Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo Bộ Tài chính Việt Nam, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 17 bộ, ngành, cơ quan trung ương quý I năm 2023 chỉ đạt 6,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó có đến 13 đơn vị tỷ lệ giải ngân 0%.

dautu1

Ảnh minh họa : Công nhân tại một công trình mở rộng đường ở Hà Nội. Ảnh chụp 18/01/2021. Reuters

Theo báo cáo này được truyền thông nhà nước đăng tải hôm 17/4, tính đến hết quý I/2023, tổng vốn giải ngân của 17 bộ, cơ quan là gần 2.100 tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình của Việt Nam là 10,35%.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tại cuộc họp với 17 bộ, cơ quan Trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công hôm 17/4 cho rằng, nếu không thể giải quyết, chắc chắn cả năm 2023 sẽ không giải ngân hết lượng vốn trong dự toán ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM từ năm 1993 đến năm 2002, hôm 18/4/2023 cho biết vì sao việc giải ngân đầu tư công tại Việt Nam gặp khó khăn :

"Việc giải ngân đầu tư công ở Việt Nam là một yêu cầu rất cấp thiết, để cải thiện kết cấu hạ tầng và tạo điều kiện để cho thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Tuy vậy thực hiện đầu tư công lại thường gắn với việc giải phóng mặt bằng, tức là thu hồi đất của người dân để sử dụng cho mở rộng đường xá và các dịch vụ khác. Vấn đề ở đây là giá đền bù của nhà nước chênh lệch nhiều so với giá đất của thị trường. Vì vậy cho nên cần phải có biện pháp làm cho giá đền bù của nhà nước xích gần với giá thị trường ở một mức độ hợp lý, thì lúc bấy giờ mới tránh được sự phản đối của người dân".

Ngoài ra theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc thực hiện đầu tư công ở Việt Nam đối mặt với sự chồng chéo, trùng lắp của nhiều luật như : Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường… Tất cả những luật này theo ông Doanh đều có điều khoản liên quan đến đầu tư công. Ông Doanh nói tiếp :

"Và điều cuối cùng là có tiền nhưng muốn giải ngân thì cần có một đội ngũ cán bộ dấn thân và cam kết mạnh mẽ. Nhưng trong tình hình hiện nay, trong chiến dịch đốt lò chống tham nhũng thì có một lượng nhất định các cán bộ công chức ngần ngại, hết sức cẩn trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Vì họ sợ thực hiện điều này phù hợp luật đầu tư công, nhưng lại có thể chồng chéo với luật xây dựng, lại có thể sẽ vướng mắc đối với luật đất đai…".

dautu2

Ảnh minh họa : Một cây cầu đang xây dựng ở Hà Nội vào ngày 5/10/2021. AFP.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng năm 2022 theo Bộ Tài chính đạt 67,27% kế hoạch. Nếu tính đến ngày 31/1/2023 là hạn chót giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 thì đạt 80,63% kế hoạch, tương ứng giải ngân gần 540.000 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước đó. Năm 2023 giải ngân vốn đầu tư công sẽ đối mặt áp lực khi phải giải ngân số vốn kỷ lục cùng kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang...

Chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, trưởng bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế của Học viện Tài chính Việt Nam, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nhận định :

"Khi đã được phê duyệt, có vốn vay... nhưng do thắt chặt quản lý kinh tế, chống tham nhũng, đòi hỏi đầu tư công phải có hiệu quả, và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu không đạt. Do đó, hiện nay nhiều bộ ngành địa phương thấy nếu tiếp tục sẽ không hiệu quả, người đứng đầu sẽ bị điều tra vì ‘thấy không hiệu quả nhưng vẫn làm’... Nên nhiều nơi đã chậm giải ngân để xem xét có dừng dự án để trả lại vốn đầu tư công hay không ?".

Nếu chỉ tính riêng vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài ODA, thì theo Bộ Tài chính, từ 1/1/2022 đến 30/11/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn ODA của Việt Nam chỉ đạt khoảng 28% so với kế hoạch. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập cho biết, vốn vay ODA để được giải ngân cần phải thỏa mãn nhiều điều kiện :

"Các nguồn vốn ODA các nước tài trợ cho Việt Nam bị ràng buộc bời nhiều điều kiện lắm. Trước hết Việt Nam đã vào các nước có thu nhập trung bình nên không còn lợi thế như trước, bây giờ lãi suất tăng lên và điều kiện vay cũng khó khăn hơn. Đặc biệt các gói ODA của các chính phủ ràng buộc với điều kiện phải mua nguyên vật liệu của họ nếu dùng ODA phát triển hạ tầng cơ sở".

Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, còn có điều kiện tài chính đối với vốn ODA, Việt Nam phải có vốn đối ứng, tức vốn khởi đầu, rồi sau đó các chính phủ mới tài trợ. Vì vậy nếu chưa thỏa các điều kiện thì chưa thể nhận vốn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khi tham dự Hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân đầu tư công và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia hôm 26/9/2022 phát biểu cho rằng ngân sách có tiền nhưng cán bộ không giải ngân được là ‘có lỗi với nhân dân’. Với sự chậm trễ giải ngân với số vốn lớn nhiều năm qua, mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đem ‘nhân dân’ để nhắc cán bộ như vậy có hiệu quả răn đe ?

Nguồn : RFA, 18/04/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Phát hiện nguyên nhân... không tiêu được tiền !

Đào Tuấn, Lao Động online, 18/12/2022

Chắc chắn là không một cá nhân, một doanh nghiệp nào muốn "làm" khi chưa làm đã biết chắc lỗ 40%.

Khi vừa bắt đầu triển khai gói thầu Mai Sơn - Quế Lộ, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam, nhà thầu Vinaconex so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế đã tính "chắc chắn lỗ đến 40%". Ví dụ này được đưa ra bởi ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức, ngày 17/12.

tieutien1

Đầu tư công đang áp dụng đơn giá định mức có khi chỉ bằng 1/5 thực tế, và sự lạc hậu này đang là rào cản giải ngân đầu tư công. Ảnh minh hoạ : GT

Tại sao lại có chuyện lỗ đến 40% ngay cả khi còn chưa làm gì ?

Là bởi sự lạc hậu của đơn giá xây dựng.

Chẳng hạn giá đắp nền đường, theo quy định của nhà nước là 16.000 đồng/m3, trong khi thực tế là 30.000 đồng/m3, gần gấp đôi.

Chẳng hạn "cấp phối đá dăm" : Giá nhà nước 30.000 đồng ; giá thực tế 120.000 đồng, gấp 4 lần.

Chẳng hạn giá thuê đóng cọc : Nhà nước quy định 30.000 đồng/m dài ; giá thực tế 150.000 đồng. Gấp 5 lần.

Đơn giá một công nhân bậc 3 được quy định là 235.000 đồng/công ; thực tế đơn giá thuê khoán từ 450.000 - 600.000 đồng/ngày. Hay đơn giá lương kỹ sư bậc 2 nhà nước quy định 6 triệu đồng/tháng trong khi thực tế là 20 triệu đồng/tháng.

Có nghĩa đơn giá nhà nước đang tụt xa rất nhiều năm so với thực tế. Sự lạc hậu, thậm chí đến vô lý, đến phi thực tế.

Đây là nguyên nhân khiến các nhà thầu còn tham gia các dự án đầu tư công vì "không làm thì không có việc cho cán bộ nhân viên". Số khác thì ngay từ đầu "xác định là không nhận thầu các công trình vốn đầu tư công"- lời ông Hiệp.

Có lẽ, chỉ thiếu một sự thẳng thắn nữa : Rằng đây cũng chính là nguyên nhân khiến các công trình kém chất lượng khi nhà thầu bị dồn vào thế phải "lấy cái lọ bù cái chai".

Tình trạng đơn giá xây dựng lạc hậu, xa rời thực tế thật ra chẳng có gì mới.

Nhớ năm 2018, tại một hội nghị về định mức và giá xây dựng, có nhiều ví dụ về sự lạc hậu đến khó tin. Chẳng hạn định mức đơn giá đầm nền đường vẫn áp dụng cho máy "đầm chân chim", loại máy từ những năm 1980, giờ đã biến mất từ lâu.

Áp dụng đơn giá cho loại máy từ 40 năm trước. Đúng là có muốn cũng khó tưởng tượng nổi.

Nhưng sau đó thì lại đến hôm nay, vẫn là những lạc hậu, bất cập, vô lý.

Tiền không thiếu, thậm chí đã được chuẩn bị tới 550 nghìn tỉ. Nhưng đến hết 30/11 mới chỉ giải ngân được 58,3% thì đúng là bệnh "có tiền mà không tiêu được" đã đến hồi trầm kha.

Và nguyên nhân, và lý do, và vì sao thì lại vừa được phát hiện, như đã được phát hiện mấy năm trước đấy thôi.

Đào Tuấn

Nguồn : Lao Động online, 18/12/2022

****************************

Giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng rất bấp bênh, dù "tiền không thiếu"

Cường Ngô, Lao Động online, 17/12/2022

Phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề giải ngân đầu tư công trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra sáng 17/12, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng, đầu tư công là kênh quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, thời gian qua, việc giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa đạt như kỳ vọng.

tieutien2

Đến thời điểm hết tháng 10 vẫn có 22 bộ và 29 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2021  (Ảnh : M.P)

"Tiền sẵn sàng, không thiếu" nhưng kế hoạch giải ngân vẫn không đáp ứng được yêu cầu

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, với cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng 53,8% cho thấy việc này rất bấp bênh. "Đây không phải vấn đề mới, mà đã bàn, nói nhiều nhưng chưa được giải quyết căn cơ”, ông Hưng nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, kế hoạch đầu tư công năm 2022 thực hiện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều thay đổi nhanh, mạnh cùng những yếu tố mới xuất hiện, nằm ngoài dự báo.

Số vốn cần giải ngân khá lớn, tăng 26% (120.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2021, trong khi chịu nhiều tác động bên ngoài từ giá nguyên nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế... tăng cao.

Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỉ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỉ đồng so với kế hoạch 2021.

Nêu ý kiến về bất cập tỉ lệ giải ngân đầu tư công, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp dẫn lại việc Bộ Tài chính cũng nói "tiền sẵn sàng, không thiếu" nhưng kế hoạch giải ngân vẫn không đáp ứng được yêu cầu. 

"Dù số vốn tuyệt đối chi ra cao hơn năm 2021 nhưng tỉ lệ giải ngân mới đạt 58,3%. Như vậy so với mong muốn chưa đạt. Đây thực sự là việc rất đáng ngạc nhiên, vì sao có tiền mà chưa tiêu được?", ông Hiệp đặt câu hỏi. 

Từ góc độ nhà thầu, ông Hiệp cho rằng, thủ tục đầu tư và thanh quyết toán của các dự án còn có một số vấn đề cần khắc phục, tháo gỡ.

Ông lấy ví dụ về công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế thanh toán, việc chuẩn bị hồ sơ dự án khảo sát, thiết kế dự toán... còn sơ sài, chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng nên đang là một khó khăn cho việc triển khai. 

"Từ chỗ hồ sơ khảo sát thiết kế chuẩn bị dự án còn sai lệch, nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có thay đổi, phát sinh. Mà đã có phát sinh thì thủ tục thanh toán lại trở lên phức tạp, mất thời gian, các chủ đầu tư đều ngần ngại xử lý.

Do đó, chúng tôi cho rằng, cần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh hơn nữa khâu chuẩn bị dự án và có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các ban quản lý dự án, chủ đầu tư trong việc ký thanh toán và xử lý phát sinh để tạo điều kiện cho các nhà thầu", ông nói.

Cơ chế chọn thầu, xét thầu để làm sân bay Long Thành còn rất lúng túng

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, nhà thầu - lực lượng cuối cùng sử dụng vốn đầu tư công - đang gặp rất nhiều vướng mắc. Cụ thể đơn giá định mức không phù hợp thực tế khiến nhà thầu quá thua thiệt. Ví dụ đắp nền đường, Nhà nước quy định 16.000 đồng/m3 nhưng thuê thực tế 30.000 đồng/m3, cấp phối đá dăm 30.000 đồng nhưng thực tế 120.000 đồng...

Đặc biệt đơn giá nhân công cũng bất hợp lý do các thông số thanh toán dựa trên hệ thống tiền lương cơ bản 2019 nên cho đến nay đơn giá nhân công sai lệch rất lớn so với thực tế.

Ví dụ, đơn giá nhân công 3.5/7 nhóm 2 là 235.000 đồng mỗi công, trong khi đơn giá thuê khoán hiện nay khoảng 450.000- 600.000 đồng mỗi ngày;

Hoặc đơn giá lương kỹ sư bậc 2 là 6 triệu đồng/tháng, trong khi thực tế khoảng 20 triệu. Sắp tới nếu hệ thống tiền lương được cải tiến thì việc thay đổi đơn giá tiền lương cho công trường càng cần gấp rút hơn.

Ông cũng lấy thêm ví dụ có nhà thầu như Vinaconex vừa bắt đầu triển khai gói thầu cao tốc Mai Sơn - Quế Lộ khi so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế phải triển khai đã thấy chắc sẽ phải lỗ khoảng 40% nhưng không làm thì không có việc cho cán bộ công nhân viên.

Hiện nay, theo quy định chỉ định thầu - các gói thầu được chỉ định ở giai đoạn 2 đều phải tiết kiệm cắt giảm 5% so với dự toán gói thầu! Đây cũng sẽ là một khó khăn nữa cho các nhà thầu trong việc tính toán chi phí vì bản thân các đơn giá định mức đã thấp và thiếu hụt như vậy nay lại tiết kiệm thêm 5% sẽ là khó chồng thêm khó. 

Từ đó ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất các cơ chế tháo gỡ khó khăn giải quyết ngay đơn giá định mức trong quý 1/2023. 

Ông Hiệp dẫn chứng sân bay Long Thành triển khai trong năm 2023 là dự án rất lớn nhưng cơ chế chọn thầu, xét thầu còn rất lúng túng. Ban đầu đưa ra cơ chế dự thầu phải đủ tiêu chí năng lực, kinh nghiệm nhưng Việt Nam chưa có sân bay mới nào công suất 25 triệu khách/năm.

Nếu lấy tiêu chí này thì không doanh nghiệp trong nước nào làm được, chỉ doanh nghiệp nước ngoài triển khai được nhưng họ cũng không thể làm theo đơn giá Việt Nam. Hiệp hội đã kiến nghị với ACV để “chúng ta không tự trói chân trói tay mình”.

Ông nhấn mạnh thêm việc thi công sân bay không quá khó với doanh nghiệp Việt Nam. Như tòa Landmark 81 tầng trước đây, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm nhưng rất tiếc lúc đó Việt Nam chưa có nhà thầu nào xây được tòa nhà 81 tầng. 

"Kết quả, chủ đầu tư vẫn chọn nhà thầu Việt Nam là Coteccons, kết quả thi công rất tốt, đảm bảo không xảy ra vấn đề nào. Nên lấy kinh nghiệm này để áp dụng cho sân bay Long Thành, làm sao để phát huy được sức mạnh của nhà thầu Việt Nam", ông Hiệp nói.

Cường Ngô

Nguồn : Lao Động online, 17/12/2022

Additional Info

  • Author Đào Tuấn, Cường Ngô
Published in Diễn đàn

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu báo cáo chi tiết sau kết luận kiểm toán Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

RFA, 26/09/2022

Những kiến nghị của Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, sau quá trình thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước, bị Bộ Giao thông - Vận tải (Giao thông vận tải) Việt Nam cho là chung chung, chưa đủ cơ sở để xem xét, giải quyết nên yêu cầu phải có báo cáo chi tiết.

VIETNAM-TRANSPORTATION-TRAIN

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. AFP Photo

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 26/9, dẫn kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy như vừa nêu.

Cụ thể, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và xin chỉ đạo chủ trương của Quốc hội là thực hiện chưa đúng theo quy định.

Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, chủ đầu tư dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần thương thảo khi thanh quyết toán với tổng thầu EPC Trung quốc để thu về các khoản tiền cần giảm trừ và thu hồi trên 874 tỷ đồng (tương đương khoảng 38 triệu đô la Mỹ).

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam còn yêu cầu chủ đầu tư chấn chỉnh công tác ; đặc biệt trong việc quản lý tài chính, kế toán ; xem xét xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân sai phạm.

Đơn giá nhân công trong tính chi phí cũng là một nội dung được Kiểm toán yêu cầu điều chỉnh.

Đối với những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ban Quản lý Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án tới tháng 11/2023, (đó là thời điểm hết bảo hành sau hai năm đưa vào sử dụng). Nội dung này đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng, sau đó, thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản lấy thêm ý kiến Bộ Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính và UBND TP. Hà Nội. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý Dự án Đường sắt tiếp tục giải trình với các bộ và địa phương liên quan.

Vào ngày 22/9 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, bộ này đang gặp những vướng mắc, đặc biệt với gói thầu EPC, vì có liên quan đến các luật khác. Đáng lưu ý, phần tăng nhà thầu EPC không được tính, nhưng phần giảm thì bắt buộc phải giảm. Với những vướng mắc này, Bộ có 3 đơn kiện đang giải quyết ở trọng tài quốc tế.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD).

Tuyến đường sắt này có 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, tổng thầu Trung Quốc là EPC thực hiện có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 868 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng).

Tuyến đường sắt này đã gây khá nhiều tranh cãi trong dư luận do bị đội vốn lên quá cao (hơn 300 triệu đô la) và đã bị trì hoãn đưa vào sử dụng hơn 10 lần.

*************************

Cán bộ có nghĩ đến dân khi ‘giải ngân’ ?

RFA, 26/09/2022

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam mới đây cho rằng ngân sách có tiền nhưng cán bộ không giải ngân được là ‘có lỗi với nhân dân’. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu như vừa nêu khi tham dự Hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân đầu tư công và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia hôm 26/9/2022.

vn2

Công nhân tại một công trình mở rộng đường ở Hà Nội. Ảnh chụp 18/1/2021. Reuters

Để đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, ông Chính yêu cầu làm rõ trách nhiệm và nhấn mạnh nếu cán bộ để chậm trễ ‘là có lỗi với nhân dân’.

Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định với RFA hôm 26/9 :

"Tôi đọc tất cả các văn bản của Nhà nước và của Đảng thì tràn ngập những các câu nói theo kiểu đó : Nhà nước của dân mình, dân biết dân làm dân kiểm tra… nhưng vấn đề không phải là lời nói mà vấn đề là cơ chế nào để người dân là một áp lực đối với nhà nước.

Việt Nam rất khiếm khuyết những cái đó, do đó một ai đó làm quan là do quyết định cá nhân, bởi vì các quyết định để cho họ đi lên là sự vừa lòng của cấp trên, chứ không phải sự vừa lòng của người dân. Đó là lý do xảy ra rất nhiều chuyện oan trái, người dân bị đàn áp nặng nề… mà những người có liên quan không phải ai cũng bị trừng trị theo đúng cái tội, cái lỗi mà họ gây ra".

Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, Việt Nam cần một cơ chế, một xã hội… được tổ chức sao cho người dân thực sự có thể nắm được quyền lực.

Vấn đề chậm trễ giải ngân được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vì khối lượng giải ngân tính đến cuối tháng 9 năm 2023 theo Bộ Tài chính chỉ đạt 46,7%, tương đương hơn 253 ngàn tỷ đồng. Trong khi số vốn đầu tư công được Quốc hội quyết nghị cho năm 2022 là trên hơn 526 ngàn tỷ đồng, trong đó hơn 42% vốn trung ương, còn lại là ngân sách địa phương. Nếu tính cả 16 ngàn tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia chuyển nguồn từ năm 2021 sang 2022, tổng kế hoạch đầu tư vốn năm nay gần 542.106 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2021, có chín bộ, ngành tại Việt Nam đồng loạt xin trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài ODA, vì không giải ngân được. Đại diện Bộ Tài chính khi đó cho truyền thông Nhà nước biết, tổng số vốn đề nghị trả lại chiếm hơn 44% dự toán.

Với sự chậm trễ giải ngân với số vốn lớn nhiều năm qua, mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đem ‘nhân dân’ để nhắc cán bộ như vậy có hiệu quả răn đe ?

Trả lời RFA từ Hà Nội hôm 26/9, một luật gia lấy biệt danh Hoa Lư nhận định :

"Theo tôi mỗi giải ngân có dự án, có quy trình riêng, thí dụ như làm đến đâu thì giải ngân đến đấy. Còn chậm giải ngân thường có lý do của nó, chứ nói chung chung ai chả nói được, nói như vậy bản thân người nói chả chịu trách nhiệm gì.

Thủ tướng nói như thế thì phải nói cụ thể địa phương nào, dự án nào, người nào, lý do làm sao, trách nhiệm thuộc về ai ? Thủ tướng không cần nói nhiều chỉ cần đi vào cụ thể, ví dụ sân bay Long Thành tiến độ Quốc hội quy định đến ngày nào, bây giờ trễ do khâu nào, phải kỷ luật, đuổi việc, bỏ tù… ví dụ như thế".

Theo luật gia này, nói chung chung như thế thì mãi cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ là hành động quan liêu hoặc là ‘nổ’ cho oai… Chứ cũng không ai quan tâm vì nghĩ nói người khác chứ không phải nói mình.

vn3

Người dân xếp hàng chờ phân phát thực phẩm miễn phí tại cửa hàng Happy Mart ở Hà Nội hôm 16/4/2020. AFP Photo.

Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả thuộc Bộ Tài Chính, khi trả lời RFA về việc này cho rằng :

"Thủ tướng quyết tâm như thế trong lúc một số ngành và địa phương trả lại vì người ta không hoàn thành, trong khi còn một số nơi quyết tâm thực hiện đạt 100%. Nhưng đây là một căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam thì không biết năm nay như thế nào. Ông Thủ tướng đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể ở từng khâu, từng địa phương, từng ngành một với các đề án hết rồi. Nhưng theo tôi nghĩ thì vấn đề không đơn giản và cũng rất là khó khăn".

Cũng liên quan vấn đề giải ngân, vào tháng 8 năm 2022, Chính phủ Việt Nam kiến nghị cho phép chi tiếp hơn một ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Lý giải việc yêu cầu hỗ trợ thêm, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (Lao động, thương binh và xã hội) cho biết hiện vẫn còn hơn 414.000 lao động thuộc đối tượng cần hỗ trợ, với số tiền dự kiến khoảng 1.155 tỉ đồng.

Trong khi trước đó vài ngày, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên họp Chính phủ ngày 3/8 cho báo chí biết, có 29 tỉnh thành chưa giải ngân đồng nào trong gói 6.600 tỉ đồng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn vì đại dịch.

Từ khi bùng phát dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần công bố các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó. Đơn cử như năm 2020 có bốn gói hỗ trợ, nhiều nhất là gói 62.000 tỷ đồng, nhưng tính đến cuối năm 2021 theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội, gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ chỉ mới giải ngân được 53%. Vào tháng 6 năm 2021, Chính phủ tiếp tục công bố gói 26.000 tỷ hỗ trợ cho người lao động mất việc và các doanh nghiệp.

Với nhiều gói hỗ trợ của Nhà nước, nhưng nhiều người lao động và doanh nghiệp khi trả lời RFA trước đây cho hay họ không tiếp cận được gói hỗ trợ do thủ tục xác minh quá rắc rối, phiền phức.

Vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo luôn luôn được giới lãnh đạo Việt Nam nêu ra. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các vấn đề được nêu lên thì nhiều mà cải sửa thì ít. Do đó đến lúc này những gói hỗ trợ cấp bách cho dịch bệnh vẫn không đạt hiệu quả cao.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề giải ngân đầu tư công nói :

"Đầu tư công trong thời gian giải ngân chậm liên quan tới một số yếu tố, một là trong thời gian vừa qua có thay đổi lãnh đạo ở các tỉnh và các bộ, lãnh đạo thay đổi thì quyết định có thể sẽ chậm hơn. Điểm thứ hai là đầu tư công vừa qua là đối tượng của việc kiểm tra, thanh tra và chống tham nhũng, tầng lớp lãnh đạo và cán bộ thấy cần phải thận trọng hơn, phải kiểm tra chặt chẽ hơn nên dẫn đến các hạn chế nhất định".

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ khi trả lời RFA trước đây cho rằng, ngoài việc đơn giản hóa thủ tục và loại bỏ yếu tố tham nhũng, một trong những giải pháp có thể áp dụng để việc giải ngân vốn đầu tư công được nhanh chóng là chính quyền nên có những gói tưởng thưởng vật chất tương xứng theo giá trị thị trường mỗi khi một dự án ODA thực hiện đúng tiến độ như đề xuất.

Nguồn : RFA, 26/09/2022

***********************

Vận động viên Việt Nam dính doping : Khó có thể biện minh bằng vô tình hay thiếu hiểu biết

Anh Vũ, RFI, 25/09/2022

Bốn tháng sau khi Việt Nam đạt thành tích lịch sử với hơn 200 huy chương vàng, chiếm ngôi đầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà, hôm 15/09/2022, dư luận và các nhà quản lý thể thao Việt Nam choáng váng khi nhận được thông tin : một loạt mẫu thử doping của các vận động viên Việt Nam tại SEA Games 31 dương tính, trong đó có những vận động viên đã giành huy chương. 

vn4

Hình ảnh minh họa doping. © Reuters/Sergei Karpukhin

Theo truyền thông Việt Nam, các lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam đã xác nhận thông tin trên, tuy Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA), vì thận trọng, vẫn chưa công bố cụ thể tên cũng như mức độ hình thức sử dụng doping của các vận động viên có liên quan. Một khi kết luận chính thức được công bố, các vận động viên tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải đối mặt với nhiều mức án kỷ luật từ trước huy chương, phạt tiền, cấm thi đấu trong thời gian nhất định.

Đây không phải lần đầu tiên các vận động viên Việt Nam dính doping ở các cuộc thi đấu quốc tế và ngay trước SEA Games 31 khai cuộc, đã có 6 vận động viên bị loại thi đấu tại đại hội vì bị phát hiện sử dụng các chất cấm. Nhưng lần này là một cú sốc thực sự đối với thể thao Việt Nam và đặc biệt bộ môn điền kinh đang chiếm vị trí độc tôn trên đấu trường khu vực. Hình ảnh và danh dự của nền thể thao Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thực trạng không sử dụng hết vốn ODA và nhu cầu đầu tư công tại Việt Nam ?

RFA, 21/08/2020

Tính đến ngày 21/08/2020, đã có 9 bộ ngành cơ quan xin trả vốn đầu tư công gồm : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ...

oda1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 18/08/2020. AFP

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết thông tin vừa nêu tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về việc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 diễn ra hôm 21/8. Ngoài ra theo ông Dũng, còn có 9 địa phương xin trả vốn đầu tư công gồm là Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Cần Thơ.

Hơn 6.330 tỷ đồng là tổng số vốn đầu tư công mà các bộ ngành, địa phương xin trả lại. Trong đó, vốn vay nước ngoài đa số là vốn ODA, lên đến gần 6.000 tỷ đồng.

Không dùng hết vốn đầu tư ODA ?

Vì sao ngày càng nhiều các bộ ngành, địa phương trả lại vốn vay ODA như vậy ? Trong khi có bộ vừa xin trả vốn ODA đã xin cấp vốn từ chính phủ như trường hợp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ này vừa xin trả hơn 1.800 tỷ đồng vốn ODA do không có nhu cầu sử dụng trong năm 2020... nhưng ngay sau đó lại đề xuất chính phủ đầu tư hơn 143 ngàn tỷ đồng từ ngân sách, để cấp vốn cho 515 dự án (!?).

Từ Na Uy hôm 21/8, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ nhận định với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn :

"Vốn ODA thì điều kiện đặt ra là tùy từng nước, mỗi nước có những điều kiện riêng, những cách làm việc riêng với các quan chức, bộ ngành Việt Nam nên những cách đặc thù như vậy thì chỉ những người tiếp xúc gần mới hiểu hết. Riêng việc trả vốn ODA thì tôi nghĩ là do họ nhắm không thể thỏa mãn được các điều kiện đặt ra của bên cung cấp vốn. Còn việc xin ngân sách chính phủ thì có lẽ là vì điều kiện giải ngân và thực hiện dễ hơn, chưa nói đến là có thể kiếm chác dễ hơn".

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính khi trả lời báo chí nhà nước Việt Nam cho rằng, sở dĩ các bộ ngành địa phương trả lại vốn ODA là do các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch Covid-19 nặng nề hơn so với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước... Do hầu hết các hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát… bị cản trở do dịch Covid-19 toàn cầu.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, người có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và nhiều năm tại Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 21/8 cho biết, vốn vay ODA để được giải ngân cần phải thỏa mãn nhiều điều kiện :

"Các nguồn vốn ODA các nước tài trợ cho Việt Nam bị ràng buộc bời nhiều điều kiện lắm. Trước hết Việt Nam đã vào các nước có thu nhập trung bình nên không còn lợi thế như trước, ngày xưa Việt Nam là nước thu nhập trung bình thấp thì lãi suất hạ và điều kiện dễ dãi hơn. Còn bây giờ lãi suất tăng lên và điều kiện vay cũng khó khăn hơn. Đặc biệt các gói ODA của các chính phủ ràng buộc với điều kiện phải mua nguyên vật liệu của họ nếu dùng ODA phát triển hạ tầng cơ sở".

Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, còn có điều kiện tài chính đối với vốn ODA, Việt Nam phải có vốn đối ứng, tức vốn khởi đầu, rồi sau đó các chính phủ mới tài trợ. Vì vậy nếu chưa thỏa các điều kiện thì chưa thể nhận vốn. Ngoài ra, ông còn cho biết điều kiện quan trọng nhất thường vướng mắc ở Việt Nam là việc thỏa thuận giá đền bù cho dân khi giải tỏa mặt bằng thực hiện dự án :

"Ngoài ra, khi thực hiện chương trình hạ tầng cơ sở mà dùng vốn ODA, chưa phải có tiền là làm ngay, mà còn phải giải tỏa mặt bằng và bồi thường cho người dân. Nhưng nhiều khi, giữa chính phủ và người dân ở đó chưa đi đến thỏa thuận về giá cả mà người dân được bồi thường, chính vì thế cũng chưa thể thực hiện dự án. Tóm lại với nhiều điều kiện như thế, không phải cứ có tiền là sử dụng được ngay. Và do đó, nhiều cơ quan bộ ngành đã trả lại số tiền đó".

Nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cũng có một số bộ ngành trả lại kế hoạch giao vốn ODA là để hỗ trợ các địa phương khác đang cần vốn để phát triển, nên họ trả lại như thế để chính phủ điều chuyển vốn cho những địa phương cần vốn.

Luật Đầu tư công của Việt Nam quy định trường hợp bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết số vốn kế hoạch được giao, Bộ Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu.

Theo tự điển pháp luật, vốn hợp tác phát triển chính thức ODA là vốn viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi tức cho vay lãi suất thấp của chính phủ, cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB... được gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ. Vốn hợp tác phát triển chính thức phân loại theo góc độ "vay - trả" gồm có : viện trợ không hoàn lại ; viện trợ hỗn hợp ; viện trợ có hoàn lại...

Nhu cầu đầu tư công tại Việt Nam

Chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế của Học viện Tài chính Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 21/8 liên quan vấn đề này cho rằng có nhiều nguyên do vốn đầu tư công bị trả lại, trước hết ông nói về nguyên do từ thời quá khứ trước đây :

"Trước đây nhiều bộ ngành cho rằng vốn ODA là vốn cho không, nếu xin được dự án đầu tư thì bộ ngành mình, địa phương mình sẽ có dự án, từ đó có công ăn việc làm và khả năng tăng trưởng phát triển, vì thế họ cứ vẽ ra và xin chứ không tính đến hiệu quả kinh tế, môi trường... Khi đó đã được phê duyệt, có vốn vay... nhưng đến bây giờ do thắt chặt quản lý kinh tế, chống tham nhũng, đòi hỏi đầu tư công phải có hiệu quả, và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu không đạt. Do đó hiện nay nhiều bộ ngành địa phương thấy nếu tiếp tục sẽ không hiệu quả, người đứng đầu sẽ bị điều tra vì thấy có không hiệu quả nhưng vẫn làm... như vậy có tham nhũng không ? Nên nhiều nơi đã xem xét dừng dự án, trả lại vốn đầu tư công".

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, đây cũng là điều tốt, cho thấy chiến dịch chống tham nhũng, quản lý kinh tế hiệu quả, đang có chiều hướng tốt lên.

Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Nguyễn Xuân Phúc hôm 21/8 đã yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần rút kinh nghiệm, chấn chỉnh việc giải ngân vốn đầu tư công. Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận, nhiều tỉnh, bộ làm tốt công tác giải ngân lên đến 90% thậm chí 100%... tuy nhiên nhiều địa phương chỉ đạt 20-30%... Ông Phúc chỉ đạo kiên quyết giải ngân hết 55% số vốn đầu tư còn lại của năm 2020 tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, nói tiếp :

"Thủ tướng chính phủ ngay từ đầu đã khẳng định phải đẩy mạnh sử dụng các nguồn vốn ODA, tức vấn đề giải ngân phải nhanh chóng hơn. Tại thời điểm này khoảng 40 cho đến 50% đã được giải ngân, tuy nhiên chính phủ rất muốn đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn nước ngoài tài trợ, trong đó có vốn ODA, nhưng có nhiều rào cản và giới hạn mà mình phải hội đủ những điều kiện mới có thể dùng vốn ODA. Chính vì những điểm đó mà nhiều món vay ODA bị chậm và thậm chí bị trả lại và bị ảnh hưởng về sau.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chính phủ cũng đã kiên quyết trong vấn đề giải ngân ODA và các nguồn tài trợ từ nước ngoài càng sớm càng tốt cho các bộ ngành địa phương, nhưng theo ông, không phải muốn là làm được, mà tùy vào nhiều điều kiện trong đó có vấn đề giải tỏa mặt bằng.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ thì cho rằng, chính phủ nên có nhiều hành động hơn nữa :

"Việc để thu hút vốn ODA thì tôi nghĩ là bộ Kế hoạch, Đầu tư nên có nhóm chuyên gia xem xét xem các điều kiện của từng nước, từng dự án như thế nào rồi giúp thương thảo, giám sát thực hiện để bảo đảm việc giải ngân, tiến độ, và yêu cầu. Và trên nữa là chính quyền cũng nên có những gói tưởng thưởng vật chất tương xứng theo giá trị thị trường (tương đương với mức thưởng mà các doanh nghiệp lớn làm) mỗi khi một dự án ODA thực hiện đúng tiến độ như đề xuất".

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính, cũng cho báo chí biết đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ và địa phương cần coi việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiêu chí kiểm tra, giám sát và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ...

Liệu việc liên tục trả vốn ODA sẽ ảnh hưởng mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế như thế nào ? Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nhận định :

"Bây giờ mà trả lại thì phía chính phủ phải làm việc lại với các đối tác cho vay nước ngoài, để chuyển vốn đó qua khoản cho vay khác, hay thời gian khác... Như vậy sẽ có hai hướng, theo hướng tốt thì phía nước ngoài đánh giá cao việc chúng ta xem xét kỹ hiệu quả kinh tế để thực hiện tốt việc trả nợ".

Còn nếu theo hướng xấu thì Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các tổ chức quốc tế sẽ nghĩ rằng từ trước đến nay Việt Nam không tính toán kỹ đến hiệu quả kinh tế, không nghiêm túc... Điều này khiến các nước sẽ cẩn trọng hơn khi cho Việt Nam vay cũng như những việc quan trọng khác.

Nguồn : RFA, 21/08/2020

******************

Bộ Nông nghiệp xin chính phủ đầu tư hơn 143 ngàn tỷ đồng

RFA, 20/08/2020

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa đề xuất chính phủ đầu tư hơn 143 ngàn tỷ đồng từ ngân sách, để cấp vốn cho 515 dự án.

oda4

Một người nông dân đang phun thuốc bảo vệ lúa, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Truyền thông nhà nước loan tin vừa nói hôm 20/8 và cho biết trong đó, nguồn vốn trong nước khoảng 130 ngàn tỷ đồng và nguồn vốn ODA là hơn 13 ngàn tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra đề xuất vừa nêu hôm 19/8, khi làm việc với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hà Nội, về tình hình triển khai các dự án quan trọng, thúc đẩy giải ngân, tháo gỡ khó khăn cho các dự án...

Giải thích về đề xuất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành nông nghiệp chuyển từ hình thức đầu tư năm nào biết năm đó sang đầu tư trung hạn...

Hiên ngành nông nghiệp đang có những công trình quan trọng như : âu thuyền Ninh Quới ; cống Vũng Liêm, Bông Bót, Tân Dinh ; trạm bơm Xuân Hòa; 18 cống kiểm soát mặn thuộc dự án hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre… đang đẩy nhanh thi công để kịp thời chống hạn mặn.

Cũng tại buổi làm việc, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý nhiều lĩnh vực, có vai trò lớn về đảm bảo an sinh xã hội trong dịch Covid-19, nên cần có các chính sách vốn đầu tư ưu đãi hơn.

Cuối buổi họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch đầu tư các dự án cấp bách như : điều tiết mặn ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long, gia cố hồ đập, phòng chống thiên tai…

Cũng tin liên quan, trong ngày 20/8, sau khi xin vốn chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại bất ngờ trả hơn 1.800 tỷ đồng vốn ODA do không có nhu cầu sử dụng trong năm 2020, Bộ này giải thích được giao gần 3.640 tỷ đồng vốn ODA nhưng nhu cầu thực tế của các dự án là 1.830 tỷ đồng (!?).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết thêm, kết quả giải ngân vốn ODA 7 tháng đầu năm của ngành này chỉ đạt 31,1%.

Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương thì cho rằng, việc các bộ trả lại vốn ODA chủ yếu là do thủ tục phức tạp của các nhà tài trợ, khó khăn trong giải phóng mặt bằng...

***********************

Thủ tướng yêu cầu 31 cơ quan, 13 địa phương chấn chỉnh giải ngân đầu tư công

RFA, 21/08/2020

Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần rút kinh nghiệm, chấn chỉnh việc giải ngân vốn đầu tư công.

oda2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng ngày 21/8/2020. Courtesy chinhphu.vn

Truyền thông nhà nước Việt Nam đăng tải yêu cầu vừa nêu khi Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến sáng ngày 21/8.

Tại Hội nghị, các địa phương cho biết sẽ thành lập những đoàn kiểm tra, xử lý các vướng mắc tại công trường, dự án. Định kỳ hoặc đột xuất sẽ kiểm tra việc thực hiện công tác giải ngân, quyết toán dự án của các chủ đầu tư... các cơ quan chậm giải ngân sẽ bị công khai danh sách.

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận, nhiều tỉnh, bộ làm tốt công tác giải ngân như Liên minh Hợp tác xã 100%, Ngân hàng Chính sách Xã hội 99,47%, tỉnh Hưng Yên đạt hơn 91%, tỉnh Nghệ An 75%, Ninh Bình 73%, và Bộ Nội vụ 62,85%. Tuy nhiên nhiều địa phương chỉ đạt 20-30%.

Ông Phúc chỉ đạo kiên quyết giải ngân hết 55% số vốn đầu tư còn lại của năm 2020 tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Ông Phúc cho biết, ông tin rằng đến hết tháng 8, Việt Nam sẽ giải ngân đạt gần 45% tổng vốn đầu tư công theo đúng chỉ tiêu đã đề ra cho tháng này.

Theo lời ông Nguyễn Xuân Phúc, các địa phương và bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15% bị yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm, có biện pháp cụ thể để thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân từ giờ đến cuối năm. Và ai, tổ chức nào, cá nhân nào vi phạm, làm chậm thì phải chịu kỷ luật nghiêm.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt vấn đề về các dự án ODA bị vướng mắc về thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định, nguồn vốn… ảnh hưởng rất lớn đến triển khai dự án. Do đó ông đề nghị tổ chức một hội nghị chuyên đề về ODA và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị cho hội nghị này.

********************

Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo kiểm tra phản ảnh về những công trình lớn "chưa dùng đã hỏng

RFA, 21/08/2020

Ngày 20/8 Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra thông tin về việc hàng loạt công trình thủy lợi "chưa dùng đã hỏng".

oda3

Ảnh minh họa. Một dự án thủy lợi. Courtesy : vov.vn

Văn bản chỉ đạo trích dẫn phản ánh trên Diễn đàn Doanh nghiệp rằng "Thời gian qua, hàng loạt những công trình thủy lợi lớn chưa dùng đã hỏng, nguyên nhân đều được nhà thầu chỉ ra là khách quan như thời tiết, địa chất không đảm bảo... Nhưng nguyên tắc trong thi công xây dựng là nếu không đảm bảo chất lượng thì phải làm lại mới được nghiệm thu, thanh toán lại bị "bỏ quên", chính từ "lỗ hổng" này mà các sai phạm về chất lượng công trình liên tục tái diễn".

Văn bản do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục ký, yêu cầu Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra và xử lý các vi phạm nếu có.

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, trong thực tế có quá nhiều dự án công trình rơi vào trường hợp mà Diễn đàn Doanh nghiệp nêu, là "vừa làm xong, chưa nghiệm thu đã hư hỏng", như công trình thủy lợi hàng trăm tỷ đồng tại tỉnh Gia Lai, đường tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai, dự án Cát Linh-Hà Đông, v.v. khiến dư luận lo ngại về chất lượng và sự an toàn cho người dân.

Thống kê cho thấy hiện có gần 7.170 công trình hồ, đập thủy lợi trên cả nước Việt Nam. Tổng dung tích 14,5 tỷ mét khối cung cấp nước tưới cho gần 1,1 triệu hecta đất nông nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt công nghiệp.

Trong số này có khoảng 1.640 công trình đang bị xuống cấp, có khả năng hư hại trong mùa mưa lũ năm nay.

Nguồn : RFA, 21/08/2020

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Từ đầu tháng 7/2020 đến nay Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị về phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, được cho là ‘quyết liệt’ với lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương trong toàn quốc và, trong đó đầu tư công được coi là ‘mũi nhọn’. Thực trạng và số liệu đầu tư công cho thấy chính sách này đang bị ‘nghẽn’. Có hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xu hướng thay đổi tất yếu của đầu tư công khi nền kinh tế chuyển sang thị trường ; Hai là, cải cách thể chế đã không theo kịp thực tế, trong đó bộ máy chính quyền các cấp bị ‘đóng băng’ khi chiến dịch chống tham nhũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, nếu đầu tư công nóng vội, kém hiệu quả sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng.

cong1

Hình chụp trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nơi các toà nhà cao tầng đang được xây - AFP

‘Xu hướng thay đổi’

Đầu tư công, bao gồm đầu tư của nhà nước từ ngân sách và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, là phạm trù kinh tế gắn liền với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng như đường xá, lĩnh vực năng lượng, khu vực công vv… - động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế, luôn là ý tưởng luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo, hơn thế ở các nước theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa như Việt Nam

Dưới thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung hầu như 100% vốn đầu tư xã hội là vốn đầu tư của nhà nước. Tuy nhiên, ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, nó đã không cứu nổi sự sụp đổ của chế độ mà nó được sinh ra như một công cụ. Ở Việt Nam thị trường được nhờ cậy như cứu cánh bởi chủ trương ‘Đổi mới’. Thời kỳ đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, việc huy động vốn đầu tư xã hội đã mang lai kết quả tích cực ‘bất ngờ’ đối với các nhà hoạch định chính sách, nền kinh tế không những vượt qua được khủng hoảng mà còn dần có tốc độ tăng trưởng cao.

Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tạo sự thay đổi đầu tư công theo hướng tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm đi, nghĩa là sự tham gia của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng lên rõ rệt. Trong thập kỷ 2000 – 2009 tỷ trọng vốn đầu tư công trên vốn đầu tư xã hội giảm từ gần 60% giảm xuống còn 28,5% và đầu tư khu vực tư nhân tăng lên từ hơn 22% lên 40% và đầu tư nước ngoài tăng từ gần 18% lên 31,5%. Những năm gần đây xu hướng này vẫn duy trì, mặc dù có chậm hơn, vốn đầu tư công chiếm 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 10,7% tổng giá trị của GDP. Tuy nhiên, từ 2019 diễn ra hiện tượng ‘nghẽn’ đầu tư công, và đang trở thành vấn đề hiện nay.

‘Nghẽn’ do thể chế !

Bên cạnh những mặt tích cực như đóng góp cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường, ưu thế trong tình huống khủng hoảng, thì những mặt hạn chế của đầu tư công ngày càng bộc lộ rõ nét như hiệu quả thấp, lãng phí, ‘trục lợi’ chia chác tài sản công và nạn tham nhũng trầm trọng.

Khi dư địa tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên, đất đai, vốn thuộc ‘sở hữu toàn dân’ do nhà nước quản lý và nhân công rẻ đầu tư công đã là ‘chủ lực’ cho tăng trưởng. Dư địa này đã ‘vơi đi’ nhanh chóng, khiến cơ cấu đầu tư công thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ lệ đóng góp trong GDP. Tăng trưởng GDP theo chiều rộng đã dần làm giảm năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Các khuyến cáo được đưa ra và giải pháp chính sách để tăng trưởng GDP theo chiều sâu, trong đó có cải cách thể chế.

Đầu tư công đã gặp rào cản thể chế, trong đó sự duy trì khu vực công ‘cồng kềnh’ nói chung và bộ máy hành chính phình to, kém hiệu năng nói riêng là thách thức lớn nhất. Các tượng đài ‘nghìn tỷ’ và cổng trào ‘trăm tỷ’ được xây dựng, thậm chí trong một số tỉnh nghèo, từ vốn ngân sách thể hiện cơ chế xin cho, chia chác tài sản công hơn là đầu tư công. Việc xây dựng công sở hoành tráng, níu giữ hơn 6000 đơn vị sự nghiệp công trong hầu hết các lĩnh vực, từ tư tưởng đến các tổ chức chính trị, khiến chi phí thường xuyên luôn chiếm đến hơn 70% tổng ngân sách. Đây là gánh nặng chi tiêu công, làm giảm hiệu quả đầu tư công cản trở xây dựng ‘nhà nước tinh gọn, hiệu quả và hiệu lực’.

Cải cách luật pháp theo hướng ‘pháp trị’ hơn là ‘pháp quyền’ cũng diễn ra đối với chính sách đầu tư công. Luật Đầu tư công đầu tiên chỉ được ban hành năm 2014 khi mọi việc trở nên khó khăn, tiêu cực và mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Luật này đã nhanh chóng phải sửa đổi năm 2019 với hy vọng lấp được những lỗ hổng về chủ trương, thủ tục, quản lý vốn và hiệu quả đầu tư… Tuy nhiên, những sửa đổi chủ yếu được cho là ‘mới’ lại liên quan đến phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Hiệu lực thực thi Luật Đầu tư 2019 chưa được bao lâu đã cho thấy những sửa đổi này đang bộc lộ hạn chế, làm ‘nghẽn’ nghiêm trọng thêm.

‘Sinh mạng chính trị’

Những kẻ tham nhũng nếu bị phát hiện trong chiến dịch do Đảng phát động có thể bị trừng phạt, thậm chí là nghiêm khắc. Các cán bộ lãnh đạo, những người có quá trình leo cao, thấu hiểu điều đó và luôn phải tìm cách thích nghi với thể chế hiện hành. Bản năng mách bảo họ rằng việc thể hiện sự trung thành với lý tưởng và lãnh tụ luôn là ‘bùa hộ mệnh’ cho ‘sinh mạng chính trị’ trong bộ máy đặc quyền đặc lợi, nhất là trong giai đoạn ‘nhạy cảm’ như trước thềm các đại hội đảng.

Mới đây, ngày 17/7/2020 năm vị lãnh đạo của Đảng ủy Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). VEC đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật từ mức khiển trách đến khai trừ ra khỏi Đảng. Trước đó, ngày 29/6 Cơ quan công an đã khởi tố 9 bị can về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". Các án phạt trên liên quan đến Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 130 km, tổng mức đầu tư giai đoạn một của dự án khoảng hơn 1,6 tỉ USD (khoảng 34.000 tỉ đồng) vừa đưa vào khai thác đã ‘sụt lún thảm hại’ và gây tổn thất lớn.

cong2

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dài hơn 130 km và tốn hơn 1,6 tỉ USD, vừa đưa vào khai thác đã gây tổn thất lớn - Ảnh minh họa

Số cán bộ bị trừng phạt là do, như Đảng nhận định, ‘tự thoái hoá, biến chất’. Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào căn nguyên của sự việc là sự tha hóa quyền lực, mà ‘những lỗ hổng’ thể chế, thường được mô tả là ‘lỗi hệ thống’, mà việc cải cách luôn gặp thách thức. Tiến đến một cơ chế dân chủ và đối trọng có thể là quá trình, nhưng biện pháp cấp bách là xây dựng cơ chế tự kiểm soát quyền lực, trong đó có việc giám sát tài sản cán bộ công chức.

Như đã biết, Luật Phòng, chống tham nhũng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019, song nghị định vẫn chưa được ban hành, cho nên chưa thể tiến hành ‘kê khai tài sản’ của cán bộ công chức. Lý do chính được Thanh tra chính phủ - cơ quan soạn thảo nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị - nêu ra, đó là Đảng và chính quyền ‘chồng chéo’ kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng này. Tất nhiên, Nghị định không thể ban hành nếu thiếu ý kiến quyết định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Lối thoát cho ‘sự bế tắc’ là Ban Bí thư ‘sẽ ban hành quy chế phối hợp kiểm soát tài sản’ của quan chức. Họ là những người quan tâm nhất câu trả lời là đến khi nào và như thế nào khi thời gian đến Đại hội 13 theo dự kiến chỉ còn chưa đày 6 tháng !

"Mũi đột phá"

Covid-19 đang tác động toàn diện đến y tế và kinh tế toàn cầu, trong đó có nước ta. Mặc dù, tạm thời kiểm soát dịch, nhưng tỷ lệ tăng GDP đã giảm từ 7,02% năm 2019 còn 1,81% đến giữa năm 2020. Đối với Việt Nam chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ mang tính pháp lệnh, mà hơn thế thể hiện tính chính danh của chế độ, bởi vậy như ‘cứu cánh’, đầu tư công được Chính phủ coi là ‘mũi đột phá’ cho tăng trưởng. Tuy nhiên, ‘sự tắc nghẽn’ đã lớn đến mức Chính phủ đang phải dùng đến biện pháp hành chính ‘quyết liệt’.

Những lợi ích tiềm năng của đầu tư công vẫn phát huy ở nước ta, nhưng không nên chờ đợi nhiều vào hiệu quả tác động tích cực từ biện pháp hành chính. Mục đích của đầu tư công là tích lũy tài sản, chứ không phải là tiêu thụ chúng, bởi vậy thúc đẩy nóng vội và kém hiệu quả từ cung, sẽ làm giảm chất lượng tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Có lẽ đã đến lúc cần thẳng thắn nhìn lại thực chất thay đổi về đầu tư công, các nguyên nhân ‘nghẽn’ để có cách giải pháp tháo gỡ cấp bách cũng như lâu dài, trong đó cải cách quản trị và thể chế, trong đó nhấn mạnh kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng là ưu tiên.

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 26/07/2020

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về ‘công an bảo kê tín dụng đen’ (VOA, 16/08/2019)

Trả li cht vn trước y ban Thường v Quc hi ngày 15/8, B trưởng Công an Tô Lâm cho biết cho đến nay, chưa phát hin trường hp bo kê ti phm tín dng đen nào trong lc lượng công an, và khng đnh "không có vùng cm nào" và "s x lý nghiêm" nếu phát hiện.

vn1

Bộ trưởng Tô Lâm tha nhn tín dng đen đang là vấn đ "bc xúc" ca toàn xã hi.

Đại tướng Công an Vit Nam tha nhn tín dng đen đang là vn đ "bc xúc" ca toàn xã hi, và B Công an đã đưa ra nhiu gii pháp đ khc phc và đang trin khai thc hin.

"Các đại biu cũng đt vn đ có hay không vic bo kê ca lc lượng chức năng cho đối tượng tín dng đen này. Xin thưa, qua điu tra cho ti nay, chưa phát hin trường hp nào bao che, bo kê ti phm tín dng đen ca các lc lượng, k c lc lượng công an", báo Dân Trí dn li B trưởng Tô Lâm nói.

Theo ông Tô Lâm, việc x lý tội phm tín dng đen hin nay còn nhiu khó khăn do ti phm lách lut và nhng l hng trong h thng pháp lý.

Bộ trưởng Công an đc bit cnh báo v nguy cơ bùng phát tín dng đen trên mng internet, là loi hình tín dng đen biến tướng thường được gọi là "vay ngang hàng", sử dng hoàn toàn không gian mng và c tin tht ln tin o trong giao dch. Loi ti phm này, theo ông Tô Lâm, đang có chiu hướng gia tăng và rt khó kim soát.

Ông cho biết ch trong vòng 6 tháng đu năm nay đã có 436 v b khởi tố vi 766 b can liên quan đến ti danh tín dng đen, bo kê, đòi n thuê, trong đó có 214 v khi t vi 974 b can cho vay nng lãi trong quan h dân sự.

https://youtu.be/IWVcRx-1Lew

*****************

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có còn tính thực tiễn sau 50 năm (RFA, 15/08/2019)

Báo trong nước những ngày qua liên tục đăng tải di chúc 50 năm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều điều căn dặn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng viên nhưng xem ra nhiều điều trong số đó, đến hôm nay, ít có quan chức, đảng viên nào thực hiện được.

vn2

Ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 29/03/18. Reuters

Thực tế đi trái lại lời căn dặn

Phó giáo sư tiến sĩ Đặng Bá Minh –nguyên Chủ nhiệm khoa lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, trong một trả lời trên Vietnamnet có cho rằng, theo quan điểm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài…

Tuy nhiên trên thực tế, tại phiên họp thứ 15 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng diễn ra vào cuối tháng 1/2019 cho biết Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái. Ngoài ra qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỉ đồng xử lý trách nhiệm đối với trên 2.000 tập thể và cá nhân. Trong đó đã đưa ra xét xử và truy tố 10 đại án tham ô tài sản khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ, hiếu kỳ (!?). Con số 70 cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hình sự và 7 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng bị dính kỷ luật trong vòng nửa năm qua cũng khiến dư luận không khỏi bàn tán và lo lắng về đội ngũ quan chức tại Việt Nam hiện nay.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và hiện vẫn đang là Đảng viên cho rằng đây đơn thuần là một mục tiêu được cố chủ tịch nước đề ra, nhưng hiện trạng xã hội ngày nay lại trái ngược :

"Thực tế bây giờ nhiều người đảng viên có chức có quyền, không những ở cơ sở mà những người quản lý nhà nước cũng có biệt thự, nhà lầu, con cái đi học nước ngoài. Thực tế đó làm Đảng đang chủ trương thanh lọc, loại bỏ thành phần đó ra khỏi Đảng. Người ta bảo rằng đánh chuột đừng để vỡ bình, nếu làm không khéo thì vỡ tổ chức đi vì tình hình tham nhũng ăn luồng, ăn sâu nên đó là cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài".

Còn theo Bác sĩ Đinh Đức Long, người đã rời bỏ Đảng gần 5 năm trước lại đánh giá rằng trong thực tế, để thực hiện theo di chúc của cố chủ tịch nước là việc rất khó :

"Ông Hồ Chí Minh nói như vậy nhưng các biện pháp thực hiện thì chính bản thân ông lại không đưa ra được như ông nói là đảng là một tổ chức không phải để làm quan phát tài. Làm thế nào để giám sát được để anh làm quan không phát tài ? Muốn giám sát phải xây dựng nhà nước pháp quyền mà như thế lại mâu thuẫn với Hồ Chí Minh vì sau khi giành được miền Bắc năm 1954 sau Hiệp định Genève ông Hồ Chí Minh giải tán trường Luật, xóa bỏ ngành luật sư, không có pháp luật, luật sư mà cai trị người dân bằng nghị quyết của Đảng thì làm sao giám sát được Đảng ? Nên chính ông đề ra kỳ vọng ấy nghe thì rất hay nhưng không có biện pháp thực hiện được. Đó là mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và thực tế khách quan".

Nhận xét về tình hình các đảng viên tham nhũng ngày càng nhiều, Bác sĩ Đinh Đức Long nhận định rằng nhìn bên ngoài, đảng cộng sản Việt Nam đang tiến hành công cuộc chống tham nhũng như giặc ngoại xâm, nhưng nhiều người quan sát vẫn cho rằng thực chất nội bộ Đảng đang lợi dụng chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị không thuộc phe phái của mình.

Trong khi đó, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng chống tham nhũng là một cuộc chiến kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác :

"Đảng viên không hài lòng nhất là tệ nạn tham nhũng chống hoài không hết, ngày càng phát triển sâu rộng và tràn lan. Người ta đang đòi hỏi phải có cơ chế, thể chế thế nào để người dân tham gia đấu tranh, may ra thì ngăn chặn tốt hơn".

Ngoài quan điểm trên, thì vấn đề tư cách, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên cũng được Tiến sĩ Đặng Bá Minh dẫn chứng trong di chúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Lại vận vào thực tế để thấy rằng những đảng viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm theo lời căn dặn được bao nhiêu khi những thông tin kỷ luật về việc tha hóa lối sống đầy rẫy trên truyền thông những năm qua.

Đương cử như vụ việc ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12 thành phố Hồ Chí Minh (con ông Lê Thanh Hải - cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 2018 đã bị kỷ luật khiển trách vì có quan hệ với một phụ nữ và có 2 con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức.

Đến ngày 9/7/2019, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cố Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã bị thôi chức vụ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Đà Nẵng và cắt hết các chức vụ trong Đảng cũng chỉ vì đã sống chung với một phụ nữ khác như vợ chồng, có cả con riêng trong khi vẫn đang có vợ.

Mới đây nhất, vào ngày 5/8/2019, ông Phạm Minh Xem, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cũng bị thi hành kỷ luật cảnh cáo do quan hệ bất chính với vợ người khác.

Cũng trong di thư, có đoạn ông Hồ Chí Minh viết ‘phải thành thực lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người ; trái lại phải học hỏi điều hay điều tốt của mọi người’.

Nhận xét về lời dặn dò này, Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, một Đảng viên đã rời bỏ Đảng vào ngày 4/11/2018 vừa qua cho rằng đây là một đường lối đúng, duy chỉ có điều giới lãnh đạo ngày nay đã không còn làm theo :

"Bao nhiêu người xuống đường, viết bài phản biện, ai lên tiếng mạnh thì nói là phản động. Người ta ai cũng khát khao được sống bình yên nhưng thời cuộc này lại cảm thấy nếu mình như vậy thì mình ích kỷ cho nên phải nói".

Giới trẻ xa lánh Đảng

Theo báo trong nước, trước những lời căn dặn cuối cùng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại 50 năm trước, nhiều nhà nghiên cứu về Đảng cho rằng có nhiều điều vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Kim Chi bày tỏ rằng dù những nội dung này có thể áp dụng trong tình hình đất nước hiện nay, tuy nhiên :

"Người ta đâu có làm theo lời ông mà người ta đứng trên pháp luật, đứng trên đất nước, độc tôn độc quyền, coi Đảng là một thứ vua tập thể cho nên người ta tự quyết, không cần gì nhân dân. Vì thế nhiều người không muốn đứng trong hàng ngũ Đảng mà bỏ Đảng".

Đồng suy nghĩ như Nghệ sĩ Kim Chi, Luật sư Trần Quốc Thuận cũng bày tỏ nỗi thất vọng :

"Cũng có người nói nhìn vô trong Đảng tỉ lệ hư thối rất lớn, kể cả những người có chức có quyền. Bây giờ không biết tin ai trong những người cầm quyền. Đó là điều rất đau buồn. Hy vọng tuổi trẻ vùng lên".

Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA, nhiều bạn trẻ cho biết lớp trẻ hiện nay sau khi đọc những thông tin tiêu cực về Đảng, về chính phủ Hà Nội, họ đã không còn niềm tin vào lực lượng lãnh đạo.

Vì vậy, hầu hết những người trả lời phỏng vấn đều cho biết họ không muốn vào Đảng, như lời bạn Hiền :

"Khi mình không biết thì không sao nhưng mình đã biết quá nhiều như vậy mà vẫn muốn vô Đảng thì chỉ có đầu óc có vấn đề".

Vẫn theo bạn Hiền, mỗi người vô Đảng đều vì lợi ích nào đó. Còn với bạn, Đảng lại là con đường hạn chế tầm vươn của mình :

"Căn bản em không muốn sống ở Việt Nam mà đối với những quốc gia lớn họ có chế tài đối với đảng viên".

Đồng suy nghĩ với bạn Hiền, bạn Ngọc cũng cho rằng đối với giới trẻ tiếp xúc nhiều với mạng xã hội, đọc nhiều thông tin hoặc du học nước ngoài về, đương nhiên họ sẽ không muốn vào Đảng :

"Tại vì có nhiều bất cập, bất công trong khi thế giới hiện tại đang tiến lên tầm mới, theo hướng mới, còn theo hướng Đảng đường lối cổ hủ và nhiều mặt tối".

Bạn Ngọc cũng cho rằng đường lối chủ nghĩa Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng chứ không sai, nhưng những thế hệ sau đã đi lệch đường khi lúc nào người ta cũng chỉ nghĩ cho mình, cho con cháu mình nên chuyện tham nhũng hay thấy lợi trước mắt là những chuyện hiển nhiên. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân mất niềm tin vào Đảng như hiện nay.

**********************

Thu-Chi trong đầu tư công tại Việt Nam còn nhiều bất cập (RFA, 15/08/2019)

Nhiều đề xuất không khả thi

Vào ngày 15/8 công ty thoát nước Hà Nội đề xuất thành phố Hà Nội chi 150 tỷ đồng để bơm nước từ sông Hồng làm sạch Hồ Tây và sông Tô Lịch. Trả lời trên báo, tiến sĩ Trần Hồng Côn cho rằng "Giải pháp đó như một trò chơi", ông khẳng định không ủng hộ giải pháp của công ty thoát nước Hà Nội vì chỉ tốn tiền thuế của dân.

Trước đó vào tháng 3/2019 Bộ Giao thông và vận tải cũng đã kiến nghị Thủ tướng xem xét nguồn vốn để cải tạo cầu Đuống tại Hà Nội nhằm tháo gỡ nút thắt trên tuyến vận tải đường thủy từ Quảng ninh đến Việt Trì với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.700 tỷ đồng.

vn3

Thành phố Hồ Chí Minh - Hình minh họa. AFP

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông và vận tải đề xuất chi hơn 250 tỷ đồng để xây dựng 34 trạm thu phí xe hơi ra vào trung tâm thành phố, việc này được cho giúp giảm tình trạng kẹt xe và hai năm thu hồi vốn nhưng cuối cùng phương án này đang tạm dừng…

Dư luận xã hội cho rằng, việc các đơn vị đề xuất chi quá nhiều tiền ngân sách cho các dự án mà phần đông các đề xuất khi đưa ra chưa được thẩm định kỹ càng tính hiệu quả, chỉ làm cho thất thoát và nợ xấu tăng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết ; hiện nay Chính phủ Việt Nam đang huy động từ nhiều cách khác nhau, một phần do vốn đầu tư (sắp đến thời hạn cuối cùng giải ngân năm 2020) còn dư nên người ta (các bộ, ngành, địa phương-pv) muốn làm để sử dụng nốt phần vốn còn lại. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết chính phủ huy động thêm từ xã hội bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên :

"Tôi thật sự cũng rất là băn khoăn vì các dự án đầu tư công vẫn tiếp tục dàn trải ghê quá, ham làm quá nhiều dự án, không có trọng tâm trọng điểm và không thật sự chú trọng đến tính hiệu quả kinh tế của các dự án, để lấy đó làm tiêu chí để đánh giá các dư án nào cần làm ngay, dự án nào chưa cần làm… có thể gác lại hoặc không cần nhà nước làm mà để cho các tổ chức đứng ra làm. Vấn đề đầu tư công của Việt Nam vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn mặc dù trong ba lĩnh vực tái cơ cấu kinh tế đề ra cách đây gần 10 năm nhưng thật sự cũng chưa cải thiện được bao nhiêu, cũng có một thời gian giảm tiến độ đi nhưng sau đó lại bùng lên, cả những dự án sau này tưởng tương đối nhỏ hoặc đơn giản nhưng cũng đều là dự án ngàn tỷ hết".

Đồng thời bà Phạm Chi Lan cho biết, điều này gây ra lãng phí rất lớn cho xã hội. Bây giờ nhà nước có thể vay mà đã vay thì trở thành gánh nợ trong tương lai nên nó vẫn là vấn đề rất lớn cho Việt Nam.

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu chuyên gia tài chính ngân hàng cho hay ; đây là bài toán rất lớn cho Chính phủ Việt Nam trong khi nhu cầu về các đầu tư công rất nhiều như ; đường sắt cao tốc Bắc Nam… nhiều dự án lên tới hàng chục tỷ USD trong khi ngân sách quốc gia hạn chế.

"Vấn đề là làm sao cân đối được nguồn (tiền-PV) ngân sách để có thể đáp ứng nhu cầu lớn cho cả các đầu tư như thế. Tôi chắc chắn Bộ Tài chính cùng các bộ ngành đang ráo riết đưa ra giải pháp. Hiện tại chúng ta thấy phần chi rõ hơn là thu và trong thời gian tới nếu phần thu không được cân đối được với chi thì nhiều dự án cũng chỉ nằm trên giấy mà thôi và tôi hy vọng chuyện đó sẽ không xảy ra".

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy nợ công của Việt Nam đang ở mức hơn 3,2 triệu tỷ đồng và thời hạn phải giải ngân là vào năm 2020-2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc ở Hải Phòng hôm 19/6 đã lên tiếng kêu gọi người dân Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh "đồng cam cộng khổ" cùng chính phủ trả nợ công.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành chuyên gia kinh tế, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) từng cho biết tại buổi công bố nợ công 2019 và được RFA trích lại hôm 21/06/2019 khẳng định, "Nếu lạm dụng việc vay nợ và sử dụng thiếu thận trọng nguồn tài chính này thì các khoản nợ sẽ thành một gánh nặng cho tương lai, nền kinh tế bị đe dọa".

Cần chọn lọc đầu tư

Nhiều chuyên gia cho rằng với tỷ lệ nợ công được xem cao nhất trong khu vực thì các dự án đề xuất lên tới nhiều tỷ đồng như vừa nêu, có phù hợp trong thời điểm hiện nay hay không.

vn4

Hình minh họa. AFP / RFA Edited

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định :

"Tôi cho rằng thật sự cần phải chọn lọc, những dự án nào hết sức thiết yếu mới bắt đầu làm bởi vì riêng lĩnh vực hạ tầng thôi cũng thấy rằng ngành giao thông cùng lúc đưa ra nào là đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc rồi nào là sân bay Long Thành, rồi Tân Sơn Nhất nâng cấp… thì nó quá nhiều cùng một lúc thì làm sao làm nổi, chỉ riêng ngân sách mà ngành Giao thông đòi hỏi là nó đã lớn kinh khủng hơn so với các ngành khác rồi, mà làm cùng lúc như vậy thì việc quản trị của Bộ Giao thông và ngành giao thông tôi không tin có thể làm được tốt. Ngay cả tính toán bài toán chắc chắn không đầy đủ, không thật sự thuyết phục được xã hội".

Còn theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, trong các đầu tư công cũng có nhiều dự án cần thiết nhưng còn một số đầu tư thiết yếu hơn.

"Chẳng hạn như đường xe lửa cao tốc Bắc Nam thì theo quan điểm của tôi các dự án như thế rất là tốn phí và dự án đó có thể lùi lại ở thời điểm mà ngân sách quốc gia rủng rỉnh hơn, cân bằng hơn. Còn đối với thời điểm này mà chúng ta chi tới 50 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trong khi đường bộ chúng ta cần phải cải thiện, đường hàng không thì đang hạn chế, giao thông ách tắc trong những thành phố. Trong nhiều dự án có thể phải dời lại trong tương lai để nhường cho những dự án ưu tiên hơn".

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, hiện nay việc ưu tiên nhất mà ông cho là vấn đề an sinh xã hội, đầu tư vào các cơ sở bệnh viện, trường học và y tế và thứ hai là môi trường. Tất cả mọi dự án về môi trường không thể trì hoãn được nữa còn những dự án mở rộng sân bay… thì những dự án đó hoàn toàn có thể dời lại.

Còn đối với bà Phạm Chí Lan, vấn đề an sinh xã hội trong những năm gần đây nhà nước Việt Nam cũng có quan tâm như bảo hiểm ý tế cho những người diện khó khăn, tuy nhiên :

"Những chương trình giảm nghèo của Việt Nam cần được thúc đẩy tiếp để làm tốt hơn trong thời gian tới. Bởi vì chuẩn nghèo sẽ thay đổi thường xuyên nhưng ở Việt Nam thì còn rất nhiều và đặc biệt diện cận nghèo có nghĩa là bất cứ chấn động nào xảy ra có thể đẩy họ trở lại nghèo thì khả năng còn rất cao nên vấn đề an sinh là một chuyện lớn cần phải lo".

Bà Phạm Chi Lan còn khẳng định, trong các quyết định đầu tư chắc chắn phải được xem xét tất cả dự án một cách khách quan để có tiêu chí ưu tiên cho nó tốt hơn nhưng hiện nay chính phủ Việt Nam lại thực hiện theo cách ưu tiên quá nhiều.

"…khi đưa ra thì toàn những ngành nào có vị thế nhất định thì dành được nhiều vốn hơn cho mình, trong khi những ngành những vùng nhất định có khó khăn thì lại không được đầu tư. Cho nên phải có cơ chế xem xét công khai minh bạch hơn. Có ý kiến người dân khắp nơi, chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau, bài toán đưa ra một cách đầy đủ hơn thì giúp cho những người quyết định ngân sách có cái nhìn đầy đủ hơn".

******************

Ô tô Việt qua Trung Quốc phải gắn biển điện tử (RFA, 16/08/2019)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa nhận được báo cáo của Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng cho biết Ban quản lý Khu báo thuế tổng hợp Bằng Tường của Trung Quốc đã kích hoạt toàn diện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử đối với xe hơi đi qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở biên giới Việt – Trung và đi trên đường cao tốc nước này.

vn5

Ảnh minh họa. Nguồn : Vietnamnet

Trước đó, Khu báo thuế tổng hợp Bằng Tường đã gửi văn bản đến Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu phải dán cố định biển số điện tử của Trung Quốc lên kính xe hơi Việt Nam khi đi qua cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và đi trên đường cao tốc nước này.

Đáng chú ý, các chủ phương tiện không được gỡ những biển số điện tử này ra thậm chí khi về lại lãnh thổ Việt Nam.

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng sau đó đã gửi báo cáo đến UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết tình hình như trên.

Theo Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, việc dán biển số điện tử nhằm nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa 2 nước. Hệ thống biển số tự động đã được xây dựng tại cổng kiểm soát số 1 ở Việt Nam và cổng kiểm soát số 2 ở Trung Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua.

Hiện hệ thống nhận dạng biển số xe điện tử chỉ có ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Đồng Đăng – Lạng Sơn, những cửa khẩu khác vẫn áp dụng hình thức cũ để thông xe.

Theo báo cáo của Ban quản lý cửa khẩu Đồng Đăng, khu báo thuế Bằng Tường khuyến nghị tài xế không tùy ý tháo gỡ biển số điện tử đã được gắn.

********************

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm trong 7 tháng đầu năm 2019 (RFA, 16/08/2019)

Tổng Cục du lịch Việt Nam vừa báo cáo, sau một giai đoạn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng đột phá thì 7 tháng đầu năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu giảm mạnh.

vn6

Du khách Trung Quốc thăm quan phố cổ Hội An. AFP

Trước sự sụt giảm đáng kể của lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã "triệu tập" các tỉnh thành đến Đà Nẵng để bàn giải pháp nhằm thu hút du khách quốc tế trở lại Việt Nam.

Theo Tổng cục Du lịch, từ đầu năm đến nay du lịch Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng chung bị chậm lại do lượng du khách Trung Quốc giảm 2,8% so với năm 2018. Nguyên nhân được cho là vì kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác có chính sách nới lỏng đối với lượng khách Trung Quốc nên lượng khách có xu hướng chuyển hướng đến các điểm gần các quốc gia này.

Do đó, Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương đưa ra giải pháp tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam và cần tập trung khai thác du lịch từ các nhóm thị trường trọng điểm như Trung Quốc, các thị trường lớn ở Đông Nam Á. Mỹ, Nga, Úc và Tây Âu…

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại hội thảo cho biết kế hoạch năm 2019 Việt Nam sẽ đón 17-18 triệu khách quốc tế, 7 tháng đầu năm đã đón khoảng gần 10 triệu du khách nên 5 tháng còn lại mỗi tháng phải đón 1,5 triệu du khách mới có khả năng đạt kế hoạch cả năm.

Ngoài ra, ông Thiện nói, qua phân tích thị trường cho thấy thị trường du khách đến Việt Nam chủ yếu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản vẫn tăng tốt nhất nhưng đối với thị trường du khách Hàn Quốc tăng đến 22% và lượng khách này gần bằng khách Trung Quốc. Vì vậy cần phải duy trì mức tăng trưởng hiện nay đối với lượng khách Hàn Quốc.

Ông Thiện thừa nhận, du khách Trung Quốc đến Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 30%, nay giảm 2,8% do đó nếu tiếp tục giảm thì rất khó để lấy thị trường nào bù lại được.

Published in Việt Nam

Tranh luận gia quc hi và chính ph Vit Nam v D lut sa lut đu tư công ha hn n nn quc gia s tiếp tc làm dân chúng Vit Nam b thương nng hơn và chết.

dautu1

D lut sa lut đu tư công ha hn n nn quc gia s tiếp tc làm dân chúng Vit Nam b thương nng hơn và chết. Hình minh họa.

Lõi của D lut sa lut đu tư công (đặt đnh nhng ràng buc liên quan ti vic s dng công quĩ làm vn đu tư) là thay đi thm quyn quyết đnh đu tư : Quc hi ch xem xét, b phiếu chp thun hay t chi cho phép thc hin nhng d án tr giá t 20.000 t đng tr lên. Chính ph s xem xét, phê duyệt nhng d án s dng công qu dưới mc này (1).

Một s đi biu quc hi không ưng vi d tính va k. Theo h, qui đnh v thm quyn quyết đnh đu tư Lut Đu tư công hin hành (buc phi trình quc hi xem xét, t chc b phiếu đi với những d án s dng công quĩ t 10.000 t đng tr lên) vn đã hn chế quyn hiến đnh dành cho quc hi (quyết đnh phân b - s dng ngân sách) thành ra mười năm va qua, quc hi ch xem xét, b phiếu quyết đnh đu tư hai d án.

Một s đi biu khác thì cho rằng, nên chp nhn đ ngh ca chính ph (sa Lut Đu tư công hin hành, dành cho chính ph quyn t quyết đi vi nhng d án đu tư dưới 20.000 t đng) đ hot đng đu tư công linh hot, sát thc tế. Chưa k, B trưởng Kế hoch – Đu tư còn "dọa", nếu không chp nhn, quc hi s b các d án đu tư công nhn chìm vì mi năm, quc hi ch hp hai kỳ, làm sao xem xét – phê duyt cho ni (?).

Trong cuộc tranh lun v D lut sa lut đu tư công, c quc hi ln chính ph đu c gng chng t, hai bên đều vì dân, vì nước, trng hiến, trng pháp…

Nếu trng hiến, trng pháp và h thng chính tr, h thng công quyn tht s "ca dân, do dân, vì dân", ti sao không ai gii thích cho dân tường, vì sao Lut Đu tư công hin hành không mt hiu lc nhưng suốt mười năm, quc hi ch xem xét, phê duyt hai d án s dng trên 10.000 t ca công qu, trong khi B trưởng Kế hoch – Đu tư công b mt thng kê, cho biết, ch trong năm năm va qua, có ti 9.000 d án loi này ?

Quan tâm đến công qu - sc dân, tại sao không đi biu nào ca dân ti quc hi cht vn xem ai phi chu trách nhim khi chính ph vay tin khp nơi ri đ đó không dùng cho toàn dân tr lãi, đến hn s phi hoàn đ vn. Chng l báo cáo ca Kim toán Nhà nước vi nhng con s như t lệ giải ngân ngun vn trái phiếu chính ph ch đt 48,1%, t l gii ngân vn vay ngoi quc ch đt 53,6% không làm đi biu nào st rut (2) ?

Dự lut sa lut đu tư công có ngăn được tình trng gii ngân chm – mt kiu din đt hoa m v thc trng vay trong, mượn ngoài ri đ tin nm đó, ch sinh lãi, không sinh li – tiếp tc được cnh báo là "đã din ra trong nhiu năm, chưa có gii pháp mnh, hiu qu đ điu chnh cũng như khc phc", có khiến chính ph chùn tay, ngưng"ban hành chính sách mi mà chưa xác đnh c th v ngun lc bo đm" ?

Dự lut sa lut đu tư công có làm rõ, có đt được nn móng đ truy cu trách nhim nhng cá nhân son – lp – phê duyt các d án đu tư bng công qu, vn ch khiến n nn bao gm c vn ln lãi trong và ngoài Việt Nam càng ngày càng ln ? Có cn được nhng d án mà B Chính tr xác đnh là "ch trương ln và nht quán" như D án khai thác bauxite ti Tây Nguyên năm 2009 ?

Không và ai cũng biết là không thì bày ra sa làm gì ? Quc hi vn hp mi năm hai kỳ, vn tìm nhiều cách đ chng t đang đi din cho "ý chí, nguyn vng" ca toàn dân nhưng n nn ca Vit Nam đã vượt mc ba triu t đng. Riêng năm ngoái, chính ph đã dùng 250.000 t đng đ tr n, tr lãi cho các khon đã vay (3) và trong khi n khng l đó có cả tin nuôi chính ph, bao các đi biu ăn , đi li, chi tiêu khi hp quc hi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 31/05/2019

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-quoc-hoi-duyet-het-duoc-9-000-du-an-dau-tu-cong-khong-2019052810354448.htm

(2) http://ttvn.vn/kinh-doanh/chua-co-nguon-luc-thuc-hien-da-ban-hanh-chinh-sach-4201920594525167.htm

(3) https://tuoitre.vn/chinh-phu-tra-no-hon-250-000-ti-dong-trong-nam-2018-20190521132746227.htm

Published in Diễn đàn