Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chế đ độc tài toàn trị là nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của nền giáo dục

43 năm qua kể từ khi áp đặt quyền kiểm soát cả nước dưới chế độ độc tài toàn trị, đảng cộng sản cầm quyền đã mang mô hình giáo dục ngoi lai xô viết, học thuyết Mác – Lênin vào chương trình giảng dạy ở Việt Nam.

Những giá trị của nền giáo dục truyền thống do ông cha để lại đã gần như bị xóa bỏ. Trong xã hội, bạo lực học đường ngày càng gia tăng, thiếu vắng nét đẹp bao đời nay tiên học lễ - hậu học văn. Chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng cùng với đội ngũ giáo viên chỉ biết đua chen với đồng tiền.

Từ Hà Nội, nhà giáo Đỗ Việt Khoa, người một thời đã bất chấp gian nguy, đấu tranh mạnh mẽ tố giác những gian lận trong thi cử, đã nêu rõ chế độ độc tài toàn trị là nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của nền giáo dục.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn nhà giáo Đ Việt Khoa do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :

Youtube phỏng vấn nhà giáo Đỗ Việt Khoa

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 27/04/2018

Published in Video
samedi, 14 avril 2018 15:02

Sánh vai với ai, về chuyện gì ?

Hàng triệu người Vit li bàng hoàng ri phn n khi mt đa tr 16 tui, hc sinh lp 10 ca mt trường trung hc Sài Gòn t t vì không chu ni áp lc ca chuyn hc hành, thi c và kỳ vng ca gia đình vào em (1).

sanhvai1

Các em học sinh Vit Nam tuyên th trung thành nhân ngày khai ging niên hc mi (nh tư liu ngày 5/9/2013)

Hệ thng giáo dc ti Vit Nam tiếp tục rung lc d di vì đ loi scandal liên quan ti tt c các bên : H thng qun lý – điu hành mng lưới hc đường, trường hc, giáo viên, gia đình, hc sinh.

Anh Son Tran Duc đã hệ thng li nhng scandal y như mt tiu phm được đt tên là Thăm li trường xưa ! :

- Chào bác. Bác là bảo v trường phi không ? Cho tôi gp cô giáo A.

- Cô A mới b cho ngh vic vì bt hc sinh ung nước git khăn lau bng.

- Thế thy B đâu ?

- Thầy B đang đánh nhau vi thy C ngoài kia kìa.

- Thế cho tôi gp cô D cũng được .

- Cô D bị ph huynh bt quỳ chưa đng dy được.

- Thôi thì thầy E cũng được !

- Thầy E nhc nh hc sinh xóa hình xăm b nó đâm thng bng đi cp cu ri.

- Vậy thì gp cô F dy hp đng cũng được .

- Cô F mới b ct hp đồng bây gi nhà chăn ln ri.

- Cô G thì sao ạ ?

- Cô G xinh nhất trường. Hôm nay có thanh tra s v, cô y phi đi tiếp các v lãnh đo.

- Thế này thì tht quá đáng, giáo viên còn mi cô H, tôi mun gp cô H.

- Cô H cũng mới b đình ch vì my tháng đi dạy không chu ging bài.

- Vậy cho tôi gp cô hiu phó.

- Hiệu phó đi ô tô vào sân trường cán gãy chân hc sinh nên đang phi làm vic vi công an.

- Thôi, thế cui cùng cho tôi gp thy hiu trưởng vy.

- Thầy hiu trưởng b t la chy vic b công an bắt hai hôm nay. Bây gi c trường ch còn mi tôi thôi (2).

Sau khi thực hin thng kê gn ging như Anh Son Tran Duc, ch khác là có thi gian, đa đim c th, Oanh Nguyen Thi nhn đnh trên trang facebook ca cô rng : Đó là nhng trái đng t mt nn giáo dục đã hoàn toàn tht bi mà tt c các bên đu va là nn nhân, va là th ph(3). Oanh đã nêu ra hàng loạt câu hi vn rt đơn gin song ti Vit Nam, t h thng giáo dc đến gia đình, xã hi đu bt lc trong vic tr li : Làm sao to ra được những nhà giáo có đủ năng lc sư phm khi gn mt na chương trình đào to các "k sư tâm hn" dành cho Lý lun chính tr Mác – Lê, Lch s Đng chính quyền cộng sảnVN và nhng hot đng vô b khác không liên quan cũng chng có giá tr gì v mt sư phm ? Phi chăng do không chú trọng nên nhng khái nim v đo đc ngh nghip, s t trng ca nhà giáo tr thành xa l vi nhiu người làm thy ? Làm sao đ có nhng thế h hc sinh biết "tôn sư trng đo" và hiu rng "tiên hc l, hu hc văn" như ngày xưa ? Làm sao đ có được nhng phụ huynh hiu biết, sn sàng đng hành, chia s cùng giáo viên và nhà trường trong vic dy d con cái khi chính bn thân h cũng là thành qu ca mt nn giáo dc suy đi, "hng chân" bi thiếu c triết lý ln nhng tiêu chun cơ bn ca mt nn giáo dc tiến b ?

Giống như nhiu người, Oanh cho rng, các scandal ch là thêm vài du chm than na cho nn giáo dc vn đã đy ry nhng du cm thán. Nhà đã nát mà người cũng nát thì làm sao có th hy vng "dng li nhà, dng li người" ?

Vì là nơi mi người tự do bày t suy nghĩ v các s kin, nhng vn đ xy ra quanh mình, mng xã hi luôn có rt nhiu ý kiến trái chiu vi nhau, song khi bàn v giáo dc Vit Nam, gn như tt c mi người s dng mng xã hi Vit ng đu nht quán v thc trng bi đát ca lĩnh vực này. Cù Mai Công gi các scandal liên quan đến giáo dc là "thm ha vô giáo dc" – vn đã có t lâu và gi n r. Công khng đnh, đó là h qu ca ch nghĩa tranh đot thành tích, chc danh tràn lan trong ngành giáo dc, t cp cao nht cho đến tận các trường tiu hc, mm non và vì vy môi trường giáo dc không th lành mnh được. Dn Lã Khôn (K nào hiếu danh, vic làm thường gi di), Công nhn mnh, trong môi trường như vy, thm ha là tt yếu, không hôm nay thì ngày mai (4).

Cũng đề cp đến chứng "hiếu danh" nhưng Hoàng Linh không gi các scandal là "thm ha vô giáo dc" trong ngành giáo dc. Facebooker gi giáo dc ti Vit Nam là "giáo dc kh sai". Xót xa trước vic con mình – mt hc sinh lp 11 – không th ri khi bàn trước 11 gi đêm, một người bn ca Linh xin chuyn trường cho con mình vì không th chp nhn nhà trường tr thành nơi "hành h" tr con. Tuy nhiên trường mi cũng thế. Nếu không đ tin cho con vào các tư thc hay du hc, ph huynh s "cùng vi con cháu ca mình "điên cuồng vt vã trong môi trường giáo dc khng khiếp này". Theo Hoàng Linh, thiếu triết lý giáo dc nên h thng hc đường ca Vit Nam trin miên quay cung trong các cuc ci cách và hu hết là… ci cách thi : Ci cách thi vào lp 6, Ci cách thi vào lp 10, Cải cách thi tt nghip trung hc, Ci cách thi đi hc…

sanhvai2

Trường hc b biến thành trung tâm luyn thi và ch nhm phc v chuyn thi.

Thi c tr thành trung tâm ca hot đng giáo dc. Trường hc b biến thành trung tâm luyn thi và ch nhm phc v chuyn thi. Khi đim quan trng hơn nhân cách, nn tng văn hóa thì giáo dc sn sinh ra lớp tri thc – vn tng được xem là "thn đng đt Vit" như Phan Sào Nam thành ông ch sòng bài ln nht thế gii, nhng c nhân, tiến sĩ tr thành nhng viên chc tham nhũng vt trong b máy công quyn mà ai cũng th(5).

***

Khi đề cp đến hàng loạt scandal này trong lĩnh vc giáo dc sut ba tháng va qua, Oanh Thi Nguyen bo rng, nếu quan sát giáo dc đ xem mt quc gia phát trin như thế nào thì trông vào nn giáo dc Vit Nam hin nay, chúng ta s hiu chúng ta có th "sánh vai vi các cường quốc năm châu" được hay không !

Giống như Oanh Thi Nguyen, Cù Mai Công cũng mơ "dng li nhà, dng li người" nhưng thc tế cho thy ước mơ du chính đáng y li ging như… vin vông. Công than, sau bao nhiêu "thm nn vô giáo dc", trường hc vn không được xem như "t m", không được xem như nơi chn đ yêu thương. Trên đường, trong trường, gia lp, banner, khu hiu tuyên truyn biến nhà trường thành "pháo đài" chng cái này, chng cái kia vn giăng đy.

Phân tích về nhng nguyên nhân dn giáo dc Vit Nam đến ch tuyt vng như hin nay, nhiu gii đng tình vi quan đim, đó là do giáo dc Vit Nam thiếu triết lý đúng làm nn tng. Nhn đnh y không sai nhưng chưa đ. Giáo dc Vit Nam tan nát vì ging như các lĩnh vc khác, giáo dc được s dng như công cụ phc v chính tr. Ch chính tr mi cn thành tích k c thành tích trong giáo dc. Thành tích trong giáo dc không ch được s dng đ chng t s "ưu vit toàn din" ca h thng chính tr mà còn là thang cho nhiu cá nhân leo cao hơn, phát đtn trong h thng y.

Người s dng mng xã hi ti Vit Nam đang chuyn cho nhau xem mt video clip, trích ra t chương trình tư vn trc tuyến "Bí quyết ôn thi và chn nguyn vng vào lp 10" do báo Thanh Niên phi hp vi mt s nơi t chc hôm 10 tháng 4 ở trường Trung hc Lê Quý Đôn – Sài Gòn.

Clip ghi li chuyn mt đa tr lp 9 đng dy nêu thc mc : Điu gì khiến các thy cô nghĩ rng vic b không cng đim hc sinh gii cp thành ph trong kỳ thi tuyn sinh vào lp 10 s đem li công bng ?... Sau đó "thầy" Nguyn Minh Hoàng, Trưởng phòng Kho thí và Kim đnh cht lượng ca S Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đng dy đáp li, đi ý : Ngày 28 tháng 2 năm 2018, B Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 02 đ sa đi, b sung Quy chế Tuyn sinh trung hc s. Chúng ta phi… sng và làm viêc theo pháp lut, bt k thế nào thì cũng phi… duy trì pháp lut do đó ông thy không cn phi tr li câu hi ca đa tr 14 tui – đi din cho hàng trăm ngàn đa tr và ph huynh ca chúng trên x s này (6).

Phong thái, cách hành xử ca "thy" Hoàng khiến nhiu người kêu Tri. Đã có hàng chc triu người tng kêu Tri, hàng chc triu người khác đang kêu Tri vì "điên cung vt vã trong môi trường giáo dc khng khiếp" cùng vi con cháu ca mình nhưng giáo dc Vit Nam vẫn thế vì h thng chính tr không cn và cũng chng quan tâm đến con người. "Thy" Hoàng ch là mt trong hàng triu đi din ca h thng y.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 14/04/2018

Chú thích :

(1) http://soha.vn/vu-nam-sinh-lop-10-nhay-lau-tu-tu-cuoc-chay-tron-cua-nhung-dua-tre-20180412234148868.htm

(2)https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10209907395356108

(3)https://www.facebook.com/oanh.nguyenthi.96/posts/1682791068423044

(4)https://www.facebook.com/he.via.54/posts/436501433462582

(5) https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/1583557825098075

(6)https://www.facebook.com/100009641314161/videos/667637816900923/

Published in Diễn đàn

‘Ảnh hưởng đến trường’ là kết quả của sự ươn hèn, quỳ gối trước vấn nạn thành tích trong giáo dục. 

Khi cô giáo bị bắt quỳ 40 phút, Hiệu trưởng bị buộc thôi việc, còn người bắt quỳ bị khai trừ Đảng.

Sự kiện cô giáo bị bắt quỳ được coi như một sự kiện nóng, dư luận và trong đó có rất nhiều giáo viên muốn ‘mạnh tay’ để bảo vệ nhà giáo – một nghề được định hình trong tư tưởng Nho gia là ‘nghề cao quý của xã hội’.

giaoduc1

Em Phạm Song Toàn - người đã lên tiếng vì hành vi bạo hành tinh thần của cô giáo Trần Thị Minh Châu đã phải chuyển trường vì áp lực.

Nhưng cô giáo bị bắt quỳ cũng phản ảnh một nhân cách, mà nhiều nhà sư phạm cũng cho rằng, nó là sự quỳ gối về mặt nhân cách. Hay đúng hơn, cô giáo quỳ vì cô giáo bị khuất phục trước sự ép buộc của một người có chức quyền. Hay ở một góc nhìn đa chiều hơn, bản thân cô giáo cũng chứa đựng cái ‘hèn’ trong đó.

Trong khi bị cuốn vào trong sự kiện cô giáo bị bắt quỳ, thì học sinh Pham Song Toàn nức nở khóc trước quan chức vì giáo viên dạy Toán - cô Trần Thị Minh Châu (Trường Trung học phổ thông Long Thới) im lặng trong suốt tiết giảng gần 1 học kỳ. Trong khi, năm cuối cấp là năm quan trọng của đời học sinh. Trước đó, cô giáo này từng bị kỷ luật và điều chuyển chỉ bởi liên tục xúc phạm học sinh và mạt sát học sinh.

giaoduc2

Cô Trần Thị Minh Châu - người liên tục có hành vi phản giáo dục và luôn được hưởng sự ưu ái trong kỷ luật.

Khi lên báo, thay vì một sự hổ thẹn và thừa nhận sai lầm, thì cô Trần Thị Minh Châu lẫn hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Long Thới đều tìm cách nhấn mạnh rằng em Phạm Song Toàn ‘nói sai sự thật’, ‘nói không đúng chỗ’ làm ‘ảnh hưởng đến trường’ (mặc dù em đã báo cô giáo chủ nhiệm, còn thầy hiệu trưởng thì biết nhưng xem như không). Đó có phải là tư cách và là thái độ cần có của một người lãnh đạo (quản lý), một nhà giáo truyền chữ lẫn lễ cho học sinh ?

Cô giáo Trần Thị Minh Châu nhận được sự ủng hộ của thầy Hiệu trưởng, bởi cô là người đóng góp nhiều vật chất cho trường và có mối quan hệ sâu rộng. Và cô cùng với thầy Hiệu trưởng làm nên quyền lực kép, sẵn sàng đá quả bóng trách nhiệm lên học sinh Phạm Song Toàn.

‘Ảnh hưởng đến trường’ là kết quả của sự ươn hèn, quỳ gối trước vấn nạn thành tích trong giáo dục. Là hệ quả của việc khum lưng, quỳ gối của những người quen chịu đựng sự áp chế của quyền lực, quen được nói lời hay tiếng ngọt,…

giaoduc3

Ông Trần Minh Bình, hiệu trưởng Trung học phổ thông Long Thới - người từng đăng đàn trên báo VietnamNet kêu gọi 'nhân văn hơn' với hành vi phi giáo dục của cô giáo Trần Thị Minh Châu. Ảnh : Zing

Kết quả, Phụ huynh của học sinh Pham Song Toàn - người bức xúc nói ra sự thật cô giáo dạy toán Trần Thị Minh Châu không giảng bài - đã phải xin chuyển trường cho con. Bởi học sinh lẫn em Phạm Song Toàn biết mình ‘đã thua’, và từ nay – đi học sẽ như đi tù.



Người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Thu - Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong buổi họp với lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Long Thới vào sáng ngày 06.04, trong đó nhấn mạnh các đơn vị liên quan phải cấp tốc làm thủ tục chuyển trường cho em Toàn, vì em đang bị cô lập tại trường Long Thới. Đồng thời, phê phán Sở Giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng Trường Long Thới đã không có giải pháp quyết liệt khi xử lý vụ việc, bởi thay vì phải đình chỉ ngay công tác giảng dạy của cô Trần Thị Minh Châu (giáo viên không giảng bài suốt nhiều tháng) khi em Toàn phản ánh sự việc thì lại để cô giáo Châu tự mình xử lý sai phạm do mình gây ra dưới màn 'hòa giải'.

Người viết cũng đồng ý với tác giả Thẩm Hồng Thụy trong bài viết về hệ quả này trên báo Lao Động ngày 05.04, sự kiện này minh chứng ‘sự trung thực phải gục ngã !’. Tất cả đã thất bại, từ nhà trường, sở giáo dục, chính quyền thành phố đã thất bại ; chỉ có giả dối – ươn hèn – nịnh bợ - lạm dụng quyền lực với các ngôn từ và hành phi phản giáo dục thắng. Hay nói đúng hơn, em Toàn và sự trung thực của mình đã thua trong sự im lặng của chính thầy cô giáo lẫn bè bạn tại ngôi trường của mình.

giaoduc4

Bà Nguyễn Thị Thu - phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có những phân tích rất đúng thực tế và phê phán cái sai của Sở Giáo dục và đào tạo Tp. HCM cũng như sự du di, bao che của trường Trung học phổ thông Long Thới đối với hành vi phi giáo dục của một giáo viên - Ảnh : TTO

Đó là lý do vì sao, giáo viên trường, thậm chí học sinh trường Trung học phổ thông Long Thới từ bức xức đã quay sang đả kích việc làm đúng của em Toàn. 

Rõ ràng, cô giáo quỳ 40 phút đã được bảo vệ quá tốt (người gây ra sự vụ bị kỷ luật, thôi việc), trong khi trường hợp em Phạm Song Toàn đã bị bỏ lơ. Rồi đây học sinh nào sẽ dám lên tiếng về tình trạng bị xúc phạm thân thể, danh dự qua những hành vi phi giáo dục như cô Trần Thị Minh Châu đã từng làm ? Tại sao chúng ta bảo vệ hình ảnh nhà giáo ươn hèn quỳ gối 40 phút (mặc dù không sai), nhưng lại không bảo vệ cho một em học sinh trung thực và nói lên sự ‘ươn hèn’ của cô giáo cùng hệ thống nhà trường ?

Giáo dục, suy cho cùng là dạy cho học sinh không chỉ chữ nghĩa, mà cả dáng đứng thẳng - điều mà xã hội quen bợ đỡ và luồn cúi đang thiếu thốn.

Khi em Phạm Song Toàn bước ra khỏi trường, cả nền giáo dục đã thua, đã gục gã, đã cong lưng – một nền giáo dục đã không bảo vệ được hai chữ ‘trung thực’.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 07/04/2018

Published in Diễn đàn

Giáo dục mục từ nóc : Cô giáo quỳ gối xin lỗi Phụ huynh, học sinh bóp cổ cô giáo

Quê Hương, CaliToday, 08/03/2018

Dư luận Việt Nam mấy ngày qua tranh luận gay gắt về việc một giáo viên tên Nhung dạy ở trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh trong khoảng 40 phút. Qua đó thể hiện một nền giáo dục ở Việt Nam đang mục ruỗng, là thành quả của mấy mươi năm theo mục tiêu đạo tạo con người trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…

giaoduc1

Trường tiểu học Bình Chánh nơi cô Nhung quỳ xin lỗi nhóm phụ huynh (ảnh : Hoàng Minh-báo langmoi)

Vụ việc xảy ra vào ngày 28/02/2018, một nhóm phụ huynh gồm ông Võ Hòa Thuận, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền và bà Phùng Thị Bích Vân đã đến trường Tiểu học Bình Chánh, nơi cô giáo Nhung đang phục vụ công tác giảng dạy để lớn tiếng phản đối việc cô giáo Nhung trước đó đã phạt học sinh phạm lỗi bằng hình thức quỳ gối, khiến học sinh sợ không muốn đến lớp học. Theo tường trình của cô giáo Nhung qua quá trình đối chất với nhóm phụ huynh, cô nhận thấy hành động của mình khi phạt học sinh là sai nên đã nói lời xin và hứa khắc phục. Tuy nhiên, phía nhóm phụ huynh mà cụ thể ở đây là ông Thuận đã không chấp nhận lời xin lỗi. Trong bản tường trình, cô giáo Nhung có nhắc lại lời của ông Thuận lúc ấy có bắt cô quỳ để coi như chuyện giải quyết xong. Trước sức ép của nhóm phụ huynh, cô giáo Nhung nói mình không còn đường lui và do suy nghĩ non nớt nên đã đáp ứng yêu cầu của phía phụ huynh là quỳ trong thời gian khoảng 40 phút, có sự chứng kiến của một số giáo viên trong trường.

Vụ việc sau đó bị báo đài Việt Nam đăng tải, ngay lập tức dư luận đẩy lên cao trào tranh luận gay gắt. Phần lớn dư luận cho rằng, dù cô giáo Nhung có sai khi phạt quỳ gối học sinh nhưng việc nhóm phụ huynh áp lực bắt cô giáo Nhung phải quỳ gối giống như học sinh là một việc làm không đúng pháp luật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhà giáo. Đâu đó đã có ý kiến rằng, áp lực khiến cô giáo Nhung phải quỳ gối trước phụ huynh chính là do sợ bị mất việc, đụng chạm đến cán bộ chính quyền vì ông Thuận chính là cán bộ tư pháp của xã.

Cali Today liên lạc với cô giáo tên Thứ hiện đang giảng dạy tại Sài Gòn, đặt trường hợp bản thân bị áp lực như cô giáo Nhung thì liệu rằng có hành động tương tự ? Cô giáo Thứ chia sẻ, dù thế nào cũng không quỳ gối và hành động của cô giáo Nhung là thể hiện tâm lý non trẻ. Cô giáo Thứ nói :

"Tôi thấy cô này cổ còn trẻ quá, tâm lý chưa được cứng, báo chí có nói cổ mới sinh con và đi dạy lại khoảng 2 tuần mà thôi. Cái tâm lý, kinh nghiệm ứng xử của người giáo viên nó quan trọng lắm. Những trường hợp đó, người ta sẽ tìm cách ứng xử sao đó chứ chuyện quỳ là không thể".

Qua vụ việc của cô giáo Nhung ở trường tiểu học Bình Chánh, cô giáo Thứ cho đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín người thầy giáo và học đường. Hiện tại hẳn cô giáo Nhung đang phải đối mặt tâm lý khá nặng nề, cần phải nghỉ ngơi một thời gian.

"Ảnh hưởng quá đi chứ. Học sinh nó biết cô giáo nó như vậy thì tụi nó coi thường chứ còn ra gì nữa đâu. Con nít nhìn nó nhỏ chứ nó biết hết chứ không đợi người lớn. Thế nào những học sinh sẽ kể cho nhau nghe và vụ việc giờ đã rùm beng".

Luật giáo dục 2005 của Việt Nam có nói, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

giaoduc2

Trường Trung học cơ sở Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nơi xảy ra sự việc nam sinh bóp cổ nữ giáo viên (Ảnh Châu Thành - báo Tuổi trẻ)

Vậy thì thành quả giáo dục Việt Nam mấy mươi năm qua đã cho thấy, thực tế ngoại trừ vụ việc huy hữu của cô giáo Nhung thì giảng đường là nơi tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng nhân cách con người đã xảy ra bao nhiêu vụ bạo lực, thầy cô đánh đập, xúc phạm nhân phầm học trò và ngược lại học trò đánh đập, xúc phạm nhân phẩm thầy cô dù pháp luật đã cấm nhưng vẫn tái diễn nhan nhãn ở mức báo động, đạo đức học đường xuống cấp nghiêm trọng.

Vậy có chăng lỗi chính là ở cơ chế định hướng nền giáo dục Việt Nam ? Thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội chia sẻ với Cali Today cho đây chỉ là một nguyên nhân.

"Theo quan điểm của tôi nó có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đaọ đức học đường như vừa rồi, một yếu tố quan trọng đúng là do ở cơ chế, tại quan chức họ làm ngơ và cũng chẳng làm gương cho xã hội cho nên người dân họ thấy quan thế nào là họ bắt chước theo thế đấy. Theo tôi có một nguyên nhân nữa là người Việt mình hiện nay cơ hội lắm, chưa tốt, chưa giác ngộ sự văn minh. Có tí chức tí quyền là tưởng mình to bắt nạt người khác. Một số giáo viên cũng vậy, đứng trên lớp coi mình như là sát thủ, nhìn học sinh bằng ánh mắt hằn và sẵn sàng buông lời như chợ búa mắng la học sinh, đánh học sinh rất là ác".

Theo thầy Khoa, các thành phần xã hội ở Việt Nam đã đặt trọng những lợi ích ngắn cho bản thân khiến họ quên đi lợi ích của đất nước, của xã hội. Điều này khiến dư luận lại có thêm phần so sánh về nền Giáo dục của Việt Nam cộng sản hiện tại với nền Giáo dục của miền Nam trước năm 1975, tức là nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa với triết lý giáo dục là Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Ở nền giáo dục ấy, theo cô giáo Thứ từng có một thời gian theo học đã kết luận nền tảng "Tôn sư trọng đạo" khá cao, học sinh thời ấy khá sợ thầy cô bắt hình phạt để rồi chăm lo học hành đặng nên người thành tài. Còn nền giáo dục Việt Nam ngày nay, do dựa theo xu hướng thời đại, việc thầy cô dùng hình phạt đòn đã bãi bỏ nhưng đổi lại đây không phải là lối mở cho sự phát triển. Ví dụ, thầy cô không dùng hình phạt đòn thì học sinh dễ có tâm lý không sợ thầy cô, không chăm lo học hành rồi dẫn đến hiện tượng chán học, bỏ học, thầy cô phần vì thành tích phần vì phải lo sợ mất việc giảng dạy nên phải xuống nước nhẫn nhịn trước những sai phạm của học sinh. Đạo đức kém dẫn đến có những xử sự kém giữa thầy cô và học sinh là lẽ hiển nhiên, từ một mái trường phát sinh là ra tòan hệ thống giáo dục.

Mới đây, chuyện cô giáo Nhung quỳ xin lỗi phụ huynh ở Long An còn chưa hết "nóng bỏng" thì hôm ngày 02/03/2018, một vụ việc cũng "nóng bỏng" không kém xảy ra tại trường Trung học cơ sở Tân Thạch ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre một nam học sinh đã có những lời lẽ hạ nhục, bóp cổ một giáo viên dạy môn tiếng Anh. Trước đó, cộng đồng mạng xã hội lan truyền chóng mặt việc Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng hiện đang sinh sống tại Pháp tố cáo Bộ Trưởng Bbộ giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện tại là ông Phùng Xuân Nhạ "tự đạo văn", vụ tố cáo đến nay Bộ trưởng Nhạ vẫn còn im lặng khiến dư luận cho đây là một sự thật, thừa nhận.

"Nói chung nền giáo dục hiện đã mục từ nóc, ngày xưa không thể nào có một bộ trưởng bộ giáo dục đi đạo văn hoặc không thể nào có người thầy dùng bằng giả nhan nhãn như bây giờ" - lời của cô giáo Thứ.

Mặc dù hiện tại Bộ Giáo dục và đạo tạo Việt Nam đã vào cuộc để làm rõ việc cô giáo Nhung quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh, cũng như làm rõ việc một nam học sinh đã có lời lẽ hạ nhục, bóp cổ cô giáo ở trường Trung học cơ sở Tân Thạch. Nhưng. Liệu đây có phải là giải pháp giảm thiểu một thực trạng đau buồn của nền giáo dục Việt Nam hiện đang xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức ? Liệu có cải thiện được một thực trạng vài trò người thầy giáo đang bị xem nhẹ giống như trường hợp xảy ra ở Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 08/2016, nhà cầm quyền đã huy động giáo viên đi tiếp khách tại buổi "Liên hoan Dân ca ví đạm Nghệ Tĩnh" ?

"Việc này không dễ, phải kết hợp nhiều hoạt động đi cùng, từ đổi mới cơ chế, thay đổi bầu cử, quyền của quan chức phải được giám sát chặt chẽ để họ nâng cao trách nhiệm xét xử trong ngành. Về phía người dân, quan chức phải làm gương cho người để người dân nhìn thấy họ là những quan chức tốt chứ không phải nhìn thấy nhiều quan xấu. Về phía cộng đồng xã hội nói chung phải tuyên truyền, đấu tranh đâu là đúng đâu là sai trước những cái xấu, quan chức xử lý nghiêm, giám sát nhau để cái xấu giảm bùng phát…" thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng, để cải thiện nền giáo Việt Nam hiện tại không phải là chuyện dễ.

Quê Hương

****************

Khi cô giáo quỳ xuống : Đạo đức xã hội đang ở đâu ? (J.B Nguyễn Hữu Vinh)

J.B Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 08/03/2018

Mấy hôm nay, chuyện học đường và ngành giáo dục trở thành chuyện rầm rĩ trên mạng. Nó cũng xưa như bao chục năm nay vấn đề học đường luôn được xã hội quan tâm. Điều đáng nói là càng quan tâm, người ta càng thấy sự xuống cấp không phanh của đạo đức, của trật tự xã hội, của đời sống tinh thần người dân đã tệ hại đến mức nào kể từ ngày đất nước được "hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".

(Hồ Chí Minh - Thư gửi học sinh ngày khai trường 1945)

Biểu hiện của nền giáo dục "Lạc hướng"

Những năm gần đây, hệ thống truyền thông và mạng xã hội đưa tin rộng rãi về những biểu hiện "bất thường" với nhiều hiện tượng, sự việc của ngành giáo dục Việt Nam liên tục xảy ra. Hết nạn học giả, bằng giả dẫn đến việc ăn cắp sản phẩm trí tuệ của người khác hoặc vi phạm bản quyền cho đến nạn bạo lực học đường xảy ra thường xuyên.

giaoduc3

Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ giáo dục đã bị tố cáo "đạo văn" công trình khoa học để làm luận án Tiến sĩ.

Ở đó, hiện tượng trò đánh thầy, học sinh đánh nhau chí tử, các nữ sinh bị đánh, bị lột quần áo nơi công cộng... trước sự dửng dưng của người dân, thậm chí một số người thản nhiên đứng quay video mà không hề ngăn cản.

Ở đó, hiện tượng giáo viên thiếu trung thực trong việc thi cử, bằng cấp, giảng dạy và cách xử sự không như những chuẩn mực xã hội bình thường cần có. Điều này xảy ra không chỉ ở một cấp, một trường, một địa phương mà lan rộng khắp nơi. Thậm chí, mới đây, Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ giáo dục đã bị tố cáo "đạo văn" công trình khoa học để làm luận án Tiến sĩ.

Điều hài hước là ở chỗ, chính ông Nhạ, một Bộ trưởng "ngọng níu ngọng nô" đang bị tố đạo văn lại là Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước.

Ở đó, hiện tượng thay đổi luôn xoành xoạch hệ thống nội dung giảng dạy, thi cử, hết cải tiến đến cải cách liên miên từ bao chục năm nay, để cuối cùng rút ra một điều là cả bao thế hệ con người bị đưa làm vật thì nghiệm, mà là những thí nghiệm hỏng.

Và cuối cùng, sau mấy chục năm làm thí nghiệm trên cả dân tộc này, người ta mới biết rằng không chỉ nền giáo dục Việt Nam lạc hậu, mà là lạc hướng.

Một khi đã lạc hướng, hẳn con tàu giáo dục Việt Nam sẽ chìm sâu không lối thoát.

Trong khi giáo dục là tương lai của đất nước, thì khi hệ thống giáo dục chìm sâu không lối thoát, hẳn đất nước sẽ về đâu là điều không khó đoán.

Hậu quả của những cuộc thí nghiệm

Cái gọi là "Cuộc Cách mạng về tư tưởng và văn hóa" xã hội chủ nghĩa đã tạo nên nhiều điều kỳ quái trong xã hội Việt Nam vốn có hàng ngàn năm phong kiến và thuộc địa. Cái kỳ quái đó là những sự đi ngược chiều với lịch sử với truyền thống dân tộc cũng như những tiêu chuẩn văn minh bình thường.

giaoduc4

Sau mấy chục năm làm thí nghiệm trên cả dân tộc này, người ta mới biết rằng không chỉ nền giáo dục Việt Nam lạc hậu, mà là lạc hướng.

Nếu trước đây sự xưng hô nề nếp trong gia đình giữa vợ chồng, bố mẹ và con cái, họ hàng và xã hội được hết sức coi trọng, lớp lang được tổ chức chi tiết và khắt khe, tạo ra những thuần phong mỹ tục, thì những năm cộng sản, người ta xây dựng mối quan hệ "đồng chí" và "bình đẳng" giữa "đồng chí vợ với đồng chí chồng, đồng chí cháu với đồng chí ông nội".

Nếu như trước đây truyền thống người Việt là kính già, yêu trẻ, thì ngày nay, các sản phẩm thí nghiệm kia, đã thực hiện điều ngược lại : Bản thân mình là quan trọng nhất.

Nếu trước đây, tính cách người Việt vốn được dạy dỗ rằng "giữa đường thấy sự bất bằng không tha" thì giờ đây, việc giúp kẻ hoạn nạn là điều xa lạ và trở thành kẻ ngu xuẩn bởi xã hội không có chỗ cho những hành động đó, nhường chỗ cho sự cướp bóc, hôi của trở thành bình thường.

Nếu như trước đây, người dân Việt Nam vốn được dạy dỗ theo truyền thống "tôn sư, trọng đạo" là một trong những nét cần thiết, cơ bản để làm nên nhân cách một con người trong xã hội phong kiến. Thì mấy chục năm qua, với "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" kia, học sinh ngày nay đã thực hành ngược lại.

Hệ thống tư duy và giáo dục cộng sản với phương châm "Hồng hơn chuyên" chính là thủ phạm đã tạo nên những quái gở trong xã hội.

Sâu xa hơn, hệ thống tư tưởng Mác - Lênin vô thần với chủ nghĩa duy vật tôn sùng vật chất là bản chất của việc đưa xã hội đi đến ngày hôm nay.

Trong khi đó, hệ thống giáo dục không vì con người, mà chỉ vì sự cai trị độc tài của Đảng cộng sản, họ chỉ muốn chế tạo ra các sản phẩm làm công cụ nhằm bảo vệ sự thống trị độc tài của mình. Do vậy các sản phẩm méo mó là điều hiển nhiên.

Điều này giải thích vì sao, dù là trường học đào tạo kỹ sư, bác sĩ hoặc công nhân, thì việc học chủ nghĩa Mác - Lenin lại quan trọng hơn tất cả mọi đào tạo chuyên môn.

Và kết quả là hệ thống tư tưởng vô thần đã chế ngự toàn xã hội cộng sản, trở thành nguyên nhân của mọi sự hư hỏng, của sự lạc hướng không riêng của ngành giáo dục và cả dân tộc Việt Nam.

Khi giáo viên quỳ xuống

Theo dõi tin tức báo chí mấy hôm nay, riêng về ngành giáo dục, cả đất nước xôn xao vì nhiều sự kiện diễn ra liên tiếp. Đó là hệ thống danh sách những người đạt chuẩn Giáo sư được ra và hứng chịu sự bất bình của xã hội. Người ta đã chỉ ra những bất cập ở những tên tuổi, sự nghiệp và sản phẩm của họ có xứng đáng với học hàm Giáo sư hay không ? Sự phản ứng đó đã nhanh chóng có tác dụng đến mức Hội đồng Giáo sư đã phải điều chỉnh lại danh sách của mình cách nhanh chóng. Kết quả là đã loại ra khỏi danh sách đến 95 người, trong đó có Bộ trưởng Bộ giáo dục, bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều đó nói lên rằng : Nếu xã hội không lên tiếng, cứ để mặc cho bộ máy nhà nước tự tung tự tác, thì riêng năm 2017, sẽ có gần 100 giáo sư "oan". Điều này cũng đồng nghĩa với việc học hàm giáo sư chỉ là một tấm vải màu mè nhằm lòe thiên hạ và... rút tiền dân. Đó là chưa kể cả hàng chục ngàn giáo sư, phó giáo sư nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn hết sức tệ hại thậm chí không có lấy một phát minh nào.

Sau câu chuyện phong giáo sư, người ta lại rộ lên câu chuyện ngày 28/2, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Bình Chánh bắt cô giáo phải quỳ trước mặt, để nhằm "giáo dục" cho cô giáo biết phải quỳ là như thế nào khi bắt học sinh mình quỳ trong giờ học.

Điều đáng nói, là những phụ huynh đã buộc cô giáo đang dạy dỗ con mình phải quỳ xuống là đảng viên, luật sư (!).

Chưa xong câu chuyện cô giáo phải quỳ, thì ngày 2/3, cô giáo Cao Thoại Như bị một học sinh lớn tiếng chửi mắng và lao tới bóp cổ trước sự chứng kiến của nhiều người.

Những sự việc liên tục diễn ra trong xã hội, đã buộc những người kiên trì nhất cũng phải lắc đầu ngao ngán.

Nếu có thể nói một từ để đánh giá nền giáo dục Việt Nam, thì chỉ có thể dùng từ : Loạn.

giaoduc5

Thế rồi, những sản phẩm, những quái thai đó đã tiếp tục sản sinh ra lớp quái thai mới tiếp tục tàn phá xã hội, đất nước và dân tộc này.

Người ta đi tìm nguyên nhân, mổ xẻ những khía cạnh vì sao có những hành động đó ở một đất nước đã có truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đời nay. Người ta nói đến nhiều điều, nhưng điều cốt lõi nhất người ta không dám đụng đến. Đó chính là sự lạc hướng của "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" mà Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố cách đây hơn 2/3 thế kỷ.

Nền giáo dục này hoàn toàn dựa trên chủ nghĩa Mác - Lenin vô thần, duy vật chất, loại bỏ tín ngưỡng, thần thánh ra khỏi xã hội, bằng cách này hay cách khác hết sức tinh vi. Khi mà hệ ý thức tư tưởng này không thay đổi, thì không chỉ ngành giáo dục mà cả đất nước, xã hội này sẽ còn loay hoay, tụt hậu và suy đồi không lối thoát.

Như chúng tôi đã phân tích trên đây, với "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" này, đảng cộng sản đã sản xuất ra những công cụ méo mó và khuyết tật chỉ với mục đích bảo đảm sự độc tài của mình. Và chính những sản phẩm đó ngày nay đã ở những cương vị lãnh đạo xã hội từ Tổng bí thư cho đến anh cán bộ xóm. Kết quả là chúng ta đang thấy một xã hội kiểu "phong kiến xã hội chủ nghĩa" với hệ thống vua tập thể và là hang ổ của tham nhũng, trộm cướp của người dân.

Thế rồi, những sản phẩm, những quái thai đó đã tiếp tục sản sinh ra lớp quái thai mới tiếp tục tàn phá xã hội, đất nước và dân tộc này.

Và họ cứ đưa xã hội, đất nước đến bờ của sự diệt vong, nô lệ và tàn lụi. Điều này diễn ra trên khắp mọi mặt, mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.

Những câu chuyện trong ngành giáo dục chỉ là những điển hình được nhìn thấy, được đánh giá qua lăng kính dư luận xã hội.

Ở đó khi cô giáo phải quỳ xuống, là khi đạo đức xã hội đã chìm sâu xuống bùn đen.

Ngày 8/3/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh

***************

Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối - câu chuyện về thói "côn đồ", luật rừng và lòng tự trọng

Song Chi, RFA, 08/03/2018

Dư luận đang sốc về vụ cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, phải quỳ suốt 40 phút trước mặt 3 phụ huynh. (Từ loạt bài trên báo Người Lao Động "Cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh tưởng trình những gì ?", "Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi : "Quỳ 40 phút ông Thuận mới chịu", "Ông Võ Hoài Thuận : "Tôi không ép, cô giáo tự quỳ" (!?).

giaoduc6

Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối - Tranh hí họa

Đã có rất nhiều người lên tiếng về vụ việc trên báo chí, trên mạng xã hội, chỉ muốn nói thêm vài điều :

Về phía các phụ huynh, đặc biệt nhân vật Võ Hoài Thuận, đảng viên, cán bộ tư pháp của một xã và có thời gian tập sự luật sư tại văn phòng luật sư T., huyện Bến Lức, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhất quyết bắt cô giáo phải quỳ để "hiểu cảm giác của con tôi khi bị cô bắt quỳ", hành động này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu cô giáo sai thì đến trường làm việc với nhà trường, thậm chí có thể kiện cô giáo về tội hành hạ trẻ em nếu việc làm của cô giáo gây hậu quả nặng cho học sinh, nhưng không thể bắt cô giáo quỳ theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Khi buộc cô giáo phải quỳ, ông và các phụ huynh khác đã chứng minh cho con cái họ biết rằng trong cái xã hội này không có luât pháp, mà cứ xài luât rừng, kẻ mạnh sẽ thắng, kẻ yếu cơ hơn sẽ phải thua. Chẳng cần phải tôn trọng thầy cô hay bất cứ ai, cứ ai đụng tới mình là mình "xử". Dạy con, bênh con như vậy thì sau này con mình sẽ trở thành loại người gì, ai cũng có thể đoán được.

Hiệu trưởng và đồng nghiệp : Chuyện xảy ra ngay tại văn phòng phó Hiệu trưởng, có mặt Hiệu trưởng mà Hiệu trưởng lại không bảo vệ giáo viên của mình, lại tránh mặt bằng cách bỏ đi dự giờ thì nhân vật Hiệu trưởng này quá hèn. Đây chỉ mới là một đảng viên, cán bộ tư pháp của một xã (theo lời ông ta trong bài ""Ông Võ Hoài Thuận : "Tôi không ép, cô giáo tự quỳ" (!?), Người Lao Động), còn theo báo chí thì "là một luật sư, đang đảm nhiệm thư ký Hội luật gia và có văn phòng tư vấn pháp lý tại huyện Bến Lức" ("Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui", VietnamNet) mà Hiệu trưởng đã sợ như vậy, thử hỏi nếu có một quan to nào đó đến trường, đánh, tát hoặc làm nhục cô giáo với những hình thức nặng nề hơn nữa thì ông Hiệu trưởng này sẽ ứng xử ra sao, hỏi tức là đã trả lời. Cũng không thấy đồng nghiệp nào mạnh mẽ bảo vệ cô ? Sau bao nhiêu năm sống dưới một chế độ độc tài, hậu quả là con người đã trở nên vô cảm và hèn nhát như vậy.

Về phía cô giáo, rất thương cô nhưng thật lòng chỉ muốn trách cô giáo một câu tại sao phải quỳ. Cô sợ mất việc, sợ không có lương không mua được sữa cho con ? Thì bỏ ra ngoài đi làm ở nhà hàng, quán café, nhận đồ gia công về may, còn nếu có vốn thì bán bánh mì, bán xôi, bán nước mía nước sâm… cũng kiếm không thua đồng lương chết đói của giáo viên đâu. Cô sợ mất việc hơn cả sợ đánh mất lòng tự trọng hay sao ? Hay đi làm những công việc lao động thì không "sang" bằng làm giáo viên ? Nghề gì cũng quý nếu đồng tiền mình kiếm được là trong sạch, do chính mình đồ mồ hôi, công sức ra và miễn lòng mình bình an, vui vẻ là được, cô giáo ạ. Một khi đã chấp nhận quỳ gối trước sức ép của kẻ mạnh, trước nỗi sợ mất việc thỉ liệu mình còn có thể đứng lớp để dạy dỗ học sinh trở thành những con người tự trọng, có nhân cách, không chịu khuất phục trước bất cứ cái gì không ?

Cuối cùng là trách nhiệm của người đứng đầu ngành giáo dục. Được biết, sự việc xảy ra từ ngày 28.2 nhưng mãi đến chiều 6/3, khi báo chí và dư luận lên tiếng ồn ào thì ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo mới có những động thái đầu tiên (đọc bài "Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui", VietnamNet).

Phải nói thêm một chút về ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo này. Trong bất cứ một xã hội nào, hai lĩnh vực quan trọng nhất đối với con người là lĩnh vực giáo dục và y tế thì ở Việt Nam hiện nay lại do hai nhân vật thiếu tài, thiếu tâm, thiếu đức là Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo và Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng Bộ Y tế, chả trách gì hai ngành này nát như tương !

Bà Kim Tiến, người thực sự đã và đang làm giàu bằng máu của bệnh nhân qua sự dính dáng tới vụ án thuốc ung thư giả, người mà suốt thời gian tại chức ngành Y đã xảy ra bao nhiêu cái chết của trẻ sơ sinh do dịch sởi, do tiêm ngừa vaccine Quinvaxem 5 trong 1 ; bao nhiêu cái chết của sản phụ do sự yếu kém về chuyên môn lẫn làm ăn vô trách nhiệm của một số y bác sĩ ; bao nhiêu vụ mổ nhầm, sai sót gây hậu quả nghiêm trọng ; những scandal "khủng" về chuyên môn lẫn y đức như vụ "nhân bản" phiếu xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, vụ tráo thủy tinh thể ở BV Mắt, Hà Nội, vụ bác sĩ thẩm mỹ ném xác người đến giải phẫu bị chết xuống sông, vụ 8 người chết khi chạy thận do quên rửa hóa chất trong đường nước tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình v.v...và v.v...

Mà cũng chưa cần đến những scandal đó, nội chỉ riêng việc làm Bộ trưởng mà suốt gần hai nhiệm kỳ vẫn không cải thiện, thay đổi được tình trạng bệnh nhân phải nẳm 2,3 người một giường hoặc chen chúc cả dưới gầm giường ở một số bệnh viện hàng đầu tại các thành phố lớn như SG, Hà Nội... hay tình trạng các cơ sở điều trị thiếu thốn, kém cỏi ở nhiều địa phương, vùng sâu vùng xa khiến người bệnh cứ phải chạy lên thành phố lớn, đã quá tải càng quá tải thêm ; hay chuyện giá thuốc, giá thăm khám bệnh cứ càng ngày càng tăng...chỉ riêng những chuyện đó thôi là đã xứng đáng để phải từ chức rồi. Nhưng bà Kim Tiến thì dù đã bị dư luận lên tiếng yêu cầu từ chức nhiều lần, vẫn cứ tại vị, thậm chí ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa như chúng ta thấy.

Ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng ngành giáo dục mà nói ngọng và đang dính vụ lùm xùm "tự đạo văn của chính mình" thì cũng "tai tiếng" không kém.

Trong một vụ việc tương tự, dư luận từng xôn xao vì UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thường xuyên điều động cán bộ, giáo viên nữ trẻ đẹp để làm lễ tân trong các ngày lễ, cụ thể là hơn 20 giáo viên nữ bị điều động đi tiếp khách, rót rượu hát karaoke cho quan khách tại Hà Tĩnh vào tháng 11/2016, vào thời điểm đó ông Bộ trưởng này đã từng có một câu phát biểu làm "dậy sóng dư luận".

"Tuy nhiên, ông Nhạ sau đó lại nói rằng mức độ chưa đến nỗi trầm trọng và quan trọng hơn cả nếu các giáo viên ấy có thái độ im lặng đồng tình, không có kiến nghị, phản ứng gì thì trước tiên phải quy trách nhiệm cho các giáo viên này trước xong mới tính chuyện đến người ép buộc. Ông Bộ trưởng yêu cầu từng cô giáo trước tiên phải nghiêm túc trước đã" ("Sự phẫn nộ từ phát ngôn của ông Bộ trưởng giáo dục", RFA).

Có lẽ lần này rút kinh nghiệm nên ông Nhạ không dám cho vụ cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ là chưa đến nỗi trầm trọng gì nữa !

Và đây không phải là một câu phát biểu gây tranh cãi duy nhất của ông Nhạ. Nếu search google cụm từ "những phát ngôn gây sốc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo" sẽ cho ra rất nhiều kết quả ! Chẳng hạn bài "Phát biểu gây sốt dư luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam", Sputnik news.

Cũng như bà Kim Tiến của ngành Y, gành giáo dục từ khi ông Nhạ lên làm Bộ trưởng tới nay vẫn chẳng có chút thay đổi gì !

Có rất nhiều câu chuyện minh họa cho sự xuống cấp về đạo đức của con người được đào tạo trong môi trường Việt Nam hiện nay và sự thảm hại của nghề giáo, và câu chuyện này là một ví dụ rõ ràng nhất !

Song Chi

Nguồn : RFA, 08/03/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Ngay khi đưa ra chủ trương "tích hợp" môn Sử, ý tưởng của Bộ Giáo dục bị xã hội phản ứng mãnh liệt. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện, dù nhiều, dù kiên quyết dường như cũng chưa đủ thuyết phục. Sở dĩ có chuyện này là do cả Bộ Giáo dục cũng như người phản biện chưa hiểu chức năng của môn sử. 

Ngày trước, các cụ quen gọi việc đi học của học trò là học chữ. Nhưng từ năm 1954, khi chính quyền về tay công nông thì việc học được gọi là học văn hóa. Cùng với nó là mục khai trình độ văn hóa trong lý lịch. 

Tuy nhiên, nhìn vào nội dung chương trình với những môn chính Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, ta hiểu thực chất việc học của học trò phổ thông là học những môn khoa học cơ bản. Khoa học cơ bản là những môn học gốc, không chỉ cung cấp tri thức cơ bản mà còn thông qua đó giúp người học có phương pháp tư duy khoa học. Nhờ vốn kiến thức cơ bản cùng phương pháp tư duy, khi ra đời, người thanh niên có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào cuốc sống.

giaoduc1

Nền giáo dục Việt Nam dạy khoa học cơ bản ở bậc phổ thông là được thừa hưởng từ văn minh phương Tây. Nền giáo dục do người Pháp sáng lập cũng để lại cho chúng ta Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, một trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học cơ bản. Từ giữa thế kỷ XX, nhờ nền khoa học cơ bản mạnh của Liên Xô, Hà Nội trở thành trung tâm khoa học cơ bản hàng đầu của Đông Nam Á. Đại học Tổng hợp Hà Nội có hai chức năng : đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản và người dạy khoa học cơ bản có trình độ cao cho bậc đại học. Thực tế cho thấy, hầu hết sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện xuất sắc hai chức năng này.

Sử là môn khoa học cơ bản thuộc khoa học nhân văn. Nhiệm vụ của môn Sử bậc phổ thông là cung cấp cho học trò những tri thức lịch sử cơ bản của Việt Nam và thế giới. Từ đó giúp thế hệ trẻ hiểu dân tộc và nhân loại, một điều kiện cần có để làm người. Khi ra đời, có vốn liếng tối thiểu để giao tiếp với đồng bào cũng như người nước ngoài. Cố nhiên có một số người sẽ từ kiến thức này đi sâu vào chuyên môn, thành những sử gia. 

Do là môn khoa học cơ bản nên nó có chương trình riêng, xuyên suốt bậc phổ thông theo một hệ thống khoa học để giúp người học nắm được lịch sử dân tộc cũng như nhân loại. Vì vậy, cũng như Toán, Lý… môn Sử không thể dạy "tích hợp." Nếu dạy sử theo kiểu "tích hợp," học sinh do không nắm được quy luật phát triển của lịch sử nên thụ động tiếp nhận từng mảnh kiến thức vụn một cách chắp vá. Từ đó không thể có cái nhìn sâu và toàn diện khi đánh giá những sự kiện lịch sử. Những con người như thế sẽ trở nên tiên thiên bất túc trước cuộc đời.

Đó là nói chung, nói về nguyên lý. Riêng về môn sử Việt Nam, sự việc lại nghiêm trọng hơn. Thế kỷ XX, các sử gia người Pháp dạy chúng ta rằng : "Con người xuất hiện tại Nam Thiên Sơn, du nhập Trung Quốc rồi từ Trung Quốc vào Việt Nam. Vì vậy, người Việt do người Hán đồng hóa mà thành. Văn hóa Việt Nam chỉ là bắt chước văn hóa Trung Hoa. Tiếng Việt vay mượn tới 70% từ ngôn ngữ Hán…" Chúng ta đã học, tin và dạy nhau như vậy. Nhưng sang thế kỷ này, do đọc cuốn "thiên thư" ADN ghi trong máu huyết dân cư châu Á, di truyền học khám phá : "70.000 năm trước, người từ châu Phi theo ven biển Nam Á đặt chân tới Việt Nam, rồi người từ Việt Nam di cư ra khắp các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ, chiếm lĩnh đất Trung Hoa và chinh phục châu Mỹ. Từ 40.000 năm trước lên khai phá đất Trung Hoa, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Tiếng Việt là chủ thể làm nên tiếng nói Trung Hoa. Chữ tượng hình của người Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa…" Do vậy, cuốn sử Việt Nam cũng như phương Đông phải viết lại. Trước thực tế mới mẻ này, môn Sử với dân tộc Việt càng có vai trò quan trọng.

Là một môn khoa học cơ bản nên Sử luôn là môn học độc lập. Bằng việc "tích hợp" môn Sử một cách phản giáo dục, phải chăng người ta muốn biến cái bộ của ông Phạm Vũ Luận thành bộ-vô-giáo-dục ? !

Hà Văn Thùy

Nguồn : VNTB, 29/01/2018

Published in Diễn đàn

Cơ chế nhào nặn học sinh - sinh viên hoặc thành những con chuột bạch, hoặc trở thành những con lật đật phải lắc lư theo điệu nhạc.

dang1

Facebooker Hoàng Thành - người từng giương biểu ngữ phản ứng sự thí nghiệm của Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam dành cho tầng lớp học sinh - sinh viên

Tin rằng, ông Đảng trưởng nhắm mắt thì ai sẽ mở mắt ;

Tin rằng, ông Đảng trưởng sẽ hợp nhất 3 chức vụ và trở thành hoàng đế không ngai ;

Tin rằng, ông Đảng trưởng đã chuẩn bị những điều kiện đầy đủ để tấn công những đối thủ cũ ;

Tin đồn ông Đảng trưởng đã thêm một lần nữa gật gù về món trà Trung quốc thơm và ngon hơn trà Việt Nam.

Nếu giả định rằng, ông Đảng trưởng bắt tất cả mọi người phải nhắm mắt trước những hành vi của mình để thực hiện những điều mà ông ta mong muốn, vậy ai sẽ là người buộc phải mở mắt để cứu rỗi cái tình cảnh mà Phan Châu Trinh từng than trong 10 điều bi ai của dân tộc ?

Ngày 9/1 là ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Lực lượng mà những người đồng chí của ông Đảng trưởng đã từng phê phán trực diện : đó là tầng lớp tiểu tư sản, tầng lớp manh mún và dễ thoả hiệp ; tầng lớp đòi hỏi và kiên quyết nhất thời.

Đến nay, tầng lớp tiểu tư sản một phần nổi lên trở thành tầng lớp trung lưu xã hội, một phần trở thành một tầng lớp nhàn rỗi trong xã hội.

Lượng học sinh - sinh viên với tư cách một thực thể độc lập đã bị cơ chế xoay vòng trong quy trình : uốn nắn và thử nghiệm.

Tính chất uốn nắn ràng buộc học sinh - sinh viên bằng những bài học trực tiếp nhất liên quan đến chống diễn biến hòa bình và học thuộc sự "sẵn sàng" đi lên xã hội chủ nghĩa.

Tính chất thử nghiệm là những đợt cải cách dồn dập, tiền tỷ và đầy hoang phí không nhằm tạo ra chất xám mà chỉ tận dụng nguồn ngân sách dồi dào lên đến 20%.

Nếu xét một cách hình tượng thì cơ chế là một nhà máy thủy điện với giá trị cách mạng công nghiệp thô sơ 1.0 đang ngày đêm xả thải sự độc hại ; thì học sinh - sinh viên với vai trò được xác định là đầu tàu 4.0 lại là những công nhân lem luốc, nhẫn nhục làm việc mặc cho những lợi ích của mình bị co bóp theo ý đồ của chủ nhà máy,...

Tình cảnh nêu trên không phải là sự hư cấu mà thực tế đang phản ánh đúng như vậy !

Ứng xử không đúng tầm với học sinh - sinh viên, đưa đến ứng xử không thích hợp với tầng lớp này !

Cơ chế nhào nặn học sinh - sinh viên hoặc thành những con chuột bạch, hoặc trở thành những con lật đật phải lắc lư theo điệu nhạc.

Ngày truyền thống 9/1 hay 26/3 trở thành ngày hội của nhảy múa tập thể dưới sự chỉ huy, chỉ đạo vung vẩy, đầy ngẫu hứng của đồng chí lãnh đạo cấp cao nào đó !

Thực trạng này kéo dài khiến than vơi đi, cây xanh đổ ngã theo đề án, những nhà máy nhiệt điện xả xỉ than, những dòng nước xả hóa chất giết chết hàng triệu sinh vật biển vào tháng 4/2016.

Những sự kiện làm tổn thương kinh tế - xã hội quốc gia đó khi đề cập đến trách nhiệm, thì tầng lớp học sinh - sinh viên phải là đứng đầu vị trí. 

Bởi sức tác động của tầng lớp này phải là tầng lớp giám sát cao nhất của hệ thống nhà nước ; là cấu thành chủ yếu của vốn xã hôj bền vững của xã hội, tuy nhiên hàng thập niên qua, nó đã trở thành một tầng lớp bên rìa xã hội. Không phản ứng và chỉ răm rắp làm theo.... Cho đến khi những giọt nước tràn ly liên quan đến chủ nghĩa dân tộc lôi cuốn tầng lớp này vào giám sát và quản trị xã hội.

Nhưng tính chất đó không kéo dài, khi cao trào đi qua thì khối sinh viên - học sinh đó bị tan rã như chưa từng tập hợp, không dừng tại đó - sự tham gia giảm dần theo lần sự kiện nổ ra. Ví như : cùng là phong trào cây xanh, lần đầu tiên nổ ra tại Hà Nội thu hút hàng ngàn sinh viên ; nhưng lần 2,3 thì giảm xuống đơn vị hàng chục hoặc đơn lẻ dưới 10.

Nhiều lý do đưa ra, nhưng tính tính nhất thời của tầng lớp học sinh - sinh viên được coi là cốt lõi.

Nếu tính nhất thời duy trì quá lâu và không có một sự thay đổi về mặt tương lai, thì như học giả Kevin J. Fleming nhấn mạnh : giá trị của tầng lớp tri thức phụ thuộc vào tính duy trì mối ràng buộc với sự biến động nhà nước và xã hội đến mức nào. Duy trì tính lâu dài và một cam kết có tính chất quyết định đến giá trị của nhóm tầng lớp này.

Tính cam kết lâu dài tỏ ra cấp thiết đối với môi trường và hoàn cảnh tại Việt Nam, kho vốn xã hội bị bào mòn và tiềm lực quốc gia liên tục hao hụt bởi sự tham nhũng có hệ thống. 

Nó càng nguy hại hơn khi nền tảng nhà nước bị thu vón trong tay một người !

Tương lai của nhóm tầng lớp "vốn xã hội" bị phụ thuộc vào quyết định "nhắm mắt" hay "mở mắt" của nhà lãnh đạo. Lúc này, nhóm 4.0 sẽ trở thành thần dân trực tiếp với sự lệ thuộc tối đa của "ông vua không ngai" - người từng nằm trong tầng lớp đó.

Hít không khí bị nhiễm PM2.5 (mức độ bụi cao nhất), ăn hải sản bị nhiễm độc, ngủ trong giấc mộng thuế phí và sự lạm sát trong cơ quan công quyền nhà nước. 

Đó phải là 'giấc mơ tốt lành' mà tầng lớp học sinh - sinh viên đang hướng tới ? Là cách thức xác định tương lai mà tầng lớp này đang mong muốn. Hay là một số phận mà tầng lớp này đã tự tập xác định ? !

Một tương lai không ra gì bởi tâm thế bất định ! ?

Do vậy, nếu Đảng trưởng nhắm mắt trước thực tiễn trong điều hành đời sống nhà nước, thì trách nhiệm và nghĩa vụ của của tầng lớp học sinh - sinh viên là phải mở mắt để đối diện thực tại để thay đổi tương lai theo ý muốn tốt đẹp của mình.

'Sức mạnh của tầng lớp tiểu tư sản là rất lớn, nhưng nó không biểu hiện rõ ràng cho đến khi nào tầng lớp này nhận thức rõ giá trị của mình gắn liền với tương lai của quốc gia.' - Kevin J. Fleming nhận định cho biết.

Có những tia nắng xuyên qua lớp mù xã hội Việt nam hiện nay khi nhiều sinh viên - học sinh bị 'nhà nước kết tội' vì tội tuyên truyền, lợi dụng dân chủ,...

Những nhóm từ thiện, cộng đồng, các chương trình thiện nguyện, các giá trị về đổi mới và tự chủ trong tầng lớp học sinh - sinh viên đang có sự hiện diện (dù mức độ nhỏ) tại những thành thị lớn.

Những tổ chức danh cho sinh viên - học sinh gắn kết trực tiếp với nhân quyền như Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam với mục tiêu cao cả là tập hợp 'nhóm những sinh viên có ước mong cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, tham gia vào mạng lưới sinh viên nhân quyền quốc tế' đã ra đời trong bức bách thực tế.

Nhiều cá nhân (là học sinh - sinh viên) cầm biểu ngữ trước trụ sở huyện - tỉnh, trụ sở của Phòng và Bộ giáo dục để chống lại sự thử nghiệm !

Một sự chuyển động nhưng có tính chất quan trọng trong một cơ chế đảng trưởng như Việt Nam. 

Nó báo hiệu một tiếng chim hót trong... bụi mận gai.

Và đó là tính đổi mới (thay cho tính truyền thống" của học sinh - sinh viên Việt Nam.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 08/01/2018

Published in Diễn đàn

Đề xuất miễn học phí đến lớp 9 và giáo viên sẽ hưởng lương cao nhất, là hai điểm nổi bật trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ Giáo dục - đào tạo trình Chính phủ.

giaovien1

Các học sinh năm đầu cấp hai diễu hành nhân lễ khai giảng năm học mới ngày 5/9/2016 ở Hà Nội. AFP

Hiện tại, việc miễn học phí tại trường công lập chỉ áp dụng đến lớp 5. Nếu dự thảo được thông qua, học sinh cả hai cấp tiểu học và trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc hệ thống trường công sẽ được học miễn phí.

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, các trường tư sẽ được quyền chủ động mức thu học phí.

Cũng theo dự thảo, tiền lương của giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh thành cao nhất trong hệ thống bậc lương công chức. Ngoài ra nhà giáo cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Hiện giờ lương giáo viên rất thấp, đặc biệt là lương giáo viên mẫu giáo và tiểu học không đủ để sống ở mức sống tối thiểu.

Cũng liên quan đến giáo dục, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học trình chính phủ, Bộ giáo dục đã đề xuất một số nội dung nổi bật như tự bầu lãnh đạo và tự quyết định mức học phí.

Theo dự thảo, quy định về Hội đồng trường với số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, với các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý của chính phủ.

Cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền bầu hiệu trưởng và các hiệu phó.

Giải thích về đề xuất này, Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng, do dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường Đại học nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu lãnh đạo và Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ không can thiệp vào công tác nhân sự cũng như quá trình bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của hội đồng trường.

Tuy nhiên, cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ công nhận chức danh hiệu trưởng và hiệu phó nếu kiểm tra thấy việc bầu chọn đã đầy đủ các quy trình và theo tiêu chuẩn do luật quy định.

Ngoài ra, Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới như được quyền chủ động mức học phí và quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh viên phù hợp điều kiện của trường.

Published in Việt Nam

‘Cực khó’ thay đổi giáo dục Việt Nam (VOA, 20/11/2017)

Đúng dịp k nim Ngày Nhà giáo Vit Nam, 20/11, cũng là Ngày Quc tế Hiến chương các Nhà giáo, xut hin nhng ý kiến ca mt s nhà giáo và nhà nghiên cu cho rng nn giáo dc Vit Nam chưa thc hin tt Điu 1 ca Hiến chương. H cũng nhn đnh s "cc khó" đ thay đi nn giáo dc này.

vn1

Các học sinh hát Quc ca trường Nam Thành Công, Hà Ni.

Liên hiệp Quc tế các Công đoàn Giáo dc, mà Vit Nam là mt thành viên, đã thông qua bản Hiến chương các Nhà giáo được vào tháng 8/1954 trong mt hi ngh Moscow.

Điều 1 ca Hiến chương viết "Nhim v thiết yếu ca nhà giáo là tôn trng tính cá th ca tr, khám phá và phát trin các năng lc, chăm lo vic giáo dc và đào to trẻ, nhm mc tiêu không ngng hình thành ý thc đo đc ca con người và công dân tương lai, giáo dc tr trong tinh thn dân ch, hòa bình và hu ngh gia các dân tc".

Đánh giá về vic Vit Nam thc hin điu này ra sao, thy giáo Đ Vit Khoa Hà Ni cho rằng hàng chc năm qua, nn giáo dc trong nước vn rt "áp đt" :

"Chỉ có thy đúng, hc sinh không được phép cãi li. Hc sinh không được phép đưa ra ý kiến trái chiu, nếu không thì b phê bình, b k lut. Nếu là tr em thì còn b ăn đòn. Đây là mt thc trng rt là ph biến".

Tiến sĩ Khut Thu Hng, Vin trưởng Vin Nghiên cứu Phát trin Xã hi, ch ra thc tế rng ging dy "theo kiu mt chiu" tn ti trong sut các cp hc ph thông cho đến đi hc :

"Thày cô giáo giảng bài, hc sinh lng nghe ghi chép, và hc thuc nhng bài thày cô đc cho chép, hoc là hc thuộc trong sách giáo khoa hiện nay nó còn khá ph biến. Cách hc, cách dy như vy rõ ràng nó hn chế s sáng to ca hc sinh, và nó cũng có nhng nh hưởng rt quan trng đến tính cách ca hc sinh".

Nhà giáo nổi tiếng v nhiu ln chng tiêu cc trong ngành giáo dục Đ Vit Khoa cho rng vn đ không tôn trng tính cá nhân, đc lp ca hc sinh Vit Nam va có nguyên nhân sâu xa là văn hóa phong kiến nhiu đi, va do th chế chính tr hin ti. Ông nói :

"Mọi công dân Vit Nam cũng đu đang phi sng trong sự áp đt v lý tưởng, v lòng yêu nước, yêu Ch nghĩa Xã hi. Đi ngũ thày cô, b máy lãnh đo và nhng người qun lý h không chp nhn nhng em hc sinh mà h coi là b dưới được phép cãi li b trên".

Chủ nghĩa xã hội mà thày Khoa nhắc đến được nhng người cng sản Vit Nam du nhp t Liên Xô thi nhng năm 1950, sau khi h làm ch min bc Vit Nam. Đt nước tiếp tc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa k t năm 1975, khi hai min thng nht, cho đến nay.

Yếu t th chế chính tr-xã hi tác đng đến giáo dc cũng được nhà xã hội hc Khut Thu Hng xem là mt trong nhng nguyên nhân chính. Bà phân tích thêm :

"Việc chúng ta hc tp, vn dng nhng lý thuyết phát trin xã hi ca nước ngoài nhiu khi nó còn khá là giáo điu. Chính vì giáo điu nên nó được áp đt mt cách rt cng nhc. Thường là không có s phát trin sáng to. Chính vì vy nó nh hưởng rt nhiều đến li tư duy ca hc sinh. Các thày cô cũng rt là s mình s dy sai đường li, cho nên h c áp dng nguyên nhng gì h được ch đo vào trong vic ging dy ca mình".

Trong những năm gn đây, trên nhiu din đàn, k c ti Quc hi, cũng như trên báo chí, nhiều nhà giáo, đi biu Quc hi và các chuyên gia đã lên tiếng v vn đ k trên và thúc gic ci cách giáo dc Vit Nam.

Nhưng theo thày Khoa, chưa có nhng ci thin đáng k. Nhà giáo này nhn đnh s "cc khó" đ thay đi nn giáo dc Vit Nam :

"Kể c gi s có thay đi th chế đi chăng na thì cũng hết sc khó vì nhng tư duy cũ, nhng thói xu cũ, cái quyn hành cũ khiến cho nhà giáo h cũng thy h là người có quyn. Mà h có quyn thì lng quyn, lm quyn. Đy là mt t nn chung, cho nên rất khó đ có th thay đi được lúc này".

Từ góc đ nhà nghiên cu xã hi, tiến sĩ Khut Thu Hng lưu ý đến sc ỳ t đi ngũ nhân lc ngành giáo dc. Bà nói h được đào to trong rt nhiu thp k theo công thc "ging dy mt chiu, tm chương trích cú, cho học sinh ‘hc go’", vì vy, gi đây không h d dàng đ thay đi.

Nữ tiến sĩ nhn đnh nếu thay đi được tư duy giáo dc Vit Nam, đó s là mt bước tiến rt quan trng trong cách người Vit Nam nhn thc, nhìn nhn v dân ch, cũng như v tham gia tranh luận, tho lun trong xã hi v các ý tưởng, tư tưởng.

********************

Phụ nữ Việt Nam chiếm đa số các cô dâu nước ngoài ở Nam Hàn (RFA, 20/11/2017)

Phụ nữ Việt Nam vượt qua các nước Trung Quốc và Philippines, lần đầu trở thành nhóm cô dâu ngoại quốc đông nhất tại Nam Hàn năm 2016.

vn2

Album cưới của một cô gái lấy chồng nước ngoài ở Cần Thơ hôm 7/5/2008  AP

Đây là thông tin được báo Hankyoreh loan tải dựa theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 16 tháng 11 vừa qua.

Theo báo cáo, nhóm cô dâu Việt Nam dẫn đầu với 27, 9%, kế đến là Trung Quốc 26,9%, và thứ 3 là Philippines với 4,3%.

Giải thích lý do vì sao cô dâu Việt có thể vượt qua cô dâu Trung Quốc, người lãnh đạo bộ phận nghiên cứu xu hướng dân số của cơ quan thống kê nhận định "Số lượng người Việt Nam tới Hàn Quốc làm việc và học tập tăng lên trong Làn sóng Hàn Quốc trong khi cuộc hôn nhân Trung – Hàn giảm đi, do phụ nữ Trung Quốc có nhiều cách để định cư ở Hàn Quốc mà không cần kết hôn".

Báo cáo cũng đề cập đến chú rể ngoại quốc tại Nam Hàn. Theo đó, các chú rể người Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ 9,9% trên tổng số chú rể ngoại quốc, thứ nhì là Hoa Kỳ chiếm 6,4%, và xếp thứ ba là Việt Nam với 2,6%.

**********************

17 cán bộ tỉnh Sơn La bị khởi tố liên quan đến thủy điện Sơn La (RFA, 20/11/2017)

Công an tỉnh Sơn La ngày 15/11 đã quyết định khởi tố 17 cán bộ liên quan đến những sai phạm tại dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.

vn3

Ông Phạm Tiến Diện, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La  - Hình chụp màn hình VTV

Trong số 17 cán bộ này có ông Triệu Ngọc Hoan, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, bị khởi tố vì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, ông Hoan đã ký 16 bản đồ của đơn vị đo đạc trong dự án thủy điện Sơn La nhưng không kiểm tra nội dung có chính xác không. Ông này hiện vẫn được tại ngoại nhưng không được phép đi khỏi nơi cư trú.

Hai ông Trương Tuấn Dũng, phó giám đốc Sở Tài chính và Phan Tiến Diện, phó giám đốc sở tài nguyên môi trường bị khởi tố với tội danh cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Dũng và ông Diện mắc sai phạm khi còn là phó chủ tịch huyện Mường La, và Chủ tịch hội đồng bồi thường.

Để xây dựng dự án thủy điện Sơn La, cơ quan chức năng 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu phải di dời 20.000 hộ dân với 92.000 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập. Trong số này có đến 61% là người dân tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, 17 cán bộ này đã có những hành vi sai phạm trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, thẩm định, thu hồi và bồi thường cho những người dân chịu ảnh hưởng.

Hiện tại 15 người trong số này đã bị tạm giam, còn 2 người được tại ngoại nhưng không được phép rời nơi đang cư trú.

Published in Việt Nam

Chỉ vài ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ ‘tôn sư trọng đạo’ được ra đời từ ngày 28 tháng 9 năm 1982 sau khi có quyết định của chính phủ lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân sự kiện này, hãy cùng nhìn lại nền giáo dục Việt Nam sau 35 năm.

gd1

Các em học sinh trong ngày khai giảng. Courtesy photo

Nền giáo dục đi lạc đường

Trong chuyến xe hành trình của một người, giáo dục là vết khắc đầu tiên và kéo dài không bao giờ chấm dứt cho đến khi người ấy đặt chân đến ga cuối cùng.

Còn đối với một quốc gia, hơn năm trăm năm trước, dưới thời Lê Thánh Tông, đã có câu nói nổi tiếng được khắc trên tấm bia ở Văn Miếu "... Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn vinh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước".

Chỉ bấy nhiêu đã đủ để thấy uy lực và tầm quan trọng của giáo dục ảnh hưởng lên sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia như thế nào ? Có lẽ thế mà những người quan tâm đến vận mệnh của giáo dục, cũng là vận mệnh của đất nước, thời nào cũng có.

gd2

Mang cap den truong Courtesy of phunuonline.com.vn

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà từ rất lâu. Từ năm 1976, 1977, ông đã quay về Việt Nam làm giảng viên thỉnh giảng cho các trường đại học ở Hà Nội. Hơn 20 năm ông gọi là thời gian "can qua những trở ngại, nghịch cảnh để đóng góp tiếng nói vào sứ mệnh phát triển giáo dục", giờ đây, khi nói về nền giáo dục Việt Nam, lời nói đầu tiên của ông là quá chậm trễ cho sự thay đổi.

"Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu".

Chậm trễ đến đâu ? Vì sao không thể sửa ? Câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là "vì đó không phải là sai lầm"

"Nếu chúng ta sai lầm, chúng ta có thể sửa đổi được. Nhưng vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta đi lạc đường. Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục lạc đường. Mình chủ quan mình cho mình là con đường tốt hơn hết, rực rỡ hơn hết, nhưng mình đâu dè đây là ngõ cụt".

Triết lý giáo dục sai lầm

Ở nơi gọi là ngõ cụt ấy, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đang tồn tại rất nhiều những thành viên xã hội không thể gánh vác những yêu cầu của một nền kinh tế ngày càng hoà nhập với thế giới. Nền giáo dục Việt Nam không thể khoác lên chiếc áo vừa vặn với tốc độ phát triển của thế giới. Điều này ông gọi là ‘sự đi lạc đường’ ngay từ trong tư duy và triết lý giáo dục.

" Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do. Tự do thì mới có sáng tạo, mà sáng tạo thì mới làm khoa học kỹ thuật, làm công nghiệp. ngay cả làm quản trị kinh doanh, phải có những con người có đầu óc độc lập. Cách đào tạo của mình đi lạc đường mình tạo ra những con vẹt, những lò xo, tạo những con người làm việc máy móc thì không thể thích ứng cho nền kinh tế phát triển".

Ông nhấn mạnh điều này khởi nguồn từ tư duy của những các nhà giáo dục, của chương trình giáo dục, của những giáo sư đang dạy cho các sinh viên bị đóng khung trong đường hướng sai lạc từ mấy chục năm qua.

Với mong muốn nghe thêm nhận định về nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, vì qua các tài liệu ghi nhận được từ báo trong nước, chúng tôi được biết ông từng đưa ra ý kiến rằng "Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm".

Tuy nhiên, với lý do đây là vấn đề đang được ông nghiên cứu nên không thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. Thế nhưng, liên quan đến những tiến bộ nếu có của giáo dục Việt Nam, ông có nhận định thoáng hơn. Ông nói rằng "có sự thay đổi".

"Trong thời gian vừa qua có rất nhiều cố gắng để thay đổi. Có thay đổi, nhưng tốt lên hay không thì là chuyện khác. Tôi nghĩ thay đổi theo hướng tốt lên thì nó hơi chậm".

Không chú trọng đào tạo đạo đức

Một đánh giá khác nghiêng về góc độ nhân văn được chia sẻ từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.

"Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp".

Một minh chứng thực tế được Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp dẫn dụ, đó là chương trình giáo dục Việt Nam vô tình đã dạy cho một đứa trẻ nói dối.

"Ví dụ bắt tả 1 con chó ở nhà em, đứa bé đó nói nhà em không có nuôi chó nên không tả được. Nhưng cũng phải tả, phải làm cho được.

Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá".

Đó là giáo dục phổ thông. Cao hơn nữa là cấp bậc đại học. Với Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, đào tạo cấp bậc đại học, tiến sĩ hiện nay chẳng khác nào tạo nên những cây kiểng đắt tiền với mục đích làm đẹp.

"Ví dụ như trường tôi người ta đến người ta đề nghị trong 4 năm đào tạo mấy trăm tiến sĩ. Vị hiệu trưởng trường tôi thành thật nói rằng 20 năm rồi trường tôi không thể đào tạo được số đó thì làm sao trong 4 năm được ?"

Nói một cách khác, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, giáo dục chính là sinh hoạt của con người, mà mọi chuyện trên thế gian này, xấu tốt, độc, ác đều phát xuất từ con người mà ra. Chính vì vậy, ông cho rằng những gì con người làm ra mà không đúng thì có thể làm theo cách khác.

"Vấn đề là căn bệnh đã quá lây lan, đã vào cốt tuỷ rồi. Cho nên không thể nào chữa trị ngoài da, không thể bằng cách uống thuốc, phải cắt đi tế bào hư hao để thay đổi bản chất, cắt đi những tệ hại, những ung nhọt thì mình mới có thể thay đổi được. Nếu cần phải khai thông con đường mới vì không cắt được. Cắt là chết".

Ai sẽ là người khai thông con đường mới ấy ? Ai sẽ là kiến trúc sư trưởng như cách gọi của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng để kiến thiết lại con đường mang tên giáo dục ở Việt Nam ? Mặc dù Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều này phải bắt đầu từ những người lãnh đạo can đảm và tin tưởng vào sự thay đổi, nhưng ông vẫn nói rằng rất khó để ông tìm thấy sự lạc quan khi nhìn về tương lai.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 15/11/2017

Published in Diễn đàn

Những tranh luận sôi nổi mấy ngày qua xung quanh chuyện "thủ khoa chăn lợn" gợi lên trong chúng ta không ít suy nghĩ.

Trong đó một vấn đề mà hẳn ai cũng sẽ phải thêm một lần xem xét lại : giỏi kiến thức có đồng nghĩa với "giỏi", và nó có phải sự đảm bảo cho thành công trong đường đời ? Suy nghĩ này thực ra không phải chỉ đặt ra ở bậc đại học, mà nó theo suốt các bậc phụ huynh và các em học sinh bắt đầu từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Qua quan sát, tôi nhận thấy rằng rất nhiều phụ huynh, trong khi quan tâm đến "chất lượng giáo dục" hay mong mỏi con mình học giỏi, thậm chí xuất sắc… thì hầu như không hình dung ra được thực sự, con mình cần được học điều gì ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm nay ở lớp con tôi mới ở cấp tiểu học (lớp 3,) các vị phụ huynh đã đặt vấn đề là các cháu phải được học thế này, thế kia để chuẩn bị đủ kiến thức cho… vào lớp 10 và thi đại học. Cụ thể hơn, có vị khác còn đề nghị cô giao thật nhiều bài tập để về nhà các cháu kín thời gian, không có thời gian nghịch lăng nhăng, đồng thời, học nhiều các cháu sẽ giỏi hơn.

Có thể thấy đến nay, cùng với toàn bộ nền giáo dục, chúng ta vẫn tiếp tục hiểu rằng giỏi được đánh giá bằng kiến thức. Chính vì thế mới có những vị phụ huynh đặt vấn đề là cần chuẩn bị kiến thức cho các con từ bé để sau này các cháu có nền tảng vững chắc, và chính tôi mấy năm trước cũng đã hiểu như thế.

thulkhoa1

Tốt nghiệp rồi thất nghiệp - Ảnh minh họa

Tìm hiểu các nước tiên tiến về giáo dục qua ngay các bài báo, cuốn sách có thể tiếp cận được, chúng ta sẽ không thấy những chuyện kiểu như "Mẹ Do Thái dạy con lớp 5 học tích phân", mà đa phần là chuyện về nếp sống kỷ luật, ngăn nắp, cách làm việc nhóm, cách thuyết trình tự tin, cách khơi gợi sự sáng tạo trong trẻ… Ngẫm nghĩ thật kỹ, chúng ta sẽ thấy "cái đinh" của vấn đề nằm ở chỗ, những nền giáo dục đó chú trọng giáo dục kỹ năng.

Cũng không nên như vậy là bỏ rơi việc dạy kiến thức, là học sinh không cần kiến thức hoặc không có kiến thức sau quá trình học tập… Có điều là những kiến thức đó là kiến thức sống hay chết, có áp dụng được vào thực tiễn hay không, lại là chuyện khác.

Lâu nay không ít lần chúng ta nghe những thông tin về cử nhân thất nghiệp quá nhiều, và tốt nghiệp đại học xong vẫn "lơ ngơ như bò đội nón", không biết cách ngay cả viết một CV xin việc chuyên nghiệp, chứ chưa nói đến làm việc. Kiến thức sách vở chưa đánh giá được giỏi hay dở, nhưng chắc chắn không áp dụng được bao nhiêu vào công việc thực tế.

Bởi vì các em được dẫn hướng sai từ nền giáo dục, từ các bậc phụ huynh đều quá đặt nặng kiến thức. Trong khi điều các em cần ngoài kiến thức chính là việc rèn luyện, được giáo dục kỹ năng. Thông qua giáo dục kỹ năng suốt cả quá trình học tập mười hai năm, rồi đại học… các em tự khắc sẽ có kiến thức. Kiến thức nào chưa có, các em cũng sẽ biết nhanh chóng tự bổ sung, tự biết phải tìm kiếm ở đâu.

Tôi có một người bạn đi làm bao giờ cũng được đánh giá là giỏi, nhưng ngẫm kỹ không ai đánh giá kiến thức của anh ấy cả, vì có cơ man những điều anh ấy chưa biết. Nhưng mọi người đánh giá anh ở khả năng tìm kiếm thông tin về điều chưa biết, biết cách lục lọi và suy nghĩ tìm phương án giải quyết vấn đề… và ngay cả những điều đơn giản nhất như khả năng đánh máy bằng 10 ngón thành thục như một nhân viên văn phòng. Hơn hết thảy, đó là khả năng sắp xếp công việc khoa học, không bị chồng chéo của anh.

Quay lại với cô bé "thủ khoa chăn lợn". Ở góc độ kiến thức, với tấm bằng thủ khoa, em được công nhận là giỏi. Nhưng dường như em chưa được trang bị những kỹ năng vô cùng quan trọng để bước vào đời, mà trước hết là "đánh giá phân tích thị trường đầu vào, đầu ra…" để tìm việc, sau đó là kỹ năng phân tích lợi hại, để đưa ra lựa chọn, biết chọn cái tốt nhất trong hoàn cảnh và hi sinh đi một số thứ khác… Có lẽ do vẫn bám vào lối mòn "phải vào biên chế" nên em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ít ra từ góc độ "học nghề mà không được làm nghề".

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến cô giáo chủ nhiệm của con tôi ở trường tư. Đã có không ít phụ huynh hoài nghi vì cô còn rất trẻ, mới ra trường chưa bao lâu. Nhưng qua những lần tiếp xúc, chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ.

Trong 3 cô giáo mới được tuyển về, cô là người duy nhất được đứng lớp ngay năm đầu tiên, không chỉ do tốt nghiệp loại giỏi, mà còn do tự tin, các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội được trang bị đầy đủ và phong phú. Hơn nữa việc dám bỏ lại mong ước "biên chế" từ thời cha mẹ, dám bước chân vào môi trường cạnh tranh của trường dân lập ở Thủ đô xa nhà, cũng đã là một lựa chọn dũng cảm, độc lập với một cô gái trẻ còn đầy bỡ ngỡ. Trong một nền giáo dục còn thiếu hụt quá lớn về đào tạo kỹ năng, hẳn những phẩm chất này chủ yếu do cô tự rèn luyện mà có.

Vậy mới thấy, "thủ khoa chăn lợn" không chỉ là câu chuyện của riêng ai, riêng trường hợp nào, mà là một dịp để mỗi chúng ta nhìn lại nền giáo dục cũng như quan điểm về giáo dục của chính mình.

Phúc Lai

Nguồn : TuanVietnamNet, 15/10/2017

Published in Diễn đàn