Từ xa xưa văn hóa Việt Nam hay Trung Quốc có thiết chế để có tiếng nói phản biện, nhưng có sự bảo vệ bằng mặt pháp lý nhất định. Ví dụ gián quan là người được quyền nói ngược và có địa vị pháp lý, không bị vua chém đầu. Nhưng họ không phải lực lượng đối lập để hạ bệ vua.
Đảng cộng sản Việt Nam quan niệm, "Phê bình và tự phê bình là công cụ kiểm soát quyền lực".
Mô hình một Đảng lãnh đạo, quyền lực thực tế nằm ở Đảng, các thiết chế khác nằm trong quyền lãnh đạo của Đảng, do đó hiểu theo cách nào đó, xem chừng còn hơn hẳn về sức mạnh quyền lực của vua chúa, vì triều đại rồi cũng suy vi, thay đổi, nhưng với Đảng thì không có sự thay đổi ấy.
Như vậy cần hiểu thế nào trước lời kêu gọi dễ tưởng chừng Đảng luôn cầu thị qua việc "phê và tự phê" ?
Mẫu câu tuyên giáo quen thuộc lâu nay trong các lớp bồi dưỡng chính trị, đó là, "Đảng ta xác định tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Đây là đặc điểm rất lớn của Đảng ta, là Đảng duy nhất cầm quyền. Đảng xác định phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn ; không có Đảng đối lập vạch ra sai sót, nên Đảng xác định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc trong tổ chức hoạt động của Đảng, trên tinh thần thương yêu đồng chí, giúp đỡ lẫn nhau".
Là đảng viên, người viết bài này cho rằng ở đây có một thực tế mà Đảng loay hoay với hàng loạt đổ vỡ nhân sự quy hoạch, đó là thông thường, ví dụ Ban Thường vụ có 3 đồng chí, đồng ý là trong các cuộc họp thường vụ cũng có nhiều tiếng nói thẳng thắn, nhưng nếu ông hay bà bí thư tỉnh ủy hay cấp ủy dùng nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, tiếng nói ngược lại không được đánh giá đúng, không được tôn trọng, vậy thì "phê và tự phê" dễ khiến các bên liên quan "để bụng hiềm khích" ; và vì là trong cùng một Đảng nên chuyện sau đó kéo bầy kết phái để bảo vệ quan điểm của nhau cũng dễ hiểu.
Một thực tế cần phải nhìn nhận đó là chi bộ Đảng nào cũng chạy theo thành tích, cũng muốn đơn vị mình nhận được cờ thi đua, và cuối năm xếp hạng chi bộ loại "ngon lành" chứ không phải bết bát của đấu đá nhau.
Thế là chuyện "phê bình và tự phê bình" có 2 chiều hướng ngược nhau : nịnh bợ cấp trên, cuộc họp phê bình lại biến thành cuộc khen thủ trưởng ; hoặc sợ cơ quan đơn vị mình lại vạch áo cho người xem lưng, bới lông tìm vết vì bệnh thành tích. Dĩ nhiên ở đây gốc gác là vấn đề chủ nghĩa cá nhân.
Thử nhìn ra các nước tư bản, tôi nghĩ rằng người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam cần trả lời được thắc mắc rằng tại sao các phe đối lập các nước phản biện rất nhiều, mà ở xứ mình thì không ? Phải chăng đó là vì phần thưởng của phản biện là thắng trong cuộc bầu cử và cầm quyền của chuyện đa đảng phái chính trị trong các ghế ở nghị trường Quốc hội.
Mặt trái là có khi người ta đúng rồi vẫn phản biện, nhưng rõ ràng động lực là rất lớn. Ở xứ Việt có khuyến khích nào lớn như vậy không ?
Tôi cho rằng vấn đề khác cần công khai nhìn nhận về sự thất bại của Đảng trong kiểm soát quyền lực, đó là dường như rất hiếm hoi Đảng Viên dám công khai phê bình chính sách mà Đảng đưa ra trong các nghị quyết.
Tôi nói luôn, cần trị ngay tất cả các Bộ trưởng Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bởi Đảng đưa ra chính sách trẻ em dưới 5 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, tôi tin chắc chắn chẳng ai dám phản đối vì quá đúng.
Nhưng sau 1 năm ta thấy 90% ngân sách được chia cho con nhà giàu, còn lại chỉ 5 – 10% chi cho con nhà nghèo, vì "con nhà giàu đứt tay bằng con nhà nghèo đứt ruột", nhà nghèo ít đưa đến bệnh viện. Chi ngân sách như vậy có công bằng không. Phản biện để chính sách trở nên minh bạch, cân đối được các lợi ích trong chính sách để quyết.
Thế nhưng cho đến nay người ta vẫn thấy người đứng đầu Đảng đang hô hào "chống tham nhũng" qua kiểu ví von "lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy" (thực tế thì cây tươi chẳng ai làm củi bao giờ !), song với những đảng viên quan chức cấp cao nhất đã "làm" không như "nói" khi đưa ra các chính sách, quyết sách với đầy mỹ từ tốt đẹp, nhân văn, thì chưa thấy có cách xử trí ra sao ngay trong nội bộ của Đảng cầm quyền.
Và thay cho lời kết, những nội dung ở trên, tư cách là Đảng Viên, người viết bài này xin được thông qua trang Việt Nam Thời Báo để chuyển đến người đứng đầu Bộ Chính trị như lời "phê bình – chỉ trích" theo đúng cách Bác Hồ đã dạy : tự phê bình như rửa mặt hàng ngày, mình nể nang mình không dám tự phê bình để khuyết điểm chứa chất lại khác gì mình tự bỏ thuốc cho mình…
Nguyễn Huyền
Nguồn : VNTB, 21/10/2022
"Chỉnh đốn" kiểu gì mà Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 vẫn giới thiệu một người như đồng chí Phùng Xuân Nhạ tham gia Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 và trở thành một trong hai người được Ban chấp hành trung ương khóa cũ giới thiệu tái ứng cử song thất cử.
Ông Phùng Xuân Nhạ thời còn tại chức.
Thêm một lần nữa, nỗ lực "chỉnh đốn đảng" lại được trình bày như lớp mới nhất của vở kịch "chỉnh đốn đảng". Chưa biết bao giờ vở kịch này mới hết nhưng các lớp của vở kịch này trên sân khấu chính trị càng ngày càng dở...
Ở Kỳ họp 19 của Ủy ban Kiểm tra Ban chấp hành trung ương đảng diễn ra từ 6/9/2022 đến 8/9/2022, cơ quan này kết luận :Ban Cán sự đảng củaBộ Giáo dục và đào tạonhiệmkỳ 2016 – 2021 và đồngchí Phùng Xuân Nhạ có vi phạm, khuyết điểm tạo ra nguy cơ gây thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của nhà nước, nguồn lực của xã hội, gây bức xúc trong nhân dân đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật(1).
Cho dù kết luận ấy khiến nhiều người "hả lòng, hả dạ" nhưng xét cho đến cùng, kết luận ấy cho thấy Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng nói riêng và giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nói chung có vấn đề cả về "thấy" và "nghe" !
Nếu không hạn chế về "thấy", những viên chức hữu trách và những tổ chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam hẳn đã nhận ra trách nhiệm củađồngchí Phùng Xuân Nhạvà củaBan Cán sự đảng ởBộGiáo dục và đào tạo nhiệmkỳ 2016 – 2021từ lâu. Tương tự, nếu không hạn chế về thính lực, họ ắt đã nghe các chuyên gia, dân chúng nói gì từ lâu, chứ không phải đến bây giờ mời nhận ra "vi phạm, khuyết điểm".
"Chỉnh đốn" kiểu gì mà Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 vẫn giới thiệu một người như đồng chí Phùng Xuân Nhạ tham gia Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 và trở thành một trong hai người được Ban chấp hành trung ương khóa cũ giới thiệu tái ứng cử song thất cử.
Không phải tự nhiên mà các đại biểu tham dự Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 (1/2021) nhất trí "bứng" hai ứng cử viên được Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 giới thiệu tham gia Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13.
Nói cách khác, ngay cả các đồng chí đồng đảng vốn cùng nhóm "trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" cũng không tiêu hóa được ông Nhạ và ông Triệu Tài Vinh - cựu Bí thư tỉnh Hà Giang, Phó Ban Kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng (2).
Kết quả bầu chọn Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 – loại bỏ ông Nhạ, ông Vinh, bất kể cả hai được Ban chấp hành trung ương đảng khóa 12 giới thiệu tái ứng cử, cho thấy "chỉnh đốn" nghiêm túc đến mức nào. Tại sao mức độ nghiêm túc như thế mà dám gọi là "chủ trương" ?
Một yếu tố khác cho thấy "chỉnh đốn" không phải "chủ trương", chỉ là "kịch bản" chính là chuyện sau khi bị các đại biểu đại diện cho các tổ chức đảng trên toàn quốc nhất trí loại bỏ khỏi Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, thay vì phải "đi chỗ khác chơi", ông Nhạ lại được các viên chức hữu trách lãnh đạo hệ thống chính trị nhất trí điều động sang Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 làm Phó ban đặc trách mảng khoa học, giáo dục (3) !
Chưa rõ vì lẽ gì mà Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng lại lôi ông Phùng Xuân Nhạ - cựu Bộ trưởngGiáo dục và đào tạo và các thành viên trong Ban Cán sự đảng củaBộGiáo dục và đào tạo nhiệmkỳ 2016 – 2021 ra xem xét trách nhiệm vào lúc này rồi xác định có "vi phạm, khuyết điểm", tuy nhiên có thể khẳng định dứt khoát đó không phải là "nghiêm minh", không phải thành quả của công cuộc "chỉnh đốn đảng".
Làm gì có chuyện "nghiêm minh" song hành với "chỉnh đốn" theo kiểu xử lý những viên chức cao cấp, không còn có thể che đậy được tai tiếng nữa bằng cách điều chuyển về một số ban thuộc Ban chấp hành trung ương đảng (như Kinh tế, Tuyên giáo) – vốn là những cơ quan tham mưu cho giới lãnh đạo đảng hoạch định đường lối, ban hành chủ trương – rồi mới xem xét đề nghị xử lý kỷ luật và kỷ luật ? Chẳng lẽ dứt khoát phải như thế, luôn luôn như thế vì các "đồng chí" nghĩ rằng nhờ vậy sẽ nâng cao kịch tính của vở "chỉnh đốn đảng" ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/09/2022
Chú thích
(1) https://vietnamnet.vn/ong-phung-xuan-nha-vi-pham-den-muc-bi-xem-xet-ky-luat-2046274.html
(2) https://vnexpress.net/hai-uy-vien-trung-uong-khoa-xii-khong-trung-cu-khoa-moi-4229099.html
Không ai có thể biết những thông tin tuyệt mật trong nội bộ lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam trừ khi chính họ đưa ra để đấu tố lẫn nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể suy luận và tìm kiếm một phần sự thật về những bí mật đang diễn ra trong tổ chức của họ để tiên liệu kết cục bằng những thông tin đã công khai. Chúng ta phải tiên liệu và dự đoán về hiện tình Đảng cộng sản vì điều đó liên quan vận mệnh đất nước và quan trọng hơn cả là để có sự chuẩn bị cho tương lai.
Thông tin ‘cung đình’
Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam từng ghi nhận một lượng thông tin lớn và liên hồi từ các cấp cao nhất của Đảng tiết lộ ra để đánh phá lẫn nhau. Các Blog như Chân Dung Quyền Lực và Quan Làm Báo được họ dựng lên, đăng những thông tin mà chỉ có các ‘đồng chí’ với nhau mới có thể biết về gia đình, tài sản riêng, con đường quan lộ, chiêu thức triệt phá nhau và các phe nhóm trong đảng...Cuộc hỗn chiến lúc đó được nhìn nhận như màn giao tranh sống mái của ‘phe’ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phần còn lại. Phần còn lại đấy là khi hạ màn đại hội 12, Nguyễn Tấn Dũng thoái vị, Nguyễn Phú Trọng xuất hiện như là thủ lĩnh của “phe thắng cuộc”. Ông Trọng độc chiếm quyền lực trong Đảng cộng sản (sau khi ông Trần Đại Quang qua đời) với vai trò Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Ông Trọng và quyết tâm chỉnh đốn đảng…
Sau đại hội 12, dư luận bắt đầu chứng kiến một cuộc thanh trừng nội bộ lớn chưa từng có với việc các mắt xích trong ‘phe’ Nguyễn Tấn Dũng lần lượt bị bắt hoặc đang bị treo một cái án lơ lửng trên đầu. Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh…là những nhân vật điển hình.
Trước đại hội 13 lần này, cuộc chiến ‘thông tin’ không như 5 năm trước. Có thể thấy quyền lực bao trùm của ông Trọng khi ở ngôi vị hiện tại, khi không còn ‘đối thủ’ nào nặng ký đã đưa Đảng cộng sản về trạng thái phòng thủ thông tin. Lượng thông tin đem ra ‘giao đấu’ ở thượng tầng ít hẳn so với kỳ đại hội trước làm cho Đảng cộng sản có vẻ ‘sạch’ hơn vì họ đang cần ‘thu phục’ niềm tin từ trí thức và người dân. Đảng cộng sản đang cố gắng làm những việc quan trọng trong nội bộ như tự cải thiện, tự thanh lọc và tự điểu chỉnh.
Nếu quan sát kỹ chúng ta có thể thấy các ‘cuộc chiến’ trên mặt trận thông tin trước các kỳ đại hội Đảng không phải để làm trong sạch hóa nội bộ đảng hay nhằm quản trị xã hội bằng công lý mà chủ yếu là triệt hạ lẫn nhau. Mọi chế độ chuyên chế đều không quan tâm đến công lý. Họ chỉ đưa ra những cái lý của kẻ cầm quyền. Vì vậy, những thông tin được cho là ‘tuyệt mật’ trước các kỳ đại hội đảng không hề có ý nghĩa gì khi nhìn dưới lăng kính của công cuộc đấu tranh cho dân chủ và ước mơ thịnh vượng cho Việt Nam. Các thông tin ‘mật’ lộ ra chỉ giải tỏa cơn khát nhất thời của nhân dân trong đó có cả tầng lớp có quan tâm tới vận mệnh quốc gia nhưng chưa liên kết và đứng chung lại với nhau trong một đường lối tư tưởng chung.
Việc tiên liệu sự tồn vong của Đảng và đưa ra mô thức phát triển cho đất nước cần dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn đang diễn ra trong nội bộ Đảng cũng như những yếu tố lịch sử của đất nước và bối cảnh hiện tại của thế giới. Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thế giới vì vậy chúng ta cần hình dung và hiểu được chỗ đứng của dân tộc mình trong dòng chảy của thời đại để từ đó có những khái niệm và định nghĩa đúng đắn về một nước “Việt Nam mới” trong tương lai như Dự án chính trị “Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai” của Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã xây dựng và đề nghị.
Diễn biến trước đoạn kết
Đảng cộng sản Việt Nam đang đứng trước một tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’: Họ đã dứt khoát với lựa chọn ‘thoát Trung’ nhưng họ lại không dứt khoát với việc lựa chọn mô hình tổ chức xã hội dân chủ để đi theo. Lịch sử ghi nhận việc họ từng ‘vênh váo’ trước Trung Quốc bao nhiêu thì lại hạ mình khúm núm bấy nhiêu sau khi Liên Xô sụp đổ. Lịch sử cũng ghi nhận rằng năng lực và nhận thức của họ cũng chỉ luôn đi theo mô hình chuyên chế dù họ có thay đổi quan thầy và chính sách. Có thể hình dung được ý định hiện nay của họ là dù ‘thoát Trung’ bằng cách giảm thiểu chi phối quyền lực từ Bắc Kinh nhưng ý thức hệ độc tài thì không thay đổi.
Đảng cộng sản Việt Nam đã dứt khoát với lựa chọn ‘thoát Trung’ nhưng họ lại không dứt khoát với việc lựa chọn mô hình dân chủ để đi theo.
Đảng cộng sản Việt Nam nhìn về mô hình Trung Quốc thời kỳ Đặng Tiểu Bình và đang cố học theo: Sự thịnh vượng đảm bảo cho tính chính danh của Đảng và bạo lực là công cụ duy trì chế độ khi cần. Có thể Nga là một mô hình được ‘lựa chọn’ vì đảm bảo được sự hòa nhập với Phương Tây mà vẫn duy trì được chế độ độc tài dựa trên chế độ tổng thống. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng giữ nguyên hiện trạng với một thỏa ước ngầm giản dị: Tăng trưởng kinh tế biện minh cho sự ổn định chính trị.
Covid-19 như một cơn lốc, cuốn bay đi thoả ước đó, Việt Nam đang từ một nước chuẩn bị đón nhận những nguồn đầu tư dồi dào từ Phương Tây (như là một hệ quả của việc thế giới cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế) bỗng chốc hoá trơ trọi. Covid-19 khiến các quốc gia phát triển phải lo tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh trong nội bộ trước nên chưa thể triển khai các kế hoạch đầu tư ra nước ngoài. Đây là một tình thế hiểm nghèo cho sự tồn vong của chế độ vì nó làm phá sản ‘thỏa ước’ giữa Đảng cộng sản và người dân Việt Nam.
Trọng dụng hiền tài là một truyền thống trong văn hóa Trung Hoa. Hẳn nhiên là trọng dụng những người luôn ‘trung với đảng’ chứ không phải ‘hiếu với dân’. Đảng cộng sản Việt Nam cũng sao chép điều này. Trong quốc tang của cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu mới đây, các cán bộ cao cấp của Đảng đã mượn lời ông Phiêu để đề cập tới việc cho phép ‘nhân tài’ giữ vị trí cao trong chính quyền mà không nhất thiết phải là đảng viên. Nhưng họ cũng không quên nói rằng Đảng là ‘ngôi nhà chung’ cho nhân tài tụ hội và cũng chỉ có Đảng mới làm được điều đó (sic).
Một sự bấn loạn và bế tắc trong công tác cán bộ: Mở rộng cho những người ngoài đảng nhưng vẫn phải kiểm soát. Đảng cộng sản Việt Nam tự mâu thuẫn chứ không hề nhất quán. Ban lãnh đạo Đảng đã xem nghị quyết Trung ương 4 của đại hội 11 và chương trình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là hai liều kháng sinh mạnh để chấn chỉnh và xây dựng Đảng. Sắp hết hai kỳ đại hội sau nghị quyết đó và họ đã hoàn toàn thất bại. Không một Ủy viên trung ương nào học và làm theo ông Hồ Chí Minh, và nghị quyết Trung ương 4 chỉ để liên kết tấn công ông Nguyễn Tấn Dũng.
Gần đây, việc Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bị ‘đánh’ vì một tội lạ lùng là ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’ cho thấy nội bộ đảng cộng sản đang đánh nhau bằng những vũ khí cuối cùng. Họ đã phải dùng ‘bom hạt nhân’ để tiêu diệt nhau. Chiêu bài chống tham nhũng, được xem như là công cụ nặng ký để thanh trừng nhau trong nội bộ Đảng giờ đây phải lồng thêm một cái án rất chính trị là ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’ mới đủ sức thuyết phục. Chúng ta có thể suy luận, chế độ đang rất lúng túng vì vũ khí ‘chống tham nhũng’ không còn thuyết phục trong nhiều trường hợp. Nguyễn Đức Chung là một ví dụ.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản là không thể xây dựng và chấn chỉnh Đảng bằng cách chống tham nhũng trong chế độ chuyên chế. Bản chất của chế độ chuyên chế được ‘tinh chỉnh hóa’ thành chế độ tham nhũng để tồn tại khi lí tưởng cộng sản chỉ là giáo điều và bịp bợm.
Kinh tế gặp khó, xây dựng và chỉnh đốn Đảng thất bại. Kết cục của Đảng cộng sản Việt Nam tất yếu là phân hóa và tan rã.
Vĩ thanh
Đại hội 13 này sẽ đưa một lứa ủy viên trung ương có độ tuổi xoay quanh lứa sinh năm 1970 lên nắm các vị trí trọng yếu ở các tỉnh thành và trung ương. Đây là thế hệ cầm quyền sau cùng sinh trước 1975. Độ tuổi họ tiếp thu những tư tưởng chính trị cơ bản lúc mà internet chưa phổ cập ở Việt Nam và họ cũng ít được đi du học ở phương Tây nên có thể dự đoán là dù lung lay tư tưởng dữ dội nhưng họ vẫn có thể sẽ tiếp tay duy trì chế độ toàn trị dưới sự dẫn dắt của một Tổng bí thư cực kỳ thủ cựu, là một người vẫn lấy tư tưởng Mác – Lenin để liên kết các thành viên. Ông Trần Quốc Vượng có những lợi thế không nhỏ trong các ứng viên thay thế ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng chỉ sau đúng một kỳ đại hội nữa, khi lứa sinh 1975 nắm giữ quyền lực, sự tan rã sẽ diễn ra ở mức độ rất nhanh. Phải nhìn trước và dự đoán rằng, thế hệ sinh sau 1975, được đi học phương Tây, có sự tiếp thu và ảnh hưởng tư tưởng dân chủ đa nguyên từ các nước dân chủ và internet mang lại. Thế hệ đó, như một phản xạ tự nhiên sau chiến tranh và đói nghèo, chỉ biết và lo làm kinh tế chứ không quan tâm đến chính trị và tư tưởng chính trị. Đảng cộng sản sẽ kết thúc sự tồn tại vì không còn lý tưởng.
Chúng ta, những người có quan tâm và đang đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và thịnh vượng sẽ chuẩn bị ra sao và đã chuẩn bị tới đâu cho thời cơ lịch sử này? Chúng ta rất cần một cái nắm tay, một tâm hồn bao dung và một tình yêu…dành cho nhau và cho đất nước, vì trên hết, chúng ta là đồng bào. Dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải chung sống với nhau trên mảnh đất hình chữ S. Chúng ta đang cần một hệ thống tư tưởng chính trị mới, đúng đắn và phổ quát.
Bài học lịch sử vẫn còn đó: Đất nước chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm chiến tranh và thay đổi các triều đại bằng bạo lực và chết chóc. Chúng ta cần kết thúc vĩnh viễn lịch sử đau thương đó bằng cách mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: Kỷ nguyên của hòa bình, tự do, dân chủ, bao dung và liên đới trong tình anh em tìm lại. Đó chính là Kỷ Nguyên Thứ Hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Quốc Bảo
(15/8/2020)
Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục khuấy động dư luận qua việc xác định cần "xem xét kỷ luật" thêm một số viên chức cao cấp nữa (1).
Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh minh họa
Đứng đầu danh sách mới nhất cần "xem xét kỷ luật" là ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội và trong danh sách này còn có thêm hai nhân vật khác góp phần khắc họa : "Chỉnh đốn đảng" giống hệt một bộ phim và không thể dựa vào luật pháp hay điều lệ đảng để dự đoán hồi kết !
***
Theo Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, sở dĩ họ phải đề nghị Bộ Chính trị "xem xét kỷ luật" ông Hoàng Trung Hải vì khi là Phó Thủ tướng, ông có "một số vi phạm, khuyết điểm" trong chỉ đạo thực hiện Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn hai của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).
TISCO 2 hiện là một công trình bỏ hoang với nhiều đống sắt vụn sau khi ngốn khoảng 8.000 tỉ đồng của công khố. Không những không sinh lợi, TISCO 2 còn tạo ra khoản nợ khoảng 4.000 tỉ đồng và vào lúc này, mỗi tháng, công khố mất thêm chừng 40 tỉ để trả lãi cho các khoản mà TISCO 2 đã vay (2).
TISCO 2 đã chết từ lâu, chỉ chưa được chôn cất. Tại sao đến bây giờ Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam mới xem xét trách nhiệm của ông Hoàng Trung Hải ? Ai hoặc những ai phải chịu trách nhiệm khi bỏ qua "một số vi phạm, khuyết điểm" của nhân vật từng có tới hai nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng (2007-2016) và nâng ông ta lên đưa vào Bộ Chính trị ?
Không xem xét - truy cứu trách nhiệm của những người gạt bỏ "một số vi phạm, khuyết điểm", tiếp tục quy hoạch ông Hải làm một trong những "cán bộ chiến lược" ở cấp cao nhất, sau đó sắp đặt để ông Hải đảm nhận vai trò "vua thủ đô" thì "chỉnh đốn đảng" có khác gì làm phim, tác giả kịch bản và đạo diễn cố tình… gây bất ngờ để khán giả chú ý ?
Cần phải lưu ý, TISCO 2 nói riêng và các đại dự án thua lỗ nhiều ngàn tỉ đồng đã được xem đi, xét lại từ giữa thập niên 2010 nhưng tác giả kịch bản và đạo diễn "Chỉnh đốn đảng" không cho Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam phát giác ông Hải có "một số vi phạm, khuyết điểm".
Rất khó đoán vì sao tác giả kịch bản và đạo diễn "Chỉnh đốn đảng" lại cho ông Hải trúng "miểng", đồng thời sắp xếp để ông Vũ Huy Hoàng "tái ngộ khán giả", kích thích khán giả dự đoán tác xem số phận ông Hoàng sẽ như thế nào (?). Trước đây, khán giả từng thấy ông Hoàng có vô số sai phạm nghiêm trọng (3), từng ồ lên… tiếc rẻ khi chỉ tác giả kịch bản và đạo diễn chỉ "cảnh cáo" ông Hoàng và quyết định tước bỏ các chức vụ trong đảng và chính phủ mà ông… từng mang !
Lần này, ông Hoàng "tái ngộ khán giả" và được xác định là có trách nhiệm liên đới đối với sự thua lỗ trầm trọng của TISCO 2 song không thể nào dựa vào luật pháp hay điều lệ đảng để dự đoán nhân vật từng là Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ sẽ đối diện với chuyện gì ? Sẽ hết sức… bất hợp lý nếu ông Hoàng bị tống giam, phạt tù. Trước, ông từng bị xem là một trong những thủ phạm chính làm thất thoát đến 30.000 tỉ đồng của năm đại dự án (4) nhưng đâu có bị xử lý hình sự !
Tương tự, trong tập mới công chiếu, việc Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ chính trị "xem xét, kỷ luật" ông Triệu Tài Vinh, cựu Bí thư Hà Giang cũng là một tình tiết bất ngờ (5). Dẫu ông Vinh nổi như cồn vì nhiều scandal nhưng không xử lý, chỉ rút về làm Phó ban Kinh tế, nay mới xuống tay, rõ ràng đã giúp tăng sức hấp dẫn của phim "chỉnh đốn đảng". Tác giả kịch bản và đạo diễn đã khai thác sự lắt léo này vài lần nhưng nhiều khán giả chưa thấy nhàm, còn nhiều người hả hê thì sự lắt léo này còn… đắt !
***
Nhìn một cách tổng quát, tuy càng ngày càng có nhiều người chỉ trích nhưng "Chỉnh đốn đảng" vẫn còn thu hút một bộ phận công chúng. Cũng vì vậy, có lẽ tác giả kịch bản và đạo diễn sẽ còn giới thiệu thêm nhiều tập khác cho đến khi mọi người cùng nhận ra… phim không thể đem lại cơm áo, "công bằng, dân chủ, văn minh" trong đời thực.
Thực tế cho thấy, khán giả chỉ là một trong các đối tượng mà tác giả kịch bản và đạo diễn "Chỉnh đốn đảng" nhắm đến. Đối tượng còn lại đồng thời là đối tượng chính mà tác giả kịch bản và đạo diễn nhằm vào là "đồng chí, đồng đội". Không phải tự nhiên mà qua những tập đã công chiếu, cả tác giả kịch bản lẫn đạo diễn cố tình khắc họa thâm ý : Ai cũng có thể bị vời làm… diễn viên !
Chuyện phải thủ… "vai chính" hay may mắn chỉ được giao… "vai phụ" không phụ thuộc vào nhiều tội hay ít tội, trọng tội hay khinh tội, cũng không dựa trên qui định của luật pháp hay điều lệ đảng mà do tác giả kịch bản và đạo diễn quyết định. Bộ phim "Chỉnh đốn đảng" chính là cách giới thiệu một kiểu thâu tóm quyền lực bằng… chỉnh đốn !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 11/12/2019
Chú thích :
(1) https://vnexpress.net/thoi-su/ong-hoang-trung-hai-vi-pham-den-muc-phai-xem-xet-ky-luat-4024613.html
(3) https://tuoitre.vn/vu-ong-vu-huy-hoang-vao-cuoc-quyet-liet-tan-cong-loi-ich-nhom-1209925.htm
(5) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/de-nghi-bo-chinh-tri-xem-xet-ky-luat-ong-trieu-tai-vinh-595372.html
Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa công bố thêm hàng loạt kết luận liên quan đến chuyện kỷ luật đảng viên…
Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam hạng 117/180 về tệ tham nhũng toàn cầu năm 2018.
Lần này, quân đội có thêm Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, cựu Tư lệnh Hải quân), Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình (cựu Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Ủy viên Quân ủy Trung ương, cựu Chính ủy Quân chủng Hải quân), Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo (cựu Đảng ủy viên, cựu Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân) bị xác định là cùng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của quân chủng này và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Ngoài ba ông tướng vừa kể, Ban Thường vụ Đảng ủy của Quân chủng Hải quân cũng bị cho là đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, để một số cán bộ, đảng viên trong Quân chủng Hải quân bị xử lý hình sự". Theo Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ba ông tướng Hải quân mới được xác định cần phải "xem xét, thi hành kỷ luật" và Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã "gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và quân đội" (1).
Nói cách khác, sau khi hàng loạt tướng Công an, rồi tướng Không quân bị "xem xét, thi hành kỷ luật", giờ tới phiên hàng loạt tướng Hải quân và… giống như lần trước, lần này, các ông tướng Lục quân cũng góp mặt cho "nghiêm minh" thêm phần rôm rả : Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy (Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9) bị "cảnh cáo", còn Đại tá Trương Thanh Nam, (Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, cưu Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Sư đoàn 8) bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng (2). Nguyên nhân cũng y hệt như lý do khiến các ông tướng Không quân, Hải quân và các ông tướng Lục quân khác từng lâm nạn.
Song song với việc "xem xét, thi hành kỷ luật" các ông tướng quân đội, Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục "xem xét, thi hành kỷ luật" các ông quan cộng sản. Dẫn đầu số này là ông Vũ Văn Ninh (cựu Phó Thủ tướng), ông Phạm Viết Muôn (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), bốn Thứ trưởng và cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải : Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật. Tuy không liên quan đến mất mát công thổ như các ông tướng quân đội nhưng các ông quan cộng sản này bị xác định là phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát một lượng lớn công sản khi "thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông và vận tải dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Giao thông và vận tải (3).
Trong đám quan cộng sản bị "xem xét, thi hành kỷ luật" lần này còn có quí tử của ông Nguyễn Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh (Phó Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng). Cho dù ông Cảnh bị "xem xét, thi hành kỷ luật" vì "vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về những điều đảng viên không được làm và các quy định của đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên" nhưng chẳng ai tin ông Cảnh bị "xem xét, thi hành kỷ luật" vì vi phạm "Luật Hôn nhân Gia đình". Scandal Vũ "Nhôm" đã lột mặt nạ của cha ông Cảnh nhưng không may cho ông Cảnh là cha ông đã quá cố, nhiều người khẳng định, các đồng chí xử ông là để thu hồi những gì cha ông đã lấy và ông đang thừa kế (4).
***
Việt Nam không chỉ có Hiến pháp mà còn có một… rừng luật, kèm theo một hệ thống trải dài từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, chuyên giám sát, bảo vệ, thực thi pháp luật nhưng hệ thống ấy chỉ "tọa sơn" nhìn các ông tướng quân đội, các ông quan cộng sản thi nhau chia chác công thổ, công sản. Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa gật đầu, chẳng ai, chẳng cơ quan nào hó hé hay bận tâm. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có một hệ thống tương tự trải dài từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, chuyên giám sát, bảo vệ, thực thi điều lệ, kỷ luật cả của mình lẫn luật pháp quốc gia nhưng hệ thống ấy cũng mù, câm, điếc, què.
Thật khôi hài khi "chỉnh đốn" chỉ "chỉnh" và "đốn" chủ yếu là những đồng chí đã nghỉ hưu hoặc con cái những đồng chí đã thất thế hay tạ thế. Phải hiểu "nghiêm minh" như thế nào khi các ông tướng quân đội, các ông quan cộng sản thi nhau chia chác công thổ, tài nguyên, công sản suốt một thời gian dài nhưng không có bất kỳ cá nhân hay cơ quan nào ngăn cản ? Phải hiểu "nghiêm minh" như thế nào khi hệ thống giám sát, bảo vệ, thực thi pháp luật vẫn chỉ khoanh tay ngồi nhìn tín hiệu từ Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để tiến hay không ?
Phải hiểu "nghiêm minh" như thế nào khi phần lớn các ông tướng công an, quân đội, các ông quan cộng sản "gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và công an, quân đội" vẫn được tha, miễn trách nhiệm hình sự, chỉ bị khiển trách, cảnh cáo trong nội bộ đảng, nặng hơn là… tước bỏ các chức vụ đã từng mang ? Đảng "nghiêm" ra sao, "minh" thế nào mà toàn bộ Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì trong hai nhiệm kỳ, suốt từ 2010 đến nay, thản nhiên xếp chỗ cho nhau, đấm đánh nhau để giành giật quyền lực nhằm có thêm cơ hội lũng đoạn công pháp, công thổ mà giờ mới khiển trách, cảnh cáo (5) ?
Chỉnh đốn có khôi phục lại được môi trường sống, có thu hồi lại được công thổ, công sản đã thất tán không ? Có làm tham quan, ô lại chùn tay không ? Nếu không thì Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nên thôi "xem xét, thi hành kỷ luật" đảng viên, tổ chức đảng. Đến nông nỗi này rồi mà đảng vẫn chưa tỉnh, vẫn nghĩ rằng cứ ê a tụng bài kinh "chỉnh đốn", thỉnh thoảng gõ vài cái vào… lò là có thể dẫn dụ thiên hạ ! Cứ tiếp tục bòn nơi khố rách, đãi quân… cờ hồng như thế, dân không ăn mặn mà vẫn càng ngày càng khát. "Nghiêm minh" chỉ khiến người ta thêm giận.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 06/05/2019
Chú thích :
(2) https://vnexpress.net/thoi-su/tu-lenh-quan-khu-9-bi-canh-cao-3918836.html
(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/de-nghi-ban-bi-thu-ky-luat-ong-nguyen-ba-canh-1411201.tpo
(5) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/canh-cao-khien-trach-nhieu-lanh-dao-huyen-ba-vi-1411203.tpo
Cuối cùng, Bộ Công thương cũng công bố kết quả điều tra và dự tính kỷ luật những cá nhân có liên quan đến vụ điều động công xa đến phi trường Nội Bài đón vợ và con ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công thương theo thể thức vốn chỉ dành cho các VIP.
Người mẫu Thủy Hương, vợ Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người được đón ngay tại chân cầu thang máy bay.
Cách nay đúng ba tháng, dư luận sôi sùng sục khi toàn bộ hành khách của một chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội được lệnh ngồi yên tại chỗ, chờ cho tới khi một phụ nữ và một đứa trẻ rời khỏi phi cơ, an tọa trên một công xa đã đậu sẵn ở chân cầu thang…
Không có bất kỳ lý do nào thuộc loại khẩn cấp để cả hai nhân vật vừa kể cần được ưu tiên, hàng trăm người phải chờ cả hai chỉ vì họ là vợ và con ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Bộ trưởng Công thương !
Đại diện Bộ Công thương đã hứa sẽ "điều tra, xử lý nghiêm khắc" việc lạm dụng công quyền, công xa (soạn – gửi văn bản yêu cầu Cảng vụ Hàng không miền Bắc sắp đặt để đưa đón Bộ trưởng tại chân cầu thang phi cơ nhưng thực chất chỉ đón vợ con Bộ trưởng).
Mới đây, ông Đỗ Thắng Hải, một trong các Thứ trưởng của Bộ Công thương loan báo, Hội đồng Kỷ luật đã xác định có ba cá nhân phải chịu trách nhiệm về scandal này và đã đề nghị hình thức kỷ luật đối với cả ba.
Đáng lưu ý là ông Hải chỉ nêu chức vụ, không nêu danh tính của cả ba viên chức. Trong ba viên chức bị kỷ luật có một là… nhân viên lễ tân, một là… trưởng phòng Lễ tân và một là… lãnh đạo Văn phòng Bộ Công thương.
Ông Hải cũng không cho biết hình thức kỷ luật cụ thể đối với từng cá nhân mà chỉ loan báo chung chung là Hội đồng Kỷ luật đã áp dụng hai mức đối với cả ba : Mức nặng nhất là… khiển trách ! Mức nhẹ hơn là… kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Để công chúng bớt… băn khoăn, ông Hải cho biết thêm : Hội đồng Kỷ luật đang chờ Ban Cán sự Đảng bộ Công thương kết luận (1). Cần lưu ý thêm, ngoài vai trò Bộ trưởng, ông Trần Tuấn Anh còn là Bí thư Đảng ủy Bộ Công thương.
***
Ông Ngô Văn Tuấn, tân Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, vừa xin thôi chức vụ mới để quay về vị trí cũ : Tổ trưởng Tổ Chuyên viên của Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh Thanh Hóa (2).
Việc bổ nhiệm ông Tuấn làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa là "một kiểu trả ơn"
Rất dễ nhận ra lý do chính khiến ông Tuấn vội vàng xin từ chức là để hóa giải một trận bão dư luận có thể mạnh hơn và sẽ gây ra vô số rắc rối cho nỗ lực sắp đặt nhân sự lãnh đạo cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền ở Thanh Hóa.
Thanh Hóa từng được "cả nước trông vào" khi xảy ra scandal Trần Vũ Quỳnh Anh. Cô gái vốn là nhân viên tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, đột nhiên được Sở Xây dựng tuyển vào làm chuyên viên. Tại đó, cô chuyên viên này được cất nhắc làm lãnh đạo một trong những phòng béo bở nhất (Quản lý nhà và thị trường bất động sản), được sắp đặt cho đi học Cao cấp chính trị sớm, được quy hoạch làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng… Trần Vũ Quỳnh Anh nổi như cồn không chỉ vì "thăng tiến thần tốc" mà còn do cô giàu bất thường. Người phụ nữ chỉ mới ngoài 30 này là chủ nhiều biệt thự ở Thanh Hóa, Hà Nội,… chủ hàng loạt xe hơi trị giá vài tỉ/chiếc.
Trần Vũ Quỳnh Anh trở thành nhân vật chính của một scandal vì nhiều người nhắm vào cô để bắn hạ ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Bí thư tỉnh Thanh Hóa. Họ cáo buộc ông Chiến lạm dụng quyền lực để giúp cô tình nhân trẻ trở thành một bà hoàng vừa dư quyền lực, vừa thừa tiền (3). Thế rồi Trần Vũ Quỳnh Anh biến mất. Chính xác là cô đột ngột xin nghỉ việc, còn bộ phận quản trị hành chánh – tổ chức đột nhiên lấy toàn bộ hồ sơ của cô trả lại cho chính cô. Không còn bất kỳ tài liệu nào để xác định - truy cứu trách nhiệm những cá nhân sắp đặt cho Trần Vũ Quỳnh Anh "tiến nhanh, tiến mạnh" và suýt nữa là "tiến vững chắc" đến đỉnh vinh hoa.
Tuy các cơ quan hữu trách không… tìm được Trần Vũ Quỳnh Anh, hết… cửa để truy vấn cô tìm sự thật nhưng sự "thăng tiến thần tốc" của cô là một thực tế không thể chối cãi và tất nhiên, không thể bỏ qua. Ông Ngô Văn Tuấn, nhân vật vốn là Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa thời Trần Vũ Quỳnh Anh được tuyển dụng làm chuyên viên, bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản,… được xác định là thủ phạm. Cuối năm 2017, ông Tuấn lúc đó là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa bị Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng. Đầu năm 2018, Thủ tướng Việt Nam quyết định cách chức Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa của ông Tuấn.
Giống như Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Tuấn cũng nổi như cồn vì sai phạm chưa từng được định danh trong lịch sử nhân lọai nói chung và lịch sử tư pháp nói riêng : Nâng đỡ không trong sáng !
Dù sai phạm của ông Tuấn được xác định là "rất nghiêm trọng", ông Tuấn vẫn được lưu dụng làm Tổ trưởng Tổ chuyên viên của Ban Chỉ đạo Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh Thanh Hóa.
Đầu tháng này, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa cho biết, ông Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng vì Sở Xây dựng "xin" lãnh đạo tỉnh. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ "tham mưu" và sau khi xem xét đã đồng ý.
Không phải tự nhiên mà cả công chúng lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam xem việc bổ nhiệm ông Tuấn làm Chánh Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa là "một kiểu trả ơn" (4). Từ vị trí này ông Tuấn có thể quay trở lại chức vị cũ.
***
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã cũng như đang tìm mọi cách để thuyết phục công chúng rằng họ quyết tâm "chỉnh đốn" cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền.
Kỷ luật ba viên chức đòi Cảng vụ Hàng không miền Bắc biệt đãi vợ con ông Trần Tuấn Anh, điều động công xa đón cả hai, hay tước bỏ toàn bộ chức vụ của ông Tuấn vì "nâng đỡ không trong sáng",… được sử dụng như những bằng chứng, chứng minh cho quyết tâm "chỉnh đốn". Đáng tiếc là dù dụng rất nhiều công, hoạt động biểu diễn quyết tâm "chỉnh đốn" vẫn chưa… khéo, thành ra càng nỗ lực, càng phản tác dụng vì không "đúng người", không "đúng tội" và tất nhiên là không "đúng pháp luật" hiện hành.
"Chỉnh đốn" mà chấp nhận sắp đặt cho "thế thân" thì "chỉnh" làm gì cho mệt. "Chỉnh" như thế thì đến bao giờ tình trạng đổ đốn mới chấm dứt ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/04/2019
Chú thích :
(3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Văn_Chiến
Cuộc họp của Ban Bí thư do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hôm 17/12 đã cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015 của ông Phạm Văn Vọng, từng là Ủy viên Trung ương Đảng.
Đây là diễn biến mới nhất sau hai năm, kể từ Đại hội Đảng 12, khi ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đấu tranh "chống tham nhũng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống".
Sau khi được bầu lại làm Tổng bí thư tháng Giêng 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cùng giới chức trong Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Tháng 10/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ủy ban Kiểm tra là đạo diễn chính
Ủy ban Kiểm tra trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Một trong những vụ kỷ luật lớn nhất, đến nay vẫn đang tiếp diễn, liên quan ông Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, bị điều tra từ tháng 6/2016.
Bắt đầu từ việc ông Thanh dùng ô tô Lexus trị giá hơn 5 tỷ đồng gắn biển xanh, do báo chí đưa tin, Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng cộng sản công bố điều họ nói là các vi phạm trong việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm…
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức trung ương đều bị kiểm tra liên quan vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, người bị khai trừ Đảng.
Các ủy viên trung ương bị kỷ luật
Cảnh cáo hai cựu ủy viên trung ương
Tháng 12/2016, hai cựu ủy viên Trung ương Đảng bị cảnh cáo vì liên quan việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức Phó Chủ tịch UBND Tỉnh.
Hai người này là ông Trần Lưu Hải, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương và Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng bị Ban Bí thư khiển trách vì vụ này.
Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương
Ông Trịnh Xuân Thanh đứng đầu Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) giai đoạn 2011-2013, bị cho là thua lỗ hơn 3.200 tỷ thời gian này.
Đến tháng 8/2013, ông Thanh đã thôi toàn bộ các chức vụ ở PVC, nhưng được Bộ Công thương, dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đưa về Bộ, làm Phó Chánh Văn phòng Bộ.
Một năm sau, ông Thanh được bổ sung quy hoạch Thứ trưởng Công thương.
Vì vụ này, cộng thêm việc bổ nhiệm con trai Vũ Quang Hải vào các vị trí ở Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Sabeco, ông Vũ Huy Hoàng, vào tháng 11/2016, bị Đảng cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương giai đoạn 2011 - 2016.
Đến tháng 1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương của ông Hoàng.
Ông Trần Quốc Vượng (bìa trái) đang lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương
Điều tra Tập đoàn Dầu khí
Theo một bài báo trên trang web Ủy ban Kiểm tra trung ương, "cũng từ việc" ông Trịnh Xuân Thanh có những sai phạm khi còn làm trong ngành dầu khí, nên cơ quan này ", đặt ra vấn đề phải gấp rút kiểm tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước".
Ủy ban này nói khi điều tra Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đã "phát hiện ra vi phạm" của Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn.
Trong một diễn biến hiếm có, ông Đinh La Thăng bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị hồi tháng 5/2017, và bị bắt tạm giam đầu tháng 12.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị ghi nhận đang trong cơn khủng hoảng, với việc hàng loạt cựu và đương kim lãnh đạo bị kỷ luật.
Nhóm lãnh đạo PVN giai đoạn 2009 - 2015 bị Đảng kết luận đã "thiếu trách nhiệm", khiến mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank), và nhiều khoản đầu tư "bị tổn thất".
Sự cố Formosa Hà Tĩnh
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo vì để xảy ra sự cố môi trường liên quan Formosa Hà Tĩnh xả thải hủy diệt đáy biển bốn tỉnh miền Trung.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, bị cách chức Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, bao gồm các chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Ông Võ Kim Cự đã nghỉ hưu từ đầu tháng 10 năm nay.
Kỷ luật các cựu ủy viên trung ương
Tháng 5/2017 : ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Định bị cảnh cáo, do "có trách nhiệm trong việc bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn và không đúng quy định".
Tháng 9/2017 : ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2016, bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Quang bị kết luận có những vi phạm, khuyết điểm "gây hậu quả rất nghiêm trọng".
Tháng 10/2017 : ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
Tháng 12/2017 : ông Phạm Văn Vọng, đã nghỉ hưu, bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Ông Vọng đã "bổ nhiệm một số cán bộ không bảo đảm nguyên tắc", "chủ trương nhiều dự án có sử dụng đất không đúng quy định", theo Ban Bí thư Đảng cộng sản.
Đánh giá từ nước ngoài
Với giới quan sát nước ngoài, không ít người vẫn hoài nghi về thực chất chiến dịch chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam.
Một bài của Reuters hôm 11/12, sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt, cho rằng chiến dịch chống tham nhũng nhằm "kiềm chế tham nhũng lớn".
Nhưng chiến dịch cũng giúp ban lãnh đạo Đảng củng cố vị thế dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo bài báo.
"Dù các vụ bắt giữ có lên cao hơn hay không, uy thế của ông Trọng được bảo đảm trong nhiệm kỳ kéo dài tới 2021, và phe này có điều kiện tốt hơn để duy trì ưu thế cả sau đó", bài báo nhận xét.
Từ Mỹ, chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza bình luận với BBC :
"Toàn bộ vụ ông Đinh La Thăng, từ chuyện ông mất ghế ủy viên Bộ chính trị cho đến vụ xử đại án Ocean Bank, đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đầy ngạc nhiên, đều là những chỉ dấu cho thấy vụ này lớn hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát".
"Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được".
Tổng bí thư Trọng ra hai tập sách để chỉnh đốn Đảng (BBC, 09/12/2017)
Nhà nước Việt Nam cho ra mắt bộ sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chỉnh đốn Đảng Cộng sản.
Theo một nội dung gửi cho các báo Việt Nam và được đăng tải sáng 08/12/2017, cùng ngày có lệnh bắt cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, bộ sách có tựa đề "Vững bước trên con đường đổi mới".
Đây là tập hợp các bài viết, bài phát biểu, bài nói, trả lời phỏng vấn của Giáo sư Trọng từ năm 2011 đến nay.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 'Sự Thật' là đơn vị cho in ấn bộ sách này, gồm hai tập.
Nội dung hai tập sách, ngoài phần xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng, còn bao gồm các chủ đề quen thuộc như "nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc ; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế ; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Kết nạp Đảng cộng sản ở Việt Nam : nước này hiện có trên 12 triệu đoàn viên và đội viên trong thế hệ kế cận cho 4,7 triệu Đảng viên
Ngoài ra là các định hướng chính trị và đạo đức cho cán bộ đảng viên trong bộ máy ở Việt Nam.
Vẫn theo nội dung gửi cho báo chí, nhà chức trách ở Việt Nam cho hay, cuốn sách sẽ "góp phần định hướng cho cán bộ, đảng viên tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần và năng lực phục vụ nhân dân".
Hơn 4 triệu đảng viên cộng sản được trông đợi "kiên định vững vàng thực hiện đường lối Đổi mới, đồng thời góp phần nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, đường lối Đảng".
Ngăn lại chuyện bỏ Đảng ?
Tính đến hết 2011 cả Việt Nam có 3,7 triệu đảng viên cộng sản.
Đến cuối năm 2016 thì con số này tăng lên 4,5 triệu thành viên, theo một niên biểu đảng này công bố.
Nhưng cùng lúc, sinh hoạt Đảng lại hoặc không thiết thức, trở thành khô khan, nhàm chán, hoặc bị bỏ luôn.
Hôm 15/11/2017 nói về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về nhu cầu ngăn chặn tình trạng 'chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị'.
Ông cũng kêu gọi phải "ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau", trong cán bộ đảng viên", truyền thông Việt Nam viết.
Hiện tượng bỏ sinh hoạt Đảng hoặc có thẻ đảng cũng không giải quyết được gì khi đi làm ngoài thị trường cũng được dư luận nêu ra.
Trong một bài đăng trên BBC Tiếng Việt hồi tháng 2/2015, một bạn trẻ là Đặng Trung từ Thành phố Hồ Chí Minh viết :
"Đối với ai làm công ty nước ngoài thì rõ ràng là một trở ngại lớn, chẳng Sếp nào quan tâm đến cái việc bạn là Đảng viên và lý do cứ mùng 3 xin nghỉ để đi họp bất kể ngày nghỉ hay ngày thường là một điều hết sức vô lý.
Thế người thuộc khối Nhà nước có yêu Đảng hơn không ? Cũng không chắc, vì nhiều Đảng viên lâu năm, lại làm chức vụ lớn, ngay sau khi về hưu đã cất ngay thẻ vào trong tủ và tuyên bố không bao giờ sinh hoạt Đảng nữa.
Rốt cuộc là chẳng ai yêu Đảng thật lòng, cũng không ai còn tự hào khi là Đảng viên nữa. Nhiều người thậm chí ra ngoài còn giấu việc mình đã kết nạp Đảng nếu không muốn làm trò cười cho bạn bè".
Kế cận còn đông
Tuy thế, Việt Nam hiện vẫn có con số hàng triệu thanh thiếu niên, nhi đồng trong đội ngũ kế cận để trở thành đảng viên cộng sản.
Các tài liệu chính thức nói cả nước hiện còn có 6,4 triệu đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, và 7,8 triệu đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đảng cầm quyền dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một mặt tiếp tục chống tham nhũng để giữ niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của họ, mặt khác cũng tích cực thúc đẩy sự phát triển hàng ngũ trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.
Bộ sách của Giáo sư Trọng nhắm vào cả hai mục tiêu này : chấn chỉnh nội bộ để giữ tính chính danh trong bối cảnh nền kinh tế nhiều cám dỗ với cán bộ đảng viên có chức có quyền ; và đề cao ý thức hệ vốn là xương sống tư tưởng cho hệ thống chính trị hiện hành.
Giới quan sát tin rằng Việt Nam và Trung Quốc có điểm chung là bộ máy chính trị không xuất phát từ bầu cử tự do nên cần ý thức hệ xã hội chủ nghĩa để tạo tính chính danh.
********************
Một mục sư Tin Lành Mỹ giảng đạo ở Hà Nội trước hàng ngàn người (RFI, 09/12/2017)
Theo hãng tin Mỹ AP, ngày 08/12/2017, hơn một chục ngàn người đã tề tựu về một sân vận động ở Hà Nội để tham dự một buổi truyền giảng do mục sư Tin Lành Mỹ Franklin Graham chủ trì. Theo AP, đây là một sự kiện hiếm hoi tại một nước mà đảng Cộng Sản cầm quyền kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh của xã hội, từ truyền thông đến tôn giáo.
Mục sư Tin Lành Franklin Graham trong chuyến truyền giáo vòng quanh nước Mỹ "Decision America", tại bang Nebraska, năm 2016. CC/Cornstalker
Trả lời hãng AP, mục sư Franklin Graham, một trong những nhà truyền giáo Tin Lành nổi tiếng người Mỹ, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hội Truyền giáo Billy Graham, cho biết là ông đã mất một năm để chuẩn bị sự kiện này, và chính quyền Việt Nam đã không đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho việc tổ chức hai buổi truyền giảng vào tối 08 và 09/12 tại Sân Vận Động Quần Ngựa ở Hà Nội
Theo mục sư Graham, ông không muốn làm bất kỳ điều gì có thể khiến chính quyền khó xử, và bày tỏ hy vọng rằng chính quyền Việt Nam không xem người Thiên Chúa giáo là kẻ thù. Theo ông, vấn đề tự do tôn giáo đang dần dần được cải thiện ở Việt Nam.
Hãng tin Mỹ nhắc lại rằng trong bản báo cáo thường niên về quyền tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ ngoại giao Mỹ vẫn ghi nhận các hiện tượng hạn chế hoạt động của các nhóm tôn giáo không được công nhận, đặc biệt là những nhóm bị cho là có hoạt động chính trị. Một số chức sắc tôn giáo cũng than phiền về việc họ bị sách nhiễu.
Theo AP, hiện nay tại Việt Nam, trên tổng số dân khoảng 95 triệu người, mà đa số theo đạo Phật, có khoảng 6,5 triệu tín đồ Công giáo, và hơn 1 triệu tín hữu Tin Lành.
Còn theo truyền thông Việt Nam, hôm 07/12, mục sư Graham, trong tư cách là lãnh đạo tổ chức nhân đạo Samaritan' s Purse đã được phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp kiến. Là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, Samaritan' s Purse hoạt động ở Việt Nam từ 20 năm qua.
Trọng Nghĩa