Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bàn tiếp về vụ 4 tiếp viên - Tình huống ở hải quan

Người Buôn Gió, 01/04/2023

Thường thì ở các sân bay người ta chú trọng soi hành lý lúc lên máy bay. Còn ở nơi đến thì hiếm khi hơn, hành lý ký gửi ra đường băng chuyền. Còn hành lý xách tay hầu như chưa bao giờ tôi đi mà gặp bị kiểm tra cả. Tôi đến cũng nhiều quốc gia bằng máy bay, thường chỉ có cái valy xách tay. Lúc đi soi chiếu mở toang hết ra qua máy soi. Những thứ như máy ảnh, máy tính, đồ điện tử nọ kia phải bỏ ra một khay riêng.

tiepvien1

Trong clip của hải quan mà báo chí đăng, chúng ta thấy rõ là tiếp viên hàng không đưa hành lý qua máy soi của hải quan. Chỉ có đúng tiếp viên hàng không thôi chứ không có hành khách nào khác. Như vậy có nghĩa các tiếp viên bị gọi ra kiểm tra riêng. Các hành lý của tiếp viên có thể qua đường xách tay hay ký gửi, nhưng dù đường nào họ cũng qua máy soi.

Câu chuyện máy soi Pháp biết mà báo cho Việt Nam chứ họ không xử lý ngay là chuyện không thể xảy ra, phát hiện có vấn đề gì họ cứ theo nguyên tắc xử lý ngay lập tức như đã nói ở bài trước.

Chúng ta bàn đến tình huống ở hải quan Việt Nam.

Thường thì nơi đến sẽ không kiểm tra hành lý khách xuống máy bay, nhưng vẫn có cảnh sát, thuế vụ, hải quan đứng quanh chỗ đường ra ngoài. Họ cảm thấy nghi vấn ai thì gọi soi chiếu lại và mở ra kiểm tra.

Tôi đi các nước nhiều lần, trong đó đến Mỹ 5 lần, có lần thứ tư là qua cửa nhập cảnh ở lối ra bị gọi lại mở hành lý kiểm tra. Người kiểm tra tôi lại là một cảnh sát Mỹ gốc Việt, anh ta kiểm tra hành lý xong còn hỏi tôi đến Mỹ làm gì bằng tiếng Việt, tôi trả lời gặp tòa báo, anh ta hỏi tôi làm gì, tôi nói làm nghề báo chí, anh ta hỏi tôi viết về gì. Tôi bảo ông hỏi làm cái gì, sao tôi phải trả lời ông. Lý do gì ông hỏi tôi viết về cái gì, tôi yêu câù ông cùng tôi gặp cơ quan phụ trách ông để tôi phản đối.

Anh ta sững người, rồi chỉ lối cho tôi đi.

Người bình thường khi xuống máy bay, qua cửa nhập cảnh mà còn bị soi hành lý, tâm lý thường rất khó chịu, dù biết chắc mình không mang gì cấm.

Trong clip của hải quan mà báo chí đăng, chúng ta thấy rõ là tiếp viên hàng không đưa hành lý qua máy soi của hải quan. Chỉ có đúng tiếp viên hàng không thôi chứ không có hành khách nào khác. Như vậy có nghĩa các tiếp viên bị gọi ra kiểm tra riêng.

Thái độ của tiếp viên hàng không khi đưa hành lý vào máy soi rất vô tư. Dù việc kiểm tra như thế là không phải thường xuyên.

Người ta lý giải thái độ như vậy là do cô không biết mình mang chất cấm, nên vô tư kiểu như các ông thích kiểm tra đột xuất thì tôi vui vẻ, có gì đâu mà lo.

Đã rất nhiều người mang kem đánh răng về dạng đó làm quà. Có lần tôi mang hàng chục hộp kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm đến Philipin cho mấy nữ tu sĩ đi học ở nhà dòng bên đó mà chẳng bị kiểm tra gì.

Thế nhưng hải quan đã dừng lại mời các tiếp viên hàng không vào phòng riêng, mở hẳn các tuýp thuốc ra kiểm tra. Phản ứng thường sẽ chột dạ dù biết chắc không mang gì cấm, vẫn lo biết đâu bỏ quên gì vào lúc sắp vali.

Hải quan phải biết chắc là có chất cấm. Vì không có mà mở ra, nặn tuýp thuốc, bóc vỏ tức là đã phá hủy hàng hoá. Không có gì thì ai đền, rồi bên hàng không sẽ có ý kiến thắc mắc về nghi vấn thái quá của hải quan.

Dù là kiểm tra tìm chất cấm, nhưng bao giờ hải quan các nước cũng đặt chuyện không làm ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa là yếu tố quan trọng. Không phải tùy tiện thích thì bóc, xé, phá vỡ để tìm, không có gì thì đi.

Báo Dân Việt khẳng định việc phát hiện không phải tình cờ, dẫn lời quan chức hải quan, báo viết.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định, không phải việc phát hiện là tình cờ. Căn cứ loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập... Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đạo phá án. Nhưng điều rất lạ là khi hải quan kiểm tra mở ra thấy chất cấm, thái độ của các tiếp viên hàng không vẫn thản nhiên không hề lo sợ.

...

Nếu lúc qua máy soi thái độ họ thản nhiên vì không biết chất cấm bên trong, nên bị kiểm tra bất thường họ vẫn vô tư, lúc mở ra phát hiện chất cấm, họ vẫn thản nhiên thì thực sự không thể hiểu nổi với tâm lý người bình thường.

Tự dưng trong hành lý của mình có số lượng chất cấm đến mức dựa cột mà thản nhiên như vậy thì tâm lý phải là của bậc thầy tu luyện thâm sâu mới có nội tâm đến cảnh giới đấy.

Khai báo với hải quan, các tiếp viên hàng không khai rằng nhận của một người không rõ danh tính bên Pháp gửi, còn nơi nhận thì người ta nói khi về bên nhận mới gọi điện.

Chi tiết này nói lên bản lĩnh và sự thuộc bài của các tiếp viên hàng không, hàng trăm vụ bắt vận chuyển ma túy, các bạn cứ xem báo sẽ đều thấy nói như vậy.

Cũng theo báo Dân Việt các tiếp viên hàng không khai :

Tại Pháp, họ đã nhận lời nhờ vả của một người (chưa rõ lai lịch) để chuyển một lượng hàng về Việt Nam cho người nhà và được trả công hơn 10 triệu đồng. Khi tiếp nhận hàng là các hộp kem đánh răng, họ nhận thấy không có gì bất thường, nên nhận lời chuyển hàng.

Những tiếp viên này còn khai báo, phía giao hàng tại Pháp có thông báo khi về đến Việt Nam thì sẽ có người liên hệ để nhận hàng.

Còn báo Sức Khỏe Đời Sống cho biết :

Tại cơ quan điều tra, N. (37 tuổi, tiếp viên trưởng) khai rằng khi ở Pháp đã được một người (chưa xác định danh tính) nhờ "xách tay một số hàng hóa về nước" và trả công hơn 10 triệu đồng.

Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua chuyến bay dài, nên T và 3 tiếp viên khác chỉ xem qua loa vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường.

Khi ra sân bay của Pháp để về Việt Nam, lực lượng chức năng nước sở tại không phát hiện trong hành lý của họ có ma túy, cho đến khi về đến Tân Sơn Nhất.

...

Làm sao có chuyện tiếp viên hàng không lại dễ dãi mang hàng hộ một người không rõ ràng, giao hàng cho người không rõ ràng. Điều này hoàn toàn là không có thật. Các tiếp viên hàng không đâu phải bà già, con nít mới xuất ngoại lần đầu mà dễ tính như thế.

Chỉ có nhân vật chính trong phim Người Vận Chuyển mới nhận hàng không biết là gì, không biết rõ ai giao và không biết rõ ai nhận.

Tất cả những mâu thuẫn trên từ thái độ đến lời khai của 4 tiếp viên hàng không chỉ phù hợp với tâm lý.

- Bà mày có chỗ đỡ hết cả rồi, chúng mày làm gì cũng chẳng làm được các bà.

Những gì diễn ra sau này đúng là như thế thật, trong vòng mấy ngày các tiếp viên hàng không được minh oan và thả rất nhanh, kỷ lục so với các vụ việc tương tự.

Nhiều luật sư lên tiếng bênh vực họ. Điều này dễ hiểu vì cánh luật sư thường xuyên đi đêm với công an để mặc cả cho các tội (1).

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.hieugio1972, 01/04/2023

(1) https://thegioitiepthi.danviet.vn/khong-phai-tinh-co-phat-hien-ma-tuy-trong-hanh-ly-4-tiep-vien-vietnam-airlines-20230319023047173.htm

*************************

Không phải tình cờ phát hiện ma túy trong hành lý 4 tiếp viên Vietnam Airlines

Linh Thùy, Thế giới Tiếp thị, 19/03/2023

Cơ quan Hải quan cho biết, vụ phát hiện thuốc lắc và ma túy trong hành lý 4 tiếp viên Vietnam Airlines lên đến hơn 11kg không phải tình cờ mà là chuyên án đã thu thập thông tin từ trước đó.

vietconnexion2

4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị điều tra làm rõ việc vận chuyển hơn 11kg ma túy tổng hợp từ Pháp về Việt Nam. Ảnh : Hải quan cung cấp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) – Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang tạm giữ hình sự 4 nữ tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines gồm : Nguyễn Thanh T., Đặng Phương V., Trần Thị Thu N. và Võ Tú Q. để lấy lời khai, điều tra vụ phát hiện thuốc lắc và ma túy trong hành lý chuyến bay từ Pháp về Việt Nam.

Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu thử nhanh, kết quả mẫu thử có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Tang vật thu giữ gồm cả thuốc lắc và ketamin (8,4 kg thuốc lắc và 3,08 kg ma túy dạng bột).

4 nữ tiếp viên khai : Tại Pháp, họ đã nhận lời nhờ vả của một người (chưa rõ lai lịch) để chuyển một lượng hàng về Việt Nam cho người nhà và được trả công hơn 10 triệu đồng. Khi tiếp nhận hàng là các hộp kem đánh răng, họ nhận thấy không có gì bất thường, nên nhận lời chuyển hàng.

Những tiếp viên này còn khai báo, phía giao hàng tại Pháp có thông báo khi về đến Việt Nam thì sẽ có người liên hệ để nhận hàng.

vietconnexion3

Nhóm tiếp viên khai đã chia nhỏ số hàng hóa là các hộp kem đánh răng để cất vào valy hành lý của từng người. Ảnh : Hải quan cung cấp

Liên quan đến vụ việc trên, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết - đây là "nhóm đối tượng mới" và chưa có tiền lệ.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định, không phải việc phát hiện là tình cờ. Căn cứ loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập... Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đạo phá án.

"Mang 1 kg hay 10 kg ma túy đều nguy hại như nhau. Độ tuổi của các tiếp viên này còn rất trẻ, có người mới 27 tuổi. Không hiểu tại sao các bạn trẻ này lại hành động thiếu suy nghĩ như vậy", lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trăn trở.

vietconnexion4

Trong số 4 tiếp viên, người trẻ tuổi nhất và cũng mang trọng lượng thuốc lắc và ma túy nhiều nhất (4,02 kg), sinh năm 1996, mới bay hơn 1 năm. Ảnh : Hải quan cung cấp

Hiện cơ quan chức năng đang tập trung xác minh, điều tra về lời khai của 4 nữ tiếp viên, những người liên quan và truy tìm người nhận hàng tại Việt Nam, để làm rõ bản chất vụ này.

Linh Thùy

Nguồn : Thế Giới Tiếp Thị, 19/03/2023

Published in Diễn đàn

Nhóm người Việt buôn ma túy tại vùng Paris bị bắt

Hoàng Quốc Dũng, 04/04/2023

Vụ 4 tiếp viên Vietnam Airlines chuyển ma túy về Việt Nam đang gây chấn động Việt Nam về mức độ nghiêm trọng và gây bất bình trong nhân dân, vì 4 tiếp viên trực tiếp mang hàng đã được trả tự do. Những người mắc tội tương tự đã bị kết tội rất nặng, thậm chí tử hình.

Theo nhật báo Parisien (1), ngay sau vụ việc ở Việt Nam, cảnh sát Pháp đã bắt 7 người trong nhóm Việt Nam buôn ma túy tại vùng Paris. Người đứng đầu là NGUYEN V, 37 tuổi đã bị cảnh sát Pháp theo dõi từ nhiều tháng nay. Cho đến nay, V nhất quyết không chịu khai báo, nhưng tất cả các cuộc điện thoại của V đã bị cảnh sát nghe từ cuối năm ngoái. V không thể thoát tội. Vợ của V làm nghề húi đầu cũng bị bắt, nàng thường xuyên đi lại giữa Hà Lan và Pháp. (Hà Lan là nơi mà dân buôn ecstasy lấy hàng mang về Pháp).

Đây là nhóm chuyên môn buôn hàng nóng từ Pháp về Việt Nam.

Vụ việc bắt đầu từ cuối năm ngoái khi Cảnh sát Pháp đã bắt được 70 kg hàng nóng được đóng trong các ống thuốc đánh răng và đồ mỹ phẩm. Số hàng này để trong kho của một công ty vận chuyển hàng xuất nhập khẩu tại một thành phố ngoại ô Paris, Kremlin-Bicêtre. Hàng nóng thường được sản xuất ở các nước Đông Âu, rồi được chuyển sang Đức, Hà Lan, từ đó sang Pháp, rồi về Việt Nam.

Press conference on drug find at Cologne/Bonn Airport

Những viên thuốc lắc được giấu giữa hàng hóa thông thường tại một công ty xuất nhập khẩu ở Val-de-Marne (ảnh minh họa). AFP/DPA/Picture Alliance/Thomas Banneyer

Vụ bắt này của Pháp có liên quan đến 4 cô tiếp viên VietnamAirlines hay không thì tôi không thấy báo nào đăng chính thức. Tuy nhiên, xét về thời điểm, về cách thức làm ăn thì 99% là có liên quan.

Có nhiều người thạo tin gọi điện cho tôi nói rằng Pháp biết rõ vụ 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines mang hàng nóng, nhưng không bắt và báo cho phía Việt Nam bắt. Chính người nhà của tôi đi trên chuyến bay này về Việt Nam và cũng cho tôi biết là không biết tại sao chuyến bay bị trễ hơn 1 giờ không có lý do. Nếu bắt 4 cô này thì chuyến bay đã không thể thực hiện ?

Có lẽ chính vì phía Pháp đã thông báo cho Hải quan Việt Nam, nên phía Hải quan đã chuẩn bị một êkíp hải quan hoàn toàn khác, với tất cả các "thủ tục" đón tiếp đặc biệt để quay phim, chụp ảnh…, gọi là pha án.

Hoàng Quốc Dũng

(04/04/2023)

(1) Denis Courtine, "Ecstasy : la « Viet Connection » décapitée à Paris après l’incarcération du « Gros » et une saisie de 120 kg", Le Parisien, 03/04/2023

leparisien03042023

Guillaume Monnier, "La Viet connection" : l'un des plus gros réseaux de trafic d'ecstasy démantelé à Paris", Le Bonbon, 03/04/2023

Published in Quan điểm

7 án tử hình, 3 án chung thân dành cho các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy

RFA, 21/08/2020

Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên vào ngày 21/8 vừa tuyên án đối với 10 người trong vụ án mua bán, vận chuyển trái phép hơn 150 bánh heroin, trong đó có 7 án tử hình và 3 án chung thân.

matuy1

Các bị cáo tại phiên tòa. RFA Edited

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn thông tin của tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết như vừa nêu. Theo đó 7 án tử hình dành cho Mua A Lềnh (1987), Mua A Lòng (2000), Hờ A Vạ (1989), Hồ a Cầu (1993), Hạng A Dế (1980), Hạng A Giàng (1986), Sùng A Tủa (1987). Các đối tượng : Mua A Chứ (1998), Thào A Cư (1986), Giàng A Thái (1994) nhận mức án tù chung thân.

Theo cáo trạng, hồi tháng 5/2019 phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an tỉnh Điện Biên phát hiện Mua A Lềnh đang trao đổi mua bán hơn 655 gam heroin. Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện Mua A Lềnh đã tham gia vận chuyển trái phép chất ma túy cùng với các bị can trên với tổng số 150 bánh heroin

Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Điện Biên khẳng định các bị cáo đều là những người thực hành, hành vi phạm tội của các bị cáo được cho là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chính sách quản lý nhà nước về chất ma túy và làm ảnh hưởng đế an toàn xã hội. Các bị cáo là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, do đó tòa án nhân dân tuyên phạt 7 án tử hình và 3 án chung thân đối với các bị cáo này.

Ngoài phạt tù, 10 bị cáo buộc phải nội lại số tiền gần 400 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy toàn bộ hơn 150 bánh heroin trong vụ án. Đồng thời, theo điều 47 Bộ luật hình sư, toàn bộ bị cáo được miến án phí sơ thẩm, có quyền kháng cáo lên tòa án tối cao tại Hà Nội trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong vòng 7 ngày kể từ khi tòa tuyên án, 7 đối tượng bị tuyên án tử hình được gửi đơn xin ân giảm đến Chủ tịch nước.

**********************

Xét xử vụ án mua bán hơn 150 bánh heroin ở Điện Biên

RFA, 20/08/2020

Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên hôm 20/8 đưa 11 bị cáo ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc mua bán và vận chuyển trái phép 152 bánh heroin.

matuy2

Những bao đựng heroin do Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh (NCA) công bố ngày 3/9/2019 - AFP Photo/NCA

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, ngày 25/5/2019 Công an tỉnh Điện Biên, huyện Mường Nhé và Mường Chà cũng như Cục Hải quan Điện Biên bắt quả tang bị cáo Mua A Lềnh trong lúc trao đổi mua bán 2 bánh heroin.

Qua quá trình điều tra phát hiện hành vi vận chuyển trái phép 150 bánh heroin của thêm 10 bị cáo. Tất cả thường trú tại huyện Mường Nhé và Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên truy tố các bị cáo với tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy.

Phiên xử kéo dài sang ngày 21/8.

Việt Nam là một trong những quốc gia có những qui định nghiêm khắc nhất thế giời về việc buôn lậu ma túy. Cá nhân nào bị phát hiện sở hữu 100 gram heroin có thể bị tù từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình.

********************

Người thứ 3 "tự tử" trong trại tạm giam công an tỉnh Bắc Kạn kể từ đầu tháng 8

RFA, 19/08/2020

Công an tỉnh Bắc Kạn vừa cho biết, thêm một trường hợp "treo cổ tự tử" trong trại tạm giam của tỉnh, nâng số người "tự tử" ở cơ quan này lên con số 3 người kể từ đầu tháng 8.

matuy3

Ông Già Bá Mài bị công an bắt giữ - Báo Công Luận

Theo mạng báo Công Luận, khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18/8/2020, cán bộ trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện anh Già Bá Mài (28 tuổi, trú Nghệ An) đã tự kết liễu mạng sống tại buồng giam số 8, nhà B trong khi chờ ngày ra tòa.

Cơ quan chức năng cho biết, người này đã xé vỏ chăn sử dụng trong buồng giam buộc vào thanh đỡ tấm che ô thoáng cửa buồng giam, đầu dây còn lại tạo thành thòng lọng và đưa vào đầu tự tử.

Anh Mài là bị can trong vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy bị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Bắc Kạn bắt quả tang vào ngày 19/12/2019.

Theo kế hoạch, ngày 26/8 tới đây, người này sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Hôm 1/8, cũng ngay tại trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Kạn xảy ra vụ việc 2 ông Lương Văn Bằng và Lăng Văn Vân treo cổ tự tử chết sau khi bị tòa sơ thẩm tuyên tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Công an tỉnh nói sẽ điều tra làm rõ vụ này tuy nhiên cho đến nay chưa có thông tin gì thêm.

Published in Việt Nam

Công an Thành phố Hồ Chí Minh thu giữ hơn 2 tấn ma túy trong 5 năm qua (RFA, 26/06/2020)

Từ năm 2015 tới nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thu giữ hơn 2 tấn ma tuý tổng hợp các loại, khoảng 480kg heroin.

matuy1

Số lượng ma túy trong một lần bị thu giữ. Photo : Congan.vn

Đó là con số được báo cáo hôm 26 tháng 6 của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma tuý, Công an Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020.

Ngoài số ma túy bị thu giữ, công an còn bắt 565 đối tượng phạm pháp, thu 35 khẩu súng, 494 viên đạn, 1 lựu đạn.

Hôm 25/6, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá thành công đường dây mua bán ma tuý xuyên quốc gia, thu giữ tổng cộng 86kg ma tuý, bắt giữ 12 người liên quan. Đường dây này mua bán, vận chuyển ma túy từ Campuchia qua các tỉnh Tây Nam Bộ đưa về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Tình hình mua bán ma túy ở Việt Nam những năm qua rất phức tạp do ma túy được vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không và cả đường biển. Trọng điểm là các cảng biển tại TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu bị lợi dụng để mua bán, vận chuyển ma túy với khối lượng lớn từ nước ngoài về Việt Nam và từ Việt Nam đi nước thứ ba.

Tai cuộc họp tổ chức ngày 16/6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), báo cáo cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, số vụ vi phạm pháp luật về ma túy, số đối tượng bị phát hiện bắt giữ tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát hiện 11.215 vụ, bắt giữ 15.775 đối tượng phạm tội về ma túy ; thu giữ 235 kg heroin, gần 1,6 tấn và 850.000 viên ma túy tổng hợp, 113 kg cần sa.

********************

Phá đường dây buôn ma túy từ Campuchia về Thành phố Hồ Chí Minh (RFA, 25/06/2020)

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/06 thông báo vừa phá được một đường dây buôn bán và vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam, bắt giữ 12 người và nhiều vũ khí đạn dược.

giangho1

Đường dây buôn ma túy bị bắt. Courtesy of CAThành phố Hồ Chí Minh/ RFA Edited

Theo cơ quan cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy (PC04) cho biết, vào giữa tháng 4/2020, phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy với số lượng lớn từ Campuchia qua các tỉnh Tây Nam Bộ đưa về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, nhóm tội phạm trong đường dây này luôn mang theo vũ khí súng đạn để sẵn sàng chống trả khi bị cơ quan điều tra phát hiện truy bắt.

Từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, PC04 phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) thuộc Bộ Công an và Công an các quận Tân Bình, Bình Tân, huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) đã triệt phá hai nhánh của đường dây này.

Kết quả, cơ quan công an đã bắt 7 nghi phạm, thu giữ 26 kg ma túy tổng hợp các loại (trong đó có 9.000 viên thuốc lắc), 1 khẩu súng K54, 20 viên đạn, 3 quả nổ, 2 ô tô...

Qua điều tra mở rộng vụ án, đến ngày 21.6 thêm 5 người đã bị bắt. Tang vật thu giữ 60 kg ma túy tổng hợp các loại, 1 súng CZ75, 5 viên đạn, 3 ô tô...

Hiện cơ quan chức năng đang củng cố hồ sơ để xử lý những người trong đường dây ma túy trên theo quy định của pháp luật.

Việt Nam là một trong những nước có các điều luật được cho là hà khắc nhất thế giới chống lại nạn buôn lậu và vận chuyển ma túy. Người bị kết án sở hữu hoặc vận chuyển hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg methamphetamines có thể bị tử hình.

**********************

Chưa bắt được nghi can cầm đầu băng nhóm 200 côn đồ áo cam (RFA, 25/06/2020)

Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho hay đã bắt được khoảng 60 người trong băng nhóm côn đồ áo cam và đang truy tìm kẻ cầm đầu là Dương Đại Trí.

giangho2

Dương Đại Trí, thứ hai từ phải qua. Photo : tintaynguyen.com

Theo điều tra ban đầu, vào tối ngày 5/6/2020, Dương Đại Trí cùng các thành phần đầu sỏ lên tiếng kêu gọi các thành viên trên mạng xã hội. Những người tham gia đều được trả tiền công và phát áo để dễ nhận diện, tránh chém nhầm. Sau đó, khoảng 200 thanh niên đi xe máy mặc đồng phục áo cam, tay cầm theo các hung khí đến quán nhậu Ốc Hương tại quận Bình Tân để đập phá.

Hôm 13/6, Thượng tá Nguyễn Thế Lâm, Phó Trưởng Phòng Tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh nói với báo chí rằng đến thời điểm hiện tại công an đã triệu tập 54 người để lấy lời khai, làm rõ về các nhóm hành vi trong vụ 200 người mặc đồng phục áo cam đập phá quán ốc.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội ngày 11/6/2020, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, phải xử lý quyết liệt nhóm côn đồ mặc áo cam vì "Mình có chính quyền, có đảng bộ mà lộng hành như thế là không được".

Ngày 25/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát đi thông báo truy tìm Dương Đại Trí (còn gọi Trí nhảm, 30 tuổi, ngụ quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh). Thông báo được gửi đến Công an 24 quận, huyện nêu rõ, nếu ai phát hiện đối tượng Dương Đại Trí, có thể giữ lại và trình báo về Đội 7, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Thành phố Hồ Chí Minh, gặp cán bộ Phan Văn Tứ theo số điện thoại 0387.123.319.

Published in Việt Nam

Lượng ma túy đá và ketamine bị thu giữ tăng kỷ lục ở Việt Nam (RFA, 22/05/2020)

Một báo cáo thường niên về ma túy trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam đã thu giữ số lượng kỷ lục methamphetamine (ma túy đá) và ketamine (còn được gọi là ‘ke’) vào năm 2019.

matuy1

Ma túy đá tiếp tục tràn ngập ở thị trường Việt Nam. Reuters

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 22/5, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) nêu trong báo cáo rằng công an Việt Nam đã thu giữ 5.500 kg ma túy đá vào năm 2019, cao gấp 3 lần so với 1.929 kg của năm 2018. Thực tế này cho thấy tình trạng gia tăng nhanh chóng của loại ma túy này trên thị trường.

Ngoài ra, với hơn 500 kg ketamine bị thu giữ trong một vụ mua bán ma túy liên quan đến 2 công dân Đài Loan và 1 công dân Trung Quốc bị bắt quả tang năm ngoái cũng được cho là số lượng kỷ lục, khi tăng từ 6,2 kg vào năm 2018.

Trong khi đó theo báo cáo, công an cũng thu giữ 988.000 viên ma túy đá vào năm ngoái, giảm từ mức 1,3 triệu trong năm 2018. Lượng heroin cũng giảm nhẹ từ 1.584 kg trong năm 2018 xuống còn 1.494 kg vào năm 2019. Trong khi đó, 600 kg thuốc phiện đã bị thu giữ, tăng gấp 5 lần so với năm 2018.

Heroin từng rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng nhiều người đã chuyển sang dùng ma túy tổng hợp trong những năm gần đây, tăng từ 10,8% trong năm 2015 lên 60,7% vào năm 2019. Trong số này, hơn 50,8% là từ độ tuổi 30-49 và độ tuổi người dùng từ 16-30 chiếm 49%.

Theo Cục Điều tra Tội phạm Ma túy của Bộ Công an, lượng ma túy thu giữ trong năm 2019 là cao nhất từ trước đến nay, với số lượng gần 9 tấn. Mặc dù Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có hình phạt đối với tội phạm ma túy nghiêm khắc nhất thế giới, nhưng số lượng lớn ma túy vẫn tiếp tục tràn ngập trong thị trường nước này.

Việt Nam là một trung tâm buôn bán ma túy chính từ khu vực Tam giác vàng chuyển về. Tam giác vàng là một giao điểm giữa Lào, Thái Lan và Myanmar và là khu vực sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới sau Lưỡi liềm Vàng ở Nam Á.

***********************

3 án tử hình trong đường dây chôn ma túy dưới nhà vệ sinh (RFA, 21/05/2020)

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tử hình đối với Nguyễn Xuân Ngọc, Bùi Thanh Việt và Phan Văn Nghĩa trong đường dây chôn 5 kg ma túy dưới nhà vệ sinh về tội mua bán trái phép chất ma túy.

matuy2

Các bị cao trong đường dây chôn ma túy dưới nhà vệ sinh. plo.vn

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 21/5, ngoài 3 án tử hình, các đồng phạm Bùi Thế Anh, Võ Quang Vũ, Bùi Thị Như Quỳnh bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù ; Lý Cẩm Minh 5 năm 6 tháng tù ; Nguyễn Thị Ngọc Sương 6 năm tù về hai tội tàng trữ trái phép chất ma túy và mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

Tối ngày 8/6 năm 2016, công an bắt quả tang Nghĩa đi giao "hàng" trên đường Vạn Kiếp, Q. Bình Thạnh và bắt được Ngọc lái xe ô tô màu đen đến khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1.

Cơ quan Điều tra sau đó thu gần 5 kg ma túy đá tại nơi ở, được Ngọc mua ở Quảng Ninh với giá 500 triệu, chôn dưới nền nhà vệ sinh, bồn rửa chén và mở rộng điều tra, lần lượt bắt giữ các đồng phạm khác.

Đáng chú ý, tuy hồ sơ đưa ra nhiều chứng cứ xác định Thế Anh có quan hệ mua bán ma túy với các đồng phạm nhưng bị cáo này phủ nhận, kêu oan.

Cũng tin liên quan, Tòa án nhân dân Hà Tĩnh vừa mở phiên sơ thẩm tuyên án chung thân đối với Vũ Văn Quý (SN 1993, trú huyện Yên Thành, Nghệ An) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Vào ngày 12/12 năm 2019, lực lưỡng chức năng tại trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, phát hiện trong xe của Vũ Văn Quý, mang biển sổ Lào chạy tuyến Viêng Chăn (Lào) - Hà Nội, có một túi xách chứa 49 gói nylon màu xanh chứa 9.800 viên hồng phiến.

Vũ Văn Quý khai nhận toàn bộ số ma túy này được mua ở Lào rồi vận chuyển về Nghệ An giao cho một người khác.

********************

Hai người buôn bán ma túy liên tỉnh nhận án tử hình (RFA, 20/05/2020)

Tòa án nhân dân Hà Nội vừa tuyên phạt án tử hình đối với hai bị cáo về tội buôn bán ma túy liên tỉnh và mức án chung thân đối với một nữ đồng phạm.

matuy3

Các bị cáo tại phiên tòa. hanoimoi.com.vn

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi ngày 20/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Văn Thành (SN 1982, trú xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Hữu Huy (SN 1975, trú phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) cùng mức tán tử hình về tội "Mua bán trái phép chất ma túy". Đồng phạm của Huy và Thành là Nguyễn Thị Thắm (SN 1984, trú phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị tuyên án tù chung thân cho cùng tội danh do bị cáo đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trước đó váo ngày 4/5 năm 2019, Thắm đã được Thành ngồi trên xe ô tô đưa 1 túi xách chứa 2kg ma túy trước cửa một quán cà phê ở Hà Nội. Sau khi Huy chở Thắm bằng xe máy rời khỏi quán thì bị bắt giữ. Sau đó, lực lượng công an thu giữ thêm số lượng lớn ma túy các loại trong xe ô tô của Thành và nơi ở các đối tượng.

Tại cơ quan điều tra, Thành khai quen biết Thắm và Huy trước Tết Nguyên đán năm 2019. Thắm và Huy đặt vấn đề mua bán ma túy khi biết Thành hay qua lại bên Lào. Sau khi nhận lời, bộ ba này đã 3 lần mua bán ma túy với tổng trọng lượng lên đến hơn 11kg. Trong đó, Thắm và Huy đã mua bán với Thành hơn 5kg

Published in Việt Nam

Sau Quảng Nam, người dân Huế – Quảng Trị lại ‘nhặt’ được ma túy trên bãi biển (Người Việt, 02/12/2019

Chỉ trong buổi chiều ngày 2/12/2019, người dân ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã phát hiện nhiều gói chứa tinh thể màu trắng đục nghi ma túy đá của Trung Quốc trôi dạt trên bãi biển.

matuy1

Chiếc thùng nhựa chứa 7 gói vuông vức nghi là ma túy đá trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị (Hình: Người Lao Động)

Xác nhận với báo Zing, ngày 2/12, Thượng tá Ma Văn Đồng, đồn trưởng Đồn biên phòng Phong Hải, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận 8 gói nghi là ma túy đá được một người dân "nhặt" được ở bờ biển.

Theo đó khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, khi đang đi nhặt ve chai dọc bờ biển, ông Nguyễn Hồng (62 tuổi, trú xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tình cờ phát hiện một thùng nhựa màu trắng đang trôi dạt trên bờ biển thôn Hải Đông, xã Phong Hải. Mở ra kiểm tra, ông Hồng thấy trong thùng có 8 gói hình vuông có bao bì in chữ Trung Quốc.

Nghĩ đây là những gói trà, ông Hồng rủ ông Nguyễn Ngân (ở cùng thôn Hải Đông, xã Phong Hải) mở một gói ra xem thì phát hiện bên trong chứa tinh thể màu trắng đục nên đã báo và giao nộp cho Đồn biên phòng Phong Hải.

matuy2

Các gói nghi là ma túy đá từ biển dạt vào có tổng trọng lượng gần 8kg. (Hình : Tiền Phong)

Lực lượng hữu trách xác định bên ngoài túi nylon có in chữ Trung Quốc, bên trong ghi chữ AAA chứa tinh thể màu trắng đục nghi là ma túy đá với tổng trọng lượng 7.8 kg.

Cùng thời điểm trên, người dân xã Gio Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cũng phát hiện nhiều gói ghi chữ Trung Quốc chứa tinh thể màu trắng đục nghi là ma túy đá dạt vào bờ biển tỉnh này.

Nói với báo Người Lao Động tối 2/12, Trung tá Nguyễn Công Trình, đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Khẩu Cảng Cửa Việt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết chiều cùng ngày, anh Phan Văn Sáu (29 tuổi, ở xã Gio Bình, huyện Gio Linh) ra bờ biển gần nhà xem ngư dân đánh cá thì phát hiện một thùng nhựa màu trắng dạt vào. Anh Sáu tò mò mở ra xem thì trong thùng nhựa có 7 gói vuông vức, ghi chữ Trung Quốc.

Nghi là ma túy dạt vào bờ biển như ở Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế trước đó, anh Sáu lập tức gọi điện báo cho Đồn biên phòng Cảng Cửa Việt.

Xuống hiện trường kiểm tra, bước đầu Đồn biên phòng Cảng Cửa Việt ghi nhận trong thùng nhựa là các gói vuông vức có bao bì giống y những gói hàng mà người dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế bắt được trước đó, bên trong chứa tinh thể màu trắng đục, nặng khoảng 7 kg, nghi là ma túy đá.

Hiện, giới hữu trách đã thu giữ số hàng trên để điều tra.

Trước đó, khoảng 7 giờ sáng hôm 30/11, báo chí Việt Nam đưa tin cho biết một số ngư dân ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhìn thấy chiếc can nhựa màu vàng trôi dạt vào bờ biển Tam Thanh nhưng không ai quan tâm.

Đến khoảng 4 giờ chiều, một người dân xuống biển nhặt chiếc can nhựa đem lên bờ với ý định mang bán ve chai. Khi kiểm tra bên trong người này thấy có nhiều gói hình chữ nhật, bên ngoài có ghi chữ Trung Quốc, nghi là heroin nên trình báo với bộ đội biên phòng.

Sau khi thu giữ kiểm tra, giới hữu trách xác định những gói hàng trên là heroin. "Đến 9 giờ tối người dân đã giao nộp được 25 bánh. Nghi ngờ sẽ còn nữa, lực lượng Bộ đội Biên phòng đang tiếp tục vận động người dân và tổ chức tìm kiếm suốt đêm nay", ông Mẫn nói.

Hiện cơ quan chuyên môn Phòng chống Ma túy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đang cùng với công an tỉnh này điều tra nguồn gốc số heroin này. (Tr.N)

****************

Dân Quảng Nam ‘nhặt’ được hàng chục bánh heroin trôi dạt vào bờ biển (Người Việt, 30/11/2019)

Tính đến khuya 30/11/2019, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã vận động người dân xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, giao nộp hàng chục bánh heroin trôi dạt vào bờ biển mà trước đó họ đã nhặt được.

matuy3

Bánh heroin trôi dạt vào bờ biển. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Khuya 30/11/2019, nói với báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thượng tá Hoàng Văn Mẫn, chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, xác nhận đơn vị đang thu giữ hàng chục bánh heroin bên ngoài có ghi chữ Trung Quốc trôi dạt vào bờ biển ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Kể với báo Người Lao Động, một số ngư dân địa phương cho biết khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, nhiều người nhìn thấy chiếc can nhựa trôi dạt vào bờ biển Tam Thanh nhưng không ai quan tâm.

matuy4

Mặc dù trời tối nhưng người dân ven biển vẫn túc trực theo dõi sự việc. (Hình : VTC News)

Đến khoảng 4 giờ chiều, một người dân xuống biển nhặt chiếc can nhựa đem lên bờ với ý định mang bán ve chai. Khi kiểm tra bên trong người này thấy có nhiều gói hình chữ nhật, bên ngoài có ghi chữ Trung Quốc, nghi là heroin nên trình báo với bộ đội biên phòng.

Sau khi thu giữ kiểm tra, giới hữu trách xác định những gói hàng trên là heroin. "Đến 9 giờ tối người dân đã giao nộp được 25 bánh. Nghi ngờ sẽ còn nữa, lực lượng Bộ đội Biên phòng đang tiếp tục vận động người dân và tổ chức tìm kiếm suốt đêm nay", ông Mẫn nói.

Tin cho biết, giới hữu trách tỉnh Quảng Nam dùng đèn pin đi dọc bãi biển Tam Thanh để tìm kiếm xem còn lượng heroin nào khác hay không. Hiện cơ quan chuyên môn Phòng chống Ma túy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đang cùng với công an tỉnh này điều tra nguồn gốc số heroin này. (Tr.N)

******************

Việt Nam tuyên án tử hình 11 người vì vận chuyển, buôn bán ma túy (RFA, 28/11/2019)

Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn chiều ngày 27/11 vừa tuyên án tử hình 11 người và chung thân 1 người khác trong đường dây mua bán gần 2.000 bánh heroin, Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 28/11.

matuy5

Các bị cáo trong đường dây buôn bán chất ma túy tại tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn hôm 27/11/2019 - courtesy of VnExpress

Theo TTXVN, người cầm đầu đường dây là Vi Văn Thế (sinh năm 1971, thường trú tại Lạng Sơn).

Từ tháng 6/2016 đến khi bị bắt giữ vào tháng 7 năm ngoái, đường dây này đã mua bán vận chuyển trót lọt gần 2.000 bánh heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc tiêu thụ, thu lợi bất chính số tiền lớn.

Việc bắt giữ băng nhóm này được thực hiện bởi công an Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2018.

Vi Văn Thể bị bắt hôm 21/7/2018 tại Hà Nội khi đang chuẩn bị lên đường đi Nghệ An rồi trốn sang Lào.

Tòa tuyên các bị cáo phải chịu hình phạt bổ sung gần một tỷ đồng và bị truy thu toàn bộ số tiền thu lợi bất chính do ma túy mà có.

Việt Nam là một trung tâm trung chuyển ma túy từ khu vực Tam Giác Vàng trên biên giới các nước Lào, Myanmar, Thái Lan.

Việt Nam là một trong những nước có các điều luật được cho là hà khắc nhất thế giới chống lại nạn buôn lậu và vận chuyển ma túy. Người bị kết án sở hữu hoặc vận chuyển hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg methamphetamines có thể bị tử hình.

Hồi giữa tháng này, Tòa án nhân dân Hà Nội và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng vừa tuyên án tử hình 9 người khác về tội Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Published in Việt Nam

Những ngày gần đây có khá nhiều tin tức bắt giữ các vụ tàng trữ, vận chuyển ma túy từ các ngả đường khác nhau vào Việt Nam qua cửa khẩu biên giới phía Bắc và qua đường biên giới phía Tây-Nam, với số lượng ma túy "khủng", như :

matuy1

Ảnh chụp một người nghiện ma túy tại công viên ở Hà Nội vào tháng 10/2017 - AFP

Ngày 14/4 : "An Giang bắt giữ vụ vận chuyển 26,6 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam" (Info.net), và 'Bắt thêm ba đối tượng đường dây vận chuyển 26,6 kg ma túy xuyên quốc gia (Nhân dân Điện Tử).

Theo bài báo thứ hai :

…"Liên quan vụ bắt giữ 26,6kg ma túy tại cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, trưa 14/4, Công an tỉnh An Giang cho biết, đây là đường dây buôn bán vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia vào Việt Nam do các đối tượng tại Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bọn thực hiện.

30kg ma túy tổng hợp, gồm : 31.850 viên thuốc lắc, một ký Ketamine và 17,8kg ma túy đá. Tất cả số ma túy trên đều được cất giấu trong các gói trà và thực phẩm chức năng để ngụy trang".

Thủ phạm là người Việt.

Ngày 20/4 : "Hơn 1,1 tấn ma túy ở Sài Gòn chung đường dây với các vụ ở miền Trung" (VnExpress). Thông tin từ bài báo :

"…Lô ma túy lớn nhất từ trước đến nay bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ có cùng thủ đoạn đóng ma túy trong gói trà, giấu vào loa thùng.

"…Bị bắt cùng tang vật 1,1 tấn hàng đá giấu trong các loa thùng, Yeh Ching Wei (33 tuổi), Chiang Wei (31 tuổi, cùng quốc tịch Đài Loan) thừa nhận từng nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam theo lệnh của ông trùm người Trung Quốc. Họ có nhiệm vụ nhận ma túy đá được đóng trong các gói trà, đem giấu vào các thiết bị điện tử, hàng mỹ nghệ để vận chuyển đi nơi khác".

Trước đó là hàng loạt vụ khác :

Ngày 17/2, tại Hà Tĩnh" "Lực lượng chức năng đã bắt giữ xe ô tô biển Lào và một đối tượng người Lào là chủ hàng ; 12 gùi hàng có 294 kg ma túy đá cùng một số tang vật liên quan" (Tổ Quốc).

Ngày 7/3 : "Phá đường dân vận chuyển lượng lớn ma túy từ Lào vào Việt Nam" (Nhân Dân), "bắt hai đối tượng, thu 600 nghìn viên ma túy tổng hợp, 36 bánh heroin và một xe ô tô.

Ngày 19/3, Mộc Châu, Sơn La : "Bắt đối tượng vận chuyển số ma túy 'khủng' (An Ninh Thủ Đô), số lượng thu giữ được gồm 11.800 viên hồng phiến ; 1 kg ma túy đá ; thủ phạm là người Việt.

Ngày 23/3 : "Vụ vận chuyển 300kg ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh : Thu giữ thêm 276 kg ma túy đá" (VTC).

Bài báo cho biết :

…"Chiều 23/3, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa phối hợp với cơ quan Hải quan và Cảnh sát Philippines bắt giữ thêm 276kg ma túy đá trong đường dây buôn bán trái phép chất ma túy do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu.

matuy2

Ảnh minh họa : Những thủ phạm Lào bị bắt vị vận chuyển ma túy vào Việt Nam. Courtesy of quangbinh.gov.vn

Trước đó, chiều 20/3, tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an chủ trì phối hợp với các đơn vị, tỉnh thành liên quan tiến hành bắt giữ 11 đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đá từ Lào qua khu vực cửa khẩu Bờ Y về Thành phố Hồ Chí Minh. Tang vật thu giữ là 300 kg ma túy đá.

Công an cũng đã chặt đứt 2 mắt xích của đường dây này tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, thu giữ hơn 500 kg ma túy đá".

Đài VOA Ban Việt Ngữ cũng đưa tin : "Việt Nam bắt 16 nghi phạm Trung Quốc trong đường dây ma túy Đông Dương".

Ngày 11/4 : "Phá đường dây vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Hải Phòng" (Nhân Dân Điện tử), tang vật là hơn 17 nghìn viên thuốc lắc (MDMA) và hơn 1 kg ma túy đá (ketamine), thủ phạm là 2 người Việt 'vận chuyển ma túy từ Campuchia về Hải Phòng và các tỉnh lân cận tiêu thụ".

Ngày 18/4 : "Nghệ An : Vụ gần 1 tấn ma túy đá 'bỏ quên' bên vệ đường : Lộ diện kẻ cầm đầu là người Đài Loan (Bảo vệ Pháp luật). Như vậy, sơ sơ chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, chúng ta đả có thể tìm thấy khá nhiều vụ phá án như vậy. Thủ phạm có thể là những người Việt, thường là nằm trong những đường dây mua bán ma túy lớn, hoặc là người nước ngoài, trong đó có nhiều vụ đứng phía sau là những ông trùm người Trung Quốc.

Lọt thỏm giữa vô số tin tức cướp giết hiếp, ấu dâm, những vụ tiêu cực khác ở Việt Nam, chưa kể những tin chấn động trên thế giới thời gian gần đây như vụ cháy Nhà thờ Đức Bà tại Paris, vụ khủng bố hàng loạt nhà thờ Thiên Chúa giáo, khách sạn làm chết và bị thương hàng trăm người ở Sri Lanka… có bao nhiêu người thực sự chú ý đến những vụ bắt giữ ma túy này ? Nhưng những ai quan tâm thì bàng hoàng, rúng động vì số lượng các vụ việc, khối lượng ma túy bị phát hiện, từ đó đặt ra rất nhiều câu hỏi.

Ngoài những vụ buôn bán ma túy đưa vào tiêu thụ trong nước, có những vụ Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển trong những đường dây ma túy lớn tại khu vực. Từ bao giờ Việt Nam đã gần như trở thành một điểm trung chuyển ma túy như vậy ? Lực lượng công an tại các cửa khẩu, tỉnh thành của Việt Nam làm việc như thế nào mà Việt Nam cứ như ngôi nhà mở toang các cửa cho ma túy tha hồ vào ?

Trên facebook của mình, nhà báo Vũ Kim Hạnh viết : …"2,6 tấn ma túy đá, nhơn nhơn vận chuyển trên đường từ Nghệ An vào Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt Thành phố Hồ Chí Minh, vài ngày sau lại bị bắt ở Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, trong chỉ 5 ngày. Trời, tưởng tượng nổi không, cứ như cút bắt tấn tấn ma túy đá. Một lần được "sampling" đã toi một cuộc đời mà tấn tấn ?

Nói gì khác hơn là ma túy đá đang xuyên thủng các cửa khẩu, băng băng thẳng tiến vào Việt Nam và được tàng trữ, phân phối ở các Thành phố lớn, trong đó trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh, vào ra, di chuyển thong dong như chốn không người ?

Nhớ lại, đúng 1 tháng trước, ngày 20/03/2019, Thành phố Hồ Chí Minh bắt được 300 kg ma túy đá ở quận Bình Tân trong bàng hoàng : Lương ma túy lớn quá, họ cân tang vật cứ như cân khoai ? Lúc đó, thiếu tướng Phan Anh Minh - phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết : thực tế là Việt Nam, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành một nơi trung chuyển ma túy. Một trong các nguyên nhân là trách nhiệm của cơ quan thi hành pháp luật, kiểm soát cửa khẩu còn sơ hở, sơ hở hơn rất nhiều so với các nước Đông Nam Á. Bị bắt ở Việt Nam, tội phạm không sợ bị dẫn độ vì tương trợ tư pháp của ta với các nước không tốt, nhiều nước không hợp tác với Việt Nam" - ông Minh nói. 
1 tháng sau lời cảnh báo của Thiếu tướng Phan Anh Minh công an vẫn bắt được những vụ vận chuyển, ồ ạt đổ hàng đá về Thành phố với số lượng gấp nhiều lần, kiểu cách tích trữ, vận chuyển táo tợn, thách thức hơn. Thành phố Hồ Chí Minh cứ phải oằn mình truy đuổi bọn tội-phạm-giết-người-hàng-loạt kiểu "thả gà ra đuổi" vậy làm sao chịu nổi ?

…Theo tôi, điều đáng sợ nhất, kinh hoàng nhất lại là đang thể hiện sự bất lực nhất là chuyện ngăn chặn đường dây buôn ma túy Trung Quốc đang đổ vào Việt Nam, biến Việt Nam thành sào huyệt bọn tội phạm xuyên quốc gia với qui mô, tầm cỡ "chuyên nghiệp", khổng lồ đến khủng khiếp. Cứ nhìn ma túy chạy nghênh ngang trong các thành phố thì hiểu là các cửa khẩu biên giới đang rất lỏng lẻo như thả lỏng, bỏ mặc cho ma túy tràn vào".

Chỉ một lượng ma túy nhỏ thôi là đã đủ làm hỏng đầu óc, sức khỏe một con người. Mà vụ nào cũng hàng trăm kg, thậm chí cả tấn ma túy các loại.

Tội phạm buôn ma túy đi vào Việt Nam có đủ mọi tầng lớp, mọi con đường, kể cả dưới vỏ bọc vào Việt Nam để kinh doanh, ma túy được cất giấu đủ kiểu khác nhau, con đường đi cũng "thiên hình vạn trạng", khi thì qua cửa khẩu đi đường bộ, khi đi đường sông, lúc lại theo đường máy bay : báo Thanh Niên số ra ngày 19/3 "Vận chuyển ma túy qua đường hàng không : 3 án tử hình, 1 án chung thân", thủ phạm là người Việt ; báo Hải quan số ra ngày 26/3 "Vận chuyển trái phép ma túy trên tuyến hàng không vẫn "nóng"…

Đó là chưa nói đến những câu hỏi còn nhức nhối hơn :

Những vụ bắt giữ được này chiếm bao nhiêu tỷ lệ so với những vụ chưa bị phát hiện ?

Sau khi phát hiện và bắt giữ hàng đống ma túy, có khi nào, vì lòng tham của ai đó hoặc vì một sơ hở nào đó, số lượng ma túy kia lại âm thầm được tuồn ra thị trường trở lại ?

Có ai nghĩ đến chuyện phải tích cực quản lý, giám sát tại các cửa khẩu ? Phải tăng mức phạt đến cỡ nào để đủ sức răn đe loại tội phạm này, kể cả người nước ngoài ?

Nhưng có những nguyên nhân không thể chối cãi là lòng tham của một số người Việt tiếp tay với người nước ngoài đầu độc chính đồng bào mình cộng với nạn tham nhũng của giới công an, nhà cầm quyền đã biến Việt Nam như nhà không chủ, tội phạm ma túy tha hồ ra vào, lộng hành !

Lạnh người nghĩ tới tương lai của người Việt, vốn đã bị đầu độc dần dần hàng ngày hàng giờ bao lâu nay bởi những công trình, nhà máy làm ăn bất chấp đạo đức lương tâm, cứ tha hồ xả khói, xả chất thải, làm ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên ; bởi thực phẩm "bẩn", tẩm đủ loại hóa chất tràn lan ngoài thị trường và rồi thì ma túy. Trong đó có rất nhiều vụ là do các tập đoàn, đối tác, thủ phạm người Trung Quốc. Bởi với họ, Việt Nam vừa thuận tiện "sông liền sông núi liền núi", vừa là một trong những quốc gia dễ vào làm ăn nhất, quan chức dễ mua chuộc nhất.

Có ai làm những cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc về mức độ nghiện ma túy gia tăng như thế nào và ảnh hưởng của ma túy đến sức khỏe, tinh thần của người Việt nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng không ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 22/04/2019

Published in Diễn đàn

Thay loa phường bằng thiết bị thông minh : Bình mới rượu cũ ? (RFA, 16/10/2018)

Sau nhiều năm công luận kêu gọi xóa bỏ loa phường vì tính bất cập của nó, gần đây cơ quan chức năng Hà Nội đã có động thái đáp ứng. Đó là dùng thiết bị thông minh gắn tại nhà dân để phường xã phát thanh trực tiếp đến từng nhà. Người dân và các chuyên gia thông tin truyền thông nghĩ gì về việc này ?

vn1

Hệ thống phát thanh loa phường ở Hà Nội. (Ảnh minh họa chụp trước đây) - RFA PHOTO

Ủng hộ bỏ loa phường

Loa phường, một sản phẩm thường thấy ở các nước cộng sản, với mục đích tuyên truyền cổ động các chính sách của nhà nước. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2017, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã nhận định ‘loa phường’ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, do vậy cần đánh giá, nếu thấy không hiệu quả thì nên bỏ. Ý kiến của ông Nguyễn Đức Chung khi đó được sự đồng tình của người dân. Có lẽ đây là một trong số ít lần, ý kiến của vị chủ tịch thành phố Hà Nội được người dân hưởng ứng nhiều như vậy.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Anh Trọng, một người dân ở Hà Nội, cho biết ý kiến của mình về chiếc loa phường:

"Với góc độ là người dân Hà Nội sống trong nội đô thì Anh thấy bỏ loa phường là rất tốt, bởi vì nó đỡ hẳn một cái kênh ô nhiễm tiếng ồn, bởi vì trong nội đô vì đã phải tiếp xúc với rất nhiều thể loại âm thanh khác nhau rồi. Với lại trong nội đô người ta đã có nhiều cách tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, kể cả thông tin từ cơ sở. Trong khi loa phường đưa thông tin lại mang tính áp đặt, có thông tin không cần thiết mà nó cứ văng vẳng ở tai rất khó chịu. Thứ nữa là cái thời đại bây giờ có nhiều cách để các cấp chính quyền từ trung ương cho đến địa phương truyền tải thông tin đến người dân, kể cả thông qua mạng xã hội. Cho nên cái việc bỏ loa phường là anh thấy ủng hộ".

Nhận xét về loa phường, Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam đưa ra nhận định:

"Tôi nghĩ nó sẽ phụ thuộc vào tính chất, chẳng hạn như những nơi mà thông tin nhiều như ở thành phố thì chắc là nó không cần thiết. Còn tính năng cảnh báo, trường hợp đột xuất thì có nhiều cách khác nhau. Ở những nơi vùng sâu vùng xa mà thông tin rất thiếu thì có thể loa phường còn tác dụng, còn ở thành phố thì tôi nghĩ nó không cần thiết".

Tuy nhiên ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi đó lại không được sự đồng tình của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội. Ý kiến ngược lại này phải chăng là do lợi ích nhóm, vì mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề đều có những dự án, những lĩnh vực thuộc quyền lợi của mình.

Cho đến tháng 8 năm 2017, chính quyền Hà Nội đã tìm ra giải pháp có lẽ sẽ vẫn đảm bảo quyền lợi của các các "nhóm" ! ? Một trong những nội dung của đề án "Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố", là dùng thiết bị thông minh gắn tại nhà dân để thay thế loa phường.

Khó khả thi

Thiết bị thông minh mới này có tên M-Gateway, hiện do công ty Mobifone sản xuất và gắn thử nghiệm tại 200 hộ dân tại các quận Ba Ðình, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm thuộc trung tâm thành phố Hà Nội.

vn2

Thiết bị thông minh M-Gateway dự định đặt tại nhà dân để thay thế hệ thống phát thanh loa phường ở Hà Nội. Courtesy Mobifone

Theo thông tin từ Trung tâm công nghệ thông tin MobiFone, thiết bị M-Gateway có chức năng phát trực tiếp các bản tin của chính quyền đến từng hộ dân, có thể kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng… tuy nhiên tất cả mọi chức năng cần phải kết nối internet mới sử dụng được.

Nhật xét về việc dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường, Anh Trọng sống ở Hà Nội, cho biết:

"Cái thiết bị mới đặt trong nhà này, Anh thấy là khó khả thi, trừ khi họ có cái chế tài để bắt từng gia đình phải mua trang bị. Nếu mà để cho người dân tự nguyện thì anh nghĩ nhu cầu của người dân cũng không đến mức họ tự nguyện lắp ở trong nhà đâu. Tại vì, thứ nhất đối với tầng lớp thanh niên hay tuổi trẻ thì họ cũng có nhiều cách để tiếp cận thông tin, còn đối với một số người cao tuổi một chút mà có nhu cầu nghe loa phường, nghe chương trình thời sự qua kênh loa phường thì có lẽ họ cũng khó sử dụng cái thiết bị mà phải cắm qua internet ở trong nhà như thế".

Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam, kêu gọi lắp đặt thiết bị thông minh tại nhà dân để thay thế loa phường là xâm phạm quyền riêng tư của người dân. Ông nói tiếp:

"Theo tôi dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường là không khả thi vì không ai làm như thế cả. Thực ra thì chính quyền có thể để ra một cái địa chỉ trên mạng, rồi thông báo cho người dân biết các việc ấy. Chứ còn lắp một cái thiết bị ở trong nhà dân chắc là chẳng ai đồng ý. Còn nếu người ta đồng ý thì sau đó người ta cũng phá đi chứ chẳng ai để cái đó trong nhà. Còn nếu kêu gọi mua thì tôi nghĩ cũng chẳng ai mua, vì cái đó xâm phạm cái quyền riêng tư ở trong nhà người ta".

Chúng tôi liên hệ bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Hoàn Kiếm, là một trong các quận tại Hà Nội được lắp thử nghiệm thiết bị thông minh thay thế loa phường, để tìm hiểu thêm thông tin liệu có bắt buộc người dân gắn thiết bị mới này không, thì được bà Hiền trả lời như sau:

"Anh ơi nếu anh muốn làm việc thì phải đến quận anh ạ, anh ra đấy đến phòng em làm việc đi, ai lại làm việc qua điện thoại thế anh".

Một người dân sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết ông cũng muốn có thiết bị này, tuy nhiên ông chỉ lo lắng về chi phí:

"Nếu trang bị toàn dân thì kinh phí nhà nước có đảm bảo không ? Cái thứ hai là dân cũng muốn có nhưng có phải mất cước hàng tháng không ? "

Theo Kỹ sư Đoàn Quang Hoạt, thiết bị thông minh thay thế loa phường cũng là một cái ý tưởng hay:

"Thiết bị này vẫn có thể dùng được mục đích của loa phường, thông tin công cộng, thông tin phục vụ cộng đồng, nhưng mà cách thức nghe, thời gian nghe và âm lượng nó cũng phù hợp với từng người hơn. Tôi nghĩ vì phục vụ cho cộng đồng nên chi phí phải là do cộng đồng, tức là nếu nhà nước có điều kiện để trang bị là tốt nhất".

Tuy nhiên theo Anh Trọng thì nếu để người dân tự nguyện lắp đặt thì không khả thi, trừ khi là có chế tài gì bắt buộc người dân phải mua, mà như thế thì người dân cũng không thấy thoải mái. Anh nói tiếp:

"Nếu thay loa phường bằng thiết bị thông minh gắn trong nhà thì Anh nghĩ đúng là bình mới rượu cũ, nó cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trừ khi họ dùng cái giải pháp công nghệ gì đấy cao hơn, không phát sinh chi phí trang bị thiết bị mới. Tại vì nếu người dân không mua mà nhà nước trang bị thì thật ra cũng là từ tiền thuế của dân thôi, nó cũng chẳng khác gì".

Vào đầu tháng 10 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức khảo sát, ý kiến người dân về đài truyền thanh phường sau một năm thực hiện đề án "Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội". Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của chính quyền Hà Nội, tính đến ngày 10 tháng 10 năm 2018, chỉ có 50% ý kiến đồng ý thay thế loa phường bằng thiết bị thông minh.

********************

‘Tàu lạ’ lại tấn công ngư dân Quảng Nam (RFA, 16/10/2018)

Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị một ‘tàu lạ’ tấn công đâm vào đuôi khiến nước tràn vào khoang rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.

vn3

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 2/6/2014. AFP photo

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/10 ; theo đó vụ việc được nói diễn ra trưa ngày 15/10 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90398TS do ông Huỳnh Tèo (ngụ tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) làm thuyền trưởng cùng 13 ngư dân đang đánh cá tại khu vực đảo Đá Bắc (quần đảo Hoàng Sa.)

Báo trong nước nói các ngư dân thấy ‘tàu lạ’ không treo cờ và có ghi chữ nước ngoài, nhưng không nói rõ là chữ nước nào và nội dung là gì.

Sau khi bị tấn công, ông Huỳnh Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu và được một tàu vỏ thép của ông Huỳnh Văn Tạo, cũng ở xã Tam Quang đến và đưa các thuyền viên lên tàu vỏ thép an toàn.

Tin cho biết tàu cá bị đâm của ông Tèo đang được tàu vỏ thép của ông Tạo dắt vào bờ nhưng chưa rõ thời gian và địa điểm cập bến.

Trao đổi với báo trong nước vào sáng 16/10, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, xác nhận sự việc trên, đồng thời cho biết vẫn chưa xác định được ‘tàu lạ’ gây ra vụ việc là của ai và vẫn đang trong quá trình xác minh.

Từ trước đến nay, tình trạng tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công trong khu vực Hoàng Sa thường xuyên diễn ra. Trong nhiều trường hợp, truyền thông trong nước không nói rõ là tàu Trung Quốc mà chỉ dùng cụm từ ‘tàu lạ.’

Tuy nhiên, sự việc gần đây nhất được báo trong nước nói rõ bị tàu Trung Quốc tấn công là vụ tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90546 TS bị đâm chìm gần Quần Đảo Hoàng Sa sáng ngày 7/8/2018.

***************

Vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn (RFA, 16/10/2018)

Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

Một số khảo sát tại các thành phố Việt Nam cho thấy, ngoài tiếng ồn do xe cộ lưu thông trên đường, một số cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang, điện tử, điện máy, nhiều quán ăn và ngày cả bán hàng rong… cũng sử dụng loa công suất lớn để quảng cáo thu hút khách hàng. Thế rồi chính người dân sống trong cộng đồng cũng gây ra nhiều tiếng ồn quá mức cho phép.

vn4

Giờ cao điểm tại Hà Nội. (Ảnh minh họa) AFP

Chúng tôi có liên lạc với một người dân tại Nghệ An và được chia sẻ như sau :

"Các cửa hàng buôn bán như điện máy, điện tử và điện thoại di động mở loa quá to, đối với người dân ở đây chúng tôi cũng đã phản ánh vài lần rồi nhưng mà cũng không được cải thiện lắm, cho nên đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp để giải quyết giúp cho đời sống nhân dân ổng định hơn".

Một bạn trẻ thì lại tỏ ra rất bức xúc về âm thanh quá lớn khắp nơi, bạn nói với chúng tôi :

"Em thì rất bực bội vì làm việc gì cũng không hiệu quả được như học tập làm việc hay bất cứ việc gì. Ngay cả trong nhà mình nói chuyện với nhau, giao tiếp ảnh hưởng rất là nhiều".

Đại diện của một cửa hàng kinh doanh điện thoại tại quận 3 cho biết vì sao lại sử dụng loa với công suất lớn :

"Khi truyền thông về các phương tiện về loa thì nó thu hút được rất nhiều, bởi vì khi họ đi ngang họ nghe tiếng họ sẽ nghĩ ở đây đang có chương trình gì đó thì ít nhất người ta cũng sẽ lắng nghe, còn truyền thông bằng các kiểu khác nhiều khi bị loãng".

Kết quả khảo sát và kiểm tra của cơ quan quản lý đô thị tại Sài Gòn thì hầu hết các cửa hàng kinh doanh điện tử, các quán án quán nước… với tiếng ồn đều vượt mức cho phép từ 17 đến 35 (dBA).

Tác hại của tiếng ồn

Thực tế cho thấy tiếng ồn không chỉ gây khó chịu nhất thời mà về lâu về dài còn gây ảnh hưởng tiêu cực và đến sức khỏe con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, âm lượng khoảng 76 decibels (dB) là bắt đầu chạm ngưỡng tiếng ồn gây ra cảm giác khó chịu. Ngưỡng nghe trong giới hạn chịu đựng của con người là khoảng 110 dB. Âm thanh quá lớn làm giảm thính lực và làm hỏng các tế bào tiếp nhận âm thanh. Các tế bào này không thể tái tạo nên người nghe rất khó phục hồi thính giác.

Đồng ý với việc tiếng ồn gây ảnh hưởng lớn đến thính giác và nguy hại không thể phục hồi, một vị bác sĩ xin được giấu tên hiện đang làm việc tại Bệnh viện Tai- Mũi-Họng Sài Gòn giải thích ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn được phân ra làm hai nhóm chính là thính giác và ảnh hưởng toàn cơ thể. Vị bác sĩ cho biết thêm :

"Với tiếng ồn cường độ thấp gây ra đau đầu, rối loạn giấc ngủ hay các biểu hiện về tim mạch. Đặc biệt đối với trẻ em cơ thể rất là nhạy cảm nên tiếng ồn thấp đó sẽ gây cho trẻ em mất tập trung. Đây là một vấn đề công cộng rất là lớn mà chúng ta cần quan tâm, sự ảnh hưởng lớn nhất đối với tiếng ồn là sự giảm nghe không thể hồi phục".

Bác sĩ Huỳnh Hoa từng làm việc tại bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ với chúng tôi :

"Chúng ta tiếp xúc tiếng ồn hằng ngày nhưng tai chúng ta chỉ chịu đựng được tiếng ồn ở mức độ là sinh hoạt thôi là 60 đến 80 decibels (dB) là cùng nếu vượt qua ngưỡng 85 db thì sẽ dễ bị tổn thương thính lực. Nếu chúng ta tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên thì tai chúng ta sẽ giảm đi và gây điếc tai và qua chừng một tiếng đồng hồ coi chừng bị điếc tai trong và điếc tai trong là điếc không hồi phục rất nguy hiểm".

Xử phạt & biện pháp

Theo điều 17 nghị định 155 do chính phủ Việt Nam ban hành năm 2016 về việc xử phạt vi phạm môi trường về tiếng ồn thì mức phạt đối với các trường hợp vi phạm thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 160 triệu đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức, doanh nghiệp thì mức thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất lên tới 320 triệu đồng.

Một vị chuyên gia về môi trường không muốn nêu tên hiện đang sống tại Sài Gòn cho rằng việc xử phạt ô nhiễm tiếng ồn thật sự khó. Ông cho biết :

"Vấn đề tiếng ồn nó rất khó trong việc xử phạt, bởi vì ngay cả trong một cơ sở sản xuất thôi có thể bình thường người hoạt động gây ồn nhưng khi được người dân phản ánh thì chỉ cần điều chỉnh về âm lượng một cái thì có thể giảm tiếng ồn dưới tiêu chuẩn liền và như vậy không có cơ sở để xử phạt người ta".

Một ý kiến khác được Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người dân.

"Tôi cho là không khó, thật sự mà nói nó phụ thuộc vào dân trí. Ví dụ một anh lái xe nếu mà ý thức được rằng việc bóp còi nó ảnh hưởng đến thính giác người khác thì anh ta sẽ không làm. Nếu tất cả mọi người ý thức được ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại cho sức khỏe con người, gây mất trật tự thành phố thì tức khắc mọi người sẽ dẹp đi, tôi cho rằng phụ thuộc vào dân trí khá nhiều và đưa ra các quy tắc ứng sử để không có tiếng ồn nữa thì tôi cho là chúng ta làm được và tất nhiên cần một thời gian nhất định".

Khoản thời gian nhất định đó là bao lâu thì chưa thể tìm được lời giải đáp. Lý do vì thực trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay chưa thấy cơ quan chức năng có biện pháp giảm thiểu hữu hiệu. Trong khi đó thì mức độ mỗi lúc một tăng thêm đáng quan ngại qua số lượng phương tiện giao thông gây ồn không hề được giới hạn, cơ sở sản xuất phát ra âm thanh quá lớn chưa được khống chế…

********************

Công an Việt Nam thu giữ 1 lượng lớn ma túy đá (RFA, 16/10/2018)

Công an Việt Nam phát hiện một lượng hàng lớn bị nghi ngờ là ma túy đá (methamphetamine) trị giá khoảng 3 triệu USD trong 1 chiếc xe tải chạy quá tốc độ.

vn5

Hai người H'mong bị bắt ngày 2/1/2018 tại tỉnh Tây Bắc Điện Biên Phủ do nhập lậu 489 túi heroin trị giá khoảng 3 triệu USD từ Lào. AFP

AFP trích dẫn tin từ cơ quan chức năng Việt Nam hôm thứ Ba 16 tháng 10 với thừa nhận đây là vụ phát hiện mới nhất tại Việt Nam nơi mà tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp đang tăng đáng kể.

Theo AFP, 2 người đàn ông đã thoát khỏi hiện trường nhưng sau đó một trong 2 người, mang quốc tịch Lào đã bị bắt. Công dân Lào này khai ông ta được hứa trả 10.000 USD để đưa số hàng ma túy đến thành phố Đà Nẵng, một trung tâm du lịch trên bờ biển miền Trung Việt Nam.

Một viên chức công an nói với AFP rằng nhà chức trách vẫn đang tìm kiếm nghi phạm thứ hai là công dân Việt Nam. Theo người này cho biết, họ tìm thấy12 túi màu xanh lá cây có chứa các gói nhỏ của một chất trắng có trọng lượng tổng cộng 309 kg.

Tuy Việt Nam có luật pháp nghiêm ngặt về sử dụng ma túy nhưng lại là trung tâm vận chuyển cũng như thị trường phổ biến cho các loại ma túy từ khu vực biên giới "Tam giác vàng" nổi tiếng không có luật lệ gì nằm giữa Lào, Myanmar và Thái Lan.

Thuốc phiện và bạch phiến từ lâu đã là những loại được người lớn tuổi sử dụng ; nhưng lớp trẻ ăn chơi sau này có xu hướng chuyển sang dạng thuốc viên tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, ketamine.

Những loại ma túy tổng hợp được tuồn vào Việt Nam từ các nước lân cận ; nhưng theo công an Việt Nam thì trong những tháng gần đây đã phát hiện được những phòng thí nghiệm tổng hợp ma túy ngay trong nước.

AFP cho biết theo số liệu chính thức, có 220.000 người sử dụng ma túy ở Việt Nam, và tình trạng sử dụng các chất tổng hợp đã tăng 7% trong giai đoạn 2001 và 2016.

Mới vào ngày 16 tháng 9 vừa qua, có 7 trường hợp sốc ma túy chết tại lễ hội âm nhạc điện tử ‘Du Hành đến Mặt Trăng’ tổ chức ở Công Viên Nước Hồ Tây tại Hà Nội.

Các quan chức và người ủng hộ đã cảnh báo sự nguy hiểm của việc sử dụng ma túy sau sự viện bảy người Việt Nam đã chết vì do sốc ma túy tại một lễ hội âm nhạc ở Hà Nội vào tháng trước

*******************

Vấn đề ung thư 'đang bị hiểu sai ở Việt Nam' ? (BBC, 16/10/2018)

Một bác sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng dường như giới đấu tranh chống thực phẩm bẩn "đã nói về ung thư nhiều quá mức cần thiết".

vn6

Bệnh viện Ung bướu tại Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải

Hồi đầu tháng 10/2018, hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, được giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư.

Công trình của hai nhà khoa học này đã tìm ra "liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch", giúp điều trị các bệnh ung thư khó điều trị như ung thư da hoặc phổi.

Cùng thời điểm, báo Việt Nam cho hay, nhiều bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K. ở Hà Nội "sống thêm vài năm sau khi dùng thuốc miễn dịch nhờ đáp ứng thuốc tốt".

Tuy vậy, chi phí điều trị thuốc miễn dịch được ghi nhận "có giá rất cao". Theo báo Zing, một lọ thuốc dao động hơn 60 triệu đồng, mỗi bệnh nhân phải sử dụng 1-2 lọ trong một lần với liệu trình 3 tuần/lần.

Chi phí điều trị bằng thuốc miễn dịch hiện nay chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh phải thanh toán 100%.

Tờ báo cũng cho hay, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 164.671 ca mắc ung thư mới và khoảng 114.871 ca tử vong do ung thư. Phần lớn trường hợp ung thư đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó khăn và tốn kém.

vn7

Giáo sư Tasuku Honjo (giữa) là một trong hai người nhận giải Nobel Y học năm 2018

'Bệnh của thế giới văn minh'

Trả lời BBC hôm 15/10, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng khám Quốc tế EXSON ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay: "Ý kiến của tôi có lẽ hơi khác, thậm chí là ngược lại so với các bác sĩ làm về ung thư ở Việt Nam".

"Dựa vào các số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) công bố, Việt nam không phải là nước mắc ung thư nhiều".

"Tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới của Việt Nam là 163,1 đến 223,7 người tính trên 100.000 dân, thuộc nhóm 3 (tính từ nhiều nhất trở xuống)".

"Tỷ lệ này ở nữ giới là 109,3 đến 129,6 người, thuộc nhóm 5 - nhóm áp chót (gần ít nhất), của thế giới. Tính chung cho cả hai giới, tỷ lệ mắc ung thư của khu vực Đông Nam Á là 143,3 người trên 100.000 dân, thì thuộc nhóm thấp của thế giới".

vn8

Mỗi năm, Việt Nam được ghi nhận có khoảng 164.671 ca mắc ung thư mới và khoảng 114.871 ca tử vong do ung thư

"Tôi không biết chính xác, hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư mới ở Việt Nam có tăng lên so với trước đây hay không. Nhưng chắc chắn là hiện nay ở Việt Nam, khả năng phát hiện ung thư tốt hơn, nên ung thư được phát hiện nhiều hơn".

"Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin có nhiều tiến bộ, nên người ta nói về ung thư nhiều hơn, và cộng đồng biết đến nhiều trường hợp ung thư hơn".

"Theo tôi, ung thư là loại bệnh của thế giới văn minh. Việt Nam, và cả khu vực Đông Nam Á nói chung, chưa đủ văn minh để được cho rằng có tỷ lệ mắc ung thư cao so với thế giới. So với các khu vực như Úc, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư ở Đông Nam Á chỉ bằng một nửa. Tuy nhiên, vấn đề là tỷ lệ tử vong do ung thư của khu vực Đông Nam Á rất cao, gấp đôi so với các khu vực trên".

Bác sĩ Võ Xuân Sơn cho biết thêm : "Giống như đối với tất cả các loại bệnh khác, hệ thống y tế Việt nam không làm cho người dân tin tưởng khi họ bị bệnh. Đối với hầu hết người Việt Nam, phát hiện ung thư được xem như án tử hình".

"Khi đó, họ sẵn sàng bán nhà cửa, ruộng, vườn để chữa. Với hệ thống y tế được quản trị rất kém, không tạo được niềm tin cho người bệnh, việc người bệnh tìm đến Singapore hay Thái Lan chữa bệnh là việc tất yếu, nhất là khi người ta muốn xóa cái "án tử".

"Tôi không làm về lĩnh vực ung thư, nên không có đánh giá cá nhân về liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nó là phương pháp chữa ung thư hiệu quả, tôi tin là nó nhanh chóng được áp dụng tại Việt Nam".

"Theo tôi, các bác sĩ ở Việt Nam rất có khả năng trong việc làm chủ các công nghệ chẩn đoán và điều trị mới. Nếu như Việt Nam cải tiến được vấn đề quản trị y tế, tôi tin là kết quả điều trị ung thư, cũng như các loại bệnh khác, hoàn toàn không thua kém các nước trong khu vực".

"Cuối cùng, tôi thấy là vấn đề ung thư đang bị hiểu sai ở Việt Nam. Dường như các nhà đấu tranh chống thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại, đã nói về ung thư nhiều quá mức cần thiết".

"Thực phẩm bẩn và độc hại có thể làm tăng một chút tỷ lệ ung thư. Nhưng điều đó cần phải có thời gian. Trong khi đó thì người ta thường chết do ngộ độc trước khi ung thư kịp phát triển để chúng ta phát hiện ra chúng".

Ben Ngo

Published in Việt Nam

Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 (RFA, 23/04/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 437/QĐ-TTg về kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018.

vay1

Những người bán hàng bày bán rau quả trên xe đạp ở một chợ tại trung tâm Hà Nội vào ngày 16 tháng 8 năm 2017. Những người bán hàng bày bán rau quả trên xe đạp ở một chợ tại trung tâm Hà Nội vào ngày 16 tháng 8 năm 2017.

Báo Chính Phủ loan tin cho biết, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384 ngàn tỷ đồng bao gồm : vay trong nước gần 276 ngàn tỷ đồng và vay nước ngoài khoảng 108 ngàn tỷ đồng.

Kế hoạch trả nợ của Chính phủ được Thủ tướng phê duyệt trong năm 2018 là gần 257 ngàn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ là khoản trên, tức 257 ngàn tỷ đồng ; phần khác là trả nợ của các dự án vay lại khoảng 18 ngàn tỷ rưỡi.

Trước đó, báo Vnexpress vào ngày 11 tháng 3 loan tin cho biết Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề kiểm toán nợ công công bố nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2016 là gần 2,9 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ của Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 83% nợ công. Riêng nợ nước ngoài của Chính phủ là 947 ngàn 500 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% nợ công.

Kiểm toán nhà nước cũng nói, đến cuối năm 2016, dư nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương của Việt Nam bằng 63,7% GDP.

Cơ quan này của Chính phủ Việt Nam còn nhận định trên tờ Vnexpress rằng : Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán nợ ; tuy nhiên, tình trạng nợ công tiếp tục gia tăng so với năm 2015 và hệ số thanh toán trả nợ cao, có xu hướng gia tăng đang gây áp lực cho ngân sách.

*******************

Thuốc giả lan tràn, thuốc thật bị hủy (RFA, 23/04/2018)

2 triệu VND cho 1 lọ thực phẩm chức năng "made in Vietnam" được quảng cáo có công dụng chữa và hỗ trợ điều trị ung thư ống tiêu hóa số 1 thế giới hiện nay. Thế nhưng, thay vì bao gồm thành phần carbon nano như quảng cáo trên bao bì nhãn mác, nguyên liệu chủ yếu của loại thực phẩm chức năng này lại được sản xuất từ bột than tre, tại một cơ sở sản xuất vô cùng mất vệ sinh và được đóng gói thủ công bởi những công nhân không chút kiến thức về sản xuất dược liệu.

vay2

Sản phẩm điều trị ung thư Vinaca được làm từ bột than tre tại một cơ sở tư nhân tại Hải Phòng - youtube.com

Điều đáng nói là loại thực phẩm chức năng này trong một thời gian ngắn đã được tiêu thụ ra thị trường không ít thông qua các đại lý mở rộng từ Bắc vào Nam. Bao nhiêu bệnh nhân nhẹ dạ đã dốc hầu bao để mua loại thuốc giả mà họ kỳ vọng là có thể chữa lành căn bệnh hiểm nghèo đang mắc ? Đã bao nhiêu gia đình đang dần khánh kiệt bởi mua phải những loại thuốc giả không hề giúp người thân thuyên giảm bệnh tật mà thậm chí còn mắc bệnh nặng hơn bởi sử dụng thuốc độc hại, kém chất lượng ?

Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng từ Hà Nội lên án đó là một hành động vô cùng độc ác, vô cảm và tàn nhẫn :

"Người bị bệnh ung thư thì đã giống như là một lần tuyên án rồi và người ta cần một cơ hội để chữa bệnh. Việc chữa được hay không đó là một cơ hội may rủi, nhỏ nhoi để sống sót và họ có duy nhất cơ hội đó để hy vong. Việc làm thuốc giả giống như là tước đi nốt cơ hội cuối cùng của họ mà thêm vào đó còn là nhát dao bồi vào cơ thế vốn đã yếu đuối đó"

Về góc độ chuyên môn, bác sĩ Trần Thị Thuận, nguyên Giám đốc bệnh viện Giao thông- Vận tải Hà Nội cho biết thuốc giả là những loại thuốc hàm lượng không đạt tiêu chuẩn cũng như nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh :

"Đáng nhẽ ngày nào người ta cũng phải có thuốc uống thì mới ngăn chặn được căn bệnh nhưng không có thuốc thì làm cho bệnh nó phát triển nặng thêm và tạo gánh nặng cho người bệnh mà trong khi đó tiền người ta vẫn phải bỏ ra thuốc mà lại không có tác dụng. Chưa kể là những cái tác dụng phụ của thuốc, nó gây nên những rối loạn về khí huyết, về mạch máu, thể dịch, kháng thể... ở người bệnh vô hình chung làm cho bệnh tăng thêm".

Một nhà quản lý trong ngành dược phẩm muốn giấu tên cho rằng việc sản xuất thuốc giả dưới mọi hình thức là rất nguy hiểm và cần phải truy cứu ở mức độ hình sự. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt Nam quá lớn nên đã có nhiều doanh nghiệp cố tình tìm kiếm lợi nhuận để sản xuất thuốc giả bất chấp điều đó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và cả sinh mạng của bệnh nhân.

"Các doanh nghiệp tuy là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng việc thành lập rất dễ dàng vì nó là kinh tế thị trường mà. Trong khi đó lực lượng chức năng lại quá mỏng và quan trọng hơn nữa là cái đạo đức của doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của những người hành nghề. Họ cố tình chộp giật chắp vá khi mà có thể bị tội nhưng họ vấn cố tình làm để tìm kiếm lợi nhuận một cách không chính đáng".

Liên quan đến những chế tài đối với các doanh nghiệp sai phạm quy định của Bộ Y tế trong lĩnh vực này, ông Đỗ Trung Hưng, Vụ phó Vụ pháp chế Bộ y tế cho biết :

"Cái đấy thì bây giờ Luật Dược đã có quy định rồi thì Bộ Y tế đang sửa đổi về những trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì trong đó có cả trong lĩnh vực dược".

Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thêm thông tin về các chế tài cụ thể được áp dụng đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dược phẩm không đúng với tiêu chuẩn của Bộ.

Trong khi đó tại Việt Nam xảy ra những vụ việc cụ thể là gần 20.000 viên thuốc chữa ung thư máu trị giá gần 14ty đồng được công ty Novartis (Thụy Sĩ) viện trợ cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại bệnh viên Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh lại bị đem thiêu hủy hồi tháng tháng 5/2017. Còn tại bệnh viên Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, 267 viên thuốc Nexavar, trị giá hơn 250 triệu đồng được viện trợ để điều trị ung thư gan và thận cho bệnh nhân tại đây cũng gặp tình cảnh tương tự. Lý do được đưa ra là không đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập cảnh dẫn tình trạng thuốc bị lưu kho quá lâu, đến khi phía bệnh viện cung cấp được đủ giấy tờ thì những loại thuốc nói trên đã quá thời gian sử dung, do đó buộc phải tiêu hủy. Là một người có nhiều mối quan tâm đến các vấn đề của xã hội, nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng :

"Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam có rất nhiều các đơn vị sản xuất và họ là sân sau của cơ quan quản lý nên họ cũng rất hạn chế lượng thuốc tốt cũng như những loại thuốc được cung cấp miễn phí đến cho người dân. Tất nhiên đây chỉ là thuyết âm mưu thôi nhưng chúng ta đều hiểu rằng họ đang gây cản trở để thuốc của họ đến với người bệnh thay vì những loại thuốc được cho tặng miễn phí kia".

Quay trở lại câu chuyện sản xuất thuốc ung thư giả bằng than tre Vinaca, sau những ồn ào xung quanh việc làm giả thành phần cho đến việc lọt vào top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của doanh nghiệp này, mới đây Bộ Y tế đã chính thức khẳng định, sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng. Thế nhưng, người tiêu dùng đặt câu hỏi vì sao không đăng ký và không được phép lưu hành nhưng loại sản phẩm này lại được bán tràn lan trên thị trường thậm chí mở rộng địa bàn kinh doanh trên nhiều địa phương mà vẫn không bị một lực lượng chức năng nào "sờ gáy", gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc nhiều lần với ông Nguyễn Tất Đạt, Cục phó Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế để hỏi về vấn đề này tuy nhiên ông này đã không bắt máy.

Mỹ Lan

******************

Ngập tràn quảng cáo Tàu - Nga tại Nha Trang (RFA, 23/04/2018)

Những bảng hiệu tiếng Tàu, tiếng Nga gần đây trở nên nhan nhản ở thành phố biển Nha Trang khiến dư luận thắc mắc vì sao lại xảy ra tình trạng này.

vay3

Bảng quảng cáo một tiệm lẩu ở Nha Trang. RFA

Bảng quảng cáo chữ nước ngoài

Trên một tuyến đường nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Nha Trang, người ta thấy các bảng hiệu quảng cáo chủ yếu là tiếng Nga và Trung Quốc.

Bà Phượng, một người phụ nữ buôn bán gần đường Nguyễn Thiện Thuật, giải thích vì sao có tình trạng đó xảy ra :

"Có sao nói vậy à, tại vì cô thấy giờ chạy theo thị trường, Trung Quốc (Trung Quốc) nhiều quá, bây giờ con không làm bảng Trung Quốc nó đâu vô ăn đâu. Đó là cô nói thật. Đâm ra giờ Trung Quốc nhiều quá mà, giờ nó du lịch gì không, tính ra ngang ngửa người Việt Nam mình rồi. Cô nói thiệt nhiều lúc cô tưởng người Sài Gòn cô còn mời nó nữa".

Theo bà Phượng việc sử dụng bảng quảng cáo có tiếng Nga và Trung Quốc giúp cho việc buôn bán thuận lợi hơn, dù theo Luật quảng cáo ở Việt Nam biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt ; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.

"Phải có Tiếng Việt chứ, ví dụ như một cái bảng hiệu con muốn bán gì phải có tiếng Việt xong mới tới tiếng Tàu chớ. Tiếng Việt của mình phải trên hết".

Đó là qui định của cơ quan chức năng ; cũng như lâu nay khách hàng chủ yếu là người trong nước.

"Mình là người Việt mà, toàn tiếng Tàu ai đọc được ? Ví dụ như cô muốn ăn cô phải đọc tiếng Việt trước chứ vì cô là người Việt mà làm sao tiếng Tàu được !".

Nguyên nhân

Thế nhưng khi lượng khách nước ngoài, chủ yếu là người Nga và người Trung Quốc đến Nha Trang ngày một nhiều thì nhiều nhà hàng cho trưng bảng hiệu quảng cáo dùng tiếng Nga và tiếng Trung với mục tiêu thu hút khách.

Còn ra còn một thực tế khác nữa được bà Dung, một phụ nữ địa phương có thâm niên phục vụ nhà hàng hơn hai mươi năm ở Nha Trang tiết lộ :

"Tại vì bây giờ chủ yếu không thích bán cho người Việt, cho nên nó bán cho Nga với Trung (thì) chỉ để (chữ) Nga với Trung thôi.

Tại vì người Trung Quốc với người Nga bán nhiều tiền hơn, người Việt Nam nó vô nó ăn chê bai rồi bầy hầy dơ dáy. Người nước ngoài người ta ăn rất gọn gàng sạch sẽ mà nhanh gọn nữa. Còn người Việt Nam họ ngồi họ ăn bầy hầy dơ dáy rồi đòi hỏi đủ thứ, giả tỉ trái ớt miếng chanh vậy á. Không thích, Việt Nam không thích. Nói chung ra cô làm nhà hàng cô biết mà, Việt Nam vô nói chung họ không thích Việt Nam mấy".

Một người phụ nữ khác cho rằng có nhiều khách du lịch nước ngoài, dù là Trung Quốc đi chăng nữa thì cũng giúp cho việc buôn bán ở đây được tốt hơn :

"Kệ tới đâu hay tới đó chứ cô không biết. Bây giờ nó đi qua nhà nước cho qua, nó qua mình buôn bán cũng được, nói chung buôn bán nó ăn nó uống xả rác nhưng mà buôn bán cũng được. Chứ mà bây giờ nhà hàng khách sạn mở đầy mà không có nó ăn cũng chết".

Trong khi đó vẫn có người với tinh thần dân tộc tỏ ra bất bình với cách làm của nhiều chủ hàng khác.

"Bây giờ người Việt Nam mình vô mà nó không bán, nó bán người Tàu ai mà chịu. Như mình, mình đâu có chịu, nước mình mà sao mình làm vậy được. Thì ai cũng vậy thôi à, nếu con hỏi người nào cũng trả lời giống cô thôi. Bản thân con cũng vậy thôi. Chứ không lẽ con người Việt Nam mà vô nó không tiếp nó tiếp người Tàu, thấy kì không ? Mình người Việt mà".

Nhưng cũng có một số cửa hàng vẫn tiếp khách Việt.

"Như chẳng hạn quán này là Việt đó, Việt không đó : Cơm, phở, bún bò. Còn những quán người ta bán Trung Quốc với Nga thì không bao giờ người ta để".

Vấn đề các bảng quảng cáo tiếng Nga và tiếng Trung nở rộ tại thành phố Nha Trang lâu nay ; đến khi báo chí trong nước nêu ra với ông Nguyễn Sỹ Khánh, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nha Trang, thì ông này lại tỏ ra bất ngờ cho rằng ông không hay biết gì.

*******************

Vinalines thanh lý hàng loạt tàu nhằm cắt lỗ (RFA, 23/04/2018)

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines đang tìm cách thanh lý hàng loạt tàu để cắt lỗ nhưng không thành công do không có đơn vị chào hàng nào đưa ra mức giá cao hơn giá chào hàng khởi điểm. Mạng báo của Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin này hôm 23/4.

vay4

Tàu Vinalines Sky qua hai lần đấu giá vẫn chưa chào bán thành công - Vietnamfinance

Cụ thể, tàu Vinalines Sky có số hiệu IMO9168269, trọng tải 42.717 DWT đóng năm 1997 tại Ishikawa (Nhật Bản) được mua với mức giá 661 tỷ đồng và được tổ chức đấu giá và chào bán lần đầu tiên với mức giá 154,38 tỷ đồng tương đương 6,7 triệu USD. Tuy nhiên, đã không có khách hàng nào quan tâm mua hồ sơ và đặt cọc.

Sau khi việc tổ chức đấu giá không được như kỳ vọng, Vinalines đã chuyển hình từ hình thức đấu giá sang chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế. Dù nhận được 11 thư chào giá nhưng mức giá cao nhất chỉ là 72,8 tỷ đồng (tương đương 3.1 triệu USD)

Lần thứ hai, Vinalines đưa ra mức giá khởi điểm là 93.4 tỷ đổng (tương đương 4.1 triệu USD chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Vinalines nhận được 8 thư chào giá nhưng vẫn không có người mua nào đưa ra giá bằng và cao hơn giá khởi điểm phê duyệt. Người mua trả giá cao nhất gần sát với giá khởi điểm là Công ty cổ phần Vật tư Hàng hải H.P.C với giá chào là 89.5 tỷ đồng, tương đương 3.9 triệu USD chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Mặc dù Vinalines đã liên hệ với Công ty H.P.C để đàm phán đề nghị người mua tăng giá, nhưng công ty này cho biết đây là mức giá tốt nhất mà họ có thể trả và không thể tăng thêm.

Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn lời lãnh đạo Vinalines cho biết việc bán tàu càng chậm thì càng gây thiệt hại lớn cho Vinalines và tàu ngày càng xuống cấp do quá hạn đăng kiểm, sửa chữa lớn, giảm giá trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho thuyền viên, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.

Trong thời gian tàu neo chờ bán, Vinalines vẫn phả trả chi phí duy trì tàu khoảng 2000 USD/ngày (khoảng hơn 40 triệu đồng/ngày chưa tính phí quản lý)

Theo tính toán của Vinalines, nếu tiếp tục bán vòng 3, thời gian tối thiểu sẽ mất thêm khoảng 1 tháng rưỡi nữa sẽ tiếp tục tăng thêm nhiều lần chi phí neo tàu, tối thiểu khoảng 100 ngàn USD, tương đương 2.2 tỷ đồng. Do đó, Vinalines đã thống nhất điều chỉnh, phê duyệt giá khởi điểm mới theo mức giá chào của công ty H.P.C là 89.5 tỷ đồng, tương đương 3.92 triệu USD để làm cơ sở đàm phán bán tàu.

Trước đó, năm 2016, Vinalines cũng đã xin bán gấp 6 tàu gồm Vinalines Global, Vinalines Trader, Vinalines Fortuna, Vinalines Star, Vinalines Ocean và Vinalines Ruby với trọng tải 125.000 DWT khiến quy mô đội tàu giảm chỉ còn 92 chiếc với tổng trọng tải 1.8 triệu DWT.

*********************

Chính quyền Hà Nội họp về các dự án BOT (RFA, 23/04/2018)

Chính phủ Việt Nam cho biết đã rà soát nhiều dự án thu phí đường bộ (gọi tắt theo tiếng Anh là BOT- Build- Operate- Transfer) và số tiền phải chi trả cho các nhà đầu tư thấp hơn 20% so với tổng số tiền được dự tính phải chi trả cho các dự án này.

vay5

Cảnh sát cơ động được điều đến BOT Cai Lậy, cuối năm 2017. Courtesy of Facebook Bạn hữu đường xa.

Thông tin vừa nêu được đưa ra trong buổi họp của Chính phủ Việt Nam với một số địa phương và Bộ Giao Thông- Vận Tải vào chiều ngày 23/4 tại Hà Nội.

Tin dẫn phát biểu đánh giá của ông Nguyễn Xuân Phúc về con số 20% và cho rằng số tiền chi trả cho các nhà đầu tư được giảm đi sau khi các dự án được kiểm tra lại loại bỏ những chi phí bất hợp lý khi xây dựng.

Người đứng đầu chính phủ Hà Nội đưa ra kết luận rằng việc cho các công ty tư nhân đấu thầu các dự án BOT, còn gọi là xã hội hóa việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, là một việc làm đúng đắn, nhưng cần khắc phục những yếu kém trong thời gian qua như thời gian thu tiền, mức thu tiền, quá dài và quá cao, không tính đến người dân ở tại chổ.

Theo hình thức BOT, nhà thầu bỏ tiền xây dựng cầu đường, thu phí rồi sau một thời gian sẽ trao lại cho nhà nước.

Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước trong hai năm qua vì các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải tra khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.

Giới lái xe trong cả nước đã phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ để trả khi qua trạm, làm kẹt xe nhiều giờ. Đỉnh điểm của phong trào phản đối này là vào cuối năm 2017 tại trạm BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền đã phải đưa cảnh sát cơ động đến để giữ trật tự. Và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh tạm dừng trạm này trong vài tháng để bàn phương cách giải quyết.

Vào cuối tuần qua, nhiều ý kiến từ Tiền Giang cho rằng phải đưa trạm phu phí BOT Cai Lậy vào tuyến tránh là giải pháp hợp lý nhất.

*****************

Việt Nam bắt giữ nghi phạm Lào vận chuyển ma túy (RFA, 23/04/2018)

Lực lượng Biên Phòng Việt Nam gần đây bắt giữ một người đàn ông quốc tịch Lào 62 tuổi do buôn lậu và vận chuyển một số loại ma túy tổng cộng lên đến khoảng 885.000 đô la Mỹ.

vay6

Một nghi phạm vận chuyển ma tuý bị bắt công an Việt Nam bắt giữ ở Cao Bằng ngày 25/2/2018. AFP

Tân Hoa Xã dẫn lời lực lượng biên phòng của tỉnh Sơn La hôm thứ Hai 23/4, cho biết người đàn ông này đã bị giam giữ tại một khu vực biên giới Việt - Lào vào cuối tuần trước, khi ông này đang chuẩn bị chuyển thuốc cho một trùm buôn bán ma túy người Việt Nam.

Lực lượng chức năng địa phương cho biết ma tuý đá đang được nhập lậu vào Việt Nam ngày càng nhiều. Loại ma tuý này đang được sản xuất với khối lượng lớn ở khu Tam Giác Vàng thuộc biên giới Lào, Thái Lan và Myanmar với giá thấp hơn,

Giá bán ma tuý đá tại Tam Giác Vàng hiện đang ở mức 200- 250 triệu đồng (tương đương từ 8.800 đến - 11.000 đô la Mỹ) một kilogram, giảm ba lần so với vài năm trước đây.

Luật pháp Việt Nam qui định, những người buôn lậu hơn 600 gram heroin hoặc hơn 2,5 kg ma tuý đá có thể bị kết án tử hình. Tương tự, tội phạm sản xuất hoặc kinh doanh 100 gram heroin hoặc 300 gram các loại ma tuý bất hợp pháp khác cũng phải đối mặt với án tử hình.

*******************

Cứu ba phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc (RFA, 23/04/2018)

Ba phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc được công an Quảng Ninh giải cứu kịp thời hôm 20/4/2018.

vay7

Một poster tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên truyền ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em. AFP

Truyền thông trong nước cho biết ba phụ nữ trú tại Đồng Tháp và Kiên Giang đồng ý sang Trung Quốc theo hứa hẹn nếu tham gia may gia công sẽ được hưởng mức lương 15 triệu đồng một tháng hoặc nếu lầy chồng Trung Quốc sẽ có một khoản tiền lớn.

Trên đường đi, một phụ nữ sinh nghi do hành trình khác với thỏa thuận ban đầu nên báo gia đinh và được công an giải cứu kịp thời.

Theo công an tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây việc phát hiện và ngăn chặn nạn buôn người rất khó khăn do những người chủ mưu liên tục thay đổi phương thức hoạt động.

Cách thức mới là những người tổ chức không đi cùng nạn nhân mà dùng điện thoại hướng dẫn nạn nhân đến khu vực biên giới. Những nạn nhân bị lừa đa số là phụ nữ trẻ, nghèo ở miền quê bị dụ dỗ sang Trung Quốc lấy chồng hay làm việc với mức lương hấp dẫn.

Thượng úy Phạm Xuân Đức, cán bô phòng Cảnh sát hình sự công an Quảng Ninh cho biết cần truyền tải thông tin đến với những người dân nghèo vùng sâu- vùng xa để họ hiểu biết vấn đề và tự bảo vệ mình trước. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau, trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn loại tội phạm này.

Theo thông tin từ Pphòng cảnh sát hình sự công an Thành phố Hà Nội, từ năm 2012 đến năm 2017, số vụ mua bán người sang Trung Quốc chiếm hơn 81% tổng số vụ mua bán người bị phát hiện.

Published in Việt Nam

Lượng ma túy trị giá 1 tỉ đô la bị cảnh sát Campuchia, Miến Điện, và Thái Lan thiêu hủy trong ngày 26 tháng 6, ngày Liên Hiệp Quốc chống ma túy.

matuy1

Một đống thuốc bị thiêu hủy trong một buổi lễ để đánh dấu ngày Liên Hiệp Quốc chống ma túy trên toàn thế giới tại Yangon. Ảnh chụp ngày 26 tháng sáu năm 2016. AFP PHOTO

Tuy trị giá số ma túy lớn như vậy nhưng các quan chức cảnh sát của ba quốc gia này đều nói rằng đó chỉ là phần nổi của nạn sản xuất ma túy tại ba nước này, trước nhu cầu ngày càng tăng nhất là tại hai quốc gia lân bang là Ấn Độ và Bangladesh.

Khu vực nổi tiếng có các cánh đồng thuốc phiện và cơ sở sản xuất ma túy tại ba quốc gia này là vùng rừng núi Tam Giác vàng, tọa lạc tại khu vực ngã ba biên giới Lào - Thái-Miến.

Theo một số nhà quan sát thì các ông trùm ma túy tại vùng này ít khi nào bị giết hay bị bắt giữ giống như các tay trùm bên Châu Mỹ Latinh.

Cuộc chiến chống ma túy tại khu vực còn bị vấp phải một khó khăn nữa là cuộc nổi dậy lâu nay của các tộc người thiểu số chống lại chính quyền trung ương Miến Điện. Chỉ trong năm 2016 có tới 13500 người bị xử tại Miến Điện về những tội liên quan đến ma túy, trong đó có cả những nhà sư.

Published in Châu Á
Trang 1 đến 2