Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tóm tắt : Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này.

tqdl01

I. Thực trạng vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ – Trung từ năm 2017 tới nay

Tính từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ Mỹ – Trung đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử dưới nhiệm kỳ của cựu tổng thống Trump. Đứng trước nguy cơ đe dọa vị thế lãnh đạo thế giới, Mỹ đã có nhiều động thái mạnh tay để kiềm chế Trung Quốc ngay sau khi tổng thống Trump nhậm chức năm 2017. Cạnh tranh nước lớn kiểu mới đang diễn ra trên nhiều phương diện, trọng tâm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với điểm nóng là Biển Đông, trong đó có sự hiện diện của vấn đề Đài Loan. Với chính sách mập mờ chiến lược của mình, Mỹ đã duy trì thành công hiện trạng từ năm 1949 : Trung Quốc chưa thống nhất Đài Loan thành công và Đài Loan không tuyên bố độc lập. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển lần thứ 3 năm 1995, Trung Quốc đã có nhiều lần tập trận giả với tình huống tấn công hòn đảo, song may mắn là chưa có một cuộc đổ bộ thực sự nổ ra.

Vào những năm 1970, mặc dù Trung Quốc có được sự công nhận của Mỹ và cộng đồng quốc tế nhưng tiềm lực chưa đủ lớn mạnh, đất nước còn nhiều khó khăn, ngược lại Đài Loan nhận được sự hậu thuẫn lớn mạnh từ Mỹ và tiến trình dân chủ hóa diễn ra thuận lợi. Do vậy, Đài Loan chiếm ưu thế nhất định trong giai đoạn Trung Quốc tập trung củng cố bộ máy chính quyền và gia tăng sức mạnh quốc gia. Thời điểm đó Bắc Kinh không có khả năng để tiến hành một cuộc tấn công để thu hồi Đài Bắc. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc đang ở vị trí cạnh tranh với Mỹ với tư cách một cường quốc mới nổi. Đài Loan không còn những ưu thế như thời kỳ trước, vì vậy một chiến lược mặc cả của Mỹ đang dần mất đi giá trị.

Từ năm 2017 cho tới nay, xác định Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất trong cuộc chiến tranh giành vị trí lãnh đạo toàn cầu, Mỹ đã có nhiều biện pháp nhằm cản trở Trung Quốc. Trong đó có việc thúc đẩy nâng cao hợp tác với Đài Loan nhằm răn đe Trung Quốc không phá vỡ hiện trạng bằng cuộc tấn công vũ trang. Dưới thời tổng thống Trump cho tới nay, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan mà không ngần ngại những phản ứng dữ dội từ chính chính quyền ông Tập Cận Bình. Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập, và mong muốn giữ nguyên hiện trạng để ngăn chặn một cuộc đổ bộ tấn công từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết tâm thống nhất eo biển của Trung Hoa là quá lớn và quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc trên sẽ không nhượng bộ tác động ngoại quốc. Đài Loan bị kẹt trong thế lưỡng nan dưới hai cấp độ, một là vấn đề lịch sử nan giải trong quan hệ Mỹ – Trung, hai là một vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng trong cuộc cạnh tranh lớn nước. Thế giằng co trên đang dần đẩy lên cao trào, và Đài Loan đang bị kẹt giữa toan tính của hai nước Trung Quốc và Mỹ trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, các chiến lược quân sự…

tqdl1

II. Tác động của chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine tới các kịch bản

So sánh tương quan chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine với cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin được khởi động vào ngày 24/02/2022 là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu. Cuộc tiến công được Nga tuyên bố với hai mục đích chính là phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đồng thời những động thái đầu tiên của Nga là tập trung bảo vệ hai vùng ly khai đông người Nga sinh sống ở miền Đông Ukraine và triệt tiêu năng lực tác chiến thù địch từ phía Ukraine đối với Nga. Tuy nhiên cuộc chiến này không chỉ đơn thuần có hai nhân tố Nga và Ukraine mà còn có nhiều sự tham gia với các động cơ khác nhau. Bên cạnh đó, chiến dịch quân sự đặc biệt của ngài Putin đã gợi mở ra một liên tưởng chặt chẽ tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Với nhiều sự tương đồng xuất phát từ trong lịch sử, sự kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan đã được đề cập ngay từ những ngày đầu của cuộc tiến công Nga và Ukraine. Hai cuộc chiến xảy ra là hệ quả của những xung đột đã bắt nguồn từ quá khứ và tàn dư vẫn còn cho tới ngày hôm nay. Đối với trường hợp Nga – Ukraine, đây là hai nước có cùng chung nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine đã tách ra và được công nhận là một quốc gia dân chủ độc lập với diện tích lớn chỉ sau Nga, trong khi đó Nga được kế thừa mọi thành tựu của Liên Xô để lại và duy trì vị thế dẫn dắt các nước SNG. Do vậy, hai nước có chung lịch sử và văn hóa của tộc người Slav, cùng sử dụng một hệ ngôn ngữ. Sau Chiến tranh Lạnh, hai nước xây dựng nhà nước dân chủ nhưng phát triển theo hai hướng khác nhau, đặc biệt Ukraine có xu hướng thân phương Tây và chống lại Nga. Cũng từ khi Liên Xô sụp đổ, quá trình mở rộng NATO được đẩy mạnh, mở cửa với các thành viên cũ trong khối xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Năm 2008, NATO đã bày tỏ thiện chí về việc kết nạp Ukraine vào liên minh, kéo theo hàng loạt mâu thuẫn với Nga và hình thành những điểm nóng xung đột tại Crimea (Quang Đào, 2020).

Với trường hợp của Trung Quốc và Đài Loan, những vấn đề lịch sử cũng là nguồn gốc của những xung đột ở hiện tại và tương lai. Vấn đề Đài Loan đã gắn liền với cuộc nội chiến Trung Quốc (1927-1949) và sự ra đời của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc chiến thắng cuộc nội chiến và chiếm quyền kiểm soát đại lục, Tưởng Giới Thạch rút về đảo Đài Loan, duy trì Trung Quốc Quốc dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1971, Liên Hợp Quốc thông qua "Nghị quyết 2758" thừa nhận chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại biểu hợp pháp của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Đài Loan đã ký kết Đồng thuận 1992 nhằm yêu cầu tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", trong đó Đài Loan được coi là một tỉnh tự trị thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan chuyển đổi thành một thể chế dân chủ được Mỹ hậu thuẫn. Mặc dù công nhận "Một Trung Quốc", Mỹ vẫn duy trì mập mờ chiến lược, hình thành trạng thái răn đe kép : kiềm chế một cuộc tấn công từ đại lục và ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập nếu muốn có một đảm bảo an ninh đến từ Mỹ. Có thể nói Đài Loan là con bài mặc cả của Mỹ trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc nhằm kiềm chế và đạt được nhiều lợi thế trong đàm phán. Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định vấn đề Đài Loan là một phần lãnh thổ nhất định phải được thu hồi và yêu cầu các thế lực bên ngoài không can thiệp chuyện nội bộ quốc gia.

Đề cập lại vấn đề lịch sử, có thể điểm lại một vài điểm chung giữa chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine với cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan. Thứ nhất, đây là vấn đề thuộc về lịch sử và khó giải quyết trong chính trị quốc tế hiện đại bằng các biện pháp hòa bình. Nga và Trung Quốc đều coi đây là vấn đề dân tộc, có tâm lý bài trừ chủ nghĩa ly khai đang lan rộng trong nước với lo ngại suy giảm quyền lực tại các khu vực ly khai. Thứ hai, cuộc chiến bùng nổ do có sự tác động nhất định từ phương Tây. Hàng loạt các cuộc "Cách mạng màu" do phương Tây và Mỹ hậu thuẫn đã gây nên bất ổn xã hội và gia tăng mâu thuẫn sâu sắc giữa Nga và các quốc gia hậu Xô Viết. Việc Ukraine liên tục có động thái muốn gia nhập NATO là một mối đe dọa hiện hữu với an ninh Nga và cũng tạo tiền đề cho phương Tây can thiệp sâu hơn các vấn đề khu vực Đông Âu.

Sự can thiệp của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan cũng đã được thể hiện rõ ràng qua chiến lược mập mờ của mình : công nhận chính sách "Một Trung Quốc" với đại lục, đồng thời duy trì quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Loan. Đặc biệt Mỹ còn có những cam kết đảm bảo an ninh cho Đài Loan và là đối tác thương mại buôn bán vũ khí thân cận. Nói cách khác, Đài Loan có thể được gọi là một đồng minh an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Từ những mâu thuẫn dân tộc, các nước phương Tây gia tăng thêm căng thẳng giữa các nước, tạo nên một quân bài mặc cả và đẩy các nước vào trong thế lưỡng nan. Cuộc tấn công cũng là một lời cảnh báo cho chủ nghĩa ly khai đang có dấu hiệu lan rộng – một mầm mống mà cả Nga và Trung Quốc có thái độ bài trừ mạnh mẽ. Thứ ba, chiến tranh là hệ quả sau một thời gian dài "lằn ranh đỏ" bị xâm phạm. Nga đã nhiều lần cảnh báo NATO về việc liên tục mở rộng sang khu vực Đông Âu và Ukraine chính là giới hạn cao nhất mà Nga không cho phép vượt qua. Đối với Trung Quốc, tôn trọng chủ quyền và nội bộ quốc gia là những yêu cầu cơ bản đối với Mỹ, bao gồm việc không công nhận Đài Loan, không hỗ trợ Đài Loan độc lập và không dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có một cuộc tổng tiến công thu hồi Đài Loan. Song kể từ năm 2017, khi cựu tổng thống Donald Trump nhậm chức, Mỹ đã liên tục xâm phạm vào những lằn ranh của Trung Quốc với mức độ nghiêm trọng và tần suất tăng cao. Đặc biệt, Trung Quốc đặt mục tiêu thu hồi Đài Loan năm 2049 nhằm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan (Vũ Anh, 2021).

Hai cuộc chiến có những điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm khác biệt, tạo nên những diễn biến khác nhau trên chiến trường quốc tế. Ukraine đã được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Liên Xô tan rã, là thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc từ năm 1945. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia được công nhận tại Liên Hợp Quốc từ năm 1971 nhằm thay thế vị trí ban đầu của Đài Loan. Hiện nay, các quốc gia chủ yếu công nhận chính sách "Một Trung Quốc" của đại lục và duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan. Khi Nga tiến công vào Ukraine, các quốc gia trong Liên Hợp Quốc có cơ chế chính thức để bảo vệ thành viên của mình, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, đối với Đài Loan, do không có tư cách là một quốc gia và được công nhận là một tỉnh ly khai sẽ được Trung Quốc thu hồi, Trung Quốc sẽ có một lí do hợp lý để giải quyết công việc nội bộ quốc gia và yêu cầu các nước khác không được can thiệp. Do vậy, phản ứng quốc tế sẽ có sự hạn chế nhất định, dù vẫn có phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi sử dụng tấn công vũ trang, đề xuất hòa giải bằng các biện pháp hòa bình nhưng mức độ can thiệp sẽ không bằng trường hợp của Ukraine.

Đặc biệt, mục đích tấn công của Nga không giống với Trung Quốc. Dù Liên Xô đã tan ra hơn 30 năm nhưng tư tưởng Đại Nga vẫn được tổng thống Putin duy trì và thể hiện qua nhiều chính sách đối ngoại. Việc Liên Xô tan rã trong hòa bình và cuộc chuyển giao quyền lực cho Nga diễn ra không hề có tranh chấp cho thấy sự tan rã chưa diễn ra hoàn toàn mà chỉ chuyển sang một hình thái khác phù hợp với bối cảnh thế giới mới (Trung Hiếu, 2022). Tư tưởng nước Nga vĩ đại đang được tổng thống Putin duy trì với vị trí "anh cả" đối với các nước trong không gian hậu Xô Viết, có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga sống rải rác ở các quốc gia và bảo vệ các giá trị lịch sử – văn hóa tộc người Slav. Điều đó lý giải động cơ các cuộc chiến tranh của Nga trong 2 thập kỷ gần đây tại Chechnya, Gruzia, Crimea, Donbass và giờ đây là Ukraine. Do vậy, cuộc tiến công vào Ukraine thể hiện tâm lý bảo vệ các giá trị và vị thế của Liên Xô để lại. Tổng thống Putin cũng đã công khai mục tiêu của cuộc tiến công quy mô lớn là tập trung bảo vệ hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk có đông người Nga sinh sống được ở tách ra từ Ukraine. Hành vi này không thể hiện tâm lý bành trướng, ngược lại đó là những nỗ lực của Putin hướng về việc củng cố quyền lực đối với các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết và ngăn cản sự can thiệp của phương Tây đối với những vấn đề mang tính lịch sử.

Trong khi đó, Trung Quốc mang tư tưởng lớn nước thông qua "Giấc mộng Trung Hoa" và Đài Loan là một phần quan trọng trong tiến trình "phục hưng dân tộc" của Trung Quốc. Việc thu hồi Đài Loan không chỉ đồng nghĩa với việc Trung Quốc hoàn thành được nhiệm vụ dân tộc, củng cố sức mạnh của Đảng cộng sản Trung Quốc mà còn là một bước tiến lớn gia tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu trấn hưng dân tộc, đưa đất nước trở lại thời kỳ là trung tâm khu vực Châu Á, Trung Quốc đã thay đổi tầm nhìn chiến lược về Biển Đông nhằm trở thành một cường quốc hàng hải. Trong khi đó, Đài Loan lại có vị trí chiến lược quan trọng trong bản đồ Tứ Sa được phía Trung Quốc đưa ra nhằm thay thế cho yêu sách Đường lưỡi bò đã bị bác bỏ (Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Việc áp sát khu vực lên Đông Bắc Á có thể đảm bảo an ninh vững chắc cho Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhằm theo dõi và kiểm soát các động thái từ Nhật Bản và Hàn Quốc – hai đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực. Do vậy, thu hồi Đài Loan, thống nhất đất nước vừa là nhiệm vụ dân tộc của Trung Quốc, đồng thời cũng là chiến lược quốc gia tổng hợp được nhiều mục tiêu về chính trị – an ninh – kinh tế. Trái ngược với chiến dịch quân sự Nga – Ukraine, cuộc đổ bộ tấn công Đài Loan là minh chứng tiêu biểu của việc Trung Quốc đang hướng đến tương lai, mở rộng địa bàn, gia tăng sức mạnh, phục vụ cho cuộc cạnh tranh nước lớn với Mỹ.

Dự đoán các kịch bản về vấn đề Đài Loan

Chiến sự đặc biệt của tổng thống Nga Putin đã được triển khai chính thức từ ngày 24/02/2022 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc chiến tranh. Mỹ và NATO giữ nguyên lập trường không có sự can thiệp quân sự trực tiếp với Nga nhưng vẫn duy trì viện trợ cho Ukraine. EU không thể đưa ra những biện pháp cấm vận hoặc trừng phạt hiệu quả với Nga mà ngược lại, tổng thống Putin đang khiến các quốc gia EU và Mỹ phải chịu thiệt hại khi Nga yêu cầu mua dầu khí bằng đồng rúp và sẵn sàng ngừng cung cấp khí đốt nếu bị từ chối (The Economist, 2022). Không những thế, cuộc chiến còn gây ảnh hưởng toàn thế giới do gia tăng lạm phát, thiếu an ninh lương thực, an ninh năng lượng nghiêm trọng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cuộc chiến của tổng thống Putin có tác động không nhỏ tới trật tự thế giới, thậm chí thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Châu Âu.

Chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine không chỉ gây ảnh hưởng tới toàn thế giới mà còn có những ảnh hưởng nhất định đối với các kịch bản của vấn đề Đài Loan. Đặt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra khốc liệt, sự kiện trên chính là một phép thử, một bài kiểm tra phản ứng dư luận thế giới và đặc biệt là thái độ của Mỹ dựa trên mức độ can thiệp cuộc chiến này. Kịch bản đầu tiên dễ đoán nhất là hiện trạng hai bờ eo biển vẫn sẽ được giữ nguyên, Trung Quốc không tấn công Đài Loan mà chỉ gia tăng áp lực quân sự với cường độ lớn. Đài Loan sẽ không tuyên bố độc lập và tiếp tục duy trì quan hệ liên minh quân sự với Mỹ để có được một đảm bảo trong trường hợp có chiến tranh. Có thể nói, Trung Quốc sẽ phải tính toán cẩn trọng thời điểm để triển khai kế hoạch tấn công Đài Loan. Khác với mục tiêu chiến dịch đặc biệt của ngài Putin là không xâm lược Ukraine mà chủ yếu nhằm vô hiệu hóa tiềm lực quân sự của Ukraine, tham vọng của Trung Quốc lại là thu hồi, sáp nhập, thống nhất Đài Loan với đại lục. Nếu cuộc tấn công thất bại hoặc sa lầy, điều đó sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của Đảng cộng sản Trung Quốc. Do vậy, lựa chọn thời điểm và một chiến lược tấn công hiệu quả nhanh chóng còn là một bài toán khó mà Trung Quốc cần tính toán.

Việc chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ cũng cho Đài Loan một bài học nhãn tiền, đánh dấu một thời kỳ xung đột mới trong thế giới Hậu Chiến tranh lạnh về việc một vùng lãnh thổ có thể bị xâm phạm nghiêm trọng và sáp nhập bằng vũ lực bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế. Bên cạnh việc luôn chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ trang từ đại lục, Đài Loan cũng gia tăng cảnh giác và đề cao khả năng phòng thủ từ sau khi chiến sự nổ ra. Thương vụ mua bán vũ khí thứ tư trong nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden trị giá 120 triệu USD với Đài Loan cũng đã được Mỹ phê duyệt nhanh chóng nhằm củng cố sự hiện diện của đồng minh phương Tây. Tuy nhiên, thế lưỡng nan này không phải là biện pháp tối ưu Trung Quốc lựa chọn mà chỉ được duy trì tạm thời. Khi cuộc cạnh tranh nước lớn Mỹ – Trung diễn ra phức tạp và căng thẳng hơn giai đoạn năm 2017, Đài Loan có thể là một mặt trận cạnh tranh mới để hai nước lớn gia tăng tầm ảnh hưởng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Kịch bản thứ hai đã được đặt ra để phân tích rất nhiều trong lịch sử là việc Trung Quốc thực hiện quyết tâm thu hồi Đài Loan bằng các biện pháp vũ lực, Đài Loan sẽ chống trả quyết liệt và Mỹ có can thiệp quân sự khi xảy ra chiến tranh. Mặc dù Bắc Kinh đã có nỗ lực kéo Đài Bắc về gần mình tuy nhiên những điều đó không mang lại hiệu quả. Nữ lãnh đạo Thái Anh Văn có những thái độ quyết liệt trong việc phản đối thống nhất với đại lục, từ chối mô hình "một quốc gia, hai chế độ" do Trung Quốc đề ra. Việc gia tăng sức mạnh quân sự, củng cố an ninh quốc phòng là biểu hiện cao độ của thái độ chấp nhận thương vong để chiến đấu giữ nguyên hiện trạng. Sự cương quyết trên đã dự báo khả năng thống nhất hòa bình là khó diễn ra. Khi mọi xung đột được đẩy lên cao trào sẽ dẫn đến một biện pháp tất yếu để giải quyết xung đột là sử dụng vũ trang.

Cuộc chiến giả định này sẽ có mức độ phức tạp và quy mô khác so với chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine. Hiện nay vị thế của Nga và Trung Quốc trên trường quốc tế hoàn toàn khác nhau. Nga là một cường quốc quân sự nhưng thực lực kinh tế suy giảm, trong khi đó Trung Quốc vừa có thực lực quân sự đủ toàn diện và đồng thời có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ kinh tế lan tỏa với quy mô toàn cầu. Việc các nước có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không thể ngăn chặn hoàn toàn chiến tranh. Đây vừa là một điểm yếu của nền chính trị hiện đại dễ bị tổn thương nhưng cũng là một lợi thế tiên quyết để mặc cả trong trận chiến. Nếu cấm vận và trừng phạt về mặt kinh tế không đủ để kiềm chế Putin, việc áp dụng các biện pháp đó với một nền kinh tế mở cửa như Trung Quốc sẽ càng không có hiệu quả, thậm chí gây ra nhiều hệ lụy đối với bên đặt lệnh trừng phạt. Khả năng tự sản xuất và tiêu thụ của Trung Quốc rất lớn, thị trường bị hạn chế có thể đem lại những khó khăn nhất định nhưng chính việc thiếu nguồn cung toàn cầu sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa và gia tăng lạm phát làm suy giảm nền kinh tế thế giới. Do vậy, kích thước của cuộc chiến sẽ phụ thuộc và khả năng chống trả của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt và khả năng bình ổn thị trường thế giới. Và khi giá cả hàng hóa tăng cao do phải gánh theo chi phí chiến tranh, các biện pháp trừng phạt không hiệu quả, Trung Quốc sẽ loại bỏ được nhiều rào cản để duy trì cuộc tấn công.

Cuộc chiến kéo dài trong bao lâu còn phụ thuộc vào sức chiến đấu của Đài Loan. Về tương quan lực lượng, dễ nhận thấy sức mạnh quân sự của Đài Loan không thể bằng Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đông dân nhất thế giới, độ tuổi trung bình chưa phải là dân số già nên có lực lượng tham gia chiến đấu đông đảo. Bên cạnh đó, với tiềm lực quân sự chỉ đứng thứ ba sau Mỹ và Nga, Trung Quốc đang có nhiều lợi thế trong trận chiến với Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ tinh thần cho tới sức mạnh quốc phòng do luôn lường trước khả năng bị tấn công. Việc Trung Quốc liên tục thăm dò, tập trận và xâm phạm vùng nhận diện hàng không của Đài Loan đã đặt hòn đảo này luôn trong tình trạng báo động và tinh thần tập trung cao độ. Thêm vào đó, Đài Loan là đồng minh quân sự của Mỹ, được sự ủng hộ từ Nhật Bản và các liên minh quân sự trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo. Mặc dù Đài Loan không được công nhận với tư cách là một quốc gia nhưng hành vi sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp của Trung Quốc vẫn sẽ vấp phải phản đối quốc tế. Đài Loan sẽ có sự ủng hộ nhất định, thậm chí nhận được hỗ trợ bởi nhiều quốc gia không muốn thay đổi hiện trạng do Mỹ đang dẫn dắt. Vì vậy cuộc chiến có thể sẽ nhiều sự tham gia của nhiều nhân tố khác, gia tăng tính phức tạp và kéo dài thời gian chiến tranh.

Trong trường hợp Mỹ tham gia vào cuộc chiến giả định này, Mỹ sẽ có những hành động mạnh mẽ và can thiệp rất sâu vào những chiến lược của Đài Loan. Chiến tranh bùng nổ chứng minh một tinh thần quyết tâm cao độ và dám chấp nhận phải chi trả cái giá đắt nhất của Trung Quốc để thực hiện mục tiêu bá quyền. Điều này đã hiện hữu rõ qua bản chất vị kỷ và ưu tiên vũ lực để đảm bảo an ninh quốc gia, mưu cầu quyền lực tối đa. Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ lớn nhất ảnh hưởng tới vị trí lãnh đạo toàn cầu và đây là tình huống nguy hiểm cần phải ngăn cản trực diện và cấp bách. Chiến lược xoay trục về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang được triển khai mạnh mẽ thay thế cho các điểm nóng cũ đã phản ánh sự điều chỉnh trong các chính sách an ninh của Mỹ. Dưới nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, hàng loạt các đạo luật tăng cường hợp tác và bảo vệ Đài Loan đã được Quốc hội thông qua như : Đạo luật đi lại Đài Loan, Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Đạo luật Phòng thủ Đài Loan… Các gói thỏa thuận mua bán vũ khí được gia tăng nhằm củng cố sức mạnh quốc phòng của Đài Loan đã cho thấy sự chú trọng của Mỹ khi dè chừng một cuộc tấn công tiềm tàng từ đại lục. Mức độ hợp tác chặt chẽ không chỉ trong vấn đề quân sự mà còn ở trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hóa… Ngăn cản một vụ tấn công từ đại lục không chỉ là vấn đề bảo vệ đồng minh, đó còn là cản trở tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong tiến trình mở rộng tầm ảnh hưởng, ngăn cản sự phát triển năng lực cường quốc trên biển và bảo vệ vị trí lãnh đạo toàn cầu của Washington.

Tuy nhiên, chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine đã mở ra trường hợp thứ ba là Mỹ sẽ không tham gia. Những chiến lược hiện tại và phản ứng của Mỹ về cuộc chiến khác với tư duy hành động xảy ra trong quá khứ. Mỹ và NATO đang đứng ngoài cuộc chiến, theo dõi và cung cấp vũ khí, nhưng lực lượng chống lại quân đội Nga vẫn chủ yếu là người Ukraine. NATO đã không can thiệp một cuộc tấn công ngay trong vùng đệm an toàn của mình, bác bỏ đơn xin gia nhập EU của Ukraine trong tình huống cấp bách đã cho thấy những lời hứa triển vọng trước kia không thực sự giá trị. Khi Mỹ không thay đổi chiến lược để can thiệp thì NATO cũng sẽ không có động thái mạnh mẽ nào. Có thể thấy, sau sự kiện Mỹ sa lầy ở ngoài khu vực Trung Đông hơn 20 năm đã là một bài học đắt giá trong việc triển khai an ninh quân sự ở nước ngoài. Tốn kém cho việc chi trả các chi phí chiến tranh đã làm suy giảm nền kinh tế Mỹ, hy sinh quá nhiều lực lượng quân sự, không xác định được đối thủ trọng tâm trong chiến lược đã giúp Trung Quốc có một quãng thời gian dài phát triển mạnh mẽ, đổi lại một nước Mỹ suy yếu và duy trì các chiến lược quốc gia không hiệu quả. Đặc biệt, kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan hồi tháng 8/2021 không được xây dựng hiệu quả đã làm giảm uy tín của tổng thống Joe Biden. Sự kiện này khiến việc điều quân hay rút quân này sẽ không được triển khai và thông qua dễ dàng trong nhiệm kỳ của ông thêm nữa.

Việc kết hợp với NATO để đánh bại Nga trên mặt trận thứ ba là Ukraine đã không xảy ra. Vậy khả năng Mỹ đối đầu trực diện với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan sẽ càng thấp hơn. Trước hết, đặt lên bàn cờ quan hệ với Trung Quốc hoặc với Đài Loan, có thể thấy Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích quốc gia hơn. Đài Loan là một con bài được dùng để kiềm chế với Trung Quốc trong thời gian dài nhưng hiện nay không còn mang lại nhiều hiệu quả chiến lược do nội lực của Trung Quốc đã lớn mạnh đáng kể so với 40 năm trước. Đồng thời, thay vì đối đầu trực diện trên nhiều phương diện như đã từng trong nhiệm kỳ tổng thống Trump, Joe Biden đang hòa dịu quan hệ với Trung Quốc rất nhiều. Nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay đã không được duy trì, chưa có một chiến lược đối trọng nào kiềm chế Trung Quốc hiệu quả, ngược lại sự hợp tác đang được nối liền và mở rộng nhiều hơn. Thêm vào đó, Mỹ vẫn công nhận "Một Trung Quốc", có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Đài Loan không có tư cách là một quốc gia, luôn được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là một tỉnh ly khai, do vậy, tính chính danh của Đài Loan rất yếu để có thể được cộng đồng quốc tế có một lý do chính đáng can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Đài Loan đang có một chính quyền thân Mỹ, do vậy Mỹ sẽ không hoàn toàn bỏ rơi khi chiến tranh xảy ra. Mỹ có thể không muốn xuất hiện trực diện để đối đầu với Trung Quốc nhưng vẫn sẽ cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến đấu và duy trì cung cấp kinh tế cho Đài Loan trong khả năng giới hạn thay vì dẫn đến một cuộc chiến ủy nhiệm (Trọng Thành, 2022).

Quân đội Mỹ đã rút ra các chiến lược quân sự qua nhiều lần can thiệp trên địa bàn nước ngoài :

i) Quân đội chỉ can thiệp quân sự ở nước ngoài khi nắm chắc phần thắng ;

ii) Không can dự quân sự trực tiếp quá lâu và quá sâu mà chỉ hỗ trợ cho các chính quyền được Mỹ ủng hộ thông qua huấn luyện và trợ giúp vũ khí ;

iii) Quân đ̂i chỉ tham gia các hoạt đ̂ng quân sự đơn thuần, không can dự vào tiến trình tái thiết quốc gia hoặc hòa giải dân tộc ở quốc gia mà Mỹ xâm chiếm ;

iv) Phải có chiến lược rút lui nếu như kế hoạch can thiệp quân sự thất bại (Hoàng Anh Tun, 2021).

Vn đề Đài Loan hi tụ rất nhiều yếu tố không nên can thiệp quân sự đã được đề cập. Qua các lần Mỹ phản bội đồng minh để rút quân về nước như trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1975), chiến tranh vùng Vịnh (2011), chiến tranh Afghanistan (2021), một lần nữa cần phải cân nhắc mức độ cam kết với đồng minh của Mỹ. Khi cuộc chiến dẫn đến kết quả thất bại, Mỹ sẽ rời bỏ đồng minh và quy về vấn đề dân tộc mà Mỹ sẽ không can thiệp. So sánh tương quan Trung Quốc – Đài Loan, khả năng hòn đảo thắng được đại lục không cao và Mỹ sẽ không tiếp tục đánh cược trong bối cảnh sức mạnh Mỹ đang tương đối suy giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiến lược xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, tuy nhiên đặt trên bàn cân được và mất, Mỹ khó có thể ngăn chặn Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ dân tộc, thay vào đó phải nhận về nhiều cái giá đắt đỏ nếu can thiệp quân sự.

Nói tóm lại, chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine không chỉ gây ảnh hưởng tới toàn thế giới mà còn có những tác động đối với các kịch bản của vấn đề Đài Loan. Đây là một bài học nhãn tiền, một phép thử được Putin thực hiện và Trung Quốc đang theo dõi sát sao để tính toán cẩn thận. Khi vấn đề Đài Loan chưa được giải quyết, đây vẫn là điểm nóng khu vực Mỹ tiếp tục lợi dụng để can thiệp và gia tăng căng thẳng với Trung Quốc nhưng không đẩy giới hạn lên cao để tránh một cuộc tấn công thực sự. Khả năng Mỹ can thiệp vào vấn đề vào Đài Loan trong trường hợp đại lục tấn công vẫn còn là một nghi vấn. Nếu đối thủ lớn nhất không có phản ứng can thiệp quyết liệt, Trung Quốc càng có động lực để thực hiện mục tiêu thống nhất mạnh mẽ hơn. Khi đó, bối cảnh thế giới thế kỷ 21 sẽ là một trang mới, sức mạnh của Trung Quốc sẽ càng lớn mạnh và được củng cố thêm, trật tự thế giới có thể thay đổi sâu sắc. Đứng trước bối cảnh đó, Mỹ cần xây dựng được một chiến lược quốc gia toàn diện để ngăn chặn Trung Quốc, hoặc thời đại nước Mỹ sẽ đi dần tới hồi kết.

Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/10/2022

Tài liệu tham khảo

1. Minh An, 2022, Mỹ duyệt gói vũ khí 120 triệu USD cho Đài Loan, truy cập ngày 28/06/2022.

2. Nguyễn Thị Lan Anh, 2018, Tứ Sa : Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông, truy cập ngày 29/08/2022.

3. Vũ Anh, 2021, Ông Tập tái cam kết thu hồi Đài Loan, truy cập ngày 28/06/2022.

4. Quang Đào, 2022, NATO và quá trình mở rộng thành viên, truy cập ngày 28/06/2022.

5. Trung Hiếu, 2022, Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự "tan rã kéo dài của Liên Xô" (Kỳ 1), truy cập ngày 29/06/2022.

6. Trọng Thành, 2022, Chuyên gia Cabestan : "Không rõ Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan" chống Trung Quốc bằng cách nào, truy cập ngày 5/7/2022.

7. Hoàng Anh Tuấn, 2021, 10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối), truy cập ngày 27/06/2022.

8. The Economist, 2022, Does a protracted conflict favour Russia or Ukraine ?, truy cập ngày 28/06/2022.

Published in Diễn đàn

Nhân k nim trn Kim Môn, Mã T

Đài Loan quyết tâm t v và quân xâm lược s phi hng chu cái giá đt, Tng thng Thái Anh Văn phát biu hôm 23/8 nhân k nim cuc đng đ 6 thp k trước, khi quân Đài Loan đánh tr nhng k tn công Trung Quc.

TAIWAN-DIPLOMACY

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm các binh sĩ tại một căn cứ quân sự ở thành phố Tân Đài Bắc, Đài Loan, hôm 23/08/2022. (Văn phòng Tổng thống Đài Loan/Tư liệu báo chí qua Reuters)

Gp g các sĩ quan quân đi, bà Thái tán dương tinh thn phòng th trước hành đng Trung Quc bn phá các đo Kim Môn và Mã T ngay ngoài khơi b bin Trung Quc do Đài Loan kim soát trong hơn mt tháng, bt đu vào cui tháng 8 năm 1958.

"Trn đánh này đã bo v Đài Loan cho chúng ta, và nó cũng nói vi thế gii rng không có đe da nào có th làm lung lay quyết tâm bo v đt nước ca người dân Đài Loan", bà Thái nói, theo văn bn do văn phòng ca bà công b.

"Điu chúng ta phi làm là cho k thù hiu rng Đài Loan có đ quyết tâm và s chun b đ bo v đt nước, cũng như kh năng t v", bà nói thêm.

"Xâm lược hay c tìm cách xâm lược Đài Loan s phi tr cái giá đt, và nó s b cng đng quc tế lên án mnh m".

Trước đó trong cùng ngày, trong cuc gp vi phái đoàn các cu quan chc M nay làm vic ti Vin Hoover ca Đi hc Stanford, bao gm ông Matt Pottinger, phó c vn an ninh quc gia ca cu Tng thng Donald Trump, bà Thái nói rng trn chiến năm 1958 đã dn đường xây dng Đài Loan như ngày nay.

"64 năm trước trong trn chiến ngày 23/8, nhng người lính và thường dân chúng tôi đã đoàn kết bo v Đài Loan, đ chúng tôi có Đài Loan dân ch ngày nay," bà phát biu, dùng cách gi ca Đài Loan cho trn chiến vn kết thúc trong bế tc khi Trung Quc không chiếm được đo.

Khi đó Đài Loan đã chiến đu vi s h tr ca M, nước đã chuyn đến thiết b quân s bao gm ha tin phòng không Sidewinder tiên tiến, giúp Đài Loan có li thế công ngh.

Thường được gi là Khng hong eo bin Đài Loan ln th hai, đây là ln cui quân Đài Loan đánh li quân Trung Quc quy mô ln cho đến nay.

Trong s các v khách M d l k nim có James O. Ellis, đô đc Hi quân đã ngh hưu. Ông nói s có mt ca phái đoàn M đã tái khng đnh cam kết tăng cường hp tác vi Đài Loan ca người dân M.

"Tuân theo Đo lut Quan h Đài Loan, mt phn ca s hp tác này là tăng cường kh năng t v ca Đài Loan cũng như kh năng ca M đ răn đe và kháng c bt k hành đng vũ lc nào qua eo bin Đài Loan", ông Ellis nói vi bà Thái.

"Khi Đài Loan đng trên tuyến đu đi mt vi s bành trướng ca chế đ đc tài, chúng tôi tiếp tc cng c quyn t ch quc phòng, và chúng tôi cũng s tiếp tc làm vic vi M v vic này", bà Thái nói.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Nancy Pelosi đi Đài Loan hay sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ ?

Minh Anh, RFI, 11/08/2022

Chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ hồi đầu tháng 8/2022 đã khiến Bắc Kinh tức giận và tiến hành một cuộc tập trận không – hải quân hùng hậu chưa từng có. Nhiều nhà quan sát cho rằng sự việc còn làm lộ rõ những hạn chế, hay đúng hơn là một sự "lộn xộn" về chiến lược của Mỹ trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

nancy1

Đài truyền hình Nhà nước CCTV Trung Quốc phát hình ảnh phóng tên lửa từ một địa điểm không được xác định, ngày 04/08/2022. AP

Tuy ngắn, nhưng chuyến thăm Đài Loan của Nancy Pelosi mang tính biểu tượng cao : Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ là nhân vật quan trọng thứ ba của Nhà nước Mỹ. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp như thế đến thăm Đài Loan. Năm 1997, chủ tịch Hạ Viện là Newt Gingrich cũng có chuyến thăm Đài Bắc, gặp tổng thống Đài Loan thời đó là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui).

Nhưng Trung Quốc của năm 1997 yếu thế hơn nhiều, nên đành phải "nuốt giận", dung thứ cho chuyến đi của Gingrich. Giờ đây, Bắc Kinh chỉ trích bà Pelosi đang mang lại hy vọng về quyền tự trị cho Đài Loan khi đến Đài Bắc và tuyên bố "sát cánh cùng nền dân chủ" của hòn đảo. Nhìn từ Bắc Kinh, đây không phải là chuyện bảo vệ "nền dân chủ" mà đúng hơn là một sự vi phạm quyền chủ quyền quốc gia và bản sắc lịch sử Trung Hoa. Để trả đũa, Trung Quốc tổ chức rầm rộ một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng thấy, bao vây đảo và thông báo một loạt các trừng phạt thương mại nhắm vào Đài Bắc.

Theo chuyên gia về an ninh Trung Quốc, Michael Swaine, giám đốc chương trình Đông Á, Viện Quincy của Mỹ, sự giận dữ này của Trung Quốc cũng là một điều dễ hiểu. Chuyến thăm này của chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã vượt quá khuôn khổ những hiểu biết, quy định và quy trình, vốn là nền tảng cơ bản cho chính sách "Một nước Trung Hoa duy nhất" mà Mỹ đeo đuổi từ nhiều năm qua. Ông giải thích :

"Bà Nancy Pelosi bay đến Đài Loan trên một chiếc máy bay phản lực quân sự chính thức của Hoa Kỳ, trông giống chiếc Air Force One. Bà ấy mô tả chuyến đi Đài Loan của mình như là một chuyến thăm chính thức. Bà công khai chuyến đi này theo cách rất quan trọng, không giống như ông Newt Gingrich, người đã từng đến Đài Loan cách nay 25 năm cũng với tư cách là chủ tịch Hạ Viện.

Nhưng ông Newt Gingrich đến Bắc Kinh trước, và ông ấy chỉ dừng ở Đài Loan một thời gian rất ngắn và sau đó đi tiếp. Vào thời kỳ đó, Trung Quốc đã tỏ ra bực bội. Nhưng bây giờ bà Pelosi thực hiện điều này trên một quy mô lớn hơn rất nhiều, mức độ công khai cao hơn cả dấu hiệu của một chuyến thăm chính thức. Và điều này là một sự vi phạm thật sự nền tảng cơ bản của thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được vào thời điểm bình thường hóa quan hệ" (DemocracyNow ngày 03/08/2022).

Chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền" và những hạn chế

Trên trang mạng của Viện Quincy, hai nhà nghiên cứu Sina Azodi 1 và Christopher England 2 cho rằng phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh có một ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc muốn chứng tỏ là một đối thủ ngang hàng với Mỹ và có khả năng trả đũa trên nhiều mặt. GDP của Trung Quốc giờ cao gấp 17 lần so với năm 1997. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần, từ 15 tỷ trong năm 1997 lên 230 tỷ cho năm 2022, trong khi vẫn tăng đều đặn kho vũ khí hạt nhân để đạt mức 350 đầu đạn như hiện nay.

Hơn nữa, chuyến đi này của bà Pelosi càng củng cố hơn niềm tin của người dân Trung Quốc, nhất là phe "diều hâu" trong nội bộ Đảng cộng sản, rằng Mỹ và phương Tây đang nỗ lực "kềm chế" sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản nước này trở lại trường quốc tế, và việc kêu gọi bảo vệ dân chủ đơn giản chỉ là một cách nói uyển chuyển để thay đổi chế độ.

Vẫn theo hai nhà nghiên cứu của Viện Quincy, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã làm lộ rõ những hạn chế trong chiến lược "dân chủ chống chuyên quyền", mà ông Biden xem như là một cột trụ trong chính sách đối ngoại nhằm khôi phục lại uy tín của nước Mỹ. Một mặt, sự việc diễn ra vào lúc nội tình nước Mỹ rối ren và bị chia rẽ sâu sắc vì hậu quả của cuộc tấn công đồi Capitole ngày 06/01/2021 và những tranh cãi gay gắt cho cuộc bầu cử giữa kỳ mùa thu năm nay.

Mặt khác, chuyến thăm này đã không giải đáp được thắc mắc về thực lực của Mỹ khi đối mặt với những thách thức mới do những quốc gia muốn xem xét lại trật tự thế giới đặt ra, và điều đó có nguy cơ làm gia tăng các biến động toàn cầu qua việc đe dọa các lợi ích chiến lược của các đối thủ như Nga và Trung Quốc tại những khu vực mà những nước này có một số lợi thế quân sự. Việc thúc đẩy trở lại nền dân chủ cũng có nguy cơ gây phản cảm ở chính các nước đồng minh của Mỹ từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ, những nước mà Mỹ rất cần đến sự ủng hộ trong tương lai.

Tập trận quy mô lớn : Một chuẩn mới cho Đài Loan ?

Nhưng nhà chính trị học, Dominique Moisi, cây bút bình luận của Les Echos có cái nhìn khắt khe hơn khi tự hỏi : Trong chính sách đối với Trung Quốc, phải chăng Hoa Kỳ dường như đang chuyển từ "mập mờ" sang "lộn xộn" về chiến lược ? Việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến Đài Bắc không xóa tan được những nghi vấn trước khả năng Mỹ từ bỏ "chiến lược mập mờ, mơ hồ" sau những phát ngôn của Joe Biden thời gian gần đây liên quan đến Đài Loan.

Rồi bởi vì, chuyến đi Đài Loan của Nancy Pelosi diễn ra vào một thời điểm khá đặc biệt. Hoa Kỳ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine chống lại cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ nhiều tháng qua, nên việc khiêu khích Trung Quốc của Tập Cận Bình lúc này là không cần thiết.

Thứ nhất, điều đó còn tạo thêm cớ cho Trung Quốc "bình thường hóa" các hành động hung hăng mới đối với Đài Loan. Chuyên gia về hải quân Collin Koh, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies tại Singapore, trả lời AFP dự báo, Đài Loan kể từ giờ sẽ phải quen thuộc với việc Trung Quốc thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận lớn như vậy. "Những bài tập gần đảo chính của Đài Loan sẽ trở thành một chuẩn mực" và việc "quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận lớn như thế đã tạo thành một tiền lệ".

Cũng theo vị chuyên gia này, mức thang tập trận sẽ còn được nâng cao hơn cả trên quy mô lẫn cường độ. Khi có căng thẳng, Trung Quốc cũng sẽ thường xuyên đưa tầu chiến hay chiến đấu cơ vượt qua bên kia đường trung tuyến, đường biên giới không chính thức giữa hai bên ở eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã mang lại cho Bắc Kinh "một cái cớ hay lời biện minh để nói rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể tiến hành một cách hợp pháp các bài tập trận ở phía đông đường trung tuyến mà không phải bận tâm".

Và nhất là đây cũng là cơ hội để Đảng cộng sản Trung Quốc còn có thể củng cố hơn nữa tính chính đáng của mình khi kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa như lưu ý của nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, chuyên gia về Trung Quốc, giám đốc nghiên cứu danh dự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia.

"Đảng cộng sản Trung Quốc xây dựng tính chính đáng dựa trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc, sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế. Họ muốn chứng tỏ chính sách bất di bất dịch trong các vấn đề về quyền chủ quyền như đã cho thấy ở Hồng Kông, đương nhiên là họ đã thành công nhưng không chiếm được trái tim cử tri đặc khu hành chính. Và dĩ nhiên, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng chẳng bận tâm đến việc chinh phục tình cảm và trái tim người Đài Loan. Giờ chúng ta đang đối mặt với một Đảng cộng sản Trung Quốc cực kỳ hung hăng, tìm cách áp đặt quan điểm của mình về quyền chủ quyền và cố kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc" (France Culture ngày 03/08/2022).

Pelosi đi Đài Loan : Món quà tặng dành cho V. Putin và Tập Cận Bình

Thứ hai, sự "khiêu khích" này từ Mỹ có nguy cơ đẩy Trung Quốc của Tập Cận Bình ngày càng siết chặt hơn nữa mối liên minh với nước Nga của Vladimir Putin. Cho đến lúc này, Trung Quốc vẫn tìm cách tránh can dự trực tiếp và bắt đầu ngờ vực về sự thành công của chiến dịch quân sự của Nga.

Điều này giải thích vì sao Bộ Quốc phòng Mỹ ban đầu đã phản đối chuyến thăm, theo như nhận định của Pascal Boniface, chuyên gia về địa chính trị, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược : "Bởi vì ông Biden cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, thúc đẩy hơn nữa mối liên minh giữa Bắc Kinh và Moskva là không đáng, rằng vấn đề Ukraine mới là khẩn cấp. Do vậy việc chọc giận Trung Quốc lúc này là chưa vội, vào thời điểm mà Hoa Kỳ đang nỗ lực chia rẽ Bắc Kinh và Moskva, càng xa càng tốt" (LCI ngày 03/08/2022).

Món quà này không chỉ dành riêng cho Vladimir Putin mà cả cho Tập Cận Bình, ngay trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. Trên nguyên tắc, kỳ Đại hội thứ XX này sẽ cho phép ông Tập nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, nhưng điều đó vẫn không che giấu được ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích ông thâu tóm quyền lực.

Từ cách xử lý dịch bệnh, dẫn đến nhiều hệ quả kinh tế nghiêm trọng gây bất mãn trong dân chúng, cho đến việc danh sách các nước mắc nợ Trung Quốc với những khoản tiền vay lớn đến chóng mặt rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản ngày một thêm dài. Thế nhưng, theo nhà chính trị học, Jean-Philippe Béja, lịch trình chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi vô hình chung lại là một cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố thêm vị thế của mình.

"Bởi vì vào lúc này, người ta nhận thấy Tập Cận Bình ngày càng trong thế thủ trước những bất bình được thể hiện. Có nhiều đồn đoán cho rằng có một sự phản đối mạnh mẽ trong hàng ngũ chóp bu Đảng cộng sản. Đương nhiên những đồn đoán này là khó kiểm chứng nhưng người ta có thể nói rằng việc ông tái đắc cử tại Đại hội Đảng lần thứ XX bắt đầu gây ra vấn đề. Nhưng rủi thay, chuyến thăm của bà Pelosi lại củng cố vị thế của ông ấy đối với xã hội Trung Quốc. Và cũng không may là vì những lý do chính trị nội bộ tại Mỹ, bà Pelosi đã thật sự không đặt ra câu hỏi về những gì chuyến đi của bà có thể gây ra cho khu vực, cũng như là cho (tổng thống) Thái Anh Văn và Đài Loan" (France Culture ngày 03/08/2022).

ASEAN kẹt giữa đôi đàng

Cuối cùng, như nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, sự việc cũng đặt các nước trong khu vực, các nước đồng minh, đặc biệt là khối ASEAN rơi vào thế khó xử. Trong bối cảnh, Hoa Kỳ đang tìm cách ve vãn tìm kiếm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, chuyến thăm Đài Loan của Pelosi làm thổi bùng lên những căng thẳng, có nguy cơ gây tổn hại cho các lợi ích của những nước này, vốn dĩ cũng đang gặp khó khăn vì tình trạng lạm phát do đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraine gây ra.

"Các quốc gia ASEAN bị giằng xé và không muốn chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington. Họ cần sự bảo hộ của Hoa Kỳ và cũng cần có các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Thường các mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn là với Mỹ như đã từng có cách nay 10 năm. Do vậy những nước này tự nhận mình như là những quốc gia thương mại, nên họ không thích có những căng thẳng chút nào đơn giản bởi vì điều đó chỉ bất lợi cho việc làm ăn và những nước đó biết rất rõ là họ cũng không thể tự mình bảo vệ cho an ninh đất nước nếu như căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tăng thêm. Thế nên, tất cả những việc này chắc chắn là không làm cho các nước trong khu vực hài lòng và họ sẽ không phiêu lưu quy trách nhiệm cho bên này hay bên kia làm căng thẳng bùng lên. Họ muốn ở giữa hai phe và có những mối quan hệ với cả hai phía. Giờ thì những nước ASEAN đang trong một tình thế bất tiện nhất" (LCI ngày 05/08/2022).

Nguyệt quế cho Pelosi, Đài Loan lãnh hậu quả

Tóm lại theo các nhà quan sát, bên lãnh hậu quả trước tiên của chuyến thăm "lịch sử" này không ai khác chính là Đài Loan. Trong một động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm 10/8 công bố Sách Trắng mới, rút bỏ những lời hứa từng được đưa ra trong các phiên bản năm 1993 và năm 2000, theo đó, "sẽ không đưa quân đội hoặc nhân sự hành chính đến đóng tại Đài Loan" sau khi hoàn thành điều mà Bắc Kinh gọi là "thống nhất" Đài Loan, vốn bị Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Trong sách trắng 2022, Bắc Kinh còn xóa bỏ những bảo đảm cho Đài Loan được hưởng quyền tự chủ sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, hoặc cụm từ "bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng được" miễn là Đài Loan chấp nhận chỉ có một Trung Quốc và không đòi độc lập…

Thế nên, ông Dominique Moisi cho rằng, một đại cường phải biết sắp đặt thứ tự của những ưu tiên. Liệu rằng Hoa Kỳ có đủ phương tiện và mong muốn để xử lý cùng lúc ba cuộc khủng hoảng gay gắt : Nga, Trung Quốc và Iran hay không ?

Minh Anh

Nguồn : RFI, 11/08/2022

Ghi chú :

(1) - Sina Azodi là Học viên sau Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Florida. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung về an ninh quốc tế, không phổ biến vũ khí hạt nhân và quan hệ Mỹ-Iran.

(2) - Christopher England : Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Johns Hopkins, từng là giảng viên đại học Nam Florida.

****************************

Tp Cn Bình da Đài Loan được không ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 11/08/2022

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

nancy2

Trong bc nh do Tân Hoa Xã công b, các máy bay chiến đu ca B Tư lnh Quân khu min Đông ca Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) tiến hành mt cuc din tp chiến đu chung quanh Đo Đài Loan hôm 7 tháng 8 năm 2022. (Gong Yulong / Tân Hoa Xã qua AP)

Trung Cng cho 68 phi cơ chiến đu diu quanh vi 13 chiến hm bao vây 13 khu vc ngoài khơi và, ln đu tiên, phóng ha tin liên lc đa qua đo Đài Loan.

Đây là cuc biu din quân lc ln nht k t cuc chiến tranh sau cùng vi Vit Nam, kéo dài ba tháng năm 1979 trong đó không quân ít xut hin và hi quân vng mt. Ln này, Trung Cng mun thí nghim phương pháp phi hp gia không quân và hi quân. Hm đi th 7 ca M cũng điu đng các máy bay thám thính (RC-135s, P-8s và E-3s), vi máy bay KC-135 ch xăng tiếp tế trên không đ có th bay liên tc. Đài Loan có cơ hi theo dõi coi cách làm ăn ca đi phương ra sao đ hoàn chnh kế hoch phòng v.

Quân khu min Đông ca Trung Cng điu khin cuc thao din này có th coi là đ "tp trn" cho mt chiến dch phong ta hòn đo. Nhưng h ch dùng các dit lôi hm, không đ sc cm ca các hi cng ; cũng không ngăn cn thương thuyn các nước nhp bến Đài Loan, mc dù lúc đu mi người đã lo ngi. H cũng không dùng ti nhng tàu đ b, cho nên không th coi đây là mt cuc tp trn đ chun b đánh Đài Loan.

Quân đi Đài Loan theo chiến lược phòng ng "Con Nhím", dùng mi cách gây tn thương khiến cho đo quân xâm lược phi nn lòng trước khi nghĩ đến chuyn tn công.

Eo bin Đài Loan ngăn cách lc đa gn 200 cây s. Rút kinh nghim cuc đ b ca quân Đng Minh vào b bin Normandie năm 1945, quân Đc có 50,000 lính phòng th, Anh, M phi điu đng con s gp ba, 146,000. Đài Loan hin có gn 300,000 quân và có th tng đng viên gi thêm 4 triu quân tr b. Trung Cng s phi huy đng my chc ngàn thương thuyn chuyên ch mt triu b binh qua bin.

Đưa mt triu quân vượt bin không phi chuyn d dàng. Đài Loan đã chun b không quân và h thng ha tin đ đánh chìm các con tàu ch lính. Ngân sách quc phòng Đài Loan thp hơn nhiu so vi Trung Cng nhưng đo quân phòng th bao gi cũng sn chiếm li thế. Sn xut mt chiến hm tn kém rt nhiu so vi chế to my ha tin đ đánh chìm chiến hm.

Dù có li thế đó, B Quc phòng Đài Loan đã thy ch đ sc ngăn chn quân Trung Cng trong hai tun l, đến khi các đường dây tiếp liu cn dn. Trung Cng cũng tính rng nếu không đ được quân lên hòn đo trong hai tun l thì c chiến dch s tht bi. Cuc tn công Đài Loan có th din ra vào tháng Tư hoc tháng Mười khi tri yên bin lng, trong thi gian kéo dài t 2 đến 4 tun l.

Nhưng Đài Loan, M, Nht Bn, có th biết Trung Cng sp đánh hai tháng trước, khi Bc Kinh bt đu đưa quân và vũ khí ti ven bin. H có th biết chc chn 30 ngày, trước khi nhng ha tin đu tiên ca Trung Cng phóng qua. Thi gian đó đ cho Đài Loan tuyên b tng đng viên, phát súng và t chc hàng ngũ hai triu quân tr b. Đng thi, cnh sát và mt v s tìm bt nhng đc công nm vùng mà h vn theo dõi, không đ chúng phá hoi và ám sát. Gung máy chính ph và b tham mưu quân đi s di chuyn vào các căn c bí mt trong min núi, sn sàng vi h thng thông tin và nhng đường hm liên lc. Trước khi không lc Trung Cng bt đu các cuc oanh tc phá hy, các máy bay chiến đu ca Đài Loan đã được tp luyn s dng xa l đ ct cánh, s được di tn, chiến thuyn được đưa ti nhng bến n náu.

Khi tiến vào hòn đo. quân xâm lăng s phi đi phó vi nhng mũi gai khác ca "Con Nhím". Hai phn ba đt đai trên hòn đo là núi. Ch có 13 bãi bin b phía Tây hòn đo có th đ b ; đã được b trí sn sàng ch quân đch ; vi các công s phòng th, kho vũ khí, ni vi nhau qua các đường hm. Bàn chông st nhn được gài đt trên mt đt nơi quân đch có th dùng. Các làng và th xã chung quanh các bãi bin đó có nhng nhà máy chế cht hóa hc có th dùng làm vũ khí.

Quân Trung Cng đã t cnh cáo trước khi tiến vào các thành ph vic s dng trc thăng s b tr ngi vì s có nhng dây thép ni gia các tòa cao c s mc ra đ ngăn chn. Cuc chiến gia các con ph, các tòa nhà s khc lit, vi mìn by khp nơi ; nguy him gp trăm ln khi "Hng quân" tiến vào các th xã Lng Sơn, Cao Bng năm 1979.

Dù mt cuc tn công giúp Tp Cn Bình chiếm được Đài Loan, thì lúc đó nhng khó khăn mi bt đu. Kinh tế Trung Cng và kinh tế c thế gii s ngưng tr. Hin nay Công ty TSMC Đài Loan là ngun cung cp ln nht thế gii, bán 92% các th "chip" nh hơn 10 na nô mét (nanometer, mt phn t ca mt mét). Chiến tranh xy ra, các công ty Apple, Qualcomm, Nvidia, Samsung không th hot đng vì thiếu chíp. Năm ngoái công ty này bán $155 t m kim cht bán dn cho Trung Cng, ch mua $21 t các loi chip thô sơ. TSMC và Samsung là hai công ty duy nht trên thế gii chế các loi chip nh 5 na nô mét, theo nht báo SCMP Hong Kong. Trước khi Trung Cng đánh, ch cn vài chiếc máy bay Boeing là có th ch hết các k sư và gii qun đc công ty TSMC đi, và chc chn các nước tiên tiến đu mun đón h. Trước khi quân Trung Cng tiến vào Đài Bc, các máy móc s b phá hy.

Tp Cn Bình biết Đài Loan là miếng "gân gà" khó gm. Ông phi t ra hung hãn đưa không quân và hi quân ba vây hòn đo, ch ct cho dân trong lc đa quên cnh ngăn sông cm ch, kinh tế trì tr vì Covid.

Nhưng dân chúng Đài Loan t ra rt bình tĩnh. H đã quen vi nhng đe da t thi Mao Trch Đông, gi đang áp dng ch trương "Kiến Quái Bt Quái" (见怪不怪), Thy Qu Không Hong.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 11/08/2022

Published in Diễn đàn

"Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác" 

(War is the continuation of politics by other means)

Carl Von Clausewitz

pelosi0

Trong chuyến thăm 4 nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Nam Hàn, Nhật Bản) từ 1-6/8/2022, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (82 tuổi) đã bất ngờ đến thăm Đài Loan (2/8). Bà là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997. Đây là một chuyến thăm gây tranh cãi và đầy kịch tính, có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 4, làm cho quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như "bên miệng hố chiến tranh"(brinkmanship). Để giải mã sự kiện bất thường này, cần phân tích nó trong bối cảnh mới.

Bối cảnh mới

Bà Peloci đã dự kiến đi thăm Đài Loan từ 4/2021, nhưng phải hoãn vì đại dịch. Đây không phải lần đầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Ông Newt Gingrich đã đến thăm Đài Loan năm 1997, nhưng chuyến thăm của bà Pelosi đã diễn ra trong một bối cảnh mới, không chỉ có ý nghĩa tượng trưng (symbolic) mà còn có nhiều hàm ý khác. Bà Pelosi đã giải thích trong một bài viết đăng trên báo Washington Post (1).

"Luật quan hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act 1979) khẳng định cam kết của Mỹ và lời thề long trọng phải bảo vệ Đài Loan. Nay Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ không thể đứng ngoài. Chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ là một minh chứng rõ ràng là Mỹ đang sát cánh với Đài Loan để bảo vệ chủ quyền và tự do. Mỹ đoàn kết với Đài Loan lúc này có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ vì 23 triệu dân Đài Loan mà còn vì hàng triệu người khác đang bị Trung Quốc áp bức và đe dọa.

Bắc Kinh đã vứt lời hứa "một nước, hai chế độ" vào sọt rác, không chỉ ở Hong Kong mà còn ở tây Tạng và Tân Cương. Ở Tây Tạng, họ đã triển khai chiến dịch xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và đặc tính Tây Tạng. Ở Tân Cương, họ đã tiến hành diệt chủng người Hồi giáo và các sắc tộc thiểu số khác. Thế giới đứng trước sự lựa chọn giữa độc tài và dân chủ. Mỹ không thể đứng ngoài khi Bắc Kinh đe dọa Đài Loan, nhưng Mỹ cũng không thay đổi chính sách "một Trung Quốc", theo "Luật Quan hệ Đài Loan" và "Thông cáo Chung".

Ngay sau khi có tin bà Nancy Pelosi định đến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8/2022, ông Tập Cận Bình đã nói với ông Joe Biden rằng "kẻ nào chơi với lửa sẽ bị lửa thiêu", và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng". Ngay sau đó, Trung Quốc đã điều nhiều máy bay chiến đấu xâm phạm "vùng nhận diện phòng không" (ADIZ) của Đài Loan, và triển khai tập trận bắn đạn thật tại 6 khu vực biển xung quanh Đài Loan (2).

Nhưng khủng hoảng eo biển Đài Loan không phải do chuyến thăm của bà Nancy Pelosi gây ra. Dù bà quyết định không đến Đài Loan trong chuyến thăm Châu Á, thì chủ trương thôn tính Đài Loan của Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng và kích hoạt một cuộc khủng hoảng mới trong tương lai gần. Trái với dư luận đang nổi lên hiện nay, điều đó chủ yếu cũng không phải do Tập Cận Bình đã cam kết thống nhất Đài Loan trong nhiệm kỳ của mình. Dù thống nhất Đài Loan là một mục tiêu lâu dài, nhưng dùng vũ lực làm việc đó sẽ trả giá đắt.

Nguyên nhân chính để Trung Quốc làm rùm beng vấn đề Đài Loan là do trước mắt, Bắc Kinh muốn nhắn nhủ lãnh đạo Đài Loan và những người ủng hộ họ ở Phương Tây rằng chủ trương thách thức Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Điều đó hàm ý rằng nếu họ không thay đổi chính sách thì Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác mà sẽ leo thang. Bước ngoặt chính đã diễn ra vào tháng 1/2020 khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã dễ dàng giành được thắng lợi ở nhiệm kỳ 2 và đảng DPP của bà đã đánh bại đảng KMT.

Mỹ đã từng bước điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan từ thời Trump, và chủ trương thách thức Trung Quốc vẫn tiếp tục dưới thời Biden. Cuộc chiến tranh Ukraine cũng góp phần làm lãnh đạo Phương Tây cho rằng Đài Loan đang gặp nguy hiểm trầm trọng và cấp bách. Nếu Tập Cận Bình không tỏ rõ sức mạnh của mình vào lúc này thì không chỉ làm tổn hại cho cơ hội đạt được mục tiêu lâu dài là thống nhất Đài Loan mà còn làm gia tăng chỉ trích rằng ông yếu đuối và làm tổn thương vị thế của ông trong nước và ngoài nước.

Có lẽ Trung Quốc không chủ định tấn công ngay Đài Loan, nhưng họ có thể quyết định lôi kéo Mỹ vào "trò chơi trọi gà" (a game of chicken) tại eo biển Đài Loan. Điều đó cực kỳ nguy hiểm vì Trung Quốc tin rằng chỉ có dùng kế sách "bên miệng hố chiến tranh" mới có thể lôi cuốn các bên vào trò chơi mạo hiểm này. Nhưng nước cờ thế đó có thể dẫn đến sai lầm khủng khiếp. Chúng ta không được quên rằng chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra năm 1962 chỉ vì may mắn. Trong trò chơi cân não đó, ai chớp mắt trước sẽ thua.

Chuyến đi gây tranh cãi

Nhiều người Mỹ (trong đó có Tom Friedman) cho rằng chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi "trái với mong muốn của ông Biden". Đó là hành động quá khinh suất (utterly reckless), nguy hiểm và vô trách nhiệm (dangerous and irresponsible), là một sai lầm tệ hại (awful mistake) với hệ quả khó lường (unpredictable consequences). Chuyến thăm chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà không làm cho Đài Loan an toàn hay thịnh vượng hơn (3).

Phản ứng quân sự của Trung Quốc có thể làm cho Mỹ bị xô đẩy vào xung đột trực tiếp cùng một lúc với cả hai siêu cường hạt nhân là Nga và Trung Quốc. Xung đột với Trung Quốc về Đài Loan do chuyến thăm không cần thiết của bà Pelosi kích hoạt, do đánh giá sai tình hình thế giới vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. Nói cách khác, chuyến thăm võ đoán và tắc trách (arbitrary and frivolous) đã kích hoạt xung đột với Trung Quốc về Đài Loan. Theo quy tắc địa chính trị, không được cùng lúc xung đột với cả hai siêu cường hạt nhân.

Tổng thống Joe Biden và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã yêu cầu Bắc Kinh không nên viện trợ quân sự cho Nga để chống Ukraine. Team Biden cũng giải thích với bà Pelosi tại sao không nên đi Đài Loan lúc này. Việc tổng thống Biden và các quan chức an ninh không thuyết phục được chủ tịch Hạ Viện (cùng đảng Dân chủ) về một vấn đề đối ngoại, chứng tỏ sự "phân liệt về chính trị" (political dysfunction). Tuy có thể lập luận rằng Trung Quốc chỉ hù dọa, nhưng nước cờ thế Đài Loan luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chiến tranh.

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi tuy không được báo trước khi rời Singapore và diễn ra rất nhanh (trong vòng 24 giờ) nhưng là chuyến thăm chính thức, được báo chí đưa tin, và trở thành tâm điểm của cả chuyến thăm Châu Á. Máy bay quân sự chở đoàn đến Đài Loan đã phải bay vòng theo lộ trình bí mật để tránh các khu vực trên biển đang bị Trung Quốc phong tỏa. Trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay, bà Palosi đã liều đến thăm Đài Loan, nên chuyến đi phải tính toán kỹ vì bất chấp những lời cảnh báo và đe dọa của Trung Quốc.

Trong bối cảnh vận động tranh cử giữa kỳ tại Mỹ (cuối năm nay) đảng Dân chủ và ông Biden đang bị mất điểm, nên chuyến thăm Đài Loan là một cơ hội chính trị vì hầu như được cả hai đảng ủng hộ, và là nước cờ thế để chứng tỏ đảng Dân chủ vẫn mạnh. Đây còn là cơ hội cuối cùng để bà Pelosi ghi điểm trước khi kết thúc sự nghiệp chính trị lâu dài của mình với vai trò chủ tịch Hạ Viện, và người thứ ba có quyền lực cao nhất tại Mỹ (sau Phó Tổng thống). Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có động cơ chính trị và cá nhân.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuẩn bị cho đại hội đảng (cuối năm nay), ông Tập Cận Bình cũng phải chứng tỏ sức mạnh để củng cố quyền lực, vì gần đây uy tín của ông có phần giảm sút do hệ lụy của suy thoái kinh tế sau đại dịch và cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là cơ hội chính trị duy nhất để ông được bầu làm "chủ tịch suốt đời" (như hoàng đế Trung Hoa) nên là một thời điểm rất nhạy cảm. Tuy phải tỏ ra mạnh để "rung cây dọa khỉ" nhưng ông không muốn xung đột với Mỹ ngay trước đại hội đảng lần thứ 20 vào cuối năm nay.

Nói cách khác, nếu không có bầu cử giữa kỳ tại Mỹ và đại hội đảng tại Trung Quốc vào cuối năm nay, thì chưa chắc bà Pelosi đã quyết định đến thăm Đài Loan. Vì vậy, chuyến thăm Đài Loan lần này là một nước cờ thế về chính trị, trong một bối cảnh đặc biệt. Tuy chuyến thăm gây tranh cãi này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới tại eo biển Đài Loan, nhưng cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều hiểu ngầm rằng cuộc đối đầu (stand-off) chỉ là tượng trưng (symbolic) và có những giới hạn mà cả hai bên đều không muốn vượt qua.

Nếu xâm lược Đài Loan mà dễ thì chắc Trung Quốc đã làm rồi. Tuy Trung Quốc phản ứng mạnh, nhưng Đài Loan không phải Ukraine. Dù bà Pelosi không thay đổi được gì từ thập niên 1990, nhưng so sánh sức mạnh quân sự ở Châu Á đã thay đổi. Vấn đề là liệu khủng hoảng có xô đẩy Trung Quốc tấn công Đài Loan hay không. Nguy cơ thực sự là Trung Quốc phản ứng thế nào trước sự có mặt của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở khu vực (4).

Dư luận phân hóa

Mỹ có thể đánh giá thấp khả năng Trung Quốc phản đối chuyến đi Đài Loan với tính toán rằng Trung Quốc không liều leo thang để tránh khủng hoảng và rủi ro cho Tập Cận Bình trước Đại hội đảng lần thứ 20 khi ông sẽ được tái cử nhiệm kỳ 3. Trung Quốc không muốn thách thức Mỹ lúc này. Chuyến thăm của bà Pelosi là tượng trưng, nhưng nhất quán với chính sách "Một Trung Quốc". Nếu vậy thì Washington đã tính toán sai về cả ba vấn đề (5).

Theo một số chuyên gia, chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, và chúng ta không còn thời gian để chuẩn bị. Giáo sư Hal Brands (American Enterprise Institute) lập luận rằng Mỹ có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến sai lầm vì xung đột Mỹ-Trung thường kéo dài và mở rộng ra khu vực chứ không chỉ giới hạn tại eo biển Đài Loan. Brands đã bác bỏ quan niệm cho rằng xung đột tại Châu Á chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực (6).

Tuy ông Biden bảo vệ quyền đi thăm Đài Loan của bà Pelosi, nhưng vẫn khẳng định chính sách của Mỹ với Đài Loan không thay đổi. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba (1995) chính quyền Clinton đã tỏ ra cứng rắn, nên sau 9 tháng căng thẳng, Bắc Kinh cuối cùng đã xuống thang để tránh khủng hoảng, làm thay đổi ván cờ chiến lược. Nay lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn tránh đổi đầu quân sự với Mỹ về Đài Loan, ít nhất là vào lúc nảy. Phản ứng của Trung Quốc mỗi lúc một khác, không chỉ về quân sự.

Điều đó có thể thay đổi quan hệ Mỹ-Trung và làm cho vấn đề Đài Loan càng khó xử. Trung Quốc sẽ xác định những bước tiếp theo trong những ngày tới, theo một lộ trình lâu dài. Bắc Kinh có thể lợi dụng chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi như một cái cớ để thay đổi tư thế quốc phòng của họ với Đài Loan, nới rộng lợi thế quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan. Trung Quốc có thể tăng cường tấn công mạng ở Đài Loan (7). 

Bắc Kinh nói chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi "rất nguy hiểm và ngu xuẩn (very dangerous and stupid), nhưng ông Biden không làm gì để ngăn chặn. Chuyến thăm đó là một thắng lợi cho Đài Loan, và một thử thách đối với bản lĩnh ngoại giao của họ. Đó là cơ hội để thế giới ủng hộ Đài Loan, bất chấp đe dọa của Trung Quốc. Tuy Team Biden đã cảnh báo về hậu quả nhưng bà Pelosi không lùi bước (8). 

Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật đe dọa Đài Loan. Ngày 4/8, họ đã cho 22 máy bay chiến đấu xâm phạm "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) của Đài Loan, sau khi phóng 9 tên lửa đạn đạo "Đông Phong", trong đó có 5 tên lửa đã bay qua vùng trời Đài Loan và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : "Để đối phó với các hành động khiêu khích độc ác của Pelosi (vicious and provocative actions), Trung Quốc quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt bà Pelosi và gia đình".

Trước phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc, bà Pelosi nói với báo chí : "Chính phủ Trung Quốc không quyết định lộ trình của chúng tôi. Họ không thể cô lập Đài Loan bằng cách ngăn chúng tôi đến thăm. Các thượng nghị sỹ của cả hai đảng đã đến thăm Đài Loan vào mùa xuân. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến thăm. Chúng tôi không để họ cô lập Đài Loan". Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã gây ra lo ngại rằng Mỹ có thể thay đổi lập trường "mù mờ chiến lược" (strategic ambiguity), thúc đẩy Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. 

Lời cuối

Cũng như các cuộc khủng hoảng Đài Loan trước đây, cuộc khủng hoảng lần này chắc nổi lên rồi lại chìm xuống, khi hai bên Mỹ và Trung Quốc đều chưa sẵn sàng chiến tranh do bối cảnh chính trị trong nước còn bất ổn và kết cục chiến tranh tại Ukraine chưa ngã ngũ. Xét cho cùng, các vấn đề đối ngoại luôn gắn liền và phụ thuộc vào chính trị nội bộ. Trong khi Mỹ và phương Tây học theo binh pháp Clausewitz thì Trung Quốc thích vận dụng Binh pháp Tôn Tử (Sun Tsu) như "bất chiến tự nhiên thành" (thắng mà không cần đánh nhau).

Kết cục tranh chấp ở Đài Loan và Biển Đông không chỉ qua đấu súng mà còn qua đấu trí. Trung Quốc đã từng bước kiểm soát Biển Đông bằng cách bắt nạt và thôn tính láng giềng như con trăn nuốt dần con mồi trong vùng xám (grey zone) mà Mỹ không thể can thiệp, để trở thành chuyện đã rồi (fait acompli). Nhưng đáng chú ý là gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và bắt đầu vận dụng cờ vây (chứ không chỉ cờ vua) để tăng cường liên kết các nước đồng minh và đối tác nhằm đối phó với với sự trỗi dậy của Trung Quốc như con quái vật Frankenstein.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 07/08/2022

Tham khảo

(1) Nancy Pelosi, "Nancy Pelosi : Why I’m leading a congressional delegation to Taiwan",  Washington Post, August 2, 2022

(2) Minxin Pei, "Pelosi’s visit and the coming Taiwan crisis",  ASPI, 3 August 2022

(3) Thomas Friedman, "Why Pelosi’s Visit to Taiwan Is Utterly Reckless", New York Times, August 1, 2022

(4) Adam Lockyer, "Will Pelosi’s trip trigger the next Taiwan crisis ?", Lowy, 2 August 2022 

(5) Paul Heer, "The Next Taiwan Strait Crisis Has Arrived", National Interest, August 2, 2022

(6) Wallace Gregson, "Time Is Running Out to Prepare for War in the Pacific", National Interest, August 2, 2022

(7) Josh Rogin, "The real crisis over Taiwan will start after Pelosi comes home", Washington Post,August 2, 2022

(8) Lily Kuo Lyric Li Yasmeen Abutaleb Annabelle Timsit , "US-China tensions flare as Pelosi leaves Taiwan",  Washington Post, August 3, 2022

Published in Diễn đàn

Đài Loan tập trận với tên lửa Stinger diệt máy bay không người lái

Nguồn : RFA, 27/06/2022

*************************

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 26/06/2022

Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan.

dailoan1

Tháng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, "Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ".

Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản.

Đó là những hành động mới nhất trong vòng xoáy trao đổi thông điệp quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng phản ánh mối lo ngại gia ang ở Washington, Đài Bắc, cũng như giữa các đồng minh của Mỹ, rằng Bắc Kinh có thể cố gắng thôn tính Đài Loan trong vài năm tới.

"Thập niên này thật đáng lo ngại, đặc biệt là giai đoạn từ nay đến năm 2027", Phil Davidson, một đô đốc về hưu, người từng chỉ huy lực lượng Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói. "Sở dĩ tôi nhận định như vậy là vì những cải thiện đáng kinh ngạc trong năng lực quân sự của Trung Quốc, tiến trình chính trị của Tập Cận Bình, và những thách thức kinh tế dài hạn trong tương lai của Trung Quốc".

dailoan2

Đài Bắc muốn duy trì năng lực quân sự của mình, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-5, để chống lại Trung Quốc xâm lược © Ritchie B Tongo / EPA-EFE

Dù lời đe dọa chiếm Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc đã xuất hiện kể từ khi chính phủ và quân đội Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan vào năm 1949, sau khi thua trong cuộc nội chiến ở đại lục, Bắc Kinh lâu nay vẫn tập trung lôi kéo hòn đảo vào quỹ đạo của mình bằng chiêu dụ kinh tế và áp lực chính trị.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách Đài Loan hiện tin rằng : khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn hy vọng vào hiệu quả của các biện pháp kể trên, và với việc các lực lượng vũ trang đang hiện đại hóa nhanh chóng, Tập có thể sớm lựa chọn tham chiến.

Đài Loan trở thành "điểm nóng nguy hiểm" được chú ý chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức của Biden hồi năm ngoái, khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiến hành mô phỏng tấn công bằng tên lửa vào một tàu sân bay Mỹ đang hoạt động ở vùng lân cận của nước này. Trong những tháng tiếp theo, Trung Quốc đã gia tăng tần suất tập trận cũng như kích cỡ của những chiếc máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bay gần Đài Loan.

Davidson từng lên tiếng cảnh báo vào tháng 3 năm ngoái, khi trình bày với ủy ban vũ trang Thượng viện rằng ông tin mối đe dọa về một cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan sẽ "trở thành hiện thực… trong vòng sáu năm tới". Ngay sau đó, một quan chức cấp cao của Mỹ chia sẻ với Financial Times rằng Tập đang cân nhắc ý tưởng chiếm quyền kiểm soát hòn đảo.

Từ đó tới nay, những lời cảnh báo như vậy ngày càng phổ biến – và trở thành nền tảng cho những bình luận của Biden về việc đáp trả một cuộc xâm lược của Trung Quốc. Nó cũng đã thúc đẩy sự thay đổi trong các cuộc trao đổi giữa Đài Loan và Mỹ về cách bảo vệ hòn đảo.

Suốt nhiều năm, Washington liên tục thúc giục Đài Bắc phải chú ý nhiều hơn đến rủi ro này, nhưng chính phủ và quân đội Đài Loan đã phản ứng chậm chạp. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh. Các quan chức cấp cao của Đài Loan nói rằng cuộc tấn công của Nga nhằm vào nước láng giềng đã làm nổi bật mối đe dọa mà chính họ phải đối mặt.

dailoan3

Phil Davidson, cựu Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, tin rằng cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan sẽ được hiện thực hóa vào năm 2027 © Hugh Gentry / Reuters

"Mối nguy đến từ Tập Cận Bình và thực tế rằng ông ấy sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba vào cuối năm nay", một quan chức cho biết. "Theo hiến pháp trước đây của Trung Quốc, nước này sẽ có nhà lãnh đạo mới sau mỗi 10 năm, và ‘sứ mệnh lịch sử’ thống nhất Đài Loan cũng sẽ được chuyển giao cho nhà lãnh đạo kế nhiệm. Nhưng khi sứ mệnh quốc gia trở thành sứ mệnh của một cá nhân, thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên".

"Putin đã chẳng đưa ra quyết định xâm lược Ukraine nếu ông không phải là người tự quyết định mọi thứ. Tương tự, Tập Cận Bình cũng có thể đánh giá sai lầm như vậy", quan chức này cho biết thêm.

Chấm dứt thái độ mơ hồ

Dù cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine giúp người ta chú ý hơn vào mối đe dọa tiềm tàng đối với Đài Loan, có một điểm khác biệt lớn giữa hai bên : cuộc chiến của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan có thể là cuộc chiến với Mỹ.

Khi Washington chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979, nước này đã thay thế hiệp ước phòng thủ chung với Đài Loan bằng Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Đạo luật này yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc đảo những vũ khí cần thiết để tự vệ, và duy trì năng lực của chính Mỹ trong việc chống lại vũ lực hoặc những hành động cưỡng bức khác có thể gây nguy hiểm cho an ninh của Đài Loan.

Trong quá khứ, người Mỹ luôn mơ hồ về mức độ cam kết của mình. Trong một nỗ lực để vừa ngăn cản Bắc Kinh xem xét sử dụng lực lượng quân sự, vừa không khuyến khích Đài Bắc chính thức hóa nền độc lập của mình, Washington đã từ chối giải thích rõ ràng liệu họ có tham gia vào một cuộc chiến tranh giữa hai bên hay không.

Sự mơ hồ đó đã giảm đi đáng kể dưới thời Biden. Khi được một phóng viên hỏi trong chuyến đi Nhật Bản gần đây, liệu ông có sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan hay không, Tổng thống Mỹ đã trả lời. "Có. Đó là cam kết của chúng tôi". Nhà Trắng đã vội vã đính chính – giống như việc họ đã làm đối với những tuyên bố tương tự trước đây của Biden, mà một số nhà phân tích coi là hớ hênh – rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không thay đổi.

dailoan4

Trong chuyến công du gần đây tới Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden nói với một phóng viên rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan © Eugene Hoshiko / Pool / EPA-EFE

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao ở Đài Loan và các nước đồng minh với Mỹ tin rằng Biden đang cố gắng răn đe Bắc Kinh, bằng cách ra hiệu rõ ràng hơn rằng họ có thể sẽ phải chiến đấu với Mỹ. Một quan chức cấp cao của Đài Loan cho biết, "Chúng tôi nghĩ rằng Biden đã đi đến một quyết định chính trị, nhằm chứng minh rằng không thể loại trừ lựa chọn này [Mỹ tham chiến]".

"Đối với trường hợp Ukraine, ông ấy đã nói trước rằng Mỹ sẽ không tham chiến. Nhưng khi Trung Quốc cảm thấy rằng khả năng quân sự của họ đã đạt đến mức sẵn sàng để chiếm Đài Loan, thì việc chỉ sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc tài chính sẽ không còn là cách răn đe hiệu quả", vị quan chức nhận định. "Vì vậy, tuyệt đối không được để Trung Quốc tin rằng người Mỹ sẽ không có hành động quân sự".

Dù ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về khả năng xảy ra xâm lược, nhưng thời điểm chính xác của bất kỳ hành động quân sự nào – và ý định thực sự của Trung Quốc – vẫn là chủ đề được tranh luận gay gắt.

Thời điểm mà Davidson coi là có tiềm năng xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc, năm 2027, là mốc kỷ niệm một trăm năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tháng 01/2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố mong muốn "đảm bảo đạt được mục tiêu xây dựng quân đội 100 năm vào năm 2027", theo đó kêu gọi hiện đại hóa quân đội nhanh hơn, đồng thời nhắc lại mục tiêu chuẩn bị cho quân đội Trung Quốc tham gia chiến tranh mạng, chiến tranh "thông minh hóa".

Lầu Năm Góc gọi năm 2027 là một "cột mốc mới" – cụm từ mà Trung Quốc đã từng sử dụng trước đây. "Nếu chúng trở thành hiện thực, các mục tiêu hiện đại hóa năm 2027 của PLA có thể cung cấp cho Bắc Kinh những lựa chọn quân sự đáng tin cậy hơn, trong trường hợp chiến tranh Đài Loan xảy ra", trích báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc của Lầu Năm Góc hồi năm ngoái.

Một số nhà phân tích tỏ ý nghi ngờ về mốc thời gian mà Davidson chọn. Nhưng một năm sau khi ông đưa ra nhận xét của mình, các quan chức chính phủ và quân đội ở cả Đài Bắc lẫn Washington đều cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2027 quả thực là một mối đe dọa.

dailoan5

Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, nói với Quốc hội rằng Đài Loan đang bị đe dọa ‘nghiêm trọng’ từ nay đến năm 2030 © Evelyn Hockstein / Reuters

Tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính cho biết PLA sẽ có "đầy đủ khả năng" tấn công Đài Loan vào năm 2025. "Tình hình hiện tại thực sự đang ở mức độ nguy hiểm nhất mà tôi từng chứng kiến trong hơn 40 năm làm việc trong quân đội", ông nói với các nhà lập pháp.

Gần đây, Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, đã nói với Quốc hội rằng Đài Loan đang bị đe dọa "nghiêm trọng" từ nay đến năm 2030 – theo đó ủng hộ ý kiến cấp bách của Davidson. John Aquilino, người đang là Tổng Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gần đây đã nói với Financial Times rằng cuộc xâm lược ở Ukraine đã cho thấy mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan là không hề trừu tượng.

Các chuyên gia Đài Loan coi năm 2024 và năm 2025 là hai mốc đặc biệt nguy hiểm. Họ tin rằng Tập Cận Bình có thể bị cám dỗ sử dụng vũ lực nếu Đảng Dân Tiến, những người chủ trương duy trì nền độc lập trên thực tế của Đài Loan, tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào đầu năm 2024, hoặc nếu Tập cảm nhận được khoảng trống chính trị ở Mỹ sau kỳ bầu cử tổng thống tiếp theo vào cuối năm 2024.

Mackenzie Eaglen, chuyên gia quốc phòng tại American Enterprise Institute, một viện chính sách ở Washington, nói rằng có hai luồng ý kiến về thời điểm Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan.

"Câu chuyện là giữa những người tin vào giai đoạn mà Davidson đề cập– thời điểm nguy hiểm tối đa – và những người tin rằng chúng ta vẫn còn thời gian để tạo dựng khả năng ngăn chặn và đánh bại Trung Quốc một ngày nào đó trong tương lai", Eaglen nói. Bà cũng thêm rằng các lãnh đạo Lầu Năm Góc đang "cố gắng cân bằng giữa hai bên, đồng ý rằng hiện đang có một số lo ngại, nhưng chọn đặt trọng tâm vào trung hạn".

Một người quen thuộc với các đánh giá của chính quyền Mỹ về mối đe dọa đối với Đài Loan nói đến một sự nhất trí chung, rằng Trung Quốc đang hướng tới việc phát triển các khả năng cần thiết để tấn công vào năm 2027, nhưng người này cho rằng điều đó rất khác với câu hỏi về ý định hay hành động.

"Tôi không nghĩ rằng [Trung Quốc] đã ra quyết định phải làm bất cứ điều gì ở bất cứ thời hạn nào, ngoài việc đạt được những khả năng nhất định. Tôi nghĩ rằng điều này đã không được nhắc đến trong cuộc tranh luận về thời gian [xảy ra chiến tranh]", bà nói.

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Sự lo lắng ngày càng gia tăng về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc đang định hình lại cách suy nghĩ của Washington và Đài Bắc về việc bảo vệ hòn đảo.

Hơn mười năm qua, Washington đã cố gắng thuyết phục Đài Loan trở nên "mạnh mẽ" hơn trước cuộc xâm lược của Trung Quốc. Nhưng quân đội nước này vẫn chỉ lập kế hoạch với giả định rằng họ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, hoặc sẽ không phải đối phó với một cuộc xâm lược toàn diện.

Nhiều chuyên gia quốc phòng Đài Loan xem đó là tình huống xấu nhất, nhưng họ lo ngại các động thái quân sự ngoài chiến tranh của Trung Quốc – chẳng hạn như việc Bắc Kinh thường xuyên tập trận trên không và trên biển gần Đài Loan, chiến tranh thông tin, hoặc thậm chí có thể phong tỏa đường biển – có thể làm suy yếu quyết tâm kháng cự của Đài Loan. Do đó, Đài Bắc cũng muốn duy trì các khả năng quân sự cần thiết để chống lại những động thái đó, ví dụ bằng tàu mặt nước, máy bay chiến đấu hiện đại, và hệ thống bay cảnh báo sớm.

Nhưng giờ đây, khi Mỹ đang ngày càng tập trung vào mối đe dọa xâm lược trong tương lai gần, họ lại buộc Đài Bắc phải tự hành động : chính quyền Mỹ đã bắt đầu từ chối yêu cầu của Đài Loan về các loại vũ khí lớn như trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, thứ mà người Mỹ tin rằng có thể nhanh chóng bị phá hủy trong một cuộc tấn công của Trung Quốc, và sẽ làm tiêu tốn quá nhiều nguồn lực quý giá.

Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy sự tập trung vào các loại vũ khí nhỏ, tương đối rẻ, và có thể tồn tại được lâu như tên lửa di động, thứ sẽ chỉ được sử dụng để chống lại âm mưu xâm lược và chiếm đóng của Trung Quốc.

dailoan6

Tổng thống Thái Anh Văn thăm các quân nhân dự bị đang tập luyện. Lực lượng thiếu sự đào tạo này phải được cải tổ để Đài Loan có được sự linh hoạt trước khả năng bị Trung Quốc tấn công. © Ann Wang / Reuters

Chính phủ Đài Loan cũng bị ép phải hành động sau khi chứng kiến những gì xảy ra trong cuộc chiến Ukraine.

Các quan chức cấp cao cho biết chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn hiện đang tập trung vào việc tăng cường khả năng linh hoạt của đất nước để chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc. Thủ tướng Tô Trinh Xương đã cam kết ủng hộ việc kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự cơ bản từ mức bốn tháng hiện tại lên một năm, cũng như tăng ngân sách quốc phòng, mà cho đến nay vẫn chỉ ở mức trung bình 2% tổng sản phẩm quốc nội.

"Chúng tôi thực sự đang có các cuộc thảo luận quy mô lớn và kỹ lưỡng trong nội bộ, cũng như với người Mỹ, về những việc mình cần làm", một người hiểu rõ tình hình tiết lộ. "Chúng tôi đang kiểm tra loạt ý tưởng khác biệt để làm cho đất nước của mình linh hoạt hơn, để xây dựng các tính năng mà chúng tôi cần trong thời chiến".

Các chính sách đang được xem xét bao gồm một cuộc cải cách nhanh hơn và dứt khoát hơn đối với lực lượng dự bị còn hạn chế của Đài Loan ; xây dựng mạng lưới điện và liên lạc phân tán, thứ mà các cuộc tấn công mạng và tên lửa của Trung Quốc không thể hủy diệt hoàn toàn ; củng cố các hệ thống chỉ huy và kiểm soát ; lập kế hoạch tiếp tế nhu yếu phẩm trong thời chiến ; và phân công trách nhiệm hành chính cho phòng thủ dân sự. Vị quan chức cấp cao này cho biết, "Mục tiêu của chúng tôi là chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng vào khoảng năm 2025 đến 2027".

Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc

Có rất nhiều bằng chứng từ các nguồn công khai cho thấy PLA đang toàn tâm toàn ý theo đuổi các khả năng cần thiết để tiến hành một cuộc xâm lược.

Một trong những khả năng đó là tìm kiếm và nhắm mục tiêu vào các tàu ngầm có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc đang chuyển quân xâm lược qua Eo biển Đài Loan. Trong số 1.543 lượt máy bay PLA đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan kể từ tháng 09/2020, có 262 chiếc là máy bay tác chiến chống tàu ngầm. ADIZ là một vùng đệm trong không phận quốc tế được theo dõi với mục đích cảnh báo sớm.

Tháng 04/2021, tàu đổ bộ trực thăng Type 075 đầu tiên của Hải quân PLA, một tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn chuyên chở trực thăng và binh lính, đã đi vào hoạt động. Hai chiếc nữa đã bắt đầu được thử nghiệm trên biển.

Theo bài viết của các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Quân sự của PLA, lực lượng của họ vẫn còn thiếu năng lực vận tải cần thiết, nhưng họ đang lập kế hoạch sử dụng phà dân sự, sà lan, và bệ nổi để đưa quân vào bờ ngay cả khi không thể tiếp cận cảng biển.

Sử dụng các báo cáo trên kênh quân sự của truyền hình nhà nước Trung Quốc và các bức ảnh vệ tinh, Michael Dahm, một sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, hiện đang là nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, đã phân tích hai cuộc tập trận liên quan vào mùa hè năm 2020 và năm 2021. Ông tin rằng PLA đang xây dựng kế hoạch huy động hàng hải "với quy mô khổng lồ".

dailoan7

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc (màu xanh) vượt xa của Đài Loan (màu đỏ)

"Việc huy động vận tải biển dân sự để hỗ trợ các chiến dịch quân sự xuyên eo biển đi kèm rủi ro rất cao và có thể dẫn đến tổn thất rất lớn", Dahm viết trong một bài nghiên cứu vào năm ngoái. "[Tuy nhiên] có nhiều thách thức liên quan đến tính hiệu quả và tiêu hao mà quân đội Trung Quốc có thể giải quyết chỉ đơn giản bằng quân số áp đảo và khả năng chịu đựng tổn thất".

Một số nhà phân tích tin rằng cuộc xâm lược Đài Loan vẫn sẽ là một thách thức đáng kể đối với PLA trong nhiều năm tới – một thực tế mà họ cho là đã được nhấn mạnh bởi những khó khăn của người Nga trong một chiến dịch với bối cảnh ít phức tạp hơn nhiều.

"Những gì [PLA] muốn làm trong kịch bản yêu thích của họ phức tạp hơn nhiều so với những gì Nga đang cố gắng làm ở Ukraine. Nhìn chung, xét theo các kịch bản chinh phục quân sự, điều người Nga đang cố gắng làm là dễ nhất, còn điều người Trung Quốc muốn làm là khó nhất", Taylor Fravel, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại MIT, đồng thời là chuyên gia về chiến lược quân sự của Trung Quốc, nhận xét. "Do đó, trong lúc quan sát những khó khăn của Nga khi tiến hành các hoạt động tương đối đơn giản, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ băn khoăn về khả năng thực hiện những chiến dịch phức tạp hơn nhiều của PLA, điều này có thể khiến họ tạm thời thận trọng hơn trong việc phát động một cuộc tấn công như vậy".

Tô Tử Vân, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, một viện chính sách được Bộ Quốc phòng Đài Loan hỗ trợ, lập luận rằng bất kể PLA lựa chọn bước đi nào, họ vẫn cần đưa được tàu qua eo biển. "Ở Ukraine, chúng ta đã chứng kiến cảnh các phương tiện của Nga kẹt cứng trên đường cao tốc. Trong kịch bản của Đài Loan, biển chính là đường cao tốc", ông nói. "Đó chính là thời gian và địa điểm để tiêu diệt họ".

Dù khả năng để thực sự tiến hành xâm lược của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng, quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của lực lượng vũ trang nước này đã khiến các đối thủ của họ gặp phải bất lợi.

dailoan8

Hải quân PLA, vẫn còn thiếu năng lực vận tải cần thiết để thực hiện một cuộc xâm lược, sẽ cần phải sử dụng các tàu dân sự. © David Wong / South China Morning Post / Getty Images

"Trung Quốc đang trên đà gia tăng đầu tư quân sự. Nếu Mỹ tiếp tục giữ nguyên cách tiếp cận đầu tư quốc phòng của mình, thì khoảng cách giữa hai bên sẽ nhanh chóng bị thu hẹp trong khoảng thời gian đó", Davidson nói.

Sự mất cân bằng ấy có thể khiến tình hình càng thêm nguy hiểm. Một quan chức quân sự Đài Loan cho biết sẽ mất vài năm để thực hiện kế hoạch củng cố vị thế của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chẳng hạn như xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến cơ động hơn và đe dọa tàu Trung Quốc bằng hệ thống tên lửa trên các đảo do đồng minh kiểm soát. "Chúng tôi lo ngại rằng Cộng sản Trung Quốc có thể nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ tấn công sớm – trước khi chúng tôi và Mỹ sẵn sàng", ông nói.

Một số nhà phân tích cho rằng việc nhìn thấy Nga chật vật ở Ukraine cũng có thể chứng minh cho Bắc Kinh tầm quan trọng của việc hành động nhanh chóng. "Về mặt chính trị, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Mỹ đã hoặc sẽ mở rộng cam kết an ninh vô điều kiện với Đài Loan, thì giá trị của việc Trung Quốc thực hiện một số hành động quân sự để chứng tỏ quyết tâm và sự sẵn sàng chống lại Mỹ sẽ lớn hơn nhiều so với trước đây", Fravel nói.

Một số chính trị gia Đài Loan cho rằng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Mỹ với Trung Quốc đang làm rủi ro tăng thêm. Hôm thứ Hai, Chu Lập Luân, chủ tịch Quốc Dân Đảng đối lập, chia sẻ với một nhóm thính giả trong giới tư vấn chính sách tại Washington rằng ông hy vọng sự chú ý của Mỹ sẽ không gây ra "rắc rối" ở Châu Á. "Tôi đánh giá cao bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Mỹ", Chu nói. "Nhưng tôi hy vọng căng thẳng có thể [giảm bớt] trong những năm tới".

Kathrin Hille Demetri Sevastopulo

Nguyên tác : "Taiwan : preparing for a potential Chinese invasion", Financial Times, 07/06/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/06/2022

Published in Diễn đàn

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng

An appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last

Churchill

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới "hậu chiến tranh lạnh" (Mỹ – Xô) hay "chiến tranh lạnh kiểu mới" (Mỹ – Trung), yếu tố "bất định" và "khó lường" ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh.

dailoan0

Tập Cận Bình đã chuẩn bị hậu trường để trở thành "Hoàng đế Trung Hoa" một khóa nữa (vào năm 2022), nên ông có thể muốn chinh phục Đài Loan làm viên ngọc cho "vương miện của mình". 

Trung Quốc muốn gì ?

Cố tổng thống Nixon trước khi mất đã ví Trung Quốc như một "Frankenstein". Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ và quyết đoán không chỉ vì ý chí của chính họ, mà còn được Mỹ và đồng minh khuyến khích và nhân nhượng. Qua mấy đời tổng thống Mỹ, họ đã ngộ nhận về Trung Quốc và theo đuổi chủ trương "can dự" (engagement). Trong khi Obama "tránh rủi ro" (risk aversion) thì Biden "mập mờ chiến lược" (strategic ambiguity).

Hai năm qua, Mỹ đã sa vào khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 làm hơn sáu mươi vạn người chết, và khủng hoảng chính trị mà đỉnh điểm là vụ chiếm nhà Quốc hội (6/1/2021). Tập Cận Bình đã tranh thủ thời cơ củng cố quyền lực, mà đỉnh điểm là "nghị quyết lịch sử" được Hội nghị Trung ương 6 thông qua, không chỉ khẳng định quyền lực của Tập như "Hoàng đế Trung Hoa", mà còn tăng cường áp lực ở Biển Đông và eo biển Đài Loan để nắn gân Mỹ.

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa 19), với sự hỗ trợ của Chủ tịch Nhân đại (Quốc hội) Lật Chiến Thư, Tập Cận Bình đã áp đảo được tiếng nói phản kháng và kiểm soát được tình hình. Nhưng theo nhà bình luận chính trị Ngụy Kinh Sinh (24/11/2021), thì đó chỉ là tuyên truyền bên ngoài, còn bên trong tranh luận rất gay gắt. Vụ 500 ý kiến phản đối đã đẩy đấu tranh quyền lực bên trong "cái hộp đen" Trung Quốc lên cao trào mới. Nói cách khác, Tập Cận Bình muốn nâng một tảng đá nhưng tảng đá đó lại đập vào chân ông ta, nên tiến thoái lưỡng nan.

Các chuyên gia cho rằng Tập Cận Bình đã chuẩn bị hậu trường để trở thành "Hoàng đế Trung Hoa" một khóa nữa (vào năm 2022), nên ông có thể muốn chinh phục Đài Loan làm viên ngọc cho "vương miện của mình". Nếu chiến tranh lạnh kiểu mới kèm theo "chiến tranh nóng" thì Đài Loan là nơi dễ xảy ra nhất. Tuy xung đột là rủi ro, nhưng Tập Cận Bình cho rằng lúc này là cơ hội tốt nhất, hơn là chờ mười năm nữa.

Trong một cuốn sách mới xuất bản, David Shambaugh (George Washington University) đánh giá lại năm lãnh đạo đã dẫn dắt Trung Quốc từ 1949 đến nay. Đó là Mao Trạch Đông (1949-1976), Đặng Tiểu Bình (1979-1989), Giang Trạch Dân (1989-2002), Hồ Cẩm Đào (2002-2012), và Tập Cận Bình (2012-đến nay). Tuy chặng đường dẫn Tập Cận Bình đến khóa thứ 3 có vẻ rộng mở, nhưng đằng sau hậu trường, những người chống đối suy nghĩ khác.

Chính sách của Tập Cận Bình đang gây tranh cãi. Khi Đại hội 20 càng gần, thì căng thẳng về chính trị ngày càng cao. Từ đầu năm đến nay, lãnh đạo Đảng đã thanh trừng lực lượng cảnh sát, an ninh, viện kiểm sát, và trấn áp những nhà tư bản lớn (như Jack Ma). Nhiều người coi "nghị quyết lịch sử" mới được thông qua là một bước cốt yếu để đưa Tập Cận Bình vào "ngôi đền của Đảng". Trong khi người Trung Quốc lo lắng về việc Tập Cận Bình tập trung quá nhiều quyền lực, thì các lãnh đạo trẻ hơn thất vọng vì thiếu chuyển giao quyền lực.

Mỹ và đồng minh muốn gì ?

Theo Elbridge Colby (nguyên phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Trump), Trung Quốc đã dành 25 năm qua để xây dựng quân đội hiện đại nhằm đánh chiếm Đài Loan, nên họ có thể hành động vào năm 2025. Để tránh xung đột, Mỹ phải hành động nhanh hơn và ưu tiên giúp Đài Loan tăng cường năng lực quốc phòng để răn đe Bắc Kinh. Mỹ cần thay thế chủ trương "mập mờ chiến lược" bằng cam kết mạnh hơn với Đài Loan.

Đô đốc Philip Davidson (nguyên tư lệnh vùng Indo-Pacific) cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng chiếm Đài Loan trước năm 2027, và không có bằng chứng nào cho thấy họ định "đánh úp". Trung Quốc hy vọng gây áp lực ngày càng mạnh về ngoại giao, kinh tế, và quân sự với Đài Loan sẽ giúp Quốc Dân Đảng (thân Bắc Kinh) giành thắng lợi trong bầu cử tổng thống vào năm 2024. Nhưng, nếu phó tổng thống Lại Thanh Đức (ủng hộ Đài Loan độc lập) thắng thì Trung Quốc có thể buộc phải chọn giải pháp quân sự.

Sau cuộc gặp Mỹ-Trung đầy kịch tính ở Anchorage (19/3), hai bên đều muốn giảm nhiệt bằng một cuộc gặp cấp cao. Tiếp theo điện đàm giữa Biden và Tập (9/9), Jake Sullivan (cố vấn an ninh quốc gia) gặp Dương Khiết Trì (phụ trách đối ngoại) tại Thụy Sỹ (26/10) để thu xếp cuộc gặp cấp cao (15/11). Hội đàm kéo dài ba tiếng rưỡi, tuy trao đổi nhiều chủ đề khác như thương mại và nhân quyền, nhưng Đài Loan vẫn là chủ đề nóng nhất.

Tuy trước mắt (bên ngoài) hai bên có vẻ hạ nhiệt vì Biden và Tập là "bạn cũ", nhưng về lâu dài (bên trong) mâu thuẫn vẫn còn nguyên. Trong khi Biden nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập "một số đảm bảo thông thường" để tránh hiểu lầm dẫn đến xung đột ngoài ý muốn, Tập Cận Bình không có một thỏa hiệp đáng kể nào.

Gần đây, quan điểm về Trung Quốc của Úc đã thay đổi nhiều và phân hóa sâu sắc. Theo Peter Jennings (ASPI Executive Director), "bảo vệ Đài Loan là sống còn đối với an ninh của Úc", và "còn quá sớm để chịu đầu hàng Trung Quốc". Nhưng Huge White (Lowy Institute) lại cho rằng phải tránh chiến tranh vì cái giá của chiến tranh cao hơn nhiều so với phải sống dưới trật tự khu vực do Trung Quốc dẫn đầu. Đó là một quan điểm trái chiều.

Paul Keating (cựu thủ tướng Úc) cũng cho rằng lập trường chính thức của Úc không nên giúp Đài Loan vì đó là "vấn đề nội bộ" của Trung Quốc. Keating không chỉ ngộ nhận về "nhân nhượng", mà còn bi quan về sự thay thế. Nhân nhượng được đề xuất nhằm tránh xung đột, tuy trong trường hợp Đài Loan không dễ xảy ra.

Đài Loan và Biển Đông

Trong bối cảnh đó, Đài Loan và Việt Nam vẫn lo ngại "lịch sử sẽ lặp lại" nếu Mỹ-Trung thỏa thuận riêng sau lưng họ. Đó có thể là lý do Việt Nam vẫn chưa vội nâng cấp quan hệ với Mỹ lên "đối tác chiến lược", nhưng là lý do để Nhật và Việt Nam nâng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng lên một "cấp độ mới". Tại cuộc gặp cấp cao ở Tokyo (23/11) giữa thủ tướng Nhật Fumio Kishida và thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, hai bên đã ra tuyên bố chung "cực lực phản đối những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng tại khu vực".

Theo một báo cáo của CNAS (26/10), Trung Quốc có thể chiếm đảo Ba Bình (Taiping hay Pratas) tại Biển Đông và biến nó thành một tiền đồn. Mỹ không chỉ cần bảo vệ Đài Loan, mà còn phải ngăn xung đột leo thang ra ngoài Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể chơi trò "chọi gà" (chicken game) với Trung Quốc tại Ba Bình, nhưng thiếu Nhật hỗ trợ thì Mỹ và Đài Loan yếu thế, làm Lầu Năm Góc khó xử.

Trong cuốn sách "Hindsight, Insight, Foresight : Thinking about Security in the Indo-Pacific (do Alexander Vuving chủ biên và APCSS xuất bản (9/2020), Vuving lập luận rằng Biển Đông tuy có thể gặp nguy hiểm, nhưng khó rơi vào "bẫy Thucydides" như giáo sư Graham Allison cảnh báo, vì Biển Đông theo luật chơi "chọi gà" (chicken game) chứ không theo luật chơi "thế lưỡng nan của người tù" (prisoner’s dilemma). Nói cách khác, nếu Đài Loan cũng theo luật chơi "chọi gà" như ở Biển Đông thì cũng có thể tránh được "bẫy Thucydides".

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa Đài Loan. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần trước (1995-1996), Mỹ đã triển khai hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực, buộc Trung Quốc phải xuống thang. Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên bố, "Đài Loan đứng trên tuyến đầu của cuộc tranh chấp toàn cầu giữa nền dân chủ và nền độc tài. Nếu Đài Loan thất bại, thì đó sẽ là một thảm họa cho hòa bình và dân chủ.

Kurt Campbell (Asia-Pacific Coordinator) phát biểu tại Institute of Peace (19/11) đã nhấn mạnh, "Ấn Độ là một đối tác chủ chốt" (a key fulcrum player) trên trường quốc tế và "Việt Nam là một quốc gia thiết yếu" (a critical swing state) tại Indo-Pacific. Ấn Độ và Việt Nam đứng đầu danh sách các nước thiết yếu sẽ định hình tương lai Châu Á". Lãnh đạo Mỹ và Việt Nam cần làm quen, và chia sẻ tầm nhìn chiến lược thực sự".

Theo Derek Grossman (RAND’s senior defense analyst), trong khi chính quyền Joe Biden có thể tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương với Việt Nam, thì vẫn chưa rõ Hà Nội muốn điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ đối phó với Bắc Kinh một cách hiệu quả. Trong khi cố gắng cân bằng giữa hai siêu cường, Việt Nam tuy muốn tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng nhưng còn ngại "đối tác chiến lược" với Mỹ.

Thay lời kết

Tóm lại, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thâu tóm Đài Loan vì "lợi ích cốt lõi", kể từ khủng hoảng Kim Môn, Mã Tổ (1958) đến khủng hoảng eo biển Đài Loan (1995-1996). Trong khi Trung Quốc trỗi dậy thành một siêu cường, thì Đài Loan cũng đã phát triển thành một cường quốc bậc trung hiện đại. Đài Loan là một cục xương khó nuốt hơn nhiều so với Hong Kong, không chỉ vì nó có tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể, mà còn được Mỹ, Nhật và các nước đồng minh khác bảo vệ, vì những lợi ích sống còn trong khu vực.

Nếu Mỹ quyết tâm bảo vệ Đài Loan thì phải tăng cường khả năng "răn đe kết hợp" (integrated deterrence), và điều chỉnh chủ trương "mập mờ chiến lược" để giúp Đài Loan đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc. "Mập mờ chiến lược" không đem lại "ổn định chiến lược", mà chỉ duy trì "khoảng lặng trước một cơn bão". Washington đã điều chỉnh chiến lược dưới thời Trump, và nay tiếp tục điều chỉnh chiến lược dưới thời Biden. Nhưng quá trình điều chỉnh chiến lược của Washington để đối phó với Bắc Kinh đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/11/2021

Published in Diễn đàn

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

taiwan0

Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6 của Lực lượng Không quân Trung Quốc khi bay gần lãnh thổ Đài Loan vào tháng 2 năm 2020. © Bộ Quốc phòng Đài Loan / AP

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không.

Đối với những người đồng tình với quan điểm của Davidson, số lượng máy bay chiến đấu chưa từng có xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, lên tới gần 150 chiếc trong vài ngày đầu tháng trước, là bằng chứng mới nhất cho thấy điều gì đó đang xảy ra.

Đối với những người bác bỏ quan điểm trên, có thể dễ dàng giải thích rằng các cuộc xâm nhập không phận gần đây chỉ đơn giản là một phần cho thấy sự gia tăng phản ứng quân sự nói chung của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc Mỹ và Đài Loan tăng cường thắt chặt quan hệ song phương.

Có nhiều lý do chính đáng để tin rằng dự đoán của Davidson có phần hơi quá táo bạo.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rõ ràng đang tìm cách khiến Đài Loan khuất phục, và bằng vũ lực nếu cần, ông vẫn tiếp tục thúc đẩy "tái thống nhất hòa bình" như là phương thức ưa thích của Bắc Kinh. Đến giờ ông Tập có thể đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ hơn nếu ông nghĩ rằng chiến tranh là một khả năng thực sự. Thay vào đó, ông Tập đã đưa ra các biện pháp nhằm dập tắt các suy đoán về một cuộc tấn công tiềm tàng bằng cách kiểm duyệt các tin đồn trên mạng xã hội Trung Quốc rằng Bắc Kinh đã huy động lực lượng quân dự bị và hướng dẫn người dân tích trữ lương thực.

Liệu có khả năng ông Tập đang âm mưu tiến hành một cuộc đánh lén hay không ? Chắc chắn là có thể, nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy ông đang làm vậy, và những gì chúng ta biết lại cho thấy điều ngược lại – một cách tiếp cận từ từ, nghe ngóng, với hy vọng rằng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự đối với Đài Loan sẽ dẫn đến việc Quốc Dân Đảng, vốn thân thiện với Trung Quốc, sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan tiếp theo vào năm 2024.

Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn chưa cập nhật Luật Chống ly khai năm 2005, cho thấy trái với hầu hết các phân tích của phương Tây, Đài Loan không phải là ưu tiên hàng đầu. Ông Tập thường bỏ qua việc nhắc đến "Đài Loan" trong các bài phát biểu quan trọng của Đảng Cộng sản. Trong một bài phát biểu như vậy trước các quan chức hàng đầu hồi tháng Giêng, ông Tập tập trung vào các mục tiêu hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội hơn là giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ông Tập cũng phải lo lắng về khả năng thành công của PLA nếu tiến hành một cuộc đổ bộ vào Đài Loan. Các cuộc tấn công đổ bộ bằng đường biển nổi tiếng là khó thành công, hãy xem trường hợp của Anh trong chiến tranh Quần đảo Falklands là một ví dụ – và PLA trong quá khứ đã thể hiện những khiếm khuyết trong các lĩnh vực quan trọng như không vận chiến lược, hậu cần và chiến tranh chống tàu ngầm, bên cạnh những vấn đề khác.

Có thể việc Trung Quốc tái cơ cấu quân đội vào năm 2016 theo một khái niệm chung về hợp đồng tác chiến, đồng thời mở rộng và hiện đại hóa mạnh mẽ các lực lượng để phù hợp với lời kêu gọi của ông Tập là đạt được vị thế quân sự "đẳng cấp thế giới" vào năm 2049, đã nâng cao hiệu quả của các lực lượng này. Nhưng nếu chỉ cải thiện năng lực thì không nhất thiết sẽ dẫn tới mức độ hiệu quả cao hơn trên chiến trường, đặc biệt là đối với một quân đội đã không tham chiến lần nào kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979.

Các bản tự đánh giá của PLA thường nêu bật những thách thức về khả năng sẵn sàng nhân sự, đặc biệt là trong lãnh đạo chiến đấu. PLA nhấn mạnh sự cần thiết phải huấn luyện trong "các điều kiện chiến đấu thực tế". Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cố gắng thực hiện một chiến dịch quân sự ít khó khăn hơn trước khi tấn công Đài Loan. Người đứng đầu cơ quan tình báo Đài Loan hồi đầu tháng này đã đưa ra một lời chứng đáng chú ý rằng Trung Quốc đã tranh luận trong nội bộ về việc chiếm quần đảo Pratas (Đông Sa) của Đài Loan.

Cũng cần lưu ý rằng dù hành vi của Trung Quốc đối với Đài Loan trong vài năm qua có nghiêm trọng tới đâu, thì Bắc Kinh cũng đã thực sự kiềm chế so với những gì họ có thể đã làm cho tới nay. Ví dụ, trong cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, Bắc Kinh đã cho phóng các tên lửa đạn đạo đến gần Đài Loan – một biện pháp mang tính khiêu khích cao mà nước này đến giờ vẫn chưa lặp lại.

Trung Quốc cũng đã quyết định giữ nguyên Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế (ECFA), được ký hồi năm 2010 dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân Đảng đối lập, bất chấp việc Đài Loan từ chối tái khẳng định nguyên tắc Một Trung Quốc theo cái gọi là Đồng thuận năm 1992.

Việc chấm dứt Hiệp định ECFA sẽ gây áp lực kinh tế đáng kể lên hòn đảo. Nói rộng ra, nhiều người có thể mong đợi Bắc Kinh siết chặt áp lực mọi mặt lên Đài Bắc trước khi tiến hành bất kỳ cuộc tấn công quân sự cuối cùng nào. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay chưa xảy ra theo hướng đó.

Tất cả những điều này là tin tốt cho an ninh của Đài Loan cho đến năm 2027. Nhưng có một ngoại lệ lớn có thể diễn ra. Nếu đương kim phó tổng thống đang rất được lòng dân của bà Thái là Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), có tên tiếng Anh là William Lai, trở thành ứng viên tổng thống năm 2024 của Đảng Dân Tiến, và nếu ông thắng cử, thì khả năng Trung Quốc tiến hành hành động quân sự chống lại Đài Loan sẽ gia tăng.

Bắc Kinh đã gọi bà Thái là một người ly khai và bí mật ủng hộ độc lập, điều đã rất nghiêm trọng. Nhưng nếu ông Lại đắc cử tổng thống, thì Bắc Kinh sẽ đối mặt với một nhà lãnh đạo vốn lúc đang nắm chức thủ tướng hồi năm 2018 đã công khai tuyên bố rằng ông là "một người chiến đấu vì sự độc lập của Đài Loan". Việc một người như vậy đắc cử tổng thống rất có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiến tới hành động quân sự.

Tuy vậy, nhiều điều vẫn có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2024, và chúng ta nên hạn chế đưa ra những kết luận dễ dãi. Trong thời gian đó, Đài Loan cũng sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ bổ sung của Hoa Kỳ để tăng cường khả năng răn đe chống lại Trung Quốc. Đài Bắc sẽ được hưởng lợi hơn nữa nếu Mỹ cam đoan với Trung Quốc rằng Washington không có kế hoạch khuyến khích hoặc công nhận một Đài Loan độc lập.

Trong năm đầu tiên nắm quyền, chính quyền Biden đã thực hiện một cách hiệu quả cách tiếp cận này.

Derek Grossman

Nguyên tác : "Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat", Nikkei Asia, 10/11/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 12/11/2021

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

taiwan1

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một "cuộc cạnh tranh chiến lược", như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra.

Điều gì khiến Trung Quốc trở thành mối đe dọa quân sự khẩn cấp ? Đầu tiên, Bắc Kinh đã nói rõ rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan. Việc khuất phục hòn đảo không chỉ là chuyện thu hồi một tỉnh mà họ cho là đã mất, mà đó còn sẽ là một bước quan trọng để giúp Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ ở Châu Á. Và đây không chỉ là nói suông. Quân đội Trung Quốc đã diễn tập các cuộc tấn công đổ bộ, và hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc cũng đã diễn tập các cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực.

Thứ hai, Trung Quốc không chỉ có ý chí xâm lược Đài Loan, mà ngày càng có khả năng tiến hành mục tiêu này một cách thành công. Trung Quốc đã dành 25 năm để xây dựng một quân đội hiện đại, phần lớn là nhằm để khuất phục Đài Loan. Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và một lực lượng không quân khổng lồ và tiên tiến, kho vũ khí tên lửa và mạng lưới vệ tinh. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan thành công ngay vào ngày mai, nhưng Bắc Kinh có thể ở rất gần mục tiêu đó. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết gần đây rằng Trung Quốc sẽ "hoàn toàn có năng lực để xâm lược" vào năm 2025. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang được cải thiện hàng tháng.

Thứ ba, Trung Quốc có thể nghĩ rằng cửa sổ cơ hội của họ đang khép lại. Nhiều cuộc chiến đã bắt đầu chỉ vì một bên nghĩ rằng họ chỉ có một khoảng thời cơ nhất định để khai thác. Chắc chắn đây là một yếu tố chính dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới. Bắc Kinh có thể đánh giá họ cũng đang đối mặt với một trường hợp tương tự ngày nay.

Cuối cùng thì dù chậm chạp và không nhất quán, nhưng Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã thức tỉnh trước mối thách thức đến từ Trung Quốc và định hướng lại các nỗ lực quân sự của mình hướng vào Châu Á. Nhưng những khoản đầu tư này sẽ không thực sự bắt đầu đơm hoa kết trái cho đến cuối thập niên này. Trong khi đó, các liên minh như Bộ Tứ (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) đang liên kết để ngăn Trung Quốc có được khả năng thống trị khu vực. Theo quan điểm của Bắc Kinh, nếu chờ đợi quá lâu, các khoản đầu tư quân sự của Mỹ sẽ biến Mỹ trở thành một đối thủ quân sự đáng gờm hơn nhiều, trong khi một liên minh quốc tế lại hoạt động để cản trở tham vọng của Trung Quốc.

Tất cả điều này làm gia tăng thêm tình huống mà trong đó Bắc Kinh có thể nghĩ rằng tốt hơn hết là nên sử dụng vũ lực sớm hơn muộn. Để tránh xung đột và có thể là cả một thất bại, Mỹ phải nhanh chóng hành động để răn đe Bắc Kinh. Liên tục tuyên bố cam kết "vững như bàn thạch" của chúng ta đối với Đài Loan là một điều tốt nhưng chưa đủ.

Ưu tiên cấp bách nhất là Đài Loan phải nâng cấp triệt để hệ thống phòng thủ của mình. Những nỗ lực của riêng hòn đảo trên khía cạnh này sẽ quyết định liệu họ có thể tồn tại như một xã hội tự do hay không. Đài Bắc phải tăng gấp nhiều lần ngân sách quốc phòng, vốn bị lơ là nhiều trong những thập niên gần đây, và tập trung các khoản chi tiêu và nỗ lực của mình vào hai việc : ngăn chặn một cuộc xâm lược của Trung Quốc với sự giúp đỡ của Mỹ, và giúp hòn đảo có được khả năng chống chọi trước một cuộc phong tỏa hoặc không kích của Bắc Kinh. Điều này sẽ đòi hỏi tên lửa chống hạm, ngư lôi và hệ thống phòng không, cũng như kho dự trữ vật tư để chống chịu được một cuộc phong tỏa. Hoa Kỳ sẽ cần sử dụng mọi đòn bẩy để thúc đẩy hoặc buộc Đài Bắc phải thực hiện sự thay đổi này.

Washington cũng nên gây áp lực tương tự lên Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ. Nếu Đài Loan thất thủ, Nhật Bản sẽ bị Bắc Kinh đe dọa quân sự trực tiếp. Và Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ nỗ lực phòng thủ nào của Đài Loan. Nhật Bản ít nhất nên tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng (hiện chỉ chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội) ngay lập tức.

Trong khi đó, Mỹ cần củng cố vị thế quân sự của mình ở tây Thái Bình Dương. Một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm và các lực lượng có khả năng sống sót khác được triển khai mạnh mẽ từ trước sẽ đảm bảo Mỹ và các đồng minh có thể ngăn chặn được bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào Đài Loan. Hoa Kỳ phải mua và nhanh chóng triển khai các hệ thống như tên lửa chống hạm cùng dàn thiết bị trinh sát không người lái, những thứ cần thiết để giúp đánh bại một cuộc xâm lược của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn chiến tranh chống lại một siêu cường sẽ đòi hỏi sự tàn nhẫn trong các ưu tiên của Mỹ. Muốn giữ vững thế đứng ở Châu Á, quân đội Mỹ sẽ phải ngừng hầu hết mọi thứ khác, trừ răn đe hạt nhân và chống khủng bố. Quân đội Mỹ sẽ phải thu nhỏ quy mô ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và thậm chí cả Châu Âu. Mỹ đã có cơ hội tạo ra một sự chuyển đổi cân bằng và căn bản hơn về phía Châu Á, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ. Bây giờ chúng ta cần phải tập trung, ngay cả khi điều đó có nghĩa là quân đội hầu như trên thực tế phải loại bỏ mọi thứ khác.

Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt ra một thách thức lâu dài đối với Mỹ ở cả các khía cạnh ngoài vấn đề sức mạnh quân sự. Nhưng rủi ro cấp bách nhất hiện nay là Bắc Kinh có thể nhìn thấy lợi thế khi dùng đến biện pháp chiến tranh. Thuyết phục Bắc Kinh rằng họ không thể giành được lợi ích từ việc xâm lược phải là một ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ.

Elbridge Colby

Nguyên tác : "The Fight for Taiwan Could Come Soon", Wall Street Journal, 27/10/2021

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/10/2021

Elbridge Colby là tác giả của cuốn "The Strategy of Denial : American Defense in an Age of Great Power Conflict, và là cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược và phát triển lực lượng, 2017-18.

Published in Diễn đàn

Trung Quc uy hiếp Đài Loan

Căng thng quân s gia Bc Kinh và Đài Bc đã lên đến đnh đim. B trưởng Quc phòng Đài Loan Khâu Quc Chính (Chiu Kuo-cheng) t cáo Trung Quc đang chun b cho mt cuc chiến và nhiu kh năng s tiến hành mt cuc xâm lược toàn din vào năm 2025 (1).

eobien1

Hải quân Đài Loan tập trận chống tấn công giả định ở Cảng Đài Bắc hôm 4/5/2019. Reuters

Tình hình xung quanh Đài Loan nóng lên t đu tháng 10, khi gn 150máy bay quân s Trung Quc, gm c máy bay ném bom chiến lược H-6 có kh năng mang vũ khí ht nhân, đã nhiu ln qun tho vùng tri ngoài khơi hòn đo này. Tuy máy bay Trung Quc không xâm phm không phn Đài Loan, song chính quyn Đài Bc đã t rõ s lo ngi. Ông Khâu Quc Chính cnh báo tình hình "đáng báo đng nht trong hơn 40 năm qua", đng thi cnh báo"chúng tôi s làm tt c nhng gì có th đ bo v hòn đo trước mi đe da, dù luôn c gng chung sng hòa bình vi Cng hòa Nhân dân Trung Hoa(2 ).

Theo chính sách lâu nay, Mỹ h tr chính tr và quân s cho Đài Loan, nhưng không đưa ra cam kết rõ ràng s bo v Đài Loan trước các cuc tn công ca Trung Quc.

Ngày 5/10, Tng thng Mỹ Joe Biden lên tiếng khng đnh rng trong cuc trao đi hi tháng 9 vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, hai bên đã tái khng đnh tôn trng"tha thun Đài Loan". Bình lun ngn gn ca Tng thng Biden v "tha thun Đài Loan" ng ý nhc đến lp trường"mt Trung Quc" ca chính quyn M. Theo đó, Washington chính thc công nhn Trung Quc cùng lúc vi vic ct đt"quan h ngoi giao" vi Đài Loan vào năm 1979. Mỹ khi đó k vng tương lai ca Đài Loan s được xác đnh bng các bin pháp hòa bình và Mỹ không có quan đim gì v ch quyn ca Đài Loan. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Mỹ đã ban hành Đo lut v Quan h Đài Loan, đm bo cung cp cho Đài Loan các phương tin đ t v.

Sau phát biu ca tng thng M, B Ngoi giao Đài Loan cho biết đã yêu cu phía Mỹ làm rõ nhng bình lun ca Tng thng Biden và được trn an rng chính sách ca Mỹ đi vi Đài Loan s không thay đi, và cam kết bo v ca Washington đi vi Đài Bc là "vng chc". B Ngoi giao Đài Loan sau đó nhn mnh : i mt vi các đe da quân s, ngoi giao và kinh tế ca chính quyn Trung Quc, Đài Loan và Mỹ luôn duy trì các kênh liên lc cht ch và thông sut" (3).

Bc Kinh mun gì khi đe dọa Đài Loan ?

Thi đim mà Trung Quc chn la đ uy hiếp Đài Loan khá quan trng. Trước tiên, Trung Quc k nim Quc khánh nước Cng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10. Trung Quc mun biu dương sc mnh tinh thn dân tc bng mt hình thc nào đó. Mt s kin quan trng khác chính là cuc tp trn chung ngoài khơi Okinawa gia M, Nht Bn, Australia, Anh, Canada và Hà Lan. Cuc tp trn quy t hai tàu sân bay ca M, mt tàu sân bay ca Anh, mt tàu sân bay trc thăng Nht Bn. Như vy, đây cũng là mt cuc biu dương lc lượng ca Mỹ nhưng là phía bên kia chui đo Okinawa. Bên cnh đó, ngày 10/10 là ngày l ln ca Trung Hoa Dân Quc, là ngày"Quc khánh" ca Đài Loan. Người ta có th đoán là "s có mt cuc biu dương sc mnh mi t Trung Quc". Tuy nhiên, theo nhiu nhà nghiên cu, kh năng dn đế n chiến tranh toàn din gia Đài Loan và Trung Quc trong ngn hn vn rt hn chế dù Bc Kinh không ngng gia tăng khiêu khích. Nhng hành đng ca Bc Kinh vn rt được cân nhc, có chng mc bi cho đến lúc này, Trung Quc vn chưa đi vào vùng không phn ca Đài Loan mà ch ADIZ. Đó là vùng không gian do Đài Bc đơn phương tuyên b và không phi là mt khong cách hp pháp v mt pháp lý.

Nhà nghiên cu chính tr Scott W Harold, làm vic ti Tp đoàn Rand, cho rng thi đim này, mt cuc xâm lược thc s s là mt "thách thc rt ln" đi vi Quân Gii phóng nhân dân Trung Quc (PLA), và rng các hot đng quân s thi gian gn đây có l ch là nhm đe da hòn đo dân ch này. Ông nói :"Nhng gì Trung Quc làm là gây áp lc vi Đài Loan - th đt ra mt s ranh gii đ - và c gng leo thang chiến dch chiến tranh tâm lý chng li hòn đo dân ch và nhà lãnh đo Thái Anh Văn" (4).

Euan Graham, nhà phân tích v quc phòng ca Vin Nghiên cu Chiến lược quc tế Singapore, cho rng điu quan trng và đáng chú ý hơn s lượng máy bay được trin khai là s tinh vi và hin đi ca các phương tin này, gm máy bay chiến đu, máy bay ném bom và máy bay cnh báo sm trên không. Ông nói :"Trông nó ging như mt chiến dch tn công, và mt phn ca các bước tăng áp lc. Đây không phi là mt vài máy bay chiến đu áp sát (không phn) và sau đó quay tr li khi ch mi chm vào ranh gii, đây là mt hot đng có ch đích hơn nhiu" (5). Kim soát Đài Loan và không phn ca hòn đo này là chìa khóa trong chiến lược quân s ca Trung Quc, vi thc tế là các khu vc chng kiến các cuc xut kích gn đây nht đu dn đến Tây Thái Bình Dươ ng và Bin Đông.

Theo bà Bonnie Glaser - mt chuyên gia t Trung Quc, Đài Loan là vn đ duy nht có th thc s dn đến mt cuc chiến tranh gia Mỹ và Trung Quc. Hãy nh rng Trung Quc và Mỹ đu có vũ khí ht nhân, vì vy nếu tình hình xung quanh Eo bin Đài Loan leo thang, điu đó s thc s thm khc. Tt nhiên, Trung Quc cho rng Đài Loan v cơ bn là mt tnh ca nước này. Và vì vy, Tp Cn Bình (như nhiu người lo s) có th t b vic thng nht hòa bình và có th s dng vũ lc đ xâm lược Đài Loan. T quan đim đó, vic các chiến đu cơ Trung Quc xâm phm ADIZ ca Đài Loan mi đây thc s nhm mc đích cnh báo Đài Loan không nên đi quá xa trong vic tìm kiếm đc lp. Ngoài ra, đng thái đó cũng nhm gây ra tâm lý tuyt vng cho người dân Đài Loan, t đó h có th s t b khát vng đc lp và chp nhn tr thành mt phn ca Trung Quc (6).

Đài Loan liên quan Vit Nam và Biển Đông ra sao ?

Ngày 5/10, phát biu vi các phóng viên ti Đài Bc, Th tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cnh báo : "Đài Loan phi cnh giác. Trung Quc ngày càng vượt lên dn trước. Thế gii cũng đã chng kiến Trung Quc nhiu ln lp li nhng hành đng gây tn hi ti hòa bình khu vc và gây áp lc đi vi Đài Loan", đng thi nói thêm rng Đài Loan cn phi "t tăng cường sc mnh" và đoàn kết li. Ông khng đnh : "Ch có như vy, các nước mun thôn tính Đài Loan mi không dám d dàng s dng vũ lc. Ch khi chúng ta t giúp mình, người khác mi có th giúp chúng ta" (7).

Câu chuyn ca Đài Loan cũng là câu chuyn ca Vit Nam. Trung Quc không ch đt mc tiêu vào Đài Loan mà còn có dã tâm chiếm đot toàn b Biển Đông. Trung Quc đã xây dng nhng tin đn đây đ biến thành các căn c quân s. Vì vy, Trung Quc đã điu đng nhng tàu hi cnh rt ln và đe da các quc gia khác, trong đó có Vit Nam. Trung Quc mun cm các nước này khai thác các ngun tài nguyên vùng bin mà trên thc tế thuc ch quyn ca h theo Công ước v Lut Bin ca Liên hp quc (UNCLOS) năm 1982, bao gm c quyn đánh bt cá và khai thác năng lượng. Và Trung Quc cũng đã s dng các căn c quân s này đ báo hiu rng Bc Kinh có th có mt s yêu sách vượt ra ngoài các tuyên b v quyn hàng hi hp ph áp.Do đó, Mỹ và các nước phương Tây khác lo ngi Trung Quc s ngăn cn t do hàng hi trong khu vc. Các lc lượng hi quân - không ch ca M, mà còn ca Nht Bn, Australia, Pháp và các quc gia khác - đã tiến hành các cuc tp trn Bin Đông ch đ chng minh rng vùng bin này phi được duy trì t do cho tt c các quc gia khác.

Cách mà Đài Loan chng li đe dọa t Bc Kinh s là bài hc kinh nghim quý báu cho Vit Nam. Và nếu Bc Kinh thành công trong vic xâm lược Đài Loan thì chng my chc s ti vic Trung Quc tiếp tc xâm chiếm nhng căn c mà Vit Nam đang nm gi Trường Sa.

Trần Tài Năng

Nguồn : RFA, 12/10/2021

Published in Diễn đàn

Tổng thống Biden : Mỹ, Trung tái khẳng định tôn trọng "thỏa thuận Đài Loan"

Trọng Thành, RFI, 06/10/2021

Quan hệ Trung Quốc – Đài Loan tiếp tục căng thẳng với việc Bắc Kinh ồ ạt đưa hơn 100 chiến đấu cơ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan từ bốn ngày nay. Hôm qua, 05/10/2021, tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng khẳng định trong cuộc trao đổi hồi tháng 9 với chủ tịch Trung Quốc, hai bên đã tái khẳng định tôn trọng "thỏa thuận Đài Loan" giữa hai bên.

mytrung1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu từ Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 04/10/2021.  Reuters - Jonathan Ernst

Hãng tin Anh Reuters cho hay, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong cuộc điện đàm ngày 09/09, xin trích, "tôi đã nói chuyện với ông Tập về Đài Loan. Chúng tôi đã đồng ý... sẽ tôn trọng thỏa thuận Đài Loan". Nguyên thủ Mỹ cho biết thêm : "Chúng tôi đã nói rõ điều này, và tôi không nghĩ rằng ông ấy có thể làm điều gì khác hơn, ngoài việc tôn trọng thỏa thuận".

Theo Reuters, diễn đạt ngắn trên đây của tổng thống Hoa Kỳ về "thỏa thuận Đài Loan" ngụ ý nhắc đến lập trường "một nước Trung Hoa" của chính quyền Mỹ. Theo đó, Washington chính thức công nhận Trung Quốc cùng lúc với việc cắt đứt "quan hệ ngoại giao" với Đài Loan vào năm 1979.

Nước Mỹ kỳ vọng tương lai của Đài Loan sẽ được xác định bằng các biện pháp hòa bình và Hoa Kỳ không có quan điểm gì về chủ quyền của Đài Loan. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), buộc chính quyền Mỹ cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ.

Sau phát biểu của tổng thống Mỹ, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết đã yêu cầu phía Mỹ làm rõ những bình luận của ông Biden và được trấn an rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan sẽ không thay đổi, và cam kết bảo vệ của Hoa Kỳ đối với Đài Bắc là "vững chắc" và Washington sẽ tiếp tục giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ. Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh : "Đối mặt với các đe dọa quân sự, ngoại giao và kinh tế của chính quyền Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ luôn duy trì các kênh liên lạc chặt chẽ và thông suốt".

Vẫn về quan hệ Trung – Đài, hôm nay, bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chinh (Chiu Kuo-cheng) cảnh báo căng thẳng hai bờ eo biển ở mức chưa từng có từ hơn 40 năm nay, và Bắc Kinh có đủ phương tiện để xâm chiếm "toàn bộ" hòn đảo vào năm 2025.

Phái đoàn nghị sĩ Pháp thăm Đài Loan dịp Quốc khánh 

Phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp đến Đài Bắc hôm nay. Chuyến công du hòn đảo dân chủ 23 triệu dân của các nghị sĩ Pháp trùng với dịp Quốc khánh Đài Loan 10/10. Chính quyền Đài Loan hoan nghênh các nghị sĩ Pháp thực hiện chuyến đi này bất chấp các áp lực từ Trung Quốc. Trong một thông điện trên Twitter, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết bà "nóng lòng" gặp các nghị sĩ Pháp, để thúc đẩy các quan hệ song phương giữa Pháp và Đài Loan.

Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc : 

"Đưa các quan hệ giữa Đài Loan và Pháp hướng đến những tầm cao mới", trên đây là mục tiêu mà chính quyền Đài Loan đặt ra nhân chuyến công du 5 ngày của 4 thượng nghị sĩ Pháp. Phái đoàn Pháp, do cựu bộ trưởng quốc phòng Alain Richard dẫn đầu, đặc biệt có kế hoạch gặp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, "nỗi ác mộng" của Bắc Kinh do thái độ kiên quyết của bà chống lại việc thống nhất với Hoa lục.

Chuyến công du vẫn được tổ chức bất chấp các áp lực từ phía Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, đại sứ Trung Quốc tại Pháp thậm chí đã gửi thư cho thượng nghị sĩ Alain Richard để yêu cầu ông xét lại kế hoạch đi Đài Loan. Đây là một đe dọa chưa từng thấy, trong lúc từ hơn 40 năm nay, các nghị sĩ Pháp đến Đài Loan gần như hàng năm. 

Hôm qua, tổng thống Đài Loan đã lấy làm tiếc là "Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hãn hơn" với Đài Loan. Phát biểu của tổng thống Thái Anh Văn được đăng tải trên tạp chí Foreign Affairs. Chủ đề này chắc chắn sẽ nằm ở tâm điểm của các thảo luận giữa Đài Bắc với các thượng nghị sĩ Pháp".

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 06/10/2021

********************

Mỹ - Trung đối thoại tại Thụy Sĩ trong bối cảnh căng thẳng song phương

Thu Hằng, RFI, 06/11/2021

Đài Loan, cũng như vấn đề nhân quyền và thương mại, nằm trong chương trình nghị sự ngày 06/10/2021 của hai quan chức Mỹ và Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Trong thông cáo ngày 05/10, Nhà Trắng cho biết Washington "tìm cách xử lý một cách có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa Mỹ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa".

mytrung2

Cuộc đối thoại Mỹ -Trung đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden tại Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 18/03/2021. AP - Frederic J. Brown

Sáu tháng sau cuộc họp song phương đầy căng thẳng tại Alaska (Mỹ), lần đầu tiên cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan gặp lại ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

Cuộc họp cũng nằm trong chuỗi thảo luận được nguyên thủ hai nước Mỹ và Trung Quốc nhất trí trong cuộc điện đàm ngày 09/09 nhằm tạo điều kiện đối thoại giữa hai cường quốc đang cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Một quan chức tham gia chuẩn bị cuộc gặp cho trang South China Morning Post biết, cuộc họp tại Zurich nhằm mục đích "xây dựng các kênh liên lạc và triển khai nội dung đã được hai nguyên thủ nhất trí".

Theo nhiều quan chức Mỹ, cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép có các cuộc thảo luận ở cấp cao nhằm giúp hai nước thoát khỏi bế tắc.

Theo Reuters, sau cuộc họp với ông Dương Khiết Trì ở Zurich, cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan sẽ đến Bruxelles và thông báo nội dung cuộc họp với các đại diện Liên Hiệp Châu Âu và "tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh xuyên Đại Tây Dương".

Trong khi đó, bà Katherine Tai, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, đang ở Paris (Pháp) tham gia cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) cho biết hy vọng sẽ sớm đối thoại với các đồng nhiệm Trung Quốc, trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa thông báo chiến lược thương mại đối với Trung Quốc vào ngày 04/10.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 06/10/2021

**********************

Tổng thống Thái Anh Văn cảnh báo : Để Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ là thảm họa cho Châu Á

Thụy My, RFI, 05/10/2021

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 05/10/2021 cảnh báo nếu hòn đảo rơi vào tay Bắc Kinh, điều đó sẽ mang lại hậu quả "thảm khốc" cho Châu Á. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh liên tục trong bốn ngày qua đã có đến 148 chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Đài Loan. Đài Bắc cũng chuẩn bị bổ sung ngân sách quốc phòng.

mytrung3

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại căn cứ Không Quân ở Giai Đông (Jiadong) thuộc Bình Đông (Pingtung), ngày 15/09/2021.  AP

Trong bài viết trên tờ Foreign Affairs, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh, nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, điều đó có nghĩa là trong cuộc đối đầu giữa các giá trị hiện nay trên thế giới, toàn trị đã thắng được dân chủ. Bà đồng thời khẳng định Đài Loan sẽ chống trả bằng mọi cách nếu Trung Quốc tấn công.

Cũng trong hôm nay, thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) tuyên bố : Đài Loan phải luôn trong tình trạng cảnh giác trước các hoạt động quân sự thái quá của Bắc Kinh, làm phương hại đến hòa bình khu vực.

Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc :

"Các vụ xâm nhập ồ ạt vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan bắt đầu từ thứ Sáu tuần trước, đúng vào ngày lễ quốc khánh Trung Quốc. Từ đó đến nay lại càng dồn dập thêm : Quân Đội Đài Loan ghi nhận có 39 chiếc phi cơ hôm thứ Bảy, 52 chiếc Chủ nhật và hôm qua 56 chiếc bay vào.

Hoàn Cầu Thời Báo đắc chí viết "Trung Quốc đã dời cuộc diễu hành sang eo biển Đài Loan".

Đây là con số kỷ lục kể từ đợt xâm nhập năm ngoái, sau khi bà Thái Anh Văn - vốn kiên quyết chống lại việc sáp nhập vào Trung Quốc - tái đắc cử.

Hoa Kỳ, đối tác chính của Đài Loan, hôm Chủ nhật đã tỏ ra lo ngại trước hành động khiêu khích này, nhắc nhở rằng những cam kết với Đài Loan vẫn "vững chắc như bàn thạch".

Tuy vậy việc chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập sẽ còn diễn ra trong những ngày tới, vào lúc Đài Loan chuẩn bị mừng lễ quốc khánh Chủ Nhật này. Tất nhiên là Bắc Kinh không ưa, và chừng như quyết tâm phá rối ngày lễ".

Đài Loan gia tăng ngân sách quốc phòng

Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết chi tiêu quân sự sẽ được tăng thêm 240 tỉ đài tệ (8,6 tỉ đô la) trong 5 năm tới, trong đó 64% dành cho Hải quân kể cả hỏa tiễn và chiến hạm. Bản dự chi mà hãng tin Reuters có tham khảo được trình lên Quốc hội hôm nay, và nhiều khả năng sẽ được thông qua vì đảng của bà Thái Anh Văn chiếm đa số tuyệt đối.

Cũng theo bộ quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu quân sự, đặc biệt là chiến đấu cơ hiện đại, tàu đổ bộ, và các hoạt động không quân, hải quân gần Đài Loan. Do bị đe dọa chưa từng thấy, Đài Loan cần nhanh chóng củng cố khả năng răn đe để tránh xảy ra chiến tranh.

Gần 30 tỉ Đài tệ (1,5 tỉ đô la) được dành cho các loại hỏa tiễn Vạn Kiếm (Wan Chien), Hùng Phong (Hsiung Feng) IIE phiên bản nâng cấp, Hùng Thăng (Hsiung Sheng) ; một số hỏa tiễn được đặt trên xe quân sự để cơ động hơn, địch quân khó tìm thấy và phá hủy.

Thụy My

Nguồn : RFI, 05/10/2021

Published in Diễn đàn