Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ lao động vừa trình lên đề án với nội dung đưa hơn 200 ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020.

VIETNAM-EDUCATION-PROFESSORSHIP

Một giảng viên nhận giấy chứng nhận Phó giáo sư trong một buổi lễ được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội vào ngày 04 tháng 2 năm 2015. AFP photo

Rất nhiều ý kiến, tranh luận về vấn đề này. Có người cho rằng đề án này làm cho Việt Nam tiếp tục chảy máu chất xám. Có người lại nhận định rằng thất nghiệp là do qui trình giáo dục trong nước không đáp ứng được nhu cầu thực tế của phát triển kinh tế xã hội.

Bằng cấp không đi cùng chất lượng

Theo lời ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội trả lời truyền thông trong nước, con số hơn 200 ngàn cử nhân mới ra trường và thạc sĩ thất nghiệp được đề cập là của năm 2016. Bên cạnh đó, một thống kê khác do báo Vnexpress đưa ra, vào tháng 9 năm 2016, cả nước có hơn 200 ngàn người thất nghiệp thuộc nhóm trình độ đại học. Thống kê này còn cho biết thêm đây chính là nhóm có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất.

Nhận định về tình trạng những người tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm trong nước, ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc công ty phần mềm Quang Trung đưa ra ý kiến của ông trên vai trò của một nhà tuyển dụng lao động :

Phần lớn các công ty họ tuyển chọn thì họ không đặt ra tiêu chuẩn là cử nhân thạc sĩ, hay các bằng cấp. Quan trọng nhất là họ có khả năng và kỹ năng làm việc, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Như thế, có thể thấy bốn năm đại học và thêm hai năm để có tấm bằng tiến sĩ thì hơn 200 ngàn cử nhân, thạc sĩ đã vượt qua được cửa ải đầu tiên của các công ty tuyển dụng, đó là bằng cấp. Thế nhưng theo phân tích của ông Chu Tiến Dũng, có thể hiểu, số người này chưa tìm được việc làm vì chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do các công ty trong nước đưa ra. Đó là kỹ năng và khả năng. Ngoại trừ điều kiện tuyển dụng có những yêu cầu cụ thể khác như ông Chu Tiến Dũng nói là "mỗi công ty có tiêu chuẩn khác nhau".

Khuynh hướng tư nhân những năm gần đây phát triển rất mạnh, một năm tăng trưởng khoảng 30%. Cho nên nhu cầu về làm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện làm việc trong các công ty phần mềm thì mỗi một công ty có các tiêu chuẩn cho công việc khác nhau. Tại công ty phần mềm Quang Trung thì có các đòi hỏi cao hơn những nơi khác.

Tuy nhiên có những bạn học ra thì đáp ứng được những nhu cầu đó, nhưng có những bạn thì chưa đáp ứng được yêu cầu như vậy.

Hệ thống giáo dục bất cập

VIETNAM-US-DIPLOMACY-POLITICS

Sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nghe Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện hôm 13/1/2017. AFP photo

Một trong những nguyên nhân dẫn đến người có bằng cấp cử nhân tiến sĩ nhưng vẫn "Chưa đáp ứng được yêu cầu", theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, đó là vấn đề "muôn thưở mấy chục năm : hệ thống giáo dục không phù hợp với phát triển kinh tế hiện tại".

Chúng tôi biết rất rõ hệ thống các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học Việt Nam không làm được nhiệm vụ đào tạo con người về mặt chuyên môn tốt nhất. Những lý thuyết dạy trong trường học không có ý nghĩa thực tiễn, trình độc thực hành của sinh viên học sinh rất kém.

Thầy Đỗ Việt Khoa nói thêm, rất nhiều các môn học vô bổ được đưa vào chương trình học đại học, đào tạo tiến sĩ như triết học Marx_Lê, lịch sử Đảng, chủ nghĩa Cộng sản khoa học...

Bên cạnh đó là qui trình tuyển dụng sinh viên đại học khá dễ dàng.

Đại học bây giờ mọc lên như nấm, dẫn đến việc các trường thiếu chỉ tiêu, họ vơ vét tất. Kể cả các trường công lập cũng phải vơ vét sinh viên, dẫn đến các trường dân lập cũng hạ chỉ tiêu. Điều đó dẫn đến chất lượng đại học ở Việt Nam thấp. Chưa kể tâm lý từ xưa đến nay của Việt Nam là vào bao nhiêu cho ra bấy nhiêu.

Không những cử nhân, mà cả bằng cấp tiến sị, thạc sĩ. Giữa năm 2016, Phó Giáo sư Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ với VnExpress :

Nhiều người coi bản luận án là sản phẩm chính của đào tạo tiến sĩ. Trong khi giá trị của quá trình đào tạo không nằm ở bản luận án mà phải ở tri thức và năng lực của người nhận học vị tiến sĩ.

Chia sẻ này của ông Hoàng Văn Cường được nêu ra cùng thời điểm với những thông tin về "lò sản xuất tiến sĩ", một ngày 3 giờ 55 phút cho ra đời một tiến sĩ.

"Tiến sĩ giấy" là một cách gọi khác do báo chí trong nước dùng để nói về những người mang bằng cấp như thế.

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét đây cũng chính là một trong những lý do dẫn đến tình trạng cử nhân thạc sĩ không tìm được việc làm :

Toàn những đề án tiến sĩ lạ hoắc, vô lý, không có tác dụng gì trong xã hội cả. Viết như là trẻ con viết.

Họ sẽ làm công việc gì ?

VIETNAM-EDUCATION

Sinh viên đại học Hà Nội nhận bằng cử nhân trong buổi lễ tốt nghiệp tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội hôm 18/11/2014. AFP photo

Theo đề án xuất khẩu lao động do ông Doãn Mậu Diệp dự tính trình lên Chính phủ lần này tập trung vào "lao động có trình độ kỹ thuật".

Tuy nhiên, nhà giáo Đỗ Việt Khoa nhận định đề án này là "một thất bại".

Đấy là một chuyện bi hài, là một chuyện thất bại về mặt kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam.

Bi hài vì theo ông, họ không thể tìm được việc trên chính đất nước của mình, bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thì liệu có hy vọng sẽ tìm được việc ở nước ngoài ? Hay đó sẽ là công việc không phù hợp chuyên môn ?

Ngô Minh Uyên, cựu du học sinh Nhật Bản, hiện đang làm công việc phiên dịch và quản lý nhóm thực tập sinh ở đảo Shikoku, Nhật Bản cho biết thực tế về công việc của nhóm người này, được gọi là thực tập sinh kỹ năng, một tên gọi khác Nhật Bản dùng để nói về người xuất khẩu lao động phổ thông.

Nói về đối tượng này, cô cho biết :

Các bạn đó tốt nghiệp đại học ra, rồi có bạn sắp lấy bằng thạc sĩ, những người học rất cao tuy nhiên không có công việc ổn định ở Việt Nam cho nên họ chọn con đường đi tu nghiệp.

Tuy nhiên, theo Ngô Minh Uyên, bên Nhật hiện đang cần IT, cần kỹ thuật rất cao. Tiếng Nhật ít nhất cũng phải là giao tiếp hàng ngày. Và bắt buộc họ phải trải qua những bài kiểm tra gắt gao của công ty tuyển chọn.

Mức lương cao hơn thì dĩ nhiên yêu cầu của họ sẽ cao hơn. Nói thật là những người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm ở Việt Nam chưa chắc họ có đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu của người ta.

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa cũng không hy vọng về sự nghiệp của số cử nhân thạc sĩ đó ở nước ngoài :

Tôi chắc đa số là làm những việc phổ thông thôi, chứ không phải chuyên môn, hoặc ra nước ngoài người ta phải đào tạo lại.

Chất lượng đầu ra của đại học Việt Nam tạo thành những người có bằng cấp cao nhưng rất khó khăn trong quãng đường kế tiếp là thuyết phục nhà tuyển dụng.

Từ đó, con đường tu nghiệp sinh, hoặc xuất khẩu lao động là con đường những người này phải nghĩ đến. Và hiện nay là đề án mà nhà nước đang tạo ra cho họ.

Không thiếu những ý kiến phản hồi về đề án này vì họ cho rằng chất xám Việt Nam đang tiếp tục tuôn chảy ra nước ngoài một cách không thương tiếc. Tuy nhiên, sau khi phân tích, nhà giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng cần phải xem lại "chất lượng có cao không thì hãy dùng từ là chảy máu chất xám".

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 22/02/2017

Additional Info

  • Author Cát Linh
Published in Diễn đàn
samedi, 18 février 2017 18:16

Nền giáo dục không biết xấu hổ

Có một câu chuyn như thế này : ti mt trường hc, cô hiu trưởng đi taxi vào thng trong sân trường đâm phi mt hc sinh khiến em hc sinh ngã gãy xương đùi phi vào vin. Tuy nhiên thay vì lng nghe, trc tiếp gii quyết vn đ thì cô hiu trưởng này lại chối biến bng cách đi phát phiếu thăm dò. Kết qu : 100% giáo viên, cán b, công nhân viên nhà trường cùng các em hc sinh khác đu khng đnh không có chiếc taxi nào chy vào sân trường. V em hc sinh lp hai b thương là do em chy chơi và t ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuc điu tra và tìm được chiếc taxi gây tai nn cùng nhn được li khai ca mt s nhân chng, cho đến nay vn chưa có mt li gii thích chính thc nào t phía hiu trưởng v v này.

giaoduc0

Cháu Trần Chí Kiên bị chấn thương nặng, gãy xương đùi phải nẹp vít xương nhưng nhà trường khẳng định cháu chơi đùa tự ngã.

Một câu chuyn khác, xut phát t Facebook ca mt nhóm tâm s giu mt (hay còn gi là Confession) ti mt trường hc cp 3 có tiếng Hà Ni, khi hc sinh này k v vic mình b chn thương trong mt v n phòng thí nghim, dn đến bng cp đ 3, không thể đến trường dù đang trong giai đon ôn thi vào đi hc. Vn đ là v n được em nhc ti b nhà trường giu nhm và không mt ai dám đ đng đến. Câu chuyn này đã gây hoang mang và nhn được nhiu s chú ý quan tâm t cng đng hc sinh trung hc ti Hà Nội. Tuy nhiên cũng không có mt tin tc chính thc nào t đi din ca trường.

Trong khi đó, một t báo đin tử Giáo dục Vit Nam đăng bài phát hiện mt đim dy thêm hc sinh cp một ti Qun 1, Thành ph H Chí Minh. Bài báo được viết dưới dng điu tra chụp lén t ngoài ca vi hình nh nhiu đôi dép hc sinh đ tng trt, hay đôi khi có ph huynh th con cái trước ca nhà b nghi là đa đim dy thêm không giy phép. Tác gi bài báo còn đ ngh UBND Q1 vào cuc đ chn chnh, ngăn chn tình trng tiêu cực trong giáo dc như thế này. Cũng cn phi nhc li lut cm dy, hc thêm mi được S giáo dc Thành ph H Chí Minh ban hành vào năm ngoái đ tránh vic thy cô và hc sinh lơ là, coi nh thi gian hc chính thc trên trường lp.

Nhìn vào thực trng chìm nổi ca giáo dc Vit Nam mà cm thy hoang mang vô cùng. Nguyên nhân gc nh hưởng trc tiếp đến quyn li ca giáo viên, hc sinh như chương trình hc chính quy, các hình thc thi tuyn hay môi trường giáo dc thì không bao gi được quan tâm và tìm cách giải quyết. Trong khi đó luôn luôn thy nhng câu chuyn đáng kinh ngc như va k xut hin. Nn giáo dc Vit đang xung cp trm trng không phi riêng vic thiếu chuyên môn, thiếu t chc mà là thiếu tư cách đo đc – mt nhân phm cn có nht ca ngh dy hc. Nhng câu chuyn mà ph huynh phàn nàn v trường lp nhng thp niên v trước mi ch xoay quanh vic đi mi chương trình hc, lo ngi con cái mình tr thành "chut bch" cho các d án cái cách giáo dc tht bi. Đến nay, chúng ta còn phải đặt thêm câu hi v đo đc và trách nhim ca thy cô. Nh li cách đây không lâu c nước phn n vi nhng đon clip cô giáo trông tr da nt, đánh mng tr nh ti nhà mu giáo tư thc Lan Anh ti Sài Gòn, nh nhng cái tát tri giáng hay véo rách tai hoặc khía thước vào tay hc trò khi phm li đã tng được đng lot đưa lên báo cách đây 5,7 năm v trước. Cho đến bây gi, có khác chăng là cách ngược đãi tinh vi hơn, và nhng k mang danh "thy" danh "cô" y không còn màng đến trách nhim và s xu hổ về hành vi ca mình. Và t đó tng la hc trò tr Vit Nam khi bước ra đi, khi sng vi thế gii xung quanh, làm sao đ chúng biết xu h khi chi b trách nhim là vic duy nht mà nhng k làm ngh giáo đã tng dy d ? Mà cũng chng biết hy vng sao đây khi ở đt nước Vit trong thi đi mi, cha m cũng lo chăm chăm đi tìm mt trung tâm du hc có uy tín thay vì đu tranh đ xây dng cho con mt ngôi trường có môi trường hc tt. Con đi du hc nước nào cũng đu được c, vì chc chn là vn tt hơn Vit Nam. Và những k đã đi, thì chng khi nào mun quay tr v, bun thay, bi h bi ết xu hổ !

Hoàng Giang

Nguồn : VOA tiếng Việt, 18/02/2017

Additional Info

  • Author Hoàng Giang
Published in Diễn đàn

Đây có phải là "kế hoạch nhỏ" không ? (GDVN, 08/02/2017)

Các trường học thường tổ chức phong trào "Kế hoạch nhỏ" để giáo dục các em học sinh biết tiết kiệm, sử dụng những đồ có thể tái chế vào việc có ích.

Tuy nhiên, phong trào này đang trở thành nỗi sợ hãi của nhiều học sinh khi không có đủ điều kiện nộp sản phẩm "Kế hoạch nhỏ" theo đúng yêu cầu.

Cô giáo Thuận Phương đặt câu hỏi có nên duy trì phong trào này không khi có nhiều biến tướng không hay ?

****************

Thấy hai đứa trẻ đứng nhìn len lén xuống bàn nhậu, anh Thắng chưa kịp hiểu chuyện gì bỗng người bạn nhậu của anh ném chiếc lon bia xuống chân, hai đứa bé băng vào giành giật nhau. 

Đứa nói là của mình vì "tao đụng vào trước", đứa kia không chịu vì "tao xí trước rồi". Gọi hai cậu nhóc tới hỏi đầu đuôi thì ra các em lượm lon để nộp cho lớp làm "Kế hoạch nhỏ" của nhà trường. 

Cậu bạn tò mò hỏi : "Tết nhà con không có uống bia, uống nước ngọt hay sao mà phải ra quán để lượm ?". Cậu bé giọng buồn buồn "Có chú ạ, nhưng mẹ bán hết rồi, mẹ nói để mua gạo ăn". 

Đứa kia nhỏ nhẹ trả lời : "Nhà con không có bia cũng chẳng có nước ngọt mà hai anh em đi học nên phải đi lượm thôi".

Nhìn hai đứa nhỏ lấm lem đứng canh từng cái vỏ lon ném xuống thấy đến là tội. Người ngồi nhậu có tâm cũng chẳng thể đành lòng ngó lơ như không biết.

Thương tụi nhỏ, trách nhà trường sao vô tình đẩy các em đến tình cảnh như thế ?

Thi đua làm "Kế hoạch nhỏ"

Như một thói quen cứ sau Tết nhiều trường học ở khắp nơi từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở đều phát động phong trào nộp vỏ lon để làm "Kế hoạch nhỏ". 

kehoach1

Học sinh thu gom vỏ lon bia, nước ngọt để ủng hộ phong trào "Kế hoạch nhỏ". (Ảnh : Dangcongsan.vn)

Có trường học ấn định số lượng mỗi em nộp ít nhất là 5 lon, có trường lại yêu cầu nộp gấp đôi số ấy, cũng có trường không quy định cụ thể là bao nhiêu nhưng lại có thang điểm để thi đua giữa các lớp. 

Số tiền bán lon, nhà trường trích lại 30% làm quỹ lớp, 70% giữ làm quỹ đội cho hoạt động.

Giáo viên phần lớn đều muốn lớp mình nộp lon với số lượng càng nhiều càng tốt bởi lớp vừa có thêm tiền, vừa được điểm thi đua. Bởi thế, thầy cô ra sức phát động.

Một số giáo viên cho biết : "Ngày xưa vỏ lon mới hiếm chứ bây giờ gia đình nghèo ba ngày Tết cũng có thùng bia, thùng nước ngọt trong nhà nên chuyện các em nộp vỏ lon chẳng có gì là áp lực cả".

Suy nghĩ ấy của nhiều thầy cô cũng chẳng sai nhưng đâu có gì là tuyệt đối.

Có gia đình đông con nhưng số vỏ lon trong nhà lại quá ít, có nhà ba mẹ không cho nộp vì họ muốn tận dụng bán lấy chút tiền trang trải, có học sinh muốn nộp nhiều vỏ lon để thầy cô tuyên dương…

Nhiều cách để có vỏ lon

Thế rồi, muốn có được số lon theo yêu cầu, không ít học sinh đã tìm mọi cách có được.

Ngoài một số em gia đình có sẵn chỉ việc bỏ vào bị xách lên trường nộp là xong. 

Một số em khác lừa bạn sơ hở để chôm vì lon nào mà chẳng giống nhau nên khó mà tìm được. 

Số khác nữa lang thang ra quán đứng chực chờ để khách nhậu ném xuống là lượm. Khổ nỗi, người lượm lon quá nhiều nên phải đứng chầu chực mà canh, đôi khi phải giành giật mới có.

Nhiều em ở độ tuổi tiểu học còn mang nặng tính hiếu thắng, thích được khen nên em nào cũng muốn nộp thật nhiều lon hơn bạn. Bởi thế, các em lại càng phải cố gắng kiếm càng nhiều càng tốt.

Có nên duy trì phong trào "Kế hoạch nhỏ" ?

Về bản chất, phong trào "Kế hoạch nhỏ" là phải tự các em làm bằng việc tận dụng, tiết kiệm, gom góp những đồ phế thải bỏ đi chuyện này chỉ khuyến khích chứ không thể bắt buộc. 

Việc giao chỉ tiêu về từng lớp, cộng vào điểm thi đua để khen thưởng vô tình tạo ra một cuộc đua ngầm giữa các lớp và áp lực lại đè lên đầu học sinh.

Cách làm này, đã làm mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp mà phong trào "Kế hoạch nhỏ" hướng tới. 

Về bản chất thì phong trào "Kế hoạch nhỏ" không có tội, có chăng là ở cách làm của một số trường học đã biến một phong trào ý nghĩa như thế thành "nỗi sợ hãi" của nhiều học sinh và phụ huynh.

Thuận Phương

*********************

Tết xong, nhìn lớp vắng trò, thầy rơi nước mắt  (GDVN, 06/02/2017)

LTS : Những ngày đầu năm mới, tình trạng học sinh ở vùng khó khăn bỏ học thường xuyên xảy ra. 

Trăn trở trước vấn đề này, thầy giáo Khánh Văn chỉ ra một số nguyên nhân khiến các em nghỉ học thường xuyên. Từ đó, thầy đưa ra một số phương cách giúp hạn chế tình trạng này.

*******************

Như đã thành tiền lệ, những buổi học đầu năm mới ở một số địa phương thường có tỉ lệ học sinh nghỉ học rất cao.

Có những em còn mải mê với những "dư âm" của ngày Tết nên chưa vào lớp nhưng cũng có nhiều em đã không còn thiết tha đến trường. 

Chuyện học sinh bỏ học trong những ngày đầu xuân đang là một "điệp khúc" lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua.

Sau Tết, tình trạng bỏ học của một số địa phương lại tăng cao đột biến, nhất là những địa phương điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Những ngày trước Tết các trường đều có kế hoạch, sự động viên, quan tâm đến những học sinh có nguy cơ bỏ học nhưng mọi cố gắng của nhà trường và các ban ngành địa phương cũng không thể ngăn được một bộ phận học sinh bỏ học giữa chừng. 

kehoach2

Đầu năm, tình trạng học sinh bỏ học diễn ra phổ biến tại số một vùng khó khăn. (Ảnh minh họa : Báo Nhân dân)

Cứ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì tình trạng học sinh ở các cấp học không đến lớp lại tăng cao, đặc biệt là học sinh cấp 2-3.

Đây thực sự là vấn đề nan giải đối với các trường học và các ban ngành địa phương những nơi có điều kiện kinh tế còn khó khăn. 

Những trăn trở của thầy cô và các ban ngành đôi khi không có tác dụng bởi vì có rất nhiều lí do được phụ huynh và học sinh đưa ra để thoái thác chuyện trở lại lớp học.

Học sinh bỏ học sau Tết có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là các em có điều kinh kinh kế khó khăn phải ở nhà hoặc đi đến các địa phương khác, nơi có nhiều khu công nghiệp để mưu sinh và kiếm tiền phụ giúp gia đình. 

Nhiều em không muốn bỏ học sớm nhưng do bị cha mẹ không cho các em đến trường mà hướng cho đi làm để kiếm tiền. 

Nhiều học sinh khi đã rời khỏi địa phương được giáo viên điện thoại để trở về học tiếp chỉ biết khóc vì hoàn cảnh trớ trêu và sự bất lực của mình. 

Có những trường hợp khi đoàn vận động đến nhà thì rất muốn đi học lại, các em hứa sẽ trở lại trường nhưng chờ mãi không thấy, khi quay lại vận động tiếp thì gia đình lấy lý do nhà khó khăn, neo đơn nên phải ở nhà phụ giúp gia đình.

Đã nhiều lần tham gia đi vận động học sinh bỏ học sau Tết, đoàn vận động chúng tôi còn gặp nhiều trường hợp cha mẹ làm ăn xa, gửi các em ở nhà với ông bà.

Dịp nghỉ Tết, cha mẹ về thấy các em không chú ý học hành mà mải mê với nhiều trò chơi vô bổ, kết quả học tập thấp nên cha mẹ đưa luôn các em theo để làm với mình ở các thành phố để có dịp kèm cặp.

Bởi một số phụ huynh học sinh quan niệm học cũng chỉ để kiếm tiền, mà có kết quả thấp như vậy thì tương lai cũng không có gì là sáng sủa nên kéo các em theo để phụ giúp gia đình.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như trong dịp Tết các em gặp phải bạn bè rủ rê bỏ học để đi làm để kiếm tiền, hoặc các em tiếp cận với nhiều trò chơi vô bổ khác hay có một số em bắt đầu yêu đương sớm dẫn đến chán học, chán trường. 

Nhất là các em có học lực trung bình, yếu, kém không theo kịp chương trình học nên dẫn đến chán nản không muốn trở lại lớp học nữa.

Bởi các em còn nhỏ, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa ý thức được tương lai của chính mình. 

Những cám dỗ của những trò chơi vô bổ, những bạn bè xấu trong xã hội hiện đại rất dễ dẫn các em sa ngã và chán ngán việc học hành. 

Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp ở địa phương đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, chính sách khuyến tài, khuyến học. 

Sự liên kết giữa các ban ngành trong việc vận động học sinh trở lại lớp nhưng một khi gia đình các em chưa quan tâm nhiều đến việc học của con cái mình thì tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn rất cao. 

Trong việc hình thành ý thức học tập đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhưng yếu tố gia đình vẫn là cốt lõi nhất, cơ bản nhất. 

Một khi mà có một bộ phận cha mẹ học sinh không cho con đến trường thì việc vận động các em trở lại lớp vẫn là một vấn đề nan giải. 

Từ đó dẫn đến việc vận động học sinh càng thêm khó khăn, giống như kiểu "bắt cóc bỏ đĩa", các em được vận động vào lớp vài hôm lại bỏ học ở nhà.

Muốn hạn chế được học sinh bỏ học ở những vùng khó khăn, trước tin chúng ta phải tuyên truyền ý nghĩa việc học, nêu những gương học tập tích cực để các bậc phụ huynh hiểu ý nghĩa và vai trò của việc học. 

Các đoàn thể địa phương cần có những sẻ chia, hỗ trợ, động viên các phụ huynh cho con em mình đến trường. 

Đồng thời, trong quá trình giảng dạy những ngày đầu xuân, thầy cô cũng cần sự khéo léo khi trả bài, kiểm tra, dành nhiều hơn sự quan tâm với những em có nguy cơ bỏ học. 

Nhà trường cần tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoài giờ tạo cho các em yêu trường lớp, kính thầy, mến bạn để từ đó giúp các em yên tâm với việc học để hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng. 

Đầu xuân là dịp thầy trò gặp lại nhau sau hai tuần nghỉ Tết, để gửi gắm đến nhau những niềm vui và lời chúc tốt đẹp. Nhưng, trong niềm vui năm mới cũng đan xen những nỗi buồn hiện hữu. 

Học sinh bỏ học giữa chừng là nỗi buồn và sự trăn trở nhiều nhất của thầy cô đứng lớp trong những ngày đầu năm mới.

Khánh Văn

Published in Việt Nam

Một giáo viên tiểu học tại Việt Nam bị đình chỉ sau khi phạt một học sinh bằng cách cho cả lớp tát.

hocsinh1

Học đường Việt Nam - Hình minh họa

Sự việc xảy ra vào ngày 26/12 tại Trường Tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội, nơi hơn 40 học sinh lớp bốn được lệnh của giáo viên chủ nhiệm cho tát một học sinh vì cáo buộc "chửi bậy".

"Thứ nhất sẽ đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo Đ.D.T và bố trí giáo viên khác giảng dạy thay thế. Thứ hai trên cơ sở báo cáo của trường sẽ tổ chức hội đồng kỷ luật và thấp nhất là có hình thức cảnh cáo đối với giáo viên này", một cán bộ phòng giáo dục huyện Thường Tín được báo VietnamNet dẫn lời.

Em Đỗ Tuấn Linh, người bị tát, được dẫn lời nói rằng "Bọn cháu cãi nhau sau đó bạn lớp trưởng nói dối với cô là cháu chửi bạn ấy, cô giáo không hỏi rõ đầu đuôi và cho 43 bạn lên bảng vả vào mặt cháu. Bạn lớp trưởng còn cào vào mặt cháu. Cô giáo bảo là chửi bạn thì cô cho vả như thế nào cũng được".

Học sinh này cho biết đây là lần thứ hai em bị như thế này và cho biết rất sợ đến lớp vì bị các bạn đánh.

Hiệu trưởng trường này, bà Trần Thị Cậy, được dẫn lời nói rằng "Không hiểu sao cô giáo lại xử lý một biện pháp không có nghiệp vụ sư phạm như thế".

Hiệu trưởng mô tả giáo viên có hơn 20 năm công tác này là người có "công tác chủ nhiệm rất tốt nhưng hôm nay lại có biện pháp xử lý không hợp lý một chút nào".

Published in Việt Nam
Trang 11 đến 11