Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam : Phản ứng về việc ông Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước (RFI, 24/10/2018)

Hôm 23/10/2018, ngay sau khi tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hộii Việt Nam bầu làm chủ tịch nước, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Daniel J. Kritenbrink đã ra tuyên bố chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng.

trong1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ sau khi được Quốc hộii bầu làm chủ tịch nước ngày 23/10/2018. Reuters/Kham

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hôm qua đã được các đại biểu Quốc hộii bầu làm chủ tịch nước với số phiếu lên tới 99,97%, chỉ có một đại biểu bỏ phiếu chống. Kết quả này không có gì là bất ngờ vì ở Việt Nam, Quốc hộii làm theo lệnh của đảng và ông Trọng là ứng cử viên duy nhất, được Trung ương Đảng "nhất trí" đề cử. Như vậy là tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay thế cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, vừa qua đời tháng trước.

Trong tuyên bố đưa ra ông qua, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nhấn mạnh việc ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm chủ tịch nước diễn ra vào thời điểm mối quan hệ song phương Mỹ-Việt "đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết". Ông Kritenbrink tỏ ý mong muốn "tiếp tục làm việc chặt chẽ với chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

Ông Nguyễn Phú Trọng đã là tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đã hội kiến tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng vào tháng 07/2015.

Trả lời hãng tin AFP hôm qua, giáo sư Zachary Abuza, National War College, Washington, cho rằng chính là nhờ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Trọng có thể nắm luôn cả chức chủ tịch nước, vì thật sự là ông đã dùng chiến dịch này để thanh trừng các đối thủ trong đảng.

AFP cũng ghi nhận là ông Trọng lên làm chủ tịch nước vào lúc chính quyền Hà Nội gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, chỉ riêng trong năm nay đã bỏ tù hơn 50 người và theo các tổ chức nhân quyền, không có dấu hiệu gì cho thấy chiến dịch đàn áp này sẽ giảm cường độ.

Thanh Phương

*********************

Ông Trọng chính thức thành Chủ tịch nước với gần 100% phiếu bầu (RFA, 23/10/2018)

Ông Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào lúc 15 giờ ngày 23/10/2018 được Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu và chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

npt1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 23/10/2018 - AFP

AFP loan tin ông Nguyễn Phú Trọng được bầu với 99,8%. Còn theo truyền thông trong nước dẫn công bố của Trưởng Ban Kiểm Phiếu thì có 477 trên tổng số 485 đại biểu quốc hội có mặt. Số phiếu phát ra là 477 và số phiếu đồng ý là 476, chỉ có 1 đại biểu không đồng ý.

Ông Nguyễn Phú Trọng, năm nay 74 tuổi, là người duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu vào danh sách bầu cử giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vào ngày 29 tháng 7 vì "virus hiếm, độc".

Lúc 15g15 phút ngày 23/10, ông Nguyễn Phú Trọng đặt tay lên cuốn Hiến pháp Việt Nam và tuyên thệ như sau : "Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam giao phó".

Đoạn video trực tiếp trên Facebook Truyền hình Quốc hội Việt Nam dừng đột ngột không lý do lúc tân Chủ tịch nước Việt Nam cho hay ông "vừa mừng, vừa lo", trong lúc nhiều tài khoản Facebook thả những biểu tượng cảm xúc phẫn nộ và biểu tượng mặt cười khi ông này phát biểu.

Đoạn video này sau đó bị xóa khỏi trang Facebook chính thức của Quốc hội Việt Nam.

Trước đó, ông Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu với báo giới cho rằng việc Tổng bí thư làm luôn chức Chủ tịch nước "không phải nhất thể hóa, và đây chỉ là tình huống".

Trong bài phát biểu của mình, tân Chủ tịch nước tiết lộ thời gian qua Việt Nam đạt được những thành tựu lớn, tuy nhiên không được chủ quan. Ông cũng thừa nhận : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ. Sự hiểu biết là không đáp ứng yêu cầu nên tôi rất lo. Trong khi đó tuổi tác thì đã lớn rồi".

Một số báo trong nước khi đăng tải lại đoạn ghi toàn văn lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã lược bỏ bớt đoạn này.

Theo một bài báo của VTC News từ năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng sau khi nghe nhiều cử tri kiến nghị về việc nhất thể hóa ở địa phương và trung ương đã nói rằng : "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông ?"

Bài viết này sau đó đã bị rút xuống sau khi được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội khi tin ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu bầu Chủ tịch nước loan đi.

AFP dẫn nhận định của các nhà phân tích là ông Nguyễn Phú Trọng sau khi nhận thêm chức chủ tịch nước chắc hẳn sẽ thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng mà ông từng chủ xướng kể từ năm 2016.

Cũng theo AFP dưới thời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình trạng đàn áp những tiếng nói đối lập là mạnh tay với hơn 55 người bị bỏ tù chỉ riêng trong năm 2018. Các tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng biện pháp trấn áp đối lập chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chúc mừng ông Trọng

Ngay sau khi ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được quốc hội Việt Nam bầu để kiêm thêm chức chủ tịch nước, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ra thông cáo chúc mừng.

Theo đại sứ Daniel Kritenbrink thì việc ông Nguyễn Phú Trọng được chọn kiêm thêm chức chủ tịch nước diễn ra vào lúc quan hệ song phương Việt- Mỹ mạnh hơn bao giờ hết.

Thông cáo của Đại sứ Hoa Kỳ nói rõ trong hai thập niên qua, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau tìm kiếm mục tiêu chung dựa trên những lợi ích chung. Đôi bên mở rộng quan hệ an ninh, thiết lập quan hệ kinh tế- thương mại mới, cũng như tăng cường mối quan hệ giữa nhân nhân hai nước.

Đại sứ Daniel Kritenbrink bày tỏ mong muốn được làm việc chặt chẽ với ông chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trong công tác củng cố thêm nữa và mở rộng mối Quan hệ Đối Tác Toàn Diện Hoa Kỳ- Việt Nam.

*******************Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam đầu tháng 11/2018 (RFI, 23/10/2018)

trong2

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tại điện Matignon, Paris, ngày 15/05/2017 Reuters/Charles Platiau

Phủ thủ tướng Pháp, Điện Matignon, hôm qua 22/10/2018, thông báo, thủ tướng Edouard Philippe từ ngày 02 đến 04 tháng 11 sẽ tới thăm Việt Nam, tham dự hai sự kiện "kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm đối tác chiến lược" giữa hai nước.

Về lịch trình hoạt động của thủ tướng Edouard Philippe, Điện Matignon cho biết : Đến Hà Nội ngày 02/11 thủ tướng Pháp sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam. Hai hợp đồng kinh tế sẽ được ký nhân dịp này.

Ông Edouard Philippe sẽ khánh thành khu trường quốc tế Pháp mới. Ngày 04, thủ tướng Pháp tới thành phố Hồ Chí Minh thăm một trung tâm khởi nghiệp do một người Pháp thành lập và dự diễn đàn kinh tế "quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Pháp -Việt".

Trong thời gian ở Việt Nam, thủ tướng Pháp sẽ tới thăm Điện Biên Phủ, chiến trường ghi dấu ấn bại trận của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Trước ông Philippe, mới chỉ có cố tổng thống Pháp François Mitterrand năm 1993 tới thăm di tích biểu tượng cho sự kết thúc hiện diện của thực dân Pháp tại Việt Nam.

Tân chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức

Chiều hôm nay, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được Quốc hộii bầu làm chủ tịch nước với tỷ lệ phiếu 99,79% .

Ngày thứ 2 của kỳ họp cuối năm Quốc hộii khóa 14, sau khi các đại biểu bỏ phiếu bầu vào buổi sáng, kết quả được công bố vào buổi chiều. Tiếp đó tân chủ tịch nước đã tuyên thệ nhậm chức.

Sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời hôm 21/09, hội nghị Trung ương 8 họp đầu tháng 10 đã giới thiệu ông Trọng là ứng viên duy nhất cho chức vụ chủ tịch nước. Cuộc bỏ phiếu tại Quốc hộii chỉ mang tính thủ tục. Ông Trọng năm nay 74 tuổi, là người thứ 2 sau ông Hồ Chí Minh, vừa lãnh đạo đảng vừa kiêm nhiệm chức chủ tịch nước.

Anh Vũ

Published in Việt Nam

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay ngày đầu kỳ họp thứ 6 (RFA, 16/10/2018)

Quốc hội Việt Nam Khóa 14 sẽ bầu Chủ tịch nước ngay trong ngày khai mạc kỳ họp 6 vào ngày 22/10 và sẽ công bố kết quả cũng như Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 23/10.

chutich1

Quốc hội Việt Nam (Ảnh minh họa) - AFP

Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu như vừa nêu của Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hôm 16/10 tại Hà Nội.

Tại phiên họp ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh việc bầu Chủ tịch nước phải tiến hành ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp, để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền như: xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm.

Theo chương trình dự kiến, khai mạc kỳ họp vào ngày 22/10 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ trình bày dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Vào sáng 23/10, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều cùng ngày và Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ sau khi có kết quả.

Ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là người vừa qua được Hội Nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa 12 thống nhất 100% giới thiệu ông để Quốc hội bầu vào chức chủ tịch đang khuyết. Theo thông báo từ cơ quan chức năng trung ương Việt Nam thì ông chủ tịch Trần Đại Quang, 62 tuổi, qua đời đột ngột vì virus hiếm và độc hôm 21 tháng 9 vừa qua.

Cũng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ, Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cũng vào sáng 23/10 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

Quốc hội sẽ thảo luận và phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ đối với ông Trương Minh Tuấn bằng việc bỏ phiếu kín. Sau đó sẽ phê chuẩn để bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin truyền thông mới vào ngày 24/10.

Ngoài ra, đối với việc bổ nhiệm và miễn nhiệm chức Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, bà Phòng Thị Phóng phó chủ tịch quốc hội cho rằng việc ký miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng đối với ông Trương Minh Tuấn vẫn sẽ do quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thực hiện vì không kịp trình Chủ tịch nước mới bầu ký quyết định này.

Hiện nay, quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông là ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel. Vào ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Thông tin truyền thông cho ông Hùng thay thế ông Trương Minh Tuấn.

Dự kiến, tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra trong 24 ngày và kết thúc vào ngày 21/11/2018.

*****************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước ngày 23/10 (VOA, 16/10/2018)

Quốc hội Việt Nam s bu ch tch nước ngay ngày đu kỳ hp th 6 din ra vào tun ti (22/10) và tân ch tch nước s tuyên th nhm chc ngay ngày hôm sau, truyn thông trong nước dn li Tng thư ký Quốc hội Nguyn Hnh Phúc cho biết hôm 16/10.

chutich2

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng. Ảnh minh họa

Việc bu ch tch nước là ni dung mi được b sung vào chương trình làm vic kéo dài 24 ngày ca Quốc hội, và lý do bu chc danh này ngay ngày đu là "đ thun tin cho vic trình Quốc hội các ni dung thuc thm quyn", vn theo li ông Phúc.

Về quy trình bu, theo li Tổng thư ký Quốc hội Vit Nam, các đi biu Quốc hội s tho lun trước khi b phiếu. Sau đó, y ban Thường v Quốc hội báo cáo kết qu tho lun và gii trình, tiếp thu ý kiến, ri Quốc hội s biu quyết thông qua danh sách đ bu ch tch nước. Hình thc bu là b phiếu kín.

Tuy gọi là "bu", nhưng dư lun cho rng đây ch là mt hình thc "hp thc hóa" chc danh ch tch nước cho ng c viên duy nht là Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

Trước đó, ti Hi ngh Trung ương 8 vào ngày 3/10, ông Trng đã được Ban chp hành Trung ương đng Cng sn đng ý 100% gii thiu cho Quốc hội.

Hiện bà Đng Th Ngc Thnh đang gi quyn ch tch nước, sau khi Ch tch nước Trn Đi Quang qua đi vào tháng trước.

Vấn đ "nht th hóa" hai chc danh tng bí thư và ch tch nước đã gây ra nhiu tranh lun trong thi gian qua, trong đó nhiu ý kiến bày t lo ngi v cơ chế kim soát quyn lc khi có mt lãnh đo kiêm nhim hai chc danh.

Sau khi nhậm chc, Tng bí thư Nguyễn Phú Trng, 74 tui, s là lãnh đo th hai trong lch s đng Cng sn kiêm nhim hai chc danh cùng mt lúc. Người đu tiên là H Chí Minh.

Theo nghị trình d kiến, kỳ hp th 6 ca Quốc hội sp ti cũng s bàn đến các ni dung như Lut phòng chng tham nhũng sửa đi, phê chun Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ly phiếu tín nhim vi các chc danh do Quốc hội bu và phê chun.

Published in Việt Nam
jeudi, 04 octobre 2018 19:08

Chiếc áo không làm nên thầy tu !

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam được Ban Chấp hành trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch nước tại phiên họp kỳ 8 ngày 03/10/2018, thay thế ông Trần Đại Quang đã qua đời ngày 21/09/2018.

npt1

Ông Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành trung ương đề cử giữ chức Chủ tịch nước

Ông Trọng sẽ được Quốc hội chính thức phê chuẩn tại kỳ họp 6, bắt đầu ngày 22/10/2018, mở đầu kỷ nguyên lột xác mới trong cơ chế cầm quyền thống nhất một người giữ cả hai chức Chủ tịch nước, đồng thời là Tổng bí thư đảng.

Cho đến khi qua đời ngày 02/09/1969, ông Hồ Chí Minh là người duy nhất kiêm nhiệm 2 chức vụ, Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước. Trong suốt 49 năm sau đó (1969-2018), hai chức danh được phân công cho hai người khác nhau. Lý do của quyết định này chưa bao giờ được công khai, nhưng có thể vì sợ tập trung quyền hành vào tay một người sẽ đưa đến lộng quyền, chuyên chế làm hỏng việc và chia rẽ nội bộ.

Vì vậy chức danh Chủ tịch nước, tuy được quy định trong Điều 86 Hiến pháp "là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại", nhưng thực tế không có quyền sinh sát toàn diện bằng Tổng bí thư đảng, vì đảng lãnh đạo cả nhà nước và xã hội.Hơn nữa, hàng ngũ lãnh đạo từ Trung ương xuống Địa phương hoàn toàn là cán bộ đảng viên nên lệnh đảng bao giờ cũng nặng ký hơn lệnh nhà nước.

Ngay đến Quốc hội, tuy là "cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 69 Hiến pháp, mà có bao giờ dám tự ý chấp thuận những việc quan trọng khi chưa có ý kiến của Bộ Chính trị đảng.

Nhưng tại sao ông Trọng lại được Ban Chấp hành trung ương chọn vào lúc này ?

Có 4 lý do :

1. Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời nên phải có người điền thế.

2. Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy định của chức danh Chủ tịch nước.

3. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy vọng chạy việc hơn.

4. Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước riêng biệt.

Nhân thân Nguyễn Phú Trọng

Vậy ông Trọng là người như thế nào ?

Tài liệu chính thức ghi tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII ; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII ; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001) ; Đại biểu quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

Nhưng ông là người đặc biệt giáo điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên đa đảng, chống cho tư nhân ra báo, chống mạng xã hội, chống tổ chức dân sự và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống chính sách cai trị độc tài của đảng. Ông có bằng tiến sĩ chuyên môn về Xây dựng đảng.

Cũng rất rõ ông là người thân Bắc Kinh nên thường không dám cưỡng lại áp lực của lãnh đạo Trung Quốc. Việc ông và Bộ Chính trị không đồng ý để Quốc hội ra tuyên cáo lên án Trung Quốc đã ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 là một tỷ dụ.

Hành động xâm phạm ngang ngược của Trung Quốc bắt đầu ngày 2/5/2014, tại vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía đông (một hải lý dài 1,852 mét).

Trong thời gian xung khắc dài 75 ngày này, nhiều lần tầu sắt võ trang Trung Quốc đã tấn công và đâm chìm nhiều thuyền đánh cá và kiểm ngư của Việt Nam, nhưng ông Trọng không dám có phản ứng quyết liệt để bảo vệ chủ quyền.

Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã phải rút giàn khoan HD-981 về vùng biển Hải Nam ngày 16/07/2014.

Từ đó đến nay, các tầu cảnh sát biển Trung Quốc có võ trang vẫn thường xuyên tấn công, sát thương, cướp ngư cụ, tài sản và đâm chìm nhiều tầu đánh cá của ngư dân Việt ở Biển Đông nhưng Việt Nam không dám có phản ứng bằng võ lực. Ngược lại, nhiều bài báo của báo đài nhà nước chỉ dám gọi tầu Trung Quốc là "tầu nước ngoài" hay "tầu lạ", để tránh đụng chạm ngoại giao !

Việc thứ hai chứng tỏ ông Chủ tịch nước mới Nguyễn Phú Trọng đã có toan tính "trao trứng cho Ác" khi Bộ Chính trị do ông cầm đầu đã đồng ý Dự luật "Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)" tại Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), có chiều hướng mở đường, qua dạng thuê đất trá hình dài 99 năm, và tạo cơ hội cho đầu tư Bắc Kinh vào chiếm lãnh thổ và đưa di dân sang Việt Nam.

Rất may khi biết được âm mưu đen tối này, nhiều Đại biểu quốc hội, nhiều nhân sĩ, chuyên gia và hàng trăm ngàn người dân trong nước đã phản đối và xuống đường biểu tình chống Đặc khu trong hai ngày 10 và 11/06/2018, khiến Quốc hội phải hoãn không biểu quyết.

Nhiệm kỳ có hạn chế ?

Vậy với chức Chủ tịch nước, sẽ bắt đầu ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết tại kỳ họp, bắt đầu ngày 22/10/2018, ông Trọng có thể làm được gì với thời hạn 2 năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ Tổng bí thư ?

Ông Trọng đã giữ chức Tổng bí thư từ Khóa đảng XI năm 2011-2016, tái đắc cử Khóa đảng XII thêm 5 năm nữa cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Theo Điều 17 của Điều lệ đảng được Khóa đảng XI bỏ phiếu tán thành thì : "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".

Trong khi đó, theo Điều 87 Hiến pháp năm 2013 thì : "Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các Đại biểu quốc hội". Ông Trọng là Đại biểu quốc hội Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021, đơn vị Hà Nội.

Vẫn theo Điều 87 Hiến pháp thì : "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước".

Như vậy, khi Quốc hội XIV hết nhiệm kỳ 2016-2021 thì ông Trọng cũng hết chức Chủ tịch nước và luôn cả chức Tổng bí thư đảng.

Cũng nên biết, ngoài hai chức lãnh tụ Đảng và Chủ tịch nước, ông Trọng còn nắm nhiều chức quan trọng và quyền lực như : Bí thư Quân ủy trung ương , Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương  và Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng .

Vẫn trơ ra như đá

Với nhiều chức danh như thế thì liệu ông Trọng có bị ngộp thở không, và làm sao để thực hành câu ông nói "nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát" ?

Nhưng ai giám sát ông khi mà chính ông nhìn nhận công tác xây dựng đảng, dù đã làm từ Khóa đảng VII, đến nay vẫn còn ngổn ngang khắp mặt.

Ông nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp Trung ương 8 ngày 02/10/2018 :

"Như các đồng chí đều biết, Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, gần đây nhất là Quy định số 47 của Ban Chấp hành trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và nội dung này cũng đã được đề cập ở nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định khác của Đảng.

Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan tỏa lớn".

Nhìn ông nói mà thấy thương ở một người 74 tuổi như ông vẫn phải trăn trở với mọi người rằng :

"Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong với những biểu hiện như nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, có cán bộ còn trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ; đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân".

Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) rằng ông đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo về :

"những hạn chế sau 5 năm thực hiện Quy định 101, đó là một số tổ chức đảng thực hiện Quy định này còn hình thức, chưa thực chất ; việc thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm ; công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nghiêm minh ; chưa có chế tài xử lý những cán bộ, đảng viên không gương mẫu… Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đang bị buông lỏng".

(theo VOV, ngày 18/05/2018)

Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đưa ra chỉ một năm sau ngày ông Trọng thay ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư khóa XI. Nhưng theo ông Vũ Mão thì :

"Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, ở không ít số cấp ủy, việc nêu gương của không ít cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo chủ chốt ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều tồn tại".

Vì nói mãi mà những kẻ dưới quyền ông Trọng vẫn trơ ra như đá nên một lần nữa, ông lại năn nỉ Ban Chấp hành trung ương rằng :

"Để khắc phục tình trạng nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất rất cao xin kiến nghị với Ban Chấp hành trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới về vấn đề này (trách nhiệm nêu gương). Nội dung của bản Quy định cần cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ kiểm tra, giám sát. Dự thảo Quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống".

Phải gân cổ kêu gào mãi như thế hẳn ông Trọng nhức nhối lắm, nhưng vì ông là người đứng đầu cả đảng và nhà nước nên ông phải ráng mà bươn chải một mình thôi.

Chỉ có điều, nếu ông mà chịu làm gương trước công bố cho toàn dân biết khối lượng tài sản ông đã kê khai có những gì và ở đâu, và ra lệnh cho mọi lãnh đạo cũng làm như ông trong một thời hạn nhất định, thay vì tiếp tục giấu dân như mèo giấu phân như hiện nay thì họa may mới có gương mà soi.

Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ : nếu chiếc áo không làm nên thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch nước cũng chưa chắc thay đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phạm Trần

(04/10/2018)

Published in Diễn đàn

Một nhà nghiên cu lâu năm v Vit Nam nói rng hin có tin người đng đu B Quc phòng sẽ lên làm ch tch nước, gia lúc Vit Nam bt đu quc tang hai ngày dành cho ông Trn Đi Quang.

chutich1

Ông Ngô Xuân Lịch (phi) trong chuyến thăm Mỹ hi tháng Tám năm ngoái.

Giáo sư Carl Thayer t Australia cho biết rng "hin có các đn đoán v kh năng B trưởng quc phòng Ngô Xuân Lch s tr thành ch tch vào cui năm nay và Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đng, y viên Thường v Quân y trung ương và Ch nhim Tng cc Chính tr s tr thành b trưởng quc phòng".

Nhà nghiên c
u có nhiu mi quan h Vit Nam không cho biết chi tiết v ngun gc nhng tin đn này. Trước đây, đu nhng năm 90, ông Lê Đức Anh cũng tng t v trí b trưởng quc phòng lên làm ch tch nước.

chutich2

Bà Tòng Thị Phóng và ông Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh minh họa

Ngoài ra, giáo sư Carl Thayer nói thêm rng, nếu đúng theo các ln b nhim trong quá kh, da vào các y viên lâu năm trong B Chính tr, "hai ng viên tim năng khác" là ông Nguyn Thiện Nhân, 65 tui, Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh và bà Tòng Th Phóng, 64 tui, Phó Ch tch Quc hi.

Trong khi đó, một s chuyên gia nhn đnh rng Tng bí thư Nguyn Phú Trng, 74 tui, "nhiu kh năng s kiêm nhim c chc ch tch nước".

Tr li VOA tiếng Vit, tiến sĩ Hà Hoàng Hp, nhà nghiên cu và phân tích chính tr Vit Nam thuộc Vin nghiên cu Đông Nam Á ca Singapore, nói rng ông không nghĩ rng B trưởng Ngô Xuân Lch, 64 tui, "s lên".

"Tôi đang ở Hà Ni mà tôi không nghĩ ông y lên đâu. Không biết tin đn ca ông y [ông Carl Thayer] đâu ra, nhưng chúng tôi ngi đây cũng không nghe thy tin đy. Ch thy ai nói gì v chuyn đy c. Nếu lên thì có th là mt lúc khác ch không phi lúc này", ông Hợp nói.

"Kh năng là ông [Nguyn Thin] Nhân. Ông y là b mt có th làm vai trò ca ch tch nước t nay cho ti hết tháng Giêng năm 2021. Đưa mt người khác lên, ngoi ng không biết, các quan h bên ngoài cũng không rõ, không tri qua các việc dân s và chính ph, đa phương thì lên là s kt".

Tin cho hay, ông Quang lâm bệnh t tháng By năm ngoái, hơn mt năm sau khi tr thành ch tch nước. Ông t trn hôm 21/9 tui 61.

Giáo sư Carl Thayer nói rng "cái chết đt ngt ca ông y có th gây bt ng vì ông y d kiến s phát biu ti Đi hi đng Liên Hip Quc".

"Nhưng các thành viên B Chính tr có l đã biết v bnh tình nng ca ông Quang và đã lp kế hoch chn người kế nhim mt cách có trt t", chuyên gia nghiên cu v Vit Nam nhn đnh, và nói thêm rng ông Lch "hin đng v trí th năm" theo h thng chính tr ca Vit Nam.

Nhà nghiên cứu này cũng cho rng ông không nghĩ các thành viên còn li trong "t tr" gm tng bí thư, th tướng và ch tch quc hi "s được la chn" thay ông Quang.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hp cùng quan đim này ca ông Carl Thayer, nói thêm rng ông nghĩ kh năng đó "rt khó [xy ra], hu như là không" vì mi người đang có "vai tt, c thế mà h làm và kiêm thêm là khó".

Sau khi ông Quang qua đi, Phó ch tch nước Đng Th Ngc Thnh, người không phi là y viên B Chính tr, đã được giao gi quyn ch tch nước Vit Nam đến khi Quc hi bu người thay thế.

Tuy nhiên, bà Thnh không ti Liên Hip Quc d hp vi các nguyên th khác, mà đi din chính ph Vit Nam s là Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

Việt Nam hôm 26/9 bt đu c hành hai ngày quc tang cho ông Quang. Theo báo chí trong nước, Tng bí thư Nguyn Phú Trng ti viếng và viết trong s tang : "Đng chí mt đi là mt tn tht ln đi vi Đng, Nhà nước và nhân dân ta, đ li nim tiếc thương sâu sc đi vi tt c chúng ta. Xin kính cn nghiêng mình trước anh linh Đng chí ! Xin gi đến gia quyến li chia bun sâu sc nht trước ni đau thương mt mát vô cùng ln lao này".

Trong khi đó tại M, phái đoàn ngoi giao Vit Nam ti Liên Hip Quc New York đã t chc l viếng ông Quang và m s tang t ngày 24/9 ti 25/9.

Ông Patrick Murphy, Phó Tr lý Ngoi trưởng M ph trách v Đông Nam Á, đã ti chia bun người mà B Ngoi giao Mỹ nói là "tích cc ng h qua h Vit – M". C ch tch Quang tng đón tiếp hai tng thng đương nhim ti Vit Nam là ông Barack Obama và ông Donald Trump.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ năm ngoái, quan chc quc phòng nước ch nhà đã cam kết vi B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch v vic đưa hàng không mu hm M ti thăm quc gia cu thù, ln đu tiên k t Chiến tranh Vit Nam. Trung Quc sau đó đã ch trích đng thái này.

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 26/09/2018

Published in Diễn đàn

Tháng Mười năm 2018 s là chng nhân soi xét mt phép th quan trng, nhưng có th ch là s gii mã đu tiên trong mt phương trình chính tr cha đng nhiu thâm ý không mun đ l ra quá sm, v hai kch bn ‘ch đnh mt y viên b chính tr không phi tổng bí thư làm ch tch nước’ và ‘hp nht ch tch nước và tng bí thư’ - kch bn nào là có chân đng và kch bn nào ch mang tính gi thiết.

ghe1

Ông Nguyễn Phú Trng, Lê Kh Phiêu, Nguyn Xuân Phúc ti tang l ông Trn Đi Quang ti Hà Ni.

Tháng Mười năm 2018, như thông l hàng năm và đã được lên kế hoch vào năm nay, s din ra hai kỳ hp ‘đng trước, quc hi sau’ : Hi ngh trung ương đng ln th 8 theo ch thuyết ‘cương lĩnh đng quan trng hơn hiến pháp’ và sau đó là mt kỳ hp quc hi mà có l não trng ln quán tính ‘ngh gt’ chưa h được ci to.

Nếu trong hai kỳ hp trên, mt cái tên nào đó trong Bộ Chính tr - Nguyn Thin Nhân hay Trn Quc Vượng hoc Tòng Th Phóng…- mà không phi là Nguyn Phú Trng - được xướng lên cho chc v ch tch nước, có th gn như chc chn kch bn ‘hp nht ch tch nước và tng bí thư’ phi thoái lui vì những lý do đ tế nh và nhy cm trong ni b đng.

Nhưng nếu trong hai kỳ hp trên, cái tên Đng Th Ngc Thnh - hin là quyn ch tch nước thay cho cu b trưởng công an - ch tch nước đã được gn thêm t ‘c’ - được ‘B Chính tr tiếp tc phân công giữ chc quyn ch tch nước’, cùng lúc hoc chng bao lâu sau đó xut hin hin tượng mt s cu thn, quan chc và ‘qun chúng nhân dân’ đng lot xướng lên quan đim cn ‘nht th hóa’ hai chc danh ch tch nước và tng bí thư vi lý do ch yếu ‘có li cho dân tộc và nhân dân’, có th cho rng Quyn ch tch nước Đng Th Ngc Thnh ch là phương án ‘nghi binh’ trong mt kch bn kéo dài thi gian đ t chc mt chiến dch PR cho ông Nguyn Phú Trng chính thc tr thành bn sao ca Tp Cn Bình - nhân vt ch tch nước kiêm tng bí thư ca đng Cng sn Trung Quc.

Và nếu kch bn ‘hp nht ch tch nước và tng bí thư’ tăng tc đ biến thành hin thc, có th cho rng đi hi 13 ca đng Cng sn Vit Nam hoc xy ra ngay vào năm 2018 hoc s vào năm 2019 mà chẳng cn ch đến năm 2021, hay có xy ra vào năm 2021 thì cũng có th rt vô nghĩa v ý nghĩa bu bán cho người cao nht bên đng ln bên nhà nước ; thm chí đi hi 13 ch là bước phát trin cho ý đ b điu khon gii hn ch tch nước ch nm quyền tối đa hai nhim kỳ như cái cách mà Tp cn Bình đã buc c ban chp hành trung ương ln quc hi Trung Quc phi chp nhn ông ta trên cái ngai ‘hoàng đế’ ti đi hi 19 vào tháng Hai năm 2018.

Từ Tp đến Trng

Chỉ mt có 5 năm "đánh Đông dp Bc k t năm 2012, tham vọng xưng hùng ca Tp Cn Bình rt cuc đã ghi du n tư tưởng đu tiên và chính thc. Ti đi hi 19 ca đng Cng Sn Trung Quc vào cui năm 2017, tên ca Tp đã được ghi trong điu l ca Đng Cng Sn Trung Quc, nâng v thế ca ông ta lên ngang hàng với Mao Trch Đông, người sáng lp Trung Quc. Điu l sa đi bao gm khái nim "Tư tưởng Tp Cn Bình v ch nghĩa xã hi vi đc trưng Trung Quc cho thi đi mi".

Chắc hn trên con đường tp quyn và đc tôn quyn lc ca mình, Tp Cn Bình đã tham khảo rt k cái cách làm thế nào đ Vladimir Putin, t năm 1999 khi Putin tr thành tng thng Nga đến nay, có th hoán đo ngon mc t vai trò tng thng v v trí th tướng, ri t th tướng li tr thành tng thng nước Nga, nhưng vn chưa dừng đó mà gi đây mi chuyn có v như Putin s "nm quyn mãi mãi".

Ngay cả khi chưa xy ra vic đng Cng Sn Trung Quc chính thc đ xut b điu khon gii hn ch tch nước ch nm quyn ti đa hai nhim kỳ trong Hiến Pháp, không ít nhà quan sát, phân tích chính trị và báo chí quc tế đã va ma mai va lo lng khi ln đu tiên dùng cm t "hoàng đế Tp Cn Bình".

Về thc cht, Tp đã gn như tr thành mt v hoàng đế không ngai Trung hoa lc đa.

Còn Nguyễn Phú Trng Vit Nam thì sao ?

Chưa có dấu hiu hoc thông đip rõ rt nào cho thy Nguyn Phú Trng th hin tham vng "ngi, ngi na, ngi mãi" mt cách quá l liu theo cách Trung Quc đã b gii hn hai nhim kỳ ch tch nước đ m đường cho Tp Cn Bình có thêm ít nht mt nhim kỳ th ba.

Nhưng li đang thp thoáng nhng du hiu và biu hin cho tương lai "tng bí thư kiêm ch tch nước" Vit Nam. Xut phát đim ca tương lai này là ch trương "nht th hóa", được trin khai cp cơ s đ dn tng bước "đánh lên" cp trung ương.

Mô hình "nhất th hóa" đang bt đu ng nghim theo cách mà trưởng ban T chc trung ương hin thi là Phm Minh Chính đã tng thí đim khi ông là Bí thư Qung Ninh. Con đường đi lên ca Phm Minh Chính li được nâng đ bi Tng bí thư Trng.

Từ tháng Mười, 2017, một hi ngh trung ương có s th t là "6" đã nêu ra và sau đó nhanh chóng trin khai ch trương ‘nht th hóa’. Hàng lot tnh thành đã và đang nm trong danh sách "bí thư kiêm ch tch y ban", thm chí có th thc hin cơ chế "3 thành 1" vi bí thư va kiêm ch tch y ban hành chính, va kiêm luôn ch tch hi đng nhân dân. Không ch đng "nm" hết, không chng không làm thay mà làm luôn", mà mi bí thư đa phương trên thc tế s tr thành mt "lãnh chúa".

Hãy nhớ li, vào thi phong kiến Châu Âu và ở Vit Nam, giai cp quý tc và lãnh chúa to thành mt cái đnh ca nó : Vua.

Nếu cơ chế trin khai ch trương ‘nht th hóa’ thun li, có th ngay vào năm 2019 vn đ ‘tng bí thư kiêm ch tch nước’ s được đt ra mt cách chính thc trong B Chính trị và trong các hi ngh trung ương, đ sau đó s hin ra ‘vua’ trong mt đt nước ‘không biết đến cui thế k này có được ch nghĩa xã hi hoàn thin Vit Nam hay không’.

Và nếu không thế lc nào gây ra cn tr đáng k, ông Nguyn Phú Trng s thể tr thành nhân vt đc tôn quyn lc vào khong năm 2019, hoc chm hơn thì vào năm 2020, không ch ‘thng lĩnh lc lượng vũ trang’ - bao gm vai trò bí thư quân y trung ương và đương nhiên phi nm trn B Công an, mà còn có th ôm đm c phn vic của mt th tướng. Nếu tình cnh đó xy ra, bên đng và tng bí thư s ‘nm’ hết.

Cũng không loại tr đến khi đó, và nếu cm thy sc khe ‘còn đ đ cng hiến cho đng và dân tc’ ông Nguyn Phú Trng s ny ra ý tưởng ‘ngi mãi’ như Tp Cn Bình ngùn ngụt tham vọng Trung Quc. Thế là mt b su nào đó ca ông Trng s hùng hc ‘đ xut sa đi Hiến Pháp’ cho s kéo dài đến tm lúc nhm mt xuôi tay y.

Còn những k khác thì sao ?

Đã có một bước phát trin có th nhn ra và thp thoáng bóng dáng ca mt kế hoch PR t năm 2017 đến năm 2018, sau cái năm 2016 phi đ tang cho v ‘c ba b bn’ Yên Bái.

Nếu vào năm 2017 vn ch ch yếu tuyên truyn cho hot đng ‘nht th hóa’ mt s tnh thành, thì t đu năm 2018 đến nay đã xut hin mt s bài viết - không phải trên mt báo nhà nước mà trên mng xã hi - khi cùng vi li ca ngi Tng bí thư Trng bng nhng ngôn t ngút tri như ‘S phu Bc Hà’, ‘Minh quân’, và thm chí ‘Bc nhân kit thế thiên hành đo’, đã gn kèm vi ‘mong mi Tng bí thư có th là người đng đu nhà nước đ phù hp vi tiến trình nht th hóa các chc danh ca đng và nhà nước’.

Ngay vào thời đim Trn Đi Quang được gn thêm t ‘c’, đã dy lên vài ba ý kiến ca gii cu thn v ‘đã đến lúc hp nht hai chc danh ch tch nước và tng bí thư’.

Nhưng t năm 2017 đến nay cũng đã xut hin mt quan đim phê phán khuynh hướng đng cầm quyền Vit Nam mun tp quyn theo ‘mô hình Tp Cn Bình’. Nhng ch du v xu hướng này đã dn l ra, vi mt trong nhng bng chng ch yếu là dư lun ni b chê trách ông Nguyn Phú Trng đã ‘quên’ li ha trước Đi hi 12 là s ch ‘ngi’ t 1 đến 2 năm để sau đó phi nhường ghế cho người khác.

Trong cơ chế ‘trách nhim thuc v tp th, quyn lc và li ích thuc v cá nhân’, s chng có ‘người khác’ nào.

Nếu kch bn ‘hp nht ch tch nước và tng bí thưng vi Nguyn Phú Trng mà chng phi ai khác, những quan chc mà hin thi được xem là ng c viên cho chc v tng bí thư khi điu l đng hin hành ch cho phép mt người đng đu đng không quá hai nhim kỳ - như Trn Quc Vượng, Phm Minh Chính và đc bit là ‘ngôi sao đang lên’ Nguyn Xuân Phúc - chắc hn s không th giu ni v tht vng trên gương mt và trong ánh mt đã sm đen bi nng gió chính trường.

Phạm Chí Dũng

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, có vẻ như cơ hội để ông Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt.

tdq0

Sau APEC 2017, cơ hội để ông Trần Đại Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt

Mọi việc phải quay lại với quy tắc đảng lãnh đạo toàn diện, không có ai và không có nhân vật nào được phép lấn át đảng, tự xếp mình đứng cao hơn đảng. Có nghĩa là Chủ tịch nước, dù là người được Hiến pháp xưng tôn đứng đầu quốc gia, đại diện cao nhất về đối nội và đối ngoại, nhưng chỉ là người được đảng phân công, danh nghĩa là người thứ hai sau Tổng bí thư đảng, nhưng thực chất, về mặt quyền lực thực tế, đứng sau Thủ tướng, sau Chủ tịch quốc hội.

Những ngày ông Quang được nghiễm nhiên thừa nhận là nguyên thủ quốc gia, trước mắt bàn dân thiên hạ đã kết thúc. Việc phải để ông đứng ở vị trí số một quốc gia, làm lu mờ vị trí người đứng đầu đảng là một việc làm miễn cưỡng, bất đắc dĩ.

Ủy ban APEC quốc gia 2017 được Bộ chính trị và Thủ tướng chính phủ thành lập từ 7/năm 2015, trong bối cảnh một dự báo gần như chắc chắn rằng đảng Dân chủ Mỹ sẽ thắng cử và có thể bà Hillary Clinton sẽ kế tục các chính sách do ông Obama để lại, tiếp tục xem chế độ do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền như một thể chế chính trị bình đẳng về tư cách. Nhưng, lịch sử đã có bước đi lệch. Ông Donald Trump đã trúng cử tổng thống với chính sách có bề ngoài căm ghét tất cả những gì được làm ra trước đó bởi ông tổng thống da đen, kể cả việc đã đón tiếp ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tại phòng Bầu dục Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia. Hình như ông Trump căm ghét điều đó. Tổng bí thư một đảng cộng sản trong Nhà Trắng. Còn gì đáng tệ hơn thế !

Chính vì vậy mà, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 13/01, thông qua bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry chính thức chuyển "lời mời của lãnh đạo Việt Nam tới ngài Tổng thống mới đắc cử" tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, sau đó chủ tịch Trần Đại Quang nhắc lại trong buổi tiếp ông Ted Osius ngày 31/3, rồi lại tiếp tục được nhắc lại trong chuyến thăm chính thức của ông Phúc cuối tháng 5, nhưng, chính phủ Mỹ không trả lời chính thức. Suốt một thời gian dài, cả hai bộ ngoại giao đã có rất nhiều cố gắng thu xếp cho chuyến đi thăm, nhưng hình như có những vướng mắc không vượt qua được.

Ngày tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đến gần, trong khi tất cả các quốc gia tham dự đều đã đăng ký chính thức, thì Mỹ vẫn im lặng. Có rất nhiều phỏng đoán về những trục trặc ngoại giao giữa hai nước. Mãi đến khi Nhà Trắng thông báo muộn, ngày 16/10/2017 rằng Tổng thống Mỹ Ronald Trump sẽ đến Đà Nẵng ngày 10/11 và sẽ ra Hà Nội gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang và một vài lãnh đạo Việt Nam ngày 11/10, khi đó người ta mới "ngộ" ra rằng, vấn đề thảo luận khó khăn giữa hai bộ ngoại giao hai nước chính là việc Tổng thống Mỹ "từ chối" gặp lãnh đạo đảng.

Ông Trump sang Việt Nam với tư cách là Tổng thống của nước Mỹ, không phải là đại diện của đảng Cộng hòa Mỹ. Ông là nguyên thủ quốc gia, không phải chỉ là đại diện của một đảng chính trị.

Và cũng chỉ sau khi hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc, sự thật mới lộ dần ra.

Ngay sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam và sẽ gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 16/10/2017, thì sáng ngày 17/10/2017, ông Quang có chuyến thăm làm việc với Bộ quốc phòng và kiểm tra luyện tập tại trường huấn luyện Miếu Môn. Gọi là "làm việc với Bộ quốc phòng" với tư cách Chủ tịch nước, theo Hiến pháp 2013 là "Thống soái các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh", nhưng cùng đi với ông Quang không thấy báo chí nêu tên một ai, và phía Bộ quốc phòng, làm việc với Chủ tịch nước, chỉ có một mình ông Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, không có một nhân vật nào khác.

Nhưng vào ngày 19/11/2017 vừa rồi, tức là gần đúng một tháng sau, một cuộc kiểm tra huấn luyện khác được tổ chức, nhưng do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu. Báo Quân đội nêu : "Cùng đi với đồng chí Tổng bí thư có các đồng chí : Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ chính trị, Phó bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ công an ; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và các đồng chí Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang ; Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ; Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường.

Cùng dự có các đồng chí ủy viên trung ương Đảng : Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó tổng tham mưu trưởng ; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, cùng các đồng chí : Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó tổng tham mưu trưởng ; Trung tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị".

Vậy mà ông Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Ủy viên thường trực Quân ủy trung ương, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì vắng mặt.

Ngày 21/11/2017, Đảng ủy Công an họp thường kỳ, có mặt ông Trọng, ông Phúc, ông Tô Lâm và tất cả các ủy viên khác, nhưng ông Trần Đại Quang, Ủy viên thường trực đảng ủy Công an, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia lại vẫn vắng mặt. Cuộc họp được ghi rõ là "thường kỳ", nghĩa là đã có kế hoạch và đã có lịch từ trước, nhưng ông Quang vắng mặt không rõ lý do, báo chí không nói gì đến. 

Ngày 16/11, ông Quang gửi thư chúc mừng giải nhân tài năm 2017, ngày 20/11 ông gửi lẵng hoa cho ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 21/11, ông gửi cho Đà Nẵng thư khen ngợi thành công APEC, ngày 22/11 ông tiếp đoàn công dân Lào. Có nghĩa rằng, ông Quang đang có mặt tại Hà Nội, và chẳng có hoạt động gì đột xuất.

Người ta buộc phải nghĩ rằng, ông Quang đã không được dự. Người ta đã không cho phép ông dự. Ông Quang đã không còn là Tổng tư lệnh quân đội và ông Quang không còn là Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, có nghĩa là ông không phải là nguyên thủ, ông đã mất chức chủ tịch nước ?

Tại sao ? Ông Quang đã bị kỷ luật trong nội bộ Bộ chính trị và đã bị tước quyền Chủ tịch nước ? Nếu có như vậy, thì từ bao giờ ?

Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 của Ban bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có hai nội dung :

"1. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử ; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên.

2. Giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xác định tuổi của đảng viên ; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận này".

Như vậy, tuổi trong bản lý lịch sửa đổi, ông Quang đã chữa ngày sinh từ 1950 thành 1956. Sự thật sau khi có kết luận của Ban Kiểm tra trung ương có thể dẫn đến việc thi hành kỷ luật ông Quang tội lừa dối, vi phạm điều lệ đảng viên tuyên thệ khi kết nạp. Với tội này, ông Quang thậm chí có thể bị khai trừ ra khỏi đảng.

Ngoài cái tội không thể chối cãi này, ông Quang còn thuộc một trong những nhân vật quan trọng trong hệ thống dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, được xét mặc nhiên, không nhiều thì ít, dính líu tới các phi vụ tham nhũng nổi tiếng. Tử tù Dương Chí Dũng trước tòa, từng khai nhờ thượng tướng Phạm Quý Ngọ, khi đó là Thứ trưởng Bộ công an đặc trách vụ án Vinashine, chuyển hộ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 1 triệu đô-la cho một "ông anh cấp cao". Tiếp sau đó, Dũng thì chịu án tử hình (có tin đã chết bất đắc kỳ tử trong tù), Phạm Quý Ngọ thì chết vì ung thư "rất đúng lúc". Và người ta cũng không thể không đặt dấu hỏi về sự trùng lặp giữa việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin ngày 23/07, tự thú với Bộ công an ngày 25/07, với chuyện ông Quang biến mất ngày 26/07. Có tin nói khi đó rằng, trong tù, Vũ Đức Thuận và đồng bọn tội phạm thuộc hệ thống PVN và PVC đã cung khai hết, trong đó có chứng cớ dính đến tội của ông Quang. Bộ chính trị quyết định bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về đối chứng để kết luận bằng mọi giá, vì nếu dính tới ông Quang, đương kim Chủ tịch nước là vấn đề sinh mệnh của chế độ. Theo lô-gic này, ông Quang phải bị bắt. Nhưng ông đã chỉ bị giám quản vì sự việc quá nhạy cảm đối với an ninh quốc gia.

Như vậy, ông Quang thực chất đã không còn là Chủ tịch nước từ tháng 7/2017.

Có thể chưa có nghị quyết của Bộ chính trị, nhưng chắc chắn đã được quyết định bởi bộ ba quyết định mọi thứ, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Trần Quốc Vượng.

Theo tập quán, ông Quang không còn được phép xuất hiện trước công chúng trong tư cách Chủ tịch nước. Ông Quang ngày 24/07 gửi đăng một bài viết rất dài nhân ngày thương binh liệt sĩ, nhưng đúng ngày 27/07, khi tất cả các lãnh đạo đảng và nhà nước, đặc biệt là Bộ Tứ, viếng lăng Hồ Chủ tịch và thắp hương tưởng niệm tại đài Liệt sĩ, thì ông Quang, Chủ tịch nước, là người duy nhất vắng mặt. Ông đã được báo trước không được có mặt ?

Nghiêm trọng hơn, ông Quang không thể và không có quyền đại diện Nhà nước Việt Nam với tư cách nguyên thủ quốc gia trong Tuần thượng đỉnh của Hội nghị APEC 2017 vào đầu tháng 11.

Một kế hoạch thay thế ông Quang hình thành. Ông Quang phải "bị vắng mặt". Người thay thế nguyên thủ không ai khác là ông Trọng, Tổng bí thư đảng.

Để công chúng và thế giới quen và chấp nhận điều đó, Tổng bí thư sẽ đi thăm các quốc gia trong tư cách người đứng đầu Nhà nước. Ngày 22/07, ông Trọng đi thăm vương quốc Campuchia, mặc dù mới trước đó, ông Phúc đã có chuyến thăm 3 ngày cấp nhà nước, từ 24-26/4/2017, nhưng không ký kết gì. Và liền sau đó là hai cuộc viếng thăm khác, không kém nhạt nhẽo, Indonesia và Myanmar, không nhân một sự kiện gì và không có nội dung cụ thể nào. Hai chuyến thăm cấp nhà nước này kéo dài đúng một tuần lễ, chưa từng có trước đó, từ ngày 21 tới ngày 26/08, trong bối cảnh ông Quang đã vắng mặt không rõ lý do từ đúng một tháng. Có vẻ chỉ để chứng minh rằng, Việt Nam vẫn có Nguyên thủ mà không cần sự có mặt của ông Quang. Thông điệp này, có lẽ đặc biệt cung cấp dữ liệu cho các cuộc bàn thảo đang được tiến hành giữa Bộ ngoại giao hai nước Việt-Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump, mà cho đến lúc đó vẫn chưa có trả lời chính thức của Nhà Trắng.

Gần như cùng một lúc, báo chí phát động chiến dịch tuyên truyền và vận động cho chủ trương nhất thể hóa chính quyền và Đảng, bí thư cấp ủy đảng trực tiếp kiêm chức chủ tịch, đã được tổ chức thí điểm nhiều năm tại Quảng Ninh sẽ được đưa vào nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 vào đầu tháng 10.

Nhưng có lẽ mưu sự tại nhân, nhưng thành sự thì tại thiên.

Ngày 27/08 ông Trọng kết thúc các chuyến thăm và về đến Hà Nội thì ngày 28/08 ông Quang xuất hiện trở lại bằng việc tiếp đại sứ Cuba mãn nhiệm, cùng một lúc với thông tin không chính thức rằng, chính phủ Mỹ không chấp nhận "kênh đảng". Ông Trọng, giả sử muốn kiêm làm chủ tịch nước, nhất thiết phải được toàn dân bầu trực tiếp, hoặc ít nhất cũng được Quốc hội bầu. Không có Đảng lẫn lộn hay "đè" lên Chính phủ. Bộ chính trị phải công bố kỷ luật, Quốc hội phải tổ chức họp bất thường, bãi miễn Chủ tịch đương nhiệm và bầu Chủ tịch mới thay thế. Quy trình là vậy, nhưng không làm được, ít nhất là vì không còn thời gian nữa. Bộ chính trị hay chính ông Trọng và thân cận của ông Trọng đành chịu thua, chấp nhận để ông Quang chủ trì APEC và lễ đón Tổng thống Mỹ. Ngày 16/10, Nhà Trắng thông báo chính thức lịch thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC của Tổng thống Trump, nêu đích danh gặp ông Trần Đại Quang. Thực tế, ngoài lễ đón và hội đàm Tuyên bố chung với ông Quang, Tổng thống Mỹ hội kiến ông Phúc, gặp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng chỉ chào xã giao ông Trọng.

Sự việc đã xảy ra như vậy, khiến một người như ông Trọng có thể bỏ qua không ? Ngay sau khi ông Trump rời Việt Nam, ông Trọng là người đích thân đón và tiếp ông Tập Cận Bình không phải tại trụ sở Trung ương đảng mà ngay tại phủ Chủ tịch. Ông Trọng hội đàm với ông Tập và hai vị đứng đầu hai đảng chứng kiến lễ ký và trao các văn bản hiệp định ký kết giữa hai đảng, hai nhà nước. Ông Tập chỉ hội kiến chớp nhoáng với ông Quang và ra tuyên bố chung theo nội dung đã thống nhất trước đó. Tổng bí thư đảng là người chủ đàm và quyết định. Chủ tịch nước chỉ là người hoàn tất thủ tục. Chuyện không có gì mới, nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng phân biệt Tổng bí thư và Chủ tịch nước một cách lộ liễu và cố tình ác ý như vậy.

Người ta càng buộc phải đi đến một đoán định rằng, có lẽ, ông Quang đã không còn là Chủ tịch nước.

Bây giờ, người ta chỉ còn đợi Bộ chính trị sẽ dàn dựng các trò diễn như thế nào để ông Quang biến khỏi chính trường một cách vừa đúng quy trình vừa chứng tỏ đảng là một cái bọc đoàn kết thống nhất. Không thiếu gì cách. Đến như ông Phùng Quang Thanh, bị giam lỏng cả tháng trong khuôn viên Bộ quốc phòng, mà vẫn ngồi trên chủ tịch đoàn Đại hội XII và vẫn về hưu yên bình, giàu có, thì chỉ cần ông Quang chịu khuất phục, là đủ ! Ông Quang vẫn có thể cứ ngồi yên ở vị trí Chủ tịch nướcvì đã bao giờ Việt Nam có Chủ tịch nước thực đâu. Chủ tịch nước nhưng dưới quyền Tổng bí thư đảng, dưới cả quyền Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội, thì Chủ tịch nước quá lắm cũng chỉ là con rối hay thằng hề, chắc ông Quang cũng chẳng mặn mà gì !

Ông Tổng bí thư lại đang muốn theo gương ông Tập người Trung Quốc, cái gì cũng phải thực chất và hiệu quả.

Bùi Quang Vơm

24/11/2017

Published in Quan điểm
Trang 2 đến 2