Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tập Cận Bình dẫn Trung Quốc đi về đâu ?

Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố bám vào Trung Quốc ?

Trái ngược với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, người Việt Nam trên toàn thế giới (chứ không riêng gì ở Mỹ) chia thành hai phe, người ủng hộ bà Hillary Clinton, người ủng hộ Donald Trump, tranh cãi nhau kịch liệt, không ai chịu nhường ai, bất phân thắng bại, kể cả sau khi có kết quả là ông Trump đắc cử. Thế nhưng trong Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc hôm 24/10/2017 thì hầu như không mấy người Việt Nam quan tâm.

xi0

Qua Đại hội 19, Tập Cận Bình để lộ quyết tâm lãnh đạo một mình một nước Trung Quốc rộng lớn

Điều đáng nói nhất là không chỉ người người dân Việt Nam không quan tâm đến đại hội 19 của Trung Quốc mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam, là tổ chức gắn liền vận mệnh của mình vào Trung Quốc cũng không thấy nói gì nhiều ngoài một vài bài báo dịch từ báo Trung Quốc. Tại sao lại có chuyện lạ như vậy ?

Chúng ta có thể điểm sơ qua một vài điểm "bất thường" của đại hội này.

1. Trung Quốc đã tỏ ra ôn hòa một cách ngạc nhiên

Trái với bản tính hung hăng vốn có (nhất là với các nước có đường biên giới chung với Trung Quốc), trong đại hội này Tập Cận Bình nói rằng "Trung Quốc trở thành hùng cường không đe dọa bất kỳ quốc gia nào".

Ông Tập không nhắc gì đến chuyện gây hấn với các nước khác ngoài tuyên bố "đừng có ai tin rằng Trung Quốc sẽ bỏ qua một tấc đất chủ quyền của mình, chúng ta sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, bằng cách nào, vào thời điểm nào, muốn tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc". Thực chất của câu nói này chỉ là để ve vãn tinh thần dân tộc của người Trung Quốc mà thôi, thực tế là nó đã làm cho hình ảnh của Trung Quốc xấu đi trong con mắt các quốc gia láng giềng.

Giọng điệu của ông Tập hoàn toàn mềm mỏng với thế giới và với Mỹ. Thông điệp của ông có thể giải nghĩa là "thế giới hãy để chúng tôi được yên để chúng tôi tiếp tục cai trị Trung Quốc" !

Đảng cộng sản Việt Nam và không ít người dân Việt Nam vẫn run sợ trước một Trung Quốc đầy sức mạnh. Thật sự Trung Quốc không mạnh như chúng ta nghĩ. Một nước mạnh là một nước đầy tự tin để chinh phục thế giới chứ không phải co cụm lại để cố thủ.

Nhiều người Việt lo rằng Trung Quốc sẽ "thôn tín" Việt Nam vào năm 2020 ! Sẽ không có chuyện đó ! Giả sử ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có đem dâng Việt Nam cho Trung Quốc thì Trung Quốc cũng sẽ không nhận. Riêng nội bộ Trung Quốc, nhất là các vùng bị sát nhập vào Trung Quốc bằng vũ lực trước đây như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông… cũng đủ làm đau đầu chính quyền Trung Quốc và họ đã phải duy trì một lực lượng an ninh đồ sộ để kiểm soát các khu vực này. Họ không dại gì để ôm thêm một vùng đất mới là Việt Nam, một quốc gia láng giềng có truyền thống chống đối Trung Quốc suốt hơn 2000 năm qua.

Tuy nhiên nhu cầu khống chế Việt Nam để Việt Nam nằm trong quĩ đạo của Trung Quốc là hiện hữu và có thật. Trung Quốc rất muốn kiềm chế Việt Nam thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, họ muốn biến Việt Nam thành một bãi rác, theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

2. Trung Quốc đang nguy ngập

Đúng như tác giả Bùi Quang Vơm nhận định qua bài viết "Tư tưởng của Tập Cận Bình có gì khác thường không ?" (1), chính Đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn và đặt ông Tập Cận Bình lên ngôi Hoàng đế chứ không phải ông Tập chinh phục (hoặc khuất phục) được Đảng cộng sản Trung Quốc như nhiều người nghĩ. Sự việc này thú nhận rằng Trung Quốc đang nguy ngập và bối rối. Có lẽ một sự phân rã Trung Quốc đang bắt đầu. Đảng cộng sản Trung Quốc trong cơn tuyệt vọng đã lấy quyết định đặt sự ổn định lên trên tất cả. Và để làm được điều đó thì họ phải cho ông Tập và ban lãnh đạo đảng cộng sản một thứ uy quyền tuyệt đối để có thể ổn định được nội bộ.

Chúng ta đừng quên rằng Trung Quốc là một đế quốc hơn là một quốc gia. Thế nào là một đế quốc ? Đế quốc là một nhóm nhiều quốc gia, bị/được một quốc gia mạnh nhất lãnh đạo (khống chế). Như vậy Đảng cộng sản Trung Quốc là nhân tố chính để khống chế (hay trói buộc) các vùng/miền khác nhau của Trung Quốc lại với nhau. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng/miền của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, khoảng 300 triệu người dân Trung Quốc sống ở vùng duyên hải có đời sống sung túc khác xa với gần một tỉ người sống sâu trong đại lục. Hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn thì bất mãn xã hội càng gia tăng và đến một lúc nào đó các mâu thuẫn này lên đến đỉnh điểm thì cách mạng sẽ nổ ra và đây là các cuộc "cách mạng đường phố" vô cùng nguy hiểm, nó sẽ phá hủy tình tự dân tộc và gây ra một sự đổ vỡ kinh hoàng.

Khi phải co cụm lại để tự vệ thì điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang có nguy cơ hỗn loạn. Tản quyền là một nét đậm của thế giới dân chủ. Mỹ, Đức, Áo, Thụy Sĩ… đã chọn lựa mô hình liên bang nhằm trao nhiều quyền tự quyết hơn cho các vùng miền và họ đã thành công. Trung Quốc đang phải làm điều ngược lại.

"Tư tưởng của Tập Cận Bình" là đảng cộng sản phải kiểm soát tất cả, từ kinh tế, chính trị đến quân sự… Đây là một bước thụt lùi vĩ đại so với thời Đặng Tiểu Bình. Đặng là người có chủ trương tách dần đảng ra khỏi chính quyền. Thành tựu của Tập trong 5 năm qua là phục hồi tư tưởng và văn hóa Khổng giáo bằng cách dựng lên hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới cộng thêm việc khôi phục lại Con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền, với tên gọi mới "Một vành đai, một con đường" (Nhất đái nhất lộ). Cả hai chương trình này đã, đang và sẽ bị phá sản, vì Bắc Kinh đang đổ ra không biết bao nhiêu ngàn tỷ USD để xây dựng nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn tất. Bánh xe của lịch sử là tiến về phía trước chứ không phải quay ngược lại quá khứ.

Khi Trung Quốc quyết tâm đặt sự ổn định lên trên hết thì điều này đồng nghĩa với việc chấm hết các quyền tự do và dân chủ. Ổn định và sáng tạo là hai điều mâu thuẫn với nhau. Sáng tạo, sáng kiến và phát minh chỉ có thể hình thành và nuôi dưỡng trong một xã hội tự do, dân chủ và cởi mở. Một xã hội khép kín và thiếu tự do sẽ không có đất sống cho sự sáng tạo.

3. Ô nhiễm môi trường đã vượt ngưỡng báo động

Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc hiện nay đó là thể chế chính trị lạc hậu và nạn ô nhiễm môi trường. Trung Quốc đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá bất chấp sự xuống cấp của môi trường.

Thiên nhiên và môi trường Trung Quốc đang bị hủy hoại từng ngày từng giờ. Một ví dụ là Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỉ đôla Mỹ để sản xuất các tấm pano điện mặt trời nhưng không thể dùng được vì mặt trời tại Trung Quốc đã bị khói các nhà máy nhiệt than che khuất. Người Trung Quốc không còn nhìn thấy mặt trời. Họ cũng không thể hít thở không khí trong lành. Nhiều công ty đóng chai không khí sạch để bán cho người Trung Quốc đang ăn nên làm ra ở đất này. Nhiều nơi tại Trung Quốc thì "ngày cũng biến thành đêm" (2), (3).

Trung Quốc đã quyết định đóng cửa các nhà máy điện nhiệt than và các nhà máy khai thác bô-xít, luyện kim (bằng cách tống chúng sang Việt Nam)… Tuy nhiên mọi sự vẫn không thể dừng lại vì tăng trưởng kinh tế hoang dại bất chấp môi trường vẫn là "quyết tâm chính trị" sống còn với Đảng cộng sản Trung Quốc. Sắp tới đây, không chỉ người giàu Trung Quốc tìm cách chạy ra nước ngoài mà ngay cả những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng tìm cách tháo thân. Nhiều người Trung Quốc đã lùng mua bất động sản tại Việt Nam, Lào, Campuchia để sau này sinh sống cũng vì lẽ đó.

4. Không có các con số về sự tăng trưởng

Bản báo cáo chính trị của ông Tập đạt kỷ lục vì kéo dài hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ nhưng lại không hề nhắc đến các con số về sự tăng trưởng trong 5 năm qua. Đảng cộng sản Trung Quốc không có gì để nói về điều đó dù rằng các báo cáo của họ luôn được thổi phồng và che đậy. Hai công ty kiểm định tài chính có uy tín trên thế giới là Moody’s và S&P (Standard & Poor) đều hạ bậc tín nhiệm của Trung Quốc từ "ổn định" xuống "tiêu cực" (vào tháng 9/2017), trước đại hội 19 hơn một tháng (4).

Theo số liệu của Bloomberg, tổng nợ của Trung Quốc, bao gồm nợ của các ngân hàng và doanh nghiệp, nợ của các hộ gia đình và nợ công, hiện ở mức khoảng 260% GDP. Dòng tiền của các nhà đầu tư quốc tế lẫn các doanh nhân Trung Quốc đang ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc mới là con số chuẩn xác về tình hình sức khỏe của kinh tế Trung Quốc.

Một tin đáng chú ý là tân thủ tướng New Zealand vừa đắc cử đã công bố lệnh cấm người nước ngoài mua nhà tại đảo quốc này, trong đó chủ yếu là nhằm vào đa số  khách hàng từ Trung Quốc (5).

"Giấc mơ Trung Hoa" mà ông Tập cố vẽ ra hình như không thuyết phục được dòng người bỏ đất nước ra đi. Đáng nói là những người ra đi đều thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Họ mang theo tiền của và cả trí tuệ chứ họ không đi tay không.

5. Không có kế hoạch về bảo hiểm xã hội

Đối phó với dân số ngày càng già đi và cùng với đó là chương trình "an sinh xã hội" là bài toán đau đầu cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc không là ngoại lệ. Chúng ta đừng quên rằng Trung Quốc đã tạo ra được một "phép màu kinh tế" thời gian qua là nhờ vào khối "nô lệ" hơn một tỉ người dân. Trung Quốc (và cả Việt Nam) đang báo động về tình trạng giảm sút dân số. Mới đây ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân phải kêu gọi chị em phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh hãy đẻ nhiều hơn nữa "vì thành phố, vì đất nước" (6).

Trung Quốc là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. Để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững thì việc phát triển thị trường nội địa phải được chú trọng. Trung Quốc hiểu điều này nhưng lại không thực hiện được vì người dân Trung Quốc vẫn tiết kiệm để đề phòng rủi ro như ốm đau bệnh tật hay thất nghiệp. Người dân chỉ mạnh tay chi tiêu khi họ có niềm tin vào tương lai tức là khi hệ thống an sinh xã hội có thể đảm bảo cho cuộc sống về già của họ. "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập lại không đả động gì đến điều đó.

Vì sao đến giờ này Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn cố bám vào Trung Quốc ?

Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và "khái niệm về quốc gia" trên thế giới đang bị xét lại một cách gay gắt. Tình yêu đó phải là hai chiều. Cuộc trưng cầu dân ý, tách khỏi Tây Ba Nha của vùng Catalunia là một ví dụ. Người dân vùng này đòi tự trị chỉ vì lý do kinh tế chứ không phải vì bị đàn áp hay mất tự do. Họ giàu có hơn các vùng khác của Tây Ba Nha và họ không muốn chia sẻ sự sung túc của họ. Một lý do đó là tình tự dân tộc của họ đã bị bào mòn dưới thời cai trị của chế độ độc tài Franco và 4 năm nội chiến…

xi3

Quốc gia Việt Nam phải được định nghĩa như một tình cảm, một không gian liên đới và là một dự án tương lai chung - Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên 

Trong "Dự án chính trị" Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên định nghĩa về quốc gia như sau : "Quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và là một dự án tương lai chung". Nếu thiếu một trong ba thứ đó thì người dân trong các quốc gia sẽ không có lý do để yêu nước và nỗ lực cống hiến, hy sinh vì tổ quốc. Người Việt Nam chỉ có mỗi "tình cảm" với đất nước Việt Nam vì đó là quê hương, là nơi "chôn nhau cắt rốn" chứ họ không hề có "sự liên đới" hay "một dự án tương lai chung" nào. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi người dân Việt Nam (hay Trung Quốc) không yêu nước và không gắn bó với tổ quốc kể cả tầng lớp tinh hoa hay giới lãnh đạo.  

Chúng ta cũng cần biết một điều rằng, người dân trong các tỉnh của Trung Quốc không coi người tỉnh khác như là đồng bào. Trong suốt dòng lịch sử, sự thống nhất của Trung Quốc đã chỉ được duy trì bằng bạo lực. Trung Quốc không có tinh thần dân tộc, chính vì thế mà các nước nhỏ như Mông Cổ và Mãn Thanh đã có thể thống trị Trung Quốc trong hàng trăm năm mà không bị coi như ngoại xâm.

Điều đáng ngạc nhiên và cần nói nhất đó là trong lúc Trung Quốc đang bối rối và nguy ngập thì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn lấy quyết định tiếp tục lệ thuộc một cách mù quáng vào Trung Quốc để duy trì sự tồn tại của chế độ. Trung Quốc không mạnh như ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam tưởng. Bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng có thể vỡ ra thành nhiều quốc gia nhỏ. Trung Quốc chỉ là một bức tường giấy mong manh nên họ rất lo sợ dân các nước láng giềng có dân chủ. Tuy thế Trung Quốc cũng phải bỏ rơi Bắc Triều Tiên, một đồng minh thân cận, ít nhất cũng là trên mặt ngôn ngữ và dư luận quốc tế. Trung Quốc và cả Nga đều không muốn bị nhìn nhận như là các quốc gia bao che cho một nhà nước khủng bố.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng bơi ngược dòng lịch sử và nguy hiểm nhất là họ vẫn tiếp tục khiêu khích người dân Việt Nam bằng việc tăng cường đàn áp bắt bớ các tiếng nói bất đồng chính kiến. Một sinh viên, học giỏi và xuất sắc trong mọi mặt nhưng vì "ngây thơ" muốn giúp đảng chống tham nhũng nên phải nhận một bản án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế, đó là Phan Kim Khánh (Đại học Thái Nguyên). Chính quyền vẫn tiếp tục cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân khắp nơi và đặc biệt nhất là việc dùng "Hội Cờ Đỏ" như kiểu Hồng Vệ binh bên Trung Quốc để đe dọa và tấn công giáo dân ở Nghệ An.

Trong lúc Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang cố gắng kêu gọi hòa giải dân tộc và xiển dương tinh thần bất bạo động thì Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục nuôi dưỡng và khoét sâu lòng hận thù giữa các thành phần dân tộc bằng bạo lực. Những hành động mù quáng này sẽ khiến công cuộc hòa giải dân tộc sau này gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu viễn kiến và thiếu những con người có tấm lòng, ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam sẽ dẫn dắt đất nước và dân tộc Việt Nam đi vào đêm đen.

Nếu trí thức Việt Nam vẫn không chịu tỉnh thức và ủng hộ cho các tổ chức đối lập dân chủ để làm đối trọng, kiềm chế sự "tác yêu tác quái" của Đảng cộng sản Việt Nam, và nếu những đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam có tấm lòng và ưu tư với đất nước không chịu "xuất đầu lộ diện" để bắt tay với các tổ chức đối lập đứng đắn, cùng tìm một giải pháp mới thay thế cho giải pháp cộng sản thì đất nước Việt Nam sẽ không có tương lai.

Việt Hoàng

(31/10/2017)

(1) https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/4450-t-t-ng-c-a-t-p-can-binh-co-gi-khac-th-ng-khong

(2) http://nld.com.vn/khoa-hoc/o-nhiem-toi-muc-ngay-bien-thanh-dem-o-trung-quoc-20170103165607431.htm

(3) http://dantri.com.vn/the-gioi/o-nhiem-khong-khi-o-trung-quoc-vuot-quy-chuan-cua-who-100-lan-20161220143211871.htm

(4) http://vneconomy.vn/the-gioi/sp-ha-diem-tin-nhiem-trung-quoc-lan-dau-tien-sau-18-nam-20170922092957496.htm

(5) http://www.bbc.com/vietnamese/business-41754134

(6) http://dantri.com.vn/su-kien/bi-thu-nguyen-thien-nhan-tha-thiet-mong-phu-nu-tphcm-nang-ty-suat-sinh-20170704153925591.htm

Published in Quan điểm
mardi, 24 octobre 2017 14:08

Mâu thuẫn cơ bản của Trung Quốc

Khai mạc Đại hội Khóa 19 của đảng cộng sản Trung Hoa, Tổng bí thư Tập Cận Bình trình bày những tiến bộ về kinh tế, xã hội và ngoại giao của Trung Quốc trong năm năm qua và thông báo Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều cải cách ưu tiên mà đảng sẽ thi hành. Nhưng, cũng trong báo cáo rất dài, lãnh tụ đầy quyền thế của Bắc Kinh lại nhấn mạnh tới nhiều thách đố đang chờ đợi đảng cộng sản. Những thách đố ấy là gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây.

mauthuan1

Các đại biểu dự lễ bế mạc Đại hội 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 24/10/2017 - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong báo cáo đọc hơn ba tiếng đồng hồ để khai mạc Đại hội Khóa 19 tại Bắc Kinh, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói đến nhiều thành tựu của Trung Quốc trong năm năm qua nhưng lại nhấn mạnh đến nhiều thách đố đang chờ đợi đảng cộng sản. Có lẽ thính giả của chúng ta cũng muốn biết những thách đố này là gì. Ông nghĩ sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là từ một lãnh tụ có tham vọng đứng ngang Mao Trạch Đông và để lại cho hậu thế một hệ thống tư tưởng như họ Mao và Đặng Tiểu Bình thì ta cần thêm thời gian tìm hiểu. Nhưng đã nhắc đến Mao và Đặng thì tôi chú ý đến một điều được ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong bài diễn văn trường giang đại hải, rằng "mâu thuẫn cơ bản" đang chờ đợi Trung Quốc cũng đã thay đổi. Thế nào là mâu thuẫn cơ bản và nó thay đổi ra sao ? Nếu phân tích điều ấy thì may ra ta hiểu được những thách đố đang chờ đợi đảng cộng sản.

Nguyên Lam : Thưa ông, như vậy, có phải rằng ta cần tìm hiểu thế nào là "mâu thuẫn cơ bản", rồi mâu thuẫn đó đã đổi thay như thế nào qua nhiều thời kỳ để trở thành những thách đố mới cho đảng cộng sản ngày nay không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin tạm định nghĩa phạm trù "mâu thuẫn cơ bản" này là nhiệm vụ cốt lõi mà đảng phải khắc phục vào từng thời kỳ và xin nhắc lại là đảng cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921, cách nay gần trăm năm. Khi ấy Trung Quốc nghèo nàn lạc hậu, bị ngoại bang xâu xé, và bên trong thì phân hóa. Đảng cộng sản ra đời với tham vọng giải quyết mâu thuẫn cơ bản đó. Họ thành công vào năm 1949 khi Trung Hoa giành lại độc lập mà lại gặp mâu thuẫn cơ bản khác, là di sản của tình trạng phân hóa nội bộ trong khi dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì đảng phải cải tạo và xây dựng lại một xã hội bình đẳng và công bằng hơn. Hậu quả là đảng lại gây ra khủng hoảng kinh tế và chính trị khiến mấy chục triệu người thiệt mạng trong 30 năm đầu. Từ khi Đặng Tiểu Bình thâu tóm được quyền lực kể từ năm 1979 thì mâu thuẫn cơ bản cũng thay đổi, đó là đảng phải cải cách cho dân được đủ no và quốc gia được phú cường.

Nguyên Lam : Ông vừa tóm lược các mâu thuẫn cơ bản nối tiếp mà đảng cộng sản Trung Hoa phải giải quyết qua nhiều thời kỳ khác nhau. Ngày nay, nếu ông Tập Cận Bình cho là đảng do ông ta lãnh đạo sẽ phải đối đầu với mâu thuẫn cơ bản khác thì mâu thuẫn đó là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thuần về kinh tế, vốn dĩ là nội dung của tiết mục này, tôi cho rằng mâu thuẫn cơ bản mà Tập Cận Bình nói tới là tình trạng phát triển thiếu cân đối và không phối hợp trong khi người dân lại có những khát khao cao hơn trước. Mâu thuẫn này thật ra đã được thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào nói tới từ mươi năm rồi, đó là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đảng không khắc phục nổi mâu thuẫn ấy vì vụ Tổng suy trầm năm 2008 còn gây thêm nhiều vấn đề mới, kể cả một núi nợ có thể sụp đổ. Trong năm năm lãnh đạo đã qua, Tập Cận Bình muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong. Ông chỉ thành công về chính trị là tập trung quyền lực vào trong tay mình. Bây giờ, ông đang đối diện với mâu thuẫn cơ bản mới là kinh tế hết tăng trưởng mạnh như trong 30 năm đầu của thời cải cách mà đảng vẫn phải xây dựng được một xã hội hài hòa, không có quá nhiều dị biệt về lợi tức và nhận thức.

Nguyên Lam : Nếu ông phân tích như vậy thì có lẽ người ta hiểu ra những thách đố và cơ hội mà Tổng bí thư Tập Cận Bình nhắc tới trong bài diễn văn khai mạc Đại hội 19. Theo như ông thấy thì những thách đố ấy là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Ta không quên một mâu thuẫn nằm trong địa dư hình thể Trung Quốc là sự trù phú của các tỉnh duyên hải tại miền Đông đối chiếu với sự nghèo khốn lạc hậu của các tỉnh bị khóa trong lục địa. Vì mâu thuẫn này mà sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và cởi mở, các tỉnh miền Đông làm giàu khá nhanh trong khi các tỉnh bên trong vẫn còn nghèo và cảm thấy là bị tụt hậu. Nếu muốn xây dựng một xã hội hài hòa không có quá nhiều dị biệt nguy hiểm về chính trị thì đảng phải tập trung quyền lực và quyết định tái phân phối lợi tức từ các đô thị và địa phương trù phú về vùng thôn quê và các địa phương hoang vu nghèo khổ.

Nhìn cách khác thì Tập Cận Bình có thể hài lòng với thành tích ông nhấn mạnh Tháng Chín năm ngoái tại Thượng đỉnh của nhóm G20 ở Hàng Châu là Trung Quốc đã đưa 700 triệu dân ra khỏi tình trạng bần cùng. Nhưng ra khỏi sự bần cùng và lên tới cấp trung lưu thì cũng mới chỉ có chừng 400 triệu, tức là hơn 900 triệu người kia mới chỉ tạm đủ sống thôi. Làm sao san sẻ cho nhau một cái bánh vẫn còn quá nhỏ như vậy ?

Việc họ Tập diệt trừ tham nhũng có thể làm dân đen hể hả, nhưng họ cũng cần cái gì cụ thể hơn, trong khi đó, đảng viên ở nơi thịnh vượng chưa chắc gì đã ủng hộ việc tái phân lợi tức mà trung ương sẽ thi hành trong thời gian tới.

Nguyên Lam : Khi ấy, người ta không quên được một bài toán tích lũy từ nạn Tổng suy trầm năm 2008 là núi nợ quá cao của Trung Quốc, bên trong là các khoản nợ của doanh nghiệp và của các chính quyền địa phương. Kỳ trước, ông đã trình bày vấn đề này, bây giờ, thưa ông mâu thuẫn cơ bản mà Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ phải giải quyết trong nhiệm kỳ hai là làm sau san sẻ ngân sách từ trung ương cho các địa phương nghèo nàn và mắc nợ ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa rằng đấy là bài toán thuộc loại cổ điển mà các thế hệ trước đã gặp nhưng giải quyết không xong. Muốn phát triển những vùng lạc hậu thì ai cũng có thể nghĩ đến các kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, đến việc quản lý đất đai và ngân sách theo ưu tiên mới do trung ương đề ra.

Thời Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ gần 20 năm trước, rồi đến thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng vạch ra các ưu tiên đó để phát triển miền Tây mà không xong. Trong khi ấy, các tỉnh duyên hải lẫn thế lực kinh tế chính trị trong đảng vẫn nhìn qua hướng khác và kín đáo cản trở các ưu tiên này của trung ương. Bây giờ khi Tập Cận Bình đề ra sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ để khai thông các khu vực lạc hậu trong nội địa thì cũng mất cả chục năm và ngàn tỷ.

Nguyên Lam : Câu hỏi cuối, thưa ông. Có phải là vì vậy mà ông Tập Cận Bình mới thâu tóm quyền lực và có khi còn muốn lãnh đạo lâu hơn hai nhiệm kỳ để thực hiện cho xong việc đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa vâng, vì thế Tập Cận Bình mới tổ chức lại hệ thống chính trị với quyền lực tập trung vào trong tay cá nhân và khích lệ quốc dân với nhiều hứa hẹn về một kỷ nguyên mới nhưng vô hình chung ông ta lại đi vào con đường của Mao Trạch Đông với tư tưởng có giá trị chỉ đạo, được những kẻ thân tín xưng tụng với lòng sùng bái. Nghĩa là từ nay, bất cứ ai nói khác nghĩ khác với Tập Cận Bình là sẽ mang tội chống đảng. Nhưng chưa chắc hệ thống cực quyền trong tay một cá nhân đã giải quyết được mâu thuẫn cơ bản ấy. Kết cuộc thì ta chỉ thấy ách độc tài được củng cố trong một xã hội có đầy bất mãn, chưa nói gì đến phản ứng lo ngại của các nước lân bang trước một nước chưa hùng mà đã hung.

Chúng ta sẽ còn thời gian theo dõi chuyện này nhưng đừng quên rằng người dân và thị trường cũng có cách phản ứng khác chứ thế giới và nước Tầu đã ra khỏi thời hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông. Hóa ra con người tiên tiến và đầy quyền lực là Tập Cận Bình đã loay hoay mãi rồi lại xoay về chốn cũ và đấy cũng là một mâu thuẫn cơ bản của Trung Quốc.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 24/10/2017

Published in Diễn đàn

'Đảng đã phá tan âm mưu soán đoạt' (BBC, 20/10/2017)

Quan chức cao cấp dự Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19 đã gây chú ý của dư luận khi ca ngợi lãnh tụ Tập Cận Bình "phá tan một âm mưu đoạt quyền".

Ông Lưu Sĩ Dư, quan chức phụ trách chứng khoán, được trích lời trên báo Trung Quốc hôm 19/10/2017 cho rằng đã có một "âm mưu soán Đảng đoạt quyền" bị phá vỡ.

Không chỉ tham nhũng mà còn 'tạo phản' ?

Theo các báo nước ngoài, những người bị nêu tên đã tham gia "âm mưu" này gồm có Tôn Chính Tài, nguyên Bí thư Trùng Khánh, và cả người tiền nhiệm của ông ta, Bí thư Bạc Hy Lai.

Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ nêu ra các vụ việc của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch và Tôn Chính Tài, trong phần phát biểu "chống tham nhũng", theo trang tiếng Trung của đài Đức, Deutsche Welle.

tw1

Tôn Chính Tài là "kẻ lập mưu đoạt quyền của Đảng", theo Trương Khánh Vệ

Nhưng sau đó, ông Lưu Sĩ Dư đã có phát biểu trong một diễn đàn bên lề Đại hội Đảng ở Bắc Kinh hôm 19/10, cáo buộc các quan chức trên là "âm mưu cướp quyền".

Ngay sau đó, một "ngôi sao đang lên" của chính trị Trung Quốc, ông Trương Khánh Vệ, Bí thư Hắc Long Giang lại lên tiếng "ca ngợi" nỗ lực cứu Đảng.

Ông Trương nêu hẳn tên của ông Tôn Chính Tài là "kẻ lập mưu đoạt quyền của Đảng".

Ngay trước Đại hội 19, ông Tôn Chính Tài (sinh năm 1963) đột nhiên bị điều tra 'tham nhũng, lạm quyền' và tước hết mọi chức vụ.

Nay ông Lưu Sĩ Dư, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Quốc gia lên án "những kẻ quyền cao chức trọng nhưng rất hủ bại, và đã lập mưu để soán đoạt quyền của Đảng và Nhà nước".

Kể từ khi ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng phụ trách an ninh bị hạ bệ, giới quan sát Trung Quốc cho biết đã có những lời đồn đoán về "âm mưu thoán đoạt".

Cuối năm 2016, ông Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải của Chủ tịch Tập trong công cuộc chống tham nhũng, được Nhân dân Nhật báo trích lời nói :

"Có những kẻ thậm chí còn tìm cách đoạt quyền, chia rẽ Đảng và đe dọa nghiêm trọng ổn định chính trị của quốc gia".

Nhưng đây là lần đầu tiên có hai quan chức cao cấp nói công khai về "âm mưu lật đổ" tuy thật khó biết về độ khả tín của các cáo buộc này.

tw2

Cả hai ông Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu nay bị nêu tên trong một 'âm mưu soán đoạt'

Theo trang South China Morning Post ở Hong Kong hôm 20/10, ông Lưu Sĩ Dư còn cho rằng qua việc phá vỡ âm mưu đó, ông Tập Cận Bình không chỉ "cứu Đảng, Nhà nước Trung Quốc" mà còn "cứu cả chủ nghĩa xã hội".

Đua nhau ca ngợi

Trong bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, có sáu người đã lên tiếng công khai ca ngợi "Tư tưởng Tập Cận Bình" tại Đại hội 19.

Họ đã nói nhiều lần về tư tưởng này, coi đó là nền tảng cho một ý thức hệ mới.

Tuy thế, các nhà quan sát quốc tế vẫn đang cố gắng giải mã tư tưởng Tập Cận Bình là gì.

Cho tới nay, theo những gì báo chí Trung Quốc công bố, tư tưởng này chỉ nêu rằng ông Tập Cận Bình "đưa Trung Quốc vào một thời đại mới là chủ nghĩa xã hội với tính đặc sắc Trung Hoa".

Tân Hoa Xã trước Đại hội 19 đăng bài ca ngợi mô hình Trung Quốc đang làm "lu mờ" chế độ đại nghị kiểu Phương Tây, đang "chìm đắm trong hỗn loạn, chia rẽ".

********************

Cựu bí thư Trùng Khánh Trung Quốc từng dự mưu đảo chính '(RFI, 20/10/2017)

Hãng tin AP hôm nay 20/10/2017 dẫn lời một quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, từng âm mưu tiếm quyền.

tw3

Ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai). Ảnh chụp tháng 3/2016, ở Quốc Hội Trung Quốc, Bắc Kinh. Reuters/Jason Lee

Phát biểu trong một cuộc họp với các cán bộ ngành tài chính hôm qua, ông Lưu Sĩ Dư (Liu Shiyu), người đứng đầu Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết, ông Tôn Chính Tài và một số quan chức cao cấp khác bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng, "không chỉ vụ lợi và tham nhũng, mà còn công khai âm mưu chiếm quyền lãnh đạo Đảng". Tuy nhiên ông không cho biết chi tiết.

Ông Lưu Sĩ Dư cũng nêu ra tên Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên bí thư Trùng Khánh trước ông Tôn Chính Tài ; Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), người từng đứng đầu cơ quan an ninh ; và tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cựu ủy viên Bộ Chính trị. Cả ba nhân vật này đều bị lãnh án tù vì cáo buộc tham nhũng hoặc các sai phạm khác.

Riêng về ông Tôn Chính Tài, đã bị cách chức hồi tháng Bảy, đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ thông báo là ông bị nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - từ ngữ thường được sử dụng trong những trường hợp tham nhũng. Đây là lần đầu tiên vụ Tôn Chính Tài được công khai làm rõ hơn.

Theo ông Lưu Sĩ Dư, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, được tung ra từ năm 2012, đánh vào nhiều quan chức và lãnh đạo các công ty quốc doanh, đã cứu vãn đất nước. Ông nói : "Chúng ta đã trừ khử được mối nguy tiềm ẩn hết sức to lớn đối với Đảng và dân tộc. Ban lãnh đạo Đảng với hạt nhân là tổng bí thư Tập Cận Bình trong năm năm qua đã cứu được Đảng, quân đội và quốc gia, và nhìn rộng hơn, cứu vãn được chủ nghĩa xã hội".

Thụy My

****************

Tập Cận Bình có đe dọa sự tồn vong của Đảng cộng sản Trung Quốc ? (RFI, 19/10/2017)

Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc, khai mạc hôm 18/10/2017, là một diễn biến đặc biệt quan trọng đối với tương lai của xã hội Trung Quốc những năm tới. Hai câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : trong dịp này quyền lực vốn rất lớn của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục được khẳng định đến mức độ nào ? Cuộc phiêu lưu quyền lực của lãnh đạo họ Tập ảnh hưởng thế nào đến số phận Đảng cộng sản Trung Quốc ? Đây cũng là vấn đề mà nhà nghiên cứu Pháp Antoine Richard tìm cách giải mã trong một bài phân tích được đăng tải trên mạng Asialyst, ngày 18/10.

tq2

Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Đảng cộng sản Trung Quốc (Wang Qishan), ẩn số của Đại hội 19, Bắc Kinh, 2/9/2015 - Reuters/Jason Lee

Nắm quyền đến 2022 hay 2027 ?

"Mục tiêu (nắm quyền đến) 2022 hay 2027 ?" là vấn đề đầu tiên mà tác giả nhấn mạnh, thông qua ý kiến của hai nhà quan sát Choi Chi Yuk và Viola Zhou (trên South China Morning Post). Theo thông lệ, ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chỉ định người thừa kế chức vụ tổng bí thư đảng, ngay từ 5 năm trước, tức tại Đại hội khóa trước. Theo hai nhà báo Hồng Kông, "nếu sau kỳ Đại hội này, không có người kế thừa được chỉ định nào lọt vào danh sách ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực tối cao của Đảng, thì điều đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Tập Cận Bình muốn cầm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, với tư cách tổng bí thư, hoặc với một chức vụ khác, kể từ năm 2022". Một người được coi là có khả năng kế thừa ông Tập, nguyên bí thư Trùng Khánh Tô Chính Tài (Sun Zhengcai) vừa bị hạ bệ hồi tháng 7/2017.

Khả năng "một nhiệm kỳ thứ ba" đối với Tập Cận Bình được coi là một vấn đề chính của Đại hội 19, cho dù không được công khai thừa nhận. Theo các nhà quan sát South China Morning Post, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi "từ 5 năm nay, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh đến đòi hỏi phá bỏ ‘‘các quy tắc ngầm’’ của Đảng và thiết lập các đường hướng chỉ đạo mới".

Cho đến nay, dường như chủ tịch Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo giới tinh hoa tại nước này, muốn tái lập "một quyền lực mạnh", bởi nhiều người "thất vọng vì quy tắc lãnh đạo tập thể (…) kém hiệu quả dưới thời tiền nhiệm". Cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào bị phê phán vì đã cho phép "nổi lên một số trung tâm quyền lực đối địch, với nạn tham nhũng là hệ quả". Thể hiện rõ cho quan điểm này là ý kiến của ông Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), một giáo sư tại Đại học khoa học chính trị và pháp lý Thượng Hải, theo đó, quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc "được phân chia giữa 9 thành viên thường trực Bộ Chính Trị". Và đây chính là điều cốt lõi mà ông Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ.

Ẩn số Vương Kỳ Sơn

Điều gì cho thấy quyết tâm thay đổi của lãnh đạo Trung Quốc được Đại hội 19 chấp nhận ? Theo nhà nghiên cứu Pháp, việc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), cánh tay phải của Tập Cận Bình trụ lại được hay phải về hưu là một chỉ dấu quan trọng số một.

Vương Kỳ Sơn – một trong bảy thành viên viên thường trực đầy quyền uy và lãnh đạo Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương – được nhiều người gọi là "quỷ dữ" hay "bố già", chính là thủ lĩnh của "cuộc chiến chống tham nhũng", còn gọi là cuộc chiến "đả hổ, diệt ruồi" mà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương. Ông Vương Kỳ Sơn vừa kỷ niệm sinh nhật 69 tuổi. Độ tuổi mà theo quy định sẽ buộc phải về nghỉ.

Theo các nhà quan sát, nếu Vương Kỳ Sơn ở lại trong cương vị đứng đầu Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương, Tập Cận Bình sẽ không chỉ có được một trợ thủ không ai thay thể nổi trong "cuộc chiến chống tham nhũng", đồng thời cũng là cuộc chiến thanh toán các phe phái đối địch trong Đảng. Việc Vương Kỳ Sơn ở lại còn tạo nên một tiền lệ cho việc Tập Cận Bình ở lại thêm một nhiệm kỳ thứ ba, vì vào năm 2022, lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ 69 tuổi.

Tuy nhiên, trong giới quan tâm, cũng còn một kịch bản khác. Đó là ông Vương Kỳ Sơn thậm chí có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng. Giả thuyết có vẻ huyễn tưởng này được xới trở lại sau cuộc gặp "bí mật" giữa trợ thủ số một của Tập Cận Bình với nguyên cố vấn chiến lược của tổng thống Hoa Kỳ Steve Bannon, trong chuyến công du Bắc Kinh của người khách Mỹ hồi giữa tháng 9.

Theo giáo sư đại học Thượng Hải, chuyến công du đã được giữ bí mật, và báo chí Hoa lục không được phép nói đến, bởi cũng trong thời gian này có những đồn đoán về việc thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ bị thay thế sau Đại hội 19.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Pháp, khả năng này là hoàn toàn có thể bởi Vương Kỳ Sơn được coi là "một trong các lãnh đạo hiểu biết rõ nhất" về nền kinh tế Trung Quốc. Ông Vương Kỳ Sơn từng theo dõi "các cải cách thị trường và ngân hàng công từ những năm 80, cũng như những vấn đề thương mại Mỹ-Trung" (nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 09/10).

Giải pháp "Putin hóa" và số phận Đảng cộng sản Trung Quốc

Về mặt cảm xúc, việc Vương Kỳ Sơn nắm giữ chức vụ này rõ ràng sẽ vực dậy niềm tin cho những người thất vọng với các kết quả kinh tế 5 năm thời Tập Cận Bình. Tuy nhiên, nhà phân tích của Asialyst đặt câu hỏi : liệu việc quyền lực tập trung vào tay cặp bài trùng Tập – Vương thêm một nhiệm kỳ nữa có dẫn chế độ chính trị Trung Quốc hiện hành đi vào con đường "Putin hóa" ?

Một số dấu hiệu cho thấy phong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình "ngày càng giống" với tổng thống Nga Putin. Nhà nghiên cứu Alexander Gabuev (văn phòng Moskva của viện tư vấn Carnegie) cảnh báo, nếu lãnh đạo Trung Quốc đi theo vết xe đổ của tổng thống Nga, thì các hệ quả tồi tệ đã được báo trước. Đó là kinh tế nước này sẽ trì trệ trong dài hạn, và sự trị vì dài lâu của cá nhân nhà lãnh đạo sẽ chỉ khiến cho "hệ thống (chính trị Trung Quốc) hoàn toàn mất chân đứng, không thể tiếp tục tồn tại", một khi ông Tập Cận Bình không còn đó.

Đây cũng chính là vấn đề mà một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc đương đại, ông David Shambaugh (giáo sư Đại học Georges Washington), đặt ra. Theo David Shambaugh, dự án phá hủy toàn bộ "các cơ tầng cũ" của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện hành, để tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, có thể kéo Trung Quốc trở lại với mô hình chính trị "gia trưởng thừa kế", nơi mọi quyền lực tập trung vào tay "hoàng đế", chứ không phải trong các định chế chính trị.

Giáo sư David Shambaugh là tác giả cuốn tiểu luận China’s Future, từng gây xôn xao công luận cách nay một năm. David Shambaugh cảnh báo "bất chấp vẻ bề ngoài, hệ thống chính trị Trung Quốc đã thối rữa, và không ai khác biết rõ điều này hơn là đảng Cộng Sản" và "các biện pháp tàn khốc" của Tập Cận Bình đang dẫn chế độ này đến điểm tan vỡ.

***

Phá vỡ "các cơ tầng" của hệ thống quyền lực vốn có của Đảng cộng sản Trung Quốc liệu có phải là phá hủy chính Đảng cộng sản Trung Quốc ? Đồng thời phá vỡ khả năng tự cải cách của chế độ cộng sản Trung Quốc ? Hay ngược lại đây chính là một phương tiện cho phép đảng này "lột xác", để tiếp tục duy trì quyền cai trị đất nước Trung Hoa, dưới sự dẫn dắt của "hoàng đế đỏ" ?... Bài phân tích của nhà nghiên cứu Pháp mở ra nhiều câu hỏi cần được giải đáp.

Trọng Thành

*******************

Vì sao ít đảng viên nữ tại Trung Quốc ? (BBC, 20/10/2017)

2.280 đại biểu đang tham dự Đại hội Đảng 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Nhưng chỉ một phần tư số này là phụ nữ.

tw4

Nữ Đại biểu tham dự Đại hội 19 - Ảnh minh họa (AFP)

Có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có "vấn đề phụ nữ" ?

Đảng Cộng sản Trung Quốc có 89,4 triệu đảng viên. Nhưng chưa đầy 23 triệu đảng viên là phụ nữ - chiếm 26%.

Phụ nữ chiếm 24% thành viên Quốc hội Trung Quốc. Không nhất thiết là đảng viên mới được bầu vào cơ quan lập pháp này.

Càng lên cao trong chính trường, càng ít phụ nữ.

Sau Đại hội Đảng năm 2012, chỉ có 33 phụ nữ ngồi trong Ban Chấp hành Trung ương - chiếm 9%.

Trong Bộ Chính trị 25 thành viên, có 2 phụ nữ - tức là 8%.

tw5

Một phần tư số đảng viên dự Đại hội Đảng 19 là phụ nữ.

Vì sao tại Trung Quốc, phụ nữ thường khó lên cao trong chính trị, mặc dù Đảng cam kết bình đẳng giới, và số phụ nữ học đại học thực ra còn nhiều hơn đàn ông ?

Phái nữ thường vào Đảng khi còn ở đại học, hoặc khi đi làm.

Nhưng cơ hội thăng tiến ở trên cấp huyện xã thì rất khó.

Giáo sư Lynette H. Ong, Đại học Toronto, giải thích : "Quan điểm lâu đời rằng chỗ của phụ nữ là ở nhà, trong bếp khiến họ không được khuyến khích có tham vọng".

Cấp cao

Phụ nữ cũng bị cản trở vì họ cần lãnh đạo đảng hay chính phủ ở cấp tỉnh trước khi lên được trung ương.

Nhiều phụ nữ làm các vị trí lãnh đạo cấp trung nhưng ít người lên được vị trí lãnh đạo cao nhất.

Tuổi về hưu sớm hơn cho phụ nữ cũng cản trở cơ hội của họ. Ở Trung Quốc, đàn ông nghỉ hưu lúc 60, phụ nữ làm công chức và doanh nghiệp nhà nước 55, và phụ nữ các lĩnh vực khác 50.

tw6

Bà Lý Bân là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế quốc gia

Nhưng thực tế ở Trung Quốc có bất thường không nếu so với các nước ?

Dĩ nhiên không thể hoàn toàn so sánh số đại biểu Quốc hội Trung Quốc với Mỹ hay Anh.

Nhưng có một điểm rõ ràng : trên thế giới, chứ không chỉ Trung Quốc, phụ nữ thường chỉ chiếm số ít trong các cơ quan chính trị.

Tại Hạ viện Anh, phụ nữ chiếm 32% số dân biểu - mà đây đã là con số cao kỷ lục.

Tại Nhật, số dân biểu nữ chỉ là 9%.

Cuba có tỉ lệ rất cao : phụ nữ chiếm 49% trong quốc hội.

Ở cấp thấp hơn thì thế nào ?

Việt Nam và Cuba đều là các nước độc đảng. Theo thống kê gần nhất, khoảng 33% số đảng viên hai nước này là phụ nữ.

26% thành viên đảng CDU của bà Angela Merkel là phụ nữ, và đảng Bảo thủ của bà Theresa May ở Anh có khoảng 30%.

Vậy là "vấn đề phụ nữ" không chỉ tồn tại ở riêng Trung Quốc.

*******************

Trung Quốc Mộng làm Giang Trạch Dân ngủ gật ? (BBC, 20/10/2017)

Trong ngày khai mạc Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã ngáp và xem đồng hồ nhiều lần liên tục rồi thiu thiu ngủ khi người đương nhiệm Tập Cận Bình đọc bài diễn văn 3 giờ rưỡi hôm khai mạc.

tw7

Ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản cộng sản và Chủ tịch nước Trung Quốc đã ngáp khi nghe bài diễn văn dài của ông Tập Cận Bình

Năm nay đã 91 tuổi, ông Giang Trạch Dân được mời đến dự lễ khai mạc và ngồi cạnh ông Tập Cận Bình và cùng bàn một cựu Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào.

Một nhà báo nước ngoài, Neil Connor, nhắn trên mạng xã hội rằng khi vào đưa tin Đại hội 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc, anh đã dùng ống nhòm xem và đếm thấy ông Giang Trạch Dân nhìn đồng hồ 10 lần khi ông Tập Cận Bình đọc bài diễn văn 3 tiếng rưỡi.

Hiện không rõ cái ngáp và chuyện xem đồng hồ của ông Giang Trạch Dân là sự vô ý vì tuổi cao, ngồi lâu thấy mệt, hay là cách ông gửi ra tín hiệu gì khác.

Sau khi ông Tập Cận Bình về ghế, một người tiền nhiệm khác, ông Hồ Cầm Đào đã quay sang nói gì với ông Tập và chỉ tay vào đồng hồ.

Không rõ ông Hồ khen ông Tập "nói khoẻ" hay cho thấy là bài phát biểu đã quá dài.

'Trung Quốc Mộng'

Cũng có hình ông Giang Trạch Dân ngáp và gãi đầu khi nghe bài diễn văn về Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình.

Hiện hơn 2200 đại biểu dự Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thảo luận về những nghị trình có thể đưa bổ sung vào Điều lệ.

Một số báo chí chính thống Trung Quốc nêu rằng tư tưởng Tập Cận Bình có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

tw8

Ở tuổi ngoài 91, ông Giang Trạch Dân đã cố gắng nghe bài diễn văn nhưng có vẻ không chống lại được cơn buồn ngủ

Diễn văn của ông Tập Cận Bình nói nhiều về tư tưởng vĩ đại phục hưng Trung Hoa.

Theo đó, đây là thời đại thứ ba từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.

Không xa rời nền tảng Marx-Lenin, tư tưởng này đặt ông Tập Cận Bình vào vị trí 'hạt nhân' của Đảng Cộng sản, và Đảng này sẽ đóng vai trò phục hưng nước Trung Hoa, đem lại vị thế xứng đáng cho nước này trên thế giới.

Về nội bộ, ông Tập Cận Bình "dùng Đảng trị quốc", và sẽ mở rộng vai trò cho các cơ quan của Đảng Cộng sản.

Published in Châu Á

Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại (RFI, 15/10/2017)

Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại, phát biểu hôm 14/10/2017 nhân một hội nghị về biển tại Goa, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ đã bày tỏ thái độ quan ngại về cả cuộc tranh chấp Triều Tiên lẫn Biển Đông. Đặc biệt về Biển Đông, lãnh đạo Hải Quân Ấn cho rằng nguyên do đến từ việc "chủ quyền lãnh thổ" của các đảo quốc và các nước đã bị một số quốc gia "nghiễm nhiên vô hiệu hóa".

song1

Ảnh minh họa : Chiến hạm Ấn Độ viếng cảng Port Area tại Philippines ngày 30/09/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Theo hãng tin Ấn Độ TNN, đô đốc Lanba đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm sao cho các đại dương được tự do và an toàn để cho mọi quốc gia có thể sử dụng được một cách hợp pháp. Và khi xuất hiện tranh chấp giữa các quốc gia sử dụng biển, điều đó cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết xung đột đã được thiết lập.

Thế nhưng, theo tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Thái độ hẹp hòi, dân tộc chủ nghĩa cực đoan đôi khi có xu hướng làm suy yếu các cơ chế, ví dụ như ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, và đó là vấn đề khiến ai cũng phải quan ngại".

Bên cạnh đó, theo đô đốc Lanba, một yếu tố đáng quan ngại khác là sự trỗi dậy của các hình thức tội phạm hàng hải khác nhau như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy, vũ khí và đánh cá bất hợp pháp.

Đối với tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : "Không thể giải thích việc chia sẻ quyền sở hữu một cách lỏng lẻo, để biến điều đó thành hành động cướp tài nguyên một cách vô tội vạ… Bảo tồn hệ sinh thái mỏng manh, đảm bảo tính bền vững của môi trường vì lợi ích chung và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả vùng duyên hải cũng là một trách nhiệm tập thể mà một vài nước có thể là cố tình lãng quên để trục lợi".

Đô đốc Ấn Độ không tố cáo đích danh nước nào, nhưng thông điệp của ông được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước trong thời gian qua thường xuyên bị cáo buộc là ỷ mạnh chèn ép các láng giềng để đòi chủ quyền rộng khắp trên hầu như toàn bộ Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tàn phá hệ sinh thái trong vùng khi cho nạo vét các rạn san hô mà họ chiếm đóng tại Biển Đông để bồi đắp và xây dựng các tiền đồn trên đó.

Trọng Nghĩa

******************

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc (RFA, 14/10/2017)

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu với tờ Washington Free Beacon trên chuyến bay từ Miami đến Washington rằng việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

song2

Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis. AFP

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis như vừa nêu là phản ứng đầu tiên của phía Hoa Kỳ đối với cáo buộc mà Trung Quốc đưa ra sau khi khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hành chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Bắc Kinh cho rằng hoạt động của khu trục hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Vùng quần đảo này Bắc Kinh đặt tên là Tây Sa và hoàn toàn chiếm quyền kiểm soát từ Việt Nam Cộng Hòa sau trận hải chiến vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Theo lời của ông Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thì Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại.

Chuyến FONOPS do khu trục hạm USS Chafee tiến hành vào ngày 10 tháng 10 vừa rồi qua khu vực biển quần đảo Hoàng Sa là chuyến thứ tư trong năm nay của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên lần này, chiến hạm USS Chafee không đi vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như ba lần trước. Đó là vào ngày 10 tháng 8, khu trục hạm USS John S McCain đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa ; ngày 2 tháng 7 khu trục hạm USS Sthethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa ; ngày 24 tháng 5 khu trục hạm USS Dewey cũng đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

Published in Châu Á

Rồng Đại Hán học tập kiếm sĩ Phù Tang"

Madrid gửi tối hậu thư cho Catalunya, Giáo hoàng nói "không" với án tử hình, Mỹ bỏ Unesco, Donald Trump chưa phạm sai lầm trong chính sách đối ngoại, chiến lược quốc phòng mới của Pháp, những người Pháp không được ân huệ giảm thuế, lãnh đạo Hồng Kông tìm cách hạ ngọn lửa bất mãn… Đây là một số đề tài đáng chú ý trên báo Pháp ngày 13/10/2017.

rong1

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đại Lễ Đường Nhân Dân bên lề thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, 10/11/2014. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Trong lãnh vực kinh tế, Le Monde dành bài xã luận so sánh Trung Quốc ngày nay với nước Nhật 30 năm về trước : có cùng triệu chứng lao dốc.

"Kinh tế Trung Quốc nhiễm virus zombi"

Theo tác giả bài xã luận "Bài học của kiếm sĩ Nhật Bản cho rồng Trung Quốc", cứ mỗi lần kinh tế Trung Quốc tỏ dấu hiệu suy yếu là mỗi lần giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ "bổ nhào" với hệ quả nghiêm trọng cho cả thế giới.

Thế nhưng, cho đến ngày nay, trước thềm đại hội Đảng cộng sản thứ 19, Trung Quốc vẫn khỏe. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể trình bày thành tích khả quan, chỉ số phát triển tốt, hàng xuất khẩu gia tăng, lợi nhuận cao, sàn giao dịch phất phới.

Thế thì những dự báo bất lợi cho Bắc Kinh liên tục được đưa ra phải chăng là do tâm lý lo ngại của phương Tây trước thế mạnh bành trướng của Trung Quốc ?

Tâm lý bài Trung Quốc, theo Le Monde, không khỏi gợi nhớ thời kỳ thập niên 1980 đối với Nhật Bản. Vào giai đoạn đó, nước Nhật, hãnh diện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, vừa tạo thán phục vừa gây lo ngại. Bà Edith Cresson, một vị thủ tướng Pháp thời bấy giờ không ngần ngại gọi dân Nhật là "bầy kiến". Chuyện gì phải đến đã đến và mọi người đã thấy : bong bóng đầu cơ xì hơi, thị trường chứng khoán và thị trường địa ốc tuộc dốc và "hàng thập niên tiêu tán".

Giờ đây, đại cường kinh tế số hai là Trung Quốc. Đến lượt nước này, với tăng trưởng theo vận tốc thiên thạch gây lo ngại. Những triệu chứng của Trung Quốc ngày nay không khác chi của Nhật 30 năm về trước : nợ công tăng đến chóng mặt do chính sách tiền tệ lỏng lẻo kích thích đầu tư. Do chính sách một con, xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng lão hóa rõ nét hơn nước Nhật. Hệ quả là ngân sách phụ trợ cho người già tăng lên trong lúc năng suất kinh tế bị suy giảm.

Danh sách các triệu chứng giống nhau giữa con rồng Trung Quốc và kiếm sĩ Phù Tang 30 năm trước còn rất dài : cơn sốt thu mua xí nghiệp, cơn sốt đầu cơ địa ốc… giá một căn hộ ở Bắc Kinh cao gấp 16 năm lương của một nhân viên có bằng đại học.

Một hiện tượng tương tự nữa là một số nhà giàu Trung Quốc bỏ ra hàng trăm triệu đô la để mua các danh họa. Năm 2015, bức tranh "Nu couché" của Modigliani được một cựu tài xế taxi, trở thành tỷ phú, mua với giá 170 triệu đô la. Và cũng như người Nhật trong thập niên 1980, dân Trung Quốc cũng đua nhau đi du lịch trên thế giới, với tỷ lệ cao hơn một ít là 8,5%.

Tuy nhiên, Le Monde nhấn mạnh, những hiện tượng bên ngoài không xuất phát từ một căn nguyên. Chính sách tiền tệ dễ dãi của Tokyo bắt nguồn từ nhu cầu không cho đồng yen lên giá. Còn Trung Quốc thì kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn, nếu cần, sẽ cắt đứt luôn. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh liên tục chỉ trích các nhóm lợi ích chi ra những khối tiền khổng lồ đầu tư "phi lý" vào điện ảnh, bóng đá và công viên giải trí.

Bên cạnh tệ nạn bong bóng đầu cơ là hiện tượng ngân hàng "xác sống" và công ty "thây ma". Lo ngại Trung Quốc theo vết xe đổ của Nhật Bản, mùa hè vừa qua, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu "nghiên cứu" các biện pháp điều chỉnh. Vấn đề là cho đến bây giờ chính quyền Trung Quốc chưa bắt tay giải quyết vấn nạn công nghiệp nặng, vừa quản lý tồi, vừa tốn kém cho ngân sách vừa không có lợi nhuận.

Vì nợ ngập đầu, vì không đủ sức canh tân tạo công ăn việc làm, nhiều công ty "thây ma" của Nhật sống vất vưởng nhờ tiền nhà nước mà hệ quả là kéo kinh tế Nhật đi xuống. Đó là bài học của Nhật Bản mà Trung Quốc phải học. Cho đến giờ tình thế vẫn còn tốt, nhưng điều quan trọng hơn hết, theo Le Monde, là chuyện hạ cánh.

Nhà chiến lược Kim Jong-un

Kim Jong-un là một chiến lược gia đại tài. Donald Trump không phạm sai lầm nghiêm trọng. Đó là nhận định của chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp Ifri trên nhật báo kinh tế Les Echos.

Chuyên gia Thierry de Montbrial phác họa tình hình thế giới hiện nay như sau : Trung Quốc triển khai chiến lược của mình, trên bộ với con đường tơ lụa. Trên biển, khống chế Biển Đông để chia đôi thiên hạ với Mỹ. Ban lãnh đạo hiện nay biết rõ nhược điểm của chế độ : phát triển đất nước không hài hòa.

Lẽ ra, chế độ độc tài này đã chết tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989. Thay thế Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình được xem là "người của thời thế" vì rất "thực tế". Nhược điểm của Trung Quốc đã từng được cố lãnh đạo Singapore, Lý Quang Diệu, nêu lên sau vụ thảm sát Thiên An Môn : "Người ta sợ sức mạnh Trung Quốc mà quên rằng điều đáng sợ là sự tan rã của Trung Quốc".

Bắc Triều Tiên, với lãnh đạo Kim Jong-un mà ông gọi là một chiến lược gia "đúng nghĩa", không tìm xung đột với Mỹ nhưng biết củng cố quyền lực, thanh toán những người thân cận của cha, ám sát người anh vì Kim Jong Nam là lá bài của Bắc Kinh, khiến cho Trung Quốc ở trong tình trạng bối rối.

Kim Jong-un rảnh tay tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân. Washington cũng bối rối vì Donald Trump không có tầm nhìn xa. Tuy nhiên nếu những tuyên bố vung vít làm chủ nhân Nhà Trắng mất uy tín ở trong nước thì cho đến bây giờ ông "chưa phạm sai lầm nào nghiêm trọng» trong chính sách đối ngoại. Hy vọng là ông ấy không khai chiến với Bắc Triều Tiên.

Điểm dưới trung bình được chuyên gia Thierry de Montbrial tặng cho Liên Hiệp Châu Âu. Theo giám đốc viện chiến lược Ifri thì chính Châu Âu đã "phạm sai lầm nghiêm trọng" khi để cho Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ xoay trục về Trung Quốc. Phe cực bảo thủ tại Iran ngày càng hướng về Châu Á mà ít ai để ý.

Châu Á cũng chiếm hai trang trên Le Monde : Ở Hồng Kông, tân trưởng đặc khu hành chánh Lâm Trịnh Nguyệt Nga tìm cách giải tỏa lòng bất bình của người dân. Chiến lược của nhân vật bị xem là người của Bắc Kinh là tập trung phát triển kinh tế, tạo phúc lợi cho dân Hồng Kông.

Đây là một chủ trương chính trị với mục tiêu làm giảm càng nhiều càng tốt mọi nguồn cội làm dân bất mãn để làm suy yếu phong trào đòi dân chủ. Một trong những biện pháp đang thi hành là tạo nhiều công việc trong bộ máy chính quyền đặc biệt dành cho giới trẻ có học thức. Chủ đề thứ hai, là số phận hẩm hiu của công nhân Bắc Triều Tiên ở Hoa lục, bình thường đã khổ nhọc, nay bị thêm nhiều phiền phức do lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Aung San Suu Kyi lên tuyến đầu

Về cuộc khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện, đặc phái viên của Le Figaro tại Rangun không thấy lối ra. Cho dù bà Aung San Suu Kyi, lắng nghe chỉ trích của công luận quốc tế, quyết định đích thân giải quyết hồ sơ này nhưng gặp nhiều cản lực khó vượt qua.

Bị quốc tế chê bai, bị quân đội chỉ trích, bà Aung San Suu Kyi quyết định nói chuyện lần thứ hai với toàn dân. Trong thông điệp bằng tiếng Miến Điện hôm thứ Năm (12/10), ba tuần sau diễn văn bằng Anh ngữ hướng về công luận quốc tế, bà cho biết đích thân lãnh đạo một ủy ban hỗ trợ nhân đạo, định cư và phát triển bang Rakhin.

Hai ngày trước, Liên đoàn Quốc Gia Vì Dân chủ tổ chức một cuộc mít-tinh liên tôn giáo để tỏ tinh thần "hòa bình và không kỳ thị" đạo Hồi, quy tụ 40.000 người. Tuy nhiên, khi được Le Figaro đặt câu hỏi, đằng sau thông điệp hòa bình này, một nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền và một nhà sư tham gia mít-tinh đều khẳng định : người Rohingya là thủ phạm gây ra bạo động.

Unesco : Mỹ rút, Pháp mai phục

Xung khắc trong Unesco, Mỹ bỏ tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc, Pháp khai thác mối chia rẽ trong khối Ả Rập, phục kích chức tổng giám đốc

Trong bài phân tích, Libération cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa mà Bộ ngoại giao đưa ra từ nhiều tuần trước : Đây không phải là một quyết định cẩu thả. Mỹ từng lo ngại và phát biểu về nhu cầu cải tổ sâu rộng của tổ chức và thái độ bài Israel bên trong cơ quan này. Không có Mỹ, ngân sách của Uneso sẽ bị cắt giảm 22%.

Khủng hoảng bùng ra trong lúc Unesco bầu tân tổng giám đốc. Theo Libération, ứng cử viên Pháp Audrey Azoulay có thể là ngựa về ngược. Khối Ả Rập chia rẽ có thể giúp cho Pháp giành được vị trí này.

Vatican : Chống án tử hình từ lương tâm tín đồ

Vatican nói "không" với án tử hình. Đi xa hơn nữa, đức giáo hoàng đòi phải thay đổi giáo lý để tín đồ Công Giáo, tuyệt đối không bao giờ dung thứ có điều kiện cho biện pháp trừng phạt dã man này nữa.

Đấy là đề tài chiếm nhiều trang của La Croix. Tuyên bố chống án tử hình không phải là sự kiện gây ngạc nhiên. Nhưng chính qua giáo lý, mà giáo hoàng Francis muốn làm thay đổi lương tâm của người theo đạo.

Cho đến nay, giáo lý công giáo vẫn chấp nhận án tử hình cho một số trường hợp được gọi là "cần thiết tuyệt đối" để bảo vệ sự sống. Theo quan điểm của một tu sĩ, án tử hình có thể xem như vũ khí hạt nhân, nên trang bị để răn đe mà không sử dụng. Trái lại, giáo hoàng Francis, muốn từ nay, giáo lý phải tuân thủ kinh thánh tuyệt đối.

Pháp : 5 triệu gia đình trung lưu bị tổng thống Macron bỏ rơi

Trong bối cảnh an ninh Pháp và thế giới bị đe dọa nghiêm trọng, Libération cho biết vào hôm nay, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp công bố những nét chính trong chiến lược quốc phòng nền tảng của chương trình và ngân sách quân sự từ 2019 đến 2025.

Cuối cùng, về tình hình xã hội nước Pháp, Le Figaro báo động : mức sinh hoạt của 5 triệu gia đình có thu nhập trên trung bình sẽ bị giảm dần từ nay đến 2022. Còn đô trưởng Paris báo trước, trong 12 năm tới, thủ đô nước Pháp chỉ có xe điện và xe đạp. 5 năm sau khi lệnh cấm xe chạy bằng dầu cặn có hiệu lực (2024) sẽ đến xe chạy bằng xăng bị cấm lưu thông (2030).

Nỗ lực chống ô nhiễm và biến đổi khí hậu cần được thúc đẩy vì theo nhật báo cánh tả Libération, qua 5 trang lớn, báo động tình trạng bành trướng của loài tique (rận) hút máu chó và máu người trong rừng và làm suy nhược cơ thể (bệnh Lyme). Nguyên nhân của sự sinh sôi nẩy nở nhanh chóng của loài ký sinh này là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ ấm dần.

Tú Anh

Published in Châu Á

Trung Quốc có thể xem xét lập thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài (VOA, 11/10/2017)

Trung Quốc và Djibouti, mt quc gia nh Châu Phi, hi tháng 7 đã đạt thỏa thun cho phép Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc thành lp căn c quân s đu tiên nước ngoài. Căn c quân s trên b bin phía đông ca Châu Phi s giúp Trung Quc vn chuyn hàng cu tr và nhân viên gìn gi hòa bình đến các vùng khác ca Châu Phi, theo trang mng tin tc ca China Daily.

a1

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quc khánh thành căn c quân s đu tiên Djibouti, ngày 1/8/2017.

Căn cứ này cũng s to điu kin thun li cho các cuc tp trn quân s chung và duy trì "s an toàn ca các tuyến đường thy quc tế có tính chiến lược".

Đây chỉ là mt căn c và theo d kiến Bc Kinh s không theo chân Hoa Kỳ đ m căn c quân s ti 16 quc gia trên khp Châu Á, Châu Âu và các khu vc khác.

Nhưng chúng ta nên ch đi s có thêm mt s căn c quân s Trung Quc khác trên thế gii. Bc Kinh có khả năng m thêm các căn c quân s bên b bin phía Đông Châu Phi, cũng như dc theo n Đ Dương và Bin rp. Các căn c này có th có nhiu chc năng hơn so vi nhng gì t China Daily nói, đc bit là bo v công dân Trung Quc hi ngoi và đm bảo các tuyến đường thy ti khu vc Tây Á vn thông thoáng đ to điu kin giao thương thun li cho các mt hàng quan trng, như du thô.

Trung Quốc vn chưa loan báo vic thành lp thêm căn c quân s nào khác nước ngoài. Tuy nhiên, ông Yun Sun, chuyên gia cao cấp ca Chương trình Đông Á ti Trung tâm Nghiên cu Stimson ti th đô Washington, nói ti thi đim này Bc Kinh có th đang cân nhc mt s hin din quân s ti các cng hin đang do Trung Quc qun lý dc theo n Đ Dương.

Còn Sri Lanka thì sao ? Hãng tin Al Jazeera và các cơ quan truyn thông khác cho biết vào tháng 7, cơ quan qun lý cng bin ca Sri Lanka đã đng ý bán 70% c phn thuc cơ s cng qun Hambantota cho Công ty China Merchants Ports Holdings. Hoc như Myanmar : các hãng tin cho biết mt tp đoàn Trung Quc đang đu thu mua 85% th phn cng bin n Đ Dương ca Myanmar vi đường ng dn du ni vi Hoa lc.

tháng 4, chính phủ Pakistan cho biết các cơ s ti Cng Gwadar đã được công ty Trung Quc China Overseas Port Holding Co. thuê trong thời hn 40 năm. Trung Quc có quan h thân thin vi Pakistan gia lúc c hai nước đu quan tâm v mi quan h vi n Đ. Vào tháng 3 năm nay, mt phái đoàn Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc tham gia các s kin Ngày Quc khánh hàng năm ca Pakistan.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong mt báo cáo cho Quc hi : "Trung Quc có nhiu kh năng s tìm cách thiết lp các căn c quân s ph tri các nước có quan h thân thin lâu dài và li ích chiến lược tương t như Pakistan, và trong đó có tiền l đ đóng quân nước ngoài".

Ông Sun nói các cảng Myanmar, Pakistan và Sri Lanka, dc theo n Đ Dương hoc Bin Rp, s bt đu như nhng hot đng thương mi vi "các tin ích hi quân tim năng".

Ít nhất là cho đến bây gi, Trung Quc ch điều quân ra nước ngoài trong tư cách là mt phn ca Lc lượng gìn gi hòa bình LHQ. Trung Quc đưa lc lượng này ra nước ngoài vì nhng mc đích riêng, như chng cướp bin và hc hi t các nước khác.

Viện Nghiên cu Hòa bình Hoa Kỳ nói : "Như các nước khác, quyết đnh ca Trung Quc đưa quân đi ra nước ngoài là đ bo v các li ích quc gia, thu thp thêm kinh nghim đ hot đng, và bo đm uy tín cũng như nâng cao v thế ca mình".

***************

Philippines "đảo trục" hướng về Mỹ ? (RFI, 10/2017)

Trong bối cảnh Hội Nghị Bộ Trưởng quốc phòng ASEAN và các đối tác, trong đó có Mỹ – gọi tắt là ADMM+ - sắp tiến hành cuộc họp thường kỳ vào ngày 24/10/2017 tại Philippines, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines vừa loan báo quyết định "nâng cấp" trở lại các cuộc tập trận chung với Mỹ cho năm 2018, vốn đã bị Manila cắt giảm sau khi tổng thống Duterte lên cầm quyền vào năm ngoái.

a2

Philippines - Ảnh minh họa : Đại sứ Mỹ Sung Kim (T) và bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana họp báo tại căn cứ Aguinaldo, Quezon City, ngày 26/09/2017. Reuters/Dondi Tawatao

Câu hỏi nhiều nhà quan sát đặt ra là phải chăng sau khi tuyên bố "bỏ" Mỹ để xoay trục qua Trung Quốc, tổng thống Philippines đã lại đổi ý và quyết định đảo trục trở lại, nhất là khi vào tháng 11 sắp tới, ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump khi tổng thống Hoa Kỳ đến Manila dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.

Một cách cụ thể, các cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Philippines trong năm 2018 sẽ có quy mô như thế nào ? Trong bài viết trên trang mạng chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ngày 07/10 vừa qua, Prashanth Parameswaran, nhà báo am tường tình hình khu vực, đã chú ý phân tích yếu tố này để tìm hiểu thêm về triển vọng hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines cho năm tới đây.

Chủ trương "chia tay với Mỹ" chỉ có tiếng mà không có miếng

Nhận xét đầu tiên của tác giả bài viết là các tuyên bố hung hăng của tổng thống Philippines về chủ trương "chia tay với Mỹ" chỉ có tiếng mà không có miếng, và điều đó cũng áp dụng trên bình diện quốc phòng. Ban đầu quan hệ hai bên có giảm thiểu nhưng không hề bị cắt đứt. Các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp là một ví dụ điển hình.

Vào tháng 11 năm ngoái, tư lệnh quân đội Philippines lúc đó là tướng Ricardo Visaya đã cho biết là sau những cuộc thảo luận giữa giới chức quân sự và chính quyền của tổng thống Duterte về những ưu tiên của Philippines, Manila đã đề nghị giảm số lượng các cuộc giao lưu và tập trận chung với Mỹ từ 263 xuống còn 258.

Và sau cuộc họp của cơ chế hỗn hợp Mỹ-Philippines đặc trách hợp tác quốc phòng song phương Mutual Defense Board-Security Engagement Board (MDB-SEB) vào tháng 11, do tướng Visaya và đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đồng chủ tọa, thì đã có một số hoạt động bị hủy bỏ hay giảm quy mô, rõ nét nhất là cuộc tập trận đổ bộ PHILBEX, và cuộc tập trận hải quân CARAT, cả hai đều được tổ chức hàng năm.

Tuy nhiên, ngay vào lúc đó, giới chức quốc phòng Mỹ và Philippines đều cho biết mặt dù có giảm thiểu về quy mô và số lượng, nhưng những cuộc tập trận này vẫn được điều chỉnh để phù hợp với thực tế chính trị đã thay đổi. Vào lúc đó, ông Duterte vừa mới lên cầm quyền, trong lúc một chính quyền mới cũng đang được chuẩn bị ở Mỹ, thành ra các kế hoạch đều có thể thay đổi với thời gian.

Tiến trình đang đảo ngược ?

Thế rồi trong năm 2017, một số dấu hiệu cho thấy là tiến trình được cho là giảm thiểu quan hệ quốc phòng, không chỉ chậm lại mà lại còn đảo ngược khi sắp qua năm 2018.

Theo tác giả bài phân tích, một số lý do nằm trong quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Philippines, gắn liền với một chính quyền mới ở Washington và một tân đại sứ Mỹ tại Manila, ông Sung Kim, đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc mà chính quyền Duterte quy kết cho chính quyền Obama.

Một số khác liên quan đến quan hệ quốc phòng và đặc biệt là trong tình hình quân đội Philippines phải đương đầu với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở thành phố Marawi phía nam, và giới lãnh đạo Philippines, kể cả ông Duterte, đã chính thức công nhận sự giúp đỡ cần thiết của Mỹ nhất là khi quân đội Philippines chỉ có khả năng giới hạn.

Nhìn lại thì số phận các vụ tập trận không còn lu mờ như người ta tưởng trong năm qua. Một số cuộc thao diễn bị ngưng đã không ngăn được hợp tác đi sâu hơn. Ví dụ như cuộc tập trận CARAT đã bị hủy bỏ, nhưng lại được tiếp nối với hoạt động luyện tập trên biển gọi là ‘Sama – Sama’bao gồm cuộc tuần tra phối hợp ở biển Sulu, điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác đang thực hiện.

Người ta thường nêu lên khía cạnh ‘mất mát’ liên quan đến các cuộc thao diễn, nhưng bên cạnh đó phải thấy khía cạnh ‘gia tăng’, chẳng hạn như trường hợp cuộc tập trận chống khủng bố Tempest Wind, được thông qua vào năm ngoái và mang tính chất rất phức tạp, không chỉ thao diễn đơn thuần với nhiều cơ quan khác nhau, mà còn huy động thêm các phương tiện quân sự, được thực hiện ở mức độ quốc gia, có thêm nội dung… Cuộc tập trận đầu tiên theo mô hình đó vừa được tổ chức vào tháng 9 vừa qua.

Trong bối cảnh nói trên thì năm 2018 có gì mới ? Riêng về số lượng thì theo tướng Philippines Eduardo Ano, xu hướng chung là tăng trở lại : từ 263 vào năm 2016, số lượng các hoạt động đã giảm xuống thành 258 vào năm 2017, và sẽ tăng lên trở lại thành 261 trong năm tới, phản ánh đà đảo ngược so với tình trạng đi xuống đã được thấy.

Tuy nhiên tác giả bài phân tích cũng thận trọng, cho rằng cần phải cảnh giác trước những khẳng định là liên minh Mỹ-Philippines đang vươn lên trở lại từ đống tro tàn, tương tự như những kết luận trước đây là liên minh đó đã rơi xuống vực thẳm. Phải mất ít ra một năm mới có thể thấy rõ được những hệ quả về số lượng cũng như chất lượng của các hoạt động hợp tác.

Hơn nữa hai tổng thống Donald Trump và Rodrigo Duterte vẫn đang trong tiến trình xây dựng quan hệ, và với tính khí nổi tiếng là bất thường, khó lường của cả hai, thì rất khó mà đoán định được là liên minh Mỹ-Philippines sẽ ra sao. Dấu hiệu quan trọng nhất sẽ là cuộc gặp gỡ được chờ đợi nhân chuyến ghé Manila của ông Donald Trump vào tháng tới đây.

Tổng thống Philippines ‘xoay trục’, thân thiện với Mỹ ?

Cũng về xu hướng thân thiện trở lại của Philippines đối với Mỹ, một bài viết cũng vào thượng tuần tháng 10 trên trang mạng The Maritime Executive đã tự hỏi là "Phải chăng Philippines đang xoay trục ngược về phía Mỹ ?"

Tác giả bài viết đã nêu bật sự kiện tổng thống Philippines Duterte mới đây đã hàm ý cho rằng ông có thể hòa giải với Mỹ, trong bối cảnh có thêm nhiều thông tin về việc tàu Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều gần đảo Thị Tứ mà Philippines kiểm soát tại Trường Sa.

Ông Duterte đã làm mọi người ngạc nhiên khi cho rằng ông muốn thân thiện với Mỹ, một quan điểm hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ trước đây. Ông đã nhiều lần kêu gọi lực lượng đặc biệt Mỹ ở Philipppines cuốn gói về nước, khẳng định ông không muốn tập trận chung trên biển cũng như trên đất liền và còn mô tả Mỹ như một nước ‘tồi tệ’.

Nhưng ông Duterte đang đổi giọng, hai tháng sau khi trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Mỹ xác định đã có 11 tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển của đảo Thị Tứ, nơi có cả trăm người Philippines cư ngụ. Tin này đã làm cho nhiều nước ASEAN lo ngại rằng Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines đã không công khai lên tiếng phản đối việc tiếp nối các cuộc tập trận quân sự, cho phép 900 lính Mỹ diễn tập chung với quân đội Philippines ở miền Bắc Philippines.

Mặc dù không nêu rõ là cuộc tập trận chung nhằm vào Trung Quốc, nhưng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila cho biết là sự kiện đó tăng cường năng lực sẵn sàng đối phó của Mỹ và Philippines, tăng cường khả năng phản ứng song phương trước các cuộc khủng hoảng trong khu vực để củng cố liên minh đã kéo dài hàng thập kỷ.

Cuộc tập trận quân sự hỗn hợp Mỹ-Philipines mở ra vào lúc có thông tin về việc tàu Trung Quốc đang sách nhiễu tàu Philippine ở gần đảo Thị Tứ. Lời báo động do dân biểu Philippines Gary Alejano tung ra, tố cáo việc tàu Trung Quốc có mặt tại đấy đã hú còi cảnh cáo mỗi khi tàu Philippines tiến vào vùng biển của Philippines ở Biển Đông.

Trong một động thái cũng mang ý nghĩa hòa giải, ở Washington, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano xác nhận với thượng nghị sĩ Mỹ Cory Scott Gardner rằng Manila muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ...

Trước đó, Trung Quốc đã cam kết viện trợ và đầu tư trị giá 24 tỷ đô la vào Philippines. Các chuyên gia coi đây là cách Bắc Kinh dùng để ông Duterte dịu giọng trên vấn đề tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales ở Úc, Philippines và các nước ASEAN không thể dựa nhiều vào viện trợ của Trung Quốc, vì phần lớn các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào Mỹ về thương mại và quốc phòng. Đối với giáo sư Thayer, tình hình như thể là "việc dựa vào Trung Quốc đã bộc lộ những giới hạn".

Mai Vân

******************

Đài Loan quyết tâm bảo vệ nền tự do và hệ thống dân chủ (RFA, 10/10/2017)

Chính quyền Đài Loan sẽ bảo vệ nền tự do và hệ thống dân chủ của đảo quốc khi mà căng thẳng với Trung Hoa Đại lục mỗi lúc một gia tăng.

a3

Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (trái) và Phó tổng thống Chen Chien-jen trong buổi lễ Quốc khánh tại Đài Bắc vào ngày 10 tháng 10 năm 2017. AFP

Đó là tuyên bố của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhân ngày độc lập của đảo quốc này 10 tháng 10 hằng năm.

Trong bài phát biểu mừng quốc khánh, nữ tổng thống Thái Anh Văn lặp lại quan điểm Đài Loan sẽ tiếp tục bày tỏ thiện chí đối với Hoa Lục, nhưng không chịu áp lực của Bắc Kinh ; dẫu thế Đài Bắc không đi theo con đường thù địch.

Bà Thái Anh Văn trong bài diễn văn mừng ngày độc lập của Đài Loan còn nêu ra tầm quan trọng của tình trạng sẵn sàng về mặt quân sự, cùng với những biện pháp gia tăng tính hiệu quả của chính phủ, và thúc đẩy nền kinh tế công nghệ cao của đảo quốc Đài Loan.

Chính quyền Trung Quốc cắt đứt quan hệ với chính phủ Đài Loan chẳng bao lâu sau khi bà Thái Anh Văn nhậm chức tổng thống đảo quốc Đài Loan.

Bắc Kinh luôn đe dọa sẽ dùng vũ lực trong trường hợp cần thu hồi Đài Loan ; ngoài ra trong suốt một năm rưỡi qua chính quyền Bắc Kinh còn gia tăng áp lực ngoại giao và kinh tế đối với Đài Bắc.

Published in Châu Á

Bắc Kinh hôm 22/09/2017, chỉ trích kịch liệt việc cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor’s (S&P) đánh sụt hạng về nợ công, tố cáo đây là một "quyết định sai lầm", vì Trung Quốc đã có nỗ lực giám sát lãnh vực tài chính. Tuy nhiên, hôm nay S&P lại tiếp tục hạ điểm cả Hồng Kông, cảnh báo nguy cơ món nợ khổng lồ của Hoa lục đang đè nặng lên đặc khu kinh tế này.

s&p1

Tiền yuan Trung Quốc - Reuters/Thomas White

Hôm thứ Tư 20/9, S&P đã đánh sụt hạng từ A+ xuống AA- về viễn cảnh nợ nần của Trung Quốc, nhận định rằng "một thời kỳ bùng nổ tín dụng kéo dài đã làm tăng rủi ro về tài chính và kinh tế". Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị hạ điểm tín nhiệm kể từ năm 1999.

Thông cáo của bộ Tài Chính Trung Quốc hôm nay tố cáo S&P "không tính đến những đặc tính của thị trường tài chính Trung Quốc", và "tiềm năng phát triển" của nền kinh tế thứ nhì thế giới, nhấn mạnh đến "tỉ lệ tiết kiệm cao" của các hộ gia đình.

S&P còn cảnh báo về mức độ nợ nần của chính quyền các địa phương và các công ty quốc doanh, trong đó có nhiều tập đoàn kỹ nghệ bị tình trạng sản xuất dư thừa, chỉ sống nhờ vào tín dụng. Tuy nhiên thông cáo cho biết luật pháp Trung Quốc không coi nợ của các công ty quốc doanh là nợ công, và chính quyền địa phương không chịu trách nhiệm về số nợ này.

Bộ Tài Chính nhấn mạnh, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát lãnh vực tài chính, nhất là "tín dụng đen". Thật ra S&P cũng đã ghi nhận nỗ lực này, nhưng thấy rằng nhịp độ bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc "vẫn ở mức độ làm trầm trọng thêm rủi ro tài chính" trong những năm tới.

Bên cạnh đó, hôm nay S&P còn đánh sụt hạng Hồng Kông từ AAA xuống còn AA+, do "các liên hệ về định chế và chính trị mạnh mẽ" với Hoa lục. Thông cáo của S&P cho biết việc hạ điểm tín nhiệm Trung Quốc "có tác động đến mức tín nhiệm của Hồng Kông".

Trước đó, cơ quan thẩm định tài chính Moody’s cũng đã đánh sụt hạng Hồng Kông từ Aa1 xuống Aa2, sau khi hạ bậc Trung Quốc từ Aa3 còn A1, lần đầu tiên từ 28 năm qua.

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc và tham vọng bá chủ chính trị thế giới

Một Trung Quốc tham vọng trở thành siêu cường thế giới của Trung Quốc không phải là điều gì mới mẻ đối với dư luận báo chí quốc tế. Tuy nhiên, nhật báo Le Monde số ra hôm nay đề cập đến tham vọng bành trướng chính trị của Bắc Kinh trên thế giới với bài viết mang tựa đề "Trung Quốc, người khổng lồ chính trị phàm ăn".

tham1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) phát biểu tại Đại Hội Đồng LHQ, New York, 21/09/2017.Reuters

Mở đầu bài viết tác giả dẫn một chuyện đã được tạp chí The Economist nhắc đến trong số ra tuần này. Đó là hồi cuối tháng 8 đầu tháng 9, các cán bộ viên chức Trung Quốc được yêu cầu phải xem một chương trình của truyền hình Nhà nước mang tiêu đề : "Trung Quốc và chính sách ngoại giao đại cường". Theo Le Monde, đó chính là một mệnh lệnh của đảng để người dân nước này làm quen với thực tế mới : "Đất nước họ đang trở thành người khổng lồ của chính trị thế giới".

Để làm được như vậy Trung Quốc phải tỏ cho thấy có sức nặng trong mọi lĩnh vực và ở khắp mọi nơi. Bắc Kinh tự nghĩ rằng việc họ là tác nhân chiến lược toàn cầu sẽ giúp họ tạo dựng một thế giới thuận lợi cho việc bảo vệ lợi ích của họ. "Đã qua rồi cái thời kỳ chỉ chú tâm vào phục hưng kinh tế nên phải nhún nhường trong đối ngoại, giờ đây, Trung Quốc muốn trở lại như một siêu cường toàn cầu", bài viết nhận định.

Theo Le Monde, chỉ còn 1 tháng nữa đến Đại hội 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây sẽ là dịp để ông Tập Cận Bình thâu tóm toàn bộ quyền lực lãnh đạo. Điều ông ta muốn là đất nước Trung Quốc tìm lại vị thế thống trị ở bên ngoài khơi xa. Tác giả bài viết liệt kêm một loạt việc làm của Trung Quốc để phục vụ cho tham vọng này : "Ngân sách quân sự ưu tiên hải quân. Bồi đắp, quân sự hóa các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, Bắc Kinh dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền đối với các láng giềng ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc dùng áp lực kinh tế đối với Malaysia, Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác nữa để cuối cùng khiến họ từ bỏ chủ quyền trên biển của mình" và Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành bá chủ khu vực Đông Nam Á.

Chiến lược bành trướng kinh tế và ngoại giao siêu cường

Trong kinh tế, Trung Quốc đặt mục tiêu từ nay đến 2025 cũng sẽ trở thành "thủ lĩnh toàn cầu" trong các công nghệ tương lai, bán dẫn, trí thông minh nhân tạo… Để đạt được mục tiêu này, họ đã và đang làm gì ?

Theo bài viết, đó là một chính sách đầu tư tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm ở Châu Âu. Sau một thời gian mở rộng đón tiếp các nhà đầu tư có túi tiền vô biên, Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu lo ngại, nay đang tính chuyện kiểm soát chặt hơn các đầu tư Trung Quốc trên lãnh thổ của mình.

Về đối ngoại, Le Monde nhận thấy, Bắc Kinh theo đuổi đường lối ngoại giao siêu cường mang đặc thù Trung Hoa. Trước hết, từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đến với vùng "ngoại ô nghèo của hành tinh" như Châu Phi chẳng hạn. Đổi lại những tài nguyên vơ vét, Trung Quốc đổ tiền đầu tư hạ tầng cơ sở ở lục địa đen, nhưng cũng để cắm rễ sâu sự hiện diện.

Tiếp đó đến chiến lược "Con Đường Tơ Lụa" cả trên biển cũng như trên đất liền cùng hàng nghìn tỷ đô la đầu tư từ Trung Á đến Ấn Độ Dương qua tới tận Địa Trung Hải. Tất cả cũng chỉ nhằm phục vụ cho sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Bài viết đặt câu hỏi : Liệu chiến lược này của Trung Quốc có thực sự tôn trọng tuyệt đối chủ quyền của các nước liên quan hay không ?

Le Monde ghi nhận, nhiều nước, như Cam Bốt bị lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đã đi theo lập trường của Bắc Kinh. Tương tự như Iran, đất nước được gọi là trục chính trong "Con Đường Tơ Lụa" cũng ngả theo Trung Quốc. Hy Lạp, được Trung Quốc đổ tiền đầu tư cho các hải cảng trong lúc khốn quẫn, trước Liên Hiệp Quốc đã ngăn cản EU lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tân Cương hay Tây Tạng. Rồi đến dự án "con đường mới" nhằm vào các quốc gia nhỏ trên dãy Himalaya cũng đang làm Ấn Độ lo ngại. Trong khi Hoa Kỳ ve vãn Ấn Độ và bỏ rơi đồng minh Pakistan. Washington tố cáo Islamabad thông đồng với Taliban gây rối ở Afghanistan. Trong hoàn cảnh như vậy Islamabad nhận ngay được sự ủng hộ của Bắc Kinh. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư số 1 ở Pakistan…

Đường lối đối ngoại như vậy của Trung Quốc đang làm các quan hệ quốc tế trở nên rối tung và bài viết kết luận : "Siêu cường Trung Quốc đang làm đảo lộn thế giới. Đây mới chỉ là bước khởi đầu ".

Mập mờ với Bắc Triều Tiên

Tiếp tục với Le Monde, vẫn liên quan đến đường lối đối ngoại của Trung Quốc nhưng cụ thể trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tờ báo có bài phân tích thái độ "Mập mờ của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng" trong việc thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa.

Bắc Kinh vẫn bị nghi ngờ không áp dụng đầy đủ nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua hôm 11/09. Theo bài báo, cũng giống như Nga, Trung Quốc cho rằng trừng phạt càng nặng thì Bắc Triều Tiên càng kháng cự quyết liệt. "Bắc Kinh vẫn giằng xé giữa chuyện không khoan nhượng chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng đồng thời vẫn lo chế độ này sụp đổ".

Le Monde nhận thấy, lập trường hai mặt của Trung Quốc phần nào có thể giải thích bằng nhu cầu kinh tế của hai tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm, có đường biên giới dài 1400 km với Bắc Triều Tiên. Kinh tế của hai tỉnh này từ nhiều thập kỷ qua đã phụ thuộc nặng vào việc làm ăn buôn bán với Bắc Triều Tiên. Nếu áp dụng triệt để lệnh cấm của trung ương thì kinh tế của hai tỉnh có nguy cơ phá sản. Dân làm ăn ở địa phương này buộc phải quay sang tìm cách luồn lách và như vậy sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ngầm phát triển.

Bên cạnh đó các vùng đông bắc Trung Quốc đang chuẩn bị rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông kết nối với Bắc Triều Tiên. Đó là các tuyến đường sắt cao tốc, đường xe hơi, nối các đô thị lớn Trung Quốc đến sát biên giới từ đó có thể thông thương với Bắc Triều Tiên nhờ các công trình cầu lớn qua sông Áp Lục. Các công trình này sẽ giúp Trung Quốc đi trước đón đầu, trong trường hợp mở cửa với bắc Triều Tiên hay thống nhất bán đảo này thì Trung Quốc vẫn có thể chiếm lĩnh vị trí. Vì thế mà Bắc Kinh vẫn không muốn vô hiệu hóa hoàn toàn mạng lưới trao đổi với người láng giềng phương bắc này.

Bầu cử Đức : Chiến thắng trong tầm tay của Angela Merkel

Liên quan đến Châu Âu, nhiều báo dành trang nhất cho cuộc bầu cử lập pháp của Đức vào ngày Chủ nhật (24/09) mà hầu hết các dự báo đều cho rằng nhiều khả năng thủ tướng Đức Angela Merkel có thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4. Với Libération đây là sự kiện đặc biệt. Trang nhất tờ báo đặt câu hỏi : "Cuối cùng thì Angela Merkel thắng ?".

Nhật báo Pháp dành tới 5 trang bài để khai thác các góc độ của cuộc bầu cử, của cá nhân bà thủ tướng Đức. Trong bài viết chạy tựa : Angela Merkel : "Một tầm cỡ không thể hạ bệ", Libération ghi nhận : "Thủ tướng Đức, 63 tuổi, đã khẳng định mình trong chính trị khá muộn và đã thành công gần 12 năm giữ vững quyền lực, bất chấp các cuộc khủng hoảng và chỉ trích".

Tờ báo trở lại sự nghiệp chính trị của người phục nữ, sinh ra và lớn lên ở phần đông nước Đức Cộng Sản, thành công rực rỡ ở nước Đức thống nhất.

Libération cho hay, Angela Merkel bước chân vào con đường chính trị ở tuổi 35, khi vừa tốt nghiệp tiến sĩ vật lý lượng tử. Chỉ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ đưa nước Đức tới thống nhất năm1990, thì Angela Merkel mới chính thức quyết định dấn thân vào sự nghiệp chính trị và sau đó không lâu bà đã thành công.

Bà là người phụ nữ Đông Đức đầu tiên và duy nhất đến lúc này trở thành thủ tướng của nước Đức, cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới. Không những thế bà còn chèo lái suốt 3 nhiệm kỳ đưa nước Đức vượt qua nhiều thử thách, khủng hoảng.

Chỉ còn 2 ngày nữa đến cuộc bầu cử, thắng lợi được dự báo đang trong tầm tay của Angela Merkel. Xã luận Libération viết : Sau 12 năm cầm quyền, Angela Merkel chắc sẽ tái thắng cử. Điều đó không có nghĩa là bà là một thủ tướng hoàn hảo, vẫn còn nhiều vấn đề kinh tế, bất bình đẳng giữa phần đông và tây đất nước vẫn còn đó… Nhưng bà đã thành công kéo nạn thất nghiệp xuống tới mức tối thiểu, công nghiệp phát triển vững vàng, thặng dư thương mại lớn, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt...

Libération kết luận là có thể rút ra một "bài học đơn giản : Khi một nữ hay nam lãnh đạo, trong nhiệm kỳ của mình đạt được mục tiêu đề ra, nhân dân sẽ thuận lòng ủng hộ".

Người phụ nữ giàu nhất thế giới qua đời

Cuối cùng của mục điểm báo hôm nay xin dành cho một tin buồn và cũng là một trong những tựa lớn của nhiều tờ báo. Bà Liliane Betancourt, chủ tập đoàn hóa mỹ phẩm hàng đầu thế giới L’Oreal đã qua đời ngày hôm qua ở tuổi 94. Bà là người phụ nữ giàu nhất thế giới hiện nay với khối tài sản định giá khoảng 40 tỷ đô la, theo tạp chí Mỹ Forbes.

Là người kết thừa di sản của cha Eugène Schueller, người sáng lập ra tập đoàn l’Oreal, nhưng ở Pháp, bà tỷ phú Liliane Betancourt được đánh giá là người đã có nhiều đóng góp vào sự thành đạt của thương hiệu l’Oreal và phát triển doanh nghiệp Pháp trên thế giới. Về cuối đời Liliane Bétancourt cũng được dư luận báo chí Pháp chú ý nhiều đến những vụ kiện tụng ồn ào trong gia đình, liên quan đến tài sản và tài trợ cho các đảng phái chính trị một cách mờ ám.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Trong thời gian gần đây, thông tin về những thương vụ vũ khí mà Trung Quốc bán cho các nước Đông Nam Á rất nhiều, từ Malaysia với hệ thống pháo phản lực và radar, tàu cận chiến duyên hải, cho đến Thái Lan với 3 chiếc tàu ngầm quy ước, chưa kể đến hàng chục ngàn khẩu súng trường mà Bắc Kinh "biếu không" cho Manila.

vukhi1

Tổng thống Philippines Duterte tại căn cứ Không Quân Clark Air Base, phía sau là đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa. Reuters/Romeo Ranoco

Câu hỏi đặt ra là vì sao các nước Đông Nam Á lại có vẻ mặn mà với vũ khí Trung Quốc như vậy và hệ quả của việc du nhập vũ khí Trung Quốc có thể ra sao, đặc biệt đối với một số nước vốn đang bị Bắc Kinh tranh chấp biển đảo ? Ngày 30/08/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Châu Á tại Học Viện Quốc Phòng Úc đã phân tích sự kiện này dưới dạng hỏi đáp.

Trong bài "Các thương vụ vũ khí của Trung Quốc tại Đông Nam Á" (China’s Arms Sales to Southeast Asia) giáo sư Thayer trước hết giải thích lý do vì sao vũ khí của Trung Quốc lại thu hút khách hàng

Sức hút của vũ khí Trung Quốc : Giá rẻ

RFI : Vì sao các nước Đông Nam Á lại có vẻ mặn mà với vũ khí Trung Quốc như vậy và hệ quả của việc du nhập vũ khí Trung Quốc có thể ra sao, đặc biệt đối với một số nước vốn đang bị Bắc Kinh tranh chấp biển đảo ?

Carl Thayer : Vũ khí của Trung Quốc chắc chắn, giá phải chăng trên thị trường ; có thể được chuyển nhượng công nghệ và/hay được cấp tín dụng mà không cần theo thủ tục rườm rà mà Mỹ áp dụng cho việc bán vũ khí.

Trong một số trường hợp như đối với Indonesia sau vấn đề Đông Timor hay Thái Lan sau cuộc đảo chính năm 2014, thì Hoa Kỳ có thể từ chối không bán những phụ tùng hay thiết bị cần thiết khác. Điều đó đã mở cửa cho Trung Quốc bán vũ khí của họ.

Indonesia cân bằng giữa vũ khí Mỹ và Trung Quốc

RFI : Tại sao những nước như Thái Lan hay Indonesia từng mua vũ khí của Mỹ lại quay sang mua vũ khí Trung Quốc ? Tính toán chiến lược của các nước này như thế nào ? Nhất là trong trường hợp của Indonesia, tại sao Jakarta lại xích lại gần Bắc Kinh mặc dù theo truyền thống họ rất nghi kỵ Trung Quốc ?

Carl Thayer : Nếu điểm lại các thương vụ mua vũ khí của Indonesia và Thái Lan trong 10 năm qua, ta sẽ thấy là việc mua vũ khí Trung Quốc không phải là hiện tượng mới. Trong giai đoạn 2005- 2009 chẳng hạn, Indonesia đã đặt mua tên lửa chống hạm C-802, tên lửa phòng không cá nhân và radar của Trung Quốc. Indonesia có công nghiệp đóng tàu riêng của mình, nhưng cũng tìm mua vũ khí (Trung Quốc) để trang bị cho các chiến hạm, như súng và tên lửa chống hạm.

Hoa Kỳ đã và vẫn đang là nhà cung cấp lớn các vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Indonesia, như các loại máy bay hạng nhẹ, trực thăng Bell-412, hay trực thăng chiến đấu Apache, chiến đấu cơ F-16C. Indonesia cũng mua phụ tùng cho máy bay của họ. Ngoài ra Jakarta còn mua radar Longbow dùng cho trực thăng chiến đấu, hỏa tiễn chống tăng, thiết bị sonar để phát hiện tàu ngầm…

Các thương vụ mua vũ khí của Indonesia không phản ánh việc nước này xích lại gần Trung Quốc và xa rời Mỹ, mà thể hiện xu hướng pha trộn và phối hợp các hệ thống vũ khí mà họ có.

Về Thái Lan, trong năm qua, nước này đã mua tàu tuần dương của Trung Quốc cũng như hỏa tiễn chống tàu. Thái Lan cũng đã bắt đầu mua vũ khí của Trung Quốc từ sau những vụ xung đột ở biên giới với Cam Bốt năm 2008, như giàn phóng tên lửa, radar định vị trọng pháo, tên lửa phòng không. Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, Thái Lan đã mua thêm nhiều radar định vị trọng pháo, tên lửa địa đối không và chiến xa.

Miến Điện cũng là một khách hàng quan trọng của Trung Quốc, mua từ hộ tống hạm, máy bay huấn luyện, súng trang bị trên tàu chiến, tên lửa chống hạm, radar và trang thiết bị cho lục quân ( giàn phóng tên lửa MRL, các loại thiết giáp và chiến xa…)

RFI : Có khả năng Singapore cũng đi theo con đường mua vũ khí Trung Quốc như các láng giềng hay không ?

Carl Thayer : Không có tài liệu chính thức nào về việc Trung Quốc bán vũ khí cho Singapore trong giai đoạn 2006-2016. Nhìn lại phía Mỹ thì những vụ bán vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Singapore đã được thật sự mở rộng bao gồm những loại chiến đấu cơ F-15SG, trực thăng Seahawk và tên lửa không đối không. Và việc này tạo ra cả một hệ thống hậu cần kèm theo, từ việc cung cấp linh kiện, phụ tùng cho đến nâng cấp công nghệ. Với di sản lịch sử như thế thì Singapore khó mà mà quay sang ồ ạt mua vũ khí củaTrung Quốc.

Chưa thể giành được ưu thế của vũ khí Mỹ

RFI : Nhìn xa hơn, Trung Quốc sẽ là một nhà cung cấp vũ khí như thế nào cho khu vực ?

Carl Thayer : Trung Quốc sẽ bước vào một thị trường vũ khí Đông Nam Á đang có cạnh tranh rất mạnh. Trung Quốc đã có thị trường ổn định ở 7 trên 11 quốc gia Đông Nam Á : Indonesia, Miến Điện và Thái Lan, và ở mức độ thấp hơn là Malaysia, Cam Bốt, Lào và Timor Leste. Ngoại trừ trường hợp Malaysia, Trung Quốc có ít triển vọng bán được nhiều tại Cam Bốt, Lào và Timor Leste vì các lý do về ngân sách.

Bắc Kinh sắp có thể tranh thủ thời cơ Duterte thân thiết với Trung Quốc để xâm nhập vào Philippines. Đây sẽ là một thị trường mới nhưng là có hạn chế vì Hiến Pháp Philippines đòi hỏi ngân sách cho giáo dục phải lớn hơn quốc phòng. Bên cạnh đó, mặc dù Philippines có một di sản lớn là thiết bị và vũ khí Mỹ, nhưng Manila cũng đang chú ý đến các nguồn cung cấp mới như Hàn Quốc và Ý.

Trung Quốc sẽ không có khả năng thâm nhập sâu vào Brunei, Singapore hay Việt Nam. Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng đồng thời mua vũ khí Mỹ, và Trung Quốc sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt.

Hoa Kỳ hiện bán thiết bị và vũ khí phòng thủ cho 6 quốc gia Đông Nam Á : Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mỹ vừa bước vào thị trường Việt Nam với việc cung cấp một chiếc tàu lớp Hamilton, với triển vọng bán được thêm nữa. Hoa Kỳ đã gợi đến khả năng chuyển giao công nghệ quốc phòng và đồng sản xuất.

Điểm mấu chốt : Trung Quốc sẽ tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí lớn cho khu vực Đông Nam Á, nhưng sẽ không chiếm được ưu thế. Các thị trường lớn trong khu vực dường như đang phòng ngừa rủi ro bằng cách đặt mua vũ khí từ cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Nga cũng đang khẩn trương mở rộng thị trường trong khu vực, tương tự như Hàn Quốc và một số nước Châu Âu.

RFI : Việc vũ khí Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh nhau tại Đông Nam Á sẽ có hệ quả ra sao đối với an ninh khu vực ?

Carl Thayer : Các nước Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều hệ thống vũ khí sát thương hiện đại, cho phép họ tung lực lượng đi xa. Sẽ có một sự tập trung ngày càng nhiều vào vấn đề giám sát hải phận và không phận. Còn các nước như Miến Điện và Thái Lan cũng sẽ củng cố lực lượng trên bộ của họ.

Vũ khí mà Trung Quốc và Hoa Kỳ bán cho khu vực sẽ tăng cường khả năng tự vệ của các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, bản thân việc Trung Quốc bán thêm vũ khí sẽ không tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang theo kiểu truyền thống, có nghĩa là các nước đổ dồn nguồn lực của mình để đuổi kịp hay vượt qua một quốc gia bị coi là mối đe dọa.

Việc du nhập các hệ thống vũ khí mới luôn đặt ra câu hỏi về những gì có thể xảy ra khi có khủng hoảng, liệu những hệ thống đó có được quản lý đúng đắn hay là lại bị sử dụng ngay lập tức để gây ra tàn phá ?

Mai Vân

Nguồn : RFI, 15/09/2017

Published in Diễn đàn

Huấn luyện viên dở, thiếu hăng hái, tiền đầu tư không đúng chỗ… Đối với Trung Quốc, đã bị loại khỏi cuộc chạy đua World Cup 2018, con đường còn rất dài để có thể thực hiện được giấc mơ tổ chức Cúp Bóng Đá Thế Giới.

cup1

Cổ động viên Trung Quốc trong trận đấu vòng loại World Cup 2018 với Uzbekistan trên sân Vũ Hán, ngày 31/08/2017. Reuters/Stringer

Đội tuyển quốc gia do huấn luyện viên Ý Marcello Lippi lãnh đạo từ cuối năm 2016, đã đánh bại Qatar 2-1 trong trận đấu cuối cùng vòng loại Châu Á, nhưng kết quả này không đủ để giành được chiếc vé đi tiếp.

Trên mạng xã hội, nhiều cổ động viên viết : "Lẽ ra ông Lippi phải đến sớm hơn". Từ khi ông nhận nhiệm vụ, đội tuyển Trung Quốc đã thắng được 3 trận, hòa 2 và thua 1 - ba trận thua và một trận hòa khác là dưới thời người tiền nhiệm Cao Hồng Ba (Gao Hongbo). Những tiến bộ khác trong những tháng gần đây rốt cuộc vẫn chưa đủ.

Ông Mads Davidsen, giám đốc kỹ thuật Shanghai SIPG, câu lạc bộ "thượng lưu" tập hợp các ngôi sao bóng đá Brazil như Oscar và Hulk, nhận định : "Vấn đề số một tại Trung Quốc là huấn luyện. Những gì các huấn luyện viên Trung Quốc dạy cho học viên là không thể cạnh tranh được với thế giới. Họ cần được đào tạo lại. Tôi không chê bai họ, nhưng một cầu thủ không được huấn luyện đúng đắn chỉ có 0% cơ hội đạt đến trình độ cao".

Chủ tịch Tập Cận Bình vốn yêu thích bóng đá, tuy vậy vẫn hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc có thể tổ chức và giành được chiếc Cúp vô địch bóng đá thế giới. Hồi tháng Sáu, bộ Ngoại Giao nước này đã bình luận : "Đó là giấc mơ của nhiều người Trung Quốc, và chúng tôi hy vọng có thể trở thành hiện thực càng nhanh càng tốt".

Trung Quốc không còn giấu diếm tham vọng được trở thành nước chủ nhà World Cup 2030, mà Achentina, Uruguay và Paraguay vừa liên kết để ứng cử. Tham vọng này được nuôi dưỡng từ nhiều năm qua, với việc đổ tiền ồ ạt vào các giải vô địch quốc gia. Các câu lạc bộ bóng đá Trung Quốc chi ra nhiều triệu đô la để mua các tiền đạo nước ngoài (Carlos Tevez, Pato, Gervinho, Anthony Modeste…)

Tuy vậy đội tuyển quốc gia Trung Quốc chỉ đứng thứ 77 trong bảng xếp hạng của FIFA (thứ 8 Châu Á), sau cả một nước nghèo Châu Phi là Sierra Leone. Nhưng Bắc Kinh mơ sẽ xoay ngược được chiều hướng, muốn có được 40.000 trường dạy đá banh từ nay đến năm 2020, thay vì con số 13.000 hiện nay.

Angela Smith, chịu trách nhiệm về các dự án quốc tế ở Stoke City, câu lạc bộ tranh giải ngoại hạng Anh đã mở trường đá banh tại Trung Quốc phân tích : "Điều mà chính quyền Bắc Kinh muốn tránh né bằng mọi giá, là bị chế giễu khi trở thành nước chủ nhà World Cup".

Bà nhấn mạnh, vấn đề của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc, là "họ chỉ mua về các cây làm bàn". Angela Smith nói : "Họ không hề nghĩ đến việc phát triển toàn ê-kíp. Trong khi đó, nếu không đào tạo tất cả các loại cầu thủ ở cơ sở, trong các câu lạc bộ và trường học, thì bóng đá Trung Quốc không thể tiến triển được".

Ông Luiz Ferreira, giám đốc huấn luyện lớp trẻ ở Tianjin Teda (thuộc các câu lạc bộ hạng nhất Trung Quốc), chỉ ra một vấn đề khác, đó là thiếu đam mê. Chuyên gia kỹ thuật người Bồ Đào Nha nói : "Tôi nhớ lại một cuộc tập huấn, khi đó tôi hỏi các cầu thủ xem họ có coi trận chung kết Cúp C1 hay không. Chỉ một phần ba trả lời là có ! Họ chẳng quan tâm đến".

Ông Ferreira tự hỏi : "Năm tôi lên bảy, tôi đã xem một trận đá banh ở sân vận động Maracana ở Rio, Brazil, với 180.000 khán giả. Niềm đam mê theo tôi từ đó đến giờ. Và ở Bồ Đào Nha, chúng tôi có những huyền thoại như Cristiano Ronaldo, Figo…Nhưng ở Trung Quốc thì có gì để mộng mơ ?"

Đối với ông, "bóng đá hãy còn quá mới", và người Trung Quốc "cần có thời gian" để nuôi dưỡng đam mê.

Môn bóng đá được chế độ Cộng Sản Bắc Kinh quản lý từ thập niên 50, và chỉ mới bắt đầu khởi sắc vào giữa thập niên 60, với việc thành lập một giải vô địch quốc gia và các câu lạc bộ chuyên nghiệp.

Mads Davidsen kể : "Có lần tôi đến xem các trẻ em 8 tuổi tập luyện tại một trường học Trung Quốc, trình độ các em ngang với Châu Âu, thậm chí nhỉnh hơn. Như vậy việc đào tạo đã được bắt đầu từ cơ sở. Nhưng một cầu thủ đạt được mức độ tối đa ở tuổi 28, có nghĩa là để có được một đội tuyển có thể cạnh tranh, thì Trung Quốc còn phải chờ đợi 15 hoặc 20 năm nữa".

Thụy My

Published in Châu Á