Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong hai ngày, từ 23 đến 24/6/2023 đã xảy ra một sự kiện vô tiền khoáng hậu tại Liên bang Nga, Yevgeny Prigozhin thủ lĩnh của nhóm lính đánh thuê Wagner đã làm một cuộc binh biến khi kéo đội quân của mình từ Ukraine về Nga, bao vây trụ sở Bộ quốc phòng Nga tại tỉnh Rostov sau đó kéo quân về Moscow. Khi còn cách Moscow 200 km thì Prigozhin được Lukashenko, tổng thống Belarus, đứng ra làm trung gian 'hòa giải' và Prigozhin đồng ý lui binh sau đó rút quân về Belarus.

Sự kiện này đã làm rúng động nước Nga và tất nhiên là cả dư luận thế giới. Các chuyên gia tình báo và quân sự đã phân tích rất nhiều về sự kiện này, đa số đều cho rằng Prigozhin đã phản lại Putin và chỉ dừng lại khi thấy không đủ sức để làm một cuộc đảo chính. Sự kiện này cho thấy nước Nga rất mong manh và dễ vỡ, uy tín của Putin xuống rất thấp trong mắt người dân Nga…

Tất cả những ý kiến đều có lý, tuy nhiên có nhiều câu hỏi và thắc mắc vẫn chưa được giải đáp. Có thật Prigozhin làm cuộc binh biến để chống lại Putin hay không ? Vì sao một kẻ làm loạn động trời như vậy mà không bị trừng phạt, các cáo buộc của tư pháp Nga đối với Prigozhin nhanh chóng bị gỡ bỏ và, không những thế, Prigozhin cùng các chỉ huy của Wagner còn đàng hoàng quay lại điện Kremli họp với Putin và sau đó Prigozhin còn tham dự thượng đỉnh Nga - Châu Phi tổ chức tại Saint-Petersburg hôm 27/7/2023.

1prigozhin1

Đại sứ Freddy Mapouka, cố vấn tổng thống Cộng hòa Trung Phi, bắt tay với Yevgeny Prigozhin tại Thượng đỉnh Nga – Châu Phi ngày 27/07/2023 - Ảnh Dmitry Sytvy

Putin không phải là một người nhân từ, khoảng 40 nhà tài phiệt, tỉ phú Nga đã thiệt mạng một cách bí ẩn trong hơn một năm qua. Nhiều nhà đối lập và bất đồng chính quyền Nga dù đã chạy trốn ra nước ngoài nhưng vẫn bị tình báo Nga sát hại bằng những thứ cực độc như chất phóng xạ. Nhà đối lập hàng đầu của Nga Navalny cũng bị đầu độc suýt chết trên một chuyến bay, may nhờ các bác sĩ Đức kịp thời cứu chữa nên mới thoát chết, ông bị bắt ngay và tống vào tù ngay khi vừa đặt chân đến một sân bay ở Moscow. Việc Prigozhin không hề hấn gì dù đã gây ra một cuộc binh biến động trời và duy nhất trong mấy chục năm cầm quyền của Putin là một dấu hỏi lớn.

Trong các cuộc trao đổi và thảo luận của anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên về tình hình của Ukraine và Nga, chúng tôi cố gắng đi tìm câu trả lời cho sự kiện này và một giả thiết được đưa ra đó là Prigozhin gây ra cuộc binh biến vừa qua không phải để chống lại Putin mà là để ủng hộ Putin. Cuộc binh biến ‘thuận buồm xuôi gió’, không hề gặp một phản ứng nào của quân đội Nga vì họ biết Prigozhin là tay chân thân tín của Putin và khi Putin chưa có lệnh thì không ai dám hành động chứ không phải quân đội Nga yếu đến mức không làm gì được Prigozhin. Sở dĩ Prigozhin dừng lại và lui quân vì đó là lệnh của ông chủ Putin được gửi tới qua một trung gian, cũng là một tay chân khác của Putin, đó là Lukashenko, tổng thống Belarus.

Để hiểu vì sao như vậy, chúng ta cần biết Prigozhin là ai và Wagner sinh ra để làm gì. Đến giờ thì ai cũng đã biết Prigozhin vốn là một tay trùm du đãng, từng nhiều lần vào tù ra tội, y mở một nhà hàng và rất thành công tại Saint Petersburg (thành phố lớn thứ hai của Nga, trước đây là Leningrad). Putin là khách hàng thường xuyên tại đây và sau đó kết thân với Prigozhin, sự nghiệp của Prigozhin lên như diều gặp gió khi Putin trở thành tổng thống Nga. Prigozhin còn được biết đến với biệt danh ‘đầu bếp của Putin’, một người cực kỳ thân tín và gần gũi với Putin.

Wagner là một đội quân đánh thuê tư nhân được Prigozhin lập ra theo chỉ đạo của Putin để thực hiện những nhiệm vụ mà quân đội chính quy Nga không thể thực hiện như bảo kê cho các nhà độc tài tại Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ. Wagner tham gia khai thác vàng, kim cương, gỗ quí, dầu mỏ ở Châu Phi. Wagner hậu thuẫn cho các cuộc đảo chính quân sự tại Mali và Cộng hòa Trung Phi. Trước cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, Putin luôn từ chối mọi quan hệ với Wagner và còn hứa với tổng thống Pháp Macron là sẽ trừng trị nhóm Wagner. Tuy nhiên khi cuộc chiến với Ukraine diễn ra thì Putin không còn giấu diếm về thân phận của Wagner nữa. Đội quân của Wagner đã được điều động tham chiến tại Ukraine và cuộc chiến thảm khốc nhất mà Wagner tham gia là tại chiến trường Bakhmut, nơi 2/3 số quân của Wagner đã bỏ mạng để chiếm được trung tâm thị trấn. Putin đã chi cho Wagner hơn một tỉ USD trong một năm tham chiến tại Ukraine.

Trong suốt thời gian tham chiến tại Ukraine và nhất là mấy tháng trước cuộc binh biến, Prigozhin đã công khai chửi bới và nhục mạ Bộ quốc phòng Nga và các tướng lĩnh hàng đầu, như Bộ trưởng quốc phòng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Gerasimov mà không ai nói gì ? Tại sao Prigozhin dám làm như vậy ? Câu trả lời, vì đó cũng là ý muốn của Putin. Putin xuất thân từ KGB, tức là cơ quan an ninh chứ không phải bên quân đội, cho nên luôn có cái nhìn nghi ngờ các tướng lĩnh, thứ hai Putin cũng rất tức giận khi quân đội Nga đã không chiếm được Kyiv trong 3, hay 7 ngày như kỳ vọng. Sự thất bại của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đã khiến Putin giận dữ và phải điều đội quân Wagner vào mặt trận Bakhmut với mong muốn có một chiến thắng để khoe khoang với dân chúng Nga.

Quân đội Nga là một đội quân chuyên nghiệp nên không thể chấp nhận sự có mặt của Wagner. Mặc dù những người lãnh đạo quân đội là tay chân thân tín và trung thành của Putin, nhưng các tướng lĩnh Nga đã công khai phản đối Wagner. Họ đã để mặc Wagner tham chiến tại Bakhmut, không những thế họ còn cắt cả tiếp viện lương thực và vũ khí khiến Prigozhin nổi điên và chửi bới Bộ quốc phòng không tiếc lời. Giọt nước đã tràn ly khi Shoigu thay mặt Bộ quốc phòng đưa ra một tối hậu thư cho Prigozhin, hoặc là tham gia vào quân đội chính qui hoặc là sẽ bị tiêu diệt. Trước tình thế đó và do không thấy Putin có ý kiến gì nên Prigozhin đã chọn giải pháp nổi loạn. Cuộc nổi loạn của Prigozhin là chống lại Bộ quốc phòng Nga chứ không hề chống lại Putin.

prigozhin2

Cuộc binh biến của Prigozhin bất thành khiến đội quân Wagner bị trục xuất khỏi Nga, không còn được tham chiến ở Ukraine.

Cuộc hành quân của Prigozhin rất thuận lợi khi không gặp bất cứ sự chống đối nào, vì các tướng lĩnh chưa nhận được lệnh của Bộ quốc phòng. Trong 2 ngày đó, các tướng lĩnh Nga đã gây sức ép, buộc Putin lên tiếng và cuối cùng Putin cũng phải lên đài truyền hình lên án cuộc binh biến và hứa sẽ trừng trị Prigozhin. Đó là trên mặt truyền thông công khai, trong hậu trường thì chính Putin đã gọi điện cho một đệ tử thân tín khác là Lukashenko để chuyển lời đến Prigozhin, yêu cầu dừng cuộc binh biến lại, và Prigozhin vui vẻ chấp thuận mệnh lệnh của ông chủ.

Ai cũng biết Lukashenko chỉ là con rối của Putin, y lấy đâu ra uy tín để thuyết phục và chấm dứt một cuộc binh biến gây chấn động như vậy. Ngoài ra Lukashenko còn phải làm một việc mà y không hề muốn đó là thu nhận đội quân Wagner. Y đâu dám cãi lệnh của Putin dù biết rằng sự xuất hiện của Wagner tại Belarus sẽ gây ra nhiều bất lợi. Sẽ không có chuyện Wagner gây chiến với Ba Lan, Putin đâu còn sức để tấn công ngay cả Ukraine huống hồ gì với Ba Lan và NATO.

Uy tín của Putin đang bị đổ vỡ ?

Tất nhiên là như vậy và thậm chí còn nhiều hơn những gì chúng ta đã biết. Nếu cuộc binh biến của Prigozhin là chống lại Putin thì uy tín của Putin có mất nhưng sẽ mất ít hơn và không gây nguy hiểm cho Putin. Nếu giả thuyết của Tập Hợp đưa ra là đúng thì không những uy tín của Putin đã sụp đổ mà ngay cả tính mạng của Putin cũng đang bị đe dọa.

Việc Putin phải dùng đến đội quân riêng của mình để gây sức ép lên Bộ quốc phòng Nga là một bước lùi rất nghiêm trọng. Putin không những không bảo vệ được đệ tử ruột của mình là Prigozhin mà ngay cả đội quân ‘con cưng’ Wagner còn bị trục xuất khỏi Nga, đây là một báo hiệu xấu cho Putin. Quân đội Nga đã dần dần lấy lại vị thế của mình trước Putin, họ đang chuyển từ thế bị động sang thế chủ động khi cuộc chiến ngày càng kéo dài và khốc liệt. Hơn ai hết họ hiểu rằng cuộc chiến này chỉ có thất bại chứ không thể chiến thắng.

prigozhin3

Ưu tư quan trọng hàng đầu của các nước dân chủ là chế độ hậu Putin. Nước Nga phải là một nước dân chủ. Không ai muốn Nga trở thành một chư hầu của Trung Quốc.

Quyết tâm đánh bại chế độ Putin và cuộc xâm lược ngang ngược của Nga vào Ukraine từ các nước dân chủ và nhất là người dân Ukraine là không thay đổi. Giới tướng lĩnh và tinh hoa Nga hiểu rất rõ điều đó và họ đang chạy đua với thời gian, bí mật bàn bạc kế hoạch để thay thế chế độ Putin.

Chúng ta cần phải hiểu ưu tư hàng đầu của các nước dân chủ không phải là đánh bại quân đội Nga trong cuộc chiến này như thế nào mà là chế độ hậu Putin sẽ ra sao ? Không ai muốn đánh bại dân tộc Nga. Nên biết nước Nga chia thành hai khối, một bên ủng hộ dân chủ và một bên ủng hộ Putin. Nga vẫn là một dân tộc lớn và có nhiều ảnh hưởng trên thế giới. Nếu hậu Putin vẫn là một chế độ độc tài thì đó vẫn là một nguy cơ cho hòa bình thế giới. Cũng không ai muốn Nga rơi vào vòng tay của Trung Quốc vì Trung Quốc mới là mối đe dọa lớn nhất cho thế giới. Trung Quốc rất cần đến nguồn nhiên liệu và khoáng sản khổng lồ của Nga và Mỹ lẫn EU đều không muốn Nga trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Cũng không ai muốn kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga rơi vào tay một nhà độc tài hay một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Chính người Nga, cụ thể là giới trí thức Nga phải giải quyết Putin và xây dựng một nhà nước dân chủ. Trong những ngày này các cuộc gặp gỡ, thảo luận về chế độ hậu Putin đang được các chuyên gia quân sự và ngoại giao hàng đầu thế giới tiến hành một cách khẩn trương và nghiêm túc. Không một đội quân nào có thể tiến vào Moscow để giải tán chế độ Putin ngoài người dân Nga. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vì thế không thể kết thúc một cách nhanh chóng và quá đột ngột khi chưa có phương án thay thế Putin. Đó mới là lý do khiến Mỹ và EU chưa cung cấp các loại vũ khí hiện đại như máy bay F16 cho Ukraine.

Cuộc binh biến của Prigozhin là một phép thử quan trọng cho chính trường Nga và nó cho thấy Putin không còn là một nhà độc tài tối cao bất khả xâm phạm.

Việt Hoàng

(4/8/2023)

Published in Quan điểm

Mặc dù cuộc chiến Nga - Ukraine còn đang tiếp tục, nhưng nhận định chung của chúng tôi vẫn không thay đổi, nước Nga sẽ phải chuyển mình về dân chủ nếu còn muốn có tương lai. Chính cuộc chiến của nhân dân Ukraine là tác nhân cho sự thay đổi này. Sự thắng lợi sau cùng của Ukraine là không thể đảo ngược. Nước Nga đã hoàn toàn thất bại trong những mục tiêu mà Putin đề ra, từ phi quân sự hóa Ukraine, trung lập hóa Ukraine và xóa bỏ "chủ nghĩa phát xít", cũng như bảo vệ người dân Ukraine nói tiếng Nga ở Donbass và bán đảo Crimea. Thay vào đó là một nước Ukraine mạnh mẽ, vươn mình đứng dậy, một thành trì bảo vệ nền độc lập cho chính mình và hòa bình cho Châu Âu và thế giới.

Nước Nga đã không thắng được Ukraine trong tuần đầu, có nghĩa là nước Nga không bao giờ thắng được nữa. Ban đầu Putin chỉ có một kế hoạch là chiến thắng ngay tức khắc vì những kẻ phản bội tại Ukraine cũng như các tướng lĩnh của Nga đã vỗ về Putin ảo tưởng được ôm vòng hoa và được ăn bánh mì với muối tại Kyiv. Putin thực sự sống trong ảo tưởng. Cú tát vỗ mặt của Zelensky và nhân dân Ukraine đã đem Putin về với thực tế. Điều đáng nói, Putin là một nhà độc tài đầy mặc cảm tự ti nên ông ta sẽ chiến đấu đến người Nga cuối cùng. Trên phương diện quốc tế tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Zelensky, người Ukraine chỉ bảo vệ những gì là của mình. Vì vậy không ai khác mà chính người Nga cần phải tự giải phóng cho người Nga. Cơ hội đã đến, tôi hi vọng những người Nga sẽ đứng lên lật đổ chế độ Putin để tiến về phía dân chủ.

Thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy nổi dậy

Sau chiến tranh lạnh, sự sụp đổ bất ngờ của Liên bang Xô Viết như một dấu chấm cuối cùng tạo ra cho thế giới một niềm hưng phấn chưa từng có. Chủ nghĩa phát xít chỉ còn là quá khứ của lịch sử, chủ nghĩa cộng sản đã tự gục ngã trên chính thành trì quê hương của nó. Cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản – dân chủ đã kết thúc và ngày nay chỉ còn dân chủ tự do. Không ít người đã từng đặt vấn đề về sự tồn tại của khối NATO. Sự đầu tư vào quân sự của các nước dân chủ, trừ Mỹ, dường như chỉ còn là một phản xạ yếu ớt vì không biết để làm gì, chống ai ? Chủ trương tập trung mọi cố gắng và ưu tư để phát triển kinh tế của Bill Clinton đã đưa thế giới qua giai đoạn mới, không còn chiến tranh, không còn hận thù, chỉ có thành công về kinh tế mới quan trọng. Mọi người tin rằng kinh tế sẽ thay đổi nhận thức con người về mặt tư tưởng. Chính cơn men say làm giàu trước hết này dẫn thế giới qua một bước ngoặt mới với sự ích kỷ và chủ nghĩa dân túy lên ngôi. Nước Anh từ giã Liên Âu, Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, Bolsonaro nắm chính quyền ở Brazil, v.v. từ đây thân ai người ấy lo.

Là một nước lớn trong năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc, đồng thời là một quốc gia sở hữu hàng đầu về nguyên tử, nhưng thay vì đóng góp và bảo vệ cho hòa bình thế giới, Nga đã đem quân đánh Chechnya, Gruzia (Georgia) và sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga… Thế giới đã gần như bỏ mặc để Nga muốn làm gì thì làm. Ngày 24/2/2022 nước Nga lại một lần nữa chà đạp lên công pháp quốc tế khi bất ngờ tấn công toàn diện vào một đất nước có chủ quyền là Ukraine. Cả thế giới đã nín thở chờ nước Nga thống trị Ukraine. Thế giới đã trải qua một giai đoạn đáng buồn khi để yên cho bạo lực lên ngôi, mặc cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.

ketnap1

Zelensky và nhân dân Ukraine đã giúp thế giới thức tỉnh.

Zelensky và sự quật cường của Ukraine

Trong giây phút hiểm nghèo đó, Zelensky một nhà lãnh đạo xuất thân là một nghệ sĩ, một ‘anh hề’ mà trước đó chỉ còn hơn 20% tín nhiệm của dân chúng đã từ chối chuyến bay giải cứu của tổng thống Mỹ Biden và tổng thống Pháp Macron. Ông đã quyết định ở lại và cùng với nhân dân Ukraine đứng lên chống lại quân xâm lược Nga. Quyết tâm này đã làm thay đổi lịch sử. Từ nay thế giới sẽ biết đến Ukraine như là một đất nước quật cường, dám chống lại chủ nghĩa phát xít Nga với một đội quân hùng mạnh thứ hai trên thế giới. Zelensky và nhân dân Ukraine đã giúp thế giới thức tỉnh.

Cuộc chiến của nhân dân Ukraine không còn là một cuộc chiến vệ quốc mà đây còn là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít Nga, chống lại chủ nghĩa sô vanh nước lớn. Ukraine đã đấu tranh cho quyền tự quyết của mỗi dân tộc và trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất. Ukraine đi vào lịch sử thế giới khi làm thay đổi dòng chảy của lịch sử. Ukraine đã đóng góp rất lớn cho Làn sóng dân chủ lần thứ tư. Chính vì thế mà Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ của tất cả các nước dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan, cộng hòa Czech, Latvia và gần như cả cộng đồng thế giới.

Putin, một người điên của nhân loại

Liên bang Xô Viết sụp đổ để hình thành một Liên bang Nga không còn cộng sản. Ai cũng hy vọng với những bàn tay chìa ra từ Mỹ, Pháp, Đức, cộng đồng chung Châu Âu và các nước dân chủ thì nước Nga sẽ nhanh chóng tiến về dân chủ.

Đáng tiếc các lãnh đạo của nước Nga đều là những người được đào tạo dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ông Yeltsin không có khái niệm gì về dân chủ, hoàn toàn bất lực, mất phương hướng và nát rượu. Nước Nga rơi vào tay của giới tài phiệt. Người đưa Putin lên nắm quyền, là một trong năm tỷ phú giàu nhất nước Nga lúc đó : Sergei Pugachev. Ông cũng chính là người muốn phong hàm tướng cho Putin, khi điều Putin về làm giám đốc KGB. Sau này khi bị Putin đàn áp và phải sống lưu vong, Pugachev cho hay ông đã nhầm lẫn về Putin bắt đầu từ khi Putin từ chối việc phong hàm tướng và bày tỏ nguyện vọng chỉ muốn nắm quyền 3-4 năm và sau đó chỉ là làm giàu. Chính vì sai lầm đó mà Pugachev và hàng loạt các tỷ phú như Andrey Illarionov, Boris Berezovsky, Khodorkovsky… đều phải bỏ nước ra đi. Và dù rằng họ đã ở nước ngoài nhưng ai cũng phải chứng kiến nhiều lần bị ám sát. Putin là một tay giết người, truy cùng đuổi tận nên nhiều tỉ phú và đối lập đã không thoát khỏi bàn tay thần chết của Putin. Nhiều người trong số họ đang kiện nước Nga về tội chiếm đoạt tài sản của họ.

Những kẻ tiểu nhân như Putin chỉ có tài duy nhất là bắt người khác thuần phục. Từ bộ trưởng Bộ an ninh liên bang đến hệ thống mật vụ chỉ điểm khắp nơi đều biến thành công cụ của Putin, giúp y có thể dập tắt bất kỳ mọi sự phản kháng. Trong thời kỳ Putin nắm quyền không biết bao nhiêu nhà báo đã bị giết chết. Nhiều người bất đồng chính kiến phải bỏ nước ra đi nhưng cũng bị Putin cho người ám sát. Người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất với Putin là Nemsov bị bắn chết ngay gần điện Kremlin. Nhân vật đối lập Navalni may mắn thoát chết sau một vụ đầu độc và hiện đang ở trong tù. Putin đã dùng mọi thủ đoạn để duy trì chế độ toàn trị của mình. Putin đã nâng tầm ám sát và thủ tiêu các nhà đối lập lên một ‘nghệ thuật’ : Nghệ thuật giết người với những công cụ đặc biệt chưa từng có trên thế giới như tự bôi chất phóng xạ, tự té lầu, tự lấy dao cắt cổ mình... Những kẻ vây quanh Putin chỉ còn lại những kẻ vinh thân phì gia. Từ Zuganov, đảng trưởng Đảng cộng sản đến Medvedev, Patrusev, Lavrov, Shoigu... Tất cả những người này có chung một đặc điểm là thần phục Putin tuyệt đối.

Putin vươn bàn tay mình ra qua hệ thống KGB tới tất cả các nước và thao túng hệ thống chính trị của họ. Mọi sự xáo trộn ở Ukraine đều do bàn tay của Putin nhưng y luôn đổ vấy cho NATO và Mỹ. Tên trùm bắn tỉa Kirgin, trung tá FSB (cơ quan An ninh liên bang Nga), một tội phạm quốc tế đã có mặt tại Crimea giúp Aksyonov cướp chính quyền và sau đó tại Donbass rồi trở thành Bộ trưởng quốc phòng của nhà nước tự xưng do Nga hậu thuẫn tại Lugansk. Ngày nay với nhiều nguồn tin, chúng ta có thể khẳng định các vụ khủng bố để lấy lý do tấn công nước cộng hòa nhỏ bé thuộc liên bang Nga là Chechnya đều do Putin đặt hàng. Putin sẵn sàng dùng cái chết của những người cộng tác với mình và sau đó là bóp nghẹt thông tin để phục vụ cho mục đích của mình. Người Nga ở khắp thế giới đã nếm trải thảm cảnh được Putin ‘lo cho họ’ bằng cách phá tan cuộc sống bình yên của họ. Tội ác của Putin không thể nào kể hết. Tội phạm Putin phải đứng trước vành móng ngựa.

putin0

Putin là tội phạm nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21.

Cuộc đấu tranh tiến về dân chủ của nhân dân Ukraine

Tôi là người đã sống ở Ukraine khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Tôi hoàn toàn hiểu những bước chuyển mình khó khăn của Ukraine trong bối cảnh đất nước nằm trong quĩ đạo của một người "anh" tàn bạo như nước Nga. Đã 3 lần người dân Ukraine bị nước Nga bức tử, với mục đích xóa bỏ căn cước Ukraine. Nhưng Ukraine năm 2022 không còn là đất nước của năm 2014 nữa. 8 năm đủ dài để người dân ý thức được cuộc sống tự do với cuộc sống dưới ách độc tài phát xít của Putin ở Luganck, Donbass hay Crimea. Người dân Ukraine không thể đổi cái quyền tự quyết, quyền xuống đường biểu tình, quyền thay đổi chính quyền bằng lá phiếu để lấy một chính quyền toàn trị, bách hại tất cả những người bất đồng chính kiến. Một chính quyền sợ cả người dân ra đường với tờ giấy trắng. 8 năm đã biến tất cả người dân Ukraine hiền lành trở thành những con người quả cảm. Chỉ có kẻ tâm thần mới cất quân đi tấn công một đất nước như vậy.

Cuộc binh biến của tay trùm Wagner, Prigozin đã làm rung chuyển nước Nga. Chỉ với đội quân 8 tới 9 nghìn người nhưng Prigozin đã làm cho cả hệ thống tê liệt. Một trùm tình báo KGB, một người từng đe dọa thế giới về thảm họa hạt nhân, thực ra là một kẻ đớn hèn, nhát chết, không biết phải làm gì. Quân đội, công an biên phòng, cảnh sát, đặc nhiệm Omon là hung thần đối với người dân trong suốt 24 năm qua đều bỏ chạy khi thấy quân Wagner kéo đến. Putin không còn ai bên cạnh để đối mặt với đám giang hồ thảo khấu. Thật kinh hoàng khi Putin phải gọi cầu cứu ngoại bang và cũng không ai đến cứu Putin ngoài Lukashenko, tổng thống Belarus. Trong hoảng loạn Putin phải rời Moscow. Putin phải trả giá cho chính cách hành xử bất minh của mình. Wagner là một đội quân đen, là một đám lính đánh thuê, nó hoàn toàn không có trong hiến pháp Nga, nó hoàn toàn không được đăng ký nhưng lại có quyền mở của nhà tù ân xá cho bất cứ ai nó cần, nó đứng trên cả pháp luật vì nó là đội quân riêng của Putin. Giang hồ cũng có võ của giang hồ. Trước giang hồ Prigozin, Putin đã phải muối mặt hủy bỏ mọi lệnh bắt và phải trả lại cho Prigozin không thiếu một đồng nào và không dám động vào Prigozin. Nước Nga hoàn toàn sụp đổ trong con mắt thế giới, toàn bộ sậu quanh Putin chỉ trần trụi là một đám trộm cướp.

Theo tôi Ukraine tấn công vào nước Nga dễ hơn nhiều so với giành đất, nhưng đó không phải là đường lối của Ukraine. Hi vọng người Nga tiến bộ, những người nhìn nhận họ có trách nhiệm trước đất nước Ukraine, cùng nhau giành lại nước Nga. Những người Nga tha hương đã thấm nhuần giá trị dân chủ và họ có quyết tâm xây dựng lại một nước Nga văn minh, hiền lành và thân thiện. Nên biết có hai loại người Nga cùng chung sống trên lãnh thổ Nga, một loại người văn minh, yêu dân chủ tự do như đa số người dân Châu Âu và một loại người thiếu hiểu biết, ngu dốt chỉ biết nhắm mắt đi theo Putin. Một nước Nga hậu Putin chắc chắn phải là một nước dân chủ nếu muốn hòa giải và hội nhập với thế giới. Vết thương mà Putin gây ra cho Ukraine quá lớn và rất khó hàn gắn. Một nước Nga dân chủ sẽ phải khiêm tốn và ăn năn may ra mới hàn gắn được những đổ vỡ đó.

Làn sóng dân chủ thứ tư bắt đầu từ năm 2010 đang tăng tốc và sẽ đạt đến đỉnh điểm khi nước Nga thất bại và chế độ Putin sụp đổ. Làn sóng dân chủ này sẽ quét đi những nhà nước độc tài cuối cùng như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Cuba và những nhà nước thần quyền độc đoán ở Trung Đông. Người Việt chúng ta cần chuẩn bị để không lỡ hẹn với tương lai.

Đỗ Xuân Cang

(13/7/2023)

Published in Quan điểm

Trước chiến tranh, cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở Ukraine có khoảng 7.000-8.000 người, chủ yếu sống tập trung ở ba thành phố lớn là thủ đô Kyiv, thành phố cảng Odessa và Kharkiv. Hơn 90% người Việt kinh doanh buôn bán hàng quần áo tại các khu chợ và trung tâm thương mại. 70% người Việt Nam có nhà và xe ô tô. Căn hộ một phòng ngủ mới xây có giá chỉ khoảng 50.000 USD. Người Việt định cư tại Ukraine chủ yếu là sinh viên và công nhân sang Ukraine làm việc theo chương trình xuất khẩu lao động được ký kết giữa Nhà nước Việt Nam và Liên Xô từ thập niên 80 đến 90.

Cũng như các cộng đồng Việt Nam khác trên thế giới, thế hệ thứ nhất đến Ukraine với hai bàn tay trắng và một quyết tâm thay đổi cuộc đời. Họ đầu tư cho thế hệ thứ hai ăn học đàng hoàng, đa số các cháu sinh ra và lớn lên tại Ukraine đều tốt nghiệp đại học. Do cơ hội làm việc tại Ukraine không nhiều nên phần lớn thế hệ thứ hai, sau khi học xong thì sang nước khác làm việc như Ba Lan, Cộng hòa Czech, Canada…

Dù không giàu có và thành công như các cộng đồng người Việt khác nhưng nói chung cuộc sống của bà con người Việt tại Ukraine tương đối ổn định. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm nhiều người Việt tại Ukraine trắng tay do đồng tiền Ukraine mất giá nặng nề so với đồng USD. Cuộc ‘Cách mạng Nhân Phẩm’ của người dân Ukraine năm 2014 lật đổ tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovich và sau đó là cuộc xâm chiếm bán đảo Crimea và vùng Donbass của Putin càng làm cho kinh tế Ukraine suy giảm. Công việc kinh doanh của cộng đồng người Việt tại Ukraine ngày càng trở nên khó khăn khi người dân giảm mua sắm để lo cho việc ăn uống hàng ngày. Một số người Việt có tiền đã trở về Việt Nam làm ăn, chủ yếu là đầu tư vào bất động sản. Đa số bà con vẫn ở lại Ukraine vì con cái đang học hành dang dở…

uk101

Cuộc sống êm đềm của cộng đồng người Việt tại Ukraine đã kết thúc vào lúc 5 giờ sáng ngày 24/2/2022 khi quân đội Nga tràn qua biên giới Ukraine.

Cuộc sống êm đềm của cộng đồng người Việt tại Ukraine đã kết thúc vào lúc 5 giờ sáng ngày 24/2/2022 khi quân đội Nga tràn qua biên giới Ukraine. Tiếng bom và đạn pháo Nga rung chuyển khắp lãnh thổ Ukraine. Một cuộc xâm lược vô lý và ngang ngược nhất thế giới từ sau thế chiến thứ 2 đã bắt đầu. Cũng như đại đa số người dân Ukraine, không một người Việt Nam nào tin rằng Nga sẽ xâm lược Ukraine. Nhiều người vẫn nhập một lượng hàng lớn, chuẩn bị cho mùa xuân. Nhiều người không có đồng nào trong nhà vì tiền bạc đã đầu tư hết vào hàng hóa.

Nhiều người Việt ở Ukraine tin rằng cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc với phần thắng thuộc về Putin. Xe tăng Nga đã vào đến trung tâm thành phố Kharkiv và lính dù Nga đã chiếm được sân bay Antonov, gần thị trấn Hostomen, cách trung tâm Kyiv chỉ 32 km… Thế nhưng diễn tiến cuộc xâm lược Ukraine đã diễn ra không theo đúng ý muốn của Sa hoàng Putin. Quân đội Ukraine đã chặn đứng đội quân hùng mạnh thứ hai trên thế giới và đẩy lùi quân Nga về bên kia biên giới. Bị thiệt hại nặng nề nên quân Nga đã phải rút lui khỏi Kyiv và Kharkiv để tập trung vào khu vực Donbass và phía Nam Ukraine.

Sau hơn một tuần xảy ra chiến sự thì bà con người Việt ở Ukraine nhận ra rằng cuộc chiến này sẽ kéo dài và trước sự bắn phá điên cuồng của quân Nga vào các khu dân cư thì họ không còn lựa chọn nào khác là phải di tản về phía Tây Ukraine. Các trạm xăng đã đóng cửa nên chỉ còn một cách di tản bằng tàu hỏa. Tình hình những ngày đó tại các sân ga lớn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng và khó quên. Hàng ngàn người chen chúc ở sân ga trong giá lạnh, chờ tàu suốt ngày đêm và khi tàu đến thì tình cảnh không khác gì trong bộ phim nổi tiếng Titanic. Cả biển người chen chúc, xô đẩy, la hét trong tuyệt vọng để được lên tàu và rồi cảnh sát và nhân viên đường sắt làm thành một hàng rào, họ chỉ cho phụ nữ và trẻ em lên tàu, tất cả đàn ông đều bị gạt lại. Nhiều người, cả ta lẫn tây cầm cả nắm tiền đưa cho cảnh sát để được lên tàu nhưng không ai nhận. Giàu nghèo khi đó đều ‘bình đẳng’ như nhau.

Đàn ông Ukraine từ 18 đến 60 tuổi không được xuất cảnh. Tuy nhiên đa số đàn ông người Việt tại Ukraine đều chưa có quốc tịch mà chỉ có thẻ định cư dài hạn nên đều được xuất cảnh. Họ phải chờ những chuyến tàu khuya mới được lên tàu. Suốt cuộc hành trình kéo dài từ 20 đến 24 giờ đó, họ đều phải đứng im một chỗ vì trên tàu chật cứng người. Sau khi đến Lviv, thủ phủ của miền Tây, giáp với Ba Lan thì mọi người không dừng lại mà tiếp tục di tản sang Ba Lan. Trừ những trường hợp hiếm hoi, đa số phải chờ từ 8 đến 10 tiếng giữa trời đêm giá lạnh mới qua được biên giới Ba Lan chỉ cách đấy độ 200 mét. Có những phụ nữ Ukraine đơn thân đem theo 3-4 đứa trẻ, trong đó có em bé chỉ mấy tháng tuổi, còn nằm trong xe nôi. Lần đầu tiên trong đời, bà con người Việt tại Ukraine mới biết thế nào là ‘chạy giặc’.

Người Ba Lan nói riêng và các nước EU nói chung đã chuẩn bị rất chu đáo và kịp thời trong việc đón tiếp người tị nạn Ukraine. Họ lập các trạm đón tiếp người Ukraine ngay sát biên giới, cạnh cửa khẩu biên phòng. Sau hàng chục tiếng đồng hồ chen chúc, chờ đợi giữa đêm khuya giá lạnh ở biên giới hai nước, chỉ cần đặt chân qua Ba Lan là mọi người được cho ăn uống đầy đủ sau đó được xe buýt chở đến ga tàu để về thủ đô Warszawa rồi từ đó đi các nước EU khác.

Người Việt có câu ‘trong cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau’, có sang EU mới thấy được sự văn minh, nhân bản và bao dung của họ. Những người tình nguyện viên làm việc 24h/24 từ lúc chiến tranh nổ ra với một thái độ và tình cảm chân thành, chia sẻ và thân ái. EU đã tiếp nhận hơn 8 triệu người Ukraine di tản và không một ai bị bỏ đói, không một ai bị ngủ ngoài đường và xã hội không hề loạn lạc, bất ổn. Không một người dân EU nào thấy bất tiện và giận dữ vì sự có mặt của những vị khách không mời. Các nước EU có đủ lý do để không nhận người Việt Nam sang tị nạn vì đa số đều có hộ chiếu Việt Nam và Việt Nam không bị chiến tranh. Tuy nhiên có lẽ họ quá hiểu chế độ cộng sản và vì họ rất nhân văn nên cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine đã được đón tiếp và đối xử như những người dân Ukraine. Tại Đức, các gia đình người Việt Nam đến từ Ukraine đều được cấp nhà, cấp thẻ bảo hiểm y tế và tiền sinh sống. Tổng cộng một gia đình 3-4 người nhận khoảng 2000 Euro/tháng.

uk02

Người dân Ukraine sẽ không bao giờ quên và tha thứ cho cuộc xâm lược tàn bạo và ngang ngược của Putin và nước Nga.

Cộng đồng người Việt ở Đức, Ba Lan và các nước EU cũng rất tuyệt vời. Tình đồng bào của mọi người rất cảm động và đáng trân trọng, họ sẵn sàng nhường nhà cho những người đồng hương từ Ukraine ở và sau giờ làm việc họ nấu cơm, bún, cháo đem vào các trại tị nạn tiếp tế cho người Việt vì họ biết người Việt không ăn được bánh mì thường xuyên mà trong các trại thì bữa sáng và bữa tối thường là bánh mì, giò, bơ và pho mát. Chỉ bữa trưa mới có đồ ăn nóng. Nhiều cháu thanh niên Việt Nam thế hệ thứ hai bỏ cả công việc để đưa mọi người đi làm giấy tờ, thuê nhà, tìm việc làm, lấy thẻ điện thoại... Họ chân tình và cởi mở chứ không ‘sống chết mặc bay’ như ở Việt Nam.

Tất cả con em người Ukraine cũng như cộng đồng người Việt sang EU tị nạn đều được đi học ngay lập tức. Các lớp dạy tiếng bản xứ dành cho người Ukraine được mở ra và ai cũng có thể đăng ký đi học. Ai không thích thì đi làm. Đa số người Việt Nam sang Đức đều chọn công việc đi làm trong các quán ăn của người Việt. Đây là một ngành nghề rất phát triển tại Đức vì các quán ăn của người Việt có đủ ba tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Giá một xuất ăn hay một bát bún phở giá từ 10-12 Euro, mức giá này so với thu nhập tại Đức là tương đối rẻ. Tuy nhiên công việc tại các quán ăn chiếm rất nhiều thời gian, bắt đầu từ 10 giờ sáng và kết thúc vào lúc 10 giờ tối, được nghỉ trưa 2 tiếng. Công việc không quá vất vả nhưng phải luôn chân luôn tay nên không phải ai cũng muốn làm. Các quán ăn của người Việt luôn thiếu người phục vụ, vì thế họ sẵn sàng nhận người Việt ở Ukraine sang. Vì quán toàn là người Việt nên cũng không cần phải biết tiếng. Đó là một lý do quan trọng vì hàng rào ngôn ngữ rất lớn mà không phải ai cũng vượt qua được.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã, đang và sẽ làm thay đổi thế giới và nhất là nước Nga, Ukraine và cộng đồng người Việt sống tại Ukraine. Không ai biết chính xác khi nào chiến tranh sẽ kết thúc và đến lúc đó có lẽ chỉ một số ít người Việt quay trở lại Ukraine. Thời gian đã trôi qua hơn một năm, đa số người Việt đã tìm được cho mình một công việc mới ở các nước EU. Dù có những khó khăn ban đầu nhưng các nước EU rất phát triển, văn minh và bao dung nên bà con người Việt đã hội nhập rất nhanh. Mọi sự thay đổi đều khó khăn và cần thời gian nhưng dù gì thì sự thay đổi từ khổ sang sướng, từ lạc hậu sang văn minh, từ một nước nghèo sang các nước giàu… cũng dễ chịu và dễ thích nghi hơn là ngược lại.

uk03

Cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine dù có quay trở về lại Ukraine hay không thì tình cảm của họ dành cho Ukraine luôn là những gì thân thương và tốt đẹp nhất.

Theo tôi, sau khi chiến tranh kết thúc thì Ukraine sẽ sớm được gia nhập NATO và EU vì bây giờ người dân Ukraine, trong đó có cộng đồng người Việt đã được cấp giấy tờ cư trú trong hai năm và tự do đi lại trong EU. Nhiều người đã quay trở về Ukraine để giải quyết công việc như thanh lý hàng hóa, thăm nom nhà cửa… Hơn 4 triệu người Ukraine đã quay về nước nhưng có lẽ hàng triệu người khác, nhất là giới trẻ sẽ ở lại EU để học hành và tìm kiếm một công việc thích hợp. Ukraine còn rất nhiều việc phải làm sau khi chiến tranh kết thúc như chống tham nhũng, tạo dựng một môi trường sống và làm việc thông thoáng, văn minh và bình đẳng cho tất cả mọi người.

Tôi tin là Ukraine sẽ làm được điều đó vì người dân Ukraine rất hiền lành, tử tế và nhân hậu. Họ đã chịu quá nhiều đau khổ, hy sinh và mất mát. Đây là cơ hội ngàn năm có một để họ xây dựng và kiến tạo lại đất nước theo tiêu chuẩn của EU. Cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine dù có quay trở về lại Ukraine hay không thì tình cảm của họ dành cho Ukraine luôn là những gì thân thương và tốt đẹp nhất. Nơi đó mãi mãi là một phần của cuộc đời họ, là những kỷ niệm êm đềm và hạnh phúc nhất trong cuộc đời.

Việt Hoàng

(3/3/2023)

Published in Quan điểm

Cuộc chiến Ukraine những ngày đầu năm 2023 khởi đầu với tâm điểm là trận chiến ác liệt ở Soledar, một thị trấn nằm cách Bakhmut khoảng 15km về hướng Đông Bắc. Trong tiếng Ukraine, Soledar có nghĩa là "món quà muối". Mỏ muối ở đây được khai thác hàng triệu tấn mỗi năm ; quá trình khai thác đã tạo ra hệ thống đường hầm dài đến 200km ở độ sâu hơn 100m. Thị trấn này trước đó, trong gần một năm qua, không được chú ý cho đến khi trở thành chiến địa "đẫm máu nhất từ đầu cuộc chiến" do các đợt tấn công từ phía quân Nga.

Điều khiến các nhà quan sát ban đầu bối rối là phía quân Nga đã phải chịu cái giá nhân mạng rất lớn chỉ để chiếm một thị trấn nhỏ, có dân số khoảng 10.000 trước cuộc chiến và không có vị trí chiến lược quan trọng. Lối đánh quen thuộc của quân Nga là luôn pháo kích tan tành mục tiêu trước khi tiến quân đã khiến Soledar bị phá hủy hoàn toàn. Vậy Nga quyết chiếm một thị trấn nhỏ tan hoang vì điều gì ?

Nét đậm của cuộc chiến trước trận Soledar

Theo ước tính của quân đội Anh và Mỹ, tính đến cuối năm 2022, quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 100.000 binh lính ; con số của phía Ukraine là tương đương và có phần ít hơn. Những tổn thất này là khủng khiếp cho cả hai bên trong một thời gian giao tranh chỉ hơn 10 tháng. Cả hai phía đều tranh thủ sự khắc nghiệt của mùa đông để ghìm chân đối phương và ổn định lại quân lực.

Lần gần đây nhất mà quân Nga chiếm được một thành phố của Ukraine là vào tháng 7/2022 với thành phố Lysychansk thuộc tỉnh Luhansk. Trong 6 tháng qua, quân Nga chỉ đi từ thất bại này đến thảm bại khác : rút khỏi tỉnh Kharkiv ở đông bắc vào tháng 9 và phải triệt thoái khỏi thành phố chiến lược Kherson hồi tháng 11.

Quân Nga đã phải triệt thoái trong hoảng loạn ra khỏi nhiều vùng đất chiến lược và buộc phải xây dựng các hệ thống phòng thủ trong những phần đất chiếm được còn lại để ngăn chặn đà tiến của quân Ukraine. Từ một đội quân viễn chinh, quân Nga giờ đây phải ở vào thế phòng thủ trên vùng đất của địch và chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của trong mùa đông. Tinh thần của quân Nga đã xuống rất thấp.

xetang3

Putin đang cố gắng tìm kiếm một chiến thắng để xoa dịu tình hình trong nước và lấy lại tinh thần cho binh lính. Đó là lý do chính dẫn đến việc quân Nga cố gắng chiếm thị trấn Bakhmut và Soledar.

Những lý giải được đưa ra

Một lý do được nhắc đến là nếu chiếm được Soledar thì mỏ muối sẽ là chiến lợi phẩm. Lý do này chưa thật sự thuyết phục bởi trong tình cảnh chiến tranh đang chuẩn bị bước vào giai đoạn khốc liệt mang tính quyết định, với mọi triển vọng thất bại cho phía quân Nga thì hoạt động khai thác muối không thể thực hiện và duy trì.

Có nhận định cho rằng, chiếm được Soledar thì sẽ có bàn đạp để tấn công thành phố Bakhmut, nơi mà quân Nga đã cố gắng chiếm lấy qua các đợt tấn công từ hồi tháng 5/2022 đến nay. Điều này có thể xem là hiển nhiên về mặt vị trí gần Bakhmut của Soledar nhưng không quá quan trọng ; bởi theo Bộ Quốc phòng Anh, Bakhmut vẫn còn có thể trông cậy vào "nhiều tuyến phòng thủ sâu và ổn định". Ngay cả Bakhmut, thành phố bị tàn phá hơn 80%, cũng không quá quan trọng về mặt chiến lược.

Lý giải được nhiều người đồng ý là quân Nga cần một chiến thắng để lấy lại tinh thần cho binh sĩ. Một chiến thắng lúc này là điều cần thiết để xoa dịu những chỉ trích ngày càng lớn ở trong nước và vực dậy tinh thần cho binh lính. Quân Nga chọn đánh Soledar vì đây là một thị trấn nhỏ không có vị trí chiến lược quan trọng nên số quân đồn trú của Ukraine ở đây ít, quân Nga nghĩ rằng có thể giành được một trận thắng dễ dàng. Dẫu vậy, phía Ukraine đã điều động thêm quân để ngăn không cho Nga có được một chiến thắng, mục đích là tiếp tục làm mất mặt Putin. Phía quân Nga đã không dễ dàng có được chiến thắng như mong muốn và phải trả những cái giá rất lớn về nhân mạng. Có lẽ phía Ukraine cũng nhân dịp này là để tiêu hao quân lực phía Nga ; nhưng điều trớ trêu là giới lãnh đạo Nga chưa bao giờ xem trọng tính mạng của binh lính.

Tuy vậy, nếu chỉ với những lý do trên thì trận Soledar sẽ chỉ có cường độ giao tranh như những trận đánh nhỏ khác. Sự khốc liệt của trận đánh với những thiệt hại cho cả hai bên được mô tả là "khủng khiếp" này, sẽ phải có những nguyên nhân sâu xa mà chỉ có thể lý giải bởi mục tiêu chính trị. Nguyên nhân này có thể được làm sáng tỏ với nhân tố có vai trò chủ chốt trong trận Soledar : Đội quân lính đánh thuê Wagner.

Theo như một thông cáo vào ngày 9/1/2023, ông chủ của Wagner là Yevgeny Prigozhin đã khẳng định mặt trận Soledar do quân Wagner hoàn toàn đảm nhiệm, đội quân Chechnya và quân Nga chỉ tham chiến hạn chế. Như vậy, trận đánh này chủ yếu là giữa quân đội Ukraine và đội quân Wagner của Prigozhin.

Điều cần được chú ý là đội quân này mặc dù cùng chung chiến tuyến với quân chính quy Nga, nhưng lại không được lòng giới chỉ huy quân đội Nga, trong đó có cả Tổng tham mưu trưởng Gerasimov vừa được giao trọng trách Tư lệnh "Chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga. Chính Prigozhin đã nhiều lần chỉ trích quân Nga kém cỏi, không những vậy mà còn làm mất mặt giới chỉ huy quân đội Nga khi dành lời khen cho quân đội Ukraine. Bản thân Yevgeny Prigozhin cũng nôn nóng có một chiến thắng để cố gắng chứng tỏ lính đánh thuê Wagner hiệu quả hơn quân đội chính quy Nga.

UKRAINE-CRISIS/RUSSIA-WAGNER

Sự có mặt của đội quân đánh thuê Wagner trong đoàn quân viễn chinh Nga đánh chiếm Ukraine sẽ gây ra mâu thuẫn và bất mãn cho quân đội Nga. Nếu có ai đó cung cấp tọa độ đóng quân của Wagner để Ukraine tiêu diệt thì cũng không có gì làm lạ.

Đội quân Wagner trước cuộc chiến tranh Ukraine có khoảng 10.000 quân. Sau những thất bại liên tiếp của quân Nga và được sự tiếp tay ngầm của Putin, ông Prigozhin đã tuyển mộ khoảng 30.000 đến 40.000 tù nhân để bổ sung vào đội quân đánh thuê này. Sự lớn mạnh của đội quân này đi cùng với thái độ hống hách của Prigozhin đã khiến giới lãnh đạo Nga cảm thấy khó chịu. Bản thân ông chủ của Wagner cũng không che giấu tham vọng chính trị khi nổi lên như một nhân vật trung tâm của cuộc chiến bên cạnh các Tư lệnh chiến trường của Nga ; qua đó xây dựng hình ảnh một nhân vật quyền lực cho kịch bản "hậu Putin". Tâm lý bất an vì mối hiểm họa ngày càng khó kiểm soát từ Wagner đã thật sự hiện hữu trong giới lãnh đạo Nga.

Một mũi tên trúng nhiều đích

Quân Ukraine, theo tất cả mọi dự đoán đều đang chuẩn bị cho một đợt tổng tấn công lớn vào mùa xuân nhằm chiếm lại toàn bộ lãnh thổ đã bị chiếm đóng ở phía nam ; muc tiêu trước hết là chiếm lại Zaporizhzhia và lấy lại toàn bộ tỉnh Kherson. Chiếm đươc toàn bộ tỉnh Kherson sẽ mở được đường vào bán đảo Crimea, cô lập bán đảo và khiến tình hình của Nga ở Crimea trở nên tuyệt vọng.

Trước tình hình này, Nga sẽ phải có những suy tính chiến lược để quấy rối quá trình chuẩn bị này của Ukraine. Giới chỉ huy quân sự Nga nhận thấy rằng Prigozhin đang khao khát có một chiến thắng để khẳng định khả năng chiến đấu của Wagner. Vì vậy, quyết định để cho đội quân Wagner đảm nhiệm chính cho trận đánh này sẽ đạt được nhiều mục đích : Wagner giành một trận thắng sẽ giúp Nga có chiến tích để tuyên truyền trong nước ; lôi kéo một phần quân Ukraine vào trận đánh trong khi quân đội chính quy Nga được nghỉ ngơi. Không những vậy, cường độ ác liệt của trận đánh cũng là dịp để giới lãnh đạo Nga mượn tay quân Ukraine nhằm tiêu hao bớt quân lực của Wagner ; qua đó làm giảm mối đe dọa từ đội quân bất kham này. Đội quân Wagner vẫn được tạo điều kiện để củng cố nhưng phải trong tầm kiểm soát của chóp bu điện Kremlin. Có thể thấy rằng, trận đánh Soledar đã là trận đánh ác liệt với lý do thật sự là phục vụ cho những mưu toan chính trị của giới lãnh đạo Nga.

Xung đột nội bộ, tranh giành ảnh hưởng giữa đội quân Wagner và quân đội Nga trong bối cảnh chiến trường đang gặp nhiều bất lợi, đã chỉ làm nổi bật thêm một kết cục thảm bại không thể tránh khỏi của đội quân xâm lược. Một đội quân đã chỉ bao gồm liên minh giữa những đại diện của độc tài, bạo ngược và vô pháp.

Ở bên kia chiến tuyến, sự đoàn kết của khối các nước dân chủ với Ukraine được củng cố với những cam kết mạnh mẽ cùng trang bị quân sự ngày càng tối tân hơn. Sự đoàn kết này thể hiện tình liên đới giữa những quốc gia dân chủ, chuyên chở khát vọng tự do và đại diện cho lẽ phải. Chiến thắng cho Ukraine, vì thế sẽ là tất yếu.

Kỷ Nguyên

(12/02/2023)

Published in Quan điểm

Với tất cả những thông tin chúng ta được biết trên truyền thông quốc tế thì có thể cuộc đại chiến giữa Nga và Ukraine sẽ bắt đầu vào mùa xuân năm nay. Mặc dù có những đắn đo, trăn trở của một số chính trị gia phương Tây, nhưng sự ủng hộ cho Ukraine vẫn ngày càng gia tăng. Từ năm ngoái Mỹ đã chi tiền cho việc huấn luyện phi công Ukraine học lái máy bay chiến đấu F16. Có thể nói cả thế giới chung tay vào huấn luyện người lính Ukraine. Trong khi phần lớn các lực lượng tinh nhuệ của Nga có huấn luyện và đào tạo bài bản đã bị tiêu diệt trong giai đoạn đầu. Càng về sau, lính Nga càng không có điều kiện và thời gian để luyện tập, trong khi trang thiết bị càng ngày càng thiếu. Nghĩa là cuộc chiến mùa xuân ắt sẽ phải xảy ra khi tương quan lực đang thay đổi, trừ khi nước Nga chấp nhận thua cuộc và rút quân về.

Nhìn lại cuộc chiến

Cả thế giới đã bị sốc, gần một năm đã trôi qua, với bao nhiêu xương máu của người dân Ukraine, với hơn một trăm nghìn lính Nga thiệt mạng, thật khó có ai tin được giữa thế kỷ 21 lại có một con người tàn bạo như Putin. Putin thực sự là một tên cực kỳ gian ác. Trong quá khứ đã có những con người trở nên tàn ác vì theo đuổi một tư tưởng bệnh hoạn, ví dụ như Hitler hay những cuộc Thập Tự Chinh nhân danh tôn giáo.

Riêng Putin tuyệt đối không có bất kỳ một tư tưởng nào. Có người cho rằng Putin gây chiến với Ukraine vì sự vĩ đại của nước Nga. Tuy nhiên chỉ có những người ngây thơ mới cả tin như thế. Putin đã nhiều lần cất quân đi đánh Chechnya, Gruzia, Ukraine và dội bom lên chính đầu người dân Nga. Có nhiều bằng chứng cho thấy những cuộc khủng bố giết người trên khắp đất Nga để có cớ xâm lược Chechnya hay Gruzia (Georgia) đều do chính Putin đạo diễn. Tóm lại Putin chính là bàn tay ác quỷ đang đẩy người dân Nga vào con đường tội lỗi.

Putin được đào tạo trong hệ thống KGB. Một hệ thống cho phép con người hành xử bất chấp mọi giá trị đạo đức miễn đạt được mục đích của nó. Đó là khả năng lẩn trốn trách nhiệm, người sĩ quan tình báo không bao giờ phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ một vấn đề gì. Người sĩ quan tình báo không phải chịu trách nhiệm gì trước những vấn đề xã hội. Họ có quyền làm tất cả mọi điều kể cả giết người, phạm tội ác…quan trọng là không để lộ tung tích.

Tổng thống Nga đầu tiên Yeltsin là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Người lên nắm quyền sau Yeltsin phải do Yeltsin quyết định. Ông ta cũng cố gắng chọn cho nước Nga một người kế vị, theo kiểu của ông ta. Trong số những người được ông ta chọn có Nemsov, người đã chống Yeltsin trong cuộc chiến Nga và Chechnya, nên bị loại. Yeltsin bất lực trong nhiệm kỳ 2 và chỉ biết vùi đầu trong rượu.

Một đặc tính quan trọng cho những người làm chính trị đó là đạo đức, tôn trọng sự thật và lẽ phải nhưng trong nhận thức của Yeltsin chỉ đơn giản là "nhà nước mạnh". Sinh ra từ chế độ cộng sản nên việc lựa chọn người nắm quyền từ các cơ quan có quyền lực như KGB, SBU như là một lẽ tự nhiên. Chính vì thế nước Nga mới có Putin.

Theo một số thông tin, Putin có một thời thơ ấu rất vất vả và hay bị bắt nạt, không giống như những gì được tô vẽ của truyền thông. Môn võ Judo là bạn đồng hành để Putin tự vệ lúc tuổi thơ. Sau này khi có quyền lực, Putin sẵn sàng giết bất kỳ ai nếu người đó có vẻ nguy hiểm khi đe dọa đến quyền lực của Putin.

Tại sao có cuộc chiến Ukraine ?

Theo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên lý do chính khiến Putin lao đầu vào cuộc chiến hủy diệt với Ukraine vì Putin sợ Làn sóng dân chủ thứ tư. Cuộc ‘Cách mạng Cam’ năm 2004 và ‘Cách mạng Nhân phẩm’ năm 2014 đã khiến Putin run sợ. Quyền biểu tình là một quyền căn bản mà người dân Ukraine đã có và nó có khả năng thay đổi chính quyền. Đó là điều mà những tên độc tài như Putin không muốn.  

Putin từng ở Đức và đã biết được sự phát triển của Đông Đức sau khi thống nhất với Tây Đức. "Giá trị Châu Âu" (EU) gần như đã là mẫu mực tự nhiên của khối Nga và Đông Âu. Người ta nói đến nội thất EU, nhà theo kiểu EU hay "tiêu chuẩn EU"… Đó là mục tiêu phát triển của Nga và Đông Âu.

Putin đã từng hứa sẽ đưa nước Nga lên ngang bằng Châu Âu. Nhưng với bản chất độc tài, khi nhận thức được rằng nước Nga không thể phát triển như Châu Âu nếu không tôn trọng dân chủ, Putin đã đổ tội hết cho NATO và Mỹ. Putin tuyên truyền Ukraine chạy theo Mỹ và NATO để chống lại nước Nga. Nên biết Ukraine và Nga rất gần gũi về mặt văn hóa, mọi chuyển hóa của Ukraine về phía dân chủ sẽ giúp người dân Nga dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ. Vì vậy lý do sâu xa của cuộc chiến Nga – Ukraine chính là Làn sóng dân chủ thứ tư đang trào dâng.

nato0

Khối quân sự NATO đã bất lực trong việc ngăn ngừa Putin tấn công một quốc gia có chủ quyền tại Châu Âu?

Thế giới đã từng quay lưng với Ukraine

Nước Anh, nước Mỹ và nước Nga là ba cường quốc đứng ra ký ‘Bản ghi nhớ Budapest’ năm 1994 về việc đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine khi Ukraine chấp nhận từ bỏ sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Mỹ và Anh đã từng quay lưng với Ukraine năm 2014, khi Nga tấn công và xâm chiếm một số vùng của Ukraine. Nếu như Ukraine cũng chịu thua trong cuộc chiến ngày 24/2/2022 với thời gian ngắn 2 ngày hay 7 ngày thì có lẽ thế giới cũng sẽ bỏ rơi Ukraine như lần trước.

Khi Putin bắt đầu cuộc chiến thì cho dù vũ khí và khả năng chiến đấu của quân đội NATO và Mỹ đều vượt trội Nga nhưng NATO và Mỹ chấp nhận sự thua cuộc và đứng ngoài. Nước Mỹ không còn những con người quả cảm đứng về phía lẽ phải. Người Mỹ ngày rời xa những giá trị đạo đức. Ông Biden và tổng thống Pháp Macron đã hứa cấp cho tổng thống Ukraine Zelensky một chiếc trực thăng và một xuất tị nạn chính trị tại Mỹ thay vì vũ khí để người Ukraine chiến đấu. Rõ ràng cả thế giới đã chấp nhận thua cuộc trước một Putin côn đồ và liều lĩnh.

Sức mạnh của lẽ phải và lòng yêu nước đã làm nên kỳ tích

Thế giới luôn tồn tại những bất công, muốn chống lại bất công, muốn thế giới lành mạnh và tốt đẹp hơn thì loài người phải chọn đứng về phía lẽ phải. Gần một năm đã trôi qua từ khi Putin bắt đầu cuộc chiến, cả thế giới đã có cơ hội chứng kiến tội ác của Putin và những đau khổ mà người dân Ukraine phải gánh chịu. Chính lòng dũng cảm, kiên cường và quyết tâm được sống như những con người tự do của người dân Ukraine đã đánh thức lương tri của cả thế giới.

Thay cho việc chạy trốn ra nước ngoài, Zelensky đã ở lại, lời hiệu triệu của ông đã đoàn kết dân tộc Ukraine thành một khối. Quân đội Ukraine đã đẩy lùi và tiêu diệt được lực lượng dù tinh nhuệ của Nga và tái chiếm được sân bay Antonov, gần thị trấn Hostomen, cách thủ đô Kyiv hơn 32km hôm 25/2/2022 (3 ngày sau khi quân Nga tràn sang biên giới Ukraine). Có thể nói đây là chiến thắng đầu tiên góp phần đuổi quân xâm lược Nga ra khỏi Kyiv.

Cả thế giới đều thấy đây là cuộc chiến vô lý, bất công, sống còn và không cân xứng nhưng một số chính trị gia trên thế giới không biết cuộc chiến sẽ đi về đâu nên đã có ý định làm trung gian hòa giải như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hay tổng thống Pháp Macron. Có thể nói tổng thống Pháp đã quá ‘ngây thơ’. Với một kẻ tráo trở như Putin thì không có gì là đảm bảo và chắc chắn. Putin từng tuyên bố rất nhiều điều và không bao giờ thực hiện, Putin nói dối như cuội, ngay trước ngày tấn công Ukraine Putin vẫn khẳng định là không xâm lược Ukraine.

Chính quyền Việt Nam phải biết xấu hổ khi đứng về phía Putin

Cho đến ngày hôm nay chính quyền Việt Nam đã nhiều lần ủng hộ nước Nga. Hai lần bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống và thêm một lần thứ tư Việt Nam lại bỏ phiếu chống các nghị quyết lên án Nga tại Liên Hợp Quốc. Bao giờ Việt Nam mới thoát ra khỏi sự u mê và gánh nặng trong quá khứ để tiến về phía Văn Minh?

Theo chúng tôi nhà nước ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ phải lập tức lên án hành vi xâm lược của nước Nga và ngừng ngay việc ủng hộ Putin. Thủ tướng Phạm Minh Chính lúc qua Mỹ đã có bài phát biểu rằng "Việt Nam đứng về phía chính nghĩa, về phía lẽ phải, về phía luật pháp quốc tế, không chọn bên". Vậy Việt Nam đứng về phía nào ?

Ukraine chưa từng đe dọa bất cứ ai, nhất là Nga. Chỉ có Nga mới luôn đe dọa Ukraine và đã xâm lược Ukraine. Thật trơ trẽn khi con Gấu Nga lại kêu than con thỏ ăn thịt mình. Đảng cộng sản Việt Nam phải đứng về phía lẽ phải, phải đứng về phía công lý. Đảng cộng sản Việt Nam cần phải nhìn thẳng vào bộ mặt độc tài Putin để biết mình phải đứng về phía bên nào. Đảng cộng sản phải biết xấu hổ vì những điều mình đã nói ra. Đảng cộng sản phải biết rằng Putin và nước Nga sẽ không bao giờ thắng được trong cuộc chiến này. Putin sẽ không có tương lai. Thay vì mù quáng ủng hộ Putin thì Đảng cộng sản nên nghĩ về tương lai của chính mình và sau đó là danh dự và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Praha, 09/02/2023

Đỗ Xuân Cang

Published in Quan điểm

Cuộc chiến Ukraine - Nga vừa tròn 10 tháng và được đánh dấu bằng một sự kiện đặc biệt với chuyến thăm của tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky đến Mỹ hôm 22/12/2022. Cuộc viếng thăm tuy ngắn ngủi, chỉ 10 tiếng nhưng Zelensky đã gặt hái nhiều thành công. Mỹ tuyên bố cấp ngay một gói hỗ trợ gần 2 tỉ USD cho Ukraine trong đó có tổ hợp tên lửa hiện đại Patriot. Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết ‘yểm trợ của Mỹ dành cho Ukraine là không có giới hạn’. Quốc hội Mỹ đã chào đón nồng nhiệt Zelensky và đồng ý bổ sung một khoản viện trợ lên tới 45 tỉ USD dành cho Ukraine trong năm 2023.

Trước khi có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ, Zelensky cũng đã đến thăm Bakhmut, nơi đang diễn ra các trận giao tranh khốc liệt giữa Ukraine và Nga. Ông đã gặp gỡ động viên những người lính nơi tuyến đầu và những người lính đó đã cùng nhau ký vào quốc kỳ Ukraine sau đó nhờ ông mang đến quốc hội Mỹ với lời nhắn ‘Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng cho đến khi lấy lại toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm đóng’. Thông điệp của Zelensky tại quốc hội Mỹ rất đúng và thuyết phục khi ông nói rằng ‘tiền Mỹ viện trợ không phải là từ thiện mà là khoản đầu tư cho dân chủ và an ninh toàn cầu và chúng tôi sẽ xử lý một cách có trách nhiệm’.

UK10-1

Zelensky đã có chuyến thăm đến Bakhmut, khu vực đang diễn sự ác liệt giữa Ukraine và Nga trước khi thăm Mỹ.

Cuộc chiến Ukraine – Nga là một cuộc khủng hoảng chính trị chứ không phải kinh tế, tài chính hay xung đột cục bộ trong khu vực Liên Xô cũ. Đây là cuộc đối đầu giữa ý thức hệ độc tài và dân chủ. Cuộc chiến này đã lôi kéo cả thế giới vào cuộc. Nó gần như là một ‘tiểu thế chiến’ khi tất cả các nước dân chủ ủng hộ cho Ukraine và các nước độc tài ủng hộ cho Nga và Putin. Các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc đã buộc các quốc gia phải chọn phe.

Nhìn vào tương quan lực lượng giữa ‘hai phe’ độc tài và dân chủ thì ai cũng thấy được sự thất bại không thể tránh khỏi của Putin. Chỉ có vài nước ủng hộ Nga (trong đó có Việt Nam) trong khi gần như cả thế giới đứng về phía Ukraine. Các nước dân chủ đã công khai và ủng hộ Ukraine từ đầu đến cuối trong khi các nước độc tài chỉ dám ủng hộ miệng hoặc nếu có ủng hộ về vật chất hay vũ khí thì cũng phải dấu diếm. Trung Quốc là một đồng minh mạnh và lớn nhất của Nga nhưng không hề giúp đỡ gì cho Putin. Cả Bắc Triều Tiên và Iran đều phủ nhận cáo buộc cung cấp vũ khí cho Nga. Trong khi đó riêng năm 2023 Mỹ hứa cũng cấp cho Ukraine thêm 45 tỉ USD bao gồm các loại vũ khí hiện đại. Liên Hiệp Châu Âu (EU) và khối G7 hôm 22/12 đã công bố khoản hỗ trợ cho Ukraine lên tới 32 tỉ USD cho năm 2023 (riêng của EU là 18 tỉ EURO).

Không ai có thể biết khi nào cuộc chiến mới chấm dứt nhưng có lẽ ai cũng biết là nếu cuộc chiến càng kéo dài thì càng nhiều người phải chết và nước Nga sẽ gục ngã không thể đứng dậy được nữa. Trước đây cả ‘khối xã hội chủ nghĩa’ không bị ai đánh vẫn sụp đổ thì giờ đây một mình nước Nga với GDP sau cả Hàn Quốc thì làm sao đấu nổi với cả thế giới. Chính Putin cũng thừa nhận là Nga đang phải đương đầu với cả Mỹ và EU, nhưng vấn đề là do Putin tự ‘chui đầu vào rọ’ chứ có ai bắt Putin phải gây chiến đâu ?

Theo chúng tôi thì Putin gây chiến là để ‘tự vệ’. Nghe qua thì có vẻ hài hước vì Nga mạnh hơn Ukraine hàng chục lần nhưng sức mạnh của một dân tộc, một tổ chức chính trị không nằm ở chỗ nó có bao nhiêu vũ khí và tiền bạc mà là nó có đại diện cho một tương lai bắt buộc phải đến hay không. Nếu gọi Nga và Ukraine là hai ‘dân tộc anh em’ thì cũng không sai vì họ có cùng một lịch sử lập quốc và hiện tại một nửa nước Ukraine nói tiếng Nga. Tuy nhiên vì sống quá gần và quá hiểu Nga nên người dân Ukraine biết rằng muốn có tương lai thì phải thoát khỏi quĩ đạo Nga. Cách mạng Cam năm 2004 và Cách mạng Nhân phẩm (Euromaidan) năm 2014 diễn ra tại Ukraine là vì lý do đó. Hai cuộc cách mạng không chỉ làm đảo lộn nền chính trị Ukraine mà còn làm rung chuyển cả điện Kremli. Putin hốt hoảng và lo lắng vì sợ làn sóng dân chủ từ Ukraine sẽ tràn đến Moscow.

UK10-2

Cuộc chiến vệ quốc của Ukraine tiếp tục hành trình thoát khỏi quĩ đạo Nga sau Cách mạng Cam năm 2004 và Cách mạng Nhân phẩm (Euromaidan) năm 2014.

Ukraine có lẽ phải vì họ đang tự vệ trước một cuộc xâm lăng tàn bạo của nước Nga. Ukraine cũng đã nhận được sự ủng hộ to lớn của thế giới bởi vì làn sóng dân chủ thứ Tư đang trào dâng mạnh mẽ. Ukraine là lương tâm nhân loại, là tuyến đầu chống lại độc tài. Chiến thắng của Ukraine sẽ làm cho Liên bang Nga tan rã và có thể dẫn đến sự sụp đổ các chế độ độc tài trên toàn thế giới. Ukraine không thể thua trong trận này và các nước dân chủ sẽ làm tất cả để Ukraine chiến thắng. Không chỉ thế mà thế giới sẽ còn giúp Ukraine kiến thiết lại đất nước sau khi chiến tranh kết thúc.

Gói trừng phạt thứ 9 của Mỹ và EU vừa được áp đặt lên nước Nga. Mới nhất là việc áp giá trần cho dầu thô và khí đốt của Nga. Từ 5/12 dầu thô của Nga chỉ được bán với giá 60 USD/thùng và từ 19/12 giá khí đốt của Nga chỉ là 180 EURO/MWh. Đây là chuyện chưa từng xảy ra trong giao thương quốc tế vì nguyên tắc cơ bản của việc giao thương là ‘thuận mua vừa bán’. Điều này cho thấy sức mạnh áp đảo của Mỹ và EU đối với Nga. Họ đã tìm được nguồn cung mới nên không cần đến dầu và khí đốt của Nga nữa, không những thế họ còn không cho Nga bán ra thế giới nhằm cô lập hoàn toàn nước Nga. Một tin vui cho nhân loại đó là các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một nguồn năng lượng mới, an toàn, sạch sẽ và gần như vô tận. Mặc dù mới chỉ ở trong phòng thí nghiệm nhưng chúng ta hy vọng nó sẽ sớm được ứng dụng vào thực tế. Kỷ nguyên của nhiên liệu hóa thạch chắc chắn phải qua đi để hành tinh của chúng ta không bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên của trái đất.

Trật tự thế giới mà chúng ta đang sống vẫn là trật tự dân chủ của Mỹ và EU chứ không phải của Nga và Trung Quốc. Tại hội nghị G20 (Bali - Indonexia) mới đây Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có ý định thay đổi trật tự thế giới hiện nay. Điều này thật là may mắn cho Ukraine nói riêng và thế giới nói chung. Nếu không có sự ủng hộ to lớn của thế giới thì Ukraine chưa chắc đã cầm cự được đến giờ. EU còn đi xa hơn nữa khi họ đang có kế hoạch thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử tội ác chiến tranh mà Putin và nước Nga đã gây ra tại Ukraine. Nên biết hơn 500 cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh của Ukraine đã bị Nga oanh kích trong mười tháng qua. Mới nhất là hôm 16/12 Nga đã bắn 76 tên lửa hành trình vào Ukraine khiến thủ đô Kyiv và 14 vùng bị mất điện và nước. Đây thực sự là tội ác chiến tranh. Putin hy vọng bằng sự leo thang và kéo dài cuộc chiến sẽ khiến cho người Ukraine mệt mỏi nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Trong lịch sử cận đại Ukraine đã 3 lần đứng dậy chống lại Nga. Các nước dân chủ cũng vậy, chưa bao giờ họ có được sự đồng thuận lớn như vậy trong việc ủng hộ Ukraine để đánh bại nước Nga.

UK10-3

Hành động khủng bố của Putin và nước Nga bằng cách tấn công các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh không thể khuất phục được ý chí người dân Ukraine và sự đồng thuận của các nước dân chủ trong việc giúp đỡ Ukraine.

Không ít người Việt Nam có suy nghĩ rất hời hợt và thiển cận khi trách Ukraine không biết thân, biết phận, gây gỗ với Nga làm gì để rồi đất nước bị chiến tranh tàn phá…Nên nhớ Ukraine không hề gây gỗ với Nga mà họ chỉ muốn tách ra khỏi quĩ đạo của Nga để gia nhập vào đại gia đình EU. Đó là quyền của họ. Họ chỉ muốn đất nước Ukraine thật sự dân chủ, tự do và phát triển. Tấm gương Ba Lan và các nước cựu cộng sản đi theo EU có cuộc sống văn minh và phát triển, họ đều thấy và chứng kiến. Cuộc chiến vệ quốc này chỉ là phần tiếp theo của cuộc Cách mạng Cam và Cách mạng Nhân phẩm. Người Ukraine dũng cảm thay đổi nên họ xứng đáng với một tương lai khác.

Tại Việt Nam ai cũng thấy là Đảng cộng sản hoàn toàn thất bại và bất lực trong việc quản trị và điều hành đất nước, ai cũng hiểu và muốn Việt Nam thay đổi nhưng không ai dám thay đổi. Ai cũng sợ mất những gì mình đang có. Văn hóa và lối suy nghĩ ‘an phận thủ thường’ khiến nhiều người Việt Nam lo lắng và bất an khi chế độ thay đổi. Điều đó chỉ đúng nếu xảy ra các cuộc đảo chính quân sự hoặc cách mạng đường phố còn nếu diễn ra một cuộc chuyển hóa hòa bình về dân chủ thì không ai bị mất gì mà chỉ được thêm nhiều thứ như nhân phẩm và tự do.

Nên biết rằng mọi sự trì hoãn cho những gì bắt buộc phải đến chỉ càng làm cho kết quả thêm tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Ví dụ, một người bị bệnh nhưng cố tình trì hoãn không đến bác sĩ để khám và chữa trị thì bệnh tình sẽ ngày càng nguy ngập và rồi cái gì đến nó cũng cứ đến. Không thể trì hoãn mãi những thay đổi bắt buộc phải đến. Càng để lâu càng nguy hiểm. Việc Đảng cộng sản Việt Nam cố tình trì hoãn tiến trình dân chủ hóa sẽ khiến cho đất nước lâm nguy. Người dân Việt Nam sẽ phải trả giá đắt vì cuộc sống và tương lai bị gắn liền với sự bảo thủ và cực đoan của một đảng độc tài. Không chỉ người dân Việt Nam phải trả giá đắt mà ngay cả các doanh nhân lớn và đảng viên cao cấp cũng đang phải trả giá bởi chế độ độc tài. Cho nên thay vì trách người dân Ukraine thì hãy nhìn lại chính mình và tự hỏi khi nào thì mình mới được như họ.

Việt Hoàng

(24/12/2022)

Published in Quan điểm

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đã tròn 8 tháng với kết quả mà ai cũng thấy là Nga đang thua trên chiến trường. Các cuộc phản công của quân đội Ukraine không ồn ào nhưng hiệu quả và chắc chắn. Cả thế giới đều ngạc nhiên vì sự can đảm và quyết tâm của người dân Ukraine và thế giới càng ngạc nhiên hơn bởi sự kém cỏi và bệ rạc của quân đội Nga. Không ai không biết là Putin đã dùng mọi nguồn lực quốc gia để đầu tư cho quốc phòng và ai cũng cho rằng quân đội Nga đứng hàng thứ hai thế giới về quân sự, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên quân đội đó đang bị một nước nhỏ như Ukraine đánh bại.

Sự thất bại của quân đội Nga là điều chắc chắn và nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của ‘thế giới Nga’, bao gồm nhiều nước Trung Á thuộc Liên xô cũ trước đây. Các nước này dù trên danh nghĩa là độc lập nhưng vẫn nằm trong quĩ đạo Nga. Chính nước Nga cũng đang trên tiến trình tan rã bởi những hành động ngày càng điên rồ của Putin và ban lãnh đạo nước Nga hiện nay.

Nước Nga là một quốc gia rộng lớn trải dài qua hai châu lục Âu-Á nhờ các cuộc chinh phạt đẫm máu của các Sa hoàng. Lịch sử Nga luôn tôn vinh những kẻ có công ‘mở mang bờ cõi’ bất chấp họ đã giết bao nhiêu người Nga. Putin cũng là một tù nhân của lịch sử Nga nên ông ta đã vội vàng ký lệnh sát nhập 4 tỉnh vừa mới cưỡng chiếm của Ukraine vào lãnh thổ Nga hôm 5/10/2022 với sự phê chuẩn của quốc hội Nga. Mục đích của Putin cũng không khó hiểu, ông ta muốn để lại một di sản như các Sa hoàng trong quá khứ. Putin hy vọng với kết quả đó ông ta sẽ nhận được sự ủng hộ từ người dân Nga và được tha thứ cho mọi sai lầm. Điều đáng ngạc nhiên là toàn bộ giới cầm quyền và tinh hoa Nga cũng đã ủng hộ cho việc sát nhập đó, họ quên rằng bây giờ là thế kỷ 21 chứ không phải thế kỷ 19. Chưa bao giờ bộ mặt nước Nga trở nên hoen ố và thô bỉ đến như vậy. Putin đã thành công trong việc biến cả nước Nga thành kẻ thù của thế giới văn minh.

uk8-3

Với việc sát nhập 4 tỉnh của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Putin đã biến mình và nước Nga thành kẻ thù của cả thế giới văn minh.

Quân đội Nga hiện đang thua to trên chiến trường, Kherson đang bị quân Ukraine bao vây từ mọi phía và đây sẽ là trận chiến quyết định cho cuộc chiến kéo dài 8 tháng qua. Chính quyền bù nhìn tại Kherson đã ra lệnh cho người dân di tản khỏi thành phố. Việc bắt ép người dân Ukraine di tản sang Nga cũng là hành động đen tối nhằm quấy phá Ukraine trong tương lai. Trước sự thất bại không thể tránh khỏi trên chiến trường Putin đã hành động một cách điên rồ bằng cách bắn tên lửa hành trình bừa bãi vào các thành phố lớn ở Ukraine làm nhiều người chết và phá hủy hơn 30% cơ sở hạ tầng năng lượng phục vụ dân sinh. Hơn 1,5 triệu người dân và nhiều thành phố của Ukraine đã mất điện dù mùa đông đang đến. Chúng ta thử so sánh, các cuộc tấn công của Ukraine đều nhằm vào cơ sở quân sự, các kho vũ khí và hậu cần phục vụ cho cỗ máy chiến tranh của Nga, ngay cả cây cầu Kerch cũng vậy. Ukraine không hề tấn công người dân Nga trong khi đó Putin thì sao? Ông ta đã trả thù Ukraine hèn hạ bằng cách tấn công dân thường. Vậy ai mới là khủng bố, ai mới là nhân văn?

Hành động của Putin là ‘ăn khôn được thì đạp đổ’, không khuất phục được Ukraine thì cũng phá cho nát. Không ít người Việt tỏ ý xót xa và trách móc chính quyền Ukraine đã không lượng sức mình nên đất nước mới ra nông nỗi như ngày hôm nay. Những người này quên rằng người dân miền Bắc Việt Nam trước đây cũng đã từng hăm hở lên đường đi ‘giải phóng’ đồng bào miền Nam đang sống hạnh phúc và sung túc hơn với tinh thần ‘xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’ và quyết tâm ‘còn cái lai quần cũng đánh’.

Sự khủng bố điên loạn của Putin không hề làm thay đổi được tình thế mà chỉ làm người dân Ukraine thêm căm thù và quyết tâm đánh bại Nga. Một yếu tố quan trọng đã và đang giúp Ukraine chiến đấu một cách hiệu quả, không những thế mà sẽ còn giúp tái thiết Ukraine trong tương lai đó là sự ủng hộ to lớn và dứt khoát của Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu (EU) và các nước dân chủ. Sự ủng hộ này là không thay đổi bất chấp những khó khăn do lạm phát và các cuộc biểu tình của dân chúng mà các nước này đang gánh chịu.

uk8-1

Hành động khủng bố của Putin khi bắn tên lửa vào các khu dân cư và hạ tầng năng lượng phục vụ dân sinh của Ukraine không làm thay đổi tình thế trên chiến trường.

Mỹ cũng như phương Tây đã sai lầm vì quá chiều chuộng Putin chứ không phải chống Putin như những lời tuyên truyền dối trá của bộ máy truyền thông Nga. Cuộc xâm lược của Nga vào Gruzia (Georgia) một nước Trung Á thuộc Liên xô cũ năm 2008, cuộc xâm lược và thôn tính bán đảo Crimea, hai tỉnh Lugansk và Donetsk của Ukraine năm 2014 cũng như cuộc tấn công và xóa sổ gần nửa dân số Chechnya lần thứ hai năm 1999 trước đó…chỉ gặp những phản ứng yếu ớt và lấy lệ từ phương Tây. Thế giới vẫn tiếp tục làm ăn và hợp tác với Putin với hy vọng là những lợi ích kinh tế lớn lao sẽ làm cho Putin không gây sự với thế giới. Chúng ta cũng đừng quên rằng trước ngày Putin xua quân đánh Ukraine thì cả thế giới đều xem Trung Quốc mới là mối đe dọa cho hòa bình, chứ không phải Nga.

Trong cuộc họp báo mới nhất hôm 20/10/2022 Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết EU sẽ tài trợ cho Ukraine 1,5 tỉ Euro mỗi tháng, tức gần 18 tỉ Euro cho năm 2023. Sau khi hòa bình lập lại Mỹ và EU cũng sẽ giúp Ukraine tái thiết như họ đã từng giúp nước Đức hồi sinh từ đống tro tàn sau thế chiến 2. Sự từ chức của bà thủ tướng Anh Lizz Truss, các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân Pháp hay sự trở lại của đảng cực hữu Ý Giorgia Meloni…cũng không làm thay đổi lập trường ủng hộ Ukraine của EU.

Bài học đắt giá của phương Tây là dung dưỡng và hợp tác với các nước độc tài, nhất là với Nga và Trung Quốc. Họ đang sửa sai bằng cách ủng hộ Ukraine để đánh bại Nga. Các lời ‘cầu khẩn’ đàm phán của Putin lặp đi lặp lại suốt thời gian qua đã không ai muốn nghe. Các đơn vị thiện chiến của Mỹ, trong đó có sư đoàn dù số 101 đang có mặt ở Romania cách biên giới Ukraine chỉ 5 cây số. Các cuộc tập trận hùng hậu với các loại vũ khí hiện đại nhất của EU sát biên giới Nga mới đây cũng là một động tác răn đe Putin rất hiệu quả.

Giá dầu và khí đốt thế giới đang giảm mạnh do nhu cầu giảm khiến cho Putin thêm cùng quẫn. OPEC phải ra thông báo cắt giảm sản lượng khai thác 2 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên đây cũng chỉ là vấn đề kỹ thuật, nếu giá dầu tăng thì không cần ai bảo họ cũng tăng sản lượng khai thác. Dù vậy việc đưa ra tuyên bố này cho thấy sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út. Dù hưởng lợi rất lớn nhờ hợp tác kinh tế với Mỹ nhưng Ả Rập Xê Út vẫn là một nước độc tài nên họ vẫn ủng hộ cho Nga. Iran dù đang rất khó khăn vì bị cấm vận, đáng lẽ ra nhân cơ hội này họ nên hòa giải với Mỹ và thế giới để thay thế Nga cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho EU. Đây là cơ hội trời cho, nhưng rồi họ vẫn bất chấp quyền lợi dân tộc để ủng hộ Nga bằng cách cung cấp máy bay không người lái cho Nga, giúp Nga tấn công Ukraine. Họ sẽ phải trả giá cho những hành động mù quáng đó. Irsael đã thay đổi thái độ trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine bằng lời hứa cung cấp các tổ hợp tên lửa đối không hiện đại cho Ukraine.

uk8-2

Việc Iran cung cấp vũ khí cho Nga cho thấy các nước độc tài luôn ủng hộ nhau bất chấp quyền lợi của dân tộc.

Tình hình nước Nga rất bi đát và vô phương cứu chữa. Các nước Trung Á bắt đầu phản đối thái độ trịch trượng của Nga thay vì ngoan ngoãn thuần phục như trước đây. Những người Nga có học thức và chất xám đang bỏ nước ra đi, những kẻ cuồng tín bị bắt và ném vào lò thiêu ở Ukraine mà không qua huấn luyện. Nước Nga đang tan rã khi chính quyền ngày càng cực đoan và phát xít khiến cho lòng người ly tán, kinh tế kiệt quệ, niềm tin và uy tín với thế giới hoàn toàn đổ bể. Nga sẽ thất bại và bị xóa khỏi danh sách các cường quốc.

Không ai có thể cứu được nước Nga ngoài…Ukraine. Sự chiến thắng của Ukraine sẽ giúp nước Nga bảo thủ, độc tài, cực đoan và biệt lập với thế giới văn minh tan rã để hồi sinh thành một quốc gia dân chủ, tự do và hội nhập vào dòng chảy của thời đại.

Việt Hoàng

  (24/10/2022)         

Published in Quan điểm

Nước Nga là một nước giàu có, từ tài nguyên khoáng sản, một đất nước bao la, rộng lớn đến các nhà khoa học tài ba nhưng chỉ một thứ mà nước Nga không có đó là lòng tự trọng. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, nước Nga có truyền thống quy phục bạo lực. Có vẻ như điều đó vẫn đúng đến tận ngày hôm nay. Tất cả các đảng trưởng từ Đảng nước Nga thống nhất, Đảng cộng sản, Đảng dân chủ tự do… tất cả đều ủng hộ Putin và cuộc chiến xâm lược Ukraine. Ngày hôm nay tôi có dịp được nhìn thẳng vào đất nước Nga. Thật khó có thể tin vào con mắt mình, gần như cả ngàn  người thuộc giới cầm quyền và tinh hoa của nước Nga vỗ tay cho việc ăn cướp nhơ bẩn và tội lỗi này khi Putin tuyên bố sát nhập 4 tỉnh của Ukraine vào nước Nga.

Putin chỉ đơn giản là kẻ hèn nhát không chấp nhận chiến bại. Tất cả những gì Putin tuyên bố đều là sự giả dối. Putin thực sự là một tên lừa gạt thế giới và nước Nga. Làm gì trên thế giới có việc tổng động viên ngầm. Làm gì trên thế giới có tổng động viên giới hạn. Làm gì có chuyện bắt lính giữa đường và chỉ mấy ngày sau là họ đã có mặt trên chiến trường. Ai có thể tưởng tượng ra một nước Nga điên rồ như ngày hôm nay.

nga1

Lệnh tổng động viên của Putin là một hành động khủng bố người dân Nga.

Hôm 29/09/2008, Putin nói Ukraine có toàn quyền quyết định về đất nước mình, nhưng năm 2014 ông ta đã tấn công và chiếm đóng các vùng đất thuộc Ukraine như Sevastopol (Crimea), Lugansk, Donesk. Trước ngày 24/02/2022, Putin nhiều lần tuyên bố không tấn công Ukraine nhưng rồi chiến tranh đã kéo dài 8 tháng và ông ta đã chiếm thêm hai tỉnh của Ukraine là Zaporozia, Kherson và cấm nước Nga không được dùng từ "chiến tranh". Cuộc chiến mà Putin tạo ra đã giết hại hơn trăm ngàn người vô tội từ phía Ukraine và chính nước Nga, hàng chục triệu người phải ly tán tha hương… Không lẽ nhân loại phải tiếp tục chờ tên giết người này ngừng tay sao ?

Hãy nhìn vào cuộc chiến tại Kyiv, đây cũng là trận cam go ác liệt nhất, nước Nga đã mất đi rất nhiều quân lực và rất nhiều vũ khí khí tài. Trận chiến đó cho thấy khâu hậu cần của Nga hoàn toàn bế tắc. Nước Nga để lại trên chiến trường một cảnh không thể nào tưởng tượng được. Nơi đâu cũng thấy vũ khí của quân đội Nga bị vứt bỏ lại.

Phải hiểu Putin là một tên độc tài với đầy đủ bản năng của nghề nghiệp. Hàng thì sống, chống thì chết. Ông đưa chỉ huy bên cơ quan an ninh Nga (FСB) là Ivanov (Иванов Сергей Борисович) qua nắm Bộ Quốc Phòng vì ông ta muốn nắm đầu các tướng lãnh, bởi đó chính là nỗi lo ngại của ông. Đương kim Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu (Сергей Кужугетович Шойгу) cũng không phải là một người được đào tạo về chính trị cũng như quân sự, lúc đầu Putin dựng lên một ghế để ông ta có chỗ ngồi, đó là Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Liên bang Nga. Ông ta trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Nga năm 2012 chỉ vì chứng tỏ được lòng trung thành với Putin.

Rất nhiều những người tài năng từng phục vụ Putin đã phải bỏ chạy ra nước ngoài. Những người còn lại là những người cố đấm ăn xôi. Người duy nhất còn lại là Chubaiev cũng đã ra đi khi cuộc chiến xảy ra. Putin có nhiều tướng nhưng bản thân ông ta lại là người điều hành và trực tiếp chỉ huy quân đội Nga. Kirill Stremousov, một chuyên gia quân sự Nga nói Shoigu nên chết đi vì thực ra ông ta đâu có cầm quân. Thực tế cho đến nay, dù đã có bao nhiêu tướng Nga chết trận hoặc mất chức và Putin đã thay rất nhiều tướng nhưng cũng không thể nào chuyển bại thành thắng. Các cuộc hành quân của Putin từ ngày ông ta nhậm chức cho đến tận ngày hôm nay chưa một cuộc tấn công nào được gọi là thành công. Các cuộc chiến đó chiếm ưu thế là vì luôn luôn lấy thịt đè người.

nga2

Putin đã đặt cược rất nhiều vào những kẻ phản bội như Medvedchuk.

Kịch bản mong đợi của Putin là cuộc chiến sẽ chấm dứt nhanh chóng. Putin đã chi rất nhiều tiền cho cựu tổng thống Ukraine đang lưu vong Yanukovich hay cho cựu đại biểu quốc hội Ukraine vừa được trao đổi với Nga để lấy hơn 200 người lính Azov, Medvedchuk và hàng trăm tên phản bội khác. Chúng chính là những kẻ đưa đường dẫn lối cho quân xâm lược Nga. Putin hy vọng thành công trong việc xâm chiếm Ukraine, quá lắm là ba ngày và sẽ được đón tiếp bằng bánh mỳ với muối. Tuy nhiên kết quả thế nào thì chúng ta đều rõ. Đây mới là quả đắng mà Putin không bao giờ chịu công nhận. Cũng như chưa bao giờ Putin nhìn nhận thất bại vì chỉ mới cướp được Crimea, Lugansk và Donetsk. Kể hoạch của Putin là chiếm luôn các thành phố lớn như Odessa, Mikolaiev, nói chung là toàn bộ miền Nam của Ukraine, để cắt đường ra biển của Ukraine.

Thay cho việc bỏ chạy trong hoảng loạn, tổng thống Ukraine, Zelensky đã chọn ở lại chiến đấu cùng người dân của mình. Người dân Ukraine đã đoàn kết bên ông và trở thành một khối thống nhất chống lại cuộc chiến xâm lược tàn bạo của đế quốc Nga. Nước Nga đã thua từ khi bắt đầu phải rút quân khỏi Kyiv hôm 7/4/2002, đáng lý ra Putin nên kết thúc cuộc chiến từ lúc này. Đáng tiếc Putin thuộc loại ngoan cố cho đến tận hôm nay khi vẫn cho rằng "cuộc chiến vẫn theo đúng kịch bản". Chính sự thất bại không có cách nào bào chữa được nên Putin vẫn tiếp tục phóng theo lao. Đến ngày nay Putin đã trở thành con quỷ của thời đại. Đối với Putin, uy tín của nước Nga vfviệc truyền thông với thế giới trở thành vô nghĩa. Mục tiêu của Putin giờ chỉ còn là đối nội. Khi vẫn còn có hàng ngàn người thuộc giới cầm quyền và tinh hoa của nước Nga vỗ tay khi Putin sát nhập 4 tỉnh của Ukraine vào nước Nga thì… nước Nga vẫn thuộc về Putin.

Tôi thấy khá nhiều người trên mạng xã hội cho rằng Putin có những giá trị đạo đức riêng của ông ta. Tôi nghĩ Putin thừa sức hiểu được mọi vấn đề của thế giới. Ông ta hoàn toàn không có sự phân biệt giữa phải trái với đúng sai. Ông ta thừa biết tất cả những gì mình làm là sai trái. Putin không phải là kẻ làm liều. Khác với Yeltsin khi bế tắc thì lao vào với rượu, Putin vẫn đủ bản năng luồn lách. Khi ông ta tuyên bố tổng động viên có giới hạn đó chính là cách để né tránh giới hạn cuối cùng. Thực ra cái mà Putin đe dọa, không phải đây là lần đầu mà là lần thứ N về thảm họa hạt nhân. Nước Nga không còn gì để hù dọa. Tôi vẫn tin là Putin không dám sử dụng hạt nhân. Ông ta chỉ là một tên lưu manh, tham sống sợ chết, không bản lĩnh.

Nước Nga chỉ có tương lai khi Ukraine chiến thắng.

Praha, 20/10/2022

Đỗ Xuân Cang

Published in Quan điểm

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 8 với sự phản công ngày càng mạnh mẽ của quân đội Ukraine. Việc Putin ký quyết định sát nhập 4 vùng lãnh thổ cưỡng chiếm được của Ukraine vào lãnh thổ Nga cho thấy tính chất xâm lược là không thể chối cãi. Cả thế giới lên án hành động xâm lược bất chấp sự thật, lẽ phải và các công ước quốc tế của Putin và chính quyền Nga.

Mặc dù vậy Đảng cộng sản Việt Nam vẫn nhất quán, trước sau như một ủng hộ Putin. Ví dụ, Việt Nam đã 3 lần bỏ phiếu ủng hộ Nga tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, tập trận chung với Nga, đón tiếp ngoại trưởng Nga Lavrov và mới đây là việc báo Hà Nội Mới đã gỡ bỏ những hình ảnh của đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam trong cuộc "chạy vì hòa bình" tổ chức tại Hà Nội hôm 3/10/2022. Việc báo chí Việt Nam và nhất là đội ngũ dư luận viên, trong đó có cả nhiều tướng tá như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu, Lê Ngọc Thống… thường xuyên chỉ trích Ukraine và bênh vực Putin một cách hồ đồ, bất chấp sự thật diễn ra suốt 7 tháng qua là điều mà ai cũng thấy.

Ba lý do khiến Việt Nam luôn ủng hộ Putin và đứng về phía Nga

- Thứ nhất, cả hai đều cùng ý thức hệ độc tài. "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Trí thức và người dân Việt Nam vẫn xem nhẹ tầm quan trọng của tư tưởng chính trị. Họ không hiểu rằng tư tưởng chính trị sẽ quyết định cho thể chế chính trị trong đó có cả đối ngoại lẫn đối nội. Mặc dù Việt Nam hưởng lợi lớn về kinh tế nhờ hợp tác và giao thương với Mỹ và các nước dân chủ nhưng tâm hồn của họ, tình cảm của họ luôn hướng về các nước độc tài như Nga, Trung Quốc, Cu Ba hay thậm chí cả Bắc Triều Tiên.

- Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam mang ơn ‘sinh thành’ của Nga, tức Liên Xô trước đây. Chính nhờ Liên Xô cung cấp mọi phương tiện, từ tư tưởng chính trị (chủ nghĩa Mác-Lênin) cho đến tiền bạc, vũ khí cũng như việc huấn luyện nhân sự chính trị mà Đảng cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền năm 1945 và sau đó là trên cả nước, năm 1975. Xin nhắc lại một chi tiết rất quan trọng, vào năm 1945 Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất có tư tưởng chính trị (dù sai lầm và độc hại) được cụ thể hóa thành một dự án chính trị (xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa) và một đội ngũ nhân sự chính trị được đào tạo một cách bài bản… Tất cả đều nhờ Liên Xô. Cũng đừng quên rằng Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập như là một phân bộ của Quốc tế cộng sản đệ tam.

dung1

Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập như là một phân bộ của Quốc tế cộng sản đệ tam.

- Thứ ba, người Việt Nam vốn duy tình "trăm cái lý không bằng một tí cái tình", "thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo". Nhiều lãnh đạo Đảng cộng sản hiện nay từng học tập tại Liên Xô. Với họ nước Nga là đẹp nhất và tốt nhất thế giới. Tình yêu của họ dành cho nước Nga luôn là một chiều và vĩnh viễn bất chấp sự thật, lý trí và sự thay đổi của nước Nga. Họ bất chấp một sự thật rằng so với các nước phát triển thì Nga là nước không có gì đáng để Việt Nam học hỏi.

Ba lý do để Việt Nam ngừng ủng hộ Putin

- Thứ nhất, nước Nga không phải là Liên Xô. Liên bang Xô Viết trước đây bao gồm 15 nước trong đó Ukraine là nước lớn thứ hai trong khối. Ukraine đã giúp đỡ Việt Nam không kém gì Nga. Nhiều sĩ quan quân đội Ukraine đã tham chiến và phục vụ tại Việt Nam suốt trong thời gian chiến tranh. Ukraine là nước sản xuất nhiều lương thực, vũ khí như xe tăng, máy bay, tàu thủy và công nghiệp nặng trong khối Xô Viết và đương nhiên họ đã giúp đỡ Việt Nam tận tình với tất cả khả năng của họ.

Putin cũng không phải là nước Nga. Nước Nga và dân tộc Nga mãi mãi sẽ là một đối tác và những người bạn quan trọng của Việt Nam nhưng Putin thì không. Putin không chỉ ủng hộ và luôn đứng về phía Trung Quốc trong các vẫn đề quốc tế trong đó đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc trên Biển Đông thuộc Việt Nam, mà quan trọng là Putin không có tương lai. Putin sẽ bị hạ bệ và chính quyền Nga hiện nay phải sụp đổ để nhường chỗ cho một chế độ dân chủ. Một đồng thuận của cả thế giới hiện nay đó là phải loại bỏ Putin khỏi chính trường, tổng thống Ukraine đã nói rõ điều đó khi ký lệnh chỉ đàm phán với một tổng thống Nga khác, bất cứ ai ngoài Putin.

- Thứ hai, Việt Nam phải dừng ủng hộ Putin vì quyền lợi dân tộc. Chúng ta đều biết đến câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Anh Churchill : "Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn". Việc Việt Nam đứng về phía Putin và nước Nga, quay lưng lại với các nước dân chủ là một sai lầm. Việt Nam chỉ có thể phát triển nhờ làm ăn, giao thương với các nước dân chủ chứ không phải với Nga. Một vài dẫn chứng, thương mại Việt-Mỹ năm 2021 là 110 tỉ USD chưa kể EU và các nước dân chủ khác như Nhật, Hàn, Úc, Canada… Trong khi đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Nga năm 2021 chỉ là 7 tỉ USD. Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2022 chỉ còn 2,48 tỉ USD, giảm gần 28% so với năm ngoái và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước dân chủ.

dung4

Đảng cộng sản Việt Nam không nhớ đến câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Anh Churchill : "Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn".

Càng ủng hộ Putin và nước Nga thì Việt Nam sẽ càng bị cô lập. Hồi tháng 7/2022, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hủy chuyến thăm Việt Nam dù đã lên lịch từ trước. Việc tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam cuối năm cũng không còn được nhắc đến. Rõ ràng là Đảng cộng sản đã đặt cảm tính và ý thức hệ cộng sản lỗi thời lên trên lợi ích quốc gia.

- Thứ ba, trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2022, tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ, thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu rằng : "Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, lẽ phải và luật pháp quốc tế". Nếu đúng như vậy thì Việt Nam phải ủng hộ Ukraine vì họ là nạn nhân của một cuộc xâm lược phi nghĩa, bất chấp lẽ phải và công pháp quốc tế. Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và họ không hề khiêu khích hay tấn công nước Nga. Ukraine có vận mệnh rất tương đồng với Việt Nam đó là phải sống cạnh một ông hàng xóm to xác, độc tài và nhiều tham vọng bất chính.

Việc Putin sát nhập 4 tỉnh cưỡng chiếm của Ukraine vào lãnh thổ Nga là hành động xâm lược và chà đạp trắng trợn luật pháp quốc tế. Ủng hộ hành động xâm lược của Putin là đi ngược lại với nền văn minh nhân loại, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Mỹ và các nước dân chủ đang rút các nhà máy khỏi Trung Quốc để chuyển sang các nước đồng minh và các quốc gia ‘thân thiện’. Đây là cơ hội ngàn năm có một cho Việt Nam . Bỏ lỡ cơ hội này, Đảng cộng sản Việt Nam có tội lớn với đất nước.

Liệu Đảng cộng sản Việt Nam có ngừng ủng hộ Putin không ?

Ai cũng thấy việc Việt Nam ủng hộ Putin và nước Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine là ‘lợi ít hại nhiều’. Tuy nhiên có rất ít hy vọng là Đảng cộng sản sẽ thay đổi. Một đặc tính chung của các chế độ độc tài là họ không có khả năng sửa sai vì vậy họ sẽ ngoan cố trong sự sai lầm cho đến lúc tiêu vong. Nga, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và các nước độc tài khác đều thế.

Tại sao như vậy ? Câu trả lời cũng không quá khó. Các chế độ độc tài đều bơi ngược dòng chảy của lịch sử. Họ thành công và nắm giữ được quyền lực nhờ một biến cố bất thường hay một lần lầm lỡ của dân chúng. Sau khi giành được chính quyền họ đã dùng bạo lực để duy trì quyền lực. Nếu họ sửa sai thì phải chấp nhận luật chơi dân chủ, để người dân lựa chọn đảng cầm quyền. Có thể có người không hiểu nhưng họ thì rất hiểu, họ sẽ không có lý do gì để tiếp tục cầm quyền nếu đất nước có dân chủ và bầu cử tự do.

Hơn nữa trong thời gian cầm quyền họ đã tiêu diệt hết các tổ chức dân chủ đối lập cũng như thành phần tinh hoa chính trị của đất nước. Giả sử họ có muốn rút lui cũng không có ai thay thế trong khi kẻ thù của họ thì quá nhiều. Khoảng trống quyền lực mà các chế độ độc tài để lại cho các dân tộc là rất lớn và nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm cho đất nước mà còn cho cả chính bản thân và gia đình họ.

Các chế độ dân chủ thay thế các chế độ độc tài thường mất rất nhiều thời gian, tâm huyết và nỗ lực để hàn gắn các vết thương và đổ vỡ trong một xã hội đã bị đả thương quá nặng. Tương lai nước Nga vì vậy, vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Việt Hoàng

(8/10/2022)

Published in Quan điểm

Đánh dấu 7 tháng cuộc chiến xâm lược Ukraine, sáng 21/9/2022 Putin đã ký lệnh động viên (một phần) tại nước Nga để có thêm 300.000 quân bổ xung cho chiến trường Ukraine. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là mới cách đó mấy hôm, vào ngày 16/09/2022 trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation - SCO) tại thành phố Samarkand, Uzbekistan thì Putin nói rất rõ rằng "chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để cuộc xung đột kết thúc càng sớm càng tốt". Theo Putin vấn đề là "ban lãnh đạo Ukraine tuyên bố từ chối tiến trình đàm phán, muốn đạt được mục tiêu của họ bằng vũ lực, theo cách nói là trên chiến trường".

Thông điệp của Putin quá rõ ràng : Nước Nga muốn đàm phán với Ukraine. Mỹ và phương Tây cần gây sức ép để Ukraine ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên lời "khẩn cầu" đó của Putin đã không ai thèm nghe. Đàm phán cái gì khi quân Nga vẫn chiếm đóng bất hợp pháp những vùng lãnh thổ của Ukraine ? Kiev chỉ chấp nhận đàm phán khi toàn bộ quân Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine và lui hết về mẫu quốc. Giận quá hóa liều, Putin ra lệnh động viên một phần quân dự bị mà trong thực tế là một "lênh tổng động viên", vì ai cũng bị gọi đi trình diện bất kể là sinh viên, viên chức, những người đang có công ăn việc làm. Sau 2 tiếng đồng hồ vé máy bay từ Nga đi các nước (không cần visa) đã được bán hết dù giá tăng cao gấp nhiều lần.

Lệnh tổng động viên của Putin có giúp thay đổi cục diện chiến trường tại Ukraine không ? Câu trả lời là không. Những người "lính dự bị" đó phải được đào tạo ít nhất là từ 3 đến 6 tháng mới có thể cầm súng ra trận. Chờ đến lúc đó thì nước Nga có thể đã đại bại. Tuy nhiên lệnh tổng động viên sẽ làm xã hội Nga bất ổn và hoảng loạn. Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều thành phố và hàng ngàn người đã bị bắt giữ. Nên biết là từ trước đến nay Putin chỉ mới tuyển lính từ các vùng xa xôi hẻo lánh chứ chưa đụng đến cư dân trong các thành phố lớn để tránh gây hoang mang cho người dân. Lệnh tổng động viên cho thấy Nga đang thua, "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã thất bại và trở thành một cuộc chiến lớn. Thường thì lệnh tổng động viên là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để đi xâm lược nước khác. Trong một chế độ tham nhũng và bạo lực hàng đầu thế giới thì lệnh tổng động viên sẽ là cơ hội vàng để lực lượng công an và quân đội cướp bóc và tống tiền những gia đình giàu có tại Nga có thân nhân trong độ tuổi bị bắt đi lính.

cuocchien1

Các cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều thành phố của Nga và hàng ngàn người đã bị bắt giữ.

Trên mạng xã hội có chia sẻ một video clip phỏng vấn những người Nga trên đường phố rất thú vị. Khi được hỏi là có yêu nước Nga và sẵn sàng hy sinh vì nước Nga vĩ đại không thì ai cũng trả lời là có nhưng khi phóng viên xin tên tuổi và địa chỉ để gọi họ vào lính khi có lệnh tổng động viên thì tất cả đều từ chối và bỏ đi ngay lập tức. Người Nga ở các thành phố lớn không hề ảo tưởng về nước Nga vĩ đại mà họ rất thực tế, từ khi cuộc chiến nổ ra đã có 4 triệu người Nga bỏ nước ra đi.

Suốt một tháng qua, cục diện trên chiến trường Ukraine đã thay đổi quan trọng. Quân đội Ukraine bắt đầu phản công và đánh bật quân Nga ra khỏi nhiều thành phố chiến lược như Izium, Kupiansk tại tỉnh Kharkiv. Quân Nga đã vội vã bỏ chạy trong hoảng loạn để lại nhiều khí tài hiện đại và quan trọng. Đáng nói nhất là một trung tướng Nga, chỉ huy cỡ tập đoàn quân đã không kịp chạy nên bị Ukraine bắt làm tù binh. Lực lượng Nga tại Kherson cũng đang bị quân Ukraine vây chặt.

Trong bất kỳ cuộc chiến lớn nào thì việc tiến quân luôn dễ dàng hơn việc triệt thoái (rút lui). Nếu không tổ chức thật hoàn hảo thì các cuộc triệt thoái sẽ dẫn đến thất bại cho toàn quân đội. Cuộc triệt thoái của quân lực Việt Nam Cộng Hòa một cách hỗn loạn khỏi Tây Nguyên năm 1975 dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn là một ví dụ. Một đội quân viễn chinh nếu muốn giành ưu thế thì phải "đánh nhanh thắng nhanh", nếu không tiến được mà phải dừng lại thì đó cũng là dấu hiệu của sự lúng túng. Việc quân Nga phải rút chạy một cách hoảng hốt đã giáng một đòn rất mạnh vào tinh thần chiến đấu của quân lính Nga và làm rung chuyển cả nước Nga.

Vì sao quân Nga không thể tiến lên được, thậm chí phải rút lui ? Câu trả lời cũng khá giản dị, quân đội Nga quá lạc hậu. Nga vẫn dùng cách đánh cổ điển như cách đây 70 năm là dùng pháo binh bắn ồ ạt dọn đường sau đó bộ binh và xe tăng tiến lên. Ban đầu Ukraine phải rút lui và để mất một số thành phố vì lực lượng quá chênh lệnh sau đó họ bắt đầu tổ chức phản công và đẩy lùi quân Nga khi nhận được vũ khí hiện đại từ Mỹ và các nước dân chủ. Ngoài trọng pháo Himars bắn được rất xa và chính xác thì thứ vũ khí quyết định cho cuộc chiến này chính là máy bay không người lái (Drone-UAV). Máy bay không người lái đã giúp cho quân đội Ukraine trinh sát và phát hiện sớm các mục tiêu của quân Nga sau đó đánh dấu vị trí và gọi pháo tấn công. Máy bay không người lái cũng đã trực tiếp tấn công các mục tiêu nằm sâu trong khu vực Nga kiểm soát, trong đó có loại Bayrakta nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều loại drone khác nhau.

cuocchien2

Máy bay không người lái sẽ quyết định cho sự thành bại trên chiến trường Ukraine.

Sự tham gia của drone đã giúp Ukraine chiếm ưu thế vượt trội. Các đoàn xe tiếp vận của Nga đã sớm bị máy bay không người lái phát hiện và trở thành mục tiêu cho Himars. Các căn cứ của quân Nga cũng bị drone tấn công liên tục. Drone của quân đội Ukraine đã khiến quân Nga không thể tập trung được các cánh quân nhỏ lại với nhau tạo thành một đội quân lớn để tổ chức các trận đánh có qui mô. Putin và không ít người Việt Nam ủng hộ Nga đang hy vọng mùa Đông sắp đến sẽ giúp thay đổi cục diện có lợi cho Nga. Đó là một hy vọng hão huyền và không có cơ sở. Đúng là mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã từng giúp Nga đánh bại Napoleon lẫn Hitler trước đây nhưng khi đó Nga là nước bị xâm lược và phải tự vệ. Ngày hôm nay Nga là nước đi xâm lược nên không còn lợi thế "sân nhà". Mặt trận Donbass hay Kherson cách khá xa hậu phương nên công việc đảm bảo hậu cần như vũ khí, lương thực và xăng dầu cho đội quân viễn chinh là rất khó khăn. Hơn nữa mùa đông lạnh lẽo, cây cối rụng lá khiến việc giữ bí mật cho quân Nga càng trở nên khó khăn. Máy bay không người lái của Ukraine dễ dàng phát hiện ra các vị trí đóng quân của Nga và sẽ nhanh chóng gọi pháo binh tấn công các mục tiêu đó.

Bộ Quốc phòng Nga vừa đưa ra con số thiệt hại của phía Nga là gần 6.000 binh lính tử trận còn phía Ukraine thì thiệt hại gấp 10 lần. Sự dối trá này không thuyết phục được ai. Nếu chỉ thiệt hại ít như vậy thì việc gì Nga phải tổng động viên để có thêm 300.000 quân ? Một sự kiện gây chú ý cho dư luận đó là việc ông chủ công ty lính đánh thuê Wagner, một người bạn thân của Putin là Yevgeny Pligozhin đã vào các nhà tù công khai tuyển quân với lời hứa sẽ trả lại tự do cho họ sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine và sẽ xử bắn những ai đào ngũ. Sự việc này rất nghiêm trọng vì trong bất cứ một quốc gia nào cũng không được phép thành lập các đội quân riêng ngoại trừ quân đội quốc gia. Việc ông chủ một công ty tư nhân lại có quyền đi vào các nhà tù tuyển quân là điều không thể chấp nhận và hoàn toàn vô pháp. Ông ta lấy quyền gì để trả tự do cho các tù nhân và ông ta nhân danh ai để cho mình cái quyền xử bắn các tù nhân nếu họ đào ngũ ? Rõ ràng nước Nga đã không còn luật pháp và quân đội Nga đã trở thành một đội quân ô hợp và trộm cướp. Đội quân gồm những tù nhân đủ loại này sẽ trở nên nguy hiểm dường nào khi trong tay họ có súng và không bị ràng buộc với bất cứ giá trị đạo đức nào ?

Yevgeny Prigozhin, ông chủ Wagner là một kẻ bất hảo, từng bị kết án nhiều năm tù vì tội trộm cướp. Sau khi ra tù Prigozhin mở một nhà hàng và khá thành công. Putin là một khách hàng thường xuyên tại quán này và nhanh chóng trở nên thân thiết với Prigozhin. Sau khi Putin lên cầm quyền thì Prigozhin trở thành "đầu bếp của Putin" với rất nhiều quyền lực. Putin sử dụng công ty Wagner để đàn áp các tiếng nói đối lập và sau đó bành trướng ra cả nước ngoài. Điều đáng nói là tại sao Putin lại thân thiết với một kẻ bất hảo như vậy ? Rõ ràng là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", những kẻ bất hảo luôn tìm đến với nhau.

cuocchien3

Yevgeni Prigozhin, ông chủ Wagner trực tiếp vào các nhà tù để tuyển lính với lời hứa trả tự do cho họ sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine.

Trong tháng qua, một loạt xung đột biên giới nổi lên tại các quốc gia vùng Trung Á thuộc ảnh hưởng Nga cũng khiến Putin đau đầu như Azerbaijan với Armenia, Kyrgyzstan với Tadjikistan. Kazakhstan, một quốc gia lớn và quan trọng cũng đang có dấu hiệu muốn thoát khỏi quĩ đạo Nga. Trước đây khi Nga còn hùng mạnh thì mọi bất đồng trong khu vực đều bị Nga trấn áp và quản lý nay vì Nga đang sa lầy tại Ukraine nên các nước này trỗi dậy và muốn thanh toán mọi ân oán trong lịch sử. Nếu họ có đủ viễn kiến dân chủ thì họ sẽ tìm cách đối thoại với nhau để giải quyết các bất đồng tồn đọng còn nếu không thì chiến tranh là điều tất yếu. Dù chọn cách nào thì đó cũng là dấu hiệu xấu đe dọa sự tồn vong của "thế giới Nga" hậu Liên Xô.

Cuộc gặp gỡ lạnh nhạt của Tập Cận Bình với Putin tại thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) khi ông Tập không nhắc gì đến Ukraine cho thấy sự rạn nứt giữa hai cường quốc độc tài đang muốn thay đổi trật tự thế giới. Cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ, hai cường quốc Châu Á mà Putin đang trông đợi đứng về phía Nga đã công khai chỉ trích cuộc chiến của Putin tại Ukraine và Putin đã phải thừa nhận sự "quan ngại" đó. Một điều bất lợi cho Nga là khi quay lưng với Mỹ và EU thì sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ ngày càng lớn và điều đó không hề dễ chịu chút nào. Nga suy yếu sẽ là cơ hội vàng để Trung Quốc lấn sâu vào các nước Trung Á vốn là sân sau của Nga với nhiều tài nguyên phong phú. Bắc Triều Tiên, một đồng minh hiếm hoi của Putin cũng vừa lên tiếng bác bỏ việc cung cấp vũ khí cho quân đội Nga.

Cùng với việc ký lệnh động viên một phần, Putin thông báo tổ chức "trưng cầu dân ý" để sát nhập các vùng đất đã chiếm đóng tại Ukraine vào Nga và sau đó đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các vùng "lãnh thổ" đó. Hành động của Putin vô cùng ngang ngược, bất chấp sự thật, lẽ phải, luật pháp quốc tế và đạo đức. Việc đe dọa dùng vũ khí hạt nhân của Putin có biến thành sự thật hay không ? Theo chúng tôi, khả năng đó là rất thấp dù vậy nó cũng là mối nguy cho cả thế giới. Chỉ một kẻ điên khùng và tuyệt vọng mới nghĩ như thế. Putin và đám quan chức Nga rất giàu có, tài sản và con cháu ở khắp thế giới. Người giàu thường sợ chết. Putin dù được bảo vệ rất cẩn mật nhưng đi đâu cũng phải mặc áo giáp chống đạn. Ngay cả khi Putin cùng đường ra lệnh tấn công hạt nhân thì các cấp dưới chưa chắc đã tuân lệnh. Họ không muốn chết và họ không có lý do gì để chết. Qui trình tấn công hạt nhân rất phức tạp và liên quan nhiều bộ phận chứ không phải do một mình Putin quyết định.

Với tất cả những gì đang diễn ra thì chúng ta có thể thấy được sự thất bại không thể tránh khỏi của Putin. Nước Nga sẽ thua trong cuộc chiến này và đế quốc Nga sẽ tan rã thành nhiều quốc gia độc lập. Thời đại của Putin sẽ chấm dứt. Tuy nhiên tương lai của nước Nga ra sao vẫn còn là một câu hỏi. Việc các tổ chức dân chủ đối lập Nga không hề có ý kiến hay tiếng nói gì suốt 7 tháng qua là một điều đáng lo ngại. Rõ ràng đối lập dân chủ Nga vẫn không hề có đội ngũ, tổ chức và bất cứ dự án chính trị nào cho đất nước. Nếu Putin bị phế truất thì lực lượng nào sẽ lên cầm quyền ở Nga ? Nước Nga sẽ thay đổi về hướng dân chủ hay tiếp tục là một nước độc tài ?

cuocchien4

Nước Nga có đủ mọi thứ để có thể trở thành một siêu cường nhưng họ thiếu một thứ quyết định đó là các nhà tư tưởng chính trị, một tầng lớp trí thức chính trị và một dự án chính trị.

Vì sao nước Nga vĩ đại lại ra nông nỗi như ngày hôm nay ? Câu trả lời không phải ai cũng biết. Nước Nga được xây dựng và hình thành bởi chiến tranh và bạo lực. Nước Nga có nhiều vĩ nhân nhưng không hề có các nhà tư tưởng chính trị có tầm vóc. Chính vì thế mà nước Nga không có một tầng lớp trí thức chính trị thực sự và đúng nghĩa.

Tầng lớp trí thức Nga cũng không khác gì tầng lớp trí thức Việt Nam và Trung Quốc. Họ sinh ra để làm công cụ cho bạo quyền chứ không phải để lãnh đạo và hướng dẫn quần chúng. Thiếu tư tưởng chính trị, thiếu nhân sự chính trị và các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn là nguyên nhân khiến nước Nga không thể có dân chủ và tự do. Nước Nga dù thuộc về Châu Âu nhưng lại gần gũi với văn hóa Khổng giáo, cũng bất dung và tôn sùng bạo lực. Người Nga không có văn hóa đối thoại, mọi bất đồng đều được giải quyết bằng bạo lực. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tâm lý nước lớn cũng là những lý do khiến nước Nga chìm đắm trong ảo tưởng một siêu cường không có đối thủ.

Các chế độ độc tài đều gây họa cho chính dân tộc họ và nếu là một cường quốc thì họ sẽ gây họa cho cả nhân loại. Không có nhà độc tài nào là sáng suốt. Các chế độ độc tài không có khả năng sửa sai vì vậy họ phải ngoan cố đến cùng trong sai lầm dù biết nó dẫn đến sự tiêu vong. Putin cũng không nằm ngoài qui luật đó. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine là cuộc chiến tự hủy diệt. Sự sụp đổ của nước Nga là không thể tránh khỏi. Người dân Việt Nam nên theo dõi và rút ra những bài học cho chính mình và dân tộc mình. Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cũng sẽ thay đổi.

Việt Hoàng

(24/09/2022)

Published in Quan điểm
Trang 1 đến 2