Bé 3 tuổi nhận dạng nghi can lần 3 : Sự cản trở công lý đến tàn nhẫn
Gia hạn thêm 2 tháng cho việc kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, và trước hết lấy lại lời khai của bé L và để bé nhận dạng lại nghi can. Đó là thông báo mới đây của Cơ quan điều tra huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đối với vụ án bé L 3 tuổi bị xâm hại tình dục [1].
Hình : Thông báo gia hạn điều tra của cơ quan điều tra huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn : Gia đình cung cấp)
Khi nhận được tin này vào ngày 17/6 qua điện thoại từ luật sư bảo vệ cho bé L, bố mẹ của bé L đã phẫn nộ và không kìm được nước mắt. Họ cảm thấy thật bất công đối với con gái của mình, vì Cơ quan điều tra đã đòi hỏi bé nhận dạng nghi can 2 lần trước đây, và kết quả nhận dạng của bé cả 2 lần đều nhất quán.
Nếu nhận dạng lại, liệu bé L còn nhớ kẻ đã gây ra tổn thương cho mình vào 2 tháng trước ? Liệu việc đó sẽ khiến bé tổn thương thêm ra sao ? Tại sao Cơ quan điều tra đòi hỏi như vậy ? Hai lần nhận dạng trươc để làm gì ? Đó là những băn khoăn không tránh khỏi của bố mẹ bé L và cả những người quan tâm.
Dẫu vậy, gia đình vẫn đưa bé đến địa điểm làm việc theo kế hoạch của Cơ quan điều tra là phòng ghi âm, ghi hình của công an Thành phố Hồ Chí Minh tại trại giam Chí Hòa vào hôm sau. Buổi làm việc có mặt Lê Ngọc Lượng, Phó phòng điều tra huyện Nhà Bè, trưởng nhóm điều tra vụ án và 3 người khác ở phía các cơ quan chức năng, cùng bé L, bố mẹ bé L và 2 luật sư bảo vệ cho bé.
Một cuộc tranh luận căng thẳng đã diễn ra giữa bố mẹ bé L, luật sư và Lượng. Bố mẹ bé L cũng như luật sư không đồng ý để bé nhận dạng lại vì như vậy có thể gây chấn động tâm lý cho bé, song Lượng đã thách thức họ : "Nếu không đồng ý thì lập biên bản không làm việc". Cuối cùng, gia đình đã nén cảm xúc và miễn cưỡng để bé nhận dạng lại.
Theo tường thuật của bố mẹ bé L, anh Phạm Quan Liêm và chị Hoàng Thị Phương Thảo, diễn biến của quá trình nhận dạng lại như sau [2] :
1. Đầu tiên, Lượng hỏi bé họ tên bé và người thân trong gia đình cùng tên của các luật sư bảo vệ, thậm chí cả tên của Lượng. Bé trả lời chính xác tất cả.
2. Tiếp theo, bé được Lượng đưa 3 hình ảnh 3 chiếc xe đạp có màu sắc và hình dáng na ná như nhau, trong đó có 1 chiếc của mình, và chỉ đúng chiếc của mình.
3. Kế đến, bé được Lượng đưa 2 tờ giấy, mỗi tờ giấy có 6 hình ảnh chân dung 6 người đàn ông, trong đó không có "ông già" (từ mà bé dùng để chỉ "ông Bảy", tức ông Huỳnh Thanh Tâm khoảng 70 tuổi ở gần nhà trọ cũ), bé 3 lần trả lời "Không có".
Sau đó, bé được Lượng đưa thêm 1 tờ giấy cũng có 6 hình ảnh chân dung 6 người đàn ông, trong đó có "ông già", bé liên tục chỉ "ông già" đã làm bé "đau chim".
(Có một chi tiết đáng nói là các hình ảnh chân dung của 18 người đàn ông này đều đã bị làm cho biến dạng).
Khi Lượng hỏi ông già làm bé đau ở đâu thì bé nói "Ông già lấy tay móc ở chim, làm con đau chim.".. và chỉ tay xuống âm hộ của mình.
Lượng hỏi thêm ông già làm bé đau chim mấy lần, mặc dù biết bé chưa đi học và chưa biết đếm (vì đã lấy lời khai của bé trước đây), thì bé nói "Nhiều lần".
Chưa hết, Lượng còn hỏi về việc bé bị té xe và dường như cố ý liên hệ việc này với việc bé bị "đau chim". "Con lái xe đạp có té không ?". "Có". "Lái xe đạp té đau ở đâu ?". Bé trả lời đau ở đầu gối và khuỷu tay. "Đau ở đâu nữa ?". Bé trả lời như trước (đau ở đầu gối và khuỷu tay).
Như chưa đạt được câu trả lời mong muốn, Lượng lặp lại câu hỏi lơ lửng "Đau ở đâu nữa ?" nhiều lần, mà không hỏi rõ đau ở đâu nữa do té xe. Theo phán đoán của cả luật sư và gia đình, Lượng có vẻ mong muốn bé sẽ trả lời đau ở chim, để từ đó có cơ sở kết luận bé đau chim do té xe thay vì do bị ông Tâm xâm hại vùng kín.
Trong suốt quá trình nhận dạng, các câu trả lời của bé L không khỏi khiến gia đình và luật sư nín thở. Rất may là bé có trí nhớ tốt và hiểu cả các câu hỏi thiếu rõ ràng. Nếu bé trả lời không chính xác hay thiếu nhất quán chỗ nào, đó sẽ là cái cớ để Lượng nói riêng và Cơ quan điều tra nói chung xem lời khai của bé là không đáng tin.
Lượng có vẻ mong muốn bé sẽ trả lời đau ở chim, để từ đó có cơ sở kết luận bé đau chim do té xe thay vì do bị ông Tâm xâm hại vùng kín.
Dẫu vậy, ngay cả khi tất cả lời khai của bé đều chính xác và nhất quán trong cả 3 lần nhận dạng, nếu Cơ quan điều tra muốn kéo dài việc điều tra, họ sẽ tìm cách. Tất cả các biểu hiện của họ từ trước đến nay đều cho thấy sự cản trở công lý đối với gia đình bé L, từ chuyện nhỏ nhất như Lượng từng chặn số điện thoại của anh Liêm và cả 2 luật sư khi anh và 2 luật sư gọi để hỏi về tiến độ điều tra. Và, đòi hỏi bé L nhận dạng lần 3 cùng quá trình nhận dạng thực tế với thái độ như muốn nạt nộ bé L (với giọng nói to quá mức trong một căn phòng nhỏ chỉ chừng 6 mét vuông) và thủ thuật lấy lời khai gây bất lợi cho bé L của Lượng là biểu hiện của sự cản trở công lý đến tàn nhẫn.
Chưa biết các chiêu, trò tiếp theo của Cơ quan điều tra (nếu có) sẽ ra sao, song có lẽ trong thâm tâm, họ biết rằng mình đang làm điều sai trái, không chỉ về nghiệp vụ điều tra, mà còn về cả đạo lý.
Ngày 18/6 vừa qua cũng đã là 1 tháng kể từ khi anh Liêm gửi đơn kêu cứu đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, như giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trẻ em, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam. Trừ Cục Trẻ em và Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, các nơi còn lại, rất tiếc, không có một hồi âm nào cho anh Liêm cả. Sự im lặng đến ngột ngạt của các nơi này là chỉ dấu cho thấy sự thờ ơ, vô cảm và vô nhân tính, cùng sự tắc trách đáng lên án của họ.
Lại nói, sau khi sự việc xảy ra, bé L có nhiều biểu hiện bất thường, thể hiện sự không ổn định trong cảm xúc và hành xử. Nhờ được tư vấn bởi một bác sĩ tâm lý ở Canada, gần đây, bé đã bình ổn hơn trước, song sau khi nhận dạng lần 3 trở về, chiều hướng phục hồi này dường như biến mất. Bé lại gây hấn và hành xử bạo lực đối với em trai.
Cách đây hơn một tuần, vào ngày 11/6, bé đã được bố đưa đi khám và tỏ ra rất sợ hãi khi người khác đụng vào vùng kín. Bác sĩ cho biết bé bị rách màng trinh. Lần khám bệnh khác trước đó cho thấy bé có thể mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Hi vọng rằng trong thời gian tới đây, bé sẽ được khám, chữa bệnh đầy đủ, đồng thời được điều trị tâm lý để trở lại vui vẻ và hồn nhiên như ngày trước. Điều này có lẽ cần nhiều thời gian. Trong khi đó, hành trình đòi công lý cho bé sẽ vẫn tiếp tục. Cùng nhau, gia đình, luật sư và cả những người quan tâm sẽ lại bước đi trên hành trình đó.
Nguyễn Trang Nhung
Nguồn : RFA, 19/06/2019 (NguyenTrangNhung's blog)
Chú thích :
[1] Bé 3 tuổi bị xâm hại tình dục và hành trình nhọc nhằn của công lý
[2] Các thông tin vè quá trình nhận dạng cùng các thông tin khác trong bài viết được gia đình bé L cung cấp cho tác giả
‘Phí chia tay’ chỉ bằng bữa ăn sáng và giúp cán bộ hải quan tươi cười (VOA, 14/06/2019)
Trả lời báo chí bên lề cuộc họp Quốc hội vào ngày 13/6, Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nói "phí chia tay" mà ông đề xuất một ngày trước đó là không nhiều, chỉ bằng "một bữa ăn sáng thôi", nhưng nó giúp cơ quan chức năng có thêm nguồn lực để bảo vệ công dân và hỗ trợ thêm cho cán bộ "ân cần, tươi cười" phục vụ người dân khi xuất cảnh.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 13/6/2019.
Trước đó, tại phiên thảo luận ở Quốc hội về luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 12/6, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng của Hà Nội đã đề xuất ý tưởng thu ‘phí chia tay’ từ 3-5 USD đối với mỗi công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài.
Theo ông Hưng, "phí chia tay" này sẽ được trích một phần cho kinh phí bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam gặp khó khăn khi ra nước ngoài, một phần khác để cơ quan xuất nhập cảnh đầu tư nâng cấp máy móc, và một phần nữa dành cho việc quảng bá, phát triển du lịch.
Ông Hưng cũng viện dẫn trường hợp của Nhật Bản và nói rằng nước này năm ngoái đã áp dụng khoản "phí chia tay" hay "phí du lịch" khoảng 1.000 yên/người (khoảng 9,2 USD) và dự kiến sẽ thu về khoảng 400 triệu USD mỗi năm để hoàn thiện công việc xuất nhập cảnh và thực hiện các chính sách khác.
Công dân Việt Nam ra nước ngoài có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền, gọi là phí chia tay, khoảng 3-5 USD mỗi người khi xuất cảnh.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Tổng cục phó Tổng cục du lịch Việt Nam
Tuy nhiên, đề xuất của ông Hưng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công luận và trên mạng xã hội. Nhiều độc giả của VOA cho rằng bộ máy công quyền của Việt Nam đang nghĩ đủ mọi cách để "moi tiền" hay "vặt lông" người dân, trong khi một số người khác cho rằng Việt Nam đang cố áp dụng mọi loại phí của các nước trên thế giới nhưng lại bỏ đi quyền lợi mà công dân các nước khác có.
Giải thích cho đề xuất của mình, Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng ngày 13/6 nói với báo chí rằng hiện nay có nhiều nước áp dụng việc "huy động nguồn lực xã hội hóa" để quảng bá, xúc tiến du lịch, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
"Nguồn lực của Việt Nam mình rất ít. Một năm nhà nước chỉ dành được khoảng 2 triệu USD cho chương trình, quỹ xúc tiến du lịch quốc gia", Vietnamnet dẫn lời ông Hưng nói.
Chính vì vậy, theo đại biểu của Hà Nội, đóng góp của công dân sẽ giúp cho vấn đề bảo hộ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài như trường hợp của các ngư dân hay công dân vi phạm ở nước ngoài…
"Một bữa ăn sáng thôi, chúng ta gọi là đóng góp chung tay, chung sức xây dựng, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người văn hóa Việt Nam được tốt hơn và để cho giữ gìn môi trường du lịch, văn hóa của Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều", ông Hưng nói với báo giới.
Ngoài ra, đại biểu này cho rằng "phí chia tay" có thể giúp cho cơ quan xuất nhập cảnh cải thiện kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh và giúp cho cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh ân cần, tươi cười, vui vẻ hơn đối với công dân.
Thống kê của Việt Nam cho hay số lượt công dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài ngày càng tăng, với gần 9,6 triệu lượt vào năm ngoái, theo Thanh Niên.
*********************
Vì sao Nguyễn Hữu Linh được xét xử kín ? (RFA, 14/06/2019)
Ngày 25/6 tới đây, Nguyễn Hữu Linh sẽ ra tòa vì bị cáo buộc về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Báo chí cho hay Linh sẽ được xét xử kín.
Trước thông tin này, nhiều người tỏ ra bất bình. Họ thắc mắc vì sao lại xét xử kín mà không xét xử công khai ?
Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự có câu trả lời cho thắc mắc này.
Theo Điều 25, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, tuy nhiên, tòa án có thể xét xử kín trong các trường hợp đặc biệt sau đây :
- Cần giữ bí mật nhà nước
- Cần giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc
- Cần bảo vệ người dưới 18 tuổi
- Cần giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự
Trường hợp của vụ án này là trường hợp đặc biệt thứ 3 (cần bảo vệ người dưới 18 tuổi). Đến đây, có thể ai đó sẽ thắc mắc rằng : vì tòa án có thể xét xử kín, nên tòa án cũng có thể không xét xử kín, vậy đâu là cơ sở cho lựa chọn xét xử kín và không xét xử kín ?
Với 4 trường hợp đặc biệt trên đây nói chung, cơ sở cho lựa chọn của tòa án là cân nhắc của chính họ, do đó, khó tránh khỏi sự chủ quan. Riêng với trường hợp đặc biệt thứ 3, khi người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, tòa án có thêm một cơ sở pháp lý cho việc xét xử kín.
Cụ thể, điểm d, khoản 1, Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC (có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2018) quy định "Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục (...) thì Tòa án phải xét xử kín" ;
Quy định này được hiểu theo 2 cách. Cách hiểu 1 là tòa án phải xét xử kín dù người bị hại có mặt tại phiên tòa hay không. Cách hiểu 2 là tòa án chỉ phải xét xử kín khi người bị hại có mặt tại phiên tòa, và có thể xét xử công khai khi người bị hại vắng mặt.
Theo cách hiểu 1, việc Linh được xét xử kín là nhất thiết, vì nạn nhân ở đây là bé gái 8 tuổi bị dâm ô, cũng có nghĩa là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, và tòa án quyết định xét xử kín là có cơ sở pháp lý chắc chắn.
Theo cách hiểu 2, việc Linh được xét xử kín là không nhất thiết, vì gia đình bé gái đã đề nghị được vắng mặt, và tòa án quyết định xét xử kín là đã lựa chọn chủ quan.
Dẫu vậy, còn một cơ sở pháp lý nữa – trường hợp đặc biệt thứ 4 trong Điều 25, Bộ luật tố tụng hình sự – cho việc xét xử kín của tòa án. Đó là gia đình bé gái đã yêu cầu xét xử kín, như một số tờ báo trong nước đưa tin.
Dù hiểu theo cách nào trong 2 cách kể trên, có thể thấy rằng quyết định xét xử kín của tòa án có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn.
Nhiều người có thể cho rằng việc xét xử kín sẽ làm suy giảm tính khách quan và nghiêm minh của tòa án. Song, trong những trường hợp nhất định, không loại trừ trường hợp của vụ án này, giữa việc công khai phiên tòa và việc bảo vệ người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục và/hoặc giữ bí mật đời tư của họ, việc thứ hai nên có ưu tiên cao hơn.
Cũng theo Điều 25, Bộ luật tố tụng hình sự, tuy xét xử kín nhưng tòa án sẽ tuyên án công khai. Vì vậy, dù không thể quan sát và dõi theo phiên tòa, công luận cũng có thể phần nào nhận định về tính khách quan và nghiêm minh của tóa án qua bản án được tuyên.
Phiên tòa sẽ là một phép thử cho tòa án quận 4 nói riêng và hệ thống tư pháp nói chung, khi họ phải lựa chọn giữa hai điều : một là giữ nguyên tình trạng tồi tệ như vốn có, với sự thờ ơ và tắc trách và hai là trở nên tử tế hơn trong việc bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục, để từ đó góp phần kiến tạo một xã hội an toàn và đáng sống cho trẻ em, đồng thời cũng là một xã hội có sự hiện diện mạnh mẽ của công lý.
Nguyễn Trang Nhung
*********************
Xử kín viện phó dâm ô bé gái trong thang máy (RFA, 14/06/2019)
Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Viện phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng, sẽ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa kín dự kiến diễn ra vào ngày 25 tháng 6 tới đây.
Hình ảnh được cho là của ông Nguyễn Hữu Linh đeo kính và khẩu trang đến tòa vào sáng ngày 27/5/2019 - Courtesy of thanhnien.vn
Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu vào ngày 14 tháng 6. Cụ thể phiên xử được chủ tọa bởi Thẩm phán Nguyễn Hải Nam, phó Chánh án Tòa án Nhân dân Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là địa phương nơi có Chung cư Galaxy 9 mà ông Nguyễn Hữu Linh đến và có hành vi dâm ô đối với một cháu bé trong thang máy và bị quay hình lại.
Tội danh đối với người phạm tội được nêu rõ trong cáo trạng là tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo khoản 1, Điều 146, Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015. Khung hình phạt cho tội này là tư 6 tháng đến 3 năm tù.
Mạng Vietnam Net dẫn phát biểu của ông thẩm phán Nguyễn Hữu Nam về lý do xử kín ông Nguyễn Hữu Linh là do phía gia đình cháu gái bị xâm hại có đơn xin xét xử vắng mặt, xử kín và không yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi.
Phía bị cáo Nguyễn Hữu Linh sẽ được luật sư Trần Bá Học thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh bào chữa.
Vụ ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái trong thang máy Chung cư Galaxy 9 diễn ra vào ngày 1 tháng 4 vừa qua. Vụ việc bị phát lộ sau khi một video clip có cảnh một người đàn ông sàm sỡ một bé gái được loan truyền trên mạng xã hội Facebook vào ngày 2 tháng 4.
Công luận phản ứng dữ dội đối với vụ việc và đến ngày 21 tháng 4 Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Công an Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh.
Hóa ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng cộng sản với người dân.
(Hồi Ký Tống Văn Công – Đến Già Mới Tỉnh)
Bao cát Nguyễn Hữu Linh - Ảnh minh họa
Mãi đến năm 17 tuổi tôi mới được giáo sư Đào Phú Thọ giới thiệu đôi lời về Sigmund Freud. Nghe xong, tôi quyết định ngay là sẽ theo ngành Phân Tâm và trở thành nhà phân tâm học đầu tiên của đất nước mình … cho nó bảnh !
Tôi "định" thế nhưng Trời "định" khác. Ổng quyết định cho tôi vào quân trường để học làm lính, thay vì tiếp tục ngồi ở giảng đường để nghe mấy chuyện ("trời ơi") giữa lúc quê hương đang tơi bời lửa đạn.
Đi lính xong, tôi đi cải tạo. Rời trại tù không lâu thì tôi lại bước vô mấy cái trại tị nạn ở Á Châu … Sau vài ngàn đêm, nằm trên những cái giường đôi (trong những cái trại thổ tả này) tôi mới "ngộ" ra được điều giản dị này : làm một thằng dân Việt mà không bỏ mạng hay thương tật vì chiến tranh, không tù mọt gông là phước đức lắm rồi, còn bầy đặt học đòi những chuyện xa xôi và xa xỉ (cỡ như Phân Tâm Học) thì hơi quá đáng. Thế là thôi, thôi tôi quyết định chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà, và Sigmund Freud.
Vậy mà (không dè) thằng chả lại tái xuất vào khúc cuối đời. Tình ngỡ đã quên đi nhưng tình bỗng lại về. Và khúc cuối đời là lúc này đây. Mấy tháng nay bỗng có chút chuyện lùm xùm về nạn ấu dâm ở Việt Nam. Quần chúng vốn mau quên nên trí nhớ của đám đông thường rất ngắn. Riêng việc ông Nguyễn Hữu Linh ôm ấp một bé gái trong thang máy là một trường hợp hoàn toàn ngoại lệ.
Sự việc xẩy ra từ tối ngày 1 tháng 4 năm 2019 nhưng đến nay dư luận vẫn cứ còn nóng như hơ. Mọi diễn biến liên quan đều được những cơ quan truyền thông, trong cũng như ngoài nước, ghi nhận đầy đủ và chi tiết.
Ảnh : báo Thanh Niên & Lao Động
Vào ngày 26 tháng 4, phu nhân của ông Nguyễn Hữu Linh đã gửi một "bức tâm thư" bầy tỏ nỗi khổ tâm, với nhiều lời lẽ thống thiết :
Tôi mong rằng mọi chuyện sẽ kết thúc tại đây. Các bạn không nên có những hành vi gây tổn thương cho bản thân tôi và các con tôi. Sự chịu đựng của chúng tôi đã vượt quá giới hạn của bản thân mình.
Bức thư, viết trong cơn hoảng loạn, của bà Trần Thị Thanh Tâm – tiếc thay – đã không mang lại kết quả mong muốn ("mọi chuyện sẽ kết thúc tại đây") mà còn có tác dụng ngược như … thêm dầu vào lửa.
Đến ngày 23 tháng 5, báo Dân Trí loan tin : "Viện Kiểm sát nhân dân quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hữu Linh (sinh năm 1958, cựu Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng) về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Bị can Nguyễn Hữu Linh bị truy tố theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015 có khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù… Cũng theo cáo trạng, ông Linh được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ là : phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trong quá trình lượng hình".
Bản cáo trạng thượng dẫn, xem ra, cũng không được dư luận đồng tình :
- FB Lê Xuân Thọ : "Ông Linh ấu dâm không đáng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ !"
- FB Đỗ Ngà : "Tình tiết giảm nhẹ là một chiêu bài nhằm phá bỏ sự công bằng khi kẻ phạm tội không còn đường chối cãi".
- FB Đỗ Trung Quân : "Kẻ thi hành luật pháp mà cố tình phạm pháp : phạt gấp đôi ! Kẻ quan lại có thẻ đỏ ăn trên ngồi trốc dân mà xâm hại dân : phạt gấp 10 !"
- Báo Tiếng Dân : "Vì sao chưa xử Nguyễn Hữu Linh đã bàn tới tình tiết giảm nhẹ ?"
- Báo Lao Động : "Áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho ông Nguyễn Hữu Linh là vô lý".
- Báo Tuổi Trẻ : "Vụ Nguyễn Hữu Linh đáng lẽ phải tăng nặng chứ không giảm nhẹ".
- Báo Tiền Phong : "Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị chặt tay tội phạm xâm hại trẻ em".
Theo cẩm nang hiện dụng của Khoa Tâm Thần Học DSM - 5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder, Fifth Edition) thì thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh ấu dâm từ 3% đến 5% : "The highest possible prevalence for pedophilic disorder in the male population is approximately 3%–5% (Seto 2008b ; Seto 2009)".
Con số tuy hơi cao nhưng có vẻ tương ứng với hiện trạng ở Việt Nam – theo tin vừa loan của BBC : "Trong khi dư luận Việt Nam vẫn sôi sục về vụ án dâm ô trong thang máy hồi đầu tháng, thì chỉ trong 3 tuần qua, đã có thêm ít nhất 7 vụ ấu dâm gây chấn động khác".
Điểm "khác" là 7 trường hợp kia tuy cũng "gây chấn động" nhưng không khiến công luận sôi sục không dứt như vụ Nguyễn Hữu Linh.
Tại sao ?
Lý do, tất nhiên, không ít :
- Thái độ quanh co của Nguyễn Hữu Linh cũng như dấu hiệu bao che cho đương sự của giới cầm quyền khiến dư luận bất bình.
- Người dân không tin vào sự công minh của hệ thống pháp lý hiện nay ở Việt Nam.
- Nguyễn Hữu Linh nguyên là Phó Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, và là kẻ đã có nhiều hành vi khuất tất trong thời gian tại chức.
Còn một nguyên do quan trọng nhưng "tiềm ẩn" khác nữa nhưng gần như không ai muốn đề cập đến, trừ nhà thơ Đỗ Trung Quân : Nguyễn Hữu Linh là một "kẻ quan lại có thẻ đỏ ăn trên ngồi trốc" – một đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, cái Đảng đã độc quyền lãnh đạo đất nước từ hơn 2/3 thế kỷ qua.
Trong suốt thời gian này, Đảng đã gây ra không biết bao nhiêu là tai họa và oan khiên cho cho mấy thế hệ người. Đảng đẩy cả nước vào những cuộc chiến tranh liên tiếp, kéo toàn dân lê lết qua hết thời kỳ khó khăn này đến khó khăn kia, gây oán thù với toàn thể nhân loại, và hiện trạng thê thảm là "sự suy thoái xã hội đã đến bước trầm trọng, không ai cứu vãn nổi nữa" – như kết luận của Kiến trúc sư Trần Kim Vân.
Hệ quả, nhà văn Đào Hiếu nhận xét : "Trừ một số tư sản mại bản, tư sản đỏ, thì đại đa số nhân dân Việt Nam đều căm ghét chế độ hiện nay".
Tuy "căm ghét" nhưng phần lớn đều giữ thái độ nín lặng vì Đảng rất chuyên quyền và vô cùng ác độc, không từ một thủ đoạn nào nhỏ nhen hay bẩn thỉu nào đối với người dân – nhất là những người bất đồng chính kiến. Đụng vào Đảng, cho dù chỉ là đụng nhẹ (theo kiểu nhận xét, phê bình, hay góp ý) thôi, cũng đều có thể bị ám hại hay tù tội như thường. Do thế, nỗi phẫn uất của mọi người buộc phải dồn nén vào vô thức – theo cách nói của Sigmund Freud.
Khoa Phân tâm học của ông có đề cập đến một khái niệm gọi là "chuyển dịch" và được diễn giải như sau :
"Displacement (German : Verschiebung, "shift, move") is an unconsciousdefence mechanism whereby the mind substitutes either a new aim or a new object for goals felt in their original form to be dangerous or unacceptable. Sự dịch chuyển (displacement) là một cơ chế phòng thủ vô thức, theo đó các mục tiêu được cảm nhận ở dạng ban đầu là nguy hiểm, hoặc không thể chấp nhận, sẽ được tâm trí (mind) thay thế hoặc bằng một mục tiêu mới, hoặc bằng một đối tượng mới". (Transalated by Bùi Xuân Bách). Nguyễn Hữu Linh chính là cái "đối tượng mới" (hay cái "mục tiêu thay thế") này nên đã lãnh đủ mọi sự thù ghét, oán hận, phẫn uất của đám đông.
Kiểu phân tích của Sigmund Freud không chắc gì đã đúng nhưng nhận xét sau của của nhà báo Tống Văn Công thì chắc chắn là hoàn toàn không trật : "Hóa ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng cộng sản với người dân".
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : RFA, 29/05/2019 (tuongnangtien's blog)
Giới đấu tranh Việt Nam tuyệt thực đòi thông tin về Nguyễn Văn Hóa (BBC, 28/05/2019)
Giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam tuyệt thực để phản đối chính quyền tra tấn, biệt giam và giấu thông tin Nguyễn Văn Hóa.
Nguyễn Văn Hóa trong phiên tòa ngày 27/11/2017
"Việc này là vi phạm luật pháp và hiến pháp của Việt Nam và tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng như công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, trong khi Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2014 và đã ký kết không vi phạm công ước chống tra tấn", nhà báo tự do Sương Quỳnh nói với BBC hôm 27/5.
"Cá nhân tôi cho rằng với Nguyễn Văn Hóa, một công dân Việt Nam, chỉ lên tiếng bằng cách quay phim biểu tình chống ô nhiễm môi trường mà bị bắt và tra tấn rồi giam mất tích như vậy là quá tàn bạo".
Nhà báo Sương Quỳnh là một trong 13 nhà bất đồng chính kiến tuyên bố tuyệt thực ngày 28/5 để ủng hộ Nguyễn Văn Hóa và kêu gọi chính quyền cho biết tình trạng của anh.
Vào 21 :00 ngày 28/5, bà Sương Quỳnh cùng một số nhà hoạt động sẽ tổ chức thắp nến cầu nguyện bình an cho Nguyễn Văn Hóa và một số tù nhân chính trị.
Trước đó, một nhóm nhà hoạt động đang bị giam chung tại trại An Điềm, Quảng Nam với Nguyễn Văn Hóa, gồm ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển, đã tuyệt thực từ ngày 13/5 để phản đối trại giam biệt giam và đánh đập Hóa.
Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995, quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cách nhà máy Formosa 18 km, đang thụ án 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.
'Bị đánh đập và biệt giam'
Bà Nguyễn Thị Huệ, chị gái Nguyễn Văn Hóa, nói với BBC hôm 27/5 rằng lần gần đây nhất gia đình vào trại giam thăm Hóa hôm 14/5 đã bị phía quản lý trại giam cản trở, không cho gặp.
Bà Huệ cho hay gia đình rất sốt ruột muốn biết tình hình của Hóa. Và mỗi lần đi thăm Hóa rất vất vả vì đường xa.
"Đến nay đã 15 ngày rồi Hóa không được gọi điện về", bà Huệ nói. "Phía trại giam nói không đánh Hóa. Nhưng gia đình tôi bây giờ không thể tin những gì họ nói".
"Tôi quá thất vọng về phía trại giam An Điềm. Nếu họ đánh Hóa thì họ đã đối xử rất àn ác. Gia đình rất ấm ức và lo cho em".
việc của em Hóa. Chắc chắn Hóa cũng rất mong muốn mọi người trong và ngoài nước hãy luôn ủng hộ đấu tranh cho tất cả các anh em trong tù, không riêng gì cho Hóa. Chúng tôi rất mong muốn các đại sứ quán giúp đỡ", bà Huệ cho hay.
Trao đổi với BBC hôm 27/5, ông Hoàng Nguyên, em tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, xác nhận thông tin Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập, biệt giam.
"Ngày 23/4, gia đình chúng tôi vào thăm anh Bình thì được anh Bình cho biết Hóa bị đánh đập. Hóa có về nói với anh em trong trại là anh Bình, anh Nguyễn Bắc Truyển, và trên người Hóa có các vết thương, bầm tím".
"Nguyên nhân là do phía trại giam bắt Hóa ký vào một tờ đơn nào đó có ghi sẵn một số thông tin, nhưng lại bỏ trống một số phần và không có gạch chéo ở các phần đó, nhưng Hóa từ chối không ký. Sau đó Hóa bị đánh và cho biệt giam từ ngày 12/5".
"Anh Bình, anh Truyển đã làm đơn gửi lên trại giam tố cáo vấn đề Hóa bị đánh đập và biệt giam. Sau đó đến ngày 13/5 thì hai anh bắt đầu tuyệt thực để yêu cầu trại giam thông báo tình hình của Hóa".
"Hôm 26/5 vợ anh Truyển mới vào thăm anh thì được biết cả hai anh vẫn đang tuyệt thực. Tới nay đã 14 ngày rồi. Cả hai anh đều yếu, đi lại không vững do tuyệt thực dài ngày".
"Mới đây chúng tôi có viết đơn gửi lên các tổ chức nhân quyền và các đại sứ quán đề nghị giúp đỡ, kêu gọi trả từ do cho Hóa, cho anh Bình và các tù nhân lương tâm ở trại An Điềm".
"Tình hình ở trại An Điềm theo ghi nhận của gia đình chúng tôi những lần vào thăm anh Bình là tù nhân được trồng rau, chơi thể thao, nhưng chỉ được đọc mỗi báo Nhân Dân và bị đàn áp về tinh thần".
"Ví dụ như chúng tôi từng nhận được thư từ trại, cho biết anh Bình 'không nhận rõ tội lỗi, không chấp hành hình phạt", ông Nguyên cho biết thêm.
Tháng 9/2017, Nguyễn Văn Hóa từng gửi thư về gia đình nói bị đánh đập tại phòng cách ly của tòa án, phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Lý do là Hóa đã phản cung tại tòa, bác bỏ mọi cáo buộc đối với ông Lượng.
Báo Việt Nam nói gì ?
Nhà hoạt động Nguyễn Đức Bình hiện đang bị giam tại Trại An Điềm, Quảng Nam, cùng với Nguyễn Văn Hóa
Ngày 27/11/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt Nguyễn Văn Hóa, bút danh "Con kiến con", 7 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Cáo trạng cho hay từ năm 2013 Hóa đã "lập trang Facebook "Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước", với "mục đích nhằm kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình".
Hóa cũng bị cáo buộc sử dụng blog "Luoishoa" để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng".
Hóa được cho là đã "copy, phát tán lại các bài viết của đối tượng thù địch", và cả "tự viết, tự quay phim, chụp ảnh" và "gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán".
Hóa được cho là đã "kích động giáo dân tập trung gây rối tại cổng chính của Formosa tại xã Kỳ Liên" năm 2016, theo truyền thông Việt Nam. Hóa bị cáo buộc đã nhận hàng ngàn đô la "từ các cá nhân cực đoan, tổ chức phản động trong và ngoài nước".
Trong một video đăng trên báo Vietnamnet năm 2017, một người được cho là Nguyễn Văn Hóa nói những lời xin lỗi 'nhân dân' và 'xin được khoan hồng' để được 'trở về làm lại cuộc đời'.
Trong khi đó, trả lời BBC vào năm 2017, bà Huệ, chị Hóa, cho hay gia đình ở thôn quê không biết các hoạt động của Hóa do Hóa hay đi làm xa nhà.
Bà nói Hóa từ chối luật sư, muốn tự bào chữa, nên gia đình chỉ biết cầu nguyện cho em.
Truyền thông quốc tế nói gì ?
Trường hợp của Nguyễn Văn Hóa đã được tờ New York Times đăng tải năm 2017 dưới bài viết với tiêu đề 'Blogger Việt Nam lãnh án 7 năm tù vì đưa tin vụ xả thải độc hại'.
Bài báo viết về phiên tòa xử kín đối với Nguyễn Văn Hóa hôm 27/11.
Tác giả Richard C. Paddock dẫn lời Phó giám đốc Ban Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson : "Việc kết án Nguyễn Văn Hòa cho thấy mong muốn hoang tưởng của chính phủ duy trì kiểm soát chính trị cao hơn những quan niệm về công lý và nhân quyền".
"Làm thế nào mà các giám đốc điều hành của một công ty quốc tế đã đầu độc đại dương, hủy hoại nền kinh tế ven biển ở bốn tỉnh, được tự do công việc kinh doanh của họ trong khi nhà báo trẻ lý tưởng này phải đi tù vì giúp vạch trần những hành động sai trái ?" ông Robertson nói.
*********************
Mẹ tù nhân lương tâm Hoàng Bình gửi thư kêu cứu (RFA, 26/05/2019)
Bà Phạm Thị Vạn, mẹ tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, hôm 24/5 đã gửi một thư ngỏ đến các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước để kêu cứu cho ông Hoàng Bình cùng một số tù chính trị khác đang gặp nguy hiểm tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Mẹ tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, hôm 24/5 đã gửi một thư ngỏ đến các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước để kêu cứu cho ông Hoàng Bình
Bức thư được công bố chính thức trên mạng hôm 26/5 và được ông Hoàng Đức Nguyên, em trai ông Hoàng Bình, xác nhận với RFA vào cùng ngày.
Theo bức thư, ông Hoàng Bình, người đang phải thụ án tù 14 năm với cáo buộc chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đang gặp nguy hiểm về tính mạng.
"Mạng sống của Hoàng Đức Bình, Nguyễn Bắc Truyển và các tù nhân lương tam khác tại nhà tù Quảng Nam đang bị đe doạ", bức thư có đoạn viết.
Trước đó vào ngày 23/5, Hoàng Đức Bình đã thông báo cho mẹ và em trai trong lần thăm gặp ở trại giam An Điềm rằng ông cùng ông Nguyễn Bắc Truyển và một số tù nhân khác đang tuyệt thực từ ngày 12/5 để phản đối việc trại giam tra tấn tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá và đưa tù nhân này đi biệt giam chỗ khác mà không thông báo cho các tù nhân khác ở cùng được biết.
Bức thư của gia đình Hoàng Bình cũng kể lại việc Hoàng Bình đã bị an inh bắt cóc hôm 15/5/2017, bị tra tấn dã man sau khi bị bắt.
Ông Hoàng Đức Nguyên cho biết, tình hình sức khoẻ của Hoàng Bình trong tù hiện không được tốt vì bệnh tật và vết thương do bị đánh chưa lành.
"Sức khoẻ của anh Bình ngay từ đầu đã không tốt. Anh bị đánh chảy máu tai, giờ vẫn chưa lành, thỉnh thoảng vẫn chảy mủ. Anh còn bị đau lưng, thị lực kém. Thuốc trong trại giam không chữa khỏi được. Tôi phải nhờ bác sĩ bên ngoài kê đơn thuốc gửi vào", ông Hoàng Đức Nguyên cho biết.
Trong bức thư của mình, bà Phạm Thị Vạn cũng cho biết gia đình bà đang gặp nhiều khó khăn, o ép từ phía chính quyền.
"Suốt bao lâu nay, gia đình tôi liên tục bị nhà cầm quyền cộng sản o ép, đe dọa. Các con tôi, tức các em trai của Hoàng Đức Bình luôn luôn bị cộng sản tìm mọi cớ đánh đập, ngăn chặn mọi công ăn việc làm để nuôi sống gia đình. Các con tôi đều bị cấm xuất cảnh, dù là xuất cảnh sang Lào để làm thuê kiếm sống.
Là người mẹ, tôi không thể lặng im ngồi nhìn con mình bị đày đọa, có thể bị chết trong tù, những đứa con khác luôn luôn bị uy hiếp, ngăn chặn công việc làm ăn, đe dọa mạng sống", bà Vạn viết trong thư.
Tù nhân lương tâm Hoàng Bình là người tham gia các hoạt động về môi trường, phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam hồi năm 2016.
Ông Hoàng Bình bị đưa ra xử sơ thẩm hôm 6/2/2018 và bị tuyên án 14 năm tù. Phiên phúc thẩm hôm 24/4/2018 tuyên y án.
Luật sư và gia đình của ông Bình đều phản đối phán quyết của tòa và cáo trạng của Viện Kiểm sát vì cho rằng tòa án và Viện Kiểm sát đã sử dụng những chứng cứ nguy tạo và cáo trạng bất công, vô lý.
Ông Hoàng Đức Nguyên cho biết ông Hoàng Bình muốn tiếp tục kiện lên tòa án cấp cao về những sai phạm trong việc bắt giam và tra tấn ông.
"Chúng tôi sẽ kiện lên tòa án cấp cao về những sai phạm của họ. Họ đã sai khi bắt cóc anh Bình mà không có lệnh bắt. Sau đó họ đã tra tấn anh Bình, như vậy là trái với công ước quốc tế", ông Hoàng Nguyên cho biết.
Đài Á Châu Tự Do đã tìm cách liên lạc với số điện thoại của trại giam An Điềm để xác định thông tin tuyệt thực của các tù nhân lương tâm và việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá bị tra tấn và biệt giam nhưng tất cả các cuộc gọi đều không nhận được trả lời.
*****************
Ông Nguyễn Hữu Linh đeo khẩu trang đến tòa (RFA, 27/05/2019)
Cựu Phó viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh hôm 27/5 đã đến tòa án nhân dân quận 4, thành phố Hồ Chí Minh để nhận quyết định triệu tập liên quan đến vụ án "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi".
Hình ảnh được cho là của ông Nguyễn Hữu Linh đeo kính và khẩu trang đến tòa vào sáng ngày 27/5/2019 -Courtesy of thanhnien.vn
Truyền thông trong nước hôm 27/5 đưa tin và các hình ảnh ông Linh đeo khẩu trang và kính mát khi đến tòa vào buối sáng cùng ngày.
Ông Nguyễn Hữu Linh là nhân vật được dư luận chú ý và lên án trong suốt gần 2 tháng qua sau khi hình ảnh camera an ninh cho thấy ông đã có hành động dâm ô đối với một em gái trong cầu thang máy ở một chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh vào hôm 1/4.
Lên tiếng sau khi hành động dâm ô bị phát giác, ông Linh cho biết ông chỉ có ý nựng em gái.
Nhiều người dân đã bày tỏ sự bức xúc của mình trên các trang mạng xã hội đòi các cơ quan liên quan phải điều tra và truy tố ông Linh về tội dâm ô với trẻ nhỏ.
Hình ảnh của ông Linh và nhà của ông tràn ngập trên báo chí và các trang mạng xã hội trong suốt nhiều tuần qua.
Ngày 22/5 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4 đã ký quyết định truy tố ông Nguyễn Hữu Linh với tội "dâm ô với người dưới 16 tuổi" theo khoản 1 điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, ông Nguyễn Hữu Linh được Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ vì phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Thông tin về khả năng ông Linh sẽ được giảm nhẹ án và có thể chỉ phải chịu mức án treo đã khiến người dân bức xúc vì cho rằng ông Linh là người đã từng hoạt động trong ngành kiểm sát thì đáng nhẽ phải bị phạt nặng hơn để có tính răn đe.
Ấu dâm Nguyễn Hữu Linh và một chính quyền quá ấu trễ (VNTB, 23/04/2019)
Nghi ngờ ! Nghi ngờ và nghi ngờ ! Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước.
Chiều Chủ nhật (ngày 21/04), báo chí chính thống đồng loạt đưa tin, theo đó Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, ngụ quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng), để điều tra hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015.
Ông Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, sau gần 20 ngày, thì phía cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nhưng đó chưa phải là kết thúc, vẫn tiếp tục đợi Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn quyết định khởi tố. Và Nguyễn Hữu Linh có thể "thoát" nếu như trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiếm soát quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Quy trình tố tụng hình sự là như vậy, tuy nhiên, không thể không đề cập đến sự "chậm trễ" bất thường từ phía cơ quan điều tra đối với sự vụ ông Nguyễn Hữu Linh, trong bối cảnh người dân hoàn toàn bức xúc. Và ra quyết định khởi tố lần này, có thể được hiểu là đến từ sự giám sát và sự phẫn nộ từ người dân trong nước, bởi gần 20 ngày qua, trên mạng xã hội liên tục truyền tải và nhắc nhở về sự kiện "ấu dâm" nêu trên.
"Ấu dâm" gây xôn xao nghị trường, đến mức Thứ trưởng Bộ Công an phải giải trình, và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị công an đẩy nhanh tiến độ điều tra.
Dư luận đang thay mặt Nhà nước "hành đạo" bằng dán decal, bằng lập wikipedia về sự kiện, bằng cả việc "checkin" nơi sinh sống của ông Linh tại Đà Nẵng. Nhưng trong nhà nước pháp quyền, thì đây là một thất bại, bởi nhiều lý do.
Sự kiện "ấu dâm" này cũng cho thấy nhiều vấn đề khác nữa.
Luật sư Ngô Ngọc Trai trong bài viết được đăng tải trên BBC tiếng Việt đã đặt câu hỏi gián tiếp về "năng lực của ngành tư pháp", nơi có hàng trăm ngàn văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại thiếu sự cam kết và thực thi, và cả răn đe. Nơi mà những kẻ phạm tội có quyền và tiền có khả năng thay đổi bản án và tòa án quyết định theo chỉ đạo.
Nhưng không chỉ "tư pháp", mà cả "hành pháp" cũng có nhiều vấn đề, yếu kém. Chính vì vậy mà xã hội Việt Nam, dù dày đặt các ban ngành "bảo vệ và thực thi pháp luật", tuy nhiên, lại là xã hội bất an với số đông.
Mới đây, trong bảng xếp hạng hàng năm 2019 Best Countries Report của trang U.S. News & World Report Việt Nam nằm ở thứ hạng 39, tăng so với năm ngoái. Và dù vậy, nếu đặt các yếu tố trong đánh giá như "quyền lực, an toàn", thì Việt Nam đều nằm ở top dưới. Trong khi đó, "niềm tin" vào các bản án, quyết định từ phía các cơ quan điều tra, kiểm sát, và tòa án thường được hình dung là những quyết định, bản án tạo chỗ dựa cho người giàu có, quyền lực trong xã hội.
Nếu một cá nhân nào đó cho rằng, sự kiện "ấu dâm" của ông Nguyễn Hữu Linh thể hiện thận trọng của cơ quan điều tra, thì chính người dân buộc phải đặt câu hỏi vì sao "điều tra" với người trước đó nguyên là lãnh đạo trong Viện Kiểm sát tại thành phố trung ương lại "lâu" hơn so với một người là dân thường. Và sự "chật vật" lần này khiến người dân không khỏi nghi ngờ sự vụ sẽ "chìm xuồng" theo đúng quy trình.
Nghi ngờ ! Nghi ngờ và nghi ngờ ! Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước. Họ nhìn nhận yếu tố "bình đẳng trước pháp luật" chỉ là một yếu tố xa xỉ, và người dân thực sự cảm thấy bất an trước sự "bình đẳng ngang ngược" ấy.
Và người dân phải tự bảo vệ mình bằng những decal thông tin kẻ ấu dâm để giúp nhau loại trừ rủi ro.
Và nền pháp lý Nhà nước đã trở thành "méo mó" trong mắt người dân theo cách đấy.
Một xã hội "an toàn" là điều người dân mong muốn được hưởng, hơn là một xã hội mà "quyền lực tập quyền" hiện diện.
Công lý cần thực thi, người dân đang có nhu cầu đó và đòi hỏi Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu cơ bản, là thứ nghĩa vụ đầu tiên mà một Nhà nước nên làm. Chính bởi, công lý không chỉ là bản án và quyết định, mà công lý chính là lương tâm, đạo đức con người. Hàm ngôn rằng, một nhà nước phi công lý, là nhà nước vô đạo đức và bất lương tâm.
Nhà nước rõ ràng cần nghiêm túc xem xét sự kiện "ấu dâm Nguyễn Hữu Linh", bởi xã hội đang cho thấy sự mất mát về công lý chế độ. Và nếu không làm tốt, thì trong mắt người dân, Nhà nước hiện tại chỉ là một Nhà nước của "mạnh được, yếu thua", Nhà nước của chế độ nông nô cách đây hàng ngàn năm.
Nguyễn Hiền
**********************
Nghi phạm dâm ô bé gái trong thang máy bị khởi tố (VOA, 22/04/2019)
Công an quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh hôm 21/4 ra quyết định khởi tố cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh về hành vi "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" trước áp lực từ phía công chúng trong vài tuần qua đòi đưa nghi phạm này ra tòa.
Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sátND Đà Nẵng, tìm cách ôm hôn một bé gái. Ông Linh vừa bị Công an Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố.
Truyền thông trong nước cho biết ông Linh, 61 tuổi, bị khởi tố theo điều 146 Bộ Luật Hình sự năm 2015 và bị cấm đi khỏi nơi cư trú cũng như bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Quyết định khởi tố của Công an quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra sau gần 20 ngày kể từ khi những hình ảnh ông Linh "ôm hôn" một bé gái trong thang máy của chung cư Galaxy 9 ở Quận 4 được phát tán và lan truyền trên mạng xã hội.
Theo nội dung đoạn video được quay từ camera an ninh trong thang máy, người đàn ông – mà sau này được xác định là ông Linh – nhiều lần ôm hôn một bé gái khoảng 6-7 tuổi khi chỉ có hai người trong thang máy.
Theo tường thuật của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh về đoạn clip, "khi bé gái bước tới đứng gần cửa thang máy để chuẩn bị bước ra thì người đàn ông này tiếp tục kéo cháu bé vào lòng, thực hiện hành vi dâm ô".
Đoạn clip sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận được hành chục ngàn lượt chia sẻ và hàng trăm nghìn bình luận thể hiện sự phẫn nộ, lên án của cộng đồng mạng, theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuần trước, tập thể cư dân chung cư Galaxy 9 đã ký vào một đơn kiến nghị khởi tố và xử phạt nghiêm minh đối với ông Linh.
Ông Linh thừa nhận mình chính là người đàn ông trong đoạn video nhưng phủ nhận hành vi dâm ô. Ông Linh nói ông "chỉ nựng bé gái chứ không có ý đồ gì khác".
Trước khi ông Linh bị khởi tố, có một làn sóng tẩy chay, lên án vị cựu quan chức này bằng cách đăng lên mạng các thông tin cá nhân của ông, ảnh căn nhà của ông ở Đà Nẵng với lời chú thích đó là nhà của "kẻ ấu dâm". Thậm chí có một số người ném chất bẩn hoặc xịt sơn lên cổng nhà ông Linh, theo tìm hiểu của VOA.
Thượng tá Phạm Xuân Thao, phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4, nói với báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh rằng kể từ khi vụ việc được phái hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận 4 đã phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4 thu thập tất cả các bằng chứng liên quan.
Trong quá trình điều tra, xét thấy hành động ôm hôn bé gái của đối tượng trong thang máy đủ kết luận tội dâm ô với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật hình sự, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, theo ông Thao.
Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hồ sơ vụ việc hiện đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 4 chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Ngoài việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, người dân chung cư Galaxy 9 còn yêu cầu "các cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, khởi tố, xét xử vụ án phải hạn chế các yêu cầu làm tổn thương nạn nhân vì bé gái còn nhỏ tuổi". Họ cho rằng nếu "phải liên tục khai báo về vụ việc sẽ làm bé khó quên đi sự kiện trên, gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý bé suốt cả đời".
Theo thống kê của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, có khoảng 2.000 trường hợp xâm hại tình dục trẻ em mỗi năm bị phát hiện ở Việt Nam.
Bộ này cho biết có hơn 1.500 trường hợp xâm hại tình dục được báo cáo ở Việt Nam trong cả 2 năm 2018 và 2017.
Bức xúc về số lượng lớn các vụ tấn công, xâm hại tình dục xảy ra với phụ nữ và trẻ em gái, cũng như về các án phạt chưa đủ nghiêm khắc dành cho tội phạm loại này, 16 nhóm và tổ chức đã gửi một bản kiến nghị đến Quốc hội Việt Nam, đề nghị sửa các luật liên quan để "ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực tình dục và giành lại công lý cho các nạn nhân".
*****************
Có ai dám che chở Nguyễn Hữu Linh ? (RFA, 19/04/2019)
Câu hỏi nóng nhất hiện nay dành cho Nguyễn Hữu Linh : "Nhập kho hay chìm xuồng" đang được mạng xã hội theo dõi kỹ không khác nào sức khỏe của ông Trọng diễn tiến ra sao trong lần "tai biến" vừa qua.
Viện Kiểm sát nhân dân Q.4 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hữu Linh về tội "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Dĩ nhiên với thân phận của một viên chức nhà nước đã nghỉ hưu thì mối quan tâm của dân chúng dành cho Linh không thể so sánh với ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nhưng xét ở một khía cạnh khác người ta quan tâm tới Linh vì ông ta nguyên là một Viện phó của Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng, trong tay có quyền sinh sát không biết bao nhiêu con người, hơn nữa cũng chính cái bàn tay ký tá nhốt người ấy lại có hành động nhớp nhúa trong thang máy đối với một bé gái 9 tuổi khiến người dân không khỏi nổi cơn giận dữ.
Ông ta ngụy biện giỏi tới nỗi ngay lập tức, cư dân mạng đặt cho cái hỗn danh "Linh nựng" để người đời sau nếu ai không biết câu chuyện ghê tởm này sẽ được nhắc nhở bằng một từ của dân miền Nam khi chỉ sự yêu thương con trẻ có mối quan hệ thân thiết với mình : "nựng".
Nhưng đối với Linh, chữ nựng mang một hàm nghĩa khác mà luật pháp khẳng định đó là hành vi ấu dâm. Là một Viện phó Viện Kiểm sát ông ta không thể không biết nhưng giả vờ ngu ngơ để chối tội. Thay vì tranh cãi ông có "nựng" hay không người ta cho rằng ông có "nựng" nhưng với một đứa trẻ hoàn toàn không quen biết, vì vậy, ông là người can tội ấu dâm không thể chối cãi.
Mà ông có cãi đâu vì biết mình khó lòng vượt qua được búa rìu dư luận ? Tuy nhiên niềm hy vọng của ông là búa rìu pháp luật sẽ được bạn bè cánh hẩu của ông lèo lái ra khỏi vòng quay công lý, nơi mà trong nhiều năm ông đã cầm cân nảy mực, và không hiếm trường hợp mực bị khô nên con đường thẳng tắp của nó biến dạng thành cong queo và không thể kiểm chứng.
Trường hợp mới nhất trước khi ông về hưu được nhà báo Hoàng Hải Vân kể lại chi tiết về vụ án do ông ký lệnh bắt và khởi tố là hai doanh nhân Phan Thanh Trà và Nguyễn Tấn Bình theo sự chỉ đạo của Vũ Nhôm mãi tới khi Nhôm nhập kho thì chính Nguyễn Hữu Linh lại ký giấy thả hai người oan sai này. Người thì được thả nhưng tài sản, gia đình và doanh nghiệp ra tro, thế nhưng Nguyễn Hữu Linh vẫn an nhiên tự tại cho tới khi về hưu và vướng chân trong… thang máy tại chung cư Galaxy 9 thuộc Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, nơi con trai của ông ta sinh sống.
Không giống như lần trước ông có thể làm ngơ trước lời kêu cứu của gia đình hai người hàm oan qua báo chí, lần này cư dân Galaxy 9 đã bất bình vì hành vi ấu dâm của ông nên làm đơn kiến nghị cơ quan chức năng đưa ông ra tòa vì người sống trong chung cư phải tự bảo vệ họ trước những tên ấu dâm khác trong tương lai. Thế nhưng lá đơn tố cáo của họ vẫn im lìm nằm trong ngăn kéo của cơ quan điều tra Q 4. Thái độ này làm người dân bức xúc nghi ngờ sự đen tối của cơ quan thực thi pháp luật đang cố tình kéo dài thơi gian nhằm làm cho vụ án hết hạn khởi tố sau 20 ngày theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Cạnh đó là những ý kiến không ngơi nghỉ của cư dân mạng về từng diễn biến của vụ việc đã khiến nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng dành lại công lý cho nạn nhân. Theo báo PLO thì Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vào ngày 19 tháng 4 rằng vụ ông Nguyễn Hữu Linh Công an quận 4 báo cáo đã làm việc với nạn nhân. Cháu khai thấy người đàn ông đã thực hiện hành vi ôm hôn 2 lần bên má trái. Lúc này tay trái ôm vào bụng, tay phải vòng qua phần đầu, cổ và một lần dùng tay phải từ phía sau kéo lại ôm, sau đó cháu bỏ chạy.
Theo trình tự sự việc và các thông tin về vụ án ấu dâm của Nguyễn Hữu Linh nhiều người đoan chắc rằng ông ta không thể khống chế pháp luật như thời còn làm việc. Vì khi đang tại chức ông ta mới có cái để mà trao đổi với cơ quan điều tra, tòa án hay Viện Kiểm sát còn khi đã mất đi quyền lực thì những cơ quan ấy không dại gì mang lấy tiếng bao che tội phạm để con đường tiến thân của họ bị người dân nguyền rủa, ném đá hay nhẹ lắm cũng là chì chiết trên mạng xã hội, nơi hàng trăm ngàn người có thể phát hiện chuyện đen tối của mình.
Nhưng khả năng xử phạt nhẹ nhàng đối với ông Nguyễn Hữu Linh là có thật và rất đáng quan tâm, bởi những vụ án lớn hơn nhiều cũng được giơ cao đánh khẽ bởi bị cáo là công an, là đảng viên đã dày công bảo vệ chế độ. Vụ án có tội danh tương tự như của ông Linh xảy ra tại Vũng Tàu của Nguyễn Khắc Thủy chỉ bị xử 3 năm tù giam vì ông này là một đảng viên lâu năm và có sức khỏe yếu kém. Người ta tin rằng đối với Nguyễn Hữu Linh bản án một năm tù giam là có thể xảy ra như một cách xoa dịu dư luận trong tình thế căng thẳng như hiện nay.
Dù nặng hay nhẹ vụ án của Nguyễn Hữu Linh cho thấy người dân không còn đóng cửa trước nạn bạo hành tình dục của quan chức nhà nước nữa. Nỗi căm phẫn của họ có thể sẽ bùng lên nếu nhà nước tiếp tục bao biện cho những hành vi này của các con cưng của chế độ. Không phải đến khi hết được "cưng" thì nhà nước mới đem họ ra phán xử vì làm như thế nhà nước tự hạ thấp quyền lực của mình trong việc thực thi pháp luật.
Pháp luật khi đã bị o ép thì cơ quan thực thi nó sẽ mang một khuôn mặt khác rất khó để người dân sợ hãi và tuân theo. Khi người dân không còn tin tưởng hay sợ hãi vào luật pháp chính là lúc họ sẽ tự thực hiện sự căm phẫn của mình. Bài học đánh chết những kẻ trộm chó vẫn còn trước mắt và không phải là nó chỉ xuất hiện tại miền Bắc, nếu người dân không được pháp luật bảo vệ thì hàng ngàn kẻ trộm khác dù mang thẻ đảng trên khắp nước cũng sẽ bị người dân đối xử không khác gì những tên trộm chó tại Thanh Hóa.
Cánh Cò
Các bạn, những ai từng biết chút ít về đạo Công giáo thì chắc đều đã nghe qua câu chuyện này. Một lần Chúa đến một đám đông vây quanh một người phụ nữ. Đám đông hỏi Chúa : "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?". Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi"… Kết cục là đám đông về hết và chỉ còn đống đá nguyên vẹn ở đó.
Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : "Ai trong các ngươi trong sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi"…
Chuyện từ xa xưa là vậy, nhưng nếu bây giờ tôi được đứng trước mặt Chúa, tôi sẽ hỏi Người rằng : "Nếu người kia lại là người đàn ông có tên Nguyễn Hữu Linh ấu dâm trẻ con thì Ngài nghĩ sao?". Xin nói ngay rằng tôi không hề có ý muốn mạo phạm các bậc thánh thần, nhưng tôi sẽ phải hỏi câu nói vừa rồi nếu có cơ hội, bởi tôi chỉ là một người phàm.
Là một con người, tôi có tai, tôi có mắt, tôi có trí não. Trước khi biết Nguyễn Hữu Linh thì tôi đã được biết rất nhiều cái tên khác như Nguyễn Trường Tô, Sầm Đức Xương, Nguyễn Khắc Thủy, Đinh Bằng My... và nhiều nữa tôi không thể kể hết. Nhưng điểm chung của những cái tên này thì một : họ đều là (hoặc từng là) công chức, hai là : vụ án của họ vô cùng trầy trật bởi một lực cản vô hình nào đó đã làm khó khăn cho công tác điều tra, xử án.
Ấu dâm trẻ em không phải là điều mới mẻ, nhưng cường độ và tốc độ ngày càng lớn. Ngay khi tôi đang gõ những dòng chữ này thì lại biết thêm một vụ xâm hại tình dục khác diễn ra ở Thanh Xuân - Hà Nội. Theo thống kê thì bây giờ người ta tính ra cứ 8 giờ đồng hồ lại có một trẻ em bị xâm hại. Điều này trầm trọng đến mức độ nhiều người trong đó có tôi đã mất niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo bà Lê Thị Hoàng Yến đại diện Hội bảo vệ quyền trẻ em, tại Việt Nam có hơn 15 cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em. Điều này làm cho bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) từng phải thốt lên :
"Một đứa trẻ có 15 cơ quan bảo vệ, vậy mà tại sao khi con chúng ta bị xâm hại thì chúng ta không biết gọi đến đâu ? Cá nhân tôi thấy điều này thật mỉa mai, chúng ta có lẽ không cần quá nhiều cơ quan như vậy. Chúng ta chỉ cần đến 1, 2 cơ quan nhưng thực sự làm".
"Tôi cảm thấy là không chỉ riêng ấu dâm, mà trong tất cả vấn đề liên quan đến phụ nữ hay trẻ nhỏ thì những hội đoàn đó vô tác dụng. Họ không làm việc, không có một tiếng nói nào cho người dân, không thăm hỏi, không động viên, không bảo vệ. Nói chung họ không có vai trò gì hết, họ chỉ có cái tên và nhận lương. Vậy thôi !".
Ông Nguyễn Hữu Linh không xâm hại chúng ta. Ông ấy xâm hại một đứa bé. Nhưng tôi biết có người đã hỏi tại sao chúng ta cậy đông ném đá ông ấy ? Xin thưa rằng, không phải chúng ta đang ném đá ông ấy. Chúng ta đang ném đá và phỉ nhổ vào cả một cái thể chế mà đáng lý ra nó được chúng ta trao quyền lực để bảo vệ cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, thay vì chỉ phạt 200 ngàn đồng.
Tôi không bao giờ e ngại khi bị chỉ trích bởi những phát ngôn của mình xung quanh chuyện này, và tôi luôn ủng hộ các bạn khác cũng lên tiếng, bởi chính hành động đó của chúng ta góp phần làm chúng ta trở nên những công dân có trách nhiệm cho đời.
Xin Chúa ở cùng anh chị em.
Nguyễn Lân Thắng
Nguồn : RFA, 06/04/2019 (nguyenlanthang's blog)
Nền giáo dục khủng hoảng, đạo đức suy đồi đó là hậu quả gần 3/4 thế kỷ cai trị Việt Nam của giới bạo quyền cộng sản. Tiền thuế do người dân đóng góp gần như chỉ để nuôi lực lượng lo phận sự "còn đảng còn mình". Cuộc sống bình yên của người dân bị đe dọa : bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dân đang là những vấn nạn nghiêm trọng diễn ra hàng ngày.
Từ Sài Gòn, nhà báo Nguyễn Đình Ngọc đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành xoay quanh câu hỏi : "Bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dâm – vì đâu nên nỗi ?".
Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe :
Phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc
Trần Quang Thành thực hiện
Tiếng Dân Việt Media, 07/04/2019
Vụ xử phạt tên hôn tặc trong thang máy 200.000 đồng gây bảo trên mạng internet và thông tin lan rộng ra quốc tế. Người dân nổi giận nhưng chỉ trong lời nói, trên bàn phím. Đến lượt tên cựu Phó Viện Trưởng "nựng" cháu bé thì sự cuồng nộ đã tăng ngút trời và đã biến thành hành động. Nhà tên dâm tặc biến thành điểm chụp hình bêu diếu, ném vật bẩn, sơn chữ…
Nhà tên dâm tặc biến thành điểm chụp hình bêu diếu, ném vật bẩn, sơn chữ…
Sự thóa mạ ấy chừng như không chi dành cho kẻ dâm ô mà còn là cái "nựng" cảnh báo đến bộ máy tư pháp vô cảm, bất lực trước tội ác. Chủ tịch Đà Nẵng hốt hoảng chỉ đạo điều tra xử lý ngăn chặn. Liệu chính quyền có đủ sức ngăn chặn sự căm phẫn của người dân khi chính quyền ấy bất lực thậm chí bao che cho tội ác ?
Tội ác không được trừng trị thích đáng ngay lập tức phát sinh tội ác khác. Sau vụ "hôn tặc" chỉ bị xử phạt 200.000 đồng nhiều câu chuyện châm biếm lan truyền trên mạng ngụ ý mức giá hời ấy sẽ khuyến khích hành vi dâm ô lan rộng. Những dự báo dân gian lập tức thành sự thật qua vụ Nguyễn Hữu Linh cựu Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng "nựng" cháu bé trong thang máy.
Trước sự kiện hiển nhiên, clip vidéo thể hiện rất rõ ràng, hành vi dâm ô không thể lầm lẫn nhưng các cơ quan tư pháo Việt Nam vẫn loanh quanh đủng đình xác minh và bốn ngày trôi qua vẫn chưa khởi động quy trình tố tụng như đổ thêm dầu vào ngọn lửa sôi sục của người dân. Như những quan chức bị lộ khác, cách chối tội sống sượng, trân tráo của kẻ thủ ác lại càng thách thức người dân.
Hành động phản kháng tự phát
Theo đúng quy luật lượng đổi thì chất đổi của Marx, sự giận dữ của người dân lần này đã vượt ra ngoài lời nguyền rủa bằng miệng hay trên bàn phím mà đã thành hành động. Chờ chính quyền lâu quá, người dân đã "thế thiên hành đạo", ra tay thực thi công lý bằng phương cách của họ, Tổ chúc tuor du lịch đến nhà kẻ ấu dâm chụp ảnh, ném đồ dư, mãnh chai…. thậm chí là dùng sơn đen viết lên hàng rào hai chữ Â DÂM to tướng. Báo chí sôi nổi thông tin mô tả hiện trạng và khuyên người dân tự kiềm chế sống theo pháp luật và không làm ảnh hưởng đến những người vô tội là vợ con, các thành viên của gia đình
Ngày 5/4, báo Tuổi trẻ đăng tin "Ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Linh - cựu phó viện trưởng Viện KSND Thành phố Đà Nẵng - nằm trên đường Lê Lợi đã bị ném chất bẩn, xịt sơn lên tường rào vào tối qua (4/4). Sáng nay, người nhà ông Linh đã cho sơn lại cửa.
Trên cánh cổng màu trắng của ngôi nhà này có dòng chữ "Ấ DÂM" xịt bằng sơn đen, phía trước cửa bị ném nhiều chất bẩn. Hàng xóm của ông này cho biết sáng nay khi đi qua cửa nhà ông Linh thì thấy có dòng chữ trên cùng nhiều chất bẩn ném phía trước cổng" (1).
Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng vốn đang nằm trong danh sách đen chuẩn bị vào lò đã lo lắng lên tiếng chỉ đạo : "Chiều 5/4, tại cuộc họp với các quận huyện về công tác đảm bảo trật tự đô thị, Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã yêu cầu chính quyền và công an quận Hải Châu khẩn trương xác minh, xử lý những người ném rác, bôi vẽ lên cổng nhà ông Nguyễn Hữu Linh".
Huỳnh Đức Thơ lập luận rằng "hành động quá khích trên là thiếu suy nghĩ, không phù hợp với văn hóa, văn minh đô thị. Người nào sai sẽ có pháp luật xử lý, nhưng gia đình, người thân của họ thì không ai được phép làm tổn thương" (2).
Lập luận này mới nghe thì rất nhân văn, đạo đức nhưng nhiều người phản bác rất chặt chẽ là, nếu dư luận cứ ôn hòa thì liệu Linh có được xử lý nghiêm, thích đáng không hay vẫn là 200. k như vụ trước đây ? Thơ ngai các thành viên gia đình Linh bị tổn thương thì ngoài em bé đã bị tổn thương cả hồn lẫn xác thì liệu các thành viên gia đình em bé có bị tổn thương vì hành vi dâm ô của Linh không ?
Vấn đề đặt ra là không phải mới lần đầu, cũng không phải là duy nhất, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra và cách, mức độ xử lý của chính quyền với kẻ dâm ô thì quá nhẹ nhàng đến mức như là khuyến khích người bị phạt tiếp tục vi phạm vì đã được ai đó bảo kê.
Pháp luật không bảo vệ người bị hại
Pháp Luật và cơ quan pháp luật Việt Nam chừng như khá cởi mở, nhân ái với hành vi dâm ô, kể cả ấu dâm. Một lão cựu Giám đốc Ngân hàng nhà nước ở Vũng Tàu dâm ô với nhiều cháu bé, cha mẹ các bé tố cáo, kêu cứu, dư luận báo chí lên án suốt hàng năm trời vụ việc vẫn bị nhận chìm xuồng mãi đến khi lãnh đạo cấp nhà nước có ý kiến kẻ thủ ác mới bị bắt giữ (3).
Mới đây, vụ cô gái bị tấn công tình dục trong thang máy được camera ghi nhận hình ảnh rõ ràng thế nhưng các cơ quan pháp luật lại nhân ái không công bố tên tuổi kẻ vi phạm và chỉ xử phạt nhẹ nhàng 200.000 đồng. Lý do là luật hình sự chỉ ghi nhận tội hiếp dâm, hành vi dâm ô chỉ bị xử lý hành chính. Dư luận, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài đã bùng vỡ bức xúc, cuồng nộ về cách hành xử này. Người ta lên án sự đê tiện của têm dâm tặc với tất cả sự căm thù nhưng sự phẫn nộ cao hơn lại dành cho các cơ quan thực thi pháp luật vì thái độ lơ là đến mức như bao che cho tên tội phạm tình dục, thậm chí cơ quan pháp luật không thực hiện được cam kết buộc gã dâm tặc xin lỗi nạn nhân.
Báo chí Anh, Hàn Quốc và nhiều nước khác cũng thông tin về sự kiện này. Không phải họ ác ý chuyện xấu cỏn con của người Việt cũng thành sự kiện quốc tế mà có lý do chính đáng là họ đồng tình ủng hộ sự phẫn nộ của người dân. Thật vậy, dân ô trong thang máy hay những chỗ công cộng khát nước nào chẳng có, nó là chuyện thường ngày ở thế giới này. Nhưng giá trị thân thể, nhân ohẩm, sự đau khổ về tinh thần của người phụ nữ đã bị cơ quan pháp luật Việt Nam định giá quá thấp. Chỉ có 200.000 đồng. Tờ Dailymail của Anh giật dòng tít, tấn công tình dục trong thang máy chỉ phạt 8 USD gây phẫn nộ ở Việt Nam. Báo này cũng dẫn lại dư luận bức xúc ở Việt Nam sau khi có quyết định xử phạt người đàn ông xàm xỡ, cưỡng hôn một cô gái trong thang máy chỉ bị phạt 200 ngàn VNĐ được quy đổi ra 8 USD.
Trang Dispatch của Hàn Quốc cho đưa tin cụ thể về vụ việc và nhấn mạnh rằng thủ phạm chỉ bị phạt 200.000 đồng (tương đương 10.000 won), một số tiền quá nhỏ so với những gì người này đã gây ra cho cô gái. Trang Dispatch còn lấy hình ảnh chế trên mạng xã hội Việt để nói đến làn sóng phản đối của cư dân mạng Việt Nam về hình phạt dành cho kẻ tấn công. "Họ lấy 5 tờ 200.000 và ghi vào đó tên của từng người đẹp nổi tiếng tại Việt Nam để giễu cợt về hình phạt", trang báo đưa tin (4).
Với tâm thức người Việt và cư dân các quốc gia tiến bộ thì ấu dâm là hành vi tội ác phải xử lý thích đáng để trừng phạt, ngăn ngừa và thực tế họ đã xử lý thật hiệu quả bằng cơ chế quản lý xã hội phù hợp
Còn ở Việt Nam, luật pháp lỏng lẻo và kẻ thi hành pháp luật lại càng bạc nhược đến mức như đồng lõa. Đến nay, trước làn sóng dư luận lên án, trước sự trừng phạt tự phát của người dân, Linh vẫn ung dung sống tự do.
Cơ chế, giải pháp chính sách xã hội mang tầm vĩ mô hạn chế thấp nhất những tội ác tương tự bị bỏ ngỏ. Thậm chí trong mỗi vụ như vậy, nhiều quan chức Việt Nam lại có những phát biểu "ngây thơ" đến hoang mang.
Gắn cửa kính để chống dâm ô ?
Một Thứ trưởng Bộ Công An đề nghị giải pháp chống dâm ô trẻ em là "Tốt nhất trong thang máy phải lắp đặt hệ thống camera hoặc lắp cửa kính. Thang máy cần được lắp kính như nhiều nước vẫn làm, rất an toàn. Người bị kẹt trong thang máy hay gặp vấn đề gì, bên ngoài nhìn thấy ngay’ (5).
Lập luận này thể hiện tâm lý, tầm nhìn quản lý xã hội kiểu sai đâu sửa đó, càng sữa càng sai. Vấn đề ở đây là biện pháp cơ chế hữu hiệu để bảo vệ trẻ em không bi tấn công tình dục. Việc tấn công tình dục có thể xảy ra bất cứ ở đâu chứ chứ không phải chỉ thực hiện trong thang máy.
Xã hội Việt Nam có rất nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em như : Ủy ban thiếu niên nhi đồng của Đoàn, Đội thiếu niên tiền phong, Quỹ bảo trợ trẻ em việt nam, Ủy ban mỗi năm các tổ chức này tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng tiền thuế của dân nhưng ngay ở trung tâm văn hóa kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, vu việc xảy ra ngày 1-4 mãi đến ngày 5/3 chỉ duy nhất một tổ chức đứng đơn tố cáo và đề nghị xử lý hôn tặc Linh.
Trong một hội thảo về phòng chống Ấu Dâm gần đây, Bà Vân Anh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên chia sẻ "Một trẻ em Việt Nam hiện có 15 cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ, nhưng khi một đứa trẻ bị lạm dụng, cưỡng hiếp không biết gọi ai".
Hệ thống tư pháp u tối, bất minh, bất lực ; bộ máy chính quyền quan liêu vô hiệu ; những tổ chức chính trị xã hôi vô cảm sống như thứ ký sinh rúc tỉa ngân sách là môi trường tốt để tội ác phát sinh. Hành vi phạm pháp quả tang của gã cựu Phó Viện trưởng đủ điều kiện để ai cũng có thể bắt giữ, đủ điều kiện dể cơ quan điều tra bắt người trong tình trạng khẩn cấp, thế nhưng y vẫn tự do, vẫn ung dung cải chày cải cối là y "nựng" chứ không phải dâm ô mà giới công quyền vẫn im lặng lắng nghe không một lời tranh luận. Đó là sự thách thức của chính quyền với người dân.
Trước tình trạng tội ác tràn lan, bạo lực học đường, xã hội lan rộng, sinh mạng con người trở nên nhỏ nhoi, mỏng manh, sức mạnh của chuyên chính vô sản chỉ dành để đàn áp người dân, cưỡng chiếm đất đai, bảo vệ cho lợi ích nhóm của các quan chức và thế lực sân sau. Người dân không được hưởng quyền thiết yếu của công ân ngay cả quyền sống an toàn mà trở thành con sâu, cái kiến.
Đừng trách người dân quá khích, đừng kêu gọi sự nhân đạo khi mà thân thể, nhân phẩm, danh dự của những bé thơ và gia đình họ đang bị chà đạp tàn nhẫn. Những cái "nựng" của người dân trước ngôi nhà tên Phó Viện Trưởng dâm ô chỉ mới là hành động tự phát khởi đầu. Nếu chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục lao theo vết xe cũ, không thay đổi thể chế, không thật sự bảo vệ người dân hữu hiệu thì sự căm phẩn sẽ cộng dồn, những cái "nựng" tự phát sẽ thành tự giác đủ sức phá tan những thành lũy độc tài xiềng xích. Lúc đó, cho dù không phải là chủ tịch sắp thành củi như Huỳnh Đức Thơ mà là một quan chức tai to mắt lớn nào khác cũng sẽ phải vỡ trận vì sức manh lòng dân.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 05/04/2019 (Gió Bấc's blog)
(1) https://tuoitre.vn/vu-sam-so-be-gai-trong-thang-may-nha-ong-linh-b
(2) https://vnexpress.net/phap-luat/chu-tich-da-nang-chi-dao-truy-tim-nguoi-...
(4) https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/sam-so-trong-thang-may-phat-200k-...
(5) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/sam-so-be-gai-thu-truong-cong-an-noi-la...
(6) https://tuoitre.vn/15-co-quan-bao-ve-nhung-tre-bi-xam-hai-khong-biet-goi...
Vụ án Nguyễn Khắc Thủy ấu dâm đang làm nóng rẫy công luận. Ít nhất, Thủy đã ấu dâm với 3 bé gái, còn những tố cáo khác chưa đủ bằng chứng thì chưa nói đến.
Nguyễn Khắc Thủy, người đã ấu dâm với 3 bé gái, tại phiên tòa
Bằng việc hạ án sơ thẩm 3 năm tù giam xuống còn 18 tháng tù treo, thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện như thể trêu ngươi công lý, thách thức dư luận. Thái độ câng câng, trâng tráo của Nguyễn Khắc Thủy ở cả hai phiên tòa càng đẩy thêm sự bức xúc của công luận. Ông ta làm như đang đóng vai quan tòa để buộc tội Hội đồng xét xử. Ông ta dọa đốt thẻ đảng và tự thiêu nếu tuyên ông ta phạm tội. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm giảm án chứ không tuyên trắng án nhưng chưa thấy ông ta tự thiêu hay đốt cái gì cả.
Một loạt tờ báo lên tiếng phản đối, nhiều đại biểu quốc hội bức xúc.
Trang Tiếng Dân có bài "Hành trình đi đêm của một bản án phúc thẩm vô nhân đạo chống lại trẻ em" đầy phẫn nộ.
VTC lên án rất mạnh mẽ : "Xét xử tội phạm dâm ô Nguyễn Khắc Thủy : Một phiên tòa 'bao che' cho sự đồi bại, quay lưng lại vớitrẻ em".
v.v...
Ngay sau khi Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm tuyên án, Viện kiểm sát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập tức báo cáo khẩn cấp lên Viện kiểm sát tối cao về bản án này.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, giảm mức án từ 3 năm tù giam xuống 18 tháng tù treo là một điều vô lý. Đã là dâm ô trẻ em, sao được cho tại ngoại, hưởng án treo ?
Và tòa án tối cao đã quyết định rút hồ sơ vụ án để xem xét.
Nếu như giữ nguyên bản án sơ thẩm thì dư luận không đến nỗi bức xúc như vậy. Vì bức xúc quá nên người ta mới quyết tâm tìm xem, Nguyễn Khắc Thủy là ai, thân thế sự nghiệp thế nào ? Và cố tìm thì cũng không khó.
Nguyễn Khắc Thủy từng làm giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu như các báo đã đăng về vụ án.
Ngược lại thời gian 17 năm trước, Nguyễn Khắc Thủy, lúc này đã nghỉ hưu bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm nữa thì thấy, Nguyễn Khắc Thủy có con trai là Nguyễn Quốc Thái làm ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Vũng Tàu. Ngày 3/11/2010, Nguyễn Quốc Thái bị Công an Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền lừa đảo lên tới 27 tỷ đồng.
Với việc Thái lừa đảo tới 27 tỉ đồng, thử hỏi bao nhiêu gia đình tan cửa nát nhà. Người tích cóp tiết kiệm được đã đành mất, nhưng những người vì nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của Thái mà đi vay mượn trở thành con nợ thì hậu quả còn đau lòng hơn.
Năm 2012, Nguyễn Quốc Thái bị Tòa án Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên án tù chung thân.
Nguyễn Khắc Thủy là Giám đốc ngân hàng nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Con ông ta cũng vào ngành ngân hàng, nghĩa là nối nghiệp cha. Điều này ai cũng thấy việc Thái vào ngành ngân hàng là do cha "cơ cấu". Nếu Thái không nôn nóng ham ăn, chắc hắn còn lừa đảo được nhiều hơn nữa.
Nói thế để biết, cha con Nguyễn Khắc Thủy đều là đồ bỏ đi. Nếu ai làm người ấy chịu, gác án chung thân của con ông ta sang một bên thì Nguyễn Khắc Thủy cũng từng có tiền án tiền sự. Thế nhưng, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm không lấy đó làm tình tiết tăng nặng mà đưa ra một chiều tình tiết giảm nhẹ như có 50 năm tuổi đảng và "thành tích" cống hiến cho ngành ngân hàng. Không có căn cứ nào của luật pháp cho thấy tuổi đảng là tình tiết giảm nhẹ, còn thành tích cống hiến cho ngành ngân hàng thì như vừa nhắc đến, ông ta đã "thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" (cho ngành ngân hàng) thì cống hiến cái gì.
Có vẻ như Thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện trong vụ này "cố đấm ăn xôi" nhưng trôi được hay không là rất khó.
Khả năng bản án giám đốc thẩm bác bỏ án phúc thẩm của thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện gần như chắc chắn. Khi ấy, không chỉ đưa Nguyễn Khắc Thủy vào trại giam chứ không để ông ta nhởn nhơ bên ngoài chửi bới, thách thức mà còn cần phải xem xét lại trình độ, trách nhiệm của thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện nữa.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 17/05/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em ở Hoàng Mai (BBC, 14/03/2017)
Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Dâm ô đối với trẻ em" tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, sau khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra xác minh.
Ảnh minh họa - GETTY IMAGES
Ngày 13/3, ông Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội khẩn trương chỉ đạo làm rõ vụ việc và sớm đưa đối tượng ra xử lý nghiêm minh đúng pháp luật. Ông cũng yêu cầu giới chức thành phố báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng này.
Các kênh truyền thông trong nước cho hay vụ cáo buộc xâm hại tình dục đối với bé gái 8 tuổi ở phường Thịnh Liệt xảy ra từ tháng 1/2017 nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết.
Dư luận Việt Nam phẫn nộ vì cáo buộc nhiều trẻ em bị xâm hại
Gia đình nói một thanh niên hàng xóm (sinh năm 1983) đã có hành vi xâm hại tình dục con gái mình hôm 8/1 và đã tố cáo lên công an phường. Bác sỹ giám định sau đó kết luận bé gái bị tổn thương bộ phận sinh dục.
Thanh niên bị nghi ngờ xâm hại tình dục bé gái đã bị triệu tập lấy lời khai nhưng sau đã được thả.
Cho tới tận ngày 10/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Hoàng Mai, mới có thông báo kết quả giải quyết tố giác tội phạm, trong đó nói chưa đủ căn cứ để quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với tố giác của gia đình, đề nghị tiếp tục xác minh thêm hai tháng.
Vụ này khi được đăng tải trên mạng xã hội đã gây bức xúc trong dư luận, nhất là sau khi có thông tin gia đình thanh niên bị cáo buộc tội phạm có quan hệ với quan chức cấp cao, dẫn tới can thiệp của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh vụ này, còn một số vụ khác mà dư luận yêu cầu làm rõ như vụ một bé gái 7 tuổi ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tố cáo bị một người đàn ông xâm hại ở trường (phát hiện hồi tháng Hai) và vụ một người đàn ông 76 tuổi bị tố cáo nhiều lần có xâm phạm tình dục các bé gái tại khu chung cư ở phường Nguyễn An Ninh (Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBViệt Namet) gồm 15 tổ chức xã hội hoạt động trong nước hôm 12/3 dẫn báo cáo của Cục Cảnh sát Hình sự thuộc Bộ Công an cho thấy trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bé bị xâm hại tình dục.
Theo báo cáo này, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1.544 vụ vào năm 2014.
************************
Nạn ấu dâm tăng vì không trừng trị đích đáng (VOA, 13/03/2017)
Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ vào năm 2010 lên đến gần 1500 vụ vào năm 2014.
Trong vòng chưa đầy một tuần trở lại đây, làn sóng phẫn nộ trong dư luận Việt Nam đang dâng cao sau khi xuất hiện thông tin về một loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em.
Báo chí trong nước trong những ngày qua liên tiếp đưa tin về ít nhất 3 vụ. Đông đảo người sử dụng mạng xã hội cũng đã chia sẻ nhiều thông tin về các vụ đó.
Tin tức hôm 11/3 nói ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, một bé gái 8 tuổi đã bị một người đàn ông 34 tuổi xâm hại nhiều lần. Gia đình cháu đã tố cáo với nhà chức trách cách đây hai tháng. Sau thời gian "chờ giải quyết" và nhiều sức ép công luận, đến ngày 13/3, công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Nghi phạm theo báo chí mô tả là một nhân viên ngân hàng, 34 tuổi. Người đàn ông này đã bị công an triệu tập hôm 11/1 nhưng được thả ngay sau đó. Người này từng tuyên bố sẽ không ai "làm gì được" vì anh ta "có nhiều mối quan hệ".
Cũng ngày 11/3, tại thành phố Hồ Chí Minh, gia đình một bé gái học sinh lớp 1 đã gửi đơn kêu cứu đến báo chí. Mẹ của cháu bé nói vào ngày 14/2 chị phát hiện cháu bị xâm hại với nghi ngờ là sự việc đã xảy ra tại lớp học. Sau khi tố cáo với công an, đến nay sau gần 1 tháng vẫn chưa có kết quả điều tra.
Tại thành phố Vũng Tàu, báo chí đưa tin hôm 13/3 rằng việc điều tra một vụ ấu dâm sẽ được gia hạn thêm 2 tháng. Trong vụ này, một người đàn ông 77 tuổi bị cáo buộc đã xâm hại 9 cháu bé nhiều lần. Công an đã khởi tố vụ án hình sự vào tháng 8/2016.
Hồi đầu năm nay, ngay sau tết Đinh Dậu, một cháu bé 13 tuổi ở Cà Mau đã tự vẫn vì bị hàng xóm xâm hại nhiều lần nhưng kẻ phạm tội không bị nhà chức trách xử lý dù gia đình đã báo cáo.
Những vụ kể trên chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 5.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em được báo cáo chính thức là đã xảy ra ở Việt Nam trong 5 năm qua.
Thống kê chính thức của các cơ quan nhà nước, dù bị các nhà nghiên cứu cho là còn chưa đầy đủ, cho thấy rằng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng về số lượng, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ vào năm 2010 lên gần 1500 vụ vào năm 2014.
Chỉ riêng con số chính thức này thôi đã đồng nghĩa là trung bình mỗi ngày có 3-4 trẻ em bị xâm hại. Hay nói cách khác, cứ 8 giờ trôi qua lại có ít nhất một trẻ em trở thành nạn nhân của "yêu râu xanh".
Trong số các nạn nhân, có những cháu bị giết chết để bịt đầu mối, nhiều cháu bị đe doạ để không dám tố cáo.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), nhận xét với VOA :
"Con số nó tăng lên theo báo cáo. Còn con số mà không được báo cáo thì không biết là bao nhiêu nữa. Đây là một vấn đề đã trở nên nghiêm trọng và thực sự nó là vấn đề không thể nào tiếp tục chấp nhận được nữa".
Nữ giám đốc của trung tâm CSAGA cho biết thêm rằng trung tâm và một số tổ chức khác như ISCS, ActionAid, và Plan cách đây vài năm đã tiến hành nghiên cứu ở Hà Giang, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trên 14% học sinh bị xâm hại tình dục.
Ở Hà Nội, hơn 10% học sinh của trên 30 trường phổ thông trung học nói từng bị xâm hại "bằng cách này hay cách khác".
Bà Vân Anh đưa ra ý kiến :
"Từ miền núi cho đến thành phố, từ những gia đình có kinh tế tương đối đến những gia đình nghèo, trẻ em đều có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục. Tất nhiên là ở trong môi trường có những sự bảo vệ tốt hơn từ phía gia đình cũng như nhà trường thì nó cũng sẽ giảm hơn một chút".
Trên mạng xã hội trong những ngày qua, có vô số ý kiến gọi tội phạm tình dục đối với trẻ em, hay tội ấu dâm, là "kinh tởm", đồng thời đòi trừng trị nghiêm khắc tội này.
Lần gần đây nhất một tòa án Việt Nam tuyên án nặng đối với bị cáo tội ấu dâm là tháng 12 năm ngoái. Một người đàn ông 64 tuổi đã bị kết án 13 năm tù vì dụ dỗ và có hành vi đồi bại với một bé gái 11 tuổi.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vân Anh, rất nhiều những vụ xâm hại khác đã không được điều tra, xử lý đúng mức và bà cho răng điều đó thật "đáng buồn" cũng như "gây bức xúc".
Bà chỉ ra rằng trong nhiều vụ, những thủ phạm đã thương lượng dân sự kết hợp với đền tiền cho các nạn nhân và tránh bị xử lý hình sự, vụ việc bị ém nhẹm.
Theo phân tích của nữ giám đốc CSAGA, nhiều gia đình chấp nhận thương lượng, đền bù kiểu này "e ngại" nói ra câu chuyện con của họ bị xâm hại vì "lo cho tương lai" và "thanh danh" của con gái. Định kiến "phải như thế nào đấy mới bị xâm hại tình dục" cũng là áp lực làm họ dè dặt trong việc lên tiếng.
Ngược lại, có những trường hợp đứng ra tố cáo lại không được nhà chức trách xử lý rốt ráo, dẫn đến sự bất bình. Bà Vân Anh nói :
"Có rất nhiều những vụ án không được xử lý gì cả. Có thể thụ lý rồi, có thể điều tra rồi nhưng rồi nó rơi vào im lặng một cách đáng sợ. Không biết lý do tại sao. Gia đình có thể gửi đơn hàng trăm nơi rồi nhưng cuối cùng vẫn không được xử lý. Đấy là những cái rất đau lòng. Dư luận rất phẫn nộ về việc kẻ thủ ác không bị xử lý một chút gì".
Ngoài nghi vấn rằng những kẻ phạm tội hối lộ nhà chức trách để "chạy án", "chạy tội", nhà nghiên cứu Nguyễn Vân Anh và nhiều người còn cho rằng có những cán bộ trong hệ thống pháp luật "sợ" là đưa ra thông tin về các vụ tội phạm ấu dâm là "nói ra cái xấu", "làm xấu xã hội đi", làm hình ảnh đất nước "trở nên tiêu cực hơn". Theo bà Vân Anh, vì "nỗi sợ" đó nên nhiều người trong hệ thống pháp luật đã tìm cách làm nhẹ vấn đề đi, thậm chí làm cho nó "biến mất luôn".
Trong một thông cáo phát đi hôm 12/3 về tội phạm ấu dâm ở Việt Nam, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) nói Việt Nam có riêng bộ luật về trẻ em và nhiều quy định, chính sách tiến bộ về bảo vệ trẻ em.
Mạng lưới bao gồm 15 tổ chức xã hội đang hoạt động trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam cũng chỉ ra rằng Việt Nam có một bộ máy khá toàn diện về chăm sóc và bảo vệ trẻ em từ trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, thông cáo nói trong nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, nhiều cán bộ trong các cơ quan, tổ chức phòng chống bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em "thay vì thực hiện trách nhiệm của mình lại đổ lỗi cho phụ nữ và trẻ em là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực", cũng như "thay vì nghiêm khắc nhận trách nhiệm và củng cố, tăng cường các giải pháp bảo vệ và xử lý lại quy trách nhiệm cho phụ nữ và trẻ em phải tự bảo vệ mình".
GBViệt Namet nhấn mạnh đó là những rào cản về thể chế khiến cho bạo lực tình dục không những không giảm mà còn gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp trong thời gian qua.
Bà Vân Anh, Giám đốc CSAGA, nhấn mạnh điều quan trọng cần làm là nhà nước và công chúng phải thay đổi quan niệm khi nhìn vào vấn đề này :
"Trước tiên phải biết rằng đây là vấn đề nghiêm trọng. Nếu mà mình cho qua một lần, nó sẽ dẫn đến tình trạng nó giống như một chỉ báo đối với tất cả những kẻ phạm tội khác rằng cứ phạm tội đi rồi cùng lắm cũng chỉ bị [xử lý] vớ vẩn thế thôi, hoặc chẳng bị làm sao cả, hoặc là tiền là có thể chạy được tất cả, hoặc là các mối quan hệ quen biết có thể chạy được tất cả. Đấy mới là vấn đề chứ không phải kẽ hở của luật".
Ở thời điểm hiện nay, những vụ việc được báo chí đưa tin trong vài ngày qua đã đánh động mạnh mẽ tới công chúng.
Bên cạnh việc bày tỏ sự quan tâm và phẫn nộ, giới hoạt động vì quyền trẻ em và phụ nữ kêu gọi chính phủ phải có giải pháp phòng tránh từ xa, hệ thống giáo dục cần phải đưa việc dạy học sinh nhận biết và tránh tội phạm tình dục như một kỹ năng cần thiết phải có.
Họ đề xuất rằng các sách vở có kiến thức giúp trẻ em phòng tránh loại tội phạm này cần được phổ biến nhiều hơn và các bậc cha mẹ Việt Nam cũng cần nói chuyện với con nhiều hơn về vấn đề này, một điều đã trở nên bình thường ở các nước phát triển khác.
************************
Dư luận Việt Nam phẫn nộ vì cáo buộc nhiều trẻ em bị xâm hại (BBC, 13/03/2017)
Ảnh minh họa - JUPITER IMAGES/HEIDE BENSER
Các lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam đã "yêu cầu Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao" làm rõ cáo buộc một số vụ xâm hại tình dục trẻ em sau khi vụ việc được truyền thông trong nước, mạng xã hội và các tổ chức xã hội đưa tin và kêu gọi hành động.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 12/3 đã yêu cầu 'điều tra sớm' vụ một người đàn ông 76 tuổi bị tố cáo nhiều lần có xâm phạm tình dục các bé gái tại khu chung cư ở phường Nguyễn An Ninh (Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ngày 13/3, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu UBND Hà Nội khẩn trương xác minh vụ việc một bé gái 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại nhưng vụ việc vẫn chưa được điều tra mặc dù gia đình đã làm đơn tố cáo hơn hai tháng trước.
Đây chỉ là hai trong số hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em được truyền thông trong nước và các mạng xã hội phản ánh trong thời gian qua.
Cáo buộc xâm hại trẻ em không được điều tra, xử lý kịp thời trong khi các thủ phạm được cho là được "bao che" và có kẻ còn "nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật" đã gây bất bình cho người dân và các tổ chức bảo vệ trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam.
Các vụ xâm hại trẻ em gây bất bình trong dư luận
Theo bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), "tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng về số lượng, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục".
"Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1544 vụ vào năm 2014. Như vậy, theo những con số chính thức đó thì chí ít mỗi ngày có 3 đứa trẻ bị xâm hại", tạp chí Phụ nữ mới dẫn lời bà Hồng.
Trong vụ án ở phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu, có tố cáo 9 bé gái đã bị một người đàn ông 76 tuổi xâm hại nhiều lần. Sau khi một người mẹ làm đơn gửi công an vào tháng 6/2016, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hồi tháng 8/2016 nhưng vụ án vẫn chưa được khởi tố.
Sau khi có yêu cầu của Chủ tịch Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Vũng Tàu cho biết cơ quan này đã quyết định gia hạn điều tra lần 2 đối với vụ án trong thời hạn hai tháng, báo Phụ nữ cho hay.
Một vụ án khác gây nhiều bất bình trong dư luận là vụ một cháu bé 13 tuổi ở Cà Mau đã tự vẫn ngay sau tết Đinh Dậu vì bị hàng xóm xâm hại nhiều lần. Gia đình cháu đã tố cáo với cơ quan chức năng nhưng vụ việc vẫn không được xử lý vì "những không đủ bằng chứng để khởi tố vụ việc".
Mới đây lại xuất hiện tố cáo một bé gái 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị một người đàn ông 34 tuổi xâm hại nhiều lần (được phát hiện hồi tháng Một) và vụ một bé gái 7 tuổi ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tố cáo bị một người đàn ông xâm hại ở trường (phát hiện hồi tháng Hai).
Trong cả hai trường hợp này, sau khi có kết quả khám nghiệm từ bệnh viện, gia đình các bé đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.
Mạng lưới GBVNET ra thông cáo bày tỏ sự bức xúc trước hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em gái ở Việt Nam
Tình trạng xâm hại trẻ em gia tăng ?
Trong bức "tâm thư" ra ngày 12/3 của Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) kêu gọi hành động quyết liệt hơn nữa để giải quyết vấn nạn xâm hại trẻ em, 15 tổ chức xã hội thuộc mạng lưới này cho rằng còn nhiều "rào cản về thể chế khiến cho bạo lực tình dục không những không giảm mà còn gia tăng" trong thời gian gần đây.
Các rào cản được kể đến gồm quy trình tố tụng thiếu chặt chẽ và thiếu nhạy cảm ; thái độ đổ lỗi cho phụ nữ và trẻ em là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực của các cán bộ công quyền ; việc quy trách nhiệm cho phụ nữ và trẻ em phải bảo vệ mình thay vì nghiêm khắc nhận trách nhiệm.
Bà Phạm Thị Minh Hiền, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nói bà sẽ đặt câu hỏi chất vấn về những vấn đề liên quan đến nạn xâm hại tình dục trẻ em trong phiên chất vấn tại phiên họp thứ 8 của Uỷ ban Thường vụ bắt đầu từ ngày 14/3, tờ Tiền Phong cho hay.
**************************
Trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng tăng (RFA, 13/03/2017)
Một bé gái với tấm ván trượt cát cho thuê tại Mũi Né, Việt Nam hôm 17/8/2015. Ảnh minh họa. AFP photo
Hàng ngàn trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm tại Việt Nam. Đó là báo cáo từ Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam gọi tắt là GBViệt Namet, đưa ra hôm 12/3.
Mạng Lưới còn trích dẫn các bản báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho thấy, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Theo các số liệu được đưa ra, số vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ năm 2013 lên đến 1.544 vụ vào năm 2014. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, tức 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục.
GBViệt Namet cũng cho biết nhiều vụ xâm hại tình dục chưa được xử lý thỏa đáng, nhiều phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị xâm hại lại bị đổ lỗi là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực và bị quy trách nhiệm phải tự bảo vệ mình.
GBViệt Namet cũng kêu gọi cơ quan chức năng cần điều tra nghiêm túc và xử lý đúng luật với các vụ xâm hại tình dục được tố cáo. Đồng thời tổ chức này cũng kêu gọi các cá nhân có uy tín trong cộng đồng, các nhà hoạt động xã hội, các nghệ sĩ, lên tiếng chống lại bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.