Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Con virus đáng sợ’ của Trung Quốc, bài viết cũ làm người Pháp lo ngại

Thụy My, RFI, 17/04/2020

"Một con virus đáng lo sợ được tạo ra tại Trung Quốc", đó là tựa đề một bài báo đăng trên tờ Le Parisien cách đây bảy năm, vào ngày 05/05/2013, được độc giả truy cập rất nhiều từ vài tuần qua và phổ biến cho nhau trên mạng xã hội, kể cả ở Việt Nam, đến nỗi tòa soạn cách đây mấy hôm phải cập nhật thêm phần giới thiệu vào, và viết hẳn một bài mới để nói rõ bối cảnh.

phap1

Một con virus đáng lo sợ được tạo ra tại Trung Quốc", đó là tựa đề một bài báo đăng trên tờ Le Parisien cách đây bảy năm, vào ngày 05/05/2013 - Ảnh minh họa

Nội dung bài viết mang tên tác giả Claudine Proust như sau :

Một con virus đáng sợ được tạo ra tại Trung Quốc

Các nhà khoa học cảnh báo về việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một con virus loại cúm gà rất nguy hại.

Hữu ích hay nguy hiểm ? Cộng đồng khoa học thế giới rúng động từ khi tạp chí Mỹ Science loan tin các nhà sinh học Trung Quốc lai tạo ra một con virus nguy hại. Trong lúc Trung Quốc phải chiến đấu với dịch cúm gà không biết đến lần thứ bao nhiêu, một nhóm nghiên cứu của trường đại học nông nghiệp Cam Túc lại cho ra đời một con virus mới, trộn lẫn gien H5N1 với H1N1.

Virus H5N1 đã lây nhiễm cho 628 người từ năm 2003 với tỉ lệ tử vong lên đến 60%, có thể lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người. Còn virus H1N1, xuất hiện ở Mexico năm 2009, không gây tử vong nhiều hơn cúm thường nhưng lây lan rất mạnh. Con virus này có thể đã khiến 1/5 dân số thế giới bị nhiễm trong đại dịch vào năm đó, giết chết 18.000 người.

Mục tiêu thí nghiệm không rõ ràng

Con virus lai tạo tại Trung Quốc mang tính chất tệ hại nhất của cả hai, với đặc điểm đáng ngại là có thể dễ dàng lây giữa hai con chuột lang với nhau, qua đường hô hấp, chẳng hạn qua một cái hắt hơi. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết luận : con virus H5N1 độc hại chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú.

"Có nên can thiệp vào thế giới tự nhiên chỉ để chứng minh điều đó hay không ?" - các chuyên gia tức giận. Đây là việc không đáng làm so với những rủi ro phải gánh lấy. Chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ, một ý đồ xấu là một con virus biến đổi gien loại này có thể dễ dàng "nhiễm độc cho con người, gây ra từ 100.000 đến 100 triệu cái chết" - theo ước tính của Simon Wain Hobson ở Viện Pasteur.

Tòa soạn Le Parisien ngày 13/04/2020 phải cho đăng một bài mới mang tựa đề "Virus đáng lo sợ tạo ra tại Trung Quốc : Năm câu hỏi về bài báo mà bạn đọc đang hoang mang". Nội dung như sau :

Từ vài ngày qua, một trong số các bài báo của chúng tôi nói về một con virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc năm 2013, đã gây chú ý và lo ngại cho nhiều cư dân mạng.

"Đây có đúng là một bài viết của quý báo hay là fake ?", "Bài này có từ năm 2013 ! Họ đã chế thêm những thứ khốn kiếp nào nữa ?", "Có căn cứ để đặt câu hỏi, nếu thêm vào sự kiện các virus này được trữ trong phòng thí nghiệm P4 duy nhất của Trung Quốc ở Vũ Hán"…

Bài báo đã được đọc rất nhiều trong những ngày gần đây và đôi khi được những trang khác đăng lại. Thông tin này dù có thực, cũng cần đặt lại trong bối cảnh cụ thể, để không liên hệ với con virus corona chủng mới xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019.

Bài viết nói về điều gì ?

Bài báo đề ngày 05/05/2013 trong Le Parisien, nêu ra cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học chia sẻ lo ngại về việc Trung Quốc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus bao gồm các đặc tính của virus cúm A H1N1 (xuất xứ một phần từ loài vật, có thể lây từ người sang người) và virus H5N1 (xuất xứ loài vật, lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người).

Thông tin này là đúng, như cựu nhà báo Claudine Proust của chúng tôi chuyên viết về y tế đã xác nhận. "Đề tài này có thể từ một bản tin của AFP", có thêm giải thích của nhà vi trùng học Jean-Claude Manuguerra, nay là người chịu trách nhiệm đơn vị can thiệp sinh học khẩn cấp (CIBU) của Viện Pasteur.

Tuy nhiên Le Parisien không phải là tờ báo duy nhất đưa tin này, mà thông tin còn có trên trang web của France Info, Futura Sciences hay Le Quotidien du Médecin.

Việc lai tạo này liệu có liên quan đến virus corona chủng mới ?

Nhà sinh học Mỹ Richard H.Ebright, là người có tham gia trong số các nhà khoa học chỉ trích nghiên cứu trên, trả lời là không. "Không có quan hệ nào giữa con virus lai tạo H5N1-H1N1 và SARS-CoV-2 (tên khoa học của virus corona chủng mới). Hai con virus này thuộc những ngành (phyla) khác nhau. Chúng khác xa như trùng đất với con người" - giám đốc phòng thí nghiệm của Waksman Institute of Microbiology ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ bình luận.

Các cư dân mạng khác cho rằng, nếu có khả năng lai tạo ra con virus mới giữa hai chủng virus như thế, thì SARS-CoV-2 cũng có thể là virus do con người tạo ra.

Trên thực tế, tất cả cho thấy virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. Một công trình đăng trên tạp chí Nature ngày 17/3 do các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh, Úc tiến hành, kết luận rằng "SARS-CoV-2 không phải là sản phẩm của phòng thí nghiệm hay một con virus được cố ý tạo ra".

Tiến sĩ Etienne Simon-Loriere của Viện Pasteur cho biết một trong những bằng chứng là "không có một dấu vết nào trong bộ gien của SARS-CoV-2 giống với một mã di truyền nhân tạo". Cách thức mà con virus bám vào các thụ thể để xâm nhập vào tế bào, cũng khác hẳn với các virus SARS mà phòng thí nghiệm biết được.

Ông nói : "Nếu nó do con người tạo ra, thì họ đã cóp lại những virus SARS cũ. Người ta không thể sáng chế ra cách thức độc đáo này để bám vào thụ thể tế bào con người. Bộ gien thì tất cả đều có, người ta giải mã tại tất cả các nước, nhưng không có yếu tố nào cho thấy có dấu vết bàn tay con người. Không có dấu hiệu nhân bản vô tính hay tổng hợp".

Cuộc thí nghiệm năm 2013 liên quan đến vấn đề gì ?

Nghiên cứu này trộn lẫn chất liệu di truyền của virus cúm gà H5N1 với virus gây đại dịch H1N1 để sản sinh ra một loại "virus tái tổ hợp". Nó được tiến hành bởi một ê-kíp Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân (Harbin), trực thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc ở miền đông bắc (cách Vũ Hán hơn 2.200 km).

Nghiên cứu cho thấy con virus lai tạo lây nhiễm "rất dễ dàng giữa hai con chuột lang, thông qua đường hô hấp", "chẳng hạn chỉ cần một cái hắt hơi". Các nhà nghiên cứu kết luận virus H5N1 (lây từ chim, gia cầm sang người) chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú với nhau. Điều đáng sợ là virus H5N1 gây chết người dữ dội hơn so với H1N1. Kết quả nghiên cứu này trước hết được tạp chí Nature đăng lên vào tháng 5/2013, vài tuần sau được tạp chí Science đưa lại.

Tác động của nghiên cứu này như thế nào ?

Tranh cãi đã nổ ra với các nhà khoa học khác, nhất là tại Viện Pasteur Pháp và trường đại học Queen Mary ở Luân Đôn, với nhận định một nghiên cứu như vậy chẳng giúp học hỏi được gì mới nhưng lại gây rủi ro rất lớn, và như vậy là vô dụng. Theo nhà nghiên cứu Simon Wain Hobson, Viện Pasteur thì chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ hay ý đồ xấu là con virus loại này có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người, khiến 100.000 đến 100 triệu người tử vong.

Nhưng theo ông Etienne Simon-Loriere, rủi ro rất thấp do "được tiến hành trong một phòng thí nghiệm với các điều kiện khắt khe để tránh tối đa nguy cơ virus thoát ra bên ngoài". Và từ đó đến nay, đã có những quy định mới tại một số phòng thí nghiệm, buộc phải được các hội đồng khoa học và chuyên gia bên ngoài chấp thuận trước khi tiến hành các thí nghiệm loại này.

Sau các tranh cãi, đa số chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các loại virus khác và các loài vật khác, chứ không nhất thiết với các "virus tái tổ hợp". Một số nghiên cứu việc lây lan virus H7N9 thông qua giọt bắn giữa loài chồn, và lợi ích của vaccine chống H7N9 trên loài hữu nhũ.

Tạo ra virus là chuyện thường tình ?

Vâng, nhưng việc này luôn có rất nhiều quy định để bảo đảm an toàn. Việc xem xét virus, thay đổi thành phần… nằm trong phạm vi công việc của các nhà nghiên cứu. Ngược lại, ít có chuyện đi quá xa như thế, tạo ra những con virus nguy hiểm chết người. Ông Etienne Simon-Loriere nói rõ : "Tại Viện Pasteur, chúng tôi chưa bao giờ tiến hành những việc tương tự".

Cần ghi nhận rằng việc lai tạo ra con virus H1N1-H5N1 nằm trong bối cảnh việc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus giết người và có độ lây nhiễm rất cao, được mệnh danh là "Frankenvirus" (virus Frankenstein), gây tranh cãi dữ dội.

Thụy My

Nguồn : RFI, 18/04/2020

Ghi chú của RFI Tiếng Việt : Bài viết trên đây của Le Parisien được đăng trước khi có thông tin của Fox News ngày 15/04/2020 về virus corona chủng mới lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do sơ xuất. Ngay sau đó tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang điều tra về nghi vấn này.

********************

Covid-19 tàn phá phương Tây là mối quan hệ nhân quả ?

Trần Đức Liệu, VNTB, 18/04/2020

Covid-19 đang tàn phá xã hội và nền kinh tế phương Tây. Lẽ dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân hội tụ để tạo nên sự kiện này, thế nhưng cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng và lần bịt miệng từ đội ngũ công an đối với ông là nguyên nhân trọng yếu.

phap2

Bác sĩ quá cố Lý Văn Lượng (Ảnh : SCMP)

Bác sĩ Lý Văn Lượng là anh hùng, nhưng xa hơn ông là biểu tượng sống động tố cáo chế độ vô nhân đạo, ưa thích kiểm duyệt của Bắc Kinh.

Nếu bác sĩ Lý Văn Lượng sống trong một đất nước có nhân quyền, thì cảnh báo của ông có thể đã ngăn đại dịch ngừng lây lan ra khỏi biên giới Trung Quốc.

Trung Quốc từ khi đổi mới đến nay (chấp nhận các thành tố của chủ nghĩa tư bản về kinh tế để đổi lấy giữ gìn ổn định chính trị) đạt được nhiều thành tựu to lớn. Một công xưởng thế giới, một cường quốc mới nổi và tham vọng trở thành quốc gia dẫn dắt toàn cầu. Dù vậy, nhân quyền vẫn duy trì ở cấp độ thấp, thậm chí thời kỳ ông Tập Cận Bình, mức độ đàn áp nhân quyền tăng lên chóng mặt. Sở dĩ có điều này vì phương Tây và nước Mỹ đã thực hiện chính sách hợp tác thay đối đầu và kỳ vọng Trung Quốc phát triển kinh tế sẽ tự do – dân chủ hơn.

Nhưng phương Tây và Hoa Kỳ đã sai lầm trầm trọng.

Năm 1997, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (nay đã đổi tên và nâng cấp thành Hội đồng Nhân quyền) thường xuyên chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc liên quan quyền tự do cá nhân, và cũng đề cập đến tình hình ở Tây Tạng.

Trung Quốc đứng trước áp lực lớn cho đến khi cánh cửa thương mại được mở ra.

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tăng lên, tình trạng này đã bắt đầu thay đổi. Các chính phủ phương Tây ngày càng muốn giao dịch với Trung Quốc và rất sẵn lòng giảm vấn đề nhân quyền để đạt được mục tiêu này.

Năm 1996, Úc tuyên bố sẽ không còn đề xuất nghị quyết chỉ trích Trung Quốc. Trái lại, nó dự định tiến hành một "cuộc đối thoại song phương" về các vấn đề nhân quyền. Úc cho rằng tránh đối đầu, chú trọng đối thoại hợp tác là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng nhân quyền.

1998, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Tây Ban Nha cũng tiếp cận đường lối này. Mỗi chính phủ coi việc chuyển đổi sang đối thoại song phương về quyền con người là một bước tích cực từ "đối đầu" sang "hợp tác".

Thế nhưng Trung Quốc lợi dụng hợp tác với phương Tây, lơ là nhân quyền của nhóm nước tự do để phát triển kinh tế. Và khi kinh tế đạt những thành tựu to lớn, Trung Quốc đã trở thành một đứa bé hư, không còn nghe lời.

Trung Quốc thành lập trại giáo huấn để cải đạo những người Hồi giáo tại Tân Cương. Tiến hành Hán hóa vùng Tây Tạng và thực hiện bóp ngẹt nhân quyền trong nước.

Không tự do ngôn luận, không quyền lập hội, không tự do biểu đạt và học thuật.

Để dễ dàng làm chủ mô hình nhân quyền của mình, Bắc Kinh lobby các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức lớn, kể cả tổ chức nhân quyền trong Liên Hiệp Quốc mới đây.

Trung Quốc vận dụng tối ưu "luật của Lipset" (lý thuyết cho rằng sự giàu có hơn dẫn đến tự do chính trị nhiều hơn) và phương Tây sớm nhận quả đắng vào niềm tin chuyển đổi này.

Trung Quốc giàu lên, không còn bị ám ảnh bởi chế tài nhân quyền, các cuộc đối thoại nhân quyền trờ thành một cuộc họp kín và không có tác động nào đáng kể. Trong các cuộc họp đó, hiển nhiên Trung Quốc tận dụng trở thành một buổi tuyên truyền đầy sáo mòn về mô hình nhân quyền Bắc Kinh, hứa hẹn cải thiện một số quyền con người không ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội mà nhà nước Trung Quốc đặt ra.

Trung Quốc đã cố gắng thay đổi các quy tắc nhân quyền quốc tế, chứ không phải theo các quy tắc nhân quyền quốc tế. Làm suy yếu tất cả các khía cạnh của hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Và chính phủ Bắc Kinh không còn áp lực trách nhiệm về việc lạm quyền trong nước.

Ý, Tây Ban Nha, Đức... các quốc gia chuộng thương mại với Trung Quốc đang phải trả giá.

Hoa Kỳ, quốc gia dẫn dắt Trung Quốc vào các tổ chức thương mại quốc tế càng trả giá đắt hơn.

Khi bác sĩ Lý Văn Lượng chết vì nhân quyền bị bóp nghẹt, thì cái chết của ông đã khiến virus lây lan nhanh hơn, mạnh hơn tấn công vào những nước phương Tây ưu tiên thương mại, hạ thấp nhân quyền. Đây có phải là hệ nhân quả mà Covid-19 mang lại ?

Trần Đức Liệu

Nguồn : VNTB, 18/04/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc phủ nhận chỉ trích Pháp

Phương Vũ, VnExpress, 16/04/2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận họ đã chỉ trích cách Pháp đối phó Covid-19, nói rằng có "sự hiểu lầm" giữa hai bên.

"Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bình luận tiêu cực về cách Pháp xử lý dịch", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên hôm nay nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. "Trái lại, chúng tôi chia sẻ những lo ngại của Pháp, khi họ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do dịch bệnh".

1209379612

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại Bắc Kinh ngày 8/4. Ảnh : AFP.

Ông Triệu cho biết các đại sứ quán Trung Quốc đang phản ứng trước "những thông tin sai lệch" và "chỉ trích vô căn cứ" từ một số phương tiện truyền thông, chuyên gia và chính trị gia phương Tây về hợp tác Trung – Pháp.

"Chúng tôi muốn làm rõ sự thật, giải thích quan điểm và duy trì sự hợp tác quốc tế hiện tại để chống lại dịch bệnh", phát ngôn viên nói thêm. "Chúng tôi hy vọng Pháp sẽ xóa đi những hiểu lầm này".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp gần đây tiến hành chiến dịch truyền thông để ca ngợi thành công lớn của đất nước trong việc dập tắt Covid-19, đồng thời chỉ trích cách xử lý khủng hoảng của các nước phương Tây. Hôm 12/4, đại sứ quán Trung Quốc đăng trên trang web bài viết dài với tiêu đề "Trả lại những sự thật bị bóp méo – Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Paris".   

Nhà ngoại giao không được nêu tên trong bài đăng chỉ trích mạnh mẽ các nước phương Tây phản ứng chậm chạp. Đặc biệt, nhà ngoại giao này cáo buộc nhân viên tại các viện dưỡng lão ở Pháp "bỏ bê nhiệm vụ vào ban đêm, khiến người già chết vì đói và dịch bệnh". Phiên bản tiếng Pháp sử dụng từ viết tắt có nghĩa "viện dưỡng lão Pháp", trong khi phiên bản tiếng Trung sử dụng từ chỉ viện dưỡng lão nói chung.

Bình luận này lập tức châm ngòi cho sự giận dữ trong giới chính trị Pháp và nhiều người lên tiếng bảo vệ các nhân viên viện dưỡng lão. Pháp ngày 14/4 triệu đại sứ Trung Quốc tại Paris Lô Sa Dã để phản đối.

Trung Quốc được một số nước Châu Âu khen ngợi vì đã quyên góp vật tư y tế cho cuộc chiến chống Covid-19, nhưng nhiều nước cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng các khoản quyên góp cho mục đích tuyên truyền. Một số chuyên gia cũng cáo buộc Trung Quốc không nhanh chóng công bố thông tin sau khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, làm suy yếu phản ứng toàn cầu.   

Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn hai triệu người nhiễm, hơn 128.000 người tử vong và khoảng 492.000 người bình phục. Pháp là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 143.000 người nhiễm và gần 16.000 người tử vong.   

Phương Vũ (theo AFP)

Nguồn bài viết https://vnexpress.net/trung-quoc-phu-nhan-chi-trich-phap-4085280.html

*********************

Virus corona gây sốt quan hệ Pháp-Trung Quốc

Tú Anh, RFI, 15/04/2020

Bộ Ngoại giao Pháp, trong thông báo chiều 14/04/20120, cho biết đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Paris, trong ngày hôm đó, để bày tỏ thái độ bất bình của Pháp về những lời công kích các biện pháp của phương Tây chống đại dịch Covid-19, mà sứ quán Trung Quốc loan truyền trong những ngày gần đây.

phap2

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã, bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu lên để phản đối vì một số hoạt động tuyên truyền công kích phương Tây, liên quan đến dịch Covid-19. Ảnh chụp tại Paris, ngày 10/09/2019. AFP - MARTIN BUREAU

Do tình hình phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19, ngôn từ ngoại giao "triệu mời" được thể hiện qua việc đại diện Bộ Ngoại giao Pháp gọi điện chất vấn và bày tỏ thái độ phản đối trực tiếp với đại sứ Trung Quốc.

Trong thông cáo nói trên, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian tuyên bố như sau : Tôi đã cho ông đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã (Lu Shaye) biết một cách rõ ràng là tôi không chấp nhận một số bình luận gần đây, một số quan điểm công khai của các đại diện của sứ quán Trung Quốc không phù hợp với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Theo AFP, ngoại trưởng Pháp muốn ám chỉ chiến thuật "giải tỏa mặc cảm" của Bắc Kinh do sứ quán Trung Quốc tại Paris tiến hành, quảng cáo cho "thành tích" của chính quyền Hoa lục chiến thắng Covid-19 và cùng lúc chỉ trích các nước Tây phương quản lý kém.

Cụ thể, trang mạng của sứ quán Trung Quốc hôm Chủ Nhật công bố một bài bình luận dài "Trả lại sự thật bị bóp méo - Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Paris", với nội dung lên án Tây phương "chê trách Trung Quốc một cách bất công". Washington bị chỉ trích cách chức hạm trưởng hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt trong vụ thủy thủ bị nhiễm siêu vi Corona. Không chứng cớ, bài bình luận lên án nhân viên điều hành và y tế Pháp bỏ rơi các nhà dưỡng lão, để cho người già chết vì siêu vi Corona trong đói lạnh...

Sứ quán Trung Quốc cũng chỉ trích Đài Loan và 80 dân biểu Pháp ra thông cáo chung "sỉ vả" tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, người Ethiopia là "lọ nồi".

Sụ thật không phải như Trung Quốc vu cáo. Theo dẫn chứng của AFP, trang "Diễn đàn" của tuần báo L'Obs (Người quan sát) có đăng nguyên văn bức thư này, trong đó các dân biểu Pháp và Đài Loan than phiền là cho đến nay Đài Loan vẫn bị Tổ chức Y tế Thế giới khai trừ, nhưng hoàn toàn không có một lời nào "lăng mạ" tổng giám đốc người Ethiopia.

Trước thái độ chỉ trích không chứng cớ, làm gia tăng căng thẳng của sứ quán Trung Quốc, ngoại trưởng Pháp khuyến cáo là trong bối cảnh đại dịch lan khắp các Châu lục và tác hại kinh tế địa cầu, thì không nên đưa ra những lời gây tranh cãi vô bổ. Nước Pháp nỗ lực vận động cho tinh thần liên đới và hợp tác quốc tế. Theo giới quan sát, Paris muốn Bắc Kinh góp phần xóa nợ cho Châu Phi trong bối cảnh đại dịch.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 15/04/2020

Published in Diễn đàn

Có lẽ chúng ta cần vượt qua lối nói chung chung "Đại dịch này là do nước Trung Quốc". Ta cần chỉ mặt đặt tên ai mới chính là kẻ có tội.

tcb1

Để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta.

Một đất nước có bao giờ làm gì đâu, chỉ có những con người và nhóm người cụ thể, như Hitler, đảng Quốc xã, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Kissinger, Pol Pot… mới là những kẻ đã gây ra sự việc.

Không phải quốc gia Rwanda, mà chỉ một số người cụ thể mới chính là những kẻ đã thực hiện tội ác diệt chủng.

Đúng vậy. Chỉ một số kẻ ở Trung Quốc, phe nhóm của ông Tập Cận Bình và chính ông ta, đã cố tình giấu nhẹm thông tin và dập tắt những nỗ lực chống dịch kịp thời để rồi mãi cho đến nay ta vẫn không biết rõ thực chất điều gì đã xảy ra.

Quá trễ mất rồi ?

Riêng tôi, tôi nghi ngờ cái tuyên bố của họ rằng là "không có ca nào mới". Không phải chính quyền Bắc Kinh (mà cụ thể là Tập Cận Bình) cũng luôn khăng khăng rằng là làm gì có vụ Thảm sát Thiên An Môn và hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, rằng là toàn bộ vùng Biển Đông Nam Á đều "thuộc về" Trung Quốc đó sao. Ngây dại gì mà tin !

Mặc cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc Nhật Báo (China Daily) nhét tiền "bẩn" vào miệng mấy tờ báo Mỹ hay đăng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, vốn đang bị cho là suy đồi đạo đức, chúng ta cần phải buộc những thế lực hủ bại chịu trách nhiệm.

Cũng vậy, chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng "lập lờ đánh lận con đen" của ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và chính quyền liên bang nói chung.

tcb2

Chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng "lập lờ đánh lận con đen" của ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và chính quyền liên bang nói chung. Ảnh GETTY IMAGES

Hơn hết, ta cần phải truy vấn tại sao hệ thống y tế công ở Mỹ và cả ở nhiều nước Châu Âu, vốn đáng lẽ là rất hiệu quả và hiện đại lại trở nên vô dụng khi đương đầu với đại dịch. Sự chuẩn bị xã hội và ngân sách công đâu rồi ?

Đã tiêu tán cho chiến tranh Iran, Afghanistan, gói giải cứu tài chính năm 2008, cắt giảm thuế cho giới siêu giàu hay đang nằm đâu đó trong những tài khoản ngân hàng bí mật. Năng lực của nhà nước đã và đang ở mức nào ?

Quá trễ mất rồi, trễ ít nhất là cả một thế hệ !

Điều không bao giờ được quên

Nhưng quan trọng là ta phải nhận ra rằng để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta.

Sự thật là nếu như các nhà chức trách ở Vũ Hán quản lý hiệu quả những khu chợ động vật hoang dã tiềm ẩn đầy dịch bệnh, vốn được cho mở lại trong suốt 17 năm (những 17 năm !) kể từ dịch SARS 1, và phản ứng một cách có trách nhiệm với những mối nguy hiểm cụ thể từ tháng 11 và 12/2019 và suốt cả tháng một năm 2020, thì chúng ta đã không phải chứng kiến hàng ngàn người đang chết, và có lẽ là hàng triệu người sớm sẽ phải bỏ mạng trên khắp thế giới.

Hàng triệu người trên thế giới nhiều khả năng sẽ chết vì sự sai lầm của Tập Cận Bình trong công tác quản lý chợ và trong việc đã đàn áp phản ứng hiệu quả, kể cả việc cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi được khởi hành từ tâm dịch. Đây là điều chúng ta không bao giờ được quên !

Chúng ta phải vạch mặt chiến dịch của chế độ Tập Cận Bình vốn đang ra sức ‘lòe’ cả thế giới về tuyên bố đại thắng dịch bệnh, tuyên bố về năng lực siêu phàm, đang nhìn xuống khinh mạn các nước đang chết dần và suy sụp về kinh tế lẫn xã hội trong cơn đại dịch mà chính chế độ hủ bại mà ông ta dung dưỡng, gây ra.

Cũng đừng ảo tưởng

Chúng ta đương nhiên cũng không quên rằng cũng có một số người Trung Hoa đại lục chân chính, kể cả một số đảng viên trong đảng của Tập và hàng ngàn người Trung Quốc khác, đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo và tiến hành những biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả.

Chính họ cũng đã bị bịt miệng và thậm chí đang chịu cảnh tù đày.

Ta cũng không nên ảo tưởng rằng những giá trị Khổng giáo hay độc đoán ít nhiều lại hiệu quả hơn trong việc dập dịch.

Đài Loan và Hàn Quốc là những xã hội dân chủ. Khổng giáo, như Lưu Hiểu Ba đã chỉ ra, là nguồn nguy hiểm chết người vì chính nó tạo điều kiện cho sự đàn áp một cách có hệ thống và đẫm máu, như vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989 và việc bôi xóa sự kiện này khỏi lịch sử.

Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hóa cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay.

Khả năng hợp tác vì lợi ích cộng đồng trong thời bình cũng như thời kỳ khủng hoảng cần phải có mức độ tín nhiệm xã hội nhất định, vốn đôi khi cao hơn ở Đông Á và một vài nước dân chủ xã hội Châu Âu so với những nơi khác.

Sô-vanh cộng sản, Khổng giáo và hành động cần làm ?

Chúng ta cần hỏi tại sao người Đài Loan và người Hàn Quốc sống trong những xã hội dân chủ và người Trung Quốc lục địa, người Singapore và Hồng Kông sống dưới những chế độ có phần độc tài hơn, lại có thể phối hợp với nhau khi cần vì lợi ích chung nhưng lại ít nhiều không hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng (chẳng hạn như Trung Quốc vẫn để cho môi trường bị ô nhiễm chết người, vẫn tiêu thụ chất melamine, sản xuất và xuất khẩu thuốc men và thức ăn độc hại hay như việc tạo điều kiện dẫn đến điều được cho là dơi lây bệnh sang người…).

tcb3

Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hóa cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay.

Cần phải có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, nếu như chúng ta còn muốn sống trong một thế giới an toàn hơn.

Chúng ta cũng cần phải hỏi tại sao những người lên tiếng cảnh báo lại tiếp tục bị bịt miệng để rồi hệ quả là rủi ro lan rộng.

Nếu vị bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng và vị bác sĩ người Mỹ Helen Chu, những người sớm phát hiện ra dịch bệnh đang lan rộng ở nước họ mà không bị đàn áp thì chúng ta đã ở tình thế tốt hơn bây giờ.

Cả hai, cũng như tất cả chúng ta, đều là nạn nhân của chủ nghĩa sô-vanh sùng bái tinh thần bè phái cực đoan.

Nói cách khác, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như việc đổ lỗi cho toàn bộ các quốc gia không giúp giải quyết được vấn đề.

Tương tự, ca ngợi thể chế độc đoán hay ‘văn hóa Khổng giáo’ là một điều vô nghĩa. Đủ rồi, hãy thôi đi !

Thay vì vậy, hãy buộc những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm.

Hãy lên tiếng nói ủng hộ, bỏ phiếu và đòi hỏi một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm và hiệu quả.

Hãy nhớ người đàn ông vô danh đứng trước bánh xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn ngày đó. Hãy nhớ Rosa Parks* !

Jonathan London

Nguồn : BBC, 24/03/2020

* Rosa Louise McCauley Parks (1913 - 2005) là một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị đang giảng dạy tại Đại học Leiden, Hà Lan.

Published in Diễn đàn

Virus corona : Tổng thống Pháp tuyên chiến với "kẻ thù vô hình"

Trong những ngày này, dịch bệnh Covid-19 vẫn là tâm điểm của báo chí Pháp, nhất là về tình hình trong nước. Trên trang nhất, cả báo Les Echos Le Figaro đều đăng hình tổng thống Macron và chạy tít chính giống nhau : Nous sommes en guerre - Chúng ta đang trong chiến tranh. Đây là câu nói được tổng thống Pháp nhắc lại 6 lần trong bài phát biểu dài hơn 20 phút trên truyền hình tối hôm qua 16/03.

ennemi1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên chiến với virus corona : "Kẻ thủ đang ở đây, một cách vô hình" -AFP/Ludovic Marin

Nước Pháp đã tuyên chiến với virus corona. Libération trích một câu nói khác của tổng thống Macron làm tựa trang nhất : "Kẻ thủ đang ở đây, một cách vô hình".

Còn báo công giáo La Croix đăng tựa ngắn gọn "Thời phong tỏa", trên nền ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang, đang kéo vali một mình trên đường phố vắng vẻ không bóng người. Trong khi đó, báo Le Monde, ra từ chiều hôm qua, báo động"Tình trạng y tế xuống cấp nhanh chóng".

Trở lại với Le Figaro, tờ báo thiên hữu gọi các biện pháp mà tổng thống Macron đưa ra tối hôm qua trong bài phát biểu trên truyền hình là "những biện pháp mang tính lịch sử". Các quy định mới hạn chế người dân ra khỏi nhà có hiệu lực từ 12h trưa hôm nay 17/03, nhưng ngay sau bài phát biểu của tổng thống, bộ trưởng Nội Vụ Castaner đã huy động 100.000 cảnh sát và hiến binh trên phạm vi toàn quốc để bảo đảm dân chúng thực thi nghiêm túc lệnh phong tỏa.

Le Figaro dành cả trang nhất, bài xã luận và 18 trang để nói về virus corona. Vòng 2 bầu cử địa phương dự kiến diễn ra vào ngày 22/03 bị hoãn lại. Các cuộc cải cách bảo hiểm thất nghiệp và cải tổ hưu trí cũng sẽ tạm ngưng. Các bệnh viện, nhất là ở vùng Paris, chuẩn bị đối phó khi "cơn sóng thần" Covid-19 ập đến. Châu Âu đóng cửa biên giới để hạn chế đà lây lan của virus.

Trải nghiệm chưa từng có

"Chưa từng có" là tựa bài xã luận của báo công giáo La Croix. Giờ đã đến lúc tập trung vào một mục tiêu duy nhất : đánh bại dịch bệnh do virus corona nhanh nhất có thể. Mọi chuyện khác phải được gạt sang một bên. Bắt đầu từ hai cuộc cải cách, vốn trong những tháng gần đây đã bị phản đối kịch liệt nhất : bảo hiểm thất nghiệp và chế độ hưu bổng. Việc đình chỉ hai cuộc cải tổ này được chính nguyên thủ Pháp Macron công bố trong tối hôm qua. La Croix nhận định với thông báo nói trên, tổng thống Emmanuel Macron cho thấy ông mong muốn đoàn kết các lực lượng trong cả nước trong giai đoạn chưa từng có này.

Đúng là nước Pháp đang có một trải nghiệm chưa từng có. Tất cả các hoạt động không thực sự cần thiết đều phải tạm ngưng. Công dân được yêu cầu ở yên trong nhà. Kỳ bầu cử địa phương bị đình chỉ khi đang ở giữa hai vòng. Quân đội được huy động để tăng cường cho hệ thống bệnh viện. Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa biên giới. Một quỹ với ngân sách lớn được thành lâp để hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế rủi ro phá sản. Chưa bao giờ nước Pháp có sự triển khai "kho vũ khí" quy mô lớn đến như vậy trong giai đoạn không có xung đột vũ trang.

Trên thực tế, đây đúng là một trận chiến. Tổng thống Emmanuel Macron thậm chí đã sử dụng từ "chiến tranh" nhiều lần để mọi người phải lưu tâm hơn và nhận thức được là tình hình đang rất cấp bách. Nước Pháp đang bước vào "một cuộc đua tốc độ" với virus corona để hạn chế số nạn nhân và cho phép cuộc sống trở lại bình thường sớm nhất có thể.

Vì thế, La Croix kêu gọi tất cả mọi người phải nỗ lực. Ở yên trong nhà là thể hiện ý thức công dân và tình đoàn kết với những người bắt buộc phải ra ngoài để tham gia cuộc chiến đấu nhằm duy trì các hoạt động sống còn của xã hội.

Cuộc chạy đua với thời gian

Trong bài xã luận có tiêu đề "Cuộc chạy đua với thời gian", Le Figaro chỉ trích tổng thống Macron trong việc chậm trễ đưa ra các biện pháp mạnh tay. Theo Le Figaro, chính vì thiếu các phản ứng mạnh nên bây giờ nước Pháp mới phải "chạy đua với thời gian". Le Figaro lấy làm tiếc là kinh nghiệm của Trung Quốc và Ý lẽ ra đã phải chỉ ra cho nước Pháp con đường nên đi.

Tờ báo nhấn mạnh sức mạnh của một nền dân chủ là bảo đảm quyền tự do bầu cử, nhưng phải biết thích nghi với tình hình, đảm bảo tự do ngôn luận nhưng cũng phải bảo vệ người dân. Vì thế, Le Figaro lấy làm tiếc là chính quyền Pháp đã trì hoãn rất lâu trước khi ra quyết định như tối hôm qua. Phải mất quá nhiều thời gian tổng thống Macron mới nhận ra rằng chúng ta không còn có thể sống như trước. Giải pháp duy nhất để tránh thảm họa y tế là ngồi yên trong nhà. Mọi người phải học cách sống khác đi. Le Figaro trấn an độc giả là trong thời đại siêu kết nối internet, đây không phải là ngày tận thế.

May mắn là cuối cùng Emmanuel Macron đã nhận ra không ai có thể dự đoán được khi nào dịch bệnh chấm dứt. Ý thức kỷ luật sẽ phải như cuốn hộ chiếu thiết yếu cho cả cá nhân và tập thể để có thể đi qua cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này. Đây là điều chắc chắn duy nhất.

Pháp : Cuộc chiến dài hơi chống virus corona

Bài xã luận của Le Monde ra từ chiều hôm qua, trước khi tổng thống phát biểu trên truyền hình, cũng nói đến "một cuộc chiến dài hơi". Tại Pháp, do chậm nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 nên việc phát huy tinh thần trách nhiệm của người dân trong cuộc chiến chống virus corona cũng bị chậm trễ.

Mở đầu bài xã luận, Le Monde nhấn mạnh trong những ngày đầy lo lắng như thế này, không nên thêm bồi nỗi tức giận vào nỗi sợ hãi, cũng không nên gây chia rẽ trong bối cảnh mọi người cần cách ly. Không còn thời gian để gây thêm tranh cãi về những tính toán nhỏ nhặt và sự khinh suất khi chính quyền vẫn cho tiến hành tổ chức cuộc bầu cử địa phương vô nghĩa. Le Monde lấy làm tiếc là cuộc bầu cử hôm 15/03 đã làm lãng phí một ngày quý giá trong cuộc chiến chống Covid-19, đồng thời nó phát một thông điệp đi ngược với tình trạng nguy cấp theo đó "đừng chần chừ gì nữa, mọi người phải tránh lại gần nhau và ở yên trong nhà".

Nhiều người Ý đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi không nghiêm túc lúc khủng hoảng dịch bệnh mới nổ ra, nay họ đã hiểu điều đó và tỏ ra rất mẫu mực, tôn trọng kỷ luật. Le Monde lo ngại là hiện nay dân Pháp chưa làm được điều tương tự như người láng giềng Ý. Bất chấp các dự đoán đáng báo động, các biện pháp ngày càng cứng rắn, các con số người nhiễm bệnh và chết ngày càng đáng lo ngại, nhưng đối với nhiều người Pháp, mối rủi ro vẫn chỉ liên quan đến những người khác - người già hoặc người ốm yếu, mối nguy dường như vẫn còn ở đâu đó rất xa trong tương lai.

Trong tiến trình vô hình, Covid-19 đã liên minh với hai trong số những tệ nạn lớn của thời đại : tính ích kỷ và những suy nghĩ ngắn hạn. Tính ích kỷ phá hủy khả năng đáp ứng lợi ích của cộng đồng. Tự cách ly, cũng như tiêm phòng, trên thực tế là để bảo vệ những người xung quanh nhiều hơn bảo vệ bản thân chúng ta. Sự ích kỷ này, trong điều kiện các chính sách công ngày càng hạn chế, cuối cùng lại làm suy yếu hai trong số các loại chuyên gia mà chúng ta đang rất cần họ cống hiến cả thể chất và não bộ cho cuộc chiến chống đại dịch : giới y bác sĩ và nghiên cứu khoa học.

Những quan điểm ngắn hạn tạm thời đang cản trở nhận thức về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, giống như nhận thức về sự nóng dần lên của Trái đất từ một vài năm nay. Bất chấp các cảnh báo, dữ liệu và hiện tượng ngày càng nhiều, thái độ phủ nhận và hoài nghi vẫn làm trì hoãn những thay đổi cần thiết để giải quyết một mối nguy hiểm cho đến nay vẫn bị coi là rất trừu tượng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, khi đối mặt với Covid-19, trong lúc số nạn nhân tăng mỗi ngày, "sự mù quáng tự nguyện này" sẽ chấm dứt rất nhanh. Khi đó, dịch bệnh có thể buộc nhiều nền dân chủ phải đối mặt với những câu hỏi khiến chúng ta chóng mặt. Chúng ta nên chấp thuận để các quyền tự do cơ bản bị hạn chế đến mức nào ? Cần làm tê liệt nền kinh tế đến mức nào để chặn đứng dịch bệnh ?

Thử thách này, lần đầu tiên diễn trên quy mô toàn cầu, có thể thay đổi vĩnh viễn tiến trình phát triển của xã hội. Có thể các xã hội sẽ vượt qua và được cải thiện, nếu hội tụ hai điều kiện thiết yếu là sự tự tin và lý trí. Để người dân chấp nhận hy sinh quyền lợi, có thể là trong nhiều tháng, chính quyền, nhất là ở chế độ dân chủ, buộc phải công khai chiến lược, những rủi ro và cả những diễn tiến sau này. Và để làm sáng tỏ những điều trên, chính quyền phải chia sẻ các dữ liệu khoa học và ý kiến của các nhà khoa học tư vấn cho chính quyền trong các quyết sách.

Nhưng theo Le Monde, hiện tại, Pháp chưa đáp ứng được những điều kiện này. Bộ máy hành pháp đã chậm trễ trong việc chia sẻ các quy tắc về cách thức tham vấn hội đồng khoa học của mình, vốn công tác nghiên cứu cũng chưa được công bố. Chiến lược đối phó với Covid-19 cũng chưa được đặt ra rõ ràng và rất ít được tranh luận. Sự thiếu minh bạch trong việc đưa ra các quyết định sẽ chỉ gây hại cho cuộc chiến dài hơi, một cuôc chiến giờ mới chỉ bắt đầu, và làm chậm trễ việc phát huy tinh thần trách nhiệm cần thiết của các cá nhân. Với Le Monde, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân chính là mắt xích để ngăn cản virus corona lây lan.

Chiến lược rủi ro của Anh Quốc chống virus corona

Nhìn sang nước láng giềng Anh, Le Monde chỉ trích "chiến lược đầy rủi ro của Anh Quốc chống virus corona". Trong khi tình hình ở các nước Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp… đang rất "nóng" với cuộc chiến chống dịch bệnh, thì tại Anh Quốc, cho đến hôm Chủ nhật 15/03 chính phủ mới chỉ đưa ra hai lời khuyên : rửa tay và tự cách ly 7 ngày nếu có triệu chứng nhiễm virus.

Theo các nhà cố vấn của thủ tướng Anh Boris Johnson, cần 60% dân số nhiễm bệnh (40 triệu người) để có thể có được khả năng miễn dịch cộng đồng, tránh dịch bệnh tái phát vào mùa đông tới. Ông Patrick Vallance, cố vấn trưởng khoa học của chính phủ, nhấn mạnh hôm thứ Sáu 13/03 là không thể tránh việc tất cả mọi người bị nhiễm virus. Và đây cũng không phải điều nên mong muốn, bởi vì cộng đồng cần đạt đến một khả năng miễn dịch nào đó.

Các nhà truyền nhiễm học, bác sĩ, chính trị gia, các nhà phê bình đều chỉ trích thủ tướng Boris Johnson, nhất là khi lãnh đạo Anh cảnh báo người dân nên chuẩn bị tinh thần "mất đi nhiều người họ yêu thương hơn nữa". Nếu tính theo tỉ lệ 1% số người nhiễm virus corona sẽ chết thì sẽ có khoảng 400.000 người Anh mất mạng vì Covid-19.

Dân biểu đảng bảo thủ Jeremy Hunt, bộ trưởng Y tế thời thủ tướng Theresa May, là một trong những người đầu tiên gióng hồi chuông báo động hôm thứ Năm 12/03. Đánh giá chính sách của thủ tướng Johnson là "đáng lo ngại", ông Hunt còn ngạc nhiên vì chính phủ Anh vẫn chưa cấm tụ tập đông người. Trong khi đó, Richard Horton, trưởng ban biên tập tạp chí khoa học nổi tiếng về y khoa, The Lancet, cho rằng chính phủ đang phạm sai lầm khi chơi trò may rủi với người dân.

Tối hôm thứ Bảy, trong khi đơn khiến nghị của 250 nhà khoa học được lan truyền trên mạng đòi hỏi Boris Johnson ban hành ngay các biện pháp cứng rắn hạn chế sự tiếp xúc của người dân, phủ thủ tướng Anh hé lộ thông tin là sẵn sàng cho áp dụng các biện pháp mạnh hơn, nhất là tất cả những người trên 70 tuổi phải cách ly tại nhà ít nhất 4 tháng. Sáng Chủ nhật, bộ trưởng Y tế trấn an người dân là sẽ hành động đùng thời điểm, trong những tuần tới, vào lúc cần thiết và quyết định của chính phủ sẽ dựa trên khoa học.

Một nhà nghiên cứu của đại học Harvard chỉ trích chiến lược của chính phủ là "vô trách nhiệm". Nhà khoa học này kêu gọi dân chúng không nên lo lắng nhưng phải tự chuẩn bị, nếu chính phủ không giúp đỡ họ thì họ phải tự hành động. Dường như dân Anh cũng đã tính đến phương án này : hôm thứ Bảy, tại các siêu thị ở Luân Đôn, các kệ hàng mỳ, xà phòng rửa tay và giấy vệ sinh đều trống không và nếu dùng dịch vụ giao hàng đến tận nhà, khách hàng phải chờ ít nhất 8 ngày nữa mới nhận được hàng.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Mỹ giờ đây suy thoái vì Covid-19, tình hình có thể tệ đến đâu ?

VOA tổng hợp, 19/03/2020

Dịch virus corona chng mi giáng mt cú đánh chết người, đt ngt kết liu k lc tăng trưởng kinh tế kéo dài 11 năm qua ca M.

my1

Ngay cả trung tâm tài chính Wall Street New York cũng vng v vì dch Covid-19

Hôm 19/3, kinh tế gia hàng đu Michelle Meyer ca Bank of America tuyên b chính thc qua thư vi các nhà đầu tư rng kinh tế M "đã rơi vào suy thoái … cùng vi phn còn li ca thế gii" vì dch bnh gây ra bi loi virus còn được gi tên là Covid-19.

Mỹ ch tăng trưởng 0,8% năm 2020

Bank of America, ngân hàng đầu tư đa quc gia kiêm hãng dch v tài chính, dự báo kinh tế M s "sp đ" trong quý 2, co li 12% ; tc đ tăng GDP c năm d kiến gim còn 0,8%.

Lấy th trường lao đng làm thước đo v cú sc kinh tế, Bank of America tiên liu rng t l tht nghip s tăng gn gp đôi, vi khong 1 triu người thất nghiệp mi tháng trong quý 2, và mc tng cng ca quý là 3,5 triu.

Ông Mark Zandi, kinh tế gia trưởng ca hãng phân tích Moody’s Analytics, cho rng mc tht nghip 3,6% hin nay s tăng thành 5% vào đu năm sau, 2021.

Tháng 4 có thể s là thi đim suy thoái xung đến đáy, Bank of America cnh báo, và nói thêm rng sau đó là s phc hi chm chp ; đến tháng 7, nn kinh tế M s phn nào tr v tình trng bình thường.

Một nguyên nhân quan trng gây ra suy thoái là chi tiêu của người tiêu dùng, đng cơ chính ca nn kinh tế, đt ngt dng li do tác đng ca dch Covid-19.

Đó là vì nhiều bang đóng ca các nhà hàng, quán bar, quy ăn ung, rp chiếu phim, phòng tp th hình, sòng bc và các cơ s có tính cht như vy. Nhiu chuỗi siêu th, khu mua sm cũng đóng ca, mt s cuc thi đu th thao ln b hoãn li.

Ngay cả nhng nơi chưa mnh tay đến mc đó, người M cũng gim đi đến các nơi công cng.

Bên cạnh đó, các ngành du lch và khách sn gn như b xóa s vì người dân tránh đi nghỉ bng máy bay hay du thuyn c siêu ln.

Tổng cng li, nhng chi tiêu thuc din "không thiết yếu" chiếm đến khong 39% nn kinh tế M, theo hãng nghiên cu-tư vn kinh tế vĩ mô Patheon Macroeconomics. Kinh tế gia trưởng Ian Shepherdson ca hãng này dự báo rng các hot đng như vy s gim 20% trong giai đon tháng 4 đến tháng 6.

my2

Mỹ đy mnh hot đng phòng chng Covid-19

Tình trạng lưỡng nan

Các chuyên gia kinh tế ch ra mt kch bn tiến thoái lưỡng nan mà chính ph M phi đi mt : Càng nhanh chóng dng đi sng kinh tế thông thường li, dù phi chu đau đn, mt mát ; càng nhanh gii quyết được cuc khng hong y tế và mi người cũng như doanh nghiệp càng nhanh có nim tin đ quay tr li đi sng bình thường. Ngược li, kéo dài thi gian chng Covid-19 s làm trì hoãn s phc hi ca nn kinh tế và gây khn đn cho các doanh nghip nh.

Một phn khác cũng quan trng là Cc D tr Liên bang, quốc hi M và chính quyn ca ông Trump s nhanh chóng và mnh tay đến đâu trong vic cung cp tr giúp tài chính cho hàng triu "nn nhân kinh tế", t nhng người làm công hưởng lương theo gi nay không còn có thu nhp cho đến các doanh nghip mt khách hàng song vẫn phi tr tin cho các khon vay.

Nhưng các nhà kinh tế cho rng vic "tt máy" nn kinh tế phi được thc hin trước. "Chúng ta càng mun kim chế virus, thì vic đóng ca, ni bt xut ngoi bt nhp càng phi nghiêm ngt, các hot đng kinh tế càng phi b ct đt trm trng", ông Gregory Daco, kinh tế gia trưởng v nước M ti t chc tư vn Oxford Economics, nói. "Hy vng rng s phong ta, đóng ca này các nng n thì nn kinh tế s bt li [phc hi] càng mnh hơn".

Với gi đnh do nhiu quan chức y tế đưa ra là s ca nhim Covid-19 M s đt mc đnh khi thi tiết m lên vào cui tháng 4 hoc trong tháng 5, và ri gim dn, hu hết các nhà kinh tế d báo rng suy thoái M s kéo dài khong 6 tháng. Sau đó, nn kinh tế ln nht thế gii phc hi dn dn trong na cui năm nay.

my3

Một ca hàng không có khách mua vì Covid-19, gn Qung trường Thi đi, New York, 18/3/2020

Nửa cui 2020 phc hi, năm 2021 tăng trưởng 3%

Kinh tế gia Zandi thuc hãng Moody’s Analytics nhn đnh kinh tế M s phc hi chm trong na cui năm nay, sau đó tăng tốc trong năm 2021, có th đt 3% khi người tiêu dùng mua các hàng hóa như xe c, TV, v.v… sau mt thi gian "nhn" vì nn kinh tế gp sóng gió.

Kinh tế gia hàng đu ca ngân hàng Bank of America, Michelle Meyer, ch ra rng gii pháp đ khc phc kinh tế gim tc là trong nhng tun ti phi có kích thích mnh m.

"Về mt ng phó bng chính sách, chúng tôi cho rng không nên đt ra mc trn v quy mô kích thích kinh tế", bà Meyer viết trong thư gi khách hàng ca Bank of America.

Như tin đã đưa, chính phủ ca Tng thng Trump đã làm vic cùng quc hi M v gói kích thích tr giá hơn mt nghìn t đô la đ giúp các doanh nghip và người dân, trong đó có c bin pháp gi séc 1.000 đô la cho mi người ln trong nhng tun ti.

Theo CNBC, USA Today, Bloomberg, Business Insider

Nguồn : VOA, 19/03/2020

*******************

Virus corona : Biến động chứng khoán có xấu hơn khủng hoảng 2008 ?

Phạm Đỗ Chí, BBC, 18/03/2020

Trước các biến động dữ dội của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á hai ngày qua, có câu hỏi liệu đây đã là khủng hoảng sâu nặng hơn năm 2008.

chungkhoan1

Y học chưa có vaccine cho Covid-19 trong lúc dịch này lan rất nhanh và rất lây.

BBC News tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, kinh tế gia từ Florida, Hoa Kỳ về các lý do ngoài virus corona gây ra chuyển động mạnh trên các thị trường tài chính và cổ phiếu.

BBC : Liệu có những yếu tố nào nữa, ngoài tác động của dịch cúm virus corona đã tác động mạnh và rất xấu vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ cuối tuần đến chiều 16/03 ?

Phạm Đỗ Chí : Do tác động của dịch cúm, nguyên nhân chính là tâm lý hoảng loạn của dân chúng và các nhà đầu tư chứng khoán. Ngoài ra còn có ba nguyên nhân chuyên môn khác từ quan điểm của Fed :

a. Tâm lý hoảng loạn : Tại sao nhân loại đang hoảng sợ trước dịch bệnh Covid-19 ?

Lý do chính là y học chưa có thuốc chữa trong lúc dịch này lan rất nhanh và rất lây. Đây là điều con người sợ nhất nên dễ gây khủng khoảng tâm lý đó. Nếu bạn bị dương tính Covid-19, bạn sẽ tự cách ly ở nhà hoặc được nhập bệnh viện (nếu nặng) ; và bạn chỉ chờ sống hay chết. Không có thuốc chữa.

Do đó ở góc cạnh tâm lý, người ta sợ bị dịch này còn hơn sợ bị ung thư. Như thời tiền sử hoang sơ, con người sợ những gì con người không biết.

b. Sự thiếu hụt thanh khoản trong nền kinh tế nhất là của các xí nghiệp lớn : Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và Fed đã hai lần liên tiếp cắt giảm lãi suất trong vòng 1 tuần xuống mức zero, cũng như bơm thêm 700 tỷ đô vào nền kinh tế Mỹ, giới chuyên môn tiền tệ vẫn lo sợ một số xí nghiệp lớn có thể bị vỡ nợ vì thiếu thanh khoản.

Nếu như khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bị gây ra bởi sự vỡ nợ của các xí nghiệp tài chính (điển hình là sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers), bây giờ mối lo là cho các xí nghiệp phi tài chính, thí dụ điển hình là ba hãng hàng không lớn.

c. Trận chiến phá giá dầu hỏa giữa Saudi Arabia và Nga Sự bất đồng đã khiến giá dầu quốc tế giảm xuống hơn 30% và gây ra cơn sốc lớn cho các hãng dầu lớn của Mỹ vốn dùng đòn bẫy tài chính vay nợ cao và gặp khó khăn thanh khoản như điểm nêu ngay trên.

d. Ảnh hưởng xấu trước nguy cơ sụp đổ của kinh tế Trung Quốc. Mặc dù các số liệu thống kê chính thức cho quý 1 của nền kinh tế Trung Quốc chưa được thiết lập, tin tức dự báo về mức tăng trưởng thấp hay ngay cả số âm cho phép tiên đoán ảnh hưởng dây chuyền lên nền kinh tế toàn cầu, và nhất là nguồn cung nguyên vật liệu thiếu có thể đã gây ra tăng trưởng âm cho chính kinh tế Mỹ ngay quý 1.

chungkhoan2

BBC : Quyết định của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đột ngột cắt lãi suất và tung ra gói kích cầu kinh tế là do những nguyên nhân nào ? Động cơ gì và thời điểm ra quyết định có đúng không ?

Phạm Đỗ Chí : Ngày chủ nhật 15/3, ông Chủ tịch Fed, J. Powell, đã họp bất thường và tuyên bố cắt giảm lãi suất hẳn 1% (rất ít khi giảm lớn như vậy, nhất là vừa cắt giảm ngay 0,5% tuần trước), thay vì đợi đến buổi họp bình thường đã dự trù vào 2 ngày sau, thứ ba 17/3.

Không ai rõ có áp lực chính trị nào không cho quyết định đột ngột này, nhưng giới chuyên môn thì cho rằng các nguyên nhân a, b và c nêu trên đã là các động cơ, nhất là việc vài công ty nào đó có thể tuyên bố vỡ nợ. Tuy vậy, tôi thấy rất đông giới phân tích tài chính cho là Fed đã sai khi làm ngay vào cuối ngày nghỉ gây bất ngờ cho thị trường Phố Wall.

Các nhà đầu tư lớn (institutional investors) lại nghĩ phải có tình trạng gì thật tệ hại bên trong mới khiến Fed hành động bất ngờ như vậy, thay vì chỉ đợi 2 ngày sẽ làm trong vòng trật tự hơn, và nhất là giúp giá chứng khoán ngày thứ hai 16/3 có thể tiếp nối "đà lên" từ hôm thứ sáu 13/3 (tăng gần 2000 điểm) ; trong thực tế chỉ số Dow Jones đã mất gần 3000 điểm kỷ lục hôm thứ hai 16/3 vì cơn khủng hoảng tâm lý nêu trên.

BBC : Theo ông, về cách Hoa Kỳ, và Anh ứng phó - Bank of England cắt lãi suất hôm 11/03 xuống 0,25%, có điểm gì cần bàn ?

chungkhoan3

Phạm Đỗ Chí : Cả Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng cắt giảm lãi suất như biện pháp kích cầu quan trọng. Đây là những biện pháp hàn lâm quen thuộc được giới hữu trách chính trị yêu thích ở khắp mọi nước. Nhưng theo tôi, trong hoàn cảnh phức tạp hiện tại phải đối diện với nguy cơ suy thoái toàn cầu, biện pháp tiền tệ này khó có kết quả hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ nhất, là vì mức lãi suất ở hai nước đã quá thấp, giảm thêm đến mức zero hay gần zero không ảnh hưởng gì lắm đến quyết định đầu tư.

Thứ hai, là mức cầu suy giảm trầm trọng do tác động hạn chế đi lại hoạt động của dịch cúm chứ không phải thiếu tiền.

Thứ ba, và quan trọng nhất là ngay trước khi dịch cúm xảy ra, nền kinh tế thế giới và cả Anh Mỹ đã có khó khăn sản xuất do thiếu các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, tức là từ "nguồn cung" thay vì thiếu "mặt cầu".

Để đối phó chính xác hơn với nguy cơ suy thoái kinh tế cho cả Anh và Mỹ, cần áp dụng ngay các biện pháp tài khóa như giảm thuế thêm và chi tiêu chính phủ--nhất là cho hạ tầng.

Thí dụ quan trọng là ngay cả trong thời điểm gấp rút hiện tại, để đối phó với tác động kinh tế xã hội của dịch cúm, nhiều nhà chính trị và chuyên gia--kể cả người viết bài, đề nghị cấp ngay khoản tiền gọi là "tax rebate" độ 1.000 đô la cho mỗi người, hay cho mỗi hộ gia đình, để chi tiêu tùy ý theo nhu cầu trong thời buổi khó khăn.

Tác động kích cầu của nó sẽ hữu ích và hiệu quả hơn biện pháp giảm lãi suất.

BBC : Còn về kinh tế Trung Quốc, nhìn chung hệ quả của việc phong tỏa nhiều đô thị vùng duyên hải vì Covid-19 và thương chiến với Mỹ nay ra sao ?

Phạm Đỗ Chí : Theo các tin tức sơ khởi và nhận định của các quan sát viên ở Trung Quốc, kinh tế nước này vốn đã khó khăn vì cuộc thương chiến với Mỹ lại còn bị tổn thương nặng nề do cuộc phong tỏa đi lại với dịch cúm.

Do đó, không có gì ngạc nhiên nếu không có tăng trưởng trong quý 1 và đà tăng trưởng nếu kịp phục hồi trong quý 2 và 3 sẽ rất chậm, trước khi trở lại bình thường vào quý 4.

BBC : Cuối cùng, nhiều ý kiến nói người ta so sánh biến động tuần này với Khủng hoảng 2008, ông thấy có xác đáng không và người Việt Nam cần trông đợi điều gì về kinh tế, tài chính những tuần hoặc tháng tới ?

Phạm Đỗ Chí : Khủng hoảng 2020 tại Mỹ và trên toàn cầu được so sánh về tầm mức kinh tế với khủng hoảng thế giới năm 2008 là chính xác, nhất là về tầm mức thiệt hại trên các thị trường chứng khoán thì lần này có phần còn cao hơn.

Nhưng tôi thấy đáng kể nhất là về ảnh hưởng nhân mạng và tâm lý, thiệt hại lần này chắc chắn cao hơn nhiều do dịch cúm virus corona, mà hiện nay do chưa có thuốc chủng để ngăn ngừa hay chữa trị, không ai biết sẽ kéo dài bao lâu và tổn thất cuối cùng sẽ ra sao ?

Riêng về suy thoái kinh tế sẽ khó tránh khỏi ở Mỹ vào quý 3 hay 4 năm nay và ảnh hưởng còn kéo dài theo chu kỳ sang năm tới 2021.

Tất nhiên người Việt Nam sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng dây chuyền của các "sự kiện Mỹ" này, giống như các nước khác có nền kinh tế mở, đầu tiên là các thị trường chứng khoán và trái phiếu sẽ gặp "lao đao" trong các tuần hoặc nhiều tháng tới năm nay, và sau đó là ảnh hưởng trì trệ tăng trưởng cho cả hai năm 2020 và 2021.

Nguồn : BBC, 17/03/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona : Chính phủ và người dân Trung Quốc, ai phải biết ơn ai ?

Trong bối cảnh số người nhiễm virus corona và chết vì dịch bệnh vẫn không ngừng tăng nhanh chóng, virus đã lan rộng ra 117 quốc gia trên toàn thế giới, báo chí Pháp hôm nay đều tập trung vào Covid-19, nhưng dàn trải trên nhiều khía cạnh.

ai1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một bệnh viện ở Vũ Hán, ngày 10/03/2020. Reuters

Cú sốc kinh tế, những thách thức với Liên Hiệp Châu Âu, những biện pháp hà khắc ở Ý, nguy cơ nước Pháp sa vào con đường của Ý, khó khăn của các nước xuất khẩu dầu lửa, cuộc chiến chống tin giả trên các mạng xã hội, ý đồ viết lại lịch sử của chính quyền Bắc Kinh... Tất cả đều xoay quanh con virus mà mắt thường không nhìn thấy được.

Tập Cận Bình : Người giải phóng thành phố Vũ Hán ?

Hướng về Trung Quốc, qua bài viết "Đối với Tập Cận Bình, tình hình ở Trung Quốc đã được kiểm soát", Le Monde giải mã ý đồ của chủ tịch Tập trong chuyến thăm ổ dịch Vũ Hán hôm qua 10/03. Chuyến đi Vũ Hán đầu tiên của Tập Cận Bình từ khi thành phố này biến thành ổ dịch Covid-19 chứng tỏ Bắc Kinh cho rằng đã khống chế được sự lây lan của virus corona. Đây là một chuyến đi mang tính biểu tượng cao.

Ban đầu, Tập Cận Bình rất kín đáo trong công tác chỉ đạo quản lý dịch bệnh, đến giữa tháng Hai, ông Tập lên tuyến đầu, sau khi một tạp chí vốn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản, Cầu Thị (Qiushi), cho đăng một bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc, theo đó ông Tập khẳng định ngay từ ngày 07/01 đã yêu cầu thực hiện các biện pháp để "phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh". Một nhà ngoại giao Châu Âu tại Bắc Kinh xin ẩn danh giải thích với Le Monde là việc này "cứ như thể bộ máy tuyên truyền muốn nhấn mạnh đến việc Tập Cận Bình đã cảnh báo tất cả mọi người về điều sắp xảy ra nhưng không ai nghe theo".

Ban đầu, Bắc Kinh muốn là một hình mẫu trong việc kết hợp kiểm soát và phòng ngừa dich bệnh đồng thời đảm bảo sự vận hành hết công suất của nền kinh tế. Kể từ khi dịch bệnh có chiều hướng suy giảm vào nửa cuối tháng Hai, giới lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh đến ý chí : cuộc chiến sắp thắng lợi và Trung Quốc từ nay sẽ gánh trách nhiệm của một siêu cường. Chính phủ Trung Quốc chuyển sang hỗ trợ các nước đang phải đối phó với virus, cấp cho các nước láng giềng, các nước đang phát triển các bộ dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang, bộ đồ bảo hộ. Hôm 09/03, bài xã luận của nhật báo Hoàn Cầu thời báo, vốn nổi tiếng với lập trường dân tộc, nhận định Trung Quốc phải khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế và cho thấy là một siêu cường kinh tế đáng tin cậy và duy trì sự hấp dẫn đối với phần còn lại của thế giới.

Chính phủ và người dân Trung Quốc, ai phải biết ơn ai ?

Trở lại với Vũ Hán, Le Monde cho rằng tình hình được kiểm soát chặt chẽ khi ông Tập đến thành phố này, để tránh mọi hình thức phản kháng. Ông Tập muốn xuất hiện như một người đến để giải quyết các vấn đề và giải phóng thành phố khỏi những nỗi thống khổ mà người dân phải gánh chịu khi bị cách ly. Hồi tuần trước, nhà chức trách địa phương đã phạm nhiều sai lầm. Khi phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) đến Vũ Hán, bà đã bị người dân một khu phố đón chào bằng câu "Tất cả đều là giả dối". Báo chí Nhà nước đã nhân sự kiện này chỉ trích chính quyền địa phương.

Còn cuối tuần qua, sau khi tân bí thư Vũ Hán tung ra chiến dịch "giáo dục về lòng biết ơn" cho người dân thành phố với phát biểu : "Chúng ta phải biết ơn tổng bí thư (Tập Cận Bình) và Đảng cộng sản", ngay lập tức trên các mạng xã hội, dân chúng bày tỏ nỗi phẫn nộ. Lời đáp trả của nhà văn nữ Phương Phương (Fang Fang) đã được chia sẻ rộng rãi : "Chính phủ phải ngưng thái độ ngạo nghễ và biết khiêm nhường tỏ lòng biết ơn các chủ nhân : hàng triệu cư dân Vũ Hán". Kể từ đó, chính quyền địa phương đã phải lui bước. Những câu nói về chiến dịch giáo dục nói trên đã biến mất trên báo chí Nhà nước nhưng những phát biểu phê phán trên các mạng xã hội đã bị kiểm duyệt ồ ạt.

Còn Le Figaro, trong bài viết "Virus corona : Trung Quốc đang tiến gần đến thắng lợi", nhận xét Trung Quốc "cuối cùng đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm". Giờ là lúc để bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản tung ra những lời ngợi ca đầy thi vị : "Dưới sự chỉ đạo của cá nhân tổng bí thư Tập Cận Bình, chiến thắng chưa từng có chống Covid-19 đang đến gần, cùng với thanh âm của mùa xuân đang về".

Tập Cận Bình muốn "viết lại lịch sử" ?

Còn báo Libération nhận định Đảng cộng sản Trung Quốc có thể tiếp tục viết lại lịch sử, với Tập Cận Bình là người chiến thắng trong cuộc chiến của nhân dân chống lại con virus. Ngay từ hôm 27/02, nhà dịch tễ học tiếng tăm Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố : "Virus corona có thể không phải đến từ Trung Quốc". Quan điểm này sau đó được Bộ Ngoại giao và các đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài nhắc lại. Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc, trong một lá thư ngỏ gửi Hoa kiều ở Nhật hôm 05/03, còn gọi virus corona là "virus Nhật Bản".

Cơ quan kiểm duyệt của Bắc Kinh nhân dịp này còn cho phát tán các thuyết âm mưu theo đó virus đến từ Mỹ. Một người dẫn chương trình truyền hình còn đòi "phần còn lại của thế giới phải xin lỗi Trung Quốc cho những sự hy sinh" mà họ đang gánh chịu. Theo Libération, mục tiêu của Bắc Kinh là khiến mọi người quên đi rằng chế độ Trung Quốc đã để lãng phí 3 tuần lễ quý báu trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Liên Hiệp Châu Âu và cuộc trắc nghiệm tình đoàn kết

Liên Âu là một ổ dịch lớn, tất cả các nước thành viên đều đã bị ảnh hưởng, nhất là Ý, Pháp, Đức. Le Monde, Le Figaro Les Echos hôm nay tập trung vào những thách thức và biện pháp của Liên Âu trong cuộc chiến chống Covid-19. Báo kinh tế Les Echos cho biết "27 nước thành viên Liên Hiệp đang nỗ lực phối hợp hành động để đối phó với virus corona". Cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia thành viên tối hôm qua là nhằm đánh giá kho dự trữ, nhu cầu và khả năng sản xuất trang thiết bị bảo hộ.

Trước cuộc họp, phủ tổng thống Pháp cho biết mục tiêu là các nước chia sẻ thông tin, tăng cường phối hợp về vệ sinh y tế và kinh tế. Hiện nay, Châu Âu đang hành động theo kiểu "mạnh ai nấy làm", từ công tác kiểm soát biên giới, đình chỉ các tuyến hàng không, nhất là với Trung Quốc và Iran, đóng cửa trường học, hạn chế tập trung nơi công cộng… Chính sự thiếu thống nhất này khiến công chúng lo ngại.

Les Echos nhấn mạnh đây chính là lúc trắc nghiệm nguyên tắc đoàn kết, vốn là cơ sở để thành lập Liên Hiệp Châu Âu. Cho đến nay, vẫn chưa có thành viên nào có biện pháp hỗ trợ cụ thể dành cho Ý, ổ dịch lớn nhất Châu Âu. Ý đã đề nghị được cung cấp các kit xét nghiệm nhưng chưa có nước nào hồi đáp. Bỉ đề nghị Đức hỗ trợ khẩu trang, nhưng Berlin thì cấm xuất khẩu mặt hàng này, còn Pháp trưng thu toàn bộ khẩu trang trong nước.

Liên Hiệp Châu Âu phải hành động nhanh và mạnh

Ra sớm từ chiều hôm qua, Le Monde nhận định "Chống virus corona, Liên Hiệp Châu Âu phải hành động nhanh và mạnh". Tờ báo nhấn mạnh trong những cuộc khủng hoảng trong quá khứ, chính thái độ do dự, lưỡng lự đã khiến Liên Âu phải trả giá đắt. Về kinh tế, giờ không phải lúc để trì hoãn, khất lần. Liên Hiệp Châu Âu phải khẩn trương đối phó với cơn bão lớn có khả năng quét sạch mọi thứ trên đường nó quét qua, trong bối cảnh giá dầu mỏ đã giảm sút mạnh, thị trường chứng khoán bất ngờ suy sụp, thương mại thế giới sụt giảm, nhu cầu hàng hóa trong mọi lĩnh vực trên thế giới đột ngột tiêu biến.

Le Monde nhấn mạnh Liên Âu không được phép lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và khủng hoảng nợ 2011, khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã phải trả giá đắt khi do dự trong việc can thiệp ồ ạt và khẩn cấp để "dập tắt đám cháy". Lần này, Liên Âu bắt buộc phải suy ngẫm về câu nói của tướng MacArthur : "Những trận thua đều có thể được tóm tắt bằng hai từ : quá muộn".

"Cơn bão đang nổi lên" không có liên hệ gì với cuộc khủng hoảng hồi năm 2008, vốn đã tấn công vào tâm hệ thống tài chính. Lần này, điều quan trọng là chúng ta tự tìm ra phương tiện để vượt qua một thử khách khó khăn nhưng không phải là không thể vượt qua, với điều kiện là các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu phối hợp và đoàn kết với nhau. Các biện pháp hỗ trợ mà các nước quyết định cho đến nay là khác nhau và được xem như là một liệu pháp vi lượng đồng căn, trong khi Châu Âu cần được điều trị bằng liệu pháp sốc.

Liệu pháp nói trên bao gồm việc nới lỏng các quy tắc quản lý viện trợ Nhà nước, loại trừ các biện pháp về coronavirus khỏi những phép tính mức thâm hụt quốc gia, các biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ECB và Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu áp dụng (EIB). Điều thiết yếu là nhằm duy trì sự liên tục trong hoạt động của các doanh nghiệp và việc làm trong khi chờ đợi tình trạng an toàn vệ sinh được cải thiện.

Le Monde kết luận trong bối cảnh sự hoảng loạn đang xâm chiếm thị trường tài chính, các phản ứng chính trị ở giai đoạn này dường như chưa đạt tầm mức cần thiết. Nếu Châu Âu không thể cho thấy sự quyết đoán và phối hợp nhiều hơn, hậu quả của dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ rất nặng nề và gây nhiều đau đớn.

Trong khi đó, báo Libération cho biết trong cuộc họp hôm qua, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hứa thành lập một quỹ với 25 tỉ euro để chống dịch Covid-19, trong đó 7,5 tỉ euro sẽ được trích từ ngân sách Liên Hiệp ngay từ tuần này. Số tiền này chủ yếu dành để cải thiện các hệ thống chăm sóc y tế, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường lao động, và đặc biệt là các nước kinh tế kém phát triển nhất trong khối.

Hãy phát huy tính kỷ luật, cho dù chỉ một lần !

"Hãy phát huy tính kỷ luật, cho dù chỉ một lần !" là lời kêu gọi trong bài xã luận của báo Le Figaro. Trong khi chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn nhắn gửi "thông điệp chiến thắng virus", thì Châu Âu lại đang đối đầu với sự lây lân mạnh của virus. Nước Ý đang tiến bước theo con đường của Trung Quốc, nhưng Le Figaro nói một cách hình ảnh, vấn đề nằm ở chỗ Roma không được trang bị "những loại vũ khí" giống như Trung Quốc.

Biện pháp cách ly được chính quyền Roma ban hành cho toàn quốc, nhưng việc áp dụng trên thực tế lại chỉ ở mức tương đối : các phương tiện giao thông công cộng vẫn hoạt động, dòng người xếp hàng dài ở quầy thu ngân trong các siêu thị, người dân vẫn có thể đi làm. Và rất khó để Châu Âu có thể triển khai các biện pháp vệ sinh y tế như chính quyền Trung Quốc đã cho áp dụng với hàng trăm triệu người dân. Covid-19 cho phép tiết lộ tính cách của cả một dân tộc và chính phủ một nước. Nếu Trung Quốc độc đoán, chuyên quyền, người Ý nổi tiếng với niềm đam mê, thì theo Le Figaro, đặc trưng của người Nhật Bản và Hàn Quốc là tính kỷ luật …

Sự lây lan dịch bệnh ở Pháp cũng sẽ tương tự ở Ý, chỉ là chậm hơn một vài ngày. Le Figaro nhận định các biện pháp nghiêm khắc hơn sẽ sớm trở nên cần thiết. Thế nhưng, do ý thức được về tác động của những biện pháp này đối với nhân dân Pháp, vốn luôn muốn tự do, chính phủ luôn nhấn mạnh chỉ đưa ra các quyết định tùy theo mức độ tình hình. Thế nhưng, chính điều này lại có thể khiến công chúng lo sợ về khả năng dịch bệnh lây lan là không thể tránh khỏi.

Cách duy nhất là dân chúng thể hiện ý thức kỷ luật ngay từ bây giờ : giữ gìn vệ sinh (rửa tay), hạn chế di chuyển và tập hợp đông người… Le Figaro để ngỏ câu hỏi : Liệu virus corona có thể cho thấy nét mới về lý tính và ý thức kỷ luật trong tính cách của người Pháp hay không ? Hay là người Pháp muốn đợi đến khi quá muộn mới "nổi dậy" chống lại virus ?

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Long trao đổi với BBC News tiếng Việt qua thư điện tử về tác động của Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam và những gì Việt Nam cần làm để vượt qua khó khăn do tác động đó, cũng như để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững.

viencanh1

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng đến ngành dịch vụ Việt Nam. Trong ảnh : Phố bia Tạ Hiện (Hà Nội) vắng vẻ lạ thường trong mùa dịch

Ông Phạm Long đang làm việc tại Trường Kinh doanh và Khoa học xã hội, Đại học Louisiana, Hoa Kỳ.

Tác động tiêu cực, toàn diện với kinh tế Việt Nam

Truyền thông trong nước phổ biến kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân với hơn 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh.

Khảo sát trên cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.

Đánh giá về ảnh hưởng của dịch Covid-19 với nền kinh tế Việt Nam, Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Long cho rằng, đó là điều khá rõ ràng :

"Ngoài du lịch, các ngành sản xuất như may mặc, da giầy, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc, nay do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung Quốc đang triển khai trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa, đang trở nên thiếu hụt".

"Nhìn chung, các chuyên gia nhận định là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành này cố gắng thì cũng chỉ chống đỡ được cho đến cuối tháng 3 hay nửa đầu tháng 4, sau đó nếu tình hình không tiến triển tốt lên thì sẽ không đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, lúc đó việc đóng cửa từng phần hoặc toàn bộ nhà máy chỉ là vấn đề thời gian". Tiến sĩ Phạm Long nhận định.

"Cũng lưu ý rằng bên cạnh việc nhập khẩu đầu vào cho quá trình sản xuất từ Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta còn nhập khẩu đáng kể từ Hàn Quốc và Nhật Bản và tình hình Covid-19 ở hai quốc gia này cũng đang có những dấu hiệu xấu đi, do đó càng gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất của chúng ta".

"Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng vì phần lớn là chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc, nay Trung Quốc đang tạm thời kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu và dòng lưu chuyển hàng hóa".

"Nói tóm lại, không trực tiếp thì gián tiếp, hầu hết các ngành, lĩnh vực, và doanh nghiệp của Việt Nam đang bị tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra".

GDP Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào ?

Dù Việt Nam đang chuẩn bị các kịch bản theo tình hình dịch Covid-19 để chủ động ứng phó, nhưng chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là GDP Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ dịch ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là 6.8%.

Về chuyện này, Phó giáo sư Phạm Long cho rằng, con số còn phụ thuộc vào dịch sẽ được kiểm soát hoàn toàn như thế nào ở Việt Nam, các nước cung cấp đầu vào sản xuất cho Việt Nam, và trên thế giới, mức độ chịu ảnh hưởng của GDP là khác nhau.

viencanh2

Dệt may cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.

"Một số ngành bị thiệt hại của Việt Nam, ví dụ ngành Hàng Không từ cuối tháng 1 đến nay giảm doanh thu là khoảng 25 nghìn tỷ đồng ; ngành du lịch có thể thiệt hại đến 5 tỷ USD nếu dịch kéo dài đến hết quý 2. Các kịch bản cho sự sụt giảm của GDP phụ thuộc vào khi nào Covid-19 được kiểm soát : hết quý 1, hết quý 2, hay lâu hơn".

"Các chuyên gia cho rằng khả năng GDP của Việt Nam sẽ sụt giảm trong khoảng từ 0,5% - 1% trong năm 2020. Tuy nhiên, đó chỉ là con số dự đoán. Nếu tình hình tích cực, tức là Covid-19 được kiểm soát sớm hơn, "công suất" hoạt động của các nhà máy sản xuất và chế biến sẽ ở mức cao hơn bình thường sau khi bị "nén" trong thời gian dịch để bù đắp cho những tổn thất trước đó, thì mức giảm của GDP có thể thấp hơn 0,5%".

Kích thích tiền tệ, nên hay không ?

Giữa tình hình đó, chính phủ Việt Nam có nên đưa ra gói kích thích tài chính, tiền tệ hay không ?

Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh, trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng, "Dù với bất kể kịch bản nào, Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế".

Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng, kích thích tiền tệ là điều cần thiết, nhấn mạnh là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay một khu vực chính phủ có thể/cần tăng chi tiêu ngay là bổ sung nguồn lực cho hệ thống y tế ; tăng và mở rộng chi bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm này cũng viện dẫn việc gần đây, Hong Kong đã có gói kích thích tiền tệ lớn, với việc phát cho mỗi người dân (trên 18 tuổi) 1.200 USD không điều kiện.

Phó Giáo sư Phạm Long cho rằng Việt Nam cần một gói kích thích tài chính.

Tuy nhiên, điều này phải đặt trong bối cảnh tổng thể của phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng, giảm thiểu tác động của xu hướng đang chững lại của nền kinh tế thế giới và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững ; chứ không phải là vì những gì đang diễn ra xung quanh câu chuyện Covid-19. Bởi theo ông, Covid-19 cũng chỉ là một nhân tố trong nhiều nhân tố rủi ro và bất trắc có thể xảy ra sau này.

Ông nhận định : "Cái mà chúng ta quan tâm hiện nay là khi nào Covid-19 sẽ chấm dứt, có thể là cuối quý 1 hay cuối quý 2 năm 2020, hay cũng có thể là lâu hơn. Thuật ngữ chúng ta dùng ở đây là "Hỗ trợ" tạm thời trong ngắn hạn, với kỳ vọng dịch sẽ nhanh chóng được kiểm soát".

"Các doanh nghiệp bị tác động bởi Covid-19 đang rất cần sự hỗ trợ của chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sụt giảm vì hoạt động cầm chừng, hay phải dừng hoạt động, hay không xuất khẩu được sẽ làm giảm doanh thu đáng kể, trong khi các chi phí vẫn phát sinh, đặc biệt là các khoản vay ngân hàng, rồi các khoản nghĩa vụ với nhà nước".

"Các hình thức hỗ trợ có thể là gia hạn nợ, giảm lãi suất, miễn lãi suất, điều chỉnh linh hoạt thời điểm thanh toán nợ hay lãi, khoanh nợ, giãn nợ, lùi thời gian nộp các khoản nghĩa vụ với ngân sách, giảm các khoản nộp, và phí để giảm bớt một phần gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp".

"Hơn nữa, chính quyền trung ương, địa phương và các bộ, ngành có thể giúp cung cấp thông tin và thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp có thể thương thảo với các đối tác cung ứng đầu vào ở nước ngoài điều chỉnh hợp lý các điều khoản của hợp đồng, cũng như tìm các nguồn cung ứng thay thế".

"Chính phủ cũng cần chủ động lập các kênh liên lạc thường xuyên với các nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và có doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, để có thể khai thông và thúc đẩy các dòng luân chuyển nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng và thiết bị đầu vào ngay khi dịch vụ có thể được kiểm soát".

"Các chiến lược và kế hoạch xây dựng hình ảnh và quảng bá trên nền tảng sự thật là Việt Nam đang kiểm soát tích cực và bước đầu có hiệu quả, sẽ giúp cộng đồng quốc tế, doanh nghiệp, và du khách nước ngoài yên tâm, nhanh chóng đến Việt Nam cho các mục đích sản xuất, kinh doanh hay du lịch ngay sau khi dịch được kiểm soát".

viencanh3

Hôm nay (11/3) số phận giải đua F1 tại Hà Nội sẽ được quyết định.

"Nói tóm lại thuật ngữ "gói kích thích tài chính" nên được đặt trọng một bối cảnh tổng thể hơn, vì chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng nhiều rủi ro và bất trắc. Và Covid-19 cũng chỉ là một trong những rủi ro và bất trắc đó thôi".

"Chúng ta cần có chiến lược và các gói kích thích để giúp nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng, có tính cạnh tranh, khả năng chống đỡ đối với các rủi ro và bất trắc, vừa có tính hội nhập và vừa có tính độc lập".

"Tuy nhiên, trong câu chuyện Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đang và có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19 gây ra trong ngắn hạn (có thể dài hạn, phụ thuộc vào tình hình kiểm soát Covid-19), nên rất cần sự hỗ trợ của chính phủ".

"Khi Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sẽ trở về trạng thái bình thường thậm chí gia tăng "công suất" để giúp doanh nghiệp một phần hay toàn bộ bù đắp những thiệt hại đã xảy ra. Kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm mà Covid-19 được kiểm soát trong ngưỡng an toàn", Phó giáo sư Phạm Long nhận định.

Chuẩn bị cho hậu Covid-19

Phó giáo sư Phạm Long cho rằng, đánh giá một cách tổng thể, ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế khác một chút so với những câu chuyện khủng hoảng kinh tế đã từng xảy ra trước đây.

Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế có đặc trưng là nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng tồn tại âm ỉ lâu dài và đến thời điểm bung ra và không thể "đỡ" được nữa nên tạo ra khủng hoảng. Với Covid-19, dù nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại một chút để lấy đà, năng lực sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam đang vận hành, các nguồn cung cấp đầu vào không phải thiếu, các cơ hội và triển vọng tạo ra từ EVFTA và EVIPA.

Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn ; đối với nông lâm hải sản bị ảnh hưởng bởi gián đoạn xuất khẩu ; đối với cách đoanh nghiệp sản xuất khác thì vận hành có thể bị tạm dừng. Nếu Covid-19 được kiểm soát, thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành sẽ được "bung ra" sau khi bị "nén" lại do Covid-19.

Phó giáo sư Phạm Long nhận định : "Như vậy, sau khi Covid-19 được kiểm soát, chúng ta kỳ vọng các dòng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, các dòng khách và chuyên gia sẽ khơi thông trở lại vào Việt Nam. Do đó, chính phủ Việt Nam nên chuẩn bị các các giải pháp phối hợp và chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải lên kế hoạch hoạt động để đảm bảo khơi thông hiệu quả các dòng chảy này".

"Bên cạnh đó, hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp nên tiếp tục cân nhắc giảm lãi suất trong ngắn hạn và linh hoạt về thời điểm hoàn trả lãi suất và gốc đối với các khoản vay cũ và mới của doanh nghiệp, bởi vì dòng tiền thu của doanh nghiệp sẽ có thể bị lệch pha với các dòng tiền ra, trong đó có dòng tiền trả nợ. Điều tương tự đó là cho phép mức độ linh hoạt nào đó về thời gian hoàn trả đối với các khoản nghĩa vụ ngân sách của doanh nghiệp".

"Để hỗ trợ các doanh nghiệp có các hoạt động xuất khẩu, chính phủ nên rà soát để có giải pháp giảm một số loại thuế và phí, ví dụ phí cầu đường, bến bãi, lưu giữ, lưu thông…", Phó giáo sư Phạm Long phân tích.

Cơ hội thoát Trung ?

Với câu chuyện trong nguy có cơ như ông Nguyễn Xuân Phúc, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng cho rằng, đây là cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế nhằm "ít phụ thuộc hơn vào một thị trường duy nhất".

Phó giáo sư Phạm Long, một lần nữa, nhấn mạnh rằng chúng ta nên xem xét trên một giác độ tổng thể, chứ không phải từ câu chuyện Covid-19 này.

"Mọi người thấy rõ rằng nền kinh tế Việt Nam có quan hệ quá chặt chẽ và phụ thuộc vào Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỉ USD các linh kiện điện tử, thì nhập từ Trung Quốc là gần 14 tỉ USD ; nhập khẩu trên 23 tỉ USD bông, xơ, sợi, vải, phụ liệu da giầy, trong đó nhập từ Trung Quốc là trên 11 tỉ USD. Đó là minh chứng cho thấy chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất".

"Về cơ bản là chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế của chúng ta ; việc tái cấu trúc này không phải vì có Covid-19, mà chẳng qua đây là một tác nhân thôi thúc chúng ta hơn nữa thôi. Ai cũng biết là phải đa phương hóa và đa dạng hóa trong các quan hệ kinh tế, sản xuất, thương mại và đầu tư với nhiều đối tác, nhiều quốc gia, hay vùng lãnh thổ khác".

"Tuy nhiên, nói thì rất dễ, nhưng bắt đầu làm từ đâu và làm như thế nào thì lại là câu chuyện không đơn giản. Đến Mỹ hay Nhật còn phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc nữa là Việt Nam".

"Lấy ví dụ đơn giản, có khoảng 800 nhà cung cấp của Apple, thì có khoảng 300 nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. Hàn Quốc cũng là một cường cuốc về ngành sản xuất, nhưng cũng phụ thuộc rất chặt chẽ vào nguồn cung của Trung Quốc".

"Cũng phải khẳng định thẳng thắn rằng, Trung Quốc có những lợi cạnh tranh nhất định mà các nước khác không có. Để sản xuất ra các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào cho việc sản xuất ra các sản phẩm thì phải có công nghệ, mà chúng ta thì rất yếu về công nghệ. Hay giả sử nếu chúng ta có thể sản xuất được các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào, thì giá thành lại rất cao và không có khả năng cạnh tranh, hay thậm chí cả chất lượng cũng có thể có vấn đề".

"Tuy nhiên, về dài hạn, chúng ta phải có chiến lược tổng thể để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất ra các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào".

"Trước hết, quy hoạch tổng thể thế đứng của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu cho toàn bộ các sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ, chúng ta muốn ngành may mặc của chúng ta mỗi năm xuất khẩu bao nhiêu về số lượng và giá trị ? Chỉ là gia công hay tự chúng ta làm và bán ? Tăng trưởng mỗi năm là bao nhiêu phần trăm".

"Với quy hoạch này, thì chúng ta phải cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu đầu vào ? Bao nhiêu chúng ta có thể nhập khẩu ? Bao nhiêu chúng ta phải tự lực trong nước. Rồi từ đó, mới quy hoạch các khu công nghiệp hay các vùng để tạo ra mức tự lực về nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu trong nước".

viencanh4

Các nhà hàng ế ẩm vào mùa dịch

"Các ngành, sản phẩm, hay dịch vụ khác, chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi tương tự và tìm ra câu trả lời trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết".

"Thứ hai, về giáo dục đào tạo và các viện nghiên cứu phải thay đổi triệt để, nâng cao đội ngũ giảng viên thế nào, chất lượng sinh viên như thế nào để có thể tạo ra được những công nghệ hay hiểu được các công nghệ và quá trình vận hành để sản xuất các nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu đầu vào".

"Đây là một vấn đề rất khó vì nếu chúng ta không có công nghệ, không tạo ra được công nghệ, không làm chủ được công nghệ, thì chúng ta vẫn bị lệ thuộc. Có thể có công nghệ thì lại dẫn đến vấn đề chi phí chúng ta làm ra các nguyên nhiên vật liệu hay phụ liệu lại rất cao và không có sức cạnh tranh bền vững".

"Tiếp đó, với cải cách thể chế, phải làm sao để có thể minh bạch và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo, nghĩ dài hạn, chứ không phải tư duy tiểu nông ngắn hạn".

"Thứ tư, quan hệ trong ASEAN cần được tăng cường hơn nữa bằng cách nào để phát huy được vai trò của ASEAN và từng nước thành viên trong khối".

"Cuối cùng, tận dụng các cơ hội tạo ra từ EVFTA và EVIPA ; và các hiệp định với các đối tác khác như thế nào để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có đầu tư sản xuất các nguyên vật liệu và phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất".

Lê Viết Thọ

Nguồn : BBC, 11/03/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona - Dầu mỏ : Thế giới trước nguy cơ suy thoái hơn cả 2008

Viễn cảnh suy thoái không có gì là xa vời. Virus corona và giá dầu giảm mạnh, giảm 30%, là hai nguyên nhân chính. Tất cả các nhật báo Pháp (10/03/2020) đều đề cập đến hai chủ đề này.

suythoai1

Quảng trường San Marco, Venezia, Ý, không một bóng người vì lệnh cách ly do virus corona của chính phủ Ý, ngày 10/03/2020. Reuters/Manuel Silvestri

Trang nhất của nhật báo Le Monde là hàng tựa : "Virus corona gây cú sốc thế giới". Cụ thể, Pháp phải đưa ra những biện pháp chưa từng có để ngăn đà lây nhiễm, như cấm tập trung trên 1.000 người, nới lỏng quy định việc khám bệnh từ xa, nhân viên y tế có thể làm thêm giờ…

Nhật báo kinh tế Les Echos dành 10 trang để nói về nguy cơ suy thoái. Virus corona đã khiến sản xuất đình trệ, đặc biệt tại Trung Quốc, công xưởng của thế giới, hoạt động du lịch giảm dẫn đến thiệt hại trong tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là hàng không.

Đối với Pháp, bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire cảnh báo về "tác động "nghiêm trọng" của virus corona đối với tăng trưởng". Thay vì kỳ vọng tăng trưởng đạt 0,3% cho ba tháng đầu năm, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh còn 0,1% và như vậy, tăng trưởng cả năm chỉ có thể đạt khoảng 0,7%, thay mức 1,3% được đề ra. Trong đợt khủng hoảng này, những doanh nghiệp nợ nhiều nhất có nguy cơ bị tác động mạnh nhất.

Trong khi đó, tình hình tại Ý được cho là nghiêm trọng hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Biện pháp cách ly toàn dân của thủ tướng Giuseppe Conte bị chủ tịch các vùng phản đối. Trả lời Les Echos, chủ tịch các doanh nghiệp Ý ở vùng Lombardia, không ủng hộ biện pháp cách ly triệt để này vì "không thể ngăn được đà lây lan của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy". Theo ông, giải pháp trên tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, làm mất uy tín của các doanh nghiệp Ý với các đối tác quốc tế.

Liên Hiệp Châu Âu không có giải pháp đồng bộ ?

Xã luận của Le Figaro cho rằng phải "ngừng cỗ máy dữ dội này lại". Ngoài tình trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ Pháp phải ưu tiên tránh để các công ty phá sản. Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải chứng tỏ quyết tâm thúc đẩy phục hồi và trấn an người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Libération lại nhận định : "Dịch Covid-19 : Các nước trong Liên Hiệp Châu Âu mạnh ai nấy làm phòng dịch". Kể từ khi virus corona xuất hiện tại Châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ khoanh tay nhìn. Lý do, y tế chỉ là một "kỹ năng hỗ trợ" của các nước thành viên. Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thể hành động nếu các thành viên không yêu cầu hỗ trợ. Ngay cả khi xảy ra dịch xuyên biên giới, Bruxelles cũng không thể tự đưa ra quyết định bảo vệ.

Toàn khối thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiện mỗi nước tự xoay sở trong khả năng riêng. Trong khi đó, theo Libération, chi phí cho việc thiếu quản lý đồng bộ sẽ còn cao hơn. Trước tình trạng Ý cô lập toàn dân, lãnh đạo 27 nước sẽ họp qua phương tiện nghe nhìn vào ngày 10/03 để tìm giải pháp "chấm dứt tình trạng hỗn loạn này nhanh nhất có thể". Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu muốn "gửi đi thông điệp chính trị rằng Châu Âu quyết tâm đoàn kết hành động".

Saudi Arabia đổ thêm dầu vào lửa

Ngoài virus corona, trên trang nhất, Le Figaro nhận định dầu lửa cũng khiến các thị trường sụp đổ. Trong khi thế giới bắt đầu cảm cúm, Saudi Arabia đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố sản xuất dầu không giới hạn, phá giá khiến vàng đen mất giá 30%. Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ trong ngày thứ Hai 09/03 đen tối, mất từ 7,8 đến 11%.

Chưa bao giờ, kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, hành tinh lại mong manh đến như vậy, theo nhận định trong bài xã luận của Le Figaro. Tác giả bài viết chỉ trích thái độ vô trách nhiệm khi mở cuộc chiến vàng đen vào thời điểm này vì chỉ khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng, tạo thêm một cuộc khủng hoảng mới trong khi khủng hoảng dịch tễ Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.

Tình hình bi đát của thị trường chứng khoán được nhật báo Libération mô phỏng trên trang nhất với hình ảnh một người đeo khẩu trang đi qua bảng chỉ số chứng khoán toàn một mầu đỏ đậm, như muốn cảnh báo "Virus xâm nhập thị trường chứng khoán".

Trong bài "Virus corona : báo động đỏ và thứ Hai đen", Libération phân tích nguyên nhân khiến Saudi Arabia thả nổi giá vàng đen. Trong cuộc họp của khối OPEP +, Riyad đề xuất giảm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ngăn việc giá dầu rớt thê thảm : 14 nước thành viên OPEP đồng ý gánh một triệu thùng, trong khi đó Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan và 7 nước ngoài OPEP sẽ giảm phần còn lại là 500.000 thùng. Nga không chấp nhận và cuộc chiến giá cả bắt đầu. Hoàng thái tử Mohammed ben Salmane quyết định hạ giá chưa từng có kể từ 20 năm qua.

Cuộc chiến vàng đen : Nga bắn một mũi tên nhắm hai đích ?

Vẫn theo Libération, nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng "khi tấn công Saudi Arabia, Nga chủ yếu nhắm đến Mỹ. Putin ngày càng khó chịu về liên minh Washington và Riyad. Hơn nữa, một nhánh của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đóng tại Geneve, bị Mỹ trừng phạt từ ngày 18/02. Bộ Ngân khố Mỹ cáo buộc chi nhánh này đã bán dầu cho công ty Nhà nước Venezuela PDVSA, cũng bị Washington trừng phạt".

Nước bị ảnh hưởng đầu tiên là Saudi Arabia. Theo phân tích của ông Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine, "đúng là giá sản xuất mỗi thùng dầu chỉ là 7 đô la. Nhưng để cân đối chi phí ngân sách (của Saudi Arabia), hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, thì mỗi thùng dầu phải được bán với giá khoảng 80 đô la".

Nước thứ hai bị Nga nhắm đến là Mỹ. Giá dầu giảm, ngành khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng sẽ bị tác động nặng nề, do chi phí khai thác cao hơn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã đầu tư rất nhiều và gánh nợ cũng nhiều. "Nếu dầu ở dưới ngưỡng 40 đô la/thùng, các công ty Mỹ không còn lời nữa". Các thị trường chứng khoán sẽ hình dung ra kịch bản tồi tệ nhất, và như vậy sẽ bán cổ phiếu của các công ty đó, với nguy cơ khiến nền kinh tế thế giới xấu thêm, theo nhận dịnh của ông Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu tại Natixis.

Trung Quốc tung chiến dịch «khẩu trang"xóa thương tích Vũ Hán

"Bị" Hàn Quốc, Ý, Pháp, Đức, Iran soán ngôi số ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung Quốc đang tìm cách đánh bóng lại hình ảnh thông qua việc cung cấp thiết bị y tế cho khắp thế giới, đặc biệt là khẩu trang, trước tiên là để cảm ơn bạn hữu, tiếp theo là để bắt đầu chiến dịch "ngoại giao khẩu trang". Nhật báo Le Monde tìm hiểu : "Trung Quốc biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị như thế nào ?"

Trung Quốc khẳng định khả năng hồi phục nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

Khoảng 250.000 khẩu trang được Bắc Kinh gửi sang Tehran vì vào đầu tháng 02/2020, Iran, hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, đã vét gần hết kho để gửi sang Trung Quốc một triệu khẩu trang. Tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cung cấp vài triệu khẩu trang cho Trung Quốc, vừa nhận lại được hàng trăm triệu. Trung Quốc đang từng bước cải thiện ngoại giao với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao Hàn Quốc không cách ly hết những người đến từ Trung Quốc.

Hai quốc gia Đông Á này đã không quay ngoắt với Trung Quốc như Mỹ từng làm ngay từ đầu mùa dịch và khẩu trang trở thành vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước khi Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donal Trump, dọa chuyển hết hoạt động sản xuất về Mỹ vì theo ông, Bắc Kinh quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất khẩu trang của Mỹ tại Trung Quốc, hạn chế xuất sang Mỹ khẩu trang N95.

Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : "Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung Quốc muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn", vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành "số mệnh chung của nhân loại" và trấn an tâm lý lo ngại "bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung Quốc".

Vẫn bệnh thành tích

Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương "nói dối" về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những gì được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung Quốc.

Thêm một lần nữa, chính quyền Vũ Hán lại vẫn lo bệnh thành tích, sợ bị khiển trách. "Một nhóm của chính phủ trung ương đã ra lệnh chính quyền địa phương điều tra và giải quyết ngay vấn đề", theo Hoàn Cầu Thời Báo. Trong khi đó, trả lời Le Monde, một thanh niên Trung Quốc sống tại Pháp, tỏ ra thông cảm cho chính quyền Vũ Hán vì rất khó để đáp ứng được nhu cầu của mấy chục triệu dân, bị cấm ra khỏi nhà từ giữa tháng Hai, trong khi chính quyền địa phương phải tổ chức cung ứng thực phẩm tại nhà.

Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới

Với thị phần 7,9% thị trường vũ khí, Pháp trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ (36%) và Nga (21%), nhưng đứng trước Đức (5,8%) và Trung Quốc (5,5%).

Nhật báo Le Monde, trích báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri), theo đó, khối lượng vũ khí được Pháp bán ra từ 2015 đến 2019 tăng 72% so với giai đoạn 2010-2014. Kỉ lục này có được là nhờ vào các hợp đồng bán chiến đấu cơ Dassault cho Ai Cập, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, chiến đấu cơ của Naval Group cho Brazil, cũng như các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và tầu chiến cho Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Về các nước nhập khẩu vũ khí, Saudi Arabia đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ, Ai Cập, Úc và Trung Quốc.

Bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ Mỹ : Joe Biden tìm lại niềm tin

Chủ đề thời sự quốc tế được tập trung phân tích là cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ Mỹ, với Joe Biden, đối thủ của chính trị gia Bernie Sanders.

Le Monde nhận định, Joe Biden mở rộng thêm liên minh. Trong cuộc vận động ở Jackson, bang Mississipi, ông thể hiện là người tập hợp vì theo một người tham gia cuộc mit-tinh, "Bernie nói rằng phải huy động toàn lực để đánh bại Donald Trump". Trong khi đó, Le Figaro cho biết : "Sáu bang để chia cách tỉ số giữa Joe Biden và Bernie Sanders". Cuộc bầu cử ngày 10/03 sẽ cho biết mức độ nổi tiếng của hai ứng viên chính của đảng Dân chủ. Còn Les Echos nhận định : "Bầu cử Mỹ : Trận đấu về chương trình giữa Sanders và Biden".

Di dân : Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự đoàn kết trong Liên Hiệp Châu Âu

Trong lĩnh vực xã hội, vấn đề di dân và cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 09/03 được các nhật báo chú ý.

Tổng thống Erdogan kêu gọi Hy Lạp mở cửa biên giới cho di dân sang Châu Âu. Bruxelles từ chối nhân nhượng yêu cầu đổi chác của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng "muốn giảm căng thẳng với Erdogan", theo nhận định của Le Figaro. La Croix phân tích một "tổng thống Erdogan, người thích chiến lược bàn tay sắt" khi dọa dồn hết di dân đến biên giới Hy Lạp, đổi lại là yêu cầu Bruxelles ủng hộ tài chính và chính trị trong hồ sơ Syria. Còn Les Echos cho rằng "Thổ Nhĩ Kỳ đang thử tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong vấn đề di dân".

La Croix cũng dành một bài phóng sự để nói về cuộc sống khó khăn của người nhập cư tại "Lesbos (Hy Lạp), hòn đảo đau thương".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Virus corona : Ý thiếu phương tiện, không thể cứu bệnh nhân lớn tuổi

Tại một số bệnh viện ở miền bắc Ý, giờ đây chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển sang hồi sức tích cực : bệnh nhân lớn tuổi sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nền. Các bác sĩ khóc khi phải chọn bệnh nhân để cứu, nhưng đành chịu vì không có đủ thiết bị trợ thở.

italie1

Một chốt kiểm tra y tế ở lối vào bệnh viện Spedali Civili ở Brescia, vùng Lombardia, Ý. Ảnh chụp ngày 03/03/2020. Reuters/Flavio Lo Scalzo

Dịch bệnh virus corona chiếm trang nhất và nhiều trang trong của tất cả các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay 09/03/2020.

Les Echos chạy tựa trang nhất "Virus corona : Cuộc chiến của Châu Âu". "Ý cho cách ly, Pháp tăng cường lực lượng", tít của Le Figaro. La Croix nhận định "Virus corona : Nước Ý trên tuyến đầu", còn Libération khai thác góc độ "Virus corona : Nước Ý ẩn cư". Riêng Le Monde ra từ cuối tuần trước cho biết "Các trường học chuẩn bị như thế nào" trong tình hình dịch cúm Vũ Hán hiện nay.

Lần đầu tiên 15 triệu dân một nước Châu Âu bị cô lập

"Cách ly, miền bắc nước Ý trước thử thách gay go", Libération nhận định. Với 366 trường hợp tử vong, trong đó có 133 người chết chỉ trong vòng 24 giờ qua, và gần 7.400 người bị lây nhiễm, chính quyền Ý đã ra lệnh cách ly hơn 15 triệu dân. Toàn bộ vùng Lombardia - trung tâm kinh tế tài chính của đất nước có thủ phủ là thành phố Milano nổi tiếng - cùng với 14 tỉnh đó trong đó Venice bị cô lập.

Chỉ 15 ngày sau khi ca đầu tiên xuất hiện, biện pháp vô tiền khoáng hậu tại Châu Âu đã được áp dụng đối với hơn 15 triệu người dân Ý. Hai giờ sáng Chủ nhật 8/3, thủ tướng Giuseppe Conte đã quyết định như trên sau cuộc họp nội các khẩn cấp. Ông Conte nói rõ không chỉ cấm ra vào mà còn phải tránh di chuyển trong nội vùng, nếu không có giấy chứng nhận vì lý do nghề nghiệp, tình hình cấp thiết hay về y tế.

Tất cả các sự kiện tín ngưỡng, văn hóa, thể thao đều phải ngưng lại hoặc diễn ra không có khán giả. Trường học, nhà hát, rạp xi-nê, viện bảo tàng, hồ bơi, khu trượt tuyết đều phải đóng cửa. Các trung tâm thương mại đóng vào cuối tuần, các nhà hàng phải bảo đảm khách hàng ngồi cách nhau ít nhất 1 mét, nếu không sẽ bị rút giấy phép.

Tại Milano cũng như Codogneo và những thành phố bị cách ly lâu nay, vừa được ra khỏi vùng đỏ lại bị cách ly tiếp. Hàng trăm cảnh sát, quân nhân sẽ được điều đến miền bắc để chốt chặn và kiểm soát.

Thiếu thiết bị, các bệnh nhân lớn tuổi đành chờ chết

Trả lời phỏng vấn Libération, một bác sĩ ở Lombardia cho biết tình hình trầm trọng cho đến nỗi những bệnh nhân trên 70 tuổi bị nhiễm virus corona không còn được đưa sang khoa hồi sức vì không đủ phương tiện điều trị tích cực. Theo vị bác sĩ này, số lượng người chết vì con virus xuất phát từ Vũ Hán thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Với cái tên mượn là Giorgio, vị bác sĩ đang trên tuyến đầu thổ lộ hầu như tất cả các phương tiện y tế nơi ông làm việc đều đã bị trưng dụng để đón tiếp bệnh nhân. Một tình trạng "khủng khiếp, mà những người bên ngoài không thể hình dung được".

Đội ngũ y tế nhận ra sự khác thường khi nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng không giống cúm thông thường. Ban đầu, những bệnh nhân nặng nhất được chuyển sang các bệnh viện có trang bị đầy đủ hơn ; nhưng chỉ vài ngày sau số người nhiễm Covid-19 bùng nổ. Họ chiếm 1/4 số giường của bệnh viện, rồi phân nửa và sau đó gần như chiếm trọn.

Nếu tình trạng người bệnh xấu đi, họ được cho thở oxy và các loại thuốc thường dùng để trị SIDA. Sau bốn năm ngày sẽ giảm sốt và dần hồi phục, hầu hết là người trẻ tuổi và phụ nữ ; còn nếu tệ hơn, sẽ gởi sang các cơ sở có trang bị hồi sức.

Nhưng nay chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển viện : các chuyên viên gây mê yêu cầu không gởi bệnh nhân lớn tuổi vì sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nền. Bệnh viện giữ lại những người mà biết rằng không thể làm gì hơn được cho họ, người bệnh sẽ chết.

Có những tranh luận trong nội bộ về vấn đề này, nhưng lực bất tòng tâm. Riêng tại bệnh viện nơi bác sĩ Giorgio làm việc, mỗi ngày có một, hai người tử vong, và trên bình diện cả nước, số người chết chắc chắn nhiều hơn vì tỉ lệ người già ở Ý rất cao.

Bác sĩ khóc vì phải chọn bệnh nhân để cứu

Tương tự, La Croix báo động "Nước Ý thiếu trang bị để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ". Các bác sĩ được đề nghị ưu tiên cho những ai có nhiều cơ may khỏi bệnh hơn. Ở miền Nam thì lại càng dễ tổn thương vì thiếu thốn trang thiết bị y tế.

Chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ gây mê hồi sức Ý Flavia Petrini xác nhận với tờ báo công giáo : "Tại miền bắc, trên 500 bệnh nhân được sử dụng liệu pháp điều trị tích cực, các đồng nghiệp làm việc 24/24 buộc lòng mỗi ngày phải đánh giá xem các bệnh nhân nào có nhiều cơ hội sống sót hơn (…). Số bệnh nhân tăng lên từng giờ, nhưng số giường có hạn (dưới 6.000 tại các bệnh viện công), vả lại nhiều bác sĩ, y tá đã bị lây và đang bị cách ly, chúng tôi đành phải ưu tiên cho những ai còn trẻ, có nhiều khả năng vượt qua hơn".

Một bác sĩ giấu tên ở Lombardia khẳng định sự chọn lựa khó khăn này : "Trong những ngày gần đây chẳng hạn, chúng tôi phải chọn giữa một bệnh nhân 40 tuổi và một người 60 tuổi, cả hai đều có nguy cơ tử vong, để cho thở máy. Thật đau đớn, các bác sĩ khóc với nhau, nhưng chúng tôi không có đủ thiết bị trợ thở".

Le Figaro trích lời ban giám đốc phụ trách điều trị tích cực ở Lombardia, cho biết đã có tranh luận giữa các bác sĩ, liệu có nên ấn định mức tuổi để được nhận vào khoa này hay không. Nếu duy trì phương cách ai đến trước được nhập viện trước, coi như từ chối những bệnh nhân đến sau. Trước sau gì cũng phải chọn bệnh nhân. Thế nên hôm Chủ nhật khi thông tin về cách ly bị rò rỉ trên báo chí, nhiều người bỏ chạy về miền nam, chính phủ phải ra sắc lệnh như trên để tránh lây nhiễm cho các tỉnh phía nam vốn có cơ sở y tế thiếu thốn hơn miền bắc.

Nước Pháp giai đoạn 3 sẽ ra sao ?

Là nước láng giềng với Ý, nước Pháp đang trong thế khó với con số ca nhiễm đã lên đến cả ngàn, nhưng chính phủ vẫn quyết định duy trì ở giai đoạn 2. Một khi bước sang giai đoạn 3, Pháp sẽ như thế nào ? Le Figaro cho biết các biện pháp mới được áp dụng trên toàn quốc sẽ gồm hai mục tiêu : hạn chế tác động của dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động kinh tế xã hội trên cả nước.

Đối với chính phủ, ở giai đoạn này không chỉ là việc bảo vệ dân chúng, mà còn là giữ được hoạt động của xã hội ; nhưng không áp dụng cứng nhắc mà sẽ linh hoạt theo tình hình địa phương. Chẳng hạn đóng cửa nhà trẻ, cấm các hoạt động văn hóa thể thao, hạn chế thăm viếng các nhà dưỡng lão, ưu tiên cho đội ngũ nhân viên y tế.

Mỗi người dân phải tự hạn chế di chuyển, tốt nhất là dùng phương tiện cá nhân. Giá cả hàng hóa được giám sát, các doanh nghiệp kích hoạt kế hoạch duy trì hoạt động, như làm việc từ xa, giảm hội họp. Không còn xét nghiệm tất cả những ai nghi ngờ nhiễm virus, nhưng chỉ những người có dấu hiệu trầm trọng.

Cả thế giới gồng mình chống virus corona

Trong bài xã luận mang tựa đề "Một thử thách tập thể", Le Figaro nhận xét thế giới đang lao vào một cuộc chiến kỳ lạ, nhưng không phải giữa hai đạo quân. Từ Bắc Kinh đến Washington, từ Paris tới Canberra, toàn hành tinh phải chống lại cùng một kẻ xâm lăng.

Con virus corona đặt các chính phủ trong tình thế căng thẳng, làm rối loạn hoạt động xã hội, bóp nghẹt nền kinh tế, và khiến dân chúng run sợ. Các nền dân chủ và những thể chế độc tài đều phải tung ra những biện pháp đối phó, như ở Trung Quốc và tại miền bắc Ý kể từ hôm Chủ nhật 8/3 đều dùng cách cô lập.

Dù là trong ngôi làng toàn cầu hay từng nước, đây là thử thách tập thể. Vào thời buổi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, chủ nghĩa đa phương bị bác bỏ, con virus khiến con người và các quốc gia xích gần lại với nhau, buộc mọi người phải chung vai sát cánh, ít nhất là trong lúc này. Nhưng đến bao giờ ? Cuộc khủng hoảng dịch tễ này nếu kéo quá dài và phức tạp thêm, rốt cuộc có thể tác động ngược lại là đào sâu hố ngăn cách, gây ra những cuộc khủng hoảng chính trị và ngoại giao, và rồi thân ai nấy lo. Theo tờ báo, giữ cho được tình thần đoàn kết quốc gia là hết sức quan trọng.

Con virus của suy thoái

Xã luận của Les Echos cho đây là "Con virus của suy thoái". Phải chăng đây là vận xui của những năm chẵn ? Vào đầu những năm 80, Hoa Kỳ bị rơi vào suy thoái nặng nề do ngân hàng trung ương tăng cao lãi suất để chống lạm phát. Châu Mỹ la-tinh mất gần một thập niên để hồi phục. Đến tháng 3/2000, bong bóng chứng khoán internet bùng nổ lại khiến kinh tế Mỹ thụt lùi, tấn công thô bạo vào Châu Âu. Và thập niên 2020 mở ra với với một nạn dịch tầm cỡ chưa từng có kể từ một thế kỷ.

Bắt đầu bằng việc làm tê liệt kinh tế Trung Quốc, nay đã lan ra khắp các nước kỹ nghệ hóa. Con virus tấn công vào hệ hô hấp làm chết hàng ngàn người, và vào việc giao thương - đường hô hấp của nền kinh tế. Cú sốc thật kinh khủng, số lượng container từ Trung Quốc sụt mất phân nửa chỉ trong vòng một tháng. Sự sụp đổ của công xưởng thế giới chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn cầu, tuy nhiên tác động khó thể đánh giá được.

Trước hết là tương lai không biết ra sao, chẳng hạn Trung Quốc có thể tái khởi động sản xuất được hay không. Thứ đến, nạn dịch gây tác động rất khác nhau trong từng nước và từng lãnh vực. Các nhà kinh tế của OCDE đưa ra những ước tính đầu tiên : tăng trưởng năm 2020 bị mất từ 0,5 đến 1,5%

Virus Vũ Hán sẽ gây đại dịch ?

Les Echos đặt vấn đề "Covid-19 : Sẽ là đại dịch ? Khi chuyển sang giai đoạn này, toàn nhân loại đều có nguy cơ bị con virus corona chủng mới tấn công.

Dự báo của nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của đại học Havard hôm 24/2 trên The Atlantic gây chấn động : 40 đến 70% cư dân Trái Đất sẽ bị nhiễm, tuy nhiên cho biết còn quá nhiều nhân tố chưa rõ để có thể ước tính chính xác. Chẳng hạn R0, tức số người mà một bệnh nhân có thể lây cho. Ở trên 1 là có nguy cơ dịch : virus gây bệnh sởi có R0 18, HIV từ 2 đến 5, cúm mùa 1,3, corona chủng mới khoảng 2,5…

Tuy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ chối tuyên bố đại dịch trên toàn cầu, nhưng các ổ dịch liên tục mọc ra khắp nơi, đến nay là khoảng 80 nước. Ngay cả Châu Phi nay cũng đã có 5 nước bị lây nhiễm, ê-kíp của nhà dịch tễ học Vittorria Colizza, Viện Pierre-Louis cho rằng Ai Cập, Algérie và Nam Phi là những nước có nguy cơ nhiều nhất ở Châu Phi.

Các chuyên gia đưa ra hai kịch bản. Theo Stephen Morse thuộc Mailman School of Public Health, đại học Columbia, virus corona chủng mới có thể lây cho 60% dân số thế giới. Kịch bản thứ hai cho rằng con virus này sẽ biến mất theo mùa như virus cúm thông thường. Vấn đề đặt ra là con virus có thể biến thể để trở nên nguy hiểm hơn hay không. Nhà sinh học Michael Farzan, Viện Scripps ở California lúc đầu đã gây hoảng sợ khi nhắc nhở rằng loại virus chỉ có một sợi đơn ARN, như Covid-19, biến thể rất nhanh. Tuy nhiên cũng như SARS, con virus Vũ Hán sao chép chậm hơn virus cúm thông thường, và thậm chí sẽ yếu đi. Các nhà nghiên cứu còn phải làm việc nhiều để chứng minh điều này.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ra khỏi Bắc Kinh khoảng 70 km, du khách sẽ thấy Vạn lý Trường Thành.

Người Trung Hoa hãnh diện với biểu tượng này như người Ai Cập phải hít đầy lồng ngực trước khi nói về Kim Tự Tháp Khéops có con nhân sư Sphinx mũi gẫy canh giữ.

ngheloi1

Một bác sĩ đọc hình ảnh chụp CT của một bệnh nhân trong bệnh viện tạm thời cho bệnh nhân COVID-19 được thiết lập tại một phòng tập thể dục ở Vũ Hán ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hôm thứ Năm, ngày 05 tháng 3 năm 2020.

Về quân sự, đây là một thành lũy xây dựng tốn công nhất, ngu xuẩn nhất, vô ích nhất.

Nhà Minh, triều đại Hán tộc cuối cùng xây thêm 8.850 km không cứu nổi Chu Do Kiểm phải thắt cổ tự tử và bộ tộc họ gọi là 'rợ' trào xuống Trung nguyên, lập ra nhà Thanh.

Sự vô dụng đó đã bộc lộ ngay từ thế kỷ 13, khi Thành Cát Tư Hãn xóa nhà Kim, chiếm Yên Kinh.

Ngày nay, ông Tập Cận Bình đang xây dựng một hình ảnh tương tự như xây Trường Thành bằng việc cách ly dân số Hồ Bắc, gần ngang dân số cả nước Pháp.

Tâm lý vây kín, tập trung máy móc, thiếu điều kiện, một lần nữa không giúp cho việc ngăn dịch bệnh.

Ở Nhật, du thuyền Diamond Princess chỉ có 3.000 người, tiêu chuẩn cách ly hơn hẳn Trung tâm Triển lãm Vũ Hán cải tạo vội, hoặc ba bệnh viện xây cấp tốc ở Hoả Thần Sơn làm nơi trú ngụ cho bệnh nhân virus Trung Quốc.

Diamond Princess không chặn nổi lây nhiễm thì các bệnh nhân nằm trong các khu dựng tạm ở Vũ Hán liệu có lối ra ?

Cách ly cả triệu người là một biện pháp khả thi, có nhân phẩm ?

Phong tỏa, cách ly không đúng cách là cánh tay nối dài cho dịch bệnh.

Cách ly làm tâm lý người dân thiếu hiểu biết giao động, hoảng loạn. Người dân không hiểu, không có lòng tin với các nhân viên y tế, sẽ che giấu các triệu chứng nhiệm bệnh để tránh bị cách ly. Đó là con đường xuất cảnh lậu virus corona ra thế giới.

Singapopre hiện đang giữ và xét xử một cặp vợ chồng Trung Quốc khai man về lộ trình di chuyển, mang mầm bệnh vào lãnh thổ nước này. Cả hai có nguy cơ bị tù 6 tháng và 14.000 đô la tiền phạt.

'Chứng kiến một tội ác mới' ?

ngheloi2

Các nhân viên cộng đồng mặc quần áo bảo hộ khi họ dỡ một xe tải chở rau hôm 05/3/2020 để chuẩn bị giao cho cư dân ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Trung Quốc đã báo cáo thêm 30 trường hợp tử vong do dịch coronavirus mới vào ngày 6/3, với các ca nhiễm mới tăng trong ngày thứ hai liên tiếp và 16 trường hợp mới được nhập từ nước ngoài.

Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một tội ác mới của Đảng cộng sản Trung Quốc hy sinh Vũ Hán như một khối ung thư cần cắt bỏ ?

Câu chuyện những hạt thóc với các ô bàn cờ không khác cơ chế lây nhiễm dịch bệnh. Người phát minh môn cờ Vua cho một ví dụ về phép tính lũy thừa.

Ô đầu tiên bỏ một hạt, ô thứ hai bỏ vào 2 hạt, ô thứ ba bỏ vào 4 hạt, ô thứ tư bỏ vào 8 hạt, cứ như vậy đến ô thứ 64. Thoạt nghe khiêm tốn, nhưng không một quân vương nào trên thế giới đáp ứng nổi.

Số hạt thóc ô sau sẽ gấp đôi ô trước, cho đến ô thứ 64, sẽ là :

S=2^64−1 = 18.446.744.073.709.551.615 hạt, tương đương 641 tỷ tấn thóc. Ngày nay, toàn thế giới chỉ sản xuất được 2 tỷ tấn/năm.

Tháng 8/2003, riêng đợt nắng nóng 'Canicule' tại Pháp đã làm 19.490 người chết do không dự phóng điều kiện chăm sóc cho những người già cô đơn, dịch vụ y tế thiếu thốn vào tháng hè. Y tế như Pháp mới đương đầu với nhiệt độ nhẩy lên 40-44°C đã lâm vào khủng hoảng.

Trả lời tổng thống Macron đến thăm bệnh viện Pitié-Salpêtrière dự phóng dịch virus corona, giáo sư bác sĩ Éric Caumes nói :

"Nếu chỉ có 1.000 bệnh nhân, chúng ta có thể gánh nổi. Nhưng nếu là 1 triệu hay 10 triệu ca phải gánh trong cùng một giai đoạn ngắn thì vỡ trận".

Đó là câu trả lời của Y tế Pháp cho một thành phố 5 triệu dân. 5 triệu đã điêu đứng, đã phải lo đến việc phân tán, chia sẻ gánh nặng ra cả nước, khuyến cáo người dân không nên hoảng loạn, tự cứu, nâng cao ý thức cộng đồng.

'Đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng ?'

ngheloi3

Một người đi bộ đi qua màn hình tại một bến xe bus, với hình ảnh cho thấy một đoạn video clip đang được phát về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ vào ngày 29/2/2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc

Phải chăng Tập Cận Bình đang đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng ?

Ông đọc quyết tâm dập dịch trước các màn hình trong một căn phòng không rõ ở đâu còn đeo mặt nạ. Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019 đã thiếu nghiêm trọng khẩu trang, vật liệu phòng dịch cho thấy viễn cảnh u ám của con dê tế thần.

Dối trá là bệnh của nhiều chính trị gia.

Năm 1986, Bộ trưởng Y tế Michèle Barzach nói các đám mây phóng xạ của vụ nổ Chernobyl ở Liên Xô sẽ không ảnh hưởng tới Pháp. Công luận đã chế nhạo và hỏi ngược lại, phải chăng vì các đám mây không được cấp thị thực, nên phải dừng ở biên giới ?

Gần đây, ngày 25/2/2020, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo muốn giữ thể diện nhiệm kỳ cầm quyền, đã chỉ trích phát biểu của cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn, hiện là đối thủ cạnh tranh vào chức Đô trưởng là thiếu khách quan và ác ý khi cho rằng "Paris chưa sẵn sàng và đủ điều kiện nếu dịch corona bùng phát".

Hidalgo sau đó đã hứng chịu nhiều phê phán.

Pháp là nước dân chủ đại nghị, tam quyền phân lập, còn vướng nhiều trắc ẩn, còn nhiều thủ đoạn chính trị đen tối.

Tập Đa Đa thay đổi hiến pháp để nắm quyền lãnh đạo đến hết đời. Cường quốc thứ hai thế giới đưa được phi thuyền lên phần tối của Mặt Trăng, có công nghệ 5G 'vượt Mỹ', giam cầm cả triệu người Uighur mà thế giới nín thinh.

Trung Quốc ép WHO không nhận Đài Loan làm thành viên để được nhận các biện pháp hỗ trợ, 23 triệu dân Đài Loan là rác trong ván bài chính trị của Trung Quốc mà chỉ có hai nước lên tiếng phản đối.

Họ áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới, để WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, để nói mặt mũi Trung Quốc hồng hào.

Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích, còn hoan nghênh "sự minh bạch", "nhanh chóng" của ông Tập

Tất cả, tất cả tạo cho nhà cầm quyền Trung Quốc sự hoang tưởng về sức mạnh, tự cho họ quyền thao túng thế giới.

Họ không ngờ lại có con virus corona không nghe lời Đảng.

Điều trớ trêu, Trung Quốc cung cấp 60% các loại nguyên liệu cần thiết cho bào chế thuốc, 35% phân tử cơ bản điều trị ung thư, sản xuất 60% thuốc paracetamol, 90% penicilline, hơn 50% thuốc ibuprofen cho thế giới, mà hôm nay phải quỳ gối trước virus corona.

Họ phải thú nhận đây là dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi lập quốc năm 1949.

Câu nịnh thô thiển ở Trung Quốc (giống ở Việt Nam) là "Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng ".

Sự gian dối, đàn áp nhân quyền, tô hồng, lấp liếm là căn bệnh kinh niên của chế độ, đã chọc mù mắt những cơ chế cảnh báo.

'Không dám thổi kèn đám ma'

ngheloi4

Một bé gái đeo khẩu trang bảo vệ chống coronavirus đang ngồi trên một chiếc xe đạp điện tay ôm một con chó con, hình ảnh cuộc sống ở Bắc Kinh một ngày hạ tuần tháng 2/2020

Thực ra, mạng xã hội Vũ Hán đã báo động từ cuối tháng 12/2019 với những hình ảnh về thực trạng dịch bệnh mà Trần Thu Thực và nhóm 'Công dân làm báo' đưa ra. Trần nói :

"Tôi khiếp sợ khi nhìn thấy những tử thi nằm trên nền đất, nằm trên ghế phòng chờ cùng với người bệnh đang chầu chực đến lượt điều trị. Song cô y tá nói với tôi, đó chưa là cái gì…

Tôi sợ, phía trước tôi là virus corona, đằng sau tôi là quyền lực của nhà cầm quyền. Nhưng tôi sẽ đứng dậy, cho đến khi còn sống được ở thành phố này, tôi sẽ còn tiếp tục làm, kể lại những gì mắt tôi thấy, nói lại những gì tai tôi nghe".

Các quan chức Vũ Hán dù được cảnh báo, không dám là kẻ thổi kèn đám ma khi năm mới âm lịch đến gần. Họ đợi tín hiệu từ Trung ương. Dịch tả lợn vừa lướt qua đã thổi bay 500 triệu đầu heo tại Trung Quốc dẫn đến khan hiếm thịt lợn Tết. Thêm tin này, họ chung nỗi sợ mất mặt, mất điểm như Tập Đa Đa.

Chỉ đến 20/1/2020, Tập Cận Bình đưa ra những chỉ thị về dịch, Quốc vụ viện Trung Quốc mới phê chuẩn bệnh viêm phổi virus Corona là 'bệnh truyền nhiễm loại II', song vẫn "có thể phòng ngừa, có thể kiểm soát ".

Đến 22/1, Hồ Bắc kích hoạt báo động khẩn cấp về y tế cộng đồng cấp độ II. Con số lây nhiễm lúc này đã lên tới 570 ca, 17 người thiệt mạng, 5 triệu người thoát khỏi Vũ Hán, so với con số ngày 8/12 là 27 ca, 7 tử vong.

Đến nay tất cả đã quá chậm. Con quỷ corona đã trốn thoát, xuất ngoại, lan ra cả nước và các nước.

Trung Quốc đang đưa ra những con số nhằm chứng minh dịch bệnh đang hạ nhiệt. Song WHO không lạc quan như vậy : "Hãy còn quá sớm để nói rằng bây giờ là nửa chặng đường hay là đoạn cuối của dịch virus corona".

Giáo sư bác sĩ Denis Malvy phụ trách nhóm nghiên cứu bệnh nhiệt đới Bordeaux, nơi điều trị lành bệnh những ca virus corona ở Pháp cho biết : "Chúng ta biết rằng, nhiều căn bệnh lây lan tương tự bùng phát trong những khoảng thời gian dài. Cần phải chờ đợi thêm một thời gian để biết chắc chắn".

Dịch đang lan ra trên 60 nước nhưng Trung Quốc lại chặn luồng thông tin, ra quy định mới về thị thực hành nghề cho các phóng viên nước ngoài. Truyền thông chỉ được cấp visa ba tháng, thậm chí một tháng, ít hơn cả visa du lịch.

Chế độ công an trị vẫn đè lên cuộc sống. Chính trị vẫn cao giá hơn mạng người. Sắp tới, quốc gia này sẽ xuất bản quyển sách ca ngợi Tập Cận Bình bằng sáu thứ tiếng, trong đó tập hợp 13 cuộc điện đàm Tổng bí thư trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới trong dịp chỉ đạo 'vượt sóng cả' virus corona.

Nhưng con virus lại không biết đọc để thấy lãnh tụ 'vĩ đại' tới mức nào, để mà sợ.

Phạm Cao Phong

Nguồn : BBC, 07/03/2020

Tác giả là nhà báo và nhiếp ảnh gia tự do sinh sống tại Paris, Pháp.

Published in Diễn đàn