Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biên gii Vit-Trung : Trung Quc phát đng chiến dch thu phc nhân tâm mi ?

VOA, 26/08/2020

Có du hiu cho thy Trung Quc đang phát đng mt chiến dch "thu phc nhân tâm" mi, hi thúc Hà Ni tiếp tc đi thoi đ đt gii pháp cùng có li Bin Đông, xây dng và cng c hơn na các quan h song phương trên nn tng ca hip ước biên gii mà hai nước đánh du k nim 20 năm hôm Ch nht va ri.

vntq1

B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh và B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh đng ch trì hot đng k nim 20 năm ký Hip ước Biên gii. (Screenshot Thế gii & Vit Nam).

y viên Quc V vin/Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh đã gp Ngoi trưởng kiêm Phó Th Tướng Vit Nam Phm Bình Minh hôm Ch nht 23/8 ti ca khu Móng Cái (Vit Nam)-Đông Hưng (Trung Quc), nơi hai nhà lãnh đo ch trì các hot đng "k nim 20 năm ký kết Hip ước biên gii và 10 năm trin khai 3 văn kin pháp lý v biên gii trên đt lin Vit Nam-Trung Quc".

Phát biu ti s kin này, nhà ngoi giao hàng đu Trung Quc nói :

"Hai nước cn tiếp tc tăng cường hp tác trong công tác qun lý biên gii, phát huy hơn na vai trò ca y ban liên hp biên gii trên đt lin Vit Nam-Trung Quc, gii quyết các s vic phát sinh trên biên gii và nâng cao hiu qu qun lý".

Ngoi trưởng Phm Bình Minh không quên nhc li rng "nhà nước và nhân dân Vit Nam hết sc coi trng vic duy trì quan h láng ging hu ngh, và sn sàng cùng Trung Quc đưa quan h đi tác hp tác chiến lược toàn din Vit Nam - Trung Quc đi vào chiu sâu".

Hai nước anh em xã hi ch nghĩa vn hết lòng ca ngi quan h láng ging hu ngh, nhưng đàng sau nhng ngôn t ngoi giao, phía Vit Nam cũng nhc nh đng chí Trung Quc nên "gii quyết công bng hp lý các vn đ biên gii, và quan tâm đến các li ích ca nhau".

Phó Th Tướng Vit Nam nói :

"Ch quyn, biên gii, lãnh th quc gia luôn là vn đ thiêng liêng, quan trng đi vi mi quc gia, dân tc. Do vy, kết qu gii quyết công bng hp lý vn đ biên gii trên đt lin cho thy, hai bên đã kiên trì nguyên tc mang tính cht nn tng, phương châm công bng hp lý, tôn trng ln nhau, quan tâm hp lý đến li ích ca nhau trên căn c pháp lý đã tho thun, lut pháp quc tế".

Và cách đây ch vài ngày, B Ngoi giao Vit Nam t cáo s hin din ca máy bay ném bom Trung Quc ti qun đo Trường Sa.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng hôm 21/8 nói :

"S kin các bên liên h trin khai vũ khí và máy bay ném bom đến qun đo Trường Sa không nhng xâm phm ch quyn ca Vit Nam mà còn đe da hòa bình khu vc".

Hi đu tháng 8, khi Ngoi trưởng M Mike Pompeo công khai tuyên b các đòi hi ch quyn ca Trung Quc Bin Đông là bt hp pháp, và bn đ đường 9 đon ca Trung Quc là vô giá tr, Ngoi trưởng Vương Ngh ca Trung Quc mi đi s các nước ASEAN hp và khuyến cáo h v nguy cơ chiến tranh trên Bin Đông, do "nhng nước ngoài khu vc" gây ra, đng thi t ý mun hp tác vi ASEAN đ đàm phán và sm hoàn tt mt b Quy tc ng x trong Bin Đông (COC), điu mà Bc Kinh vn tránh né đ ch nhn mnh vào các quan h kinh tế.

Báo South China Morning Post (SCMP) hôm 24/8 trích dn các nhà ngoi giao ASEAN nói rng Trung Quc mun lôi kéo các nước láng ging ng v phía Bc Kinh, đt nng hp tác kinh tế vi Trung Quc, và đy Hoa K ra khi khu vc.

Báo SCMP dn li Tiến sĩ Lê Hng Hip thuc Vin nghiên cu chính sách đi ngoi Yusof Ishak Singapore ISEAS, nói Trung Quc đang phát đng mt "chiến dch ly lòng" đ thuyết phc các đi tác khu vc tr v vi Bc Kinh, hoc ít ra ng nghe hay v phe M chng li Trung Quc".

Tiến sĩ Hip nói rng Vit Nam là mt đi tượng quan trng trong n lc "ly lòng" ca Trung Quc, xét v trí chiến lược ca Vit Nam. Nhà nghiên cu nói nhc nh Vit Nam v các quan h hp tác kinh tế đôi bên cùng có li là mt "lp lun có tính thuyết phc" đi vi Vit Nam, xét Trung Quc là nước đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam. Nhưng vn theo nhà nghiên cu ca ISEAS, "Rt cuc đi vi Vit Nam, các vn đ an ninh vn quan trng hơn".

***********************

Sông Mêkông tiếp tục bị cạn nước : Đập Trung Quốc là một nguyên nhân

Mai Vân, RFI, 26/08/2020

Hạn hán, biến đổi khí hậu và nhất là số lượng đập thủy điện được xây dựng với mức khó tin, đang đe dọa dòng sông Mêkông chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á, nuôi sống 70 triệu cư dân vốn đang phải tay làm hàm nhai. Trong năm thứ hai liên tiếp, mực nước sông đã xuống mức thấp kỷ lục, biến thành một dải nước lượn lờ thay vì phải chảy cuồn cuộn như thường thấy.

vntq2

Ngư dân đánh cá trên sông Mêkông, tỉnh Kandal, Cam Bốt. Ảnh chụp ngày 05/01/2018.  © AFP - TANG CHHIN SOTHY

Trong một bài viết ngày 24/08/2020 (Struggling With Drought on the Mekong), chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã ghi nhận tình trạng đáng lo ngại của sông Mêkông và nêu bật những lời tố cáo của giới chuyên gia bảo vệ môi trường nhắm vào Trung Quốc, bị cho là một trong những nguyên nhân quan trọng phá hoại dòng sông.

Mực nước sông Mêkông giảm 2/3

Theo Luke Hunt, tác giả bài viết, có hai số liệu nêu bật tình trạng sông Mêkông hiện nay : Trong lúc mực nước đã bị rút xuống đến 2/3, lượng mưa trong 3 tháng mùa mưa đang diễn ra đã giảm khoảng 70%. Lễ hội té nước thường niên tại Cam Bốt dự trù vào cuối tháng 10 đã bị hủy bỏ.

Còn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi con sôngđổ ra BiểnĐông, đã có ít nhất 2 trên 12 cửa ra bị đóng lại, và nước mặn tràn vào sâu vào bên trong đất liền, đe dọa 850 loài cá vốn đang trên đà tiệt chủng. Ngư dân than phiền về số lượng đánh bắt hàng ngày bị giảm chỉ còn một, hai kí lô chỉ đủ "để nuôi mèo trong làng".

Ủy Hội Sông Mêkông (MRC) đã lên tiếng báo động về nguy cơ "hạn hán cực kỳ nghiêm trọng" đang lan ra ở miền bắc Cam Bốt, miền nam Lào và miền Trung Việt Nam.

Cơ chế này mô tả tình hình "rất nguy cấp" tại vùng Biển Hồ ở Cam Bốt, với mực nước ở vùng hạ lưu xuống dưới mức tối thiểu ghi nhận vào những năm 1960 và 2019.

Theo An Pich Hatda, người điều hành ban thư ký của Ủy Hội Sông Mêkông đặt tại Vientiane (Lào), thì "mực nước thấp hiện nay có thể tác hại nghiêm trọng đến Cam Bốt, làm mất đi nguồn cá và khả năng thủy lợi". Đối với quan chức này : "Đã đến lúc phải biên lời nói thành hành động vì quyền lợi chung của cả vùng sông Mêkông và những cộng đồng bị thiệt hại".

Trung Quốc là một thủ phạm chính làm sông Mêkông cạn dòng

Theo The Diplomat, tình trang sông Mêkông cạn nước là một vấn đề chưa từng thấy do chính con người gây ra, mà những chính phủ do quân đội hậu thuẫn và những Nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á đã cố tình nhắm mắt làm ngơ trong lúc Bắc Kinh và các định chế tài chính đổ hàng tỷ đô la vào khai thác thủy điện, điều chỉ có lợi cho thiểu số có quyền hành mà thôi.

Theo Trung Tâm Stimson Center, một tổ chức nghiên cứu và tư vẫn ở Mỹ, một chuỗi hơn 400 con đập ở Trung Quốc và Lào đã được xây dựng hay đang xây hoặc được lên kế hoạch.

Cho đến giờ, không có chứng cứ nào cho thấy tính chất hữu hiệu của giải pháp "làm bậc thang cho cá" đi ngược về nơi sinh sản ở thượng nguồn, từng được phô trương là đáp án bảo đảm nguồn cá.

Một báo cáo của hiệp hội Eyes on Earth Inc. gần đây đã tố cáo Trung Quốc cố tình giữ nước phía sau các con đập của họ trên thượng nguồn, gây họa cho các nước ở hạ nguồn, điều mà Bắc Kinh luôn phủ nhận.

Theo The Diplomat, việc thiếu phù sa cần thiết để bồi đắp cho bờ sông đã dẫn đến hệ quả nhiều đoạn sông lớn đã chuyển từ màu nâu sang màu xanh, trong thì rất đẹp mắt, nhưng nguy cơ đất sói mòn đã ló dạng, đe dọa từ các ngôi nhà tranh đến nhà cao tầng, nhà máy hay xa lộ dọc bên sông.

Ảnh hướng của biến đổi khí hậu

Song song với tai họa do con người gây ra, tình trạng biến đổi khí hậu càng làm hiện tượng thời tiết Lưỡng Cực Ấn Độ Dương Indian Ocean Dipole thêm nghiêm trọng. Đây là hiện tượng tương tự như El Nino ở Thái Bình Dương và đôi khi còn được gọi là Indian Nino. Nhiệt độ lạnh bất thường trên biển phần nửa phía đông Ấn Độ Dương và ấm hơn ở phía tây gây ra lụt lội ở ở Đông Phi và hạn hán ở Đông Nam Á.

Hiện tượng này đã lên đỉnh cực cao. Hiện tương Lưỡng Cực Ấn Độ Dương thường chỉ xẩy ra một lần mỗi 17,3 năm, nhưng các nhà khoa học cho là nhịp độ sẽ tăng lên và diễn ra mỗi 6,3 năm trong thế kỷ này vì tình trạng khí thải carbon và năng lượng đọng quá nhiều trong khí quyển.

Mai Vân

********************

Mỹ còn lệ thuộc Trung Quốc, huống hồ Việt Nam…

Chiến dịch vận động tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được công bố với những lời hứa về việc làm, vắc xin Covid-19 và chính sách chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

vntq3

Cụ thể sẽ mang 1 triệu công việc của ngành sản xuất từ Trung Quốc trở về Mỹ, trong đó sẽ hỗ trợ thuế cho các công ty mang sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ. Chiều ngược lại, các công ty giao các công đoạn xử lý (outsource) cho Trung Quốc sẽ không được ký hợp đồng liên bang ở Mỹ.

Trong một diễn biến khác, từ tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho thấy Trung Quốc càng bị Mỹ làm găng thì Hàn Quốc càng thêm khó xử.

Quá trình đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên càng bế tắc thì Hàn Quốc càng phải dựa nhiều hơn vào Trung Quốc. Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phải lo chuẩn bị ứng phó với mọi kịch bản có thể xảy ra với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, quan hệ của họ với Mỹ cũng như giữa Mỹ và Triều Tiên sau cuộc bầu cử mà chỉ với thống nhất quan điểm và phối hợp hành động thì họ mới có thể cùng ứng phó hiệu quả nhất.

Vậy thì Việt Nam sẽ như thế nào trong bàn cờ này của thế giới ?

Có ý kiến bình luận thế này : "40 năm trước Mỹ dẫn đầu khối tư bản bắt tay với Trung Quốc, thế là đại bàng thi nhau đến đậu ở nước này. Giờ Mỹ – Trung trở mặt thì đại bàng bỏ đi. Nhưng cái đáng tiếc và tất yếu là đại bàng sẽ đa phần chọn Ấn Độ và các nước khác hơn là Việt Nam. Lý do thì đơn giản thôi, Mỹ và các đồng minh tư bản cần nâng đỡ Ấn Độ và các xứ nằm trong "vành đai thứ nhất ở Indo-Pacific" ngay lúc này và ít nhất 30 năm sau này.

Chúng ta đã nói nhiều về việc Mỹ và Ấn cần nhau trong hợp tác chiến lược quân sự để bao vây Trung Quốc lâu dài, thế thì Ấn Độ cần tiền để nuôi binh lính của họ. Vợ con gia đình binh sĩ Ấn Độ cũng cần công ăn việc làm ổn định để đàn ông yên tâm cầm súng ra biên giới Ấn – Trung. Thế nên tất yếu là các đại bàng tư bản nên hạ cánh ở đây. Chuyện tiếp theo là các đại bàng đậu ở Ấn sẽ yên tâm là trong ít nhất 50 năm, vì cần Ấn nên Mỹ sẽ góp phần giữ ổn định chính trị tại xứ này. Máy bay Trung Quốc sẽ bị Mỹ và các đồng minh ngăn cản khi muốn ném bom lên đầu các đại bàng ở Ấn Độ".

Trong bối cảnh ấy, nếu như một lãnh đạo nào đó của Việt Nam sử dụng chiêu bài "thoát Trung" cho tìm kiếm lá phiếu tín nhiệm trong nội bộ Đảng, liệu có khả năng thực thi ?

Rõ ràng là giờ đây không thể dừng ở tuyên bố chung chung về "thoát Trung", mà cần sự cụ thể và những cam kết về tiến trình thực thi. Đây là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng.

Giả dụ, với những thỏa thuận của các FTA như CPTPP, EVFTA, các lãnh đạo trong nhiệm kỳ mới của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ rốt ráo đáp ứng về hoàn thiện hệ thống pháp luật mà những FTA này đặt ra, để qua đó sẽ có thể mạnh miệng cho tuyên bố trước quốc dân, là bước đầu, một số ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không còn phải lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tiếp theo, Việt Nam sẽ chấm dứt việc xuất khẩu nông sản qua đường tiểu ngạch, và những hợp đồng ngoại thương ưu tiên cho giao dịch bằng đồng đô la Mỹ (USD), thay cho việc chấp nhận cả đồng Nhân Dân tệ (CNY) của Trung Quốc như lâu nay. Vấn đề này hiện tại Việt Nam đang thấm đòn khá rõ từ chuyện giao dịch bằng CNY, qua việc Trung Quốc liên tục hạ giá CNY nhằm đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, đã ảnh hưởng khá nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông sản.

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng CNY sẽ tạo ra chênh lệch rất lớn giữa đồng tiền của nước này so với VND, vì thế, giá trị của VND so với CNY đã tăng lên. Điều này, dẫn đến giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.

Đơn cử, trong cơ cấu hàng thủy sản, mặt hàng tôm của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay, tại thị trường Trung Quốc, Ấn Độ cũng có nguồn cung tôm giá rẻ trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với VND. Khi Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn…

Dĩ nhiên sẽ có ý kiến rằng IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) đưa vào rổ tiền thanh toán quốc tế, đồng CNY đã và đang được quốc tế hóa ngày càng rộng rãi hơn, để tiến tới phá vỡ dần vị thế độc tôn của đồng bạc xanh.

Song, vị thế độc tôn của đồng bạc xanh trước mắt vẫn sẽ rất khó thay đổi. Nhiều tổ chức đã số hóa USD. FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) đã tuyên bố có khả năng phát hành USD kỹ thuật số.

Ngoài ra, với tỷ trọng thanh toán thương mại quốc tế bằng USD chiếm 90%, dự trữ ngoại hối trung bình toàn cầu hơn 50%, sẽ còn rất lâu ngôi vương của USD mới có thể suy suyển, chứ chưa nói tới một năm tới, kể cả khi nước Mỹ đang tạm thời gánh những áp lực như hiện tại. Lưu ý, Mỹ hiện chiếm tới gần 1/3 nợ công toàn cầu, nên việc thay thế ngôi vương của đồng USD là bất khả. Ít nhất trong 10 năm tới, USD vẫn còn yên ổn, có thể có thêm phiên bản kỹ thuật số, thậm chí còn tăng giá.

Vượt lên trên tất cả, từ đại dịch Covid cho thấy cuộc sống cũng đã và đang là một lời nhắc nhở : Không có gì là không thể xảy ra…

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 25/08/2020

*********************

Ngay sau k nim hip ước biên gii vi Vit Nam, Trung Quc tp trn Hoàng Sa

VOA, 24/08/2020

Trung Quc thông báo tp trn t ngày 24 đến 30/8 gn qun đo Hoàng Sa có tranh chp vi Vit Nam, ch mt ngày sau khi hai nước k nim rm r 20 năm thc thi Hip ước Biên gii trên đt lin.

viettrung1

Mt đi tàu Trung Quc tp trn Bin Đông hi tháng 12/2016

Theo thông báo ca Cc Hi s tnh Hi Nam, Trung Quc, được Nhân Dân Nht Báo ca nước này đăng li, các đim tp trn có ta đ vùng đông nam đo Hi Nam và đông bc qun đo Hoàng Sa.

Cc hi s Hi Nam cũng cnh báo tàu thuyn không có phn s phi đi li cách các đim tp trn 5 hi lý (gn 9,3 kilomet).

thi đim bn tin này được đăng, Vit Nam chưa th hin thái đ chính thc. Trước đó, khi Trung Quc tp trn phía bc Hoàng Sa t ngày 1 đến 5/7, Hà Ni đã nhanh chóng phn ng. Theo đó, B Ngoi giao Vit Nam cho hay hôm 2/7 rng h đã "giao thip, trao công hàm phn đi và yêu cu Trung Quc không lp li nhng hành vi tương t trong tương lai".

Qun đo Hoàng Sa b Trung Quc chiếm t tay Vit Nam Cng Hòa, còn gi là Nam Vit Nam, vào đu năm 1974. Nước Vit Nam thng nht sau đó, nay mang tên chính thc là Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam, chưa bao gi t b tuyên b ch quyn v qun đo.

Ch mt ngày trước khi cuc tp trn bt đu, hôm 23/8, các quan chc cao cp ca Trung Quc và Vit Nam làm l k nim trng th 20 năm ngày ký Hip ước Biên gii đt lin gia hai nước. Bui l được t chc ti cp ca khu quc tế Móng Cái, Vit Nam – Đông Hưng, Trung Quc.

Các báo Vit Nam cho hay hai quan chc hàng đu ch trì l k nim là y viên B Chính tr, Phó Th tướng, B trưởng Ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh, và y viên Quc v, B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh.

V phía Vit Nam, ông Phm Bình Minh nói vic hai nước ký kết Hip ước Biên gii năm 1999 và hoàn thành công tác phân gii cm mc năm 2008 đánh du vic ln đu tiên trong lch s, hai nước "đã hoch đnh được đường biên gii trên đt lin mt cách khoa hc, chính xác", khép li quá trình 36 năm đàm phán.

Phó Th tướng kiêm B trưởng Ngoi giao Phm Bình Minh đánh giá rng "đây là kinh nghim quý báu ca hai nước trong vic gii quyết các vn đ biên gii lãnh th".

 

B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh được báo chí Vit Nam dn li phát biu rng "vic hai bên gii quyết n tha các vn đ biên gii trên đt lin và vnh Bc B s là kinh nghim quý báu đ gii quyết vn đ trên bin".

Còn theo mt tuyên b ca B Ngoi giao Trung Quc gi ra sau bui l, ông Vương đã thúc gic Vit Nam ngi vào bàn đàm phán v tranh chp Bin Đông.

"Chúng ta phi phát huy cách gii quyết thành công các vn đ biên gii trên b đ tìm cách sm dàn xếp các tranh chp trên bin Hai nước có kh năng và s thông thái đ tiếp tc đàm phán v các vn đ trên bin", theo B Ngoi giao Trung Quc.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cu v chính sách đi ngoi Lê Hng Hip thuc Vin ISEAS-Yusof Ishak Singapore, tranh chp trên bin gia Vit Nam và Trung Quc có đ phc tp gp nhiu ln các vn đ trên b, và cuc tp trn đang din ra ca Trung Quc càng nêu bt lên s phc tp này.

Dù hai nước đã phân đnh được Vnh Bc B t năm 2000, nhưng h vn bế tc v vùng bin ca vnh sau hàng chc năm đàm phán, do khác bit quan đim và mu cht nht là tranh chp v qun đo Trường Sa, tiến sĩ Lê Hng Hip nói vi VOA.

"Phi gii quyết được vn đ hai qun đo Hoàng Sa, Trường Sa mi gii quyết được các tranh chp liên quan. Đây là vn đ rt khó. Vic đàm phán có th kéo dài hàng chc năm, nếu không nói là hàng trăm năm", tiến sĩ Hip nhn đnh.

Nhìn vào li thúc gic đàm phán do B trưởng Ngoi giao Vương Ngh đưa ra, nhà nghiên cu ca Vin ISEAS-Yusof Ishak đánh giá rng Trung Quc mun Vit Nam đàm phán song phương, không quc tế hóa và không đ các quc gia bên ngoài tham gia, trong bi cnh cnh tranh chiến lược Trung-M ngày càng tăng lên.

Ông Hip cho rng ý đnh này ca Trung Quc s có ít tác dng vì nước này tiếp tc hành đng không nht quán, vn gây sc ép hoc xâm phm ch quyn ca Vit Nam, mà cuc tp trn gn Hoàng Sa trong tun này là mt ví d na.

"Vit Nam nhn thc được s bt nht ca Trung Quc, và Hà Ni có hành đng riêng đ bo v li ích ca mình. Đó là phát huy ni lc và thúc đy quan h vi các nước có chung nhn thc chiến lược, như M chng hn. Tuy nhiên, nhng din biến này làm cho tranh chp Vit Nam-Trung Quc càng tr nên khó gii quyết hơn", tiến sĩ Hip nói vi VOA.

******************

Trung Quốc thúc giục Việt Nam trở lại đàm phán về tranh chấp ở Biển Đông

RFA, 24/08/2020

Trung Quốc tại lễ kỷ niệm 20 năm ký kết hiệp định biên giới Việt - Trung trên bộ diễn ra vào ngày 23 tháng 8 kêu gọi Việt Nam trở lại bàn đàm phán về những tranh chấp tại Biển Đông.

viettrung3

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung (trái) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 27/11/2019 - AFP

Mạng báo South China Morning Post loan tin ngày 24 tháng 8, dẫn kêu gọi của ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc như vừa nêu. Theo lời ông Vương Nghị thì hai phía cần rút tỉa kinh nghiệm trong giải quyết thành công những vấn đề về biên giới nhằm có thể sớm giải quyết những tranh chấp trên biển.

Ông Vương Nghị nhắc lại thỏa thuận mà lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước hai phía đạt được khi ký kết biên giới trên bộ vào năm 1999 và phân định Vịnh Bắc Bộ vào năm 2000.

South China Morning Post trong số ra ngày 24 tháng 8 dẫn lời của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia nghiên cứu chính sách ngoại giao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với những thỏa thuận trước đây được ông Vương Nghị nhắc đến.

Cũng theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, Trung Quốc dường như đang tiến hành chiến thuật lôi kéo các đối tác trong khu vực ; chí ít không để những nước này đứng về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Trong số này Hà Nội là mục tiêu của Bắc Kinh vì vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam.

South China Morning Post vào ngày 24 tháng 8 cũng nhắc lại rằng chỉ 3 tuần sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ công bố quan điểm mới của Washington về Biển Đông, vào đầu tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh có cuộc gặp với đại diện 10 nước ASEAN tại thủ đô Trung Quốc.

Tại cuộc họp, người phụ trách vấn đề biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc lên tiếng bày tỏ quan ngại của Bắc Kinh về mối nguy cơ lớn từ hoạt động quân sự của những quốc gia mà Trung Quốc gọi là ‘không nằm trong khu vực’. Đây là cụm từ mà Bắc Kinh dùng khi thảo luận về vai trò của Hoa Kỳ tại Châu Á.

***********************

Trung Quốc bắt đầu chính thức tập trận tại Biển Đông

RFI, 24/08/2020

Hôm 24/08/2020 Trung Quốc bắt đầu chính thức tập trận tại Biển Đông trong vòng sáu ngày, tiếp tục các động thái khiêu khích sau khi đưa oanh tạc cơ H-6J ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

viettrung4

Phi cơ Trung Quốc J-15 xuất kích từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 02/01/2017.  AFP - STR

Bắc Kinh cấm tàu bè qua lại ở phía đông nam đảo Hải Nam trong thời gian này. Đồng thời Trung Quốc cũng tập trận kéo dài trên Biển Bột Hải (từ 24/08 đến 30/09) và Hoàng Hải (22/08-26/08). Các hoạt động biểu dương sức mạnh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ, và đang có nhiều đồn đãi là Trung Quốc sắp tấn công Đài Loan.

Trong khi đó South China Morning Post hôm nay tiết lộ, ba tuần sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố quan điểm mới của Hoa Kỳ về Biển Đông, khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là "bất hợp pháp", Bắc Kinh đã mời các nhà ngoại giao 10 nước ASEAN đến để bày tỏ mối lo ngại sẽ xảy ra xung đột tại vùng biển này.

Trong cuộc họp, các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh đến "nguy cơ cao" về các hoạt động quân sự của các nước "bên ngoài khu vực", ám chỉ Hoa Kỳ. Đồng thời thúc đẩy ASEAN đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông càng nhanh càng tốt.

Đài NHK của Nhật hôm nay đưa tin, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi gặp người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh trong dịp kỷ niệm 20 năm hiệp ước biên giới Việt-Trung đã cổ vũ Hà Nội ngồi vào bàn đối thoại để giải quyết bất đồng về Biển Đông.

Về phía Philipppines hôm nay đã phản ứng gay gắt trước tuyên bố của Trung Quốc, cho rằng Manila đã "khiêu khích bất hợp pháp" trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng nước này khẳng định chính Bắc Kinh mới khiêu khích và chiếm đóng bất hợp pháp các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.

Thụy My

*********************

Trung Quốc đề xuất tăng cường hợp tác sông Mekong

RFA, 24/08/2020

Trung Quốc công bố một số đề xuất nhằm thúc đấy hợp tác giữa các quốc gia trong vùng Mekong-Lan Thương bắt đầu từ năm 2020.

viettrung5

Hình chụp vệ tinh hôm 28/10/2019 : sông Mekong ở Nong Khai (Thái Lan), cách đập Xayaburi (Lào) khoảng 300 km. AFP

Đề xuất của Trung Quốc được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Hợp tác Mekong-Lan Thương (LMC) lần thứ 3, khai mạc vào ngày 24/8 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan trong cùng ngày.

Đại diện của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo bắt đầu từ năm 2020, Trung Quốc sẽ chia sẻ dữ liệu thủy văn trong cả năm của đoạn sông Lan Thương chảy trên lãnh thổ Trung Quốc với các nước ở khu vực sông Mekong. Song song đó, Trung Quốc cũng sẽ làm việc với các nước LMC để thiết lập nền tảng chia sẻ thông tin về hợp tác nguồn nước sông Mekong-Lan Thương nhằm đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu và thiên tai như lũ lụt và hạn hán.

Thủ tướng Lý Khắc Cường được báo giới Nhà nước Việt Nam dẫn lời tuyên bố rằng việc hợp tác liên quan đến nguồn nước góp phần thúc đẩy tinh thần hữu nghị, lợi ích chung và hợp tác các bên cùng có lợi của LMC.

Trong cùng ngày 24/8, ông Hoàng Quốc Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho Tân Hoa Xã biết vấn đề hợp tác tài nguyên nước được quan tâm đặc biệt trong khuôn khổ LMC. Ông Dũng nói với Tân Hoa Xã rằng Việt Nam và Trung Quốc có thể chia sẻ thông tin và thống kê thủy văn trong cả mùa mưa và mùa khô, nhằm thiết lập một hệ thống cảnh báo và cơ chế phối hợp trong quản lý lũ lụt, hạn hán cũng như các loại hình thiên tai khác.

Đại diện của Việt Nam, nhấn mạnh với Tân Hoa Xã rằng các thành tựu và hợp tác quốc tế về chia sẻ dữ liệu và thông tin, quản lý lũ lụt, phát triển thủy điện và quản lý môi trường ở khu vực sông Mekong là rất quan trọng. Việc hợp tác tốt hơn sẽ giúp giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương của người dân sống ở lưu vực sông Mekong trước những tác động của lũ lụt.

Hội nghị hợp tác Lan Thương-Mekong gồm sáu quốc gia Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Vấn đề quan trong nhất trong khu vực này là Trung Quốc và Lào xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn và các quốc gia hạ nguồn, như Việt Nam ở cuối dòng Mekong đã và đang gánh chịu tác động nghiêm trọng từ những đập thủy điện đó.

Published in Diễn đàn

Các vấn đề xung quanh Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Ở Việt Nam sự thể càng đặc biệt hơn khi mô hình phát triển của Việt Nam từ lâu nay cũng rập khuôn theo kiểu Trung Quốc.

tranh2

Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đã gần chạm ngưỡng lịch sử - và con số thực tế còn lớn hơn nhiều

Vậy nếu đường lối phát triển của Trung Quốc hiện đang gặp rất nhiều khó khăn thì mô hình của họ có là tương lai cho Việt Nam ?

Đường lối nào ?

Đầu tiên là cần nhìn ra được đâu là đường lối phát triển của Trung Quốc.

Vài ba năm trước, một dịp tôi mua được một cuốn sách viết về quá trình phát triển hóa rồng của Đài Loan, một dạng sách ưa thích viết về quá trình phát triển của các nước. Cuốn sách có tiêu đề Đài Loan - tiến trình hóa Rồng, vừa hăm hở đọc được vài trang thì tôi đã bỏ cuốn sách và không đọc lại nó cho tới tận bây giờ.

Lý do là mới đọc được vài dòng thì thấy tác giả trước khi đi vào bình luận một vấn đề đã đưa ra những lời xúc xiểm miệt thị, một kiểu như xác định lập trường, sau rồi mới đi vào phân tích chuyên môn. Kiểu hành văn hoàn toàn trái ngược không giống gì với những cách hành văn của các tác giả Âu Mỹ mà tôi vẫn đọc.

Những cuốn sách của các tác giả Âu Mỹ, xa xưa thì như cuốn Của cải của các quốc gia của Adam Smith, gần thì như các cuốn Thế Giới Phẳng, Chiếc Lexus và cây Ô lưu, Vì sao các quốc gia thất bại, Sự bí ẩn của tư bản.

Đó đều là những cuốn sách chỉ ra chính sách phát triển đúng đắn đưa đến sự thịnh vượng của các nền kinh tế, chúng đều được hành văn một cách khoa học, sáng sủa, nhân văn, logic và đôi khi hài hước.

Nhờ đọc những sách đó, người đọc có thể nói là sẽ thấm đượm tinh thần khoan dung khoa học của một thứ chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, cho nên cách viết của cuốn sách nói trên kia quả là trái ngược.

Tìm hiểu thì được biết tác giả cuốn sách viết về Đài Loan là một học giả người Trung Quốc công tác tại Đại học nhân dân Bắc Kinh. Điều đó giúp hình dung phần nào về bầu không khí tri thức và cách thức nhìn nhận sự việc của học giả Trung Quốc.

Để ý kiểm nghiệm lại thì thấy, là người Việt Nam chăm chỉ tìm đọc dòng sách tinh hoa từ khoảng chục năm trở lại đây, tôi không thấy có một tác phẩm đáng đọc nào của tác giả người Trung Quốc.

Không có một tác phẩm mô tả triết lý phát triển nào của các học giả, trong khi 50 năm qua Trung Quốc phát triển thần kỳ từ một nước thế giới thứ ba đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng không có các cuốn sách dạng hồi ký cho thấy về những chính sách vĩ mô và vi mô đã đưa đến thành tựu phát triển cho Trung Quốc.

Kiểu sách dạng như Hồi ký của nhà lãnh đạo Singapore ông Lý Quang Diệu hoặc hồi ký của nhà lãnh đạo Malaysia ông Mahathir Mohamad mà qua đó người đọc thấy được phần nào quá trình phát triển một quốc gia.

Vậy thì nền tảng phát triển của Trung Quốc là gì ? Những giá trị con người nào đã đưa đến sự phát triển của Trung Quốc ?

Nếu Trung Quốc muốn lãnh đạo thế giới thì phải thuyết phục được tầng lớp tinh hoa tri thức của các nước.

Đằng này, cứ tạm coi tôi là một người thuộc giới trí thức tinh hoa của Việt Nam đi, mà tôi không thấy được thuyết phục bởi triết lý phát triển nhân văn của Trung Quốc, thì thử hỏi Trung Quốc làm sao chứng tỏ được khả năng lãnh đạo thế giới.

Thấy gì ?

Khi quan sát về Trung Quốc, người Việt Nam sẽ chỉ thấy được là khi họ giàu có thì họ sẽ như thế nào chứ họ không nói cho thấy điều gì đằng sau đã giúp trở lên giàu có.

Ngoài một vài nét lớn mà ai cũng biết như việc chuyển đổi mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một sự quay lưng với triết lý của chủ nghĩa xã hội về tư bản bóc lột trước đó, và việc tham gia vào Tổ chức thương mại quốc tế WTO.

Cho tới vài năm trở lại đây, qua việc Mỹ trừng phạt thương mại, thế giới mới nhận ra đằng sau sự phát triển của Trung Quốc là những chính sách thương mại chèn ép bất công, những hành vi gian lận và đánh cắp bí mật công nghệ.

Với động lực phát triển thiếu chân chính như vậy, đó là lý do đã không có cuốn sách nào về triết lý phát triển của Trung Quốc. Sự thiếu tính chính đáng là lý do khiến họ không có nhiều điều để tự hào nói với thế giới về chính sách phát triển.

Trung Quốc không còn là mô hình phát triển để Việt Nam có thể học tập làm theo. Nền chính trị cường quyền và nhận thức sô vanh nước lớn là cái đã khiến họ đang dần trên con đường đi xuống.

Con đường cụt

Hiện nay Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn và bị thế giới tẩy chay bởi chính những lối hành xử của nước này với thế giới.

Từ vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong, dịch cúm Covid, thực chất quan hệ thương mại với Mỹ suốt 50 năm qua, kế hoạch vành đai con đường cho các nước vay tiền và thế chấp bằng tài nguyên quốc gia, làm ăn bất chấp tiêu chuẩn giá trị về môi trường và nhân quyền.

tranh3

Môi trường kinh tế hiện nay là thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt trong các năm gần đây

Lý do là ở Trung Quốc, chính trị là thống soái. Với một hệ thống toàn trị thì quan điểm nhận thức của tầng lớp chóp bu là cái chi phối tới toàn bộ máy bên dưới và ảnh hưởng ra toàn xã hội.

Do vậy mà khi đường lối chính trị nặng về cảm tính, thiếu về lý trí, thì cái hệ quả gây ra là những sự vụ bất hợp lý trong mọi mặt quan hệ xã hội, bên ngoài thì thấy rõ nhưng bên trong lại mù quáng không nhìn ra được.

Ông Lý Quang Diệu từng có lời khuyên cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng "hãy cứ chăm lo phát triển kinh tế và cúi đầu mỉm cười thêm 50 năm nữa".

Lời khuyên này của ông Lý ở thời điểm những năm 2000s, như thế hiện nay ông Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc trỗi dậy quá sớm, không đúng như lời khuyên của ông Lý, và cũng không đúng như chính sách thao quang dưỡng hối của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước kia.

Đúng ra theo ông Lý Quang Diệu, và cũng là theo nhận thức hợp lý của phần lớn thế giới, là khi Trung Quốc giàu lên, kinh tế phát triển, thì anh phải chăm lo cân bằng đời sống xã hội, quan tâm đến những thành phần yếu thế, các nhóm xã hội bị thiệt thòi, để phát triển hài hòa, tránh sự phát triển bất cân bằng tạo ra bất mãn xung đột xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế anh phải dần tôn trọng các chuẩn mực giá trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa, có như thế Trung Quốc sẽ phát triển bền vững hơn bao giờ hết.

Nhận thức hợp lý là như vậy.

Nhưng thực tế ngược lại, khi Trung Quốc giàu lên, họ lại sử dụng tiền để đầu tư nhằm quản lý và cai trị xã hội chặt chẽ hơn, kiểm soát tinh vi hơn. Cùng với đó lãnh đạo Trung Quốc lại thực hiện giấc mộng Trung Hoa và biến đó thành mục tiêu cho phép họ thực hiện mọi thủ đoạn đối xử với dân chúng và quốc tế miễn sao đạt được mục đích.

Bằng cách đó chính phủ Trung Quốc hoạt động thiếu lý trí, xa rời tính duy lý, họ trở nên cảm tính, mơ hồ về đường lối, nhận thức siêu hình, dẫn đến tình trạng của Trung Quốc ngày hôm nay.

Ở Việt Nam hiện nay, từ lâu cũng có quan điểm phải nhất quán, cứng rắn, thành kiến và trấn áp mọi biểu hiện đòi hỏi tự do, đặt mục tiêu phát triển kinh tế và giữ ổn định chính trị lên trên hết thảy.

Điều đó thực chất đã chối bỏ không nhìn nhận một diễn tiến phát triển tất yếu về mối quan hệ song sinh giữa phát triển kinh tế với phát triển nhận thức và nhu cầu được tôn trọng thực hiện nhân quyền. Từ đó gây hao tổn nguồn lực và tạo ra thêm những xung động xã hội thay vì dành nguồn lực cho phát triển con người.

Việt Nam có cố gắng cách mấy cũng chẳng thể làm tốt việc cai trị xã hội như Trung Quốc đã làm và đó chính xác là những gì đang đưa đến tình trạng khó khăn của họ như hiện nay. Do vậy Việt Nam cần tránh đi con đường cụt của Trung Quốc.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 04/08/2020

Luật sư Ngô Ngọc Trai gởi bài từ văn phòng luật Công Chính tại Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Tướng Vịnh nói "quan ngại" về Biển Đông tại hội nghị Quốc phòng ASEAN

Hoàng Lan, Thoibao.de, 09/07/2020

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã phản pháo phát biểu của một đại điện Trung Quốc tại hội nghị trực tuyến của các quan chức cấp cao quốc phòng trong khu vực khi cho rằng vấn đề Biển Đông đang gây "quan ngại" chứ không "làm chúng ta yên tâm".

bayto1

Hội nghị trực tuyến Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) đã được Bộ Quốc phòng tổ chức sáng 7/7.

Sau khi đại diện Trung Quốc Song Yanchao, phó giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Trung Quốc phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng tại Hà Nội hôm 7/7, Thượng tướng Vịnh nói Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc "đề cao vai trò trung tâm của ASEAN cũng như bày tỏ mong muốn có được một mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và xử lý tốt vấn đề Biển Đông".

"Tuy nhiên, không thể nói rằng vấn đề Biển Đông đang làm cho chúng ta yên tâm mà rõ ràng cái đó hiện nay đang gây ra những quan ngại, đã được thể hiện trong hội nghị ADSOM (Asean Defense Senior Officials Meeting Plus) mà chúng ta tổ chức cách đây 1 tháng", ông Vịnh nói.

Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp hơn

Tại hội nghị ADSOM tổ chức giữa tháng 5 vừa qua, các quan chức quốc phòng cho rằng tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Hội nghị nêu rõ : "Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thăng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực".

Hôm 8/7, cũng tại một cuộc họp của các giới chức quốc phòng khu vực trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức trực tuyến, ông Vịnh đưa ra nhận định tương tự, không lâu sau khi Việt Nam thay mặt cho 10 quốc gia thành viên khối các nước Đông Nam Á đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.

"Trong khi các quốc gia tập trung phòng, chống dịch Covid-19, những điểm nóng vẫn tiếp tục tồn tại và gây ra quan ngại trong khu vực và trên thế giới", Thứ trưởng Vịnh nói tại Hội nghị trực tuyến Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội hôm 8/7. "Trong đó có thể kể đến một số thách thức như : môi trường, an ninh mạng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, khủng bố, vấn đề an ninh biển - trong đó có Biển Đông".

Trước đó hôm 26/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN nói rằng "trong khi cả thế giới đang gồng mình chống dịch, vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng ta". Ông Phúc không cụ thể nhắc tới ai nhưng theo đánh giá của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak thì "rõ ràng chúng ta hiểu là nhắc tới hành vi của Trung Quốc".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam kêu gọi các nước khối ASEAN hợp tác kiềm chế hành động làm phức tạp Biển Đông.

Thượng tướng Vịnh hôm 8/7 cũng kêu gọi "sự hợp tác rộng lớn" và sự cần thiết của việc "xây dựng lòng tin để giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình".

Trung Quốc trong những tháng gần đây tăng cường các động thái gây căng thẳng trong khu vực Biển Đông như đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tiến hành các cuộc tập trận quân sự cũng như tuyên bố thành lập các quận hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những động thái này bị Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối.

Nhiều đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội cũng bày tỏ quan ngại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn xuất hiện những hành động đơn phương ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở khu vực, đồng thời hoan nghênh Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua, theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng.

Trong tuyên bố chung của khối ASEAN hiện do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đưa ra hôm 26/6, Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc được nhắc tới như là một khẳng định cho việc thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Mỹ cũng đã lên tiếng hoan nghênh tuyên bố này và Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 27/6 cảnh báo "Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình".

Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng trước tuyên bố của ASEAN hay của ngoại trưởng Mỹ nhưng truyền thông nước này cho rằng sự ủng hộ của Mỹ khiến Việt Nam và các quốc gia ASEAN tự tin hơn trong việc tăng cường tuyên bố trên Biển Đông và rằng Mỹ sẽ làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực.

"Mối quan hệ giữa các nước lớn đó là việc của các nước lớn, chúng tôi tôn trọng mối quan hệ đó nếu nó tuân thủ luật pháp quốc tế, nó đem lại lợi ích hòa bình cho khu vực và tôn sự tôn trọng các nước nhỏ trong khối ASEAN", tướng Vịnh nói hôm 7/7.

bayto2

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc họp Các quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng được tổ chức trực tuyến từ Hà Nội hôm 7/7.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 8/7 chủ trì một hội nghị trực tuyến của ASEAN về chính sách an ninh.

Có tổng số 26 đoàn tham dự cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội, gồm cả đại diện từ các nước không thuộc khối ASEAN như Nhật Bản, New Zealand, EU.

Từ lâu nay, ASEAN đã tập trung vào vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực và đã từng tìm cách đề cập tới cuộc xung đột ở Biển Đông.

Kể từ 2002, khối ASEAN đã nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc và bản dự thảo sơ khởi đã được đồng ý hồi năm 2018.

Sóng gió ở Biển Đông

Năm nay, Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC) diễn ra vào lúc quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp.

Việt Nam và Philippines đã mạnh mẽ chỉ trích cuộc tập trận và lo sợ về những tuyên bố đòi chủ quyền ngày càng tiến xa hơn của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng đã phản ứng với việc phô trương sức mạnh bằng hoạt động diễn tập của hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị, Tướng Vịnh nêu ra "các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống" bên cạnh đại dịch Covid-19.

"Trong khu vực cũng có nhiều thách thức làm chúng ta quan ngại. Như vấn đề an ninh mạng, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề khủng bố, vấn đề an ninh biển, trong đó Biển Đông là một trong những điểm nóng", trang VOV trích tướng Vịnh.

Tham gia họp từ Nhật Bản, Thứ trưởng Quốc phòng Nishida Yasunori nói việc đơn phương thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được.

"Chúng tôi tin vào một trật tự hàng hải mở, tự do dựa trên luật lệ ở Biển Đông", ông Yasunori được Vietnamnet trích lời, nói.

EU cũng có quan điểm tương tự.

"EU cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN về thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ và cũng như quản trị biển dựa trên luật lệ. Đây là cách duy nhất để duy trì lòng tin và sự đồng thuận", Guillaume Décot, Cơ quan Hành động đối ngoại, Liên minh Châu Âu (EU), được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

Việt Nam sẽ muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong hội nghị ngày hôm nay tại Hà Nội, dẫu cho khó có khả năng đạt được tiến triển gì.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ lửng việc đàm phán, bởi nước này không đạt được mấy ích lợi từ việc cho ra Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Người ta cho rằng căng thẳng sẽ còn tiếp tục dâng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông, trong lúc ASEAN vẫn bế tắc về việc làm sao để điều tiết tình hình khu vực.

Hoàng Lan

Nguồn : Thoibao.de, 10/07/2020

********************

Mục đích che giấu sau các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu, Thoibao.de, 08/07/2020

Việc Trung Quốc cùng lúc tập trận trên các biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) trong căng thẳng xung đột biên giới với Ấn Độ đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

bayto3

Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc năm 2020. Trung Quốc đang sản xuất tàu chiến với tốc độ đáng kinh ngạc

Một là, Trung Quốc đang tạo ra rất nhiều kẻ thù. Ở trên bộ, hiện Trung Quốc đang chủ động tranh chấp lãnh thổ với 12 trên tổng số 14 quốc gia có biên giới chung với Trung Quốc. Mỗi khi biên giới với các nước láng giềng căng thẳng đều do bắt đầu từ phía Trung Quốc. Căng thẳng biên giới Trung-Ấn hiện nay là do Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng đường biên giới. Chiến tranh Trung-Ấn (1962), Trung-Xô (1969), Trung-Việt (1979-1989) đều bắt đầu từ Trung Quốc tấn công trước.

Ở trên biển, Trung Quốc tranh giành với tất cả các quốc gia có giáp giới biển. Đó là với 2 miền Triều Tiên ở Hoàng Hải. Với Nhật Bản ở Đông Hải. Với Việt Nam, Phillipines, Malaysia và Indonesia ở Nam Hải. Và với Mỹ ở Thái Bình Dương.

Hai là, Trung Quốc đang dồn trọng tâm tranh chấp sang biên giới biển. Trung Quốc không bao giờ ngừng tranh chấp lãnh thổ trên bộ. Nhưng đó là cuộc tranh chấp mà Trung Quốc giữ vai trò "nhạc trưởng". Trung Quốc chỉ cánh tay về biên giới nước nào là phía đó vang lên tiếng súng xung đột. Là kẻ đi chiếm đất, Trung Quốc thích gây chiến lúc nào là bắt đầu lúc đó. Sự xâm lược đất nằm trong thế chủ động của Trung Quốc.

Khác với đất liền, Trung Quốc không thể dàn quân thường trực theo biên giới biển. Cho nên trên biển, thế chủ động không phải lúc nào cũng thuộc về Trung Quốc. Trên biển, các quốc gia khác có thể chủ động tuần tra và khai thác vùng biển thuộc chủ quyền của họ, dẫu rằng Trung Quốc có tuyên bố là của Trung Quốc thì Trung Quốc cũng không có khả năng ngăn cản triệt để.

Bởi thế, khi Trung Quốc chuyển trọng tâm sang xâm chiếm biển, thì Trung Quốc phải đủ khả năng đối phó trên tất cả 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải. Hơn thế nữa,Trung Quốc phải đủ tiềm lực đối phó cùng lúc trên đất liền với các đối thủ quan trọng. Cho nên Trung Quốc đã tập trận trên cả 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải trong căng thẳng biên giới Trung-Ấn mà Trung Quốc không chủ động tăng nhiệt.

Nhưng Trung Quốc có gắng phô diễn sức mạnh trên biển bao nhiêu thì cũng không che được sự thực về lực lượng và sức mạnh mạnh thực tế của Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tuy nhiều về số lượng nhưng không phải dẫn đầu về công nghệ. Dẫu là tàng hình, dẫu là săn ngầm, dẫu là phát hiện và khóa mục tiêu ở khoảng cách 200 - 300 km… nhưng công nghệ Trung Quốc đều là hạng 2. Khi chiến sự xẩy ra, sự chậm trễ dù chỉ 0,0001% giây, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay của Trung Quốc sẽ đều bị bắn hạ trước. Trên biển không phải là trên bộ để 1 người lính chống trả được cả trung đội hay sống sót dưới làn mưa bom. Trên biển bị bắn hạ là thua trận.

Ở mặt khác, hợp đồng tác chiến của Hải quân Trung Quốc còn ở mức "vỡ lòng". Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Liên Xô cũ chở lèo tèo mấy chiếc J-10, J-16 (phiên bản copy của Su-27) chỉ mang tính phô diễn mà không đủ tính thực chiến. Trung Quốc biết điều đó nên phải gấp rút xây dựng căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo. Không phải cứ có tàu chiến là kịp thời xung trận và xung trận hiệu quả. Trong tình thế ở giữa đại dương mênh mông, bất kỳ hướng nào cũng có địch mà không có gì để che chở, thì làm mồi cho đối thủ với hệ thống điều khiển tự động tìm diệt và điều khiển vệ tinh trúng đến từng mét vuông là điều khó tránh khỏi. Hải quân Trung Quốc, vì thế khi gặp đối thủ trên cơ về công nghệ (như Nhật Bản) là tan xác, bất chấp đối thủ có ít hơn về số lượng tàu chiến. Điều mà Trung Quốc cuối cùng phải dựa vào để đe dọa chính là vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc tuy to miệng trước các nước mạnh mà không dám gây chiến. Nhưng Trung Quốc đánh thật các nước nhỏ.

bayto4

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại Hoàng Sa ngày 02/4

Dựa vào số đông các tàu chiến và tàu hải cảnh có sức chứa lớn, giống như bọn cướp đường, Trung Quốc ồ ạt kéo cả hàng trăm tàu chiến khi có sự cố trên biển để áp đảo về số lượng. Bằng hàng chục vạn tàu dân quân bọc thép trang bị vũ khí ngầm, Trung Quốc ồ ạt đâm đuổi thuyền cá các nước và chiếm lĩnh ngư trường các nước. Bằng cách này, Trung Quốc chiếm trọn bãi cạn Scarborough của Philippines đâm chìm thuyền cá Việt Nam ở khắp mọi nơi, tiến sâu cả vào lãnh hải Indonesia, lấy trọn ngư trường ở Biển Đông Nam Á.

Bằng cách này, không chỉ chiếm lĩnh ngư trường, Trung Quốc đưa tàu chiến đến để bảo vệ tàu Hải Dương 981, tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, của Malaysia và của Philippines.

Ngang ngược hơn, Trung Quốc cấm bắt đánh cá ở Biển Đông Nam Á bất cứ lúc nào Trung Quốc muốn ; Trung Quốc cấm tàu thuyền các nước đến bất cứ khu vực nào Trung Quốc thích. Trung Quốc đang tập trận không chỉ phô diễn lực lượng, mà khẳng định các biển nơi Trung Quốc đang tập trận là biển của Trung Quốc.

Sau cấm đánh bắt cá và cấm tàu thuyền đi lại trên biển, Trung Quốc toan tính cấm máy bay các nước đi lại trên bầu trời. Các cuộc tập trận hiện nay của Trung Quốc là màn pháo dạo đầu để khai trương vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á. Đấy mới là mục đích quan trọng nữa của các tập trận của Hải Quân Trung Quốc hiện nay.

Điều đó lý giải tại sao Hoa Kỳ ngày 4/7/2020 đã tập hợp hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến vào biển Đông Nam Á, trong khi Trung Quốc đang ngang nhiên tập trận ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

bayto5

Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến vào biển Đông Nam Á

Để làm được điều này, Hoa Kỳ đã có các cuộc chuyển quân trường chinh thần tốc. Chuyến bay liên tục 28 tiếng đồng hồ của pháo đài bay B-52H từ Louisiana tới biển Đông Nam Á tập trận cùng hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trước khi hạ cánh xuống đảo Guam đã nói lên khả năng tác chiến của Mỹ tại biển Đông Nam Á khi cần thiết. Và đừng lầm tưởng về ý chí cũng như khả năng của Hoa Kỳ. Càng đừng quá cậy nhờ vào con virus Vũ Hán đã đánh gục Hải quân Hoa Kỳ và làm giảm sức mạnh của chính cả Hoa Kỳ.

Đến biển Đông Nam Á, các chiến đấu cơ của USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã cất cánh hàng trăm lượt mỗi ngày. Ngày 4/7, B-52H đã có màn phô diễn dẫn đầu đội hình 12 máy bay gồm 10 chiến đấu cơ F/A-18 và 2 máy bay cảnh báo sớm E-2C.

Sự diễn tập của Hải quân Mỹ trong đối trọng với cuộc tập trận của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa là khẳng định Biển Đông Nam Á không phải là "ao nhà" của Trung Quốc. Rằng Trung Quốc không thể áp đặt vùng cấm trên biển, nên Trung Quốc đừng mưu toan áp đặt phòng nhận diện trên bầu trời.

Không ai muốn chiến tranh. Trung Quốc, mặc dù mạnh miệng nhưng không dám đối đầu với Mỹ. Mỹ cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng sai lầm của Mỹ đang bắt Mỹ phải trả giá.

Đó là sai lầm bản lề không sửa chữa của Nixon và Kissinger năm 1971 khi để cho Trung Quốc thế chân chính quyền Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch tại Liên hợp quốc. Đó là sai lầm chiến lược thiên niên kỷ khi để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Đó là nước cờ sa bẫy Trung Quốc khi Mỹ để Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Đó là sự lùi bước tệ hại của Hoa Kỳ khi để Trung Quốc xây đảo nhân tạo năm 2014 tại Trường Sa.

Đến bây giờ thì nước Mỹ đã bắt đầu cảnh tỉnh. Không thể nhân nhượng được hơn nữa trước Trung Quốc. Không nhân nhượng Trung quốc đã lấn tới. Càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới.

Mọi đàm phán hòa hoãn đều dựa trên quyền lợi quốc gia là nhân tố quyết định số 1. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung INF với Nga, rút khỏi WHO đều là vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà kẻ đe dọa chính là Trung quốc. Nhưng tất cả đó chỉ là những nước cờ cục bộ. Những nước cờ cục bộ đó đưa lại cho Hoa Kỳ những lợi ích ngắn hạn chỉ đủ làm cho Trung Quốc tạm dừng bước. Nhưng rồi Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới - mà luật an ninh Hongkong vừa được ban bố bởi chính quyền Bắc Kinh cho thấy sự bướng bỉnh không lùi bước của Trung Quốc.

Rồi đến lúc Hoa Kỳ phải cắt khối ung thư Trung Quốc bằng những cuộc đại phẫu luật lớn hơn nhiều. Trong đó rất đáng phải làm là thành lập tổ chức mới thay thế Liên hợp quốc.

Còn Việt Nam thì sao ?

Thời gian qua các nước khối ASEAN mà cụ thể là Indonesia, Việt Nam, Philippines và Malaysia đã có sự đồng thuận khích lệ khi mở chiến dịch "công hàm" phản kháng sự xâm lược ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông Nam Á. Gần đây nhất, Công hàm ngày 12/6/2020 của Indonesia gửi Liên hợp quốc đã khẳng định rõ ràng rằng :

"Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng, do vậy không có thực thể nào sinh ra vùng biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Indonesia".

"Không có quyền lịch sử nào của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tồn tại trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia. Nếu có quyền lịch sử nào đó tồn tại trước khi UNCLOS 1982 có hiệu lực, thì các quyền này đã bị các điều khoản của UNCLOS 1982 hủy bỏ".

"Do vậy, Chính phủ Indonesia thấy không có lý do pháp lý nào theo luật pháp quốc tế để tiến hành đàm phán về xác định biên giới biển với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền hàng hải, hoặc những đòi hỏi quyền lợi được đưa ra trái với luật pháp quốc tế".

Lập trường "Không có lý do pháp lý nào theo luật pháp quốc tế để tiến hành đàm phán về xác định biên giới biển với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền hàng hải, hoặc những đòi hỏi quyền lợi được đưa ra trái với luật pháp quốc tế" - phải là lập trường đá tảng của Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia trong quan hệ với Trung quốc ở biển Đông Nam Á.

Hơn thế nữa, Việt Nam phải có đối sách quyết liệt và rõ ràng hơn trong tập trung nguồn lực chống lại sự xâm lược của Trung Quốc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

Việt Nam không thể rời bỏ bãi Tư Chính. Việt Nam không thể từ bỏ khu vực Cá Rồng Đỏ dù Repsol ra đi. Tạm ngừng khai thác chỉ là khoảng dừng.

Hơn thế nữa, Việt Nam cần có bảo bối mới trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam cần có những vũ khí "khắc tinh" với Hải quân Trung Quốc, nhất là chống lại lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Việt Nam cần có những vũ khí tìm diệt mới mà Trung quốc không có. Chỉ trong trường hợp đó, sự hung hăng của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông Nam Á mới thực sự bị kiềm chế. Nếu Việt Nam chỉ sở hữu các loại vũ khí mà Trung Quốc có thì Trung Quốc luôn lấn tới cậy nhờ vào số đông áp đảo. Nên nhớ rằng trên biển khác với trên bộ. Trên biển không thể cậy nhờ chỉ mỗi tinh thần quyết thắng và mưu mẹo.

Hơn thế nữa, Việt Nam phải có đồng minh trên biển. Việt Nam phải tập trận trên biển. Chuẩn bị cho chiến trận là cách tốt nhất để ngăn chặn chiến trận.

Bàn cờ thế giới đang nóng bỏng cho một bước ngoặt thay đổi radical (căn bản). Nhưng Việt Nam dường như đang bận tâm quá nhiều về bàn cờ nhân sự.

Nguyên thủ quốc gia chỉ có bàn cờ thế giới. Nguyên thủ quốc gia không có bàn cờ nhân sự. Bàn cờ nhân sự là của nhân dân.

Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn : Thoibao.de, 08/07/2020

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Trung Quốc mượn gió bẻ măng nhưng thời thế hiện không dễ cho họ

Mỹ Hằng, Trần Công Trục, BBC, 21/06/2020

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam phản hồi 'bốn kịch bản Trung Quốc có thể làm nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế' do ông Ngô Sỹ Tồn (Wu Shicun) Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) công bố mới đây.

bd1

Ảnh chụp ngày 4/7 2016 cho thấy các tàu Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Trần Công Trục cho hay ông từng gặp ông Ngô Sỹ Tồn trong một cuộc đám phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết vấn đề tranh chấp trên vịnh Bắc Bộ cách đây nhiều năm và từng đọc một số bài nghiên cứu của ông Tồn, trong đó có bài viết về 'bốn kịch bản'.

"Theo nhận định của tôi, với tư cách là một người nghiên cứu về luật pháp, tôi cho rằng ông này không phải là một chuyên gia luật. Vì những điều ông ấy viết không phản ánh tư duy khách quan của một chuyên gia luật pháp. Bốn kịch bản này thực sự chỉ là những lời mang tính chất hăm dọa, kích động, và không có gì mới. Trong thực tế Trung Quốc đã làm những điều này từ lâu", ông Trục nói.

BBC : Theo ông nếu đúng là Trung Quốc sẽ tiến hành bốn kịch bản này, chính phủ Việt Nam có 'dám' kiện nữa không ?

Trần Công Trục : Như tôi nói ở trên, bốn kịch này này Trung Quốc đã làm từ lâu. Trung Quốc chỉ lặp lại các các đe dọa trên phương diện ngoại giao kèm theo các hành động thô bạo trên thực tế.

Kịch bản một : Trung Quốc dọa sẽ công bố hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa.

Trên thực tế, Trung Quốc đã làm điều này từ 1996, khi họ nối tất cả các điểm ngoài cùng của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, để tạo thành đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo. Đây là việc Trung Quốc giải thích và áp dụng hoàn toàn sai Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Nhiều học giả đã phân tích về hành động sai trái này. Đặc biệt trong công hàm của phái đoàn thường trực Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa qua cũng khẳng định quan điểm của UNCLOS 1982, quy định rằng không thể nối tất cả các điểm của các thực thể ở ngoài cùng quần đảo Trường Sa để biến nó thành một đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo.

bd2

Đường cơ sở thẳng do Trung Quốc tự công bố quanh quần đảo Hoàng Sa

Tôi cho rằng Trung Quốc đang làm tương tự với quần đảo Trường Sa. Sở dĩ họ chưa công bố đường cơ sở ở đây là do bị lên án rất nhiều, cho nên họ đang tính toán. Họ cũng đang tính toán để mở rộng, chiếm đóng thêm một số bãi cạn nằm ngoài quần đảo Trường Sa, gần thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.

Đây là việc cố tình giải thích, áp dụng sai công ước để hiện thực hiện yêu sách đường chín đoạn phi pháp. Bây giờ họ chỉ nhắc lại chuyện cũ này, nó không có giá trị gì về mặt luật pháp quốc tế.

Điều 7 UNCLOS quy định một nước chỉ có thể vạch đường cơ sở thẳng nếu bờ biển nước này thuộc một trong ba trường hợp sau :

1) bờ biển khúc khủy, lồi lõm sâu,

2) có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển và ngay liền kề, hoặc

3) bờ biển không ổn định do có đồng bằng Châu thổ hoặc do các điều kiện tự nhiên khác.

Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài (vụ Philippines kiện Trung Quốc) : Tòa biết rằng có một số quốc gia sử dụng đường cơ sở thẳng cho các quần đảo xa bờ như là đường cơ sở quần đảo. Theo quan điểm của Tòa, bất kỳ việc áp dụng đường cơ sở thẳng nào đối với quần đảo Trường Sa theo cách thức đó đều trái với UNCLOS 1982 (điều 7).

Kịch bản hai : Trung Quốc đe dọa đẩy mạnh việc ngăn cấm, đánh đập, giam cầm các ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này họ cũng làm lâu rồi. Năm nào Trung Quốc cũng công bố quyết định cấm đánh bắt cá, năm nào cũng đốt tàu, bắt giam, đánh đập ngư dân Việt Nam.

Quốc tế cũng đã đánh giá đây là hành động "cướp biển" mang tính chất nhà nước. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục làm điều này chừng nào họ đạt được tham vọng khống chế, độc chiếm Biển Đông, chứ không cần chờ đến lúc Việt Nam kiện.

Kịch bản ba : Trung Quốc dọa tăng cường ngăn cản Việt Nam quân sự hóa ở Trường Sa. Việc họ nói Việt Nam quân sự hóa là hoàn toàn bịa đặt. Trung Quốc mới chính là nước đang quân sự hóa trên Biển Đông.

Việt Nam có mặt ở đó, trên 21 vị trí trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và có các lực lượng quân đội, khoa học kỹ thuật, nhân sự để quản lý và bảo vệ chủ quyền của mình trên các thực thể đó là điều rất bình thường mà Việt Nam vẫn làm từ trước đến nay để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Từ lâu Trung Quốc đã uy hiếp Việt Nam, thậm chí dùng vũ lực để đánh chiếm, gây ra thảm họa cho người Việt Nam trong lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, như vụ Gạc Ma.

Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động này, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối, họ có làm được hay không chúng ta cần phải chờ xem.

Kịch bản thứ tư : Trung Quốc dọa triển khai khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính. Trên thực tế Trung Quốc đã thực hiện rồi, nhưng mà làm không được. Năm ngoái Trung Quốc đưa tàu địa chất Hải Dương vào hoạt động ở Bãi Tư Chính hơn một tháng để thăm dò điều kiện nhằm tiến hành khai thác ở đây.

Mục tiêu của họ là hợp pháp hóa đường lưỡi bò và biến các bãi cạn hoặc chìm dưới mặt nước trở thành một cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là điều hết sức vô lý mà trong công hàm tôi nói ở trên, Việt Nam đã phản đối điều này. Các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, hoặc hoàn toàn chìm dưới nước, không phải là đối tượng để biến thành bộ phận của một lãnh thổ nước nào.

UNCLOS 1982 đã nói rõ điều này : Nghiêm cấm biến các bãi cạn nằm trên thềm lục địa trở thành một bộ phận lãnh thổ của một quốc gia. Nhưng Trung Quốc vẫn cứ làm liều. Họ muốn áp đặt tư duy phi pháp của mình để thực hiện tham vọng vô lý.

BBC : Trong bốn kịch bản mà học giả Trung Quốc đưa ra, theo ông thì kịch bản nào Trung Quốc có nhiều khả năng thực hiện nhất và kịch bản nào ít khả năng nhất ? Kịch bản nào 'đáng sợ' nhất đối với Việt Nam ?

Trần Công Trục : Tôi cho rằng bốn kịch bản đó Trung Quốc đều có thể triển khai và đang tính toán thực hiện cả bốn. Tất nhiên là họ phải chọn thời điểm thích hợp, nhất là sau vụ dịch Covid-19.

Nhưng kịch bản tôi cho rằng họ có khả năng làm được nhất là kịch bản thứ nhất : Công bố đường cơ sở của quần đảo Nam Sa, để thực thi sách lược mà Trung Quốc gọi là Tứ Sa, biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò phi pháp.

Khi họ công bố đường cơ sở này thì các nước có thể phản đối, nhưng thực ra công bố đó chỉ trên giấy tờ thôi, giống như Trung Quốc từng tuyên bố đường cơ sở ở quần đảo Tây Sa. Còn các kịch bản khác, họ có thể chỉ làm ở những phạm vi và điều kiện cho phép.

Ví dụ như việc Trung Quốc đánh đập, bắt bớ, đốt tàu cá thì đang gặp phải phản đối. Vì càng ngày quốc tế càng nhận ra bản chất phi pháp, phi đạo lý của Trung Quốc. Họ làm được các kịch bản còn lại như thế nào thì còn phụ thuộc vào thái độ của Việt Nam và quốc tế. Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng lên án và tìm mọi cách để đối phó lại các hoạt động phi pháp và trắng trợn của Trung Quốc.

Còn việc Trung Quốc đe dọa sẽ ngăn chặn hoạt động bảo vệ, quản lý của các lực lượng của Việt Nam trên các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam thì liệu có làm được không trong tình hình hiện nay ? Không phải dễ, bởi Việt Nam đang nỗ lực hợp tác cùng các quốc gia khác để tăng cường sức phòng thủ và sức chiến đấu của mình.

Khi chạm đến lãnh thổ thiêng liêng thì theo truyền thống của người Việt Nam "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Dù kiềm chế xung đột, nhưng nếu lãnh thổ bị xâm phạm, thì chắc chắn người Việt Nam sẽ cầm súng đứng lên bảo vệ và chiến đấu đến phút cuối cùng. Do đó Trung Quốc không dễ dàng làm được điều này.

Việc thăm dò khai thác dầu ở Bãi Tư Chính liệu Trung Quốc cũng có làm được như đe dọa không ? Các công ty trên thế giới có hợp tác với họ không ? Với điều kiện địa lý kinh tế xa xôi như vậy thì lợi ích kinh tế Trung Quốc đạt được là gì hay họ chỉ nhằm vào mục đích khác : cố tính khuấy động khu vực này để Việt Nam không thể tiến hành thăm dò dầu khí được ? Nên nhớ là Trung Quốc đã làm việc này nhiều lần và cho tới nay Việt Nam vẫn đứng vững ở đó, vẫn tiến hành thăm dò khai thác dầu khí và vẫn bảo vệ được các quyền hợp pháp của mình trong khu vực này.

Trong bối dịch bệnh Covid-19 hiện nay, dù Trung Quốc đang tính toán để "đục nước béo cò", "mượn gió bẻ măng", nhưng nên nhớ những nước khác trong khu vực, cả kể những nước trước đây mềm mỏng với Trung Quốc như Malaysia, Philippines, Indonesia nay cũng có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ Trung Quốc và ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Các nước mạnh trên thế giới như Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản đều lên tiếng phản đối Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế thượng tôn pháp luật. Nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động trắng trợn này thì nhân loại sẽ không để yên. Với tình thế đó thì tôi cho rằng dù Trung Quốc đe dọa, hung hăng, nhưng có làm được không còn là câu chuyện khác.

BBC : Theo ông chính phủ Việt Nam có lường trước hết được các rủi ro của việc kiện Trung Quốc hay không và đã chuẩn bị cho việc này thế nào ?

Trần Công Trục : Để chuẩn bị một hồ sơ để gửi lên các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ tất cả các điều kiện trong nhiều năm qua. Vấn đề là Việt Nam không thể kiện Trung Quốc bất cứ nội dung nào.

Nhiều người lầm tưởng nếu kiện là kiện về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Không phải vậy. Nếu sau các đàm phán song phương, đa phương không có kết quả, Việt Nam chỉ có thể đơn phương kiện việc Trung Quốc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Giống như Philippines đã làm.

Việt Nam không thể đơn phương kiện Trung Quốc vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay chủ quyền ở các vùng nước chồng lấn. Vì việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS 1982. Để kiện những vấn đề này thì phải có sự thỏa thuận của các nước liên quan. Đơn phương kiện các nội dung đó thì các cơ quan tài pháp không xem xét đâu.

Nhiều người nói Việt Nam sợ Trung Quốc nên không kiện là không đúng. Khi có chân lý, pháp luật thì Việt Nam sẵn sàng làm, vì chính điều đó mới là cách đối xử văn minh, giữ vững hòa hiếu, bảo vệ uy tín của các bên liên quan. Khi đưa ra kiện có nghĩa động cơ của Việt Nam là thượng tôn pháp luật, đưa mọi việc ra dưới ánh sáng pháp lý.

Nếu thua, Việt Nam sẵn sàng không tiếp tục những điều mà từ trước đến nay Việt Nam đã làm một cách sai trái nếu đó là phán quyết của tòa. Nhưng để kiện thì cần phải tính đến nội dung, thủ tục, thời cơ, hiệu quả của việc kiện.

BBC : Theo nhận định của ông, nếu đặt lên bàn cân các thiệt hại mà Trung Quốc có thể gây ra cho Việt Nam, và cái mà Việt Nam đạt được nếu kiện, thì ông ủng hộ kiện hay không ?

Trần Công Trục : Tôi nghĩ rằng kiện là cách giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam chưa bao giờ nói rằng sẽ không sử dụng biện pháp đó. Nhưng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề kiện đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sẽ gác lại đó.

Cái có thể kiện hiện nay là như Philippines đã làm, kiện Trung Quốc về việc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Nhưng nên nhớ rằng dù có phán quyết của tòa án, việc thực thi phán quyết lại không triển khai được do cơ chế thi hành án của các cơ quan tài phán quốc tế hiện nay phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết.

Nghĩa là, thắng kiện thì được lợi về chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận, và kết quả thắng đó sẽ trở thành một thực tiễn trong luật pháp quốc tế để người ta căn cứ vào đó đấu tranh để bảo vệ công lý. Nhưng như đã nói, việc thi hành phán quyết trên thực tế là không có. Do đó Việt Nam phải tính. Việc tập hợp ý kiến của các chuyên gia, luật sư, dư luận để cùng nhau có tiếng nói thống nhất là rất cần thiết.

BBC : Trong bối cảnh chính trị, xã hội toàn cầu hiện nay, khi các nước đang đương đầu với dịch bệnh Covid-19 và nền kinh tế nhiều nước trên thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị thêm những gì so để có thể đương đầu với Trung Quốc ?

Trần Công Trục : Nhưng như phân tích của tôi ở trên, có lẽ chúng ta chưa cần thiết đưa vấn đề ra cơ quan tài phán lúc này, nhất là vấn đề liên quan đến giải thích, áp dụng công ước UNCLOS 1982. Do hiệu quả của nó trong thực tế là hạn chế, như đã nói ở trên. Cần tập hợp thêm dư luận để đấu tranh ngoại giao, tăng cường đoàn kết để duy trì công ước UNCLOS 1982. Đây là điều quan trọng hiện nay.

Tôi không nói Việt Nam không nên kiện, nhưng cần tính kỹ nội dung, thủ tục, thời điểm và hiệu quả. Đến lúc mà tình hình xấu hơn, Trung Quốc trắng trợn hơn thì Việt Nam cũng sẽ phải mạnh mẽ hơn trong các phương diện đấu tranh, cả về quân sự và pháp lý.

bất chấp tất cả để thực hiện các hành vi phi pháp thì trước mắt tự bản thân Việt Nam phải đoàn kết, đánh giá bản chất các sự kiện một cách bình tĩnh, khoa học chứ không phải trên cơ sở duy ý chí. Muốn như vậy phải thể hiện rõ ràng lập trường pháp lý của mình để bạn bè quốc tế đồng tình ủng hộ. Tôi nghĩ vừa rồi Việt Nam đã làm được một số điều trong các việc này, do đó nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.

Tiềm lực quốc phòng của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn. Việt Nam đủ sức tự vệ trước hành động phi pháp của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Mỹ Hằng thực hiện

Nguồn : BBC, 21/06/2020

*********************

Bốn kịch bản Trung Quốc có thể thực hiện 'nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế'

BBC, 17/06/2020

Tin chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế dường như đang khiến Trung Quốc bận lòng, ít nhất trong giới học thuật nước này.

Có học giả Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã' nghĩ kỹ' chưa nếu biết đến các khả năng mà Trung Quốc có thể làm nếu điều này xảy ra.

kichban0

Người Việt phản đối Trung Quốc biển đảo Việt Nam nhân danh Thượng đế và nhân sinh - Ảnh minh họa

Trong bài "Liệu Việt Nam có nghĩ lại trước khi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông" trên SCSPI mới đây, ông Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) cho rằng Việt Nam đang muốn học theo vụ kiện của Philippines năm 2013. Và rằng, Việt Nam đã chuẩn bị 'công phu và toàn diện' để kiện Trung Quốc nhiều năm nay, sẽ kiện ngay khi mọi thứ đã sẵn sàng.

"Nhưng Việt Nam có đánh giá đầy đủ các hậu quả của động thái liều lĩnh này không ? Bởi nó có thể khiến Trung Quốc tức giận, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm", ông Wu Shicun viết.

Ông Wu Shicun nhấn mạnh rằng Trung Quốc "không sợ bị Việt Nam kiện về vấn đề Biển Đông".

Để củng cố lập trường này, ông Wu Shicun chỉ ra rằng gần đây, Việt Nam "liên tục có những hành động liều lĩnh, đơn phương trong vùng biển tranh chấp", như "triển khai xây dựng quy mô lớn trên các đảo và các rạn san hô" mà Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp", "dung túng và thậm chí khuyến khích ngư dân đánh bắt cá" trong vùng biển "của Trung Quốc", "bôi nhọ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế". Và rằng những hành động này làm "cản trở các cuộc đàm phán COC" và "xói mòn sâu sắc niềm tin chính trị giữa hai nước".

Ông cho rằng Trung Quốc đã "kiềm chế", nhưng "sự kiên nhẫn này có thể chấm dứt sớm".

"Nếu Việt Nam không thừa nhận điều này, họ có thể sẽ phải trả giá cho quyết định thiếu khôn ngoan của mình. Nếu Việt Nam liều lĩnh đến mức kiện để đòi phân xử, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không án binh bất động", ông này viết.

Từ đó, ông Wu Shicun nêu ra bốn kịch bản chính mà Trung Quốc có thể thực hiện một khi bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế.

Trung Quốc 'có thể công bố các đường cơ sở của quần đảo Nam Sa'

Theo bài báo, năm 1996, Trung Quốc đã công khai 28 điểm cơ sở và các đường cơ sở được kết nối bởi các điểm này của Quần đảo Xisha (Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) theo Luật năm 1992 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc "luôn tự kiềm chế trong việc công bố các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để bảo đảm mối quan hệ tốt với các nước ASEAN, duy trì sự ổn định ở Biển Đông và khuyến khích một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC".

Do đó, nếu Việt Nam "tiếp tục khiêu khích, bao gồm kiện lên tòa quốc tế và đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của quần đảo Nam Sa, Trung Quốc sẽ buộc phải công khai các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa".

'Trung Quốc sẽ không nương tay trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam'

Trung Quốc có thể sẽ mạnh tay hơn đối với các tàu cá Việt Nam mà nước này cho là 'đánh bắt trái phép' tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, vẫn theo ông giám đốc NISCSS.

"Trong những năm gần đây, tàu đánh cá của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển nội địa và lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc. Họ nhắm mắt làm ngơ trước luật pháp và việc thực thi luật pháp của Trung Quốc, và thậm chí có những động thái nguy hiểm chống lại chính quyền Trung Quốc".

"Thay vì giáo dục và kiểm soát các tàu đánh cá và ngư dân của mình, chính phủ Việt Nam đã đổ lỗi, bêu xấu Trung Quốc và thậm chí đưa ra những yêu cầu bồi thường vô lý".

"Đối mặt với những hành động khiêu khích nghiêm trọng như vậy trên biển, Trung Quốc nên có những hành động quyết đoán và hiệu quả để răn đe".

"Trung Quốc không thể chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động phi pháp và trấn áp hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam", học giả Trung Quốc viết.

'Trung Quốc có thể ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam'

Kịch bản thứ ba mà chuyên gia về Biển Đông của Trung Quốc đưa ra là Bắc Kinh có thể kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô mà Bắc Kinh cho rằng Việt Nam "đã chiếm đóng bất hợp pháp".

"Quần đảo và các rạn san hô bị Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp như Song Tử Tây và đảo Trường Sa mang giá trị chiến lược, gây ra mối đe dọa cho đảo Ba Bình, Xích Qua Tiêu (Gạc Ma theo cách gọi của Việt Nam), Đông Môn Tiêu (Đá Tư Nghĩa theo cách gọi của Việt Nam) và Nam Huân Tiêu (Đá Ga Ven) và các đảo và rạn san hô khác do Trung Quốc kiểm soát".

"Một khi tình hình xấu đi sau khi Việt Nam tiến hành kiện lên tòa trọng tài quốc tế, ngoài việc tiếp tục nhắc lại các quyền và yêu sách của mình trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó như thường xuyên đưa tàu đến vùng biển lân cận các đảo và rạn san hô liên quan, đánh chặn và xua đuổi tàu Việt Nam vào vùng biển mà không được chấp thuận".

"Việc này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô, cũng như kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa trên các đảo và các rạn san hô mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp. Các biện pháp quản lý và kiểm soát sẽ được thực hiện nếu cần thiết".

'Trung Quốc có thể khởi xướng việc thăm dò dầu khí trong lô Wan'an Bei'

"Crestone Energy Corp, một công ty của Hoa Kỳ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký hợp đồng vào ngày 8/5/1992 để khai thác dầu ở lô Wan'an Bei-21 (lô dầu 136-03 theo cách gọi của Việt Nam) tại Bãi Tư Chính ở vùng nước liền kề quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), trong sự phản đối mạnh mẽ và sự quấy rối của nhà cầm quyền Việt Nam", ông Wu Shicun cho hay về kịch bản thứ tư.

"Để ngăn chặn tình hình xấu đi và xung đột leo thang, cuối cùng phía Trung Quốc đã tạm hoãn hợp đồng này".

"Tuy nhiên, để bảo đảm quyền kiểm soát vĩnh viễn đối với Bãi Tư Chính và độc quyền về tài nguyên dầu khí ở đó, Việt Nam đã tiếp tục hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài và tiến hành thăm dò đơn phương tại Bãi Tư Chính. Vào tháng 5/2019, Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu đơn phương tại vùng biển thuộc Bãi Tư Chính, dẫn đến đối đầu với Trung Quốc".

"Trong những năm qua, việc khai thác dầu trái phép ở Biển Đông đã trở thành trụ cột kinh tế chiínhcủa Việt Nam, chiếm 30% GDP. Nếu Việt Nam nộp đơn kiện lên tòa trọng tài, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội này và trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không có bất kỳ "trách nhiệm pháp lý" nào trong việc khởi động thăm dò dầu khí trong lô Wan'an Bei".

"Đây sẽ là một bước đột phá cho Trung Quốc, thăm dò dầu khí đầu tiên tại khu vực Nam Sa", bài báo kết luận.

Việt Nam 'chuẩn bị' kiện Trung Quốc thế nào ?

Vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến cách tranh chấp trên Biển Đông được các đại biểu quốc hội Việt Nam đưa ra nghị trường hồi cuối năm 2019.

Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10/2019, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.

Phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng cùng ngày được cho là 'thẳng thắn' khi ông đặt câu hỏi "sao báo cáo trước Quốc hội lại né tránh gọi tên Trung Quốc ?"

Sau đó, vào ngày 06/11/2019, tại một hội nghị ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói Việt Nam sẽ ưu tiên chọn đàm phán, nhưng nếu đàm phán không mang lại kết quả, thì Việt Nam bắt buộc phải cân nhắc "những sự lựa chọn khác".

Ông Trung nói : "Chúng tôi hiểu rằng các biện pháp đó gồm tìm hiểu các tài liệu chứng minh, nhờ hòa giải, hàn gắn, thương thuyết, trọng tài và cả kiện tụng", theo tường thuật của Reuters.

Vào tháng 1/2020, Bộ Quốc phòng Việt Nam trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Đà Nẵng về vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông, đã nêu rõ "cần tích cực chuẩn bị, thu thập tài liệu, chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp".

Quan điểm kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng được nhiều chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam ủng hộ. Trao đổi BBC tiếng Việt hồi cuối năm 2019, ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói Việt Nam đã khá chậm trong việc phản ứng lại hành động của Trung Quốc trong vụ Bãi Tư Chính.

Ông Hoàng Việt cho rằng nếu không ngay lập tức có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường.

Nguồn : BBC, 17/06/2020

Published in Diễn đàn

Theo tác giả David Koh trên South China Morning Post ngày 28/04/2020, khi đụng đến vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều thấy rằng quá khứ của tình đồng chí không thể là cơ sở cho chính sách quốc gia. Hà Nội chẳng bao lâu nữa có thể nhận ra rằng đã bị Bắc Kinh chơi xỏ, trong khi đó Mỹ vẫn quan sát diễn tiến trong khu vực.

vntq1

Trên 300 người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 05/06/2011 phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam, trong lúc đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Reuters/Kham

Có nhiều điều đã làm nên tình đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo. Hai nước thường tuyên bố bên này là chỗ dựa của bên kia, và nhắc lại thời kỳ anh em thân thiết, cùng chung sức chiến đấu với đế quốc và thực dân. Tuy nhiên sự lãng mạn không thể là nền tảng bền vững cho chính sách quốc gia.

Khi nói đến vấn đề Biển Đông, yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam không có điểm nào chung - cũng như mọi yêu sách về vùng biển tranh chấp. Và cũng không có thương thảo thực sự về chia sẻ chủ quyền, cùng sử dụng, khai thác hay cùng hợp tác về bất kỳ phương diện nào.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đứng ngoài cuộc trong việc nhanh chóng giúp giải quyết căng thẳng. Hoa Kỳ nhận thấy lợi ích của mình về tự do hàng hải trên Biển Đông bị ảnh hưởng bởi yêu sách của tất cả các bên, và bên cạnh đó mục tiêu của Mỹ còn là chận bước Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng tìm cách có được một vùng đất để đặt chân sát cạnh Biển Đông, từ khi Philippines có thái độ thất thường trong quan hệ quân sự với Washington. Trong số các kịch bản khác có thể kể thêm việc bảo vệ các đối tác quốc phòng như Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời trợ giúp Đài Loan.

Các nhà quan sát cho rằng sự thất vọng của Hà Nội về Bắc Kinh sẽ khiến Việt Nam xoay trục sang Hoa Kỳ - vốn mong muốn có chiến lược sâu hơn và thậm chí quan hệ quân sự gắn bó hơn với các quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á. Tuy nhiên Việt Nam hoàn toàn không thể chuyển nhanh sang quan hệ với Mỹ, vì như vậy Trung Quốc có thể có phản ứng mạnh bất ngờ. Thế nên Hà Nội tiếp tục nhấn mạnh nguy cơ nếu hoàn toàn thuận theo phía Mỹ, chẳng hạn việc Mỹ định hình dân chủ hóa cho chính quyền cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành quân cờ của Việt Nam nhằm đối phó với Trung Quốc.

Ý kiến trong nước về chiến lược của Việt Nam rất khác nhau. Có những tranh cãi trong xã hội về cách thức theo đuổi mục tiêu. Người thì cho rằng chính quyền ngây thơ, vẫn còn chìm đắm trong lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tình hữu nghị anh em, sẵn sàng chấp nhận tạm thời mất chủ quyền. Người khác thấy Hà Nội đã thận trọng đúng mức, muốn tránh chiến tranh, nhưng cũng không sợ chiến tranh nếu đó là cần thiết.

Còn bên trong chính phủ và đảng cộng sản, các quan điểm ít khác biệt hơn, tập trung vào sự cần thiết sử dụng nhiều cấp độ chiến thuật và chiến lược thay vì chỉ tỏ ra hiếu chiến. Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã tăng tiến rất nhiều trong việc siết chặt quan hệ với các quốc gia thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (mặt trận ngoại giao), mời gọi hợp tác đa phương về quốc phòng (mặt trận quân sự), củng cố tăng trưởng và nguồn lợi (vốn là nền tảng kinh tế của hai chiến thuật trên đây).

Theo tác giả, phương thức thận trọng và chậm chạp của Việt Nam đã bị các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khai thác, vì vấn đề quan trọng là chiếm giữ các đảo trên Biển Đông, biến thành một chuỗi căn cứ giúp Trung Quốc có được sức mạnh cấm đoán tàu bè các nước đi qua. Thế nên Bắc Kinh làm ngơ trước những phản kháng của Hà Nội, khiến cho sự chia rẽ trong nội bộ Việt Nam càng sâu sắc thêm. Tuy nhiên, sự kiên trì của Trung Quốc để một ngày nào đó sẽ giành chiến thắng toàn diện, đã khiến cho Việt Nam không thể kéo dài chính sách lửng lơ không muốn nghiêng hẳn sang phía khác. Có điều không ai biết được khi nào việc xoay trục này sẽ diễn ra.

Tình hữu nghị anh em nếu được thổi bùng trở lại, mỉa mai thay có thể giúp giải quyết vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2000, khi giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và ký kết hiệp ước phân định, hai bên đã có nhượng bộ lẫn nhau, và thỏa ước này được coi như điển hình cho việc thực hiện chính sách "đồng chí tốt, láng giềng tốt".

"Đồng chí tốt, láng giềng tốt" là phiên bản mờ nhạt của "môi hở răng lạnh", "tình anh em", những câu nói cửa miệng thường được sử dụng để mô tả mối quan hệ trong thời kỳ các nhà sáng lập cộng sản Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên hiệp ước năm 2000 đã đánh bạt khả năng xảy ra một cuộc xung đột trên đất liền, và hai bên có thể tiến tới.

Liệu Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa có thể viện đến tình hữu nghị anh em ? Tác giả David Koh cho rằng bối cảnh năm 2000 rất khác với năm 2020, có rất nhiều sự kiện đã diễn ra, đặc biệt có ba trở ngại lớn đang ngăn cản.

Trước hết, Trung Quốc không còn coi Việt Nam là quan trọng về mặt tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa, trong khi Việt Nam vẫn còn cần tình liên đới này, trong nỗ lực chống lại sự thôi thúc dân chủ hóa từ phía Hoa Kỳ. Từ cuối thập niên 80, Trung Quốc đã tuyên bố với Việt Nam là quan hệ song phương giữa đôi bên không phải là đặc biệt, không có gì khác với quan hệ giữa Trung Quốc và các láng giềng khác.

Khó thể tin rằng sự tham vấn giữa hai đảng cộng sản về kinh nghiệm chủ nghĩa xã hội và những bất bình giữa đôi bên có thể tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Việt Nam. Đặc biệt là trong việc chặn bớt tốc độ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, mà Việt Nam vô cùng căm ghét. Tuy rất nhiều người Việt Nam lên án các hành động của Trung Quốc trên biển, một tỉ lệ tương tự người Trung Quốc có thái độ ngược lại. Tình hữu nghị và ý thức hệ được đặt sau lợi ích quốc gia.

Trở ngại thứ hai là Việt Nam không mang lại cho Trung Quốc lợi ích kinh tế hoặc chính trị quan trọng nào, để có thể một lần nữa coi Việt Nam là anh em, hoặc nhường bước trước đòi hỏi của Việt Nam. Mối nghi ngờ lẫn nhau vẫn nung nấu, và quan hệ kinh tế không mạnh mẽ như tiềm năng thực sự.

Cũng như những gì đã diễn ra trong quá khứ, Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chận sườn phía nam chống lại sự xâm lấn của tư tưởng phương Tây. Mục tiêu rộng lớn hơn của Trung Quốc là đạt được các lợi ích cốt lõi, quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Nga. Nói cách khác, Việt Nam chỉ mang lại lợi ích chiến lược nhỏ nhoi, trừ phi Hà Nội liên kết chặt chẽ, hoặc đang trên đường liên minh với Hoa Kỳ hoặc Nga.Đăng ký

Trở ngại thứ ba : có thể Bắc Kinh đã bao vây Hà Nội bằng cách siết rất chặt quan hệ với Lào, Thái Lan và Cam Bốt, tìm cách đẩy các nước này ra xa khỏi Việt Nam. Bên cạnh quan ngại này còn có những đồn đãi rằng Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Cam Bốt, tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế với Thái Lan.

Lào vốn là căn cứ quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, cũng trở thân thiết hơn với Bắc Kinh (nước này cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc). Sự xâm nhập của Trung Quốc vào Lào đã trở nên rất bền chắc. Tác giả tự hỏi không biết lần tới, khi mặt trận phía bắc bị Trung Quốc đe dọa, Việt Nam còn có thể dựa vào Lào để đảm bảo an toàn hay không.

Nói cách khác, Trung Quốc đã khóa chặt lối ra bán đảo Đông Dương của Việt Nam. Lợi ích của Việt Nam trong khu vực bị giảm sút, đóng vai trò thứ yếu sau Trung Quốc, trừ phi Hà Nội nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự và quốc phòng.

Trong Sách Trắng quốc phòng năm 2019, Việt Nam tái khẳng định chủ trương không tham gia liên minh quân sự nào, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia. Đồng thời thêm vào một khái niệm thứ tư là không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nhưng với Sách Trắng quốc phòng mới, quan điểm đối nghịch có thể xuất hiện trong ngày một ngày hai để tái định hướng chính sách quốc gia, nếu Việt Nam cứ liên tục bị Trung Quốc o ép.

Theo David Koh

Nguyên tác : Is China and Vietnam’s ‘brotherly love’ adrift in the South China Sea?, South China Morning Post, 28/04/2020

Thụy My tóm lược

Nguồn : RFI, 29/04/2020

Tác giả David Koh nghiên cứu về Việt Nam và các vấn đề khu vực từ ba thập niên qua, hiện làm việc tại Viện hợp tác hòa bình Cam Bốt.

Published in Diễn đàn

Động thái hiếm hoi : Từ 30/3/2020 đến 10/4/2020, Hà Nội đã gửi 3 công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Các công thư này phản bác mạnh mẽ công hàm của Trung Quốc đệ trình hôm 23/3/2020, đồng thời thông báo cho Malaysia và Philipinnes về lập trường của Việt Nam đối với các công hàm của hai nước này cũng từng được lưu hành tại Liên Hiệp Quốc trước đó.

duam1

Tàu cá ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/5/2014 (Reuters) - Hình minh họa.

Công hàm phản bác Trung Quốc đệ trình ngày 30/3 mang số 24-HC-2020 được nộp vào thời điểm tình hình trong nước và thế giới khá chộn rộn. Trung tuần tháng Tư hiện là thời gian cao trào của mùa dịch "Virus Vũ Hán". Tuy vậy, cùng với 2 công hàm đệ trình hôm 10/4 liên quan đến Malaysia và Philipinnes, cả 3 công thư này không bị chìm xuồng như những sự kiện thoảng qua. Ngược lại, cũng nhờ vào đại dịch Covid-19 – cộng hưởng với tội ác Trung Quốc gây ra hôm 2/4 đối với gần chục ngư dân Quảng Ngãi và với những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ từ 14/4 – cả 3 công hàm ấy có thêm sức lan tỏa.

Có thể cảm nhận được bầu không khí phấn chấn, từ các chuyên gia quen thuộc trong và ngoài nước, từ giới nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông đến một vài lão thành cách mạng và các nhà báo "ăn theo" lề đảng… Tất cả đều cấp tập bình luận, cấp tập đưa tin và tung ra các nhận xét. Dù chất lượng có khác nhau nhưng những ý kiến phân tích thống nhất với nhau ở một số nội dung và ý nghĩa mới – đó là sự rõ ràng, minh bạch hơn trong lập trường chính trị và quan điểm thống nhất của Hà Nội dựa vào nền tảng của công pháp quốc tế trong các vấn đề tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Những điểm mới nổi bật

Ngay từ cuối năm 2019, ở một Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông tại Hà Nội, đích danh Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã hé lộ khả năng Việt Nam không loại trừ sự lựa chọn các công cụ và thiết chế pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh. Với Công hàm 30/3, cũng như 2 công hàm gửi trong cùng một ngày 10/4, Việt Nam tái khẳng định một cách công khai xu hướng lựa chọn từng hé lộ, tuy với thái độ còn thận trọng nhưng rõ ràng đã nhích gần hơn tới võ đài pháp lý.

duam2

Công hàm Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc về Biển Đông Photo : RFA

Một biểu hiện hưng phấn cao độ khi có ý kiến đánh giá, Công hàm 30/3 dành cho Trung Quốc là công thư ngoại giao chưa từng có từ trước tới nay – một động thái "ra đòn" khá mạnh mẽ và đúng thời điểm… Mạnh mẽ, đúng thời điểm thì chuẩn không cần chỉnh, nhưng chưa từng có tiền lệ thì có lẽ các chuyên gia "chém" hơi quá ! Thực ra cho đến giờ này, Việt Nam không dưới vài ba lần đã cho lưu hành ở Liên Hiệp Quốc các loại công thư phản đối lập trường của Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc được ấn định trong UNCLOS-1982 về Biển Đông.

Nhưng cái mới đầu tiên của đợt quốc tế vận lần này, nổi bật với công hàm 24-HC-2020 là, Việt Nam gián tiếp (và cũng chỉ gián tiếp thôi !) công khai ủng hộ phán quyết năm 2016 của CPA, phản bác "đường đứt khúc chín đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò). Tuy nhiên, các hội đoàn dân sự trong nước chớ mừng vội ! Mặc áo chữ U bị delete, thậm chí mùa "cúm Vũ Hán" mà đeo khẩu trang có đường lưỡi bò gạch chéo, có thể vẫn bị công an triệu tập về đồn làm việc như thường ! Trong một chính thể toàn trị thì yêu nước cũng là một đặc quyền. Không phải ai, lúc nào cũng được phép phản đối Trung Quốc, dù là dưới hình thức biểu trưng ! ! !

Cái mới thứ hai liên quan đến công hàm 30/3 là, sau khi phản bác đường lưỡi bò, Hà Nội "khoát nước theo mưa", dùng nội dung phán quyết hồi 2016 khi Philippines giành được tại CPA, đồng thời bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, để bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của cả Kuala Lumpur lẫn Bắc Kinh trong các công hàm ngày 12/12/2019 (Malaysia) và 23/3/2020 (Trung Quốc). Hà Nội coi đây là "các vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông". Bước đi này được đánh giá là quan trọng và cần thiết, nếu như Hà Nội không muốn mất đòi hỏi về chủ quyền trước Trung Quốc, nước đang đòi hỏi gần 90% diện tích Biển Đông.

Cái mới thứ ba, cùng với động thái ngoại vận thông qua công hàm nói trên, chỉ mấy ngày sau, Việt Nam đã mạnh mẽ phản ứng quyết liệt trước các hành động hiếp đáp của Trung Quốc đối với công dân của mình tại các ngư trường truyền thống bao đời nay. Nếu như năm ngoái, khi Trung Quốc quậy phá khu vực Bãi Tư Chính thì phải chờ hàng tuần lễ, sau khi tàu Trung Quốc tiến sâu vào CS và EEZ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao mới "thỏ thẻ" lên tiếng phản đối. Lần này, bà Lê Thị Thu Hằng phản ứng tắc lự, lại còn bắt phía Trung Quốc phải điều tra những kẻ thủ ác, thậm chí còn đòi bồi thường thiệt hại. Bí quá, bà Hoa Xuân Oánh đành tuyên bố liều là do tàu gỗ của Việt Nam đâm vào tàu sắt của Trung Quốc nên bị chìm.

Việt Nam sẽ không cô độc

Sau nửa tháng trời, cuộc chiến giữa các công hàm dường như vẫn chưa hết nóng. Cho dù không khí phấn chấn ở giai đoạn đầu có xu hướng giảm dần, nhưng dư âm của động thái ngoại vận ấy vẫn còn lan tỏa. Hy vọng, với thời gian nó sẽ không bị độ nóng của của các sự kiện thời sự mới hơn lấn át, ví như cuộc Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 hay cao trào thế giới sẽ kiện Trung Quốc (Mỹ, Anh và Pháp đã ra tuyên bố), vì để con "Virus Vũ Hán" lây lan thành đại dịch thế kỷ. Nhìn toàn cảnh, Việt Nam cần vượt qua được vận xui : Cùng lúc ngồi vào hai chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc thì lại gặp đại dịch toàn cầu, khiến cho không gian vận động ngoại giao của Hà Nội đối với ASEAN cũng như đối với thế giới có phần bị thu hẹp đáng kể.

Hội nghị ASEAN+3 hôm 14/4, vì thế đã không đưa được bất cứ nội dung phê phán nào, dù là ám chỉ, liên quan đến những hoạt động hung hăng bất thường của Trung Quốc trên Biển Đông trong giai đoạn đại dịch, vào Tuyên bố chung. Thay vào đó, Việt Nam và các thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc phải lo đối phó với kịch bản xấu nhất là, tất cả những hành động "múa gậy vườn hoang" của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy những hành động quyết đoán hơn hòng trám lỗ trống quyền lực, thực hiện tham vọng làm bá chủ ở Biển Đông.

Các đối phó hiện nay cần tập trung theo hai hướng. Thứ nhất, các căn cứ của Trung Quốc giờ đây có thể cho phép triển khai các tàu hải quân, hải cảnh và dân quân biển với số lượng nhiều hơn hẳn mọi bên tranh chấp khác cộng lại. Trung Quốc còn có thể triển khai hàng tuần hoặc hàng tháng ở những nơi xa nhất trong "đường đứt khúc chín đoạn". Vì vậy, việc triển khai tàu Hải Dương địa chất 8 suốt nhiều tháng liền lúc này là khả thi, không như những năm trước. Thứ hai, hàng chục tàu chấp pháp Trung Quốc và hàng trăm tàu dân quân biển hoạt động mỗi ngày, sẽ nhận lệnh phải hành xử hung hăng để khẳng định quyền lợi của Trung Quốc và quậy phá những nước láng giềng.

Theo tin tức từ Reuters và Marine Traffic, cho đến hết ngày 16/4/2020 nhóm tàu HD8 của Trung Quốc dường như đang thực hiện khảo sát ở vùng nước cách bờ biển của Malaysia và Brunei khoảng 218 hải lý. Vùng biển này ở phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và gần khu vực biển mà năm 2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình hồ sơ đề nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, nhưng ngay lúc bấy giờ đã bị Trung Quốc phản đối. Khi khởi sự "cuộc chiến công hàm" ngày 30/3, dư luận ở Việt Nam kỳ vọng, công hàm 24-HC-2020 sẽ là một bước đệm để chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra các toà quốc tế.

Muốn thế, Việt Nam phải tăng cường nội lực để thực sự độc lập, tự cường. Phải có chiến lược tổng thể, sớm đổi mới thể chế, đẩy mạnh dân chủ hoá, tôn trọng xã hội dân sự, tôn trong các ý kiến phản biện, xây dựng kinh tế biển hợp lý. Hoàn thiện hệ thống đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với "Bộ tứ", với các thành viên ASEAN cùng quyền lợi, tận dụng không gian Indo-Pacific tự do và rộng mở. Ngoài ra, cần đột phá tư duy, khai phóng tư tưởng, vượt thoát các khẩu hiệu "viễn vông" xưa nay. Nếu làm được những điều này, Việt Nam sẽ không cô độc ! Trước đây, các nước đã kinh hoàng về vấn nạn "chết dưới bàn tay Trung Quốc". Sau đại dịch, các nước quay lưng lại với Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ là nỗi ám ảnh lâu dài đối với phần còn lại của thế giới.

Nguyễn Trung

Nguồn : RFA, 17/04/2020

Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề :

Một hành động pháp lý mạnh mẽ và nhất quán

Biển Đông : Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc ?

Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc : Mạnh mẽ, đúng thời điểm ?

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc - Những tín hiệu lạc quan ?

Cảnh giác trước âm mưu và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Published in Diễn đàn

Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển tốt nhất trong lịch sử với triển vọng tương lai tươi sáng và lộ trình phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, không nên cho rằng Việt Nam có thể thách thức chuỗi sản xuất công nghiệp Trung Quốc cũng như đặt hai nước ở thế đối lập nhau.

khanang1

Công nhân dệt may Việt Nam - Ảnh: Việt Nam +

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, luận điệu dịch bệnh góp phần thúc đẩy chuỗi cung ứng dịch chuyển nhanh ra khỏi Trung Quốc liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, động lực dịch chuyển chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp mạnh như thế nào, tính khả thi ra sao thì lại hoàn toàn không phải đơn giản.

Bài viết này tập trung phân tích sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, tìm hiểu về sự phối hợp và khác biệt trong phát triển ngành nghề giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù một số công ty đa quốc gia cũng đang tìm kiếm đối sách để thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp toàn cầu phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc trên một số lĩnh vực, nên ít có khả năng xảy ra tình trạng chuỗi cung ứng chuyển dịch với quy mô lớn, đồng thời dịch bệnh cũng không phải là bước ngoặt để các doanh nghiệp chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á.

Dưới sự khích lệ của số liệu tăng trưởng kinh tế tích cực trong những năm gần đây, ngày 30/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng là "Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045". Cuối những năm 1980, Việt Nam vẫn là quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chưa đến 100 USD. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 và sau nhiều năm phát triển, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.800 USD vào năm 2019, và bắt đầu nghĩ đến mức thu nhập cao 12.000 USD/người.

Theo học giả Trần Kinh, mục tiêu phát triển "thu nhập cao" được Việt Nam lần đầu tiên đưa ra có tính khả thi ở mức độ nhất định, không phải là thổi phồng quá mức. Quan sát tổng thể trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới có thể chia thành các giai đoạn rõ ràng. Hơn nữa sự phát triển của Việt Nam không mâu thuẫn với Trung Quốc, do đó không nên đối lập chuỗi sản xuất công nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc. Bắc Kinh nên tự tin, không đến mức phải cạnh tranh với Việt Nam, mà cần tích cực tham gia các cuộc cạnh tranh quốc tế có tầm cao chiến lược và hàm lượng công nghệ.

Quốc gia duy nhất có thể so sánh tốc độ phát triển với Trung Quốc trong gần 30 năm

Tháng 8/2016, trong bài viết "Giới hạn trên và giới hạn dưới của phát triển kinh tế Việt Nam so với Trung Quốc", tác giả cho rằng bên cạnh Trung Quốc thì Việt Nam là sự lựa chọn tương đối tốt cho ngành sản xuất của dòng vốn đầu tư toàn cầu, và điều này đã được kiểm nghiệm trong 3 năm qua. Ngoài ra, bài viết còn đánh giá giới hạn dưới của sự phát triển kinh tế của Việt Nam là trình độ của Thái Lan và giới hạn trên là trình độ của Malaysia. Tham vọng về sự phát triển của Việt Nam vào năm 2045 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là lấy giới hạn trên của Malaysia làm mục tiêu lâu dài.

Trong bài viết còn giới thiệu một số dữ liệu kinh tế của Việt Nam tính đến năm 2015. Đã 4 năm trôi qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển như thế nào ? Tại sao Thủ tướng Việt Nam lại tỏ ra tự tin như vậy ?

Số liệu kinh tế của Việt Nam đã thực sự được cải thiện toàn diện trong 4 năm qua. Trong 30 năm qua, so với năm 1990, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia duy nhất có GDP bình quân đầu người tăng khoảng 30 lần. Sự tăng trưởng nhanh này giúp Việt Nam tự tin hơn trong những năm gần đây. Trước đây, mặc dù kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, song giá trị tuyệt đối của GDP bình quân đầu người vẫn rất thấp, đất nước vẫn còn nghèo thì không thể chỉ đề cập đến tốc độ.

Năm 1996, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 96 USD, con số cực kỳ thấp này cần được giải thích bằng tỷ giá hối đoái và sự chuyển đổi nền kinh tế. Vào những năm 1980, sự mất giá của đồng Việt Nam so với USD dẫn đến thu nhập bình quân đầu người năm 1990 thấp như vậy. Trên thực tế, đây là một yếu tố đặc biệt trong quá trình chuyển đổi của các nước xã hội chủ nghĩa, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1990 cũng chỉ có 310 USD. Vào những năm 1980, Trung Quốc thực sự phát triển rất tốt, song khoảng cách GDP với các nước phát triển như Nhật Bản lại nới rộng, tương tự như tình hình của Việt Nam. Một số người đã đặt câu hỏi tại sao trong 10 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn như vậy nhưng ngược lại khoảng cách với nước khác lại ngày một xa, lý do chính là sự mất giá mạnh của đồng nhân dân tệ (NDT).

Bắt đầu từ cuối những năm 1980, tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với USD dần ổn định. Những năm gần đây, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với USD cũng cơ bản ổn định, chỉ mất giá khoảng 10% so với USD trong giai đoạn từ 2012-2019.

Đầu những năm 1990, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có chút không thuận lợi, so với các "con hổ Đông Nam Á" như Thái Lan, Malaysia…, GDP bình quân đầu người của hai nước chỉ bằng 1/10, thậm chí thấp hơn.

Năm 1994, GDP bình quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái của Trung Quốc tăng 25,5% lên 473 USD, năm 1995 tăng 28,8% lên 609 USD, điều này không thể lý giải bằng cách dựa vào mô hình tăng trưởng kinh tế thông thường. Tình trạng tăng mạnh như vậy cũng đã xuất hiện trở lại, chẳng hạn năm 2007 tăng 28,3% lên 2.699 USD. Việt Nam cũng tương tự như vậy, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 96 USD (1990) lên 2.800 USD (2019), tăng 29 lần, bội số tương đương với Trung Quốc.

Đến năm 2019, Trung Quốc và Việt Nam vẫn có một số bộ phận "GDP ngầm" chưa được giải phóng, chẳng hạn như học phí đại học thấp (chưa bằng 1/20 của Mỹ), vé tàu hỏa, chi phí ăn ở rẻ. Việt Nam là một trường hợp tương đối hiếm thấy trong những quốc gia đang phát triển bởi mức sống cao hơn các nước có GDP thu nhập bình quân đầu người tương đương. Chẳng hạn như so với Ấn Độ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong vài năm qua tương đương song mức sống lại tốt hơn. Đặc điểm này của Việt Nam tương tự như Trung Quốc.

Thành tích tốt nhất của Việt Nam là số liệu ngoại thương, với số liệu bình quân đầu người thậm chí còn cao hơn Trung Quốc. Năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 327,76 tỷ USD, tính theo 95 triệu dân số, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người là 3.450 USD; cùng năm đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 3.950 tỷ USD, tính theo 1,37 tỷ dân số, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người là 2.883 USD, thấp hơn nhiều so với Việt Nam.

Năm 2019, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam là 517 tỷ USD, tăng 57,7% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12%. Năm 2018, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 4.620 tỷ USD, 3 quý đầu năm 2019 là 22.910 tỷ NDT, tăng 2,8%, tốc độ tăng trưởng cả năm cũng tương đương như vậy, song tỷ giá hối đoái bình quân của đồng NDT lại giảm 4% so với USD.

Do đó, kim ngạch thương mại tính theo USD năm 2019 của Trung Quốc giảm nhẹ 1% xuống còn 4.570 tỷ USD, chỉ tăng 15,7% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 4%. Năm 2019, dân số Việt Nam tăng lên 96,5 triệu người, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người là 5.357 USD, cao hơn 64% so với mức 3.271 USD của Trung Quốc.

Chỉ có tỉnh Quảng Đông với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 1.000 tỷ USD là cao hơn đáng kể so với Việt Nam. Giang Tô đạt trên 600 tỷ USD, cao hơn Việt Nam chút ít, Chiết Giang xếp thứ ba đã bị Việt Nam vượt qua. Xét riêng về kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam đang tương đối nổi bật trên toàn cầu. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đương với mức 509,8 tỷ USD khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng đã tăng từ mức 30 tỷ USD (năm 2016) lên 71 tỷ USD (năm 2019) – và dự kiến tới có thể sẽ vượt mức 100 tỷ USD trong hai năm tới. Có thể nói đây là một sự tiến bộ mang tính thời đại của Việt Nam, cảm giác an toàn được tăng mạnh.

Việt Nam với 71 tỷ USD dự trữ ngoại hối, xét về tỷ lệ dân số và quy mô nền kinh tế cũng tương đương với mức 1.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Ấn Độ (hiện nay là 450 tỷ USD). Việt Nam đã có thêm 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào năm 2016 song vẫn lo lắng nguồn dự trữ ngoại hối suy giảm. Năm 2014, Việt Nam đã rút quyền đăng cai Đại hội thể thao Châu Á 2018. Sau 10 năm, tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam quả thực đã có sự chuyển biến tích cực, và nếu tăng lên 100 tỷ USD thì sẽ có dư địa xoay xở tương đối lớn.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng là do tình hình xuất siêu thương mại liên tục được cải thiện. Năm 2019, xuất siêu thương mại của Việt Nam vào khoảng 10 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 6,3 tỷ USD của năm 2018. Năm 2015, Việt Nam vẫn còn nhập siêu thương mại 2,6 tỷ USD, trước đó đôi lúc vẫn bị thâm hụt thương mại nên luôn lo lắng dự trữ ngoại hối không đủ.

Việt Nam có số liệu công nghiệp tương đối lý tưởng. Theo số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2018 sản lượng xi măng của Việt Nam là 97,02 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 32,09 triệu tấn, là nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới. Sản lượng xi măng bình quân đầu người của Việt Nam tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 1 tấn, có thể so sánh với mức 1,57 tấn của Trung Quốc, cao hơn mức trung bình 0,29 tấn của các nước còn lại. Mặc dù sản lượng xi măng của Trung Quốc chiếm 55% thế giới, song do việc cắt giảm năng lực sản xuất cũng như sự khác biệt về giai đoạn phát triển, nên một lượng lớn năng lực sản xuất dư thừa của xi măng Việt Nam được xuất khẩu sang các nước có nhu cầu. Trong đó, Trung Quốc là khách hàng xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 1/3 lượng xuất khẩu. Trong khi đó, sản lượng xi măng bình quân đầu người của Ấn Độ khoảng 0,2 tấn, thấp hơn nhiều so với Việt Nam, dù xét về GDP thu nhập bình quân đầu người hai nước có sự tương đồng về giai đoạn phát triển.

Năm 2018, sản lượng thép thô của Việt Nam là 24,19 triệu tấn, tăng 15%, năm 2019 tiếp tục tăng khoảng 9%. Sản lượng thép thô bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 0,27 tấn, bằng khoảng 40% của Trung Quốc, gần gấp đôi so với mức bình quân đầu người của thế giới là 0,14 tấn (trừ Trung Quốc). Mặc dù con số này còn kém chút so với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, song lại lớn hơn rất nhiều so với mức 0,079 tấn của Ấn Độ.

Nhìn từ góc độ sản lượng xi măng và thép thô bình quân đầu người, Việt Nam không giống như một quốc gia có GDP bình quân đầu người dưới 3.000 USD, tiềm lực vẫn còn tương đối lớn. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của Việt Nam là 23,8 m2, xấp xỉ mức 25 m2 của Nga, thấp hơn chút ít so với Thổ Nhĩ Kỳ, và thấp hơn mức 39 m2 ở thành thị của Trung Quốc. Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội là 27,7 m2, thành phố Hồ Chí Minh là 21,9 m2. So với thế giới, đây là số liệu tạm ổn, điều kiện cư trú của người Việt Nam không tệ.

Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng rất thích hợp cho việc trồng lúa, có thể canh tác 3 vụ, sản lượng lúa bình quân hàng năm khoảng 45 triệu tấn. Từ năm 2004, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (Thái Lan đứng đầu trong thời gian dài), năm 2012 xuất khẩu 7,72 triệu tấn, lần đầu tiên thu về 3,5 tỷ USD, sau đó giảm dần. Điểm yếu của gạo Việt Nam là chất lượng không bằng Thái Lan, thương hiệu trên thị trường quốc tế cũng yếu hơn, và nhu cầu không được ổn định như gạo của Thái Lan. Sản lượng gạo của Việt Nam chiếm 85% tổng sản lượng lương thực, tổng sản lượng lương thực hàng năm ở mức 52-53 triệu tấn. Tính theo tổng sản lượng lương thực 650 triệu tấn của Trung Quốc, sản lượng lương thực bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn Trung Quốc 15%.

Năm 2019, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn Châu Phi, tổn thất 7,4 triệu con lợn, chiếm 27% tổng số. Năm 2019, sản lượng thịt lợn của Việt Nam giảm 21%, tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người 25 kg, giảm 17% so với cùng kỳ. Năm 2018, lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người của Việt Nam là 30 kg, cao hơn mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người của thế giới. Trung Quốc có mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người 40 kg.

Xét từ góc độ tiêu thụ thực phẩm và thịt lợn bình quân đầu người, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không tồi. Mức ăn uống của Việt Nam tốt hơn nhiều so với Ấn Độ, gần bằng với Trung Quốc. Tỷ trọng nông nghiệp/GDP ở các nước đều không cao, mặc dù nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, song nó không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, về mức sống, người Việt Nam ăn uống không thiếu dinh dưỡng và không khác nhiều so với người Trung Quốc.

Trước những năm 1990, người Việt Nam gầy gò, song những năm gần đây đã không còn như vậy. Do các vấn đề như di truyền và chế độ ăn uống, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 1,64 m và nữ là 1,53 m. Mặc dù điều này đã có cải thiện trong những năm qua, song vẫn thuộc vùng trũng của thế giới, Việt Nam đã ban hành kế hoạch quốc gia, đặt mục tiêu tăng chiều cao trung bình của nam lên 1,68 m vào năm 2030. Tỷ lệ béo phì của Việt Nam tuy được xem là thấp trên thế giới, song cũng đã tăng từ 5% lên 13%, cao hơn mức 4,6% của Triều Tiên. Tỷ lệ béo phì của học sinh tiểu học Việt Nam tăng lên mức 29%, song khi trưởng thành lại gầy đi.

Theo số liệu mới nhất của năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 7,02%. Đây thực sự là mức tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu. Những năm gần đây, khi đề cập đến tăng trưởng kinh tế thì Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những quốc gia tương đối nổi bật. Trước đây, Trung Quốc và Ấn Độ đều có tỷ lệ tăng trưởng trên 8%, do có quy mô kinh tế lớn hơn nhiều so với Việt Nam, nên mức độ quan tâm chủ yếu tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã dần suy giảm xuống mức 6%. Do gặp phải vấn đề tín dụng tài chính, Ấn Độ với tốc độ tăng trưởng 8% vào năm 2015 và 2016 đột nhiên giảm xuống còn 4,5% trong quý III/2019, một loạt dữ liệu tăng trưởng âm. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong các năm 2017, 2018, 2019 đều ở mức 7%, xu thế phát triển tốt.

Nhìn từ góc độ quỹ đạo phát triển, có thể nhận thấy sự khác nhau giữa Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Năm 1990, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ là 367 USD, gấp 3 lần Việt Nam, cao hơn chút so với Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ không có nhiều "GDP ngầm" có thể giải phóng, thậm chí quốc tế còn hoài nghi số liệu thống kê GDP của Ấn Độ được thổi phồng. Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.800 USD, vượt qua mức 2.100 USD của Ấn Độ.

Một vấn đề khác khiến cho Việt Nam rất hứng khởi là sự tiến bộ nhanh chóng của đội tuyển bóng đá. Trong những năm gần đây, hàng vạn người Việt Nam đã nhiều lần diễu hành bằng xe máy để ăn mừng thắng lợi của đội tuyển, sự kiện mà Trung Quốc có thể so sánh chính là đoạt vé tham dự Word Cup vào năm 2001. Việt Nam đã là đội bóng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á khi đoạt chức quán quân AFF Suzuki Cup vào năm 2018. Ở sân chơi Châu Á, mấy năm gần đây, thành tích của đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia Việt Nam đã mạnh hơn Trung Quốc. Chẳng hạn như tại giải U23 Châu Á tổ chức ở Trung Quốc vào tháng 1/2018, đội tuyển Việt Nam đã giành vị trí Á quân trong trận chung kết lịch sử, trong khi đội chủ nhà Trung Quốc bị loại. Tại Đại hội thể thao Châu Á Jakarta 2018, Việt Nam lọt vào bán kết và giành vị trí thứ 4, Trung Quốc lọt vào vòng tứ kết, thua Saudi Arabia và bị loại. Tại Asian Cup 2019, Trung Quốc và Việt Nam đều lọt vào top tám đội mạnh nhất. Những thành tích mà bóng đá Việt Nam đạt được đã rất kỳ diệu, làm cho trái tim của người hâm mộ khắp cả nước hân hoan, không chỉ là thành tích vô địch Đông Nam Á, mà ở Châu Á cũng có sức cạnh tranh tương đối, là đỉnh cao mà các đội bóng Đông Nam Á chưa đạt được.

Không nên đặt Trung Quốc ở thế đối lập với Việt Nam

Bên cạnh một số dữ liệu kinh tế tích cực của Việt Nam vấn đề đáng quan tâm là tại sao kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn Trung Quốc, song GDP bình quân đầu người lại chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc ?

Nhiều người quan tâm đến Việt Nam vì những định kiến và tâm lý lo ngại đối với Trung Quốc, họ luôn muốn tìm ra điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc. Do Việt Nam là điểm đến tương đối lý tưởng cho việc chuyển dịch chuỗi sản xuất, và dường như có chút đe dọa đối với chuỗi sản xuất của Trung Quốc nên đã được nhiều người quan tâm. Không phải bắt đầu từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, mà 10 năm trước đã có những quan ngại về việc các chuỗi sản xuất sẽ được dịch chuyển sang Việt Nam, ban đầu là may mặc và giày dép, sau đó đến điện thoại di động và máy tính.

Có phân tích cho rằng sự đồng bộ của chuỗi sản xuất ở Việt Nam chưa đầy đủ, hiệu suất tăng ca của công nhân Việt Nam không cao như công nhân Trung Quốc, nếu lý giải từ góc độ chuỗi sản xuất của Việt Nam không thể bằng Trung Quốc thì hiện chưa có gì cần phải lo lắng.

Dù là thổi phồng Việt Nam có thể đe dọa chuỗi sản xuất của ngành chế tạo Trung Quốc, hay cho rằng mối đe dọa của Việt Nam đến chuỗi sản xuất của Trung Quốc không lớn là đã đặt Trung Quốc ở thế đối lập với Việt Nam. Do quá chú ý đến sự phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc nên có tư duy không hợp lý.

Trong thời gian qua, các công ty khảo sát toàn cầu đã nhìn nhận Trung Quốc và Việt Nam giống nhau, đều coi là quốc gia có trình độ phát triển thấp, sau đó đưa ra kết luận rằng Trung Quốc không tốt bằng Việt Nam, hoặc Việt Nam không tốt như Trung Quốc. Đối với Việt Nam, góc nhìn này vẫn được xem là phù hợp với giai đoạn phát triển, nhưng đối với Trung Quốc, điều này không còn phù hợp. Các công ty toàn cầu đã không khảo sát và phân tích về Trung Quốc một cách hợp lý.

Ví dụ, Samsung lần lượt chuyển gần như toàn bộ năng lực sản xuất điện thoại di động từ Trung Quốc sang Việt Nam, đóng cửa nhà máy điện thoại di động cuối cùng ở Huệ Châu vào tháng 10/2019. Năm 2018, khoảng 50% điện thoại di động do Samsung bán ra được sản xuất ở Việt Nam, 1/3 sản phẩm điện tử của Samsung được sản xuất ở Việt Nam. Cả năm, Samsung Việt Nam xuất khẩu 60 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sau năm 2019, Samsung chuyển dịch năng lực sản xuất sang Việt Nam nhiều hơn và Hàn Quốc có chiến lược phát triển cấp quốc gia ở Việt Nam.

Nếu không có sự trỗi dậy trên toàn cầu của các thương hiệu điện thoại di động Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, OPPO, VIVO…, thì đây quả thực là điều tồi tệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ, không thể chỉ vì dây chuyền sản xuất điện thoại di động của Samsung chuyển sang Việt Nam mà nhận định ngành sản xuất điện thoại di động của Trung Quốc sa sút. Vấn đề là cần nhìn vào thị phần toàn cầu của Samsung và các thương hiệu điện thoại di động của Trung Quốc, chứ không nên nhìn vào dây chuyển sản xuất điện thoại di động của Samsung ở Việt Nam hay Trung Quốc.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam nên đưa ra ranh giới như thế nào cho ngành sản xuất điện thoại di động? Phải chăng Trung Quốc và Việt Nam cùng một trình độ, còn Hàn Quốc ở trình độ cao hơn? Hay Trung Quốc và Hàn Quốc cùng một trình độ, Việt Nam ở một trình độ thấp? Có thể khẳng định Hàn Quốc và Việt Nam không ở cùng một trình độ. Trên thực tế Samsung chỉ lo lắng về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ít nhất có thể khẳng định rằng hiện nay một số thương hiệu điện thoại di động của Trung Quốc tiếp cận gần hơn trình độ của Hàn Quốc, nên đã đến khắp nơi trên thế giới mở nhà máy sản xuất, bán điện thoại di động. Tuy nhiên, do chuỗi sản xuất tự chủ các linh kiện không được đầy đủ như Samsung, nên có thể nói trình độ của các công ty thương hiệu điện thoại di động của Trung Quốc thấp hơn Samsung.

Bên cạnh đó, một số công ty Trung Quốc sau khi nhận đơn hàng trong chuỗi sản xuất lắp ráp điện thoại di động, họ đã chủ động đến Việt Nam để cung cấp dịch vụ, hỗ trợ sự đồng bộ cho Samsung. Trình độ của những công ty này trong chuỗi sản xuất không cao song vẫn cao hơn các nhà máy và công nhân do Việt Nam cung cấp.

Dù Việt Nam phát triển chuỗi sản xuất điện thoại di động, thì cũng ít có khả năng tạo thành mối đe dọa với Trung Quốc. Ở những khâu như cung cấp nhà xưởng, công nhân với mức lương thấp, nếu một số địa phương của Trung Quốc muốn dựa vào những biện pháp này để lôi kéo các nhà máy điện thoại di động của Samsung thì chắc chắc sẽ đối diện với sự cạnh tranh của Việt Nam. Ở Trung Quốc, đây là một mô hình kinh tế bị chỉ trích mạnh mẽ, dựa vào sức cạnh tranh với lương công nhân thấp là mô hình phát triển kinh tế có hại.

Ngay cả khi xác định đó là một mối đe dọa lớn, Trung Quốc cũng sẽ không áp dụng biện pháp giảm lương công nhân xuống mức thấp như ở Việt Nam, mà hy vọng Huawei, Xiaomi, OPPO, VIVO soán thị phần toàn cầu của điện thoại di động Samsung. Điều này cũng có nghĩa là ngay cả khi Trung Quốc cho rằng chuỗi sản xuất công nghiệp củaViệt Nam là mối đe dọa, thì cũng không nên cạnh tranh với Việt Nam, mà nên cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia đứng sau chuỗi sản xuất của Việt Nam.

Nếu các công ty của Trung Quốc thua các công ty xuyên quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu, điều này sẽ rất tệ, song cần khẳng định rằng không phải do Trung Quốc không thể cạnh tranh với Việt Nam, mà do năng lực không bằng các công ty xuyên quốc gia. Cho dù thế nào thì cũng không nên đặt Trung Quốc và Việt Nam ở thế đối lập.

Nhiều khả năng các công ty Trung Quốc đến các nước đang phát triển như Ấn Độ để xây dựng nhà máy và đánh bại các công ty toàn cầu. Việc các công ty điện thoại di động của Trung Quốc mở nhà máy ở Ấn Độ, gây áp lực với Samsung chính là biện pháp cạnh tranh rất thực tế. Quý III/2019, không những thị phần của Xiaomi vượt mạnh Samsung ở thị trường Ấn Độ, mà sự kết hợp của OPPO và thương hiệu con Realme cũng đã vượt qua Samsung. Dù Chính quyền Modi tăng thuế đối với điện thoại di động, và các thương hiệu điện thoại di động đều đến Ấn Độ mở nhà máy, thì điều này cũng không thể cản trở được các công ty của Trung Quốc.

Samsung sẽ thấy an tâm bởi lý thuyết vĩ mô "sức cạnh tranh thấp giả tạo của chuỗi sản xuất điện thoại di động Việt Nam mạnh hơn Trung Quốc" của các nhà quan sát, hay là lo lắng vì "điện thoại di động của Trung Quốc sẽ soán thị phần của Samsung ở thị trường Trung Quốc, và sẽ tiếp tục tấn công sang Ấn Độ"? Điều này cũng có nghĩa là ngay cả khi các công ty toàn cầu giống như Samsung chuyển toàn bộ dây chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam thì sự cạnh tranh cũng còn lâu mới chấm dứt, nếu các công ty của Trung Quốc đủ mạnh. Hơn nữa, các công ty toàn cầu có năng lực độc lập "chuyển toàn bộ sang Việt Nam" như Samsung không nhiều. Mở nhà máy ở Việt Nam sẽ đối diện với nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là một loạt phiền phức liên quan đến tổ chức chuỗi sản xuất. Samsung là công ty có nội lực hùng hậu, năng lực tự chủ và năng lực kiểm soát chuỗi sản xuất mạnh, nên mới có thể phát triển vững mạnh ở Việt Nam với quy mô lớn.

Nếu Việt Nam có thể giống như Trung Quốc, phát triển hệ thống các nhà cung ứng địa phương, thậm chí tạo ra thương hiệu riêng, thì có thể xem là mối đe dọa đối với chuỗi sản xuất của Trung Quốc đang tăng lên. Vấn đề này, có thể khảo sát qua chuỗi sản xuất công nghiệp của ngành chế tạo Thái Lan.

Thái Lan có 69 triệu dân, ít hơn Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan tương đương với Việt Nam, đều trên 500 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người của Thái Lan cao hơn Việt Nam 35%, gấp 2 lần Trung Quốc. Mô hình kinh tế của Việt Nam và Thái Lan có điểm giống nhau, dường như Việt Nam đang phát triển hướng đến mức giới hạn dưới của Thái Lan. Những năm gần đây, tình hình phát triển của Thái Lan tương đối tốt, GDP thu nhập bình quân đầu người năm 2018 lần đầu tiên vượt ngưỡng 7.000 USD, lên 7.270 USD.

Tại sao ít người nói rằng Thái Lan sẽ tạo thành mối đe dọa đối với chuỗi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc? Thái Lan cũng đẩy mạnh xuất nhập khẩu, và chỉ có xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thì kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đầu người mới có thể cao như vậy. Điều này là do Trung Quốc và Thái Lan có mối quan hệ đuổi kịp và vượt. Trước đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan, sau đó bắt kịp, trình độ sản xuất cũng cao hơn.  Trong trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Thái Lan, Thái Lan sẽ không phải là mối đe dọa với Trung Quốc. Trong khi đó Việt Nam luôn ở phía sau Trung Quốc, dường như phát triển rất tốt, chuỗi sản xuất công nghiệp của ngành chế tạo tiến bộ nhanh.

Trên thực tế, trực giác này là sai. Trình độ chuỗi sản xuất của Thái Lan cao hơn Việt Nam, GDP bình quân đầu người gấp 2,5 lần Việt Nam. Trình độ phát triển của Thái Lan và Việt Nam khác nhau, điều này không phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu gạo thơm và Japonica, mà là ở các hàng hóa phức tạp như ô tô.

Năm 2018, sản lượng ô tô của Thái Lan tăng 9% lên 2,17 triệu chiếc, tiêu thụ trong nước tăng 19,2% so với cùng kỳ lên 1,04 triệu chiếc, doanh số xuất khẩu duy trì mức 1,14 triệu chiếc so với năm trước. Lượng tiêu thụ ô tô/10.000 người dân Thái Lan là 150 chiếc, không chênh lệch nhiều so với mức 200 chiếc ở Trung Quốc. Xuất khẩu ô tô của Thái Lan thậm chí còn mạnh hơn Trung Quốc, hơn 1/2 ô tô được xuất khẩu đến khắp thế giới, trong khi tình hình xuất khẩu ô tô của Trung Quốc không được tốt, chủ yếu là tiêu thụ trong nước. Năm 2019, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc cũng vượt mức 1 triệu chiếc, tương đương với Thái Lan, song lại không đạt được những tiến triển lớn trong nhiều năm.

Năm 2019, lượng tiêu thụ ô tô của Việt Nam khoảng 380.000 chiếc, số lượng tiêu thụ ô tô/10.000 người là 39 chiếc. Con số này không thể nói là kém. Tuy nhiên, so với Thái Lan và Trung Quốc thì rõ ràng vẫn thuộc giai đoạn khởi đầu. Phương tiện giao thông lưu hành phổ biến của Việt Nam là xe máy. Năm 2019, lượng tiêu thụ ô tô của Ấn Độ khoảng 3 triệu chiếc, giảm 10% so với năm trước, số lượng tiêu thụ ô tô/10.000 người là 22 chiếc, thấp hơn Việt Nam. Từ góc độ lượng tiêu thụ ô tô thì GDP thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và Ấn Độ dưới 3.000 USD cũng là hợp lý.

Ô tô là sản phẩm công nghiệp rất quan trọng. Mặc dù lượng tiêu thụ ô tô của Ấn Độ không cao, song nó đã chiếm 1/2 sản lượng của ngành chế tạo, là một thành phần kinh tế rất quan trọng. Nếu Việt Nam cũng có thể nâng cao lượng tiêu thụ ô tô như Thái Lan, thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi. Thực tế là định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam không phải là cạnh tranh với chuỗi sản xuất công nghiệp của ngành chế tạo Trung Quốc. Việc mở rộng các thị trường tiêu dùng quan trọng như ô tô là phương hướng phát triển vừa khả thi vừa thiết thực, GDP bình quân đầu người của Việt Nam từng bước tăng lên và cũng sẽ đi đến giai đoạn "tiêu dùng trung lưu".

Về cơ bản, Thái Lan không nghĩ đến việc cạnh tranh với Trung Quốc. Vào đầu những năm 1990, quan điểm phổ biến lúc đó là Thái Lan không thể đọ sức với nguồn nhân lực giá rẻ của Trung Quốc, song có thể phát triển nghiên cứu khoa học và giáo dục, thông qua "nền kinh tế tri thức" để duy trì ưu thế cạnh tranh với Trung Quốc. Có quan sát cho rằng nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1998 chính là do Trung Quốc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, tác động mạnh đến sức cạnh tranh toàn cầu của các "con hổ Đông Nam Á".

Trên thực tế, các nước Đông Nam Á vẫn có thể cạnh tranh với nguồn nhân lực giá rẻ của Trung Quốc, nỗ lực và quyết tâm để phát triển nền kinh tế tri thức giáo dục nghiên cứu khoa học. Đây là khác biệt lớn nhất giữa các nước đang phát triển và các nước tiên tiến. Biểu hiện về mặt số liệu chính là tỷ lệ kinh phí chi cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển)/GDP, hiện Trung Quốc là 2,1% và đã theo kịp một số nước phát triển, trong khi đó ở các nước đang phát triển thường có mức chưa đến 1%.

Nhìn từ góc độ mục tiêu phát triển, Trung Quốc đang thận trọng đi theo bước của các nước tiên tiến. Để phát triển công nghệ trong mấy chục năm qua, Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh khủng hoảng "lạc hậu sẽ chịu đòn".

Ngành ô tô của Thái Lan được xem là mô hình thực hiện tốt nhất trong số các quốc gia đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc. Ngành ô tô của Thái Lan mạnh hơn nhiều so với ngành điện thoại di động của Việt Nam, ngay cả linh phụ kiện đều được sản xuất ở Thái Lan, và xuất khẩu số lượng lớn khắp toàn cầu. Tuy nhiên, ngành ô tô của Thái Lan vẫn phụ thuộc vào năng lực của ngành ô tô Nhật Bản.

Những năm 1960, Honda và Mitsubishi đã bắt đầu hoạt động ở Thái Lan. Thái Lan cũng trở thành trung tâm sản xuất ô tô của khu vực. Không giống với hoạt động lắp ráp đơn giản của các nước đang phát triển thông thường, ngành ô tô của Thái Lan từng bước tiến xa hơn đến ngành công nghiệp phụ tùng. Bằng cách áp mức thuế 80% đối với ô tô nhập khẩu và tăng thuế với phụ tùng, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ mạnh mẽ sự phát triển của ngành sản xuất ô tô. Hiện nay, Thái Lan có 1.500 nhà cung ứng phụ tùng, hầu như không cần nhập khẩu. Năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu phụ tùng ô tô của Thái Lan đạt 19,8 tỷ USD, tăng 15,5%.

Toàn bộ hệ thống công nghiệp là cấu trúc rất phức tạp. Để làm được điều này đòi hỏi phải có chiến lược, lộ trình nghiên cứu và phát triển được đầu tư căn bản. Đối với vấn đề này, ngoài Trung Quốc, các nước đang phát triển khác rất khó thực hiện được. Việt Nam cũng có thể học Trung Quốc, song độ khó rất lớn, và khó đánh giá được tỷ lệ thành công.

Lộ trình phát triển của Việt Nam

Việt Nam không cần dập khuôn mô hình của Trung Quốc trong việc nghiên cứu và phát triển, mà nên kiên trì con đường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển giống như Thái Lan.

Nếu Việt Nam đạt được mức GDP thu nhập bình quân đầu người khoảng 6.000 USD của Thái Lan vào năm 2015, thì có thể nói rằng "giới hạn dưới" của Việt Nam đã đạt được. Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 7%, dự báo đến năm 2030 có thể thực hiện mức thu nhập bình quân 6.000 USD; tiếp tục lấy đó là khởi điểm, việc đạt mục tiêu "thu nhập cao" 12.000 USD vào năm 2045 là khả thi. Mục tiêu năm 2045 mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra đã dựa trên tham khảo mức phát triển của các nước trong khu vực.

Trên thực tế, những năm gần đây, các nước Đông Nam Á nhìn chung phát triển tốt do có các yếu tố địa chính trị thuận lợi. Các nước Đông Nam Á đã thành lập hiệp hội ASEAN với dân số 600 triệu người, có trình độ phát triển nhất định, là thị trường khu vực tương đối quan trọng. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đang lôi kéo Đông Nam Á, ra sức tranh thủ khai thác thế mạnh của ASEAN.

Kim ngạch thương mại của Trung Quốc đối với ASEAN đã vượt Mỹ. Năm 2018, kim ngạch thương Trung Quốc - ASEAN đạt 587,87 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm trước. Ba quý đầu năm 2019, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với ASEAN là 3.140 tỷ CNY, tăng 11,5%, đủ để bù đắp mức sụt giảm 10% trong trao đổi thương mại với Mỹ. Sự tăng trưởng nhanh của ASEAN đóng vai trò rất quan trọng đối với ngoại thương của Trung Quốc.

Các quốc gia đang phát triển không cần tham gia vào R&D cũng có thể có sự tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh. Chỉ cần chính trị ổn định, người dân mong muốn làm việc, có quy mô dân số nhất định, hợp tác với các quốc gia có công nghệ công nghiệp tiên tiến, thì các nước này có thể có cơ hội phát triển lý tưởng.

Ví dụ, Việt Nam đã nhập khẩu giống lúa lai cao sản từ Trung Quốc từ năm 1992. Trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 12.000-16.000 tấn hạt giống lúa lai từ Trung Quốc, chiếm 3/4 giống lúa nhập khẩu. So với các giống lúa thông thường, sản lượng của lúa lai có thể tăng 40%. Sự hợp tác này có lợi cho Việt Nam, và có thể được xem như là sự xuất khẩu năng lực công nghệ nông nghiệp của Trung Quốc. Hơn nữa Trung Quốc là quốc gia có công nghệ sản xuất tiên tiến, có thể giúp Việt Nam giải quyết vấn đề sản xuất lương thực, điều này cũng có lợi cho sự phát triển hòa bình của thế giới.

Ví dụ khác, Việt Nam là nước lớn sản xuất xi măng, song công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam lạc hậu, 90% thiết bị sản xuất phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản… Thông qua việc đổi mới công nghệ thiết bị đồng bộ sản xuất, Trung Quốc có thể sản xuất 55% xi măng của thế giới với hiệu quả cao. Việt Nam nhập khẩu thiết bị sản xuất xi măng tiên tiến từ Trung Quốc là một sự hợp tác rất tốt.

Các nước trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, không có ý kiến về sự phát triển kinh tế của ASEAN hoặc Việt Nam. Các nước ASEAN phát triển tốt thì các nước xung quanh càng có nhiều cơ hội. Do đó, các nước Đông Á sẵn sàng xuất khẩu năng lực công nghệ sang các nước ASEAN, từ cơ sở hạ tầng cho đến việc dịch chuyển chuỗi sản xuất của ngành chế tạo. Hơn nữa, các nước ASEAN không có năng lực tham gia nghiên cứu và phát triển, không tạo thành mối đe dọa đối với các nước tiên tiến, nên hợp tác là phương án tương đối yên tâm.

Các nước ASEAN trong đó có Việt Nam cơ bản vẫn là đi theo con đường phát triển hòa bình. Mặc dù Mỹ nhiều lần xúi giục các nước như Philippines gây rắc rối Trung Quốc ở Biển Đông, song các nước xung quanh Biển Đông cơ bản vẫn giữ xu thế hợp tác với Trung Quốc. Việc một số nước ASEAN thay đổi đảng cầm quyền dẫn đến hợp đồng kinh tế thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng với Trung Quốc bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên kim ngạch thương mại song phương vẫn đang tăng mạnh.

Việt Nam cũng sẽ đối diện với vấn đề "bẫy thu nhập trung bình". Các nước như Nga, Brazil, Mexico, Thỗ Nhĩ Kỳ, Malaysia… đã dừng lại ở mức GDP thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD trong khoảng 10 năm. Trên thực tế, mức GDP thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD là không thấp, trước đó nó được xem là mức của các nước phát triển. Điều này là do lạm phát của đồng USD, quan trọng hơn là "sự lan tỏa các thành quả khoa học kỹ thuật của xã hội loài người" có thể giúp các nước trên thế giới nâng cao trình độ phát triển.

Cho dù các thành quả khoa học kỹ thuật của xã hội loài người chủ yếu xuất phát từ sự nghiên cứu và phát triển ở Đông Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, thì chúng cũng sẽ được phổ biến đến các nước đang phát triển thông qua các hoạt động kinh tế.

Dưới sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế, các công ty toàn cầu sẽ lan tỏa một số lượng lớn các thành quả khoa học kỹ thuật và sản phẩm công nghiệp, các nước trên thế giới đều có thể có được những thành quả trên mà không gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như các sản phẩm và dịch vụ y tế cơ bản đã nâng cao tuổi thọ bình quân trên toàn cầu; các nước đang phát triển cũng có thể sử dụng một cách bình thường sản phẩm điện tử như ti vi, điện thoại di động… Mọi quốc gia đều sẽ phát triển, khởi điểm thấp vẫn có thể tăng trưởng tốc độ cao, toàn cầu hóa đã góp phần đẩy nhanh tiến trình này.

Chừng nào Việt Nam vẫn ổn định chờ đợi "các thành quả khoa học kỹ thuật lan tỏa tự nhiên" đến nước mình thì sẽ có cơ hội phát triển tương đối tốt.

Tình hình chính trị Việt Nam tương đối ổn định, vấn đề dân tộc và tôn giáo không phức tạp, mong muốn phát triển hòa bình. Người Việt Nam mong muốn làm việc, phấn đấu để có cuộc sống hạnh phúc. Từ góc độ toàn cầu, với tiềm lực của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu nói trên. Mặc dù không triển khai được những nghiên cứu và phát triển phức tạp, song đỉnh phát triển của "bẫy thu nhập trung bình" phải ở mức GDP bình quân đầu người 10.000 USD, phù hợp với mục tiêu "thu nhập cao" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định.

Do Việt Nam bị tổn thương bởi chiến tranh, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến Chiến tranh Việt Nam, nên có trình độ phát triển tương đối thấp trong một giai đoạn. Việt Nam đang có cơ hội phát triển hòa bình. Sau 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển tốt nhất lịch sử, triển vọng tương lai tươi sáng, đồng thời cũng có lộ trình phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, không nên cho rằng Việt Nam có thể thách thức chuỗi sản xuất của ngành chế tạo Trung Quốc cũng như không nên đặt hai nước ở thế đối lập nhau.

Việc Trung Quốc xuất khẩu công nghệ công nghiệp và thành quả khoa học kỹ thuật giúp Việt Nam và ASEAN phát triển đã được chứng thực trong quá khứ và sẽ tiếp tục tạo ra thành quả tích cực trong tương lai. Quan hệ hợp tác thân thiện giữa Trung Quốc và ASEAN chắc chắn sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu về kiềm chế tranh chấp, phát triển hòa bình và cùng tiến bộ của xã hội loài người.

Trần Kinh (Chen Jing)

Nguyên tác : Under the epidemic situation, can Vietnam undertake part of China's industrial chain ? Think too much (陈经:疫情之下,越南能承接中国部分产业链?想多), Nhà Quan Sát (guancha), 14/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông 02/04/2020

Trần Kinh là thành viên của Hiệp hội Phong Vân (Fengyun). Bài viết được đăng trên trang Nhà quan sát

Published in Diễn đàn

Chỉ khi xẩy ra nạn dịch chết người Vũ Hán (Trung Quốc) có tên khoa học Covid-19 (Corona Virus Disease-2019), Việt Nam Cộng sản mới thấy thấm đòn lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến độc lập và chủ quyền quốc gia.

lethuoc1

Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao), huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Trước hết, Việt Nam không dám đóng cửa biên giới để ngăn người Tầu, có thể nhiễm Coronavirus tràn qua Việt Nam.

Lý do, theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh :

"Giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định biên giới, chỉ đóng cửa khi xuất hiện vấn đề an ninh, dịch bệnh, nhưng phải có thoả thuận giữa Chính phủ hai nước và báo trước 5 ngày nên một bên không thể đơn phương áp dụng" (VnExpress, 30/1/2020).

Nhưng Việt Nam và Trung Quốc chưa tổ chức bất cứ cuộc họp song phương nào về vấn đế này, sau khi xẩy ra dịch Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019. Ngược lại, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã đơn phương yêu cầu Việt Nam "khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam", vì công nhân Tầu về nước nghỉ Tết cần trở lại Việt Nam làm việc tại các dự án kinh tế của Trung Quốc ở Việt Nam. Nhưng tại sao tại Trung Quốc, Chính phủ đã ra lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chặn lây lan đã được thi hành tại 29/31 tỉnh, thành phố. Riêng 50 triệu người dân tỉnh Hồ Bắc, có trung tâm dịch lây nhiễm là thủ phủ Vũ Hán với 10 triệu dân, đã bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Vương Nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, đã đưa ra đề nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trường ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5, và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc về hợp tác ứng phó Covid-19 tổ chức tại Vientiane, Lào (Baoquocte.vn, 19/02/2020).

Như vậy, Trung Quốc một mặt tăng cường kiểm soát trong nước để bảo đảm sức khỏe cho dân, nhưng lại muốn Việt Nam mở cửa để đón công nhân Tầu trong tình trạng "nếu có bệnh chữa sau" thì có phải là một áp lực ngoại giao dành cho Việt Nam không ?

Bằng chứng như đã diễn ra trong cuộc họp báo ngày 20/02/2020 của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt - trích nguyên văn (báo Tuổi trẻ) :

Tuổi Trẻ : Liên quan đến đề nghị của ông Vương Nghị về đề nghị sớm khôi phục đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam, phía Việt Nam trả lời thế nào ? Có thông tin cập nhật gì thêm không ?

Đoàn Khắc Việt : Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lan rộng và có ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua đã và đang phối hợp rất chặt chẽ trong việc quản lý các hoạt động giao thương, giao thông vận tải giữa hai nước. Trên tinh thần phòng chống dịch nhưng không "đóng cửa", không để ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, thời gian vừa qua, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã từng bước được khôi phục, song vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm quy trình kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc an toàn nhất.


Cho đến nay, sau hơn 2 tháng từ khi dịch Vũ Hán được xác nhận lây nhiễm nhanh từ người sang người, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát gắt gao nạn dịch, trong đó có việc ngưng gửi lao động qua Trung Quốc ; ngưng các chuyến bay đến các vùng miền có dịch ở Trung Quốc và Nam Hàn ; kiểm soát và khám y tế bệnh dịch những người Tầu qua Việt Nam và người Việt từ Tầu về nước.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có 33.700 lao động người Tầu có phép làm việc ở Việt Nam, trong đó có 26.400 người về Tầu ăn Tết.

Tuy nhiên, mới có 7.600 công nhân Tầu quay lại Việt Nam. Trong số này, có 5.112 người đang được cách ly tại 41 tỉnh, thành trên cả nước (Thanh Niên và Zing.vn).

Trong tương lai, khi những công nhân Tầu còn lại trở qua Việt Nam làm việc thì liệu dịch Vũ Hán đã kết thúc chưa, hay Thế giới đã có thuốc diệt nó chưa ?

Không ai biết chắc, nhưng trong khi Việt Nam khoe thành công chữa lành người thứ 16 nhiễm Covid-19 thì đã chuẩn bị đối phó với hàng ngàn công nhân Tầu như thế nào ?

Hiệp định nói gì ?

Nên biết, hai nước Việt-Trung đã ký "Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biện giới trên đất liền" ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, có giá trị 10 năm, nhưng đã được tự động gia hạn kể từ năm 2020.

Tuy Hiệp định chỉ có 12 điều, nhưng nội dung trong Điều 5 cho thấy, trong bối cảnh dịch Vũ Hán (Covid-19) và hoàn cảnh bị lệ thuộc vào Trung Quốc, nước Việt Nam đã bị lép vế và phải làm theo những gì Trung Quốc muốn.

Nguyên văn Điều 5 của Hiệp Định viết như sau :

1. Các cửa khẩu biên giới đã mở chính thức làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả trong các ngày nghỉ lễ theo luật định của hai Bên, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác.

Thời gian làm việc của các cửa khẩu đường sắt thực hiện theo giờ tàu chạy do hai Bên thỏa thuận.

2. Trong trường hợp đặc biệt phải đóng cửa khẩu hoặc tạm thời mở cửa ngoài thời gian làm việc, hai Bên cần phải thông báo và trao đổi thống nhất với nhau qua đường ngoại giao trước ít nhất 5 ngày. Việc mở lại cửa khẩu cần phải thông báo cho phía Bên kia qua đường ngoại giao và phải được phía Bên kia xác nhận.

3. Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.

4. Việc thay đổi vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc ở các cửa khẩu biên giới đã được mở cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất và phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên; đồng thời, thông qua đường ngoại giao để xác định. Văn bản thỏa thuận liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.

5. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, không Bên nào được quyền đơn phương đóng cửa khẩu nếu chưa được Bên kia đồng ý ; nếu một Bên đơn phương đóng cửa khẩu gây thiệt hại cho phía Bên kia, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao hiệp thương giải quyết các vấn đề liên quan.

Áp lực kép

Qua việc thi hành Hiệp định Cửa khẩu từ khi xẩy ra dịch Vũ Hán (Covid-19), Việt Nam đã phải nhượng bộ Trung Quốc trong đòi hỏi phải mở cửa biên giới cho lưu thông đường bộ của các loại xe, tầu lửa và người giữa hai nước.

Lý do thứ hai buộc Việt Nam phải mở cửa biên giới vì Việt Nam hầu như hoàn toàn phải lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc để sống còn.

Các ngành dệt may, giầy dép, thời trang và điện tử, đóng vai quan trọng hơn 1/3 lợi tức của kinh tế Việt Nam đều phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Trong khi nông sản, xuất khẩu chính sang Trung Quốc sẽ bị tồn đọng, nếu dịch Vũ Hán tiếp tục hoành hàng ở Trung Hoa khiến công nhân Tầu không thể đi làm và nhiều nhà máy sản xuất phải đình trệ.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam nói :

"Sự đứt gẫy của các chuỗi giá trị, sự suy giảm sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ còn kéo dài.

Những tác động từ dịch cúm có thể kể đến như tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc ; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm ; số doanh nghiệp thành lập mới giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên…

Nguyên nhân của căn bệnh kinh tế này mang tên "phụ thuộc" - tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu" (Một Thế Giới, 25/02/2020).

Vẫn chưa nhúc nhích

Ông Lộc đưa ra viễn ảnh không sáng cho kinh tế Việt Nam vào lúc nhiều chuyên gia của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa muốn "điều chỉnh" các mục tiêu phát triển kinh tế. Ngược lại họ muốn Nhà nước phải "quyết liệt trong chống dịch cần tiếp tục được phát huy, bởi khó khăn hiện nay chính là do Covid-19 gây nên" (TTXVN).

Ý kiến này được đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngày 25/02 (2020), do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ tọa.

Đối với thị trường nhập khẩu, các chuyên viên yêu cầu : "Cần tích cực xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu (EU) sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), thay vì tập trung vào một số thị trường. Việc đa dạng hóa thị trường cần thực hiện với cả hàng hóa nhập khẩu, bởi hiện nay tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp khá lớn".

Trong cương vị Chủ tịch Hội đồng, TTXVN viết :

"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các tổ chức, như : Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá kinh tế nhiều nước sụt giảm, trong đó nhiều nước có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với Việt Nam, khiến không ít chuỗi sản xuất, thương mại bị đứt gãy. Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề : Cần có loại vaccine chữa trị căn bệnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu kép, đó là ưu tiên ngăn ngừa Covid-19 lây lan, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đồng thời giữ được nhịp độ phát triển của kinh tế Việt Nam".

Vaccine gì trong bối cảnh Việt Nam đang lưỡng đầu thọ địch với Trung Quốc cả về sức ép chính trị lẫn hàng hóa nhập và xuất khẩu ?

Trước mắt, ngành du lịch Việt Nam đang mất nhiều du khách ; nhiều khách sạn, khu tham quan, nhà hàng vắng như Chùa Bà Đanh. Công nhân trong nước mất việc. Nhiều dịch vụ như taxi, xe ôm, xe du khách, xe bus, tầu bay, tầu thủy, xe lửa, du thuyền v.v… bị đình trệ, vắng khách, ế ẩm.

Rồi từ những thứ xuống dốc không phanh này, đời sống của các hàng quán, sản phẩm tiêu dùng, phục dịch khác sẽ ra sao mà ông Phúc còn "lăng ba vi bộ" kể lể về "vaccine kép" ?

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nói tiếp :

"Trong thế giới này, chẳng có doanh nghiệp nào, quốc gia nào có thể tự mình làm từ A đến Z. Nhưng riêng khách du lịch, Trung Quốc chiếm tới 30% tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam, linh kiện phụ tùng cho các ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc chiếm tới 50-60% tổng giá trị đầu vào cho sản xuất thì khó có thể yên ổn được.

Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Với tình trạng này thì khi doanh nghiệp Trung Quốc "hắt hơi", doanh nghiệp Việt Nam không "sổ mũi" thì mới là chuyện lạ và tác động của Covid-19 chỉ là một ví dụ".

Đã rõ như ban ngày chưa ?

Hãy đọc nhận định ngắn của hai tác giả Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) ngày 27/11/2019 :

"Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài 1.281km với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước như một sự tất yếu và nếu có chính sách đúng thì có lợi cho sự phát triển của cả hai nước.

Tuy nhiên, trong quan hệ này phía Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại và tình trạng ngày càng trầm trọng, do Việt Nam hầu như không chịu thay đổi gì trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào".

Trong khi đó tác giả Hùng Lê, cũng của TBKTSG cho biết một tin không vui :

"Chiều ngày 25/2, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA—Foreign Invesment Agency) công bố báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2020, trong đó điểm đáng chú ý trong báo cáo này là số tiền rót để triển khai thực hiện các dự án của doanh nghiệp trong khu vực này có dấu hiệu bị sụt giảm.

Cụ thể trong 2 tháng đầu năm nay, vốn thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,45 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức trong tháng qua, thời điểm bùng nổ thông tin phát dịch do Covid-19 từ Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài ước chỉ rót khoảng 850 triệu đô la Mỹ, bằng hơn phân nửa số vốn thực hiện của tháng liền kề trước đó và giảm khoảng 180 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu hai năm qua của FIA cho thấy số vốn triển khai thực hiện của doanh nghiệp khu vực này luôn có mức tăng trưởng 7-10%. Do đó, nguồn vốn rót thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài bị sụt giảm trong khoảng thời gian thông tin dịch bệnh từ Covid-19 xuất phát ở Trung Quốc và lan rộng đi nhiều nước cũng phần nào cho thấy dịch bệnh đã ảnh hưởng đến quyết định rót vốn triển khai của doanh nghiệp".7

Như vậy, cơn ác mộng nào đang chờ Việt Nam khi các lãnh đạo, từ thời Tổng bí thư "Thành Đô" Nguyễn Văn Linh cho đến ông Nguyễn Phú Trọng là 34 năm, mà chưa ông nào dám nghĩ đến thoát Trung ?

Phạm Trần

(26/02/2020)

Published in Diễn đàn

Một trung tâm nghiên cứu cho biết, tàu cá Việt Nam thường xâm nhập lãnh hải Trung Quốc gần Hải Nam, và Hải Nam là nơi có nhiều căn cứ vũ trang quan trọng

hainan1

Hải Nam là địa bàn xuất phát hạm đội Biển Đông của Hải quân Trung Quốc. Ảnh : Tân Hoa Xã

Một số nhà phân tích cho rằng là nhu cầu đánh bắt cá của ngư dân, số khác cho rằng, đó là hoạt động gián điệp.

Theo các nhà quan sát ngoại giao Trung Quốc, khi Hà Nội tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông, tàu đánh cá Việt Nam với một số tàu có cả dân quân, liên tục xâm nhập vào vùng biển phía nam ngoài khơi đào Hải Nam.

Ít nhất 34 tàu đánh cá Việt Nam đi tới gần Hải Nam.

Vào ngày 31 tháng 1, Đại học Bắc Kinh công bố báo cáo "Kế hoạch thăm dò tình hình chiến lược Biển Đông", trong đó cho biết hầu hết các tàu đều đi vào trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải. Và 30 tàu "đặc biệt" tập trung ở phía đông nam của đảo, nhất là gần sân bay quân sự Sanya và Lingshui, trích dẫn dữ liệu từ hệ thống nhận dạng tự động theo dõi tàu thuyền trên biển (AIS).

Thành phố trên đảo Tam Á là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đông của Hải quân Trung Quốc và cảng nhà của tàu sân bay Sơn Đông, trong khi Không quân sử dụng sân bay quân sự Lingshui làm bệ phóng vào Biển Đông.

Báo cáo cho biết thêm : "Người ta biết rằng Trung Quốc có nhiều căn cứ hải quân và không quân". 

Và "Đối với ngư dân Việt Nam, không nhất thiết phải mở rộng đánh bắt cá ở phía đông của Hải Nam".

Theo nhóm chuyên gia, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông giàu tài nguyên, nhưng Trung Quốc không có tranh chấp về chủ quyền của Hải Nam, khiến các hoạt động đánh bắt cá ở khu vực này trở nên bất hợp pháp.

Chen Xiangmiao, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, cho biết các tàu Việt Nam thực hiện các cuộc xâm nhập như vậy hơn 10.000 lần mỗi năm và kéo dài ít nhất một thập kỷ.

Chen nói : "Theo quan sát của tôi, họ đã đến đánh bắt cá, nhưng đồng thời, chúng tôi cần phải nhận ra rằng Việt Nam có lực lượng dân quân riêng trên tàu đánh cá. Ông nói rằng mặc dù căn cứ quân sự có khu vực an ninh riêng, nhưng họ vẫn có thể thu thập thông tin về quân đội Trung Quốc từ xa, chẳng hạn như các hoạt động hậu cần, chi tiết thiết bị và chuyển động của tàu chiến và máy bay. "Trên thực tế, một số tàu Việt Nam tới đó có thể hoàn toàn là tàu gián điệp", Chen nói.

Ông nói rằng những con tàu đặc biệt này thường nhỏ và khó xác định trong các đội tàu lớn.

"Ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống nhận dạng vệ tinh, chúng thường quá nhỏ và bị phân mảnh để các nhân viên thực thi pháp luật Trung Quốc bắt giữ và trục xuất chúng", Chen nói.

Hu Bo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng hải của Đại học Bắc Kinh, cho biết. Trong quá khứ, căng thẳng trong khu vực đã gia tăng khi lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đánh chìm các tàu đánh cá ở các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam và Philippines.

"Nhưng nếu sự xâm lược leo thang, sẽ rất khó để nói điều gì sẽ xảy ra trong tương lai", Hu Jintao nói. 

Trung Quốc đã triển khai lực lượng dân quân hàng hải (tàu cá hợp tác với quân đội) ở Biển Đông và tham gia với quân đội Hoa Kỳ trong nhiều sự kiện cấp cao. Đến mức Đô đốc John Richardson, chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, đã nói với đô đốc Trung Quốc Shen Jinlong vào năm ngoái rằng Washington sẽ đối xử với dân quân hàng hải Trung Quốc như Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Liu Zhen

Nguyên tác : How Vietnam is using fishing trawlers to keep an eye on China’s military, South China Morning Post, 23/02/2020

Diễm My dịch

Nguồn : VNTB, 25/02/2020

Published in Diễn đàn

Đâu đó vẫn còn có sự thỏa hiệp ít nhiều để tránh ‘quá phật lòng’ với ‘anh cả đỏ’ Trung Quốc vì tránh chọc giận Bắc Kinh cũng như các hậu quả về địa chính trị.

haidang1

Thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) hợp tác ngăn chặn sự lây lan của virus corona (VoV, 30/01/2020).

"Số lao động người Trung Quốc trở lại thành phố làm việc sau Tết là 1.069 người (thuộc 187 doanh nghiệp), chuyên gia là 750 người, nhà quản lý là 80 người, lao động kỹ thuật 70 người, giám đốc điều hành là 30 người… Sở đã đề nghị chỉ đạo điều hành từ xa, ở khách sạn, nhà trọ chứ không trực tiếp đến công ty" – báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, viết. Chỉ dám dùng từ nhẹ nhàng "đề nghị chỉ đạo", vì tránh chọc giận Bắc Kinh cũng như các hậu quả địa chính trị.

Theo dự báo, điểm bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới vẫn còn ở phía trước khi những người nhiễm virus hết thời gian ủ bệnh. Con số bệnh nhân tại Trung Quốc và những nơi khác vẫn đang tăng đều.

Điểm cộng cho truyền thông tuyên giáo Đảng ở Việt Nam hiện tại, là dường như đang cố gắng tiếp cận đa chiều về cách hành xử của nhà chức trách Việt Nam ở vấn nạn dịch cúm virus corona.

Áp lực về cách đưa tin, về việc ‘mở cổng bình luận’ trên báo điện tử đã ít nhiều mang đến hiệu quả tích cực, tác động đến cung cách quản lý ‘nhìn sắc mặt’ thường thấy lâu nay mỗi khi có vấn đề liên quan yếu tố đến từ Trung Quốc, một quốc gia tuy chỉ có 70 tuổi Đảng, song vẫn được coi là "Đảng anh", so với "Đảng em" vừa làm lễ mừng ‘sanh nhựt’ 90 hôm 3/2/2020.

Những bản tin ngắn gọn như : "Ngày 2-2, thông tin từ biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương cho biết do diễn biến phức tạp của dịch virus corona, những thuyền viên mang quốc tịch Trung Quốc sẽ không cấp thị thực vào cảng Vũng Áng – Sơn Dương", trên thực tế đã chuyển tải một điều mà người Trung Quốc rất khó chịu, vì với những ai trong ngành cảng biển đều biết rõ rằng phía Trung Quốc mới là những ông, bà chủ của Cảng Sơn Dương chứ không phải là Việt Nam.

Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp từng hủy diệt môi sinh biển Việt Nam, giờ đây cũng lộ hẳn mặt là công ty của Trung Quốc, và chính quyền của Hà Tĩnh cũng rắn khi ‘yêu cầu’ những người lao động Trung Quốc này ‘tạm dừng’ sang Việt Nam. Phía Formosa đã cho biết hiện công ty này có 754 cán bộ, công nhân là người Trung Quốc. Trước Tết Canh Tý đã có 429 người về quê ăn tết đến nay vẫn chưa trở lại làm việc.

Có ý kiến về việc đã hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận có ca nhiễm virus corona, vốn được cho xuất hiện và bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Vì vậy, các nước trên thế giới buộc phải thực hiện biện pháp cứng rắn với việc nhập cảnh của người Trung Quốc. Các nước giàu có như Mỹ và Úc, vốn đều là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, hiện cấm nhập cảnh đối với toàn bộ du khách nước ngoài nhập cảnh vào hai nước này từ Trung Quốc.

Nhưng với các nước kém phát triển hơn, đây là giải pháp khó thực hiện. Việt Nam thì ai cũng hiểu là nước không hề giàu có gì, và lâu nay vẫn phải lệ thuộc vào Trung Quốc trong mọi chuyện, kể cả về cái gọi là ‘ổn định chính trị’.

Thế nhưng rõ ràng là những người cộng sản Việt Nam không muốn vì sự lệ thuộc đó mà bỏ qua mối đe dọa đại dịch nghiêm trọng, tức một sự bùng phát dịch khốc liệt hơn ở Việt Nam sẽ có tác động đến chính trị trong nước, chẳng hạn như bầu cử trong nội bộ Đảng sắp tới đây, khi ấy nó sẽ vượt qua giới hạn địa chính trị.

WHO tới nay vẫn tuyên bố không cần thiết phải cấm bay đối với Trung Quốc. Nhưng dư luận, đặc biệt những người hoài nghi về tính minh bạch trong đợt virus corona, cũng chỉ trích WHO về cách nhìn nhận của tổ chức này đối với tình trạng dịch bệnh và quan điểm mềm mỏng với Trung Quốc.

Rõ ràng mặc dù nhận nhiều chỉ trích, song Việt Nam đang khá cương quyết trong các mối giao thương với Trung Quốc trước vấn nạn dịch virus corona này. Dẫu vậy, đâu đó vẫn còn có sự thỏa hiệp ít nhiều để tránh ‘quá phật lòng’ với ‘anh cả đỏ’ Trung Quốc.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, "Số lao động người Trung Quốc trở lại thành phố làm việc sau Tết là 1.069 người thuộc 187 doanh nghiệp, chuyên gia là 750 người, nhà quản lý là 80 người, lao động kỹ thuật 70 người, giám đốc điều hành là 30 người… Sở đã đề nghị chỉ đạo điều hành từ xa, ở khách sạn, nhà trọ chứ không trực tiếp đến công ty".

Tại sao lại có tình trạng này ? Rõ ràng đó là một sự thỏa hiệp về địa chính trị giữa cái gọi là hai Đảng anh em. Trong khi cả nước đang nỗ lực để chống dịch thì tại Thành phố Hồ Chí Minh lại để cho hơn 1.000 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ? Không gửi trả người về Trung Quốc thì cũng phải cách ly tại sân bay chứ ; còn nếu đã làm việc từ xa thì ở bên Trung Quốc vẫn làm được. Hơn 1000 người chứ ít ỏi gì…

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 05/02/2020

Published in Diễn đàn