Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 18 tháng nay, lúc đánh lúc đàm, vẫn đang leo thang chưa có hồi kết, với hệ quả khó lường. Gần đây, khi Trung Quốc đánh thuế lên 75 tỷ USD hàng nhập của Mỹ (23/8/2019), Trump lập tức phản ứng để trả đũa bằng tăng thuế từ 25% lên 30% trên 250 tỷ USD hàng nhập của Trung Quốc (từ 1/10/2019). Ông còn muốn tăng thuế trên 300 tỷ USD hàng nhập của Trung Quốc (đến hạn từ 1/10 và 15/12/2019), cấm cửa Huawei và yêu cầu các công ty Mỹ không được làm ăn với Trung Quốc. Quyết định của Trump làm rung chuyển thị trường chứng khoán. Dow Jones giảm 600 điểm (bằng 2,4%).

trade1

Cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh - Ảnh minh họa

Nhưng chiến tranh thương mại chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" trong cuộc "chiến tranh lạnh mới" Mỹ-Trung, với những quan điểm khác nhau, thậm chí đầy nghịch lý. Tuy còn hơi sớm, nhưng cần đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, để có cái nhìn toàn cảnh.

Nghịch lý về chiến tranh thương mại

 Trong khi chiến tranh thương mại "truyền thống" của Mỹ với EU (xuyên Đại Tây Dương) hoặc với Nhật Bản (xuyên Thái Bình Dương) trong thập niên 1980 (hay sau đó), chủ yếu là vì kinh tế, thì chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện nay chủ yếu là vì địa chính trị (do chiến lược thúc đẩy). Vì vậy, chiến tranh thương mại "phi truyền thống" của Trump "không logic" (hoặc "logic ngược"). Nói cách khác, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, với cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới" trên nhiều mặt trận (1).

Cũng như vậy, chiến tranh lạnh "truyền thống" của Mỹ với Liên Xô trước đây chủ yếu là do chiến lược vì Liên Xô lúc đó không phải là siêu cường kinh tế. Cuộc "chiến tranh lạnh mới" với Trung Quốc là đối đầu tổng lực giữa hai hệ thống chính trị/tư tưởng đang muốn thống trị toàn cầu, vì Trung Quốc đang trỗi dậy như một siêu cường kinh tế và quân sự. Theo lời Richard Nixon, Trung Quốc đã trở thành "quái vật Frankenstein" tại Châu Á.

Theo các chuyên gia kinh tế, chiến tranh thương mại "truyền thống" thường theo một số quy luật như "đánh đổi" (tradeoff). Họ thường lập luận "không có bữa trưa miễn phí" và mọi thứ đều phải có "chi phí cơ hội". Với ý nghĩa đó, chiến tranh thương mại của Trump với Trung Quốc không chỉ là cuộc đấu về kinh tế. Đó còn là một phần của cuộc "chiến tranh lạnh kiểu mới" do Mỹ phát động để nhắm vào Trung Quốc, trong một cuộc đối đầu không chỉ tại khu vực Indo-Pacific mà trên toàn cầu, như một cuộc chiến "lồng ghép" (hybrid).

Như vậy, đối đầu Mỹ-Trung không chỉ là chiến tranh thương mại mà còn là "chiến tranh lạnh kiểu mới", mang tính "đối kháng toàn diện" (về kinh tế, quân sự, công nghệ, hệ tư tưởng) có ý nghĩa sống còn, với thời gian kéo dài (trong thế kỷ 21). Đối đầu Mỹ-Xô (trong thế kỷ trước) chỉ mang tính "đối kháng về quân sự" của cuộc chiến tranh lạnh "truyền thống".

Mỹ cho rằng Trung Quốc là "cường quốc xét lại" (còn nguy hiểm hơn cả Nga), đang đe dọa không chỉ nước Mỹ mà cả trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Vì vậy, Mỹ phải :

1) giữ khoảng cách về quân sự và kinh tế với Trung Quốc ;

2) Kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc về công nghệ và địa chính trị ;

3) Thúc đẩy sự phát triển của dân chủ hóa ở Trung Quốc.

Gần đây, Mỹ đang thuyết phục các nước G7 để hình thành một mặt trận đồng minh về thương mại nhằm đối phó với Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì :

1) các nước G7 sẽ thay thế Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Mỹ ;

2) Các nước G7 sẽ tham gia cùng Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ;

3) Với sự hộ trợ vững chắc đó, Mỹ sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, buộc các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc.

Tính đến nay, Trung Quốc đã vượt qua 6 trong 7 nước thành viên G7 (chỉ đứng sau Mỹ về kinh tế). Trong mấy thập kỷ qua, Trung Quốc đã trỗi dậy vượt bậc vì lợi dụng được chính sách của Mỹ và phương Tây (constructive engagement), ăn cắp sở hữu trí tuệ, tạo ra thâm hụt lớn trong cán cân thương mại, thao túng đồng Nhân dân tệ để dành lợi thế kinh tế, đặt ra các rào cản và điều kiện để gây khó dễ cho hàng nhập vào Trung Quốc, cài đặt thiết bị gián điệp trong các sản phẩm (của Huawei), trợ giá cho hàng của Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Sau khi báo cáo của Robert Mueller không quy kết Trump đã thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử, chắc Trump sẽ lại chơi "lá bài Nga". Nếu Mỹ tiếp tục cấm vận và cô lập Nga thì sẽ đẩy Nga lại gần Trung Quốc hơn như đồng minh (làm Trung Quốc mạnh lên). Vừa qua, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung không phải vì Nga vi phạm mà vì Trung Quốc đứng ngoài hiệp ước này để vi phạm. Nếu Mỹ không cải thiện được quan hệ hợp tác với Nga, thì các vấn đề quốc tế quan trọng (như Bắc Triều Tiên, Iran, Syria) sẽ tiếp tục bế tắc.

Trong khi Mỹ muốn chơi "lá bài G7" như một liên minh chống Trung Quốc (vì "công bằng thương mại") và chơi "lá bài Nga" bằng cách kéo Nga trở lại G7 (để cô lập Trung Quốc), thì Đức và Pháp cũng muốn giảm căng thẳng với Nga. Đây cũng là cơ hội tốt để Nga thoát khỏi tình thế bị Mỹ và phương Tây cô lập về kinh tế. Chắc Putin cũng muốn "nước Nga trên hết", vì Nga liên minh với Trung Quốc chỉ là nước cờ thế do tình huống.

Ngày 26/08/2019, Bắc Kinh đã phát tín hiệu muốn đàm phán lại với Mỹ. Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã gửi thông điệp cho Washington trong đó nhấn mạnh "Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thương mại với Washington thông qua "đối thoại bình tĩnh". Trong trò chơi thương mại "vừa đánh vừa đàm", Bắc Kinh tỏ ra đang yếu thế, trong khi Washington đang ở thế thượng phong. Khi đàm phán tiếp tại Washington (dự kiến trong tháng 10/2019), chắc Trung Quốc muốn hòa hoãn với Mỹ, nhưng còn quá sớm để có thể dự đoán cụ thể.

Nhìn lại Trung Quốc và Mỹ

Gần đây, trên thế giới người ta vẫn còn đặt câu hỏi "Tập Cận Bình là ai ?". Tuy có nhiều người nước ngoài bị nhầm về Tập, nhưng nhiều người Trung Quốc thân với Tập cũng không biết họ được cái gì khi ủng hộ Tập lên cầm quyền. Thực ra, Tập không đả phá Mao (như người ta tưởng) mà còn sùng bái Mao. Tuy trong nước Tập đã củng cố được quyền lực, nhưng ngoài nước, phản ứng đối với các chương trình lớn của Tập đang tăng lên. Mỹ đang đối đầu với Trung Quốc trên mọi mặt, từ thương mại đến quân sự. Tập tỏ ra cứng rắn và quyền biến trong việc thao túng thể chế để buộc nó theo ý mình. Nhưng lịch sử Trung Quốc đã chứng minh, sớm hay muộn thì thể chế cũng đuổi kịp Tập. Vấn đề là khi nào (2).

Theo New York Times, Hồng Kông là thị trường tài chính lớn thứ ba trên thế giới, đang trong tình thế nguy hiểm. Đây là thời điểm nhạy cảm khi Mỹ tiến hành cuộc chiến hệ tư tưởng trực tiếp với Trung Quốc về hình thù của thế giới trong thế kỷ 21. Nhiều người cho rằng nếu để xảy ra Thiên An Môn lần thứ hai thì Tập Cận Bình sẽ gặp rắc rối lớn. Tập có nhiểu điểm yếu hơn là người ta tưởng. Tuyên bố của Trump gần đây gắn thỏa thuận thương mại với biểu tình ở Hồng Kông có lẽ là "điểm sáng nhất" của Trump : "Rất khó thỏa thuận với Trung Quốc nếu họ dùng bạo lực. Ý tôi là nếu có một Thiên An Môn nữa…". Hiện nay, trong số các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, chỉ có Elizabeth Warren là hiểu về Trung Quốc, nên đang lên điểm. Trung Quốc sẽ là một chủ đề lớn trong năm tranh cử 2020 (3).

Nikki Haley (cựu đại sứ tại LHQ và ứng cử viên tổng thống tiềm năng) lập luận : "bản chất cực đoan của chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc chỉ bộc lộ rõ trong mấy năm gần đây. Khi điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia Mỹ để đối phó, chúng ta muốn khuyến khích các đồng minh điều chỉnh chiến lược của họ. Trung Quốc đòi hỏi không chỉ "cả chính phủ" mà "cả quốc gia" phải vào cuộc. May mắn là chúng ta có sự ủng hộ của tất cả các phía để đối phó với chính sách hung hăng mới của Trung Quốc. Chúng ta phải hành động ngay, trước khi quá muộn. Cái giá phải trả rất lớn, có thể là sống còn". Theo Haley, Tập đã thủ tiêu khái niệm Trung Quốc sẽ "hòa đồng", và thái độ cứng rắn về thương mại "chỉ là bước đầu". Mỹ cần "thay đổi lăng kính để xem xét lại các quy định của Mỹ về ngoại thương, chuỗi cung ứng quốc tế, đầu tư vào Mỹ, bảo vệ bản quyền, ưu đãi cho công nghệ quốc phòng cốt lõi" (4).

Theo Andrew Hastie (Chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Úc), nước Úc đã đánh giá thấp Trung Quốc. Để so sánh, ông nhắc lại bài học về Đức Quốc Xã trong những năm 1930. Quan điểm của Hastie phản ánh sự phân hóa trong chính giới Úc và phương Tây. Hastie cho rằng Úc đang đứng trước thử thách lớn nhất về an ninh, kinh tế, và dân chủ trong thập niên tới khi Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh để bá chủ toàn cầu. "Thập niên tới sẽ thử thách các giá trị dân chủ, nền kinh tế, khối liên minh và an ninh của chúng ta, mà Úc chưa từng thấy trong lịch sử. Lúc này, chỗ yếu lớn nhất không phải là hạ tầng mà là tư duy của chúng ta. Thất bại về nhận thức sẽ làm chúng ta yếu kém về thể chế. Nếu chúng ta không hiểu thách thức trước mắt, thì chủ quyền và tự do của chúng ta sẽ bị suy yếu" (5).

Đối với nhiều người Đức và Châu Âu, việc Trung Quốc tăng cường trấn áp trong nước đang đặt ra các câu hỏi đáng lo ngại về hình thù thế giới do Trung Quốc dẫn dắt. Châu Âu đang cố gắng xem làm thế nào để hợp tác với Mỹ về Trung Quốc. Có nhiều người coi thường thách thức của Trung Quốc. Nếu thế giới dân chủ không làm được gì thì Trung Quốc sẽ lập ra một thể chế như họ muốn, và chắc Châu Âu không muốn thấy hệ quả đó. Không phải chỉ có Đức đang tỉnh ngộ mà hai cường quốc khác là Pháp và Anh cũng đều lo lắng, tuy họ vẫn hợp tác với Trung Quốc về các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân. Tại Châu Âu, nhiều người cho rằng Trung Quốc đang làm tổn hại đến các giá trị dân chủ của phương Tây và các tiêu chuẩn hành xử dựa trên luật pháp. Trong chuyến thăm Pháp của Tập Cận Bình, Macron đã tuyên bố chấm dứt "sự ngây thơ của Châu Âu" về Trung Quốc.

Nhưng Châu Âu không thỏa thuận được việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là Châu Âu phải cấm Huawei làm dự án mạng 5G. Ủy ban Châu Âu đã ra khuyến cáo về rủi ro an ninh mạng, nhưng để tùy các nước tự quyết định về tiêu chí an toàn của họ. Hầu hết các nước còn đang soạn thảo chính sách quốc gia về 5G. Đức và Anh đang thắt chặt các yêu cầu về an toàn cho các nhà cung cấp 5G, và Pháp đã có tiêu chí an toàn để răn đe các nhà mạng không sử dụng thiết bị Huawei cho mạng 5G của họ. Nhưng không có nước nào thuận theo lập trường của Washington muốn cấm hoàn toàn Huawei, vì còn lâu EU mới có một chính sách chung.

Tại Châu Á, chiến lược kết nối của Nhật, do thủ tướng Shinzo Abe đề xướng (như một mô hình tốt) ngay sau khi Trung Quốc triển khai BRI (Vành đai Con đường). Quỹ đầu tư gồm 110 tỷ USD đã nâng cao năng lực của Nhật để tài trợ cho các dự án phát triển có tài chính bền vững và chất lượng cao trong khi hợp tác với Trung Quốc, nếu chấp thuận nguyên tắc của Nhật. Điều mà Nhật học nhanh hơn các nước Tây Âu là sẽ làm theo Trung Quốc nếu họ là bên duy nhất tham gia trò chơi. Nhưng khi các nước khác cạnh tranh, thì thế giới đang phát triển có nhiều lựa chọn hơn (6). 

Cách đây hơn 77 năm, Nicholas Spykman (một chiến lược gia Mỹ gốc Hà Lan) đã thấy trước một liên minh hậu chiến gồm Mỹ và Nhật để chống Trung Quốc. Tầm nhình xa đó đã xác định và ổn định Châu Á, giúp đem lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực suốt 3/4 thế kỷ. Nếu không có liên minh Mỹ-Nhật, thì tổng thống Nixon không thể bắt tay với Trung Quốc (năm 1972). Nhưng tầm nhìn của Spykman về Châu Á nay đang bắt đầu suy sụp (7).

Điều đó là do Châu Á đã trải qua một quá trình chuyển đổi ngoạn mục. Nay ít người nhận thấy chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, với một nước Trung Quốc hung hăng nhưng nội bộ bất ổn, cùng với một hệ thống đồng minh với Mỹ đang rạn nứt, và hải quân Mỹ không còn bá chủ thế giới như trong mấy thập kỷ trước. Khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông và suy giảm quan hệ giữa Nam Hàn và Nhật là tiền đề cho mấy năm tới khi an ninh Châu Á không còn là chuyện mặc nhiên. Nếu trật tự "đơn cực" là chìa khóa ngầm cho tầm nhìn của Spykman vể một liên minh Mỹ-Nhật, thì sự chuyển đổi sang trật tự "đa cực" bắt đầu. Các dự án phát triển hải cảng gần đây của Trung Quốc ở Darwin (Bắc Úc) và ở Ream (gần Sihanoukville) chứng tỏ họ đang lấp lỗ trống hàng hải tại cửa ngõ Biển Đông và Ấn Độ Dương. Kết quả là Indo-Pacific không còn là cái hồ của hải quân Mỹ. Bằng cách lựa chọn chính sách song phượng đơn điệu với từng nước Châu Á mà không có tầm nhìn khu vực rõ ràng, nên chính quyền Trump đã mở "cái hộp Pandora" gồm nhiều vấn đề khu vực có thể làm các nước đồng minh với Mỹ chống đối nhau trong khi chỉ có Trung Quốc trục lợi.

Liên minh mới của Washington với New Delhi và một mạng lưới đối tác mới xuất hiện (gồm Ấn Độ, Úc, Nhật, và Việt Nam) tuy hữu ích nhưng làm được ít hơn là người ta tưởng. Từ Nhật tới Úc, các nước đồng minh Châu Á đang đi vào quỹ đạo Trung Quốc theo cách mà Phần Lan đã xích lại gần Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh (vì họ không có sự lựa chọn). Nếu Mỹ để điều này xảy ra thì chúng ta sẽ thấy tầm nhìn của Spykman chấm dứt.

Theo Stephen Walt (Harvard KSG) có hai yếu tố quan trọng nhất cần xem xét : Một là cân bằng lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc ; Hai là phản ứng của các nước Châu Á trước các biến động quan trọng của thế cân bằng đó. Có 3 kịch bản chính :

1) Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy nhanh trong khi Mỹ vấp ngã ;

2) Trung Quốc vấp ngã trong khi Mỹ bất chấp dự đoán là sẽ suy yếu. (Đây là kịch bản tốt nhất cho Mỹ) ;

3) Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy nhưng Mỹ vẫn theo kịp. Khoảng cách có thể thu hẹp nhưng Trung Quốc không vượt được Mỹ.

Thế giới trở thành "lưỡng cực" (bipolarity) hoặc "đa cực" (multipolarity) với Mỹ và Trung Quốc bỏ xa các cường Quốc khác (như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản). Đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất (8). 

Nhìn lại Việt Nam

Sau khi Trump bất ngờ lên án Việt Nam là "nước lạm dụng tồi tệ nhất" về thương mại và "còn tồi tệ hơn cả Trung Quốc", Bộ Thương Mại Mỹ đã đánh thuế hơn 400% lên thép nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan (hoặc Trung Quốc). Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo để Mỹ đánh thuế. Tuy đây là phát súng cảnh báo, nhưng điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra, nhiều người lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ là "bên thắng cuộc" (winner) được lợi từ cuộc chơi này, trong khi nhiều người khác lại bi quan cho rằng Việt Nam là "bên thua cuộc" (loser) vì "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết". Tuy cả hai nhóm trên đều có lý nhất định, nhưng có xu hướng đơn giản hóa vấn đề. Thực ra, Việt Nam "vừa thắng vừa thua", tùy thuộc vào cách ứng xử của mình. 

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng từ 31,98 tỷ USD (năm 2016) lên 39,49 tỷ USD (năm 2018) và tăng thêm 39% (tính đến 6/2019). Trong khi thâm hụt thương mại của Mỹ là một cách đánh giá thiếu chính xác thương mại với Việt Nam, thuế của Mỹ có thể làm hại mục tiêu an ninh của Mỹ đối với Trung Quốc. Cả hai đảng ngày càng đồng thuận là nếu không ngăn chặn thì Trung Quốc sẽ là nguy cơ an ninh lớn nhất, và quan hệ Mỹ-Việt vững mạnh sẽ là yếu tố ngày càng quan trọng để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

Tuy Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo để Mỹ đánh thuế, nhưng có những cách tính toán khác cơ bản với Trung Quốc. Tuy còn quá sớm để biết liệu Việt Nam có được Mỹ tha không, hay sẽ bị vạ lây khi hai bên đánh nhau. Rất ít khả năng Mỹ tha cho một nước không gần Mỹ bằng Nhật Bản và Hàn Quốc tuy là đồng minh của Mỹ nhưng cũng bị cho vào tầm ngắm. Tuy nhiên Mỹ nên cộng tác với Việt Nam để hạn chế việc trung chuyển hàng hóa và tăng cường hợp tác an ninh để lôi kéo Việt Nam gần Mỹ hơn (9).

Một số nhà phân tích coi Việt Nam là nơi Trung Quốc chọn để "tập dượt" trước khi đánh thật lớn hơn với Mỹ tại Biển Đông. Derek Grossman (chuyên gia phân tích tại RAND Corporation) lập luận rằng nếu Trung Quốc định tấn công quân sự tại Biển Đông, có nhiều khả năng họ sẽ chọn Việt Nam. Trong một bài viết vào đầu năm nay (trước khi có đối đầu tại bãi Tư Chính) ông cho rằng Việt Nam sẽ được Bắc Kinh chọn để "khởi động cuộc chiến" vì đó là "một quốc gia tầm trung dễ bị quân đội Trung Quốc đánh bại" (10).

Rõ ràng quân đội Việt Nam yếu kém hơn quân đội Trung Quốc. Trong khi Việt Nam chi 5 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng thì Trung Quốc chi 200 tỷ USD. Quân số Trung Quốc gấp 5 lần Việt Nam, trong khi số máy bay chiến đầu gấp 10 lần (3.187 trên 318) và số tàu chiến gấp 11 lần (714 trên 65). Trang bị của quân đội Trung Quốc tốt hơn nhiều. Hải quân Trung Quốc có tàu sân bay và tàu khu trục, trong khi Việt Nam không có. Nếu đối đầu (standoff) hiện nay trở thành đối kháng vũ trang (armed confrontation) thì đó là cơ hội để Trung Quốc "tập sẵn sàng chiến đấu" cho các trận đánh lớn hơn trong tương lai tại vùng biển có tranh chấp (11).

Hiện nay Việt Nam mua khoảng 4/5 thiết bị quân sự của Nga và 1/10 của Israel. Nếu Việt Nam mua thêm thiết bị của Mỹ, thì Washington có thể ưu ái không trừng phạt Việt Nam theo luật CAATSA (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act) vì mua vũ khí của Nga. Vừa qua Việt Nam đã được Mỹ tạm miễn trừ theo luật CAATSA, vì cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis cho hưởng ngoại lệ (waiver). Nhưng để ngoại lệ đó trở thành chính thức, Hà Nội phải chứng tỏ đang giảm phụ thuộc vào vũ khí nhập của Nga. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng trong tình huống bất cân xứng (asymmetry), lựa chọn chiến lược duy nhất của Việt Nam trong một cuộc xung đột trong tương lai là phòng vệ (defensive).

Mỹ cần phải chứng tỏ rằng họ nghiêm túc đảm bảo an ninh cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc. Chắc chắn Hà Nội vẫn nhớ rằng tổng thống Obama đã không bảo vệ cho đồng minh khi Trung Quốc chiếm Scarborough Shoal của Philippines (năm 2012). Obama cũng không hỗ trợ Việt Nam trong vụ đối đầu dàn khoan HD-981 (năm 2014). Trump cũng cư xử tương tự, tuy tuyên bố cứng rắn nhưng không có hành động tương xứng khi Trung Quốc bắt nạt Việt Nam (và Repsol) buộc phải bỏ kế hoạch khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của mình tại mỏ Cá Rồng Đỏ (lô 136-03 & 07-03) vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018.

Đối với Việt Nam, chắc Washington cũng không muốn mở rộng chiến tranh thương mại sang một đối tác chiến lược tiềm năng tại khu vực (chỉ vì lý do kinh tế). Đây không phải là mặt trận phụ (sideshow) của Trung Quốc, là mục tiêu chính trong cuộc chiến thương mại "phi truyền thống" (hay "chiến tranh lạnh mới"). Tuy Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn lên Việt Nam, vô hình trung đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ, nhưng thật vô lý nếu chính quyền Trump đúng lúc này lại trừng phạt và đẩy Việt Nam trở lại vòng tay Trung Quốc.

Một yếu tố khác trong thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là sự "thiếu hụt thông tin". Nhiều người không hiểu rằng trong tổng số hàng nhập của Việt Nam bao gồm một tỷ lệ rất lớn (hơn 70%) từ "khu vực FDI" (đầu tư nước ngoài). Đó chủ yếu là hàng tiêu dùng "sản xuất tại Việt Nam" nhưng không hẳn là "sản phẩm của Việt Nam", mà là "sản phẩm gia công" cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các mẫu điện thoại iphone (của Samsung) hoặc giầy Nike (của Mỹ) tuy sản xuất tại Việt Nam nhưng không hẳn là sản phẩm của Việt Nam mà là của hàn Quốc (hoặc của Mỹ) trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ví dụ, một đôi giầy Nike "sản xuất tại Việt Nam" và bán ở Mỹ với giá khoảng 100 USD, thì Việt Nam chỉ được hơn 1 USD. Đây chính là "bẫy gia công" mà các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rủi ro trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Lời cuối

Trong bối cảnh "khủng hoảng Biển Đông lần 2", Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW (20/8/2019). Đây là một cột mốc quan trọng để điều chỉnh chiến lược theo định hướng mới, trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (dự kiến tháng 10/2019). Nó đã mở ra một bước ngoặt mới, để Hà Nội tuyên bố mạnh mẽ hơn, tàu cảnh sát biển Việt Nam hành động kiên quyết hơn tại bãi Tư Chính, và hải quân Việt Nam mạnh dạn hơn, tham gia cuộc tập trận (lần đầu tiên) với Mỹ và ASEAN (2-6/08/2019).

Nghị quyết 50 (từ trên xuống) là một yếu tố thay đổi được công chúng ủng hộ (từ dưới lên), báo hiệu một bước chuyển biến tích cực đang diễn ra (như "cùng tắc biến") đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách phải đổi mới từ bên trong và liên kết với bên ngoài. Hành động xâm lược của Trung Quốc tại bãi Tư Chính cũng là một yếu tố thúc đẩy đồng thuận quốc gia và đồng thuận quốc tế chống Trung Quốc, mà bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng là một chỉ dấu điển hình (12).

Một lần nữa khi tổ quốc lâm nguy, người Việt Nam lại phải dẹp bỏ lợi ích cá nhân hay phe nhóm, để chung tay bảo vệ lợi ích quốc gia. Điều đó không dễ, vì các nhóm lợi ích trong nước (cũng như giữa các nước ASEAN) đã bị Trung Quốc phân hóa và thao túng. Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là cơ hội tốt để đổi mới thể chế (bên trong) và liên kết chiến lược với Mỹ (bên ngoài), nhằm bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông. Nói cách khác, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và chủ quyền Biển Đông có mối liên kết chặt chẽ.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 09/09/2019

Tham khảo :

(1) The High Costs of the New Cold War, Minxin Pei, Project syndicate, March 14, 2019

(2) Party Man : Xi Jinping’s Quest to Dominate China, Richard McGregor, Foreign Affairs, September / October 2019

(3) Trump Has China Policy About Right, Roger Cohen, New York Times, August 30, 2019

(4) How to Confront an Advancing Threat From China, Nikki Haley, Foreign Affairs, July 18, 2019

(5) SBS News, 08/08/2019

(6) The Old World and the Middle Kingdom : Europe Wakes Up to China’s Rise, Julianne Smith & Torrey Taussig, Foreign Affairs, September/October 2019

(7) Asia’s Coming Era of Unpredictability, Robert KaplanForeign Policy, September 1, 2019

(8) Asia Has Three Possible Futures, Stephen Walt, Foreign Policy, September 5, 2019

(9) The Next Battleground in Trump’s Trade War : Vietnam, Alexander Hitch, Diplomat magazine, September 2019

(10) Vietnam Is the Chinese Military’s Preferred Warm-Up Fight, Derek Grossman, Diplomat, May 14, 2019

(11) Why China is picking a fight with Vietnam, David Hutt, Asia Times, September 5, 2019

(12) Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông, Vu Ngoc Hoang, Viet-studies, 08/09/2019

Published in Diễn đàn

Tin từ Wall Street, trung tâm tài chính của Mỹ hôm thứ Sáu 28/6 nói các đại ngân hàng như Citi, Bank of America đều chờ xem có cuộc hưu chiến khi Tổng thống Donald Trump gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề G20 ở Osaka hay không.

thoathuan1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay nhau tại Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản 29/06/2019

Nhưng các nhà băng Mỹ cũng tin rằng dù hai bên có đồng ý không gia tăng độ nóng của thương chiến thì các vấn đề cơ bản đối chọi nhau giữa Washington và Bắc Kinh vẫn còn đó.

Thực tế như nhiều người đã rõ, lập trường hai bên đã quá khác nhau, và đòi hỏi của Mỹ vượt quá mức sơ khởi là Trung Quốc phải nhập hàng Mỹ nhiều hơn để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Tin tức về tài liệu 150 trang của ký kết sơ khởi giữa hai bên (bị gác lại do Bắc Kinh đổi ý giờ chót vào cuối tháng 3) cho thấy Mỹ đòi hỏi những tái cấu trúc căn bản của nền kinh tế và luật lệ thương mại của Trung Quốc, bao gồm các nhượng bộ quan trọng về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, ngăn ngừa chuyện ăn cắp thông tin công nghệ Mỹ, và các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ nếu Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận đã đồng ý.

Nếu ông Tập đã không đồng ý với các nhượng bộ quan trọng này vào cuối tháng Ba, khó có lý do nào để ông đổi ý bây giờ, dù nền kinh tế Trung Quốc đã đi vào những khó khăn rõ nét hơn. Nhất là vì cấp chuyên viên cao hai bên đã ngưng hẳn cuộc đàm phán giằng co từ 3 tháng nay, không thể có ngay một bản thỏa thuận chi tiết sẵn sàng khác để hai nhà lãnh đạo ký ngay trong kỳ họp G20 này.

Điều gì dễ xảy ra nhất : Một tuyên bố chung để xoa dịu tình trạng căng thẳng giữa hai bên và không tiếp tục tăng thêm thuế biểu nhập cảng (tariffs) như đã dọa nhau nữa, trong một thời gian ngắn làm mát dịu "short cooling-off period" độ 2-3 tháng để thay đổi bản nháp thỏa ước lần chót.

Thương chiến ra sao nếu không có thỏa thuận ?

Nhận xét đầu tiên là có rất ít phân tích xác đáng và khả tín về ảnh hưởng trên nền kinh tế Mỹ do cuộc thương chiến gây ra. Phe Dân chủ và các nhà trí thức phe tả trong xã hội Mỹ, chuyên tài về chỉ trích bất cứ chính sách nào của Trump, cũng chỉ tuyên bố rời rạc như kinh tế Mỹ sẽ suy yếu đi nhiều, lạm phát Mỹ tăng nhanh vì áp lực thuế quan cao trên hàng nhập Trung Quốc, nông dân bất mãn vì hàng nông sản Mỹ không bán được...

Nhưng gần một năm qua từ lúc thuế quan tăng được áp đặt, các chuyện này đã không xảy ra như họ "mong muốn" để làm yếu đi thế đứng của ứng viên Trump trong kỳ tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ, đã bắt đầu từ tháng 6 năm nay cho tới hè năm tới 2020.

Nếu áp thuế 25% xảy ra trên 300 tỷ hàng Trung Quốc còn lại vì thương chiến tiếp tục, ảnh hưởng đáng kể nhất là tăng trưởng Mỹ sẽ chậm lại độ 0,3-0,5% trong năm 2019 và 0,5-1,0% trong năm 2020, nhưng ngay điều này cũng chưa chắc chắn vì Ngân hàng Trung ương FED của Mỹ đang sửa soạn hạ lãi suất 1-2 lần trong năm nay. Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn vững mạnh là nhà tiên tri cho điều đó !

Còn về phía Trung Quốc, các tin tức cho thấy tác động lớn hơn nhiều. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ còn độ 6%, chúng khoán sụp đổ và tiền được tháo chạy mãnh liệt với các hãng Trung Quốc và hãng đầu tư ngoại quốc rời khỏi xứ sang các nước lân cận (như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam…) và dân thường chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài. Tỷ giá tiền RMB xuống thấp là 6,9 RMB/1 USD. Nếu tỷ giá này nhích thêm xuống mức báo động 7 RMB sẽ là mức "panic" được dự báo để gây cuộc hỗn loạn tiền tệ đáng kể cho Trung Quốc.

Hai vấn đề nghiêm trọng nhất đang xảy ra ở Trung Quốc : Nạn thất nghiệp thành thị (do các hãng đóng cửa hay rời xứ) gây cho dân chúng ào ạt kéo về nông thôn tìm việc và vấn đề lạm phát cho giá cả lương thực, cả hai đều gây áp lực chính trị đáng kể cho cá nhân ông Tập.

Cùng lúc, vòng vây siết chặt công nghệ qua hãng Huawei và cả trăm hãng khác đang và sẽ làm tê liệt công nghệ và sản xuất Trung Quốc.

Các tác dụng trên đến nền kinh tế Trung Quốc như là tác động của cả trăm "sư đoàn" giả tưởng của Mỹ được gửi đến Trung Quốc, như nhận xét của một số nhà phân tích.

Nhưng trong thực tế, Mỹ cũng đã điều động hải quân thật sự, phối hợp với liên minh hải quân các nước khác trong vùng, để tạo lập vòng vây ở Biển Đông và eo biển Đài Loan như là các biện pháp quân sự tương lai lúc cần thiết.

Trung Quốc không thể không thấy những điều này của Mỹ và liên minh Phương Tây, Ấn Độ và Nhật-Úc, để ngăn chặn giấc mơ bành trướng của họ trong tương lai, qua "Nhất Đới Nhất Lộ', hay Trung Quốc năm 2025 hay 2035.

Chính sách khôn ngoan "Nằm yên, chờ thời" của Đặng Tiểu Bình đã bị bỏ qua, thay vào đó móng vuốt của Rồng Trung Quốc đã làm cả thế giới e ngại và ra tay ngăn chặn dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Ảnh hưởng đến Việt Nam ?

Tất nhiên không thể không bàn đến Việt Nam khi phân tích tình hình thương chiến Hoa Kỳ-Trung Quốc. Trong một bài phỏng vấn khác, chúng tôi đã bàn đến câu tuyên bố "nóng" và bất chợt của Tổng thống Trump bàn đến Việt Nam như "kẻ lợi dụng tình thế thương chiến Mỹ-Trung Quốc để tăng xuất khẩu vào Mỹ".

Tuyên bố này hàm ý cả việc Mỹ mua thêm hàng của Việt Nam và cả chuyện nhiều hàng Trung Quốc tuồn sang mang mác Việt Nam để tránh thuế, như báo Wall Street Journal (27/06/2019) đã điều tra báo cáo cả tỷ đô la hàng Trung Quốc đã tiếp tục sang Mỹ bằng cửa này.

Chúng tôi đã bàn đến cả một chiến lược thương mại mà Việt Nam cần áp dụng để giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam, cũng như ngăn chặn ngay các hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam lấy mác Việt. Nhưng tựu chung, có hai điều căn bản mà Việt Nam phải làm :

• Trong chiến lược thương mại toàn cầu, mua thêm hàng Mỹ đơn giản sẽ là cách "thoát Trung dần dần", giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, mà lại giúp bớt đi xuất siêu sang Mỹ hầu tránh áp lực chính trị Mỹ đang tăng dần qua lời tuyên bố mạnh mẽ, hơi bất chợt của Tổng thống Trump, trước thềm cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của một nguyên thủ Việt Nam.

• Một điểm khác là để phản ứng lại chỉ trích của ông Trump, Việt Nam cần sẵn sàng soạn cuốn sách trắng về xuất cảng, "A White Book on Vietnam's exports to the US in the last 5 years 2013-2018". Giải thích rõ tính cách gia công trong các hàng Việt Nam xuất cảng điện tử chẳng hạn, thí dụ rõ nhất là điện thoại Samsung, trong đó giá trị gia tăng của Việt Nam chỉ là 5-10%. Vì vậy con số xuất cảng sang Mỹ thực , "true Việt Nam exports to the US" thấp hơn con số thống kê xuất bản nhiều. Điểm này được rất ít các chuyên viên bên Mỹ biết đến, đừng nói gì là nhà chính trị như Tổng thống Trump.

Việt Nam nên sẵn sàng với các tài liệu này khi trần tình hay đàm phán chính thức với Mỹ, trong cuộc viếng thăm nêu trên, về các biện pháp làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam.

Tóm lại Việt Nam đanh hưởng lợi nhiều từ chính sách hiện nay của Hoa Kỳ và dù quan hệ với Trung Quốc là rất hệ trọng, như nó luôn luôn là thế, giao thương mọi mặt với Hoa Kỳ lại đang đóng vai trò bản lề cho Việt Nam nếu muốn nâng tầm của nền kinh tế lên đẳng cấp cao hơn và tạo vị thế vững chắc hơn về ngoại giao những năm tới.

Thương mại Mỹ-Trung : Donald Trump và Tập Cận Bình lại đồng ý hưu chiến (RFI, 29/06/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay 29/06/2019 đã chấp thuận một cuộc hưu chiến mới trong cuộc chiến thương mại kéo dài một năm nay giữa hai bên. Hai lãnh đạo đã quyết định như trên nhân một cuộc họp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka Nhật Bản.

thoathuan2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản. Ảnh 29/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Phát biểu tại trong một cuộc họp báo, tổng thống Mỹ xác định rằng các loại thuế quan mà Hoa Kỳ đã áp đặt rồi trên một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì, nhưng mức thuế mới mà ông đe dọa sẽ đánh trên hàng tỷ đô la hàng hóa khác của Trung Quốc sẽ không được kích hoạt trong "thời điểm hiện tại". Theo ông Donald Trump, hai bên sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình hoãn.

Tổng thống Mỹ đã có những tuyên bố như trên sau một cuộc tiếp xúc kéo dài với ông Tập Cận Bình. Theo đặc phái viên RFI, Mounia Daoudi tại Osaka, cuộc gặp song phương Trump-Tập đã kết thúc một cách tương đối tích cực.

Đúng là như vậy, tổng thống Mỹ đã mô tả là "rất tốt" cuộc trao đổi của ông với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bối cảnh đàm phán thương mại Mỹ Trung bế tắc từ tháng 5 đến nay.

Dấu hiệu cho thấy là tình hình đã cải thiện hơn một chút giữa hai cường quốc kinh tế là việc Washington đã quyết định không áp thêm thuế lên hàng nhập từ Trung Quốc. Ông Donald Trump từng đe dọa áp thuế lên 300 tỷ đô la hàng chưa bị thuế, tức là áp thuế trên toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ.

Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh việc hai bên "đã trở lại đúng hướng" và thông báo đàm phán Mỹ Trung sẽ tiếp tục trở lại.

Diễn biến ở Osaka cũng giống như kịch bản ở Buenos Aires. Hai địch thủ vào tháng 12 năm ngoái, sau buổi ăn tối làm việc ở thủ đô Argentina, đã quyết định hưu chiến trong vài tháng để rồi sau đó lại đối đầu nhau trở lại.

Cuộc hưu chiến lần này và thái độ lạc quan của ông Trump không có nghĩa là hai bên chắc chắn đạt được một thỏa thuận thương mại…

Riêng về một yêu cầu cụ thể từ phía Trung Quốc là muốn Mỹ thôi trừng phạt tập đoàn Hoa Vi, tổng thống Donald Trump hôm nay nhấn mạnh rằng ông không rút Hoa Vi ra khỏi danh sách các công ty nước ngoài có thể gây nguy cơ cho an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, ông sẽ cho phép các công ty Mỹ bán trở lại linh kiện cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

************

G20 : Mỹ - Trung tái khởi động đàm phán thương mại (BBC, 29/06/2019)

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, làm giảm bớt một cuộc tranh cãi kéo dài đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

thoathuan3

Tổng thống Trump mô tả kết quả cuộc gặp với Chủ tịch Tập hôm 29/6/2019 bên lề thượng đỉnh G20 ở Osaka là "tuyệt vời"

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản hôm 29/6/2019.

Ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán là "tuyệt vời", trong khi ông Tập được Tân Hoa Xã dẫn lời nói hai nước không nên "rơi vào cái bẫy xung đột và đối đầu".

Tổng thống Trump từng đe dọa sẽ áp thêm thuế quan trị giá 300 tỷ đôla lên hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau cuộc gặp ở Osaka, ông xác nhận rằng Washington sẽ không tăng thêm thuế quan bổ sung và ông sẽ tiếp tục đàm phán với Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố rằng các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán hàng hóa, dịch vụ cho công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, hãng mà Washington đã ra lệnh cấm vì lo ngại về an ninh.

Nhưng ông Trump nói rằng tranh chấp sẽ được giải quyết 'vào cuối cuộc đàm phán thương mại.

Tranh chấp leo thang thế nào ?

thoathuan4

Người biểu tình hiện diện ở G20 tại Osaka ngay trước cuộc gặp Trump & Tập hôm 29/6/2019 để phản đối Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã đụng độ trong một cuộc chiến thương mại gây thiệt hại trong năm qua.

Ông Trump cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ và rằng Trung Quốc đã buộc các công ty Mỹ chia sẻ bí mật thương mại để có thể kinh doanh tại Trung Quốc.

Ngược lại, Trung Quốc cho rằng yêu cầu cải cách kinh doanh của Mỹ là không hợp lý.

Tình thế đối địch leo thang suốt nhiều tháng ngay trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, sau khi các cuộc đàm phán giữa hai nước sụp đổ vào tháng 5/2019.

Đột phá sẽ thay đổi ra sao ?

thoathuan5

Leo thang thương chiến Mỹ - Trung theo một quan sát của BBC

Phát biểu sau cuộc gặp với ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh Osaka , Tổng thống Mỹ nói các cuộc đàm phán đã "trở lại đúng hướng".

"Chúng tôi đã có một cuộc gặp rất tốt với Chủ tịch Tập của Trung Quốc, tuyệt vời, tôi có thể nói là tuyệt vời, tốt đẹp như sẽ diễn ra", ông Trump nói với các phóng viên.

"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều điều và chúng tôi đã trở lại đúng hướng và chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra".

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các nhà đàm phán từ cả hai bên sẽ thảo luận về các chi tiết cụ thể, nhưng không nêu chi tiết.

Tân Hoa Xã cũng dẫn lời ông Tập nói : "Trung Quốc và Mỹ có lợi ích tích hợp cao cùng các lĩnh vực hợp tác rộng rãi và hai nước không nên rơi vào điều được gọi là cái bẫy xung đột và đối đầu".

****************

Mỹ và Trung Quốc đồng ý tái khởi động đàm phán

Mỹ và Trung Quc vào ngày th By đng ý khi đng lại các cuc đàm phán thương mi và Washington s khoan áp đt thuế quan mi đi vi hàng xut khu ca Trung Quc, báo hiu mt s hòa hoãn tm thi trong căng thng thương mi gia hai nn kinh tế ln nht thế gii.

G20-SUMMIT/TRUMP-XI

Tổng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình trước cuc gp song phương ti hi ngh thượng đnh G20 Osaka, Nht Bn, ngày 29/6/2019.

Bình luận v cuc tranh chp kéo dài liên quan đến công ty Huawei ca Trung Quc, Tng thng Donald Trump nói các công ty M s có th bán linh kin cho hãng sn xut thiết b mng vin thông ln nht thế gii này trong nhng lĩnh vc không có vn đ an ninh quc gia.

Hai bên hưu chiến sau gn một năm đi đu v thương mi. M và Trung Quc đã áp thuế lên hàng t đôla hàng nhp khu ca nhau, gây gián đon ngun cung toàn cu, làm th trường chao đo và khiến tăng trưởng kinh tế toàn cu chm li.

"Chúng tôi quay lại đúng hướng và s xem chuyn gì xảy ra", ông Trump nói vi các phóng viên sau cuc hp kéo dài 80 phút vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình bên l hi ngh ca các nhà lãnh đo các nn kinh tế ln ca Nhóm 20 (G20) ti Osaka, Nht Bn.

Ông Trump nói dù ông sẽ không d b thuế quan hin ti, ông s không áp đt thuế quan mi đi vi hàng hóa Trung Quc tr giá 300 t đôla - có nghĩa là s m rng thuế quan đi vi toàn b hàng mà Trung Quc xut khu sang M.

"Chúng tôi sẽ khoan đánh thuế và h s mua các sn phm nông nghip", ông nói ti mt cuc hp báo, không đưa ra thêm chi tiết nào v vic Trung Quc s mua các sn phm nông nghip trong tương lai.

"Nếu chúng tôi đt được tha thun, đó s là mt s kin mang tính lịch s ln".

Ông không đưa ra mc thi gian cho điu mà ông gi là mt tha thun phc tp nhưng nói ông không vi. "Tôi mun làm cho đúng".

Về Huawei, ông Trump cho biết b thương mi M s hp trong vài ngày ti v vic có nên đưa công ty này ra khỏi danh sách các công ty b cm mua linh kin và công ngh t các công ty M mà không có s chp thun ca chính ph hay không.

Trung Quốc hoan nghênh bước đi này.

"Nếu M làm đúng như nhng gì h nói thì dĩ nhiên chúng tôi hoan nghênh điu đó", Vương Tiểu Long, phái viên đc trách s v G20 ca B Ngoi giao Trung Quc, nói.

Huawei cũng hoan nghênh bước đi này ca M.

Huawei đã bị săm soi ráo riết trong hơn mt năm qua, dn đu bi các cáo buc ca M nói rng nhng "ca sau" trong các thiết b đnh tuyến, thiết b chuyn mch và các thiết b khác ca công ty này có th cho phép Trung Quc do thám thông tin liên lc M.

Mặc dù công ty đã ph nhn các sn phm ca h đ ra mi đe da an ninh, M đã làm áp lc vi các đng minh ca mình loi b Huawei khi các mng lưới 5G ca mình và đã gi ý rng đây có th là mt yếu t trong tha thun thương mi.

Trong một thông cáo dài v các cuc đàm phán hai chiu, B Ngoi giao Trung Quc dn li ông Tp nói vi ông Trump rng ông hi vng M có th đi x công bằng vi các công ty Trung Quc.

Về các vn đ ch quyn và tôn trng, Trung Quc phi bo v các li ích ct lõi ca mình, ông Tp được dn li nói.

"Trung Quốc chân thành v vic tiếp tc đàm phán vi Hoa Kỳ ... nhưng các cuc đàm phán nên bình đng và thể hin s tôn trng ln nhau", b ngoi giao dn li ông Tp.

*****************

Trung Quốc lên giọng cứng rắn trước cuộc gặp Trump-Tập (VOA, 29/06/2019)

Trung Quốc có ging điu cng rn vi M trước thm cuc gp thượng đnh Trump-Tp và mt s nhà phân tích cho rng thi gian đang đng v phía h nếu cuc chiến thương mi này kéo dài nên h không vi đt được mt tha thun vi M.

thoathuan7

Tổng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

Tổng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình d kiến s có cuc gp song phương vào trưa ngày 29/6 bên l thượng đnh G20 Osaka Nht Bn, s kin được c thế gii theo dõi sát sao vi hy vng nó s phá v thế bế tc gia hai cường quc kinh tế hàng đu thế gii.

Trước đó, trong mt cuc phng vn vi kênh Fox Business Network hôm 26/6, ông Trump tiếp tc có ging điu cng rn khi đe da rng ông sn sàng áp thuế đi vi 300 t đô la hàng hóa Trung Quc, nếu nước này không đng ý ký vào mt tha thun thương mi.

"Kế hoch B ca tôi là nếu chúng tôi không đt được tha thun, tôi s đánh thuế và có th không mc 25%, nhưng có th là 10%", ông Trump cho biết và nói thêm rng Hoa Kỳ có th ‘ngày càng bt làm ăn vi Trung Quc’.

Tuy nhiên, lời đe da ca ông Trump dường như không làm cho Bc Kinh thay đi lp trường mà trái li h còn có ging điu mnh m hơn na ngay trước thm cuc gp gia hai nhà lãnh đạo.

"Người dân Trung Quc không s bt kỳ k xu hay áp lc nào. Chúng tôi s không chp nhn li đe da này", ông Cnh Sng, người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quc, cho biết trong mt cuc hp báo thường kỳ hôm 27/6 khi ông nhc đến li đe dọa của ông Trump.

Không mong có thỏa thun ?

Tờ Hoàn cu Thi báo, t báo ni tiếng vi lp trường diu hâu ca Đng Cng sn Trung Quc, không đt hy vng vào trin vng đt được tha thun trong cuc gp Trump-Tp ti G20.

"Có khả năng hai nhà lãnh đo ra v mà không đt được bt kỳ đt phá nào", ông Tng Quc Hu, giám đc Trung tâm Ngoi giao Kinh tế ca Đi hc Phúc Đán, được Hoàn cu Thi báo dn li và lưu ý rng đe da ca M làm xu đi trin vng ca cuc gp và các cuộc đàm phán thương mi sau đó.

Theo tờ báo này, cuc gp Trump-Tp din ra ‘theo yêu cu t phía M’, ch không phi t Trung Quc.

Hoàn cầu Thi báo cũng dn li các nhà phân tích Trung Quc cho rng chính Trump là người đang cn mt tha thun hơn ai hết vì nền kinh tế M đang tn thương.

"Trump đang hứng chu đau đn, đó là lý do ti sao ông y mun nói chuyn vi Trung Quc", ông Lương Hi Minh, vin trưởng khoa Vin Vành đai và Con đường ti Đi hc Hi Nam, người theo theo dõi các cuc đàm phán thương mại gia Trung Quc và Hoa Kỳ, được dn li nhn đnh.

Tại mt cuc hp báo hôm 28/6, ông Cao Phong phát ngôn nhân B Thương mi Trung Quc, nói rng 96% đi din doanh nghip Hoa Kỳ đã chng li đ xut thuế quan ca Hoa Kỳ trong các phiên điu trn đang diễn ra và cho rng chúng có th gây thit hi 1 nghìn t đô la cho nn kinh tế Hoa Kỳ, cũng theo t báo Trung Quc có tinh thn dân tc ch nghĩa này.

Tờ báo này cũng cho biết ‘toàn xã hi Trung Quc đang n lc đ chun b cho mt cuc chiến thương mi kéo dài với M’ và ‘tình cm chng M và tinh thn yêu nước đang tăng cao Trung Quc’.

"Đối vi Trung Quc, kch bn ti t nht đã được d báo và nó s không tr nên ti t hơn na", ông Lương được dn li nói và lưu ý rng nn kinh tế Trung Quc đ kiên cường đ chu được áp lc.

Thời gian đng v phía Trung Quc ?

Ngoài Trung Quốc, quyết đnh ca ông Trump tiến hành chiến tranh thương mi vi hu hết các nn kinh tế ln đã làm suy yếu v thế ca nước này trong các cuc đàm phán thương mi vi Trung Quốc, đặc bit là ti G20, nơi ch nghĩa đa phương và toàn cu hóa kinh tế vn là ch đ chính, các nhà phân tích Trung Quc được dn li cho biết.

Trong cuộc phng vn vi Fox Business, Trump không ch nhm vào Trung Quc mà còn đ kích ‘gn như tt c các quốc gia trên thế gii này’ mà ông cho là đã ‘li dng nước M mt cách khng khiếp’. Các đng minh thân cn ca M Châu Âu và Châu Á không h được Trump b qua.

"Tôi không nghĩ rằng thế gii có th chp nhn điu này t [Trump] na", ông Lương nói thêm và lưu ý rng khi M bước vào chu kỳ bu c Tng thng, ‘thi gian đang đng v phía Trung Quc’.

Theo tờ báo này thì nhng yêu cu ca Trung Quc đi vi M trong các cuc đàm phán thương mi đã được gii chc nước này công khai : g b toàn b thuế quan, Trung Quốc mua thêm hàng hóa ca M phi mc hp lý và câu ch trong tha thun thương mi phi tôn trng phm giá và ch quyn ca Trung Quc.

Trung Quốc cũng yêu cu M d b lnh cm đi vi công ty vin thông Trung Quc Huawei như mt phn ca bt kỳ thỏa thun thương mi tim năng nào.

"Trừ khi M đưa ra nhng nhượng b ln, Trung Quc s không lùi bước trước nhng yêu cu then cht", t báo này viết.

‘Rủi ro đi vi Trump’

Đài NBC dẫn li mt s phân tích gia ca M cũng cho rng ông Trump s không thực s hành đng như nhng li nói mnh ming ca ông y.

"Câu hỏi thc s v vic liu chính quyn M có thc s sn sàng áp tt c các thuế quan này hay không - tôi nghi ng vì điu này s có nghĩa là áp thuế đi vi hu hết các mt hàng nhp khu còn lại của Trung Quc", ông Mike Jakeman, chuyên gia kinh tế cao cp ti PwC, công ty kế toán và tư vn có tr s London, được NBC dn li nói.

"Điều đó s dn đến lm phát trong nước và đt nhiên anh s thy nhng người tiêu dùng gin d ti sao giá chiếc iPhone mà họ mua mi li tăng đáng k, ông nói.

"Và trong năm bầu c, khi Trump đã nói rt nhiu v thành tu kinh tế ca mình, có l ông y không mun có ri ro đó".

Trêm Twitter, ông Trump ca ngợi thành công kinh tế ca M mi ngày, t s lượng vic làm kỷ lục đến ch s cao trên th trường chng khoán. Và chính gia tài v kinh tế đó đã cho phép ông đi x vi Trung Quc theo kiu chính sách đi ngoi, ch không đơn thun ch là kinh tế, Jakeman nói thêm.

"Một điu đáng chú ý là Trump đã đi được gn 3/4 chặng đường trong nhim kỳ ca mình mà không thc s có mt quyết đnh khó khăn nào v nn kinh tế - ông đã có mt li thế thc s vng chc vn cho phép ông theo đui chiến lược chính sách đi ngoi ca mình", ông Jakeman nói.

Còn đối vi Trung Quc, tranh chấp thương mi vi M cũng là vn đ t hào dân tc như thành công kinh tế.

Và theo James McGregor, một tác gi, nhà báo và doanh nhân người M đã sng Trung Quc hơn 25 năm và hin là ch tch ca công ty tư vn APCO Worldwide, Trung Quc có th có nhiều thời gian hơn M, mc dù kinh tế trong nước chm li.

"Tôi nghĩ chúng ta cần phi nh : Tp Cn Bình không cn phi tái đc c vào năm 2020. Nhưng Donald Trump thì cn. Và khi có thêm thuế quan và chúng thc s làm tn thương nn kinh tế Hoa Kỳ, th trường chứng khoán s lao dc, Trump mun th trường chng khoán tăng tr li trước cuc bu c", ông phân tích.

"Vì vậy, tôi nghĩ Trung Quc có th kiên nhn hơn M trên vn đ này, bi vì bây gi nó b bao trùm cht ch trong tinh thn dân tc Trung Quc vì v Huawei, ông nói vi ý nhc đến tp đoàn vin thông khng l ca Trung Quc vn đã b cm mua thiết b ca các công ty M.

(Theo NBC, Global Times)

Published in Diễn đàn

Huawei đứng nhì toàn cầu về doanh số điện thoại thông minh trong quý 1 (VOA, 30/05/2019)

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei vẫn giữ được vị thế là hãng bán điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý đầu tiên trước khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, hãng nghiên cứu và tư vấn Gartner cho hay.

hoavi1

Huawei chiếm thị phần lớn trên toàn cầu về điện thoại thông minh

Gartner cũng nói rằng Huawei tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Samsung nhưng cảnh báo sự tăng trưởng này sẽ bị giới hạn trong ngắn hạn.

Hoa Kỳ hôm 15/5 đã cấm Huawei mua linh kiện của các công ty Mỹ với lý do rằng tập đoàn này có dính líu đến các hoạt động đi ngược lại an ninh quốc gia. Chính quyền Donald Trump đã hạ giọng hồi tuần trước với việc cấp phép cho Huawei mua thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Gartner cho biết Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng xét theo doanh số điện thoại thông minh toàn cầu và đạt thị phần 19,2 % trong quý đầu tiên của năm 2019. Trong số năm nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu – Samsung, Huawei, Apple, cùng với Oppo và Vivo vốn đều của Trung Quốc – Huawei là hãng có mức tăng trưởng so với năm trước cao nhất.

Bản báo cáo của Gartner cho biết Huawei đã tiêu thụ được 58,4 chiếc điện thoại thông minh trong quý đầu năm và tăng trưởng ở tất cả các khu vực.

Sản lượng bán điện thoại thông minh đến tay người tiêu dùng toàn cầu trong quý một đã giảm 2,7% với 373 triệu chiếc được bán ra.

Huawei có thành tích đặc biệt tốt ở hai trong số các thị trường lớn nhất của họ là Châu Âu và vùng Đại Trung Quốc (tức là gồm đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Macau) với doanh số điện thoại thông minh tăng tương ứng là 69% và 33%. Ở vùng Đại Trung Quốc, Huawei có thị phần điện thoại thông minh là 29,5%.

Tuy nhiên tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Huawei nhiều khả năng sẽ làm người tiêu dùng lo sợ. PriceSpy, một trang mạng so sánh sản phẩm vốn thu hút trung bình 14 triệu người vào xem mỗi năm, hồi tuần trước cho biết các sản phẩm của Huawei được những người mua sắm trực tuyến chọn ít hơn.

"Sự thiếu vắng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các điện thoại thông minh của Huawei, nếu được áp dụng, sẽ làm đảo lộn việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei trên thị trường quốc tế vốn chiếm gần phân nửa doanh số điện thoại của họ", ông Anshul Gupta, giám đốc nghiên cứu cao cấp ở Gartner, nhận định.

"Nó sẽ khiến người tiêu dùng lo sợ và hạn chế sự tăng trưởng của Huawei trong ngắn hạn", ông nói thêm.

Các nhà cung cấp hoặc là đã quay lưng lại với Huawei hoàn toàn hoặc giới hạn làm ăn với họ, trong số này có Google, Softbank’s ARM, Analog Devices, Intel Corp, Qualcomm Inc, Xilinx Inc, Broadcom Inc, Panasonic Corp và BT Group’s EE.

***************

Hoa Vi yêu cầu tòa án Mỹ hủy lệnh cấm của chính quyền Trump (RFI, 29/05/2019)

Tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc quyết định phản công chính quyền Mỹ. Trong buổi họp báo ngày 29/05/2019 tại trụ sở ở Thâm Quyến, Hoa Vi thông báo đã yêu cầu một tòa án ở Mỹ hủy sắc lệnh "độc đoán» của chính quyền Trump cấm các cơ quan liên bang Hoa Kỳ mua linh kiện của Hoa Vi.

hoavi2

Phụ trách pháp lý của Hoa Vi, ông Tống Lục Bình (trái) và phó chủ tịch tập đoàn phụ trách khu vực Tây Âu Vincent Pang, trong cuộc họp báo tại Thâm Quyến ngày 29/05/2019. Reuters/Jason Lee

Vào tháng 03/2019, Hoa Vi đã đơn lên một tòa án ở tiểu bang Texas, kiện chính quyền Mỹ vi phạm Hiến Pháp. Trong khi chờ đợi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đề nghị tư pháp Mỹ xử tạm khẩn cấp hủy bỏ lệnh cấm do chính quyền Mỹ ban hành.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh :

Người phụ trách pháp lý của tập đoàn Hoa Vi lên án : Đây là một hành động chưa từng có trong lịch sử. Trong buổi họp báo sáng 29/05 ở Thâm Quyến, ông Tống Lục Bình (Song Liu Ping) gằn giọng : Lần đầu tiên, nhiều chính trị gia Mỹ sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để tấn công một công ty tư nhân".

Vị cố vấn pháp lý của Hoa Vi nhắc lại : Không có khói, không có lửa và trong trường hợp này cũng chẳng có cả vũ khí : Bằng chứng Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh ở đâu ?, một lần nữa ông lên án hành động nguy hiểm chưa từng có.

Nhìn thẳng vào ống kính máy quay, ông nói thêm : Hôm nay là các tập đoàn viễn thông và Hoa Vi. Ngày mai, chuyện này có thể xảy ra với lĩnh vực của quý vị, đến doanh nghiệp và người tiêu dùng của quý vị".

Với việc nhờ tòa án can thiệp lần này, người khổng lồ viễn thông Trung Quốc muốn đẩy nhanh quyết định của tư pháp Mỹ vì điều này ảnh hưởng đến sự sống còn của tập đoàn. Cuối tuần vừa qua, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập nhà cung cấp mạng 5G, đánh giá đề xuất của tổng thống Donald Trump đưa Hoa Vi vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung là một trò đùa.

Hoa Vi khẳng định muốn xem lại hợp đồng đối tác với tập đoàn phát chuyển Fedex. Tập đoàn của Mỹ bị cáo buộc đã chuyển lại về Hoa Kỳ hai kiện hàng được gửi cho Hoa Vi.

Truyền thông Trung Quốc mang "vũ khí" đất hiếm dọa Hoa Kỳ

Washington muốn đưa Hoa Vi vào đàm phán thương mại song phương. Bắc Kinh mang đất hiếm đe dọa Mỹ. Trong một bài viết ngày 29/05/2019, Tân Hoa Xã nhấn mạnh : "Nếu một nước nào đó muốn sử dụng các sản phẩm chế tạo từ đất hiếm mà chúng ta xuất khẩu để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, thì nhân dân Trung Quốc sẽ phản đối". Lời cảnh báo này ngụ ý đến Hoa Kỳ.

Trung Quốc sản xuất hơn 90% lượng đất hiếm trên thế giới, gồm 17 kim loại hiếm rất cần thiết cho lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, từ điện thoại thông minh, màn hình phẳng plasma đến ô tô điện và sản xuất vũ khí.

Trước đó, trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh : "Đất hiếm là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng. Chỉ khi nào nắm được công nghệ độc lập thì chúng ta mới có thể bất khả chiến bại". Theo AFP, phát biểu trên được Tân Hoa Xã trích lại dường như muốn nhắc đến trường hợp của Hoa Vi.

Thu Hằng

******************

Chiến dịch Phong tỏa công nghệ của Mỹ dồn Hoa Vi tới đâu ? (RFI, 28/05/2019)

Từ một sắc lệnh hôm 15/5 cấm bán công nghệ cho Hoa Vi, tổng thống Mỹ Donalmd Trump đã thực sự đánh vào nguồn cung ứng sống còn khiến tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc điêu đứng. Quân bài Hoa Vi của Washington có duy trì được sức ép đối với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại ? Thế trận bao vây cô lập về công nghệ rộng khắp đang được hình thành sẽ đưa Hoa Vi tới đâu ?

hoavi3

Quảng cáo cho điện thoại Hoa Vi (Huawei) tại sân bay Thâm Quyến (Shenzhen), tỉnh Quảng Đông, ngày 27/02/2019. Reuters/Stringer

Hàng loạt các tập đoàn khổng lồ Mỹ về công nghệ như Google, Intel, Qualcomm hay Microsoft chấp nhận mất khách hàng lớn, còn hơn là bị luật pháp Mỹ trừng phạt, đành tuân theo lệnh cấm của chính quyền Trump ngừng cung cấp linh kiện phần mềm cho Hoa Vi. Mặc dù Hoa Vi tuyên bố đã chuẩn bị cho trừng phạt của Mỹ từ hàng năm nay và đang phát triển phần mềm riêng của mình, lệnh cấm của Mỹ cũng khiến tập đoàn Trung Quốc không thể tránh khỏi những thiệt hại nặng nề.

Dù tích trữ trước linh kiện để có thể duy trì sản xuất, hay phát triển nền tảng phầm mềm riêng hay chuyển hướng nguồn cung ứng để độc lập với các nhà cung cấp Mỹ, thì người khổng lồ Trung Quốc không dễ gì thoát khỏi vòng phong tỏa ngày một ngày hai. Nhất là khi mặt trận bao vây cô lập Hoa Vi đang hình thành rộng thêm.

Nhật báo Pháp, le Figaro số ra ngày hôm nay so sánh hoàn cảnh của Hoa Vi hiện giờ ngày càng giống với Iran trong đối sách của Mỹ. Donald Trump không chỉ cấm các công ty Mỹ quan hệ buôn bán với các đối thủ, mà còn lôi kéo gây áp lực buộc cả các nước "bè bạn" làm theo. Việc ARM, nhà chế tạo bộ vi xử lý hàng đầu của Anh tham gia vào mặt trận phong tỏa Hoa Vi là một thí dụ điển hình. Rất nhiều nhà cung cấp thiết bị cho Hoa Vi vẫn phải sử dụng bản quyền sáng chế của ARM để chế tạo sản phẩm riêng của họ. Hoa Vi đứng trước nguy cơ bị ngừng trệ sản xuất điện thoại di động và nhất là các thiết bị phát triển mạng 5G.

Chiến lược của Donald Trump hiện tại là nhằm tạo một vòng vây công nghệ cô lập Hoa Vi. Hoa Vi là một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, và do đó, mục tiêu hàng đầu của chính quyền Trump là nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn Trung Quốc tiến vào một số lĩnh vực công nghệ cao. Ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã không hề giấu thái độ thù địch này.

Ban đầu là cấm Hoa Vi triển khai mạng 5G trên lãnh thổ Mỹ rồi tiếp đó là hối thúc các nước đồng minh làm theo, với lý do là Hoa Vi làm gián điệp gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Lý lẽ của Washington đã thuyết phục được nhiều nước như Úc, New Zealand hay Nhật Bản.

Tuy vậy, tất cả các nhà phân tích đều nhận thấy đòn chí mạng của Mỹ đánh vào Hoa Vi chỉ là một quân bài để Washington đặt lên bàn đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Song quân bài đó cũng sẽ có thể gây thiệt hại cho chính Mỹ và các đồng minh. Bắc Kinh sẽ đáp trả làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc của các hãng Mỹ. Các công ty Mỹ cũng chịu thiệt hại, vì không thể bán linh kiện cho một khách hàng, mà mỗi năm chi đến 60 tỷ đô la mua công nghệ Mỹ. Công việc kinh doanh của nhiều công ty Mỹ cũng bị đảo lộn chỉ vì khách hàng Trung Quốc này.

Tấn công vào Hoa Vi có thể làm chệch hướng đàm phán kéo dài cuộc chiến thương mại không có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Nếu Washington và Bắc Kinh không đạt được một thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại thì có thể Hoa Vi sẽ phải điêu đứng trong nhiều năm tới, nhưng chắc chắn nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ phải thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm thoát ra khỏi thế kẹt trong cuộc thương chiến để sinh tồn. Với năng lực công nghệ như hiện có, tất nhiên Hoa Vi sẽ buộc phải vươn lên đối mặt với thách thức từ Mỹ, cho dù thoát ra được có phải bị sứt đầu mẻ trán ít nhiều.

Anh Vũ

*******************

Huawei : hàng tỷ người bị thiệt do lệnh cấm của Mỹ (BBC, 29/05/2019)

Tại một cuộc họp báo, ông Song Liuping nói lệnh cấm của Mỹ cũng sẽ "trực tiếp làm thiệt hại" đến các công ty Mỹ và ảnh hưởng công ăn việc làm ở Mỹ.

hoavi4

Động thái đưa Huawei vào danh sách đen "đưa ra một tiền lệ nguy hiểm" và sẽ gây hại cho hàng tỷ người dùng, một chuyên gia luật pháp của hãng công nghệ Trung Quốc nói.

Washington gần đây đưa Huawei vào danh sách các công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.

Sắc lệnh cấm các hãng Mỹ kinh doanh với Huawei là một phần trong cuộc chiến rộng hơn giữa Mỹ và Huawei.

Phía Mỹ chặn hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vì những quan ngại an ninh.

Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh, và nói hãng là độc lập với chính phủ Trung Quốc.

"Các chính trị gia ở Mỹ đang dùng sức mạnh của cả quốc gia để đánh một công ty tư nhân", ông Song nói.

Huawei nói gì về lệnh cấm ?

Ông Song nói quyết định đưa Huawei, cũng là hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, vào cái gọi là "danh sách thực thể" sẽ để lại những hậu quả lan rộng.

"Quyết định này sẽ làm thiệt hại cho khách hàng của chúng tôi ở 170 nước, trong đó có hơn ba tỷ người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới".

"Bằng cách ngăn cản các công ty Mỹ giao dịch với Huawei, chính phủ [Mỹ] đã trực tiếp làm hại hơn 1200 công ty Mỹ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hàng chục ngàn việc làm Mỹ".

Những động thái khác của Mỹ chống lại Huawei là gì ?

Nói chuyện với các phóng viên ở Thâm Quyến, ông Song cũng trình bày các bước đi mà Huawei đã làm liên quan tới vụ hãng này kiện chính phủ Mỹ hồi tháng Ba.

Vụ kiện này liên quan tới những hạn chế ngăn không cho các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei.

hoavi5

Hãng công nghệ Trung Quốc nói họ đã đệ đơn xin vụ án được "xét xử tóm tắt" (summary judgement), yêu cầu tòa án Mỹ làm nhanh quá trình xét xử để "ngừng ngay các hành động bất hợp pháp chống lại hãng".

"Chính phủ Mỹ đã không cung cấp bằng chứng nào cho thấy Huawei là một mối đe dọa an ninh. Không có súng, cũng không có khói. Chỉ có đồn đoán mà thôi", ông Song nói.

Phiên tòa xét xử sẽ diễn ra vào ngày 19/9.

Phân tích của Robin Brant, BBC News từ Thâm Quyến

Trên sân khấu, trong một phòng họp lớn như một nhà hát tại đại bản doanh của Huawei, những người lãnh đạo Huawei nói nhiều về các khách hàng "nghèo hơn" ở các vùng nông thôn Mỹ, những người đáng được "tiếp cận một cách công bằng" đường truyền internet tốt.

Theo họ, hàng tỷ khách hàng đang phải đối mặt với nguy cơ an sinh của họ "bị hủy hoại", vì vậy nên Huawei muốn đẩy nhanh xử lý vụ việc.

Một lý do khác là sự tấn công từ chính quyền ông Trump đang làm họ đau. Được hỏi liệu Huawei có còn tồn tại một năm sau, một vị giám đốc nói kế hoạch kinh doanh của hãng tính xa hơn sang năm nhiều.

Huawei khăng khăng rằng hãng này là tư nhân. Tuy nhiên, khi tôi hỏi hai vị sếp cao cấp có mặt trong cuộc họp báo họ có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc không, một người nói không, còn người kia không trả lời.

Vậy còn thương chiến Mỹ - Trung thì sao ?

Việc Washington đánh vào Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn đang nóng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phía Mỹ nỗ lực thuyết phục đồng minh cấm hãng công nghệ Trung Quốc vì các rủi ro tiềm năng khi sử dụng thiết bị của hãng này cho mạng di động 5G thế hệ sau.

Một số quốc gia, trong đó có Úc và New Zealand, đã cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G.

Thêm vào đó, Huawei phải đối mặt với hai lệnh truy tố hình sự của giới chức Mỹ. Washington cũng đang tìm cách dẫn độ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu từ Canada, nơi bà bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có cuộc thương chiến dữ dội từ năm ngoái, với cả hai phía áp hàng tỷ đô la thuế lên hàng hóa của nhau.

Hồi đầu tháng Năm, Washington tăng gấp đôi thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trả đũa bằng cách tăng thuế lên hàng hóa Mỹ.

Tổng thống Donald Trump mới đây nói Huawei có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

*******************

Huawei : ‘Luật cấm cơ quan chính phủ dùng thiết bị của Huawei là vi hiến’ (VOA, 29/05/2019)

Huawei, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, yêu cầu một tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết mà không qua xét xử, rằng luật cấm các cơ quan chính phủ Mỹ, và các nhà thầu cùng các tổ chức khác mua thiết bị của Huawei là vi hiến.

hoavi6

Một cửa hàng có bán điện thoại Huawei ở Việt Nam

Các luật sư của Huawei đã nộp kiến nghị hôm thứ Ba, yêu cầu tòa ra phán quyết để nhanh chóng kết thúc vụ kiện mà công ty Huawei thoạt tiên đã đệ nạp vào tháng Ba.

Kiến nghị nói điều khoản trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) vi phạm tiến trình pháp lý và có thể được coi như Quốc hội cho Huawei là phạm tội mà không xét xử, và cũng không có cách nào để công ty thách thức kết quả này.

Kiến nghị yêu cầu một thẩm phán ra quyết định đó là sự thật không chối cãi được, và ra một phán quyết có lợi cho Huawei.

Các nhà lập pháp Mỹ đã thêm điều khoản vừa kể vào dự luật cấp ngân sách quốc phòng hồi năm ngoái vì điều mà theo họ, là các quan hệ giữa Huawei với chính phủ Trung Quốc, và những quan tâm về an ninh vì mối liên hệ đó.

Huawei đã bác bỏ là tập đoàn này nằm dưới quyền kiểm soát của bất cứ tổ chức, cơ quan chính phủ Trung Quốc nào.

Huawei nói lệnh cấm của Mỹ đã khiến tập đoàn Huawei và các nhân viên của công ty bị gạt ra ngoài lề, gây gián đoạn cho các hợp đồng hiện có, đồng thời "đe dọa nghiêm trọng khả năng của Huawei có thể tiếp tục làm ăn tại Hoa Kỳ".

Việc Washington dùng sắc lệnh hành chánh và luật để trừng phạt một công ty duy nhất "đặt ra một tiền lệ nguy hiểm".

Ông Song Liuping.,Giám đốc pháp lý của tập đoàn Huawei

Reuters dẫn lời ông Song Liuping, Giám đốc pháp lý của tập đoàn Huawei, nói hôm thứ Tư rằng công ty này đang duyệt lại những cách để có thể chống trả lệnh cấm của Mỹ, mà theo ông có thể tác động tới 1,200 nhà cung cấp của họ, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng tới 3 tỉ người tiêu dùng của Huawei tại 170 nước trên thế giới.

Ông Song nói việc Washington dùng sắc lệnh hành chánh và luật để trừng phạt một công ty duy nhất "đặt ra một tiền lệ nguy hiểm".

Nói chuyện với các nhà báo tại trụ sở chính của Huawei ở Thẩm Quyến, ông nói :

"Ngày nay là lĩnh vực viễn thông và Huawei, ngày mai có thể là công ty của quý vị, ngành công nghiệp của quý vị, khách hàng của quý vị".

*****************

Bị Mỹ cấm cửa, Huawei có trụ nổi ? (VOA, 24/05/2019)

Việc các hãng cung ứng của Mỹ, trong đó có Google, quyết định ngừng hợp tác với Huawei sẽ đặt ra vấn đề lớn cho Huawei trên thị trường quốc tế, nơi Huawei tiêu thụ gần phân nửa các sản phẩm điện thoại thông minh của họ, và giáng một cú nặng nề lên tham vọng của Huawei trở thành hãng điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, các phân tích gia cho biết.

hoavi7

Mẫu điện thoại mới nhất của Huawei P30

Google quyết định đình chỉ hoạt động làm ăn với hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chủ chốt.

Điều này có nghĩa là Huawei sẽ không còn được cấp phép sử dụng hệ điều hành Android của Google cùng các dịch vụ của Google cho các sản phẩm điện thoại của họ nữa. Thay vào đó, họ phải sử dụng phiên bản nguồn mở. Do đó, các dòng điện thoại sau này của Huawei sẽ không có các dịch vụ của Google mà người dùng mong đợi từ các thiết bị dùng hệ điều hành Android.

Quyết định của Google tuân thủ lệnh của chính phủ khi Mỹ đưa Huawei vào một danh sách đenmà các hãng công nghệ Mỹ cần phải có giấy phép mới được bán sản phẩm.

‘Rất nghiêm trọng’

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Đỗ Văn Thành, một chuyên gia về viễn thông tại Đại học Thành thị Oslo, Na Uy, nhận định quyết định của Google ngừng cộng tác là ‘rất nghiêm trọng’ đối với Huawei.

"Hành động này không đến mức kết liễu Huawei", ông Thành nói. "Trước giờ Huawei đã có nỗ lực phát triển bộ não (tức hệ điều hành) cho riêng họ, nhưng họ làm tới đâu thì chưa biết. Dù có làm được đi nữa thì cũng không thể một lúc làm được hết các ứng dụng".

"Có thể tạm thời họ vẫn bán được những sản phẩm điện thoại thông minh mà họ đã sản xuất, nhưng những sản phẩm mới sau này sẽ rất khó bán", ông nói thêm và nhắc đến việc hãng ARM vốn cung cấp linh kiện chủ chốt cho Huawei cũng đã ngưng hợp tác với họ.

Đối với mẫu điện thoại tối tân nhất của Huawei là P 30, ông Thành cho biết hãng này vẫn sẽ bán được hàng bất chấp việc dừng hợp tác của Google vì họ đã mua trước rất nhiều giấy phép (license) để sử dụng hệ điều hành Android.

"Không thể một sớm một chiều mà một hãng khổng lồ như Huawei có thể sụp được", ông giải thích. "Họ còn rất nhiều tiền. Họ cũng đã mua trước và tích lũy một số lượng chip rất nhiều và do đó họ có thể sản xuất được hàng mới và bán được trong thời gian cả năm trời".

Nhưng về lâu dài nếu không có hệ điều hành của Google thì Huawei ‘sẽ bị kẹt’, ông Thành nói và cho biết dù Huawei có tự phát triển được hệ điều hành đi nữa thì người dùng cũng sẽ không thể dùng được những ứng dụng rất phổ biến của Google mà chỉ có thể dùng được những ứng dụng riêng ở Trung Quốc như Baidu, WeChat hay Weibo mà thôi.

Tuy nhiên, Huawei ‘không có cách nào làm kịp’ nếu họ quyết định tự phát triển độc lập để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, nhất là Mỹ.

Ông cho rằng trong thế giới công nghệ ngày nay, không riêng gì Huawei mà không có hãng nào có thể tự mình sản xuất hết tất cả các linh kiện mà phụ thuộc vào các nhà cung ứng, do đó Huawei đã không gặp may khi bị cắt đứt nguồn cung ứng này từ phía Mỹ.

Do đó, theo ông Thành, hy vọng bây giờ của Huawei là chính phủ Trung Quốc điều đình được với Hoa Kỳ và giải tỏa được các quan ngại của Washington thì sẽ được dỡ bỏ các lệnh cấm.

Ông nói rằng ở Trung Quốc có điều luật buộc tất cả các hãng cung cấp thông tin, tài liệu cho chính quyền khi có yêu cầu và trong tất cả hãng xưởng của Trung Quốc đều có chi bộ của Đảng Cộng sản của Trung Quốc. Chính vì vậy Mỹ và các nước phương Tây mới lo ngại Huawei về mặt an ninh.

"Chỉ cần Trung Quốc thay đổi những điều luật này thì Mỹ sẽ thay đổi cách làm (và dỡ lệnh cấm với Huawei)", ông nói thêm và cho biết ở các nước Bắc Âu, vốn trước giờ rất ủng hộ Trung Quốc, mà giờ cũng không nói gì về việc cấm Huawei vì ‘rõ ràng Trung Quốc có âm mưu làm điều không tốt’.

Về phía các hãng của Mỹ, mặc dù quyết định dừng cung ứng cho Huawei có thể khiến họ bị mất khách hàng lớn tạm thời nhưng về lâu dài sẽ nhanh chóng có hãng sản xuất khác lấp đầy chỗ trống của Huawei, ông Thành nói.

Đã chuẩn bị trước ?

Những nhà cung cấp khác cho Huawei, bao gồm Qualcomm và Intel, được cho là đã thông báo cho các nhân viên của họ rằng họ sẽ không tiếp tục cung cấp linh kiện cho hãng Trung Quốc này cho đến khi có thông báo mới.

Phát ngôn nhân Huawei nói với kênh CNBC rằng hãng này ‘đang đánh giá tác động khả dĩ của động thái này của chính phủ Mỹ đối với người tiêu dùng’.

"Huawei đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng của Android trên toàn thế giới. Là một trong những đối tác toàn cầu chủ chốt của Android, chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với nền tảng nguồn mở của họ để xây dựng một hệ sinh thái có lợi cho cả người dùng và ngành kỹ nghệ này", phát ngôn nhân của hãng nói.

"Huawei sẽ vẫn tiếp tục cập nhật an ninh và cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho tất cả các điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei cũng như Honor hiện đang lưu hành, bao gồm các sản phẩm đã được bán ra hay các sản phẩm vẫn còn trong kho trên toàn cầu".

Huawei dựa rất nhiều vào hệ điều hành Android cho những điện thoại thông minh họ bán bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Còn tại Trung Quốc, họ sử dụng một phiên bản Android đã được điều chỉnh vốn không được cài sẵn các ứng dụng Google do các dịch vụ của Google bị chặn ở Trung Quốc. Nhưng tại thị trường các nước ngoài Trung Quốc thì sản phẩm của Huawei chạy hệ điều hành Android hoàn chỉnh với các ứng dụng của Google.

Gần một nửa điện thoại thông minh của Huawei trong quý đầu tiên của năm 2019 được bán trên các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Hiện tại, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới xét theo thị phần, chỉ sau Samsung nhưng lại trước Apple.

Trước đó, hãng này đã đặt ra tham vọng vươn lên dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh vào năm 2020. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Google có thể chôn vùi tham vọng này của họ.

"Nó giống như kết liễu ngay lập tức tham vọng của Huawei muốn qua mặt Samsung trên thị trường toàn cầu", Nicole Peng, phó chủ tịch mảng di động của Canalys, hãng phân tích thị trường công nghệ hàng đầu thế giới, nói với CNBC.

Huawei dựa vào các nhà cung cấp Mỹ để có các cấu phần chủ chốt cho tất cả các sản phẩm của họ từ điện thoại thông minh cho đến thiết bị mạng. Có hơn 30 hãng công nghệ Mỹ được Huawei xem là ‘nhà cung cấp cốt lõi’ của họ.

Tuy nhiên, hãng viễn thông Trung Quốc này nói rằng họ đã chuẩn bị trước cho những tình huống như thế này mà họ đã dự trù. Hồi tháng 3, Huawei cho biết họ đã xây dựng hệ điều hành của riêng họ cho các sản phẩm của họ nếu đến lúc nào đó họ không thể sử dụng hệ điều hành của Google hay Microsoft được nữa.

Và chỉ mới tuần trước, tờ Nikkei Asian Review đưa tin rằng cách đây sáu tháng, Huawei đã thông báo với các nhà cung cấp của họ rằng họ muốn trữ số lượng linh kiện chủ yếu đủ dùng cho đến một năm để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Huawei cũng đang phát triển công nghệ chip của riêng họ.

Mặc dù Huawei có thể giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ đối với một số linh kiện, các chuyên gia cho rằng điều này vẫn chưa đủ bởi vì họ vẫn cần các linh kiện khác từ các công ty Mỹ. Họ cũng bày tỏ nghi ngờ về tính khả thi của hệ thống điều hành riêng của Huawei.

Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research, nhận định với CNBC rằng Huawei vẫn sẽ cần dựa vào các cửa hàng ứng dụng Android của bên thứ ba bởi vì Google Play không mặc nhiên được cài trên các thiết bị của họ.

"Điều này tạo ra một bất lợi rõ ràng cho hệ điều hành riêng của Huawei so với hệ điều hành Android cài đặt trên Samsung hay các mẫu điện thoại khác trước hết do sự thiếu vắng tất cả các ứng dụng có trong cửa hàng Google Play, chất lượng ứng dụng (một số có thể bị lỗi thời), có nguy cơ kém an ninh do chúng không được Google kiểm tra hay được Google vá những chỗ hổng an ninh cũng như trải nghiệm tổng thể của người dùng đối với cửa hàng ứng dụng", Shah giải thích.

Bán tháo điện thoại Huawei

Trong lúc này, các cửa tiệm bán lẻ điện thoại ở một số nước Châu Á đã từ chối nhận đổi thiết bị của Huawei trong lúc ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm cách thải đi điện thoại Huawei của họ do lo lắng việc Google tạm dừng hợp tác với Huawei sẽ làm một số ứng dụng của Google không sử dụng được nữa.

Ở Singapore và Philippines, Reuters cho biết nhiều người đã chạy đến các cửa tiệm để bán lại điện thoại Huawei nhưng có rất ít nơi chịu thu lại.

"Nếu chúng tôi mua một mặt hàng vô dụng thì làm sao chúng tôi bán lại được", ông Dylan On, một chủ tiệm sửa chữa và bán điện thoại thông minh ở Singapore, nói.

"Không phải vì sản phẩm của Huawei tệ. Đó là sản phẩm rất tốt. Đó chỉ là vì không ai muốn mua nó vào lúc này vì chính sách của Mỹ", ông nói và nói thêm rằng ông đang tìm cách bán lượng hàng Huawei trong kho trên mạng đến người tiêu dùng ở nước ngoài với hy vọng rằng họ sẽ không lưu ý đến các sự kiện hiện nay.

Trước đây, có khoảng 5 khách hàng muốn đổi điện thoại Huawei mỗi ngày, nhưng con số đó giờ đây đã tăng lên 20 người trong vòng hai ngày vừa qua", Zack, một nhân viên bán hàng tại Mobile Square ở Singapore nói với Reuters nhưng không chịu nói rõ họ.

"Thường thì bạn sẽ thấy người ta muốn đổi điện thoại cũ lấy điện thoại mới", anh nói thêm. "Bây giờ anh lại thấy người ta muốn đổi những chiếc điện thoại mới nhất".

Carousell, chợ trực tuyến đông đảo nhất ở Singapore, cho biết số lượng điện thoại Huawei được bán đi đã tăng lên hơn gấp đôi vào ngày Mỹ công bố sắc lệnh cấm Huawei.

Năm ngoái, Huawei chiếm 14% thị phần điện thoại thông minh ở Singapore, theo Canalys.

Còn ở Philippines, các cửa hàng bán lẻ điện thoại cũng quyết định tránh xa các sản phẩm của Huawei.

"Chúng tôi không còn chấp nhận điện thoại Huawei nữa. Khách hàng của chúng tôi không chịu mua nữa", Hamida Norhamida, chủ cửa hàng điện thoại mới và thâu điện thoại cũ tại trung tâm mua sắm Greenhills ở Manila nói với Reuters. Bà nói thêm rằng bà cảm thấy nhẹ nhõm khi bán hết kho hàng Huawei P30 Pro trước khi Google loan báo quyết định hôm 20/5.

Một chủ tiệm điện thoại khác ở Greenhills nói rằng bà chỉ mua điện thoại Huawei với mức giá giảm 50%.

"Bán được nó là cả một sự may rủi", bà nói với Reuters và chỉ cho biết tên là Thelma.

Tuy nhiên, một số người lại xem đây là cơ hội để họ mua được chiếc điện thoại chất lượng với giá rẻ.

"Phản ứng tức thì của tôi là lo lắng rằng chiếc điện thoại Huawei hiện tại của tôi sẽ trở nên vô giá trị", cô Xin Yi, sinh viên 24 tuổi ở Singapore, nói với Reuters. "Nhưng Google nói rằng những người dùng Huawei hiện nay sẽ không bị ảnh hưởng… tôi thở phào nhẹ nhõm".

Cô cho biết rằng giờ đây cô đang tìm mua mẫu điện thoại Huawei mới trên thị trường với giá giảm.

*****************

Huawei ‘sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám’ (VOA, 15/05/2019)

Huawei sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám với chính phủ các nước, Chủ tịch tập đoàn viễn thông Trung Quốc này tuyên bố hôm 14/5 giữa lúc Mỹ gây sức ép lên các nước Châu Âu tránh xa Huawei vì những quan ngại về gián điệp.

/hoavi8

Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa

Washington đã kêu gọi các đồng minh không dùng công nghệ của Huawei để xây dựng mạng 5G bởi vì họ lo ngại rằng công ty này sẽ được dùng làm công cụ giúp Trung Quốc do thám – cáo buộc mà Huawei bác bỏ.

"Chúng tôi sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám với các chính phủ, kể cả chính phủ Anh, để cam kết bảo đảm cho các thiết bị của chúng tôi đáp ứng được các chuẩn mực không do thám, không cửa sau", ông Lương Hoa, chủ tịch Huawei, nói với báo giới ở London.

Nước Anh đang cân nhắc mức độ mà họ sẽ cho phép Huawei, hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, tham gia xây dựng mạng 5G của nước họ.

"An ninh và độ bền bỉ của mạng viễn thông Anh là quan trọng số một, và chúng tôi có những kiểm soát khắt khe đối với việc thiết bị của Huawei đang được triển khai như thế nào ở Anh", phát ngôn nhân chính phủ Anh nói hôm 14/5.

Ông nói rằng kết quả rà soát chuỗi cung ứng viễn thông liên quan đến trường hợp của Huawei sẽ sớm được loan báo và tất cả nhà mạng cần phải tuân thủ.

Thủ tướng Anh Theresa May đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson vì lời tuyên bố bị rò rỉ ra rằng Huawei sẽ có vai trò trong mạng 5G của Anh. Việc tiết lộ này sẽ khiến Anh hục hặc với đồng minh tình báo lớn nhất của họ là Hoa Kỳ.

Phát biểu bên lề cuộc gặp với các đối tác công nghệ Anh của Huawei, ông Lương nói rằng công ty của ông không bao giờ có ý muốn trở thành tâm một cơn bão chính trị.

"Vấn đề an ninh mạng không phải là lãnh địa riêng của chỉ một nhà cung cấp hay một công ty duy nhất, đó là thách thức chung mà toàn thể ngành này và toàn thế giới phải đối mặt", ông nói.

Ông nói Huawei từ lâu đã hợp tác với Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh trong việc giám sát công nghệ của họ và đã cải thiện năng lực thiết kế phần mềm để nâng nó lên ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Ông Lương cũng khẳng định Huawei không hoạt động nhân danh chính phủ Trung Quốc ở bất cứ thị trường quốc tế nào.

"Mặc dù sự thật là Huawei có trụ sở Trung Quốc, chúng tôi thật sự là một công ty hoạt động toàn cầu", ông nói. "Ở những nơi mà chúng tôi có hoạt động chúng tôi cam kết tuân thủ các đạo luật và các quy định có hiệu lực tại chỗ ở đất nước đó".

"Trung Quốc không có đạo luật nào yêu cầu các công ty phải thu thập thông tin tình báo từ các chính phủ nước ngoài hay thiết lập các cánh cửa sau cho chính quyền".

Bộ trưởng Anh Jeremy Wright, người sẽ tuyên bố kết luận sau việc rà soát chuỗi cung ứng thiết bị viễn thông, nói rằng lợi ích hàng giá rẻ không nên đặt trước các quan ngại an ninh.

Ngược lại, ông Lương cho rằng các yếu tố kinh tế nên được xem xét và các yếu tố chính trị cần phải được loại trừ.

"Tôi tin rằng quyết định được đưa ra nên dựa vào sự đánh giá rủi ro và đánh giá chuỗi cung ứng, và cũng nên thể hiện những yêu cầu của chính phủ Anh xét về phát triển kinh tế", ông nói.

"An ninh mạng thật sự là một yếu tố rất quan trọng để xem xét… nhưng đồng thời đó phải là một quyết định cân bằng giữa an ninh mạng và sự thịnh vượng kinh tế".

******************

Các trường đại học Mỹ tránh xa Huawei và viện Khổng Tử (VOA, 22/03/2019)

Các trường đại học danh tiếng của Mỹ đang cắt đứt quan hệ với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei và viện Khổng Tử trong khi chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế các mối quan hệ của giới hàn lâm Hoa Kỳ đối với hai tổ chức này, theo South China Morning Post (SCMP).

hoavi9

Nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với tập đoàn công nghệ Huawei và viện Khổng Tử của Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi.

Huawei Technologies, tập đoàn công nghệ tư nhân khổng lồ toàn cầu của Trung Quốc và Học viện Khổng Tử, một cơ quan liên kết với Bắc Kinh nhằm thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa của Trung Quốc, đã bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ và nhiều cơ quan liên bang nhắm đến vì những lý do rất khác nhau, nhưng chính phủ Mỹ tin rằng cả hai tổ chức của Trung Quốc đều gây ảnh hưởng bất lợi cho những lợi ích của Mỹ.

Huawei, hiện đang là tâm điểm chú ý trên truyền thông do việc Canada bắt giữ giám đốc tài chính của công ty này theo yêu cầu của Washington. Huawei đã nhanh chóng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ bao gồm Cisco Systems và Apple. Các mối quan hệ trực tiếp của Học viện Khổng Tử với chính quyền trung ương Trung Quốc đã làm dấy lên những lời phàn nàn từ các giáo sư Mỹ. Họ thấy được một trò chơi quyền lực mềm trong tổ chức này với mục đích hạn chế thảo luận học thuật về các chủ đề mà Bắc Kinh tìm cách chôn vùi.

Theo SCMP, trang mạng có trụ sở tại Hong Kong, cho biết Đại học Stanford, Đại học California phân viện Berkeley nổi tiếng, và các trường khác đã quyết định cắt đứt quan hệ với Huawei một cách lặng lẽ, với việc truyền thông đưa tin về các thông báo nội bộ của họ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nhưng nhiều trường đại học khác, bao gồm Đại học Harvard, vẫn yên lặng.

Sự im lặng trong giới hàn lâm về mối liên hệ của họ với Huawei và viện Khổng Tử có thể báo hiệu sự bất lực trong việc đánh giá tính hợp pháp của các mối quan hệ này và hậu quả của việc tuyên bố cắt đứt quan hệ với họ, theo SCMP. Những quyết định này đang được đưa ra trong bầu không khí chính trị ngày càng có nhiều lo ngại và nghi ngờ về Trung Quốc, được chính quyền Trump khuyến khích, trong bối cảnh một cuộc chiến tranh thương mại và tranh luận về an ninh quốc gia, trong đó mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh bị đẩy xuống rất thấp.

Các thông tin chi tiết về sự liên quan của Huawei với các trường đại học Hoa Kỳ và phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ "đang tác động rất nhanh [đối với các trường đại học] và các trường có những liên quan thực sự trong mối quan hệ này, và vấn đề cụ thể của cuộc tranh luận chưa được xác định rõ ràng", Robert Daly, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và Mỹ của Viện Kissinger tại Trung tâm Woodrow Wilson có trụ sở tại Washington, cho biết.

Trong suốt 30 năm qua, các trường đại học đã ký hàng trăm MOU [bản ghi nhớ] với các tổ chức Trung Quốc và hầu hết trong số đó không có ý nghĩa gì hay sẽ đi đến đâu. Không ai theo dõi họ. Họ đã thực hiện chúng ngoài ý muốn chung khi quyết định trở thành các trường đại học quốc tế trong thời kỳ (mở rộng) quan hệ", ông Daly nói.

Quan hệ với Trung Quốc có lẽ là vấn đề chính trị duy nhất hiện nay thống nhất đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Không may cho các trường đại học có liên kết với Trung Quốc, Washington đã thống nhất chống lại các mối quan hệ này.

Tránh xa tiền từ Huawei

Kết nối chính của Huawei với các trường đại học Mỹ là thông qua Chương trình nghiên cứu đổi mới Huawei (HIRP), mà công ty này gọi đó là một sáng kiến toàn cầu "để xác định và hỗ trợ các giảng viên chính thống mang đẳng cấp thế giới theo đuổi sự sáng tạo vì lợi ích chung".

Trong số 10 trường đại học Mỹ được kể đến là các bên cộng tác hoặc đối tác trong bài thuyết trình năm 2017 về HIRP, bảy trường – bao gồm các trường đại học Yale, Harvard và Carnegie Mellon – đã không trả lời các yêu cầu của SCMP về các thông tin chi tiết về sự tham gia của họ vào chương trình HIRP hoặc các mối liên hệ khác với Huawei.

Trong khi đó, các trường Cornell, Princeton và Stanford đã hồi đáp.

"Sau khi chính phủ Hoa Kỳ nói rõ các mối lo ngại về Huawei Technologies vào năm ngoái, Đại học Cornell đã xác định một số thỏa thuận nghiên cứu hiện có với Huawei, đại diện cho một phần nhỏ trong số hơn 150 thỏa thuận đối tác như vậy mà trường duy trì với các doanh nghiệp bên ngoài trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn cầu", John Carberry, giám đốc quan hệ truyền thông của Cornell, cho SCMP biết trong một email.

"Trong mỗi trường hợp, trường đã xem xét cẩn thận các dự án đang được đề cập để xác minh rằng các biện pháp bảo vệ phù hợp đã được áp dụng để giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu và thông tin, nhằm đảm bảo sự độc lập trong nghiên cứu của chúng tôi và tuân thủ tất cả các luật và quy định của liên bang và tiểu bang", ông Carberry nói.

Princeton đã dừng các mối mối quan hệ tài trợ mới với Huawei vào năm ngoái, theo giám đốc quan hệ truyền thông của trường Ben Chang cho biết, và vào tháng 1, trường "đã thông báo cho Huawei rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận phần tài trợ thứ ba và cuối cùng trị giá 150.000 USD để hỗ trợ nghiên cứu khoa học máy tính, dự án duy nhất được Huawei hỗ trợ đang hoạt động của chúng tôi".

Trường Stanford nói trong một email rằng họ đã "thiết lập một lệnh cấm đối với các cam kết, quà tặng, phí thành viên liên kết và hỗ trợ mới khác từ Huawei".

Trường đại học Harvard không còn có mối quan hệ nào với Huawei sau khi kết thúc khoản tài trợ của công ty này đối với hai giảng viên của trường, theo một nguồn tin yêu cầu được giấu tên vì không đủ thẩm quyền để nói chuyện công khai về vấn đề này.

Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Đại học Chicago, Đại học California-Los Angeles, Viện Công nghệ Massachusetts – tất cả đều được Huawei trích dẫn là bên cộng tác trong chương trình HIRP – đã không phản hồi yêu cầu bình luận của SCMP.

Đạo luật bảo vệ các trường đại học

Trong khi đó, các nỗ lực nhằm cắt đứt các mối quan hệ khác giữa Huawei và giới hàn lâm của Mỹ vẫn tiếp tục.

Đạo luật Bảo vệ các trường Đại học của chúng ta, do dân biểu Jim Banks – một đảng viên Cộng hòa đại diện tiểu bang Indiana – giới thiệu vào tuần trước, sẽ thiết lập một lực lượng chuyên biệt, do Bộ Giáo giục Mỹ dẫn đầu, nhằm duy trì một danh sách các dự án nghiên cứu "nhạy cảm", bao gồm những dự án có nguồn tài chính từ bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng và các cơ quan tình báo Mỹ.

Cơ quan được đề xuất trên sẽ giám sát sự tham gia của sinh viên nước ngoài trong các dự án đó. Sinh viên có quốc tịch Trung Quốc trong quá khứ hoặc hiện tại sẽ không được tiếp cận các dự án mà không có sự cho phép của giám đốc tình báo quốc gia. Đạo luật này cũng kêu gọi giám đốc tình báo tạo ra một danh sách các thực thể nước ngoài "gây ra mối đe dọa gián điệp liên quan đến nghiên cứu nhạy cảm", và quy định rằng Huawei phải được đưa vào danh sách đó.

Không có bằng chứng nào cho thấy Huawei đã trao cho chính phủ Trung Quốc các thông tin công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ mà có thể được triển khai về mặt quân sự hoặc đe dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang hành động dựa trên lý thuyết rằng đây là ý định của Trung Quốc.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội vào năm 2017, tập trung vào các nỗ lực của Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác trong việc tìm cách có được các thông tin về công nghệ thông qua sự hợp tác với các trường đại học Mỹ. Báo cáo này đã xúc tác cho sự đồng thuận hiếm có của lưỡng đảng trong việc nhất trí rằng các mối quan hệ này cần phải được theo dõi.

Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật này vào năm ngoái nhằm tăng cường sự giám sát của chính phủ liên bang đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ Mỹ, một động thái nhắm vào các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có hành động tương tự nào được đưa ra trong giới hàn lâm, nơi sự hợp tác của Huawei đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Published in Châu Á

Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế về thương mại, Iran (VOA, 19/05/2019)

Nhà ngoại giao cp cao ca Trung Quốc Vương Ngh nói vi Ngoi trưởng M Mike Pompeo hôm th By rng nhng li nói và hành đng gn đây ca M đã làm tn hi đến li ích của Trung Quốc và các doanh nghip ca h, và Washington nên th hin s kim chế, B Ngoi giao Trung Quốc cho biết.

trade1

Nhà ngoại giao hàng đu ca Trung Quốc, Vương Ngh, nói M không nên đi "quá xa" trong cuc tranh chp thương mi hin thi gia hai nước.

Nói chuyện qua đin thoi vi ông Pompeo, ông Vương nói rng M không nên đi "quá xa" trong cuc tranh chp thương mi hin thi gia hai nước, nói thêm rng Trung Quốc vn sn sàng gii quyết các khác bit thông qua đàm phán, nhưng trên cơ s bình đng.

Về Iran, ông Vương nói Trung Quốc hi vng tt c các bên s kim chế và hành đng thn trng đ tránh căng thng leo thang.

Người phát ngôn B Ngoi giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói trong mt phát biu rng ông Pompeo đã nói chuyn vi ông Vương và tho lun về các vn đ song phương và nhng lo ngi ca M v Iran, nhưng không đưa ra chi tiết nào khác.

Căng thẳng gia Washington và Tehran đã gia tăng trong nhng ngày gn đây, làm dy lên lo ngi v mt cuc xung đt tim tàng gia hai nước đi th. Đu tun này, Mỹ đã rút mt s nhân viên ngoi giao khi đi s quán Baghdad sau các v tn công nhm vào các tàu ch du vùng Vnh.

Trung Quốc ngày th Sáu th hin ging điu quyết lit hơn trong cuc chiến tranh thương mi vi M, nói rng vic ni li các cuc đàm phán gia hai nn kinh tế ln nht thế gii s là vô nghĩa tr phi Washington thay đi đường hướng.

Lời l cng rn này khép li mt tun mà trong đó Bc Kinh công b mc thuế quan tr đũa mi, các quan chc M cáo buc Trung Quốc nut li ha được đưa ra qua nhiu tháng đàm phán, và chính quyn Trump giáng mt đòn mnh vào mt trong nhng công ty ln nht và thành công nht ca Trung Quốc.

******************

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Mỹ ‘bịa đặt’ về chuyển giao công nghệ (VOA, 18/05/2019)

Trung Quốc tun này thông báo sẽ tr đũa vic Washington tăng thuế quan đi vi 200 t đôla hàng nhp khu ca Trung Quốc vì M than phin Bc Kinh đã làm rt ít đ gii quyết nhng lo ngi ca M v tình trng đánh cp tài sn trí tu và vic ép buc chuyn giao công ngh cho các công ty Trung Quốc.

trade2

Mỹ đã "ba đt" nhng cáo buc rng Trung Quốc ép buc các công ty phi chuyn giao công ngh đ được tiếp cn th trường, t báo hàng đu ca Đng Cng sn Trung Quốc nói hôm th By gia mt cuc chiến tranh thương mi quyết lit.

Nhân dân Nhật báo nói trong mt bài xã lun rng Trung Quốc chưa bao gi ép buc các công ty M chuyn giao công ngh và tuyên b đó là mt "lp lun li thi được mt s người M s dng đ kìm kp s phát trin ca Trung Quốc".

"Lập lun ca M v chuyn ‘ép buc chuyn giao công ngh’ có th được mô t là ba đt trng trn", t báo nói. M vn chưa th cung cp bt kì bng chng nào đ cng c nhng tuyên b ca mình, bài xã lun nói.

Bài viết nói M đã hưởng li đáng k t hp tác công nghệ t nguyn, kiếm được 7,96 t đôla phí s dng tài sn trí tu ch riêng trong năm 2016. T báo nói s dĩ Washington lo lng là vì năng lc nghiên cu và phát trin ca Trung Quốc đang m rng nhanh chóng.

Tranh chấp ngày càng gay gt gia hai nền kinh tế hàng đu thế gii đã làm kinh đng các nhà đu tư và th trường toàn cu. M nói các cuc đàm phán có th s sm ni li nhưng Trung Quốc nói chưa n đnh ngày gi và Washington cn th hin s chân thành trong bt kì vòng đàm phán mi nào.

Tân Hoa Xã thì cáo buộc M theo đui bá quyn toàn cu trong mt bài xã lun khác công b vào ngày th By và nói Washington s chu nhiu thit hi t mt cuc chiến thương mi toàn din hơn là Trung Quốc.

******************

Trước khi thương chiến leo thang, lòng tin người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh (VOA, 18/05/2019)

Lòng tin người tiêu dùng M đu tháng 5 đã lên đến mc cao nhất trong vòng 15 năm gia lúc nim tin tăng cao v trin vng nn kinh tế M. Tuy nhiên phn ln s gia tăng này được ghi nhn trước khi cuc chiến thương mi gia M và Trung Quốc leo thang.

trade3

Người tiêu dùng M săn hàng gim giá vào ngày thứ Sáu Đen năm 2018

Đại hc Michigan nói ch s lòng tin người tiêu dùng đã tăng thêm 5.3% lên mức 102.4 đim, cao nht k t năm 2004. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò d đoán ch s này mc 97,5.

Tổng thng Donald Trump hi tun trước đã tăng thuế đi vi 200 t đô la giá tr hàng hóa ca Trung Quốc t 10% lên 25%. Hôm 13/5, Trung Quốc đã đáp tr vi mc thuế cao hơn trên mt danh mc được điu chnh các mt hàng M tr giá 60 t đô la.

Các nhà kinh tế đã cnh báo rng cuc chiến thương mi tai hi có th đè nng lên lòng tin người tiêu dùng và doanh nghip và làm gim chi tiêu.

Đại hc Michigan cho biết ‘nhng tình cm tiêu cc v thuế quan đã tăng lên trong tun qua và có th còn tăng nhiu hơn na trong cui tháng 5 và tháng 6.’

"Do đó sự ci thin lòng tin người tiêu dùng này có th chóng tàn", ông Daniel Silver, mt nhà kinh tế ti Ngân hàng JPMorgan New York, nhn đnh. "Mc dù phn ng cui cùng đi vi thuế quan vn chưa rõ, kết qu ca cuc kho sát cho thy lòng tin người tiêu dùng là lc quan trước khi có nhng din biến mi v chính sách thương mi trong vòng nhng tuần vừa qua".

Dù vậy, mt s nhà kinh tế xem s gia tăng lòng tin này bt chp giá xăng tăng là mt du hiu hy vng cho thy s gia tăng chi tiêu ca người tiêu dùng sau khi nó gim mnh trong Quý 1. Lòng tin người tiêu dùng chiếm trên 2/3 các hot đng kinh tế ca M.

Chỉ s mong đi ca người tiêu dùng trong cuc kho sát ca Đi hc Michigan cũng tăng lên mc cao nht k t năm 2004.

Khảo sát cho thy người tiêu dùng nghĩ là lm phát s cao hơn trong vòng 12 tháng và 5 năm ti. Ch s lm phát mong đi trong 5 năm tăng lên 2.6% hồi đu tháng so vi 2.3% hi tháng Tư. Các quan chc Cc D tr Liên bang đang theo dõi cht ch các ch s v lm phát mong đi ca các cuc kho sát.

Chỉ s lm phát đã gim bt, góp phn dn đến quyết đnh mi đây ca ngân hàng trung ương M là tm hoãn chính sách tht cht tin t trong ba năm.

Một ch s lm phát ch cht mà Fed theo dõi đã tăng chm li dưới mc ch tiêu 2%. Điu này làm này sinh nhng li kêu gi ca t Trump rng Cc d tr Liên bang nên ct gim lãi sut.

*******************

Thương mại : Donald Trump hoãn chiến với các đồng minh (RFI, 18/05/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/05/2019 đã hoãn lại việc tăng thuế vào mặt hàng xe hơi của Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản trong vòng sáu tháng, để thương lượng về một hiệp ước thương mại trong lãnh vực này. Ngay sau đó Liên Hiệp Châu Âu cho biết sẵn sàng đàm phán với Washington.

trade4

Ảnh tư liệu : Bãi xe hơi chủ yếu của Châu Âu và Nhật Bản chờ nhập cảng vào Richmond, California hôm 23/05/2018. AFP

Đang trong chiến tranh thương mại gay gắt với Trung Quốc, Donald Trump không chỉ tỏ hòa hoãn với đồng minh Châu Âu và Nhật, mà cả với các nước láng giềng Bắc Mỹ. Ông loan báo hủy bỏ thuế hải quan đánh vào thép, nhôm của Canada và Mexico, mở đường cho việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch giữa ba nước.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Tổng thống Mỹ tuyên bố : "Tôi hân hạnh loan báo là chúng ta vừa đạt được một thỏa thuận với Canada và Mexico, chúng ta sẽ bán được sản phẩm vào các nước này mà không bị áp thuế".

Thuế hải quan đánh vào thép và nhôm là trở ngại chính trong việc thực hiện hiệp ước mậu dịch (AEUMC) được ký vào mùa thu năm ngoái giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Ottawa đòi hỏi phải hủy bỏ, và tại Washington, phe Dân Chủ đã cảnh báo là sẽ từ chối thông qua nếu sắc thuế này vẫn được duy trì.

Theo văn bản chung cuộc, phía Mỹ đạt được cam kết là chỉ có nhôm, thép do các nước láng giềng sản xuất mới được nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ, Mexico và Canada không thể xuất qua Mỹ những mặt hàng kim loại từ một nước thứ ba. Ông Donald Trump đã tăng thuế đánh vào thép lên 25%, và nhôm 10% để gây áp lực lên quá trình đàm phán, nhưng cho đến nay vẫn từ chối hủy bỏ. Canada đã có biện pháp trả đũa.

Tất cả các sắc thuế trên sẽ được dỡ bỏ trong hai ngày tới : hiệp định thương mại sẽ được Quốc Hội của ba nước thông qua. Đây cũng là hồi kết của cuộc chiến thương mại do ông Trump gây ra với hai nước láng giềng, và Bắc Mỹ lại trở thành một khu vực tự do mậu dịch như trước đây.

Thụy My

Published in Quốc tế

Đối đầu Mỹ - Trung : Tương lai thế giới bất định trước nguy cơ bị chia thành hai cực (RFI, 13/05/2019)

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không còn đơn thuần là một cuộc đọ sức thuế quan mà là cuộc đối đầu trên mọi phương diện. Căng thẳng quan hệ ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế, gây ra những chia rẽ bất định.

trungmy1

Từ trái sang phải : Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin, phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Dịch Cương tại Bắc Kinh, ngày 29/03/2019.Nicolas Asfouri/Pool via Reuters

Thế giới trong tương lai sẽ phải theo ai ? Trung Quốc hay là Hoa Kỳ ? Một câu hỏi khiến nhiều nước lâm vào tình cảnh khó xử. Nhưng có một điều chắc chắn như nhận định của bà Alice Ekman, chuyên gia về Trung Quốc, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nếu nhìn từ cuộc chiến thương mại cho đến các căng thẳng trên Biển Đông, "rõ ràng thế giới đang bước vào một giai đoạn đối đầu mạnh mẽ và lâu dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Kể từ khi tỉ phú địa ốc Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã có những thay đổi triệt để về trục chiến lược. Sự thay đổi này không chỉ tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà cả vấn đề an ninh toàn cầu, theo như ghi nhận của ông Brahma Chellaney, giáo sư hội đồng cố vấn Ấn Độ Center for Policy Research. Và sự thay đổi đó được nguyên thủ Mỹ thực hiện theo từng bước.

Đầu tiên hết là phá vỡ trật tự đa phương do Hoa Kỳ và phương Tây thiết lập sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Và bây giờ là bước thứ hai, đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Cuộc đọ sức này được bắt đầu với trận thương chiến dữ dội chưa từng có với việc áp đặt một loạt các biện pháp thuế quan.

Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại là nhiều đời tổng thống Mỹ liên tiếp, từ Richard Nixon cho đến Barack Obama đã "giúp sức" cho Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Quốc mới có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2011. Đối với ông Donald Trump, đây quả là một "sai lầm chết người".

Mỹ và phương Tây đã bị Trung Quốc đánh lừa khi vờ chơi lá bài "phương Tây hóa". Nhưng với Bắc Kinh đó là một thắng lợi to lớn, bởi vì kể từ năm 2001, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt và nguồn dự trữ ngoại tệ nước này ngày càng dồi dào.

Hiện tại chính sách đối đầu của Donald Trump dường như chưa gây ra những hệ quả tai hại to lớn nào cho nước Mỹ, nhưng không vì thế mà không có rủi ro trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và khả năng bành trướng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của AFP, ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch văn phòng cố vấn Asia Centre, lưu ý : "Sỉ nhục người Trung Quốc, điều đó có nguy cơ đẩy những người kế nhiệm ông Donald Trump vào một thế nan giải với Trung Quốc, vốn không phải là Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Canada, Châu Âu hay là Mexico, những tác nhân địa chính trị có tầm cỡ nhỏ hơn mà ông Trump ngược đãi và không gặp chút hề hấn gì".

Từ những quan sát này, bà Ekman dự báo, trong dài hạn, thế giới có thể bị phân hóa thành "hai cực đối đầu, với hai tầm nhìn về toàn cầu hóa khác nhau". Mỗi bên sẽ do một nước dẫn đầu và tồn tại song song. Sự phân cực đó không chỉ hiện hữu trong thương mại mà cả trong quan hệ quốc tế thông qua một hình thức cạnh tranh mới giữa các hệ thống cơ sở hạ tầng, các chuẩn mực, định chế quốc tế…

Cuối cùng bà Alice Ekman kết luận, nếu theo đúng sơ đồ này, các nước khác sẽ buộc phải có lựa chọn dựa trên các ưu tiên chính trị, sự gần gũi về địa lý cũng như mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Minh Anh

*****************

Nguyên thủ Mỹ - Trung có thể gặp nhau vào cuối tháng 6 tại Nhật (RFI, 13/05/2019)

Trên đài truyền hình Mỹ Fox News ngày hôm qua 12/05/2019, Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ, cho biết, bên lề thượng đỉnh G20 được tổ chức vào cuối tháng Sáu tại Nhật Bản, nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc có thể gặp nhau để thảo luận về quan hệ thương mại song phương.

trungmy2

Ảnh minh họa : Cờ Trung Quốc và Hoa Kỳ, chụp ngày 10/05/2019. Reuters/Aly Song

Theo cố vấn kinh tế Mỹ, được Reuters trích dẫn, hai tuần lễ vừa qua, phía Trung Quốc đã hủy bỏ một số cam kết đạt được trong các vòng thương lượng trước đó. Điều khó nhất hiện nay trong đàm phán là thuyết phục được Trung Quốc chấp nhận "luật hóa" các cam kết của họ.

Trên Twitter, ngày hôm qua, tổng thống Mỹ Donald Trump không nói đến khả năng gặp đồng nhiệm Trung Quốc, đồng thời ông tiếp tục tố cáo Bắc Kinh hủy bỏ các cam kết và muốn đàm phán lại. Nguyên thủ Mỹ tái khẳng định sẽ "thu về hàng tỉ đô la thuế" đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc trong hai ngày 09 và 10/05 tại Washington không đạt được kết quả. Tổng thống Donald Trum đã yêu cầu các cơ quan chức năng Hoa Kỳ khởi động thủ tục áp dụng mức thuế cao đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đoàn đàm phán Trung Quốc, hôm thứ Bảy 11/05 tuyên bố là hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại tại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, hôm nay, chính quyền Trung Quốc, thông qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng tuyên bố "Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhượng bộ trước các áp lực từ bên ngoài. Trung Quốc tự tin và có đủ khả năng cần thiết để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình".

Các thông tin nóng – lạnh liên quan đến vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã làm cho thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo. Trong tuần qua, chỉ số trên các thị trường Trung Quốc giảm 4,5%.

Minh Anh

********************

Trump cảnh báo Trung Quốc chớ trả đũa thuế, nhắc tới Việt Nam (VOA, 13/05/2019)

Tổng thng M Donald Trump hôm 13/5 cnh báo Trung Quc không nên tr đũa vic áp thuế ca ông tun trước, đng thi nhc ti Vit Nam.

trungmy3

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Trung Quốc cuối năm 2017.

Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng cnh cáo Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình rng Bc Kinh "s rt đau" nếu không đng ý vi mt tha thun thương mi, theo AP.

Ông Trump tweet như trên sau khi hai nước không đt được mt tha thun trong các cuc đàm phán mi nht.

Chính quyền ca ông Trump đã nâng thuế đi vi hàng hóa nhp khu ca Trung Quc tr giá 200 t đôla, sau khi cáo buc rng Bc Kinh đã quay lưng li đi vi các cam kết đưa ra trong các cuc thương tho trước đó.

Nhà lãnh đạo M viết trên Twitter rng Trung Quốc "đã có mt tha thun tuyt vi, gn hoàn tt" nhưng đã "rút lui".

Ông Trump nhấn mnh rng thuế mà Hoa Kỳ áp đt lên hàng hóa Trung Quc s không tác đng lên người tiêu dùng M.

Tổng thng M viết rng không có "lý do gì đ người dân M phi tr cho thuế" đánh vào hàng hóa Trung Quc.

Ông cũng nhắc ti Vit Nam khi nói ti cuc chiến thương mi đang leo thang với Trung Quc.

"Thuế nhp khu có th hoàn toàn tránh được nếu các quý v mua hàng t mt nước không b áp thuế nhp khu, hoc mua hàng t nước M (đây điu lý tưởng nht !). Không có thuế nhp khu đây", ông Trump viết trên Twitter hôm 13/5/2019.

"Nhiều công ty b áp thuế nhp khu cũng s ri khi Trung Quc đ chuyn ti Vit Nam và các nước tương t Châu Á. Đó là lý do ti sao Trung Quc li mun cht tha thun vi M như thế".

*******************

Trung Quốc trả đũa với việc áp biểu thuế mới lên các mặt hàng của Mỹ (BBC, 13/05/2019)

Trung Quốc nói sẽ áp thuế lên lượng hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ đô la, bắt đầu từ 1/6, khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nước càng lớn thêm.

trungmy4

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung . Ảnh minh họa

Quyết định của Bắc Kinh được đưa ra ba ngày sau khi Hoa Kỳ đánh thuế ở mức tăng hơn gấp đôi đối với các mặt hàng Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump bác bỏ việc người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cho việc áp thuế cao hơn lên đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, và cảnh báo Trung Quốc chớ có theo chân Mỹ.

Nhưng Bắc Kinh nói họ sẽ không nuốt bất kỳ "trái đắng" nào làm hại tới lợi ích của họ.

Biểu thuế mới của Trung Quốc sẽ áp dụng đối với hơn 5.000 sản phẩm Mỹ, với mức từ 5% đến 25%.

Quyết định của Bắc Kinh được công bố trong một tuyên bố của Ủy ban Chính sách Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, Cảnh Sảng, nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ đầu hàng trước áp lực bên ngoài".

"Trung Quốc chớ có trả đũa - sẽ chỉ tồi tệ hơn thôi !" ông Trump đăng tin trên Twitter ngay trước khi có tin về quyết định của Trung Quốc.

Ông Trump cũng nói Trung Quốc đã "tận dụng lợi thế trước Mỹ trong rất nhiều năm".

Ông nói thêm rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ tránh được tác động của biểu thuế quan bằng việc mua sản phẩm tương tự nhưng từ các nguồn khác.

"Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở Châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này !" ông nói.

Sau khi Trung Quốc công bố quyết định đánh thuế, cổ phiếu tại Phố Wall tụt trước phiên giao dịch chính thức, cho thấy những tổn thất to lớn sẽ xảy ra một khi thị trường hoạt động, do phản ứng của các nhà đầu tư đối với vòng đánh thuế ăn miếng trả miếng mới nhất giữa hai bên.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe hơi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề - cả Ford và General Motors đều mở cửa với mức sụt 2%.

Các thị trường Châu Âu cũng cho thấy tình trạng sút giảm, với chỉ số FTSE 100 ở London giảm khoảng 0,5%, còn các chỉ số chính tại Frankfurt và Paris giảm hơn 1%.

trungmy5

Cuộc chiến thương mại đã diễn ra như thế nào

Mỹ nói rằng thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ là kết quả của việc kinh doanh không công bằng, trong đó có việc nhà nước Trung Quốc hỗ trợ cho các công ty nội địa.

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ từ các hãng của Mỹ.

Vòng đàm phán thương mại mới nhất Mỹ-Trung đã kết thúc tại Washington hôm thứ Sáu mà không đạt thỏa thuận nào.

Cách tiếp cận của ông Trump trong cuộc tranh cãi đã khiến ông có ít nhiều khúc mắc với cố vấn kinh tế hàng đầu của mình, Larry Kudlow, người từng nói "cả hai bên đều thiệt hại".

******************

Sáu công ty Trung Quốc bị cấm xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm của Mỹ (VOA, 13/05/2019)

Hôm 13/5, Bộ Thương mi Hoa Kỳ ra thông cáo cm sáu doanh nghip công ngh Trung Quc, mt công ty Pakistan và năm công ty có tr s ti Các Tiu vương quốc rp Thng nht, xut khu các công ngh nhy cm ca Hoa Kỳ cùng các hàng hóa khác, theo Reuters.

trungmy6

Bộ Thương mi Hoa Kỳ Wilbur Ross ti Bc Kinh, ngày 03/06/2018.

Trong một tuyên b, B Thương mi cho biết, bn công ty Trung Quc đã c gng mua hàng hóa có ngun gc t Hoa Kỳ nhm h tr cho chương trình sn xut vũ khí hủy dit hàng lot và các chương trình quân s ca Iran, và như vy đã vi phm lut kim soát xut khu ca Hoa Kỳ.

Bộ Thương mi cho biết hai công ty Trung Quc khác đã được thêm vào "Danh sách các thc th" b cm xut khu hoc chuyn giao công nghệ, vì cung cp hàng hóa cho các t chc liên kết vi Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc.

Các doanh nghiệp Trung Quc b cm là Avin Electronics Technology Co Ltd, có tr s ti Thâm Quyến ; Longkui Qu Lâm Hi, tnh Chiết Giang ; Công ty công ngh đin t Multi-Mart Nam Hi, tnh Qung Đông ; Taizhou CBM- Future New Material Science and Technology Co Ltd Lâm Hi, tnh Chiết Giang ; Tenco Technology Co Ltd và Yutron Technology Co Ltd đu Thâm Quyến.

Theo Bộ Thương mi M, các công ty Avin, Mult-Mart, Tenco và Yutron đều có văn phòng ti Hong Kong.

Thông báo của B trưởng Thương mi Wilbur Ross cho biết : "Chúng tôi s thông báo cho các cá nhân, doanh nghip và t chc trên toàn thế gii biết rng các thc th này s phi chu trách nhim cho vic h trợ các hot đng vũ khí hy dit hàng lot ca Iran và các chương trình bt hp pháp khác".

Thông cáo cho biết thêm : "Hơn na, chúng tôi không th cho phép chiến lược hi nhp quân s - dân s ca Trung Quc phá hoi an ninh quc gia ca Hoa Kỳ thông qua các âm mưu chuyn giao công ngh b M cm nhưng li được các cơ quan nhà nước Trung Quc dàn xếp".

*******************

Thương mại : Tổng thống Mỹ dọa Bắc Kinh tình hình sẽ "tồi tệ hơn nhiều" (RFI, 12/05/2019)

Sau vòng đàm phán thứ 11 thất bại, tổng thống Donald Trump lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc mau chóng đúc kết một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Ông Trump đe dọa, nếu bất đồng kéo dài đến nhiệm kỳ tổng thống mới, Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề gấp bội.

trungmy7

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Trung Quốc là tình hình sẽ "tồi tệ hơn nhiều", nếu để thương thuyết kéo dài. Ảnh minh họa Reuters/Kevin Lamarque

Trong một thông điệp trên Twitter hôm qua, 11/05/2019, tổng thống Trump khẳng định : "Tôi tin tưởng là phía Trung Quốc đã cảm thấy bị đòn đau trong vòng đàm phán vừa qua đến mức họ chỉ trông đợi đến kỳ bầu cử tới, năm 2020, với hy vọng họ sẽ gặp may, với chiến thắng của phe Dân Chủ, cho phép họ có thể tiếp tục cướp đi của nước Mỹ mỗi năm 500 tỉ đô la". Nhưng ông Trump cảnh cáo là, chắc chắn ông sẽ thắng cử, và lúc đó để đạt được một thỏa thuận với Mỹ, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt nhiều hơn. Như vậy, theo tổng thống Mỹ, "khôn ngoan" hơn hết với Trung Quốc là nên nhân nhượng ngay từ bây giờ.

Tuy nhiên, theo AFP, phản ứng của phía Trung Quốc cũng cứng rắn không kém, người phát ngôn bộ Thương Mại Trung Quốc nhấn mạnh : Bắc Kinh "sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực".

Tổng thống Mỹ đã khởi sự thủ tục áp đặt loạt tăng thuế mới với hơn 300 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đây đến khi quyết định có hiệu lực còn nhiều tháng nữa. Trong suốt thời gian này, Washington coi đây là một trong các biện pháp chủ yếu để gây áp lực với Trung Quốc. Trong một thông điệp trên Twitter trước đó, tổng thống Trump hối thúc giới công nghiệp Mỹ chuyển sang đầu tư cho sản xuất ngay tại Hoa Kỳ, hơn là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

Trên thực tế, một trong các nạn nhân đầu tiên của việc chính quyền Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc là các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ, buộc phải gánh chịu mức giá tăng. Giới trung lưu Hoa Kỳ cũng có nguy cơ phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng tiêu thụ thông thường. Theo tổ chức Trade Partnership, việc tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc, từ 10% lên 25%, có hiệu lực từ thứ Sáu tuần trước, sẽ khiến một gia đình Mỹ bốn người thiệt hại trung bình khoảng 767 đô la/năm.

Sau vòng đàm phán thất bại, Washington và Bắc Kinh đều tuyên bố sẽ nối lại thương lượng. Tuy nhiên, trong hiện tại, chưa biết đến khi nào, các đàm phán được tổng thống Mỹ đánh giá là "thẳng thắn" và "mang tính xây dựng" sẽ tiếp tục.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại : Mỹ tạm thắng Trung Quốc hiệp đầu

Về thời sự quốc tế, Les Echos có chùm bài đáng chú ý về cuộc đọ sức Mỹ-Trung, vừa bước sang một khúc quanh mới. Bài "Thương mại : Trung Quốc quyết định có một số nhân nhượng với Mỹ" nhấn mạnh trước hết là tổng thống Mỹ Donald Trump "có thể khoe khoang là đã đạt được một số kết quả đầu tiên" trong cuộc chiến tranh thuế với Bắc Kinh.

mytrung1

Hình tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên một sạp báo Trung Quốc ngày 03/12/2018. Ảnh AFP/LI XUEREN / XINHUA

Cụ thể là Trung Quốc đã hạ bớt hàng rào thuế quan đối với một số hàng hóa của Mỹ, và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, một đòi hòi hàng đầu của Hoa Kỳ. Kể từ đầu tháng Giêng năm tới, thuế xe hơi từ Mỹ sẽ giảm còn 15% (so với 40% trước đó), và biện pháp này được áp dụng trong ba tháng, tương đương với giai đoạn thương lượng song phương. Bắc Kinh cũng tặng cho Washington một món quà Noel khác, đó là điều chỉnh thuế tạm thời đối với hơn 700 loại hàng hóa Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu Mỹ, trong đó có nhiều mặt hàng quan trọng với Mỹ, như động cơ máy bay, rô-bốt công nghiệp, uranium, đặc biệt là đậu tương, dầu mỏ, khí hóa lỏng. Thuế đối với các mặt hàng công nghệ tin học cũng dự kiến giảm.

Một nhân nhượng đáng kể khác là chính quyền Trung Quốc vừa công bố dự luật về tăng cường quản lý sở hữu trí tuệ, chống việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ. Và ngay từ tuần lễ thứ hai của năm mới, một đoàn đàm phán Mỹ sẽ tới Bắc Kinh để thương lượng. Thời gian là một tuần. Theo Les Echos, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán cho đến ngày 1/3, tức hạn chót theo thỏa thuận giữa lãnh đạo hai bên.

Tuy nhiên, theo nhật báo kinh tế Pháp, thắng lợi tạm thời của Mỹ và triển vọng hai bên đạt thỏa thuận là khá mong manh. Trong thời gian tới, tổng thống Mỹ có thể ra một sắc lệnh cấm doanh nghiệp Mỹ mua thiết bị viễn thông của hai tập đoàn hàng đầu Trung Quốc, ZTE và Hoa Vi, với lý do đe dọa an ninh quốc gia.

Nội bộ Trung Quốc phân hóa

Về phản ứng trong nội bộ Trung Quốc, Les Echos ghi nhận là áp lực từ phía nước Mỹ đang đặt lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình trước nhiều thách thức. Theo nhà Trung Quốc học Willy Lam (tức Lâm Hòa Lập), đại học Hồng Kông, ông Tập Cận Bình bị chỉ trích ngay trong nội bộ Đảng cộng sản, với lý do đã "đánh giá thấp" quyết tâm của tổng thống Mỹ, cũng như không dự đoán được là việc thuế tăng sẽ ảnh hưởng mạnh đến các khu vực xuất khẩu ở miền đông và miền nam Trung Quốc, cũng như nhiều lĩnh vực công nghiệp trọng điểm khác. Ngay cả báo chí chính thống cũng thay đổi giọng điệu, khi thừa nhận rằng tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là "rất nghiêm trọng", như ghi nhận của nhà nghiên cứu chính trị độc lập Hoa Pha (Hua Po), sống tại Bắc Kinh. Ông Hoa Pha cho biết nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thất nghiệp gia tăng.

Cũng về tình hình nội bộ Trung Quốc, bài "Chiến tranh thương mại khiến Trung Quốc chia rẽ" của Le Figaro nói đến mong muốn của nhiều doanh nhân nước này. Le Figaro dẫn lại nhận định của nhà phân tích Duncun Clark, theo đó, khá đông chủ doanh nghiệp hy vọng là tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây áp lực với Bắc Kinh, để tiếng nói của khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc được chính quyền lắng nghe.

Một dấu hiệu khác cho thấy sự lúng túng của Bắc Kinh là một hội nghị trung ương bàn về chiến lược kinh tế, dự kiến diễn ra vào mùa thu, đã bị dời lại, mà không hề có giải thích. Còn tại hội nghị công tác kinh tế trung ương thường niên, do Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản, phối hợp với chính phủ Trung Quốc tổ chức, diễn ra hồi tuần trước, ban lãnh đạo Bắc Kinh đã để ngỏ khả năng thỏa hiệp với Mỹ, nhưng gạt sang một bên chiến lược cải tổ sâu sắc mô hình Nhà nước hiện nay.

Đàn áp mạnh để củng cố nội bộ

Le Monde chú ý đến tình trạng "Trung Quốc sôi sục trước dịp kỷ niệm 30 năm thảm sát Thiên An Môn". Các nhà hoạt động nhân quyền, giới Thiên Chúa Giáo và kể cả những người Mao-ít là các đối tượng đàn áp. Hai trường hợp tiêu biểu được đưa ra là phiên tòa xử kín ngày 26/12, đối với luật sư Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), người cuối cùng trong số 200 nhà hoạt động bị bắt bớ hồi mùa hè 2015. Trường hợp thứ hai là lãnh đạo sinh viên Mao-ít Khưu Chiêm Huyên (Qiu Zhanxuan), bị bắt cũng vào ngày hôm qua, khi chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 125 năm ngày Mao Trạch Đông ra đời.

Theo Le Monde, mục tiêu số một của ông Tập Cận Bình hiện nay là tìm mọi cách dẹp các tiếng nói bất đồng, để củng cố sự thống nhất trong đảng, hơn là tiến hành các cải cách về kinh tế.

Tổng thống Mỹ ngày càng độc đoán và cô đơn

Về phía nước Mỹ, tổng thống Donald Trump tuy gặt hái được một số thành công tạm thời trước Trung Quốc, nhưng bị chỉ trích là đang trở thành mối đe dọa với nhiều khu vực. Xã luận La Croix với tựa đề "Sự cô đơn của Donald Trump" nhận xét : "Là đệ tử của chủ trương "phá hủy sáng tạo", tổng thống Hoa Kỳ liên tục đưa ra những phát biểu chấn động, làm tan vỡ đa số quan hệ cân bằng mong manh, vốn đã được xây dựng một cách rất gian nan, từ hàng chục năm nay. Từ hai năm nay, ông Donald Trump đã trở thành một chuyên gia phá hoại".

La Croix nhắc đến quyết định nhanh chóng rút quân Mỹ khỏi Syria cách nay ít hôm làm lợi cho đối thủ Iran, việc tấn công vào Ngân Hàng Trung Ương Mỹ khiến các thị trường hốt hoảng, hay việc siết chặt quyền tị nạn buộc Tòa Án Tối Cao Mỹ phải can thiệp… như là các hành động khiến tổng thống Trump bị nhiều người thân cận rời bỏ, ngày càng trở nên cô lập. Càng cô lập, tổng thống Trump lại càng lún sâu vào chiếc bẫy của chính mình.

La Croix cảnh báo là, việc đưa ra các quyết định táo bạo để phá thế bế tắc là tốt, nhưng phải đi kèm với các giải pháp. Phong cách điều hành của tổng thống Mỹ hiện nay nhìn chung có hại cho nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

"Cỗ máy thương mại thế giới bị hỏng"

Về kinh tế thế giới trước thềm năm mới, báo Les Echos tỏ ra không lạc quan. Xã luận của nhật báo kinh tế với tựa đề "Cỗ máy thương mại thế giới bị hỏng" đưa ra dự báo là tăng trưởng của trao đổi thương mại quốc tế sẽ chậm hơn so với mức tăng của sản xuất hàng hóa.

Đây là điều hoàn toàn ngược lại với tình hình trước năm 2008, khi xuất khẩu tăng trưởng gấp đôi hoạt động sản xuất, và thương mại quốc tế được coi là động lực tăng trưởng toàn cầu, với sự mở cửa của các nước cộng sản cũ và các dây chuyền sản xuất được quốc tế hóa, đặc biệt nhờ công nghệ tin học. Xã luận Les Echos ghi nhận là con đường toàn cầu hóa kiểu như vậy giờ đã ở sau lưng chúng ta, và để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, thế giới cần đến "một động lực mới".

Đối với các quốc gia phát triển, điều đó có nghĩa là phải ít dựa vào xuất khẩu hơn. Trong bộ ba Mỹ, Trung Quốc và Liên Âu, Les Echos cho rằng, Trung Quốc đã biết cách dựa vào sức mạnh riêng của họ, Hoa Kỳ của tổng thống Trump thì vẫn đang trong ảo ảnh quá khứ vĩ đại, Liên Âu lệ thuộc nặng vào xuất khẩu, cần phải có nỗ lực lớn để thích ứng.

Tít lớn trang nhất của Les Echos hôm nay là khủng hoảng chứng khoán Châu Âu những ngày cuối năm, tiếp theo khủng hoảng chứng khoán New York, sụt đến mức chưa từng thấy vào dịp trước Noel. La Croix tìm cách trả lời cho câu hỏi : Liệu chứng khoán thế giới có nguy cơ sụp đổ hay không ? "2018, năm đen đủi với các tập đoàn tin học Mỹ thuộc nhóm GAFA" là một hồ sơ chính khác của Les Echos.

Liên Âu "dẻo dai", nhưng thiếu dự án lớn

Tuy nhiên, tình hình Châu Âu không hẳn đã tệ như nhiều người thường nghĩ, Le Monde có bài bình luận của nhà báo Alain Franchon với tựa đề "2018, Liên Âu dẻo dai". Tác giả điểm lại một số điều làm nên thế mạnh của Châu Âu, trong đó đồng tiền chung euro. Cho dù bị nhiều chê trách, nhưng ngay cả các chính phủ "dân túy" phản đối đồng euro, như ở Ý, một khi lên nắm quyền cũng ngay lập tức phải từ bỏ dự định này.

Theo Alain Franchon, thế mạnh của Liên Âu là tiến từ từ thông qua các đàm phán liên tục để đạt các đồng thuận nhỏ. Sự đoàn kết của Liên Âu trong thương lượng về Brexit là một ví dụ. Tác giả cũng chỉ ra nhiều điểm yếu khiến Châu Âu không có được các đột phá, đó là thiếu vắng các dự án tập thể lớn của toàn Châu lục.

"Khủng hoảng Áo Vàng" : Một cơ may cho nước Pháp ?

Về tình hình nước Pháp trước thềm năm mới, La Croix giành tựa lớn trang nhất cho chủ đề Khủng hoảng Áo Vàng với câu hỏi "Đây có phải là một cuộc khủng hoảng có ích ?". Hồ sơ chính của tờ báo Công Giáo dành cho chủ đề "Phải chăng khủng hoảng Áo Vàng là một cơ may nước Pháp cần nắm lấy ?". La Croix đặt câu hỏi với triết gia Jean-Marc Ferry. Nhà triết học Pháp nhấn mạnh đến bốn vấn đề mà nước Pháp cần tìm cách giải quyết : Chống bất bình đẳng, hàn gắn rạn nứt do khác biệt quá lớn giữa các vùng miền, siết chặt quan hệ tương trợ xã hội và thúc đẩy nền dân chủ.

Le Monde Le Figaro cùng quan tâm đến "chính sách đánh thuế từ gốc", tức trừ thẳng vào lương, dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày đầu năm mới 2019, một biện pháp có nguy cơ bị phản đối mạnh trong xã hội, đúng vào thời điểm Khủng hoảng Áo Vàng chưa chấm dứt.

Pháp : Thất nghiệp giảm, sức mua dự kiến tăng mạnh

Một tin vui đối với nước Pháp là tình trạng thất nghiệp trong năm 2018, theo Les Echos, được cải thiện so với 2017, nếu không tính số liệu của tháng 12. Số người thất nghiệp toàn phần tìm việc giảm hơn 50.000, còn 3,4 triệu người. Cuộc khủng hoảng Áo Vàng đầu tháng 12 này khiến tăng trưởng của Pháp giảm 0,1% GDP, có thể góp phần khiến thất nghiệp gia tăng.

Tuy nhiên, theo Le Monde, trong năm tới 2019, sức mua của người Pháp dự báo sẽ tăng manh, ở mức chưa từng có kể từ 12 năm nay, theo một nghiên cứu của văn phòng BIPE thuộc mạng lưới kiểm toán BDO. Người dân Pháp sẽ tìm lại được mức sống trước 2010, vốn đang có xu hướng tăng, nhưng đặc biệt sẽ tăng mạnh hơn nhờ các biện pháp mà tổng thống Emmanuel Macron vừa đưa ra để đáp ứng các đòi hỏi của phong trào Áo Vàng.

Các báo Pháp cũng đưa tin nhiều về vụ Vinci, tập đoàn quản lý sân bay tư nhân của Pháp, đứng đầu trong lĩnh vực này, vừa mua được hơn 50% cổ phiếu của sân bay Anh Luân Đôn-Gatwick, với 3,2 tỉ euro. Đây là sân bay thứ 46, tại 12 quốc gia, do tập đoàn Vinci quản lý hiện nay.

Khí hậu : Cuộc huy động chữ ký kỷ lục

Báo chí Pháp, đặc biệt là Le Monde có nhiều bài về cuộc huy động chữ ký nhằm chuẩn bị kiện Nhà nước Pháp đã không nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Xã luận Le Monde đánh giá, với 1,8 triệu chữ ký trong chưa đầy một tuần lễ, đây là một thành công "chưa từng có" trong lịch sử nước Pháp. Le Monde cũng chỉ ra những khiếm khuyết trong cách tính toán chính xác lượng khí thải quốc gia của nước Pháp, đặc biệt do không tính đến các hàng hóa tiêu thụ tại Pháp, cũng tạo ra khí thải trong quá trình sản xuất, nhưng là ở nơi khác.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu hiện nay với nước Pháp, theo Le Monde, là xã hội đang "lưỡng lự" và thậm chí "chia rẽ" trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chính phủ cũng bị đặt trong tình thế khó đưa ra chính sách quyết đoán. Nhưng theo Le Monde, "lựa chọn" cũng chính là trách nhiệm của người điều hành đất nước.

Biến đổi khí hậu 2018 : Ít nhất 2 triệu nạn nhân, hơn 150 tỉ đô la

Về tổng kết các thiệt hại do những hiện tượng khí hậu bất thường, do việc Trái đất bị hâm nóng, theo Le Monde, khoảng 2 triệu người bị chết, bị thương hoặc phải sơ tán trong năm 2018. Thiệt hại này là không thể tính đếm. Bên cạnh tổn thất về con người, chỉ riêng 10 thiên tai lớn nhất năm nay đã khiến nhân loại mất đi từ 85 tỉ đến 96 tỉ đô la. Theo Ngân hàng Thế Giới, thiệt hại mà các nhà bảo hiểm nêu ra thật ra chỉ bằng khoảng 60% so với thiệt hại thực sự. Theo các chuyên gia, đầu tư một đô la cho việc hãm lại đà Trái đất bị hâm nóng sẽ tránh các tổn thất kinh tế gấp từ 4 đến 6 lần.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc (VOA, 08/12/2018)

Tổng thng M Donald Trump hôm th Sáu t ra lc quan v các cuc đàm phán thương mi vi Trung Quc trong khi hai c vn kinh tế hàng đu ca ông h gim tm quan trọng ca xích mích xut phát t v bt gi mt giám đc điu hành cao cp ca hãng sn xut thiết b vin thông Trung Quc, Huawei Technologies.

trump1

Tổng thng Donald Trump nói chuyn vi các nhà báo trên Bãi c Nam ca Nhà Trng, ngày 7 tháng 12, 2018, Washington.

"Các cuộc đàm phán vi Trung Quc đang din tiến rt tt", ông Trump nói trên Twitter, mà không cung cp bất c chi tiết nào.

Các công ty lớn đã bày t lo ngi v v bt gi Giám đc Tài chính Huawei Mnh Vãn Chu Canada theo yêu cu ca nhà chc trách M s nh hưởng ra sao đến quan h M-Trung, hoc rng vic này có th gây ra phn ng d di đi vi các công ty Mỹ đang hot đng Trung Quc.

Bà Mạnh, 46 tui, con gái ca người sáng lp Huawei, đã xut hin ti mt tòa án thành ph Vancouver trong mt phiên tòa v bo lãnh ti ngoi trong khi bà đi din vi kh năng b dn đ sang M trong cuc điu tra liệu Huawei có vi phm các chế tài ca M nhm vào Iran hay không.

Larry Kudlow, giám đốc Hi đng Kinh tế Quc gia ca Nhà Trng, nói vi đài CNBC rng ông không tin v bt gi bà Mnh s "ln" sang các cuc đàm phán vi Trung Quc nhm mc tiêu hi thúc Bắc Kinh mua thêm nông phm và năng lượng ca M, gim thuế quan ca Trung Quc và thc hin nhng thay đi sâu rng đi vi chính sách ca Trung Quc v s hu trí tu và chuyn giao công ngh.

Ông Kudlow nói cuộc điu tra liu Huawei có vi phm các chế tài của M nhm vào Iran hay không nm mt "tuyến riêng" không liên quan ti các cuc đàm phán thương mi và là mt vn đ an ninh quc gia và lut pháp ca M.

Cố vn thương mi Nhà Trng Peter Navarro nói vi đài CNN rng các cuc đàm phán thương mi Mỹ-Trung và v bt gi Huawei "là hai s kin riêng r", gi thi đim v bt gi bà Mnh và cuc hp Trump-Tp là s trùng hp ngu nhiên.

Ông Navarro nói vụ bt gi này là kết qu ca "nhng hành đng sai trái ca Huawei", nói thêm rng có mt nguy cơáng sợ" là chính ph Trung Quc có th s dng các sn phm ca công ty đ do thám.

Những lo ngi không dt v quan h thương mi gia M và Trung Quc gây nên tình trng bán tháo c phiếu vào ngày th Sáu, vi các c phiếu công ngh dn đu v mc st giảm.

******************

Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu vừa bị bắt tại Canada là ai ? (VOA, 07/12/2018)

Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đc tài chính ca công ty thiết b vin thông Huawei, đã b bt gi ti Canada theo yêu cu t chính quyn M, trong bi cnh v cuc chiến tranh thương mi gia M-Trung đang có chiu hướng căng thng dưới chính quyn ca Tng thng Donald Trump.

hoavi1

Công ty Huawei của Trung Quc.

Công ty Huawei của Trung Quc được cho là mt trong nhng công ty trc tiếp phi đi mt vi nhng thit hi nng n trong cuc chiến thương mi giữa hai cường quc. Hi tháng 8, Tng thng Donald Trump ký lut cm chính ph M dùng sn phm ca công ty này vì lý do an quc gia.

Nhưng bà Mnh Vãn Chu là ai và công ty ca bà có nh hưởng gì đến vn đ an ninh ca Hoa Kỳ ?

Ái nữ ca đng viên cng sn thâm niên

Theo Reuters, bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), năm nay 46 tui, là con gái ca nhà sáng lp và bà hin là phó Ch tch Hi đng Qun tr, kiêm Giám đc Tài chính (CFO) ca Huawei, công ty công nghệ Trung Quc đt tr s ti Thâm Quyến, Qung Đông. Bà là người được d đoán s "kế v" v trí ca cha mình trong tương lai.

Cha bà là Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), làm việc trong ngành công nghệ quc phòng, và là đng viên Cộng sn t 1958. Trong thi gian quân đội, ông được bu là đi biu ca quân đội tham d Đi hội Đng Toàn quc. Sau khi ri quân ngũ, ông lập ra công ty Huawei vào năm 1987, và vào năm 2005, ông được tp chí Times coi là một trong 500 người có nh hưởng nht thế gii.

Bà Mạnh hin s dng h ca m nên không mang h Nhm (Ren) của cha bà.

hoavi2

Bà Mạnh Vãn Chu.

Bà Mạnh Vãn Chu có bng thc s đi hc công nghệ Hoa Trung Vũ Hán. Bà Mnh bt đu làm vic cho công ty ca cha vào năm 1993, mt năm sau khi bà làm vic cho Ngân hàng Kiến thiết Trung Quc (China Construction Bank).

Các vai trò từng tri qua ca Mnh Vãn Chu là trong mảng ngân hàng, qun lý vn và kế toán.

Vào năm 2003, bà Mạnh đã thành lp t chc tài chính thng nht toàn cu ca Huawei vi nhng cu trúc chun, nhng quy trình, h thng tài chính và nhng nn tng công ngh thông tin.

Từ năm 2005, bà Mạnh đã đm nhn vai trò điu hành vic thành lp năm trung tâm dch v trên toàn cu, bà cũng là người đã hoàn thành trung tâm thanh toán toàn cu đt ti Thâm Quyến, Trung Quc. Nhng trung tâm này đã tr thành đng lc thúc đy hiu qu ca vic kế toán và quản lí cht lượng, góp phn m rng h thng kế toán đ có th đáp ng đ vi tc đ phát trin và m rng ca Huawei trên th trường toàn cu.

Từ năm 2005, bà Mnh đã đóng vai trò lãnh đo trong vic thành lp 5 trung tâm dch v được chia s trên khắp thế gii. Các trung tâm này đã giúp nâng cao hiu qu kế toán và giám sát cht lượng ca Huawei, góp phn m rng nhanh chóng quy mô hot đng ca Huawei nước ngoài.

Từ năm 2007, bà Mnh đã ph trách Chương trình Chuyn đi Dch v tài chính tích hợp trong một d án chung tám năm vi IBM đ giúp Huawei phát trin h thng d liu và quy tc phân b ngun lc, ci thin hiu qu hot đng và ti ưu hóa quá trình kim soát ni b.

Bà làm Giám đốc tài chính ca Huawei cho đến lúc b bt Canada.

Bà Mạnh Vãn Chu có nguy cơ b dn đ sang M khi Huawei b nghi ng vi phm lnh trng pht Iran và h tr hot đng gián đip ca Bc Kinh.

Trang tin Đông Phương ngày 6/12 cho biết bà Mnh Vãn Chu là người s thay cha tr thành Ch tch Huawei sau khi ông nghỉ giữ chc vào cui năm nay.

Công ty Huawei làm gián điệp ?

Huawei, một trong những tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, đang bị giám sát chặt chẽ tại Mỹ do các quan chức an ninh nước này cáo buộc họ có mối liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Các sản phẩm của Huawei gây lo ngại rằng có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.

Huawei có 180.000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu đạt 47,4 tỷ đôla trong nửa đầu năm 2018, dự kiến đạt doanh thu 92 tỷ đôla trong năm nay.

Hiện Huawei đang là hãng smartphone lớn thứ hai trên thế giới về mặt doanh số, vượt qua cả Apple. Huawei đặt ra mục tiêu sẽ chi ra số tiền 20 tỷ đôla cho nghiên cứu và phát triển trong năm nay, sau khi đã chi ra số tiền 13,8 tỷ đôla (tương đương 15% tổng doanh thu) cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2017. Điều này cho thấy tham vọng của Huawei trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.

Huawei có tham vọng lớn trong nhiều lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo (AI), cho tới sản xuất con chip, và thiết bị không dây thế hệ thứ 5 (5G). Những bước tiến mạnh của Huawei trong lĩnh vực liên lạc di động tương lai đã khiến Mỹ lo ngại và trở thành một lý do cho những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc về công nghệ.

Ngoài ra, Mỹ luôn cáo buộc Huawei là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia, khiến các sản phẩm Huawei hầu như không thể đặt chân vào thị trường Mỹ.

Vào năm 2016, nhà chức trách Mỹ bắt đầu bày tỏ lo ngại rằng Huawei và một số nhà cung cấp khác có thể lắp đặt "cửa sau" trong thiết bị để có thể theo dõi người dùng ở Mỹ. Huawei bác bỏ những cáo buộc này.

Tuy vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh dừng cung cấp thiết bị Huawei tại các căn cứ quân sự Mỹ với lý do an ninh. Best Buy, một trong những nhà bán lẻ hàng điện tử lớn nhất ở Mỹ, cũng đã dừng bán sản phẩm Huawei.

hoavi3

Điện thoại Huawei.

Hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, nhà chức trách Mỹ đã tiến hành điều tra Huawei kể từ năm 2016 với cáo buộc tập đoàn này đã chuyển giao các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran và các quốc gia khác, vi phạm quy định xuất khẩu của Mỹ, cũng như biện pháp trừng phạt của nước này đối với Iran.

Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin từng nói Hoa Kỳ sẽ "làm mạnh tay" với bất cứ công ty nào "trốn tránh lệnh cấm vận" với Iran.

Sau khi bà Mạnh bị bắt, ông Ben Sasse, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, Ủy viên Ủy ban Quân lực và Tài chính Thượng nghị viện đã lên tiếng ca ngợi hành động của phía Canada. Ông nói, Huawei đã vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ và nói :"Phía sau một số hành vi xâm lược các nước khác của Trung Quốc rõ ràng được chính phủ ủng hộ, nhà đương cục Bắc Kinh thường lấy các công ty tư nhân để núp bóng".

"Vụ bắt một thành viên gia đình của người sáng lập Huawei cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang nhanh chóng đến mức nào," New York Times trích lời TJ Pempel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California nhận định.

Tin Mạnh Vãn Chu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei bị sụt giảm ngay lập tức nhất là khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục là vấn đề lớn cho Bắc Kinh.

Vụ bắt giữ CFO kiêm Phó chủ tịch của tập đoàn này có thể bị phía Trung Quốc xem như một "vụ tấn công" vào đỉnh cao của thế giới doanh nghiệp Trung Quốc, vì Huawei đến nay được xem là công ty công nghệ toàn cầu nhất của Trung Quốc, với hoạt động phủ sóng ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á.

******************

Phó Chủ tịch Huawei cũng bị Mỹ điều tra về gian lận ngân hàng (VOA, 07/12/2018)

Giám đốc tài chính ca Tp đoàn vin thông khng l ca Trung Quc Huawei Technologies Mnh Vãn Châu b Canada bt gi trong khuôn kh cuc điu tra ca chính ph M v mt chương trình b cáo buc là s dng h thng ngân hàng toàn cu đ né các lnh trng phạt ca M nhm vào Iran, Reuters dn ngun tin nm rõ v v vic cho biết.

hoavi4

Bà Mạnh là quan chc cao cp ca tp đoàn Huawei

Hoa Kỳ đang xem xét liệu tp đoàn Huawei Technologies Ltd có vi phm các lnh trng pht ca M đi vi Iran k t ít nht là năm 2016 hay không, và mi đây hơn, là vic tp đoàn này thông qua ngân hàng HSBC Holdings Plc để thc hin các giao dch có liên quan đến Iran.

Hồi năm 2012, HSBC đã phi đóng khon tin 1,92 t đô la đ đt được tha thun hoãn truy t vi văn phòng Công t liên bang Brooklyn do vi phm lut cm vn và chống ra tin ca M.

Tuy nhiên, HSBC không bị điu tra, cũng theo ngun tin nm rõ v vic được Reuters trích dn.

Bà Mạnh, cũng là con gái ca sáng lp viên công ty vin thông Huawei, b bt hôm th by trong lúc chuyn máy bay Vancouver.

Nhà chức trách Trung Quốc đã lên tiếng ch trích c Canada ln M và yêu cu phóng thích bà.

Vụ quan chc ca mt tp đoàn công ngh hàng đu Trung Quc b bt Canada có th b dn đ sang M làm khuy đng các th trường và gây nghi ngi v cuc đình chiến thương mại M-Trung hin nay.

Canada là một trong s hơn 100 nước có hip ước dn đ vi M.

Hiệp ước dn đ lâu nay gia M và Canada quy đnh trường hp b yêu cu dn đ phi là ti phm c hai nước.

Các bị can kháng c vic dn đ thường da vào cơ s rng quyền ca h đt nước bt gi h s b vi phm nếu h b gii qua nước đòi dn đ. Các v tranh cãi trước đây có khi kéo dài ti nhiu tháng, thm chí là nhiu năm.

******************

Lãnh đạo Huawei của Trung Quốc bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ (VOA, 06/12/2018)

Con gái của nhà sáng lp Công ty công ngh Trung Quc Huawei b bt Canada và đang đi mt vi yêu cu dn đ sang M, làm dy lên lo ngi v căng thng thương mi M - Trung và có gây nh hưởng đến th trường chng khoán toàn cu.

hoavi5

Bà Mạch Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đc tài chính ca công ty công ngh Huawei Technologies Co Ltd.

Theo Reuters, việc Canada bất ng bt gi bà Mch Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đc tài chính ca công ty công ngh Huawei Technologies Co Ltd theo yêu cu ca M làm dy lên nghi ngi có th làm bế tc tha thun đình chiến thương mi 90 ngày mà Tng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình mi đt được.

Bà Mạch Vãn Chu b bt gi được cho là liên quan đến cáo buc vi phm các lnh trng pht ca M đi vi Iran, Reuters dn mt ngun tin cho biết.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không bình lun v vic bà Mch Vãn Chu b bt tại Canada.

Cũng theo Reuters, việc bt gi bà Mnh và nhng bin pháp trng pht mà M có th áp dng đi vi nhà sn xut đin thoi thông minh ln th hai thế gii này s tác đng ln đến chui cung ng công ngh toàn cu. Giá c phiếu ca các nhà cung cấp Châu Á cho Huawei, tính c Qualcomm Inc và Intel, đt ngt gim vào ngày 6/12.

Bà Mạch, mt trong nhng Phó ch tch hi đng qun tr ca công ty Huawei và con gái ca người sáng lp công ty Nhm Chính Phi (Ren Zhengfei), b bt vào ngày 1/12 ti Vancouver, Canada, theo yêu cầu ca chính quyn M và mt phiên tòa d đnh din ra ngày 7/12, theo người phát ngôn B Tư pháp Canada.

Công ty Huawei đã xác nhận v bà Mch b bt gi và cho biết thêm rng công ty "không biết rõ các hành đng sai trái" ca bà như cáo buc.

Đại s quán Trung Quc ti Canada tuyên b kiên quyết phn đi v bt gi này và kêu gi tr t do cho bà Mch ngay lp tc.

Phát ngôn viên của đi s quán Trung Quc hôm 5/12 cho biết : "Trung Quc kiên quyết phn đi các hành đng làm tn hi nghiêm trng ti quyn con người ca nn nhân. Trung Quc yêu cu Hoa Kỳ và Canada ngay lp tc phi sa sai và tr t do cho bà Mch Vãn Chu ngay lp tc".

Các nguồn tin nói vi Reuters vào tháng Tư rng nhà chc trách M đã điu tra công ty Huawei, nhà sản xut thiết b vin thông ln nht thế gii, k t ít nht năm 2016 vì b cáo buc vn chuyn các sn phm có xut x t Trung Quc sang Iran và các quc gia khác, và vì vy đã vi phm lut xut khu và lnh trng pht ca Hoa Kỳ.

Cuộc điu tra ca Bộ Tư pháp M được tiến hành sau hàng lot hành đng nhm chm dt hoc hn chế công ty Huawei và nhà sn xut đin thoi Trung Quc ZTE tiếp cn vi nn kinh tế M sau nhng cáo buc rng các công ty này có th s dng công ngh đ do thám Mỹ.

*********************

Trung Quốc yêu cầu Canada trả tự do cho Giám đốc tài chính của Tập đoàn Hoa Vi (RFA, 07/12/2018)

Trung Quốc, vào hôm thứ Năm, ngày 6 tháng 12, kêu gọi Canada trả tự do cho nữ Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch của Tập đoàn Công Nghệ Hoa Vi, bà Mạch Vãn Chu.

Sixth Annual Russia Calling Investment Forum, Day 2

Bà Mạch Vãn Chu, Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch của Tập đoàn Công Nghệ Hoa Vi bị Chính quyền Canada bắt giữ ở Vancouver ngày 01/12/18. Reuters

Bắc Kinh lên tiếng rằng bà Mạch không làm gì sai trái theo luật pháp của Canada và Mỹ ; đồng thời yêu cầu Canada "ngay lập tức điều chỉnh việc làm sai trái" và phải trả tự do cho bà Mạch.

Hãng thông tấn AP loan tin vừa nêu trong cùng ngày, cho biết bà Mạch Vãn Chu bị Chính quyền Canada bắt giữ khi đang quá cảnh tại Vancouver vào ngày 1 tháng 12, với cáo buộc bị nghi ngờ vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Bà Mạch có thể sẽ bị dẫn độ về Mỹ.

Theo người phát ngôn Bộ Tư pháp Canada, dự kiến ngày 7/12 theo giờ địa phương, giới chức Canada sẽ mở phiên điều trần tại tòa về vụ việc của bà Mạch Vãn Chu.

Tập đoàn Công nghệ Hoa Vi ra thông cáo báo chí, cho biết có rất ít thông tin về các cáo buộc của Hoa Kỳ đối với bà Mạch Vãn Chu và "không nhận thấy bà Mạch có bất kỳ hành vi sai trái nào".

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Washington và Ottawa phải ngay lập tức trả tự do cho bà Mạch Vãn Chu và cần giải thích lý do đã bắt giữ bà.

Tập đoàn Công nghệ Hoa Vi nhà cung cấp thiết bị lớn nhất cho các công ty điện thoại và mạng internet trên toàn cầu, đồng thời là công ty mà Hoa Kỳ cáo buộc là mối đe dọa cho an ninh quốc gia, cho rằng công nghệ của Hoa Vi có thể được sử dụng để làm gián điệp cho Trung Quốc. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama và Tổng thống Trump kêu gọi các nước phương Tây và những quốc gia đồng minh hạn chế sử dụng công nghệ của Hoa Vi.

Một số các chuyên gia ở Trung Quốc và Hong Kong nhận định rằng vụ việc bà Mạch Vãn Chu bị bắt giữ có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh cũng như đe dọa đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông phần lớn sử dụng những thiết bị hạ tầng mạng của hai nhà cung cấp Trung Quốc là Hoa Vi và ZTE để xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới viễn thông của mình.

Hồi tháng 10, hình ảnh về một chiếc điện thoại thông minh của hãng Hoa Vi ở Philippines có hiển thị phần cài đặt ngôn ngữ "Tiếng Việt (Trung Quốc)" khiến nhiều người dùng phẫn nộ vì cho rằng nó ám chỉ Việt Nam thuộc Trung Quốc.

*******************

Canada bắt giám đốc tài chính Hoa Vi theo ý Mỹ : Trung Quốc phản đối (RFI, 07/12/2018)

Đúng vào ngày hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc thỏa thuận "hưu chiến" về thương mại tại Buenos Aires bên lề hội nghị G20, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ, vì vi phạm lệnh cấm vận với Iran. Phản ứng lại thông tin do bộ Tư Pháp Canada loan báo hôm qua, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay 06/12/2018 đòi hỏi làm rõ nguyên do, và trả tự do "ngay lập tức" cho bà Mạnh.

hoavi7

Logo tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tại trụ sở chính ở Thẩm Quyến (Trung Quốc). Ảnh chụp ngày 17/04/2012. Reuters/Tyrone Siu/Files

Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplâtre tường trình :

"Đòn nặng cho Hoa Vi : bà Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập và là giám đốc tài chính của tập đoàn này, đã bị bắt tại Canada hôm 1 tháng 12 và sẽ bị dẫn độ sang Mỹ.

Hoa Vi, tập đoàn viễn thông khổng lồ, đứng thứ nhì thế giới về số lượng điện thoại thông minh sản xuất, bị tư pháp Hoa Kỳ nhắm đến vì tiếp tục bán sản phẩm cho Iran, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.

Vào mùa xuân năm nay, Mỹ cũng đã cấm bán thiết bị cho ZTE, một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, vì cùng một lý do, khiến tập đoàn này suýt phá sản.

Đây là giai đoạn khó khăn cho Hoa Vi, bị coi là một doanh nghiệp thân cận với chính quyền Bắc Kinh - nhà sáng lập tập đoàn này là ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) một cựu kỹ sư trong quân đội Trung Quốc. Do đó Hoa Vi bị loại khỏi các cuộc gọi thầu nhằm phát triển mạng lưới 5G tại nhiều nước như Mỹ, Úc, New Zealand. Các nước khác như Đức, Pháp cũng tỏ ra ngờ vực, không muốn để Hoa Vi tham gia mạng lưới mang tính chiến lược như thế.

Tại Trung Quốc, các phản ứng mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa : cư dân mạng coi vụ bắt giữ này là thủ đoạn chính trị của Mỹ trong lúc chiến tranh thương mại đang diễn ra. Một số người đã bắt đầu kêu gọi tẩy chay sản phẩm Apple để trả đũa".

Các thị trường chứng khoán Châu Âu và Châu Á hôm nay sụt giảm từ 2% đến 6%, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cộng thêm vụ bắt lãnh đạo Hoa Vi. Cổ phiếu Sunny Optical, một nhà cung cấp của Hoa Vi giảm 6,2%.

Bắc Kinh sẽ áp dụng "ngay lập tức" các biện pháp đã hứa với Trump

Trong khi đó, bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay 06/12/2018 thông báo sẽ áp dụng "ngay lập tức" các biện pháp đã hứa với tổng thống Mỹ trong cuộc gặp Trump-Tập ở Argentina, về nông sản, năng lượng, xe hơi và một số mặt hàng khác. Theo phát ngôn viên bộ này, các cuộc thương lượng đang tiếp tục về bảo vệ sở hữu trí tuệ, hợp tác công nghệ, mở cửa thị trường và thương mại công bằng.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau ít ngày tới tại Argentina để tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại. Trong số các tranh chấp Mỹ-Trung, hồ sơ then chốt là vấn đề "gián điệp công nghiệp", trong đó đặc biệt nóng bỏng là lĩnh vực chíp điện tử. Gián điệp công nghiệp là vấn đề hoàn toàn không dễ giải quyết trong quan hệ Trung – Mỹ.

spy1

Một bộ vi mạch của tập đoàn Mỹ Micron Technology - Ảnh : Wikimedia

Ngày 01/12/2018 tới, sau thượng đỉnh của khối G20, tại Buanos Aires, Argentina, các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, dự kiến hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hội kiến, để bàn về một thỏa hiệp nhằm đình chỉ cuộc chiến thương mại song phương, đang gây nhiều thiệt hại cho kinh tế hai nước, đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ hai nước ngồi lại với nhau, kể từ khi chiến tranh thương mại bùng phát từ nửa năm nay. Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có tìm được thỏa hiệp hay không ? Trong số các tranh chấp Mỹ-Trung, gián điệp công nghiệp là hồ sơ then chốt, và cũng được coi là một cội rễ của cuộc chiến thương mại. Báo Hồng Kông South China Morning Post có ba bài viết đáng chú ý về chủ đề này, RFI xin giới thiệu.

Tạm lắng sau thỏa thuận 2015, nhưng tăng vọt trở lại

Bài "Đánh cắp công nghệ Mỹ, Trung Quốc không còn dè dặt" của South China Morning Post (1) cho biết Bắc Kinh bị cáo buộc đã gia tăng đánh cắp sở hữu công nghiệp từ hai năm trở lại đây. Trước đó, tình trạng đánh cắp sở hữu công nghiệp đã nở rộ, khiến chính quyền tổng thống tiền nhiệm Obama nhiều lần đe dọa trừng phạt Trung Quốc.

Tháng 9 năm 2015, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Do áp lực của Mỹ, Bắc Kinh đã chấp nhận ký kết một thỏa thuận cam kết không hậu thuẫn gián điệp công nghiệp, để tránh các trừng phạt của Washington. Ít tháng sau đó, các vụ gián điệp công nghiệp Trung Quốc sụt giảm đến 90%, theo một điều tra của CrowdStricke, một công ty chuyên về an toàn mạng, có trụ sở tại Sunnyvale, California.

Tình hình tạm lắng dịu trong khoảng một năm. Tuy nhiên, kể từ tổng thống Trump lên nắm quyền, gián điệp Trung Quốc đã hoạt động mạnh trở lại. Giám đốc kỹ thuật của công ty CrowdStricke và một số chuyên gia khác ghi nhận một hiện tượng rất đáng chú ý là : không còn là Quân đội Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công tin học, mà là Bộ An ninh Quốc gia, tức cơ quan phụ trách tình báo dân sự Trung Quốc.

Tình báo dân sự thay cho tình báo quân đội

Tình hình hiện nay đươc coi là đáng lo ngại hơn, vì tình báo dân sự Trung Quốc sử dụng các tin tặc có kinh nghiệm, tinh vi hơn bên quân đội, rất khó bắt được và quy trách nhiệm cho các hoạt động phá hoại hay đánh cắp công nghệ.

Một ví dụ đó là phải mất nhiều năm trời, vào tháng 10/2018 vừa qua, các thẩm phán liên bang Mỹ tại San Diego, mới có thể truy tố được hai gián điệp Trung Quốc và 5 nghi phạm tin tặc khác. Đầu tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên một sĩ quan tình báo Trung Quốc, tên Từ Ngạn Quân (Yanjun Xu), gián điệp công nghiệp, bị cho phép dẫn độ sang Hoa Kỳ. An ninh Mỹ đã tổ chức gài bẫy để viên sĩ quan an ninh cao cấp này trực tiếp sang Bruxelles, với hy vọng mua được nhiều tài liệu mật về động cơ máy bay của một hãng Hoa Kỳ.

Hàng loạt vụ gián điệp lớn khác, liên quan đến nhiều lĩnh vực công nghệ cao, như dược phẩm chống ung thư (hãng GlaxoSmithKline), gạo biến đổi gien… cũng liên tục được đưa ra ánh sáng trong những tháng gần đây. Trong một bài viết trên South China Morning Post, nhà báo Robert Bowell, chuyên về quan hệ thương mại Mỹ-Trung, ghi nhận : "Việc đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, lâu nay bị phía Mỹ coi thường, là đầu mối của cuộc chiến thương mại" (2).

Chíp DRAM : Tìm cách chiếm đoạt thông qua Đài Loan

Một ví dụ tiêu biểu được nói đến nhiều trong những tuần gần đây liên quan đến tập đoàn Micron của Mỹ. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một vụ đánh cắp công nghiệp tiêu biểu trong những năm gần đây, một điển hình của gián điệp công nghiệp Trung Quốc, vụ lớn thứ hai chống lại gián điệp công nghệ Trung Quốc, sau vụ công ty ZTE.

Công ty Micron Technology, có cơ sở tại Idaho, miền đông bắc Hoa Kỳ, sở hữu công nghệ chíp điện tử bán dẫn có tên là "DRAM", được sử dụng trong nhiều phương tiện điện tử, như smartphone, máy tính, xe hơi hay vô tuyến truyền hình… Micron kiểm soát khoảng 20% thị trường bộ nhớ DRAM trên thế giới, đứng hàng thứ tư trong lĩnh vực bán dẫn. Chíp điện tử là mặt hàng chủ lực, chiếm khoảng 70% doanh số hàng năm của hãng, ước tính 30 tỉ đô la.

Năm 2016, Bắc Kinh thông báo việc Trung Quốc tự túc chíp DRAM sẽ là ưu tiên của chính sách an ninh quốc gia. Tháng 2/2016, chính quyền Trung Quốc đã giải ngân hơn 37 tỉ yuan (tương đương hơn 5 tỉ đô la) để lập ra công ty Fujian Jinhua Circuit Co., chuyên sản xuất loại chíp này tại một xí nghiệp ở Jinjiang, miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên công ty Fujian Jinhua không nắm được công nghệ. Doanh nghiệp này ký một thỏa thuận với công ty Đài Loan United Microelectronics Corps (hay UMC) để có được công nghệ cần thiết. Theo viên công tố Mỹ phụ trách điều tra, thì một phó chủ tịch công ty Đài Loan (ông Chen Zhengkun) đã nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên của MMT, một chi nhánh công ty này.

Theo cơ quan công tố Mỹ, MTT đã tuyển mộ được một kỹ sư và một phụ trách (đều là người Đài Loan, vốn là nhân viên cũ của tập đoàn Mỹ), cho phép lấy được nhiều bí mật công nghệ của Micron Technology tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực này. "Khoảng 900 tệp tin bí mật" chứa các dữ liệu của Micron Technology đã bị đánh cắp. Các nhà điều tra Mỹ ước tính các thông tin gây thiệt hại từ 400 triệu đến 8,75 tỉ đô la.

Một trong những người mới được ông chủ Đài Loan tuyển mộ khai là, "trong những ngày gần đây, tại công ty MMT, hoạt động đánh cắp dữ liệu mật của (công ty Mỹ) Micron diễn ra hết tốc lực… Các bí mật đánh cắp bao phủ toàn bộ các công nghệ" DRAM, để công ty Đài Loan có thể kịp chuyển cho công ty Trung Quốc.

Sau một phán quyết của tư pháp Mỹ cách nay ba tuần, công ty Đài Loan UMC thông báo tuân thủ, và sẽ tạm thời đóng cửa các hoạt động nghiên cứu (R&D), phối hợp với đối tác Trung Quốc Fujian Jinhua.

Công ty Đài Loan kiện để đẩy đối thủ Mỹ khỏi Hoa lục

Trên thực tế, Hoa Kỳ không chỉ đương đầu với Trung Quốc, mà cả với nhiều công ty Đài Loan, bạn hàng với Hoa lục. Ngày 3/7 vừa qua, một tòa án địa phương Trung Quốc quyết định ngưng tạm thời 26 sản phẩm chíp bán dẫn của chính công ty Mỹ Micron nói trên (3), vì bị cáo buộc xâm phạm bản quyền của công ty Đài Loan United Microelectronics Corp (UMC).

Công ty Đài Loan UMC, để củng cố vị trí tại Hoa lục, đã khởi kiện đối thủ Mỹ Micron Technology, về vi phạm bản quyền, đặc biệt liên quan đến các công nghệ sản xuất bộ nhớ sử dụng trong vi mạch. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chíp điện tử DRAM số một thế giới, với 20% thị phần. Trước mùa hè năm nay, một nửa doanh thu của tập đoàn Micron Technology của Mỹ là đến từ Trung Quốc. Một số công ty Hàn Quốc cũng là đối tượng của lệnh trừng phạt này.

Phán quyết nói trên được đưa ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc chiến thương mại, với việc Washington quyết định tăng thuế 25% lên 34 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trở lại với vụ kiện Micro Technology bị gián điệp công nghiệp Trung Quốc xâm nhập sau đó. Cáo buộc của tư pháp Mỹ được đưa ra đúng vào lúc xí nghiệp sản xuất chíp điện tử DRAM của công ty Trung Quốc Fujian Jinhua đang sắp sửa hoàn tất, đe dọa trực tiếp các mặt hàng xuất khẩu tương đương từ phía Mỹ (chưa kể vấn đề tập đoàn Mỹ Micron đang bị tư pháp Trung Quốc đình chỉ, không cho nhập nhiều loại sản phẩm chíp bán dẫn như đã nói ở trên).

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ ra một thông tư cấm công ty Trung Quốc Fujian Jinhua mua được các linh kiện Mỹ cần cho việc sản xuất chíp. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, có thể đã quá trễ để ngăn chặn thiệt hại xảy ra, do bản quyền bị đánh cắp.

Mọi lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đều bị nhòm ngó

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung là một thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Theo một điều tra được công bố hồi tháng 9/2018, của Viện Oxford’s Future of Humanity Institute (4), với thị trường 1,4 tỉ dân và hơn 700 triệu người dùng Net, Trung Quốc vượt xa Hoa Kỳ về tiềm năng trở thành người dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhìn chung, nghiên cứu của Đại học Oxford ghi nhận là "Bắc Kinh rình rập Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo, ngoại trừ Big Data (hay cơ sở dữ liệu lớn)", vốn được coi là nguồn tài nguyên vô tận, tự có của Trung Quốc, do số lượng dân cư đông đúc, nhưng đặc biệt do việc chính quyền Trung Quốc không bị luật pháp khống chế, gần như toàn quyền tự tung tự tác trong việc sử dụng thông tin cá nhân của các công dân.

Nghiên cứu nói trên cũng cho thấy trở ngại chính đối với tham vọng của Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu chính là khả năng sản xuất các bộ vi xử lý và chíp điện tử. Đánh cắp bí mật công nghiệp như vậy là một giải pháp mà Bắc Kinh hy vọng có thể giúp Trung Quốc nhanh chóng đuổi kịp Mỹ.

Chấp nhận thiệt hại, với hy vọng Trung Quốc dân chủ hóa

Nhà báo Robert Bowell, trong bài viết trên South China Morning Post (2), tóm lại quan điểm về nước Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc trong mấy chục năm vừa qua. Chính quyền Mỹ trong một thời gian dài đã chấp nhận thiệt hại lớn về bản quyền và xử lý nhẹ nhàng với nạn gián điệp công nghiệp, nhưng hy vọng là việc tham gia vào kinh tế thị trường thế giới sẽ giúp xã hội Trung Quốc phát triển lên và dần dần dân chủ hóa.

Theo ước tính của Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ (5), thiệt hại một năm của việc đánh cắp bản quyền trí tuệ - trong đó có hoạt động gián điệp công nghiệp – đối với Hoa Kỳ là từ 180 tỉ đến 540 tỉ đô la, tương đương từ 1% đến 3% GDP. Trong đó, Trung Quốc bị coi là thủ phạm chính.

Nhưng rốt cục, bản quyền vẫn bị đánh cắp ngày càng nhiều, gián điệp công nghiệp ngày càng táo bạo và tinh vi, mà xã hội Trung Quốc lại không có dấu hiệu chuyển sang dân chủ. Chế độ chính trị thì với bên trong ngày càng gia tăng trấn áp, bên ngoài đẩy mạnh tham vọng lãnh thổ nhiều hơn (trước hết tại Biển Đông). Đặc biệt kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Đây có thể coi là một lý do sâu xa đã khiến cho chính quyền Donald Trump quyết định không nhân nhượng Trung Quốc.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 19/11/2018

Ghi chú

1. "China 'has taken the gloves off' in its thefts of US technology secrets ", South China Morning Post, 19/11/2018.

2. "How China’s rampant intellectual property theft, long overlooked by US, sparked trade war ", South China Morning Post, 28/10/2018.

3. Theo Reuters, ngày 4/7/2018.

4. "China trails US in every area of AI development except big data, Oxford University report finds ", South China Morning Post, 25/09/2018.

5. Xem báo cáo 2017 của Commission on the Theft of American Intellectual Property .

Published in Diễn đàn

Trung Quốc, Mỹ không nhượng bộ, áp thuế suất mới (VOA, 24/09/2018)

Hôm 24/9, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thc áp thuế quan mi đi vi hàng hóa ca nhau trong khi c hai bên không có du hiu nhượng b trong v tranh chp thương mi ngày càng gay gt, theo Reuters.

eco1

Một siêu th ti Bc Kinh, ngày 24/9/2018.

Chính quyền M áp thuế 10% lên 200 t đôla giá tr hàng hóa Trung Quc, vi thuế suất lên đến 25% vào cui năm 2018.

Trong khi đó Bắc Kinh áp thuế sut t 5% ti 10% lên 60 t đôla sn phm hàng hóa ca M, đng thi cnh báo s đáp tr đi vi bt kỳ đt tăng thuế quan nào ca M đi vi sn phm Trung Quc.

Vào chiều ngày 24/9, Văn phòng Báo chí Quốc v vin Trung Quc đã công b Sách Trng vi ta đ "S tht tranh chp thương mi Trung – M và lp trường ca Trung Quc", trong đó Bc Kinh cáo buc Hoa Kỳ "bt nt v thương mi" và nói rng Trung Quc sn sàng đáp tr nếu cn.

Tân Hoa Xã trích dẫn Sách Trng ca Quc v Vin Trung Quc nói Bc Kinh sn sàng khi đng li các cuc đàm phán thương mi vi Hoa Kỳ nếu các cuc đàm phán này được "da trên s tôn trng ln nhau và bình đng".

Tân Hoa Xã trích dẫn Sách Trng nói rng chính quyền M đã tuyên b ch nghĩa đơn phương, bo h mu dch và bá ch kinh tế, đưa ra các cáo buc sai trái đi vi nhiu quc gia và khu vc, đe da các nước khác thông qua các bin pháp thuế quan, đc bit là đi vi Trung Quc.

******************

Mỹ bắt đầu biện pháp áp thuế lên 200 tỉ đô la hàng nhập của Trung Quốc (RFA, 24/09/2018)

Hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỉ đô la Mỹ nhập vào Hoa Kỳ bắt đầu phải chịu thuế bắt đầu từ ngày 24 tháng 9. Như vậy tính đến thời điểm này trong năm nay, tổng thống Donald Trump cho áp thuế đối với 12% tổng số hàng nhập khẩu vào nước Mỹ.

eco2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 năm 2017.   AFP

Bắc Kinh lên tiếng cáo buộc Washington ‘dọa nạt thương mại’ khi mà cuộc chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục bế tắc.

Bất chấp nỗi lo mỗi lúc một gia tăng về những tác động đối với kinh tế Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump còn đe dọa sẽ cho đánh thuế đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ nếu như Bắc Kinh không thay đổi chính sách mà theo ông Trump là gây hại cho công nghiệp Hoa Kỳ. Đặc biệt là vấn đề Trung Quốc ăn cắp công nghệ Mỹ.

Bắc Kinh vào ngày thứ hai 24 tháng 9 phản bác cho rằng những cáo cuộc mà tổng thống Donald Trump nêu ra đối với Trung Quốc là giả tạo và mọi biện pháp dọa nạt gây áp lực như thế chỉ vì quyền lợi của Mỹ mà thôi.

Những cáo buộc của Bắc Kinh được đưa ra trong Sách Trắng của Hội Đồng Nhà nước Trung Quốc với những cáo buộc ngược lại là Hoa Kỳ theo chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ mậu dịch và bá quyền về kinh tế.

Trước đó vào ngày chủ nhật 23 tháng 9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong trả lời phỏng vấn Hãng FOX News tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc.

Ông Mike Pompeo nói rõ Mỹ sẽ đạt được kết quả trong cuộc thương chiến này là buộc Trung Quốc phải có hành xử minh bạch, thượng tôn pháp luật, không ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, nếu như muốn trở thành một cường quốc thế giới.

********************

Bắc Kinh lên án thuế Mỹ trên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc (RFI, 24/09/2018)

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục nóng lên. Hôm nay, 24/09/2018, loạt trừng phạt mới đánh vào hàng nhập từ Trung Quốc mà Washington loan báo hồi tuần trước chính thức có hiệu lực. Trước mắt, tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ áp thuế 10%, nhưng trên 200 tỷ hàng Trung Quốc nhập khẩu, tỷ lệ này sẽ tăng dần lên 25% vào tháng 01/2019.

eco3

Trung Quốc buộc tội Washington sử dụng các "chiêu thức" "sách nhiễu thương mại" và "hù dọa" Trung Quốc trên bình diện kinh tế. Reuters/Damir Sagolj/

Để trả đũa, Trung Quốc đã loan báo áp thuế trên 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ. Và hôm nay, một tiếng đồng hồ sau khi lệnh trừng phạt mới của Washington bắt đầu có hiệu lực, Bắc Kinh đã cho công bố một quyển sách trắng gần 40.000 từ, tố cáo những "phương pháp côn đồ" của Mỹ.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Thông báo của Quốc Vụ Viện Trung Quốc được dự kiến công bố hồi 12 giờ trưa nay. Nhưng rốt cuộc phải đợi thêm một tiếng đồng hồ nữa mới thấy Tân Hoa Xã phát hành quyển sách trắng nhằm "làm rõ sự thật về quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ".

Đối với Trung Quốc, sự thật không thể rõ ràng hơn : Washington bị buộc tội sử dụng các "chiêu thức" của "trò sách nhiễu thương mại", và muốn "hù dọa" Trung Quốc trên bình diện kinh tế.

Thông điệp gồm 36.000 chữ này nhắc lại rằng các rào cản thuế quan Mỹ đang "phá hoại nghiêm trọng" các mối quan hệ kinh tế song phương, rằng cuộc chiến "tàu chở container" đang trực tiếp đe dọa trật tự thương mại thế giới.

Quyển sách trắng này là tuyên bố đầy đủ và chính thức đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong sách trắng, Bắc Kinh kêu gọi Washington hợp tác tìm giải pháp, cho dù trong thực tế họ có dấu hiệu không thực sự tin vào đàm phán.

Hiện có rất ít chuyên gia Trung Quốc tin vào chuyển biến tích cực trước khi kết thúc cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Phái đoàn của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã hủy bỏ chuyến đi Washington trong tuần này".

Trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra gay gắt, chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump tin chắc vào chiến thắng. Thế nhưng, theo ghi nhận của thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco, ngay tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều tiếng nói bày tỏ lo ngại về hậu quả đối với nền kinh tế Mỹ :

"Tổng cộng, ông Donald Trump đã áp thuế trên một nửa hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Được đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ khuyến khích, ông Trump không hề cho thấy ý định lơi tay. Hôm qua, 23/09, ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn cho rằng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này.

Washington hy vọng rằng điều đó sẽ buộc Bắc Kinh cân bằng cán cân thương mại với Mỹ, bằng cách mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley, cuộc đọ sức mang tính chất bảo hộ mậu dịch này, trên nguyên tắc là để bảo vệ kinh tế Mỹ, lại có nguy cơ làm tăng trưởng mất đi ít ra là 0,1% ngay trong năm nay.

Các công ty, xí nghiệp Mỹ ngày càng lo lắng hơn. Đầu tháng 09 này, đại tập đoàn phân phối Wallmart cho biết sẽ phải tăng giá trên một loạt mặt hàng tiêu dùng do việc áp thuế. Trước đó, cuối tháng 08, sau khi nghe gần 400 công ty Mỹ lệ thuộc vào hàng nhập Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã bãi bỏ thuế quan trên 300 mặt hàng nhập từ Trung Quốc.

Một lãnh vực khác cũng bị cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động : Đó là nông nghiệp. Cuối tháng 07, ông Donald Trump đã quyết định tháo khoán khẩn cấp 12 tỷ đô la để giúp đỡ các nông dân Mỹ bị vạ lây trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu hành tinh".

Trọng Nghĩa

*******************

Chiến tranh thương mại : Nhật Bản, nạn nhân sắp tới của Washington ? (RFI, 24/09/2018)

Thuế đánh lên xe hơi Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo Abe ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối cảnh Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung Quốc, không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh Châu Á của Mỹ, có tránh được cơn thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng ?

eco4

Một tàu chở containeur ở cảng Tokyo, ngày 21/04/2014. Reuters/Toru Hanai

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật cạnh tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất siêu.

Tuy nhiên, trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô la, theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng thì Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ đô la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ đô la.

Đập Trung Quốc ...

Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo phản ảnh đúng sự thật thì "Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến thắng và sẽ đánh thắng".

Mục đích của Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó là "buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường quốc thế giới, phải minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật". Nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày 20/09/2018, cho biết là nhiều người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald Trump "đã thắng".

Theo nhà kinh tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng bộ của Trung Quốc và Mehicô, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.

So với Trung Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước Mỹ. Công nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc. Chính phủ Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng các biện pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Dù vậy, hình ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân Nhà Trắng khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với chính sách Mỹ, kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe hơi, xe Mỹ khó bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald Trump viện lý do chẳng liên quan gì đến thuế quan :"thanh tra chất lượng" của Nhật quá khắt khe.

...để hù Nhật

Đàm phán Mỹ-Nhật bắt đầu vào tháng 08/2018 tại Washington và đợt hai diễn ra vào thứ Hai 24/09 tại New York. Tokyo ưu tiên cho một thỏa thuận đa phương và hy vọng kéo được Mỹ trở lại Hiệp Định TPP mới. Tuy vậy, theo Kyodo, Shinzo Abe cũng sẵn sàng thương lượng một hiệp định song phương Mỹ-Nhật, với điều kiện để khu vực xe hơi qua một bên. Nếu thất bại và nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa thì cơn ác mộng kinh hoàng nhất của nước Nhật là bị áp thuế xe hơi, vũ khí lợi hại nhất của Washington mà chính quyền Mỹ đang thảo luận với Tokyo. Nếu bị áp thuế 25%, GDP của Nhật sẽ mất từ 0,4 đến 0,5%, theo bà Harumi Taguchi.

Trong tình huống này, Tokyo có ba phương án để xoa dịu Donald Trump nhưng cái nào cũng bất toàn.

Một là mua thật nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-35, lá chắn chống tên lửa …nhưng không đủ. Thứ hai là gia tăng đầu tư sản xuất xe tại Mỹ (từ thời Reagan). Chuyện này khó bởi vì mức cầu có giới hạn : các công ty Nhật đã chế tạo mỗi năm 4 triệu xe và sử dụng 1,5 triệu nhân viên tại Mỹ. Giải pháp thứ ba là thủ tướng Shinzo Abe chấp nhận một loạt nhượng bộ, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhưng gạo và thịt bò là hai lãnh vực "nhạy cảm" : giới chăn nuôi, trồng trọt là cử tri truyền thống của đảng Tự Do Dân Chủ.

Tú Anh

******************

Bắc Kinh hủy vòng đàm phán thương mại với Washington (RFI, 22/09/2018)

Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đàm phán song phương rơi vào bế tắc. Trung Quốc đã quyết định hủy vòng đàm phán mới với Hoa Kỳ.

eco5

Quốc kỳ Mỹ - Trung trong lễ ký kết các văn kiện nhân chuyến công du Bắc Kinh của bộ trưởng Giao Thông Mỹ Elaine Chao, ngày 27/04/2018 Reuters/Jason Lee

Nhật báo Mỹ Wall Street Journal, ngày 21/06/2018, trích dẫn nhiều nguồn tin không chính thức khẳng định, một phái đoàn Trung Quốc đi tiền trạm chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tuần tới đã bị hủy.

Trước đó, Bắc Kinh thông báo kể từ thứ Hai 17/09, áp thuế 60 tỉ đô la đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, để trả đũa các quyết định của Donald Trump đánh thuế thêm 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Reuters, thông báo hủy vòng đàm phán cũng như là chuyến công du Hoa Kỳ của ông Lưu Hạc được đưa ra vài giờ, sau khi một quan chức Nhà Trắng tỏ ra lạc quan, cho rằng có nhiều hy vọng chấm dứt các tranh chấp thương mại với Bắc Kinh.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Có lẽ thời sự quốc tế nổi bật và mối quan tâm hàng đầu của người dân suốt thời gian qua là cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã không hề có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục leo thang sau khi Mỹ áp thuế lên 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày 24/09/2018 và Trung Quốc cũng áp thuế trả đũa lên 60 tỉ USD hàng hóa nhập từ Mỹ.

mytrung1

Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẻ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Cuộc chiến này do tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi. Lý do mà Mỹ đưa ra để thuyết phục người dân Mỹ là sự đối xử không công bằng của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty Mỹ. Theo Mỹ thì Trung Quốc hạn chế mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa Mỹ, Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ và buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đồng thời Trung Quốc còn trợ giá cho hàng hóa xuất cảng vào Mỹ nhằm cạnh tranh không lành mạnh…

Những cáo buộc này của Mỹ là hoàn toàn có lý. Trung Quốc là một quốc gia độc tài nên họ đã cấm cửa các công ty lớn của Mỹ như Facebook, Google, Viber… nhằm bưng bít sự thật. Các sản phẩm liên quan đến văn hóa, giáo dục, tư tưởng… mang hơi hướng tự do và cởi mở cũng bị ngăn cản xuất bản và phát hành ở Trung Quốc.

Hàng hóa từ Trung Quốc nhập vào Mỹ lên đến 500 tỉ USD trong khi hàng từ Mỹ nhập vào Trung Quốc là 150 tỉ USD, thâm thủng thương mại của Mỹ như vậy là 350 tỉ USD. Chúng ta đều biết thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và là động cơ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ Trung Quốc mà các nước đồng minh của Mỹ như Đức, Nhật hay thậm chí là Việt Nam cũng đều xuất siêu vào Mỹ.

Trong giao thương thì người mua luôn có ưu thế hơn là người bán vì vậy không cần lý luận cao siêu chúng ta cũng có thể thấy được sự vượt trội và chiếm ưu thế của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Nếu giá cả hàng hóa của Trung Quốc tăng cao tại thị trường Mỹ thì chỉ cần chính quyền Mỹ mở cửa cho hàng hóa từ các quốc gia khác thay thế thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Hơn nữa hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ bao gồm nhiều mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, tức là dùng cũng được mà ‘nhịn’ cũng không sao trong khi hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc lại chủ yếu là nông sản thực phẩm. Đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của hơn 1,5 tỉ dân Trung Quốc, dù giá cao cũng phải mua, phải dùng.

Một lý do nữa khiến Trung Quốc khó lòng phản công Mỹ là nếu Trung Quốc làm căng bằng cách hạn chế hoạt động các công ty Mỹ thì họ sẽ rút ra khỏi Trung Quốc và chuyển sang các thị trường mới nổi như Indonesia, Philippines… Đồng thời chính phủ Mỹ sẽ cấm các công ty Trung Quốc tiếp cận các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ.

Ngoài lý do kinh tế ra thì còn một lý do quan trọng khiến Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và nó liên quan đến sự khủng hoảng tư tưởng chính trị thế giới. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và liên bang Xô Viết tan rã năm 1991 thì Mỹ và nhiều quốc gia dân chủ cho rằng bóng ma cộng sản đã không còn, chủ nghĩa tư bản đã toàn thắng và vì thế chỉ cần làm kinh tế là đủ. Chủ trương này bắt đầu từ tổng thống Bill Clinton với khẩu hiệu tranh cử "Kinh tế là trên hết". Kể từ đó Mỹ đã bắt tay làm ăn với các nước độc tài và sẵn sàng bỏ qua vấn đề dân chủ. Mỹ (và các nước dân chủ) hy vọng rằng với sự phát triển về kinh tế thì môi trường dân chủ tại các nước độc tài sẽ được cải thiện.

Thế nhưng trái ngược với những nhận định hời hợt đó, các nước độc tài còn lại trên thế giới, đứng đầu là Trung Quốc, nhờ bắt tay làm ăn với Mỹ và các nước dân chủ mà trở nên phát triển và hồi sinh mạnh mẽ. Khi kinh tế phát triển thì Trung Quốc lại càng có điều kiện để siết chặt dân chủ và bóp nghẹt tự do của người dân. Không chỉ thế, Trung Quốc còn đầu tư cho quốc phòng một ngân sách khổng lồ với mong muốn thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ vào năm 2025. Trung Quốc đã chiếm đóng và quân sự hóa Biển Đông nhằm kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng và nhộn nhịp nhất thế giới. Trung Quốc cũng vung tiền cho dự án khổng lồ "một vành đai, một con đường" nhằm phục vụ cho mưu đồ bá chủ thế giới của mình.

Mỹ và Phương Tây đã nhận ra sự "trỗi dậy không hòa bình" của Trung Quốc từ dưới thời Obama. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời là nhằm mục đích bao vậy và ngăn cản sự bành trướng đó của Trung Quốc.

Trump là một tổng thống dân túy được bầu lên trong cơn giận dữ và lo lắng của một bộ phận người dân Mỹ. Với sự tiến bộ của công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thì nhiều ngành nghề truyền thống sẽ cắt giảm công nhân tối đa như lắp ráp ô tô, dịch vụ tài chính, thu ngân, bán lẻ, may mặc… tóm lại là các công việc đơn giản bằng tay chân. Có ý kiến cho rằng những công nghệ mới đe dọa khoảng 40% công việc hiện tại ở Mỹ và 2/3 việc làm ở các quốc gia đang phát triển. Trong khi đó các công ty công nghệ cao của Mỹ lại phát triển chưa từng có. Apple và Amazon đã vượt mốc 1000 tỉ USD.

Sự kiện các ngành nghề liên quan đến công nghệ cao phát triển trong khi các ngành nghề truyền thống suy thoái là lẽ tự nhiên và tất yếu. Tuy nhiên các chính trị gia truyền thống ở Mỹ và Châu Âu đã thiếu dũng cảm và sáng suốt để thảo luận một cách nghiêm túc các vấn đề và thách thức đang đặt ra. Họ đã tránh né các vấn đề hóc búa nhằm tranh thủ lá phiếu của cử tri. Chính điều đó đã làm gia tăng sự lo lắng và giận dữ của người dân và rồi người dân Âu-Mỹ đã trừng phạt bằng cách bỏ phiếu cho các chính trị gia dân túy.

Đặc điểm cơ bản của các chính khách dân túy là họ mị dân bằng cách đưa ra những giải pháp đơn giản cho những vấn đề hóc búa và nan giải. Tuy nhiên không thể có chuyện đó. Các chính phủ dân túy sẽ nhanh chóng thất bại, ví dụ nước Anh với Brexit. Chính phủ và người dân Anh đã nếm những trái đắng đầu tiên của Brexit. Thị trưởng London mới đây đã lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý lần hai về Brexit để ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Trump là tổng thống dân túy nên ông đã quyết định đánh vỗ mặt Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế. Sau khi áp thuế 200 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, ông còn đe dọa sẽ áp thuế tiếp 267 tỉ USD hàng hóa còn lại. Câu hỏi đặt ra là Trump có nên làm việc đó hay không ? Về lý thuyết thì không nên vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và cả nền kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cảnh báo mức tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,5% và kinh tế thế giới sẽ mất đi 430 tỉ USD.

Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, khi giá cả hàng hóa tăng lên thì sức mua (tiêu thụ) của người dân sẽ giảm xuống và nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Vai trò lãnh đạo và uy tín của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhiều công ty công nghệ Mỹ đã làm giàu và hưởng lợi rất nhiều từ "công xưởng thế giới" Trung Quốc, ví dụ tập đoàn Apple, toàn bộ nhà máy nằm ở Trung Quốc và không dễ một sớm một chiều có thể dọn về Mỹ hay một nơi khác.

Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ là điều chắc chắn nhưng Trump có "thỏa mãn" hay không thì chưa biết vì ông ta là một nhà lãnh đạo dân túy. Đã là dân túy thì không thể có viễn kiến. Không thể có những giải pháp dễ dàng cho những vấn đề nan giải. Thể chế chính trị theo mô hình "tổng thống chế" của Mỹ không thích hợp cho các giải pháp khó khăn, lâu dài và đau nhức vì tổng thống được bầu trực tiếp từ lá phiếu của người dân. Họ không dám làm mất lòng người dân. Các chế độ dân chủ theo mô hình "đại nghị" có thể chống đỡ được làn sóng dân túy mà Đức là một ví dụ. Bà thủ tướng Merkel dù bị chỉ trích mạnh mẽ nhưng vẫn tiếp tục tại vị thêm nhiệm kỳ thứ tư.

Điều khiến thế giới lo lắng là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài có gây ra thế chiến thứ 3 hay không ? Bài học từ chiến tranh thế giới lần 2 vẫn còn đó. Đức quốc xã trỗi dậy mạnh mẽ và đòi thay đổi trật tự thế giới do Mỹ-Anh-Pháp lãnh đạo, chiến tranh đã xảy ra khi các thỏa thuận phân chia thế giới bị bế tắc.

Có lẽ cảm nhận được sự nguy hiểm của một Trung Quốc độc tài chính trị nhưng phát triển về kinh tế mà Mỹ và các nước Phương Tây không khỏi lo lắng về một cuộc chiến bằng vũ khí nóng thay vì thương mại từ phía Trung Quốc. Bất chấp các bất đồng do Trump gây ra, các nước dân chủ, gần thì có Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, xa hơn thì có Pháp, Anh và xa hơn nữa thì có Canada... tất cả tàu chiến của các cường quốc đang ùn ùn kéo về Biển Đông mặc cho Trung Quốc ra sức phản đối. Thông điệp của các chiến hạm này cũng rất rõ ràng : Trung Quốc đừng có manh động mà gây chiến.

Một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước dân chủ chắc không xảy ra vì Trung Quốc biết rõ thực lực của mình.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ sớm kết thúc khi Trung Quốc phải chấp nhận nhượng bộ. Tuy nhiên thế giới sẽ thay đổi sâu sắc. Trung Quốc hoặc là thay đổi về chính trị, chấp nhận các giá trị dân chủ và tự do của nhân loại hoặc là suy tàn. Trung Quốc khó có thể thay đổi, nhất là khi mọi quyền lực đều tập trung vào tay Tập Cận Bình. Đế quốc Trung Hoa sẽ suy tàn từ từ và tan rã.

Mỹ cũng sẽ thay đổi. Trump và chủ nghĩa dân túy sẽ nhanh chóng qua đi. Các chính trị gia truyền thống sẽ phải xét lại (dù đau nhức) về tư tưởng chính trị và thể chế chính trị. Các giá trị về tự do dân chủ và nhất là triết lý "hòa giải dân tộc" sẽ được tôn vinh trở lại và đó sẽ là những giá trị nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và hòa bình trên toàn thế giới.

Làn sóng dân chủ thứ tư sẽ tràn tới mạnh mẽ hơn và nhấn chìm các thể chế độc tài còn sót lại trên thế giới.

Việt Hoàng

(25/09/2018)

Published in Quan điểm
Trang 1 đến 2