Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vit Nam t ra thn trng trước và trong thi gian chuyến thăm Đài Loan ca bà Ch tch H vin Hoa K Nancy Pelosi. Hà Ni phn nào lượng đnh được mc đ căng thng ca trò chơi "bên ming h chiến tranh", nên tuy buc phi hy mt vài chương trình vi M, nhưng Vit Nam vn có mt ti "Hi ngh Tư lnh quc phòng" 26 nước (CHOD 2022) và tham gia trc tuyến cuc hp hp 14 thành viên trong "Khuôn kh Kinh tế ca Indo-Pacific" (IPEF).

chod1

Trung tướng Phùng Sĩ Tn, Phó tng Tham mưu trưởng Quân đi nhân dân Vit Nam và Đại tướng Angus J. Campbell, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Australia tham dự Hi ngh Tư lnh Lc lượng Quc phòng n Đ Dương - Thái Bình Dương năm 2022 ti Sydney, Australia t ngày 25 đến 27/7/2022

"Chúng tôi thc hin chuyến thăm vào thi đim thế gii phi đi mt vi s la chn gia chế đ chuyên chế và nn dân ch. Khi Nga tiến hành cuc chiến bt hp pháp đã được tính toán trước chng li đt nước Ukraine, giết chết hàng nghìn người vô ti thm chí c tr em thì điu cn thiết là M và các đng minh ca chúng tôi phi nói rõ rng chúng tôi không bao gi nhượng b nhng k chuyên quyn".

Bà Pelosi nói tiếp : "Khi tôi dn đu mt phái đoàn quc hi ti Kyiv vào tháng Tư chuyến thăm cp cao nht ca Hoa K ti quc gia b bao vây tôi đã chuyn li ti Tng thng Volodymyr Zelensky rng chúng tôi ngưỡng m s bo v dân ch ca nhân dân ông, vì Ukraine và vì nn dân ch trên toàn thế gii.Bng cách đến Đài Loan, chúng tôi tôn trng cam kết ca mình đi vi nn dân ch : tái khng đnh rng các quyn t do ca Đài Loan và tt c các nn dân ch phi được tôn trng".

Thy rõ "bng đim" ca mi bên

Trên đây là đon kết thúc bài phát biu ca bà Ch tch H Vin Hoa K Nancy Pelosi trước các nhà lp pháp Đài Loan vào sáng 3/8/2022. Không ch đon kết thúc, mà sut c bài phát biu, bà Ch tch hu như không nhc gì đến Trung Quc. Bà Pelosi cho biết bà mun tăng cường trao đi hot đng quc hi gia M và Đài Loan. Bà Pelosi ca ngi Đài Loan là "mt trong nhng xã hi t do nht trên thế gii". Bà cho biết mt d lut v chip máy tính ca M - qua đó M s đu tư ln vào sn xut cht bán dn trong nước và nghiên cu khoa hc - là cơ hi tt đ hp tác nhiu hơn vi Đài Loan. Bà cũng đã gp g mt s nhân vt xã hi dân s và doanh nghip. Theo các hãng truyn thông, bà Pelosi gp g các nhà hot đng dân ch và nhân quyn ni tiếng ti Công viên Nhân quyn ca Đài Bc.Bà cũng có cuc gp vi Mark Liu, Ch tch tp đoàn sn xut cht bán dn ln nht Đài Loan TSMC.

Qua chuyến thăm, bà Pelosi đã ghi ngay kết qu 1 0 đi vi Bc Kinh. Bà đã nhn được mt "credit" khá cao. Tinh thn chng Trung Quc ca bà đt đến nh đim" qua chuyến thăm ln này. Mc cho Trung Quc c mười mt phút, ra mt tuyên b đe da đi vi cuc hành trình ca bà. Hơn 320 ngàn người "chen chúc nhau" trên website theo dõi các chuyến bay vào thi đim chuyên cơ ca bà Pelosi phi đi đường vòng, qua bin Thái Bình Dương ri mi qut v hướng Đài Loan (b đường bay truyn thng qua Bin Đông). Trung Quc tp trn xung quanh đo, hàng chc máy bay tiêm kích bay gn vi đường giáp ranh khu ADIZ. Mc, quân đi hai nước vn gi liên lc liên tc trong 24 gi qua, dường như c hai bên đu không mun xy ra bt c s c nào. Ch tch Tp Cn Bình cho thy ông hoàn toàn kim soát được tình hình Trung Quc.Ch tch Tp tng nói thng vi Tng thng Biden qua đin thoi, không nên "đùa vi la" khi nhc ti vn đ Đài Loan. Tuy nhiên, sut thi gian bà Pelosi Đài Loan, ông Tp hoàn toàn "im hơi lng tiếng".

Truyn thông cp nht liên tc

Khá nhiu cơ quan truyn thông ti Vit Nam theo dõi đưa tin và cp nht liên tc chuyến thăm Đài Loan ca bà Nancy Pelosi. Tuy nhiên, báo Nhân Dân dường như không có bài nào trên trang nht. Còn kênh VTV trong bn tin ti 3/8 cũng b qua tin nóng c thế gii quan tâm này. Các cơ quan truyn thông ca Đng/Nhà nước "tôn trng" Trung Quc đến mc coi như không có chuyến thăm ca bà Pelosi đến Đài Loan. Tuy nhiên, các t báo khác thì đăng khá nhiu và liên tc cp nht. "Bà Pelosi ri Đài Loan, kết thúc chuyến thăm lch s", báo Thanh Niên git tít. "Tình hình Đài Loan : Vit Nam mong mun các bên liên quan kim chế", VietnamNet nói tránh đi, ch nói tình hình mà không nhc đến chuyến thăm trên tít báo. "Dư lun trái chiu M v chuyến thăm Đài Loan ca bà Pelosi", Tui Tr làm như nước M b chia r. "Người Đài Loan tranh cãi v chuyến thăm ca bà Pelosi", VnExpress làm như dân Đài Loan cũng b chia r nt. "Chuyến bay ch bà Pelosi ti Đài Loan lp k lc", Zingnews git tít trung tính.

Theo BBC, Ch tch H Vin M Nancy Pelosi trước khi ri Đài Loan, kết thúc chuyến thăm kéo dài 24 gi, đã có cuc hp báo chung vi Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn. Bà Nancy Pelosi cho biết : "Mc đích ca chuyến đi là đ thế gii thy thành công ca người dân Đài Loan. S dũng cm thay đi quc gia ca mình tr nên dân ch hơn. Chúng tôi không mun bt k điu gì xy đến vi Đài Loan bng vũ lc. Vì vy sc mnh, mt trong nhng ngun sc mnh là nn dân ch". Đáp li, bà Thái Anh Văn phát biu : "S hin din ca Ch tch H vin Pelosi ti Đài Loangiúp tăng s t tin ca công chúng, v sc mnh ca nn dân ch như nn tng trong mi quan h hp tác vi Hoa Kỳ".

Vit Nam d hp CHOD 2022

Quan h M - Trung căng thng trước chuyến thăm Đài Loan ca bà Pelosi là lý do ch yếu buc Vit Nam phi hy mt s hot đng song phương trong quan h vi Hoa K như chuyến thăm Vit Nam ca Ngoi trưởng Antony Blinken hay vic ghé thăm Cng Đà Nng ca hàng không mu hm M. Tuy nhiên, Trung tướng Phùng Sĩ Tn, Phó tng Tham mưu trưởng Quân đi nhân dân Vit Nam vn tham d Hi ngh Tư lnh Lc lượng Quc phòng n Đ Dương - Thái Bình Dương năm 2022 (Co-hosted Australian Defence Force and U.S. Indo-Pacific Command of Defense - CHOD 2022) ti Sydney, Australia t ngày 25 đến 27/7, theo li mi ca Đô đc John C. Aquilino, Tư lnh B tư lnh n Đ Dương - Thái Bình Dương Hoa K.

Tham d CHOD 2022 gm lãnh đo quân đi các nước : Nht Bn, Hàn Quc, Mông C, mt s nước ASEAN, Đông Timor, Bangladesh, Maldives, Nepal, Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Tonga, Fiji, Anh, M, Canada, Chile, Colombia, Pháp và Peru. Đi tướng Mark Milley, Ch tch Hi đng Tham mưu trưởng Liên quân M, cho biết cuc hp ca các nhà lãnh đo quân s ti Sydney tp trung vào"toàn b tình hình vi s tri dy ca Trung Quc trong mt khu vc Thái Bình Dương t do và rng m " (FOIP).

Tướng Milley cho rng, vic Trung Quc ngăn cn máy bay ca đng minh và đi tác trong không phn quc tế khu vc Thái Bình Dương đã tăng lên "gp nhiu ln" trong 5 năm qua. Ông gi hành vi ca Bc Kinh là i đu hơn nhiu" so vi 5-15 năm trước. Hot đng ca Trung Quc "dường như ng ý rng h mun bt nt hoc thng tr, trái ngược vi vic có mt khu vc Thái Bình Dương t do và rng m". M cáo buc Trung Quc gia tăng "khiêu khích" chng li các bên tranh chp Bin Đông và cho rng "hành vi gây hn và vô trách nhim" ca Bc Kinh có th dn đến kh năng xy ra mt s c hoc tai nn ln. Phát biu ti hi tho Bin Đông thường niên do Trung tâm Nghiên cu chiến lược quc tế (CSIS) t chc th đô Washington hôm 26/7, bà Jung Pak, Phó tr lý Ngoi trưởng ph trách Đông Á ti B Ngoi giao M cho rng có "xu hướng rõ ràng và gia tăng trong các hành đng khiêu khích ca Trung Quc chng li các bên tranh chp Bin Đông và các quc gia khác hot đng hp pháp trong khu vc" .

Tham gia trc tuyến v IPEF

Hôm 2/8, Hoa Kỳ đã t chc mt cuc hp trc tuyến vi các quan chc đi din cho 14 quc gia đã tham gia "Khuôn kh Kinh tế n Đ Dương - Thái Bình Dương" (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity - IPEF). Cuộc họp cấp bộ trưởng do Đi din Thương mi Hoa K Katherine Tai và B trưởng Thương mi Gina Raimondo ch trì, văn phòng ca h thông báo trong mt tuyên b hôm Ch nht. Tng thng Joe Biden, người đã khi đng IPEF vào tháng 5 trong chuyến công du đến Tokyo, mun s dng nó như mt cách đ nâng cao các tiêu chun v môi trường, lao đng và các tiêu chun khác trên toàn Châu Á. Washington đã thiếu mt tr ct kinh tế trong s hp tác khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương k t khi cu Tng thng Donald Trump t b Hip đnh TPP đa quc gia, đ li lĩnh vc này cho Trung Quc m rng nh hưởng. Ngoài Hoa Kỳ, các thành viên IPEF bao gm : Úc, Brunei, Fiji, n Đ, Indonesia, Nht Bn, Hàn Quc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Vit Nam.Các ch đ tho lun ti cuc hp trc tuyến bao gm : thương mi, chui cung ng, năng lượng sch, cơ s h tng, thuế quan và chng tham nhũng, tuyên b ca Văn phòng đi din Thương mi cho biết.

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 03/08/2022

Published in Diễn đàn

Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung Quốc !

Con ma nhà h Ha

My ba nay, dư lun Vit Nam li"dy sóng" v tuyến đường st ni đô Cát Linh - Hà Đông.

hoimon1

Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, vay vốn từ Trung Quốc và do Trung Quốc thực hiện hơn 10 năm không thể đi vào hoạt động Photo : RFA

D án có tổng mức đầu tư ban đu 8.770 tỉ đng (552,86 triu USD) ; tổng mức đầu tư điu chnh là 18.002 tỉ đng (868,04 triu USD), trong đó vn vay ODA ca Trung Quc 13.867 tỉ đng (669,62 triu USD) và vn đi ng 4.134 tỉ đng (198,43 triu USD). Tng thu EPC là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tp đoàn Cc 6 Đường st Trung Quc và tư vn giám sát thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn Giám sát xây dng Vin Nghiên cu thiết kế công trình đường st Bc Kinh.

D án khi công t ngày 10/10/2011, d kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, vì nhiu lý do, t đó đến nay, d án đã ít nht 10 ln l hn, đi vn gn 10.000 t đng. Ln l hn gn đây nht, B Giao thông vận tải"ha" đưa vào khai thác vào ngày 1/5/2021. Nhưng cho ti nay, tuyến đường st này vn n binh bt đng".

Li ti ai ?

B Giao thông vận tải cho rng nguyên nhân chính khiến d án tr tiến đ, đi vn là do cht lượng công tác lp, thm đnh d án đu tư. C th là khâu tư vn lp d án, tính toán tng mc đu tư chưa xác thc vi tình hình thc tế, phi điu chnh nhiu ni dung thiếu sót và chưa phù hp trong thiết kế cơ bn ban đu. Quá trình chun b đu tư, trin khai d án dài, b nh hưởng bi nhng thay đi v th chế, biến đng v giá nguyên nhiên vt liu, chính sách tin lương và t giá ngoi t... làm nh hưởng không nh đến tng mc đu tư d án.

Đ xy ra vic này, trách nhim chính thuc phía Tng thu Trung Quc. V trách nhim liên quan, B Giao thông vận tải, Ban Qun lý d án đường st chu trách nhim trong công tác qun lý điu hành d án (1).

Thế nhưng, báo chí li cho biết, tng thu Trung Quc t chi thc hin kết lun ca kim toán."Tng thu EPC Trung Quc được ch đnh trong hip đnh vay vn làm đường st Cát Linh - Hà Đông cho rng mình không có nghĩa v phi thc hin các kết lun ca Kim toán Nhà nước, thiếu hp tác và t chi thc hin kết lun kim toán, nht là các ni dung liên quan đến chi phí b sung, phát sinh, hoàn thin h sơ, th tc theo yêu cu ca cơ quan kim toán" (2).

Nhiu người Vit Nam thc s bt bình khi thy d án Cát Linh - Hà Đông này là tin t ngân sách nhà nước, tc là t tin thuế ca người dân, bên Trung Quc ch là được thuê đ xây dng mà sao h li"không ngán" chính quyn Vit Nam như thế ?

Thông thường, nhng hp đng xây dng như vy, bên tng thu phi có nghĩa v tuân th các quy đnh trong hp đng đã ký kết vi ch đu tư. Tuy nhiên, trong trường hp này, hp đng chc chn là "có vn đ". Hp đng xây dng d án Cát Linh - Hà Đông này là hp đng dng EPC. EPC (viết tt ca Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là thiết kế, mua sm và xây dng - mt kiu hp đng xây dng mà nhà thu thc hin toàn b các công vic t thiết kế k thut, cung ng vt tư, thiết b cho ti thi công xây dng công trình, hng mc và chy th nghim bàn giao cho ch đu tư. Theo đó, hp đng EPC ca d án Cát Linh - Hà Đông là hp đng trn gói, mt ch th thc hin tt c các công đon t thiết kế đến cung cp thiết b công ngh, thi công xâ y dng công trình, và chính quyn ch cn giám sát ch th đó.

Cái li ca hp đng EPC là khi nhà đu tư cho vay vn, h s làm tt c mi th ri chuyn giao cho phía Vit Nam, Vit Nam không phi lo gì ngoài vic vay vn, thế nhưng mt trái ca hp đng EPC là giá thành s rt cao. Và vn đ na là Vit Nam vay vn t Trung Quc đ thc hin d án này, nên theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Đình Thám, nguyên Trưởng B môn công ngh qun lý và xây dng, Đi hc Xây dng Hà Ni, thì "Vn đ ch chúng ta không ch đng được. Chúng ta vay vn trên giy và khó được quyết đnh mi th" (3).

Nhng"khon n giu mt" ca ch n Trung Quc

T hi tháng 3 năm nay, mt báo cáo do bn trung tâm nghiên cu gm ba cơ s ti M là AidData - mt cơ quan nghiên cu ca Đi hc William&Mary, Vin Kinh tế Quc tế Peterson, Trung tâm Phát trin Toàn cu và Vin Kinh tế Thế gii Kiel ti Đc, sau khi tìm hiu v các khon cho vay ca Trung Quc, đã ch rõ các điu kin"không my chính đáng" mà Trung Quc áp dng(4). Trước hết là các điu kin bo mt kht khe hơn rt nhiu so vi yêu cu thường thy ca các quc gia ch n khác, hoc các ngân hàng phát trin. Bc Kinh không ch buc con n phi gi bí mt các điu kin vay, mà còn cm tiết l c s tin vay. Chính điu này là mnh đt màu m cho tham nhũng, và Trung Quc có th trc li t đây.

Mi đây, AidData cũng đưa ra mt báo cáo mi v các khon cho vay t chính ph Trung Quc trong Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) (5), trong báo cáo này cũng nêu bt nhng"khon n giu mt" đi vi nhng nước thuc dng thu nhp thp và trung bình nên phi đi vay t Trung Quc.

Brad Parks, Giám đc điu hành ca AidData và mt trong nhng đng tác gi ca báo cáo cho biết :"Nhng khon n chưa được báo cáo này tr giá khong 385 t đô la và vn đ n tim n đang tr nên ti t hơn theo thi gian". Parks gii thích rng"thách thc đi vi vic qun lý các khon n tim n này không nm vic các chính ph biết rng h s cn phi tr các khon n không được tiết l cho Trung Quc vi các giá tr tin t đã biết mà là vic các chính ph không biết giá tr tin t ca các khon n đi vi Trung Quc mà h có th có kh năng đ tr hoc không trong tương lai".

Vì sao li có d án này ?

Báo Tui tr mi đây cho biết"Cách đây 11 năm, khi lp d án đu tư tuyến đường st Cát Linh - Hà Đông, B Giao thông vận tải đã biết d án không hiu qu kinh tế nhưng các bên liên quan vn ngó lơ đ dn ti tuyến đường st đô th nghìn t d dang, ngn ngang như hin nay". (6)

Báo Tui tr cũng đã lit kê ra các s liu ến hết tháng 6-2018, s vn rót vào đường st đô th Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo ca ch đu tư khong 11.337 t đng, nhưng kết qu kim toán ch ghi nhn khong 8.679 t đng đã đu tư vào d án". Vy còn 2 658 t đng đi đâu mt ?

hoimon2

K sư Trung Quc đang giám sát vic chy th tàu đường st Cát Linh Hà Đông Hà Ni hôm 20/9/2018. AFP.

Đến đây thì chúng ta đã hiu vì sao B Giao thông vận tải dưới s lãnh đo ca Chính ph Vit Nam li st sng làm tuyến đường này, dù chưa biết khi nào mi chy, nhưng đã phi tr c vn ln lãi cho Trung Quc ri.

Cũng đâu ch mt d án đường st Cát Linh - Hà Đông này thôi đâu. Trước đó na, t nhng năm 2000, Tng bí thư và Th tướng lúc đó là ông Nông Đc Mnh và ông Nguyn Tn Dũng đã có quyết đnh giao cho Trung Quc khai thác qung bô xít Tây Nguyên, bt chp s khuyên can ca các nhà khoa hc và Đi tướng Võ Nguyên Giáp. Tt c cũng ch đu t "li ích cá nhân hay li ích nhóm" mà ra.

Facebooker Nguyn Ngc Chu đã phi tht lên :"Hin nay, toàn dân đang lo lng v đường b cao tc Bc Nam. Có phi nhiu cung đon cũng đã được ha hn trước dành cho Trung Quốc ? Ri tiếp đến na là đường st tc đ cao Bc Nam ? Đường st Hà Khu Lao cai Hà Ni Hi Phòng ? Còn bao nhiêu điu đã ký kết vi Trung Quốc mà người dân không biết ? Đt Nước này không phi là ca hi môn ca ai đó mà đem biếu tng cho Trung Quốc".

Nguyễn Bá Ngọc

Nguồn : RFA, 19/10/2021

Published in Diễn đàn

Việt Nam nên tiếp tục hoạt động tự do hàng hải, thách thức những tuyên bố của Trung Quốc

Thanh Trúc, RFA, 04/09/2021

Phản ứng của các nước

Ngay khi Trung Quốc tuyên bố chính thực thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải ở Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9, Bộ Quốc Phòng Mỹ trong cùng ngày đã lên tiếng chỉ coi đây hành động đe doạ tự do hàng hải, cản trở tự do thương mại và quyền, lợi ích của các nước ở Biển Đông cũng như các quốc gia ven biển khác.

bd1

Tàu hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng nước vào tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông - Ảnh minh họa Reuters

AsiaNews ngày 2/9 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Mỹ rằng Hoa Kỳ tái khẳng định những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên biển, bao gồm cả Biển Đông, là mối nguy hiểm và sự đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do hàng hải, hàng không và thương mại của những quốc gia trong khu vực.

Trong thông báo của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, Bắc Kinh bắt buộc các tàu nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" của Trung Quốc phải khai báo thông tin cho Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc. Cụ thể, các tàu ngầm, tàu nguyên tử , tàu chuyên chở vật liệu phóng xạ, tàu vận chuyển dầu, hóa chất và những chất độc hại khác… khi đi qua lãnh hải Trung Quốc phải khai báo tên, số hiệu, vị trí và giờ giấc đến những nơi sẽ cập cảng.

Qui định mới của Trung Quốc bị cho là đi ngược lại nguyên tắc Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982, cho phép tàu nước ngoài quyền được gọi là "đi qua vô hại" trong vùng lãnh hải nước khác.

Các chuyên gia CSIS - Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho rằng việc cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc đề ra qui định mới chẳng qua chỉ thể hiện quyền lực và thách thức của Bắc Kinh đối với những quyết định quốc tế mà họ không bao giờ muốn chấp nhận.

Ngày 1/9, bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Úc Australia Financial Review, tựa đề "Australia rejects Beijing’s bid to tighten grip on South China Sea", tạm dịch là Úc bác bỏ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thắt chặt kiểm soát Biển Đông, Bộ Quốc phòng Úc nhấn mạnh bất kỳ quy định hàng hải tương tự nào cũng đều phải tuân thủ các yêu cầu của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hải quân Úc sẽ bất chấp sắc lệnh mới của Trung Quốc về việc tàu nước ngoài đi vào "lãnh hải của Trung Quốc" sẽ phải tuyên bố hiện diện, đồng thời khẳng định các tàu chiến của Úc sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

Tại Việt Nam, trong cuộc họp báo diễn ra ngày 1/9, khi được các phóng viên đặt câu hỏi về động thái của Trung Quốc, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, vẫn với câu phát biểu thường nghe khi nêu quan điểm về Biển Đông, cho rằng "Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển"

Bà Lê Thị Thu Hằng tiếp tục khẳng định rằng, Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS.

Qui định mới - Chiến lược cũ

RFA đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Trần Thị Bích, Chương trình Đông Nam Á của CSIS Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ ở Washington DC. Bà Trần Thị Bích nói bản thân quy định này là mới, nhưng chiến lược của Trung Quốc thì không mới:

"Trong những năm qua, Bắc Kinh đã củng cố tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông một cách có hệ thống. Trong đó bao gồm việc đưa ra Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, công khai đường chín đoạn năm 2009, và thành lập thành phố Tam Sa như một thành phố cấp tỉnh để quản lý Biển Đông năm 2012. Ngoài ra, bằng một cách có hệ thống, Trung Quốc đã quấy rối và cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam và các nước khác trung khu vực. Quy định mới này là một phần trong chiến lược xuyên suốt của Trung Quốc". 

Về phản ứng chính thức của Việt Nam, qua lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, thường bị cộng đồng mạng trong nước cho là máy móc, yếu ớt và chiếu lệ, nhà nghiên cứu Trần Thị Bích trả lời:

"Từ xưa đến nay, không chỉ khi bày tỏ mối lo về những hành động của Trung Quốc mà cả khi ủng hộ những tuyên bố có lợi cho mình trong Biển Đông, Việt Nam luôn tránh chỉ đích danh bất cứ quốc gia nào trong các tuyên bố của mình. Phát ngôn của Bộ ngoại giao lần này về luật mới của Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ". 

Trung Quốc lại dùng chiến thuật "mơ hồ"

Trước đó, truyền thông trong nước đã trích dẫn lời nhà nghiên cứu Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới, chỉ trích Trung Quốc đưa ra những định nghĩa mơ hồ trong văn bản mới, rằng Bắc Kinh đang tìm cách hợp thức hóa vùng lãnh hải 12 hải lý, thậm chí vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, các bãi ngầm trong vùng Biển Đông mà họ đã đánh chiếm. Ông khẳng định những nơi bị Trung Quốc đánh chiếm vốn nằm trong vùng đặc quyền và thềm lục địa của các quốc gia ven Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Đông Nam Á Trần Thị Bích lý giải từ ‘mơ hồ’ bằng cái nhìn khác : 

"Khá là đúng, ví dụ trong việc công bố đường chín đoạn, từ trước tới nay, Trung Quốc không hề nói rõ đường chín đoạn đó thì tọa độ những điểm đó nằm ở đâu.

Thế thì cũng giống như khi mà Trung Quốc đưa ra những luật lệ mới, thì cũng không hề nói rõ hành vi nào là vi phạm những qui định đó và Trung Quốc cụ thể sẽ làm những gì để mà đối phó với những hành vi vi phạm. Điều này khiến những nước xung quanh bối rối, không thể nào so sánh những qui định đó của Trung Quốc với luật pháp quốc tế để mà có thể lý luận rõ hơn với Trung Quốc được".

bd2

Đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông. AFP

Được hỏi ngoài những phản ứng bằng lời hay bằng văn bản như thường lệ, Việt Nam có thể làm gì hơn trong tình huống này, nhà nghiên cứu Trần Thí Bích cho rằng : 

"Việc Trung Quốc đưa ra luật mới đặt Việt Nam vào tình trạng rất khó xử. Nếu tuân theo những qui định mới của Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc Việt Nam công nhận những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mặt khác, nếu không tuân thủ, ngư dân và tàu bè Việt Nam đi vào những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thì rất có thể bị quấy rối, thậm chí bị bắt giữ. Tôi nghĩ chỉ có thể dùng Luật Quốc Tế để đối phó với Trung Quốc thôi.

Là một nước nhỏ, Việt Nam sẽ khó có thể đối phó với Trung Quốc một cách hiệu quả. Cách tốt nhất bây giờ là để các nước lớn lên tiếng chỉ trích các quyết định đơn phương và không tuân thủ Luật Quốc Tế của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức những tuyến bố của Trung Quốc".

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 04/09/2021

***********************

Việt Nam phản ứng trước tin Trung Quốc bắt tàu nước ngoài khai báo ở Biển Đông

RFA, 02/09/2021

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 1/9 khẳng định Việt Nam có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kêu gọi các nước tuân thủ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

bd3

Tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 15/7/2014 - Reuters

Bà Hằng đưa ra phát biểu này trước câu hỏi của phóng viên xin bình luận về việc Trung Quốc chính thức thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải ở Biển Đông. 

Hôm 27/8, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc ra thông báo cho biết bắt đầu từ ngày 1/9, Bắc Kinh sẽ bắt các tàu nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" của Trung Quốc phải khai báo thông tin cho Cơ quan An toàn Hàng hải của Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc đang đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn, lấn sâu vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới rằng "Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS".

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/9 cũng lên tiếng chỉ trích Luật An toàn Hàng hải mới của Trung Quốc, coi đây là hành động đe doạ tự do hàng hải.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Mỹ John Supple nói: "Các tuyên bố chủ quyền biển phi pháp, trong đó có ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến các quyền tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và thương mại hợp pháp không bị cản trở, quyền và lợi ích của các nước ở Biển Đông cũng như các quốc gia ven biển khác".

Published in Diễn đàn

Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa. Ích Tắc là hoàng tử nhà Trần có tham vọng làm vua (1). Khi nhà Nguyên xâm lược nước ta năm 1285, ông đã dẫn gia quyến xin hàng và được cải phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, quân đội nhà Nguyên liên tiếp thất bại khiến Trần Ích Tắc tan vỡ kế hoạch và phải sống lưu vong ở Đại Nguyên. 

nole1

Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa.

Khí phách Trần Quốc Toản thì vang vọng trong dân gian (2). Năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, họp vương hầu và trăm quan cùng bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ : "Phá cường địch, báo hoàng ân". Khi đối trận với giặc, Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ và rồi chết ở trận Vân Đồn năm 1285. 

Lịch sử đất nước ta phần lớn là chuyện chống xâm lăng và chống ảnh hưởng từ Trung Hoa. Thời nào cũng có mâu thuẫn giữa bọn bán nước và những người yêu nước. Những người yêu nước thường là toàn dân với đại đa số dân gian mang trên vai khí phách Trần Quốc Toản. Bọn bán nước được biết đến với nhiều tên, như giặc nội gián, gián điệp, bọn khuynh loát và buôn bán ảnh hương Tàu, và nhiều tên khác nữa. Bọn bán nước trung thành với Tập Bá Bá, Mao Bá Bá hay các bạo chúa khác. 

Bạo chúa phương Bắc – Tập Cận Bình

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tập Cận Bình đã giám sát sự thay đổi rõ rệt đối với chủ nghĩa độc đoán ở trong nước và tăng cường sự bắt nạt ở nước ngoài (3). Tập Cận Bình đã thiết lập kiểu thống trị cá nhân, gần như sùng bái đối với Đảng cộng sản Trung Quốc chưa từng thấy kể từ thời Mao Trạch Đông. Y cai trị bằng sự sợ hãi, xảo quyệt chính trị và bạo lực.

Mục tiêu cuối cùng của Tập Cận Bình là giấc mơ Trung Hoa – sự tái lập vị thế của đất nước Trung Hoa vĩ đại (4). Các bạo chúa khác trong lịch sử Trung Quốc cũng chia sẻ mục tiêu này. Chiến lược mà Tập Cận Bình đã và đang theo đuổi là : 1) tập trung mạnh mẽ quyền lực dưới lãnh đạo của cá nhân ; 2) sự thâm nhập mạnh mẽ của đảng vào nhà nước vào xã hội ; 3) tạo ra bức tường ảo để kiểm soát chặt chẽ các luồng ý tưởng, văn hóa và vốn đầu tư vào và ra khỏi Trung Quốc ; và 4) tuyên cáo đáng kể về quyền lực của Trung Quốc với các nước khác. Chiến lược của Tập Cận Bình thể hiện sự khẳng định lại địa vị của đảng trong đời sống chính trị và kinh tế ở trong nước, cũng như vai trò mở rộng và tham vọng hơn của Trung Quốc ở nước ngoài. Từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc và Việt Nam, Tập Cận Bình dấy động một chính sách nghiệt ngã về sự đe dọa, trừng phạt và gây hấn với các nước ở Châu Á và Thái Bình Dương. 

Mưu đồ về Trung Hoa vĩ đại

Vấn đề ngoại giao của Trung Quốc là từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nhưng một cơ quan chủ chốt khác chủ trì vụ việc đối ngoại của Trung Quốc thì thường ít được nhắc đến (5). Một trong những cơ quan chủ chốt được giao nhiệm vụ quản lý mối quan hệ giữa đảng với đảng là Vụ Quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Vụ Quốc tế điều hành một chương trình thăm viếng lớn nhằm thúc đẩy các cuộc gặp gỡ với các quan chức của hơn 400 đảng phái tại 160 quốc gia trên toàn thế giới. Vụ Quốc tế thường xuyên gặp gỡ các đối tác nước ngoài và hỗ trợ các chương trình đào tạo và tổ chức trao đổi.

Khoảng 10 thực thể trên thế giới nổi bật trong tương tác chặt chẽ với Vụ Quốc tế (Bảng 1). Việc Vụ Quốc tế lựa chọn các đối tác quốc tế quan trọng thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc hợp tác với các bên tương đồng về hệ tư tưởng hoặc có ảnh hưởng ở các nước mà Trung Quốc có lợi ích chính sách đối ngoại chiến lược (6). Trong mười đối tác hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc, Vụ Quốc tế liên lạc đối tác nhiều nhất với Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực thi chính sách mà Đảng cộng sản Trung Quốc cần áp đặt lên Việt Nam. 

nole2

Trong các vụ việc lớn ở Việt Nam, có thể là Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam quản lý, nhà nước Việt Nam thực thi, dân Việt Nam bị đô hộ và bóc lột. Đảng cộng sản Trung Quốc dùng phương pháp tiếp cận đa chiều để thu phục tầng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó đã tích hợp tín hiệu cưỡng chế, đòn bẩy kinh tế và trao đổi rộng rãi giữa hai đảng ở các cấp lãnh đạo (7). Chính sách chiến lược của Đảng cộng sản Trung Quốc là đô hộ Việt Nam về mọi mặt chính trị, kinh tế và văn hóa (tuy trên hình thức vẫn giữa tên nước là Việt Nam). Chính sách của Trung Quốc là dần dần biến Việt Nam là một "đô hộ phủ" với một đảng bảo hộ nhận chỉ thị từ trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho mọi vụ việc trong một lãnh địa mà Đảng cộng sản Trung Quốc có quyền sở hữu – một cái "phủ" Việt Nam, tương tự như các tỉnh mà Đảng cộng sản Trung Quốc sở hữu, như Tây Tạng và Tân Cương. Đảng cộng sản Trung Quốc muốn biến Đảng cộng sản Việt Nam thành cơ quan hành chính cao nhất ở Việt Nam và chịu trách nhiệm trực tiếp trước "triều đình" trung ương – Đảng cộng sản Trung Quốc. 

Theo tư tưởng Tập Bá Bá (7), Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ đạo Đảng cộng sản Việt Nam triển khai âm mưu bảo hộ của Trung Quốc lên Việt Nam bao gồm các "cải cách" sau đây :

1. KHÔNG cho phép các ứng cử viên ngoài Đảng cộng sản Việt Nam ứng cử vào Quốc hội ;

2. KHÔNG để Quốc hội tích lũy quyền lực chính trị thực sự để thách thức các quyết định của đảng và nhà nước ;

3. KHÔNG phân cấp quyền lực giữa bốn chức vụ cao cấp là chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch quốc hội ;

4. KHÔNG để công việc điều hành của nhà nước thoát khỏi sự kềm chế của Đảng cộng sản Việt Nam ;

5. KHÔNG khoan dung tương đối (so với Trung Quốc) về sự hình thành và hoạt động của xã hội dân sự.

Tư duy nô lệ của Đảng cộng sản Việt Nam

Dưới chính sách bảo hộ của Đảng cộng sản Trung Quốc, đầu những năm 1950, Hồ Chí Minh đề nghị Mao Trạch Đông giúp đỡ để đào tạo cán bộ (8). Từ đó, Khu học xá Trung ương được thành lập năm 1951 ở thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, còn được gọi là Trường Dục Tài. Năm 1954, trường chuyển về trường Đại học Quảng Tây và đên năm 1957 thì chuyển về Việt Nam. Theo báo lề phải, Việt Nam trực tiếp quản lý và đào tạo, Trung Quốc giúp đỡ về cố vấn và công tác hậu cần (8). Theo báo lề trái, Trung Quốc cung cấp một lượng lớn giảng viên để giảng dạy cho các học sinh Việt Nam (9).

Trường Dục Tài đã đào tạo khoảng hơn 7.000 cán bộ, giáo viên và học sinh, trong đó nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo, như nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan ; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan ; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Thủ tướng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng nhiều người khác (10). Năm 2005, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm trường Dục Tài, các báo lề phải hãnh diện về việc ông Dũng là một trong những học sinh Dục Tài (10). Năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm trường Dục Tài mà theo ông là một bằng chứng lịch sử cho mối quan hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" giữa Trung Quốc và Việt Nam (8).

Đảng cộng sản Việt Nam dâng đất cho Tập Bá Bá

Trong những lúc có đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, các nguồn tin từ "thâm cung" của đô hộ phủ có dịp lan truyền trên báo lề trái (11). Về lãnh thổ, hầu hết những khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm cứ dưới vỏ bọc các dự án kinh doanh. Dọc biển thì từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong Hải Hà tại Móng Cá), Hải Phòng (Nhiệt điện Thủy Nguyên), Hà Tĩnh (khu công nghiệp Formosa gồm cảng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt), Thừa Thiên – Huế (Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân), Đà Nẵng (các khu doanh nghiệp Trung Quốc ven biển), Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội), Bình Thuận (Nhiệt điện Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải), và Tây Nguyên (Nhà máy khai thác bauxite tại Nhân Cơ). 

Thêm vào đó, dự án đặc khu kinh tế là ý kiến định hướng của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam với sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc về việc thành lập các đặc khu hành chính – kinh tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) để tạo điều kiện chính danh cho thuê đất dài hạn trong 99 năm (12). Trước phản đối của xã hội dân sự, Đảng cộng sản Việt Nam lùi lại việc thúc đẩy quốc hội để phê chuẩn luật đặc khu. Tuy vậy, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không hoàn toàn tháo lui. Ngày 14/11/2019, Việt Nam ban hành nghị quyết về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn với thời gian thí điểm là 3 năm.

Tư duy nô lệ không hẳn là quán triệt hoàn toàn trong Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể là việc quản lý vấn đề bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở Biển Đông chỉ là một phần trong các chiến thuật của Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng đảo trên diện rộng và sử dụng các lực lượng dân quân hàng hải để khẳng định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc (13). Phản ứng chính thức tương đối nhẹ nhàng của Đảng cộng sản Việt Nam đối với phán quyết năm 2016 về vụ kiện trọng tài Biển Đông tại Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, nơi bác bỏ các yêu sách rộng lớn của Trung Quốc về các quyền lịch sử đối với hầu hết Biển Đông, một phần có thể là do mối quan hệ được xây dựng thông qua các sàn giao dịch giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam (Gitter). Đặc biệt Đảng cộng sản Việt Nam đã không hề có lá đơn nào khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong khi Trung Quốc không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam.

Nô lệ kinh tế và tư duy đầy tớ của Đảng cộng sản Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam tự trói buộc hai tay đằng sau lưng để Việt Nam phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc, cho phép Trung Quốc thực hiện quyền kiểm soát đáng kể đối với hành vi kinh tế của Việt Nam. Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc hầu như toàn bộ. Năm 2020 (14), Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với tổng giá trị xuất nhập khẩu là 106,7 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (đứng thứ hai là Hàn Quốc với 65,7 tỷ USD (chiếm 13,7%) ; đứng thứ ba là Hoa Kỳ với 60,3 tỷ USD (chiếm 12,6%). (Econ). Đại đa phần các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia như công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất đều nằm trong tay các nhà thầu Trung Quốc. Việc đồng tiền Trung Quốc Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu của tình trạng phụ thuộc này. Sự phụ thuộc này đã khiến Việt Nam khó thách thức Trung Quốc khi chủ quyền của Việt Nam bị đe dọa. 

Đảng cộng sản Việt Nam và lối sống tạm bợ trên thảm họa môi trường 

Về mặt môi trường, Việt Nam bị hủy hoại nghiêm trọng vì các dự án của Trung Quốc sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm, đã bị đào thải ở ngay Trung Quốc (15). Thảm họa môi trường biển do việc xả thải của Formosa đứng đầu danh sách và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngư dân (BBC). Việc xây đập, đào giếng khơi và canh tác chuyên sâu đang làm hủy hoại vùng đồng bằng sông Mekong. Khói bụi làm ô nhiễm bầu trời Hà Nội. Các nguồn nước thải công nghiệp chảy xuống sông hồ hay một số làng mạc có tỷ lệ ung thư cao bất thường, mà nguyên nhân có thể là do nguồn nước bị ô nhiễm. Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề môi trường khác mà Việt Nam không đương đầu có hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng 1/5 địa bàn thành phố Sài gòn có thể sẽ bị chìm xuống nước vào cuối thế kỷ này. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và ngập lụt có thể sẽ đánh vào các khu dân cư ven biển. Đảng cộng sản Việt Nam hoàn toàn thất bại trong việc đương đầu với biến đổi khí hậu bởi vì lãnh đạo lo phục vụ Đảng cộng sản Trung Quốc hơn là lo cho tương lai Việt Nam.

Văn hóa – xã hội trên đô hộ phủ Việt Nam 

Văn hóa xã hội dưới sự tha hóa của Đảng cộng sản Việt Nam bên dưới là theo miêu tả của cô Hân Phan, 42 tuổi, tốt nghiệp ngành Luật (16). Theo bài "Người Việt Nam hèn hạ", phải chăng chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, Việt Nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường và trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động ? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng "cơm no, áo ấm". Hạnh phúc chỉ thế thôi ! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu ! "Doanh nhân là chiến sĩ thời bình". Cứt ! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó !

Cũng theo cô Hân, tiếng súng không còn nổ ngoài đường (16). Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền Việt Nam trước khả năng dùng "luật im lặng" của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai ? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình ? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân và gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này ? Đừng nói với tôi là "lý tưởng Hồ Chí Minh" hay "lý tưởng cộng sản" nhé !

Đảng cộng sản Việt Nam triển khai tư duy Tập Bá Bá

Tư duy số 1 –KHÔNG cho phép các ứng cử viên ngoài Đảng cộng sản Việt Nam ứng cử vào Quốc hội (Quốc hội) : Đảng bắt anh Lê Trọng Hùng ngày 27/3/2021 mà "…, có vợ mù, hai con thơ, nhà rất nhỏ ở Hà Nội, đồ đạc đơn giản, không lo làm giàu cho vợ con lại đi lo "cho Dân cho Nước", còn ứng cử đại biểu Quốc hội, lo lập Tòa Bảo Hiến !" (17). Đảng bắt chị Nguyễn Thúy Hạnh ngày 7/4/2021. Năm 2016 cô Hạnh tự ra ứng cử Quốc hội là vì thực sự thấy trách nhiệm công dân, muốn là đại diện thực sự của dân, cất tiếng nói của lòng dân. (18) Trước đó vào ngày 10/3, Đảng bắt facebooker Trần Quốc Khánh ngày 10/3/2021 tại Ninh Bình khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV (19).

Tư duy số 2 –KHÔNG phân cấp quyền lực giữa bốn chức vụ cao cấp là chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư đảng và chủ tịch quốc hội : Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Tư duy số 3 –KHÔNG để công việc điều hành của nhà nước thoát khỏi sự kềm chế của Đảng cộng sản Việt Nam : Nguyễn Phú Trọng giữ một số chức vụ khác gồm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021. Đầu tháng 6/2021, giữa đại dịch đang hoành hành, đảng lại lo bổ nhiệm 10 người trong Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính (20).

Tư duy số 4 –KHÔNG khoan dung về sự hình thành và hoạt động của xã hội dân sự : Tháng 1/2016, đảng kết án Blogger Nguyễn Hữu Vinh (5 năm tù) và cộng sư bà Nguyễn Thị Minh Thúy (3 năm tù), chủ trang Ba Sàm với các mục "Bá quyền Trung Quốc", "Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa", sau hơn 20 tháng giam cầm họ (21). Tháng 1/2021, đảng kết án các nhà báo Phạm Chí Dũng (15 năm tù), Nguyễn Tường Thụy (11 năm) và Lê Hữu Minh Tuấn (11 năm), thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chỉ vì họ làm báo (22). Tháng 10/2020, đảng bắt bà Phạm Đoan Trang, người hoạt động xã hội của Nhà Xuất Bản Tự do (23). Giữa năm 2020, đảng đã áp lực để đóng cửa trang mạng của Nghiệp Đoàn Sinh Viên Việt Nam, thành lập tháng 07 năm 2017 (24).

Những việc Đảng cộng sản Việt Nam triển khai tư duy Tập Bá Bá liệt kê ở trên chỉ là tiêu biểu của một thực tế rất phức tạp, cũng tương tự như chỉ đụng đến một điểm đỉnh của một tảng băng ngầm khổng lồ, giới hạn bởi khả năng hạn hẹp của tôi.

Khí phách yêu nước Trần Quốc Toản

Dự án 88 thu thập tin tức liên quan đến vi phạm nhân quyền vào tháng 6/2021 cho thấy có 264 người hoạt động xã hội có nguy cơ bị bắt và 235 người hoạt động xã hội đang bị cầm tù (25), bao gồm những người trẻ dấn thân trong khí phách Trần Quốc Toản. Đảng kết án anh Đặng Hoàng Minh, 28 tuổi ở Hậu Giang bảy năm tù vì viết về sự thật về Hồ Chí Minh (25). Đảng kết án anh Lê Hữu Minh Tuấn 31 tuổi 11 năm tù vì anh nhận thức được bất công trong xã hội từ rất sớm (22). Đảng bắt giữ anh Will Nguyễn Anh Duy, 32 tuổi vì tham gia biểu tình ở Sài gòn khi anh về thăm quê hương (26). Đảng giam chị tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn 36 tuổi 8 năm tù (27). Đảng bắt giữ nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, 31 tuổi, từng là sinh viên đỗ thủ khoa và tốt nghiệp hạng ưu của Học Viện Hành Chính Quốc gia, từ chối lời mời để trở thành đảng viên (28). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cô Hân Phan đã hết sức can đảm vượt qua nỗi sợ hãi để nói thật về vũng lầy hiện tại của đất nước (16). Còn hàng ngàn ngàn người trẻ dấn thân khác mà tôi chưa thể kể hết, bởi theo Bình Ngô Đại Cáo (29) thì

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Góp ý với xã hội dân sự

Xác suất của một biến cố cách mạng màu ở Việt Nam hay Trung Quốc có thể là rất thấp bởi guồng máy thống trị tàn bạo có hệ thống ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng điều nầy không có nghĩa là xã hội dân sự ở Việt Nam hoàn toàn không có hy vọng cho tương lai đất nước. Vì sao ? Vận mệnh đất nước có thể sẽ gắn liền với kết quả của cuộc chạy đua cạnh tranh giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và các liên minh các nước tự do dân chủ. Nếu Đảng cộng sản Trung Quốc thắng cuộc cạnh tranh nầy, đất nước và dân ta có thể sẽ vào ngàn năm Bắc thuộc lần nữa. Nếu Đảng cộng sản Trung Quốc thua và thay đổi ở Trung Quốc, dân ta có cơ hội để giành độc lập.

Hiện nay, thế giới đang lên án Đảng cộng sản Trung Quốc vì tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ (30). Thế giới đang đòi hỏi Đảng cộng sản Trung Quốc phải tuân thủ một cuộc điều tra toàn diện về nguồn gốc của Covid-19. Thế giới không bao giờ quên việc Đảng cộng sản Trung Quốc vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí và các vi phạm nhân quyền nầy góp phần dẫn đến lây lan khởi động đại dịch Covid-19 với hậu quả trầm trọng toàn cầu. Các liên minh của Hoa Kỳ, phương Tây và các nước tự do dân chủ ở Châu Á đã được tạo ra để bảo vệ các giá trị chung mà thành viên của các liên minh nầy tôn trọng. Thế giới không nghi ngờ gì rằng hành vi cưỡng ép của Đảng cộng sản Trung Quốc đe dọa an ninh và sự thịnh vượng chung, và Đảng cộng sản Trung Quốc đang tích cực làm việc để cắt giảm các quy tắc của hệ thống quốc tế và các giá trị mà các nước trong các liên minh nầy chia xẻ. Sự cạnh tranh của các liên minh nầy với Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ khốc liệt và kéo dài trong nhiều năm tới. Kết quả của cuộc cạnh tranh đó sẽ góp phần vào triển vọng về một Việt Nam không còn hình thức nhà nước phá hoại như hiện nay. 

Đảng cộng sản Trung Quốc là một hiểm họa toàn cầu, và Việt Nam là nước gánh chịu nhiều nhất những xâm hại tàn bạo từ kinh tế, chính trị và văn hóa độc hại từ phương Bắc. Khốn khó thay, xã hội dân sự ở Việt Nam là thực thể gánh chịu đầu tiên và hầu hết những yếu tố độc hại nầy. Nhưng trong cái rủi ro to lớn nầy, xã hội dân sự cũng có cơ hội để trưởng thành từ trong thử thách, đặc biệt với lịch sử của các cuộc biểu tình lớn phản đối Trung Quốc năm 2011, 2014, 2016 và 2018 (31). Với nhiều tầng lớp có khí phách Trần Quốc Toản, xã hội dân sự đang duy trì hoạt động và giữ an toàn trong thời điểm rủi ro cũng như cơ hội lớn này. Lịch sử dân ta là bằng chứng hùng hồn rằng tư duy nô lệ phương Bắc của bọn bán nước sẽ có cơ bị tiêu diệt.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 11/06/2021

_______________

Chú thích :

(1) Trần Ích Tắc

(2) Trần Quốc Toản

(3) Xi’s change of heart is too late to stop China’s collision with the West

(4) Economy E. The third revolution : Xi Jinping and the new Chinese state. Oxford University Press ; 2018.

(5) Julia Bader And Christine Hackenesch. Networking with Chinese Characteristics : China’s Party-to-Party Relations in Asia. In Authoritarian gravity centers : a cross-regional study of authoritarian promotion and diffusion. Edited by Thomas Demmelhuber, Marianne Kneuer. Routledge, New York 2020.

(6) Hackenesch C, Bader J. The Struggle for Minds and Influence : The Chinese Communist Party’s Global Outreach. International Studies Quarterly. 2020 Sep 1 ; 64(3):723-33.

(7) Gitter, D. & Kania, E. (2017). The Limits of CCP Liason Work, Rift, Rap-prochement, and Realpolitik in Sino-Vietnamese Relations. Project 2049 Institute. 

(8) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Khu học xá Trung ương Trung Quốc

(9) Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo

(10) Nơi lưu giữ các kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc

(11) https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-dung-trong-van-bai-thon-tinh-vietnam-cua-trung-quoc/3145965.html

(12) Dự án đặc khu kinh tế Việt Nam

(13) Yamaguchi S. Strategies of China’s Maritime Actors in the South China Sea. A Coordinated Plan under the Leadership of Xi Jinping ?. China Perspectives. 2016 Sep 1 ; 2016(2016/3):23-31.

(14) http://bcshipping.vn/news/304-vietnams-10-biggest-trading-partners

(15) Ô nhiễm môi trường ‘đe dọa ổn định ở Việt Nam’

(16) Mặc Lâm. "Người Việt Nam hèn hạ" – Một đoản văn làm sôi mạng xã hội

(17) Mạc Văn Trang – https://baotiengdan.com/2021/05/30/ha-thanh-phieu-luu-ky/

(18) Mạc Văn Trang – https://baotiengdan.com/2021/04/17/soi-nguyen-thuy-hanh-vao-xa-hoi/

(19) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/arrests-of-self-nominated-people-for-the-na-a-worrying-sign-03292021125900.html

(20) https://cvdvn.net/2021/06/04/ba-lanh-dao-chu-chot-tham-gia-dang-uy-cong-an-trung-uong/

(21) https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_Ba_Sàm

(22) https://vietnamthoibao.org/vntb-nghi-quyet-cua-nghi-vien-chau-au-ve-tinh-hinh-nhan-quyen-o-viet-nam-dac-biet-la-truong-hop-cua-cac-nha-bao-nhan-quyen-pham-chi-dung-nguyen-tuong-thuy-va-le-huu-minh-tuan/

(23) Phạm Đoan Trang : Nhà xuất bản Tự do bị trấn áp vì muốn khai dân trí và nói sự thật

(24) https://nghiepdoansankhau.home.blog/2018/12/07/gioi-thieu-ve-nghiep-doan-sinh-vien-viet-nam/

(25) The 88 project

(26) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44481540

(27) https://www.rfa.org/english/news/vietnam/vietnam-nguyen-dang-minh-man-released-08022019173355.html

(28) https://baotiengdan.com/2020/05/22/nha-hoat-dong-nguyen-anh-tuan-bi-bat/

(29) Bình Ngô đại cáo

(30) https://www.wsj.com/articles/can-the-u-s-lead-a-human-rights-alliance-against-china-11621610176

(31) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-social-society-and-its-participation-in-anti-china-protests-in-2011-06042021220245.html

Published in Diễn đàn

Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình ?

Trong Đảng cộng sản Việt Nam thì hầu như ai cũng thuần phục Bắc Kinh, chỉ có điều là khác nhau về mức độ. Chính như vậy mà Đảng cộng sản mới đảm bảo chính sách thân Trung Quốc từ thế hệ lãnh đạo này đến thế hệ lãnh đạo khác. Và từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam ngày một tiến gần hơn với Bắc Kinh chứ chưa bao giờ giám độc lập. Nền kinh tế Việt Nam ngày một phụ thuộc Trung Quốc, hiện tượng nhập siêu cứ ngày một tăng.

tcb1

Từ sau hội nghị Thành Đô 1990, lãnh đạo nào thân Trung Quốc sẽ có sức mạnh - Ảnh minh họa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng

Đấy là tình trạng nền kinh tế, còn vấn đề xây dựng cơ bản hoặc xây dựng công nghiệp thì từ nhiều năm nay, gói thầu EPC luôn rơi vào tay Trung Quốc. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là quả đắng mà Việt Nam đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà không dám cắt hợp đồng đuổi nhà thầu Trung Quốc có quá nhiều sai phạm.

Từ khi Đảng cộng sản giành quyền lãnh đạo cho đến nay, thì đảng luôn dùng đất nước này, dân tộc này như là công cụ phục vụ đảng chứ không phải ngược lại. Và vì thế chủ quyền đất nước cứ bị đem ra đổi chác từ thế hệ cầm quyền này đến thế hệ cầm quyền khác. Điều đó dẫn tới kết quả, đất nước này ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nền kinh tế Việt Nam sống nhờ vào thị trường nguyên liệu của Trung Quốc cấp cho. Ấy vậy mà, các lãnh đạo đảng và nhà nước không tách số phận đất nước này ra khỏi bàn tay Bắc Kinh mà ngược lại. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đã làm những điều đó.

Thời ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là Hội nghị Thành Đô, thời Lê Khả Phiêu là hiệp định biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc, thời ông Nông Đức Mạnh là 16 Chữ vàng và 4 Tốt, thời ông Nguyễn Phú Trọng là đã ký được 27 văn kiện bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2017. Như vậy thì từ sau đời ông Lê Duẩn, mỗi đời tổng bí thư lên luôn củng cố quyền lực cho mình bằng những nhượng bộ trước Bắc Kinh. Ngược lại, để trả công cho những nhượng bộ đó thì sự nghiệp chính trị các tổng bí thư được đảm bảo. Từ yếu sẽ sang mạnh, từ mạnh trở thành độc tôn. Đấy là những hình ảnh được tổng kết từ sau hội nghị Thành Đô.

Điều đáng buồn là hầu hết những lãnh đạo cao cấp trong Đảng cộng sản hiện nay đều theo lối mòn đó, không ai đột phá cả. Ông Nguyễn Phú Trọng thì theo mẫu của ông Nông Đức Mạnh trong công tác đối ngoại với Bắc Kinh, và hiện nay ông Phạm Minh Chính chỉ mới ngồi lên ghế thủ tướng, nhưng có vẻ như ông Chính là người học trò xuất sắc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Xuân Phúc trước đây đã học theo đường lối của ai ?

Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn tiến thân trong môi trường chính phủ. Vì thế ông Phúc gần gũi với tiền nhiệm của mình hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thuần phục Bắc Kinh, tuy nhiên mức độ thân thiết với lãnh đạo Bắc Kinh thì không như ông Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi tiếp nhận ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã làm như vậy. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng dùng tiền bạc để tạo vây cánh, còn bây giờ ông Nguyễn Xuân Phúc cũng làm nhưng không hiệu quả bằng ông Dũng. Kết quả là, ông Phúc chỉ ngồi ghế thủ tướng một nhiệm kỳ và phải bị mất ghế vào tay ông Phạm Minh Chính.

Ông Phạm Minh Chính từ cơ quan đảng tạt ngang giành lấy ghế thủ tướng thì có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải mở mắt mà không còn ngủ yên trên chiến thắng nữa. Đây là thất bại rất đau của ông Phúc. Vấn đề là lý do tại sao ?

Sau thất bại của ông Nguyễn Tấn Dũng, chính trường Việt Nam ngày càng chứng kiến sức mạnh của những chính trị gia thân Bắc Kinh. Ông Trọng trở nên mạnh hơn Nguyễn Tấn Dũng ở nhiệm kỳ đầu cũng bởi thân thiện Bắc Kinh, ông Trọng loại được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi đại hội 12 được cũng nhờ thân thiện Bắc Kinh ; ông Trọng ngồi xé bỏ điều lệ đảng tự tạo cho mình suất đặt biệt để ngồi lại ghế tổng bí thư ở nhiệm kỳ 3 cũng là nhờ gần giũi với Bắc Kinh, ông Phạm Minh Chính từ bí thư tỉnh về nắm trưởng ban tổ chức cũng nhờ thân mật với Bắc Kinh ; ông Phạm Minh Chính nhảy ngang cướp ghế thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhờ Bắc Kinh. Như vậy bao nhiều đó đủ để ông Nguyễn Xuân Phúc mở mắt ra chưa ? Chắc là điều này đã giúp ông Phúc sáng mắt ra rồi.

Hiện nay ai cũng sợ cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng mạnh đến nỗi bắt luôn cả ủy viên bộ chính trị rồi hành hạ người này vào tù ra tòa nhiều lần. Sức mạnh như vậy là chưa từng có trong lịch sử.

Trước khi đưa ủy viên Bộ Chính trị Đinh la Thăng vào lò thì cũng chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là người chuyển từ cửa thua sang cửa thắng trước đối thủ đang ở chiếu trên – Nguyễn Tấn Dũng.

Thân Bắc Kinh có hại cho đất nước những có lợi cho sự nghiệp chính trị nên nó như một loại ánh đèn thu hút những con thiêu thân lao vào. Chính những con thiêu thân đặc biệt này không thiêu chính nó mà thiêu số phận đất nước.

Nguyễn Xuân Phúc tỉnh ngộ

Có thể nói khi mà mất chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực và bị đẩy sang ghế chủ tịch nước thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải thấm thía, sức mạnh của những người làm chính trị không gần gũi Bắc kinh là một thiệt thòi.

Ngày 28/03 Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu. Ông Phúc cho rằng do chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận nên chưa thành công. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

Luật đặc khu đã bị tạm hoãn do bị nhân dân biểu tình phản đối vào ngày 10/6/2018. Đây là dự luật dọn đường cho Trung Quốc vào thuê đất một thế kỷ tại các khu kinh tế. Dự luật này ai cũng biết là có lợi cho Trung Quốc và là có hại cho chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên với giới quan chức cấp cao của chính quyền Hà Nội lại nghĩ khác, họ thấy đây là cơ hội kết nối với Trung Quốc tạo quan hệ làm lợi thế chính trị để tiến lên.

Có vẻ như ông Nguyễn Xuân Phúc đã tỉnh ngộ ra rằng, ông cần phải làm gì đó để o bế Bắc Kinh nhằm tìm kiếm quyền lực chăng ? Nếu như vậy thì đấy là tội đồ dân tộc. Chủ quyền quốc gia, số phận dân tộc không thể bị đem ra đánh đổi như vậy.

Sáng 28/3, giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021 – 2025) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị nông thôn.

Nếu đây là vấn đề quan trọng thì ông Nguyễn Xuân Phúc lo công việc này chứ ông lo nói đến Luật đặc khu làm gì ? Hay ông Phúc kỳ vọng có thể gỡ gạt lại chiếc ghế quyền lực mà ông đã để mất vào tay Phạm Minh Chính. Không thể được nữa, muộn rồi.

tcb2

Cuối nhiệm kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc o bế Bắc Kinh ?

Trong cuộc họp trực tuyến ấy, ông Phúc nói rằng : "Nhân đây, tôi nói rộng hơn. Chính phủ đã trình Quốc hội luật Đặc khu, nhưng hồi đó nhận thức còn nhiều vấn đề. Chúng ta chưa làm tốt công tác hướng dẫn dư luận cho nên chúng ta chưa thành công. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Cũng như đường sắt Bắc – Nam, đường sắt Hồ Chí Minh – Cần Thơ… Tất cả những vấn đề đó tốn tiền cũng phải làm, phải có nghiên cứu để làm".

Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và các lãnh đạo cộng sản nói riêng, lúc nào cũng nói về ý dân. Tuy nhiên, người cộng sản thì bản chất từ xưa đến nay vẫn vậy, nói một đường làm một nẻo. Ý dân là chúng Luật Đặc Khu, nhưng quan chức thì vẫn muốn phớt lờ.

Nguyễn Xuân Phúc dọn lên mâm cho Phạm Minh Chính xơi

Sắp rời ghế thủ tướng lẽ ra ông Nguyễn Xuân Phúc nên im lặng. Bởi chức vụ sắp tới của ông là chủ tịch nước chứ không phải là thủ tướng. Như vậy việc ông đề xuất soạn Luật đặc khu rồi trình Quốc hội là làm để cho người kế nhiệm thực hiện chứ ông Phúc không thực hiện. Công tác hiện nay của ông Phúc là tranh thủ thực hiện tốt các chính sách khác.

Ông Phạm Minh Chính vốn hưởng lợi rất lớn từ chính sách kinh tế có dính đên Trung Quốc. Để có chức thủ tướng hôm nay thì khi còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh ông Chính đã tận dụng dự án xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn để tạo mối quan hệ chính trị. Phần xây dựng đã xong, việc khó khăn nhất bây giờ là làm sao áp dụng luật đặc khu vào 3 khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là xong, Phạm Minh Chính sẽ làm Bắc Kinh rất hài lòng.

Những ngày cuối cùng ở vai trò làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc hối thúc soạn luật đặc khu rồi cuối cùng ông cũng phải trao bản thảo đó lại cho người kế nhiệm Phạm Minh Chính. Và khi Phạm Minh Chính trình lên Quốc hội khóa XV thông qua thì xem như lúc đó công lao với Bắc Kinh Phạm Minh Chính hưởng hết. Tuy nhiên tai tiếng thì ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ gánh. Bởi vì nếu dự Luật Đặc khu mà được thông qua thành luật thì người cho soạn luật là người bị dân chửi nhiều nhất. Việc làm này chẳng khác nào chính Nguyễn Xuân Phúc làm cỗ dọn lên cho Phạm Minh Chính xơi.

Hành động cho khởi động lại Luật đặc khu, rõ ràng là Nguyễn Xuân Phúc muốn o bế Bắc Kinh. Tuy nhiên khi đã chắc chắn mất ghế thủ tướng thì ông Phúc o bế Bắc Kinh làm gì ? Hay là ông muốn xây dựng lại lộ trình thâu tóm quyền lực mà ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã đi ? Không thể được nữa rồi, mọi thứ đối với ông Phạm Minh Chính là quá muộn.

Đảng cộng sản luôn nói về sự "vì dân" trong các khẩu hiệu. Tuy nhiên khi thực hiện thì muốn vì lợi ích đảng còn dân ý gì thì mặc kệ. Hành động này của ông Nguyễn Xuân Phúc và những người liên quan khác rồi đây cũng sẽ bị lịch sử ghi lại đầy đủ.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

*************************

Phan Văn Giang cúi đầu trước Tập trước khi ngồi vào ghế

Phải nói rằng dưới quyền cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam thì nhân dân chịu uất ức rất nhiều. Không phải chỉ dân oan mới uất ức mà những ai yêu quý mảnh đất hình chữ S cũng uất. Bởi chủ trương của Đảng cộng sản là nhịn nhục để mua lấy sự bình yên cho đảng.

tcb3

Phạm Bình Minh, người chọn cách cúi đầu với Tàu

Bao nhiêu năm nay đảng đang luôn hô khẩu hiệu "chống mỹ cứu nước" mỗi khi 30/4 đến. Tuy nhiên xét cho cùng thì Mỹ cũng chẳng lấy một tấc đất nào của đất nước. Đã vậy hiện nay Mỹ là thị trường mà Việt Nam kiếm nhiều ngoại tệ nhất. Khoảng 40 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi ấy, đảng luôn xem Trung Quốc là bạn thì nay Trung Quốc ngày càng trắng trợn lấn tới gặm nhấm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, từ Hoàng Sa năm 1974 đến Trường Sa năm 1988. Và điều đáng nói là đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc áp đặt đã làm cho Việt Nam mất gần hết lãnh hải truyền thống.

Việt Nam là quốc gia trăm triệu dân, tuy là ít hơn Trung Quốc, nhưng việc bắt nạt quốc gia trăm triệu dân không phải là dễ dàng gì đối với Mỹ chứ đừng nói đến Trung Quốc.

Ý thức được phận nước nhỏ, nhân dân không ủng hộ việc gây hấn với Trung Quốc, nhưng nhân dân cũng đòi hỏi là nhà nước phải có sự cương quyết chứ không thể cứ cúi đầu nhường nhịn chịu đựng, hễ người ta lấn tới là âm thầm nhường để mua lấy bình yên cho đảng.

Sự hèn nhát của quân đội Việt Nam thời nay không phải vì lính hèn, cũng không phải vì sĩ quan hèn mà vì sự hèn nhát hiện diện ngay trong những con người có quyền lực cao nhất.

Ở đất nước này, người có quyền lực lớn nhất là Nguyễn Phú Trọng, và cũng là người có quyền lực cao nhất về mặt đảng đối với quân đội. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì nhân dân không xa lạ gì. Chính ông đã nhờ kết thân với lãnh đạo Bắc Kinh mà từ đó ông có được sức mạnh vô đối ở chính trường. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam xem mình là Đảng cộng sản đàn em thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng đang xem mình hoặc là đàn em, hoặc là học trò của Tập Cận Bình.

Sự nhu nhược của quân đội Việt Nam từ nhiều năm qua bắt nguồn từ con người đó chứ không từ ai khác. Hiện nay ông Trọng lại tham quyền ở lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 thì quân đội Việt Nam thời Pham Văn Giang cũng chẳng khác nào thời Ngô Xuân Lịch hay thời Phùng Quang Thanh.

Kiểu mẫu Phạm Bình Minh, biết sợ trước thiên triều thì đổi lại số phận được thay đổi

Ngày 28/9/2019, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh có bài phát biểu 15 phút nói về vấn đề an ninh Biển Đông. Nếu phát biểu 15 phút thì có thể nói, ông Phạm Bình Minh đã nói được khoảng 3.500 từ. Được biết, tính đến lúc ông Phạm Bình Minh phát biểu thì Trung Quốc đã có nhiều tháng quần thảo các cơ sở khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Ấy vậy mà trong khoảng 3.500 từ nói liên tục, không từ nào ông dám nhắc tên Trung Quốc. Và thậm chí sự đe dọa bằng quân sự ở Biển Đông của hải quân Trung Quốc cũng được ông Phạm Bình Minh nói nhẹ nhàng bằn từ "sự cố". Ông Phạm Bình Minh đã hành động rất mất lòng dân.

Ngay sau hiện tượng câm nín tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Phạm Bình Minh đã bị rất nhiều người dân trong nước và hải ngoại chỉ trích và lên án dữ dội. Tuy nhiên thái độ nhất quán của Phạm Bình Minh là im lặng, chấp nhận chịu nhục để mưu cầu việc khác cho bản thân.

Hành động của Trung Quốc lúc đó được ví như anh cướp xem thường luật pháp xông vào nhà ông Việt Nam đòi cái này, lấy cái kia mà Việt Nam không dám tố giác mặc dù xung quanh đó có rất nhiều người mà anh Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ, ít nhất là hỗ trợ tiếng nói để cho kẻ cướp chùn bước.

Năm 1979, Việt Nam đánh cho giặc bay giáp rồi năm 1990 sang thần phục nhận làm phên giậu chư hầu. Đó là sách lược của rất nhiều tổng bí thư từ thời Nguyễn Văn Linh đến bây giờ. Đến nay, Việt Nam đã đi 1/5 của thế kỷ 21 nhưng lối ngoại giao đầu lụy ấy vẫn còn duy trì. Để rồi ông Phạm Bình Minh đi theo lối mòn ngoại giao như vậy.

Kết quả thì sao ? Hiện nay Phạm Bình Minh được nâng lên thẳng chiếc ghế phó thủ tướng thường trực. Vị trí mà cách ghế thủ tướng chưa đầy gang tay. Đó là phần thưởng cho những con người biết cúi đầu trước ngoại bang phương bắc. Ông Phạm Bình Mình khác với cha ông. Cha là người ngẩn đầu còn Phạm Bình Minh là người cúi đầu nên leo cao hơn cha mình lúc trước.

Thực ra nhiệm vụ đi phát biểu là ông Nguyễn Phú Trọng với vai trò chủ tịch nước phát biểu chứ không phải Phạm Bình Minh. Bởi nếu Nguyễn Phú Trọng đi dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ông ta chắc chắn cũng phải nhận rất nhiều phản ứng của dư luận bởi không mấp máy nổi một từ về Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà ông Trọng né, hoạc ông muốn đẩy Phạm Bình Minh đi để xem Phạm Bình Minh có biết thuần phục hay không.

Phan Văn Giang học theo mẫu Phạm Bình Minh

Ngày 28/03/2021, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị này trình bày nội dung về Biển Đông diễn biến căng thẳng, và thách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

tcb4

Phan Văn Giang, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong những ngày sắp tới, làm theo cách Phạm Bình Minh

Đã nhiều năm nay, đã nói đến vấn đề Biển Đông là nói đến yếu tố Trung Quốc. Mà yếu tố Trung Quốc ở đây không phải để hợp tác lầm ăn mà nói đến chủ quyền quốc gia.

Với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Đánh giá về bối cảnh tình hình, Thượng tướng Phan Văn Giang nói môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường quyền và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Việc chạy đua vũ trang, không gian chiến lược mới đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực, nhất là nước nhỏ đang phát triển.

Nói chung ông Giang nói rất nhiều bằng những ngôn từ quan thuộc. Tuy nhiên lại một làn nữa người đại diện cho Bộ Quốc Việt Nam làm công việc cúi đầu trước ngoại bang y hệt như Phạm Bình Minh cách đây 2 năm.

Ông Thượng tướng Phan Văn Giang – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – người đã được đảng phân công nắm bộ quốc phòng trong những ngày sắp tới.

Không biết đối với quan chức cấp cao của Đảng cộng sản thì nếu tình hình Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng, phức tạp hơn, thì họ mừng hay họ buồn. Những ai tỏ thái độ thuần phục là mừng vì đó là cơ hội thể hiện sự phục tùng. Họ biết buồn khi và chỉ khi họ biết xen quyền lợi của đất nước vượt lên quyền lợi đảng phái.

Thời đại công nghệ 4.0 thì khoa học cũng phát triển. Được biết năm 2021, Đảng cộng sản Việt Nam đã chi 7,2 tỷ đô la cho Quốc phòng. Một chi phí rất cao. Đó sẽ là cơ hội để Đảng cộng sản Việt nam không cúi đầu. Tuy nhiên, với tư duy nô lệ. Ông bộ trưởng Bộ quốc phòng vẫn phải cúi đầu.

Đảng đã cúi thì đảng viên làm sao thẳng ?

Phan Văn Giang (sinh năm 1960) thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong Đảng cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương

Biển Đông đang có những diễn biến căng thẳng phức tạp, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.

Trước sự e dè không dám nhắc tên Trung Quốc thì điều đó cho thấy, quốc phòng Việt Nam lại một lần nữa có ông bộ trưởng nhu nhược mặc dù ông xuất thân thì bổ thông mưu trưởng. Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống

Từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc, các lãnh đạo Việt Nam đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt Đảng cộng sản Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế, cũng là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc Biển Đông.

Kể ra ông Phan Văn Giang cúi đầu cũng phải. Nếu không biết cúi đầu thì ông đã không leo lên chức cao như ngày hôm nay của Việt Nam. Nói là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng sắp tới Phạn Văn Giang cũng sẽ chẳng làm gì khác so với những người tiền nhiệm trước đây.

Ở chế độ này, một khi Chủ tịch quân ủy trung ương mà cúi đầu thì nó như là cái khung buộc Phó chủ tịch quân ủy tuân theo thôi.

Cứ mỗi nhiệm kỳ, Trung Quốc cứ kéo dàn khoang, kéo tàu hải cảnh, xua dân quân xuống Biển Đông để nắn gân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu họ gặp phản ứng trong Bộ Chính trị yếu ớt thì chắc chắn họ sẽ lấn tới.

Phan Văn Giang, dù nắm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng khó mà ông có thể cứng rắn được. Vẫn theo thông lệ là kiên cữ tên húy của thiên triều để tránh rủi ro sự nghiệp.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2021

Published in Diễn đàn

"Trung Quốc về cơ bản vẫn tiếp tục "đa chiến pháp", nhịp độ khi căng khi chùng, nhưng tổng thể vẫn là hành động kiên quyết, cứng rắn. Nếu nội bộ không có đột biến và áp lực bên ngoài chưa đủ độ (là khả năng hiện hữu) thì Trung Quốc không, hoặc khó nhượng bộ".

biendong1

Đội tàu cá Trung Quốc trên đường tiến xuống Biển Đông. Ảnh : Tân Hoa Xã

Việt Nam biết rõ ý đồ của Trung Quốc muốn ăn sống nuốt tươi mình ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo đảng duy nhất cầm quyền tại Hà Nội chỉ biết tùy cơ ứng biến và cầu may được quý nhân phù trợ khi bị Bắc Kinh tấn công quân sự.

Lập trường này không mới, nhưng không bảo đảm giữ được chủ quyền, quyền chủ quyền và khối lượng tài nguyên khổng lồ và biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Nó phản ảnh tư duy lệ thuộc và bản lĩnh sợ hãi không bao giờ dám thoát Trung của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam khiến 100 triệu dân Việt Nam phải co ro sống sợ trong cái lồng quyền lực của Bắc Kinh.

Nguyên nhân

Tình trạng này bắt đầu ngay từ Hội nghị thượng đỉnh Trung-Việt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, năm 1990, theo yêu của Lãnh tụ tối cao Trung Quốc lúc bây giờ là Đặng Tiểu Bình.

Bách khoa Toàn thư mở viết : "Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai đảng cộng sản của nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố.

Thành phần tham dự :

- Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng,

- Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Kết quả của hội nghị là một loạt các thay đổi trong đối nội và đối ngoại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước ASEAN".

Lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình là người đứng sau bày mưu tính kế buộc Việt Nam phải làm theo điều kiện của Bắc Kinh, từ việc Hà Nội phải rút quân khỏi Cao Miên cho đến những việc Việt Nam được làm và không được làm sau khi nối lại bang giao với Trung Quốc năm 1991.

Những chi tiết của Thành Đô chưa hề được tiết lộ, nhưng liệu trong số những thỏa hiệp bí mật này, có điều gì bất lợi cho cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông không ?

Để trả lời câu hỏi này, không có gì rõ ràng hơn bằng cách nhắc lại nhận xét lịch sử của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có lập trường chống Bắc Kinh thời bấy giờ. Ông nhận định về cuộc họp Thành Đô đầu tháng 9/1990 rằng : "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu !" (theo cố Đại tá, Nhà báo lưu vong Bùi Tín, viết trên VOA ngày 20/3/2012).

Nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đã để cho đất nước bị "Bắc thuộc" nghiêm trọng đền mức nào thì liệu ông Chủ tịch, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có biết không ?

Hay ông biết mà phải ngậm đắng nuốt cay để nói cho dân yên tâm rằng : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (Phát biểu tại Đại hội đảng XIII, ngày 26/01/2021).

Trung Quốc đang làm gì ?

Nhưng ông Trọng nói "dzậy mà không phài dzậy", theo ngôn ngữ miệt vườn của đồng bào Nam Bộ. Bởi vì Bộ Ngoại giao Việt Nam mới cáo buộc Bắc Kinh : "Biển Đông lặng hay dậy sóng liên quan đến Trung Quốc. Năm 2020 và đầu 2021, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực thi "đa chiến pháp" trên Biển Đông. Truyền thông phủ sóng toàn cầu tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" và hình ảnh Trung Quốc xây dựng cộng đồng chung trên biển. Sửa đổi Luật Hải cảnh, công bố "danh xưng tiêu chuẩn" của các đảo, đá và thực thể đáy biển; phát triển "khu Tây Sa", "khu Nam Sa", dùng lục địa để gia tăng chủ quyền biển" (theo Tạp chí Thế giới & Việt Nam).

Nên biết Thế giới & Việt Nam là báo đối ngọai hàng đầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Các bài viết đều phản ảnh quan điểm và lập trường về chính sách đối ngoại và những vấn đề quốc tế và khu vực liên quan đến Việt Nam.

Bài báo nêu trên đã vạch ra những mánh khoé tuyên truyền dành chủ quyền ở Biển Đông hiện nay của Bắc Kinh như: "Thu hút các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế ủng hộ cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc. Biến hóa "đường chín đoạn", "thuyết Tứ sa" để biến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước khác thành vùng biển tranh chấp, phần lớn Biển Đông thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc.

Tiếp tục củng cố và xây mới cấu trúc lưỡng dụng trên các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa, mới nhất là đá Vành Khăn. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, đa năng trên biển, đáng chú ý là đội tàu sân bay.

Duy trì hoạt động thường xuyên của lực lượng đa binh chủng, Hải quân, Hải cảnh, đội tàu nghiên cứu khoa học, dàn khoan nước sâu cỡ lớn, binh đoàn hàng ngàn tàu thuyền dân quân biển, xâm nhập, răn đe, ngăn cản hoạt động dân sự, kinh tế của các nước, thực hiện kiểm soát trên thực tế".

Đe dọa Việt Nam

Bài báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam còn tố cáo: "Tàu hải cảnh, tàu bán quân sự Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng biển khu vực thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn, bãi Tư Chính (của Việt Nam), bãi cạn Scarborough (Philippines), bãi Luconia (Malaysia)…

Gần nhất, 24/2 (2021),có tin tàu Hải cảnh Trung Quốc áp sát dàn khoan Hải Thạch của Việt Nam đang hoạt động bình thường tại lô 5-02 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam".

Trung Quốc cũng đã từng áp lực Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều Đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).

Ngày  9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Quốc.

Vậy Việt Nam đã và đang làm gì để chống lại tham vọng của Trung Quốc ?

Trước hết, hãy nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao  Phạm Bình Minh nói bang quơ với báo chí tại Hà Nội ngày 28/12/2020 rằng: "Việt Nam đã tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông thông qua nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp quan hệ song phương của chúng ta với các nước".

Nhưng riêng với Trung Quốc thì dù Việt Nam có song phương hay đa phương cũng "chết cửa tứ" với Bắc Kinh ở Biển Đông, vì Trung Quốc không coi nhược tiểu Việt Nam ra gì.

Hơn nữa, vì biết được  thân phận một nước đàn em trước láng giềng, đồng thời  là ân nhân  khi còn chiến tranh , Việt Nam đã thanh minh "4 không" trong Sách trắng Quốc phòng rằng: " (1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3)không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;  (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Cam kết này chỉ nhằm cầu van Trung Quốc đừng tấn công Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không có bất cứ Hiếp ước phòng thủ chung nào với bất cứ nước nào, đặc biệt với đại cường quân sự Hoa Kỳ, cho nên Hà Nội chỉ còn biết chơi lá bài nhũn như con chi chi để cầu may.

Tham vọng muôn đời

Cũng cần nhắc lại, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, nhưng Hà Nội không dám giành lại sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Đảng cộng sản Việt Nam còn để mất thêm 7 vị trí đá, đảo chiến lược ở Trường Sa từ ngày 14/3/1988 đến năm 1995 gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn  trong Quần đảo Trường Sa.  Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát  bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãiCỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Quốc.

Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island), lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích  tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều  dài 1.400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư  đến sống và bảo vệ  đảo từ năm 1971.

Như vậy, cho đến nay, Trung Quốc và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa. Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo.  Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.

Ông nói : "Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát" (theo Infonet).

Cuối cùng, bài viết của Bộ Ngoại giao Việt Nam kết luận : "Nhìn chung, năm 2021 chưa hội tủ đủ các yếu tố để tình hình sáng sủa hơn, Biển Đông chưa thể sớm bình lặng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền là công việc phức tạp, lâu dài, cần sự kiên trì, nỗ lực của tất cả các bên, cả trong và ngoài khu vực. Cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi về thiết lập và tuân thủ một trật tự dựa trên luật pháp, luật lệ, giá trị chung và lợi ích chung".

Tác giả bài viết kêu gọi : "Kiềm chế và chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ không mong muốn trên biển. Đi đôi với hợp tác, cần đấu tranh để xây dựng một cơ chế giám sát có hiệu quả và giải quyết tranh chấp bắt buộc nhằm ổn định tình hình Biển Đông".

Nhưng ai giám sát ai khi mà mỗi nước trong khối 10 quốc gia ASEAN ( the Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đều có quyền lợi riêng với Trung Quốc.  Bằng chứng cho đền nay, ASEAN và Trung Quốc vẫn còn xa mặt cách lòng trong việc thành hình quy ước COC (Code of Conduct) để kiềm chế các hoạt động gây hấn ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Điều này đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam nhìn nhận : "Đàm phán COC khó có thể kết thúc trong năm 2021 như tuyên bố của Trung Quốc, do độ chênh lớn về yêu sách chủ quyền".

Vì vậy, bài viết của Bộ Ngoại giao đã nhận ra chủ trương Biển Đông của Trung Quốc  trong năm 2021 vẫn là "Trung Quốc về cơ bản vẫn tiếp tục "đa chiến pháp", nhịp độ khi căng, khi chùng, nhưng tổng thể vẫn là hành động kiên quyết, cứng rắn. Nếu nội bộ không có đột biến và áp lực bên ngoài chưa đủ độ (là khả năng hiện hữu), thì Trung Quốc không, hoặc khó nhượng bộ".

Với viễn ảnh u tối này, Đảng và Nhà nước Đảng cộng sản Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hay chỉ biết há miệng chờ sung rụng ?

Phạm Trần

(04/03/2021)

Published in Diễn đàn

Ra Luật Hải cảnh – Trung Quốc đuổi quân đội Việt Nam vào bờ

Hoàng Trung, Thoibao.de, 21/02/2021

Luật Hải cảnh mới cho phép tàu hải giám bắn tàu bè nước ngoài do Quốc hội Trung Quốc thông qua hôm 22/01/2021, chỉ vài ngày trước khi Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội 13, được giới quan sát quốc tế đánh giá là biện pháp mà Trung Quốc dùng vũ lực để khẳng định mình là "ông chủ duy nhất" ở các vùng biển có tranh chấp đặc biệt là Biển Đông.

haicanh1

Tàu hải cảnh Trung Quốc - Ảnh minh họa

RFI dẫn lời của nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon (ENS de Lyon) nhận định đây là "một mối nguy hiểm cho các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc".

Học giả này phân tích :

Về mặt chính thức, Bắc Kinh nói rằng Luật Hải cảnh nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc. Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, luật hoàn toàn phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì được nêu trong 84 điều, được chia thành 11 chương, và cho dù luật cố định nghĩa chính xác bộ khung pháp lý can thiệp của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, thì vấn đề đặt ra là luật này vẫn không nêu rõ đâu là những vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thực vậy, người ta có thể thấy không gian này được nhắc trong điều 3. Điều này ghi : Luật được áp dụng đối với các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và ở phía trong và trên vùng biển nằm trong quyền tài phán của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng khu vực này lại không được nêu cụ thể.

Nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến mưu đồ của Trung Quốc là qua luật này cũng như một số luật trước đó trong đó có "Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp" năm 1992, Trung Quốc gia tăng áp lực pháp lý lên vùng biển tranh chấp cụ thể là nhằm mục đích củng cố tính hợp pháp trên thực địa những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông, bởi vì luật cũng đề cập rõ đến các đảo và đá ngầm.

Cụ thể, điều 12 ghi rằng Cảnh sát biển có thể tiến hành tuần tra để bảo vệ các đảo và đá ngầm và quản lý biên giới trên biển. Vẫn điều 12 quy định rằng lực lượng Cảnh sát biển có thể đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh cho các đảo và đá ngầm, cũng như các đảo nhân tạo và các công trình cơ sở hạ tầng. Điều đáng chú ý ở đây là các đảo nhân tạo nằm ở Biển Đông và không nằm trong vùng biển của Trung Quốc.

Vì thế, có thể thấy là luật này nhắm đến mục đích tăng tính pháp lý cho sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông, làm dày thêm kho tài liệu pháp lý của Trung Quốc về khu vực này và có khả năng dẫn đến thay đổi quyền tài phán liên quan đến Biển Đông được quy định theo luật pháp quốc tế. Tóm lại, đây là đích ngắm trong trung hạn ẩn sau kế hoạch này.

Trên một khía cạnh khác, Luật Hải cảnh còn biến một lực lượng có nhiệm vụ trị an, tìm kiếm cứu nạn, lực lượng Cảnh sát biển trở thành một công cụ hăm dọa của quân đội Trung Quốc, ép các nước láng giềng tuân thủ quy tắc do họ đặt ra nếu không muốn lĩnh hậu quả.

Nhà nghiên cứu người Pháp đánh giá đây là một sự nguy hiểm khác.

Quy chế của lực lượng hải cảnh Trung Quốc rất mập mờ.

Trên thực tế, đây là một lực lượng bán quân sự hơn là một cơ cấu cảnh sát.

Cảnh sát biển Trung Quốc, từng là một nhánh của Tổng cục Hải dương Quốc gia vào năm 2013, hiện nằm dưới sự quản lý của Quân ủy Trung ương do ông Tập Cận Bình làm chủ tịch.

Nhưng lực lượng này lại không được coi là một phần của Hải quân Trung Quốc. Và điều này cho phép lực lượng hải cảnh tiến hành những chiến dịch mà nếu do các tầu chiến đảm nhiệm thì có nguy cơ dẫn đến các cuộc đối đầu vũ trang.

Vì vậy việc sử dụng lực lượng này mang mục đích chính trị. Trung Quốc để quy chế mập mờ, nước đôi của lực lượng Cảnh sát biển vì điều đó cho phép Bắc Kinh giữ được thế mạnh trên thực địa mà vẫn tránh được các mâu thuẫn.

Từ những yếu tố trên, nhà nghiên cứu nhận định Cảnh sát biển Trung Quốc là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các nước láng giềng vì nó cho phép Trung Quốc chiếm ưu thế trên thực địa mà vẫn có thể tránh được đối đầu trực diện với các nước trong vùng.

Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ áp dụng luật của Nhà nước trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, với luật mới này, Hải cảnh Trung Quốc có thêm chức năng địa – chính trị mới nhờ vào quyền hạn được trao cho lực lượng này về mặt pháp lý, trong đó có việc được phép can thiệp chống tầu thuyền nước ngoài và sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Những điều khoản liên quan đến tầu thuyền nước ngoài gồm có điều 7, 20 và 21, quy định rằng Cảnh sát biển Trung Quốc có quyền tiến hành các biện pháp cảnh cáo, kiểm tra để bắt giữ tầu quân sự nước ngoài.

Họ có quyền bắt các tầu nước ngoài rời khỏi những khu vực hoặc vùng biển có tranh chấp.

Họ cũng có quyền sử dụng vũ lực. Việc này được nêu trong các điều 22, 47 và 48. Theo ba điều này, Hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí được phóng từ tầu và hoặc từ trên không.

Bên cạnh đó, việc sử dụng vũ khí được trang bị trên tầu, hoặc phóng từ trên không cho thấy khả năng sử dụng vũ khí hạng nặng hơn, có tính chất hủy diệt hơn của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc.

haicanh2

Tàu Hải cảnh 3901 của Trung Quốc trong lần xâm phạm chủ quyền Việt Nam vào năm 2019

Qua đó có thể thấy là nhiều loại vũ khí không được trang bị cho Hải cảnh Trung Quốc nhưng lực lượng này lại có thể dùng đến để đối phó hiệu quả hơn với tầu thuyền nước ngoài, trong đó có lực lượng Hải quân Mỹ.

Cảnh sát biển Trung Quốc là lực lượng Hải cảnh lớn nhất thế giới và có nhiều tầu nhất, từ 400 đến 500 tầu. Hải cảnh Trung Quốc cũng có những con tầu mạnh nhất thế giới trong đội tầu kiểu này.

Ví dụ, vào năm 2017 hai con tầu lớn nhất của Hải cảnh thế giới đã được bổ sung vào lực lượng này. Đó là những con tầu có lượng giãn nước tới 12.000 tấn và có tốc độ rất cao.

Người ta cũng nhận thấy là đội tầu Hải cảnh Trung Quốc còn có nhiều tầu thực ra được chuyển từ Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sang. Có nghĩa là đó là những con tầu chiến được tái bổ sung vào lực lượng Hải cảnh với chức năng được mở rộng, như chúng ta đề cập ở trên, và một số điểm trong phần nhiệm vụ của lực lượng này thực ra phải thuộc về Hải quân.

Do đó, chúng ta có thể thấy là chức năng của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc vừa mơ hồ, vừa nhập nhằng, đặc biệt theo những chi tiết trên, thì đó là một đội tầu mang tính quân sự nhiều hơn.

Liên quan đến mối đe dọa từ Luật Hải cảnh cũng như lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đối với Việt Nam và ngư dân Việt Nam, học giả người Pháp phân tích :

Khó khăn đầu tiên cho Việt Nam là ở chỗ thiếu sự rõ ràng trong hành động của Trung Quốc và tính mập mờ trong cách diễn giải về không gian có thể có liên quan đến việc áp dụng Luật Hải cảnh mới này. Vấn đề ở chỗ, tình huống không rõ ràng thì sẽ tăng nguy cơ tính toán sai lầm và như vậy sẽ tăng nguy cơ xảy ra sự cố.

Mối đe dọa thứ hai liên quan đến nội dung được đề cập trong điều 3 về việc áp dụng luật này ở trong và bên trên vùng biển.

haicanh3

Tàu cá của ngư dân ở Quảng Ngãi bị hư hỏng nặng nề sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công hồi tháng 06/2020

Điều này ngụ ý rằng khi làm nhiệm vụ, Hải cảnh Trung Quốc chú ý đến cả không phận phía trên vùng biển. Đây là điểm gây lo ngại về khả năng Bắc Kinh gấp rút thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Như vậy, Hải cảnh Trung Quốc có thêm nhiệm vụ áp dụng luật trong khu vực này.

Điểm thứ ba đáng lo ngại là nội dung được ghi trong điều 12, theo đó Cảnh sát biển Trung Quốc giám sát, kiểm tra các hoạt động bất kể đó là hoạt động nuôi, khai thác hải sản hay đánh bắt. Dĩ nhiên, đây là điểm gây lo ngại vì chúng ta biết rằng một phần sự cố giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến hoạt động của các tầu cá.

Việt Nam hiện phải đối phó với sức ép từ Trung Quốc. Hà Nội có thể phản ứng qua đường ngoại giao bởi vì nhiều nước khác đã lên tiếng phản đối Luật Hải cảnh của Trung Quốc, như Nhật Bản, Philippines, Malaysia. Việt Nam có thể thử theo lập trường của những nước này và cùng đưa ra một lập trường chính thức chung, có thể gây được chú ý trên thế giới và mang tính răn đe đối với Trung Quốc.

Nhưng song song đó, Việt Nam cũng có thể hợp tác với Trung Quốc bằng cách đề xuất tổ chức các cuộc diễn tập chung giữa lực lượng Hải cảnh hai nước theo hướng quản lý và dàn xếp các sự cố hoặc các trường hợp bất ngờ.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền cộng sản Việt Nam không có phản ứng gì đáng kể với việc Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh đe dọa trực tiếp đến sự an toàn tính mạng ngư dân Việt Nam cũng như chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam.

Đúng một tuần sau khi quốc vụ viện Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh cho phép hải cảnh bắn giết ngư dân Việt Nam trên biển Đông, chiều 29/01/2021 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới công bố quan điểm của Hà Nội.

Chính quyền không hề lên tiếng phản đối hay lên án hành động côn đồ, xấc xược của người bạn vàng phương Bắc mà chỉ nhỏ nhẹ nhắc lại "chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi".

Như bao lần khi nói về chủ quyền ở biển Đông, chính quyền Việt Nam luôn nhắc lại rằng :

"Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó".

Cho đến cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 04/02 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, khi được đề nghị nêu quan điểm liên quan đến việc ngày 01/02 vừa qua, Luật Hải cảnh Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng lặp lại những điều trên, không hề đề cập trực tiếp đến quan điểm của Việt Nam về văn bản pháp lý gây tranh luận này của Trung Quốc.

Facebooker Phan Nguyên bình luận :

"Tại sao Đảng cộng sản Việt Nam không lên án, không phản đối Trung Quốc, không làm như Philippines mà luôn luôn chỉ đưa bà Hằng ra khẳng định điều này điều kia một cách chiếu lệ ? Quốc thể Việt Nam đâu rồi ? Tại sao Trung Quốc dọa – và đã từng thực hiện hành vi bắn giết ngư dân Việt Nam nhiều lần dù chưa có luật hải cảnh – giết dân mình mà chỉ lên tiếng vừa trễ, vừa chiếu lệ mà chắc chắn Trung Quốc sẽ để ngoài tai.

Hơn hết, tại sao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chưa bao giờ cho ngư dân Việt Nam có cảm giác là mình được Chính phủ và Hải quân đất nước mình bảo vệ, ngoài việc khoe phát hàng vạn lá cờ ?

Ai là người có nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngư dân nếu không phải là chính quyền và quân đội ?

Việc này vừa khôi hài vừa tàn nhẫn".

Hoàng Trung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/02/2021

***********************

Việt Nam trước lời hứa của Trung Quốc không áp dụng Luật Hải cảnh đối với Philippines ?

Thanh Trúc, RFA, 20/02/2021

Sau khi Philippines gởi công hàm phản đối Luật Hải cảnh được Quốc Vụ Viện Trung Quốc thông qua hôm 22/1/2021, cho phép tàu hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng vào tàu nước ngoài lai vãng trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, vào ngày 16/2 Trung Quốc tuyên bố không áp dụng luật này đối với Philippines.

haicanh1

Tàu hải cảnh của Trung Quốc truy đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam (không có trong hình) gần giàn khoan HD 981 ở Biển Đông hôm 15/7/2014 - Reuters

Tin được đại sứ Philippines ở Trung Quốc, ông Chito Sta Romania, loan báo trong buổi họp báo hôm 16/2 tại Manila. Ông nói rằng ông được phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao và cả Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết rằng Luật Hải cảnh này không nhắm vào Philippines hay bất cứ một đất nước nào khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 22/1 cũng nói rằng luật mới được thông qua của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Tại Việt Nam ngày 29/1, phát biểu liên quan đến Luật Hải cảnh của Trung Quốc trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với báo chí rằng "Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thiện chí thực thi luật pháp quốc tế, UNCLOS, không hành động làm gia tăng căng thẳng và tích cực đóng góp cho sự hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông".

Theo nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ luật Hoàng Việt, lời hứa không dùng Luật Hải cảnh với Philippines có 2 hàm ý gần xa liên quan tới Việt Nam mà Trung Quốc muốn gián tiếp bày tỏ :

"Trung Quốc đang tìm cách như là muốn cô lập Việt Nam. Quan hệ Việt Nam Trung Quốc những năm gần đây càng xa rời nhau. Cụ thể tháng 10/2020 ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đi thăm 5 nước ASEAN không có Việt Nam. Đầu 2021 ông Vương Nghị đi tiếp 4 quốc gia ASEAN nhưng cũng không có Việt Nam. Việt Nam là nước ASEAN duy nhất mà ông Vương Nghị không tới"

"Hàm ý thứ hai, lời nói của Trung Quốc có tin được hay không. Chủ tịch Trung Quốc từng hứa với Tổng thống Mỹ sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa nhưng thực tế có như vậy không. Trung Quốc ít khi giữ lời hứa với nhiều quốc gia và thậm chí cả với Việt Nam. Chính vì vậy Philippines có tin được vào lời hứa không áp dụng Luật Hải cảnh mà Trung Quốc hứa hay không".

Thạc sĩ Hoàng Việt nói Việt Nam cần trình bày quan điểm một cách mạnh mẽ và cụ thể hơn thay vì cứ phát biểu chung chung như vậy. Với Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc thì Việt Nam phải làm gì để bảo vệ ngư dân, là câu hỏi mà thạc sĩ Hoàng Việt nêu ra :

"Về mặt lý thuyết Việt Nam vẫn nói cần nâng cao năng lực Cảnh sát biển để chống lại sự đe dọa từ Trung Quốc. Thực sự Hải cảnh Trung Quốc là lực lượng bán quân sự mà vũ trang còn mạnh hơn cả hải quân của một số quốc gia khác. Vì vậy rất khó có thể dùng lực lượng Cảnh sát biển nếu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, đàn áp ngư dân Việt Nam cũng như các tàu thăm dò dầu khí trên vùng biển của Việt Nam".

Một nhà quan sát tình hình Biển Đông khác, nhà báo Đỗ Thông Minh đang sinh sống tại Nhật Bản, cho rằng giả sử Trung Quốc cũng hứa với Việt Nam y như đã hứa với Philippines thì cũng đừng lấy đó làm mừng vì :

"Trong quá khứ nhiều tàu cá Việt Nam đã bị Trung Quốc bắn (hoặc đâm chìm). Khi Trung Quốc đưa ra Luật Hải cảnh coi như là chính thức hóa chuyện có thể đụng độ. Quan hệ Philippines-Trung Quốc là mối quan hệ tế nhị, Tổng thống Duterte có thái độ khó khăn với Mỹ nhưng mềm mỏng với Trung Quốc, hai bên lại có thỏa thuận khai thác cá chung quanh quần đảo Hoàng Nhan (Scaborough)"

"Nhưng mọi lời nói có tính chất ngoại giao thì chỉ có giá trị nhất thời. Khi tình hình thay đổi hoặc khi có trường hợp ngoài dự tính thì có những chuyện không ngờ tới được. Trung Quốc nói gì thì nói chứ không có gì thực sự bảo đảm về lâu về dài hết".

Theo nguồn từ Kyodo News, Nhật Bản không loại trừ khả năng cho sử dụng vũ khí tại vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku sau khi Luật Hải cảnh của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.

haicanh2

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29/5/2014. Reuters

Nhà báo Đỗ Thông Minh xác nhận tin được cục trưởng Cục Cảnh sát biển Nhật Bản loan báo ngày 18/2 vừa qua mà theo ông có thể khiến Việt Nam tự tin hơn trong việc đối phó với Hải Cảnh Trung Quốc :

"Quần đảo này Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, ở phía Nam Okinawa cách bờ biển Phúc Kiến của Trung Quốc khoảng 300Km. Đôi khi có tình trạng căng thẳng nhưng chưa bao giờ có đụng độ. Mới đây Nhật Bản thông báo Trung Quốc cho lệnh nổ súng thì ngược lại Nhật Bản cũng có quyền nổ súng".

"Chuyện Nhật và Việt Nam hỗ trợ nhau trong vấn đề đối phó với Trung Quốc. Khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền thủ tướng thì ông đi Việt Nam liền và hứa hẹn giúp cho Việt Nam từ vấn đề Cảnh sát biển. Hiện tại tàu Cảnh sát biển của Nhật có lẽ Việt Nam dùng nhiều nhất.Thứ nhì là những ca nô của Mỹ nhưng nhỏ hơn, còn Nhật thì đưa cho Việt Nam tàu lớn hơn cả cũ và mới". 

Việt Nam vẫn có thể khởi kiện Trung Quốc như Philippines trong tình thế cam go thường xuyên do Bắc Kinh tiếp tục gây ra trong hải phận Việt Nam, là lời nhà nghiên cứu Hoàng Việt : 

"Theo tôi cũng như một số các chuyên gia thì Việt Nam vẫn có thể sử dụng biện pháp hòa bình, đó là đưa vấn đề ra trước một Tòa Án Quốc Tế, cụ thể là Tòa Trọng Tài Quốc Tế như Philippines đã làm năm 2013 và được phán quyết năm 2016. Ngoài ra nếu Việt Nam đưa vấn đề này ra Tòa thì để xem Tòa giải quyết là Hải Cảnh Trung Quốc có thẩm quyền trên khu vực biển của Việt Nam hay không".

Chắc chắn Tòa Quốc Tế sẽ giải quyết như đã thụ lý hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines, Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh. Giải quyết được tới đâu thì Việt Nam sẽ nương theo mối quan hệ đang tăng trưởng tới đó với Mỹ, Nhật, Australia vân vân để các nước này giúp đưa phán quyết của Tòa vào áp dụng thực tế. 

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 20/02/2021

Published in Diễn đàn

"Quyến rũ" Đông Nam Á trở lại

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiến hành chuyến thăm một loạt quốc gia Đông Nam Á trong tuần qua báo hiệu sự trở lại của chiến lược tấn công quyến rũ của Trung Quốc. Lợi ích địa chính trị và kinh tế đang thúc đẩy Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào một chiến lược ngoại giao láng giềng.

vntq1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 25/4/2019 - Reuters

Sự thù địch giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có dấu hiệu "tăng nhiệt". Cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước Bộ Tứ (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) tại Tokyo cách đây không lâu đã gây sức ép ngày càng lớn đối với Bắc Kinh. Năm 2019, Châu Âu miêu tả Trung Quốc là "đối thủ kinh tế" và "kẻ thù hệ thống". Tháng 9/2020, Anh, Pháp và Đức đã cùng Mỹ và Australia bác bỏ những yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng lúc đó, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại vượt qua Liên Hiệp Châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2020.

Căng thẳng ngoại giao với các cường quốc khác và tầm quan trọng kinh tế ngày càng tăng của ASEAN đối với Trung Quốc có thể là động lực để Bắc Kinh thúc đẩy chính sách ngoại giao láng giềng trở thành ưu tiên hàng đầu. Bị kìm kẹp ở phía Bắc và phía Tây, Trung Quốc sẽ hướng về phía Nam và phía Đông. Để làm được điều này, Trung Quốc đặt ra một số mục tiêu :

1) ngăn chặn những nỗ lực của phương Tây nhằm xây dựng một liên minh thù địch bên trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc ;

2) làm cho tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề nội bộ giữa các quốc gia tranh chấp, hoặc cùng lắm là giữa Trung Quốc với ASEAN ;

3) ngăn chặn ASEAN nghe theo lời kêu gọi của Mỹ hạ lệnh cấm đối với các công ty công nghệ và công ty xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ;

4) đảm bảo sự liên tục của các dự án "Vành đai và Con đường" ; và

5) mở rộng hợp tác kinh tế.

Ở chiều ngược lại, những mục tiêu này tạo ra cơ hội cho các quốc gia trong khu vực như Việt Nam nếu những quốc gia đó giữ được sự tự chủ chiến lược trong bối cảnh cục diện địa chính trị ngày càng bị phân cực như hiện nay.

Nhằm thoát khỏi sự bao vây, cô lập

Việc cải thiện quan hệ với ASEAN sẽ là yếu tố quyết định nếu Bắc Kinh muốn tránh tình trạng "tứ bề thọ địch". Cho dù kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 tới như thế nào thì cạnh tranh giữa các cường quốc vẫn sẽ luôn tồn tại. Dù Trump thắng hay Biden thắng, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn sẽ được duy trì. Tương tự, các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Nhật Bản sẽ vẫn là một nhân tố gây khó chịu trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh với những "gã khổng lồ" láng giềng Châu Á.

vntq2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (phải) ở Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/10/2020 AFP

Tuy nhiên, việc tạo ra một "NATO của Châu Á" sẽ hoàn toàn làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực. Ngay cả những lời kêu gọi thành lập một tổ chức như vậy cũng đủ đẩy cảm giác bất an của Bắc Kinh lên một cấp độ mới. Do đó, việc Trung Quốc hướng về ASEAN có thể đồng nghĩa với việc Bắc Kinh muốn ngăn chặn khả năng khối này tham gia Bộ Tứ mở rộng, vốn có thể trở thành hạt nhân của NATO Châu Á. Nhìn từ góc độ như vậy, chúng ta sẽ thấy không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa thăm các nước trong khu vực hồi tháng 9 và Ngoại trưởng Vương Nghị quyết định bỏ qua Việt Nam trong chuyến công du của mình bất chấp việc Việt Nam là chủ tịch ASEAN trong năm nay do Hà Nội đang có xu hướng tham gia "Bộ Tứ +".

Ngoài ra, khi nhận ra cách mà vấn đề tranh chấp Biển Đông tiếp tục ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với những nước láng giềng phía Nam, Trung Quốc đã kêu gọi sớm nối lại vòng đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC). Việc tái cam kết đối với một cơ chế ASEAN-Trung Quốc như vậy cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn những động thái mà Trung Quốc coi là sự can thiệp của nước ngoài vào điểm nóng Biển Đông. Mặc dù vậy, việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự cùng việc đe doạ, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia thành viên ASEAN trên EEZ của họ sẽ tiếp tục vấp phải sự phản ứng của các nước khu vực Đông Nam Á cũng như các cường quốc bên ngoài. Điểm nóng Biển Đông sẽ tiếp tục là một "thùng thuốc súng" trong hoạt động ngoại giao ngoại vi của Trung Quốc và sẽ tiếp tục khiến nhiều cường quốc biển trên thế giới bất bình.

Việc Mỹ áp đặt lệnh cấm đối với tập đoàn công nghệ Huawei và các công ty xây dựng Trung Quốc cũng như kêu gọi các quốc gia khác làm theo đã tác động không nhỏ tới những dự án của Trung Quốc tại Đông Nam Á, khu vực địa lý chiến lược đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Do đó, Bắc Kinh sẽ cố gắng xoa xịu những lo lắng trong khu vực này và đảm bảo thực hiện các dự án đã cam kết.

Khi ASEAN tiếp tục thu hút vốn đầu tư quốc tế và giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng điều này có thể làm "loãng" tầm ảnh hưởng kinh tế của họ đối với ASEAN. "Củ cả rốt kinh tế" như vậy có thể được sử dụng như một quân bài lôi kéo các nước khu vực rời xa nước láng giềng lớn phương Bắc. Do đó, việc đẩy mạnh thương mại và đầu tư trong khu vực có ý nghĩa quan trọng hơn cả việc nắm bắt những cơ hội kinh tế ngay cả vào thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay. Làm như vậy sẽ giúp duy trì "đòn bẩy" chủ đạo đối với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực chiến lược và đầy năng động này.

Mong muốn của ASEAN

Đối với ASEAN, gác lại các bất đồng và thúc đẩy hợp tác nhằm chống lại đại dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế vẫn là ưu tiên số 1 hiện nay. Cùng với Brazil, Mexico, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và hơn 10 quốc gia khác, Indonesia đang tham gia thử nghiệm ở cấp độ mới đối với chủng loại vắc-xin Covid-19 do Trung Quốc chế tạo. Malaysia và Thái Lan cũng thể hiện mong muốn hợp tác cùng Bắc Kinh trong quá trình phát triển vắc-xin. Trong bài phát biểu gần đây trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Tổng thống Indonesia JokoWidodo và Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã kêu gọi phát triển vắc-xin giá rẻ cho mọi người, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển.

vntq3

Vaccine phòng chống Covid-19 do hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất hiện đang được thử nghiệm AFP

ASEAN vẫn luôn mở cửa đối với những dự án kết nối mà các quốc gia khác đề xướng. Ngoại trừ Manila, lời kêu gọi của Washington nhằm áp đặt lệnh cấm đối với các công ty xây dựng Trung Quốc đều không nhận được hưởng ứng nào từ hầu hết các quốc gia trong khu vực. Ngay cả trong trường hợp của Philippines, chính quyền Manila nhanh chóng khẳng định rằng các dự án của Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn và quyết định này đã gây "tiếng vang" cho cả khu vực. Các dự án lớn được tài trợ bởi Trung Quốc như hệ thống đường sắt Jakarta-Bandung (Indonesia), đường sắt kết nối bờ Đông (Malaysia), đường sắt Trung Quốc-Lào và đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville (Campuchia) tiếp tục được triển khai mạnh mẽ bất chấp đại dịch đầu năm nay.

Việt Nam cần làm gì ?

Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13. Đại hội kỳ này sẽ là kỳ đại hội quan trọng, bởi vì nó diễn ra trong bối cảnh thế giới đang trong thời gian biến động lớn.

Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở Châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như "lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ và trên biển của Trung Quốc", vì vậy, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình.

Chính sách đối ngoại chủ đạo của Trung Quốc với Việt Nam sẽ là vừa cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại Trung Quốc. Nhìn chung, chính sách cơ bản của Trung Quốc với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau :

Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.

Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trong tình hình này, Việt Nam vẫn đang cố gắng duy trì thế "cân bằng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam cần tránh việc đi với bên này để chống bên kia. Tuy nhiên, Việt Nam phải xác định rõ Trung Quốc thực chất là đối tượng đối phó của Việt Nam, đặc biệt với tham vọng trên biển Đông của Bắc Kinh ; Mỹ đang là đối tác tích cực của Việt nam. Mặc dù Việt Nam không có ý định chống lại Trung Quốc, nhưng không được để Trung Quốc sử dụng con bài "ý thức hệ", dùng quan hệ hai đảng để ru ngủ, vỗ về, nhưng trong thực địa thì tìm cách chiếm đoạt biển đảo. Các lãnh đạo Việt Nam cần nhận biết rõ ai là bạn, ai là thù trong thời điểm này, và phải đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên các mối quan hệ đảng phái.

Đỗ Thanh Long

Nguồn : RFA, 20/10/2020

Published in Diễn đàn

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Nam Việt Nam những năm trước 1975 và sau này, đây là vựa lúa của cả nước, đồng thời là nơi dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam bởi đồng bằng sông Hồng có nguy cơ già cỗi vì bê tông hóa và dân cư quá đông đúc. Và điều này ngày càng hiện rõ nét hơn khi đồng bằng sông Hồng đang thiếu trầm trọng diện tích đất sản xuất, nhu cầu xây dựng quá cao, mật độ dân cư phát triển cao nhất trên cả nước và sản lượng lúa, gạo hằng năm sụt giảm đáng kể, chỉ xấp xỉ ngang với vựa lúa Tuy Hòa, Phú Yên ở miền Trung.

song1

Mực nước sông Hồng xuống thấp kéo theo sự sụt lún đất nền ở Hà Nội

Câu chuyện an ninh lương thực của Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng bởi thời gian gần đây, hầu như nguồn xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam lại là Trung Quốc, giá gạo Việt Nam phụ thuộc rất nặng vào Trung Quốc và điều này dẫn đến hệ lụy là người nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải phụ thuộc vào thanh biểu kế giá lúa từ Trung Quốc. Trong khi đó, một mặt Trung Quốc thâu tóm gạo Việt Nam bằng các chiêu trò thao túng, đẩy giá, hạ giá, một mặt lại bóp chết đồng bằng sông Cửu Long bằng hàng loạt đập thủy điện thượng nguồn Mê Kông. Kể từ lúc các đập thượng nguồn đi vào hoạt động, tích nước đến nay, đồng bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng chết khô nhiều nơi, hạn mặn nhiều nơi, và nguy cơ này càng lúc càng thêm nặng bởi hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất, băng tan, mực nước biển dâng cao…

Với đà như hiện tại, chẳng bao lâu nữa, đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành vùng chết, và khu dự trữ sinh quyển này sẽ bị mất dấu. Các đàn chim hồng hạc, chim cò, sếu, vạc, bồ nông… ở tràm chim đã bỏ đi gần hết, những rừng đước, sú, vẹt cũng chết dần chết mòn. Thực trạng đáng sợ nhất là các khu nhà hàng (mà khách du lịch Trung Quốc sang đây rất đông) với các món ăn đặc sản sông nước miền Tây đang chạy đua nước rút với nạn tuyệt chủng của một số loài thủy sản ở đây. Đặc biệt, nếu như nói về miệt Tây Nam Bộ ngày xưa chỉ cần mang rổ ra ruộng bắt một ít cá, tôm tép thì có thể có một bữa cơm ngon bất kỳ giờ nào… thì bây giờ, việc đó chỉ còn là ký ức, mùa cá linh èo ọp, mùa nước nổi hiếm hoi và thuốc trừ sâu Trung Quốc có mặt trên các đồng ruộng đã nhanh chóng tiêu diệt rất nhiều loài thủy sinh nơi đây.

song2

Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu trận hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ gần 100 năm nay.

Tình trạng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại, có thể mượn bản tin RFA để rõ :

"Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam ngày 7/10 thông báo mực nước lũ trong tháng 9 trên dòng chính sông Mekong ở mức thấp hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và thấp hơn khá nhiều so với dòng chảy tháng 8/2020.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin vào cùng ngày, dẫn thông báo của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam rằng, do mực nước lũ trên dòng chính sông Mekong ở mức thấp, mực nước Biển Hồ mới chỉ đạt gần 5m, dung tích Biển Hồ chỉ đạt gần 14 tỷ m3, xấp xỉ 36% so với dung tích trung bình nhiều năm. Ngoài ra, mực nước tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 9 ở mức thấp hơn nhiều, chỉ khoảng hơn 2m và đây cũng là đỉnh lũ cao nhất từ đầu mùa lũ đến nay.

Dự báo thời gian đạt đỉnh lũ chính vụ vào ngày 18-22/10. Vào thời điểm này, ở vùng thượng Đồng bằng sông Cửu Long, các huyện đầu nguồn như huyện An Phú, Tân Châu của An Giang, huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự và Tân Hồng của Đồng Tháp là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của lũ thượng nguồn.

Nhưng với mức lũ nhận định ở dưới báo động 1, hầu hết các ô bao bảo vệ sản xuất (lúa Thu Đông, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…) cơ bản đều đủ cao trình.

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cũng cho hay lũ đến cuối tháng 9 vẫn ở mức thấp, triều cường đầu tháng 10 ở mức trung bình, triều cường đợt giữa tháng 10 ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2019. Về cơ bản không ảnh hưởng đến sản xuất vụ thu đông năm 2020".

Ngược với miền Nam vốn trù mật, sầm uất, phồn thịnh và hào sảng một thời, giờ trở nên chộn rộn và khô khốc… thì miền Bắc, đồng bằng sông Hồng lại rơi vào tình trạng thừa nước mà thiếu đất. Nghĩa là hầu hết các tỉnh phía Bắc luôn bị ngập lụt, lũ quét, ngập úng trong thời gian gần đây. Một phần do nguyên nhân mật độ dân số quá đông, quá trình bê tông hóa quá nhanh, phần khác do lũ thượng nguồn sông Hồng và các con sông có đầu nguồn ở Trung Quốc liên tục đổ xuống vào mùa mưa. Bởi mùa nắng, lượng nước bị tích tụ cho mục đích thủy điện phía Trung Quốc, đến khi mùa mưa kéo về, mực nước lên nhanh và người ta cứu đập bằng cách xả nước vô tội vạ. Hệ quả là mùa nắng, đồng bằng sông Hồng thiếu nước, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, tới mùa mưa thì ngập úng.

Nói cho cùng thì an ninh lương thực của miền Bắc hiện tại đang ở tình trạng báo động bởi mùa màng, sinh hoạt sản xuất và nông sản bị phụ thuộc quá nặng vào Trung Quốc, hay nói khác đi là thương lái Trung Quốc đã làm náo loạn thị trường nông sản phía Bắc. Trong khi đó, tình hình sản xuất lúa và an ninh lương thực của đồng bằng sông Hồng gần như mất ổn định và phải phụ thuộc không nhỏ vào nguồn gạo từ đồng bằng sông Cửu Long và vựa lúa Tuy Hòa ở miền Trung.

Và, tình trạng miền Trung, cũng theo RFA :

"Khu vực miền Trung trong 10 ngày tới phải đối chọi với những đợt mưa lũ liên tiếp, đặc biệt có những nơi mưa trên 1.000 mm.

Báo Nhà nước Việt Nam dẫn nội dung cuộc họp ứng phó với thiên tai nguy hiểm diễn ra ngày 7/10 và loan tin trong cùng ngày.

Theo lời ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu tại buổi họp, một phân tích mới nhất vào sáng sớm cùng ngày cho thấy vùng áp thấp trên Biển Đông đạt mức ở cuối cấp 5 và ít khả năng mạnh lên.

Tuy nhiên, cần phải đặc biệt lưu ý vì có khả năng một áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông vào ngày 13-14/10 trùng với thời điểm đang diễn ra mưa lũ đợt hai ở khu vực Trung bộ.

Bên cạnh đó, khu vực Trung bộ sẽ có mưa lớn kéo dài trong khoảng 10 ngày tới và chia làm hai đợt. Đợt một từ nay đến này 9/10, đợt hai từ ngày 12-14/10 với tổng lượng mưa hai đợt có thể lên tới 1.200 mm hoặc có nơi cao hơn.

Mưa kéo dài liên tục, tương đối lớn nên nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng trũng thấp và đô thị ở các tỉnh miền Trung.

Cũng tại buổi họp, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết hiện khu vực miền Trung, Tây Nguyên có 20 hồ chứa thuộc EVN và có thể trữ được nước mưa. Tuy nhiên, ông Hải cho hay nếu nước về hồ đầy, EVN sẽ cho xả theo quy trình vận hành.

Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, ông Trần Quang Hoài lưu ý phía EVN cần rà soát phương án hạ du khi xả lũ vì có nhiều địa phương đồng loạt phản đối thủy điện xả lũ khiến tình trạng lũ chồng lũ từ bài học năm 2011.

Tại Quảng Nam, các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to trong 24 đến 48 giờ tới. Tổng lượng mưa đến hết ngày 10/10 được dự đoán từ 300 – 500 mm, có nơi trên 600 mm. Dự báo sẽ có một đợt lũ xuất hiện trong 2-3 ngày tới.

Trong khi đó, ở Quảng Bình, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Minh Hóa vào ngày 7/10 cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện này đang có mưa to khiến 1 số con sông, suối trên địa bàn dâng cao gây cô lập, chia cắt nhiều nơi khiến hàng ngàn học sinh phải nghỉ học.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk dự báo từ 13 giờ 7/10 đến 13 giờ 8/10, Đắk Lắk tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đồng thời cũng cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ vùng trũng thấp, sạt lở vùng đất dốc".

Qua một bản tin tóm lược, đã thấy tình hình thời tiết, khí hậu miền Trung, thiên tai, nhân họa ngày càng nặng nề hơn.

Như vậy, quá trình bê tông hóa và biến đất nông nghiệp thành đất ở, bổ sung vào quĩ thổ cư trong thị trường bất động sản Việt Nam cũng một phần làm cho sự kiệt quệ của nền sản xuất lúa Việt Nam tăng tốc. Bên cạnh đó, quá trình Trung Quốc hóa nông nghiệp Việt Nam từ các loại thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng nguồn giống gieo trồng và phụ thuộc vào Trung Quốc ở đầu ra nông sản, cộng với chủ mưu tích trữ nước, thao túng nguồn năng lượng quí hiếm này của Trung Quốc đã nhanh chóng đẩy an ninh lượng thực Việt Nam đến vạch báo động đỏ.

Và, để khắc phục tình trạng này, cứu lấy môi sinh Việt Nam mà cũng cứu một phần môi sinh thế giới, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc chơi kinh tế Việt Nam và làm lại từ đầu. Trước đây, nếu Việt Nam bỏ Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế cục bộ bởi ngoài Trung Quốc bóp họng, chẳng nước nào thèm xắn tay vào bóp họng hay vịn vai Việt Nam. Còn bây giờ, anh em tiến bộ đến bá vai vịn cổ, chống lưng ngày càng nhiều, còn tiếc gì mà cứ chơi với đứa chuyên gia bóp họng người anh em chứ ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 08/10/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Trung Quốc luôn luôn coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và sẽ dùng quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện, nhưng Việt Nam chưa biêt phải xoay xở ra sao, hay nương nhờ vào ai khi bị tấn công.

biendong1

Trung Quốc luôn luôn coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" và sẽ dùng quân sự để chiếm toàn bộ khi có điều kiện

Đó là khẳng định đan xen băn khoăn đang lan rộng trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu tháng 01/2021.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói ra tính "phức tạp" của tình hình Biển Đông trong bài viết ngày 31/08/2020, "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".

Ông nói : "Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp".

Ông Trọng không nói ra chi tiết tình hình hiện tại ở Biển Đông phức tạp như thế nào, cũng như đã tránh chỉ đích danh Trung Quốc là nước duy nhất đã gây ra tình trạng bất ổn hiện nay.

Khối 10 nước của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asia Nations, ASEAN), trong đó có 5 nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei đã cáo buộc Trung Quốc không ngừng dọa nạt, tấn công và nuôi mưu đồ độc quyền chiếm trọn Biển Đông.

Các nước bên ngoài như Nhât Bản, Úc, Ấn Độ, khối Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của khối ASEAN.

Bắc Kinh còn bị lên án tại nhiều diễn đàn Quốc tế đã gây ra sự bất ổn định ở Biển Đông từ Thế kỷ XX, khi các Lãnh đạo Trung Quốc liên tục tự nhận quyền làm chủ 85% vùng biển rộng trên 4 triệu cây số vuông từ thời Cổ đại.

Vì vậy, trong bài viết chủ tâm nói về "phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới", công bố ngày 31/08/2020, ông Trọng đã, thêm lần nữa, báo động rằng : "Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn phức tạp".

Ông nói : "Dự báo trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường", vì vậy phải "Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa ; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến ; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch".

Sẵn sàng chưa ?

Người đứng đầu đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã vẽ ra đủ thứ hiểm họa và nêu lên ý tưởng chuẩn bị lực lương và khí tài để đối phó, nhưng trên thực tế, không có bằng chứng nào được nhìn thấy là Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu để thắng, nếu bị Trung Quốc tấn công, trên đất liền hay ở Biển Đông.

Thêm vào đó, cũng chưa thấy có kế hoạch học tập đại trào trong dân, tuyên truyền về hiểm họa Trung Quốc trên báo chí, truyền thông hay công tác chuẩn bị tinh thần "sẵn sàng chiến đấu, quyết chiến quyết thắng" trong lực lượng võ trang gồm Quân dội và Công an, lực lượng dân phòng về hiểm họa từ Bắc Kinh.

Mọi chuyện ở Việt Nam bây giờ, trước ngày khai mạc Đại hội đảng XIII, đều tập trung vào công tác nhân sự với hai việc cốt lõi là mọi người phải tuân thủ là :

1) "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" gồm kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương và chính sách của đảng.

2) "Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ".

Hai nhiệm vụ "then chốt của then chốt" (chữ của ông Nguyễn Phú Trọng) này, không có gì liên quan đến chuyện giữ nước và dựng nước mà chỉ có một mục đích duy nhất là bằng mọi cách phải bảo vệ quyền tiếp tục độc tôn lãnh đạo phản dân chủ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc đã biến Hoàng Sa, chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974, thành một thành phố thương mại và quốc phòng kiên cố với bến cảng và sân bay dùng cả cho dân sự lẫn quân sự. Bước sang năm 2020, Bắc Kinh cho biết quân đội của họ đã sẵn sàng cho phòng tuyến "nhận diện phòng không" (Air defense identification zone (ADIZ) hoạt động ở Biển Đông để kiểm soát lưu thông trên không, song song với việc dùng tầu hải giám và cánh sát biển để kiểm soát hải sản và tầu bè qua lại trên Biển Đông.

Tuy nhiên năm 2020 gần hết mà chưa thấy Bắc Kinh công bố thời điểm được đưa vào hoạt động chủ trương này. Hoa Kỳ, nước duy nhất có lực lượng hải quân hùng hậu lâu đời ở Châu Á-Thái Bình Dương, đã bác bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, nước nhìn ra Biển Đông, đã tỏ ra rất lo ngại nếu Trung Quốc thi hành kế hoạch kiểm soát nguy hiểm này. Bởi vì, vùng trời và vùng biển đều có quyền lợi kinh tế như không lưu, vận chuyển hàng hải, khoáng sản, hơi đốt và các giàn khoan dầu cùng quốc phòng quan trọng của Việt Nam

Nên biết, để làm hậu phương cho kế hoạch chiếm trọn Biển Đông, Trung Quốc đã tân tạo và quân sự hóa xong 8 đá và bãi san hô trong vùng Trường Sa từ sau trận chiến ở Trường Sa với Hải quân Việt Nam năm 1988.

Các vị trí bị quân Trung Quốc chiếm gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn (mất năm 1995). Sau khi Vành Khăn mất, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Quốc.

Phía Trung Quốc nói gì ?

Tuy nhiên, trong bài phát biểu viễn tuyến từ Bắc Kinh tới kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 23/09/2020, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp với nước khác.

Ông nói : "Là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, đi con đường phát triển hòa bình, phát triển cởi mở, phát triển hợp tác và phát triển chung. Trung Quốc mãi mãi không xưng bá, không bành trướng, không mưu cầu phạm vi thế lực, không có ý định Chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất cứ nước nào, kiên trì hàn gắn bất đồng bằng đối thoại, giải quyết tranh chấp qua đàm hán", theo CRI (China Radio International-tiếng Việt).

Thông điệp của ông Tập là nhằm nói với Mỹ, vì cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã tăng cao từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống năm 2016. Hai nước cũng đã căng thẳng ở Biển Đông, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo lên án Trung Quốc đã đe dọa các nước nhỏ ở Đông Nam Á để dành phần lớn chủ quyền và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

Trong tuyên bố cứng rắn nhất của Mỹ từ trước đến nay, đưa ra ngày 13/07/2020, ông Pompeo đã nói : "Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009".

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc nhở Bắc Kinh rằng "yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân" (1).

Để kết luận, ông Pompeo nói thẳng với Trung Quốc : "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ sát cánh với các Đồng Minh và Đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi ngoài khơi, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói (tạm dịch) : "Chúng tôi sát cánh với Cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt ý muốn của kẻ mạnh ở Biển Đông hay vùng rộng lớn hơn" (2).

Trong khi đó, các tướng lĩnh, học giả diều hâu của Trung Quốc và tờ Hoàn Cầu Thời báo, quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã nhiều lần cảnh cáo nếu phải đánh Việt Nam để bảo vệ quyền lợi "cốt lõi" của Trung Quốc ở Biển Đông thì sẽ "dậy cho Việt Nam bài học thứ hai" khốc liệt hơn bài học thứ nhất năm 1979. Hồi đó Trung Quốc, dưới thời Đặng Tiểu Bình đã tung 600.000 quân có xe tăng và đại bác yểm trợ đánh vào 6 tỉnh miền biên giới Việt Nam gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.

Sau 10 năm chiến tranh dai dẳng, nhưng không liên tục 2 lần (1979-1989), Trung Quốc bị tổn thất nặng, nhưng lại thắng về chiến lược là Đảng cộng sản Việt Nam đã biết sợ Trung Quốc, không còn dám quấy phá như trước năm 1979.

Vì vậy, hầu như để thể hiện sự quan tâm đặc biệt về tính nghiêm trọng của tình hình Biển Đông, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận trung ương Phùng Hữu Phú, đã tiết lộ vấn đề Biển Đông, là "điểm mới" được ghi vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII.

Tại cuộc họp của Ban Tuyên giáo trung ương ngày 10/06/2020, ông Phú nhìn nhận : "Vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn".

Ông nói : "Sau Covid-19, chúng ta đã thấy thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này khẳng định chắc chắn Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. Vậy phải ứng phó thế nào ? Biển Đông không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai mà là vấn đề lâu dài".

Ông được báo chí dẫn lời nói rằng : "Bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh xung đột là bài toán hóc búa của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta".

Ông Phú, một trong 43 người của Hội đồng Lý luận trung ương còn cho rằng : "Dự báo tình hình trong văn kiện đại hội lần này có nhiều điểm mới, và phải tiếp tục được làm rõ để toàn Đảng, toàn dân thấy hết được thời cơ đang rất lớn ở phía trước nhưng khó khăn, thử thách cũng ngày càng gay gắt hơn".

(theo báo Thanh Niên Online, 11/06/2020)

Cũng nên biết, Hội đồng Lý luận tung ương là "cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc".

(theo Bách Khoa Toàn thư mở).

Tuy nói mạnh như thế, nhưng liệu Ban Chấp hành tương lai XIII có đủ trí tuệ, sự hiểu biết và sáng kiến để bảo vệ Tổ quốc hay sẽ cứ ì ra đấy như bấy lâu nay, vì tư duy nhu nhược quen thuộc "mọi chuyện đã có nhà nước lo".

Chính sách quốc phòng Việt Nam

Cũng cần biết thêm, trong bối cảnh Việt Nam bị kẹt cứng giữa tư duy bạc nhược và lệ thuộc "vừa là đồng chí, vừa là anh em" với láng giềng đàn anh xảo quyệt Trung Quốc, Việt Nam đã theo đuổi chính sách quốc phòng 4 "không" gồm :

1) Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự ;

2) không liên kết với nước này để chống nước kia ;

3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ;

4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

Chính quyền cộng sản Việt Nam cũng đã thanh minh không "bài Trung, thân Mỹ", hay chọn phe trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam chủ trương "là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế".

Do đó, trong lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng tuyên bố : "Việt Nam chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế".

Chính sách này nói thêm : "Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc phòng song phương đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương. Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phòng dưới mọi hình thức như trao đổi các đoàn quân sự các cấp, tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột".

(Tài liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Việt Nam)

Tài liệu này cũng cho biết :"Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới ; đã thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại 31 nước và đã có 42 nước thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại Việt Nam".

"Việt Nam đã tiến hành đối thoại quốc phòng - an ninh thường xuyên ở nhiều cấp độ với các quốc gia trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ… Cùng với việc tăng cường trao đổi các đoàn quân sự cấp cao, giao lưu giữa các sĩ quan trẻ, hợp tác giữa các nhà trường, các viện nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Việt Nam với các nước cũng được coi trọng".

Tương quan lực lượng

Vậy nếu xẩy ra chiến tranh trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thì nước nào có cơ hội chiến thắng ?

Trước hết, "Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL) được cho là một đội quân đông đảo nhất thế giới với khoảng 2,18 triệu quân nhân - ưu tiên được dành cho hải quân và không quân".

(theo Bách khoa Toàn thư mở)

Tài liệu về Hải quân viết : "Trước thập niên 1990, Hải quân Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa ; phát triển nhanh chóng, đến nay bao gồm thêm 35.000 Hải quân Biên phòng và 56.000 Thủy quân Lục chiến, cùng 56.000 quân thuộc Lực lượng Hải quân Không chiến với hàng trăm chiến đấu cơ trên bờ. Tổng cộng lối 250.000 người.

Trung Quốc có : 14 tàu khu trục, 28 tàu hỗ trợ, 3 tàu ngầm nguyên tử phóng phi đạn hạt nhân, 5 đến 7 tàu ngầm nguyên tử tấn công, 56 tàu ngầm diesel tấn công, 58 tàu đổ bộ, 80 tàu tuần duyên tên lửa dẫn đường, 27 tàu đổ bộ lớn, 31 tàu đổ bộ vừa và khoảng 200 tầu tấn công nhanh".

Trong khi đó, tài liệu phổ biến trân Internet cho biết :

Hải quân nhân dân Việt Nam có các binh chủng : Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm, Đặc công Hải quân... nhưng không có bộ tư lệnh riêng. Bao gồm các cấp đơn vị : hải đội, hải đoàn, binh đoàn hải quân đánh bộ, binh đoàn tàu mặt nước, binh đoàn tàu ngầm, binh đoàn không quân, tên lửa bờ và các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần…

Từ năm 2010 Hải quân nhân dân Việt Nam được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại theo hướng "tinh, gọn, mạnh, linh hoạt" đến nay đã có đủ 5 thành phần lực lượng là : tàu mặt nước ; tàu ngầm ; không quân hải quân ; pháo binh - tên lửa bờ ; hải quân đánh bộ, đặc công hải quân và lực lượng phòng thủ đảo…

Về số quân, Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam, công bố 3 lần trong các năm 1998, 2004 và 2009 không tiết lộ số quân. Tuy nhiên, theo Internet, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng cho biết : Tổng Quân số lực lượng chính quy khoảng 450.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.

Tài liệu này cũng chia ra Lục quân : khoảng 800.000 ; Không quân : 60.000 ; Hải quân : khoảng 70.000 ; Biên phòng : khoảng 50.000 ; Cảnh sát biển : 30.000 ; Không gian mạng lối 10.000 người.

Ngoài ra, theo Globalfirepower, chuyên về xếp hạng quân sự của các quốc gia, thì Việt Nam còn có một lực lượng phục vụ quốc phòng ngót 42.000 người.

Về kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chuyên gia quân sự quốc tế cho điểm Quân đội Việt Nam cao hơn lính Trung Quốc, lấy kết quả từ cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979.

Tuy nhiên, nếu xẩy ra chiến tranh ở Biển Đông thì Hải quân và Không quân Trung Quốc có lợi điểm địa thế tấn công và tiếp viện hơn quân Việt Nam, nhờ vào một số sân bay, bến cảng Trung Quốc đã xây dựng trên một số trong 8 đá, bãi san hô chiếm của Việt Nam ở Trường Sa.

Trông vào ai ?

Như vậy, từ viễn ảnh biết rõ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu Việt Nam có đủ sức chống lại một cuộc tấn công quân sự hay không ? Hơn nữa, Việt Nam không có đồng minh quân sự và thỏa hiệp an ninh chung với nước khác thì ai sẽ giúp Việt Nam bảo vệ Biển Đông ?

Vì vậy, dù giới chuyên gia ở Bộ Ngoại giao Việt Nam băn khoăn, lo lắng nhưng đồng thờ họ cũng tự đặt ra hy vọng chiến tranh Việt-Trung sẽ không xẩy ra, dù trên đất liền hay Biển Đông, nếu Việt Nam biết khôn khéo trong ứng xử với Trung Quốc.

Về mưu đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam lúc này, theo nhận định của Phó Giáo sư tiến sĩ Đinh Công Tuấn, Viện nghiên cứu Châu Âu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thì : "Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở Châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như "lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ, trên biển của Trung Quốc", vì vậy, Trung Quốc bao giờ cũng luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình" (theo Thế giới & Việt Nam, 16/06/2020).

Ông Tuấn nói rõ rằng :

"Chính sách chủ đạo của Trung Quốc với Việt Nam sẽ vừa là cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại Trung Quốc".

Chi tiết hơn, chuyên gia này cho rằng : "Chính sách cơ bản của Trung Quốc với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau :

Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.

Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thứ ba, gây sức ép cho ASEAN, chia rẽ khối thông qua các thành viên nhỏ dễ chịu tác động từ Trung Quốc để cản trở lập trường đối lập với lợi ích Trung Quốc và ngăn chặn sự hình thành của một "khối chống Trung Quốc".

Ông Tuấn kết luận : "Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực của Trung Quốc. Đó là thích nghi với sự trỗi dậy, lớn mạnh của Trung Quốc, xác định rõ ràng mục tiêu của Việt Nam phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đang phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với Trung Quốc".

Đó là lời khuyên của một chuyên gia, nhưng liệu giới lãnh đạo Việt Nam có khả năng hóa giải tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc bằng đướng lối ngoại giao hay không ?

Và nếu Việt Nam tiếp tục chính sách ngoại giao đu giây với quan điểm : "Bài Trung, thân Mỹ" hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta", như đã thanh minh trên báo Công an Nhân dân ngày 3/8/2020, thì liệu Hà Nội có thoát khỏi gọng kìm của Trung Quốc hay không ?

Phạm Trần

(30/09/2020)

(1) "The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its "Nine-Dashed Line" claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims".

(2) "The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose "might makes right" in the South China Sea or the wider region", State Department, 07/13/2020

Published in Diễn đàn