Thị trường nhà đất Việt Nam từ nhiều năm qua được đánh giá là phát triển không bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Giá nhà đất quá tầm với của đại bộ phận người lao động, nguồn cung dù dồi dào nhưng những người cần nhà vẫn không với tới.
Các khu chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2024 tại Hà Nội diễn ra một số cuộc đấu giá đất nền gây ồn ào dư luận. Tại huyện Thanh Oai, có 68 thửa đất được tổ chức đấu giá với mức giá trúng cao nhất gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần giá khởi điểm. Tại huyện Hoài Đức, 19 lô đất cũng được đấu giá với mức giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm.
Sau khi dư luận chỉ ra nhiều lo ngại về tình trạng đầu cơ, thổi giá, ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các cơ quan bộ ngành tiến hành rà soát, kiểm tra việc tổ chức đấu giá và xử lý đối với những vi phạm pháp luật.
Ngày 5/9, tại một cuộc họp báo về phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024, khi được hỏi về việc kiểm tra, rà soát đối với những cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất ở Thanh Oai, Hoài Đức, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Đoàn kiểm tra của bộ này phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực tế và rà soát khối lượng hồ sơ khá lớn, mặc dù vụ việc vẫn đang được tiến hành kiểm tra nhưng cho tới nay vẫn chưa phát hiện ra có kẽ hở hay sai phạm trong các cuộc tổ chức đấu giá.
Như thế nghĩa là có khả năng việc người dân thực sự sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để được hưởng quyền sử dụng một lô đất là có thật. Điều này đặt trong bối cảnh có sự ồn ào của dư luận hoài nghi về tình trạng đầu cơ thổi giá trước đó đã cho thấy mức độ phát triển quá nóng của giá bất động sản.
Câu hỏi đặt ra là sự tăng giá quá nóng như thế sẽ đưa đến những hệ lụy gì cho nền kinh tế và giải pháp ra sao ?
Một khu dân cư cao cấp tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Bài học từ ông Lý Quang Diệu
Trong cuốn sách "Bí quyết hóa rồng" do công ty sách Saigonbook dịch và giới thiệu năm 2001, ông Lý Quang Diệu là tác giả sách có chia sẻ một bài học là khi giá nhà đất sốt nóng thay vì đánh thuế để giảm lợi nhuận của người bán thì ông lại cho xây thêm nhiều nhà đáp ứng nhu cầu cho người mua. Ông Diệu đã thừa nhận đó là chính sách quản lý sai lầm.
Cụ thể câu chuyện như sau, ngay khi làm lãnh đạo đất nước ông đã thực hiện chính sách đảm bảo nhà ở cho người dân, ông cho thành lập một Ủy ban phát triển nhà ở. Cơ quan này xây những tòa nhà rồi bán cho người lao động theo các chính sách hỗ trợ ưu đãi như vay mua trả góp với lãi suất thấp.
Ông Diệu cho biết chính sách đã đạt được nhiều hiệu quả trong việc cải thiện đời sống, chỗ ở cho người dân, nhưng ban đầu cũng xảy ra những chuyện khôi hài. Một số nông dân nuôi lợn đã đem theo và nuôi chúng trong các căn hộ cao tầng, người ta chứng kiến cảnh một số người đang cố dỗ các con lợn leo lên cầu thang.
Một gia đình khác đem theo một tá gà vịt để nuôi trong bếp, người ta đã làm một cái cổng bằng gỗ ở lối ra vào nhà bếp nhằm ngăn các con vật đi vào phòng khách. Buổi tối trẻ con tìm kiếm giun đất và côn trùng ở các đám đất nhỏ phía bên ngoài tòa nhà về làm thức ăn cho gà vịt. Nhiều người không chịu dùng thang máy, một số khác vẫn tiếp tục công việc cũ như bán thuốc lá, bánh kẹo và hàng tạp hóa trước các phòng ở tầng trệt, mọi người đều trải qua sốc văn hóa.
Ông Lý Quang Diệu cho biết thành công cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới, những người đang đợi mua nhà đã phát hiện ra giá của các căn hộ tăng lên hàng năm theo sự gia tăng chi phí trả cho lao động, giá thành của vật liệu nhập khẩu và giá đất. Họ trở nên thiếu kiên nhẫn và muốn có các căn hộ càng sớm càng tốt. "Trong khoảng thời gian từ 1982 đến 1984 chúng tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi xây dựng gấp đôi số căn hộ chúng tôi đã xây trước đó", ông viết.
Vào những năm đầu thập niên 90 khi giá bất động sản tăng, mọi người muốn kiếm lời trong việc bán nhà cũ và sau đó nâng cấp lên nhà mới. Thay vì ngăn chặn việc làm này bằng cách đánh thuế giảm lợi nhuận của, chính quyền Singapore đã đồng ý cung cấp nhà ở cho cử tri bằng cách xây dựng thêm nhiều nhà mới, điều đó đã làm tình hình nhà đất càng sốt thêm và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc trong cuộc khủng hoảng tiền tệ vào năm 1997, theo thừa nhận của ông Lý.
Câu chuyện bài học về sự tăng nóng của giá bất động sản và giải pháp áp thuế của ông Lý Quang Diệu đã được chia sẻ từ 25 năm trước nhưng thực tế đã không được rút ra ở nơi khác.
Trung Quốc đang khủng hoảng thừa căn hộ. Trong ảnh : Một khu căn hộ cao tầng đang được xây dựng tại thành phố An Khánh, tỉnh An Huy.
Nhìn sang Trung Quốc
Nhìn sang câu chuyện về bất động của Trung Quốc hiện nay thì thấy dường như Trung Quốc đã lặp lại chính sách quản lý bất động sản đúng kiểu như Singapore trước kia. Để thấy được vấn đề thì cần biết hai thông tin là :
Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang dư thừa hàng trăm triệu căn hộ đủ sức chứa cho cả tỷ người cư trú, điều này được nêu ra bởi các cán bộ quản lý của Trung Quốc. Vào tháng 8/2023, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết có 648 triệu mét vuông mặt sàn chưa bán được. Nếu tính trung bình mỗi căn nhà 90 mét vuông thì con số này tương đương 7,2 triệu căn nhà. Con số trên chưa kể các dự án nhà đã bán cho khách hàng nhưng chưa hoàn tất xây dựng hoặc nhà đã bán nhưng vẫn còn nằm trong tay nhà đầu tư, đầu cơ.
Tại một hội nghị về bất động sản ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, vào năm 2023, ông Hạ Khanh, cựu Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia, nói rằng có những ước tính cho thấy Trung Quốc đang có số lượng nhà trống đủ cho 3 tỷ người vào ở. "Con số ước tính đó có lẽ là nói vống lên, nhưng theo tôi thì 1,4 tỷ dân Trung Quốc cũng không thể lấp đầy các căn nhà trống hiện có", ông Hạ Khanh nói.
Thứ hai, mãi đến gần đây, vào năm 2021, Trung Quốc mới ban hành chính sách về thuế bất động sản nhưng cũng chỉ mới đang áp dụng thí điểm thu thuế ở một số thành phố lớn, hiện không rõ hiệu quả ra sao.
Như thế có thể hình dung rằng trong quãng thời gian hàng chục năm khi thị trường phát triển nóng, giá cả sản phẩm tăng cao, Trung Quốc thay vì áp thuế bất động sản thì lại cho xây thêm nhiều căn hộ mới như một cách thức đáp ứng nhu cầu của thị trường, dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa hiện nay.
Tôi thấy thắc mắc là bài học kinh nghiệm từ Singapore không phải là khó biết đến, người ta đã nêu ra chia sẻ như thế hoặc qua các kênh thông tin khác giới chuyên gia hoặc đội ngũ cán bộ quản lý hẳn là phải có hiểu biết về những câu chuyện quản lý các nước đã gặp phải như vậy.
Vậy nhưng tại sao Trung Quốc vẫn lặp lại chính sách mà Singapore đã gặp phải trước kia ? Phải chăng vì lợi ích mà thị trường bất động sản mang lại là sự tăng trưởng cho nền kinh tế là điều có sức quyến rũ quá lớn khiến cho các cơ quan quản lý bị cuốn theo ? Hoặc cũng có thể là những nhà phát triển bất động sản đã có được khả năng tạo ảnh hưởng tác động lớn khiến cơ quan quản lý khó đưa ra được chính sách thuế một cách hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện nay, giá bất động sản tăng cao nhưng dường như các ban ngành cũng vẫn chưa đánh giá đúng tính quan trọng của giải pháp thuế bất động sản, thay vì thế nhiều dự án bất động sản thương mại và dự án nhà ở xã hội được thúc đẩy triển khai như là giải pháp nhằm ổn định thị trường và đáp ứng chỗ ở cho người lao động. Như thế bài học về quản lý bất động sản như của Singapore trước kia vẫn đang được lặp lại.
Ngay lúc này, giá bất động sản quá cao là rào cản cho những người gia nhập sau. Nhiều người lao động khó khăn trong mua nhà bởi đồng lương dù có tăng do thu nhập từ nền kinh tế đang tăng trưởng nhưng giá nhà lại tăng cao hơn nhiều. Giới trẻ ngại lập gia đình, sinh con cũng có phần nguyên nhân từ bất động sản.
Là quốc gia đi sau khi đã biết được bài học từ Singapore như vậy và chứng kiến bài học của Trung Quốc hiện nay, các cơ quan quản lý của Việt Nam cần sớm đưa ra được chính sách về thuế để làm lành mạnh thị trường bất động sản.
Ngô Ngọc Trai
Nguồn : BBC, 13/09/2024
Tác giả Ngô Ngọc Trai là luật sư đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
iệt Nam không thể phát triển khi dồn toàn bộ nguồn lực quốc gia để nuôi những khối u mang tên bất động sản, phục vụ lợi ích một nhóm nhỏ các siêu đại gia bất động sản và ngân hàng.
Việc tiếp tục tập trung nguồn lực xã hội vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán chỉ để thỏa mãn lòng tham không đáy của các nhóm lợi ích sẽ chỉ dẫn đến
Khủng hoảng không thể giải quyết bằng nghị quyết và hội thảo
Truyền thông trong nước đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì hội nghị "triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô" vào ngày 14 tháng Ba, 2024.
Trước đó 2 ngày, văn phòng thủ tướng gửi công văn hỏa tốc tới 18 doanh nghiệp, tập đoàn và hầu hết lãnh đạo các ngân hàng được mời tới dự hội nghị này. Hầu hết đều là những "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản (bất động sản) như Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Becamex, Hoàng Quân, Phát Đạt… Chỉ có hai công ty công nghệ, sản xuất là FPT, Masan trong tổng số 18 doanh nghiệp (DN) tham gia hội nghị.
Nội dung hội nghị xoay quanh vấn đề nhằm tháo gỡ nguồn vốn, khoanh nợ, giãn nợ, các thủ tục pháp lý cho những đại gia bất động sản. Những vấn đề này thực ra không có gì mới. Hàng trăm hội nghị, hội thảo với nội dung tương tự đã được tổ chức ở 63 tỉnh thành, bộ ngành cho đến trung ương, cấp chính phủ trong suốt năm 2023.
Chỉ riêng trong năm 2023, khoảng 20 nghị quyết, nghị định, chỉ thị tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập các tổ công tác trực thuộc Thủ tướng, mỗi địa phương cũng thành lập tổ công tác do Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) đứng đầu. Đầu năm 2024, Luật Đất đai sửa đổi mới được thông qua. Theo đó, một số các chính sách mới được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy "Cầu" thị trường như việccho Việt kiều mua nhà, đất ở Việt Nam, cho phép cấp quyền sử dụng đất rộng rãi cho nhiều đối tượng mà trước đây sẽ khó đáp ứng các điều kiện pháp lý… Thế nhưng, rõ ràng thực tế hoàn toàn không như chính phủ và các đại gia mong đợi. Số lượng các doanh nghiệp bất động sản phá sản và rời thị trường ngày một tăng. Mức tiêu thụ của thị trường nhìn chung vẫn rất thấp, không cải thiện được gì đáng kể.
Thế nhưng,hết năm 2023, ghi nhận có khoảng gần 5000 doanh nghiệp bất động sản rời thị trường. Trong đó, 1.286 doanh nghiệp giải thể, tăng 7,7% so với năm 2022 ; 3.705 doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn, tăng 47,4%. Trong khi số doanh nghiệp thành lập mới đạt 4.725, giảm 45% và chỉ còn khoảng 20% môi giới bất động sản đang hoạt động.Tổng Cục Thống kê (GSO) cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, 2.280 doanh nghiệp bất động sản đã ngừng hoạt động. Trong số đó, 248 doanh nghiệp bất động sản giải thể, so với 235 doanh nghiệp của cùng kỳ năm trước.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấyhoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 3,58% trong cơ cấu GDP của Việt Nam trong năm 2021. Trong năm 2022, ngành này đóng góp 3,46%, tương đương hơn 328.000 tỷ đồng..Thế nhưng, tín dụng cho bất động sản lại chiếm tới 21,46% tổng dư nợ của nền kinh tế. (Trong thực tế, con số này lớn hơn nhiều vì phần lớn vay tiêu dùng và sản xuất, thương mại cũng đổ vào bất động sản). Theo bà Giang Thu Hà, Vụ trưởng vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết"Đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các TCTD đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế".
Những nghị quyết, nghị định, hội thảo như vừa hôm 14 tháng Ba vừa qua thực sự là vô nghĩa nếu không nói là hoàn toàn lạc đề với những vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện.
Những con số không bao giờ có trong báo cáo chính phủ
Nhờ vào lượng xuất siêu lớn, đầu tư FDI gia tăng đáng kể và chỉ số GDP tăng trưởng 5,02%, ông Thủ tướng vẫn có thể khoe về "thành tích" kinh tế vĩ mô. Nhưng hãy nhìn rõ đằng sau những con số tăng trưởng đấy là gì.
Dù GDP tăng 5,02% và xuất siêu cao nhưng cần nhắc lại rằng con số GDP này đã được điều chỉnh tăng thêm25,4% kể từ năm 2019. Chính vì điều chỉnh GDP tăng thêm nên tỷ lệ Nợ công/GDP đã giảm "shock" kể từ 2019.Cụ thể là, Nợ công/GDP năm 2017 là 62,6%, năm 2018 là 63,9%. Sau khi GSO "tính lại" GDP, con sốNợ công/GDP đã giảm xuống chỉ còn 56,1%. Thế nhưng con số Nợ chính xác thì vẫn còn nguyên và tiếp tục phình to.
Năm 2020, ghi nhận tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 8,79 triệu tỷ đồng, tương đương 382,17 tỷ USD qui đổi. Nếu so sánh vớiGDP năm 2020 là 346,6 tỷ USD, thì tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã tương đương 110,2% GDP.Đến năm 2023, tổng dư nợ nền kinh tế là 13 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 541,67 tỷ USD theo tỷ giá qui đổi.GDP của Việt Nam năm 2023 là 430 tỷ USD. Nghĩa là tổng dư Nợ tín dụng của nền kinh tế tương đương 125,97% GDP quốc gia. Trung bình mỗi năm, Nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thêm 1,05 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 43,8 tỷ USD/năm. Từ 2020 đến 2023, trung bình mỗi năm GDP tăng thêm 20,85 tỷ USD. Trong khi đó, Nợ tín dụng mỗi năm tăng 43,8 tỷ USD.Như vậy là Nợ tín dụng tăng gấp hơn 2 lần tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2020 - 2023.Điều đó, lý giải một phần cho bong bóng bất động sản và chứng khoán bùng nổ trong giai đoạn này.
Giới chức Ngân hàng Nhà nước thừa nhận việc điều hành chính sách tiền tệ là "giật cục" và "Ngân hàng nhà nước như đang đi trên dây". Việc các kênh tài chính như trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp đang khủng hoảng nghiêm trọng bởi những sai phạm, lừa đảo bị phanh phui sẽ khiến cho áp lực tín dụng đối với khối ngân hàng ngày càng càng căng thẳng trong thời gian tới. Trên thực tế là Tổng dư nợ tín dụng đã quá cao và Nợ xấu thực chất đã phình to hơn nhiều so với những con số bị che đậy bởi Thông tư 02.
Ngày 24/1/2024, tờ thesaigontimes.vn đã đăng tải một bài phân tích rất đáng chú ý của chuyên gia thống kê và kinh tế vĩ mô Bùi Trinh, có tựa :"Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam từ 2010-2023 : Công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhưng chưa mạnh". Bài viết cho biết :
"…Từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam,tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất chung của nền kinh tế đều sụt giảm trong giai đoạn 2016-2023 so với giai đoạn 2007-2015. Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tỷ lệ này giảm từ 34,7% ở giai đoạn 2007-2015 xuống chỉ còn 21,7%. Hơn nữa nhóm ngành này có chỉ số lan tỏa và độ nhạy đối với nền kinh tế thấp và ngày càng thấp.
Điều này cho thấy phần giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà nền kinh tế Việt Nam nhận được ngày càng nhỏ đi, nó cũng cho thấy tình hình sản xuất của nhóm ngành này ngày càng mang nặng tính gia công, lắp ráp một cách toàn diện hơn. Tỷ lệ này đối với nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy không giảm mạnh như nhóm ngành công nghiệp, nhưng cũng có xu hướng giảm, từ 68% giai đoạn 2007-2015 xuống 63% giai đoạn 2016-2023.
Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể trong hai giai đoạn cho thấy, xuất khẩu tuy làm tăng giá trị sản xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm (giảm 13,3%) và quan trọng hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh (tăng 52%). Với cấu trúc ngành như vậy, chứng tỏ hiệu quả sản xuất của các ngành sản xuất vật chất của Việt Nam ngày càng kém, sản xuất dù nhiều, xuất khẩu dù nhiều nhưng phần Việt Nam nhận được ngày càng ít… Công nghiệp hóa theo hướng phát triển rộng, thay vì đi vào chiều sâu, có thể chỉ làm đất đai bị sử dụng không hiệu quả, tài nguyên mất đi và môi trường bị hủy hoại. Hơn nữa cấu trúc kinh tế này khi tham gia hội nhập càng sâu càng bộc lộ nhiều điểm yếu.
Với những phân tích về tỷ lệ Nợ công/GDP ; Tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế/GDP và những vấn đề về cấu trúc GDP cho thấy tất cả những "cơ cấu lớn" hoàn toàn không được "đảm bảo" hay "đẹp" như những gì ông Phạm Minh Chính thường xuyên phát biểu trên truyền thông. Việc ông thủ tướng đang cố ép khối ngân hàng thương mại dốc hầu bao để cứu thị trường bất động sản và các đại gia trong ngành sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng vốn đang như "trứng mỏng", có thể sụp đổ và kéo theo cả nền kinh tế.
Những chính sách "giấu rác dưới thảm" và giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế và dân sinh
Việc Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tụckéo dài thời hạn của Thông tư 02 cho phép giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ cho các "ông lớn" bất động sản, kỳ thực là "giấu rác dưới thảm" và tô hồng cho báo cáo kết quả kinh doanh của khối ngân hàng thương mại. Điều này cho phép che đậy Nợ xấu thực sự và đẩy rủi ro cho tương lai. Như một chuyên gia nào đó đã so sánh giống như việc tháo đồng hồ đo nhiệt độ khi cỗ máy đang quá nóng. Tất cả những "giải pháp" như vậy chỉ tích tụ các rủi ro cho một cuộc khủng hoảng lớn hơn trong tương lai.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là Chính phủ của ông Phạm Minh Chính tiếp tục dồn sức vào việc "giải cứu" ngành bất động sản và các đại gia trong ngành và tô hồng bức tranh kinh tế với những lời nhận xét như "nền kinh tế đang thực sự phục hồi".
Thực tế khắc nghiệt mà giới chức Việt Nam dường như đang né tránh nhắc đến là có tới172.000 doanh nghiệp đã phá sản, đóng cửa trong năm 2023. Chỉ riêng2 tháng đầu năm 2024, 63.000 doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường. Con số này tương đương với ½ số doanh nghiệp đóng cửa năm 2021. Khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa đang đứng trước áp lực chưa từng có bởi làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa, với sức cạnh tranh vượt trội về cả giá cả, chất lượng, lẫn dịch vụ bán hàng thông qua mạng lưới thương mại điện tử như SHEIN, Lazada, Tiki, Shopee, Chotot…
Nếu chính phủ ông Phạm Minh Chính không quan tâm vấn đề này thì sẽ có một cuộc khủng hoảng khác với hậu quả lớn hơn nhiều sự sụp đổ của thị trường bất động sản, đó là khủng hoảng về dân sinh do tỷ lệ thất nghiệp không thể tưởng tượng được, sẽ nhanh chóng xảy ra. Thay vì "giải cứu" các siêu gia bất động sản đang làm nghèo đất nước, những chính sách thực sự hướng đến 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 700 ngàn doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ - lực lượng tạo ra 80% việc làm- mới là gốc rễ cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Đó cũng là điều quyết định sống còn cho nền kinh tế Việt Nam đang rung lắc tới tận nền móng.
Việc tiếp tục tập trung nguồn lực xã hội vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán chỉ để thỏa mãn lòng tham không đáy của các nhóm lợi ích sẽ chỉ dẫn đến thảm họa. Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp tốt nhất là lời khuyên của tiến sĩ Alan Phan cách đây 11 năm : "Giới bất động sản đã "tự đặt cho mình một vị trí quá quan trọng trong nền kinh tế chung" nhưng thực tế là "không có Mợ thì chợ vẫn đông" ; "Hiện tại, họ không đóng góp chút gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ".
Lời khuyên cuối cùng là, hãy để bất động sản… chết đi. Có lẽ, các lãnh đạo Việt Nam nên đọc lạibài phỏng vấn này. Việt Nam không thể phát triển khi dồn toàn bộ nguồn lực quốc gia để nuôi những khối u mang tên Vingroup, Novaland, Sungroup… phục vụ lợi ích một nhóm nhỏ các siêu gia bất động sản và ngân hàng. Cách tốt nhất là hãy để chúng tự sinh, tự diệt theo qui luật thị trường. Điều quan trọng và cấp thiết giờ đây là sinh kế và dân sinh. Nền kinh tế cần được cơ cấu lại, nguồn lực cần được tập trung cho khối doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, nông nghiệp và công nghệ thông tin, cho đến những ngành có ưu thế tài nguyên tự nhiên như chất bán dẫn. Con đường phát triển không bao giờ có đường tắt. Nên trước khi nói đến "công nghiệp hóa, hiện đại hóa",điều đầu tiên là …đừng để cúp điện.
Tùng Phong
Nguồn : VOA, 26/03/2024
Thời kỳ hoàng kim tăng trưởng của lĩnh vực địa ốc đã kết thúc do "bất ổn thể chế"
Khủng hoảng bất động sản đang xảy ra khi đang có bất ổn thể chế và những bất ngờ ngoài tầm "toàn trị" của Đảng cộng sản. Trong khi chế độ lung lay trước quốc nạn tham nhũng nghiêm trọng, tha hóa quyền lực mang tính hệ thống, người dân mất phương hướng và xã hội rối loạn… thì đại dịch Covid-19 xuất hiện và chiến lược Zero - Covid khiến nền kinh tế tê liệt, trong đó lĩnh vực bất động sản bị "đóng băng". Chính sách này đã được bãi bỏ vào nửa cuối của năm 2021, nhưng hậu quả để lại là nặng nề. Đối với lĩnh vực bất động sản trong quý 1 năm 2023, theo số liệu của Bộ Xây dựng, có hàng nghìn công ty bất động sản phải ngưng hoạt động do khó khăn kéo dài về nguồn vốn, trong đó số dừng hoạt động tăng 61% so với cùng quý năm 2022, số phải giải thể cũng tăng thêm. Doanh số bán bất động sản giảm 39% so với cùng kỳ năm trước, hàng chục nghìn lao động mất việc, không có thu nhập… "Cú sốc" này đã ‘góp phần’ làm giảm mức tăng GDP trong quý 1/2023 xuống còn 3,32%. Trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ tăng hàng năm hiếm khi thấp dưới 5% và, Chính phủ lo ngại về khủng hoảng địa ốc sẽ kéo dài đà sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Người đi xe máy đi qua một con phố với những tòa nhà chung cư cao tầng mới xây ở Hà Nội năm 2013 (minh họa) - AFP
Cùng với khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, được coi là trụ cột "ngoại" chiếm trên 20% tổng sản phẩm quốc nội GDP, lĩnh vực bất động sản bất động sản (địa ốc) là trụ cột tăng trưởng "nội" có tầm quan trọng, không những chỉ vì nó cùng với một số ngành "ăn theo" chiếm khoảng 15% GDP, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm, tăng thu nhập của bộ phận dân cư, làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn, du lịch và cơ sở hạ tầng khác… mà còn là động lực mạnh mẽ chuyển đổi sang thị trường. Trong giai đoạn đầu của đường lối Đổi mới từ năm 1986 nếu chính sách khoán trong nông nghiệp mở đầu cho việc giải phóng nguồn lực gắn kết lao động và ruộng đất vì lợi ích cuộc sống thiết thực của người nông dân đã tạo ra năng suất nông sản vượt trội, thì phát triển bất động sản tạo ra động lực kinh doanh, khát vọng làm giàu, hình thành giới doanh gia năng động, tích tụ tư bản, kích thích hình thành tầng lớp trung lưu… Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đánh dấu bước chuyển về chất sang thị trường, từ đó hàng năm đã ghi nhận top 100, 200 rồi 500 doanh nghiệp và đại gia triệu phú theo giá trị tài sản chứng khoán… mà trong đó phần lớn trong số họ đã giàu lên nhờ kinh doanh hoặc có liên quan đến bất động sản. Nhận định quan trọng cho giai đoạn hoàng kim tăng trưởng bất động sản này là quyền tự do được mở rộng, kích thích sáng tạo và sự thịnh vượng sẽ theo sau.
Tuy nhiên, tự do cũng tạo ra những điều ngạc nhiên, những bất ngờ "không đoán định" khiến giới cầm quyền lo lắng, những biểu hiện mặt trái của thị trường, trong đó vô số kiểu trục lợi có thể gây ra nguy cơ tha hóa quyền lực công. Đối với chế độ toàn trị bởi Đảng cộng sản nguy cơ đe dọa sự độc tôn lãnh đạo ngày càng lớn, trong đó sự tha hóa quyền lực hiện hữu và ngày càng nghiêm trọng. Điều tồi tệ đã đến khi xảy ra sai lầm mang tính chất ý thức hệ về chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã gây ra những hậu quả nặng nề, làm sụp đổ hệ thống nhà máy, xí nghiệp quốc doanh và đình trệ các dự án có nguồn vốn nhà nước. Sự điều hành của Chính phủ bị "đổ lỗi" nhưng đã mang lợi ích cho những quan chức được cho "có quyền và gần tiền". Tầng lớp quan lại "suy thoái", gia đình và thân hữu trở nên giàu lên nhanh, không chính đáng vì tha hóa quyền lực, phơi bày sự bất công của "chế độ đặc quyền, đặc lợi" vốn là đặc trưng của chế độ tập quyền. "Tự diễn biến" trong nội bộ đã hình thành phe phái, phá vỡ sự thống nhất lãnh đạo độc đảng, bị "lấn át" bởi quyền hành pháp khi nó mang lại lợi ích cho đa số uỷ viên Ban chấp hành trung ương. Họ đã "trái ý" Bộ Chính trị về đề nghị kỷ luật ông nguyên Thủ tướng về trách nhiệm điều hành. Hơn thế, trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội ông này vẫn được "tín nhiệm cao"… Ông ta chỉ chấp nhận nghỉ hưu về "làm người tử tế" khi nhiệm kỳ Chính phủ kết thúc vào năm 2016.
Phía sau những "lục đục" nội bộ đảng là một "thập kỷ mất mát" mà cả nền kinh tế, mỗi người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu, mà nguyên nhân được Đảng nhận định là "bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế". Một trong những hậu quả nặng nề là vỡ "bong bóng" bất động sản, gây khủng hoảng dây chuyền đến hệ thống tài chính ngân hàng... Dù phần nào do tác động nào đó bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, khởi phát do sụp đổ các ngân hàng Mỹ bởi cho vay thế chấp dưới chuẩn cho lĩnh vực địa ốc, nhưng nguyên nhân chủ quan do sai lầm của Chính phủ trong điều hành kinh tế, trong đó hàng chục tỷ USD để phục hồi kinh tế đã bị lợi dụng đầu cơ vào bất động sản. Một kết luận quan trọng nữa ở đây cần được rút ra là những người cộng sản làm cách mạng giành lấy quyền lực nhằm thực hiện "ý chí chung" nhưng đã "thất bại" khi các công cụ kế hoạch hóa tập trung không hiệu quả, và trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường quyền lực đã bị tha hóa vì không được kiểm soát hiệu quả, quyền lực tuyệt đối đã bị lợi dụng mang tính hệ thống cho mục đích riêng của các quan chức khi thiếu cơ chế đối trọng và bị giám sát bởi nhân dân.
Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021 Đại hội 12 của Đảng cộng sản các chỉ số trên sàn chứng khoán cho thấy dường như lĩnh vực bất động sản đã ít nhiều phục hồi. Người ta nói đến sự điều hành bởi "Chính phủ kiến tạo" dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặt trọng tâm vào việc cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế những gì diễn ra trong, sau đại dịch Covid-19 đến nay, như đã nêu ở trên, cho thấy tình hình kinh tế địa ốc, bất động sản đang đối diện với thách thức "mới" liên quan đến khủng hoảng trái phiếu bất động sản. Nguồn tiền từ hệ thống tài chính, ngân hàng và người dân, nhà đầu tư đã bị hút vào vòng xoáy ‘hố đen’ bất động sản gây rối loạn nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước phức tạp, biến động nhanh.
Cơn khủng hoảng này lần nữa liên quan đến hai nhiệm kỳ Đại hội 12 và 13 cho thấy nhận định rằng khủng hoảng địa ốc, khởi phát, tích tụ và bùng nổ, có liên quan đến bất ổn thể chế trầm trọng kéo dài là có cơ sở. Từ Đại hội 13 năm 2021 Đảng tăng cường củng cố tổ chức, đẩy mạnh chống tham nhũng, thanh trừng nội bộ. Sự thanh lọc nhân sự được tiến hành thận trọng, đặt "hồng" - phẩm chất trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản, lên trên "chuyên" – tiêu chuẩn kỹ trị. Hàng chục nghìn quan chức to nhỏ bị kỷ luật đảng hay bị bỏ tù. Các ông nguyên Chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, các bộ trưởng… mới đây đã bị loại khỏi guồng máy lãnh đạo vì phải chịu "trách nhiệm chính trị" cho những gì xảy ra đối với cấp dưới trong các đại án "Việt Á", "chuyến bay giải cứu"… người ta nói về tình trạng "đóng băng" bộ máy, sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc… đang là nỗi thất vọng và làm giảm niềm tin của dân chúng với chế độ đảng cộng sản. Dư luận đồn đoán về sự không can dự trong các dự án quá khứ của ông đương kim Thủ tướng khi còn giữ chức Bí thư tỉnh và Trưởng ban Tổ chức… và, hơn thế, dõi theo sự điều hành của Chính phủ.
Bất ổn thể chế khiến cho cả nền kinh tế và mỗi người dân phải trả giá đắt khi tăng trưởng sụt giảm, cảnh báo về thời kỳ hoàng kim tăng trưởng nói chung và của lĩnh vực địa ốc nói riêng đang kết thúc. Bài học lớn nhất từ "bất ổn" là kiểm soát quyền lực, nhưng đáng tiếc giải pháp lại chỉ là quyền lực tuyệt đối. Giờ đây, sức ép đảm bảo tính chính danh cho Đảng cộng sản sẽ lớn hơn là phải thúc đẩy kinh tế, trong đó trụ cột "nội" bất động sản là ưu tiên với những giải pháp chính sách giảm thiểu tác động từ khủng hoảng để phục hồi. Tuy nhiên, nỗ lực củng cố quyền lực Đảng – Nhà nước hòng kiểm soát "bất ổn" lại đang khiến bộ máy điều hành trì trệ, cản trở cải cách chuyển đổi thị trường, hạn chế tự do triệt tiêu động lực tăng trưởng… Liệu quyền lực tuyệt đối có cứu được khủng hoảng tăng trưởng khi các hoạt động kinh tế và hành vi con người đang chịu đựng và phụ thuộc ngày càng lớn vào nó.
Phạm Quý Thọ
Tổ hợp công trình thuộc dự án khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea tọa lạc tại vị trí "đất vàng" ven biển An Bàng, Thành phố Hội An. Hiện Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đang thanh tra dự án này (Ảnh : Ngô Linh).
Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được ví như "tuyến đường tỷ đô" với hàng loạt khu du lịch được đầu tư xây dựng hết sức quy mô, hiện đại, kỳ vọng đưa những làng chài nghèo khó trở thành trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những dự án được xây dựng quy mô đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiều dự án chậm triển khai hoặc đang xây dựng dang dở rồi bỏ hoang.
Vì "đắp chiếu" suốt thời gian dài, các dự án này đã trở nên hoang phế, xuống cấp gây mất mỹ quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân xung quanh dự án.
Dự án khu khách sạn cao cấp nằm ở phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) sau khi được xây dựng móng trụ thì bỏ hoang suốt nhiều năm, biến thành hồ chứa nước (Ảnh : Ngô Linh).
Dọc tuyến đường này còn có hàng loạt nhà cửa của người dân xập xệ, xuống cấp nhưng không thể sửa chữa, người dân ngậm ngùi "sống treo" giữa khu quy hoạch.
Ngôi nhà của gia đình bà Ngô Thị Chiến (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) nằm trong quy hoạch của dự án Khu dân cư dịch vụ - du lịch. Gần 10 năm qua, dự án này vẫn chưa được triển khai. Trong khi đó, nhà của bà Chiến và người dân ở khu vực này đã xuống cấp nghiêm trọng, luôn trong tình trạng nguy hiểm vào mùa mưa bão.
"Chờ mãi không thấy dự án triển khai, gia đình tôi buộc phải cải tạo nhà dù không được phép vì vướng quy hoạch. Dự án ì ạch triển khai mỗi năm một chút rồi để đó. Nếu không làm thì nên xóa bỏ quy hoạch để người dân ổn định cuộc sống", bà Chiến nói.
Theo báo cáo của UBND thị xã Điện Bàn, trên tuyến đường ĐT603B qua địa bàn thị xã này có 28 dự án. Trong đó, mới có 4 dự án đi vào hoạt động, 2 dự án bị thu hồi, 1 dự án đang được kêu gọi đầu tư. 9 dự án đang được triển khai nhưng vướng mắc giải phóng mặt bằng nên đành phải tạm dừng thi công suốt nhiều năm nay.
Dự án "Homeland Paradise Village" của Tập đoàn Homeland (Homeland Group) có tổng diện tích 31,43ha, tổng vốn đầu tư lên đến 4.250 tỷ đồng, dừng triển khai gần 2 năm nay (Ảnh : Ngô Linh).
Khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An (Quảng Nam) đã thu hút tổng cộng 63 dự án; gồm 32 dự án du lịch, 21 dự án khu công viên, bãi tắm và chức năng hỗn hợp, 10 dự án khu dân cư, tái định cư.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nguồn vốn đầu tư lớn đổ vào tuyến đường ven biển này đã kích hoạt sự phát triển, tạo động lực cho vùng Đông của thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An. Tuy nhiên, vẫn có những dự án dang dở, triển khai ì ạch, không những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Ngoài ra, quỹ đất tái định cư rất thiếu, nhiều dự án giao cho nhà đầu tư, nhưng chủ yếu tập trung phân lô bán nền, dẫn đến thiếu đất tái định cư cho người dân và quỹ đất tái định cư cho tương lai.
Vào tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh đã giao thị xã Điện Bàn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát tất cả các dự án 2 bên đường ĐT603B, khẩn trương đánh giá khả năng giải phóng mặt bằng đối với các dự án đã triển khai lâu và vướng mắc giải phóng mặt bằng kéo dài.
Các hạng mục công trình còn đang dang dở, theo thời gian dần trở nên hoang tàn, trở thành nơi chăn thả bò của người dân (Ảnh : Ngô Linh).
Trên cơ sở rà soát, đề xuất điều chỉnh lại các dự án, loại trừ phần không thể giải phóng mặt bằng ra khỏi các dự án ; từ đó, phía các đơn vị xây dựng kế hoạch, đầu tư chỉnh trang bằng nguồn vốn đầu tư công, tạo điều kiện cho người dân sớm xây dựng nhà ở và đầu tư kinh doanh ổn định.
Đối với những dự án không đảm bảo về thủ tục pháp lý hoặc kéo dài, không triển khai do năng lực hạn chế thì đề xuất thu hồi theo quy định.
Theo báo cáo của UBND thị xã Điện Bàn, hiện địa phương có hơn 300 dự án đang triển khai thực hiện. Phần lớn các dự án khi triển khai rất bị động về vấn đề bố trí tái định cư cho những hộ giải tỏa trắng.
Ngoài ra, hầu hết dự án, nhất là khu vực đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc và các dự án ven biển đều ảnh hưởng mồ mả cần phải được di dời. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, quỹ đất bố trí cải táng mồ mả tại các địa phương rất hạn chế, thậm chí không còn.
Vì vậy, theo UBND thị xã Điện Bàn, việc triển khai đầu tư của các dự án đều bị chậm do nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là do chính sách về giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, đầu tư còn chồng chéo.
Giá đất được bồi thường theo giá đất cụ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng giá đất cụ thể hiện nay còn nhiều bất cập, không tương xứng với giá thị trường, bị khống chế bởi giá đất 5 năm tại Quyết định 24/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Vấn đề này đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là giải phóng mặt bằng đối với đất ở (bồi thường thấp, bố trí tái định cư không hợp lý).
Ngô Linh
Nguồn : Dân Trí online, 12/05/2023
Kỳ 1
Khoan bàn đến chuyện cha con ông Trần Quý Thanh bị khởi tố vì "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là đúng hay sai. Các tình tiết do Công an Việt Nam cung cấp và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang thi nhau khai thác cho thấy một điểm rất đáng chú ý...
Cung cách quản trị - điều hành tại Việt Nam đã biến bất động sản thành lĩnh vực tạo ra siêu lợi nhuận khiến những doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát cũng không đành lòng đứng ngoài và hậu quả giống như đang thấy không chỉ có Tân Hiệp Phát là nạn nhân... (Ảnh : Nguyễn Văn Châu)
Cả hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội đang sôi sùng sục trước sự kiện cha con ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố vì "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Vào lúc này, ông Trần Quý Thanh (Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát) và trưởng nữ - bà Trần Uyên Phương (Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát) đã bị tạm giam. Ngoài bà Trần Ngọc Bích – thứ nữ (một Phó Tổng giám đốc khác của Tân Hiệp Phát) được tại ngoại hậu tra, gia đình ông Thanh chỉ còn cậu con trai út chưa phải là bị can...
Khoan bàn về vụ án là lý do khiến cha con ông Thanh bị khởi tố. Kẻ viết bài này chỉ muốn dùng trường hợp Tân Hiệp Phát như ví dụ mới nhất, dễ hình dung dung nhất về thực trạng "phát triển" ở Việt Nam mà hậu quả đang tác động đến từng người...
***
Theo nhiều nguồn khác nhau thì tiền thân của Tân Hiệp Phát là xưởng sản xuất nước giải khát Bến Thành, thành lập năm 1994, đến 1999 xưởng này được nâng lên thành Nhà máy nước giải khát Bến Thành, ngoài sản xuất nước ngọt, còn sản xuất thêm sữa đậu nành đóng chai, bia tươi, bia hơi, bia chai, rồi thêm nước tăng lực, các loại trà giải nhiệt... Theo thời gian, Nhà máy nước giải khát Bến Thành, hay Công ty Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh ngang ngửa trong lĩnh vực nước giải khát tại Việt Nam với một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2017, Hiệp hội Bia–Rượu–Nước giải khát Việt Nam từng công bố một thống kê mà theo đó, Tân Hiệp Phát chiếm 22,5% thị phần nước giải khát (xếp thứ ba), sau Pepsi (22,7% thị phần – đứng thứ hai) và CocaCola (41,3% thị phần – đứng thứ nhất). Vào lúc này, Tân Hiệp Phát có bốn nhà máy rải đều từ Bắc vào Nam (Hà Nam, Quảng Nam, Bình Dương, Hậu Giang), giá trị tài sản được ước đoán có thể đến hàng tỉ Mỹ kim(1).
Vì sao gần như toàn bộ thành viên trong gia đình của chủ một doanh nghiệp như thế lại dính vào "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" ? Câu trả lời là vì lợi nhuận từ sản xuất – kinh doanh thuần túy không những không bằng mà còn thua xa lợi nhuận từ đầu tư vào bất động sản. Công an Việt Nam khởi tố ba cha con ông Trần Quý Thanh vì họ cho một số cá nhân, doanh nghiệp vay tiền. Những cá nhân, doanh nghiệp này vay tiền của cha con ông Thanh để có thể tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Tài sản mà phía hỏi vay thế chấp cho cha con ông Thanh cũng là bất động sản. Do giá bất động sản tăng không ngừng - giá trị tài sản thế chấp tăng thêm cả ngàn tỉ, phía vay tự nguyện trả cả vốn lẫn lãi để được nhận lại tài sản thế chấp nhưng phía cho vay không đồng ý. Tranh chấp phát sinh vì cha con ông Thanh cho rằng phía hỏi vay đã chuyển nhượng dự án, còn một số cá nhân, doanh nghiệp từng hỏi vay tiền từ cha con ông Thanh thì tố cáo họ đã bị ép buộc lập hợp đồng chuyển nhượng giả(2).
Khoan bàn đến chuyện cha con ông Trần Quý Thanh bị khởi tố vì "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" là đúng hay sai. Các tình tiết do Công an Việt Nam cung cấp và hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang thi nhau khai thác cho thấy một điểm rất đáng chú ý, đó là ngay cả những doanh nhân được xem là thành đạt như cha con ông Trần Quý Thanh cũng không thể chuyên chú, tập trung vào sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực vốn vẫn được xem như sở trường của họ.
Cung cách quản trị - điều hành tại Việt Nam đã biến bất động sản thành lĩnh vực tạo ra siêu lợi nhuận khiến những doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát cũng không đành lòng đứng ngoài và hậu quả giống như đang thấy không chỉ có Tân Hiệp Phát là nạn nhân...
***
Tháng 2 năm ngoái, ông Mai Quốc Bình – một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy (Thế giới Giấy – Sachifarm) viết những dòng bên dưới và đưa lên trang facebook của ông với tựa là "Trò mèo diễn hoài"...
Hay ho gì với mấy cái trò này ? Hôm nay thì ca sĩ khoe bán đất, ngày mai diễn viên khoe kiếm tỷ đồng nhờ đất, ngày mốt lại có ông doanh nhân khoe mua đất ngàn tỷ... Đất thành phố hóa kim cương, đất ruộng lên giá, đất đồi nhảy dựng, đất thổ cư nông thôn bỏng tay… Ngồi quán café doanh nhân nói về đất, dân văn phòng lăn vào đất, ông xe ôm ra rả đất, bà trà đá cũng râm ran đất… Họ nói về cách làm giàu nhanh từ đất, các chiêu trò đất, người này kiếm được mấy trăm mấy tỷ từ đất. Sự phi lý của thị trường bất động sản (bất động sản) làm cho cộng đồng doanh nhân nản chí, muốn bỏ hết công việc để đâm đầu vào đất. Ngày xưa ông bà ta nói "cạp đất mà ăn" là để chửi những người lười học, nhác làm, siêng ăn. Thiên hạ chửi "Đồ đầu đất" là để nói những người chậm chạp, ngớ ngẩn, ngu ngơ. Thế nhưng, thời nay "Cạp đất mà ăn", "Đồ đầu đất" lại là mốt, là trào lưu thời thượng mà ai cũng muốn "đu trend".
Bản thân tôi cũng được hưởng lợi phần nào từ sự phi lý nói trên của thị trường bất động sản. Kiếm được tiền đương nhiên là vui, nhưng xung quanh đó lại thấy buồn, thấy lo. Buồn vì đất nước chúng ta đang có một nền kinh tế vận hành bằng hoạt động đầu cơ què quặt, người trước ăn của người sau ; Lo vì người người, nhà nhà đổ tiền vào đầu cơ thay vì đổ tiền vào đầu tư, sản xuất kinh doanh để tạo ra công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng cho xã hội. Biết làm sao được, bản thân tôi và rất nhiều doanh nhân bên cạnh mấy năm nay kinh doanh thông thường đa số lỗ, cuối năm toàn phải bán đất để lo tết cho đội ngũ. Ai cũng muốn có miếng đất dự phòng để lỡ có chuyện gì...
Bạn tôi kinh doanh lĩnh vực nhà hàng hơn mười năm, từng nổi đình nổi đám một thời khi nằm trong Forbes30 VN. Mấy năm nay trên facebook của hắn chỉ thấy đất Saigon rồi Phú Quốc, hết Phú Quốc lại Bình Thuận, xong đất rồi lại tiền kỹ thuật số.
Thằng bạn cùng quê, anh em thân tình chơi với nhau từ thời sinh viên. Nó kinh doanh dịch vụ du lịch và vé máy bay doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhưng gần mười năm ở Saigon chỉ có căn chung cư nho nhỏ để chui ra chui vào. Về quê mua đất bán cát, môi giới, dắt khách gần một năm nay có được cả chục tỷ.
Anh bạn chuyên về truyền thông, agency, xuất bản sách gần chục năm có được ít của để dành, trong một lần đi chơi cùng với tôi và vài người bạn. Hứng thú quá về vác tiền đi mua đất bán cát. Sau vài lần bị bẻ cọc đâm ra nghiền. Tuần trước anh nói với tôi "Qua tháng anh mở công ty môi giới bất động sản. Làm đất sáu tháng gấp mười lần làm truyền thông, marketing sáu năm".
Một anh bạn nữa là chuyên gia đào tạo có tiếng, tháng nào cũng có vài ba khóa học kiếm được kha khá. Khoảng nửa năm nay anh hoàn toàn không dạy nữa mà chuyển qua luyện bài "Tình cây và đất" suốt ngày. Cuối tuần rồi anh nói qua tháng anh dạy một khóa cuối cùng thay cho lời cảm ơn gần mười năm gắn bó rồi bỏ nghề. Giờ anh là "thằng đầu đất" nên anh sắp "mất dạy" rồi. Một năm làm đất bằng ba năm đi dạy.
Anh trai tôi dạy trường chuyên của tỉnh, một cái trường mà bất kỳ bạn học sinh nào cũng muốn bước vào, năm nào cũng có học sinh đạt giải quốc tế nhưng vẫn phải "ăn cá gỗ". Bĩ cực quá, hai năm nay nửa ngày đi dạy, nửa ngày đi cò đất. Nhờ vậy mà giờ cơm có thịt ; Đứa em họ của tôi cũng ở tỉnh đó và làm trong quân ngũ, cũng có vài cái gạch, cái sao. Thế nhưng cuộc sống của nó lại là "đất ngày ba bữa".
Các mối quan hệ quen biết xung quanh tôi những người có xuất thân từ bất động sản nhiều vô kể nhưng những người tay ngang vào bất động sản cũng đếm không xuể. Kể ra chắc được cuốn sách dày 200 trang. Nếu những người đó họ chuyên tâm vào công việc của mình thì sẽ tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm, mỗi năm đào tạo ra được hàng chục ngàn con người chất lượng, giàu trí tuệ cho đất nước. Rất tiếc khi đứng trước áp lực của cuộc sống với câu hỏi "Thay đổi hay là chết ?" thì họ phải lựa chọn thứ 'Kiếm được tiền" chứ không phải chọn cái hào hoa bóng bẩy. Dù bất kỳ ai, ở bất kỳ hoàn cảnh nào muốn người khác giúp mình thì mình phải tự cứu lấy mình trước, muốn giúp thiên hạ thì phải giúp mình trước nên khó trách họ được.
Làm môi giới bất động sản hay làm giàu từ bất động sản không xấu. Nhưng mọi nguồn lực tốt nhất lại mang đổ vào bất động sản thì rất đáng lo. Nếu chúng ta dùng một phần tiền nhàn rỗi đầu tư/đầu cơ vào đó thì không quá nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp hợp lý cho bất động sản thì có lẽ tương lai con em chúng ta phần lớn sẽ sống bằng nghề đầu cơ. Lúc đó chắc là một cuộn giấy vệ sinh sản xuất ra trong giá thành sẽ 70% phí thuê đất và 30% là nguyên phụ liệu và nhân công. Một quả sầu riêng xuất vườn sẽ là 60% tiền thuê đất và 40% tiền phân bón, thuốc thang và nhân công. Nếu siết, có lẽ bản thân tôi cũng sẽ bị ho sặc sụa nhưng đổi lại nếu Việt Nam chúng ta có những doanh nghiệp vươn mình khắp nơi như Samsung, LG, Huyndai… của Hàn Quốc ; CP, Saim Cement, Thai Corp, BJC… của Thái Lan thì cũng cảm thấy sung sướng và có thêm động lực mà chiến đấu vươn mình thành công ty tỉ đô.Thấy cộng đồng doanh nhân xung quanh mình bỏ bê đi buôn đất hết mà nản thật sự. Không biết có ai như tui không nữa (3) ?
***
Ông Bình không phải là người đầu tiên cũng chẳng phải là người cuối cùng đưa ra cảnh báo về tình trạng đất không chỉ được xem như "phao cứu sinh" mà còn là mục tiêu tối thượng của nhiều người, nhiều giới, kể cả chính quyền. Đất đã trở thành một trong những nguồn thu quan trọng nhất của quốc gia – năm 2022, tuy chính quyền Việt Nam đã miễn giảm, giãn hoãn thu tiền thuê đất nhưng nguồn thu từ đất vẫn lên tối 270,13 ngàn tỉ, xấp xỉ 21% tổng thu nội địa(4).
Khi nguồn thu chính của một chính quyền vẫn chỉ khoanh lại trong phạm vi khai thác – bán tài nguyên (bao gồm cả đất đai, dầu thô), tiếp nhận đầu tư ngoại quốc – gia công cho ngoại quốc rồi xuất cảng để thu các loại thuế, sản xuất nếu không phụ thuộc vào ngoại quốc thì èo uột, teo tóp, tăng trưởng chỉ là nỗ lực nâng các con số bất chấp nội lực, dân sinh thế nào, thực trang kinh tế - xã hội ra sao thì chính quyền đó có giỏi, có đáng được khen không và tương lai của xứ sở đó sẽ là gì ?
Trân Văn
Chú thích
(2) https://tuoitre.vn/vi-sao-cha-con-ong-chu-tan-hiep-phat-bi-bat-20230411154447385.htm
(4) https://vneconomy.vn/nguon-thu-tu-dat-dat-hon-270-nghin-ty-dong.htm
Kỳ 2
Không chỉ có nhiều cá nhân mơ sẽ nhờ may mắn mà "phát". Nhiều doanh nhân cũng mơ như vậy. Đâu phải tự nhiên mà tên của nhiều doanh nghiệp có chữ "phát".
Tuy thường nhắc nhau "thoát Trung" nhưng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt lại tin "8" là con số may mắn chỉ vì phát âm số tám bằng Hoa ngữ giống như "phát".
Ở kỳ trước, kẻ viết bài này đã đề cập đến nhận thức, cung cách cách quản trị - điều hành quốc gia khiến tiến trình phát triển trở thành lệch lạc, tài nguyên cạn kiệt, kinh tế - xã hội lụn bại, nội lực thất tán và Tân Hiệp Phát – một doanh nghiệp sừng sỏ trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát cũng tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản - là ví dụ mới nhất, rõ nhất. Trong kỳ này xin đề cập đến một khía cạnh khác cũng liên quan đến nhận thức, cung cách quản trị - điều hành quốc gia và xin tiếp tục dùng Tân Hiệp Phát làm ví dụ...
***
Hồi đầu tháng này, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đồng loạt loan báo, lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai đã quyết định tạm đình chỉ công tác của ông Phạm Thanh Xuân, Trung tá, Phó Công an xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra về sai phạm của ông Xuân(1). Thiên hạ hẳn sẽ ngơ ngác không hiểu tại sao lực lượng bảo vệ - thực thi pháp luật lại phải mở hẳn một cuộc điều tra để làm rõ thực – hư về sai phạm liên quan đến "số" loại "siêu đẹp" ?!
Theo báo giới Việt Nam, Trung tá Xuân là người phụ trách thủ tục đăng ký, bấm chọn số cho biển kiểm soát xe hai bánh gắn máy tại xã Sông Nhạn và viên trung tá này có dấu hiện cố tình làm sai "quy trình". Sáng 29/3/2023, có một cặp vợ chống đã nhận được bốn biển kiểm soát xe hai bánh gắn máy với các con số được cho là "siêu đẹp" (60B6-888.89, 60B6-888.86, 60B6-888.88, 60B6-888.68) từ hoạt động "bấm số" tại Công an xã Xuân Nhạn.
Bởi bốn biển đăng ký xe hai bánh gắn máy quá "đẹp" nên công chúng thắc mắc... Công an tỉnh Đồng Nai phải cấp tốc niêm phong hồ sơ, máy móc ở trụ sở Công an xã Sông Nhạn rồi thông báo cho hai cục thuộc Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao) cử nhân sự phối hợp điều tra. Bước đầu, cặp vợ chồng "may mắn" đến đáng ngờ cho biết họ không trực tiếp "bấm số" mà nhờ một cửa hàng chuyên kinh doanh xe hai bánh gắn máy bấm giùm.
Có một điểm đáng lưu ý, tổng số tiền cặp vợ chồng vừa đề cập bỏ ra mua cả bốn chiếc xe hai bánh gắn máy cả mới lẫn đã sử dụng để tham gia "bấm số" chỉ có 1,2 tỉ đồng nhưng sau khi trúng được số "siêu đẹp", họ chỉ mới bán chiếc có biển kiểm soát là 60B6-888.88 đã thu về số tiền là 1,5 tỉ đồng (gấp bốn đến năm lần giá trị thật của xe trên thị trường – giá thị trường chỉ dao động trong khoảng từ 300 triệu đến 400 triệu/chiếc tùy loại và đã sử dụng hay chưa).
***
Vì nhiều lý do, càng ngày càng nhiều người Việt mơ sẽ nhờ may mắn mà "phát" đủ thứ : phát tài, phát lộc, thăng quan – tiến chức... Tuy thường nhắc nhau "thoát Trung" nhưng không hiểu tại sao rất nhiều người Việt lại tin "8" là con số may mắn chỉ vì phát âm số tám bằng Hoa ngữ giống như "phát". Tám trở thành số đẹp và nếu đó là một dãy số thì càng nhiều số "8" dãy số ấy càng đẹp, thậm chí "siêu đẹp". Ngược với số "8" là một số con số mà nếu phát âm bằng Hoa ngữ thì đồng nghĩa với chết chóc, rủi ro.
Đáng ngạc nhiên là niềm tin có tính chất dân gian, vốn thiếu cơ sở khoa học và rất khác với phần lớn nhân loại ấy lại được hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nâng lên thành một thứ "tiêu chuẩn" không chỉ xác định "đẳng cấp công dân" mà còn giống như chính thừa thừa nhận sẽ được các thế lực siêu hình phò trợ. Cách nay hai năm, Thủ tướng ban hành một văn bản lập quy xác định phải tổ chức đấu giá các số điện thoại đẹp theo quan niệm dân gian(2).
Đến cuối năm vừa rồi, tại kỳ họp thứ tư, các đại biểu của Quốc hội khóa 15 đã dành ra vài ngày chỉ để thảo luận về "Nghị quyết Thí điểm đấu giá biển số ô tô" nhằm "bảo đảm thuận lợi, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước" (3) ! Chẳng lẽ về nội trị và ngoại giao Việt Nam đã đạt đến mức các đại biểu Quốc hội không còn cần phải bận tâm tới "quốc thái, dân an", thành ra có thể dồn tâm lực, trí lực vào việc tranh luận nhằm xác định thế nào là "số đẹp" và tổ chức bán ra sao(3) ?
***
Không chỉ có nhiều cá nhân mơ sẽ nhờ may mắn mà "phát". Nhiều doanh nhân cũng mơ như vậy. Đâu phải tự nhiên mà tên của nhiều doanh nghiệp có chữ "phát". Chỉ mơ "phát" hoặc thủ đắc những con số mà khi phát âm theo Hoa ngữ sẽ gần giống như "phát" liệu có đủ để "phát" ? Sau Vạn ThịnhPhát giờ là Tân Hiệp Phát (hậu thân của Nhà máy nước giải khát Bến Thành). Cứ ngẫm ắt sẽ thấy làm sao có thể "phát" kể cả khi được hỗ trợ bằng Quyết định của Thủ tướng hay Nghị quyết của Quốc hội !
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/trung-ta-lien-quan-vu-bien-so-sieu-dep-bi-dinh-chi-cong-tac-4588307.html
(2) https://tuoitre.vn/con-lo-la-dau-gia-sim-so-dep-20211219085342474.htm
Củng cố cho niềm tin vào kênh đầu tư bất động sản còn là những tuyên bố đầy màu hồng của người đứng đầu Bộ Chính trị suốt gần 3 nhiệm kỳ.
GDP tăng nóng, doanh nghiệp và người dân dễ kiếm tiền khiến nhà, đất trở thành kênh đầu tư được lựa chọn để tích trữ, kinh doanh, thậm chí là đầu cơ.
Hệ lụy của việc mải mê tô hồng chính trị ?
Hồi tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó đang kiêm luôn Chủ tịch nước, khi đọc "Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII", có đoạn cho thấy chính trị ở Việt Nam rất ổn định, và đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đời sống kinh tế xã hội :
"Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra và thực hiện từ những năm trước, nhưng hiệu quả còn thấp, trong nhiệm kỳ này đã có chuyển biến tích cực.
Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết quả cụ thể, rõ rệt.
Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn…".
Với sự hồ hởi trên cho thấy từng bước, từng bước một, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quên mất chuyện Việt Nam trải qua bong bóng bất động sản kéo dài từ năm 2007 – 2013.
Lỗi của định hướng duy ý chí từ Đảng cộng sản ?
Trong giai đoạn này GDP cả nước năm 2007 được thông báo là đạt ở mức rất cao 8,48%, riêng Thành phố Hồ Chí Minh đạt 12,6% là mức cao nhất trong 10 năm trở lại. Khi số liệu quá đẹp thì lượng tiền nhàn rỗi tích trữ được người dân đẩy vào kênh quen thuộc nhất của người Việt – bất động sản là dễ hiểu. Nhà và đất luôn là tài sản được lựa chọn làm nơi trú ẩn của tiền, để kinh doanh hoặc đầu cơ sinh lời nhanh nhất.
Tuy nhiên vì là một nền kinh tế mang tính định hướng theo yêu cầu chính trị nên người ta thấy năm 2011 mức lạm phát ở Việt Nam tăng trưởng đến 18,6% so với năm trước.
Vậy là trong những nỗ lực phải kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô, chính phủ đã ban hành chủ trương siết chặt tín dụng, giảm tốc độ cũng như tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là bất động sản. Tính đến cuối năm 2011, mức tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 16%.
Khi nguồn vốn chính bơm vào thị trường nhà đất bỗng dưng suy giảm mạnh, tất nhiên sẽ gây nên tác động lớn đến thị trường bất động sản năm 2011. Chủ trương đưa tỷ trọng dư nợ về 16% khiến các ngân hàng ngày càng gia tăng siết các khoản nợ, dẫn đến cả chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực địa ốc cũng phải đối mặt với khó khăn.
Thực tế cho thấy, khó khăn trong vay vốn khiến nhiều doanh nghiệp chậm tiến độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp.
Vào những tháng cuối năm có những chủ đầu tư phải điều chỉnh giảm giá bán căn hộ chung cư lên đến 35%, thậm chí là hỗ trợ chính sách thanh toán. Sức ép khiến giá bất động sản giảm mạnh dẫn đến sự chênh lệch giữa cung và cầu. Khi thấy giá nhà đất giảm liên tục, người có tiền chỉ đứng ngoài quan sát để chực chờ cơ hội "bắt đáy". Từ đó, tính thanh khoản của bất động sản giảm sút và nợ xấu của những nhà đầu tư đang "ôm giá đỉnh" tăng cao.
Có khác chăng là lúc đó không xảy ra những vụ án tham nhũng liên quan đến nhân sự cấp cao trong bộ máy chính quyền và đảng như hiện tại.
Bài học cũ xem ra vẫn mới
Từ câu chuyện chính phủ Phạm Minh Chính có ý "phủi tay" về trách nhiệm trong quản lý ngành địa ốc, có người liên tưởng đến doanh nhân Tăng Minh Phụng của mấy mươi năm trước, qua đó kết luận về nhãn tiền trong thể chế cộng sản mà ít ai chịu lưu ý.
Đương thời, Tăng Minh Phụng được đánh giá là người vận dụng nguyên lý Tiền – Hàng – Tiền thành công. Ông cũng là người áp dụng rất giỏi quy tắc : Làm gì cũng phải bằng tiền của tín dụng ngân hàng, hay người kinh doanh chỉ là người làm thuê cho tiền : Lời ngân hàng ăn phần nhiều, lỗ người vay chịu.
Khác với làm nông nghiệp, chỉ được gieo trồng trên mảnh đất của họ, bằng hạt giống của họ, thì kinh doanh chảy trong máu của người gốc Hoa như Tăng Minh Phụng chỉ ra rằng có tiền mới đẻ ra tiền. Tiền ở đâu không quan trọng, chỉ quan trọng nó có được vận hành tuân theo nguyên tắc : Tiền trong nhà tiền chửa, ra khỏi cửa tiền đẻ mà thôi.
Vay nợ ở đâu không quan trọng, quan trọng là có ai cho vay, vay có trả được vốn và lãi hay không, bao giờ trả, có bảo lãnh hay không…
Thế nhưng điều mà Tăng Minh Phụng phải đánh đổi bài học về tiền bằng chính mạng sống của mình, khi ông chọn vay Ngân hàng Nhà nước. Khi hệ thống pháp lý non yếu, lỏng lẻo, các chế tài chạy theo đuôi không cập nhật được với tốc độ phát triển của nền kinh tế, ông Tăng Minh Phụng đã khiến một loạt cán bộ ngân hàng, như Phạm Nhật Hồng thành tử tù.
Và một trong những lý do dẫn đến việc ông phải chết, vì Tăng Minh Phụng trong làm ăn là thuận mua, vừa bán chứ chưa cấu kết với quan chức thâu tóm đất vàng, đất bạc như sau này. Ông cũng không có khả năng biến nhà của người ta thành đất của mình, hàng hóa của mình như Thủ Thiêm mà phe nhóm quyền lực cấp ủy viên trung ương đảng mặc sức hô phong, hoán vũ…
Phạm Lê Đoan
Nguồn : VNTB, 19/02/2023
Trước các tiên đoán về lĩnh vực bất động sản Việt Nam lâm nguy, sụp đổ, rồi sau đó lại phục hồi, thậm chí tăng mạnh, chúng ta hay nghĩ đó là chu kỳ có tính nóng lạnh của thị trường, hay vượt lên trên tất cả là niềm tin tuyệt đối vào năng lực lãnh đạo dành cho Đảng cộng sản Việt Nam, rằng vạn sự sẽ được bình ổn. Nhưng sự thật trần trụi hơn thế.
Bất động sản, nguồn thu nhập chính của Đảng và quan chức Đảng
‘Bất động sản’ là thuật ngữ pháp lý, có ý nghĩa cơ bản thống nhất ở các quốc gia, là tài sản bao gồm đất đai và tài sản không thể di dời trên đất như nhà, các công trình kiến trúc cố định, tài sản dưới lòng đất. Bất động sản được phân loại gồm: Bất động sản xây dựng, trong đó, nhà đất chiếm tỉ lệ cao nhất, bên cạnh cơ sở hạ tầng, kho bãi, trụ sở. Bất động sản không xây dựng như đất nông nghiệp, rừng và nhóm bất động sản đặc trưng như di tích, đền, chùa. Chúng ta có thể hiểu đại ý đó là “tài sản bất động”. Vì bất động, sản phẩm bất động sản không thể chuyên chở ra ngoại quốc, nên thị trường này mở ra cơ hội đầu tư bản địa, đặc biệt ở nhóm bất động sản xây dựng và phần nào là bất động sản nông nghiệp. Nhưng trước tiên, nó mở toang ra cơ hội cho Đảng cộng sản Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế. Bất động sản là quyền năng thực sự từ ngày lãnh đạo Đảng biết tiêu tiền, có thể đánh dấu cột mộc đó từ nửa sau những năm 1990.
Ngành bất động sản và xây lắp có mối quan hệ như nước lên, thuyền lên.Thông thường ở các nước đang phát triển, mối quan hệ đó nằm trong logic của tăng trưởng kinh tế khi tốc độ đô thị hóa nhanh, giá trị bất động sản và tỉ trọng ngành xây lắp cũng tăng nhanh. Trong các chế độ độc tài, bất động sản và xây lắp càng gắn bó mật thiết vì xây dựng chủ yếu phục vụ cho điều tiết giá bất động sản, và vì quyền điều tiết ngân sách cũng theo nhiệm kỳ, nên ngân sách eo hẹp sẽ ưu tiên phân bổ cho xây lắp để bất động sản hưởng lợi. Xây lắp là công cụ quan trọng để triển khai ngành bất động sản.
Chìa khoá vàng để Đảng cộng sản gia cố chính danh trong cầm quyền hiện ra nhờ hai ngành đấy. Đảng hân hoan với sự tăng trưởng khi dành ưu tiên tuyệt đối cho phát triển bất động sản. Xin nhắc lại tuyệt đối chứ không phải tương đối. Họ có người đàn anh Trung Quốc chống lưng từ thể chế, mô hình tăng trưởng lẫn sẵn lòng cho vay. Việt Nam cũng nghèo và ngành bất động sản đóng vai trò quá lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Nó kéo theo ngành xây lắp, sắt thép, bê tông, vật liệu xây dựng, vận tải, phụ trợ...Dòng tiền sẽ luân chuyển trong xã hội với lượng lớn tạo ra tăng trưởng các ngành khác.
>
Việc dành quá nhiều ưu đãi cho lĩnh vực bất động sản thay vì cho thương mại - sản xuất là một sai lầm của Đảng cộng sản.
Đảng cộng sản có lí khi ưu tiên ngành bất động sản. Việt Nam phải tái tạo nền tảng hạ tầng sau nội chiến 1945 - 1975. Giao thông và bất động sản công nghiệp, văn phòng, nhà ở là những điều kiện tối thiểu để phát triển. Họ không sai, nhưng chưa kịp hiểu và rồi không còn muốn hiểu các quy luật phát triển. Bất động sản trở thành chất gây nghiện của tất cả các cấp lãnh đạo Đảng, từ thấp tới cao: Họ cần thành tích tăng trưởng và tham nhũng. Và họ tuyệt đối hóa quyền lực của mình trong chính sách đất đai bằng Hiến pháp và Luật đất đai. Dù câu chữ có thay đổi thế nào thì nội dung vẫn luôn nhất quán: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nghĩa là các cá nhân và công ty không có quyền sở hữu đất mà chỉ được giao quyền sử dụng đất và được quyền chuyển nhượng quyền đó, với đất nông nghiệp thì được giao sử dụng có thời hạn.
Với động lực tăng trưởng đi kèm tham nhũng, Đảng toàn quyền thu hồi đất đai của người dân khi hết thời hạn hoặc thu hồi khi vẫn còn hạn, để bán cho nhà đầu tư khác hay quy hoạch hạ tầng, thường cũng nhằm mục đích bán giá cao hơn, rồi đến bù cho dân theo khung giá nhà nước vốn thấp hơn giá thị trường nhiều, thậm chí không cần đền bù nếu sử dụng sai quy định. Mà quy định cũng do Đảng đặt. Bất động sản là nguồn thu ngân sách đáng kể, nhưng nguồn thu vào túi riêng các quan chức còn đáng kể hơn. Các thảm kịch dân oan cũng xuất phát từ đấy và một tầng lớp siêu giàu ăn theo chính sách bất động sản cũng đã hình thành.
Sụp đổ
Gần 30 năm thăng trầm, không ngành nào gắn bó mật thiết với Đảng cộng sản hơn bất động sản. Họ sống chủ yếu nhờ đất đai. Nhưng chính sách đất đai đã góp phần giết chết họ, sinh nghề tử nghiệp. Họ khai thác quá mức ngành xây lắp mà không ý thức được, bất động sản và xây lắp là “kho báu” để dành khi cần kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đảng cộng sản ngược lại đã vắt kiệt nguồn lực quốc gia cho hai ngành đấy, bằng mọi giá và trong bất kỳ nhiệm kỳ nào. Để tăng trưởng nhanh theo “nghị quyết” và tăng tham nhũng, trục lợi thì giá bất động sản phải liên tục tăng cao hơn lãi suất trung bình các ngân hàng thương mại. Các quan chức Đảng làm giàu bằng cách thông qua các sân sau: Đầu cơ, thổi giá, tung tin, ưu tiên tín dụng cho địa phương có lãnh đạo đương chức...Trên hết, đó là đầu cơ chính sách với đặc quyền phân bổ ngân sách để quy hoạch giải phóng mặt bằng mà phục vụ lợi ích công thì ít, lợi ích tư thì nhiều. Đến nay thì giá bất động sản đang giảm dần.
Đảng cộng sản ước tính bất động sản đóng góp 11% GDP Việt Nam hiện tại. Thực tế có thể trên dưới 20% và thực tế hơn nữa là khi bất động sản và xây lắp lâm nguy, ảnh hưởng xấu của hai ngành này thường gấp đôi tỉ trọng của nó trong GDP vì kéo theo nhiều ngành nghề khác. Thông thường, tỉ lệ an toàn của ngành bất động sản trong đóng góp cho GDP dao động từ 10-15%, tương tự là xây lắp. Từ 2008, Trung Quốc đẩy con số đó lên xấp xỉ 30% và không dừng được nữa cho tới khi Covid-19.
>
Ngay cả Trung Quốc còn không cứu nổi thị trường bất động sản của họ thì làm sao Đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó? Bất động sản có liên quan rất mật thiết với vận mệnh của đảng cộng sản Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Trung Quốc đã không còn dấu được khủng hoảng với sự phá sản của các ngành đường sắt cao tốc, đóng tàu, bất động sản và xây lắp. Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ không che đậy được cuộc khủng hoảng trầm kha vì luôn làm theo Trung Quốc. Chúng ta hãy lí giải vì sao những dự báo thị trường bất động sản sắp sập trước kia, sau đó lại không đúng và lần này thì nó mới ứng nghiệm. Các lí do nêu ra dưới đây đều có quan hệ tác động lẫn nhau:
1. Đảng cộng sản đã mất sạch lí tưởng và hoàn toàn chia rẽ
Đây chắc chắn là lí do đầu tiên khiến “cái nghiệp” bất động sản báo ứng họ, khi cơn đốt lò điên cuồng của Đảng cộng sản hiện tại dựa trên nền tảng và “cảm hứng” những sai phạm trong ngành bất động sản là chính, trước khi lan ra tới mọi ngành nghề khác. Khi tham nhũng thông qua thị trường bất động sản đạt tới một “mức trần” nó để lại trong lòng xã hội sự chênh lệch quá lớn giữa giầu nghèo cùng với bất công. Tham nhũng cũng để lại trong lòng chế độ sự bất mãn cùng cực vì lớp trước đã trục lợi hết phần lớp sau. Hãy cảm nhận một số liệu được công bố công khai: GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 4.100 USD/năm (2022), trong khi đó một mét vuông đất tại Hà Nội là 4.100 USD, ước tính 45 năm thì người lao động mới mua được một căn nhà! GDP đầu người Việt Nam thực tế chỉ khoảng 2.000-2.200 USD/năm.
Văn hóa cộng sản không có việc liên đới để xây dựng hay đỡ đần nhau và lãnh đạo Đảng tự đặt ra câu hỏi, giải cứu bất động sản là để giải cứu chế độ, giải cứu người tiền nhiệm hay giải cứu bản thân. Họ chắc chắn đã cướp đất, giao cho các công ty mà họ có quyền lợi, và “bảo lãnh” cả khoản vay ngân hàng. Nếu đoạt lại những gì của lớp trước, tiền lệ của công cuộc đốt lò chưa từng có của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo ra nề nếp tiêu diệt nhau bởi sai phạm, nhân danh chống tham nhũng. Không tham nhũng được thì làm người cộng sản để làm gì, ai sẽ đi đổ vỏ cho lớp người đi trước?
2. Khối nợ phi tài chính
Tức là khối nợ cộng dồn của các công ty, bao gồm cả công ty nhà nước và tư nhân (ngoại trừ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm…nghĩa là các tổ chức hoạt động về nghiệp vụ tài chính, tiền tệ). Tổng khối nợ này là một thước đo quan trọng về sức khoẻ của nền kinh tế, tạm gọi là X. Ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Đức…), ngưỡng an toàn là X<80% GDP, ở các nước phát triển trung bình (GDP xấp tỉ từ 11.000 tỉ USD-14.000 tỉ USD), X<65% GDP. Con số này ở Trung Quốc là 158,7% của GDP (Quý 2-2022, theo BIS - Ngân hàng thanh toán quốc tế). GDP Trung Quốc công khai xấp xỉ 17.7 ngàn tỉ USD, nhưng nhiều khả năng chỉ trên dưới 10 ngàn tỉ USD, nghĩa là dưới mức phát triển trung bình. Còn ước đoán số X của Trung Quốc có thể dao động từ 250% - 450% vì các chế độ chuyên chế chỉ đạo làm đẹp GDP theo “nhu cầu”. Chúng ta phải quan sát tình hình Trung Quốc, vì Đảng cộng sản Việt Nam luôn rập khuôn Trung Quốc.
Theo ước tính của người viết, X/GDP của Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp bất động sản) sẽ nằm trong khoảng 80%-100%. GDP của Việt Nam công bố năm 2022 là 409 tỉ USD, và nợ công khoảng 157 tỉ USD, nhưng cũng như Trung Quốc, Đảng cộng sản điều chỉnh GDP để giảm tỉ lệ nợ công, trong khi thực tế, GDP Việt Nam chỉ khoảng 180-200 tỉ USD. Kịch bản phá sản các ngân hàng đã được chuẩn bị từ khoảng 6-7 năm trước, và nay, chúng ta sắp chứng kiến sự phá sản thật của các ngân hàng Việt Nam vì cho vay bất động sản.
Các lãnh đạo cộng sản chắc chắn đã cướp đất, giao cho các công ty mà họ có quyền lợi và “bảo lãnh” cả khoản vay ngân hàng và nhiều khả năng sẽ bảo lãnh cả các khoản vay nước ngoài, để phát triển thị trường thu lợi. Tỉ lệ nợ quá cao này không cho phép các doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính ở thị trường vốn nước ngoài. Dù bất động sản không chiếm toàn bộ tỉ lệ nợ kể trên, nhưng ở Trung Quốc hay Việt Nam, khả năng cao là nó chiếm quá bán. Vay trong nước không được vì thị trường vốn Việt Nam đã hết hạn mức, nay sẽ bị siết chặt hơn. Các doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt với việc mất khả năng trả nợ trái phiếu trong và ngoài nước và sẽ phá sản hàng loạt trong năm 2023.
3. Khủng hoảng chính trị
Tổng xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện là trên 250% GDP, có nghĩa chúng ta không thể hoạch định phát triển kinh tế lấy thị trường nội địa làm chủ đạo. Covid-19 tạo ra ảnh hưởng xấu trên toàn cầu, đặc biệt với một nước nghèo như Việt Nam, khi các nước bang giao xét lại chuỗi giá trị trong cung ứng, lập tức Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh khi tín dụng buộc phải san sẻ cho các ngành khác phục vụ xuất nhập khẩu.
Trên tất cả, cuộc chiến Nga - Ukraina đã thúc đẩy thế giới nâng cấp khái niệm liên minh dân chủ và thiết lập lại các hoạt động kinh tế với các thể chế đồng dạng. Việt Nam không thể đi vay của Trung Quốc vì đàn anh cũng gặp khó và co cụm, Việt Nam cũng không thể dựa vào Nga vì Nga không có tương lai và cũng không còn nhận được đầu tư từ thế giới để làm tiền đồn trên Biển Đông đối phó Trung Quốc. Thị trường bất động sản chao đảo ngay khi dòng tiền đầu tư không đổ về Việt Nam, kể cả kiều hối vì niềm tin vào chế độ đã không còn và môi trường đầu tư xuống cấp bi đát. Có thể dự báo, thị trường bất động sản sẽ có một cơn giãy giụa cuối cùng vì Đảng cộng sản vẫn còn cố một lần cuối sau khi đã ‘ổn định nhân sự’, như cách họ trấn an các cấp và nhà đầu tư. Họ còn ngoan cố chứng tỏ họ hy vọng có thể tự xoay sở, có lẽ là vì còn ông Trọng chủ trì. Nhưng được bao lâu nữa?
Năm 2023 sẽ chứng kiến hầu hết các đại gia khét tiếng nhất của ngành bất động sản Việt Nam dính vòng lao lý. Một bi kịch cho họ và cho chế độ khi chính Đảng cộng sản sẽ tự tay tiêu diệt những ‘doanh nhân ưu tú’ nhất mà họ có thể tạo ra. Cuộc hôn phối của triều đại Đảng cộng sản và thời đại tỉ phú bất động sản đã kết thúc.
Quốc Bảo
(20/2/2023)
Gia thế khủng của Trương Mỹ Lan, người phụ nữ nắm quyền lực ngầm làm điều tra phải xanh mặt !
Nguyễn Lan, Thoibao.de, 14/10/2022
Bà Trương Mỹ Lan tên ban đầu là Trương Muội. Bà Trương lấy tên Trương lót chữ Mỹ cho trùng với gia tộc Lê Trương của ông Lê Thanh Hải. Nhiều người cho rằng, bà Trơng Mỹ Lan và ông Lê Thanh Hải là một sự kết hợp giữa kinh tế và chính trị để thâu tóm đất vàng và tham nhũng chính sách.
Bà Trương Mỹ Lan và chồng là ông Zhu Liji, còn gọi là Chu Nap Kee Erick
Đấy là mặt nổi, còn ẩn đằng sau bà Lan là cả một cánh tay quyền lực chính trị rất mạnh hỗ trợ cho nhóm lợi ích này. Bà Truơng Mỹ Lan vốn là người Trung Quốc thế hệ thứ tư sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, gia đình bà có bề dày lịch sử hơn 100 năm tại Việt Nam. Vào thời nhà Thanh, tổ tiên của Trương My Lan đã đi từ Sán Đầu đến Sài Gòn.
Vùng phụ cận Sài Gòn là một trong ba chợ gạo lớn nhất thế giới, công việc làm ăn của gia đình họ Trương ngày càng phát đạt.
Chồng của Truơng Mỹ Lan, Zhu Liji, hay còn gọi là Chu Nap Kee Erick, sống ở Hồng Kông. Zhu Liji đã dừng việc học sau khi tốt nghiệp cấp 3 ở Hong Kong vào những năm 1990, rồi sau đó ông đã đến Đông Âu và Châu Phi, và cuối cùng đã sang Việt Nam để phát triển sự nghiệp. Bà Trương Mỹ Lan và chồng gặp nhau vào những năm 1980. Zhu Liji, người phụ trách kinh doanh của một thương hiệu bia Đức tại Hồng Kông, được một công ty Đức cử sang Việt Nam để mở mang thị trường.
Sau khi ông Zhu Liji gặp bà Trương Mỹ Lan, công việc kinh doanh của họ lên xuống thất thường. Năm 1991, Trương Mỹ Lan thành lập doanh nghiệp tư nhân Vạn Thịnh Phát và giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Năm sau, công ty được chuyển đổi thành Vạn Thịnh Phát Co., Ltd. Ban đầu họ chủ yếu buôn bán, sau đó kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sau đó mở rộng sang phát triển bất động sản. Một số nhà hàng cao cấp nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh do hai vợ chồng thành lập.
Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan đã xây dựng khách sạn Windsor, khách sạn cao cấp nhất Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm đó, vào năm 2004. Khách sạn được đánh giá là khách sạn 5 sao vào năm 2006 và được chính phủ Việt Nam xác định là nơi tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2006.
Zhu Liji đã áp dụng các nguồn lực tích lũy được trong quá trình mở rộng kinh doanh bia Đức vào hoạt động của khách sạn. Từ năm 2005, khách sạn Windsor đã tổ chức lễ hội Oktoberfest ở Đức, sự kiện này đã trở nên phổ biến.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vạn Thịnh Phát thâu tóm nhiều miếng đất vàng. Hàu hết những miếng đất đó được sự hỗ trợ từ ông cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan khá kín tiếng có nguyên nhân từ việc bà làm ăn với đối tác từ Trung Quốc nhiều hơn là làm ăn với các đối tác Việt Nam. Vì thế nên tên tuổi của đại gia họ Trương không ồn ào như những đại gia khác.
Ông Phạm Quý Ngọ đã phải chết vì bị bại lộ việc nhận 1 triệu đô la từ Trương Mỹ Lan
Vấn đề là bà Lan làm ăn với những ai, nguồn gốc như thế nào người ta rất ít biết. Chỉ biết là quyền lực của bà Trương quá lớn. Cuối năm 2014, ông Thứ trưởng Bộ công an Việt Nam lúc đó là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ bị lộ vì đã nhận hối lộ 1 triệu đô la từ bà Trương Mỹ Lan thì sau đó ông Ngọ nhắm mắt vĩnh viễn. Với kết quả này, giới điều tra lúc đó xanh mặt không dám điều tra bà Trương nữa và chìm xuồng vụ hối lộ.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày đó điều tra vụ hối lộ của bà giờ đây không còn ai nữa, vì thế nhóm nhóm mới lên mới nhận nhiệm vụ điều tra bà Trương Mỹ Lan. Không biết quyền lực ngầm của của bà Trương Mỹ Lan hiện nay còn đáng sợ như trước đây 8 năm hay không ? Nếu giả xử như bà không còn quyền lực như cũ thì với 2 cái chết chưa đầy 4 ngày cũng đủ thấy bà Trương Mỹ Lan có thứ quyền lực đáng sợ nào ? Trước đây, đến Thượng tướng thứ trưởng Bộ Công an cũng xanh cỏ thì riêng cái uy đó, bà cũng khiến nhiều người phải e ngại.
Nguyễn Lan (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 14/10/2022
*************************
Hai ông Lưu Quốc Thắng và Diệp Bảo Châu hiện còn sống hay đã chết như đồn đoán ?
Phạm Lê Đoan, VNTB, 13/10/2022
Trên trang web của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SGB), phần giới thiệu nhân sự Lưu Quốc Thắng, Trưởng Ban kiểm soát SCB đã được ‘tháo gỡ’.
Tin tức về chuyện ‘tháo gỡ’ này trên một số báo điện tử nhà nước cũng được thực thi, và điều này càng khiến dư luận thêm hoang mang bởi có quá nhiều tình tiết bất thường quanh nhân sự điều hành SCB (xem thêm *)
Ông Lưu Quốc Thắng, Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Bản lưu lại trên Google của trang web SGB, ghi : "Ông Lưu Quốc Thắng có 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại – sản xuất, tài chính, ngân hàng ; trong đó có 20 năm ở lĩnh vực ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như : Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất ; Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản lý Rủi ro Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn. Hiện nay, ông đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn".
Tuy nhiên phần công khai nhân sự quản trị SCB trên các trang chuyên về tài chính – chứng khoán, vẫn còn ghi thành phần Ban Kiểm soát SCB gồm có 3 thành viên được sắp theo thứ tự chức vụ : Lưu Quốc Thắng – trưởng ban ; Trần Chấn Nam – thành viên ; Vũ Mạnh Tường – thành viên.
Trưa ngày 12/10/2022 phía SCB đã lên tiếng phủ nhận các tin đồn thất thiệt liên quan đến ông Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc và ông Lưu Quốc Thắng – Trưởng Ban kiểm soát ngân hàng.
Ông Diệp Bảo Châu – Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
"Tính đến sáng hôm 12/10/2022, ông Lưu Quốc Thắng – Trưởng ban Kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc SCB vẫn đang điều hành công việc hằng ngày của Ngân hàng.
Ông Thắng và Ông Châu là những nhân sự cấp cao có thời gian gắn bó lâu dài với SCB.
Bằng thông cáo báo chí này, SCB khẳng định các tin đồn thất thiệt về nhân sự cấp cao trên các trang mạng xã hội là SAI SỰ THẬT làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của SCB.
Toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng Sài Gòn đang nỗ lực làm việc hết sức mình để đảm bảo phục vụ tốt nhất các nhu cầu tài chính của quý khách hàng, đối tác và cộng đồng", thông cáo viết (**).
Tuy nhiên phía SCB không đề cập việc vì sao trên trang web của ngân hàng này lại ‘tháo’ phần giới thiệu nhân sự Lưu Quốc Thắng.
Trong 2 năm qua, SCB chứng kiến sự biến động rất lớn ở vị trí Tổng Giám đốc. Theo đó, từ tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn, người đã giữ chức Tổng Giám đốc của SCB trong 7 năm đã từ nhiệm. Ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối quản trị tài chính và nguồn vốn được đưa lên làm quyền Tổng Giám đốc.
3 tháng sau, một người nước ngoài là ông Jeremy Chen được bổ nhiệm làm quyền Tổng Giám đốc SCB. Ngân hàng này truyền thông rằng, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh SCB đang triển khai quyết liệt "Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030" với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company. Ông Jeremy Chen được kỳ vọng là sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào tốp các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong thời gian tới.
Tuy nhiên, chỉ 7 tháng ngồi "ghế nóng", ông Jeremy Chen đã rời vị trí này và được thay thế bởi ông Trương Khánh Hoàng, bổ nhiệm từ ngày 15/5/2021. Sau hơn 1 năm, ngày 12/8/2022, SCB đã có quyết định miễn nhiệm chức vụ quyền Tổng Giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng, đồng thời bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách.
Liên tiếp trong những ngày gần đây, báo chí thuộc hệ thống nhà nước ở Việt Nam đều được yêu cầu đăng tải nội dung, rằng liên quan đến vụ việc bà Trương Mỹ Lan và SCB, cơ quan Công an khuyến cáo tất cả mọi hành vi đăng tải, chia sẻ, tán phát hoặc đồng thuận bình luận với tin giả, tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh trật tự đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phạm Lê Đoan
Nguồn : VNTB, 13/10/2022
Chú thích :
(**)https://www.scb.com.vn/vie/web_news#scb-phu-nhan-tin-don-sai-su-that-ve-cac-thanh-vien-ban-kiem-soat-ban-dieu-hanh-cua-ngan-hang
*************************
Vạn Thịnh Phát sụp đổ : Từ ‘loạn… cào cào’ đến thuyết âm mưu
Trần Đông A, VOA, 13/10/2022
Thông tin bắt tỷ phú Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa được công bố thì truyền thông quốc tế đã hàm ý ngay, đây là một vụ "động đất chính trị".
Tập đoàn hay Đế chế Vạn Thịnh Phát ?
Đảng và Nhà nước đang sử dụng vụ Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho trò chơi "vương quyền" của mình. Nếu vụ này không được xử lý rốt ráo, nhất là khi cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì đấy là sự bỡn cợt "nhà đốt lò vĩ đại" Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tại sao đến lúc này ông Trọng mới tung được "chưởng" và kẻ "bật đèn xanh" cho ông còn nhằm mục đích gì khác nữa không ?
Giả dối thành bệnh kinh niên
Thông tin bắt tỷ phú Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa được công bố thì truyền thông quốc tế đã hàm ý ngay, đây là một vụ"động đất chính trị". Hai cái chết liên quan cùng một vụ án xảy ra chỉ trong mấy ngày đã bị dư luận xã hội nhận định là "bất bình thường". Ba ngày sau cái chết đột ngột của ông Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội đồng Quản trị Độc lập ngân hàng SCB, được báo chí nhà nước loan tải, đến lượt bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý tập đoàn Vạn Thịnh Phát "đột tử" khi vừa bị công an bắt hai ngày. Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, chết đúng vào ngày bà Trương Mỹ Lan bị bắt.Mà chẳng hiểu nghiệp vụ công an "cao" đến cỡ nào mà mới bắt được nghi phạm hai ngày thì nghi phạm đã "đột tử" ngay tại nơi giam giữ, thế mà đã tức tốc cho đăng "Cáo phó", mặc dầu ngày giờ chết trên "Cáo phó" cũng phải tẩy xóa và không ghi r õ chết ở đâu. Cho đăng xong rồi chắc thấy quá lố, lại lập cập bắt mấy trăm tờ bào đồng loạt gỡ tin xuống mà không một lời giải thích.
Sau mấy ngày nháo nhác, cho đến hôm nay, dân Sài Gòn vẫn chưa hết chộn rộn. Từng hàng dài, hàng dài người – chứng nhân những năm tháng huy hoàng của "đế chế" Vạn Thịnh Phát trên đất đô thành – đến để rút tiền vẫn rồng rắn trước các Chi nhánh của Sacombank (Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng) và của SCB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn) khắp trong thành phố. Thật ra Sacombank là nạn nhân đầu tiên của vụ án, vì dân chúng không phân biệt được Sacombank không phải là SCB (mới là Ngân hàng có phần cổ đông của Vạn Thịnh Phát). Khách hàng có tiền gửi ào ào rút từ cả hai. Rút kinh nghiệm từ những vụ bắt bầu Kiên, Trần Bắc Hà, FLC… từng gây bão, làm thị trường chứng khoán bốc hơi hàng tỷ đô la, hệ thống ngân hàng chao đảo, lần này việc "hốt" đại gia Trương Mỹ Lan và các đồng phạm ở tập đoàn Vạn Thịnh Phát được chuẩn bị từ việc bảo mật, điểm rơi công bố và đồng hành với bắt giam là một chiến dịch truyền thông khá rầm rộ.
Nhưng có điều lạ là nhà nước càng thuyết phục, SCB không liên quan, vẫn sống khỏe, không sợ mất tiền tiết kiệm thì người dân càng ùn ùn đi rút tiền từ các Ngân hàng. Giả dối thành bệnh kinh niêncủa chế độ, nên càng ra sức tuyên truyền, dân càng không tin. Hai cá nhân được cho là nắm giữ nhiều bí mật quan trọng trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã chết đột ngột.Với "luật im lặng" của mafia, phải chăng đây là vụ "giết người diệt khẩu" ? Nếu đúng như vậy, thì người của Vạn Thịnh Phát bịt đầu mối, hay là các đại quan dính dáng đến bà Trương Mỹ Lan đã ra tay tàn độc ? Cũng nên nhắc lại, Bùi Cao Nhật Quân, con trai của tỷ phú Bùi Thành Nhơn, ông chủ Tập đoàn Novaland, có hợp tác làm ăn với Vạn Thịnh Phát. Quân từng là đặc vụ của Tổng cục Tình báo Bộ Công an, anh ta là cặp bài trùng với thượng tá Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm). Còn con trai của "lãnh chúa thành Hồ" Lê Thanh Hải là Lê Trương Hiền Hòa, cũng từng là sĩ quan tình báo đối ngoại của Bộ Công an, nhưng rồi anh ta cũng bị "tuộ t xích" và nay đang giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại sao lúc này và mục đích gì ?
Đảng và Nhà nước đang sử dụng đại án Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát để chơi trò chơi "vương quyền" và dàn xếp nội bộ. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của ông Trọng thực chất là trò đấu đá nội bộ. Hiện nay, ông Trọng đang muốn xử lý Lê Thanh Hải (Hai Nhựt), nhưng sau khi bắt nhiều "đàn em" của Hải rồi mà vẫn chưa phá được án. Hai Nhựt được bảo vệ nhiều tầng, nhiều lớp và Hà Nội vẫn chưa vượt qua được "con chốt" Mỹ Lan, để đánh sập một trong những pháo đài kiên cố của các đại gia gốc Hoa ở Sài Gòn. Hà Nội không thể không biết những ai đã đặt "ống đu đủ" phù phép Vạn Thịnh Phát lớn như ngày nay. Dù là đồn đoán, nhưng khi lượng định giá trị bất động sản hiện nay của bà Lan và của các Công ty con so với cách thức kinh doanh của Tập đoàn, một dấu hỏi to tưởng : Nguồn tiền của Vạn Thịnh Phát chủ yếu từ đâu ? Quốc tịch của ông chồng Chu Lập Cơ, những kết nối có thể thấ y được qua những lần ông trùm An ninh Chu Vĩnh Khang thăm Thành phố Hồ Chí Minh soi rọi phần nào các góc khuất của mối quan hệ chắc chắn bị Hà Nội nhiều lần đánh dấu hỏi. Thế rồi Chu Vĩnh Khang "ngã ngựa" bên Thiên triều, Hong Kong về hẳn với Trung Quốc.Đặc biệt thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng đã và đang xử lý hàng chục tỷ phú có khuynh hướng lấn lướt chính quyền trung ương.
Những tin "không lành" như vậy, Trương Mỹ Lan không thể không nắm vững. Phải chăng vì thế, có lúc bà và gia đình từng có ý định nhập quốc tịch nước ngoài. Nhưng nếu là công dân ngoại quốc thì đâu có cơ sở pháp lý để sở hữu các tài sản kếch sù của Tập đoàn ? Thế là họ lại rút đơn xin đổi quốc tịch. Và điều quan trọng hơn, khi bên "chống lưng" cho Trương Mỹ Lan bị "ra rìa" và Bắc Kinh cần ủng hộ một thế lực khác ở Việt Nam thì họ có thể "hy sinh" hay "đánh đổi" Vạn Thịnh Phát. Người Trung Quốc có nhiều cách để rút các khoản đầu tư của họ từ trước đến nay ra khỏi Vạn Thịnh Phát. Cho rằng từ đâu đó, "đèn xanh" được bật để Hà Nội "làm việc" với Vạn Thịnh Phát là nhìn từ bối cảnh quốc tế ấy. Còn "bà trùm" Mỹ Lan giờ đây đang trả giá cho bệnh "chủ quan khinh địch" của mình, bà Lan không ngờ rằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không còn e ngại y ếu tố nước ngoài, cả Trung Quốc "đỏ" lẫn "đen".Phải thừa nhận ông Trọng và bộ sậu đã chọn được một điểm rơi khả dĩ.
Nếu vụ Vạn Thịnh Phát không được xử lý rốt ráo, nhất là cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì đấy quả là sự bỡn cợt "nhà đốt lò vĩ đại" Nguyễn Phú Trọng. Nhưng tại sao đến lúc này ông Trọng mới được "tung chưởng" và kẻ "bật đèn xanh" cho ông còn nhằm mục đích gì khác nữa không ? Đành phải thừa nhận một phần câu trả lời cho câu hỏi này từ thuyết âm mưu. Nhưng rõ ràng, một cách khách quan, những tuần này, tháng này, các định chế quốc tế, từ IMF đến WB và các Tổ chức Tài chính thế giới khácđang có những đánh giá khá tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam như một hình mẫu phục hồi thành công, tăng trưởng ngoạn mục.Khi kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm, mà Việt Nam lại được khen, thậm chí là thu hút các FDI của Mỹ và Phương Tây thì rõ ràng, "từ đâu đó" có thể có thâm ý, trưng các scandal của Vạn Thịnh Phát lên để làm xấu hình ảnh của Việt Nam. Điều này có thực tế hay không, chúng ta chờ kết lu ận cuối cùng của vụ án còn quá nhiều uẩn khúc này.
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 13/10/2022
**************************
Ông Tô Lâm lại thất bại
Trân Văn, VOA, 13/10/2022
Việc tráo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng (đúng ra phải là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB) là một lần chàđạp luật pháp khác, vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Luật Tố tụng hình sự.
Bộ Công an nín không nói gì về việc một bị can chết. Những cơ quan truyền thông chính thức không nhận ra đó là thất bại nghiêm trọng của Bộ Công an, trót đưa tin bà Hồng qua đời sau khi bị tạm giam phải vội vàng đục bỏ tin đã đưa.
Tuy đã dụng trí và dụng công để khởi tố - tiến hành điều travụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan nhưng ông Tô Lâm –Đại tướng, Bộ trưởng Công an Việt Nam vẫn thất bại. Thất bại lần này chẳng khác gì những lần trước – các hệ thống lãnh đủ loại hậu quả...
***
Mục tiêu của vụán vừa đề cập không đơn thuần là xác định – truy cứu trách nhiệm những cá nhân liên quan đến "lừa đảo chiếm đoạt" 25.000 tỉ thông qua việc An Dong Group phát hành ba đợt trái phiếu hồi tháng 9/2018 và hồi tháng 1/2019 mà còn nhằm duy trì sựổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán vốn đã rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm suốt từđầu năm nay đến giờ, khiến cả hệ thống chính trị (1) lẫn hệ thống công quyền như ngồi trên lửa (2).
Cho đến giờ, có một số bằng chứng cho thấy ông Tô Lâm không thể dẫn dắt Bộ Công an đạt được cả hai mục tiêu này. Lấy gì bảo đảm Kết luận điều tra mà Bộ Công an sẽ công bốđạt được yêu cầu "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật" khi bà Nguyễn Phương Hồng qua đời trong trại tạm giam.
Cáo phó của gia đình bà Hồng cho thấy, bà qua đời lúc rạng sáng ngày 9/10/2022 - chưa đầy một ngày sau khi Bộ Công an loan báo đã khởi tố vụán vàđã thực hiện lệnh tạm giam bốn bị can trong đó có bà Hồng. Bởi bà Trương Mỹ Lan cũng như sự nghiệp kinh doanh của bàđược ví von là một "đế chế"... bất khả xâm phạm nên việc bà Lan và các cộng sự hàng đầu bị bắt mới làm xã hội rúng động. Tuy nhiên với Bộ Công an thì chừng đó chưa đủ...
Bộ Công an còn muốn gây ấn tượng mạnh hơn về quyền lực vôđối của họ. Ảnh chụp bốn bị can mà Bộ Công an cung cấp cho hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam được dàn dựng nhằm khắc họa sự nhợt nhạt, thậm chí tiều tụy của cả bốn nhân vật thuộc loại "vua biết mặt, chúa biết tên". Đặc tả vẻ thất thần của bốn bị can chắc chắn không đơn thuần chỉ là gây kinh ngạc cho công chúng. Sự thất thế của bốn bị can còn nhằm gửi thông điệp : Bất kể quí vị là ai, quý vị cần phải biết sợ... Bộ Công an !
Không may cho ông Tô Lâm nói riêng và Bộ Công an nói chung là bà Nguyễn Phương Hồng lại qua đời quá sớm. Thiên hạ chỉ biết việc bà Hồng và ba người khác liên quan đếnvụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan bị bắt hôm 8/10/2022 – ngày đại diện Bộ Công an công bố thông tin khởi tố vụán, khởi tố bị can. Tuy dụng trí, dụng công trong việc khắc họa sự thất thế, thất thần của bà Trương Mỹ Lan(Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Hội đồng quản trị - Vạn Thịnh Phát Group), bà Trương Huệ Vân(Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor – Tập đoàn WMC), bà Nguyễn Phương Hồng (Trợ lý Vạn Thịnh Phát Group), ôngHồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị TVSI, cựu Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát Group) nhưng Bộ Công an không xác định đã bắt họ vào ngày nào. Việc không công bố ngày bắt có liên quan gìđến chuyện ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch TVSI, kiêm thành viên Hội đồng quản trị SCB) đột tử trước đó hai ngày (6/10/2022) không ?
Không phải tự nhiên mà các qui định pháp luật liên quan đến xử lý hình sự (Luật Tố tụng hình sự [3], Luật Thi hành tạm giữ - tạm giam [4],...) đặt ra hàng loạt yêu cầu hết sức nghiêm ngặt cả về giam giữ lẩn kiểm soát việc giam giữ bị can, bị cáo. Những yêu cầu đó không chỉ nhằm bảo vệ nhân phẩm bị can, bị cáo mà còn nhằm bảo đảm tiến trình điều tra – truy tố - xét xử có thểđạt yêu cầu khách quan, chính xác. Để một bị can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam chính là sự thất bại của phía bảo vệ - thực thi pháp luật. Mức độ thất bại gia tăng theo tính chất vụán – phức tạp, nghiêm trọng chừng nào thì thất bại khi để bị can, bị cáo chết lớn chừng đó. Cũng vì vậy, sau khi khoe vừa bắt bốn bị can "có máu mặt" kèm các ảnh chứng minh thành tích, Bộ Công an nín không nói gì về việc một bị can chết. Những cơ quan truyền thông chính thức không nhận ra đó là thất bại nghiêm trọng của Bộ Công an, trót đưa tin bà Hồng qua đời sau khi bị tạm giam phải vội vàng đục bỏ tin đãđ ưa.
Khởi tốvụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại An Dong Group và các tổ chức, đơn vị có liên quan,khởi tố - thực hiện lệnh tạm giam bốn cá nhân đểđiều tra là thực thi và bảo vệ pháp luật nhưng cả Bộ Công an lẫn các hệ thống cùng lờđi, không đảđộng gìđến trách nhiệm khi bà Hồng chết có khác gì chàđạp luật pháp ?
Riêng trong vụán này, luật pháp không chỉ bị Bộ Công an chàđạp một lần. Việc tráo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng (đúng ra phải là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB) là một lần chàđạp luật pháp khác, vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Luật Tố tụng hình sự.
Bảo vệ và thực thi pháp luật bằng các "động tác kỹ thuật" mà bản chất chẳng khác gì chàđạp luật pháp thì làm sao có thể xem hoạt động bảo vệ và thực thi pháp luật đúng đắn ? Khi hoạt động điều tra của Bộ Công an không tuân thủ các qui định pháp luật về xử lý hình sự thì làm sao thuyết phục kết quảđiều tra "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật" ?
Tại sao Bộ Công an lại biến bà Hồng thànhTrợ lý Vạn Thịnh Phát Group ? Câu trả lời nằm ở khuyến cáo của Bộ Công an khi bắt một người đàn ông ở Hà Nam vì"bình luận thất thiệt về hoạt động của SCB gây hoang mang dư luận". Theo đó : Tất cả tổ chức, cá nhân nếu đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tựđều sẽ bị xử lý(5). Muốn biết Bộ Công an cóđạt mục tiêu thứ hai -duy trì sựổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán vốn đã rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm suốt từđầu năm nay đến giờ - cứ nhìn vào thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán trong vài ngày vừa qua ắt sẽ nhìn ra kết quả. Các "động tác kỹ thuật" bất chấp luật pháp khiến niềm tin suy giảm mạnh mẽ hơn, nghi ngại lớn hơn. Bất kể răn đe "sẽ bị xử lý", tin đồn phong phú hơn với nhiều tình tiết ly kỳ hơn và tất nhi ên "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán suy giảm nhanh hơn.
***
Hoạt động của Bộ Công an dưới sự chỉđạo, dẫn dắt của ông Tô Lâm dường như vẫn thế - vẫn theo hướng bất kể luật pháp, bất chấp hậu quả và"thành tích" nào cũng khiến các hệ thống êẩm. Ông Tô Lâm thắng hay bại sau những vụ như tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, điều động cả ngàn cảnh sát tấn công thôn Hoành (Đồng Tâm, MỹĐức, Hà Nội) ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/10/2022
Chú thích :
(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-to-tung-hinh-su-2015-296884.aspx
(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam-2015-298373.aspx
*************************
Lê Thanh Hoa, RFA, 12/10/2022
Mặt thật của Đảng đang dần dần lộ diện… Với những đảng viên già và một bộ phận dân chúng đang hò reo, tung hô "người đốt lò vĩ đại"
RFA edit
Vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới khởi tố chưa được hai ngày mà đã có ngay hai cái chết đột ngột (chưa kể một cái chết của tướng công an Phạm Quý Ngọ trong một vụ án khác có liên quan đến cái tên Trương Mỹ Lan trước kia) (1), nhưng tin về một cái chết đã bị báo Nhà nước kéo xuống sau đó mà không nêu lý do (2).
Sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào cuối tuần qua, đã có nhiều dấu hiệu hỗn loạn tại các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) bị cho là có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dù Ngân hàng này đã lên tiếng khẳng định bà Lan không tham gia vào việc quản lý Ngân hàng này.
Nếu bây giờ đòi hỏi ngay các chứng cứ bằng "giấy trắng mực đen" về các liên hệ trực tiếp giữa tập đoàn Vạn Thịnh Phát với "triều đại" Lê Thanh Hải thì chắc chưa thể đáp ứng ngay được. Hãy chờ một thời gian nữa, các bộ phận chức năng trước sau cũng phải đưa ra ánh sáng (chắc cũng chỉ một phần) sự thật về những cái bắt tay giữa hai thế lực "đỏ" và "đen", mà đại diện tiêu biểu là "vua không ngai" Lê Thanh Hải (Hai Nhựt) và "bà trùm" Trương Mỹ Lan. "Song kiếm hợp bích" Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên (Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt bà Trương Mỹ Lan là để lần đến "gõ cửa tận nhà" Lê Thanh Hải. Bởi vì, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã cách chức (cựu) Bí thư Thành Hồ đối với Hai Nhựt do sai phạm liên quan tới dự án khu đô thị Thủ Thiêm đã hai năm rưỡi nay (từ 20/3/2020). "Treo" mãi vụ Hai Nhựt như thế chẳng khác nào là một sự bỡn cợt "người đốt lò vĩ đại" (3).
Vạn Thịnh Phát phất lên từ những năm Lê Thanh Hải làm Chủ tịch Thành Hồ. Nhưng phải đến khi ông Hải "chui" được vào Bộ Chính trị và làm Bí thư Sài Gòn, từ năm 2007, việc thâu tóm bất động sản, đất vàng và các doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát mới bắt đầu tại nhiều khu bất động sản có vị trí đắc địa tại Thành phố. Tập đoàn này luôn gây sốt thị trường địa ốc, tạo lập các siêu dự án, sở hữu nhiều dự án tọa lạc ngay trung tâm như Union Square, Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton… Ngoài ra, Vạn Thịnh Phát còn có hàng loạt siêu dự án khác như : Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza… Trương Mỹ Lan cũng bỏ ra hơn 700 tỷ đồng, tương đương 35 triệu Mỹ kim để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp, diện tích gần 3000m2, toạ lạc số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 Sài Gòn (4).
Vợ chồng Trương Mỹ Lan cũng bị bêu lên đầu bảng trong "Hồ sơ Panama", liên quan đến trốn thuế và rửa tiền (5).
Tháng 1/2014, tại một phiên tòa, bị cáo Dương Chí Dũng đã khai, nhận của bà Lan số tiền 1 triệu Mỹ kim, để hối lộ cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, nhằm lấy dự án tại Cảng Sài Gòn. Phạm Quý Ngọ sau đó đột tử, và Trương Mỹ Lan lại thoát.
Từ một tiểu thương buôn vải tại chợ An Đông, cuộc đời đưa đẩy bà Lan gặp và kết nghĩa được chị em với Trương Thị Hiền – em gái Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và là phu nhân của Hai Nhựt, Bí thư Quận 5 thời đó – mà số phận đã thay đổi 180 độ. Dựa vào gia tộc Lê Thanh Hải, Vạn Thịnh Phát đã trở thành tập đoàn khổng lồ, tổng số vốn lên đến ang tỷ Mỹ kim. Từ đất đai dân nghèo Thủ Thiêm, đến các công sản trung tâm đô thành, lần lượt lọt vào tay tài phiệt Trương Mỹ Lan.
Bắt được Trương Mỹ Lan kỳ này, ông Trọng hy vọng sẽ ném vào chảo lửa của mình thêm Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua (Nguyễn Thành Phong đã ở "phòng chờ của CNXH"). Cũng phải từ khi Tổng Trọng đưa vụ Trương Mỹ Lan vào diện theo dõi của Ban phòng chống tham nhũng Trung ương, thì may ra "tứ đại hung thần" Lê Thanh Hải – Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang, cùng các tay chân hút máu ở Thành Hồ mới bị bắt dần và hy vọng trả được món nợ để đời cho dân chúng. Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã "đào tạo, nuôi dưỡng và rèn luyện" nên những người mà họ cho là "tinh hoa" để đưa vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Và cũng chính Đảng đã tự lột mặt nạ các đảng viên "vô sản lưu manh" ấy, trong các cuộc thanh trừng đẫm máu để giành lại những gì họ cần phải lấy hoặc chia lại từ "những chiếc bánh" của giai cấp vô sản cùng đinh.
Thời gian của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không còn nhiều. Nếu không "ngồi xổm" lên mọi thứ, từ Hiến pháp của Nhà nước đến Điều lệ của Đảng, để trụ thêm nhiệm kỳ thứ tư nữa vào năm 2024, thì ông chỉ còn hai năm. Mà vụ Thủ Thiêm thì đã chục năm có lẻ. Rút kinh nghiệm Thủ Thiêm, ông Trọng đã cho "hốt gọn" vụ thôn Hoành ngay giữa lòng Thủ đô, dù có phải xử "án tử" cho một đảng viên 83-84 năm tuổi đời và 55 năm tuổi Đảng (6). Mặc dầu hai vụ án hoàn toàn ngược nhau về bản chất, nhưng để bồi đắp thêm cho cái uy của "bậc nhân kiệt yên dân", ông đã liều "kinh lý phương Nam" thêm lần nữa. Nhưng lần này, đại án có vẻ kéo dài, cho nên ông Trọng đã chỉ đạo cho Tô đại tướng là cố gắng có kết quả sớm nhưng cũng phải "dò đá qua sông". Đằng sau bà trùm Mỹ Lan là những ai, thiết tưởng khỏi phải nhắc lại. Ba ngày nay, tràn đầy những thông tin trên mạng xã hội chưa thể kiểm chứng về mối liên hệ giữa Vạn Thịnh Phát với Tàu, cả Tàu "đỏ" lẫn Tàu "đen". Không nhắc chúng ra đây đỡ mang tiếng là "thế lực thù địch lợi dụng để phá họa tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc", như nỗi lo của bà Ngân và ông Thưởng khi Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, việc bà Lan có chồng là tỷ phú Hong Kong - người có quan hệ với cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang - là câu chuyện "elefant in the room" chẳng cần bằng chứng.
Cho rằng quá trình điều tra vụ đại án này có thể kéo dài và không loại trừ có nhiều bất ngờ khó tin là nghĩ tới bối cảnh có "những nhân tố nước ngoài" có thể "cản mũi kỳ đà" giữa chừng. Tuy nhiên, luận giải rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chớp thời cơ Tổng bí thư Tập Cận Bình đang vướng Đại hội 20 để "đánh úp pháo đài" của Ba Tàu ở Sài thành… là chưa hiểu hết "mối nghiệp duyên tiền kiếp" giữa bộ đôi "Tập và Trọng". Khi ông Trọng đã giao sinh mạng của mình cho "Ban cố vấn" dưới danh nghĩa các bác sĩ chăm sóc sức khỏe "hậu đột quỵ" thì không có lý do gì để Tổng bí thư ta dám "chơi khăm" Chủ tịch Trung Quốc. Đơn giản là chỉ cần ông Trọng chuyển đến Tập Chủ tịch thông điệp rằng, sứ mệnh "thế thiên hành đạo" của mình bị xâm hại, thậm chí có thể bị sụp đổ, nếu cứ để Vạn Thịnh Phát khuynh loát đất Sài thành lâu hơn nữa. Mà sự tồn tại lâu dài của ông Trọng là lợi ích "cốt lõi" của ông Tập, khi ông chưa quyết định người "kế ngôi" Tổng bí thư tới đây là ai ? Chỉ cần như thế thôi, ông Trọng và Bộ Chính trị Việt Nam được bật "đèn xanh".
Giấc mơ "thế thiên hành đạo" của ông Trọng còn phải đối mặt với một trở ngại lớn khác. Trở lại mối thâm thù giữa Nguyễn Phú Trọng đối với "Ba X" (Nguyễn Tấn Dũng) năm nào… Ông Trọng đã phải khóc trước văn võ bá quan và thần dân trong cả nước, ông Trọng quyết phục thù. Những luật "bất thành văn" của Đảng cộng sản Việt Nam là, đối với các thành viên của "Tứ trụ" thì không được truy sát, nhất là khi Ba Dũng đã chấp thuận "về vườn" để làm người tử tế. Nhưng các đệ tử của Ba Dũng mà Hai Nhựt và lâu la vẫn còn đó, cùng với hơn 40 phần trăm quân số mà Hai Nhựt từng bổ nhiệm vào các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, là bụi gai trong mắt Tổng bí thư. Mà nếu không nhổ được cái gai bự nhất, thì khó có thể biến giấc mơ "thế thiên hành đạo" thành hiện thực. Phải tống bằng được Hai Nhựt vào lò để y không thể dương dương tự đắc : "Nếu Tổng bí thư không chịu trách nhiệm về những năm tháng Ba Dũng phá nát nền kinh tế trong cả nước, thì tại sao ông lại có thể bắt Hai Nhựt phải nhận trách nhiệm trước những bê bối của một thành phố mà người Hoa dưới chính thể nào cũng có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và chính trị của nó".
Lê Thanh Hoa
Nguồn : RFA, 12/10/2022
Tham khảo :
1. https://tuoitre.vn/thu-truong-bo-cong-an-thuong-tuong-pham-quy-ngo-qua-doi-594404.htm
2. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-phuong-hong-van-thinh-phat-death-in-police-custody-10112022033951.html
3. https://thanhnien.vn/ong-le-thanh-hai-bi-cach-chuc-bi-thu-thanh-uy-tphcm-post937615.html
4. https://vietnamnet.vn/nguoi-nha-ba-truong-my-lan-mua-biet-thu-co-35-trieu-usd-sai-gon-277190.html
5. https://offshoreleaks.icij.org/nodes/13006543
6. http://nguoiviet.de/Su-kien/GS-Vien-si-Hoang-Xuan-Phu-Toi-ac-Dong-Tam-37855.html
**********************
Bàn tay bí ẩn của Lê Thanh Hải và những cái chết bí ẩn quanh bà Trương Mỹ Lan
Mặc Lâm, SaigonnhoNews, 12/10/2022
Ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor ; bà Nguyễn Phương Hồng ; Trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải và bà Trương Mỹ Lan trong một sự kiện trước đây không rõ ngày tháng. Hình : internet
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích, nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở, đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu giếm, cứ công khai chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong, cùng nhau điều hành.
Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.
Năm 2015, Công ty cổ phần Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9.971 m2 với ba tòa tháp cao 33 tầng. Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận 7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến 6 tỷ Mỹ kim !
Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức Bí thư Quận 5 cho tới khi ngồi ghế Bí thư Thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò "Giải phóng mặt bằng". Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được ?
Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa án. Tại phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền hối lộ kếch sù 1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung thư.
Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì xảy ra cái chết thứ hai của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác : bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều tra của Bộ Công an.
Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can ?
Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và cộng sản.
Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất ? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại ? Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một ?
Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém giao tranh với nhau.
Mạc Lâm
Nguồn : SaigonnhoNews, 12/10/2022
**************************
Gió Bấc, RFA, 12/10/2022
Không thể dùng từ kiểm duyệt vì Việt Nam là thiên đường tự do báo chí, dân có quyền phải nghe loa phường ngày hai buổi, tha hồ đọc thông tin của 800 tờ báo Đảng và mấy vạn quân AK47, dư luận viên trên mạng xã hội. Đảng không kiểm duyệt, chỉ sàng lọc cho phát loại tin phù hợp chủ trương và tháo gỡ tin trái chủ trương ngay cả thông tin cáo phó. Đã đại khai sát giới đánh đúng kẻ nhân dân oán ghét vì sao phải "sàng lọc" thông tin đến mức "sàn" cả mạng người ?
Từ một trung tâm thương mại sầm uất, sau khi về tay Vạn Thịnh Phát, Union Square đóng cửa hai năm qua.
Sàng lọc thông tin là chuyện thường ngày của Đảng, ngay cả di chúc thiêng liêng của lãnh tụ tối cao những đoạn không hợp thời thế, không hợp ý các anh ở trên như thiêu xác, giảm thuế nông nghiệp cũng bị cho biến hình thì chuyện sàng lọc thông tin án iếc là chuyện nghiệp vụ bình thường. Nhưng trong đại án Vạn Thịnh Phát, sự sàng lọc khá ngặt nghèo ngay đến nguồn tin, người biết nhiều cũng bị sàn, lọc cho thành im lặng.
Một ông Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công an được tố cáo tại tòa đã nhận một triệu đô la của bà Trương Mỹ Lan đã kịp thời đột tử đúng quy trình để cơ quan điều tra không phải mất công xác minh. Chỉ một đồng chí hy sinh thì đỡ cho bao đồng chí cấp trên không phải mất công lo lắng. Vụ một triệu đô la trà nước đi vào quên lãng tức thì
Một ngày trước và sau khi vụ án được công khai, thêm hai thành viên lâu năm Hội Đồng quản trị Vạn Thịnh Phát đột tử. Ông thành viên Hội đồng quản trị độc lập Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Chứng khoán Tân Việt) đột ngột qua đời hôm 6/10, chỉ hai tiếng đồng hồ trước giờ vụ án được công bố khởi tố có thể cho là bình thường. Ông chết có thể là ở nhà riêng, có thể do vấp ngã hay tự ý nín thở. Nhưng tối ngày 10/10, các trang báo như Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnamnet, Vietstock, Viez,.. đưa tin về cái chết bất ngờ của bà Phương Hồng rồi bỗng dưng chỉ vài tiếng sau, tin tức này cũng như thông tin về bà Phương Hồng trên trang web của Ngân hàng SCB đột nhiên bị gỡ khỏi các trang báo và trên Facebook, là hết sức bất thường.
Bất thường hơn nửa là bà chết lúc đang bị tạm giam, trong sự bảo vệ nghiêm ngặt, ân cần của cơ quan điều tra. Dư luận đồn đoán rất nhiều, bọn xấu đưa tin là có tác động của tình báo Hoa Nam,…Nhân danh công dân nước Việt tôi hoàn toàn phản đối. Tình đoàn kết hữu nghị hai đảng cao quý biết bao nhiêu, bao nhiêu đất đai giá trị như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, đỉnh Lão Sơn, hàng chục ngàn km2 vịnh Bắc Bộ ta còn nhường cho bạn được thì hà huống gì một miếng đất xéo của nàng Trương Mỹ Lan mà phải xuống tay làm mất lòng nhau.
Chẳng qua là các anh ở trên muốn sàng lọc thông tin. Ông Ngọ chỉ biết vụ 1 triệu đô còn phải ra đi, ông Thành, bà Hồng nắm trọng trách ở Vạn Thịnh Phát trên 10 năm hẳn lưu trong bộ nhớ biết bao nhiêu triệu đô la khác. Họ thành thây ma im lặng thì khối anh, khối chú yên lòng, ăn no ngủ kỷ để có sức khỏe ngồi lo việc nước. Từ xứ sở sương mù xa xội, nguồn tin của BBC cho hay, có sự chỉ đạo về việc đưa tin vụ bà Trương Mỹ Lan. Theo đó, báo chí "không được mở rộng, liên hệ với các vấn đề khác, kiểm soát chặt chẽ bình luận, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người gửi tiền". (1) Thật vậy, mấy ngày qua nhiều Facebooker đã bị bắt vì thông tin trái ý trên. Báo chí mạnh ai nấy tự lột tin tức không trúng ý.
Ông Lê Thanh Hải - cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh dự họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2015. AFP
Ở chiều ngược lại, báo chí tăng cường sức chiến đấu phản bác những thông tin trái ý phản bác mơ hồ đến mức không biết là phản bác cái gì. Mới nhất 800 tờ báo đồng loạt đưa tin "SCB phủ nhận tin đồn về các thành viên ban kiểm soát và ban điều hành". SCB cho biết, đến sáng 12-10-2022, ông Lưu Quốc Thắng - trưởng ban kiểm soát SCB và ông Diệp Bảo Châu - phó tổng giám đốc SCB vẫn đang điều hành công việc hằng ngày của ngân hàng (2).
Đọc xong tin phải nát óc mới đoán ra là có thể có tin đồn hai vị này cũng mới đi đoàn tụ với ông Thành, bà Hằng. Cái tin phản bác mơ hồ ấy chỉ làm tăng sự hoài nghi. Giá mà khéo hơn (nếu hai vị này còn đang sống thực) chỉ cần đăng cái clip hai vị đang tiếp khách hoặc đi kiểm tra một điểm giao dịch nào đó sẽ thuyết phục hơn nhiều.
Giống như trước đây cho ông Nguyễn Bá Thanh nói "Tao có chi mô ! Mỗi bữa ăn mấy bát cơm", hệ thống truyền thông tiếp tục bơm hơi cho SCB tăng lãi suất, chỉ trong một tuần lễ tăng lãi suất đến ba lần. Dù mới điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi vào ngày 05/10, ngay sau đó đến ngày 08/10, SCB tiếp tục thông báo nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên thêm 0.7 điểm phần trăm, (từ mức 7,55%/năm lên 8,25%/năm, kỳ hạn 24 tháng lên 8,9% năm), ngày 12/10/2022, SCB ra thông báo cộng thêm coupon lãi suất 0,5%/năm cho khách hàng gửi tiền tại quầy bằng VNĐ, áp dụng từ ngày 12/10-31/12/2022 (3)
Cách bơm hơi như vậy thật quá hớp, tưởng tiêm thuốc hồi sinh hóa ra là tiêm thuốc hồi dương. Với việc tặng thêm này kỳ hạn 24 tháng lãi suất tiền gửi lên đến 9,4% như vậy đầu ra cho vay phải trên 10% năm. Trong điều kiện kinh tế hiện nay ngoài buôn ma túy có ai dám vay với lãi suất này ? Ngân hàng vay với lãi suất cao hơn lãi suất đầu ra thì vay để làm gì ? Lãi suất cao hết hồn ấy chắc hẳn không thu hút được ai mà càng làm cho họ biết sự thật SCB mạnh khỏe đến mức nào !
Cũng phải thông cảm thôi, bác Trọng đã dặn ném chuột không để để vở bình. Ở trên phải sàng lọc thông tin là sợ vỡ bình. Cái bình ở đây có thể là ghế đẳng một số anh số chú nào đó có liên quan.
Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng Vạn Thịnh Phát được Lê Thanh Hải cựu Bí thư Thành ủy, từng 10 năm làm lãnh chúa thành Hồ chống lưng hà hơi tiếp sức cướp đất vàng đất bạc Sài Thành. Bác cả Trọng xuống tay diệt Vạn Thịnh Phát để đưa Lê Thanh Hải vào lò. Thực ra Lê Thanh Hải đã ăn một lần kỷ luật mất chức nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, đã về hưu hơn một nhiệm kỳ. Tay chân thủ túc như Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Tài… đều bị quay lu, nếu đã đại khai sát giới để diệt con cọp già lẻ loi cô độc thì việc quái gì phải sợ vỡ bình.
Xem ra chống lưng cho Trương Mỹ Lan chừng như không chỉ mỗi Lê Thanh Hải. Vạn Thịnh Phát đâu chỉ thâu tóm đất vàng ở Sài Gòn mà từ lâu rồi đã vươn vòi ra tận Quảng Ninh, lập dự án tỉ đô ở tận Vân Đồn.
Tháng 6 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh thông báo tổ chức đấu thầu một dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tại khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn. Trong đó bao gồm khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5-6 sao có diện tích 243.593 m2 và 3.708 căn nhà ở biệt thự, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội... Tổng diện tích dự án 2.996.438 m2 (gần 300 ha, bao gồm 279 ha đất liền và 20 ha khu vực biển) tổng vốn đầu tư 24.883 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Số tiền thực hiện dự án trên chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, dự án có một sân golf 18 lỗ được xây dựng trên diện tích 577.332 m2 nằm giữa trung tâm dự án và chạy dọc đường tỉnh lộ 334 bao quanh các núi đá.
Trước đó, vào trung tuần tháng 4/2022, Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn đã phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đăng ký triển khai dự án Monbay Vân Đồn, bao gồm : HDMon Vân Đồn JSC và Liên danh Vạn Phát Hưng – Xuân Đỉnh.
Tiếng là đấu thầu giữa hai nhà đầu tư nhưng cả hai nhà đều có bóng dáng của Vạn Thịnh Phát. HDMon Vân Đồn JSC mới thành lập từ tháng 4/2022 do ông Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Vũ Anh Thi làm Tổng giám đốc. Ông Nguyễn Vũ Anh Thi lại là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, một nhánh trong hệ sinh thái của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Liên danh Vạn Phát Hưng – Xuân Đỉnh thành lập từ tháng 4/2021, bởi 3 thể nhân, bao gồm : bà Trương Thị Anh Thư ; bà Vi Thị Thảo và ông Võ Ngọc Tồn. Trong đó bà Vi Thị Thảo là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư Emerald Harbour – công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (4).
Nói để dễ hình dung ông Anh Thi là CEO công ty con Vạn Thịnh Phát sẽ tranh thầu với bà Thảo CEO công ty cháu nội Vạn Thịnh Phát. Hai công ty non choẹt chỉ một tuổi đời, bà con cật ruột lại được chọn đấu thầu dự án tỉ đô ở một đặc khu biên địa chắc phải có người chống lưng. Cái Bình này chắc không phải Lê Thanh Hải mà phải là nhân vật có uy quyền với đất Quảng Ninh. Không chỉ Tô Đại tướng mà đến bác Tổng Trọng chắc cũng phải kiêng dè.
Không chỉ vậy mà còn có cái bình khác lớn hơn nhưng rất mỏng manh là hệ thống tài chính ngân hàng đang bệnh nặng có thể sụp đổ dây chuyền theo Vạn Thịnh Phát. Mấy năm qua, ngành tài chính ngân hàng đã rộng tay cho các doanh nghiệp tự tung phát hành trái phiếu để đầu cơ bất động sản. Kết quả là công nợ đã phình ra quá mức.
Báo cáo về thị trường trái phiếu mới đây của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn khoảng 62.470 tỷ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỷ đồng.
Mặc dù chưa ở mức báo động trong hiện tại nhưng các chuyên gia cảnh báo nợ xấu bất động sản đang có nguy cơ gia tăng khi thị trường này đang bước vào giai đoạn khó khăn, trầm lắng.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, đến tháng 6/2022 tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái. Đáng chú ý, nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36.400 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2021 (5).
Đây là thông tin đã được sàng lọc lột bỏ trên càng tờ báo chính thức, may mắn là bản sao còn sót lại ở các trang mạng xã hội. Những con số thật kinh khủng, đáng lo nhưng liệu cách sàng lọc, cắt bỏ thông tin có phải là cách giải quyết ? Che giấu khối u ác tính không phải là cách điều trị mà ngược lại càng làm cho nó lây lan phát triển.
Chính sự bất minh, bất lực trong quản trị kinh tế và lòng tham lam, cát cứ phân chia quyền lực để tham nhũng vinh thân đã tạo ra cơn hồng thủy mua bán trái phiếu, thâu tóm, đầu cơ tạo ra khối u nợ trái phiếu, nợ tín dụng khổng lồ. Khi xử lý khối u ấy lại tiếp tục bưng bít sự thật, hành xử bất minh, duy trì đặc quyền đặc lợi chắc hẳn, bệnh không dứt và sẽ phát sinh bệnh mới.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 12/10/2022
* hồi dương. Theo quan niệm dân gian người bệnh nặng hôn mê sẽ tỉnh lại một lúc trước khi chết hẳn
Tham khảo :
1. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72j6n4vjjxo
4. https://viettimes.vn/dien-bien-moi-o-sieu-du-an-monbay-van-don-24800-ti-...
***************************
Vụ Trương Mỹ Lan và mặt thật của một chế độ
Hiếu Chân, Người Việt, 11/10/2022
Sự kiện gây chấn động mạnh nhất trong dư luận mấy ngày qua là vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn, báo hiệu những diễn biến khó lường của tình hình chính trị Việt Nam những ngày tới.
Ông Lê Thanh Hải (giữa) và những gương mặt thuộc cánh miền Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm vụ Mậu Thân (3/7/2019)
Cùng bị bắt với bà còn có bà Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), bà Nguyễn Phương Hồng, và ông Hồ Bửu Phương, trong đó bà Nguyễn Phương Hồng, 39 tuổi, chết chỉ sau hai ngày bị bắt tạm giam.
Liên quan đến vụ bắt bớ này đã xảy ra hiện tượng người dân tụ tập đông đảo trước các phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) để rút tiền, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam họp báo trấn an.
Cũng như thông tin về cái chết bí ẩn của bà Nguyễn Phương Hồng, toàn bộ thông tin về SCB và các nhân vật lãnh đạo của nó đều bị báo chí trong nước âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng vài giờ.
Tuyên bố dối trá về mối liên quan giữa SCB và Vạn Thịnh Phát, cũng như cách bưng bít thông tin của nhà cầm quyền, đã tạo điều kiện tốt cho sự lan truyền các loại tin đồn và thuyết âm mưu, khiến cho việc phân tích và đánh giá sự kiện thêm khó khăn bội phần.
Phất lên nhờ quan hệ
Tuy nhiên, lần theo các mạch dư luận, có thể thấy đây là một vụ án lớn, phơi bày bộ mặt thật của một chế độ trong đó giới chức chóp bu cấu kết ăn chia với giới tư bản cá mập – có thể có cả thế lực nước ngoài – để trục lợi từ tài sản quốc gia và nỗi khốn khổ của người dân
Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa, tên thật là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông, Quận 5, Sài Gòn. Nhờ quan hệ thân thiết với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Quận 5, cựu chủ tịch và cựu bí thư Thành ủy.
Trong một thời gian dài, bà Trương Muội đã xây dựng được một "đế chế" kinh doanh hùng mạnh mang tên Vạn Thịnh Phát, có giá trị nhiều tỷ đô la, với nhiều công ty con trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản.
Để đánh bóng tên tuổi và đánh lừa dư luận, bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan, giống với bà Trương Mỹ Hoa, chị của bà Trương Thị Hiền, và là cựu phó chủ tịch nước.
Quá trình lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn chặt với quá trình thăng tiến của ông Lê Thanh Hải, từ người đứng đầu cơ sở Đảng cộng sản Việt Nam ở Quận 5 lên tới Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng toàn quốc, đến mức khó tách bạch rõ ông Hải đỡ đầu cho bà Lan của Vạn Thịnh Phát hay ngược lại.
Có điều, nhờ quyền lực "nghiêng trời" của ông Hải ở Sài Gòn mà Vạn Thịnh Phát thâu tóm được rất nhiều những lô đất "kim cương" ở trung tâm thành phố có thời được gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông".
Những lô đất này từng là dinh thự của các cơ quan chính phủ thời Việt Nam Cộng Hòa, bị chính quyền cộng sản tịch thu sau ngày miền Nam sụp đổ.
Cấu kết, ăn chia với ông "trùm đảng" Lê Thanh Hải và tay chân, Vạn Thịnh Phát được giao các lô đất đó với giá rẻ để phát triển thành các dự án cao cấp như Union Square, Times Square, Vạn Thịnh Phát Office Building, khách sạn Duxton, cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…
Vạn Thịnh Phát chỉ là một trong nhiều công ty bất động sản của phe ông Lê Thanh Hải và đồng bọn, nhưng có lẽ là công ty được ưu ái nhất, được dành nhiều lô đất đẹp nhất ở các đại lộ trung tâm Quận 1.
Và không chỉ ông Hải, Vạn Thịnh Phát còn có bè cánh với các quan chức cao cấp ở Ba Đình.
Ngày 7/1/2014, trong vụ án tại Cục Hàng Hải, bị cáo Dương Chí Dũng khai với tòa rằng ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan chuyển 20 tỷ đồng (1 triệu USD) cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, lúc đó là thứ trưởng Bộ Công an, để nhờ ông giúp Vạn Thịnh Phát được thực hiện dự án trên khu đất Cảng Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4, sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái. Sau lời khai đó, ông Ngọ lăn ra chết một cách bí ẩn (báo chí đăng là bị ung thư) mà bà Lan vẫn vô can, được coi là "bất khả xâm phạm" chứng tỏ bà có ô dù rất lớn che chở.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Có đất đẹp, Vạn Thịnh Phát liền huy động tiền bạc để thực hiện các dự án. Cách làm ăn thông thường của các đại gia bất động sản Việt Nam "tay không bắt giặc" là thành lập ngân hàng, lấy nguồn tiền của bá tánh để làm vốn. Được sự chống lưng của Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, bà Lan thâu tóm ba ngân hàng nhỏ là Ngân Hàng Sài Gòn, Ngân Hàng Đệ Nhất (FCB) và Ngân Hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) nhập chúng vào thành một ngân hàng mới lấy tên cũ là Ngân Hàng Sài Gòn (SCB).
Tuy không ra mặt, nhưng ở Sài Gòn, ai cũng biết bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát chính là chủ nhân thực sự của SCB. Ngân hàng này huy động tiền tiết kiệm của dân bằng việc trả tiền lời cao hơn từ một đến hai "chấm" so với các ngân hàng thương mại khác nên luôn có lượng khách rất đông đảo, phần lớn là người về hưu, người kinh doanh nhỏ ham tiền lời cao và tin vào sự "bất khả xâm phạm" của bà Lan.
Dòng tiền không chảy trực tiếp từ SCB tới các dự án của Vạn Thịnh Phát mà đi vòng qua các công ty đầu tư như công ty đầu tư An Đông, công ty đầu tư Times Square, công ty tập đoàn Sài Gòn Peninsula… tất cả đều là những chân rết huy động vốn cho Vạn Thịnh Phát. Người gửi tiền vào SCB được khuyến khích mua trái phiếu (bond) có tiền lời cao của các công ty đầu tư này, SCB bảo đảm mua lại trái phiếu khi đáo hạn. Chính vì thế, khi có tin "Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông" thì người có tiền gửi ở SCB như ngồi trên đống lửa, gọi nhau đi rút tiền thì đã muộn !
Ngày 7/10, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm giam để điều tra tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can đã gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019, trong đó chỉ riêng công ty An Đông chiếm đoạt khoảng 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Văn bản truy tố chưa đề cập tới những hành vi vi phạm pháp luật khác của bà Lan và Vạn Thịnh Phát như hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi.
Từ án kinh tế tới động đất chính trị
Nếu chỉ căn cứ vào thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công an thì vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan chỉ là một vụ án kinh tế như hàng chục vụ án bất động sản và ngân hàng mấy năm gần đây. Nhưng để phá một vụ án như vậy, có cần ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải cất công dẫn một phái đoàn cao cấp – bao gồm bốn ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có hai bộ trưởng Công an và Quốc phòng – từ Hà Nội vào Sài Gòn hôm 23/9 để họp với ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy và cũng là một ủy viên Bộ Chính trị ?
Chuyến kinh lý của ông Trọng, cùng với những mối quan hệ chằng chịt giữa Vạn Thịnh Phát với các giới chức đảng và chính phủ khiến dư luận nghi ngờ rằng vụ án đã trở thành một vụ "động đất chính trị".
Ai cũng tin, bà Trương Mỹ Lan sẽ là đầu mối dẫn tới việc thanh trừng ông Lê Thanh Hải và bộ sậu của ông – gồm các cựu lãnh đạo thành phố như ông Lê Hoàng Quân (chủ tịch), ông Nguyễn Văn Đua (phó chủ tịch), ông Nguyễn Thành Phong (chủ tịch), sau khi ông Nguyễn Thành Tài (phó chủ tịch) và ông Tất Thành Cang (phó chủ tịch) lần lượt ra trước vành móng ngựa gần đây. Niềm tin là như thế nhưng cái "lò" của ông Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không thì chưa biết chắc được.
Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan còn có những cái chết bí ẩn. Bắt đầu từ cái chết của ông Phạm Quý Ngọ nêu trên, gần đây lại có những cái chết khó hiểu của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch công ty chứng khoán Tân Việt, thành viên hội đồng quản trị SCB trong đế chế Vạn Thịnh Phát và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ông Thành chết một ngày trước khi bà Lan tra tay vào còng. Bí ẩn nhất là cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, người cùng bị bắt với bà Trương Mỹ Lan, và chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam. Từ sáng 11/10, trên mạng xã hội, người dân lại đồn hai quan chức cao cấp khác của SCB, ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc, và ông Lưu Quốc Thắng, trưởng ban kiểm soát, đều đã qua đời tại nhà riêng. Thông tin này chưa kiểm chứng được.
Nếu như những cái chết bí ẩn đó là do một thế lực bí mật ra tay diệt khẩu bịt đầu mối thì quả thực vụ Trương Mỹ Lan không đơn giản là án kinh tế mà dính líu chặt đến các giới chức chóp bu trong đảng, bộc lộ bản chất tội phạm của một tổ chức "mafia" có tên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ vụ án này, người ta mới thấy được đằng sau vẻ hào nhoáng của các tòa nhà chọc trời bằng nhôm và kính trên các đại lộ trung tâm Sài Gòn là cả một đế chế quyền và tiền quyện chặt vào nhau để lường gạt và trục lợi, với nhiều thủ đoạn.
Ông Nguyễn Phú Trọng và cái lò của ông sẽ đốt được gì ? Hãy chờ xem !
Hiếu Chân
Nguồn : Người Việt, 11/10/2022
Shark của xứ thiên đàng
Nguyễn Ngọc Già, RFA, 11/09/2022
Theo từ điển [1] Cambridge định nghĩa, chữ "Shark" ngoài nghĩa "cá Mập", chữ này còn có nghĩa :
A dishonest person, especially one who persuades other people to pay too much money for something: People who need a place to live can often find themselves at the mercy of local property sharks.
Tạm dịch: Một người không thành thật, đặc biệt là người đó thuyết phục người khác trả quá nhiều tiền cho một thứ gì đó. Ví dụ : Những người cần một nơi ở thường có thể nhận thấy, mình đang ở trong tầm ngắm của những con cá mập bất động sản địa phương.
Dường như các "Shark" đánh đồng sự thành đạt trên thương trường với sự thành công trong vai trò ông chủ gia đình
Không rõ từ khi nào, chữ "Shark" du nhập vào Việt Nam để chỉ những doanh nhân sở hữu những công ty hoặc tập đoàn lớn. Ngoài ra, chữ "Shark" còn chỉ những doanh nhân đó đứng sau, để khích lệ và tài trợ cho những ý tưởng gọi là "khởi nghiệp" và họ còn có khả năng thay đổi cục diện của cả một nền kinh tế.
Các "Shark" Việt Nam
Các "Shark" Việt Nam thông thường sáng rực lên trong một quãng thời gian, dù trước đó, không mấy ai biết nguồn gốc xuất thân thật sự của họ. Sau khi vỡ lở nhiều việc đầy ắp tai tiếng, rồi bị bắt và khởi tố, như : Trịnh Văn Quyết (FLC), Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh) v.v... các "Shark" này để lại một núi nợ đầy nhóc, kèm với vô số những tiếng than khóc của các "nhà đầu tư" lỡ dại - ngây thơ - cả tin mà lao theo mua cổ phiếu của họ thì... mọi việc đều chờ... pháp luật giải quyết cho tất cả (!).
Nhiều "Shark" dễ dàng trở thành những học giả - diễn giả và có thể thay thế các giáo sư - tiến sĩ kinh tế để dạy chuyên môn về "nghề làm giàu". Thậm chí, họ diễn thuyết hay đến mức, không hề thua kém các nhà tuyên giáo của nhà cầm quyền CSVN, khi nói về "đạo đức làm người và đạo đức kinh doanh", cả về những hoài bão, họ ấp ủ lâu nay, nhằm mang lại sự phồn thịnh cho quê hương Việt Nam (!).
Các "Shark" cũng thích chứng tỏ "trí tuệ bản thân" bằng cách triết lý như "Shark Hưng nói [2] : "Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể tận dụng thời gian bằng cách : Với cùng một khoảng thời gian đó, chúng ta làm nhiều việc hơn so với những người bình thường, và giảm bớt thời gian vô bổ đi, bao gồm cả thời gian ngủ. Ngủ là thời gian vô ích! Tôi không hiểu sao Thượng đế sinh ra con người phải ngủ nhiều thế!".
Quả là khá lố lăng khi mang giấc ngủ Trời cho để dạy đời thiên hạ, nếu chỉ vì Shark Hưng muốn ám chỉ đến người lười biếng ! Bởi con người tự nhiên, bất kỳ ai cũng đồng đều 24 giờ/ngày. Thiếu ngủ, nhứt định sanh ra đầu óc lơ mơ, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khi làm việc. Một Shark ngủ đủ, hẳn không nên phát ngôn "rất thiếu ngủ" như vậy. Song song đó, trước khi dạy loại "triết lý mất ngủ", Shark Hưng nên định nghĩa "người bình thường" - trong câu nói của ông ta - là con người ra sao, hơn là cách ăn nói phản khoa học, đầy kiêu căng, nhảm nhí, một khi ông ta hình dung ra cảnh cực nhọc của hàng triệu con người "bình thường" cho mỗi ngày làm việc, ngay cả lúc tan giờ, đuối lả trên những con đường đông đặc người, dù mưa hay nắng. Hay Shark Hưng muốn cho rằng bản thân ông ta và những con cá Mập khác là những con người "phi thường" ?
Không thiếu các "Shark" không hề ngại ngần, trước những lùm xùm liên quan đến tình ái, dù họ không còn trẻ và đã có vợ con đùm đề. Thậm chí, họ hãnh diện như thể là những "tín chỉ tình trường" cần được tích lũy và họ mãn nguyện với thành công đó - trước dư luận - vì "đầu tư" vào một mỹ nữ, mà thường thường có chút tiếng tăm.
Dù các "Shark" được xem là những người từng trải (và tất nhiên) rất thành công trên thương trường nhưng trong tình trường, họ thường biểu lộ ra bên ngoài bằng sự say đắm với nỗi "ngây thơ vô biên", bởi cách của họ không khác mấy, so với những chàng trai mới lớn, vốn nhìn cuộc đời đầy màu hồng bằng những biểu hiện - biểu đạt tình yêu đậm mùi "sến súa", trên những nếp nhăn khóe mắt chi chít chân chim và những nụ cười chảy xệ trên đôi gò má, kéo dài đến mép môi. Họ cũng sẵn sàng khóc thật ngon lành, trước một tình yêu gọi là "đích thực" mà họ vừa tìm thấy, tựa như :
Ngàn năm đợi đến một ngày
Tình yêu tìm tới gió lay ngày hồng
Yêu em thỏa dạ chờ mong
Răng long đầu bạc vẫn nồng tình xuân
Các "Shark nam" cũng không hề ngại ngần, khi lên tiếng phân bua về gia cảnh, đôi co với vợ chánh thức và thậm chí họ tỏ ra "thật tội nghiệp" đến nổi như nhằm mua sự thương cảm của dư luận. Quả là trò vui cho thiên hạ đàm tiếu. Khó trách !
Bên cạnh đó, dường như các "Shark" đánh đồng sự thành đạt trên thương trường với sự thành công trong vai trò ông chủ gia đình. Họ ngộ nhận một cách đáng kinh ngạc, giữa khái niệm "gia đình hạnh phúc" và khái niệm "tập đoàn thành công". Đối với họ, đã thành công trên thương trường, ắt quản lý một gia đình (sao cho) hạnh phúc dễ như trở bàn tay. Có lẽ vì thế, hầu hết các Shark đều cố gắng phô bày một "hình mẫu" gia đình hạnh phúc na ná giống nhau, theo công thức : Vợ đẹp - con ngoan - gia đình văn hóa, mãi cho đến khi vỡ lở, đến mức ra tòa ly hôn, rồi họ nhanh chóng biến hình trở thành một "nhà tâm lý học về đàn bà", bằng những triết lý vung vãi đầy hờn trách - oán than, tựa như câu hát :
"Ôi ! Đàn bà là những miềm đau
Ôi ! Đàn bà là ngọc ngà trăng sao
Ôi! Đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu"
nghe rất sến sẩm và hèn mọn trong vai trò ÔNG CHỦ, dù là chủ tập đoàn hay chủ gia đình. Khi thành công trong công việc, họ gom lại do tài năng của họ mà ra và khi thất bại về vai trò trụ cột gia đình, họ đổ tại - bị - bởi vì do vợ và do tất cả.
Gia trưởng
Một khái niệm tưởng chừng xa xôi và lạc hậu trong thời hiện đại, lại gầy dựng một gia phong với tôn ti trật tự của hầu hết các gia đình miền Nam, trước 1975. Rất nhiều hiểu lầm quanh chữ Gia trưởng theo nghĩa độc đoán, cay nghiệt với vợ con. Thưa, không hề ! Gia trưởng là người cố gắng chu toàn và đưa ra quyết định trước mọi vấn đề phát sinh trong nhà nhưng người Gia trưởng luôn luôn chịu trách nhiệm trước quyết định, dù kết quả xảy ra xấu hay tốt. Người Gia trưởng không bao giờ đổ trách nhiệm cho người khác (dù đó là vợ con mình). Dĩ nhiên, bên cạnh tính chất đó, người Gia trưởng rất quyết đoán. Vì thế, những ai không hiểu rõ và theo xu hướng thời đại - tự do vô giới hạn, họ sẽ lên án người Gia trưởng. Đứng trước những vấn đề vô cùng trọng đại cho gia đình, rất cần những người đàn ông Gia trưởng đúng nghĩa cần có, trong một xã hội gần như tan nát hết những bổn phận - trách nhiệm - đạo đức - liêm sỉ. Việc tốt họ giành phần công trạng, việc xấu họ đổ cho vợ con trong nhà. Thế cho nên, chữ Gia trưởng méo mó và xấu dần đi trong mắt người ta, đặc biệt thế hệ trẻ.
Gia đình là tế bào đầu tiên cho một xã hội lành mạnh. Người đàn ông xứ thiên đàng, dường như đang đặt nhiều gánh nặng quá lớn lao lên vai phụ nữ, trong thời hiện tại và hiện đại với khái niệm "nam nữ bình quyền", để tạo nên một vai trò làm chồng - làm cha cũng na ná giống nhau nốt. Có lẽ không chỉ riêng các Shark nam, người ta dễ dàng chấp nhận, đàn ông cứ ra ngoài kiếm nhiều tiền càng tốt về cho vợ và không được bồ bịch, chơi bời là đủ. Còn tất cả mọi việc cứ phó mặc cho vợ. Có lẽ vì vậy, Shark Bình nói [3] : "...Thực ra tôi nghĩ ở Việt Nam ai có tài sản tầm 10 triệu đô đã là vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa rồi...". Vì vậy, "có tiền mua tiên cũng được" chưa bao giờ lỗi thời, trong xã hội của xứ thiên đàng ngày nay.
Điều đó giúp cho các bà vợ càng nhiều tiền càng... khỏe. Họ dường như phó thác hết cho người giúp việc, cho đến cả chuyện ăn học - chăm sóc - đưa đón con cái. Thời gian rảnh rỗi, có vẻ đồng hành với các bà vợ nhiều tiền lắm của, cho những cuộc mua sắm, làm đẹp và du hí, ăn chơi. Đàn ông ăn chơi thì phụ nữ chúng tôi cũng có quyền như vậy. Thế là những loại hình massage - gội đầu do nam giới chính tay làm, dành riêng cho quý bà mọc lên, bởi cầu nào thì cung đó. Bình đẳng nam - nữ ! Gia đình càng rời rã như một nắm cát khô đi, sau khi ngậm đủ "tiền nhiều như nước". Mỗi con người trong gia đình đều có góc riêng...
Một "Shark nữ" từng ai oán như tiếng kêu của "con chim ẩn mình chờ chết" : Khi có ngàn tỷ trong tay, tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Hoặc giả, một "Shark nam" đầy tiếng tăm, khi ra tòa ly dị đã bật ra lời thống thiết : Tiền nhiều để làm gì (!). Rõ ràng, lời than vãn của 2 Shark này, đủ chứng minh tiền bạc trở thành con dao hai lưỡi, sau chặng đường dài miệt mài theo đuổi để có.
Cá lớn nuốt cá bé
Hiện nay, ở Việt Nam, "các Shark" nổi lên rất nhiều và họ dường như cũng hãnh diện khi được gọi là "Shark", dù thực tế không biết họ có rõ nghĩa bóng của chữ "Shark", vốn chỉ là những con cá Mập nuốt chửng vốn liếng của xã hội - nuốt càng nhiều càng tốt. Những đồng tiền nuốt chửng đó, họ đem vung vãi cho những lợi ích cá nhân để trở thành vòng xoáy không bứt ra nổi, cho đến khi mặt nạ thành công - đạo mạo - sang cả rớt sạch!
"Shark nam" nổi trội về số lượng hơn "Shark nữ". Dù nam hay nữ, dáng vóc bên ngoài họ tỏ ra chỉn chu với veston dành cho nam và áo đầm các kiểu dành cho nữ, khi xuất hiện trước công chúng và trên tivi. Họ là những người rất giàu có và nổi tiếng - dĩ nhiên là vậy. Tiền muôn bạc nén bỗng chốc vô nghĩa, khi họ khóc lóc tra tay vô còng. Rồi họ sẽ tiếp tục ta thán, kêu rên, bào chữa đủ các kiểu...
Chữ "Shark" cũng gợi nhớ về tục ngữ Việt Nam rất quen thuộc : Cá lớn nuốt cá bé.
Duy, ông bà ta có câu "Có bột mới gột nên hồ" - người đời không biết và không thể biết, làm sao các "Shark" có quá nhiều "bột" một cách đầy mờ ám. Bởi xuất thân hầu hết của họ đều từ nền móng "áo anh rách vai - quần tôi có hai miếng vá", bỗng chốc họ có hàng ngàn tỷ trong tay. Sự thật đó làm thiên hạ đi từ ngạc nhiên đến hoài nghi. Tuy nhiên, người dân quèn chỉ cần động chạm vào họ là... sanh chuyện.
Xã hội xứ thiên đàng ngày nay, nơi vốn được người cộng sản Việt Nam quyết tâm - từ thuở hàn vi - xây dựng một xã hội dân giàu - nước mạnh - công bằng - dân chủ - văn minh, vẫn đang miệt mài vận động với triết lý "mãnh lực đồng tiền" ngự trị...
Nguyễn Ngọc Già
Nguồn : RFA, 11/09/2022
[1] https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/shark
**********************
Giáo dục đơn nguyên và chuyện cô cháu gái
Nguyễn Ngọc Già, RFA, 09/09/2022
Bốn tin tức về giáo dục mới nhứt, như dưới đây :
1. Tỉnh Hưng Yên đang xác minh hàng trăm gia đình đồng loạt cho con nghỉ học [1].
2. Một thầy giáo dạy môn Ngữ Văn cấp III đã dùng thước và nón bảo hiểm đánh vào đầu học sinh [2].
3. Thầy giáo đâm chết đồng nghiệp tại căn tin nhà trường [3].
4. Khởi tố nữ sinh 16 tuổi đã lột đồ, hành hung và làm nhục bạn giữa đường [4].
càng khiến người dân hoang mang hơn bao giờ hết, khi toàn bộ học trò vừa khai giảng cho niên khóa mới 2022 - 2023.
Nữ sinh 16 tuổi lột đồ, hành hung và làm nhục bạn giữa đường – Phụ Nữ online, 08/09/2022
Người dân không hiểu tại sao giáo dục gần nửa thế kỷ qua đi, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sáng suốt là như thế - trí tuệ là như vậy, bỗng ngày càng ghê rợn khủng khiếp như một xã hội vô chính phủ, khiến người dân bất an vô cùng !
Song song bốn tin trên, thêm 2 tin liên quan về giáo dục :
1. Hà Nội dự kiến chi 1.130 tỷ đồng hỗ trợ 50% học phí năm nay [5].
2. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang xem xét để kỷ luật ông Phùng Xuân Nhạ - nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo - trong quãng thời gian ông ta chịu trách nhiệm về giáo dục toàn cõi xứ thiên đàng [6] ; liệu số tiền hơn ngàn tỷ đó và việc kỷ luật cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ thay đổi được gì (?).
Giáo dục phi triết lý - phản triết học
Thể chế chính trị nào sanh ra cơ chế giáo dục đó. Với thể chế đơn nguyên độc đảng tại Việt Nam, dĩ nhiên, giáo dục chắc chắn là một nền giáo dục đơn nguyên. Tính đơn nguyên đã loại bỏ tất cả những gì gọi là "sáng tạo" và "phong phú" trong việc dạy học, ngay từ những ngày trẻ chập chững bước vào lớp Một - lớp học vô cùng quan trọng cho tất cả trẻ em, để hình thành nhân cách và phẩm hạnh làm người.
Xứ thiên đàng với giáo dục xã hội chủ nghĩa, dù có đài thọ 100% học phí hay kỷ luật cấp cao nhứt trong giáo dục cũng không thể thay đổi gì cả là vậy. Bởi giáo dục xã hội chủ nghĩa không dạy "LÀM NGƯỜI" - trước khi cung cấp các môn học khác - ngay từ lớp thấp nhứt trong hệ thống giáo dục căn bản - vốn là điểm khởi đầu. Điều này có nghĩa, khi trẻ đã bước qua tuổi 15, vô cùng khó khăn để dạy về nhân cách. Cho nên - tới chương trình cấp Ba - những chương trình thuộc lãnh vực "giáo dục công dân" nhằm dạy và hình thành cho trẻ ý thức làm công dân - ngưỡng cửa của tuổi 18 - chứ không dạy về đạo đức nữa. Vì vậy, cho tới đại học, những bài giảng về đạo đức Hồ Chí Minh trở nên thừa thãi - nhàm chán và không hề có tác dụng gì, ngoài việc sinh viên buộc phải có đủ tín chỉ để ra trường.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, tính từ 1975, nền giáo dục của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dường như không có lối thoát và con đường đi lên hay đi tới vẫn nằm đâu đó xa ngái và đầy chập chùng, hiểm nguy cùng với rủi ro đầy ắp, trên "con đường đến lớp" vốn được vẽ lên thật êm đềm và lãnh mạn, dành cho học trò - phụ huynh - thầy cô. Tuy vậy, "nền giáo dục xã hội chủ nghĩa" hoàn toàn logic, bởi chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cho tới nay vẫn loay hoay con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, lại không hề có một tia sáng le lói nào cho người Việt Nam, bất chấp "hết mưa là nắng hửng lên thôi" của ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - vừa phát ngôn trong lễ khai giảng năm học này [7].
Chuyện cô cháu gái
Bất chấp cải cách, bất chấp đầu tư giáo dục, bất chấp sự quan tâm của đảng và nhà nước, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chưa hề làm cho người dân an tâm trong hiện trạng xã hội đang đối diện với quá nhiều xáo trộn.
Người dân quèn và người dân nghèo buộc phải tự xoay xở, lo lắng cho tương lai có vẻ mờ mịt và vô định của con em mình. Dười đây là câu chuyện thật về cô cháu gái từ năm 2019.
Cô cháu gái lên 15, còn vài tháng nữa sẽ thi. Cô bé không chịu học nữa. Ba mẹ nó hỏi ý kiến tôi.
Lâu ngày, mới gặp cô bé. Tuổi 15, nó lớn phổng phao, ra dáng thiếu nữ với cặp giò dài, da ngăm ngăm - đúng "mốt" trẻ hiện nay. Cô bé cũng facebook như bao đứa trẻ khác. Nó thật sự sốc với hiện trạng học đường hiện nay, khi xem clip nữ sinh đánh nhau không thua đám đánh mướn.
Tôi khuyên nó :
- Còn vài tháng nữa thôi, con ráng học cho xong đi.
Nó lắc đầu quầy quậy và buông một câu nghe choáng váng :
- Tại bác hổng biết chớ ! Bây giờ trong trường còn phức tạp hơn ngoài xã hội nữa !
Tôi trợn tròn mắt. Nó tiếp :
- Bác tưởng ngoài xã hội phức tạp hơn à ? Không ! Ở ngoài xã hội, người ta còn có quyền chọn bạn mà chơi. Trong trường mà hổng chịu chơi với mấy bạn "đầu gấu" là ăn đập liền !
Nghe mà đau điếng !
Tôi nói với ba mẹ nó :
- Nó đã nói vậy thì cũng nên cho nó nghỉ học đi.
Ba nó phân vân :
- Nhưng nhỏ quá ! Nó nghỉ học rồi làm gì bây giờ, anh ?
Tôi khuyên :
Hãy cho nó đi học nghề. Chọn những nghề nữ công gia chánh như : nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, may vá hoặc học nail. Còn không cho nó học làm tóc, make-up, thiết kế thời trang.
Thời buổi này, đừng nghĩ đến mảnh bằng đại học nữa. Vô giá trị, vô dụng. Hãy nhìn các ông bà "giáo sư tiến sĩ" các loại mà coi ! Và biết bao nhiêu sinh viên ra trường thất nghiệp, chạy grab và làm đủ thứ nghề mưu sinh. Bốn năm đại học, chỉ phí tiền. Quan trọng nhất là đứa trẻ sẽ chán ngán, bỏ nửa chừng càng nguy hiểm.
"Thời đại kỹ sư, bác sĩ" mà thế hệ chúng ta mong muốn đã quá lạc hậu rồi. Hơn nữa, cho nó học những nghề như nấu ăn, bartender, khi tốt nghiệp rất dễ kiếm việc, vì nhà hàng, khách sạn, resort bây giờ rất nhiều.
Nhưng học gì thì học, nhớ phải cho nó học tiếng Anh. Thế hệ tụi nhỏ mà không có tiếng Anh không được. Khi nó giỏi tiếng Anh và giỏi nghề càng có cơ hội làm việc nước ngoài, vì các quốc gia văn minh hiện nay họ rất coi trọng những nghề mang tính nghệ thuật. Tương lai của con bé là chỗ đó.
Giáo dục bây giờ nát bấy ! Đừng làm khổ xấp nhỏ nữa ! Đây cũng là lời khuyên chân thành của tôi đến các bậc phụ huynh.
Nguyễn Ngọc Già
Nguồn : RFA, 09/09/2022
[4] https://tuoitre.vn/khoi-to-nu-sinh-16-tuoi-lam-nhuc-ban-giua-duong-20220907203728665.htm
[5] https://thanhnien.vn/ha-noi-du-kien-chi-1130-ti-dong-ho-tro-50-hoc-phi-nam-nay-post1498054.html
Theo dự kiến, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba từ ngày 12/8 và sẽ kéo dài 2 tháng. Đây là vụ án lịch sử trong lịch sử tố tụng bởi số lượng bị hại lên đến 4.361 người, 1 triệu bút lục… (*).
"Alibaba đã đưa ra thủ đoạn cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc cao hơn từ 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền, hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng khi đến hạn cam kết không được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng đất thổ cư thì được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc mua trở lại.
Từ đây, Alibaba đã lấy từ nguồn tiền nhà đầu tư sau (chưa đến hạn giao đất, mua, trả lãi) để trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước. Vòng quay của đồng tiền cứ thế, tạo ra hiệu ứng "hòn tuyết lăn" nên số lượng khách hàng của Alibaba tăng lên nhanh chóng khi thấy "người đi trước" có thu lời. Về bản chất, đây chính là hành vi kinh doanh đa cấp" – luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), nhận xét.
Phân tích phương thức huy động vốn của việc kinh doanh đa cấp bất động sản ở thời gian qua mà Công ty Alibaba là một đơn cử, theo một cựu trưởng phòng ngoại hối Vietcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung đại khái kiểu thế này : Công ty XYZ nào đó về bất động sản tuyên bố cam kết chi trả lợi nhuận 68%/2 năm, tương đương 34%/năm, bản chất là trả lãi cho nhà đầu tư cao hơn rất nhiều lần lãi suất huy động vốn hiện tại của các ngân hàng thương mại.
Việc huy động vốn này được hợp thức hóa bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh nên về hình thức là không dễ xử lý mang tính quy chụp. Trên thực tế, khoản "phân chia lợi nhuận" mà bản chất là lãi của công ty XYZ trả cho nhà đầu tư còn cao hơn mức 68% như họ quảng cáo, bởi nhà đầu tư đã được trả cả gốc và lãi theo ngày, tuần, tháng.
Số tiền gốc sau mỗi kỳ trả đã giảm xuống. Nếu tính lãi theo số tiền gốc giảm, lãi cũng sẽ giảm, nhưng công ty XYZ giữ một khoản chi giống nhau và đều cho người đầu tư. Đây là cách thu hút người đầu tư của công ty XYZ, bởi lợi nhuận 68% đã là rất cao nhưng người đầu tư còn nhận thấy mình được lợi hơn cả mức này.
Nếu tỉnh táo, người dân – tức nhà đầu tư trong trường hợp này với công ty XYZ sẽ nhận ra nếu chuỗi hàng loạt bất động sản đúng giá trị như lời quảng cáo, thì công ty XYZ hoàn toàn có thể thế chấp để vay vốn từ các ngân hàng. Bởi, lãi suất vay ngân hàng bình quân chỉ từ 9 – 11%/năm, nguồn vốn lại ổn định, không bị hao hụt liên tục theo ngày, tuần, tháng do phải trả cho người đầu tư như phương án trên.
Điều quan trọng nhất là theo quy định của pháp luật hiện hành về bán hàng đa cấp, thì bất động sản không thuộc diện được phân phối theo hình thức đa cấp. Việc kinh doanh bất động sản phải tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Vì vậy, việc áp dụng mô hình đa cấp để phân phối dự án bất động sản là vi phạm quy định pháp luật.
"Trên hết, cần thiết quy trách nhiệm chính trị đối với cụ thể lãnh đạo đảng ở các địa phương đã xảy ra vụ án của Alibaba, bởi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng trên thực tế thì đảng chưa phát huy tốt vai trò của nhân dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai.
Từ đó, ở chừng mực nhất định, đảng đã biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trở thành hình thức, và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai.
Chính những cá nhân này nhân danh quyền lực đảng để lợi dụng sơ hở cấu kết với các nhà đầu tư trục lợi, tiêu cực, tham nhũng, gây bất bình trong nhân dân" – một nhà báo tự do là thân hữu của trang Việt Nam Thời Báo, có ý kiến như vậy.
Phạm Lê Đoan
Nguồn : VNTB, 05/08/2022
Chú thích :
(*) Khoản 5 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau : "Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án.
Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra…".