Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ Nht va ri ‘tng bí ch’ Nguyn Phú Trng bước sang tui 75. Tht thp c lai gi không còn hiếm na nhưng cũng khó mà gi phong đ khi tui ngày mt cao. Đúng ngày sinh nht ca ông, mng xã hi tràn lan tin ông lăn ra m.

minh1

Ông Nguyễn Phú Trng tiếp ông Kim Jong-un Hà Ni, 1 tháng Ba, 2019.

Mạng xã hi lên n st cao vì tin ông phải nhp vin khi đang thăm Kiên Giang, th ph ca gia đình cu Th tướng Nguyn Tn Dũng. Thay vì cu nguyn cho ông chóng kho tr li người ta có nhng phản ng khiến ông có ngày sinh nht mt vui.

Có người dn li câu nói ca ông ‘mt không khí phn khi, tin tưởng đang lan rng khp c nước’ đ nói v phn ng ca truyn thông xã hi. Người nói h s "ăn mng" nếu ông không may v vi các Vua Hùng. Tht là "thiên hạ đi lon" trên mng xã hi theo cách nghĩ ca ông Trng và nhng người đng đu li mt khác.

Câu hỏi đt ra là ti sao người ta li hành đng như thế ? Ông Trng vn hay nói "mình phi có thế nào người ta mi thế ch". Vy cái "phi có thế nào" đó là thế nào ?

Thứ nht đó là s chán nn ca mt phn không nh dân chúng, nht là nhng người tr tui, v s tt hu ca Vit Nam so vi nhng nước không có gì xut sc như Thái Lan, Malaysia, Philippines và trong mt s góc đcả Lào và Campuchia.

Tại mt đt nước phong cnh đp, khá giàu tài nguyên và s người tr tui và sung sc ln, Vit Nam hoàn toàn có th lt vào danh sách 20 quc gia hàng đầu thế gii nếu các din biến t sau năm 1975 cho ti nay không cám cnh như đã xy ra. Nhưng danh sách top 20 thế gii hiếm hoi mà Vit Nam lt vào là tng dân sđứng th 15 vi 97 triu dân. Dân số cũng là mt trong nhng ch s tăng đu k t năm 1960 khi dân s Vit Nam mc trên 32 triu.

Về thu nhp bình quân đu ngườlấy theo s liu năm 2017, Lào với mc 2270 đô la M đã vượt Vit Nam vi con s 2160. Con s tương t cho Singapore là 54.530, Malaysia – 9.650, Thái Lan – 5.950 và Philippines – 3.660.

Một nhà báo trong nước cũng nói Vit Nam đng th 11/12 Châu Á v cht lượng lao đng. Và mặc dù có ti trên 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thc sĩ nhưng Vit Nam li nm trong nhóm thp nht Đông Nam Á v nghiên cu khoa hc vi s bng sáng chế được cp bng 1/3 ca Thái Lan, 1/11 0 Malaysia, 1/30 ca Singapore. So vi Hàn Quc ch còn được 1/1240 và Trung Quc – 1/1370.

Thứ hai, v mt xã hi, báo chí gn đây đưa tin nhiu v cnh cô đánh trò, trò đánh ln nhau, nam tn công n trong thang máy ri li quay sang tn công c tr em. Mi th trong xã hi đu có th mua được t đim đi hc cho tới chc quyn. Quan chc xung khc thanh toán nhau bng súng. Tôn giáo đươc dùng làm lá bài kiếm tin. Nói di được chính thc hoá t nhiu năm và được gi là báo chí.

y vy mà ông Trọng vn nói "chưa bao gi quê hương ta đp như thế này, chưa bao gi quê hương ta có đi sng văn hóa, kinh tế phát trin, xã hi n đnh, thôn xóm có nhiu hình thc hot đng mi". Câu nói này đúng mt s nơi nhưng nó thiếu đi góc nhìn so sánh. Gn như mi nước đu phát trin mi năm, ch có điu tc đ ra sao và mt bng như thế nào so vi hàng xóm láng ging.

Trở li chuyn ông Trng m, sc kho ca "người đt lò vĩ đi" đáng ra phi được truyền thông quan tâm và nếu có chy sau mng xã hi thì cũng không quá lâu. Nhưng nếu vy nó đã không phi là tuyên truyn theo kiu cng sn trong đó các nhà báo thy chính quyn bo sao thì nghe vy. Truyn thông chính thng như bao ln trước đây nhường sân cho mạng xã hi đang ngày càng có thêm người đc.

Trong cùng khoảng thi gian thiên h râm ran chuyn ông Trng phi nhp vin, n bt đng chính kiến Huỳnh Thc Vy cũng k chuyn cha cô phi nhp vin nhưng không được chăm sóc kp thi. Cô viết :

"Ba em, Huỳnh Ngọc Tun, b lao phi kháng thuc t hi còn trong tù. Ông cm c gn 20 năm nay, nhưng 2 tháng gn đây bnh tr nng. V chng em thuyết phc mãi ông mi chu vô cp cu bnh vin Phm Ngc Thch Sài Gòn.

"Ông đã ói ra máu. Nhưng đến hôm nay đã n 2 ngày nhp vin mà các bác sĩ vn chưa thăm khám, các xét nghim vn chưa được thc hin đy đ. Tình hình sc khe ba em đang t lm, nếu không được xét nghim đy đ và điu tr thì s nguy him tính mng. Có ai quen bác sĩ chuyên lao phi Phm Ngc Thch không, giúp em vi".

Những chuyn như thế này cho thy nhng người không mun làm cu, không có quan h vi quan chc và không có tin đ lót tay kh ti đâu dưới s cai tr ca ông Trng và các đng viên. Bi vy có l ông đt lò cũng nên quá ngạc nhiên khi mình lăn ra ốm gia sinh nht mà mng xã hi ch toàn trù o.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 19/04/2019

Published in Diễn đàn

Lãnh tụ Triều Tiên ‘chúc sức khỏe’ ông Nguyễn Phú Trọng (VOA, 19/04/2019)

Nhà lãnh đạo ti cao ca Triu Tiên, ông Kim Jong-un, va "gi li cm ơn" và "chúc sc khe" đến Tổng bí thư–Ch tch Vit Nam Nguyn Phú Trng, truyn thông trong nước dn ngun tin t Hãng Thông tn Trung ương Triu Tiên (KCNA) cho biết hôm 19/4.

goc1

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Kim Jong-un tại Hà Nội, 1/3/2019.

Lãnh tụ Triu Tiên gi li chc sc khe đến ông Trng gia lúc có nhng đn đoán v tình trng sc khe ca ông mà cho đến nay vn chưa có bt c phát ngôn chính thc nào từ Đng Cng sn hoc nhà nước Vit Nam xác nhn hay bác b các tin đn này.

KCNA loan tin ông Kim Jong-un đã đáp lại đin mng ca ông Trng hôm 13/4 nhân dp ông Kim được bu li làm Ch tch y ban Quc v nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triu Tiên.

"Chủ tch Triu Tiên chúc Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng sc khe và thành công ln trong phát trin Đng và s thnh vượng ca đt nước", báo VietnamNet cho biết.

Trong mấy ngày qua, chính quyn Vit Nam vn chưa đưa ra bt c phn ng nào trước nhng thông tin trong mng xã hi cho rng ông Nguyn Phú Trng đã phi nhp vin khi đang đi công tác tnh Kiên Giang hôm 14/4.

Truyền thông Vit Nam cho biết hôm 18/4, ông Nguyễn Phú Trng đã gi đin mng ti Ch tch y ban thường v Hi ngh Nhân dân ti cao Triu Tiên Choe Ryong-hae.

Tin ông Trọng gi đin mng hôm 18/4 là din biến mi nht mà truyn thông Vit Nam lên tiếng v hot đng ca ông sau chuyến công du đến Kiên Giang.

Vào hôm 10/4, trong buổi gp g Đoàn Ch tch Mặt trận T Quc, ông Nguyn Phú Trng cho biết, sp ti ông sẽ thăm chính thc Triu Tiên theo li mi ca Ch tch Kim Jong-un, nhưng không cho biết khi nào ông s đi.

Ngoài ra, theo báo chí trong nước, ông Trng cũng đã nhn li mi thăm Hoa Kỳ ca Tng thng Donald Trump, và theo B Ngoi giao Việt Nam thông báo hôm 14/03/2019 thì "thời gian chuyến thăm s được thu xếp vào thi đim thích hp".

*********************

Ông Kim Jong-un 'cảm ơn và chúc sức khỏe' Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng (BBC, 18/04/2019)

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi thư cảm ơn và chúc sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

goc2

Hai ông Kim Jong-un và Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 1/03/2019

Thư của ông Kim được gửi hôm 17/04, nhằm đáp lễ thư chúc mừng của ông Trọng gửi cho Chủ tịch Đảng Lao động, hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn nói, nhân dịp ông Kim "tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên".

Được biết ông Trọng gửi thư chúc mừng lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un vào hôm 13/04.

Thư cảm ơn của ông Kim Jong-un có đoạn :

"Lời chúc mừng của ngài là sự ủng hộ mạnh mẽ và là sự khích lệ cho cuộc đấu tranh của Đảng, nhà nước và nhân dân chúng tôi trong việc xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh".

"Cuộc họp đầy ý nghĩa gần đây với ngài đã trở thành nền tảng vững chắc để tình hữu nghị Triều Tiên - Việt Nam, vốn đã được các lãnh tụ tiền nhiệm của hai nước xây đắp, được nâng lên một tầm cao mới".

Ông Kim Jong-un cũng ngỏ lời cảm ơn việc Việt Nam gần đây cử một đoàn văn công đến Bắc Hàn.

Đoàn Nghệ thuật Quốc gia do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Võ Văn Phuông dẫn đầu, trong chuyến đi Bình Nhưỡng từ 11-16/04 đã biểu diễn đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 107 nhà lãnh đạo đầu tiên của nước này, ông Kim Nhật Thành, 15/04/1912.

Ông Kim Jong-un kết thúc thư cảm ơn rằng : "Tôi chân thành chúc ngài sức khỏe và thành công hơn nữa trong công tác nhằm phát triển đảng và vì sự thịnh vượng của đất nước".

Hoạt động của lãnh đạo

Trong tuần qua, tin tức về ông Nguyễn Phú Trọng được tìm xem nhiều trên mạng xã hội và trên internet.

Lượt tìm kiếm tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14/04, là thời điểm xuất hiện tin không chính thức nói ông nhập viện sáng cùng ngày, trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.

Đầu giờ hôm 14/4, báo chí Việt Nam đưa tin ông Trọng có hai ngày thăm Kiên Giang từ 13 đến 14/04, đúng dịp sinh nhật ông.

Trong những ngày tiếp theo, có nhiều đồn đoán và bình luận trên mạng xã hội, nhưng truyền thông nhà nước không đăng tin gì về hoạt động của ông.

Đến 18/04, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng tới một quan chức cao cấp khác của Triều Tiên.

Ông Choe Ryong-hae, cựu nguyên soái, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị Nhân dân tối cao là người được cho là cánh tay phải của ông Kim Jong-un trong bộ máy chính trị Triều Tiên.

Ngoài việc ông Trọng chúc mừng quan chức Bắc Hàn thứ hai sau khi đã gửi thư mừng ông Kim Jong-un từ vài hôm trước, bản tin từ Việt Nam nói các lãnh đạo Việt Nam cũng gửi điện mừng tới các quan chức tương nhiệm của Bình Nhưỡng.

"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng tới Thủ tướng Nội các Triều Tiên Kim Jae-ryong.

"Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi điện mừng tới Chủ tịch Hội nghị Nhân dân tối cao Triều Tiên Pak Thae-song và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho".

Lời chúc mừng từ Việt Nam được gửi đi nhân dịp kỳ họp thứ nhất Hội nghị Nhân dân tối cao khóa 14 bầu lãnh đạo mới của Triều Tiên.

******************

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trọng gửi điện mừng Triều Tiên giữa tin đồn về sức khỏe (VOA, 18/04/2019)

Ngày 18/4/2019, Tổng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng gi đin mng ti Ch tch y ban thường v Hi ngh nhân dân ti cao Triu Tiên Choe Ryong-hae, "nhân dp Triu tiên t chc Hi ngh nhân dân ti cao khóa 14, bu lãnh đo mi", theo truyn thông trong nước Vit Nam.

goc3

Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : KCNA

Điện mng ca nhà lãnh đo cp cao nht ca Vit Nam gi đến lãnh đo Triều Tiên được gi đi gia lúc vn có nhng đn đoán v tình trng sc khe ca ông mà chưa có bt c phát ngôn chính thc nào t Đng Cng sn hoc nhà nước xác nhn hay bác b các tin đn này.

Trước đó, theo VOV, ngày 13/4 ông Trng đã gi 1 đin mng đến Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un nhân dp ông Kim được Kỳ hp th nht Hi ngh nhân dân ti cao Triu Tiên suy tôn là Ch tch y ban Quc v nước Cng hòa dân ch nhân dân Triu Tiên.

Trong mấy ngày qua, chính quyn Vit Nam vn chưa đưa ra bt c phn ng nào trước nhng thông tin cho rng ông Nguyn Phú Trng đã phi nhp vin khi đang đi công tác tnh Kiên Giang hôm 14/4, trong khi các trang mng mang tên hai nhà lãnh đo cao nht nước lên tiếng phn bác nhng thông tin này là "xuyên tc".

Tin ông Trọng gửi đin mng hôm 18/4 là din biến mi nht mà truyn thông Vit Nam lên tiếng v hot đng ca ông sau chuyến công du đến Kiên Giang.

Vào tháng 9 năm ngoái, ông Trần Đi Quang, người tin nhim ca Ch tch Trng, cũng tng gi thư cho thiếu nhi nhân dịp Trung thu và chưa đy mt ngày sau thì ông Quang qua đi.

********************

Nguyên thủ Việt Nam và Bắc Triều Tiên trao đổi chúc mừng (RFA, 19/04/2019)

Điện mừng của chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam gửi cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên được Bình Nhưỡng phúc đáp.

goc4

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp nhau nhân cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều. AFP

Truyền thông trong nước ngày 19 tháng 4 loan tin dẫn nguồn hãng thông tấn trung ương Bắc Triều Tiên KCNA cho biết lãnh tụ Kim Jong-un, Chủ tịch Đảng Lao Động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ Triều Tiên có thư gửi cảm ơn Ông Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng nhân dịp ông Kim Jong-un được bầu lại làm Chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Đây là phúc đáp cho điện mừng của ông Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Kim Jong-un hôm ngày 13 tháng 4.

Cũng tin liên quan, vào ngày hôm qua 18 tháng 4, truyền thông Việt Nam loan tin ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, có gửi điện mừng đến Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong-hae.

Điện mừng được gửi đi nhân kỳ họp thứ nhất Hội nghị Nhân dân Tối cao khóa 14 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bầu lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên.

Điện mừng của ông Nguyễn Phú Trọng gửi cho phía Bắc Triều Tiên gây chú ý vì vừa qua sau chuyến đi làm việc ở Kiên Giang, có tin ông bị bệnh nặng và từ đó đến nay ông không xuất hiện công khai. Trong khi đó thì theo kế hoạch ông sắp có những chuyến công du sang Trung Quốc và Hoa Kỳ.

***************

Truyền thông Việt Nam đồng loạt loan tin về ông Nguyễn Phú Trọng (Người Việt, 18/04/2019)

Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm, 18 tháng Tư, hàng loạt các báo tại Việt Nam đồng loạt loan tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, "gửi điện mừng" tới lãnh đạo Bắc Hàn.

goc5

Tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội tại Việt Nam. (Hình : Reuters)

Sự kiện này diễn ra đúng bốn ngày sau khi mạng xã hội và truyền thông ở hải ngoại loan tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng phải vào cấp cứuở Bệnh Viện Kiên Giang, sau đó đưa lên Bệnh Viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn rồi Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 ở Hà Nội.

Một nguồn tin giống nhau từ Thông Tấn Xã Việt Nam, đến các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Dân Trí, VOV, Tiền Phong… cho biết : "Tổng bí thưhư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện mừng tới Chủ Tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Bắc Hàn Choe Ryong-hae".

Ngoài ông Trọng, các bản tin này còn cho biết, "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng" tới các lãnh đạo khác của Bắc Hàn.

Những ngày vừa qua, tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng là một trong những thông tin được người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên Internet.

Bắt nguồn từ tin trên Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô Gái Đồ Long, vào ngày 14 tháng Tư khi Facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy.

Facebooker này vào cuối ngày 15 tháng Tư cho hay, ông Nguyễn Phú Trọng "đã tỉnh và ăn cháo".

Sau đó Facebooker này cập nhật : "15:30 : chiều 16/4, chuyển về Hà Nội. 18:15 ngày 16/4 : Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội".

Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt và gây chấn động trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng.

Trước đó, truyền thông do nhà nước quản lý tại Việt Nam đăng tin, hình ảnh và video clip tường thuật "chuyến thăm và làm việc" của ông Nguyễn Phú Trọng trong hai ngày 13 và 14 tháng Tư tại tỉnh Kiên Giang, nơi ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm bí thư tỉnh ủy. (C.T)

Published in Diễn đàn

Vì sao không trưng nổi một tấm ảnh hay video về ‘lãnh tụ kính yêu’ ?

Thường Sơn, VNTB, 19/04/2019

Hôm nay là ngày thứ 5 kể từ ngày 14/04/2019 khi ‘lãnh tụ kính yêu’ gặp nạn ở ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ tại Kiên Giang, nhưng các cơ quan ‘có trách nhiệm’ vẫn không trưng nổi bất cứ video hay thậm chí hình ảnh sơ sài nào về ‘Người’.

lanhtu1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang, sáng 14/4. (Ảnh : Trí Dũng/TTXVN)

‘Lãnh tụ kính yêu’ là một biệt danh mà giới quan nhân cận thần ở Việt Nam bỗng dưng dùng để cung kính Nguyễn Phú Trọng kể từ sau vụ ông Trọng tiếp Kim Jong-un, người được sùng bái bằng danh hiệu ‘lãnh tụ kính yêu’ ở Bắc Triều Tiên.

Tình cảnh trống vắng hình ảnh và video về sức khỏe của ‘Tổng tịch’ cũng rất tương đồng với tình cảnh mà Trần Đại Quang khi còn là chủ tịch nước đã được đạo diễn cho ‘xuất hiện’.

Mà như vậy thì với tuyệt đại đa số dân tình, điều được một số trang facebook ‘lề đảng’ cho rằng’ sức khỏe của Cụ Tổng đã ổn định’ là còn lâu mới thuyết phục.

Ngày hôm qua, báo đảng và báo chí nhà nước bỗng dưng ‘lên đồng’ khi đồng loạt đăng tin về "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm nay gửi điện mừng tới Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong-hae". Tuy nhiên các tờ báo này chỉ đưa tấm ảnh đại diện là hình Nguyễn Phú Trọng ‘dĩ vãng’ chứ không hề trưng được một bức ảnh nào về ‘Người’ đang tiếp khách hoặc chủ trì họp, hoặc ngồi ở bàn làm việc…

Vào tháng 9 năm 2018, chỉ trước khi chết đúng một ngày, Trần Đại Quang còn gửi một bức thư ‘chúc tết trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng’, và ngay trước đó ông ta vẫn còn những hoạt động công tác bình thường như tiếp Tổng thống Indonesia, tiếp Chánh án tòa án hân dân tối cao Trung Quốc, dự cuộc họp của Bộ Chính trị về các đề án trình Hội nghị trung ương 8…

Vào gần cuối năm 2017, Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng có thời gian ‘mất tích’ khoảng 10 ngày. Nếu đối chiếu với thời gian hai tháng Mười và Mười Một năm 2017 khi mật độ xuất hiện của Tổng bí thư Trọng trên mặt báo đảng là bình quân từ 2 – 4 ngày/sự kiện và giữa hai sự kiện thường không cách nhau quá 5 ngày, thì việc ông Trọng "vắng mặt" đến gần 10 ngày xứng đáng là một dấu hỏi. Thậm chí là dấu hỏi lớn… Khi đó, đã xuất hiện những đồn đoán về tình trạng huyết áp và tim mạch của Trọng là ‘không tốt’.

Vào lần này, người ta đang chờ đợi lần xuất hiện sớm nhất của ông Trọng (nếu quả có lần xuất hiện đó), tại một cuộc họp mà ông ta chủ trì hay đi thăm viếng đâu đó, đủ chứng minh rằng ông ta không có vấn đề gì về sức khỏe và vẫn bảo đảm năng lực ngồi cả hai ghế tổng bí thư mà chủ tịch nước mà chẳng phải chia sẻ quyền lực với ai.

Nhưng cũng từ ngày 18/4, lại rộ lên những tin tức trên mạng xã hội về sức khỏe của ông Trọng ‘diễn biến xấu’.

Thật trớ trêu là chính việc Thường trực Ban bí thư và Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo các bao đồng loại đưa tin về "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm nay gửi điện mừng tới Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong Hae" đã cung cấp một bằng chứng rõ ràng về kịch bản được tái hiện từ thời Trần Đại Quang gần đất xa trời.

Nếu ‘lãnh tụ kính yêu’ không thể tiếp tục họp hành và đi lại mà chỉ có thể ở một chỗ phát ra những thư điện chúc mừng các nước, sắp tới sẽ là một thời kỳ xáo trộn lớn trong chính trường, nhân sự và phân bố lại quyền lực. Và sẽ có nhiều chuyện bi hài không thể lường trước được.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 19/04/2019

*******************

Chuyện gì xảy ra sau ông Trọng ?

Kính Hòa, RFA, 18/04/2019

Tin tức "không chính thống" trong những ngày giữa tháng tư vô cùng bận rộn về sức khỏe của Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người ta nói ông bị ốm nặng.

lanhtu2

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đang chờ đón Thủ tướng Hà Lan vào ngày 9/4/2019. Từ 14/4 cho đến 18/4/2019 người ta không thấy ông Trọng Xuất hiện. AFP

Báo chí nhà nước im lặng.

Các trang Facebook, Blog thân với nhà nước nói ông không bị gì cả.

Một số nhà quan sát trung dung nói ông Trọng đang có vấn đề sức khỏe.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Trọng, vì bất cứ lý do nào không còn cầm quyền nữa ?

Việc đầu tiên người ta nghĩ tới trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng không thể đảm đương công việc của ông nữa, là chuyến đi Trung Quốc của ông vào cuối tháng tư 2019, và sau đó là chuyến đi Hoa Kỳ, theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay.

Đối với chuyến đi Trung Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Sài Gòn cho rằng sự vắng mặt của ông Trọng không thành vấn đề :

"Có thể vì tình hình sức khỏe nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi thay Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Đây chỉ là một trong những vấn đề đã được thể chế hóa giữa hai quốc gia, từ năm 1991 tới nay, có các chuyến viếng thăm qua lại giữa lãnh đạo hai nước. Trong năm nay chưa có. Nếu không có Chủ tịch nước thì có thể Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội đi thay".

Trả lời câu hỏi liệu có phải một chuyến đi Trung Quốc như vậy là để cân bằng với chuyến đi Mỹ sắp tới không, ông Trung nói điều đó chỉ đóng vai trò một phần thôi. Ngoài ra trong chuyến đi của nhà lãnh đạo Việt Nam nào đó sắp tới sang Trung Quốc cũng là để lắng nghe dự án Vành đai con đường của Trung Quốc, một đại dự án cơ sở hạ tầng vắt từ Á sang Âu, mà gần đây Bắc Kinh rất phấn khích khi có lời chấp nhận gia nhập của nước Ý từ liên minh Châu Âu.

Ông Nguyễn Phú Trọng vốn cũng hay bị giới chỉ trích cho rằng ông thân với Trung Quốc, nhưng Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc khoa sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ, thì cho rằng :

"Tôi nghĩ rằng với ông Trọng thì lúc này lúc kia, nhưng nếu công bình với ông ấy thì là ông ấy sợ, sợ rằng nếu mạnh tay với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ làm áp lực mạnh hơn lên Việt Nam".

Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói sự lo sợ đó của ông Trọng không chỉ xuất phát từ sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, mà còn từ thực tế là Trung Quốc xâm nhập rất nhiều vào nhiều ngóc ngách của nền kinh tế Việt Nam.

Về chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Trọng, Giáo sư Long nhận xét :

"Sợ rằng các nhóm trong nước thừa cơ ông Trọng bị bệnh không đảm nhiệm quyền lực nữa để thay đổi đường lối đối ngoại thì không tốt, mà đối ngoại chủ yếu là vấn đề an ninh, có quan hệ với Mỹ lúc này tốt hơn vì sự đe dọa của Trung Quốc".

Vấn đề quan trọng thứ hai là liệu nếu ông Nguyễn Phú Trọng không còn cầm quyền nữa thì có một khoảng trống quyền lực hay không ? Khi chiến dịch chống tham nhũng do ông dẫn đầu bị bỏ dở ?

Chiến dịch chống tham nhũng đã và đang thực hiện trong hai năm qua gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Phú Trọng. Một mặt chiến dịch này đã đưa một số quan chức tham nhũng cấp cao vào tù, nhưng cũng bị chỉ trích là một cuộc đấu đá phe phái với nhau.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết quan điểm của ông :

"Vâng sẽ có một chổ trống quyền lực, nhưng cũng tốt thôi, vì từ khi ông Trọng ông ấy thu tóm quyền lực, đốt lò này nọ, dẹp người này người kia, nhưng chỉ có vậy, trong khi còn nhiều chuyện khác phải làm, trong đó có chuyện bang giao với Trung Quốc ngày càng tệ mặc dù lời lẽ có cứng hơn trước".

"Đốt lò" là từ ông Nguyễn Phú Trọng dùng để nói về chiến dịch chống tham nhũng của mình.

Một nhà quan sát khác là Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định tình hình trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng không còn cầm quyền :

"Nếu người đứng đầu mà bị bệnh thì sẽ có nhiều xáo trộn lắm, nhất là theo cái truyền thống chính trị Việt Nam".

Ông Hoàng Việt nhấn mạnh rằng thời điểm hiện nay là quan trọng vì Đảng Cộng sản Việt Nam sắp họp Hội nghị trung ương, rồi Quốc hội cũng sẽ họp, thời gian họp Đại hội đảng toàn quốc cũng gần kề.

Nhưng ông Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hôi Việt Nam, một mặt nói rằng ông không thể đưa ra ý kiến gì một khi cơ quan chức năng chưa đưa ra tin tức gì về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, mặt khác ông cho rằng cơ cấu nắm quyền ở Việt Nam là một cơ cấu tập thể :

"Quyền lực cơ bản là tập trung ở Bộ chính trị. Điều hành hàng ngày là Ban Bí thư. Mà theo tôi được biết thì quyền lực tập trung vào tay bốn người, gọi là tứ trụ, nếu có chuyện gì thì người ta bàn bạc tập thể".

Tứ trụ là khái niệm đưa ra lâu nay trong nền chính trị Việt Nam, đó là Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội. Hiện nay chỉ còn có ba người từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm cả hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước.

Nếu như Chủ tịch nước vì vấn đề gì đó không làm việc nữa thì vị phó chủ tịch sẽ lên thay.

Nhưng về lâu về dài ai sẽ là người thay ông Nguyễn Phú Trọng ?

Một Một nhà quan sát giấu tên đưa ra khả năng ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng sản, nhưng Giáo sư Ngô Vĩnh Long nghĩ rằng nếu vị Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, thay ông Trọng sẽ tốt nhất, vì hiện nay ông Ngô Xuân Lịch có những quan hệ tốt với Hoa Kỳ, một quan hệ rất cần thiết hiện nay để bảo đảm an ninh cho Việt Nam.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 18/04/2019

*******************

Lo lắng cho 'lãnh tụ kính yêu’ hay chỉ muốn Trọng ‘xuôi tay’ ?

Thường Sơn, VNTB, 18/04/2019

Vì sao những tin tức trên mạng xã hội về một số quan chức cao cấp, mà mới đây nhất là tin 'Trọng bệnh', dù chẳng được bất kỳ một cơ quan ‘có trách nhiệm’ nào của đảng hay chính phủ ra mặt xác nhận, lại được thực tế chứng minh là khá chính xác ?

lanhtu3

Viện quân y 108 - nơi được cho là đang tiếp nhận bệnh nhân có tên Nguyễn Phú Trọng. 

Cho tới nay, có quá ít bằng chứng về việc giới blogger và facebooker độc lập có được và đã đăng tải những tin tức nội bộ thuộc loại ‘bí mật nhà nước’. Do vậy, chỉ có thể hiểu là những tin tức này xuất phát từ một số facebooker ‘không độc lập’.

Mà không độc lập lại có thể hiểu là ‘phe phái’ hay ‘phe cánh chính trị’ - nhưng khái niệm đã tồn tại lâu đời trong chính trường đầy những màn đấu đá và xung đột ở Việt Nam, đặc biệt từ năm 2012 khi bùng nổ của chiến quyền lực giữa hai cánh Trọng - Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Càng về sau này, càng hình thành một nghề mới : ngày càng nhiều cây viết, chủ yếu xuất xứ từ khối báo chí nhà nước - hoạt động một cách ‘độc lập’ để phục vụ cho các thế lực chính trị và các nhóm lợi ích, tập đoàn tài phiệt. Vũ khí của những người này là các trang blog và facebook. Một số trong giới viết lách này đã khoác tấm áo ngụy trang mang màu sắc dân chủ nhân quyền.

Hầu như không phải bàn cãi, chính những tin tức được xem là có nguồn gốc từ ‘tay trong nội bộ’ như trên mới chi tiết nhất và mang tính tin cậy cao nhất. Động cơ của sự xuất hiện những tin tức này được cho là chủ yếu xuất phát từ mục đích đấu đá và triệt hạ lẫn nhau của những phe phái chính trị trong nội bộ đảng, tương tự việc trang Chân Dung Quyền Lực đã dùng đòn ‘minh bạch hóa’ về tài sản, sân sau và các thủ đoạn chơi nhau để ‘ám sát’ một số quan chức trong Bộ Chính trị.

Thông tin về ‘Trọng bệnh’ cũng khá tương đồng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Phú Trọng đã từ lâu trở thành tâm điểm công kích của những đối thủ chính trị và đặc biệt là giới quan tham khi Trọng vận hành tung tóe chiến dịch ‘đốt lò’. Do vậy, bất kỳ tình trạng suy yếu hay nguy biến nào về sức khỏe của Trọng cũng là cơ hội để các nhóm đối thủ tung hê và còn có thể cường điệu tình trạng bệnh tật tồi tệ của ông ta, như một cách khủng bố tâm lý những quan chức thuộc phe Trọng và những người còn ‘tin yêu bác Cả’, làm suy giảm sức mạnh của ‘phe Trọng’ trong cuộc đua tới đại hội 13 và cả mục đích dội nước vào cái lò vẫn còn âm ỉ của Trọng.

Chính trường Việt Nam đang hiện ra một đặc trưng như thời năm 2015 trước đại hội 12 của đảng cầm quyền : nếu vào năm 2015 đã hiện hình cuộc chiến công khai trên mạng xã hội bằng các đơn thư tố cáo và các bài viết của hai phe cánh chính trị chính là ‘phe Trọng’ và ‘phe Dũng’, năm 2019 cũng đang trở lại cái không khí xốc nổi, quyết thắng và công khai thách thức lẫn nhau ấy.

2019 lại được xem là ‘năm bản lề’ về cơ cấu ‘cán bộ cấp chiến lược’ cho đại hội 13 - sẽ diễn ra vào năm 2021. Vậy là cùng với biến cố ‘Trọng bệnh’, đã nảy nòi một cuộc sát phạt không tuyên bố giữa các quan chức cấp cao - những người đang nhìn thấy thế độc tôn độc tài của ‘bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa và muốn qua mặt những kẻ khác để giành giật ngay lấy vị trí do khoảng trống quyền lực để lại.

Chẳng có gì khó khăn để dự đoán là Nguyễn Phú Trọng sẽ vấp phải một thách thức khủng khiếp về sức khỏe tự thân của ông ta, đặc biệt là vấn đề tim mạch và huyết áp, điều có thể kiến ông ta nếu không cẩn trọng sẽ phải sớm từ giã chính trường. Trong bối cảnh đó, ông ta còn phải chịu mũi dùi công kích của các thế lực đối thủ chính trị, ngoài mặt là ‘lo lắng cho sức khỏe của lãnh tụ kính yêu’, nhưng bên trong chỉ muốn Trọng ‘xuôi tay’ càng sớm càng tốt.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/04/2019

******************

Phóng viên Lê Kiên của báo Tuổi Trẻ là phản động ?

Anh Văn, VNTB, 19/04/2019

Nhà báo Lê Kiên (báo Tuổi Trẻ) bị không ít Facebooker coi là phản động vì nói xấu lãnh tụ - Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

lanhtu4

Facebooker Trần Duyên cho biết : phóng viên báo Tuổi Trẻ sử dụng trang Facebook cá nhân đăng bài nói xấu lãnh tụ.

Trang Diễn đàn Báo chí Việt Nam lên tiếng : Lê Kiên có phải là tên Phản Động của làng Báo ? ? Không hiểu con cháu nhà ai, mà tư tưởng lệch lạc như thế này mà lại được làm phóng viên theo dõi nội chính.

Trang ngonco.net, đăng tải hẳn một bài chỉ trích : Phóng viên báo Tuổi Trẻ sử dụng FB cá nhân công kích trực diễn Tổng bí thư, Chủ tịch nước.

Hàng loạt các trang khác như Hào khí Việt Nam, 47 Thừa Thiên Huế, Ngôi sao rừng dừa, Việt Nam quê hương tôi,… cũng nhân dịp đăng tải lại bài viết chỉ trích nhà báo Lê Kiên.

Và một Facebooker, cũng là Cựu Thượng tá CAND Nguyễn Quang Thiệu (Hà Nội) đã đăng bài chỉ trích Lê Kiên với giọng văn đanh thép.

Ông Thiệu "và quần chúng nhân dân rất mong các đồng chí" như ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Mạnh Hùng xử lý nghiêm nhà báo Lê Kiên vì đăng bài "nói xấu lãnh tụ".

Và có thể thâu tóm toàn bộ những fanpage và con người rất đỏ nêu trên qua quan điểm của Facebook Phạm Quang Vinh : Trong khi Nhân dân cả nước đều trông chờ tuyệt đối vào sự lãnh đạo quyết đoán của Bác Tổng, nhằm tạo ra một thể chế tốt vừa hồng vừa chuyên, trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có như vậy chế độ ta mới thực sự vững mạnh và trường tồn, điều này cũng chính là những trăn trở của Bác Tổng khi trong các kỳ họp Bác luôn nhắc đến đội ngũ kế thừa.

Nhưng Lê Kiên bày tỏ gì ?

"Những ngày vừa qua, khi có thông tin về việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước bị mệt trong chuyến đi công tác, tôi có viết tút, nói rất rõ rằng kính mong bác Trọng khỏe và đồng thời mong bác sớm được nghỉ ngơi. Trong tút này tôi cũng có thêm một mong mỏi nữa, là đất nước có thể chế tốt để dựa vào, tránh tình trạng phải dựa vào một cá nhân lãnh đạo".

"Mong muốn đất nước có thể chế tốt (như thế chế chống tham nhũng ở Nhật Bản, Singapore...) để đỡ rủi ro khi phải nương tựa vào một cá nhân lãnh đạo".

Và những ý này được vị cựu thượng tá công an nhân dân Nguyễn Quang Thiệu, người tự nhận là nghiên cứu lịch sử cho rằng, "viết Stt với hàm ý thiếu tôn trọng Tổng bí thư". Mở màn cho hàng loạt các phản hồi đỏ khác mạt sát danh dự, nhân phẩm của nhà báo Lê Kiên, đòi đuổi nhà báo Lê Kiên ra khỏi tòa soạn báo Tuổi Trẻ, và thậm chí là bắt giam.

Một không khí hừng hực tính đấu tố và truy cùng – giết tận. Nó tái hiện lại một khung cảnh của cuộc cách mạng ruộng đất tại Việt Nam, hay cuộc cách mạng văn hóa bên Trung Quốc – nơi mà "hồng" luôn là trên hết, và quan điểm cá nhân là thứ bỏ đi.

Lê Kiên sai hay đúng ?

Nhà báo Lê Kiên có quyền bày tỏ quan điểm của mình về một hiện tượng trong cuộc sống, và trong chia sẻ của ông về vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, nó hoàn toàn không phạm luật, ngay cả Luật bảo vệ bí mật nhà nước (ngay cả khi nó có hiệu lực). Trong chia sẻ của mình, cũng không hoàn toàn có ý bôi nhọ "lãnh tụ" Nguyễn Phú Trọng của ông cựu thượng tá công an nhân dân Nguyễn Quang Thiệu. Ngược lại, nó đề đạt một mong muốn, không chỉ cá nhân của nhà báo Lê Kiên, mà thậm chí là cả đối với những người mong muốn thúc đẩy nhanh cuộc chiến phòng chống tham nhũng.

lanhtu5

Nhà báo Lê Kiên có quyền bày tỏ quan điểm của mình về một hiện tượng trong cuộc sống, và trong chia sẻ của ông về vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng

Thực sự, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không thể đi lâu dài nếu dựa vào thâu vén quyền lực của một cá nhân.

Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không thành thành công hoặc ít nhất đảm bảo sự bền vững của nó nếu dựa vào một "lãnh tụ" Nguyễn Phú Trọng.

Cái cách mà ông cựu thượng tá công an nhân dân Nguyễn Quang Thiệu hay Facebooker Phạm Quang Vinh suy cho cùng là thuộc lối tư duy "sùng bái cá nhân", sùng bái "chủ nghĩa anh hùng cách mạng",… Họ đặt vận mệnh quốc gia vào trong tay một cá nhân, thay vì một cơ chế. Một tư duy cũ kỹ và rời rạc của thời chiến tranh chống… Mỹ cứu nước.

Tại sao phải "trông chờ" vào "lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng", thay vì "trông chờ" vào sự cải cách thể chế ? Tại sao phải "vừa hồng vừa chuyên", trong khi lại không đề cập đến "thịnh vượng và bền vững". Tại sao lại nhấn mạnh yếu tố giai cấp, rằng "tuyệt đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" để đi đến "chế độ ta mới thực sự vững mạnh và trường tồn", mà không phải là linh hoạt cơ chế để quốc dân này thực sự giàu mạnh. Những suy nghĩ "vừa hồng vừa chuyên" đã khiến hàng loạt trí thức miền Nam phải rời bỏ quốc gia ; chính nó là chủ nghĩa lý lịch và làm nên trạng thái kinh tế bao cấp ; chính nó cũng là thứ mà khiến Việt Nam đóng cửa "chơi một mình" đến mức khủng hoảng kinh tế - xã hội vào thập niên 80. Và giờ đây, cái tư duy thổ tả đó được dựng lại, tôn sùng và tiếp tục coi đó là con đường sáng của dân tộc.

Một quốc gia, một dân tộc… để "chế độ" trường tồn thì buộc phải thay đổi, để "quốc gia" giàu mạnh thì buộc phải cải tổ hệ thống. Và nó áp dụng ngay cả trong cuộc chiến chống tham nhũng, bởi nếu không cải tổ - đổi mới hệ thống, thì cuộc chiến đốt lò hừng hực khí thế sẽ sớm tắt lịm theo cái thở đầy mệt nhọc của một ông lão già.

"Mong bác sớm được nghỉ ngơi", nhà báo Lê Kiên đã gửi gắm đúng ý nguyện của rất nhiều người. Ông Nguyễn Phú Trọng phải "được nghỉ ngơi", nhưng ông cần duy trì thành quả di sản của mình, nhưng không phải bằng "hạt giống đỏ" vốn xảy ra nhiều vấn đề trong thời gian qua, mà cần phải đổi mới hệ thống và cơ chế, mở rộng dân chủ và nhân quyền.

Đó chính là mở lối thoát cho chính bản thân ông Trọng, cho chính Đảng của ông, cũng như chính quốc gia – dân tộc này.

Ở khía cạnh khác, một quốc gia giàu mạnh cần lắm những con người có tư duy như nhà báo Lê Kiên, và thải loại những tư duy như ông cựu thượng tá công an nhân dân Nguyễn Quang Thiệu.

Anh Văn

Nguồn : VNTB, 19/04/2019

*******************

Ông Trọng

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 17/04/2019

Giá mà ông không gọi những người đòi cải tổ chính trị là suy thoái đạo đức [1].

Giá như ông không nhất quyết giữ cho bằng được ‘sở hữu toàn dân về đất đai’ và ‘kinh tế nhà nước chủ đạo’ trong cả văn kiện đảng lẫn Hiến pháp [2].

Giá mà ông không toàn tâm toàn ý đặt quốc gia vào một lộ trình mà chính ông cũng không biết khi nào mới tới đích - lộ trình xã hội chủ nghĩa [3].

Giá ông chỉ tập trung vào đốt lò… 

Thì khi ngã xuống bởi bệnh tật hay tai nạn, với ấn tượng trong sạch trong mắt không ít người, lời thương xót hẳn đã át đi tiếng bấc tiếng chì.

lanhtu6

Giá ông chỉ tập trung vào đốt lò thì khi ngã xuống ...

Không chấp nhận cải tổ chính trị, nghĩa là không có báo chí tự do lẫn tư pháp độc lập, trong lúc thông tin không minh bạch, hội đoàn dân sự không mở mang, tinh thần công dân và liêm chính công chức không được vun đắp, thì làm sao chống được tham nhũng lâu dài và hiệu quả ?

Tương tự, ‘sở hữu toàn dân về đất đai’ và ‘kinh tế nhà nước chủ đạo’ là gì nếu không phải là hai cỗ-máy-củi-hóa-hàng-loạt-cán-bộ khi đặt họ trước khối công sản cực kỳ to lớn mà họ dễ dàng chiếm lấy cho bản thân, gia đình và vòng bè phái trong khi các vũ khí phòng chống tham nhũng nêu trên đã bị vô hiệu hóa. Đó là chưa kể, trên đường chiếm đoạt những nguồn lợi lộc vốn không thuộc về mình - nhất là đất đai - những cấu kết quyền-tiền nhân danh Hiến pháp và pháp luật đã để lại làng trên xóm dưới biết bao oan khiên ngút trời.

Cuối cùng, ai cũng có quyền giữ quan điểm và theo đuổi niềm tin của mình về con đường mà Việt Nam nên đi. Song, một khi đã vũ trang quan điểm của mình bằng bạo lực trấn áp, củng cố niềm tin của mình bằng cách buộc người khác phải im lặng trong sợ hãi, chứng minh chỉ duy nhất mình đúng bằng lao tù cho những người trái ý, thì dẫu có tôn trọng thanh danh trong sạch của người đó đến đâu đi chăng nữa cũng phải gọi họ là độc đoán. Mà bất kỳ nền độc đoán nào, đến lượt nó, cũng là mảnh đất màu mỡ cho tham ô tham nhũng. 

Tóm lại, cũng như chẳng ai thực tâm muốn nhổ cỏ mà chỉ ngắt ngọn, rồi lại còn bón phân, vun gốc và xới đất xung quanh, thật dễ hiểu khi có người nghi ngờ thực tâm chống tham nhũng của người đốt lò khi thấy ông bảo vệ đến cùng cỗ-máy-củi-hóa-hàng-loạt-cán-bộ và thường xuyên tiếp năng lượng để cỗ máy đó hoạt động. 

Mà dẫu không nghi ngờ thì cũng có lý do để tin rằng lửa chẳng cháy được bao lâu nữa, khi mà người đốt lò sớm muộn phải thay ca. 

Biết đâu khi đó, củi lại gác lò. 

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 17/04/2019 (nguyenanhtuan's blog)

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2013/02/130226_nguyenphutrong_constitution.shtml

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=LaThucThiQuyenHienDinhOngTrongA-20130226

[2] Nghị quyết 04 của Ban chấp hành trung ương ban hành năm 2016 coi phủ nhận chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa : 

https://tuoitre.vn/nhan-dien-27-bieu-hien-suy-thoai-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-1211296.htm

https://m.vov.vn/kinh-te/hien-phap-kinh-te-nha-nuoc-giu-vai-tro-chu-dao-289652.vov

http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/39809502-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-gap-mat-dai-dien-doan-chu-tich-uy-ban-t-u-mtqt-viet-nam.html

[3] Góp ý sửa Hiến pháp ông Trọng nói : ‘Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’.

Published in Diễn đàn

Thông tin làm mạng xã hội nóng rực là tin về Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào bệnh viện vì đột quỵ khi đi thăm Kiên Giang làm hệ thống chính trị náo loạn. Hàng loạt hình ảnh, tin tức liên tục được chia sẻ, bình luận, biểu thị thái độ, cảm xúc… tràn ngập mạng xã hội Việt Nam.

toi1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi họp báo, sau khi Đại hội XII của Đảng bế mạc

Điều đó cũng là chuyện bình thường bởi Nguyễn Phú Trọng là nhân vật số 1 Việt Nam về quyền lực. Ngoài việc nắm giữ chức đảng trưởng Cộng sản, một cái đảng đứng ngoài vòng pháp luật, hành xử vượt trên tất cả mọi quy định, luật lệ bình thường của xã hội loài người, trên cả những cái gọi là Hiến pháp, luật pháp Việt Nam do chính cái đảng này điều khiển mà nặn ra thì gần đây, ông ta ôm luôn chức Chủ tịch nước. Vì vậy một lời nói, hành động của ông ta luôn được chú ý vì có thể làm thay đổi nhiều thứ liên quan đến vận mệnh đất nước, của dân tộc Việt Nam với gần trăm triệu con người.

Khi Nguyễn Phú Trọng nói rằng : "Tôi rất bất ngờ khi được bầu làm Tổng bí thư với gần 100% số phiếu" thì người dân hiểu rằng đó là "lời nói dối vĩ đại" bởi ai chẳng biết qua một quá trình đấu đá cật lực, lo lót đủ đường thì ông ta mới lại được ngồi yên ở đó.

Khi Nguyễn Phú Trọng nói : "Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ?" Thì người dân Việt Nam hiểu rằng, ông ta chưa thể đủ thế lực để ôm luôn cả hai chân đứng đầu hệ thống chính trị lúc bấy giờ. Và như vậy, đất nước vẫn cứ tồn tại một đám gọi là "Tứ trụ triều đình" luôn gầm ghè và tìm cơ hội động thủ, tiêu diệt lẫn nhau.

Còn khi Nguyễn Phú Trọng nói rằng : "Tất cả Ủy viên Trung ương đồng ý và bước đầu dư luận trong nước, quốc tế cũng đồng tình, ủng hộ". Thì có nghĩa là khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị cho việc ôm luôn cả chân Chủ tịch nước cho gọn gàng bởi vì ông ta thuộc diện "cán bộ tuyệt đối không có tham vọng quyền lực".

Ở đây, cần lưu ý một điều, là những người dân trong nước đã có thói quen khi nghe lời lãnh đạo Việt Nam, nếu muốn hiểu được sự thật, thì cách duy nhất có thể, là nên hiểu ngược lại những điều được nghe từ miệng họ.

Trước đây, năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng xác định rằng "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta… "thì người dân Việt Nam hiểu rằng, cái mô hình quái gở mang tên Chủ nghĩa Xã hội kia, cái thứ mà Victor Hugo đã định nghĩa : "là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại" ấy sẽ vẫn là thứ gông cùm buộc vào cổ dân tộc này, bởi đó là phương thế duy nhất cho một nhóm người mang tên Cộng sản đè đầu, cưỡi cổ, bòn xương hút máu nhân dân với danh nghĩa "Nguyện vọng của nhân dân".

Còn khi Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng : "xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" thì có nghĩa rằng những lời ru ngủ mà xưa đến nay đảng luôn đem nhử người dân như một nắm cỏ xanh trước mũi đàn bò về thiên đường, là mơ ước, là hạnh phúc, là niềm tin… mang tên Chủ nghĩa Xã hội sẽ sớm xuất hiện ở Việt Nam, thì nay đừng quá trông chờ vào đó rồi mà thất vọng. Bởi ông ta biết tỏng tòng tong rằng "cú lừa vĩ đại" này sẽ sớm gây hậu quả cho chính Đảng cộng sản. Bởi hoặc là dân quá u mê mà tin tưởng, sẽ ỷ lại mà không cống hiến tiếp xương máu cho đảng, hoặc là dân ngộ ra thực tế, sẽ có sự so sánh và cái dối trá sẽ lòi đuôi và sự u mê sẽ tan biến, đảng sẽ sớm hiện nguyên hình là lừa đảo.

Thế nên, khi thông tin về việc Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ, vào bệnh viện và hôn mê, dư luận xã hội, người dân chộn rộn trở thành thông tin nóng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, điều lạ ở đây, lại là ở chỗ thái độ người dân khi đón nhận thông tin về việc sức khỏe của Tổng bí thư Đảng cộng sản, Chủ tịch nước suy sụp, tính mạng ở vào trạng thái nguy hiểm.

Điều thường thấy, khi một người đang trong cơn nguy kịch, thì với đạo lý dân tộc Việt Nam xưa nay "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", những người bình thường sẽ rất xót xa và cầu mong cho người đó qua khỏi sự nguy hiểm. Huống hồ đây lại là một lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Thế nhưng, ở đây thì ngược lại. Câu nói của Nguyễn Phú Trọng được nhắc lại nhiều nhất trong vài ngày qua, đó là "Một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng khắp cả nước". Hẳn nhiên, người dân nhắc lại câu này hoàn toàn không với ý của Nguyễn Phú Trọng đã tự huyễn hoặc về lòng tin của người dân vào đảng của ông ta. Mà đó là sự phấn khởi, tin tưởng đã và đang lan rộng khắp cả nước khi có tin Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đang sắp lìa đời.

Người ta bàn tán, người ta mong chờ, dù có hơi thái quá nếu có lòng tin rằng nếu Nguyễn Phú Trọng chết đi, thì cái Chủ nghĩa Cộng sản sẽ sụp đổ ở Việt Nam. Thế nhưng, điều đó phản ánh tâm trạng, niềm tin, sự căm hận của người dân vào một chế độ, một cái đảng mà ông ta là đại diện, là nguồn gốc mọi đau thương, thất bại của dân tộc, đất nước này.

Thế nhưng, có thể hiểu được phần nào những hy vọng của người dân vào điều này là thực tế.

Rằng có thể Nguyễn Phú Trọng chưa chết, nhưng chắc chắn con đường mà Tập Cận Bình đã vẽ ra, mà theo lệ thường là Nguyễn Phú Trọng sẽ bám gót bước theo là làm Hoàng thượng suốt đời chắc chắn không thể thành hiện thực qua vụ này khi mà "Chưa chết thì cũng la lết lăn dưa".

Và điều thấy rõ trước mắt, đó là chuyến đi chầu quan thầy Phương Bắc bẩm báo trước khi sang Mỹ của Nguyễn Phú Trọng dự định vào cuối tháng 4 để ký kết hàng loạt các văn kiện với Tập Cận Bình về dự án "Một vành đai, một con đường" - theo kế hoạch bành trướng mới của Tập Cận Bình - sẽ chưa được thực hiện bởi Nguyễn Phú Trọng. Chuyến đi này đã được hoạch định, và hẳn nhiên sẽ có nhiều khuất tất tiềm ẩn. Bởi báo chí Việt Nam đã được lệnh từ bây giờ là không được đưa tin rầm rộ về chuyến đi này.

Dư luận cũng cho rằng, nếu Trọng chết, thì điều đó là hợp lẽ đời và lẽ trời, bởi con người nói ra cả 1000 điều dối trá, thì cũng cần một điều nói thật. Nói 1000 điều không làm thì cũng cân một điều được thực hiện. Vì thế, nếu Nguyễn Phú Trọng chết, thì khi đó lời nói của ông ta như một lời nguyền đang thành hiện thực rằng : "Kiên quyết loại bỏ những người có tham vọng quyền lực vào trung ương".

Hẳn nhiên là kẻ nào có tham vọng nhất thì phải loại bỏ, "Nhân bất đả, tắc thiên đả - Người không đánh, thì trời đánh", đó là quy luật.

Nhìn lại thái độ hân hoan, phấn khởi của người dân Việt Nam mấy hôm nay trước tin Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ hôn mê phải cấp cứu. Người ta mới thấy một điều mà ông ta nói rằng : "Mình có thế nào, người ta mới như thế". Tiếc rằng, ông ta lại không hiểu hết ý nghĩa câu nói đó.

Nếu Nguyễn Du còn sống lại, ắt hẳn lại sẽ ngâm lại câu Kiều :

Sư rằng : Phúc họa đạo trời,

Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.

Có trời mà cũng tại ta,

Tu là cõi phúc tình là dây oan.

Ngày 15 tháng 4 năm 2019

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 17/04/2019 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Cuộc khủng hoảng lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã bắt đầu từ khi có tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị tai biến mạch máu não, tuy nhẹ, nhưng phải cấp cứu tại bệnh viện trong chuyến thăm Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

tham1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang ngày 13/04/2019

Đảng và chính phủ Việt Nam không chính thức xác nhận mà cũng không phủ nhận tin ông Trọng bất ngờ ngã bệnh lúc đang chỉ đạo các lãnh đạo và cán bộ Tỉnh Kiên Giang, nhưng các mạng xã hội ở Việt Nam đã mau chóng vào cuộc đưa tin chi tiết chưa bao giờ nhanh như thế.

Các nhà báo tự do đã kể chuyện các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn được triệu hồi khẩn cấp xuống Kiên Giang chẩn bệnh, trước khi đồng ý để chiếc trực thăng đặc biệt chở ông về bệnh viện Chỡ Rẫy chữa tiếp qua đêm 15/04/2019. Sau đó, với sự đồng ý của đội bác sĩ của Ban Bảo vệ sức khỏe lãnh đạo từ Hà Nội vào chăm sóc, ông Trọng đã được máy bay chở về Hà Nội ngày 16/04/2019 để các bác sĩ theo dõi tiếp.

Lý do tin lớn này bị Ban Tuyên giáo che kín vì Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14), ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với "Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước".

Vì vậy, nhiều người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã đổ xô đi tìm "tin ông Trọng bệnh thật hay không bệnh" trên các báo "lề dân" nên không khí hoang mang đã lên cao trong dự luận.

Tuy nhiên, đứng trước "tin sét đánh" này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng (người con cưng ngoại vi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), có tin nói, đã khẩn cấp bay vào Sài Gòn thăm sức khỏe ông Trọng, đồng thời chỉ thị kiểm soát thông tin để không bị lộ ra ngoài.

Giấu mà hở

Tuy nhiên, trong khi ông Trọng đã kết thúc bất ngờ chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang, và đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/4 (2019) thì báo-đài nhà nước, quan trọng nhất là báo điện tử của Trung ương đảng, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, VietnamNet, VnExpress, TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV-Voice of Vietnam), Thanh Niên v.v… tiếp tục đăng lại bản tin của các phóng viên tường thuật các hoạt động trong hai ngày (13 và 14/04/2019) của ông Trọng tai Kiên Giang.

Tỷ dụ như TTXVN viết :

"Trong hai ngày (13-14/4), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và ba tháng đầu năm 2019 ; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ.

Sáng 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang ; nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 đến nay…".

Thống tấn xã của Chính phủ viết tiếp :

"Trước đó, chiều 13/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang như Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành ; Công ty Trung Sơn (thuộc Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn), tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lương.

Tiếp đó, sau khi thăm thực địa khu nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, thăm nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty Trung Sơn tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lượng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với ban lãnh đạo, nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 

(Tường thuật của Nguyễn Sự - Huy Hải (TTXVN/Vietnam)

Như vậy là đã có một "khoảng trống thông tin" giữa cuộc họp "làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang" của ông Trọng vào buổi sáng ngày 14/04 cho đến sáng ngày 16/04 (2019) là khi chuyên cơ chở ông Trọng, được nói rời Sài Gòn về Hà Nội.

Điều này cho thấy, nếu ông Trọng vẫn mạnh khỏe sau buổi làm việc với cán bộ Tỉnh Kiên Giang thì ông đã về Hà Nội từ chiều 14/4 (2019), hay thăm đâu đó chứ không có chuyện báo chí nhà nước lại im hơi lặng tiếng như thế.

Ngoài ra, cũng ngạc nhiên như "đổ thêm dầu vào lửa" cho truyện ông Nguyễn Phú Trọng cháy to lên khi báo đài nhà nước được lệnh, từ ngày 15/4 (2019) đồng loạt đăng toàn bộ chùm ảnh "Tổng bí thư, Chủ tịch nước làm việc tại Kiên Giang".

Càng thấy lạ khi việc đăng ảnh này kéo dài cho đến ít nhất ngày 16/04 trên một số báo, hai ngày sau khi ông Trọng đã rời khỏi Kiên Giang. Đây là một việc làm "rất không bình thường", so với các chuyến đi thăm các cơ sở và địa phương của người đứng đầu đảng và nhà nước.

Vì vậy việc làm này không ngoài mục đích "cải chính" tin của "báo lề dân" nói rằng ông Trọng ngã bệnh bất ngờ khi thăm Kiên Giang, nhưng ngược lại cũng không khỏi gây nghi ngờ "nếu không có lửa thì làm sao có khói" ?

Chuyện trước mắt

Dù đúng hay chưa được xác nhận sức khỏe ông Trọng 75 tuổi có vấn đề, nhưng nó xẩy ra vào lúc ông tập trung trí tuệ làm hai việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị cuối đời của ông.

Đó là : chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ lịch sử của ông đã được dự trù trong năm nay, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.

Có nhiều đồn đoán ông Trọng muốn hoàn tất 3 việc với ông Trump :

– Đạt thỏa thuận "Hợp tác chiến lược" với Mỹ để bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng bền vững cho Việt Nam, tăng lên từ "Hợp tác toàn diện", phần lớn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế- thương mại.

– Muốn Mỹ nhìn nhận Việt Nam có "nền kinh tế thị trường" để được hưởng ưu tiên thuế nhẹ cho các mặt hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ.

– Mua vũ khí, máy bay và tầu chiến của Mỹ với những ưu đãi đặc biệt đối với vị trí chiến lược ở Biển Đông của Việt Nam và bàn cờ chiến lược Quốc phòng của Mỹ ở Á Châu và Ấn Độ Dương.

Nhưng quan trọng hơn, đối với ông Trọng là làm sao tổ chức thành công Đại hội đảng XIII, dự trù tháng 01/2021, trong đó có việc tìm người kế nhiệm, nếu thật sự ông không muốn thay Điều lệ đảng để được ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 như đang có tin truyền miệng trong đảng.

Sở dĩ có lời đồn đoán này vì Điều lệ đảng không cho phép một Tổng bí thư giữ ghế hơn hai nhiệm kỳ (10 năm), nhưng lại rục rịch có chuyện sửa đổi Điều lệ đảng được bàn tán nơi này nơi kia từ một năm qua.

Có ai khác sáng giá ?

Nhưng liệu với số tuổi 75 và mới có "tin đồn bị tai biến mạch máu não" ở Kiên Giang ngày 14/04/2019, ông Trọng có khả năng hồi phục để ra ứng cử hay nhận đề cử ?

Vì theo Quy định 89- QĐ/TW ngày 04/08/2017 thì ông Trọng phải có "đủ sức khỏe".

Như vậy, sau ông Trọng có ai sáng giá để thay ông, khi ông quyết định nghỉ hưu ?

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và ông Đinh La Thăng vào tù, Bộ Chính trị khóa XII còn lại 17 người, nhưng lại có thêm ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư bị ốm dài hạn, dù vẫn giữ ghế nhưng đã thôi làm việc từ vài năm qua, nên chỉ còn lại 16 người.

Trong số này, nổi trội nhất có 3 ủy viên gồm :

– Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng, sinh ngày 20/07/1954 tại Quảng Nam.

– Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/02/1958 tại Thanh Hóa, Trung tướng Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

– Trần Quốc Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Thái Bình, Thường trực Ban Bí thư (người thay Đinh Thế Huynh)

Người thứ tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sinh ngày 12/06/1953 tại Trà Vinh, là người ôn hòa, được nói là hiền lành nhưng thiếu cương quyết và được coi như thân Tây phương, và là người "của mọi người" nên khó được chọn.

Vậy liệu thành phần nhận sự 4 người đang được xầm xì to nhỏ, sau tin ông Trọng lâm bệnh, có cơ may gỡ rối cho bàn cờ chính trị khỏi bị rơi vào khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, vì Ủy ban Văn kiện Đảng khóa XIII vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ lấy ý kiến các địa phương.

Tuy nhiên gánh nặng lo cho Đại hội đảng XIII vẫn thuộc về ông Trọng, dù ông có muốn hay không. Nhưng tương lai Việt Nam lại không thuộc về ông mà của người dân đang muốn thoát khỏi gông kìm Cộng sản.

Vì vậy, căn bệnh hiểm nghèo nếu có của ông Trọng mà gây ra cuộc khủng hoảng chính trị để làm lợi cho âm mưu đánh chiếm Việt Nam của Trung Quốc thì ông sẽ là người bị lên án trước toàn dân.

Phạm Trần

(18/04/2019)

Published in Diễn đàn

Trọng bệnh : Cuộc chạy đua máu lửa tăng tốc

Thường Sơn, VNTB, 17/04/2019

Có một thực tế mà nhiều người phải thừa nhận : dù đã vào hàng U80 nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn làm nên một sự kỳ lạ khi tập trung hầu hết những quyền bính quan trọng vào tay ông ta, đồng thời trở thành trung tâm của ‘đoàn kết trong đảng’.

npt1

Ai sẽ thay thế ‘cụ’ ? Cuộc chạy đua máu lửa bắt đầu…

Khác với nhiệm kỳ khóa 11 của Đảng cộng sản Việt Nam với nhiều màn đấu đá xung đột và thể chế ‘đa trung tâm quyền lực’, trong đó chỉ riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thời đó đã được xem là trung tâm quyền lực lớn nhất, khóa 12 tiếp diễn với thế Trọng cao vượt hẳn so với các đồng sự khác. Thậm chí cả cựu bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng phải ‘xếp càng’ trước Nguyễn Phú Trọng, dù Quang khi đó đã làm đến chức chủ tịch nước.

Nhưng cú đổ bệnh đột ngột của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ vào ngày 14/04/2019 - trùng với ngày sinh nhật của Trọng - có thể được xem là một bước ngoặt lớn về thế tương quan quyền lực trong chính trường Việt Nam. Rất có thể, thế độc tôn quyền lực của Trọng sẽ dần suy giảm.

Giờ đây, ai cũng nhìn thấy ‘sinh lão bệnh tử’ sẽ chẳng chừa ai, cho dù có là ‘hoàng đế’ chăng nữa. Bất cứ một chính trị gia nào một khi bị cơn đột quỵ quật ngã thì quyền lực sẽ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là hình ảnh quyền lực bị phân ly, hoặc tản quyền, hoặc một cái tên mỹ miều nào đó nhưng thực chất phải là chia quyền cho những kẻ khác.

Khi đó, ai sẽ thay thế ‘cụ’ ?

Cuộc chạy đua máu lửa bắt đầu, cả bề nổi lẫn bề chìm…

Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính và vài ủy viên bộ chính trị khác. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…

Nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó : Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Đây là hai tính cách khác nhau một trời một vực : trong khi Thủ tướng Phúc thậm chí còn được dân gian đặt cho biệt danh là ‘Phúc nổ’ với đủ thứ giai thoại về ‘đầu tàu kinh tế’ và ‘tăng trưởng GDP’ tại các địa phương mà ở đó ông ta lộ rõ chiến dịch vận động để vị thế của mình được ‘nâng lên một tầm cao mới’, Trần Quốc Vượng lại chỉ nói quá ít so với Phúc. Và trong khi Nguyễn Xuân Phúc được xem là ‘một thế lực đang lên’ với ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’, thì Trần Quốc Vượng lại ‘nghèo’ và kín đáo hơn nhiều, tuy không phải không có dư luận về ‘sân sau’ của nhân vật này.

Hoặc Vượng - một quan chức bên đảng không có nhiều điều kiện tiếp xúc và vận động ở các tỉnh thành như Phúc, đã tìm ra một chiến thuật khôn ngoan ẩn mình trong im lặng. Chính thái độ được xem là ‘khiêm tốn’ và ‘không đam mê quyền lực’ ấy của Trần Quốc Vượng có thể đã chiếm được tình cảm của Nguyễn Phú Trọng, để Vượng được chính thức vào ngôi ‘thái tử’.

Chưa kể những nhân vật khác nuôi tham vọng ngầm như Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch quốc hội, Tô Lâm - bộ trưởng công an…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/04/2019

*******************

Nguyễn Phú Trọng đã tỉnh và ăn cháo

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 16/04/2019

Nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên vào bệnh viện, các công dân mạng bàn tán xôn xao. Chắc hẳn ông bệnh nặng. Nếu chỉ cảm cúm xoàng thì ông có thể được chữa trị ngay tại Kiên Giang, đâu cần khiêng về Bệnh Viện Chợ Rẫy trên Sài Gòn ?

Hkg9064938

Hôm thứ Ba, 16 tháng Tư, thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Thời Báo (thoibao.de) ở Đức cho biết Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được đưa về Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Hay là người chung quanh ông lo lắng, không tin ông có thể chữa bệnh an toàn ở một nơi coi là "đất địch ?" Những tin tức đầu tiên vụ ông nhập viện do một nguồn tin "phe địch" đưa ra chắc hẳn có "ý đồ !". Như vậy lại càng không nên để ông ở lại thêm một ngày. Không những phải lo an ninh mà còn lo bộ máy tuyên truyền của "phe địch" nhân cơ hội đục nước béo cò !

Trong thời gian ông nằm bệnh viện, các báo, đài của đảng cộng sản vẫn không dám loan tin về bệnh tình của người nắm quyền cao nhất đảng và chức vụ cao nhất nước. Dân Việt Nam vẫn tưởng ông chủ tịch nước đang ăn tôm bảy món, sau khi đi thăm nhà máy đóng gói tôm cùng ông bí thư tỉnh ủy.

Khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng "đã tỉnh và ăn cháo" người ta lại càng hoang mang. Đã tỉnh tức là trước đó đã hôn mê ! Vì sao lại hôn mê ? Hôn mê mất bao lâu ? Nếu ông hôn mê quá 24 giờ thì trong thời gian đó ai nắm quyền quyết định thay ông, trong hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư đảng cộng sản ? Nếu có "gian thần" âm mưu lũng đoạn guồng máy đảng và nhà nước thì có ai biết hay không ?

Những người đọc sử nước Tàu phải nhớ đến những ngày cuối cùng của Tề Hoàn Công. Ông vua nước Tề vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã đóng vai bá chủ chư hầu 40 năm, đã được Khổng Tử khen là người có công bảo vệ văn hóa Trung Hoa qua chính sách "tôn vương nhương di", suy tôn nhà Chu và dẹp trừ các giống dân ngoài quan ải muốn xâm chiếm nước Tàu. Vậy mà khi Hoàn Công lâm bệnh thì cả dân chúng lẫn quần thần không ai biết. Hai gian thần Dịch Nha và Thụ Điêu giữ ông vua trong phòng bí mật, không cho ai ra vào. Đói cũng không có gì ăn. Khi ông chết thì năm đứa con trai đánh nhau để giành quyền. Xác để hôi thối suốt 67 ngày.

Mỗi lần một ông vua chết trong bí mật, lại diễn ra cảnh tương tự. Năm thế kỷ sau, cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng được giữ kín. Xác ông hoàng đế được chở trong xe, chung quanh là xe cá tôm ếch nhái, để át mùi xác chết, trong lúc xe di chuyển về kinh đô Hàm Dương. Trong thời gian đó, gian thần Triệu Cao và Lý Tư đã bày mưu giết con trưởng, lập con thứ, dần dần nước Tần bị diệt.

Khi Stalin chết, bọn đàn em cũng lo giết Beria, trùm mật vụ đang ôm mộng thừa kế ngai vàng, trước khi đưa Malenkov lên kế vị. Đến lượt Hồ Chí Minh thì được đổi ngày chết, di chúc cũng bị sửa.

Chế độ độc tài mới có những cái chết bí ẩn. Vì các bạo chúa thường được một đám nịnh thần phò giá chung quanh. Bọn ăn bám này biết lợi dụng vòng đai bí mật mà bạo chúa dựng lên chung quanh mình để âm mưu thủ lợi.

Khác hẳn trong các xã hội tự do dân chủ. Các ông tổng thống hay bà thủ tướng ở những nước tự do đang khỏe mạnh hay không, ai cũng biết. Mỗi năm họ trình làng kết quả khám sức khỏe. Họ lâm bệnh hoặc nhắm mắt lìa đời, tin tức được công bố ngay. Hơn nữa, trong chế độ dân chủ, việc thừa kế quyền hành đều có tiêu chuẩn, được xác định rõ ràng. Khi Tổng Thống Reagan bị ám sát hụt nằm hôn mê trong bệnh viện, người Mỹ biết ngay ai là người đang điều khiển việc nước : Theo thứ tự, phó tổng thống, chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Thượng Viện ; và nếu những người này đều không làm được thì sẽ tới bộ trưởng ngoại giao, vân vân.

Trong các xã hội dân chủ tự do, người lãnh đạo không phải lo lắng có bọn "nịnh thần" hay "gian thần" âm mưu tiếm quyền sau lưng mình. Không lo những chương trình, kế hoạch, khát vọng, lý tưởng của mình sẽ bị xóa bỏ hay lật ngược lại, khi mình hôn mê trong bệnh viện rồi mất khả năng làm việc.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang làm một chiến dịch bài trừ tham nhũng. Nếu ông mệnh hệ nào thì không biết những người lên thay ông còn tiếp tục hay không ? Hay là họ vẫn tiếp tục, đánh mạnh hơn, nhưng đổi mục tiêu ! Thay vì bắt các tham quan phe nghịch, họ lại tấn công các tay chân của Nguyễn Phú Trọng ?

Người lãnh đạo làm cách nào để chính sách của mình vẫn tiếp tục như mình vạch ra dù mình chết đi hoặc nằm hàng năm trên giường bệnh ? Như chiến dịch đánh tham nhũng chẳng hạn.

Phải thiết lập thể chế dân chủ. Trước hết, việc chuyển giao quyền hành chỉ diễn ra đúng trình tự và minh bạch, công khai trong chế độ dân chủ. Quan trọng hơn nữa, chỉ trong chế độ dân chủ tự do và thượng tôn pháp luật thì mới có thể bài trừ tham nhũng. Dưới chế độ độc tài toàn trị thì diệt thằng tham nhũng này sẽ chỉ tạo cơ hội cho thằng tham nhũng khác ngoi lên.

Trên các mạng xã hội mấy bữa nay có nhiều người tỏ ý mừng khi thấy ông Trọng gần đất xa trời. Những người vui mừng đó, nếu không thuộc các phe đang muốn thay thế ông Trọng, thì hơi ngây thơ. Ngây thơ và nông nổi, bởi vì nếu chế độ độc tài toàn trị còn ngự trên đất nước ta thì không có Nguyễn Phú Trọng này sẽ có Nguyễn Phú Trọng khác ! Hoăc có thứ người tệ hơn Nguyễn Phú Trọng nữa !

Cho nên nếu có người đang cầu nguyện cho ông Nguyễn Phú Trọng phục hồi sức khỏe và sống lâu thì cũng không lạ.

Trước đây 24 thế kỷ, có bạo chúa Dionysius ở Syracuse, một thành thị Hy Lạp nổi tiếng. Nhiều người dân chỉ cầu cho ông ta chết sớm. Nhưng có một bà già mỗi ngày tới đền thờ cầu nguyện cho ông sống lâu. Ngạc nhiên, Dionysius đòi người đó vào hỏi tại sao !

Người phụ nữ kể khi còn là một thiếu nữ bà đã phải sống dưới một bạo chúa vô cùng tàn ác. Khi nghe tin hắn chết, bà hết sức mừng rỡ. Nhưng tên kế nghiệp còn tham tàn hơn người tiền nhiệm. Bà lại cầu nguyện thần linh cho hắn sớm qua đời. Lời cầu linh ứng, đến lúc bà ở tuổi trung niên thì tên bạo chúa thứ nhì cũng chết. Nhưng tên bạo chúa thứ ba còn tệ hơn hai tên trước ! Vì vậy, bây giờ đến tuổi già, bà chỉ cầu nguyện cho Dionysius mạnh khỏe và sống lâu.

Dionysius không biết xét xử bà này cách nào, cho nên tha không giết.

Trong các xã hội tự do dân chủ người dân không cần cầu nguyện như vậy. Thay vì xin thần thánh cho ông chủ tịch nước sống lâu, người ta sẽ dùng lá phiếu để thay đổi.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã tỉnh và đã ăn cháo được. Thật đáng mừng cho gia đình ông. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng nhân dịp này mà tỉnh ngộ thì càng tốt hơn. Tỉnh ngộ thấy rằng kế hoạch bài trừ tham nhũng của ông sẽ đổ xuống sông xuống biển hết, nếu ông qua đời. Cả cuộc đời ông, với bao nhiêu hoài bão, cũng vứt đi hết ! Muốn nước Việt Nam thực sự tiến bộ, chỉ có một cách, là xóa bỏ guồng máy độc tài toàn trị, thiết lập chế độ dân chủ tự do. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 16/04/2019

********************

Ông Nguyễn Phú Trọng đang ở bệnh viện 108 Hà Nội ?

C.Lynh, Người Việt, 16/04/2019

Chiếc phi cơ của hãng hàng không Vietnam Airlines khởi hành từ Sài Gòn đi Hà Nội lúc 3 giờ 30 phút chiều (giờ địa phương) hôm thứ Ba, 16 tháng Tư, sẽ không có gì đặc biệt, nếu nó không được cho là chở theo ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

npt33

Đoàn xe đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Nội Bài, Hà Nội, sau 5 giờ chiều 16 tháng Tư, 2019. (Hình : Thoibao.de)

Thông tin mới nhất này được đăng tải trên trang Thời Báo (thoibao.de) ở Đức trong bài viết : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được đưa về bệnh viện 108 Hà Nội".

Bài viết nêu khá chi tiết : "Tháp tùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội có các bác sĩ và Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài, đoàn xe hộ tống cùng các xe cứu thương, bác sĩ đã đợi sẵn, đưa thẳng bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng vào nội thành Hà Nội, đi phía trước là nhiều xe cảnh sát dẹp đường, bảo vệ an ninh.

Đúng 18:15 (giờ Việt Nam) xe cứu thương đã đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108".

npt3

Camera hành trình cho thấy khung cảnh bị phong tỏa gần sân bay Tân Sơn Nhất. (Hình : Đinh Nhật Uy)

Chi tiết hơn nữa, là theo bài báo này, một ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ "Tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng khá căng".

Theo Thời Báo, "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang nằm tại tầng 2, mé bên phải, Khoa A11. Cũng ở tầng này, Đại tướng Lê Đức Anh đang được điều trị tích cực ở căn phòng mé bên trái".

Hình ảnh được kèm theo bài viết cho thấy Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội được canh phòng rất nghiêm ngặt.

Thông tin của tờ Thoibao.de trùng khớp với tin cập nhật trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà : "15:30 : chiều 16/4, chuyển về Hà Nội. 18:15 ngày 16/4 : Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội".

Trước đó, cũng Facebooker này vào cuối ngày 15 tháng Tư cho hay, ông Nguyễn Phú Trọng "đã tỉnh và ăn cháo".

Nối tiếp những tin đồn lan tỏa trên mạng xã hội ba ngày qua về diễn biến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, là những hình ảnh được chụp từ camera hành trình vào lúc 15:09:30 giờ địa phương, trên đường Hoàng Văn Thụ ngày 16 tháng Tư. Hình ảnh được đăng tải trên trang Facebook của Facebooker Đinh Nhật Uy :

"Tin nhanh lúc 15h.

Từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra đuờng Nguyễn Chí Thanh – Lý Thuờng Kiệt , qua ngã 4 Bảy Hiền đến bùng binh Lăng Cha Cả. Ngã 3 ngã 4 nào cũng có dày đặc công an đủ sắc phục.

Đoàn xe hộ tống chở anh 2 ghế ra sân bay Tân Sơn Nhất về lại Ba Đình. Có lẽ để gặp mặt bác lần cuối".

Những hình ảnh này cho thấy toàn bộ giao thông ngay góc Lê Văn Sỹ và Hoàng Văn Thụ bị chặn lại, cảnh sát giao thông, cơ động được tập trung để xung quanh một đoàn xe cứu thương đang chạy vào hướng phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.

Vài tiếng sau, trên Facebook cá nhân, Luật sư Trần Vũ Hải đăng tải một đoạn video cùng với nội dung : "Tôi đang trên đường từ viện 108 về gần cầu Nhật Tân, thấy nhiều tốp công an, bộ đội đứng đường. Không hiểu chuyện gì xảy ra. Lại vừa thấy xe cứu thương, đi khá từ từ, vừa cách đây 1 phút !"

Chỉ vài dòng rất ngắn ngủi nhưng được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Lượng truy cập vào video này khoảng 45.000 lượt. Qua những lượt "share" cùng với những "comment" về video này cho thấy cộng đồng mạng đều "ám chỉ" đến nhân vật quyền lực nhất của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp tục trong những ngày qua, tên của ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nằm trong "top" tìm kiếm trên Google.

Tin tức về sức khỏe của ông Trọng vẫn tiếp tục là điều được quan tâm nhiều nhất trong dư luận người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, trong lúc gần một ngàn cơ quan truyền thông báo chí do nhà nước kiểm soát vẫn hoàn tim im lặng. 

C.Lynh

*******************

Thực hư về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

VOA tiếng Việt, 17/04/2019

Chính phủ Vit Nam vn chưa đưa ra bt c phn ng nào trước nhng thông tin cho rng Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã phi nhp vin khi đang đi công tác tnh Kiên Giang, trong khi các trang mạng mang tên hai nhà lãnh đo cao nht nước lên tiếng phn bác nhng thông tin này là "xuyên tc".

npt4

Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát biu ti Ban Ni chính Trung ương hôm 22/1. Vit Nam chưa lên tiếng trước các tin đn v tình hình sc khe ca ông Trng.

Hôm 14/4, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trên trang cá nhân ca cô rng ông Trng, mà cô gi là "Anh Tng Tch", nhập vin Bnh vin Đa khoa Kiên Giang vào trưa cùng ngày.

Trước đó báo đin t Đng Cng sn Vit Nam đưa tin và đăng nh v chuyến thăm và làm vic ca ông Trng ti tnh Kiên Giang trong hai ngày 13-14/4.

Trích dẫn ngun tin riêng, trang tin tc Thoibao.de có trụ s Berlin, Đc, viết : "Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng vn trong tình trng hôn mê sau khi b đt qu (tai biến mch máu não) Kiên Giang chiu ngày 14/4".

Thông tin cập nht vào lúc 7gi 30 gi đa phương hôm 14/4 ca t báo này tường thut rng "ông Trng đang nm khoa hi sc cp cu bnh vin Ch Ry và b lit na người bên trái". Mt ngun tin khác t trong nước nói vi Thoibao.de rng "Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng b xut huyết não".

Trong chuỗi thông tin cp nhật v din biến s vic, trang tin này đăng ti nhiu hình nh ca đoàn xe cu thương cùng đoàn xe h tng đưa ông Trng t bnh vin Ch Ry, Thành phố Hồ Chí Minh, ra sân bay Tân Sơn Nht đ v Hà Ni.

VOA không thể kim chng đc lp các thông tin ca Thoibao.de và trên mng xã hi.

Bộ Ngoi giao Vit Nam không ngay lp tc tr li yêu cu bình lun ca VOA v nhng thông tin v sc khe ca ông Trng.

Trước các thông tin lan truyn trên mng xã hi v việc ông Trng phi nhp vin, nhiu người bày t lo lng v tình hình sc khe ca người đng đu nhà nước.

Nhà văn Nguyễn Vin viết trên trang Facebook cá nhân rng "tôi cm thy lo hơn vui" khi cho rng "ông Trng khó có th tr li bình thường và tiếp tục làm vic", bi theo nhà văn này, "khong thng quyn lc" s đi kèm vi hai h ly gm "ni b khng hong vì tranh giành ch trng" và "kh năng can thip ca yếu t nước ngoài s khc lit hơn".

Ông Trọng là người lãnh đo chiến dch chng tham nhũng, trong đó hàng chục quan chc nhà nước và lãnh đo các ngành du khí, ngân hàng đã b đưa ra tòa và nhn các bn án nhiu năm tù.

Thông tin "xuyên tạc" ?

Cho đến hôm nay, chính ph Vit Nam chưa lên tiếng trước nhng thông tin này. Truyn thông trong nước cũng không đưa thông tin gì v vic Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trng b nhp vin ti Kiên Giang hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên hai trang web lấy tên lãnh đo, nguyenphutrong.org và nguyenxuanphuc.org, trong hai ngày qua đưa ra nhng bn tin cnh báo v "thông tin xuyên tc vn đ sức khe ca Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng".

Bản tin ra ngày 16/4 trên trang nguyenphutrong.org nói rng "xuyên tc sc khe ca Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng đ câu view, làm công c đánh bóng tên tui, là điu mà đi tượng Lê Nguyễn Phương Trà thc hin trong nhng ngày qua, làm dy sóng dư lun".

Bản tin trên trang nguyenxuanphuc.org cũng ra ngày 16/4 nói rng vn đ sc khe ca các v lãnh đo Vit Nam thường xuyên là "đ tài" đ các phn t xu li dng, thêu dt nên nhng câu chuyện xuyên tc, gây hoang mang dư lun.

"Trước đây nguyên Ch tch nước Trn Đi Quang, Đi tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ch tch Đà Nng Nguyn Bá Thanh, hay chính Tng bí thư Nguyn Phú Trng… cũng tng b lan truyn tin tc ba đt v tình trng sức khe", bn tin này nhn đnh và cho rng "mc đích chung ca nhng hành đng như thế không khác gì hướng đến vic bôi nh hình nh lãnh đo, xuyên tc v ni b Đng, Nhà nước".

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hi Vit Nam thông qua mt b lut nhm bo v bí mật nhà nước trong đó quy đnh các thông tin, bao gm sc khe ca các lãnh đo nhà nước, phi được gi kín.

Theo nhà báo độc lp Phm Chí Dũng, các trang mng ‘đng tên lãnh đo’ "có ngun gc và s tham gia ca cơ quan an ninh Vit Nam, được tài tr bi mt nhóm li ích nào đó trong Đng".

Tiến s Nguyn Quang A nhn đnh trong mt phn đăng ti trên trang Facebook cá nhân rng nhng tin đn trên mng, v sc khe ông Nguyn Bá Thanh hay ông Trn Đi Quang cho đến rt nhiu s kin khác, sau này "t ra đúng và những li ci chính, bin bch khi đó ca báo chính thng tr thành hết sc l bch".

********************

Ông Nguyễn Phú Trọng thuộc diện được bác sĩ 'thăm khám hàng ngày'

BBC tiếng Việt, 16/04/2019

Trong lúc các tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại và một số trang tin mạng xã hội tiếp tục nói rằng TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải "nhập viện ở Kiên Giang, được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM, rồi ra Hà Nội ngày 16/04", truyền thông chính thống ở Việt Nam vẫn không khẳng định hoặc bác bỏ những thông tin này.

npt5

Ông Nguyễn Phú Trọng được bác sĩ thăm khám sức khoẻ hàng ngày nhưng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chỉ hưởng tiêu chuẩn 'thăm khám' hàng tuần

Điều chắc chắn là dù sức khoẻ ra sao, ông Trọng đã và đang được giới y tế cao cấp nhất ở Việt Nam chăm sóc ở mức độ cao nhất.

Lý do là các chức danh cao nhất của bộ máy chính trị Việt Nam gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày, theo một quy định hồi 2018 ở Việt Nam.

Đây là quy định của Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do ông Trần Quốc Vượng ký ban hành hồi tháng 3/2018, về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Theo đó, các vị đương chức và cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng cũng được cho vào nhóm hàng đầu.

Nhóm thứ nhì gồm các ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng... được bác sĩ theo dõi sức khỏe thăm khám ít nhất hai lần một tuần hoặc hàng ngày, tuỳ tình trạng sức khỏe của họ.

Nhóm thứ ba, gồm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch quốc hội, Đại tướng... được bác sĩ theo dõi sức khỏe thăm khám ít nhất một lần một tuần hoặc hàng ngày tùy theo diễn biến sức khỏe.

Dưới nữa, các cán bộ cao cấp có thể "được thăm khám ít nhất hai lần mỗi tháng".

Quy định này cũng xếp hạng sức khoẻ cán bộ từ A đến D, theo các báo Việt Nam.

"Theo quy định của Ban Bí thư, thời gian khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện định kỳ sáu tháng một lần. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ".

npt6

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (trái) đã ký ban hành một quy định nội bộ về kiểm tra sức khoẻ định kỳ của các bộ cao cấp, và kết quả sẽ tác động đến chính sách nhân sự của Đảng đối với các cá nhân

Bí mật y tế và bí mật nhà nước

Tuy nhiên, điều được dư luận bàn đến nhiều chính là phần quy định nêu rõ chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Điều này có khả năng gắn liền cơ hội được cử ra tranh các chức vụ cao cấp với bản báo cáo y tế mà Ban Bí thư của Trung ương Đảng nhận được.

Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng sức khoẻ của một cá nhân là bí mật của riêng người đó và người bác sĩ.

Cùng lúc, trong dư luận Việt Nam có ý kiến cho rằng với tinh thần đề cao dân chủ, sức khoẻ của lãnh đạo - những 'người của công chúng - cần phải được công khai.

Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam thông qua luật coi sức khoẻ lãnh đạo là thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước, và có vẻ như chỉ một ban bảo vệ sức khoẻ của Đảng được quyền lưu giữ.

Hồi tháng 11/2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định rằng thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng thuộc diện mật.

Đặc biệt, thông tin về sức khoẻ lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam không nằm trong một mục 'bí mật nhà nước' riêng, mà nằm chung với vi sinh vật và dược liệu quý hiếm trong điều 7, khoản 11 về y tế và dân số.

"11. Thông tin về y tế, dân số :

a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ;

b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người ; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm ;

c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm ;

d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số ;"

Tuy nhiên, Luật Bí mật nhà nước này sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 7/2020, còn hiện nay vấn đề này có thể vẫn được điều chỉnh bởi các quy định cũ.

Hiện theo Bộ Luật hình sự 2015, người "làm lộ bí mật nhà nước" có nguy cơ đối diện với án 15 năm tù.

Tình trạng chung của chính trị Việt Nam, dù có luật trên hay không, thường là bộ máy chỉ tiết lộ các thông tin về sức khoẻ lãnh đạo sau một thời gian.

Chẳng hạn chỉ sau khi chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Trần Đại Quang qua đời, giới chức y tế mới nói ông đã từng sang Nhật Bản điều trị.

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - được cho rằng có vấn đề về sức khỏe, khi ông ta đang thực hiện chuyến làm việc tại tỉnh Kiên Giang. Câu chuyện gây xôn xao, nóng rực thậm chí vô cùng hồi hộp khiến bàn dân thiên hạ, dõi theo sát sao với hàng ngàn bình luận đủ mọi kiểu trên mạng xã hội.

trong1

Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội - AFP

Vài điều quái

Chuyến đi của ông Trọng được biết, diễn ra vào ngày 13 và 14/4/2019. Trong đó, ngày 14/4 lại trùng với ngày sinh của ông Trọng. Ngày 14/4 năm nay cũng ứng với ngày 10/3 âm lịch - ngày giỗ Tổ Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, dẫn đầu đoàn "đi giỗ" là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều gây ngạc nhiên và dẫn đến chê cười đến mức trào lộng trên mạng xã hội, bởi lẽ ban tổ chức đã chọn vài vòng hoa cho lễ giỗ Tổ mà ngay cả trẻ con có đủ nhận thức cũng biết, những vòng hoa ấy chỉ chuyên dùng cho tang lễ người vừa "khuất núi" (!).

Đó là điều quái lạ thứ nhất. Nếu nói ban tổ chức lễ giỗ Vua Hùng không rành nghi lễ, thật khó chấp nhận, bởi vòng hoa tang là điều quá "sơ đẳng" so với trình độ "học hàm học vị" đầy mình của họ (!).

Điều quái lạ thứ hai : Tại sao những cố vấn, trợ lý của ông Trọng lại thu xếp chuyến làm việc vào đúng ngày sinh của ông ta ? Bởi thu xếp ngày làm việc cho những nhân vật cấp cao & quan trọng là trách nhiệm của các ông (bà) này. Nó phải được tính toán và chọn lựa rất kỹ, không chỉ riêng Việt Nam. Và tại sao chọn ngày sinh của ông Trọng làm việc với Kiên Giang - quê hương của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn dĩ không đậm đà "tình đồng chí" cho lắm, theo "tương truyền" trong dư luận ? !

Điều quái lạ thứ ba. Hầu hết người dân đều biết ông Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, nhưng bị đổi lại là 3/9. Mãi về sau, Đcộng sản Việt Nam lặng lẽ công nhận - một cách không chính thức - ông Hồ chết vào ngày gọi là "quốc khánh" - ngày mà được biết ông Hồ đọc bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" (!).

trong2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Kiên Giang hôm 14/4/2019 Courtesy of nhandan.com.vn

Trước đây, mỗi dịp "lễ quốc khánh", người cộng sản Việt Nam cho cán bộ - công chức nghỉ 2 ngày (2 và 3/9). Trong đó, ngày 3/9, họ nói là "giỗ cụ Hồ" - Vị "cha già dân tộc" - Điều này nói thêm cho lớp trẻ hiện nay, bởi có thể có khá nhiều người không biết, vì "lịch sử" của người cộng sản luôn là một lịch sử đầy ám muội như những lớp mây mù che khuất sự thật ! Nhắc lại điều này cũng nhằm chứng minh một sự thật : Người cộng sản Việt Nam rất mê tín dị đoan !

Với khái niệm "chết trùng", người cộng sản Việt Nam vô cùng sợ sệt suốt hàng chục năm trước đó, nên phải chăng Hồ Chí Minh chết trở thành "điềm gỡ", ám ảnh họ suốt hàng chục năm về sau ?

Trong dân gian, "số 4", với cách phát âm của người Trung Hoa gần với chữ "tử". Trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản hiện nay, "dân chuyên nghiệp" tránh chọn "lầu 4" và "lầu 13", nếu mua chung cư. Vì vậy, các căn hộ ở hai tầng lầu này thường khó bán và có giá thấp hơn.

Theo tử vi phương Tây, những người có ngày sinh mang "số 4" hầu hết là người bảo thủ, cứng, khô và thiếu linh hoạt.

Tất nhiên, đây là khoa học huyền bí, do đó, tin hay không là tùy vào mỗi độc giả. Đây cũng là điều quái lạ thứ tư, khi so sánh ngày sinh tháng đẻ của ông Trọng với quan điểm và tính khí của ông ta.

Dù người cộng sản là người "vô thần", nhưng những năm gần đây, người dân thấy họ lại rất... "mê tín" với nhiều hình ảnh thắp hương (nén nhang rất to và dài), hay hình ảnh ông Trần Đại Quang, lúc sinh thời "gục đầu vào bia" hoặc ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi xếp bằng tại một ngôi chùa nổi tiếng bên Ấn Độ và còn nhiều hình ảnh khác.

Bài báo lạ

Ngày 15/4/2019, các trang web có cùng đuôi ".org" với những cái tên Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Tấn Dũng đồng loạt đăng cùng một nội dung với tựa đề [1] : "Cảnh báo về thông tin xuyên tạc vấn đề sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng", trong đó cho hay (trích) :

"...Tổng bí thư, Chủ tịch nước đội nắng đi thị sát khắp Kiên Giang với lịch trình dày đặc. Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C, hiện mọi việc đều diễn ra bình thường.

Trong khi những người dân nắm được thông tin hướng về Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta, chúc phúc sức khỏe thì lợi dụng sự việc, trên mạng xã hội thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước lại thi nhau tung những thông tin xấu độc, xuyên tạc sự thật về xung quanh tình hình sức khỏe của lãnh đạo, tình hình chính trị của đất nước…

Có nhiều đối tượng còn ác tâm đến độ "gắp lửa bỏ tay người" bịa ra câu chuyện đây là âm mưu hại người này nọ. Một chiêu thức cũ mèm mà các đối tượng phản động, phần tử cơ hội vẫn thường sử dụng mỗi khi chộp được thông tin gì đó hay ho hoặc một sự việc đang gây bức xúc gì đó hòng gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Đây là một âm mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn phản động, tìm mọi cách để tạo ra hình ảnh xấu, hạ uy tín Việt Nam trên chính trường quốc tế". (Hết trích)

Điều lạ thứ nhất, tác giả bài viết không (dám) nêu bút danh cụ thể. Kết thúc bài chỉ thấy vỏn vẹn "LQD".

Điều thứ hai, ngỡ là "lạ" nhưng rất quen thuộc qua đoạn : "... vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C, hiện mọi việc đều diễn ra bình thường..".. Như vậy, tác giả LQD xác quyết, việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, cách nhau đến trên dưới 20 độ C, đã gây ra vấn đề sức khỏe đối với ông Trọng. Nhưng rất tiếc, hình ảnh đưa ra không cho thấy như vậy. Thậm chí, bất kỳ ai khi vào khu vực chế biến thủy sản và cả kho lạnh đều phải tuân thủ quy trình làm việc với đồ bảo hộ theo chuẩn quốc tế (vì Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản). Không có chuyện "phong phanh" bộ đồ tây như hình ảnh cho thấy. Tác giả LQD đã đưa tin sai sự thật.

Nên nhớ, những nguyên thủ cao cấp như ông Trọng, hầu hết họ đều sống trong "phòng lạnh", không chỉ phòng ngủ cá nhân mà có cả hội trường các cấp từ trung ương cho đến địa phương, kể cả việc di chuyển, dù bằng xe hơi, máy bay hay xe lửa. Quý độc giả chỉ cần nhìn bắp tay, cẳng tay khi những người cộng sản cấp cao mặc sơ mi ngắn tay sẽ thấy "làn da trắng phao" - đó là chỉ dấu, họ vô cùng ít phải chịu nắng nóng, cũng như nhiều hình ảnh che dù đón lãnh đạo, dù học sinh buộc phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ dưới cái nóng.

trong3

Ảnh chụp màn hình bài báo trên trang nguyenxuanphuc.org - Courtesy of nguyenxuanphuc.org

Có thể suốt quá trình hàng chục năm sống trong "phòng lạnh" như thế và gần như không có những "bài thể dục buổi sáng" theo hướng dẫn của đương kim Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng với tuổi tác đang trượt dài về phía "Mác - Lênin thế giới người hiền", nên việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là phía Nam, trở thành tác nhân chính gây ra vấn đề sức khỏe cho ông Trọng.

Ăn uống quá bổ dưỡng mà không vận động lại rất dễ gây hại sức khỏe, đặc biệt tim cùng các cơ quan gan, thận, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Dù sao "lục phủ ngũ tạng" cũng giống như các bộ phận trong một cỗ máy làm việc lâu ngày và đến lúc hết "đát".

Các nhận định này hoàn toàn đủ căn cứ khoa học.

Theo nghiên cứu đã được công nhận nhiều năm qua [2], độ tuổi bắt đầu quá trình "xơ vữa động mạch" từ khoảng 45 trở lên, nhất là đối với người không tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ông Trọng năm nay đã 75 "tuổi tây", 76 "tuổi ta". Do đó, "quá trình làm việc" của các động mạch làm cho nó mất gần hết tính đàn hồi - điều bình thường, tựa như những ống nhựa cao su dùng lâu ngày bị lão hóa, trở nên khô cứng nên dễ bị "xì lỗ mọt" cũng như nhanh chóng rách toạc, khi áp suất nước đột ngột tăng lên. Hình ảnh này dễ hình dung cho các mạch máu của ông Trọng với khái niệm "huyết áp cao".

Xơ vữa động mạch gây ra những triệu chứng : đau thắt ngực, khó thở, nhịp tim nhanh từ đó dẫn đến phình mạch, suy tim và nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Một khi động mạch chủ vỡ thì toàn bộ máu tràn vào ổ bụng, nằm lại đó, vì không có chỗ thoát. Trong trường hợp này, bệnh nhân sống được từ 3 cho đến 7 ngày. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể hoàn toàn tỉnh táo và tỏ ra mạnh khỏe bình thường, theo dân gian gọi là "hồi quang phản chiếu".

Điều lạ thứ ba, bài báo nói rằng : "... những người dân nắm được thông tin hướng về Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta, chúc phúc sức khỏe…". Rất tiếc ! Không ai thấy được "những người dân (với nhân thân rõ ràng) nắm được thông tin" về vấn đề sức khỏe ông Trọng.

Tuy nhiên, tác giả LQD đã "phạm úy" rất nghiêm trọng khi gọi ông Trọng là "Người lãnh đạo kính yêu", bởi vốn dĩ chữ "Người" (viết hoa) chỉ độc tôn dành cho ông Hồ. Đây được xem là việc làm thách thức tất cả các ông (bà) lão thành cách mạng, các ông (bà) cộng sản cấp cao nhất đã nghỉ hưu và cả BCHTƯĐ, với tội danh "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân", bởi chính quyền hiện nay do ông Hồ Chí Minh sinh ra vào ngày 2/9/1945. Tác giả LQD đã quá mạo phạm vào "Người Là Niềm Tin Tất Thắng", từ đó kích động lòng dân, xúi giục người dân chối bỏ và phủ nhận hình ảnh thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn dĩ đã "khắcsâu" vào trong "tâm khảm" từng người dân, cho đến ngày nay.

Kết

Theo đó, tôi yêu cầu Bộ Trưởng Bộ công an Tô Lâm kết hợp cùng Bộ Trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, nhanh chóng điều tra các trang web : tolam.org, nguyenxuanphuc. org, nguyenphutrong.org, nguyentandung.org, coi xem những thế lực thù địch nào đứng đằng sau, cung cấp tài chính cho các trang này hoạt động nhiều năm qua. Đồng thời quyết phải truy lùng cho ra tác giả LQD và chủ các trang web nói trên, rồi khởi tố, truy tố băng nhóm này theo :

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

Đây là việc phải làm ngay để giữ yên lòng dân đang vô cùng hoang mang và bấn loạn trong những ngày này, trước thông tin bất lợi về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ngoài ra, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý nghiêm toàn bộ ban tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và Bộ trưởng Bộ VH - TT - DL Nguyễn Ngọc Thiện về hành vi sử dụng vòng hoa tang, trực tiếp báng bổ Tiền Nhân, gây ra chê cười trong dân chúng, làm mất uy danh của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam (!)

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 15/04/2019

[1] https://nguyentandung.org/canh-bao-ve-thong-tin-xuyen-tac-van-de-suc-khoe-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong.html

[2] https://benhmachvanh.com/bai-viet/thong-tin-benh/xo-vua-dong-mach-vanh-dau-hieu-nhan-biet-va-bien-phap-phong-ngua.html ?gclid=Cj0KCQjwtMvlBRDmARIsAEoQ8zTuBu0OO5Gm9t5oLEy-EuBrGOnHxWWXfoHYM325F7PJKQmHlafGAfEaAjYuEALw_wcB

Published in Diễn đàn

Ai reo mừng nếu ‘Tổng tịch’ bị đột quỵ ?

Thường Sơn, VNTB, 16/04/2019

Có lẽ những người vui mừng như bắt được vàng là giới quan tham và đặc biệt là các gia tộc họ Nguyễn, họ Lê mà chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang dần thiêu đốt.

tong01

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

‘Nếu ‘tổng tịch’ bị tịch, Ba X sẽ mở tiệc khao bia cả Kiên Giang’ - một cư dân mạng đã viết như thế.

Ngay trước mắt là những vụ án lớn mà Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương của ông Trọng đang nhắm tới như vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà vừa bắt Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

tong2

Vụ MobiFone mua AVG liên quan đến rất nhiều người - Ảnh minh họa

Chưa kể một số vụ án khác liên quan đến khối ngân hàng, đại gia lưu manh Trần Bắc Hà - đệ tử tuột của Nguyễn Tấn Dũng, vụ Thủ Thiêm…

tong3

Trần Bắc Hà, đệ tử ruột của Ba Dũng đang bị giam và điều tra về việc gây thất thoát khi điều khiển Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

Từ năm 2017 đến nay, ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch. 

Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học : co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.

Vụ bắt Đinh La Thăng vào cuối năm 2017 không chỉ phá vỡ tiền lệ "ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam" trước đây, không chỉ mở màn cho chiến dịch "chống tham nhũng giai đoạn 2" của Tổng bí thư Trọng, không chỉ khiến một số văn nghệ sĩ một lần nữa ca tụng ông Trọng ngút trời như "Sỹ phu Bắc Hà", "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo", "Minh quân", không chỉ đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu "nắm" được Bộ Công An, mà dường như còn khiến lộ ra lòng ham muốn Nguyễn Phú Trọng được phóng tác như một nét gì đó của Tập Cận Bình.

Đó chính là mối nguy lớn nhất đối với vô số nhóm lợi ích ở Việt Nam. Đã từ lâu ở đất nước bị tàn phá bởi nạn tham nhũng và nguồn cơn "một đảng lãnh đạo toàn diện" này, giới quan chức tham nhũng đã thấm nhuần triết lý "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Nhưng vào năm 2017, ngay cả một số cây viết thuộc phe lợi ích cũng phải công khai thừa nhận một triết lý mới toanh : "Trọng không cần tiền mà cần tiếng".

Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.

Nhưng những quan chức nhúng chàm không muốn gột rửa lại chẳng mấy hy vọng việc Tổng bí thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.

Còn vào lúc này, những tin tức mới nhất về khả năng Nguyễn Phú Trọng đã thực sự gặp phải một cơn tai biến đang trở thành niềm hy vọng không dám nói ra lời cho giới quan tham và các gia tộc quan chức tham nhũng. Nếu quả thật bị đột quỵ bởi tai biến mạch máu não ở tuổi 75, ông Trọng sẽ phải cay đắng chấp nhận quy luật ‘Sinh lão bệnh tử’ mà đã khiến cái lò của ông ta bị nguội đi rất nhanh theo cách ‘trên nóng dưới lạnh’, càng chẳng làm gì nổi Nguyễn Tấn Dũng - đối thủ chính trị đã từng hạ nhục ông ta tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

********************

Có nên câm lặng về bệnh tình của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng ?

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 16/04/2019

Từ khóa tìm kiếm "Nguyễn Phú Trọng" trên mạng xã hội đang ‘rất nóng’. Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện nhà nước Việt Nam đã xếp hàng thứ yếu. Xét theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thì việc bí mật bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là đúng quy định của pháp luật.

tong4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đến thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang (Tập đoàn Cao su Việt Nam), nằm trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, chiều ngày 13/4 - Ảnh minh họa

Với tư cách người bệnh, ông Nguyễn Phú Trọng, theo Điều 8 "Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư", thì ông đương nhiên có quyền mặc định về giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh, hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Theo Điều 59, thì hồ sơ bệnh án của tất cả mọi bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Như vậy xét về mặt quy định của pháp luật liên quan đến khám, chữa bệnh, thì việc ‘im lặng’ trước nghi vấn bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là không sai.

Tuy nhiên ở đây người bệnh là một chính khách đứng đầu đảng chính trị, thì việc có nên tiếp tục giữ im lặng hay không, và giữ đến bao giờ là điều cần thiết xem xét lại trong việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản tương ứng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, "Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước" cũng được xem là "Phạm vi bí mật nhà nước", song Luật bảo vệ bí mật nhà nước phải đến ngày 1/7/2020 mới hiệu lực thi hành.

Câu hỏi đặt ra : Trong trường hợp thông tin sức khỏe của một chính khách có ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực công, tại sao không công khai với dân chúng?. Tất nhiên việc công bố phải bảo đảm một trình tự nghiêm túc, không xâm hại đến quyền riêng tư của công dân nói chung, như chẳng hạn ở quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Điều đó phù hợp thông lệ chung với thế giới.

Đơn cử, thử nhìn sang Singapore, ngày 15 tháng 2 năm 2015, một ngày trước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nhập viện điều trị ung thư, Văn phòng Thủ tướng đã đăng tải công khai một thông cáo chính thức trên website của họ. Ngắn gọn song đầy đủ, thông cáo này bao gồm các thông tin về (1) diễn biến bệnh tình Thủ tướng, (2) nhóm bác sĩ điều trị, (3) số liệu khoa học về khả năng thành công của việc điều trị, (4) thời gian dự kiến điều trị và (5) thông tin về người đảm nhiệm thay vai trò Thủ tướng trong thời gian ông Lý điều trị. Riêng Thủ tướng Lý thậm chí còn đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông những hình ảnh trước giờ tiến hành điều trị.

Cảm giác làm chủ của người dân được nâng cao khi họ biết rõ thông tin bệnh tình của những người đang được họ ủy nhiệm quyền lực, rằng người đó có đủ sức khỏe để họ tiếp tục giao phó quyền quản trị quốc gia hay không ?

Người ta muốn hỏi tin đồn về chuyện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ có đúng hay không? Những câu hỏi, nhu cầu thông tin đó là có thật, gắn với cuộc sống của người dân. Và trên hết, một câu trả lời rõ ràng trong trường hợp này cho thấy hoàn toàn không hề vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì bản thân nó không liên quan đến nội dung của hồ sơ bệnh án.

Tình hình sức khỏe lãnh đạo được dư luận quan tâm thì nên thông tin công khai cho công luận, điều này sẽ giúp xua tan những nghi ngờ, đồn đoán không cần thiết. Vả lại, chuyện sinh lão bệnh tử cũng lẽ thường tình.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã bước vào tuổi 75, dư chuẩn đến 15 năm trong việc gia nhập Hội Người cao tuổi. Mặt khác, theo quy định của Luật Người cao tuổi do chính ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi ông làm Chủ tịch Quốc hội, thì hiện nay ông đã được quyền nghỉ ngơi và hưởng các phúc lợi an sinh mà Đảng và Nhà nước dành cho một vị 'nguyên lão' như ông.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

**********************

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘đã tỉnh và ăn cháo’ ?

Cát Linh, Người Việt, 15/04/2019

"Sáng 15/4 : đã tỉnh và ăn cháo. Chiều 15/4 : vẫn Chợ Rẫy". – Đó là những dòng cập nhật về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước, trên trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà vào cuối ngày 15/04/2019, theo giờ Việt Nam.

tong5

Một trong những tấm hình "mới nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng trên báo nhà nước của Việt Nam là cảnh ông đi thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty cổ phần Trung Sơn vào chiều 13 tháng Tư tại Kiên Giang. (Hình : Thanh Niên)

Một ngày trước đó, hôm 14 tháng Tư, facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

Nếu như trong hai ngày qua, 14 và 15/04, truyền thông tại Việt Nam do nhà nước quản lý hoàn toàn im tiếng về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, thì mạng xã hội và truyền thông hải ngoại đang có cách đưa tin rất khác nhau.

Mạng xã hội

Lúc 7 giờ 30 phút sáng 16 tháng Tư (giờ Việt Nam), trên trang Facebook cá nhân của của ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, viết : "1.000 cơ quan báo đài vẫn im phăng phắc về bệnh tình của ông Trọng".

Đây không phải là chuyện ngạc nhiên cũng không phải là lần đầu tiên truyền thông "lề phải" có phản ứng như thế mỗi khi có "hữu sự" về tình hình sức khỏe của các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Các trường hợp như ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang, xa hơn nữa, năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh là những ví dụ rất cụ thể.

Thế nhưng lần này, với chính người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, người hay được gọi là "Thái Thượng Hoàng" của đảng, ngay cả cách đưa tin của mạng xã hội cũng có nhiều sự khác biệt.

Tin về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng được đưa chi tiết từ Facebook của hai blogger nổi tiếng, những nội dung họ đăng tải có tầm ảnh hưởng khá lớn với dư luận, đặc biệt là với những chuyện được cho là "thâm cung bí sử", đó là Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) và Người Buôn Gió.

Sau đó nguồn tin được lan tỏa. Ngay cả nhà báo Lê Trung Khoa, chủ trang báo mạng Thời Báo bên Đức, trong những bảng tin đầu tiên về sức khỏe ông Trọng cũng dẫn nguồn tin từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà.

sk1

Khung cảnh công an đứng canh bên ngoài bệnh viện Chợ Rẫy chiều 14 tháng Tư, nơi ông Nguyễn Phú Trọng được đưa vào cấp cứu. (Hình : Facebook Huỳnh Phương)

Một điều đặc biệt, nhà báo nổi tiếng có tầm ảnh hưởng không kém khi đưa tin về chuyện "cung đình", đó là nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) thì lần này lại hoàn toàn "trắng" thông tin trên trang cá nhân.

Nhà báo Huy San là người từng đăng những dòng tin đầu tiên về sức khỏe ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang. Sau đó, báo chí trong nước mới đưa tin.

Truyền thông hải ngoại

Cho đến chiều tối ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, khi những thông tin mới nhất, khá chi tiết về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng được đăng tải trên tờ Thời Báo :

"15/04/2019 : Cập nhật lúc 21:30 (giờ VN) từ bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh : Bà Ngô Thị Mận, vợ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương đang thảo luận phương án di chuyển ông Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội vào ngày mai".

Trong lúc đó, các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA chỉ dừng lại ở các bản tin khiêm tốn.

VOA chỉ đăng tải một bài duy nhất có nội dung : "Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam" vào ngày Chủ Nhật 14 tháng Tư, 2019.

Trong đó có chi tiết : "Do là ngày nghỉ, VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với phía Việt Nam để xác minh thông tin liên quan tới tình hình sức khỏe của ông Trọng".

Cũng trong ngày Chủ Nhật, 14 tháng Tư, 2019, BBC có bài viết : "Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng". Trong đó cũng nhắc đến tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14 tháng Tư và "nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14 tháng Tư trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang".

Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho đến ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, 2019, mới có bài tổng quát nói về "Tranh cãi tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật ?".

Bài viết này cũng có nhắc đến nguồn tin từ Người Buôn Gió, Lê Nguyễn Hương Trà và những thông tin trên mạng xã hội khác.

Trong khi đó, vào cuối buổi phỏng vấn mới nhất do Người Việt thực hiện với Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có đề cập chi tiết : "Bước ngoặt lớn của chính trường Việt Nam có diễn ra hay không hoặc diễn ra như thế nào thì câu trả lời sẽ ở sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp gần nhất".

Cát Linh

Nguồn : Người Việt, 15/04/2019

Published in Diễn đàn

Sức khỏe của ông Trọng có thật sự ‘ổn’ ?

Thường Sơn, VNTB, 15/04/2019

Một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

sk1

Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi mà ông Trọng rất có thể còn đang 'nằm'. 

Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn : ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.

"Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…" - những trang này viết, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về "Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta"… 

Nhưng làm sao có thể lý giải được việc nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ?

Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều ?

Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội là nơi điều trị cán bộ cao cấp mà lại để ở Chợ Rẫy ?

Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.

Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.

Kết hợp với những tin tức ngoài lề nhưng rất cụ thể và có thể mang tính tin cậy về khả năng Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não và đến buổi tối 14/4 vẫn chưa tỉnh, có thể tạm kết luận rằng ông ta đã bị một cơn bạo bệnh thuộc loại nguy hiểm mà sẽ khiến Trọng ‘mất sức chiến đấu’ trong một thời gian không hề ngắn, gây đình trệ nhiều phần việc trong kế hoạch của ông ta, kể cả việc ‘đốt lò’.

Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

***********************

Nguyễn Phú Trọng nằm Chợ Rẫy : ‘Sống không bằng chết’ hay ‘thù trong giặc ngoài’ ?

Trúc Giang, VNTB, 15/04/2019

Từ chiều Chủ nhật 14/4, cộng đồng mạng xã hội đã rộ lên tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện vì xuất huyết não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tính đến nửa đêm về sáng của ngày 15/4, theo quan sát của nhóm phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, trước cổng số 1 và cổng cấp cứu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sài Gòn của bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đông đúc các lực lượng sắc phục.

sk2

Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh : Facebook

Cổng bên hông bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Thuận Kiều, toàn bộ cánh ‘xe ôm’ thường thấy, đã bị ‘giải tỏa’ sạch. Tất cả những hình ảnh đó cho thấy dường như bên trong bệnh viện Chợ Rẫy đang có chuyện gì đó…

Nhiều đồn đoán rằng có lẽ lần này ông Tổng bí thư chịu ‘họa sát thân’ ngáng đường cho giấc mộng công hầu, là từ ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, tác giả của Quy định 121-QĐ/TW, "về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý". Theo đó, nhân sự trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ.

Đối với cán bộ chủ chốt như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày.

Bình luận về Quy định 121-QĐ/TW, nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng, từng cho rằng :

"Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như ‘người tử tế’ (...) Bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức. Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…".

[Calitoday, 2/3/2018].

Từ trong nhà tù, chắc chắn ông Nguyễn Bắc Son, người bị ‘cho thôi chức" Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, lúc nhận tin Tổng bí thư phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong lúc đang công cán tận Kiên Giang, ông Son sẽ nhớ lại hôm họp báo Chính phủ vào chiều ngày 31/07/2015 ông đã trả lời báo chí rằng, "uy tín, sức khỏe, hình ảnh của các vị lãnh đạo là tài sản của quốc gia nên phải cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết" (1).

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều hôm 31/07/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định rất hùng hồn : "Không có trong vùng cấm gì cả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người của công chúng. Khi có sự việc gì thì nên chủ động cung cấp thông tin, không giấu mà phải cung cấp".

Vậy thì tại sao "Đảng và Nhà nước" không chủ động tin tức về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chuyến công cán tại tỉnh Kiên Giang ngày 13 và 14/04/2019 ?

sk3

Chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Liên quan câu chuyện sức khỏe, lúc phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ lo lắng sau khi lẫy hai câu Kiều :

‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn

Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay’.

Ông nói (trích) : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu… Cho nên thật tình là rất lo. Trong khi đó thì tuổi tác đã lớn, như Bác Hồ đã nói là khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần ấy" (2).

Trong trường hợp sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không kham nổi những chức vụ của "Đảng và Nhà nước", thì quả sẽ là bi kịch ‘sống không bằng chết’, khi trên giường bệnh, ông luôn phải chất chồng lo sợ cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ đang xâu xé đảng cộng sản mà ông cả đời tôn thờ.

Quả là người tính không bằng trời tính !

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

(1) http://bit.ly/2GcDaR2

(2) http://bit.ly/2DdprZf

Published in Diễn đàn

‘Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang hôn mê tại bệnh viện Chợ Rẫy’ (Người Việt, 14/04/2019)

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14/04/2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái".

npt1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (hình : Reuters)

Hiện tại Bộ Công an đang phong tỏa toàn bộ khu vực này.

Đây là tin mới nhất về sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được đăng trên tờ Thời Báo của nhà báo Lê Trung Khoa lúc 3 giờ 30 chiều giờ Việt Nam, dẫn nguồn từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô gái Đồ Long. Hiện tại Bộ Công an đang được lệnh phong tỏa khu vực bệnh viện Chợ Rẫy.

npt2

Máy bay trực thăng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân tới Kiên Giang chiều 14/4, ngay sau khi nhận được tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhập viện cấp cứu ( Hình : FB Lê Nguyễn Hương Trà)

Thông tin vể Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông đang gây chấn động mạng xã hội.

Trước đó, cũng ngày 14/4, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger được xem là người luôn có nguồn tin đáng tin cậy về chính trường Việt Nam và thường đưa tin trước báo chí nhà nước về các vụ "nóng" viết trên trang cá nhân :

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫy đang được điều xuống. Bí Thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng !".

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng về việc này, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang.

Báo Tuổi Trẻ hôm 14/4 tường thuật : "Sáng 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang ; nghe Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị [con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng] báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay".

Đây không phải lần đầu mạng xã hội lan truyền tin ông Trọng "bị bệnh nặng". Vào tháng 12/2017, các báo nhà nước đồng loạt đăng tin "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị về công tác cán bộ" sau khi có tin đồn ông này "bị đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu".

Tin đồn căn cứ vào việc không thấy ông Trọng xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, hôm 29/11/2017.

Tình hình về sức khỏe của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lâu nay được xem là điều cấm kỵ ở Việt Nam. Do đó, người dân trong nước thường được biết đến qua các thông tin lan truyền trên mạng xã hội, khởi nguồn từ các blogger được cho là "rõ chuyện cung đình". Truyền thông nhà nước chỉ đưa tin khi nhân vật đó chính thức qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân qua đời vẫn chỉ "được" loan báo rất "khiêm tốn".

Trường hợp nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì "virus hiếm" là một ví dụ.

Đáng lưu ý, tuy các lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam có hẳn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương nhưng hầu hết quan chức khi bị bệnh đều chọn ra nước ngoài chữa trị, chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng ban Nội chính Trung ương) đi Mỹ trước khi mất, Trần Đại Quang (Chủ tịch nước) đi Nhật trước khi mất, Phùng Quang Thanh (nguyên bộ trưởng Quốc Phòng) đi Pháp…

T.K.

********************

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Kiên Giang (RFA, 14/04/2019)

Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương (14/4), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác Trung ương đã về Kiên Giang làm việc, nhắc nhở các cán bộ Kiên Giang không được chủ quan, thỏa mãn vì yêu cầu, nhiệm vụ sắp tới ngày càng nặng nề, nhiều khó khăn, trắc trở.

npt3

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thăm Kiên Giang hôm 14/4/2019 - Courtesy of nhandan.com.vn

Truyền thông trong nước cho biết vào sáng ngày 14/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với các cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang và nghe Bí thư tỉnh là Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay. Ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại cuộc gặp lần này, lãnh đạo Kiên Giang kiến nghị Bộ Chính trị sớm chỉ đạo cho chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc và có nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc ; xem xét chấp thuận chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu.

Truyền thông trong nước dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông vui mừng trở lại thăm Kiên Giang vào đúng dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer và kỷ niệm 44 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam mà ông gọi là giải phóng toàn bộ miền Nam.

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư chúc mừng, hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Kiên Giang về những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Tổng bí thư cũng nhắc nhở cán bộ Kiên Giang không được chủ quan, thỏa mãn, vì sắp tới yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ rất nặng nề, còn nhiều khó khăn, trắc trở.

Published in Diễn đàn