Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đài Loan tập trận với tên lửa Stinger diệt máy bay không người lái

Nguồn : RFA, 27/06/2022

*************************

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nghiên cứu quốc tế, 26/06/2022

Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan.

dailoan1

Tháng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, "Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ".

Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản.

Đó là những hành động mới nhất trong vòng xoáy trao đổi thông điệp quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng phản ánh mối lo ngại gia ang ở Washington, Đài Bắc, cũng như giữa các đồng minh của Mỹ, rằng Bắc Kinh có thể cố gắng thôn tính Đài Loan trong vài năm tới.

"Thập niên này thật đáng lo ngại, đặc biệt là giai đoạn từ nay đến năm 2027", Phil Davidson, một đô đốc về hưu, người từng chỉ huy lực lượng Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói. "Sở dĩ tôi nhận định như vậy là vì những cải thiện đáng kinh ngạc trong năng lực quân sự của Trung Quốc, tiến trình chính trị của Tập Cận Bình, và những thách thức kinh tế dài hạn trong tương lai của Trung Quốc".

dailoan2

Đài Bắc muốn duy trì năng lực quân sự của mình, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-5, để chống lại Trung Quốc xâm lược © Ritchie B Tongo / EPA-EFE

Dù lời đe dọa chiếm Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc đã xuất hiện kể từ khi chính phủ và quân đội Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan vào năm 1949, sau khi thua trong cuộc nội chiến ở đại lục, Bắc Kinh lâu nay vẫn tập trung lôi kéo hòn đảo vào quỹ đạo của mình bằng chiêu dụ kinh tế và áp lực chính trị.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách Đài Loan hiện tin rằng : khi Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn hy vọng vào hiệu quả của các biện pháp kể trên, và với việc các lực lượng vũ trang đang hiện đại hóa nhanh chóng, Tập có thể sớm lựa chọn tham chiến.

Đài Loan trở thành "điểm nóng nguy hiểm" được chú ý chỉ vài ngày sau lễ nhậm chức của Biden hồi năm ngoái, khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiến hành mô phỏng tấn công bằng tên lửa vào một tàu sân bay Mỹ đang hoạt động ở vùng lân cận của nước này. Trong những tháng tiếp theo, Trung Quốc đã gia tăng tần suất tập trận cũng như kích cỡ của những chiếc máy bay chiến đấu và máy bay ném bom bay gần Đài Loan.

Davidson từng lên tiếng cảnh báo vào tháng 3 năm ngoái, khi trình bày với ủy ban vũ trang Thượng viện rằng ông tin mối đe dọa về một cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan sẽ "trở thành hiện thực… trong vòng sáu năm tới". Ngay sau đó, một quan chức cấp cao của Mỹ chia sẻ với Financial Times rằng Tập đang cân nhắc ý tưởng chiếm quyền kiểm soát hòn đảo.

Từ đó tới nay, những lời cảnh báo như vậy ngày càng phổ biến – và trở thành nền tảng cho những bình luận của Biden về việc đáp trả một cuộc xâm lược của Trung Quốc. Nó cũng đã thúc đẩy sự thay đổi trong các cuộc trao đổi giữa Đài Loan và Mỹ về cách bảo vệ hòn đảo.

Suốt nhiều năm, Washington liên tục thúc giục Đài Bắc phải chú ý nhiều hơn đến rủi ro này, nhưng chính phủ và quân đội Đài Loan đã phản ứng chậm chạp. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh. Các quan chức cấp cao của Đài Loan nói rằng cuộc tấn công của Nga nhằm vào nước láng giềng đã làm nổi bật mối đe dọa mà chính họ phải đối mặt.

dailoan3

Phil Davidson, cựu Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, tin rằng cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan sẽ được hiện thực hóa vào năm 2027 © Hugh Gentry / Reuters

"Mối nguy đến từ Tập Cận Bình và thực tế rằng ông ấy sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba vào cuối năm nay", một quan chức cho biết. "Theo hiến pháp trước đây của Trung Quốc, nước này sẽ có nhà lãnh đạo mới sau mỗi 10 năm, và ‘sứ mệnh lịch sử’ thống nhất Đài Loan cũng sẽ được chuyển giao cho nhà lãnh đạo kế nhiệm. Nhưng khi sứ mệnh quốc gia trở thành sứ mệnh của một cá nhân, thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên".

"Putin đã chẳng đưa ra quyết định xâm lược Ukraine nếu ông không phải là người tự quyết định mọi thứ. Tương tự, Tập Cận Bình cũng có thể đánh giá sai lầm như vậy", quan chức này cho biết thêm.

Chấm dứt thái độ mơ hồ

Dù cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine giúp người ta chú ý hơn vào mối đe dọa tiềm tàng đối với Đài Loan, có một điểm khác biệt lớn giữa hai bên : cuộc chiến của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan có thể là cuộc chiến với Mỹ.

Khi Washington chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979, nước này đã thay thế hiệp ước phòng thủ chung với Đài Loan bằng Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Đạo luật này yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc đảo những vũ khí cần thiết để tự vệ, và duy trì năng lực của chính Mỹ trong việc chống lại vũ lực hoặc những hành động cưỡng bức khác có thể gây nguy hiểm cho an ninh của Đài Loan.

Trong quá khứ, người Mỹ luôn mơ hồ về mức độ cam kết của mình. Trong một nỗ lực để vừa ngăn cản Bắc Kinh xem xét sử dụng lực lượng quân sự, vừa không khuyến khích Đài Bắc chính thức hóa nền độc lập của mình, Washington đã từ chối giải thích rõ ràng liệu họ có tham gia vào một cuộc chiến tranh giữa hai bên hay không.

Sự mơ hồ đó đã giảm đi đáng kể dưới thời Biden. Khi được một phóng viên hỏi trong chuyến đi Nhật Bản gần đây, liệu ông có sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan hay không, Tổng thống Mỹ đã trả lời. "Có. Đó là cam kết của chúng tôi". Nhà Trắng đã vội vã đính chính – giống như việc họ đã làm đối với những tuyên bố tương tự trước đây của Biden, mà một số nhà phân tích coi là hớ hênh – rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không thay đổi.

dailoan4

Trong chuyến công du gần đây tới Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden nói với một phóng viên rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan © Eugene Hoshiko / Pool / EPA-EFE

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao ở Đài Loan và các nước đồng minh với Mỹ tin rằng Biden đang cố gắng răn đe Bắc Kinh, bằng cách ra hiệu rõ ràng hơn rằng họ có thể sẽ phải chiến đấu với Mỹ. Một quan chức cấp cao của Đài Loan cho biết, "Chúng tôi nghĩ rằng Biden đã đi đến một quyết định chính trị, nhằm chứng minh rằng không thể loại trừ lựa chọn này [Mỹ tham chiến]".

"Đối với trường hợp Ukraine, ông ấy đã nói trước rằng Mỹ sẽ không tham chiến. Nhưng khi Trung Quốc cảm thấy rằng khả năng quân sự của họ đã đạt đến mức sẵn sàng để chiếm Đài Loan, thì việc chỉ sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc tài chính sẽ không còn là cách răn đe hiệu quả", vị quan chức nhận định. "Vì vậy, tuyệt đối không được để Trung Quốc tin rằng người Mỹ sẽ không có hành động quân sự".

Dù ngày càng xuất hiện nhiều lo ngại về khả năng xảy ra xâm lược, nhưng thời điểm chính xác của bất kỳ hành động quân sự nào – và ý định thực sự của Trung Quốc – vẫn là chủ đề được tranh luận gay gắt.

Thời điểm mà Davidson coi là có tiềm năng xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc, năm 2027, là mốc kỷ niệm một trăm năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tháng 01/2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố mong muốn "đảm bảo đạt được mục tiêu xây dựng quân đội 100 năm vào năm 2027", theo đó kêu gọi hiện đại hóa quân đội nhanh hơn, đồng thời nhắc lại mục tiêu chuẩn bị cho quân đội Trung Quốc tham gia chiến tranh mạng, chiến tranh "thông minh hóa".

Lầu Năm Góc gọi năm 2027 là một "cột mốc mới" – cụm từ mà Trung Quốc đã từng sử dụng trước đây. "Nếu chúng trở thành hiện thực, các mục tiêu hiện đại hóa năm 2027 của PLA có thể cung cấp cho Bắc Kinh những lựa chọn quân sự đáng tin cậy hơn, trong trường hợp chiến tranh Đài Loan xảy ra", trích báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc của Lầu Năm Góc hồi năm ngoái.

Một số nhà phân tích tỏ ý nghi ngờ về mốc thời gian mà Davidson chọn. Nhưng một năm sau khi ông đưa ra nhận xét của mình, các quan chức chính phủ và quân đội ở cả Đài Bắc lẫn Washington đều cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2027 quả thực là một mối đe dọa.

dailoan5

Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, nói với Quốc hội rằng Đài Loan đang bị đe dọa ‘nghiêm trọng’ từ nay đến năm 2030 © Evelyn Hockstein / Reuters

Tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính cho biết PLA sẽ có "đầy đủ khả năng" tấn công Đài Loan vào năm 2025. "Tình hình hiện tại thực sự đang ở mức độ nguy hiểm nhất mà tôi từng chứng kiến trong hơn 40 năm làm việc trong quân đội", ông nói với các nhà lập pháp.

Gần đây, Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, đã nói với Quốc hội rằng Đài Loan đang bị đe dọa "nghiêm trọng" từ nay đến năm 2030 – theo đó ủng hộ ý kiến cấp bách của Davidson. John Aquilino, người đang là Tổng Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gần đây đã nói với Financial Times rằng cuộc xâm lược ở Ukraine đã cho thấy mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan là không hề trừu tượng.

Các chuyên gia Đài Loan coi năm 2024 và năm 2025 là hai mốc đặc biệt nguy hiểm. Họ tin rằng Tập Cận Bình có thể bị cám dỗ sử dụng vũ lực nếu Đảng Dân Tiến, những người chủ trương duy trì nền độc lập trên thực tế của Đài Loan, tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào đầu năm 2024, hoặc nếu Tập cảm nhận được khoảng trống chính trị ở Mỹ sau kỳ bầu cử tổng thống tiếp theo vào cuối năm 2024.

Mackenzie Eaglen, chuyên gia quốc phòng tại American Enterprise Institute, một viện chính sách ở Washington, nói rằng có hai luồng ý kiến về thời điểm Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan.

"Câu chuyện là giữa những người tin vào giai đoạn mà Davidson đề cập– thời điểm nguy hiểm tối đa – và những người tin rằng chúng ta vẫn còn thời gian để tạo dựng khả năng ngăn chặn và đánh bại Trung Quốc một ngày nào đó trong tương lai", Eaglen nói. Bà cũng thêm rằng các lãnh đạo Lầu Năm Góc đang "cố gắng cân bằng giữa hai bên, đồng ý rằng hiện đang có một số lo ngại, nhưng chọn đặt trọng tâm vào trung hạn".

Một người quen thuộc với các đánh giá của chính quyền Mỹ về mối đe dọa đối với Đài Loan nói đến một sự nhất trí chung, rằng Trung Quốc đang hướng tới việc phát triển các khả năng cần thiết để tấn công vào năm 2027, nhưng người này cho rằng điều đó rất khác với câu hỏi về ý định hay hành động.

"Tôi không nghĩ rằng [Trung Quốc] đã ra quyết định phải làm bất cứ điều gì ở bất cứ thời hạn nào, ngoài việc đạt được những khả năng nhất định. Tôi nghĩ rằng điều này đã không được nhắc đến trong cuộc tranh luận về thời gian [xảy ra chiến tranh]", bà nói.

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Sự lo lắng ngày càng gia tăng về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc đang định hình lại cách suy nghĩ của Washington và Đài Bắc về việc bảo vệ hòn đảo.

Hơn mười năm qua, Washington đã cố gắng thuyết phục Đài Loan trở nên "mạnh mẽ" hơn trước cuộc xâm lược của Trung Quốc. Nhưng quân đội nước này vẫn chỉ lập kế hoạch với giả định rằng họ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, hoặc sẽ không phải đối phó với một cuộc xâm lược toàn diện.

Nhiều chuyên gia quốc phòng Đài Loan xem đó là tình huống xấu nhất, nhưng họ lo ngại các động thái quân sự ngoài chiến tranh của Trung Quốc – chẳng hạn như việc Bắc Kinh thường xuyên tập trận trên không và trên biển gần Đài Loan, chiến tranh thông tin, hoặc thậm chí có thể phong tỏa đường biển – có thể làm suy yếu quyết tâm kháng cự của Đài Loan. Do đó, Đài Bắc cũng muốn duy trì các khả năng quân sự cần thiết để chống lại những động thái đó, ví dụ bằng tàu mặt nước, máy bay chiến đấu hiện đại, và hệ thống bay cảnh báo sớm.

Nhưng giờ đây, khi Mỹ đang ngày càng tập trung vào mối đe dọa xâm lược trong tương lai gần, họ lại buộc Đài Bắc phải tự hành động : chính quyền Mỹ đã bắt đầu từ chối yêu cầu của Đài Loan về các loại vũ khí lớn như trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, thứ mà người Mỹ tin rằng có thể nhanh chóng bị phá hủy trong một cuộc tấn công của Trung Quốc, và sẽ làm tiêu tốn quá nhiều nguồn lực quý giá.

Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy sự tập trung vào các loại vũ khí nhỏ, tương đối rẻ, và có thể tồn tại được lâu như tên lửa di động, thứ sẽ chỉ được sử dụng để chống lại âm mưu xâm lược và chiếm đóng của Trung Quốc.

dailoan6

Tổng thống Thái Anh Văn thăm các quân nhân dự bị đang tập luyện. Lực lượng thiếu sự đào tạo này phải được cải tổ để Đài Loan có được sự linh hoạt trước khả năng bị Trung Quốc tấn công. © Ann Wang / Reuters

Chính phủ Đài Loan cũng bị ép phải hành động sau khi chứng kiến những gì xảy ra trong cuộc chiến Ukraine.

Các quan chức cấp cao cho biết chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn hiện đang tập trung vào việc tăng cường khả năng linh hoạt của đất nước để chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc. Thủ tướng Tô Trinh Xương đã cam kết ủng hộ việc kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự cơ bản từ mức bốn tháng hiện tại lên một năm, cũng như tăng ngân sách quốc phòng, mà cho đến nay vẫn chỉ ở mức trung bình 2% tổng sản phẩm quốc nội.

"Chúng tôi thực sự đang có các cuộc thảo luận quy mô lớn và kỹ lưỡng trong nội bộ, cũng như với người Mỹ, về những việc mình cần làm", một người hiểu rõ tình hình tiết lộ. "Chúng tôi đang kiểm tra loạt ý tưởng khác biệt để làm cho đất nước của mình linh hoạt hơn, để xây dựng các tính năng mà chúng tôi cần trong thời chiến".

Các chính sách đang được xem xét bao gồm một cuộc cải cách nhanh hơn và dứt khoát hơn đối với lực lượng dự bị còn hạn chế của Đài Loan ; xây dựng mạng lưới điện và liên lạc phân tán, thứ mà các cuộc tấn công mạng và tên lửa của Trung Quốc không thể hủy diệt hoàn toàn ; củng cố các hệ thống chỉ huy và kiểm soát ; lập kế hoạch tiếp tế nhu yếu phẩm trong thời chiến ; và phân công trách nhiệm hành chính cho phòng thủ dân sự. Vị quan chức cấp cao này cho biết, "Mục tiêu của chúng tôi là chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng vào khoảng năm 2025 đến 2027".

Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc

Có rất nhiều bằng chứng từ các nguồn công khai cho thấy PLA đang toàn tâm toàn ý theo đuổi các khả năng cần thiết để tiến hành một cuộc xâm lược.

Một trong những khả năng đó là tìm kiếm và nhắm mục tiêu vào các tàu ngầm có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc đang chuyển quân xâm lược qua Eo biển Đài Loan. Trong số 1.543 lượt máy bay PLA đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan kể từ tháng 09/2020, có 262 chiếc là máy bay tác chiến chống tàu ngầm. ADIZ là một vùng đệm trong không phận quốc tế được theo dõi với mục đích cảnh báo sớm.

Tháng 04/2021, tàu đổ bộ trực thăng Type 075 đầu tiên của Hải quân PLA, một tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn chuyên chở trực thăng và binh lính, đã đi vào hoạt động. Hai chiếc nữa đã bắt đầu được thử nghiệm trên biển.

Theo bài viết của các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Quân sự của PLA, lực lượng của họ vẫn còn thiếu năng lực vận tải cần thiết, nhưng họ đang lập kế hoạch sử dụng phà dân sự, sà lan, và bệ nổi để đưa quân vào bờ ngay cả khi không thể tiếp cận cảng biển.

Sử dụng các báo cáo trên kênh quân sự của truyền hình nhà nước Trung Quốc và các bức ảnh vệ tinh, Michael Dahm, một sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, hiện đang là nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, đã phân tích hai cuộc tập trận liên quan vào mùa hè năm 2020 và năm 2021. Ông tin rằng PLA đang xây dựng kế hoạch huy động hàng hải "với quy mô khổng lồ".

dailoan7

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc (màu xanh) vượt xa của Đài Loan (màu đỏ)

"Việc huy động vận tải biển dân sự để hỗ trợ các chiến dịch quân sự xuyên eo biển đi kèm rủi ro rất cao và có thể dẫn đến tổn thất rất lớn", Dahm viết trong một bài nghiên cứu vào năm ngoái. "[Tuy nhiên] có nhiều thách thức liên quan đến tính hiệu quả và tiêu hao mà quân đội Trung Quốc có thể giải quyết chỉ đơn giản bằng quân số áp đảo và khả năng chịu đựng tổn thất".

Một số nhà phân tích tin rằng cuộc xâm lược Đài Loan vẫn sẽ là một thách thức đáng kể đối với PLA trong nhiều năm tới – một thực tế mà họ cho là đã được nhấn mạnh bởi những khó khăn của người Nga trong một chiến dịch với bối cảnh ít phức tạp hơn nhiều.

"Những gì [PLA] muốn làm trong kịch bản yêu thích của họ phức tạp hơn nhiều so với những gì Nga đang cố gắng làm ở Ukraine. Nhìn chung, xét theo các kịch bản chinh phục quân sự, điều người Nga đang cố gắng làm là dễ nhất, còn điều người Trung Quốc muốn làm là khó nhất", Taylor Fravel, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại MIT, đồng thời là chuyên gia về chiến lược quân sự của Trung Quốc, nhận xét. "Do đó, trong lúc quan sát những khó khăn của Nga khi tiến hành các hoạt động tương đối đơn giản, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ băn khoăn về khả năng thực hiện những chiến dịch phức tạp hơn nhiều của PLA, điều này có thể khiến họ tạm thời thận trọng hơn trong việc phát động một cuộc tấn công như vậy".

Tô Tử Vân, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, một viện chính sách được Bộ Quốc phòng Đài Loan hỗ trợ, lập luận rằng bất kể PLA lựa chọn bước đi nào, họ vẫn cần đưa được tàu qua eo biển. "Ở Ukraine, chúng ta đã chứng kiến cảnh các phương tiện của Nga kẹt cứng trên đường cao tốc. Trong kịch bản của Đài Loan, biển chính là đường cao tốc", ông nói. "Đó chính là thời gian và địa điểm để tiêu diệt họ".

Dù khả năng để thực sự tiến hành xâm lược của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng, quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của lực lượng vũ trang nước này đã khiến các đối thủ của họ gặp phải bất lợi.

dailoan8

Hải quân PLA, vẫn còn thiếu năng lực vận tải cần thiết để thực hiện một cuộc xâm lược, sẽ cần phải sử dụng các tàu dân sự. © David Wong / South China Morning Post / Getty Images

"Trung Quốc đang trên đà gia tăng đầu tư quân sự. Nếu Mỹ tiếp tục giữ nguyên cách tiếp cận đầu tư quốc phòng của mình, thì khoảng cách giữa hai bên sẽ nhanh chóng bị thu hẹp trong khoảng thời gian đó", Davidson nói.

Sự mất cân bằng ấy có thể khiến tình hình càng thêm nguy hiểm. Một quan chức quân sự Đài Loan cho biết sẽ mất vài năm để thực hiện kế hoạch củng cố vị thế của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chẳng hạn như xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến cơ động hơn và đe dọa tàu Trung Quốc bằng hệ thống tên lửa trên các đảo do đồng minh kiểm soát. "Chúng tôi lo ngại rằng Cộng sản Trung Quốc có thể nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ tấn công sớm – trước khi chúng tôi và Mỹ sẵn sàng", ông nói.

Một số nhà phân tích cho rằng việc nhìn thấy Nga chật vật ở Ukraine cũng có thể chứng minh cho Bắc Kinh tầm quan trọng của việc hành động nhanh chóng. "Về mặt chính trị, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Mỹ đã hoặc sẽ mở rộng cam kết an ninh vô điều kiện với Đài Loan, thì giá trị của việc Trung Quốc thực hiện một số hành động quân sự để chứng tỏ quyết tâm và sự sẵn sàng chống lại Mỹ sẽ lớn hơn nhiều so với trước đây", Fravel nói.

Một số chính trị gia Đài Loan cho rằng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Mỹ với Trung Quốc đang làm rủi ro tăng thêm. Hôm thứ Hai, Chu Lập Luân, chủ tịch Quốc Dân Đảng đối lập, chia sẻ với một nhóm thính giả trong giới tư vấn chính sách tại Washington rằng ông hy vọng sự chú ý của Mỹ sẽ không gây ra "rắc rối" ở Châu Á. "Tôi đánh giá cao bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Mỹ", Chu nói. "Nhưng tôi hy vọng căng thẳng có thể [giảm bớt] trong những năm tới".

Kathrin Hille Demetri Sevastopulo

Nguyên tác : "Taiwan : preparing for a potential Chinese invasion", Financial Times, 07/06/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/06/2022

Additional Info

  • Author Kathrin Hille, Demetri Sevastopulo, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng

An appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last

Churchill

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới "hậu chiến tranh lạnh" (Mỹ – Xô) hay "chiến tranh lạnh kiểu mới" (Mỹ – Trung), yếu tố "bất định" và "khó lường" ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh.

dailoan0

Tập Cận Bình đã chuẩn bị hậu trường để trở thành "Hoàng đế Trung Hoa" một khóa nữa (vào năm 2022), nên ông có thể muốn chinh phục Đài Loan làm viên ngọc cho "vương miện của mình". 

Trung Quốc muốn gì ?

Cố tổng thống Nixon trước khi mất đã ví Trung Quốc như một "Frankenstein". Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ và quyết đoán không chỉ vì ý chí của chính họ, mà còn được Mỹ và đồng minh khuyến khích và nhân nhượng. Qua mấy đời tổng thống Mỹ, họ đã ngộ nhận về Trung Quốc và theo đuổi chủ trương "can dự" (engagement). Trong khi Obama "tránh rủi ro" (risk aversion) thì Biden "mập mờ chiến lược" (strategic ambiguity).

Hai năm qua, Mỹ đã sa vào khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 làm hơn sáu mươi vạn người chết, và khủng hoảng chính trị mà đỉnh điểm là vụ chiếm nhà Quốc hội (6/1/2021). Tập Cận Bình đã tranh thủ thời cơ củng cố quyền lực, mà đỉnh điểm là "nghị quyết lịch sử" được Hội nghị Trung ương 6 thông qua, không chỉ khẳng định quyền lực của Tập như "Hoàng đế Trung Hoa", mà còn tăng cường áp lực ở Biển Đông và eo biển Đài Loan để nắn gân Mỹ.

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa 19), với sự hỗ trợ của Chủ tịch Nhân đại (Quốc hội) Lật Chiến Thư, Tập Cận Bình đã áp đảo được tiếng nói phản kháng và kiểm soát được tình hình. Nhưng theo nhà bình luận chính trị Ngụy Kinh Sinh (24/11/2021), thì đó chỉ là tuyên truyền bên ngoài, còn bên trong tranh luận rất gay gắt. Vụ 500 ý kiến phản đối đã đẩy đấu tranh quyền lực bên trong "cái hộp đen" Trung Quốc lên cao trào mới. Nói cách khác, Tập Cận Bình muốn nâng một tảng đá nhưng tảng đá đó lại đập vào chân ông ta, nên tiến thoái lưỡng nan.

Các chuyên gia cho rằng Tập Cận Bình đã chuẩn bị hậu trường để trở thành "Hoàng đế Trung Hoa" một khóa nữa (vào năm 2022), nên ông có thể muốn chinh phục Đài Loan làm viên ngọc cho "vương miện của mình". Nếu chiến tranh lạnh kiểu mới kèm theo "chiến tranh nóng" thì Đài Loan là nơi dễ xảy ra nhất. Tuy xung đột là rủi ro, nhưng Tập Cận Bình cho rằng lúc này là cơ hội tốt nhất, hơn là chờ mười năm nữa.

Trong một cuốn sách mới xuất bản, David Shambaugh (George Washington University) đánh giá lại năm lãnh đạo đã dẫn dắt Trung Quốc từ 1949 đến nay. Đó là Mao Trạch Đông (1949-1976), Đặng Tiểu Bình (1979-1989), Giang Trạch Dân (1989-2002), Hồ Cẩm Đào (2002-2012), và Tập Cận Bình (2012-đến nay). Tuy chặng đường dẫn Tập Cận Bình đến khóa thứ 3 có vẻ rộng mở, nhưng đằng sau hậu trường, những người chống đối suy nghĩ khác.

Chính sách của Tập Cận Bình đang gây tranh cãi. Khi Đại hội 20 càng gần, thì căng thẳng về chính trị ngày càng cao. Từ đầu năm đến nay, lãnh đạo Đảng đã thanh trừng lực lượng cảnh sát, an ninh, viện kiểm sát, và trấn áp những nhà tư bản lớn (như Jack Ma). Nhiều người coi "nghị quyết lịch sử" mới được thông qua là một bước cốt yếu để đưa Tập Cận Bình vào "ngôi đền của Đảng". Trong khi người Trung Quốc lo lắng về việc Tập Cận Bình tập trung quá nhiều quyền lực, thì các lãnh đạo trẻ hơn thất vọng vì thiếu chuyển giao quyền lực.

Mỹ và đồng minh muốn gì ?

Theo Elbridge Colby (nguyên phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời Trump), Trung Quốc đã dành 25 năm qua để xây dựng quân đội hiện đại nhằm đánh chiếm Đài Loan, nên họ có thể hành động vào năm 2025. Để tránh xung đột, Mỹ phải hành động nhanh hơn và ưu tiên giúp Đài Loan tăng cường năng lực quốc phòng để răn đe Bắc Kinh. Mỹ cần thay thế chủ trương "mập mờ chiến lược" bằng cam kết mạnh hơn với Đài Loan.

Đô đốc Philip Davidson (nguyên tư lệnh vùng Indo-Pacific) cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng chiếm Đài Loan trước năm 2027, và không có bằng chứng nào cho thấy họ định "đánh úp". Trung Quốc hy vọng gây áp lực ngày càng mạnh về ngoại giao, kinh tế, và quân sự với Đài Loan sẽ giúp Quốc Dân Đảng (thân Bắc Kinh) giành thắng lợi trong bầu cử tổng thống vào năm 2024. Nhưng, nếu phó tổng thống Lại Thanh Đức (ủng hộ Đài Loan độc lập) thắng thì Trung Quốc có thể buộc phải chọn giải pháp quân sự.

Sau cuộc gặp Mỹ-Trung đầy kịch tính ở Anchorage (19/3), hai bên đều muốn giảm nhiệt bằng một cuộc gặp cấp cao. Tiếp theo điện đàm giữa Biden và Tập (9/9), Jake Sullivan (cố vấn an ninh quốc gia) gặp Dương Khiết Trì (phụ trách đối ngoại) tại Thụy Sỹ (26/10) để thu xếp cuộc gặp cấp cao (15/11). Hội đàm kéo dài ba tiếng rưỡi, tuy trao đổi nhiều chủ đề khác như thương mại và nhân quyền, nhưng Đài Loan vẫn là chủ đề nóng nhất.

Tuy trước mắt (bên ngoài) hai bên có vẻ hạ nhiệt vì Biden và Tập là "bạn cũ", nhưng về lâu dài (bên trong) mâu thuẫn vẫn còn nguyên. Trong khi Biden nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập "một số đảm bảo thông thường" để tránh hiểu lầm dẫn đến xung đột ngoài ý muốn, Tập Cận Bình không có một thỏa hiệp đáng kể nào.

Gần đây, quan điểm về Trung Quốc của Úc đã thay đổi nhiều và phân hóa sâu sắc. Theo Peter Jennings (ASPI Executive Director), "bảo vệ Đài Loan là sống còn đối với an ninh của Úc", và "còn quá sớm để chịu đầu hàng Trung Quốc". Nhưng Huge White (Lowy Institute) lại cho rằng phải tránh chiến tranh vì cái giá của chiến tranh cao hơn nhiều so với phải sống dưới trật tự khu vực do Trung Quốc dẫn đầu. Đó là một quan điểm trái chiều.

Paul Keating (cựu thủ tướng Úc) cũng cho rằng lập trường chính thức của Úc không nên giúp Đài Loan vì đó là "vấn đề nội bộ" của Trung Quốc. Keating không chỉ ngộ nhận về "nhân nhượng", mà còn bi quan về sự thay thế. Nhân nhượng được đề xuất nhằm tránh xung đột, tuy trong trường hợp Đài Loan không dễ xảy ra.

Đài Loan và Biển Đông

Trong bối cảnh đó, Đài Loan và Việt Nam vẫn lo ngại "lịch sử sẽ lặp lại" nếu Mỹ-Trung thỏa thuận riêng sau lưng họ. Đó có thể là lý do Việt Nam vẫn chưa vội nâng cấp quan hệ với Mỹ lên "đối tác chiến lược", nhưng là lý do để Nhật và Việt Nam nâng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng lên một "cấp độ mới". Tại cuộc gặp cấp cao ở Tokyo (23/11) giữa thủ tướng Nhật Fumio Kishida và thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, hai bên đã ra tuyên bố chung "cực lực phản đối những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng tại khu vực".

Theo một báo cáo của CNAS (26/10), Trung Quốc có thể chiếm đảo Ba Bình (Taiping hay Pratas) tại Biển Đông và biến nó thành một tiền đồn. Mỹ không chỉ cần bảo vệ Đài Loan, mà còn phải ngăn xung đột leo thang ra ngoài Biển Đông. Các nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể chơi trò "chọi gà" (chicken game) với Trung Quốc tại Ba Bình, nhưng thiếu Nhật hỗ trợ thì Mỹ và Đài Loan yếu thế, làm Lầu Năm Góc khó xử.

Trong cuốn sách "Hindsight, Insight, Foresight : Thinking about Security in the Indo-Pacific (do Alexander Vuving chủ biên và APCSS xuất bản (9/2020), Vuving lập luận rằng Biển Đông tuy có thể gặp nguy hiểm, nhưng khó rơi vào "bẫy Thucydides" như giáo sư Graham Allison cảnh báo, vì Biển Đông theo luật chơi "chọi gà" (chicken game) chứ không theo luật chơi "thế lưỡng nan của người tù" (prisoner’s dilemma). Nói cách khác, nếu Đài Loan cũng theo luật chơi "chọi gà" như ở Biển Đông thì cũng có thể tránh được "bẫy Thucydides".

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa Đài Loan. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần trước (1995-1996), Mỹ đã triển khai hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực, buộc Trung Quốc phải xuống thang. Tổng thống Thái Anh Văn đã tuyên bố, "Đài Loan đứng trên tuyến đầu của cuộc tranh chấp toàn cầu giữa nền dân chủ và nền độc tài. Nếu Đài Loan thất bại, thì đó sẽ là một thảm họa cho hòa bình và dân chủ.

Kurt Campbell (Asia-Pacific Coordinator) phát biểu tại Institute of Peace (19/11) đã nhấn mạnh, "Ấn Độ là một đối tác chủ chốt" (a key fulcrum player) trên trường quốc tế và "Việt Nam là một quốc gia thiết yếu" (a critical swing state) tại Indo-Pacific. Ấn Độ và Việt Nam đứng đầu danh sách các nước thiết yếu sẽ định hình tương lai Châu Á". Lãnh đạo Mỹ và Việt Nam cần làm quen, và chia sẻ tầm nhìn chiến lược thực sự".

Theo Derek Grossman (RAND’s senior defense analyst), trong khi chính quyền Joe Biden có thể tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương với Việt Nam, thì vẫn chưa rõ Hà Nội muốn điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ đối phó với Bắc Kinh một cách hiệu quả. Trong khi cố gắng cân bằng giữa hai siêu cường, Việt Nam tuy muốn tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng nhưng còn ngại "đối tác chiến lược" với Mỹ.

Thay lời kết

Tóm lại, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thâu tóm Đài Loan vì "lợi ích cốt lõi", kể từ khủng hoảng Kim Môn, Mã Tổ (1958) đến khủng hoảng eo biển Đài Loan (1995-1996). Trong khi Trung Quốc trỗi dậy thành một siêu cường, thì Đài Loan cũng đã phát triển thành một cường quốc bậc trung hiện đại. Đài Loan là một cục xương khó nuốt hơn nhiều so với Hong Kong, không chỉ vì nó có tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể, mà còn được Mỹ, Nhật và các nước đồng minh khác bảo vệ, vì những lợi ích sống còn trong khu vực.

Nếu Mỹ quyết tâm bảo vệ Đài Loan thì phải tăng cường khả năng "răn đe kết hợp" (integrated deterrence), và điều chỉnh chủ trương "mập mờ chiến lược" để giúp Đài Loan đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc. "Mập mờ chiến lược" không đem lại "ổn định chiến lược", mà chỉ duy trì "khoảng lặng trước một cơn bão". Washington đã điều chỉnh chiến lược dưới thời Trump, và nay tiếp tục điều chỉnh chiến lược dưới thời Biden. Nhưng quá trình điều chỉnh chiến lược của Washington để đối phó với Bắc Kinh đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/11/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

taiwan0

Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6 của Lực lượng Không quân Trung Quốc khi bay gần lãnh thổ Đài Loan vào tháng 2 năm 2020. © Bộ Quốc phòng Đài Loan / AP

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không.

Đối với những người đồng tình với quan điểm của Davidson, số lượng máy bay chiến đấu chưa từng có xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, lên tới gần 150 chiếc trong vài ngày đầu tháng trước, là bằng chứng mới nhất cho thấy điều gì đó đang xảy ra.

Đối với những người bác bỏ quan điểm trên, có thể dễ dàng giải thích rằng các cuộc xâm nhập không phận gần đây chỉ đơn giản là một phần cho thấy sự gia tăng phản ứng quân sự nói chung của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc Mỹ và Đài Loan tăng cường thắt chặt quan hệ song phương.

Có nhiều lý do chính đáng để tin rằng dự đoán của Davidson có phần hơi quá táo bạo.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rõ ràng đang tìm cách khiến Đài Loan khuất phục, và bằng vũ lực nếu cần, ông vẫn tiếp tục thúc đẩy "tái thống nhất hòa bình" như là phương thức ưa thích của Bắc Kinh. Đến giờ ông Tập có thể đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ hơn nếu ông nghĩ rằng chiến tranh là một khả năng thực sự. Thay vào đó, ông Tập đã đưa ra các biện pháp nhằm dập tắt các suy đoán về một cuộc tấn công tiềm tàng bằng cách kiểm duyệt các tin đồn trên mạng xã hội Trung Quốc rằng Bắc Kinh đã huy động lực lượng quân dự bị và hướng dẫn người dân tích trữ lương thực.

Liệu có khả năng ông Tập đang âm mưu tiến hành một cuộc đánh lén hay không ? Chắc chắn là có thể, nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy ông đang làm vậy, và những gì chúng ta biết lại cho thấy điều ngược lại – một cách tiếp cận từ từ, nghe ngóng, với hy vọng rằng áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự đối với Đài Loan sẽ dẫn đến việc Quốc Dân Đảng, vốn thân thiện với Trung Quốc, sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan tiếp theo vào năm 2024.

Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn chưa cập nhật Luật Chống ly khai năm 2005, cho thấy trái với hầu hết các phân tích của phương Tây, Đài Loan không phải là ưu tiên hàng đầu. Ông Tập thường bỏ qua việc nhắc đến "Đài Loan" trong các bài phát biểu quan trọng của Đảng Cộng sản. Trong một bài phát biểu như vậy trước các quan chức hàng đầu hồi tháng Giêng, ông Tập tập trung vào các mục tiêu hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội hơn là giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ông Tập cũng phải lo lắng về khả năng thành công của PLA nếu tiến hành một cuộc đổ bộ vào Đài Loan. Các cuộc tấn công đổ bộ bằng đường biển nổi tiếng là khó thành công, hãy xem trường hợp của Anh trong chiến tranh Quần đảo Falklands là một ví dụ – và PLA trong quá khứ đã thể hiện những khiếm khuyết trong các lĩnh vực quan trọng như không vận chiến lược, hậu cần và chiến tranh chống tàu ngầm, bên cạnh những vấn đề khác.

Có thể việc Trung Quốc tái cơ cấu quân đội vào năm 2016 theo một khái niệm chung về hợp đồng tác chiến, đồng thời mở rộng và hiện đại hóa mạnh mẽ các lực lượng để phù hợp với lời kêu gọi của ông Tập là đạt được vị thế quân sự "đẳng cấp thế giới" vào năm 2049, đã nâng cao hiệu quả của các lực lượng này. Nhưng nếu chỉ cải thiện năng lực thì không nhất thiết sẽ dẫn tới mức độ hiệu quả cao hơn trên chiến trường, đặc biệt là đối với một quân đội đã không tham chiến lần nào kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979.

Các bản tự đánh giá của PLA thường nêu bật những thách thức về khả năng sẵn sàng nhân sự, đặc biệt là trong lãnh đạo chiến đấu. PLA nhấn mạnh sự cần thiết phải huấn luyện trong "các điều kiện chiến đấu thực tế". Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cố gắng thực hiện một chiến dịch quân sự ít khó khăn hơn trước khi tấn công Đài Loan. Người đứng đầu cơ quan tình báo Đài Loan hồi đầu tháng này đã đưa ra một lời chứng đáng chú ý rằng Trung Quốc đã tranh luận trong nội bộ về việc chiếm quần đảo Pratas (Đông Sa) của Đài Loan.

Cũng cần lưu ý rằng dù hành vi của Trung Quốc đối với Đài Loan trong vài năm qua có nghiêm trọng tới đâu, thì Bắc Kinh cũng đã thực sự kiềm chế so với những gì họ có thể đã làm cho tới nay. Ví dụ, trong cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, Bắc Kinh đã cho phóng các tên lửa đạn đạo đến gần Đài Loan – một biện pháp mang tính khiêu khích cao mà nước này đến giờ vẫn chưa lặp lại.

Trung Quốc cũng đã quyết định giữ nguyên Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế (ECFA), được ký hồi năm 2010 dưới thời người tiền nhiệm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân Đảng đối lập, bất chấp việc Đài Loan từ chối tái khẳng định nguyên tắc Một Trung Quốc theo cái gọi là Đồng thuận năm 1992.

Việc chấm dứt Hiệp định ECFA sẽ gây áp lực kinh tế đáng kể lên hòn đảo. Nói rộng ra, nhiều người có thể mong đợi Bắc Kinh siết chặt áp lực mọi mặt lên Đài Bắc trước khi tiến hành bất kỳ cuộc tấn công quân sự cuối cùng nào. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay chưa xảy ra theo hướng đó.

Tất cả những điều này là tin tốt cho an ninh của Đài Loan cho đến năm 2027. Nhưng có một ngoại lệ lớn có thể diễn ra. Nếu đương kim phó tổng thống đang rất được lòng dân của bà Thái là Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), có tên tiếng Anh là William Lai, trở thành ứng viên tổng thống năm 2024 của Đảng Dân Tiến, và nếu ông thắng cử, thì khả năng Trung Quốc tiến hành hành động quân sự chống lại Đài Loan sẽ gia tăng.

Bắc Kinh đã gọi bà Thái là một người ly khai và bí mật ủng hộ độc lập, điều đã rất nghiêm trọng. Nhưng nếu ông Lại đắc cử tổng thống, thì Bắc Kinh sẽ đối mặt với một nhà lãnh đạo vốn lúc đang nắm chức thủ tướng hồi năm 2018 đã công khai tuyên bố rằng ông là "một người chiến đấu vì sự độc lập của Đài Loan". Việc một người như vậy đắc cử tổng thống rất có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc tiến tới hành động quân sự.

Tuy vậy, nhiều điều vẫn có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2024, và chúng ta nên hạn chế đưa ra những kết luận dễ dãi. Trong thời gian đó, Đài Loan cũng sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ bổ sung của Hoa Kỳ để tăng cường khả năng răn đe chống lại Trung Quốc. Đài Bắc sẽ được hưởng lợi hơn nữa nếu Mỹ cam đoan với Trung Quốc rằng Washington không có kế hoạch khuyến khích hoặc công nhận một Đài Loan độc lập.

Trong năm đầu tiên nắm quyền, chính quyền Biden đã thực hiện một cách hiệu quả cách tiếp cận này.

Derek Grossman

Nguyên tác : "Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat", Nikkei Asia, 10/11/2021.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 12/11/2021

Additional Info

  • Author Derek Grossman, Trần Hùng
Published in Diễn đàn

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

taiwan1

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một "cuộc cạnh tranh chiến lược", như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra.

Điều gì khiến Trung Quốc trở thành mối đe dọa quân sự khẩn cấp ? Đầu tiên, Bắc Kinh đã nói rõ rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan. Việc khuất phục hòn đảo không chỉ là chuyện thu hồi một tỉnh mà họ cho là đã mất, mà đó còn sẽ là một bước quan trọng để giúp Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ ở Châu Á. Và đây không chỉ là nói suông. Quân đội Trung Quốc đã diễn tập các cuộc tấn công đổ bộ, và hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc cũng đã diễn tập các cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực.

Thứ hai, Trung Quốc không chỉ có ý chí xâm lược Đài Loan, mà ngày càng có khả năng tiến hành mục tiêu này một cách thành công. Trung Quốc đã dành 25 năm để xây dựng một quân đội hiện đại, phần lớn là nhằm để khuất phục Đài Loan. Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và một lực lượng không quân khổng lồ và tiên tiến, kho vũ khí tên lửa và mạng lưới vệ tinh. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan thành công ngay vào ngày mai, nhưng Bắc Kinh có thể ở rất gần mục tiêu đó. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết gần đây rằng Trung Quốc sẽ "hoàn toàn có năng lực để xâm lược" vào năm 2025. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang được cải thiện hàng tháng.

Thứ ba, Trung Quốc có thể nghĩ rằng cửa sổ cơ hội của họ đang khép lại. Nhiều cuộc chiến đã bắt đầu chỉ vì một bên nghĩ rằng họ chỉ có một khoảng thời cơ nhất định để khai thác. Chắc chắn đây là một yếu tố chính dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới. Bắc Kinh có thể đánh giá họ cũng đang đối mặt với một trường hợp tương tự ngày nay.

Cuối cùng thì dù chậm chạp và không nhất quán, nhưng Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã thức tỉnh trước mối thách thức đến từ Trung Quốc và định hướng lại các nỗ lực quân sự của mình hướng vào Châu Á. Nhưng những khoản đầu tư này sẽ không thực sự bắt đầu đơm hoa kết trái cho đến cuối thập niên này. Trong khi đó, các liên minh như Bộ Tứ (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) đang liên kết để ngăn Trung Quốc có được khả năng thống trị khu vực. Theo quan điểm của Bắc Kinh, nếu chờ đợi quá lâu, các khoản đầu tư quân sự của Mỹ sẽ biến Mỹ trở thành một đối thủ quân sự đáng gờm hơn nhiều, trong khi một liên minh quốc tế lại hoạt động để cản trở tham vọng của Trung Quốc.

Tất cả điều này làm gia tăng thêm tình huống mà trong đó Bắc Kinh có thể nghĩ rằng tốt hơn hết là nên sử dụng vũ lực sớm hơn muộn. Để tránh xung đột và có thể là cả một thất bại, Mỹ phải nhanh chóng hành động để răn đe Bắc Kinh. Liên tục tuyên bố cam kết "vững như bàn thạch" của chúng ta đối với Đài Loan là một điều tốt nhưng chưa đủ.

Ưu tiên cấp bách nhất là Đài Loan phải nâng cấp triệt để hệ thống phòng thủ của mình. Những nỗ lực của riêng hòn đảo trên khía cạnh này sẽ quyết định liệu họ có thể tồn tại như một xã hội tự do hay không. Đài Bắc phải tăng gấp nhiều lần ngân sách quốc phòng, vốn bị lơ là nhiều trong những thập niên gần đây, và tập trung các khoản chi tiêu và nỗ lực của mình vào hai việc : ngăn chặn một cuộc xâm lược của Trung Quốc với sự giúp đỡ của Mỹ, và giúp hòn đảo có được khả năng chống chọi trước một cuộc phong tỏa hoặc không kích của Bắc Kinh. Điều này sẽ đòi hỏi tên lửa chống hạm, ngư lôi và hệ thống phòng không, cũng như kho dự trữ vật tư để chống chịu được một cuộc phong tỏa. Hoa Kỳ sẽ cần sử dụng mọi đòn bẩy để thúc đẩy hoặc buộc Đài Bắc phải thực hiện sự thay đổi này.

Washington cũng nên gây áp lực tương tự lên Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ. Nếu Đài Loan thất thủ, Nhật Bản sẽ bị Bắc Kinh đe dọa quân sự trực tiếp. Và Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ nỗ lực phòng thủ nào của Đài Loan. Nhật Bản ít nhất nên tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng (hiện chỉ chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội) ngay lập tức.

Trong khi đó, Mỹ cần củng cố vị thế quân sự của mình ở tây Thái Bình Dương. Một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm và các lực lượng có khả năng sống sót khác được triển khai mạnh mẽ từ trước sẽ đảm bảo Mỹ và các đồng minh có thể ngăn chặn được bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào Đài Loan. Hoa Kỳ phải mua và nhanh chóng triển khai các hệ thống như tên lửa chống hạm cùng dàn thiết bị trinh sát không người lái, những thứ cần thiết để giúp đánh bại một cuộc xâm lược của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc ngăn chặn chiến tranh chống lại một siêu cường sẽ đòi hỏi sự tàn nhẫn trong các ưu tiên của Mỹ. Muốn giữ vững thế đứng ở Châu Á, quân đội Mỹ sẽ phải ngừng hầu hết mọi thứ khác, trừ răn đe hạt nhân và chống khủng bố. Quân đội Mỹ sẽ phải thu nhỏ quy mô ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và thậm chí cả Châu Âu. Mỹ đã có cơ hội tạo ra một sự chuyển đổi cân bằng và căn bản hơn về phía Châu Á, nhưng chúng ta đã bỏ lỡ. Bây giờ chúng ta cần phải tập trung, ngay cả khi điều đó có nghĩa là quân đội hầu như trên thực tế phải loại bỏ mọi thứ khác.

Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt ra một thách thức lâu dài đối với Mỹ ở cả các khía cạnh ngoài vấn đề sức mạnh quân sự. Nhưng rủi ro cấp bách nhất hiện nay là Bắc Kinh có thể nhìn thấy lợi thế khi dùng đến biện pháp chiến tranh. Thuyết phục Bắc Kinh rằng họ không thể giành được lợi ích từ việc xâm lược phải là một ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ.

Elbridge Colby

Nguyên tác : "The Fight for Taiwan Could Come Soon", Wall Street Journal, 27/10/2021

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/10/2021

Elbridge Colby là tác giả của cuốn "The Strategy of Denial : American Defense in an Age of Great Power Conflict, và là cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược và phát triển lực lượng, 2017-18.

Additional Info

  • Author Elbridge Colby, Trần Hùng
Published in Diễn đàn

Trung Quc uy hiếp Đài Loan

Căng thng quân s gia Bc Kinh và Đài Bc đã lên đến đnh đim. B trưởng Quc phòng Đài Loan Khâu Quc Chính (Chiu Kuo-cheng) t cáo Trung Quc đang chun b cho mt cuc chiến và nhiu kh năng s tiến hành mt cuc xâm lược toàn din vào năm 2025 (1).

eobien1

Hải quân Đài Loan tập trận chống tấn công giả định ở Cảng Đài Bắc hôm 4/5/2019. Reuters

Tình hình xung quanh Đài Loan nóng lên t đu tháng 10, khi gn 150máy bay quân s Trung Quc, gm c máy bay ném bom chiến lược H-6 có kh năng mang vũ khí ht nhân, đã nhiu ln qun tho vùng tri ngoài khơi hòn đo này. Tuy máy bay Trung Quc không xâm phm không phn Đài Loan, song chính quyn Đài Bc đã t rõ s lo ngi. Ông Khâu Quc Chính cnh báo tình hình "đáng báo đng nht trong hơn 40 năm qua", đng thi cnh báo"chúng tôi s làm tt c nhng gì có th đ bo v hòn đo trước mi đe da, dù luôn c gng chung sng hòa bình vi Cng hòa Nhân dân Trung Hoa(2 ).

Theo chính sách lâu nay, Mỹ h tr chính tr và quân s cho Đài Loan, nhưng không đưa ra cam kết rõ ràng s bo v Đài Loan trước các cuc tn công ca Trung Quc.

Ngày 5/10, Tng thng Mỹ Joe Biden lên tiếng khng đnh rng trong cuc trao đi hi tháng 9 vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, hai bên đã tái khng đnh tôn trng"tha thun Đài Loan". Bình lun ngn gn ca Tng thng Biden v "tha thun Đài Loan" ng ý nhc đến lp trường"mt Trung Quc" ca chính quyn M. Theo đó, Washington chính thc công nhn Trung Quc cùng lúc vi vic ct đt"quan h ngoi giao" vi Đài Loan vào năm 1979. Mỹ khi đó k vng tương lai ca Đài Loan s được xác đnh bng các bin pháp hòa bình và Mỹ không có quan đim gì v ch quyn ca Đài Loan. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Mỹ đã ban hành Đo lut v Quan h Đài Loan, đm bo cung cp cho Đài Loan các phương tin đ t v.

Sau phát biu ca tng thng M, B Ngoi giao Đài Loan cho biết đã yêu cu phía Mỹ làm rõ nhng bình lun ca Tng thng Biden và được trn an rng chính sách ca Mỹ đi vi Đài Loan s không thay đi, và cam kết bo v ca Washington đi vi Đài Bc là "vng chc". B Ngoi giao Đài Loan sau đó nhn mnh : i mt vi các đe da quân s, ngoi giao và kinh tế ca chính quyn Trung Quc, Đài Loan và Mỹ luôn duy trì các kênh liên lc cht ch và thông sut" (3).

Bc Kinh mun gì khi đe dọa Đài Loan ?

Thi đim mà Trung Quc chn la đ uy hiếp Đài Loan khá quan trng. Trước tiên, Trung Quc k nim Quc khánh nước Cng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10. Trung Quc mun biu dương sc mnh tinh thn dân tc bng mt hình thc nào đó. Mt s kin quan trng khác chính là cuc tp trn chung ngoài khơi Okinawa gia M, Nht Bn, Australia, Anh, Canada và Hà Lan. Cuc tp trn quy t hai tàu sân bay ca M, mt tàu sân bay ca Anh, mt tàu sân bay trc thăng Nht Bn. Như vy, đây cũng là mt cuc biu dương lc lượng ca Mỹ nhưng là phía bên kia chui đo Okinawa. Bên cnh đó, ngày 10/10 là ngày l ln ca Trung Hoa Dân Quc, là ngày"Quc khánh" ca Đài Loan. Người ta có th đoán là "s có mt cuc biu dương sc mnh mi t Trung Quc". Tuy nhiên, theo nhiu nhà nghiên cu, kh năng dn đế n chiến tranh toàn din gia Đài Loan và Trung Quc trong ngn hn vn rt hn chế dù Bc Kinh không ngng gia tăng khiêu khích. Nhng hành đng ca Bc Kinh vn rt được cân nhc, có chng mc bi cho đến lúc này, Trung Quc vn chưa đi vào vùng không phn ca Đài Loan mà ch ADIZ. Đó là vùng không gian do Đài Bc đơn phương tuyên b và không phi là mt khong cách hp pháp v mt pháp lý.

Nhà nghiên cu chính tr Scott W Harold, làm vic ti Tp đoàn Rand, cho rng thi đim này, mt cuc xâm lược thc s s là mt "thách thc rt ln" đi vi Quân Gii phóng nhân dân Trung Quc (PLA), và rng các hot đng quân s thi gian gn đây có l ch là nhm đe da hòn đo dân ch này. Ông nói :"Nhng gì Trung Quc làm là gây áp lc vi Đài Loan - th đt ra mt s ranh gii đ - và c gng leo thang chiến dch chiến tranh tâm lý chng li hòn đo dân ch và nhà lãnh đo Thái Anh Văn" (4).

Euan Graham, nhà phân tích v quc phòng ca Vin Nghiên cu Chiến lược quc tế Singapore, cho rng điu quan trng và đáng chú ý hơn s lượng máy bay được trin khai là s tinh vi và hin đi ca các phương tin này, gm máy bay chiến đu, máy bay ném bom và máy bay cnh báo sm trên không. Ông nói :"Trông nó ging như mt chiến dch tn công, và mt phn ca các bước tăng áp lc. Đây không phi là mt vài máy bay chiến đu áp sát (không phn) và sau đó quay tr li khi ch mi chm vào ranh gii, đây là mt hot đng có ch đích hơn nhiu" (5). Kim soát Đài Loan và không phn ca hòn đo này là chìa khóa trong chiến lược quân s ca Trung Quc, vi thc tế là các khu vc chng kiến các cuc xut kích gn đây nht đu dn đến Tây Thái Bình Dươ ng và Bin Đông.

Theo bà Bonnie Glaser - mt chuyên gia t Trung Quc, Đài Loan là vn đ duy nht có th thc s dn đến mt cuc chiến tranh gia Mỹ và Trung Quc. Hãy nh rng Trung Quc và Mỹ đu có vũ khí ht nhân, vì vy nếu tình hình xung quanh Eo bin Đài Loan leo thang, điu đó s thc s thm khc. Tt nhiên, Trung Quc cho rng Đài Loan v cơ bn là mt tnh ca nước này. Và vì vy, Tp Cn Bình (như nhiu người lo s) có th t b vic thng nht hòa bình và có th s dng vũ lc đ xâm lược Đài Loan. T quan đim đó, vic các chiến đu cơ Trung Quc xâm phm ADIZ ca Đài Loan mi đây thc s nhm mc đích cnh báo Đài Loan không nên đi quá xa trong vic tìm kiếm đc lp. Ngoài ra, đng thái đó cũng nhm gây ra tâm lý tuyt vng cho người dân Đài Loan, t đó h có th s t b khát vng đc lp và chp nhn tr thành mt phn ca Trung Quc (6).

Đài Loan liên quan Vit Nam và Biển Đông ra sao ?

Ngày 5/10, phát biu vi các phóng viên ti Đài Bc, Th tướng Đài Loan Tô Trinh Xương cnh báo : "Đài Loan phi cnh giác. Trung Quc ngày càng vượt lên dn trước. Thế gii cũng đã chng kiến Trung Quc nhiu ln lp li nhng hành đng gây tn hi ti hòa bình khu vc và gây áp lc đi vi Đài Loan", đng thi nói thêm rng Đài Loan cn phi "t tăng cường sc mnh" và đoàn kết li. Ông khng đnh : "Ch có như vy, các nước mun thôn tính Đài Loan mi không dám d dàng s dng vũ lc. Ch khi chúng ta t giúp mình, người khác mi có th giúp chúng ta" (7).

Câu chuyn ca Đài Loan cũng là câu chuyn ca Vit Nam. Trung Quc không ch đt mc tiêu vào Đài Loan mà còn có dã tâm chiếm đot toàn b Biển Đông. Trung Quc đã xây dng nhng tin đn đây đ biến thành các căn c quân s. Vì vy, Trung Quc đã điu đng nhng tàu hi cnh rt ln và đe da các quc gia khác, trong đó có Vit Nam. Trung Quc mun cm các nước này khai thác các ngun tài nguyên vùng bin mà trên thc tế thuc ch quyn ca h theo Công ước v Lut Bin ca Liên hp quc (UNCLOS) năm 1982, bao gm c quyn đánh bt cá và khai thác năng lượng. Và Trung Quc cũng đã s dng các căn c quân s này đ báo hiu rng Bc Kinh có th có mt s yêu sách vượt ra ngoài các tuyên b v quyn hàng hi hp ph áp.Do đó, Mỹ và các nước phương Tây khác lo ngi Trung Quc s ngăn cn t do hàng hi trong khu vc. Các lc lượng hi quân - không ch ca M, mà còn ca Nht Bn, Australia, Pháp và các quc gia khác - đã tiến hành các cuc tp trn Bin Đông ch đ chng minh rng vùng bin này phi được duy trì t do cho tt c các quc gia khác.

Cách mà Đài Loan chng li đe dọa t Bc Kinh s là bài hc kinh nghim quý báu cho Vit Nam. Và nếu Bc Kinh thành công trong vic xâm lược Đài Loan thì chng my chc s ti vic Trung Quc tiếp tc xâm chiếm nhng căn c mà Vit Nam đang nm gi Trường Sa.

Trần Tài Năng

Nguồn : RFA, 12/10/2021

Additional Info

  • Author Trần Tài Năng
Published in Diễn đàn

Tổng thống Biden : Mỹ, Trung tái khẳng định tôn trọng "thỏa thuận Đài Loan"

Trọng Thành, RFI, 06/10/2021

Quan hệ Trung Quốc – Đài Loan tiếp tục căng thẳng với việc Bắc Kinh ồ ạt đưa hơn 100 chiến đấu cơ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan từ bốn ngày nay. Hôm qua, 05/10/2021, tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng khẳng định trong cuộc trao đổi hồi tháng 9 với chủ tịch Trung Quốc, hai bên đã tái khẳng định tôn trọng "thỏa thuận Đài Loan" giữa hai bên.

mytrung1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu từ Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 04/10/2021.  Reuters - Jonathan Ernst

Hãng tin Anh Reuters cho hay, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong cuộc điện đàm ngày 09/09, xin trích, "tôi đã nói chuyện với ông Tập về Đài Loan. Chúng tôi đã đồng ý... sẽ tôn trọng thỏa thuận Đài Loan". Nguyên thủ Mỹ cho biết thêm : "Chúng tôi đã nói rõ điều này, và tôi không nghĩ rằng ông ấy có thể làm điều gì khác hơn, ngoài việc tôn trọng thỏa thuận".

Theo Reuters, diễn đạt ngắn trên đây của tổng thống Hoa Kỳ về "thỏa thuận Đài Loan" ngụ ý nhắc đến lập trường "một nước Trung Hoa" của chính quyền Mỹ. Theo đó, Washington chính thức công nhận Trung Quốc cùng lúc với việc cắt đứt "quan hệ ngoại giao" với Đài Loan vào năm 1979.

Nước Mỹ kỳ vọng tương lai của Đài Loan sẽ được xác định bằng các biện pháp hòa bình và Hoa Kỳ không có quan điểm gì về chủ quyền của Đài Loan. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), buộc chính quyền Mỹ cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ.

Sau phát biểu của tổng thống Mỹ, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết đã yêu cầu phía Mỹ làm rõ những bình luận của ông Biden và được trấn an rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan sẽ không thay đổi, và cam kết bảo vệ của Hoa Kỳ đối với Đài Bắc là "vững chắc" và Washington sẽ tiếp tục giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ. Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh : "Đối mặt với các đe dọa quân sự, ngoại giao và kinh tế của chính quyền Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ luôn duy trì các kênh liên lạc chặt chẽ và thông suốt".

Vẫn về quan hệ Trung – Đài, hôm nay, bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chinh (Chiu Kuo-cheng) cảnh báo căng thẳng hai bờ eo biển ở mức chưa từng có từ hơn 40 năm nay, và Bắc Kinh có đủ phương tiện để xâm chiếm "toàn bộ" hòn đảo vào năm 2025.

Phái đoàn nghị sĩ Pháp thăm Đài Loan dịp Quốc khánh 

Phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp đến Đài Bắc hôm nay. Chuyến công du hòn đảo dân chủ 23 triệu dân của các nghị sĩ Pháp trùng với dịp Quốc khánh Đài Loan 10/10. Chính quyền Đài Loan hoan nghênh các nghị sĩ Pháp thực hiện chuyến đi này bất chấp các áp lực từ Trung Quốc. Trong một thông điện trên Twitter, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết bà "nóng lòng" gặp các nghị sĩ Pháp, để thúc đẩy các quan hệ song phương giữa Pháp và Đài Loan.

Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc : 

"Đưa các quan hệ giữa Đài Loan và Pháp hướng đến những tầm cao mới", trên đây là mục tiêu mà chính quyền Đài Loan đặt ra nhân chuyến công du 5 ngày của 4 thượng nghị sĩ Pháp. Phái đoàn Pháp, do cựu bộ trưởng quốc phòng Alain Richard dẫn đầu, đặc biệt có kế hoạch gặp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, "nỗi ác mộng" của Bắc Kinh do thái độ kiên quyết của bà chống lại việc thống nhất với Hoa lục.

Chuyến công du vẫn được tổ chức bất chấp các áp lực từ phía Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, đại sứ Trung Quốc tại Pháp thậm chí đã gửi thư cho thượng nghị sĩ Alain Richard để yêu cầu ông xét lại kế hoạch đi Đài Loan. Đây là một đe dọa chưa từng thấy, trong lúc từ hơn 40 năm nay, các nghị sĩ Pháp đến Đài Loan gần như hàng năm. 

Hôm qua, tổng thống Đài Loan đã lấy làm tiếc là "Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hãn hơn" với Đài Loan. Phát biểu của tổng thống Thái Anh Văn được đăng tải trên tạp chí Foreign Affairs. Chủ đề này chắc chắn sẽ nằm ở tâm điểm của các thảo luận giữa Đài Bắc với các thượng nghị sĩ Pháp".

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 06/10/2021

********************

Mỹ - Trung đối thoại tại Thụy Sĩ trong bối cảnh căng thẳng song phương

Thu Hằng, RFI, 06/11/2021

Đài Loan, cũng như vấn đề nhân quyền và thương mại, nằm trong chương trình nghị sự ngày 06/10/2021 của hai quan chức Mỹ và Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Trong thông cáo ngày 05/10, Nhà Trắng cho biết Washington "tìm cách xử lý một cách có trách nhiệm sự cạnh tranh giữa Mỹ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa".

mytrung2

Cuộc đối thoại Mỹ -Trung đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden tại Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 18/03/2021. AP - Frederic J. Brown

Sáu tháng sau cuộc họp song phương đầy căng thẳng tại Alaska (Mỹ), lần đầu tiên cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan gặp lại ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

Cuộc họp cũng nằm trong chuỗi thảo luận được nguyên thủ hai nước Mỹ và Trung Quốc nhất trí trong cuộc điện đàm ngày 09/09 nhằm tạo điều kiện đối thoại giữa hai cường quốc đang cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Một quan chức tham gia chuẩn bị cuộc gặp cho trang South China Morning Post biết, cuộc họp tại Zurich nhằm mục đích "xây dựng các kênh liên lạc và triển khai nội dung đã được hai nguyên thủ nhất trí".

Theo nhiều quan chức Mỹ, cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho phép có các cuộc thảo luận ở cấp cao nhằm giúp hai nước thoát khỏi bế tắc.

Theo Reuters, sau cuộc họp với ông Dương Khiết Trì ở Zurich, cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan sẽ đến Bruxelles và thông báo nội dung cuộc họp với các đại diện Liên Hiệp Châu Âu và "tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh xuyên Đại Tây Dương".

Trong khi đó, bà Katherine Tai, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, đang ở Paris (Pháp) tham gia cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) cho biết hy vọng sẽ sớm đối thoại với các đồng nhiệm Trung Quốc, trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa thông báo chiến lược thương mại đối với Trung Quốc vào ngày 04/10.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 06/10/2021

**********************

Tổng thống Thái Anh Văn cảnh báo : Để Trung Quốc chiếm Đài Loan sẽ là thảm họa cho Châu Á

Thụy My, RFI, 05/10/2021

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 05/10/2021 cảnh báo nếu hòn đảo rơi vào tay Bắc Kinh, điều đó sẽ mang lại hậu quả "thảm khốc" cho Châu Á. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh liên tục trong bốn ngày qua đã có đến 148 chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Đài Loan. Đài Bắc cũng chuẩn bị bổ sung ngân sách quốc phòng.

mytrung3

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại căn cứ Không Quân ở Giai Đông (Jiadong) thuộc Bình Đông (Pingtung), ngày 15/09/2021.  AP

Trong bài viết trên tờ Foreign Affairs, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh, nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, điều đó có nghĩa là trong cuộc đối đầu giữa các giá trị hiện nay trên thế giới, toàn trị đã thắng được dân chủ. Bà đồng thời khẳng định Đài Loan sẽ chống trả bằng mọi cách nếu Trung Quốc tấn công.

Cũng trong hôm nay, thủ tướng Tô Trinh Xương (Su Tseng Chang) tuyên bố : Đài Loan phải luôn trong tình trạng cảnh giác trước các hoạt động quân sự thái quá của Bắc Kinh, làm phương hại đến hòa bình khu vực.

Thông tín viên Adrien Simorre tường trình từ Đài Bắc :

"Các vụ xâm nhập ồ ạt vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan bắt đầu từ thứ Sáu tuần trước, đúng vào ngày lễ quốc khánh Trung Quốc. Từ đó đến nay lại càng dồn dập thêm : Quân Đội Đài Loan ghi nhận có 39 chiếc phi cơ hôm thứ Bảy, 52 chiếc Chủ nhật và hôm qua 56 chiếc bay vào.

Hoàn Cầu Thời Báo đắc chí viết "Trung Quốc đã dời cuộc diễu hành sang eo biển Đài Loan".

Đây là con số kỷ lục kể từ đợt xâm nhập năm ngoái, sau khi bà Thái Anh Văn - vốn kiên quyết chống lại việc sáp nhập vào Trung Quốc - tái đắc cử.

Hoa Kỳ, đối tác chính của Đài Loan, hôm Chủ nhật đã tỏ ra lo ngại trước hành động khiêu khích này, nhắc nhở rằng những cam kết với Đài Loan vẫn "vững chắc như bàn thạch".

Tuy vậy việc chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập sẽ còn diễn ra trong những ngày tới, vào lúc Đài Loan chuẩn bị mừng lễ quốc khánh Chủ Nhật này. Tất nhiên là Bắc Kinh không ưa, và chừng như quyết tâm phá rối ngày lễ".

Đài Loan gia tăng ngân sách quốc phòng

Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết chi tiêu quân sự sẽ được tăng thêm 240 tỉ đài tệ (8,6 tỉ đô la) trong 5 năm tới, trong đó 64% dành cho Hải quân kể cả hỏa tiễn và chiến hạm. Bản dự chi mà hãng tin Reuters có tham khảo được trình lên Quốc hội hôm nay, và nhiều khả năng sẽ được thông qua vì đảng của bà Thái Anh Văn chiếm đa số tuyệt đối.

Cũng theo bộ quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc đã tăng mạnh chi tiêu quân sự, đặc biệt là chiến đấu cơ hiện đại, tàu đổ bộ, và các hoạt động không quân, hải quân gần Đài Loan. Do bị đe dọa chưa từng thấy, Đài Loan cần nhanh chóng củng cố khả năng răn đe để tránh xảy ra chiến tranh.

Gần 30 tỉ Đài tệ (1,5 tỉ đô la) được dành cho các loại hỏa tiễn Vạn Kiếm (Wan Chien), Hùng Phong (Hsiung Feng) IIE phiên bản nâng cấp, Hùng Thăng (Hsiung Sheng) ; một số hỏa tiễn được đặt trên xe quân sự để cơ động hơn, địch quân khó tìm thấy và phá hủy.

Thụy My

Nguồn : RFI, 05/10/2021

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Đài Loan trong tầm ngắm Trung Quốc : Địa điểm nguy hiểm nhất thế giới

Ảnh bìa The Economisttuần này là một tâm ngắm nhiều vòng với Đài Loan ở giữa, và dòng tựa "Địa điểm nguy hiểm nhất trên Trái Đất". Tuần báo Anh cho rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải nỗ lực cao độ để tránh nổ ra một cuộc chiến tranh.

dailoan1

Ảnh tư liệu ngày 23/04/2019 : Tàu sân bay Liêu Ninh tham gia cuộc biểu dương lực lượng nhân kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc ở gần Thanh Đảo.  AP - Mark Schiefelbein

Địa điểm nguy hiểm nhất trên Trái Đất

Từ nhiều thập niên, Bắc Kinh luôn nói rằng chỉ có một nước Trung Hoa, hòn đảo nổi dậy Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Hoa Kỳ nhìn nhận ý tưởng "một Trung Hoa", nhưng phải mất 70 năm mới thấy rằng có hai ! Mỹ bắt đầu lo không thể ngăn Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Chiến tranh sẽ là thảm họa, không chỉ vì máu phải đổ, mà còn về kinh tế. Đài Loan là trung tâm của công nghệ bán dẫn, tập đoàn TSMC làm ra 84% số chip tân tiến nhất trên thế giới. Nếu sản xuất bị ngưng, thiệt hại cho kỹ nghệ điện tử toàn cầu không thể tính nổi. Kỹ năng và trình độ công nghệ của TSMC đi trước những người cạnh tranh cả một thập niên, Mỹ và Trung Quốc còn phải mất nhiều năm mới theo kịp. Nếu Đệ thất Hạm đội không đến cứu, Trung Quốc bỗng ngày một ngày hai nhảy lên hàng đại cường thống trị Châu Á, Pax Americana (Hòa bình do Mỹ bảo vệ) sụp đổ.

Chỉ trong 5 năm qua, hải quân Trung Quốc đã tung ra 90 chiến hạm cỡ lớn và tàu ngầm tại Thái Bình Dương, gấp năm lần so với Mỹ. Mỗi năm Bắc Kinh sản xuất thêm hơn 100 máy bay chiến đấu hiện đại, triển khai vô số hỏa tiễn có thể tấn công Đài Loan, chiến hạm Mỹ và các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Guam ; biến các rạn san hô ở Biển Đông thành căn cứ quân sự. Một số nhà phân tích cho rằng với thế mạnh quân sự đang lên, trước sau gì Trung Quốc cũng dùng vũ lực chiếm lấy Đài Loan.

Dù Trung Quốc độc tài và dân tộc chủ nghĩa, nhận định này có thể quá bi quan. Tập Cận Bình chưa chuẩn bị cho nhân dân về một cuộc chiến tranh sẽ gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc củng cố quyền hành bằng sự thịnh vượng, ổn định và vai trò ngày càng lớn trên thế giới, tại sao ông Tập lại muốn gánh lấy rủi ro ?

Có điều không ai biết được Tập Cận Bình muốn gì, và ý định của người kế nhiệm ông ta thì lại càng ít hơn. Nếu mất kiên nhẫn, Tập có thể bất chấp nguy cơ, nhất là nếu muốn việc thống nhất Đài Loan trở thành di sản của mình. Về phía Đài Loan cần bắt đầu tập trung hơn vào các chiến thuật và công nghệ, Mỹ cần vũ trang nhiều hơn để chống quân địch đổ bộ, đồng thời chuẩn bị cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là một trò chơi thăng bằng tế nhị. Phải răn đe Trung Quốc không được dùng vũ lực chiếm Đài Loan, đồng thời bảo đảm rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập.

Một cuộc chiến tranh sẽ rất khủng khiếp

Trong bài "Một cuộc chiến khủng khiếp có thể xảy ra", The Economist nhận định việc Trung Quốc quyết tâm gia tăng sức mạnh quân sự khiến Đài Loan chịu đựng nhiều rủi ro, tuy một cuộc chiến tổng lực có thể không diễn ra ngay tức khắc.

Tờ báo nhắc lại, ngày 29/06/1950 chiến hạm USS Valley Forge, ngọn cờ đầu của Đệ thất Hạm đội, đi qua eo biển Đài Loan cùng với đội tàu hộ tống. Trước đó vào ngày 25/06, Bắc Triều Tiên xâm lăng láng giềng miền Nam, và khi một đất nước đối mặt với chủ nghĩa cộng sản, Châu Á không thể yên ổn. Hoa Kỳ cùng chiến đấu với Hàn Quốc, vì vậy mà chiếc USS Valley Forge lên đường.

Chuyến đi còn có thêm một mục đích nữa : bảo đảm rằng Mao Trạch Đông không chiếm lấy hòn đảo Đài Loan của Tưởng Giới Thạch. Ngày 27/06, tổng thống Harry Truman loa báo chính sách mới với Đài Loan : Mỹ sẽ bảo vệ nếu hòn đảo bị tấn công, về phía Quốc dân đảng cần chấm dứt các chiến dịch trên không và trên biển đối kháng với Hoa lục. Ông tuyên bố : "Đệ thất Hạm đội sẽ giám sát tình hình".

Cuộc chiến Triều Tiên đã biến Châu lục thành chiến trường của ý thức hệ, gay gắt không kém chiến tranh lạnh Châu Âu. Trong gần ba thập niên, các chiến hạm của Đệ thất Hạm đội thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan. Cùng với thời gian, Đài Loan trở thành một nền dân chủ thịnh vượng thân phương Tây, còn văn hóa truyền thống ở Hoa lục bị chủ nghĩa mao-ít hủy diệt. Một cuộc thăm dò của Pew Research Center cho thấy hai phần ba người ở tuổi trưởng thành ở đảo quốc coi mình là người Đài Loan, chỉ có 4% tự coi là người Hoa. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đều coi họ là người Trung Hoa, tuyên truyền với dân Hoa lục rằng đa số dân Đài Loan đều muốn thống nhất với Trung Quốc, nhưng bị ngăn trở bởi phe ly khai do Mỹ xúi giục.

Bành trướng quân sự chưa từng thấy trong lúc không có xung đột

Xưa kia, Đài Loan là điểm thỏa hiệp giữa hai cường quốc. Ngày 01/01/1979, khi Hoa Kỳ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lúc đó thay đổi chính sách dùng vũ lực "giải phóng" Đài Loan bằng "thống nhất hòa bình" với chiêu bài "nhất quốc, lưỡng chế". Nhưng từ 25 năm qua, Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự chưa từng thấy, và cái gương "một đất nước, hai chế độ" ở Hồng Kông khiến Đài Loan thêm nghi ngờ. Mỗi năm, khả năng cưỡng ép Đài Bắc về kinh tế và quân sự lại tăng lên và mỗi năm Trung Quốc lại đánh mất một ít trái tim, khối óc nơi người Đài Loan.

Bất chấp thỏa thuận năm 1979, an ninh Đài Loan vẫn là vấn đề lớn đối với Mỹ. Năm 1996, khi Trung Quốc đe dọa Đài Loan bằng hỏa tiễn, tổng thống Bill Clinton ra lệnh cho hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Nimitz đến vùng biển này, và các vụ thử hỏa tiễn của Bắc Kinh bèn chấm dứt.

Các chỉ huy quân sự Mỹ ngày càng công khai bày tỏ mối lo ngại khi trong vấn đề Đài Loan, thế mạnh quân sự đang dần nghiêng về phía Bắc Kinh. Sau 25 năm tăng tốc đóng tàu và mua vũ khí, nay quân đội Trung Quốc có hạm đội lên đến 360 chiếc, còn Mỹ chỉ có 297. Mới đây Tập Cận Bình đã dự lễ hạ thủy cùng lúc một khu trục hạm, một tàu chở trực thăng và tàu ngầm hạt nhân đạn đạo.

Mỹ vẫn có nhiều hàng không mẫu hạm và tàu ngầm nguyên tử tối tân hơn, nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn và các đồng minh của Mỹ cũng vậy. Nhưng quân đội Mỹ còn phải làm nghĩa vụ quốc tế ở nhiều nơi trên thế giới, còn Trung Quốc có lợi thế gần nhà, phát huy được năng lực về phi cơ, hỏa tiễn.

Chuyên gia Lonnie Henley coi hệ thống radar và tên lửa phòng không dọc theo bờ biển Trung Quốc là trọng tâm của mọi cuộc chiến với Đài Loan. Trừ phi phá hủy được hệ thống này, lực lượng Mỹ sẽ phải giới hạn ở các loại vũ khí tầm xa hay dùng các phi cơ tàng hình. Nhưng để tiêu diệt được, cần phải tấn công bằng đầu đạn hạt nhân bắn đi từ lãnh thổ một nước khác. Một viên chức quốc phòng Mỹ nhận xét về Trung Quốc : "Thế giới chưa từng thấy một sự bành trướng quân sự với tầm cỡ như vậy mà không đi kèm với một cuộc xung đột nào".

Hù dọa gây tâm lý khủng hoảng để "Bất chiến tự nhiên thành ?"

Vấn đề không chỉ là con số. Trung Quốc cố tình tập trung vào các hỏa tiễn chống hàng không mẫu hạm, có thể bắn đến căn cứ Mỹ ở Guam, đầu tư cho vũ khí chống tàu ngầm và hệ thống gây nhiễu hoặc phá hủy các vệ tinh mà quân Mỹ có thể dựa vào. Hồi tháng Ba, đô đốc Phil Davidson, tư lệnh lực lượng Ấn Độ-Thái Bình Dương cảnh báo với Thượng Viện nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan "trong vòng 6 năm tới". Đô đốc John Aquilino, người sẽ kế nhiệm ông Davidson khẳng định cần khẩn cấp tăng cường lực lượng Mỹ để răn đe, vì viễn cảnh Bắc Kinh xâm lăng bằng vũ lực "cận kề hơn chúng ta tưởng".

Nhà sử học Niall Ferguson viết rằng nếu Đài Loan bị Trung Quốc chiếm, toàn Châu Á sẽ coi đó là hồi kết thời kỳ thống trị của Mỹ, thậm chí là một "Suez của nước Mỹ". Đầu tháng Tư khi được hỏi về vấn đề này, Matt Pottinger, cố vấn phụ trách Châu Á của Nhà Trắng thời Donald Trump cũng đồng ý với nhận xét trên và nói thêm, khi Anh thất bại ở Suez, nước Mỹ đã thế chỗ của Luân Đôn trong vai lãnh đạo thế giới phương Tây. Còn bây giờ "không có một nước Mỹ khác đang chờ trong hậu trường".

Nếu đổ bộ quy mô để chiếm Đài Loan – một hòn đảo núi non hiểm trở trải dài trên 130 km đường biển, sẽ là một cuộc phiêu lưu lớn nhất kể từ Đệ nhị Thế chiến. Mỹ trong nhiều năm đã yêu cầu Đài Bắc lợi dụng địa thế thiên nhiên, chẳng hạn mua nhiều thủy lôi, máy bay không người lái, hỏa tiễn hành trình để đánh chìm các tàu của địch quân thay vì thị uy bằng xe tăng hay F-16. Và nếu vô hiệu hóa được các radar, làm quân Trung Quốc bị "", sẽ đóng góp lớn cho cuộc chiến.

Các nhà phân tích phương Tây thường cho rằng Tập Cận Bình đặt cược vào việc thu hồi Đài Loan để khẳng định tính chính danh, tuy nhiên không có những bằng chứng cụ thể. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn sử dụng cây gậy và củ cà rốt, trong đó củ cà rốt là thị trường hơn 1 tỉ dân. Còn cây gậy ? Chỉ riêng năm 2020, chiến đấu cơ Trung Quốc đã xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan 380 lượt, và chỉ trong ngày 12/04 vừa qua đã có 25 chiếc bay vào đe dọa. Biết rằng Đài Loan không bao giờ bắn phát súng đầu tiên, nên Bắc Kinh cứ chơi trò mèo vờn chuột, bên cạnh đó là tấn công tin học, tung tin giả, tìm cách chia rẽ nội bộ.

Để trừng phạt Đài Loan đã bầu lên chính phủ đảng Dân Tiến, Bắc Kinh đã giảm các tiếp xúc giữa đôi bên xuống gần bằng 0, khiến nguy cơ xảy ra sự cố tăng lên. Người ta lo ngại Bắc Kinh gia tăng sức ép, gây áp lực tâm lý lâu dài lên quân đội và người dân Đài Loan để dẫn đến "bất chiến tự nhiên thành".

The Economist cho rằng khán giả truyền hình Hoa lục không bao lâu nữa sẽ thấy trình diễn hàng không mẫu hạm, những chiến đấu cơ bay vút lên trời xanh, nhưng có lẽ không có lời kêu gọi hy sinh chống quân thù, thay vào đó là hình ảnh những chiếc cầu vượt hoành tráng, tàu cao tốc… như là thành tựu 100 năm "đời ta có Đảng". Tuy nhiên việc Bắc Kinh bất chấp dư luận phương Tây như ở Hồng Kông, là một dấu hiệu xấu. Cuộc chiến với Đài Loan không xảy ra ngay, nhưng không phải là không có khả năng này.

Chống khủng bố phải như chống cộng sản

L’Obstuần này tập trung cho vấn đề khí thải carbonic, Courrier Internationaldành hồ sơ cho việc tiêm chủng để có thể du hành các nơi. Về nước Pháp, chủ đề của L’Expresslà "Science Po, đại học dành cho giới ưu tú đang trật đường ray", Le Pointchạy tựa "Rambouillet, vụ khủng bố thứ 18 nhắm vào lực lượng an ninh : Thánh chiến chống cảnh sát".

Xã luận của Le Pointkêu gọi "Đối mặt với thánh chiến, cần thay đổi chiến lược". Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã kết thúc một chu kỳ kéo dài 20 năm và theo tờ báo, cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cần phải thiên về ý thức hệ hơn là quân sự.

Được Mỹ khởi động cách đây 20 năm sau khi Al Qaeda tấn công ngày 11/09/2001 làm 3.000 người chết, cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố đang dần tiến đến một hồi kết để lại vị đắng. Đã hẳn quân Hồi giáo không thắng, nhưng phương Tây cũng vậy. Tại Afghanistan, nơi quân Mỹ truy lùng Taliban vì che chở thủ lãnh Al Qaida, nay với quyết định triệt thoái của Biden, phe nổi dậy Hồi giáo lại lăm le chiếm quyền ở Kaboul. Ở vùng Sahel, quân đội Pháp đứng trước các chọn lựa khó khăn : ra đi với nguy cơ bị coi là thua cuộc, hoặc ở lại trong lò lửa không lối thoát từ 8 năm qua.

Biệt kích Mỹ đã giết được Bin Laden tại Pakistan năm 2011, quân Pháp đã trừ khử được nhiều thủ lãnh khủng bố ở Sahel, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã thất bại ở Cận Đông, Al Qaeda mất đi vô số chỉ huy. Tuy nhiên Hồi giáo Sunni cực đoan vẫn trỗi dậy ở nhiều nơi, từ Trung Đông, Châu Phi cho đến Nam Á. Kể từ 2013, số nạn nhân bị quân Hồi giáo giết hại chiếm đến 2/3 trong số các vụ khủng bố trên thế giới. Theo tác giả, phương Tây đối mặt với một ý thức hệ, hơn là một kẻ thù phải triệt hạ bằng vũ khí, chiến thắng phải bằng văn hóa và chính trị hơn là quân sự. Theo ý nghĩa này, cuộc chiến chống khủng bố cũng giống như chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản trước đây. Cuộc chiến này kéo dài hơn 40 năm (1947-1989), và phương Tây đã chiến thắng nhờ tin vào sức mạnh của tự do và nhân bản.

Covid : Ấn Độ thiếu oxy do chủ quan, cơ sở hạ tầng kém

Về đại dịch Covid, Courrier International trích dịch bài viết của trang Scroll.in ở New Delhi, lý giải vì sao Ấn Độ thiếu oxy để chữa trị cho bệnh nhân.

Hôm 15/04, chính quyền trung ương tuyên bố Ấn Độ sản xuất 7.127 tấn oxy/ngày, sử dụng cho y tế chỉ chiếm 54%, và lượng dự trữ hiện có trên 50.000 tấn. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều : do virus lây lan nhanh, một tuần sau nhu cầu cho y tế tăng lên 8.000 tấn. Nạn thiếu oxy không chỉ do mất thăng bằng cung cầu ngày càng tăng, mà còn do cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khó thể vận chuyển và tồn trữ. Có đến 80% các nhà máy oxy tập trung tại 8 bang, còn những nơi bị dịch nặng nhất không có cơ sở sản xuất. Xe bồn và bình chứa cũng bị thiếu trầm trọng. Chính phủ mất đến 8 tháng mới gọi thầu cung cấp máy oxy cho những bệnh viện ở tuyến đầu.

Hộ chiếu vac-xin : Bất cập về đạo đức và thực tiễn

Làm thế nào đi du lịch trong thời kỳ dịch bệnh ? Courrier International đăng hình vẽ cách điệu một robot đeo khẩu trang, mang khiên, kéo theo chiếc vali với dòng tựa lớn nhấn mạnh, nếu không tiêm chủng sẽ không đi được. Điều kiện phải có hộ chiếu dịch tễ đặt ra một số vấn đề về đạo đức và thực tiễn.

Đối với nhiều người, nếu nhân danh tự do dịch chuyển để chia thế giới làm hai : bên được chủng ngừa và bên chưa được tiêm chủng, sẽ tạo ra bất bình đẳng với một danh sách hạn chế các nước đã cho chích ngừa rộng rãi. Châu Âu dự định cấp giấy chứng nhận không chỉ cho những người đã được chích vac-xin mà cho tất cả những ai xét nghiệm âm tính hoặc đã hồi phục khỏi Covid trong 180 ngày trước đó.

Nhưng liệu các hộ chiếu này có hiệu quả ? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng Giêng tuyên bố không bảo đảm rằng những người đã chích ngừa không bị nhiễm tiếp hoặc không lây cho người khác. Hơn nữa "hộ chiếu y tế" Trung Quốc chỉ có giá trị đối với vac-xin Trung Quốc, còn Liên Hiệp Châu Âu thì với bốn loại vac-xin đã được công nhận mà thôi. Tờ Nikkei Asia nêu ra trường hợp một nhân viên tài chính ở Hồng Kông mê đi du lịch, đã được tiêm chủng bằng vac-xin Trung Quốc hồi tháng Hai, ngỡ ngàng được biết rằng để về thăm gia đình ở Hoa lục, vẫn phải bị cách ly tại một địa điểm của nhà nước và phải xét nghiệm hai lần một ngày.

New Zealand, đất nước không thuốc lá năm 2025?

Trên lãnh vực xã hội,L’Expressđặt vấn đề "Đất nước không thuốc lá : New Zealand có đi quá xa ?", khi chính phủ của nữ thủ tướng Jacinda Ardern hôm 15/04 loan báo những biện pháp cực đoan để triệt tiêu việc hút thuốc lá từ nay đến 2025.

Từ 10 năm qua, chính phủ liên tục tăng thuế để một gói thuốc hiện nay có giá đến trên 20 euro. Kết quả là chỉ 11,6% người New Zealand hút thuốc, trong khi đến 1/3 người Pháp nghiện thuốc lá. Nhằm tạo ra một "thế hệ không hút thuốc", chính quyền muốn giới hạn tuổi có thể mua thuốc lá là 18 và mỗi năm lại nâng lên. Số cửa hàng bán thuốc từ 2.000 giảm còn khoảng 100. Và nếu người tiêu dùng đủ tuổi mua thuốc, tìm được một điểm bán, thì chính phủ cũng đã dự kiến trước : tỉ lệ nicotine trong thuốc lá sẽ giảm đi 95%. Người nghiện sẽ tăng số lượng thuốc hút ? Như vậy họ phải hút nhiều gấp 40 lần ! Những hạn chế ngặt nghèo này có nguy cơ làm việc nhập thuốc lá lậu tăng lên, và như vậy cần phải kiếm soát chặt biên giới, nếu không kế hoạch đầy tham vọng trên sẽ tan biến như… khói thuốc.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Hai lãnh đạo Mỹ - Nhật có thể ra tuyên bố chung về Đài Loan

Thanh Phương, RFI, 16/04/2021

Hôm 16/04/2021, thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga hội kiến tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden tại Nhà Trắng. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa tân tổng thống Mỹ với một lãnh đạo ngoại quốc.

mynhat1

Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga chào mọi người trước khi lên đường công du Hoa Kỳ, tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật Bản, ngày 15/04/2021.  AP

Chủ đề bao trùm chương trình nghị sự của thượng đỉnh Mỹ-Nhật lần này là Trung Quốc. Reuters, hôm 15/4, dẫn lời một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ, xin giấu tên, cho biết tổng thống Biden và thủ tướng Suga sẽ ra một tuyên bố chung về Đài Loan.

Lần cuối cùng mà hai lãnh đạo Mỹ-Nhật ra một tuyên bố chung về Đài Loan đó là vào năm 1969, trước khi Tokyo bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Lần này, tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước là nhằm đáp lại những áp lực của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, theo dự đoán của Reuters, tuyên bố chung Mỹ-Nhật về Đài Loan hôm nay có thể không có nội dung như Hoa Kỳ mong muốn từ phía thủ tướng Suga. Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 9 năm 2020, đối với Trung Quốc, ông Suga vẫn theo chính sách của người tiền nhiệm, giữ thế cân bằng giữa một bên là các quan ngại về an ninh và bên kia mà các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế với Bắc Kinh. Trong tuần này, một đại diện của bộ ngoại giao Nhật Bản đã tuyên bố là hai bên chưa quyết định là sẽ có một tuyên bố chung về Đài Loan hay không.

Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, tổng thống Biden và thủ tướng Suga cũng thảo luận về chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương và về việc Trung Quốc gia tăng kiểm soát đặc khu hành chính Hồng Kông. Cuộc gặp này cũng là dịp để thông báo khoản đầu tư 2 tỷ đô la của Nhật để cùng với Mỹ phát triển mạng viễn thông 5G đối chọi với tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc.

Với cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp với thủ tướng Suga hôm nay và cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Hàn Quốc trong tháng 5, tổng thống Joe Biden đang nỗ lực tập trung các nguồn lực ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đối phó với thế lực ngày càng mạnh của Trung Quốc, mà ông xem là một vấn đề chính sách ngoại giao rất quan trọng.

Cũng theo vị quan chức cao cấp trên của chính quyền Mỹ, trong cuộc gặp hôm nay, tổng thống Biden và thủ tướng Suga sẽ thông báo về cuộc họp sắp tới của nhóm QUAD (Bộ Tứ), tức đối thoại bốn bên về an ninh, quy tụ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, nhằm đối phó với mối đe dọa Trung Quốc cũng như với Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

*********************

Phái viên của tổng thống Mỹ tuyên bố : Quan hệ với Đài Loan "mạnh hơn bao giờ hết"

Thanh Phương, RFI, 15/04/2021

Quan hệ giữa Đài Loan với Hoa Kỳ "mạnh hơn bao giờ hết", đó là tuyên bố của ông Christopher Dodd, phái viên của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm nay, 15/04/2021, khi hội kiến tổng thống Thái Anh Văn tại Đài Bắc.

mynhat2

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Chris Dodd (trái) phát biểu trong cuộc gặp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại văn phòng tổng thống, Đài Bắc, Đài Loan, ngày 15/04/2021.  Reuters – Ann Wang

Theo yêu cầu của tổng thống Joe Biden, cựu thượng nghị sĩ Christopher Dodd và hai cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Richard Armitage và James Steinberg đã đến Đài Bắc hôm 14/04. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tổng thống Biden lên cầm quyền, một phái đoàn tầm cỡ như vậy  được cử đến Đài Loan.

Tuyên bố với tổng thống Thái Anh Văn, ông Christopher Dodd nói thêm: "Chính quyền Biden sẽ là một người bạn đáng tin cậy. Tôi tin tưởng là chính quyền này sẽ giúp quý vị mở rộng không gian quốc tế và yểm trợ đầu tư của quý vị vào khả năng tự vệ".

Đáp lời phái viên của tổng thống Mỹ, bà Thái Anh Văn nhắc lại là gần đây Trung Quốc thường xuyên đưa chiến hạm và chiến đấu cơ đến diễn tập ở vùng biển và vùng trời chung quanh Đài Loan. Theo tổng thống Đài Loan, những hành động này của Bắc Kinh "phá vỡ nguyên trạng ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và đe dọa ổn định và an ninh khu vực".

Trung Quốc đã phản ứng giận dữ về chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn Hoa Kỳ, theo tường trình của thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh :

"Tuy là một chuyến viếng thăm không chính thức, nhưng cũng đủ để khiến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nổi giận. Đối với chính quyền Bắc Kinh, tổng thống Joe Biden phái các cựu thượng nghị sĩ đến Đài Bắc chính là nhằm hỗ trợ cho "phe đòi độc lập" và đây là một bước hướng tới những mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, điều mà Trung Quốc dứt khoát muốn tránh.

Phát ngôn viên của Văn phòng Sự vụ Đài Loan Mã Hiểu Quang (Ma Xiagang) tuyên bố : "Chúng tôi không hứa từ bỏ việc dùng đến vũ lực và giữ nguyên khả năng thi hành mọi biện pháp cần thiết. Chúng tôi nhắm đến sự can thiệp của các thế lực ngoại bang và con số rất nhỏ những thành phần ly khai và các hoạt động ly khai của họ. Các cuộc thao dượt quân sự là nhằm bắn đi tín hiệu rằng chúng tôi quyết tâm ngăn chận Đài Loan đi đến độc lập và bắt tay với Hoa Kỳ. Quyết tâm của chúng tôi sẽ thể hiện trong hành động".

Trong những ngày qua đúng là đã có nhiều hành động : hôm thứ Hai tuần này, 25 chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay đến thách thức các radar Đài Loan. Đối với nhiều nhà phân tích hiện nay, chỉ cần một tia lửa nhỏ là đủ khiến cho tình hình leo thang.

Philipp Zelokow, một cố vấn của bộ ngoại giao Mỹ, nhận định: "Chúng tôi chưa biết liệu Trung Quốc có đi đến mức phát động chiến tranh với Đài Loan hay không, nhưng chúng tôi nghĩ rằng tình hình đã đi đến mức mà không ai có thể loại trừ khả năng này. Ví dụ như Bắc Kinh có thể bắt đầu bằng việc ngăn chận Hoa Kỳ và các nước khác cung cấp tên lửa cho quân đội Đài Loan".

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Châu Á

Đài Loan li lên tiếng bày t s bt bình và phn đi mnh m vic WHO (T chc Y tế Thế gii) và Văn phòng Khu vc Tây Thái Bình Dương ca WHO (WPRO), gn s ca nhim Covid-19 Đài Loan vào "Trung Quc" trong Báo cáo mi nht ca WHO v din biến Covid-19 trên thế gii.

thaianhvan1

Trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai hôm 20/5, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố không chấp nhận nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc.

Ngoài vic phn đi trc tiếp, B Ngoi giao Đài Loan còn yêu cu Văn phòng Đi din Đài Loan ti hai nơi : Geneva và Philippines -tiếp tc làm vic vi WHO và WPRO đ phn kháng, đòi WHO và WPRO phi đính chính, vì WHO ch nên tuân th các tiêu chun liên quan ti y tế quc tế và điu phi vichp tác phòng chng dch bnh trên toàn thế gii.

Theo Đài Loan, WHO phi biết t chi áp lc chính tr không chính đáng ch không phi phi hp vi "nguyên tc Mt Trung Quc" do Trung Quc hư cu. Vic đưa các s liu thng kê v tình hình dch bnh ti Đài Loan vào mc Trung Quc, không ch mâu thun vi s tht là hai b eo bin không thuc v nhau, mà còn khiến các quc gia khác nhn đnh sai lch v tình hình phân b dch bnh.

Bà Âu Giang An – Phát ngôn viên B Ngoi giao Đài Loan, thay mt Đài Loan :Nghiêm khc nhc li, Đài Loan không phi là mt phn ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa, ch có chính ph Đài Loan được bu c dân ch mi có th đi din cho người dân Đài Loan trên trường quc tế. Vic WHO xem chính tr hơn c chuyên môn không nhng gây tn hi đến quyn được chăm sóc sc khe ca 23,5 triu dân Đài Loan, mà còn không giúp ích cho hp tác toàn cu nhm ngăn chn s lây lan ca đi dch. Ghi Đài Loan vào mc "Trung Quc" là sai lm nghiêm trng và WHO cn phi đính chính ngay.

***

Vi dân s khong 1/4 dân s Vit Nam, din tích khong 1/10 din tích Vit Nam (tròm trèm 36.000 cây s vuông), b Trung Quc cô lp trong bang giao quc tế bng chính sách "Mt Trung Quc", b tước tư cách mt quc gia đc lp sut t 1971 đến nay, song Đài Loan chưa bao gi khut phc Trung Quc, đng thi luôn tìm đ mi cách đ khng đnh tư thế riêng, hoàn toàn đc lp vi Trung Quc, khiến Trung Quc thường xuyên "mt ăn, mt ng" vì Đài Loan có th làm chính sách "Mt Trung Quc" tan tành.

Đó cũng là lý do ngày 28 va qua, Trung Quc nâng mc đ cnh cáo Đài Loan. Ông Ngô Khiêm Phát ngôn viên B Quc phòng Trung Quc, nhn vi vi Đài Loan qua mt cuc hp báo rng :Đùa vi la s b phng ! Đc lp đng nghĩa vi chiến tranh(2) ! Đài Loan lp tc hi đáp : Trung Quc nên suy nghĩ cn thn. Đng xem thường quyết tâm ca Đài Loan trong vic bo v ch quyn cũng như duy trì t do và dân ch.Ngày hôm sau – 29 tháng 1, B Ngai giao Đài Loan tiếp tc ch trích WHO như va k

***

Cũng là láng ging ca Trung Quc như Đài Loan, cũng phi đi din vi các yêu sách vô li ca Trung Quc v ch quyn như Đài Loan nhưng Vit Nam hành x rt khác. S khác bit trong quan h vi Trung Quc gia Vit Nam và Đài Loan, có th do Đài Loan không có t chc chính tr nào tr thành đng cm quyn nh được Trung Quc hu thun "thng nht đt nước", thành ra không cn thường xuyên bày t s "biết ơn" vô điu kin đi vi "s giúp đ quý báu" ca Trung Quc (3).

Cũng có th vì Đài Loan không có đng cm quyn nào đinh ninh : Bt k thế nào thì Trung Quc vn là… "người bn xã hi ch nghĩa rt ln ngay bên cnh, sn sàng h tr đ xây dng thành công ch nghĩa xã hi" (4), Đài Loan cũng không có lãnh đo đng nào t hào đã sáng sut gi cho quan h Vit Trung n đnh vì :Nếu đ xy ra đng đ thì tình hình bây gi bt n thế nào, chúng ta có ngi đây mà bàn vic t chc đi hi đng được không(5) ?...

***

Hai ngày na (1/2/2021), Lut Hi cnh mi mà Quc hi Trung Quc đã b phiếu thông qua và Ch tch Nhà nước Trung Quc đã ký ban hành s có hiu lc thc thi. Theo đó, cnh sát bin Trung Quc có quyn kim tra, ngăn chn tt c các phương tin hàng hi qua li nhng vùng bin mà Trung Quc bo là ca Trung Quc, có quyn s dng tt c các loi vũ khí đ tiêu dit tàu, thuyn ngoi quc, cũng như phá b các công trình xây dng trên vùng bin ca Trung Quc.

Cho dù có ti 80% din tích bin Đông ca Vit Nam tng b Trung Quc vơ vào và s b chi phi bi Lut Hi cnh mi nhưng h thng chính tr, h thng công quyn ca Vit Nam vn chưa nói gì. Nếu vào Google, dùng các t khóa bng tiếng Vit như "lut hi cnh mi+phn đi" đ tìm xem Vit Nam phn ng thế nào trước Lut Hi cnh mi ca Trung Quc thì ch thy h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam loan tin : Philippines đã phn đi (6), Indonesia đã phn đi (7).

Trước, trong, cũng như sau khi Lut Hi cnh mi thành hình, h thng chính tr, h thng công quyn ca Vit Nam t trung ương đến đa phương ch dc sc đ đi hi đng các cp và nay là đi hi đi biu toàn quc ln th 13 thành công tt đp ! Nếu sòng phng thì phi k thêm, cũng có đi biu tham d đi hi 13 nhc đến bin Đông, nhc đến ch quyn, xem thc trng bin Đông là mt trong nhng thách thc ln vì và ch vì khó… gi vng uy tín ca đng, chế đ trước nhân dân(8).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 31/01/2021

Chú thích

(1) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=458&post=193403&unitname=Chính-tr&postname=B-Ngoi-giao-Trung-Hoa-Dân-Quc-%28%Đài-Loan%29-phn-đi-mnh-m-vic-WHO-xếp-Đài-Loan-vào-phm-vi-Trung-Quc-khi-cp-nht-tình-hình-Covid-19

(2) https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-dai-loan-doc-lap-dong-nghia-voi-chien-tranh/5755037.html

(3) http://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Chu-tich-Quoc-hoi-hoi-kien-Tong-Bi-thu-Chu-tich-Trung-Quoc-Tap-Can-Binh/370618.vgp

(4) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm

(5) https://soha.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-day-duoc-khong-20151208144743885.htm

(6) https://tuoitre.vn/philippines-phan-ung-luat-hai-canh-trung-quoc-neu-khong-phan-doi-tuc-se-phuc-tung-20210127175910165.htm

(7) https://www.vov.vn/the-gioi/chuyen-gia-indonesia-luat-hai-canh-cua-trung-quoc-lam-gian-doan-dam-phan-coc-833606.vov

(8) https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-hoi-xiii/bo-truong-to-lam-3-thach-thuc-de-doa-sinh-menh-dang-ton-vong-che-do/1334917.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Trung Quc lên án vic M d b hn chế quan h vi Đài Loan

VOA, 11/01/2021

Hôm 11/1, Trung Quc lên án vic Hoa K d b hn chế tương tác vi các quan chc Đài Loan, nói rng không ai có th ngăn cn vic "tái thng nht" ca đt nước, trong khi ngoi trưởng Đài Loan ca ngi đng thái ca Hoa K là du hiu ca "quan h đi tác toàn cu", theo Reuters.

dailoan1

C Đài Loan và Hoa K.

Hôm 9/1, Ngoi trưởng Hoa K Mike Pompeo công b vic d b này.

Trung Quc cho biết h "kiên quyết phn đi" quyết đnh này và lên án mnh m.

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Triu Lp Kiên (Zhao Lijian) phát biu vi báo gii : "Quyết tâm bo v ch quyn và toàn vn lãnh th ca người dân Trung Quc là không th lay chuyn và chúng tôi s không cho phép bt k người nào hoc lc lượng nào ngăn chn quá trình tái thng nht ca Trung Quc".

Ông Triu nói thêm : "Bt k hành đng nào gây tn hi đến li ích ct lõi ca Trung Quc s chc chn b phn công và s không thành công".

Đài Loan hoan nghênh quyết đnh ca Ngoi trưởng Pompeo. Ngoi trưởng Đài Loan Joseph Wu nói vi các phóng viên rng đó là mt iu quan trng đi vi vic nâng tm quan h Đài Loan-Hoa K".

Quyết đnh ca Ngoi trưởng Pompeo có nghĩa là các quan chc Đài Loan s có th t chc các cuc hp ti B Ngoi giao hoc Nhà Trng thay vì các đa đim không chính thc nhng nơi khác, chng hn như khách sn, ví d như vy.

Vào ngày 13/1, đi s Hoa K ti Liên Hp Quc, bà Kelly Craft, s đến Đài Bc trong chuyến thăm ba ngày mà Trung Quc đã lên tiếng t cáo.

Ông Wu cho biết c ông và Tng thng Thái Anh Văn s gp g bà Craft vào 14/1. Ông nói thêm rng vic tho lun v các cách thúc đy s tham gia quc tế ca Đài Loan s là mt ch đ trong chuyến thăm ca đi s Craft.

*********************

Mỹ-Đài Loan : Washington hủy bỏ hạn chế trao đổi với Đài Bắc

Tú Anh, RFI, 10/01/2021

Quan hệ Mỹ-Trung chắc chắn sẽ căng thẳng thêm. Ngày 10/01/2021 ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hủy bỏ mọi biện pháp hạn chế quan chức Mỹ trong các cuộc tiếp xúc với đồng sự Đài Loan. Phấn khởi, Đài Bắc xem đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương.

dailoan2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh chụp tháng 9/2020 nhân chuyến công tác tại Bruxelles, cảnh báo Liên Âu trước hiểm họa Trung Quốc.  Kenzo TRIBOUILLARD AFP/File

"Các hạn chế phức tạp do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tự đặt ra trong nhiều thập niên để điều tiết quan hệ giữa các nhà ngoại giao, quân nhân hay các đại diện chính thức khác với đồng nhiệm Đài Loan để làm hài lòng chính quyền Trung Quốc kể từ nay không còn nữa". Thông cáo của ngoại trưởng Mỹ công bố ngày 10/01/2021, theo AFP, không nói rõ thực chất của các hạn chế này là gì và có vẻ mang tính biểu tượng.

Năm 2018, chính quyền Trump đã ban hành một đạo luật cho phép quan chức chính phủ ở mọi cấp, kể cả những người nắm chức vị về an ninh, quân sự đến Đài Loan và gặp đồng nhiệm Đài Loan.

Theo chuyên gia Mỹ Bonnie Glaser được Reuters trích dẫn, trong số những "biện pháp tự hạn chế" của Mỹ để làm hài lòng Trung Quốc có điều khoản các quan chức Đài Loan đến Washington chỉ được đồng nhiệm Mỹ tiếp ở khách sạn mà không tiếp ở bộ Ngoại Giao.

Đại diện ngoại giao Đài Loan tại Washington, bà Tiêu Mỹ Cầm, chào mừng "một ngày trọng đại chấm dứt hàng chục năm phân biệt đối xử". Từ Đài Bắc, ngoại trưởng Ngô Chiêu Tiếp dự báo "quan hệ Mỹ-Đài, với cơ sở vững chắc đặt trên giá trị chung dân chủ và tự do, sẽ được thắt chặt hơn".

Quyết định của ông Mike Pompeo được đưa ra 10 ngày trước khi tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh nổi giận. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cực lực lên án chuyến viếng thăm Đài Loan của đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc Kelly Craft, vào đầu tuần tới từ 12 đến 15/01.

Trong phản ứng đầu tiên, Tân Hoa xã công kích Mike Pompeo : "Thay vì tạo điều kiện chuyển giao quyền lực một cách tốt đẹp cho chính quyền mới, ngoại trưởng tệ hại nhất của Hoa Kỳ đã tìm cách gây tổn thương lâu dài cho quan hệ giữa hai nước".

Tú Anh

*********************

Đại sứ Mỹ đến Đài Loan tuần tới, Bắc Kinh cảnh báo Washington "trả giá đắt"

Trọng Thành, RFI, 08/01/2021

Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 08/01/2020, cho biết đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trong chuyến công du Đài Bắc sắp tới có kế hoạch gặp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Chuyến đi của đại sứ Mỹ bị Trung Quốc phản đối dữ dội. Bất chấp đe dọa của Bắc Kinh, tối hôm qua, phái bộ Mỹ tại Liên hiệp Quốc đã công bố lịch trình cụ thể của chuyến viếng thăm.

dailoan3

Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc Kelly Craft (P) trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao, Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/09/2020.  Reuters - POOL New

Hôm 07/01/2021, phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc ra thông cáo "cực lực phản đối" chuyến đi dự kiến của đại sứ Mỹ, và cảnh báo Washington sẽ phải "trả giá đắt". Phía Trung Quốc nhấn mạnh "Bắc Kinh đã thường xuyên yêu cầu Mỹ chấm dứt những hành động khiêu khích điên cuồng của mình, ngừng gây thêm các trở ngại mới cho quan hệ Trung – Mỹ và hợp tác của hai quốc gia tại Liên Hiệp Quốc". Cũng ngày hôm qua, Tân Hoa Xã đã lên án chuyến công du dự kiến của đại sứ Mỹ.

Theo Reuters, phía Mỹ cho biết nữ đại sứ Kelly Craft thăm Đài Loan từ 13 đến 15 tháng Giêng và dự kiến gặp gỡ một số lãnh đạo Đài Loan, hội kiến với tổng thống Thái Anh Văn và ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu).

Mục tiêu chính của chuyến công du, theo thông cáo của Mỹ là "củng cố sự hỗ trợ mạnh mẽ và liên tục của chính phủ Mỹ đối với sự tham gia của Đài Loan vào các định chế quốc tế, phù hợp với chính sách Một nước Trung Hoa của Mỹ, Trung Quốc, được định hướng bởi Đạo luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), ba thông cáo chung Mỹ - Trung Quốc và sáu Bảo Đảm đối với Đài Loan (Six Assurances to Taiwan)".

Chuyến công du của đại sứ Mỹ đến Đài Loan có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt, bởi Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, và chỉ Bắc Kinh mới có quyền đại diện cho Đài Loan trên trường quốc tế.

Ngược lại, Đài Bắc khẳng định Đài Loan là một Nhà nước độc lập trên thực tế, với một chính quyền được người dân bầu lên bằng con đường dân chủ. Chính quyền Đài Loan cũng tố cáo Trung Quốc gây áp lực để Đài Loan không được tiếp cận kịp thời với các thông tin về dịch bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới. Vấn đề này dự kiến sẽ được đại sứ Mỹ Keith Krach nêu lên trong chuyến công du này.

Thông cáo của phái bộ Mỹ khẳng định, trong chuyến công du tuần tới, đại sứ Keith Krach sẽ có bài diễn văn, nhấn mạnh đến "các đóng góp gây ấn tượng sâu sắc của Đài Loan đối với cộng đồng quốc tế và việc Đài Loan tham gia thực sự hơn và rộng rãi hơn vào các định chế quốc tế là điều có ý nghĩa quan trọng". Hồi tháng 9/2020, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc từng kêu gọi tạo điều kiện để Đài Loan "tham gia đầy đủ" vào các hoạt động của Liên Hiệp Quốc.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Trọng Thành
Published in Châu Á