Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 02/12/2020, Tòa Bảo Hiến Thái Lan đã bác bỏ những cáo buộc "xung đột lợi ích" nhắm vào thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-o-cha. Do vậy, ông được phép tiếp tục cầm quyền.

thai1

Người biểu tình Thái Lan ủng hộ dân chủ phẫn nộ sau quyết định của Tòa Bảo Hiến Thái Lan, Bangkok, ngày 02/12/2020.  Reuters - Soe Zeya Tun

Quyết định nói trên khiến công luận Thái Lan thêm phẫn nộ. Phe dân chủ lại xuống đường đòi thủ tướng Thái Lan từ chức.

Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux giải thích thêm về bế tắc chính trị Thái Lan hiện nay :

"Đối lập Thái Lan tố cáo thủ tướng Chan-o-cha vẫn sử dụng căn hộ dành cho các quan chức cấp cao trong quân đội, dù ông đã chính thức rời khỏi quân đội năm 2014. Trước đó vài tháng, ông Prayuth Chan-o-cha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính với tư cách là tướng quân đội, nhưng sau đó ông lập một chính đảng và như vậy nay đã thuộc thành phần dân sự.

Đối lập Thái Lan xem đây là một hành động trái đạo lý. Thế nhưng, Tòa Bảo Hiến vừa ra phán quyết rằng, với tư cách một cựu tướng lãnh, ông Chan-o-cha vẫn được quyền sử dụng căn hộ ông đang ở.

Thực ra, đối với đại đa số người dân Thái Lan, tội danh này không quan trọng lắm, nhưng nhiều người tại đây mong một phán quyết của tòa, nếu bất lợi cho thủ tướng đương nhiệm, sẽ giúp Thái Lan thoát khỏi bế tắc chính trị. Từ nhiều tháng qua, người biểu tình vẫn chiếm đóng đường phố thủ đô Bangkok nhiều tối trong tuần để đòi thủ tướng từ chức, cải tổ Hiến Pháp, cải tổ thể chế quân chủ.

Do không thể trông cậy vào phán quyết của tư pháp để thoát khỏi khủng hoảng, vào tối thứ Tư (02/12), người biểu tình lại tập hợp tại một trong những ngã tư quan trọng nhất ở thủ đô Bangkok để bày tỏ nỗi thất vọng của họ".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Châu Á

Hàng ngàn người ủng hộ dân chủ ở Bangkok hôm qua 29/11/2020 biểu tình trước doanh trại của một đơn vị Vệ binh Hoàng gia Thái Lan, vốn được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc vương.

thailan1

Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn tại Thái Lan. Bangkok, Thái Lan, ngày 29/11/2020.  Reuters – Soe Zeya Tun

Người biểu tình hôm qua giơ cao những con vịt vàng được bơm căng hơi, mà họ coi là tượng trưng cho quân đội, những người "bước qua đầu" nhân dân để thống trị đời sống chính trị Thái Lan. Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong loạt biểu tình diễn ra gần như hàng ngày ở thủ đô Bangkok. Lần này, phong trào đấu tranh nhắm vào trung đoàn bộ binh số 11.

Các lối vào và tường của doanh trại phủ hàng rào dây thép gai, với nhiều cảnh sát mặc y phục chống bạo động đứng gác bên ngoài. Đơn vị này, cũng như trung đoàn bộ binh số 1, được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Quốc vương Maha Vajiralongkorn từ năm 2019, nhằm củng cố thêm quyền lực cho nhà vua Thái Lan.

AFP trích lời một trong những thủ lĩnh chính của phong trào, Parit "Penguin" Chiwarak : "Hai trung đoàn này trong quá khứ có liên quan đến việc đàn áp dân chúng… Họ cũng đóng một vai trò trung tâm trong các cuộc đảo chính". Cô Farng, một sinh viên 30 tuổi, nhấn mạnh : "Quân đội lẽ ra nên phục vụ chúng tôi, những người đóng thuế, chứ không phải phục vụ chế độ quân chủ… Vai trò của họ là bảo vệ người dân".

Trên thực tế, từ lâu nay, tại Thái Lan, quân đội tự cho là lực lượng bảo vệ Hoàng tộc giàu có, với khối tài sản ước tính 30 - 60 tỷ đô la. Và cũng với danh nghĩa bảo vệ quốc vương, quân đội Thái đã tổ chức hơn một chục cuộc đảo chính kể từ khi chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt vào năm 1932. Lần đảo chính gần đây nhất là hồi năm 2014.

Sau vụ lực lượng an ninh sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình cách nay ít ngày, các nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ tại Thái Lan chủ trương hành động ôn hòa. Người biểu tình yêu cầu thủ tướng Prayut Chan-O-Cha từ chức, Hiến pháp phải được soạn thảo lại, bởi Hiến pháp hiện hành được cho là có nhiều lợi thế cho quân đội. Cải tổ chế độ quân chủ cũng là một yêu sách của phong trào đấu tranh dân chủ Thái Lan.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Châu Á

Sau khi bị cảnh sát triệu tập ngày 25/11/2020, 12 nhà tổ chức phong trào ủng hộ dân chủ tại Thái Lan bị truy tố vì tội khi quân. Một cuộc tuần hành mới dự kiến diễn ra cùng ngày ở Bangkok để lên án hoàng gia mập mờ về tài chính.

APTOPIX Thailand King Coronation

Thái tử Maha Vajiralongkorn lên ngôi Quốc vương Thái Lan ở tuổi 64.  Reuters/Chaiwat Subprasom

Theo Hội luật sư Thái Lan bảo vệ nhân quyền, "12 người bị triệu tập theo điều 112 của Luật Hình Sự". Luật khi quân của Thái Lan là một trong những đạo luật hà khắc nhất trên thế giới, trừng phạt đến 15 tù về tội xúc phạm, phỉ báng, chỉ trích quốc vương hoặc thành viên hoàng tộc. Lần đầu tiên kể từ năm 2018, điều khoản này được sử dụng để bắt giữ 12 nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ.

Trả lời AFP, Parit Chiwarak, một trong 12 người bị bắt, cho rằng "thái độ như vậy sẽ còn thu hút đông đảo người xuống đường hơn". Phong trào ủng hộ dân chủ dự kiến tuần hành vào ngày hôm nay 25/11. Mục tiêu ban đầu là Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia (Crown proprety bureau, CPB). Tuy nhiên, để tránh đối đầu với phe bảo hoàng, họ quyết định tập hợp trước trụ sở của Siam Commercial Bank, một trong những ngân hàng lớn ở Thái Lan. Quốc vương Maha Vajiralongkorn là một trong những cổ đông chính của ngân hàng này.

Người biểu tình yêu cầu cải tổ sâu rộng thể chế và kiểm soát khối tài sản khổng lồ của hoàng tộc. Trước đó, quốc vương Vajiralongkorn đã cho thông qua một đạo luật trao cho quốc vương toàn quyền kiểm soát Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia (CPB), thay cho bộ Tài Chính Thái Lan, đại diện cho chính phủ.

Cục Quản lý này không công bố tài sản của hoàng gia Thái Lan, được ước tính từ 30 đến 60 tỉ đô la, bao trùm mọi lĩnh vực từ xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, hóa học… Với khối tài sản này, hoàng gia Thái Lan được cho là một trong những chế độ quân chủ giầu nhất thế giới.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Thái Lan : Học sinh trung học biểu tình ở Bangkok đòi cải cách trường học và xã hội

Thùy Dương, RFI, 22/11/2020

Phong trào đấu tranh ủng hộ dân chủ ở Thái Lan kêu gọi lực lượng xuống đường biểu tình vào ngày 25/11/2020. Nhiều lãnh đạo phong trào cảnh báo chính quyền là ngày này "sẽ mở ra một thời kỳ mới cho các cuộc tranh đấu" của họ.

thailan1

Trong cuộc biểu tình tại Bangkok, một số học sinh hóa trang thành khủng long, một phép ẩn dụ ám chỉ giới chính trị Thái Lan già nua thủ cựu mà họ muốn loại trừ.  AP - Sakchai Lalit

Trong khi chính quyền Thái Lan kêu gọi những người tham gia phong trào đấu tranh bình tĩnh lại, trong ngày hôm qua 21/11, hàng ngàn, hàng chục ngàn học sinh đã xuống đường yêu cầu cải cách trường học và xã hội, ủng hộ phong trào đấu tranh của giới sinh viên Thái Lan.

Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux cho biết thêm chi tiết :

"Bãi bỏ quy định học sinh phải mặc đồng phục đến trường và để tóc ngắn, bỏ quy định học sinh phải cúi rạp người trước các giáo viên... Đây là một vài trong số các yêu sách cải cách đặc biệt mà học sinh trung học đưa ra.

Là một phần quan trong trong lực lượng biểu tình của phong trào sinh viên, các học sinh trung học đã được tôi luyện từ khi phong trào đấu tranh của giới sinh viên bắt đầu cách nay vài tháng. Hôm qua, sau khi các thủ tục pháp lý được khởi động nhắm vào hai người đứng đầu phong trào vẫn còn ở độ tuổi vị thành niên vì họ đã tham gia các cuộc biểu tình, nhiều học sinh trung học đã tập trung trước trụ sở bộ Giáo Dục ở Bangkok.

Nhiều người mặc những bộ đồng phục tiêu biểu cho các trường trung học Thái Lan. Một số học sinh giương biểu ngữ và cầm micro hát vang, một số khác hóa trang thành khủng long và thiên thạch. Đối với họ, đây là một hình ảnh ẩn dụ về thế hệ mới ở Thái Lan, những người sẽ quét sạch giới cầm quyền già nua thủ cựu. Trong phong trào đấu tranh của học sinh trung học, các nữ sinh có vị trí nổi trội".

Thùy Dương

************************

Thái Lan : Chính quyền dọa dùng "tất cả" luật lệ sẵn có để chống biểu tình

Trọng Nghĩa, RFI, 19/11/2020

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha hôm 19/11/2020 tuyên bố là "tất cả các bộ luật, tất cả các điều khoản" sẽ được sử dụng đối với những người biểu tình "vi phạm luật pháp". Tuyên bố của thủ tướng Thái Lan đã khiến giới lãnh đạo phong trào biểu tình lo ngại luật chống khi quân thuộc loại khắc nghiệt nhất thế giới sẽ được áp dụng để đàn áp đối lập.

thailan1

Những người biểu tình đòi dân chủ giơ cao "ba ngón tay" (biểu tượng của phong trào phản kháng), và hát quốc ca Thái Lan trước Siam Paragon, một khu trung tâm thương mại, Bangkok, ngày 20/10/2020. AP/Sakchai Lalit

Trong một bản thông cáo, thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đã báo động là "tình hình không được cải thiện" và "có nguy cơ bạo lực leo thang". Theo ông, nếu không được giải quyết, tình trạng này có thể gây hại cho "đất nước và chế độ quân chủ thân yêu". Thủ tướng Thái Lan tuy nhiên không nói rõ là liệu Điều 112 của bộ Luật Hình Sự, cấm xúc phạm chế độ quân chủ có được áp dụng trở lại hay không. Hồi đầu năm, ông Prayuth đã nói rằng điều luật đó tạm thời không được sử dụng, theo yêu cầu của quốc vương Maha Vajiralongkorn.

Tuyên bố của ông Prayuth được đưa ra một hôm sau khi hàng nghìn người biểu tình đã ném sơn vào trụ sở cảnh sát Thái Lan, để phản đối việc lực lượng an ninh sử dụng vòi rồng và hơi cay đàn áp khiến hàng chục người bị thương. Một số người biểu tình còn phun sơn vẽ grafiti chống chế độ quân chủ. 

Theo hãng tin Anh Reuters, các cuộc biểu tình là thách thức lớn nhất đối với giới quyền thế đang lãnh đạo Thái Lan, và đã phá vỡ điều cấm kỵ lâu đời bằng cách chỉ trích chế độ quân chủ, một hành động mà theo luật "chống khi quân" hiện hành có thể bị phạt đến 15 năm tù.

Đối với nhà hoạt động Thái Lan Tanawat Wongchai, tuyên bố của thủ tướng Thái Lan có thể có nghĩa là chính quyền "muốn sử dụng Điều 112 để bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình".

Việc viện đến công cụ pháp lý khắc nghiệt này cũng là mong muốn của một bộ phận dân chúng Thái Lan rất gắn bó với chế độ quân chủ. Trên mạng xã hội, một số người theo chủ nghĩa bảo hoàng đã kêu gọi áp dụng Điều 112 để trừng trị những người bị cho là đã xúc phạm chế độ quân chủ. Theo ghi nhận của Reuters, trong những tháng gần đây, hàng chục người biểu tình, bao gồm nhiều lãnh tụ đấu tranh, đã bị bắt giữ với nhiều tội danh, mặc dù không phải vì tội chỉ trích chế độ quân chủ.

Trọng Nghĩa

***********************

Thái Lan : Phong trào dân chủ tiếp tục xuống đường

Thanh Hà, RFI, 18/11/2020

Một ngày sau cuộc tập hợp của hàng chục ngàn người tại thủ đô Bangkok và đã xảy ra xung đột với cảnh sát, hôm nay 18/11/2020 phong trào phản kháng Thái Lan tiếp tục kêu gọi xuống đường. Cùng lúc, Quốc Hội biểu quyết về lộ trình sửa đổi một số điều khoản trong bản Hiến Pháp.

thailan0

Cảnh sát triển khai phương tiện chuẩn bị đối phó với người biểu tình chống chính phủ gần trụ sở Nghị Viện Thái Lan, tại Bangkok, ngày 17/11/2020.  AP - Sakchai Lalit

Yêu sách của phong trào phản kháng Thái Lan vẫn là đòi tập đoàn quân sự trao trả quyền lực cho xã hội dân sự, đòi thủ tướng Chan Ô Cha phải từ chức và giới hạn quyền lực của nhà vua. Một trong số các nhà lãnh đạo của phe đòi dân chủ Thái Lan được AFP trích dẫn cho rằng "cuộc đấu tranh đã rẽ sang một khúc quanh mới, không còn chỗ cho các giải pháp thỏa hiệp". Về phía chính phủ, phó thủ tướng Prawit Wongsuwan hôm nay kêu gọi các lực lượng an ninh "bảo vệ người tuần hành, cho dù họ thuộc phe nào đi chăng nữa".

Hôm 17/11/2020, cảnh sát chống bạo động đã dùng vòi rồng và hơi cay giải tán đám đông tập hợp trước trụ sở Quốc Hội, nơi dự án cải tổ Hiến Pháp đang được thảo luận. Xung đột làm ít nhất 55 người bị thương.

Từ thủ đô Bangkok, thông tín viên Carol Isoux tường thuật về cuộc xuống đường rầm rộ của phe đòi dân chủ Thái Lan vào chiều tối qua :

"Không khí ngột ngạt đến khó thở tại khu vực chung quanh tòa nhà Quốc Hội Thái Lan. Hàng trăm quả lựu đan cay ném về phía người biểu tình. Số này tự vệ với những phương tiện sẵn có như đeo kính bơi, pha nước với kem đánh răng để làm dịu cay mắt. Một vài nhóm nhỏ cứ vài tiếng đồng hồ lại thay phiên nhau bước lên tuyến đầu. Nhiều chiếc xe cứu thương đưa nạn nhân vào các bệnh viện gần nhất dưới tiếng vỗ tay của đám đông.

MiAn, một thanh niên đang theo học ngành y tá đến đây giúp đỡ mọi người, anh đứng ở phía sau đoàn biểu tình và nói : "Giờ đây, quả bóng đang ở bên sân của chính phủ. Có hàng trăm dân biểu … Họ phải làm việc chứ. Nếu như đòi hỏi của chúng tôi là chính phủ phải từ chức và tổ chức bầu cử được thỏa mãn, thì chúng tôi sẵn sàng chấm dứt tất cả các biểu tình. Nhưng dường như phía chính phủ chỉ biết dùng bạo lực và luôn luôn là bạo lực để đáp lại những yêu sách của người biểu tình. Họ chỉ biết làm có thế thôi".

Các va chạm đối đầu đã bắt đầu từ chiều qua với các nhóm Áo Vàng thuộc thành phần bảo hoàng cực đoan. Phe này chống đối cải tổ Hiến Pháp thu hẹp quyền hạn của nhà vua. Đây là một trong những đòi hỏi chính của phong trào sinh viên. Cảnh tượng đối đầu giữa phe bảo hoàng và những người ủng hộ cải cách làm người ta liên tưởng đến những gì đã diễn ra trước cuộc đảo chính hồi năm 2014".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thanh Hà
Published in Châu Á

Phong trào Gii tr Thái Lan hin nay, đc bit trong mt tun qua, đã to áp lc đáng k lên chính quyn Prayut Chan-o-cha, và gây được s chú ý ca gii truyn thông trên toàn thế gii.

thai1

Biu tình ngoi ô Bangkok, Thailand, 19/10/2020.

Sut ba tháng qua, phong trào Gii tr T do (Free Youth) kiên quyết yêu cu chính quyn Prayut t nhim, mt hiến pháp mi, chm dt sách nhiu bt đng chính kiến và, k t đu tháng 8, ci t nn quân ch đ gii hn quyn lc vương quyn. Tuy thế, chính quyn Prayut vn không nhượng b. Free Youth quyết tâm không nhường bước. H đã vn đng được hàng chc ngàn người tham gia cuc biu tình vào ngày 14/10, đánh du k nim47 năm cuc ni dy vào ngày 14/10/1973, đưa đến s sp đ ca chế đ Thanom-Praphas-Narong, mt chế đ không được lòng dân [1]. Free Youth din hành đến Tòa nhà Chính ph và quyết không ri, tr phi ông Prayut t nhim [2].

Ngày hôm sau, 15/10, Th tướng Prayut ban hành Lnh Khn cp (Emergency Decree), và lin sau đó cnh sátphân tán đám đông và bt giam hơn 20 người đng đu phong trào gii tr, trong đó có lut sư nhân quyn Arnon Nampa và nhà hot đng Parit "Penguin" Chiwarak [3]. Cho đến hôm nay, theoT chc Ân xá Quc tế thì có đến 65 cá nhân liên quan đến các cuc biu tình trong năm qua đã b chính quyn Thái gán ti hình s [4].

Nhưng điu này không làm cho gii tr Thái lo lng hay chùn bước. Ngược li, họ bt chp lnh khn cp, và cho dù các lãnh đo phong trào gii tr đu b bt, hàng chc đến hàng trăm ngàn người vẫn t đng xung đường biu tình. H không ch chng li chính quyn Prayut, mà còn thách thc lnh khn cp và công khai chng li vương quyn Maha Vajiralongkorn. Gii tr Thái đã nghiên cu và hc hi tinh thn đu tranh vô lãnh đo (leaderless) và linh đng này t phong trào đu tranh ti Hng Kông [5]. Xin m ngoc đây, là vào ngày 19/10, Joshua Wong và cácnhà hot đng ti Hng Kông đã đến trước lãnh s quán ca Thái Lan đ biu dương s ng h cho cuc đu tranh ca Thái Lan và lên án hành vi bo đng bt b ti Thái [6].

Tình hình mi ngày là đu có có hàng chc ngàn người biu tình trong nhng ngày qua, đã đưa Thái Lan đến mt khng hong chính tr mi. Hôm qua, 1.118 hc gi trí thc Thái Lan đã ký vào thnh nguyn thư kêu gi Th tướng Prayut t chc [7]. Thnh nguyn thưlên án lnh khn cp ban hành, lên án s gia tăng đàn áp và bt b ca chính quyn vào ngày 16 tháng 10, và yêu cu chính quyn ngưng s dng Lut Hình s Đin toán (Computer Crime Act) như là công c đ loi tr nhng người bt đng chính kiến. H cũng yêu cu chính ph Prayut tr t do ngay lp tc và vô điu kin cho nhng người đang b bt hin nay [8]. Các đng đi lp ti Thái, nhưPheu Thai Party, hôm th Ba 20/10, yêu cu Tòa Dân s bãi b lnh khn cp ca chính quyn Prayut ngăn cm t tp hơn 4 người, vì nó vi phm nhân quyn [9].

Gii tr t do Thái đã chng t s quyết tâm và kiên trì cao đ trong ba tháng qua, nht là sut tun qua. H đã đt chính quyn Thái vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đã ban hành thì phi thi hành. Tuy ban hành lnh cm, cnh sát không th nào thi hành lut này vì không th bt c hàng chc ngàn người biu tình không ch ti Bangkok mà còn trên nhiu nơi ngoài Bangkok và trên các tnh thành khác.

Đ đi phó, chính ph Prayut tìm đến bin pháp bt ming các cơ quan truyn thông nào đưa tin tc bt li cho chính quyn. Họ còn tìm cách cm đoán Telegram, phương tin mà gii đu tranh ca Thái, cũng như ca Hng Kông trước đây, s dng đ liên lc trao đi thông tin vi nhau.

Bn cơ quan truyn thông mà chính quyn Prayut nhm đến là Voice TV, Prachatai, The Reporters, The Standard. Trang Free Youth trên Facebook cũng b "chiếu c". Lnh này được ban hành vào ngày 16 tháng 10, mà mc tiêu là đ điu tra nếu các cơ quan truyn thông này có vi phm Lnh Khn cp không [10]. Voice TV là mt phn thuc s hu ca gia đình cu Th tướng Thaksin Shinawatra. Giám đcMakin Petplai ca Voice TV ph nhn vic đưa thông tin v biu tình đã gây nguy him cho an ninh quc gia : "Trong 11 năm, Voice TV đã cam kết thc hin nn dân ch, mang li không gian cho ý kiến ca mi người t mi phía vi s ci m, minh bch và có trách nhim vi s tht" [11].

Chính quyn dân ch hay đc tài nào cũng quan ngi truyn thông. Tuy nhiên, các chính th dân ch chp nhn truyn thông như là ct sng dân ch, mt th đ t quyn, vì ch có truyn thông đc lp và t do mi giúp cho người dân có đy đ thông tin đ góp phn làm ch đt nước, buc chính quyn phi chu trách nhim cho mi quyết đnh ca mình. Ngược li, các chính th đc tài không chp nhn các cơ quan truyn thông đc lp. Đi vi truyn thông, h luôn tìm mi cách đ tr thành công c ca mình và phc v cho mình. Chính th đc tài luôn gây mi khó khăn, và luôn tìm cách dán nhãn hiu "k thù ca nhân dân", đ loi tr, và cm đoán toàn din, truyn thông t do và đc lp, nếu có th. Đc quyn s tht là công c cho đc quyn chính tr.

Hin nay vẫn chưa rõ các cơ quan truyn thông đc lp dùng ngôn ng Thái chiếm bao nhiêu phn trăm tng th truyn thông ti đây. Còn nhng cơ quan truyn thông đc lp dùng tiếng Anh thì h rõ ràng đóng chc năng đưa thông tin đa chiu. Đin hình nht là nhng cơ quan truyn thông : Bangkok Post ; Nation Thailand ; The Thaiger ; Coconuts ; Thailand News ; Pattaya News ; Prachatai ; v.v. Ngoài ra còn có các thông tn xã Reuters, AP, AFP. Vô s các cơ quan truyn thông khác như BBC, RFA, VOA, Economist, New York Times, Bloomberg, Al Jazeera, v.v. hoc có phóng viên ca mình, hay có nhân s cng tác t các cơ quan truyn thông bn. Nhng vn đ thi s quan trng ti Thái Lan đu được đưa tin và bình lun nhanh chóng và đa chiu. Tuy Thái Lan chưa có dân ch đích thc, và nn truyn thông đây cũng chưa hoàn toàn t do, nhưng nếu so vi cách chính quyn Vit Nam đi x vi người dân và truyn thông ti Vit Nam, thì Thái Lan vn cách xa mt tri mt vc.

Chính ph Prayut không th cm đoán các phương tin như Facebook, vì hơn 50 triu người, tc 70 phn trăm dân s Thái, đang dùng phương tin này [12]. Người Thái giao tiếp, mua bán, và theo dõi tin tc trên Facebook. Theo hc gi David Streckfuss v chính tr Đông Nam Á, thì chính quyn Thái có th đóng ca truyn thông xã hi, nhưng cái giá phi tr s rất cao. Trong khi đó, các nhà hot đng dân ch tin tưởng rng, càng b áp bc bt b thì càng có nhiu người Thái tham gia xung đường hơn. Gii tr biết khai dng phương tin truyn thông xã hi cho mi hot đng đu tranh ca mình, và nay họ đã chng minh cho chính ph Prayut biết rng, không có lãnh đo thì h vn đu tranh, vì ai cũng là lãnh đo c.

Hai phong trào đu tranh Hng Kông và Thái Lan đã tht s truyn cm hng cho khát vng dân ch đến tt c nhng nơi còn chìm đm trong đc tài. Mong rng phong trào đu tranh ti Vit Nam, nht là các bn tr hôm nay, nghiên cu hc hi đ mt ngày nào đó cũng đng lên làm ch tương lai ca mình và vn mng ca đt nước. Nếu mong mun sng trong t do, dân ch và nhân phm thì không ai có th làm vic này thay cho h c.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 21/10/2020

Tài liu tham kho :

1. "To Understand Thailand's Latest Pro-Democracy Movement, Go Back to 1976 ", Voice of America/VOA, 6 October 2020.

2. "Thousands of Protesters Demand Thailand PM's Resignation ", VOA, 14 October 2020.

3. "Thailand Under State of Emergency After Massive Anti-Government Protests ", VOA, 15 October 2020.

4. Press Release, "Thailand : Media outlet’s shutdown a scare tactic amid growing protests ", Amnesty International, 20 October 2020.

5. "Thailand protests : how Hong Kong and the Hunger Games inspired revolution of Thais ", South China Morning Post/SCMP, 25 July 2020.

6. Phila Siu, "Hong Kong’s Joshua Wong leads calls for global support for Thai pro-democracy protests ", South China Morning Post/SCMP, 19 October 2020 ; "Hong Kong activists rally in support of Thai protesters ", The Bangkok Post, 19 October 2020.

7. "Over 1,000 academics sign petition calling on Prayut to resign ", The Nation, 20 October 2020.

8. "Govt told 'to stop the use of violence' ", The Bangkok Post, 21 October 2020.

9. "Court asked to revoke state of emergency ", The Bangkok Post, 19 October 2020.

10. "Four online media outlets threatened with suspension over protest coverage ", Prachathai, 20 October 2020.

11. Agence France-Presse, "Thailand protests : court orders news outlet to close as PM accuses it of 'inciting unrest' ", The Guardian, 21 October 2020 ; "Thai court orders Voice TV to shut down all online operations ", Coconuts Bangkok, 20 October 2020.

12. Randy Thanthong-Knight, "How Thai Protesters Are Using Emoticons to Stay Ahead of Police ", Bloomberg News, 21 October 2020.

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Quân vương trụy lạc và tập đoàn quân sự, hai đích ngắm của những người biểu tình

Thái Lan, "con rồng Đông Nam Á" từ nhiều tuần qua sôi sục các cuộc biểu tình lớn. Những cuộc xuống đường đặc biệt do các sinh viên, học sinh tiến hành với hai mục tiêu phản đối chính : tập đoàn quân sự và vị quân vương xa hoa, trụy lạc.

thailan0

Người biểu tình ủng hộ dân chủ chỉ trích vua Rama X có một cuộc sống xa hoa, trụy lạc

Đầu tiên hết, giới quan sát đều có chung một nhận xét : Đây là những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh chưa từng có cả trên phương diện quy mô lẫn về thông điệp đưa ra. Làn sóng phản đối bắt đầu từ đầu năm 2020, bị gián đoạn vì khủng hoảng dịch tễ lại bùng lên dữ dội từ trung tuần tháng 7/2020. Hàng chục ngàn người, phần đông là sinh viên học sinh rầm rộ xuống đường tại thủ đô Bangkok, hình thành một cuộc tập hợp chính trị lớn nhất kể từ năm 2016.

Đảng Tương Lai mới bị giải thể : Ngòi nổ cho phong trào

Theo giới quan sát tại Pháp, cuộc bầu cử năm 2019 là cột mốc cho phong trào phản đối. Tập đoàn quân sự lên nắm quyền năm 2014 từng cam kết "tái lập trật tự", phát triển kinh tế, và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ. Sau nhiều lần bị trì hoãn, cuộc bầu cử này đã được tổ chức năm 2019 và mang lại nhiều hy vọng cho người dân Thái Lan : Trở về với chế độ dân chủ dân sự. Nhưng việc tướng Prayuth Chan Ocha tái đắc cử khiến một bộ phận người dân Thái hụt hẫng. Khát vọng trở lại với nền dân chủ mong manh trước đây xem như bị dập tắt.

Nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, trả lời RFI tiếng Việt nhận định rằng chính việc giải thể đảng chính trị đối lập Tương Lai Mới (Future Forward) đã châm ngòi nổ cho phong trào phản đối.

"Yếu tố làm bùng phát làn sóng này chính là quyết định giải thể đảng Tương Lai Mới của tư pháp Thái Lan vào tháng 2/2020. Đảng này được thành lập vào năm 2018, và đã có được kết quả bầu cử khá thành công trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng 3/2019. Đảng này đã thật sự mang lại một luồng sinh khí mới cho chính trường Thái Lan. Thế nhưng, đảng này đã bị giải thể với lý do là lãnh đạo đảng, ông Thanathorn Juangroongruangkit, đã tài trợ để hỗ trợ đảng".

Rồi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Tuy chính quyền kiểm soát tốt cơn đại dịch : 58 người chết và hơn 3.300 ca nhiễm bệnh, ngược lại, vương quốc chịu cảnh phong tỏa và đóng cửa biên giới. Ngành du lịch, nguồn thu nhập chính của đất nước bị thoi thóp trong khi nền kinh tế Thái Lan trước khi có dịch bệnh cũng đã có nhiều tín hiệu xấu. Viễn cảnh tương lai mịt mù là một trong những mối lo của người biểu tình, nhất là giới sinh viên học sinh. Chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher nhận xét tiếp :

"Đương nhiên rồi. Tôi cho rằng phải đặt sự việc trong toàn bối cảnh. Đây là một thế hệ mà tương lai kinh tế khá mờ mịt như bao nước khác trên toàn thế giới. Thái Lan đang trải qua những khó khăn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Ngân hàng trung ương thông báo kinh tế suy thoái trong khoảng từ 12-13% trong năm 2020. Hiển nhiên là thế hệ trẻ này, đang xuống đường biểu tình, sẽ khó tiếp cận thị trường lao động. Ở đây có một nỗi lo như bao nơi khác khi nhìn thấy kinh tế cũng như là chính trị đang vuột khỏi tầm tay".

Quốc vương ở đâu ?

Nhật báo Le Monde trong một bài phân tích có cho rằng dù chưa phải là một cuộc cách mạng nhưng đã là một cuộc nổi dậy. Đúng hơn là một cuộc tranh cãi giữa hai phe Tân và Cựu, giữa những người cấp tiến chống những kẻ nịnh thần truyền thống và trong khuôn khổ này, sự tuân thủ tôn ti trật tự, uy thế và bản thân nhân vật được tôn sùng như một vị phật sống của vương quốc cũng nằm trong số những lời ca thán của người biểu tình.

Những sinh viên học sinh này muốn gì khi giương khẩu hiệu "dân chủ" như là một câu thần chú trên khắp các nẻo đường và trong sân trường đại học ? Nhà nghiên cứu về Đông Nam Á, Sophie Boisseau du Rocher giải thích :

"Những sinh viên này đưa ra ba đòi hỏi chính. Thứ nhất, họ yêu cầu giải thể Nghị Viện, nghĩa là đòi thủ tướng hiện nay, ông Prayuth Chan Ocha phải từ chức. Đòi hỏi thứ hai là muốn hiệu chỉnh Hiến pháp, đã bị sửa đổi vào năm 2016 nhằm đáp ứng các quyền lợi của quân đội. Do vậy, những người biểu tình này muốn quay trở lại với Hiến pháp dân sự.

Yêu cầu thứ ba là chấm dứt sách nhiễu các nhà chính trị đối lập. Tại Thái Lan cũng như tại Đông Nam Á, các nhà đối lập Thái Lan bị truy bức, bắt cóc và mất tích mà không ai biết được họ ở chốn nào. Ở đây, có một đòi hỏi rất lớn trong vấn đề này.

Từ ba đòi hỏi trên, có thêm yêu cầu thứ tư, đó là một chương trình cải cách chế độ quân chủ, nhưng điều này ngay từ đầu, thủ tướng Thái đã tuyên bố không có chuyện đề cập đến cải tổ này".

Với giới quan sát, đòi hỏi thứ tư là một điều hiếm có, chưa từng thấy trong lịch sử. Lần đầu tiên người biểu tình nhắm vào hoàng gia nhất là quốc vương Rama X bất chấp đạo luật khi quân hà khắc. Đăng quang vào tháng 5/2019, vị tân vương này lại không có được một uy thế, một sự tôn kính và tôn thờ như cha mình là cựu hoàng Rama IX, người tại vị trong suốt 70 năm.

Vậy những người biểu tình chỉ trích quốc vương của mình ở điều gì ? Bà Sophie Boisseau du Rocher cho biết :

"Điều mà những người biểu tình phê phán quốc vương hiện nay là vì ông ấy không sống tại Thái Lan. Khi đơn giản nói là không sống tại Thái Lan, điều có nghĩa là không quan tâm đến số phận của thần dân của mình đó là điểm thứ nhất.

Thứ hai họ chỉ trích quốc vương đã đưa ra những quyết định nhằm củng cố quyền lực cá nhân và việc kiểm soát tài sản của hoàng gia, ước tính trị giá đến khoảng 60 tỷ đô la, một khối tài sản khá là lớn, giờ sẽ do những người thân cận của quốc vương quản lý mà không phải qua bộ Tài Chính của Thái Lan.

Sau cùng, họ chỉ trích ông có một cuộc sống xa hoa, trụy lạc, trong khi đó, Thái Lan với 93% người dân là theo đạo Phật và với tư cách là lãnh tụ tinh thần Phật giáo, lẽ ra ông phải làm gương trước thần dân".

Harry Potter, Hunger Games : Những thủ thuật biểu tình mới

Một điểm khác cũng thu hút sự chú ý của giới quan sát là tính chất năng động của sinh viên-học sinh Thái trong cách thức tổ chức các cuộc biểu tình. Lấy Hồng Kông như là mô hình mẫu, phong trào đòi dân chủ tại Thái Lan cũng không có một lãnh tụ, nhưng tập hợp nhiều đại diện từ nhiều nhóm khác nhau. Mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để triệu tập biểu tình.

Dù vậy, phong trào dân chủ Thái cũng có những điểm nhấn riêng của mình : Từ cách trang phục được lấy cảm hứng từ thế giới Harry Potter cho đến biểu tượng giơ cao ba ngón tay. Điều này có ý nghĩa gì ? Nhà nghiên cứu người Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher giải thích :

"Đó chính là tín hiệu nhận biết được lấy cảm hứng từ bộ phim Hunger Games. Bộ phim này có một tiếng vang khá đặc biệt trong giới trẻ vì có liên quan đến những trò chơi video khá nổi tiếng. Nhưng cũng nên biết rằng Thái Lan là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới, trên phương diện về số thời gian hiện diện trên các mạng xã hội. Thế nên, ở đây còn có một chuỗi các mật mã được thiết lập để có thể kết nối nhanh chóng. Và tín hiệu ba ngón tay cũng như là hình ảnh điện thoại di động thắp sáng trong đêm chính là tín hiệu nhận biết của phong trào này".

Liệu có nên ví phong trào đòi dân chủ này như là cuộc nổi dậy của sinh viên Pháp Mùa Xuân năm 1968 hay không ? Chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng sự so sánh này có phần hơi khập khiểng.

"Mọi sự đánh đồng là không phù hợp. Đó đơn giản là một thế hệ sinh ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997, cuối thập niên 1990, giai đoạn đang có một sự chuyển đổi chính trị có lợi cho nền dân chủ. Nhưng sự chuyển đổi đó đã bị gián đoạn, một phần là do chế độ Thaksin Shinawatra, và tiếp đến là giới quân sự. Do vậy, họ thật sự chưa bao giờ được nhìn thấy những hiệu quả của quá trình hiện đại hóa nền chính trị.

Do vậy, ở đây có một sự đòi hỏi khá cao mong muốn quay lại với những năm tháng thế hệ của họ thời kỳ 1997-2000, 2002, sao cho một bản Hiến pháp dân sự cởi mở hơn có thể được áp dụng. Trên thực tế, những đòi hỏi của người biểu tình khá là đơn giản. Tôi không nghĩ là ở đây có những hiệu ứng của Mai 1968, bởi vì đòi hỏi cải cách chế độ quân chủ được đưa ra, đặc biệt chỉ liên quan đến bản thân quốc vương hiện nay hơn là toàn bộ nền quân chủ mà chính người dân Thái vẫn còn rất gắn bó. Tôi cho rằng nên cẩn trọng các phân tích của chúng ta".

Cuối cùng, có một câu hỏi khiến giới quan sát lo ngại nhất : Phong trào này rồi có bị trấn áp dữ dội như những đợt xuống đường lần trước của phe Áo Đỏ ủng hộ chính quyền dân chủ hay không ? Điều gì khiến thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha vẫn còn e ngại không điều các lực lượng an ninh trấn áp như những lần trước ? Nhà nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, Sophie Boisseau du Rocher nhận định như sau :

"Điều đó rất có thể xảy ra. Tôi cho rằng lý do để mà ông Prayuth tỏ ra thận trọng chính là vì những người biểu tình, các sinh viên và nhiều người dân Thái khác cho thấy có một thái độ rất ôn hòa. Do vậy, ông ấy không có lý do gì để mà can thiệp ở cấp độ này. Đây là điểm thứ nhất.

Thứ hai, đương nhiên ông Prayuth có được một số ủng hộ nhưng không phải là tất cả. Do vậy, các quyết định của ông không bị nhiều phe phái khác phản đối như quân đội chẳng hạn, thậm chí là từ chính quốc vương mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân buộc ông phải tỏ ra thận trọng".

Phong trào đòi dân chủ của sinh viên học sinh Thái rồi sẽ đi đâu về đâu ? Liệu rồi họ có phải chịu một số phận như các sinh viên Hồng Kông hay không ? Nhiều câu hỏi đang được đặt ra.

Nhưng có một điều chắc chắn, ẩn sau làn sóng nổi dậy này của sinh viên học sinh còn có những nỗi lo khác. Theo một thăm dò do trường Đại học Suan Dusit Rajabhat thực hiện với khoảng 200 ngàn người tham gia, hơn 59% người dân Thái cho rằng những đòi hỏi của sinh viên là chính đáng và phù hợp với đòi hỏi dân chủ. Nhưng cũng có đến 42% số người được hỏi cho rằng những người biểu tình không nên đả kích nền quân chủ, trong khi gần 30% lo ngại sinh viên này "gieo rắc hỗn loạn và chia rẽ".

RFI tiếng Việt xin cảm ơn chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) đã tham gia chương trình này.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 24/09/2020

Additional Info

  • Author Minh Anh
Published in Diễn đàn

Thái Lan : Người biểu tình thách thức chế độ quân chủ

Thanh Hà, RFI, 20/09/2020

Phong trào phản kháng tại Thái Lan bước sang một khúc quanh mới với đòi hỏi cải tổ chế độ quân chủ. Ngoài yêu sách sửa đổi Hiến Pháp do tập đoàn quân sự áp đặt và đòi thủ tướng Prayut Chan O Cha từ chức, ngày 20/09/2020 người biểu tình Thái Lan đã tiến thêm một bước với lời khẳng định "Đất nước này thuộc về nhân dân" chứ không thuộc về nhà vua. Quốc vương Thái Lan hiện sống tại nước ngoài.

thai1

Sinh viên Thái Lan ngồi cạnh tấm biển đồng hình tròn vừa được gắn, bên trên ghi rõ "Đất nước này thuộc về nhân đân". Ảnh chụp tại cuộc biểu tình rầm rộ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 20/09/2020. Reuters / Athit Perawongmetha  © Reuters - SOE ZEYA TUN

Thông tín viên RFI Carol Isoux từ thủ đô Bangkok gửi về bài tường trình :

"Sáng sớm nay người dân đã thức dậy dưới cơn mưa tại khu ký túc xá mênh mông của đại học Thammasat, ngay ở khu trung tâm lịch sử của thủ đô Thái Lan. Phong trào đấu tranh trong hai ngày cuối tuần này đã đem lại hai kết quả cụ thể.

Tối qua, một đảng chính trị mới mang tên Dân Tộc Mới vừa được khai sinh với sự tham gia của nhiều chính khách và lãnh đạo phong trào sinh viên.

Kết quả thứ hai mang tính biểu tượng cao là vào sáng nay, đúng ngay tại nơi từng đặt một tấm bia kỷ niệm ngày Thái Lan chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, một tấm bia đã biến mất gần đây, người biểu tình đã đặt lại một bảng đồng khác nhắc nhở rằng Thái Lan thuộc về nhân dân chứ không phải là của riêng nhà vua.

Một người trong cuộc nói : "Với tấm biển này chúng tôi hy vọng là rốt cuộc nền dân chủ sẽ được tôn trọng tại đất nước chúng tôi và chế độ quân chủ sẽ sử dụng quyền lực trong khuôn khổ của Hiến Pháp.

Đây chính là chủ đề chia rẽ công luận Thái Lan. Một bộ phận tin rằng quyền lực của nhà vua là thiêng liêng, thể hiện bản sắc Thái Lan và đó là một điều không thể bị xét lại công khai .

Nếu như trước mắt, chính phủ chưa có phản ứng về những diễn biến này thì ngược lại trên các mạng xã hội, đã xuất hiện những phản ứng phẫn nộ từ hàng ngũ phe bảo vệ hoàng gia đến cùng".

Thanh Hà

***********************

Thái Lan : Hàng chục nghìn sinh viên biểu tình đòi thủ tướng từ chức

Trọng Thành, RFI, 19/09/2020

Phong trào phản kháng của giới sinh viên Thái Lan diễn ra liên tục từ giữa tháng 7/2020 đến nay. Hôm nay 19/09/2020, những người tổ chức hy vọng sẽ có ít nhất 50.000 người tham gia cuộc xuống đường tại Bangkok để kêu gọi thủ tướng từ chức, chấm dứt đàn áp và sửa đổi bản Hiến pháp 2017 do tập đoàn quân sự áp đặt. Khoảng 10.000 cảnh sát được triển khai tại Bangkok. 

thai2

Biểu tình tại Bangkok đòi thủ tướng từ chức và sửa đổi hiến pháp 2017. Ảnh ngày 19/09/2020. Reuters - SOE ZEYA TUN

Cho đến nay, các cuộc tuần hành diễn ra trong không khí ôn hòa. Chính quyền Prayout Chan-O-Cha không đàn áp biểu tình, nhưng tìm cách hạn chế quy mô của phong trào, đặc biệt với việc siết chặt kiểm soát Internet. Chính quyền ngăn chặn khoảng 2.000 trang mạng được coi là có liên quan đến phong trào sinh viên.

Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux cho biết cụ thể :

"Hàng trăm trang mạng bị đóng, cũng như các trang Facebook hay Twitter của các nhà tranh đấu có ảnh hưởng nhất. Chính quyền Thái Lan coi việc gia tăng kiểm soát Internet là cần thiết để tránh cho các cuộc tập hợp thu hút quá đông người tham gia. Cách nay ít tuần, hơn 20.000 người tham gia biểu tình. Lần này, những người biểu tình được kêu gọi qua đêm tại chỗ, cho đến tối ngày mai, Chủ Nhật 20/09.

Thoạt tiên sinh viên biểu tình có kế hoạch tuần hành đến trụ sở Quốc Hội, rốt cục, kế hoạch bị hủy, nhưng những người tổ chức - dường như kiên quyết hơn bao giờ hết - hứa hẹn sẽ có những bất ngờ. Cho đến nay, bạo lực không xảy ra, nhưng tình hình này sẽ kéo dài đến khi nào ? Cảnh sát Thái Lan cảnh cáo sẽ không để cho giới trẻ tấn công vào các tài sản của Hoàng gia".

Nếu cuộc tuần hành phản kháng hôm nay và ngày mai có 50.000 người tham gia, thì đây sẽ là cuộc biểu tình lớn nhất tại Thái Lan kể từ cú đảo chính quân sự năm 2014, đưa thủ lĩnh tập đoàn quân sự, tướng Prayut Chan-O-Chan, lên cầm quyền. 

Theo AFP, ngay từ cuối buổi sáng hôm nay, hàng trăm người biểu tình đã tràn vào khuôn viên đại học Thammasat, trung tâm thủ đô Bangkok. Đại học Thammasat là một địa điểm mang tính biểu tượng. Ngày 06/10/1976, hàng chục sinh viên phản đối sự trở lại của chế độ độc tài quân sự, sau giai đoạn ba năm dân chủ, đã bị lực lượng an ninh, với sự hậu thuẫn của các thành phần bảo hoàng cuồng tín, hạ sát.

Ẩn số lớn hiện nay là thái độ của dân chúng Thái Lan đối với phong trào sinh viên. Cho đến nay, các cuộc tuần hành diễn ra gần như hàng ngày, với thành phần chủ yếu là sinh viên, giới trẻ nói chung và dân cư đô thị. Nhà nghiên cứu Christine Cabasset, Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại, đặt câu hỏi : Liệu các sinh viên có khả năng huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp dân nghèo hay không ? Cuộc biểu tình hôm nay là một trắc nghiệm.

Cải cách chế độ quân chủ : Đích nhắm khác của phong trào sinh viên

Đối với một bộ phận phong trào phản kháng của sinh viên, cái đích không chỉ là tập đoàn quân sự, mà cả chế độ quân chủ. Trả lời AFP, một trong những người tổ chức phong trào, bà Panusaya Sithijirawattanakul, biệt danh là "Rung", cho biết mục tiêu không phải là lật đổ chế độ quân chủ, mà là "hiện đại hóa nền quân chủ, để nền quân chủ thích ứng với xã hội hiện nay". Đòi hỏi của các nhà tranh đấu sinh viên là quốc vương không can thiệp vào các công việc chính trị, hủy bỏ luật về tội khi quân, thường được dùng để đàn áp đối lập chính trị, và đặt tài sản của Hoàng gia dưới sự quản lý của Nhà nước.

Các yêu sách nói trên được nhiều nhà quan sát đánh giá là táo bạo, bởi quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn, lên ngôi từ năm 2016, đang nắm giữ rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với quyền lực của nhà vua được thể chế quân chủ lập hiến Thái Lan quy định. Quốc vương Maha Vajiralongkorn thường xuyên điều khiển các hoạt động của chính quyền từ hậu trường. Kể từ năm 2018, quốc vương Thái Lan trực tiếp kiểm soát toàn bộ tài sản của Hoàng gia, ước tính hơn 40 tỉ đô la (gấp khoảng 40 lần tài sản Hoàng gia Anh).

Khác hẳn với vua cha Bhumibol Rama IX, được đông đảo người dân Thái ngưỡng mộ, quân vương kế nhiệm Rama X nổi tiếng với lối sống xa hoa, hành xử độc đoán và nhiều xì-căng-đan. Tháng 3/2020, trong lúc Thái Lan đang vất vả đối chọi với đại dịch Covid-19, quốc vương Rama X du ngoạn tại châu Âu, sống trong một khách sạn sang trọng ở thị trấn Garmisch-Partenkirchen, một điểm du lịch ở miền nam nước Đức, cùng với 20 cung phi. 

Trọng Thành

************************

Bảng kêu gọi cải cách hoàng gia của sinh viên Thái Lan biến mất

BBC, 18/09/2020

Một tấm bảng do những người biểu tình chống chính phủ đặt xuống, tuyên bố Thái Lan "thuộc về người dân chứ không phải của vua" đã bị dỡ bỏ.

thai3

Tấm bảng (trái) và không gian trống sau khi nó biến mất

Được đặt xuống chỉ một ngày trước đó, bảng này được coi là một hành động táo bạo ở một quốc gia nơi chỉ trích chế độ quân chủ có thể đồng nghĩa với các án tù dài hạn.

Sự kiện này xảy ra sau nhiều tuần có các cuộc biểu tình chưa từng có, kêu gọi cải cách hoàng gia và sự từ chức của thủ tướng.

Cảnh sát cho biết họ đang điều tra việc tấm bảng mất tích, theo các hãng thông tấn.

Phó cảnh sát trưởng Bangkok Piya Tawichai cũng cảnh báo rằng họ có thể buộc tội những người biểu tình đã đặt tấm bảng xuống, theo Reuters.

Hôm thứ Bảy, Bangkok đã có một cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm gần Cung điện Hoàng gia, với hàng nghìn người thách thức chính quyền, yêu cầu cải tổ chính trị.

Tấm bảng được đặt trên cánh đồng Sanam Luang lịch sử giữa âm thanh của tiếng hò reo sáng Chủ nhật, tuyên bố bằng tiếng Thái : "Người dân bày tỏ ý định rằng đất nước này thuộc về người dân, chứ không phải của vua".

Các nhà đấu tranh nói tấm bảng này thay thế cho một tấm bảng khác đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ tuyệt đối vào thập niên 1930, đã biến mất năm 2017.

Các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Thái Lan do sinh viên lãnh đạo lần đầu tiên, bắt đầu vào tháng 7.

Những người này kêu gọi Tướng Prayuth Chan-ocha, người đã nắm quyền vào năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái, từ chức.

Nhưng các cuộc biểu tình đã diễn biến một cách đáng kinh ngạc một tháng sau, khi họ bắt đầu bao gồm các lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.

Hoàng gia Thái Lan từ lâu đã được bảo vệ khỏi những lời chỉ trích của dân, theo bộ luật Khi quân hà khắc, có thể khiến những người bị buộc tội bị phạt tới 15 năm tù.

Vào tháng 8, những người biểu tình đã phá vỡ điều cấm kỵ và tại một cuộc biểu tình, một lời kêu gọi 10 điểm cải cách chế độ quân chủ đã được đọc lên.

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Châu Á

Thái Lan : Tuổi trẻ dấn thân vì ước mơ dân chủ

Siêu vi corona biến thể, luật sư Nga Alexei Navalny bị trúng độc, luật sư Thái Lan Anon Nampa bị cáo buộc tội phản loạn, thế giới giữa hai cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế, Joe Biden - Donald Trump trên võ đài chính trị tại Mỹ là những chủ đề nóng trên báo Pháp ngày 21/08/2020.

thailan1

Anon Nampa (giữa), một thủ lĩnh mới của phong trào phản kháng chính phủ Thái Lan, bị cảnh sát giải đến tòa án Bangkok ngày 19/08/2020.  Reuters - Chalinee Thirasupa 

Hành động vì tương lai đất nước

Quốc tế khủng hoảng : Macron trên mọi mặt trận từ Lebanon, Mali, Niger, Belarus, đến Thổ Nhĩ Kỳ… một danh sách dài trên trang nhất Le Monde vào lúc chủ nhân điện Elysée tiếp nữ thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trang Châu Á của Le Monde chú ý đến phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan dấn thân cho nền dân chủ.

Thái Lan, từ củ cà rốt đến cây gậy, chế độ quân nhân trá hình tìm cách làm im tiếng nói phản kháng của giới trẻ, đó là ý nghĩa của bài phân tích "Tại Thái Lan, cuộc đàn áp hình thành".

Khắc tinh của thủ tướng Chan-O-Cha là một luật sư trẻ tuổi Anon Nampa cùng với nhiều lãnh tụ phong trào đòi cải cách, kẻ bị câu lưu, người bị truy nã với các tội danh : phản loạn, vi phạm lệnh cấm biểu tình và quy định phòng dịch virus corona.

Chỉ riêng với tôi danh phản loạn, các nhà hoạt động Thái Lan có thể lãnh án 7 năm tù. Theo thông tín viên Bruno Philip của Le Monde tại Đông Nam Á, Anon Nampa theo quá trình tranh đấu, tự nhiên trở thành lãnh tụ của phong trào như mô hình Hồng Kông.

Trước nguy cơ phong trào lan rộng trong giới trẻ, vì có yêu cầu của quốc vương không nên áp dụng luật chống phạm thượng, hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, chính quyền quân nhân trong lớp áo dân sự, sử dụng luật chống phản loạn cũng như các nguyên tắc trói buộc về mạng xã hội, những đạo luật triệt tiêu tự do, theo tố cáo của các nhà dân chủ. Theo họ, Thái Lan đang sống trong một chế độ độc tài giả dạng dân chủ. Trong khi đó, như tuyên bố của luật sư Anon Nampa, giới trẻ Thái Lan ước mơ một chế độ vương triều chung sống hài hòa với nền dân chủ. Để được như thế, sinh viên đòi chính phủ từ chức, giải tán Quốc Hội để bầu lại và phải có một Hiến Pháp mới. Hiến Pháp của chính phủ quân sự năm 2017 quy định 250 thượng nghị sĩ do một ủy ban thân cận với quân đội chỉ định.

Anon Nampa thề sẽ thành công "ngay trong kiếp này"

Có lẽ đã đến lúc chính quyền Thái ra tay. Nhưng theo Le Monde, khủng hoảng kinh tế, do đại dịch Covid làm nghiêm trọng thêm, đã làm cho phong trào chống chế độ la rộng đến thành phần học sinh. Một đoạn video loan truyền trên mạng ghi lại những hình ảnh đáng ngạc nhiên : Hàng trăm học sinh trung học đến bộ Giáo Dục trình nguyện vọng. Bộ trưởng Natthaphone Thepsuwan tỏ thiện chí tiếp học sinh. Nhưng khi ông bắt đầu nói thì bị các học sinh bảo phải ngồi xuống đất trong những hàng sau cùng. Trong tiếng huýt sáo thúc giục, bộ trưởng Thái tuân thủ ngồi bẹp xuống đất. Dường như thời đối thoại vẫn còn.

Ai muốn giết Alexei Navalny ?

Vào lúc Pháp, Đức kêu gọi Vladimir Putin giúp giải quyết khủng hoảng chính trị tại Belarus bằng giải pháp ôn hòa thì có tin nhà đối lập Nga Alexei Navalny, khắc tinh của tổng thống Nga, "bị nghi ngờ trúng độc" trên máy bay từ miền Viễn Đông về Moskva, sau khi uống một ly trà ở phi trường. Máy bay phải đáp khẩn cấp. Le Monde đưa tin : "Đối thủ của Putin nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nhật báo độc lập nhắc lại, chính quyền Putin truy bức nhà tranh đấu chống tham ô như trút đòn thù. Một năm, hai lần bị trúng độc. Từ 2011, Navalny bị giam 232 ngày, bị quản thúc 242 ngày".

Le Figaro không giấu lo ngại "Alexei Navalny, đối thủ số một điện Kremlin, có thể bị đầu độc". Vào tháng 7/2019, Alexei Navalny bị dị ứng dữ dội, một bác sĩ Nga đã nêu giả thuyết "trúng độc". Các thân hữu xem đó là hệ quả của nỗ lực chống tham ô của luật sư Navalny. Lần này, ông mới thực hiện xong một cuộc điều tra về nạn tham ô ở Siberia và trở về Moskva với cả khối tài liệu trong tay. Nhật báo thiên hữu cho biết thêm, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức, đang hội đàm tại miền nam nước Pháp, đều lo lắng và đề nghị đưa nhà đối lập Nga sang Châu Âu chữa trị. Trong khi đó, truyền thông Nhà nước và các mạng thân Kremlin, thông thường không bao giờ nhắc tên Navalny, nhưng đã phải lên tiếng về sự kiện này với giả thuyết Navalny bị rượu và ma túy vật ngã. Đương nhiên giới thân cận của ông bác bỏ các luận điểm này.

Le Figaro cho biết thêm một sự kiện : Tại Nga, đầu độc là mối đe dọa không thể xem thường, tổng thống Putin, luôn luôn uống nước trong bình riêng mang theo và không bao giờ cầm ly do người ta mời. La Croix bi quan chạy tựa trên trang nhất : Nhà đối lập Nga Alexei Navalny giữa sống và chết.

Libération đặt câu hỏi "Ai muốn giết Navalny, một luật sư nhân quyền nay là một lãnh tụ có tầm cỡ ?". Nhật báo thiên tả còn dành một bài dài để lượt kê một loạt vụ đầu độc hay nghi ngờ bị đầu độc mà nạn nhân là nhà báo đối lập, là sĩ quan tình báo tị nạn. Danh sách rất dài từ phóng viên điều tra nạn tham ô Chtchokotchikira chết vào năm 2003 mà toàn bộ hồ sơ bệnh lý biến mất cho đến vụ hai bố con cựu trung tá tình báo Sergei Skripal bị mưu sát ở ngoại ô Luân Đôn và vụ trung tá Alexander Litvinenko bị đầu độc bằng phóng xạ trước đó, cũng tại Luân Đôn.

Belarus : Nghệ sĩ cũng dấn thân

Về khủng hoảng Belarus, Le Figaro đề cao giới nghệ sĩ dấn thân trên tuyến đầu chống Lukashenko. Chim đầu đàn là Pavel Latushka, cựu bộ trưởng Văn hóa, cựu đại sứ tại Pháp, giám đốc Nhà hát lớn ở thủ đô Minsk. Vì tham gia biểu tình chống tổng thống Lukashenko, bất chấp khuyến cáo, ông bị đuổi việc nhưng biện pháp trừng phạt này gây tác dụng ngược. Pavel Latushka trở thành người hùng trong giới nghệ sĩ. Hàng trăm nghệ sĩ cũng như người ái mộ ông tập trung trước cửa Nhà hát Quốc gia bày tỏ tinh thần ủng hộ.

Thứ Năm vừa qua, nhà của ông bị tạt sơn đỏ. Tiếp theo đó, "Hội đồng điều phối" phong trào phản kháng, trong đó ông là thành viên, bị chính quyền điều tra hình sự với cáo buộc "vi phạm an ninh quốc gia".

Mùa nghỉ hè sắp kết thúc, đại dịch Covid 19 không giảm với nhiệt độ mà còn tăng tốc lây lan. Le Figaro dành hai trang cho "nghịch lý của dịch bệnh lan tràn nhưng giảm độc hại. Phải chăng do biến thể mà siêu vi SARS-CoV-2 lây nhiều hơn nhưng giết ít hơn. Mỗi ngày tại Pháp có từ 3000 đến 4000 ca mới nhưng trong một tuần chỉ có 65 nạn nhân từ trần. Cùng chiều hướng, Les Echos đưa tít : Covid leo thang lây nhiễm tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha. 7551 ca biến thể được phát hiện.

Covid 19 gây xáo trộn sinh hoạt kinh tế, thất nghiệp gia tăng. Để làm giảm bớt phần nào tác hại, các nước Châu Âu chi hàng chục tỷ euro vực dậy kinh tế, trong đó có nỗ lực đào tạo cho thanh niên, nhân viên đổi nghề hoặc cải tiến khả năng làm việc từ nhà. Les Echos phân tích chương trình huấn nghệ kỹ thuật số cho giới trẻ Pháp từ 200 triệu đến 300 triệu euro.

Thời sự các châu lục khác

Le Monde đưa tin : Tại Mỹ, cựu tổng thống Barack Obama, nhân Đại hội đảng Dân chủ, nhân danh nền dân chủ Hoa Kỳ, đọc một bài diễn văn lịch sử như một bản cáo trạng lên án chủ nhân Nhà Trắng thiếu tư cách làm tổng thống, kêu gọi cử tri bầu cho liên danh Joe Biden-Kamala Harris cứu nguy nền dân chủ.

Libération trên trang nhất kêu gọi "Tiến lên, Joe Biden !". Theo nhật báo thiên tả "tuy không có sức lôi cuốn công chúng, nhưng cựu phó tổng thống của Barack Obama là niềm hy vọng duy nhất để chiến thắng Donald Trump : tiền ủng hộ vận động tranh cử tăng vọt, thăm dò ý kiến thuận lợi.

Về Châu Á, Libération giới thiệu "chế độ Nhà nước gia đình trị của Bắc Triều Tiên". Kim Jong-un và em gái tận dụng mọi phương tiện để củng cố chế độ kể cả giết người thân và anh em trong nhà.

La Croix cho biết : Dân Bắc Phi ra đi bằng mọi giá. Không còn tin tưởng vào tương lai, ngày càng có đông người Tunisia, Algeria vượt Địa Trung Hải bất chấp hiểm nguy và thảm nạn.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Sinh viên Thái Lan đã t chc biu tình hu như hàng ngày trong sut mt tháng qua, nhưng cuc biu tình hôm Ch nht 16/8, là mt trong các cuc biu tình chng chính ph rm r nht k t khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên nm quyn sau cuc đo chính năm 2014.

thai1

Quc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Hoàng hu Suthida vy tay chào sau l mng sinh nht ca Hoàng Thái hu Sirikit Bangkok, ngày 12/8/2020.

Ông Prayuth Chan-ocha mi tái đc c hi năm ngoái trong các điu kin nhm bo đm ông duy trì được v thế quyn lc. Phe đi lp cáo buc đây là mt cuc bu c gian ln, gây nhiu tranh cãi và phn n trong công chúng.

T Dominion trích li mt n sinh 15 tui tham gia biu tình, xin giu tên vì s b tr thù và đã trn cha m đi biu tình, nói :

"Tôi mun mt nn dân ch. Ngay lúc này, dưới quyn cai tr ca quân đi, đt nước chúng tôi không được ci tiến. Rt nhiu người tr b bt gi, b đe da ch vì nói lên ý kiến ca mình. Chúng tôi mun nhà đc tài (Th tướng Prayuth Chan-o cha) phi ra đi" !

Trong tun này, ln đu tiên gii sinh viên nhm vào nn quân ch, nêu lên s can thip ca hoàng gia vào các vn đ chính tr, và tài sn kếch sù ca Quc vương Vaijiralongkorn, cũng như nh hưởng ca ông đi vi tp đoàn quân nhân nm quyn cai tr ti Thái Lan.

"Chúng tôi mun ci cách nn quân ch Thái Lan, tương t như Anh, nơi mà gia đình hoàng gia không can thip trc tiếp vào các vn đ chính tr", cô Panusaya Sithijirawattanakul, sinh viên năm th 3 ca Đi hc Thammasat, mt lãnh đo biu tình, nói trong mt cuc phng vn vi t Dominion.

"Thái Lan có th thành công và tr thành mt quc gia phát trin, nếu đt nước này không b chôn chân trong các truyn thng xưa cũ đang cn tr tiến b".

Theo lut hin hành Thái Lan, li phát biu đó có th đưa cô vào tù ti 15 năm. Thái Lan là nước có lut gt gao nht chng bt c ai ch trích nhà vua hoc hoàng gia.

thailan0

Sinh viên giơ 3 ngón tay chào kiu trong phim Hunger Games, biu tượng ca phong trào chng đo chính trong cuc biu tình Đi hc Thammasat gn Bangkok ngày 10/8/2020. Reuters

Trong cuc biu tình vào chiu ti Ch nht, tia laser chiếu bên hông Tượng đài Dân ch đt mt câu hi vn b cm k: "Ti sao chúng ta cn mt ông vua ?"

Báo The Age ca Úc tường trình rng cuc biu tình kéo dài 8 tiếng có s tham gia ca ít nht 10.000 người, đa s là sinh viên, lut sư và các nhà hot đng. H cht vn chế đ đc tài ca Thái Lan và kêu gi chính ph t nhim.

H đòi mt hiến pháp mi, gii tán quc hi và bo v nhân quyn vào lúc mà nhiu người ch trích quân đi và nn quân ch b sát hi hay mt tích.

Bt chp đã b chính quyn cm bàn v chế đ quân ch, lut sư nhân quyn tr tui Arnon Nampa đã bước lên sân khu và ln th 3 trong tháng này, phát biu v đ tài nhy cm thường ch được nói sau nhng cánh ca đóng kín.

Lut sư Arnon nhc ti "ước mơ ln nht là được thy hoàng gia đng hành vi xã hi Thái Lan, thay vì ng tr trên xã hi, không h b gii hn bi lut pháp hay hiến pháp".

Anh nói : "Nhà chc trách bo chúng ta hãy thôi mơ ước, tôi xin tuyên b đây rng chúng ta s tiếp tc ước mơ".

Hôm 10/8 mt cuc biu tình khác ti Đi hc Thammasat đã đưa ra mt tuyên ngôn 10 đim đ ci cách Thái Lan, nhm bo đm mt nn quân ch lp hiến, đt nhà vua dưới Hiến pháp.

Trong khi đó, mt cuc tun hành ng h nn quân ch ch thu hút được có 60 người, theo báo Bangkok Post.

Lut phm thượng

Mc dù Thái Lan đã chuyn t mt chế đ quân ch chuyên chế sang thành mt chế đ quân ch lp hiến trong cuc cách mng không đ máu năm 1932, nhưng hoàng gia Thái Lan vn duy trì nhiu quyn hn rng rãi, và nm mt vai trò quan trng trong lĩnh vc kinh tế và văn hóa.

Theo lut cm phm thượng hin hành Thái Lan, xúc phm hoc ph báng hoàng gia có th b pht án tù, t 3 ti 15 năm. Nhng người phê bình t cáo chính quyn là ngày càng dùng lut này như mt công c chính tr.

Trong mt phiên hp ni các hôm th Ba tun trước, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cnh báo các sinh viên biu tình có th đã phm lut, và cn điu tra xem ai là người tài tr và khích đng biu tình.

Mt cuc biu tình như thế là điu không th tưởng tượng được dưới triu Quc vương Bhumibol Adulyadej, cha ca Vua Vajiralongkorn, mt v vua được thn dân yêu kính đã ng tr trên ngai vàng Thái Lan trong sut 70 năm. Ông được coi như mt v cha già, giúp n đnh đt nước qua nhiu thăng trm, xáo trn chính tr, và luôn c gng ci thin đi sng ca thn dân. Vua Bhumibol nm trong tay quyn lc tuyt đi, nht là v mt tinh thn, cho phép ông đng lên trên chính tr, Nh đó nhà vua có th dp mt cuc đo chính ch bng mt li nói, các tướng lãnh đã phi qu ly vâng phc.

Nhưng vua Vajiralongkorn không có nhng đc tính ca vua cha và không được tha kế uy tín ca cha, mà ngược li là mt nhân vt có nhiu tai tiếng.

Vua Vajiralongkorn là ai ?

Quc vương Vajiralongkorn lên ngôi năm 2016 sau khi vua Bhumibol băng hà, l đăng quang được c hành sau thi k đ tang 3 năm, vào tháng 5/2019.

thai3

L đăng quang ngày 4/5/2019 ca Quc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn ti Cung đin Hoàng gia Bangkok.


Ra đ
i ngày 28/7/1952, ông là con trai duy nht và là con th nhì ca Quc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hu Sirikit. Năm lên 20 tui, ông chính thc được vua cha phong làm Hoàng Thái t.

L đăng quang c hành trng th t ngày 4 đến ngày 6/5/2019, nhưng chính ph Thái Lan điu chnh ngày lên ngôi là ngày vua Bhumibol băng hà, 13/10/2016. Tr thành v vua th 10 ca triu đi Chakri, ông ly hiu là Rama X.

T thu bé thái t đã được gi sang Anh du hc. Tt nghip trung hc vào tháng 7/1970, ông được gi sang Úc đ d khóa hun luyn quân s 5 tun The Kings School Sydney. Năm 1972, ông ghi danh ti Trường Quân s Hoàng gia Duntroon Canberra. Chương trình hc gm 2 phn : hun luyn quân s, và song song là chương trình c nhân văn chương ti Đi hc NSW. Ông tt nghip khóa hun luyn quân s vi bng c nhân Văn chương.

Năm 1982, ông ly thêm bng c nhân Lut.

Quân đi

Sau khi hoàn tt hc vn, Thái t Vajiralongkorn phc v trong Quân đi Hoàng gia Thái Lan. Ông tng tri qua nhiu khoa hun luyn vi quân lc Hoa K, Anh và Úc.

Quc vương Thái Lan gi danh v Lãnh đo ti cao ca các lc lượng vũ trang, và mc nhiên mang cp bc Thng chế Hi Lc Không quân khi đăng quang.

Ngoài ra, ông Vajiralongkorn còn có bng lái máy bay chiến đu F-5, F-16 và máy bay Boeing 737-400.

Đi tư

Đi tư ca Vua Varijalongkorn là mt đ tài vô cùng nhy cm vì lut cm phm thượng gt gao ca Thái Lan. Lut này nghiêm cm mi ch trích, châm biếm đi vi nhà vua, hoàng hu, thái t, gia đình hoàng gia, còn sng hay quá c, và ngay c các thú cưng hoàng gia’.

Mc dù vy trong vòng riêng tư, đi tư ca Thái t và sau này, Vua Vajiralongkorn là đ tài đàm tiếu. Tin đn v cuc sng xa hoa vi nhiu chuyn tình gay cn, vn được truyn ming Thái Lan và trên báo chí nước ngoài.

Truyn thông Tây phương cũng b chi phi bi lut cm ph báng hoàng gia. Phóng viên Shawn Crispin và Rodney Tasker ca tp chí Far Eastern Economic Review (FEER) b thu hi visa vì đ cp ti nhng liên h làm ăn ca Thái t vi Thủ tướng lúc by gi là Thaksin Shinawatra.

Năm 2002, tp chí The Economist b cm phát hành Thái Lan ch vì bài báo đánh giá Thái t Vajiralongkorn là không th nào sánh vi vua cha, và rng Thái t không được yêu kính như Vua Bhumibol.

Mt bài báo khác ca The Economist viết Thái t Vajiralongkorn b nhiu người va ghét va s, tính khí bt thường ti lp d trong khi báo Asia Sentinel nói ông được coi là bt nht, không có kh năng đ lên tr vì’.

Trong mt công hàm ngoi giao b Wikileaks tiết l, mt quan chc ngoi giao cp cao ca Singapore nói ông Vajiralongkorn ham mê c bc.

Là vua Thái Lan, nhưng phn ln thi gian ông vn sng Đc.

Mt s nhà hot đng và hc gi nói nhiu người trong công chúng coi ông là mt ông vua vng mt, phn ln cư ng nước ngoài, và có mt cuc sng xa hoa hưởng th.

Thi chưa lên ngôi, Vajiralongkorn phong hàm chó cưng ca ông tên Foo-Foo, làm Thượng tướng Không quân. Năm 2009, mt đon video được tung ra trên Wikileaks chiếu cnh Thái t Vajiralongkorn và Công chúa Srirasmi Suwadee ăn mc không my kín đáo, được người hu phc v khi ăn mng sinh nht Thượng tướng Foo-Foo. Mt đon trong video này đã được chiếu trong chương trình "Foreign Correspondent" ca H thng truyn thông ABC ca Úc trong mt b phim tài liu 30 phút v hoàng gia Thái Lan.

Gia đo

Vua Vajiralongkorn có ít nht 4 v, chưa k v bé.

Người v đu tiên là Công nương Soamsawali Kitiyakara (sinh 1957). H có mt con gái sinh năm 1978.

Thái t Vajiralongkorn sng chung vi n din viên Yuvadhida Polpraserth và có 5 người con vi bà. Bt chp s chng đi ca Hoàng hu Sirikit, đám cưới được c hành ti cung đin hoàng gia vào tháng 2/1994, vi s đng lòng ca Vua cha và Hoàng Thái hu.

Nhưng ch 2 năm sau đám cưới, Công nương Yuvadhida mang tt c con cái chy sang Anh, Thái t Vajiralongkorn ra lnh cho người hu dán b cáo khp dinh th nơi ông cư ng, t cáo Công nương v ti ngoi tình. Sau cùng, ông bt cóc được cô con gái duy nht mang v Thái Lan phong chc công chúa, nhưng ông t b tt c 4 hoàng t li vi m, và tước hết huy hiu ca c m lẫn con. Bà Sujarinee (một tên khác của Yuvadhida Polpraserth : Sujarinee Mahidol na Ayudhya) và các con trai sau này di dân sang Hoa Kỳ.

Thái t Vajiralongkorn lp gia đình ln th 3 vào năm 2001 vi mt thường dân, bà Srirasmi Suwadee, nhưng không công b cho công chúng biết cho ti đu năm 2005, khi bà h sinh mt con trai, Hoàng t Dipangkorn Rasmijoti, bà được phong tước hiu Công nương. Hai v chng hoàng gia ly d vào năm 2014.

Ba ngày trước l đăng quang vào tháng 5/2019, Vajiralongkorn làm l thành hôn vi bà Suthida Tidjai, bà nghim nhiên tr thành Hoàng hu Thái Lan.

thai4

nh không rõ ngày chp ti lên trang mng ca Hoàng gia hôm 26/8/2019 chp nh Vua Maha Vajiralongkorn vi th phi, Trung tướng Sineenatra Wongvajirabhakdi.

Hai tháng sau, ngày 28/7/2019, ông chính thc trao tước hiu cho v th, Trung tướng Sineenat Wongvajirapakdi. Đây là ln đu tiên trong gn 1 thế k, mt ph n được chính thc công nhn là th phi ca vua Thái Lan. Nhưng ch 3 tháng sau, Hoàng gia tước b mi tước hiu ca th phi Sineenat, vin l bà bt kính vi Hoàng hu Suthida và bt trung vi Vua.

Vua Rama X lên ngôi nhưng lòng dân bt an

T khi lên ngôi, Vua Maha Vajiralongkorn ly hiu Rama X, đã có nhng bước đ cng c quyn hành và cương v nguyên th quc gia.

Vua đòi nm quyn ch huy trc tiếp mt s đơn v quân đi, phê chun các sa đi lut pháp cho phép ông s hu toàn b tài sn ca Hoàng gia, k c Ngân hàng Thương mi Siam, và Siam Cement tng tr giá khong 6,7 t USD, theo trang web ca các công ty này và các tính toán ca Bloomberg.

Dân chúng, vn đã bt mãn vì chế đ quân phit chuyên chế, li càng bt bình vì vua không đng trên chính tr mà dường như ng hn v tp đoàn quân phit cai tr Thái Lan sau cuc đo chính.

Báo Melbourne Age dn li Paul Handley, người viết tiu s Vua Bhumibol, nói rng ni bt mãn âm t lâu, đc bit trong gii tr, gn đây đã leo thang đ tr thành phong trào chng đi ngai vàng mnh m nht t khi chế đ quân ch chuyến chế kết thúc vào năm 1932.

Trong khi đó, Vua Vajiralongkorn phn ln thi gian vn tiếp tc sinh sng Đc.

Dưới triu Vua Bhumibol, đi đa s dân chúng Thái Lan ng h nn quân ch. Ngay c nhng người không thích chế đ quân ch, cũng coi đây là mt đnh chế và chp nhn nó. Nhưng thi thế nay đã khác.

Ông Handley nói : "Nhng người chng đi bây gi trc tiếp ch trích hoàng gia. H ghét b vua Vajiralongkorn và các quan chc hu thun nhà vua".

Nhà hot đng dân ch Nuttaa Mahattana nói vi báo New York Times : "Có rt nhiu chia r chính tr trong nước, nhưng bây gi rt nhiu người chúng tôi đoàn kết trong vic cht vn tính chính đáng ca chính quyn hin nay.

Lãnh đo sinh viên Parit Chiwarak b bt gi hi gn đây v nhiu ti danh, k c ti xúi gic ni lon. Sau khi được cho ti ngoi hu tra hôm th By 16/8, anh tuyên b s tiếp tc phn đi chính quyn.

Anh viết trên trang Facebook : "Chúng tôi không ch đu tranh chng chế đ đc tài quân phit, mà còn đu tranh đ gii quyết các vn đ vi hoàng gia".

Ông Handley nói phong trào chng đi đã lan rng ti mc chính ph khó có th ngăn chn bng cách tng giam mt vài người.

"Không my ai thích vua Vajiralongkorn. Nhưng làm sao thay đi vai trò ca nhà vua, có nên phế trut ông ?".

Cuc biu tình do nhiu nhóm sinh viên hc sinh lãnh đo hôm Ch nht 17/8, thu hút ước lượng 10.000 người, đám đông hô to đo nhà nước đc tài", đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha t chc, chm dt các hành đng sách nhiu và sa đi hiến pháp.

Các cuc biu tình đã din ra gn như mi ngày trong tháng qua, đi vi mt thành phn tham gia biu tình, gi tp trung vào li kêu gi hãy t b chế đ quân ch, mt đnh chế t lâu được coi là "bt kh xâm phm", hoc ít ra hn chế các quyn hn ca nhà vua, và đòi chính quyn quân nhân ca Thủ tướng Prayuth Chan-ocha t nhim.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 21/08/2020

***************************

Thái Lan bt gi rapper và các nhà hot đng tham gia biu tình

VOA, 20/08/2020

Cnh sát Thái Lan hôm 2/8 cho biết h đã bt gi thêm 8 nhà hot đng, trong đó có 2 rapper ni tiếng (ca sĩ nhc rap), trong mt cuc đàn áp sau hơn mt tháng din ra các cuc biu tình chng chính ph được quân đi hu thun, vn thách thc chế đ quân ch đy quyn lc.

thai5

Nhóm Rap Thái Lan Against Dictatorship trong mt bui biu din ti Bangkok. Mt thành viên trong nhóm, Dechathorn "Hockhacker" Bamrungmuang, va b bt vì tham gia biu tình.

Reuters dn ngun tin t cnh sát cho biết 8 người b bt trong đêm và vào hôm 20/8 vi cáo buc vi phm lut an ninh ni b trong cuc biu tình ngày 18/7 và bt chp sc lnh khn cp cm t tp công khai đ ngăn chn s lây lan ca virus corona.

"Vic bt gi nhng k cm đu t chc các hot đng như vy đang được x lý da trên pháp lut", Jirapat Phumjit, Phó Văn phòng Cnh sát Đô th ca Thái nói vi các phóng viên.

Quan chc này cho biết đã có trát bt đi vi bn nhà hot đng khác tham gia biu tình.

Trong s nhng người b bt ngày 20/8 có Dechathorn "Hockhacker" Bamrungmuang, 30 tui, ca nhóm Rap Against Dictatorship. Rapper này tr nên ni tiếng trên mng vào năm ngoái. Rapper th hai là Thanayut Na Ayutthaya, 19 tui, còn được gi là Elevenfinger.

Tt c tám người sau đó đu được ti ngoi, mt lut sư cho biết.

Các cuc biu tình đã được t chc gn như hàng ngày k t gia tháng 7 nhm kêu gi đưa ra hiến pháp mi và yêu cu cu lãnh đo quân đi, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, t chc, và chm dt vic đàn áp nhng người chng chính ph.

Mt s người biu tình cũng kêu gi kim chế quyn lc ca Quc vương Maha Vajiralongkorn, mt yêu cu mà cho đến gn đây vn là điu cm k.

Thủ tướng Prayuth bác b cáo buc ca nhng người biu tình rng cuc bu c năm ngoái đã b quân đi thao túng đ ng h ông. Ông nói rng ông sn sàng nói chuyn vi các sinh viên, nhưng vic ch trích chế đ quân ch là i quá xa".

Ba nhà hot đng khác đã b bt trước đó, bao gm Anon Nampa, mt lut sư nhân quyn, người đu tiên kêu gi công khai ci cách hoàng gia. Ông b bt ln th hai trong tháng này vào ngày 19/8 và đang được ti ngoi.

Sáu lnh bt gi cũng đã được ban hành đi vi cuc biu tình vào tun trước, trong đó các sinh viên đt ra 10 yêu cu cho vic ci cách chế đ quân ch.

Biu tình trên đường ph Bangkok quay tr li đã khiến cho các nhà đu tư bt an. Đng baht Thái Lan gim xung mc thp nht trong ba tun, mc 31,44 baht mt đô la hôm 20/8.

Additional Info

  • Author Hoài Hương
Published in Diễn đàn

Phong trào đu tranh đòi thay đi thường đi đôi vi gii tr. Lòng nhit huyết, tính năng đng và khát vng thay đi xã hi là đc tính ca người tr khp nơi.

thailan1

Người biu tình ng h dân ch ti Thammasat University, Pathum Thani, phía bc Bangkok. Dòng ch trên mt là "Hãy chm dt nó vi thế h này", 10 tháng Tám, 2020.

Tphong trào đu tranh cho quyn dân s ti M vào thp niên 1960, đến phong trào sinh viên Trung Quc đưa đến biến c Thiên An Môn năm 1989, ri cuc cách mng Xuân Rp vào đu thp niên 2010. Gần đây là Phong trào Dù vàng I và II vào năm 2014 và 2019 ca Hng Kông [1].

Nhưng ngn la truyn cm hng t hàng triu người tr ti Hng Kông trong hơn mt năm qua có l đã đi vào lch s t khi Bc Kinh thông qua Lut An ninh Quc gia. Tp chí Economist cho rng vào năm 2014 lãnh đo Đng cộng sản Trung Quc ch cho đến khi nào nhng người biu tình kit lc, nhưng chính h đã mt kiên nhn vào năm 2020 [2]. Ch một ngày sau khi Lut An ninh Quc gia được ban hành, nhiu người đã b bt, và cui tháng 7, bn sinh viên Hng Kông tui 16 đến 21 b giam cm vì "kích đng ly khai" trên mng xã hi.

Nhưng có mt ngn la khác đang lan rng kế bên Vit Nam.

Hơn hai tun qua, nhiu cuc biu tình ca gii tr Thái Lan din ra khp nước.Ngày 18 tháng By, hàng ngàn gii tr Thái tham d cuc biu tình do Phong trào Gii tr T do (Free Youth Movement-FYM) t chc ti Tượng đài Dân ch [3]. FYM đưa ra ba đòi hi, gm gii tán quc hi, chm dt sách nhiu bi chính quyn đi vi nhng ai đang s dng t do bày t, và thay đi hiến pháp hin đang có li cho chính quyn [4].

Người dân Thái có nhiu lý do đ bt mãn vi tình trng quc gia hin nay. Tình trng kinh tế Thái Lan hin nay khá bi đát, mc du đa s người Thái cho biết h chưa mun Thái Lan m ca cho khách du lch vì s tái nhim dch. Nn kinh tế ca Thái ph thuc nhiu vào k ngh du lch hàng năm, thu hút 40 triu khách đến nước này, chiếm 15% tng sn lượng quc gia GDP ; năm này cao lm ch còn khong 8 triu khách du lch [5]. Báo cáo ca Liên Hip Quc vào tháng Bynhn đnh, tác hi ca Covid-19 lên k ngh du lch s làm Thái Lan mt 9% GDP, tương đương vi 37 t bng Anh, tc gn 49 t M kim [6]. Bao nhiêu người dân Thái nương ta vào k ngh này, nay không có vic gì đ làm. Trong sut thi gian chng đi dch Covid-19, 40 ngàn người Thái đã bị pht vì vi phm gi gii nghiêm.

Tuy bt mãn vi cung cách qun lý đi dch Covid-19 và nn kinh tế suy thoái, thanh niên sinh viên Thái có nhng lý do sâu xa hơn trong các cuc biu tình này.

Gii tr Thái càng ngày càng bt mãn vi cung cách lãnh đo phi dân ch ca cu tướng quân đi Thái, Prayut Chan-o-cha. Ông Prayut đã tr thành Th tướng Thái sau cuc bu c vào ngày 24/03/2019, mà mãi đến cui tháng 5/2019 mi công b kết qu. Ông Prayut cũng chính là v tướng cm đu cuc đo chánh tháng 5/2014 trut phế mt chính quyn do dân bu ra [7].

Phong trào Gii tr T do và mng lưới ca h đã đng đu các cuc biu tình hơn 2 tun qua. H phn đi cung cách điu hành tht bi v chính tr ln kinh tế ca chính ph Prayut. H đã lên án v tình trạng nhiu người chết và mt tích dưới thi ca Prayut. Gii tr Thái Lan xung đường kêu gi s thay đi sâu rng. H mun mt nn dân ch đích thc, không phi trên giy t.

T chc Lut sư cho Nhân  quyn Thái (Thai Lawyers for Human Rights/TLHR) cho biết, có ít nht 75 thông báo kế hoch biu tình trên 44 tnh thành đ ng h nhng yêu cu ca các phong trào gii tr t do [8]. Nhiu cuc biu tình không din ra vì gp nhng khó khăn, trong đó có s đe da trng pht t chính quyn Thái. Nhng cuc biu tình đã din ra thì các lãnh đo đng ra t chc đang b chính quyn Thái điu tra. Mt phn b xem là vi phm lut khn cp v Covid-19 đang còn hiu nghim hin nay và, phn khác, vì các nhà hot đng đang gây chia r quc gia và làm nhc quc trưởng/hoàng đế Thái [9].

Biểu tình là điu hết sc bình thường đi vi người dân Thái từ trước đến nay, nhưng đây là mt trong nhng ln hiếm hoi mà h đng đến hoàng đế Maha Vajiralongkorn và kêu gi gii hn quyn lc ca nhà vua trong nn quân ch lp hiến đ người dân có các quyn và t do tht s.

Ch Nht ngày 2/8 va qua, gii tr Thái Lan đã t chc mt hot đng đy ý nghĩa và sáng to. Phong trào gii tr Thái Lan kêu gi người tr viết xung nhng hy vng và ước mơ ca mình, mun mt nước Thái Lan như thế nào trong 10 năm ti [10]. H treo mt băng rôn ln vi hàng ch "10 năm chúng ta lãng phí, 10 năm chúng ta mun" treo trước toà nhà Bưu đin Ln (Grand Postal Office). H kêu gi tt c viết xung nhng suy nghĩ ca mình và b vào phong thư. Các lá thư này được đưa vào vin Bo tàng ca Thường dân (the Museum of the Commoners) đ 10 năm sau m ra, vào năm 2030.

Có bn viết : "Bn có biết rng ngày này cách đây 10 năm chúng ta đu tranh chng đc tài. Tôi hy vng rng khi bn đc lá thư này, cuc đu tranh ca chúng ta đã hoàn tt".

Mt lá thư khác viết : Chúng tôi mun thy mt s thay đi tt hơn cho đt nước v mi mt ; thy nn dân ch phát trin trong tương lai, và trên hết thy được giá tr nhân bn, bi vì khi mt nhà nước không lng nghe nguyn vng ca người dân, nhà nước đó không còn là mt nhà nước na ; và bt c khi nào nhà nước gây khó khăn cho các cuc đu tranh ca người dân, nhà nước đó đã làm mt đi hết chính nghĩa ca mình.

Mt lá thư na viết : Chúng tôi mun thy mt nn dân ch đích thc cho mi công dân Thái. Đây là ý đnh ca tt c các t chc sinh viên đến vi nhau vì tin tưởng mãnh lit rng dân ch là mt h thng mà mi công dân trong đó hưởng được các quyn và t do, và mi người dân Thái s được t do.

Phong trào gii tr d tính s tiếp tc các cuc biu tình đến gia tháng Tám này.

Các cuc biu tình ca sinh viên hc sinh Thái s đi v đâu thì hin nay chưa rõ. Mt trong nhng nhà hot đng chính tr k cu ti Thái, anh Sirawith Seritiwat, người tng b trù dp nhiu ln dưới s cai tr ca quân đi Thái, cho rng phong trào cn phi tìm cách truyn cm hng đ s đông tham gia [11]. Ch khi nào s đông, thuc đ mi la tui ti Thái, tham gia đ thì mi to được thay đi. Anh Sirawith cho rng, người Thái không quen yêu cu đòi hi nhng gì h mun trong đi ca h, mc du phn ln biết vn đ là gì nhưng li không làm gì c ngoi tr than phin. Anh Sirawith cho rng, mun s đông người Thái tham gia thì phi tìm hiu ngun gc văn hóa Thái, tìm ra h tin tưởng điu gì, tìm hiu nhng gì tht s thu hút h, và áp dng các điu này vào trong phong trào ca mình.

Điu đáng nói là đa s người dân Thái đng tình và ng h các cuc biu tình ca gii tr ngay trong lúc lnh gii nghiêm ca lut khn cp còn hiu lc, theo cuc kho sát mi nht vi 1.250 người trên 18 tui [12]. Có 54% ng h, trong đó 34,72% mnh m ng h và mun thy s thay đi tt hơn, trong khi 19,28% cũng đng ý và cho rng gii tr ch mun thy công lý và dân ch thành công.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 11/08/2020

Tài liu tham kho :

1. Erin Blakemore, "Youth in Revolt : Five Powerful Movements Fueled by Young Activists ", National Geographic, 23 March 2018.

2. "Many Hong Kongers are considering emigration ", The Economist, 1 August 2020.

3. "Hàng ngàn người t tp Bangkok phn đi chính ph Thái Lan ", VOA Tiếng Vit, 19 July 2020 ; "Students lead mass protest against dictatorship at Democracy Monument ", Prachatai, 20 July 2020.

4. Tassanee Vejpongsa, "After Mass Protest, Thailand’s Pro-Democracy Activists Look to Keep Momentum ", The Diplomat, 20 July 2020.

5. "Thailand’s economic outlook ‘worst in Asia’ : analysts ", Bangkok Post, 7 July 2020.

6. Jack Taylor, "'This island will be in trouble' : Tourism workers brace for £37bn blow to Thailand's travel economy ", The Telagraph, 30 July 2020.

7. "DFAT Country Information Report ", Department of Foreign Affairs and Trade, 10 July 2020.

8. Thai Lawyers for Human Rights, "Two weeks after youth groups began to free themselves : Their call to end harassments backfired ", Prachatai English, 4 August 2020.

9. "Govt official files royal defamation complaint over Harry Potter protest speech ", Prachatai English, 5 August 2020.

10. "Young people mail their hopes and dreams to the future ", Prachatai English, 2 August 2020.

11. Chatchai Mongkol, "Sirawith Seritiwat : Anti-dictatorship movement should be more inclusive, gain more support ", Prachatai English, 23 July 2020.

12. "Majority agree with youth demonstrations : Poll ", Bangkok Post, 2 August 2020.

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn