Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tờ Washington Post hôm 14/8 có bài viết "As Vietnam tightens leash on criticism, scores are jailed and exiled", tạm dịch là "Khi Việt Nam thắt chặt kiểm soát tiếng nói chỉ trích, nhiều người bị bỏ tù và phải sống lưu vong" của tác giả Rebecca Tan.

batbo1

Người Việt biểu tình năm 2018 phản đối chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm - AFP

Theo bài viết, chính phủ Việt Nam đã tiến hành cuộc đàn áp dữ dội nhất so với mấy chục năm qua đối với những người chỉ trích chính quyền ; bỏ tù hàng loạt nhà hoạt động, luật sư và nhà báo khiến nhiều người phải sống lưu vong. Dư luận lo ngại cuộc đàn áp sẽ tăng mạnh hơn nữa khi ông Tô Lâm, người đứng đầu cơ quan an ninh, người chủ trì phần lớn cuộc đàn áp, lên làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài báo trích lời ông Ben Swanton, giám đốc Dự án 88, rằng các tổ chức phát triển trong ba thập kỷ qua để hỗ trợ tự do ngôn luận và yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm đã "bị tiêu diệt hoàn toàn". Các nhà xuất bản độc lập, hiệp hội nhà báo, tổ chức tư vấn và tổ chức phi lợi nhuận phải ngừng hoạt động vì sợ bị bắt. Ông Swanton nói : "Không còn ai bên trong có thể đưa ra bất kỳ sự phản kháng có tổ chức nào". 

Một yếu tố nữa là nhà cầm quyền lo sợ sự trả thù của dân chúng khiến họ không chỉ bằng mọi giá giữ chế độ. Vì không chỉ đơn giản là quyền lực, tài sản mà là cả mạng sống của họ nữa, vì suốt bao năm cầm quyền, tội ác mà họ gây cho dân chúng quá khủng khiếp. - Bà Phạm Thanh Nghiên

Theo nhận định của bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân chính trị, hiện đang tị nạn tại Hoa Kỳ, với RFA, việc gia tăng bắt bớ những người lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhằm duy trì quyền lực độc tôn của Đảng cộng sản, bởi các phong trào đối lập, các tổ chức xã hội dân sự, và tiếng nói của các nhà hoạt động có thể đe dọa đến sự kiểm soát toàn diện của Đảng cộng sản. Bà Nghiên trình bày hệ quả của tình trạng đó :

"Việc bắt bớ, kết án nặng nề hoặc buộc những người hoạt động phải lưu vong không chỉ nhằm trừng phạt cá nhân, mà còn là cách răn đe, làm gương cho những ai có ý định thách thức chính quyền. Sự đàn áp nặng nề khiến nhiều nhà hoạt động hoặc phải im lặng, hoặc chọn lựa ra đi để tiếp tục hoạt động hoặc đơn giản là để giữ an toàn cho mình và người thân. Có những trường hợp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra đi, ví dụ trường hợp của gia đình tôi.

Bà Phạm Thanh Nghiên phân tích thêm :

Một yếu tố nữa là nhà cầm quyền lo sợ sự trả thù của dân chúng khiến họ không chỉ bằng mọi giá giữ chế độ. Vì không chỉ đơn giản là quyền lực, tài sản mà là cả mạng sống của họ nữa, vì suốt bao năm cầm quyền, tội ác mà họ gây cho dân chúng quá khủng khiếp. Nhìn gương của một số chế độ độc tài trên thế giới sau khi bị lật đổ là có thể thấy được tâm lý sợ hãi của họ. Và Hà Nội cho rằng đối phó với áp lực bên ngoài dễ dàng hơn là áp lực từ trong nước. Đẩy những nhà bất đồng chính kiến đi lưu vong là một trong những lý do đó".

Cũng theo bà Nghiên, mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam có nhu cầu hợp tác quốc tế, họ vẫn duy trì chính sách đàn áp để tránh bị ảnh hưởng bởi các giá trị dân chủ phương Tây nhằm chứng tỏ sự cứng rắn với các đối tác quốc tế, rằng họ sẽ không thay đổi hệ thống chính trị hay nhượng bộ trước áp lực ngoại giao.

Cũng cùng quan điểm, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung từng bị án tù với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", hiện đang tị nạn tại Đức sau khi tạm lánh ở Thái Lan vào cuối năm ngoái, nêu nhận định của ông với RFA : 

"Trước hết tôi phải khẳng định, những người thoát được như gia đình tôi là một điều may mắn, vì nếu không thoát được là đã bị bắt. Việc bắt bớ này đã xảy ra từ thời ông Trọng chứ không phải Tô Lâm lên mới bắt. Lý do thứ nhất, theo tôi là uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam trong lòng người dân đã quá thấp mà bản thân ông Trọng đã biết và từng nói những câu như "chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị", tức là ông Trọng biết người dân đã chán Đảng cộng sản lắm rồi. Còn với đảng viên của ông ấy thì ông ấy hô hào chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa", tức ông ấy biết nhiều đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam cũng chán đảng của họ lắm rồi.

Vì thế ông Trọng và ông Lâm phải đàn áp, bắt bớ những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bởi họ không muốn những người đấu tranh này có thể lãnh đạo người dân đứng lên, nổi dậy khi có vấn đề gì xảy ra. Họ phải triệt tiêu".

Cũng theo ông Tiến Trung, do ông Tô Lâm xuất thân từ ngành công an ; học trường an ninh ; suốt cuộc đời chỉ quen với việc đàn áp nên ông Trung nhận định tình hình nhân quyền trong thời gian tới rất u ám.

Ông Trung nói thêm : "Có chi tiết nhỏ tôi muốn kể, là tôi mới gặp một người trong chính quyền Mỹ, người này từng gặp ông Tô Lâm khoảng 20 năm trước. Khi nhân vật này nói với Tô Lâm rằng, nếu Đảng cộng sản Việt Nam cởi mở hơn và tôn trọng pháp quyền hơn thì sẽ có nhiều Việt kiều Mỹ về Việt Nam đầu tư làm ăn và giúp được cho Việt Nam, thì ông Tô Lâm trả lời rằng : ‘Chúng tôi không cần tiền của Việt kiều". Đây là chỉ dấu cho thấy Tô Lâm rất kiêu ngạo và không chấp nhận tiếng nói bất đồng !"

Bài viết dẫn thống kê của Dự án 88 cho thấy, tính đến tháng 8 năm 2024, Việt Nam đã giam giữ gần 200 tù nhân chính trị, số người bị giam giữ trong nửa đầu năm 2024 bằng với cả năm 2023. Tác giả Rebecca Tan cho rằng, sự đàn áp gia tăng này diễn ra khi Hoa Kỳ nâng quan hệ với Việt Nam lên mức cao nhất kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh, và chính quyền của Tổng thống Biden cung cấp hàng trăm triệu đô la hỗ trợ an ninh cho Việt Nam.

Vì thế ông Trọng và ông Lâm phải đàn áp, bắt bớ những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bởi họ không muốn những người đấu tranh này có thể lãnh đạo người dân đứng lên, nổi dậy khi có vấn đề gì xảy ra. Họ phải triệt tiêu - Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung

Một nhà đấu tranh ở Hà Nội, yêu cầu ẩn danh, nói với RFA quan điểm của ông :

"Thế giới từ sau sự sụp đổ của Liên Xô, lằn ranh song cực được tạm gọi là thiện-ác, đã trở thành thế giới đa cực hỗn loạn trong việc chấp nhận sự khác biệt của nhau để cùng trục lợi. Đối với chế độ cộng sản Việt Nam cũng vậy, từ tư thế phải nhũn nhặn và lùi bước trước nền văn minh phương tây để có thể được gia nhập vào WTO, được đưa ra khỏi danh sách CPC, thì bây giờ Hà Nội giống như một con buôn đã giỏi cách đút lót cho các quốc gia đến Việt Nam làm ăn và thu lợi, và cả hai cùng phớt lờ chuyện chủ nghĩa cộng sản đàn áp con người.

Hà Nội hoàn toàn an tâm rằng một khi món lợi còn được chia, thì cái ác trong sự cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, vẫn được nhẹ nhàng cho qua. Cụ thể, nước Đức là một quốc gia vô cùng nguyên tắc đã trở thành một con gấu bông bèo nhèo trước sự kiện Tô Lâm dẫn mật vụ qua bắt cóc người ngay tại Berlin, mà giờ đây sớm muộn gì, mọi thứ cũng được xí xóa hay giảm nhẹ hình thức để hai bên tiếp tục nối kết làm ăn.

Điều mỉa mai rằng, trước đây Đảng cộng sản Việt Nam dùng những người tranh đấu cho dân chủ và tự do làm con tin, đổi chác với thế giới phương Tây, còn ngày hôm nay cả hai thế giới đều bắt tay và cùng đu đưa trên những số phận con tin đó".

Vào đầu năm nay, Việt Nam đã yêu cầu Bộ Thương mại công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, chứ không phải nền kinh tế phi thị trường. Sự công nhận đó sẽ dẫn đến giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Việt Nam cho rằng đã thực hiện cải cách để đáp ứng các tiêu chí của Hoa Kỳ về nền kinh tế định hướng thị trường, bao gồm cả việc mở cửa đất nước cho đầu tư nước ngoài và giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ đối với các nguồn tài nguyên.

Tuy vậy, hai nhóm nghị sĩ Mỹ với hơn 30 người kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Theo các nghị sĩ này, Việt Nam vẫn hoạt động như một nền kinh tế kế hoạch được định hình phần lớn bởi Đảng cộng sản và nó không đáp ứng các tiêu chuẩn lao động của nền kinh tế thị trường do sự đàn áp của các công đoàn.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đại diện bang Massachusetts, người đứng đầu một lá thư có chữ ký của 8 thượng nghị sĩ, nêu quan điểm trong một thông cáo hôm 29/1/2024 : "Việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà các tiêu chuẩn lao động chưa được cải thiện, bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hàng hóa có sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng".

Điều mỉa mai rằng, trước đây Đảng cộng sản Việt Nam dùng những người tranh đấu cho dân chủ và tự do làm con tin, đổi chác với thế giới phương Tây, còn ngày hôm nay cả hai thế giới đều bắt tay và cùng đu đưa trên những số phận con tin đó. - Một nhà đấu tranh ở Hà Nội

Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, trong suốt 10 năm vừa qua, chính quyền cộng sản Việt Nam đã thực hiện một chính sách đàn áp triệt để nhân quyền. Hậu quả của nó sẽ có tác dụng rất lâu dài đến với sự phát triển của Việt Nam. Ông phân tích :

"Thứ nhất, trước sự đàn áp những tiếng nói trái chiều như vậy, sự phản biện của xã hội trước những chính sách của nhà nước không còn nữa. Chính quyền không biết chính sách nào là tốt và đâu là hướng đi sắp tới của đất nước. Những chính sách đưa ra đã luôn vấp phải những sai lầm, từ việc thay căn cước công dân cho đến chính sách nhà đất.

Thứ hai, khi không có phản biện để tìm ra hướng đi mới, những cải cách gần như đã ngừng lại. Hầu như không có một cải cách gì đáng kể trong suốt hơn 10 năm gần đây, cùng thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền.

Thứ ba, khi không có những tiếng nói phản biện để bảo vệ những quyền lợi của con người, điều đó đồng nghĩa với việc quyền tư hữu tài sản luôn đối diện với một sự xâm phạm nghiêm trọng. Thực tế là tài sản của người dân đã không được bảo vệ một cách đầy đủ trong chế độ cộng sản ở Việt Nam. Người gửi tiền ngân hàng có nguy cơ mất tiền mà không ai bảo vệ. Người nắm giữ đất đai có nguy cơ mất đất mà không ai bảo vệ. Người có hiểu biết không ai muốn bỏ hết vốn liếng và sức lực ra đầu tư, dẫn đến nền kinh tế không thể phát huy hết tiềm năng".

Một điều nữa, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, khi không thấy một sự cải cách trong một tương lai trước mắt, điều đó đồng nghĩa với việc không thấy một tương lai tươi sáng, nhiều người đã chọn bỏ nước ra đi. Hậu quả là Việt Nam mất nhân tài, tiền bạc, và cả cơ hội tăng trưởng.

Nguồn : RFA, 15/08/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn nói với gia đình : "Không thể cầm cự được nữa !"

RFA, 28/12/2023

Sức khỏe của tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn bị suy giảm nghiêm trọng trong Trại giam Xuyên Mộc, có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng chỉ được thăm khám qua loa, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi chính quyền phóng thích ông ngay lập tức.

danap01

Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn - Việt Nam Thời Báo

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, 34 tuổi, là biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức đấu tranh cho tự do báo chí ở trong nước nhưng không được Nhà nước công nhận.

Ông đang thụ án tù 11 năm về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" trong cùng vụ án với Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ- người cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Sức khỏe nguy kịch

Một người thân của ông Tuấn cho biết, trong buổi thăm gặp ngày 26/12 vừa qua gia đình chỉ được thấy ông qua tấm kính dày và nói chuyện qua điện thoại tại trại giam ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Người này nói với RFA vào trưa ngày 28/12 với điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh :

"Bây giờ anh ấy chỉ còn da bọc xương, xanh sao. Anh nói là anh ấy không thể ăn bất cứ cái đồ ăn gì được nữa, bởi vì bây giờ ăn vào nhưng không tiêu hóa được thức ăn, chỉ uống sữa với cháo loãng cầm cự qua ngày".

Ông Tuấn tự đi ra gặp người thân được nhưng chậm chạp và gắng gượng, đồng thời nhắn lại rằng bản thân "chịu hết nổi rồi, không thể cầm cự được nữa".

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW khi biết tin này đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Tuấn ngay lập tức. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 28/12 :

"Vì các nhà tù ở Việt Nam hầu như không cung cấp dịch vụ y tế, Lê Hữu Minh Tuấn cần được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện để ông có thể nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc y tế mà ông đang rất cần từ gia đình. Không nên có lời bào chữa nào cả, cuộc sống của ông rõ ràng phụ thuộc vào đó".

Chuyên gia của HRW về nhân quyền Việt Nam cho rằng Hà Nội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu chuyện không hay xảy ra với ông Tuấn :

"Việc Lê Hữu Minh Tuấn thực hiện quyền của mình lẽ ra không nên bị coi là tội phạm. Do vậy, nếu ông chết trong tù thì chính quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hủy hoại tính mạng của ông và những thiệt hại sau đó đối với gia đình ông".

Có vấn đề về sức khỏe nhưng không được chữa trị đúng mức

Ông Tuấn bị chuyển đi thi hành án ở Trại giam Xuyên Mộc từ giữa tháng 7/2021. Từ cuối năm ngoái, ông có vấn đề về đường tiêu hóa và được một cán bộ y tế trong trại giam chuẩn đoán bị viêm đại tràng và viêm gan. Gia đình nhiều lần gửi thuốc điều trị hai bệnh này theo toa của bác sĩ nhưng ông không được nhận, chỉ được uống thuốc của trại giam cấp.

Bên cạnh đó, từ giữa năm 2023, ông còn bị ghẻ khắp người.

Ông Tuấn cho gia đình biết vào ngày 02/11/2023, cán bộ Trại giam Xuyên Mộc đưa ông đi khám tại Bệnh viện Vũng Tàu nhưng khám một cách qua loa. 

Sau khi khám xong, bệnh viện cho thuốc uống nhưng tình trạng lại tệ hơn sau khi uống xong đợt thuốc đó. Hiện tại ông đi ngoài ra máu, đau khắp vùng bụng và có những biểu hiện theo gia đình là "rất giống với ung thư đại tràng". 

Nhận thấy sức khỏe ông Tuấn suy giảm có khả năng nguy hiểm đến tính mạng, gia đình ngày 27/12 gửi đơn khẩn cấp qua đường bưu điện tới Cục Cảnh sát quản lý trại giam (C10) của Bộ Công an và Trại giam Xuyên Mộc với đề nghị cho ông được đi khám bệnh một cách nghiêm túc để tìm ra bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý.

Phóng viên gọi điện cho Trại giam Xuyên Mộc và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để xác minh thông tin nhưng không có ai nghe máy.

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, sinh năm 1989, bị bắt giam vào tháng 6/2020. Trong phiên sơ thẩm vào tháng 1/2021, ông và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ của Hội Nhà báo Độc lập bị tuyên 11 năm tù giam và bốn năm quản chế trong khi Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị án 15 năm tù và năm năm quản chế.

Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền, chỉ trích Việt Nam về đối xử vô nhân đạo với tù nhân lương tâm và giam giữ họ trong điều kiện hà khắc, thiếu dinh dưỡng và chăm sóc y tế tồi tệ.

Nhiều tù nhân lương tâm đã bị nhiễm nhiều bệnh nghiêm trọng vì thức ăn tồi tệ và dịch vụ y tế không đầy đủ và không kịp thời.

Cho đến nay có ít nhất năm tù nhân lương tâm chết trong các trại giam trong vài năm gần đây, như nhà báo tự do Đỗ Công Đương, cựu giáo chức Đào Quang Thực và mục sư Đinh Diêm ở Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An), ông Phan Văn Thu ở Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), và ông Đoàn Đình Nam ở Trại giam Xuyên Mộc.

Nguồn : RFA, 28/12/2023

***********************

An Giang cấm triệt để tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuần tuý dựng kỳ đài kỷ niệm lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ

RFA, 27/12/2023

Ngoài việc ngăn cấm các tín đồ Phật giáo Hòa hảo Thuần túy đến tham dự lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ, công an tỉnh An Giang trong năm nay còn yêu cầu tín đồ không được dựng kỳ đài để kỷ niệm ngày này.

danap2

Trụ sở của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Fb Lê Quang Hiển

Thông tin trên được ông Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng Thường trực của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 27/12, mười ngày trước kỷ niệm 104 năm ngày sinh của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (25/11 Âm lịch).

Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy là một tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận, tái phục hoạt năm 1999, đấu tranh đòi tự do tôn giáo... yêu cầu không được cắt xén các bài giảng của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, và đòi Nhà nước trả lại tài sản của Giáo hội.

Ông Hiển cho biết trong 15 năm qua, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội thường tổ chức ba sự kiện quan trọng của đạo tại trụ sở tạm thời ở nhà bà tám Hiền ở ấp Long Hoà, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Đó là các ngày Đản sanh và lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo (ngày 18/5 âm lịch) của Đức Huỳnh Giáo chủ, khác với giáo hội chịu sự quản lý của nhà nước - Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy kỷ niệm thêm ngày Đức Thầy vắng mặt (thọ nạn) vào ngày 25/2 âm lịch. 

Trong nhiều năm gần đây, tuy chính quyền địa phương không cho tín đồ Hòa Hảo thuần tuý ở các nơi khác đến dự đại lễ ở trụ sở tạm thời nhưng không ngăn cấm việc dựng lễ đài ở địa điểm này. Ông Hiển nói với RFA qua điện thoại :

"Năm nay thì đặc biệt khác là họ ngăn cấm hoàn toàn không cho dựng lễ đài luôn. Họ nói thẳng là yêu cầu chủ nhà không được cho giáo hội tổ chức lễ Đản sinh lần thứ 104 của Đức Huỳnh giáo chủ tại địa điểm này".

Ông cho biết trong vòng ba tuần gần đây, công an xã Long Giang ba lần đến nhà bà tám Hiền để sách nhiễu, không cho bà và các đồng đạo sửa khu vực kỳ đài. Lần đầu đến yêu cầu chủ nhà không được sửa mái nhà bị dột, lần thứ hai thì nại lý do "đo lộ giới".

Trong lần thứ ba vào sáng ngày 23/12, một đoàn gồm 12 cán bộ địa phương và dẫn đầu bởi Trưởng Công an xã Long Giang, Trung tá Trung, đến trụ sở của Ban Trị sự Trung ương, nói với chủ nhà là chính quyền địa phương đã quyết định không cho tổ chức Đại Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ, không cho treo cờ, băng rôn, dựng lễ đài tại địa điểm này và cấm người địa phương khác đến.

Gia đình bà tám Hiển đề nghị cung cấp văn bản bằng giấy nhưng chính quyền không đưa, ông Hiển thuật lại.

Ông cũng cho biết chính quyền địa phương đưa nhiều an ninh mặc thường phục canh gác gần trụ sở của Giáo hội, và ngăn cấm người từ địa phương khác đến.

Một nhóm khoảng 20 công an từ ngày 23/12 cũng phong tỏa nhà ông Hà Văn Duy Hồ- Hội trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy tỉnh An Giang cách đó hơn một km, không cho ông đi về phía trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương.

Trong khi đó, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì được tổ chức Đại lễ Đản sanh một cách rầm rộ ở Thánh địa Hòa Hảo và không bị ngăn cản bởi chính quyền địa phương, ông Hiển cho biết.

Phóng viên gọi điện cho Công an xã Long Giang để xác minh vụ việc, tuy nhiên người trực điện thoại không nêu danh tính phủ nhận việc sách nhiễu và đàn áp đối với Phật giáo Hòa hảo Thuần túy.

"Ở đây đâu có ai cho hay không cho gì đâu anh. Có gì anh cứ liên hệ trực tiếp với đơn vị tôi, Công an xã Long Giang. Anh cứ đến đây và gặp lãnh đạo. Anh muốn hỏi ý kiến gì thì đến đây gặp lãnh đạo nói chuyện".

Phóng viên cũng gọi trực tiếp cho số điện thoại của Giám đốc và Phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh An Giang theo danh sách liên lạc ghi trên website của cơ quan này, nhưng không có ai nhấc máy.

Tự do tôn giáo càng bị bóp chặt

Theo ông Hiển, tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng suy giảm, kể cả sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden tháng 9 vừa qua. Hoa Kỳ là quốc gia thường xuyên chỉ trích Việt Nam về đàn áp tự do tôn giáo.

Ông Hiển chia sẻ suy nghĩ của mình :

"Sau khi Tổng thống Joe Biden tới Việt Nam ký hợp tác toàn diện (Đối tác chiến lược toàn diện- PV) với Chính phủ Việt Nam thì mình nghĩ rằng sẽ có vấn đề cởi mở về nhân quyền, về tự do tôn giáo chút đỉnh.

Nhưng mà tôi thấy rằng tới bây giờ thì tình hình tôn giáo càng là khó khăn hơn lúc trước nhiều. Lúc trước họ ngăn cấm một phần thôi còn năm nay cấm triệt để luôn, nói thẳng là cấm tổ chức".

Đứng trước sự ngăn cản của chính quyền địa phương, Ban Trị sự Trung ương và Ban Trị sự các tỉnh thành của Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy đã quyết định tổ chức Đại lễ Đản Sanh lần thứ 104 với điểm lễ chính vẫn tại trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương. Các cấp Ban Trị sự sẽ về đây tham dự nếu được, còn nếu bị ngăn cấm thì sẽ tổ chức đại lễ ở địa phương của mình.

Ông Hiển cho biết Ban Trị sự Trung ương cũng gửi một kháng thư tới các cấp lãnh đạo nhà nước để phản đối việc chính quyền tỉnh An Giang ngăn cản tổ chức Đại lễ Đản sanh.

Tại lễ kỷ niệm hồi năm 2022, tuy không ngăn cản việc các tín đồ Phật giáo Hòa hảo Thuần túy dựng kỳ đài tại trụ sở tạm thời của Ban Trị sự Trung ương, nhưng trong ba ngày lễ nhà chức trách địa phương đã phong tỏa khu vực này và không cho tín đồ và thành viên Ban Trị sự Trung ương cũng như khách từ các địa phương khác đến tham dự.

Nguồn : RFA, 27/12/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam : Chính phủ ngược đãi người thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống !

RFA, 20/11/2023

Chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục kỳ thị và ngược đãi người Thượng ở Tây Nguyên một cách có hệ thống, theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam việc này "bắt nguồn từ sự nghi ngờ lòng trung thành của họ đối với chế độ hiện hành".

nhanquyen1

Ngày 20/2/2023, người dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng biểu tình đòi đất bị cảnh sát cơ động đàn áp - Người Thượng Vì Công lý

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHRN), tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ hôm 18/11 công bố Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023  (gọi tắt là Báo cáo) qua đó nêu bật sự đàn áp của nhà nước độc đảng đối với những sắc dân bản địa ở Tây Nguyên.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban điều hành của VNHRN cho hay, chính quyền do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ sau 1975 ngược đãi các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên một cách có hệ thống như lấy đất đai để cho các công ty lớn khai thác và di dân ồ ạt từ các tỉnh thành dẫn đến một số vụ nổi dậy của người dân bản địa, đặc biệt là vụ tháng 6 vừa qua ở Đắk Lắk.

Theo ông, bên cạnh việc cướp đất đai của người bản địa, Hà Nội cũng không cho họ quyền tự do tôn giáo. Ông Tùng giải thích với RFA trong ngày 18/11 :

"Chính quyền cho rằng chính các tổ chức tôn giáo trong cộng đồng người sắc tộc là đầu mối của tình trạng bất an đó và họ thẳng tay đàn áp bằng nhiều hình thức như : bắt bớ những lãnh đạo tôn giáo người sắc tộc với những tội danh như ‘phá hoại chính sách đoàn kết dân tội’ hoặc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ như đối với ông Y Wo Niê, người mà chúng tôi trao giải Nhân quyền năm nay".

Ông cho biết trong nhiều thập niên qua, rất nhiều người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành nhưng trong nhiều năm gần đây, nhà nước còn bắt ép họ bỏ đạo nhất là đối với những người trong các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký.

Theo Báo cáo, Hà Nội chỉ công nhận 10 tổ chức thuộc Tin Lành và coi khoảng 70 tổ chức còn lại là bất hợp pháp. Về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng nói chung, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nhận định :

"Chính quyền đã xâm nhập sâu hơn các tổ chức tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam bây giờ chỉ là công cụ của nhà nước biến chất thành hủ tục mê tín dị đoan. Nhà nước tìm cách xoá xổ các nhóm tôn giáo không được thừa nhận".

Báo cáo cho rằng, hành động của các cơ quan chức năng Việt Nam bắt nguồn từ sự nghi ngờ lòng trung thành của các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên đối với chế độ.

Trong thời gian trước 1975, những nhóm sắc dân nầy đã có nhiều liên hệ với chính quyền Miền Nam cũng như quân đội Hoa Kỳ, và sau 1975 chính quyền cộng sản luôn coi việc theo đạo Tin Lành của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên như là một mối đe dọa chính trị đối với chế độ.

Cũng theo Báo cáo, đối với sắc dân thiểu số Khmer ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, chính quyền còn đi xa hơn nữa khi nhân danh "sự thống nhất quốc gia" để phủ nhận quyền của người Khmer Krom.

Trong năm 2022-2023, ít nhất có sáu người Khmer Krom bị câu lưu, tra hỏi và cáo buộc vi phạm luật hình sự, trong lúc họ chỉ tìm cách phổ biến các tài liệu của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trong đó có Tuyên bố về quyền của người bản địa (DRIP).

Luật sư cũng phải trốn chạy

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng cho biết vi phạm các quyền trong lĩnh vực tư pháp ở Việt Nam rất trầm trọng và bản thân luật sư cũng không thể tự bảo vệ mình. Ông nói với RFA :

"Việc vi phạm thủ tục tố tụng rồi nạn chạy án gia tăng, các luật sư cũng phải trốn chạy, như các luật sư của Thiền am bên bờ vũ trụ phải chạy sang Mỹ tị nạn là một bằng chứng".

Ba luật sư bào chữa cho những người tu tại gia của Tịnh thất Bồng Lai (Thiền am bên bờ vũ trụ) gồm các ông Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân đến Mỹ tị nạn hồi tháng 6 sau thông báo truy tìm của Công an tỉnh Long An.

Một luật sư bảo vệ cho các thân chủ trong các vụ án chính trị là ông Võ An Đôn hồi tháng rồi cũng đến tị nạn chính trị tại tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ sau một năm bị Bộ Công an cấm xuất cảnh, ngăn chặn ông đi định cư.

Trong khi đó, hầu hết các luật sư còn lại cũng bị các cơ quan tố tụng như công an điều tra, Viện Kiểm sát, và ngay cả Hội đồng Xét xử chèn ép, và nhiệm vụ của họ trong hầu hết các vụ án chỉ là xin khoan hồng cho thân chủ.

Báo cáo khẳng định, "Nền tư pháp Việt Nam què quặt không những ở số lượng luật sư ít ỏi, trình độ nhận thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn của đa số luật sư còn thấp, mà nhất là vì sự lệ thuộc của tổ chức những người hành nghề luật sư vào Đảng cộng sản Việt Nam".

Người hoạt động môi trường bị tống giam

Trong thời gian từ giữa năm 2021 đến nay, có năm (05) nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo xã hội dân sự bị tống giam về tội danh "trốn thuế" trong khi chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu".

Các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hồng Dương và các bà Ngụy Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng bị kết án đến năm năm tù giam. Hiện luật sư Đặng Đình Bách đang bị chèn ép bởi quản giáo trong Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An).

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nói :

"Về quyền được hưởng môi sinh lành mạnh, Nhà nước hô hào và được viện trợ hàng chục tỷ đô la để cải thiện môi trường sống nhưng họ lại tống giam những người hoạt động môi sinh có khả năng nhất và những tội danh vu khống như là tội trốn thuế chẳng hạn".

Ông tổng kết về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua :

"Báo cáo năm nay cho thấy mức vi phạm của Nhà nước Việt Nam đối với các cái quyền căn bản của người dân trầm trọng hơn, từ quyền an ninh thân thể, quyền được xét xử bởi tòa án độc lập, quyền được tham gia đời sống chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo an sinh…".

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023 nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Trong những năm trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam thường im lặng về báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.

Chỉ có một số tờ báo dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương thường viết bài với nội dung coi các báo cáo này "xuyên tạc phản ánh một cách phiến diện, thiếu khách quan, minh bạch về thực tiễn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam".

Nguồn : RFA, 20/11/2023

*************************

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023 cho ba nhà hoạt động đang bị giam giữ

RFA, 19/11/2023

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại hải ngoại hôm 18/11 công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023 cho ba nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam.

nhanquyen2

Ba khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023, từ trái, ông Trần Văn Bang, ông Y Wô Niê, và ông Lê Trọng Hùng. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Ba người được nhận giải năm nay bao gồm ông Trần Văn Bang (sinh năm 1961), ông Y Wô Niê (sinh năm 1970), và nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979).

Nhà hoạt động Trần Văn Bang tham gia Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một nhóm trí thức phần lớn xuất thân là những đảng viên cộng sản Việt Nam phản tỉnh, lên tiếng về các vấn đề của đất nước, phản biện lại chủ trương độc tài đảng trị của chế độ.

Ông Bang bị bắt hôm 1/3/2022 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước). Vào ngày 12/5/2023, ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tù tám năm và ba năm quản chế. Hiện sức khoẻ của ông Bang trong tù đang bị suy giảm nghiêm trọng nhưng không được chăm sóc đầy đủ và kịp thời.

Ông Y Wô Niê là người theo Thiên chúa giáo thuộc sắc tộc Ê-Đê. Ông là người đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của Chính phủ đối với người thiểu số. Vì các hoạt động của mình, ông đã bị kết án tù hai lần. Lần đầu vào năm 2005 với án tù chín năm tù theo cáo buộc "Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc". Lần thứ hai, ông bị Tòa án Nhân dân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hôm 20/5/2022 tuyên án bốn năm tù với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật hình sự.

Nhà báo tự do Lê Trọng Hùng từng tham gia vào một chương trình truyền hình trên mạng xã hội chuyên nói về tình cảnh của dân oan có tên "Phong trào chấn hưng nước Việt". Vào năm 2017 ông lập "Chấn Hưng TV" trên mạng Facebook để phổ biến kiến thức pháp luật mà chủ yếu là Hiến pháp. Ông cũng từng nộp hồ sơ tự ứng cử vào Quốc hội vào năm 2021. Ông bị tòa án ở Hà Nội hôm 31/12/2021 tuyên án tù năm năm và năm năm quản chế với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Cũng nhân dịp này, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã công bố Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022 - 2023. Theo báo cáo này, dù được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2022 nhưng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam không có gì cải thiện.

Báo cáo cho biết chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 15/10/2023 Việt Nam đã truy tố 123 và kết án tù 98 người vì ly do chính trị và tôn giáo ; 25 người khác còn trong quá trình tạm giam để điều tra.

Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, đây là Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 21 kể từ ngày được thành lập vào năm 2002. Trong 21 năm liên tục đã có 60 cá nhân và sáu tổ chức nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam.

Nguồn : RFA, 19/11/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam : Chính sách đàn áp lan ra tới các nhóm hoạt động

Human Rights Watch, 12/01/2023

Tòa án áp đặt các bản án nặng nề với các blogger, nhà bảo vệ môi trường

Hôm 12/01/2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong bản Phúc trình toàn cầu 2023 của mình rằng trong năm 2022 chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp tới các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước. Tình trạng đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn không hề thuyên giảm.

hrw1

Các tù nhân và bị can chính trị ở Việt Nam, hàng trên bên trái : Do Nam Trung, Can Thi Theu and Trinh Ba Tu, Le Trong Hung, Trinh Ba Phuong ; hàng dưới bên trái : Nguyen Thi Tam, Pham Doan Trang, Pham Chi Thanh, Le Van Dung, Bui Van Thuan. © 2022 Private

Năm 2022, chính quyền Việt Nam đàn áp mạnh tay hơn đối với các nhà hoạt động. Các tòa án Việt Nam đã xử nhà báo Mai Phan Lợi, luật sư môi trường Đặng Đình Bách, nhà hoạt động truyền thông về môi trường Bạch Hùng Dương và nhà bảo vệ môi trường Ngụy Thị Khanh với các cáo buộc mang động cơ chính trị có tội trốn thuế và áp đặt các án tù nặng nề. Năm 2018, Ngụy Thị Khanh đã được trao giải thưởng quốc tế uy tín về môi trường Goldman Environmental Prize, vinh danh các nhà hoạt động môi trường cấp cộng đồng cơ sở.

"Năm 2022 chính sách đàn áp triệt để các nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến của chính quyền Việt Nam đã lan tới cả các nhà lãnh đạo môi trường dòng chính và các tổ chức quốc tế", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. "Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần lên tiếng phản đối các hành xử vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam".

Trong bản phúc trình toàn cầu lần thứ 33 dài 712 trang, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá việc thực hành nhân quyền trên gần 100 quốc gia. Trong bài đề dẫn, Quyền Giám đốc Điều hành Tirana Hassan nói rằng trong một thế giới quyền lực đã thay đổi, việc bảo vệ nhân quyền không thể tiếp tục chỉ dựa vào một nhóm nhỏ gồm các chính phủ chủ yếu ở phía Bắc Toàn cầu (Global North) được nữa. Việc thế giới huy động xung quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine cho ta thấy được tiềm năng phi thường khi các chính phủ thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của họ trên phạm vi toàn cầu. Trách nhiệm của từng quốc gia, lớn cũng như nhỏ, là phải áp dụng khuôn khổ nhân quyền vào các chính sách của mình, và cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.

Một nghị định ban hành ngày 31 tháng Tám đưa ra một quy định chung chung, cấm các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động ở Việt Nam không được làm các việc "không phù hợp với lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật, xâm phạm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội" và "trái với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc" của Việt Nam. Nghị định không đưa ra định nghĩa nào về các thuật ngữ nêu trên, nhưng tổ chức nào bị coi là vi phạm các điều khoản này sẽ bị chấm dứt hoạt động.

Chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 người vì đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình. Chỉ tính riêng trong năm 2022, các tòa án đã kết tội ít nhất là 35 người chỉ vì họ lên tiếng phê phán chính quyền và vận động cho nhân quyền, môi trường hoặc dân chủ, và xử họ các bản án tù nhiều năm. Trong số đó có nhà báo công dân Lê Văn Dũng, nhà hoạt động dân chủ Đinh Văn Hải và blogger Bùi Văn Thuận. Tháng Tám, tòa án ở Hà Nội bác bỏ kháng cáo của blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang và các nhà hoạt động đất đai Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm. Công an Việt Nam hiện đang tạm giữ ít nhất là 17 người chưa xét xử với các cáo buộc mang động cơ chính trị, trong đó có các nhà bảo vệ nhân quyền Trần Văn BangTrương Văn DũngNguyễn Thúy HạnhNguyễn Lân Thắng, và Bùi Tuấn Lâm.

Tháng Hai năm 2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình, "Nhốt chúng tôi ở trong nhà : Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam", ghi nhận việc Việt Nam hạn chế gắt gao và có hệ thống quyền tự do đi lại đối với các nhà hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2021.

Tháng Ba, nhân viên an ninh đã ngăn cản tám người ủng hộ dân chủ không thể tham gia một sự kiện ủng hộ Ukraine ở Hà Nội. Tháng Tám, công an cấm luật sư nhân quyền Võ An Đôn và gia đình ông rời Việt Nam đi Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Những người khác cũng bị cấm xuất cảnh trong năm 2022 gồm có Linh mục Trương Hoàng VũY Sĩ Êban, Y Khiu Niê, và Nguyễn Xuân Mai.

Nguồn : Human Rights Watch, 12/01/2023

***************************

Phúc trình toàn cu 2023 ca Human Rights Watch 

VOA, 12/01/2023

Vit Nam gia tăng đàn áp các t chc phi chính ph

T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm 12/1 công b bn Phúc trình toàn cu 2023 và nhn đnh rng trong năm 2022 chính quyn Vit Nam ngoài chính sách đàn áp các nhà hot đng nhân quyn, năm qua đã gia tăng đàn áp ti các t chc phi chính ph quc tế và trong nước.

phuctrinh1

Nhà hot đng bo v môi trường Ngy Th Khanh - người đã được trao gii thưởng quc tế v môi trường Goldman năm 2018 - b tòa án Vit Nam tuyên pht 24 tháng tù, sau đó gim xung còn 21 tháng tù, vì ti "trn thuế" do không kê khai np thuế vi khon tin

"Năm 2022 chính sách đàn áp trit đ các nhà hot đng nhân quyn và bt đng chính kiến ca chính quyn Vit Nam đã lan ti c các nhà lãnh đo môi trường dòng chính và các t chc quc tế", ông Phil Robertson, Phó Giám đc ph trách khu vc Châu Á ca HRW nói.

Dn chng Ngh đnh v vic đăng ký và qun lý hot đng ca các t chc phi chính ph nước ngoài mà Vit Nam đưa ra vào tháng 8/2022, HRW cho rng ngh đnh bao gm nhng quy đnh "chung chung" trong khi nhng quy đnh này mang tính quyết đnh vic chm dt hay cho phép mt t chc phi chính ph hot đng.

Chng hn, quy đnh v vic các t chc phi chính ph quc tế không được làm các vic "không phù hp vi li ích quc gia, vi phm pháp lut, xâm phm quc phòng, an ninh và trt t, an toàn xã hi" và "trái vi đo đc xã hi, thun phong, m tc, truyn thng, bn sc văn hóa dân tc và phá hoi khi đi đoàn kết dân tc" ca Vit Nam. HRW cho rng các thut ng trong quy đnh trên không h được đnh nghĩa, gii thích hay ph chú gì nhưng nếu mt t chc nào b coi là vi phm các điu khon này thì s b chm dt hot đng.

Phúc trình dài 712 trang ca HRW đánh giá tình trng đàn áp mt cách có h thng các quyn t do biu đt, lp hi, nhóm hp ôn hòa, t do đi li và t do tôn giáo ti Vit Nam vn tiếp din mà không h thuyên gim trong năm qua.

Theo HRW, Vit Nam hin đang giam gi hơn 160 người vì đã ôn hòa thc hành các quyn dân s và chính tr ca mình.

Ch tính riêng trong năm 2022, các tòa án ti Vit Nam đã kết ti ít nht là 35 người và tuyên án h vi nhng mc án tù nng n "ch vì h lên tiếng phê phán chính quyn và vn đng cho nhân quyn, môi trường hoc dân ch", trong s này có nhà báo công dân Lê Văn Dũng, nhà hot đng Đinh Văn Hi và blogger Bùi Văn Thun, và công an Vit Nam hin đang tm gi ít nht là 17 người chưa xét x vi các cáo buc mang đng cơ chính tr, trong đó có các nhà bo v nhân quyn Trn Văn Bang, Trương Văn Dũng, Nguyn Thúy Hnh, Nguyn Lân Thng, và Bùi Tun Lâm, theo HRW.

Dn chng các v xét x đi vi nhà báo Mai Phan Li, lut sư môi trường Đng Đình Bách, nhà hot đng truyn thông v môi trường Bch Hùng Dương và nhà bo v môi trường Ngy Th Khanh - người đã được trao gii thưởng quc tế v môi trường Goldman năm 2018, HRW cho rng chính quyn Vit Nam đang ngày càng đàn áp mnh tay hơn đi vi các nhà hot đng, s dng các cáo buc ti danh mang đng cơ chính tr như trn thuế, ri áp đt các án tù nng n trên h.

Tình trng chính quyn áp đt kim soát nghiêm ngt truyn thông, cm các kênh báo chí đc lp hoc thuc s hu tư nhân hot đng, chn truy cp mng, đóng các blog và yêu cu các nhà cung cp dch v internet g b thông tin hay các tài khon mng xã hi b cho là trái ý v chính tr cũng được nêu lên trong phúc trình ca HRW.

T chc nhân quyn quc tế còn ghi nhn tình trng kim soát và cm xut cnh đi vi nhng người bt đng chính kiến như trường hp cm lut sư nhân quyn Võ An Đôn và gia đình ông ri Vit Nam đi M vi lý do an ninh quc gia vào tháng 8/2022, và nhiu trường hp khác như Linh mc Trương Hoàng Vũ, Y Sĩ Êban, Y Khiu Niê, và bà Nguyn Xuân Mai.

Ngoài ra, phúc trình ca HRW cũng đ cp đến s kin công an Vit Nam can thip không cho nhng người ng h tham gia và ép buc hu b mt s kin gây qu t thin do cng đng người Ukraine Hà Ni t chc vào tháng 3/2022 nhm giúp đ cho các nn nhân chiến tranh ti quê nhà ca h.

Phúc trình ca T chc Theo dõi Nhân quyn được thc hin hng năm nhm đánh giá tình hình nhân quyn ca gn 100 quc gia trên toàn cu.

Đi din ca t chc nhân quyn quc tế kêu gi các nhà tài tr và các đi tác thương mi quc tế ca Vit Nam hãy lên tiếng đ phn đi cách hành x vi phm nhân quyn ca nhà cm quyn.

Gii thiu phúc trình, Quyn Giám đc Điu hành ca HRW, bà Tirana Hassan, nói rng trong mt thế gii mà quyn lc đã thay đi, vic bo v nhân quyn không th c mãi ch da vào mt nhóm nh các chính ph ch yếu khu vc phía bc bán cu.

"Vic thế gii huy đng xung quanh cuc chiến ca Nga Ukraine cho ta thy được tim năng phi thường khi các chính ph thc hin nghĩa v nhân quyn ca h trên phm vi toàn cu. Trách nhim ca tng quc gia, ln cũng như nh, là phi áp dng khuôn kh nhân quyn vào các chính sách ca mình, và cùng làm vi nhau trong vic bo v và thúc đy nhân quyn", lãnh đo ca HRW nói thêm.

Nguồn : VOA, 12/01/2023

Additional Info

  • Author Human Rights Watch, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Vừa chia tay Phó Tổng thống Mỹ, cộng sản Việt Nam lập tức mở đợt đàn áp mới

Như Hồ, Saigonnhonews, 30/08/2021

Ngay sau khi chuyến kinh lý Việt Nam của bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại mở thêm một đợt càn quét mới, để bù vào chỗ trống của hai tù nhân chính trị người Mỹ gốc Việt là James Han Nguyễn và Angel Phan vừa được trả tự do với mục đích vuốt ve Hoa Kỳ.

bat1

Quyết định khởi tố anh Bùi Văn Thuận

Ngay trong ngày 30 Tháng Tám, công an tỉnh Thanh Hóa đã ập vào nhà của anh Bùi Văn Thuận để khám xét và đọc lệnh khởi tố, sau đó dẫn đi.

Anh Bùi Văn Thuận, sinh năm 1981, bị cáo buộc vi phạm Điều 117-Bộ Luật Hình sự năm 2015 : "Tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Điều luật này đã bị các tổ chức theo dõi nhân quyền cho là mơ hồ, tùy tiện mà Nhà nước Việt Nam sử dụng nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp quyền tự do biểu đạt.

Từ lâu nay, anh Thuận nổi bật trên các trang Facebook với lối điểm tin sắc sảo và hài hước về tình hình chính trị xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều bài phân tích của anh đã gây sự tức giận cho giới dư luận viên và phía công an bởi tính sâu cay và trực diện, không ngại gọi thẳng tên các quan chức cấp cao ở Việt Nam để quy trách nhiệm cho những sai lầm đang diễn ra. Dù đã được cảnh báo về nguy cơ sẽ bị bắt với thái độ bất đồng chính kiến, nhưng anh Thuận cho biết là sẵn sàng chấp nhận mọi thứ, nhưng không chịu đánh đổi chính kiến và nhân cách của mình.

Gần đây, các phân tích của anh Bùi Văn Thuận về sự thất bại trong chuyện chống dịch từ trung ương đến địa phương, đặc biệt sự rối rắm và yếu kém, dẫn đến chuyện có hơn hàng ngàn người chết ở Sài Gòn luôn có được sự hưởng ứng của đông đảo dân chúng. Và có lẽ đây là giọt nước làm tràn ly đối với phía công an, bởi không chịu đựng nổi tiếng nói thẳng thắn và mạnh mẽ của anh Thuận, ngày càng được số đông ủng hộ.

Việc anh Thuận bị bắt, chỉ sau vài ngày hai công dân Mỹ gốc Việt là James Han Nguyen (53 tuổi) và bà Angel Phan (64 tuổi) được phía cộng sản Việt Nam trả tự do, như món quà lấy lòng cho chuyến gặp mặt với bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Việc trả tự do cho hai người này, công an cũng buộc phải cam kết không được trả lời phỏng vấn báo chí, hay tự nói gì trong một thời gian. Được biết ngày 26 Tháng Tám, cả hai người này đã đoàn tụ gia đình ở Massachusetts và California. Cả hai người đều bị án 14 năm tù, trong phiên xử vào Tháng Tám 2018, với cùng tội danh là "âm mưu lật đổ chính quyền".

Ngay khi cần lấp đầy các chỗ trống để chuẩn bị cho các cuộc đổi chác lợi ích ngoại giao trong tương lai, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại đẩy mạnh các chiến dịch sách nhiễu và tấn công vào những người có tên tuổi trên xã hội. Vụ bắt anh Bùi Văn Thuận được coi là cú đánh mở đầu cho chiến dịch này.

Một người khác hiện cũng bị sách nhiễu, gửi giấy mời làm việc với công an địa phương là Hòa thượng Thích Vĩnh Phước của chùa Phước Bửu, ở Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông là người phụ trách về tài chính của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức có từ năm 1964 tại miền Nam Việt Nam, nhưng đã bị chính quyền tìm mọi cách ngăn cấm hoạt động từ Tháng Tư 1975.

bat2

Giấy mời Hòa thượng Thích Vĩnh Phước của chùa Phước Bửu, ở Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu ra trụ sở công an "làm việc".

Giấy mời của công an Xuyên Mộc ghi rõ là mời lần một vào ngày 30 Tháng Tám, "để làm rõ hành vi đăng tải, chia sẻ, tán phát thông tin sai lệch về dịch bệnh covid-19, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên không gian mạng". Tuy nhiên, trong cùng ngày, Hòa thượng Thích Vĩnh Phước đã bác bỏ thư mời này và không đi. Ông cho biết quyền nhận định về phê phán về đại dịch cũng như cách làm của chính quyền, là quyền tự do hợp hiến của công dân, nên việc "mời làm việc" bị coi là một loại sách nhiễu. Trước đó, công an cũng cho người đến dò la, điều tra mọi thứ về chùa Phước Bửu, kể cả truy tìm những người đã từng đến chùa lễ Phật trước khi có đại dịch, nhưng bị coi là thành phần có khuynh hướng bất đồng với chính quyền.

Một trong những tội trạng mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể bị khởi tố đó là Điều 117 của Bộ Luật Hình Sự "Tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Giữ một di vật hay di ảnh nào liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hoặc lưu giữ trên máy, trong nhà một bài viết, quyển sách…, có ý kiến không thuộc về quan điểm nhà nước cộng sản Việt Nam đều có thể bị coi là vi phạm tội này.

Người bị kết án vi phạm Điều 117 có thể phải đối diện mức án từ một năm đến 20 năm tù giam. Thống kê cho thấy từ đầu năm 2021 đến nay, công an Việt Nam đã bắt giữ ít nhất chín người theo cáo buộc vi phạm Điều 117, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Như Hồ

Nguồn : Saigonnhonews, 30/08/2021

*********************

V bt gi đu tiên sau chuyến thăm 'đ cp đến nhân quyn' ca phó tng thng M

VOA, 30/08/2021

Chính quyn Vit Nam hôm 30/8 bt gi Facebooker Bùi Văn Thun, người có nhiu các đăng ti ch trích lãnh đo Đng trên mng xã hi, vi cáo buc "tuyên truyn chng phá nhà nước", ch vài ngày sau khi Phó Tng thng M Kamala Harris ti thăm và đ cp đến vn đ nhân quyn vi nhng người đng đu chính ph Hà Ni.

bat4

Facebooker Bùi Văn Thun b bt hôm 30/8 vì cáo buc "tuyên truyn chng phá nhà nước" Vit Nam vi nhng đăng ti ch trích lãnh đo Đng.

Ông Thun, người có trang Facebook "Cha dà Dân tc" vi đăng ti mi nht nêu ra s đi chi trong các phát ngôn ca các lãnh đo Vit Nam – trong đó có Tng bí thư Nguyn Phú Trng v cách chng dch Covid-19, b công an bt ti nhà riêng huyn Nghi Sơn, tnh Thanh Hoá, sáng ngày 30/8.

Bà Trnh Nhung, v ông Thun, xác nhn vi VOA trong khi truyn thông nhà nước Vit Nam chưa đưa ra bt kỳ thông tin gì v v bt gi này.

Theo bà Nhung cho biết, gia đình bà b bt ng khi các công an "gi dng là nhân viên y tế đến đ yêu cu khai báo y tế" vào lúc 8g30 sáng sau đó khám xét nhà và đc lnh bt gi ông Thun.

Quyết đnh ca Công an tnh Thanh Hóa mà VOA được xem nói rng ông Thun b khi t vì ti "Tàng tr tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước cng hoà xã hi ch nghĩa Vit Nam" theo điu 117 ca B lut Hình s, mt điu lut thường được dùng đ bt gi các tiếng nói bt đng chính kiến Vit Nam.

Ông Thun, mt giáo viên dy hóa trước khi tr thành mt blogger có tiếng Vit Nam, tng được báoLos Angeles Time phng vn vì b Facebook chn tài khon cũng như xóa các bài viết ch trích chính quyn, gm lot đăng ti v v tranh chp đt đai làng Đng Tâm. Trong mt đăng ti v v vic gây nhiu tranh cãi này hi tháng 1 năm ngoái, ông Thun gi các lãnh đo nhà nước là "nhng k cướp đt" và viết rng "Nhng ti ác ca các ông s hn sâu trong tâm trí tôi", theo LA Times.

Mt trong nhngđăng ti gn đây nht ca ông Thun đưa ra nhng phn ánh ca người dân v vic "thiếu ăn, thiếu đói" trong lúc Thành phố Hồ Chí Minh phong to vì đi dch và cho rng "99% người dân Sài Gòn đang dài c ch b đi, cán b đi ch h".

Bà Nhung cho biết chng bà biết rng s có ngày b bt và gia đình đã chun b tâm lý cho vic này.

"Anh y biết rõ là s gp nguy him vì đã lên tiếng đu tranh thì không th nào yên n được", bà Nhung nói và cho biết tôn trng nhng vic làm ca chng mình. "Nhưng (vì) lương tâm không cho phép mình im lng, s hãi hay mình b cuc nên anh y mi làm công vic đó".

Đây là v bt gi đu tiên được biết ti Vit Nam sau khi Phó Tng thng M kết thúc chuyến thăm Hà Ni hôm 26/8. Trong bui hp báo cui cùng, bà Harris cho biết bà đã nêu vn đ vi phm nhân quyn và hn chế hot đng chính tr ca chính ph Vit Nam khi gp các lãnh đo Hà Ni. Trước đó, các nhà lp pháp M và nhiu t chc nhân quyn thúc gic bà Harris kêu gi tr t do cho các tù nhân lương tâm khi thăm Hà Ni. Cùng thi gian chuyến thăm này, hai công dân M gc Vit được Vit Nam tr t do, được cho là do sc ép ngoi giao t Washington.

Các cuc trao đi như th tù nhân chính tr hoc lương tâm thường được Vit Nam thc hin trước hoc trong các chuyến thăm ca các lãnh đo cp cao ca M ti Hà Ni. Các nhà hot đng được th thường được đưa sang M hoc các nước Châu Âu đ t nn, bao gm blogger Nguyn Ngc Như Qunh hin đang t nn ti Texas.

Tuy nhiên, Chính ph Vit Nam luôn nói rng không có cái gi là "tù nhân lương tâm" đây và nhà cm quyn ch bt gi nhng ai vi phm lut pháp.

Theo nhà hot đng Phm Minh Vũ, mt người bn ca ông Thun, Facebooker này trước khi b bt nói rng ông s "không nhn ti, không xin ân xá đ hưởng khoan hng hay trao đi vi nhà cm quyn". Ông cũng cho biết rng ông "không thuc bt k hi nhóm, phe phái hay t chc nào" và "không có nhu cu đi t nn chính tr hay ra nước ngoài bng vic trao đi tù nhân lương tâm".

Bà Nhung cho biết công an không cho biết chng bà s được đưa đi đâu và s b giam gi trong bao lâu.

Điu 117 BLHS Vit Nam quy đnh mc án tù lên đến 20 năm.

***********************

Tiếng nói chỉ trích Nhà nước, ông Bùi Văn Thuận bị bắt

RFA, 30/08/2021

Ông Bùi Văn Thuận, người thường có những bài viết chỉ trích mạnh đối với chế độ tại Việt Nam hiện này, vừa bị bắt trong ngày 30/8.

bat4

Facebooker Bùi Văn Thuận - Facebook

Quyết định khởi tố của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Tỉnh Thanh Hóa ký ngày 29/8 được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này phê chuẩn trong ngày 30/8. 

Cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên vào tối ngày 30/8 cho RFA biết về thông tin ông Bùi Văn Thuận bị bắt như sau :

"Ông Thuận theo tôi biết là một người có những bình luận về chính trị, thời sự hội Việt Nam khá sắc bén được nhiều người ưa thích trên mạng xã hội. Trên bản tin ngắn tôi đưa, tôi có nhắc chỉ sau bốn ngày bà (Phó Tổng thống Hoa Kỳ) Harris rời Việt Nam đã diễn ra vụ bắt bớ. Tôi nhận định sau vụ bắt này sẽ còn có những vụ bắt bớ những tiếng nói chỉ trích khác.

Ngoài ông Bùi Văn Thuận bị bắt, tại Vũng Tàu, có Thầy Thích Vĩnh Phước (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất - giáo hội không được chính quyền Việt Nam thừa nhận) bị mời đi làm việc sáng nay vì bị nói có những bài viết liên quan dịch Covid-19"

Ông Bùi Văn Thuận, sinh năm 1981, bị cáo buộc vi phạm Điều 117-Bộ luật hình sự năm 2015 : "Tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Điều luật này đã bị các tổ chức theo dõi nhân quyền cho là mơ hồ, tùy tiện mà Nhà nước Việt Nam sử dụng nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp quyền tự do biểu đạt.

Người bị kết án vi phạm Điều 117 có thể phải đối diện mức án từ một năm đến 20 năm tù giam.

Thống kê cho thấy từ đầu năm 2021 đến nay, công an Việt Nam đã bắt giữ ít nhất chín người theo cáo buộc vi phạm Điều 117, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Additional Info

  • Author Như Hồ
Published in Việt Nam

Blogger ‘Giáo sư Hớt tóc’ bị xử 6 năm tù (VOA, 23/06/2020)

Hôm 23/06, một tòa án tnh Hòa Bình tuyên pht nhà hot đng Nguyn Văn Nghiêm, người viết blogger vi tên Giáo sư Ht tóc, 6 năm tù vì "tuyên truyền chng Nhà nước", theo tin t gia đình.

antu1

Ông Nguyễn Văn Nghiêm ti phiên tòa ngày 23/06/2020 tnh Hòa Bình. Photo Báo Hòa Bình.

Bà Phạm Th Xuân, v ca ông Nguyn Văn Nghiêm, nói vi VOA rng phiên tòa x chng bà không có lut sư bào cha.

"Phiên tòa hôm nay xử trong vòng 3 tiếng. H x chng tôi 6 năm tù.

"Tôi bảo chng tôi thuê lut sư thì anh bo có lut sư cũng không làm gì được nên t chi lut sư.

Báo Hòa Bình hôm 23/06 loan tin rằng b cáo Nguyn Văn Nghiêm, sinh năm 1963, b x 6 năm tù v ti "Làm, tàng tr, phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liệu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa XHCN Vit Nam" theo điu 117, B Lut hình s.

Được biết t năm 2011, ông Nguyn Văn Nghiêm tham gia mng xã hi, chia s bài viết và các video th hin quan đim cá nhân v tình hình chính tr ca đt nước và nhiều vn đ tiêu cc ca xã hi.

antu2

Ông Nguyễn Văn Nghiêm và v Phm Th Xuân, ngày 23/06/2020. Photo CAND.

Truyền thông ca tnh Hòa Bình cho biết ông Nguyễn Văn Nghiêm có dùng các tài khon Facebook có tên "Nghiêm Nguyn" (Tiến sĩ ht tóc), "Giáo sư ht tóc", "Va ht tóc va k chuyn", "Hc sinh trung hc Mường Bi" ; và kênh Youtube cá nhân "Tiến sĩ ht tóc".

"Trong đó có 31 video có nội dung xuyên tạc, ph báng chính quyn Nhân dân ; ba đt, gây hoang mang trong Nhân dân", trang này viết.

Ngay hôm 23/6 cộng đng mng xã hi trên Facebook đã lp trang "T do cho Nguyn Văn Nghiêm" kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho nhà hot đng 57 tui này.

Cũng hôm 23/6, Tổ chNgười bo v Nhân quyn lên tiếng kêu gi chính quyn phóng thích ông Nguyn Văn Nghiêm. Theo t chc này, ông Nghiêm b bt vào ngày 5/11/2019 vì các bài đăng ca trên Facebook liên quan đến các vn đ như vi phm nhân quyn, tham nhũng có hệ thng, ô nhim môi trường trên din rng, và t cáo các hành vi ca Trung Quc xâm phm ch quyn Vit Nam trên Bin Đông.

*******************

Luật sư : "Cáo trạng đối với Nguyễn Quốc Đức Vượng là nghèo nàn !" (RFA, 22/06/2020)

Luật sư bào chữa của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng vừa nhận được bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề ngày 7 tháng 5 cáo buộc ông này tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

antu3

Anh Nguyễn Đức Quốc Vượng và Facebook cá nhân có tên Vượng Nguyễn - FB Vượng Nguyễn

Luật sư Nguyễn Văn Miếng hôm 12-6 được gặp thân chủ của mình sau 9 tháng bị tạm giam và vào tối 22 tháng 6 năm 2020, nhận xét về bản Cáo trạng này như sau :

"Khi mà tôi gặp Vượng tôi chỉ có có một bản cáo trạng thôi, do Viện kiểm sát cấp cho tôi dài 4 trang.

Tôi có trao đổi với Vượng về bản cáo trạng đó thì theo đánh giá của tôi đó là một bản cáo trạng rất là nghèo nàn, bởi vì bút lục đánh khoảng 2.000 bút lục, tuy nhiên họ chỉ viết được cái bản cáo trạng có 4 trang.

Trong bốn Trang đó thì không có một dấu hiệu gì nghiêm trọng đối với một người viết Facebook".

Theo nội dung Cáo trạng, vào ngày 10/6/2018, ông Nguyễn Quốc Đức Vượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ và phạt hành chính số tiền 750 ngàn đồng sau cuộc biểu tình phản đối dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Cáo trạng kết luận "với ý thức chống đối, tư tưởng bất mãn với chế độ, Nguyễn Quốc Đức Vượng đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải, phát tán 98 video livestream (phát trực tiếp) thời lượng tương đương 110 giờ phát sóng và 366 bài viết trên trang facebook cá nhân "Vượng Nguyễn" có nội dung thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa".

Đồng thời cáo trạng cũng quy kết ông Vượng "đả kích các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, có nhiều lời lẽ xúc phạm tới lãnh tụ Hồ Chí Minh, lãnh đạo cấp cao của đảng và Nhà nước và mong muốn thay đổi thể chế Nhà nước hiện nay, xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam".

Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng hoàn toàn không được gặp gia đình và luật sư suốt thời gian ông bị giam giữ điều tra. Hôm 18/6/2020, gia đình của ông Vượng cũng làm đơn xin thăm gặp tại trại Mát - Lâm Đồng nơi giam giữ nhà hoạt động này, tuy nhiên cán bộ quản giáo không cho gặp mặt.

Nguyễn Quốc Đức Vượng sinh năm 1991 bị cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ vào ngày 23 tháng 9 năm 2019.

Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch sau đó ra thông cáo khẳng định :

"Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook.

Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam".

Published in Việt Nam

Án ngày càng nặng

Năm 2019 là năm mà nhiều bản án rất nặng được tuyên cho các nhà đấu tranh, những cây bút phản biện hay các bloggers… chỉ vì họ thẳng thắn trình bày chính kiến với mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, dân chủ và nhân quyền phải được tôn trọng.

danap1

Nhóm Nhân sĩ trí thức Sài Gòn (từ trái sang) : các ông Bùi Tiến An, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu. Courtesy : Nhóm Nhân sĩ Trí thức Sài Gòn

Có thể kể đến như hồi tháng 4, năm thành viên Hội Anh em Dân chủ - Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Thị Xuân, và Phạm Văn Trội - bị xử từ 7 đến 13 năm tù giam.

Đến tháng 8, nhà hoạt động Lê Đình Lượng nhận bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế - bản án có lẽ cao nhất từ trước đến nay với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.

Một tháng sau đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù 5 năm quản chế với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Tháng 10, năm người là Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung bị xử theo điều 79 của bộ luật hình sự năm 1999 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ với mức án từ 8 đến 15 năm tù giam.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders, người được vinh danh giải Nhân Quyền & Pháp Quyền năm 2019 do Đức và Pháp đồng chủ xướng, lên tiếng với RFA về tình trạng nhân quyền Việt Nam năm 2019 :

"Tình trạng nhân quyền năm 2019 rất tồi tệ với việc gia tăng giới bất đồng chính kiến và giới hoạt động xã hội dân sự như Nhà xuất bản Tự Do, nhóm Cây Xanh. Con số cụ thể là năm 2019 nhà cầm quyền bắt ít nhất là 40 nhà hoạt động, trong đó có 21 người liên quan đến những bài viết ôn hòa trên facebook ; kết án 40 người hoạt động khác với tổng cộng 207 năm và 6 tháng tù giam cùng 47 năm quản chế".

Theo đánh giá của ông Ngữ thì số người bị bắt năm 2019 cao hơn năm 2017 nhưng ít hơn năm 2018 bởi ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng khiến hàng trăm người bị bắt và có ít nhất 127 người đã bị kết án tù với các tội như gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.

Như vậy có thể thấy tình hình bắt bớ, bỏ tù những tiếng nói đối lập không hề giảm mà ngày càng tăng.

Blogger Nguyễn Ngọc Già, một cây bút phản biện trên mạng xã hội nêu quan điểm của ông :

"Theo quan điểm của tôi thì trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường bắt bớ là điều không có gì ngạc nhiên hết. Tuy nhiên nó lại cho tôi thấy sự hỗn loạn trong việc đánh giá và bắt bớ của chính quyền địa phương hơn là trung ương. Ví dụ, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh chỉ dạy học trò hai bài hát của Nhạc sĩ Việt Khang mà bị kêu án lên tới 11 năm tù.

Thời gian cách đây khoảng 5 năm, tức thời gian tôi bị bắt, trước đó là Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định… thì lúc đó họ có sự thống nhất và quy về một mối cho việc tăng cường đàn áp nhân quyền. Nhưng giai đoạn sau này, đặc biệt năm 2018, 2019, tôi thấy nó không còn tính thống nhất mà mạnh địa phương nào địa phương đó tùy nghi bắt bớ và kết án mà không cần xin ý kiến của trung ương".

Có thể nhận thấy nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Già qua trường hợp ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt và khởi tố hình sự chứ không phải công an Hà Nội.

Bà Bùi Hồng Loan, vợ ông Phạm Chí Dũng nói với RFA vào ngày 30/12/2019 rằng, bà không biết những việc ông Phạm Chí Dũng làm, nhưng qua những bài viết mà bà có dịp xem thì ông Dũng có những nhận xét và đánh giá sắc sảo về thời cuộc. Bà nói thêm :

"Việc viết bài của anh Dũng thì anh phản biện đúng, không sai nhưng có thể là "đụng chạm" tới người ta. Nói đúng, nói thật thì nó hay mất lòng. Mình không biết người ta bắt anh Dũng với ý đồ gì ?".

Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập cho rằng việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt thì cũng bình thường thôi. Không phải bởi ông Dũng phạm tội, vi phạm pháp luật Việt Nam mà do nhà cầm quyền Việt Nam thấy cần bắt thì họ bắt mà không cần chứng cứ.

Lo ngại cho năm 2020

Với những vụ bắt bớ, những bản án nặng nề và vô lý dành cho các nhà hoạt động mà các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng, có thể thấy tình hình nhân quyền Việt Nam không có gì sáng sủa cho đến những ngày cuối cùng của năm 2019.

danap2

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc tại phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Thái Bình ngày 10 tháng 4 năm 2019. AFP

Liệu tình hình năm tới có gì khả quan hay không ? Ông Vũ Quốc Ngữ khẳng định :

"Tôi nghĩ rằng năm 2020 là năm đảng cộng sản chuẩn bị đại hội đảng nên họ thắt chặt an ninh và có lẽ tình trạng nhân quyền sẽ tiếp tục tồi tệ chứ sẽ không được cải thiện".

Sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt, dư luận bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của các nhà báo độc lập khác hay những người "mạnh miệng" trên mạng xã hội, đặc biệt là Phó chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập. Ông Nguyễn Tường Thụy bày tỏ quan điểm của mình với RFA vào một ngày cuối năm 2019 :

"Quan niệm của tôi là đã đấu tranh thì phải chấp nhận những điều không hay, không tốt đến với mình. Từ những năm 2012, 2013 tôi đã bị công an Việt Nam đe dọa qua những tin nhắn hoặc những comment qua trang blog của tôi rằng tôi đang "đi quá" nhưng họ chưa có thời gian "sờ’ đến tôi. Những chuyện đó tôi đã tính đến rồi. Không phải vì tôi vi phạm gì cả mà vì họ thích bắt ai là họ bắt".

Ông Thụy cho rằng năm 2019 chính quyền tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập. Họ diệt từ trong trứng nước, bởi rất nhiều người không hề có tiếng tăm gì trên cả mạng xã hội lẫn đời thường. Đến khi họ bị bắt được báo chí loan tải hay đem ra tòa xử thì người dân mới biết.

Còn với blogger Nguyễn Ngọc Già thì ông thẳng thắn chia sẻ ông không làm gì sai nhưng ở Việt Nam thì sau khi Luật an ninh mạng có hiệu lực, họ không cần chứng cứ để bắt và muốn kết án bao nhiêu thì tùy. Ông nói thêm :

"Thú thật là tôi cũng không biết là tôi có bị bắt lại nữa hay không bởi vì nó bị cái tình trạng gọi là hỗn mang. Tôi không chống nhà nước mà tôi chỉ thực hiện Quyền con người được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định trong hiến pháp và ngay cả trong cương lĩnh của Đcộng sản Việt Nam cũng đã nói rằng, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc".

Những người bị bắt với lý do chống nhà nước với những bài viết trên mạng hết sức bình thường nhưng bị quy vào tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 thuộc Bộ Luật hình sự hiện hành.

Blogger Nguyễn Ngọc Già cũng chia sẻ thêm rằng, giới luật sư, những người đang bị bắt tạm giam cũng như thân nhân của họ nên thay đổi cách tiếp cận, lý luận và bào chữa cho những người đang bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117, bởi đây là một tội danh không có hậu quả.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/12/2019

*****************

Dân than chính quyền không thiện chí trong giải quyết khiếu kiện đất đai ! (RFA, 30/12/2019)

Đồng Tâm lại nóng !

Chỉ còn vài ngày là hết năm 2019, điểm nóng tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm lại nóng lên khi vào chiều ngày 29/12/2019, Công an, Quân đội đưa lực lượng đủ loại kéo về trường bắn Đồng Tâm, với lý do diễn tập phương án xử lý tình huống tập trung đông người khiếu kiện, gây rối an ninh…

danap3

Một lần quân đội đến xã Đồng Tâm trước đây. Screen capture

Trả lời RFA hôm 30/12, ông Lê Đình Công, một người dân có đất tranh chấp ở Đồng Tâm, nói :

"Chiều hôm qua, khoảng 30 xe, dán giấy trắng, bịt hết biển số, vào trường bắn Miếu Môn, đây là quân của chính quyền Hà Nội, âm mưu về cướp đất của nhân dân Đồng Tâm. Chúng tôi đã tập trung chuẩn bị mọi phương tiện, nếu chính quyền đụng đến phần 59 hecta của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ quyết tâm chiến đấu".

Tuy nhiên, cho đến thời điểm chúng tôi liên lạc với ông Công thì không xảy ra đụng độ nào giữa người dân Đồng tâm và lực lượng công quyền.

Vụ việc ở Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước từ ngày 15/04/17, khi chính quyền xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội tiến hành cưỡng chế đất tại đồng Sênh, ở thôn Hoành ; khi đó, dân Đồng Tâm bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Biện pháp này được thực hiện sau khi Công an Hà Nội bắt 4 người dân xã Đồng Tâm để điều tra cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’. Trong số này có cụ Lê Đình Kình, nguyên Bí thư đảng ủy xã, 82 tuổi vào thời điểm đó.

Căng thẳng chấm dứt vào ngày 22/4 sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với người dân, hứa sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự của toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm sau vụ bắt giữ con tin, và người dân thả toàn bộ những con tin bị bắt giữ.

Nhìn lại năm 2019, ông Lê Đình Công cho biết, có rất nhiều bước giải quyết của chính quyền Hà Nội mà người dân Đồng Tâm không đồng tình :

"Năm 2019, từ kết luận rà soát của thanh tra chính phủ, đã cho thấy họ đã chống lưng cho thanh tra chính phủ. Bởi vì nếu rà soát thì họ phải về thực địa, đối thoại, đưa ra bằng chứng pháp lý, nhưng họ hoàn toàn không làm. Sự kiện thứ hai là phó tổng thanh tra chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã họp báo vu khống bịa đặt cho dân, vu khống cụ Kình trục lợi, mà không có bằng chứng nào, lý do nào. Đặc biệt thời gian vừa qua, họ có một giấy mời mời nhân dân Đồng Tâm nghe đọc dự thảo kết luận thanh tra, chúng tôi không đồng tình và không đi. Khi dân không đi thì tại buổi họp đó, họ lại treo bảng ‘Đối thoại với dân Đồng Tâm và các xã giáp sân bay Miếu Môn’, rồi đưa người của họ nói xấu dân Đồng Tâm, đánh lừa dư luận báo chí".

Tại buổi họp báo về việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, hôm 27/8/2019, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung có nói : "Ông Lê Đình Kình có mục đích xấu, nhằm trục lợi trên đất Đồng Tâm".

Một năm Vườn rau Lộc Hưng !

Vào tháng 12/2019, khi người theo Thiên Chúa giáo ở nhiều nơi đang vui vẻ khẩn trương chuẩn bị kỷ niệm Mừng Chúa Giáng Sinh, thì bà con xóm đạo mất đất ở Vườn rau Lộc Hưng hôm 8/12 bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh huy động công an, an ninh mặc thường phục và dân quân đến vùng đất cưỡng chế để cản trở bà con dựng hang đá Noel, đập phá tượng Đức Mẹ, và bắt giữ 3 người phản đối. Người dân cho rằng đây là hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.

Trả lời RFA hôm 30/12, ông Cao Hà Trực, một người dân mất đất ở Vườn rau Lộc Hưng, nói :

"Sau khi nhà cầm quyền lấy đất của dân rồi thì nhà cầm quyền tiếp tục chà đạp pháp luật, chà đạp hết những quyền con người cơ bản, chẳng hạn như quyền tự do tôn giáo. Họ dùng báo chí để đánh lừa dư luận là họ chỉ cưỡng chế xây dựng trái phép thôi, còn người dân vẫn được ra vào bình thường. Nhưng trên thực tế, họ không cho chúng tôi vào mảnh đất của chúng tôi để thực hiện quyền tự do tôi giáo, làm hang đá thô sơ mừng Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm hàng năm. Nhưng họ sẵn sàng chà đạp, giật đổ hang đá, làm bể tượng thánh…".

danap4

Hang đá Noel ở Vườn rau Lộc Hưng - Courtesy of FB Vườn rau Lộc Hưng

Vườn rau Lộc Hưng là khu đất đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế vào tháng 1 năm 2019, với mục đích theo chính quyền là để xây dựng trường học. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng ý với quyết định cưỡng chế này và đã đưa đơn kiện lên chính quyền thành phố và trung ương.

Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại và khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất Vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho dân. Trong khi chính quyền cho biết việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, là một trong những luật sư thiện nguyện đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng, khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 30/12/2019, nhận định :

"Gần tròn 1 năm người dân Vườn rau Lộc Hưng sống trong nỗi thống khổ vì bị mất nhà, mất đất, mất nguồn sống do bị "cưỡng chế" phá nhà, chiếm đất, huỷ hoại tài sản, hoa màu"...

Một năm trôi qua người dân Vườn rau Lộc Hưng hứng chịu bất công ngút trời ! Rất nhiều đơn kêu cứu khẩn cấp, đơn khiếu nại, đơn yêu cầu giải quyết, đơn đề nghị, kiến nghị, kể cả đơn tố cáo, với đầy đủ cơ sở và chứng cứ pháp lý, tài liệu và hình ảnh đính kèm, chưa được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết, tất cả chỉ mới dừng lại việc tiếp nhận và chuyển đơn.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho biết, đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng cùng với nhóm luật sư thiện nguyện đã 3 lần ra Hà Nội, làm việc với Ban Tiếp công dân Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân nguyện Quốc hội... Đã có 4 công văn của Ban Tiếp công dân Trung ương gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu phải tiếp xúc, đối thoại và giải quyết các yêu cầu khiếu nại của người dân Vườn rau Lộc Hưng, nhưng cho đến nay, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ thái độ im lặng đến đáng sợ... !!! Ông viết tiếp :

"Bên cạnh đó, phía phường 6 và quận Tân Bình có vẻ như muốn đối phó với bà con nơi đây bằng cách gia tăng bạo lực và trấn áp, nên đã nhiều lần xảy ra xung đột, xô xát, bắt giữ người"...

Về phía bà con Vườn rau Lộc Hưng thể hiện quyết tâm rất rõ ràng là đấu tranh pháp lý đến cùng để đòi quyền lợi chính đáng trên mảnh đất của mình. Bên cạnh đó, vì hầu hết bà con nơi đây là giáo dân Công giáo nên họ vẫn giữ vững đức tin và thực hành cầu nguyện hàng đêm và mỗi lúc có biến để cầu mong Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh Thần chở che, ban cho ơn phước...

Theo Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, điều đáng trăn trở là… để duy trì cuộc đấu tranh pháp lý của người dân thì cần đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bà con, trong khi hiện tại họ rất khó khăn, đói khổ... Do đó, bà con dân oan Vườn rau Lộc Hưng rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo của quý vị mạnh thường quân và các nhà hảo tâm, để họ đủ sức đi hết chặng đường cam go trong cuộc đấu tranh dân sinh khốc liệt này... !

Mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm khi phải khiếu kiện triền miên khắp nơi, là điểm chung của nhiều bà con dân oan bị cưỡng chế đất không đúng pháp luật khắp nơi, có người khiếu kiện đã một năm, có người đã vài năm… nhưng có người đã khiếu kiện gần 20 năm qua, như bà con dân oan ở Thủ Thiêm, thuộc quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ Thiêm tiếp tục chờ !

Ròng rã hơn 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp lý, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù, khiến họ rơi vào thảm cảnh. Số này nhiều lần khiếu nại từ cấp thành phố đến trung ương, nhưng chỉ nhận được hứa hẹn từ các cấp và đến nay vẫn phải tiếp tục nộp đơn và chờ đợi…

Trả lời RFA hôm 30/12, ông Cao Thăng Ca, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm, nói :

"Về vấn đề Thủ Thiêm, tôi thấy rằng, nếu người gây ra sai phạm Thủ Thiêm đáng trách một, thì những người giải quyết sai phạm Thủ Thiêm đáng trách vạn lần. Vì lý do, các cấp chính quyền trước đây đã rõ ràng gây ra nhiều sai phạm, oan trái, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng chính quyền hiện tại, sao không giải quyết đúng pháp luật mà lại đi bao che, ngụy biện, trơ tráo, để bảo vệ cho người tiền nhiệm".

danap5

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Screen Capture/ RFA Edited

Trong gần 20 năm khiếu kiện, người dân Thủ Thiêm cho biết, họ rất bức xúc khi mỗi cấp, mỗi thời chính quyền nói khác nhau, ngay cả việc sử dụng bản đồ quy hoạch nào để căn cứ giải quyết tranh chấp cũng không thống nhất.

Cụ thể, vào tháng 5/2018, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thừa nhận chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1996, với tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng. Bản đồ quy hoạch này được chính quyền khi đó xem là tài liệu quan trọng nhất để giải quyết mọi khiếu nại của người dân Thủ Thiêm.

Trong khi Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng trong một cuộc họp về Thủ Thiêm từng khẳng định, quy hoạch chung là năm 1996 về pháp lý đã được thay đổi bằng quy hoạch 2005 do đó dựa vào quy hoạch theo bản đồ 2005, không tìm bản đồ năm 1996 làm gì.

Thế nhưng trong cuộc họp báo chiều 14/8/2019, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại kết luận, tổ công tác căn cứ vào hai bản đồ, gồm bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/2000 thiết lập 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5000 lập năm 1995 để xác định ranh 4,3 ha...

Ông Cao Thăng Ca, cho biết thêm :

"Trong năm 2019, chúng tôi bức xúc nhất là việc ông bí thư thành ủy về tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm, có hứa là sẽ giải quyết và sẵn sàng lắng nghe. Nhưng thời gian gần đây ổng lãi nói là, 5 khu phố 3 phường nằm trong ranh, người dân bức xúc vì tại sao ổng lại thay đổi 180 độ như vậy. Chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh không có thiện chí giải quyết khiếu nại".

Phó thủ tướng Việt Nam, ông Trịnh Đình Dũng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 của Bộ Tài nguyên và môi trường hôm 27/12 vừa qua tiếp tục thừa nhận tình trạng khiếu nại đất đai vẫn còn rất bức xúc. Theo lời ông này thì chủ yếu đó là những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài không hồ sơ đầy đủ.

Trong khi đó những người dân phải khiếu kiện đất đai đều trưng đầy đủ mọi chứng từ xác minh quyền sử dụng hợp pháp của họ qua nhiều thời kỳ ; thế nhưng trường hợp của họ bị các cơ quan chức năng đùn đẩy và kéo dài hết năm này đến năm khác.

Nguồn : RFA, 30/12/2019

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Báo cáo : Việt Nam trả đũa, uy hiếp các nhà hoạt động hợp tác với Liên Hiệp Quốc (VOA, 27/09/2019)

Việt Nam là mt trong nhng nước b Liên Hip Quc nêu tên vì nghi ng có hành đng tr đũa và uy hiếp các nhà hot đng hp tác vi cơ quan thế gii này v các vn đ nhân quyn.

vn1

Bùi Thị Kim Phượng (gia), v ca tù nhân Nguyn Bc Truyn, chp hình cùng các thành viên ca phái đoàn thuc y ban Hoa Kỳ v T do Tôn giáo Quc tế, tháng 9 năm 2019, Vit Nam.

Các vụ vic được nêu trong mt báo cáo hàng năm ca Tng Thư ký Liên Hip Quc Antonio Guterres trình bày trước Hi đng Nhân quyn Geneva vào th Năm tun trước. Vit Nam đã bác b các cáo buc này trong cuc tranh lun kéo dài hai gi ti Hi đng, Reuters đưa tin.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hip Quc cho biết h đã ghi nhn nhng v vic b nghi là tr đũa nhm vào các nn nhân, nhng thành viên ca xã hi dân s và các nhà hot đng, xy ra "ngày càng nhiu quc gia na, cho thy mt s gia tăng khp toàn cầu".

"Đã liên tục có nhng báo cáo v các hành vi tàn ác nghiêm trng nhm vào nhng người dám đến Liên Hip Quc hoc chia s thông tin vi chúng tôi - giam gi cm tiếp xúc vi bên ngoài, tra tn và ngược đãi, bit giam kéo dài, và thm chí t vong trong khi bị giam gi", Andrew Gilmour, Tr lí Tng Thư ký Liên Hip Quc đc trách Nhân quyn, phát biu trước din đàn Geneva khi trình bày báo cáo.

Người nhà, người đi din pháp lí, và nhân chng ca h cũng b nhm mc tiêu, ông nói.

Sự uy hiếp đang xảy ra "ngay trước mt chúng ta, vi vic các nhà hot đng b ghi hình hoc ghi âm bí mt ti các s kin ca Liên Hip Quc", ông Gilmour nói. "Thường có nhng báo cáo v vic tr đũa nhm vào mt s cá nhân khi h tr v nhà".

Báo cáo nêu ra một s trường hp c th t Vit Nam như v ca bà Nguyn Th Kim Thanh, được nói là đã b công an thm vn và tch thu h chiếu khi bà tr v Vit Nam sau khi tham gia phiên kim đim đnh kì ph quát ti Geneva vào tháng 1, nơi bà ti đ vn đng tr t do cho chồng là ông Trương Minh Đc, người đang chu án tù 12 năm.

Vào tháng 3, bà Bùi Thị Kim Phượng b cm xut cnh khi đnh đến Geneva đ vn đng s quan tâm ca y ban Nhân quyn Liên hip quc cho trường hp ca chng bà, ông Nguyn Bc Truyn, mt người tranh đấu cho nhân quyn đã phi đi mt vi s tr đũa ca nhà chc trách Vit Nam sau chuyến thăm năm 2014 ca Báo cáo viên Đc bit v t do tôn giáo và tín ngưỡng.

y ban Nhân quyn bày t lo ngi v nhng v tr đũa này vào tháng 3, theo bn báo cáo.

Phúc trình nói chính phủ Vit Nam đáp li các cáo buc hi tháng 6, nói rng không có chuyn "đe da" hoc "ngăn chn quyn đi li" ca bà Thanh và bà Phượng và tuyên b rng vic tng hp và son tho các báo cáo liên quan đến phiên kim đim đnh kì ph quát và Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính tr (ICCPR) được Hà Ni thc hin mt cách "ci m, minh bch và bao quát".

Tiến sĩ Nguyn Đình Thng, giám đc ca t chc vn đng nhân quyn y ban Cu người Vượt Bin (BPSOS) M, nói t chc ca ông đã phối hp cung cp thông tin cho bn báo cáo ca Liên Hip Quc và rng Vit Nam đã không thành tht hoc tìm cách bin minh cho nhng v vic mà ông nói là có chng c c th.

"Việt Nam rt ngn ngi khi b nêu đích danh bi Tng Thư kí Liên Hip Quc ngay tại Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc, mt s kin rt là quan trng", ông nói vi VOA. "Do đó h đã dng chuyn lên đ thoái thác đ mà chy ti".

"Mặt khác nó cũng cho thy Vit Nam đinh ninh là quc tế không biết gì c nên mun nói sao thì nói. Nhưng mà năm nay có khá nhiu chng c. Tt c nhng báo cáo mà mình np cho Liên Hip Quc đu có chng c c : giy mi, biên bn cm xut cnh, vân vân".

Ông Thắng cho VOA xem mt biên bn "v vic chưa được xut cnh" ca bà Bùi Th Kim Phượng lp vào ngày 7 tháng 3 tại sân bay Tân Sơn Nht, ghi rng bà không được phép ri Vit Nam vì "lý do an ninh". Biên bn không nêu c th lý do an ninh đó là gì mà ch yêu cu bà Phượng liên h vi Cc Qun lý xut nhp cnh đ gii quyết.

Ông Thắng cho biết ông d đnh làm một "phép th" vi trường hp ca bà Phượng bng cách thu xếp nhng chuyến đi cho bà đến M hoc Châu Âu tiếp tc vn đng cho trường hp ca chng bà đ xem Vit Nam có cm cn hay không.

"Việt Nam va được bu vào Hi đng Bo an Liên Hip Quc vi cách thành viên không thường trc bt đu t sang năm", giám đc điu hành ca BPSOS nói. "Trong vai trò đó, Vit Nam càng phi làm gương chng t rng mình tuân th tt c các quy đnh, ngh quyết và cam kết vi Liên Hip Quc", Tiến sĩ Nguyn Đình Thng nhn mnh.

Báo cáo của B Ngoi giao M cũng như thng kê ca các t chc bo v nhân quyn quc tế cho thy Vit Nam trong nhng năm gn đây tăng cường trn áp nhng người có quan đim bt đng chính kiến, tng giam nhng người ch trích Đảng cộng sản và chính phủ dưới cáo buc "chng phá nhà nước" hoc "li dng quyn t do dân ch".

Hà Nội lâu nay nói h không trn áp nhng ai bt đng chính kiến mà ch x lý nhng người mà h gi là "vi phm pháp lut".

*****************

Facebooker Vượng Nguyễn thanh thản trong ngày bị bắt (VNTB, 27/09/2019)

Ngày 23/9/2019, Cơ quan Công an tỉnh Lâm Đồng bất ngờ bắt facebooker Vượng Nguyễn (cư ngụ : tại thôn Hải Dương, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) trước sự chứng kiến của gia đình. Chuẩn bị tinh thần cho bản thân từ trước, anh Vượng đón nhận việc bắt bớ này một cách thanh thản, ôn hòa...

vn2

Facebooker Vượng Nguyễn - Ảnh minh họa

Được sự giúp đỡ của bạn bè, Việt Nam Thời Báo (VNTB) đã liên lạc được anh Nguyễn Quốc Doanh, anh trai của nhà hoạt động Facebooker Vượng Nguyễn để hỏi han tình hình vụ bắt bớ. Anh Doanh chia sẻ, dù việc bắt giữ đã diễn ra được mấy ngày nhưng hiện tại gia đình vẫn chưa có thông tin gì mới về Vượng cũng như chưa biết Vượng bị Công an tỉnh Lâm Đông bắt giam ở đâu ? Bắt về tội trạng gì ? Gia đình cũng không có biên bản lệnh bắt giam Vượng.

"Hiện tại bây giờ phía Cơ quan Công an chưa có cho gia đình biết thông tin gì hết" - lời của anh Doanh.

Việc bắt giữ anh Vượng diễn ra vào lúc khoảng 10h sáng ngày 23/9/2019, thời điểm Vượng có mặt tại nhà thì ước chừng cả trăm người bao gồm Công an, An ninh và các lực lượng chức năng địa phương sau khi bao vây cả khu vực xong là ập vào khống chế anh Vượng. 

Anh Doanh nói thời điểm bắt Vượng khá căng thẳng, có sự hiện diện của gia đình, dù Vượng và gia đình ôn hòa chứ không phản kháng, chống đối gì.

"Có cả giao thông đủ thứ hết, có hết. Nói chung camera người đi đường quay nhiều mà người ta đâu dám đưa lên".

"Nói chung chỉ có mình, thằng cu con mình và ông bố có mặt tại đấy thôi chứ còn hàng xóm người ta đóng cửa, người ta đâu có cho ai bén mảng tới chổ Công an làm việc đâu".

Khống chế Vượng xong, ổn định tình hình thì phía Công an đọc lệnh bắt và tiến hành khám xét nhà. Anh Doanh nói gia đình rất bức xúc và lu bu công việc nên hoàn toàn không biết Vượng bị bắt vì tội gì ? Giam ở đâu ? Đại diện gia đình là bố của Vượng nhưng khi chấp bút ký vào biên bản ông lại không đọc nội dung văn bản gồm những gì ?. Anh Doanh nói tiếp :

"Hôm ấy người ta có đọc lệnh nhưng lúc đó mình lu bu quá nên đâu biết người đọc lệnh và cũng chẳng biết, chẳng hiểu rõ người ta bắt vì tội gì ? Người ta giam ở đâu ?

"Lúc ghi biên bản mình có xông vào xem nhưng ghi gì thì mình không được biết mà đưa cho ông bố ký thì ông bố cũng chẳng đọc, nói ký là ông bố cứ ký mà thôi".

Quá trình khám xét, phía Công an đã tịch thu một dàn máy vi tính, điện thoại và loa thùng, đây là những tài sản cá nhân của Vượng.

"Khám xét nhà người ta có tịch thu dàn máy tính, điện thoại, loa máy người ta khám xét hết nhà, khám đủ thứ mà đơn giản nhà không có cái gì tàng trữ đâu mà để lấy".

Anh Doanh cho biết, việc khám xét và thủ tục bắt giữ Vượng chỉ gói gọn trong vòng mấy tiếng đồng hồ là kết thúc. Trước khi để lực lượng giải đi, Vượng yêu cầu được thắp nén nhang cho người mẹ đã khuất của mình và dặn gia đình đừng đi thăm gì mình. Anh Vượng đã xác định ngày này trước sau gì cũng đến với mình nên anh thanh thản đón nhận, không phản kháng gì.

"Vượng dặn gia đình là đừng có lên thăm Vượng thôi. Nhiều khi mình bức xúc thì Vượng khuyên mình bình tĩnh lại chứ không có nói gì hơn ngoài câu đừng có lên thăm em".- anh Doanh chia sẻ.

Được biết anh Vượng có tài khoản Facebook Vượng Nguyễn, là một người tích cực Livestream nói về hiện tình đất nước, bất công xã hội và bày tỏ quan điểm chính kiến. Năm 2018, anh Vượng có vào Sài Gòn hưởng ứng phong trào phản đối Dự thảo luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, sau khi về lại địa phương thì bị phiá Cơ quan Công an mời lên xã làm việc. Ngoài ra, chúng tôi cũng được biết là anh Vượng cũng từng bị phía Cơ quan Công an câu lưu nhưng gia đình không biết bởi anh Vượng không muốn gia đình bận tâm. Tiếp nữa, thời điểm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, anh Vượng bày tỏ quan điểm muốn đi tù thay cho Blogger này.

Hoàn cảnh gia đình anh Vượng hiện khá khó khăn, gia đình chưa xác định có nên thuê luật sư giúp đỡ pháp lý cho anh Vượng hay là không...

Minh Hải

******************

‘Giới lãnh đạo Việt Nam hoang mang trước phát biểu lên án chủ nghĩa xã hội của Tổng thống Trump’ (VOA, 26/09/2019)

Các nhà tranh đấu Vit Nam nhn đnh vi VOA rng phát biu lên án Chủ nghĩa xã hội ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump ti Đi hi đng Liên Hiệp Quốc chc chn khiến "gii lãnh đo Hà Ni hoang mang". Trong khi đó, truyn thông nhà nước Vit Nam loan tin rng "Chng ai quan tâm Tổng thng M nói gì trước Liên Hiệp Quốc".

vn3

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu lên án chủ nghĩa xã hội tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2019.

Phát biểu ti Liên Hiệp Quốc hôm 24/09, Tng thng Trump nói :

"Chủ nghĩa xã hi và Ch nghĩa cng sn không phải vì công lý, bình đẳng, không phi nâng đ người nghèo, và dĩ nhiên không phi vì nhng điu tt đp cho đt nước. Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản ch vì mt điu duy nht : quyn lc ca giai cp thng tr".

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ còn nói thêm rng : "Một trong nhng thách thc nghiêm trng nht mà các quc gia phi đi mt là bóng ma ca Chủ nghĩa xã hội. Nó là k phá hoi quc gia, k tàn sát xã hi".

Từ thành ph H Chí Minh, nhà hot đng dân ch Nguyn Tiến Trung nêu nhn đnh vi VOA v li kêu gi chng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ca ông Trump.

"Tôi nghĩ rằng li phát biu ca Tng thng Trump đã tái khng đnh quyết tâm ca ông trong vic xóa b các chế đ đc tài nhân danh chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản.

"Đối th xã hội chủ nghĩa chính ca M hin nay chính là chế độ cng sn Trung Quc. Tổng thống Trung cũng đã lên án chính quyền cng sn Trung Quốc trong bài diễn văn.

"Thêm một chế đ cng sn sp đ thì các chế đ cng sn còn lài cũng lung lay.

"Chắc chn phát biu ca Tổng thống Trump có nh hưởng đến Vit Nam vì Vit Nam là mt quc gia do Đảng cộng sản cai tr theo đường li chủ nghĩa xã hội".

Cũng tại din đàn Đi hi đng Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, ông Trump nói : "Gn như nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được th nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mc nát. Cơn khát quyn lc ca ch nghĩa xã hội dn đến s bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tt c các quc gia trên thế gii cn chng li ch nghĩa xã hội và s bn cùng mà nó mang li cho tt c mi người".

Nhà hoạt đng Vi Đức Hi, cu viên chc Đảng cộng sản Hà Ni, nói :

"Chắc chn gii lãnh đo Hà Ni rt hoang mang, mc dù h mt mc vn nói rằng kiên đị nh đi theo chủ nghĩa xã hội".

"Giai đoạn hin nay là giai đon đang tuyt vng, h đang tìm cách chng tr, nhưng có v s không n… H đang kéo dài và cm c chế đ này đ con cháu ca h có th bo lưu tài sn nhưng đng thi cũng đang đ tìm mt phương hướng mi mà không phi thay đi chế đ".

Nhà hoạt đng Nguyn Tiến Trung nhn đnh :

"Quan hệ tt vi M s là mt tr đ rt ln cho s cm quyn n đnh ca Đảng cộng sản Vit Nam. Người bo tr chính cho Đảng cộng sản Vit Nam là Đảng cộng sản Trung Quc : thông qua vn mnh tương liên, tc là đng này sp đ thì đng kia s sp đ theo, vì vy chc chn rng gii lãnh đo Vit Nam s rt hoang mang và lo lng, nht là khi Tổng thống Trump đã khai mào cuc chiến thương mi vi Trung Quc.

"Trong khi đó Đảng cộng sản Trung Quc đang gây áp lc ln lên Đảng cộng sản Vit Nam. Và nếu Hoa Kỳ cũng gây áp lc lên chủ nghĩa xã hội Vit Nam thì như vy Đảng cộng sản Viêt Nam cùng mt lúc đi đu vi c Trung Quc và Hoa Kỳ. Nhưng tôi nghĩ Vit Nam s không có kh năng đi đu vi c hai như vy".

Các nhà tranh đấu có cùng nhận đnh rng chính quyn Vit Nam nên thiết lp mi quan h khng khít hơn vi Hoa Kỳ và gim bt s l vào Trung Quc đ có th giúp Hà Ni thoát khi s hoang mang và nên phi nhanh chóng tìm mt phương hướng mi đ tránh mt cuc khng hong chính trị.

Nhà báo độc lp Nguyn Đình Ngọc, còn gi là Blogger Nguyễn Ngc Già, nhn đnh :

"Đương nhiên trước nhng phát biu ca Tng thng Trump thì nhà cm quyn Cng sn Vit Nam s khó chu, không thích. Nhưng h buc phi nhìn nhn li".

Chính quyền Vit Nam chưa có phn ng chính thc nào v phát biểu ca nhà lãnh đo Hoa Kỳ. Truyn thông trong nước cũng không đ cp đến li ch trích này, ch nói rng ông Trump có bàn v chủ nghĩa xã hội. Báo Đt Vit hôm 26/09, đăng bài vi dòng tít : "Chng ai quan tâm Tng thng M nói gì trước Liên Hiệp Quốc", nhn mnh rng "ông Trump không mang đến điu gì mi m hoc thú v !".

Nhà hoạt đng Nguyn Tiến Trung nói :

"Con đường thoát duy nht cho Đảng cộng sản Vit Nam lúc này : v đi ni phi dân ch hóa, trao tr quyn làm ch cho người dân Vit Nam, to nim tin vi thế gii rng Vit Nam là mt quc gia dân ch, văn minh ;

"Về đi ngoi, Vit Nam cn nhanh chóng trở thành một đng minh đáng tin cy ca M, và các đng minh ca M Châu Á đ góp phn cùng thế gii ngăn chn ch nghĩa bá quyn, bành trướng xâm lược ca cng sn Trung Quc Châu Á".

Ông Nguyễn Đình Ngc nói :

"Cộng sn Vit Nam, c th là B Chính tr buc phi suy nghĩ li vì h không th duy trì triết lý phn khoa hc by lâu nay là vừ a hp tác va đu tranh, hay chính sách ba không (Không tham gia liên minh quân sự vi nước nào, Không cho nước ngoài đt căn cứ quân s trên lãnh th Vit Nam, và Không v phe nước nào chng li mt nước khác), để chng t rng h trung lp, không l thuc vào ai, nhưng thc tế không phi như vy.

"Nhà cầm quyn Vit Nam nên thay đi mt cách ôn hòa, trước mt phi liên minh vi Hoa Kỳ để bo v t quc Vit Nam".

Published in Việt Nam

Điều gì dẫn đến các cuộc biểu tình ở Moscow ? (BBC, 14/08/2019)

Trong những tuần qua, tại thủ đô Moscow của Nga đã xảy ra những vụ biểu tình đông người và kéo dài chưa từng có kể từ nhiều năm nay.

bieutinh1

Điều gì dẫn đến các cuộc biểu tình ở Moscow ?

Cảnh sát đã sử dụng vũ lực đối phó với những người biểu tình ôn hòa muốn đòi giới chức phải để các gương mặt đối lập tham gia tranh cử trong kỳ bầu cử địa phương sắp tới.

Những người biểu tình nói rằng họ không mang theo vũ khí, không có thái độ hung hăng, thế nhưng nhiều người trong số họ đã bị đánh đập trên đường phố.

Đáng chú ý là hôm 27/7, thái độ bạo lực của cảnh sát khi dùng gậy đánh đập người biểu tình và các hình ảnh gây sốc đã được quay chụp bằng camera, bằng điện thoại và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Cho đến nay, hầu như tất cả các ứng cử viên đối lập đều đã bị bắt giữ.

Tin tức nói có hơn 2.000 người biểu tình đã bị bắt, trong đó một số người bị phạt và giam giữ ngắn hạn.

Hơn 10 người bị án tù, với mức nặng nhất đến 8 năm tù giam.

Chính quyền gọi các cuộc biểu tình là bạo loạn, dẫu cho gần như tất cả các hành vi bạo lực đều do cảnh sát gây ra.

bieutinh2

Tại thủ đô Moscow của Nga đã xảy ra những vụ biểu tình đông người và kéo dài chưa từng có

Nga đòi Google chặn video trực tuyến trên YouTube

Hôm 13/8, chính phủ Nga cảnh báo hãng internet khổng lồ Google rằng hãng phải ngăn chặn việc người dùng sử dụng YouTube để phát trực tuyến các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong thời gian trước khi có kỳ bầu cử địa phương tại Moscow.

Roskomnadzor, tức Cơ quan Liên bang Quản lý về Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đại chúng, nói rằng họ quan ngại về việc chức năng quảng cáo của YouTube sẽ được dùng để quảng bá các kênh tới người dùng.

Cơ quan này nói YouTube có tính năng thông báo có video đang phát trực tuyến tới người dùng, kể cả những người không đăng ký theo dõi một kênh nào đó.

Roskomnadzor nói nếu Google không phản hồi thư của họ, thì "Liên bang Nga sẽ coi đây là sự can thiệp vào vấn đề chủ quyền của nhà nước, và là việc gây ảnh hưởng thù nghịch, cản trở việc tổ chức kỳ bầu cử dân chủ tại Nga".

Chính phủ Nga trong trường hợp đó sẽ có hành động đối với Google, cơ quan này nói thêm.

********************

Ngăn cản đối lập tranh cử, Putin muốn bảo vệ quyền lực (RFI, 12/08/2019)

Khi Vladimir Putin được tổng thống Boris Yeltsin bổ nhiệm thủ tướng, nhiều người Nga nghĩ rằng viên trung tá tình báo chưa có tiếng tăm sẽ tiếp nối chính sách dân chủ hóa thời hậu Cộng sản trong ổn định.

bieutinh3

Người dân Nga biểu tình đòi tổ chức bầu cử công bằng ở Moskva, Nga, ngày 10/08/2019. Reuters/Maxim Shemetov

Hai mươi năm sau, các biện pháp trấn áp bất chấp luật pháp trong mùa bầu cử địa phương vào tháng 9, cho phép giới phân tích suy đoán tổng thống Nga bằng mọi giá bám chặt quyền hành.

Theo AFP, trong những tuần lễ vừa qua, sự kiện chính quyền Nga không cho đối lập ứng cử vào chức vụ thị trưởng nhân bầu cử thành phố, đứng đầu là Moskva, vào tháng 09/2019, cũng như hành động đàn áp tối đa của cảnh sát cho thấy rõ là chính quyền Putin không che dấu dụng ý.

Dụng ý đó là, sau 20 năm cầm quyền, thay đổi Hiến Pháp để có thể trở lại điện Kremlin cho đến mãn đời, tổng thống Nga Putin chưa chịu về hưu chính trị.

Ngày 09/08/1999, cách nay đúng 20 năm, khi tổng thống Yeltsin giới thiệu giám đốc cảnh sát liên bang FSB, hậu thân của KGB, vào ghế thủ tướng, nhiều nhà bình luận tại Moskva tin rằng vây cánh của Yeltsin đã tìm được người thừa kế để chấm dứt tình trạng rối loạn chính trị và bất ổn an ninh ở vùng Kavkaz. Thật vậy, Vladimir Putin là cánh tay mặt của thị trưởng Saint Petersburg, Anatoli Sobtchak, một nhân vật thuộc xu hướng dân chủ tự do.

Trong giai đoạn đầu, Vladimir Putin tỏ ra cởi mở trong chính trị đối nội lẫn đối ngoại, nhưng rồi sau chiến tranh Tchetchnia lần thứ hai, Nga thắng, Putin bắt đầu thay đổi. Theo nhà phân tích Nga Konstantin Kakachev, Putin ngày nay không phải là Putin 1999-2000. Từ tự do, ông trở thành bảo thủ và làm Tây phương thất vọng. Xung khắc với Tây phương biến Putin thành "phản động" theo nghĩa ủng hộ bất cứ chế độ độc tài nào như Bachar al-Assad, rồi xâm chiếm Crimea, võ trang cho lực lượng thân Nga ở miền đông Ukraine, như nhận định của nhà bình luận Georgui Bovt.

Trong nước, nhân danh ổn định chính trị, Putin liên kết với quan điểm bảo thủ của Chính thống giáo, chống Tây phương "đồi trụy" và qua đó kiểm duyệt truyền thông, đàn áp tự do ngôn luận.

Cũng theo nhà báo Nga Georgui Bovt, tổng thống Putin và phe thân cận tìm đủ mọi cách để trụ lại.

Hậu Putin : Còn nước còn tát

Ngăn cấm đối lập tranh cử địa phương cũng là biện pháp bảo vệ quyền lực. Với uy tín 40%, mất gần 30 điểm so với kết quả bầu cử tổng thống lần chót, tổng thống Nga cảm thấy tương lai không ổn. Đảng Nước Nga Thống Nhất còn thê thảm hơn. Trong cuộc bầu cử tháng 9 này, tại Moskva, không một chính trị gia phe chính quyền dám tranh cử dưới ngọn cờ Đảng Nước Nga Thống Nhất.

Theo giáo sư Valery Solovei, cho dù nghị viện thủ đô chỉ là một định chế không quan trọng, nhưng phe Putin sợ mất ghế, dù ít. Chỉ cần vài ba nghị viên đối lập đắc cử là đủ làm mất mặt chính quyền. Đó là chưa kể cặp mắt tò mò của họ ngó vào ngân sách 40 tỷ đôla đang được quản lý một cách mờ ám.

Áp dụng đúng phương châm "trong chiến tranh, mọi phương tiện đều tốt", Tư pháp do điện Kremlin kiểm soát loại trừ các ứng cử viên đối lập bằng mọi cách : chữ ký giả, đạp làn ranh trong khi xếp hàng nộp đơn… Sự kiện này cho thấy phe Putin bị dao động tinh thần, khi mà hết cuộc bầu cử này cho đến bầu cử khác, uy tín đảng cầm quyền yếu dần, cho dù được "hỗ trợ" ngầm.

Đối lập càng bị đàn áp thì phản ứng của dân càng mạnh, huy động từ vài trăm người lúc đầu rồi lên đến vài ngàn và hàng chục ngàn. Cuối tuần qua, 50 ngàn người đã xuống đường tại thủ đô. Biết trước Putin sẽ không lùi, đối lập Nga tung ra chiến lược gọi là "bầu cử thông minh" : kêu gọi cử tri dồn phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào miễn là hạ được đảng Nước Nga Thống Nhất.

Tú Anh

********************

Nga yêu cầu Google không quảng cáo biểu tình ‘trái phép’ (VOA, 11/08/2019)

quan qun lý truyn thông nhà nước ca Nga hôm 11/8 yêu cu Google chm dt qung cáo "các s kin rm r trái phép" trên trang YouTube ca hãng này, theo Reuters.

bieutinh4

Hình ảnh cuộc biểu tình ở Moscow hôm 10/8.

Hàng chục nghìn người Nga tun hành hôm 10/8 và các nhà quan sát cho rng đây là cuc biểu tình lớn nht nước này trong vòng 8 năm, bt chp s đàn áp ca chính quyn đi vi cuc phn đi đòi bu c t do th đô Moscow.

quan có tên gi Roscomnadzor, theo Reuters, nói rng Nga s coi tp đoàn ca M can thip vào các vn đ ch quyn và gây tác động mang tính thù nghch nếu Google không phn hi yêu cu ca Nga.

Tin cho hay, cảnh sát đã bt hàng chc người trong các cuc biu tình Moscow và St Peterburg, và thm chí) bt mt th lĩnh đi lp hàng đu trước c khi các cuc tun hành bt đu.

Tuy nhiên, theo Reuters, phản ng ca chính quyn ôn hòa hơn so vi tun trước đó, khi hơn 1 nghìn người biu tình b bt.

Một nhóm theo dõi được trích li nói rng có khong 60 nghìn người tham gia cuc tun hành Moscow.

Trong khi đó, cảnh sát nói rng con s tham gia khong 20 nghìn người.

Published in Quốc tế

Bộ 4T quyết tâm thu phục dân dùng mạng xã hội ‘made in Vietnam’ (VOA, 09/11/2018)

Việt Nam đt mc tiêu s có 50% người dùng mng xã hi s dng mng trong nước vào năm 2020, đng thi lên kế hoch đ ngăn chn ‘thông tin xu, đc’ trên Facebook, Google, Bộ Thông tin và Truyn thông cho biết.

danap1

ng dng Zalo 'made in Vietnam' đang cnh tranh mnh vi Facebook Vit Nam. (ảnh chp màn hình bizLive)

Tại bui hp báo hôm 6/11, B trưởng Thông tin và truyn thông Nguyn Mnh Hùng cho biết b đã hoàn thin b quy tc ng x cho các nhà cung cp dch v và người s dng mng xã hi ti Việt Nam nhm xây dng mt môi trường "lành mnh và an toàn" trên mng. Đây là mt phn trong kế hoch "ngăn chn vic phát tán, lan truyn thông tin xu, đc trên internet và mng xã hi".

Tân Bộ trưởng Thông tin và truyền thông cho biết mc tiêu ca b là trong 12 năm na, "thuê bao mạng xã hi Vit Nam chiếm 50% tng s thuê bao mng xã hi", theo truyn thông trong nước.

Liệu mc tiêu này có kh thi ?

Một người dùng mng xã hi tng có nhiu năm làm vic trong lĩnh vc phn mm ng dng, Lã Vit Dũng, nhn đnh vi VOA rng mục tiêu này có kh thi hay không còn "ph thuc vào cách mà chính quyn Vit Nam s đi x vi các mng (xã hi) quc tế như thế nào".

"Nếu (chính quyn) quyết tâm đóng ca Facebook thì tôi cho rng có th h s xây dng mt mng xã hi cho người dân dùng và như vy (mc tiêu) 50% người dùng mng xã hi trong nước là toàn toàn có th".

Tuy nhiên ông Dũng, cũng là một nhà hot đng dân ch, bày t lo lng rng mng xã hi do nhà nước lp ra s b kim duyt cht ch và người dân s không được t do ngôn lun như bây gi.

Mặc dù có nhng ci cách kinh tế và mt mc đ ci m v nhng thay đi trong xã hi nhưng Đảng cộng sản đang cm quyn Vit Nam vn tìm cách siết cht kim soát trên mng xã hi, đc bit đi vi gii bt đng chính kiến.

Tuần trước, chính phủ công b ngh đnh hướng dn vic thc hin Lut An ninh mng dù đã được thông qua hi tháng 6 nhưng vn đang gây tranh cãi. Lut này vp phi phn đi t các công ty công ngh toàn cu cũng như các t chc nhân quyn quc tế, vì b coi là mt công c ca nhà cm quyn đ siết cht kim soát t do ngôn lun trên mng.

Công nghệ Trung Quc ?

Một mi quan ngi khác ca vic phát trin mng xã hi trong nước mà ông Dũng nêu ra là kh năng nhà mng Vit Nam do "không đ năng lc đ làm" nên s dùng công nghệ ca Trung Quc.

"Khi họ s dng công ngh mua ca Trung Quc thì rt nhiu kh năng là cơ s d liu s ca người dân Vit Nam s rơi vào tay Trung Quc và điu đó là cc kỳ nguy him", theo ông Dũng.

Giải thích v mi nguy này, ông Dũng, người đã tng viết thư đ ngh giám đc điu hành Facebook Mark Zuckerberg đng tha hip vi chính quyn Vit Nam đ dp tt nhng tiếng nói bt đng, cnh báo không nên đ "thông tin ca mt cng đng, mt quc gia rơi vào tay người khác".

"Những thông tin cá nhân như chng minh nhân dân hay nhân trc hc như lut An ninh mng va nêu, hay nhng thông tin mang tính riêng tư khác mà chính quyn Cng sn Vit Nam bt người dân phi đưa lên mng xã hi do h kim soát sau đó b lt vào tay Trung Quốc thì cc kỳ nguy hi".

Zalo, mạng xã hi ‘made in Vit Nam’ hin đang có hơn 100 triu người dùng, theo ông Dũng, là mt "công c/app đã b kim soát" và là sn phm có ngun gc t Trung Quc.

Zalo của VNG là mt trong 3 nhà mng, cùng vi VCCorp và Mocha của Viettel, được B Thông tin và truyền thông – thường được gi là B 4T – giao nhim v thc hin mc tiêu "50%" nói trên.

Tân bộ trưởng Thông tin và truyền thông hi tháng 9 nói rng cn phát trin các mng xã hi ‘made in Vietnam’ thay vì đ th phn rơi vào tay Facebook hay Google. Theo số liu ca Statista, Vit Nam hin đng th 7 thế gii v s lượng người dùng Facebook, được ước lượng vào khong 70 triu người.

****************

TAND Đồng Nai y án 20 thanh niên xuống đường vì luật đặc khu : nước ta còn đó (VNTB, 09/11/2018)

Vào lúc 08 giờ sáng ngày 09/11/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án "20 thanh niên Biên Hòa - Đồng Nai xuống đường biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu" với Tội danh : "Gây rối trật tự công cộng" theo khoản 1 Điều 218 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tại Trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, địa chỉ : đường Nguyễn Du, khu phố 1, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phiên tòa phúc thẩm có 15 người kháng cáo, những thanh niên này đã bị tuyên phạt từ 8 tháng đến 18 tháng tù tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/7/2018. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa : ông Nguyễn Văn Thành ; Kiểm sát viên : ông Phan Hoàng Quân.

Có 3 luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh bào chữa cho tất cả 12 bị cáo, riêng 3 bị cáo còn lại không liên lạc được với gia đình để mời luật sư.

danap2

Bản Cáo trạng 15 trang truy tố 20 người vào ngày 10/6/2018 "lợi dụng" việc Quốc hội đưa ra thảo luận Dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng, cùng với khoảng hơn 200 người tụ tập thành đám đông mang theo băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ Quốc đi bộ, cùng nhiều xe mô tô diễu hành và hô "Phản đối", "Phản đối cho Trung Quốc thuê đất 99 năm", "Phản đối Quốc hội thông qua luật đặc khu",.. xuất phát từ khu vực Công viên 30/4 theo Quốc lộ 1A tiến về ngã tư Tam Hiệp. Các bản ảnh trong hồ sơ cho thấy công an đã đồng hành với đoàn biểu tình trong trật tự, chia cắt nhỏ đoàn biểu tình, ép họ vào con đường Nguyễn Ái Quốc và cuối cùng dồn họ vào con đường Dương Tử Giang hốt họ lên xe chở về đồn công an.

Hành vi của các bị cáo đều giống nhau, lái xe mô tô, chở người cầm cờ, cầm khẩu hiệu và hô "Phản đối" được Cáo trạng liệt kê mỗi người chỉ độ 5 - 7 dòng.

Ngày 6/11/2018, các luật sư đã tiếp xúc với 12 bị cáo có kháng cáo, bao gồm 5 nam và 7 nữ, tại Nhà tạm giữ và Trại B5 - Công an thành phố Biên Hòa. Tất cả các bạn trẻ đều nhận có đi biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu xuất phát từ lòng yêu nước, không bị ai xúi giục và không có 300 nghìn đồng.

Trần Nguyễn Duy Quang sinh năm 1983, Hồ Công Di sinh năm 1995, Diệp Út Tiền sinh năm 1994, cả ba đều nhỏ con nhưng không ngờ lại có những suy tư về thời cuộc sâu sắc hơn người. Quang có tiền sử về bệnh động kinh, được coi là người dẫn đầu đoàn biểu tình, bị xử phạt nặng nhất 18 tháng tù.

Đinh Mã Phong sinh năm 1990, Đoàn Văn Thưởng sinh năm 1974, cả hai vốn là một quân nhân đã từng cầm súng bảo vệ Tổ Quốc nói tụi em không có lợi dụng để gây rối như Cáo trạng quy kết.

Bảy bị cáo nữ tuy là thân phận nữ nhi, mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng mang trong mình dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu. Điển hình như Phạm Ngọc Huyền sinh năm 1995, nghề nghiệp công nhân, có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn cả, nói một cách tự tin : Cháu đi biểu tình vì chỉ vì cháu nghĩ "nước mất thì nhà tan".

danap3

20 thanh niên xuống đường phản đối dự luật đặc khu đã bị tuyên án tù vào ngày 9/11

Phạm Ngọc Hạnh sinh năm 1973, là mẹ của 5 con nhỏ, là cán bộ phụ nữ phường, đang nằm bệnh xá B5 hơn 1 tháng nay do cao huyết áp, khó thở và đau đầu gối, được coi là nhân vật quan trọng thứ 2 với mức án 16 tháng tù đã rất mạnh mẽ kể về hành động của mình vào ngày 10/6/2018.

Đinh Mã Phong và Phạm Ngọc Huyền muốn nhờ các luật sư bào chữa luôn cho 3 bị cáo mà gia đình họ không mời luật sư, nhưng tiếc rằng thời gian mở phiên tòa cận kề và phải có yêu cầu của chính bị cáo hay gia đình họ. Chúng tôi hứa sẽ lên tiếng bảo vệ hết cho tất cả 15 bị cáo tại phiên tòa.

Kết quả phiên tòa phúc thẩm ngày 9/11/2018 dù có thế nào đi chăng nữa chúng ta vẫn trân quý họ.

Nguyễn Văn Miếng

Chú thích :

(*) Mượn tên một tựa sách của Nguyễn Ngọc Lan, Saigon, 1973

*********************

Cưỡng chế Chùa An Cư theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đà Nẵng (RFA, 09/11/2018)

Chùa An Cư tại phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng vào sáng ngày 9/11/2018 bị lực lượng chức năng địa phương cưỡng chế. Thượng tọa Thích Thiện Phúc, vị trụ trì Chùa An Cư, phải miễn cưỡng giao Chùa cho đoàn cưỡng chế để về Huế xin tá túc.

danap4

Chùa An Cư ở Đà Nẵng - Courtesy Blogger Tuấn Khanh

Biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo văn bản của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Quận Sơn Trà ký ngày 2/11 mà theo đó là căn cứ theo các quyết định vào tháng 9 của Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ.

Lý do cưỡng chế Chùa An Cư với diện tích 332,7 m2 mà UBND Thành phố Đà Nẵng nêu ra là để phát triển đô thị, văn hóa.

Yêu cầu của chư tăng trong chùa cho biết xin nhường một phần đất và xin phần còn lại để tiếp tục hoạt động nhưng chính quyền vẫn không đáp ứng. Thượng tọa Thích Thiện Phúc trụ trì chùa An Cư giải thích với RFA.

Vì công ích của xã hội, mở đường mở xá, trường học, bệnh viện… thì bây giờ tôi cho nhà nước 100m, không nói về tính toán tiền bạc nhưng đó cũng khoảng mười mấy tỷ. Còn bao nhiêu đất ngay ở chùa còn lại thì để tôi làm lại. Số tiền 400 triệu (hỗ trợ) thì cũng không là bao.

Thượng tọa Thích Thiện Phúc nhấn mạnh với chúng tôi lý do cưỡng chế là vì chùa An Cư thuộc Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất không được Chính quyền Việt Nam công nhận.

Biết và đọc được ý nghĩ của họ là họ sẽ tìm cách phá tất cả các cơ sở của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất. Họ không muốn tồn tại. Các thành viên của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất thì bị họ đàn áp khốc liệt. Nhà nước thì họ không thể thiếu bao nhiêu đó mà không thể cung cấp cho mình, nhưng mà vì lý do đó nên họ phá.

Qua cuộc trò chuyện với RFA, Thượng tọa Thích Thiện Phúc nhắc đến chùa Liên Trì và cho rằng trường hợp đó cũng giống như chùa An Cư, bị chính quyền xem là ‘cái gai’ trong mắt và cần phải ‘nhổ bỏ.’

Vào ngày 8/9/2016, một cơ sở khác của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất là Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh do Hòa Thượng Thích Không Tánh trụ trì cũng đã bị cưỡng chế.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được cho thành lập từ năm 1964 và không được chính quyền Việt Nam công nhận.

********************

Tài sản tu sĩ Cao Đài không theo Nhà nước lại bị đốt phá (RFA, 09/11/2018)

Ông Hứa Phi, Chánh trị sự đạo Cao Đài, đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam cho biết nhà sản xuất cà phê của ông ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vừa bị công an đốt sau khi ông đi gặp phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11 vừa qua tại Sài Gòn cùng một số vị lãnh đạo tôn giáo khác.

danap5

Ông Hứa Phi và dụng cụ bị đốt cháy. Courtesy of FB Hứa Phi

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 9 tháng 11, Chánh trị sự Hứa Phi cho biết diễn biến :

"8/11/2018 tôi có vô thăm rẫy cà phê của chúng tôi. Tôi vô thấy cái nhà trong vườn cà phê để sản xuất cửa đã bung ra rồi, bên trong cháy hết 3 phòng. Trong đó gồm dụng cụ sản xuất nông nghiệp, tủ lạnh, máy giặt này kia cũng cháy tan hoang hết".

Ông Chánh trị sự Hứa Phi đưa ra lập luận về đối tượng gây ra vụ phá hoại như vừa nêu mà theo ông là công an địa phương :

"Trước đó ông Thịnh và ông Vinh, công an huyện Đức Trọng, nghĩa là những người công an mật, an ninh, cũng đã vô nhà hỏi rồi. Chiều mùng 4 tây đến khuya mùng 4 rạng mùng 5, người ta thấy tôi đang ở Sài Gòn, đang ở trong đó thì người ta tức giận vì canh gác cả đêm mà giữ tôi không được nên người ta tức, người ta đốt tất cả những dụng cụ tôi sản xuất".

Ông Hứa Phi là người mạnh mẽ lên tiếng phản đối những đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với Đạo Cao Đài không theo phái nhà nước lập nên ; cũng như đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Theo Chánh trị sự Hứa Phi, đây không phải là lần đầu tiên ông bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp, ngăn cấm đi gặp các phái đoàn ngoại giao, tổ chức nhân quyền.

Gần đây nhất, Chánh trị sự Hứa Phi cho biết ông đã bị công an địa phương mặc thường phục đến nhà vào chiều ngày 22/6, đánh đập đến bất tỉnh rồi cắt râu của ông. Nguyên nhân được cho biết là do ông nhận được giấy mời từ Đại sứ quán Úc để gặp các viên chức đại sứ quán vào ngày 25/6.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2