Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 20 mars 2023 21:28

Góp sức ngăn chặn tin giả

Hôm Thứ Sáu, 17/03/2023 trang mạng VOV đưa tin có tựa đề Thanh niên cần "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu" trên mạng xã hội (*).

tingia1

Tin giả có thể đến từ bất cứ nguồn nào, kể cả từ Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ... Người có trách nhiệm với quốc gia dân tộc phải góp sức ngăn chặn tin giả. 

Buổi diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ – Hành động của Đoàn" đặt vấn đề về mạng truyền thông xã hội ảnh hưởng tới tâm sinh lý và hành vi của thanh thiếu nhi, đặc biệt là các thông tin sai sự thật rất khó phân biệt, khó nhận diện. Nhóm người chủ tọa buổi diễn đàn hời hợt nêu chung chung một số giải pháp giúp thanh niên tăng cường "sức đề kháng trước các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội".

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương nói hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng lối sống văn hóa trên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2030. Trung ương Đoàn cũng đã ban hành nhiều kế hoạch, nội dung để thực hiện công việc, cần hình thành ý thức, thái độ và văn hóa sử dụng mạng xã hội tích cực. Ông ta cũng đem Luật An ninh mạng để căn cứ vào đó giúp đoàn viên thanh niên sử dụng mạng xã hội an toàn.

Những điều ông Nguyễn Ngọc Lương nêu ra chỉ là lập đi lập lại điều trong đảng đã dậy từ lâu. Các buổi hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm và vô số tài liệu giấy, điện tử, hệ thống báo chí của Đoàn Thanh Niên cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội cũng có từ lâu và lập đi lập lại nhiều lần. Đảng nói vậy, làm vậy, đoàn cũng nói vậy, làm vậy theo không có gì mới. Trong các đại hội, diễn đàn về phòng chống "tin giả", đảng viên, đoàn viên ai cũng nằm lòng với những diều được dậy, và nói ra thao thao bất tuyệt, không sai một chấm, một phẩy với lời ban tuyên giáo dậy, nhưng sao càng ngày đoàn viên, đảng viên càng mặn mà với những cái đảng, đoàn bảo "tin giả’, làm đoàn viên, đảng viên khô đảng nhạt đoàn ? Tất cả vì đảng và đoàn chỉ nói, và chỉ nói nửa chùng, không thể có giải pháp rốt ráo vì vướng cơ chế dộc tài, đảng trị mang tình thao túng, cưỡng ép và dối trá của cộng sản.

Việt Nam là một xã hội bị cai trị bởi chế độ độc tài, nơi quyền tự do thông tin, ngôn luận và ý tưởng bị cấm đoán, việc giáo dục những người trẻ tuổi về kỹ năng tư duy phản biện và thúc đẩy hiểu biết về truyền thông có thể là một thách thức. Chính phủ kiểm soát các phương tiện truyền thông và đàn áp các quan điểm không cộng sản, gây khó khăn cho mọi người, đặc biệt những người trẻ tuổi có nhu cầu thiết tha tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng và phát triển kỹ năng tư duy phản biện của họ để có thể phân biệt thiệt gỉa trong thông tin.

Tuy nhiên, vẫn có thể thúc đẩy các kỹ năng tư duy phản biện và hiểu biết về phương tiện truyền thông trong một xã hội như vậy, dù có thể khó khăn. Dưới đây là một số chiến thuật khả thi :

Sử dụng các nguồn thông tin thay thế : Mặc dù chính phủ có thể kiểm soát các phương tiện truyền thông chính thống, nhưng vẫn có thể có các nguồn thông tin thay thế, chẳng hạn như báo ‘lề trái’ hoặc đài phát thanh có uy tín quốc tế. Những người trẻ tuổi có thể được khuyến khích tìm kiếm những nguồn thay thế này và so sánh thông tin được trình bày với những gì họ nghe được trên các phương tiện truyền thông chính thống của đảng.

Những người trẻ có học cần luyện tập tư duy phản biện : Biết tư duy phản biện đứng đắn, không thiên kiến giúp người trẻ tuổi đánh giá các nguồn, kiểm tra sự thật và so sánh thông tin với các nguồn khác. Nhà trường Việt Nam không dạy tư duy phản biện và trong hệ thống đảng đoàn tư duy phản biện có thể bị chụp mũ phản dộng, tự chuyển biến, tư chuyển hóa, xét lại rất nguy hiểm.

Sử dụng các ví dụ từ lịch sử : Những người trẻ tuổi có thể phải tự tìm hiểu về các sự kiện lịch sử từ xa xưa đến hiện đại, khi chính phủ kiểm soát các phương tiện truyền thông và đàn áp các quan điểm thay thế. Điều này có thể giúp họ hiểu tầm quan trọng của tư duy phản biện và hiểu biết về phương tiện truyền thông trong các chế độ độc tài đầy thách thức. Điều này cũng khó khăn trong xã hội độc tài, đảng trị. Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang nỗ lực viết lại lịch sử dân tộc, bóp méo tất cả để chỉ dựng nên hình ảnh một đảng cộng sản hoàn thiện, bao trùm cả lên quá khứ. Tất cả những gì thuộc về đảng đều đúng.

Khuyến khích thảo luận cởi mở : Những người trẻ tuổi có thể được khuyến khích tham gia thảo luận cởi mở với bạn bè và các thành viên trong gia đình về các sự kiện hiện tại và các vấn đề xã hội. Điều này có thể giúp họ phát triển kỹ năng tư duy phản biện và học cách đánh giá các quan điểm khác nhau. Điều này là tối kỵ trong xã hội Việt Nam. Ngay cả trong gia đình người ta cũng không có sự cởi mở. Mạng lưới an ninh của Đảng mở rộng đến tận các ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm, tới tận từng gia đình cũng có tai mắt của Đảng. Những buổi phê và tự phê trong Đảng, trong đoàn là những buổi lên đồng tập thể, người dự đồng loạt nói dối, và ai cũng hài lòng với sư dối trá vui vẻ của nhau.

Tuy nhiên đối với những người trẻ thật sự muốn tìm hiểu sự thật, họ cần tự giáo dục và giáo dục người khác về tuyên truyền và kiểm duyệt. Khi biết rõ phương thức tuyên truyền và kiểm duyệt của Đảng người ta có thể hiểu cách chính phủ kiểm soát phương tiện truyền thông và định hướng dư luận như thế nào. Điều này cũng có thể giúp mọi người nhận ra khi nào họ bị thao túng và phát triển kỹ năng tư duy phản biện.

Thanh niên cần có thái độ tích cực khi sử dụng mạng xã hội và nền tảng trực tuyến. Dù chính phủ đang cố gắng kiểm soát mạng xã hội và nền tảng trực tuyến, nhưng những nền tảng này vẫn có thể được sử dụng để chia sẻ thông tin và ý tưởng. Việc khuyến khích mọi người sử dụng các nền tảng này một cách đúng đắn để chia sẻ các quan điểm thay thế và thách thức các câu chuyện chính- thống-giả-dối từ chính phủ có thể giúp thúc đẩy hiểu biết về truyền thông. Hiện chính phủ Việt Nam sử dụng Lực lượng 47, được Tổng cục Chính trị thành lập theo Chỉ thị 47/CT-CT ban hành ngày 8/1/2016. Lực lượng này gồm 10.000 người, sẽ ‘là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng’, ‘vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao’ (Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa). Ngoài ra còn lực lượng dư luận viên vài chục ngàn chuyện tung tin giả hoặc những luận điệu lừa gạt dư luận.

Đi xa hơn nữa, người không muốn bị nô lệ thông tin, cần mạnh dạn bước chân ra khỏi biên giới. Thanh niên không nên ngần ngại tham gia hợp tác quốc tế, gia nhập các diễn đàn thế giới và ngay cả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật liên quốc gia để mở rộng kiến thức và tìm hiểu thông tin đa chiều, đó có thể là công cụ quan trọng để thúc đẩy hiểu biết về truyền thông và thách thức các chế độ độc tài. Khuyến khích mọi người thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật, âm nhạc và các hình thức thể hiện sáng tạo khác có thể giúp chính mình và mọi người phát triển kỹ năng tư duy phản biện và thúc đẩy các quan điểm thay thế.

Để có thể giao tiếp một cách cởi mở ở Việt nam, dưới chế độ độc tài, có thể khó khăn, nhưng điều quan trọng là thúc đẩy tự do thông tin và ý tưởng, khám phá tin giả và tìm sự thật cần có một số kỹ năng khả thi :

Sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa : Thông tin liên lạc được mã hóa có thể giúp bảo vệ quyền riêng tư của mọi người và ngăn chính phủ chặn thông tin liên lạc của mọi người. Giao thức Signal hay WhatsApp hay VPN chẳng hạn được mã hóa cả hai đầu và nhắn tin tức thời có thể sử dụng trong các cuộc trao đổi, giúp thúc đẩy giao tiếp cởi mở, bảo vệ người sử dụng khỏi bị rình mò, can thiệp và kiểm duyệt.

Để có thể giúp thúc đẩy giao tiếp cởi mở người ta có thể ẩn danh, dung một tên giả, nick name. Ẩn danh có thể giúp bảo vệ mọi người khỏi sự giám sát và trả thù của chính phủ. Khuyến khích mọi người sử dụng các công cụ giao tiếp ẩn danh, chẳng hạn như Tor hoặc các tài khoản truyền thông xã hội ẩn danh khác.

Như đã nói trên, tin giả dù phát xuất ở bất cứ nguồn nào, kể từ ngoại quốc, những kẻ phá hoại, hay từ chính phủ có thể làm tha hóa xã hội, người có trách nhiệm cần tố giác tin giả. Điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc vạch trần những hành vi sai trái của bất cứ ai, kể cả chính phủ và thúc đẩy tính minh bạch. Giúp người tố giác bằng cách cung cấp cho họ sự hỗ trợ pháp lý và tài chính có thể giúp khuyến khích giao tiếp cởi mở và thúc đẩy trách nhiệm giải trình.

Sử dụng áp lực quốc tế là một công cụ quan trọng để thúc đẩy giao tiếp cởi mở ở các quốc gia có chế độ độc tài. Làm việc với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác để gây áp lực buộc chính phủ phải tôn trọng quyền tự do thông tin và liên lạc có thể giúp tạo ra áp lực thay đổi.

Tóm lại, việc ngăn chặn tin giả ở Việt Nam cần nhiều nỗ lực thực hiện. Tin giả có thể đến từ bất cứ nguồn nào, kể cả từ Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ, hệ thống truyền tin với hàng ngàn báo đài và qua các hội đoàn. Người có trách nhiệm với quốc gia dân tộc không thể không góp sức ngăn chặn tin giả. Ngoài các nỗ lực trình bày trên, điều quan trọng là mọi người cần thúc đẩy tự do báo chí, thông tin, hội họp. Trước mắt nên biết cách sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa, khuyến khích ẩn danh, hỗ trợ người tố giác sự tung tin giả, sử dụng áp lực quốc tế và giáo dục mọi người về quyền của họ, để thúc đẩy giao tiếp cởi mở trong dân chúng.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 20/03/2023

-----------------------

(*) https://vov.vn/xa-hoi/thanh-nien-can-lay-cai-dep-dep-cai-xau-tren-mang-xa-hoi-post1008090.vov

Published in Diễn đàn

"Tạo" tin giả, thao túng công luận : Hoạt động thu về bạc triệu

Ngành tình báo và các cơ quan tuyên truyền không còn độc quyền "phao tin thất thiệt" thao túng công luận. Trong khuôn khổ tổ hợp điều tra Forbidden Stories, nhật báo Le Monde cùng với nhiều phương tiện truyền thông khác trên thế giới tiết lộ bí quyết của một "lò" chuyên cung cấp tin giả, ảnh hưởng tiếp đến đời sống chính trị và kinh tế nhiều một quốc gia.

tingia1

Ảnh chụp màn hình : Trang chủ của nhóm các nhà báo điều tra "Forbidden Stories". © Capture d'écran/"Forbidden Stories"

Vào lúc một bộ phận người lao động tại Pháp tiếp tục xuống đường trong đợt thứ 5 để phản đối kế hoạch cải tổ hưu bổng, Le Monde số ra ngày 16/02/2023 dành hồ sơ lớn cho cuộc điều tra về "đội ngũ những người lính đánh thuê" trên mặt trận thông tin. Số này có nhiệm vụ đánh lạc hướng công luận.

Một lĩnh vực bất hợp pháp nhưng thu về bạc triệu 

Điều tra của tổ hợp Forbidden Stories tập trung vào trường hợp của Team Jorge, một công ty khá "kín đáo" có trụ sở tại Israel.

Team Jorge có thể giúp một công ty bị cạnh tranh muốn giành lại thị phần. Hãng này cũng có thể giúp một ứng cử viên tổng thống bị đối thủ bắt kịp trong cuộc thăm dò dư luận, hay hỗ trợ một cá nhân hay thực thể nào đó bị kiện vì tham nhũng cần hủy hoại uy tín của các nhà điều tra.

Forbidden Stories giả vờ là khách hàng liên lạc với Team Jorge và nhờ vậy đã biết được là hãng do một cựu nhân viên trong quân đội Israel lập ra từng can thiệp vào khoảng 30 cuộc bầu cử tổng thống trên thế giới, phần lớn là tại Châu Phi. Team Jorge "lập nhiều chiến công" ở nhiều nơi từ "Châu Phi đến Châu Âu, Đông Nam Á và Châu Mỹ La-tinh". Công ty có trụ sở tại Tel Aviv này "khoe thành tích" : can thiệp vào chiến dịch thao túng công luận trên hồ sơ năng lượng hạt nhân tại bang California, Hoa Kỳ ; can thiệp vào cuộc vận động tranh cử tổng thống Mali hồi 2019 giúp ông Macky Sall tái đắc cử, hay nhúng tay vào chiến dịch bôi nhọ Xavier Justo, người đã phơi bày ra ánh sáng vụ tham nhũng 1MDB liên quan đến thủ tướng Malaysia Najib Razak.

Vậy Team Jorge hoạt động như thế nào, với mục đích gì và đòi thân chủ bao nhiêu tiền, để đối lấy "những dịch vụ" cần thiết đó ? Le Monde trả lời : Giá phải trả dao động từ vài trăm ngàn đô la đến 15 triệu đôla, nếu để "làm thay đổi kết quả một cuộc bầu cử tổng thống". Nhà cung cấp dịch vụ thông tin giả này của Israel muốn rằng khi thanh toán, các thân chủ kín đáo chừng nào thì tốt chừng nấy.

Biên giới rất mỏng với bên tình báo, quân đội ?

Các chiến dịch khuynh đảo công luận đó có đạt mục tiêu hay không ? Theo các nhà điều tra, tuy không bách chiến bách thắng, nhưng "tất cả các chiến dịch nói trên đều gây hoang mang" trong công luận. Mục tiêu sau cùng là đẩy một doanh nghiệp, một định chế vào thế bị động. Họ cũng có thể thổi phồng một vụ tai tiếng nào đó vì các mục đích chính trị, tung tin giả xúi giục đầu tư vào một dự án vô bổ để giúp chủ nhân dự án đó làm giàu…

Về cung cách hoạt động, Team Jorge tìm mọi cách "moi thông tin" cần thiết, khi thì đột nhập vào hộp thư điện tử của các đối tượng cần nhắm tới, lúc thì tống tiền nạn nhân… Le Monde nêu rõ trường hợp Team Jorge đã từng "lục lọi" hộp thư Gmail của một doanh nhân Indonesia, hay một bộ trưởng Mozambique, thăm dò tài khoản trên Telegram của một quan chức Kenya… 

Đó là những hành vi "bất hợp pháp". Mạng xã hội, các phương tiện truyền thông digital, dọ thám qua internet, "tạo ảnh hưởng" trong công luận… là vũ khí, là sân chơi, của đội ngũ lính đánh thuê trên mặt trận thông tin.

Để phổ biến tin giả, các toán lính đánh thuê trên mặt trận thông tin này sử dụng công cụ mang tên AIMS. Đây là một cổng vào tập trung từ những bài báo giả, đến thông tin cá nhân "ma" về những "người ma" để mở "tài khoản ma" trên các mạng xã hội .

Một điểm đáng chú ý khác là Tal Hanan, ông chủ Team Jorge, từng phục vụ trong quân đội Israel và là sáng lập viên một cơ quan trong lĩnh vực "an ninh chống khủng bố và dọ thám kinh tế". Một trong số các cộng tác viên thân cận nhất của ông này từng là nhân viên mật vụ Israel. Điều tra trên báo Le Monde ghi nhận "một thân một mình các toán lính đánh thuê thông tin này chẳng đạt được nhiều kết quả (…), do vậy mà Team Jorge đã dựa vào hệ thống an ninh của Israel, nơi mà hãng này có những đầu mối liên lạc quý giá" để tìm kiếm thêm hợp đồng.

Đừng quên rằng "sản xuất tin giả" và thao túng công luận là một lĩnh vực càng luc càng có nhiều đối tượng muốn tham gia và đây là một thị trường mới có tính cạnh tranh rất cao. Các đối thủ của Team Jorge đang khá năng động tại Cận Đông, Châu Phi và kể cả tại các nước phương Tây.

Thế giới lao vào cuộc chạy đua vũ trang

Một ngày trước Hội nghị An ninh ở Munich, Đức, Les Echos chú ý đến báo cáo mới nhất mà Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS vừa công bố : Ngân sách quốc phòng trên thế giới năm 2022 vượt ngưỡng 2.000 tỷ đô la tăng 4% so với 2021. Mỹ vẫn dẫn đầu bảng, với 767 tỷ đô la. Về thứ nhì là Trung Quốc với gần 250 tỷ. Nga đứng hạng ba với 88 tỷ đô la. Mặc dù chiến tranh Ukraine đang là tâm điểm thời sự, nhưng IISS lưu ý "Trung Quốc mới là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ" và theo Washington từ 2 năm nay, đội ngũ máy bay vận tải, máy bay tiếp liệu của Trung Quốc đã "tăng lên đáng kể". Hải quân nước này cũng vừa trang bị thêm một thế hệ tàu ngầm đời mới có tầm hoạt động "xa hơn".

Le Monde đặc biệt dành nhiều bài vở về các khoản chi tiêu quân sự. Tờ báo trở lại với cuộc họp hôm 14/02/2023 giữa bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. NATO thảo luận về những mục tiêu trong tương lai của chính sách phòng thủ. Năm 2014, các bên đề ra mục tiêu đến năm 2024 các thành viên phải dành 2% GDP cho các chi phí quân sự. Một năm trước hạn định này và trong bối cảnh chiến tranh Ukraine hiện nay, ngoài Mỹ, Anh và Hy Lạp, đã có thêm 7 thành viên NATO đạt đến đích. Đa phần là các quốc gia sát cạnh với Nga. Ba nước trong vùng Baltic và Ba Lan thì đã vượt chỉ tiêu 2%. Pháp thì chưa. Còn riêng Đức, cho dù Berlin thông báo bơm thêm 100 tỷ euro cho quân đội, nhưng ngân sách quốc phòng của Đức còn lâu mới đạt ngưỡng 2% GDP.

Báo động Châu Âu hết đạn

Vào lúc chiến tranh đang diễn ra ngay trên lãnh thổ Châu Âu, NATO báo động châu lục này thiếu đạn dược. Sylvie Kauffmann không khoan nhượng đặt câu hỏi : Tại sao từ khi chiến tranh Ukraine khai mào, ai cũng biết rằng mỗi ngày Ukraine tiêu thụ từ 5.000 đến 6.000 đầu đạn, chỉ bằng một phần tư so với phía Nga. Vậy mà phải đợi đến hôm 13/02/2023, tổng thư ký NATO mới báo động rằng các thành viên sản xuất không kịp để cung cấp đạn dược cho Kiev. Tại sao các nhà máy của Châu Âu không hoạt động hết công suất gần một năm sau ngày Vladimir Putin đưa quân xâm chiếm Ukraine ?

Trên nguyên tắc lẽ ra lãnh đạo Châu Âu phải thay đổi chiến thuật 180 độ để lắp đầy các kho đạn khi thấy rằng Nga có thể "nuốt chửng" Ukraine. Nhưng cho đến giờ các nhà sản xuất Châu Âu vẫn "đang khoanh tay đợi đơn đặt hàng". Mãi đến tuần trước, Estonia mới đề nghị Liên Âu cùng nhau đặt mua đạn dược để viện trợ cho Ukraine. Làm thế nào giải thích sự chậm trễ đó khi mà ý tưởng này đã được đề xuất từ tháng 3/2022 trong khuôn khổ thượng đỉnh Liên Âu ở Versailles ?

Pháp : Vở diễn đã nhàm của NUPES

Trở lại với thời sự Pháp : sự kiện trong ngày đương nhiên là đợt xuống đường lần thứ 5 để phản đối kế hoạch kéo dài tuổi lao động. Libération vẫn tập trung vào con số người tham gia các cuộc xuống đường chiều nay. Trái lại các báo Les Echos, Le Figaro Le Monde mệt mỏi trước những cảnh tượng "hỗn loạn" ở Hạ Viện. Các tờ báo này phân tích về "chiến thuật phá rối" của Liên minh cánh tả NUPES, đứng đầu là đảng cựu tả Nước Pháp Bất Khuất. 

Le Figaro trong bài xã luận trên trang nhất châm biếm đổi tên đảng Nước Pháp Bất Khuất, La France Insoumise thành La France Indécente Nước Pháp Sỗ Sàng. Các dân biểu của đảng này và liên minh cách tả NUPES làm tê liệt các cuộc tranh luận ở Quốc hội, biến Hạ Viện thành một "cái chợ" để cãi nhau, để thóa mạ một số bộ trưởng. Hậu quả kèm theo là một ngày trước khi kết thúc các cuộc thảo luận ở Hạ Viện về dự luật cải tổ hưu bổng, các bên vẫn chưa tiến gần đến được điều khoản số 7, tâm điểm của chương trình cải tổ. Điều khoản này quy định kéo dài tuổi lao động đang từ 62 lên thành 64.

Les Echos trong bài xã luận quy tránh nhiệm nhiều hơn cho đảng Những Người Cộng Hòa LR làm khó dễ cho chính phủ để rồi "nối giáo cho giặc", tạo cơ hội tốt cho NUPES làm tê liệt mọi tranh cãi về nội dung cốt lõi của đạo luật. Xã luận báo Le Monde cũng đã hết kiên nhẫn với trò hề mà các dân biểu La France Insoumise diễn đi diễn lại từ nhiều ngày qua ở Hạ Viện. Chiến thuật "gây hỗn loạn trong cuộc tranh luận và càng lúc càng sử dụng những từ ngữ thô bạo" của đảng Nước Pháp Bất Khuất phản tác dụng. Đảng cực tả này đang tạo cái cớ để chính phủ danh chính ngôn thuận thông qua luật cải tổ chế độ hưu bổng mà không có thời gian để tranh luận, đàm phán với các tổ chức công đoàn.

Nguồn gốc các thành kiến

Trước khi đóng lại các tờ báo trong ngày, mục giới thiệu sách của Libération có bài viết ngắn về cuốn sách mới ra mắt độc giả nói đến những thành kiến. Do đâu người ta đã "in vào đầu" rằng người Hoa thì xảo quyệt, người Pháp thì kiêu ngạo và vô lễ, phụ nữ luôn trong trạng thái rối loạn thần kinh, còn những người không ăn thịt thì luôn buồn rầu, ủ rũ ?

Histoire des préjugés (Lịch sử những thành kiến) do khoảng 40 nhà sử học tập hợp lại qua nhiều thời đại khác nhau. Trong hơn 400 trang, các tác giả tìm cách trả lời các câu hỏi tại sao người ta thường có thành kiến rằng "người Ả Rập bạo tàn", "người Do Thái thì keo kiệt", "người đồng tính nam thì luôn ẻo lả như phụ nữ" ? Tại sao một phần lớn công luận tin rằng vào thời tiền sử, con người sống như súc vật, hay đàn ông không bao giờ được khóc ? Tìm hiểu về nguồn gốc những thành kiến đó, theo Libération, là "một thứ thuốc giải độc hóa giải những hiềm khích" nhất là vào lúc mà những thuyết âm mưu, fake news đang nở rộ và bất luận phải trái, đúng hay sai, chúng liên tục bị khai thác cho những ý đồ chính trị, và trở thành những công cụ thổi bùng lên ngọn lửa hận thù giữa các cộng đồng trong xã hội, giữa các dân tộc và màu da…

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Truyền thông Việt ngữ Quận Cam trong cơn bão tin giả

Thanh Phương, RFI, 22/02/2021

Có thể nói cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Quận Cam (Orange County), bang California, giống như là một nước Việt Nam thu nhỏ. Những người sống ở những khu vực như Little Saigon không cần biết tiếng Anh mà họ vẫn có thể biết tin tức thời sự cộng đồng, Hoa Kỳ và quốc tế qua vô số các đài phát thanh, truyền hình phát 24 giờ/24, và qua một số báo giấy vẫn còn tồn tại.

quancam1

Nhà báo Hoàng Trọng Thụy trong một chương trình của đài Little Saigon, Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 04/02/2021.  © RFI

Riêng về truyền hình, cách đây gần 20 năm có hai đài truyền hình là Little Saigon TV và Saigon TV và sau này có thêm đài SBTN, nhưng từ 5, 6 năm trở lại đây có hơn 30 đài tại Quận Cam. Các đài đều phát free to air, tức là không cần đăng ký thuê bao, hoặc phát qua hệ thống vệ tinh để phủ sóng trên toàn nước Mỹ và cả Canada, hoặc phát qua các ứng dụng và phát trên mạng.

Nhưng trong thời gian gần đây, nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ đã phải đối phó với cơn bão tin giả tràn ngập các mạng xã hội, nhất là qua các Youtuber tự nhận là truyền thông, gây nhiễu thông tin và gây thêm chia rẽ trong cộng đồng người Việt.

Hoàng Trọng Thụy, nhà báo kỳ cựu của Little Saigon TV, đài truyền hình đầu tiên của người Việt tại Quận Cam, hoạt động từ hơn 20 năm nay, cho biết, các phương tiện truyền thông tại đây cũng đã bị cuốn vào sự phân hóa trong cộng đồng người Việt về bầu cử tổng thống :

"Cuộc bầu cử này là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ có một vị tổng thống tạo nên những vụ tranh cãi, ủng hộ thì cũng mạnh mẽ, mà chống cũng mạnh mẽ. Thêm một điểm nữa là chưa bao giờ hệ thống Facebook, Youtube, Instagram của nước Mỹ làm việc mạnh như vậy. Cho nên, người ta có đủ các phương tiện để lên đồn thổi với nhau các tin tức, rồi mắng chửi nhau.

Cơ quan truyền thông cũng bị kéo theo làn sóng phân hóa giữa người ủng hộ và người chống ông Trump. Nhiệm vụ của truyền thông là làm sao đưa những tin tức trung thực nhất, nhưng những người ủng hộ ông Trump thì lại không muốn nghe những tin này ! Hễ đụng đến ông Trump là họ chửi rủa. Mặc dù cơ quan truyền thông chúng tôi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp những tin tức về ông Trump, nhất là trong cuộc bầu cử vừa qua. Nhưng "làm dâu trăm họ", chúng tôi phải chịu những lời răn đe, đủ hết mọi chuyện.

Khi truyền thông Việt Ngữ nói về những chỉ trích phe ông Trump không tin vào kết quả bầu cử, đồn thổi về hệ thống bầu cử "gian lận", thì những người ủng hộ ông Trump lại lên trên mạng như Facebook để chỉ trích những ai không loan những tin đó. Họ vẫn loan tải những tin không đúng sự thật. Trách nhiệm của cơ quan truyền thông là phải gởi đi cả hai luồng tin đó, thế nhưng những người ủng hộ tổng thống Trump thì vẫn không muốn nghe những tin tức sự thật đó, và vẫn nghĩ rằng ông Trump sẽ ở lại làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa".

quancam2

Nhạc sĩ Trúc Hồ tại trụ sở đài truyền hình SBTN, Quận Cam, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 08/02/2021.  © RFI

Về phần nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc đài truyền hình SBTN, ông cũng ghi nhận những khó khăn mà làn sóng tin giả gây ra cho những cơ truyền thông Việt Ngữ nào chỉ đưa những thông tin sự thật :

"Trúc Hồ đã cố gắng giữ vai trò của một người làm truyền thông là chỉ đưa những dữ kiện sự thật. Thời gian qua khó khăn vô cùng. Khán giả của SBTN trong vòng 4 năm qua phần lớn là những người Việt Nam Cộng Hòa, rất yêu nước Việt Nam Cộng Hòa, ủng hộ đảng Cộng Hòa và những gì tổng thống Trump nói thì những người lớn tuổi tin. Nhưng là người làm truyền thông, Trúc Hồ và ban giám đốc đài SBTN vẫn theo lập trường là đưa tin tức đúng đắn, chứ không thể chuyện không có mà nói thành có. Cho nên chúng tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

Rất nhiều khán giả của SBTN trong 4 năm qua mỗi ngày email cho Trúc Hồ. Những người đã từng đồng hành với Trúc Hồ trong các công tác thiện nguyện, tham gia Đại nhạc hội "Cám ơn anh", cũng như đấu tranh cho những nhà dân chủ bị cầm tù ở Việt Nam thì lần lần đều chia tay với SBTN, không có ngày nào Trúc Hồ không nhận được những lời chia tay, đôi khi là lời trách móc, hoặc những lời hơi nặng với mình. Nhưng Trúc Hồ thông cảm hết, vì những người lớn đa số là những người yêu nước, không thích Cộng Sản, muốn chống Cộng, cho nên nghĩ rằng ông Trump sẽ giúp đánh Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam cho chúng ta. Các mạng xã hội đã làm cho người lớn tuổi thiếu những thông tin từ những cơ quan truyền thông uy tín".

quancam3

Ông Khôi Nguyên, tổng thư ký tòa soạn báo Người Việt, Quận Cam, Califorina, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 06/02/2021.  © RFI

Nhật báo Người Việt, tờ báo duy nhất ở Quận Cam vẫn còn phát hành 7 ngày trên 7, cũng không thoát khỏi vòng xoáy của tin giả trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Nhưng theo nhận xét của ông Khôi Nguyên, tổng thư ký tòa soạn, sự căng thẳng giữa phe ủng hộ và phe chống Donald Trump đã dịu bớt kể từ khi tổng thống Dân chủ Joe Biden lên cầm quyền :

"Nước Mỹ đã bị chia rẽ trước đó, nhưng thể hiện rõ nhất là trong cuộc bầu cử. Hai bên, một bên ủng hộ Donald Trump, một bên ủng hộ Joe Biden. Báo Người Việt chúng tôi đưa tin là ở giữa hai bên, ở cái lằn ranh đó, nhưng đôi khi cũng bị những người ủng hộ tổng thống Donald Trump nói báo Người Việt chống Trump, ủng hộ Dân chủ, hoặc là ngược lại. Nhưng quan điểm của chúng tôi là đưa thông tin trung thực, chứ không đứng về một phe nào cả.

Theo quan sát của một tờ báo cộng đồng, số người "ấm ức" vẫn còn, nhưng nó cũng phai nhạt dần. Theo tôi nghĩ, cái sự phai nhạt dần này có liên hệ trực tiếp đến việc chính phủ của tổng thống Joe Biden thực hiện các chính sách ra sao trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.

Thứ hai là cho đến thời điểm này, dịch bệnh tại vùng Nam California bắt đầu thuyên giảm khi có vac-xin và khi chính phủ mới lên cầm quyền thì cũng bớt những hành động như biểu tình, tụ tập. Cho đến hôm nay, đã có những dấu hiệu tích cực đó là số người bị nhiễm đã giảm, trong cộng đồng Việt Nam, khá nhiều người trên 65 tuổi đã được chích, tạo được sự tự tin cho người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư và tình cảm của các cử tri. Họ cũng đã nhận thấy là vì mục đích chung của một nước Mỹ đoàn kết, những người mà chúng tôi hay gọi là "fan cứng" của tổng thống Trump một phần nào đó cũng nguôi ngoai. Phía chống tổng thống Trump nay cũng đã nhìn thấy thành quả của mình. Cho nên giữa hai bên bây giờ không có căng thẳng nữa".

Tuy vậy, ngay cả sau khi ông Biden đã nhậm chức ngày 20/01, tin giả về Donald Trump không chấm dứt, thậm chí gần đây còn có tin là ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng ngày 04/03 ! Để tiếp tục "giải độc" cho khán giả người Việt về những tin giả này, nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết đài đã lập hẳn một chương trình riêng :

" Cộng đồng chúng ta chia rẽ nặng đến mức trong gia đình có nhiều người khác ý kiến nhau và đôi khi bạn bè không muốn gặp mặt nhau. Trúc Hồ có rất nhiều người bạn ủng hộ Trump, những người em ca sĩ của Trúc Hồ phần đông ủng hộ Trump. Việc ủng hộ một tổng thống hay đảng nào là quyền tự do căn bản của mỗi người mà chúng ta phải tôn trọng. Cho nên, Trúc Hồ không có vấn đề với những người ủng hộ Trump, mà là có vấn đề với tin giả.

Tin giả nguy hiểm vô cùng, nó giống như là thuốc độc đối với những người không có cách để tìm những nguồn thông tin từ những cơ quan truyền thông uy tín. Họ dễ bị nhiễm độc của những người làm tin chỉ để kiếm view trên Youtube hoặc Facebook. Hơn bao giờ hết cộng đồng chúng ta cần phải hàn gắn, đối diện với sự thật, cho nên ngay sau ngày bầu cử xong, Trúc Hồ đã kêu gọi một số anh em thế hệ trẻ, có khả năng tiếng Anh và tiếng Việt thực hiện một chương trình "Đối diện với sự thật". Là những người quen dùng Instagram, Facebook, Google, các em biết tin nào là tin giả và các em phải đi tìm sự thật, mang tin thật đến để "giải độc" cho khán giả".

Bên cạnh việc gây nhiễu thông tin, sự xuất hiện của những kênh Youtube chỉ có một hoặc hai người tự điều hành còn gây khó khăn cho một số đài truyền hình lớn ở Quận Cam, theo lời ông Michael Nam Nguyễn, chủ nhân Saigon TV, một trong những kênh truyền hình lâu đời của người Việt tại Mỹ :

"Để mang đến những tin tức, những chương trình đâu ra đó cho khán thính giả mỗi ngày, chúng tôi phải tốn rất nhiều chi phí. Riêng phần tin tức thôi, chúng tôi phải mua tin của Reuters, mướn xướng ngôn viên, mướn người make-up cho xướng ngôn viên, mướn người quay tin tức, rồi edit chương trình. Cho nên, riêng một chương trình tin tức hàng ngày của đài, chúng tôi đã phải bỏ ra rất nhiều tiền. 

Trong lúc đó, trên những kênh Youtube hay Facebook, họ chỉ có một người và chỉ lấy tin tức từ bất cứ chỗ nào, rồi họ tự làm. Và như vậy họ đã gây rất nhiều khó khăn cho những đài lớn ở đây".

Ngoài sự cạnh tranh đó, các cơ quan truyền thông của người Việt tại Quận Cam nay còn bị tác động của dịch Covid đe dọa đến hoạt động của họ, nhất là doanh thu nhờ quảng cáo đã sụt giảm rất nhiều do các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 22/02/2021

*********************

Blogger Điếu Cày : Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam

Thanh Phương, RFI, 16/02/2021

Nhà tranh đấu nhân quyền blogger Nguyễn Văn Hải, biệt danh "Điếu Cày" đã sống lưu vong tại Hoa Kỳ từ hơn 6 năm. Từ đó đến nay, anh vẫn tham gia quản trị trang mạng của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngoài ra, anh còn tham gia vào một chương trình của đài truyền hình SBTN tại Quận Cam (Orange County). Nhân dịp đến thăm đài SBTN trong chuyến đi Quận Cam đầu tháng 2/2021 vừa qua, đặc phái viên Thanh Phương đã có dịp phỏng vấn blogger Điếu Cày.

quancam3

Blogger Điếu cày (giữa) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa.  © Ảnh tư liệu : Tổ chức Phóng viên Không biên giới

Trong bài phỏng vấn với RFI Việt ngữ, anh Nguyễn Văn Hải đã nêu lên những khó khăn của việc đấu tranh trên mạng hiện nay và nhất là sự phân hóa của phong trào dân chủ tại Việt Nam do tác động của những tin giả, đặc biệt tập trung trong thời gian tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn.

RFI : Xin anh cho biết đôi nét về cuộc sống của anh hiện nay thế nào ?

Blogger Điếu Cày : Từ khi tôi sang đến nay, tôi vẫn tập trung theo dõi tình hình trong nước, và quản trị một số trang do Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thành lập, và cùng với một số anh em trong nước quản trị một số diễn đàn. Mạng lưới truyền thông do chúng tôi lập ra cũng tạo được lượng truy cập khá lớn, và hoạt động trong nhiều năm. Mới đây trang group "Lều của Đầy Tớ", vào lúc cao điểm đã có hơn 74.000 thành viên, và có lúc còn khoảng 62.000, thì đã bị Facebook đóng. Hiện nay chúng tôi cũng vẫn chưa lấy lại được. Nhưng về tình hình đấu tranh trên mạng xã hội, cũng gặp nhiều khó khăn, vì sự quản lý của Facebook, cũng như tác động của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với Facebook, nên cũng bị hạn chế nhiều.

RFI : Như vậy, chắc là anh có theo dõi về tình hình Việt Nam trong thời gian qua, nhất là thời gian trước Đại hội Đảng, với việc rất nhiều người đã bị bắt bớ, bị truy tố. Nhìn từ bên ngoài, theo anh, lý do gì dẫn đến sự bắt bớ như vậy, hay đó là một sự diễn tiến bình thường mỗi khi có Đại hội Đảng ?

PUBLICITÉ

Blogger Điếu Cày : Trước khi diễn ra Đại hội Đảng, họ đều tìm cách ngăn chặn những tiếng nói tự do, mà điển hình là những vụ bắt bớ. Nhưng trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ của Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang lên đến bây giờ, chính quyền cộng sản Việt Nam chuyển sang công an trị rõ ràng nhất, và sự đàn áp là khốc liệt nhất. Những kỳ Đại hội Đảng người ta thấy là nhiều người có tiếng nói trên các diễn đàn tự do đã bị khống chế, bị bắt bớ. Nhưng đặc biệt là trong năm nay, đàn áp là khốc liệt hơn. Các nhà báo bị đàn áp với những bản án rất nặng, như vừa rồi, Hội Nhà Báo Độc Lập với ba thành viên, là anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy và anh Lê Hữu Minh Tuấn. Tổng cộng là 37 năm tù cho ba người. Rồi một số nhóm như nhóm Hiến Pháp, và một số nhóm nữa cũng bị truy tố, với những bản án cao. Cho nên phong trào gặp rất nhiều khó khăn.

RFI : Những vụ bắt bớ như thế ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của tờ báo của Hội Nhà Báo Độc Lập ?

Blogger Điếu Cày : Trang của Hội Nhà Báo Độc Lập được quản trị từ bên ngoài, một số tiếng nói chủ lực bị bắt, nhưng trang của Hội Nhà Báo Độc Lập vẫn tiếp tục hoạt động.

RFI : Vũ khí chính của những người đấu tranh dân chủ là các trang mạng xã hội, như anh có nói lúc đầu, nhiều trang mạng, nhiều bài viết bị Facebook chặn, có phải là họ chặn theo lệnh của chính quyền Việt Nam ?

Blogger Điếu Cày : Chính quyền Việt Nam sử dụng nhiều công cụ, không những chỉ gây sức ép với Facebook về việc đặt máy chủ ở Việt Nam, họ còn yêu cầu Facebook phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, và thậm chí Facebook cũng nói là họ tuân thủ pháp luật địa phương, trong một số vấn đề. Đó là cái khó khăn cho những người đấu tranh dân chủ. Gần đây nhất là chính quyền cộng sản còn sử dụng một biện pháp kỹ thuật nữa. Khi máy chủ Facebook thuê băng thông để chuyển tải thông tin vào trong nước, băng thông đã bị bóp để gây sức ép với Facebook, khiến Facebook phải đối phó, phải đặt máy mới bên Đài Loan.

RFI : Đấy là chưa kể trên thế giới nói chung, và đối với các mạngxã hội của Việt Nam nói riêng, có rất nhiều tin giả. Đã có rất nhiều trang youtube, trang Facebook về tình hình chính trị Mỹ, và tình hình bầu cử Mỹ, với hai ứng viên Cộng Hòa, ông Donald Trump, và Dân Chủ, ông Joe Biden. Những tin giả có gây tác động nhiều đến các trang mạng của các nhà đấu tranh dân chủ hay không ?

Blogger Điếu Cày: Nó gây tác động rất là nhiều, mà gây tác động rất nặng nề. Tại vì nó làm phân hóa phong trào. Kể cả xã hội Việt Nam và xã hội Mỹ. Cộng đồng ở Mỹ cũng bị phân hóa, xã hội Mỹ cũng bị phân hóa, bởi những nguồn tin giả, những nguồn tin độc hại như vậy. Chúng tôi ở đây, có tham gia với SBTN làm chương trình "Đối diện với Sự thật". Mỗi một kỳ của chương trình, đều đưa lên chi tiết về vấn đề, cách lan truyền tin giả trong cộng đồng, tác hại của tin giả đối với cộng đồng như thế nào. Một cái nữa là, cũng thông qua những trang của anh em ở hải ngoại, anh em trẻ họ thành lập ra trang "Người thông dịch", để dịch các bản tin của các tờ báo lớn trên thế giới, chuyển tải các thông tin đến cộng đồng. Nó như là thông tin dòng chính, để đối phó với tin giả.

Còn cách thức của chính quyền Việt Nam, chính quyền Nga, Trung Quốc, Iran, là họ xâm nhập vào trong mạng lưới tin giả này, họ khuếch đại tin giả đó, chủ yếu để làm lũng đoạn xã hội Mỹ, phân hóa xã hội Mỹ, trong đó có mục tiêu phân hóa các cộng đồng sắc tộc. Mà người Việt Nam là một trong những cộng đồng bị phân hóa nhiều nhất bởi tin giả.

RFI : Tôi thấy đặc biệt là có sự tham gia rất nhiều của một tờ báo tiếng Việt gọi là Đại Kỷ Nguyên. Tờ báo này xuất phát từ đâu, do ai chủ trương, tại sao họ lại tuyên truyền những tin giả như vậy ?

Blogger Điếu Cày : Trên báo New York Times, có bài điều tra liên quan đến mạng lưới của Epoch Times, trong đó có tức Đại Kỷ Nguyên, Trí Thức Việt Nam, Tân Đường Nhân, đều là mạng lưới tin giả của Epoch Times cả. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguồn lực ở đâu mà Pháp Luân Công có thể làm được việc như thế ? Kể cả việc mua quảng cáo hàng triệu đô trên Facebook.

Chúng ta thấy rằng, thứ nhất là trong cuộc điều tra của New York Times cũng đặt câu hỏi nguồn lực ở đâu ra, và Pháp Luân Công với Epoch Times có liên hệ với nhau thế nào. Những người đấu tranh trên mạng nhiều năm, có kỹ năng, đều hiểu rằng, khi Epoch Times hoạt động ở Mỹ, nó cần hai cái mũ. Cái mũ thứ nhất là cái mũ chống Cộng, nó núp vào Đại Kỷ Nguyên, hoặc nó mượn danh Đại Kỷ Nguyên. Thứ hai là nó phải mượn một cái mũ khác, với chiêu bài ủng hộ tổng thống Donald Trump. Nhưng tuyến bài vở chủ yếu của nó là tấn công vào các đảng đối lập. Trong rất nhiều kỳ bầu cử, các ứng cử viên đối lập Cộng Hòa hay Dân Chủ, việc ủng hộ bên này hay bên kia là chuyện bình thường, và sau bầu cử xã hội vẫn trở lại bình thường, với sự cầm quyền của hai đảng. Thế nhưng trong đợt này, do tác động của tin giả, kể cả bầu cử đã qua rồi, tin giả vẫn lan truyền, và gây ra sự xáo lộn xã hội Mỹ, gây phân hóa xã hội Mỹ rất nhiều. 

Như vậy, mục tiêu của tin giả là để cho người dân, thứ nhất là mất niềm tin vào hệ thống báo chí Hoa Kỳ, và thứ hai là mất niềm tin vào chính phủ Hoa Kỳ, mất niềm tin vào nền dân chủ, và phân hóa xã hội Mỹ. Tất cả những mục tiêu đó, khi họ đạt được, thì ai được lợi ? Chỉ có các chính quyền cộng sản Trung Quốc, Nga và Việt Nam được hưởng lợi trong vấn đề đó. Câu hỏi đặt ra là, mạng lưới Epoch Times sử dụng những thủ thuật gì ?

Trong điều tra của New York Times cũng chỉ ra, như sử dụng công nghệ IA, để vượt qua giai đoạn xác định danh tính, để lập ra hàng ngàn trang Facebook giả, sử dụng các trang đó phát tán tin giả, đồng thời sử dụng kỹ thuật "click farm" để tạo ra nhiều lượng view, nhiều lượt coi. Nhưng thực ra số lượng người coi đó là giả. Họ dùng những trang đó để người xem kích ngược vào website của trang mẹ. Chính vì thế, Đại Kỷ Nguyên trở thành một trang có lượng người truy cập lớn nhất ở Việt Nam, mà đây lại là truy cập vào một cái trang của người Tàu. Tôi thấy đây là một khuyết tật trên truyền thông, mà chúng ta cần phải để ý.

RFI : Anh đã nói là tin giả tác động rất nặng nề đến các nhà đấu tranh dân chủ, cũng như các mạng xã hội, trang thông tin của những người đấu tranh dân chủ. Cụ thể điều này làm phân hóa như thế nào ?

Blogger Điếu Cày : Việc các ứng cử viên tổng thống được người này, được người kia ủng hộ là chuyện rất bình thường trong xã hội, nhưng vấn đề là mạng truyền thông tin giả, nó dẫn dắt người ủng hộ đi theo hướng nào, và cái xu hướng dẫn dắt như thế nào mới là cái nguy hiểm. Nguy hiểm là vì, núp dưới chiêu bài ủng hộ tổng thống Donald Trump, nhưng cái đích ngắm là làm mất niềm tin vào xã hội Mỹ, vào nền dân chủ Mỹ, và một số anh em đấu tranh dân chủ ở trong nước, một số blogger nổi tiếng đã chia sẻ những tin giả từ Epoch Times, Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường Nhân, cùng với những "thuyết âm mưu" rất vô lý. Đồng thời với việc làm lan truyền những tin giả như vậy, một số anh em quay sang tấn công những người đưa tin thật. Bởi vì, để lan truyền tin giả, phải tấn công người đưa tin thật. Điều này là đương nhiên thôi.

Nhưng nếu Đại Kỷ Nguyên, hay các nick ảo, các nick của dư luận viên của chính quyền cộng sản họ làm việc đó, thì là một chuyện. Nhưng nick của những người đấu tranh dân chủ mà làm chuyện đó, thì là tiếp tay cho nó. Gây thiệt hại rất lớn cho phong trào, làm phân hóa phong trào, và từ đó làm yếu phong trào đi. Đấy là điều nguy hiểm.

RFI : Sau những đợt bắt bớ, truy tố như vậy, người hoạt động dân chủ ở nước ngoài có thể giúp thêm cho phong trào trong nước hay không ?

Blogger Điếu Cày : Trong môi trường Internet tự do, anh vẫn có thể đóng góp được, miễn là anh có còn quan tâm đến phong trào hay không. Về việc đóng góp, chúng tôi vẫn liên lạc với gia đình của các tù nhân lương tâm, những anh em bị bắt. Chúng tôi không bỏ qua vấn đề đó, mà thường truyền tải thông tin đến các vị dân biểu Hoa Kỳ.

Ví dụ như khi vụ Đồng Tâm xảy ra, tôi cùng với những anh em trong nước, cũng như anh Nguyễn ở Houston, có tham gia vào nhóm Hành động vì Đồng Tâm. Ở trong nước, anh em làm những báo cáo về Đồng Tâm, thông qua nguồn tin của bà con Đồng Tâm đưa ra cho gia đình chị Cấn Thị Thêu và Phạm Đoan Trang ở trong nước. Chúng tôi ở ngoài này chuyển tải các thông tin như vậy đến các vị dân biểu, cũng như việc đàn áp, bắt bớ anh em. Mình chuyển thông tin đến các tổ chức quốc tế, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để vận động cho anh em.

RFI : Hiện nay, nước Mỹ có một tổng thống mới, tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden. Chính quyền mới có thể giúp thúc đẩy phong trào dân chủ ở Việt Nam hay không, giúp thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam hay không ?

Blogger Điếu Cày : Tôi nghĩ đây là một tin mừng cho những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Bởi trước đây, trong thời kỳ chính quyền Dân Chủ thời ông Obama cầm quyền, rất nhiều người Việt Nam đã được thoát khỏi nhà tù. Vì những cam kết của chính quyền Mỹ và chính quyền Việt Nam đều có đặt điều kiện nhân quyền trong đó. Và nhờ đó, nhiều anh em được thoát khỏi nhà tù cộng sản. Chính quyền của ông Obama cũng rất quan tâm đến vấn đề dân chủ ở Việt Nam. Điều thứ hai là, trong chính quyền mới sắp tới này, bên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trước có người là thứ trưởng, bây giờ làm bộ trưởng. Và một số bạn bè tôi trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã trở lại làm việc. Họ là những người rất am hiểu về tình hình Việt Nam, và khi họ quay trở về, thì những vấn đề Việt Nam không phải là mới với họ. Và đó là điều thuận lợi, chúng ta có thể đề đạt các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền với họ. Họ chính là những người hiểu sâu những vấn đề đó trong nhiệm kỳ 8 năm của tổng thống Obama trước đây. Đây là một tin mừng.

Hy vọng vấn đề dân chủ sẽ được quan tâm hơn nhiều. Như chúng ta thấy, tổng thống Joe Biden đã lên tiếng ngay sau cuộc đảo chính ở Miến Điện, hay về những vấn đề ở Hồng Kông, Tân Cương ở Trung Quốc. Chúng ta thấy là đang có chiều hướng thuận lợi.

RFI Xin cảm ơn Blogger Điếu Cày.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 16/02/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quc và Nga là hai ln làm ra tin gi trên thế gii. H thường làm âm thm kín đáo đ không l din. Nhưng gn đây dường như Trung Quc thy không cn giu na.

fake1

Cui tháng 11/2020, B Ngoi giao Trung Quc to ra hình gi ca mt người lính Úc cm dao dính máu k c mt em bé người Afghanistan đang ôm con cu, vi câu kèm ng s, chúng tôi đến đ mang hòa bình cho bn".

Cui tháng 11 năm 2020, B Ngoi giao Trung Quc to ra hình gi ca mt người lính Úc cm dao dính máu k c mt em bé người Afghanistan đang ôm con cu, vi câu kèm ng s, chúng tôi đến đ mang hòa bình cho bn".

S kin mt viên chc cao cp Trung Quc dùng hình thc này đ lên án cung cách hành x ca quân đi Úc ti Afghanistan ghi du mc đim thp nht trong quan h gia hai nước, k t khi ni li bang giao vào đu thp niên 1970s.

Th tướng Úc Scott Morrisonhp báo đ phê phán Trung Quc bng nhng li l thng thng và mnh m nht. Ông dùng t "ghê tm" (repugnant) đ din t hành đng này, yêu cu g b bài này trên Twitter, và li xin li chính thc t Bc Kinh.

Liên quan đến s kin tin gi này, các chuyên gia Úc và công ty chuyên v an ninh mng ca Do Thái có tên Cyabracho biết, hình nh này được lan rng trên mng, trong đó mt na nh các tài khon gi trên mng xã hi. Điu tra ca Cyabra cho biết, 57.5% các tài khon tiếp cn vi vn đ này là gi. Điu này cho thy đ chng c v mt chiến dch thông tin sai lch ch yếu đ dàn dng. Các chuyên gia cho rng, nhiu tài khon này đã tng được dùng đ nói v Hng Kông. Cuc điu tra cũng cho biết có khong 37 ngàn tài khon dùng đ tn công Úc k t tháng Sáu năm nay.

Lâu nay Bc Kinh biết khai dng các mng truyn thông xã hi ngoài Trung Quc, tc các mng ca M/Tây phương, cho các mc tiêu chính tr ca h. Nhng mc tiêu này xoay quanh tuyên truyn đ đánh bóng cho chế đ và phát tán tin gi đ lung lc mi vn đ. Trong trường hp hình gi nói trên, B Ngoi giao Trung Quc s dng Twitter và tiếng Anh. Nhưng đây là mt phn n lc mà Bc Kinh dành cho mt trn đi ngoi. Mt trn đi ni mi là ưu tiên ca Bc Kinh. Theo Yaqiu Wang, mt nhà nghiên cu v Trung Quc đang làm vic cho Human Rights Watch,chiến dch tung tin gi ca Đảng cộng sản Trung Quc ch yếu bng tiếng Hán. Nghĩa là la gt người dân nước khác cũng cn, nhưng chính người dân ca mình mi là quan yếu.

Tuyên truyn, bóp méo s tht, tung thông tin gi, v.v là ngh ca các chế đ đc tài, nhưng không ai qua mt được trò này bng chế đ cng sn. T thi ca Stalin đến Mao ri ti Tp, và các chế đ cng sn khp nơi. Vit Nam không ngoi l. Đi vi Bc Kinh, khi thông tin quan trng nào có kh năng gây bt li cho h, có nguy cơ làm mt uy tín, mt mt, hay vch trn sai trái và bn cht ca h, thì Bc Kinh s tìm mi cách và tp trung mi ngun lc h có đ x lý hay phn bác nó. Chng hn, khi nhn thc được rng chính hành đng ém nhm ca các cơ quan công quyn ti Vũ Hán, và sau đó t Bc Kinh, đã làm cho đi dch Covid-19 gây nhim toàn cu (tínhđến lúc viết bài này có gn 75 triu người b nhim, 1.662.127 người chết, trong đó 310.699 t M), Bc Kinh bt đu quan ngi v vic điu tra ngun gc Covid-19. H nhy chm lên và phn ng gay gt vi nhng ai đ ngh WHO tiến hành điu tra. H bt đu cácchiến dch rm r tung tin gi rng nó có th xu t phát t M hay các nơi khác.

Quan h gia Úc và Trung Quc trong nhng năm qua tt nht thì lnh nht, mà t nht là trng pht. Sau khi nước Úc ng h cuc điu tra v ngun gc ca Covid-19 t đu tháng 4 năm nay, Bc Kinh đã tr đũa bng vicngưng nhp tht t tháng 5 năm 2020. Gn đây là ngưng muaby mt hàng ca Úc bao gm than, lúa mch, qung đng và tinh qung, đường, g, rượu và tôm hùm, k t đu tháng 11 năm 2020. Ngày 8 tháng 12, quc hi Úc thông quacác lut cho phép ngoi trưởng/chính ph Úc kh năng ngăn chn các tha thun mi hoc đã ký trước đây gia các chính ph nước ngoài vi tám tiu bang và lãnh th ca Úc cũng như vi các cơ quan như chính quyn đa phương và các trường đi hc. Mc tiêu nhm đến đu tiên là đ ngăn chn bn ghi nh gia Bc Kinh và tiu bang Victoria ký vào năm 2018 v Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Tuy Bc Kinh đã biết ý đnh công khai này ca chính ph Úc vàotháng 8 năm nay, nhưng khi các điu lut này được chính thc thông qua, nó đã làm cho Bc Kinh v ô cùng phn n. Bc Kinh đã đáp tr bng cách quyết đnh chongưng nhp than đá, tr giá xut cng mi năm 14 t đô, vào đu tháng 12 năm 2020. Nhưng nó không xy ra qua kênh ngoi giao chính thc mà là qua bn tin trênThi báo Hoàn cu.

Vì vy, không có gì ngc nhiên khi nhân viên ca B Ngoi giao Trung Quc tung tin/hình gi v quân đi Úc ti Afghanistan, kèm theo đó là hàng lotcác bin pháp trng pht kinh tế. Richard McGregor, mt thành viên cao cp ti Vin nghiên cu Lowy, chuyên v Trung Quc,cho biết : "Trung Quc có v quyết tâm trng pht Úc và ly nước này răn đe các nước khác. H mun chng minh rng có mt cái giá phi tr cho nhng bt đng chính tr". Bt đng thì bin pháp bình thường là tho lun đ tìm gii pháp, nhưng Trung Quc thy không cn thiết tho lun gì c t bao lâu nay. Joe Hockey, cu B trưởng Ngân kh, tng là Đi s Úc ti M, khng đnh "Vn đ là Trung Quc không mun nói chuyn. Thay vào đó h ch mun phn ng hung hăng và c gng bt nt chúng tôi. Và bt nt không bao gi có tác dng vi Úc".

Tr liđ tài tin gi, các chiến dch tung tin sai lch thường là nhng n lc phi hp vi mc tiêu truyn bá nhng câu chuyn sai trái, tin tc gi mo và các thuyết âm mưu. Nhng câu chuyn này mang đc tính lp đi lp li, có v xut phát t nhiu ngun khác nhau, đ mun gia tăng s kh tín. Nhng câu chuyn này li có v đáng tin hơn khi được bn bè, gia đình, nhân vt cng đng hoc các nhà lãnh đo chính tr đáng tin cy đăng li.

Đu năm nay, Twitter cho biết h đã xóa b 23.750 tài khon dùng đ tuyên truyn nhng quan đim đa chính tr có li cho Đng Cng Sn Trung Quc, và 15 ngàn tài khon khác dùng đ gia tăng các thông đip này. Vào gia thi đim Covid-19 đu tháng 6 năm nay, Twitter đã xóa b 170.000 tài khon được các cơ quan nhà nước ti Trung Quc, Nga và Th Nhĩ K dùng đ tuyên truyn, trong đó có đến 150.000 ngàn được dùng đ gia tăng (amplifier) ni dung ban đu. Theomt báo cáo ca Vin Chính sách Chiến lược Úc APSI thì các viên chc nhà nước Trung Quc đã dùng các chiến lược nh hưởng quy mô và dai dng đ nhm vào nhng người nói tiếng Hán bên ngoài Trung Quc.

Theo báo cáo năm 2020 caFreedom House, Trung Quc là quc gia lm dng t do internet ti t nht trong sáu năm liên tiếp. Kim duyt và theo dõi đã b đy lên mc kinh khng chưa tng có khi chính ph tăng cường kim sóa t thông tin, bao gm c vic đi phó vi các cuc biu tình chng chính ph dai dng Hng Kông và đi dch coronavirus bt đu thành ph Vũ Hán.

Ti sao Bc Kinh hay các chế đ đc tài cng sn ch trương thông tin như thế ? Bi vì thông tin mang tính sng còn đi vi h. Đ duy trì quyn lc đc tôn. Đây là mt trn mà h s buc phi chiến đu cho đến hơi th cui cùng.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 21/12/2020

Published in Diễn đàn

Mạng xã hội ra đời là một tiến bộ của nhân loại khi cho phép mọi người, bất cứ ở đâu và với bất cứ thân phận nào đều có thể nói lên tiếng nói của mình.

Mạng xã hội đang cạnh tranh với các cơ quan báo chí truyền thống. Mạng xã hội có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng vì ai cũng có thể làm người đưa tin chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Trên mạng xã hội thì ai cũng có thể là một nhà báo, sản xuất và truyền tải thông tin. Công việc này trước đây là độc quyền của các cơ quan báo chí và truyền thông chuyên nghiệp.

Tuy nhiên mạng xã hội giống như một cái chợ, từ thượng vàng đến hạ cám đều có. Vì là cái chợ nên người tham gia mạng xã hội cũng phong phú và hổ lốn như một cái chợ. Người thông minh, lương thiện và tử tế có; kẻ ngu dốt, dối trá và lừa đảo cũng có.

Mạng xã hội vừa là đồng minh vừa là kẻ thù của dân chủ. Nhờ mạng xã hội mà tiếng nói của những kẻ thấp cổ bé họng và những người đang đấu tranh cho dân chủ có cơ hội được biết đến và lắng nghe. Tuy nhiên các chính quyền độc tài, với nguồn lực to lớn của mình, họ cũng biết cách dùng mạng xã hội để ru ngủ quần chúng. Tất nhiên những lời sự thật và tôn trọng lẽ phải có sức mạnh vô biên, sớm muộn cũng sẽ chiến thắng những luận điệu dối trá và mị dân của các chế độ độc tài.

network1

Mạng xã hội giống như một cái chợ, từ thượng vàng đến hạ cám đều có.

Đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách bịt miệng báo chí tự do và mạng xã hội, họ nhiều lần dọa đóng cửa Facebook là vì thế. Tất nhiên là không thể có chuyện đó vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ nên không thể tùy ý đóng cửa các đại công ty của Mỹ. Dù vậy thì Facebook cũng phải hợp tác ít nhiều với chính quyền Việt Nam vì quyền lợi của chính họ. Doanh thu từ quảng cáo của Facebook tại Việt Nam gần một tỉ USD hàng năm với 60 triệu tài khoản người dùng. Không ít trường hợp các tài khoản của giới bất đồng chính kiến Việt Nam bị khóa tài khoản trong đó có bản thân người viết.

Mạng xã hội cho phép mọi người, với trình độ và hiểu biết khác xa nhau có thể cùng tham gia một cuộc thảo luận và điều này không phải lúc nào cũng tốt. Thường thì sẽ dẫn đến bất đồng và cãi nhau. Kiến thức khác nhau, nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau nên cách nhìn nhận vấn đề cũng khác nhau. Câu chuyện "thầy bói (mù) xem voi" là một ví dụ. Người sờ vào cái tai voi thì cho rằng voi giống như cái quạt, người sờ vào chân voi thì cho rằng voi giống cái cột đình… Nhiều cuộc thảo luận nghiêm túc và đứng đắn về chính trị trên mạng xã hội đã bị phá hỏng bởi những kẻ quấy rối, có thể là dư luận viên cũng có thể là từ những kẻ thiếu hiểu biết. Cũng vì thế các mạng xã hội đều cho phép lập các nhóm (diễn đàn) riêng và các chức năng hạn chế người tham gia.

Một vấn nạn dù không mới nhưng đã nở rộ thời gian qua trên mạng xã hội là nạn tin giả (fake news), nhất là từ sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016. Donald Trump là người tấn công mạnh mẽ vào hệ thống báo chí truyền thống Mỹ khi gọi báo chí là "kẻ thù của nhân dân". Trump cũng là người thường xuyên gọi các tin tức bất lợi cho ông từ báo chí là tin giả. Với Trump thì tin gì bất lợi cho ông hoặc ông không thích nghe thì đều là tin giả trong khi đó chính ông là người phát tán và đưa ra nhiều tin giả nhất. Theo tờ Washington Post thì trong gần 4 năm làm tổng thống, Trump đã nói dối và nói sai hơn 20.000 lần, nhất là về đại dịch Covid-19.

Sau hiện tượng Donald Trump thì các mạng xã hội cần phải có những bộ qui tắc ứng xử chung cho người tham gia cũng như việc phát hiện và xử lý tin giả kịp thời. Tất nhiên nguyên tắc cốt lõi là phải tôn trọng tự do ngôn luận vì đó là một trong những quyền căn bản của con người mà Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập của Liên Hợp Quốc đã minh định (năm 1948).

Chống tin giả là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng của các mạng xã hội như Facebook và Twitter. Hiện tại hai trang mạng này đã có những cố gắng và bước đi đầu tiên khi gắn nhãn "tin chưa được kiểm chứng" lên các status của Donald Trump.

(FILE) USA TRUMP FEDERAL TAXES

Theo tờ Washington Post thì trong gần 4 năm làm tổng thống, Trump đã nói dối và nói sai hơn 20.000 lần, nhất là về đại dịch Covid-19.

Nạn tin giả không chừa một ai nhưng có lẽ người Việt Nam là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự chia rẽ vì nạn tin giả xung quanh Donald Trump là một điều rất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn khi sự chia rẽ đó cũng rất lớn ngay trong phong trào dân chủ Việt Nam. Nhiều người tranh đấu cho dân chủ có uy tín cũng bị cuốn theo tin giả và khiến họ trở nên cực đoan. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng là nạn nhân của tin giả khi bị tấn công, chửi bới từ những người cuồng Trump. Chúng tôi đã cố gắng im lặng và chịu đựng bằng sự kiên nhẫn và bao dung trong suốt thời gian qua. Chúng tôi tin rằng thời gian sẽ trả lời và trả lại mọi sự thật về đúng bản chất của nó.

Tin giả cũng như hàng giả. Hàng giả nhìn thì rất đẹp nhưng không bền. Tin giả mới nghe qua thì rất hay, rất sướng tai nhưng nó làm người nghe u u mê mê và cuối cùng là không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Hàng giả cũng như tin giả đều có hại cho mỗi người.

Cách chống tin giả dễ nhất là phải chọn nguồn tin để theo dõi và chia sẻ. Thường thì các cơ quan truyền thông báo chí lâu đời là những nguồn tin có uy tín vì có thâm niên và có tiếng tăm. Điều này đúng ngay cả với truyền thông của người Việt. Những tổ chức hoặc các cơ quan báo chí đã có thâm niên và uy tín thường cẩn trọng và đưa tin trung thực hơn là những cá nhân. Uy tín là thứ cần phải xây dựng và được thời gian kiểm chứng.

Việt Nam là một trong những mảnh đất màu mỡ cho tin giả. Làm thế nào để ngăn chặn tin giả và sự lan truyền của nó ? Có lẽ mô hình chống tin giả của Đài Loan là một cách để chúng ta tham khảo và học hỏi trong tương lai (1).

Trên thực tế đã có nhiều mạng lưới quốc tế thuộc các tổ chức dân sự độc lập đảm nhiệm chức năng kiểm chứng các tin giả như FactCheck.org, Snopes.comPolitifact.com

Có một số nguyên tắc và chỉ dẫn để mỗi người có thể nhận biết được tin giả như sau :

1. Tiêu đề bài viết : Tiêu đề của các tin giả (fake news) thường rất hấp dẫn, viết in hoa kèm dấu chấm than mang tính chất khẳng định. Nếu bạn thấy một tiêu đề nghe có vẻ khó tin, thì có lẽ nội dung của bài cũng vậy thôi.

2. Quan sát đường link : Đường link chứa tin giả thường mô phỏng lại một trang tin đáng tin cậy nào đó, chỉ khác một vài ký tự trong đường dẫn. Bạn nên chú ý kỹ ở điểm này, có thể vào chính trang tin đó để đối chiếu lại.

3. Kiểm tra nguồn tin : Cần đảm bảo rằng tin tức đến từ một nguồn đáng tin cậy.

4. Kiểm tra định dạng bài viết : Các tin tức giả thường không được chỉnh chu, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp hết sức ngớ ngẩn. Ngoài ra, định dạng bài viết sẽ khá lộn xộn, không thống nhất.

5. Kiểm tra ảnh : Tin tức giả thường đi kèm ảnh và video để tăng sự tin tưởng. Tuy nhiên, đa số toàn là ảnh trên mạng, nên bạn cần làm thao tác tìm kiếm hình ảnh đó trên Internet để truy ra nguồn gốc của nó.

6. Kiểm tra thông tin thời gian : Tin giả có những mốc thời gian rất vô lý, thậm chí được sửa đổi hết sức trắng trợn.

7. Kiểm tra lại thông tin bằng chứng : Kiểm tra nguồn tin của tác giả về độ chính xác. Nếu thiếu bằng chứng, đó nhiều khả năng là tin giả.

8. Kiểm tra các trang tin chính thống : Nếu không có bất kỳ trang tin nào đăng tải, đó là dấu hiệu cho thấy đó là tin giả.

9. Xem lại tính chất nguồn tin : Đôi khi, người đọc có thể nhầm lẫn giữa một tin giả và một bài viết mang tính chất bông đùa. Hãy kiểm tra lại nguồn đăng tin.

10. Một số bài viết hết sức chặt chẽ, nhưng cố tình bóp méo sự thật. Cần phải có tư duy phản biện tốt để nhận biết tính khách quan và đáng tin cậy của bài viết và chia sẻ (share) một cách có trách nhiệm (2).

network3

Thật ra để kiểm chứng một tin giả không khó, khổ nổi khi yêu ai hoặc thích ai rồi thì đâu còn muốn tin vào những điều người khác nói.

Thật ra để kiểm chứng một tin giả không khó, khổ nổi khi yêu ai hoặc thích ai rồi thì đâu còn muốn tin vào những điều người khác nói. "Con tim mù lòa" khi yêu là thế. Thậm chí càng bị chỉ trích thì càng yêu, càng tin vào những gì mình đã thích. Tình yêu dành Trump là một ví dụ. Cảm xúc đã thay thế cho lý trí. Chỉ có thời gian mới là liều thuốc chữa lành cho mọi vết thương và sự mê muội. Người Việt từ hai phía (yêu và ghét Trump) nên kiên nhẫn chờ đợi và nếu có phản bác thì cũng nên dùng lý lẽ thay vì cảm xúc.

Một sự "độc hại" nữa của mạng xã hội là đã góp phần thổi bùng lên làn sóng dân túy trên khắp thế giới, từ Châu Á tới Châu Âu, từ Châu Phi tới Châu Mỹ mà hiện tượng Donald Trump là một ví dụ. Ông ta đã dùng mạng Twitter để "nói chuyện trực tiếp" với người dân và đưa ra những thông báo quan trọng như việc thay đổi nhân sự cấp cao trong Nhà Trắng. Điều này có thể làm người dân háo hức nhưng lại làm cho hệ thống chính quyền suy yếu và bối rối. Mỗi lời nói của vị nguyên thủ quốc gia đều rất quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều người. Các quyết định của chính quyền phải được bàn bạc và thảo luận trước trong nội bộ và do người phát ngôn công bố để đảm bảo sự nghiêm túc và đứng đắn.

Muốn chống được tin giả thì người nghe, người đọc phải có kiến thức và trí tuệ. Người Việt dễ bị tin giả chi phối vì bản tính nông nổi và hời hợt. Không ai có thể giúp và nâng mỗi người lên tầm cao của trí tuệ, ngoài chính bản thân người đó.    

Việt Hoàng

(24/11/2020)

(1) Mạnh Kim, "Đài Loan chống tin giả như thế nào ?", The NewViet, 18/11/2020

(2) Telegraph, The Guardian, "Cách phân biệt tin giả trên mạng", Thư Viện Hoa Sen, 17/11/2020

Published in Quan điểm
mercredi, 07 octobre 2020 22:05

Chiến tranh tin giả của Trung Quốc

Ma trận tin giả của Trung Quốc

Ngày 22/9, Facebook thông báo đã triệt phá được một chiến dịch tung tin giả của Trung Quốc mà trong đó sử dụng các tài khoản và hồ sơ giả mạo để lừa bịp những người ngây thơ, khiến họ tin vào các thông tin sai lệch đó.

fake1

Hình chụp hôm 14/2/2020 - một người đàn ông đang chỉ vào trang web thuộc tài khoản Facebook của Bộ Ngoại giao Đài Loan dùng để đưa thông tin về Covid-19 ở Đài Bắc. AFP

Được công ty phân tích truyền thông xã hội Graphika đặt tên là "Chiến dịch c", mạng lưới này bao gồm 155 tài khoản, 11 trang, 9 nhóm và 6 tài khoản Instagram và thu hút được ít nhất 130.000 người theo dõi. Mạng lưới đặc biệt nhắm vào Philippines, tích cực can thiệp vào chính trường Philippines và tạo ra hàng triệu sự tương tác trên mạng bằng cách vận động các chính trị gia, bao gồm cả Tổng thống Rodrigo Duterte, ủng hộ Trung Quốc.

Sự kiện trên đánh dấu lần thứ hai Facebook dỡ bỏ những mạng lưới tin giả bắt nguồn từ Trung Quốc và báo hiệu một kỷ nguyên chiến tranh thông tin mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ và các đồng minh như Philippines cực kỳ dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công.

Việc Trung Quốc xúc tiến các chiến dịch gây ảnh hưởng ra nước ngoài đánh dấu một cuộc cách mạng quan trọng trong việc tìm cách chi phối không gian mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh lâu nay vẫn chú trọng đến hoạt động gián điệp mạng như một khía cạnh quan trọng về an ninh quốc gia của mình, nhưng họ cũng từng phải vật lộn trong những cuộc chiến tranh thông tin. Và dường như đến nay, Bắc Kinh đã có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này.

Sau khi chứng kiến Nga sử dụng thành công các chiến dịch thông tin, đặc biệt là trong các nỗ lực can thiệp bầu cử của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tập trung để học hỏi các chiến thuật tung tin giả của Nga và điều chỉnh chúng cho phù hợp với các lợi ích của mình. Trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch sử dụng tin giả để tác động đến cuộc bầu cử và cản trở chiến dịch tái đắc cử của bà Thái Anh Văn, nhưng rốt cuộc vẫn thất bại. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ thành công hơn trong việc sử dụng các chiến dịch thông tin để đẩy lùi những chỉ trích về cách xử lý đại dịch Covid-19 của họ.

Chiến dịch Naval Gazing phản ánh một cuộc cách mạng trong tác chiến không gian mạng của Trung Quốc. Những tài khoản được lập ra sớm nhất trong mạng lưới này có từ năm 2016 với trọng tâm tập trung vào chính trường Đài Loan và đẩy mạnh những lập trường ủng hộ Đại lục như là tán thành những lợi ích của việc tái thống nhất. Tuy nhiên, một sự thay đổi đã xảy ra vào năm 2018 khi mạng lưới này mở rộng các hoạt động vào các vấn đề tranh chấp biển và chính trị khu vực. Đặc biệt, mạng lưới này đã lập ra một số cổng thông tin trên Facebook tập trung vào vấn đề Biển Đông nhằm loan báo những thành tích trên biển của Trung Quốc và chế nhạo các hoạt động của Mỹ.

fake2

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hôm 30/8/2019 AFP

Philippines là một mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng ra nước ngoài. Philippines tỏ ra dễ bị thao túng thông qua Facebook. Ngoài việc là một đồng minh của Mỹ và một trọng tâm chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Philippines cũng là quốc gia "nghiện" truyền thông xã hội nhất trên thế giới. Nước này đứng đầu thế giới về số lượng người sử dụng mạng xã hội hàng ngày- người dân Philippines bỏ ra trung bình khoảng 4 tiếng mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội. Facebook thống trị thế giới mạng xã hội tại Philippines với 75 triệu người sử dụng, tương đương 71% dân số nước này. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự phản ánh nhạy bén những thực tế về thông tin và kỹ thuật số tại Philippines. Tại một đất nước có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nghèo nàn thì các thiết bị di động trở thành những phương tiện hàng đầu để nhờ đó người dân có thể tiếp cận Internet. Tuy nhiên, sử dụng Internet trên mạng di động vẫn khá đắt đỏ, và để vượt qua trở ngại này, vào năm 2013, Facebook đã hợp tác với các nhà cung ứng để cung cấp "Facebook Miễn phí" - một dự án cho phép những người sử dụng điện thoại di động có thể tiếp cận với Facebook mà không cần sử dụng dữ liệu mạng. Và như vậy, theo nhận định của Davey Alba trên hãng tin BuzzFeed News, "đối với nhiều người tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới này thì Facebook là cách duy nhất để tiếp cận Internet".

fake3

Biểu tượng Facebook AFP

Sự thống trị của Facebook là một nguồn quan trọng khiến cho tin giả trở thành một đặc tính phổ biến trong chính trường Philippines. Điều này cũng quan trọng trong việc ủng hộ chiến dịch tranh cử Tổng thống Philippines vào năm 2016. Sau bầu cử, tin giả vẫn tiếp tục được triển khai nhằm bảo vệ cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte, làm mất uy tín những tiếng nói chỉ trích và làm suy yếu các hãng truyền thông đối lập như là Rappler và ABS-CBN. Chính sự kết hợp giữa vị thế thống trị của mạng truyền thông xã hội cùng với sự suy yếu của các hãng truyền thông truyền thống ở địa phương đã khiến Philippines trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với chiến dịch thao túng thông tin của Trung Quốc.

Bắt đầu từ tháng 3/2018, Chiến dịch Naval Gazing đã bắt đầu thiết lập một loạt các tài khoản, trang và nhóm trên Facebook nhắm mục tiêu rõ ràng vào chính trường Philippines. Các trang này ủng hộ hành động của các chính trị gia được cho là thiện cảm với Trung Quốc, trong đó có Tổng thống Duterte, con gái ông ta là Sara Duterte-Carpio (Thị trưởng thành phố Davao và cũng là một người kế nhiệm tổng thống tiềm năng), và Imee Marcos (con gái của nhà cố độc tài Ferdinand Marcos), người được bầu vào Thượng viện Philippines vào năm 2019.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn nhận các hoạt động thao túng của Trung Quốc thông qua lăng kính của chính trường Philippines thì sự việc có vẻ chưa đúng với bản chất của nó. Việc Facebook phơi bày các chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc phản ánh một cuộc cách mạng chiến lược lớn hơn và đặt ra một thách thức trực tiếp đến cả mối liên minh Mỹ-Philippines và các đặc quyền quốc phòng của Mỹ trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chiến dịch Naval Gazing nhắm vào Philippines phát động vào tháng 3/2018 không liên quan đến chính trường Philippines mà được khởi xướng ngay sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tái khẳng định những cam kết quốc phòng của Mỹ với Philippines tại Biển Đông. Trên Facebook, một loạt các tài khoản, trang và nhóm khác nhau không chỉ ủng hộ các chính trị gia đứng về phe Trung Quốc, mà còn công khai vận động Philippines đứng về phía Trung Quốc.

Sau khi thất bại trong việc nỗ lực ép buộc Philippines phải nghe lời và mua chuộc sự phục tùng của Philippines, Trung Quốc hiện đang sử dụng sự can thiệp chính trị như một phương tiện nhằm tách Philippines ra khỏi Mỹ. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhận ra rằng mối bất hòa chính trị trong liên minh Mỹ-Philippines là điểm yếu lớn nhất trong mối quan hệ đối tác và coi truyền thông xã hội là công cụ lý tưởng để củng cố sự chia rẽ này và để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Trông người lại ngẫm đến ta

Đọc báo cáo của Graphika, không khỏi lo lắng cho Việt Nam. Việt Nam là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, cùng thể chế cộng sản với Trung Quốc. Thêm nữa, Việt Nam lại đang trực tiếp tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà, năm 1988 Trung Quốc chiếm thêm một phần quần đảo Trường Sa sau khi đã thảm sát 64 lính công binh Việt Nam. Kể từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc luôn đưa tàu tấn công, ức hiếp các ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển của chính họ. Năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cắm ngay trong vùng EEZ của Việt Nam. Hồi đầu năm nay, tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau khi phía Mỹ tích cực có các tuyên bố lên án Trung Quốc tại biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách "xoa dịu" Việt Nam và các nước ASEAN, đồng thời đổ vấy cho Mỹ là kẻ gây rối ở khu vực biển Đông.

Với các tranh chấp căng thẳng như vậy, cùng với việc quan hệ Việt - Mỹ ngày càng nồng ấm, chắc chắn Trung Quốc không dễ gì "khoanh tay đứng nhìn" như vậy. Đã có nhiều cảnh báo về an ninh thông tin của Việt Nam, đặc biệt với các sự cố tấn công mạng thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, 2017. Từ đó đã dấy lên lo ngại về vấn đề này, tuy nhiên, người dân không hề nhận được các cảnh báo và giải thích rõ ràng từ chính quyền Việt Nam.

Con số thống kê năm ngoái cho biết khoảng 57% người dân Việt Nam đang sử dụng Facebook, tức là vào khoảng trên 51 triệu người Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội này.

Thêm nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến sẽ diễn ra một vài tháng tới đây. Đây sẽ là dịp sắp xếp lại toàn bộ nhân sự cao cấp của Việt Nam, và chắc chắn, Trung Quốc sẽ luôn muốn tìm cách gây ảnh hưởng hoặc can thiệp vào Đại hội này.

Tất cả những điều trên, cộng với bài học từ Philippines, Đài Loan… với chiến dịch Naval Gazing, đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần áp dụng những biện pháp chủ động để bảo vệ môi trường thông tin của mình. Nếu không, an ninh thông tin và môi trường chính trị Việt Nam sẽ có nguy cơ rơi vào tình huống khó khăn khi Trung Quốc đang tìm cách sử dụng mạng xã hội để làm suy yếu hệ thống an ninh tập thể của họ.

Phan Hoài Văn

Nguồn : RFA, 07/10/2020

Published in Diễn đàn

Ngày 15/4/2020 sắp tới, nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sẽ chính thức có hiệu lực.

vihien1

Hình minh họa. AFP

Nghị định này quy định rõ hơn về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội. Theo đó, ngoài các mức phạt trong các lĩnh vực như Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện… thì có một nội dung khác đáng chú ý là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi "tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội".

Nghị định mới có vi hiến ?

Điều 101 của nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi "lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân…"

Tuy nhiên, theo điều 25 Hiến pháp quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Như vậy, nghị định 15 vừa được ban hành có vi hiến hay không khi mà Hiến pháp nói rằng công dân có quyền tự do ngôn luận ?

Trả lời về vấn đề này qua email với đài RFA, luật gia Nguyệt Hà cho rằng không phải tất cả các khoản đều vi phạm tự do ngôn luận trong Hiến pháp nếu không đối chiếu vào từng trường hợp cụ thể :

"Ví dụ ở mục "chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân", nếu có vụ kiện dân sự xảy ra, có một ông A, bà B nào đó kiện một trang tin về việc đưa thông tin vu khống xuyên tạc, chứng minh được việc đưa thông tin là vu khống, xuyên tạc, thì lúc này nhà nước có thể là một bên thứ ba, xử phạt hành chính trang tin điện thử theo nghị định 15 này.

Thậm chí gần đây một số người bị xử phạt theo nghị định này liên quan đến dịch virus Corona. Bên công an chứng minh được là một cá nhân đưa tin giả khi đối chứng được, ví dụ nói là bệnh viện A có 30 ca bệnh nhiễm, trong khi bệnh Viện A nói không có ca nào, thì lúc này xử phạt vì tội đưa tin giả thì chẳng vi phạm tự do ngôn luận gì cả.

Tuy nhiên người bị phạt nếu tin rằng mình đưa tin đúng, bệnh viện đang che giấu thông tin, và người bị phạt có đủ bằng chứng chứng minh thì có thể kiện quyết định xử phạt hành chính.

Về cơ bản những quy định về xử phạt vu khống, xuyên tạc, tin giả chỉ có khả năng là vi phạm tự do ngôn luận trong những trường hợp bất chấp bằng chứng, xử phạt tùy tiện. Còn không thì tôi cho là nó bảo vệ sự lành mạnh của xã hội".

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 5/2/2020, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết các cơ quan chức năng đã triệu tập hơn 170 người đưa thông tin liên quan đến dịch bệnh, xử phạt hành chính và buộc gỡ các thông tin sai, cam kết không tái phạm. Bộ Công an cũng cho biết đang theo dõi hơn 41 trường hợp khác để củng cố tài liệu và xử lý hình sự nếu đủ điều kiện.

Luật sư Phạm Công Út cho biết dù Hiến pháp có quy định "công dân có quyền tự do ngôn luận" nhưng lại "thòng" thêm một câu là "thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" :

"Các quy định tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do ngôn luận, và các quyền con người khác thì Hiến pháp có quy định nhưng mà những cái quyền đó chưa thành luật.

Ví dụ như luật biểu tình thì chưa có mà trong Hiến pháp lại ghi thòng thêm một câu là "các quyền đó sẽ được thực hiện theo các văn bản pháp luật", nhưng các văn bản pháp luật thì người ta cứ khất lần khất lựa không chịu ra. Cái nào bất lợi cho người dân thì người ta ra. Ví dụ như quyền tự do ngôn luận thì người ta ra những điều khoản bộ Luật Hình sự hay là các nghị định xử phạt liên quan đến quyền tự do ngôn luận".

Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội nêu quan điểm về nghị định 15 này, đặc biệt là điều khoản xử phạt tin giả không có gì là trái với Hiến pháp :

"Cái đó không có gì là trái với Hiến pháp cả bởi vì tung tin giả mạo cũng ảnh hưởng đến xã hội khi cũng cần phải ngăn chặn việc đó.

Người dân có thể đưa tin và trích dẫn nguồn tin, mình nghe được ở đâu hay có sự nghi ngờ gì đó, cũng không nên có khẳng định nếu cá nhân không đủ điều kiện để xác minh nguồn tin đó thật hay giả".

Còn nhiều điểm có thể là công cụ "đàn áp quyền Tự do ngôn luận"

Theo luật sư Phạm Công Út, đến ngày 15/4 thì nghị định mới này mới chính thức có hiệu lực. Vì vậy, trường hợp nào đã bị phạt từ 10 - 20 triệu theo nghị định 15 này là không đúng theo quy định của pháp luật. Người bị phạt có thể khởi kiện quyết định xử phạt đó :

"Một số địa phương đã xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng khi mà nghị định này chưa có hiệu lực pháp luật.

Nghị định này chưa có hiệu lực pháp luật mà đã phạt, nếu mà gặp phải luật sư hoặc là người hiểu biết pháp luật thì họ sẽ khởi kiện ngay quyết định xử phạt này bởi vì chưa có luật. Nó giống như gọi là cầm đèn chạy trước ô tô, khi mà có nghị định nhưng thời gian có hiệu lực thi hành chưa tới người ta đã vội vàng xử phạt như vậy rồi thì là không đúng với quy định của pháp luật".

Ngoài ra, luật sư Phạm Công Út còn chỉ ra nhiều điểm bất cập của nghị định mới này. Thứ nhất là biên độ của mức tiền phạt từ 10 lên 20 triệu đồng là rất lớn, như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ ra quyết định xử phạt theo cảm tính :

"Hành vi như thế nào gọi là đáng bị xử phạt nặng. Độ giãn từ 10 đến 20 triệu là rất lớn, cho phép vấn đề tùy nghi người ta có thể phạt ai đó là 20 triệu nếu như không ưa người đó".

Thứ hai là về đối tượng bị xử phạt. Theo luật sư Út thì có đến một triệu người nói về chuyện Corona nhưng không phải ai cũng bị mời làm việc. Chỉ có vài người bị xử phạt mang tính chất răn đe người khác mà thôi.

Hoặc như báo chí mà ông gọi là "chính thống" cũng thường đưa các thông tin không đúng sự thật. Nhưng sau đó nếu nội dung bài báo được xác định là sai thì họ cũng chỉ "nhẹ nhàng" rút bài khỏi trang web mà không bị ai xử phạt cả :

"Ví dụ như thông tin báo chí cũng chưa chắc là chính xác, nhưng sau đó bài báo đó bị rút khỏi trang báo mạng, nhưng mà người ta đã lan truyền ra. Như vậy thì người chia sẻ có vi phạm nghị định nào không ? !

Báo trong nước có những tờ báo dẫn dắt dư luận, trong lĩnh vực tư pháp thì thấy như vậy. Ví dụ một người nào đó sắp sửa bị xử thì họ đưa những hình ảnh, hành vi, những vấn đề mà tự họ đi góp nhặt thông tin rồi phán đoán luôn là người này giết người, cướp của… Đưa hình ảnh của người đó lên rồi dẫn dắt dư luận, tạo ra sự cuồng nộ của dư luận. Từ đó có một người nào đó bị oan nhưng mà dư luận vẫn hả hê khi người đó bị án phạt nặng, có thể lên đến mức tử hình. Nhưng khi người ta đã được minh oan rồi thì liệu các báo có xin lỗi hay không, có bồi thường cho những nạn nhân mà mình đưa hình ảnh, danh tính tên tuổi của người ta và những hành vi của người ta mà mình góp nhặt được hay không ?!"

Luật gia Nguyệt Hà cũng chỉ ra một điểm bất cập trong nghị định này mà Chính quyền có thể sử dụng nó làm công cụ để đàn áp quyền Tự do ngôn luận :

"Điều khoản "chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước" thì đúng là Nhà nước can thiệp quá đáng, vi phạm tự do ngôn luận, cứ cái gì nghĩ là có hại thì cấm, mơ hồ, dễ dàng áp dụng tùy tiện, dễ là công cụ cho đàn áp tự do ngôn luận".

Nghị định 15/2020/NĐ-CP được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành vào ngày 3/2/2020, giữa lúc xã hội đang hoang mang về sự bùng phát bệnh dịch viêm phổi do virus Corona.

Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã có chỉ thị về việc kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin trên các trang mạng xã hội như Facebook. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông yêu cầu Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trao đổi với Facebook và Google để ngăn chặn, gỡ bỏ các video clip, thông tin sai sự thật về dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 10/02/2020

Published in Diễn đàn
lundi, 11 novembre 2019 19:36

Hãy cảnh giác !

Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề nghiêm trọng như khủng hoảng kinh tế (mà cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là mới bắt đầu), ô nhiễm, biến đổi khí hậu, di dân, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng đe dọa sự ổn vững của các quốc gia. Chưa bao giờ mà người dân, bao gồm cả ở những nước dân chủ lại giận dữ và bức xúc như vậy. Trong đó cuộc khủng hoảng về tư tưởng chính trị của các nước dân chủ mới là đáng lo nhất. Nền dân chủ trên thế giới đang phải xét lại một cách đau nhức. Chủ nghĩa dân túy đang nổi lên trên khắp thế giới và đe dọa phá bỏ trật tự cũ của thế giới, đã tồn tại suốt hơn 70 năm qua.

Chúng tôi tin rằng với sự trưởng thành về trí tuệ của nhân loại thì một cuộc khủng hoảng toàn diện như hồi thập niên 1930 sẽ không xảy ra. Chiến tranh cũng vậy. Nhưng dù thế nào thì những thay đổi mang tính căn bản và sâu sắc chắn chắn sẽ phải xảy ra. Độc giả có thể xem lại bài viết "Nền dân chủ đang lạc lối ?" (1).

Chưa ai có thể hình dung ra là thế giới sẽ thay đổi như thế nào ? Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn, công bằng và nhân văn hơn. Việt Nam chúng ta cũng vậy. Chắc không mấy ai, kể cả quan chức cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam tin rằng đảng của họ sẽ trường tồn. Nếu còn niềm tin đó thì một số đại biểu quốc hội Việt Nam đã không bỏ ra một đống tiền để mua quốc tịch nước ngoài hoặc ‘đi nhờ’ máy bay của bà chủ tịch quốc hội rồi trốn luôn ở Hàn Quốc. Không kể trường hợp đặc biệt là Vũ "Nhôm", một cựu sĩ quan tình báo, đã chi tới 2,2 triệu USD để mua quốc tịch Mỹ cho cả nhà nhưng không thành.

Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào thì có lẽ chúng ta có thể hình dung được. Đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong mọi lĩnh vực và mất hết uy tín sau hơn 70 cầm quyền cho nên sớm muộn họ cũng phải bị đào thải. Thay thế cho họ có thể là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập (hoặc một liên minh dân chủ) hoặc có thể là một nhóm mafia (nhóm lợi ích) sẽ lợi dụng cơ hội cướp lấy chính quyền và thành lập ra một nhà nước dân chủ giả hiệu như nước Nga của Putin. Trong trường hợp này Việt Nam tiếp tục bị cai trị bởi một nhà nước độc tài toàn trị dù tên gọi có thể khác và rất hoành tráng.

Về lý thì một chính phủ độc tài được dựng lên bởi các nhà tài phiệt sẽ nhanh chóng bị nhận diện và phản đối vì dân trí và sự hiểu biết của người dân Việt Nam đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên về tình thì quả thật chúng tôi có hơi lo lắng một chút về sự hời hợt của một bộ phận người Việt, nhất là sự hời hợt về chính trị. Ai cũng biết chính trị là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và rất khó khăn để hiểu được chúng. Cần phải học hỏi và nghiên cứu về chính trị một cách nghiêm túc như bao lĩnh vực khác. Chỉ có những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp trong các tổ chức chính trị thực thụ mới có khả năng nhận diện được các vấn đề đặt ra cho đất nước và cách giải quyết chúng. Không phải ai cũng có thể hiểu đầy đủ về chính trị và làm được chính trị, dù ai cũng có thể nói và bàn luận về chính trị.

Một sự thực dù rất buồn nhưng lại rất hiển nhiên là suốt trong dòng lịch sử, người Việt Nam chưa từng sống dưới một chế độ dân chủ nên không ai hiểu và hình dung ra các hoạt động chính trị trong một nhà nước dân chủ là như thế nào. Một số người Việt Nam ra nước ngoài và sinh sống tại các nước dân chủ cũng tiếp nhận về dân chủ một cách rất hạn chế vì họ đang sống trong một chế độ dân chủ nên không có nhu cầu tìm hiểu cặn kẽ về dân chủ làm gì nữa. Tình yêu và quan tâm của họ dành cho quê hương Việt Nam cũng không nhiều vì tổ quốc, ngoài nơi "chôn nhau cắt rốn" ra chỉ là những kỷ niệm buồn đau. Một minh chứng là 44 năm qua người Việt Nam tại hải ngoại vẫn chưa có được một tổ chức chính trị dân chủ nào có tầm vóc.

Sự thật buồn nữa là không phải không có những tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn (như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) để người Việt Nam đặt niềm tin mà vì người Việt Nam không còn niềm tin và hy vọng vào tương lai, vào chính người Việt Nam và quê hương Việt Nam… Sự mất niềm tin đó bắt nguồn từ sự thất vọng đối với giới lãnh đạo chính trị tại Việt Nam từ trước tới nay và sau đó là do sự thiếu hiểu biết về chính trị. Không mấy ai đi tìm cho mình các câu trả lời như : Vì sao Việt Nam lại ra nông nỗi này ? Việt Nam sẽ đi đâu về đâu ? Tương lai nào đang chờ dân tộc Việt Nam ở phía trước ?... Chính vì không biết, không còn hy vọng gì ở tương lai nên người Việt Nam phải tìm những giải pháp cá nhân bất chấp nguy hiểm. Vụ 39 người Việt Nam chết ngạt trong chiếc xe tải khi sang Anh "tìm đường cứu thân" là một ví dụ. Sự việc đau lòng này gây chấn động cho lương tri nhân loại nhưng với không ít người Việt Nam thì đó là chuyện "bình thường", không ít người vẫn dứt khoát là "chết cũng đi". Họ không còn gì để hy vọng và trông chờ ở tổ quốc và tương lai nơi quê nhà.

Ai phải chịu trách nhiệm cho những thảm kịch như vậy ? Tất nhiên là "tổ quốc" và người đại diện cho tổ quốc là chính quyền đương nhiệm. Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo "toàn diện và tuyệt đối" Việt Nam hơn 70 năm qua nên những thành công và thất bại đương nhiên cũng là của họ "toàn diện và tuyệt đối". Bên cạnh đó còn có một phần trách nhiệm không nhỏ của giới trí thức Việt Nam. Nhưng trí thức Việt Nam là ai ? Việt Nam từ trước đến nay chỉ có tầng lớp "trí thức khoa bảng", là những người mà vai trò của họ được mặc định trong hàng ngàn năm qua là làm tôi tớ, phục vụ vô điều kiện cho chính quyền dù chính quyền đó có tàn bạo hay tồi dở đến đâu đi nữa. Tất nhiên cũng có những trí thức chân chính mà sự "hiểu biết" và trái tim của họ vượt qua được chính mình để trăn trở và hòa cùng nhịp đập với người dân. Tuy nhiên họ chỉ là một thiểu số nhỏ và sự "hiểu biết" của họ cũng rất hạn chế, chỉ dừng lại ở mức chỉ trích và lên án chính quyền mà thôi. Việt Nam chưa từng có tầng lớp trí thức thật sự, là những người chịu trách nhiệm cho sự thăng trầm của đất nước, đó là tầng lớp "trí thức chính trị".

Tầng lớp "trí thức chính trị" này là ai ? Có thể định nghĩa giản dị đó là "những người hiểu rõ những vấn đề của đất nước và sẵn sàng kết hợp với những người khác để thay đổi xã hội hiện tại". Họ là những người ưu tư với đất nước và mong muốn "làm ra lịch sử thay vì chịu đựng lịch sử". Tầng lớp trí thức này đang được hình thành và sẽ sớm lớn mạnh để gánh vác trọng trách của lịch sử. Họ là một lớp người mới, chưa từng xuất hiện trước đây và đương nhiên đa số là các bạn trẻ. Làm sao để nhận diện ra họ ? Có lẽ tiêu chí quan trọng nhất và dễ thấy nhất là họ sẵn sàng tham gia vào các tổ chức, nhất là các tổ chức chính trị. Những trí thức dù giỏi và nổi tiếng đến đâu mà không có ý định tham gia vào các tổ chức thì cũng không phải là "trí thức chính trị" và sự đóng góp của họ cho sự thay đổi, nếu có cũng rất hạn chế. Chỉ riêng việc họ "đứng một mình" cũng là biểu hiện của sự bất lực, mất niềm tin và khuyến khích cho các "giải pháp cá nhân" trừ những trường hợp đặc biệt và lý do khách quan mà người đó không thể tham gia vào các tổ chức chính trị. Ngay cả trong trường hợp đó thì họ nên thẳng thắn và dũng cảm nhìn nhận sự hạn chế của bản thân thay vì lấy đó làm "hãnh diện".

Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã xảy ra một chuyện vô cùng nghiêm trọng đó là việc Trung Quốc mang tàu thăm dò địa chất HD-8 và nhiều tàu chiến xâm nhập trái phép vào sâu trong hải phận Việt Nam, có những lúc cách đảo Lý Sơn chỉ 30 hải lý. Tuy nhiên các cuộc biểu tình rầm rộ đã không xảy ra như hồi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 năm 2014. Không ai mặn mà chuyện biểu tình vì theo họ cứ để "đảng và nhà nước lo" và có lẽ nhiều người nhận ra sự hạn chế của các cuộc biểu tình mang tính "thời vụ" như vậy. Các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu và Luật an ninh mạng hồi tháng 6/2018 đã bị đàn áp thẳng tay. Hàng trăm người bị bắt bớ và kết án. Chủ mưu các cuộc biểu tình này có thể là một phe nhóm nào đó trong nội bộ đảng cộng sản. Khi đạt được mục đích thì họ quay sang đàn áp người dân.

Sự trầm lắng của phong trào dân chủ Việt Nam thời gian qua là một dấu hiệu "đáng mừng" hơn là đáng lo, những người dấn thân tranh đấu đang trưởng thành và sự hiểu biết của họ cũng như kiến thức về đấu tranh chính trị của họ đang gia tăng rõ rệt. Rất nhiều người đã nhận ra rằng "đấu tranh chính trị là đấu tranh giữa các tổ chức với nhau chứ không phải là giữa các cá nhân". Tuy nhiên giữa nhận thức đó với việc tham gia vào một tổ chức chính trị lại là một khoảng cách khá lớn mà nhiều người không thể vượt qua. Thay đổi tư duy rất khó khăn, "văn hóa nhân sĩ" đã ăn sâu vào tâm hồn trí thức Việt Nam. Nhiều người không đủ tự tin và do cái tôi quá lớn khiến họ không thể tham gia vào các tổ chức. Ai cũng hiểu khi tham gia vào bất cứ tổ chức nào, dù là một tổ chức xã hội dân sự hay chính trị thì cũng phải hy sinh ít nhiều cái tôi của bản thân. Có thế mới có thể đồng hành cùng tổ chức. Ngay cả một người khi kết hôn cũng phải hy sinh ít nhiều tự do cá nhân để cuộc sống vợ chồng hòa thuận và có tiếng nói chung.

Thiếu hiểu biết về kiến thức chính trị nhưng lại muốn nổi tiếng hoặc do các nhóm tài phiệt giật dây… mà trong thời gian tới, một số "nhân sĩ" có thể sẽ đứng ra thành lập các tổ chức chính trị mới dù không có bất cứ một sự chuẩn bị nào. Nên nhớ, muốn thành lập một tổ chức chính trị thì phải có hai điều kiện cơ bản đó là phải có một "tư tưởng chính trị’ và một "đội ngũ chính trị" thực sự. Ai có khả năng để viết ra một "tư tưởng chính trị" cho một tổ chức chính trị sẽ ra đời trong nay mai? Tất nhiên đó phải là một nhà tư tưởng chính trị. Hiện tại, trong nước chưa thấy ai có khả năng đó. Xây dựng một "đội ngũ chính trị" cũng muôn phần khó khăn. Việc hàng trăm tổ chức chính trị của người Việt, trong cũng như ngoài nước, ra đời và tàn lụi nhanh chóng là một minh chứng. Ngay cả những tổ chức chính trị lâu đời và có uy tín tại hải ngoại (và ngay cả đảng cộng sản Việt Nam) cũng đang tàn lụi theo thời gian do tư tưởng chính trị của họ đã lạc hậu với thời cuộc.

Người Việt Nam cần cảnh giác với những tổ chức chính trị không có "tư tưởng chính trị" và "đội ngũ chính trị" như tổ chức của "Tổng thống Đệ tam Cộng hòa" Đào Minh Quân ở Mỹ. Các tổ chức này được dựng lên chỉ bởi một người và chỉ để thỏa mãn cho sở thích cá nhân một người nhưng lại có thể gây họa cho những người khác vì sự thiếu hiểu biết. Không chỉ thế các tổ chức chính trị ‘ma’ này còn làm loãng sự chú ý của dư luận và làm mất niềm tin của người dân đối với những tổ chức chính trị đứng đắn. Một tổ chức chính trị muốn chứng tỏ được uy tín của mình phải có thâm niên hàng chục năm trời chứ không thể một sớm một chiều mà có được.

ttdaominhquan1

"Tổng thống Đệ tam Cộng hòa" Đào Minh Quân

Với công nghệ thông tin cởi mở như hiện nay thì chỉ cần 1-2 người là có thể lập ra một hoặc nhiều tổ chức hay tờ báo ‘ma’ như vậy. Một dẫn chứng nữa là sự xuất hiện của các trang báo mạng có cái tên rất kêu là "nghiệp đoàn" như nghiệp đoàn báo chí, nghiệp đoàn sinh viên, nghiệp đoàn y tế, nghiệp đoàn giáo chức… thuộc "nghiệp đoàn Viêm Việt". Theo một thân hữu của Tập Hợp cho biết thì mấy cái "nghiệp đoàn" này đều do một người có tên là Tôn Phi, quê Hà Tĩnh đang học đại học Nhân văn ở Sài Gòn lập ra nhằm lấy tiền của Việt kiều và đưa tin bậy bạ phục vụ mưu đồ cho một "nhóm lợi ích" nào đó. Trong một bài báo gần gây, tờ "nghiệp đoàn báo chí" đưa tin là tại Ba Lan có 15.000 phụ nữ Việt Nam "làm gái" trong khi toàn bộ người Việt đang sống tại Ba Lan chỉ khoảng 30-40.000 người. Thông tin bậy bạ này đã khiến một phụ nữ Việt Nam đang sống tại Ba Lan là Mạc Việt Hồng đùng đùng nổi giận và đòi kiện tờ báo ra tòa. Chắc do quá giận nên Mạc Việt Hồng mới nói thế chứ làm sao kiện được một tờ báo ‘ma’ ?

Điều đáng buồn và đáng trách nhất là nhiều người Việt Nam không hề kiểm tra các thông tin trước khi chia sẻ. Chỉ cần thấy một tin tức nào đó phù hợp với mình là lập tức đón nhận và chia sẻ, trong đó có cả những người ít nhiều có uy tín trong cộng đồng mạng và có nhiều người theo dõi. Sự hời hợt và vô trách nhiệm như vậy rất tai hại, chúng không chỉ làm giảm uy tín của bản thân người chia sẻ mà còn làm ảnh hưởng đến phong trào dân chủ và "báo chí lề dân". "Thuốc chữa" vô cùng đơn giản, không đi đâu mà vội, hãy chờ thông tin chính xác từ các trang báo chính thống của quốc tế hay của truyền thông đối lập có uy tín. Thời gian không còn nhiều, không nên mất thời gian cho những tờ báo hay tổ chức mới mà nhân sự của nó không rõ ràng và không có một dự án chính trị nào.

Tóm lại trước những thông tin đa chiều và phong phú của mạng xã hội cũng như sự mờ ám của các tổ chức chính trị ‘ma’ thì mỗi người Việt Nam, nhất là những người có trách nhiệm và uy tín trong cộng đồng cần cảnh giác cao độ. Đừng để sự dối trá, lừa đảo dẫn dắt chúng ta và qua chúng ta dẫn dắt dư luận. Nên đặt niềm tin vào những tổ chức chính trị và các trang báo có uy tín đã được thời gian chứng thực.

Việt Hoàng

(11/11/2019)

(1) Nền dân chủ đang lạc lối ?

Published in Quan điểm

Kiểm chứng thông tin và hạn chế âm mưu trong thông tin luôn là điều cần thiết, cũng là trách nhiệm đối với mỗi nhà đấu tranh, hoạt động, quan sát nhân quyền Việt Nam.

tingia1

Ông Trương Duy Nhất "bị mất tích".

Câu chuyện của ông được một trang báo Anh ngữ (nhưng nhóm biên tập là người Việt) đưa tin, dựa trên mối quan hệ với những nhà hoạt động người Việt đang thường trú (xin tỵ nạn) tại Thái Lan.

Nhưng trước đó, nữ nhà báo Dương Hằng Nga cũng đã thông tin việc ông Trương Duy Nhất xuất cảnh, và bà Nga cũng là người từng bị công an Thành phố Đà Nẵng cấm xuất cảnh vì "viết bài xúc phạm lợi ích hợp pháp của công ty và cá nhân ông Vũ".

Câu chuyện trở nên kỳ bí hơn dưới cách viết lách của blogger Bui Thanh Hieu (Người buôn gió) khi mô tả đầy đủ và có phần ly kỳ về việc ông Trương Duy Nhất bị Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) bị bắt giữ tại Thái Lan, gây xôn xao không ít người dùng mạng xã hội Facebook. Cùng thời điểm đó, Facebooker Thuy Doan (chủ bút trang TTXVA) đi vào mệnh đề giải thích "tại sao Trương Duy Nhất bị bắt ?", phân tích mối quan hệ giữa ông Trương Duy Nhất, Người Buôn Gió, Bạch Hồng Quyền và một số cá nhân, tổ chức người Việt có liên quan. 

Báo Tiếng Dân, trang web tổng hợp thông tin có số lượng người xem đông đảo cũng đăng tải bài viết của tác giả Hồng Hà, kéo dài 5 kỳ với tiêu đề "Đi tìm chân dung Trương Duy Nhất, kẻ cơ hội !". Trong các kỳ bài viết này, thay vì đặt ông Trương Duy Nhất trong bối cảnh "bị bắt cóc", thì tác giả Hồng Hà lại phân tích ông Trương Duy Nhất dưới góc độ sai phạm có liên quan đến Vũ Nhôm và tòa soạn báo Đại Đoàn kết. Nói đúng hơn, tác giả Hồng Hà đặt ông Trương Duy Nhất như là một cây bút phục vụ phe nhóm hơn là một nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thực sự.

Trong một động thái mang tính chính thống hơn, bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ ông Trương Duy Nhất đã có đơn "thỉnh cầu giúp đỡ tìm người thân" đến các cơ quan ban ngành Việt Nam, nhằm xác định ông Trương Duy Nhất đang ở đâu, cũng như bài tỏ sự lo lắng cho tính mạng của ông. Nhưng ngay cả trong lá đơn của người vợ, thì việc ông Nhất đến Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tại Thái Lan cũng chỉ là dựa trên thông tin đồn thổi.

Ông Trương Duy Nhất, bằng cách nào đó trở thành một chủ thể mất tích tạm thời.

Facebooker Phạm Việt Thắng, trong thông tin đưa vào cuối ngày 13/02 đã cho biết, ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Việt Nam, trước đó ông được cho là nhập cảnh trái phép tại Thái Lan, và sau đó ông bị bắt giữ tại Lào. Lý do ông có mặt tại Việt Nam là do liên quan đên đến tòa nhà văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng được bán cho Vũ Nhôm, thời kỳ ông Nhất là Trưởng văn phòng báo này.

Facebooker Thái Văn Dũng nhận định : Không thể bắt anh ấy tắm hai lần trên cùng một dòng sông nên lần này, kinh tế là "hợp lý".

Tính "hợp lý" đã cho thấy, việc bắt ông Trương Duy Nhất nằm trong quá trình mở rộng điều tra việc mua bán đất công sản có liên quan đến Vũ Nhôm (và hiện có thông tin ông Trương Duy Nhất đang bị giam tại trại giam T16 - BCA, tại Thanh Oai, Hà Nội).

Câu chuyện ông Trương Duy Nhất là tổ hợp của những luận thuyết âm mưa, với những ngôn từ mơ hồ để tạo ra một tình tiết Trịnh Xuân Thanh lần 2. Tuy nhiên, những sự phóng tác về mặt ngôn ngữ, với sự thiếu cẩn trọng trong viết và kiểm chứng nguồn tin khiến cho câu chuyện về ông Trương Duy Nhất trở thành một chủ đề để gieo rắc về sự sợ hãi (bắt cóc, mất tích), sự đáng sợ (Tổng cục 2), và sự nghi kỵ (nghi ngờ, đấu đá, bán đứng lẫn nhau giữa những nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền người Việt).

Xét về mặt tổng quan, bầu không gian thông tin đầy tính ma mỵ và nghi kỵ khiến cho niềm tin người đọc vào một số nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền bị đánh mất đi. Hoặc nói cách khác, bằng các luận thuyết gắn với ngôn ngữ dễ dãi, đã biến những "nguồn tin" về dân chủ - nhân quyền trở thành những nhà sản xuất tin giả hàng đầu (fakenews).

Câu chuyện Trương Duy Nhất có thể bị biến dạng tội từ "công sản" sang "đấu tranh dân chủ, nhân quyền" bằng những nguồn tin mù mờ như trên. Và từ đây, đặt ra một tiêu chí rất cần thiết cho chính những nhà hoạt động lẫn quan sát dân chủ - nhân quyền Việt Nam là phải luôn kiểm soát phát ngôn và kiểm chứng nguồn tin khi xuất bản.

Luật sư, Facebooker Hà Huy Sơn trong chia sẻ về sự kiện này cũng điềm tĩnh cho rằng : tình trạng ông Trương Duy Nhất, thì dù là người của ai (dân chủ, Nguyễn Bá Thanh) thì trách nhiệm làm rõ việc mất tích là từ phía công an Việt Nam. Tuy nhiên, Facebooker Nguyễn Kim trong phản hồi đã bổ túc đầy đủ hơn, nếu công an đi điều tra – làm rõ thì ít nhất gia đình phải trình báo. Vấn đề là cho đến nay, yêu cầu làm rõ tình trạng ông Trương Duy Nhất từ phía gia đình mới chỉ xuất hiện gần đây.

Tất cả cho thấy, trong sự việc ông Trương Duy Nhất, đã có thừa thông tin thiếu kiểm chứng, mơ hồ và có phần bịa đặt thái quá. Và điều này càng làm cho việc xác minh tình trạng ông Trương Duy Nhất trở nên khó khăn hơn, và phá hoại tính chính danh của người đưa tin.

Kiểm chứng thông tin và hạn chế âm mưa trong thông tin luôn là điều cần thiết, cũng là trách nhiệm đối với mỗi nhà đấu tranh, hoạt động, quan sát nhân quyền Việt Nam.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 16/02/2019

Published in Diễn đàn

Chưa bao giờ người Việt Nam được tiếp nhận nhiều lượng thông tin như hiện nay.

Trước đây chúng ta chủ yếu thu nhận thông tin qua các kênh thông tin truyền thống của nhà nước như truyền thanh, truyền hình, báo chí dưới sự kiểm soát chặt chẽ.

fake1

Chính quyền Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook ngăn chặn các thông tin được cho là "xấu và độc hại"

Tuy nhiên, sự bủng phát triển vũ bão của Internet và mạng xã hội, người Việt Nam đã được tiếp cận thông tin đa dạng và đa chiều hơn rất nhiều so với những thế hệ trước đây.

Nhờ đó, tri thức, hiểu biết của người Việt Nam đã tăng đáng kể. Bên cạnh mặt tính cực Internet và mạng xã hội đem lại, chúng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực.

Do thông tin được đăng tải và truyền đi quá dễ dàng trên Internet và mạng xã hội dẫn đến hiện tượng tin giả, thông tin không có kiểm chứng tràn làn gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Tin giả hay trong tiếng Anh gọi là 'fake news' không chỉ có ở Việt Nam mà tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, nhưng vì sao tin giả lại quá phổ biến, được nhiều người tin vào hay chia sẻ trên mạng xã hội ở Việt Nam nhiều như vậy. Theo tác giả dưới đây là một số nguyên nhân :

1. Giáo dục thiếu phản biện

Điều đầu tiên, do giáo dục Việt Nam khá lạc hậu, trong khi ở các nước phương Tây, giáo dục của họ khuyến kích học sinh, sinh viên phản biện lại mọi vấn đề, nhìn vấn đề đa chiều, không có vùng cấm.

Trong khi đó, giáo dục Việt Nam, không khuyến khích tư duy phản biện, nhiều khi mặc nhiên những lời giảng của giáo viên hay sách vở là đúng. Do đó, rất nhiều người Việt Nam không có tư duy phản biện, hay "nhẹ dạ cả tin".

Dẫn đến, người Việt rất dễ tin vào những thông tin mơ hồ, không chính xác, không có nguồn gốc rõ ràng. Những thông tin nay được đăng tải và chia sẻ tràn lan trên mạng.

Theo quan sát của cá nhân người viết bài, một số loại tin đồn như sau dễ được lan truyền dù độ khả tín thấp, hoặc thậm chí chỉ là tin giả.

Tin chính trị : lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước bị đầu độc chết, bị quản thúc, hay tin về sức khoẻ của lãnh đạo nói chung.

Tin về kinh tế : chuyện ngân hàng nào đó phá sản, hết vốn ; tin những đại gia nhiều tiền bị bắt hay bị hại, thậm chí bị 'ám sát'.

Tin về xã hội : các vụ án bạo lực như giết người, hiếp dâm.

Tin về giới showbiz : các vụ yêu đương, đánh ghen, tạo scandal để nổi tiếng.

Tin y học : như sừng tê giác chữa bệnh ung thư, nấm chữa bệnh.

2. Báo chính thống bị kiểm soát

Tiếp theo, nhiều người cho rằng các báo chí chính thống tại Việt Nam bị kiểm soát, hạn chế viết về nhiều nội dung, hay viết báo theo chỉ đạo theo định hướng.

Do đó, thông tin báo chí chính thống tại Việt Nam thường nghèo nàn về nội dung đôi khi chưa phản ánh khách quan sự việc. Vì lẽ đó, nhiều vấn đề nhạy cảm người dân tìm đến những nguồn tin không chính thống. Đôi khi, nhiều người tin rằng nguồn tin ngoài luồng lại phản ánh trung thực và chính xác hơn tin chính thống.

3. Tính hiếu kỳ và chạy theo đám đông

Tiếp nữa, do nhiều người Việt có tính hiếu kỳ, a dua theo số đông. Khi thấy thông tin lạ được đưa lên mạng ngay lấp tức được nhiều người chia sẻ và bình luận mà không cần để ý rằng thông tin đó có chính xác hay không.

Ví dụ như ở Việt Nam gần đây có tin về vụ bà chủ quán trà đá 'cho chân vào chậu nước trà' rồi vẫn bán cho khách, khiến cho dư luận phẫn nộ, tẩy chay bà bán nước.

Nhưng thật ra câu chuyện do một khách hàng tự cho chân mình vào chụp ảnh rồi đưa lên mạng xã hội để gây chú ý.

4. Lý do kinh tế và mạng xã hội

Lý do tiếp theo tin giả tin đồn lại phố biến như vậy ở Việt Nam là do trục lợi về kinh tế.

Số lượng người dùng và thời gian dành cho mạng xã hội tại Việt Nam là rất lớn.

Theo thống kê, mạng xã hội lớn nhất hiện nay trên thế giới là Facebook. Ở Việt Nam, hiện có số lượng tài khoản Facebook tới 58 triệu, đứng thứ 7 trên thế giới năm 2017.

Một thống kê khác thì, trung bình một ngày người Việt Nam dành 2,12 tiếng để truy cập mạng xã hội, riêng đối với Facebook thời gian truy cập mạng xã hội này là nhiều nhất (3,55 tiếng), cao hơn so với mức trung bình 1,42 tiếng.

fake2

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo Hội nghị của Bộ Thông tin và truyền thông

Với thời lượng và số lượng sử dụng mạng xã hội nhiều như vậy đã phát sinh ra các hoạt động kinh doanh đi kèm. Những trang mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức nào càng có số lượng like hoặc share càng lớn thì càng thu được nhiều tiền từ mạng xã hội, nhãn hàng quảng cáo hay từ những nguồn khác nữa.

Do đó, để thu hút nhiều like và share, rất nhiều người dùng đến cả những thủ đoạn như tung thông tin giả và thất thiệt để gây chú ý.

Blogger A, một người sở hữu mạng xã hội có lượng người like hơn 10 ngàn cho biết, để có nhiều like, anh ta đã phải làm những chuyện không nên ví dụ như đưa lên mạng những tấm ảnh thương tâm vô đạo đức, thậm chí còn đua theo nói xấu những người nổi tiếng.

5. Pháp luật không nghiêm

Lý do sau cùng, hiện tại Việt Nam chế tài pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, xử lý không nghiêm những người đưa thông tin đồn hay giả mạo nhằm trục lợi, hay có tác hại xấu đến cá nhân, tổ chức và cộng động xã hội.

Điều này khiến nhiều người phát tán thông tin giả mạo thoải mái mà không phải mấy quan ngại là sẽ bị pháp luật đụng tới.

Tóm lại, Internet và mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho con người bên cạnh đó cũng có mặt tiêu cực như đã đề cập đó là thông tin giả mạo, tin đồn.

Để hạn chế được mặt tiêu cực này, theo tác giả, Việt Nam nên cần thực hiện các giải pháp như sau :

- Khi có tin đồn tin giả xuất hiện cần có sự xác minh và đưa ra thông báo ngay lập tức của cơ quan có trách nhiệm, tránh những thông tin này lây lan gây tác hại rộng.

- Phương pháp giáo dục và đào tạo của Việt Nam nên thay đổi, từ phương thức giáo dục áp đặt ý nghĩ lên người học, cần được thay bằng dạy cho học sinh, sinh viên tư duy phản biện, hoài nghi mọi vấn đề được dạy. Điều này không chỉ giúp học sinh có khả năng phân biệt được thông tin nào là thật hay giả mà còn giúp họ phát triển khả năng sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ.

- Việt Nam cần có quy định pháp luật rõ ràng liên quan đến vấn đề tung tin giả tạo, thất thiệt gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những xử lý này cần được công bố rộng rãi để mang tính răn đe những người chia sẻ thông tin phải có trách nhiệm với những gì mình đã đưa ra.

Cuối cùng thì cần phải thừa nhận tự do báo chí là rất quan trọng để chống tin giả, do đó không nên có vùng cấm trong báo chí mọi vấn đề đều có thể đưa lên mặt báo để xã hội, công chúng đánh giá một cách công bằng, khách quan.

Điều này giúp cho không chỉ báo chí chính thông thu hút, tạo niềm tin với nhiều bạn đọc, chống lại thông tin giả, không có nguồn gốc mà có ích cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội Việt Nam.

David Nguyễn

Nguồn : BBC, 14/11/2018

David Nguyễn là một sinh viên Việt Nam đang học tại London.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2