Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Đoàn Ngọc Hải, thợ make color hay người cộng sản dạng "dễ bay hơi" ?

Ông Đoàn Ngọc Hải là thợ chuyên make color (làm màu-một kiểu chơi chữ Việt Nam) ? Một người cộng sản không tưởng bất đắc chí ? Hay một " Nghệ sĩ nhân dân", danh hiệu cao nhất được Nhà nước Việt Nam phong tặng cho những người cống hiến nhiều nhất trong nghiệp "diễn" ?

doanngochai0.jpg1

Hình ông Đoàn Ngọc Hải ăn sáng tại quán vỉa hè ở Thành phố Hồ Chí Minh - Facebook của ông Đoàn Ngọc Hải

Tấm ảnh ông Hải tự post lên trang mạng Facebook của mình vào hôm 23/6/2022 đã lại mang đến cho ông Hải (hình như) những điều ông khao khát nhất. Đó là trung tâm của sự chú ý, tâm điểm dư luận và không gian chém gió, nơi người ta bày tỏ những ý kiến nhiều chiều.

Có vẻ không may mắn lắm như nhiều tấm ảnh trước, khi ông Hải khoe tấm ảnh này dư luận đồng thanh cười phá ra. Ơ kìa anh hùng dẹp vỉa hè giờ ngồi vỉa hè ăn quà tỉnh bơ ? Lại còn cười tươi roi rói ? Lại còn chụp hình cúng phây ? Khoe cho cả thiên hạ biết mình tự vả vào mặt mình ?

Thợ make color

Cách đây năm năm, ông Hải được Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng lúc bấy giờ nhắc đến trong một cuộc họp với ý căn dặn cấp dưới rằng "Đừng để anh Hải thành ngôi sao cô đơn" trong vụ lập lại trật tự an toàn đường phố. Trước khi ấy, ông Thăng cũng là một ngôi sao cô đơn, còn sáng hơn cả ông Hải. Bên trong thế nào không biết nhưng hai vị này giống nhau ở chỗ miệng nói tay làm, đi thực tế rất nhiều và rất hút truyền thông. Trong thời gian làm việc của mình, họ đi cơ sở, gặp gỡ nhiều người nhiều lĩnh vực gấp nhiều lần các vị quan chức tiền nhiệm.

Ông Hải chỉ huy cấp dưới dọn dẹp sạch sẽ tất cả công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè quận 1 hay cẩu xe đậu lề đường trái phép, bất kể nó của quan chức cấp trên, của quan chức cùng cấp, của những doanh nghiệp tiền đông hơn kiến và tất nhiên quan hệ với chính quyền cũng chằng chịt mật thiết như dây rốn quấn cổ ? Ông cũng từng lái xe riêng đi kiểm tra việc thực hiện, vào ban đêm, một mình. Ông bỏ tiền mua nhà cho người nghèo tá túc. Mua xe cứu thương và tự mình chở bệnh nhân nghèo ở rất nhiều địa phương khó khăn trong cả nước.  

https://youtu.be/RtArxZB-ajk

Ông có làm màu trong những lần xuất hiện (thường là long trời lở đất) đó không ? Tô vẽ đánh bóng cho bản thân, xây dựng hình tượng người anh hùng một lòng vì dân vì nước, dũng cảm hiếm có khi nói thẳng tuột những gì người khác chỉ thì thầm, buông bỏ quyền lực, địa vị, tiền bạc nhẹ như lông hồng ?

Hay một Nghệ sĩ nhân dân ?

"Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn"

"Nhiệm vụ của tôi hết sức đụng chạm"

Viết đơn xin từ chức Phó chủ tịch UBND quận 1 vì "không thực hiện được lời hứa trước nhân dân" vào tháng 1/2018

"Phải chăng việc tôi chỉ huy đi dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người có "máu mặt" và kết quả đối với cá nhân tôi ngày hôm nay là như vậy ?"

Trong giai đoạn làm "ngôi sao cô đơn", theo tôi, ông Hải chưa "diễn". Chí ít, ông cũng không diễn sâu, diễn mạnh như sau này. Cá nhân tôi khâm phục tờ đơn từ chức của ông Hải. Không chỉ vì nó sẽ chấm dứt bước đường quan lộ (có thể còn lên cao hơn nữa, kèm với quyền lực, địa vị, tiền bạc… như ở trên đã nói), mà vì lời lẽ thẳng đến các "anh nhớn" phải thấy nóng ran da mặt.  

Làm quan, xưa đến nay vẫn thế, ai cũng phải giỏi nịnh nọt, cúi luồn. Vỗ (mông) một cái, ngoảnh hẳn bỏ đi như ông Hải lúc ấy, là dũng khí. Còn trẻ, gia đình làm kinh doanh, thường người ta không dám chơi tất tay hết như ông Hải mà vẫn cố giữ mối quan hệ dĩ hòa vi quý với những người trong chính quyền để sử dụng và lợi dụng. Cho nên, dù nguyên nhân sâu xa trong chuyện này có như người ta đồn đại là do ô dù thủng không đỡ được nữa, tôi vẫn thích sự mềm mỏng nhưng quyết liệt trong bức thư đó. Ông Hải thừa biết mọi động tĩnh của bản thâ ông thời điểm đó đều được dư luận chộp lấy. Hàng trăm ngàn cái đầu sẽ mổ xẻ từng lời ông nói, đối chiếu với thực tế. Những thành tích, mong muốn, hành động của ông viết ra trong đơn, hẳn không thể là dối trá.

222222222222222222222

Hình minh hoạ. Ông Đoàn Ngọc Hải (góc trên bên trái) và chiếc xe cứu thương. Hình : Lao Động/RFA edit

Ông Hải là một người cộng sản bay hơi

Nhìn lại quá trình năm năm của ông Đoàn Ngọc Hải, mặc dù ban đầu rất ủng hộ ông nhưng hiện giờ, tôi chỉ có cảm giác coi thường.  

Ông ta đã diễn, đã làm màu từ lúc nào ? Từ lúc được dư luận cho ăn quá nhiều đường khiến gây nghiện, khiến ngày nào cũng phải xoắn não nghĩ cách làm sao hôm nay được lên trang nhất ? Hơn 50 tuổi, trải quan trường, làm sao mà đến nỗi háo danh đến thế ?

Ông ta thất vọng vì các đàn anh, đàn chú từng ngợi khen, đưa ông ta ra như một tấm gương điển hình của người lãnh đạo hiện đại trong cả nước, thì bỗng ngậm hột thị hết cả khi ông ta đang cần họ nhất ? Hay trong quá trình bị vô hiệu hóa mới đã cay đắng nhận ra mình bị chính những "anh", những "chị" là trùm cuối của nền kinh tế vỉa hè lợi dụng ? Và… tỉnh ra ?

Có lẽ vì vậy mà việc từ thiện ồn ào của ông Hải sau khi cởi áo về vườn trông rất giống một công cuộc phục thù cá nhân. Nó cứ được đánh bóng loáng lên chứ tôi không còn nhận ra sự thẳng thắn và thực tâm trước kia từng thấy ở ông Hải.

Rồi ông tuyên bố xe của ông chỉ chở đồ chay chứ không chở thịt cho bệnh nhân vì ông là người theo Phật.

Rồi ông hớn hở ngồi ăn cháo vỉa hè, chụp ảnh cúng phây.

Khi bị phản bác thì ông lấp liếm rằng chỉ ngồi gọn ở bậc thềm trước ngôi nhà, không hề phạm vào công thổ quốc gia.

Thế mấy cái ghế nhựa xanh đỏ dùng luôn làm bàn, trên còn nguyên chiếc khay nhôm đựng bát quẩy và hộp giấy ăn ngay sát bên tay ông, đang chiếm toàn bộ vỉa hè của người đi bộ ? Có lẽ, như có người mỉa mai, rằng nó là của người đi cùng ông chứ ông không hề vi phạm công thổ. Ông chỉ ăn bát cháo trên tay chứ nhất quyết không thò tay ra phần công thổ để lấy quẩy cho vào mồm.  

Tôi cho rằng đây chính là sự tha hóa của ông Hải. Ông không bị tiền bạc tha hóa như tuyệt đại đa số các quan chức khác. Đến giờ phe phản biện cũng vẫn không moi ra được chứng cứ nào về việc ông Hải tham nhũng. Nhưng ông Hải đã bị chính nội tâm của mình tha hóa. Từ một người có thực tâm vì công bằng và văn minh của cả cộng đồng, và dù đơn độc vẫn kiên quyết đi trên con đường mình đã chọn, ông dần dà trở thành kẻ xu thời, háo danh và ích kỷ. Hay cái mầm ấy vốn đã nằm trong bản chất, gặp môi trường thuận lợi thì nó mọc lên như cỏ dại ? Tôi không rõ.

Ông Hải luôn xưng mình là đảng viên tốt, cán bộ tốt, nhưng sự tha hóa này chứng minh cái sự đảng viên tốt, cán bộ của ông mới chỉ là một mầm cây trong nhà kính. Thuộc loại thân mềm : đưa tay ngắt một cái là nó gãy ngang và chết yếu. Khao khát công bằng văn minh của ông hóa ra không được vun đắp trên một nền tảng vững chắc, chưa bám chắc, ăn sâu vào xương tủy, trở thành vô thức hướng dẫn cho mọi hành động của ông. Đây mới chính là điểm sáng hiếm có ở những người làm trong bộ máy công quyền Việt Nam, là điều mà dân Việt Nam mong muốn nhất và từng kỳ vọng vào ông Hải.

Do thế, khi hoàn cảnh thay đổi, ông Đoàn Ngọc Hải rất dễ hành xử theo cách phản lại chính mình. Dễ hiểu vì sao xã hội cũng thay đổi thái độ với ông nhanh thế.  

Những câu trả lời lấp liếm cũng cho thấy sự cố chấp, lươn lẹo trong khi biện bạch của ông.  

Chất cộng sản trong máu - ông Hải nói về mình. Nhưng nếu quả thật thế thì hóa ra trong máu ông, chất ấy rất dễ bay hơi.

Chứng kiến một con người từng thẳng như ruột ngựa trở thành như vậy, rất buồn và tiếc.

Có lẽ ở một không gian chính trường khác, nơi những hành động của ông Hải trước kia được ủng hộ và chấp hành nghiêm túc, ông ta sẽ là một thanh quan thực sự, một thanh kiếm lợi hại trong công cuộc phát triển đất nước.  

Câu chuyện này cũng cho thấy ý thức về công bằng và văn minh không phải và không lớn lên bằng những phát ngôn hướng ngoại. Nó cũng sẽ chết dưới ánh đèn flash và tiếng tung hô. Nó phải là một hành trình nội tại, dùng bản thân khám phá và chứng minh ý nghĩa, trải qua đau đớn rồi lại lành, vỡ da để lột sang một cấp độ nhận thức mới.

Xu

Nguồn : RFA, 26/06/2022

Tham khảo :

https://tienphong.vn/ong-doan-ngoc-hai-viet-gi-trong-don-xin-tu-chuc-post1115990.tpo

https://www.nguoiduatin.vn/ong-doan-ngoc-hai-khong-lam-mau-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-a488670.html

Additional Info

  • Author Xu
Published in Diễn đàn

Câu chuyn ông Đoàn Ngc Hi (cu Phó Ch tch qun 1, Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi t chc, dành toàn b thi gian cho vic h tr và vn đng h tr người nghèo) đem Huân chương Lao đng hng Ba tng li cho mt trong hai người người đã góp tin mua xe cu thương vn chuyn bnh nhân nghèo vn đã râm ran c trên h thng truyn thông chính thc ln mng xã hi t tun trước cho đến tun này.

tang1

"Để tri ân tấm lòng của em Nguyễn Thành Văn tôi đã tặng em tấm Huân chương Lao động hạng Ba của cá nhân tôi mà tôi đã gìn giữ rất kỹ suốt 7 năm nay, đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước tặng tôi năm 2014", ông Hải thông tin.

Có nhng cơ quan truyn thông chính thc như t Đi Đoàn Kết, cy c lut sư dùng lut này, lut kia đ phân tích v lý và tình xem điu đó đúng hay sai, cui cùng kết lun, đi loi không th rao bán hoc dùng huân huy chương làm vt đ đi chác vì làm như thế là tm thường hóa nhng giá tr vô giá, đáng trân trng, t hào. Tuy nhiên không ha hn ch tng, cho vì mc đích nhân đo thì có th chp nhn được (1).

Cũng có nhng cơ quan truyn thông chính thc như t Lao Đng tp hp ý kiến ca đc gi đ nhn mnh khuynh hướng ng h ông Hi. Song song vi vic khái quát v chuyn có nhiu người ch trích bi tng li huân chương là bt thường, thiếu tôn trng huân chương ca nhà nước, làm nh hưởng đến uy tín nhà nước, thm chí là vi phm quy đnh, t Lao Đng gii thiu mt s ý kiến ca nhng cá nhân có tên, có tui, phân tích hết sc c th, phn bác khuynh hướng qui chp ông Hi mua bán trao đi huân chương, đng thi nhn mnh, điu ông Hi đã làm (tng li huân chương) là vì người nghèo, có li cho người nghèo (2)…

Trên mng xã hi, có nhng facebooker như Đào Tun thc mc :Sao li gch đá ông Hi ? Tun ngc nghiênkhông th hiu ti sao gch đá li nhm vào anh Hi khi anh y tng li tm huân chương ca anh y cho người đã trao tng ti 850 c khoai đ mua xe cu thương phc v người nghèo ! Tun mơ x mình, tm huân chương nào cũng có th đi ra tin bc giúp người khác, thay vì cht đng trong nhà kiu ba ông Phúc Lc Th trong văn Nguyn Huy Thip - được lng kính trang trng nhưng mt kính thì đy vết ct rui và trong thc tế dường nhưgi, huân chương ch có tác dng đ đưa vào điếu văn mà thôi !

Tun lưu ý anh Hi đã t nguyn "cúng dường" cho người nghèo ri, đi vi anh y, tin bc gi là vt ngoi thân ch đâu còn là đích đến. Hung h mt ngày sau khi anh Hi tng li huân chương, anh Dũng "Lò vôi" cũng đòi tr li các loi giy khen, bng khen ca Bình Thun, "ch xin gi li quyết đnh x pht đ làm k nim". Trước có trends chia tay đòi quà, gi li chuyn không vui thì b không thèm. Không đơn gin ch là gin ly kiu con nít mà còn khoái trí rt su nhi. Theo Tunviên gch, hòn đá mà các c cm trên tay, vì thế, đng ném vào anh Hi. Anh y chng ti li gì hết, ngoi tr giúp đ người khác cũng là mt cái ti (3).

Đúng là tun va qua và tun này, chuyn khen thưởng Vit Nam phát sinh thêm nhiu tình tiết d khóc, d cười. Ngoài chuyn ông Hi tng li huân chương cho người góp tin, giúp ông mua xe cu thương vn chuyn người nghèo, còn có chuyn ông Hunh Uy Dũng (Dũng "Lò vôi") đòi tr li tt c giy khen vì đã ng h 1,6 t làm đường Tánh Linh, sau khi tnh Bình Thun yêu cu Thành phố Hồ Chí Minh xem xét x pht v ông Dũng đưa ra nhng ý kiến sai s tht v vic bao che cho "Thn y" Võ Hoàng Yên (4).

Chng phi đến bây gi các phn thưởng cao quý như huân chương, huy chương và các danh hiu cao quý như Anh hùng Lc lượng vũ trang, Anh hùng Lao đng mi phi cõng, vác c bi ln hài. Trên thc tế, càng ngày càng nhiu cá nhân, tp th nhn nhng phn thưởng cao quý, danh hiu cao quý sau đó v n, phá sn, b x lý k lut, thm chí b tng giam vì đ loi sai phm nghiêm trng. Đó cũng là lý do mà mt s thân hu ca Đào Tun như Hng Quân Nguyn, Nguyt Hoa, Hung Duy nht trí rt caocn b sung thêm, ngoài chuyn có thêm th đ k trong điếu văn, nhng th cao quý y còn giúp gim án !

Gia nhng ý kiến bt bình trước vic nhân danh s cao quý đ ch trích lên án ông Hi, Trn Km tâm tình như vy :Ông Tri ca các nước khác như thế nào thì mình không biết vì chưa bao gi được i nh" sang tri Tây, tri Đông. Còn nước Nam, Tri phú thng bt lương. Tri thương thng bt nghĩa. Tri ra ca người nghèo. Tri kèo ca người đói. Tri trói tay, đa đày người siêng năng. Tri b răng, bt giam người nói đúng. Tri dung túng thng làm sai. Tri phát tài cho thng cướp, trm. Tri thăng chc cho thng gian. Tri phong quan cho thng tham. Tri phong hc v, hc hàm cho thng ngu... Trn Km chú thích thêm,rng ch "tri" thì Tri bt viết hoa. Còn "nhân dân" ta Tri bo viết thường ! Nhân dân ta tht đáng thương và b xem thường mi nh !

Đó có phi là lý do cao quý ng nghiêng, l ra phi như mt loi chun mc thì li tr thành yếu t to ra th phi, không có ai đ tư cách phân đnh tht gi, đúng sai ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 24/04/2021

Chú thích :

(1) http://daidoanket.vn/ong-doan-ngoc-hai-tang-lai-huan-chuong-dung-hay-sai-559567.html

(2) https://laodong.vn/ban-doc/ong-doan-ngoc-hai-tang-lai-huan-chuong-co-ban-khoan-co-ghi-nhan-899970.ldo

(3) https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4007037559318796

(4) https://nld.com.vn/thoi-su/tinh-binh-thuan-noi-gi-ve-viec-ong-dung-lo-voi-doi-tra-lai-giay-khen-20210419170500413.htm

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

52 tuổi, diện mạo bình thường, lại là đảng viên lâu năm và từng là lãnh đạo chính quyền, ông Đoàn Ngọc Hải hội tụ đủ các yếu tố để… không thể trở thành ngôi sao trên truyền thông.

don1

Ông Đoàn Ngọc Hải (góc trên bên trái) và chiếc xe cứu thương - Courtesy : Lao Động/ RFA edit

Ấy vậy mà người đàn ông này lại chứng minh điều ngược lại. Bài phỏng vấn mới nhất của ông với phóng viên báo Đất Việt đăng ngày 28/3/2021 vừa qua hứa hẹn một điều lý thú : càng "về vườn" lâu, ông Hải sẽ càng là một vựa muối bật mí những bí ẩn (không hề thơm tho) về chốn quan trường Việt Nam.

Dựa trên bài phỏng vấn dài và rất cởi mở đúng phong cách ông Hải từ trước đến giờ, tôi thử làm một bảng thống kê nho nhỏ về những gì ông đã được và mất, sau khi cởi áo về vườn và… đến nay.

ĐƯỢC

- Sức khỏe

Ông Hải nói, trước kia "mỗi ngày họp khoảng 5 cuộc họp. Thậm chí có ngày 7 cuộc họp. Từ điểm họp này sang điểm họp kia, tôi tự lái xe liên tục. Có khi không còn thời gian, vừa lái xe vừa gặm ổ bánh mì cho xong".

Bây giờ thì "bây giờ mọi cái từ đi đâu, gặp ai... tôi chủ động hết. Ngủ ngon hơn trước nhiều, giấc ngủ sâu hơn, cuộc sống rất vui".

- Cảm xúc

+ "Lái xe một mình qua rất nhiều cung đường, gặp các cháu bé người dân tộc vùng cao, nán lại, chuyện trò với các cháu có khi cả nửa tiếng rồi mới đi". Do vậy, ông "có những cung bậc cảm xúc mà tiền nhiều không thể mua được".

+ Không còn bị oan ức. Ông Hải nói thời còn làm việc, ông bị rất nhiều cái oan ức không chịu được (ví dụ Đảng ủy quận 1 chủ trương bắt chủ nhà có mặt tiền phải trả tiền để thuê lại đoạn vỉa hè trước mặt nhà mình, dùng giữ xe, ông Hải không đồng ý nhưng buộc phải ký giấy phép vì đó là trách nhiệm được giao. Vì việc này, báo chí và dư luận từng phê phán ông là kẻ hai mặt).

+ Rời khỏi "môi trường thị phi và rất phức tạp" của đời sống công chức.

- Dẹp được bãi giữ xe "đặc biệt" nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Được người dân gọi nó là "công viên ông Đoàn Ngọc Hải".

Bãi này nằm sau lưng nhà hát Thành phố, vị trí kim cương vì ngay giao lộ tâm điểm của các con đường buôn bán sầm uất nhất tại trung tâm Thành phố. Doanh thu của nó là 3 tỉ đồng/tháng (thời điểm 2016-2017). Đặc biệt hơn nữa, bãi xe này "theo quy hoạch thì là công viên, nhưng suốt 20 năm công viên không thấy mà chỉ thấy mọc lên cái bãi giữ xe, không dẹp được".

+"Được người dân yêu quý, đó là niềm vui tột bậc".

+ Tự cảm thấy hạnh phúc trong nội tâm : "Những người vùng cao khổ như thế họ vẫn sống được. Trong khi tôi còn làm ăn, kinh doanh, đi đây đi đó. Sức khỏe vẫn còn sung. Vậy là hạnh phúc lắm rồi" (trích lời ông Hải).

- Lý tưởng

"Được tự do đi theo chân lý, con tim mình mách bảo". Thực hiện được lời thề phục vụ nhân dân khi là đảng viên tuyên thệ trước cờ Đảng".

Ông Hải nói ông "học không biết bao nhiêu lớp chính trị, đều dạy cán bộ phải đến với người nghèo, đến với nhân dân".

MẤT

Theo triết lý Đông phương, mỗi người đều là tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ, vì vậy những cái "mất" của ông Hải dưới đây, về bản chất đó là cái mất của thể chế, của chính quyền. Hơn thế, nó là sự thừa nhận trần trụi một góc thối nát của một cơ chế, mà nhiều đại diện tai to mặt lớn nhất của nó vốn có thói quen tự quảng cáo bằng những mỹ từ cảm động và vinh quang nhất.

Ông Hải nói thực trạng lấn chiếm vỉa hè ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện tái diễn rất nhiều, nhưng nó "do cán bộ tự tạo ra chứ không phải người dân".

Ông Hải nhấn mạnh : "Họ muốn một sự lộn xộn như thế".

Nguyên nhân là tiền.

"Khi tôi còn công tác, họ thu của bà bán xôi mỗi tháng 1 triệu đồng. Sau đó tăng lên triệu rưỡi". Bị tố cáo, thấy đúng, chuyển lên chủ tịch phường. Chủ tịch phường thấy đúng, báo cáo bí thư, chủ tịch quận về trường hợp này. Nhưng mọi cái rơi vào im lặng".

"Mặt tiền các căn nhà quận 1 (trung bình 4m/căn) khi kinh doanh đều để xe máy của khách trước nhà. Nhưng chính quyền lại quy định đó là bãi giữ xe, 6 tháng phải cấp lại giấy phép một lần, nên cábộ cứ 6 tháng/lần lại hành người ta để có được cái giấy phép đấy".

Nghịch lý hiển nhiên như thế, nhưng "tập thể Thường vụ quận ủy không đồng ý, Bí thư không đồng ý bỏ giấy phép đó (...), Chủ tịch quận không chịu thay đổi".

Trong cuộc phỏng vấn, ông Hải nhắc nhiều lần đến "họ"-những cán bộ muốn có một sự lộn xộn trên vỉa hè quận 1, bất chấp các chủ trương lập lại trật tự đô thị. Đến đoạn này, chúng ta hẳn đã hiểu rõ ràng hơn "họ" là ai.

Hết sức lý thú là câu chuyện nội cung của bãi giữ xe sau lưng Nhà hát Thành phố.

Với vị trí như đã nói, ai cũng hiểu để làm bãi giữ xe thì hốt tiền đến mức nào. Suốt nhiều năm, hầu như không lúc nào bãi xe này vắng khách. Đặc biệt vào buổi tối, các ngày cuối tuần hay lễ hội thì xe xếp san sát giọt nước không lọt. Ai cũng thích gửi xe ở bãi này vì nó quá thuận tiện, còn các bãi giữ xe khác ở các khách sạn hay chung cư cũ gần đó thì chật và thường nằm đường một chiều nên quay xe bất tiện.

Ông Hải cho biết doanh thu hàng tháng của bãi này vào khoảng 3 tỷ đồng/tháng.

Lý thú ở chỗ "theo quy hoạch trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh thì nó là công viên, nhưng suốt 20 năm chỉ mọc lên bãi giữ xe".

Giấy phép được cấp cho Đội quản lý trật tự đô thị quận 1. "Nhưng Đội quản lý trật tự đô thị có giữ xe đâu, lấy cái giấy phép đấy đưa cho "ông đầu nòng"kia, rồi xong !" (trích lời ông Hải).

Trừ tiền lương của vài nhân viên giữ xe và tiền điện chiếu sáng chẳng đáng bao nhiêu, hầu như 3 tỷ đồng mỗi tháng chui trọn vẹn vào túi những người có quyền nắm giữ nó, không sứt mẻ đồng nào. "Yang hồ" nào dám ra giá bắt nạt bãi giữ xe đứng tên UBND quận 1 ? Nhân vật nào đủ máu mặt mà dám cạnh tranh ?

Và sắm được bản lĩnh như thế thì "ông đầu nòng" là ai ? Hoặc những ai ?

Nếu một nhiệm kỳ lãnh đạo chỉ kéo dài 5 năm, trong đó một hay hai năm đầu phải lo sắp xếp ổn định chỗ ngồi và phe cánh, sau đó mới "làm kinh tế", thì thời gian 20 năm cho công viên không thể mọc lên là 4 nhiệm kỳ liên tiếp của lãnh đạo quận 1. Hoặc, của những lãnh đạo cao hơn nữa.

4 nhiệm kỳ liên tiếp mà kho vàng này, à nhầm-bãi xe này- không hề thay đổi hay gián đoạn, chứng tỏ "ông đầu nòng" phải thống nhất, xuyên suốt và luôn luôn nhất trí rất cao. Đấy chính là "họ"-những kẻ độc quyền tham nhũng, trục lợi công khai và bền vững trên khối tài sản mà suốt ngày họ rao giảng là "thuộc về toàn dân". 
Mặc dù điều này ai cũng biết, nhưng tiết lộ của cựu Phó chủ tịch UBND quận 1, người từng giữ trọng trách trong cuộc vẫn là tiếng nổ động trời.

Ngay lập tức, ông đương kim chủ tịch UBND quận 1 Nguyễn Văn Dũng phải lên tiếng cải chính trên báo Tuổi Trẻ vào ngày hôm sau (29/3).

Ông này phủ nhận hoàn toàn những gì ông Hải nói và cho biết : Quận (…) hoàn toàn không có thu phí (…) mà là để quản lý hoạt động vỉa hè chặt chẽ"

- Hoàn toàn không có chuyện tiêu cực - ông Dũng khẳng định.

Hoạt động quản lý chặt chẽ mà ông Dũng nói là "yêu cầu các hộ kinh doanh để một hàng xe ngay ngắn và chừa lối đi cho người đi bộ".

Ha ha ha thật buồn cười. Ông Dũng nên sờ lên mũi mình xem nó dài ra đủ làm cái cán gáo chưa, ông nhé. Hoặc, mỗi khi đi về trong địa bàn quận, ông nên nhờ cấp dưới dùng băng keo bịt mắt thật chặt, kẻo hình ảnh thực tế trên tất cả các vỉa hè quận 1 nó sẽ đâm vào mắt ông mất.

don2

Vỉa hè một con đường ở quận 1 tháng 6/2020. Ảnh baogiaothong.vn

Xin có lời mừng, đồng thời cũng xin chia buồn với ông Đoàn Ngọc Hải. Tuy thích thú với hành động phản kháng "cởi áo về vườn"của ông sau khi lời hứa với nhân dân Thành phố không thực hiện được, nhưng về bản chất, có lẽ ông cũng thấu hiểu nó là sự phản kháng của một người yếu thế. Ngoài việc mang lại cảm giác tự giải thoát cho bản thân ông ra, thực chất đó là hành động thua cuộc. Dù có "thua trên thế thắng", khảng khái thế nào đi nữa, vẫn chính là thua cuộc.

Làm sao thắng được, ông Hải ơi, khi đối thủ của ông không phải là những bất tuân nhỏ lẻ của các cá nhân nào đó, mà chính là sự cố kết dày đặc tầng tầng lớp lớp những đảng viên đang chễm chệ trên cái ghế lãnh đạo (ít nhất của) UBND quận 1 nhà ông. Vỉa hè là của họ, lực lượng đi dọn dẹp lập lại trật tự là của họ, giấy phép là của họ, ti vi và báo đài cũng là của họ nốt, để tối tối lên rao giảng đạo đức sáng ngời.

Don Quixote Đoàn Ngọc Hải, thôi thì giữ sức khỏe để làm được điều gì khiến bản thân hạnh phúc như ông đã kể, và để tiếp tục vài "bản án tố cáo" hậu trường quận 1 (cho vui) nữa, nhé người anh em !

Mãi Vĩnh Cửu

Nguồn : RFA, 31/03/2021

Additional Info

  • Author Mãi Vĩnh Cửu
Published in Diễn đàn

Nếu tái nhiệm Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng có cam kết sẽ không còn cảnh này nữa ?

Suy đến cùng, nếu công nhận Điều 4, Hiến pháp 2013, thì trách nhiệm phải thuộc về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

hai1

Trên đường thiên lý, ông Đoàn Ngọc Hải – cựu phó quận 1 của Sài Gòn, bất ngờ có thư gửi bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Suy đến cùng, nếu công nhận Điều 4, Hiến pháp 2013, thì trách nhiệm mang tính mặc định thuộc về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhìn xa hơn, đó còn là trách nhiệm của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Từ các yêu cầu mà ông Đoàn Ngọc Hải nêu ra với bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, có thể khái quát đơn giản hơn, là chỉ cần mỗi "công bộc" làm hết trách nhiệm công vụ, thì không cần "minh quân", "anh hùng"… là đất nước đã bình an, cường thịnh ; không cần chi đến những dông dài của lý luận hàn lâm ở các văn kiện Đảng đã được các chính khách thay phiên nhau đọc – và đọc đến cả giờ đồng hồ rất đỗi nhọc nhằn.

Rộng đường dư luận, xin được đăng toàn văn lá thư này của ông Đoàn Ngọc Hải.

Nậm Pồ 7giờ30 phút sáng nay 29-01-2021

Thư gửi :

Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải

Theo đề nghị của đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, sáng nay tôi đến huyện Nậm Pồ, một trong vài huyện nghèo nhất nước ta hiện nay, tôi đến phát sữa của mọi người gửi cho các cháu bé dân tộc Kháng, H’Mông, Dao…, tôi thật sự không ngờ là gần 100km đường giao thông ở đây quá kinh khủng, đường đất, đá bụi mù và ổ voi không có một tí nhựa đường nào suốt cả chiều dài ở tất cả các con đường.

Tôi phải lái số 1 và phải "rón rén", gần như ruột gan lộn hết cả lên, đến các cháu bé không thể đạp được xe đạp phải dắt bộ vì đường quá xấu, tôi cả nghĩ Bộ trưởng chưa đến nơi đây trong suốt nhiệm kỳ vừa qua. Đây là nơi sinh sống của khoảng 60 ngàn người dân tộc Kháng, H’Mông, Dao…, thật sự rất quan trọng đối với chính sách an dân của Đảng và nhà nước.

Mỗi căn nhà nơi đây là phên dậu của 125km đường biên giới thuộc huyện Nậm Pồ có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị và quân sự khu vực biên giới. Ở bất kỳ một xã hội nào thì người dân luôn là số 1, vì họ nộp thuế để trả lương cho công chức, và góp phần rất lớn trong việc xây dựng đường xá. Tôi đã đi hết 63 tỉnh thành của đất nước ta, tôi đã qua Campuchia, và ở Châu phi tôi cũng không thấy những con đường bên họ xấu như những con đường ở huyện Nậm Pồ.

Nếu những con đường này thuộc trách nhiệm của Bộ giao thông, thì mong Bộ trưởng chỉ đạo làm ngay.

Nếu những con đường này đã phân cấp cho tỉnh Điện Biên, thì trách nhiệm của Bộ trưởng vẫn còn. Bộ trưởng cần đáp máy bay ngay đến Điện Biên, ngồi ôtô 170km đến Nậm Pồ kiểm tra, thị sát thực địa để sau đó phối hợp với lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Sở giao thông của tỉnh phải làm nhanh cho 60 ngàn người dân tộc vùng núi cao đỡ khổ.

Nếu phối hợp với tỉnh mà vẫn bị "tắc nghẽn" thì Bộ trưởng mạnh dạn đề xuất với Thủ tướng quyết định. Nếu cán bộ nào để tình trạng như vậy nhiều năm rồi thì cần phải phối hợp đề nghị cách chức họ ngay lập tức.

Một nhiệm kỳ của Bộ trưởng có 1.825 ngày, tôi rất mong Bộ trưởng lắng nghe ý kiến của một công dân rất bình thường như tôi.

Bộ trưởng bớt các cuộc họp và bớt nghe báo cáo của cấp dưới đi, hãy dành một ngày cho huyện Nậm Pồ, một ngày cho thị xã Ayun Pa… để đi thực địa. Công việc của Bộ trưởng đang làm rất cần sự quyết liệt, trái tim nhiệt huyết và không ngại va chạm thì người dân mới sung sướng được.

Cảm ơn Bộ trưởng !

Đoàn Ngọc Hải

Nguyễn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 31/01/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Huỳnh
Published in Diễn đàn

Sự đổi màu của người cộng sản Đoàn Ngọc Hải

Viết từ Sài Gòn, RFA, 04/09/2020

Dù muốn hay không muốn, người ta buộc lòng phải quan sát ông, có thể là ngẫu nhiên, có thể là cố ý, cố tình và cũng có thể là thiện chí, thiện cảm, cũng có thể là khôi hài, mất thiện cảm… Nhưng dù sao, cho đến thời điểm này, ngoài ông Chủ tịch thành phố đầy chất phổi bò và hảo hớn như Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng, Đoàn Ngọc Hải, một Phó chủ tịch quận ở Sài Gòn cũng làm nên hình ảnh một người Cộng sản khá đặc biệt. Đương nhiên, sự đổi màu và biến chuyển của ông tốt hay xấu, vô tư hay che đậy điều gì phía sau nó, sẽ có lịch sử, có trời đất biết rõ. Trên phương diện con người, Đoàn Ngọc Hải vẫn là hiện tượng, một hiện tượng gây nhiều cảm xúc và trong đó, nó cũng phản ánh được thực trạng xã hội một cách sâu sắc, một xã hội có tính sân khấu, trình diễn nhiều hơn là đời thực, và khi sự trình diễn đã đạt được độ chín muồi của nó, cuộc đời bị ném vào sân khấu như một vai diễn phụ.

hai1

Chiếc xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo của nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 1 Đoàn Ngọc Hải (trái). Ảnh : Tiền Phong

Còn nhớ cách đây không lâu, Đoàn Ngọc Hải đương chức Phó chủ tịch quận 1 Sài Gòn, ông đã hầm hố, hò hét, sự hầm hố hò hét dẹp bỏ vỉa hè của ông giúp cho vỉa hè thông thoáng nhưng cũng đẩy một số cuộc đời, số phận vào chỗ trống trơn, không còn nơi nào để vịn. Chuyện ông làm khiến cho các nghệ sĩ, trí thức Sài Gòn cảm thấy xót xa cho thân phận con người. Chưa dừng ở đó, ông Hải quyết liệt đến độ cực đoan khi dẫn đầu đoàn bắt chó, bất kì con chó nào không may mắn đang lang thang kiếm ăn, dạo mát hoặc đi bài tiết đều có thể bị đoàn của ông Hải tóm gọn, cho về trại, sau đó đưa đi đâu nữa thì không thể rõ được. Sự quyết liệt của ông khiến cho người dân ngỡ ngàng, tuyệt vọng, bức xúc, buồn cười, ta thán… Hàng ngàn cảm xúc lẫn lộn, và hệ quả, tích hợp các cảm xúc này thành tên gọi : Hải Cẩu để ám chỉ sự năng nỗ trong công tác bắt chó, đập lề đường của ông.

Đáng sợ ở chỗ, nếu như Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đã hùng hổ, mạnh mẽ và quyết liệt trong bất kì tình huống nào, từ chặt hàng xà cừ trăm tuổi còn xanh um và cứng cáp, phá bỏ cầu Vồng, trường Sao Mai, mặc cho trí thức lên tiếng phản đối, người dân tự thiêu bày tỏ oan ức để mở đường Lê Duẩn, mở cầu Rồng… cho đến việc sang bằng khu dân cư ở Hòa Bắc với giá đền bù mỗi mét vuông đất tương đương một ổ bánh mì thịt, để rồi giao cho các tập đoàn địa ốc san phẵng mặt bằng, bán lại với giá cao gấp mấy ngàn lần, mỗi mét vuông hai mươi lăm triệu đồng (thời đó, tương đương 200 triệu đồng thời bây giờ) và đặc biệt là san phẵng khu vực Cồn Dầu, mặc cho dân kêu khóc, ông vẫn tại vị như một thần tượng. Vì sao ? Vì ông quyết liệt và ứng biến xanh đỏ vàng tím nhanh như ánh sáng, ông biết làm cho số đông, người giàu có và kẻ quyền thế thấy có lợi cho họ, làm cho số đông người dân cảm thấy ông là hiện tượng bởi từ xưa tới giờ, hiếm có vị Chủ tịch thành phố nào dám nói dám làm như ông… Thì với Đoàn Ngọc Hải, trên cương vị một Phó chủ tịch quận, nhỏ hơn rất nhiều so với Nguyễn Bá Thanh, nhưng lại có phong cách khá giống Nguyễn Bá Thanh, từ việc nói năng bạo miệng pha chút giễu nhại, khôi hài trong các cuộc họp cho đến tính cách đầy máu me, hầm hố và anh cả khi ra đường, có một chút gì đó vừa phổi bò vừa hồng vệ binh lại vừa thấm đẫm lý tưởng Cộng sản nơi ông.

Và việc ông Hải đệ đơn xin từ chức, cấp trên đồng ý, ông lại quyết định ở lại tiếp tục phục vụ nhân dân, sau đó ông lại từ chức vì chẳng đặng đừng, lúc này tổ chức, cấp trên đã quyết chứ không phải ông Hải quyết nữa. Thì mọi chuyện dường như đã đổi khác. Ông Hải chuyển từ một cán bộ thành phố sang làm doanh nghiệp, rồi sang làm nhà từ thiện, ông xây nhà từ thiện ở Thủ Đức, ông sắm xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo, ông lái xe từ Bắc chí Nam để chở bệnh nhân, dường như ông đi khắp đất nước. Hình ảnh của ông luôn gây ảnh hưởng. Nếu như lúc tại vị, ông tạo ra làn sóng đập lề đường khắp các tỉnh thành, tiếng kêu và lời ta thánh không ít thì bây giờ, khi nghỉ làm cán bộ, ông tạo ra hình ảnh một nhà từ thiện tiêu biểu, và tiếng vỗ tay tung hô ông cũng dậy trời, từ đời thực cho đến mạng xã hội. Nói cho cùng, ông có số nổi tiếng, và hơn hết là ông có lá số tạo ảnh hưởng lan truyền.

Giả sử lúc tại vị, hình ảnh ông Hải đeo chiếc đồng hồ Omega sang trọng, đi giày hiệu, áo quần bảnh bao, chỉ tay năm ngón khiến cho cuộc sống chung quanh ông phải đảo lộn, thì bây giờ, hình ảnh dép tổ ong, áo chemis trắng, quần tây đen xuề xòa của ông cũng tạo ra ấn tượng không kém. Dường như đổi sang màu nào ông cũng đóng gam chủ đạo trong bức tranh xã hội quanh ông. Và hơn hết, ông làm gì cũng có tiền hô hậu ủng, ông đi đập lề đường, bắt chó cũng có bầu đoàn hùng hậu, hung hãn, bây giờ ông đi chở bệnh nhân nghèo cũng có nhiều câu lạc bộ, hội đoàn đón rước và đặc biệt là càng long trọng hơn xưa, bởi ông Hải như một biểu tượng của một "người đáng sống". Thế nhưng… !

Xâu chuỗi lại các bệnh nhân mà ông Hải tham gia chở từ bệnh viện về nhà, tôi chưa thấy người nào là bệnh nhân nghèo thực sự (theo thực trạng kinh tế và đời sống xã hội hiện nay chứ không phải theo thống kê nhà nước, không phải nhà nào có đường sá đủ rộng cho xe hơi vào được). Gần đây nhất, bệnh nhân ở Hà Giang được ông đưa về, nhà cao tầng, cổng ngõ hẳn hoi, bàn ghế gỗ quí… Khi ông Hải đưa bệnh nhân về nhà thì có cả đài truyền hình và hàng trăm người tới đón mừng, tặng quà, tặng tiền… Rõ ràng sức ảnh hưởng của ông Hải cũng như sự khuếch đại truyền thông về ông không nhỏ một chút nào. Và vô hình trung, hình ảnh người cán bộ Cộng sản trở nên sáng giá, đáng yêu và chịu chơi, sống vị tha thông qua Đoàn Ngọc Hải được hun đúc. Dù muốn hay không muốn, khi nói về cán bộ nhà nước, nói về cái xấu, người ta cũng mơ hồ hi vọng sẽ có nhiều cán bộ như Đoàn Ngọc Hải. Và cái lập luận (điệu) "trước đây làm gì, xấu cỡ nào không quan trọng, quan trọng là bây giờ người ta sống ra sao, chia sẻ như thế nào… mới đáng nói" đã manh nha, đã mơ hồ xuất hiện trong đầu óc người dân.

Điều đó cho thấy trong thời tại nhiệm, ông Hải chi phối được xã hội nhờ đập phá, khiến cho người ta thấy sợ cán bộ, không dám bày tỏ, thì bây giờ, khi nghỉ việc, ông Hải làm từ thiện khiến cho người ta tin vào cán bộ, thậm chí cuồng tín về sự "trở lại", quay đầu là bờ của cán bộ. Nhất là trong thời điềm nhạy cảm này, khi mà có hàng triệu cán bộ đang đối mặt với nguy cơ phanh phui, người nào cũng có những khoản tài chính to lớn khủng khiếp và bất minh, có người bỏ ra hai triệu rưỡi đô la chỉ để mua một căn cước công dân trên một hòn đảo xa lạ, hàng ngàn công trình đầy dấu vết tham nhũng và hàng triệu cán bộ đã thành sâu mọt trong mắt nhân dân. Trong vấn đề này, khôn ngoại trừ ông Hải nếu như người ta đặt ra câu hỏi về tài sản, về khả năng bỏ tiền ra làm từ thiện của ông hiện nay.

Nói cho cùng thì Đoàn Ngọc Hải đã lấy lòng được một bộ phận không nhỏ nhân dân ở tầng lớp giàu có, bậc trung trong xã hội Việt Nam, vậy là quá thành công, bởi thành phần giàu bậc trung đang chi phối xã hội Việt Nam theo diện rộng nhờ vào mánh khóe và bạo lực vừa phải của họ. Đặt giả sử, nếu tìm một thứ gì đó để làm chỗ dựa khi công cuộc đánh tham nhũng lan rộng và ông Hải không may bị lọt vào danh sách, lọt vào lò ông Trọng, thì, chính đám đông đang tung hô ông cũng góp tiếng nói không nhỏ để bào vệ ông. Hơn hết, làm chính trị, người ta ngại nhất là đụng chạm đến người của đám đông, tuy nhiên, không phải đám đông lúc nào cũng cứu được cán bộ, trường hợp Nguyễn bá Thanh là một điển hình.

Nhưng, cho dù diễn kịch hay thật lòng, thì ông Hải cũng làm được một việc rất quí hóa cho chế độ, đó là tạo ra hình ảnh một đảng viên trung kiên với chế độ, hết lòng vì chế độ, cho đến khi không còn quyền lực thì người đảng viên này cũng hết mực chia sẻ nhân dân. Đây là thứ hình tượng và tình cảm thiếu vắng rất lâu của chế độ, chí ít cũng từ lúc đất nước phát triển cho đến nay. Có lẽ, vì vậy mà tôi không dám khẳng định hay tin rằng việc làm từ thiện của ông Hải là một việc thiện thuần túy của con người. Mà phải gọi đó là chức năng đổi màu của người Cộng sản trung kiên. Nó có tính bảo vệ chế độ và hình ảnh chế độ, là gạch nối giữa chế độ và thần tượng, nó có tính chất tô hồng cho vẻ đẹp của người Cộng sản. Còn hiệu dụng của nó tới đầu thì trời biết, đất biết và ông Hải cùng những đồng chí của ông mới biết rõ !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 04/09/2020 (VietTuSaiGon's blog)

*********************

Những người "có lý luận" bên ngoài chiếc xe cứu thương miễn phí của ông Đoàn Ngọc Hải

Lê Lý, RFA, 04/09/2020

Ông Đoàn Ngọc Hải có lẽ nên nhờ thầy xem lại tử vi của mình. Vì cớ gì mà một ông đàn ông không cao lớn, không có ngoại hình bắt mắt điện ảnh, không phải tài phiệt, cũng không là một chính khách lừng lẫy, lại cũng (nhàm chán thay, chẳng giống nhiều đồng nghiệp của ông tí nào !) không có cái phốt gái gủng hay tham nhũng nào, mà đột ngột nửa đời sau bỗng trở thành người của công chúng, nhất cử nhất động đều được truyền thông tường thuật kỹ càng, kéo theo hàng tấn mực bình luận khen chê kịch liệt ?

hai2

Ông Đoàn Ngọc Hải (góc trên bên trái) và chiếc xe cứu thương - Courtesy of Lao Động/ RFA edit

Có những người chê ông Hải vốn là quan chức có ảnh hưởng trên truyền thông và nhân dân nên khi chọn làm từ thiện thì cũng chọn cái gì vĩ mô tí. Ví dụ lập cái quỹ, trao tiền cho người nghèo khi họ cần chữa bệnh (tiền ở đâu ra thì họ không nói). Hay dùng tiền cá nhân lập một đội xe cứu thương thu phí phù hợp nhưng miễn phí cho người nghèo. Thậm chí có những chị phụ nữ thắc mắc (rất cao siêu) là tại sao ông Hải dân Sài Gòn mà không chở bệnh nhân trong ấy, lại lao ra khắp miền Trung rồi miền Bắc làm gì ? Chắc chắn là đánh bóng tên tuổi, làm màu làm mè rồi. Chắc là báo chí miền Nam không thèm để ý nên mới dạo ra miền Trung để các báo địa phương tung hô đấy mà.

Lại có người phân tích rất hàn lâm về sự tha hóa của việc từ thiện và gọi nó là sự sỉ nhục : "Người nhận từ thiện sẽ dựa dẫm ỷ lại, còn người đi làm từ thiện sẽ ngày càng sỉ nhục và khinh bỉ người được cho". Các ý kiến này cũng không quên liên hệ với vấn nạn tham những lộng hành trong quan chức Việt Nam và trách móc tại sao người ta không hỏi tiền ông Hải lấy tiền đâu mua xe mua xăng chạy đường dài.

Có người đoán ông Hải vì tức tối và bất mãn với việc bị cấp trên "đì" trong hoạt động dẹp lòng lề đường khi ông còn đương nhiệm, nên có xung lực đặc biệt để cố chứng tỏ bản thân " buông các anh ra tôi vẫn nổi tiếng, vẫn có tiền, được khen là người tử tế. Hơn đứt các anh !".

Có những vị đang là quan chức thì nghi ngờ ông Hải có tư duy ngược đời (một cách nói giảm của sự xem thường) và hết mức tỏ lòng thương hại, đồng thời cho vài lời khuyên ông Hải nên giữ hình ảnh đường bệ, việc gì phải tự hành hạ bản thân làm (thằng) tài xế gió bụi, nom nó lều phều, tội nghiệp.

Thật chẳng biết đâu mà lần. Người thì bảo thế là đáng thương, người lại bảo thế là đánh bóng.

Thú vị là lần theo các bình luận thì hầu hết chủ nhân của các phân tích cao siêu kể trên hầu hết là những người "có lý luận".

Nhưng, hệ thống lý luận của họ thật vụn vặt.

Dân bình dân miền Nam thực tiễn và biện chứng hơn các vị kể trên rất nhiều. Họ giản dị và tự nhiên chấp nhận cuộc "hết quan hoàn dân" của ông Hải, tự nhiên đón nhận việc có thêm một người làm việc tốt, như từ trước tới giờ có vô số những người làm việc tốt trên cái đất nước này. Họ không tốn quá nhiều thời gian tính toán chi li như nên mặc áo gì, quần gì, mang giày hay dép để cho đẹp hình ảnh khi đi làm những việc kể trên. Cũng không tính toán sẽ làm đến bao giờ, làm thế nào để vừa được lòng dân vừa được lòng quan. Không nghĩ đến việc đi giúp những người đang kiệt quệ lại là hành vi sỉ nhục họ. Giống như trước một người ngã sông hay trong đám cháy, người ta chỉ nghĩ cứu được người ấy thì xông vào cứu ; họ không tính toán cứu xong sẽ phát biểu trước ống kính thế nào. Họ chỉ tâm niệm : "Không làm hôm nay, mai mốt biết đâu không còn sức khỏe và tiền bạc để làm". Làm thật tận hết cái điều mình tha thiết muốn làm trong hôm nay, rồi ngày mai ngày mốt hết sức buông tay không có gì tiếc nuối. Và cũng chẳng ai trách đã làm việc thiện thì tại sao không làm đến tận cuối đời.

Đó mới chính là tinh thần nghĩa hiệp căn bản của người dân, không dính dấp sự bon chen mưu cầu danh lợi của những ai đó rất dồi dào lý luận nhưng hành động thì đo trong không khí.

Đó cũng là một nét tính cách rất thoải mái, phóng khoáng của người dân Nam Bộ.

Quay lại việc những vị "có lý luận" đang đạo mạo chỉ vẽ ông Hải nên làm gì với tiền, thời gian và sức khỏe của ông. Tôi xin phép biếu vitamin cho họ. Trí nhớ những người này thật ngắn hạn. Vì chỉ mới vài năm trước, họ đã cuồng lên với hình ảnh một người dân phải bó chiếu chở thi hài anh mình trên xe máy, băng qua các thành phố để về quê nhà Sơn La chôn cất.

Thời điểm đó, các nhà đạo đức và lý luận internet đã khóc hết nước mắt cho những người dân cùng khổ. Họ còn viết văn, làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc… để tỏ lòng phẫn nộ và thương xót.

Vậy thì hà cớ gì, khi có thêm một chiếc xe cứu thương miễn phí chở người dân trong những hoàn cảnh tương tự như vậy về quê nhà, thì họ lại quên bẵng mất trái tim, tấm lòng (mênh mông) của mình trước kia, để quay lại rỉa rói và dè bỉu một người đang biến cái cỗ… à quên, tấm lòng đó thành hiện thực ?

Ngoài trí nhớ kém cỏi, các nhà đạo đức internet cũng chứng tỏ kiến văn nông cạn.

Trước ông Hải, đã có những người dân chẳng quan chẳng chức, tự bỏ tiền ra mua xe cứu thương và chở cấp cứu hay chở bệnh nhân nghèo miễn phí (bà Phan Thị Bính, 64 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội. Anh Lương Văn Hóa 41 tuổi, ấp Phú Nghị, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, Bình Dương. Anh Nguyễn Tấn Chinh, 46 tuổi và bà Nguyễn Thị Hoa, 70 tuổi, ở thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Anh Lê Anh Tuấn, phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương…).

Đã, đang có những người bỏ tiền ra xây nhà, nuôi những người già và trẻ con nghèo khó bệnh tật (anh Trần Quang Duy, 36 tuổi, ngụ tổ dân phố 4, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Ông Hồ Đề 82 tuổi ở đường Trần Kế Xương, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Chị Oanh Nguyễn ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh…).

Kể làm sao cho hết.

Và sẽ tiếp tục có những người như thế. Họ làm những việc ấy chỉ bởi đơn giản là họ muốn làm, gom góp điều kiện để làm và thấy đời sống của mình hạnh phúc hơn khi làm nó.

Còn việc ái ngại một ông "quan" giờ lại trông lúi xùi như một anh tài xế đường dài, thì chỉ chứng tỏ tư duy quá tôn sùng trọng vọng một cái chức vụ trong chính quyền bất biết nó có ý nghĩa gì, người giữ nó một thời đã làm được việc gì cho dân, cho xã hội. Họ chỉ thờ phượng nó như một chứng chỉ danh giá sẽ tỏa hào quang cho cả cuộc đời mình. Tận đến khi chết, họ còn muốn dòng chữ "cựu" sẽ được ghi lên bảng cáo phó cơ. Đấy là thứ tâm lý tiêu chuẩn kép của rất nhiều người dân Việt Nam : ngoài mặt thì chửi rủa khinh khi một chức vụ trong chính quyền (khi mình không có nó), nhưng thẳm sâu và trong vô thức thì lại thèm muốn nó đến mức kính cẩn. Ngoài khía cạnh thực tế "một người làm quan cả họ được nhờ" ra, đó chính là sự bù đắp cho nỗi thiếu hụt về danh dự, phẩm cách của bản thân mà có thể họ không tự biết.

Tôi tin ông Hải đang sống những ngày giàu ý nghĩa của đời mình. Cho dù trên tay không còn chiếc đồng hồ tiền tỷ mà là xấp hồ sơ nặng trĩu mồ hôi nước mắt của những người bệnh nghèo. Cho dù chung quanh không còn là máy lạnh, sơ mi và những khúm núm tâng bốc của cấp dưới, mà là những phận người đói khổ kiệt quệ và bầu không khí đáng sợ của bệnh tật và cái chết. Cho dù nơi ông đến không phải là những khách sạn hào nhoáng xa hoa mà là những con đường mòn mù mịt bụi hoặc lầy bùn, những túp lều xơ xác. Nhưng đó mới là một phần cuộc sống thực của người dân đang diễn ra quanh đây, mà một người trí thức không thể mắt nhắm tai ngơ.

Ông Hải, sau một phần đời dài sống ở thành thị với những niềm tin ngây thơ vào một lý tưởng, sau một đoạn đời ngơ ngác bầm dập với những thủ đoạn của các "đồng chí", giờ đang dùng sự gần gũi đời sống để thanh lọc tâm hồn, bồi đắp kiến văn và củng cố lại những giá trị sống của mình.

Lê Lý

Nguồn : RFA, 04/09/2020

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/sam-xe-cuu-thuong-cho-nguoi-mien-phi-20190318085157181.htm

https://thanhnien.vn/doi-song/bi-ham-doa-vi-chay-xe-cap-cuu-mien-phi-tang-ao-quan-cho-nguoi-ngheo-1159314.html

https://www.sggp.org.vn/xay-nha-tro-cho-nguoi-ngheo-o-mien-phi-660523.html

https://kenh14.vn/cu-ong-de-lai-di-chuc-can-nha-12-ty-o-sai-gon-cho-nguoi-ngheo-che-mua-nang-du-co-vo-con-due-hue-20200628223908339.chn

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn, Lê Lý
Published in Diễn đàn
vendredi, 07 juin 2019 09:17

Liêm chính hay giận dỗi ?

Lần đu tiên trong chính trường ca quc gia cng sn Vit Nam xut hin mt khuôn mt dám t chc công khai vì b phân công trái vi s thích ca mình.

liemchinh0

Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần trực tiếp xử lý vi phạm trật tự lòng, lề đường trên địa bàn Q.1 (Ảnh : Thanh niên)

Người y là ông Đoàn Ngc Hi, Phó Ch tch UBND qun 1, từng được biết là người trc tiếp ch huy phá b nhng người chiếm c va hè ca thành ph HCM đ buôn bán, làm ăn, tuy nhiên không lâu sau đó ông đã np đơn t chc vì cm thy công vic ca mình không được cp trên hết lòng hu thun và còn có biu hin trách c do phn ng ca dư lun qun chúng.

Theo báo chí thì từ năm 2017, ông Đoàn Ngc Hi tr thành mt hình mu cán b tn tâm trong công tác lp li trt t lòng l đường, tr li li đi cho người đi b. Ti thi đim đó, mt lãnh đo Thành y đã đ ngh UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các s ban ngành vào cuc quyết lit đ ông Đoàn Ngc Hi không tr thành "ngôi sao cô đơn".

Tháng 1 năm 2018, ông Hải gi đơn xin t chc vì "không thc hin được li ha trước nhân dân". Nhưng bt ng đến tháng 5 năm 2018, ông Hi lại có đơn xin "rút đơn t chc" vi mt s lý do.

Sau hơn mt năm im lng, vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 2019, Phó ch tch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trn Vĩnh Tuyến trao quyết đnh điu đng ông Hi v làm Phó Tng giám đc Công ty Xây dng Sài Gòn (SGCC). Nhưng cũng bt ng không kém ln t chc trước đây, ngay bui chiu ngày 4 tháng 6, ông Hi li có đơn t chc vi lý do ông không có chuyên môn v xây dng.

Có thể nói ông Hi là người đu tiên trong h thng dám công khai chng li quyết đnh điu đng vn bt di bt dch trong chế đ t bao năm nay. Trong đơn t chc ông Hải đã nhc li nhng công vic ông làm trong khi nhn công tác gii phóng va hè đã gp rt nhiu thách thc, và ông t hi phi chăng nhng thách thc y vn đeo đui ông cho ti ngày hôm nay. Đim đáng chú ý nht trong đơn t chc là đon : "Nhng ln d đnh điu đng như thế này, có th nói đó là s tùy tin trong công tác điu đng cán b đã làm tn thương đến cá nhân tôi, đây là mt trăn tr nht đi vi tôi trong cuc đi này. Phi chăng vic tôi ch huy đi dn dp va hè đã đng chm đến li ích của nhiu người có ‘máu mt’ và kết qu đi vi cá nhân tôi ngày hôm nay là như vy ?"

Câu hỏi được đt ra : Nhng người có ‘máu mt’ mà ông Hi nói trong lá đơn là ai, và liu nhng k có ‘máu mt’ y có trc tiếp hay ngm ngm ch đo vic điu đng ông Hải nhm vô hiu hóa mt cán b ‘liêm chính’ ca thành ph ?

Việc ông Đoàn Ngc Hi t chc dy lên nhng bài báo vi li l nghi ng mt kch bn phía sau. Người nhanh chóng bênh vc ông nht là Đi biu Quc hi Lưu Bình Nhưỡng. Ông Nhưỡng cho rng "đây là sự liêm chính ca cán b" mà ông Hi là người đin hình. Trong khi đó, nhng viên chc nhà nước khác t ra t tn hơn trước lá đơn t chc ca ông Hi.

Bộ trưởng Ni v khng đnh "Ông Hi phi chp hành s phân công", còn bà Nguyn Th Quyết Tâm, nguyên Chủ tch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh cho rng "cách ng x ca ông Đoàn Ngc Hi thiếu tôn trng vi t chc". Ông Nguyn Thành Phong, Ch tch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, người ký quyết đnh điu đng, phân trn : "Đây là mt tng công ty ln ch có phi nh gì đâu, li trc thuc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hệ s lương ngang vi Phó Giám đc s".

Trong đơn xin t chc Phó tng giám đc SGCC, ông Đoàn Ngc Hi viết rng lý do ông t chc là sau khi nhn công tác ti đơn v mi, ông nhn thy không có trình đ chuyên môn v ngành xây dng, không phù hp vi năng lc, s trường chuyên môn được đào to và quá trình công tác. Ông Hi nhn mnh nếu min cưỡng phi nhn nhim v trái vi s trường, chuyên môn và tâm huyết thì có th gây ra nhng hu qu nghiêm trng, nên ông t chc.

Nếu nhìn k vào bng cp mà ông Đoàn Ngọc Hi có thì lý do ông đưa ra là hp lý. Mt người tt nghip thc sĩ Chính tr, C nhân Kinh tế, C nhân Lut và C nhân Xã hi hc chc chn không th vào mt công ty xây dng, hung h là đm nhim chc Phó giám đc. Thiếu kiến thc chuyên môn là chuyện không hiếm thy ca cán b ch cht trong các tp đoàn nhà nước, vì vy ông Hi được xem là người can đm dám vch ra nhng l hng điu chuyn cán b trong gung máy t bao lâu nay.

Vậy v trí nào trong gung máy hin nay phù hp vi ông nhất ?

Có thể ông s tr li rng chc Ch tch UBND thành ph hay các qun ni thành thì phù hp cho văn bng ca ông hơn. Nhưng chc ông cũng biết hơn ai hết, mt người tng t chc ri li xé đơn t chc như ông khó có cơ hi làm lãnh đo vì ông trót mt lòng hệ thng Đng. Đi vi Đng không có chuyn chng đi dù chng đi trong ôn hòa và đy thuyết phc. Đng không th chp nhn mt đng viên có ‘hành vi’ bt tuân s điu đng ca Đng li được phép điu hành y ban Nhân dân, nơi có khu hiu "Trung vi Đng, Hiếu vi Dân" treo trnh trng trên tường.

Ông Hải có th là người liêm chính như nhn xét ca Đi biu Lưu Bình Nhưỡng, nhưng cũng có th ông đang gin di chế đ mà ông đang phc v.

Bi không gin sao được khi ông can đm nhn ly hàng triu li thóa mạ, chi ra khi mang quân đi xóa trng va hè cho c h thng được tiếng thơm đ ri nhn nhng chc v ‘không xng đáng’ vi ‘công trng’ mà ông đã b ra trong quá khứ ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 07/06/2019

Published in Diễn đàn

Vào sáng 4/6, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND quận 1, về công tác tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn. Đầu giờ chiều cùng ngày, ông Đoàn Ngọc Hải đã gửi đơn xin từ chức.

ghe2

ghe1

Đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải.

13g45 ngày 4/6, ông Đoàn Ngọc Hải - tân phó tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn cho biết đã gửi đơn đến Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND Thành phố và lãnh đạo nơi ông đang công tác xin từ chức.

ghe3

"Nếu tôi miễn cưỡng nhận nhiệm vụ trái với sở trường, chuyên môn và tâm huyết thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không có chuyên môn, điều đó sẽ làm tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân nên tôi từ chức. Trong lúc đợi quy trình giải quyết chế độ nghỉ việc sớm 10 năm theo quy định, tôi sẽ xin nghỉ việc 2 tháng không hưởng lương", ông Hải trình bày trong đơn.

Theo báo chí tường thuật, lúc trao quyết định bổ nhiệm cho ông Hải, Phó chủ tịch UBND Thành phố Trần Vĩnh Tuyến có đoạn phát biểu đầy ẩn ý vầy : "Anh Hải từ xưa nay vẫn là người luôn năng nổ, sẽ tiếp tục phát huy năng lực, kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc nếu có gì khó khăn, thậm chí nếu khó đến mức không thể tiếp tục nhiệm vụ thì nhanh chóng báo cáo lãnh đạo thành phố tháo gỡ. Lãnh đạo thành phố luôn lắng nghe, chia sẻ để nhằm tạo điều kiện cho từng cán bộ, từng đơn vị hoàn thành thật tốt nhiệm vụ vì sự phát triển của thành phố".

Từ quan chức hành chánh chuyển sang quan chức kinh doanh

Ông Đoàn Ngọc Hải được nhiều người biết đến từ khi ông thực hiện chiến dịch dọn dẹp, chống lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ bắt đầu từ năm 2017. Từ quận 1, phong trào "Giành lại vỉa hè" đã lan tỏa sang nhiều quận huyện khác của Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước.

Lý lịch của ông Đoàn Ngọc Hải, thấy ghi gần như ông chỉ chuyên làm ‘các loại quan chức’ : Trước khi làm phó chủ tịch UBND quận 1, ông Hải là chủ tịch UBND phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 ; phó trưởng Phòng kinh tế quận 1 ; bí thư Đảng ủy phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 ; chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy quận 1.

Nơi mà ông Hải về làm phó tổng giám đốc, có ‘tiểu sử’ như sau : Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn – Sageco, doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 6211/QĐ-UB-KT ngày 31/12/1996 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quyết định số 168/2003/QĐ-UB-KT ngày 10/09/2003 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định sát nhập Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng Thành phố – CMC vào Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn – SAGECO và lấy tên là Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn – SGC.

Ngày 15/09/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số : 4198/QĐ-UBND về việc chuyển Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Thực hiện theo nghị định số 25/2010/ NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, UBND đã có quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 31/07/2010 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Một số nhà báo kể rằng hôm nhận quyết định bổ nhiệm, ông Đoàn Ngọc Hải đã… buồn ra mặt. Giới thạo tin giải thích về ‘khuôn mặt buồn’ ấy dường như có liên quan tới chuyện phía các sếp lớn ở thành phố này muốn mượn tay ông Hải để… ‘thu xếp tàn cuộc’. 

"Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh liên quan tới vụ án Út Trọc, tức thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ, chính là một đối tác làm ăn với Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn. Tại dự án xây dựng trên lô đất 184 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, được thành phố cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn thuê từ năm 2012 để đầu tư xây văn phòng, hình thức thu tiền thuê đất hàng năm. Đến năm 2013, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh.

Theo hợp đồng số 23 được ký kết giữa hai bên, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn sẽ góp vốn thực hiện dự án bằng tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước, tương đương tỷ lệ góp vốn đầu tư 45%. Đổi lại Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn được hưởng lợi nhuận cố định tương đương 15 USD/m2 đất/tháng, tức Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn thu được lợi nhuận 7.905 USD/tháng kể từ khi dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động. 

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc thực hiện hợp tác đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn là trái quy định Luật đất đai 2013". Nhà báo Cao Minh Tâm viện dẫn một tài liệu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cho biết như vậy.

Quân bài di động của ai ?

Số là tại kỳ họp lần thứ 95 của Ủy ban kiểm tra Thành ủy đã Quyết định thi hành kỷ luật 5 đảng viên thuộc Đảng bộ Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn.

Theo đó, thi hành kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng công ty và 1 Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng công ty về khuyết điểm, vi phạm trong công tác phát triển đảng viên, có biểu hiện nể nang, không kiểm tra, giám sát dẫn đến hậu quả một số cán bộ vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 

Thi hành Kỷ luật cảnh cáo về Đảng và đề nghị kỷ luật cảnh cáo về chính quyền 3 Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty có liên đới trách nhiệm trong những vi phạm về công tác phát triển đảng viên ; có khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện các gói thầu san lấp và cho thuê đất tại Dự án Khu công nghiệp Cái Mép. 

Hai khu đất sau đây do Tổng Công ty Xây Dựng Sài Gòn quản lý đang được cho là ‘trong tầm ngắm’ liên quan chuyện ‘củi – lò’ : số 104 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, có diện tích 560m2, nằm tại vị trí đắc địa, ngay góc đường Nguyễn Du giao Nam Kỳ Khởi Nghĩa ; số 1-3-5 Nam Quốc Cang (giao Nguyễn Trãi), phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Đầu năm 2018, Kiểm toán Nhà nước công bố kết luận về việc thực hiện kiểm toán tại Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn. Có ba khu đất đã được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn nhiều năm nhưng chưa đưa vào sử dụng, khai thác, theo kết luận kiểm toán đó là khu đất rộng 1.142,7m2 tại địa chỉ 267 - 269 Gia Phú, phường 1, quận 6 ; khu đất rộng 9.321m2 tại 42B Tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh ; và khu đất tại 679 Hậu Giang, phường 11, quận 6. 

Tháng 12/2018, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã "phê bình nghiêm khắc" : ông Nguyễn Văn Khởi - nguyên thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên, tổng giám đốc, ông Nguyễn Lê Phong - nguyên phó tổng giám đốc và ông Dương Dũng Nhân, phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Các cá nhân này bị phê bình vì chưa thực hiện chặt chẽ, đầy đủ các quy định về thủ tục trong công tác đấu thầu đối với 3 dự án : dự án cao ốc SGCC Bình Quới 1, dự án cao ốc SGCC Bình Quới 2 và cự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Mép. Theo kết quả kiểm tra, tại các dự án này cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu không đủ năng lực theo quy định, không đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu… 

Trước đó, tháng 6/2013, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh có kết luận về các gói thầu san lấp và cho thuê đất tại dự án Khu công nghiệp Cái Mép, do Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên làm chủ đầu tư. Một trong những nội dung được xác định qua thanh tra là hợp đồng của Tổng công ty cho Công ty Lê Vũ thuê đất có dấu hiệu làm thiệt hại cho Tổng công ty số tiền lên đến cả triệu USD. Thanh tra còn phát hiện giá trị khối lượng san lấp thiếu đối với hàng chục nghìn mét vuông trong ba gói thầu san lấp (16, 17, 18).

Tuy nhiên không có bất kỳ vụ án liên quan nào được khởi tố, vì có đồn đoán thế lực đàng sau đó chính là ông Lê Thanh Hải. Lúc đó ông Lê Thanh Hải là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem ra lần này ông Đoàn Ngọc Hải đã buộc phải ngồi vào ghế rất nóng ở Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn. Dường như hiểu rõ mọi chuyện nên ông đã từ chức ngay trong ngày nhận được quyết định điều chuyển.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 06/06/2019

Published in Diễn đàn

Sau vụ tai tiếng dẹp vỉa hè và đội đơn xin từ chức, rồi lại xin ở lại tiếp tục "phục vụ" của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ, vụ dắt nhau đi bắt chó rông của quận 1 cũng đáng kể không kém. Sở dĩ phải nói rằng ông Đoàn Ngọc Hải dắt đoàn đi bắt chó rông đúng hơn là đi thực thi pháp luật hay là đi củng cố an ninh trật tự. Vì lẽ : Cách hành xử của đoàn làm việc không những thiếu chuyên nghiệp mà còn vi phạm pháp luật.

cho1

Cách hành xử của đội bắt chó rông của quận 1 làm việc không những thiếu chuyên nghiệp mà còn vi phạm pháp luật.

Vô hình trung, một ngày đi bắt chó rông của đoàn đã phạm phải luật bảo vệ động vật.

Văn hóa, văn minh của đoàn làm việc có vấn đề trầm trọng, cách làm việc và thái độ của ông trưởng đoàn Đoàn Ngọc Hải cũng như các nhân viên công lực đều thiếu văn hóa và không đảm bảo yêu cầu về đạo đức.

Cụ thể, cách hành xử vi phạm pháp luật ra sao ? Thứ nhất, quận 1 đã không phát đi thông báo mà theo đúng tinh thần luật hành chính là liên tiếp ba ngày để người dân biết các qui định của nhà nước mà rọ mõm, chích vacine, nhốt chó, ngưng thả rông. Thứ hai, khi vào nhà dân để bắt chó, người đại diện trong đoàn phải chào hỏi người dân, đọc lệnh bắt hoặc ra thông báo tức thời, giải thích vì sao chó của người dân bị bắt chứ không phải cứ chạy xe, tấp vào lề, chạy thẳng vào nhà dân để bắt chó. Như vậy là xâm nhập gia cư bất hợp pháp và hành xử không minh bạch.

Theo dõi một video clip trên mạng xã hội, cảnh đoàn bắt chó quận 1 vào nhà dân theo kiểu đánh úp, không nói không rằng, các anh dân phòng và công an cầm thòng lọng chạy vào rượt con chó đang đứng ăn khúc xương trước cửa nhà để bắt. Chó sợ bỏ chạy vào nhà, chủ nhà chạy ra can ngăn và cam đoan là chó đã chích phòng dại nhưng đoàn vẫn khăng khăng đòi bắt. Bà cụ chủ nhà tự chui đầu vào thòng lọng và nói "hãy bắt tôi đi, đừng bắt nó, nó không có chạy ra đường". Câu nói và hành động của bà cụ vô hình trung làm chạm đến lòng trắc ẩn con người. Một cụ già sẵn sàng chịu chui đầu vào tròng để thế mạng cho con vật, đây là hành vi nhân ái và cao thượng cho dù đứng trên góc độ nào. Rất tiếc là hành vi của bà cụ không đánh động được lòng thương xót của những người trong đoàn, họ vẫn khăng khăng đòi bắt chó.

Đến khi người con trai thứ và con trai trưởng của bà cụ ra can ngăn, nói lý lẽ thì chính ông Đoàn Ngọc Hải lại nói giọng găng-tơ, thách đố với người con trai trưởng rằng ông nhất định bắt chó và sẽ mời người con trai thứ về phường làm việc. Sau lời ông Hải là trưởng công an phường vào mời người con trai thứ về phường. Không có giấy mời của Trưởng công an quận/huyện ký là sai qui trình chấp pháp. Và khi người con trai thứ mặc áo vào để đi thì có hai công an choàng tay qua hông, đẩy đi. Đây không thể gọi là mời mà đang trấn áp người dân và có dấu hiệu cưỡng bức ý chí chứ không đơn giản là mời làm việc như ông Hải nói. Từ chỗ mời sai qui trình, làm việc sai luật, ông Hải còn dặn các công an về "làm biên bản mạ lị, xúc phạm đoàn làm việc" cho người con trai thứ gia đình vừa nói. Khi người con trai thứ ngồi lên xe, chưa kịp đội mũ bảo hiểm thì một công an phóng xe như điên chở anh ta về phường. Hình ảnh này không những xấu xí mà dự cảm một điềm chẳng lành cho người sắp làm việc với công an !

Và cách hành xử của đoàn vô hình trung chạm đến luật bảo vệ động vật. Đương nhiên, tình trạng chó thả rông, không có rọ mõm và đuổi cắn người là chuyện bức xúc của không riêng gì Hồ Chí Minh mà tất cả các thành phố, vùng quê đều xảy ra. Bắt chó thả rông để giữ an toàn cho người dân là một việc tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ thấy chó chạy ngoài hiên nhà người ta hoặc chạy trong nhà nào mà không xích thì cứ xông vào bắt. Rồi khi chủ nhà khẳng định là mới tháo rọ mõm cho chó ăn, chó đã tiêm phòng dại mới gọi cán bộ bên vệ sinh phòng dịch mang sổ sách tới để kiểm tra. Như trường hợp trong video clip. Khi ông Hải kiểm tra danh sách tiêm phòng dịch thì thấy chó định bắt đã tiêm, vẫn cứ chống chế muốn bắt. Cuối cùng, không bắt được chó thì chuyển sang "mời" người về phường.

Cách làm việc như vậy có chút gì đó vừa tráo trở lại vừa hống hách, thiếu khoa học và thiếu cả nhân tâm, kém đạo đức. Lẽ ra, trước khi đi bắt, danh sách những con chó đã phòng dịch phải được khoanh vào vùng xanh và sẽ được nhắc nhở lần đầu nếu chủ của nó thả rông. Đằng này cứ nhắm mắt nhắm mũi xông vào bắt, mặt đằng đằng sát khí chẳng kém lúc đi dẹp vỉa hè. Mà thử nhìn lại, sau chiến dịch dẹp vỉa hè, liệu vỉa hè quận 1 có gì tốt hơn so với các quận khác ? Thậm chí sau đợt dẹp vỉa hè trên cả nước, các vỉa hè có hết các quán nhậu hoặc có tốt hơn, thông thoáng hơn hoặc văn minh hơn trước hay không ? Có thể nói là Không !

Đến đây, có thể nói rằng văn hóa, văn minh và đạo đức của cán bộ là hết sức quan trọng. Nó càng đặc biệt quan trọng hơn với Việt Nam, bởi người dân Việt Nam trải qua quá nhiều gian nan, từ chiến tranh cho đến trưng thu tài sản rồi kinh tế tập trung bao cấp, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời chiến tranh thì chết chóc, ly tán ; Thời sau 1975 thì mất nhà cửa, mất tài sản, mất người thân ngoài biển ; Thời kinh tế tập trung bao cấp thì miếng ăn, cái nhục và nỗi đau vì miếng ăn đã làm người ta không còn nghĩ gì được ngoài miếng ăn và cái bụng đang sôi sùng sục ; Thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì những kẻ thời cơ, gian lận, tham ô nhiều như nấm… Chính những yếu tố này đã lấy mất đi vốn liếng văn hóa của người dân. Và một chính quyền có trách nhiệm thì phải hướng người dân từ chỗ kém cỏi đến chỗ tốt đẹp, từ chỗ thiếu văn hóa, thiếu tình người đến chỗ có văn hóa, nhân bản.

Nhưng không, không riêng gì Đoàn Ngọc Hải mà hầu hết cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam từ Nam chí Bắc, từ địa phương đến tỉnh, thậm chí đến trung ương đều có cách hành xử na ná nhau, đó là hách dịch, cửa quyền, bất minh và ngồi xổm trên pháp luật. Đó là chưa muốn nói đến vô văn hóa, vô đạo. Thử nghĩ, với cách hành xử như vậy từ phía cán bộ thì người dân phải hành xử ra sao khi đối phó với cán bộ ? Đương nhiên là họ phải phát huy cái thô thiển, tục tằng, cộc cằn và hung hăng, thậm chí bạo lực đầu đường xó chợ để đối phó.

Và một đất nước mà những kẻ đứng vai lãnh đạo lại là những cái ngòi nổ của thói xấu, vô đạo và băng hoại thì liệu người dân của đất nước đó có chạm đến nhân văn được không ?

Nói cho cùng, mỗi lần có chiến dịch nào đó mang danh nghĩa "vì nhân dân" là một lần giới cán bộ có cơ hội châm ngoài nổ bạo lực, tức giận, thậm chí thù hận với nhân dân. Mà một khi chính quyền đẩy nhân dân về phía cừu thù thì còn gì để nói nữa đây ?

Lại một lần nữa, Đoàn Ngọc Hải ra quân bắt chó, lại một lần nữa, người ta lại kháo nhau rằng trước đây Hải thù hận mấy mái che, mấy tam cấp, bây giờ Hải chuyển sang thù hận chó mèo ? Sao lại để người dân xếp mình vào diện thù hận với chó, mèo hả ông Đoàn Ngọc Hải ? !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 23/04/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Vâng, tôi nhớ. Rất nhớ. Từ tháng 1/2018, từ sau khi người anh em tuyên bố từ chức (rồi lại trở về), vỉa hè Sài Gòn không còn thông thoáng nữa. Thiên hạ mặc sức bày lò than, chậu nước, bàn ghế, máy cưa, máy cắt ra vỉa hè gia công sản xuất hay bán buôn, nhậu nhẹt. Chỉ còn cách nhảy tưng tưng để tiến tới, chứ chẳng còn đường nào cho người đi bộ. Xe máy cũng lao vù vù ngay trên vỉa hè, bất chấp người già trẻ con. Hỏi tại sao, bảo chờ dưới lòng đường biết bao giờ mới đi được.

viahe1

Điểm đỗ xe tự phát sau khi ông Đoàn Ngọc Hải ngừng ra quân. Ảnh: Báo Thời Đại

Tôi nhớ người anh em từng dẹp sạch lề đường quận 1, để các quận khác cũng mắt tròn mắt dẹt làm theo. Từ Bình Thạnh đến quận 12, bảng hiệu treo chìa ra vỉa hè đụng đầu người được tháo, bảng hiệu đứng dẹp vào bên trong gọn gàng. Các cửa tiệm ngoan như cháu Bác Hồ, bạo mấy cũng chỉ chất me mé ra ngoài một tẹo. Vỉa hè trống trơn, đi bộ thật hạnh phúc. Không có Trump, cũng không có Un ghé đến, thế mà thành phố bỗng như lột xác, đường phố phong quang hẳn ra.

Từ quận 1, phong trào lan ra cả Hà Nội (ngạc nhiên chưa ?) và các tỉnh thành khác.

Lòng dân đang náo nức thì bỗng như quả bóng xì hơi. Người anh em Hải chẳng thấy đi dẹp đường nữa. Ít lâu sau, người anh em ấy nộp đơn từ chức.

Rồi lại ít lâu sau nữa, người anh em ấy rút đơn, tự nguyện ở lại với chánh quyền.

Rồi chẳng thấy người anh em đi dẹp lòng lề đường nữa.

Cởi áo từ quan

Bức thư từ chức hôm đầu tháng 1/2018 vẫn còn đây :

"Nhìn nhận lại, tôi thấy mình đã không thực hiện được lời hứa trước nhân dân, trước kỳ vọng của các đồng chí lão thành cách mạng là sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này, vì thế tôi xin từ chức Phó Chủ tịch UBND quận 1, xin thôi Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy quận 1, thôi tham gia Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ quận 1 và xin thôi Đại biểu HĐND quận 1.

Khi trở lại là người công dân bình thường, tôi sẽ có thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp "căn cơ’’, "nhân văn", "không làm ảnh hưởng" đến mưu sinh của người nghèo" trong công việc này".

viahe2

Khi còn… sung độ, ông Hải đã dẹp tất cả chướng ngại vật chiếm lòng lề đường quận 1. Bất kể nó là gì (bộ bàn ghế quán cóc, hàng chục bậc tam cấp trước khách sạn New World, tòa nhà của Công ty quản lý nhà Tp, quán cà phê Starbuck, xe đậu trái phép trên lòng đường…). Bất kể nó thuộc về ai (rạp hát Công Nhân, trụ sở nhà nước, khách sạn nhà hàng tư nhân, quán cóc, nhà dân...).

Lúc ấy, ông Hải đã tuyên bố với báo chí : "Chúng tôi sẽ kiên quyết đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, không làm kiểu 'đánh trống bỏ dùi' như những năm trước" và "Nếu không lấy lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan".

Ai ngờ được, sau những cuộc ra quân dũng mãnh, ông Hải phải "cởi áo từ quan" thật.

Có nghĩa ông đã không lấy lại được vỉa hè ngay ở địa phương mình phụ trách, cho dù đường đường chính chính là Phó chủ tịch UBND quận, Thường vụ Quận ủy, Đại biểu HĐND quận.

Ai đã làm cho ông Hải đánh trống bỏ dùi ?

Không phải là dân hay các hộ kinh doanh từng bị ông đập.

Trên báo Petrotimes, phóng viên dẫn lời bà Tú - người phụ nữ bán sinh tố ở ngã 6 Phù Đổng nói "Tui không có trách gì ông Hải cả. Nhiệm vụ của ổng thì ổng phải làm thôi. Hôm đó, bị tịch thu bàn ghế, của đau con xót thì tôi và gia đình có la hét, chứ không có ý gì. Nói đúng là hôm đó đoàn của ông Hải làm hơi căng. Tui năn nỉ để tui dẹp bàn ghế vô trong mà họ không chịu, cứ đòi tịch thu nên mới xảy ra giằng co".

Năm ngoái, quán sinh tố vỉa hè của bà Tú từng bị đoàn kiểm tra của ông Hải tịch thu bàn ghế 1 lần.

Bà Tú còn dành những lời tốt đẹp cho ông Hải : "Tui còn nghe nhiều người kể lại, ông Hải đi dọn dẹp vỉa hè, gặp người nghèo, ổng còn cho tiền nữa. Ổng thương dân nghèo, tạo điều kiện cho dân kiếm cơm chứ đâu có làm căng gì đâu".

Bà Tú cũng nói, do thấy ông Hải vẫn âm thầm ngồi xe kiểm tra trật tự vỉa hè, không bị "bó chân" như nhiều người lầm tưởng nên phải "nể mặt" , buôn bán trong ngăn nắp. Chỉ cuối tuần, bà mới dám bày bàn ghế ra cho khách ngồi uống sinh tố, ngắm phố phường.

Bà Tú cho biết vợ chồng ông bà cũng là người đi kháng chiến về, vì nghèo nên phải tìm cách buôn bán kiếm sống.

Trên các mặt báo của Việt Nam thời kỳ đỉnh cao chiến dịch lấy lại vỉa hè quận 1, phần lớn người dân đều biết việc lấn chiếm vỉa hè là sai và họ đồng tình với ông Hải.

Nhưng những người không phải là dân thì không nghĩ thế.

Theo báo Zing, cuối tháng 11/2018, trong khi gặp gỡ cử tri, một nữ cử tri ở phường Tân Định quận 1 cho hay ở hẻm 74 Thạch Thị Thanh chỉ rộng 2 m nhưng một vị cán bộ về hưu xây tường rào hết 1 m để làm hàng rào bảo vệ nhà mình. Người dân trong hẻm rất lo ngại nếu xảy ra tình huống khẩn cấp sẽ khó thoát hiểm.

Trả lời, ông Hải cho biết tường rào này là do nhà của "một đồng chí lão thành cách mạng" (sic) xây lên. "Thời gian qua, lãnh đạo phường Tân Định các thời kỳ, cả lãnh đạo quận cũng chưa xử lý được" - ông giải thích.

"Đến khi tôi phụ trách đô thị, lao vào xử lý thì có văn bản của Thành phố và các sở, ngành rằng khoan xử lý…" - ông Hải nói thêm.

Mặc dù ông Hải khẳng định quận 1 sẽ xử lý sao có lợi cho cái chung chứ không vì cá nhân nào, "đúng luật pháp thì thực hiện", nhưng có lẽ khó người dân nào tin được điều này.

Tuy nhiên vẫn phải ghi nhận sự dũng cảm của ông Hải khi nói (toẹt) ra sự thật đơn giản đằng sau bức tường chiếm hẻm đó.

Trước đó, cũng ngay trong cuộc gặp này, ông Hải khẳng định việc đập bỏ một trụ sở sinh hoạt khu phố là đúng. Lý do rất minh bạch : nó xây lấn ra trên vỉa hè, không nằm trong danh mục trụ sở các cấp được phép xây dựng, không có giấy phép xây dựng và Sở Xây dựng đã nói rất rõ trường hợp này.

Đến đây có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến ông Hải từng cởi áo từ quan (cũng có thể là nguyên nhân khiến ông đã cởi rồi vẫn phải mặc lại cho đẹp mặt cấp trên). Là vì những gì liên quan đến dâ, ông có thể toàn quyền. Ngoài phạm vi ấy, ông phải biết thân biết phận.

Từ quận 1 Sài Gòn đến Sóc Sơn-Hà Nội

Tôi phải nhắc lại lần nữa, trong mắt tôi ông Hải là người dũng cảm.

Dũng cảm vì (khi chưa biết cái vòng kim cô của mình) ông rất quyết liệt và sòng phẳng dẹp tất cả chướng ngại trên vỉa hè quận 1.

Dũng cảm là nói được làm được, hứa cởi áo từ quan là cởi.

Dũng cảm là đang cởi thấy không thể cởi nốt thì mặc lại, bất chấp gièm pha, chế nhạo của nhiều luồng dư luận.

Dũng cảm còn là sau khi biết cái vòng kim cô quanh đầu, ông không quanh co giấu giếm mà nói thẳng trước công luận.

Ông Hải đáng trọng hơn nhiều tập thể những quan chức ở huyện Sóc Sơn, gấp bội những chủ sở hữu các biệt thự ở đó.

Sóc Sơn là vùng rừng phòng hộ của Thành phố Hà Nội. Trong năm qua, từ một phát ngôn của cô ca sĩ Mỹ Linh, địa danh này lại vụt sáng trở lại, đầu tiên trên mạng xã hội, sau đó trên báo chí Việt Nam.

Là vì tuy là rừng phòng hộ, nhưng suốt 10 năm nay, nó đã bị phá và chiếm hàng chục nghìn m2 để xây dựng hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ tư nhân.

viahe3

Biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh lấn chiếm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn. Ảnh từ báo Zing

Ai xây ? Có lẽ lại cũng như ở hẻm 74 Thạch Thị Thanh, phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, là của "các đồng chí cách mạng lão (và chưa lão) thành" chăng ?

Đây là câu trả lời của một vị từng giữ vị trí rất cao trong ngành, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ với báo chí vào cuối tháng 10/2018 : "Kể từ khi Thanh tra Chính phủ phát hiện các sai phạm về việc quản lý đất rừng ở Sóc Sơn năm 2006 đến nay đã 12 năm, các vi phạm, công trình xây dựng vẫn không bị chính quyền từ thành phố đến huyện, xã xử lý. Điều đó đặt cho dư luận nhiều câu hỏi nghi vấn", ông Võ nói.

Ông Võ vốn là quan chức cấp cao. Tuy đã về hưu (và từ đó ông bỗng trở thành người phản biện rất mạnh mẽ trong chính các lĩnh vực ông phụ trách trước kia) nhưng lời lẽ của ông vẫn phải thận trọng và "đúng quy trình".

Tuy nhiên, công luận và người dân không cần phải rón rén như ông Võ. Nhà báo Phạm Ngọc Dương huỵch toẹt "Còn lâu mới phá được nhà trái phép của Mỹ Linh ở Sóc Sơn".

Trong bài báo cùng tên tại báo VTC giữa tháng 10/2018, nhà báo này kể : năm 2004, ông lăn lộn tại hai xã là điểm nóng phá rừng ở Sóc Sơn và "lạnh người khi người dân chỉ trỏ, kể lể biệt thự này là của đại gia nào, quan chức nào (…) không dễ gì đăng báo được (…) thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, sự nghiệp".

Ông Dương kể : thấy một biệt thự kiểu Châu Âu ẩn hiện trong rừng, nuôi cả khỉ, vượn làm cảnh, ông chụp ảnh minh họa cho loạt bài điều tra.

"Báo đăng xong, ngay sáng, lãnh đạo gọi xuống phòng. Thấy một ông trán hói thấp bé ngồi trong phòng.

Lãnh đạo hỏi :

- Cậu biết ai đây không ?

- Em không biết anh ạ !

- Cậu biết nhà ai đây không ? - vị lãnh đạo chìa tờ báo có cái ảnh lâu đài trong rừng.

- Em cũng không biết nhà ai. Thấy to thì chụp thôi ạ.

Vị lãnh đạo báo liền quay sang người đàn ông hói đầu ngồi đối diện bảo : "Đấy ! Phóng viên không biết đây là nhà ông. Tôi cũng không biết".

Lúc đó mới biết, lâu đài mình chụp là nhà một ông quan chức cấp vụ.

Ngôi nhà của ông quan chức cấp vụ thôi, cũng không ai dám động vào. Còn nhà vi phạm của quan chức, đại gia lớn hơn thì phá sao đây ?" (trích bài báo Còn lâu mới phá được nhà trái phép của Mỹ Linh ở Sóc Sơn).

Có cái gì quen quen khi so sánh giữa câu chuyện trên với phát biểu của ông Đoàn Ngọc Hải.

Có (quái) gì mà nghi vấn, thưa ông Võ

Để mổ xẻ nguyên nhân, xin quay lại với nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

Ông Đặng Hùng Võ nói việc này trước tiên thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp xã.

Dẫn chiếu Luật đất đai Việt Nam, ông Võ nói UBND xã có trách nhiệm phát hiện các vi phạm pháp luật trên địa bàn, giải quyết, ngăn chặn theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì phải báo cáo lên cơ quan cấp trên".

Nhưng "họ không phát hiện ra đây là sai phạm, vi phạm pháp luật mà thậm chí còn chứng nhận vào hợp đồng chuyển nhượng đất".

Theo ông Võ, lãnh đạo xã có thể không hiểu biết pháp luật, hoặc biết nhưng có tiêu cực nên dung túng cho hành vi vi phạm.

"Tiếp đó là trách nhiệm của huyện, thành phố và các Bộ, ngành có liên quan khi không phát hiện, xử lý, ngăn chặn triệt để việc xây dựng, chuyển nhượng sử dụng đất trái phép", ông Võ nêu.

"Điều đó đặt cho dư luận nhiều câu hỏi nghi vấn" - ông nói một cách uyển chuyển.

Ông nói khéo thế, chứ cần gì phải nghi vấn nữa thưa ông nguyên Thứ trưởng ! Chỉ một đoạn tường rào lấn ra hẻm chung 1m của "nguyên lão cách mạng" mà suốt 10 năm chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh còn không dám đập bỏ, thì cả ngàn điền trang biệt thự sừng sững ở Sóc Sơn kia chắc chắn phải của những siêu cấp nguyên lão, tổ sư nguyên lão cách mạng đang xưng hùng xưng bá. Có mà đập vào mắt !

Không khéo léo trong ăn nói như ông Võ, ông Đoàn Ngọc Hải từng khẳng định trong một video do báo Thanh Niên làm vào cuối tháng 3/2018 rằng "Doanh nghiệp phải chung tay với chính quyền thì xã hội mới thay đổi được. Không được chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của 90 triệu dân".

Ông Đoàn Ngọc Hải tuyên bố sẽ liên tục xuống đường giải cứu vỉa hè (07/08/2017)

Ông Đoàn Ngọc Hải dẹp bãi xe, phạt phòng tranh trong chung cư sau thảm họa Carina (28/03/2018)

Tôi thương anh quá hỡi người anh em thiện lành, Don Quixote Đoàn Ngọc Hải. Anh thật ngây thơ !

90 triệu dân là cái gì cơ chứ ? Trong con mắt những "đồng chí X" cấp trên tham tàn của anh, đó chỉ là một bầy cừu cần vắt nhanh, vắt mạnh, vắt triệt để trước khi thằng khác vắt mất.

Và, chúng biến anh thành một trò cười.

Tre

Nguồn : RFA, 06/03/2019 (Tre's blog)

Tham khảo :

https://news.zing.vn/cu-tri-chat-van-ong-doan-ngoc-hai-ve-viec-thao-do-tru-so-khu-pho-post893587.html

https://www.tinmoi.vn/vu-biet-thu-ca-sy-my-linh-va-cac-cong-trinh-o-soc-son-neu-vi-pham-can-cuong-quyet-thao-do-011500583.html

https://vtc.vn/con-lau-moi-pha-duoc-nha-trai-phep-cua-my-linh-o-soc-son-d433010.html

https://vnexpress.net/y-kien/ong-doan-ngoc-hai-se-lai-day-manh-cuoc-chien-dep-via-he-3834211.html

https://news.zing.vn/ong-doan-ngoc-hai-van-tiep-tuc-voi-cuoc-chien-dep-v...

Published in Diễn đàn

Cựu bí thư Lê Thanh Hải nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (RFA, 15/05/2018)

Ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, người đang bị tố cáo có những vi phạm trong thời gian đương chức, vào sáng ngày 15 tháng 5 được trao huy hiệu 50 năm tuổi đảng.

saigon1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho ông Lê Thanh Hải. Courtesy of PLO

Tại buổi lễ do Đảng ủy Cơ quan văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, báo trong nước trích phát biểu của đương kim bí thư Nguyễn Thiện Nhân là ông Lê Thanh Hải đã trải qua nhiều vị trí công tác và luôn nỗ lực phấn đấu, học hỏi, rèn luyện và trưởng thành.

Ông Lê Thanh Hải mang bí danh Hai Nhựt trong những năm tham gia Đội Võ trang Tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định.

Những tuần vừa qua, ông Lê Thanh Hải, cùng với ông Tất Thành Cang, ông Nguyễn Văn Đua là những nhân vật được dư luận nhắc đến khá nhiều. Đặc biệt, nhiều người cho rằng ông Lê Thanh Hải, khi còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chính là người đã ra lệnh cho Ban Tuyên giáo không được có những bài viết về dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, Quận 2 cách đây khoảng 20 năm.

*******************

Phó chủ tịch ‘dẹp vỉa hè’ Đoàn Ngọc Hải rút đơn xin từ chức (RFA, 15/05/2018)

Phó Chủ tịch Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Đoàn Ngọc Hải gửi đơn lên Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh rút đơn từ chức đã gửi hôm 8/1/2018.

saigon2

Phó Chủ tịch Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Đoàn Ngọc Hải. Courtesy of internet

Truyền thông trong nước ngày thứ Ba 15/05/2018 cho biết bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận 1 xác nhận tin vừa nêu và đang báo cáo lãnh đạo thành phố về việc giải quyết đơn cho ông Đoàn Ngọc Hải mà theo bà này thuộc thẩm quyền của Thành ủy.

Tin nói Ông Đoàn Ngọc Hải được phân công làm Phó Chủ tich phụ trách mảng đô thị từ tháng 3/2016. Ông là người được truyền thông trong nước loan tin rất quyết liệt trong biện pháp giải tỏa vỉa hè với mục đích biến Quận 1thành "bộ mặt của thành phố".

Khi thực hiện chủ trương đó ông được biết đến với câu nói "Nếu không làm được sẽ cởi áo về vườn".

Hôm 8/1/2018, vì cho là không thực hiện đươc lời hứa, ông Đoàn Ngọc Hải gửi đơn xin từ chức.

Tuy nhiên khi xin rút đơn từ chức, ông Hải nêu lý do là ông này đã nhận được nhiều động viên, an ủi, kỳ vọng và cả thuyết phục từ cấp lãnh đạo. Ông đã suy nghĩ và mong muốn được tiếp tục cống hiến.

********************

Thêm sai phạm đất đai tại Sài Gòn (RFA, 15/05/2018)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị xác định có 7 sai phạm trong việc giao gần 5000 m2 đất tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 cho dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê.

saigon3

Khu đất tại số 8 - 12 đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nld.com.vn

Truyền thông trong nước, vào ngày 15 tháng 5, loan tin vừa nêu, dẫn nguồn từ kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa công bố.

Thanh tra Chính phủ cho biết khu đất số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 có diện tích 4.896 m2 thuộc sở hữu nhà nước, đã chỉ định cho Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue sử dụng để thực hiện dự án xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê, trong thời hạn sử dụng đất 50 năm.

Dự án này bị thanh tra từ năm 2013 cho đến nay. Theo kết luận thanh tra mới nhất, Thanh tra Chính phủ xác định Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 7 sai phạm ; như không đấu thầu, giao đất và cho thuê sai đối tượng, không xin ý kiến của cơ quan hữu quan cũng như không tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn…

Báo Thanh Niên Online, vào ngày 15 tháng 5 còn cho biết có hàng loạt sai phạm nhà đất công ở thành phố Hồ Chí Minh, điển hình liên quan Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).

Cũng tin liên quan về nhà- đất công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, vào ngày 15 tháng 5 tuyên bố cần phải thu hồi ngay 2 lô đất dự án ven biển, mà không đợi kết luận thanh tra vì chủ thể được giao đất "không có thật".

Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết như vừa nêu tại buổi gặp gỡ cử tri trong chương trình "Hội đồng Nhân dân với cử tri" lần 3.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh công tác thu hồi các lô đất của dự án chậm phát triển, để mở lối xuống biển cho người dân, trước tình trạng bờ biển bị các khu nghỉ dưỡng chia cách ; đồng thời đã trao đổi với Thanh tra Chính phủ sẽ thu hồi ngay 2 dự án ven biển vì đã giao đất không đúng đối tượng mà không cần thanh tra hay điều tra nữa.

*******************

Phó giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận tình hình bất an (RFA, 15/05/2018)

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an Thành Phố Hồ Chí Minh thừa nhận hiện tại mới chỉ trấn áp tội phạm chứ chưa có giải pháp chấm dứt phát sinh tội phạm tại thành phố này.

saigon4

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Photo courtesy of zing.vn

Thừa nhận được đưa ra sáng ngày 15/5, tại buổi họp báo thông tin về vụ hai ‘hiệp sĩ bắt cướp’ bị đâm chết tại đường Cách Mạng Tháng 8 vào tối ngày 13 tháng 5.

Cũng tại buổi họp báo, Thiếu tướng Phan Anh Minh đặt câu hỏi nhóm hiệp sĩ Tân Bình này có phải là một tổ chức hay không. Ông nói thêm rằng việc để người dân tham gia phòng chống tội phạm nhưng không được bồi dưỡng về nghiệp vụ, không được quản lý, nguy cơ lệch lạc rất lớn, đôi khi tiếp tay cho tội phạm lộng hành.

Ông muốn mô hình hiệp sĩ phải chính thức và ổn định bởi có những trinh sát đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn tham gia công tác phòng chống tội phạm ở địa phương.

Thiếu tướng Minh cho hay các nhóm cướp giật ngày càng hung bạo, sẵn sang đâm chết nạn nhân. Ông thừa nhận vấn đề an ninh trật tự còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Việc trấn áp chỉ giải quyết được phần ngọn.

Theo ông, tội phạm phát sinh nhiều nhưng công an đang đối mặt với vấn đề tinh giản biên chế nên việc giải quyết tội phạm không chỉ là việc của công an mà phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Một nhóm có tên ‘Hiệp sĩ Tân Bình’ trong lúc truy đuổi các nghi phạm có dấu hiệu cướp xe đã bị kẻ gian phản ứng và đâm khiến 2 người tử vong.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2