Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

NATO thông báo tập trận lớn nhất từ nhiều thập kỷ qua

Anh Vũ, RFI, 19/01/2024

Trong lúc Ukraine tiếp tục hối thúc các đồng minh phương Tây cung cấp vũ khi đạn dược, hỗ trợ tài chính sau khi ngân sách viện trợ của Mỹ bị bế tắc, ngày qua 18/01/2024, NATO thông báo đợt tập trận quy mô lớn trên toàn Châu Âu, được đánh giá như là một thông điệp hậu thuẫn Ukraine gửi đến Moskva. Mục đích xa hơn là răn đe Nga khởi sự một cuộc xâm lược nhắm vào quốc gia thành viên của Liên Minh.

nato1

Tư lệnh tối cao của các lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu, tướng Christopher Cavoli họp báo tại trụ sở khối NATO, Bruxelles, ngày 18/01/2024. AP - Virginia Mayo

Kết hợp với các diễn tập định kỳ khác như Joint Warrior và Nordic Response, do Anh Quốc và Na Uy tổ chức, các cuộc tập trận của NATO lần này sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn và địa điểm khác nhau, kéo dài từ tháng Hai cho đến tháng Năm. Dự kiến cuộc tập trận sẽ bắt đầu tại khu vực Baltic và Scandinavia.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles Pierre Benazet tường trình :

Theo Tư lệnh tối cao của các lực lượng đồng minh NATO tại Châu Âu, với 90.000 quân, cuộc tập trận "Người bảo vệ vững chắc" phá kỷ lục về số binh sĩ được triển khai. Những cuộc diễn tập lớn này sẽ kéo dài nhiều tháng và có sự tham gia của 1.100 xe chiến đấu, 80 máy bay và 50 tàu chiến.

Từ năm 1988, tức là ngay giữa Chiến tranh Lạnh, không có cuộc tập trận nào của đồng minh có quy mô như lần này.

Ngoài ra, cho dù tên của Nga không được chính thức nêu lên, cuộc tập trận "Người bảo vệ vững chắc" sẽ liên quan đến toàn bộ lục địa cùng với việc Mỹ và Canada gửi quân đến để thao dượt theo kịch bản đối mặt với "một kẻ thù có tầm cỡ tương đương".

Các nước thành viên NATO không muốn Liên Minh đứng ở tuyến đầu trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga để không tạo cớ cho những tuyên bố đối đầu của Điện Kremlin. Chính vì thế mà Hoa Kỳ, đứng đầu nhóm Ramstein về vũ khí và Pháp hôm qua đã thành lập liên minh về pháo binh. Tuy nhiên, NATO vẫn tìm cách chứng tỏ họ có khả năng và quyết tâm đối phó với một cuộc tấn công quy mô lớn.

Anh Vũ

*************************

Ra mắt "liên minh pháo binh" gồm 23 nước viện trợ quân sự cho Ukraine

Thùy Dương, RFI, 18/01/2024

Sáng nay 18/01/2024, tại Paris, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu chính thức cho ra mắt "liên minh pháo binh", một liên minh chuyên tổ chức và duy trì viện trợ quân sự cho pháo binh Ukraine, giúp Kiev tăng cường năng lực chống quân Nga xâm lược, trong bối cảnh tại chiến trường Ukraine, pháo binh hiện là lực lượng chính giữ trận tuyến. 

nato2

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp ngoại trưởng Pháp Stéphane Sejourné tại Kiev, Ukraine, ngày 13/01/2024 via Reuters – Ukrainian Presidential Press Service

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự qua video lễ ra mắt liên minh. Bộ trưởng quốc phòng Roustem Oumerov đã dự kiến đến Paris hôm nay, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì "các lý do an ninh", theo thông báo tối hôm qua 17/01 của bộ quốc phòng Pháp. Theo kế hoạch ban đầu, bộ trưởng Quân Lực Pháp và bộ trưởng quốc phòng Ukraine chiều nay sẽ đến thăm các cơ sở công nghiệp của tập đoàn Nexter tại Bourges, ngoại ô Paris, nơi sản xuất pháo tự hành Caesar, vốn được Kiev đánh giá cao, và cơ sở bảo trì các thiết bị pháo binh của tập đoàn MBDA tại Selles-Saint-Denis, miền trung nước Pháp. 

Theo AFP, "liên minh pháo binh" sẽ do Pháp và Mỹ dẫn đầu, với sự tham gia của 23 nước, hoạt động trong khuôn khổ Nhóm Tiếp Xúc về quốc phòng cho Ukraine (Nhóm Ramstein) quy tụ 50 quốc gia đồng minh của Kiev. Trong một thông cáo, bộ Quân Lực Pháp cho biết liên minh này "nhắm đến việc phối hợp những nỗ lực để, trong ngắn hạn và dài hạn, giúp Ukraine thiết lập một lực lượng pháo binh phù hợp với các nhu cầu của chiến dịch phản công và phù hợp các nhu cầu của quân đội trong tương lai".

Paris sẵn sàng tài trợ cho Kiev 50 triệu euro để Ukraine trang bị thêm 12 hệ thống pháo tự hành Caesar của Pháp, theo thông báo hôm nay của bộ Quân Lực Pháp. Bộ trưởng Sébastien Lecornu đồng thời kêu gọi các đồng minh nỗ lực để viện trợ thêm cho Ukraine 60 hệ thống pháo tự hành Caesar.

Le Monde nhắc lại là trong những tuần qua, một số liên minh đã được thành lập để hỗ trợ Ukraine : Anh và Na Uy dẫn đầu liên minh về trang bị cho hải quân, Estonia và Luxembourg chỉ huy liên minh về công nghệ thông tin, Mỹ và Hà Lan đứng đầu liên minh về các lực lượng không quân …

Còn tại Mỹ, tổng thống Joe Biden hôm qua 17/01 mời lãnh đạo các đảng ở Nghị Viện đến Nhà Trắng để bàn về viện trợ cho Ukraine, trong bối cảnh các nghị sĩ Cộng Hòa và Dân Chủ vẫn chưa đạt thỏa thuận để thông qua ngân sách tài trợ cho Kiev. 

Về tình hình chiến sự Ukraine, quân đội hôm nay cho biết Nga đã phóng 33 drone tấn công Shahed-136/131 (do Iran chế tạo) sang Ukraine trong đêm qua và phóng các tên lửa dẫn đường vào thành phố Kharkiv ở miền đông. Trong thông cáo, lực lượng phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ được 22 drone của Nga. 

Thùy Dương 

Published in Quốc tế

Đin Kremlin nói hôm th Sáu 24/11 rng vic NATO mun lp mt nhóm quân s tương t như Khu vc Schengen Châu Âu đ các lc lượng vũ trang ca khi liên minh này được di chuyn t do nhm đi phó vi Nga đã làm gia tăng căng thng và là nguyên nhân gây lo ngi.

nato1

Binh sĩ M hun luyn trong khuôn kh ca NATO b bin Phn Lan hi tháng 11/2023.

Người đng đu b ch huy hu cn JSEC ca NATO, Trung tướng Alexander Sollfrank, nói vi Reuters trong mt cuc phng vn được đăng ti hôm 23/11 rng ông mun thy có mt khu vc như vy.

Ông nói ông lo ngi rng tình trng quan liêu quá đáng trên khp Châu Âu đang cn tr vic di chuyn quân, mt vn đ mà ông cho rng có th gây ra s chm tr ln nếu xung đt vi Nga n ra.

NATO đang tích cc tr giúp Ukraine trong cuc chiến chng li Nga và Kyiv hy vng s có ngày gia nhp khi liên minh này. Tuy nhiên, bn thân NATO không có chiến tranh vi Nga, mt tình hung mà Tng thng M Joe Biden và các nhà lãnh đo phương Tây khác nói rng h mun tránh, xét đến kho vũ khí ht nhân khng l ca Moscow.

Người phát ngôn Đin Kremlin Dmitry Peskov nói rng Moscow s đáp tr nếu đ xut 'khi quân s Schengen ' tr thành hin thc.

Ông Peskov phát biu vi các phóng viên : "Khi liên minh đó lâu nay luôn coi đt nước ca chúng tôi như mt k thù gi đnh. Gi đây, h công khai coi đt nước chúng tôi là mt đi th rõ ràng. Li tuyên b này ca h ch càng làm tăng căng thng Châu Âu mà thôi và s có nhng hu qu".

Ông nói rng nhng li l nói đến vic xây dng mt "khi quân s Schengen" mt ln na cho thy Châu Âu chng bun lng nghe nhng lo ngi chính đáng ca Moscow và sn sàng tăng cường an ninh ca h trong khi gây tn hi đến nước Nga.

"Chính NATO đang liên tc di chuyn h tng quân s ca h v phía biên gii ca chúng tôi. Chúng tôi không tiến đến cơ s h tng ca NATO. NATO đang tiến v phía chúng tôi. Và điu này không th không gây lo ngi và không th không dn đến các bin pháp tr đũa đ đm bo an ninh ca chính chúng tôi", ông Peskov nói.

K t khi Chiến tranh Lnh kết thúc và Liên Xô sp đ, NATO đã m rng khong 1.000 km (600 dm) v phía đông, kết np thêm các quc gia thuc Khi Hip ước Warsaw trước đây, bao gm c Ba Lan và các quc gia vùng Baltic, đng thi tăng chiu dài sườn phía đông ca khi liên minh lên gp đôi, đt tng cng 4.000 km.

VOA, 24/11/2023

Published in Quốc tế

Phần Lan, lá chủ bài cho NATO đối phó với Nga

Minh Anh, RFI, 03/04/2023

Ngày 30/03/2023, với việc Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary lần lượt bật đèn xanh, Phần Lan, quốc gia nằm sát cạnh Nga chính thức gia nhập khối NATO – Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương nhưng không có Thụy Điển. Việc kết nạp thêm quốc gia Bắc Âu này sẽ giúp cho NATO tăng cường năng lực phòng thủ chung ở sườn phía đông, dễ bị tấn công, và có thêm một quân đội hùng mạnh, được huấn luyện cho một cuộc xung đột cường độ cao.

nato1

Bộ trưởng quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen (phải) và tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) tại Bruxelles, Bỉ ngày 13/10/2022. © Yves Herman / Reuters

Chiến tranh Ukraine do Nga phát động đã làm đảo lộn diện mạo quân sự từ vùng biển Baltic đến Bắc Cực. Trả lời AFP, ông Jamie Shea, một cựu quan chức cao cấp của NATO, giờ là nhà nghiên cứu, cộng tác viên cho nhóm cố vấn Chatham House, nhận định khi có thêm Phần Lan, "phòng thủ tập thể chống Nga giờ sẽ dễ dàng hơn nhờ vào việc tiếp cận được lãnh thổ Phần Lan và khả năng hỗ trợ từ nước Bắc Âu này".

Từ nhiều năm qua, mối lo chính của NATO tập trung vào hành lang Suwalki, một dải đất dài có 65 km, nối Kaliningrad, vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga nằm lọt thỏm giữa các nước Baltic, với Belarus. Đây cũng là điểm yết hầu đối với ba nước Baltic là Estonia, Latvia, Litva, thành viên của NATO. Nếu Suwalki bị Nga chiếm đánh, liên lạc giữa ba nước này với Ba Lan và các nước thành viên còn lại sẽ bị cắt đứt.

Do vậy, sự hiện diện của Helsinki, ở phía bên kia bờ biển Baltic và chỉ cách thủ đô Tallinn của Estonia 70 km, cho phép mở thêm một con đường mới để có thể chi viện nhanh chóng. Tuy nhiên, theo bộ trưởng quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, dù việc có thêm thành viên thứ 31 sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe, thì mối lo hành lang Suwalki vẫn còn đó, bởi vì, "Belarus trên thực tế giờ là một vùng quân sự của Nga".

Ở phía bắc, một mặt, Phần Lan có thể giúp Na Uy bảo vệ dải đất hẹp Kola, sát biên giới với Nga, và mặt khác, theo nhà phân tích, Jan Kallberg, European Policy Analysis, trong khi cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát vùng Bắc Cực giữa Nga, Trung Quốc và phương Tây tăng mạnh, thì việc củng cố vị trí của NATO trong khu vực này sẽ là một lá chủ bài.

Nhưng việc Phần Lan gia nhập NATO cũng đồng nghĩa với việc có thêm một đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Điều này đặt ra những thách thức lớn về phòng thủ cho các chiến lược gia của NATO. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhật báo La Croix, việc chia sẻ một đường biên giới dài với Nga, quốc gia Bắc Âu này, tuy chỉ có 5,5 triệu dân lại là một trong số các nước có một quân đội chính quy được đào tạo bài bản, và kỹ lưỡng có thể đối phó với một cuộc xung đột cường độ cao.

Tờ La Croix nhắc lại, sau cuộc chiến gian nan chống Liên Xô giai đoạn 1939-1944, bất chấp sự kháng cự kiên cường, Phần Lan đã phải nhượng gần 20% lãnh thổ cho Liên Xô, giờ là nước Nga. Lãnh đạo Xô Viết thời đó, Stalin còn áp đặt với quốc gia Bắc Âu láng giềng những điều kiện hòa bình khắc nghiệt để ký kết thỏa thuận Paris 1948 : Trung lập, lực lượng bộ binh hạn chế ở 34.400 binh sĩ, một hải quân "què cụt", và cấm sở hữu vũ khí tấn công như tầu ngầm và tên lửa.

Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, nếu như nhiều nước phương Tây giảm quân số và ngân sách quốc phòng, thì Phần Lan vẫn tiếp tục duy trì mô hình tuyển quân được thiết kế sau cuộc chiến xâm lược của Liên Xô năm 1939. Nữ chuyên gia Minna Alander, Viện Quan Hệ Quốc Tế Phần Lan nhấn mạnh, chiến lược này cho phép Phần Lan "có khả năng huy động 280 ngàn quân nhân thời chiến và trông cậy vào một đội quân dự bị đông đến 870 ngàn người".

Một lợi thế khác không nhỏ cho NATO là quân đội Phần Lan được trang bị nhiều loại vũ khí tối tân nhất. Với việc sở hữu nhiều khẩu đại pháo di động, Phần Lan có một trong số đội pháo binh lớn nhất Châu Âu. Quốc gia Bắc Âu này còn tiếp tục đầu tư trong phòng không khi đặt hàng mua đến 65 tiêm kích F-35 của Mỹ hồi tháng 12/2021.

Minh Anh

************************

Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO

Thùy Dương, RFI, 03/04/2023

Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hôm 03/04 tuyên bố kể từ ngày 04/04/2023 Phần Lan trở thành thành viên của NATO.

nato2

Quốc kỳ Phần Lan và lá cờ NATO. Reuters – Dado Ruvic

AFP trích lời tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg : "Ngày mai (thứ Ba 04/04), chúng tôi sẽ đón nhận Phần Lan làm thành viên thứ 31" của NATO. Theo tổng thư ký NATO, thủ tục kết nạp Phần Lan được tiến hành nhanh chưa từng có. Cờ của Phần Lan sẽ được treo lên trước trụ sở của khối ở Bruxelles vào giữa chiều mai và "đây là một ngày lịch sử".

Thông báo của NATO được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Helsinki thông báo kết quả bầu cử Nghị Viện, theo đó đảng Dân Chủ Xã Hội cánh tả của thủ tướng mãn nhiệm Sanna Marin đã thua trước đảng trung hữu. Việc thành lập một chính phủ mới sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, do đó thủ tướng mãn nhiệm Sanna Marin vẫn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính phủ khi Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO.

Theo Le Figaro, đảng của thủ tướng thất cử không ảnh hưởng gì đến việc Phần Lan gia nhập NATO, bởi tất cả các đảng lớn và đa phần người dân nước này, từ sau khi Nga xâm lược Ukraine, đều ủng hộ việc gia nhập NATO.

Liên quan đến hồ sơ gia nhập của Thụy Điển, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa "bật đèn xanh" để Thụy Điển trở thành thành viên NATO, nhưng tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương vẫn tỏ ra lạc quan và đặt việc kết nạp Thụy Điển vào khối nhanh nhất có thể thành một ưu tiên.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Chưa vào NATO, Phần Lan từ lâu đã chuẩn bị đối phó xâm lược

Nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang, Phần Lan đã sẵn sàng. Xăng dầu, ngũ cốc dự trữ đủ dùng tối thiểu sáu tháng, tất cả các tòa nhà lớn đều có hầm trú bom và nơi sơ tán cho người dân. Số người tình nguyện học những lớp huấn luyện quân sự tăng vọt, các môn được đăng ký nhiều nhất là cận chiến đô thị, bắn tỉa và sử dụng hỏa tiễn chống tăng.

nato1

Quân dự bị Phần Lan tập bắn đạn thật trong cuộc tập trận địa phương ở Taipalsaari ngày 09/03/2022. Quốc gia Bắc Âu có 1.300 kilomet đường biên giới với Nga luôn phải cảnh giác : tuy chỉ 5,5 triệu dân nhưng có đến 900.000 quân dự bị  via Reuters - Lehtikuva

Với hàng xóm là nước Nga của Putin, luôn phải sẵn sàng

"Ukraine, các láng giềng trước ngưỡng cửa chiến tranh" là hồ sơ của Courrier International tuần này. Viễn cảnh một hành lang của Nga tại Transnistria ở sát bên Ukraine và ý đồ của Moskva tại khu vực chiến lược Suwalki giữa Lithuania (Litva) và Ba Lan gây lo ngại. Ở phía bắc, NATO sắp đón nhận Thụy Điển và nhất là Phần Lan - chính quyền nước này từ nhiều năm qua đã chuẩn bị cho giả thiết bị Nga xâm lược.

Tuần báo Pháp trích dịch Financial Times, cho biết nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang, Phần Lan đã sẵn sàng. Trong các kho dự trữ chiến lược hiện có xăng dầu và ngũ cốc đủ dùng tối thiểu sáu tháng, còn các công ty dược phẩm bị buộc phải trữ từ 3 đến 10 tháng mọi các loại thuốc nhập khẩu. Tất cả các tòa nhà ở một quy mô nào đó đều phải xây dựng các hầm trú bom, tầng hầm để xe, sân trượt patin, hồ bơi đều có thể biến thành nơi sơ tán cho người dân.

Sau 80 năm sống dưới cái bóng của Liên Xô và nay là Nga, Helsinki không bất ngờ trước mối đe dọa chiến tranh. Nếu chiến lược "quốc phòng toàn dân" và sự chiến đấu kiên cường của Ukraine gây ngưỡng mộ cho toàn thế giới - từ những cặp vợ chồng mới cưới đến nhà buôn đều cầm súng bảo vệ đất nước - thì Phần Lan từ lâu cũng đã có chiến lược tương tự. Đang trong thời bình, quân đội Phần Lan có 280.000 binh sĩ và 900.000 quân dự bị, chiếm một phần ba số người trưởng thành của quốc gia Bắc Âu này. Quân dịch là bắt buộc, quốc phòng chiếm phần quan trọng trong ngân sách dù các nước Châu Âu khác đều giảm.

Jarmo Lindberg, cựu chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ cho biết thủ đô Helsinki giống như một thỏi "phô mai gruyère" lỗ chỗ với vài chục cây số đường hầm và "một số nơi trông như phim James Bond". Tất cả trung tâm chỉ huy quân sự đều là những "hầm bằng đá hoa cương ở độ sâu 30 đến 40 mét". Ông nói, một số người cho rằng Phần Lan đã đánh nhau 32 trận với người Nga, với số khác là 42. Nhưng Nga vẫn luôn là hàng xóm, "và chúng tôi biết rằng phải sẵn sàng".

Kỷ niệm không quên về cuộc xâm lăng của Stalin

Le Point trong bài "Người Phần Lan, hãy cầm vũ khí" dẫn lời nữ thủ tướng 36 tuổi của nước này, Sanna Marin : "Nga không phải là nước láng giềng mà chúng tôi mong muốn". Số người Phần Lan muốn gia nhập NATO từ 20% đã vọt lên 70% và tiếp tục tăng, chính sách không liên kết không còn chỗ đứng. Dân biểu đảng cánh trung Joonas Kontta thổ lộ : "Chúng tôi đã quá ngây thơ, muốn duy trì mối quan hệ tốt với Nga. Nhưng làm thế nào không tự đặt mình vào vị trí của Ukraine ngày nay ?".

Phần Lan đã từng bị Hồng quân xâm lăng trong cuộc chiến tranh mùa đông 1939, mà Stalin lúc đó cũng gọi là chiến dịch. Trong 105 ngày, quân Phần Lan trong binh phục ngụy trang màu tuyết trắng đã chiến đấu kịch liệt, chế ra bom xăng để đối phó với xe tăng địch - tên gọi cocktail Molotov xuất phát từ đây. Quân của Stalin thiệt hại nặng với 390.000 binh sĩ tử trận, phía Helsinki chỉ mất 29.000 quân, nhưng với hiệp định đình chiến năm 1940 Phần Lan phải nhường 10% lãnh thổ. Những người già không quên kỷ niệm đau buồn về cuộc chiến, nhất là ở vùng biên giới mà nhà cửa, mồ mả cha ông nay đã thuộc về phía Nga.

Trụ sở MPK, một tổ chức tình nguyện chuyên huấn luyện quân sự cho những người trên 18 tuổi, nay tràn ngập ứng viên. Có gần 2.000 nội dung được dạy vào mỗi cuối tuần, trong đó được đăng ký nhiều nhất là chiến đấu trong đô thị, bắn tỉa và sử dụng hỏa tiễn chống tăng.

Moskva không ngừng cảnh cáo hai nước Bắc Âu không nên gia nhập NATO. Nhưng theo nhà phân tích độc lập Abbas Galliamov, Nga có thể đe dọa trực tiếp, cho tập trận dọc theo biên giới hoặc đưa di dân đến để quấy rối, nhưng sẽ không đưa quân tấn công Phần Lan, Thụy Điển. Những vụ xâm nhập không phận sẽ tăng lên, và thêm trừng phạt kinh tế, chỉ có vậy. Chuyên gia Pavel Felgenhauer cũng có cùng nhận định, vì một lý do đơn giản : Nga không đủ người, quân chủ lực đều đang ở Ukraine. Hơn nữa Putin không còn tin tưởng vào tình báo và các tướng lãnh, nên theo Galliamov, khó có khả năng những người này tâu với ông chủ điện Kremlin là Nga có đủ phương tiện để tiến đánh hai nước Bắc Âu.

Nga chặn lối ra biển, gây khó khăn lớn cho hàng xuất khẩu Ukraine

Về phía quốc gia đang là nạn nhân cuộc xâm lăng của Putin, The Economist lo lắng nhận định, nền kinh tế Ukraine khó thể chịu đựng được một cuộc chiến tranh kéo dài. Ukraine bước vào cuộc chiến lúc đang có tỉ lệ tăng trưởng gần 7%, ngũ cốc, sắt thép xuất khẩu được giá cao, lãnh vực ngân hàng lành mạnh, thâm hụt kinh tế dưới 3% GDP. Nợ công chiếm chưa đến 50% GDP, một con số mà nhiều nước mơ ước.

Hiện nay nhờ hệ thống tài chính được số hóa, trợ cấp và lương bổng vẫn được trả đều ngay cả ở những vùng bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên nguồn thu thuế quan giảm đi một phần tư, mỗi tháng chiến tranh, Ukraine bị thâm thủng đến 5 tỉ đô la Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Ukraine có thể sụt mất 45% trong năm 2022. Làm thế nào để bù đắp ?

Hoa Kỳ vừa hào hiệp thông qua khoản viện trợ 40 tỉ đô la, chủ yếu dành cho vũ khí, nhưng cũng có ít nhất 8,5 tỉ để hỗ trợ nền kinh tế. Chừng nào số tiền này mới đến tay thì chưa rõ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng kêu gọi quốc tế giúp đỡ và đã huy động được 4,5 tỉ đô la, trong khi thâm hụt ngân sách đã lên đến 15 tỉ đô la.

Về sản xuất, đáng ngạc nhiên là những người nông dân Ukraine can đảm mặc áo giáp ra đồng, vẫn gieo trồng được 80% vụ mùa lúa mì, lúa mạch, hướng dương. Nhưng để xuất khẩu thì bế tắc : hải cảng chính Odessa hoàn toàn đóng cửa vì sự hiện diện của hải quân Nga ở Hắc Hải và mìn bảo vệ cảng của Ukraine. Tương tự đối với hai cảng lớn thứ nhì và ba ở bên cạnh, còn Berdiansk và Mariupol, cảng thứ tư và thứ năm đang bị quân Nga kiểm soát. Kiev có thể chuyển sang dùng đường bộ và xe lửa thông qua Ba Lan, Romania và Hungary, nhưng năng lực vận chuyển rất hạn chế so với đường biển. Một khó khăn khác là nạn bàn giấy, vì Ukraine không phải là thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) nên số xe đi vào bị hạn chế.

Thiếu sót lớn nhất trong "Ngày chiến thắng" ở Moskva : Một chiến thắng !

Nhắc lại buổi lễ mừng Ngày chiến thắng 9 tháng Năm tại Moskva, tuần báo Anh cho rằng mang đầy đủ tính chất dối trá, bạo lực và quân phiệt của triều đại Vladimir Putin. Từ lâu ông Putin vẫn khoác một chiếc áo thiêng liêng cho chiến thắng trước Đức quốc xã để phục vụ cho chế độ của mình, và nay lợi dụng để tuyên truyền cho cuộc xâm lăng Ukraine. Nhưng điều đáng chú ý không phải là những bộ quân phục đẹp đẽ, những chiếc huy chương lấp lánh, mà là những gì vắng mặt.

Không có màn trình diễn của không quân, lý do chính thức là thời tiết, nhưng nguồn tin tình báo nói rằng vì an ninh. Một phi cơ quân sự bay thấp bị hỏa tiễn Stinger bắn hạ trên quảng trường Đỏ chẳng phải là màn quảng cáo tốt đẹp cho chế độ. Tổng tham mưu trưởng, tướng Valery Gerasimov không thấy xuất hiện, theo Ukraine là do bị thương ở gần Izyum. Nhưng sự thiếu vắng lớn lao nhất trong cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng, chính là một chiến thắng ! Ngay cả Mariupol, thành phố cảng đã bị oanh kích bằng tất cả các loại vũ khí quy ước có thể hình dung ra được, vẫn không hoàn toàn lọt vào tay Nga.

Nhà văn kiêm triết gia Bernard-Henri Lévy trên Le Point cho rằng việc Putin tự cho là thừa kế của cuộc chiến chống phát-xít rất đáng phẫn nộ. Vladimir Putin muốn nói rằng Châu Âu đang mắc nợ Nga đã hy sinh hàng triệu người trong cuộc chiến tranh được gọi là "Vệ quốc Vĩ đại". Nhưng Hồng quân là Liên Xô, và Liên Xô gồm cả Ukraine và Nga. Đông đảo binh sĩ Ukraine đã chiến đấu trên tuyến đầu trong những trận đánh ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức từ 1944-1945.

Chẳng lẽ có quyền quên rằng một trong ba chiến sĩ đã gỡ đi lá cờ chữ vạn ở Reichstag là người Ukraine, và thiếu tá xe tăng Ukraine, Anatoly Shapiro là người đầu tiên tiến vào trại tập trung Auschwitz giải phóng những người sống sót ? Theo tác giả, việc diệt phát-xít khẩn cấp duy nhất là tại một "nước Nga bệnh hoạn, đã quên đi tất cả, không học được điều gì, và nay là thủ đô của tội phạm ở Châu Âu".

Pháp : Khi liên minh cấp tiến nghiêng về cực tả

Trang nhất của Le Point và L'Obs tuần này được dành cho lãnh tụ đảng cực tả Pháp Jean-Luc Mélenchon. Trong bài xã luận, L’Obs nhận xét, bị loại khỏi vòng đầu kỳ bầu cử tổng thống đến lần thứ ba, ông Mélenchon đã thành công trong việc tập hợp được liên minh cánh tả. Các đảng sinh thái, xã hội, cộng sản đành chấp nhận để còn được hiện diện trong Quốc Hội và không phá sản về tài chính. Lần đầu tiên trong lịch sử Pháp, trục của liên minh cấp tiến nghiêng về phía cực tả, cử tri ôn hòa sẽ phản ứng thế nào ?

Tuần báo cánh hữu Le Pointtố cáo "Sự thật về ông Mélenchon" : chống Châu Âu, dân tộc chủ nghĩa, độc đoán… và nêu ra một chi tiết - tuy nhỏ trong trận bão đang dấy lên nơi cánh tả Pháp, nhưng nói được nhiều điều. Khi đảng Xã Hội (PS) đồng ý liên kết với đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI) của Mélenchon trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng Sáu, văn bản thỏa thuận được Ủy ban toàn quốc của đảng PS gồm 292 thành viên thông qua. Còn phía LFI chỉ có một mình Jean-Luc Mélenchon ký. Đảng Nước Pháp Bất Khuất không hứa hẹn dân chủ trong nội bộ, và người ta không quên ông từng lớn tiếng khẳng định "Nước Cộng hòa, là tôi đây !".

Chống đối EU, nhưng Mélenchon chưa bao giờ nghiên cứu hiệp ước Châu Âu một cách nghiêm túc. Ông coi nhà độc tài Fidel Castro của Cuba, Hugo Chavez của Venezuela là thần tượng, bênh vực nhà cầm quyền Bắc Kinh và đả kích Đạt Lai Lạt Ma, ủng hộ Vladimir Putin - cho đến khi xe tăng Nga tiến vào Ukraine thì mới quay ngược. Tờ báo cho biết blog của Jean-Luc Mélenchon rất phong phú với 180 chủ đề được xếp theo từ khóa, nhưng không hề có từ "Dân chủ".

Hồi kết của toàn cầu hóa : "Không bỏ tất cả trứng vào rổ" Trung Quốc

Nhìn ra thế giới, Courrier International trong hồ sơ về toàn cầu hóa đã trích dịch bài "Tạm biệt Trung Quốc, chào tái ngộ Châu Âu" của tờ El Mundo ở Tây Ban Nha. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng liên quan đến sự tê liệt của vận chuyển hàng hải vào Noel năm ngoái và nay là chiến tranh ở Ukraine : đó là những nhân tố đẩy nhanh thay đổi mô hình sản xuất mà Châu Âu xây dựng trong những thập niên qua. Trung Quốc, đại công xưởng thế giới không còn rẻ nữa, các doanh nghiệp đủ mọi lãnh vực bắt đầu chuyển bớt đi nơi khác để giảm lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Covid là cú sốc dẫn đến đóng cửa nhà máy, nhưng trước đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và khi Nga xâm lăng Ukraine, Trung Quốc lại bênh vực Moskva càng khiến các nhà đầu tư muốn ra đi. Dịch chuyển sản xuất rõ rệt nhất trong lãnh vực dệt may, tất cả những thương hiệu lớn đều dời bớt về Châu Âu, dù Trung Quốc vẫn chiếm trọng lượng đáng kể. Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện cũng được ưa thích.

Le Pointphân tích "Toàn cầu hóa, câu chuyện một cái chết được báo trước", không chỉ về khía cạnh thương mại, tài chánh. Có nhiều nguyên nhân. Đó là sự phân cực Mỹ-Trung, khởi đầu từ tổng thống Donald Trump do lo ngại trước một Trung Quốc đảng trị không hề tôn trọng các quy định thương mại quốc tế. Tiếp theo là đại dịch từ Vũ Hán, khiến người ta ý thức được tính dễ tổn thương liên quan đến các chuỗi cung ứng. Các nước bắt đầu chuyển dịch sản xuất về những nơi gần hơn và thân thiện hơn. Nhưng nhất là cuộc chiến tranh của Putin đánh vào Ukraine, dẫn đến phương Tây trừng phạt, đang đẩy nhanh việc phá vỡ toàn cầu hóa.

EU là vec-tơ chính của toàn cầu hóa thời hậu chiến tranh lạnh, nhưng chỉ chú tâm đến kinh tế, nghĩ rằng thương mại sẽ giúp gắn bó các dân tộc, làm hài hòa các nền văn hóa. Châu Âu bỏ quên những thứ còn lại : bản sắc, tự hào dân tộc, mong muốn trả thù - đó là những gì mà Nga và Trung Quốc đang xoáy vào. Một phương Tây gắn kết với những giá trị được cho là phổ quát : phẩm giá con người, dân chủ... xa dần với phần còn lại của thế giới. "Toàn cầu hóa rạn vỡ" diễn ra trong bối cảnh an ninh quốc gia nay buộc phải đặt lên trên các trao đổi văn hóa và thương mại.

Covid : Bắc Triều Tiên đứng trước thảm họa

Trên lãnh vực y tế, The Economist chú ý đến việc "Bắc Triều Tiên nhìn nhận đại dịch Covid đã lan đến". Dân chúng nước này chưa hề được chích ngừa và hệ thống y tế thiếu thốn, đồng nghĩa với thảm họa. Trong hơn hai năm qua, Bắc Triều Tiên luôn nhấn mạnh nhờ kiểm soát biên giới nên đã ngăn được đại dịch, trong lúc Covid càn quét thế giới. Thế nhưng ngày 12/05 báo chí nhà nước cho biết đã có những ca Omicron đầu tiên, và Bình Nhưỡng bị phong tỏa từ 10/05. Điều này thật tệ hại, ngay cả với một đất nước đã quen thuộc với những tin xấu. Biến thể Omicron không đặc biệt nguy hiểm ở những cộng đồng đã được tiêm chủng, nhưng vẫn là sát thủ đối với những ai chưa hề biết miễn dịch là gì. Hồng Kông, nơi tỉ lệ chích ngừa nơi người lớn tuổi khá thấp, chỉ trong hai tháng số tử vong vì biến thể này từ 205 đã vọt lên 8.000 là một ví dụ.

Ở Bắc Triều Tiên có thể sẽ còn tệ hại hơn. Chế độ độc tài đã bần cùng hóa đất nước, không có cơ sở hạ tầng đủ để xét nghiệm, truy vết như những quốc gia khác. Hệ thống y tế thảm hại : thiếu trang thiết bị và nhân viên, bệnh viện không thường xuyên có điện nước. Hai năm đóng chặt biên giới khiến số thuốc dự trữ gần cạn, đa số là thuốc nhập khẩu. Cũng chẳng biết nước này có được bao nhiêu bình oxy và máy thở. Bệnh lao và tình trạng suy dinh dưỡng khiến người dân dễ dàng làm mồi cho con virus.

Bình Nhưỡng có thể nhờ vả Trung Quốc, nhưng ông chủ Bắc Kinh cũng đang phải tự lo cho mình với chính sách zero Covid. L’Express mỉa mai : Là nơi đầu tiên phát xuất đại dịch, Trung Quốc cũng là nước cuối cùng ra khỏi Covid - hoàng đế đỏ đã rêu rao chiến thắng hơi sớm. Có khả năng Bắc Triều Tiên chịu nhận sự trợ giúp của tân tổng thống Hàn Quốc Yook Suk-yeol, để mở chiến dịch chích ngừa hàng loạt. Điều mỉa mai là nếu đã bị Covid từ đầu đại dịch thì hậu quả sẽ ít thảm khốc hơn. Lần đầu tiên người dân Bắc Triều Tiên cần hy vọng là những người lãnh đạo đã nói dối họ.

Thụy My

Published in Quốc tế

NATO soạn thảo Khái niệm Chiến lược nhắm vào Nga

Trọng Nghĩa, RFI, 22/10/2021

Trong hai ngày 21 và 22/10/2021, các bộ trưởng quốc phòng của 30 quốc gia thành viên NATO đã họp tại tổng hành dinh của khối này ở Bruxelles (Bỉ). Ngoài việc rút kinh nghiệm về thất bại của chiến dịch tại Afghanistan, một nội dung quan trọng của hội nghị là hoàn thiện "Khái niệm Chiến lược" mới để đưa ra hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha) vào cuối tháng 6/2022.

nato1

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg (thứ ba từ bên trái) nói chuyện với bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin III khi chụp hình với các bộ trưởng quốc phòng khối NAO tại Bruxelles ngày 21/10/2021.  AP - Virginia Mayo

Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, sau khi kết thúc không mấy vẻ vang chiến dịch dài 2 thập niên tại Afghanistan, NATO đang tìm kiếm một nhiệm vụ cụ thể mới và Nga đã trở lại thành tâm điểm chú ý của Liên Minh:

"Đây là cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của NATO kể từ sau chiến dịch di tản trong hỗn loạn khỏi Kabul. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phải xoa dịu các đồng minh đã chỉ trích quyết định vội vàng của Mỹ khi rút khỏi Afghanistan.

Theo tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cuộc thảo luận đã giúp tháo gỡ ngòi nổ của những mối căng thẳng tiềm tàng, và chuẩn bị cho tương lai, cụ thể là Khái niệm Chiến lược mới của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Ông Stoltenberg khẳng định : "Đúng là đôi khi có những bất đồng song phương, bất đồng giữa các đồng minh với nhau, nhưng NATO vẫn có thể đoàn kết xung quanh nhiệm vụ cốt lõi của mình, tiếp tục làm việc cùng nhau, củng cố liên minh trong một thế giới ngày càng cạnh tranh hơn. Và những thách thức mà chúng ta thấy ở Châu Á-Thái Bình Dương, sự trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ khiến cho việc châu Âu và Bắc Mỹ sát cánh cùng nhau trong NATO càng trở nên quan trọng".

Và hơn cả Trung Quốc, lý do tồn tại mới của NATO là Nga. Các bộ trưởng trong khối đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố ủng hộ việc răn đe, và các hành động cần thiết ở vùng Biển Đen và vùng Baltic, cũng như thông qua một kế hoạch tổng thể mới về phòng thủ.

Lập trường đối với Moskva được gọi là "cách tiếp cận kép" và cũng dựa trên đối thoại. Thế nhưng, đối thoại với Nga đã trở nên rất phức tạp kể từ khi NATO trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc hoạt động gián điệp, kéo theo quyết định của Moskva đóng cửa cơ quan ngoại giao Nga bên cạnh NATO để trả đũa".

Thông cáo báo chí của NATO

Trong một thông cáo báo chí công bố hôm qua, NATO xác nhận là các bộ trưởng quốc phòng thành viên của khối đã thảo luận về cách thức tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ của Liên Minh, giúp NATO tiếp tục thích ứng với một thế giới phức tạp hơn và cạnh tranh hơn.

Thông cáo đã nêu bật việc các bộ trưởng đã đồng ý trên một kế hoạch phòng thủ toàn diện mới của Liên Minh trong thời kỳ khủng hoảng và xung đột, cũng như chấp thuận các mục tiêu tăng cường năng lực của NATO để duy trì được khả năng răn đe và phòng thủ đáng tin cậy.

Bản thông cáo cũng nói rõ là các thành viên NATO đã rà soát các bước tiến đạt được trong việc đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng đến từ các hệ thống tên lửa của Nga.

Trọng Nghĩa

*********************

NATO chuẩn bị thông qua kế hoạch tổng thể nhằm đối phó với đe dọa đến từ Nga

Trọng Nghĩa, RFI, 21/10/2021

Nhân cuộc họp mở ra hôm 21/10/2021 tại tổng hành dinh khối NATO ở Bruxelles, Bỉ, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ thông qua một kế hoạch tổng thể mới nhằm chống lại bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Nga trên nhiều mặt trận, qua đó khẳng định trở lại rằng đối tượng chủ chốt của NATO vẫn là Nga, cho dù Liên Minh đang ngày càng chú ý đến Trung Quốc. 

nato2

Tổng thư ký khối NATO trong cuộc họp bộ trưởng quốc phòng các nước liên minh, ngày 21/10/2021, tại Bruxelles, Bỉ.  Reuters – Pascal Rossignol

Theo hãng tin Anh Reuters, chiến lược mới của NATO có mục tiêu dự phòng cách chống lại mọi cuộc tấn công đồng thời ở vùng Baltic và Biển Đen, những cuộc tấn công có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, tấn công mạng và tấn công từ không gian.

Các nhà ngoại giao thuộc khối NATO cho rằng chiến lược mới mang tên chính thức là "Khái niệm răn đe và phòng thủ ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương" và kế hoạch triển khai chiến lược này đã trở thành cần thiết trong bối cảnh Nga đang phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến và triển khai quân đội cũng như thiết bị gần biên giới của các nước thuộc Liên Minh. 

Theo bộ trưởng quốc phòng Đức, bà Annegret Kramp-Karrenbauer thì kế hoạch tổng thể của NATO là "một cách để răn đe". Phát biểu trên một đài phát thanh Đức, vị bộ trưởng cho biết là kế hoạch đó cũng đã được điều chỉnh để thích ứng được với các hành vi gần đây của Nga như vi phạm không phận các nước Baltic và tăng cường các hoạt động thâm nhập vào Hắc Hải. 

Còn theo một quan chức Mỹ, sau khi kế hoạch tổng thể được thông qua, các kế hoạch khu vực sẽ được cụ thể hóa từ nay đến hết năm 2022, cho phép NATO quyết định bổ sung thêm loại vũ khí nào và bố trí lực lượng của mình ra sao. 

Trước mắt, theo Reuters, các quan chức NATO vẫn trấn an rằng không có dấu hiệu nào cho thấy là Nga sắp sửa tấn công. 

Về phần mình, Moskva phủ nhận mọi ý định gây hấn và ngược lại đã đổ lỗi cho NATO là phía có nguy cơ gây bất ổn định cho Châu Âu khi chuẩn bị các kịch bản chiến tranh.

Trọng Nghĩa

*******************

Nga "dàn trận" tại Afghanistan

Thanh Hà, RFI, 21/10/2021

Moskva năng động hơn bao giờ hết trên hồ sơ Afghanistan. Nga, Trung Quốc và trong một chừng mực nào đó là Iran phải chăng là những cửa ngõ để Afghanistan dưới chính quyền của Taliban được cộng đồng quốc tế công nhận ? Hội nghị tại Moskva với sự tham dự của một chục quốc gia, nhưng không có Mỹ, hôm 20/10/2021 cho phép trả lời một phần câu hỏi này. 

nato3

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại hội thảo quốc tế về Afghanistan tại Moskva, Nga , ngày 20.10/2021 via Reuters - Russian Foreign Ministry

Trong thông cáo chung kết thúc hội nghị, các bên nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần nhìn nhận một "thực tế mới, Taliban đã lên nắm quyền" tại Afghanistan. Một tuần lễ sau hội nghị của nhóm G20 huy động một 1 tỷ đô la cứu trợ nhân đạo Afghanistan và đối thoại đầu tiên giữa Taliban với đại diện của chính quyền Mỹ tại Doha, đến lượt Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia tại Trung Á cùng với đại diện của chính quyền Taliban, họp tại Moskva dưới sự chủ tọa của ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov. Nga đã chuẩn bị cho thời khắc này từ nhiều năm qua.

Nga, một bậc thầy về ngoại giao

Chuyên gia về địa chính trị Nga và khu vực từng thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, bà Carole Grimaud Potter được báo Le Figaro trích dẫn nhắc lại từ khi quân đội Liên Xô phải rút khỏi Afghanistan năm 1989 điện Kremlin chưa bao giờ sao nhãng với "tầm mức quan trọng chiến lược của Afghanistan". Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Moskva luôn duy trì mục tiêu tăng cường ổn định trong khu vực. Giờ đây, Kremlin lo ngại các "tổ chức thánh chiến Hồi giáo làm khuynh đảo những quốc gia lân cận vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của Nga".

Chính vì mục tiêu an ninh, Nga từ 2015 đã nối lại đối thoại với Taliban thậm chí, đã trao đổi cả thông tin tình báo với phong trào sinh viên Afghanistan này về Daech, tổ chức tự nhận là một Nhà Nước Hồi giáo. Carole Grimaud Potter lưu ý, điều đó không cấm cản chính quyền Putin cho đến thời điểm đó vẫn xem Taliban là một "tổ chức khủng bố".

Năm 2017 điện Kremlin tiến thêm một bước nữa trên hồ sơ Afghanistan qua việc lôi kéo nhiều nước trong vùng, nhất là những quốc gia có đường biên giới chung với Afghanistan như Trung Quốc, Iran, hay Pakistan, Ấn Độ vào sáng kiến mang tên "Công thức Moskva về Afghanistan".

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các phe phái ngay trong chính hàng ngũ Taliban vẫn còn quá nhiều bất đồng, kết quả không được như Moskva mong đợi. Hơn nữa 2017 cũng là thời điểm Taliban bắt đầu đàm phán với Mỹ cho nên tiếng nói của Nga có phần "nhẹ ký".

Igor Delanoë phó giám đốc viện quan sát về tình hình Pháp-Nga cho rằng, giờ đây Mỹ đã hoàn toàn rút khỏi Afghanistan, Nga nghiễm nhiên và dễ dàng "đặt mình vào vị trí trung tâm" trên hồ sơ này. Một lợi thế khác của Moskva là Nga đủ uy tín để "tập hợp những đối tác như Ấn Độ hay Pakistan vốn có quan hệ mật thiết với Afghanistan" nhưng bản thân New Delhi và Islamabad lại không thể san bằng những xung khắc.

Moskva khai thác nỗi ám ảnh về an ninh

Trên bàn cờ ngoại giao phức tạp đó, ngoại trưởng Lavrov chứng tỏ là người có tầm nhìn xa : Nga có thể vượt lên trên những hiềm khích lịch sử, mở rộng các đối tác và nhất là chứng minh về "ảnh hưởng và sự năng động của mình" trên một hồ sơ nhậy cảm như Afghanistan. Igor Delanoë giải thích thêm : Nga chỉ có thể đóng một vai trò tích cực về Afghanistan với điều kiện biết cách nói chuyện với Pakistan.

Tuy nhiên cũng không quá khó để ngoại trưởng Nga thuyết phục các nước tham dự hội nghị Moskva về tính chính đáng của chính quyền Taliban tại Afghanistan. Khác với hồi 2017 giờ đây các bên đồng ý về ít nhất là ba điểm trên hồ sơ Afghanistan. Một là không muốn trông thấy quốc gia Nam Á nay lại lâm vào nội chiến. Hai là bằng mọi giá tránh để Trung Á phải đối mặt với một "làn sóng người tị nạn Afghanistan" và sau cùng, là làm thế nào để "gạt Hoa Kỳ ra khỏi khu vực".

Igor Delanoë lưu ý, mục đích thứ ba này chủ yếu liên quan đến Nga và Trung Quốc. Moskva cũng như Bắc Kinh không muốn Washington mở căn cứ quân sự với lý do để "có thể can thiệp từ xa" vào tình hình Afghanistan. 

Chuyên gia về địa chính trị Nga Carole Grimaud Potter đưa ra thêm nhiều giải thích khác về vai trò trung tâm của điện Kremlin. Thứ nhất, 10 nước tham dự hội nghị quốc tế về Afghanistan tại Moskva lần này đều là những nước hữu hảo với điện Kremlin.

Trung Quốc, Iran hay Pakistan, Ấn Độ là thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải và "an ninh là yếu tố hạt nhân gắn kết các thành viên". Kế tới là "quyền lợi kinh tế" : phần lớn các khách mời đến Moskva hôm 20/10/2021 đều tham gia dự án "Vành Đai, Con Đường" của Bắc Kinh do vậy lợi ích của Trung Quốc là "nhanh chóng vãn hồi hòa bình và ổn định tại Afghanistan".

Trở lại câu hỏi Công thức Moskva phiên bản 2021 phải chăng là bước đầu để cộng đồng quốc tế từng bước công nhận chính quyền Taliban, bình thường hóa quan hệ với Afghanistan ? Giới phân tích cho rằng còn quá sớm để giải đáp nhưng có một điều chắc chắn đó là Nga, cũng như Trung Quốc hay Iran chẳng bao giờ "cho không" một cái gì. Phó giám đốc đài quan sát Pháp-Nga, Igor Delanoë đặc biệt chú ý vào tính toán của điện Kremlin : "Nga không công nhận một chế độ nếu như không được lại quả một cách xứng đáng".

Moskva công nhận chính quyền Taliban ở Kaboul để đổi lấy "an ninh, hay hợp đồng quân sự và các dự án cơ sở hạ tầng". Với bà Carole Grimaud Potter, còn quá sớm để cho rằng Nga đã công nhận tính chính đáng của chính quyền Taliban, nhưng chỉ nội việc mời đại diện của một chính quyền mới ở Kaboul đến Moskva cũng đủ là một "hình thức để công nhận chế độ" đó. 

Thanh Hà

********************

Đối thoại quốc tế đầu tiên với Taliban : Nga đặc biệt lưu ý đến ổn định khu vực

Thùy Dương, RFI, 20/10/2021

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 20/10/2021 công nhận Taliban đã có những "nỗ lực" trong công cuộc ổn định Afghanistan, nhưng lưu ý nguy cơ "khủng bố" đến từ Afghanistan đang đe dọa toàn bộ khu vực. Có khoảng 10 nước tham gia cuộc găp, trong đó có Trung Quốc, Pakistan và Iran. Phái đoàn Taliban do phó thủ tướng Abdul Salam Hanafi dẫn đầu.

nato4

Thành viên phái đoàn Taliban tham dự một hội nghị quốc tế về Afghanistan tại Moskva (Nga) ngày 20/10/2021.  AFP – Alexander Zemlianishenko

Hãng tin Pháp AFP cho biết, trong cuộc đối thoại quốc tế đầu tiên với phe Taliban cầm quyền ở Afghanistan và diễn ra ở Moskva vào hôm ngoại trưởng Nga Serge Lavrov phát biểu : "Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực đã được thực hiện để ổn định tình hình chính trị -quân sự" ở Afghanistan. Tuy nhiên, Moskva lưu ý về "một mối nguy có thực" : "các hoạt động khủng bố và buôn bán ma túy (...) tràn sang lãnh thổ các nước láng giềng".

Mục tiêu chính của của Nga là bảo đảm sự ổn định ở sườn phía nam, sát với Afghanistan. Từ Moskva, thông tín viên Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :

"Ngày 03/10, một vụ nổ xảy ra tại một đền thờ Hồi giáo ở Kabul làm khoảng 20 người chết và hơn 30 người bị thương. Nga là một trong những quốc gia đầu tiên ra thông cáo lên án vụ tấn công mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm. Ngày 15/10, chính tổng thống Nga Vladimir Putin công khai lo ngại về các tham vọng và sức mạnh của tổ chức Hồi giáo cực đoan Daech.

Hồi đầu tuần, theo chủ nhân điện Kremlin, có 2.000 chiến binh chuẩn bị mở rộng ảnh hưởng ra toàn vùng Trung Á và nhiều vùng của Nga, trong số đó có các phần tử thánh chiến Hồi giáo dạn dày kinh nghiệm ở Syria và Iraq.

Không có bước chuyển đột phá cụ thể nào được mong đợi sẽ diễn ra vào thứ Tư (hôm nay) tại thủ đô nước Nga. Dẫu sao thì cuộc gặp cũng không được dự kiến để đạt điều đó. Moskva muốn nhắc lại yêu cầu của Nga về sự ổn định, có câu trả lời cho những câu hỏi của Nga về các phương cách Taliban dùng để đạt được điều đó.

Nếu để làm việc này, phe lãnh đạo mới ở Kabul phải phối hợp với các lực lượng khác, thì Moskva muốn có vai trò và coi mình là lực lượng không thể thiếu sau khi Mỹ rút quân. Hoa Kỳ không có đặc sứ tham gia cuộc họp này".

Thùy Dương

Published in Quốc tế
mardi, 12 novembre 2019 00:49

Cầm quyền bằng đất

Khoảng 10-15 năm lại đây Hà Nội có một hiện tượng đặc biệt là nở rộ các khu chung cư, nhà ở mang tên cơ quan công quyền, nào là Chung cư Thông tấn xã, Chung cư Viện Kiểm sát, Khu Nhà ở Tổng cục Cảnh sát…

chungcu1

Hà Nội có nhiều chung cư : Chung cư Thông tấn xã, Chung cư Viện Kiểm sát

Thường thì các cơ quan này lập tờ trình xin đất, lấy lý do là đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho cán bộ công nhân viên. Được chính quyền phê duyệt rồi thì cán bộ trong cơ quan sẽ góp tiền lại để trả tiền sử dụng đất cho nhà nước (tính giá nhà nước nên rất thấp) và chi phí xây dựng cho nhà thầu đối tác (cũng rất thấp).

Chẳng hạn, chỉ cần bỏ ra 1 tỷ (800-900 triệu cho tiền xây dựng và 100-200 triệu tiền sử dụng đất phân bổ), một cán bộ có thể sở hữu một căn hộ 100m2 có giá thị trường không dưới 2 tỷ đồng ở Hà Nội. Sở dĩ như thế là nhờ tiền sử dụng đất tính theo giá nhà nước vốn đã thấp rồi mà bổ đầu ra cho mỗi căn thì còn thấp hơn nữa. (Đối với các dự án nhà ở thương mại thuần túy, chủ đầu tư lãi khủng cũng là nhờ chỗ này, tuy nhiên vấn đề là để được chính quyền giao khu đất đó họ phải ăn chia với quan chức - chuyện này không ai không biết).

Thế là cán bộ nghiễm nhiên lãi tiền tỷ. Dĩ nhiên là nhiều người trong số này chẳng khó khăn gì về chỗ ở cả nên bán lại suất của mình đút túi ngay một khoản lớn. Đó là lý do vì sao các khu chung cư cán bộ này rao bán đầy trên mạng.

Cách làm này vừa là di sản của lề lối bao cấp trước đây trong đó nhà nước có trách nhiệm cung cấp chỗ ở cho cán bộ (với dấu tích là các khu tập thể ngành này ngành kia), nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của một phương cách cầm quyền rất đặc biệt : cầm quyền bằng đất.

Thử hình dung thế này nhé, chính quyền có một bộ máy khổng lồ đến mức đã chi đến 70% ngân sách cũng chỉ trả được cho cán bộ công chức một mức lương chết đói vô cùng thiếu thực tế. Thế làm sao nuôi dưỡng lòng trung thành của bộ máy này ? Hai cách thôi : (1) mắt nhắm mắt mở cho cán bộ ở ngành nào kiếm ‘màu mè’ ngành đó, và (2) ban phát đất đai - thứ mà chính quyền thừa mứa nhân danh đại diện quyền sở hữu của toàn dân.

Thử đặt mình vào vai một người cán bộ trong danh sách nhận suất nhà đất, liệu có ai còn dám ho he ngay cả khi có bất đồng ? Trước khi nhận suất nhà đất đó đã vậy mà nhận xong rồi thì cảm giác chịu ơn chính quyền hẳn còn sâu đậm hơn. Nhìn thế mới thấy, ‘còn đảng còn mình’ là một thái độ thực dụng không chỉ của ngành công an mà là toàn hệ thống, nhất là trong thời buổi ‘cạp đất mà ăn’ hôm nay.

Tuy nhiên thi thoảng cũng có trục trặc. Chẳng hạn như trong trường hợp báo Công an nhân dân hoặc Công an huyện Đông Anh hôm nay, khi mà lãnh đạo cơ quan cấu kết với nhà thầu xây dựng xà xẻo khoản tiền cán bộ đóng góp, hoặc đôi khi khu đất lọt vào mắt xanh một nhóm lợi ích mạnh hơn rồi bị chiếm mất. Chứ thông thường thì suôn sẻ, các bên đều hoan hỉ.

Bi kịch của những người cán bộ này, cũng như nhiều người Việt Nam khác dưới thể chế này, là cùng lúc phải đóng cả hai vai thủ phạm và nạn nhân trong rất nhiều hoàn cảnh, đôi khi trộn lẫn vào nhau đến mức không thể phân biệt. Dối trá sinh ra từ đây mà hèn hạ cũng từ đây.

Là người, hẳn ai cũng muốn hưởng thành quả xứng đáng từ công việc của mình và tự hào rằng có thể lo cho cuộc sống cho bản thân và gia đình, một cách đường hoàng chính trực, không nợ ai, chịu ơn tổ chức nào. Cán bộ công chức hay công an quân đội hẳn cũng vậy, tuy nhiên trong thể chế hiện nay gần như là không tưởng. Chỉ trong một thể chế mới, trong sạch và chính trực hơn, nơi công sức của cán bộ công chức được tôn trọng đúng mức bằng đồng lương xứng đáng, thì mới có hi vọng.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 12/11/2019 (nguyenanhtuan's blog)

Published in Diễn đàn

Tập trận "Zapad 2017" : Nga-Belarus lên gân với NATO ?

Nga và Belarus chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô lớn, mang tên "Zapad 2017" (Phương Tây 2017) diễn ra từ ngày 14 đến 20/09/2017, ngay sát sườn Liên Hiệp Châu Âu. Theo nhận định của cả nhật báo Le Monde Le Figaro (31/08/2017), "cuộc tập trận lớn Nga-Belarus khiến NATO lo ngại".

zâpd1

Thứ trưởng Quốc Phòng Belarus giới thiệu cuộc tập trận "Zapad 2017" giữa Nga và Belarus tại một cuộc họp báo ở Minsk, ngày 29/08/2017. Reuters/Vasily Fedosenko

Cả hai nhật báo Pháp đều cho biết, chính thức sẽ có 12.700 quân nhân tham gia (hơn 4.700 người so với cuộc tập trận năm 2015), trong đó có 7.200 quân nhân Belarus và 5.500 quân nhân Nga, cùng với 70 máy bay và máy bay trực thăng, 250 xe tăng, 200 pháo và 10 tầu chiến. Tuy nhiên, phía chính quyền Belarus lại đưa ra con số 13.800 quân nhân, khiến khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương - NATO nghi ngờ, đồng thời cho rằng số liệu này bị cố tình giảm nhẹ, so với con số ước tính gần 100.000 người của Latvia, quốc gia nằm sát nơi tập trận. Le Figaro nhấn mạnh sự thiếu minh bạch như vậy hoàn toàn đi ngược với các hiệp ước quốc tế.

Theo kịch bản giả định của cuộc tập trận chung, Belarus bị một nước tưởng tượng Veishnoria chiếm 1/4 diện tích ở phía tây. Với sự trợ giúp của hai nước tưởng tượng khác là Loubenia và Vessbaria (với đường biên giới giống với hai nước Ba Lan và Lithuaniaa hiện nay), "liên quân phương Tây" ảo này có nhiệm vụ "gây bất ổn tình hình" ở Belarus và "phá hoại quan hệ giữa hai đồng minh" Nga và Belarus.

Nga khẳng định cuộc tập trận hoàn toàn mang tính "phòng vệ" với kịch bản là "các nhóm khủng bố" thâm nhập vào Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga, nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Thứ trưởng Quốc Phòng Nga Alexandre Fomine, cáo buộc phương Tây tuyên truyền cái được gọi là "mối đe dọa Nga" vì "một số nước sẽ cho rằng cuộc tập trận Zapad 2017 được tiến hành để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược và chiếm Lithuania, Ba Lan hoặc Ukraine". Và để tỏ ra "minh bạch", Nga còn quyết định mời truyền thông phương Tây đến đưa tin về cuộc tập trận, thể theo yêu cầu của chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Châu Âu, Ben Hodges.

Chính quyền Minks khẳng định kịch bản quân sự này là kết quả hoàn toàn logic của việc NATO mới đây triển khai bốn đội quân chiến lược ở Estonia, Latvia, Lithunia và Ba Lan.

Trong khi đó, NATO giải thích việc tăng cường quân sự ở sườn Đông của khối là do Nga sáp nhập bán đảo Crimée và tham gia vào cuộc xung đột ở vùng Donbass, phía đông Ukraine, dù Moskva luôn bác bỏ. Ngoài việc triển khai các nhóm quân chiến lược tại các nước vùng Baltic và việc quân đội Mỹ mở một tổng hành dinh mới ở Ba Lan, vào đâu tháng 06/2017, khoảng 1.500 quân nhân Anh, Mỹ, Lithuania và Ba Lan đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập chưa từng có tập trung vào việc bảo vệ cửa ngõ Suwalki, nằm trên lãnh thổ Ba Lan, nhưng lại bị kẹt giữa Kaliningrad và Belarus. Trong khi đó, một phần cuộc tập trận "Zapad 2017" sẽ diễn ra ở vùng quân sự Kaliningrad, chỉ cách Suwalki 100 km.

Là nước bị tác động trực tiếp, Lithuania lo ngại Moskva lấy cớ tập trận để từng bước tích lực lượng quân sự bên sườn Đông của NATO. Trong thời gian tập trận Nga và Belarus, NATO sẽ điều thêm 7 chiến đấu cơ F-15 của Mỹ tuần tra trên lãnh thổ các nước Baltic nhằm răn đe. Như để "trấn an", chính quyền Minsk hứa là các lực lượng Nga sẽ rút khỏi lãnh thổ Belarus ngay sau ngày 20/09.

Bão Harvey : Liệu tổng thống Mỹ có thay đổi quan điểm về khí hậu ?

Cơn bão Harvey tiếp tục tàn phá Houston, thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ, với thiệt hại được thẩm định có thể lên đến 160 tỉ đô la, tương đương với tổng thiệt hại của hai cơn bão Katrina (2005) và Sandy (2012).

Nhật báo Libération lưu ý ba tháng sau quyết định rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, cơn bão Harvey bỗng chốc nhắc lại cho tổng thống Donald Trump thực trạng khí hậu đang xấu đi. Giải thích về sức tàn phá của Harvey, một chuyên gia về khí tượng thủy văn cho rằng nhiệt độ trái đất tăng lên do biến đổi khí hậu, nên cường độ của bão Harvey đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 38 giờ trên vịnh Mexico, nơi hiện có nhiệt độ cao hơn từ 1,5° đến 4°C so với mức trung bình.

Biến đổi khí hậu cũng khiến các cơn bão có sức tàn phá hơn. Bão đẩy nước biển vào bờ và khi chạm đất liền sẽ gây ra những đợt sóng lớn. Với mực nước biển dâng cao, các cơn lốc mang một lượng nước lớn và khi đến mặt đất, sẽ tàn phá nhiều hơn.

Tại bang Texas, việc thành phố Houston không có những biện pháp thích ứng đã bị chỉ trích ngay lúc đầu, không phải do vấn đề tài chính mà do chính quyền không có biện pháp để giảm bớt thiệt hại. Thành phố được xây trên vùng đồng bằng dễ bị ngập lụt và nước không thoát được. Dù đã xảy ra nhiều trận ngập lụt, chính quyền địa phương vẫn tỏ ra ưu tiên những lợi ích trước mắt mà bỏ qua vấn đề đảm bảo an toàn lâu dài cho người dân. Các nhà khí tượng học lấy làm tiếc là chính quyền bang Texas, nơi từng chịu hậu quả do mực nước biển tăng, vẫn nằm trong số những người nghi ngờ nhất Hoa Kỳ về hiện tượng trái đất nóng lên. Libération đặt câu hỏi : Với những hậu quả này, liệu tổng thống Trump có hối hận về quyết định rời khỏi thỏa thuận khí hậu Paris hay không ?

"Bão Harvey là một trong những đợt thiên tai tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ" là đánh giá trên trang nhất của Le Figaro. Đặc phái viên của nhất báo Le Monde nhận định "hiện chưa rõ thiệt hại về người, nhưng hậu quả về tài chính và vật chất do bão Harvey gây ra vô cùng lớn". Những khó khăn và hỗn loạn mà người dân tại Houston đang phải đối mặt được phóng viên của Le Monde thuật lại trong bài viết : "Lòng tương ái và nỗi sợ tại Houston".

Ấn Độ : Bombay bị tê liệt vì mưa lớn

Mưa bão tại thành phố Bombay, Ấn Độ cũng được Le MondeLa Croix đề cập, với cùng nhận định lượng mưa rơi xuống thủ đô kinh tế của Ấn Độ đạt kỷ lục trong một thời gian ngắn.

Le Monde đưa tin "Bombay bị tê liệt vì mưa lớn". Ngoài tinh thần tương ái của người dân, việc thiếu dự án quy hoạch đô thị và sự bất lực của chính quyền chắc chắn sẽ bị lên án. Tuy nhiên, lượng mưa năm 2017 mới chỉ cung cấp được cho Bombay, tùy theo từng khu vực, khoảng 71% đến 86% lượng nước cần thiết cho suốt 9 tháng hạn hán.

"Hỗn loạn thời tiết tại Bombay" là tựa bài viết của La Croix, dù nông dân tại đây đang rất cần mưa. Nhật báo công giáo cũng nhận định người dân tại đây đã thể hiện tình đoàn kết và giúp đỡ nhau, đặc biệt là những người lái taxi và richshaw, sẵn sàng chở miễn phí người bị nạn.

Venezuela : "Chính quyền đàn áp và gieo rắc sợ hãi"

Chính phủ lập pháp của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị lên án trong một bản báo cáo ngày 30/08/2017 của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các nhà lãnh đạo đối lập thường chịu những lời đe dọa nghiêm trọng.

Theo một phần nội dung bản báo cáo, được trích trong bài viết : "Liên Hiệp Quốc lên án hành động đàn áp và sợ hãi ở Venezuela" của nhật báo La Croix, tại Venezuela tồn tại một chính sách đàn áp các tiếng nói chỉ trích và gieo rắc sợ hãi trong người dân để chấm dứt những hành động phản kháng. Liên Hiệp Quốc tố cáo lực lượng an ninh và người ủng hộ chính phủ đã gây ra cái chết cho ít nhất 73 người biểu tình chống chính phủ từ tháng 04/2017. Thủ phạm các vụ giết người còn lại, trên tổng số 130 trường hợp tử vong, vẫn chưa được xác định.

20 năm ngày công nương Diana qua đời

Ngày 31/08/2017 là tròn 20 năm công nương Diana qua đời. Khác với cách đây 10 năm, với một buổi hòa nhạc lớn ở Wembley thu hút rất nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới, năm nay, Luân Đôn tưởng nhớ công nương Diana một cách giản dị, không một sự kiện chính thức nào được tổ chức. Thái tử Charles và hai hoàng tử William, Harry, sẽ viếng mộ Diana Spencer ở Althorp Estate, nơi cha bà từng sống, nằm ở miền trung Anh Quốc.

Theo La Croix, việc không có hoạt động nào được tổ chức giải thích là thời gian bắt đầu bào mòn hình ảnh của công nương trong tâm trí người dân Anh. Giới trẻ hiện nay chú ý đến bất kỳ hoạt động nào của Catherine Middleton, được gọi thân mật là Kate. Hoàng hậu tương lai của Anh đang dần chiếm chỗ của "Bông hồng xứ Wales".

Nhật báo Le Figaro dành riêng một trang để nói về sự kiện này. Có lẽ nhân cách và phong cách sống của công nương Diana có thể được hiểu rõ hơn trong phát biểu của cựu thủ tướng Anh Tony Blair, được Le Figaro trích dẫn : "Phải hình dung ra được 20 năm về trước để hiểu rằng Diana là người đầu tiên trong hoàng gia mà người dân có cảm giác đã hành động như một người bình thường".

Trang nhất các nhật báo

Loạt cải cách luật lao động và kinh tế là chủ đề chính trên hầu hết trang nhất của các nhật báo Pháp trong số ra hôm nay.

Le Monde quan tâm đến "Dự thảo của chính phủ để giảm bớt thuế tài sản (ISF) và thuế khóa của các doanh nghiệp". Theo bộ trưởng Kinh tế, Bruno Le Maire, biểu thuế doanh nghiệp sẽ giảm dần từ 33% hiện nay xuống còn 28% vào năm 2018.

Thuế về tài sản sẽ chỉ áp dụng đối với bất động sản, không tính đến bất động sản dành cho công việc. Như vậy, Nhà nước sẽ mất một khoản thuế lên đến 3 tỉ euro.

Đây cũng là chủ đề trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos "Macron đánh cược vào cải cách thị trường lao động". Còn Libération giới thiệu chân dung nữ bộ trưởng Lao Động Pháp Pénicaud, người sẽ giới thiệu những sắc lệnh sửa đổi luật lao động.

Le Figaro đưa hàng tựa lớn : "Hồi giáo đã thâm nhập vào trường học như thế nào ?". Còn nhật báo công giáo La Croix quân tâm đến "Những mặt trận sau thời kỳ Daesh".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Nga đề nghị nối lại liên lạc quân sự với Mỹ (VOA, 31/08/2017)

Nga và Mỹ nên tái lp các mi liên lc trc tiếp gia các lãnh đo quân s và chính sách ngoi giao, tân đi s Nga ti M Anatoly Antonov lên tiếng kêu gi ngày 30/8.

nato1

Tân đại s Nga ti M, Anatoly Antonov

"Đã tới lúc tái tc các cuc hp chung gia B trưởng Ngoi giao và B trưởng Quc phòng Mỹ-Nga theo th thc ‘hai cng hai’", ông Antonov thúc gic trong cuc phng vn đăng ti trên trang mng ca nht báo thương mi Kommersant.

Liên lạc quân s gia Moscow vi Washington b đóng băng t 2014 vì cuc khng hong Ukraine.

Đại s Nga cũng kêu gọi m các cuc hp gia lãnh đo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan Tình báo nước ngoài ca Nga vi Cc Điu tra Liên bang M và Cơ quan Tình báo Trung ương M.

Một s hp tác gia Hi đng An ninh Nga và Hi đng An ninh Quc gia M cũng s giúp ích trong công cuộc chng khng b, các đe da trên mng và đóng góp cho s n đnh chiến lược, đi s Antonov phân tích.

Ông Antonov, cựu Th trưởng ngoi giao Nga, b Châu Âu áp đt các bin pháp chế tài vì vai trò ca ông trong cuc xung đt ti Ukraine.

Theo Reuters

***********************

Nga tập trận, Mỹ đưa phi cơ bảo vệ các nước Baltic (RFI, 30/08/2017)

Hai tuần trước cuộc tập trận của Nga tại vùng biên giới phía tây, giáp với các nước Baltic, Hoa Kỳ đưa nhiều chiến đấu cơ bảo vệ không phận các quốc gia thành viên NATO.

nato2

Một chiếc F-15C Eagle của Mỹ đến sân bay quân sự Siauliai, Litva, ngày 30/08/2017. Reuters

AFP dẫn nguồn tin của Bộ quốc phòng Litva hôm 29/08/2017 cho hay 7 máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ đã hạ cánh tại sân bay quân sự Siaulia, để thay thế bốn phi cơ Ba Lan, tiếp tục nhiệm vụ tuần tra, được tiến hành từ bốn tháng nay.

Cơ quan tình báo Litva cảnh báo là cuộc tập trận, mang mã số Zapad-2017 mà Nga tổ chức cùng với Belarus, mô phỏng "một cuộc xung đột vũ trang với phương Tây". Theo Litva, sẽ có khoảng 100.000 quân tham gia vào cuộc tập trận quy mô lớn nói trên. Trong khi đó, thứ trưởng Bộ quốc phòng Belarus Alexandre Fomine, thì tuyên bố cuộc tập trận nhằm đối phó với kịch bản gây bất ổn đến từ một "liên minh các nước phía Tây".

Về phần mình, Nga bác bỏ các cáo buộc, và khẳng định đây chỉ là một cuộc tập trận "chống khủng bố", mang tính tự vệ thuần túy, và không nhằm vào một đối tượng cụ thể nào. Và số lượng binh sĩ tham gia chỉ là 12.700 người.

Kể từ năm 2004, tức từ khi gia nhập khối NATO, ba nước Baltic – Litva, Estonia và Latvia – thường xuyên yêu cầu NATO hỗ trợ bảo vệ không phận, do sự hiện diện của không quân Nga ngay sát vùng trời quốc gia. Theo Bộ quốc phòng Litva, hồi tuần trước, các phi công NATO đã bốn lần ngăn chặn máy bay Nga.

Để trấn an các nước Baltic trước đe dọa từ Nga, năm nay NATO triển khai thêm tại các nước này một tiểu đoàn đa quốc gia, với khoảng 1.000 binh sĩ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế