Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không phải chuyn nh

Chỉ mt tháng sau vic bt thn tung ra bin pháp trng pht đánh thuế "thép Vit Nam có ngun gc Trung Quc" lên đến 531%, Hoa Kỳ đã khiến gii chc thương mi Vit Nam" chu sc thêm mt ln na khi thông báo vi T chc Thương mi Thế gii (WTO) v 8 công ty mà lẽ ra Vit Nam phi đăng ký là "doanh nghip nhà nước" theo quy tc thương mi toàn cu.

gian1

Sản phm beer Sài Gòn ca Sabeco.

Tám công ty mà Mỹ khai báo vi WTO đu là nhng cái tên ni đình ni đám Vit Nam : Tp đoàn Du khí Quc gia Vit Nam (PVN) và công ty con là Tng công ty Dầu Vit Nam (PV Oil), Tp đoàn Xăng du Vit Nam (Petrolimex), Công ty Xăng du Hàng không Vit Nam (Vinapco/SKYPEC), Tng công ty Lương thc min Bc và Tng công ty Lương thc min Nam (Vinafood I và Vinafood II), Công ty Vàng Bc Đá Quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghip Than và Khoáng sn Vit Nam (Vinacomin).

Thoạt nhìn, s kin trên có v không my bt thường trong quan h các tha thun giao thương đa phương quc tế. Tuy nhiên xét v chiu sâu quan h thương mi song phương gia M và Vit Nam cũng như quan h thương mi đa phương gia Vit Nam vi nhiu quc gia, s kin này không ch mang tính cnh báo hay như mt đng tác trng pht mi v thương mi ca M đi vi Vit Nam, mà còn có th khiến Vit Nam b không ít quc gia quay lưng vì thói "gian lận thương mi" đã và đang hin l mt cách có h thng.

"Gian lận thương mi" như thế nào ?

Quốc nn đc quyn nhà nước

Toàn bộ 8 doanh nghip Vit Nam mà M "t" vi WTO đu là doanh nghip nhà nước và do Chính ph Vit Nam s hu trên 50% c phn. Trong quan hệ làm ăn Vit Nam, các doanh nghip này vn thường rt t hào vi mác "quc doanh" ca h. Không nhng thế, mt s trong các doanh nghip nhà nước này đã t quá lâu nay được hưởng thế đc quyn kinh doanh và do đó luôn to áp lc đáng k đi với người tiêu dùng và xã hi v giá c theo li "mt mình mt ch".

Hai tiêu biểu v thế đc quyn như trên là Tp đoàn Du khí Quc gia Vit Nam và Tp đoàn Xăng du Vit Nam. Bt k nn kinh tế Vit đã lao vào năm suy thoái th 10 liên tiếp k t năm 2018 và đời sng người lao đng Vit ngày càng phi tht lưng buc bng trước gánh nng tróc thuế ln tham nhũng hoành hành, quc nn đc qun vn "bóc lt dân ta đến tn xương ty".

Một thc tn khn qun mà thế gii nếu chưa biết thì hãy cn biết là nn độc quyền Vit Nam đã bt chp t lâu phát sinh nhiu phn ng xã hi đòi hi chính ph Vit Nam phi xóa b vai trò đc quyn ca các doanh nghip nhà nước trên, tr kinh doanh v môi trường cnh tranh lành mnh và công bng, cũng bt chp nhng yêu cu liên tục t WTO và Qu tin t quc tế (IMF) v vic Vit Nam phi tha mãn được các tiêu chí to môi trường cnh tranh bình đng gia doanh nghip tư nhân vi doanh nghip nhà nước, minh bch hóa hot đng tài chính ca doanh nghip nhà nước và phi chng tham nhũng có hiệu qu thì mi đ điu kin đ quc tế công nhn Vit Nam là "kinh tế th trường".

Độc quyn đến mc vào năm 2017, Tp đoàn Du khí Quc gia Vit Nam đã tr thành mt th đi án v nn tham nhũng và tht thoát tài sn ghê gm.

Hậu qu nào cho "giấu gc nhà nước" ?

Cần nhc li, liên quan v thép Trung Quc, Hoa Kỳ đã áp thuế chng bán phá giá và chng tr cp đi vi thép Trung Quc hi năm 2015 và 2016. Ngay sau đó, thép được nhp dn dp vào Hoa Kỳ t nhiu ng khác nhau. Các nhà sn xut thép của M phát hin ra sn phm ca Trung Quc được chuyn sang các nước th ba đ lách thuế nên đã khiếu ni lên cơ quan hu trách Hoa Kỳ.

Trong vụ tung ra bin pháp trng pht đánh thuế "thép Vit Nam có ngun gc Trung Quc" vào tháng 12/ 2017, B Thương mi Hoa Kỳ đã xác đnh rng có đến 90% sn phm thép t Vit Nam nhp sang M có xut x t Trung Quc. Ch tính riêng Vit Nam, mt hàng thép cun lnh nhp vào M năm 2015 đã tăng vt, t 11 triu đôla lên ti 295 triu đôla. Bin pháp trng pht này chắc chn s có tác đng tiêu cc lên toàn b ngành thép Vit Nam, trong đó có nhiu sn phm thép do chính Vit Nam sn xut.

Ngay trước mt, v vic 8 doanh nghip nhà nước ca Vit Nam b phía Hoa Kỳ cáo buc lên WTO chc chn snh hưởng tiêu cc đến hot đng xut, nhp khu ca các doanh nghip này, bi c 8 doanh nghip nhà nước này đu tham gia hot đng kinh doanh xut, nhp khu.

Trong trường hp nếu Vit Nam không đưa ra được các chng c có tính thuyết phc đ bác b cáo buc t phía Hoa Kỳ, mà điều này thì quá khó, rt có th vic xut khu sang th trường Hoa Kỳ - th trường đang giúp cho Vit Nam xut siêu đến gn 30 t USD/năm - s gim sút. Và sau đó, các nước phát trin có th s ng h quan đim ca Hoa Kỳ, dn đến khi lượng hàng hóa xuất khu ca 8 doanh nghip nhà nước trên s gim sút, thm chí các doanh nghip khác ngoài 8 doanh nghip nhà nước b cáo buc xut khu sang các th trường nước ngoài cũng có th gp khó khăn.

Vì sao Việt Nam quá cn "kinh tế th trường" ?

Vụ vic 8 doanh nghiệp nhà nước ca Vit Nam c che giu ngun gc nhà nước không ngoài mc tiêu được lt vào tiêu chun ưu ái v thuế xut nhp khu ca quy chế "kinh tế th trường".

Trong thực tế, "kinh tế th trường" rt quan yếu đi vi các nhu cu vay tín dng, nhận đu tư trc tiếp nước ngoài và hưởng ưu đãi trong hot đng xut nhp khu quc tế ca Vit Nam. Nếu được công nhn "kinh tế th trường", hàng Vit Nam xut khu sang nhiu quc gia s được hưởng mc thuế sut nh nhàng hơn nhiu so vi hin thi, do đó mang lại li ích cho các danh nghip nhà nước, nht là nhng doanh ngip đc quyn nhà nước, b tr cho chân tr ca khi "còn đng còn mình" hãm bt đà r rã hin thi và cng c thêm hy vng cho đng "th được ngày nào hay ngày ny".

Nếu được công nhn "kinh tế th trường", Vit Nam s được các t chc tín dng ln nht như Ngân hàng thế gii, Qu tin t quc tế, Ngân hàng Phát trin Á Châu cho vay tín dng vi nhng điu kin ưu đãi hơn là cơ chế mt bng lãi sut tăng gp ba và thi gian ân hn giảm xuống mt na như hin nay. Điu này s đc bit có ý nghĩa trong bi cnh c đng ln cm quyn Vit Nam đang phi bán đi nhng doanh nghip cui cùng thuc loi "bò sa" - như Sabeco (Tng công ty Rượu - Bia - Nước gii hát) và Vinamilk (Tng công ty Sữa Vit Nam) - đ có thêm tin đp đi cho mt ngân sách ht thu nghiêm trng và đang hin ra nhiu du hiu cn kit và trng rng.

Từ năm 2013 đến nay, nhng chuyến đi M ca các nhân vt như ông Trương Tn Sang - khi đó còn là ch tch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là th tướng, ông Nguyn Xuân Phúc - th tướng đương nhim, vn mt mc đ ngh "M sm công nhn nn kinh tế th trường ca Vit Nam". Nhưng không h có tính t "xã hi ch nghĩa" gn kèm ca ming.

Đó là thói khôn vặt ca gii chính khách Việt ! Khi cn t ra kiên đnh thì luôn "chua" tính t trên vào bt c khu hiu nào. Nhưng đ đi ngoi thì li giu kín vào túi qun. Hành vi 8 doanh nghip Vit Nam giu kín gc gác "nhà nước" ca h là mt minh chng v thói bin ln đó.

Rốt cuc, quc tế đã không còn kiên nhn ni vi thói lp l v mt khái nim trong lúc không có bt kỳ ci cách nào ca Vit Nam. Vào tháng 5/2017, B trưởng B Thương Mi M Wilbur Ross đã phi nhc li "Khi đng li cơ chế trao đi v quy chế th trường cho Việt Nam" khi gp Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti Washington.

"Đảng ngáng chân chính ph" và tính qu báo

Nhưng cũng vào tháng 5/2017, đã xy đến hin tượng "đng ngáng chân chính ph". Cho dù Th tướng Phúc - vi đc tính thc dng v các giá tr buôn bán - có thc lòng mun đt được quy chế "kinh tế th trường" chăng na, "Ngh quyết trung ương 5 v hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa" do cp trên ca ông Phúc là Tng bí thư Nguyn Phú Trng kiên đnh lp li ti Hội nghị trung ương 5, đã khiến ông Phúc không biết ăn nói ra sao vi quc tế v s khác bit mt tri mt vc gia "kinh tế th trường xã hi ch nghĩa" và "kinh tế th trường", chưa k vic làm sao đ đt được "kinh tế th trường" đó.

Trong thực tế Vit Nam, sẽ rõ nht nếu đi chiếu gia khi doanh nghip nhà nước và khi doanh nghip tư nhân. Khi doanh nghip nhà nước chiếm ti 2/3 tng tài sn, 60% ngun vn tín dng, 70% ngun vn ODA và được ưu đãi rt ln v kh năng tiếp cn tín dng và nhng điu kiện v chính sách, nhưng li hot đng quá t. Ít nht 30% doanh nghip nhà nước b l và khi này ch đóng góp được khong 1/3 tng sn phm xã hi. Gn như ngược li, khi doanh nghip tư nhân ch chiếm 1/3 tài sn, chng my được ưu đãi v tín dng và chỉ có th "ht cn" vn ODA, li còn b phân bit đi x đ đường, nhưng li to ra đến 2/3 tng sn phm xã hi.

Nhưng đến năm 2017, khi hơi th khng hong toàn din đang ph hm hp vào gáy chế đ, ngh quyết "hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa" vn khư khư ôm p doanh nghip nhà nước cùng vai trò ch đo ca nó, trong lúc ch hé ming đôi chút v "kinh tế tư nhân có vai trò quan trng".

Đến lúc này, ngay c nhng t báo t ra chuyên chính nht như Nhân Dân, Quân Đi Nhân Dân cũng không còn quá mặn mà vi đip khúc "kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa".

Giờ đây lut "nhân qu" đã báo ng. 8 doanh nghip mang trên mình gc gác nhà nước và thói đc quyn "thu cùng dit tn" đi vi dân chúng Vit Nam đang phi đưa đầu nhn lãnh hu qu quay lưng t M và cng đng quc tế. Tiếp sau đó, rt có th s xut hin thêm nhng cái tên doanh nghip nhà nước khác b quc tế xếp vào danh mc "gian ln thương mi".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 19/01/2018

Published in Diễn đàn

Đầu tháng 9 năm 2017, Trưởng ban Đối ngoại trung ương đảng cộng sản Việt Nam là ông Hoàng Bình Quân sang thăm Hoa Kỳ, và đề nghị Washington công nhận Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

VIETNAM-US-CATFISH-VENDOR

Cá da trơn của Việt Nam, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường Mỹ. AFP

Việc công nhận như vậy có lợi gì cho Việt Nam ? Và Việt Nam có thực sự là một quốc gia có nền kinh tế thị trường hay không ?

Sau đây là ý kiến một số chuyên gia trong nước về vấn đề này.

Việt Nam liên tục vận động các quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam nêu vấn đề công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường với Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm Washington vào tháng Sáu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đưa ra lời đề nghị này với ông Wilbur Ross, Bộ trưởng thương mại Mỹ.

Kể từ lúc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (gọi tắt là WTO) vào năm 2007 đến nay, Việt Nam đã liên tục vận động các quốc gia thành viên công nhận mình là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Theo các bản tin của báo chí Việt Nam vào ngày 13 tháng Chín thì đã có 57 nước công nhận Việt Nam là có nền kinh tế thị trường. Nhưng hai đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam là Cộng đồng Châu Âu (gọi tắt là EU) và Hoa Kỳ vẫn không xem Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Theo thỏa thuận gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam, thì đến năm 2018, tổ chức này sẽ cứu xét xem là Việt Nam có phải là quốc gia hội đủ những điều kiện của một nền kinh tế thị trường hay không.

Trong thời gian đó, Việt Nam được đối xử như một quốc gia không có nền kinh tế thị trường. Và trong tình cảnh đó khi có những tranh chấp về xuất khẩu hàng hóa phá giá, các nước như Mỹ, EU sẽ sử dụng một quốc gia khác được xem là có kinh tế thị trường làm qui chiếu, xem như tương đồng với Việt Nam. Việc lựa chọn như vậy thường là bất lợi cho Việt Nam.

Ngay khi ông Hoàng Bình Quân đang có mặt ở Mỹ, Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam ra thông cáo phản đối Bộ thương mại Mỹ áp thuế chống phá giá lên các mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam. Việc tương tự cũng đã từng xảy ra đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.

Nói về chuyện các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ bị đánh thuế chống phá giá, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện sống ở Hà Nội cho biết :

"Thực ra đối với vấn đề nuôi tôm, nhà nước không có bao cấp, cũng chẳng tài trợ cái gì. Đó là cái cách bên Mỹ biện hộ cho nước Mỹ cái chuyện bảo hộ ngành tôm của Mỹ thôi, chứ thật sự nó không có thật".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từng làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Việt Nam thì khi thị phần của hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ vượt mức 8% thì các doanh nghiệp Mỹ sản xuất cùng mặt hàng đó sẽ tìm cách kiện để áp thuế chống phá giá lên hàng Việt Nam. Ngoài các mặt hàng hải sản, các mặt hàng khác của Việt Nam cũng hay bị chuyện này là giày dép và quần áo, những ngành sử dụng rất nhiều nhân công của Việt Nam. Ông nói tiếp :

"Nếu Việt Nam có được công nhận kinh tế thị trường thì việc vận dụng các biện pháp đó sẽ bị hạn chế rất nhiều, hoặc không còn có khả năng được sử dụng".

Kinh tế thị trường

Để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Việt Nam phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là đồng tiền của Việt Nam phải được chuyển đổi tự do, nhà nước không can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp, và quan trọng nhất là sự cạnh tranh công bằng.

"Hoa kỳ yêu cầu nền kinh tế đó là một nền kinh tế hoàn toàn cạnh tranh, bình đẳng, không có ưu đãi, không coi trọng bất kỳ thành phần kinh tế nào. Trong khi đó Việt Nam vẫn coi kinh tế nhà nước là kinh tế chủ đạo, yêu cầu kinh tế nhà nước cạnh tranh bình đẳng. Nhưng cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn chiếm phần lớn các tín dụng, chiếm phần lớn những dự án ODA, phần lớn những dự án nhà nước giao".

Việt Nam đã bắt đầu công nhận những nguyên tắc của thị trường vào năm 1986, khi bắt đầu mở của và cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam vẫn thường xuyên lên tiếng nói rằng Việt Nam có những doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo của nền kinh tế, hoặc họ nói rằng Việt Nam sẽ xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, điều mà các nhà quan sát và chuyên gia kinh tế đôi khi rất khó giải thích. Cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam là ông Bùi Quang Vinh, từng nói vào năm 2014 rằng không có cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét rằng đã có một sự điều chỉnh về cách vận hành nền kinh tế Việt Nam ngã sang hướng thị trường, nhưng chưa đầy đủ. Ông nói :

"Chính phủ của ông Phúc cũng đã chuyển hướng rằng lĩnh vực tư nhân sẽ đóng góp nhiều hơn trong kinh tế. Vừa rồi trong những cuộc họp thì Thủ tướng mong muốn là lĩnh vực tư nhân đóng góp 60% trong tổng sản lượng quốc nội. Như vậy là doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đóng đến 40% chứ chưa hẳn đã là một nền kinh tế thị trường thực thụ. Cho nên cái việc mình đi đến các nước như Mỹ, rồi Châu Âu để xin thì tôi thấy không có ổn".

Một quốc gia có hệ thống kinh tế, chính trị tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc, sau khi gia nhập tổ chức WTO vào năm 2001, cho đến nay vẫn chịu cảnh bị đối xử như là một quốc gia không có nền kinh tế thị trường. Hồi cuối năm 2016 cả Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản đều quyết định rằng Trung Quốc không phải là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lo ngại về thời điểm WTO xem xét tính thị trường của nền kinh tế Việt Nam đã gần kề, mà những trở ngại từ hai đối tác lớn nhất là Mỹ và EU vẫn chưa vượt qua được :

"Sang năm Việt Nam sẽ đàm phán chuyện WTO, có thể những nước kia sẽ ủng hộ, nhưng nếu hai cái khối kinh tế này đưa ra những chứng minh như vậy, thì có lẽ là Việt Nam sẽ khó khăn".

Theo tác giả Lê Sỹ Giảng viết trên tờ báo về kinh tế của Việt Nam là tờ Kinh tế Sài Gòn, vào năm 2016, ngay sau khi EU không công nhận Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường, thì trường hợp của Trung Quốc sẽ được đem ra làm án lệ để EU không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Điều đó có nghĩa là các sản phẩm của nông dân Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, dù hoàn toàn mang tính thị trường, không nhận trợ cấp nào của chính phủ cả, vẫn tiếp tục bị đánh thuế cao ở các thị trường này.

Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Kiến Thành cho rằng thay vì đi xin các đối tác công nhận mình có nền kinh tế thị trường, Việt Nam nên thực sự nổ lực cải cách nền kinh tế của chính mình theo hướng dân doanh, tự do hóa để thật sự có một nền kinh tế thị trường lành mạnh.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 13/09/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 15 juin 2017 10:31

Nói dai - Nói dài - Nói sảng

Ông bà ta có câu : "Nói phải củ cải cũng nghe", nhưng nếu cứ nói dai và nói dài thì hóa ra nói sảng.

noi1

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ - Ảnh minh họa

Đó là hậu quả của Hội nghị trung ương 5, khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017 với 3 Nghị quyết được thành hình :

(1) Nghị quyết về "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

(2)Nghị quyết về "tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước".

(3) Nghị quyết về "phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Đảng phải lãnh đạo

Các nghị quyết này, tuy dài dòng văn tự nhưng không có gì mới hơn hình ảnh già nua, cằn cỗi và tư tưởng lạc hậu của 44 tác giả trong Hội đồng Lý luận trung ương do Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trung ương đảng cầm đầu.

Các thành viên của Hội đồng này tuy có học hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và phó tiến sĩ nhưng suy tư của họ lại chưa ra khỏi lũy tre làng nên cứ khăng khăng Việt Nam đổi mới nhưng không đổi màu, hay hội nhập mà không hòa tan. Vì vậy họ đã ngăn chặn mọi đề nghị đảng cần đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế, mở rộng dân chủ và trả lại trự do cho dân để đưa đất nước tiến lên.

Trong Nghị quyết về "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", họ viết : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước ; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Họ còn khẳng định : "Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế ; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh ; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi trường ; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội".

Có ai hiểu họ nói gì không hay những cái đầu đất bùn nhiều hơn óc thịt đã cố ý lý luận vòng vo như thế chỉ để thắt vào một nút là đặt nền kinh tế vào "quản lý của Nhà nước… do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo" ?

Cái mồm nói vẹt

Chỉ có thế thôi mà viết tràng giang đại hải làm gì cho mờ người ra vì đảng đã ghi trong Cương lĩnh "Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên xã hội chủ nghĩa" năm 2011 : "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa…".

noi2

Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.

Để cuối cùng vẫn chỉ là : "Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất…".

Sau Cương lĩnh, Quốc hội của "đảng cử dân bầu" cũng viết trong Điều 51, Hiến pháp năm 2013 :

1. "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế ; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh ; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa".

Cuối cùng, bàn tay nhà nước cũng dành làm tất cả như ghi trong Điều 52 : "Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường ; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước ; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân".

Đã lặp đi lặp lại như thế mà trong Nghị quyết của Trung ương 5 về "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Hội đồng Lý luận trung ương vẫn chưa biết chán.

Họ nghĩ cứ nói dối miết những điều không có sẽ có người tin là thật nên lại tô vẽ tiếp rằng : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội".

Đến đây, hẳn có người sẽ phải thốt lên "biết rồi khổ lắm nói mãi", nhưng ít ai biết họ càng nói nhiều thì càng giúp cho sổ lương của họ tăng cao.

Mâu thuẩn hay lẩm cẩm ?

Tưởng nói dai như thế chưa đủ nên họ còn khoe mà không biết ngượng rằng : "Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới ; có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới ; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước…".

Nói huyên thuyên như thế rồi đảng lại thú nhận sau 30 năm đổi mới vẫn còn nhiều bất cập như : "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm… Cải cách hành chính còn chậm… tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập. Bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo còn chưa bền vững… Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao ; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm…".

Ngoài ra đảng còn đổ tội thất bại cho đảng viên vì họ : "Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ. Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp và chưa nghiêm. Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".

Thua lỗ mà lãnh đạo ai ?

Lý luận lung tung beng như thế, nhưng Hội đồng Lý luận trung ương lại cứ muốn bảo vệ cái thua lỗ cho bằng được khi khẳng định : "Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước".

Có ai biết tại sao cái Hội đồng này lại muốn để cho doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai "then chốt" mãi khi vẫn làm ăn thua lỗ ? Bởi vì Cương lĩnh đảng 2011 đã ngồi lên cả Hiến pháp để khẳng định "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Do phải đội đảng lên đầu nên Hội đồng Lý luận trung ương cứ nhắm mắt làm theo mà không biết thực tế đã đâm sau lưng nhà nước.

Hãy nghe Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận xét : "Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, thậm chí còn làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".

Ông Thiên đã nói như thế tại Hội thảo "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân", dưới sự chỉ đạo của Ban Kinh tế trung ương, do Trung tâm Thông tin Kinh tế phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức (theo báo VTC News ngày 31/05/2017).

Ngoài ra theo báo Liên kết doanh nhân Việt (VCCI, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thì nhiều diễn giả tại Hội nghị kết luận : " Đến nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế".

Tiến sĩ Phạm Minh Điển nói : "Đối với kinh tế tư nhân, mấy thập niên qua đã tăng nhanh về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Đến nay, có khoảng 60 vạn doanh nghiệp tư nhân và mấy triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, đang còn ẩn dấu nhiều tiềm năng lớn".

Thống kê của nhà nước cho thấy : "Giai đoạn 2006 – 2015, kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP ; 30% tổng giá trị công nghiệp ; khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ; 35% tổng vốn đầu tư pháp triển ; thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm".

Trong khi đó, tại Hội nghị trung ương 5 ngày 5/5/2017, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng phải nhìn nhận : "Không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…".

Nói thì hùng hổ như thế nhưng tại sao khi ra Nghị quyết thì lại vẫn muốn : "Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước" ?

Quả thật không ai hiểu nổi cái đầu của ông Trọng. Bởi vì, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính thì : "Những con số về tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước gần đây đã cho thấy kết quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước không khả quan, thậm chí lỗ đến mức báo động".

Ông Đặng Quyết Tiến cho biết : "Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước là hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, nhưng tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt gần 1,6 triệu tỷ đồng" (theo Liên kết doanh nhân Việt, Thứ ba, 09/05/2017).

Tính đến cuối năm 2016, tổng số doanh nghiệp nhà nước là 718 doanh nghiệp.

Vẫn theo VCCI : "Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần, trong đó có 25 doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, đứng đầu là Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Cơ khí xây dựng…".

VCCI viết tiếp : "Đáng chú ý, ngành công thương có 12 dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, điển hình là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình… Tổng tài sản của 12 nhà máy là hơn 57.600 tỷ đồng, thì tổng nợ phải trả là hơn 55.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng : Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngành thuế lo ngại những khoản lỗ nghìn tỷ đồng ở các dự án lớn có thể làm nguồn thu từ khu vực này vẫn suy giảm. Trong năm 2017, mức hụt thu ngân sách do doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ có thể lên tới khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng.

Không chỉ làm ăn kém hiệu quả, "ngập" trong thua lỗ, khối doanh nghiệp nhà nước còn "tai tiếng" bởi những vụ án tham nhũng kinh tế lớn, phức tạp trong vòng 10 năm qua. Tiêu biểu là vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty in, thương mại, dịch vụ Agribank ; vụ án đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Tổng Công ty xây dựng đường thủy Việt Nam ; vụ án tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin"...

Đảng hóa tư nhân làm gì ?

Kết quả đen tối như thế mà đảng và nhà nước vẫn tìm mọi cách để bảo vệ miếng cơm cho nhau trong doanh nghiệp nhà nước thì có phải đảng đã dặt quyền lợi phe nhóm lên trên quyền lợi của nhân dân ? Hay đảng đã hoàn toàn đầu hàng các nhóm lợi ích đang rút tỉa máu thịt của đất nước ?

Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy đảng muốn quay ra kiểm soát cả doanh nghiệp tư nhân, như đã ghi trong Nghị quyết "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Bằng chứng đảng sẽ : "Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương nhất quán trong phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước ; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Có giải pháp thực hiện chủ trương phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân. Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân".

Nói thì có vẻ tích cực đấy, nhưng chưa ai quên vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam của đảng chưa làm nên trò trống gì trong nhiệm vụ bảo vệ người công nhân. Trong nhiều năm qua, nhiều vụ đình công tự phát của công nhân chống chủ nhân, đa phần người nước ngoài, bóc lột tiền lương, bắt làm nhiều giờ mà không chịu trả tiền phụ trội hay ẩm thực kém v.v… mà cán bộ Liên đoàn có giúp được gì nhiều ? Thậm chí có nhiều trường hợp, cán bộ lại ăn thông với chủ để được hưởng lợi nhuận chống lại công nhân.

Vì vậy nhà nước đã tìm mọi cách để trì hoãn việc đưa ra Quốc hội dự thảo Luật lập hội vì sợ công nhân sẽ đòi quyền được thành lập nghiệp đoàn độc lập.

Bây giờ, đảng lại công khai muốn thao túng cả doanh nghiệp tư nhân để nắm công nhân thì cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của đảng có vi phạm Hiến pháp không ?

Bằng chứng muốn ăn trùm đã thấy ghi trong Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân : "Bảo đảm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân trên cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở".

Không những thế, đảng còn chỉ thị Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi tay sai được : "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, làm tốt vai trò tổ chức đại diện, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hội viên".

Như vậy thì bầy ra trò ve vãn kinh tế tư nhân để làm gì nếu không phải là vừa ăn cháo vừa đá bát trên sức lao động và mồ hôi nước mắt của công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân ?

Hành động như thế thì không phải là mê sảng hay sao ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

Phạm Trần

(15/06/2017)

Published in Diễn đàn

Quỹ bảo hiểm tại Việt Nam có thể bị vỡ (RFA, 07/06/2017)

Người đóng quỹ bảo hiểm tại Việt Nam gần đây tỏ ra lo lắng vì có tin nguồn quĩ mà họ để dành như thế có thể bị 'vỡ'. Một khi quỹ vỡ thì khoản tiền dành cho khi về già cũng như lúc đau ốm, hoạn nạn của họ tích lũy sẽ mất. Vậy thực tế quản trị quỹ thế nào và lo lắng của người đóng tiền bảo hiểm ra sao.

015310

Một bệnh nhân chờ phẫu thuật tim tại một bệnh viện ở Việt Nam hôm 11/4/2017. AFP photo

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong năm 2016 đã có 45 tỉnh, thành bội chi quỹ Bảo hiểm Y tế ; 8 tháng đầu năm 2016, đã có trên 40 tỉnh - thành phố có số chi vượt quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với tổng số tiền hơn 3.500 tỉ đồng.

Nguyên nhân đưa đến tình trạng được cho là đáng ngại như thế được một số chuyên gia quan tâm vấn đề phân tích.

Tiến sĩ - Bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long hiện làm việc tại Sài Gòn trình bày :

Nguy cơ vỡ là do lạm dụng quỹ, sử dụng không đúng mục đích thôi. Trong bệnh viện chúng tôi còn có trường hợp trục lợi bảo hiểm y tế : cũng một căn bệnh chữa bằng thuốc ngoại hay thuốc nội đều khỏi nhưng người ta vẫn dùng thuốc ngoại vì sẽ được ăn hoa hồng cao hơn hoặc được mời đi nước ngoài hoặc tài trợ việc khác.

Cụ thể như một bệnh nhân bị cảm cúm với các triệu chứng đau đầu nhưng có thể được chỉ định đi chụp CT, nội soi tai mũi họng (vì ngạt mũi), hoặc chụp X-quang (vì nhức xương)…

Sử dụng sai dịch vụ khiến người thừa kẻ thiếu và cung cấp không kịp thời là chuyện thường thấy khi khám bảo hiểm y tế.

"Ngày trước xuống khám thứ 2 thì khoảng 3 ngày sau có kết quả. Nhiều khi 3 đến 4 ngày chị lấy được thuốc có khi cả tuần chị mới lấy được thuốc. Lâu nay chị không khám bảo hiểm, chị khám tư không".

"Sau này chị không biết làm sao nữa. Nhưng mà hiện tại chị khám tư không à, chị không có đóng bảo hiểm, chị đâu có sử dụng đâu. Tại vì giờ chị khám ở đây cả tuần mới lên lấy thuốc, trong khi đó chị đi làm công ty đâu cho chị nghỉ phép nhiều đâu".

"Mà thấy bảo hiểm chứ giờ zô đây những toa thuốc không có tiền cũng chết. Không có tiền nó đâu có chi trả đâu. Nó nói không có thuốc không".

Những trường hợp bệnh nặng, điều trị bằng những toa thuốc có giá chục triệu trở lên thì gần đây bệnh viện thường báo lại cho người sử dụng bảo hiểm y tế là không còn thuốc. Một bệnh viện chuyên khoa hạng một và là bệnh viện khám và điều trị ung thư đầu ngành tại Sài Gòn báo hết thuốc để điều trị khiến cho nhiều bệnh nhân và cả người thân hoang mang.

"Bệnh này là dạng bệnh ngặt nghèo rồi. Mà bệnh lâu dài chứ không phải một ngày một bữa. Mà nếu bảo hiểm y tế mà không hỗ trợ được á thì chắc có lẽ là thua. Người dân nghèo là đều chết hết. Phải chịu thôi".

"bảo hiểm y tế nó vỡ không biết nguyên nhân nó như thế nào ? Cầu xin nhà nước lo cho dân làm sao chứ bệnh này là bệnh lâu dài mà nhà nước không lo cho dân thế này rồi cái tiền đó đi đâu không biết nữa ? … Còn mấy ông nhà nước lo cho dân chu đáo chứ ông nào lên cũng nói hay lắm 'lo cho dân', 'lo cho dân' rốt cuộc ông nào cũng lên làm 1 mớ, rồi thôi xong…chỉ có dân là chết, là thiệt thôi".

Hiện tại Nhà nước đang vay phần lớn ngân sách quỹ này để đầu tư vào các dự án kinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, giải thích :

"Việc quỹ bảo hiểm của Việt Nam dùng tiền để cho chính phủ vay là một chuyện người ta đã công nhận. Cái chuyện chính phủ vay tiền đó để đi đầu tư vào những dự án thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng là điều rất nguy hiểm".

Một nguyên nhân khác được nêu ra là tỷ lệ già hóa dân số ở Việt Nam đang tăng lên dẫn đến số người hưởng bảo hiểm xã hội tăng theo. Đó là chưa kể đến chuyện nhiều doanh nghiệp nại lý do làm ăn thua lỗ tìm cách trốn bảo hiểm xã hội. Chỉ riêng từ năm 2010 đến 2013, cơ quan bảo hiểm xã hội khởi kiện khoảng 4000 doanh nghiệp trốn bảo hiểm xã hội.

"Mỗi một toa thuốc có 5-6 trăm thôi, còn mấy người kia thấy đóng nhiều tiền lắm. Đóng vậy thì mình đóng được. Còn đóng mấy chục triệu, mấy trăm triệu thì chắc để chết luôn quá".

Phía người đóng bảo hiểm hạn chế tiêu dùng để dành tiền đóng vào qũi bảo hiểm với mục tiêu lúc về già hay khi gặp 'trái gió, trở trời' có khoản bù đắp. Họ trông chờ phía quản trị xã hội phải bảo đảm nguồn quĩ sinh lãi để đáp ứng yêu cầu khi cần của người tham gia.

**************

Việt Nam tiếp tục xiết chặt quản lý thông tin trên Facebook (RFA, 07/06/2017)

BRITAIN-US-TECHNOLOGY-INTERNET-BUSINESS-JOBS-FACEBOOK

Biểu tượng facebook. AFP photo

Việt Nam mới đây đã đưa ra một dự thảo qui định xử phạt hành chính đối với việc cung cấp thông tin không chính xác, tin tức có tính bạo lực, bôi bác cá nhân, cơ quan hay tổ chức trong một nỗ lực nhằm xiết chặt hơn nữa việc kiểm soát mạng xã hội.

Phạt tiền

Theo Dự Thảo Nghị Định về xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin mạng và an toàn thông tin mạng, từ năm 2018 những người sử dụng facebook sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, cơ quan, cá nhân.

Đây là lần đầu tiên qui định xử phạt tiền đặc biệt nhắm vào người sử dụng mạng xã hội mà phổ biến nhất và lớn nhất hiện thời là facebook.

Theo thống kê của Facebook công bố hồi đầu năm ngoái, hiện Việt Nam có khoảng 35 triệu người sử dụng facebook, đồng nghĩa với việc 1/3 dân số Việt Nam hiện đang có tài khoản facebook. Việt Nam là quốc gia có lượng người dung Facebook lớn thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan và Indonesia.

Theo nhà báo tự do Võ Văn Tạo, không cần đợi tới lúc Dự Thảo Nghị Định có hiệu lực trong 6 tháng nữa mà từ trước và ngay bây giờ chuyện chỉ trích hay phê bình một cơ quan hay một tổ chức nào đó trên facebook đã gặp phải sự răn đe rồi.

Đấy là cái cớ thôi, còn nội dung trong Nghị Định này đã thể hiện đầy đủ hết trong Bộ Luật Hình Sự rồi, tội này tội kia là có hết kể cả tội phạm tin học. Lâu lâu họ lại đưa ra một dự luật hoặc một văn bản dưới luật gọi là Nghị Định, Thông Tư mà nó luộm thuộm, xa lạ với quyền cơ bản của người dân. Những trang cá nhân trên facebook hoặc blog cá nhân thì nó chỉ là nhật ký cá nhân người ta trao đổi với người khác ngoài xã hội, nó khác với báo chí chính thống. Xã hội luôn tồn tại nhiều quan điểm về nhiều góc độ tư duy, quyền lợi, nhận thức, cá tính vân vân... Bây giờ họ lại đẻ ra cái văn bản pháp qui mà nội dung lại dở hơi, theo dõi rình rập hở là phạt, cái đấy là cái rất tệ hại.

Đầu tháng Sáu này, một nữ học sinh Trung Học Phổ Thông Kiến Tường ở Long An, cho báo trong nước biết em bị kỷ luật, bị nhà trường khiển trách và dọa hạ điểm hạnh kiểm từ tốt xuống thành trung bình vì dám lên Facebook chê bệnh viện đa khoa Đồng Tháp Mười từ bác sĩ, y tá, nhân viên đều có cung cách phục vụ kém, nạt nộ bệnh nhân. "Nên chấn chỉnh lại đi các ông các bà.".. là một trong những câu em viết trên facebook, lôi kéo sự chú ý đồng tình của một số facebookers khác.

Về qui định xử phạt hành chính đối với những thông tin có tính cách vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín và nhân phẩm của cơ quan, tổ chức hay của cá nhân, chưa kể những thông tin không phù hợp với tình hình đất nước, facebooker Đoàn Bảo Châu nói với đài Á Châu Tự Do :

Mình cũng phải rạch ròi là nếu chính phủ đề ra xử phạt việc bôi nhọ lãnh đạo, nếu đó là tin chính xác rồi mà vẫn bị phạt thì người dân có quyền khởi kiện cơ quan đã phạt mình. Tôi cũng đồng ý với việc không được nói điều gì sai sự thật, vấn đề là khi chính quyền áp dụng những qui định đó thì họ phải công bằng và không được lạm quyền.

Hai nữa, cái câu không phù hợp với lợi ích đất nước là một khái niệm mập mờ rất dễ dẫn đến oan sai. Không phù hợp với lợi ích đất nước nhưng nó là sự thật thì cần phải tôn trọng. Nếu sự thật đấy mà ông lãnh đạo không thích, ông bảo không phù hợp thế là người dân có tội ? Riêng câu không phù hợp với lợi ích đất nước tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào. Đề ra luật thì phải theo luật và luật đó phải áp dụng cả người dân lẫn quan chức, không ai là ngoại lệ đối với luật pháp cả.

Nhà cầm quyền lo sợ ?

VIETNAM-INTERNET-RIGHTS

Người dân Hà Nội sử dụng iPad, iPhone trong một quán cà phê hôm 26/11/2014. AFP photo

Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có điều luật 258 áp dụng với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đây một trong số những điều luật bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích là mù mờ vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã dung điều luật này để kết tội những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, cựu biên tập viên báo đảng ở Hà Nội, nhận định rằng chẳng qua sau xã hội dân sự thì nay mạng facebook ngày càng phổ biến làm nhà cầm quyền lo sợ trước sức mạnh và sự nhanh nhạy của nó :

Đó là cái tính tự kỷ cộng sản, là trò chơi quyền lực mà họ nghĩ là họ muốn gì được nấy. Thế nhưng quyền nào cũng có hạn, họ sợ công nghệ thông tin đến múc như vậy thì hết chỗ nói rồi, họ không kiểm soát được mạng xã hội đâu, kỹ thuật số tiêu diệt cả một đế quốc của phim nhựa mà. Chính Marx nói là " khi công nghệ thay đổi thì toàn bộ cuộc cách mạng ấy làm đảo lộn thế giới chứ không chỉ đảo lộn một nhóm người đâu. Cái nhóm này ngồi trong phòng nó cứ tưởng tượng là kiểm soát được tất cả, đó là sự vô lối của họ thôi.

Dưới mắt một facebooker khác, nhạc sĩ Bùi Thanh Tuấn, Dự Thảo Nghị Định này phản ảnh quan ngại của một chính quyền khi thấy khả năng kiểm soát chính kiến cũng như kềm chế tư tưởng của người dân đã vuột khỏi tầm tay họ :

Những nghị đinh như vậy, cái luật và văn bản dưới luật ở Việt Nam gần như không còn sức thuyết phục nào đối với các facebookers, mỗi ngày họ cứ sử dụng mạng xã hội để kinh doanh, kết giao, trò chuyện, tán gẫu, bày tỏ quan điểm cá nhân ... Nghị Định đưa ra mà không thực hiện được, thường là không bao giờ thực hiện được. Mạng xã hội cũng vậy, người ta không sai nhưng nghị định đưa ra bảo họ sai thì trúng ai nấy chịu. Mạng facebook hiện nay như trong tình trạng là mất kiểm soát hoàn toàn. Làm gì có luật nào áp dụng phạt một facebooker phản đối đúng vào tội nói xấu lãnh đạo, nhưng Việt Nam thì đưa ra những cái trái với sự tiến bộ của thế giới như vậy.

Hồi tháng Tư vừa qua, trả lời Uỷ ban thường vụ Quốc hội về quản lý mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hành vi vu khống, bôi nhọ và xúc phạm danh dự các cá nhân, tổ chức đang diễn ra rất nóng. Ông cho biết tính từ đầu năm đến ngày 12 tháng 4, Bộ thông tin và Truyền thông đã xử phạt 10 trường hợp vi phạm.

Mới đây Việt Nam cũng đưa ra thông tư 38 quy định việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới nhằm kiểm soát việc đưa tin trên các trang mạng có yếu tố nước ngoài như Google, Facebook và Youtube. Ông Trương Minh Tuấn cho biết Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ khoảng hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước trên Youtube. Tới nay, Google đã gỡ bỏ 1,000 clips trên Youtube.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

*********************

Kinh tế thị trường kiểu Việt Nam có giúp phát triển "ngoạn mục" ? (RFA, 07/06/2017)

quy4

Một góc Hà Nội chụp ngày 12/8/2016. AFP photo

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn vừa có bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 6/6 nói rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những phát triển ngoạn mục cho đất nước. Giới quan sát nghĩ gì về nhận định này ?

Phát triển là nhờ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

Trong bài viết, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định :

Thực tế cho thấy hơn 30 năm vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự phát triển ngoạn mục của đất nước. Công cuộc Đổi mới nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, duy trì tốc độ tăng trưởng vào hàng cao trên thế giới.

Ngoài ra, người đứng đầu bộ Thông tin Truyền thông còn đưa ra số liệu cho thấy GPD Việt Nam tăng 37 lần, từ 5,5 tỉ USD năm 1988 lên 205,32 tỉ USD năm 2016.

Cũng theo ông, từ năm 1993 đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% xuống chỉ còn 8,38% và thấp xa hơn các nước trong khu vực như Philippines, Ấn Độ, và thấp hơn cả Thái Lan, Indonesia.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã giải thể công nhận rằng sự nền kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua đạt được một số bước phát triển mà ông đánh giá là khá. Nhưng ông không cho rằng đó là công lao của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :

Toàn bộ cái gọi là công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua thực chất không có gì là đổi mới cả. Mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã buộc phải trả lại cho người dân một số quyền về kinh tế của họ, nhưng không phải là tất cả. Đấy là động lực chính cho sự phát triển kinh tế trong thời gian 30 năm qua ở Việt Nam. Hay nói cách khác là tiềm năng, lòng hăng say của người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một thời gian dài. Đến khi họ nhận thấy rằng nếu tiếp tục như vậy thì bản thân họ không còn đường mà sống nên họ trả lại cho người dân những quyền làm kinh tế, từ nông nghiệp cho đến quyền làm kinh doanh.

Trong bài viết của mình, ông Trương Minh Tuấn nói rằng yếu tố quan trọng nhất của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường là vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo ông, Đảng đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân và không có lợi ích của riêng mình.

Tuy nhiên trong một bài viết có tựa "Cần hiểu đúng để không làm sai" đăng trên VietnamNet hôm 05/5/2017 nhưng hiện đã bị dỡ xuống, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo TW nói :

"Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào",

Ông nói rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường không phải là để kinh doanh, cũng như không để các cơ quan hành chính tham gia kinh doanh. Mà theo ông, nhiệm vụ của Nhà nước là :

"Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các "nhóm lợi ích".

"Tốt khoe ra, xấu xa che lại" ?

VIETNAM-ECONOMY-TRANSPORT

Hai người đàn ông đi xe máy kéo một lượng rác tái chế trên đường phố Hà Nội vào ngày 12 tháng 8 năm 2016. AFP photo

Ông Trương Minh Tuấn đánh giá cao vai trò kinh doanh của nhà nước mà đại diện là khối doanh nghiệp nhà nước. Ông nói : "Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đạt tới mục tiêu, trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Cũng trong bài viết này, ông Trương Minh Tuấn chỉ nói chung chung rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện mà không nêu rõ đó là những vấn đề gì hay hoàn thiện bằng cách nào.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những "vấn đề" lớn nhất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là việc các doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo mà theo ông là một đường lối sai lầm của Việt Nam :

Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã được ghi trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Và điều đó ngầm định Nhà nước dùng các doanh nghiệp này để điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Và nó đã gây ra những hậu quả tai họa cho đất nước này. Không biết bao nhiêu cái gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước đã thật sự phá sản. Chuyện Vinashin, Vinaline bây giờ đã vào quên lãng nhưng còn hàng chục các tập đoàn với hàng chục các dự án mười mấy ngàn tỷ do Nhà nước làm chủ đều đang sắp phá sản.

Cho nên việc lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo là một đường lối sai lầm của Đảng. Khu vực quốc doanh này chỉ tạo ra khoảng 25-26% GDP nhưng rất đáng tiếc là doanh nghiệp nhà nước lại sử dụng đến khoảng một nửa nguồn lực của đất nước. Đó là những tài nguyên thiên nhiên như hầm hỏ, đất đai,…và chèn ép các doanh nghiệp tư nhân mà đáng lẽ phải đóng vai trò chủ đạo.

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước lần thứ nhất diễn ra sáng 26/4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ông Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo việc làm cho trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân luôn lớn hơn so với các thành phần kinh tế khác và duy trì ổn định ở mức 39-40% từ năm 2003 -2015.

Như vậy tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế Nhà nước hiện tại đã đứng sau kinh tế tư nhân mặc dù nhiều năm doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là nòng cốt của nền kinh tế.

Ngay sau khi bài viết về vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại những phát triển ngoạn mục của ông Trương Minh Tuấn được đăng tải, trên các trang mạng xã hội, dư luận ngay lập tức có các ý kiến phản biện. Chúng tôi ghi nhận quan điểm của Facebook Nguyễn Thông như sau :

Tôi muốn hỏi ông Trương Minh Tuấn bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông : thế nào là ngoạn mục ? Người cộng sản nắm quyền cai trị ở nước này tới nay đã 42 năm. Suốt nửa thế kỷ độc tôn cầm quyền mà đất nước vẫn còn nghèo đói, chậm phát triển như hiện nay thì ngoạn mục ở chỗ nào ? 

Hãy nhớ rằng, các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... với chừng ấy năm, hoặc chỉ 1/4 chừng ấy năm thôi thì họ đã đi được bao nhiêu ?

Xin nhắc lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Tuy nhiên cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Lan Hương, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2030 ?

Tổng Bí thư Nguyn Phú Trng va ký ban hành ngh quyết s 11 v ‘hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng Xã hi Ch nghĩa (xã hội chủ nghĩa)’ hôm 3/6, nhưng các chuyên gia nói rng mô hình này vn lp lại những bế tc, mâu thun ni ti.

dinhhuong0

Việt Nam quyết hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ Sài Gòn nhà báo An Dân nói vi VOA – Vit ng rng mô hình "hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa" không có gì mi, tư duy cũ và ngay trong nhn thc ca gii lãnh đo Vit Nam, cũng có vn đ :

"Nghị quyết mi nhưng vn là ‘tiếp tc hoàn thin cơ chế th trường theo đnh hướng xã hội chủ nghĩa’. Rõ ràng là ngay trong nhn thc ca lãnh đo cp cao ca Vit Nam, ca Đng, cũng có vn đ - v vic chn mô hình, đường li phát trin kinh tế".

Giới lãnh đo Hà Ni đinh nghĩa ‘nn kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa’ là "nn kinh tế vn hành đy đ, đng b theo các quy lut ca kinh tế th trường, đng thi bo đm đnh hướng xã hội chủ nghĩa, phù hp vi tng giai đon phát trin ca đt nước ; là nn kinh tế th trường hin đi và hi nhp quc tế ; có s qun lý ca Nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa, do Đng Cng sn Vit Nam lãnh đo, nhm mc tiêu ‘dân giàu, nước mnh, dân ch, công bng, văn minh’".

Khái niệm ‘kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa’ được đnh nghĩa trong ni dung d tho Báo cáo chính tr đi hi 12, Đng cng sn Vit Nam vào tháng 3/2015. Khái nim này đã được đưa ra ln đu tiên Vit Nam trong thp niên 1990.

Nghị quyết mi ca Ban chp hành Trung ương Đng còn nhn mnh mc tiêu là đến năm 2030, phải "hoàn thin đng b và vn hành có hiu qu th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa" Vit Nam, và trước mt đến năm 2020, s "hoàn thin mt bước đng b hơn" h thng th chế này.

Giới lãnh đo Vit Nam cũng tng đ ra mc tiêu tương tự là đến năm 2020, s tr thành "mt nước công nghip có cơ s vt cht - k thut hin đi", nhưng vào năm ngoái, h đành nhìn nhn là s "không đt được" mc tiêu này.

Nhà báo An Dân nói rằng khái nim ‘kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa’ ch dùng trong nước, còn đi vi quc tế, Vit Nam không qung bá khái nim này.

Nhà báo độc lp này nhn xét rng khi công du nước ngoài, Th tướng Nguyn Xuân Phúc không h đ cp đến "kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa" mà ch nói đến "nn kinh tế th trường" mà thôi :

"Ở cp th tướng mà ông ta không nhc ti kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa khi tiếp xúc vi báo đài, vi chuyên gia nước ngoài, và c chuyến công du đi M".

Giáo sư Nguyn Phước Tương, mt nhà nghiên cu xã hi hc được nhiu người biết đến, cũng chia sẻ nhn đnh trên, ông nói khái nim "kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa" ch đ s dng trong nước :

"Khi ra nước thì ông Th tướng, cũng như ông Tng Bí thư Trng trước đây đến M có nói mt câu nào v kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa đâu. Nhưng mà khi về Vit Nam, và trên tt c các văn kin ca Vit Nam, bao gi h cũng nhn mnh "kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa".

Việt Nam vn mong đi được Hoa Kỳ cp "quy chế kinh tế th trường". Chính vì thế, trong tuyên b chung v tăng cường đi tác toàn diện giữa Vit Nam và Hoa Kỳ, công b sau cuc gp thượng đnh gia Th tướng Nguyn Xuân Phúc và Tng thng Donald Trump hôm 31/5, có nêu : "Phía Hoa Kỳ ghi nhn s quan tâm ca Vit Nam mun đt quy chế kinh tế th trường và hai bên đng ý tiếp tc tham vn một cách hp tác và toàn din thông qua vic đy mnh nhóm làm vic song phương".

Giáo sư Nguyn Phước Tương phân tích rng gii lãnh đo Hà Ni vn cương quyết đeo đui "đnh hướng xã hội chủ nghĩa" vì quyn li và "cái ghế" ca h, du biết rng hai khái nim "kinh tế th trường" và "đnh hướng xã hội chủ nghĩa" trit tiêu ln nhau :

"Thực cht khi gii thích v ‘cái đuôi’ xã hội chủ nghĩa thì xã hội chủ nghĩa trit tiêu th chế kinh tế th trường theo cách văn minh và như cách thế gii mong mun. Mt mt thì đòi hi thế gii công nhn Vit Nam có mt nn kinh tế th trường thc th và đy đ, nhưng mt khác, trong nước thì nhn mnh ‘đnh hướng xã hội chủ nghĩa’. Đy là mt s mâu thun, bế tc, và b đng, mà chính bn thân người ta cũng thấy là nó vô duyên. Có nhng người có trách nhim đã nói thng ra rng ‘làm gì có xã hội chủ nghĩa’ mà đnh hướng, nhưng người ta không th không làm vì nó gn lin vi cái ghế ca người ta đang ngi".

Nghị quyết mi ca Đng Cng sn Vit Nam cho rng quá trình hoàn thiện th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa ca Vit Nam "kế tha có chn lc thành tu phát trin kinh tế th trường ca nhân loi và kinh nghim tng kết t thc tin đi mi nước ta".

Nghị quyết mi nhn mnh vai trò lãnh đo ca Đng đ đm bo đúng đnh hướng, vì đây là mt vn đ "quan trng" : "Hoàn thin th chế kinh tế th trường đnh hướng xã hi ch nghĩa là nhim v quan trng, va cp bách va lâu dài ca c h thng chính tr. Đi mi phương thc, nâng cao năng lc lãnh đo ca Đảng, hiệu lc và hiu qu qun lý ca Nhà nước, phát huy sc mnh ca c h thng chính tr và ca toàn xã hi".

Nhân dịp ngh quyết này được ban hành, hôm 6/6 báo Thanh Niên trích li B trưởng Thông tin - Truyn thông Trương Minh Tun, nói rng : "T khi lý luận v kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa được nghiên cu và trin khai Vit Nam đến nay, đã có nhiu ý kiến tranh lun, thm chí có ý kiến còn phê phán, bác b. Nhưng các thành tu phát trin đt nước trong các năm qua đã chng minh th chế kinh tế ca chúng ta là đúng đn, là phù hp vi mc đích ca cách mng Vit Nam, phù hp vi con đường đã được Đng, Ch tch H Chí Minh và nhân dân ta la chn".

Tuy nhiên, trong bài viết có ta đ "Kinh tế th trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa to ra phát trin ngon mc cho đất nước" trên báo Thanh Niên, ông Tun nhìn nhn mt thc tế rng : "Trong mt s cuc trao đi hc thut và trên mt s din đàn, nhiu người cho rng kinh tế th trường - kinh tế thị trường đnh hướng xã hội chủ nghĩa chưa có tin l trong lch s, khó tránh khi sai lm, vp váp, cho nên phải "dò đá qua sông". Có người thì nói, kinh tế thị trường mang giá tr ph quát ca nhân loi, không cn thiết phi thêm "cái đuôi" xã hội chủ nghĩa. Thm chí, có ý kiến cho rng, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không th dung np ln nhau, nên gn kinh tế thị trường vi chủ nghĩa xã hội là khiên cưỡng…".

Nguồn : VOA, 06/06/2017

Published in Việt Nam

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là "khẩn trương, nghiêm túc", Hội nghị trung ương 5, Khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10/05/2017.

dinhhuong1

Hội nghị trung ương 5, Khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau khi rặn mãi, Hội nghị mới đẻ ra được 3 Nghị quyết "đổi mới nhưng không đổi mầu", gồm :

- Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hãy để bàn sau chuyện doanh nghiệp nhà nước làm ăn ra sao mà phải "cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu qủa".

Mới mà vẫn cũ

Chuyện bàn ngay là làm gì có cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà hoàn thiện ?

Từ lâu kinh tế thế giới chỉ có hai cực rõ ràng : tự do tư bản và độc tài cộng sản. Chả làm gì có cái đứng giữa giở giăng giở đèn như lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tô vẽ cho khỏi bẽ mặt, vì đã mượn đầu heo tư bản nấu cháo cứu đói cộng sản.

Thế mà từ lâu, những cái đầu lý luận đá nhiều hơn óc được đảng nuôi ăn trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn huênh hoang coi đó là một khám phá mới "chưa có tiền lệ" của Việt Nam.

Thực tế thì khác. Kể từ khi nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh công bố chủ trương được gọi là "đổi mới" tại Đại hội đảng VI năm 1986 để cứu Việt Nam khỏi chết thì chủ nghĩa cộng sản chỉ còn tồn tại trên lý thuyết ở Việt Nam.

Chính sách kinh tế mới chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấptheo mô hình Liên Xô để chuyểnsang nền kinh tế theo định hướng thị trường của tư bản chủ nghĩa, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lãnh đạo.

Mô hình này giống hệt, hay gọi nôm na là "bản sao", chính sách kinh tế của Trung Quốc áp dụng từ năm 1978, nhằm mở cửa buôn bán làm ăn với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị để cứu nguy kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, khi ấy tràn lan ở Trung Hoa lục địa.

Chủ trương này, bắt đầu từ thời "mở cửa" Đặng Tiểu Bình cho đến bây giờ, thời Tập Cận Bình, được mệnh danh là"Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc".

Phía Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận họ đã học làm kinh tế theo cách của Trung Quốc, hay được nước đàn anh khuyên noi theo để chống đói và phát triển. Nhưng 30 năm sau ngày "đổi mới", ông Trọng vẫn cương cổ lên khoe chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam là "một sáng tạo mới của đảng ta về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (trích Diễn văn bế mạc Hội nghị trung ương 5 của ông Trọng).

Tuy nói thế, nhưng chưa chắc ông Trọng đã có thể giải thích rành mạch được ý nghĩa của việc "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" là theo đường lối kinh tế nào để đạt được "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" ?

Bởi vì, chính ông Trọng đã từng nói năm 2013 rằng : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" !

Nên biết Đảng Cộng sản Việt Nam đã xỏ mũi dân để "quá độ" từ khi cai trị miền Bắc năm 1954 mà bây giờ, 63 năm sau, vẫn còn phải tiếp tục " quá độ" thì bao nhiêu năm nữa nhân dân mới đến đến được ngưỡng cửa Thiên đàng ?

Sự lúng túng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện ra rất rõ tại Hội nghị trung ương 5 khi ông Trọng cố gắng lý luận vòng vo trong diễn văn bế mạc ngày 10/05 (2017) để cuối cùng thừa nhận dù làm kinh tế kiểu nào thì Nhà nước và Đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo và kiểm soát.

Ông nói : "Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế từng bước được xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế ; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh ; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và bảo vệ tài nguyên, môi trường".

Sau lưng lời nói

Ông Tổng bí thư đảng nói vậy mà không phải vậy. Nếu Việt Nam có "nhà nước pháp quyền" thì làm gì có các vụ người dân kéo đi khiếu kiện tập thể kéo dài chống quan chức chiếm đất của dân bán cho các doanh nghiệp nhà nước hay của nước ngoài ?

Các doanh nghiệp của tư nhân và, nhiều trường hợp của nước ngoài, đã bị nhà nước kỳ thị, chèn ép trong các dịch vụ thuê đất, thủ tục hành chính, vây tiền và thuế vụ.

Trong khi các doanh nghiệp nhà nước, dù làm ăn thua lỗ liên miên, mang nợ chồng chất năm sau cao hơn năm trước mà vẫn được ưu đãi trong tất cả các dịch vụ để tồn tại.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Trọng lại hô hào : "Đổi mới vai trò, chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hóa đường lối, chủ trương của đảng và tổ chức thực hiện chính sách, luật pháp của Nhà nước".

Ông còn hứa : "Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị".

Ông Nguyễn Phú Trọng nói : "Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế kinh tế để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Đổi mới, phát triển thị trường dịch vụ công, thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất…".

Toàn là hứa với hẹn như đảng và nhà nước đã nói đi nói lại trong suốt 30 năm qua, hay ít ra từ khi Đổi mới lần thứ nhất năm 2012.

Nếu nhà nước làm được như đã hứa thì kinh tế Việt Nam ngày nay không còn là nến kinh tế gia công, chỉ biết làm thuê cho nước ngoài để tồn tại.

Mấu chốt để phát triển là người dân phải có tự do để đóng góp khả năng phát triển và xây dựng đất nước. Các thương gia phải có tự do để kinh doanh, được đối xử công bằng và ngang hàng với các doanh nghiệp nhà nước. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ hăng say đầu tư vào Việt Nam nếu có chính sách thông thoáng và được đối xử bình đẳng.

Vì vậy, dù ông Trọng có hứa sẽ "tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước" để "nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước…" nhưng nhà nước đã hứa làm như thế nhiều lần rồi mà có làm ra trò trống gì đâu ?

Kinh tế tư nhân

Có lẽ vì thế mà tại Hội nghị trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca tụng vai trò kinh tế của tư nhân.

Ông nói : "Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân "là một trong những động lực" và đến nay "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên thực tế, kinh tế tư nhân đã ngày càng phát triển ; tỉ trọng trong GDP chiếm 39 - 40% ; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn ; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh".

Ông còn khuyến cáo cán bộ, đảng viên có trách nhiệm : "Cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm".

Ông cũng khuyến khích : "Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp".

Ngôn ngữ bảo thủ, giáo điều

Ông Trọng nói thế thì hãy cứ nghe và hãy kiên nhẫn chờ xem đảng và nhà nước có làm như đã hứa sẽ làm hay cũng chỉ nói cho vui miệng như đã từng diễn ra trong suốt 30 năm qua ?

Chỉ có điều là chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn duy trì làm kinh tế thị trường mà vẫn phải có cái đuôi "theo định hướng xã hội chủ nghĩa", và đảng phải chỉ huy, nhà nước tiếp tục được quản lý thì nền kinh tế này vẫn không thể ngóc đầu lên được.

Bởi vì chính sách kinh tế chỉ huy này, dù có ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không che được sự thật là hoàn toàn chống lại nền kinh tế thị trường của các nước dân chủ và tự do và là lực cản của phát triển trên mọi lĩnh vực

Bằng chứng là ông Trọng đã quanh co khi giải thích "định hướng xã hội chủ nghĩa" trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là : "nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"".

Ông còn khoe không biết ngượng rằng : "Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ : Kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn 30 năm đổi mới ; có hệ thống pháp luật, các thiết chế, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với thị trường và các nền kinh tế trên thế giới ; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của thế giới đương đại".

Đáng tiếc là ông Trọng đã học thuộc lòng để đọc lại quan điểm kinh tế bảo thủ, giáo điều và lạc hậu của Hội đồng Lý luận trung ương, cơ quan đã viết các Tài liệu về kinh tế và đổi mới lần hai cho Ban chấp hành trung ương đảng thảo luận tại Hội nghị 5.

Vì vậy kẻ thắng thế là những cái đầu đất sét trong Hội đồng Lý luận trung ương và người dân luôn luôn là kẻ thất bại, dù phải trả hết chi phí cho những người tham gia vào Hội nghị quan trọng này.

Phạm Trần

(11/05/2017)

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3