Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Thực hiện chủ trương chống tiêu cực gian lận thương mại của lãnh đạo tòa án, kính mời anh tham gia cộng tác với cơ quan báo chí của tòa án…".

ongke1

Dùng ông kẹ chống tham nhũng. Sáng 14/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức sơ kết 7 năm thực hiện Kết luận 29-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng" trên địa bàn tỉnh.

Có một nền báo chí ‘ký sinh’…

Nhà báo C.M.T kể rằng vào chiều hôm 14/6, ông nhận cuộc điện thoại di động từ số máy 0911341534 của một người tự xưng là ‘báo tòa án ở Hà Nội’ (người này phát âm là "Hà Lội"), nói rằng thực hiện chủ trương phòng chống tiêu cực gian lận thương mại của Nhà nước, báo tòa án có mở chuyên trang về ‘phòng chống tiêu cực’, và muốn được doanh nghiệp tham gia ủng hộ quảng cáo nhân ngày lễ lớn Nhà báo Việt Nam… (lược thuật từ thoại được ghi âm).

Cớ sự ở đây là nhà báo C.M.T còn đứng tên thành lập một doanh nghiệp mã ngành truyền hình, giấy phép hoạt động được cấp theo Luật Doanh nghiệp. Lẽ đó nên không ít lần nhân viên/cộng tác viên quảng cáo ở nhiều tòa soạn báo chí tại Hà Nội nhầm lẫn khi chào mời thương mại. 

"Lần này họ lại trương luôn tấm biểu ngữ nhân danh tòa án trong chống tiêu cực gian lận thương mại, hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo, nhằm hưởng lợi từ phần hoa hồng từ 40 đến 50% sau thuế trích ở hợp đồng quảng cáo này. Có lẽ họ muốn dùng ông kẹ tham nhũng để vòi vĩnh tiền bạc, kiểu như vụ đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc !". Nhà báo C.M.T nói thêm rằng ông đã ghi âm lưu toàn bộ lời thoại ở cuộc điện ‘nhát ma’ đó.

Nhà báo C.M.T vốn có thời gian dài làm việc ở một cơ quan báo chí trong ngành pháp luật. Ông cũng từng tham gia công việc điều hành tòa soạn, nên ông chia sẻ với người viết rằng rất thông cảm với áp lực cơm gạo của những tờ báo ở nền báo chí cách mạng ‘kiểu như vậy’. 

"Cái gốc ở đây là báo chí cần phải có độc giả thực sự. Khi ấy, doanh nghiệp tự khắc tham gia cùng tòa soạn, vì chỉ đến lúc đó việc quảng cáo thương mại mới có giá trị về tiếp thị nhận diện sản phẩm". Nhà báo C.M.T nhận xét.

Khát khao tự do chứ không phải là cái loa của ai đó !

"Mặc dù phải chịu sức ép chỉ đạo từ các cấp, nhưng đã có một thời tờ Tuổi Trẻ trong suy nghĩ của chúng tôi, chính là ngôi nhà hạnh phúc của người làm báo tự do về mặt tư duy đề tài, về nội dung. Đó chính là sức hấp dẫn không giới hạn của Tuổi Trẻ - với người này người nọ là một thời – nhưng khát khao của người viết – đó là cái mãi mãi – bởi vì báo chí không thể thiếu tự do. 

Đó là một thời để tự hào, để kiêu hãnh của tờ báo Tuổi Trẻ, của những cây viết có cá tính, của những tổng biên tập, phó tổng biên tập, các trưởng, phó ban luôn hiểu rõ khi không biết khát khao tự do ở nền báo chí gọi là cách mạng, thì tờ báo ấy sẽ... thoi thóp, vì chẳng còn mấy độc giả. Khi lượng phát hành tuột dốc, đồng nghĩa các trang quảng cáo sẽ nghèo nàn đi và nhiều tòa soạn đành chọn giải pháp ‘hù dọa’ để kiếm quảng cáo". Nhà báo C.M.T chia sẻ, và nhớ lại một thuở mới chập chững vào nghề ở báo Tuổi Trẻ thập niên 80, thế kỷ trước.

Theo nhà báo C.M.T, với báo chí in vẫn có thể ổn định theo hướng tăng dần số lượng phát hành, cạnh tranh một cách tử tế với báo điện tử, mạng xã hội…, nếu như tự do thông tin luôn được thượng tôn, tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng, bị cường quyền áp bức… luôn được các báo ghi nhận đa chiều, đăng tải mà không ngại bất kỳ sức ép nào.

Có những sự thật nhìn qua ‘lăng kính định hướng’

"Ngay cả trong chuyện họp hành công khai của chính quyền, báo chí cũng không tường thuật đầy đủ. Như hôm cuối buổi sáng ngày 04-6, hàng loạt báo điện tử đưa tin về vụ bổ nhiệm ông Đoàn Ngọc Hải, để đến đầu giờ chiều thì báo đồng loạt đưa tin ông Hải gửi đơn từ chức.

Số là bữa phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến thực hiện nghi thức trao quyết định về nhân sự cho ông Đoàn Ngọc Hải, chỉ có 2 tờ báo được phép cử phóng viên đến để chụp hình đưa tin. Làng báo Sài Gòn lâu nay vẫn có truyền thống rủ rê nhau kiểu ‘đồng hội – đồng thuyền’ khi nhận được những nguồn tin dự báo sẽ làm nên tuyến bài nóng.

Các nhà báo có thẻ tác nghiệp ở trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đường hoàng đi cùng đồng nghiệp có ‘giấy mời’ là Tuổi Trẻ và báo Thanh Niên tham dự. Vào hội trường được chừng 5 phút, lập tức có một viên chức tên Dũ đến gặp nhóm nhà báo có ‘thẻ tác nghiệp ở UBND Thành phố’ và ‘thẻ Nhà báo’, nhưng không có ‘giấy mời’ buộc phải rời khỏi trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Dũ nói đây là lệnh của phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến…

Rõ ràng thái độ trịch thượng kiểu đó của các quan chức, nếu được đăng tải công khai trên báo giấy, báo điện tử thì chắc hẳn sẽ thu hút độc giả…". Nhà báo C.M.T kể về một trường hợp nhũng nhiễu quyền lực mà báo chí nếu đăng, sẽ dễ phải đối mặt với vô số ‘kiếm chuyện’ cho ‘đánh nguội’ trả đũa từ các quan chức trong bộ máy công quyền.

Một dẫn chứng tiếp theo được nhà báo C.M.T đưa ra, là các bản tin tường thuật trên báo chí vụ giang hồ đe dọa nhóm cán bộ công an ở Biên Hòa. 

Trong vụ việc này, báo chí đưa tin từ ‘các thể loại báo cáo’ của Công an tỉnh Đồng Nai. Đại khái là, sau khoảng 30 phút có mặt, lực lượng công an đã giải tán được đám đông hiếu kỳ vây quanh hiện trường. Công an cũng đưa một số người và phương tiện có liên quan về trụ sở để lấy lời khai phục vụ công tác điều tra. Những người ngồi trong xe 4 chỗ cũng đã được đưa về trụ sở công an để làm việc. Công an tỉnh hiện đang chỉ đạo Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ những sai phạm của những người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật [*].

"Nhà báo Nguyễn Hồng Lam của báo Công an Nhân dân, quan sát :

"Gây tắc đường, làm chủ tình hình suốt 2 giờ đồng hồ, buộc cơ quan công thực thi pháp luật phải thương thuyết, điều đình... sau đó bỏ đi tỉnh bơ, đó chính là điều mà nhóm giang hồ - dưới sự chỉ đạo của ai đó - muốn xảy ra, muốn dư luận, công luận, thậm chí cả báo giới chứng kiến, ghi nhận và đề cập. 

Vì thế, chúng chỉ xì bánh xe để không thể rời đi, gây áp lực chứ không động thủ, đập phá hay hành hung. Những gì xảy ra chứng tỏ vụ việc không hề manh động mà hoàn toàn có chủ đích, có đạo diễn. Hành động thể hiện đám xăm trổ hoàn toàn chủ động, kiểu ‘diễn’ đầy chất điện ảnh của mèo vờn chuột, của kẻ mạnh, của kẻ đang chi phối mọi diễn biến...".

Dĩ nhiên đoạn trích nói trên, cho đến nay vẫn chưa được duyệt đăng trên chính báo ngành của lực lượng công an. Với nền báo chí như vậy, thử hỏi người dân tìm đọc sự thật gì trên báo chí hôm nay ? Ế ẩm và đành sống mòn bằng hù dọa doanh nghiệp để bán trang quảng cáo là thực tế ở nhiều tờ báo…". Nhà báo C.M.T biện giải.

Hệ lụy của "nền báo chí Cách mạng Việt Nam" ?

Trở lại với cuộc điện thoại từ số máy 0911341534. Mục đích của cuộc gọi là các nhân viên/cộng tác viên ở bộ phận Phát hành – Quảng cáo ở tờ báo tự giới thiệu là "báo tòa án" (trên thực tế, cơ quan Tòa án Nhân dân tối cao chỉ có báo Công Lý – tên trước đây là báo Người bảo vệ công lý ; cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có báo Bảo vệ pháp luật), nhằm thực hiện việc hiếu hỉ của ngày được Nhà nước tôn vinh là "Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam 21 tháng 6".

"Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam" được lấy mốc phát hành số đầu tiên của báo Thanh Niên, ra số 1 vào ngày 21/6/1925, trụ sở báo ở số nhà 13A đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc vừa là Tổng biên tập, vừa là phóng viên. Măng-sét (manchette, tên tờ báo) viết hai chữ Thanh Niên bằng Hán văn và Việt văn.

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam. Ngày 21/6/2000, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là "Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam".

Như vậy, nền báo chí hiện tại buộc phải răm rắp nghe theo những định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Đảng là chuyện đương nhiên. Hệ lụy của nền báo chí cách mạng là một khi sự thật được nhìn qua lăng kính tuyên giáo, tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn mà những sự thật được ghi nhận và diễn thuật khác nhau.

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, Gia Định báo được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn. Gia Định báo đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910. Các báo tư nhân khác có Phan Yên báo (1868), Nông cổ mín đàm (1900), Lục tỉnh tân văn (1910)...

Gia Định báo được ghi nhận công lao cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam. 

Hy vọng rằng mai này nếu có ngày để vinh danh cho quyền tự do báo chí Việt Nam, thì đó sẽ là ngày 15 tháng tư – ngày kỷ niệm số phát hành đầu tiên của tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ : Gia Định báo.

Minh Châu

Nguồn : VNTB, 16/06/2019

Chú thích :

[*] Ngày 12/6, tại nhà hàng Lam Viên ở xã Hiệp Hòa, Thành phố Biên Hòa có 2 nhóm ngồi ăn uống rồi xảy ra mâu thuẫn. Tại phòng VIP 8, ông Nguyễn Tấn Lương (ngụ Thành phố Biên Hòa), ông Lê Võ Trường Hải (còn gọi là "Hải bất cần đời", ngụ tỉnh Đắk Lắk) cùng 8 người. Nhóm thứ hai ngồi ở phòng VIP 2 (trong giờ hành chánh), gồm ông Phạm Văn Hiền (ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai), trung tá Nguyễn Quang Trường (đội phó Đội cảnh sát 113), trung tá Đinh Tú Anh (đội trưởng Đội cảnh sát trật tự, Công an Đồng Nai) và đại tá Huỳnh Bảo Hùng - nguyên trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Đồng Nai. 

Published in Diễn đàn

Kêu gọi Facebook không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam (RFA, 03/05/2019)

Vào ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, 10 tổ chức đồng ký tên vào thư ngỏ gửi cho Facebook kêu gọi không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam.

baochi1

Thư ngỏ của 10 tổ chức gửi Facebook nhân ngày 3/5. Trang chủ Việt Tân

Theo thông cáo báo chí được công bố thì tại Việt Nam hiện không có một đơn vị báo chí độc lập nào ; trong khi đó có đến hơn 64 triệu người dùng Facebook tại quốc gia này. Facebook là nguồn tìm kiếm thông tin trên thế giới cho những người sử dụng và qua Facebook những người này chia sẽ cũng như bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà họ quan tâm.

Do vậy nhân ngày Tự do Báo Chí Thế giới, 10 tổ chức ký tên kêu gọi Facebook hãy tuân thủ tuyên bố về sứ mạng của tập đoàn này.

Kể từ đầu năm 2019, Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Hà Nội có thể muốn các công ty nước ngoài phải lập máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu tại địa phương, kiểm duyệt nội dung và cung cấp dữ liệu cá nhân người sử dụng ; tuy vậy quyền quyết định cuối cùng là hoàn toàn tùy thuộc vào Facebook. Tập đoàn này có tôn trọng nhân quyền hay không là do họ tự quyết lấy.

Facebook là một thành viên của Nhóm Sáng kiến Mạng lưới Toàn Cầu và có cam kết thực thi các nguyên tắc về quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư ; do vậy những tổ chức ký tên quan ngại sâu sắc về việc Facebook kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Kể từ ngày 14 tháng tư, Facebook đã chặn không cho người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam truy cập vào trang Facebook của tổ chức Việt Tân liên quan đến tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, bí thư đảng cộng sản kiêm chủ tịch nước.

Trang Facebook của Việt Tân có 1 triệu 300 ngàn người theo dõi ở Việt Nam.

10 tổ chức ký tên vào thư ngỏ kêu gọi Facebook không được khuất phục biện pháp kiểm duyệt của chính phủ Hà Nội gồm Access Now, Article 19, Destination Justice, Electronic Frontier Foundation, Equality Labs, Horizontal, Phóng viên Không Biên giới, SEAPA, Việt Tân, Witness.

********************

9% dân số thế giới được thụ hưởng tự do báo chí (RFA, 03/05/2019)

Chỉ có 9% nhân loại trên thế giới được sống tại một đất nước mà tự do báo chí được nhận định là tốt. Đó là nơi mà các nhà báo có được môi trường làm việc thuận lợi và có thể tác nghiệp một cách tự do và độc lập.

baochi2

RSF xếp hạng Việt Nam thứ 176/180, thuộc những nước không có tự do báo chí trong năm 2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình rsf.org

Thống kê này được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đưa ra trong thông cáo báo chí nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hằng năm, 3/5.

Theo Bản đồ Tự do Báo chí Thế giới dựa theo Báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 được phổ biến vào ngày 18 tháng 4, RSF cho biết có 9% nhân loại được thụ hưởng tự do báo chí ở mức độ hài lòng hoặc tốt, là những nước có màu trắng hoặc vàng trên bản đồ.

Trong khi đó có đến 74% dân số thế giới sống ở những quốc gia mà tự do báo chí được xem như khó khăn hoặc rất nghiêm trọng do thông tin bị kiểm duyệt gắt gao, là những nước có màu đen hoặc đỏ trên bản đồ. Nếu tính luôn các quốc gia mà tự do báo chí được cho là có vấn đề, là những nước màu cam trên bản đồ thì đồng nghĩa với 91% dân số trên toàn cầu không được tiếp cận với tự do báo chí.

Số liệu vừa nêu còn dựa theo thống kê dân số của Ngân hàng Thế giới-World Bank, cho thấy hàng năm tình hình tự do báo chí toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn, giảm xuống 11% so với 5 năm trước đây.

Tổng thư ký của RSF, ông Christophe Deloire nhấn mạnh rằng tất cả những vấn đề lớn của nhân loại như tình trạng ấm lên toàn cầu, tham nhũng, bình đẳng giới không thể giải quyết được mà không có thông tin trung thực và độc lập bởi báo chí chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Ông Christophe Deloire nói thêm rằng điều này rất đáng lo ngại cho giới báo chí và hơn hết là nhân loại bị tước đi quyền về thông tin của họ.

Trong Báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 của RSF, Việt Nam bị xếp hạng thứ 176/180 quốc gia, thuộc những nước không có tự do báo chí và bị tụt một bậc so với 4 năm liền ở mức 175/180.

********************

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số lượng tấn công DDoS (RFA, 03/05/2019)

Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 thế giới và thứ 1 Đông Nam Á về số lượng các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) trong Quý I năm 2019, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, và Pháp.

baochi3

Ông Nguyễn Huy Dũng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin. Courtesy of cand.com.vn

Truyền thông trong nước loan tin ngày 3/5, trích số liệu từ hội thảo ‘Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp’ diễn ra vào sáng cùng ngày.

Trước đó, theo báo cáo của Nexusguard, trong Quý IV năm 2018, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về nguồn tấn công DDoS, sau Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nga và Brazil. Đồng thời đứng thứ 2 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sau Trung Quốc.

Theo phát biểu của ông Nguyễn Huy Dũng – Quyền Cục trưởng Cục An toàn Thông tin trong buổi hội thảo, việc phòng thủ DDoS hiện gặp nhiều khó khăn do các cuộc tấn công DDoS ngày càng dễ thực hiện.

Hiện Việt Nam đã xây dựng hệ thống chống tấn công mạng Internet trong nước. Trong đó, có liên kết với các doanh nghiệp và nhà mạng để điều phối và xử lý các cuộc tấn công từ chối dịch vụ vào hệ thống thông tin quan trọng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông không chỉ tác động đến các nhà mạng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên mạng lưới.

Tuy nhiên, trong số liệu thống kê của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, kể từ giữa năm 2018 đến hết quý I năm 2019 thì số lượng các cuộc tấn công mạng đã giảm so với giai đoạn trước.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Bộ Truyền thông – Thông tin Việt Nam đề ra mục tiêu tạo ra thị tường an toàn, an ninh mạng ; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin các cơ quan Đảng, Nhà nước ; và đưa Việt Nam trở thành trung tâm an ninh mạng ASEAN.

Published in Việt Nam

Vụ Trịnh Vĩnh Bình : Việt Nam sẽ chấp nhận kết quả và thi hành phán quyết ? (Người Việt, 19/04/2019)

Trao đổi vi VOA v v kin Vit Nam ca ông Trnh Vĩnh Bình, Lut sư Nguyn Thanh Tuân, thành viên của Trung tâm Trng tài thương mi Thành phố H Chí Minh, và là người có kinh nghim thâm niên trong lĩnh vc kinh doanh và đu tư quc tế, nói : "mt khi Chính ph Vit Nam đã công nhn quyn tài phán ca trng tài, đã chp nhn tham gia tranh tng, thì tôi tin là Chính phủ Vit Nam s chp nhn kết qu gii quyết tranh chp và s thi hành phán quyết".

tvb1

VOA loan tin vụ ông Trnh Vĩnh Bình thng kin chính ph Vit Nam.

Hôm 11/4, VOA đọc được phán quyết ca Tòa Án Trng Tài Quc Tế (PCA) gi cho ông Trnh Vĩnh Bình, mt doanh nhân Hà Lan gc Vit, trong đó yêu cu chính ph Vit Nam bi thường 37,5 triu đôla thit hi cho ông. Ngày hôm sau, B Tư pháp Vit Nam ra thông cáo, xác nhn phán quyết đã có, nhưng nói rng báo chí loan tin "không chính xác ni dung ca phán quyết".

Nhận đnh v phán quyết này, Lut sư Nguyn Thanh Tuân dành cho VOA cuộc phng vn qua email sau đây.

VOA : Xin Luật sư cho biết ý kiến vic ông Trnh Vĩnh Bình tuyên b thng kin Chính ph Vit Nam như VOA loan tin hôm 11/4 ?

Nguyễn Thanh Tuân : Hiện ti, vì chưa được đc toàn b ni dung phán quyết gc ca trng tài, mà chỉ có nhng thông tin do ông Trnh Vĩnh Bình cung cp mà chưa được kim chng, nên tôi cũng ch xin có mt s phân tích, ý kiến, câu hi và bình lun mang tính cht ch quan, sơ b, da trên nhng gi đnh ca chính mình theo thông tin trên. Và đây hoàn toàn là ý kiến ch quan ca tôi, có th dùng ch cho mc đích tham kho :

1. Khi các bên tranh chấp đã chp nhn đ trng tài, mt bên th ba không phi là Tòa án ca nước nào trong các quc gia mà h có quc tch, gii quyết tranh chp ca h, thì vic gii quyết đó hu như s có kết qu, tr trường hp các bên t tha thun trước khi có kết lun ca bên th ba đó. Vì vy, kết qu thng hay thua là chuyn bình thường.

2. Xét về bn cht, v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình chng li Chính ph Vit Nam là mt v kiện Gii quyết tranh chp v đu tư gia hai bên theo Hip đnh song phương v khuyến khích và bo h đu tư năm 1994 gia Chính Ph Hà - Lan và Chính ph Vit Nam. Như vy, cn tránh nhm ln, đánh đng bn cht v kin này vi bt kỳ tranh chp, khiếu kin nào khác mà không liên quan đến nhà đu tư nước ngoài theo các Hip đnh chính ph, dn đến áp dng máy móc và không hiu qu phương thc gii quyết tranh chp ca v ông Bình đ gii quyết các tranh chp đó.

3. Đối vi người dân Vit Nam, cho ti khi có v kin ca ông Trnh Vĩnh Bình, vic chính ph b kin quc tế và thua kin trong tranh chp liên quan đến đu tư nước ngoài là điu còn rt mi m. Tuy nhiên, thc tế cho thy chính ph nhiu nước đã tng thua kiện trong các v tranh chp vi quc gia khác, hay thm chí chính ph thua kin trước công dân nước khác là điu rt bình thường. Trong lĩnh vc đu tư, tranh chp gia mt chính ph vi công dân, pháp nhân nước khác mà có Hiêp đnh song phương v bo h đu tư vi mình cũng khá ph biến.

**********************

Chưa đủ ‘độ chín’, Quốc hội Việt Nam chưa bàn đến Luật Đặc Khu (Người Việt, 18/04/2019)

Quốc hội Việt Nam họp khóa đầu năm nay, tổng cộng 19 ngày, với sự sửa đổi một vài luật đã có. Bên cạnh đó, người ta thấy loan báo "rút" một số luật và không thấy bóng dáng Luật Đặc Khu.

AFP_15S0O3

Dân Sài Gòn biểu tình chống Luật đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng hôm 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)

Mới đây, trang mạng thông tin của Quốc hội Việt Nam cho hay các ông bà "đại biểu nhân dân" nhưng cũng là các quan chức đảng viên cấp cao của chế độ sẽ bắt đầu khóa họp đầu năm vào ngày 20 tháng Năm và kết thúc vào ngày 13 tháng Sáu.

Tháng trước, khi Ban Thường Vụ Quốc hội họp để sắp xếp lịch họp, người ta thấy nói Quốc hội Việt Nam dự trù họp lần đầu của năm 2019 từ ngày 25 tháng Năm đến ngày 17 tháng Sáu. Nay, lịch họp cứ rút lại dần.

Như vậy Quốc hội chỉ có 19 ngày để à ới rồi thông qua bốn dự án luật gồm luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, thấy loan báo "rút ba dự án luật : Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp" để "tiếp tục hoàn thiện".

Trước đó, hồi năm 2018, vào hai ngày 10 và 11 tháng Sáu, hàng chục ngàn người Việt Nam biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận… chống hai dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng. Trước áp lực của quần chúng, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ rút lại dự luật Đặc Khu nhưng vẫn thông qua Luật An ninh mạng.

Hàng trăm người tham gia các cuộc biểu tình đã bị công an Việt Nam bắt giữ, nhục mạ, đánh đập tàn nhẫn cũng như bị buộc ký cam kết không đi biểu tình chống đối và phạt tiền. Nhiều nạn nhân còn tố cáo họ bị công an ép buộc thú nhận là nhận tiền của "Việt Tân" để đi biểu tình. Đến nay, khoảng 150 người đã bị kết án tù vì tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu kinh tế và dự luật an ninh mạng, phần lớn là tại tỉnh Bình Thuận.

Người dân tại Việt Nam nghi ngờ dự luật đặc khu kinh tế do các nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam đưa ra, cho thuê đất đến 99 năm, để làm lợi cho người Trung Quốc tràn sang, chiếm giữ các vùng trọng yếu, dẫn đến những nguy cơ an có thể mất nước. Những người đi biểu tình cầm theo biểu ngữ, băng-rôn "Không cho Trung Cộng thuê dù chỉ 1 ngày".

Tuy lịch họp của Quốc hội Việt Nam không có câu hay chữ nào đả động tới dự luật đặc khu kinh tế nhưng ngày 15 tháng Ba, 2019, báo Dân Trí đưa tin : "Sau một thời gian trì hoãn, dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc theo hướng xây dựng một luật chung. Dự án Luật đặc khu đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hoàn thiện".

Bản tin vừa kể viết thêm rằng, "Tờ trình về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 do chính phủ vừa gửi lên Quốc hội cho biết, thủ tướng chính phủ – trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc".

Nói khác, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không bỏ ý định dẹp mà là "dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được hoàn chỉnh theo hướng xây dựng một luật chung". Rất có thể Luật đặc khu kinh tế được cho núp trong một thứ luật đất đai sửa đổi hay luật đầu tư được sửa lại, mà như thấy loan báo, còn đang bị "rút lại" để "hoàn thiện".

Nhiều chuyên gia kinh tế trong ngoài nước đã phân tích những thất bại có thể nhìn thấy nếu nhà cầm quyền vẫn cứ tiến hành. Những con buôn và những nhóm lợi ích trong đảng Việt Nam kiếm được những số tiền ban đầu khổng lồ qua những vụ "thổi" giá đất lên hàng ngàn lần tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tin tức thời gian qua trên báo trong nước nói nhiều người Trung Quốc đã đổ tiền mua đất những nơi này rồi.

Theo các ước tính, để có thể phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhà cầm quyền cần một số tiền khổng lồ lên tới 70 tỷ USD. Riêng đặc khu Phú Quốc sẽ được các tay đầu tư mở sòng bài, khu nghỉ dưỡng đổ ra 41%. Các nhà phân tích đều cho rằng phần lớn các đặc khu kinh tế vừa kể chỉ có thể lôi cuốn được các tay tư bản đầu tư sòng bài và khu nghỉ dưỡng, khó lòng lôi được những nhà đầu tư kỹ nghệ cao.

Hồi đầu năm, ngày 21 tháng Giêng, khi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bị báo chí trong nước hỏi về dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt gọi tắt là Luật Đặc khu sẽ ra sao, bà chỉ ỡm ờ trả lời "Luật về đặc khu khi nào đủ độ chín mới đưa ra". (TN)

*****************

RSF : Việt Nam xuống hạng 176 về tự do báo chí (RFI, 18/04/2019)

Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám hơn năm ngoái, nhận định "Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực".

tvb3

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018. VNA/Bich Hue via Reuters

Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của Đảng cộng sản – là mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội "âm mưu lật đổ chính quyền", "tuyên truyền chống Nhà nước", hay "lợi dụng tự do dân chủ".

Trong hai năm gần đây, nhiều nhà báo công dân đã bị trục xuất hoặc lãnh các bản án tù nặng nề vì các bài viết của họ, thậm chí có người bị 20 năm tù. Hiện nay khoảng 30 nhà báo và blogger vẫn đang bị giam cầm, và thường bị đối xử tệ hại.

RSF nhắc lại hồi cuối năm 2017 quân đội đã tiết lộ về "Lực lượng 47" gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng, tấn công những tiếng nói ly khai trên internet. Và đến đầu năm 2019, Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực, các trang web bị buộc phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho chính quyền khi được yêu cầu.

Phóng Viên Không Biên Giới nhận định tình hình Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu "mô hình đàn áp", "dựa trên sự giám sát chặt chẽ thông tin nhờ công nghệ".

Nhìn chung trên thế giới, chỉ có 24% quốc gia được đánh giá tình hình "tốt" và "khá tốt" về tự do báo chí, so với năm ngoái là 26%. Na Uy vẫn đứng đầu danh sách, Phần Lan thứ nhì, còn Turkmenistan nay giành mất vị trí chót bảng của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng được lên hạng 179/180.

Published in Việt Nam

Theo BBC, trong ngày thứ nhì (12/03) của phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, một quan chức thuộc đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm nói Việt Nam bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ. 

tudo1

Một quan chức thuộc đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm nói "chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay". 

Quan chức tự hào, nhà báo nhục nhã bỏ nghề

Ví dụ, theo ông này, "báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, và phát sóng". "Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực năm 2018, và yêu cầu nhu cầu giải trình của cơ quan nhà nước đối với các nhà báo và công dân". Vị quan chức cũng nói "chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay". Ông nêu ra con số hàng nghìn nhà báo, con số hàng trăm đại diện báo chí nước ngoài ở Việt Nam nhưng không xác nhận Việt Nam có báo chí tư nhân hay không (1).

Lời nói của đại diện quốc gia trước diễn đàn quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh không thể là lời nói dối. Với những lời có cánh này, người ta phải hiểu rằng người dân Việt đang hưởng một nền báo chí tự do dân chủ lý tưởng hiếm có trên thế giới.

Thế nhưng cảm nhận của nhiều nhà báo Việt Nam thì không giống như vậy mà ngược lại họ đang tủi hổ, phẩn uất vì môi trường báo chí Việt Nam. Nhà báo Bạch Hoàn, nguyên là phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài truyền hình VTV đã viết trên Fb của mình như sau "Xem chương trình Báo chí Toàn cảnh sáng nay trên VTV, thấy xấu hổ về nhà báo quá.

Báo chí ngày càng mất dạy. Về vấn đề tù nhân lương tâm, đã mang tiếng là nhà báo, nếu mở miệng thì nói cho tử tế, còn không dám thì hãy câm miệng lại. Đằng này, chúng ngoạc miệng ra là thấy láo lếu tận cùng.

Rồi sẽ đến một ngày, nhân dân đòi hết những món nợ máu, những món nợ lương tri mà hôm nay lũ báo chí, lũ biên tập viên VTV ra rả đọc không biết xấu hổ, không biết ngượng mồm, không biết mình đang thực hiện hành vi cản trở văn minh, tiến bộ.

Rồi sẽ đến một ngày, con cháu chúng phải nhục nhã, hổ thẹn vì những gì họ làm hôm nay.

Từ giờ, tôi tuyên bố tôi không còn là nhà báo nữa" (2).

Rất tiếc là đã nhiều năm qua, tôi không xem VTV cũng như các đài truyền hình khác của VN nên không rõ những thông tin "nợ máu" nào làm Bạch Hoàn phẩn uất đến như vậy. Nhưng ngay trong ngày mà đại diện chính quyền Việt Nam hùng hồn tuyên bố về tự do báo chí chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã chôn vùi tự do báo chí vào bùn qua việc từ chối đơn xin họp báo của đại diện người dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6 quận Tân Bình. Ba tháng trước, chính quyền đã bất thần đánh úp đập phá nhà cửa của 124 hộ dân Lộc Hưng báo chí hoàn toàn bị cấm khẩu. Sau khi hoàn thành đập phá nhà cửa và cưởng chiếm đất đai, báo chí đồng loạt đưa tin một chiều theo nguồn tin và quan điểm của chính quyền mà không hề đoái hoài đến số phận và đời sống của người dân tan nhà nát cửa ngay giáp tết. Một nhóm luật sư bức xúc hổ trợ người dân Lộc Hưng thực hiện các quyền mà luật pháp cho phép nhưng tiến triển công việc rất chậm chạp ngay cả việc đơn giản nhất là nộp đơn vì chính quyền các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh hành xử không theo pháp luật.

Ngày 12/3, ông Trần Văn Thuật, ông Cao Hà Chánh, ông Cao Hà Trực và bà Trần Thị Minh Thi đại diện bà con Vườn Rau Lộc Hưng nộp đơn xin phép tổ chức họp báo hôm 13/3 tại nhà hàng Đoàn Viên ở quận Một với bốn nội dung :

Thông tin về quá trình sử dụng đất, quá trình khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân Vườn Rau Lộc Hưng và việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng. Thông tin về việc người dân tố giác hành vi phá hoại tài sản của những người tham gia cưỡng chế. Thông tin về việc người dân xin được tiếp xúc với lãnh đạo và công an thành phố để trình bày khiếu nại, tố cáo. Trao đổi về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất trong quá trình triển khai dự án tại khu Vườn Rau Lộc Hưng.

Người chủ trì họp báo là bốn luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã đứng ra nhận giúp dân Lộc Hưng về mặt pháp lý. Ngày 13/3 thì nhận được văn bản không chấp thuận của Sở Thông tin truyền Thông Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm Luật sư Lộc Hưng đã công bố Thông Cáo Báo Chí thứ 5 thông tin về sự việc này và những bước tiếp theo như "Chiều ngày 13/3/2019, một số luật sư và đại diện các hộ dân đã đến công an Thành phố Hồ Chí Minh, để yêu cầu lãnh đạo công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp công dân và các luật sư, như các thư yêu cầu đã được các hộ dân Vườn rau Lộc Hưng và luật sư gửi trước đó nhiều lần. Một nữ trưởng phòng của công an Thành phố Hồ Chí Minh đã nói chuyện với luật sư, xác nhận công an Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đơn thư của các hộ dân và luật sư, lãnh đạo công an Thành phố Hồ Chí Minh sớm có lịch tiếp công dân và các luật sư để giải quyết các việc liên quan đến công an Thành phố Hồ Chí Minh theo đơn thư của các công dân Vườn rau Lộc Hưng, đặc biệt việc cơ quan điều tra công an Thành phố Hồ Chí Minh không giải quyết đúng luật đối với các đơn tố cáo hình sự về các hành vi hủy hoại tài sản của công dân do cưỡng chế trái pháp luật…". Thông cáo này cũng khuyến cáo chính quyền và nêu đích danh Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cần tuân thủ theo luật pháp về trách nhiệm tiếp và giải quyết khiếu nại của công dân.

Tự do cấm khẩu trước áp bức, bất công

Rất tiếc là trước sự kiện pháp lý bức xúc như vậy thì nền báo chí tự do dân chủ của Việt Nam một lần nữa lại tự mình cấm khẩu. Hơn 700 tờ báo không hề có dòng tin nào về nhu cầu bảo vệ quyền tự do báo chí này. Tương tự với Lộc Hưng, hàng chục, hàng trăm dự án cướp đất của người dân từ Thủ Thiêm, Văn Giang, Đồng Tâm… báo chí cũng đồng thanh cấm khẩu hoặc đồng loạt tung hô khẩu hiệu theo mệnh lệnh của một ông Tổng biên tập duy nhất là Trưởng ban Tuyên giáo. Điều nực cười, người ta vẫn oang oang tự hào về lý thuyết Việt Nam không kiểm duyệt báo chí như là sự tự do ưu việt mà cố tình lờ đi thực tế là báo chí bị tròng cổ, bịt miệng bởi chỉ đạo miệng, chỉ đạo tin nhắn điện thoại và chế độ định hướng theo họp báo hàng tuần. Theo đó, những thông tin khơi gợi, bảo vệ quyền dân chủ của người dân bị cấm ngặt. Báo Tuổi trẻ online chỉ sẩy miệng đăng phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại Quang đồng tình phải có luật biểu tình bị đình bản 3 tháng.

tudo2

Hàng chục, hàng trăm dự án cướp đất của người dân từ Thủ Thiêm, Văn Giang, Đồng Tâm… báo chí cũng đồng thanh cấm khẩu

Một sự kiên khác, ngay trong làng báo, người làng báo là nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích và có nhiều dấu hiệu cho rằng bị bắt cóc tương tự như Trịnh Xuân Thanh được các hảng tin quốc tệ như BBC, VOA, RFA… hay báo chí Thái Lan thông tin rộng rãi thì báo chí Việt Nam lại đồng loạt cấm khẩu. Dù có cho rằng Trương Duy Nhất là phản động, là phần tử xấu, dù anh ta có vi phạm pháp luật Việt Nam thì việc bắt giữ, xét xử, trừng phạt anh ta phải được thực hiện bằng pháp luật, theo pháp luật chứ không thể âm thầm thực hiện trong bóng tối. Thiên chức nghề báo là thông tin chứ không phải là im lặng. Với lòng yêu nước, yêu đảng báo chí có thể vạch mặt sai trái của anh ta, phân tích sự xấu xa, mức nguy hại cho xã hội của anh ta... Hoặc báo chí Việt lên tiếng tranh luận với những quan điểm sai trái thông tin bịa đặt của các thế lực thù địch nước ngoài theo chức năng chiến đấu của báo chí vô sản. Mạnh mẻ khằng định là Trương Duy Nhất tự đi qua Thái Lan và quay về đầu thú xin vào tù sám hối… Rất tiếc ở đây, cái nền báo chí tự do dân chủ gấp trăm ngàn lần hơn lại chọn quyền tự do im lặng. Cái quyền vốn được các bị cáo thèm muốn hưởng mà không được hưởng.

Ở đây ngoài pháp lý, trách nhiệm xã hội của nghề báo còn là chuyện tình đồng nghiệp, tình người. Thời Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương bị bắt, một số tờ báo đã thông tin với chính kiến, thái độ phản biện rõ ràng. Thế nhưng gần đây, ngay cả trường hợp lão tướng Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao tuổi bị khởi tố, báo chí thông tin lạnh lùng, vô cảm như chuyện ngoài hành tinh.

Tự do khai thác đời tư

Ấy vậy nhưng với đối tượng khác, người dân lại có quyền tự do họp báo và được báo chí săn đón, thông tin tự do không giới hạn. Đáng tiếc đó là những vụ việc hoàn toàn dân sự, mang tính riêng tư và có phần ảnh hưởng đến đạo đức xã hội mà báo chí cần hạn chế thông tin.

Mấy tuần trước đây, mỗi ngày hằng trăm bài báo chúi mũi vào vụ ly hôn ngàn tỉ của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên. Đành rằng tài sản tranh chấp lớn, đành rằng hình dạng và phát ngôn của ông Vũ có phần bất thường gây hiếu kỳ nhưng cả một nền báo chí quốc gia chằm chằm xoi mói vào một vụ ly hôn, chẻ từng câu nói của đương sự thành bài phân tích, khen chê, hinh ảnh cá nhân sử dụng vô tội vạ thì đó quả là thứ quyền tự do đáng sợ.

Mới đây, chiều 15/03, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Chấn (96 tuổi), chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, mất ngày 13/05/2017) là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu tổ chức họp báo công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ ngân hàng. 

Vụ họp báo xảy ra khi bà Hường mới vừa qua đời. Chưa biết ai đúng ai sai nhưng theo đạo đức truyền thống cha tố cáo con ngay lúc tang chế là chuyện đau lòng, vô đạo. Hơn thế nữa, chuyện tranh chấp tài sản gia đình nên để các đương sự và cơ quan tư pháp giải quyết. Liệu có cần họp báo về chuyện gia đình riêng tư như vậy ? Lẽ ra cơ quan quản lý cần cân nhắc có nên cho phép họp báo hay không. Thế nhưng, người cha vẫn được họp báo, báo chí tự do rầm rộ đưa tin thật hào hứng về sự kiện trái đạo lý. Cái tự do báo chí này càng đáng sợ hơn.

Tương tư, cũng trong tháng 3 này, báo chí Việt (có cả những tờ báo một thời được xem là đứng đắn, cấp tiến) lại sôi nổi đưa tin bình luận về vụ một cô giáo cấp 3 đã có chồng con quan hệ với học trò lớp 10. Báo chí không chỉ đưa tin mà còn bình luận, tranh cãi với nhau anh chồng hèn hạ hay cô giáo hoang đàng, những thầy cô giáo và học sinh khác bị lôi vào cuộc, thậm chí một nam sinh không liên quan bị thông tin nhầm bức xúc phải nhập viện điều trị. Phương thức duy nhất thu thập thông tin là ghi nhận lời kể từ một bên mà không hề kiểm tra đối chứng.

Nhà báo Trương Quang Vĩnh, cựu Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phải than trên Fb "Nhưng một khi mỗi người coi người khác là phương tiện để kiếm view, kiếm lợi nhuận thì khi đó sẽ không tránh khỏi tình trạng ta coi thường các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chuẩn pháp lý, dẫm đạp lên các giá trị chân chính của người khác và của xã hội !

Sau 6 ngày, sau khi quẳng hết lên các trang báo, báo chí dường như đang bỏ ngỏ việc xác định đúng-sai. Đó là con đường tiếp cận với sự tự sát hơn là con đường kiếm sống !" (4).

Lạ lùng thay, ở Việt Nam, lề thói tác nghiệp thiếu trách nhiệm, thông tin chuyện cá nhân trong phòng ngủ, xâm phạm quyền riêng tư, danh dự nhân phẩm công dân nghiêm trọng được tự do không giới hạn. Ôi cái tự do suy đồi của báo chí Việt quả là nhất hành tinh.

Không phải bỗng dưng mà báo chí Việt Nam nhất là báo chí Sài Gòn một thời lừng lẫy với phong trào Ký Giả ăn mày lại hèn yếu đi, vô cảm trơ trơ trước bức xúc của cộng đồng chạy đua kiếm sống bằng thông tin lá cải. Đó là kết quả của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, là công lao lãnh đạo của Đảng với báo chí hàng chục năm qua.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 18/03/2019 (Gió Bấc's blog)

1. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47539002

2. https://www.facebook.com/bachhoanvtv24?__tn__=%2CdCH-R-R&eid=ARBw9rBmTgFhmfqrv-fTUgFNMWP2M0Zi4KfanRgiEvHYretq2vLR9PKP6ZiAUaEAg64YCZ_lqD95-Wn&hc_ref=ARTn3t2qsrIwyGBoqim4lGN8fCbs32-FB9y_ThVhgV7V9poBOk0sHnTdyVfsCDAcpg4&fref=nf&hc_location=group

3. http://www.baogiaothong.vn/chong-dai-gia-tu-huong-to-con-trai-chiem-giu-ngan-hang-nam-a-d414254.html

4. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10211760836211296&id=1680451129

Published in Diễn đàn
vendredi, 14 décembre 2018 19:06

Tự do báo chí trong giông bão thời cuộc

Trong số tng kết thường niên, tTime đã chọn nhà báo là "nhân vt trong năm", vi nhng ghi nhn v vô s v đàn áp báo chí trong năm 2018. Trong báo cáo đặc bit ngày 13/12/2018, y ban bo v ký gi (CPJ) cũng cho biết có ít nht 251 nhà báo đã b cm tù khp thế gii trong năm 2018. Đàn áp báo chí tht ra không phi là vn đ ny sinh trong năm nay. Nó là mt hin tượng toàn cầu, bùng n ngay trong thi mà rào cn đi vi t do thông tin tưởng chng đã được ty xóa m đi trước s phát trin ca mng xã hi…

tudo1

Khashoggi chết không toàn thây : ông b cht tng mnh ! T do báo chí cũng đang b cht vn tng khúc.

Một trong nhng v chn đng làng báo thế gii là v giết nhà báo Jamal Khashoggi (Saudi Arabia), cây bút bình lun củWashington Post và là tổng biên tAl-Arab News Channel. Bị giết ngày 2/10/2018, Khashoggi chết không toàn thây : ông b cht tng mnh ! T do báo chí cũng đang b cht vn tng khúc. Báo chí đang b trn áp. Thông tin minh bch đang b khng b, ti nhiều nơi thế gii. Ti Philippines, nhà báo Maria Ressa, vì điu tra cuc chiến chng ma túy đy bo lc ca Tng thng Rodrigo Duterte, đã b buc ti "gian ln thuế" vào tháng 11/2018 và đi mt nguy cơ ngi tù 10 năm. Ti Myanmar, hai phóng viên Reuters, Kyaw Soe Oo và Wa Lone, vì thực hin phóng s điu tra v thm sát cng đng người Hi giáo Rohingya, đã b x 7 năm tù.

Tại Bangladesh, phóng viên nh Shahidul Alam b nht hơn 100 ngày ti đăng "tin gi" sau khi ch trích Th tướng Sheikh Hasina. Ti Sudan, nhà báo tự do Amal Habani b bt sau khi tường thut các v biu tình liên quan tình hình kinh tế. Cô b giam 34 ngày và b tra tn bng roi đin. Amal Habani tng b bt 15 ln và b cm viết cho mt t báo ln. Ti Brazil, ký gi Patricia Campos Mello trở thành mc tiêu b đe da sau khi tường thut rng nhng người ng h Tng thng tân c Jair Bolsonaro đã tài tr cho mt chiến dch tung tin gi trên WhatsApp. Trong khi đó, Victor Mallet, biên tp tin tc Châu Á cFinancial Times, đã bị Trung Quc trc xut khi Hong Kong sau khi mi mt nhà hot đng xã hi đến nói chuyn ti câu lc b báo chí. Ti Th Nhĩ Kỳ, ký gi Can Dundar, cu tng biên tp tCumhuriyet, đã thoát chết t các âm mưu ám sát. Dundar tng điu tra và tiết l các thương v mật bán vũ khí cho phiến quân Syria mà chính ph ca Tng thng Recep Tayyip Erdogan thc hin. Năm 2016, Dundar b x 5 năm tù nhưng được ti ngoi và ông trn sang Đc. Mi đây, ngày 5/12/2018, Th Nhĩ Kỳ đã phát lnh truy nã Dundar.

Bức tranh u ám ph đen lên tự do báo chí không ch các nước đang phát trin. T đu năm 2017 đến nay, bn nhà báo đã b giết ti Liên minh Châu Âu. Tháng 2-2018, cnh sát đã tìm thy xác nhà báo Ján Kuciak, mt cây bút ni tiếng chuyên viết v tham nhũng ti Slovakia. Ján Kuciak bị bn chết cùng hôn thê ngay ti nhà riêng ca h. Ti Nga, Tatiana Felgengauer, phó tng biên tp đài phát thanh đc lp Echo of Moscow, bị mt gã l mt xông vào tn đài và b đâm vào c hi tháng 10-2017. V tn công xy ra sau khi Đài truyn hình nhà nước Nga cáo buEcho of Moscow và Tatiana Felgengauer tội "làm vic cho M". Vi Nga, các v khng b tinh thn hoc ám sát nhà báo xy ra gn như cơm ba. Năm 2017, cu phóng viên tNovaya Gazeta (Moscow), Arkady Babchenko, phải trn sang Kiev (Ukraine), vì không muốn tr thành người tiếp theo trong ít nht 5 nhà báo k t năm 2000 đến nay b giết. Nhưng ri "k thù" ca Babchenko vn không tha. Đi mt "án t hình" t nhng đe da ám sát, Babchenko đã ngy to cái chết gi (nm trên vũng máu heo) để có cơ hi tìm ra nhng k đng sau âm mưu kh mình…

Thậm chí nhng bàn tay nhân danh pháp lut và công lý cũng thò ra đ bt ming báo chí. Trong vài trường hp, nhà báo đã b gài by đ được dn thng vào tù. V bt hai phóng viên Reuters, Kyaw Soe Oo và Wa Lone, là điển hình. Ngày 12/12/2017, Kyaw Soe Oo và Wa Lone được mt viên chc cnh sát mi đến nhà hàng ăn ti. Ti đây, tay cnh sát đưa hai phóng viên mt s tài liu giu trong mt t báo. Thế là hai phóng viên b "bt qu tang" s hu "tài liệu mật ca nhà nước". S kin xy ra ti mt nơi mà mt trong nhng đi din nhà nước bây gi là Aung San Suu Kyi, người tng là nhà đu tranh dân ch lng ly mt thi và tr thành người hùng Myanmar nh công sc ca truyn thông báo chí nói chung.

Tại sao tự do thông tin ngày càng b "cưỡng bc" thô bo ? Bi vì sự thtrong tự do thông tin (cn nhn mnh yếu t "s tht", thi mà t do thông tin b hoen bi làn sóng tin gi) là công c có th giúp lt mt được ch nghĩa dân ch gi hiu đang bùng n và phát triển khp nơi, dù nó được lp lun ngy bin bi nhng k đang ôm gi mi th quyn hành và mun kim soát tuyt đi c t do tư duy ln t do biu đt. S tht, ti nhiu nơi, đã b nht vào lng và thm chí b chôn. Chng nơi nào có th "minh ha" cho điều này bng Trung Quc. Báo cáo CPJ (13/12/2018) cho biết có 47 người đang đng sau song st vì can ti viết v cuc thanh trng sc tc cng đng Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Mt trong nhng trường hp gn đây nht là phóng viên nh t do Lu Guang, người tng giành vô s gii thưởng ln, t World Press Photo đến National Geographic, b bt mt tích t ngày 3/11/2018 khi đến Tân Cương. Mãi đến nay, ngày 13/12/2018, nhà cm quyn Trung Quc mi chính thc tha nhn h bt Lu Guang.

Đứng kế Trung Quc v "năng lực" bóp hng báo chí là Vit Nam. Ti bui hp báo thường kỳ ca B Ngoi giao chiu 5/04/2018, khi tr li vic mt s t chc nhân quyn lên án phiên tòa cùng ngày xét x sơ thm sáu b cáo b Viện Kiểm sát nhân dân Ti cao truy t v ti "Hot đng nhm lt đ chính quyền nhân dân", người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng tr li : "V thông tin do mt s t chc nhân quyn đưa ra, tôi bác b nhng thông tin sai s thc, thiếu khách quan. Vit Nam không có cái gi là tù nhân lương tâm, không có vic nhng người t do bày t chính kiến mà b bt gi". Danh sách nhng người b bt vì ttự do "tuyên truyền chng phá nhà nước" tht ra không ch có sáu người b x ngày 5/04/2018 (Nguyn Văn Đài, Phm Văn Tri, Nguyn Trung Tôn, Nguyn Bc Truyn, Trương Minh Đc, Lê Thu Hà). Trái với li bà Lê Th Thu Hng, gn 100 người khác cũng đang ngi tù – t chc Ân xá Quc tế ghi nhn vào tháng 4-2018. Cũng trong tháng 4/2018, báo cáo thường niên ca t chc Phóng viên không biên gii (RSF) đã xếp Vit Nam th 175 trong 180 quốc gia v t do báo chí.

Điều đáng nói nht đi vi làng báo Vit Nam là nó đã tr nên "khác bit" so vi hu hết các nước chng kiến tình trng báo chí b ngược đãi, bi "đc đim" rng : không có nhà báo "chính thng" nào b tù vì "t do bày t chính kiến", ngay trong thi đim có vô s người b x nhng bn án nghit ngã bi bày t chính kiến mt cách t do dù h không là nhà báo. Cũng tht tr trêu khi không có nhà báo chính thc nào dám lên tiếng trước các v bt b nhng người nói thay cho mình hoặc nói thay người dân v nhng vn đ dân ch và thm chí nhng vn đ liên quan trc tiếp đến t do thông tin. Ký gi min Nam trước 1975 tng "đi ăn mày" đ phn đi s kim soát báo chí. Gii báo chí ngày nay có nhng chn la khác hơn "đi ăn mày", dù họ biết thái đ đó mang li kết cuc như thế nào cho xã hi ln quc gia.

Trên Washington Post ngày 21/05/2018, (cố) ký gi Jamal Khashoggi viết : "Liu có cách nào khác cho chúng ta hay không ? Liu chúng ta có phi chn gia rp chiếu bóng và quyn công dân đ có th ct tiếng nói, dù là ng h hay ch trích nhng hành đng ca chính quyn ? Chúng ta có nên ch ton hót nhng li bóng by trước các quyết đnh ca lãnh đo, cái nhìn ca ông y v tương lai chúng ta, nhm đi li quyn sng và s đi li t do cho bản thân và gia đình mình ?"… T do báo chí đôi khi không hn là "không gian" được phép th hin. T do báo chí có khi là "khong cách" gia "rp chiếu phim" và "quyn công dân" cùng vi s chn la mt trong hai này. Khó có th có mt nn báo chí t do khi mà nhà báo luôn chọn "rp chiếu phim". Không th đòi hi có mt nn báo chí t do khi mà nhà báo cúi đu chp nhn khước t quyn t do ngôn lun ca chính mình. Báo chí s chng bao gi có được s đc lp và trung thc thông tin, nếu nhà báo không dám "t do" "đi ăn mày" nhưng sn sàng "t do" "mài bút" xu nnh vut ve "các c", đ được th hưởng li ích kinh tế hoc được "bo kê" trong các cuc đu đá phe nhóm chính trị.

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 14/12/2018

Published in Diễn đàn

'Báo chí trong nước đâu có quyền gì đâu' (BBC, 21/06/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông dẫn lời nhân ngày "Báo chí cách mạng Việt Nam" 21/6 : "Ngòi bút của nhà báo là vũ khí để phò chính, trừ tà".

baochi1

Cựu phó tổng biên tập ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng trách nhiệm báo chí Việt Nam "phải bảo vệ chế độ hợp lòng dân" nhân ngày 21/6.

Trước đó, báo Chính phủ Việt Nam cũng trích lời ông Phúc : "Báo chí cách mạng là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội".

Hôm 21/6, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trung Dân, cựu phó tổng biên tập tờ Du Lịch, nói : "Thủ tướng nói vậy là cái lý của ông ấy".

"Báo chí phải có trách nhiệm của họ. Đâu phải chế độ nào cũng đúng đâu".

"Báo chí phải bảo vệ chế độ đúng, hợp lòng dân, còn không thì bảo vệ người dân".

"Theo tôi thấy, báo chí trong nước bây giờ đâu có quyền gì đâu. Cũng khổ cho các tổng biên tập vì họ không có bản lĩnh gì. Tất cả phải tuân theo một chỉ đạo chung của Ban Tuyên giáo".

Bình luận về sự việc các báo phải sửa phát ngôn của Chủ tịch Trần Đại Quang về luật Biểu tình mới đây, ông Dân cho biết : "Tôi cũng ngạc nhiên là vì ông Quang là lãnh đạo đương chức mà các báo dám sửa bài thì khiến mình đặt câu hỏi phải chăng ý của Ban Tuyên giáo khác ý của chủ tịch nước à ?"

"Vụ này chứng tỏ đã có sự chỉ đạo thô lỗ, thô bạo với báo chí. Vì chức năng của báo chí là phản ánh trung thực, người làm báo không có quyền cắt xén lời của người ta".

Về việc các báo không tường thuật các vụ biểu tình gần đây mà chỉ miêu tả đó là "tụ tập đông người", cựu phó tổng biên tập nhận định : "Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai nói thẳng đó là biểu tình thì các báo lại dùng lời lẽ dẫn người ta đi xa sự thật thì quá tệ".

"Làm báo như vậy là bồi bút. Nếu báo chí cứ viết đúng sự thật thì người dân cảm thấy dễ chịu hơn nhiều".

"Còn với những bài viết về luật An ninh mạng và luật Đặc khu trên mặt báo thì Đảng quyết rồi, mọi thứ quyết hết rồi, báo chí chắc chắn phải nói theo Đảng thôi, làm sao nói khác được ?"

"Vói chính thể Cộng sản thì họ không chấp nhận chuyện báo chí có tự do, nhiều chiều, khác với báo ở nước tư sản hoặc tại chính thể khác".

"Nhưng lẽ ra là nhà báo thì anh không nói điều mà người ta bắt anh phải nói mà anh thấy đó là điều sai trái".

Ngoài ra, ông Nguyễn Trung Dân cũng nói thêm : "Thời tôi còn làm phó tổng biên tập, chí ít thì các báo có những rộng rãi nhất định, miễn là không phạm phải những điều trong luật hoặc đã được chỉ đạo".

"Còn thì khi có sự kiện thì vẫn được viết thoải mái thôi".

"Còn như thời nay, tôi có cảm giác các tổng biên tập không đủ tự tin để cho việc tường thuật các sự kiện trên mặt báo được nhiều chiều, với nhiều ý kiến khác nhau".

*******************

Cộng đồng mạng kêu gọi các hãng ‘không đáp ứng Luật An Ninh Mạng’ (Người Việt, 21/06/2018)

Hôm 21 tháng Sáu, nhiều blogger lên tiếng kêu gọi cộng đồng mạng cùng nhau ký vào bản thỉnh nguyện thư yêu cầu các hãng Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple và Microsoft không đáp ứng Luật An Ninh Mạng vừa được Quốc hội cộng sản Việt Nam thông qua hôm 12 tháng Sáu.

baochi2

Biểu tình phản đối Luật An Ninh Mạng tại giáo hạt Văn Hạnh, tỉnh Hà Tĩnh, hôm 17 tháng Sáu. (Hình : Thanh Niên Công Giáo)

Luật này gây bất bình trong công luận và cùng với Luật Đặc Khu là nguyên nhân thôi thúc hàng vạn người dân biểu tình hôm 10 tháng Sáu, 2018.

Thỉnh nguyện thư mới nhất do nhóm tự xưng danh là "Liên Minh Dân Chủ Việt Nam" thiết lập trên website Change.org ghi : "Luật An Ninh Mạng vi phạm nghiêm trọng căn bản luật pháp quốc tế, đồng thời cho phép nhà cầm quyền được tùy tiện xác định những ý kiến nào là phạm luật phải gỡ bỏ. Đã nổ ra những cuộc phản kháng ở nhiều nơi trên toàn quốc chống lại cuộc bỏ phiếu cho dự luật kìm chế tự do thông tin mạng và vi phạm quyền riêng tư cá nhân của 53% trong hơn 90 triệu người dân đang sử dụng Internet ở Việt Nam".

"Việt Nam không phải nơi an toàn cho người dân được tự do phát biểu. Vì vậy những công ty công nghệ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách ngưng cung cấp dịch vụ Internet nếu Việt Nam không chịu hủy bỏ Luật An Ninh Mạng (sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng, 2019)", văn bản nêu trên đưa ra lời kêu gọi.

Đến nay, chưa có công ty nào trong số các hãng công nghệ được nêu tên phản hồi về Luật An Ninh Mạng của Việt Nam.

Báo VnEconomy hôm 15 tháng Sáu cho hay : "Tại cuộc họp báo bế mạc kỳ họp Quốc hội, phóng viên một hãng thông tấn nước ngoài nói Google và Facebook có nói là rất thất vọng về quyết định thông qua Luật An Ninh Mạng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hồng, ủy viên thường trực Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh (cơ quan thẩm tra Dự Luật An Ninh Mạng) cho biết các hãng này chưa có văn bản chính thức nhưng qua thông tin trên cộng đồng mạng thì đại diện của Facebook nói sẽ nghiên cứu, triển khai quy định của luật này".

Trong một diễn biến khác, để đáp lại tin đồn về việc Facebook "đang hoàn thành thủ tục pháp lý để thành lập văn phòng tại Việt Nam", bà Lê Diệp Kiều Trang, giám đốc Facebook Việt Nam đã viết trên trang Facebook cá nhân : "Tôi chưa bao giờ trả lời báo chí về Luật An Ninh Mạng như một số nơi đưa tin. Ở Facebook, công việc chính của tôi là trợ giúp khách hàng doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy tôi sẽ không bao giờ phát ngôn những vấn đề ngoài công việc".

Tuy việc ký tên vào thỉnh nguyện thư thường mang ý nghĩa truyền thông và gây tiếng vang cho sự kiện nhiều hơn là hiệu quả trên thực tế, nhiều blogger Việt Nam vẫn bày tỏ hy vọng rằng các hãng công nghệ thật sự quan ngại về hệ lụy của Luật An Ninh Mạng.

Ý kiến về Luật An Ninh Mạng cũng là một trong những nội dung mà Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh viết thư ngỏ đề gửi Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang.

Thư của ông viết : "Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết vội vàng Dự Luật An Ninh Mạng mà không thèm quan tâm ý dân và vấn đề hiện chỉ còn tùy thuộc vào chữ ký của chủ tịch nước". Ông cũng viết thêm rằng cả hai dự luật đều "lỗi thời, lạc hậu và nguy hiểm".

Hiện tại, lập luận chung của ông Trần Đại Quang cũng như của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về Luật An Ninh Mạng "là nhằm để bảo vệ chế độ" và "đấu tranh làm thất bại ý đồ của kẻ địch trong việc kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Ban biên tập các báo "lề phải" đều nhận được lệnh của Ban Tuyên Giáo Trung Ương "tuyệt đối không đăng ý kiến trái chiều, ý kiến khác với chỉ đạo" về cả hai dự luật. (T.K.)

********************

Việt Nam với tự do Internet và nhà báo 'xung kích' (BBC, 20/06/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị báo chí cách mạng 'phải là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng' nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/06.

baochi3

Phát biểu của Thủ tướng Phúc được báo chí Việt Nam đăng tải rộng rãi

Trước đó, trong phát biểu liên quan đến luật An ninh mạng bị một phần dư luận phản đối gần đây, Thủ tướng Phúc nói rằng Việt Nam 'vẫn có tự do Internet'.

Theo các báo Việt Nam đăng tin về Lễ gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6-2018), tổ chức hôm 20/06 ở Hà Nội, Thủ tướng Phúc nói :

"Báo chí cách mạng thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin, truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng và Nhà nước".

Nội dung được trích thuật cũng nhắc lại con số về "đội ngũ hơn 36.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với gần 850 cơ quan báo chí, hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, và hơn 22.000 hội viên Hội Nhà báo" ở Việt Nam.

Tuy thế, ngoài các nhiệm vụ làm phục vụ đường lối của Đảng Cộng sản, ông Phúc cũng yêu cầu báo chí :

baochi4

Việt Nam hiện có hàng vạn nhà báo

"Cần thông tin nhanh nhạy, chính xác, khách quan, trung thực ; vừa là kênh phổ biến, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, vừa thực hiện tinh thần gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân".

Các nhà báo cũng cần "phản ánh kịp thời nguyện vọng, ý kiến, phản ánh kịp thời thông tin đến quần chúng nhân dân để xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp với phương châm 10 chữ : kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả".

Hôm 18/06, nhận xét về Luật An ninh mạng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam "vẫn cho có tự do Internet" và "vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài".

Ông Phúc nói :

"Chúng ta vẫn có tự do Internet, vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài, nhưng cơ sở dữ liệu về Việt Nam phải đưa về Việt Nam để kiểm soát".

Theo báo Thanh Niên hôm 18/06, trong buổi tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng, ông Phúc cũng nói :

"Người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo để không bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục"

Cùng thời gian, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng nói lòng yêu nước chân chính 'bị lợi dụng' trong sự kiện biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng.

Phát biểu khi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm 17/06, Tổng bí thư Trọng mô tả các cuộc biểu tình tại một số thành phố và địa phương, trong đó có vụ trở thành bạo động ở Bình Thuận, là 'có bàn tay của phần tử phá hoại' và 'không loại trừ có yếu tố nước ngoài'.

Internet và mạng xã hội Việt Nam

Hồi tháng 11/2017, nhân một lễ kỷ niệm 20 năm Internet vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn nhận định về sức lan tỏa của Internet ở Việt Nam :

"Từ người nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ đều có thể tìm được những thông tin cần thiết trên Internet. Chính Internet đã dần làm thay đổi thói quen, cuộc sống của chúng ta hiện nay".

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu ra mặt mà nhà chức trách ở Việt Nam cho là tiêu cực của Intenet :

"Cụ thể, hiện nay lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều, nhất là tin giả, tin xuyên tạc, bịa đặt, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo".

Cũng hôm 18/06, báo Quân đội Nhân dân có bài của tác giả Bắc Hà phản bác lại các ý kiến lo ngại về Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua tuần trước.

"Những băn khoăn, lo lắng về Luật An ninh mạng vi phạm hiệp định WTO, CPTPP và các doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam có đúng không ? Câu trả lời là "không".

Tuy thế, điều tờ báo này đăng tải có vẻ hơi khác với phát biểu của Thủ tướng Phúc, về máy chủ.

Theo tác giả Bắc Hà thì :

"Theo Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết, các hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) mà Việt Nam tham gia và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh.

"Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, Internet và các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặt máy chủ ảo tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp".

Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam nói là "vẫn cho phép máy chủ đặt ở nước ngoài".

Có vẻ như ở Việt Nam vẫn có sự chưa rõ ràng về máy chủ và dịch vụ 'đám mây điện toán'.

Các quan chức Việt Nam thường nhắc đến vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm (Google), mạng xã hội, mà không phân biệt với dịch vụ lưu trữ và phân phối dữ liệu qua 'cloud computing'.

baochi5

Trên toàn cầu đang có các phong trào phản đối khác nhau : Hình một cuộc phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Berlin, Đức

Trên thực tế, các đại gia công nghệ mạng như Google, Facebook vẫn dùng lại dịch vụ 'cloud computing' do các công ty như Akamai, Amazon, Cisco, Equinix, Rackspace cung cấp.

Trang web của Akamai giới thiệu họ đang vận hành 240 nghìn máy chủ, đặt ở 130 quốc gia và tải dòng dữ liệu 95 exabyte một năm.

Việc đặt các máy chủ ở Việt Nam, kể cả khi nếu xảy ra, chỉ có thể tác động một phần rất nhỏ đến các công ty dịch vụ dữ liệu.

Về báo chí, điều giới chỉ trích thường nêu ra không phải là ở Việt Nam có tự do báo chí hay không mà là nước này chưa có truyền thông tư nhân hoặc các cơ sở truyền thông độc lập với đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích.

Hồi 2017, cũng nhân sự kiện 20 năm mở cửa cho Internet, Freedom House, tổ chức đánh giá dân chủ do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, xếp hạng Việt Nam 76/100 trên mức thang tự do Internet.

Trên thang 0-100, với 0 tự do nhất, và 100 ít tự do nhất, Việt Nam vẫn nằm trong những nước "Không có tự do Internet" cùng với Trung Quốc và Nga, theo báo cáo công bố hôm 14/11 của tổ chức này.

Published in Việt Nam

Tổ chức Phóng viên không biên giới : Việt Nam tiếp tục không có tự do báo chí (RFA, 25/04/2018)

Báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) cho biết tại Việt Nam hiện nay, mọi cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản đang tìm cách đàn áp và xách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử công an thường phục. Bên cạnh đó, đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "lạm dụng quyền tự do dân chủ" theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

tudo1

Bà Margaux Ewen (áo đen) tại buổi công bố về Chỉ số tự do báo chí toàn cầu của tổ chức Phóng viên không biên giới năm 2018 - RFA

Nhận xét về điều này, bà Margaux Ewen, giám đốc điều hành của Tổ chức RSF tại Washington D.C cho biết :

"Truyền thông Việt Nam hoàn toàn bị kiểm duyệt và những blogger và nhà báo độc lập luôn bị chính quyền đe dọa hay xách nhiễu. Nếu trước đây hình phạt cho những blogger này thường là 2 năm thì hiện nay họ có thể đối mặt với những bản án lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra chính phủ luôn tìm cách kiểm soát việc biểu đạt cảm xúc và truyền đạt thông tin qua internet, đồng thời ngăn cản các blogger cung cấp thông tin trung thực đến cho người đọc".

Bà Ewen cũng nhấn mạnh, kể từ năm 2017, đã có rất nhiều nhà báo độc lập bị tuyên phạt những bản án nặng nề vì những bài viết liên quan đến tình trạng tham nhũng hay đưa tin về thảm họa môi trường. Cụ thể là trường hợp blogger mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Trần Thị Nga hay nhà báo Nguyễn Văn Hóa đã bị chính quyền Việt Nam tuyên phạt từ 7 cho đến 10 năm tù giam vì những bài viết liên quan đến thảm họa môi trường Formosa.

Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, Việt Nam đã giam giữ ít nhất 10 nhà báo năm 2017, và nằm trong danh sách sáu nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch năm 2018 cũng cho biết có hơn 100 nhà hoạt động, blogger đang bị cầm tù ở Việt Nam. Trước đó đã có 36 vụ những kẻ lạ mặt mặc thường phục đánh đập những người vận động nhân quyền và blogger, nhiều trường hợp gây thương tích nặng, trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017. Ngoài ra, các nhà nhà báo độc lập, các bloggers còn nói rằng gần đây chính quyền tăng cường phối hợp với Facebook để gỡ bỏ những bài viết của họ, thậm chí là khóa cả trang Facebook cá nhân – một phương tiện chính giúp lan tỏa tiếng nói của họ. Chính phủ Việt Nam cũng thông báo đã gỡ bỏ hàng ngàn bài viết, video mà họ cho là "độc hại" trong thời gian qua. Đặc biệt, mặc dù hiện nay Việt Nam có khoảng 800 cơ quan báo chí nhưng tất cả các cơ quan báo chí này đều được chỉ đạo và kiểm soát thông tin bởi Ban Tuyên giáo Trung ương. Chính vì vậy, blogger và các nhà báo tự do là kênh thông tin quan trọng đối với nhiều người dân trong việc tiếp cận những thông tin đa chiều và trung thực nhất.

Trước thực trạng này, bà Ewen kêu gọi các blogger tiếp tục đưa tin trung thực đến với người dân, bất chấp những đe dọa và bắt bớ từ phía chính quyền nhà nước :

"Những blogger và nhà báo độc lập ở Việt Nam quả thật là những người vô cùng dũng cảm và tôi hy vọng họ có thể tiếp tục giữ được tinh thân đó để đấu tranh nhằm cải thiện tình trạng phi tự do báo chí như hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cũng kêu gọi các quốc gia, cụ thể là Hoa Kỳ và tổ chức báo chí cùng gây áp lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam thả tự do cho các blogger đồng thời từ bỏ kiểm soát mạng xã hội để người dân có thể tự do biểu đạt cảm xúc và chia sẻ thông tin trên internet"

Báo cáo thường niên về Chỉ số tự do báo chí toàn cầu là sáng kiến được Tổ chức Phóng viên không biên giới đưa ra từ năm 2002, thu thập ý kiến đánh giá từ các chuyên gia do RSF lựa chọn. Câu hỏi được đưa ra dựa trên những tiêu chí về tính đa nguyên đa đảng, sự độc lập của ngành truyền thông, chất lượng khung pháp lý cũng như sự an toàn của những nhà báo khi tác nghiệp tại 180 quốc gia trên toàn cầu.

Trong báo cáo năm nay, Bắc Hàn tiếp tục là nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trong khi Na Uy được xếp vào đầu bảng trong lĩnh vực này.

Việt Nam năm nay đứng trên một bậc so với Trung Quốc, quốc gia bị RSF chỉ trích đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt báo chí, bằng cách sử dụng nhiều các công nghệ mới và đã gây ảnh hưởng về mô hình kiểm soát thông tin đối với một số các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Vietnam và Campuchia.

****************

RSF : 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng (RFI, 25/04/2018)

Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng "rất nghiêm trọng", một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.

tudo2

Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017. Paul Bradbury/Getty Images

Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Iraq 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172, Việt Nam 175, Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên hạng 180, cuối bảng.

Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí "phải theo lệnh của đảng Cộng sản". Nguồn tin độc lập duy nhất là "blogger và người dân làm báo". Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền", nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.

Nếu tại Châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù Châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hòa Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33), tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.

Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý "Hận thù giới làm báo" đe dọa.

Tú Anh

********************

Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc (BBC, 25/04/2018)

Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra ngày 25/04 nói mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước Châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.

tudo3

Từ đầu năm 2018, luật hình sự mới của Việt Nam có hiệu lực quy định về các biện pháp điều tra đặc biệt, trong đó có việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử

"Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm duyệt và theo dõi tại Trung Quốc chặt chẽ chưa từng với việc sử dụng diện rộng công nghệ mới.

"Phóng viên nước ngoài khó tác nghiệp và công dân Trung Quốc nay có thể đi tù chỉ vì chia sẻ thông tin trên mạng xã hội hoặc trò chuyện qua tin nhắn.

"Trên bình diện quốc tế, chính phủ Trung Quốc đang cố tạo 'một trật tự truyền thông mới' dưới sự ảnh hưởng của Bắc Kinh bằng việc xuất khẩu các phương pháp trấn áp, hệ thống kiểm duyệt thông tin và cách thức theo dõi trên Internet.

"Thật không may là mong muốn trấn áp bất kỳ sự phản kháng nào từ công chúng của Trung Quốc lại có những nước theo gót", báo cáo của RSF viết.

Trung Quốc hiện đứng thứ 176 trong Bảng xếp hạng về Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF trong khi Việt Nam đứng thứ 175.

Tổ chức này cho rằng truyền thông tại Việt Nam bị kiểm soát toàn bộ nhưng các blogger đã dũng cảm bảo vệ quyền tự do của mình.

tudo4

Mạng xã hội ngày càng phổ biến với người dân.

"Các blogger thường bị xử tù tới 2 năm nhưng nay những ai viết về các chủ đề bị cấm như tham nhũng hay thảm họa môi trường có thể phải ngồi tù tới 15 năm", báo cáo viết.

RSF cũng đặc biệt để tâm tới Campuchia, nước mà họ mô tả là đi theo con đường nguy hiểm của Trung Quốc.

Tổ chức này mô tả chế độ của Thủ tướng Hun Sen đã có chiến dịch trấn áp mạnh tự do truyền thông vào năm 2017, đình chỉ hoạt động của hơn 30 cơ quan báo chí và bỏ tù tùy tiện nhiều nhà báo.

Phương pháp trấn áp các tiếng nói độc lập và kiểm soát truyền thông mạng xã hội không chỉ được các nước như Việt Nam hay Campuchia sao chép mà hiện còn được các nước như Thái Lan, Malaysia và Singapore áp dụng.

Nằm đội sổ tại Châu Á là Bắc Hàn trong khi các nước Châu Á khác trấn áp nhà báo và bloggers ở mức độ đáng quan ngại gồm Afghanistan, Ấn độ, Pakistan, Myanmar và Philippines.

*****************

Nhà báo không biên giới : Việt Nam dùng bạo lực với blogger và nhà báo (RFA, 25/04/2018)

Việt Nam bị xếp hạng 175 tức không có tự do báo chí theo báo cáo mới được Tổ chức Nhà báo không Biên giới (RSF) công bố hôm 25/4.

tudo5

Một người bán báo đang sắp xếp lại sạp báo gần một villa ở nội thành Hà Nội hôm 26/6/2012. AFP

Theo RSF, chính phủ đang dùng bạo lực để đối lại với các blogger và nhà báo độc lập, trong khi báo chí nhà nước phải chịu sự chỉ đạo của Đảng cộng sản.

Báo cáo cho biết trong năm qua, Việt nam đã gia tăng việc sử dụng công an thường phục để xách nhiễu các blogger. Việt Nam cũng gia tăng việc sử dụng các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự để kết tội các nhà báo độc lập và các blogger.

Báo cáo mới của RSF có tựa tạm dịch là ‘thù hận đối với báo chí đe dọa các nền dân chủ’.

Báo cáo cho thấy xu hướng căm ghét tăng cao trên toàn cầu đối với các nhà báo. Xu hướng này đặc biệt được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị, bởi các nỗ lực của các chính phủ độc tài nhằm xuất khẩu cái nhìn về báo chí của họ và đặt ra mối đe dọa cho các nền dân chủ.

Trong báo cáo năm nay, Bắc Hàn tiếp tục là nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trong khi Na Uy được xếp vào đầu bảng về tự do báo chí.

Trung Quốc bị RSF chỉ trích đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt báo chí, bằng cách sử dụng nhiều các công nghệ mới.

******************

RSF xếp Việt Nam hạng 175/180 về tự do báo chí năm 2018 (VOA, 25/04/2018)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) hôm 25/4 ra báo cáo thường niên xếp hng Vit Nam th 175 trong s 180 quc gia v t do báo chí. Cũng như năm 2017, t chức này tiếp tc lit Vit Nam vào đim đen v t do báo chí trên thế gii.

tudo6

RSF xếp hng Vit Nam th 175 trong s 180 quc gia v t do báo chí năm 2018. (nh : RSF.org)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii trong bn báo cáo tình hình t do báo chí năm 2017, cho biết có 21 nước đang trong tình trng vi phm "rt nghiêm trng", như Ai Cp xếp hng thứ 161, Cuba 172, Việt Nam 175, Trung Quc 176, hay cui bng là Triu Tiên, đng hng 180.

tudo7

RSF liệt Vit Nam là đim đen v t do báo chí năm 2018.

Về phn Vit Nam, RSF nhn đnh quc gia cng sn này toàn th các cơ quan truyn thông báo chí nhà nước đu "phi tuân theo mnh lnh ca Đng".

RSF cho biết thêm ngun tin đc lp duy nht ti Vit Nam là t các "blogger và người dân làm báo". Thế nhưng các phóng viên đc lp này thường xuyên b công an trn áp bng bo lc. H b xét x án với án tù giam nng n vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước" hay "lt đ chính quyn".

Theo RSF, tự do báo chí Hoa Kỳ năm 2018 t hng 43 xung hng 45 trong s 180 quc gia. T chc này nói rng nn báo chí M đã có thêm nhiu vn đ, nht là việc đưa "tin gi to" k t khi Tng thng M Donald Trump làm tng thng, và ông tuyên b rng "báo chí là k thù ca nước M".

**********************

"Hận thù giới làm báo", củi khô đốt nền dân chủ (RFI, 25/04/2018)

Báo chí trên thế giới tiếp tục bị đàn áp kỷ lục trong năm 2017. Báo cáo của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố ngày 25/04/2018 báo động về tình trạng "căm ghét giới truyền thông" đang lan ra ở nhiều Châu lục, kể cả tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Hư thực và hệ quả nguy hiểm ra sao ?

tudo8

Nhà báo Alexandre Sokolov bị chính quyền Nga kết án 3 năm rưỡi tù (Ảnh chụp site Phóng viên không biên giới)(Capture d'image site rsf.org)

Báo chí bị tấn công, nền dân chủ bị đe dọa. Trên đây là nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) trong bản tổng kết tình hình 2017.

Trump, Putin, Tập, khắc tinh của tự do báo chí

Trước hết, RSF tố cáo ba đại cường thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đứng đầu xu hướng chống tự do báo chí nhưng với những biện pháp và quy mô khác nhau.

Tại Trung Quốc, xếp hạng 176 trên 180, chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng công nghệ mới, áp đặt một mô hình xã hội dựa trên việc kiểm soát thông tin và theo dõi công dân. Bắc Kinh tìm cách "xuất khẩu" mô hình đàn áp này ra phần còn lại của Châu Á, thiết lập "trật tự thế giới mới" trong ảnh hưởng của Trung Quốc.

Khá hơn Trung Quốc, nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, hạng 148, cũng không ngừng bóp nghẹt báo chí qua các đạo luật chống quyền tự do thông tin, xem các cơ quan truyền thông độc lập là "nhân viên" của nước ngoài theo nghĩa nhậy cảm. Các đài truyền hình Nhà nước hàng ngày ra sức tuyên truyền cho dân tộc chủ nghĩa trong khi những nhà báo Nga muốn bảo vệ thông tin độc lập, ít nhất là 5 người, đã vào nhà giam trong năm 2017. RSF còn tố cáo Moskva xuất khẩu "tuyên truyền" ra thế giới, qua trung gian đài Russia Today và hãng thông tấn Sputnik.

Donald Trump, tuy là tổng thống thứ 45 của "siêu cường thế giới tự do" cũng thường xuyên gièm pha, công kích các phóng viên, thậm chí mượn một câu nói của Stalin, lên án phóng viên là "kẻ thù của nhân dân". Hệ quả là nước Mỹ bị xuống hai bậc trong bảng xếp hạng từ 43 xuống 45.

Theo nhận định của Christophe Deloire, tổng thư ký tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, điều đáng lo ngại, là hiện tượng thù ghét nhà báo đã lan đến các nền dân chủ khác nhau : Nhà báo ở Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte (xếp thứ 133) được cảnh báo là "không bảo đảm an toàn" ; tại Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi (138), nhiều đảng thuê dư luận viên sách động giết ký giả.

Lo ngại tại Châu Âu

Nhưng trong các nước bị xuống hạng thảm nhất, từ 10 đến 18 điểm, có bốn thành viên Liên Hiệp Châu Âu : Cộng Hòa Czech 34, Slovakia 27, Malta 65 và Serbia 77. Tổng thống Czech, Milos Zeman, trong một cuộc họp báo, giương khẩu súng AK bằng nhựa có hàng chữ : dành cho nhà báo. (Cựu) thủ tướng Slovakia, Robert Fico gọi nhà báo là "gái điếm", còn tại Malta, một nữ phóng viên điều tra tham nhũng bị sát hại bằng chất nổ.

Theo Phóng Viên Không Biên Giới, những sự kiện này là dấu hiệu cho thấy mô hình tự do báo chí, một trong những cột trụ của nền dân chủ, suy yếu.

Mồi dẫn hỏa : Lòng hận thù nhà báo

Nước Pháp, do các quốc gia láng giềng tụt hạng, lên được sáu bậc, đứng hạng 33. Tuy nhiên, Phóng Viên Không Biên Giới khuyến cáo hiện tượng một số nhà chính trị, không ngần ngại gièm pha, vu khống báo chí, lên đến đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống 2017, nay vẫn chưa ngưng. RSF dẫn trường hợp lãnh đạo đảng cánh tả "La France Insoumise" (Nước Pháp Bất Khuất), Jean-Luc Melanchon, gần đây còn tuyên bố "hận thù những cơ quan truyền thông và những kẻ điều hành là hành động đúng đắn và lành mạnh".

RSF cảnh báo : "Công kích vai trò chính đáng của nhà báo là đùa với lửa. Một nền dân chủ không chỉ bị tiêu diệt vì một cuộc đảo chính mà nó còn có thể bị những ngọn lửa nhỏ thiêu sống. Hận thù nhà báo là những nhánh củi đầu tiên".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Trong đó, khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển.

baochi1

Ảnh minh họa về tự do báo chí.

Tuy nhiên, tự do báo chí tại Việt Nam không vì thế mà được cởi trói. Vì bản thân sự kiểm soát của chính Đảng, hệ thống tuyên giáo còn tồn tại với quy mô đến tận cơ sở đã là nền tảng cho định nghĩa rập khuôn về quyền tự do báo chí. Một trong số đó là nhà nước Việt Nam sử dụng những thành tựu đạt được về mặt hình thức để biểu đạt sự tự do trong báo chí – vốn cần tính bản chất nhiều hơn, thông qua việc lấy thống kê của từng năm về số lượng lớn cơ quan báo chí, cơ quan báo in, tạp chí, hãng thông tấn,… tồn tại hoặc được thành lập mới. Vấn đề là, tự do báo chí phải là bản chất, nghĩa là địa vực của tự do báo chí là không có bất kỳ vùng cấm nào mà người dân có quyền được biết, giám sát.

Đà Nẵng – một thành phố biển được ví như Singapore tại Việt Nam vì khí hậu và một chính quyền điện tử đang được thiết lập. Tuy nhiên, nơi đây vẫn là một cạm bẫy rủi ro cho chính các nhà báo khi họ vô tình đi vào phản ánh các tiêu cực, lợi ích nhóm chính trị giữa cánh doanh nghiệp và quan chức nhà nước.

Vào năm 2007, Công an Thành phố Đà Nẵng đã áp dụng Điều 258 Bộ Luật hình sự – một điều khoản nổi tiếng dành trấn áp những người bất đồng chính kiến cho Trưởng đại diện báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội – Trung tá Dương Tiến khi ông này đăng tải một bài viết chấp vấn một số công dân thành phố khiếu kiện ông Nguyễn Bá Thanh – một Bí thư thành ủy Đà Nẵng nhận hối lộ liên quan đến công trình cầu Sông Hàn và xây dựng đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.

Mười năm sau, vào năm 2017, cũng tại thành phố biển này, nhà báo Dương Hằng Nga (Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên Việt Nam) đã bị công an Đà Nẵng cấm xuất cảnh trong 3 tháng. Nguyên nhân xuất phát từ 8 kỳ báo phanh phui về những sai phạm nghiêm trọng của Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (The Surise Bay Đà Nẵng), do ông Phan Văn Anh Vũ – một doanh nhân, một Thượng tá công an đứng đầu. Đứng phía sau Vũ, là những sai phạm của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh và người tiền nhiệm – cựu Bí thư Nguyễn Bá Thanh.

Chỉ trích chính phủ hay giới lãnh đạo địa phương sẽ đối mặt với hành động pháp lý, đó là nguyên tắc tự do báo chí tại Việt Nam. Và gới chính trị gia Hà nội ưu thích hình thức báo chí hay phương tiện truyền thông biết ‘vâng lời’ với sự kiểm duyệt, hơn là tò mò với những sai phạm trong sử dụng quyền lực của chính họ, và do đó, nhiều người vẫn cảm thấy báo chí như là một trở ngại cho công việc của họ.

Cần nhắc lại, nhà báo Dương Tiến hay nhà báo Dương Hằng Nga đã từng nằm trong số thành tựu to lớn mà Việt Nam hay liệt kê nhằm bác bỏ cái mà Hà Nội gọi là ‘những sự xuyên tạc về tình hình tự do báo chí’.

Một thủ thuật hay được Nhà nước Việt Nam sử dụng là xây dựng hệ thống pháp luật với những điều khoản có tính mơ hồ nhưng nhân danh lợi ích công cộng, để tiến hành các hoạt động câu lưu, thẩm vấn và bắt giam họ. Năm 2017, hơn 30 người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã bị bắt giam và tuyên án. Các mức án mang tính ‘tối đa’ cũng được dành cho những người viết bài chỉ trích chính phủ vì sự chậm trễ trong xử lý thảm họa môi trường Formosa. Tổ chức Ân xá quốc tế trong tuyên bố vào ngày 28.02.2018, đã nhấn mạnh : đó là bản án nặng nề nhất cho một nhà hoạt động.

Trong khi đó, một số tổ chức báo chí độc lập trong nước như Hội nhà báo độc lập Việt Nam, dù với tôn chỉ ôn hòa, vẫn bị chính quyền Hà nội đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tiến hành các hoạt động sách nhiễu bởi giới công lực địa phương và trung ương, và website của tổ chức này luôn trong trạng thái bị đánh phá, và hiện vẫn bị áp dụng bức tường lửa khi truy cập tại Việt Nam.

‘Chúng tôi hiểu và thích nghi với sự khó khăn này, nhà nước không thích cách chúng tôi làm tin, bởi nó vượt ra khỏi kiểm duyệt của Ban tuyên giáo,’ ông A – thành viên IJAVN bày tỏ.

Không dừng ở các hoạt động trấn áp trên nền tảng Bộ luật hình sự, mới đây nhất, quyền tự do báo chí Việt Nam tiếp tục bị đe dọa bởi Dự thảo Luật an ninh mạng mà Quốc Hội Việt Nam đang tìm cách thông qua. Tác động của dự luật này lớn đến mức, Dien Luong – một trưởng biên tập phụ trang tiếng Anh của Vnexpress, đã phải phản ứng trên The Washington Post rằng : Internet Việt Nam đang bị làm khó.

‘Xây dựng một tường lửa [bằng dự thảo luật an ninh mạng] sẽ chỉ khiến Việt Nam tự cô lập mình ra khỏi phần còn lại của thế giới văn minh’, ông Dien Luong cho hay.

Tự cô lâp, Hà nội có vẻ quan với khái niệm này, do đó, mặc cho sự chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền trên thế giới, lãnh đạo Việt Nam vẫn theo đuổi định nghĩa quyền tự do báo chí theo cách rất riêng của mình : ‘tự do một phần’. Theo đó, nhà nước cung cấp những thông tin mà họ muốn đến người dân, và cấm người dân chạm đến những vùng cấm bằng,… luật hoặc nhà tù. Và đó là đặc tính mà Hà Nội vẫn nhấn mạnh ' tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người'.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vì thế vào năm 2017 đã xếp hạng Việt Nam ở 175/180 về chỉ số tự do báo chí – không thay đổi gì so với năm trước đó.

Ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF đã khắc họa chính sách của tự do báo chí kiểu Việt Nam bằng nhận định : ‘Khi không đối phó được với quốc tế lên án, chính phủ các nước này nhanh chóng tung ra các nguyên tắc không can thiệp, chủ quyền hoặc thậm chí an ninh quốc gia nhằm né tránh các trách nhiệm nhân quyền quốc tế và bổn phận hiến định về bảo vệ tự do truyền thông và thông tin,’ ông Ismail nói.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 03/03/2018

Published in Diễn đàn

Dưới thời tổng thống Donald Trump, truyền thông Mỹ chưa bao giờ bị tấn công dữ dội và thường xuyên đến như vậy. Chưa có lúc nào mối quan hệ giữa chính quyền Mỹ và báo giới lại tồi tệ như lúc này. Cố vấn chính của tân tổng thống, ông Stephen Bannon xem một số hãngi truyền thông như là một "đảng đối lập" và đề nghị nên "đóng cửa" các hãng truyền thông đó.

baochi1

Quang cảnh buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/02/2017, nhiều hãng báo chí lớn của Mỹ bị cấm tham gia. REUTERS/Yuri Gripas

Do vậy, giới truyền thông Hoa Kỳ hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn : Làm thế nào đưa tin về một vị tổng thống liên tục cáo buộc báo chí là những cơ quan tuyên truyền thông tin sai lệch, "những kẻ thù của người dân Mỹ" ? Làm sao có được khoảng cách tốt để đưa tin về tân chính quyền mà vẫn giữ được tính "trung lập" ?

Giới báo chí cảm thấy việc tác nghiệp ngày càng trở nên phức tạp trước những dòng tweet bất ngờ đưa ra lúc sáng sớm của Donald Trump. Nhiều cây bút xã luận lớn ví von rằng đưa tin về "nước Mỹ của Trump cũng giống như là một vùng chiến sự", hoặc xem đó như là "một cuộc chiến của đời phóng viên".

Nhưng liệu rồi khẩu chiến giữa Trump và giới truyền thống có đang bị trượt đà hay không ? Theo nhận định của ông Richard Benedetto, giáo sư trường đại học American và từng phụ trách đưa tin về Nhà Trắng cho nhật báo USA Today, được AFP trích dẫn, dường như khái niệm "phải công minh" đang bị quên lãng.

Việc xử lý các thông tin về Nhà Trắng dường như dần dần mang đậm dấu ấn cá nhân cảm tính. "Ranh giới giữa nhà báo (đưa tin) và nhà bình luận đôi khi khó phân định" trước việc nhiều kênh thông tin liên tục, cho "quá nhiều người phát biểu các ý kiến cá nhân".

Còn theo giáo sư Karen North, chuyên nghiên cứu về truyền thông thuộc Đại học Nam California, khả năng kềm chế cũng trở nên khó khăn hơn do sự hiện diện khắp nơi của các nhà báo trên các trang mạng xã hội, đứng đầu là Twitter.

Về điểm này, ông Richard Benedetto cho rằng chính việc có rất nhiều phóng viên "trình bày thẳng các quan điểm của mình" đến độc giả, thường có tính chất thù nghịch với Trump, đã làm gia tăng mạnh mẽ cảm giác chung là phần lớn các nhà báo trên những phương tiện truyền thông lớn là thiên tả.

Vẫn theo chuyên gia này, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tờ báo giải thích phần nào cách đưa tin về ông Trump hiện nay. Để tồn tại và sống sót, hơn bao giờ hết, cần thu hút sự chú ý của độc giả thông qua điện thoại thông minh, bằng cách đưa lên hàng đầu những bài viết có "tính giật gân", gây tranh cãi…, và các trang mạng xã hội được xem như là một công cụ không thể thiếu vắng.

Điểm nghịch lý là nếu như có ai lấy làm tiếc về hành động thái quá trong việc đưa tin về Trump, thái độ "đúng mực" đó có thể bị xem là "để làm vừa lòng" chính quyền.

AFP nhắc lại vụ việc ông Gerry Baker, tổng biên tập tờ Wall Street đã bị cả ban phản đối ra sao khi ông nhiều lần nhắc nhở đồng nghiệp phải "trung lập" và "có chừng mực". Ông từng gợi ý nhóm làm báo rằng đừng vội đánh giá các phát biểu tức thì, sai lầm của Donald Trump là "dối trá", do tính chất "cố ý" chưa được cấu thành. Ông Gerry Baker thậm chí vào đầu tháng 2 này còn triệu tập một phiên họp toàn thể các nhà báo của Wall Street Journal để giải thích nhưng bất thành.

Nói tóm lại, để có thể được tiếng là nhà báo "trung lập" không phải là dễ. Ông Nic Dawes, cựu phóng viên và là phó giám đốc tổ chức Human Rights Watch, trên trang mạng The Nation, từng chấp bút một bài xã luận, viết rằng : "Nếu như nhà báo bằng mọi cách muốn được xem là trung lập, thì họ sẽ tránh đặt những câu hỏi hóc búa hoặc vạch trần sự giả dối".

Minh Anh

Published in Quốc tế
Trang 3 đến 3