Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 20 novembre 2022 23:00

Nghề nhà giáo với hành trang chế độ

(Viết nhân ngày 20 tháng 11)

Còn vài giờ nữa là bước sang ngày 20 tháng 11, dù sao chăng nữa thì với người làm nghề gõ đầu trẻ, nghề quanh năm tiếp xúc với phấn trắng và bảng đen, đây là ngày Tết của nghề, là ngày có ý nghĩa khuyến khích, động viên và nhắc nhủ về những giá trị tinh thần, về thiên lương nghề giáo. Và rồi, đây thường cũng là lúc người ta bình luận, phản ảnh hay suy nghĩ về nghề giáo nhiều nhất, dường như trong lời tụng ca đã nhuốm màu coi rẻ, dường như trong sự kính trọng đã có phần lả lơi… Rồi người ta phải hỏi rằng vì sao nên nỗi ?!

giaoduc1

Người ta ngậm ngùi nhắc đến nền giáo dục miền Nam trước 1975 như một thời vàng son.

Ca tụng, bởi điều đó là hiển nhiên, bởi từ xưa, nghề nhà giáo được coi là nghề mang thiên lương, thiên tính nhân loại, hướng con người đến bến bờ Chân - Thiện - Mỹ. Nhưng trong sự ca tụng dường như có cả sự coi rẻ bởi vì hiện tại, mọi giá trị thiên lương, thiên chức của nghề giáo đã bị đánh tráo, đã biến tướng trong sinh quyển vật dục với sự vội vã, cuống cuồng, điên rồ của nó, trong khi đó, bản thân sự ca tụng cũng chẳng xuất phát từ ý hướng tự thân, từ tư tưởng mà nó đến từ một lập trình chế độ, đến hẹn lại lên, có bài có bản và có cả những thông số chính trị đan cài bên trong. Chính sự ca tụng chẳng ra ca tụng và bản thân người được ca tụng cũng chẳng liên quan gì đến bài bản ca tụng ấy nên chi càng lúc, sự ca tụng cũng như đối tượng ca tụng càng trở nên lạc lỏng, nhạt nhẽo.

Trong sự kính trọng (đương nhiên, đã là nghề mang thiên lương nhân loại, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, hướng con người đến chỗ hoàn thiện và bớt méo mó, bớt què quặt hay lạc hậu… thì bản thân người làm nghề, người truyền lửa nghề phải mang trong họ sự cao quý tự thân, một bản ngã cao quý tương ứng với sứ mệnh mang vác…) dường như đã có gì đó khó nói.

Kính trọng, đó là trên lý thuyết, còn thực tế thì ra sao ? Rất khó để nói về giáo dục và người thầy giáo thời bây giờ. Bởi bản thân nhà giáo, sự tử tế và tính lươn lẹo đôi khi phải song hành mới đảm bảo tồn tại trong một chế độ chính trị chỉ ưu tiên và trọng dụng kẻ gian manh, lươn lẹo và dám đạp bỏ bất kì sự tử tế nào còn sót lại. Một môi trường giáo dục mà suốt gần nửa thế kỉ sau ngày thống nhất đất nước, mỗi khi nói về đề tài giáo dục, người ta trở nên ngậm ngùi mà nhắc đến nền giáo dục miền Nam trước 1975 như một thời vàng son. Trong khi đó, so với quốc tế và khu vực, chưa chắc giáo dục miền Nam trước 1975 đã hoàn hảo như những gì người ta tiếc nuối. Nhưng dù sao, vẫn còn một sự tiếc nuối về nền giáo dục tử tế, như vậy cũng quá đủ !

Một nền giáo dục mà ở đó, nhà giáo, ngoài giờ chính khóa, còn phải thành người chạy xe ôm, người ship hàng, người nhận dạy kèm, người cày dạy thêm, người buôn sản vật rừng qua mạng, người buôn các mặt hàng nhạy cảm và thậm chí, người bán những thứ mà người bình thường cũng không nên, không được phép bán nếu còn nghĩ tới nhân tâm hay đạo đức, phẩm hạnh. Thế đấy, trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa này, người thầy, người đứng trên bục giảng đã phải bán những thứ mà vĩnh viễn họ không thể mua lại được, nó tựa như danh dự nhưng mất nó đi, ngoài sự mất danh dự, người ta còn mang một vết thương mưng mủ trong tâm hồn và truyền nó sang tâm hồn của các học trò, các thế hệ hệ sau… Người ta đã bán hoặc phải bán, bởi không còn lựa chọn nào khác.

Người ta không được quyền lựa chọn bởi bên trên của người ta, tức hệ thống quản lý, từ hiệu trưởng đến cán bộ giáo dục, thậm chí giám đốc sở giáo dục và các quan chức cấp tỉnh có thể trở thành khách hàng đột xuất và bản thân giáo viên có chút nhan sắc có thể trở thành kẻ bán hàng bất đắt dĩ bất kì giờ nào. Bởi do đâu ? Tại sao người giáo viên không thể chống cự mọi cám dỗ ? Câu hỏi này vô hình trung làm tôi nhớ đến một người khóc trước tòa mà tôi không thể ngờ, đó là luật sư Trương Thị Hòa, năm 1998, bà Hòa đã khóc nức nở trước tòa khi bị công tố viên viện kiểm sát chụp mũ rằng bà đi ngược với điều lệ cũng như quy chế của một đảng viên cộng sản. Và sau phiên tòa, Tăng Minh Phụng không những được bà luật sư Hòa giúp giảm tội mà vẫn giữ nguyên mức tử hình (chỉ vì giỏi làm kinh tế, theo cách nhìn nhận thời bây giờ, không hơn không kém !).

Tôi nhớ tới bà Hòa khóc bởi vì với một luật sư, một người hiểu biết, am tường pháp luật và thậm chí được xem là trạng sư của thời đại như bà Hòa vậy mà khi bị chụp mũ chính trị thì cũng khóc tỉ tê, khóc tồ tồ, hóc ư ử… chẳng có gì khác cả ! Thế thì có biết bao nhiêu cán bộ, công chức làm việc trong chế độ này, họ không am tường pháp luật, rối mù trước mọi qui định luôn thay đổi xoành xoạch trong cơ chế làm việc hiện tại, có ai dám nói họ không sợ đảng ? Chắc chắn là con số đó đếm trên vài đầu ngón tay, nếu không muốn nói là không có. Vì cấp trên cũng là người lãnh đạo đảng trong cơ quan, là kẻ nắm quyền tối thượng, nên đâu dễ gì chống đối họ, và với mức độ lươn lẹo của những kẻ mua bằng bán chức, của kẻ giỏi đội trên đạp dưới để lên được cấp bậc của họ như vậy thì họ còn tránh đi đâu được bây giờ ?

giaoduc2

Thầy giáo ở Bắc Giang đá thẳng vào ngực nam sinh khiến em này ngã ngửa ra phía sau. Ảnh VTV News, 02/05/2021.

Trong một cơ chế mà ở đó, con người không có quyền lựa chọn, hoặc là lọt vào con mắt lựa chọn của một bề trên nào đó, hoặc là suốt đời kèn cựa, loay hoay trong vòng lẩn quẩn cho đến ngày về hưu nếu còn may mắn làm việc cho đến ngày ấy, hoặc là trở thành một cái gai trong mắt của ai đó được gọi là đồng nghiệp, lãnh đạo, hoặc là suốt đời sống trong một cái vỏ bọc của đạo đức, liêm sỉ, đoan chính để rồi đến khi có cơ hội, lại lột xác… Dường như cái cơ chế này không chừa một ai, và đặc biệt, nó như ngọn lửa liếm sạch mọi giá trị nhân văn, mọi giá trị nhân bản còn sót lại đâu đó trong nhân quần.3-

Thử nghĩ, người giáo viên phải làm gì, biết làm gì trong cái xã hội mà họ không có quyền lựa chọn ? Đó là chưa muốn nói đến một con số không hề nhỏ trong họ vốn dĩ đã lựa chọn hoặc được cha mẹ lựa chọn, định hướng cho ngay từ trứng nước và khi bước vào nghề, họ vốn dĩ đã mang hành trang của chế độ. Chính cái hành trang chế độ này đã làm thay đổi cái nhìn của họ về thế giới cũng như cái nhìn của thế giới về họ. Hay nói khác đi, một khi chất nặng hành trang chế độ, ngành nhà giáo, họa hoằng lắm mới còn một vài góc chật chội để chất thêm hành trang con người, hành trang nhân văn hay hành trang đạo đức trong suốt chặn đường còn lại của nó. Bởi nó đã phải phải tồn tại với tên gọi khá mỹ miều : Đạo Đức Nhà Giáo Xã Hội Chủ Nghĩa !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 20/11/2022 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Bức ảnh do một thầy giáo chụp cho nữ đồng nghiệp của mình khi cả hai cùng vượt qua con suối để đến trường dưới đây, khi báo chí đăng tải đã được nhiều người cảm thán "xứng đáng dựng tượng đài".

cogiao1

Cô giáo ôm cây vượt suối vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam). Nguồn : Báo Thanh niên

Nhưng chắc cũng có nhiều người giống tôi, nhìn tấm ảnh và nghĩ, nếu thầy/cô trượt tay rơi xuống dòng lũ dữ, đứa con nhỏ của họ sẽ được ai nuôi nấng ? Cháu sẽ lớn lên như thế nào ? Chồng/vợ của họ, cha mẹ, anh chị em, người thân của họ sẽ đau đớn đến bao lâu ? Mất mát của họ có tượng đài nào bù đắp nổi ?

Cô giáo cắm bản nghèo Quảng Nam

Cắm bản là câu chuyện có từ hơn 50 năm nay của ngành giáo dục. Trước kia, giáo viên được bố trí nhiệm sở khi ra trường, không phải tự lo xin việc, tuy nhiên họ phải chấp hành chế độ nghĩa vụ. Thông thường giáo viên chỉ đi nghĩa vụ một nhiệm kỳ năm năm ở một điểm trường xa, sau đó sẽ được chuyển công tác về gần nhà. Tuy nhiên, ở những vùng sâu vùng xa, điểm xa nhiều hơn điểm gần thì đa số giáo viên phải đi hết nhiệm kỳ nghĩa vụ này đến nhiệm kỳ nghĩa vụ khác, khi nào lớn tuổi hoặc lên chức, hoặc được đỡ đầu thì mới được chuyển về gần nhà.

Ở miền xuôi, đi nghĩa vụ là đến các trường huyện, xã, nông thôn, vùng biển, đảo khó khăn xa trung tâm. Ở miền núi, đi nghĩa vụ là cắm bản. Khoảng cách từ nhà đến trường thường vài chục cây số. Từ điểm trường đến trung tâm cũng khoảng đó.

Những điểm trường nghĩa vụ hay cắm bản thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần. Chúng được dựng lên sơ sài bằng gỗ, lợp tôn hoặc cũng có thể đã được xây xi măng, nhưng điện-đường-chợ-trạm là không có. Vì thế, trường sẽ dựng nhà tập thể để giáo viên ở lại trong tuần, cuối tuần họ về nhà. Có những dãy phòng tập thể, vài ba cô giáo ở chung, thầy giáo cũng thế. Có những nơi chia phòng học làm hai, thầy cô ở phần bên trong, cách một tấm phên tre là lớp học.

Tuy nói khoảng cách chỉ vài chục cây số, nhưng đường đến trường miền núi phía Bắc và miền Trung vô cùng gian truân và hiểm trở. Họ phải vượt những con dốc cao, một bên vách núi, bên kia là vực sâu. Mùa mưa bùn lầy trơn như đổ mỡ, đi bộ cũng ngã oành oạch. Họ phải quấn dây xích sắt vào bánh xe để tăng độ bám đường, cuốn theo vài bộ dây thừng thật chắc để cùng nhau kéo xe lên dốc, hoặc ghì xe lại khi xuống dốc. Qua suối, họ phải dùng cây rừng luồn vào xe, ba bốn người cùng khiêng xe lên lội qua.

cogiao2

Một giáo viên dạy tiếng Anh cho học sinh ở một trường nội trú tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2012 - AFP

Cắm bản là sống như người dân, ở giữa rừng. Các thầy cô dùng nước suối để đánh răng, tắm rửa, nấu ăn, rửa rau, giặt giũ. Cỏ mọc có khi vào đến tận chân lớp học, phải phát cỏ và dọn lùm bụi thường xuyên để xua đuổi rắn rết và côn trùng độc. Đốt lửa sưởi vào mùa đông. Đào măng, hái rau rừng, bắt cá suối... cải thiện bữa cơm hàng ngày.

Trà Dơn thuộc huyện Nam Trà My, huyện nghèo vùng núi sâu của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo của cả nước. Cả nước có 74 huyện nghèo thì Quảng Nam giành mất sáu huyện. Tất cả các huyện nghèo này đều có số hộ nghèo chiếm hơn 50%, tức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống, đồng thời thiếu hụt ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gồm việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

Thế nhưng cách chi tiền của lãnh đạo Quảng Nam có vẻ không nghèo

- Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư 63 tỷ đồng xây Trường THPT Võ Chí Công (xã A Xan, huyện Tây Giang) dành cho học sinh bốn xã vùng cao biên giới. Các kiến trúc sư và nhà địa chất ngay từ đầu đã cảnh báo khu vực này không phù hợp để xây trường học, nhưng dự án vẫn được duyệt. Ở giai đoạn 1, Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam làm chủ đầu tư với mức phê duyệt hơn 33 tỷ đồng. Công trình xây dựng chậm mất một năm học, đến năm 2018 mới xong. Chỉ hai năm sau, giáo viên phải tổ chức sơ tán gần 300 học sinh ra khỏi ký túc xá ngay trong đêm, do một khối lượng lớn đất đá từ taluy dương của trường sạt lở xuống trường. Thế nhưng giai đoạn 2 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm 2020 với tổng vốn gần 30 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Đến nay công trình này vẫn chưa biết đến bao giờ mới xây xong.

-Công trình nhà hỏa táng ở TP. Hội An được phê duyệt cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng, bắt đầu xây vào năm 2005, dự kiến đến cuối 2006 đưa vào sử dụng. 13 năm sau (thời điểm 2018), công trình vẫn dang dở và cuối cùng thì bị bỏ hoang, chìm trong cây dại. Các tòa nhà đã xây bị bay mái, tường bong tróc loang lổ, đường ống dẫn nước bị đào lên lấy hết thiết bị.

-Bỏ hoang công trình nước sạch vốn đầu tư 5,6 tỉ đồng tại huyện Quế Sơn. Xây xong công trình này, chủ đầu tư không kiểm tra, đánh giá các thông số đạt được so với thiết kế ; không có quy trình quản lý, vận hành ; không có đội ngũ nhân lực vận hành, do vậy công trình không thể hoạt động.

-Bỏ hoang công trình nước sạch trị giá 3,1 tỷ đồng tại huyện Tiên Phước năm năm qua, lý do làm xong không vận hành được.

- Bệnh viện Nhi Quảng Nam được đầu tư hơn 150 tỷ đồng (tỉnh bỏ 65 tỷ, còn lại Trung ương rót) để trở thành Bệnh viện Sản - Nhi, quy mô 450 giường bệnh. Xây dựng mất ba năm. Năm 2019 khánh thành, một năm sau vẫn bị bỏ không vì thiếu đồng bộ, không có cầu thang bộ ngoài trời, hệ thống ôxy lỏng. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không có ống dẫn nước.

- Đặc biệt, công trình 12 km đường liên xã Phước Mỹ - Phước Công ở huyện nghèo Phước Sơn xây dựng từ 2014, mức đầu tư trên 100 tỉ đồng từ ngân sách. Con đường này nhằm giúp người dân hai xã vùng cao tiện đi lại, nhưng sau khi hoàn thành không ai sử dụng, thậm chí nó bị bỏ hoang. Nguyên nhân do nó trái tuyến nên chỉ có rất ít người làm nương rẫy đi lại sử dụng. Độc đáo hơn cả là nó nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện tương lai, sẽ bị chìm ngập khi hồ tích nước. Đáng lưu ý, quy hoạch đập thủy điện đã được phê duyệt trước đó nhiều năm, tức là tỉnh Quảng Nam đã bỏ trăm tỷ để làm một con đường không có ai đi và sẽ chìm trong lòng hồ.

Vậy nên quý vị xin đừng đặt câu hỏi vì sao tỉnh Quảng Nam vì sao có thể để tình trạng giáo viên ôm cây vượt suối như bức ảnh ở trên ? Vì sao không bỏ tiền làm đường hay gom học sinh các điểm trường vùng sâu về một nơi thuận tiện và an toàn để học hành ?

Câu trả lời quá rõ : tiền, anh không thiếu, nhưng tiền để làm những công trình sử dụng được thì… anh không có !

Quý vị cũng có thể đặt một câu hỏi nữa : các thầy cô giáo ở những vùng sâu vùng xa của Quảng Nam có biết tình trạng tham nhũng tiền dự án như chúng tôi vừa liệt kê sơ sơ không ?

Thưa, chắc chắn họ có biết. Thời này tin tức gì cũng lên mạng cả. Vậy tại sao hai thầy cô giáo có thể liều tính mạng ôm cây vượt suối như trên ?

cogiao3

Giáo viên đang giải thích cho các em học sinh về bệnh tay chân miệng với tấm biển của Hội Chữ thập đỏ tại một trường nội trú ở Mù Cang Chải, Yên Bái, năm 2012. AFP

Là vì ở miền núi, làm giáo viên được gọi là thu nhập cao

Nhiều năm nay chế độ nghĩa vụ trong ngành giáo dục đã chấm dứt. Giáo viên ra trường không được phân công nhiệm sở nữa mà phải tự đi xin việc. Thế nhưng đào tạo giáo viên thì nhiều, mà các trường ở trung tâm hay vùng xuôi, điều kiện dễ dàng hơn thì đã đầy ắp người. Quý vị cũng biết để "chạy" một chân công chức ở miền Bắc thường phải mất vài trăm triệu đồng đút lót cho lãnh đạo trường. Rất nhiều giáo viên không thể có chừng ấy tiền.

Trong khi đó, chính sách Nhà nước có một chế độ gọi là phụ cấp thu hút, áp dụng cho người lao động (kể cả tập sự) đang công tác hoặc đến công tác ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (có quy định). Các vùng này thường tập trung ở vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu. Với giáo viên, phụ cấp này từ 50% đến 100% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Ngoài ra, khi đến nhận việc tại vùng đặc biệt khó khăn, họ còn được hưởng khoản trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Nếu đi cùng gia đình thì được trả tiền vé tàu xe và cước hành lý, đồng thời trợ cấp 12 tháng lương cơ sở. Cộng thêm trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, tiền tàu xe về thăm gia đình theo quy định. Khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi về hưu cũng được hưởng trợ cấp một lần, tính theo mỗi năm công tác được một nửa tháng lương hiện hưởng cộng với phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)... Giáo viên chuyên trách xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải đi đến các thôn được hưởng thêm 20% mức lương cơ sở, gọi là phụ cấp lưu động. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng thêm 50% mức lương hiện hưởng, gọi là phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Tính ra, các khoản phụ cấp này khiến giáo viên cắm bản có thu nhập rất cao so với đồng nghiệp không cắm bản, đặc biệt ở những vùng thiếu việc làm như miền núi phía Bắc và miền Trung. Ăn ở sinh hoạt tại địa phương gần như không tốn kém. Tốn nhất là tiền sửa xe, nỗi buồn xa gia đình, xa nơi đông người và cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức.

Một số giáo viên cắm bản nhanh nhẹn còn biết tận dụng điều kiện để buôn bán thêm : buôn gia súc hoặc buôn gỗ. Đó là thực tế, dù không nhiều người nói ra.

Thưa các ngài bụng to

Do vậy, nhìn từ bên ngoài, chúng ta cám cảnh cho các giáo viên cắm bản, nhưng với không ít người, đó là công việc mơ ước. Chúng tôi còn nghe (không có điều kiện xác minh), muốn được nhận vào làm giáo viên đi cắm bản cũng phải đút lót cho người có quyền trong lĩnh vực này.

Xã Trà Dơn nơi cô giáo ôm cây vượt suối chủ yếu là người dân tộc Cà Dong (chiếm 91,56% dân số toàn xã). Nngười Kinh chiếm 6,61%, người Mơ Nông chiếm 1,67%, còn lại là các dân tộc khác. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách trồng chuối, sắn, chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng do không có hệ thống giao thông để mang đi tiêu thụ nên hàng hóa rất ít. Thu nhập trung bình người dân theo lãnh đạo xã cho biết trên báo chí khoảng 2,4 triệu VND/lao động/năm, trong đó đến 70% dành cho lương thực. Một người dân được coi là khá giả trong thôn nếu họ có nhà, trâu, làm lâm nghiệp, xe máy, thu nhập trung bình khoảng 5 đên 6 triệu đồng và con cái họ được đi học. Số hộ nghèo chiếm trên 71,6%, và 15,8 % số hộ cận nghèo.

Người dân nơi đây có phong tục đâm trâu vào mùa tết, nhưng do quá nghèo, 10 năm trở lại đây người dân không tổ chức được lễ hội này !

Một chi tiết lột tả đến cùng cực sự bi đát của cái nghèo nơi đây.

Dễ thấy, các cô giáo, thầy giáo dám liều mình bò qua cây cầu khỉ trơn trượt trên dòng lũ dữ để đến trường như trong bức ảnh, còn có một động lực bền vững và mạnh mẽ hơn rất nhiều câu khẩu hiệu ca tụng họ về tình thương học trò, trách nhiệm với xã hội, v.v. Động lực đó chính là thu nhập hàng tháng, là nguồn sinh nhai cho cả gia đình.

Họ không cần ca tụng đâu, thưa các lãnh đạo bụng to vì tham ô, hối lộ ngập họng. Họ chỉ cần con đường đến trường được an toàn cho tính mạng, được dạy học trong những phòng học đủ ánh sáng và hơi ấm. Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài !

Trần Nguyên

Nguồn : RFA, 22/10/2022

Tham khảo :

https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-nam-nghia-trang-qua-tai-nha-hoa-tang-tien-ty-bo-hoang-268157.html

https://giaoducthoidai.vn/quang-nam-bo-hoang-truong-63-ty-dong-thay-tro-di-hoc-nho-day-tam-post581689.html

https://giaoducthoidai.vn/quang-nam-bo-hoang-truong-63-ty-dong-thay-tro-di-hoc-nho-day-tam-post581689.html

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/quang-nam-co-6-huyen-ngheo-giai-doan-2021-2025-124674.html

http://daidoanket.vn/cong-trinh-nuoc-sach-tien-ty-bo-hoang-5691147.html

https://tienphong.vn/benh-vien-tram-ty-bo-hoang-sau-khanh-thanh-post1321191.tpo

https://laodong.vn/ban-doc/lang-phi-o-quang-nam-cung-gay-hau-qua-nghiem-trong-chang-khac-gi-tham-nhung-915447.ldo

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/quang-nam-co-6-huyen-ngheo-giai-doan-2021-2025-124674.html

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nhung-khuat-tat-o-nganh-giao-duc-quang-nam-can-duoc-lam-ro-910094.vov

http://pgdnamtramy.edu.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=1&NID=509&cam-dong-hinh-anh-khai-giang-tu-cac-diem-truong-xa-xoi-giua-dai-ngan-truong-son

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/co-giao-mam-non-vung-cao-nam-tra-my-mao-hiem-om-cay-vuot-lu-den-truong-133438.html\

https://giaoduc.net.vn/che-do-phu-cap-tro-cap-cho-giao-vien-vung-dac-biet-kho-khan-co-gi-moi-post218974.gd

https://luatminhkhue.vn/phu-cap-thu-hut-doi-voi-giao-vien-cong-tac-tai-vung-dac-biet-kho-khan-bi-cat-khi-nao--.aspx

http://namtramy.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=31&NID=477&xa-tra-don-huyen-nam-tra-my-tinh-quang-nam

https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Quang-Nam-Gian-nan-con-chu-tren-dinh-Tra-Don-i55315/

Published in Diễn đàn

Đạo đức xuống cấp

"Đừng có đụng đến tôi. Nãy giờ tôi làm gì ông ? Tôi xưng hô tên ông hả ? Ông có quyền gì cấm tôi ? Ông là ông nội tôi hả ? Mày mới bố láo á…".

giaoduc1

Ảnh minh họa một lớp tiểu học ở Hà Nội - AFP

Đó là những "trả treo" của một nữ sinh với thầy giáo của mình ngay tại lớp học, được một học sinh quay lại và đưa lên mạng xã hội mấy hôm nay. Theo truyền thông Nhà nước, sự việc xảy ra tại một lớp 12 trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở tỉnh Khánh Hòa.

Cách đây một năm (11/2021) trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ việc một nam sinh ngang nhiên văng tục, có thái độ vô lễ với giáo viên trong tiết học online khiến người xem vô cùng phẫn nộ. Đoạn clip dài gần ba phút được cho là do một trong số các học sinh có mặt trong tiết học quay lại. Trước đó, vào tháng 5 năm 2020, mạng xã hội cũng sôi sục với clip ghi lại cảnh một nam sinh lớp 8 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Ba Đình, Hà Nội có lời lẽ hỗn xược và vung tay tát vào mặt cô giáo trước sự chứng kiến của những người bạn khác, khi bị cô tịch thu điện thoại trong giờ học.

Về sự việc mới đây tại Khánh Hoà, lên tiếng trên trang web chính thức của trường hôm 16 tháng 10, thầy Hiệu trưởng Hà Văn Thọ có bức tâm thư "HÃY TIN TƯỞNG CHÚNG TÔI". Trong đó có đoạn : "Trong những ngày gần đây có xảy ra việc học sinh và thầy giáo của trường có những ứng xử chưa đẹp, cộng đồng mạng, dư luận đã lan truyền và đã có nhiều ý kiến, bình luận, nhận xét đa chiều và cũng đã có những tác động không hay đến lớp lớp thế hệ học sinh, tác động đến công tác giáo dục của nhà trường…

Dẫu sao các em học sinh vẫn còn tuổi nhỏ, các em vẫn như là những cây măng, các em sẽ không chịu nỗi sức gió như bão của dư luận, trước cơn bão như vậy có thể những cây măng các em có một sự nhạy cảm ngây thơ sẽ gãy đổ đi bất cứ lúc nào và chúng ta cũng không hình dung được chúng sẽ gãy đổ ra sao !"

Tuy vậy, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội cho rằng, học sinh lớp 12 không thể gọi là tuổi còn nhỏ. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức lời nói, hành động của mình. Một số người khác lại cho rằng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho học sinh, mà học sinh cũng là nạn nhân của thể chế. Nhận định về tất cả những hành động của học sinh với thầy cô giáo trong các sự kiện vừa qua, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói với RFA sáng 20 tháng 10 :

"Xảy ra những chuyện như thế do nhiều nguyên nhân lắm, mà nguyên nhân đầu tiên là ông thầy không giữ được cái phẩm chất của người thầy. Phải nghĩ là lỗi của thầy trước. Lỗi của nhà trường. Lỗi của nền giáo dục. Trước đây người thầy lấy cái đạo lý làm gương, cái truyền đạt là chính. Người thầy bây giờ qua một quá trình bị xã hội đối xử kém, lâm vào cái hoàn cảnh khó khăn, nghèo nàn. Nghèo thì phải làm hai chuyện. Một là làm chuyện vớ vẩn như buôn bán ngoài chợ. Cái thứ hai là phải dạy thêm thu tiền. Có nhiều thầy tạo ra việc dạy thêm bắt học sinh phải học. Khi đó sự kính trọng của học trò không còn nữa.

Còn một nguyên nhân nữa là nguyên nhân của xã hội. Hiện nay trên TV, trên game, ngoài xã hội thì tính côn đồ, tính hung bạo nó xảy ra thường xuyên và nó ảnh hưởng đến học trò và rồi nó lan vào nhà trường.

Cái việc học sinh thô bạo với nhau, với thầy cô giáo là một sự xuống cấp đạo đức của toàn xã hội ; là một tai nạn của xã hội ; là một sự thất bại của giáo dục".

Nêu quan điểm của mình về môi trường giáo dục hiện nay và nhất là lễ nghĩa "tôn sư trọng đạo", nhà giáo Phạm Minh Hoàng từng nói với RFA :

"Xã hội hôm nay có sự tiến bộ về vật chất, kinh tế nhưng nó tha hóa về đạo đức. Người ta sẵn sàng đạp lên tất cả để đạt cái mục tiêu của họ, không chỉ trong lãnh vực giáo dục mà ở nhiều lãnh vực khác nữa. Đó là điều đáng buồn. Hơn nữa, khi học trò ‘mua’ được người thầy thì rõ ràng người học trò sẽ không còn tôn trọng người thầy này nữa". 

Lỗi tại ai ?

Có một luồng ý kiến khác đang được bàn tán trên mạng xã hội nhiều ngày qua về câu chuyện trên, đó là mức lương của thầy cô giáo hiện nay quá thấp, khiến họ phải "kiếm thêm" thu nhập bằng các công việc khác như dạy thêm hoặc có cả những trường hợp đã từng được báo chí phanh phui đó là thầy cô giáo "vòi" tiền học sinh để nâng điểm.

Theo thông tin được truyền thông Nhà nước loan tải, chỉ trong một tháng đầu năm 2021 có hai vụ thầy giáo vòi tiền của học sinh. Vụ thứ nhất xảy ra ở Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam. Một giảng viên của trường này 'vòi vĩnh', nhận tiền của 44 sinh viên với tổng số tiền hàng chục triệu đồng. Vụ thứ hai xảy ra tại Trường đại học Hoa Sen. Một giảng viên thỉnh giảng môn tiếng Anh của trường này đã chủ động gợi ý sinh viên đóng mỗi người 500.000 đồng để được nâng điểm thi học kỳ môn này. Vô hình chung những "cách kiếm tiền" không chính đáng đó đã khiến cho học sinh nhìn giáo viên với một thái độ khác.

Được biết, theo quy định hiện nay, mức lương của giáo viên tiểu học mới vào nghề, bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề, chỉ hơn ba triệu đồng/tháng. Giáo viên cấp trung học thì khoảng bảy triệu đồng/tháng.

Bàn về vấn đề lương bổng của nhà giáo, Giáo sư Đặng Hùng Võ từng lên tiếng với RFA rằng, chế độ đãi ngộ và lương cho giáo viên tất cả các cấp phải được tính như bên công an và quân đội. Nghĩa là phải gấp rưỡi những người làm ở các ngành khác, bởi công an và quân đội có nghĩa vụ bảo vệ đất nước, còn giáo viên là những người đào tạo ra thế hệ sau, tức vừa bảo vệ vừa phát triển đất nước. Vai trò không kém công an với quân đội hiện nay.

Có phải đồng tiền làm mờ nhân cách một số thầy cô giáo ? Chúng tôi không lạm bàn việc này, tuy nhiên ông Minh Tùng, chủ căn nhà đang được cho thuê mở lớp dạy thêm ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA quan điểm của ông :

"Theo tôi, đây là lỗi của hệ thống, lỗi của Nhà nước, lỗi của nhà quản lý. Thứ nhất, nhà quản lý đã đẩy thầy cô tới chuyện phải dạy thêm để kiếm tiền và tạo cho họ cơ hội làm giàu nhờ dạy thêm. Từ đó thầy cô đánh mất cái chức năng, cái trách nhiệm giáo dục mà họ đi dạy để "bán chữ". Đó là lỗi chính.

Còn chuyện đứa học trò hỗn láo với thầy cô có thể do nó phẫn uất khi thấy cha mẹ phải chật vật chạy tiền hàng tháng cho nó đi "mua chữ" chứ không phải học chữ. Khi chuyện giáo dục trở thành mua bán như vậy thì đừng mong học sinh phải coi thầy giáo là người thầy đúng nghĩa".

Trở lại với câu chuyện cô học sinh đối đáp vô văn hoá với thầy giáo tại Khánh Hoà, hôm 19 tháng 10, truyền thông Nhà nước cho hay, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở Khánh Hòa đã tiến hành cuộc họp hội đồng kỷ luật nữ sinh đó đồng thời ra quyết định cho nữ sinh này nghỉ học một tuần.

Nguồn : RFA, 20/10/2022

Published in Việt Nam

Khi hiệu trưởng là ma cô

Viết từ Sài Gòn, RFA, 16/10/2022

Chuyện này, tôi nhớ những năm tôi còn học cấp ba, tức vào những năm giữa thập niên 1990 của thế kỉ trước, thầy tôi, người xem tôi là học trò thân tín, thường than thở với tôi về cái nạn ma cô trong trường học, đặc biệt là ma cô trong giới lãnh đạo trường. Ban đầu tôi cứ nghĩ thầy chỉ giận một số kẻ bất hảo trong trường nên nói vậy, nhưng càng về sau, tôi mới hiểu là thầy đã nói giảm đi rất nhiều, bởi có những kẻ làm lãnh đạo ngành giáo dục, đội lớp áo trí thức, mô phạm nhưng kì thực tư duy và tâm thức của họ còn thấp kém hơn ma cô một bậc. Trường hợp bà Hiệu trưởng trường tiểu học An Hội gây đình đám mấy ngày nay là một điển hình gần nhất.

giaoduc1

Đến cả học sinh, phụ huynh và nhà trường còn không hiểu từ đâu mà giấy báo trúng tuyển đại học về đến tận nhà học sinh.

Chuyện bắt đầu từ vụ một phụ huynh học sinh tên Tuyến, đứng vị trí Phó ban đại diện cha mẹ học sinh của một lớp trong trường tiểu học An Hội, Gò Vấp, Sài Gòn đã không ngần ngại chỉ tay vào mặt, xỉ vả, nhục mạ ba phụ huynh khác là những lao động nghèo, họ không thể tham gia đóng các khoản phí của quĩ cha mẹ học sinh (mà kì thực là họ không có trách nhiệm đóng bất kỳ khoản nào, hơn nữa, sự không thỏa hiệp, không nhắm mắt đóng cho xong chuyện của họ đang là vấn đề mẫu mực về thượng tôn pháp luật, bởi theo Thông tư 55 - Bộ Giáo dục thì Hội cha mẹ học sinh không được phép thu tiền một cách tùy tiện, thậm chí không được tổ chức thu tiền cha mẹ học sinh…), sự xỉ vả của bà Tuyến đã đạt đến ngưỡng không những xem người khác dưới mắt mà như một thứ tôi đòi, bắt người kia phải đứng dậy, giới thiệu tên họ, bản thân… Thực sự là cách hành xử còn ghê gớm hơn cả sự tra vấn của công an với tội phạm !

Câu chuyện dậy sóng bất bình trên mạng xã hội, đương nhiên nỗi bất bình, khó chịu ném vào bà Tuyến và cả giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng của trường An Hội, bởi buổi họp đó có mặt bà hiệu trưởng và giây phút bà Tuyến nhục mạ người khác cũng có mặt bà hiệu trưởng. Đương nhiên sự bất mãn có thể lắng xuống nếu như bản thân hiệu trưởng biết lỗi và có những hành xử, điều chỉnh phải lẽ, rất tiếc, sự việc không diễn ra theo hướng này !

Điều mà dư luận đặt câu hỏi là theo thông lệ, cuộc họp phụ huynh của các lớp học chỉ có giáo viên chủ nhiệm, các phụ huynh học sinh và ban đại diện phụ huynh học sinh, hiệu trưởng tuyệt nhiên không xuất hiện trong buổi họp này, bởi hai lý do, thường một ngày dành riêng cho việc họp phụ huynh của trường thì có đến mấy chục lớp tổ chức họp, ban giám hiệu làm sao có mặt đầy đủ ở các lớp, hơn nữa họ có mặt để làm gì ? Thậm chí sự có mặt của ban giám hiệu có thể gây trở ngại cho buổi họp, bởi mọi thứ của ban giám hiệu phổ biến thông qua văn bản, thông báo, qua giáo viên chủ nhiệm. Theo những gì video ghi lại, bà Tuyến nói rằng đã từng xin nhà trường xây dựng một lớp học đầy đủ tiện nghi nhất, và theo trả lời báo chí của bà hiệu trưởng thì ngoài việc này, bà Tuyến còn ủng hộ cho trường 15 triệu đồng để xây dựng quĩ trường… Để rồi trong buổi họp, Tuyến mạnh miệng tuyên bố rằng năm trước đã nhắc với ba phụ huynh kia hãy chuyển con sang lớp khác, đừng theo lớp này… cách nhắc của Tuyến mang màu sắc vừa đấu tố, vừa đe nẹt, vừa hù dọa và khinh bỉ… Nhìn chung, cách hành xử của Tuyến trong video cho thấy Tuyến xem họ chẳng có gì là bình đẳng hay đồng đẳng, mà là của bề trên, của kẻ thượng đẳng đang nhìn xuống tầng lớp hạ lưu và mặc sức xỉ vả…

Khi mạng xã hội dậy sóng, câu hỏi đặt ra cho từng bộ phận trách nhiệm, người liên đới đầy đủ rồi thì báo chí nhà nước vào cuộc, bà hiệu trưởng trường An Hội trả lời báo chí, phủi toàn bộ trách nhiệm của bà ta ! Đầu tiên là bà không giải thích lý do bà có mặt tại buổi họp phụ huynh của lớp học hôm đó. Thứ đến, bà cũng không giải trình được việc bà đã im lặng để mặc cho các phụ huynh chịu tiếng chì tiếng bấc của bà Tuyến… Nhưng, chưa dừng ở đó, bà chối phăng tội !

Khi báo chí hỏi về trách nhiệm của hiệu trưởng trong vụ việc, bà hiệu trưởng trả lời : "Không, dĩ nhiên người đầu tiên là phụ huynh Tuyến, người phát biểu nóng nảy, thiếu kiềm chế để xảy ra sự việc đó. Người thứ hai để xảy ra sự việc là người đăng clip. Tại vì thực ra clip không lên thì không xảy ra sự việc tùm lum như vậy. Giải quyết nội bộ thì không có chuyện tùm lum như vậy.

Tôi đã hỏi những phụ huynh trong lớp có cảm thấy bị hạ nhục không, có cảm thấy bức xúc với chị Tuyến không thì họ đều nói không biết. Bốn người khó khăn trong lớp đó đều nói như vậy luôn".

Như vậy, nội dung trả lời của bà hiệu trưởng này xoay quanh ba vấn đề chính : Trách nhiệm, tội lỗi không liên quan đến hiệu trưởng ; Người tung video clip lên mạng cũng là người có lỗi và ; Những người trong lớp đồng lòng với bà Tuyến, họ không cảm thấy bị nhục mạ, thậm chí "bốn người nghèo" cũng thấy không bị nhục mạ !

Là một lãnh đạo nhà trường, rõ ràng không thể vô duyên vô cớ có mặt trong buổi họp phụ huynh, và một khi xuất hiện, đương nhiên quyền điều hành cao nhất buổi họp phải thuộc về hiệu trưởng chứ không phải giáo viên chủ nhiệm nữa, vậy mà người ta đấu tố, xúc phạm danh dự người họp ngay trước mặt bà, bà không lên tiếng, thậm chí cái cớ xúc phạm đang vi phạm đạo đức xã hội trầm trọng mà bà vẫn ngậm miệng ! Bà còn cho rằng việc này xử lý nội bộ là xong, vậy bà đã xử lý đến đâu, không nghe bà nhắc ? Và bà cũng không bàn tới vấn đề thu tiền như vậy là đúng hay sai, tại sao có mặt hiệu trưởng mà người ta ngang nhiên thu quĩ lớp ? Dựa vào mấy câu hỏi, thậm chí chưa biết hỏi hay là hù dọa, đe nẹt, hỏi hay là mớm trả lời mà bà dám khẳng định là người ta không cảm thấy bị nhục mạ ? !

Và nội dung trả lời báo chí của một bà hiệu trưởng chỉ cho thấy duy nhất được một vấn đề, nhưng cái vấn đề duy nhất ấy lại lột tả được mọi ngóc ngách, khía cạnh của sự việc và hiện tượng. Đó là tính giảo hoạt, gian manh, sự lươn lẹo, bất chấp cũng như sự nói láo không biết ngượng mồm đã trở thành nếp sinh hoạt của đại đa số giới lãnh đạo ngành giáo dục nói riêng và giới cán bộ, đảng viên nói chung. Dường như khi bắt gặp việc gì không có lợi, thì việc đầu tiên phải là chối bỏ trách nhiệm, sau đó buộc tội một ai đó để đánh lạc hướng và cuối cùng là dìm chết, biến người khác thành kẻ thế mạng để bản thân tiếp tục làm mưa làm gió, gây tội lỗi và đạp qua nỗi đau đồng loại để phè phỡn ! Cho đến lúc này, nói về tính hưởng thụ của đám lãnh đạo ngành, của cán bộ nhà nước, chỉ có thể là phè phỡn, không hơn không kém !

Và càng phè phỡn bao nhiêu, gương mặt ma cô của họ càng lộ rõ bấy nhiêu ! Chỉ lo cho tương lai, con em chúng ta phải học tập trong môi trường quá đỗi u ám như thế này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 16/10/2022

*************************

Giáo dc và chưa biết khi nào tri mi sáng !

Trân Văn, VOA, 15/10/2022

Chng hn như s kin Hi Phụ huynh học sinh trường Trung học phổ thông Tây Thnh (qun Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) yêu cu mi ph huynh đóng thêm khong 7,1 triu đng/năm và nh vy, trường s kiếm được khong 1,3 t đng trong niên khóa này.

giaoduc2

Nhà trường là nơi truyền chữ cho học sinh, không phải công ty kinh doanh bảo hiểm - Hình minh ha.

Giáo dc vn là mt trong nhng lĩnh vc gây bt bình và lo ngi cho nhiu gii trong xã hi Vit Nam. Ngoài nhng bt cp liên quan đến qun tr - điu hành, trao truyn kiến thc, k năng, bt chp các tuyên b, cam kết ca nhng cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương, bt bình đng trong cơ hi th hưởng giáo dc như mt loi phúc li công cng càng ngày càng trm trng.

Tun này, Dân Trí gii thiu mt video clip dài bn phút ghi li phát biu ca bà Phm Th Kim Tuyến - Hi phó Hi Ph huynh hc sinh Tiu hc An Hi (qun Gò Vp, Thành phố Hồ Chí Minh) ti cuc hp ph huynh hc sinh lp 3/10 trường này. Trong cuc hp va đ cp, bà Tuyến đã đim mt mt s ph huynh, yêu cu tr li ti sao không góp tin và khuyến cáo, đi ý : Nghèo thì đng đua đòi cho con theo hc lp 3/10(1) !

Video clip va đ cp khiến nhiu người ni gin nhưng ít ai ngc nhiên. S người bày t s sng st trên mng xã hi Vit ng phn ln là nhng người ri Vit Nam đã lâu như Hue Chi Ha Thi : Hãi hùng quá ! Sao các ph huynh khác có th đ s vic này xy ra như vy ? Đáng l phi tng c ph huynh kia ngay và lin. Chng l là cy có bo kê ca hiu trưởng nên gáy to (2) ?

Bi bà Tuyến phát biu như thế trước mt c giáo viên ln Hiu trưởng nên nhiu người nghĩ như Do Duy Ngoc :Đúng là bí i. Ai cho phép bà này ln tiếng bo gia đình nào khó khăn thì đng hc lp này ? Aicho bà quynhài tên nhng ph huynh nghèo ? Ai cho bà quyn làm nhc người khác ? Khn nn nht là hiu trưởng, giáo viên ch nhim ngi im thin thít. Không im sao được khi có người huy đng tin cho mình. Tht s khn nn ! Nhà trường biến thành nơi bán ch. Người thy thành k đi buôn.Không th chp nhn hành vi ca bà này, cũng không th chp nhn nhng k mang danh giáo chc nhưng đ đng tin biến thành đn hèn như thế. Trcon mi lp ba mà đã gieo vào đu chúngs khinh r người nghèo, phân chia sanghèn trong lp hc... Chúng ta căm phn khi xem videoclip, nghenhng nhng li nghch nhĩ ca bà Hiphó Hi Phụ huynh học sinh nhưng ri mun con được đi hc cũng đành nghiến răng, nhn ăn mà đóng cho đ đ chúng chia nhau. Khn nn thế đy !Nn giáo dc gi đây nm tn dưới đáyh ri, không còn cách nào vc lên được na. Khi nào không còn nhng th thi đua vô b, không còn là ch mua bán ch, không còn nhng k tìm đ cách đ chia chác li lc vi nhau, không còn đám chim mi mang lt Hi Phụ huynh học sinh, không còn nhng k đn hèn vì sinh kế mà cúi đu nhn nhc... lúc đó mi mong trường hc đúng là nơi dy ch, dy làm người (3)...

Cũng có mt s người như Thái Ho cho rng :Dù nhng phát biu ca bà Tuyến rt đáng phê phán nhưng đó vn không phi là đi tượng chính đ chúng ta trút ni bt bình và công phn ca mình. Theo ông Thái Ho :Trong bui hp có giáo viên ch nhim và hiu trưởng ngi d ti sao v ph huynh đi din cha m hc sinh li có th tht ra nhng li như : "Nhng ph huynh tht s khó khăn đng theo các lp này... Hoàn cnh em khó khăn lm, đi chiếc xe đp rt ti nghip"... Ri ch mt tng ph huynh, yêu cu đng dy, cht vn, s nhc ? Không có s bàn bc, thông đng ca giáo viên ch nhim và nht là hiu trưởng, liu v ph huynh y có dám nói năng ngang ngược như thế không ? Và nói thế đ làm gì ?Chưa hết, khi phóng viên báo Lao Đng hichuyn thì ông Trnh Vĩnh Thanh - Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo qun Gò Vp tr li rng videoclip ghi li bui hp "xy ra t năm ngoái nhưng không hiu sao gi này li xut hin". Nó chng t mt s bao che có h thng t trường lên ti phòng và thm chí là cao hơn na. Như vy, đây là căn bnh ca ngành giáo dc ch không phi ch là vn đ đo đc cá nhân ca v đi din cha m hc sinh kia. Dù màu sc, tính cht, nng nh khác nhau nhưng v cơ bn, ngày nay các ban đi din cha m hc sinh đã tr thành cánh tay ni dài ca các cp qun lý giáo dc mà trc tiếp là hiu trưởng. Chính b máy y đã tuyn la, đnh hướng và góp phn làm hư nhng ban đi din này trên khp c nước.

Thái Ho lưu ý thêm :Toàn b phát biu ca v đi din cha m hc sinh xoay quanh chuyn tin, đóng tin. Lut giáo dc nêu rõ là Trung học phổ thông và Trung học cơ sở, nghĩa là phi min phí. Tuy nhiên, dù lut ghi rành rành như thế nhưng mi hôm qua tThành phố Hồ Chí Minh còn quyết đnh tăng hc phí lên gp năm ln so vi hin ti. Chuyn gì đang xy ra vi cái gi là Lut Giáo dc vy ?Nhc li, theo lut, ít nht là đi vi Tiu hc và Trung học cơ sở, thì phi là min phí - không được thu hc phí ch đng nói đến vic đ ra các khon trên tri dưới đt đ thu đến khô xương kit máu ca cha m hc sinh như thế. Cũng xin nhc li, cái cn bàn, cn lên tiếng và phn đi đây không phi là đo đc ca v đi din cha m hc sinh kia mà là s hư hng ca b máy qun lý, là s bóp méo Lut Giáo dc.Mt hiu trưởng ngi trong phòng hp nghe đi din ph huynh phát ngôn như thế mà không h có s can thip nào, ông/bà ta phi b đui khi ghế hiu trưởng. Mt Trưởng phòng Giáo dc quanh co nói di và bao che trng trn như thế phi b cách chc. Và mt b lut công khaib t chi thc thi như thế, hãy yêu cu nó được thượng tôn  (4).

***

Giáo dc không ch khiến thiên h sôi sùng sc vì video clip va đ cp. Giáo dc còn được đun sôi bi vô s s kin khác. Chng hn như s kin Hi Phụ huynh học sinh trường Trung học phổ thông Tây Thnh (qun Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) yêu cu mi ph huynh đóng thêm khong 7,1 triu đng/năm và nh vy, trường s kiếm được khong 1,3 t đng trong niên khóa này. Không th k hết s sáng to ca h thng đang điu hành các "mái trường xã hội chủ nghĩa" khi lp nhng khon thu, thu t tin mua giy v sinh tr lên đế"chăm cô". Thm chí hc sinh lp mt qun Ba Thành phố Hồ Chí Minh còn phi "h tr sa cha, ci to, xây dng nhà cho công nhân viên chc, lao đng nghèo trên đa bàn qun ba" đ thc hi"Mái m công đoàn". Có nhng facebooker như Hoàng Nguyên Vũ thc mc :Nhà trường sinh ra trên đi này đ làm gì vy (6) ? Vi thiên h, nhng thc mc kiu này có th là ng ngn nhưng ti Vit Nam, đó là ni đau mà các thế h cùng "ngm đng, nut cay" chu đng vì không được tr li và cũng không th tr li !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/10/2022

Chú thích

(1) https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/hieu-truong-giai-trinh-sau-clip-neu-kho-khan-dung-hoc-lop-nay-20221012144300102.htm

(2) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02AT3etenok5juPaHZzZFXbkmJvZ9ZmtBnZUc9UixEEyPESRwCAgTBJ6vQJYCFNTPrl&id=1471975569

(3) https://www.facebook.com/doduyngoc/posts/pfbid02BiKsKQaUqp1UBaq7JaGGfCPjx4axersvAjZAA6fDprmchKCqNzQqL6DuMRDCAG79l

(4) https://www.facebook.com/100059910855657/posts/pfbid0RJAmmumuNXvaw3pw9S2UoPTFvvuSo1bcegdMVGSRyTMHLeYgNgXir92pom9mb7Zal/

(5) https://zingnews.vn/phu-huynh-buc-xuc-vi-phai-dong-tien-theo-goi-y-cua-hieu-truong-post1359431.html

(6) https://www.facebook.com/hoangnguyenvunhabao/posts/pfbid0Y3oBwutpLpTM58yrfzzFrnW7Ze9sEhQVZHLSHgYXk7QtnkDayBLZQvLxGoKrPVrMl

Published in Diễn đàn

Giáo dục Việt Nam có thể phát triển nhờ lãnh đạo dự và phát biểu tại nhiều hội nghị quốc tế ?

RFA, 23/09/2022

Ngày 19/9/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Mỹ. Hội nghị do Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres chủ trì. Hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.

thachkhe3

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị thượng đỉnh giáo dục tại Hoa Kỳ. Photo : baochinhphu.vn

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình bày tham luận với chủ đề "Chuyển đổi giáo dục để chuyển đổi thế giới : Học tập để chung sống bền vững". Bộ trưởng thông tin, trong hơn hai năm qua sự nghiệp giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến giáo dục nhờ ý chí, nỗ lực của học sinh, thầy cô và nhà trường.

Đây không phải lần đầu Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế về giáo dục. Từ năm 2012, Việt Nam đã cử Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là ông Trần Quang Quý tham dự Hội nghị quốc tế về giáo dục với chủ đề "Thay đổi giáo dục để phù hợp với thế giới đang chuyển mình" diễn ra tại thủ đô London, Anh quốc.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, dù Việt Nam có tham gia bao nhiêu hội nghị quốc tế về giáo dục đi chăng nữa cũng không cải thiện được nền giáo dục nước nhà, nếu không thay đổi chính sách giáo dục hiện nay.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng từng có nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam nêu quan điểm của ông với RFA sáng 22 tháng 9 :

"Chuyện tham dự hội nghị giáo dục ở nước ngoài hay tại Việt Nam có ảnh hưởng rất ít, thậm chí không nghĩa lý gì đến chính sách giáo dục, triết lý giáo dục mà Việt Nam đã chấp nhận từ mấy chục năm nay.

Sau bốn mươi mấy năm hòa bình thì tình hình ngày càng trầm trọng chứ không thay đổi gì cả. Ông nào lên cũng muốn cải tổ. Gần nhất là ông Nguyễn Kim Sơn thì tôi thấy nói chuyện tương đối thật nhất. Nhưng khi nói tới cải tổ những việc cụ thể thì không có gì làm cho tôi thấy phấn khởi cả.

Những ông ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đi qua bên Mỹ để cập nhật chương trình giáo dục và cách tổ chức đại học của Mỹ để học hỏi, nhưng khi về tới Hà Nội thì đâu lại vào đó. Ổng lo bảo vệ cái ghế của ổng chứ đâu có dám đưa ra những ý kiến thay đổi gì. Thay đổi phải từ cấp cao Bộ Chính trị. Nhưng những người này lại thường thiển cận trong suy nghĩ nên không để ý đến sự thay đổi. Cho nên phần đông những người trong khuôn khổ của chế độ thì dậm chân tại chỗ.

Chỉ cần lấy chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, lấy những giáo trình đã áp dụng tại miền Nam từ năm 1954 đến 1975 để thực hiện là đã đi đúng hướng. Như thế là cải tổ rồi".

Nhà giáo Đinh Kim Phúc không tin có một cuộc cải cách giáo dục tại Việt Nam :

"Nói đến giáo dục Việt Nam trong hơn 40 năm qua, kể từ khi đất nước thống nhất thì phải thừa nhận một cách khách quan, là thế hệ trẻ hiện nay nhiều người rất giỏi vì được sinh ra và lớn lên trong điều kiện toàn cầu hóa. Nhưng xét trên tổng thể giáo dục Việt Nam thì vẫn lẹt đẹt. Nói theo cố Giáo sư Hoàng Tụy thì giáo dục Việt Nam không phải lạc hậu mà là lạc hướng. Mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo đã bị lạc hướng, xơ cứng dẫn đến sự thụt lùi của giáo dục Việt Nam.

Ở khu vực Đông Nam Á có tổ chức Hội đồng Bộ trưởng cũng có nhiều chương trình huấn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục các nước. Nhưng Việt Nam vẫn không theo kịp.

Nếu Việt Nam muốn sánh vai với các nước Đông Nam Á thì phải xác định lại mục tiêu đào tạo. Nhưng muốn xác định lại mục tiêu đào tạo thì nó lại gắn liền với mục đích chính trị ; với kết quả của lý tưởng cộng sản xây dựng chủ nghĩa xã hội… Tất cả nó chi phối mục tiêu của giáo dục. Do đó theo tôi, rất khó để tiến hành một cuộc cải cách giáo dục, thậm chí không thể thực hiện một cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam".

thachkhe4

Rất khó tiến hành một cuộc cải cách giáo dục, thậm chí không thể thực hiện một cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam

Triết lý giáo dục là điều được nhiều người nói đến nhằm cải tổ nền giáo dục Việt Nam. Triết lý giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa là Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng. Tại phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu lên triết lý giáo dục của Việt Nam là "triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế". Ông Đam kêu gọi đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, người từng làm trong ngành giáo dục ở miền Bắc hơn 30 năm, đưa ra nguyên nhân vì sao Việt Nam lại không đưa ra triết lý giáo dục chính thức :

"Quốc hội hay ngành giáo dục không muốn một triết lý giáo dục nào ngoài những nguyên lý giáo dục cộng sản đề ra. Người ta ngại không bắt chước giáo dục chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, không muốn giống thế giới và cũng không nghe một nhà khoa học nào mà cứ coi như nguyên lý giáo dục của Đảng, nghị quyết của Đảng là sáng suốt nhất, là chân lý rồi".

Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giảng dạy tiếng Anh ; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lớn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ; khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ tăng cường hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục.

Nói về giáo dục đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng cho rằng phải làm sao để quyền lực học thuật phải là linh hồn quyền tự chủ của đại học. Đây là một phát biểu được cho là ‘đột phá’ của một vị bộ trưởng giáo dục từ trước đến nay.

Giảng viên Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông về phát biểu của ông Sơn :

"Theo tôi, khoa học kỹ thuật, Toán, Lý, Hóa…thì được. Nhưng các ngành khoa học xã hội thì có dám cho sinh viên và giảng viên được tự do học thuật hay không ?

Chúng tôi có được bàn tất cả các vấn đề bằng các nguồn tham khảo trên thế giới để lý giải một vấn đề của lịch sử, của văn học, của khoa học-xã hội của đất nước hay không ? Rõ ràng là không được !

Như vậy, muốn học thuật là linh hồn của các trường, muốn có tự do sáng tạo thì con người phải thực sự được giải phóng về mặt tư tưởng. Phải được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do tư duy để tự mình tiếp cận đến chân lý nhằm khắc phục những yếu kém để vươn lên với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ có một chuyện rất nhỏ là học sinh lớp Một mới sáu tuổi mà phải có 23 cuốn sách giáo khoa. Đó là nền giáo dục gì tôi không định nghĩa nổi !"

Tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng hiến pháp, mà còn là điều kiện cần thiết trong cải cách giáo dục. Tự do học thuật tạo ra những con người tự do, chính là mục tiêu của một nền giáo dục khai phóng.

Nguồn : RFA, 23/09/2022

**************************

Số phận mỏ sắt Thạch Khê vẫn còn treo !

RFA, 23/09/2022

Hội thảo "Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh : Tiếp tục hay dừng khai thác" vừa diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo khoa học này được Hội Kinh tế môi trường Việt Nam tổ chức vào ngày 23/9/2022 với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, chủ đầu tư, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh và đại diện chính phủ.

thachkhe1

Khu vực Dự án Mỏ sắt Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh. Courtesy PanNature

Ngay sau khi tham dự buổi Hội thảo ngày 23/9, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Trung Thuận - Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam, trao đổi với RFA vào tối cùng ngày :

"Hội thảo hôm nay có nhiều báo cáo phát biểu khác nhau từ các bên liên quan, các nhà khoa học, các nhà quản lý Đây là một hội thảo mà tôi cho rằng rất là hay, ý kiến đa dạng, dẫn liệu nhiều. Buổi hội thảo làm việc tương đối khẩn trương, tuy nhiên chưa kết thúc và chưa có câu trả lời cho nhà nước rằng nên tiếp tục cho khai thác hay đóng cửa mỏ sắt. Thật ra vấn đề mỏ sắt Thạch Khê quá ư là phức tạp, vì vậy cho đến nay chưa ai có thể dám đưa một lời khẳng định nên tiếp tục hay đóng cửa mỏ".

Tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), là một trong các cổ đông của dự án Mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh cho biết, hiện chủ đầu tư dự án là TKV đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho dự án này, nếu dừng đầu tư thì số tiền đã đầu tư ai sẽ chịu trách nhiệm đền bù ?

Theo ông Mạnh, đến nay dự án đã thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của cấp thẩm quyền ; đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản nên không có cơ sở pháp lý để dừng dự án.

Trong khi một số nhà khoa học và đại diện tỉnh Hà Tĩnh nêu các vấn đề quan ngại như : Công nghệ, kỹ thuật khai thác ; phương thức vận chuyển quặng ; thị trường tiêu thụ ; năng lực tài chính ; hiệu quả kinh tế, rủi ro về xã hội ; an toàn trong khai thác, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân sinh…

Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam - Giáo sư Tiến sĩ Đặng Trung Thuận nói với RFA quan điểm của ông về việc này :

"Quan niệm của tôi từ trước đến giờ không thay đổi, có nghĩa là muốn tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê hay dừng hẳn thì tùy thuộc vào điều kiện khai thác. Vì khai thác có thể gặp rất nhiều rủi ro, nếu những rủi ro đấy mà xảy ra trong thực tế thì tác hại rất lớn, không chỉ trong phạm vi mỏ mà có thể cả một vùng rộng lớn ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, kể cả ngoài biển cũng như là trên đất liền".

Vì vậy, theo Giáo sư Tiến sĩ Đặng Trung Thuận, cần phải xem xét thật kỹ để tìm ra những giải pháp có thể tránh né các rủi ro. Ông Thuận nêu ví dụ :

"Ví dụ rủi ro về các hang động ngầm Caster, bởi vì mỏ này nằm trong kết cấu địa chất là nơi tiếp xúc giữa một loại đá granite Magma và một đá cacbonat thì bao giờ nó cũng có những hang hốc Caster ngầm, mà đã là hang hốc Caster thì bao giờ cũng tích nước. Khi khai thác động vào những hang hốc Caster như thế thì có thể xảy ra một sự cố gọi là bục nước, có thể gây ra chết người, hỏng thiết bị. Ở Quảng Ninh cũng đã từng có những mỏ bị bục nước, giống như mình chích một mũi kim vào là nước đổ ào ra làm chết thợ mỏ ở Quảng Ninh. Đó là điều quan ngại, nếu như không khoan thăm dò điều tra tính toán kỹ các hang hốc Caster, thì hiện tượng tích nước cục bộ trong các hang hốc Caster sẽ trở thành hiểm họa".

thachkhe2

Hội thảo "Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh : Tiếp tục hay dừng khai thác" diễn ra tại Hà Nội ngày 23/9/2022. Courtesy Bộ Công Thương.

Mỏ sắt Thạch Khê nằm cách thành phố Hà Tĩnh 18 km về hướng Đông Bắc, cách bờ biển 1,6 km và cách cảng Vũng Áng 66 km. Đây là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng nửa tỷ tấn và trữ lượng của mỏ sắt Thạch Khê chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt nam.

Dự án Mỏ sắt Thạch Khê vào năm 2017 đã bị dừng khai thác. Tuy nhiên, vào ngày 11/6/2022 Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam TKV đã có đề xuất với Chính phủ về việc tái khởi động dự án này.

Trước đó, vào ngày 17/6/2022, Trung tâm Con người và Thiên nhiên – PanNature đã có kiến nghị đóng cửa Mỏ sắt Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh. Bản Kiến nghị chỉ ra hàng loạt rủi ro của Mỏ sắt Thạch Khê như ổn định bờ mỏ, chống ngập, rủi ro gặp hang động ngầm, nguy cơ gây thảm họa môi trường do đổ thải ra biển, rủi ro thị trường tiêu thụ quặng sắt, nhiễm mặn vùng ven biển và nguy cơ hoang mạc hóa vùng cồn cát ven biển…

Giáo sư Tiến sĩ Đặng Trung Thuận giải thích thêm :

"Rủi ro là gì ? Đó là những tai họa, thẩm chí thảm họa mà chúng ta, tất cả các chuyên gia không thể nói trước được. Nó xảy ra ở dạng rất là bất ngờ không thể biết trước, không ai có thể nói chắc được. Khi nó xảy ra thì tác hại của nó rất lớn, có khi không phải là tai họa bình thường mà có thể là hiểm họa đối với con người và môi trường. Cho nên trường hợp của mỏ sắt Thạch Khê, một mỏ nằm rất gần bờ biển. một mỏ mà trong cấu tạo địa chất có đá vôi, khu vực đấy cũng là khu vực bờ biển của Hà Tĩnh hứng chịu rất nhiều thiên tai, các cơn bão lớn mà cường độ có thể lên đến cấp 10, cấp 11 và sóng biển có thể dâng cao bốn năm mét".

Theo Giáo sư Tiến sĩ Đặng Trung Thuận, việc đổ chất thải của mỏ sắt Thạch Khê trên bờ hay ra biển cũng sẽ gặp nhiều rủi ro an toàn môi trường. Cho nên ông Thuận cho rằng những rủi ro như thế cần được dự tính trước để tìm cách tránh né nhằm giảm tối thiểu thiệt hại, chứ không thể chống lại được những rủi ro đó.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến 2002, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này cho rằng :

"Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt có nồng độ quặng cao và có hàm lượng lớn. Nhưng mà mỏ sắt lại nằm sát cạnh biển, vì vậy cho nên việc khai thác mỏ này sẽ đòi hỏi có những biện pháp ngăn chặn được biển xâm lấn. Khai thác trong điều kiện mỏ sắt ở vùng có nước biển là một vấn đề kỹ thuật, mà từ lâu Việt Nam có đưa ra để bàn cãi, thảo luận và cũng có đưa ra nhiều phương án".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, hiện nay các phương án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là chưa đủ thuyết phục. Vì vậy, ông Doanh cho rằng có lẽ phải tạm hoãn, để đến khi nào có một phương án đủ an toàn, thì lúc bây giờ lại có thể khai thác mỏ sắt có hàm lượng rất cao, rất tốt này.

Tuy nhiên, Giáo sư Đặng Trung Thuận cho rằng, nếu loại bỏ những rủi ro và quyết định tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê thì sản lượng khai thác hàng năm rất lớn, trong khi tại Việt Nam chưa có chỗ nào chuẩn bị nhà máy để làm giàu quặng từ mỏ sắt này. Vì theo ông Thuận, những nhà máy có quy mô như Formosa thì từ đầu đã tuyên bố không sử dụng quặng của Mỏ sắt Thạch Khê, vì Formosa đã có những mỏ sắt của Brazil và Úc rất chất lượng và phù hợp dây chuyền của Formosa. Trong khi quặng Thạch Khê có nhiều kẽm, không phù hợp dây chuyền của Formosa. Còn Tập đoàn Hòa Phát trước kia có đề nghị tham gia Mỏ Thạch Khê, nhưng bây giờ lại quyết định không tham gia vì đã mua một mỏ sắt của Úc.

Nếu tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê phải chịu nhiều rủi ro, mà lại khó tiêu thụ, thì liệu có nên tiếp tục khai thác ?

Nguồn : RFA, 23/09/2022

***********************

Cảnh báo sụt lún mới và mức độ hiệu quả của biện pháp do chính phủ đề ra !

RFA, 21/09/5022

Thêm một báo cáo của các nhà khoa học cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố ở Đông Nam Á đang lún xuống so với mực nước biển nhanh nhất thế giới.

thachkhe5

Ảnh minh họa : Miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050. Courtesy Climate Central

Báo cáo vừa nói là nghiên cứu phối hợp của Viện quan sát Trái Đất Singapore, Đại học New Mexico, Viện Kỹ thuật Zurich và Phóng thí nghiệm phản lực NASA thực hiện.

Theo The Straits Times, ảnh vệ tinh 48 thành phố ven biển toàn cầu giai đoạn 2014-2020 trong báo cáo cho thấy tốc độ sụt lún trung bình là 16,2 mm mỗi năm. Một số thành phố thậm chí lún xuống tới 43 mm mỗi năm. Trong khi đó, nước biển dâng với tốc độ 3,7 mm mỗi năm.

Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang lún xuống với tốc độ 16,2 mm mỗi năm, gấp khoảng 4 lần so với Jakarta của Indonesia ở mức 4,4 mm/năm.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu độc lập về Đồng bằng sông Cửu Long, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này cho biết :

"Các nghiên cứu này được thực hiện cho toàn cầu và ý nghĩa của nó nằm chủ yếu ở phần cảnh báo cho thế giới tình hình có thể xấu, tức là số triệu người sống ở những nơi thấp hơn mực nước biển sẽ rất nhiều hơn so với khi tính cao trình bằng phương pháp SRTM (Shuttle Radar Topography Mission) nếu thế giới không cùng nhau nhanh chóng cắt giảm phát thải".

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện, muốn đánh giá tác động và tìm cách thích ứng tại từng quốc gia thì phải tính tới tình hình cụ thể và không nên hốt hoảng.

Đây không phải lần đầu tiên tình trạng sụt lún tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế cảnh báo, vào ngày 29/10/2019 Tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ mang tên Climate Central đã công bố nghiên cứu mới được The New York Times đăng tải cho thấy, số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đó, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.

Theo báo cáo này, phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế quốc gia, cũng sẽ biến mất. Dự báo của Climate Central không tính đến phần đất bị mất do xói mòn bờ biển hay sự gia tăng dân số trong tương lai.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia môi trường và tài nguyên, đang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu của Đại Học Cần Thơ, khi trả lời RFA hôm 21/9 cho biết :

"Bây giờ vấn đề sụt lún vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù có những chính sách hạn chế như không cho khai thác nước ngầm ở nhiều nơi và giãn mật độ xây dựng ở những khu vực đúng sục nhiều. Nhưng vấn đề là sụt lún vẫn tiếp tục xảy ra, không phải mình ra lệnh ngưng là lún nó ngưng lại, vì đây là quá trình lâu dài, ảnh hưởng lâu dài. Thành ra các nơi chỉ có thể tiếp tục theo dõi cảnh báo chứ không có cách nào khác".

Ông Tuấn cho biết thêm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước :

"Có những đề tài nghiên cứu và sau đó kiến nghị chính phủ là một trong những giải pháp là giảm bớt khai thác nước ngầm, vì đó là nguyên nhân gây sụt lún nhiều nhất. Và sau đó là vấn đề thiếu hụt phù sa cũng là vấn đề nan giải không thể nào giải quyết được trong điều kiện bây giờ. Thứ hai là do tập trung xây dựng quá nhiều trên vùng đất yếu. Vừa rồi trong các quy hoạch cũng có những vấn đề này".

Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, dù có giảm ngay tình trạng khai thác nước ngầm thì quá trình sụt lún vẫn tiếp tục, chứ không thể nào dừng lại được liền. Theo ông Tuấn, chỉ có cách là dời mật độ xây dựng đi ra những nơi xa thì sẽ giảm tác động.

thachkhe6

Ảnh minh họa chụp tại tỉnh An Giang trước đây. AFP PHOTO.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2007 – Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định với RFA hôm 21/9 :

"Ở Việt Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí xuống tới miền Tây, tức vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng đã thể hiện hiện tượng lún khá mạnh. Nguyên nhân do khai thác nước ngầm không đúng quy tắc, đồng thời chuyện xây dựng cũng gây ra lún. Tất cả là do nhà nước không quản lý một cách chặt chẽ, chính vì vậy tạo ra hiện tượng sụt lún khá mạnh. Riêng thành phố Hồ Chí Minh không được khảo sát kỹ mà đã bắt đầu quá trình xây dựng như đã diễn ra, nên chắc chắn chuyện sụt lún sẽ xảy ra, đó là chuyện đương nhiên".

Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, thật sự là có giải pháp để hạn chế việc sụt lún, nhưng không dễ thực hiện tại Việt Nam :

"Chỉ có điều nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là theo sáng kiến người dân. Ví dụ khi họ thấy nuôi tôm có thể mang lại lợi ích, thì các hộ gia đình đua nhau tìm chỗ đào các kiểu vuông tôm để nuôi tôm và khi nuôi tôm thì khai thác nước ngầm cực kỳ lớn. Tương tự thì cũng có hộ đào ao nuôi cá, hoặc chuyển từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, đúng là hiệu quả kinh tế cao, nhưng tác động môi trường cũng khá lớn. Nếu chưa xây dựng thì sụt lún không ai nhìn thấy, mặc dù đất bị sụt lún nhưng không thất nhiều. Trong quá trình đô thị hóa sẽ thấy tác động cực kỳ lớn sau này".

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún một cm mỗi năm, trong khi mực nước biển dâng là 3-5mm/năm. Trong đó, có một số địa phương tốc độ sụt lún trung bình lên tới 5,7cm/năm.

Liên quan vấn đề sụt lún tương tự xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Hữu Thiện nói :

"Ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần đây đã có nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan khá chi tiết, tái khẳng định lại cao trình của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 0.82cm, điều mà chúng ta đã biết từ lâu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan dự báo đến cuối thế kỷ 2100 (80 năm nữa) với mức nước biển dâng trung bình 40cm thì 25% Đồng bằng sông Cửu Long sẽ dưới mực nước biển. Cộng thêm tốc độ sụt lún trung bình hiện nay 1.1cm/năm nhiều diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ dưới mực nước biển".

Giải pháp cấp bách hiện nay là gì và Chính phủ Việt Nam nên vào cuộc ra sao để đối phó với tình trạng trên ? Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, nêu ý kiến :

"Chính phủ có ra nghị định 167 phân làm năm vùng hạn chế khai thác, giao cho từng tỉnh để thực hiện. Nhưng khi triển khai ở từng tỉnh thì có lắm vấn đề, tôi thấy 167 là nỗ lực ban đầu tốt, nhưng chắc cần phải sửa đổi. Vì thứ nhất là dữ liệu không có để cho các tỉnh nghiên cứu chi tiết sụt lún liên quan nước ngầm tại địa phương, chỉ có cấp đồng bằng, không đủ để lên bản đồ. Chuyện thứ hai là giá nước ngầm rất rẻ so với giá nước mặt, vì giá nước mặt quá ô nhiễm nhiều phân bón thuốc trừ sâu nên xử lý rất tốn kém. Nên xài nước ngầm tiện lợi hơn, nhưng có hai mặt, nếu địa phương nào siết không cho sử dụng nước ngầm thì nhà đầu tư sẽ bỏ đi".

Ngoài ra, theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, do nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long quá thâm canh, nên sử dụng nước ngầm quá nhiều. Một khó khăn nữa của nghị định 167 theo ông Thiện là các tầng nước ngầm sâu liên tỉnh chứ không ở riêng một tỉnh, nên phân theo từng tỉnh để hạn chế thì chưa thực sự hiệu quả. Do đó cần phải có quy hoạch tổng thể cho nước ngầm. Ông Thiện cho biết thêm những hạn chế của nghị định 167 :

"Chính phủ lập bản đồ nước ngầm theo chiều ngang, mà có tới bảy tầng nước ngầm nhưng không phân vùng theo chiều đứng. Như vậy sẽ có tầng nước ngầm vẫn bị lạm dụng như thường, thiếu liên kết vùng, thiếu điều phối vùng, thiếu cơ chế chế tài để xử phạt nếu vi phạm nghị định 167. Bộ thì giao xuống tỉnh công việc để làm theo 167, nhưng không cấp kinh phí, tỉnh thì thiếu năng lực, thiếu kinh phí nên rất khó khăn khi thực hiện 167".

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, việc sử dụng nước ngầm như vậy nếu không có cách hạn chế thì khu vực đồng bằng sẽ chìm nhanh hơn mực nước biển dâng. Điều này rất nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại của đồng bằng. Chính phủ cần cải thiện Nghị định 167, cải cách nông nghiệp, quay lại sử dụng nước sông ngòi như cách đây mấy chục năm. Đối với vùng ven biển thì cần có những biện pháp, công nghệ hiện đại như bốc hơi nước nano, lọc nước biển và xử dụng ao mương, phương pháp truyền thống để tích trữ nước cho mùa khô...

Nguồn : RFA, 21/09/2022

Published in Việt Nam

Shark của xứ thiên đàng

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 11/09/2022

Theo từ điển [1] Cambridge định nghĩa, chữ "Shark" ngoài nghĩa "cá Mập", chữ này còn có nghĩa :

A dishonest person, especially one who persuades other people to pay too much money for something: People who need a place to live can often find themselves at the mercy of local property sharks.

Tạm dịch: Một người không thành thật, đặc biệt là người đó thuyết phục người khác trả quá nhiều tiền cho một thứ gì đó. Ví dụ : Những người cần một nơi ở thường có thể nhận thấy, mình đang ở trong tầm ngắm của những con cá mập bất động sản địa phương.

camap1

Dường như các "Shark" đánh đồng sự thành đạt trên thương trường với sự thành công trong vai trò ông chủ gia đình

Không rõ từ khi nào, chữ "Shark" du nhập vào Việt Nam để chỉ những doanh nhân sở hữu những công ty hoặc tập đoàn lớn. Ngoài ra, chữ "Shark" còn chỉ những doanh nhân đó đứng sau, để khích lệ và tài trợ cho những ý tưởng gọi là "khởi nghiệp" và họ còn có khả năng thay đổi cục diện của cả một nền kinh tế.

Các "Shark" Việt Nam

Các "Shark" Việt Nam thông thường sáng rực lên trong một quãng thời gian, dù trước đó, không mấy ai biết nguồn gốc xuất thân thật sự của họ. Sau khi vỡ lở nhiều việc đầy ắp tai tiếng, rồi bị bắt và khởi tố, như : Trịnh Văn Quyết (FLC), Đỗ Anh Dũng (Tân Hoàng Minh) v.v... các "Shark" này để lại một núi nợ đầy nhóc, kèm với vô số những tiếng than khóc của các "nhà đầu tư" lỡ dại - ngây thơ - cả tin mà lao theo mua cổ phiếu của họ thì... mọi việc đều chờ... pháp luật giải quyết cho tất cả (!).

Nhiều "Shark" dễ dàng trở thành những học giả - diễn giả và có thể thay thế các giáo sư - tiến sĩ kinh tế để dạy chuyên môn về "nghề làm giàu". Thậm chí, họ diễn thuyết hay đến mức, không hề thua kém các nhà tuyên giáo của nhà cầm quyền CSVN, khi nói về "đạo đức làm người và đạo đức kinh doanh", cả về những hoài bão, họ ấp ủ lâu nay, nhằm mang lại sự phồn thịnh cho quê hương Việt Nam (!).

Các "Shark" cũng thích chứng tỏ "trí tuệ bản thân" bằng cách triết lý như "Shark Hưng nói [2] : "Tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể tận dụng thời gian bằng cách : Với cùng một khoảng thời gian đó, chúng ta làm nhiều việc hơn so với những người bình thường, và giảm bớt thời gian vô bổ đi, bao gồm cả thời gian ngủ. Ngủ là thời gian vô ích! Tôi không hiểu sao Thượng đế sinh ra con người phải ngủ nhiều thế!". 

Quả là khá lố lăng khi mang giấc ngủ Trời cho để dạy đời thiên hạ, nếu chỉ vì Shark Hưng muốn ám chỉ đến người lười biếng ! Bởi con người tự nhiên, bất kỳ ai cũng đồng đều 24 giờ/ngày. Thiếu ngủ, nhứt định sanh ra đầu óc lơ mơ, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khi làm việc. Một Shark ngủ đủ, hẳn không nên phát ngôn "rất thiếu ngủ" như vậy.  Song song đó, trước khi dạy loại "triết lý mất ngủ", Shark Hưng nên định nghĩa "người bình thường" - trong câu nói của ông ta - là con người ra sao, hơn là cách ăn nói phản khoa học, đầy kiêu căng, nhảm nhí, một khi ông ta hình dung ra cảnh cực nhọc của hàng triệu con người "bình thường" cho mỗi ngày làm việc, ngay cả lúc tan giờ, đuối lả trên những con đường đông đặc người, dù mưa hay nắng. Hay Shark Hưng muốn cho rằng bản thân ông ta và những con cá Mập khác là những con người "phi thường" ?

Không thiếu các "Shark" không hề ngại ngần, trước những lùm xùm liên quan đến tình ái, dù họ không còn trẻ và đã có vợ con đùm đề. Thậm chí, họ hãnh diện như thể là những "tín chỉ tình trường" cần được tích lũy và họ mãn nguyện với thành công đó - trước dư luận - vì "đầu tư" vào một mỹ nữ, mà thường thường có chút tiếng tăm.

Dù các "Shark" được xem là những người từng trải (và tất nhiên) rất thành công trên thương trường nhưng trong tình trường, họ thường biểu lộ ra bên ngoài bằng sự say đắm với nỗi "ngây thơ vô biên", bởi cách của họ không khác mấy, so với những chàng trai mới lớn, vốn nhìn cuộc đời đầy màu hồng bằng những biểu hiện - biểu đạt tình yêu đậm mùi "sến súa", trên những nếp nhăn khóe mắt chi chít chân chim và những nụ cười chảy xệ trên đôi gò má, kéo dài đến mép môi. Họ cũng sẵn sàng khóc thật ngon lành, trước một tình yêu gọi là "đích thực" mà họ vừa tìm thấy, tựa như :

Ngàn năm đợi đến một ngày

Tình yêu tìm tới gió lay ngày hồng

Yêu em thỏa dạ chờ mong

Răng long đầu bạc vẫn nồng tình xuân

Các "Shark nam" cũng không hề ngại ngần, khi lên tiếng phân bua về gia cảnh, đôi co với vợ chánh thức và thậm chí họ tỏ ra "thật tội nghiệp" đến nổi như nhằm mua sự thương cảm của dư luận. Quả là trò vui cho thiên hạ đàm tiếu. Khó trách !

Bên cạnh đó, dường như các "Shark" đánh đồng sự thành đạt trên thương trường với sự thành công trong vai trò ông chủ gia đình. Họ ngộ nhận một cách đáng kinh ngạc,  giữa khái niệm "gia đình hạnh phúc" và khái niệm "tập đoàn thành công". Đối với họ, đã thành công trên thương trường, ắt quản lý một gia đình (sao cho) hạnh phúc dễ như trở bàn tay. Có lẽ vì thế, hầu hết các Shark đều cố gắng phô bày một "hình mẫu" gia đình hạnh phúc na ná giống nhau, theo công thức : Vợ đẹp - con ngoan - gia đình văn hóa, mãi cho đến khi vỡ lở, đến mức ra tòa ly hôn, rồi họ nhanh chóng biến hình trở thành một "nhà tâm lý học về đàn bà", bằng những triết lý vung vãi đầy hờn trách - oán than, tựa như câu hát :

"Ôi ! Đàn bà là những miềm đau

Ôi ! Đàn bà là ngọc ngà trăng sao

Ôi! Đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu"

nghe rất sến sẩm và hèn mọn trong vai trò ÔNG CHỦ, dù là chủ tập đoàn hay chủ gia đình. Khi thành công trong công việc, họ gom lại do tài năng của họ mà ra và khi thất bại về vai trò trụ cột gia đình, họ đổ tại - bị - bởi vì do vợ và do tất cả.

Gia trưởng

Một khái niệm tưởng chừng xa xôi và lạc hậu trong thời hiện đại, lại gầy dựng một gia phong với tôn ti trật tự của hầu hết các gia đình miền Nam, trước 1975. Rất nhiều hiểu lầm quanh chữ Gia trưởng theo nghĩa độc đoán, cay nghiệt với vợ con. Thưa, không hề ! Gia trưởng là người cố gắng chu toàn và đưa ra quyết định trước mọi vấn đề phát sinh trong nhà nhưng người Gia trưởng luôn luôn chịu trách nhiệm trước quyết định, dù kết quả xảy ra xấu hay tốt. Người Gia trưởng không bao giờ đổ trách nhiệm cho người khác (dù đó là vợ con mình). Dĩ nhiên, bên cạnh tính chất đó, người Gia trưởng rất quyết đoán. Vì thế, những ai không hiểu rõ và theo xu hướng thời đại - tự do vô giới hạn, họ sẽ lên án người Gia trưởng. Đứng trước những vấn đề vô cùng trọng đại cho gia đình, rất cần những người đàn ông Gia trưởng đúng nghĩa cần có, trong một xã hội gần như tan nát hết những bổn phận - trách nhiệm - đạo đức - liêm sỉ. Việc tốt họ giành phần công trạng, việc xấu họ đổ cho vợ con trong nhà. Thế cho nên, chữ Gia trưởng méo mó và xấu dần đi trong mắt người ta, đặc biệt thế hệ trẻ.

Gia đình là tế bào đầu tiên cho một xã hội lành mạnh. Người đàn ông xứ thiên đàng, dường như đang đặt nhiều gánh nặng quá lớn lao lên vai phụ nữ, trong thời hiện tại và hiện đại với khái niệm "nam nữ bình quyền", để tạo nên một vai trò làm chồng - làm cha cũng na ná giống nhau nốt. Có lẽ không chỉ riêng các Shark nam, người ta dễ dàng chấp nhận, đàn ông cứ ra ngoài kiếm nhiều tiền càng tốt về cho vợ và không được bồ bịch, chơi bời là đủ. Còn tất cả mọi việc cứ phó mặc cho vợ. Có lẽ vì vậy, Shark Bình nói [3] : "...Thực ra tôi nghĩ ở Việt Nam ai có tài sản tầm 10 triệu đô đã là vượt qua ngưỡng tự do tài chính mà không cần nghĩ gì đến tiền nữa rồi...". Vì vậy, "có tiền mua tiên cũng được" chưa bao giờ lỗi thời, trong xã hội của xứ thiên đàng ngày nay.

Điều đó giúp cho các bà vợ càng nhiều tiền càng... khỏe. Họ dường như phó thác hết cho người giúp việc, cho đến cả chuyện ăn học - chăm sóc - đưa đón con cái. Thời gian rảnh rỗi, có vẻ đồng hành với các bà vợ nhiều tiền lắm của, cho những cuộc mua sắm, làm đẹp và du hí, ăn chơi. Đàn ông ăn chơi thì phụ nữ chúng tôi cũng có quyền như vậy. Thế là những loại hình massage - gội đầu do nam giới chính tay làm, dành riêng cho quý bà mọc lên, bởi cầu nào thì cung đó. Bình đẳng nam - nữ ! Gia đình càng rời rã như một nắm cát khô đi, sau khi ngậm đủ "tiền nhiều như nước". Mỗi con người trong gia đình đều có góc riêng...

Một "Shark nữ" từng ai oán như tiếng kêu của "con chim ẩn mình chờ chết" : Khi có ngàn tỷ trong tay, tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc.  Hoặc giả, một "Shark nam" đầy tiếng tăm, khi ra tòa ly dị đã bật ra lời thống thiết : Tiền nhiều để làm gì (!). Rõ ràng, lời than vãn của 2 Shark này, đủ chứng minh tiền bạc trở thành con dao hai lưỡi, sau chặng đường dài miệt mài theo đuổi để có.

Cá lớn nuốt cá bé

Hiện nay, ở Việt Nam, "các Shark" nổi lên rất nhiều và họ dường như cũng hãnh diện khi được gọi là "Shark", dù thực tế không biết họ có rõ nghĩa bóng của chữ "Shark", vốn chỉ là những con cá Mập nuốt chửng vốn liếng của xã hội - nuốt càng nhiều càng tốt. Những đồng tiền nuốt chửng đó, họ đem vung vãi cho những lợi ích cá nhân để trở thành vòng xoáy không bứt ra nổi, cho đến khi mặt nạ thành công - đạo mạo - sang cả rớt sạch!

"Shark nam" nổi trội về số lượng hơn "Shark nữ". Dù nam hay nữ, dáng vóc bên ngoài họ tỏ ra chỉn chu với veston dành cho nam và áo đầm các kiểu dành cho nữ, khi xuất hiện trước công chúng và trên tivi. Họ là những người rất giàu có và nổi tiếng - dĩ nhiên là vậy. Tiền muôn bạc nén bỗng chốc vô nghĩa, khi họ khóc lóc tra tay vô còng. Rồi họ sẽ tiếp tục ta thán, kêu rên, bào chữa đủ các kiểu...

Chữ "Shark" cũng gợi nhớ về tục ngữ Việt Nam rất quen thuộc : Cá lớn nuốt cá bé.

Duy, ông bà ta có câu "Có bột mới gột nên hồ" - người đời không biết và không thể biết, làm sao các "Shark" có quá nhiều "bột" một cách đầy mờ ám. Bởi xuất thân hầu hết của họ đều từ nền móng "áo anh rách vai - quần tôi có hai miếng vá", bỗng chốc họ có hàng ngàn tỷ trong tay. Sự thật đó làm thiên hạ đi từ ngạc nhiên đến hoài nghi. Tuy nhiên, người dân quèn chỉ cần động chạm vào họ là... sanh chuyện.  

Xã hội xứ thiên đàng ngày nay, nơi vốn được người cộng sản Việt Nam quyết tâm - từ thuở hàn vi - xây dựng một xã hội dân giàu - nước mạnh - công bằng - dân chủ - văn minh, vẫn đang miệt mài vận động với triết lý "mãnh lực đồng tiền" ngự trị...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/09/2022

[1] https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/shark 

[2] https://2dep.vn/shark-hung-khong-hieu-sao-thuong-de-sinh-ra-con-nguoi-phai-ngu-nhieu-the-01144646.html

[3] https://cafebiz.vn/shark-binh-noi-ve-khat-vong-ty-phu-do-la-minh-khong-co-so-thi-muon-cung-khong-duoc-minh-co-so-chang-nghi-den-thi-tien-cung-roi-vao-dau-20211222174832893.chn

**********************

Giáo dục đơn nguyên và chuyện cô cháu gái

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 09/09/2022

Bốn tin tức về giáo dục mới nhứt, như dưới đây :

1. Tỉnh Hưng Yên đang xác minh hàng trăm gia đình đồng loạt cho con nghỉ học [1].

2. Một thầy giáo dạy môn Ngữ Văn cấp III đã dùng thước và nón bảo hiểm đánh vào đầu học sinh [2].

3. Thầy giáo đâm chết đồng nghiệp tại căn tin nhà trường [3].

4. Khởi tố nữ sinh 16 tuổi đã lột đồ, hành hung và làm nhục bạn giữa đường [4].

càng khiến người dân hoang mang hơn bao giờ hết, khi toàn bộ học trò vừa khai giảng cho niên khóa mới 2022 - 2023.

camap2

Nữ sinh 16 tuổi lột đồ, hành hung và làm nhục bạn giữa đường – Phụ Nữ online, 08/09/2022

Người dân không hiểu tại sao giáo dục gần nửa thế kỷ qua đi, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sáng suốt là như thế - trí tuệ là như vậy, bỗng ngày càng ghê rợn khủng khiếp như một xã hội vô chính phủ, khiến người dân bất an vô cùng !

Song song bốn tin trên, thêm 2 tin liên quan về giáo dục :

1. Hà Nội dự kiến chi 1.130 tỷ đồng hỗ trợ 50% học phí năm nay [5].

2. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang xem xét để kỷ luật ông Phùng Xuân Nhạ - nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo - trong quãng thời gian ông ta chịu trách nhiệm về giáo dục toàn cõi xứ thiên đàng [6] ; liệu số tiền hơn ngàn tỷ đó và việc kỷ luật cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ thay đổi được gì (?).

Giáo dục phi triết lý - phản triết học

Thể chế chính trị nào sanh ra cơ chế giáo dục đó. Với thể chế đơn nguyên độc đảng tại Việt Nam, dĩ nhiên, giáo dục chắc chắn là một nền giáo dục đơn nguyên. Tính đơn nguyên đã loại bỏ tất cả những gì gọi là "sáng tạo" và "phong phú" trong việc dạy học, ngay từ những ngày trẻ chập chững bước vào lớp Một - lớp học vô cùng quan trọng cho tất cả trẻ em, để hình thành nhân cách và phẩm hạnh làm người.

Xứ thiên đàng với giáo dục xã hội chủ nghĩa, dù có đài thọ 100% học phí hay kỷ luật cấp cao nhứt trong giáo dục cũng không thể thay đổi gì cả là vậy. Bởi giáo dục xã hội chủ nghĩa không dạy "LÀM NGƯỜI" - trước khi cung cấp các môn học khác - ngay từ lớp thấp nhứt trong hệ thống giáo dục căn bản - vốn là điểm khởi đầu. Điều này có nghĩa, khi trẻ đã bước qua tuổi 15, vô cùng khó khăn để dạy về nhân cách. Cho nên - tới chương trình cấp Ba - những chương trình thuộc lãnh vực "giáo dục công dân" nhằm dạy và hình thành cho trẻ ý thức làm công dân - ngưỡng cửa của tuổi 18 - chứ không dạy về đạo đức nữa. Vì vậy, cho tới đại học, những bài giảng về đạo đức Hồ Chí Minh trở nên thừa thãi - nhàm chán và không hề có tác dụng gì, ngoài việc sinh viên buộc phải có đủ tín chỉ để ra trường.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, tính từ 1975, nền giáo dục của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dường như không có lối thoát và con đường đi lên hay đi tới vẫn nằm đâu đó xa ngái và đầy chập chùng, hiểm nguy cùng với rủi ro đầy ắp, trên "con đường đến lớp" vốn được vẽ lên thật êm đềm và lãnh mạn, dành cho học trò - phụ huynh - thầy cô. Tuy vậy, "nền giáo dục xã hội chủ nghĩa" hoàn toàn logic, bởi chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cho tới nay vẫn loay hoay con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, lại không hề có một tia sáng le lói nào cho người Việt Nam, bất chấp "hết mưa là nắng hửng lên thôi" của ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - vừa phát ngôn trong lễ khai giảng năm học này [7].

Chuyện cô cháu gái

Bất chấp cải cách, bất chấp đầu tư giáo dục, bất chấp sự quan tâm của đảng và nhà nước, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chưa hề làm cho người dân an tâm trong hiện trạng xã hội đang đối diện với quá nhiều xáo trộn.

Người dân quèn và người dân nghèo buộc phải tự xoay xở, lo lắng cho tương lai có vẻ mờ mịt và vô định của con em mình. Dười đây là câu chuyện thật về cô cháu gái từ năm 2019.

Cô cháu gái lên 15, còn vài tháng nữa sẽ thi. Cô bé không chịu học nữa. Ba mẹ nó hỏi ý kiến tôi.

Lâu ngày, mới gặp cô bé. Tuổi 15, nó lớn phổng phao, ra dáng thiếu nữ với cặp giò dài, da ngăm ngăm - đúng "mốt" trẻ hiện nay. Cô bé cũng facebook như bao đứa trẻ khác. Nó thật sự sốc với hiện trạng học đường hiện nay, khi xem clip nữ sinh đánh nhau không thua đám đánh mướn.

Tôi khuyên nó :

- Còn vài tháng nữa thôi, con ráng học cho xong đi.

Nó lắc đầu quầy quậy và buông một câu nghe choáng váng :

- Tại bác hổng biết chớ ! Bây giờ trong trường còn phức tạp hơn ngoài xã hội nữa !

Tôi trợn tròn mắt. Nó tiếp :

- Bác tưởng ngoài xã hội phức tạp hơn à ? Không ! Ở ngoài xã hội, người ta còn có quyền chọn bạn mà chơi. Trong trường mà hổng chịu chơi với mấy bạn "đầu gấu" là ăn đập liền !

Nghe mà đau điếng !

Tôi nói với ba mẹ nó :

- Nó đã nói vậy thì cũng nên cho nó nghỉ học đi. 

Ba nó phân vân :

- Nhưng nhỏ quá ! Nó nghỉ học rồi làm gì bây giờ, anh ?

Tôi khuyên :

Hãy cho nó đi học nghề. Chọn những nghề nữ công gia chánh như : nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, may vá hoặc học nail. Còn không cho nó học làm tóc, make-up, thiết kế thời trang.

Thời buổi này, đừng nghĩ đến mảnh bằng đại học nữa. Vô giá trị, vô dụng. Hãy nhìn các ông bà "giáo sư tiến sĩ" các loại mà coi ! Và biết bao nhiêu sinh viên ra trường thất nghiệp, chạy grab và làm đủ thứ nghề mưu sinh. Bốn năm đại học, chỉ phí tiền. Quan trọng nhất là đứa trẻ sẽ chán ngán, bỏ nửa chừng càng nguy hiểm.

"Thời đại kỹ sư, bác sĩ" mà thế hệ chúng ta mong muốn đã quá lạc hậu rồi. Hơn nữa, cho nó học những nghề như nấu ăn, bartender, khi tốt nghiệp rất dễ kiếm việc, vì nhà hàng, khách sạn, resort bây giờ rất nhiều.

Nhưng học gì thì học, nhớ phải cho nó học tiếng Anh. Thế hệ tụi nhỏ mà không có tiếng Anh không được. Khi nó giỏi tiếng Anh và giỏi nghề càng có cơ hội làm việc nước ngoài, vì các quốc gia văn minh hiện nay họ rất coi trọng những nghề mang tính nghệ thuật. Tương lai của con bé là chỗ đó.

Giáo dục bây giờ nát bấy ! Đừng làm khổ xấp nhỏ nữa ! Đây cũng là lời khuyên chân thành của tôi đến các bậc phụ huynh.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 09/09/2022 

[1] https://thanhnien.vn/hung-yen-xac-minh-viec-hang-tram-gia-dinh-dong-loat-cho-con-em-nghi-hoc-post1498037.html

[2] https://thanhnien.vn/xon-xao-vu-viec-thay-giao-dung-thuoc-non-bao-hiem-danh-vao-dau-hoc-sinh-post1497991.html 

[3] https://thanhnien.vn/tam-giu-hinh-su-thay-giao-day-the-duc-dam-dong-nghiep-tu-vong-tai-can-tin-cua-truong-post1497419.html

[4] https://tuoitre.vn/khoi-to-nu-sinh-16-tuoi-lam-nhuc-ban-giua-duong-20220907203728665.htm

[5] https://thanhnien.vn/ha-noi-du-kien-chi-1130-ti-dong-ho-tro-50-hoc-phi-nam-nay-post1498054.html

[6] https://congan.com.vn/tin-chinh/vi-pham-cua-nguyen-bo-truong-gddt-phung-xuan-nha-den-muc-phai-xem-xet-ky-luat_136650.html

[7] https://danviet.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-gui-thu-nhan-dip-khai-giang-het-mua-la-nang-hung-len-thoi-20220904161746202.htm

Published in Diễn đàn

Thầy cô giáo trở thành con rối của lãnh đạo ?

Mai Lan, VNTB, 24/08/2022

Thầy cô giáo đang là con rối của lãnh đạo tỉnh về vụ chạy đua chích ngừa Covid, vì số vắc-xin ‘tự gia hạn’, sẽ lại hết hạn sử dụng trong tháng 9 này.

giaoduc1

Giáo viên "sợ" nhất là yêu cầu "cam kết thi đua", một thủ tục hành chính bắt buộc trong chuyện xét tăng lương, phụ cấp.

Mới đây, vụ việc của một số giáo viên trường trung học cơ sở Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội gây bức xúc dư luận. Theo đó, thay vì được đồng cảm, chia sẻ khi mắc Covid-19, các giáo viên này bị trừ điểm thi đua do nghỉ dạy trực tiếp.

Một giáo viên cho biết, đầu năm học, giáo viên ký với Công đoàn nhà trường bản cam kết thi đua "cứ nghỉ 1 ngày thì người lao động bị trừ 2 điểm". Do vậy, giáo viên này cả đợt nghỉ do bị F0 là 7 ngày, Công đoàn trừ 10 điểm thi đua – tương đương là 5 ngày. Thầy cô nào có dạy online thì sẽ bị trừ 5 điểm.

Một thầy giáo đang cộng tác với trang Việt Nam Thời Báo, giải thích, điểm thi đua của giáo viên được tính theo các tiêu chí như thực hiện ngày giờ công ; tham gia hội họp, sinh hoạt, thực hiện nội quy cơ quan ; thực hiện quy chế chuyên môn ; tham gia sinh hoạt các tổ chức, đoàn thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp… Việc xét bình bầu thi đua khen thưởng mỗi giáo viên sẽ thực hiện sau một học kỳ. Ngoài ra, mỗi tháng sẽ có đánh giá công chức.

Điểm thi đua trong nhà trường thường sẽ là căn cứ đánh giá giáo viên được thưởng hoặc lên lương sớm hay không. Vì thế, họ rất quan tâm, lo lắng cho điểm thi đua của mình mỗi tháng.

"Lương giáo viên vốn dĩ đã thấp nên cần phải có thành tích thi đua. Mỗi giáo viên phải tham gia các kỳ thi như giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi… Đây là những kỳ thi tốt cho giáo viên nhưng thực tế chỉ mang tính hình thức, cả cô và trò đang ‘diễn’ với nhau. Ngoài ra, có những kỳ thi trở thành áp lực với giáo viên như cắm hoa, thể thao… Không tham gia thì bị trách móc, tham gia lại có áp lực mang giải về và học sinh thì bị bỏ bê.

Giờ thì một số nơi chạy theo thành tích của chích ngừa phòng Covid-19 nên đưa luôn chỉ tiêu vận động học sinh chích ngừa vào điểm thi đua của giáo viên. Vì chén cơm manh áo nên thầy cô giáo đành ráng năn nỉ phụ huynh đồng ý con em mình chích ngừa…" – ông thầy giáo yêu cầu ẩn danh, giải thích như vậy, kèm một lưu ý là nhiều địa phương quy định rõ luôn phải chích xong toàn bộ trước ngày 30/9/2022, thời điểm mà các vắc-xin ‘tự gia hạn’ cũng ‘hết hạn’ thêm lần nữa.

"Nghiệt ngã hơn, là hàng năm các danh hiệu thi đua như : "Chiến sĩ thi đua" và "Lao động tiên tiến" được nhà trường tổ chức khen thưởng, trong buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ; là một giáo viên có lòng tự trọng không thể không xấu hổ trước đông đủ đại biểu các ngành, các cấp ; trước Ban đại diện cha mẹ học sinh ; trước cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ; nhất là trước học sinh toàn trường tham dự lễ…, khi cứ năm nào mình cũng không có danh hiệu nào hết" – thầy giáo T.T.S., kể và cho biết đây còn là ‘hậu quả’ của việc nhiều lần ông chấp nhận trả lời phỏng vấn của trang Việt Nam Thời Báo lúc người đứng đầu tổ chức xã hội dân sự này còn được quyền tự do lao động viết lách.

Trong ngành sư phạm từ sau tháng 4/1975 ở miền Nam, giáo viên có thể không ngại hiệu trưởng hoặc Thanh tra Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo ; giáo viên cũng không e dè áp lực từ phụ huynh học sinh ; thầy cô giáo không sợ làm giáo viên chủ nhiệm ; không sợ viết sáng kiến kinh nghiệm ; không sợ làm hồ sơ – sổ sách… dù có người gần đến tuổi hưu, mà họ "sợ" nhất là yêu cầu "cam kết thi đua", một thủ tục hành chính bắt buộc trong chuyện xét tăng lương, phụ cấp.

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 24/08/2022

***********************

Quyền được đi học

Lê Tự Do, VNTB, 24/08/2022

Vắc-xin phòng Covid đến cuối tháng 9 này là ‘hết hạn’ sau khi đã có một lần ‘tự gia hạn’.

giaoduc2

Học trò muốn đi học thì phải chích ngừa đủ mũi.

Giờ là thời điểm tựu trường của nhiều nơi. Tưởng chừng mọi chuyện sẽ rất bình thường (nếu không tính thời điểm căng thẳng giãn cách vì chính sách của phó thủ tướng Vũ Đức Đam) như những năm trước, thì nhiều phụ huynh ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) lo lắng vì thông tin nếu học sinh tiểu học không tiêm vắc-xin Covid-19 thì không được đến trường, mà phải học trực tuyến.

"Một giáo viên chủ nhiệm lớp 4, gửi thông tin : Theo thông báo của Phòng Giáo dục thì em nào không tiêm vắc-xin thì không được đến trường mà phải ở nhà học online. Vậy kính mong phụ huynh cho con em tham gia tiêm vắc-xin. Em nào chưa tiêm mũi 1, mũi 2 thì 8 giờ ngày thứ 4, phụ đưa các em đến trường tiêm"".

Một giáo viên chủ nhiệm khác cho biết hiệu trưởng nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải thống kê các em đã tiêm vắc-xin mũi 1, mũi 2 và các em chưa tiêm mũi nào. Những em chưa tiêm phải cho biết lý do tại sao không tiêm…"

"Buộc các em phải chích là một điều hoàn toàn không hợp lý. Tôi đọc báo, thấy có bài viết, với cái kết : "Vin vào cớ này cớ khác để không đưa con đi tiêm phòng mà vẫn đến trường thì không chỉ coi thường sinh mạng con mà còn nguy cơ làm khổ người khác, có khi làm hỏng cả lịch trình năm học", theo quan điểm cá nhân, điều này là không hợp lý.

Dù là vắc-xin nào của Anh, Mỹ, cũng được sản xuất trong giai đoạn khẩn cấp. Ngay cả thuốc đặc trị Covid-19 cũng được khuyến cáo với người trẻ, sử dụng nếu muốn có thai thì phải đợi sau 6 tháng, thì vắc-xin chích cho trẻ em, còn cỡ nào ? Nếu như chích xong, có chuyện gì xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm ? Bà Đào Hồng Lan ? Người đưa ra ý kiến nói trên ? Hay phó thủ tướng chịu trách nhiệm về y tế ? Anh đừng nói thiếu gì người chích, có sao đâu. Mỗi người mỗi cơ địa khác nhau, không thể vì lý do người ta không sao mà mình cũng chắc chắn không sao được", một phụ huynh bức xúc.

Cũng theo thông tin từ báo chí, về những vấn đề trên, ông Võ Hoàn Hải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (Giáo dục và đào tạo) tỉnh Khánh Hòa, cho biết không hề có chỉ đạo ép phụ huynh, cũng không có yêu cầu trẻ em không tiêm thì không được đến trường học.

"Mình đọc tin nhắn của các cô giáo thấy các cô làm quá, hiểu sai vấn đề. Sáng nay UBND tỉnh đã họp chỉ đạo đối với các em học sinh chỉ tuyên truyền vận động. Trước đây UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo UBND các địa phương chịu trách nhiệm nếu tình hình dịch bùng phát trở lại. Dịch bùng trở lại thì những em chưa tiêm sẽ nguy cơ mắc bệnh cao, không có kháng thể nên có khả năng phải học online. Bùng phát lại như cách đây 1 năm thì phải học online. Bây giờ bình thường thì có sao đâu, vẫn đi học bình thường" – ông Hải cho biết.

Hiến pháp 2013, Điều 39 ghi, "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập".

Tổ chức UNICEF tin rằng giáo dục là một quyền cơ bản của con người, mọi bé gái và bé trai ở Việt Nam đều có quyền đi học, học hỏi và phát triển.

Thêm vào đó, để trở lại cuộc sống như lúc trước ; khôi phục công ăn việc làm của người dân, nền kinh tế, cũng đã gần tròn năm Việt Nam thực hiện "bình thường mới", sống chung với dịch Covid-19.

Tất cả những viện dẫn nói trên, việc buộc học sinh phải chích ngừa đủ hai mũi Covid-19 mới được đi học trực tiếp xem ra là chưa phù hợp với quy định chung. Vậy thì câu hỏi đặt ra, nếu như không có sự chỉ đạo từ cấp trên, thì các giáo viên liệu có dám tự đặt ra quy định buộc phụ huynh phải nghe theo hay không ? Nếu như thật sự không có quy định từ cấp trên, vậy tin nhắn gây hoang mang cho phụ huynh, ai là người chịu trách nhiệm ?

Ai cũng biết không thể có cái vụ giáo viên không hiểu tuyên truyền từ cấp trên để rồi đi nói lại với phụ huynh sai đến như vậy được. Nên nhớ, giáo viên cũng là người có trình độ, tốt nghiệp đại học ra.

Chợt nhớ lại câu chuyện những ngày này của một năm về trước, Nha Trang "dậy sóng" với sự kiện "bánh mì không phải là lương thực thiết yếu".

Vào ngày 21/8/2021, thay vì kỷ luật vì có thái độ không đúng với người dân, "đầy tớ" la mắng "ông chủ" thì Uỷ ban Nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại có quyết định giải quyết cho ông Trần Lê Hữu Thọ – Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, người từng nói "bánh mì không phải lương thực thiết yếu" – thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.

Và giờ là câu chuyện đi học của các em nhỏ…

Lê Tự Do

Nguồn : VNTB, 24/08/2022

*************************

Giáo viên bị 'trừ thi đua' vì học sinh không tiêm vắc-xin !

RFA, 24/8/2022

Với lý do bị áp lực từ việc 'xét thi đua', nhiều giáo viên ở tỉnh Khánh Hòa mới đây giải thích với truyền thông Nhà nước về việc phải thông báo tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh, khiến nhiều phụ huynh bức xúc, cho rằng họ bị hù dọa.

giaoduc3

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP PHOTO

Trả lời RFA từ Khánh Hòa hôm 24/8, nhà báo Võ Văn Tạo xác nhận cháu ngoại của ông có nhận thông báo về việc tiêm phòng Covid-19 :

"Con gái mình có con đi học cũng cằn nhằn vụ đó quá trời, nghe nói tính điểm thi đua của giáo viên về việc có chích ngừa hay không. Nhưng bây giờ phía Nhà nước, hiệu trưởng lại nói không có chủ trương ép các cháu từ 5 tuổi đến mười mấy tuổi đi chích ngừa mới được đến lớp. Trong khi mấy hôm trước giáo viên chủ nhiệm có nhắn qua zalo nếu các cháu không tiêm thì phải học online, nhà trường sẽ dạy trực tiếp cho những cháu nào đã tiêm rồi. Đó cũng là một cách không tiêm là không cho đến trường, các phụ huynh phản ứng ghê quá nên bây giờ UBND Nha Trang cũng như các hiệu trưởng phủ nhận rằng họ đã từng như thế".

Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết, theo quy định của pháp luật, cho đến nay Nhà nước Việt Nam cũng chưa thể đưa ra chủ trương bắt buộc phải tiêm vắc-xin Covid-19, mà cũng chỉ là vận động tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền trong nhân dân, để nâng cao nhận thức, nhận thấy tác dụng của vắc-xin.

Trước đó, vào ngày 20/8/2022, truyền thông trong nước dẫn văn bản chỉ đạo của ông Phan Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND thành phố Nha Trang gởi Phòng Giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng các trường ‘tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 là một trong những tiêu chí bình xét hoàn thành nhiệm vụ thi đua cuối năm, của các cán bộ, công chức, giáo viên, người lao động’.

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa cũng có yêu cầu : ‘Phấn đấu đến hết ngày 30/9/2022 các đơn vị, trường học vận động chỉ tiêu tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các lứa tuổi đạt từ 95% trở lên. Kết quả tiêm chủng là cơ sở đánh giá, bình xét thi đua trong năm học 2022-2023’.

Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Thường Tín – Hà Nội nói với RFA hôm 24/8 :

"Tình trạng này năm ngoái cũng xảy ra, rất nhiều nơi thường là do các phòng giáo dục cấp huyện chỉ đạo các trường ép buộc giáo viên phải vận động phụ huynh, nếu không cho các cháu tiêm thì không cho đến trường. Thậm chí buộc 100% học sinh đi test Covid-19, rồi cưỡng bức chúng phải nộp tiền. Trong tình hình hiện nay thì dịch có chiều hướng đi xuống, mặc dù thời gian miễn dịch cũng đã giảm nhưng các trường cũng chỉ nên vận động tiêm phòng chứ không nên ép buộc".

Theo thầy Đỗ Việt Khoa, không chỉ chuyện tiêm phòng, nhà trường còn dùng điểm thi đua để ép giáo viên nhiều chuyện khác :

"Chuyện đó do nhà trường thôi, thường một số hiệu trưởng cái gì cũng ép giáo viên. Trên đưa xuống một kiểu thì hiệu trưởng lại vẽ ra thành kiểu khác, không ép được học sinh học thêm cũng phạt, thu tiền muộn cũng phạt trừ thi đua, ông nào cũng trừ thi đua giáo viên đủ kiểu. Cái này xuất phát từ người hiệu trưởng kỳ quái, soi mói từng việc bé, hay ngồi vẽ những điều viển vông… thì sẽ nghĩ ra những cái trò trừ thi đua giáo viên như thế".

Để tìm hiểu thêm, RFA hôm 24/8 liên lạc một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an ninh, và được cô cho biết :

"Ở trường tôi cũng có yêu cầu này, do y tế ở quận chỉ đạo xuống nhắn tin cho các phụ huynh đưa các em đi chích ngừa. Nếu phụ huynh đồng ý thì chích, còn không đồng ý thì thôi, chứ không có ép phụ huynh. Có đi chích thì chích, không thì thôi, chứ không áp lực trừ thi đua giáo viên".

Tuy nhiên, vị giáo viên này cho biết chuyện áp lực trừ điểm thi đua cũng thường xảy ra trong quá khứ :

"Cũng có áp lực chuyện thi đua, chẳng hạn như mình vận động phụ huynh hỗ trợ công tác, nếu phụ huynh không hỗ trợ thì mình bị trừ thi đua vì không đạt được chủ trương của trường đề ra. Mình có phản ảnh cũng không có được, vì trường của Việt Nam là của Nhà nước. Họ nói rằng mình không dùng hết khả năng của mình để vận động phụ huynh tham gia nên bị trừ vậy thôi. Họ bắt buộc mình trong vấn đề vận động đó, giống như trong tiêu chí công việc của mình phải hoàn thành".

Thời gian gần đây, nhiều hiệu trưởng tại các trường ở Việt Nam bị phát hiện có tiêu cực, lộng quyền... Đơn cử như vụ Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Cần Thơ cùng hai đồng phạm bị bắt hồi năm ngoái vì đã cấu kết cấp khống chứng chỉ của trường này cho nhiều người.

Hay vụ Công an tỉnh Tuyên Quang ngày 19/2/2021 quyết định khởi tố và bắt tạm giam trong thời gian ba tháng một hiệu trưởng trường tiểu học và trung học vì chiếm đoạt tiền bảo hiểm của học sinh và giáo viên.

Sau đó là vụ Cơ quan Điều tra thuộc Công an tỉnh Kiên Giang ngày 25/5/2021 đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam bốn tháng bà Trần Thị Liên -Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang để điều tra về tội "Tham ô tài sản".

Published in Diễn đàn

Thành lập Hội đồng Đại học : Ai sẽ là ‘người đứng đầu’ trường ?

RFA, 15/08/2022

Bầu hội đồng đại học là một nội dung được nêu ra trong hội thảo lấy ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 13 tháng 8 vừa qua. Nghị định 99 được Chính phủ ban hành cuối năm 2019 với mục đích hướng dẫn thi hành một số sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục Đại học. 

giaoduc1

Một lớp trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh chụp năm 2020. AFP

Theo giải thích của Bộ Nội Vụ với truyền thông Nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học số 34/2018 và Nghị định 99/2019 không quy định địa vị pháp lý và chỉ rõ giữa chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng thì ai là người đứng đầu trường đại học công lập.

Do đó, việc xác định người đứng đầu phải được căn cứ theo quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Từ những căn cứ này và trên cơ sở quy định của Luật số 34, Bộ Nội vụ cho rằng, Hiệu trưởng sẽ là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập.

Một số người nêu vấn đề, một khi có Hội đồng Đại học thì chủ tịch hội đồng hay hiệu trưởng sẽ là người đứng đầu trường đại học, nhất là trong bối cảnh bí thư đảng ủy một số trường lại chính là hiệu trưởng ?

Nhà giáo Đinh Kim Phúc nêu vấn đề :

"Vấn đề đặt ra là hội đồng trường để làm gì ? Trong các trường đại học Việt Nam tôi cho rằng có một vấn đề hết sức là mấu chốt mà hình như Chính phủ và lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo không hiểu được. Đó là tầm vóc quan trọng của ông Chủ tịch hội đồng trường đại học. Người ta quy định ở các trường công, Chủ tịch hội đồng trường đại học là ông Bí thư đảng ủy của trường đó. Chúng ta thấy rõ ràng Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện. Trong Đảng bộ có Đảng ủy ; có ông bí thư đảng ủy và trong Ban giám hiệu có hiệu trưởng ; có hội đồng khoa học.

Bây giờ thành lập thêm hội đồng trường, vậy thì có ông chủ tịch hội đồng có là chuyên gia về học thuật ; có là nhà khoa học có tên tuổi và uy tín hay là nhà khoa học có trình độ quản trị đại học mới là vấn đề quan trọng !

Nếu phải có hội đồng trường thì thành viên của hội đồng trường phải là những chuyên gia hàng đầu về giáo dục. Là những người am hiểu về giáo dục đại học. Là những người có tư duy chiến lược để đóng góp cho đại học Việt Nam phát triển. Đây không phải là một mâm cỗ để mời những người thân quen kết hợp với nhau, khen nhau vài ba tiếng rồi cầm bao thơ đi về".

Theo quy định của Chính phủ, thành viên Hội đồng trường đại học có thể gồm một số thành viên bên ngoài, không phải là giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu của trường. Chủ tịch Hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của hội đồng trường đồng ý. Chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng của nhà trường.

PGS-TS Hoàng Dũng nêu quan điểm của ông :

"Phải nói là sau nhiều dè dặt trong nội bộ và dần dần cái thiết chế Hội đồng Đại học nó được khẳng định bằng luật. Đó cũng là một bước tiến. Vấn đề trong khuôn khổ Việt Nam thì Hội đồng Đại học nó ít có tác dụng như ở nước ngoài bởi vì nó không độc lập. Tổ chức Đảng mà ra quyết định gì thì ông hiệu trưởng phải tuân theo. Đành rằng có nhiều trường, bí thư đảng ủy cũng là hiệu trưởng nhưng cũng không có nghĩa ông bí thư đảng ủy có toàn quyền vì đảng ủy gồm có nhiều người.

Thiết chế đó can thiệp rất chồng chéo. Ý muốn hay quyết định gì đó của Hội đồng trường đại học không phải bao giờ cũng là ý muốn hay quyết định của đảng trong nhà trường. Lưu ý, trong Hội đồng Đại học có những người ngoài trường. Đảng ủy lại ra quyết định trong trường, thành ra nguy cơ có sự xung đột rất có thể xảy ra.

Hội đồng Đại học có thể hoạt động suôn sẻ. Nhưng thật lòng tôi không tin lắm. Trong một cái thiết chế tổ chức như vậy thì cái Hội đồng Đại học nó không có đủ quyền lực mạnh mẽ như Hội đồng Đại học các nước khác trên thế giới. Ở Việt Nam thì nói nó vô tác dụng cũng không đúng nhưng mà tác dụng nếu cò cũng hạn chế rất nhiều."

Trong thể chế hiện nay, hiệu trưởng được cho là chỉ thực hiện các quyết định theo đảng ủy. Nếu đảng ủy lãnh đạo toàn diện thì hội đồng trường đứng ở chỗ nào ? Thêm vào đó, một thực tế được nêu ra là hiệu trưởng các trường đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho hội đồng trường. Không hiệu trưởng nào muốn thành lập một hội đồng trường để giám sát mình cả.

Một trong những nhiệm vụ năm 2020-2021 mà ngành giáo dục tập trung thực hiện là đẩy mạnh tự chủ đại học, trong đó điều kiện tiên quyết là phải thành lập, kiện toàn hội đồng trường theo đúng Luật Giáo dục đại học sửa đổi và Nghị định 99 về hướng dẫn thi hành một số điều của luật này.

Theo Nhà giáo Đinh Kim Phúc, đối với trường công, Chủ tịch Hội đồng trường là Bí thư Đảng ủy trường. Ông cho rằng đây là một chủ trương lạc hậu trong Khoa học quản lý và Khoa học giáo dục. Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết phải có học vị Tiến sĩ nên Bí thư Đảng ủy không có bằng Tiến sĩ vẫn làm Chủ tịch Hội đồng trường và để coi cho được trong vị thế ở Đại học thì chạy bằng Tiến sĩ cho 'bằng chị bằng em'.

Nguồn : RFA, 15/08/2022

*********************

Áp lực nào khiến giáo viên, giảng viên bỏ nghề ?

RFA, 15/08/2022

Hàng loạt giáo viên nghỉ việc ở các thành phố lớn trên cả nước trong hai năm qua. RFA liên hệ phỏng vấn một số giáo viên, giảng viên hiện đang công tác tại các trường phổ thông và đại học ở Việt Nam, về thực trạng này và Chính phủ cần phải làm gì để giữ các nhà giáo ở lại với nghề.

hcm2

Một lớp học thuộc trường Marie Curie ở Hà Nội AFP

Hàng loạt giáo viên bỏ việc

Tính từ đầu năm 2020 cho đến nay, theo báo chí trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 5.500 viên chức nghỉ việc. Trong đó, khối ngành giáo dục chiếm hơn 2.400 người.

Tương tự, ở Đồng Nai, từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022, có 1.218 giáo viên nghỉ việc. Cũng trong khoảng thời gian này, tỉnh Bình Dương có 527 giáo viên xin nghỉ.

Do đó, Bình Dương được báo cáo hiện đang thiếu hơn 3.102 giáo viên. Tình trạng thiếu hụt giáo viên cũng xảy ra ở Thanh Hoá. Đại din Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết, trong năm học 2021-2022, toàn tỉnh thiếu 8.968 giáo viên. Dự tính đến năm học 2022-2023 sẽ thiếu 10.276 giáo viên các cấp học.

Hà Nội, Gia Lai… cũng báo cáo nhiều trường hợp giáo viên nghỉ việc.

Lương thấp hơn lao động phổ thông

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội nói với RFA rằng nguyên do chính khiến nhiều giáo viên phải bỏ nghề là do đồng lương quá thấp. Giáo viên trẻ mới ra trường lương chỉ hơn bốn triệu đồng mỗi tháng, tính ra là thua cả lương công nhân hay lao động phổ thông không cần bằng cấp :

"Sau một năm thì mới được thêm phụ cấp, thế thì mỗi giáo viên được khoảng bốn triệu một tháng. Chính nó là nguyên nhân để cho các giáo viên người ta bỏ để chuyển sang một lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn."

Thục Linh, một giảng viên trẻ ngành luật, hiện đang làm việc ở một trường đại học ở miền Trung, cho biết mức lương cơ bản của giảng viên mới vô ngành, có bằng thạc sỹ là khoảng 3 triệu 8 trăm ngàn đồng, sau đó công thêm phụ cấp một triệu hai. Tổng cộng mỗi tháng lương được nhận khoảng năm triệu đồng. Linh cho rằng mức lương này chỉ vừa đủ trang trải, chứ không thể dư nổi :

"Tính ra tụi em không làm nghề tay trái hay có kinh doanh riêng thì làm mấy cũng vẫn là giáo nghèo thôi. Lương thầy cô thâm niên đi dy lâu cũng tầm 11-13 triệu thôi à.

Giảng viên dù không làm theo giờ hành chính nhưng phải đảm bảo mỗi năm năm học 270 giờ dạy và 600 giờ nghiên cứu khoa học.

Giảng viên trẻ áp lực nhiều vì còn lo các việc vặt không tên, rồi áp lực học lên để có bằng cấp, nâng cao chuyên môn…

Nói chung việc cần chất xám nhiều. Thời gian được linh hoạt nhưng tính ra là phải mang việc về nhà."

hcm3

Sinh viên một trường đại học ở Hà Nội hôm 2/3/2020. AFP

Áp lực chỉ tiêu, cấp trên o ép

Bà Đào, một giảng viên ngành ngôn ngữ tại một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trả lời RFA nhưng không muốn nêu rõ danh tính vì lý do an toàn. Bà nói giáo viên, viên chức nghỉ việc đặc biệt nhiều hơn trong hai năm gần đây.

Theo bà đánh giá, có lẽ là do áp lực công việc mà giáo viên, giảng viên phải chịu quá lớn, nhất là trong hai năm dịch bệnh, biến động kinh tế xã hội nên đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của họ :

"Đa số những người nghỉ việc là trong nhóm người không có quyền lực và không được hưởng lợi trong hai dịch bệnh năm vừa rồi.

Họ bỏ ra công sức làm việc còn nhiều hơn công nhân làm việc ở trong khu công nghiệp. Bởi vì công nhân họ chỉ bận cái tay thôi chứ họ không bận về đầu óc, nhưng mà giáo viên làm trong hệ thống trường công, những viên chức quèn thì vừa bận chân tay vừa bận đầu óc, mà lương thì không cao hơn công nhân là bao."

Ngoài ra, theo bà Đào, những nhân viên nào không thuộc nhóm lợi ích của lãnh đạo nhà trường thì còn bị o ép, bắt chẹt đủ đường :

"Thực sự là áp lực trong ngành giáo dục của những người công chức Nhà nước không thuộc nhóm lợi ích thì từ xưa tới nay họ chịu thiệt thòi và bị o ép rất nhiều.

Những người thật sự giỏi, có kiến thức nhưng mà chẳng may không nằm trong "nhóm lợi ích" thì họ sẽ rất khổ. Bởi vì họ sẽ chịu sự ghen tức, đố kỵ của chính những người quản lý mình."

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nói dù không phải toàn bộ, nhưng vẫn có một số trường học ép buộc giáo viên phải thu các khoản tiền mà ông cho là "bất chính", nếu ai không thu đủ chỉ tiêu có thể bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" :

"Ở trường học, áp lực mà lãnh đạo dội lên đầu giáo viên là kinh khủng lắm. Họ nghĩ ra đủ trò, ví dụ như như họ ép thi đua cưỡng ép giáo viên phải thu tiền bất chính.

Anh nào mà không thu được thì họ hạ thi đua, thậm chí là không hoàn thành nhiệm vụ, mà hai năm không hoàn thành nhiệm vụ thì hiệu trưởng sẽ đuổi việc ngay.

Tôi đã từng phê phán hiệu trưởng làm việc rất trái khoáy. Nó đuổi học hơn 100 học sinh, chả theo quy định nào cả. Ai mà thắc mắc là nó trù dập luôn.

Tôi từng bị hiệu trưởng thuê xã hội đen đánh, bảy năm liền không được nâng lương, áp lực ở trường rất kinh khủng."

Làm sao giữ chân giáo viên, giảng viên ?

Ngày 9/8, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rằng việc cần làm ngay bây giờ là phải "tập trung thực hiện cải cách tiền lương để giải quyết vấn đề thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức vì chế độ lương nhà nước hiện nay rất thấp".

Theo thầy Đỗ Việt Khoa, tăng lương là vấn đề cấp thiết, nhưng cũng cần phải có sự công bằng và minh bạch trong nhà trường :

"Phải nói rằng cái đầu tiên là lương, thứ hai là công bằng và minh bạch trong nhà trường. Hiệu trưởng nào côn đồ, lừa đảo, ác tâm với giáo viên và học sinh thì dứt khoát phải đuổi việc.

Nếu để sống đầy đủ một chút thì lương giáo viên bây giờ phải được tăng gấp ba gấp bốn lần."

Thầy Khoa còn đề xuất nên giảm bớt biên chế các ngành hành chính khác không có năng lực để tập trung đầu tư cho y tế và giáo dục :

"Xin lỗi là các ngành khác mới nên giảm biên chế. Đó là các đơn vị hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước hơn một triệu người khi mà để quản lý có 100 triệu dân thì quá là thừa thãi.

Một bộ nào đó chỉ cần hai thứ trưởng là đủ, nhưng mà có những bộ có đến 7-8 thứ trưởng để làm cái gì ?

Đặc biệt là công an và quân đội, lương của họ lên tới hơn hai lần lương giáo dục của chúng tôi. Có lẽ lực lượng công an và quân đội là "cánh tay phải và cánh tay trái" của Đảng, cho nên người ta buộc phải nâng đỡ hai "cánh tay" này trước."

Đồng quan điểm, giảng viên tên Đào cũng cho rằng nên giảm bớt chi tiêu cho ngành công an để nâng cấp giáo dục :

"Bây giờ cứ so sánh lương giáo viên với bên lực lượng vũ trang, bên công an đi xem chênh lệnh ra sao. Cứ thử tăng lương cho giáo viên như công an xem mọi người có hoan hỉ ngay không !"

Theo VnExpress, giai đoạn từ 2011-2020, Việt Nam chi cho giáo dục trung bình đạt khoảng 17-18% tổng chi ngân sách Nhà nước. Việt Nam chưa công khai ngân sách chi cho Bộ Công an.

Nguồn : RFA, 15/08/2022

* Một số nhân vật trong bài viết đã được đổi tên vì lý do an toàn.

Published in Việt Nam

Việt Nam hôm 8/8 tổ chức hội thảo công bố Báo cáo Phân tích Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

giaoduc1

Sinh viên dự kỳ thi vào đại học ở trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội hôm 1/7/2015 - AFP

Chuyên gia và giới nghiên cứu cho rằng báo cáo tuy chưa đầy đủ nhưng có thể dựa vào đó để tham khảo và đối chiếu sâu hơn.

"Trước hết phải khen nhóm nghiên cứu đã rất là công phu, khách quan, trình bày trung thực, thẳng thắn và đưa ra những khuyến nghị cũng rất thiết thực". 

Đó là nhận xét đầu tiên của Giáo sư Mạc Văn Trang, một nhà nghiên cứu về giáo dục thường có những khuyến nghị xây dựng gởi lên cấp lãnh đạo trong nước.

Đối với Giáo sư Mạc Văn Trang, báo cáo gần như một bản tóm tắt thôi vì còn nhiều vấn đề chưa đề cập đến :

"Đặc biệt không nói đến giáo dục phổ thông, mà chính giáo dục phổ thông hãy còn nhiều vấn đề bức xúc đối với nhân dân, với cha mẹ học sinh".

"Nhưng nói về giáo dục đại học thì có vài điểm như thế này. Trước hết về giáo dục Việt Nam, nói là được Đảng Cộng sản và Nhà nước nêu ra những định hướng, tuyên ngôn rất quan trọng… Thí dụ ‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu’, ‘Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững’ vân vân… Tức là tuyên bố thì rất nhiều nhưng đầu tư, ngân sách cũng như các nguồn lực khác thì còn rất hạn chế. Đấy là cái nhìn chung trong báo cáo". 

Nhà nghiên cứu độc lập, thạc sĩ Đinh Kim Phúc, bày tỏ cảm nghĩ sau khi đọc Báo cáo Phân tích Giáo dục Việt Nam 2011-2020 :

"Bảng tóm tắt giáo dục trong 10 năm qua không nói lên được bản chất của các số liệu lập ra để thuyết minh cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Nhìn vào thì chúng ta thấy có những con số rất ấn tượng, ví dụ trên 3% sinh viên Việt Nam du học, ở nước ngoài, tức trên 100.000 học sinh, rồi sự phát triển của các trường đại học Việt Nam, của sinh viên Việt Nam".

"Nhưng mà báo cáo không có số liệu chi tiết về sự phát triển những ngành nghề khác như thế nào, có cân đối theo yêu cầu phát triển của đất nước hay không".

"Ví dụ Việt Nam hiện nay đề cao sự phát triển kinh tế, ‘đi tắt đón đầu’, thì nhìn chung các đại học Việt Nam có tập trung vào những ngành ‘hot’, ngành mũi nhọn, ngành cả phụ huynh và học sinh đều thích".

Báo cáo cũng không nói rõ trong 10 năm qua Việt Nam có đạt tới những chương trình đào tạo đi sâu vào nghiên cứu cơ bản hay không, là câu hỏi tiếp của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc :

"Phải bắt đầu bằng những nghiên cứu khoa học cơ bản thì mới có cơ sở vững chắc. Sự phát triển của giáo dục Việt Nam không đi vào những vấn đề thực chất làm cơ sở. Nói một cách khác là người ta thích ‘đi tắt đón đầu, thích số liệu hơn là thực chất đào tạo".

Tại buổi hội thảo ngày 8/8, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lê Anh Vinh, trình bày số liệu cơ sở giáo dục đại học bao gồm cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…tăng mạnh sau năm 2005.

Tiếp đó, từ sau 2010, quy mô đào tạo chỉ tăng nhẹ, và giảm ở giai đoạn 2014-2019.

Một cách cụ thể, vẫn lời Giáo sư Lê Anh Vinh, so với năm 2010, chỉ số phát triển quy mô đào tạo đại học là 105,3%. Tỉ lệ này ở năm 2015 là 53,7%, năm 2019 là 52,7%.

Giải thích lý do vì sao số liệu năm 2015 sụt mạnh so với năm 2014, Giáo sư Lê Anh Vinh cho rằng do các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng về hệ thống giáo dục nghề nghiệp mà Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội quản lý.

Tương tự, so với năm 2010, quy mô sinh viên cũng tăng trưởng mạnh hơn vào năm 2014, bằng 109,3%. Chỉ số này giảm nhẹ vào năm 2018, khoảng 70,2%, nhưng tiếp tục nhích lên vào năm 2019 với 79%.

Báo cáo phân tích còn đưa ra một chỉ số khác, cho thấy năm 2018 có 108.527 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, bằng 3,6% tổng số sinh viên Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ số này chứng tỏ Việt Nam đã bắt kịp xu thế và đạt mức trung bình trong số các nước có tỉ lệ nhập học tương đương.

giaoduc2

Sinh viên dự lễ tốt nghiệp đại học Văn Miếu, Hà Nội hôm 18/11/2014. AFP

Ngoài ra, vẫn theo báo cáo, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học tăng mạnh ở các năm 2015, 2016, rồi lại giảm nhẹ ở năm 2019. Nhà nghiên cứu giáo dục Mạc Văn Trang :

"Cụ thể, số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh năm có năm tăng, năm giảm, thì cũng là bình thường thôi. Cái chưa nói đến là việc phát triển số lượng nghiên cứu sinh, học tiến sĩ và thạc sĩ thì nó quá nhiều. Dư luận xã hội rất bức xúc về chuyện đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ theo phong trào. Rất nhiều vị trí làm việc không cần thiết phải có đào tạo tiến sĩ , chẳng hạn như các quan chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước, cần thành thạo công việc chứ cần gì bằng cấp tiến sĩ ?"

"Vì chạy theo cái danh đó cho nên hàng loạt tiến sĩ ra lò, thậm chí gian lận tại trường Đông Đô trong đào tạo tiến sĩ. Nhiều người còn nói học sinh Việt Nam đi du học là’ tị nạn giáo dục’, báo cáo lại nói con số du học sinh tăng cũng chỉ sấp sỉ các nước trong khu vực thôi( ?) Những nhược điểm này báo cáo không đề cập tới". 

Trở lại bản Báo cáo Phân tích Giáo dục Việt Nam một thập kỷ qua, điểm đáng chú ý được chỉ ra là ở một số ngành nghề thì trình độ của sinh viên tốt nghiệp từ những nơi như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội… đã tiếp cận trình độ sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học trong khu vực.

Số liệu trong báo cáo cho thấy năm 2018 tỉ lệ sinh viên của 181 cơ sở đại học và 40 trường cao đẳng, có việc làm sau khi tốt nghiệp là 65,5%. Thế nhưng tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng cao hơn so với trung cấp.

Báo cáo dẫn chỉ số từ bảng xếp hạng ‘Times Higher Education’ cho thấy gần đây Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt vào Top 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới.

Giáo sư Mạc Văn Trang lý giải cái thực tế Việt Nam vẫn ở vị trí cuối bảng xếp hạng Top 1.000 :

"Trong số 1.000 đại học được xếp loại có chất lượng trên thế giới thì Trung Quốc có 40 trường, Nhật 44 trường, Hàn quốc 34 trường, Malaysia 13 trường, nhưng Việt Nam chỉ có hai trường mà lại ở vị trí cuối của 1.000 đó nếu mà xét về chất lượng nghiên cứu. Một điều cũng đáng suy nghĩ".

"Một điểm nữa mà báo cáo có nói qua thôi, là kinh phí, nguồn lực cho nghiên cứu khoa học giáo dục nó quá hẹn hẹp. Tôi làm nghiên cứu tôi biết các đề tài bộ giao thường có tính cách thời vụ, thời sự và rất thiếu những nghiên cứu có tính cơ bản, chiến lược . Cho nên giáo dục của Việt Nam mình thường bị động, hay thay đổi, nay thế này mai thế khác, Những điều tra như thế này cũng mang tính cách thời vụ thôi".

Tiếp lời Giáo sư Mạc Văn Trang, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc góp thêm ý kiến :

"Tôi cũng đồng tình là ngân sách dành cho giáo dục Việt Nam không cao so với ngân sách dành cho quốc phòng và an ninh. Nhưng thực chất kinh phí GDP quốc gia mà chi cho giáo dục thì giáo dục đã dùng nguồn tiền này như thế nào là vấn đề đáng nói. Chi cho cơ sở giáo dục, chi cho cơ sở vật chất hay chi cho mục đích nào khác mà nó mang hai từ ‘giáo dục’ ? Việt Nam không phải một nước giàu, tỉ lệ 17.000 tỷ dành cho giáo dục so với khu vực cũng là tương đối nhưng so theo nhu cầu thì chưa đáp ứng được tầm vóc một quốc gia muốn phát triển về giáo dục".

"Bên cạnh đó, đặt vấn đề các trường đại học và tổ chức đào tạo có gắn liền với nghiên cứu hay không là một vấn đề nhức nhối trong hệ thống đào tạo của Việt Nam hiện nay".

Giáo dục Việt Nam có sự cải thiện đáng kể trong một thập kỷ qua nhưng chưa có sự chuyển biến căn bản, là khẳng định của Giáo sư Mạc Văn Trang.

Vẫn theo lời ông, cố gắng ra được một bản Báo cáo Phân tích Giáo dục như thế này cũng là sự tiến bộ rất tốt rồi, song đi hết 10 năm mà vẫn còn bị các lân bang khu vực bỏ xa thì quả là điều gây bức xúc.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần phát triển giáo dục đại học theo hướng tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, có tư duy đổi mới sáng tạo và đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 10/08/2022

Published in Diễn đàn

Có điều lạ, mà chỉ có ở giáo dục, các nhóm ngành khác ít so sánh. Ví dụ như ngành y tế, ngay cả trong vụ kit test Việt Á nổi cộm và nhức nhối, chẳng ai so sánh giá bộ kit test với giá rượu bia, và các ngành khác, cũng chẳng ai so sánh với giá rượu bia, thế mà ngành giáo dục, người ta so sánh với giá rượu bia như một phép tính phổ thông, gần đây là so sánh giá sách với giá rượu bia.

quyphuhuynh1

quyphuhuynh2

Cũng xin nói thêm, trước khi Thông Tư 55 của Bộ Giáo dục và đào tạo được thực thi triệt để (mà để được thực hiện triệt để, người ta tốn đến gần mười năm - tức ban hành và có hiệu lực từ ngày 22/11/2011 - nhưng đến năm 2020 người ta mới nhắc đến) vào năm 2020, hầu như tất cả các trường trên toàn quốc đều thu quĩ phụ huynh học sinh. Nói là quĩ phụ huynh nhưng kì thực là nhà trường giữ, giáo viên chủ nhiệm giữ. Tiếng là giáo viên chủ nhiệm giữ tiền quĩ lớp nhưng có một qui ước ngầm tùy vào từng trường ở quê hay thành phố, nếu thành phố thì tỉ lệ 40/60, tức giáo viên chủ nhiệm nộp về cho hiệu trưởng 40% tiền quĩ lớp, ở thôn quê thì 30% hoặc 40% quĩ lớp phải nộp về cho hiệu trưởng. Đương nhiên quĩ lớp ở thôn quê thấp hơn rất nhiều so với thành phố.

Và, đáng nói ở đây là trong những năm sau 2011, vấn đề thu quĩ lớp của ban phụ huynh học sinh dưới sự điều hợp của giáo viên chủ nhiệm và những đại diện cha mẹ học sinh đều thu rất gắt gao thậm chí gây áp lực nặng nề lên cha mẹ học sinh. Luận điệu của hầu hết những người có trách vụ vận động truy thu đều là "nói thì nhiều vậy chứ không bằng một bữa nhậu !". Và việc thu vẫn kéo dài cho đến khi báo chí trong nước lên tiếng (sau rất nhiều năm báo chí bên ngoài lên tiếng thì báo chí trong nước mới đề cập một cách nghiêm túc về Thông tư 55, Bộ Giáo dục và đào tạo) vào năm 2020 thì các hiệu trưởng của hầu hết trong trường mới chính thức dừng thu 30% - 40% quĩ lớp từ giáo viên chủ nhiệm. Và giáo viên chủ nhiệm cũng chính thức không giữ quĩ lớp, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp giữ thay. Rất tiếc sau ba năm trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh giữ quĩ, câu chuyện có vẻ càng tệ hại hơn trước. Nhưng đây lại là vấn đề bàn ở một thời điểm khác, điều tôi muốn nói là giữa lúc này, mọi thứ tăng giá vùn vụt, người dân ngột ngạt, khó thở, việc tăng giá sách giáo khoa cứ như giọt nước gây tràn ly.

quyphuhuynh2

Khó thở nhất là vài ngày trước, ông Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn phát biểu trên Truyền hình Quốc hội về vấn đề giá sách tăng với lý do "khổ lớn, giấy tốt, bìa đẹp" mà không nhắc gì đến nội dung của nó có gì mới, tiến bộ, khoa học hay không. Cũng ông Sơn trước đây đề cập vụ tăng thu học phí các trường ở thành phố lớn. Và hơn nữa, đây là thời gian hồi tỉnh của đất nước sau đại dịch, nhiều gia đình tang tóc, mất mát, nếu không tang tóc thì cũng tổn thất về kinh tế, thất nghiệp tràn lan, mọi thứ thời giá lại ảnh hưởng biến động chiến tranh và biến động sau dịch của khu vực, tăng vùn vụt (với Việt Nam thì có thêm biến động "vặt lông" VAT sau dịch), giá xăng, giá khí đốt tăng gần 30%, giá các mặt hàng thiết yếu cũng tăng tỉ lệ, trong khi đó giá gạo, sản phẩm chủ lực của nhà nông lại đứng im tại chỗ để chống chọi với giá dịch vụ nông nghiệp tăng và bão thời giá.

Dù muốn hay không muốn quan tâm thì túi tiền của cha mẹ học sinh cũng ảnh hưởng rất nặng từ thời giá cho đến giá sách giáo khoa, mỗi thứ tăng một chút mà tiền lương không tăng, có nơi giảm do ảnh hưởng dịch cúm Vũ Hán, vậy thì làm sao người dân không phàn nàn. Khi người dân phàn nàn thì nhiều người có trách vụ giáo dục lại mang phép so sánh "so với giá bia đi ! Bộ sách có bằng thùng bia không ?", luận điệu này nghe nhiều và quen lắm. Chỉ lạ ở chỗ tại sao chỉ có ngành giáo dục mới mang ra so sánh, phải chăng rượu bia, nhậu nhẹt có mốt quan hệ mật thiết nào đó với giáo dục ?

Có, hình như là có mối quan hệ ấy, cái mối quan hệ lằng nhằng tưởng như không bao giờ có, lại xảy ra giữa một ngành mà trách nhiệm và thiên lương phải xếp hàng đầu - ngành giáo dục. Chỉ có ngành giáo dục mới nổi cộm vụ Sầm Đức Xương Hiệu trưởng bắt các nữ sinh trong trường y quản lý đi hầu rượu, đi bán dâm cho cán bộ tỉnh, cán bộ huyện, chỉ có ngành giáo dục mới có chuyện giáo viên nữ bị điều lên hầu rượu, hầu bia cho các quan, chỉ có ngành giáo dục mới có chuyện thầy trò gặp nhau trong bàn rượu, thầy khúm núm chào trò (lúc này đã là Bộ trưởng Giáo dục) và trò ngồi, một tay bỏ túi, một tay chìa ra bắt với thầy, chỉ có ngành giáo dục mới so sánh giá sách giáo khoa với giá rượu bia !

Và, đáng buồn hơn nữa là hầu hết các thầy cô ngành giáo dục đều biết nhậu, thường nhậu và nhậu rất hăng. Điều này tôi mục kích sở thị, hễ không ra quán nhậu thì thôi, ra quán nhậu thì gặp các thầy cô, trẻ có, già có, sồn sồn có… Thậm chí ngày Hiến chương nhà giáo, trước đây học sinh mang hoa, mang quà đến thăm thầy cô, bây giờ cha mẹ học sinh tổ chức cả một Gala để "vinh danh" thầy cô, rượu thịt ê hề, bia bọt tá lả. Cái không khí giáo dục mang mùi hèm, cái không khí giáo dục có gì đó rất rượu bia và sa đọa trong men bia, men rượu. Thử nghĩ như vậy thì làm sao người ta không mang giá bia ra để so sánh ? !

Nhưng, xin thưa ngành giáo dục, xin thưa những con người còn chút lương tri, vì các vị nhậu miễn phí, nhậu bằng tiền dạy thêm - học thêm, nhậu bằng tiền không chảy mồ hôi, nước mắt, nên quí vị thấy nhậu nó bình thường, nhậu không ảnh hưởng gì đến đời sống, nhậu không những gây tổn thất mà nhậu còn mang lại cho quí vị những cơ hội, những cú áp phe, những cái nháy mắt, những cái bắt tay dưới gầm bàn, những cú lên đường và lên giường… Còn với người lao động, gồm người thất nghiệp và người đang có công việc, nhậu là uống chính mồ hôi, nước mắt và cả đau khổ của họ.

Giữa họ với nhau, nhậu có đôi khi là để vừa giải mỏi, vừa quên đi sự đời ; giữa họ với quí vị, họ mời quí vị nhậu là một sự gồng mình, rất khó nói, bởi họ biết họ phải làm gì khi quí vị thích nhậu, con của họ đang là học sinh của quí vị, và khi nhậu, quí vị nghĩ đến câu hỏi họ có cư xử lễ độ, chơi đẹp với quí vị hay không chứ có khi nào quí vị đặt câu hỏi rằng tại sao họ phải mời quí vị nhậu ? Đó là ở cấp độ nhẹ, cấp độ nặng hơn, nhiều người nhậu vì bế tắc, nhậu vì không nhìn thấy tương lai, thậm chí thất nghiệp, trộm tiền vợ, trộm cắp vặt để nhậu, có đó. Thử hỏi, ai đã tạo ra sinh quyển xã hội mà ở đó người ta chỉ biết vùi vào rượu bia, ma túy để giải sầu, để níu đời sống khi bế tắc ?

Và tại sao một đất nước có nền xuất bản đồ sộ với hàng trăm nhà xuất bản gồm nhà nước và tư nhân nhưng các tiệm sách, nhà sách vẫn không thu hút được người đọc ? Thử hỏi ngành xuất bản có thiên hình vạn trạng nguồn nhưng tại sao người ta vẫn chăm bẵm đến nguồn sách giáo khoa vì xem nó là cục xương dính nhiều nạc và thịt nhất ?

Và thử hỏi, bao giờ nền giáo dục này thôi lèm bèm như đứa say ? Bao giờ nền giáo dục Việt Nam trở nên lành mạnh, không dây dưa với rượu bia và không có những câu chuyện nổi cộm liên quan tới rượu bia, tiếp khách ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn