Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ, Nhật, Úc lên tiếng chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFI, 07/08/2017)

Trái với ngôn từ thận trọng của ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc vào hôm 07/08/2017, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong một thông điệp nhắm vào Trung Quốc. Thông cáo chung của ba nước đã phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông "tự kềm chế và không quân sự hóa" vùng biển này.

bdtq1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và ngoại trưởng Nhật Taro Kono (giữa) và tổng thứ ký ASEAN Lê Lương Minh tại diễn đàn ASEAN, Manila, Philippines ngày 7/8/2017. REUTERS/Mohd Rasfan/Pool

Sau cuộc họp bên lề các hội nghị của ASEAN tại Manila, ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc đã không ngần ngại tố cáo các hành vi "bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp" tại Biển Đông.

Ba nước cũng cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải "mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả".

Các ngoại trưởng Mỹ, Úc và Nhật còn kêu gọi Trung Quốc và Philippines tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm ngoái 2016 phủ nhận đại bộ phận các yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Theo hãng tin Pháp AFP, lời lẽ trong bản thông cáo chung Mỹ-Nhật-Úc cứng rắn hơn nhiều so với bản Thông Cáo Chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN được công bố khuya hôm qua. Văn bản của ASEAN đã không dám chỉ trích Trung Quốc, không nói gì về sự cần thiết của một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý, cũng như hầu như hoàn toàn im lặng về phán quyết của tòa La Haye về Biển Đông.

Tuy nhiên, bản Thông Cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng được một số nhà quan sát đánh giá là cứng rắn hơn với Trung Quốc so với dự thảo đầu tiên mà Philippines nước chủ nhà đưa ra. Ngôn từ cứng rắn hơn là do Việt Nam kiên quyết muốn đưa vào văn kiện chung của toàn khối một số câu chữ gợi đến hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh không hề muốn.

Tranh cãi đặc biệt gay gắt giữa Việt Nam và Cam Bốt, mà nhiều nguồn tin cho là kiên quyết bảo vệ lập trường Trung Quốc, đã ngăn chặn việc đúc kết bản Thông Cáo Chung ASEAN, và phải mất thêm 24 tiếng đồng hồ thì các nước mới tìm được đồng thuận.

Theo hãng tin Mỹ AP, Thông Cáo Chung Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN AMM-50 đã gián tiếp chỉ trích các hành động đắp đảo, xây đồn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như gợi lên một cách mơ hồ phán quyết quốc tế về Biển Đông. Cả hai điểm này đều thiếu vắng trong dự thảo ban đầu của bản thông cáo chung.

Một cách cụ thể, phần nói về Biển Đông đã "ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề bồi đắp đảo và những hoạt động trong khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

Bản thông cáo cũng "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kềm chế"không có các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Văn kiện này có lời lẽ mạnh mẽ hơn so với bản thông cáo chung Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN hồi tháng Tư, bị cho là đã xóa bỏ toàn bộ những yếu tố có thể làm Trung Quốc phật ý.

Trọng Nghĩa

***************

Trung Quốc 'bực bội vì hành động của Việt Nam ở ASEAN' (BBC, 07/08/2017)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Manila.

bdtq2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8

Cả Bloomberg và báo South China Morning Post đưa tin này.

Ông Vương Nghị lẽ ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng ASEAN, nhưng một nhà ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning Post.

Trung Quốc được cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.

bdtq3

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở Manila ngày 6/8

Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.

Bản thông cáo nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về "bồi đắp lấn biển" và "các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực".

Theo Bloomberg, một người phát ngôn trong phái đoàn Trung Quốc nói cuộc họp riêng giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên thảo luận.

Cả hai ngoại trưởng đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp giữa Trung Quốc và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.

Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.

"Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt Nam", người này nói.

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của ASEAN là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.

********************

Biển Đông : ASEAN không ra được thông cáo chung cứng rắn với Bắc Kinh (RFI, 06/08/2017)

bdtq4

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano chào đón bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 50 Manila, Philippines, ngày 05/08/2017.Reuters

Cam Bốt quyết liệt bảo vệ lập trường của Trung Quốc tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN. Cho đến trưa chủ nhật 06/08/2017, các nước Đông Nam Á họp tại Manila vẫn không tìm được một thái độ chung trước chính sách bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nguồn tin ngoại giao xác nhận với AFP là 10 ngoại trưởng ASEAN không thể công bố một bản thông báo chung như dự kiến sau cuộc họp ngày thứ Bảy 05/08/2017. Cuộc đàm phán vào sáng Chủ nhật cũng không đả thông được tình trạng bế tắc và chia rẽ nội bộ.

Trong khi Bắc Kinh tranh đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông lấn sâu đến tận duyên hải của bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, thì một lần nữa thành viên ASEAN Cam Bốt bênh vực Trung Quốc, cản trở các nước nạn nhân lên tiếng phản đối.

Theo các nguồn tin này, bản thân Việt Nam "không dám kích động", nước chủ nhà Philippines cố tìm "thỏa hiệp", còn Cam Bốt của thủ tướng Hun Sen thì tận lực "đạp thắng chân lẫn kéo thắng tay".

Cũng theo AFP, quan chức cao cấp của các phái đoàn ASEAN tiếp tục thảo luận về hồ sơ Biển Đông vào trưa hôm nay (06/08) trong khi các ngoại trưởng tham gia một loạt cuộc tiếp xúc với các đồng cấp Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.

Tiếp theo sẽ là Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) với sự tham dự của nhiều nước trong đó đặc biệt có Mỹ, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố sẽ được đưa ra bàn luận.

Còn theo Reuters, trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tình hình "biển Nam Hải có tiến triển" và 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến trình "thương lượng một bản quy tắc giao thông hàng hải ngay

Tú Anh

********************

ASEAN không có thông cáo chung 'do Việt Nam' (BBC, 05/08/2017)

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

bdtq5

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc

Các nhà ngoại giao từ ba nước ASEAN nói sự chậm trễ là do Việt Nam muốn thông cáo đề cập việc cần tránh các hoạt động 'bồi đắp lấn biển' và 'quân sự hóa'.

Nhiều năm nay, Biển Đông luôn là vấn đề gai góc nhất cho các nước ASEAN. Các nước có quan điểm khác nhau về cách lên tiếng về sự khẳng định chủ quyền, các tòa nhà và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong các vùng biển có tranh chấp.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Phillipines Robespierre Bolivar không nói rõ lý do vì sao thông cáo chung bị chậm trễ. Ông chỉ nói thông cáo sẽ được phát khi các cuộc hội đàm đã kết thúc trong vài ngày tới.

"Thông cáo chung sẽ được đưa ra cùng tất cả các tuyên bố của ngài chủ tịch vào cuối tất cả các cuộc hội đàm", ông nói.

bdtq6

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thảo luận nội dung tài liệu dự thảo tại Kỳ họp thường niên các ngoại trưởng ASEAN tại Manila hôm 5/8/2017

Khó khăn của ASEAN trong việc nhất trí ngôn từ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở thời điểm các nước trong khu vực chưa rõ liệu Mỹ có ưu tiên quan hệ với ASEAN, và nỗ lực kiểm soát những hoạt động hàng hải gây tranh cãi của Bắc Kinh.

Bản dự thảo thông cáo mà các nước thảo luận hôm thứ Năm 3/8 không có dẫn chiếu đến cả hai điều trên.

Trung Quốc hết sức nhạy cảm về chuyện các nước ASEAN nói tới việc nước này tăng cường khả năng quân sự ở các đảo ngoài Biển Đông. Một số nước thành viên ASEAN lo ngại phải chịu hệ lụy nếu họ làm phật lòng Trung Quốc.

"Chỉ còn Việt Nam là còn chưa đồng ý. Có thể, vào ngày mai, mọi chuyện sẽ được dàn xếp ổn thỏa", một nhà ngoại giao tham gia vào quá trình viết dự thảo thông cáo cho Reuters biết.

Trước khi kỳ họp chính thức bắt đầu, Việt Nam đã nỗ lực kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á có một lập trường mạnh mẽ hơn về 'sự bành trướng' của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam vào tối 4/8 đã cố gắng vận động để bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong thông cáo chung của ASEAN, dự kiến sẽ đưa ra sau khi các ngoại trưởng Đông Nam Á kết thúc phiên hội đàm ngày 5/8.

Theo một bản dự thảo của AFP có được, Việt Nam vận động ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về "việc xây dựng" trên biển, ám chỉ các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trong những năm gần đây.

bdtq7

Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này

Việt Nam cũng muốn ASEAN nhấn mạnh trong tuyên bố rằng Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc sẽ là "ràng buộc pháp lý".

Nhưng các nhà phân tích an ninh chỉ ra rằng khuôn khổ Bộ quy tắc Ứng xử chỉ đi vào thực hành 15 năm sau cuộc hội đàm và Trung Quốc sẽ sử dụng thời gian đó để củng cố tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo nhân tạo.

Cuộc vận động diễn ra khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN có các cuộc hội đàm không chính thức vào khuya đêm thứ Sáu, 4/8.

Nhiều nhà ngoại giao nói rằng Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ cứng rắn phản đối Trung Quốc. Với việc đăng cai tổ chức diễn đàn, Philippines có tầm ảnh hưởng lớn.

Điều này cho thấy căng thẳng ngoại giao sẽ sôi sục tại thủ đô Philipines, với các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Bắc Hàn và các đối tác Châu Á - Thái Bình Dương khác cũng tham gia vào các cuộc hội đàm về an ninh hôm 6/8.

Quan ngại về đe dọa tới an ninh vùng được cho là sẽ làm lu mờ tranh chấp tại Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển quan trọng về chiến lược, bao gồm vùng biển sát bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng sự hiện diện của mình trên biển bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo có khả năng giữ các căn cứ quân sự.

Cùng với Việt Nam, Philippines từng là nhà phê phán mạnh mẽ nhất về sự bành trướng của Bắc Kinh.

Nhưng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila đã tìm cách làm dịu tranh chấp với Trung Quốc để đổi lấy hàng tỷ đôla đầu tư và viện trợ.

bdtq8

Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, theo ảnh chụp từ vệ tinh hôm 3/2017, cho thấy Bắc Kinh sẽ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác từ đảo nhân tạo này

Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã vận động thành công các quốc gia ASEAN khác, đặc biệt là Campuchia và Lào, để hỗ trợ vận động ngoại giao trong tranh chấp.

ASEAN được tổ chức vào cuối tuần này xác nhận khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử cho hành động cụ thể hơn với Trung Quốc.

Published in Quốc tế

Một nhà phân tích cao cấp của CIA đã đưa ra một cái nhìn công khai hiếm hoi phân tích tình báo về Trung Quốc. Michael Collins, Phó trợ lý giám đốc và người đứng đầu trung tâm đặc vụ Đông Nam Á, tin rằng cần tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và mối quan ngại gần đây của công chúng về Nga đang làm Hoa Kỳ sao lãng mối đe dọa mang tên Trung Quốc.

Trung Quốc cho hạ thủy tàu sân bay 70.000 tấn tự đóng đầu tiên và là tàu sân bay thứ hai của nước này, từ cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

"Có rất nhiều bàn tán về Nga như là một đối thủ cạnh tranh, coi trật tự quốc tế tự do là điều không nhất thiết phải quan tâm, đang tích cực tham gia vào việc phá hoại ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều khu vực trên thế giới và Nga hoàn toàn có khả năng để thực hiện điều đó", Collins cho biết tại một diễn đàn an ninh ở Aspen, Colorado. "Tôi cũng cho rằng Trung Quốc đang áp dụng cả ba điều trên, và ngày càng có nhiều quyền lực hơn để thực hiện những điều đó ".

Collins lưu ý rằng trong khi Nga đang gây ra những vấn đề rắc rối cho Hoa Kỳ, thì Nga cũng nhận thấy những căng thẳng Mỹ - Trung có lợi cho họ.

Collins nói : "Sẽ rất có lợi cho Nga khi Trung Quốc là một rắc rối đối với Hoa Kỳ. Cho nên ngay cả khi chúng ta chỉ nghĩ đến những rắc rối mà Nga gây ra cho Hoa Kỳ, thì tôi vẫn cho rằng rất thuận lợi và có ích cho Nga, khi Nga biết rằng Trung Quốc cũng có mối quan hệ xung đột với Hoa Kỳ và vì thế họ có thể hỗ trợ lẫn nhau".

Theo quan điểm của chuyên viên phân tích CIA, Trung Quốc đang phá hoại trật tự quốc tế, vốn do Mỹ dẫn đầu, đã mang lại hòa bình và ổn định ở Châu Á trong vòng 40 năm qua. Bắc Kinh đang tìm cách chiếm đoạt quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ không chỉ giới hạn ở Châu Á, mà còn có thể nhìn thấy trên khắp thế giới, khi mà Trung Quốc vừa cho ra mắt một căn cứ quân sự lớn tại vị trí chiến lược Sừng Châu Phi ở Djibouti. Căn cứ của Trung Quốc nằm gần với quân đội Hoa Kỳ.

Một vấn đề là hệ thống chống dân chủ của Trung Quốc.

Collins cho biết  : "Trung Quốc có quan điểm khác về cai trị và ý nghĩa của nó. Họ đang gia tăng sử dụng các biện pháp cưỡng chế, quyết đoán để đạt được mục đích, là những điều mà chúng tôi không tán thành và những nước khác trong khu vực cũng không đồng ý. Để chúng tôi hiểu các vấn đề như Triều Tiên, Biển Đông, thương mại, phương thức Trung Quốc tiếp cận những vấn đề này, thì chúng tôi phải hết sức chú tâm".

Không giống như học giả Graham Alison của trường đại học Harvard, Collins không tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể bùng nổ chiến tranh. Trung Quốc dường như không tìm mâu thuẫn với Hoa Kỳ hoặc với các quốc gia khác, và đang nổ lực để duy trì quan hệ ổn định với Washington.

Một vấn đề nữa của Bắc Kinh liên quan đến cái mà Collins mô tả là "tính chất dễ vỡ của thể chế chính trị và sự ổn định”. Ông Collins nói : "Đối với Trung Quốc, họ phải cố giữ điều đó cho an toàn và cần sự ổn định, mối quan hệ thân thiết, vững vàng với Hoa Kỳ.

Về vấn đề Biển Đông, ông Collins nói rằng Trung Quốc đang nổi lên từ cái mà ông gọi là "theo đuổi tham vọng chủ quyền lãnh thổ" đối với một chính sách định hướng ngày càng có áp lực. Tham vọng của Trung Quốc liên quan đến việc kiểm soát Biển Đông vì nhiều lý do - quân sự, kinh tế, chính trị và ảnh hưởng toàn diện.

Collins cho biết : "Và càng ngày chúng ta càng nhận ra điều mà Trung Quốc nghĩ rằng họ đang thực hiện ở Biển Đông là hoàn toàn có thể đạt được".

Quyết tâm ngày càng tăng của Trung Quốc là một lo lắng cho CIA và Collins cho biết nó đã được châm dầu bởi sự ì ạch chống lại âm mưu bá chủ của Trung Quốc trong những năm gần đây.

"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã học được trong vài năm qua rằng họ có thể áp dụng các biện pháp cưỡng bức để tiến vào Biển Đông cũng như trong các lĩnh vực khác - kinh tế hoặc chính trị - và họ đã đạt được điều họ muốn mà không gặp bất kì một sự phản ứng nào".

Tòa án quốc tế ra phán quyết bác bỏ chủ quyền 90% diện tích Biển Đông của Trung Quốc, nhưng chỉ nhận được sự khinh rẻ, coi thường từ Bắc Kinh. Collins cho biết: "Trung Quốc đã học được từ điều đó, rằng họ có thể thách thức luật pháp quốc tế và sẽ không bị trừng phạt gì cả".

Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự táo bạo ngày càng tăng của Trung Quốc thì không là điềm tốt cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực.

Về nội tình của Trung Quốc, Collins cũng cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy nhu cầu kiểm soát tranh chấp ở Biển Đông là "điều mà Trung Quốc cần phải đạt được".

Trong quá khứ, giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc giới hạn khái niệm về các lợi ích cốt lõi của quốc gia để duy trì sự cai trị của Đảng Cộng sản và giành lại quyền kiểm soát Đài Loan. Ngày nay, họ đã mở rộng định nghĩa về các lợi ích cốt lõi bao gồm cả Biển Đông.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có đang chơi trò “Ai là gà" (game of chicken) hay không ?

(Game of chicken là trò chơi mà hai người tham dự đối đầu với nhau trên một con đường hẹp theo kiểu "dê đen dê trắng". Nếu không ai tránh đường thì cả hai sẽ đâm vào nhau và cùng thua cuộc, nhưng nếu một người rút lui trước thì sẽ thua trước và bị gọi là "gà". Ông Collins cho biết cuộc chơi “Ai là gà ?” đang có lợi cho phía Trung Quốc hơn).

"Người Trung Quốc đang học cái mà tôi gọi là một chính sách đối ngoại mô phạm, tiếp cận để nhận ra những gì họ làm mà sẽ không bị trừng phạt gì cả".

Collins cho biết, chính quyền mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang ở trong một thời Kỳ quan trọng nhằm giúp định hình nhận thức về Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang cố gắng hiểu chính quyền Mỹ, và cố gắng tìm ra đâu là những phạm vi mà chính quyền Mỹ có thể sẵn sàng chấp nhận căng thẳng hơn nữa và những phạm vi nào sẽ phớt lờ".

Một phạm vi mà chính quyền Trump đang ra sức thúc ép Trung Quốc là kiểm soát Bắc Triều Tiên. Collins cho biết ông tin rằng Bắc Kinh ủng hộ phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, nhưng họ đã mất quá nhiều thời gian tiến hành kiểm soát Bắc Triều Tiên hơn là Hoa Kỳ mong muốn.

Về vai trò lãnh đạo Trung Quốc, Collins tiên đoán quyền lực của nhà lãnh đạo cao cấp Tập Cận Bình sẽ tiếp tục được tăng cường trong Đại hội Đảng Cộng sản sắp tới. Ông nói Bắc Triều Tiên là một vùng đệm chiến lược để giữ không cho Hoa Kỳ và các đồng minh lại gần.

Collins thậm chí tin rằng Tập Cận Bình có thể tìm cách gia tăng quyền lực của mình bằng cách tham gia thêm nhiệm kì thứ ba sau hai nhiệm kì năm năm, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã có thể chỉ đạo sau hậu trường trong những năm 1980.

Ông Collins nói : "Bất kể vị trí của Tập Cận Bình ở đâu, ông ta vẫn sẽ có ảnh hưởng khá lớn".

Collins cũng được đặt câu hỏi về một trong những điều cơ bản của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ - rằng thương mại và cam kết với Trung Quốc sẽ tạo ra những cải cách chính trị dân chủ.

Tôi nghĩ có một thái độ lạc quan quá mực rằng việc Hoa Kỳ cam kết với Trung Quốc sẽ dẫn đến những cải cách chính trị và chúng tôi nên thấy những cải cách này của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa thấy gì cả".

Bill Gertz

Chuyển dịch : Mai V. Phạm

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/cia-analyst-china-poses-greater-threat-russia-21682?page=2

Published in Diễn đàn

Trung Quốc : Mọi ngõ ngách trên Internet đều bị kiểm duyệt

Trong bài viết “Trung Quốc : Kiểm duyệt len lỏi vào mọi ngõ ngách trên mạng Internet, báo Libération cho biết sau khi nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba - giải Nobel Hòa Bình 2010, qua đời vào ngày 13/07/2017 vì bệnh ung thư, những bức ảnh về một chiếc ghế trống, gợi nhớ tới việc ông không được tới Oslo nhận giải Nobel được rất nhiều người Trung Quốc đăng tải trên internet. Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc, vốn đã tăng cường các biện pháp trấn áp, lại càng siết chặt công tác kiểm duyệt đối với 1,73 tỉ dân.

Résultat de recherche d'images pour "Trung Quốc : Mọi ngõ ngách trên Internet đều bị kiểm duyệt"

Biểu tượng của ứng dụng WeChat và Weibo tại Bắc Kinh, ảnh chụp ngày 05/12/2013. Reuters

Từ mười ngày nay, nhân vật hoạt hình Winnie và bức tranh “Chiếc ghế của Vincentcủa danh họa Van Gogh bị kiểm duyệt gay gắt trên mạng internet tại trung Quốc. Lý do : chú gấu Winnie trông rất giống chủ tịch Tập Cận Bình và cư dân mạng thường dùng hình ảnh Winnie để chế giễu ông Tập, còn bức tranh của Van Gogh khiến cư dân mạng liên tưởng tới việc giải thưởng Nobel của Lưu Hiểu Ba được đặt trên một chiếc ghế trống trong lễ trao giao giải năm 2010 và nhiều người sử dụng hình ảnh đó để tưởng niệm nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba.

Lần đầu tiên, Bắc Kinh kiểm duyệt các bức ảnh trao đổi trong các tin nhắn riêng tư trên ứng dụng Wechat mà 938 triệu người Trung Quốc, nhất là các tin nhắn có tên “Liu” (Lưu) hoặc “Xiabao(Hiểu Ba). Các nhà nghiên cứu của Citizen Lab thuộc đại học Toronto còn nhận thấy trên trang mạng xã hội Sina Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc, các đăng tải có chứa những từ như « R.I.P” (Hãy yên nghỉ !), “LXB” (chữ cái viết tắt tên của Liu Xiabao (Lưu Hiểu Ba) hay câu nói nổi tiếng của ông “Tôi không có kẻ thù” bị xóa dần. Biểu tượng cảm xúc “ngọn nếncũng biến mất để tránh mọi hình thức tưởng niệm.

Ông Michel Bonnin, giám đốc nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội EHESS giải thích : “Biện pháp kiểm soát của Trung Quốc mạnh mẽ hơn bất cứ biện pháp nào của các chế độ độc tài ở Châu Phi và Châu Mỹ la tinh. Người ta không thấy có bạo lực vì mọi thứ đều bị kiểm soát ngay từ khi mới bắt đầu. Không gì có thể thoát khỏi vòng kiểm soát của Tập Cận Bình, và những người phản kháng ngày càng chịu nhiều sức ép. Một người như Lưu hiểu Ba, người luôn tôn trọng nhân văn, hòa bình và lòng bao dung là kẻ thù truyền kiếp cần đánh bại.

Vì không thể đọc được tất cả nội dung trao đổi trên ứng dụng tin nhắn WhatsApp của Mỹ, từ ngày 18/07, Bắc Kinh đã chặn mọi tin nhắn có vidéo, âm thanh hoặc kèm hình ảnh. Đây là lần đầu tiên biện pháp trên được sử dụng kể từ khi chế độ kiểm duyệt Great Firewall (Vạn Lý Tường Lửa) được Trung Quốc triển khai vào năm 2013.

Mỗi năm, Bắc Kinh chi 5,4 tỉ đô la để kiểm duyệt internet. Trên 200 trong số hơn 1000 trang web lớn nhất trên thế giới bị chặn. Với địa chỉ IP tại Trung Quốc, cư dân mạng không thể truy cập Facebook, Twitter, Instagram, không thể truy cập vào hòm thư Gmail hay xem vidéo trên YouTube, thậm chí không thể đọc báo điện tử Le Monde của Pháp và New York Times của Mỹ.

90 triệu cư dân mạng tại Trung Quốc, trong đó có rất nhiều người nước ngoài phải vượt “Vạn Lý Tường Lửabằng cách sử dụng mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network). Trước đây, chính quyền để cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các nhà khoa học sử dụng phần mềm VPN ở một mức độ nhất định để phục vụ công việc. Tuy nhiên, bộ Công Nghiệp Và Công Nghệ của Trung Quốc đã thông báo kể từ ngày 01/02/2018, các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà nghiên cứu phải có giấy phép của chính quyền mới được sử dụng VPN. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đành phải đóng cửa.

Để hoàn thiện chiến dịch “tẩy rửa Internet”, tuần trước Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc (ACC) đã triệu tập và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất tại Trung Quốc ngưng cho đăng tải và lan truyền mọi diễn giải sai lệch các chính sách, lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc, các tin tức giả mạo, sao chép ảnh và thách thức chính quyền.

Từ khi Tập Cận bình lên nắm quyền vào năm 2013, các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in và các nhà xuất bản ngày càng bị kiểm duyệt gay gắt. Các hình thức kiểm duyệt nhiều vô cùng. Ngay cả điện ảnh cũng phải « phục vụ nhân dân và chủ nghĩa xã hội”. Nội dung các bài hát cũng bị kiểm soát chặt chẽ.

Kế sách giết gà dọa khỉ

Trên mạng internet, việc kiểm soát tuyệt đối là không thể. Vì thế, theo ông Benjamin Ismaïl, cựu giám đốc văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Bắc Kinh đã sử dụng kế sách trừng phạt để răn đe mà người Trung Quốc gọi là “giết gà dọa khỉ” : Việc một nhà báo bị phạt tù 10 năm hay một nhà nhân quyền bị tuyên án tù 15 năm sẽ khiến những người khác sợ hãi. Một biện pháp khác không tàn bạo mà rất hiệu quả đểbảo vệ chủ quyền về không gian mạnglà cho đăng tải ngập tràn trên internet các thông điệp tuyên truyền cho chính quyền, ngăn chặn mọi trao đổi bàn luận và các thông tin gây bất lợi cho chế độ.

Một luật sư Trung Quốc trốn thoát sang Mỹ cách đây 2 năm nhận xét : “Cái chết của Lưu Hiểu Ba sẽ cho cả thế giới hiểu rõ hơn cách mà Đảng cộng sản Trung Quốc bức hại dân chúngTập Cận Bình, vốn luôn ám ảnh về việc phải kiểm soát mọi chuyện, có thể sẽ khoa trương các kết quả tuyệt vời của kế hoạch trên trong đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào mùa thu 2017 với hy vọng có thêm một nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước.

Le Monde kết luận, trước khi đoạt giải Nobel Hòa Bình 2010, nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, vào năm 2009 đã nói rằng Internet là “món quà trời ban cho Trung Quốc. Nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã biến Internet thành công cụ mới phục vụ chế độ độc tài, toàn trị.

Jerusalem trong vòng xoáy bạo lực

Những ngày qua, bạo lực leo thang ở Jerusalem là đề tài thời sự quốc tế nóng hổi. Le Monde giới thiệu bài xã luận Jerusalem trong vòng xoáy bạo lực. Xung đột ở Jerusalem gợi nhắc rằng Jerusalem không phải một thành phố bình thường như bao thành phố khác. Tại Jerusalem có một nơi có giá trị đặc biệt với ba cộng đồng tôn giáo lớn : đạo Do Thái, đạo Thiên Chúa và Hồi Giáo. Nhỏ bé, nhưng địa điểm này lại là ngòi nổ » cả về lịch sử, tôn giáo và chính trị. Quảng trường các đền thờ là thánh địa quan trọng thứ ba đối với người Hồi Giáo còn bức tường Than Khóc ngay cạnh đó lại là một trong những nơi thiêng liêng nhất của người Do Thái.

Vì thế, Jerusalem, đặc biệt là Quảng trường các đền thờ đã trở thành biểu tượng xung đột giữa Israel và Palestine. Theo Le Monde, đây là nơi mọi chuyện đều có thể trở nên tồi tệ. Căng thẳng leo thang trong những ngày cuối tuần qua đã cho thấy điều đó.

Bi kịch bắt đầu từ giữa tháng 07, khi cảnh sát Israel lắp các máy dò kim loại ở lối vào quảng trường. Biện pháp này được triển khai sau khi 2 cảnh sát Israel bị ba người Palestine bắn chết. Chính phủ cánh hữu của thủ tướng Benyamin Netanyahou đã đồng ý để cảnh sát triển khai biện pháp trên.

Theo cảnh sát Israel, các máy dò kim loại chỉ là một biện pháp phòng ngừa, giống ở lối vào các sân bay, sàn nhảy và các sân bóng. Tuy nhiên, quân đội và cơ quan mật vụ Israel phản đối việc lắp các máy kim loại ở lối vào quảng trường, họ hiểu phải tôn trọng nguyên trạng của quảng trường, họ cũng biết rằng việc quản lý quảng trường thuộc về Waqf, một tổ chức Hồi Giáo của Jordan. Họ hiểu quảng trường có ý nghĩa thế nào đối với người Palestine, đó là một trong số rất ít nơi không do Israel kiểm soát, một nơi không thể động tới cả về mặt chính trị lẫn tôn giáo.

Thủ tướng Israel Netanyahou cũng biết tất cả những điều đó. Ông ấy chắc chắn không thể quên rằng vào năm 2000, việc một trong những lãnh đạo đảng của ông tới thăm quảng trường là một trong những nguyên nhân làm dấy lên phong trào intifada (phản đối) thứ hai - phong trào nổi dậy tấn công bằng dao. Nhưng thủ tướng Israel chịu sức ép của cánh hữu muốn độc quyền kiểm soát mọi nơi và ủng hộ việc lắp các máy dò kim loại bất chấp hậu quả.

Và như thế, cái bẫy đang sập dần. Thành phố thánh Jerusalem lại một lần nữa rơi vào tâm bão, điều mà - theo Le Monde - lẽ ra đã có thể hoàn toàn tránh được.

Pháp : Nông nghiệp sạch thiếu tài chính

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Pháp, Le Monde cho biết : Ngành nông nghiệp sạch gặp khó khăn về tài chính.

Nhu cầu thực phẩm sạch (bio) của người tiêu dùng vẫn rất cao, nước Pháp hiện đứng thứ ba Châu Âu về nông sản bio và có khả năng sẽ vươn lên đứng đầu Châu Âu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nông dân Pháp sử dụng phương thức nuôi trồng sạch đang rất lo lắng, bởi vì ngân sách hỗ trợ sản xuất bio lại eo hẹp. Thêm vào đó, các thủ tục hỗ trợ lại không rõ ràng nên tiền hỗ đến tay trợ các nhà sản xuất nông nghiệp sạch khá muộn, ảnh hưởng tới sản xuất.

Theo nhận định của Le Monde, ngành nông nghiệp sạch đang là nạn nhân của chính sự thành công của mình. Người Pháp ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trứng, sữa, thịt, hoa quả và rau củ có dãn nhãn bio. Doanh thu của ngành nông nghiệp sạch tăng 20% vào năm 2016, đạt 7 tỉ euro. Chủ hãng phân phối thực phẩm sạch Biocoop cho biết mức tăng trưởng của ngành này vẫn tăng gần 15% từ đầu năm 2017. Trong khi đó, do giá bán sản phẩm giảm mạnh, hay do mùa màng thất bát, nhiều trang trại trồng ngũ cốc, chăn nuôi bò sữa, bò thịt thông thường đã chuyển hướng sang sản xuất sạch, khiến diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp sạch tăng 16% vào năm 2016. Tổng cộng, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp sạch chiếm tới 5,7% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp tại Pháp.

Cam Bốt : Cuộc chiến chống bệnh dại

Bệnh dại đã được loại trừ tại nhiều nước, như Việt Nam, Thái Lan, nhờ vaccin phòng bệnh. Còn tại Cam Bốt, theo nhật báo công giáo La Croix, bệnh dại vẫn khiến nhiều người thiệt mạng. Vì thế, viện Pasteur mới đây phối hợp với bộ Y Tế Cam Bốt mở một chiến dịch phòng ngừa bệnh dại.

Ông Didier Fontenille, giám đốc viện Pasteur cho biết mỗi năm, tại Cam Bốt, bệnh dại giết chết gần 1000 người. Có khoảng 600.000 người bị chó cắn nhưng nhiều người không tiêm phòng bệnh vì không biết thông tin hoặc không có phương tiện lên thành phố tiêm phòng. Mặc dù theo quy định, giá một đợt tiêm phòng bệnh dại chỉ khoảng 12 đô la, nhưng một số bác sĩ có thể lấy tới 300 đô la, và nguồn gốc vaccin lại không đảm bảo.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm tới thời sự nước Pháp với hàng tựa Các quy định của tổng thống Macron về ngân sách khiến ông bớt được được lòng dân. Cũng về đề tài này, báo Libération chạy tựa : Trợ cấp nhà ở : 5 euro và cái giá phải trả quá đắtKèm theo đó là nhận xét đúng là phải cải tổ trợ cấp nhà ở, nhưng việc chính phủ quyết định cắt giảm trợ cấp nhà ở cho những người gặp nhiều khó khăn nhất lại không nhận được sự ủng hộ, kể cả của một số nhân vật trong đảng của tổng thống Macron.

Báo Le Figaro gợi nhắc lại vụ hai kẻ Hồi giáo cực đoan tấn công khủng bố vào nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray và sát hại cha xứ Jacques Hamel với hàng tít : Cha Hamel : nước Pháp hồi tưởng sau một năm. Tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Edouard Philippe sẽ tham dự lễ tưởng niệm vụ sát hại cha xứ được tổ chức vào ngày mai 26/07. Cũng liên quan tới nước Pháp, nhưng trên lĩnh vực kinh tế, nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : Công ty đường sắt quốc gia Pháp SNCF làm thế nào để cứu tàu cao tốc TGV ?.

Trong khi đó, nhật báo công giáo La Croix hướng sự chú ý tới tình hình nhập cư tại Mỹ qua hàng tựa « Hoa Kỳ - Mexico : bức tường của nỗi sợ hãi. La Croix cho biết từ khi tổng thống Donald Trump nhậm chức cách đây 6 tháng, số vụ bắt giữ người nhập cư trái phép đã tăng mạnh.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. AFP

Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên Biển Đông ?

Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế

Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết :

“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông».

Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết trên trang blog của ông :

Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.

Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng Biển Đông Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích Biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.

Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu Biển Đông hiện sống ở Sài Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu vực này, thì đó là một bước lùi :

“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao, nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của Trung Quốc, ngày càng mạnh ở Biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế».

Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời ông cũng cho rằng vùng Biển Đông đang có những tranh chấp về quyền lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau :

“Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi, Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm Biển Đông. Câu chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi lửa của cuộc chiến tranh».

Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa vũ lực

Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh nó.

Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.

Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.

Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định :

“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của Việt Nam ở Trường Sa».

Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin ?

Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi :

“Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông tin mặc dù chưa chính thức».

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại :

“Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông».

Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên Biển Đông.

Published in Diễn đàn

Sự kiện Mỹ tiến hành ba chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do đi lại trên Biển Đông từ hạ tuần tháng Năm 2017 đến nay, sau một thời gian dài bất động, rốt cuộc đã rõ nguyên nhân : Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y một kế hoạch hành động cụ thể do bộ Quốc Phòng Mỹ đưa lên nhằm thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

media

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 02/07/2017. Reuters

Breitbart News, một hãng truyền thông thân cận với Nhà Trắng, ngày 20/07/2017, đã trích dẫn một quan chức Mỹ tiết lộ rằng : Ngay từ tháng Tư vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã chuyển lên cho tổng thống Mỹ một kế hoạch nhằm đối phó với các đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, phác thảo cả một lịch trình dùng cho cả năm, điều động chiến hạm Mỹ đi vào những vùng biển quốc tế mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền một cách bất hợp pháp.

Theo hãng tin Breibart, mặc dù Hải Quân Hoa Kỳ đã thường xuyên tiến hành các «hoạt động bảo vệ tự do hàng hải» trên khắp thế giới từ nhiều thập niên trước đây, nhưng chính quyền Obama, vì tránh đụng chạm đến Trung Quốc, đã cho dừng các chiến dịch này ở Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, chỉ thực hiện một vài vụ vào năm 2016.

Quan chức Mỹ trả lời hãng Breibart tố cáo : Dưới thời tổng thống Obama, Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tới Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, nhưng các đề nghị này đã bị chận lại. Trong thời gian đó, thì Trung Quốc rốt ráo bồi đắp các rạn san hô trong tay họ ở Biển Đông, lắp đặt ngày càng nhiều thiết bị quân sự bên trên, bất chấp việc Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên các khu vực đó.

Theo nhận xét của quan chức Mỹ nói trên, với kế hoạch mới, Nhà Trắng biết trước về các chiến dịch dự trù, do đó không bị «bất ngờ» mỗi khi có đề xuất được chuyển lên, và việc bật đèn xanh sẽ nhanh chóng hơn trước đây.

Việc chấp thuận nhanh hơn sẽ cho phép các hoạt động tuần tra được thực hiện một cách «rất bình thường» và «rất thường xuyên», mang tính chất một phần của hoạt động hải quân thông thường, trái với thời Obama là mỗi chiến dịch đề xuất đều mang tính chất cá biệt, «làm một lần rồi thôi», nhằm phản ứng lại một điều gì cụ thể mà Trung Quốc đã làm, do đó bị xem xét và phê duyệt kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn để được chấp nhận.

Trong khuôn khổ kế hoạch mới được tổng thống Donald Trunp chấp thuận, Hạm Đội 7 Hoa Kỳ là nơi đề xuất chiến dịch tuần tra, đề nghị này được chuyển lên theo hàng dọc, lần lượt đi qua Hạm Đội Thái Bình Dương, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc, và sau đó đến Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

Lầu Năm Góc cũng sẽ chuyển yêu cầu qua bộ Ngoại Giao cùng lúc với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, để đảm bảo rằng chiến dịch sẽ không tác hại tới một hoạt động ngoại giao nào đó.

Theo ông Harry Kazianis, giám đốc nghiên cứu về quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu National Interest, việc tiến hành thường xuyên, đều đặn các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông là một điều tốt, để cho Trung Quốc biết rằng «Hoa Kỳ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, cũng giống như Bắc Kinh, khi họ tiến hành các hoạt động quanh đảo Guam, Hawaii hoặc gần Alaska».

Chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng được Quốc Hội Mỹ ủng hộ, thậm chí vào tháng Năm vừa qua, một nhóm thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng còn công khai bày tỏ lo ngại trước sự kiện từ tháng 10 năm ngoái đến lúc đó, Mỹ đã không làm một cuộc tuần tra nào ở Biển Đông.

Giải thích về việc tại sao trước tháng Năm, bộ Quốc Phòng Mỹ đã bác bỏ mọi đề nghị tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, quan chức Mỹ nói trên giải thích là vào thời điểm đó, bộ trưởng Mattis không muốn phê duyệt các chiến dịch riêng lẻ, mà muốn chờ có được kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch đã được thông qua, và chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông đầu tiên thời tổng thống Trump đã được tung ra ngày 24/05, với khu trục hạm USS Dewey tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh bãi Vành Khăn (Mischief) ở Trường Sa. Qua ngày 02/07, đến lượt tàu khu trục USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn tại Hoàng Sa. Đến ngày 06/07, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer đã bay tuần tra ngang không phận Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên (RFI, 07/07/2017)

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới. Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.

lam1

Cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục nối liền thành phố Bắc Triều Tiên Sinuiju và Đan Đông Trung Quốc. Ảnh ngày 05/07/2017. NICOLAS ASFOURI / AFP

Kang Hun, 19 tuổi, ngồi vào bàn ăn với cha mẹ. Người cha nói với giọng trịnh trọng, đầy tự hào : "Chúng ta đã vượt được một chặng đường dài". Đi ăn ở nhà hàng ở thủ đô, với sự tự do vừa có được và thưởng thức các món ăn – đó là niềm vui sướng tuyệt vời của gia đình Bắc Triều Tiên này, đang tị nạn tại Hàn Quốc.

Hai năm rưỡi sau khi đào thoát, câu chuyện được họ kể lại bên bàn ăn. Anh thanh niên Hun nhanh nhẹn xơi món mì lạnh, rồi lại "tấn công" vào dĩa hoành thánh. Chàng trai gốc gác ở Hyesan, cực bắc Triều Tiên kể lại : "Chúng tôi vượt qua biên giới tháng 12/2014. Mẹ tôi làm nhân viên phục vụ một nhà hàng bên Trung Quốc ( Bình Nhưỡng cho phép điều này). Bà giúp cha tôi và tôi sang đó nhờ một người môi giới vượt biên. Ngạc nhiên đầu tiên đối với tôi khi đặt chân lên đất Trung Quốc là nước nóng – chúng tôi không hề có được tại Bắc Triều Tiên. Và đường sá nữa, tại thành phố tôi sinh sống (có khoảng 192.000 dân năm 2008), chỉ có duy nhất một tên đường !"

Đối với gia đình họ Kang, năm này qua năm nọ họ càng cảm thấy nhất thiết phải chạy trốn chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Nhưng mong ước được sống khấm khá hơn bên ngoài đất nước khép kín mới là ngòi nổ. "Cha tôi đã quá chán khi không có quyền được hạnh phúc. Khi xem một bộ phim Hàn Quốc, ông nói với chúng tôi, ở Hàn Quốc, khi làm việc thì mình có thể có xe hơi riêng".

Các bộ phim truyền hình nhiều tập cùng với nhạc pop Hàn Quốc trong những năm gần đây thực sự làm người dân phương bắc tỉnh thức. Được lén nhập vào, đôi khi được các máy bay không người lái thả xuống, các bộ phim và chương trình ca nhạc được tải qua các USB đã đóng góp vào việc giúp cho những người dân Bắc Triều Tiên bị bưng bít phần nào thấy được thế giới bên ngoài là như thế nào. Một loại kho tàng Alibaba theo kiểu Hàn Quốc. Họ xem những văn hóa phẩm này qua notel, một loại đầu đọc sản xuất tại Trung Quốc. Chàng thanh niên nhìn nhận : "Tôi có được là nhờ bạn bè. Nhưng nếu bị phát hiện, chúng tôi sẽ bị bỏ tù".

Để bỏ trốn khỏi địa ngục và sống với "giấc mơ Hàn Quốc", việc đến được Trung Quốc – đồng minh của Bình Nhưỡng – là giai đoạn đầu tiên mà gia đình họ Kang đã may mắn lọt qua. Hun nhớ lại : "Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có".

Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. "Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. Một lần nữa cả nhà phải ráng tìm ra một người môi giới khác để lại vượt biên". Họ thật là may mắn, vì chỉ có 10% số người tị nạn bị câu lưu tại Trung Quốc là trốn thoát được. Hun kể tiếp : "Từ Việt Nam, chúng tôi sang Lào và vào đại sứ quán Hàn Quốc xin tị nạn".

Cũng như gia đình họ Kang, khoảng 30.000 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc (29.464 người vào tháng 9/2016, trong đó có 40% trẻ em và thanh niên, theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc). Nhưng có cùng chủng tộc và nói gần như cùng một ngôn ngữ vẫn chưa đủ để hội nhập – tại Hàn Quốc, người ta sử dụng nhiều từ tiếng Anh mà người Bắc Triều Tiên chưa từng nghe thấy trong đời. Sống ở Hàn Quốc đối với họ, là từ thế kỷ 19 nhảy thẳng sang thế kỷ 21. Một bước "đại nhảy vọt" mà những người đào thoát vẫn mơ tưởng, nhưng họ không làm chủ được cả kỹ năng sống lẫn đặc thù văn hóa.

Để học cách "sống sót", những người đào tị được tiếp đón trong một "trại cải tạo" được giữ an ninh hết sức nghiêm ngặt, trong vòng 12 tuần lễ, sau khi được cơ quan tình báo phỏng vấn để biết chắc họ không phải là gián điệp.

Tại trung tâm Hanawon do chính quyền quản lý từ năm 1999, nằm cách Seoul một giờ xe chạy, những người tị nạn được trợ giúp về tâm lý và học hỏi cách vận hành của một xã hội tiêu thụ, như việc mua quần áo hoặc cách sử dụng các máy bán hàng tự động. Tiếp theo là những buổi học về lịch sử Triều Tiên, những khám phá về nhân quyền và dân chủ. Một kiểu "tái lập trình" cần thiết cho cuộc sống mới.

Hun nhớ lại : "Trong nhà trường Bắc Triều Tiên, người ta dạy chúng tôi là Kim Jong-un lúc mới 11 tuổi đã tự điều khiển được xe tăng, và tự khám phá cách lập chương trình bắn pháo hoa ! Tôi nghi rằng đó là giả dối, nhưng chỉ cần nói ra ngoài miệng là đủ để ăn một trận đòn đích đáng, cho dù là con nít".

Sau ba tháng "thanh lọc" tại Hanawon, những người tị nạn hòa nhập vào đời sống Hàn Quốc. Họ được cho nhập quốc tịch, và được chính phủ trợ cấp từ 10 đến 28 triệu won (7.700 đến 21.000 euro), và 320.000 won (khoảng 250 euro) mỗi tháng trong vòng 5 năm. Một số được các tổ chức phi chính phủ đỡ đầu, giúp đối mặt với cuộc sống mới và một giai đoạn chuyển đổi thường là khó khăn, vất vả.

Young Ja-kim, tổng giám đốc Liên minh công dân vì nhân quyền tại Bắc Triều Tiên (NKHR), chuyên giúp đỡ những người tị nạn từ lúc vượt biên giới cho đến khi hội nhập được vào Hàn Quốc, giải thích : "Một trong những khó khăn lớn nhất cho việc hội nhập đối với thanh niên và người lớn là sự phân biệt đối xử, chẳng hạn họ thường bị nhìn chòng chọc vào mặt trên các phương tiện giao thông công cộng".

Giờ đây, Hun đã thành công trong việc được coi gần như là người tại chỗ. Trong bộ đồng phục học sinh trung học, anh cho biết : "Tôi phải mất đến hai năm để nói được giọng miền nam. Nhà trường đã giúp tôi rất nhiều". Những người nào không "nhập vai" được đành phải đóng giả làm Joseonjok, tức kiều dân Triều Tiên sống tại Trung Quốc, để khỏi bị phân biệt đối xử.

Yuna Chu, thành viên đội ngũ giảng dạy của NKHR giải thích : "Người Hàn Quốc khó phân biệt được giữa chế độ Bắc Triều Tiên với người dân, và càng tỏ ra thù địch hơn mỗi lần Bình Nhưỡng cho bắn hỏa tiễn". Mẹ ruột của Hun thường xuyên khóc khi đi làm về, vì bị các đồng nghiệp là nhân viên chạy bàn cáo buộc "lấy cắp" thức ăn mà khách bỏ lại, trong khi họ cũng làm y như vậy. Nếu không thù ghét, thì người Hàn Quốc cũng tỏ ra dửng dưng, hay không quan tâm đến mục tiêu thống nhất đất nước, nhất là thế hệ trẻ.

Dean Ouellette, giám đốc đối ngoại của trường đại học Kyungnam ghi nhận : "Việc giới trẻ không quan tâm đến quan hệ liên Triều là rất rõ. Đó là một trong những thách thức chính của chính phủ Moon Jae In". Chỉ có truyền hình thực tế và một số chương trình được theo dõi nhiều như "Now On My Way to Meet You" hay "Good Life" là đóng góp được vào việc phổ biến số phận người tị nạn, giúp họ không còn là đối tượng hiếu kỳ.

Kang Hun thì không cảm thấy bị kỳ thị, dù vậy anh cũng thích chơi với các bạn Bắc Triều Tiên hơn. Yuna Chu nói : "Rào cản văn hóa rất quan trọng. Họ không có những sở thích chung, và khó thể tham gia thảo luận". Hiệp hội tổ chức các kỳ thực tập để cố lấp đầy khoảng cách văn hóa này.

Các thanh niên tị nạn được miễn thi vào đại học, chính quyền dành cho họ những chỗ trong các trường danh giá nhất Seoul. Nhưng tỉ lệ sinh viên bỏ học cao, cũng như những ca trầm cảm. Tỉ lệ tự tử khá cao trong số những người tị nạn : cứ bảy ca tử vong thì có một trường hợp tự sát.

Young Ja-kim nói : "Những người tị nạn trẻ tuổi thường bị đa chấn thương. Họ sống trong một xã hội mà mỗi người buộc lòng phải che giấu cảm xúc thật, nhưng những xúc cảm ấy lại trỗi dậy ở đây, đôi khi trở thành ung thư hay thái độ bất thường. Một số từng chứng kiến những vụ hành quyết công khai, số khác phải bán dâm trong các trại cải tạo, nhưng họ không nói ra. Nhiều người bị kích động khi nghe tiếng còi hụ, vì tại Trung Quốc, họ phải chạy trốn công an truy lùng. Chúng tôi gặp trường hợp một thanh niên khẳng định muốn giết tất cả mọi người khi cảm thấy bị stress, và biết được rằng anh này đã bị một người lính Việt Nam chĩa súng vào người trong lúc chạy trốn".

Việc chăm sóc những người này rất tế nhị. Bà Young nhìn nhận : "Họ sợ bị coi là người mắc bệnh tâm thần, và nếu nhập viện họ sẽ bị mất đi nguồn thu nhập ít ỏi, không thể gởi tiền về cho thân nhân còn ở Bắc Triều Tiên".

Hun để lại bạn bè và ông bà ở bên ấy, vì "quá già không thể đi xa". Về mặt chính thức thì Bình Nhưỡng coi anh và gia đình đang ở Trung Quốc – một điều tạm chấp nhận được đối với chế độ, còn nếu biết anh ở Hàn Quốc thì sẽ không nương tay. Hai năm rưỡi sau khi đến Seoul, anh công khai chỉ trích Kim Jong-un, nhưng cũng không giấu giếm sự ngờ vực đối với quy trình dân chủ. "Tôi luôn ngạc nhiên trước thói quen biểu tình ở đây. Tôi cảm thấy những người biểu tình thiếu tôn trọng lực lượng an ninh. Nếu là ở Bắc Triều Tiên, thì họ đã bị bắn hạ tại chỗ".

Người thanh niên cũng chẳng hoan nghênh chủ trương cởi mở với Bắc Triều Tiên của tân tổng thống Moon Jae In. Nhưng anh rất muốn được nhận vào trung tâm quốc gia dành cho các nhà ngoại giao ở Seoul, như một cách cảm ơn vị đại sứ Hàn Quốc đã giúp anh đào thoát. Hun mỉm cười : "Ông ấy hứa rằng nếu tôi trở thành một nhà ngoại giao, ông sẽ mời tôi ăn tối".

Thụy My

******************

Trung Quốc : Bị tù bốn năm rưỡi vì viết hồi ký về Thiên An Môn (RFI, 07/07/2017)

Một nhà tranh đấu Trung Quốc hôm 07/07/2017 bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vì những bài viết nói về vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc.

lam2

Ông Lưu Thiếu Minh (Liu Shaoming).@amnesty international

Ông Lưu Thiếu Minh (Liu Shaoming), nguyên là công nhân nhà máy, bị bắt giam từ tháng 05/2015 sau khi viết hồi ký kể về những trải nghiệm của mình trong các cuộc biểu tình Thiên An Môn, trên một trang web thông tin tiếng Hoa đặt tại Mỹ. Hôm nay ông bị tòa án Quảng Đông kết án bốn năm rưỡi tù giam.

Luật sư của ông là Ngô Khôi Minh (Wu Kuiming) nói với AFP : "Ông Lưu Thiếu Minh bị cáo buộc tội "xúi giục nổi dậy". Bằng cớ được trưng ra là những bài đăng trên mạng mà ông đã viết ra để nhắc nhở đến sự kiện Thiên An Môn". Được biết nhà hoạt động này sẽ kháng cáo.

Bắc Kinh luôn muốn bóp nghẹt mọi cuộc tranh luận về vụ thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thường xuyên quản thúc hoặc bỏ tù các nhà đấu tranh.

Phong trào dân chủ do giới sinh viên khởi xướng năm 1989 với mục tiêu chống tham nhũng và đòi hỏi mở rộng các quyền dân chủ, đã kéo dài suốt một tháng rưỡi trên quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền Trung Quốc huy động quân đội dùng vũ lực để đàn áp dã man người biểu tình, làm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, ông Lưu Thiếu Minh đã đến thủ đô Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình.

Ông William Nee, nhà nghiên cứu thuộc Amnesty International nhận định : "Đó là một tù nhân lương tâm, cần phải được trả tự do ngay lập tức. Việc ông Lưu Thiếu Minh thực hiện quyền tự do ngôn luận theo pháp luật lại là cáo buộc duy nhất đối với ông".

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc mời bác sĩ nước ngoài đến chữa trị cho Lưu Hiểu Ba (RFI, 05/07/2017)

Dưới sức ép của quốc tế, Trung Quốc vào hôm 05/07/2017 đã lên tiếng mời các bác sĩ ngoại quốc đến Trung Quốc để chăm sóc cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiao Bo), giải Nobel Hòa Bình, vừa được cho ra khỏi tù vì bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.

luu1

Biểu tình đòi trả tự do hoàn toàn cho nhà văn Lưu Hiểu Ba trước cơ quan đại diện Hoa Lục tại Hồng Kông, 05/07/2017. Ảnh : Anthony WALLACE / AFP

Trong một thông báo, thành phố Thẩm Dương ở miền đông bắc Trung Quốc, cho biết là bệnh viện thành phố, nơi nhà ly khai được đưa vào để trị bệnh sau khi ra tù, "đã quyết định mời các chuyên gia về ung thư gan nổi tiếng nhất thế giới, của Mỹ, Đức và các nước khác, đến Trung Quốc" để chẩn đoán cho ông Lưu Hiểu Ba. Chính quyền Thẩm Dương còn xác định rằng lời mời được đưa ra "theo yêu cầu của gia đình ông Lưu Hiểu Ba".

Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, các bác sĩ nước ngoài được khuyến khích làm việc cùng với các đối tác Trung Quốc, nhưng chính quyền trước mắt không cho biết là có những ai đã được mời, hay đã nhận lời mời đến Trung Quốc.

Bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 về tội "phản nghịch", ông Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, vừa được ra tù sau khi bị chẩn đoán ung thư gan ở giai đoạn cuối hồi tháng Năm vừa qua.

Kể từ khi thông tin về bệnh tình của ông được loan báo, một số nước phương Tây - trong đó có Hoa Kỳ, Pháp và Đức - cùng với nhiều tổ chức phi chính phủ và thân nhân nhà bất đồng chính kiến ​​đã tuyên bố tại Bắc Kinh rằng giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba phải được phép ra nước ngoài để điều trị.

Việc mời các bác sĩ nước ngoài trùng hợp với chuyến công du nước Đức của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 vào ngày thứ Sáu tới đây tại Hambourg.

Cùng với Washington và Paris, Berlin hôm thứ Hai đã bày tỏ "hy vọng rằng ông Lưu Hiểu Ba sẽ nhận được tất cả sự hỗ trợ y tế cần thiết". Đức đồng thời cho rằng một "giải pháp nhân đạo" cho trường hợp này "phải là ưu tiên số một".

Patrick Poon, một nhà nghiên cứu làm việc cho tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho rằng khi đề nghị mời bác sĩ nước ngoài đến Trung Quốc chữa trị cho ông Lưu Hiểu Ba, chính quyền Trung Quốc như muốn giải tỏa áp lực quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Poon, bản thân ông Lưu Hiểu Ba và vợ ông đã cho biết rõ rằng mục tiêu của họ là phải rời khỏi Trung Quốc để được chữa bệnh ở nước ngoài.

Trọng Nghĩa

*******************

Đức hối thúc Trung Quốc cho Lưu Hiểu Ba đi nước ngoài chữa bệnh (VOA, 04/07/2017)

Đức hôm th Hai hi thúc Trung Quc cho phép ông Lưu Hiu Ba được đi nước ngoài đ cha bnh ung thư giai đon cui, nhc li nhng li kêu gi tương t t Liên Hiệp Châu Âu và M.

tq3

Hình ảnh xut hin trên mng vào cui tun trước cho thy ông Lưu Hiu Ba dường như đang trong tình trng n đnh.

Trung Quốc nói rng nhà bt đng chính kiến này b bnh quá nng không ri khi đt nước được, nhưng hôm th Hai bn ca ông Lưu và nhà bt đng chính kiến H Gia nói mt đon video xut hin trên YouTube vào cui tun trước cho thy ông Lưu dường như đang trong tình trng n đnh.

"Chúng tôi hoan nghênh việc ông Lưu Hiu Ba được phóng thích đ được điu tr y tế", phát ngôn viên Chính ph Đc Steffen Seibert nói, lưu ý v tin tc cho biết có nhng yêu cu đ hai v chng ông Lưu được đi nước ngoài. "Chính ph tin rng trong tình thế khó khăn như vy, mt gii pháp nhân đo cho ông Lưu Hiu Ba nên là ưu tiên hàng đu".

Ông Lưu là nhà thơ và nhà hot đng nhân quyn, b bt sau khi viết Hiến chương 08, mt tuyên ngôn kêu gi ci cách dân ch ti Trung Quc. Ông được trao gii Nobel Hòa bình vào năm 2010 cho chiến dch đu tranh của ông vì dân ch và nhân quyn.

Có được thông tin đáng tin cy, đc lp v tình trng ca ông Lưu và mong mun đi nước ngoài ca ông là điu khó khăn, vì ông và v, Lưu Hà, đã b chính quyn cô lp nên bn bè và gii truyn thông không th tiếp cn.

Dù hai vợ chng chưa công khai bày t ý mun ra nước ngoài, bn bè ca h tin rng h mun đi, da trên nhng điu mà trước đây bà Lưu Hà đã cho bn bè ca bà biết.

Ông Lưu đã b kết án 11 năm tù v ti "kích đng lt đ quyn hành nhà nước". Lut này thường b nhà chc trách Trung Quc s dng đ làm im tiếng nhng nhà bt đng chính kiến.

Published in Quốc tế

Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng Châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả Châu Âu.

chinoise1

Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế gây lo ngại. Trong ảnh, tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981, hoạt động hồi đầu năm 2014, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh chụp màn hình thanhnien.com

Trong bài viết "Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ?" (Que faire de la puissance navale chinoise ?), đăng ngày 03/07/2017, nhà chính trị học Pháp Mathieu Duchatel (1), nhấn mạnh đến mối đe dọa lớn về dài hạn mà Châu Âu cần phải đối mặt. Đó là ỷ vào sức mạnh hải quân và hàng hải, Trung Quốc có thể "trực tiếp thách thức hơn nữa" hệ thống luật pháp quốc tế về biển. Tăng cường hợp tác hải quân với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực cách tân công nghệ hàng hải, được tác giả đề xuất như các biện pháp để hóa giải mối đe dọa này. RFI giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel.

Ỷ sức mạnh, thách thức luật pháp quốc tế

Nhà chính trị học Mathieu Duchatel nhấn mạnh "kịch bản tồi tệ nhất đối với Châu Âu" là một nước Trung Hoa ngày càng dựa vào sức mạnh hải quân bất chấp luật pháp quốc tế về biển, không cần chú ý đến hợp tác quốc tế. Điều này đặc biệt thấy rõ với phán quyết của một tòa án quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, đưa ra hồi tháng 7/2016. Vụ kiện được coi là một thắng lợi của Manila được đông đảo các nước trên thế giới ủng hộ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của European Council on Foreign Relations lưu ý, thay vì coi phán quyết này là "một yếu tố quan trọng" bảo đảm sự ổn định quốc tế, thì Bắc Kinh lại ngày càng có xu hướng coi luật pháp quốc tế về biển như là "một công cụ thống trị của phương Tây". "Việc Trung Quốc quyết định không công nhận phán quyết của tòa để lại một tình thế nguyên trạng gây khó xử cho tất cả các bên".

Nhà chính trị học giải thích : Thái độ của Trung Quốc phơi bày sự "rạn nứt quốc tế" (clivage international) trong việc giải thích công ước Montego Bay, tức Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Seas). Tác giả khẳng định là lờ đi mối rạn nứt này không phải là giải pháp, bởi vấn đề không những sẽ trở lại, mà có thể còn trở nên "nghiêm trọng hơn", với "những thách thức trực tiếp hơn của Bắc Kinh đối với luật pháp quốc tế về biển".

Châu Âu đã chứng kiến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa tại Trường Sa, Biển Đông, kể từ năm 2015, nguy cơ đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và liên quân Mỹ-Nhật. Trong tình hình này, nhận xét có thể rút ra là trong hiện tại Châu Âu rất khó mang lại "một ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề an ninh hàng hải Châu Á".

Tàu sân bay – bề nổi của tham vọng Trung Quốc

Hậu thuẫn cho thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là sức mạnh hải quân mà nước này đang có kế hoạch phát triển, trước hết là các tàu sân bay. Theo nhà chính trị học Pháp, Châu Âu không nên "giả đò ngạc nhiên", trong năm năm nữa, khi một trong các tàu sân bay của quân đội Trung Quốc thả neo tại Djibouti (Đông Phi), nơi Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.

Trong hiện tại, rất ít có khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc không kích tại vùng Vịnh hay miền đông Châu Phi. Tuy nhiên, điều này không phải là không thể, nếu một quốc gia yêu cầu Trung Quốc can thiệp để giành lại một phần lãnh thổ, như kiểu chính quyền Syria cầu viện Nga, hay việc tham gia vào một chiến dịch của liên quân quốc tế, được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm. Việc sở hữu tàu sân bay cho phép Trung Quốc dễ dàng thực hiện mục tiêu này.

Tàu sân bay vừa được dùng để giành ưu thế trong chiến tranh trên biển, cũng như là điểm tựa cho sức mạnh không quân, nhưng đồng thời cũng là một vũ khí răn đe, và phương tiện gây áp lực về ngoại giao. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc coi tàu sân bay là "phương tiện gần nhất với binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu), cho phép khuất phục đối phương mà không cần chiến tranh". Cụ thể là, Bắc Kinh có thể tổ chức rầm rộ một cuộc sơ tán thường dân Trung Quốc khỏi một khu vực nguy hiểm tại một quốc gia khác, với sự hỗ trợ của một nhóm tàu chiến, với tàu sân bay làm trụ cột.

Theo nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel, kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã công khai nói đến "các chiến dịch quân sự không phải là chiến tranh", nhằm phục vụ cho "các lợi ích ở nước ngoài" của Trung Quốc, trong đó có việc bảo vệ kiều dân và đầu tư Trung Quốc.

Hải quân : Trọng tâm trong chiến lược toàn cầu

Ông Mathieu Duchatel nhấn mạnh là các tàu sân bay chỉ là bề nổi của sức mạnh hải quân mà Trung Quốc đang phát triển. Truyền thông Trung Quốc coi đây là biểu tượng của uy lực. Tuy nhiên, đây chỉ một phần "không đáng kể" trong các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc cho ngành đóng tàu và các khoa học và công nghệ về biển.

Năm 2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng Sản, Bắc Kinh chính thức đưa việc phát triển "sức mạnh hải quân qui mô lớn" vào hàng các mục tiêu chiến lược quốc gia. Trong Đại hội thứ 19, mùa thu năm nay, chắc chắn mục tiêu này sẽ được tái khẳng định. Hải quân sẽ tiếp tục được coi như một "phương tiện chính" để bảo đảm an ninh cho "giai đoạn toàn cầu kinh tế mới" của Trung Quốc, với đặc điểm là đầu tư mạnh ra nước ngoài.

Chiến lược quân sự chính thức của Trung Quốc được công bố năm 2015 coi các đại dương như lĩnh vực trọng yếu về an ninh, cũng như không gian và tin học. Chiến lược này đưa ra khái niệm "bảo vệ các vùng biển xa" (open seas protection), phối hợp với "phòng ngự biển gần" (offshore defense), vốn là trục chính trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh cho đến lúc đó.

Nhà chính trị học Pháp đặt ra một loạt câu hỏi về chiến lược quân sự của Trung Quốc trong tương lai, mà Châu Âu cần hiểu rõ. Bắc Kinh sẽ ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự trên biển hay trên bộ ? Chiến lược "biển xa" liệu có trở thành "chủ trương chính" của hải quân Trung Quốc ? Liệu Trung Quốc sẽ ưu tiên tàu ngầm nguyên tử trong hệ thống răn đe hạt nhân nói chung ? Phải chăng mục tiêu bảo vệ Con đường Tơ lựa trên biển sẽ quyết định đường hướng phát triển của hải quân Trung Quốc ? Và đặc biệt là vấn đề mối liên hệ giữa chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc và các căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.

***

Để hóa giải những thách thức của Trung Quốc, nhà chính trị học Mathieu Duchatel ủng hộ việc Liên Hiệp Châu Âu gia tăng các hợp tác về hải quân với Bắc Kinh. Hiện tại các hợp tác mới chỉ giới hạn trong một số cuộc diễn tập chống hải tặc quy mô nhỏ tại vùng vịnh Aden, hay việc hộ tống các đoàn tàu biển của Chương Trình Lương Thực Liên Hiệp Quốc tới Somalia. Theo tác giả, Bruxelles hiện đã có kế hoạch nâng cấp các hợp tác.

Bên cạnh việc hợp tác hải quân, công nghệ đóng tàu và hàng hải nói chung của Trung Quốc cũng là "một thách thức kinh tế" đối với Châu Âu. Công nghệ hàng hải là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên của chương trình "Made in China 2025", nhằm đưa Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực then chốt.

Tác giả cảnh báo là trong hiện tại, nhiều người vẫn còn "khinh rẻ" trình độ công nghệ của Trung Quốc, nhưng về dài hạn Châu Âu rất có thể sẽ phải cạnh tranh với Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực như xuất khẩu tàu chiến, tàu du lịch hạng sang, công nghệ thăm dò, khai thác đáy biển. Các tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này buộc Châu Âu phải có các chính sách hỗ trợ "cạnh tranh công nghiệp" một cách thích đáng.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 05/07/2017

Published in Diễn đàn

Ngoại giao phục vụ cho lợi ích dân tộc là điều dễ hiểu, nhưng đừng để lợi ích dân tộc mình lấn lướt lợi ích của các dân tộc, quốc gia khác.

Ngày 3/7, báo Financial Times bản chữ Hán đăng bài phân tích về chính sách ngoại giao Trung Quốc của nhà nghiên cứu độc lập Đặng Duật Văn, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Học tập, thuộc Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài viết gây chú ý với tiêu đề "9 vấn đề phản tư về nền ngoại giao Trung Quốc". Financial Times tóm lược nội dung bài viết này như sau :

Ngoại giao Trung Quốc khiến người khác sợ chứ không nể. Muốn thay đổi hiện trạng này, cần phải sửa đổi một cách có hệ thống, từ tư tưởng cho đến thực tiễn ngoại giao [1].

Nhận thấy rằng đây là một bài phân tích về nền ngoại giao Trung Quốc từ chính một nhà nghiên cứu độc lập Trung Quốc, chúng tôi xin giới thiệu ở đây và sẽ có đôi lời bình luận phía dưới.

Vì bài viết khá dài, chúng tôi dẫn lại nguyên văn một số nội dung có liên quan đến cấu trúc an ninh khu vực Đông Á, Biển Đông và lược dịch hoặc bỏ qua các nội dung khác ít liên quan.

Ông Đặng Duật Văn viết :

"Ngoại giao căn bản được quyết định bởi thực lực. Nhưng điều này không có nghĩa là, cứ có thực lực thì có thể làm tốt công tác ngoại giao.

Ở đây còn vấn đề phải vận dụng thực lực như thế nào, nó liên quan đến tư tưởng, chiến lược và sách lược ngoại giao.

Những năm gần đây cùng với sự gia tăng sức mạnh quốc gia, phong cách ngoại giao Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi, từ chỗ tương đối bảo thủ trước đây, trở nên tích cực và tiến bộ.

tq1

Ông Đặng Duật Văn, ảnh : Nhân Dân nhật báo.

Tuy nhiên sự tích cực và tiến bộ ấy lại chưa mang đến những hiệu quả rõ rệt như mong muốn ban đầu. Ngược lại, ở mức độ nào đó nó làm cho môi trường tổng thể của Trung Quốc trở nên xấu đi.

Điều này xuất phát từ nguyên nhân thế giới bên ngoài chưa thể thích nghi với sự gia tăng thực lực của Trung Quốc, nhưng phần lớn là do bản thân Trung Quốc gây ra.

Nói một cách đơn giản, ấn tượng mà nền ngoại giao Trung Quốc tạo ra với người khác là sợ chứ không nể.

Khiến người khác sợ rất dễ, vì thực lực của anh hiển bày ra đó, người ta tự nhiên sẽ sợ anh, như trẻ con sợ người lớn. 

Đó là một phản ứng tự nhiên nảy sinh bởi thực lực quốc gia.

Nhưng đồng thời với nỗi sợ, việc để người khác nể anh, tôn trọng anh hay ngưỡng mộ anh là việc rất khó.

Mỹ là bá chủ toàn cầu. Nói một cách tương đối, nước Mỹ đã xử lý rất tốt mối quan hệ giữa "sợ và nể", khiến cả thế giới vừa sợ vừa nể họ.

Ngoại giao Trung Quốc muốn đạt đến cấp độ này, cần phải có sự thay đổi một cách hệ thống từ tư tưởng cho đến thực tiễn, đặc biệt là điều chỉnh căn bản 9 vấn đề dưới đây :

1. Thay đổi tư duy và tâm lý đối đầu trong ngoại giao với Hoa Kỳ, "nắn thẳng" quan hệ Trung - Mỹ

Quan hệ Trung - Mỹ nếu không phải là mối quan hệ quan trọng nhất trong thế giới hiện nay, thì cũng là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất.

Nhưng tầm quan trọng của nó khác nhau đối với mỗi bên. Trung Quốc cần Hoa Kỳ nhiều hơn là Mỹ cần Trung Quốc.

Do đó khi gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình mới nói rằng :

Trung Quốc và Hoa Kỳ có hàng ngàn lý do để phát triển quan hệ, không có lý do nào để phá hỏng mối quan hệ này.

Tiếc rằng trong chính sách với Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn luôn luôn xa rời tuyên bố ấy, xử lý quan hệ với nước Mỹ bằng tư duy và tâm thái đối đầu, đặc biệt là trong một số vấn đề mang tính nhạy cảm.

Là một siêu cường toàn cầu, việc Mỹ cảnh giác với bất kỳ hành động nào có thể thách thức địa vị này của Mỹ là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Trung Quốc là một nước lớn đang lên và khác hẳn với chế độ xã hội Mỹ.

Khách quan mà nói, Bắc Kinh dễ bị Washington xem là đối tượng thách thức mình, nhưng bản thân Trung Quốc tuyệt đối không nên có ý đồ thách thức quyền bá chủ của Mỹ.

Vì một khi đã có ý đồ này, thì ngay trong tư duy và hành động sẽ xuất hiện xu hướng, cứ cái gì liên quan đến Mỹ là chống lại.

Điều này không có nghĩa là Trung Quốc chỉ biết bám vào nước Mỹ.

Cái gì là lợi ích quốc gia của mình, đương nhiên Trung Quốc phải giữ, cái gì cần nói "không" thì phải nói "không".

Tuy nhiên Trung Quốc phải thể hiện một cách có lý, có tình, có kiềm chế, phù hợp với chuẩn mực của luật pháp và thông lệ quốc tế.

Đồng thời, lúc nào không nên nhấn mạnh thì chớ nhấn mạnh, phải biết thỏa hiệp và nhượng bộ.

Một nền ngoại giao chỉ thích "giễu võ dương oai" rốt ruộc chỉ mang lại tai hại cho chính mình, chứ không có lợi ích gì.

Đó không chỉ nên là một sự vận dụng sách lược khi thực lực quốc gia chưa mạnh, không đối đầu với Mỹ cần trở thành chiến lược quốc gia và duy trì dài hạn.

Cho dù khi đã có đủ thực lực, Trung Quốc cũng chớ nên có ý đồ thách thức và thay đổi trật tự toàn cầu do Mỹ bảo trợ hiện nay.

Trong quan hệ ngoại giao với Mỹ, làm sao để hợp tác lớn hơn đấu tranh, làm tốt những gì "anh hai" có thể làm, giả sử Trung Quốc là "anh hai" (còn Mỹ là "anh cả").

Chỉ khi nào có một chiến lược rõ ràng, thì khi đó Trung Quốc mới không bị mất phương hướng trong xử lý các vấn đề cụ thể.

Đây là điểm đầu tiên nền ngoại giao Trung Quốc cần phản tư và sửa đổi một cách có hệ thống.

2. Thay đổi chính sách ngoại giao thù Nhật, ghét Hàn thành hòa với Nhật Bản và hữu nghị với Hàn Quốc

Cục diện Trung - Nhật cùng cường thịnh chưa từng xuất hiện ở Đông Á. Điều này khiến cho hai bên không thể thích ứng với đối phương.

Với Trung Quốc mà nói, vì các nguyên nhân lịch sử và thực tiễn, hơn 10 năm qua, chính sách ngoại giao của Trung Quốc với Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tâm lý thù Nhật và nói xấu Nhật.

Trước thái độ thiếu thành thật của Nhật Bản trong vấn đề lịch sử xâm lược, hay trong cách xử lý tranh chấp Điếu Ngư / Senkaku, đương nhiên Trung Quốc phải phê phán và bác bỏ.

Tuy nhiên đừng để vấn đề lịch sử biến quan hệ ngoại giao Trung - Nhật thành con tin, ảnh hưởng đến đại cục quan hệ song phương.

Càng không nên thực hiện chính sách sai lầm thù Nhật ngay cả trong giáo dục. 

Trong việc xử lý tranh chấp Điếu Ngư / Senkaku cũng thế, cần thực hiện theo tư duy hai trục, tức là rút nó ra xử lý độc lập, không để nó lái quan hệ song phương và ảnh hưởng đến những lĩnh vực hợp tác khác.

Quan hệ Trung - Nhật nên lấy hòa làm chủ, chứ không phải gia tăng thù hận nhau.

So với Nhật Bản, Trung Quốc càng cần xây dựng quan hệ đối ngoại tốt với Hàn Quốc.

Vấn đề Hàn Quốc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ hiện nay đang đẩy quan hệ Trung - Hàn lao dốc. Thực trạng bất thường này cần được thay đổi.

THAAD tuy có hại đối với Trung Quốc, nhưng cái hại này nếu đem so với đại cục quan hệ Trung - Hàn và lợi ích tổng thể của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên lẫn khu vực Đông Bắc Á, nó vẫn xếp thứ hai.

Do đó không nên để THAAD ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Trung - Hàn.

Bắc Kinh có thể phản đối THAAD, nhưng không nên sử dụng các thủ đoạn kinh tế, đặc biệt là tránh cổ súy chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dùng quần chúng cực đoan để trừng phạt Hàn Quốc.

Làm như vậy chỉ khiến Trung Quốc mất láng giềng.

Bắc Kinh nên tiếp tục chính sách hữu hảo với Seoul như trước khi có THAAD, làm sâu sắc hợp tác kinh tế thương mại, giao lưu nhân văn và quân sự an ninh song phương.

3. Thay đổi thái độ dung túng Triều Tiên, tăng cường chế tài trừng phạt

Ngược với quan hệ hữu nghị hợp tác với Hàn Quốc, Trung Quốc nên sử dụng các biện pháp chế tài trừng phạt nghiêm khắc với Triều Tiên, buộc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Vài năm qua, thái độ và chính sách của Trung Quốc với Triều Tiên đã dần thoát khỏi sự thống trị bởi ý thức hệ và tình hữu nghị vốn đã hư hoại, dần trở nên thiết thực hơn, nhưng vẫn chưa thay đổi triệt để.

Chính sách ngoại giao với Triều Tiên chưa hoàn toàn xuất phát từ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố ý thức hệ và địa chính trị còn rơi rớt.

Thái độ dung túng của Trung Quốc với Triều Tiên biểu hiện ở chỗ, vì lo Triều Tiên nội loạn hoặc sụp đổ mà còn ngần ngại, thậm chí chống lưng cho Bình Nhưỡng trong việc thực hiện các chế tài đối với Triều Tiên.

Chỉ nên chống đỡ cho Triều Tiên ở một mức độ nhất định.

Nhưng vấn đề là chính quyền Triều Tiên không phải một chính quyền tai tiếng thông thường, mà hơn thế, thực tế chứng minh rằng, sự giúp đỡ và chống lưng của Trung Quốc mấy chục năm qua vừa chẳng giúp Triều Tiên thay đổi tốt lên, mà còn làm tổn hại lợi ích Trung Quốc.

Trung Quốc đã trở nên vô cùng bị động.

Chính sách này căn bản không có hy vọng thay đổi, cải thiện, mà chỉ có cách không ngừng tăng áp lực mới có thể buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, cải thiện đời sống và hiện thực nhân quyền tại quốc gia này.

4. Không nên quá gần Moscow

Trong lịch sử Trung Quốc cận hiện đại, có hai quốc gia ảnh hưởng lớn nhất đến Trung Quốc, một là Mỹ và hai là Nga.

So với ảnh hưởng tích cực của Mỹ đối với Trung Quốc, thì ảnh hưởng của Nga mang màu sắc tiêu cực nhiều hơn.

Bắt đầu từ thế kỷ này, do cùng chung nhu cầu chống Mỹ, Trung - Nga nhanh chóng xích lại gần nhau.

Nhất là mấy chục năm gần đây, hai nước ngày một gần gũi và hình thành mối quan hệ "chuẩn đồng minh".

Trung - Nga "ôm lấy nhau" chỉ được xem là sự vận dụng sách lược cùng chống lại Mỹ.

Nhưng với Trung Quốc mà nói, chớ nên coi đó là chiến lược, biến quan hệ Nga - Trung thành đồng minh hay "chuẩn đồng minh" để cùng chống Mỹ.

Ở đây không bàn đến vấn đề lịch sử, chỉ suy xét từ thực tiễn cũng có thể thấy rằng, cái Trung Quốc được nhiều hơn cái Trung Quốc mất trong quan hệ Trung - Nga, nếu duy trì "cái ôm ấm áp" hiện nay.

Lợi ích chung Trung - Nga thua xa lợi ích chung Trung - Mỹ.

Do đó, Trung Quốc cần ý thức rằng, kết thành đồng minh chiến lược với Nga là lợi bất cập hại. Duy trì quan hệ hiện nay là thượng sách.

5. Thay đổi nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ nước khác để trở thành nước lớn toàn cầu có trách nhiệm

...Đương nhiên, từ bỏ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ nước khác ở đây không phải cổ súy Trung Quốc : thích can thiệp vào nước nào thì can thiệp, hoặc mượn cớ can thiệp để hành xử bá quyền.

Mà đó là trong cộng đồng quốc tế liên tục nảy sinh những bất bình, bất công, Trung Quốc phải dám đứng ra bảo vệ chính nghĩa.

Ví dụ như với Triều Tiên hay Syria, Trung Quốc không thể lấy lý do không can thiệp công việc nội bộ, để dung túng cho các hành vi bạo lực chống lại loài người.

6. Thay đổi chính sách ngoại giao ý thức hệ, xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc cực đoan

...Ngoài vấn đề ý thức hệ, cùng với sự gia tăng sức mạnh, ngoại giao Trung Quốc ngày càng thể hiện màu sắc chủ nghĩa dân túy.

Ngoại giao phục vụ cho lợi ích dân tộc là điều dễ hiểu, nhưng đừng để lợi ích dân tộc mình lấn lướt lợi ích của các dân tộc, quốc gia khác.

Càng không được nhân danh lợi ích dân tộc để theo đuổi chính sách ngoại giao cường quyền, cưỡng bách.

Trên thực tế, lợi ích của dân tộc Trung Quốc ở mức độ rất lớn đã bị biến thành cái cớ phục vụ cho các tập đoàn lợi ích. 

Do đó ở đây ngoại giao dân túy có thể xem như một biến thể của ngoại giao ý thức hệ, hai yếu tố này rất khó tách rời.

7. Thay đổi chính sách dồn Đài Loan vào chân tường, đừng vì xoáy vào nguyên tắc "một nước Trung Quốc" mà khai chiến ngoại giao với Đài Loan.

8. Cần thay đổi thái độ không đàm phán, không tiếp xúc với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, bởi điều đó chỉ thúc đẩy độc lập ở Tây Tạng.

9. Thay đổi tham vọng độc chiếm Biển Đông, thừa nhận hiện trạng, gác tranh chấp cùng khai thác, bảo vệ hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông

Từ khi Philippines tiến hành vụ kiện trọng tài Biển Đông và nhận được Phán quyết, Trung Quốc ngày càng trở nên bị động hơn trên Biển Đông.

Chỉ vì chính phủ mới tại Philippines thay đổi chính sách đương đầu với Trung Quốc của chính quyền tiền nhiệm, tình hình Biển Đông mới không tiếp tục xấu đi.

Nhưng trên phương diện pháp lý, trạng thái bị động của Trung Quốc vẫn không thay đổi.

Khách quan mà nói, ngoài việc dùng vũ lực, Trung Quốc không thể thu hồi (chiếm) trọn Biển Đông. 

tq2

Một cuộc tập trận bắn đạn thật Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông, ảnh : Thời báo Hoàn Cầu.

Do đó với các nước có yêu sách, phương thức giải quyết tranh chấp có tính đến lợi ích của các bên một cách hợp lý, đó là thừa nhận hiện trạng, gác tranh chấp và cùng khai thác tài nguyên, bảo vệ hòa bình ở Biển Đông.

Là nước lớn nhất và thực lực mạnh nhất ở Biển Đông, về lý mà nói Trung Quốc nên khởi xướng xây dựng một cộng đồng cùng khai thác các tài nguyên dầu khí ở Biển Đông và thiết lập tỉ lệ ăn chia theo mức độ đóng góp của các bên.

Trước đây do những rào cản kỹ thuật, các quốc gia trong khu vực không thể hợp tác với nhau mà phải hợp tác với các công ty, doanh nghiệp đến từ các nước ngoài khu vực, làm cho cục diện Biển Đông trở nên phức tạp.

Hiện tại Trung Quốc đã có đủ trình độ kỹ thuật để thăm dò khai thác dầu khí biển sâu, các bên ở Biển Đông hoàn toàn có thể xây dựng một cộng đồng cùng khai thác.

Ngoai ra, để đảm bảo an toàn trên biển, dẹp nạn cướp biển và bảo vệ tự do hàng hải, Trung Quốc cũng có thể dẫn đầu các bên yêu sách, thiết lập một cơ chế và đội ngũ thực thi pháp luật đảm bảo an ninh trên Biển Đông.

Một khi cơ chế và lực lượng này được thành lập, các nước ngoài khu vực không có cách nào can thiệp vào tự do hàng hải ở Biển Đông, từ đó giảm thiểu tối đa các tranh chấp.

Tóm lại, trên cơ sở thừa nhận lợi ích của các bên yêu sách ở Biển Đông, bắt đầu từ hợp tác năng lượng và kinh tế, dần mở rộng sang lĩnh vực an ninh, chính trị ;

Xây dựng cơ chế, thiết lập một cộng đồng chung lợi ích ở Biển Đông thông qua các điều ước để các bên đều hưởng lợi mới khiến họ không sợ Trung Quốc.

Như vậy mới có thể thực sự gác lại các tranh chấp chủ quyền, biến Biển Đông thành vùng biển của hòa bình và hợp tác. 

Hòa bình, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông chính là bức bình phong lớn nhất bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Mục tiêu cuối cùng của việc Trung Quốc tranh chủ quyền chẳng phải là điều đó sao ?".

Câu sau vả câu trước

Chúng tôi cho rằng, bình luận của ông Đặng Duật Văn về chính sách ngoại giao của Trung Quốc khiến nước khác "sợ chứ không nể" có thể nhận được sự đồng tình của nhiều người. 

Nhưng thực tế theo quan sát của người viết, chúng tôi cho rằng người ta dè chừng, cảnh giác với Trung Quốc nhiều hơn là "sợ".

Còn Trung Quốc chưa khiến các nước khác nể phục là hoàn toàn đúng với thực tế.

Chuyện một nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc "nói thẳng vào mặt" người đứng đầu ngành ngoại giao Singapore rằng :

"Trung Quốc là nước lớn, còn các nước Đông Nam Á là nước nhỏ, đó là thực tế" hiển nhiên đã để lại "dấu ấn khó quên" cho một nền ngoại giao thiếu chuyên nghiệp.

Nhận xét của ông Đặng Duật Văn về chủ nghĩa dân túy đang có xu hướng lái chính sách đối ngoại của Trung Quốc có lẽ cũng được không ít quan điểm đồng tình.

Tuy nhiên ông khuyên lãnh đạo Trung Quốc "nên an phận với vị thế anh hai, để Hoa Kỳ làm anh cả" có lẽ chỉ phản ánh nhận thức, đánh giá của tác giả Đặng Duật Văn về thực trạng, tương quan lực lượng Trung - Mỹ chứ không phải mục tiêu tối hậu.

Nói cách khác, theo ông Văn, vẫn chưa đến lúc Trung Quốc xưng bá thiên hạ, chứ không phải Trung Quốc không muốn / không nên bá chủ thiên hạ.

Phần bình luận của ông Đặng Duật Văn về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông cùng một số khuyến nghị đến Trung Nam Hải có lẽ là minh chứng rõ ràng cho lối tư duy "câu sau vả câu trước".

Theo chúng tôi, lập luận quan điểm của ông Đặng Duật Văn về Biển Đông ít nhất cho thấy 3 điều đáng chú ý.

Thứ nhất, ông Đặng Duật Văn không hiểu gì về luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định rất rõ ràng phạm vi các vùng biển cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước.

Chính vì không hiểu gì, nên ông mới cổ súy xóa nhòa ranh giới các vùng biển được thiết lập theo Công ước, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp để rồi đòi "gác tranh chấp, cùng khai thác".

Nói cách khác, ông Văn đang cổ súy thực hiện yêu sách đường lưỡi bò phi lý bằng chiêu "gác tranh chấp, cùng khai thác", nhưng lại nhân danh bảo vệ luật pháp, công lý.

Thứ hai, ông Đặng Duật Văn bác bỏ xu hướng chủ nghĩa dân túy đang lèo lái giới hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc bằng chính những lập luận và ý tưởng mang đầy màu sắc dân túy trong vấn đề Biển Đông.

Biển Đông không phải ao tù của Trung Quốc để mà đòi "thu hồi". Nó cũng không phải lãnh địa riêng của Trung Quốc để mà đòi đuổi các nước ngoài khu vực ra khỏi đây.

Nếu chỉ dừng lại ở nhận định này, và đừng lấy chuyện Biển Đông ra làm thí dụ thì có lẽ ông Đặng Duật Văn đã vượt lên được những yêu sách tầm thường, bậy bạ và vi phạm luật pháp quốc tế :

 "Ngoại giao phục vụ cho lợi ích dân tộc là điều dễ hiểu, nhưng đừng để lợi ích dân tộc mình lấn lướt lợi ích của các dân tộc, quốc gia khác.

Càng không được nhân danh lợi ích dân tộc để theo đuổi chính sách ngoại giao cường quyền, cưỡng bách"..

Nhưng bình luận của ông về Biển Đông đã cho thấy hai khả năng :

Một là ông không hiểu gì về bản chất các tranh chấp pháp lý mà phần lớn do Trung Quốc tạo ra, cũng như cơ chế giải quyết nó một cách hòa bình, văn minh dựa trên luật pháp quốc tế đương đại.

Do đó, những bình luận của ông về Biển Đông chỉ là những tiếng nói từ vô thức tự động phát ra, do bị nhồi nhét bởi những tuyên truyền sai sự thật từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đến nay ông vẫn chưa tự vượt qua được, cho dù bản thân là một nhà "nghiên cứu độc lập".

Hai là, tư cách "nhà nghiên cứu độc lập" phải chăng chỉ là cái vỏ để che mắt thế gian, giúp ông tuyên truyền cho yêu sách đường lưỡi bò cho có vẻ khách quan, độc lập với yêu sách của nhà nước Trung Quốc ?

Chúng tôi cho rằng, trong quan hệ đời thường giữa người với người, hay rộng hơn là quan hệ giữa các quốc gia với nhau, điều đáng sợ không nằm ở hành vi giễu võ dương oai của ai đó, mà là sự dối trá, giả tạo.

Thứ ba, Biển Đông là nơi diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược, địa quân sự gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Đặng Duật Văn cổ súy Trung Quốc phải biết "phận làm em" trong quan hệ với Mỹ, nhưng phải biết tìm cách vừa dụ vừa ép các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực, làm sao để họ "vừa sợ vừa nể" Trung Quốc như với Hoa Kỳ.

Rõ ràng điều này chỉ thể hiện tư duy luẩn quẩn, mềm nắn rắn buông trong quan hệ quốc tế.

Nhân loại văn minh và những người dân Trung Quốc tiến bộ ắt hẳn không bao giờ chấp nhận tư duy học đòi kẻ cả như vậy.

Tuy đây là tiếng nói của cá nhân một học giả, nhưng nó cũng phần nào phản ánh não trạng của "một bộ phận không nhỏ" giới nghiên cứu Trung Quốc đương đại, trong đó có cả những "nhà nghiên cứu độc lập" như ông Đặng Duật Văn.

Có thể ông Văn không nhận tiền ngân sách chi trả cho những bài viết "nghiên cứu độc lập" như vậy, hay nói cách khác ông độc lập về tài chính.

Nhưng rõ ràng ông đang lệ thuộc về tư duy, tự biến mình thành công cụ cho những gì cổ hủ, lạc hậu, đi ngược với xu thế văn minh của loài người khi bàn về quan hệ quốc tế.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.ftchinese.com/story/001073219 ?full=y

Published in Diễn đàn

Nguồn : VOA, 04/07/2017

Published in Video