lại an toàn hơn cho ông Thủ tướng Hà Nội xưa nay chưa hề nổi tiếng về tài hùng biện dù bằng tiếng mẹ đẻ. Ban tham mưu soạn cho ông bài phát biểu có vẻ bao trùm lên nhiều lãnh vực với nội dung kể lể thành tích để tranh thủ một cử tọa lịch sự. Không dám trực tiếp gặp gỡ nhiều người thì dùng cái loa hay ống kính của thiên hạ cũng còn hơn không. Nhưng qua tới phần trao đổi thì nhiều sự thật vẫn được phơi bày cho người tinh ý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi thảo luận về cơ hội và thách thức về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển diễn ra tại Quỹ Di sản Hoa Kỳ chiều ngày 31/5. Screen capture
Nguyên Lam : Thưa ông, những sự thật đó là gì trong phần trao đổi ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa thể ứng khẩu phát biểu dù bằng tiếng mẹ đẻ mà phải đọc bài diễn văn soạn sẵn và bài đó đã được hệ thống thông qua để khỏi bị "chệch hướng" về chính trị. Dù sao, Thủ tướng Hà Nội vẫn có vài phát biểu gián tiếp về Bắc Kinh mà không nêu đích danh vì là đề mục nhạy cảm cho sự nghiệp chính trị của mình ; đấy là chi tiết đáng chú ý về lập trường của lãnh đạo Hà Nội. Qua phần trao đổi vào cuối chương trình, ông Thủ tướng của Hà Nội vẫn phải có một mớ cẩm nang soạn sẵn, nhưng khi được hỏi về quan hệ tay ba, giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông khéo đẩy câu trả lời cho người có thẩm quyền trong phái bộ ngồi ở dưới. Quy cách hỏi đáp ấy cho thấy thể thức làm việc và ứng phó của một hệ thống chính trị có toàn quyền với dân mà vẫn phải có sự đồng thuận của lãnh đạo thật. Đâm ra việc họ công phu tổ chức một nghiệp vụ tranh thủ dư luận ngoại quốc hay quốc tế vận từ nhiều tháng nay lại giảm mất tác dụng. May cho họ là người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ đã tiến bộ ở nhà, lại ít thấy được điều đó.
Nguyên Lam : Trở lại đề mục kinh tế thì ông thấy phía Việt Nam đã cam kết hay hứa hẹn nhựng gì với phía Hoa Kỳ để nâng quan hệ đối tác lên cấp toàn diện ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Qua bản tuyên bố chung do phòng báo chí của Phủ Tổng thống Mỹ phổ biến bằng Anh ngữ, người ta thấy Thủ tướng Hà Nội hứa hẹn tiếp tục chính sách cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, bảo vệ và chấp hành quyền sở hữu trí tuệ và nhất là nâng cấp luật lệ lao động lên chuẩn mực quốc tế. Phía Mỹ chú ý tới việc Hà Nội cố gắng tiến tới quy chế kinh tế thị trường, là điều chưa có khiến Việt Nam gặp bất lợi khi thương thuyết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư với Mỹ.
Song song, và trong khuôn khổ của tiến trình gọi là Tăng cường Đối tác Toàn diện bao trùm lên nhiều lĩnh vực, từ an ninh đến quân sự và chia sẻ thông tin tình báo lẫn giảm trừ căng thẳng ngoài biển, ta có thấy hai địa hạt mà Việt Nam cần khai triển và thúc đẩy, đấy là môi trường sinh sống và Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong với vai trò rất trọng yếu của phía Hoa Kỳ trong quan hệ với các nước Đông Dương và Đông Nam Á. Đây là hồ sơ sinh tử cho Việt Nam ở bên một Trung Quốc đang có quá nhiều vấn đề về hủy hoại môi sinh và còn xuất khẩu công nghệ lẫn thiết bị có hại cho môi trường sinh sống.
Nguyên Lam : Thưa ông, nói tới sự căng thẳng ở ngoài biển, một số nhà quan sát cho rằng phía Hoa Kỳ đang quan tâm đến động thái khiêu khích và nguy hiểm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên, tức là chế độ Cộng sản Bắc Hàn nên cần tới sự hợp tác hay can gián của Bắc Kinh tới độ có thể bỏ qua mối nguy của Trung Quốc trên vùng biển Đông Nam Á. Ông nghĩ sao về sự quan tâm này của nhiều người ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Theo thiển ý thì chuyện Bắc Hàn quả là một ưu tiên của Hoa Kỳ với viễn ảnh chiến tranh khiến ai cũng sợ, nhưng dù muốn tránh thì nước Mỹ vẫn có những ưu thế quân sự đáng kể nhất so với các nước lân bang quanh bán đảo Triều Tiên. Tôi cũng không tin rằng các giải pháp ngoại giao, thí dụ như qua đòn bẩy của Bắc Kinh, mà người ta có thể giải trừ mối nguy này. Tuy nhiên, nếu theo dõi hoạt động của Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nhất là lời ông phát biểu trong cuộc hội thảo của nhóm Sangri-la tại Singapore vào Thứ Bảy mùng ba vừa rồi, mình có thể thấy một lập trường hai mặt của lãnh đạo Mỹ. Tổng trưởng Jim Mattis vừa nhắc tới kịch bản ghê rợn của một cuộc chiến tại Bắc Hàn và niềm tin của ông vào sự can gián của Bắc Kinh nhưng đồng thời vẫn phê phán chính sách bành trướng và không tôn trọng luật lệ quốc của Trung Quốc tại vùng biển Đông Nam Á. Vì vậy, ta không nên cho rằng Chính quyền Hoa Kỳ sẽ hy sinh vùng Đông Nam Á để tìm sự ổn định tại Đông Bắc Á.
Sau cùng, ta không quên là Tháng 11 tới đây, Tổng thống Mỹ sẽ công du Đông Nam Á để dự thượng đỉnh của Hiệp hội ASEAN với Hoa Kỳ tại Manila và Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Á Châu Thái Bình Dương tại Đà Nẵng. Chuyến viếng thăm Philippines và Việt Nam mới đáng chú ý hơn vì phần nào cho thấy đối sách của Mỹ với cả khu vực trong các lĩnh vực an ninh lẫn kinh tế.
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Nguồn : RFA, 07/06/2017
Chuyến thăm Mỹ và Washington của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là 'thành công, có kết quả', tuy nhiên không tạo ra được sự 'đột phá' trong bang giao hai nước, một số khách mời là chuyên gia và nhà quan sát chính trị, bang giao Mỹ - Việt nói Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc tuy không tạo đột phá, nhưng cũng đạt được một số kết quả, thành công, theo ý kiến học giả và nhà quan sát.
Trước hết, từ Học viện Ngoại giao của Việt Nam, hôm 01/6/2017, Tiến sĩ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, nói :
"Về cơ bản, tôi cho rằng đây là một chuyến đi rất thành công của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Mỹ, tôi nghĩ rằng nó thành công ở mấy phương diện... Thứ nhất về mặt chính trị, chuyến đi này tiếp tục duy trì đà quan hệ và đà phát triển quan hệ trong thời kỳ của Tổng thống Donald Trump, đồng thời với đó, nó mở ra khuôn khổ hợp tác mới, tôi có thể nói nó đã định hình một tầm nhìn, một định hướng trong quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới.
"Thứ ba, hai bên tiếp tục xây dựng lòng tin đối với nhau, tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng. Việc Thủ tướng Phúc sang Mỹ làm việc, ông Donald Trump đón tiếp Thủ tướng Phúc từ rất sớm và đã nhận lời sang Việt Nam, thăm Việt Nam và dự cấp cao APEC, thì tôi nghĩ rằng nó đã xây dựng, củng cố lòng tin giữa hai bên, đó là điểm thứ nhất, thành tựu thứ nhất.
"Điểm thứ hai, tôi cho rằng những thông điệp truyền tải tới cộng đồng doanh nghiệp của Mỹ là khá rõ rệt, nhất là về một môi trường Việt Nam đầu tư, làm ăn kinh tế... Chúng ta thấy là đích thân Thủ tướng cũng đã giải thích về thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam rằng đây là thâm hụt có lợi cho Mỹ, chứ không phải là những thâm hụt mà không có lợi. Tôi nghĩ rằng những thông điệp đó đã được chuyển đi rất là tốt.
"Điểm thứ ba trong ý thứ hai này là sau khi Mỹ rút khỏi TPP, hai bên muốn tìm kiếm một khuôn khổ mới để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước, tôi nghĩ cái này vẫn còn nhiều bước tiến nữa, phải đàm phán và phải ngồi với nhau ; nhưng ít nhất về mặt cam kết chính trị, hai bên đã đạt được đồng thuận về khuôn khổ này. Tôi nghĩ điểm này cũng là một điểm rất thành công".
Theo chuyên gia về chiến lược ngoại giao của Việt Nam, một thành công thứ ba của chuyến đi là điều mà ông gọi là 'thông điệp' với xã hội và người dân Mỹ, qua chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Phúc, ông Trần Việt Thái nói tiếp :
"Tôi cho rằng chuyến đi này đã củng cố sự hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là giúp người Mỹ và chính quyền mới ở Mỹ, cũng như người dân và xã hội Mỹ hiểu hơn về một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động và phát triển. Tôi cho rằng đây là điểm thành công rất quan trọng. Để từ đó, nó thúc đẩy những giao lưu, hợp tác về giao lưu con người, hợp tác văn hóa giáo dục và các lĩnh vực khác.
"Thứ tư, tôi cho rằng nó (chuyến đi) thành công ở chỗ là nó chuyển đi thông điệp ở khu vực và đối với quốc tế, đặc biệt đối với Liên Hợp Quốc, chuyến đi này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời với dịp dự sự kiến 40 năm ngày Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc và Thủ tướng đã có cam kết rất mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp ngày càng tích cực hơn cho các công việc của Liên Hiệp Quốc, ví dụ như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình chẳng hạn."..
'Không đột phá, nhưng có kết quả'
Việt Nam muốn vận động hành lang ở Mỹ 'không dễ' vì Trung Quốc
Từ Washington D.C, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, sau khi xem xét bối cảnh của chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam, đưa ra đánh giá về kết quả chuyến đi với Bàn tròn, ông nói :
"Một số sự kiện nhỏ cho thấy có kết quả chứ không phải có kết quả, không có đột phá, nhưng cũng có kết quả là tăng cường bang giao giữa hai nước. Chúng ta thấy trong việc này, ông Phúc có được dịp để phát biểu giải thích quan điểm của Việt Nam.
"Nhất là trong bài diễn văn của ông ở Heritage Foundation (Quỹ Di sản), ông nói rõ là Việt Nam muốn hưởng quy chế thị trường, Việt Nam muốn có thêm thiết bị quốc phòng của Mỹ và điều quan trọng nhất ông nói một cách rõ rệt rằng Việt Nam muốn các nước như Mỹ và Trung Quốc, hai nước lớn hành xử một cách minh bạch và có trách nhiệm, để đừng (gây) hậu quả xấu, ảnh hưởng xấu đến những nước khác...
"Đồng thời ông có nói câu 'Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết', nghĩa là ông nói rõ Việt Nam vừa sợ hai bên cấu kết với nhau, nhưng mà cũng vừa sợ hai bên đánh nhau. Về phương diện thương mại, ông tuyên bố tại Heritage Foundation là sẽ ký hiệp ước thương mại đạt đến 15 tỷ đô-la, nhưng trong thông cáo chung hai nước chỉ nói đến 8 tỷ thôi, tuy rằng kết quả này có tính cách khiêm nhường, nhưng đã được ông Trump khen ngợi.
"Ông khen ngợi cá nhân ông Phúc là làm việc rất tuyệt vời, ông gọi là 'fantastic job', ông khen ngợi việc ký hiệp ước là... tạo hàng tỷ (đô-la giá trị về) công ăn việc làm cho nước Mỹ và ông nói chúng tôi đánh giá cao việc làm này.
"Còn về điểm đáng để ý là về phương diện Biển Đông, tuy ông Trump trong cuộc gặp các nhà báo cùng với ông Phúc chỉ nói hai điều là vấn đề thương mại và vấn đề Bắc Hàn, mà không nói đến Biển Đông, nhưng trong thông cáo chung, hai ông đã nói đến Biển Đông, và quan điểm nói trong thông báo chung phù hợp với quan điểm Việt Nam là tôn trọng luật quốc tế, tự do hàng hải v.v... đều có lợi cho Việt Nam hết.
"Có một điểm rất đặc biệt về phương diện quốc phòng là chúng ta thấy trước khi đi, để đáp ứng quan tâm (quan ngại) của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cấu kết với nhau, thì Mỹ có cuộc tuần tra, tác động tuần tra hàng hải ở ngay đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ, và cũng trao thiết bị một tàu tuần duyên cho Việt Nam, nhưng trong thông cáo chung đó, hai bên nói một điều là trao đổi về khả năng tàu sân bay của Mỹ thăm cảng Việt Nam và các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa lực lượng hải quân hai bên.
"Tôi nghĩ đây là một điều... nhỏ nhưng khá quan trọng trong cộng tác quốc phòng giữa hai nước ; một điểm nữa mà tôi nghĩ ông Phúc muốn có mà Mỹ cũng đồng ý để ông (Phúc) có được điều đó là nói rằng hai bên cùng nhất trí các cơ chế đối thoại song phương hiện có, mà trong đó có cả quan hệ kênh đảng, là điều mà ông (Tổng Bí thư) Nguyễn Phú Trọng sang đây được và bây giờ ông Phúc tiếp tục nhấn mạnh điều đó".
'Đề cập tổ chức đa quốc gia'
Tổng thống Mỹ nhắc Việt Nam về thâm hụt thương mại
Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, đồng thời là nhà nghiên cứu về chính trị và bang giao quốc tế, bổ sung thêm một đánh giá về kết quả chuyến thăm, ông nói :
"Nhiều người để ý quá nhiều về thương mại và kinh tế, đặc biệt là vấn đề nhập siêu của Mỹ đối với Việt Nam.
"Tôi nghĩ đây thật ra không phải là vấn đề quan trọng lắm, bởi vì xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ một năm là 32 tỷ Mỹ kim thôi, trong khi xuất siêu của Trung Quốc sang Mỹ, mỗi tháng lớn hơn số xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong một năm.
"Thành ra, nếu so sánh, tôi nghĩ rằng những người ở trong chính phủ Mỹ họ biết vấn đề này, cho nên vấn đề này không phải là vấn đề quan trọng, vấn đề này để cho ông Trump có hãnh diện đối với dân chúng Mỹ thôi.
"Nhưng tôi nghĩ có một vấn đề rất quan trọng mà Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và Tiến sĩ Trần Việt Thái có đề cập sơ qua, nhưng không đi vào chi tiết, đó là trong chuyến đi này, phía bên Việt Nam và Thủ tướng Phúc có đề cập các tổ chức đa quốc gia.
"Trước hết là Liên Hợp Quốc, vấn đề Liên Hiệp Quốc trong tuyên bố chung nói một vài lần, vấn đề nữa là vấn đề ASEAN và vấn đề kia là vấn đề APEC.
"Vấn đề ASEAN, hai bên đồng ý là ASEAN rất quan trọng và Việt Nam và Mỹ muốn tăng cường đối tác chiến lược đối với ASEAN và Việt Nam và Mỹ cũng sẽ nỗ lực chung để xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
"Mà tôi nghĩ đây là vấn đề rất quan trọng cho Mỹ trong tương lai, bởi vì hiện nay mặc dù ông Trump không thích các tổ chức đa phương, nhưng không có các tổ chức đa phương, nhất là đa phương có quan hệ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thì Mỹ sẽ khó có vai trò lâu dài trong khu vực đó, cái đó là một, đối với ASEAN, tôi nghĩ đó là vấn đề quan trọng nhất.
"Vấn đề thứ hai là vấn đề APEC, mặc dù an ninh là vấn đề quan trọng, nhưng APEC là một tổ chức mậu dịch, theo dõi hàng hóa của Châu Á - Thái Bình Dương mà ông Trump có khen ngợi là Việt Nam sẽ là chủ nhà của cuộc Hội nghị (thựợng đỉnh) sắp đến vào tháng 11, tôi nghĩ đó cũng là một vấn đề quan trọng ;
"Vấn đề thứ ba mà tôi vừa đề cập là vấn đề nhắc lại Liên Hợp Quốc, mà đây cũng là vấn đề rất quan trọng."..
'Thảm họa' với nhân quyền
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng nhân quyền dường như bị giảm nhẹ trong cuộc gặp Trump - Phúc.
Từ Đại học Leiden của Hà Lan, Phó Giáo sư Tiến sĩ Jonathan London, nhà xã hội học và phân tích gia về chính trị, quan hệ quốc tế, bình luận về khía cạnh nhân quyền có vị trí ra sao trong cuộc gặp Phúc - Trump và chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam tới Mỹ, nhưng trước tiên ông bình phẩm về Tổng thống Donald Trump :
"Tôi không đồng ý là Trump lo về vấn đề việc làm cho người Mỹ, chủ yếu ông lo về vấn đề làm giàu thêm cho những người giàu có hiện nay, ông Trump là một thảm họa cho những vấn đề nhân quyền trên thế giới, cũng như những vấn đề về khí hậu v.v...
"Tôi đã viết trong bài đối với vấn đề quốc phòng và an ninh, cũng như vấn đề thương mại, thì Mỹ và Việt Nam có một quan hệ rất tốt, và chúng ta có thể chờ đợi sự phát triển của quan hệ này một cách rất mạnh mẽ. Điều đó rất tốt và hy vọng quan hệ về lâu dài sẽ nâng cao mức sống của người dân Việt Nam và cũng sẽ có lợi ích cho cả hai nước.
"Riêng về vấn đề nhân quyền rõ ràng Trump không quan tâm, tôi biết là Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng có vị trí quan điểm riêng của họ, tôi đã viết nhiều bài nên ở đây không cần nói (nhắc lại), chỉ muốn nói là chỉ đối với những người trong nước Việt Nam, cũng như những người trên thế giới mà có quan tâm đến vấn đề nhân quyền thì rất tiếc ông Trump không thể giúp cả hai nước để trao đổi một cách xây dựng, để cố gắng khắc phục những trở ngại còn có để cho người dân Việt Nam cũng như người dân Mỹ coi trọng nhân quyền một cách đúng hơn.
"Bởi vì hiện nay, như ta thấy không chỉ ở Việt Nam, các nước khác nhau thì động thái của Trump có thể nói là... ông chẳng quan tâm gì đến nhân quyền, ngay cả bên trong nước Mỹ, nên tôi cũng hơi buồn, tôi không phải là một mình, có nhiều người cũng lo (lắng) về vấn đề này, về cơ bản, chúng ta phải thấy rõ việc mà Trump đã đón Nguyễn Xuân Phúc là họ đã có những đàm phán rất xây dựng và có vẻ có kết quả tương đối tốt.
"Đó là một điều rất mừng, đối với những chuyện khác, chẳng hạn an ninh quốc phòng cũng rất là tốt cho cả hai nước, không vấn đề gì, nhưng đối với những người ở Việt Nam, ở Mỹ và trên thế giới, muốn thấy vấn đề nhân quyền được nâng cao, thì chắc chắn phải rất buồn về việc Donald Trump cầm quyền ở Mỹ và việc đó chúng ta thấy rất rõ ràng".
Ngay trước Bàn tròn thứ Năm hôm 01/6, trong một phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas) và thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cũng đưa ra bình luận với BBC về các kết quả, trong đó ông cảm thấy rằng nội dung nhân quyền đã bị làm 'nhỏ đi' trong chuyến đi Mỹ của ông Phúc và cuộc gặp Phúc - Trump.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ở phần cuối Bàn tròn, chia sẻ thêm nhận định rằng chuyến công du của ông Phúc tới Mỹ là một bước 'tăng cường' trong bang giao Việt - Mỹ và cũng là để 'nhắc nhở' chính quyền của Tổng thống Trump về những nỗ lực mà hai bên đã đạt được cho tới nay nhờ điều mà học giả này gọi là 'công phu của bao nhiêu người' trong suốt bốn mươi năm qua.
Nguồn : Bàn tròn thứ Năm, BBC, 03/06/2017
Nội dung quan hệ Việt-Mỹ thời Trump được rõ nét sau chuyến du hành công vụ tại Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Bán đảo Triều Tiên, thế cờ nào cho Việt Nam ? - Ảnh minh họa
Hai vấn đề Bắc Hàn và bất đối xứng cán cân mậu dịch là mối quan tâm chính của Trump đối với Việt Nam.
Về Bắc Hàn. Nói đến Bắc Hàn là nói đến sự can dự của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên, qua cuộc chiến 1950-1953, đối đầu với Liên Xô và Trung hoa lục địa. Kết quả đất nước này bị phân chia thành hai miền : Nam, Bắc Hàn. Miền Bắc cộng sản, được bảo trợ của hai đại cường, cũng là hai láng giềng kế cận là Liên Xô và Trung Quốc. Miền Nam (cùng với Nhật) đứng dưới cây dù bảo trợ của Mỹ.
Hơn 6 thập niên trôi qua, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Điều này đưa tới việc Liên Xô giải thể đồng thời với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Nhưng bàn cờ địa chiến lược ở khu vực này không vì vậy mà đơn giản. Ngược lại, nhiều yếu tố mới đã làm cho bàn cờ ngày càng thêm rắc rối.
Bắc Hàn, qua ba đời lãnh tụ, vẫn còn là một xứ cộng sản độc tài, nghèo đói và khép kín nhứt hành tinh. Trong khi người anh em phía nam đã trở thành một cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ 11 trên thế giới.
Liên Xô sụp đổ nhưng sau đó Nga kế thừa đế quốc từ đống tro tàn. Nhờ tài nguyên phong phú và kho vũ khí hạt nhân còn lại (khá nguyên vẹn), Nga trỗi dậy trở thành một đại cường quân sự.
Còn Trung Quốc, nhờ sớm "mở cửa", lãnh đạo dám bỏ qua các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc lỗi thời, sử dụng các nguồn lực tư bản và khoa học kỹ thuật của Mỹ, Nhật (và Nam Hàn)... Nhờ đó Trung Quốc đã thành công việc canh tân đất nước. Trung Quốc trở thành đại cường thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Đầu đạn liên lục địa Bắc Hàn - Ảnh minh họa
Vấn đề là Bắc Hàn, mặc dầu là một trong những quốc gia nghèo đói nhứt, nhưng cũng đã thành công trong việc cải cách quốc phòng, nhứt là hai lãnh vực hạt nhân và chế tạo (và phóng) hỏa tiễn. Với con số vài chục (?) đầu đạn hạt nhân cùng với khả năng phóng hỏa tiễn (ngày càng tiến bộ), Bắc Hàn đã đặt các nước, không chỉ Nam Hàn và Nhật, mà còn Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải…), Nga (Moscou) và một phần nước Mỹ, vào tầm nhắm các phi đạn hạt nhân của mình.
Kết quả này do đâu ? Dĩ nhiên là do các đời tổng thống Mỹ Clinton, Obama… đã quá "ôn hòa" với lãnh đạo Bắc Hàn. Nhưng cũng do thế địa chiến lược, quyền lợi xung đột, khó có thể có một giải pháp ổn thỏa cho tất cả. Tức là các lãnh đạo Trung Quốc, Nga… cũng một phần có trách nhiệm.
Trung Quốc và Nga không thể để cho Hoa Kỳ đơn phương trừng phạt Bắc Hàn. Bởi vì việc này làm cho Bắc Hàn sụp đổ và Nam Hàn thống nhứt đất nước. Trung Quốc và Nga không thể chấp nhận có một quốc gia Triều Tiên thống nhứt, giàu mạnh thân Mỹ ở sát nách của mình. Ngay cả Nhật, mặc dầu là đồng minh thân cận vừa của Mỹ, vừa của Nam Hàn, cũng không thể chấp nhận một Hàn quốc thống nhứt, hùng mạnh chế ngự được vũ khí hạt nhân.
Nhưng các lãnh đạo Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật... không ai cảm thấy yên tâm. Những tiến bộ của Bắc Hàn về khoa học kỹ thuật, mức độ tàn phá các đầu đạn hạt nhân của Bắc Hàn ngày càng kinh khủng hơn. Cũng như các hỏa tiễn ngày càng tinh tế, về độ chính xác mà tầm xa được mở rộng.
Giải pháp nào cho Bắc Hàn để giải tỏa các mối lo của các đại cường ? Giải pháp nào có thể cân bằng quyền lợi chiến lược cho các bên ? Các biện pháp trợ giúp kinh tế từ thời Clinton (cùng với chính sách Hướng dương của Nam Hàn), Obama… cho thấy đã thất bại.
Việt Nam vì vậy trở thành một "nhân tố quan trọng" trong ván cờ chiến lược Bắc Hàn.
Ta có thể hình dung ra nhiều "kịch bản" (mà kịch bản nào Việt Nam cũng có vai trò trung tâm).
Giải pháp ưu tiên là kinh tế. Mô hình Việt Nam là tiêu chuẩn để lãnh đạo Bắc Hàn noi theo. Kim Jong-un cam kết giải giới kho vũ khí hạt nhân (với sự chứng giám, nếu không là chủ động của Mỹ và quốc tế). Đổi lại Trung Quốc và Mỹ sẽ giúp họ Kim, một phía bảo đảm về chỗ dựa chính trị, phía kia bảo đảm về trợ giúp tư bản. Việt Nam dĩ nhiên đóng vai trò "con thoi", là "sứ giả" trong lãnh vực "đi đêm" giữa các bên.
Giải pháp thứ hai là quân sự. Trump sử dụng việc "bất đối xứng cán cân thương mãi" để ép Trung Quốc đồng thuận với mình trong vụ "trừng phạt" Bắc Hàn. Cuộc chiến sẽ "hạn chế" ở việc phá bỏ các trung tâm nguyên tử (làm giàu uranium, plutonium), các trung tâm nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp đầu đạn hạt nhân cũng như các loại động cơ (và nhiên liệu) hỏa tiễn. Giải pháp này có nhiều nguy cơ "vượt khỏi tầm kiểm soát", chiến tranh sẽ lan rộng và bùng nổ giữa các đại cường. Việt Nam sẽ là "ngọn cờ đầu" của hoa Kỳ do vị trí trọng yếu của Cam Ranh.
Việt Nam sẽ cho Mỹ sử dụng Cam Ranh như một "hậu trạm", vừa là nơi tiếp liệu nhu yếu phẩm cho chiến trường, vừa là nơi trú ẩn của các hạm đội (và không lực) Mỹ. Nếu cuộc chiến mở rộng, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ càng quan trọng hơn.
Một trong các "ám ảnh" của Trump, biểu lộ từ lúc còn tranh cử, là sự đe dọa của Trung Quốc chiếm vai trò hàng đầu của Mỹ. Để tự bảo vệ, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ phải diễn ra.
Về kinh tế (bất đối xứng cán cân mậu dịch), thực ra chỉ là cái "chỏm tóc" của Việt Nam để Mỹ nắm đầu. Con số vài ba chục tỉ, so với Trung Quốc, Đức… nước nào cũng vài trăm tỉ trở lên. Đối với Trung Quốc mà Mỹ còn "ngó lơ" được huống chi Việt Nam.
Mỹ sẽ giựt tóc Việt Nam (mà Việt Nam không thể chống cự), nếu Việt Nam không chấp thuận đi với Mỹ trong việc giải quyết bàn cờ Bắc Hàn. Bởi vì, thặng dư thương mãi của Việt Nam đến từ Samsung và các xí nghiệp FDI khác. Mỹ tăng mức thuế để cân bằng thì Samsung (và các xí nghiệp khác) phải rời bỏ Việt Nam để đi tìm "thiên đàng thuế và nhân công rẻ", như ở Miến Điện, Madagascar… Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Việc này đe dọa sự tồn tại của chế độ.
Đi với Mỹ (chống Trung Quốc) Việt Nam còn được lợi là bảo vệ được Biển Đông.
Vì vậy, kịch bản nào xảy ra, vấn đề "nhân quyền" cũng đều "xếp xó".
Nhiều tháng trước tôi đã viết rằng từ nay "giới tranh đấu cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn" sẽ phải tranh đấu một mình. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Vì vậy mọi người hãy cẩn thận. Điều tôi tiên đoán đã xảy ra đúng như vậy.
Nhưng ta không thể "bó tay". Bởi vì chúng ta không tranh đấu cho quyền lợi của cá nhân, bản thân mình. Mục tiêu vĩnh cửu của chúng ta vẫn là tranh đấu vì "một nước Việt Nam tốt đẹp hơn".
Không có gì đẹp hơn việc hy sinh vì một lý tưởng trong sáng.
Đảng cộng sản hiện nay có khoảng 4 triệu đảng viên. Nếu tính thêm gia đình, quyến thuộc, con số có lẽ lên tới 20 triệu người. Trong khi Giáo sư Carle Thayer có đưa ra con số 1/6 dân số Việt Nam là "an ninh", làm việc cho công an.
Xã hội Việt Nam bị phân cực nặng nề : một thành phần dân tộc này bóc lột, đày đọa thành phần dân tộc kia, không khác thời thực dân nô lệ.
Những người "tranh đấu cho một Việt Nam tốt đẹp hơn" mặc dầu ít ỏi, lúc ban đầu, nhưng con số này ngày càng tăng, đặc biệt ở giới trẻ. Đây là đóm lửa hy vọng cho tương lai đất nước.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 02/06/2017
Các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đôla, tạo hàng chục nghìn công ăn việc làm ở Mỹ, đã giúp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc "lấy lòng" được "ông chủ" Nhà Trắng, giới quan sát nhận định.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm 31/5.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích Hà Nội "đánh cắp" việc làm tại Mỹ, cũng như nói rằng Việt Nam là "một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới".
Tuy nhiên, trên cương vị tổng thống, ông Trump hôm 31/5 cho báo giới biết rằng phía Mỹ "đánh giá cao" Việt Nam vì đã ký kết các thỏa thuận thương mại "mang lại công ăn việc làm cho Hoa Kỳ".
Bộ Thương mại Mỹ cho biết rằng trong chuyến công du của ông Phúc, Hoa Kỳ đã ký 13 giao dịch mới với Việt Nam trị giá tới 8 tỷ đôla, mang lại ước tính hơn 23 nghìn công ăn việc làm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp hai nước tại diễn đàn đầu tư vào Việt Nam ở New York, 30/5/2017
Về ý kiến của một số cư dân mạng cho rằng nhà lãnh đạo Việt Nam đã sử dụng chiến thuật "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" để lấy lòng Tổng thống Trump, bạn đọc Soat Bui nhận định với VOA Việt Ngữ rằng "đây là một sự hợp tác sòng phẳng, đôi bên cùng có lợi".
Trước Thủ tướng Phúc, ông Trump đã có các giao dịch thành công với lãnh đạo một số nước khác mà cựu doanh nhân này luôn nhấn mạnh tới chuyện mang lại việc làm cho người Mỹ.
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ hôm 31/5 cũng đánh dấu ngày cuối cùng trong chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho VOA Việt Ngữ biết rằng chuyến công du đã "thành công tốt đẹp", "cho thấy đường lối ngoại giao tích cực và nỗ lực lớn của Việt Nam" và mở ra "một thời kỳ mới" trong quan hệ giữa hai nước cựu thù.
Chuyên gia về tình hình chính trị Việt Nam này cho rằng các thỏa thuận khác nhau trị giá nhiều tỷ đôla "rõ ràng đã tạo ra một bầu không khí thuận lợi và Tổng thống Trump đã phản ứng một cách tích cực".
Giáo sư Carl Thayer cho rằng các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla giúp ông Phúc "thuận lợi" khi tiếp xúc với Tổng thống Trump.
Đích thân nguyên thủ Mỹ thông báo rằng thương mại đứng đầu trong nghị trình thảo luận giữa đôi bên. Đây cũng là vấn đề nằm ở top đầu trong bản tuyên bố chung công bố sau đó, mà theo giáo sư Thayer đã đề cập một cách "công bằng" quyền lợi của hai bên.
Nhà nghiên cứu này cũng nhận xét rằng phía Việt Nam "tỏ ra linh hoạt và đưa ra những đề xuất về cách thức các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể gia tăng việc xuất khẩu sang Việt Nam", trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đứng ở mức khoảng 30 tỷ đôla.
"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam", tuyên bố chung do Nhà Trắng cung cấp có đoạn.
Hồi cuối năm ngoái, ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Trump từng nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone này lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ, thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam "đánh cắp" việc làm tại Mỹ.
Theo giáo sư Carl Thayer, "dù dường như có sự hỗn loạn trong Nhà Trắng cũng như sự bất nhất về mặt chiến lược xuất phát từ nhiều tuyên bố trái ngược của Tổng thống Trump, Việt Nam giờ hiểu rõ hơn về đường hướng của mối quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới. Điều này có tính chất trấn an [Hà Nội]".
Ông nói tiếp : "Việt Nam sẽ vẫn có thể 'đa phương hóa và đa dạng hóa' mối quan hệ song phương, khi biết rằng Hoa Kỳ duy trì cam kết về mối quan hệ đối tác toàn diện với Hà Nội và Hoa Kỳ sẽ vẫn hướng về Đông Nam Á".
Các bức ảnh trên mạng cho thấy rằng Tổng thống Trump đã ra tận cửa Nhà Trắng để đón lãnh đạo Việt Nam rồi sau đó cả hai tươi cười hướng về ống kính của các phóng viên. Nguyên thủ Mỹ sau đó cũng chủ động chìa tay để bắt tay ông Phúc.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng với ông Trump kế bên, Thủ tướng Việt Nam nói rằng "quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử đã có những bước thăng trầm nhưng nay là đối tác toàn diện của nhau".
Ông cũng nói tiếp rằng "cuộc hội đàm sẽ đóng góp vào sự phát triển của hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau vì hòa bình, phát triển của ASEAN, của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và của thế giới".
Viễn Đông
Nguồn : VOA, 01/06/2017
Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ASEAN đến thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Hoa Kỳ có thể tìm cách khai thác sự xung đột giữa Việt Nam, một thị trường đang trỗi dậy, với Trung Quốc.
Theo ông Rodger Baker, Phó Chủ tịch đặc trách phân tích chiến lược của Stratfor Global Intelligence, một công ty an ninh ở Mỹ, chuyên nghiên cứu chiến lược an ninh cho các tổ chức chính phủ, Việt Nam đang giữ một vị trí đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Ông Baker giải thích rằng Hà Nội vẫn giữ lập trường cứng rắn, phản đối các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông, và vì vậy ông Trump có thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung Quốc có tiềm năng trong vùng tranh chấp.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích biển Đông với hơn 250 hòn đảo, nơi có nhiều trữ lượng khí đốt thiên nhiên, nơi mà Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Hà Nội đã công khai lên tiếng tố cáo Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành xây dựng các cơ cấu quân sự trên các đảo trong vòng tranh chấp.
Chính sách bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông cũng gây bực bội cho Washington. Vài ngày sau khi nhậm chức, ông Trump tuyên bố sẽ ngăn chặn Bắc Kinh xây đảo nhân tạo. Trong khi ông Trump không rộng tay hành động vì đang cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc để kiềm hãm Bắc Triều Tiên, thì vấn đề biển Đông vẫn là một vấn đề lớn bao trùm khu vực. Tuần trước, hải quân Trung Quốc triển khai hai tàu khu trục tên lửa áp sát một tàu chiến của Hải quân Mỹ đang tuần tra một vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Ông Jonathan Stromseth, thành viên cấp cao thuộc viện Brookings, lưu ý rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Washington đã "tăng thêm đà cho mối quan hệ Mỹ-Việt ngày càng có tính cách chiến lược hơn".
Thật vậy, hai nước đã bắt đầu các cuộc trao đổi quân sự song phương, có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh.
Ông Baker nói ông dự kiến hình thức hợp tác quân sự như thế có thể tiếp tục :
"Trong một tuần qua, Washington đã chuyển giao một số tàu cho lực lượng Tuần duyên Việt Nam. Hai bên đã có chuyến giao lưu hải quân và Hoa Kỳ cũng đã dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam".
Tất nhiên, Việt Nam không phải là đồng minh ASEAN duy nhất của ông Trump trong cuộc xung đột lãnh hải.
Ông Stromseth nói Tòa Bạch Ốc cũng đang ve vãn một số quốc gia Đông Nam Á khác giữa lúc Trung Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng và quan ngại ngày càng tăng về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, đặc biệt sau khi Washington rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP".
Trong tháng qua, Phó Tổng thống Mike Pence đã đi thăm Indonesia, ông Trump điện đàm với một số lãnh đạo ASEAN, kể cả Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đón tiếp các ngoại trưởng ASEAN tại thủ đô Washington.
Ông Stromseth nói nếu Washington có thể chứng minh cam kết đối với khu vực thì điều đó có thể "tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ đa phương có tính xây dựng với Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, giúp giảm thiểu sự đối đầu chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Alexander Vuving, nhà phân tích chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, nói "Chính quyền Trump rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, vì Hoa Kỳ nhận thức rõ vai trò chiến lược của Việt Nam tại Châu Á".
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Bloomberg, ông Phúc né tránh câu hỏi liệu Việt Nam có mưu tìm sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Đông hay không.
Ông Phúc nói : "Chúng tôi cần thảo luận với các bên liên quan để đảm bảo tất cả các bên sẽ được hưởng lợi từ bất cứ hành động nào do chúng tôi quyết định, hầu đảm bảo hòa bình trong khu vực".
Ông Michael Green, từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới quyền Tổng thống George W. Bush, nói với tờ Washington Times rằng thắt chặt quan hệ an ninh liên minh với Hoa Kỳ cũng là một mục tiêu hàng đầu trong chuyến đi Mỹ của ông Phúc.
Ông Green, hiện là Phó Chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (cộng sản IS), dự đoán ông Phúc sẽ mưu tìm một liên minh với ông Trump tương tự như liên minh mà ông Trump đã thiết lập với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Ông Green nói : "Việt Nam không phải là một quốc gia muốn xa lánh Hoa Kỳ vì ông Donald Trump làm tổng thống".
Báo Washington Times dẫn lời ông Anthony Cordesman, chiến lược gia quân sự của cộng sản IS, nói ai cũng biết là Việt Nam từ lâu vẫn coi Trung Quốc là một mối đe doạ đối với sự tồn tại của mình, và ông Phúc mong muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có thể kiềm chế những hành động hung hăng nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Một lựa chọn cho chính quyền Trump là bán thêm vũ khí hoặc chuyển giao thiết bị cho các đồng minh như Việt Nam, để tăng khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân các nước này.
Theo CNBC, Bloomberg News, Washington Times
Nguồn : VOA tiếng Việt, 31/05/2017