Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

M vn tp trung vào n Đ Dương-Thái Bình Dương bt chp nhng thách thc khác trên toàn cu

Hoa Kỳ vn tp trung vào n Đ Dương-Thái Bình Dương bt chp nhng thách thc toàn cu khác, các nhà ngoi giao hàng đu ca Hoa K cho biết ngày 2/11 khi Ngoi trưởng Antony Blinken chun b ti Châu Á sau chuyến đi Trung Đông trong bi cnh xung đt Israel-Hamas.

my1

Ngoi trưởng M Antony Blinken phát biu vi các phóng viên ti căn c không quân Andrews Maryland, ngày 2/11/2023, trước khi lên máy bay đến Trung Đông và Châu Á.

Ông Blinken ti Israel trong tun này đ đàm phán v xung đt Trung Đông và s dng chân Jordan trước khi ti Nht Bn đ gp các đi tác G7 và đàm phán song phương vi các quan chc Nht Bn cũng như dng chân Hàn Quc và n Đ. Chuyến đi kéo dài đến ngày 10/11.

"Chuyến đi ca Ngoi trưởng ti khu vc th hin cam kết lâu dài và tp trung vào khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương ca chúng ta, ngay c trong bi cnh có nhng thách thc toàn cu khác", nhà ngoi giao hàng đu ca Hoa K v Đông Á, ông Daniel Kritenbrink, nói vi các phóng viên.

Ông Kritenbrink cho hay ông Blinken s tham d cuc hp ca các ngoi trưởng G7 Tokyo và có cuc hi đàm riêng vi Th tướng Nht Bn Fumio Kishida và Ngoi trưởng Yoko Kamikawa.

Ông nói : "Chúng tôi d đoán rng các cuc tho lun trong các cuc hp đó s tp trung vào các s kin Trung Đông, h tr cho Ukraine, hp tác n Đ Dương-Thái Bình Dương, mt lot vn đ song phương và tt nhiên là hp tác ba bên vi (Hàn Quc)".

Ông Kritenbrink cho biết Nht Bn tng là ch tch G7 "xut sc" và đã "giúp G7 tp trung cao đ vào các vn đ cp bách nht c trên toàn cu ln khu vc".

Ông không tr li khi được hi liu ông có tin tưởng G7 có th đng ý mt tuyên b mnh m v cuc xung đt Israel-Hamas hay không.

Khi được hi ông Blinken s nói gì vi các nước Châu Á v cuc đàm phán tun trước vi Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh, ông Kritenbrink cho biết ông tin rng h mun thy Washington "qun lý s cnh tranh ca chúng tôi vi Trung Quc mt cách có trách nhim".

Ông nói : "Cam kết ca chúng ta đi vi n Đ Dương-Thái Bình Dương vn lâu dài". "Và trng tâm cơ bn trong chính sách ngoi giao ca chúng ta n Đ Dương-Thái Bình Dương vn là tăng cường mi quan h ca chúng ta vi các đng minh, đi tác và bn bè, đng thi phát trin năng lc tp th ca h, năng lc chung ca chúng ta đ h tr trt t quc tế da trên lut l".

Nhà ngoi giao hàng đu ca Hoa K v Nam Á, Donald Wu, nói "nhng n lc thúc đy dân ch và nhân quyn" s nm trong chương trình ngh s trong các cuc đàm phán gia B trưởng Ngoi giao và B trưởng Quc phòng ca Hoa K và n Đ "cũng như s hp tác m rng ca chúng ta v năng lượng sch, chng khng b, trí tu nhân to, không gian và sn xut cht bán dn".

Nguồn : VOA, 03/1/2023

Published in Châu Á

An ninh – quân sự : Thỏa thuận khung giữa Mỹ và hai quần đảo tại Thái Bình Dương

Thanh Hà, RFI, 14/01/2023

Hãng tin Mỹ AP ngày 14/01/2023 tiết lộ, Mỹ và quần đảo Marshall, Palau trong tuần đã ký kết một thỏa thuận khung mở rộng quan hệ giữa Washington và khu vực này trong vùng Thái Bình Dương trong hai thập niên sắp tới. Đẩy mạnh an ninh và quân sự để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực là một trong những mục tiêu của Washington.

pacific1

Một góc quần đảo Palau, Thái Bình Dương. AP - Itsuo Inouye

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với nhiều quốc đảo trong vùng Thái Bình Dương trên nhiều phương diện, từ kinh tế, ngoại giao đến quân sự. Đầu tuần, tại thành phố Los Angeles, Washington đã ký kết hai thỏa thuận khung. Đây là cơ sở mở đường cho việc các bên nhanh chóng đạt được những hiệp định toàn diện hơn. Trong đó bao gồm cả việc quần đảo Marshall và Palau hợp tác với Hoa Kỳ về mặt quân sự và an ninh. Đổi lại Mỹ sẽ hỗ trợ đáng kể hai đối tác này về mặt kinh tế. 

Theo giới quan sát đây là một cột mốc quan trọng nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Một thỏa thuận thứ ba với Micronesia sẽ được hoàn tất trong thời gian sắp tới. Một số quan chức tại Washington tin rằng thủ tục với cả ba đối tác của Mỹ trong vùng sẽ được đúc kết vào mùa xuân năm nay.

Đặc phái viên của tổng thống Biden trong khu vực ông Joe Yun được AP trích dẫn, không nêu đích danh "mối đe dọa Trung Quốc, nhưng chắc chắn đây là một yếu tố" thúc đẩy Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với các đối tác ở Thái Bình Dương. 

Sau cùng chính quyền Biden đặc biệt quan tâm đến hai quần đảo Marshall và Palau do "Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng với hai đối tác này" trong lúc đây là hai quốc đảo vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và cả hai đang bị Bắc Kinh gây sức ép để đoạn tuyệt bang giao với Đài Bắc. Từ năm 2019, đảo Kiribati và quần đảo Salomon không còn duy trì quan hệ với Đài Loan và Trung Quốc đã ký một hiệp định an ninh với quần đảo Salomon.

Thanh Hà

****************************

Châu Á - Thái Bình Dương : Mỹ đặt nền móng cho liên minh cạnh tranh với Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 10/09/2022

Sau hai ngày đàm phán, ngày 09/09/2022, tại Los Angeles, Mỹ đã đặt được nền móng cho liên minh với 13 nước Châu Á - Thái Bình Dương trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương - IPEF. Các nước tham gia đã đưa ra tuyên bố chung cam kết hợp tác trong bốn lĩnh vực : Thương mại (gồm cả kinh tế số), chuỗi cung ứng, năng lượng xanh và chống tham nhũng.

pacific2

Một cảng biển bốc dỡ hàng hóa ở Bangkok, Thái Lan, ngày 15/10/2021. AP - Sakchai Lalit

Văn bản mà 14 nước thông qua được coi là "lộ trình cho các cuộc đàm phán tương lai", theo bộ trưởng thương mại Mỹ Gina Raimondo. Bà cũng khẳng định thỏa thuận "sẽ tạo nhiều việc làm ở Mỹ cũng như ở các nước khác trong IPEF", trong đó có Việt Nam. 

Theo AFP, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương được tổng thống Mỹ Joe Biden khởi xướng tháng 05/2022 với hy vọng tái lập trụ cột kinh tế trong chiến lược của ông về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và cũng nhằm làm đối trọng với sáng kiến Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực -  RCEP của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không tin vào khả năng thực thi của IPEF, vì các điều khoản liên quan đến giảm thuế, hoặc tạo điều kiện thâm nhập thị trường Mỹ đã bị loại khỏi thỏa thuận. Sau khi tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, người kế nhiệm là ông Joe Biden cũng không đưa Mỹ trở lại hiệp định, do công luận trong nước vẫn lo ngại về nguy cơ việc làm tại Mỹ bị đe dọa.

Ngược lại, dù vẫn mang tính biểu tượng, sáng kiến dường như được giới doanh nhân Mỹ ủng hộ, vì "nếu Mỹ vắng mặt ở trong vùng, thì đó sẽ là một nguy cơ, do Trung Quốc vẫn hỗ trợ (cho những nước trong vùng) về cơ sở hạ tầng".

Thu Hằng

**************************

Mỹ và Úc nỗ lực chống các sáng kiến của Trung Quốc tại Nam Thái Bình Dương

Minh Anh, RFI, 18/06/2022

Nam Thái Bình Dương đang dần trở thành một mặt trận cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Tân ngoại trưởng Úc Penny Wong, hôm 17/06/2022, đã đến thăm quần đảo Salomon, trong khi Mỹ và quần đảo Marshall khởi động vòng đàm phán triển hạn một thỏa thuận an ninh và kinh tế.

pacific3

Ngoại trưởng Úc Penny Wong trong cuộc gặp với thủ tướng Quần đảo Salomon Manasseh Sogavare (P) tại Honiara ngày 17/06/2022. AFP – Julia Whitwell

Tại thủ đô Honiara, sau cuộc gặp thủ tướng Manassah Sogavare, tân ngoại trưởng Úc Penny Wong cam kết rằng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương sẽ không phải dựa vào bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài để phòng vệ. Theo bà, "gia đình Thái Bình Dương thừa khả năng cung cấp an ninh (…) và Úc luôn nghĩ rằng gia đình Thái Bình Dương phải có trách nhiệm về an ninh của mình".

Trước mối lo của Úc về khả năng có căn cứ quân sự Trung Quốc trên đảo, thủ tướng Sogavare trấn an rằng "sẽ không có căn cứ quân sự cũng như không có căn cứ quân sự thường trực trên quần đảo Salomon", chỉ cách nước Úc chưa đầy 2.000km.

Penny Wong còn nhấn mạnh đến một sự hợp tác chặt chẽ hơn để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Chính phủ Úc cam kết gia tăng các nỗ lực để đạt các mục tiêu giảm phát thải khí CO2 từ đây đến năm 2030, khi nhìn nhận là hiện tượng biến đối khí hậu đặc biệt ảnh hưởng nặng đến các đảo quốc Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và quần đảo Marshall trong tuần đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên nhằm đạt được một thỏa thuận an ninh – kinh tế vào cuối tháng 9/2022. AFP cho biết, trên thực tế giữa Washington và Majuro đã có một thỏa thuận tài trợ 20 năm, sắp hết hạn vào cuối năm 2023.

Với chỉ có 60.000 dân, 40% ngân sách của đảo quốc có chủ quyền này lại phụ thuộc vào Mỹ. Đổi lại, Hoa Kỳ có thể thiết lập các cơ sở quân sự quan trọng về mặt chiến lược – từ các bệ phóng tên lửa cho đến các cơ sở hải quân. Các thỏa thuận tương tự cũng sẽ được gia hạn với Liên bang Micronesia và Palau.

Đổi lại, chính quyền quần đảo Marshall mong muốn Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề về hệ thống tên lửa Kwajalein và nhiều cơ sở khác. Các vụ thử hạt nhân đã làm cho một số đảo san hô có mức độ phóng xạ cao, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dân. Majuro cũng muốn Washington đưa ra các biện pháp thích ứng để đối phó với biến đối khí hậu.

Theo nhận định chung của AFP, các động thái này của Úc và Mỹ là nhằm tìm cách ngăn cản các sáng kiến của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng 4/2022, quần đảo Salomon đã ký kết một thỏa thuận an ninh với Bắc Kinh khiến Washington và các đồng minh lo lắng.

Thời gian gần đây, Trung Quốc và Úc đua nhau ve vãn các nước Nam Thái Bình Dương. Tân thủ tướng Úc ngay khi vừa nhậm chức hồi cuối tháng 5/2022, Penny Wong đã đến thăm Nhật Bản, quần đảo Fidji, Samoa và New Zealand.

Cùng lúc ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thực hiện một vòng công du trong khu vực để xúc tiến một dự án thỏa thuận rộng lớn về an ninh và kinh tế khu vực do Bắc Kinh đề xướng, nhưng đã bị đại diện 10 nước Nam Thái Bình Dương bác bỏ ngày 30/05/2022.

Minh Anh

Published in Châu Á

Mỹ với cách tiếp cận mới chủ động trong quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã có cuộc họp để củng cố mối quan hệ trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự trong khu vực (1).

indo1

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley (giữa) duyệt đội danh dự ở Jakarta, Indonesia hôm 24/7/2022 – AFP

Đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết cuộc họp của các nhà lãnh đạo quân sự trong ba ngày tại Sydney tập trung vào "toàn bộ tình hình với sự trỗi dậy của Trung Quốc, một khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở", đảm bảo một vùng Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương hòa bình và ổn định (2).

Các nhà lãnh đạo quân sự từ 26 quốc gia đang tham dự hội nghị, hầu hết là những người đứng đầu lĩnh vực quốc phòng. Trung Quốc được mời nhưng nói rằng không thể tham dự.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tăng cường đối phó với Trung Quốc

Trong cuộc họp báo ngày 27/7, Tướng Milley cho biết các lãnh đạo quốc phòng đã thảo luận về các cuộc tập trận quân sự và cách họ có thể hợp tác nhiều hơn, làm cho quân đội của họ có khả năng tương tác tốt hơn, bao gồm cả các công nghệ tiên tiến.

Tướng Milley cho rằng, việc Trung Quốc ngăn cản máy bay của đồng minh và đối tác trong không phận quốc tế ở khu vực Thái Bình Dương đã tăng lên "gấp nhiều lần" trong năm năm qua. Ông gọi hành vi của Bắc Kinh là "đối đầu hơn nhiều" so với 5-15 năm trước.

Ông nhấn mạnh hoạt động của Trung Quốc "dường như ngụ ý rằng họ muốn bắt nạt hoặc thống trị, trái ngược với việc có một khu vực Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (3).

Mỹ cáo buộc Trung Quốc gia tăng "khiêu khích" chống lại các bên tranh chấp ở Biển Đông và cho rằng "hành vi gây hấn và vô trách nhiệm" của Bắc Kinh có thể dẫn đến khả năng xảy ra một sự cố hoặc tai nạn lớn.

Phát biểu tại hội thảo Biển Đông thường niên do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington hôm 26/7, bà Jung Pak, Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có "xu hướng rõ ràng và gia tăng trong các hành động khiêu khích của Trung Quốc chống lại các bên tranh chấp ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trong khu vực" (4).

Theo ông Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mối đe dọa lớn nhất về an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "đến từ Trung Quốc" : "Trong những năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực, nhất là để khẳng định quyền kiểm soát đối với vùng biển ngoại biên và để phá hoại những yếu tố chủ chốt của trật tự dựa trên luật lệ. Chúng ta đã chứng kiến Bắc Kinh kết hợp sức mạnh quân sự ngày càng tăng với sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn". (5)

Tiến sĩ Ratner chỉ ra những sự cố liên quan đến Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên Biển Đông nhằm chặn tàu chiến, máy bay của Mỹ và của các đồng minh hoạt động trong khu vực. Đối với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, Bắc Kinh tiếp tục có những hành động "cưỡng ép" như đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế hồi tháng 5/2022, triển khai hàng chục máy bay quân sự vào không phận của Malaysia, phun vòi rồng để chặn tàu tiếp tế của Philippines lên đường đến bãi Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây) năm 2021.

Theo Tiến sĩ Ratner, Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu gia tăng sự hung hăng khoảng 5 năm trước (tức từ năm 2017), và đó không phải là sự cố riêng lẻ hay hành động cố tình của một phi công nào đó mà là xu hướng, chính sách rõ ràng của Bắc Kinh. Ông Ratner cảnh báo và lên án hành động của Bắc Kinh là "hung hăng, vô trách nhiệm" và là "mối đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định khu vực". (6)

Mỹ không muốn đối đầu

Ông Ratner cho biết, những hành động của Trung Quốc cho thấy nước này muốn xây dựng một trật tự theo ý họ là "cái lý trong tay kẻ mạnh" và "dùng bạo lực giải quyết tranh chấp". Do đó, Bộ Quốc phòng cũng như trong toàn bộ chính quyền Mỹ đều ý thức về thách thức này với sự khẩn trương cao độ : "Chúng ta cần phải thể hiện ý chí và năng lực để làm chùn bước sự hung hăng của Trung Quốc một cách đáng tin cậy".

Tuy nhiên, ông cũng nói rõ rằng Washington "không muốn đối đầu hay xung đột với Trung Quốc" mà ưu tiên trước hết của Mỹ là "duy trì trật tự, hòa bình của khu vực" nhưng "sẽ sẵn sàng chiến thắng nếu xung đột xảy ra".

Ely Ratner thừa nhận các nước nhỏ trong khu vực mặc dù lo ngại về sự ức hiếp của Bắc Kinh hay trật tự khu vực do Bắc Kinh thiết lập, nhưng "không nước nào muốn xung đột hay đối đầu với Trung Quốc hay muốn hy sinh mối quan hệ với Trung Quốc, do mối quan hệ kinh tế, văn hóa và lịch sử chặt chẽ". Điều này khác cơ bản với Châu Âu, nơi các nước đoàn kết đối đầu sự hung hăng của Nga trong một cấu trúc quân sự chung là NATO.

Ông Ratner cho rằng Washington không tìm cách xây dựng một liên minh chống Trung Quốc như mô hình NATO : "Mỹ không yêu cầu các nước phải chọn phe. Mỹ tôn trọng quan hệ của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực với Bắc Kinh. Mỹ chỉ muốn làm việc với họ để nâng cao khả năng tự bảo vệ lợi ích và cùng nhau xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực".

22222222222222222222

Tàu chiến của Hải quân Mỹ USS Benfold trong một cuộc tập trận ở vùng biển Philippines năm 2018. Reuters

Quân sự chủ động

Để làm điều này, ông Ratner nói rằng "củng cố năng lực phòng vệ của các nước ở Biển Đông có tầm quan trọng trước hết đối với Bộ Quốc phòng Mỹ" và Lầu Năm Góc đang ngày càng chủ động tìm kiếm các cách làm để thực hiện mục tiêu này.

Rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột ở Ukraine, Mỹ không nhất thiết phải xây dựng lực lượng ngang bằng với đối thủ vì "những nước nhỏ vẫn có thể qua mặt những kẻ xâm lược lớn hơn thông qua đầu tư thông minh vào công nghệ phòng vệ, vũ khí chống máy bay và các năng lực chống tiếp cận khác".

Ông Ratner chỉ ra rằng các nước trong khu vực không có năng lực Nhận dạng vùng biển (MDA) sẽ phải đi tuần tra vùng biển và vùng trời của họ "giống như xe cảnh sát đi tuần trong khu phố".

Washington cũng muốn xây dựng sự hiện diện chiến đấu chủ động đáng tin cậy trong khu vực, bao gồm tìm kiếm khu vực tiếp cận mới và cách thức hoạt động mới, trong đó xem khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là "đấu trường hoạt động chính của Mỹ".

Ông Ely Ratner cho biết Mỹ đã tăng cường mức độ phức tạp, quy mô và thời gian của các cuộc tập trận chung của Mỹ với các đối tác trong khu vực, dẫn chứng cuộc tập trận thường niên Balikatan (tức Vai kề Vai) với Philippines và tập trận RIMPAC với 26 nước trong năm 2022 đều được thực hiện với quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hàng nghìn quân tham gia. Cuộc tập trận Garuda với Indonesia vào tháng tới sẽ là lần đầu tiên có thêm nhiều nước tham gia như Anh, Australia, Nhật Bản, Canada, Malaysia và Singapore. Ông Ratner cho rằng : "Ngoài việc Mỹ củng cố vị trí trong khu vực, Mỹ cam kết sẽ tiếp tục đi vào vùng trời, vùng biển của Biển Đông và bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép" (7).

Giúp đỡ đối tác

Một trong những ưu tiên của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc là "xây dựng các liên minh và mối quan hệ đối tác có năng lực trong khu vực". Ông Ratner cho biết, năm đồng minh có hiệp ước với Washington trong khu vực là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ausatralia và Philippines tiếp tục "nằm ở trung tâm cách tiếp cận của Mỹ".

Đối với Philippines, ông nhấn mạnh các hiệp định về lực lượng viếng thăm (VFA) và hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) làm nền tảng cho hợp tác quân sự giữa hai nước. Ely Ratner khẳng định : "Nếu xảy ra một cuộc tấn công vũ trang vào tàu hay máy bay của quân đội Philippines trên Biển Đông thì nó sẽ kích hoạt cam kết phòng vệ chung trong khuôn khổ Điều 4 của Hiệp ước phòng vệ tương hỗ (MDT)".

Ngoài các đồng minh có hiệp ước, ông Ely Ratner chỉ ra mối quan hệ "ngày càng mạnh mẽ" với các đối tác quan trọng khác trong khu vực như Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Đây cũng sẽ là cơ hội cho Việt Nam vừa có thể nhận sự giúp đỡ của các quốc gia khu vực này trong việc hiện đại hoá sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển, việc này cũng giúp cho Việt Nam có đủ sức mạnh để chống lại chiến thuật "vùng xám" của Trung Quốc trên Biển Đông. Như vậy, cũng sẽ là giúp cho Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Vấn đề là Việt Nam cần năng động và mạnh mẽ hơn trong các hợp tác với các quốc gia khu vực này, đặc biệt là Mỹ. Việc Việt Nam từ chối cho tàu sân bay của Mỹ USS Ronald Reagan ghé thăm cảng Đà Nẵng vừa qua là một sự kiện làm nhiều người thất vọng.

Nguyễn Huyền Vũ

Nguồn : RFA, 30/07/2022

Tham khảo :

1. https://news.defence.gov.au/media/media-releases/australia-and-united-states-military-leaders-reinforce-shared-commitment-free

2. https://www.smh.com.au/politics/federal/china-wants-to-bully-and-dominate-the-indo-pacific-top-us-general-20220727-p5b4z7.html

3. https://www.washingtonpost.com/politics/pacific-defense-chiefs-meet-against-backdrop-of-rising-china/2022/07/26/0730b910-0d58-11ed-88e8-c58dc3dbaee2_story.html

4. https://www.csis.org/events/twelfth-annual-south-china-sea-conference

5. https://www.csis.org/events/twelfth-annual-south-china-sea-conference

6. https://www.csis.org/events/twelfth-annual-south-china-sea-conference

7. https://www.csis.org/events/twelfth-annual-south-china-sea-conference

Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Châu Âu lập chiến lược mới để gia tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thu Hằng, RFI, 08/10/2021

Chiến lược về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương được Ủy Ban Châu Âu giới thiệu ngày 16/09/2021 đã bị "chìm" trong dòng thời sự vì cùng ngày ba nước Úc, Anh, Mỹ thông báo liên minh quân sự AUKUS, kéo theo cuộc khủng hoảng tầu ngầm trầm trọng giữa Paris và Canberra.

eu1

Hiện diện quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh chụp từ tài liệu "Pháp và an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương" 2019, Bộ Quốc phòng Pháp.  RFI / Tiếng Việt

RFI tiếng Việt tóm lược "Chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu về hợp tác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Tại sao Liên Hiệp Châu Âu gia tăng cam kết chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ?

Phát biểu trong buổi giới thiệu, ông Josep Borrell, người đứng ngành ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh : "Trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về mặt địa-kinh tế cũng như địa-chính trị. Tương lai của Liên Hiệp Châu Âu và của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương liên quan chặt chẽ với nhau".

Thực vậy, theo bản chiến lược mới, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương chiếm đến 60% GDP của thế giới, 3/5 dân số toàn cầu và đóng góp 2/3 cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Bẩy thành viên của nhóm G20 tập trung ở khu vực này (Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, Nam Phi), ngoài ra phải kể đến ASEAN, một đối tác ngày càng quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu. Pháp, một nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, có nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại trong khu vực.

Liên Hiệp Châu Âu là nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác hợp tác phát triển chính trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời là một trong những đối tác thương mại lớn của khu vực này. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Âu chiếm hơn 70% thương mại hàng hóa và dịch vụ thế giới, cũng như hơn 60% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã trở thành địa hạt cho cạnh tranh địa-chính trị gay gắt, làm gia tăng căng thẳng trong thương mại và chuỗi cung ứng cũng như trong các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh. Vì vậy, Liên Hiệp Châu Âu quyết định tăng cường cam kết chiến lược với các đối tác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dựa trên nguyên tắc và về lâu dài.

Đối với bất kỳ mối quan hệ đối tác nào, Liên Hiệp Châu Âu khẳng định tiếp tục bảo vệ nhân quyền và dân chủ với mọi phương tiện trong tay (đối thoại và tham vấn chính trị, trừng phạt), đồng thời lồng ghép các cân nhắc về nhân quyền vào tất cả các các chính sách và chương trình của khối đối với các đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đâu là những yếu tố chính trong Chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ?

Điểm thứ 4 trong bản Chiến lược dài 20 trang dành đề cập đến việc thực hiện tầm nhìn của Liên Hiệp Châu Âu đối với khu vực, trong 7 lĩnh vực ưu tiên : thịnh vượng bền vững và toàn vẹn, chuyển đổi sinh thái, quản trị đại dương, quản trị và quan hệ đối tác kỹ thuật số, sự kết nối, quốc phòng an ninh, an toàn cho con người.

Theo thông cáo ngày 16/09 về bản Báo cáo Tình hình Liên Hiệp Châu Âu 2021 (State of The Union 2021), khối 27 nước muốn thông qua chiến lược này "đóng góp cho ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững trong khu vực, phù hợp với những quyền tắc về dân chủ, nhà nước pháp quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế".

Để thực hiện mục tiêu đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Liên Hiệp Châu Âu muốn đúc kết các cuộc đàm phán thương mại (với Úc, New Zealand, Indonesia) hoặc nối lại các cuộc đàm phán thương mại, quan hệ đối tác và hợp tác với nhiều nước trong vùng, qua đó có thể xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững hơn và linh hoạt hơn.

Mục tiêu phát triển bền vững được thể hiện qua kế hoạch ký kết các liên minh và đối tác xanh với những đối tác mong muốn chống biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Ngoài ra, Liên Hiệp Châu Âu cũng muốn tăng cường hỗ trợ quản trị đại dương trong khu vực, đặc biệt trong hệ thống quản lý và kiểm soát nghề cá của các nước, chống đánh bắt bất hợp pháp, thực hiện các thỏa thuận đối tác trong lĩnh vực đánh bắt bền vững.

Vấn đề đóng góp cho sự ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được thể hiện qua việc nghiên cứu các phương tiện cho phép tăng cường triển khai hải quân của các nước thành viên nhằm bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải và tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường năng lực của các đối tác trong khu vực để đảm bảo an toàn hàng hải, chống hải tặc…

Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ hệ thống chăm sóc y tế và chuẩn bị đối phó với đại dịch của các nước chậm phát triển hơn ở trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua chương trình nghiên cứu Horizon Europe (Chân trời Châu Âu). Đây là chương trình hợp tác về nghiên cứu và sáng tạo, được dự trù phối hợp với một số đối tác có chung giá trị với Liên Âu như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Singapore.

Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí như nào trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu ?

Trong mục 3 về Quan hệ đối tác và Hợp tác của bản chiến lược, Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng ASEAN có vị trí trung tâm. Từ hơn 40 năm qua, hai khối đã thiết lập mối quan hệ đối tác năng động và đa dạng, trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường, khí hậu, văn hóa xã hội, an ninh và kết nối.

Trong lĩnh vực quản trị và quan hệ đối tác kỹ thuật số, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong những năm tới bằng cách hỗ trợ kế hoạch chỉ đạo kỹ thuật số 2025 của khu vực này. Bruxelles cũng dự định đề xuất một cách tiếp cận EU-ASEAN về kết nối công nghệ số và khoa học, nghiên cứu, công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực đổi mới.

Bruxelles khẳng định "ủng hộ ASEAN thiết lập một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có hiệu quả, cụ thể và mang tính ràng buộc pháp lý và không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba". Hợp tác giữa hai khối còn tập trung vào hàng loạt vấn đề về an ninh, kể cả trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum, ARF).

Trên quy mô Ấn Độ-Thái Bình Dương, Liên Hiệp Châu Âu sẽ thúc đẩy một "cấu trúc an ninh khu vực mở và dựa trên luật pháp", bao gồm các tuyến giao thông hàng hải an toàn. Hải quân của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ tăng cường hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, gia tăng các cuộc tập trận song phương, đa phương và ghé thăm cảng các đối tác trong vùng để bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực và chống cướp biển.

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của của Liên Hiệp Châu Âu có nhắm đến việc chống Trung Quốc ?

Liên Hiệp Châu Âu khẳng định cách tiếp cận của khối đối với khu vực này là dựa trên hợp tác chứ không phải đối đầu. Cam kết mới của Bruxelles đối với khu vực liên quan đến tất cả các đối tác muốn hợp tác với khối. Liên Hiệp Châu Âu sẽ điều chỉnh sự hợp tác này theo các lĩnh vực cụ thể với các đối tác của khối.

Bên cạnh đó, Bruxelles sẽ tiếp tục quan hệ đa chiều với Trung Quốc, qua đối thoại song phương, để thúc đẩy giải pháp cho các thách thức chung, hợp tác trong các vấn đề cùng có lợi và khuyến khích Trung Quốc phát huy vai trò trong một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 08/10/2021

********************

Lãnh đạo các nước EU họp trù bị, tìm kiếm một vị thế trước Mỹ và Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 05/10/2021

Thứ Ba, ngày 05/10/2021, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp làm việc-ăn tối không chính thức tại thủ đô Slovenia, nước chủ tịch luân phiên, nhằm chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh bàn về việc tiếp nhận thêm các nước vùng Balkan.

eu2

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tham dự, qua vidéo-hội nghị, cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 01/10/2021 Reuters - Pool

Theo AFP, thượng đỉnh lần này còn bị phủ bóng một câu hỏi khác : Đâu là vị trí của Liên Hiệp Châu Âu trước hai siêu cường đối thủ Mỹ và Trung Quốc ? Trong thư mời họp tại Slovenia, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel kêu gọi "một cuộc thảo luận chiến lược về vai trò của Liên Âu trên trường quốc tế". Theo ông, "Liên Hiệp Châu Âu phải trở nên năng động hơn và hiệu quả hơn" khi nhắc lại những diễn biến tại Afghanistan, thông báo thành lập liên minh AUKUS giữa ba nước Anh – Mỹ – Úc gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao với Pháp, cũng như là "mối quan hệ với Trung Quốc".

Về phần mình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cuộc khủng hoảng tầu ngầm vừa qua còn là một "cơ hội" mà Liên Âu cần nắm bắt. Theo nguyên thủ Pháp, Liên Hiệp Châu Âu có thể giữ một vai trò chiến lược cùng với Mỹ tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương trong nhiều lĩnh vực : Thương mại, An ninh, Quốc phòng và Bảo vệ tự do lưu thông hàng hải.

Chủ nhân điện Elysée cam kết cung cấp thông tin với các nước thành viên về cuộc thảo luận giữa ông với tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 22/09/2021 vừa qua. Tuy nhiên, theo quan điểm của Reuters, chiến lược "tự chủ quốc phòng" mà Pháp đề xướng từ nhiều năm qua, vẫn khó thuyết phục nhiều nước Trung – Bắc Âu, vẫn muốn duy trì quan hệ đối tác quốc phòng với Washington.

Ngoài vấn đề này, AFP cho biết thêm là một số chủ đề có thể sẽ được đưa ra tranh luận như việc thành lập một lực lượng phản ứng nhanh huy động khoảng 5.000 binh sĩ của Liên Hiệp Châu Âu ; hồ sơ di dân ; mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương một khi Angela Merkel rời khỏi chính trường và nhất là "tình trạng tăng giá nhiên liệu" đang gây quan ngại cho nhiều nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Ba Lan. 

Minh Anh

Nguồn : RFI, 08/10/2021

Published in Diễn đàn

Pháp cần tìm kiếm ''các đồng minh mới'' tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

Quốc hội Đức chuẩn bị bầu thủ tướng mới thay bà Merkel, giới tài chính Châu Âu lo ngại khủng hoảng tại tập đoàn địa ốc số một Trung Quốc Evergrande hay tranh cử vòng một chọn ứng viên tổng thống trong đảng Xanh Pháp là chủ đề trang nhất của nhiều báo Pháp hôm nay. Tuy nhiên, ''khủng hoảng tầu ngầm Úc'' khiến quan hệ Pháp – Mỹ căng thẳng tiếp tục là chủ đề của hầu hết các báo, gần một tuần sau vụ Canberra bất ngờ hủy bản hợp đồng khổng lồ đã ký với Paris.

phap01

Hiện diện quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh chụp từ tài liệu "Pháp và an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương" 2019, Bộ quốc phòng Pháp. RFI / Tiếng Việt

Trang nhất La Croix chạy tựa "Ấn Độ - Thái Bình Dương : những đồng minh nào cho nước Pháp ?". Bị Hoa Kỳ và Úc "phản bội", nước Pháp trước hết tìm cách tập hợp các đồng minh Châu Âu. Để bảo vệ các lợi ích của mình tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, Paris không có cách nào khác hơn là phải "đa dạng hóa" các liên minh, là ghi nhận của La Croix. Câu hỏi mà La Croix đặt ra là : Liệu nước Pháp có thể "biến cuộc khủng hoảng thành vấn đề của Châu Âu hay không ?".

Cho đến tối hôm qua, sự im lặng kỳ lạ của nhiều thành viên Liên Âu dường như cho thấy "phần lớn các nước có một cách tiếp cận khác" về quan hệ giữa Pháp với Mỹ và Úc. Sau vụ Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan, vụ khủng hoảng tầu ngầm "một lần nữa cho thấy cách hành xử đơn phương của chính quyền Biden". Tuy nhiên, khủng hoảng này không khiến đông đảo các nước Châu Âu đặt ra vấn đề phải xem xét lại bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Châu Âu, cho dù bảo đảm này trên thực tế đã suy giảm.

Đối với nước Pháp, khủng hoảng không dừng lại ở vụ hợp đồng tàu ngầm bị hủy bỏ đơn phương. Điều nước Pháp cần phải làm, theo quan sát của La Croix, là chỉ ra ""sự không nhất quán" trong chính sách của Hoa Kỳ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong thời gian Pháp đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu nửa đầu năm 2022, tổng thống Emmanuel Macron cũng sẽ phải đảm nhiệm một sứ mạng khó khăn là tạo một động lực mới trong cộng đồng 27 quốc gia thành viên, nhằm hướng đến xây dựng "một nền quốc phòng Châu Âu", "sự tự trị về chiến lược". Sứ mạng này khó khăn, vì cách hiểu của nước Pháp về sự tự trị về chiến lược này không giống với Đức, và nhiều nước Châu Âu khác.

"Tìm kiếm tự trị chiến lược" : Sứ mạng khó khăn

Theo bộ trưởng quốc phòng Đức, Annegret Kramp-Karrenbauer ("AKK"), Berlin và nhiu nước khác thiên v victăng cường "kh năng hành động" quy mô Châu Âu. Chuyên gia Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc ti Paris ca Vin tư vn German Marshall Fund of the United States, ghi nhận quan điểm của Pháp về "tự trị chiến lược" thiên về chỗ đối lập với chính sách của Mỹ. Vấn đề này chắc chắn cần được bàn thảo kỹ lưỡng trong nội bộ các thành viên Liên Âu.

Một câu hỏi quan trọng mà La Croix đặt ra là Pháp có khả năng tìm được các phương tiện để hành động đối mặt với Mỹ hay không ? Theo La Croix, Paris sẽ phải thúc đẩy một "khái niệm chiến lược mới" liên quan đến NATO, tại thượng đỉnh của khối ở Madrid vào năm tới, hai năm sau khi tổng thống Macron đưa ra nhận định NATO đang "tình trạng chết não". Pháp muốn NATO có lợi hơn cho Liên Âu, trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung gia tăng, và chức năng của khối NATO đang trong quá trình được xác định lại.

Mỹ : Vừa khẳng định vị thế lãnh đạo, vừa tiếp tục xác định vai trò của EU

La Croix lưu ý Hoa Kỳ cũng đang trong tiến trình xác định rõ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, với tầm nhắm Trung Quốc, trong đó mong muốn của Mỹ về vai trò của Liên Âu can dự nhiều hơn tại khu vực này hay không cũng chưa được xác định rõ. Chuyên gia François Heisbourg, cố vấn đặc biệt tại Quỹ Fondation pour la recherche stratégique, nhấn mạnh đến việc phân vai, phân nhiệm giữa Washington và Bruxelles đang trong quá trình xem xét lại. Chuyên gia Dominique David, cố vấn của chủ tịch Viện IFRI (Institut français des relations internationales), tổng biên tập tạp chí Politique étrangère, giải thích : Vụ "khủng hoảng tầu ngầm Úc" là một dấu hiệu phản ánh một thực tế là Mỹ đã "tái khẳng định vai trò lãnh đạo" tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trước đó, chính quyền Biden "đã thành công" trong việc áp đặt được quan điểm trong bản thông cáo chung của khối NATO, hồi tháng 6/2021, theo đó Trung Quốc đang đặt ra "các thách thức hệ thống".

Nước Pháp có thể có được một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mà không cần Hoa Kỳ hay không ? Đây là một câu hỏi đáng chú ý khác mà La Croix đặt ra. Theo chuyên gia Antoine Bondaz, Fondation pour la recherche stratégique (FRS), Paris không thể theo đuổi một chiến lược tại khu vực này mà không có Hoa Kỳ, cũng như Úc. Nhưng mặt khác, Pháp cũng không phải là đồng minh hàng đầu của nhiều nước trong khu vực như Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, do các quốc gia nói trên phải đương đầu trực tiếp với đe dọa Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà nước Pháp có thể làm là tăng cường quan hệ với một số quốc gia như Hàn Quốc và Indonesia, vốn không nằm trong tuyến đầu của thế đối kháng với Trung Quốc.

Bất đồng trung tâm : Mục tiêu của NATO

Căng thẳng Mỹ - Pháp tại Liên Hiệp Quốc cũng là một chủ đề chính của Le Monde. Sau khi Paris triệu hồi đại sứ, việc nối lại quan hệ giữa Paris và Washington tỏ ra không dễ dàng. Trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, ngoại trưởng Pháp đã dùng những lời lẽ hết sức cứng rắn để lên án thái độ của nước Mỹ, khi so sánh tổng thống Joe Biden như Donald Trump, chỉ có điều không có những dòng Tweet ngang ngược. Trên Đài France 2, ngoại trưởng Pháp dành cho chính quyền Mỹ những lời lẽ thậm tệ : "dối trá", "lừa đảo", "mất niềm tin", "khinh thường"…, "mọi sự hoàn toàn không ổn trong quan hệ song phương". Theo một nhà ngoại giao, cuộc khủng hoảng "hứa hẹn sẽ sâu sắc và kéo dài", cho dù phía Pháp biết được rằng chính quyền Mỹ hiểu được nỗi giận dữ của Paris.

Tương tự như La Croix, Le Monde nhấn mạnh là bất đồng giữa Pháp và Đức với Mỹ về khả năng khối NATO tham gia vào chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương là một trong những đầu mối của vấn đề. Washington và Luân Đôn muốn NATO can dự nhiều hơn theo hướng này, nhưng Paris và Berlin phản đối. Cũng Le Monde cho biết, cho đến nay, chính quyền Úc hoàn toàn không tỏ ra hối hận về cuộc khủng hoảng này, bất chấp việc Pháp giận dữ.

Về khủng hoảng Pháp với Mỹ - Úc và Anh, nhật báo Les Echos chú ý đến việc ba quốc gia thuộc liên minh AUKUS vừa thành lập có xu hướng tìm cách hòa dịu với Pháp và bài "Thỏa thuận thương mại Liên Âu – Úc bị đặt thành vấn đề". Le Figaro có nhiều bài viết : "Vụ khủng hoảng tầu ngầm với Mỹ, sự thờ ơ đáng ngại của Liên Âu" và "Vụ chấm dứt hợp đồng thế kỷ tầu ngầm có nguy cơ làm sụt giảm vị thế chiến lược của nước Pháp" (của cựu nghị sĩ Châu Âu Danjean Arnaud).

Các mạng lưới toàn cầu của Bắc Kinh : Báo cáo của Inserm

Các mạng lưới ảnh hưởng đang mở rộng khắp thế giới của Trung Quốc, theo một nghiên cứu công phu của Viện chiến lược quân sự Pháp IRSEM, là một hồ sơ đáng chú ý trên La Croix. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mà trải rộng khắp thế giới là điều mà cuộc điều tra 600 trang công bố hôm 20/09 cho thấy. Theo bản báo cáo của IRSEM, kết quả của hai năm điều tra, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là vượt qua Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số một thế giới, áp đặt mô hình của Trung Quốc lên toàn bộ phần còn lại của thế giới.

Cuộc điều tra mang lại một cái nhìn toàn cảnh khá đầy đủ về các loại hình hoạt động của Trung Quốc, nhằm gia tăng ảnh hưởng, từ ngoại giao công khai cho đến "các hoạt động ngầm" nhằm thao túng công luận toàn cầu, như đội quân tuyên truyền trên các mạng xã hội, với sự tham gia của khoảng 2 triệu người Trung Quốc, được trả lương để làm việc này. Tất cả các hoạt động đó đều do Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ huy, chỉ đạo. Các quốc gia và vùng lãnh thổ chính nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh là Canada, Thụy Điển, Úc, nhiều nước Châu Phi và đặc biệt mà Đài Loan. Báo cáo kết luận, cho dù các hoạt động này của Trung Quốc mang lại "một số thành quả về mặt chiến thuật", nhưng nhìn chung chế độ Tập Cận Bình "thất bại về mặt chiến lược" với một hình ảnh không được lòng dân chúng ở khắp nơi trên thế giới.

Di sản Merkel

Di sản Merkel là hồ sơ chính của Libération hôm nay. Ngày Chủ nhật tới Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu bầu thủ tướng mới, thay thế bà Merkel, cầm quyền liên tục 16 năm. Xã luận Libération với tựa đề "Tuổi thọ dài lâu" nhấn mạnh đến tính chất đặc thù của nền chính trị Đức, với các lãnh đạo cầm quyền dài lâu, điều gần như không tồn tại trong thế giới các quốc gia dân chủ. Trước thủ tướng Merkel là Helmuz Kohl, lãnh đạo nước Đức cũng 16 năm, và Konrad Adnauer, 14 năm.

Libération nhận định, với ngôn ngữ ít nhiều hài hước, "nói đến nước Đức không thể không nói đến Merkel, tương tự như dãy núi Wetterstein", hay mạng giao thông "Autobahn" (hệ thống xa lộ liên bang). Thành công của thời kỳ nắm quyền của Merkel là nước Đức chưa bao giờ giàu như vậy, không có quốc gia công nghiệp nào duy trì được tăng trưởng cao như Đức. Nhưng nước Đức của Merkel cũng chưa đầy những nhược điểm, như chậm trễ tiến hành các thay đổi, phản ứng với các khủng hoảng sau khi đã bùng phát, hay hậu thuẫn cho các doanh nghiệp ô nhiễm. Theo Libération, nước Đức đứng trước nhiều giới hạn như : khí hậu, kỹ thuật số, giao thông công cộng, hay chuyển đổi năng lượng.

Libération khép lại bài xã luận như một lời chúc : nếu thành công trong việc vượt qua được những điểm tụt hậu của Đức mà thủ tướng mãn nhiệm Merkel để lại, vị thủ tướng kế nhiệm rất có thể vượt qua thời gian nằm quyền kỉ lục 16 năm của bà.

"Merkel đã để lại một nước Đức nào ?" là hồ sơ chính của Le Monde. Cũng trong số báo này, Libération có bài "Chính sách khí hậu thiếu tham vọng của Merkel".

Putin tiếp tục kiểm soát Duma nhờ gian lận và triệt hạ đối lập

Về thời sự quốc tế, cuộc bầu cử Hạ Viện Nga cũng được nhiều báo Pháp chú ý. La Croix có bài "Tại Nga, chiến thắng của chính quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ". Với gần một nửa số phiếu bầu, sau cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật, đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin tiếp tục kiểm soát Viện Duma (Hạ Viện).

Theo các thăm dò dư luận, đảng của Putin chỉ còn được sự ủng hộ của khoảng 30% cử tri Nga. Để giành thắng lợi, chính quyền buộc phải tiến hành hàng loạt hành động gian lận phiếu bầu, cũng như bịt miệng đối lập. "Hạ Viện Nga dưới sự kiểm soát của Kremlin" là nhận định của Le Figaro. Le Monde chú ý đến việc Đảng cộng sản, đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử vừa qua, hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của chính quyền Putin.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ấn Độ - Thái Bình Dương : Pháp không có cùng nhịp chèo với Mỹ và Úc

Le Monde, trong bài viết đề tựa "xung đột quan hệ chưa từng có giữa Paris, Canberra và Washington", cho rằng Paris, và trong một chừng mực nào đó là Liên Hiệp Châu Âu, bị "lệch pha" với Washington trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.

andothaibinhduong1

Tàu ngầm tấn công hạt nhân sẽ giúp Australia có lợi thế trong việc kiềm chế Trung Quốc từ xa. Ảnh minh họa (VTC News)

Thông báo bất ngờ thành lập liên minh AUKUS (Úc – Anh – Mỹ) và tuyên bố ngưng "hợp đồng thế kỷ", mua 12 chiếc tầu ngầm của Pháp trị giá 56 tỷ euro, của thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Năm 16/9, chẳng khác gì như một trận động đất. Libération dẫn lời một nhà ngoại giao Pháp tại Úc xin ẩn danh, tinh tế bình phẩm "nếu xếp theo bậc thang Richter cho ngoại giao, thì đòn đấm mà Pháp vừa hứng lấy nằm ở mức cao nhất".

Ai cũng biết những ván cờ đàm phán đôi khi rất "thô bạo" nhưng với nước Pháp, "cái tát đau điếng" này đã vượt quá ngưỡng "có thể chấp nhận được" giữa các đồng minh và điều này có thể gây ra những tổn hại to lớn về niềm tin trong quan hệ giữa các nước. Le Figaro lưu ý, nếu như các cuộc đàm phán bí mật và các thỏa thuận bị cắt đứt trong các hợp đồng mua bán vũ khí không phải là ít, thì việc cố ý gây ra sự cố ngoại giao là hiếm có, vì chẳng ai được lợi gì.

Pháp : Bất đồng về văn hóa, hay ngây thơ về ngoại giao ?

Vì sao nên nỗi ? Marc Finaud, một nhà cựu ngoại giao tại tòa lãnh sự Sydney (2000-2004), trên La Croix nhìn nhận nước Pháp bị bất ngờ do có quá nhiều diễn biến địa chính trị xảy ra trong một thời gian rất ngắn. Ông nói : "Nước Mỹ, đang trong quá trình bắt tay làm việc để đổi mới học thuyết hạt nhân của họ, bất chợt nhận thấy có nhu cầu chấn chỉnh lại hình ảnh của mình sau những hỗn loạn tại Afghanistan. Nước Anh thì muốn đánh bóng lại hình ảnh đất nước qua chiến lược "Global Britain" thời kỳ hậu Brexit".

Nhưng đối với nhà sử học về quân sự, ông Romain Fathi, giáo sư trường đại học Flinders, được Libération trích dẫn, đó là do xung đột văn hóa. Nước Pháp thiếu tầm nhìn thực tiễn và có rắc rối trong giao tiếp. Phía Úc cần một quy trình, lịch trình rõ ràng cụ thể. Còn với Pháp, kết quả mới là điều đáng quan tâm, cho dù phương pháp có hơi lộn xộn.

Quan điểm này không được Natanael Bloch, chuyên gia về khủng hoảng giao tiếp, đồng chia sẻ. Theo ông, phía Úc đã thiếu sự minh bạch, khiến Pháp không đoán được có sự thay đổi trong lập trường. Nói một cách nôm na, như thừa nhận của một nguồn ngoại giao Pháp, khủng hoảng ngoại giao lần này là hệ quả của một cuộc đối thoại giữa hai người điếc, nhưng không ngờ là có thể đi đến một kết cục như thế !

Về điểm này, Le Monde có một cái nhìn sâu sắc hơn. Tuy không nói thẳng, nhưng nhật báo phần nào cho thấy cảm nhận về sự ngây thơ, tính thiếu chuyên nghiệp, thiếu nhạy bén của nền ngoại giao Pháp. Những tấm ảnh về thượng đỉnh G7 tại Cornouailles, Anh Quốc, hồi tháng 6/2021, thời điểm quan trọng cho các cuộc đàm phán bí mật giữa ba nước cho thấy một Boris Johnson hớn hở, bên cạnh đồng nhiệm Úc Scott Morrison gương mặt tươi cười cùng nhìn về phía Joe Biden, đã không làm cho Pháp dấy lên một chút nghi vấn ?

Để rồi ba tháng sau, Paris ngỡ ngàng hiểu ra rằng chủ đích thật sự của cuộc gặp đó là để chuẩn bị thay thế những chiếc tầu ngầm theo quy ước của Pháp bằng những chiếc tầu ngầm năng lượng hạt nhân của Mỹ.

Đối với Paris, "hợp đồng thế kỷ" này không chỉ đơn giản là một thương vụ mua bán vũ khí, mà còn mang ý nghĩa đối tác chiến lược trong dài hạn, có thể ví như là một hợp đồng "hôn phối dài 50 năm". Nước Úc cùng với Ấn Độ là hai cột trụ chính cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp. Thông báo hủy bỏ hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc đặt lại nghi vấn về chiến lược này của Paris.

Ấn Độ - Thái Bình Dương : Pháp và Mỹ không cùng nhịp

Nhưng ý đồ của Mỹ thúc đẩy Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO chống lại những tham vọng của Trung Quốc không phù hợp với những lợi ích của Châu Âu và nhất là điện Elysée. Le Monde nhắc lại, ngày 10/06/2021, tổng thống Emmanuel Macron, bên lề thượng đỉnh NATO, từng cho rằng "Trung Quốc không nằm trong vùng địa lý Đại Tây Dương". Theo Paris, "Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không là Hiệp ước Nam Thái Bình Dương".

Do vậy, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp ít mang tính đối đầu hơn so với chiến lược của Mỹ, nhằm dàn xếp các mối quan hệ với Trung Quốc. Đối với Châu Âu, đây cũng là cách để không bị rơi vào chiếc bẫy đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington. Nhưng "hướng đi thứ ba" này của Pháp đã bị Mỹ phản bác. Hơn nữa, trong nhãn quan của Washington, Liên Hiệp Châu Âu không là một tác nhân chính trị quan trọng, do khối này thiếu sự đoàn kết và không có thế mạnh.

Nhìn từ Châu Âu, việc ông Joe Biden không ngừng ca tụng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vững chắc, xúc tiến các cơ chế đa phương, tham vấn các đồng minh, các giá trị dân chủ và luật lệ quốc tế, chỉ là những lời lẽ hoa mỹ, mù mờ. Sự nhẹ nhõm có được sau thất bại của Donald Trump đã nhanh chóng tan biến. Tính chất thô bạo và phương pháp đơn phương hành động mà Nhà Trắng đang áp dụng đối với các đồng minh Châu Âu cho thấy rõ có một sự tiếp nối từ đời tổng thống này đến đời tổng thống khác.

Le Monde nhắc lại, kể từ khi ông Biden bước chân vào Nhà Trắng, nhiều hồ sơ quốc tế mà Mỹ tiến hành đã khiến Châu Âu hụt hẫng : Vụ đơn phương thông báo rút quân khỏi Afghanistan mà không tham khảo ý kiến đồng minh ; duy trì lệnh cấm công dân Châu Âu, dù đã được tiêm đủ hai liều, được nhập cảnh Mỹ và nhất là việc đặt nước Pháp trước sự đã rồi khi thông báo thành lập liên minh quân sự với Úc và Anh.

Giờ đây, trong sự ngỡ ngàng, Paris tố cáo các đồng minh là dối trá. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trên kênh truyền hình France 2, đã có những lời lẽ gay gắt chưa từng thấy, chỉ trích nước Úc là "lá mặt lá trái", "phá vỡ niềm tin", "khinh thường" và cho triệu hồi đại sứ hai nước Mỹ và Úc để tham khảo. Nhưng mỉa mai thay, "cơn phẫn nộ này của Pháp không làm cho Mỹ có chút động lòng" và "Mỹ vẫn khẳng định không đối xử tệ nước Pháp", Le Figaro chua chát ghi nhận.

Nước Pháp cô độc, cường quốc thứ yếu ?

Giới chuyên gia tại Pháp đều đồng tình rằng, trong cuộc khủng hoảng này, Pháp cần phải bày tỏ cơn phẫn nộ của mình. Tuy nhiên, bà Celia Belin, nhà nghiên cứu Viện Brookings tại Washington, lưu ý với Le Monde rằng Paris cũng "chẳng được lợi gì khi đối đầu công khai như đã từng làm hồi năm 2003 vào thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh Iraq". Trong dài hạn, "vụ việc này sẽ có những tác động, để thuyết phục Châu Âu rằng Hoa Kỳ yêu cầu các nước đồng minh phải toàn tâm đi theo Mỹ, nếu không sẽ bị đẩy ra ngoài. Đường hướng của Pháp, tự khẳng định mình như là một đồng minh tự chủ và khả tín, khó mà trụ được".

Liệu rằng các đồng minh có đi theo dưới trướng của Mỹ hay không ? Câu hỏi này hiện khó trả lời. Tuy nhiên, quyết định của Mỹ mang lại "cảm giác có những đồng minh hàng đầu và thứ cấp tùy theo điều được Mỹ cho là ưu tiên chính", theo như phân tích của hai chuyên gia Alexandra de Hoop Scheffer và Martin Quencez, thuộc tổ chức tư vấn Đức Quỹ Marshall (German Marshall Fund – GMF), được Le Figaro trích dẫn.

Thế nên, tờ La Croix mới đặt câu hỏi : Trong một thế giới một lần nữa bị phân hóa thành hai cực, đâu là vị trí của một nước Pháp đơn độc ? Jean-Philippe Grange, một nhà ngoại giao, chua chát ghi nhận : "Cho dù chúng ta có biết được ý định của Úc, chúng ta có thể đề nghị được gì để thay đổi diện mạo ? Chúng ta có thể thổi phồng sự việc, nhưng chúng ta không đấu boxe trong cùng một hạng với Mỹ".

Do vậy, ông Dominique Moisi, cố vấn đặc biệt của Viện Montaigne, trong bài viết đăng trên Les Echos, cho rằng Pháp nên rút tỉa các bài học qua vụ việc này. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Paris có thể xem như là một giải pháp thay thế để các nước Châu Mỹ Latinh hay Châu Á không phải chọn khối nào để theo.

Giờ đây, Châu Á trước mối đe dọa từ Trung Quốc còn các nước Đông – Trung Âu đối mặt với mối họa Nga, ai sẽ chọn Paris thay vì là Mỹ - quốc gia vẫn được cho là có đủ năng lực quân sự - tài chính để cung cấp một sự bảo vệ như những nước đó cần ?

Nước Pháp tồn tại trên bình diện địa chính trị, nhưng tự thân nước Pháp không có đủ trọng lượng. Liên Hiệp Châu Âu có thể có một vị thế nào đó, nhưng lại không tồn tại (hoặc rất ít) trên bình diện địa chính trị. Thế nên, ông Dominique Moisi tin rằng trước những thách thức này, Paris tốt hơn hết nên giữ vai người báo động. Đương nhiên, tổng thống Macron không phải là Thánh cũng không phải là Thần, nhưng ông có bổn phận kêu to mối quan ngại chính đáng của mình vào thời điểm cuộc đối đầu Mỹ - Trung đi vào một giai đoạn mới.

Một điều thấy rõ, trong cuộc khủng hoảng này, Paris đã không có được sự ủng hộ từ khối 27 nước thành viên. Đáng chú ý là sự im lặng từ phía Berlin. Dù nước Pháp muốn làm cho các nước khác tin rằng "vụ việc này không đơn thuần là một thương vụ song phương, mà còn là vấn đề chiến lược của Châu Âu", đồng thời đặt nghi vấn về "tính khả tín của đối tác Mỹ", nhưng cho đến hiện tại, Paris vẫn chưa nhận được một dấu hiệu tỏ tình liên đới nào.

Tóm lại, tướng De Gaulle đã từng nói : "Nhà nước thì không có bạn, họ chỉ có các lợi ích mà thôi !".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Liên Hiệp Châu Âu công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thu Hằng, RFI, 17/09/2021

Ngày 16/09/2021, chỉ vài giờ sau khi Mỹ, Úc và Anh thông báo liên minh ba bên AUKUS, Liên Hiệp Châu Âu cũng công bố chi tiết chiến lược riêng về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để xác định và tăng cường quan hệ với các nước trong vùng. Liên Âu khẳng định "không được thông tin", cũng như không được tham vấn về thỏa thuận giữa ba nước nói trên.

lienau1

Lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell phát biểu tại Nghị Viện Châu Âu ngày 14/09/2021.  AP - Julien Warnand

Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :

"Đối với Liên Hiệp Châu Âu, vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là 12.000 tỉ euro đầu tư hàng năm, có nghĩa là gấp đôi Hoa Kỳ, và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Liên Hiệp Châu Âu. Nói tóm lại, đó là khu vực của tương lai, theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel.

Còn người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell khẳng định trọng tâm thế giới giờ đã dịch chuyển về khu vực này. Đối với ông, liên minh mà Mỹ, Úc, Anh vừa công bố đến đúng lúc để chứng minh cho việc Liên Hiệp Châu Âu cần có một chiến lược độc lập ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ông nói : "Liên minh này chỉ càng nhấn mạnh thêm rằng vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương có vai trò rất quan trọng đối với an ninh của chúng ta, đối với năng lực kinh tế của chúng ta. Điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ về việc cần phải nâng cao hơn sự tự chủ chiến lược Châu Âu".

Chiến lược của Châu Âu dựa vào nhiều sáng kiến, trong đó đặc biệt có các hiệp định thương mại tự do với Úc, New Zealand và Indonesia, hay các thỏa thuận đối tác với Malaysia và Thái Lan. Ngoài ra còn có nhiều thỏa thuận đối tác về quản lý đại dương, về kỹ thuật số, chống biến đổi khí hậu, nghiên cứu hoặc về y tế, theo hướng giúp cho các nước Châu Âu hiện diện lâu dài trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Phát biểu sau buổi giới thiệu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell "lấy làm tiếc" vì Bruxelles không được thông báo trước về liên minh AUKUS. Theo ông, "một thỏa thuận quan trọng như vậy không phải là được chuẩn bị từ hôm trước, mà phải mất nhiều thời gian". Tuy nhiên, ông trấn an rằng "việc này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ".

Theo AFP, trong cuộc họp ngày 18/10 ở Luxembourg, 27 ngoại trưởng Liên Âu sẽ "phân tích tình hình và tác động của liên minh (AUKUS) này".

Thu Hằng

*******************

Trung Quốc cấm cửa tàu chiến Đức

Thanh Hà, RFI, 16/09/2021

Căng thẳng giữa Bắc Kinh với Berlin có nguy cơ bùng lên sau tiết lộ Trung Quốc từ chối cho tàu chiến của Đức ghé cảng Thượng Hải. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức hôm 15/09/2021 cho biết như trên. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không bình luận về thông tin này.

lienau2

Khu trục hạm Bayern của Hải Quân Đức sẽ tuần dương 6 tháng trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương

Họp báo tại Berlin, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức mà Maria Adebahr cho biết tàu khu trục Bayern đã rời cảng Wilhelmshaven hôm 02/08/2021, trực chỉ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ tự do an ninh hàng hải kéo dài trong sáu tháng. Berlin tăng cường hiện diện trong khu vực, đi qua Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia trong vùng. Tàu chiến của Đức yêu cầu được quá cảnh ở Thượng Hải, nhưng đã bị Bắc Kinh từ chối sau một thời gian "suy nghĩ".

Trước khi tàu của Đức khởi hành, bộ trưởng Quốc Phòng Annegret Kramp Karrenbauer đã nhấn mạnh đây là động thái nhằm "hỗ trợ các đồng minh" của Berlin trong mục đích bảo vệ tự do hàng hải, "bốn đối tác của Đức đang có mặt trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương. Thực tế cho thấy là trong tương lai vùng biển này sẽ không còn được mở rộng và an toàn, một số những đòi hỏi về chủ quyền muốn đặt mọi người trước chuyện đã rồi".

Tuy nhiên Berlin tránh nêu đích danh Trung Quốc và khẳng định việc điều tàu khu trục Bayern sang Ấn Độ-Thái Bình Dương "không nhắm vào một quốc gia nào". Đức luôn mở rộng các hải cảng đón tàu Trung Quốc nhằm "duy trì đối thoại".  

Trả lời báo chí sáng nay 16/09/2021 khi được hỏi về sự cố ngoại giao lần này với Đức, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã đưa ra những phát biểu chung chung kêu gọi các quốc gia ngoài khu vực đóng một "vai trò xây dựng và tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan nhằm duy trì ổn định và hòa bình". Riêng bộ Quốc Phòng Trung Quốc từ chối bình luận về tin này với Reuters.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự "quay trở lại".

biendong1

Tàu sân bay CVN-76 USS Ronald Reagan - Ảnh minh họa 

Bình luận trên Asia Times ngày 29/7, Tiến sĩ Stephen Bryen, Cựu quan chức cấp cao của Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ và Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng Mỹ đang tiến hành "Đại thoái lui" ở Châu Á và Trung Đông, thể hiện qua việc Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược ở Guam về sâu trong lục địa năm 2020 ; triển khai tàu sân bay duy nhất ở Thái Bình Dương USS Ronald Reagan tới Biển Ả Rập để hỗ trợ rút quân ở Afghanistan tháng 6/2021, rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan tháng 9/2021 và chuẩn bị rút quân khỏi Iraq... Theo Tiến sĩ Bryen, năng lực phòng thủ tên lửa của Mỹ đối mặt nhiều thách thức khi đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc, đang phát triển nhanh các tên lửa hành trình. Trong khi đó, đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2022 của Chính quyền Biden chưa tương xứng với các thách thứcHải quân chỉ thêm một tàu khu trục tên lửa mới lớp Arleigh Burke, nhiều máy bay cũ bị loại bỏ và ngân sách cho lục quân thấp hơn các binh chủng khác… Các luận điểm trên phác họa một bức tranh khu vực khá ảm đạm.

Liệu Mỹ lùi bước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ?

Khó hình dung một kịch bản Mỹ thoái lui ở khu vực này, bởi một số nguyên nhân :

Thứ nhất, lợi ích của Mỹ gắn bó mật thiết với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cựu Tổng thống Barack Obama (tháng 11/2011) [1] và cựu Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017) [2] từng tuyên bố Mỹ là "công dân" ở mái nhà chung Thái Bình Dương. Gần nhất, tại Thượng đỉnh Quad tháng 3/2021, Tổng thống Biden tuyên bố một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở rất quan trọng với tương lai của các nước [3] . Ngoài ra, Chiến lược "Thúc đẩy ưu thế trên biển" của Hải quân Mỹ tháng 12/2020 khẳng định rõ Mỹ "là quốc gia biển ; môi trường an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc vào biển" [4] .

Thứ hai, Mỹ không thể thoái lui khỏi "địa bàn" có đối thủ lớn nhất là Trung Quốc. Chính quyền Biden nhanh chóng hình thành mặt trận chung để đối phó Trung Quốc, thay vì chủ nghĩa đơn phương như Trump. Tổng thống Biden khẳng định : "Đồng minh là tài sản lớn nhất của Mỹ" [5] , tăng cường hợp tác Nhật Bản, Anh, "thể chế hóa" nhóm Quad… Một điều khá trùng hợp khi tàu sân bay Mỹ vắng mặt, Anh đã "lấp chỗ trống" bằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth với sự hỗ trợ của lực lượng thủy quân lục chiến và 10 tiêm kích F-35B Mỹ trong hành trình nhiều tháng ở khu vực [6] . Để tăng ưu thế cạnh tranh với Trung Quốc, "Hướng dẫn an ninh quốc gia tạm thời" tháng 3/2021 của Mỹ nhấn mạnh sẽ đầu tư vào các công nghệ và năng lực tối tân như phát triển các loại tên lửa siêu thanh, máy bay tàng hình F-35 thế hệ mới, công nghệ vi điện tử, trí tuệ nhân tạo [7] .

Thứ ba, Mỹ tăng cường ngân sách, nâng cao năng lực cho các lực lượng ở khu vực. Đề xuất ngân sách Quốc phòng năm tài khóa 2022 là 715 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2021 [8] . Năm 2022, Chính quyền Biden dành 5,1 tỷ USD cho "Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương", gấp đôi so với năm 2021. Phần lớn trong ngân sách này, 4,9 tỷ USD, được dùng để tăng cường năng lực sát thương, xây dựng và bố trí lực lượng [9] . Mỹ hiện tập trung vào lực lượng hải quân và không quân. Ngân sách lục quân năm 2022 bị cắt giảm trong khi ngân sách hải quân là 207 tỷ USD, tăng 4,6 tỷ USD và không quân là 204 tỷ USD, tăng 8,8 tỷ USD [10] . Xét tổng thể, một cuộc chiến nếu có ở khu vực sẽ định đoạt trên mặt biển và bầu trời.

Một điểm cần lưu ý, Tiến sĩ Bryen đặt vấn đề tại sao Mỹ triển khai tàu sân bay duy nhất ở Thái Bình Dương tới Biển Ả Rập để hỗ trợ rút quân ở Afghanistan. Thực tế, sức ép về nguồn lực luôn tồn tại, kể cả với một siêu cường toàn cầu. Tàu sân bay Mỹ vắng bóng trên các vùng biển bởi các tàu USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt hay USS Harry S. Trumanđang bảo dưỡng định kỳ.Tháng 6/2021, tàu sân bay USS Ronald Reagan được điều động tới Hạm đội 5 với nhiệm vụ "hỗ trợ không lực, bảo vệ Mỹ và lực lượng liên quân rút khỏi Afghanistan" [11] . Đây là sự bổ sung cần thiết khi tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower phải trở về Virginia bảo dưỡng. Việc thiếu vắng tàu sân bay ở khu vực, không có nghĩa Mỹ giảm cam kết. Hạm đội 7 hiện là hạm đội tiền tiêu lớn nhất của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Gần đây, Mỹ tăng cường tàu khu trục tên lửa USS Benfold cho Hạm đội 7, con tàu nhiều lần đoạt giải Battle E về tính hiệu quả trong thực chiến.

Hải quân Trung Quốc có phải mối đe dọa với Mỹ ?

Từ khi bắt đầu hiện đại hóa hải quân vào thập niên 1990, Trung Quốc đã đạt bước tiến lớn trong xây dựng hạm đội. Văn phòng tình báo hải quân Mỹ cho biết tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc sở hữu 360 chiến hạm, nhiều hơn Mỹ (296 chiếc) và dự kiến có hạm đội 400 tàu vào năm 2025. Hiện tại, Trung Quốc là nước sở hữu hạm đội hải quân lớn nhất thế giới. Theo "Báo cáo Quốc hội Mỹ về hiện đại hóa hải quân Trung Quốc" tháng 8/2021, trong giai đoạn 2005-2020, số lượng tàu Trung Quốc tăng 117 chiếc so với Mỹ chỉ bổ sung 5 chiếc [12] .

Bảng 1 : So sánh một số loại tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc từ năm 2005 - 2020

biendong2

Nguồn : Báo cáo Quốc hội Mỹ về hiện đại hóa hải quân Trung Quốc tháng 8/2021

Trong bài bình luận, Tiến sĩ Bryen lo ngại chính quyền Biden duy trì số lượng tàu chiến 296 chiếc, thấp hơn mục tiêu 316 chiếc vào năm 2026 dưới thời Trump. Không thể phủ nhận Trung Quốc sở hữu một hạm đội lớn, nhưng chất lượng, thay vì số lượng, là yếu tố quyết định. Bảng trên cho thấy trong số 117 tàu, ngoài 17 tàu tấn công đổ bộ, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các tàu làm nhiệm vụ hộ tống, tác chiến ven bờ như 11 tàu khu trục, 35 tàu tuần tra biển40 tàu hộ tống. Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong các loại tàu chiến lược, trọng tải lớn, khí tài hiện đại với năng lực tác chiến biển xa. Hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ gồm 50 chiếc, trong khi Trung Quốc chỉ sở hữu 7 chiếc loại này trong hạm đội 62 chiếc [13]. Mỹ hiện sở hữu 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân, trong khi Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân và đang đóng chiếc thứ ba nhưng không tàu nào chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chưa kể đến, hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về năng lực triển khai, kinh nghiệm thực chiến, khí tài các tàu chiến mặt nước, công nghệ… so với Trung Quốc.

"Gam màu sáng" của bức tranh khu vực

Ở góc độ khác, cuộc "Đại thoái lui" theo quan điểm của Tiến sĩ Bryen càng thể hiện vai trò quan trọng của Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cần thiết để duy trì trật tự luật lệ, khi Trung Quốc hành xử quyết đoán. Chiến lược "Xoay trục", "Tái cân bằng" của Tổng thống Obama hay chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Tổng thống Trump chưa "hóa giải" được Trung Quốc. Tài liệu "Cách tiếp cận chiến lược của Mỹ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" tháng 5/2020 đã vạch ln ranh mới khi xác định Trung Quốc là mối đe dọa về kinh tế, an ninh, hệ giá trị Mỹ [14]. Mối quan hệ Mỹ - Trung hiện này là "cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, đối đầu khi bắt buộc" [15].

Trong 7 tháng qua, chính quyền Biden có nhiều bước đi tích cực ở khu vực. Về sức mạnh "mềm", Mỹ nhấn mạnh cách tiếp cận "ngoại giao là trung tâm", đề cao "luật lệ, giá trị dân chủ" và củng cố hệ thống "đồng minh, đối tác". Hàng loạt quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Mỹ đã tới khu vực : Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Nhật Bản và Hàn Quốc tháng 3/2021 ; Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman thăm Indonesia, Thái Lan và Campuchia tháng 5/2021 ; Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Ấn Độ và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm Singapore, Việt Nam, Philippines tháng 7/2021 ; Phó Tổng thống Kamala Harris thăm Singapore và Việt Nam trong tháng 8. Về sức mạnh "cứng", ngày 16/7/2021, "siêu tàu sân bay" lớp Gerald R Ford của Mỹ (đắt nhất trong lịch sử hải quân Mỹ với chi phí 13,3 tỷ USD) đã hoàn tất vụ nổ thử độ bền thứ 3 và sẵn sàng triển khai vào năm 2022 [16]. Tháng 8/2021, Hải quân Mỹ thông báo tàu USS Carl Vinson chính thức trở lại sau thời gian dài bảo dưỡng từ năm 2019, tàu sân bay đầu tiên có thể triển khai máy bay chiến đấu F-35C Lightning II và máy bay CMV-22 Osprey [17].

Mặc dù còn những băn khoăn về "sự trở lại" của Mỹ tại khu vực, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ tiếp tục quan tâm và hiện diện thực chất tại đây. Cách tiếp cận tiệm tiến, toàn diện, chú trọng các giá trị chung về pháp luật quốc tế, trật tự dựa trên luật lệ, hợp tác quốc tế… của Chính quyền Biden là những nội dung có thể đem lại nhiều hy vọng tích cực, thúc đẩy hợp tác khu vực trong thời gian tới.

Đinh Tuấn Anh (Viện Biển Đông)

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 30/08/2021

Chú thích :

[1]  https://www.theguardian.com/world/2011/nov/17/obama-asia-pacific-address-australia-parliament

[2] https://asean.usmission.gov/remarks-president-trump-apec-ceo-summit-da-nang-vietnam/

[3] https://www.whitehouse.gov/briefing-room/speeches-remarks/2021/03/12/remarks-by-president-biden-prime-minister-modi-of-india-prime-minister-morrison-of-australia-and-prime-minister-suga-of-japan-in-virtual-meeting-of-the-quad/

[4] https://media.defense.gov/2020/Dec/16/2002553074/-1/-1/0/TRISERVICESTRATEGY.PDF

[5] Tlđd

[6] https://news.usni.org/2021/04/29/blended-u-s-marine-u-k-royal-air-force-air-wing-aboard-hms-queen-elizabeth-will-be-largest-f-35-deployment-to-date

[7] https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2021/03/NSC-1v2.pdf

[8] https://www.defense.gov/Newsroom/Releases/Release/Article/2638711/the-department-of-defense-releases-the-presidents-fiscal-year-2022-defense-budg/

[9] https://www.defensenews.com/congress/2021/05/28/eyeing-china-biden-defense-budget-boosts-research-and-cuts-procurement/

[10] https://www.defensenews.com/congress/2021/05/28/eyeing-china-biden-defense-budget-boosts-research-and-cuts-procurement/

[11] https://www.navy.mil/DesktopModules/ArticleCS/Print.aspx ?PortalId=1&ModuleId=523&Article=2671632

[12] https://fas.org/sgp/crs/row/RL33153.pdf

[13] https://edition.cnn.com/2021/03/05/china/china-world-biggest-navy-intl-hnk-ml-dst/index.html

[14] https://gpa-mprod-mwp.s3.amazonaws.com/uploads/sites/23/2021/05/U.S.-Strategic-Approach-to-The-Peoples-Republic-of-China-Report-5.24v1.pdf

[15] https://www.state.gov/a-foreign-policy-for-the-american-people/

[16] https://seapowermagazine.org/after-3-full-ship-shock-trials-uss-gerald-r-ford-will-be-on-track-for-2024-delivery-navsea-says/

[17] https://www.navytimes.com/news/your-navy/2021/08/02/uss-carl-vinson-and-its-strike-group-deploy/

[18] https://www.military.com/daily-news/2021/08/02/navy-and-marine-exercise-span-17-time-zones-scale-last-seen-during-cold-war.html

Published in Diễn đàn

Tng thng M Joe Biden nhn mnh tm quan trng ca khu vc Châu Á-Thái Bình Dương vi Hoa K, đng thi khng đnh M là mt quc gia Thái Bình Dương và s giao tiếp cht ch vi khu vc, Tòa Bch c cho biết ngày 16/7.

biden1

Tng thng M Joe Biden

Phát biu ca ông Biden được đưa ra khi tham d trc tuyến cuc hp thượng đnh không chính thc ca Din đàn Hp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dưới s ch ta ca Th tướng New Zealand Jacinda Ardern.

Theo Tòa Bch c, Tng thng Biden hoan nghênh cơ hi giao tiếp trc tiếp vi các nhà lãnh đo APEC và lưu ý tm quan trng ca vic hp tác đa phương, đng thi nhc li cam kết ca ông v mt khu vc n Đ Dương- Thái Bình Dương t do và rng m.

Tòa Bch c cho biết thêm là Tng thng Biden đ ra nhng bin pháp chm dt đi dch và phác ha chiến lược vaccine toàn cu, mà qua đó M trao tng hơn na t liu vaccine an toàn và hiu nghim cho hơn 100 nước đang cn vaccine trên toàn thế gii, mt vài nước trong s này thuc các nn kinh tế APEC.

Ông Biden nói rõ là M trao tng ch không bán vaccine, và nhn mnh đến tm quan trng ca vic không kèm theo bt c điu kin chính tr hay kinh tế nào trong vic trao tng vaccine. Ông nói mc đích duy nht ca nước M là cu mng người.

Tng thng Biden cũng tho lun vi các nhà lãnh đo APEC v tm quan trng ca vic đu tư tt hơn vào an ninh y tế trên toàn thế gii và chun b đ thế gii có th sn sàng khi đi mt vi đi dch trong tương lai.

Vn theo Tòa Bch c, v vn đ phc hi kinh tế toàn cu, Tng thng Biden tái xác nhn M mong mun là mt đi tác mnh m, đáng tin cy đi vi nhng nn kinh tế APEC gia lúc Hoa K theo đui tăng trưởng bn vng và toàn din.

Dp này, ông Biden cũng bàn v các phương cách đy mnh sc mnh kinh tế khu vc và tăng cường giao tiếp kinh tế ca M trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương, bao gm mt loan báo mi đây v đi tác Xây Dng Li Mt Thế Gii Tt Đp Hơn mà qua đó s cung cp các h tng cơ s tiêu chun cao, thích hp vi khí hu và được tài tr minh bch, cho các nn kinh tế APEC cn được h tr.

Nguồn : VOA, 17/07/2021

Published in Quốc tế

Chiến lược, nhận thức và quan hệ đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương

Cleo Paskal, Phạm Đình Bá, VNTB, 10/04/2021

Trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

adtbd1

Tóm lược nghiên cứu quan điểm từ bảy quốc gia : Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tonga, Nhật Bản và Trung Quốc

Covid-19 và sự thúc đẩy chiến lược của Trung Quốc

Nghiên cứu thực địa cho bài này đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 2020, ngay khi các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, chính trị, xã hội và kinh tế của Covid-19 đang xảy ra. Mỗi quốc gia trong số sáu quốc gia kể từ đó đã đối phó với đại dịch theo cách riêng của họ (ví dụ Ấn Độ tiến hành phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng). Đồng thời, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình nghị sự chiến lược của mình. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh ở Hồng Kông, phát động các cuộc tập trận quân sự lớn được thiết kế công khai để huấn luyện cho một cuộc xâm lược Đài Loan, và tăng cường hoạt động, cả trên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc (gây tử vong) và ở Biển Đông.

Xem xét lại sự chia rẽ trong mỗi nước, tính bất ổn và phòng ngừa rủi ro

Hiệu quả tổng hợp của các phản ứng quốc gia đối với Covid-19 là sự thay đổi trong ba chủ đề – đó là chia rẽ trong nước, tính bất ổn và bảo hiểm rủi ro. Về mặt chia rẽ trong nước, các hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng mối quan tâm của cộng đồng công nghệ, quốc phòng, tình báo và an ninh. Những lo ngại đó đã góp phần tạo ra sự chắc chắn hơn về định vị đối với Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc giảm rủi ro bảo hiểm trong dự luận nội địa ở nhiều nước về các chính sách cần mềm dẻo với Trung Quốc. Tất cả các yếu tố đã có trước khi Covid-19 xuất hiện, nhưng vi rút và cách xử lý chống đại dịch đã đẩy nhanh quy mô thời gian và tạo ra môi trường chiến lược hiện đang kiên quyết hơn nhiều để đối phó với Trung Quốc.

Cụ thể, trong trường hợp chia rẽ trong nước, lập luận chính cho một chính sách hợp tác đối với Trung Quốc là kinh tế. Ví dụ, trong trường hợp của Mỹ, Pháp và Nhật Bản, vấn đề kinh tế là sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng. Ở Anh, đây là đầu tư lớn của Trung Quốc vào Thành phố Luân Đôn. Tại các khu vực của Châu Đại Dương, đây là vấn đề kinh tế từ du lịch đến từ Trung Quốc.

Đại dịch đã gây ra một ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng ở cả sáu quốc gia đến mức chi phí của một số chính sách ‘tách rời’ khỏi Trung Quốc có thể trông tương đối nhỏ so với khi so sánh với thiệt hại kinh tế từ đại dịch. Kết quả là, cách tiếp cận chính sách đối xử thận trọng hơn với Trung Quốc do các cộng đồng quốc phòng và chiến lược dẫn đầu đã đạt được sức thu hút và thuyết phục với công dân các nước. Các chính sách kinh tế khác đã được đưa ra mà không thể tưởng tượng được nếu không có đại dịch. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, tước bỏ địa vị kinh tế đặc biệt của Hồng Kông và hủy bỏ kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la của quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc.

Về tính bất ổn, sự gia tăng giận dữ của dân chúng đối với Trung Quốc về việc nước này xử lý vụ bùng phát Covid-19 và các hành động tiếp theo của nhà nước Trung Quốc đối ngoại đã khiến nước này trở nên kém khả thi về mặt chính trị ở sáu quốc gia (tất cả đều có các nền dân chủ). Dự luận không muốn ‘mềm mỏng’ với Trung Quốc. Điều này diễn ra gần đây ở Mỹ, với các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều cạnh tranh để được coi là đứng lên chống lại Trung Quốc. Vì vậy, yếu tố chi phối hình thành liên minh Ấn Độ – Thái Bình Dương có vẻ chắc chắn hơn.

Kết quả chung là các chính phủ ở sáu nước ít lo về phòng chống rủi ro trong vị trí của các chính phủ nầy về việc cân bằng bang giao của nước họ giữa Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia đang bị buộc phải chọn phe. Ngay cả nước Pháp thường không muốn chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang nói về việc rút lui khỏi Huawei, một vấn đề chung. (Tuy nhiên, Pháp vẫn đang cho phép Huawei xây dựng một nhà máy sản xuất ở miền đông nước Pháp.)

Thời đại của các đồng minh và đối tác

Khi các mối quan tâm về quốc phòng, an ninh và tình báo có được ủng hộ trong công dân các nước, đồng thời ít có tính bất ổn và ít lo nghĩ về bảo hiểm rủi ro về các chính sách không thân Trung Quốc, thế giới có khả năng bước vào một kỷ nguyên mới của các liên minh và quan hệ đối tác. Ví dụ, vào năm 2019, Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống viễn thông ở Anh bất chấp những lo ngại về an ninh và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với mối quan hệ của họ với Mỹ. Vào năm 2020, London đi ngược lại chính sách trước của chính họ. London đang đề xuất một liên minh D10 gồm các nền dân chủ – bảy thành viên các nước ở G7 cộng với Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc – để tạo ra một đối thủ cạnh tranh về 5G với Huawei.

Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên sau bầu cử với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống đắc cử Joe Biden khi đó đã bày tỏ mong muốn ‘củng cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ’ và đặc biệt đề cập đến việc ‘duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng’. Trọng tâm dự kiến nầy sẽ tiếp tục và sâu hơn.

Trên khắp sáu quốc gia, có mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác cùng chí hướng, mặc dù vẫn có mức độ lo ngại khác nhau về việc bị coi là ‘chống Trung Quốc’, ít nhất là về mặt kinh tế.

Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đòn bẩy kinh tế để thiết lập các mối quan hệ đối tác của riêng mình, chẳng hạn như hiệp định thương mại RCEP bao gồm Úc, New Zealand và Nhật Bản. Ấn Độ rõ ràng đứng ngoài RCEP, với lý do lo ngại về khả năng Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Ấn Độ. Ngoài ra còn có những câu hỏi về phạm vi tiếp cận và hiệu quả thực tế của RCEP, đặc biệt là nhiều quốc gia liên quan đã có các hiệp định thương mại tự do song phương và một số điều khoản của RCEP không bao gồm các cơ chế tranh chấp, khiến chúng không thể được thực thi một cách dễ dàng.

Trong khi đó, một loạt các ý tưởng để hợp tác hiệu quả giữa các nền dân chủ đang được đưa ra, chẳng hạn như mở rộng "chia xẻ tin tình báo" (Five Eyes) để bao gồm cả Nhật Bản. Một đề xuất khác đang đang lên bắt nguồn từ các chiến lược gia Ấn Độ. Đề xuất là cho một Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, dọc theo các dòng của Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 được ký bởi Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill. 

Hiến chương Đại Tây Dương không phải là một hiệp ước chính thức. Nó có tám điểm để "đưa ra một số nguyên tắc chung nhất định trong chính sách quốc gia của các nước để đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn của thế giới". Những điểm đó bao gồm "các quốc gia không tìm kiếm sự tăng cường lãnh thổ hay các lãnh vực ảnh hưởng khác" và "họ tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ sẽ sống" ; và "các nước mong muốn được thấy chủ quyền và quyền tự quản được phục hồi ở các nước khi các quyền nầy đã bị tước đoạt bằng vũ lực’. Hiến chương Đại Tây Dương trở thành một trong những văn bản chỉ đạo cho việc thành lập Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đề xuất hiện tại về Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm cách giải quyết nhiều lĩnh vực giống nhau, bao gồm việc tôn trọng quyền của tất cả mọi người trong việc lựa chọn hình thức chính phủ của họ (thí dụ như chế độ dân chủ ở Đài Loan). Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng bổ sung các yếu tố cập nhật như kiểm soát chủ quyền đối với dữ liệu (một vấn đề quốc phòng quan trọng khi lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng siêu dữ liệu để cải tiến công nghệ nhân tạo như là một thứ vũ khí để xâm nhập các nước) và thành lập hội đồng an ninh vũ trụ (space security council).

Sự hiểu biết về các nhận thức khác nhau sẽ là điều cần thiết trong các cuộc thảo luận xung quanh các điểm cho một hiến chương mới để đối phó với Trung Quốc. Ví dụ, xuất phát điểm có thể là để Ấn Độ và Nhật Bản đi đầu trong quá trình tham vấn với Nhóm 4-Nước (Quad) và các đối tác khu vực, sau đó mở rộng nó sang các bên ký kết khác. Một nhận thức nhạy cảm khác có thể được giải quyết trong Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là các quốc gia ở bất kỳ quy mô nào đều được coi là thành viên đầy đủ. Ví dụ như nước nhỏ Tonga có thể ký kết một cách tự hào như nước lớn Ấn Độ.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia, với mức độ khác biệt về nhận thức rất rộng. Tuy nhiên, đặc biệt là kể từ Covid-19, ngày càng có nhiều lo ngại về các chính sách kinh tế, chủ nghĩa bành trướng quân sự và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Kết quả là trong các cộng đồng chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày càng có mong muốn tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về hành vi, quy tắc và chuẩn mực được chấp nhận, và về cơ bản, đồng thuận về hoạt động gia tăng trong khu vực.

Hiến chương Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một cách để giảm chia rẽ dư luận trong từng nước, sự bất ổn và phòng ngừa rủi ro bằng cách làm rõ trong nội bộ và quốc tế những gì các quốc gia ký kết, giống như Hiến chương Đại Tây Dương đã làm vào năm 1941. Hiến chương là một phương tiện để tạo ra các liên minh hiệu quả. Mục tiêu của hiến chương là tạo ra quan hệ đối tác đủ mạnh và có đủ đòn bẩy (bao gồm cả kinh tế), để làm nản lòng các quốc gia muốn đơn phương thống trị – ví dụ như Trung Quốc. Điều đó có thể có nghĩa là tẩy chay kinh tế hoặc chuyển hướng chuỗi cung ứng, thay vì phong tỏa hải quân.

Trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cách xử lý của khu vực trong vài năm tới sẽ quyết định xem nó có trở thành cái nôi của các cuộc khủng hoảng hay cung cấp giải pháp để hóa giải xung đột có thể ngấm ngầm diễn ra từ phía Trung Quốc.

Vleo Paskal

Nguyên tác : Indo-Pacific strategies, perceptions and partnerships, Chatham House, 23/03/2021

Phạm Đình Bá biên dịch

Nguồn : VNTB, 10/04/2021

********************

Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật "Vùng xám" & "Chiến tranh nhân dân trên biển" của Trung Quốc

Vũ Hồng Lâm, RFA, 08/04/2021

Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến thuật "vùng xám", đặc biệt là "Chiến tranh nhân dân trên biển" trong việc thực hiện tham vọng bành trướng của nước này ở Biển Đông. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề biển Đông và an ninh Châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (APCSS) cho rằng, để đối phó hiệu quả với những chiến thuật này của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Philippines và Việt Nam cần sớm đưa các vi phạm của Trung Quốc ra công luận quốc tế đồng thời kiên trì đấu tranh với Trung Quốc ngay tại khu vực xảy ra xung đột.

adtbd2

Rất nhiều tàu Trung Quốc, được cho là do dân quân biển Trung Quốc điều khiển, neo đậu ở khu vực Đá Ba Đầu ngày 27/3/2021. Ảnh : Cảnh sát Biển Philippines/Reuteurs

RFA : Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang thực hiện Chiến tranh nhân dân trên biển (people’s war at sea) trong vụ việc Đá Ba Đầu– một chiến thuật mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn của nước này đã đề cập tới trong một vài năm gần đây. Ông nghĩ gì về nhận định này và theo ông, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này như thế nào để thực hiện tham vọng của họ ở biển Đông ?

adtbd3

Việc Trung Quốc chiếm đóng Bãi cạn Scarborough khiến việc đánh cá của ngư dân Philippines tại ngư trường này gặp nhiều khó khăn. Ảnh chụp ngày 16/6/2016. Ảnh : AFP

Vũ Hồng Lâm : Chiến tranh nhân dân trên biển đúng là một chiến thuật rất quan trọng của Trung quốc ở biển Đông và họ đã thực hiện chiến thuật này từ lâu. Ban đầu họ sử dụng một số quân nhân trá hình giả làm ngư dân. Dần dần họ phát triển lực lượng dân quân biển và bây giờ lực lượng này đã phát triển khá hùng hậu với hàng trăm, hàng ngàn tàu cùng với số lượng người rất lớn. Một số trong lực lượng này là quân nhân phục viên chuyển ngành (ví dụ trước đây từng là lính hải quân) và rất nhiều người vốn là ngư dân nhưng được tuyển dụng làm dân binh.

Trung Quốc đã huy động lính giả dạng làm ngư dân để chiếm các đảo ở Trường Sa từ những năm 1980. Chẳng hạn vào năm 1988, khi xuống Đá Chữ Thập với lý do xây dựng trạm khí tượng, Trung Quốc đã dùng lính hải quân đóng giả ngư dân, dùng tàu cá để đi trinh sát. Sau đó, cũng với chiến thuật này, họ chiếm Đá Vành Khăn vào năm 1995 và gần đây là chiếm Bãi cạn Scarborough vào năm 2012.

Trung Quốc chiếm được bãi cạn này bằng chiến thuật cải bắp với vòng đầu là ngư dân, vòng hai là cảnh sát biển và vòng ngoài là hải quân, hiện diện ở rất xa, ngoài đường chân trời. Tại khu vực vòng đầu, ngư dân Trung Quốc tập hợp thành đám đông vào đánh bắt và xua đuổi ngư dân của Philippines đi, rồi dần dần họ bao vây, không cho thuyền của các nước như Philippines hay Việt Nam ra vào. Sau một thời gian, họ đã chiếm đóng và kiểm soát bãi cạn Scarborough trên thực tế. Đấy là chiến thuật sử dụng dân binh phối hợp với tàu cảnh sát biển đã giúp nước này chiếm các đảo đá ở Trường Sa.

Vừa qua, Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến thuật chiến tranh nhân dân trên biển ở Đá Ba Đầu. Những gì Trung Quốc làm ở Đá Ba Đầu trong tháng 3 cũng là điều họ đã làm ở đây hàng năm vào mùa này vì đây là thời gian biển không động, thời tiết tương đối tốt. Năm nay là lần Trung Quốc sử dụng một số lượng rất lớn, với hơn 200 tàu cá để bao vây khu vực Đá Ba Đầu với mưu đồ thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế và xua đuổi ngư dân của các nước khác như Việt Nam và Philippines ra khỏi đây. Đáng lưu ý, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này trong hơn 2 năm gần đây tại khu vực gần đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát. Họ cũng sử dụng cả trăm tàu dân binh để bao vây khu vực này, không đánh bắt nhưng cứ neo đậu ở đó để "tạo quyền kiểm soát trên thực tế" đồng thời xua đuổi tàu thuyền nước khác, đặc biệt là tàu thuyền của các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Như vậy, có thể nói rằng chiến thuật này là sự lặp lại của những gì Trung Quốc đã làm trong lịch sử và đã làm ở khu vực đảo Thị Tứ trong mấy năm gần đây.

RFA : Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của chiến thuật này ?

adtbd4

Rất nhiều tàu cá của Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 23/3/2021. Ảnh Maxar/AP

Vũ Hồng Lâm : Chiến thuật này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp bãi cạn Scarborough và trên thực tế Trung Quốc đã chiếm đoạt được thực thể này. Mặc dù đã có phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn không tuân thủ, họ vẫn xua đuổi ngư dân của Philippines và Việt Nam đến đánh cá và bản thân tàu chấp pháp của Philippines cũng không còn ra vào khu vực này nữa.

Hiện Trung Quốc và Philippines vẫn tranh chấp ở khu vực đảo Thị Tứ, tuy tình hình đã bớt nóng nhưng vẫn còn giằng co. Chiến thuật này thường phát huy hiệu quả khi đối phương không đủ thuyền bè để đối phó, nghĩa là không tạo được sức ép trên thực địa đồng thời giữ im lặng hoặc không tạo được sức ép dư luận quốc tế và do đó dẫn tới mất quyền kiểm soát.

RFATheo ông, những nước nhỏ như Việt Nam và Philliplines có thể làm gì để đáp trả chiến thuật chiến tranh nhân dân trên biển cũng như đội ngũ dân binh và cảnh sát biển hùng hậu của Trung Quốc ?

Vũ Hồng Lâm : Để đối phó, chủ yếu mình phải làm được ở hai mặt trận. Một là phải đưa vấn đề này ra công luận quốc tế để tạo lập dư luận và tận dụng sức ép của công luận, đặc biệt từ chính phủ các nước cũng như truyền thông của quốc tế. Hai là, trên thực địa, mình cũng cần có lực lượng để giằng co. Tuy lực lượng của mình mỏng hơn, ít hơn nhưng phải kiên quyết để duy trì sự hiện diện của mình ở đó.

Trong năm 2014, khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam đã làm đúng hai điều này và đã thành công. Tuy trên biển, lực lượng dân quân và hải cảnh của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều nhưng Việt Nam vẫn cương quyết bám trụ. Mặc khác, Việt Nam đã đưa vấn đề này ra quốc tế, thậm chí còn gửi kiến nghị lên Liên Hợp Quốc và mời nhà báo nước ngoài đến tận hiện trường để chứng kiến. Nhờ tất cả những việc làm này, Việt Nam đã khiến Trung Quốc đã phải rút giàn khoan trước hạn.

RFA : Nguy cơ thương vong đối với các nước nhỏ sẽ như thế nào nếu thực hiện theo phương án này thưa ông ?

adtbd5

Trung Quốc Trung Quốc ngăn chặn tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc nằm trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp 28/5/2015. Ảnh AFP

Vũ Hồng Lâm : Khả năng xảy ra thương vong là có nhưng rất ít vì tính chất của câu chuyện này là tất cả các bên đều cố gắng giữ để xung đột không leo thang thành xung đột vũ trang.

Vì tính chất này nên Trung Quốc thường dùng chiến tranh nhân dân trên biển và chiến thuật vùng xám để lấn dần, chứ không nhắm đến các trận giao tranh lớn bằng vũ trang.

RFA : Chiến tranh nhân dân trên biển và chiến thuật "vùng xám" mà giới chuyên môn gần đây hay đề cập là một hay là hai chiến thuật khác nhau thưa ông ?

Vũ Hồng Lâm : Đây là 2 phạm trù khác nhau. Chiến tranh nhân dân là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh và chiến tranh nhân dân thường có dạng không chính quy như "chiến tranh du kích", "chiến tranh phi quy ước". Chiến tranh nhân dân trên biển của Trung Quốc có khía cạnh chính là sử dụng dân binh và ngư dân tham gia vào cuộc chiến chủ quyền của nước này.

Vùng xám là nơi không có hòa bình nhưng cũng không có chiến tranh. Chiến thuật vùng xám cũng sử dụng một số dạng chiến tranh không quy ước. Chiến tranh nhân dân là một hình thái mà chiến thuật vùng xám sử dụng. Chiến thuật vùng xám còn có nhiều hình thái khác như : "Cắt lát xúc xích (salami slice)" [mỗi hôm lấn chiếm một chút, không để tạo xung đột lớn], "Tạo sự đã rồi" [ví dụ chiếm đóng trong một đêm] hay chiến thuật cải bắp như trong trường hợp Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough như đã phân tích ở trên.

RFA : Ông nói rằng các nước nạn nhân như Philippine cần sớm lên tiếng lên án vi phạm của Trung Quốc. Vậy theo ông, việc Philippines lên tiếng về vụ việc Đá Ba Đầu vừa rồi có bị muộn quá không trong khi nước này đã phát hiện ra tàu cá Trung Quốc neo đậu từ 2 tuần trước đó ?

Vũ Hồng Lâm : Tôi cho rằng Philippines lên tiếng như vậy không hẳn là muộn vì không phải lúc nào nước này cũng biết những gì đang xảy ra cho đến khi họ đi tuần tra. Thêm vào đó, khi lượng tàu của Trung Quốc mới chỉ là một con số nhỏ, 5,7,10 hay 20 tàu thì nếu lên tiếng cũng chưa thích hợp lắm vì chưa rõ ràng, chưa đáng nói.

RFA : Theo ông, chiến thuật này đã và đang gây ra những khó khăn, bất lợi gì cho các nước có tranh chấp liên quan cũng như cho sự can thiệp của các cường quốc, trong đó có Mỹ ?

Vũ Hồng Lâm : Theo tôi, các nước có tranh chấp và các cường quốc có liên quan có bất lợi là họ chưa chuẩn bị kỹ cho chiến thuật vùng xám và chiến tranh nhân dân trong khi đó đây lại là những thế mạnh và truyền thống của Trung Quốc. Ví dụ, trừ Việt Nam, tất cả các nước hiện không có lực lượng dân quân biển vì họ bị ràng buộc bởi luật pháp và học thuyết quân sự của họ, do đó không có khả năng răn đe Trung Quốc ở vùng xám. Việt Nam tuy có dân quân biển nhưng lực lượng này còn nhỏ vì mới chỉ được thành lập từ khoảng chục năm trở lại đây.

Như vậy, có thể thấy về mặt lực lượng quân sự chính quy thì phần nào, Mỹ có thể răn đe được nhờ có tàu sân bay, tàu ngầm, tên lửa nhưng nước này không răn đe được Trung Quốc ở khu vực Vùng xám. Tính chất của vùng xám là "lách luật" nên cứ đàng hoàng dùng "luật" để chơi thì khó hiệu quả.

RFA : Mỹ đã có bài học ở Scarborough và biết rất rõ tính chất của chiến tranh vùng xám. Theo ông, nếu Mỹ thực sự muốn cải thiện tình hình ở Biển Đông thì nước này nên làm điều gì ?

adtbd6

Tập trận chung của Hải quân Mỹ và Philippines tháng 4/ 2019. Ảnh : AFP

Vũ Hồng Lâm : Thực ra dưới thời chính quyền của Tổng thống Trump, có tướng lĩnh Mỹ đã từng tuyên bố sẽ đối xử với tàu dân binh và hải cảnh Trung Quốc giống như đối với tàu thuyền quân sự. Nhưng đó chỉ là tuyên bố nhất thời và cũng không khả thi để biến thành chính sách vì điều này vướng rất nhiều rào cản luật pháp. Có thể nói Mỹ chưa có những bước đi lớn để đối phó với chiến thuật vùng xám cũng như khả năng tham gia chiến thuật vùng xám của Mỹ vẫn còn yếu.

Mặc dầu vậy, tôi nghĩ Mỹ vẫn có thể làm một số việc để cải thiện tình hình khu vực.

Thứ nhất Mỹ có thể đẩy manh hợp tác cảnh sát biển với các nước ven bờ như Việt Nam và Philippines để giúp những nước này nâng cao năng lực bảo vệ vùng biển hợp pháp của họ.

Thứ hai, là giúp đỡ các nước này sử dụng các công cụ kỹ thuật cao (ví dụ máy bay không người lái hoặc những vật thể không phải là vũ khí gây sát thương) để phục vụ việc trinh sát và xua đuổi.

Thư ba là ủng hộ Việt Nam và Philippines phát triển lực lượng dân binh biển của họ. Điều này có thể khiến Mỹ vấp phải những khó khăn về mặt luật pháp, học thuyết quân sự (học thuyết quân sự của Mỹ không có khái niệm dân binh biển) nhưng nếu muốn đối phó hiệu quả với Trung Quốc thì Mỹ phải thay đổi học thuyết quân sự của mình.

RFAXin cảm ơn ông !

Nguồn : RFA, 08/04/2021

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3